Tin Biển Đông – 12/10/2018
TQ tiết lộ máy bay ném bom hạt nhân
đặc biệt nguy hiểm: Tàu sân bay Mỹ trong tầm ngắm?
Máy bay ném bom tàng hình hạt nhân Hong-20 có thể sẽ được trang bị tên lửa hành trình CJ-10K với tầm tấn công 8.000 km và một khoang vũ khí có khả năng mang được tải trọng 10 tấn.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc ngày hôm qua (10/10) cho biết, máy bay tàng hình hạt nhân H-20 của nước này sẽ sớm thực hiện chuyến bay chính thức đầu tiên.
“Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ sớm diễn ra”, chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zhongping tiết lộ trên tờ Global Times.
Trước đó, vào tháng 8/2018, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã cho phát sóng một bộ phim tài liệu giới thiệu về H-20 với tên gọi Hong-20, theo tiếng Trung nghĩa là “máy bay ném bom”.
Hong-20 vẫn thường được so sánh với loại máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ nhưng hồi tháng 5/2018 khi Trung Quốc tiết lộ một đoạn video úp mở về chiếc máy bay này được che phủ bởi một tấm bạt thì nhìn hình dáng bề ngoài, nó có vẻ giống với chiếc B-21 Raider hơn.
Phát biểu trên Global Times ngày 10/10, Zhongping nói rằng việc Trung Quốc tiết lộ tên gọi của loại máy bay mới cho thấy Hong-20 đã có những bước phát triển nhất định và các hệ thống điện tử hàng không, áp suất thủy lực và nguồn điện có thể đã được hoàn thiệt.
Theo nhiều dự đoán thì Tập đoàn Công nghiệp Chế tạo Máy bay Tây An của Trung Quốc đã bắt đầu phát triển Hong-20 từ đầu những năm 2000 nhưng thông tin chính thức mới chỉ được Tư lệnh Không quân nước này xác nhận năm 2016.
Tiếp đến, năm 2017, Lầu Năm Góc cũng đã khẳng định Trung Quốc đang phát triển một máy bay ném bom chiến lược mà các quan chức Bắc Kinh hy vọng “nó có thể đảm trách một sứ mệnh hạt nhân”.
Các thông số kỹ thuật cụ thể của Hong-20 hiện vẫn chưa được biết tới nhiều nhưng một nhà nghiên cứu làm việc cho Không quân Mỹ trước đây từng tiết lộ trên Business Insider rằng, đây là một loại máy bay ném bom
tàng hình 4 động cơ và “mọi chi tiết đã không được không bố ngoại trừ nó đảm trách cả hai vai trò: thông thường và hạt nhân”.
Theo trang mạng chuyên về vũ khí The War Zone, Hong-20 có thể cũng sẽ được trang bị tên lửa hành trình phóng từ trên không CJ-10K với tầm tấn công 5.000 dặm (8.000 km) và một khoang vũ khí có thể mang được tải trọng 10 tấn.
Trong khi đó, Asia Times dẫn lời học giả hàng không Fu Qianshao chia sẻ trong một bài viết trước đây trên Global Times rằng, mục tiêu của Hong-20 là phải đạt được tầm hoạt động 7.500 dặm (12.000 km) và mang theo tải trọng 20 tấn.
Mặc dù con số 12.000 km có thể chỉ là một cách nói cường điệu hóa nhưng War Zone cho rằng, với tầm tấn công 8.000 km, Hong-20 chắc chắn sẽ bộc lộ một thách thức mới với Đài Loan và các tàu sân bay Mỹ hoạt động trên biển Thái Bình Dương.
Nếu xảy ra đại chiến với Nga-TQ, hải quân Mỹ
có nguy cơ “đánh rơi” chìa khóa quan trọng
Cựu Đô đốc Mỹ đã có những chia sẻ quan trọng trên trang Tin tức Quốc phòng Mỹ về trường hợp nước này phát sinh cuộc chiến với Nga hoặc Trung Quốc.
Chuyên trang Tin tức quốc phòng Mỹ dẫn lời cựu Đô đốc – Thiếu tướng Mark Buzby tiết lộ, trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh lớn với Trung Quốc hay Nga thì hải quân Mỹ sẽ rất bận rộn với các hoạt động tác chiến và trong bối cảnh đó hải quân Mỹ sẽ không có đủ nhân lực để bảo vệ lực lượng vận tải hải quân nước này.
