Thư Cho Con: Quốc Hận Năm Thứ Bốn Mươi Lăm – Giáo Già
Ngày 30 tháng 4 năm 2020
H,
Hôm qua, ngày 29-4-2020, Giáo Già viết bài thơ tưởng niệm “Quốc Hận Năm Thứ Bốn Mươi Lăm”, trước Quốc Hận 1 ngày, với quyết tâm “Chống Tàu Diệt Việt Cộng”, đợi hôm sau viết bài tưởng niệm, thì bất ngờ nhận được bài của Long Lanh, tiếp theo sau bài của Giáo Già:
Bốn lăm [45] Quốc Hận vẫn còn
Gia vong quốc phá Sài Gòn thay tên
Bốn lăm [45] năm đợi hùng binh
Về Tân Hương dựng bình minh xóm làng
Bốn lăm [45] năm bước sang ngang
Chân già mỏi gối bàng hoàng lưu cư
Thiền hành thở tiếng “cũng ừ”
Cầm chai beer uống lạnh từng chân lông
Vô thường Sắc sắc Không không
Kim Cang kinh niệm nghe lòng Từ Bi
Bốn lăm [45] năm Hận thấy gì
Chống Tàu Diệt Cộng cùng đi cùng về
Giáo Già [29/4/2020]
Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy
nắng loé góc trời nhớ quê tôi
bốn lăm năm trước quá xa xôi
đọc tin lề phải cùng lề trái
khơi thẹo tưởng lành nhói tim tôi
xuống phố tìm ai ai tìm ai
nhớ quên quên nhớ vẫn miệt mài
moi trong ký ức quên cùng nhớ
nguyên vẹn hình hài những tàn phai
đứng lặng góc buồn soi bóng thở
soi lại lối mòn nhịp tuổi thơ
tưởng là êm đẹp sao dòng lệ
nhỏ xuống vỡ lòng nát tâm mơ
khuya rồi tìm lại tách cà phê
pha từ sương sớm còn trên kệ
soi tháng tư buồn đen thẫm quá
đen đậm lòng này giữa tái tê
long lanh – 04302020
45 năm! 1975
Hôm nay, đúng ngày Quốc Hận, 30-4-2020, Giáo Già phân chia quyết tâm “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” làm 2 vế “Chống Tàu” và “Diệt Việt Cộng” để dễ nhận diện.
- Diệt Việt Cộng
Trước hết, nói chuyện “diệt việt cộng”. Trong nỗ lực của toàn dân cả nước và hài ngoại, đã có những thành quả vô cùng khích lệ, trên nhiều lãnh vực, đồng nhịp với những hành động “tự diệt” của “việt cộng”, cũng trên nhiều lãnh vực. Giáo Già xin kể ra đây vài chuyển biến quan trọng như:
1.Biến cố “Đồng Tâm” mà Giáo Già đã nhận diện trong Thư Cho Con kỳ trước. Đến nay, những chuyển biến vẫn còn, với sự lúng túng đối phó của hầu như mọi cấp nhà nước VC, từ địa phương đến trung ương, trong đó có nhiều chuyện nực cười; như bản tin được phổ biến trên đài RFA, ngày 27-4-2020, cho biết:
“Chủ tài khoản Facebook ‘Chương May Mắn’, ông Chung Hoàng Chương, vào ngày 27 tháng 4 bị tòa án huyện Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tuyên án 18 tháng tù với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân’. [Xem hình: Ông Chung Hoàng Chương tại phiên toà ở huyện Ninh Kiều, TP Cần Thơ hôm 27/4/2020, Courtesy of Báo Mới]
Một trong những cáo buộc là ông này ‘xuyên tạc làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang’, trong vụ đụng độ giữa công an và người dân tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, ngày 9 tháng 1 vừa qua.
Vợ của ông Chung Hoàng Chương, bà Nguyễn Thảo Nguyên, vào chiều ngày 27 tháng 4 cho Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan phiên xử như sau:
“Họ nói cụ thể là vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào ngày 9 tháng 1 thì anh đã chia sẻ với cái bài viết là một chiến sĩ hy sinh và ba con chó, thì như vậy là xuyên tạc tới những người thi hành công vụ.
