Tiểu luận cuối năm: Con Rắn Bỏ Đi. Con Ngựa Trở Về – Phan Văn Song
KhủngHoảng Cũng Sắp Đi. Giàu Sang Sắp Trở Lại?
Năm tàn tháng tận, lay hoay mà thiên hạ sắp sửa đón những lễ lạc cuối năm, người Việt hải ngoại chúng ta, cũng như những người bạn dân bản xứ Tây Mỹ. Hằng năm hể mỗi lần anh em nhóm chúng tôi, những người có những cái tật thích viết bài, viết vỡ kể chuyện đời, bàn thế sự nhận những i meo xin, đòi, nhờ, viết bài đóng góp cho Báo Xuân, Đặc san Tết… là thằng tôi hoảng hồn thấy mình bước thêm một bướcc đi xuống lỗ, theo ông bà, trả thân thể về cát bụi. Những hộp thơ đầy những quảng cáo rượu, đồ chơi bánh mứt cadeaux, và chẳng chốc mặc dù chỉ chưa đến đầu tháng chạp tây là cả thành phố làng tôi đã bắt đầu cho treo đèn kết hoa, mặc dù chưa thắp sáng. Bắt đầu mới tuần tháng mười một, vừa dẹp hàng bán lễ Halloween mà đã có những chợ No-ên đầy những khu phố rồi.
Hằng năm hể gần mùa năm tàn tháng tận, là mùa của các nhà nghiên cứu thị trường, của các tay kinh tế gia; những chiêm tinh gia, thầy bói mới của thời đại bắt đầu viết bài nhận định tình hình, tống kết năm qua, dự báo năm mới. Năm con Rắn sắp tàn đây cũng đang mang cơn khủng hoảng triến miên dài như con Rắn đi theo con Rắn luôn. Bắt đầu đã có những dấu hiệu báo những bước hy vọng nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Đó đây, như những nụ hoa đầu mùa, vài tin tức tương đối khả quan, mang nhiều triển vọng môt nền kinh tế sáng sủa trở lại. Những nổ lực tiết kiệm thắt lưng buộc bụng hà tặn hà tiện, bớt ăn bớt xài của các quốc gia lâm nạn nay đã bắt đầu có kết quả. ÁiNhĩLan, ÝĐạiLợi, TâyBaNha bắt đầu thấy có vài dấu hiệu một nền kinh tế sáng sủa sắp đến. Một phần do những biện pháp khắc khổ, một phần do chánh sách đem nhà máy sản xuất trở về nội địa, mua hàng sản xuất nội địa. Ở Pháp phong trào mua hàng Made in France nở rộ. Tránh nếu cần, tẩy chay mua hàng Tàu, hay mua hàng các quốc gia đang lên nếu không cần thiết. Vì vậy, các kinh tế gia trên thế giới lại đang e ngại các quốc gia đang lên, các quốc gia hiện đang có những con số phát triển mạnh, khối BRICS chẳng hạn sẽ bị hạn chế phát triển lại. Còn những quốc gia nghèo, loại gia công như ViệtcNam ta, cũng vì những lý do trên, e rằng qua năm tới có nguy cơ gặp khủng hoảng kinh tế nặng nề hơn!
