Tin Biển Đông – 12/06/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 12/06/2018

Pháp thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Pháp tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, gửi tàu chiến qua Biển Đông và lên kế hoạch tập trận phòng không trên vùng biển với các căn cứ quân sự được xây lấp trái phép của Trung Quốc.

Cuối tháng 5, một tàu quân sự của Pháp Dixmude và một tàu khu trục đi qua quần đảo Trường Sa và tuần tra gần tiền đồn mà Trung Quốc lập nên trên các đảo nhân tạo mà nước này xây lấp.

Trong một bài báo đăng trên tờ The Wall Street Journal, Chỉ huy tàu Dixmude, ông Jean Porcher kể lại các tàu chiến Trung Quốc đã theo sau con tàu Pháp khi họ đi qua quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ông Porcher cho biết tàu Pháp duy trì liên lạc vô tuyến với các tàu quân sự Trung Quốc có mặt trong khu vực cho đến khi tàu Dixmude rời đi.

Cho đến nay, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu trong việc đối đầu với Trung Quốc về các tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc tại Biển Đông với một số nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Pháp và Anh là các quốc gia châu Âu thường xuyên gửi lực lượng hải quân vào khu vực này. Pháp đưa tàu vào Biển Đông ba đến năm lần một năm.

Vào tháng 8 tới đây, không quân Pháp sẽ thực hiện đợt tập trận lớn nhất tại Đông Nam Á như là một phần trong chiến lược đánh dấu sự hiện diện của Pháp trong một khu vực này. Ba máy bay chiến đấu Rafale, một tàu vận tải quân đội A400M và một tàu chở dầu tiếp nhiên liệu C135 sẽ bay từ Úc đến Ấn Độ.

Các hoạt động trên biển và hàng không gần đây của Pháp được thực hiện sau chuyến thăm của Tổng thống Emmanuel Macron đến Úc hồi tháng trước. Tại đây ông nói về sự cần thiết phải bảo vệ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương khỏi sự bá quyền không cần che đậy của Trung Quốc. Ông nói với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull rằng cần thiết phải bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

Macron dường như đang “đánh giá thực tế thách thức ngày càng tăng của Trung Quốc”, Jonas Parello-Plesner, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hudson ở Mỹ, người đã quan sát chuyến đi hải quân Pháp gần đây cho biết.

Từ năm 2014, hải quân Pháp đã cho tàu tuần tra vùng Biển Đông như là một cách duy trì tự do hàng hải trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế. Năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian (nay là Bộ trưởng Ngoại giao) kêu gọi hải quân các nước châu Âu khác nên hiện diện thường xuyên tại khu vực Biển Đông.

Một chuyên gia về khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược ở Paris, cho biết sự khẳng định ngày càng tăng của Pháp cho thấy Mỹ không còn là nước duy nhất ở phương tây tham gia vào khu vực Biển Đông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/france-challenges-beijing-in-south-china-sea-06122018091223.html

 

Chuyên gia quốc tế: Tuân thủ luật pháp quốc

tế để giải quyết vấn đề Biển Đông

Cần kiên quyết tuân thủ luật pháp quốc tế để đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực Biển Đông. Đó là nhận định được các chuyên gia pháp lý Việt Nam và quốc tế, các học giả hàng hải và các nhà ngoại giao đưa ra tại buổi ‘Đối thoại biển lần 3: Luật quốc tế và Biển Đông’ do Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) tổ chức hôm 11 tháng 6 tại Hà Nội.

Trang mạng Vietnamnews.vn cho biết với chủ đề ‘Luật quốc tế và Biển Đông’, các chuyên gia đã thảo luận về các chế độ pháp lý – đặc biệt là phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế The Hague – về các vùng nước giàu tài nguyên và tìm các cơ hội hợp tác giữa các bên liên quan.

