Tin Biển Đông – 09/07/2018
TC ‘Quân Quản’ Biển Đông
Vi Anh
Quốc Hội Trung Quốc mới đây đã thông qua quyết định quân sự hóa lực lượng tuần duyên trên Biển Đông. Một cách cụ thể, bắt đầu từ ngày 01/07/2018, lực lượng tuần duyên Trung Quốc được đặt dưới quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo tối cao quân đội thay vì Cục Hải dương như lâu nay. Coi như TC đặt Biển Đông vào chế độ quân quản. Làm người dân Việt nhớ lại thảm cảnh trần gian khi CS Bắc Việt quân quản Miền Nam: đày quân cán chính VNCH đi tù cải tạo, biêt xứ, khổ sai; vét sạch nhà sạch cửa qua các đợt đổi tiền; đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc, lùa đi ‘kinh tế mới’, cho dân ăn bo bo. TC quân quản Biển Đông sẽ khai thác cạn kiệt tài nguyên biển, biến các nước trong vùng thành thuộc địa, khai thác, bóc lột tận xương tuỷ, kiểm soát vùng biển, vùng trời, bất cần luật pháp quốc tế.
Nên việc quân sự hóa lực lượng này gây lo ngại cho các nước láng giềng. Đó là một bắng cớ rõ rệt chứng tỏ “Đừng nghe những gì CS nói mà nhìn những gì CS làm.” Thời Tổng Thổng Obama, tại Vườn Hồng của Toà Bạch Ốc, Ô. Tập cận Bình, kiêm Chủ Tịch Đảng, kiêm Chủ Tịch Nước, kiêm Chủ Tịch Quân uỷ Trung ương của TC tuyên bố với tổng thống Mỹ, rằng TQ không quân sự hoá Biển Đông. Nhưng bây giờ sau khi bố trí hoả tiễn, cho máy bay chiến lược, cho Hải Quân TC tập trận bắn đạn thiệt ở Biển Đông, TC còn quân sự hoá lực lượng tuần tra Biển Đông và đặt lực lượng này dưới sự kiểm soát, chỉ đạo của Quân uỷ trung ương của TC, thì coi như chiến lược quân sự hoá Biển Đông TC đã làm xong rồi.
Hoàn cầu Thời báo của TC còn bình luận rõ hơn cho biết, dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương, lực lượng tuần duyên sẽ tham gia các cuộc tập trận của quân đội. Tân Hoa Xã của TC loan tải tin cho thế giới và toàn quốc TC biết lực lượng hải cảnh tuần duyên sẽ là một cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền hàng hải của quốc gia.
Còn Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong cuộc họp báo ngày 26/6 đã bày tỏ quan ngại về việc quân sự hóa lực lượng này, vì tuần duyên Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu vùng biển bao quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tuần duyên Trung Quốc cũng gây phẫn nộ với nhiều vụ bắt giữ ngư dân Philippines hoạt động trên Biển Đông gần đây, và từ tháng trước đã bắt đầu tuần tiễu gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (hiện do Bắc Kinh kiểm soát).
Không phải chỉ có Chủ Tịch Tập cận Bình kiêm Chủ Tịch Quân Uỷ Trung ương Quân Uỷ Trung ương đã nhiều lần tuyên bố biển đảo ở Biển Đông là của tổ tiên người TQ để lại. Người Trung Hoa đa số thờ cúng Ông Bà mà lấy Ông Bà ra làm chứng là nhân chứng tối cao, là chuyện long trọng.
Mới đây trong cuộc họp Mỹ-Trung ngày 27/06/2018 tại Bắc Kinh, Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mattis công du TQ, rằng TQ “không lui một tấc đất”. Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, tuy không nêu đích danh Đài Loan và Biển Đông, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gián tiếp cảnh báo bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, rằng Trung Quốc «không nhượng một tấc đất nào của tổ tiên để lại».
TC đặt lực lượng Hải cảnh trực tiếp dưới quyền kiểm soát của Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho thấy ý đồ tăng cường vai trò của lực lượng này trong các hoạt động mang tính cưỡng ép trên biển.
