Tiếp tục biểu tình chống VN ở Campuchia

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tiếp tục biểu tình chống VN ở Campuchia

Cuộc tuần hành có sự tham gia của một số sư sãi

Việt Nam rồi đây sẽ khốn đốn vì sự giật dây của bọn Tàu qua tên đối lập Sam Rainsy, ngầm ủng hộ dân Khmer Krom biểu tình đòi đất, gây trở ngại cho Hun sen lẫn Việt Nam. Cần cảnh giác, đây là đòn ly gián của bọn bành trướng Bắc KInh gây rối CSVN . BBT

Theo BBC – 08:22 GMT – thứ  Tư, 13 tháng 8, 2014
Biểu tình phản đối Việt Nam về đất đai Nam Bộ tiếp  tục diễn ra hồi đầu tuần này tại Phnom Penh, Campuchia.

Báo chí Campuchia cho hay hàng trăm người Khmer Krom (người xuất xứ  từ khu vực Nam Bộ, Việt Nam) đã tổ chức tuần hành tới sứ quán Việt  Nam hôm thứ Hai 11/8 với nội dung giống các cuộc biểu tình trong tháng  Bảy trước đó là phản đối và đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần  Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất mà họ gọi là  Kampuchea Krom, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.

Ông Thông nhiều lần khẳng định Nam Bộ là lãnh thổ không thể tách  rời của Việt Nam, “được quốc tế và chính Vương quốc Campuchia công  nhận”. Những người biểu tình từ hồi đầu tháng Bảy đã giao tối hậu thư  với thời hạn hai tuần đòi ông Trần Văn Thông và Đại sứ quán Việt Nam  phải có phản hồi nhưng cho tới nay họ nói chưa nhận được phúc  đáp. Về phần mình, đại diện sứ quán Việt Nam từng tuyên bố các cuộc  biểu tình đòi xin lỗi là “trái pháp luật”. Ông Thach Setha, giám đốc điều hành của tổ chức Cộng đồng Kampuchea  Krom, được báo Phnom Penh Post dẫn lời nói người biểu tình tức giận  vì không được sứ quán Việt Nam phản hồi. “Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không trả lời gì, có nghĩa Việt Nam  coi thường Campuchia đến nỗi không tiếp nhận đơn.” Ông cũng cảnh báo sẽ tiếp tục có biểu tình và đe dọa kêu gọi tẩy  chay hàng Việt Nam.

Đốt quốc kỳ

Hình ảnh đốt cờ Việt Nam đang được lưu truyền trên  Facebook

Trong một diễn biến leo thang gây quan ngại khác, một nhóm người mới  tụ tập trước tòa đại sứ Việt Nam chiều thứ Ba 12/8 đã đốt một lá  cờ đỏ sao vàng. Báo Cambodia Daily tường thuật rằng thoạt tiên cuộc biểu tình diễn  ra hòa bình, cho tới khoảng 2:30 chiều khi đám đông đưa ra lá cờ Việt  Nam và châm lửa đốt. Tiếng nói can ngăn và kêu gọi hòa bình đã bị một nhà sư có tên là  Seung Hai, vốn dẫn đầu cuộc biểu tình, bác bỏ. Ông này được dẫn lời nói: “Chúng ta có thể bất bạo động được bao  lâu?” “Đây là việc của Việt Nam.” Theo Cambodia Daily, người biểu tình còn giẫm đạp và nhổ nước bọt  lên lá cờ. Báo này dẫn lời phát ngôn viên cho Tòa Thị chính Phnom Penh Long  Dimanche nói rằng những kẻ đốt cờ sẽ bị trừng trị. “Đây là một nhóm vô chính phủ… chúng tôi chưa quyết định sẽ trừng  phạt họ như thế nào mà phải chờ xem đã.” Sư Seung Hai thì đe dọa sẽ tiếp tục hành động đốt cờ này. BBC đã tìm cách liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam để xin phản ứng  nhưng không được. Mới đây, sứ quán Việt Nam đã có thay đổi người đứng đầu. Đại sứ  mới, ông Thạch Dư là người gốc Khmer Krom. Ông sinh năm 1957, quê ở tỉnh  Trà Vinh. Ông từng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn  Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Trà Vinh. Ngày 17/6 vừa qua ông được Thủ tướng Việt Nam bổ nhiệm chức thứ  trưởng Bộ Ngoại giao.

Việt Nam phản đối người Khmer Krom đốt cờ Việt Nam

RFA 13.08.2014   

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình hôm qua tuyên bố Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Campuchia Krom tổ chức biểu tình và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom penh hôm 12 tháng 8.

Ông Bình nói đây là hành động ngang ngược, cố tình xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước. Ông cũng yêu cầu Campuchia phải xét xử nghiêm minh theo luật pháp và có biện pháp ngăn chặn, không để tình trạng này tái diễn.

Theo báo Cambodia Daily, một nhóm người đã tụ tập biểu tình trước tòa đại sứ quán Việt Nam ở Phnom penh hôm 12 tháng 8. Những người này đã đốt một lá cờ đỏ sao vàng. Người biểu tình còn giẫm đạp và nhổ nước bọt trên lá cờ.

Trước đó hôm 11 tháng 8, hàng trăm người Khmer Krom đã tổ chức tuần hành tới đại sứ quán Việt Nam để phản đối và đòi quan chức sứ quán phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất.