Tin Biển Đông – 02/01/2017
Trung Cộng đưa tướng không quân
có kinh nghiệm ở Biển Đông vào ban thường vụ quân ủy
Quân đội Trung Cộng vừa đưa một tướng Không Quân có hiểu biết chuyên môn về Biển Đông vào ban thường vụ quân ủy của quân chủng Không Quân, nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng biển có tranh chấp.
Nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trích dẫn trang tin thepaper.cn ở Thượng Hải hôm Thứ Hai 1/1/2018 cho biết, Trung tướng Xu Anxiang, 61 tuổi, cựu tư lệnh Quân Khu Miền Nam vào ủy ban 10 người trong đảng cộng sản đứng đầu Không Quân. Quân Khu Miền Nam là một trong năm quân khu của Trung Cộng và có trách nhiệm bảo vệ các quyền lợi của Trung Cộng ở Biển Đông. Nhà phân tích Zeng Zhiping, từ Viện Công Nghệ Nam Xương ở tỉnh Giang Tây, nói rằng Không Quân Trung Cộng cần một người trong hàng ngũ chỉ huy có hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm ở Biển Đông. Trên trang blog chính thức, Không Quân Trung Cộng cho biết Tướng Xu đã tham gia vào các chuyến bay huấn luyện và tuần tiễu trên Biển Đông, từng dành hết tâm trí để chuẩn bị và chiến thắng một cuộc chiến.
Trong một diễn biến có liên quan, cựu hiệu trưởng Trường Sĩ Quan Không Quân Trung Cộng, Thiếu Tướng Yu Qingjiang cũng được đưa vào làm thành viên mới nhất của ban thường vụ quân ủy Không Quân. Tướng Yu, một phi công chiến đấu cơ có kinh nghiệm, sẽ làm Tham mưu trưởng Không Quân. Việc bổ nhiệm hai tướng Không Quân vào đầu năm 2018 là một sự rẽ hướng so với đầu năm 2017, khi quân đội Trung Cộng bổ nhiệm hai phó đô đốc Hải Quân làm Tham mưu trưởng Hải Quân và Tư lệnh Quân Khu Miền Nam.
Huy Lam / SBTN
Biển Đông Năm Mới
Trần Khải
Năm 2018 đã tới… Sẽ có những biến động lớn nào tới với Biển Đông? Nếu cuộc chiến ở Bắc Hàn bùng nổ và lan rộng, có thể đoán là Trung Quốc sẽ có thể thùừa cơ tấn công một số đảo ở nhiều vùng biển Châu Á, trong đó bao trùm cả Biển Đông, đê xem như chuyện đã xong… Vì qua thời điểm đó, sẽ khó có cớ động binh mà không bị chú ý.
Thậm chí, khi động binh, có thể TQ sẽ lấy cớ là đóng quân nhiều nơi để giúp trị an, lấy cớ chiếm nhiều đảo Trường Sa để giữ an ninh hải lộ thương mại Biển Đông. Trong khi đó, thí dụ, quân lực TQ sẽ tuyên bô thiết quân luật toàn bộ Hồng Kông để lấy cớ là Châu Á chiến tranh, đang cần tổng động viên toàn lực TQ. Và khi bắt lính, tức là tổng động viên, TQ có thê sẽ băt đi lính tâ cả những ngưoòi tích cực nhất trong phong trào Dù Vàng từng khởi động biểu tình đòi dân chủ.
Hăn là nhiều nước trong vùng cũng đoán trước âm mưu của TQ. Việt Nam, Philippines, Nhật Bản đều tăng cường vũ trang Hải quân.
Trường hợp Việt Nam lâu nay chủ lực là vũ trang từ Nga.
Bản tin từ thông tấn Nga Sputnik News kể: Trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự trực tiếp với Việt Nam, năm 2017 đã được đánh dấu bằng một số sự kiện quan trọng.
Sputnik ghi rằng trong tháng 10/2017 tại Cam Ranh đã tiếp nhận tàu khu trục tên lửa thứ ba “Gepard-3.9”, được xây dựng cho Hải quân Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk (Liên bang Nga, Cộng hòa Tatarstan). Ngày 28 tháng 11/2017 tàu Rolldock của Hà Lan khởi hành từ Novorossiysk mang theo trên boong tàu “Gepard” thứ tư. Dự kiến con tàu sẽ đến Cam Ranh vào giữa tháng 1/2018.
Bản tin này cũng kê rằng vào ngày 09 Tháng 10/2017 đã tổ chức lễ tiếp nhận vào trang bị của Hải quân Việt Nam hai tàu tên lửa nhỏ mới lớp “Molniya” (số tàu 382 và 383), được đóng tại nhà máy đóng tàu Ba Son (Tp. SG). Đây là những con tàu cuối cùng được đóng theo hợp đồng xây dựng sáu tàu tên lửa dự án 12418 với tên lửa chống tàu “Uran-E”, được ký với Rosoboronexport từ năm 2006.
