Tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc đối với Hồng Kông

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc đối với Hồng Kông

Bắc Kinh phải vật lộn để đưa ra một giải pháp về ‘Quy chế đặc biệt’ cho Hồng Kông và đáp ứng những quan tâm của người dân.
Lê Kim-Song (Danlambao) dịch – Bi kịch Hồng Kông và sự quyết tâm rõ rang của Bắc Kinh để chấm dứt “Một quốc gia, hai hệ thống” một cách càng êm thắm càng tốt là mối quan hệ này không cần phải mang tính hủy diệt như thế.
Vào thời điểm chuyển giao năm 1997 sau 156 năm cai trị của người Anh, người ta phần nào hiểu được quyền tối cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhưng cũng có nhiều thiện ý và sự lạc quan về sự chấm dứt quy chế thuộc điạ như báo hiệu một tương lai tươi sáng cho Hồng Kông một phần của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng.
Những người lạc quan tin tưởng vào lời nói của lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình. Việc Hồng Kông giử lại những quyền tự do dân sự và hệ thống tư pháp được xem như là một mô hình mà ĐCSTQ khuyến khích Đài Loan thiết lập một quan hệ chính trị hợp nhất với Trung Quốc.
Vì vậy, tôn trọng Hồng Kông và giữ lời hứa về tương lai của lãnh thổ như nói trong Tuyên Bố Chung 1984 và sự hình thành Luật Căn Bản 1984 là lợi ích của Trung Quốc.
Những người lạc quan quá mức đi xa hơn nữa tới mức mơ rằng ĐCSTQ sẽ xem xét Hồng Kông kỹ hơn với con mắt hiếu kỳ và một đầu óc cởi mở. Những người này nhìn sự hoà hợp xã hội do tự do diễn đạt tạo ra, những nhà hành chánh chính đáng về mặt chính trị và một hệ thống tư pháp đáng tin cậy như một khuôn mẫu cho sự cải cách chính trị tiệm tiến cho Trung Quốc.
Ở đầu kia của chuổi ý kiến, những nhà quan sát rất thực tế về chính trị không thể tin rằng ĐCSTQ sẽ huỷ diệt sự tín nhiệm của quốc tế đối với Hồng Kông như một trục thương mãi của Trung Quốc bằng cách chà đạp các cơ cấu tư pháp, chính trị và xã hội của lãnh thổ.
Buồn thay, tất cả những viẽn kiến đầy hy vọng này đều sai. ĐCSTQ không bao giờ coi Hồng Kông là chuyện gì khác ngoài điều Hồng Kông là một công việc chưa hoàn tất từ “thế kỷ ô nhục” của Trung Quốc.
Cho Hồng Kông quy chế đặc biệt chỉ là một sự bất tiện tạm thời để cho người Anh rời Hồng Kông nhanh chóng và lặng lẽ. Sau đó điều cấp bách đối với ĐCSTQ là thiết lập quyền chủ nhân trên lãnh thổ và áp đặt hệ thống hành chánh của nó càng nhanh càng tốt.
Bằng chứng về ý định của ĐCSTQ rành rành vào thời điểm thập niên 1980 và sau đó cho những ai quan tâm.
Bản năng thứ nhất của ĐCSTQ là làm điều gì tự nhiên. Nó khống chế Hồng Kông bằng cách lật đổ. Trước thời điểm 1997, ĐCSTQ đã xâm nhập Hồng Kông ở tất cả các tấng lớp với những nhân vật có ảnh hưởng và tăng cường các hoạt động của United Front Works Department tại Hồng Kông.
Lối vào đặc biệt
Những doanh nhân dẫn đầu bị mua chuộc bởi các lời hứa cho đặc biệt tham gia vào thị trường và các tài sản Trung Quốc để đổi lại hậu thuẫn chính trị. Ngay cả các tổ chức băng đảng bị dụ dỗ và được tán dương như là những “tổ chức yêu nước” và thỉnh thoảng được sử dụng như là dân quân của đảng trên các đường phố Hồng Kông.
Những cuộc đột nhập này đã không nói về một sự tái đoàn tụ gia đình hay sự kinh doanh chung với Hồng Kông, nhưng là sự chiếm quyền của một đối thủ với ý định thiết lập sự áp đảo rõ ràng. Điều này đòi hỏi sự phục tùng và trung thành không thắc mắc từ ban đầu với việc Bắc Kinh chọn Đổng Kiến Hoa (Tung Chee Hwa), một đại gia về chuyên chở hàng hải nhiều thân thiện nhưng không hiệu quả làm Đặc Khu Trưởng đâu tiên của Hồng Kông.