Lực lượng này vận chuyển tới khoảng 90% nhu cầu trang bị của Thủy quân lục chiến và Lục quân, trong khi những trang bị này được coi là chìa khóa quan trọng để duy trì cuộc xung đột quy mô lớn.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn chuyên trang Tin tức quốc phòng, Thiếu tướng Mark Buzby nói rằng: “Lãnh đạo Hải quân từng nói với người phụ trách Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự và tôi rằng, họ có thể không có đủ tàu để hộ tống chúng tôi, điều này giống như yêu cầu chúng tôi tự thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển, phải cố gắng di chuyển mau lẹ và giữ im lặng”.
Trang tin cho biết, nếu Mỹ buộc phải duy trì cuộc chiến tranh quy mô lớn ở nước ngoài thì thiệt hại về tàu thuyền và các thủy thủ chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng tạo áp lực lớn lên “chuyến tàu hậu cần” của Nhà Trắng.
Nước Mỹ ngày nay khác với nước Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, nếu Nga hoặc Trung Quốc có thể đánh chìm lượng lớn tàu thuyền như nước Đức trước kia thì lực lượng vận tải hải quân Mỹ sẽ nhanh chóng trở thành nguy cơ chiến lược rất lớn, trang tin viết.
Theo ước tính của Cục quản lý hàng hải Mỹ, để đáp ứng nhu cầu của một cuộc chiến tranh quy mô lớn, ngoài điều động 15 tàu vận tải, 46 tàu chở lực lượng dự bị, quân đội Mỹ còn cần thêm 60 tàu thương mại.
Như vậy cần ít nhất 11.678 thủy thủ trong khi số thủy thủ đạt tiêu chuẩn hiện tại là 11.768 người. Con số này dường như yêu cầu mỗi thủy thủ đều phải gánh vác trọng trách. Trước đây, trong thời kỳ đầu của Thế chiến thứ 2, Mỹ có khoảng 55.000 thủy thủ trong biên chế nhưng tới cao trào của cuộc chiến, con số này lên tới hơn 200.000 thủy thủ.
Để đối phó với thách thức hiện nay, Bộ tư lệnh hải vận quân sự và Cục quản lý hàng hải Mỹ đã sử dụng kỹ thuật điện tử để giảm mối đe dọa đối với các tàu vận tải hải quân của nước này.
Theo đó, trong quá trình tác chiến, tàu Mỹ sẽ đóng tất cả các hệ thống điện tử, ngoại trừ một radar dẫn đường thương mại cỡ nhỏ. Điều này giúp tàu vận tải quân sự có thể cải trang thành tàu thương mại và đánh lừa được các tàu quân sự của của hải quân Nga, Trung Quốc đang hoạt động ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Biển Đông: Ngòi Nổ Chiến Tranh Mỹ-TC?
Vi Anh
Ngày 25/9, TT Trump trước Đại Hội Đồng LHQ kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại Chủ nghĩa Xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người”. Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, TT Trump tố giác “Trung Quốc đã và đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử 2018 sắp tới của chúng tôi, sẽ diễn ra vào tháng 11.” Ngày 04/10/2018, Phó TT Mỹ Pence kiêm Chủ Tịch hiến định Thượng Viện Mike Pence, tố cáo TC xem TT Trump là đối thủ cần phải «thanh tóan». Ngày 03/10/2018, Hải Quân Hoa Kỳ đã lên kế hoạch tổ chức một tuần thao diễn quân sự tại Biển Đông và eo biển Đài Loan, mục tiêu là phô trương lực lượng để cảnh cáo Trung Quốc và chứng tỏ rằng Mỹ luôn ở trong tư thế sẵn sàng ngăn chặn và đáp trả các hành động quân sự của Bắc Kinh.
