Tin Biển Đông – 15/08/2018
TQ dọa tàu và máy bay nước ngoài ‘hàng ngày’
ở Biển Đông
Trung Quốc phát cảnh báo ‘hàng ngày’ đối với tàu thuyền và máy bay của Philippine trên Biển Đông, nhưng các thủy thủ và phi công Philippines vẫn tiếp tục tuần tra.
Báo Bussiness Insider trích lời tướng Carlito Galvez Jr., Tư lệnh lực lượng vũ trang Philippines (AFP), nói trong một cuộc họp báo tại trại thành phố Aguinaldo hôm 13/8.
Ông nói với các phóng viên: “Cảnh báo được phát ra hàng ngày và phi công của chúng tôi chỉ [trả lời] rằng: Chúng tôi đang thực hiện chuyến bay thường lệ thực thi quyền tái phán và quyền làm chủ lãnh thổ của chúng tôi.”
Văn phòng của tổng thống Philippines ca ngợi các phi công vì đã phớt lờ các cảnh báo và các mối đe dọa của Trung Quốc, được cho là đặc biệt hung hăng, Business Insider cho biết.
Trang Global National thuật lại một giọng nói tiếng Trung la thét lên trên sóng radio: “Này phi cơ quân sự Philippines, tôi cảnh cáo một lần nữa: Hãy rời khỏi ngay lập tức nếu không sẽ chịu trách nhiệm về mọi hậu quả.”
Trang này nhận định rằng lời cảnh cáo qua radio của Trung Quốc đối với máy bay Philippine ít nhã nhặn hơn so lời cảnh báo với máy bay Hải quân Hoa Kỳ.
Trong chuyến bay chở các phóng viên đến khu vực các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp vào cuối tuần qua, máy bay Hải quân Hoa Kỳ đã bị Trung Quốc cảnh báo ít nhất năm lần.
Nhưng dường như Trung Quốc ra cảnh báo đối với máy bay Mỹ lịch sự hơn: “Hãy rời khỏi ngay lập tức và tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào.”
https://www.voatiengviet.com/a/tq-doa-tau-va-may-bay-nuoc-ngoai-hang-ngay-o-bien-dong/4527970.html
Giới phân tích: TQ được lợi
khi thỏa hiệp khai thác Biển Đông
Mới đây, đã xuất hiện đề xuất chia lợi nhuận 60-40 trong khai thác dầu khí ở Biển Đông có tranh chấp, với phần nhiều hơn dành cho Philippines so với Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng đề xuất này giúp Bắc Kinh bảo vệ mối quan hệ ngoại giao gập ghềnh nhưng có nhiều giá trị của họ với Manila, đồng thời chứng minh về tinh thần láng giềng của họ đối với các khu vực khác ở châu Á.
Bộ trưởng ngoại giao của Philippines được dẫn lời nói hôm 31/7 rằng Bắc Kinh sẵn sàng nhận phần ít hơn trong bất kỳ hoạt động khai thác nhiên liệu hóa thạch nào được tìm thấy ở một vùng thuộc Biển Đông, nơi hai nước có tranh chấp chủ quyền.
“Kế hoạch này của chính phủ đã nhận được rất nhiều lời chỉ trích, bởi vì có những người khác tranh rằng luận nếu những khu vực này nằm trong vùng độc quyền kinh tế của Philippines, thì chúng thuộc về Philippines và không nên bị chia sẻ”, Maria Ela Atienza, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Philippines Diliman, nói.
Một số người Philippines nêu ra những vấn đề hiến định đối với việc cho phép Trung Quốc thăm dò nhiên liệu ở dưới vùng biển mà Philippines coi là thuộc về riêng họ. Những người khác chỉ ra việc các công ty dầu mỏ tư nhân, như các công ty Nhật Bản, sẵn sàng thăm dò, khai thác dầu khí dưới đáy biển mà không có rắc rối gì về chủ quyền, Atienza nói.
Tổng thống Duterte ủng hộ quan hệ thân thiện với Trung Quốc bởi vì, theo lời ông, Philippines không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh với quốc gia đó. Trung Quốc, nước có lực lượng vũ trang mạnh nhất châu Á, đã xây dựng các căn cứ quân sự trên 3 đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa, một quần trên đảo Biển Đông mà nhiều bên tuyên bố là của riêng họ.
Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Đài Loan cũng tranh chấp quyền đối với quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc, nếu họ ký vào thỏa thuận, sẽ nhận 40% để thể hiện thiện chí đối với Philippines. Nếu không đi đến thỏa thuận, Philippines có thể nhờ cậy vào Hoa Kỳ, đối thủ địa chính trị của Trung Quốc, các chuyên gia nói.
Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự chuyên ngành Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia, nêu quan điểm: “Việc khai thác chung ở Philippines là một vấn đề gây tranh cãi nếu căn cứ theo các điều khoản trong Hiến pháp”.
“Bằng cách đồng ý nhận phần nhỏ hơn, Trung Quốc tìm cách vô hiệu hóa sự chống đối trong nước của người Philippines”, ông nói. “Tổng thống Duterte đã đưa ra một lập trường hòa giải hơn và Trung Quốc đang mong muốn tận dụng điều này, hy vọng sẽ gây áp lực cho các quốc gia khác làm theo”.
Một thỏa thuận thăm dò ngoài khơi đảo Palawan của Philippines với một tập đoàn các công ty tư nhân cũng sẽ cho chính phủ được hưởng 60% doanh thu.
Các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc không chỉ muốn xoa dịu Philippine mà cả các nước Đông Nam Á khác đang có những tuyên bố tranh chấp về chủ quyền biển. Việc thể hiện thiện chí có thể làm giảm tác động của một phán quyết từ tòa trọng tài quốc tế bác bỏ cơ sở pháp lý của các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc, và ngăn các nước khác tìm kiếm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ.
Alan Chong, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho rằng một thỏa thuận dầu khí có tính hòa giải có thể tạo ra âm hưởng khắp châu Á, nơi Trung Quốc đang phát triển cơ sở hạ tầng như là một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá 1 nghìn tỷ đôla, kéo dài 5 năm.
Bắc Kinh muốn tiếp tục được đánh giá tích cực từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á gồm 10 thành viên, vào lúc hai bên thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử để tránh sự cố ở vùng biển có tranh chấp, ông Chong nói thêm.
Duterte cảnh báo Trung Quốc
về hành vi trên Biển Đông
Tổng thống Philippines nói yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh với không phận trên các đảo mới bồi đắp tại Biển Đông “là sai trái”, theo báo Úc.
Ông Rodrigo Duterte nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không nên yêu cầu người của những nước khác rời khỏi những khu vực đó để tránh đụng đột có thể xảy ra.
Việc VN mua vũ khí Mỹ ‘mang tính chất phòng thủ’
‘TQ sẽ công bằng về vấn đề Biển Đông’
Mỹ: TQ ‘uy hiếp láng giềng’ ở Biển Đông
Phi cơ ném bom TQ hạ cánh xuống Biển Đông
Theo Sydney Morning Herald, ông Duterte đưa ra phát ngôn này trước cử tọa gồm đại sứ Mỹ và những vị khách nước ngoài khác. Đây được xem là lời chỉ trích Trung Quốc công khai hiếm hoi của lãnh đạo Philippines.
Trong quá khứ, ông từ chối phản đối Bắc Kinh vì muốn mối quan hệ Trung – Phi gần gũi hơn.
“Họ phải suy nghĩ lại điều đó, bởi vì đó sẽ là điểm nổ ra xung đột một ngày nào đó và thậm chí, quý vị biết đấy, cảnh báo những nước khác,” ông Duterte được dẫn lời.
“Quý vị không thể tạo ra một hòn đảo nhân tạo và tuyên bố rằng không phận phía trên những đảo đó là của quý vị.”
“Chuyện đó sai trái bởi vì vùng biển này đang được nhìn nhận là biển quốc tế. Quyền “đi qua không gây hại” được đảm bảo. Tàu bè không cần bất kỳ sự cho phép nào để đi qua vùng biển này.”
Biển Đông: Hải quân Trung Quốc yêu cầu máy bay Mỹ ‘rời khỏi ngay lập tức’
Việt Nam ‘bỏ Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông
Biển Đông: TQ nâng cấp danh mục quân sự
Trung Quốc lại đem tên lửa ra Biển Đông
Tuần trước, phóng viên BBC News, Rupert Wingfield-Hayes, tham gia một chuyến bay giám sát trên Biển Đông cùng với lực lượng Hải quân Mỹ. Chiếc phi cơ bay ngang khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa.
Ở khoảng cách 12 hải lý, có thể quan sát thấy quy mô khổng lồ của đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng. Hàng loạt radar, nhà chứa tàu bay và các khu vực để đặt những bệ phóng tên lửa đã được hoàn thiện.
Trong suốt hành trình, quân đội Mỹ liên tục nhận được những lời cảnh báo của hải quân Trung Quốc, buộc họ phải rời khỏi khu vực này.
Đại úy Lauren Callen, Hải quân Mỹ, cho biết: “Chúng tôi ở đây để đảm bảo quyền máy bay quân sự bay trên không phận quốc tế, để duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Chúng tôi không lo ngại về việc Trung Quốc xây dựng đảo và sẽ tiếp tục có mặt ở đây, trên khu vực biển Đông”.
Sydney Morning Herald tiếp tục dẫn lời ông Duterte: “Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ tự chế hành vi của họ. Trong vùng biển đang tranh chấp thì một ngày kia một viên chỉ huy nóng nảy nào đó sẽ bóp cò.”