Tìm hiểu chung về cuộc sống ở Nhật Bản
Nhật Bản là một cường quốc phát triển về kinh tế , văn hóa con người ở đây cũng rất đa dạng . Khi sống tại đất nước này các bạn sẽ cảm thấy vô cùng an toàn và thoải mái ; con người sống rất lịch sự .
Ở Nhật hầu như không có trộm cắp, cướp giật. Tôi ở đó gần chục năm cũng chưa bao giờ mất gì hay thấy giật đồ. Ban đêm 3 giờ sáng ra quán ăn là chuyện thường. Hồi đó, ngày nào 3 giờ sáng tôi vẫn thường đi lại (bằng xe đạp) để tới quán ăn. Ở Nhật có cái hay là một số quán cơm như Inoshiya hay Matsuya và các cửa hàng tiện lợi (kombini) mở 24/24. Nghĩa là, không lúc nào bạn đói cả. Tất nhiên là nếu bạn không có tiền thì mình không nói nhé! ^^
Nhiều năm ở Nhật, tôi KHÔNG HỀ KHÓA CỬA nhà. Chưa bao giờ mất đồ. Ngoài ra, chuyện để quên đồ, để quên điện thoại cũng thường xảy ra. Nhưng khi quay lại nó vẫn nằm nguyên đó. Bạn bè tôi thì quên đủ thứ đồ điện tử trên tàu khi đi tàu điện nhưng cũng vẫn lấy lại được. Nhiều người còn để quên máy tính ở công viên. Nhưng nhìn chung thì hầu như không ai mất mát gì cả. Tất nhiên, bạn không nên để quên đồ khi sống ở bên đó. Ra ngoài thì nên khóa cửa. Tôi thì thường để máy tính xách tay ở nhà nhưng cũng ít khi buồn khóa cửa lắm, chỉ giả vờ khóa cửa nếu có ai tình cờ đi ngang qua thôi (có chìa đâu mà khóa!). Tại thực ra thì tôi cũng không nhiều đồ, tiền thì để hết trong ngân hàng rồi.
Tại sao ở Nhật ít trộm cắp, cướp giật?
Sẽ có nhiều người giải thích là đó là tính trọng danh dự của người Nhật nhưng tôi thấy đó chỉ là một phần. Chúng ta nên nhìn nó theo một khía cạnh hợp lý hơn, đó là khía cạnh kinh tế và pháp luật.
Sẽ có nhiều người giải thích là đó là tính trọng danh dự của người Nhật nhưng tôi thấy đó chỉ là một phần. Chúng ta nên nhìn nó theo một khía cạnh hợp lý hơn, đó là khía cạnh kinh tế và pháp luật.
Nhật Bản là xã hội giàu có, nên tràn ngập hàng hóa. Giá cả hàng hóa so với thu nhập rẻ hơn Việt Nam rất nhiều. Ví dụ cùng một món đồ điện, điện tử, điện thoại, máy tính thì giá ở Nhật rẻ hơn VN chút (tầm 10%), nhưng thu nhập là 2400 USD so với 200 USD ở VN, tức là cao gấp 12 lần. Do đó, giá trị hàng hóa rất nhỏ. Dù có lấy hàng hóa thì cũng không thể nào sống dựa vào nó được.
Ở các xã hội giàu có như Nhật thì nhân công có giá cao. Ví dụ bạn đi làm mức lương bèo nhất cũng 800 yên/giờ, tức là 1 giờ đi làm bạn có thể mua 2 ký gạo hay 8 lít sữa rồi. Các dịch vụ tại Nhật sẽ có giá cao, chứ không phải hàng hóa. Thay vì bạn đi ăn cắp đồ và chẳng bán được mấy (thực tế là chẳng biết bán cho ai) thì bạn đi làm lao động chân tay ở nhà máy theo ngày cũng có thể kiếm được 10 ngàn yên (120 USD).
Luật pháp Nhật Bản
Luật pháp Nhật cực kỳ nghiêm minh và rõ ràng. Ví dụ bạn đi xe đạp vượt qua đường và bị xe hơi đâm phải thì người bồi thường là bạn, chứ không phải xe hơi. Bạn có bị sao đi nữa thì cũng không có bất kỳ bồi thường nào. Cảnh sát Nhật làm việc cực kỳ mẫn cán, những vụ án xảy ra hàng chục năm vẫn dán ảnh nghi phạm khắp nơi. Ai giúp tóm được có thể nhận bồi thường hàng trăm ngàn tới hàng triệu Yên. Luật pháp minh bạch, nghiêm minh cũng là một nguyên nhân mà không ai dám phạm pháp.
Luật pháp Nhật Bản
Luật pháp Nhật cực kỳ nghiêm minh và rõ ràng. Ví dụ bạn đi xe đạp vượt qua đường và bị xe hơi đâm phải thì người bồi thường là bạn, chứ không phải xe hơi. Bạn có bị sao đi nữa thì cũng không có bất kỳ bồi thường nào. Cảnh sát Nhật làm việc cực kỳ mẫn cán, những vụ án xảy ra hàng chục năm vẫn dán ảnh nghi phạm khắp nơi. Ai giúp tóm được có thể nhận bồi thường hàng trăm ngàn tới hàng triệu Yên. Luật pháp minh bạch, nghiêm minh cũng là một nguyên nhân mà không ai dám phạm pháp.
Điều dễ nhận thấy là luật pháp Nhật Bản rất chi tiết. Ví dụ, Nhật Bản có trang bán hàng đấu giá cực kỳ nổi tiếng là Yahoo! Auction. Những trang bán đấu giá nếu có tố cáo lừa đảo cảnh sát sẽ vào cuộc ngay. Khi đó, tất cả mọi lệnh đặt giá đều phải trình cho cảnh sát. Ngoài ra, khi bạn tham gia bán hàng, Yahoo! Auction cũng xác minh địa chỉ của bạn (gửi mã số về địa chỉ đăng ký). Do đó, hầu như ít có lừa đảo, gian dối xảy ra. Nếu bạn không hài lòng, bạn sẽ lên đánh giá người bán được ngay.