Họ hỏi anh Chương là có ý kiến gì không thì anh nói là cái bài đó anh chỉ đăng lên một chiến sĩ hy sinh và chết ba con chó, thì ba con chó đồng ý là anh thêm vô để cho sự việc nó giảm nhẹ đi thôi.
Nhằm mục đích là câu like chứ không có xuyên tạc chiến sĩ nào hết, nhưng mà bên Viện kiểm soát và Hội đồng nhân dân thì nói rằng anh không thể nào đăng lên mà phải giải thích cho từng người hiểu như vậy.”
…Trước đó, vào ngày 12/1, truyền thông trong nước cho biết công an quận Ninh Kiều đã bắt giữ Facebooker Chương May Mắn có tên Chung Hoàng Chương, 43 tuổi… [trong lúc] Vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, vào rạng sáng ngày 9 tháng 1, được người trong cuộc và những nguồn tin độc lập cho là do hằng ngàn công an, cảnh sát cơ động tấn công. Kết cục có 4 người chết gồm 3 công an và một dân thường là cụ Lê Đình Kình [Giáo Già in đậm và gạch dưới].
Bên cạnh chuyện có tính “ruồi bu” Việt cộng đó, dư luận cũng ghi nhận, qua đài RFA, có những:
- Facebooker bị bắt với cáo buộc ‘bội nhọ, xuyên tạc lãnh đạo Đảng, Nhà nước’;
- Facebooker ‘Giáo sư hớt tóc’ bị bắt vì phát livestream ‘gây hoang mang trong nhân dân’;
- Thêm facebooker bị án tù với cáo buộc tuyên truyền, chống Nhà Nước;
- Facebooker bị tuyên án 5 năm tù vì nói xấu chế độ;
- Facebooker Trần Đình Sang bị bắt tạm giam;
- Sinh viên bị triệu tập làm việc vì sử dụng Facebook tham gia nhóm “Thích BBC Vietnamese”;
- Thêm 1 Facebooker bị bắt vì “chống phá Đảng và Nhà nước”;
- ……..
Được biết thêm, tin được phổ biến trên đài RFI cũng cho biết: “Một phiên xử diễn ra vào ngày 28/04/2020 tại Nghệ An. Người bị tuyên án là ông Phan Công Hải, 24 tuổi, thường trú tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Báo chí chính thức cho hay, qua Facebook với các tài khoản như “Hùng Manh”, “Người Việt xấu xí”, “David Nguyễn”, ông Phan Công Hải đã phổ biến các thông tin bị xem là ‘‘nói xấu chế độ’’. Hành động của ông Hải bị tòa án Việt Nam khép vào tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hãng tin AFP cho biết ông Phan Công Hải, 24 tuổi, đã dùng Facebook để đăng tải các bài viết ủng hộ các nhà hoạt động bị bỏ tù vì biểu tình phản đối cách chính phủ xử lý vụ Formosa xả chất độc ra biển ở miền Trung Việt Nam năm 2016, cũng như nhiều vấn đề gây tranh cãi khác.
Bên cạnh đó, cũng có những chuyện “ngang ngược” của Việt cộng trong việc lạm quyền, tham nhũng. Không nói chi xa, chỉ xin đề cập đến những chuyển biến Vivus Corona khởi phát từ Vũ Hán cuối năm 2019, làm điêu đứng hầu như toàn cầu, đến nay hầu như nửa năm rồi vẫn chưa chấm dứt. Xin đề cập đến trường hợp điển hình gần đây của…
- Bị can Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc CDC [Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC)] Hà Nội [xem hình], và đồng phạm trong việc chỉ định thầu và mua máy xét nghiệm Covid-19. Các bị can này có hành vi móc ngoặc, thổi giá thiết bị vật tư y tế.
Bản tin được đăng trên TTO của VC ngày 24/04/2020, 10:05 GMT+7, cho biết: “Kết quả điều tra ban đầu xác định hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR khi nhập khẩu về Việt Nam chỉ 2,3 tỉ đồng, nhưng CDC Hà Nội mua vào với giá 7 tỉ đồng, chênh gần 5 tỉ. Ngoài CDC Hà Nội còn tỉnh nào mua máy này với giá ‘trên trời’?”