Hành động này cũng nói lên TC nâng cấp tuần tra từ bán quân sự sang quân sự. Nâng cấp và tăng cường lực lượng bán quân sự sang quân sự. Hệ luỵ là kể từ ngày 1-7, quyền chỉ huy Hải cảnh Trung Quốc sẽ được chuyển hẳn từ Cục hải dương quốc gia Trung Quốc sang cho Quân ủy Trung ương Trung Quốc kể từ ngày 1-1-2018 thay vì chịu sự quản lý kép Quân ủy – Quốc vụ viện. Điều này sẽ cho phép Hải cảnh có thể xuất hiện một cách đàng hoàng với tần suất nhiều hơn trong các cuộc tập trận và huấn luyện hàng ngày với Hải quân Trung Quốc. Hải cảnh sẽ được trang bị phương tiện và vũ khí chiến tranh hạng nặng, như pháo hạm cỡ nòng lớn 76 ly cho các tàu của Hải cảnh và vũ khí tấn công cho các sĩ quan, chiến sĩ Hải cảnh.
Tự hậu Hải Cảnh TC có thể xung đột võ trang trong nhưng vụ chẳng hạn như những vụ thay vì đấu vòi rồng thì đấu bằng pháo hạm. Như trên biển Hoa Đông giữa Hải cảnh Trung Quốc và Tuần duyên Nhật Bản. Như trong sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014. Hay TQ giành lấy quyền kiểm soát thực tế bãi cạn Scarborough từ tay Philippines năm 2012.
Điều đáng nói, các tàu hải cảnh mới được biên chế đều có kích thước tương đương hay thậm chí lớn hơn các tàu của hải quân. Chẳng hạn, tàu hải cảnh số hiệu 2901 có lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn, gấp rưỡi tàu khu trục lớn nhất hiện có trong biên chế của hải quân là Type 052D chỉ 7.500 tấn.
Việc đặt Hải cảnh dưới quyền của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ngay lập tức làm dấy lên sự lo ngại ở nhiều nước Đông Á. Đây là một bước ngoặc về chiến thuật chiến lược của TC khống chế Biển Đông bằng quân sự. Khác với lâu nay, TC chỉ dùng lực lương bán quân sự để Mỹ và đồng minh không cáo buộc TC dùng quân sự để phản ứng bằng quân sự, điều mà TC cố tránh vì biết không thể xung đột quân sự với Mỹ.
Lâu nay để xâm chiến, chiếm cứ và quân sự hoá Biển Đông TC chỉ dùng ba loại tàu: tàu cá và lực lượng “ngư dân biển” là lớp ngoài cùng; hải giám và hải cảnh ở giữa; các tàu hải quân lớp trong cùng, gần giàn khoan nhất. Nên theo một thống kê của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) công bố tháng 9-2016, trong số 45 vụ đụng độ trên Biển Đông kể từ năm 2010, Hải cảnh Trung Quốc góp mặt tới 30 vụ. Việc đặt Hải cảnh dưới quyền Quân ủy Trung ương Trung Quốc, như vậy, là dấu chỉ cho thấy nó sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong các cuộc đối đầu ở những vùng biển tranh chấp trong tương lai.
Trong khi đó cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng vào sáng 3/7, Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết – Phó Chính uỷ Cảnh sát Biển Việt Nam, được báo chí trong nước trích lời nói rằng: “Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã được trang bị đồng loạt pháo 23 ly trở xuống, theo quy định quốc tế, các tàu cảnh sát biển chủ yếu làm nhiệm vụ thực thi pháp luật và khẳng định chủ quyền: để bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp dân sự theo pháp luật.” Với TC hành động như tướng cướp biển mà CSVN bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp dân sự theo pháp luật, thì mất biển đảo vào tay TC là cái chắc rồi. Kể cả đưa kẻ cướp ra Toà án về luật biển, Phi luật tân yếu, nhỏ hơn VN mà còn dám làm và đã thắng. Còn CSVN thì chui đầu rúc cổ, sợ TC đến nỗi không dám gọi tàu TQ bắn giết ngư dân VN, mà Đảng Nhà Nước CSVN chỉ gọi là ‘tàu lạ’ thôi. Một chế độ hèn hạ như thế, nên TC xâm chiếm biển đảo của VN nhiều nhứt./.(VA)
https://vietbao.com/p122a283060/tc-quan-quan-bien-dong
Hải quân Mỹ và Philippines tập trận ở Biển Đông
Trong tuần này, Hải quân Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu tập trận quân sự ở Biển Đông, trang Stars and Stripes trích thông cáo của Hải quân Mỹ cho biết hôm 9/7.
