Tin Biển Đông – 11/01/2018
Hoa Kỳ cam kết bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông
- Ngày đăng 12-01-2018
- BDN
Trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ tuyên bố sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không tại khu vực.
Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim cho biết lập trường của Mỹ về Biển Đông không thay đổi và rằng Washington vẫn duy trì cam kết ở Đông Nam Á và liên minh quân sự với Philippines, theo báo Manila Times đưa tin sáng ngày 11/1.
“Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để thúc đẩy và bảo vệ các quyền lợi quốc tế như tự do hàng hải và tự do bay qua” Biển Đông, ông Kim nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.
Lời tuyên bố của ông Kim được đưa ra trong bối cảnh các nước trong khu vực và Hoa Kỳ quan ngại về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại vùng biển có ý nghĩa chiến lược. Các bên có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana trước đó nói rằng Manila sẽ đưa ra văn kiện ngoại giao phản đối Trung Quốc nếu có bằng chứng cho thấy “hoạt động quân sự hóa” ở bãi Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Lorenzana đưa ra tuyên bố trên sau khi đài truyền hình nhà nước Trung Quốc công bố các bức ảnh cho thấy một đường băng dài 3.125 mét mà quân đội Trung Quốc xây dựng trên hòn đảo này. Bệnh viện và các cơ sở quân sự cũng được cho là đã xuất hiện trên bãi Đá Chữ Thập.
Cách giải quyết tranh chấp Biển Đông
Khi được hỏi liệu các công trình do Trung Quốc xây dựng có gây trở ngại cho tự do hàng hải ở Biển Đông hay không, Đại sứ Mỹ Sung Kim trả lời: “Chúng tôi sẽ tiếp tục vận chuyển rất nhiều hàng hoá trong khu vực đó và chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động của mình để bảo vệ các quyền lợi đó.”
Ông Kim cho biết cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ các quyền lợi quốc tế không chỉ là vì Hoa Kỳ mà còn vì lợi ích của mọi quốc gia, bởi vì rất nhiều hoạt động thương mại lưu chuyển qua khu vực này.
“Nếu chúng ta không có tự do hàng hải thì tất cả chúng ta sẽ phải chịu khổ”, ông Kim nói.
Ông lưu ý rằng mặc dù Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc đến cách thức giải quyết mối tranh chấp này.
Ông Kim cho biết Mỹ cho rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết hòa bình theo luật pháp và thông lệ quốc tế.
“Đây là lý do tại sao chúng tôi ca ngợi những nỗ lực nhằm đưa ra các nguyên tắc vững mạnh, quy tắc ứng xử để quy định các nguyên đơn sẽ theo đuổi tranh chấp như thế nào”, ông Kim đề cập đến Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông mà Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) soạn thảo.
Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Ông Brian Hook, cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về chính sách châu Á, cho biết các hành động của Trung Quốc rõ ràng đang thách thức luật pháp quốc tế.
Ông nói: “Họ chèn ép các nước nhỏ theo những cách thức gây căng thẳng hệ thống toàn cầu, các hành động của họ cũng làm suy yếu các nguyên tắc cốt lõi về chủ quyền mà chúng ta rất trân quý”.
Ông nói sự trỗi dậy của Trung Quốc không được đồng nghĩa với tổn thất đối với trật tự quốc tế dựa trên các giá trị và quy tắc, đây vốn là nền tảng cho hòa bình và ổn định trong khu vực “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” cũng như phần còn lại của thế giới.
Chính quyền của Tổng thống Trump đang thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong khu vực, dựa vào Ấn Độ để làm đối trọng cân bằng với các tham vọng siêu cường của Trung Quốc.
Ông Hook nói rằng Hoa Kỳ hiểu rất rõ lợi ích của mình trong khu vực và Washington đang củng cố điều này bằng cách thể hiện với Bắc Kinh rằng họ có quyền tự do di chuyển hàng hải và hàng không trong khu vực.
Ông Hook nói: “Khi hành vi của Trung Quốc không theo kịp những giá trị và những quy tắc này, chúng ta sẽ đứng lên và bảo vệ tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law)”.
TQ “tung” vũ khí mới giúp độc chiếm các đảo tranh chấp?
- Ngày đăng 12-01-2018
- BDN
Hôm 10/1, hải quân Trung Quốc đã cho ra mắt một tàu đổ bộ Type 071 mới mà theo giới chuyên gia quân sự, con tàu này sẽ giúp Trung Quốc giành thế độc chiếm đối với các đảo tranh chấp.
Theo trang thepaper.cn, với lượng giãn nước toàn tải tối đa 29.000 tấn, tàu Long Hổ Sơn dài 210 m và rộng 28 m hiện là tàu tấn công đổ bộ lớn nhất do Trung Quốc tự thiết kế.