Do vậy, hôm sau, ngày 23-4, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) cho biết kết quả điều tra ban đầu đã làm rõ được hành vi sai phạm của bị can Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc CDC Hà Nội, và đồng phạm trong việc chỉ định thầu và mua máy xét nghiệm Covid-19. Các bị can này có hành vi móc ngoặc, thổi giá thiết bị vật tư y tế.
Bản tin cho biết thêm: Cụ thể, từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội đã mua sắm một số hệ thống Realtime PCR tự động nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19. Do thời gian gấp nên việc mua sắm này được CDC Hà Nội thực hiện theo phương thức chỉ định thầu. Từ các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR phòng chống Covid-19 khi nhập về Việt Nam giá khoảng 2,3 tỉ đồng.
Từ đó, ngày 22-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị liên quan.
Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng đối với:
- Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc CDC Hà Nội;
- Nguyễn Vũ Hà Thanh, trưởng phòng tài chính kế toán;
- Lê Xuân Tuấn, nhân viên phòng tài chính kế toán;
- Đào Thế Vinh, giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST);
- Nguyễn Trần Duy, tổng giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành;
- Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech;
- Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.
Cơ quan điều tra cũng đã triệu tập một số cán bộ của CDC Hà Nội để làm rõ vai trò liên quan trong vụ án.
Trước đó, ông Nguyễn Đức Chung – chủ tịch UBND TP Hà Nội, xác nhận thông tin Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) của Bộ Công an đã mời một số cán bộ của CDC Hà Nội làm việc xung quanh quá trình mua sắm máy xét nghiệm COVID-19. [xem phụ đính 1].
Như vậy, trong đại họa Virus Corona Vũ Hán, đại họa mà dân Việt đang gánh chịu cùng toàn thế giới Viêt cộng cũng không tha “tham nhũng”, và bọn cầm chuyền cũng “làm lơ” cho chúng cấu kết “ăn dơ” như lâu nay, từ sau ngày Quốc Hận 30-4-1945, để “Việt cộng diệt Việt cộng”.
Xin kể thêm vài trường hợp điển hình “Việt cộng diệt Việt cộng” như sau:
- Cựu thứ trưởng Quốc phòng CSVN bị đề nghị ‘khai trừ Đảng’.
Tin được đăng trên báo Người Việt ngày 3/5/2020 cho biết: Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu thứ trưởng quốc phòng CSVN, bị đề nghị “khai trừ đảng vì tham nhũng [Xem hình: Tuổi Trẻ]. Tin nói rõ “Cựu thứ trưởng Quốc phòng CSVN và một loạt tướng tá, chức sắc đảng viên cấp cao từ trung ương tới địa phương vừa bị kỷ luật vì tham nhũng, phần lớn liên quan đến đất đai”.
Các báo tại Việt Nam vừa đưa tin phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng CSVN, một bộ phận thanh tra song hành với hệ thống thanh tra của nhà nước, họp trong hai ngày 27 và 28 Tháng Tư đã “đề nghị xem xét khai trừ ra khỏi Đảng đối với nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến”. Đây là cách để “đảng” đỡ mất mặt khi họ bị lôi ra tòa kết án.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu thứ trưởng quốc phòng kiêm tư lệnh hải quân, hồi giữa Tháng Ba vừa qua, đã bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến “sai phạm đất đai xảy ra tại 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé, quận 1, Sài Gòn). Ông Hiến “ký phê duyệt các văn bản để đưa ba khu đất quốc phòng (số 2; số 7-9 và 9-11 tổng cộng hơn 7,300m2 đường Tôn Đức Thắng) vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định… Đồng thời, ông không kiểm tra việc góp vốn, không kiểm tra việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng….”
Cũng trong cuộc họp vừa kể, một loạt quan chức thanh tra của bộ Xây Dựng từ chánh thanh tra trở xuống cũng đều bị kỷ luật từ “khai trừ đảng” đến cảnh cáo cũng vì dính vòi vĩnh hối lộ.
- Khai trừ Đảng trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng ‘vòi tiền’ hối lộ.
Tin được đăng trên TTO ngày 03/05/2020 cho biết Bà Nguyễn Thị Kim Anh [xem hình], phó trưởng phòng phòng chống tham nhũng Thanh tra Bộ Xây dựng, trưởng đoàn thanh tra, bị Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt quả tang hành vi nhận hối lộ trong quá trình thanh tra ở huyện Vĩnh Tường.