Hay bạn đi thuê nhà cũng có luật thuê nhà riêng. Chủ nhà không dễ đuổi bạn đi. Họ muốn cho thuê nhà thì phải qua công ty bất động sản và công ty này phải có người có bằng cấp về bất động sản. Khi ký hợp đồng, bạn có quyền ở hết hợp đồng chứ họ không có quyền đuổi bạn đi. Tất nhiên, đưa tiền bồi thường cho bạn đi chỗ khác thì lại khác. Luật pháp Nhật còn quy định cặn kẽ cả việc đồ đạc xuống cấp theo thời gian thì người thuê không phải bồi thường. Nghĩa là, nếu bạn dán tấm poster lên tường và nó để lại vết trên đó, thì chủ nhà không có quyền yêu cầu bạn bồi thường. Họ yêu cầu bạn bồi thường là họ phạm luật.
Lái xe hơi cũng vậy, bạn mà tông phải ai đó thì nhiều khả năng là đi làm cả đời trả nợ. Cho nên ở Nhật không ai dám uống rượu lái xe cả. Đơn giản vì pháp luật rất nghiêm minh và mọi công dân phải bồi thường hậu quả họ gây ra.
Nhiều bạn mới sang Nhật sẵn tính yêng hùng và tư duy kiểu Việt Nam nên hồn nhiên vượt qua đường. Có người bị xe cán phải nằm viện tốn khá nhiều tiền. Tất nhiên là không được bồi thường gì cả.
Nếu phạm pháp thì chắc chắn sẽ khó thoát tội cho nên hầu như không ai phạm pháp cả.
Văn hóa Nhật Bản
Người Nhật nhìn chung lòng tự trọng cao, mức sống cao, tiêu chuẩn đạo đức cao. Các vụ biển thủ công quỹ, tham nhũng hay tắc trách mà bị phát hiện thì chỉ có nước quỳ mọp xin lỗi và xin từ chức mà thôi. Trộm cắp, cướp giật ở Nhật phần lớn lại do người nước ngoài thực hiện (có cả Việt Nam nhé). Có những đám người chuyên sống bằng nghề ăn trộm, không phải từ nhà dân mà là từ các siêu thị (đủ loại từ điện máy tới quần áo). Những người này đánh cả xe hơi (mua xe cũ ở Nhật rẻ như bèo – cho nên không nhất thiết phải giàu) đi một vòng để ăn trộm đồ. Các siêu thị tại Nhật thường ít đề phòng và rất ít nhân viên (vì mặc định ở Nhật là không ăn trộm ăn cắp). Tất nhiên, đám ăn trộm này mỗi lần phải đi một siêu thị khác nhau, vì sợ bị tóm.
Văn hóa Nhật Bản
Người Nhật nhìn chung lòng tự trọng cao, mức sống cao, tiêu chuẩn đạo đức cao. Các vụ biển thủ công quỹ, tham nhũng hay tắc trách mà bị phát hiện thì chỉ có nước quỳ mọp xin lỗi và xin từ chức mà thôi. Trộm cắp, cướp giật ở Nhật phần lớn lại do người nước ngoài thực hiện (có cả Việt Nam nhé). Có những đám người chuyên sống bằng nghề ăn trộm, không phải từ nhà dân mà là từ các siêu thị (đủ loại từ điện máy tới quần áo). Những người này đánh cả xe hơi (mua xe cũ ở Nhật rẻ như bèo – cho nên không nhất thiết phải giàu) đi một vòng để ăn trộm đồ. Các siêu thị tại Nhật thường ít đề phòng và rất ít nhân viên (vì mặc định ở Nhật là không ăn trộm ăn cắp). Tất nhiên, đám ăn trộm này mỗi lần phải đi một siêu thị khác nhau, vì sợ bị tóm.
Đồ ăn trộm sẽ được tiêu thụ qua đường dây bán đồ ăn cắp, thường là cho người nước ngoài. Chắc các bạn biết loại đồ “mất quai”, ví dụ máy quay, máy ảnh bị mất cái quai để xỏ dây. Lý do là các hàng hóa này để trong siêu thị thường được gắn sợi dây chống trộm vào, nếu cắt sợi dây này là báo động sẽ reo ngay. Do đó, bọn trộm sẽ cắt quai máy. Nhìn loại hàng này là biết ngay là đồ ăn cắp.
Ở Nhật có lừa đảo không?
Ở Nhật có lừa đảo và thường rất tinh vi. Bạn bị mắc lừa phần lớn không phải là do bị lừa trắng trợn mà bị lừa một cách tinh vi và thường là hợp pháp. Bạn bị lừa vì bạn tham hay thiếu hiểu biết. Nếu bạn không tham thì có lẽ chẳng bao giờ bị lừa. Mấy trò lừa đảo bán hàng đa cấp ở Việt Nam mới chỉ là những trò lừa đảo hết sức thô sơ mà thôi.
Dưới đây tôi sẽ liệt kê vài trò lừa đảo ở bên Nhật.
Các trang hẹn hò lừa đảo
Đây là các trang gọi chung là 出会い系 (Deai-kei) hay Deai, tức là “hẹn hò”. Những trang này có hàng chục ngàn trang. Đặc điểm là có thể đăng ký thành viên free, sau đó sẽ có rất nhiều lời mời gọi. Tin nhắn thường tới rất nhanh, có khi bạn vừa đăng ký xong 10 phút là có người mời gọi bạn rồi. Thậm chí còn hứa hẹn trả tiền cho bạn nữa. Đại khái là nhà giàu, là doanh nhân nhưng rất cô đơn, thiếu thốn tình cảm. Nhắn tin qua lại một hồi thì tài khoản miễn phí của bạn hết tiền và giục bạn là để tiếp tục nhắn tin thì phải chuyển khoản để mua point (để nhắn tin tiếp, ví dụ 1000 yên được 100 point).
Ở Nhật có lừa đảo không?
