Tiểu sử Ông Cổ Tấn Tinh Châu

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tiểu sử Ông Cổ Tấn Tinh Châu
  • Lời bình – Người Việt khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong quốc nội đều nức lòng về Trận đánh chiếm Ðảo Duncan [ Quang Hoà ] của Ðại đội 3 / Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến VNCH do Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu – Đại Đội trưởng – chỉ huy đã anh dũng tái chiếm và bắt sống được 60 quân Trung Cộng đầu năm 1959 .
  • Nó đã vĩnh viễn trở thành chương sử oai phong lẫm liệt của Dân Tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng do Ông Cha để lại, luôn đánh bại giặc xâm kược bắc phương và đặc biệt là Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – tuy chỉ mới thành lập – nhưng đã hiên ngang giáng một đòn chí tử làm kinh hồn bạt vía quân thù trong khi csBV chỉ biết cúi đầu cam phận mãi quốc cầu an.

Ban Biên Tập

Lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH đầy hy vọng 'cờ vàng tung bay ở quê nhà'

Ông Cổ Tấn Tinh Châu trong binh nghiệp là một sĩ quan cấp Đại tá Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến [TQLC] của QLVNCH.

Trong sinh hoạt chính trị, ông là một đảng viên trung kiên Ủy Viên Trung Ương của Đảng Tân Đại Việt do GS Nguyễn Ngọc Huy là Đảng trưởng.
Ông sinh ngày 13 tháng 2 năm 1935 tại Sài Gòn, miền Nam VN trong gia đình gồm nhiều anh chị em và ông là thứ 10.

Thân phụ là cụ Cổ Tán Mau, nguyên Quận trưởng Long An. Cụ đã bị Việt Minh phục kích và tử thương năm 1949.

Thuở nhỏ ông học ở trường Đakao và năm 1948 học ở Petrus Ký.

Năm 1954 bị động viên K5 Trừ bị Thủ Đức.

Năm 1955 ra trường và phục vụ Tiểu đòan 454 Sơn Cước ở Kontum.
Sau vài tháng đổi về Tiểu đoàn 2 TQLC mới được thành lập. Lúc này TQLC chỉ có hai Tiểu đoàn 1 và 2.

Sinh Hoạt Chính Trị:

Ông Cổ Tấn Tinh Châu gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng của Đảng trưởng Trương Tử Anh thuộc Xứ bộ Miền Nam vào năm 1960 do Ông Nguyễn Ngọc Huy là Chi Bộ trưởng Cần Thơ.

Đến năm 1964, Ông Nguyễn Ngọc Huy tách khỏi ĐVQDĐ và thành lập một Đảng mới là Đảng Tân Đại Việt. Theo nhu cầu của Đảng, GS Huy thành lập 5 Phân Bộ đặc biệt để điều hành Đảng, trong đó có Biệt Bộ Bùi Hữu Phiệt gồm các quân nhân trong QLVNCH.

Ông Cổ Tấn Tinh Châu là Ủy viên Trung Ương Đảng và là Đê Nhất Phó Chủ tịch Biệt Bộ Bùi Hữu Phiệt mà Chủ tịch đầu tiên là cố Đại tá Huỳnh Văn Tồn, K3 Đàlạt, Tư lệnh SĐ 7 BB và sau đó Chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiễu, K4 Đàlạt lên thay. Thời gian này Ông làm việc ở Sài Gòn, khi thì Bộ Nội Vụ, Phủ Thủ tướng và Tham Mưu trương Biệt Khu Thủ Đô nên ông có dịp học hỏi GS Nguyễn Ngọc Huy.

Ông tích cực hoạt động cho Đảng, phát triển Đảng qua việc kết nạp các Đảng viên mới nhiều nhất là các sĩ quan Sư Đoàn 3 Không quân và sĩ quan thuộc Quân chủng Hải quân.

Ông cống hiến cho Đảng trong bí mật và công khai. Theo chân vị Đảng trưởng, ông phát huy Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn chống lại Chủ nghĩa Xã hội của csvn và xây dựng miền Nam độc lập phú cường.

Sau 30 tháng 4 năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ, Ông tiếp tục sinh hoạt lại với Đảng, thỉnh thoảng giao thoa với ĐVQDĐ và ĐVCMĐ.

Ông được đề cử làm Khu Bộ Trưởng KB Tây Hoa Kỳ tập họp tất cả Đảng viên cũ và kết nạp một số Anh Em Cựu Quân nhân ở Nam Cali và sau đó Ông nằm trong Cố vấn đoàn của Tân Đại Việt.

Lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH đầy hy vọng 'cờ vàng tung bay ở quê nhà'

Vào đầu năm 1980 một sự kiện quan trọng, Ông cùng một vài anh em trong Đảng tập họp thành lập một tổ chức kháng chiến phối hợp với Lê Quốc Túy , Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân,Trần văn Bá hoạt động ở Thái Lan nhưng thất bại.

Trong nhiều năm qua Ông tích cực sinh hoạt với cộng đồng ở Nam Cali và chủ tọa nhiều buổi lễ truyền thống của QLVNCH và Chánh quyền miền Nam.

Nhưng lực bất tòng tâm với tuổi già sức yếu, Ông đã ra đi vội vã vào lúc 9:30 tối, ngày 11 tháng 7 năm 2023.

