Tin Biển Đông – 04/04/2018
Mỹ và ASEAN quan ngại Biển Đông bị « quân sự hóa »
Trong cuộc đối thoại thường niên lần thứ 31 tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 03/04/2018, đại diện Hoa Kỳ và hiệp hội ASEAN đồng bày tỏ mối lo ngại về tình trạng Biển Đông dần dần biến thành vùng quân sự với một hệ thống tiền đồn đã và đang thiết lập mà phần lớn là của Trung Quốc.
Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN do quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ, bà Susan Thornton, và tổng thư ký bộ Ngoại Giao Malaysia, ông Dato Ramlan Ibrahim, đồng chủ tọa, nhằm xây dựng mối quan hệ chiến lược giữa hai đối tác Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ an ninh, kinh tế cho đến giáo dục và xã hội.
Bản thông cáo báo chí cho biết Mỹ và các nước Đông Nam Á đã có những trao đổi quan điểm về khái niệm khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Mỹ và ASEAN xác định « gắn bó » với trật tự khu vực đặt trên nền tảng luật lệ và kiến trúc của hiệp hội ASEAN. Trong tinh thần này, Mỹ và ASEAN hoan nghênh các nỗ lực « đi đến một bộ quy tắc ứng xử » ở Biển Đông và nhấn mạnh đến « nhu cầu giải quyết xung đột bằng phương thức hoà bình, luật pháp và ngoại giao ».
Nhưng điều làm Mỹ và ASEAN lo ngại là vùng Biển Đông đang bị « quân sự hóa với hàng loạt tiền đồn ». Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã biến các bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự, trại lính, phi trường, quân cảng.
Liên quan đến tình hình Bắc Á, Mỹ và ASEAN cùng chia sẻ quan điểm hoan nghênh Bắc Triều Tiên tỏ dấu hiệu hợp tác để « giải trừ hạt nhân » nhưng khẳng định sẽ tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng cho đến khi đạt được kết quả cụ thể.
Đối thoại thường niên tại thủ đô Malaysia năm nay cũng là dịp để Hoa Kỳ và ASEAN bàn thảo về những dự án quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương cũng như phát triển thêm hợp tác giáo dục-xã hội qua chương trình học bổng Fulbright và đào tạo lãnh đạo trẻ Đông Nam Á tương lai, Young Southeast Asean Leaders Initiatives, YSEALI.(YSEALI là sáng kiến của tổng thống Barack Obama)
Hàng không mẫu hạm Mỹ -Trung « tập trận » cùng lúc tại biển Đông ?
Theo báo chí Hồng Kông, hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt sắp tham gia một cuộc tập trận tại Biển Đông, cùng lúc với một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ thương mại căng thẳng giữa hai nước.
Nhật báo Orient Daily News cho biết hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ Theodore Roosevelt, hiện đang cặp bến Singapore, sẽ dẫn đầu hải đội tác chiến số 9, thuộc hạm đội 7, và rất có thể sẽ tiến hành một cuộc tập trận với « lực lượng của nhiều nước khác » tại Biển Đông. Hành động này có thể bị Trung Quốc xem là « khiêu khích ».
Theo Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc, kể từ ngày 05 cho đến 11/04, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ cùng với 40 chiến hạm tập trận tại Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là biển Nam Hải để « nâng cao khả năng tác chiến và chuẩn bị đương đầu với một cuộc xung đột nếu xảy ra ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180404-my-va-asean-quan-ngai-bien-dong-bi-%C2%AB-quan-su-hoa-%C2%BB
Trung Quốc tập trận nhằm nâng cao khả năng
chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh
Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 4. Mục tiêu được cho biết nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh. Hoàn Cầu Thời Báo, phiên bản tiếng Anh có chủ trương hiếu chiến của Nhân Dân Nhật Báo, vào ngày 3 tháng tư dẫn thông cáo của Cơ quan An ninh Hàng hải Hải Nam.
Sau khi thông tin về các cuộc tập trận của Trung Quốc được công bố, hãng tin Reuters loan tin có những hình ảnh vệ tinh cho thấy đã có khoảng 40 tàu và tàu ngầm hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào vùng biển Hoa Nam. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không xác nhận về số lượng tàu nói trên cũng như khẳng định về sự hiện diện của tàu Liêu Ninh.
Ông Lý Nhai, một chuyên gia về hải quân ở Bắc Kinh nói với Hoàn Cầu Thời Báo hôm 03/4 rằng nếu những hình ảnh vệ tinh là chính xác thì sẽ có ít nhất ba hạm đội của Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập lần này, cho thấy khả năng Trung Quốc sẽ tiến hành một trận diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của cả lực lượng không quân và tên lửa.
Ngoài ra, theo ông Tống Chung Bình, chuyên gia quân sự và nhà bình luận trên truyền hình thì Hải Quân Trung Quốc có thể sẽ thay đổi từ mô hình chiến đấu hỗn hợp sang mô hình chiến đấu được thiết kế chuyên biệt cho các hoạt động quân sự ở vùng biển sâu của tàu sân bay Liêu Ninh.