Cả chục năm nay, Biển Đông, Mỹ bảo vệ tự do hàng hải, hàng không, khi TC xâm lấn biển đảo của các nước. Chưa lúc nào tương quan chanh thức, toàn diện Mỹ – Trung xuống đến mức thấp nhất, xấu nhứt như hiện nay. Giới chuyên gia quan ngại tình hình leo thang căng thẳng Mỹ – Trung để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Còn TC đang CS bắt tay với Nga hậu CS với TT Putin vốn là một trung tá KGB bắt tay nhau mong tái lập Chiến Tranh Lạnh để chống Mỹ, Liên Âu và một số đồng mình của Mỹ ở Á châu như Ấn độ và Nhựt, Úc hậu thân của Thế Giới thời Chiến Tranh Lạnh.
Nga và TC tổ chức tập trận chung chứng tỏ thế đứng ngang hàng với Mỹ. Ngày 11/09/2018, Nga bắt đầu mở một cuộc tập trận mang tên «Vostok – 2018», với quy mô lớn nhất từ bốn thập niên nay, ở vùng đông Siberia và Viễn Đông. Một cuộc biểu dương lực lượng với qui mô chưa từng thấy. Tổng cộng Nga tung ra gần 300 ngàn binh sĩ, hơn 1.000 chiến đấu cơ, trực thăng và thiết bị bay không người lái, khoảng 30 ngàn phương tiện như xe thiết giáp, xe kéo pháo hay vận chuyển binh sĩ cùng với 80 tầu chiến.
Trung Quốc gởi đến 3.200 binh sĩ, cùng với 24 trực thăng, 6 chiến đấu cơ và nhiều trang thiết bị hạng nhẹ khác. Và trong vòng nhiều ngày, quân đội Trung Quốc «chơi trò chiến tranh» cùng với binh sĩ Nga.
Trên báo Le Figaro của Pháp, chuyên gia Francois Godement, giáo sư Khoa học Chính trị, phụ trách chương trình châu Á và Trung Quốc, Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu (European Council on Foreign Relations), lưu ý đây cũng là một tín hiệu mạnh mà Trung Quốc muốn gởi đến Hoa Kỳ. Ông nhận xét «Đây là một sự huy động quân sự rất lớn, nếu so với quá khứ. Chúng ta không nên quên các cuộc tập trận của hải quân bởi vì Trung Quốc tự khẳng định mình như một cường quốc hải quân… khu vực rất quan trọng đối với Trung Quốc là biển Nam Trung Hoa,” tức là Biển Đông của VN.
Về thời điểm Trung Quốc tham gia cuộc tập trận một cách hùng hậu như vậy, chuyên gia Francois Godement cho biết “tôi nghĩ rằng đó là thời điểm đáp trả Hoa Kỳ, thời điểm Trung Quốc cảm thấy khó chịu, chới với do cuộc chiến tranh thương mại. Đó cũng là thời điểm Trung Quốc cảm thấy bối rối, hụt hẫng trước nguy cơ không thể kiểm soát nổi Bắc Triều Tiên. Chính vì thế, Bắc Kinh cần có những động tác đáp trả Mỹ. Các cử chỉ của Bắc Kinh trong quan hệ với Moscow là nhằm chứng tỏ rằng Trung Quốc có cùng một vị thế ngang hàng với Hoa Kỳ.»
Còn tại Biển Đông, TC coi như ao nhà của họ. Ngày 30-09 TC cho hàng chục máy bay tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông vài ngày sau khi Mỹ cho các “pháo đài bay” B-52 bay qua vùng biển lần 2 trong tuần. Những hình ảnh về cuộc tập trận đã được ‘báo đài’ của TC phổ biến tổng quát trong và ngoài nước.
Còn Mỹ thì mặc kệ Bộ Ngoại giao TQ nói không cho tàu thuyền hay phi cơ quân sự nào có thể khiến Bắc Kinh đánh mất quyết tâm “bảo vệ lãnh thổ”, Mỹ cứ cho máy bay B-52 của Mỹ bay tuần tra gần quần đảo tranh chấp trên Biển Đông. Rồi Mỹ lại cho các pháo đài bay B-52 của Mỹ diễn tập tương tự trên Biển Đông. Hoạt động huấn luyện này còn có sự phối hợp của nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan, Bộ Tư lịnh nằm ở cảng tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ngày 23/9, Mỹ điều động 1 máy bay ném bom B-52 bay ngang qua vùng trời Biển Đông. Bộ Quốc Phòng Mỹ khẳng định những hoạt động này nằm trong khuôn khổ chiến dịch duy trì hiện diện của các máy bay ném bom chiến thuật ở châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 26/9, Mỹ tiếp tục điều động B-52 từ sân bay quân sự ở Guam bay ngang qua Biển Đông để hội quân cùng 16 chiến đấu cơ của Nhật Bản, tiến hành tập trận tại biển Hoa Đông sát với TC.