Trước mùa thu năm 2013, các nhà quan sát kinh tế thế giới ngờ vẫn còn vực khu vực đồng euro. Thiên hạ chờ TâyBanNha, ÝĐạiLợi, hay HyLạp, Chypre sụp đổ. Nhưng đầu mùa Thu nầy tất cả đều đảo ngược, có nhiều dấu hiệu, kỳ vọng nền kinh tế âu châu sẽ phát triển trở lại. Và người ta quên hẳn đồng euro vẫn còn đầy mong manh, quên hẳn con số không lồ của công nợ Huê kỳ. Và thiên hạ bắt đầu đặt ngó qua phía khác, và bắt đầu đặt những câu hỏi về các “nước đang lên”. Dỉ nhiên những khó khăn tại các quốc gia tiến triển vẫn còn tràn ngập những trang tin tức hằng ngày. Tình hình chánh sách kinh tế lại càng khó khăn cho những chánh quyền âu châu hơn nữa, khi những tin tức trên các nguồn thông tin và các bộ máy tuyên truyền các Nhà nước tuyên bố ầm ỉ rằng là ánh sáng sắp đến ở cuối đường hầm, tạo những nguồn sóng ước vọng và những nguồn sóng đòi hỏi khó cho các chánh quyền giải quyết cùng một lúc. Khủng hoảng dù có bớt, dù có hết khủng hoảng đi nữa, dù có tý phát triển đi nữa, không phải một một ngày, một bửa, bửa một bửa mai mà phát triển bùng lên, giàu có tràn ngập đến tận cửa nhà. Dỉ nhiên, ngày nay chưa thấy phát triển rầm rộ, dỉ nhiên ngày nay chưa phải là một cuộc cách mạng kinh tế lớn thay đổi hẳn, với tình trạng khủng hoảng khắc khổ từ bao năm nay, ngày hôm nay chỉ một sự tạm dừng thôi! Các nước tiến triển âu mỹ chỉ ngưng tuốt dốc thôi, các nước đang lên đang dừng tăng vọt. Vui mừng, lo lắng lẫn lộn, dù sao thế giới đang cần sự cân bằng kinh tế.
“Phát triển của thế giới khó đánh giá rõ ràng. Nền kinh tế các quốc gia tiên tiến có nhiều dấu hiệu khả quan. Và trái lại, chính trong các nền kinh tế các quốc gia đang lên lại có những dấu hiệu co cụm đáng lo ngại!”: đây là lời nhận xét của Jorgen Elmeskov chuyên viên kinh tế của OCDE – Organisation de coopération et de développement économiques – Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế một Tổ chức hoàn toàn thuộc Liên Âu, hậu duệ tiếp nối của l’OECE-Organisation européenne de coopération économique- Tổ chức Hợp tác kinh tế của các quốc gia âu chậu, ra đời năm 1947 để quản trị «plan Marshall» -Chương trình Marshall, chương trinh viện trợ Huê kỳ và đồng minh để xây dựng lại Âu châu, đúng hơn Tây Âu, sau Thế chiến II.), và anh nói tiếp: “Ngày nay những tiến bộ về mặt phát triển thấy rõ hơn ở các quốc gia tiên tiến”.
Huê Kỳ đang ra khỏi nạn khủng hoảng:
Mặc dù với cái xì-căng-đan shutdown do Đảng Cộng Hòa Huê Kỳ và nhóm Tea Party tạo ra để phá bỉm Đảng Dân chủ và Tổng thống Obama, “Dân Huê kỳ đang ra khỏi cái hầm 6 năm dài đăng đẳng và tăm tối của khủng hoảng” Frédéric Rollin chuyên viên Ngân hàng Quốc gia Paris-BNP-Banque Nationale de Paris đánh giá. Thiệt vậy, năm 2008, dân chúng Huê kỳ bị khủng hoảng địa ốc. Ngày hôm nay, già địa ốc Huê Kỳ đã phục hồi được 15% trên chỉ số thấp nhứt của thời gian qua. Họ cũng chứng kiến Ngân hàng Trung Ương Nhà nước Mỹ Fed-Federal Bank mỗi tháng phải tốn 85 triệu dollars để mua lại Công khố Phiếu, cốt chỉ để giữ sức tín dụng và giữ hoạt động mãi lực cho nhơn dân Huê kỳ. Trước mùa Hè năm nay, Chủ tịch Fed cũng đã tuyên bố sẽ ngưng “sử dụng máy in tiền” hoặc trong tháng 11 nầy hoặc trễ lắm vào cuối tháng mười hai năm 2013. Dân chúng Mỹ cũng đã nhìn thấy cơ quan Trung ương Liên bang cố gắng cắt giảm tiêu thụ tối đa. Công nợ từ 10% sẽ giảm xuống còn 4% cuối năm nay. Chánh quyền Obama đang thương thuyết với Quốc hội để vượt bức tường nợ một cách rõ ràng thoải mái. Mặc dù shutdown vừa qua, mặc dù quỹ hoạt động của chánh phủ Trung ương bị cắt giảm – 2% của PIB-GDP-Tổng Sản xuất Quốc Gia, hoạt động kinh tế Huê Kỳ vẫn giữ được mức tăng trưởng. “Chỉ số gia đình ổn định, chỉ số chứng khoán và chỉ số địa ốc đang tăng trưởng” Frédérix Rollin đánh giá. “Chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế Huê kỳ có thể vượt con số 4%”, Jorgen Emmekov tiên đoán: Vì sức bật của nên kinh tế ngầm của Huê kỳ rất ngoạn mục” Ấy là chưa kể những dự tính của ngành dầu mỏ Huê Kỳ đang phát triển từ nguồn dầu mỏ thạch phiến (pétrol de shiste).
