Tin Biển Đông – 11/08/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 11/08/2017

TQ phản đối tàu Mỹ áp sát đảo

và tiếp tục cơi nới ở Biển Đông

Bắc Kinh tức giận cảnh báo khi tàu chiến Mỹ áp sát một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói hành động của tàu USS John McCain hôm 10/8/2017 là vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế, gây ảnh hưởng “nghiêm trọng” tới chủ quyền và an ninh quốc gia.

“Trung Quốc vô cùng bất bình về việc này,” ông Cảnh nói trong một tuyên bố, và cho biết thêm là Bắc Kinh sẽ chính thức phản đối với Washington.

Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn, vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.

Tàu chiến Mỹ lại tiến sát Đá Vành Khăn

Tàu chiến Mỹ áp sát đảo tranh chấp ở Hoàng Sa

Tàu chiến Mỹ tiếp cận Đá Vành Khăn

Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm ‘thực thi quyền tự do đi lại trên biển’

Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng cả Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

Hãng tin AFP dẫn nguồn từ một quan chức Hoa Kỳ, nói Trung Quốc đã phát các tín hiệu cảnh báo ít nhất là 10 lần về phía tàu USS McCain.

“Hãy quay ra, các anh đang trong vùng biển của chúng tôi,” phía Trung Quốc nói.

“Chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi là tàu Mỹ, đang tiến hành hoạt động tự do đi lại trên biển,” AFP trích lời quan chức Hoa Kỳ giấu tên.

Quan chức này nói với AFP rằng việc trao đổi qua lại giữa hai bên là “an toàn và chuyên nghiệp”, và hoạt động của phía Mỹ kéo dài trong khoảng 6 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Cảnh Sảng nói đó là các hoạt động “gây nguy hiểm tính mạng”.

Bàn tròn: Tướng Lịch thăm Mỹ – kết quả và phân tích

Việc tàu Mỹ áp sát Đá Vành Khăn diễn ra chỉ bốn ngày sau khi Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản, bên lề Diễn đàn An ninh của 10 nước ASEAN tổ chức tại Manila, lên án việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông và xây cất các căn cứ quân sự trên đó.

AMTI nói Trung Quốc tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo

Mới đây, tổ chức nghiên cứu Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) công bố trên trang web của họ các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng các đảo nhân tạo.

Điều này trái ngược với lời Ngoại trưởng Trung Quốc nói bên lề Diễn đàn An ninh ASEAN hôm thứ Hai rằng Bắc Kinh đã chấm dứt các hoạt động đó từ hai năm nay.

Ông Vương còn nói thêm rằng nước đang có các hoạt động bồi đắp trên biển “không phải là Trung Quốc”.

“Việc cơi nới của Bắc Kinh đã không chấm dứt vào giữa năm 2015 với sự hoàn tất các đảo nhân tạo tại Quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đang tiếp tục bồi đắp đảo về phía bắc, tại Quần đảo Hoàng Sa,” AMTI viết.

AMTI nói hai ví dụ gần nhất là tại Đảo Cây (tên tiếng Anh, Tree Island, và phía Trung Quốc gọi là đảo Triệu Thuật) và Đảo Bắc (North Island) thuộc nhóm đảo An Vĩnh (tên tiếng Anh là Amphitrite Group) ở Quần đảo Hoàng Sa.

Những hình ảnh vệ tinh mà AMTI công bố cũng cho thấy lời ông Vương Nghị nói là không đúng.

Các hình này cho thấy sự thay đổi, mở rộng rõ rệt trên Đảo Cây trong các thời điểm 28/6/2016 và 5/8/2017 so với thời điểm 5/8/2015.

Trung Quốc kể từ 2015 đã nạo vét một vịnh mới và bồi đắp thêm được 10 hectare trên Đảo Cây, và gần đây đã hoàn tất thêm một bãi đáp trực thăng mới, đồng thời lắp đặt các máy phát điện chạy bằng gió cùng các tấm pin mặt trời tại đây, theo AMTI.Bắc Kinh tức giận cảnh báo khi tàu chiến Mỹ áp sát một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông, AMTI nói.