Ở Nhật có lừa đảo và thường rất tinh vi. Bạn bị mắc lừa phần lớn không phải là do bị lừa trắng trợn mà bị lừa một cách tinh vi và thường là hợp pháp. Bạn bị lừa vì bạn tham hay thiếu hiểu biết. Nếu bạn không tham thì có lẽ chẳng bao giờ bị lừa. Mấy trò lừa đảo bán hàng đa cấp ở Việt Nam mới chỉ là những trò lừa đảo hết sức thô sơ mà thôi.
Dưới đây tôi sẽ liệt kê vài trò lừa đảo ở bên Nhật.
Các trang hẹn hò lừa đảo
Đây là các trang gọi chung là 出会い系 (Deai-kei) hay Deai, tức là “hẹn hò”. Những trang này có hàng chục ngàn trang. Đặc điểm là có thể đăng ký thành viên free, sau đó sẽ có rất nhiều lời mời gọi. Tin nhắn thường tới rất nhanh, có khi bạn vừa đăng ký xong 10 phút là có người mời gọi bạn rồi. Thậm chí còn hứa hẹn trả tiền cho bạn nữa. Đại khái là nhà giàu, là doanh nhân nhưng rất cô đơn, thiếu thốn tình cảm. Nhắn tin qua lại một hồi thì tài khoản miễn phí của bạn hết tiền và giục bạn là để tiếp tục nhắn tin thì phải chuyển khoản để mua point (để nhắn tin tiếp, ví dụ 1000 yên được 100 point).
Thực ra, bọn này thường thuê cò mồi (gọi là “sakura”) và ngồi nhắn tin cho bạn. Ví dụ chỉ cần một phòng máy và thuê vài người làm bán thời gian (arubaito) vào ngồi canh. Có ai đăng ký là nhắn tin rủ rê hẹn gặp, đi khách sạn ngay. Tất nhiên là đám người này sẽ dông dài mãi để bạn hết point. Sau đó hệ thống sẽ nhắc bạn môt số cách chuyển tiền để nạp point vào.
Những vụ như thế này thì nhìn chung là khó kiện cáo. Với lại cũng ít người kiện cáo vì cũng ngại về thể diện. Thường mọi người chậc lưỡi cho qua.
=> Đối phó: Nếu bạn muốn hẹn hò nên vào các trang uy tín và có xác minh địa chỉ đàng hoàng, ví dụ trang Deai của Yahoo! JAPAN. Chỉ cần bạn nhớ câu “Cái gì quá tốt để có thể là thực thì sẽ không thực (What is too good to be true isn’t true)” là ổn.
Lừa việc làm thêm tại nhà
Làm thêm tại nhà gọi là SOHO (Small Office Small Home), ví dụ bạn nhận công việc đánh máy văn bản, nạp tên, địa chỉ từ danh thiếp vào file excel, v.v… Có những công ty chuyên giới thiệu công việc tại nhà cho bạn, tức là 在宅仕事 zaitaku shigoto. Và nhiều công ty lừa đảo về lĩnh vực này, mà hình thức lừa đảo không khác gì trò bán hàng đa cấp (tất nhiên không phải bán hàng đã cấp nào cũng lừa đảo nhé) cả. Vậy làm sao phân biệt công ty làm ăn chân chính và không làm ăn chân chính? Thật ra rất là dễ dàng.
Những vụ như thế này thì nhìn chung là khó kiện cáo. Với lại cũng ít người kiện cáo vì cũng ngại về thể diện. Thường mọi người chậc lưỡi cho qua.
=> Đối phó: Nếu bạn muốn hẹn hò nên vào các trang uy tín và có xác minh địa chỉ đàng hoàng, ví dụ trang Deai của Yahoo! JAPAN. Chỉ cần bạn nhớ câu “Cái gì quá tốt để có thể là thực thì sẽ không thực (What is too good to be true isn’t true)” là ổn.
Lừa việc làm thêm tại nhà
Làm thêm tại nhà gọi là SOHO (Small Office Small Home), ví dụ bạn nhận công việc đánh máy văn bản, nạp tên, địa chỉ từ danh thiếp vào file excel, v.v… Có những công ty chuyên giới thiệu công việc tại nhà cho bạn, tức là 在宅仕事 zaitaku shigoto. Và nhiều công ty lừa đảo về lĩnh vực này, mà hình thức lừa đảo không khác gì trò bán hàng đa cấp (tất nhiên không phải bán hàng đã cấp nào cũng lừa đảo nhé) cả. Vậy làm sao phân biệt công ty làm ăn chân chính và không làm ăn chân chính? Thật ra rất là dễ dàng.
Nguyên tắc phân biệt: Công ty nghiêm chỉnh không bao giờ bắt bạn đóng tiền!
Rất đơn giản phải không, nhưng sao nhiều người mắc lừa quá. Ở Việt Nam bị lừa bán hàng đa cấp thì vô số, lý do cực kỳ dễ hiểu: Vì họ tuyệt vọng.
Thường thì là thế này: Bạn lên trang web và đăng ký nhận công việc làm thêm về nhà, ví dụ gõ văn bản. Công việc này lương rất thấp nhưng công ty lừa đảo sẽ đặt cao lên 2 hay 3 lần để dụ bạn. Sau khi bạn đăng ký họ sẽ hướng dẫn bạn làm các thủ tục để nhận việc. Sau đó yêu cầu bạn đóng 20 ngàn yên (tầm 250 USD) tiền phí không gian làm việc hay “chỗ” của bạn trên trang web công ty, hay là bất kỳ loai phí gì nghe có vẻ hợp lý. Tức là, bạn phải có tiền để giữ chỗ trên trang web công ty. Thường họ cũng quảng cáo là ở chỗ họ mỗi tháng có thể kiếm tới 200 ngàn yên, tức là công việc rất nhiều. Nếu bạn tham, bạn đóng 20 ngàn yên (2 man yên) và hi vọng sẽ kiếm được tiền bù lại thì bạn nhầm. Sau khi bạn đóng xong, bạn sẽ đợi dài cổ mà không có việc. Hoặc là có việc mà không đáng kể. Ví dụ bạn chỉ kiếm được vài ngàn yên. Bọn này cho bạn làm cho có lệ thôi, để bạn không kêu ca được gì. Cách làm này cũng giúp họ không vi phạm pháp luật lắm, và bạn rất khó kiện họ.
