Tin Biển Đông – 19/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 19/01/2018

Biển Đông: TC Hù, Các Nước Vẫn Chống

Vi Anh

Tình hình Biển Đông gần đây cho thấy TC cứ hù doạ, nhưng các nước như Mỹ, Ấn, VN, Phi vẫn bất kể, cứ chống như phương ngôn “Chó vẫn sủa đoàn lữ hành cứ tiến.” Ý nghĩa ấy có thế thấy qua hành động phản ứng của VNCS, Phi luật tân, Ấn độ và Mỹ, Nhựt, Úc gần đây.

Một/ Việt Nam CS dù cùng chế độ chánh trị Cộng sản với TC, nhưng TC xâm lấn, quân sự hoá biển đảo của VN nhiều nhứt, CSVN cũng bất mãn, cũng la lối. CSVN chống đối ngoại giao, xích lại gần Mỹ vì Mỹ không tham vọng đất đai, quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải, tranh đấu giữ nguyên trạng an ninh, ổn định trên Biển Đông. CSVN tố cáo TC xâm lấn, quân sự hoá bãi đá, CSVN thấy TC quân sự hoá, CSVN cũng quân sự hoá giữ các khu vực còn lại của mình. Các ảnh do các vệ tinh Digital Globe chụp hồi tháng 9 cho thấy CSVN đã  xây cất và quân sự hoá một số cơ sở mới, trong đó có thể có một ụ cạn, ở Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa, cách TP/HCM khoảng 680 km về hướng đông nam. Công trình này dành cho tàu thuyền VN ghé vào để bảo dưỡng và tuần tra trong thời gian dài hơn để giữ đất ở tuyến đường thủy đang trong vòng tranh chấp, dù biết TC Bắc Kinh bực bội.

Theo tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á Châu có trụ sở ở thủ đô Washington (Mỹ) thì VNCS còn bồi đắp khoảng 120 mẫu Anh trên 10 đảo nhỏ kể từ năm 2014, Việt Nam đã kéo dài đường băng và tăng cường khả năng về radar và tuần tra.

Còn TC thì đã bồi đắp hơn 3.200 mẫu Anh trên bảy thực thể ở quần đảo Trường Sa, xây dựng các cảng, hải đăng và đường băng, họ nói rằng chủ yếu là nhằm mục đích dân sự hoặc phòng thủ. Trung Quốc đòi chủ quyền với hơn 80% Biển Đông, nơi có lượng thương mại toàn cầu khoảng 3,4 nghìn tỷ đôla qua lại.

CSVN cũng cố gắng tạo thế quốc tế, mời gọi các cường quốc cùng liên doanh, cùng khai thác dầu khí trên Biển Đông của mình. VN hợp tác với hãng Repsol của Tây Ban Nha năm ngoái 2017, với Exxon Mobil của Mỹ.

Và quan trọng nhứt là VN gần đây liên doanh khai thác dầu khí ở Biển Đông với Ấn độ. Hôm 10/01/2018, khi trả lời truyền thông Ấn Độ, ngoài vấn đề khai thác dầu khí, đại sứ Việt Nam Tôn Sinh Thành còn nói VN hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia. Đây là một lãnh vực hợp tác quan trọng và Ấn Độ có thể giúp phát triển năng lực phòng thủ của Việt Nam..

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc “cực lực phản đối các bên liên quan dùng điều đó làm cớ để xâm phạm quyền lợi chính đáng của Trung Quốc tại Biển Đông và tác hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Hai/ nhưng New Delhi cho đến nay luôn khẳng định rằng việc ONGC thăm dò, khai thác ở Biển Đông là một vấn đề thuần túy thương mại, không liên can gì đến tranh chấp. Hãng PTI nhắc lại rằng Ấn Độ đang tăng cường quan hệ với Việt Nam, và đã kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Tờ báo này cũng đã ghi nhận là ngoài việc giao cho hãng Talisman Vietnam thuộc tập đoàn Tây Ban Nha Repsol thăm dò lộ 136-06. Việt Nam cũng để cho tập đoàn Mỹ Exxon Mobil quyền khai thác một khu vực nằm ở bìa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như triển hạn quyền thăm dò một lô ở Biển Đông cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh. Bất cứ cuộc tấn công nào vào một thực thể do Việt Nam kiểm soát ở Biển Đông, đều sẽ kích động tinh thần bài Trung Quốc của người dân Việt Nam.