Còn theo Cục dân chính tại tỉnh Giang Tây, tàu Long Hổ Sơn được đặt tên theo một ngọn núi ở huyện Ưng Đàm.
“Trung Quốc đang phát triển các thế hệ tàu Type 071 đáp ứng được yêu cầu tham chiến bao gồm cả cuộc chiến tranh chấp chủ quyền giành các hòn đảo trong tương lai. Những chiếc tàu này sẽ giúp quân đội Trung Quốc giành ưu thế trong các vụ tranh chấp chủ quyền cũng như vấn đề sáp nhập Đài Loan”, ông Song Zhongping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc chia sẻ với Thời báo Hoàn Cầu.
Ông Song cho hay, Trung Quốc hiện sở hữu 4 – 5 tàu tấn công đổ bộ. Các tàu Type 071 còn chở theo trực thăng để hoạt động trên các đảo nằm ngoài biển.
Ngoài ra, các tàu Type 071 hoàn toàn có thể phối hợp hành động với các tàu tấn công đổ bộ Type 075 đồng thời giúp hải quân Trung Quốc nắm quyền kiểm soát trên không trong quá trình đổ bộ.
Thậm chí, các tàu Type 071 còn được trang bị vũ khí phòng vệ để đối phó trước các đợt tấn công và giúp hải quân Trung Quốc áp sát các đảo mục tiêu, ông Song nhấn mạnh.
Ông Zhang Junshe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu hải quân Trung Quốc nói thêm, bên cạnh nhiệm vụ tấn công đổ bộ, các tàu Type 071 đã tham gia cùng hải quân tiến hành nhiệm vụ hộ tống kể từ năm 2008.
“Trung Quốc có số lượng tàu tấn công đổ bộ ít hơn Mỹ nhưng hải quân Trung Quốc đang cố gắng mở rộng số lượng”, ông Zhang chia sẻ.
Manila phản đối Bắc Kinh ‘quân sự hóa’ Đá Chữ Thập
- Ngày đăng 11-01-2018
Philippines sẽ phản đối theo đường ngoại giao sau khi Manila đặt câu hỏi liệu có phải Bắc Kinh đã ‘nuốt lời’ trong việc cam kết không quân sự hóa tại một bãi đá thuộc Quần đảo Trường Sa.
Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana nói hôm 9/01/2018 rằng Manila đang điều tra các tường thuật về hoạt động gần đây của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích vùng Biển Đông, và cơi nới bồi đắp các bãi đá tại các Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, xây dựng lắp đặt trên đó các cơ sở, thiết bị quân sự.
Hoa Kỳ chỉ trích hoạt động trên của Trung Quốc và quan ngại Bắc Kinh sẽ dùng chúng để hạn chế việc tự do đi lại trên tuyến đường biển giao thương quan trọng này.
Đá Chữ Thập vốn là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Trên thực tế, Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát nơi này kể từ 1988.
“Có được giữ nguyên hiện trạng”?
Trong những năm gần đây, Đá Chữ Thập được bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Hôm 30/12, một đoạn băng video được kênh truyền hình quốc gia của Trung Quốc CCTV phát đi, cho thấy Đá Chữ Thập đã được biến thành một căn cứ không quân, Reuter tường thuật.
Bản quyền hình ảnh CSIS Image caption Cơ sở xây cất cho phi cơ hạng nặng Y-8 của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa
Ông Lorenzana lớn tiếng phản đối, bất chấp những bước đi gần đây của Tổng thống Rodrigo Duterte vốn nhằm xoa dịu các căng thẳng với Trung Quốc.
“Họ nói rằng họ không quân sự hóa và hoạt động tại nơi đó chỉ nhằm phục vụ các mục đích hòa bình như du lịch,” ông Lorenzana được hãng tin AFP dẫn lời.
“Thế nhưng chúng tôi có thể chứng minh rằng họ đã đưa binh lính và vũ khí, đồ quốc phòng tới, và như vậy là vi phạm chính những lời họ đã nói.”
Ông Lorenzana nói rằng ông cũng nhận được các phúc trình theo đó nói ngư dân Philippines đã bị lực lượng tuần duyên Trung Quốc “quấy nhiễu”.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc xây cất hoàn toàn được thực hiện trên lãnh thổ Trung Quốc, để nhằm hỗ trợ hòa bình trong khu vực, đảm bảo an toàn hàng hải và ngăn ngừa thảm họa, theo Reuters.
“Tất nhiên là Trung Quốc cũng cần xây cất các thiết bị quốc phòng cần thiết để bảo vệ lãnh thổ,” phát ngôn viên Lục Khảng nói. “Các thiết bị đó không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào.”
Trên Đá Chữ Thập hiện đã có một bệnh viện với hơn 50 bác sỹ, các tàu thuyền cơ động cao tốc, và một sân bay với đường băng dài 3.160 mét, nhằm phục vụ cơ sở Bắc Kinh gọi là “trạm dự báo thời tiết” có gắn radar, Reuters dẫn nguồn truyền thông chính thống của Trung Quốc nói.
Tiếp tục đẩy mạnh xây cất
Bản quyền hình ảnh CSIS Image caption Trung Quốc xây cất trên Đá Subi
Hồi tháng trước, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ công bố những hình ảnh vệ tinh mới cho thấy hệ thống radar và các thiết bị khác đã được triển khai tại vùng quần đảo có tranh chấp tại Biển Đông.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu (Asia Maritime Transparency Initiative – AMTI) nói rằng Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây cất trên các đảo, bất chấp những phản đối từ Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trong năm 2017, Trung Quốc đã lắp đặt các cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho các căn cứ không quân và hải quân, như “các hệ thống radar và mạng cảm ứng lớn”, AMTI nói.
Đá Chữ Thập là nơi diễn ra nhiều hoạt động xây cất nhất trong năm ngoái. Các công trình được xây trên 27 acres, tức khoảng 110 ngàn mét vuông, phân tích của AMTI đối với các hình ảnh vệ tinh thu đươc cho thấy.
Ngoài Trung Quốc, Việt Nam cũng là nước có hoạt động nâng cấp ở Biển Đông.
Hồi tháng 12 năm ngoái, tin cho hay Hà Nội đã lắp đặt một số cơ sở mới ở khu vực Đá Tây thuộc Quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, quy mô xây cất của Việt Nam là rất nhỏ so với hoạt động của Bắc Kinh.
TQ liên tục vi phạm những gì họ đã cam kết
Cố vấn chính sách cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, ông Brian Hook, nói với các nhà báo trong một cuộc hội thảo qua điện thoại hôm 9/1 rằng: Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi vấn đề chủ quyền vẫn chưa được giải quyết.
Theo đó,Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, đồng thời tố cáo Bắc Kinh về những hành động khiêu khích trong các nỗ lực quân sự hóa các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.
Cũng vào ngày 9/1, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, nước này sẽ đưa ra kháng nghị ngoại giao cho Trung Quốc vì làm trái cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo ở biển Đông. Tuyên bố được nêu sau khi hình ảnh do đài truyền hình Trung Quốc công bố hôm 30/12/2017 cho thấy Đá chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dường như đã bị biến thành căn cứ không quân.
Bộ trưởng Lorenzana cho biết: “Chính phủ Trung Quốc từng nói rằng họ sẽ không quân sự hóa các bãi đá nhân tạo. Nhưng chúng tôi có thể chứng minh rằng họ đã đưa binh lính và thậm chí cả hệ thống vũ khí. Đây là hành động vi phạm những gì họ cam kết” . Trước tuyên bố này, phía Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào.
Theo truyền thông Trung Quốc, Đá Chữ Thập có một bệnh viện với hơn 50 bác sĩ, kết nối di động tốc độ cao và một sân bay với đường băng dài 3.160 m để phục vụ những gì mà Bắc Kinh gọi là “trạm khí tượng” có trang bị radar. Trong 27 năm qua, hải quân Trung Quốc đã gửi hơn 1.000 binh lính đến bảo vệ khu vực này.
Mỹ lâu nay chỉ trích Trung Quốc vì hành vi xây dựng trái phép cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo và lo ngại chúng có thể được sử dụng để hạn chế sự tự do đi lại ở biển Đông.
Tờ South China Morning Post, tờ báo tiếng Anh của Hong Kong, dẫn lời ông Cố vấn Hook: “Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu.”
Ông Hook nhấn mạnh: “Hoa Kỳ sẽ hậu thuẫn các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải. Chúng tôi sẽ điều máy bay bay ngang qua, điều tàu qua lại trong khu vực, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp cho phép.”
Mặc cho Mỹ, Philippiness và các nước chung quanh đả kích, phản đối, Trung Quốc tiếp tục xây dựng trong các vùng biển đang tranh chấp. Tháng 12/2017 ảnh vệ tinh do tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) công bố cho thấy Trung Quốc đã xây một hệ thống radar tại đảo Đá Chữ Thập, và nhiều đường hầm dùng làm kho đạn trên đá Subi, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Ông Cố vấn chính sách của Ngoại Trưởng Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi mạnh mẽ tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không thể diễn ra bằng cách phương hại tới các giá trị và trật tự thế giới dựa trên khái niệm pháp quyền. Trật tự đó là nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn cầu… Khi cách hành xử của Trung Quốc đi chệch hướng với các giá trị đó và với khái niệm pháp quyền, Hoa Kỳ sẽ đứng lên để bảo vệ pháp quyền”.
Đáp lại, Trung Quốc mạnh mồm tuyên bố, rằng nước này có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với các đảo và thực thể đang trong vòng tranh chấp, bất chấp Đài Loan, Malaysia, Việt Nam Philippines và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền tại những nơi này.
Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ không can thiệp vào các cuộc tranh chấp khu vực, viện lẽ Hoa Kỳ không phải là một trong những bên tranh chấp.
Bắc Kinh còn lớn tiếng: Các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trong các vùng biển đang tranh chấp đã “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.”
Bản tin Biển Đông ngày 09/01/2018
Bản tin Biển Đông ngày 09/01/2018.
Philippines sẽ phản đối Trung Quốc nếu xác nhận được thông tin quân sự hoá trên Đá Chữ Thập
Trang Inquirer cho biết, liên quan đến thông tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc gần đây đề cập đến việc Trung Quốc đã hoàn tất việc củng cố căn cứ không quân trên Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, tại một cuộc họp báo ngày 08/01, khi được hỏi về quan điểm của mình liên quan đến thông tin này, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Delfin Lorenzana khẳng định Chính phủ Philippines sẽ đưa ra phản đối với Trung Quốc nếu xác minh được rằng thực sự có việc quân sự hoá trên Biển Đông, dù tuần trước Bộ Ngoại giao Philippines vừa ra tuyên bố rằng sẽ tiếp tục duy trì đối thoại với các bên, bao gồm cả Trung Quốc trong việc xử lý các vấn đề ở Biển Đông. Ông Delfin giải thích “đó là vì Chính phủ Trung Quốc trước đây đã khẳng định họ không quân sự hoá Đá Chữ Thập và các căn cứ ở đó chỉ nhằm phục vụ mục đích dân sự”; “nếu Philippines chứng minh được rằng Trung Quốc đã bố trí quân nhân và thậm chí các loại vũ khí nhằm tăng khả năng phòng thủ trên Đá Chữ Thập thì có thể khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm những cam kết của họ”.
Tổng thống Đài Loan chỉ trích việc Trung Quốc ngang nhiên mở các tuyến đường bay trên eo biển Đài Loan là hành động “vô trách nhiệm”
Ngày 08/01, ABS-CBN đưa tin, sau cuộc gặp ngày 07/01 với các quan chức Đài Loan nhằm đánh giá tình hình liên quan đến việc tuần trước Trung Quốc tuỳ tiện mở một số tuyến đường bay, trong đó có một tuyến đường bay phía Bắc có tên M503 trên eo biển Đài Loan, mà không thông báo cho phía Đài Loan cũng như việc nước này liên tục tăng cường các hoạt động quân sự đe doạ sự ổn định của khu vực, Tổng thống Đài Loan đã gọi hành động đơn phương mới nhất này của Bắc Kinh là “hành động vô trách nhiệm”, “không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hàng không, mà còn đe doạ tình hình hiện nay ở khu vực eo biển Đài Loan”; đồng thời kêu gọi Bắc Kinh đặt ưu tiên cho việc khôi phục lại các cuộc đàm phán về góc độ kỹ thuật đối với các tuyến đường bay.
Sự lo ngại của Đài Loan không phải là không có cơ sở khi động thái đơn phương này của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này không ngừng thúc đẩy chương trình hiện đại hoá quân sự ở khu vực nhằm tăng cường hơn nữa sự kiểm soát trên thực tế, bao gồm việc ráo riết sản xuất các tàu sân bay và một loạt các máy bay viễn thám nhằm nâng cao khả năng triển khai lực lượng từ đất liền và thúc đẩy tuần tra ở khu vực gần sát Đài Loan.
Vì lý do nào mà chiến lược biển và quan hệ đối tác của Úc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lại khiến Trung Quốc phải lo ngại?
Ngày 08/01, trang mạng của Trung tâm An ninh Biển quốc tế (CIMSEC) đăng bài viết “Chiến lược Biển và Quan hệ đối tác của Úc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lại khiến Trung Quốc phải lo ngại” của David Scott, chuyên gia phân tích về quan hệ quốc tế khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và địa chính trị biển tại Đại học Quốc phòng NATO, Rome, Ý. Trong bài viết, tác giả đã nhìn nhận lại chiến lược biển của Úc, khẳng định chiến lược biển của Úc đã đặt trọng tâm đối với tuyến đường biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, với việc gần đây nước này bày tỏ một cách rõ ràng và mạnh mẽ những lo ngại của nước này trước các hoạt động quân sự hoá trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông David cho rằng, chiến lược biển của Trung Quốc và việc nước này tăng cường hợp tác, triển khai các cuộc diễn tập hải quân với Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước khác ở khu vực là nguyên nhân khiến Trung Quốc “phải dè chừng” khả năng bị kiềm chế ở Biển Đông.