Nếu Bắc Kinh quan tâm đến việc phát triển một mối quan hệ tương kính với Hồng Kông và người Hồng Kông thì đã chọn Anson Chan, người đứng đầu dịch vụ dân sự để lãnh đạo chính quyền lãnh thổ. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà ta là người mà dân Hồng Kông rõ ràng ưa chuộng vào vai trò Toàn Quyền.
Sự bổ nhiệm bà ta sẽ gởi đi một tín hiệu đối với thế giới rẳng ĐCSTQ hiểu và đánh giá được những gì tạo cho Hồng Kông một vị trí đặc biệt.
Điều này không phải là ý định của ĐCSTQ. Vả lại, trong những năm tháng gần đây điều đã trở nên không còn nghi ngờ gì nữa là ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình quyết tâm chấm dứt những bảo đảm về “Một quốc gia, hai hệ thống” sớm hơn nhiều trước thời hạn 2047 như được hình dung trong Đạo Luật Căn Bản của Hồng Kông.
Thật vậy, vào năm 2017 ông Boris Johnson, Ngoại Trưởng Anh lúc đó thúc giục Bắc Kinh khởi xướng cải tổ chính tri Hồng Kông như hình dung trong Tuyên Bố chung 1984. Một phát ngôn viên cho chính quyền Bắc Kinh bẻ lại rằng tuyên bố đó không phải là một hiệp ước, nhưng “là một tài liệu không còn ý nghĩa thực dụng nào.” Người phát ngôn viên này thêm rằng “Nó không có giá trị rảng buộc đối việc quản trị Hồng Kông của chính quyền trung ương.
Dự luật dẫn độ mà các nhà chỉ trích lo sợ là hợp pháp hoá việc túm lấy những người được xem là bất mãn ở Hồng Kông và di chuyển một cách bí mật đi nơi khác sẽ được chấp thuận.

Theo các người tổ chức, gần 180 ngàn người Hồng Kông tham dự đêm thắp nến tại Công Viên Victoria nhân dịp tưởng niệm lần thứ 30 cuộc thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6. Photo: AFP

Sự giận dữ đối với dư luật này đã đưa đến việc nhiều người đi ra đường để phản đối, nhiều hơn bất cứ lúc nào kể từ khi người Hồng Kông phản ứng đầy căm phẫn đối vời vụ thảm sát tại Thiên An Môn vào năm 1989.
Nhưng đối với Bắc Kinh điều đó không quan trọng, chỉ như sự chiếm đóng vùng Trung Tâm Hồng Kông của Phong Trào Dù (Umbrella Movement) vào năm 2014 để đòi hỏi cải cách chính trị. ĐCSTQ đã làm rõ như ban ngày rắng nó có ý định kiểm soát chặt chẽ việc ai được cho phép làm ứng viên vào công sở tại Hồng Kông và ai sẽ được lựa chọn.
Năm 2013, ĐCSTQ đã phải cân nhắc khi khoảng 500000 người Hồng Kông diễn hành để phản đối lại luật chống kích động phản loạn được đề nghị. Luật này được xem như là một tấn công trực tiếp đối với tự do diễn đạt của lãnh thổ Hồng Kông. Nhưng bằng một vài cách khác, dự luật dẫn độ được hoàn thành (qua một con đường khác) sự khăng khăng của Bắc Kinh vể việc dập tắt bất đồng quan điểm.
Người ta không đặt nhiếu tin tưởng vào lời hứa của Đặc Khu Trưởng Carrie Lam là luật dẫn độ sẽ không được sử dụng cho những mục đích chính trị.
Từ lúc đầu, ĐCSTQ đã ám chỉ bằng lời nói và việc làm rằng Hồng Kông có thể là một vi rút không mong muốn có thể tiêm nhiễm Trung Quốc với những ý tưởng và đòi hỏi xa lạ. Nói cho cùng, khu vực tỉnh Quảng Đông, mà Hồng Kông là một phần về văn hoá và sắc tộc, có lịch sử là một cái nôi cách mạng nóng bỏng.
Có những cảnh báo là trong những cuộc thương thuyết cho việc soạn Luật Căn Bản của Hồng Kông năm 1984, ĐCSTQ chỉ đồng ý với lời lẽ mơ hồ về cải tổ chính trị. Điều 45 và 68 của Luật Căn Bản nói vể việc tiến tới mục đích tối hậu là cho phép dân Hồng Kông được bầu Đặc Khu Trương và các thành viên của Hội Đồng Lập Pháp một cách trực tiếp. Nhưng không có cam kết nào về thời hạn cải tổ.
