Tin Biển Đông – 02/04/2019
Philippines phản đối hơn 200 tàu Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines đã gửi công hàm phản đối sự hiện diện của hơn 200 tàu thuyền của Trung Quốc gần một hòn đảo Manila kiểm soát ở Biển Đông.
Reuters đưa tin, dẫn phát ngôn viên của tổng thống Salvador Panelo cho biết hôm 1/4.
Ông cho hay rằng các tàu hiện diện gần đảo Thị Thứ hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Philippines, nhưng không miêu tả các tàu thuyền đó.
Đại sứ Trung Quốc nói rằng đó là các tàu đánh bắt cá. Theo Reuters, chưa rõ Philippines gửi công hàm phản đối khi nào.
Việt Nam: Tàu cá chìm tại Hoàng Sa không phải do Trung Quốc đâm
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua nói với các phóng viên rằng cả ngư dân Philippines và Trung Quốc đều hiện diện tại khu vực tranh chấp.
Ông cũng bác bỏ các tin tức nói rằng các ngư dân Trung Quốc có mang theo vũ khí.
Ông cũng nói tiếp rằng Bắc Kinh và Manila đang xử lý các vấn đề liên quan tới hàng hải thông qua các kênh ngoại giao.
Theo Reuters, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte theo đuổi mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc kể từ khi nhậm chức năm 2016 để đổi lấy hàng tỷ đôla đầu tư và các khoản vay.
Sa vào “bẫy nợ” của TQ dễ dẫn tới mất chủ quyền ở Biển Đông
Hơn hai năm qua Trung Quốc đã đổ nhiều tiền của để bồi đắp các đảo mới thông qua hoạt động nạo vét để củng cố các căn cứ quân sự trên các đảo này. Bắc Kinh kiên trì bảo vệ những yêu sách phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của các nước trong khu vực.
Mới đây Tổng thống Malaysia đã nói thẳng với Thủ tướng Philippines rằng, các thỏa thuận ký kết với Trung Quốc sẽ khiến đất nước này sớm nằm dưới sự “kiểm soát” của họ.
Ông Rodrigo Duterte -Tổng thống Philippines đối mặt với nhiều áp lực trong tuần qua do ông đã quyết định bảo vệ các khoản cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng do Trung Quốc cung cấp. Các nhà phân tích cho rằng, việc không trả được nợ có thể khiến Philippines mất đi các nguồn lực quan trọng.
Hiện Trung Quốc đang tiếp tục hỗ trợ các nước Đông Nam Á các nguồn tài chính khổng lồ để phát triển cơ sở hạ tầng như một phần của kế hoạch “Vành đai và Con đường”. Tham vọng của Bắc Kinh đơn giản là để giúp củng cố mối liên kết bền chặt hơn giữa các quốc gia dọc theo “Vành đai và Con đường”, với lợi ích từ những cơ hội được tạo ra cho các công ty Trung Quốc ở nước ngoài.
Đó là về mặt lý thuyết. Song trên thực tế Trung Quốc hy vọng lấn át được tuyên bố chủ quyền của các nước đối lập ở vùng Biển Đông, có tầm quan trọng chiến lược và lịch sử.
Mới rồi, trên tờ Business Insider, ông Daniel O’Neill, Phó giáo sư ngành Khoa học chính trị tại Đại học Thái Bình Dương, cho hay: “Biển Đông là tuyến giao thông quan trọng. Trung Quốc hiện có 80% lượng dầu nhập khẩu qua eo biển Malacca và vùng biển này cũng chứa các tài nguyên quan trọng. Lý do lớn nhất của hành động tăng cường quyền kiểm soát là để phục vụ mưu đồ bá chủ khu vực của Trung Quốc”.
Khu vực Biển Đông hiện chứa khoảng 125 tỉ thùng dầu và 500 ngàn tỉ foot khối trữ lượng khí đốt tự nhiên, theo Global Risk Insights. Theo đó có khoảng 10% nguồn cung cấp cá toàn cầu có liên hệ với khu vực này, theo The Financial Times. Khoảng 3,4 ngàn tỉ Mỹ kim giá trị thương mại được vận chuyển qua khu vực này mỗi năm, theo Global Risk Insights.