Và Âu châu sẽ khá hơn?
Từ đầu mùa Thu, Âu châu đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác! “Mới hồi tháng 6, các dự đoán rằng vùng đồng euro sẽ sa lầy, ngày nay tất cả chúng ta đều đoán sai cả” Hervé Pitard, một chuyên viên của Ngân hàng BNP Pháp nhận xét. Khu vực đồng euros đang trên đường vực dậy, vào quý ( tam cá nguyệt) 2, kết quả kinh tế cho một tăng trưởng nho nhỏ, 0.3%, sau 18 tháng liên tục tuột dốc. Viễn ảnh một khủng hoảng kinh tế từ nay có thể gọi là đã qua rồi, không còn nói tới nữa. Âu châu chắc chắn sẽ có một tăng trưởng, tăng trưởng chậm chạp, tăng trưởng yếu ớt, nhưng có tăng trưởng! Khoảng 1%. Và điều đáng khích lệ hơn nữa là con số dự đoán ấy cho toàn bộ Âu châu. Cán cân thương mại các quốc gia vùng biên Liên Âu đang dần dần phục hồi. Công nợ đang trên đà giàm bớt rõ rệt nhờ những biện pháp khắc khổ. Và chưa bao giờ các chỉ số các thị trường chứng khoán Âu Mỹ lên cao và phục hồi nhanh như vậy! từ Wall Street Huê kỳ, đến Cac 40 của Pháp dến Anh đến Đức, trung bình trên 25% cho toàn 2013!
Còn Trung Cộng?
Ê kíp Ban lãnh đạo mới (Tập Cận Bình-Lý Khắc Cường) tiên liệu sẽ giữ mức tăng trưởng ở chỉ số 6.5% cho năm tới. Về mặt tài chánh, những chuyên viên quan sát kinh tế thế giới tin tưởng Tàu đủ sức thành công, và nếu có cần, Tàu cũng có thể đủ điều kiện tài chánh để có những chương trình cải tổ để cứu nề kinh tế trên đà suy thoái. Đừng quên rằng Tàu hiện nay, có một dự trử tài chánh vào khoảng 3,000 tỷ dollars US. Bắc Kinh-Beijing đang sẳn sàng đối đầu với manh nha sẽ sắp nổ quả bong bóng tài chánh và kinh tế do – một nền kinh tế sản xuất quá tải, và – một hệ thống tín dụng đang lạm phát, gia tăng tốc độ bất thường. Hiện nay một chương trình kiểm kê điều tra-audit đang được thực hiện trên tất cả các nhà cầm quyền địa phương Tàu. Sẽ có những kết quả bất ngờ, những món nợ không dự kiến bất ngờ sẽ đến. Tổng số các công nợ các tỉnh, các địa phương có nguy cơ sẽ to lớn hơn dự kiến, và dỉ nhiên sẽ có những vụ nổ các xì-căn-đan tham nhũng. Lần đầu tiên, vào quý ba nầy, con số thương vụ các hàng hoá sang trọng, cao cấp của các cửa hàng sang trọng âu tây đang đi xuống. Giới thượng lưu Trung hoa bắt đầu tỏ vài dấu hiệu hạn chế ăn xài; sức của họ tiêu pha khiêm nhường hơn!