Cuộc tập trân trên Biển Đông mang tên Sama Sama, có nghĩa là “Chung sức,” của Hải quân Hoa Kỳ và Philippines có sự tham gia của tàu vận tải siêu tốc của Hoa Kỳ USNS Millinocket, tàu lặn và cứu hộ USNS Salvor hợp cùng tàu chiến hải quân Philippines là BRP Ramon Alcaraz và tàu BRP Tarlac.
Trong một tuyên bố, Hải quân Hoa Kỳ cho biết, các thủy thủ Mỹ và Philippines đang thực hiện các cuộc tập trận trên không, lặn và tìm kiếm và cứu nạn trên biển.
Cũng theo Hải quân Mỹ, các thủy thủ và binh sĩ thủy quân lục chiến đang tham dự các lớp học ở thành phố San Fernando, San Antonio, Manila và Subic Bay về các chủ đề khác nhau, từ các vấn đề y tế đến “các vấn đề công vụ, kỹ thuật, xử lý bom mìn, chống tàu ngầm và các hoạt động trên biển.”
Joey Tynch, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 73, nói trong một tuyên bố rằng “lợi ích chung của chúng tôi về an ninh hàng hải chính là mục tiêu của cuộc huấn luyên chung Sama Sama giữa Hoa Kỳ và Philippines. Các thách thức khu vực ngày càng lớn đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp hợp tác có năng lực cao.”
Mùa hè năm ngoái, các đồng minh Mỹ – Phi đã thực hiện công tác tuần tra ở Biển Sulu, giám sát nạn cướp biển và các “hoạt động bất hợp pháp xuyên quốc gia.”
https://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-my-va-philippines-tap-tran-o-bien-dong/4474884.html
New Zealand ‘tậu’ máy bay Mỹ,
tuần tra Nam Thái Bình Dương
New Zealand đã đồng ý mua bốn máy bay tuần tra hàng hải Boeing P-8A Poseidon của Mỹ, hãng tin Reuters trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Ron Mark cho biết hôm 9/7.
Ông Mark cho biết, New Zealand đặt mua các máy bay trinh sát này thông qua chương trình bán hàng quân sự nước ngoài của Mỹ trị giá 1,6 tỷ đôla, bao gồm cả chi phí đào tạo. Các máy bay này sẽ hoạt động vào năm 2023.
Ông Mark nói với các phóng viên: “Duy trì năng lực tuần tra hàng hải là điều cần thiết cho an ninh quốc gia của New Zealand và tăng khả năng đóng góp cho các nỗ lực an ninh toàn cầu.”
Hôm 6/7, New Zealand ra một tuyên bố về chính sách quốc phòng cảnh báo rằng tầm ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương có thể làm suy yếu sự ổn định của khu vực này.
Tuyên bố của New Zealand cũng ám chỉ đến sự căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố phần lớn chủ quyền lãnh hải.
Quyền Thủ tướng Winston Peters cho biết phía Trung Quốc đã lên tiếng về bản tuyên bố này.
Ông Peters nói với các phóng viên: “Trung Quốc nêu mối quan ngại của họ với với đại sứ của chúng tôi ở Bắc Kinh, trong khi đại sứ của họ ở đây cũng cũng nêu vấn đề tương tự với Bộ Ngoại giao New Zealand.”
Hôm 9/7 khi được hỏi về việc mua các máy bay này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, cho biết sự phát triển của Trung Quốc không gây ra mối đe dọa cho bất cứ ai.
Bà Oánh nói tại một cuộc họp báo: “Chúng tôi kêu gọi New Zealand nên hiểu đúng về Trung Quốc và quan hệ của chúng tôi với New Zealand, chúng tôi kêu gọi họ khắc phục các hành động sai trái và nên làm những gì có lợi cho sự tin tưởng lẫn nhau và hợp tác giữa Trung Quốc và New Zealand.”
https://www.voatiengviet.com/a/new-zealand-tau-may-bay-my-tuan-tra-nam-thai-binh-duong/4474930.html