Theo thông cáo báo chí kỳ họp 44 chiều 3-5, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) trung ương đã thi hành kỷ một số cá nhân liên quan các vi phạm đã được kết luận tại Kỳ họp 43 của UBKT Trung ương. Cụ thể, UBKT trung ương quyết định thi hành kỷ luật:
- Khai trừ ra khỏi Đảng với bà Nguyễn Thị Kim Anh, cán bộ phòng phòng chống tham nhũng; ông Đặng Hải Anh, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 2.
- Cách tất cả các chức vụ trong Đảng với ông Phạm Gia Yên, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chánh Thanh tra bộ.
- Cảnh cáo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, bí thư Đảng ủy, chánh thanh tra bộ.
- Khiển trách đối với các cá nhân: Vũ Chí Cương, đảng ủy viên, bí thư chi bộ, trưởng phòng Phòng chống tham nhũng; Bùi Anh Tuấn, bí thư chi bộ, trưởng phòng giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra; Nguyễn Hải Thắng, bí thư chi bộ, trưởng phòng Thanh tra xây dựng 2; Nguyễn Thị Kim Liên, cán bộ phòng Thanh tra xây dựng 3.
Được biết Bản xếp hạng tham nhũng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) hàng năm vẫn xếp hạng Việt Nam ở mức độ rất tồi tệ trên thế giới.
- Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng đề nghị kỷ luật Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi
Tin được đài RFA phổ biến ngày 5-3-2020 cho biết: “Uỷ ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 3/5 nói rằng Uỷ ban đã đề nghị kỷ luật ông Lê Viết Chữ [xem hình] – Bí thư tỉnh uỷ; và ông Trần Ngọc Căng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; vì những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ”.
Kết luận về kỷ luật này được đưa ra tại kỳ họp thứ 44 của Uỷ ban Kiểm tra trung ương diễn ra trong hai ngày 27 và 28 tháng 4 vừa qua tại Hà Nội cho biết ông Lê Viết Chứ và ông Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Cũng tại kỳ họp lần này, Uỷ ban đã xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức:
- Khiển trách với ông Nguyễn Quang Sáng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư huyện uỷ Mường Nhé và
- Khển trách ông Cao Xuân Đăng, nguyên Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, nguyên Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Điện Biên.
- Kỷ luật Ông Nguyễn Quang Sáng về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ huyện uỷ Mường Nhé trong vấn đề quản lý ngân sách, đất đai, đầu tư xây dựng và công tác cán bộ.
- Ông Cao Xuân Đăng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu trường Chính trị tỉnh Điện Biên trong lãnh đạo, chỉ đảo công tác quản lý, sử dụng tài chính, công tác cán bộ
Cũng cần biết, tại quốc nội, ngoài những anh hung và tổ chức âm thầm tiến hành những động thái diệt Việt cộng ít người được biết, những người bị nhà cầm quyền bắt, đưa ra tòa xử những bản án nặng nhẹ khác nhau, những trường hợp bị chúng cho là của “Việt Tân”, hay chỉ là những cá nhơn, những cán bộ, đảng viên Cộng sản, trở thành những “Tù nhân lương tâm”, mọi người đều không sợ Việt cộng, họ thách đố với những ngày tù mà nhiều lần Giáo Già coi như một “giấc ngủ trưa”, họ hiên ngang trực diện với cán bộ xét xử… mà điển hình mới nhứt là trười hợp của Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh [xem hình].
Thầy Nguyễn Năng Tĩnh, 44 tuổi, là giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An. Thầy được công chúng biết đến qua một số clip dạy học trò hát các nhạc phẩm không được chế độ hoan nghênh như “Trả lại cho dân”, “Việt Nam tôi đâu”… Tuy vậy, thầy lại bị truy tố về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vốn không liên quan gì đến việc dạy hát các bài hát gây khó chịu cho nhà cầm quyền.
Tại phiên tòa ngày 15 tháng 11 năm 2019, thầy đã nói lời sau cùng: “Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc. Tôi không thể vô cảm và cam tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe doạ xâm lăng của Trung Quốc. Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến”. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, thầy bị tuyên án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế. Phiên tòa phúc thẩm ngày 20/04/2020 vừa qua, thầy bị xử y án.