Phó Giám đốc DAV, Lê Hải Bình, trong bài phát biểu khai mạc đã nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế như là xương sống của quan hệ quốc tế trong một thế giới thay đổi nhanh – đặc biệt với chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương mới của Hoa Kỳ, sáng kiến ​​Vành đai – Con Đường của Trung Quốc, và những khó khăn của ASEAN trong việc xây dựng cộng đồng.

Hai năm trước đây, sau khi Tòa án trọng tài quốc tế ra phán quyết ủng hộ đơn kiện của Philippines chống lại Trung Quốc tại Biển Đông và từ chối đường đứt khúc chín đoạn của Trung Quốc, các tranh chấp tiếp tục leo thang ngay cả khi Trung Quốc và ASEAN chính thức tham gia các cuộc đàm phán hướng tới bộ Quy tắc ứng xử.

Giáo sư Nguyễn Hồng Thảo, phó chủ tịch Ủy ban Luật Quốc tế Liên Hiệp Quốc, cho biết chính sách “bốn không” của Trung Quốc (không tham gia, không công nhận thẩm quyền của Tòa án, không chấp nhận và không thực thi) đã làm phán quyết này trở nên bế tắc.

Yan Yan, chuyên gia luật biển quốc tế của Viện Nghiên cứu Biển Đông (NISCSS), nói rằng việc Trung Quốc không công nhận phán quyết cũng sẽ không ngăn cản các học giả nghiên cứu vụ án. Bà chứng minh với tài liệu dày 500 trang về trường hợp này cho thấy cộng đồng luật Trung Quốc “bắt đầu phải nghĩ cách đối thoại bằng ngôn ngữ của luật pháp quốc tế” nhằm tạo cơ sở cho những hiểu biết chung.

Giáo sư Herman Joseph S. Kraft từ Đại học Philippines nhận định chính quyền của tổng thống Duterte đang cố tình làm dịu phán quyết của tòa để cải thiện quan hệ giữa Philippines với Trung Quốc, đặc việt về mặt kinh tế. Ông cũng nêu ra vấn đề làm thế nào các nỗ lực của Duterte nhằm thúc đẩy việc chia sẻ tài nguyên với Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp không trái với Hiến pháp của Philippines.

Trái với quan điểm của Philippines, Giáo sư Nguyễn Hồng Thảo nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam luôn luôn là sự phát triển chung và việc giải quyết các tranh chấp phải diễn ra đồng thời.

Theo đó, cách tiếp cận của Việt Nam không chỉ cho phép các công ty đại chúng tiến hành các hoạt động hợp tác ở Biển Đông mà còn cả khu vực tư nhân. Giáo sư Thảo nói thêm rằng hợp tác giữa Việt Nam với những bên tranh chấp trên biển là ‘toàn diện hơn’ vì được mở rộng sang lĩnh vực dầu mỏ, thăm dò khí đốt, bảo vệ môi trường, chống buôn lậu và các lĩnh vực khác.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/southchinaseadispute/abiding-to-international-law-key-to-settle-south-china-sea-issue-06122018084358.html

 

Từ Đặc Khu Tới Biển Đông

Trần Khải

Những cuộc biểu tình bùng nổ tại Việt Nam. Trên nguyên tắc là chống dự luật đặc khu, nhưng thực tế nỗi giận của người dân từ lâu đã chất chứa như thuốc súng: tàu lạ của Trung Quốc liên tục đâm chìm tàu cá ngư dân Việt… và Đảng CSVN lặng lẽ như không có gì xảy ra.

Ngư dân ra đánh bắt cá trong vùng Hoàng Sa, Trường Sa là bị tàu Hải cảnh TQ ra cướp, tịch thu lưới, phá máy, giam và phạt… và Đảng CSVN lặng lẽ như không có gì xảy ra.

Ngư dân chạy xa hơn để lưới cá, liền bị Hải quân Indonesia bắt giam, đưa ra  tòa án Jakarta truy tôá, và nổ bom phá chìm các ghi ngư dân… và Đảng CSVN lặng lẽ như không có gì xảy ra.

