Tin Biển Đông – 22/03/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

TQ Múc Dầu Vịnh Bắc Bộ

Trần Khải

Vậy là Trung Quốc ngang nhiên, không xem ai ra gì. Trước tiên là khai thác dầu Vịnh Bắc Bộ… và đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh vào eo biển Đài Loan. Nghĩa là, tay đấm, chân đá, khắp bốn biển, chẳng coi ai ra gì…

Bản tin trong ngành dầu khí ghi nhận theo mạng Kallanish Energy cho biết rằng công ty dầu lớn thứ 3 Trung Quốc — CNOOC —  đã khởi động ở mỏ dầu Biển Đông.

CNOOC nói hôm Thứ Ba 20/3/2018 rằng ông ty bắt đầu sản xuất ở giếng dầu Weizhou 6-13 tại Vịnh Bắc Bộ (Beibu Gulf) trong vùng Biển Đông, trước thời gian ấn định.

Giếng dầu ngoài khơi này đã bắt đầu có sản phầm dầu thô trước lịch trình, dự kiến tơ1ới đỉnh cao sản phẩm là  9,400 thùng barrels/ngày (đơn vị viết tắt là: BPD) dầu thô vào năm 2019.

Bản tin của công ty dầu quôc doanh Trung Quốc CNOOC nói rằng công ty là sở hữu chủ duy nhất của mỏ dâu này, nơi có 7 giếng sản phẩm.

Không thây chính phủ Việt  Nam nói gì…

Trong khi đó, TQ hù dọa Đài Loan bằng cách đưa tàu sân bay áp sát…

Bản tin từ thông tấn RTI ghi rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát xác nhận: tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Cộng đi vào eo biển Đài Loan.

Sáng ngày 21-3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) Nghiêm Đức Phát tới Ủy ban Ngoại giao và Quốc phòng Viện Lập pháp Đaà Loan trình bày báo cáo chuyên án, khi trả lời chất vấn của ủy viên lập pháp đảng Dân Tiến La Trí Chính, ông Nghiêm Đức Phát chứng thực, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đại lục vào ngày 20-1 đi vào eo biển Đài Loan. Theo ông Nghiêm Đức Phát cho biết, Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc đều có giám sát và nắm bắt toàn bộ quá trình huấn luyện hàng hải xuyên khu vực của tàu sân bay Liêu Ninh, hiện không tiện đưa ra bình luận, nếu cần phải có mặt tại Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp quân đội quốc gia thì sẽ có mặt. Ngày hôm Thứ Năm 21/3/2018, Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng công bố bản thông cáo báo chí cho biết, 8 giờ tối ngày 20-3 tàu sân bay Liêu Nnh đi vào khu vực nhận dạng phòng không Đông Bắc của Đài Loan (ADIZ), sau đó đi về hướng Tây dọc theo đường trung tuyến của eo biển Đài Loan, 12:30 trưa nay đã rời khỏi khu vực nhận dạng phòng không Tây Nam, phán đoán là hoạt động huấn luyện xuyên khu vực, dân chúng Đài Loan hãy yên tâm.

Do quân đội Trung Cộng liên tiếp triển khai các đợt huấn luyện viễn dương, khiến lực lượng quốc phòng Trung Hoa dân quốc cảm thấy có áp lực, công chúng Đài Loan thì đồn đại rằng Mỹ khuyến cáo quân đội Trung Hoa Dân Quốc có thể thuê máy bay chiến đấu F-15 và F-18 cũ để củng cố chiến lực không quân. Khi trả lời chất vấn của ủy viên lập pháp đảng Dân Tiến La Trí Chính, ông Nghiêm Đức Phát nhấn mạnh hiện không có kế hoạch thuê các loại máy bay chiến đấu nêu trên.

Ông Nghiêm Đức Phát cho biết: “Máy bay F-16 và IDF đều được cải thiện về tính năng, do đó hiện tại chiến cơ chủ lực có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng không, gần đây Đài Loan cũng đã hoàn thành ký kết hợp đồng bảo trì chiến cơ Mirage với Pháp, về sau này chiến cơ Mirage có cần nâng cấp và cải tiến tính năng hay không, chúng tôi sẽ xem xét quy hoạch, cũng có nghĩa là trước mắt không có chuyện thuê máy bay chiến đấu.”

Cũng hôm Thứ Năm, bản tin VOA ghi lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết Trung Quốc đã phát lời cảnh báo đến các phi công Philippines tuần tra trong không phận của nước này.

Ông Lorenzana nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình rằng quân đội định kỳ tiến hành tuần tra hải quân trong lãnh hải nước này.

“Những chiếc máy bay này, mỗi khi bay qua các thực thể mà Trung Quốc đóng giữ, họ lại phát ra cảnh báo … Họ nói ‘Bạn đang đi vào không phận Trung Quốc’, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói, đề cập đến các đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Quần đảo này trong vòng tranh chấp lâu nay giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và một số nước khác.

Người đứng đầu bộ quốc phòng Philippines nói rõ thêm rằng phía Trung Quốc và Philippines chỉ đấu khẩu khi Philippines tiến hành tuần tra ở Biển Đông, hay còn có tên Biển Tây Philippines, theo cách gọi của Philippines.

