Thực trạng giáo dục Việt Nam

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thực trạng giáo dục Việt Nam

Hệ thống giáo dục nào cũng phải tạo ra cái chuẩn, mục đích để đào tạo nhân lực đạt nhu cầu mà xã hội cần. Chuẩn đầu vào, chuẩn đào tạo và chuẩn đầu ra là thước đo, chỉ có những ai vượt qua chuẩn đó mới được sự. Nếu nền giáo dục nào mà các học sinh – sinh viên thế hệ sau có trình độ cao hơn chuẩn cũ thì nền giáo dục đó là nền giáo dục phát triển. Để phù hợp với nền giáo dục phát triển, người ta sẽ nâng chuẩn. Nếu nền giáo dục nào mà học sinh – sinh viên thế hệ sau ngày một thua sút so với chuẩn cũ thì nền giáo dục đó là nền giáo dục tụt hậu. Nền giáo dục tụt hậu sinh ra tiêu cực là điều tất yếu.

Nói về sự tụt hậu của nền giáo dục thì nó có hai chuẩn tụt hậu: Chuẩn thứ nhất, nền giáo dục Việt Nam tiến chậm hơn nền giáo dục nước khác thì đã được xem là tụt hậu; Chuẩn thứ nhì là nền giáo dục Việt Nam thua cả chính nó trong quá khứ. Trong 2 cái chuẩn tụt hậu này thì chuẩn thứ nhì là rất tệ hại. Điều đáng buồn là nền giáo dục CS Việt Nam hiện nay nó tụt hậu theo chuẩn thứ nhì.

Chuẩn cũ thì vẫn còn đó, nhưng trình độ thế hệ sau ngày thua quá xa chuẩn cũ thì người ta phải làm gì? Có 2 cách: Thứ nhất là hạ chuẩn, cách thừ nhì là nâng điểm. Cả hai cách này đều có mục đích là hợp thức hóa những người có trình độ dưới chuẩn để tạo ra những thế hệ “tay cầm bằng cấp mà đầu thì không có chữ”. Khi độ vênh giữa tiêu chuẩn cũ và trình độ học sinh-sinh viên mới ngày càng lớn thì dịch vụ môi giới nâng điểm, mua điểm ngày một nở rộ. Đó là lí do tại sao nền giáo dục tụt hậu thì ắt tiêu cực nở rộ. Nó hiển nhiên như cạp phạm trù “nguyên nhân – kết quả” vậy.

No photo description available.

Năm 1995, thời tôi thi đại học thì học sinh khá cũng đủ trình thi đậu vào những trường lớn tại TP.CM như: Tổng Hợp, Tài Chính Kế Toán, GTVT, Nông Lâm, Sư Phạm Kỹ Thuật, Kinh Tế, Bác Khoa, Kiến Trúc, Y Dược vv… Tuy nhiên, đến 10 năm sau, tôi có ôn cho nhiều học sinh thi đại học thì thấy rằng, học sinh gỏi lúc này trình độ có khi còn thua học sinh khá của những người cùng thời với tôi. Đây là trải nghiệm thực tế. Được biết thời tôi học đại học gần như không thấy hiện tượng nâng điểm hay mua điểm, thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng này nó trở thành ung nhọt không thể nào loại bỏ được.

Ngày 16/7 trên báo Tiền Phong có bài viết cho biết Thanh Hoá phát hiện 40 giáo viên chỉnh sửa điểm của học sinh. Lùi về thời điểm năm 2018, Vụ gian lận thi cử 2018 ở kỳ thi thi ở Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Vụ việc liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Vụ tiêu cực này cơ quan điều ra phát hiện ra 11 cán bộ ngành giáo dục dính chàm và có tới 347 bài thi bị can thiệp điểm. Như đã nói, trình độ thí sinh cả nước thấp đi thì tiêu cực nâng điểm nở rộ, đó là điều hiển nhiên, cho nên nếu không nâng cao chất lượng đào tạo thì không thể triệt tận gốc tiêu cực nâng điểm được, vì thế bao nhiêu đời bộ trưởng đều bất lực. Thực tế là chính quyền không muốn khui chứ nếu khui triệt để thì không chỉ 3 tỉnh mà e cả 63 tình thành đều dính.

Ngày 14/7 trên báo VTC News có cho biết Bộ GD-ĐT đã ra quy chế hạ tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ. Theo ý kiến của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức thì việc hạ chuẩn đầu ra theo quy chế đào tạo tiến sĩ mới là lạc hậu, quay trở về như quy chế tiến sĩ cách đây hơn 20 năm về trước. Như vậy ở lĩnh vực đào tạo tiến sĩ thì dù cho thời đại hội nhập quốc tế nhưng chuẩn đào tạo vẫn không thể nâng lên được đành hạ về mốc cách đây 20 năm. Điều này là minh chứng rõ ràng cho thấy rằng, chất lượng đào tạo của nền giáo dục Việt Nam rất kém. Nếu nâng chuẩn chỉ tạo điều kiện cho tiêu cực nâng điểm, mua điểm, đạo luận văn vv.. nở rộ mà thôi.

Sự thối nát giáo dục CS là quá nghiêm trọng, nó cần một lần đại phẫu. Để có thể đại phẫu thì trước hết ngành giáo dục cần một người đứng đầu dám làm. Tuy nhiên sau hơn 3 tháng nhậm chức bộ trưởng thì ông Nguyễn Kim Sơn đã phải bày hết, ông là một con người sợ trách nhiệm. Bằng chứng là ông không dám cho hoãn kỳ thi tốt nghiệp THPT để hạn chế dịch lây lan, sau đó ông lại sợ bị đổ lỗi nên đã lên báo nói rằng “Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định Bộ không ép địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT”. Với con người này thì nền giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu? Chắc chắn rằng nền giáo dục này tiếp tục bị thả nổi như bao năm qua. CS mà làm giáo dục thì chỉ có phá chứ khó mà xây dựng được. Đó là thực tế./.

FB Đỗ Ngà

https://tienphong.vn/thanh-hoa-phat-hien-40-giao-vien…

https://vtc.vn/ha-chuan-quy-che-dao-tao-tien-si-buoc-thut…

https://vnexpress.net/bo-giao-duc-va-dao-tao-khong-ep-dia…

https://vnexpress.net/chat-luong-giao-duc-dai-hoc-viet…