Khi Trung Quốc quyết định tăng cường hỗ trợ tài chính cho Philippines nghĩa là họ muốn lôi kéo, tác động đến đến đất nước này trong vấn đề Biển Đông. Năm 2016 ông Tập Cận Bình thăm Philippines. Sau đó Trung Quốc đã mở một khoản tín dụng trị giá 9 tỉ Mỹ kim cho Philippines. Đa phần trong số 9 tỉ đó đã chảy vào các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm các công trình đập nước.
Há miệng mắc quai, Tổng thống Duterte buộc phải bảo vệ quyết định của nước này trong việc ký các khoản vay với Trung Quốc. Biết rằng các điều khoản vay rất không thuận lợi, có thể khiến Manila đánh mất tài sản quốc gia trong trường hợp vỡ nợ.
Tòa án Tối cao Philippines hôm 22/3 đã chỉ ra rằng, Trung Quốc có thể giành quyền kiểm soát các mỏ khí đốt của quốc gia này trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông nếu Philippines không tuân theo các nghĩa vụ của mình đối với công trình đập Chico. Thỏa thuận đó đã được ký vào tháng 4 năm 2018 và được coi là khuôn mẫu cho các ràng buộc tài chính tiếp theo, theo Bloomberg. Vấn đề xoay quanh cái gọi là “di sản” trong khu vực do Philippines điều hành ở Bãi Cỏ Rong.
Do đó, các đảng đối lập ở Philippines đã yêu cầu minh bạch hóa nguồn tài liệu về các thỏa thuận vay nợ mới nhất của đất nước này với Trung Quốc, liên quan đến công trình đập Kaliwa, Bộ Tài chính Philippines sau đó đã chấp nhận công khai tài liệu này.
Trung Quốc có một thủ đoạn không mới là, cung cấp các nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều nước ASEAN nhằm chia rẽ lực lượng đối trọng với các tiến triển của họ ở Biển Đông. Tổ chức này cần có sự đồng thuận mỗi khi thông qua các phán quyết. Như vậy Trung Quốc đã có thể lôi kéo từng quốc gia một để chống lại phán quyết của Liên hợp quốc về vấn đề vùng đặc quyền kinh tế năm 2016, được quy định trong Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Quy định đã bị Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ. Phán quyết của LHQ được thiết kế để ngăn chặn sự xâm lấn của Trung Quốc vào vùng biển chiến lược của các nước khác có liên quan, gồm Đài Loan, Malaysia, Việt Nam, Brunei và Philippines.
Rõ ràng Trung Quốc đã áp dụng thủ đoạn củ cà rốt và cây gậy để chia rẽ ASEAN, trong đó họ triệt để khai thác các khoản cho vay để gây áp lực lên từng nước thành viên.
Song, bất chấp những lo ngại rằng, ảnh hưởng của Trung Quốc có thể còn tăng hơn nữa khi đất nước này tiếp tục tài trợ cho các dự án dọc theo “Vành đai và Con đường”, nhiều nước trong khu vực đã phản ứng quyết liệt khiến Bắc Kinh không thể chủ quan.
Sau chiến thắng bất ngờ của Thủ tướng 93 tuổi Manathir Mohammed trong cuộc bầu cử năm 2018, Malaysia gần đây đã trở nên mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc. Nikkei Asian Review dẫn lại câu nói của Thủ tướng Malaysia với kênh tin tức ABS-CBN, trước cuộc họp với ông Duterte: “Nếu bạn vay một
khoản tiền lớn từ Trung Quốc và rồi không thể trả, bạn biết rằng khi một người mang nợ thì người đó phải chịu sự kiểm soát của người cho vay nợ, vì vậy chúng tôi phải rất cẩn trọng với điều đó”.
Đó là một thí dụ về những gì mà các nhà phê bình gọi là “chính sách ngoại giao bẫy nợ” đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với Sri Lanka và Lào trong những năm gần đây. Nhiều người biết đến Sri Lanka vì quốc gia này đã phải dành cho Trung Quốc hợp đồng thuê một cảng chiến lược trong thời hạn 99 năm sau khi họ gặp khó khăn về tài chính với các chủ nợ.
Trung Quốc không dễ kiểm soát Biển Đông. Sự phản kháng của các nước trong khu vực ngày càng mạnh mẽ. Cái bẫy nợ mà Bắc Kinh giăng ra người ta đã nhìn thấy rõ. Đành tương kế tựu kế. Vay thì sẽ có cách trả, cố nhiên không thể trả bằng chủ quyền dân tộc.
http://biendong.net/dam-luan/27236-sa-vao-bay-no-cua-tq-de-dan-toi-mat-chu-quyen-o-bien-dong.html
Mỹ cam kết bảo vệ an ninh khu vực
và tăng cường hợp tác an ninh biển với Việt Nam
Mỹ cam kết mạnh mẽ nhằm bảo đảm khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở; ủng hộ hoà bình, ổn định, hợp tác, thương mại không bị cản trở, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không. Mỹ cũng kêu gọi các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả.
Tại Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng thường niên lần thứ 10 giữa Việt Nam và Mỹ tại Washington D.C (25/3), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng phụ trách Kiểm soát vũ khí và An ninh quốc tế Mỹ Andrea Thompson nhất trí hai nước sẽ tiếp tục hợp tác về an ninh biển, rà phá bom mìn, vật liệu nổ, sớm khởi động dự án tẩy độc sân bay Biên Hoà, tiếp tục hỗ trợ các nạn nhân da cam/dioxin, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
Thứ trưởng Thompson cho biết Mỹ tiếp tục coi trọng vai trò của Việt Nam trong việc cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên. Về vấn đề Biển Đông, Mỹ cam kết mạnh mẽ nhằm bảo đảm khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở; ủng hộ hoà bình, ổn định, hợp tác, thương mại không bị cản trở, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không. Mỹ cũng kêu gọi các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã thông qua nhiều kênh để hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải. Mới đây, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương W. Patrick Murphy (22/3) tuyên bố Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực hàng hải cho Việt Nam, cho rằng việc này có vai trò quan trọng cho an ninh khu vực. Theo ôngg W. Patrick Murphy, Việt Nam hiện có một tàu cảnh sát biển do Mỹ cung cấp. Mỹ sẽ tăng cường nỗ lực để nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam. Điều đó rất quan trọng với Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Ngoài ra, ông W. Patrick Murphy cũng cho biết, Mỹ mong muốn “được làm việc chặt chẽ với Việt Nam về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực”; đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, nhấn mạnh tất cả quốc gia trên thế giới đều có lợi ích khi giao thông và thương mại ở các tuyến đường biển không bị cản trở.
Tháng 5/2017, Mỹ đã bàn giao tàu tuần duyên tải trọng cao USCGC Morgenthau cho Cảnh sát biển Việt Nam qua Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA). USCGC Morgenthau có choán nước toàn tải 3.250 tấn, chiều dài 115 m, rộng 13 m, mớn nước 4,6 m, thủy thủ đoàn 160 người. Tàu có tốc độ tối đa 53,7 km/h, phạm vi hoạt động hơn 22.500 km và có thể hoạt động liên tục 45 ngày. Sau khi được biên chế vào Cảnh sát biển Việt Nam, tàu được đổi tên thành CSB 8020. CSB 8020 dự kiến giúp nâng cao năng lực nhận thức về các vấn đề hàng hải của Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường năng lực trong thực hiện các hoạt động thực thi luật hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, ứng phó nhân đạo. Ngoài ra, con tàu còn mang ý nghĩa biểu tượng và cụ thể về Quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ.
Mỹ cũng đã chuyển giao 6 xuồng cao tốc Metal Shark cho Vùng 2 Cảnh sát biển Việt Nam tại Quảng Nam. Động thái trên là một bước tiến quan trọng nữa trong việc mở rộng hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Mỹ. Nó còn thể hiện sự hợp tác ngày càng sâu sắc trong lĩnh vực thực thi luật hàng hải, hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trên biển, hợp tác trợ giúp nhân đạo hàng hải trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đáng chú ý, Đô đốc Philip S. Davidson, Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương của Mỹ (12/2) đã tiết lộ tại Quốc hội Mỹ về chuyện Việt Nam mua máy bay trinh sát không người lái cũng như máy bay huấn luyện từ Mỹ. Ông Davidson nói rằng mối quan hệ quân sự giữa Bộ tư lệnh Thái Bình
Dương – Ấn Độ Dương của Mỹ và quân đội Việt Nam là “ưu tiên củng cố năng lực hàng hải của Việt Nam, vốn sẽ được hỗ trợ bởi việc Việt Nam mua Scan Eagle UAV (máy bay trinh sát không người lái) và máy bay huấn luyện T-6 và một chiếc tàu thứ hai của Lực lượng Tuần duyên Mỹ”. Ngoài ra, Đô đốc Davidson cho biết thêm, Việt Nam đã nổi lên là một đối tác chính trong việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và an ninh ở khu vực Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. Việc mua bán trang thiết bị quân sự trên thuộc loại Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS), một trong hai chương trình chính để Mỹ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác. Theo chương trình DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Mỹ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị. Ngoài việc mua thiết bị quân sự trên, Đô đốc Davidson nói thêm rằng “Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017”.
Biển Đông: Khó Bình Yên
Trần Khải
Hoa Lục luôn luôn dòm ngó Đài Loan và Biển Đông — hai nơi Tập Cận Bình nói rõ là “lợi ích cốt lõi” cùng với Tây Tạng và Tân Cương.
Thế cho nên mới có chuyện xóa sổ văn hóa hai sắc tộc độc đáo Tây Tạng và Tân Cương trong khi liên tục thò tay, lấn chân ở Đài Loan và Biển Đông.
Không đùa với Ngày Cá Tháng Tư, tức ngày 1 tháng 4, thường là để đùa giỡn, phóng tin dỏm để cùng nhau cười, quân lực Trung Quốc trước đó một ngày liền biểu diễn ngay trên bầu trời Đài Loan để hù dọa…
Thông tấn Nhật Bản NHK ghi rằng vào hôm Chủ Nhật 31/3/2019, Bộ quốc phòng Đài Loan nói các máy bay chiến đầu Shenyang J-11 bay qua đường ranh giới Eo biển Đài Loan và đã vi phạm không phận của Đài Loan vào khoảng 11 giờ sáng.
Đài Loan đã phản ứng bằng việc điều máy bay chiến đấu xuất kích khẩn cấp, nhưng sau đó các máy bay của Trung Quốc đã quay về phía Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, máy bay của quân đội Trung Quốc đã đến gần đường ranh giới trên, nhưng việc vượt qua ranh giới là động thái vô cùng hiếm.
Tối Chủ Nhật, Văn phòng Tổng thống Đài Loan ra tuyên bố thúc giục Bắc Kinh dừng các hành vi như vậy, gọi đây là động thái “khiêu khích” sự an toàn, ổn định của khu vực và gây nguy hiểm cho hòa bình.
Và ngay hôm sau, tức Thứ Hai 1/4/2019, Quốc Hội Đài Loan, tức Viện lập pháp, triệu tập Hành pháp đê73 hỏi.
Thông tấn RTI kể rằng: sáng ngày 1/4, lúc trả lời chất vấn tại Viện lập pháp, ngoại trưởng Ngô Chiêu Nhiếp cho biết, hành động này của Trung Quốc là vô cùng liều lĩnh, không có trách nhiệm và rất nguy hiểm, chính phủ Đài Loan khiển trách mạnh đối với hành vi này và cũng hy vọng Trung Quốc đừng bao giờ có hành động như thế này nữa.