Ông này cũng cho rằng, Trung Quốc nên tiến hành tập trận thường xuyên hơn nhằm cải thiện khả năng chiến đấu của quân đội và chuẩn bị cho các xung đột có thể xảy ra.
Cũng tin liên quan, Hoàn Cầu Thời Báo trong số ra ngày 3 tháng tư dẫn lời một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng việc thành lập mối quan hệ thân thiết hơn với các quốc gia Đông Nam Á có thể giúp Trung Quốc quân bình lực lượng với Hoa Kỳ và các nước Phương Tây khác. Theo vị chuyên gia này thì một số nước Đông Nam Á sợ tình trạng cạnh trạnh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tác động đến tình hình ổn định trong khu vực.
Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại một kỳ họp cấp cao ASEAN vào tháng 11 năm ngoái thông báo Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ khởi sự tham vấn về văn kiện Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông. Thủ tướng họ Lý nói ông hy vọng Bộ Quy Tắc Ứng Xử đó khi được thông qua sẽ giúp ổn định cho khu vực.
Hải Quân Mỹ có thể sớm tập trận ở Biển Đông
Hải quân Hoa Kỳ có thể tiến hành tập trận ở gần hoặc tại khu vực Biển Đông trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, do đáp trả thuế hàng hóa và Bắc Kinh có kế hoạch triển khai tàu sân bay đến vùng biển này.
Hãng thông tấn UPI loan tin vừa nêu vào ngày 3 tháng 4, dẫn nguồn từ Nhật báo Đông phương (Oriental Daily News) của Hong Kong cho biết nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN 71) đang neo đậu tại cảng của Singapore và có thể sớm được điều động đến vùng Biển Đông.
Bản tin nói rằng CVN 71 đang nhận nhiệm vụ hoạt động phục vụ cho Đệ thất Hạm đội và có thể tiến hành các cuộc tập trận chung với quân đội các nước khác. Bản tin đưa ra bình luận nếu như Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tập trận huấn luyện hàng hải, thì động thái này có thể sẽ rất khiêu khích đối với Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần trọn khu vực Biển Đông và được cho là thành công trong việc quân sự hóa tại quần đảo Trường Sa, đang tranh chấp với các nước láng giềng. Trung Quốc gần đây thực hiện một cuộc tập trận quy mô lớn với tàu sân bay Liêu Ninh.
Một cựu tướng lãnh của Quân đội Trung Hoa từng là giáo sư Đại học Quốc Phòng Trung Quốc, vào ngày 3 tháng 4, lên tiếng Trung Quốc cảnh giác về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ có thể gây áp lực chống lại Trung Quốc và Nga, dẫn đến tình thế hai nước này phải hình thành một liên minh.
VN-TQ: ‘Hợp tác chung phải tuân thủ nguyên tắc’
Một nhà phân tích thuộc Viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói với BBC hôm thứ Tư rằng ông chưa có thông tin chính thức từ phía Việt Nam về việc ban lãnh đạo nước này đề xuất ‘hợp tác chung’ trên Biển với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi hôm 04/4/2018, Phó Viện trưởng, Tiến sỹ Trần Việt Thái, cho rằng nếu có ‘hợp tác, khai thác chung’ thì cần tuân thủ một số nguyên tắc chung chứ không thể tùy tiện, ông nói:
VN-TQ ‘cần hợp tác khai thác chung trên biển’
‘Căng thẳng biển Đông ảnh hưởng hoạt động của PVN’
VN cần hợp tác khai thác hay đưa ra LHQ?
Quan điểm của tôi là nếu muốn hợp tác, khai thác chung thì nó phải có những tiêu chí nhất định chứ không phải là chỉ nói hợp tác chung chung rồi muốn làm gì thì làmTS Trần Việt Thái
“Nếu đi vào khai thác chung, phải đáp ứng được mấy tiêu chí, một là nó phải ở khu vực thực sự có tranh chấp mà hai bên thực sự cùng công nhận, chứ không phải một bên đề xuất và một bên không công nhận.
“Điểm thứ hai là phải dựa trên luật pháp và các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận rộng rãi, điểm thứ ba là phải bình đẳng cùng có lợi, thứ tư là tôn trọng lẫn nhau và không để ảnh hưởng đến bên thứ ba, không để ảnh hưởng đến bên khác. Và cuối cùng là không để ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hàng hải nói chung.
‘Không phải muốn làm gì thì làm’
“Quan điểm của tôi là nếu muốn hợp tác, khai thác chung thì nó phải có những tiêu chí nhất định chứ không phải là chỉ nói hợp tác chung chung rồi muốn làm gì thì làm.”
Sách về VN ‘không ngại làm phật ý Hà Nội’
Vụ Cá Rồng Đỏ: ‘Khó xảy ra biến cố lớn trên biển thời gian tới’
Theo quan điểm riêng của nhà phân tích này, hiện chưa có hợp tác, khai thác chung nào trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuy nhiên ông cho rằng hiện tại cũng có một số khu vực có thể hợp tác khai thác chung như ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Trong cuộc trao đổi này, TS Trần Việt Thái cũng bình luận về chính sách đối ngoại của Việt Nam và dự báo tình hình an ninh trên Biển Đông từ nay tới cuối năm 2018.