Ngày Quân Lực cùng tinh thần chiến đấu của giới trẻ Little Saigon

Qua Tiểu sử và hoạt động của Niên trưởng Lê Bình Cổ Tấn Tinh Châu, Ông rất hãnh diện là một quân nhân trong Binh chủng TQLC và cũng hãnh diện là một Đảng viên kỳ cựu của Tân Đại Việt đã nối gót GS Nguyễn Ngọc Huy dấn thân tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do, Dân chủ Pháp trị theo Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn.

Ông là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau qua hình ảnh một cán bộ đạo đức, thanh liêm, suốt đời chỉ biết phục vụ cho Tổ Quốc và Dân tộc Việt Nam.
Với những thành tích và công lao của Niên Trưởng Lê Bình Cổ Tấn Tinh Châu nói trên,

Với tư cách là Chủ tịch Ban Lãnh Đạo Đảng Tân Đại Việt, tôi xin trân trọng Tri Ân và Vinh Danh Niên trưởng Lê Bình Cổ Tấn Tinh Châu.

Xin Cám ơn Tang Quyến và Quý vị Quan khách.


Anh Cổ Tấn Tinh Châu

Vĩnh biệt anh! – Một nhà ái quốc -Một sĩ quan tài năng và trong sạch của Việt Nam Cộng Hòa-Một nhạc sĩ yêu nguời yêu đời-Một đồng chí trung kiên và lão thành của Đảng Tân Đại Việt

Khi Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà cấm các đảng phái hoạt động thì các cán bộ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, một số phải ngồi tù như ông Hà Thúc Ký…, một số phải lưu vong ra hải ngoại như bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, GS Nguyễn Ngọc Huy, nhà báo Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, Hoài Sơn Ung Ngọc Nghĩa, Quang Thanh Nguyễn Văn Tại…, một số cán bộ trẻ phải gia nhập quân đội để tránh bị đàn áp.

Đó là lý do tại sao trong hàng ngủ của Đại Việt Quốc Dân Đảng và Tân Đại Việt (TĐV) có rất nhiều sĩ quan cao cấp trong quân đội vào thời kỳ Đệ Nhị Cộng Hoà.

Anh Cổ Tấn Tinh Châu từng là đại tá Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. 

Do quân đội không được công khai tham gia chính trị nên đảng Tân Đại Việt có một cơ sở nhà binh mà cán bộ là đảng viên trong quân đội, có tên là Biệt Bộ Bùi Hữu Phiệt, và anh Châu giữ chức vụ Đệ Nhất Phó Chủ Tịch của biệt bộ này.

Anh là cán bộ trung kiên và lão thành của TĐV. Anh hiền từ, hòa nhã, kín tiếng và có một nhân cách thật là đáng kính.

Khoảng năm 1978-1979, tôi thường đưa GS Nguyễn Ngọc Huy đi Bakersfield họp kín với các tướng Chung Tấn Cang, Lê Quang Lưỡng để bàn về việc xây dựng lực lượng kháng chiến ở Đông Nam Á.

Sau đó anh Châu cùng tướng Lưỡng và anh em lên đường đi về Thái Lan tìm cách lập chiến khu. Nhưng kế hoạch không thành vì muốn thực hiện phải cần làm việc với ông Lê Quốc Tuý, nguời được tình báo Pháp hỗ trợ.
Điều này không phải là trở ngại, mà trở ngại là lúc đó nhóm cộng sản Hoàng Văn Hoan, Trương Như Tảng được Trung Quốc bảo trợ cũng đang hoạt động ở đây và có quan hệ với nhóm của ông Lê Quốc Tuý.

Anh em TĐV thấy rằng tình thế không xong bởi vì không thể đứng cùng chiến tuyến với những người cộng sản (thân TQ) để chống cộng sản (thân Liên Sô) nên kế hoạch kháng chiến không thành. Anh em trở về Mỹ để đi theo một đường lối đấu tranh khác.

Anh Châu là một người thầm lặng, điềm tĩnh, lúc nào cũng nhã nhận với anh em. Anh yêu nước và yêu lý tưởng của đảng Tân Đại Việt, lý tưởng xây dựng một chế độ dân chủ pháp trị cho Việt Nam.

Biết rằng sống gửi thác về, sinh ký tự quy, nhưng sự ra đi của anh là một mất mát lớn cho đất nước và cho đảng Tân Đại Việt. 

Anh sẽ gặp những đồng chí của anh bên kia thế giới như GS Nguyễn Ngọc Huy, GS Nguyễn Đình Huy, Hoài Sơn Ung Ngọc Nghĩa, Bảy Bốp Nguyễn Ngọc Tân, Quang Thanh Nguyễn Văn Tại, anh Dương Hiếu Nghĩa, anh Lê Quang Lưỡng, anh Trần Văn Tự…

Anh ra đi nhưng ước vọng chưa thành! Chúng tôi, những người ở lại, nguyện nối tiếp bước chân của những bậc đàn anh để thực hiện ước mơ còn dang dở, đó là xây dựng một chế độ dân chủ pháp trị cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

Xin anh hãy bình an nơi Miền Miên Viễn.

Lê Minh Nguyên