Rất đơn giản phải không, nhưng sao nhiều người mắc lừa quá. Ở Việt Nam bị lừa bán hàng đa cấp thì vô số, lý do cực kỳ dễ hiểu: Vì họ tuyệt vọng.
Thường thì là thế này: Bạn lên trang web và đăng ký nhận công việc làm thêm về nhà, ví dụ gõ văn bản. Công việc này lương rất thấp nhưng công ty lừa đảo sẽ đặt cao lên 2 hay 3 lần để dụ bạn. Sau khi bạn đăng ký họ sẽ hướng dẫn bạn làm các thủ tục để nhận việc. Sau đó yêu cầu bạn đóng 20 ngàn yên (tầm 250 USD) tiền phí không gian làm việc hay “chỗ” của bạn trên trang web công ty, hay là bất kỳ loai phí gì nghe có vẻ hợp lý. Tức là, bạn phải có tiền để giữ chỗ trên trang web công ty. Thường họ cũng quảng cáo là ở chỗ họ mỗi tháng có thể kiếm tới 200 ngàn yên, tức là công việc rất nhiều. Nếu bạn tham, bạn đóng 20 ngàn yên (2 man yên) và hi vọng sẽ kiếm được tiền bù lại thì bạn nhầm. Sau khi bạn đóng xong, bạn sẽ đợi dài cổ mà không có việc. Hoặc là có việc mà không đáng kể. Ví dụ bạn chỉ kiếm được vài ngàn yên. Bọn này cho bạn làm cho có lệ thôi, để bạn không kêu ca được gì. Cách làm này cũng giúp họ không vi phạm pháp luật lắm, và bạn rất khó kiện họ.
Có một nguyên tắc để bạn không bao giờ mắc lừa: Đừng bao giờ bỏ tiền ra để kiếm tiền!
Tất nhiên, bỏ tiền theo kiểu kinh doanh thì lại khác nhé. Một công ty nghiêm chỉnh có thể thu phí của bạn, nhưng chỉ sau khi bạn kiếm được tiền và họ có thể trừ vào đó. Chẳng nơi nào làm ăn đàng hoàng mà lại lấy tiền trước cả.
Tất nhiên, bỏ tiền theo kiểu kinh doanh thì lại khác nhé. Một công ty nghiêm chỉnh có thể thu phí của bạn, nhưng chỉ sau khi bạn kiếm được tiền và họ có thể trừ vào đó. Chẳng nơi nào làm ăn đàng hoàng mà lại lấy tiền trước cả.
Bạn có thể thấy môi giới gia sư hay nhà đất ở VN cũng hay lừa đảo kiểu này: Họ lấy tiền giới thiệu hay “giữ chỗ” nhưng không bao giờ bạn có việc cả. Và rất khó đưa họ ra pháp luật. Nếu bạn không tham hay tuyệt vọng thì bạn sẽ không mất tiền. Tôi chưa bao giờ mất tiền vì tôi chưa bao giờ tham hay tuyệt vọng cả.
Bán hàng đa cấp
Cũng giống Việt Nam: Yêu cầu thành viên phải đóng phí “mở cửa hàng” hay phải mua hàng mới được gia nhập. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ thấy vấn đề này ở Nhật. Có lẽ bởi vì pháp luật đã quy định quy chế hoạt động rõ ràng rồi, nên không còn lừa đảo kiểu này nữa.
Bán hàng đa cấp
Cũng giống Việt Nam: Yêu cầu thành viên phải đóng phí “mở cửa hàng” hay phải mua hàng mới được gia nhập. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ thấy vấn đề này ở Nhật. Có lẽ bởi vì pháp luật đã quy định quy chế hoạt động rõ ràng rồi, nên không còn lừa đảo kiểu này nữa.
Tất nhiên là ở Nhật có nhiều hãng bán hàng đa cấp hợp pháp, nhìn chung hàng hóa chất lượng tốt. Tuy nhiên, những người tham gia thì hay lôi kéo, dụ dỗ người thân, bạn bè nên hay bị ghét.
Ăn cắp thông tin thẻ tín dụng, làm thẻ giả
Ở Nhật thẻ tín dụng (credit card) rất phổ biến. Bạn nên coi chừng các trang ăn cắp thông tin dạng phissing hay bị nhìn trộm từ đằng sau (bị lộ số thẻ). Bạn cũng coi chừng khi hung thủ lục thùng rác nhà bạn để xem thông tin bạn đăng ký. Nhìn chung nên hủy cẩn thận giấy tờ về thẻ tín dụng. Các công ty thẻ thường gửi lý lịch chi tiêu hàng tháng cho bạn với các số thẻ bị giấu đi bằng dấu *, chỉ để lộ 4 số cuối. Nếu hung thủ có thể biết thông tin đăng ký và số thẻ thì chúng có thể làm giả thẻ. Tất nhiên không phải để mua hàng online và gửi về địa chỉ của chúng, mà làm giả thẻ để đi mua sắm tại cửa hàng, khu thương mại. Đã mua rồi thì sẽ khó lần ra đươc lắm (Chẳng ai dại gì gửi về nhà mình để cảnh sát tóm).
Giả dạng ngân hàng, tặng quà
Cuộc gọi giả dạng ngân hàng hay công ty nào đó tặng quà và yêu cầu bạn cung cấp thông tin thẻ ngân hàng chẳng hạn. Chẳng hạn, có cuộc gọi đến nói là người của ngân hàng yêu cầu bạn xác minh thông tin nếu không tài khoản của bạn sẽ bị khóa chẳng hạng. Hay là máy bạn bị cài virus và cửa sổ web bật ra yêu cầu bạn đánh mật khẩu ngân hàng vào nếu không tài khoản sẽ bị đóng (dọa bạn để bạn sợ). Bạn mất thông tin cũng là lúc tin tặc sẽ chuyển khoản tiền đi nơi khác.
