Tin Biển Đông – 16/07/2018
Băng rôn ‘tỉnh của TQ’ và hướng đi Philippines
An NhiênGửi đến BBC từ Manila
Như tin báo chí đã đưa, ngày 12/7/2018 ở thủ đô Manila xuất hiện một số băng rôn ghi khẩu hiệu “Chào mừng đến Philippines, một tỉnh của Trung Quốc”.
Sự việc này đã gây tranh cãi rất nhiều trên các mạng xã hội với phe ủng hộ Tổng thống Rodrigo Duterte cho rằng đây là một trò chống phá của Đảng Tự do thuộc phe đối lập.
Tuy nhiên phe đối lập khẳng định rằng đó không phải là một trò đùa khi mà ông Duterte đã có lời bông đùa Philippines ‘từng là một tỉnh của Trung Quốc trong quá khứ”.
Đến thời điểm này, tổng thống Philippines vẫn chưa lên tiếng về vấn đề này và sự nghi ngờ trong dân chúng càng tăng thêm khi mà Cơ quan phát triển đô thị (MMDA) giải thích rằng băng rôn này là do lỗi dịch thuật, và việc treo băng rôn là để chào đón một đoàn du lịch từ Trung Quốc mà thôi.
Theo trang Rapler, các đoàn doanh nhân Trung Quốc đã gặp ông Rodrigo Duterte cả thảy 14 lần từ khi ông lên cầm quyền.
‘Philippines, một tỉnh của TQ’ gây giận dữ
VN-Philippines ‘giao lưu thể thao’ ở Biển Đông
Duterte nói phương Tây ‘đạo đức giả’
Duterte: ‘Tôi sang TQ chỉ vì kinh tế’
Đây là con số lớn nhất các cuộc gặp chính thức, nhiều hơn cả số lần ông đón các đoàn doanh nghiệp Philippines (13 lần), Hoa Kỳ (ba lần), và Nhật Bản (hai lần).
Việt Nam và Philippines dễ nói chuyện với nhau hơn về Biển ĐôngGlenn, nhân viên công ty tuyển lao động
Từ sau khi chính quyền ông Duterte lên nắm quyền năm 2016, tỷ giá đồng nội tệ peso sụt giảm so với USD.
Khi ông lên cầm quyền, giá 100 USD đổi được là 4 nghìn 600 PHP, còn giờ là trên 5 nghìn, thấp nhất từ 10 năm qua.
Tỷ lệ lạm phát tăng 4.6% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Điều này dấy lên nỗi lo ngại rằng Philippines đang dần phụ thuộc vào Trung Quốc khi mà hầu hết các dự án hạ tầng lớn đều do các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư.
Bên cạnh đó sự hiện diện của nhiều người Trung Quốc tại Philippines cũng khiến nhiều người địa phương lo ngại.
Ông Florenz, chủ một công ty môi giới bất động sản cho hay:
“Cứ 10 người mua chung cư thì có đến 4 người là người Trung Quốc.”
Theo Luật Bất động sản Philippines thì người nước ngoài chỉ được đầu tư 40% ở một loại bất động sản nhất định và họ tận dụng hết 40% cho phép đó, và sự đầu tư ồ ạt này làm cho người dân địa phương bất an.
Theo cuộc khảo sát gần đây nhất của tờ Inquirer.net tỷ lệ tin cậy Trung Quốc nói chung giảm từ 7 điểm xuống còn -35 điểm tại thời điểm tháng 3/2018.
Hải quân làm được gì?
Cũng trong cuộc khảo sát này 81% người tham gia trả lời nói rằng chính phủ Philippines cần đầu tư vào phát triển năng lực quân đội đặc biệt là lực lượng hải quân để bảo vệ đất nước.
Tiềm lực của quân đội Philippines được biết đến như một trong những lực lượng yếu kém nhất khu vực, chính vì vậy nhiều người dân Philippines vẫn sợ rằng dù có muốn giải quyết vấn đề Biển Đông triệt để thì họ cũng không có khả năng làm điều đó.
Khi được hỏi về tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, nhiều người nói rằng họ có biết Việt Nam cũng tham gia tranh chấp một số đảo.
Nhưng có vẻ “Việt Nam và Philippines dễ nói chuyện với nhau hơn”, ông Glenn, một nhân viên văn phòng làm nghề tuyển nhân viên cho hay.
Tuy nhiên một số khác gay gắt hơn nhấn mạnh rằng đất liền Việt Nam ở khá xa khu vực tranh chấp, hơn nữa Philippines cũng đã có cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền trên các đảo này.
Tương lai nào cho Philippines?
Mới chỉ ở năm thứ 2 của nhiệm kỳ, chính phủ của ông Duterte đã kéo nền kinh tế Philippines đi xuống với tốc độ phi mã.
Sự yếu kém trong cách quản lý kinh tế chương trình cải cách thuế TRAIN law hồi đầu năm 2018 khiến những người dân lao động lao đao khi giá cả hàng hoá tăng lên nhanh chóng.
Cũng như các nước đang phát triển khác trong khu vực, kinh tế Philippines phụ thuộc rất cao vào Trung Quốc khi mà “ông anh lớn” trong khu vực Châu Á đang là đối tác nhập khẩu lớn nhất của đất nước nghìn đảo và là đối tác xuất khẩu lớn thứ ba ở nước này, chỉ sau Mỹ và Hong Kong, căn cứ vào số liệu tháng 5/2018.
“Có lẽ chúng ta nên học tiếng Trung từ bây giờ thôi, tôi không trông đợi gì ở chính quyền này cả”, bà Marie, một bác sỹ ở Manila chua chát nói.Bà Marie, Bác sỹ ở Manila
Về kinh tế thì người dân Philippines phải chăng sẽ còn phải gánh những món nợ công mà Việt Nam đang gánh?
Và sau cùng thì từ vấn đề kinh tế, dễ thấy vị thế quốc gia ra sao, bởi thực tế đã chứng minh rằng “nghèo thì luôn đi đôi với hèn”.
“Có lẽ chúng ta nên học tiếng Trung từ bây giờ thôi, tôi không trông đợi gì ở chính quyền này cả”, bà Marie, một bác sỹ ở Manila chua chát nói.
Bài viết thể hiện quan điểm của bạn An Nhiên, một người Việt hiện sống tại Manila, Philippines. Các nhân vật trong bài chỉ cho dùng tên, không nêu họ.