Tin Biển Đông – 07/04/2019
Trung Quốc sắp đưa giàn sản xuất dầu khí vào Biển Đông
Tân Hoa Xã hôm 7/4 đưa tin rằng một giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc sẽ được kéo vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông ngày 10/4.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói rằng giàn có tên gọi Dongfang 13-2 CEPB đã được đóng xong đầu tháng này tại tỉnh Quảng Đông.
Theo Tân Hoa Xã, giàn nổi này nặng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ôtô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá.
VN, Philippines hoan nghênh nghị quyết Mỹ kêu gọi TQ rút giàn khoan
Lưu vực Yinggehai, nơi dự kiến sẽ đặt giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc, nằm ở phía tây bắc Biển Đông, giữa Đảo Hải Nam và bờ biển phía Bắc của Việt Nam.
Tới tối ngày 7/4 (giờ Hà Nội), chưa thấy có phản ứng từ phía Việt Nam.
Giữa năm 2014, quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng phương bắc rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào khu vực Hoàng Sa mà Hà Nội nói là vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Sự hiện diện của giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Đông đã dẫn tới các cuộc biểu tình bài Trung Quốc gây chết người ở Việt Nam.
Tàu chiến Mỹ mang theo máy bay chiến đấu
đi qua Biển Đông
Một tàu chiến Mỹ mang theo 10 máy bay chiến đấu F-35 vừa đi qua Biển Đông giữa lúc có những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vùng biển này. Trang tin National Intết loan tin này hôm 7/4.
National Interest cho biết tàu USS Wasp mang theo 10 máy bay F-35 đi qua khu vực Biển Đông để đến vịnh Subic của Philippines.
Theo National Interest, tàu USS Wasp đã mang gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu thường có trên tàu để thử nghiệm lý thuyết rằng tàu hạng Wasp có thể hoạt động như một tàu sân bay nhỏ vào khi Hoa Kỳ có kế hoạch giảm số lượng các tàu sân bay lớn.
Hiện Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bất cứ phản ứng nào trước thông tin này.
Hoa Kỳ từ năm 2015 đến nay vẫn thường đưa tàu chiến và máy bay chiến đấu đi qua khu vực Biển Đông trong chương trình Tự do Hàng Hải, để thách thức những đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở vùng nước này.
Trung Quốc thường lên tiếng phản đối các hành động này của Mỹ vì cho rằng Mỹ đang gây mất ổn định trong khu vực.
Hoàng Sa và Trường Sa Có Vai Trò Gì Ở Biển Đông?
Westminster (Bình sa)- – Tại hội trường Việt Báo, Thành phố Westminster, vào lúc trưa Chủ Nhật, 31 tháng 3 năm 2019, mội buổi hội luận về “Hoàng Sa và Trường Sa Có Vai Trò Gì Ở Biển Đông?” do các tổ chức gồm: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Đài Mẹ Việt Nam Radio, Nhóm Thân Hữu Nguyễn Chí Thiện, Nhóm Thân Hữu Đỗ Thông Minh, Tuần Báo Mõ San Francisco đứng ra tổ chức.
Hai diễn giả chính là Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Văn Canh và Học Giả Đỗ Thông Minh.
Theo ban tổ chức, buổi hội luận cho biết, “ bắt nguồn từ việc trong nước hiện nay có Tiến Sĩ Trần Đức Anh Sơn ở Đà Nẵng đã bỏ nhiều công sức để góp nhặt các tư liệu và bản đồ quý giá từ nhiều nơi trên thế giới, chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã bị khai trừ khỏi đảng CSVN khi đòi công bố những tài liệu này.”
Do đó, buổi hội luận này nhằm để người dân trong nước biết rằng cộng đồng người Việt hải ngoại luôn đồng hành với người dân và giới trí thức trong nước.
Tham dự buổi hội luận rất đông quý vị nhân sĩ, trí thức trong cộng đồng cùng đồng hương, một số các cơ quan truyền thông.
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm.
Nhà báo Huỳnh Lương Thiện lên trình bày sự kiện nóng bỏng liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa, đó là chính phủ Philippines đã kiện ra tòa án trọng tài thường trực quốc tế La Haye về việc Trung Cộng xâm chiếm các đảo của Philippines, và đã thắng lợi vẻ vang khi tòa án này bác bỏ những yêu sách đòi hỏi về chủ quyền của Trung Cộng khi vạch ra những đường bao quát chiếm trọn Biển Đông.
Nhưng hiện nay sự kiện thắng lợi này của Philippines đi về đâu, Trung Cộng làm gì, Philippines làm gì, Hoa Kỳ và Việt Nam như thế nào? Tại sao CSVN vẫn không dám lên tiếng về vùng Biển Đông khi các đảo đã bị chiếm? Người Việt hải ngoại phải làm gì? Để biết rỏ những vấn đề nầy, xin tìm hiểu trong quyển sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, với tựa đề “Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc” dày hơn 800 trang, với ba vấn đề quan trọng:
1- Chứng minh Việt Nam có chủ quyền đích thực không thể tranh cãi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Cộng xâm chiếm.
2- Chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt ra vì Trung Cộng với dã tâm chiếm trọn nước Việt, là có sự tiếp tay của lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam.
3- Hồ sơ này vạch trần âm mưu bành trướng của Trung Cộng, thôn tính toàn lãnh thổ Việt Nam, đảng CSVN đã lộ diện là một tập đoàn thái thú, tích cực góp phần trong sự bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng.
Nhà báo Huỳnh Lương Thiện cho biết: Trước năm 1975, Giáo Sư Nguyễn Văn Canh giảng dạy tại Luật Khoa Đại Học Sài Gòn, Huế, Vạn Hạnh; thuyết trình viên Trường Chỉ Huy và Tham Mưu, và Trường Cao Đẳng Quốc Phòng QLVNCH. Tại Hoa Kỳ, ông là học giả tại Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hòa Bình, Đại Học Stanford; đồng giám đốc dự án Oral Life History, Viện Nghiên Cứu Đông Á, Đại Học Berkerly, California. Ông là tác giả nhiều sách và các bài viết đăng tải trên nhiều tạp chí bằng Anh Ngữ và Việt Ngữ, từng tham dự nhiều hội nghị quốc tế về Việt Nam và Đông Nam Á.
Tiếp theo, học giả Đỗ Thông Minh trình bày tổng quát về tình hình Việt Nam, trong đó có Biển Đông. Với giả định là nếu cuộc chiến xảy ra giữa Tàu và Việt Nam thì sẽ nổ ra ở ba nơi, phía Bắc Trung Cộng sẽ dồn quân uy hiếp Việt Nam, cùng với các đảo Tam Sa gồm hai đảo Tàu gọi là Tây Sa và Trung Sa (Việt Nam gộp chung lại gọi là Hoàng Sa); ở phía Tây thì có Lào và Cambodia, nay đã nhận viện trợ của Tàu, giáp phía ngoài Biển Đông, Tàu gọi là Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa). Vậy chỉ còn mặt trận phía dưới cùng của Việt Nam, về phía Nam giáp với Phú Quốc ở Biển Đông. Nếu chiến tranh xảy ra thì phải tận dụng mặt trận này để để kiểm soát thủy lộ này trên Biển Đông, đánh đoàn thương thuyền của Tàu đi ngang qua đây.
Tiếp theo phần trình bày của Giáo Sư Nguyễn Văn Canh về tất cả những gì có liên quan đến Biển Đông, qua cuốn sách “Hồ Sơ Hoàng Sa, Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc” gồm ba nội dung chính:
1- Các bản đồ, tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gồm hình ảnh về các kiến trúc quân sự xây trên các đảo trong vùng, có sự yểm trợ của hải quân Trung Cộng, với âm mưu chiếm hữu thực sự và vĩnh viễn các quần đảo này.
2- Nói về chủ quyền dân tộc đang bị Hồ Chí Minh và đảng CSVN chuyển nhượng cho Trung Cộng, tiến tới vị trí làm chủ đất nước Việt.
3- Các phụ chương và phụ lục, gồm các tài liệu liên quan đến các vấn đề trên. Trong lúc GS Canh thuyết trình, ban tổ chức đã cho chiếu slide show về hình ảnh những hoạt động của Tàu cộng ngoài Hoàng Sa mà Trung Cộng đang chiếm giữ và xây dựng các căn cứ quân sự kiên cố trên 17 bãi đá trên quần đảo Trường Sa.
Trong buổi hội luận, nhiều câu hỏi cũng được nêu ra chúng ta phải làm gì để 85 triệu dân Việt Nam (trừ 5 triệu đảng viên và quần chúng hợp tác với đảng Cộng Sản) hiểu rõ và đứng lên giành lại chủ quyền quốc gia.
Những câu hỏi đã được diễn giả trả lời là phải biết đấu tranh hữu hiệu bằng cách vận động hành lang các vị dân cử, để loại bỏ những cản trở tại quốc hội của các quốc gia có ảnh hưởng như Hoa Kỳ và quốc hội các nước Liên Âu, các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc; phải cảnh giác các vị dân cử tại quốc hội các nước ấy, để họ hiểu rõ về Trung Cộng đang âm mưu độc chiếm Biển Đông và toàn thế giới, qua những chiến thuật “mềm” như các chương trình “Con Đường Tơ Lụa,” “Một Vành Đai, Một Con Đường”…
Một đề nghị được mọi người đồng ý trong buổi hội luận là làm sao để dịch quyển sách “Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc” ra tiếng Anh, phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới, càng sớm càng tốt. Và đó cũng là vấn đề mà cộng đồng Việt hải ngoại phải tiếp tay.
Muốn có quyển sách “Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc” xin mua trực tiếp trên Amazon. Mọi thắc mắc, góp ý cho ban tổ chức hoặc hai diễn giả, xin gởi về email:
nguyenchithien4vn@gmail.com
https://vietbao.com/a292709/hoang-sa-va-truong-sa-co-vai-tro-gi-o-bien-dong-