Tin Biển Đông– 10/04/2019
Biển Đông : Tàu đổ bộ tấn công của Mỹ
tập trận chung với Philippines
Trong bối cảnh biển Đông vẫn sôi sục vì xung đột chủ quyền, Hoa Kỳ đưa một chiến hạm đa năng và chiến đấu cơ tàng hình F-35B tham gia tập trận với đồng minh Philippines gần bãi đá Scarborough, nơi bị Trung Quốc chiếm đoạt từ năm 2012. Hành động này được xem là một tín hiệu cảnh báo Bắc Kinh.
Theo hãng tin ABS-CBN Philippines ngày 10/04/2019, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung Balikatan kéo dài trong 12 ngày kể từ 01/04, hải quân Mỹ đưa chiến hạm đa năng USS Wabs vào vùng Scarborough. Sự kiện lần đầu tiên Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đem tàu đổ bộ tấn công có trang bị F-35B lên thẳng tham gia tập trận với Philippines được xem là một cử chỉ ủng hộ đồng minh và cũng là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với Trung Quốc.
Cuộc tập trận đổ bộ Balikatan huy động 7000 binh sĩ Philippines và Hoa Kỳ.
Quan hệ giữa Trung Quốc với Philiipines căng thẳng lên trong những ngày qua.
Manila tố cáo hơn 200 tàu đánh cá Trung Quốc áp sát đảo Thị Tứ, một điểm nóng khác tại Trường Sa, để hù dọa tinh thần người dân hải đảo và binh sĩ Philippines trấn thủ.
Tổng thống Duterte, trong một phản ứng được xem là khá dứt khoát, kêu gọi Bắc Kinh triệt thoái đoàn « dân quân biển » nếu không ông sẽ bảo vệ chủ quyền bằng hành động quân sự.
Biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng
Hôm thứ Ba 09/04, một cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại thủ đô Manila. Khỏang 1.000 người cầm cờ Philippines tuần hành đến sứ quán Trung Quốc với biểu ngữ « Bảo vệ chủ quyền », « Trung Quốc cút đi ».
Nhiều người biểu tình trách cứ tổng thống Duterte thiếu cương quyết trước hành động « xâm lăng » của Trung Quốc, theo tường thuật của thông tấn xã Pháp.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190410-bien-dong-hang-khong-mau-ham-my-tap-tran-chung-voi-philippines
Biển Đông: Tàu sân bay Mỹ
tới sát vùng Philippines-TQ tranh chấp
Với việc điều một hàng không mẫu hạm tới khu vực gần rặng san hô chiến lược, nơi đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila, Hoa Kỳ muốn thể hiện sức mạnh tại Biển Đông.
Hãng ABS-CBN News hôm 9/4 đưa tin các ngư dân Philippines gần Bãi cạn Scarborough chứng kiến một tàu hàng không mẫu hạm, trông giống tàu của hải quân Mỹ, hiện diện tại vùng biển có tranh chấp giữa Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.
Phía Mỹ không xác nhận, cũng không bác bỏ tàu chiến hiện diện gần Bãi cạn Scarborough có phải là tàu USS Wasp hay không, Japan Times tường thuật.
Manila đón Nga, tập trận cùng Mỹ và dọa ‘cảm tử’ với TQ
Tàu ngầm Nhật ‘lần đầu’ diễn tập ở Biển Đông
VN ‘nên ký’ thỏa thuận đánh bắt cá chung
Vị trí tàu cá Philippines cách tàu chiến khoảng ba hải lý.
Tin tức nói các chiến đấu cơ đã cất cánh, hạ cánh lên xuống từ tàu này.
Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough kể từ 2012 tới nay, sau khi cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc kết thúc.
Kể từ đó, Trung Quốc trên thực tế đã phong tỏa khu vực này, nơi vốn là ngư trường màu mỡ của ngư dân Philippines, và thường xuyên cho tàu cá cùng các tàu “cảnh sát biển” tới nơi.
Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế thái độ của Trung Quốc tại đây, hồi tháng Giêng năm ngoái, hải quân Mỹ đã gửi một tàu khu trục tiến sát phạm vi 12 hải lý của bãi cạn này, nhằm thực thi quyền tự do đi lại ở Biển Đông.
Ngoài Bãi cạn Scaborough, Manila còn đối đầu với Bắc Kinh về nhiều địa điểm khác trên Biển Đông.