Nhân một năm ngày thầy Nguyễn Năng Tĩnh bị bắt, người bạn trẻ Song Nhã đã cảm tác bài thơ “Đóa Hoa Dâng Thầy”, và từ đó bài hát “Đóa Hoa Dâng Thầy” ra đời để nhắc nhở các bạn học sinh, sinh viên, các đồng nghiệp trong ngành giáo dục đừng quên vai trò phản biện của người trí thức. Đã có và còn nhiều nhà giáo can đảm chấp nhận bị trù dập, bị tù đày để lên tiếng cho khát vọng của toàn dân, như các thầy Đinh Đăng Định, Nguyễn Nhiên, Đào Quang Thực, Nguyễn Thượng Long, Phạm Minh Hoàng, Vũ Văn Hùng, Vũ Mạnh Hùng, Trần Đình Trợ, cô Nguyễn Thị Minh Đệ, cô Trần Thị Lam… Xin nghiêng mình ngưỡng phục những nhà giáo can đảm! Các thầy đã thể hiện đúng vài trò của người trí thức “hành động và dẫn đường… diệt Việt cộng”.
Ngoài ra, nhìn vào nỗ lực đốt lò của Nguyễn Phú Trọng ai cũng thấy có những khúc củi lớn bị đút vào lò bên cạnh không ít củi nhỏ, củi tươi, củi khô…, củi nào cũng bị diệt, cứ để chúng diệt chúng đi rồi toàn dân sẽ ra tay diệt toàn bộ Việt cộng.
Bước sang chuyện “Chống Tàu”, không nói chuyện xa, chỉ nhìn vào biến cố Coronavirus coi như bắt đầu từ Vũ Hán, dư luận thế giới thật sự phẫn nộ Trung cộng.
Vào ngày 6/4, cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Klayman nói rằng ông đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại thành phố The Hague, Hà Lan, vào tuần trước và đã nhận được thông báo của tòa vào cùng ngày. Ông cáo buộc chính phủ và quân đội ĐCSTC vi phạm các công ước quốc tế, sản xuất vũ khí sinh học và phạm tội phản nhân loại, tạo ra virus Corona Vũ Hán gây nguy hiểm cho người dân Trung cộng và thế giới. Ông Klayman cho biết ông tin rằng ICC sẽ khởi động điều tra hình sự. Ông nhấn mạnh rằng người dân Trung cộng rất tốt, nhưng ĐCSTC xấu xa phải giải thích rõ trước tòa án và Thượng đế. Ông Klayman nói: “Cuối tuần trước, chúng tôi cũng đã đệ đơn kiện tập thể ở Jerusalem, Israel. Tôi đang liên lạc với các luật sư trên toàn thế giới. Cho dù đó là Argentina, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Algeria, v.v., tôi đều có thể liên hệ. Người dân trên thế giới đang thức tỉnh. Họ sẽ không tha thứ cho những gì ĐCSTC đã làm. Đó không phải nói về người dân Trung cộng, mà là chính quyền ĐCSTC tà ác. ĐCSTC dường như muốn hủy diệt cả thế giới”.
Trước đó 2 ngày, vào ngày 04/04, 300 máy thở từ Trung Quốc được chuyển đến một căn cứ quân sự của Anh vào ngày 04/04. Trong một lá thư do các chuyên gia y tế của Anh gửi đi đã cảnh báo rằng 250 máy thở mua từ Trung Quốc có nguy cơ gây ra “tác hại đáng kể cho bệnh nhân, thậm chí là tử vong” nếu chúng được sử dụng trong bệnh viện. Các bác sĩ cho biết những máy thở đã mua gặp vấn đề với nguồn cung cấp oxy, không thể làm sạch đúng cách. Chúng có thiết kế lạ, hướng dẫn sử dụng rất khó hiểu và được chế tạo để sử dụng trong xe cứu thương chứ không phải tại bệnh viện [xem phụ đính 2].