Ông Ngô Chiêu Nhiếp nói, Trung Quốc không ngừng phá vỡ hiện trạng và công kích hòa bình, ổn định khu vực, Bộ ngoại giao đã thông báo cho các nước láng giềng về lập trường của Đài Loan, đồng thời kêu gọi các nước đồng minh hãy quan tâm đến vụ việc này.
Ông Ngô Chiêu Nhiếp cho biết : Cho đến nay các nước đối tác chưa có công khai hồi ứng về việc này, nhưng tôi có thể báo cáo với quý vị, các đối tác hợp tác của chúng ta đều phản đối cách làm này của Trung Quốc.
Ông Ngô Chiêu Nhiếp cho rằng, phía Đài Loan không khiêu khích đối phương, nhưng đối với sự đe dọa của Trung Quốc, phía Đài Loan cũng không yếu đuối, ông tin tưởng vào khả năng bảo vệ lãnh thổ và không phận của quân đội Đài Loan. Ông Ngô Chiêu Nhiếp nhấn mạnh, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã khiến cho tình hình khu vực căng thẳng, do đó đứng trên lập trường của Bộ ngoại giao, càng nên hợp tác với nhiều quốc gia có tư tưởng giống nhau và cũng rất quan tâm sự ổn định, hòa bình khu vực, đồng thời thúc đẩy đối thoại nhiều hơn đối với các nước trong khu vực, và những công việc này của Bộ ngoại giao đã có một số tiến triển.
Tối ngày 31/3, Ủy ban sự vụ Trung Hoa Lục Địa ban hành thông cáo báo chí, cho biết, đây là thủ đoạn thúc đẩy thống nhất của Trung Quốc, cũng cho thấy được Trung Quốc sử dụng thủ đoạn cứng kiêm mềm đối với Đài Loan, nhân dân Đài Loan phải nhận ra rằng, tình thế hiện nay của eo biển Đài Loan rất
gay go, phải có ý thức đề phòng, đừng vì một số biện pháp ưu đãi của Trung Quốc đối với người dân Đài Loan mà có những trông đợi và mơ ước.
Phía Biển Đông cũng hung hiểm vô lường… Bản tin từ RFI ghi nhận về Biển Đông : Philippines phản đối Trung Quốc đưa nhiều tàu áp sát đảo Thị Tứ…
Trả lời báo chí, người phát ngôn phủ tổng thống Philippines hôm 01/04/2019, cho biết chính quyền Philippines sẽ có công hàm phản đối Trung Quốc đưa nhiều tàu đến sát khu vực đảo Thị Tứ (Pag-asa Island), như thông báo của quân đội Philippines mới đây.
Báo Philippines Philstar cho hay, người phát ngôn phủ tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, khẳng định bộ Ngoại Giao sẽ có phản đối chính thức gửi đến Bắc Kinh, thể theo yêu cầu của bộ Tư lệnh miền Tây quân đội Philippines. Người phát ngôn phủ tổng thống Philippines cho biết sẽ nêu vấn đề này trong cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại phủ tổng thống chiều hôm nay.
Thứ Sáu tuần trước, 29/03/2019, báo chí Philippines loan tải thông tin từ báo cáo của quân đội, theo đó tổng cộng hơn 600 tàu thuyền Trung Quốc đã áp sát, «bao vây» đảo Thị Tứ, một trong các thực thể địa lý lớn nhất của quần đảo Trường Sa, do Manila kiểm soát, kể từ đầu năm đến nay.
ABS-CBN News cho biết cụ thể là thời gian tàu Trung Quốc có mặt đông đảo nhất là vào ngày 10/02/2019, khi quân đội Philippines vận chuyển các phương tiện đến đảo Thị Tứ để chuẩn bị cho một số công trình xây dựng, tôn tạo, trong đó một đường băng máy bay trên đảo này.
Theo trung tá Elpidio Factor, một sĩ quan bộ Tư lệnh miền Tây, các tàu Trung Quốc thuộc lực lượng dân quân biển – thường được tuần duyên hỗ trợ – đã áp rất gần đảo Thị Tứ, sát với khu vực bãi cát bao quanh hòn đảo. Cùng với đảo Thị Tứ, thuyền Trung Quốc cũng « bao vây» hai đảo Kota (đá Loại Ta/Loaita Island) và Panata (đảo An Nhơn/Lankiam Cay), do Philippines kiểm soát.
Trả lời ABS-CBN, giáo sư Jay Batonbacal, giám đốc Viện An ninh Hàng hải và Luật Biển thuộc Đại học Philippines College of Law, nhận định là Trung Quốc có khả năng sẽ sử dụng biện pháp dùng tàu dân sự lấn dần, dễ gây mất cảnh giác này, để xâm nhập vào các nhiều khu vực mà họ vốn không có cơ hội xâm nhập trước đó. Có thể bây giờ đã đến giai đoạn họ trực tiếp tiếp cận với khu vực đất liền của các đảo.
Trong khi đó, bản tin VOA kể: Tàu hải quân Ấn Độ lại cập cảng Tiên Sa…
Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ hôm 1/4 đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong bối cảnh Việt Nam và Ấn Độ ngày càng tăng cường hợp tác quốc phòng và hàng hải.
Báo điện tử Đảng Cộng Sản cho biết tàu tuần tra ICGS VIJIT số hiệu 31 do thuyền trưởng đại tá T Ashish chỉ huy đang có chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng trong 4 bốn ngày với kế hoạch tập trận cùng hải quân Việt Nam trên Biển Đông. Hãng tin Reuters cũng xác nhận tin này.
Trước khi rời đi vào ngày 4/4, cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ sẽ có buổi diễn tập tìm kiếm và cứu hộ trên biển.
Theo Dân Trí, chuyến thăm lần này của tàu VIJIT nhằm “thúc đẩy hợp tác hàng hải giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ” và “đóng góp tích cực vào an ninh và ổn định trong khu vực và thế giới.”
Tháng 5/2018, ba tàu của hải quân của Ấn Độ cũng đã cập cảng Tiên Sa trong chuyến thăm 5 ngày như một phần của việc triển khai hoạt động của hạm đội tàu phía Đông của nước này tới các khu vực Đông Nam Á và Tây Bắc Thái Bình Dương, theo The Hindu.
Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhận: Hoa Kỳ bàn giao xuồng tuần tra cho Việt Nam.
Đại sứ quán Hoa Kỳ vào cuối tháng 3 vừa qua chính thức bàn giao sáu xuồng tuần tra Metal Shark cho Cảnh Sát Biển Việt Nam tại Vùng III, tỉnh Khánh Hòa.
Thông cáo của Đại Sứ Quán Mỹ phát đi ngày 1 tháng tư nêu rõ lần bàn giao này gồm 6 chiếc xuồng phản ứng nhanh Metal Shark được đóng mới. Vận tốc có thể đạt 35 hải lý một giờ.
Thiếu tá Kristen Byers của phía Hoa Kỳ phát biểu tại buổi lễ bàn giao rằng Vùng Cảnh Sát Biển III là khu vực chiến lược rõ rệt nhất của Việt Nam và chắc chắn mang tầm quan trọng nhất.
Trong khi đó, Thượng tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư Lệnh Vùng Cảnh Sát Biển III, cũng cho rằng Vịnh Vân Phong là khu vực chính giữa miền Trung Việt Nam.
Cũng tin liên quan trong lĩnh vực chuyển giao trang thiết bị quân sự, vũ khí cho Việt Nam; Ngà đã hoàn tất việc chuyển giao 64 xe tăng chiến đấu loại T90S/SK cho Việt Nam theo một hợp đồng ký kết vào năm 2016, tin do trang mạng Janes.com loan đi ngày 28/3 cho biết.Hung hiểm vô lường vậy…
Thế mà vẫn cứ trao các dự án cao tốc Bắc Nam cho nhà thầu Hoa Lục…