Ngư dân thê thảm khi Formosa xả thải độc, làm chết cá nhiều tháng ven bờ biển 6 tỉnh Miền Trung… Lưới treo, không ai dám mua cá các tỉnh này trong suốt cả năm… và Đảng CSVN lặng lẽ như không có gì xảy ra.

Bây giờ Đảng CSVN dự tính ra Luật về đặc khu, sẽ cho 3 vùng ven biển đẹp nhất của đất nước cho tư bản đỏ TQ thuê đất 99 năm… Có nghĩa là, đời ngư dân, đời con ngư dân, đời cháu và cháu cuả cháu ngư dân vĩnh viễn phải xa lìa các đặc khu này, hêã ghe tới gần là có thể bị bắn, vì nằm trong vùng kiểm soát của Tàu Cộng rồi. Thế là biểu tình bùng nổ… vì Đảng CSVN bán nước trắng trợn như thế, lộ liễu như thế, không cần giấu giếm gì… vì cho rằng đaị biểu quốc hội chỉ biết gằm mặt xuống bàn và ấn nút.

Thế là TQ lớn tiếng…

Bản tin RFI kể: Bắc Kinh kêu gọi công dân Trung Quốc tại Việt Nam đề cao cảnh giác sau một loạt những vụ biểu tình hôm 10/06/2018 tại nhiều thành phố ở Việt Nam, nhằm chống lại kế hoạch thông qua luật đặc khu kinh tế, bị nhiều người cho là tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm đất của Việt Nam.

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông báo đăng trên trang web, đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội gọi các cuộc biểu tình là những «cuộc tụ tập bất hợp pháp», đã bao gồm một số «nội dung chống Trung Quốc».

Trên cơ sở đó, sứ quán Trung Quốc cho biết đang chú ý theo dõi tình hình và nhắc nhở công dân Trung Quốc là «phải chú ý đến vấn đề an ninh khi đi du lịch».

Biển Đông ngậm ngùi… trước sau gì cũng tràn ngập con cháu Mao  sang tắm chật  các bờ biển.

Bản tin RFA cho biết một tin khác: Đài Loan bác tin đồn cho Hoa Kỳ thuê đảo Ba Bình, Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Đài Loan bác bỏ tin đồn đảo quốc này có kế hoạch cho thuê đảo Thái Bình, mà Việt Nam gọi là Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Phát ngôn nhân Andrew Lee của Bộ Ngoại giao Đài Loan được Thông Tấn Xã CAN dẫn lời như vừa nêu và nói thêm chưa hề có nước nào kể cả Hoa Kỳ đưa ra đề nghị như thế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan cho rằng tin đồn như vậy nhằm gây nên bất ổn trong khu vực cũng như xung đột giữa hai phía qua Eo Biển Đài Loan.

Vào tháng 7 năm 2016, Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan đưa ra ‘4 nguyên tắc’ và ‘5 hành động’ với mục tiêu biến đảo Thái Bình thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và hỗ trợ quốc tế.

Đài Loan cho rằng ‘4 nguyên tắc’ được Tổng thống Thái Anh Văn đưa ra nhằm giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

RFA ghi rằng Đài Bắc kêu gọi phải ngưng ngay tất cả những hành động xây dựng quân sự cũng như mọi hành động khác mà có thể gây thêm căng thẳng.

Trong khi đó ‘5 hành động’ được Tổng thống Thái Anh Văn đưa ra là nhằm bảo đảm quyền đánh bắt cá cho ngư dân Đài Loan; cũng như quyền được tham gia vào những cuộc thương thảo đa phương giúp thúc đẩy hợp tác khoa học, tăng cường ứng phó cứu trợ nhân đạo và tiếp tục duy trì, khuyến khích nghiên cứu về luật biển.

Nguyên do?