Ba/ Phi luật tân ngày 9-01 phản đối TQ quân sự hóa đá Chữ Thập. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 8/1 tuyên bố nước ông sẽ nộp đơn khiếu nại chính thức đối với Trung Quốc, nếu xác minh được rằng cơ sở vật chất trên đá Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross) một phần trong quần đảo Trường Sa đã được “quân sự hóa”.

Bốn/ Mỹ hôm 9-01, tố cáo TC có những hành động khiêu khích trong các nỗ lực quân sự hóa các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông. Và đồng thời Mỹ cam kết sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông..

Ông Brian Hook Cố vấn chính sách cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, nói với các nhà báo trong một cuộc hội thảo qua điện thoại hôm thứ Ba rằng Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi vấn đề chủ quyền vẫn chưa được giải quyết.

Tờ South China Morning Post, tờ báo tiếng Anh của Hong Kong, dẫn lời ông Hook: “Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu.”

Ông Hook quả quyết như Mỹ từng quả quyết từ thời Bộ Trưởng QP Mỹ tiền nhiệm Ashton Carter, “Chúng tôi [Hoa Kỳ] sẽ hậu thuẫn các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải, và khẳng định rõ với họ rằng chúng tôi sẽ điều máy bay bay ngang qua, điều tàu qua lại trong khu vực và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.”

Năm và sau cùng, trên đây là một số hành động phản ứng của một số nước có liên quan đến đà TC bành trướng, xâm lấn biển đảo, gây rối loạn an ninh ổn định trong vùng Biển Đông. TC chuyên nói ngang và làm ẩu những điều phi pháp, chèn ép các nước láng giềng nhiều chuyện, nhiều lời như Truyện Tàu, không kể hết được. Các nước trong đó có Mỹ quan trọng nhứt chuyển trục quân sự về đây để ngăn chận TC. Nhà Nước VNCS là chế độ đứng hàng đầu phản đối TC về Biển Đông trong tổ chức ASEAN và công luận quốc tế. Hầu hết các quốc gia trong vùng Á châu Thái bình dương cũng bất bình TC. Đặc biệt là năm nước Đài loan, VN, Phi, Mã lai, Brunei bị TC chiếm biển đảo nhiều nhứt.

TC hù doạ đủ thứ, cấm đánh cá, bao vây, và tập trận hải quân, không quân và hù doạ xung đột võ trang. Nhưng chưa thấy TC dám tấn công khu vực nào, điều có thể gây ra một cuộc chống đối đa dạng, toàn diện mà TC biết mãnh hổ nan địch quần hồ. Trong đó TC sợ Mỹ nhứt dù Mỹ tuyên bố không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo của các nước. Nhưng Mỹ quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải mà TC đã vi phạm, tai hại cho con đường giao thương 5.000 tỷ Mỹ kim, con đường tiếp liệu, tiếp vận cho gần 100.000 quân Mỹ ở Bắc Thái bình dương và nhiều bộ tư lịnh Hải, Lục, Không Quân, và các nước đồng minh, liên minh với Mỹ, mà Mỹ sẽ đứng về phía chống TC, là phần chắc. TC là “đối thủ” của Mỹ dưới cái nhìn của chánh quyền Obama lẫn Trump./. (VA)

https://vietbao.com/p123a276579/bien-dong-tc-hu-cac-nuoc-van-chong

 

Xây Ở Biển Đông Là Xong?

Trần Khải

Một chiến lược cho thấy Trung Quốc đã thành công trong việc bám rễ ở Biên Đông, chơi màn ảo thuật từ chỗ không có gì để tới chỗ có vài bãi cạn, rồi tới chỗ xây vài bãi cạn trống trơn thành các pháo đài và phi đạo  cũng như hầm chư1ứa sân bay. Nghĩa là, không ai bứng nổi TQ ra khỏi nữa, cho tới khi một biến động lớn có thể bùng nổ trên thế giới, may ra.

