Tin Biển Đông – 11/01/2017
Mỹ: Máy bay ném bom TQ bay quanh Trường Sa để giương oai
Một máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc đã bay quanh quần đảo Trường Sa vào cuối tuần qua trong một màn biểu dương lực lượng mới ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, một giới chức Mỹ cho Reuters biết hôm thứ Ba.
Đây là lần thứ hai máy bay ném bom Trung Quốc bay ở Biển Đông trong năm nay. Lần đầu tiên là vào ngày 1 tháng 1, theo lời một giới chức giấu tên của Mỹ.
Giới chức này nói chuyến bay này có thể được xem là một màn “biểu dương lực lượng chiến lược” của Trung Quốc.
Động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tỏ dấu hiệu cho thấy ông sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1. Ông Trump chỉ trích Bắc Kinh trên trang Twitter về những hoạt động thương mại của nước này và cáo buộc Trung Quốc không giúp Hoa Kỳ kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Trung tá Hải quân Gary Ross, một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, nói ông không bình luận cụ thể về các hoạt động của máy bay ném bom Trung Quốc gần đây, nhưng ông nói rằng “Chúng tôi tiếp tục quan sát một loạt các hoạt động quân sự đang diễn ra của Trung Quốc trong khu vực”.
Hồi tháng 12, một máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã bay dọc theo “đường chín đoạn” mà nước này sử dụng để lập bản đồ yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, một tuyến đường thương mại toàn cầu mang tính chiến lược. Chiếc máy bay này cũng bay vòng quanh Đài Loan, đảo quốc mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai.
http://www.voatiengviet.com/a/my-may-bay-nem-bom-tq-bay-quanh-truong-sa-de-giuong-oai/3672058.html
Việt Nam tiếp nhận thêm
một bản đồ khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa
Một Việt kiều Mỹ vừa trao tặng UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng, một tấm bản đồ được cho là có từ những năm đầu thế kỷ 19, trong đó xác định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Đế chế An Nam (Việt Nam).
Tin từ báo chí Việt Nam cho hay Tiến sĩ Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa – Giáo dục Việt Nam ở Mỹ đã mua được tấm bản đồ Partie de la Cochinchine do nhà địa lý học nổi tiếng Phillipe Vandemaelen, người sáng lập Viện địa lý Hoàng gia Bỉ, vẽ từ một người Mỹ với giá 100 đôla. Trong dịp về Việt Nam ăn Tết, ông Thắng đã tặng huyện Hoàng Sa tấm bản đồ vào ngày 10/1.
Tấm bản đồ nằm trong bộ Atlas Thế giới và được xuất bản năm 1827. Trong bản đồ có phần giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam và phần bản đồ xác định Hoàng Sa thuộc về đế chế này.
Một nhà nghiên cứu Biển Đông, ông Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, nói đây là một cơ sở rất tốt để chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa nếu tấm bản đồ trên được xác định là có giá trị.
“Nếu mình có những bản đồ có giá trị thì đó là những cơ sở rất tốt để mình chứng minh đất nước Việt Nam là như thế nào. Cái đó rất cần thiết. Mà ở Việt Nam thì hiện nay chưa có nhiều thông tin về cái này”.
Theo ông Lê Công Giàu, Việt Nam hiện chưa phát huy được những tiềm lực từ dân chúng trong việc tập hợp các tư liệu chứng minh chủ quyền của mình ở Biển Đông. Ông cho biết:
“Ở Việt Nam hiện nay chỉ có những thông tin về bản đồ do nhà nước công bố thôi. Còn của tư nhân nghiên cứu thì rất ít. Có thể có nhưng không được công bố. Đó là điều không được tốt lắm. Đáng lẽ những vấn đề như thế thì nên một mặt là nhà nước công bố, nhưng phải để cho tư nhân, những nhà nghiên cứu họ nghiên cứu được cái gì thì họ công bố để mọi người cùng tham khảo. Cái đó tốt hơn là chỉ có nguồn tin nhà nước”.
TS. Trần Thắng là người chuyên sưu tầm bản đồ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ông đã tặng cho Việt Nam 150 tấm bản đồ và 3 cuốn Atlas do Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới xuất bản.
Đài Loan đưa máy bay, tàu chiến
giám sát hàng không mẫu hạm Trung Quốc
Hôm thứ Tư, Đài Loan đã đưa máy bay phản lực và tàu hải quân ra khu vực mà nhóm tàu chiến Trung Quốc, do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh dẫn đầu, di chuyển qua eo biển Đài Loan. Đây là động thái mới nhất cho thấy sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và đảo quốc tự trị.
Chiếc hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, do Liên Xô thiết kế, đang trên đường trở về từ cuộc tập trận ở Biển Đông. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tuy không xâm lấn vào vùng lãnh hải của Đài Loan nhưng lại đi vào khu vực nhận dạng phòng không phía tây nam của nước này.
Do đó, Đài Loan đã đưa máy bay và tàu hải quân đến để “giám sát và kiểm soát” hành trình của nhóm tàu Trung Quốc ở khu vực biển giữa Đài Loan và Trung Quốc, theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan Chen Chung-chi.
Máy bay và tàu quân sự của Đài Loan đi theo nhóm tàu của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh khi nhóm tàu này di chuyển lên mạn tây của tuyến đường ở giữa eo biển Đài Loan.
Nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Đài Loan về vấn đề Trung Quốc đã kêu gọi Bắc Kinh tái tục đối thoại, sau khi các kênh thảo luận chính thức bị Bắc Kinh đình chỉ hồi tháng Sáu.
Tuần trước, Trung Quốc xác nhận hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang tham gia một cuộc diễn tập ở Biển Đông để thử vũ khí và các thiết bị quân sự. Bắc Kinh nói các hoạt động của nước này tuân thủ luật