RFA ghi rằng:

“Mạng báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 7 tháng 6 vừa qua loan tin một nhóm học giả thuộc một viện nghiên cứu không được tiết lộ tại Đài Loan đề xuất Ngũ Giác Đài, tức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, thành lập một căn cứ trên đảo Ba Bình để thực hiện các hoạt động nhân đạo và cứu hộ.

Đảo Thái Bình rộng 0,51 kilomet vuông, thuộc Quần đảo Trường Sa. Đảo này cách Cao Hùng của Đài Loan chừng 1600 kilomet về phía nam với 200 binh sĩ trú đóng trên đó.

Trung Quốc, Philippines và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Thái Bình.”

Trong khi đó, một bản tin VOA ghi nhận rằng một loạt hệ thống tên lửa của Trung Quốc đã tái xuất hiện trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, vài ngày sau khi ảnh vệ tinh cho thấy dường như chúng đã bị rút ra khỏi nơi này.

CNN trích dẫn một phân tích tình báo mới công bố hôm 11/6 cho thấy các hệ thống vũ khí của Trung Quốc lại xuất hiện trên đảo Phú Lâm, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Các hệ thống này trước đó được phát hiện đã biến mất vào đầu tháng 6 qua hình ảnh vệ tinh của Tổ chức ImageSat International (ISI), cho thấy chỉ còn lại những bãi cát tại địa điểm nơi từng đặt các bệ phóng tên lửa.

Trong bản phân tích ban đầu về việc rút các hệ thống vũ khí này, ISI nhận định có thể Trung Quốc đã cho dời các hệ thống tên lửa đất đối không của họ sang một hòn đảo khác, hoặc di chuyển chúng trong khuôn khổ một cuộc tập trận.

 

Khi các hình ảnh ban đầu được công bố, các chuyên gia tỏ ra vô cùng nghi ngờ về việc các hệ thống tên lửa của Trung Quốc đã được di dời đi nơi khác vĩnh viễn, họ tin rằng có thể các hệ thống này được tạm rút đi để được bảo trì.

VOA ghi lời Ông Timothy Heath, nhà phân tích quốc phòng cao cấp thuộc tổ chức Rand Corporation, nhận định: “Do chịu tác động của muối và độ ẩm dẫn đến bị ăn mòn, các hệ thống tên lửa H-9 phải được đưa về đất liền để bảo trì theo định kỳ.”

Việc các tên lửa này đột ngột biến mất diễn ra giữa lúc tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng với các hoạt động của tàu chiến Mỹ tiến gần các đảo đang trong vòng tranh chấp, và Trung Quốc lần đầu tiên điều máy bay ném bom tới đảo Phú Lâm.

Một điểm cũng ghi nhận vêà các thay đôåi suy nghĩ: người dân Việt Nam đang ghi công chôáng trả Hải quân Trung Quốc để giữ biển, giữ đảo đối với các chiến binh hy sinh ở cả hai trận hải chiến: trận Hoàng Sa khi Hải quân VNCH năm 1974 bị TQ tấn công, và trận Gạc Ma (của Trường Sa) khi Haỉ quân VN năm 1988 bị TQ tấn công…

Bản tin BBC hôm 11/6/2018 do phóng viên Ngọc Linh tường thuật từ Deptford, London, trích:

“Buổi lễ diễn ra ở London ngày 10/6

Ngày 10/6/2018, Hội Phật giáo Việt Nam tại Anh (Vietnamese Buddhist Association in the United Kingdom) phối hợp với Hội người Việt Nam tại Anh tổ chức Đại lễ cầu siêu cho anh linh các chiến sỹ người Việt đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Buổi lễ diễn ra tại Phật đường 2000 Community Action Centre, Deptford, London.

Mở đầu Đại lễ, các phật tử và bà con người Việt đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”(ngưng trích)

Nghĩa là, nơi cõi an lạc ở bên kia thế giới, lằn ranh quốc-cộng không còn nữa…

Biển Đông, dù vậy, vẫn đang sôi sục không ngừng.

https://vietbao.com/p123a282059/tu-dac-khu-toi-bien-dong