Trong khi đó, thông tấn IB Times trong ngày đầu năm 2018 nói rằng TQ đã thiết lập mạng lưới theo dõi tín hiệu dưới mặt nước (underwater surveillance network) để nhận diện mục tiêu trong vùng biển Ấn Độ Dương.
Hãy suy nghĩ, khi TQ gài mạng lưới dò tin dưới Ấn Độ Dương, có nghĩa là Thái Bình Dương cỉ còn là chuyện nhỏ, đã nằm trong túi áo Tập Cận Bình.
Mạng lưới dò tin ở Ấn Độ Dương dựa vào mạng lưới mô hình thu thập dữ kiện từ Biển Đông, và các biển Tây Thái Bình Dương.
Như thế là sao? Chúng ta có thể ngờ vực rằng cuộc chiếns ắp tới sẽ là chiến tranh taù ngầm?
Bản tin IB Times nói các tàu ngầm TQ sẽ được trơ5ợ giúp từ mạng lưới dò tin dưới mặt biển để nhận dạng, định vị, theo dõi các tàu mục tiêu trong các vùng biển nêu trên.
Mạng lưới này, theo South China Morning Post, sẽ nhận ra biến đôi môi trường vùng biên, nhiệt độ biển, mức nồng độ muối vùng biển. Nghĩa là, khi các dữ kiện biến đổi, khác với bình thường, là có những tàu lạ đang vào và làm xao động môi trường biển.
IB Times nói diên biến này đang gay lo ngại cho các chính phủ Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ.
Báo Washington Post nói rằng mạng lưới dò tìm dữ kiện dưới biên đó có 3 trung tâm đặt ở Đảo Hoàng Sa (Biển Đông), một ở tỉnh Guangdong, và một đặt ở Nam Á Châu.
Mạng lưới dữ kiện tình báo nôi kết nhiều nguồn dữ kiện thu thập từ các phao nổi thả ngoài biển, từ các tàu trên mặt biển, từ vệ tinh và từ các robot chạy dưới mặt biên (underwater gliders).
Dù vậy, các chuyên gia TQ thú nhận là vẫn không cân sức vơi Mỹ.
Yu Yongqiang, một trong các chuyên gia chỉ huy mạng lưới dò tin dưới nước này, nói mạng lấy tin này chưa tinh vi như mạng của Hoa Kỳ.
Vấn đề là, TQ đang tuyên bô chủ quyền 90% vùng Biển Đông, nơi thương mại hải hành hàng năm trị giá 5 ngàn tỷ đôla đi qua. Và các nước tranh chấp lại là: Việt Nam, Philippines, Mã Lai, Brunei và Đài Loan.
Nhưng nên bi quan, vì thấy rõ, TQ không sợ gì ai… Báo Úc châu Sydney Morning Herald hôm 1/1/2018 nói rằng Úc châu bị TQ tố cáo tội “bợ Mỹ”…
Bài báo TQ cảnh cáo Úc là nếu Úc cứ mãi can thiệp vào Biển Đông, TQ sẽ phản ứng mạnh để gây thiệt hại kinh tế Úc…
Zhang Ye, nhà nghiên cứu ở Chinese Naval Research Institute (Viện Nghiên Cứu Hải Dương TQ) bản doanh ơ3ở Bắc Kinh, viết trên tờ Global Times rằng Úc Châu cứ “bơ5ợ Mỹ” là sẽ “nhà độc dược vào quan hệ với TQ và sẽ làm lay động nền tảng cân bằng chiến lược [của Úc] giưã TQ và Mỹ.”
Hung hiểm là thế.
TQ hăm dọa Úc châu như thế.
Như thế, TQ chẳng coi Việt Nam và Philippines ra gì. Năm 2018 hiển nhiên là bất định…
https://vietbao.com/p123a276032/bien-dong-nam-moi
Đài Loan Lo Gỡ Vòng Vây TQ Gài
TAIPEI, Đaì Loan — Phương pháp gỡ vòng vây tiến hành từ mấy năm nay của Đài Loan gọi là Hướng Nam, tức nối tay liên minh về kinh tế, chính trị và xã hội văn hóa với nhiều quốc gia phương Nam.