Và Các Quốc gia “đang lên” cũng phải bắt đầu đạp thắng:
Chỉ cần một phát biểu của vị Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Huê kỳ-Fed đủ để nói lên sự lệ thuộc của nề kinh tế các “quốc gia đang lên” vào sự phát triển của nền kinh tế các quốc gia tiên tiến. Viễn tường “cái máy in Dollars” ngưng hoạt động đủ làm các kinh tế gia các quốc gia đang lên phát rét. Ngưng “in giấy bac” nghĩa là nâng chỉ số tín dụng của Ngân hàng Fed để lôi cuốn nguồn đầu tư ngoại tệ vào Huê kỳ. Một lý do để chúng ta đặt lại vấn đề các quốc gia có chánh sách lôi cuốn, các quốc gia thu hút giới đầu tư. Mới ngày nào, chỉ số lời cao của các ngân hàng các “quốc gia đang lên” thu hút dollars Huê Kỳ, Euro đến Brazil, Ấnđộ, Inđônêxia. Nhờ nguồn ngoại tệ mạnh, chỉ số hối đoái các tiền tệ địa phương lên cao. Lên cao đền đổi Brazil đã phải đánh thuế cao nguồn vốn đầu tư nhập cảng để làm dịu cơn nóng. Nhưng ngày hôm nay, nguồn sóng tiền đã đổi chiều. Vừa qua, Đồng Roupie ấn độ, rồi đồng Rupeh Inđônêsia, cả hai bị sụt giá nặng nề so đối với đồng dollar mỹ.
“Khi thủy triều xuống, nhiều bất ngờ sẽ hiện ra!” Jorgen Elmeskov lạnh lùng kết luận. Với chỉ số tăng trưởng tăng 0,3% vào quý 2 vừa qua sau 18 tháng Tổng Sản xuất Quốc gia-PIB-GDP xuống liên tục. Vùng euro đang ra khỏi cơn bảo?
Thật vậy, những đầu tư ngoại quốc bắt đầu rời các quốc gia chậm tiến. Đầu tư ồ ạt khi xưa đã che dấu những khuyết điểm của các quốc gia mới lớn. Ngày nay, với sức hoạt động yếu ớt, chậm lại người ta bổng nhiên nhìn thấy: đây nầy nạn tham nhũng, nọ kìa sự thiếu tổ chức cơ chế căn bản, và kia kìa sự vắng mặt hoàn toàn các cải tổ các guồng máy, và nguy hiểm hơn chánh sách nâng đở giá cả các xí nghiệp Nhà nước, tạo giá thành thấp, tạo điểu kiện sản xuát giả tạo, và như vậy tạo nạn lạm phát. Ấn độ hiện nay là quốc gia bị mất nhiều nguồn đầu tư nhứt! Cả Inđônêsia, đầu năm còn được xem là thiên đường của đầu tư cũng đang tuột dốc! Ngày mai? Năm tới, “nhờ” cái hung hăng nhờ cái vỗ ngực kiêu căng, nhờ cái “khoe mình” của Trung Cộng mà các quốc gia đồng minh Mỹ đến nay vẫn bị đàn anh Huê kỳ hạn chế quân sự, không cho phát triển bộ máy quân sự, sợ những “kiêu căng quốc gia” tạo những tư tưởng “cực hữu phát xít quân phiệt”, nay bi “thời cuộc” bắt buộc Huê kỳ phải mở tay, thả cho Thủ tướng Abe Nhựt Bổn cũng cố bộ máy quân sư Nhựt Bổn, thả cho Phi Luật Tân, thả cho Đài Loan phát triển quân sự, giao cho Singapore, Hàn quốc làm đầu tàu phát triển, cũng cố nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, sếp sòng khối ASEAN của thạnh vượng chung Đông Nam Á và Đông Á!
Việt Nam nều biết khôn lựa đồng minh cho đúng vào thời cơ nầy! Nhưng khổ nỗi lựa Nhựt, dựa Hàn, cầu Sing, bạn Phi thì phải bỏ Đảng, bỏ Hồ, liệng Mác vứt Lê vào cống!