Ở Nhật cũng có dạng 振り込め詐欺 furikome sagi nhắm tới người già, lừa họ chuyển tiền cho bọn tội phạm (giả dạng người thân chẳng hạn).
Ăn cắp thông tin thẻ tín dụng, làm thẻ giả
Ở Nhật thẻ tín dụng (credit card) rất phổ biến. Bạn nên coi chừng các trang ăn cắp thông tin dạng phissing hay bị nhìn trộm từ đằng sau (bị lộ số thẻ). Bạn cũng coi chừng khi hung thủ lục thùng rác nhà bạn để xem thông tin bạn đăng ký. Nhìn chung nên hủy cẩn thận giấy tờ về thẻ tín dụng. Các công ty thẻ thường gửi lý lịch chi tiêu hàng tháng cho bạn với các số thẻ bị giấu đi bằng dấu *, chỉ để lộ 4 số cuối. Nếu hung thủ có thể biết thông tin đăng ký và số thẻ thì chúng có thể làm giả thẻ. Tất nhiên không phải để mua hàng online và gửi về địa chỉ của chúng, mà làm giả thẻ để đi mua sắm tại cửa hàng, khu thương mại. Đã mua rồi thì sẽ khó lần ra đươc lắm (Chẳng ai dại gì gửi về nhà mình để cảnh sát tóm).
Giả dạng ngân hàng, tặng quà
Cuộc gọi giả dạng ngân hàng hay công ty nào đó tặng quà và yêu cầu bạn cung cấp thông tin thẻ ngân hàng chẳng hạn. Chẳng hạn, có cuộc gọi đến nói là người của ngân hàng yêu cầu bạn xác minh thông tin nếu không tài khoản của bạn sẽ bị khóa chẳng hạng. Hay là máy bạn bị cài virus và cửa sổ web bật ra yêu cầu bạn đánh mật khẩu ngân hàng vào nếu không tài khoản sẽ bị đóng (dọa bạn để bạn sợ). Bạn mất thông tin cũng là lúc tin tặc sẽ chuyển khoản tiền đi nơi khác.
Ở Nhật cũng có dạng 振り込め詐欺 furikome sagi nhắm tới người già, lừa họ chuyển tiền cho bọn tội phạm (giả dạng người thân chẳng hạn).
Nhìn chung, lừa đảo ở Nhật cũng có nhưng tôi hầu như không gặp. Các ngân hàng, các cơ quan của Nhật cũng thường xuyên khuyến cáo để nâng cao cảnh giác. Về nguyên tắc, không ngân hàng hay cơ quan nào hỏi mật khẩu hay thông tin mật của bạn cả. Cứ ghi nhớ điều này thì sẽ an toàn.
Ở Nhật không chỉ dân trí cao mà “net” trí cũng rất cao. Bạn gặp vấn đề gì có thể tra trên mạng là sẽ thấy ngay. Nếu bạn chịu khó tra thì bạn khó bị lừa đảo được. Bạn cũng có thể đăng câu hỏi để mọi người trả lời.
Bán hàng bịp
Ở Nhật được gọi là 悪質商法 akushitsu shouhou (ÁC CHẤT THƯƠNG PHÁP), là các trò lừa đảo hay được coi là “không tốt” để bán hàng. Bạn có thể tham khảo 悪質商法 trên Wikipedia (Tiếng Nhật). Ví dụ quảng cáo phóng đại chất lượng sản phẩm, giả dạng nhân viên điện, nước hay điện thoại để tiếp cận bạn, gọi điện vào giờ giấc không thích hợp (ví dụ buổi tối, đêm khuya), cưỡng ép phải mua sản phẩm, dụ dỗ đóng tiền tham gia bán hàng đa cấp, v.v….
TÀ GIÁO
Nhật Bản là nước tự do tôn giáo và có rất nhiều “tôn giáo mới”, tiếng Nhật là 新興宗教 Shinkou Shuukyou (TÂN HƯNG TÔN GIÁO), phần lớn đều tự xưng là đạo Phật. Hãy coi chừng nếu bạn bị dụ dỗ, vì có thể đó là tà giáo (tiếng Nhật: カルト Karuto / Cult). Đặc điểm của các tôn giáo này là:
Súng bái giáo chủ hay người sáng lập tôn giáo (tức là sùng bái cá nhân)
Bắt buộc tín đồ phải đi dụ dỗ người vào tôn giáo
Thu tiền tín đồ
Tức là sùng bái người lập ra tôn giáo và người đang làm giáo chủ. Bạn sẽ tốn tiền và đi dụ dỗ người khác vào tôn giáo công không, tức vừa tốn tiền vừa tốn sức. Nhiều người bị mê muội vì các tà giáo thường dùng thủ pháp kiểm soát suy nghĩ. Bạn có thể tham khảo bài マインドコントロール (Mind Control) trên Wikipedia. Thường thì tà giáo đánh vào những người tuyệt vọng hay mất niềm tin vào cuộc sống, hay đang gặp phải đau khổ lớn lao. Người của tà giáo sẽ đến tỏ lòng thông cảm và kể rằng mình cũng như vậy, sau đó nhờ sự chỉ dạy của ông XYZ nào đó mà cuộc đời thay đổi hẳn. Họ sẽ dẫn dụ bạn đến gặp nhóm của mình, gồm toàn “người tốt”, “thông cảm”, đã từng đau khổ và vượt qua số phận. Tất nhiên, sau đó họ lộ mặt là tôn giáo với giáo chủ và lời răn đàng hoàng, dụ dỗ bạn gia nhập tôn giáo của họ. Lúc đó, bạn có thể tặc lưỡi gia nhập (thường là như vậy vì trước đó họ toàn nói đạo đức cao đẹp để bạn rất khó từ chối <= Thủ pháp Mind Control). Khi gia nhập rồi, bạn sẽ phải đóng hội phí (tất nhiên dưới hình thức rao giảng đạo đức trước đó và “gợi ý” để bạn “tự nguyện”) và phải dụ dỗ người khác. Nếu bạn muốn ra khỏi hội? Họ sẽ dọa bạn là đã nghe lời giảng của ông XYZ rồi mà ra thì sẽ xuống địa ngục. Ha ha, nhảm nhí phải không? Nhưng khi đã bước chân vào rồi thì mọi chuyện sẽ khác nhiều lắm đấy. Nhiều người đã thực sự mê muội và gây phiền hà cho cuộc sống những người xung quanh. Quy tắc đối phó: Bạn hạnh phúc hay đau khổ là do chính bạn và cách sống của bạn, không “lời dạy” nào có thể cứu rỗi cuộc sống của bạn cả. Bạn là người quyết định cuộc sống của bạn, còn nếu không, cuộc đời sẽ xô đẩy bạn theo ý muốn bất kỳ của nó. Hãy nhìn kỹ những người đang muốn dụ dỗ và tẩy não bạn: Gương mặt nhợt nhạt, “hạnh phúc” và “lòng tốt” giả tạo. Họ không hạnh phúc, mà chỉ đang “diễn” với bạn mà thôi. CÁC THỦ PHÁP KIỂM SOÁT SUY NGHĨ (MIND CONTROL) Các thủ pháp này không chỉ được dùng trong tà giáo mà còn thường được dùng trong thương mại để cưỡng ép hay gợi ý khách hàng mua hàng. Bạn nắm chắc chúng thì sẽ không mất tiền. Tôi vẫn nhớ khi mới sang Nhật tôi mua kim từ điển giảm 50% xuống 12 ngàn yên ở một nơi khá xa (tốn tiền tàu!). Sau đó về siêu thị điện máy gần nhà thấy nó bán đúng giá 12 ngàn yên. Tức là, đây chỉ là chiêu nâng lên rồi giảm xuống để dụ dỗ mà thôi. Đây là bài học đầu tiên về thương mại tôi được học khi qua Nhật. Sau đó tôi ít mắc phải sai lầm kiểu này nữa. Nếu bạn biết tiếng Nhật, hãy đọc マインドコントロール trên Wikipedia. Các tâm lý con người bị lợi dụng: Tính đáp trả lòng tốt: Tâm lý muốn báo đáp lại người đã tốt với mình. Người dụ dỗ sẽ ca ngợi bạn ví dụ như “Trong thời hỗn loạn như thế này mà suy nghĩ nghiêm túc về cuộc đời thì thật là đáng quý! Bạn hay thật đấy!”. Bước đầu dễ tham gia: Ví dụ mời là “Bạn có tham gia hội XYZ không?” hay “Ông XYZ là giáo tổ của chúng tôi” thì sẽ tạo tâm lý đề phòng, nhưng “Bạn có thời gian không?”, “Chúng tôi đang tìm hiểu mọi người”, “Chỉ chút xíu thời gian thôi”, “Nếu bạn không làm thì sẽ khó hiểu lắm, làm rồi thì đơn giản”, v.v… thì sẽ làm mọi người ít đề phòng. Sau đó nâng cao dần mức độ lên. Thường thì ban đầu mời tới triển lãm tranh hay buổi hòa nhạc miễn phí, sau đó sẽ dụ dỗ lôi kéo vào hội. Tính uy quyền: Ví dụ lợi dụng người nổi tiếng để tăng độ tin cậy. Thường người dụ dỗ chỉ gặp có 1 lần, tranh thủ chụp ảnh sau đó xài đi xài lại cứ như là thân quen với người này vậy. Họ thường lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng này – thực ra tham gia mục đích khác – như là tham gia đoàn thể hay tán đồng với họ. Tính hiếm có: “Chỉ bán X cái”, “Chỉ bán trong thời gian nhất định”, “Chỉ tặng riêng cho bạn”, “Chỉ có tại đây” => Nhấn mạnh sự hiếm có để thúc đẩy người nghe mua hàng. Tà giáo thì thường nói là “Bạn là người được chọn” hay nhấn mạnh bạn sẽ có cơ hội gặp một người “vĩ đại” nào đó.
Bán hàng bịp
Ở Nhật được gọi là 悪質商法 akushitsu shouhou (ÁC CHẤT THƯƠNG PHÁP), là các trò lừa đảo hay được coi là “không tốt” để bán hàng. Bạn có thể tham khảo 悪質商法 trên Wikipedia (Tiếng Nhật). Ví dụ quảng cáo phóng đại chất lượng sản phẩm, giả dạng nhân viên điện, nước hay điện thoại để tiếp cận bạn, gọi điện vào giờ giấc không thích hợp (ví dụ buổi tối, đêm khuya), cưỡng ép phải mua sản phẩm, dụ dỗ đóng tiền tham gia bán hàng đa cấp, v.v….