Trên Đảo Bắc, AMTI nói Trung Quốc đã bắt đầu việc bồi đắp để nối đảo này với Đảo Trung (Middle Island) kế bên vào năm 2016, nhưng phần nối liền hai đảo đã bị bão Sakira hồi tháng Mười năm ngoái phá tan. Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp tiếp ở mũi nam của Đảo Bắc và xây tường chắn quanh 7 acres đảo mới bồi đắp để chống bị xói mòn, đồng thời xây cất một số cơ sở mới tại đây.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-40900906

 

Trung Quốc phản đối Mỹ

cho tàu chiến đi sát Bãi đá Vành Khăn ở Trường Sa

Trung Quốc rất thất vọng vì hành động của Mỹ khi cho tàu chiến đi ngang qua khu vực 12 hải lý Đá Vành Khăn, trong quần đảo Trường Sa vào hôm 10 tháng 8 vừa qua.

Đó là phát biểu của ông Cảnh Sảng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào chiều tối ngày thứ Năm, ông nói thêm rằng bằng hành động đó, Mỹ đã xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.

Hôm thứ Năm 10 tháng 8 khu trục hạm USS John S. McCain đã thực hiện một chuyến tuần tra áp sát Đá Vành Khăn, một trong 7 bãi mà Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo trong thời gian qua.

Một viên chức của Hải quân Mỹ nói với hãng thông tấn AP rằng Mỹ có quyền cho tàu hay máy bay của mình đến bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.

Ông Cảnh Sảng nói rằng với hành động của Mỹ, Trung Quốc sẽ gia tăng tiềm lực để bảo vệ chủ quyền của mình.

Trung Quốc là nước tuyên bố chủ quyền lên đến 90% diện tích biển Đông, nhưng vào tháng Bảy năm ngoái Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế ở Hà Lan tuyên rằng đòi hỏi đó không có giá trị, và vùng biển xung quanh những bãi đá, đảo nhỏ trên biển Đông, dù bất cứ ai làm chủ cũng là vùng biển quốc tế.

Những chuyến tuần tra trên biển Đông mà Mỹ gọi là Chiến dịch tự do hàng hải đã được bắt đầu dưới thời Tổng thống Obama, và lần tuần tra này là lần thứ ba dưới thời Tổng thống Trump.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/americain-ship-china-08112017085937.html

 

Nhật cấp phụ tùng trực thăng cho Philippines

để giành ảnh hưởng khu vực

Theo 4 nguồn tin khác nhau, quân đội Nhật Bản sẽ viện trợ hàng ngàn phụ tùng trực thăng để duy trì hoạt động của các máy bay trực thăng quân sự Philippines. Động thái này cũng giúp Tokyo giành được thế mạnh với Manila trong cuộc chạy đua với Trung Quốc để giành ảnh hưởng đối với quốc gia ở Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược này.

Đây có thể là thỏa thuận đầu tiên trong một loạt các thỏa thuận tương tự giữa lúc Tokyo tăng cường ngoại giao quốc phòng với các quốc gia Đông Nam Á háo hức muốn nhận các tàu tuần tra, tàu lớn và các thiết bị quân sự khác.

Một chỉ huy không quân cao cấp của Philippines nói với Reuters: “Đây là một minh chứng cho quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược mạnh mẽ của hai đồng minh”. Vị chỉ huy nói thêm rằng Nhật Bản sẽ cung cấp khoảng 40.000 phụ tùng theo thỏa thuận này. Không rõ tổng giá trị của số phụ tùng là bao nhiêu.

Các nguồn tin cho hay các phụ tùng đó dành cho các máy bay trực thăng UH-1 của Philippines.

Malaysia, Philippines và Việt Nam cũng đã đề nghị được nhận máy bay tuần tra săn ngầm P3-C của Nhật, một khi nước này thay thế bằng máy bay P-1, hai nguồn tin cho hay.

Nhật Bản lo ngại Bắc Kinh có thể làm yếu đi những tiếng nói phản đối đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông bằng cách bán vũ khí và cấp viện trợ phát triển cho các nước ở quanh tuyến đường thủy bận rộn này.

Chính phủ của ông Abe tin rằng Nhật Bản đang ở vị trí thuận lợi hơn so với Washington để lôi kéo các nước Đông Nam Á ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, vì Nhật không bị ràng buộc bởi những quy định cấm Hoa Kỳ can dự đầy đủ với các chế độ phi dân chủ, như Thái Lan và Việt Nam.

Các điều kiện do Hoa Kỳ đặt ra đã buộc Philippines phải tìm nguồn cung vũ khí ở Trung Quốc và Nga, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines.

Trung Quốc đã ngỏ ý viện trợ thiết bị quân sự trị giá 14 triệu đôla cho Philippines, bên cạnh khoản vay ưu đãi 500 triệu đôla để mua vũ khí Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-cap-phu-tung-truc-thang-cho-philippines-de-gianh-anh-huong-khu-vuc/3980647.html