Dám không? Việt Nam Cộng sản có dám xoay lưng lại 70 năm Đảng giúp mình ăn cướp của Nhơn Dân, giựt Nước của người Quốc Gia, Cướp Quyền của Đống bào mình không? Khó khăn lắm đấy! Nhưng nếu không dám thì Việt Nam sẽ bị Hán hoá, như Tân Cương như Tây Tạng ngày nay và ngày mai mất hẳn trên bản đồ như xứ Mãn Thanh? Xứ Mãn Thanh nay ở đâu? Dân tộc Mãn nay ở đâu, hay chỉ là một ngôi sao nhỏ xíu quay quần thần phục Đại Minh tinh Hán tộc trên lá cờ nhuộm máu dân lành?
Và Việt Nam 2014? Và Việt Nam của Năm Ngựa ra sao?
Tuần báo The Economist ngày 10 tháng 10, 2013 đã vẽ một bức tranh kinh tế Việt Nam rất u ám, tuy nhiên cũng lóe lên một đốm hy vọng: TPP!
U ám!: Để giữ lập trường trung dung người viết xin lấy những con số do tài liệu nguồn Cộng sản cung cấp.
Tiến sĩ Trần Đình Thiện, Viện trưởng Viện kinh tế Nhà nước VNCS, trong một buổi nói chuyện ở Diễn dàn Kinh tế mùa Thu đầu tháng 10 qua đã cho lên những con số sau đây:
– Từ năm 2011 đến 2013, Việt Nam có 135,000 doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, 450,000 doanh nghiệp đang hoạt động, phải giảm 30% năng suất?
– Còn nông thôn? “Nông dân ngụp đầu trong nợ”! Hội nghị 8 vừa qua, Tổng Bí Thơ Nguyễn Phú Trọng lại “long trọng” tái xác định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”!
Đảng chủ đạo, và nhờ Đảng chủ đạo, Việt Nam có 13 “đại” tập đoàn và 96 tổng công ty. Nhà nước nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia và 60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng sản lượng vay của nước ngoài, nhưng vẫn theo tài liệu của nhà nước, chỉ đạt được 40% sản phẩm sản xuất.
Ngày 12-10, đúng ngay lúc tang lễ Võ Nguyên Giáp, Hà nội cũng phải ngưng buổ lễ nửa chừng để đón một phái đoàn của bộ Quốc phòng Nga đến thương thảo bán võ khí, máy bay, tàu cận duyên, tàu lặn cho Việt Nam vào năm 2014. Nhưng tiền đâu? Vì cùng ngày ấy, bộ Tài chánh Việt Nam họp báo công bố ngân sách quốc gia bị thâm thủng nặng, thất thu: 40 trên 64 tỉnh và thành phố chỉ thu được 63% thuế. Ngân hàng nhà nước thâm thủng 59,000 tỷ đồng hay 2900 triệu đô la Mỹ. Phó Thủ tướng Cộng sản Vũ Văn Ninh còn nhấn mạnh: “con số thiếu hụt có thể lên đến 100,000 tỷ đồng hay 5000 triệu dollars US”. Một nguồn tin khác, cũng cho biết, hầu hết 4,000 công ty quốc doanh không còn “khả năng đóng thuế”. Khoảng 20,000 xí nghiệp hạng trung và hạng nhỏ vỡ nợ.
TPP: tia sáng hy vọng: Trong một bài viết của chúng tôi vào tháng 8, nhơn dịp Tư Sang Du Huê Kỳ, chúng tôi nhận định cái trò chánh trị Việt Nam như một con vụ quay cuồng giữa ba phương trời, Mỹ Tàu và… Nga. Ngày vừa qua, mua vũ khí Nga. Ngày hôm kia qua Mỹ xin mua vũ khí Mỹ để… chống Tàu. Ngày nọ sẽ qua Tàu… dâng đất, nhường biển.
Thay lời Kết:
Xin trích lại một đoạn của bài viết cũ gọi là “hùn lời bàn thế sự” cuối năm.