TÀ GIÁO
Nhật Bản là nước tự do tôn giáo và có rất nhiều “tôn giáo mới”, tiếng Nhật là 新興宗教 Shinkou Shuukyou (TÂN HƯNG TÔN GIÁO), phần lớn đều tự xưng là đạo Phật. Hãy coi chừng nếu bạn bị dụ dỗ, vì có thể đó là tà giáo (tiếng Nhật: カルト Karuto / Cult). Đặc điểm của các tôn giáo này là:
Súng bái giáo chủ hay người sáng lập tôn giáo (tức là sùng bái cá nhân)
Bắt buộc tín đồ phải đi dụ dỗ người vào tôn giáo
Thu tiền tín đồ
Tức là sùng bái người lập ra tôn giáo và người đang làm giáo chủ. Bạn sẽ tốn tiền và đi dụ dỗ người khác vào tôn giáo công không, tức vừa tốn tiền vừa tốn sức. Nhiều người bị mê muội vì các tà giáo thường dùng thủ pháp kiểm soát suy nghĩ. Bạn có thể tham khảo bài マインドコントロール (Mind Control) trên Wikipedia. Thường thì tà giáo đánh vào những người tuyệt vọng hay mất niềm tin vào cuộc sống, hay đang gặp phải đau khổ lớn lao. Người của tà giáo sẽ đến tỏ lòng thông cảm và kể rằng mình cũng như vậy, sau đó nhờ sự chỉ dạy của ông XYZ nào đó mà cuộc đời thay đổi hẳn. Họ sẽ dẫn dụ bạn đến gặp nhóm của mình, gồm toàn “người tốt”, “thông cảm”, đã từng đau khổ và vượt qua số phận. Tất nhiên, sau đó họ lộ mặt là tôn giáo với giáo chủ và lời răn đàng hoàng, dụ dỗ bạn gia nhập tôn giáo của họ. Lúc đó, bạn có thể tặc lưỡi gia nhập (thường là như vậy vì trước đó họ toàn nói đạo đức cao đẹp để bạn rất khó từ chối <= Thủ pháp Mind Control). Khi gia nhập rồi, bạn sẽ phải đóng hội phí (tất nhiên dưới hình thức rao giảng đạo đức trước đó và “gợi ý” để bạn “tự nguyện”) và phải dụ dỗ người khác. Nếu bạn muốn ra khỏi hội? Họ sẽ dọa bạn là đã nghe lời giảng của ông XYZ rồi mà ra thì sẽ xuống địa ngục. Ha ha, nhảm nhí phải không? Nhưng khi đã bước chân vào rồi thì mọi chuyện sẽ khác nhiều lắm đấy. Nhiều người đã thực sự mê muội và gây phiền hà cho cuộc sống những người xung quanh. Quy tắc đối phó: Bạn hạnh phúc hay đau khổ là do chính bạn và cách sống của bạn, không “lời dạy” nào có thể cứu rỗi cuộc sống của bạn cả. Bạn là người quyết định cuộc sống của bạn, còn nếu không, cuộc đời sẽ xô đẩy bạn theo ý muốn bất kỳ của nó. Hãy nhìn kỹ những người đang muốn dụ dỗ và tẩy não bạn: Gương mặt nhợt nhạt, “hạnh phúc” và “lòng tốt” giả tạo. Họ không hạnh phúc, mà chỉ đang “diễn” với bạn mà thôi. CÁC THỦ PHÁP KIỂM SOÁT SUY NGHĨ (MIND CONTROL) Các thủ pháp này không chỉ được dùng trong tà giáo mà còn thường được dùng trong thương mại để cưỡng ép hay gợi ý khách hàng mua hàng. Bạn nắm chắc chúng thì sẽ không mất tiền. Tôi vẫn nhớ khi mới sang Nhật tôi mua kim từ điển giảm 50% xuống 12 ngàn yên ở một nơi khá xa (tốn tiền tàu!). Sau đó về siêu thị điện máy gần nhà thấy nó bán đúng giá 12 ngàn yên. Tức là, đây chỉ là chiêu nâng lên rồi giảm xuống để dụ dỗ mà thôi. Đây là bài học đầu tiên về thương mại tôi được học khi qua Nhật. Sau đó tôi ít mắc phải sai lầm kiểu này nữa. Nếu bạn biết tiếng Nhật, hãy đọc マインドコントロール trên Wikipedia. Các tâm lý con người bị lợi dụng: Tính đáp trả lòng tốt: Tâm lý muốn báo đáp lại người đã tốt với mình. Người dụ dỗ sẽ ca ngợi bạn ví dụ như “Trong thời hỗn loạn như thế này mà suy nghĩ nghiêm túc về cuộc đời thì thật là đáng quý! Bạn hay thật đấy!”. Bước đầu dễ tham gia: Ví dụ mời là “Bạn có tham gia hội XYZ không?” hay “Ông XYZ là giáo tổ của chúng tôi” thì sẽ tạo tâm lý đề phòng, nhưng “Bạn có thời gian không?”, “Chúng tôi đang tìm hiểu mọi người”, “Chỉ chút xíu thời gian thôi”, “Nếu bạn không làm thì sẽ khó hiểu lắm, làm rồi thì đơn giản”, v.v… thì sẽ làm mọi người ít đề phòng. Sau đó nâng cao dần mức độ lên. Thường thì ban đầu mời tới triển lãm tranh hay buổi hòa nhạc miễn phí, sau đó sẽ dụ dỗ lôi kéo vào hội. Tính uy quyền: Ví dụ lợi dụng người nổi tiếng để tăng độ tin cậy. Thường người dụ dỗ chỉ gặp có 1 lần, tranh thủ chụp ảnh sau đó xài đi xài lại cứ như là thân quen với người này vậy. Họ thường lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng này – thực ra tham gia mục đích khác – như là tham gia đoàn thể hay tán đồng với họ. Tính hiếm có: “Chỉ bán X cái”, “Chỉ bán trong thời gian nhất định”, “Chỉ tặng riêng cho bạn”, “Chỉ có tại đây” => Nhấn mạnh sự hiếm có để thúc đẩy người nghe mua hàng. Tà giáo thì thường nói là “Bạn là người được chọn” hay nhấn mạnh bạn sẽ có cơ hội gặp một người “vĩ đại” nào đó.