Bản tin RTI ghi lời cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu hối thúc trong ngaỳ đầu năm 1/1/2018: Chính sách hướng nam đã được thực hiện từ sớm, có hiệu quả mới quan trọng
Ngày 1/1, cựu tổng thống Mã Anh Cửu nêu ví dụ về sự phát triển trong mối quan hệ với Miến Điện trong 8 năm ông làm tổng thống, cho biết, chính sách hướng nam đã được thực hiện từ sớm, không có phân chia cũ hay mới, bất kể chính sách hướng nam cũ hay mới, có hiệu quả, được hưởng lợi mới là điều quan trọng.
RTI kể rằng Cựu tổng thống Mã Anh Cửu đi dự Đại hội thành viên lần thứ 2 của Hội cựu sinh viên Đài Loan trường Gobon Myanmar, lúc phát biểu, ông cho biết, trong 8 năm làm tổng thống, lúc đó Ủy ban an ninh quốc gia có thành lập nhóm công tác Đông Nam Á, công tác Miến Điện là trọng điểm.
Mã Anh Cửu nói, trong nhiệm kỳ đầu tiên, có rất nhiều công tác có liên quan đến người Miến Điện tại Đài Loan, nhiệm kỳ 2, vì Miến Điện bắt đầu dân chủ hóa, cho nên Đài Loan có cơ hội phát triển quan hệ với Miến Điện.
Mã Anh Cửu cho hay, ban đầu, Ủy ban sự vụ Hoa Kiều cử người sang Miến Điện, ngay cả chủ tịch Ủy ban sự vụ Hoa Kiều Ngô Anh Nghị lúc bấy giờ muốn từ Thái Lan đến Miến Điện, cũng không có cơ hội, nhưng, khi ông đích thân chủ trì chương trình Đông Nam Á, tình hình đã bắt đầu thay đổi.
Mã Anh Cửu nói, lúc đó, tình hình chính trị ở Miến Điện đã thay đổi, tiếp đó là năm 2013, Hiệp hội phát triển ngoại thương THDQ thành lập văn phòng đại diện tại Miến Điện, năm 2014, Quỹ phát triển hợp tác quốc tế thuộc Bộ ngoại giao cũng thành lập văn phòng tại Miến Điện, năm 2015, Văn phòng thương mại Miến Điện tại Đài Bắc được thành lập, năm 2016, Văn phòng kinh tế và văn hóa Miến Điện tại Đài Bắc được thành lập.
Trong khi đó, trong những ngày cuối năm 2017, chính phủ Đaì Loan tố giác TQ hung hăng thêm.
Bản tin VOA ghi lơ2ời Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Sáu 29/12 nói rằng tham vọng quân sự của Trung Quốc đang trở nên lộ liễu hơn và tình hình căng thẳng giữa Đài Loan và Hoa lục không nên được giải quyết bằng sức mạnh quân sự.
Bà Thái Anh Văn phải đối mặt với thái độ thù nghịch ngày càng gay gắt hơn từ Trung Quốc kể từ khi bà thắng cử hồi đầu năm ngoái, giữa lúc Trung Quốc đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự chung quanh Đài Loan.
Bà Thái Anh Văn là thành viên của Đảng Dân chủ Tiến Bộ vốn ủng hộ giải pháp độc lập cho Đài Loan. Trung Quốc nghi ngờ bà muốn thúc đẩy hòn đảo tự trị này tiến tới một nền độc lập chính thức, điều mà Bắc Kinh cho là lằn ranh đỏ, không được phép vượt qua. Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh đòi ly khai, muốn tách ra khỏi Hoa Lục, mà Bắc Kinh cho là “bất khả phân chia”.
Bà Thái nói với báo chí:
“Các hoạt động quân sự của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến tình hình tại eo biển Đài Loan, mà cả khu vực Đông Á …Đây không phải là một vấn đề mà chỉ có Đài Loan phải đối mặt.”
Tại một cuộc họp báo nơi bà đứng trên sân khấu giữa mô hình của hai máy bay chiến đấu, Tổng thống Đài Loan nói:
“Tất cả các nước trong khu vực này đều mong muốn có hòa bình và ổn định, có sự đồng thuận … Trung Quốc không thể làm ngơ nguyện vọng đó, là tuyệt đối không thể giải quyết các vấn đề giữa hai bên eo biển Đài Loan bằng giải pháp quân sự, mà phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.”
Bộ Quốc phòng Đài Loan cảnh báo trong sách trắng quốc phòng công bố tuần này, rằng mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc đang ngày càng tăng. Trong năm qua không lực Trung Quốc đã tiến hành 16 đợt tập trận gần Đài Loan.
VOA cũng nhắc rằng Trung Quốc đã cảnh cáo Đài Loan chớ có “dùng vũ khí để khước từ giải pháp thống nhất” với Hoa Lục, trong khi truyền thông chính thức của nhà nước Trung Quốc đăng những bức ảnh phô trương các máy bay phản lực Trung Quốc bay gần đảo Đài Loan.