“Họ chỉ đối đáp. ‘Không, chúng tôi đang đi ngang qua không phận Philippines’. Đây chỉ là trò chơi chữ nhưng nó diễn ra mỗi khi đội tuần tra của chúng tôi đi qua”, ông Lorenzana nói.

Trong khi đó, thông tấn Pháp RFI ghi rằng Ngoại trưởng Philippines hôm Thứ Tư  21/03/2018, bắt đầu công du Trung Quốc trong bốn ngày. Mục tiêu chính là đàm phán về các dự án phát triển chung ở Biển Đông. Trong chính giới Philippines, nhiều người lo ngại chính phủ Duterte nhân nhượng với Bắc Kinh trong các đàm phán bí mật.

Theo AP, Ngoại trưởng Alan Peter Cayetano  hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) chiều hôm 21/03/2018, và dự kiến gặp tân phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), cánh tay phải của lãnh đạo Tập Cận Bình trong, ngày thứ Sáu, 23/03. Trước chuyến đi, trả lời báo giới, lãnh đạo ngoại giao Philippines cho biết các tranh chấp chủ quyền sẽ là vấn đề được thảo luận, và hai bên sẽ cố gắng tìm kiếm các khuôn khổ pháp lý cho phép «phối hợp khai thác, thậm chí trong khi vẫn bất đồng» về chủ quyền.

Ngoài Biển Đông, ngoại trưởng Philippines cũng sẽ thảo luận với Bắc Kinh về xuất khẩu nông sản, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tình hình chống Hồi Giáo cực đoan ở miền nam đảo quốc. Đây là chuyến công du Trung Quốc thứ hai của ông Cayetano kể từ khi nhậm chức.

Dự án của chính quyền của tổng thống Duterte là phối hợp với Trung Quốc khai thác dầu khí chung tại một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Biển Đông (mà Manila gọi là Biển Tây Philippines), gây rất nhiều lo ngại trong chính giới nước này.

Đầu tháng này, quyền chánh án Tòa Án Tối Cao Philippines, ông Antonio Carpio, cảnh báo thỏa hiệp hiện nay của Manila với Trung Quốc – theo phương thức đồng sở hữu (co-ownership) – có thể dẫn đến việc Philippines mất «một nửa khu vực đặc quyền kinh tế» vào tay Bắc Kinh.

Nghĩa là, cùng lúc, Trung Quốc vươn tay quậy phá năm châu bốn biển. Có vẻ như Tập Cận Bình muốn quậy phá để lấy uy cho ra vẻ Hoàng đế đại quóc…

https://vietbao.com/p123a278929/tq-muc-dau-vinh-bac-bo

 

Trung Quốc-Philippines : Thảo luận “thận trọng”

về thăm dò dầu khí Biển Đông

Thanh Phương

Theo hãng tin AFP, ngày 21/03/2018, Trung Quốc và Philippines tuyên bố sẽ « thận trọng » trong việc thảo luận về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông, trong bối cảnh quan hệ hai nước đã bớt căng thẳng do tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Tuyên bố với các phóng viên sau khi hội đàm với ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng hai nước « sẽ tiến từng bước và thận trọng trong việc hợp tác thăm dò dầu khí trên biển ». Ông Vương Nghị nói thêm là các tranh chấp ở Biển Đông sẽ không còn là nguồn gốc của « ám khí » cản trở việc phát triển quan hệ song phương Bắc Kinh-Manila.

Về phần ngoại trưởng Philippines Cayetano, ông cho biết hai nước « đang tìm ra một khung luật pháp chung để tiến hành thăm dò và khảo sát chung » ở Biển Đông, một vùng biển vừa tính chiến lược về giao thương, vừa được coi là có rất nhiều nguồn tài nguyên. Theo lời ông Cayetano, quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đang phát triển theo hướng rất tích cực.

Tuy nhiên, cả Bắc Kinh lẫn Manila vẫn chưa công bố các chi tiết về hợp tác mà hai bên đã thỏa thuận.

Vào tháng trước, ngoại trưởng Cayetano đã tuyên bố là chính phủ Manila sẽ tham khảo ý kiến các chuyên gia pháp lý để bảo đảm là mọi thỏa thuận ký với nước ngoài về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ Philippines. Manila trong tháng này cũng đã cho biết đang thảo luận với một công ty Nhà nước của Trung Quốc về dự án thăm dò và khai thác chung nguồn dầu khí ở Biển Đông.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180322-trung-quoc-philippines-thao-luan-%C2%AB-than-trong-%C2%BB-ve-tham-do-dau-khi-bien-dong

 

Việt Nam phản đối lệnh cấm

đánh bắt cá do Trung Quốc ban hành

Việt Nam phản đối lệnh cấm bắt cá của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Đó là nội dung tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng với báo chí vào ngày 22 tháng 3 tại Hà Nội.

Bà Hằng nói rằng lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/5 năm nay là một quyết định đơn phương, và Việt Nam kiên quyết bác bỏ.

Trong những năm qua, Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đều ra lệnh cấm đánh bắt cá thường niên trên phần lớn diện tích Biển Đông từ đầu tháng Năm đến tháng Tám, lấy lý do là để bảo vệ nguồn hải sản. Nhưng đây cũng là một động tác được cho là đơn phương khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Và cũng như những năm trước Bộ Ngoại Giao Việt Nam lại ra tuyên bố bác bỏ lệnh cấm này của Trung Quốc.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-against-china-fishing-ban-03222018085845.html