Tin Biển Đông – 21/04/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 21/04/2020

Hai chiến hạm Mỹ ở Biển Đông giữa lúc Trung Quốc – Malaysia căng thẳng

Hai chiến hạm Mỹ, USS America và USS Bunker Hill, đang hoạt động ở Biển Đông giữa lúc tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hiện diện tại vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Nguồn của Reuters cho biết thông tin trên vào ngày 21 tháng 4.

Theo đó, hai chiến hạm này đang hoạt động gần khu vực tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 và tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella do công ty dầu khí Petronas (Malaysia) vận hành.

Sự hiện diện của tàu hải quân Mỹ với mục đích kêu gọi Trung Quốc ngừng “hành động bắt nạt” ở vùng biển tranh chấp khi gần đây Bắc Kinh lặp lại hành động khiêu khích nhắm vào việc phát triển dầu khí ngoài khơi của các nước tranh chấp khác.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng Trung Quốc lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để bắt nạt những nước láng giềng.

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bà Nicole Schwegman nói trong một thư điện tử gửi cho Reuters rằng tàu tấn công đổ bộ USS America cùng tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai và đang hoạt động ở Biển Đông.

“Thông qua sự hiện diện và hoạt động liên tục của chúng tôi ở Biển Đông, chúng tôi đang thúc đẩy tự do hàng hải và hàng không cùng các nguyên tắc quốc tế làm nền tảng cho an ninh và thịnh vượng cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, bà Schwegman nói. Và cho biết thêm Mỹ ủng hộ nỗ lực của các đồng minh và đối tác trong việc xác định lợi ích kinh tế của chính họ.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng tàu Hải dương địa chất 8 chỉ đang thực hiện những hoạt động bình thường.

Hiện Bộ Ngoại giao Malaysia và Petronas vẫn chưa có phản ứng gì trước thông tin này.

Trước đó vào ngày 14/4, tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Vào năm ngoái, tàu Địa chất Hải dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc cũng đã xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/two-us-warships-in-south-china-sea-amid-china-malaysia-standoff-04212020080833.html

 

Trung Quốc đưa máy bay tuần tra săn ngầm

tới quần đảo Trường Sa

Minh Hòa

ISI công bố các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 10/4/2020 cho thấy Trung Quốc triển khai máy bay tuần tra KQ-200 tại bãi Đá Chữ Thập (ảnh: ISI).

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây đã triển khai máy bay tuần tra săn ngầm KQ-200 tới bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hôm 20/4, công ty vệ tinh dân sự ISI – ImageSat International (Israel) đã tiết lộ thông tin này trên Twitter thông qua các bức ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 10/4.

ISI cho biết: “Căng thẳng an ninh ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng, Trung Quốc dường như đang gia tăng số lượng các cuộc diễn tập quân sự trong khu vực. Báo cáo tình báo của ISI cho thấy một chiếc máy bay đặc nhiệm KQ-200 ASW đậu trên đường băng ở bãi Đá Chữ Thập trong một cuộc huấn luyện.”

Báo cáo cũng cho thấy một máy bay khác nằm trong một nhà chứa máy bay, khả năng đó là một chiếc KQ-200 khác hoặc máy bay vận tảy Y-8 hoặc Y-9.

ISI đã ghi lại một phát hiện hiếm có, lần đầu tiên cho thấy hoạt động của một nhà chứa máy bay ở Đá Chữ Thập. Theo đánh giá của ISI, “việc tập trung các máy bay như vậy có thể là chỉ dấu cho thấy hoạt động mở rộng [của Trung Quốc] trong khu vực”.

Các nhà quan sát nhận định chính quyền Trung Quốc đang tranh thủ gia tăng các hoạt động ở Biển Đông khi các nước trong khu vực và Hoa Kỳ đang bận ứng phó với dịch viêm phổi Covid-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Bên cạnh đó, động thái này là nhằm che đậy điểm yếu của quân đội Trung Quốc, theo ông Patrick Cronin, nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện an ninh châu Á-Thái Bình Dương Hudson.

Ông Cronin cho biết: “Cách tiếp cận này có thể là do điểm yếu của họ. Trung Quốc có thể cố gắng che đậy sự thật rằng họ thực sự rất lo lắng và rất mong manh. Đồng thời, họ cũng đang tìm kiếm cơ hội, bởi vì mọi người đều bị phân tâm bởi dịch bệnh”.

Hoa Kỳ hôm 19/4 đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Trung Quốc không thực hiện các hành vi “bắt nạt” ở Biển Đông. Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng lên án mạnh mẽ việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân của Việt Nam trong vùng biển Quảng Ngãi vào ngày 2/4.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dua-may-bay-tuan-tra-san-ngam-toi-quan-dao-truong-sa.html

 

TQ điều tàu nghiên cứu ra Biển Đông 35 ngày

Tàu nghiên cứu Tan Kah Kee của Đại học Hạ Môn, Trung Quốc đã ra Biển Đông để thực hiện chuyến thám hiểm khoa học kéo dài 35 ngày, theo Tân Hoa xã.

Khởi hành hôm thứ Tư (15/4) từ Hạ Môn, phía Đông tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, tàu Tan Kah Kee chở theo 23 nhà nghiên cứu từ trường Đại học Hạ môn và Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Tàu sẽ thực hiện các cuộc khảo sát, lấy mẫu, triển khai và thu hồi các công cụ quan sát dài hạn ở trung tâm Biển Đông, theo Tân Hoa xã.

Tên tàu được đặt theo tên của doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa ở nước ngoài Tan Kah Kee, người thành lập Đại học Hạ Môn năm 1921.

Dài 77,7 mét, rộng 16,2 mét, tàu Tan Kah Kee có tốc độ tối đa 14 hải lý/giờ. Tàu gia nhập Hạm đội Nghiên cứu Hải dương học Nhà nước Trung Quốc vào năm 2017.

Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) ngày 11/3 cũng đưa tin rằng tàu Tansuo-1, một tàu nghiên cứu Trung Quốc, đã đi từ Hải Nam ra Biển Đông cho chuyến thám hiểm biển sâu 20 ngày. Tàu mang theo tàu lặn có người lái Dũng sĩ Biển sâu, có thể đạt tới độ sâu 4.500 mét.

http://biendong.net/bi-n-nong/34230-tq-dieu-tau-nghien-cuu-ra-bien-dong-35-ngay.html

 

TQ triển khai vũ khí gì

ở thành phố phi pháp trên Biển Đông?

Trước khi chính thức phê chuẩn thành lập 2 đơn vị hành chính cấp quận huyện trực thuộc, cái gọi là “TP.Tam Sa” do Trung Quốc thành lập phi pháp đã được nước này quân sự hóa, triển khai vũ khí khiến dư luận quốc tế phải lo ngại.

Hôm qua 20.4, Công ty ISI chuyên cung cấp hình ảnh vệ tinh công bố hình ảnh mới chụp ngày 10.4 ghi nhận bãi đá Chữ Thập, mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có máy bay trinh sát hải quân KQ-200 (còn có tên là Y-8Q hoặc GX-6). Thuộc dòng máy bay trinh sát Y-8 vốn có nhiều phiên bản, bao gồm cả loại săn tàu ngầm.

Trung Quốc đặt tên 80 thực thể ở Biển Đông

Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19.4 công bố cái gọi là tên chuẩn và tọa độ của 25 đảo, bãi đá ngầm ở Biển Đông, trong đó có một thực thể nằm ở phía bắc đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, theo tờ Hoàn Cầu thời báo. Các tọa độ do Bộ Dân chính công bố cho thấy phần lớn các đảo, bãi đá ngầm đó nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.  Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc còn công bố tên và tọa độ của 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. Các tọa độ cũng cho thấy phần lớn những thực thể dưới đáy biển này nằm trong và xung quanh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Danh sách 80 thực thể nói trên được đăng trên website của Bộ Dân chính Trung Quốc. Hoàn Cầu thời báo còn ngang nhiên dẫn lời một chuyên gia thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng việc đặt tên phản ánh cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với những thực thể trên.

Văn Khoa

Cũng theo hình ảnh của ISI thì ngoài chiếc KQ-200 đỗ ở khu vực đường băng, thì còn có một chiếc tương tự bên trong nhà chứa (với phần đầu máy bay lộ ra ngoài). Như vậy, nếu KQ-200 được triển khai đến quần đảo Trường Sa, thì đây là bước leo thang tiếp theo trong chiến lược quân sự hóa Biển Đông mà Bắc Kinh đang hung hăng tiến hành.

Lâu nay, giới nghiên cứu quốc tế, cụ thể là theo Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Mỹ, đã đưa ra bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã triển khai nhiều loại vũ khí đến Biển Đông (chưa rõ mức độ thường xuyên của số vũ khí này), bên cạnh nhiều loại radar và cảm biến hiện đại.

Trong đó, với hệ thống đường băng và nhà chứa, Trung Quốc giờ đây có thể triển khai các loại máy bay quân sự dưới đây ở đảo bãi đá mà nước này đang chiếm đóng phi pháp như Phú Lâm (Hoàng Sa), các bãi cạn Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi (Trường Sa) vốn có sẵn đường băng, nhà chứa máy bay, bãi đỗ, hệ thống radar…

 Máy bay tiêm kích J-10

Đây là chiến đấu cơ có khả năng tác chiến đa nhiệm với tầm chiến đấu lên đến 1.250 km, tốc độ tối đa đạt Mach 2.2 (tức lớn hơn 2 lần vận tốc âm thanh, khoảng 2.700 km/giờ).

Cựu Ngoại trưởng Philippines chỉ trích Trung Quốc

Về việc Trung Quốc thành lập hai đơn vị hành chính mới nhằm kiểm soát Biển Đông, kênh truyền hình GMA ngày 20.4 dẫn lời cựu Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cáo buộc Trung Quốc lợi dụng thời điểm các nước đang đối phó với đại dịch Covid-19 để đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, gây thiệt hại cho các bên liên quan và cộng đồng quốc tế.

“Tôi kính cẩn kêu gọi chính quyền Philippines phản đối hành động này của Trung Quốc, như cách làm đúng đắn của chúng ta hôm 8.4 về việc tàu cá Việt Nam bị đâm chìm”. Trước đó, sau vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa ngày 2.4, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố quan ngại sâu sắc và bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam.

Cùng với đó, thẩm phán về hưu Antonio Carpio từng thuộc Tòa án tối cao Philippines hối thúc các bên liên quan phản đối việc Trung Quốc thành lập 2 đơn vị hành chính mới trên Biển Đông. Ông cho rằng nếu im lặng thì “Trung Quốc sẽ cho đó là sự ưng thuận”.

Bảo Vinh

Tùy vào mục tiêu mà J-10 được trang bị vũ khí, nhưng về cơ bản thì dòng chiến đấu cơ này có thể mang theo nhiều loại tên lửa và bom như: Bom dẫn đường bằng laser LT-2, bom dẫn đường bằng vệ tinh FT-1, nhiều loại tên lửa đối không có tầm bắn từ 20 – 300 km, tên lửa tấn công mặt đất hoặc tàu chiến… Về trang bị điện tử thì J-10 tích hợp nhiều loại radar, cảm biến tối tân cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực điện tử.

Máy bay tiêm kích J-11

Đây cũng là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm, có tầm chiến đấu khoảng 1.500 km và tốc độ tối đa khoảng Mach 2.1 (2.500 km/giờ). J-11 có thể mang theo nhiều loại tên lửa đối không với tầm bắn từ 20 – 170 km, cùng một số loại rốc két và bom.

J-11 có các phiên bản J-11BH và J-11BSH chuyên dành cho hải quân Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng từ loại J-11, Trung Quốc đã phát triển nên mẫu J-15 chuyên dụng để trang bị trên tàu sân bay của nước này.

http://biendong.net/bi-n-nong/34240-tq-trien-khai-vu-khi-gi-o-thanh-pho-phi-phap-tren-bien-dong.html

 

Nhiều mũi giáp công ở Biển Đông,

 Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Việt Nam

Đối sách Biển Đông

Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?

Biển Đông: Chiến lược của Việt Nam khi gửi Công hàm lên LHQ?

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: ‘TQ lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông’

Biển Đông: Tuyên bố ‘nặng ký’ của Mỹ đang khích lệ Việt Nam?

Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận nước này vừa gửi thư cho Liên Hiệp Quốc phản bác Việt Nam, tái khẳng định chủ quyền biển đảo.

Tư Chính 2019: VN tránh ‘bẫy pháp lý do Trung Quốc gài’

VN: Công hàm Biển Đông ‘mới mẻ, chưa từng có’

Tòa quốc tế và Biển Đông: Việt Nam ‘tiến gần hơn lựa chọn pháp lý’

Ở họp báo hôm 21/4, ông Cảnh Sảng nói phái đoàn Trung Quốc ở LHQ hôm thứ Sáu tuần trước đã gửi công hàm ngoại giao cho Tổng thư ký Antonio Guterres, nhắc lại chủ quyền.

Công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc nói Việt Nam “đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp”.

Công hàm này nói Bắc Kinh đã liên tục “phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam” và yêu cầu Việt Nam “rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp”.

Việc này để phản ứng Việt Nam vào cuối tháng Ba gửi công hàm cho LHQ khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc đặt tên cho hàng chục đảo, thực thể trên Biển Đông

Mới hôm 19/4, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.

Phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc cũng công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể.

Việt Nam nói trong những thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.

Chỉ một ngày trước, 18/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa”.

Đây là “đơn vị hành chính” mà Trung Quốc đã thành lập vào năm 2012 để quản lý “Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”.

Ngày 19/4, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc thông báo thành lập “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa”.

“Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới,” bà Hằng nói.

Ngày 20/4, từ Bắc Kinh, người phát ngôn Cảnh Sảng hồi đáp rằng việc nước này thành lập các đơn vị hành chính là “thuộc chủ quyền”.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối ngôn từ và hành động của Việt Nam gây hại cho chủ quyền, lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải,” ông Cảnh Sảng nói.

Quay lại buổi họp báo mới nhất ngày 21/4, trang báo nhà nước CGTN dẫn lời ông Cảnh Sảng:

“Cố gắng của bất kỳ nước nào muốn vi phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và đòi chủ quyền phi pháp sẽ chỉ vô ích.”

Nói với BBC gần đây, các nhà quan sát Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang có nhiều toan tính quyết đoán trên Biển Đông.

Từ Khoa Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Hoàng Việt hôm 17/4 bình luận:

“Thực ra Việt Nam cũng có nhiều tham vọng trong nhiệm kỳ làm chủ tịch luân phiên của Asean, trong đó Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh vai trò, bản lĩnh của mình, cũng như là đang đẩy mạnh quá trình tìm kiếm bản COC hay Bộ tư cách ứng xử trên Biển Đông.

“Tuy nhiên cái khó là ngay trong dịch Covid-19 này, việc hạn chế gặp gỡ của các bên cũng làm giảm đi rất nhiều vai trò của Việt Nam trong việc làm chủ tịch, và liệu có sự đồng ý của các quốc gia khác trong khối này hay không.

“Chính vì vậy, Việt Nam phải thể hiện được bản lĩnh và vai trò của mình trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, thế nhưng một vấn đề thứ hai là thách thức đoàn kết trong khối rất lớn, nên vấn đề vẫn còn đang rất khó khăn.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52371827