Trên khía cạnh chuyên môn Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên, trong bài viết đăng trên Boxit VN ngày 05/05/2020 cho biết “Nền kinh tế toàn cầu chỉ sau vài tuần rơi ngay vào vực thẳm suy thoái, nhắc nhớ nỗi kinh sợ trong trí nhớ nhiều chuyên gia nạn Đại suy thoái Kinh tế 1930, và “vết xe đổ” đó có vẻ còn nghiêm trọng hơn và nỗi sợ hãi đang hiện tiền. Trong khi đó, Trung Quốc sau 79 ngày Vũ Hán bị phong tỏa, tình hình dịch bệnh được báo cáo là yên ổn và lệnh phong tỏa dỡ bỏ. Mừng cho dân chúng Trung quốc được chút hy vọng thì sự oán giận những hành xử của chính quyền Trung quốc của các nước ngày càng tăng lên. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, quan trọng nhất là COVID-19 ĐẾN TỪ ĐÂU, COVID-19 CÓ ĐÁNG ĐỂ TRỞ THÀNH ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU HAY KHÔNG? CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VẤN NẠN NÀY KHÔNG? Tất cả đều không phải là không có lý do chính đáng để cần phải đi tìm lời giải đáp. Điều đầu tiên là về cách cai trị theo kiểu toàn trị tập trung quyền lực của chế độ CS như Trung Quốc vốn chứa đựng nhiều bí ẩn và nguy cơ cũng như thiếu minh bạch đã ngay từ đầu gây mất niềm tin đối với các nước tư bản [xem phụ đính 3].
Vấn đề được đặt ra khiến dư luận không thể không đặt ra nghi vấn “CÓ ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU” như bài viết được đăng trên Đàn Chim Việt [xem phụ đính 4] ngày 13/04/2020 theo nguồn: Nguyễn Thế Thăng FB, nói rằng:
Vũ Hán đến Thượng Hải = 839 km
Vũ Hán đến Bắc Kinh = 1.152 km
Vũ Hán đến Milan = 8,684 km
Vũ Hán đến NY = 12.033 km
Các coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán nhưng không có tác dụng gì ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải gần đó nhưng lại có rất nhiều trường hợp tử vong ở Ý, Iran, các nước châu Âu và Mỹ. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Trung Quốc hiện vẫn an toàn… Ngay cả ngày nay, Ấn Độ bị đóng cửa trong khi tất cả các thành phố của Trung Quốc đều mở cửa. Trung Quốc cũng đã tuyên bố mở Vũ Hán từ ngày 08 tháng Tư.
Không một nhà lãnh đạo nào ở Trung Quốc đã thử nghiệm dương tính với loại virus corona gây chết người này… Virus Corona có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc và hiện đã đến mọi nơi trên thế giới, nhưng virus này không đến được thủ đô chính trị Bắc Kinh và thủ đô kinh tế Thượng Hải của Trung Quốc, nằm rất gần Vũ Hán…
Virus đã hủy hoại nhiều nền kinh tế trên thế giới. Nhiều nước đã phải đóng cửa biên giới của họ trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Coronavirus.
Hàng ngàn người đã mất mạng, hàng triệu người đã mắc căn bệnh này, vô số người đã bị nhốt trong nhà và nhiều quốc gia đã đưa công dân của họ vào tình trạng bị cách ly… Hiện nay Paris đóng cửa, New York đóng cửa, Berlin đóng cửa, Delhi đóng cửa, Mumbai đóng cửa, Tokyo đóng cửa, các trung tâm kinh tế và chính trị lớn của thế giới đóng cửa, nhưng Bắc Kinh và Thượng Hải vẫn mở cửa.
Không có hiệu ứng Coronavirus được nhìn thấy ở một trong hai thành phố. Chỉ có một vài trường hợp đơn lẻ nhưng virus này không có tác dụng thực sự đối với Bắc Kinh và Thượng Hải… Bắc Kinh và Thượng Hải là những khu vực tiếp giáp với Vũ Hán. Virus từ Vũ Hán đến mọi nơi trên thế giới, nhưng virus này không ảnh hưởng gì đến Bắc Kinh và Thượng Hải…
Các ngôi sao Hollywood, Bộ trưởng Nội vụ Úc, Thủ tướng Anh, và Bộ trưởng Y tế, vợ của Thủ tướng Tây Ban Nha, vợ của Thủ tướng Canada, và Hoàng tử Charles của Anh, trong số những người khác, đã ký hợp đồng với coronavirus, nhưng Không Có Một Nhà Lãnh Đạo Chính Trị Ở Trung Quốc Hay Tư Lệnh Quân Sự Nào tại Trung Quốc đã thử nghiệm dương tính với Coronavirus…
Lịch sử không có điểm dừng cuối cùng và cũng không có chữ “nếu”… nhưng không thể không so sánh hiện trạng Việt Nam trước và sau ngày Quốc Hận, 30/4/1975:
Miền Nam Việt Nam trước ngày Quốc Hận được coi là một Quốc gia coi như phồn vinh nếu không hơn thì cũng ngang hàng với các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á như Singapora, Đài Loan, Indonesia, Malaysia… Còn Miền Bắc Việt Nam trước ngày này quá nghèo đói, tệ hại, lạc hậu… không quốc gia nào có thể so sánh.
Lại sắp đến ngày 30.4. Biết rằng lịch sử không có chữ “nếu” nhưng 45 năm rồi vẫn đau, vẫn hiện diện nhiều chữ “nếu”…, nếu không phải Cộng sản Bắc Việt ở Miền Bắc thắmg, mà là Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam thắng, thì số phận của đất nước này, dân tộc này chắc chắn sẽ rất khác.
Sẽ không có những chính sách trù dập Miền Nam, cướp của Miền Nam, kỳ thị Miền Nam… của “phe thắng cuộc” sau năm 1975. Chúng đã phá hoại các thành tích kinh tế lẫn mọi mặt phát triển của Miền Nam, đẩy cả nước đến bờ vực chết đói đến mức chúng phải buộc lòng làm chuyện gọi là “đổi mới” năm 1986, nhưng thực chất là “đổi cũ” gượng gạo học theo cách làm ăn kinh tế thị trường của tư bản…
Nói theo nhà văn gốc Huế Song Chi… “Sẽ không có hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, một nửa vĩnh viễn nằm lại dưới biển khơi, chỉ một nửa đến được bến bờ tự do, ghi thêm hai chữ “thuyền nhân” vào từ điển thế giới; và không chỉ có thế suốt 45 năm qua người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi, bằng đủ mọi cách, đi làm thuê làm gái làm dâu xứ người… Sẽ không có hàng triệu dân oan bị mất nhà mất đất, hàng ngàn người phải vào tù hay phải lưu vong chỉ vì muốn thực hiện quyền tự do ngôn luận hay muốn bày tỏ lòng yêu nước chống Trung Quốc hung hăng trên biển Đông. Sẽ không có cuộc chiến 10 năm ở biên giới phía Tây với Khơ Me Đỏ khiến VN sau đó bị Mỹ và phương Tây cấm vận, đã khó khăn càng khó khăn thêm; không có cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Cộng làm mất đi một phần lãnh thổ dọc biên giới, chưa kể máu xương người Việt tiếp tục đổ xuống cho 2 cuộc chiến tranh này. VN sẽ không bị tụt hậu hàng chục hàng trăm năm so với các nước láng giềng chứ chưa nói đến thế giới. Đất nước dưới sự lãnh đạo bất tài và nạn tham nhũng kinh hoàng của đảng cộng sản đang còn lại gì? Tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, giáo dục tụt hậu, văn hóa nghệ thuật không cất cánh nổi vì thiếu tự do, đạo đức xã hội xuống cấp, tính thiện và sự tốt đẹp trong con người ngày càng bị hủy hoại nhường chỗ cho cái ác, cái xấu…”
