Tin Biển Đông – 10/02/2018
Trung tâm cảnh báo sóng thần của TQ ở Biển Đông
‘phục vụ cho các nước’
Trung Quốc hôm 8/2 tuyên bố trung tâm cảnh báo sóng thần quốc tế của nước này ở Biển Đông đã mở cửa và phục vụ cho các nước xung quanh khu vực biển này.
Theo Tân Hoa Xã, trung tâm do Trung Quốc “xây dựng và quản lý” sẽ theo dõi mảng địa chất đứt gãy có nguy cơ gây động đất lớn ở Biển Đông, như Sulu và Sulawesi, và sẽ cung cấp dịch vụ cảnh báo liên tục 24 giờ, tờ báo nhà nước dẫn lời ông Vương Hoa, một quan chức thuộc Cục hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết.
Biển Đông là khu vực có nguy cơ sóng thần. Hiện các nước trong khu vực chỉ dựa vào các cảnh báo do trung tâm cảnh báo của Mỹ và Nhật cung cấp.
Trung Quốc đưa ra dự án xây dựng trung tâm cảnh báo sóng thần vào năm 2009 và được Ủy ban Địa lý Liên Chính phủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (IOC/UNESCO) phê duyệt vào năm 2013.
Trong tuyên bố ngày 8/2, quan chức của Cục hải dương Trung Quốc nói trung tâm “là kết quả của sự hợp tác hàng hải thực tế giữa các quốc gia xung quanh Biển Đông”.
Bản tin của Tân Hoa Xã nói thêm rằng Trung Quốc sẽ tổ chức tập huấn và cung cấp cảnh báo sóng thần cho các nước xung quanh Biển Đông.
Tờ báo dẫn lời Giám đốc Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Quốc gia, Yuan Ye, cho biết hiện Trung Quốc có khả năng cảnh báo cho công chúng về sóng thần sau khi xảy ra động đất từ 8 đến 10 phút.
Hơn 80% sóng thần xảy ra ở Thái Bình Dương.
Năm 1897, một cơn sóng thần gây ra bởi một trận động đất ở phía bắc biển Sulu đã giết chết hơn 100 người. Một trận động đất 8,0 độ ở biển Sulawesi vào năm 1976 cũng giết chết gần 8.000 ở Phillippines.
Tiếp theo một loạt các hoạt động bồi đắp đất, lắp đặt các thiết bị, cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo, đá có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và một số nước khác trong khu vực, dự án xây dựng trung tâm sóng thần cũng được xem là nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hoa Kỳ từng cảnh báo Bắc Kinh về các hoạt động quân sự hóa Biển Đông và có mục đích làm thay đổi hiện trạng trên thủy lộ đông đúc và giàu tài nguyên này. Nhưng Bắc Kinh nói tất các các hoạt động của họ phần lớn là nhằm mục đích dân sự, thúc đẩy nghiên cứu, cứu hộ và an ninh hàng hải, có lợi cho tất cả các nước trong khu vực.
Mỹ Đại Chiến, TC Du Kích
Vi Anh
Từ lâu TC đã xâm lấn, xâm chiếm, quân sự hoá các đảo của các nước ở Biển Đông theo kiểu tằm ăn lên, với chiến thuật du kích. TC vì thế trở thành anh khổng lồ hiếu chiến, xâm thực cô đơn trong vùng. CSVN là một đồng chí CS, một đồng minh láng giềng ‘núi liền núi, sông liền sông’ với TC nhưng vẫn tỏ ra chống TC trong vấn đề biển đảo vì VNCS là chế độ bị TC xâm chiếm biển đảo nhiều nhứt trong 5 nước ở Á châu Thái Bình Dương [ACTBD] của VN, Phi, Mã, Brunei.