Bản tin  Bloomberg  hôm 16/1/2018 tổng kết tình hình một năm qua đã nói rằng Tập Cận Bình đã thành công như thế ở Biển Đông, y hệt như một nhà ảo thuật biến từ không ra có ít, từ có ít ra có nhiều, và rồi ngồi mãi không chịu rời bỏ Biển Đông.

Người ta chưa rõ tương lai thế nào, trong khi chỉ thấy Việt Nam lo trang  bị vũ khí lớn nhiều hơn, trong khi Philippines hòa dịu để hợp tác với TQ khai thác dầu Biển Đông, và trong khi đó Khối ASEAN và Hoa Kỳ như dường đứng ngó nhiều hơn — và người ta đoán, có thể sẽ có những chuyển biến được giấu kín, chưa lộ ra, như các ý định từ Ấn Độ, Úc châu, Pháp…

Nhưng hiển nhiên là, không có cách nào để buộc TQ tháo gỡ các căn cứ quân sự ở Biển Đông nữa, vì không nước nào có đủ sức để lớn tiếng (chỉ nói lớn tiếng, chưa cần làm gì) ép buộc TQ gỡ các pháo đài vàsân bay trên các  bãi cạn Biển Đông.

Thực ra là có nói, nhưng chẳng máy ai nghe, và chẳng hiệu quả gì.

Báo The Strits Times hôm 17/1/2018 ghi rằng Bộ Trưởng Phát Triển Quốc Tế và Thái Bình Dương của Úc châu là bà Concetta Fierravanti-Wells nói trong một hội nghị quốc tế tuần qua để chỉ trích các khoản tài trợ “vô dụng” do TQ bơm vào các nước Thái Bình Dương.

Bà nói rằng TQ xây những con đừng không dẫn tơ1ới đâu, xây các tòa nhà vô dụng ở các quôc gia ở khu vực Thái Bình Dương nhằm gây nợ khó trả cho các quôc gia này.

Tới đây, chúng ta nên tự hỏi: có phaả TQ cũng tìm cách làm cho nhà nước CSVN mang nợ ngập đầu để rồi sẽ lệ thuộc?

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận tình hình TQ đánh vào be sườn VN và Thái Lan: Lào bảo đảm rằng đập thủy điện Pak Beng được xây ở hạ lưu sông Mekong sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân địa phương sống phía bên kia bờ của dòng sông ở Thái Lan.

Báo The Bangkok Post cho hay các quan chức Lào và Công ty Thủy điện Datang Pak Beng, đơn vị xây cất con đập này, đã gặp Nhóm Bảo tồn Rak Chiang Khong và cư dân hồi gần đây để xoa dịu lo ngại của họ về tác động có thể có của dự án.

Các chuyên gia địa phương và quốc tế trong nhiều lĩnh vực đã cảnh báo rằng cần có các biện pháp khắc phục để giảm thiểu những thay đổi có hại đối với dòng chảy của con sông, ví dụ như tích hợp các đường di cư của cá và trầm tích tuôn ra.

“Dự án này là sự hợp tác giữa Lào và Thái Lan mà sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước. 90 phần trăm lượng điện sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan và thúc đẩy ngành công nghiệp của Thái Lan, trong khi vật liệu xây dựng cũng được mua từ Thái Lan,” Jansawaeng Bunnong, tổng cục trưởng của Bộ Chính sách Năng lượng và Kế hoạch của Lào, được báo the Bangkok Post dẫn lời nói.

Nhóm bảo tồn Rak Chiang Khong, đại diện cho dân làng từ tám cộng đồng ven sông, trước đây đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Hành chính Tối cao chống lại chính quyền Thái Lan vì không cung cấp cho họ đầy đủ diễn đàn để nêu lên những bất bình của họ.