Hiện tại, vị Đặc Khu Trưởng được lựa chọn từ một danh sách ứng vìên được chấp thuận bởi ĐCSTQ. Việc lựa chọn này do một ủy ban gồm 1200 người cũng được bổ nhiệm bởi ĐCSTQ. Trong số 70 ghế của Lập Pháp, 35 thành viên được bầu trực tiếp và 35 người khác được chọn để đại diện nhiều nhóm lợi ích khác nhau từ các khu vực của nền kinh tế và các hội đồng thị xã. Hệ thống này bảo đảm đa số các nhà lập pháp đều mang ơn sự bảo trợ của Bắc Kinh.
Ngay cả khi các cuộc bầu cử có tính cách trực tiếp hơn được cho phép, ĐCSTQ cũng đã làm rõ là ĐCSTQ không có ý định từ bỏ sự kiểm soát tối hậu ai là người điều hành Hồng Kông. Sự chiếm đóng Khu Vực Trung Tâm của Hồng Kông là một phản ứng đối với quyết định cho phép bầu cử trực tiếp Đặc Khu Trưởng với những điều kiện nghiêm nhặt của Ủy Ban Thường Vụ của Đại Hội Đại Biểu Quốc Dân tại Bắc Kinh.
Ủy ban này nói rằng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục xem xét kỹ hồ sơ lý lịch và lựa chọn ứng viên để bảo đảm rằng “Đặc Khu Trưởng là người yêu nước và yêu Hồng Kông.” Quy định này nói rõ là “Phương pháp lựa chọn Đặc Khu Trưởng bằng phổ thông đầu phiếu phải bảo vệ định chế tương ứng cho mục đích này.”
Những thách thức
Dĩ nhiên, trong con mắt của ĐCSTQ yêu nước là yêu ĐCSTQ.
Bây giờ ĐCSTQ phải đối diện với những thách thức với chính việc làm của đảng. Một hình ảnh đập vào mắt từ các cuộc biểu tình trong những năm gần đây là các cuộc biểu tình này do giới trẻ áp đảo. Những người mà vào thời điểm chuyển giao năm 1997 chỉ là những đứa trẻ lên ba.
Đây không phải là những người chống đối về việc làm của ĐCSTQ và tay chân của nó vì do những khái niệm xa lạ do sự cai trị thuộc địa của người Anh. Những người biểu tình này chỉ muốn giữ những quyền và các tự do như một phần của văn hoá dân sự của Hồng Kông.
Với nhận thức đó, tỷ lệ người cho rằng họ là người Hồng Kông không phải người Trung Quốc đã gia tăng bất thường. Vào thời điểm chuyển giao (1997), khoảng 47 phần trăm các người tham dự vào các cuộc thăm dò nói họ vui vẽ nhận dạng họ là người Trung Quốc. Tỷ lệ này đã giảm xuống 21 phần trăm trong một cuộc thăm dò mới đây.
Nhưng sự đe dọa lâu dài đối với ĐCSTQ là một con số khác. Trong một vài thăm dò, một trong sáu người trẻ trong hạng tuổi 18 và 29 nhận dạng họ là người Hoa so với 65 phần trăm nhận dạng họ là người Hồng Kông. Số còn lại cho là họ vừa là người Hoa vừa là người Hồng Kông.
Các việc làm của ĐCSTQ sinh ra ngay cả một phong trào đòi độc lập cho Hồng Kông. Chúng cũng tạo ra việc khó tin là Đải Loan sẽ tình nguyện bất cứ loại đoàn tụ chính trị với Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Phần lớn, dân Hồng Kông chỉ ra đường khi họ thầy không thể chịu nổi cách hành động của nhà cần quyền, và những người diễn hành phần lớn luôn luôn yên lặng, như trong cuộc diễn hành chống luật dẫn độ vào ngày Chủ Nhật.
Nhưng khi Bắc Kinh bắt đầu chứng tỏ rằng sẽ không có những cải tổ chính trị có ý nghĩa nào và các tự do hiện tại của Hồng Kông có số phận của đống phế liệu, những phần tử tích cực của lãnh thổ không tránh khỏi trở nên đối đầu hơn. Những bạo loạn bên ngoài cơ quan Lập Pháp vào ngày Thứ Tư đã bắt buộc sự trì hoãn việc thảo luận thoả uớc dẫn độ và buồn thay có lẽ là một dấu hiệu của những điều sẽ đến.
Bắc Kinh nên trách chính mình. Chỉ có một kết thúc bi thảm cho câu chuyện khi dân Hồng Kông không còn lưạ chọn nào khác hơn là bước ra đường phố để bày tỏ sự chống đối với những gì người ta làm đối với họ.
Nguồn:
Người dịch: