Tin Biển Đông – 18/03/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông  – 18/03/2017

Tàu Pháp dẫn đầu

cuộc tập trận tại Thái Bình Dương nhắm vào TQ

Trong một cuộc biểu dương lực lượng quân sự nhằm vào Trung Quốc, Pháp sẽ điều động một trong những tàu sân bay đổ bộ hùng mạnh Mistral để lãnh đạo những cuộc tập trận trên và quanh đảo Tinian tại tây Thái Bình Dương, với các binh sĩ Nhật Bản, Hoa Kỳ, và hai máy bay trực thăng chở binh sĩ của Anh.

Reuters dẫn hai nguồn tin cho biết “Hơn là một cuộc tập trận hải quân, cuộc tập trận đổ bộ này sẽ gởi một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc.”

Cuộc tập trận sẽ diễn ra trong tuần lễ thứ 2 và thứ 3 của tháng 5, nguồn tin này cho biết.

Gia tăng sức mạnh quân sự và tàu sân bay, Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng vượt quá vùng biển duyên hải của mình vào trong Thái Bình Dương. Động thái này không chỉ làm Nhật Bản và Hoa Kỳ lo ngại, mà còn khiến Pháp quan tâm vì Pháp kiểm soát một vài vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương trong đó có New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp.

Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ hai. Chiếc Sơn Đông, khi hoàn tất, sẽ gia nhập tàu Liêu Ninh mua của Ukraine vào năm 1998. Tàu Liêu Ninh dẫn đầu một nhóm tàu chiến khác của Trung Quốc đi qua vùng biển phía nam Nhật Bản hồi tháng 12.

Do Hoa Kỳ quản lý, Tinian là một phần của quần đảo Bắc Mariana, bao gồm đảo Guam, nằm cách Tokyo khoảng 2.500 kilômét về phía nam.

Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, có lực lượng hải quân mạnh hàng thứ hai ở châu Á sau Trung Quốc và đang thiết lập các quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Pháp và Anh.

Vào tháng 10 năm ngoái, London điều động 4 máy bay phản lực chiến đấu Typhoon đến Nhật Bản để huấn luyện với Lực lượng Không quân Tự vệ Nhật Bản. Trên đường trở về, máy bay của Anh bay qua Biển Đông để khẳng định quyền bay trên khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày Chủ Nhật sẽ đến châu Âu để thảo luận với các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu, trong đó có cuộc họp với Tổng thống Pháp Francois Hollande.

Các giới chức tại tòa đại sứ Pháp và Anh ở Tokyo chưa sẵn sàng bình luận. Một phát ngôn viên của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản cũng không bình luận vào lúc này.

http://www.voatiengviet.com/a/tau-phap-dan-dau-cuoc-tap-tran-tai-tbd-nham-vao-tq/3771183.html

 

Philippines sắp củng cố các cơ sở quân sự ở Biển Đông

Philippines ngày 17/3 tuyên bố sẽ củng cố các cơ sở quân sự trên các đảo và bãi cạn tại Biển Đông và loan báo kế hoạch sơ khởi xây một cảng mới và lát lại một đường băng có sẵn.

Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana theo lịch lẽ ra đi thanh sát một tiền đồn trên đảo Thị Tứ, một trong những đảo tranh chấp trong quần đảo Trường Sa, nhưng chuyến đi của ông bị hủy bỏ vì “vấn đề an toàn” và thay vào đó, ông đến một căn cứ quân sự. Tại đây, ông loan báo những kế hoạch phát triển.

Phát biểu với binh sĩ nhân lễ kỷ niệm năm thứ 41 của Bộ Chỉ huy Miền Tây, ông Lorenzana nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ xây một đường băng, một cảng và một cầu tàu cho tàu bè của chúng ta.”

Đảo Thị Tứ gần với bãi Subi, một trong bảy đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc bị tố cáo có các hành động quân sự hóa với phi đạn đất đối không và những vũ khí khác nữa.

Philippines đã tranh chấp với Trung Quốc trong nhiều năm về Biển Đông, nhưng quan hệ song phương dường như được cải thiện dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết ông Duterte đã chấp thuận nâng cấp các cơ sở không chỉ trên đảo Thị Tứ mà còn trên 8 thực thể khác ở Biển Đông mà Philippines chiếm đóng.

Một tướng lãnh cao cấp Philippines cho biết quân đội đã ngăn một chuyến thăm dự trù của nhóm các nhà lập pháp tới đảo Thị Tứ ngày 16/3 vì quan ngại rằng Trung Quốc sẽ phản ứng.

Có khoảng 110 ngư dân sống trên đảo Thị Tứ.

http://www.voatiengviet.com/a/philippines-sap-cung-co-cac-co-so-quan-su-o-bien-dong/3771093.html

 

Trung Quốc chỉ trích dự luật về Biển Đông của Mỹ

Bắc Kinh hôm 17/3 lên án việc một số thượng nghị sĩ Mỹ trình một dự luật đòi áp đặt trừng phạt đối với các công ty của Trung Quốc tham gia vào “các hoạt động bất hợp pháp” ở Biển Đông.

“Dự luật do một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất cho thấy sự ngạo mạn và thiếu hiểu biết của họ”, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói.

Ngoài Biển Đông, dự luật cũng nhắc tới Biển Hoa Đông mà Nhật Bản, đồng minh của Mỹ, hiện có tranh chấp với Trung Quốc.

Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn dẫn lời bà Hoa nói thêm rằng “quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Điếu Ngư (quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật ở Biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông) nhất quán và rõ ràng. Dự luật của các thượng nghị sĩ Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế cũng như các quy tắc cơ bản về quan hệ quốc tế. Phía Trung Quốc mạnh mẽ phản đối dự luật này”.

Dự luật do các thượng nghị sĩ Mỹ công bố kêu gọi “áp đặt các biện pháp trừng phạt và cấm nhập cảnh đối với các cá nhân và tổ chức Trung Quốc tham gia các dự án xây dựng và phát triển” trên Biển Đông, cũng như những người đe doạ đến hòa bình, an ninh hoặc sự ổn định trên Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông”.

Trong thông cáo báo chí về dự luật công bố hôm 16/3, thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa Marco Rubio, người từng chạy đua bất thành vào chức tổng thống Mỹ, nói rằng “hành động bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa an ninh và thương mại khu vực”.

Thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương của Thượng viện nói tiếp rằng “những vụ vi phạm trắng trợn các tiêu chuẩn quốc tế đang diễn ra và không thể được bỏ qua, và các biện pháp trừng phạt được ghi trong luật này là một cảnh báo đối với Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ thật sự nghiêm túc và có ý định buộc những người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành động của mình”.

Còn thượng nghị sĩ Ben Cardin, thành viên của Ủy ban Đối ngoại thượng viện, một trong các “tác giả” dự luật, nói rằng “trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy một Trung Quốc ngày càng gây hấn hơn trên biển, trấn áp và đe dọa các nước láng giềng ở cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông, đồng thời sử dụng mối đe dọa về sức mạnh quân sự để giải quyết các vụ tranh chấp lãnh thổ và khu vực”.

Ông Cardin nói rằng việc Trung Quốc “rầm rộ” xây đảo nhân tạo trên Biển Đông “đe dọa sự ổn định trong khu vực”.

Tới tối ngày 18/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về dự thảo luật về Biển Đông của hai thượng nghị sĩ Mỹ.

Việt Nam ‘bác gợi ý’ của Bộ Quốc phòng Philippines?

Ngư dân Việt ‘dạt’ sang Australia vì Trung Quốc?

Dự luật trên được công bố ít lâu trước khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đặt chân tới Bắc Kinh trong chuyến công du khu vực Đông Á lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức.

Biển Đông được coi là một trong các vấn đề nằm cao trong nghị trình chuyến thăm tới quốc gia đông dân nhất thế giới của ông Tillerson.

http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-chi-trich-du-luat-ve-bien-dong-cua-my/3771770.html

 

TQ ‘đặt trạm theo dõi môi trường ở Biển Đông’

Trung Quốc trong năm nay sẽ bắt đầu công tác chuẩn bị để đặt một trạm theo dõi môi trường tại Bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc gọi là Bãi cạn Hoàng Nham, ở Biển Đông, hãng tin Reuters đưa tin.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ mới đây đưa dự luật đòi áp lệnh trừng phạt đối với các hoạt động của Bắc Kinh tại vùng biển có tranh chấp.