Nhóm này cáo buộc Bộ Tài nguyên Nước, tổng cục trưởng của bộ và Ủy ban Sông Mekong Thái Lan đã không cung cấp đầy đủ thông tin trong suốt ba cuộc họp công cộng đã được thu xếp trước đó.

Nhóm bảo tồn này đã đệ đơn khiếu nại vào tháng 6 năm ngoái nhưng Tòa án Hành chính Trung ương đã bác đơn.

Một điểm để  suy nghĩ: tại sao các xã hội dân sự Thái Lan lên tiếng phản đôi TQ được, trong khi tại VN thì im bặt, và hễ ai lên tiếng là bị công an bắt liền, bất kể phản đối từ Formosa tới xả thải cho cá chết?

Có một dấu hiệu hy vọng từ Pháp quóc… Bản tin RFI nêu nghi vấn về khả thể “Hợp tác quốc phòng Pháp – Việt : Sắp tới sẽ là Biển Đông?”

Hôm 11/01/2018, Việt Nam và Pháp đã tổ chức cuộc đối thoại quốc phòng lần thứ hai tại Thành phố Saà Gòn. Sáng kiến này bắt đầu từ năm 2016, tập trung vào lãnh vực an ninh trong quan hệ đôi bên. Tờ báo The Diplomat đặt câu hỏi, bước tiếp theo của việc hợp tác quân sự Pháp-Việt sẽ là gì?

The Diplomat nhận định, giữa Việt Nam và Pháp có mối quan hệ lịch sử lâu dài, qua việc Pháp đô hộ Việt Nam suốt một thế kỷ. Việt Nam nằm trong Đông Dương thuộc Pháp, cho đến khi đánh bại «mẫu quốc» giành được độc lập vào năm 1954. Quan hệ ngoại giao chính thức được thành lập vào năm 1973, nhưng chỉ mới được đẩy nhanh trong những năm gần đây, khi Pháp-Việt tuyên bố mối quan hệ đối tác chiến lược năm 2013.

Paris coi việc siết chặt quan hệ với Hà Nội là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tăng cường ảnh hưởng Pháp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và đặc biệt là tại Đông Nam Á. Về phía Việt Nam, việc tăng cường tình hữu nghị Pháp-Việt nằm trong chính sách đối ngoại đa phương, tìm kiếm mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc, đặc biệt là năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Riêng trong lãnh vực quốc phòng, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác vào năm 2009. Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ đáng kể về nhiều mặt, từ các hoạt động trao đổi cho đến cho đến những tương tác về chống tội phạm xuyên quốc gia. Pháp và Việt Nam bắt đầu tổ chức Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng lần đầu tiên tại Paris vào tháng 11/2016, qua đó hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác về quân y và tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hiệp Quốc.

RFI ghi rằng:

“…dù không có chi tiết cụ thể nào được tiết lộ, nhưng đôi bên cho biết đã thỏa thuận tăng cường các chuyến thăm Việt Nam của các chiến hạm Pháp. Theo nhận xét của The Diplomat, an ninh hàng hải là chủ đề quan trọng trong hợp tác quốc phòng Pháp-Việt, không chỉ những hoạt động đơn lẻ, mà còn ở sự yểm trợ của Pháp đối với Việt Nam, trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Gần đây một bài phóng sự trên Le Monde đã mô tả cuộc tuần tra vào cuối tháng 10/2017 của chiến hạm tối tân Pháp Auvergne tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chuyến hải hành của tàu Pháp bị phía Trung Quốc theo bén gót. Tháng 4/2017, chiến hạm Mistral hiện đại nhất của Pháp cùng với hộ tống hạm Courbet đã đến Sài Gòn, ở thăm Việt Nam một tuần lễ trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc phòng Việt-Pháp. Trước đó vào tháng 5/2016, chiến hạm chở trực thăng Tonnerre (L9014) thuộc lớp Mistral cũng đã thăm cảng Cam Ranh trong bốn ngày.”

Tàu chiên Pháp vào Biển Đông cho vui? Cả thế giới đều thấy rõ: TQ không ngừng bước…

https://vietbao.com/p123a276614/xay-o-bien-dong-la-xong-