Còn Mỹ thì khác. Từ khi Mỹ chuyển trục quân sự về ACTBD đến nay cả chục năm ngoài, Mỹ chẳng chiếm một tấc đất tấc đảo nào của các nước vì Mỹ không có tham vọng đất đai. Mỹ chỉ có nhu cầu chiến lược: tự do hàng không, hàng hải theo Luật Biển của LHQ cần phải bảo vệ. Mỹ cần cái quyền quốc tế mà các nước đều được hưởng là quyền cho máy bay và tàu Mỹ đi đến bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép. Nên Mỹ hành động với chiến lược bảo vệ tự do hàng hải hàng không, thể hiện cái quyền tự do quốc tế với các nước trong vùng ACTBD, theo kiểu mở thêm và rộng ra liên minh đối tác, củng cố đồng minh cho chiến lược thích hợp cho đại chiến. Một đại chiến đương đầu quân sự, cấm vận kinh tế, triệt nguồn xuất nhập cảng, như bao vây CS Bắc Hàn bây giờ. Một cuộc bao vây cần biểu quyết của Hội Đồng Bảo an LHQ, nhưng các nước vẫn có toàn quyền bao vây riêng vốn là quyền bảo vệ chánh đáng cơ hữu của mỗi một quốc gia.
Bất cứ chiến thuật chiến lược nào đề ra các chiến lược, chiến thuật gia phải xem trước nhứt coi mình có gì, muốn gì, và làm gì theo kiểu nào. Sở dĩ TC làm ăn nhỏ, đánh du kích vì thế và lực của TC trong vùng này phải nói là thực sự yếu hơn Mỹ. Tuần báo Anh The Economist trình bày một phân tích cho rằng TQ trực diện đối đầu quân đội Mỹ sẽ là tự sát.. Binh Pháp của Trung hoa chỉ rằng ‘biết người biết ta, trăm trận trăm thắng’. Các tướng lãnh TC tại Học viện Khoa học Quân sự ở Bắc Kinh phân tích, nghiên cứu mọi phương diện về chiến tranh của các nước từ Đông sang Tây chống Mỹ trong thập niên 80, và kết luận quả quyết rằng mặc dù Trung Quốc đã khai thác được các công nghệ mới nhằm «tin học hóa» chiến tranh, nhưng vẫn không thể đối đầu trực diện với quân đội Mỹ cho đến giữa thế kỷ 21, tức hơn 30 năm nữa. Nếu TQ hành động sớm hơn sẽ là tự sát.
Nên chuyên gia James Holmes của Naval War College, Hoa Kỳ phân tích Trung Quốc huy động lực lượng tuần duyên và dân quân đông đảo, trang bị tận răng, trà trộn vào đội tàu đánh cá để đẩy các quốc gia láng giềng ven biển ra khỏi vùng biển thuộc quyền lịch sử của họ, như VN, Phi, Mã Lai và Brunei đang bị.
Nhưng đặc biệt là TQ không dùng các quân đội, phương tiện quân sự có thể dẫn tới chiến tranh, sợ Mỹ viện lẽ bảo vệ tự do hàng hải, hàng không để giúp đỡ cho các liên minh và đồng minh có hiệp ước quốc phòng, phòng thủ chung với Mỹ. Như Hàn quốc, Nhựt, Úc chẳng hạn.
Các nước láng giềng nhược tiểu đành cắn răng chịu đựng sự áp bức của Bắc Kinh, trong khi Trung Quốc vẫn tránh được việc đối đầu trực diện với các chiến hạm Mỹ, vì không muốn xảy ra đại bại. Năm 2013, khi Trung Quốc dấn thêm một bước qua việc xây dựng các đảo nhân tạo tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc không có ý định quân sự hóa Biển Đông. Nhưng năm 2017, các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế công bố đã cho thấy những kho chứa các giàn hỏa tiễn, thiết bị radar quân sự đã được thiết lập trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi ở Trường Sa, và sắp tới sẽ đến lượt các chiến đấu cơ.