Gần đây nhất, căng thẳng bùng lên giữa hai bên với việc Trung Quốc cho hơn 200 tàu các loại tới đảo Thị Tứ, nơi Philippines đang kiểm soát.
Vụ việc khiến Manila giận dữ. Tổng thống Duterte tuyên bố “sẽ nói lính của tôi ‘chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ cảm tử” nếu Trung Quốc đụng vào đảo này.
Trong hôm 9/4, hàng trăm người Philippines đã biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông
Tàu USS Wasp và chiến đấu cơ F-35B dự Balikatan 2019
Hồi cuối tháng Ba, hải quân Mỹ đã xác nhận cử tàu USS Wasp tới tham dự cuộc tập trận chung Balikatan 2019.
Hoa Kỳ hiện đang có cuộc tập trận chung thường niên với Philippines, kéo dài từ 1 đến 12/4.
Đây cũng là lần tập trận Balikatan đầu tiên có sự tham dự của tàu USS Wasp phối hợp diễn tập cùng chiến đấu cơ tàng hình F-35B Lightning II của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, hải quân Hoa Kỳ nói.
Điều này “thể hiện việc tăng cam kết sức mạnh quân sự cho một vùng Indo-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, tuyên bố của hải quân Hoa Kỳ viết.
‘Vấn đề lớn nhất’ của Mỹ-Trung là Biển Đông?
Việt Nam ‘cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông’?
Biển Đông: Tàu Mỹ tới Gạc Ma, TQ tập bắn đạn thật
Mỹ không công bố cụ thể số quân nhân có mặt trên tàu USS Wasp khi tập trận chung với Philippines.
Tuy nhiên, USS Wasp là loại hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ, thông thường mang theo 31 phi cơ quân sự các loại, có đội ngũ 1.000 sỹ quan và thủy thủ, và có thể mang theo hơn 1.600 lính thủy quân lục chiến.
Các hình ảnh về hoạt động đang diễn ra của tàu tại Philippines cho thấy nó mang theo ít nhất là 10 chiếc F-35B, bốn chiếc MV-22 Ospreys, và hai trực thăng MH-60S Sea Hawk.
USS Wasp mới chỉ có khả năng đáp ứng F-35B kể từ 2017, sau khi được tân trang thêm các thiết bị mới.
Trong lần tập trận chung thứ 35 này, ước tính có khoảng 7.500 quân nhân các bên tham dự, trang tin Phil Star nói.
Phía Philippines chiếm khoảng 4.000 lính thuộc các lực lượng có vũ trang. Số lượng các quân nhân Mỹ là 3.500 người. Ngoài ra còn có khoảng 50 lính Úc góp mặt.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47866597
Việt Nam lặng lẽ mở rộng và xây dựng
các công trình ở Trường Sa
Việt Nam đang lặng lẽ mở rộng và gia cố các công trình tại khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với một số nước khác ở Biển Đông. Trang Sáng kiến minh bạch Hàng hải (AMTI) loan tin này hôm 10/4.
Theo AMTI, Việt Nam hiện có 49 tiền đồn nằm rải rác trên 27 thực thể mà Việt Nam kiểm soát ở khu vực Trường Sa.
Những công việc cải tạo mới của Việt Nam ở Trường Sa được AMTI cho biết bao gồm nâng cấp và hoàn tất một đường băng, xây dựng một số cơ sở liên lạc và các kênh thoát nước, nhưng không có dấu hiệu nào cho tháy Việt Nam tìm cách quân sự hóa các đảo ở mức độ như Trung Quốc đã làm. Không có dấu hiệu nào cho thấy Việt Nam xây dựng các nhà chứa máy bay giống như Trung Quốc đã làm ở Trường Sa.
Cũng theo AMTI Việt Nam đã mở rộng thêm 40 mẫu đất mới qua việc nạo vét quanh đảo và đổ cát lên đảo.
Điểm đáng chú ý, theo AMTI, là Việt Nam không gặp phải những phản ứng mạnh từ Trung Quốc khi tiến hành các công việc cơi nới, cải tạo này.
Trong khi đó Philippines các tháng qua đã phải đối mặt với việc Trung Quốc điều hàng trăm tàu đến đảo Thị Tứ thuộc Trường Sa khi Philippines thực hiện việc sửa chữa đường băng trên đảo này.