Tính nhất quán trong việc tham dự: Ví dụ “Đã trót viết tên, địa chỉ để làm thẻ miễn phí rồi thì thử dùng thử xem sao?”. Trong tôn giáo thì sẽ là “Đã mất thời gian nghe nói chuyện rồi thì thử xem sao?” để dụ người ta vào. Giai đoạn cuối của kiểm soát suy nghĩ là “Tới được đây bằng lời dạy này rồi thì hãy tham gia XYZ đi”, “Đã thề toàn tâm toàn ý tín ngưỡng rồi thì hiến hết tài sản để bắt đầu cuộc sống cống hiến”, v.v…
Tương phản về tri giác: Dùng hiệu quả so sánh, ví dụ “Sau khi xem ảnh chiến tranh của triển lãm bom nguyên tử thì nhìn hình ảnh công viên hoàn toàn bình thường cũng thấy tươi sáng”. Hay là sau khi vào các cửa hàng cao cấp với giá mắc thì qua cửa hàng giá rẻ tự nhiên thấy giá rẻ đi. Các tôn giáo thì thường chiếu video về chiến tranh, đói khát, giết người, ngoại tình, ly hôn, … tức là tập trung vào các mặt tối tăm của cuộc sống để đẩy người xem vào trạng thái tuyệt vọng tạm thời. Sau đó đưa ra lý tưởng và hành động của đoàn thể tôn giáo như là lối thoát, cho chiếu tên và ảnh giáo chủ và tự nhiên thấy nó bừng sáng hơn thực tế.
Nỗi sợ hãi: Một số tôn giáo sẽ dạy là “Nếu ra khỏi tôn giáo sẽ gặp bất hạnh”. Cho dù không được dạy như giáo lý thì sẽ nhắc đi nhắc lại một số trường hợp ra khỏi tôn giáo và gặp bất hạnh để tạo nên nỗi sợ hãi. Đối tượng “sẽ gặp bất hạnh” thì đủ loại tùy theo tôn giáo, ví dụ “tổ tiên ở thế giới bên kia”, “bản thân”, “cha mẹ, anh chị em, người thân”, “con cháu” v.v… Hay là “Nếu trước khi nghe lời dạy thì không sao chứ nghe rồi mà còn ra thì sẽ không được cứu rỗi”. Hay bị dọa là “Ma quỷ sẽ nhập vào” hay “Sẽ xuống địa ngục” chẳng hạn.
CÁC THỦ PHÁP KIỂM SOÁT SUY NGHĨ
Khóc lóc
Đánh vào sự thương cảm của người khác, ví dụ trên Facebook hay có trò quăng ảnh thương tâm lên. Hay trong tôn giáo thì khóc lóc kể lể con đường gian khổ của giáo chủ, v.v.., trong tà giáo thì giáo chủ vừa khóc vừa thuyết giáo.
CÁC THỦ PHÁP KIỂM SOÁT SUY NGHĨ
Khóc lóc
Đánh vào sự thương cảm của người khác, ví dụ trên Facebook hay có trò quăng ảnh thương tâm lên. Hay trong tôn giáo thì khóc lóc kể lể con đường gian khổ của giáo chủ, v.v.., trong tà giáo thì giáo chủ vừa khóc vừa thuyết giáo.
Hoạt động nhóm
Dùng một nhóm đông để lôi kéo thường xuyên và trong thời gian dài. Bằng cách đánh vào tâm lý nhất quán trong hành động sẽ lôi kéo người bị dụ vào tôn giáo dù người đó thấy có nghi ngờ về giáo lý.
Dùng một nhóm đông để lôi kéo thường xuyên và trong thời gian dài. Bằng cách đánh vào tâm lý nhất quán trong hành động sẽ lôi kéo người bị dụ vào tôn giáo dù người đó thấy có nghi ngờ về giáo lý.
Thủ pháp “giáo dục” (Sau khi vào tôn giáo)
Sẽ đặt ra nhiều quy tắc luật lệ và giáo dục người ta theo. Thỉnh thoảng cấm người ta tìm hiểu lý do hay suy nghĩ. Nếu làm theo sẽ cực kỳ tán thưởng còn lệch một chút cũng sẽ bị phạt nghiêm khắc. Dần dần sẽ giáo dục người ta theo luật lệ một cách vô thức. Qua đó con người có thể mất đi suy nghĩ thông thường, giá trị quan và cuối cùng là lương tâm và sự phân biệt thiện ác.
Sẽ đặt ra nhiều quy tắc luật lệ và giáo dục người ta theo. Thỉnh thoảng cấm người ta tìm hiểu lý do hay suy nghĩ. Nếu làm theo sẽ cực kỳ tán thưởng còn lệch một chút cũng sẽ bị phạt nghiêm khắc. Dần dần sẽ giáo dục người ta theo luật lệ một cách vô thức. Qua đó con người có thể mất đi suy nghĩ thông thường, giá trị quan và cuối cùng là lương tâm và sự phân biệt thiện ác.
Thủ pháp tẩy não
Để thực hiện kiểm soát suy nghĩ hiệu quả hơn nữa, con người sẽ bị đặt vào hoàn cảnh “Cô độc, mất ngủ và mệt mỏi cực độ, cho dùng thuốc, mất cân bằng dinh dưỡng, ….” để làm giảm tạm thời chức năng thần kinh và năng lực suy nghĩ, trong lúc đó sẽ nhồi nhét vào đầu tư tưởng hay quy phạm hành động nhất định.
Để thực hiện kiểm soát suy nghĩ hiệu quả hơn nữa, con người sẽ bị đặt vào hoàn cảnh “Cô độc, mất ngủ và mệt mỏi cực độ, cho dùng thuốc, mất cân bằng dinh dưỡng, ….” để làm giảm tạm thời chức năng thần kinh và năng lực suy nghĩ, trong lúc đó sẽ nhồi nhét vào đầu tư tưởng hay quy phạm hành động nhất định.
Bạn đã bao giờ gặp anh chàng nói về quá trình gian khổ vươn lên của mình – thường rất cảm động và đạo đức (giả) – nhưng ngay sau đó lại mượn tiền chưa? Thường người ta sẽ kể về hành vi cao đẹp của mình để giúp người khác hay vượt lên số phận, đánh vào cảm thương và thông cảm của người nghe, sau đó sẽ mượn tiền. Cũng chỉ là một trong các thủ pháp trên thôi. Và thường là họ không bao giờ trả tiền cả (thường là vay tất cả mọi người). Nhìn chung, nếu bạn nắm rõ các cách thức trên thì sẽ ít bị lừa về mặt tiền bạc.
thanglongosc.vn/tim-hieu-chung-ve-cuoc-song-o-nhat-ban/