“Tại sao Việt Nam Công sản múa may quay cuồng vậy? Việt Nam theo Mỹ chống Tàu, để chứng minh cái gì? Chứng minh cho ai? Việt Cộng biết trước là Mỹ không bao giờ giao trứng cho ác hết. Mỹ đã bị rồi, Mỹ một thời đã nuôi Bin Laden, bị Bin Laden phản là một kinh nghiệm đau thương (ngày 11 tháng 9 năm 2001), cũng vì vậy mà ngày nay Mỹ không tiếp viện quân nổi dậy Syrie. Việt Nam biết vậy nên khi xin tiền Mỹ, khi Mỹ «tố» thách Nhơn quyền, Việt Nam không bao giờ «bắt cái tố» của Mỹ cả. Vì Việt Nam biết rằng Tàu không bao giờ đánh Việt Nam cả, vì Việt Nam đã là đất Tàu rồi!
Việt Nam tưởng Mỹ muốn Việt Nam vào PTT (Hiệp tác Xuyên Thái bình Dương), Việt Nam lầm to! Đối với Mỹ, có Việt Nam hay không cũng chả sao. Cứ nhìn cách xử sự giữa Mỹ với Phi Luật Tân, Singapore và so sánh với Việt Nam thì ta rõ vấn đề! Chỉ có người Việt hải ngoại ta mơ Việt Nam vào PTT nầy thôi, với hy vọng (mơ rằng) những tay Việt Cộng sau khi khi được vào những cơ quan quốc tế, làm ăn kiểu quốc tế đàng hoàng, sẽ biến thành người đàng hoàng. Sau khi vào làng chơi quốc tế sẽ biến thành người tử tế, làm ăn có khuôn có phép, ăn uống đàng hoàng, không còn húp xùm xụp nữa, không khạc nhổ bậy bạ nữa, không đi đường gặp hoa thì hái, gặp trái thì bẻ nữa… không săng quần, cổi giầy xuống biển lượm sò nữa, không đái bậy bên đường, không cổ giầy, bỏ chơn lên ghế nữa…
Nhưng người Việt Nam hải ngoại chúng ta lầm, chúng ta không hiểu nổi người Cộng sản, vì chúng ta không có não trạng Cộng sản, chúng ta không được giáo dục văn hoá huấn luyện bởi Đảng Cộng sản. Bằng chứng,đã hơn 30 năm rồi, từ ngày 30 tháng tư năm 75, đã vào miền Nam Việt Nam, đã vào Sài gòn, góp mặt với văn minh của người mình từ lâu rồi. Đã trên 30 năm rồi, Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa đã thành viên bao nhiêu cơ quan quốc tế, từ Liên Hiệp Quốc UNO đến Hiệp Hội Thương Mại Thế giới WTO,… Có bao nhiêu Tòa Đại sứ, bao nhiêu Lãnh sự trên thế giới, bao nhiêu du học sanh, thế mà thỉnh thoảng vẫn có những tai tiếng loại bà lớn Việt Nam nầy ăn cắp ở siêu thị, ông quan to kia đái bậy ngoài đường… Thỉnh thoảng ở Paris, bạn bè người viết và cả người viết cũng gặp vài người đồng hương ăn mặc bảnh bao toàn là hàng hiệu thứ đắc tiền, đồng hồ sang, điện thoại bảnh, vào tiệm phở ở quận 13 húp xùm xụp, nhai rào rào, vứt xương xuống đất,… tự nhiên như người… Hà Lội vậy!
Cái khổ của văn hoá Việt Cộng là vậy, lý luận từ lỗ rún ra, tự cho là đỉnh cao trí tuệ, tự cho ta là nhứt! Việt Nam là trung tâm vũ trụ. Việt Nam có một địa lý chiến lược. Tàu cũng thích, Mỹ cũng ham. Vậy thì ta làm eo, ta sẽ thương thuyết du giây giữa mọi người và sẽ hưởng tất cả những quyền lợi.