Còn Mỹ thì lực lượng điều về ACTBD vượt trội cả chục lần hơn TC. Nếu TC chỉ có một hàng không mẫu hạm tân trang, mua của Ukraine, thì Mỹ có cả chục chiếc, điều về đây hơn phân nửa rồi. Gần hết nhiệm kỳ hai, TT Obama còn điều Hạm đội 3 tăng cường cho Hạm đội 7 ở Á châu Thái bình dương, nhiều hơn thời Chiến tranh VN, Mỹ chỉ để một Hạm đội 7 dù phải chống Liên xô, TC và CS Bắc Việt.
Còn TT Trump chỉ non ba tuần sau chấp chánh, tân Bộ Trường Quốc Phòng Mỹ, vị cựu Tướng 4 sao của Thuỷ quân Lục chiến Mattis tung một chiến đoàn tinh nhuệ gồm nhiều máy bay chiến đấu, tàu lặn, chiến hạm và đặc biệt với hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson ngày 18/02/2017 tuần tra vào bên trong 12 hải lý những đảo, bãi đá mà TC đã xây phi trường, cảng quân sự và tiền đồn. Đây là cuộc tuần tra Biển Đông đầu tiên trong nhiệm kỳ TT Trump. Đây cũng là cuộc tuần tra bằng hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ ở Biển Đông. Và tuần tra vào bên trong vùng 12 hải lý đảo mà TC đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Đó là những dấu hiệu nói lên thái độ cứng rắn hơn của Mỹ trước các hành vi coi thường luật lệ quốc tế của Bắc Kinh trong vùng. Và sắp tới đây, sẽ có thêm nhiều hành động cứng rắn hơn nữa từ phía Mỹ.
Hôm 18/12/2017, TT Trump trình bày về «Chiến lược an ninh quốc gia» Ông chánh thức chỉ mặt đặt tên hai đối thủ của Mỹ, đó là «Trung Quốc và Nga đang thách thức sức mạnh, ảnh hưởng và lợi ích của nước Mỹ, họ đang cố phá hoại an ninh và phồn thịnh của nước Mỹ».
Ngoài việc Mỹ liên minh quân sự với Nhựt, Hàn Quốc, Đài Loan, Phi, Singapore, Nam dương và Úc từ lâu, Mỹ còn thành lập một liên minh “Ấn độ-Thái bình dương Tự do, Mở Rộng,” liên minh quân sự sát với Án độ là một quốc gia nhiều tiền cừu hậu hận với TC vì TC tranh chấp biên giới từ thời Chiến tranh Lạnh đến bây giờ.
Kể cả chế độ CSVN đồng chí với TC cũng tìm cách tăng cường hợp tác toàn diện với Mỹ. Mỹ đã giúp cho VN phương tiện bán quân sự bảo vệ lãnh hải. Cả bốn tổng thống, bộ trưởng quốc phòng Mỹ đều có viếng thăm VN. Thậm chí Mỹ thời TT Trump còn cho chiếc hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến viếng VN vào tháng 3 sắp tới, một hàng không mẫu hạm đầu tiên cập cảng VN quân sự Việt và Mỹ và đó là hàng không mẩu hạm từng tuần tra Biển Đông mà TC phản ứng mạnh bằng miệng.
TC lo ngại Mỹ, nên nói chận đầu, là cái nghề võ miệng của TC qua cái loa Hoàn Cầu Thời Báo của TC ngày 29/01/2018 để khuyến cáo Washington và Hà Nội là “không nên vượt làn ranh đỏ” sau khi có tin hàng không mẫu hạm Carl Vinson vào tháng Ba ghé thăm hữu nghị ở Cảng Tiên Sa, Đà nẵng. Lý Khiết (Li Jie), một chuyên gia hải quân của Bắc Kinh ngày 29/01/2018 phát biểu với Hoàn Cầu Thời Báo: «So với các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam là nước có khả năng quân sự tốt nhất. Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam trở thành lực lượng mạnh nhất mà Washington có thể tin cậy để chống lại Trung Quốc trên Biển Đông»./.(VA)