Mới đây, Mỹ lại cho máy bay chiến đấu B-52H Stratofortress bay qua khu vực Biển Đông hai lần. Máy bay B-52 của Mỹ cũng thực hiện các chuyến bay tương tự trong tháng 8, mà gần đây nhất là cùng với máy bay chiến đấu của Nhật Bản. Ngày 30/9 khu trục hạm Decatur của Hải quân Hoa Kỳ đi vào vùng 12 hải lý gần Đá Ga Ven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Các cuộc diễn tập khiêu khích qua lại diễn ra trong lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng từ kinh tế, thương mại, đến quân sự. Trung Quốc mới đây đã từ chối đề nghị cho một tàu chiến của Hải quân Mỹ ghé cảng Hong Kong. Trước đó, Mỹ quyết định trừng phạt một cơ quan thuộc Quân Uỷ Trung ương, cơ quan quyền thế quân sự nhứt của TC do Chủ Tịch Bình kiêm luôn chủ tịch vì mua chiến đấu cơ và hệ thống hoả tiễn đất đối không của Nga. Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh cũng như hủy bỏ cuộc đối thoại quân sự chung để phản đối.
Các đồng minh của Mỹ cũng tuần tra và bảo vệ tự do hàng hải như Mỹ. Hôm 26/9 Hàn Quốc cho tàu chiến đi vào biển của TQ theo qui định vô ra vô hại, không cố ý nên không xin phép theo luật Biển quốc tế. Trung Quốc phẫn nộ lên tiếng cáo buộc Nam Hàn đã vi phạm luật pháp của Trung Quốc, theo tin của báo Wall Street Journal. Trước đó, vào khoảng giữa tháng 9, tàu chiến của Nam Hàn là Munmu, đã đi sát trong vùng 12 hải lý gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông.
Anh, đồng minh thân thiết của Mỹ, từ Âu châu cũng cho tàu chiến vào Biển Đông bảo vệ tự do hàng hải. Hồi đầu tháng này, một tàu chiến của Anh đã đi vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã phải điều hai máy bay trực thăng và một tàu chiến ra để theo sát tàu chiến HMS Albion của Anh.
Mới đây, Nhật lần đầu tiên cho tàu ngầm của Nhựt tham gia tập trận với nhóm tàu tấn công Ronald Reagan của Mỹ ở Biển Đông.
Để đương đầu lại, TC liền tổ chức ngăn chận Mỹ và đồng minh. TC cho chiến đấu cơ và oanh tạc cơ Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông ngày 29/09/2018, chỉ vài ngày sau khi máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua vùng Biển Đông đang có tranh chấp. TC cho phát hình trên truyền thông đại chúng của TC về diễn biến này để làm công tác quân, dân vận. Một đoạn phóng sự ngắn về sự kiện này được đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV phát.
Súng đạn thường vô tình, con người thường nhiều cảm tính, nhứt là quân lính TC được Chủ Tịch Tập cận Bình sách động phục hồi giấc mộng đại Trung Hoa, tinh thần thượng tôn Hán tộc và TC là số 1 thế giới, nên quân nhân TC rất dễ nhậy cảm, rất dễ dị ứng trước các phương tiện chiến tranh có cờ Mỹ, Nhựt, Hàn Quốc bay, tuần tra trên Biển Đông. Chủ Tịch Bình từng tuyên bố Biển Đông là giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên Trung Hoa để lại, thì việc quân lính TQ nhấn nút, bóp cò chống máy bay, tàu chiến Mỹ, Nhựt, Hàn là một việc rất dễ xảy ra. Thông thường những đại chiến xảy ra là do những bất trắc như thế./.(VA)
https://vietbao.com/p123a286387/bien-dong-ngoi-no-chien-tranh-my-tc-