Hồi xưa, các đàn anh chánh trị gia Việt Nam Cộng Hòa, phe ta cũng lý luận như vậy: Mỹ sẽ không bao giờ bỏ ta cả, vì ta là chiến lược. Bỏ Việt Nam, Mỹ sẽ mất tất cả Đông Nam Á. Năm 1975, Mỹ bỏ Việt Nam Cộng Hòa, chả chết thằng Tây nào. Nam Dương, Mã lai, Thái Lan, Singapore bình yên như vại. Đó là chỉ nói đến các quốc gia láng giềng trên lý thuyết domino của Truman thôi. Trái lại nhờ chiến tranh ở miền Nam Việt Nam mà các quốc gia ấy phát triển suốt những năm từ 65 đến 75! Chỉ tội nghiệp ba quốc gia cựu Đông dương thôi. Ngày nay tuy đời sống hằng ngày có hơn lúc xưa ti tí, 30 năm rồi bắt buộc phải hơn thôi, nhưng vẫn chưa lên hàng quốc gia phát triển. Phát triển quốc gia Việt Nam giống như phát triển đường phố Hà nội hay Sài gòn, nhà cao, cửa đẹp, nhưng không có cống thoát nước nên mùa mưa đến là lụt lội. Cũng như cô gái đẹp thoa son đánh phấn, mặc hàng hiệu, nhưng mù chữ. Cũng như anh đại gia Việt Nam, ăn mặc bảnh bao, hàng hiệu, từ cái điện thoại đến cái máy ảnh, trong túi đầy xu, nhưng vào nhà hàng ăn uống thô lỗ…vẫn cổi giầy khi ngồi ở tiệm ăn.
Chuyến Mỹ du của Tư Sang là bức hoạ của cả một sự kém cỏi ấy: qua Mỹ tìm đồng minh, hy vọng mong nối lại “một tình cũ nghĩa xưa”. Đem bức thư Hồ Chí Minh viết cho Tổng Thống Truman ra làm điển hình, nói nỗi lòng Hồ Chí Minh «tỏ tình» với Harry Truman Tổng Thống Mỹ. Tặng cho Obama bức thư ấy là để nói rõ rằng Hồ Chí Minh lúc xưa đã “yêu Mỹ” chứ đâu có “chống Mỹ”. Vì Mỹ phụ Hồ, nên Hồ mới chống Mỹ. Như vậy lỗi tại Mỹ. Truman đã bỏ cơ hội rồi, Obama đừng để mất nữa. Thật nực cười, làm sao mà gọi là “nối lại cuộc tình được”. Một bức thư tỏ tình, gởi người. Người không trả lời. Đáng lý là giấu đi! Mắc cở lắm! Nay lại đem ra khoe, còn gọi là Tình Cũ Nghĩa Xưa.
Thật là mối Tình ngỡ.
Mình ngỡ nó Đôi Tây? Ai ngờ nó Đôi Xì! Hết tiền là phải!
Nhưng hởi ôi, lòng dạ bất nhứt, thật là nói láo như Vẹm! Khi ngoại giao thì cử chỉ thì nói «bạn bè – hữu nghị, tình thương», nhưng khi người Mỹ nói đến nhơn quyền cho đồng bào mình, thì la ơi ới! Mỹ có đòi Việt Nam phải tôn trọng nhơn quyền cho ai đâu? Mỹ chỉ đòi Việt Nam hãy tôn trọng nhơn quyền cho dân Việt Nam, cho dân chúng Việt Nam của mình, Mỹ đề nghị Nhà nước Việt Nam cầm quyền cho đồng bào Việt Nam mình sống trong dân chủ, công bằng và hưởng những quyền của một người công dân Việt Nam mình thôi! Có thế thôi! That’s it!
Chừng nào còn nói láo, chừng nào còn tham nhũng, chừng nào còn não trạng Hồ Chí Minh, còn não trạng Cộng sản, còn Đảng Công sản cầm quyền ở Việt Nam thì Việt Nam không bao giờ khá cả. TPP hay không TPP. Có Mỹ, có Tây Âu có Pháp có tất cả, nhưng còn đóng cửa đi đêm với Tàu là dân ta sẽ không bao giờ khá cả.
Chỉ còn câu sấm truyền:
Mã để Dương cước anh hùng tận.
Hy vọng anh hùng Võ Nguyên Giáp nay đã tận thì vào năm Mã đề nầy Đảng Cộng sản Việt Nam cũng theo Bác về chầu Diêm Vương luôn.
Hồi Nhơn Sơn, Cuối năm Con Rắn 2013
Phan Văn Song