Tin Biển Đông – 15/03/2018
Biển Đông: Tập Trận…
Trần Khải
Tập trận Biển Đông… Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận ở Biển Đông… phải chăng là ngăn ngừa bước tiến của Hải quân Trung Quôc?
Báo Asia Times ghi rằng thông tấn Nhật Bản Jiji Press loan tin rằng nhóm hạm đội dẫn đầu bởi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang tiến hành tập trận với Lực Lượng Tự Phòng Hải Dương Nhật Bản ở Biển Đông.
Tâp trận này sẽ nhắm chống tàu ngầm, huấn luyện phòng không…
Trong khi đó, tạp chí Oil Price có bài viết của bình luận gia Tim Daiss cho biết rằng bất kể mọi hù dọa từ Mỹ, Nhật, Úc, ASEAN… Trung Quốc vẫn tăng cường xây các căn cứ quân sự trên các đảo và bãi cạn…
Mới cuối tuần trươc, Ngoại Trưởng TQ Wang Yi cũng buông lời hù dọa rằng TQ có quyết tâm bảo vệ hòa bình và sự ổn định Biển Đông đang bị các “thế lực ngoại nhập” đưa tàu chiến và chiến đấu cơ vào biểu diễn sức mạh ở Biển Đông.
Như thế ai cũng biết là TQ nói về mẫu hạm Hoa Kỳ ghé thăm VN.
Nghĩa là, mồi ngon khó bỏ…
Nghiên cứu mới nhất của cơ quan USGS năm 2010 cho thấy có 95% cơ hội là có ít nhất 750 triệu thùng dầu barrel trong khu vực Biển Đông. Trong khi ước tính trung bình là sẽ có 2,000 triệu thùng barrels, và xác suất 5% là sẽ có hơn 5,000 triệu thùng barrels.
Bởi vậy…
Trong khi đó, VN gặp gian nan vì TT Trump sa thải ông Ngoại Trưởng Rex Tillerson.
Bản tin VOA nói rằng Tillerson là người thường lên tiếng mạnh mẽ về sự bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bây giờ khi mất chức sẽ tạo ra nhiều thách thức cho Việt Nam, buộc Hà Nội phải thích ứng kịp thời trong tình hình mới.
Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên nhóm cố vấn cho các cựu thủ tướng Việt Nam, cho VOA biết rằng ông Tillerson từng phản đối gay gắt việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các hòn đảo trên Biển Đông, nơi Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền, và chính ông là người khiến Bắc Kinh lo ngại:
“Có lẽ người mà Trung Quốc ngại, Ngoại trưởng của Trung Quốc ngại chính là ông Tillerson. Nhưng bây giờ việc Tổng thống Trump sa thải ông Tillerson khiến cho Việt Nam phải nhìn nhận rõ hơn vị thế của Việt Nam, để giữ một thái độ tự lập, tự cường, không phụ thuộc vào bên ngoài.”
Từ California, tiến sĩ Lê Minh Nguyên, người theo dõi sát chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nhận định với VOA rằng việc ra đi của ông Tillerson có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam:
“Cho đến nay chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc chưa rõ ràng và dứt khoát. Ông Tillerson là người theo trường phái đương đầu với Trung Quốc, mà ông ra đi thì đương nhiên có ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ nói chung ở châu Á – Thái Bình Dương, và ở Việt Nam nói riêng.
“Việt Nam theo chính sách ngoại giao đa phương hóa đa dạng hóa và đi dây thăng bằng mềm – nghiêng về bên nào mạnh để tồn tại. Nếu Hoa Kỳ có dấu hiệu yếu đi thì Việt Nam sẽ dựa vào Trung Quốc nhiều hơn. Dựa vào Trung Quốc nhiều hơn là một điều bất hạnh cho dân tộc mình.”
Bản tin VOA cũng ghi rằng hôm 14/3, ông Feng Zhang, một chuyên gia trong chính sách đối ngoại Trung Quốc thuộc Đại học Quốc gia Úc, nói với tờ Business Insider rằng “Trung Quốc không ưa ông Tillerson.”
Tương tự, Ông Jia Qingguo, một chuyên gia về ngoại giao của Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh, nói với Reuters rằng “Trung Quốc có thể nhận thấy kết quả tích cực từ sự thay đổi nhân sự này.”
Trong khi đó, bùi ngùi…
Bản tin RFA ghi nhận là vào ngày 13/3, tròn 30 năm ngày Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm đá Gạc Ma – thuộc quần đảo Trường Sa, một lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ được nhà nước Việt Nam tổ chức trên vùng biển Hoàng Sa.
Sáng sớm ngày 13/3/2018, hai chiếc tàu cao tốc Greenlines và gần 20 thành viên khởi hành từ thành phố Đà Nẵng đến vùng biển Hoàng Sa để thắp hương tưởng nhớ 64 chiến sĩ hi sinh trong trận chiến không cân sức giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam vào ngày 14/3/1988.
Chập chùng muôn lượn sóng… hung hiểm vậy.