Tin Biển Đông – 24/04/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 24/04/2018

TQ khánh thành tượng đài ở quần đảo Trường Sa

Trung Quốc vừa khánh thành một tượng đài để kỷ niệm các công trình xây dựng của nước này tại Biển Đông.

Các hoạt động xây dựng của Trung Quốc, trong đó có bồi đắp các đảo nhân tạo, khiến các nước láng giềng lo ngại, đặc biệt là vì phần lớn các công trình này là căn cứ quân sự.

Trung Quốc liên tục bảo vệ quyết định xây đắp của mình và nói rằng họ có quyền xây dựng trên những gì mà họ coi rõ ràng là lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng nói thêm họ xây dựng nhiều cơ sở công cộng như các trạm dự báo thời tiết và cảng tránh bão.

Vì sao tàu Liêu Ninh vội rời Biển Đông?

Trung Quốc ‘đáp phi cơ quân sự xuống Đá Vành khăn’

Manila phản đối TQ ‘quân sự hóa’ Đá Chữ Thập

Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác.

Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippiness, Malaysia, Brunei.

Mới gần đây, hôm 20/4, hãng tin Úc ABC đưa tin hải quân Trung Quốc được cho là đã có đối đầu “căng thẳng” nhưng nhã nhặn với ba chiếc tàu chiến của Úc ở Biển Đông.

ABC nói vụ đụng độ được cho là “diễn ra hồi đầu tháng Tư khi Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận lớn chưa từng thấy.”

Các quan chức quân sự Úc không xác nhận địa điểm diễn ra va chạm, nhưng cho biết ba chiếc tàu chiến HMAS Anzac, HMAS Toowoomba và HMAS Success đã tới Thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Năm 19/4 trong chuyến thăm hữu nghị ba ngày.

Cũng ngày 19/4, Chủ tịch Tập Cận Bình đích thân thị sát một cuộc tập trận khổng lồ ở Biển Đông để khoa trương lực lượng với các đối thủ trong khu vực, theo tờ The Telegraph.

Cuộc tập trận này có sự tham gia của 48 tàu chiến, trong đó có hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, và 76 trực thăng, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, cùng hơn 10.000 binh sỹ.

VN muốn trấn an TQ về chuyến thăm của USS Carl Vinson

TQ tập trận quy mô lớn trên Biển Đông

Biển Đông: vì sao Trung Quốc ‘phủ đầu’ ngay đầu năm?

Trung Quốc lại xây dựng ở Hoàng Sa?

Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự ở Biển Đông, nơi có lưu lượng thương mại trị giá khoảng 3 ngàn tỷ USD hàng năm, đã làm dấy lên lo ngại rằng nước này đang tìm cách hạn chế tự do đi lại và mở rộng ảnh hưởng chiến lược ở vùng biển này.

Hoa Kỳ đã tiến hành “tuần tra tự do hàng hải” ở Biển Đông, gây căng thẳng với Trung Quốc. Việc Mỹ cử các hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt và Carl Vinson tới Biển Đông trong mấy tháng gần đây làm Trung Quốc tức giận.

Washington cũng kêu gọi Úc tiến hành các cuộc tuần tra tương tự, theo tờ The Telegraph.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43880339

 

Trung Quốc đưa ra đường lười bò mới trên Biển Đông

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã đưa ra đề nghị đường chữ U nối liền thay cho đường đứt khúc 9 đoạn trên Biển Đông. Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trích lời các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết như vậy hôm 22/4.

Theo tờ báo này, đây là kết quả của một dự án nghiên cứu được chính phủ Trung Quốc tài trợ.

Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trích lời một nhà nghiên cứu giấu tên cho biết ‘Đường lưỡi bò mới sẽ bắt đầu từ cửa vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đi về phía nam vào vùng biển Malaysia, rẽ ngoặt lên vùng biển phía tây Philippines và kết thúc ở phía đông nam đảo Đài Loan’.

Nhóm nghiên cứu của Trung Quốc nói rằng đường lưỡi bò mới giúp Trung Quốc có toàn quyền thực thi quyền đánh bắt cá, khảo sát và khai thác dầu khí hoặc tài nguyên khoáng sản, cho đến việc xây dựng các căn cứ quân sự với các cảng nước sâu, sân bay. Các quốc gia khác được tự do đi lại trong vùng này nhưng phải xin phép và thảo luận với Trung Quốc nếu muốn thực thi các quyền vừa nói.

Đường chữ U nối liền mới dựa vào một bản đồ được Trung Quốc đưa ra từ năm 1951. Theo bản đồ đó, Trung Quốc vẽ đường đỏ và đen có hình dáng tương tự như đường lưỡi bò hiện nay.

Trung Quốc sử dụng đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông. Đây cũng là nơi một số nước trong khu vực cũng đòi chủ quyền bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Hồi tháng 7 năm 2016, tòa Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn.

Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa đưa ra lời bình luận về thông tin mới này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-researchers-introduce-new-9-dash-line-04242018090929.html

 

Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 :

Năm điểm thảo luận tại Singapore

Thu Hằng

Từ 25 đến 28/04/2018, Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp thượng đỉnh tại Singapore, nước giữ chức chủ tịch luân phiên năm nay. Chủ đề  ASEAN 2018 là « Linh hoạt và Sáng tạo » (Resilient and Innovative).

Theo trang Asean Post ngày 24/04, thượng đỉnh ASEAN năm 2018 được đánh giá là sẽ sôi nổi vì Đông Nam Á đang đối mặt với nhiều thách thức mang tính khu vực cũng như trên quy mô thế giới.

Năm chủ đề chính sẽ được thảo luận là căng thẳng tại Biển Đông, thương mại, đô thị thông minh, an ninh quốc phòng và thảo luận về tình hình Bắc Triều Tiên.

Căng thẳng trên Biển Đông được chú ý nhất trong bối cảnh Trung Quốc quân sự hóa nhiều thực thể thuộc quần đảo Trường Sa, nơi nhiều nước (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Trung Quốc) có tranh chấp chủ quyền. Bên cạnh đó là hoạt động vì tự do hàng hải được Hải Quân Mỹ thường xuyên tổ chức trong khu vực.

Vẫn theo Asean Post, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, thường giữ im lặng về chủ đề này, có thể sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, nhưng vẫn có các cuộc thảo luận kín.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ là chủ đề được đề cập trong cuộc họp. Dù chưa bị tác động, nhưng các nước ASEAN chắc chắn sẽ gặp khó khăn nếu cuộc chiến thương mại trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, lãnh đạo các nước ASEAN cũng sẽ xem xét đổi mới tự do thương mại trong bối cảnh Mỹ duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch. Hai chủ đề khác, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và sự phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cũng sẽ được đề cập.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180424-thuong-dinh-asean-lan-thu-32-nam-diem-thao-luan-tai-singapore