Hồi tháng trước, một bộ trưởng của Philippines nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết với người tương nhiệm Philippines là sẽ không xây dựng các cấu trúc trên bãi đá mà cả hai quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền, nhưng phía Trung Quốc nói những bình luận này là “khó tin và đáng tiếc”.

Trung Quốc hồi 2012 đã chiếm bãi cạn, nằm tại đông bắc quần đảo Trường Sa, tây bắc Philippines, và không cho ngư dân Philippines ra vào khu vực.

Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte tới thăm Trung Quốc hồi năm ngoái, Bắc Kinh đã cho phép các ngư dân trở lại ngư trường truyền thống để đánh bắt cá.

TQ ‘cho Philippines vào bãi cạn’

Thượng đỉnh Asean ‘không bàn về Biển Đông’?

Phi cơ TQ và Mỹ ‘suýt va chạm’ trên Biển Đông

Philippines ‘bảo tồn’ bãi Scarborough

‘Ưu tiên hàng đầu trong năm 2017’

Hồi trong tuần, Tiêu Tiệp, thị trưởng của khu vực mà Trung Quốc gọi là Thành phố Tam Sa, nói rằng Trung Quốc có kế hoạch bắt đầu công tác chuẩn bị trong năm nay, nhằm xây dựng các trạm theo dõi môi trường ở một số hòn đảo, trong đó có Bãi cạn Hoàng Nham.

Việc xây dựng các trạm theo dõi tại đây và tại năm đảo khác thuộc vùng biển chiến lược nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong năm 2017, ông Tiêu nói.

Ngoài trạm ở Bãi cạn Hoàng Nham, các trạm khác sẽ được đặt trên các thực thể tại Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát kể từ 1974 sau khi chiếm hết các phần do Việt Nam quản lý, hãng tin AP dẫn lời ông Tiêu nói với Hải Nam Nhật báo.

Các trạm theo dõi cùng với các bến đậu tàu và các cơ sở hạ tầng khác sẽ là một phần trong nỗ lực phục hồi và chống xói mòn cho đảo, theo ông Tiêu.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose từ chối bình luận và nói nước này đang tìm cách xác minh các tường thuật trên.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Bắc Kinh

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm thứ Bảy 18/3 tới Bắc Kinh trong chuyến thăm hai ngày. Dự kiến chủ đề Biển Đông sẽ nằm cao trong nghị trình làm việc của ông.

Thực chất chuyến thăm Đông Á của Ngoại trưởng Mỹ

Rex Tillerson sẽ làm gì ở châu Á?

Chân dung Rex Tillerson, ứng viên ngoại trưởng Mỹ

Hoa Kỳ đã chỉ trích việc Trung Quốc xây cất các đảo nhân tạo trên Biển Đông và xây dựng các cơ sở quân sự trên đó, đồng thời tỏ ý quan ngại các cơ sở này có thể được dùng để hạn chế việc tự do đi lại.

Trong tuần rồi, các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Marco Rubio và Ben Cardin đề xuất Luật Trừng phạt tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, theo đó cấm cấp chiếu khán cho các cá nhân Trung Quốc có đóng góp vào việc xây dựng, phát triển các dự án ở hai vùng biển này.

Đề xuất cũng có nội dung áp lệnh trừng phạt lên các tổ chức tài chính nước ngoài “cố ý thực hiện hoặc tạo điều kiện cung cấp giao dịch tài chính lớn cho các tổ chức, cá nhân bị trừng phạt” nếu như Trung Quốc tăng cường hoạt động tại Bãi cạn Hoàng Nham và có các hoạt động khác.

Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối đề xuất trên, điều mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói là vi phạm luật quốc tế và các quy tắc trong quan hệ quốc tế.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-39304521