Từ ngày Quốc Hận oan nghiệt 30/4/1975 đó, cố “bại tướng” Dương Văn Minh đầu hang, nhưng một số không nhỏ người dân không đầu hàng, nhiều quân nhân bỏ “vào rừng” kháng chiến “chống cộng”, tuy bước đầu thất bại, nhưng đó là những “thất bại vinh quang”, họ chấp nhận ngồi tù Việt cộng, chờ ngày quật khởi… Giáo Già còn nhớ trong nhà tù Việt cộng người “tài xế” cũ đã nhắn tin thăm hỏi Giáo Già… còn nhớ nhà thơ Việt Thu Linh và Giáo sư phụ khảo của Giáo Già ở Trường Cao Đẳng Thương Mãi Minh Trí, Nguyễn Văn Hoàng, chấp nhận bước ra pháp trường như anh hùng Trần Văn Bá từ Pháp về kháng chiến, mà bản án tử hình đã như bản án dành cho Việt cộng trong tương lai không xa…
Từ ngày Quốc Hận oan nghiệt 30/4/1975 đó, người ta ai cũng thấy Việt cộng đang từng bước lùi trước lịch sử, trước từng bước tiến “diệt cộng” của toàn dân Việt, từ quốc nội đến hải ngoại, mà chiến thắng ngoạn mục nhứt của dân Việt hải ngoại là làm sống lại bản Quốc Ca “Nầy Công Dân Ơi…” và lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ mà mỗi lần hợp mặt cộng đồng, dù ít hay đông người, dù đồng thuận hay chống đối nhau, tất cả đều đứng nghiêm chào kính…
Cái thành công lớn nữa là là một “Quốc Gia Việt Nam” hải ngoại đã được hình thành trên khắp cùng thế giới tự do, ở bất cứ nơi nào có ngước Quốc Gia Việt Nam lưu cư sinh sống, từ đông sang tây, khiến mọi người tự hào là “Mặt Trời Không Bao Giờ Lặn đối với Quốc Gia Việt Nam hải ngoại”, vì người lưu cư Việt sinh sống ở các quốc gia ở Miền Tây chưa kịp thấy mặt trời lặn, thì người lưu cư sinh sống ở Miền Đông đã thấy mặt trời mọc; như trước đây người Anh đã tự hào thời cường thịnh của Đế Quốc Anh…
Ngày nay, ngày Quốc Hận năm thứ 45, nhìn vào thực tế và cuộc sống của con người Việt cộng, ai cũng thấy chúng đã hoàn toàn bị chuyển hóa từ văn hóa đến bộ dạng con người, từ sở thích đến cung cácn sống hằng ngày, không ai còn thấy cái nón cối trên đầu người cán bộ cả nam lẫn nữ, người nam thay đôi dép râu bằng đôi giày da bóng láng, người nữ thay đôi guốc đơn sơ bằng đôi giày cao gót hợp thời trang, không ai còn thấy người thanh niên mặc áo màu xanh phân ngựa bỏ ngoài quần, mà thấy những chiếc áo sơ mi trắng, hay màu mè đúng “mốt”, bỏ trong quần, cổ thắt cà vạt hợp thời trang, những người nữ thì mặc áo dài sang trọng, thi đua may mặc, có khi mặc chỉ một lần, không thấy mặc lại lần thứ hai, như bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân mà dư luận nói bà có hơn 300 chiếc ái dài đủ màu sắc kiểu dáng hơn cả những ca sĩ, tài tử…
Năm nay, 2020, mặc dầu bị đại nạn Coronavirua, không tiện tụ tập đông người nơi công cộng, nhiều nơi đã tổ chức “tưởng niệm trực tuyến” [xem hình], đúng ngày 30/4/2020, với sự tham dự của nhiều người ở nhiều nơi.
Đối với cộng đồng người Việt tại Mỹ, năm nay lễ tưởng niệm ‘Ngày Quốc hận’ vẫn được tổ chức nhưng lần đầu tiên ‘tổ chức qua mạng’, Luật sư Nguyễn Quốc Lân, ủy viên Giáo dục Học khu Garden Grove, thành viên ban tổ chức Lễ tưởng niệm ‘Quốc hận’ lần thứ 45, cho biết. Trao đổi với VOA từ khu Little Saigon, nơi được xem là thủ đô của người Việt hải ngoại và hiện đang thực thi lệnh ‘ở nhà’ để đối phó với dịch Covid-19, ông Lân nói ‘dịch bệnh tạo ra cơ hội’.
“Đây là cơ hội cho chúng tôi tổ chức buổi lễ này không phải là một địa phương, mà là liên kết nhiều địa phương, nhiều cộng đồng, nhiều quốc gia với nhau lại tổ chức cùng một lúc,” ông nói.
Ông Lân cho biết lần tổ chức này không chỉ có người Việt ở vùng Little Saigon, mà còn các cộng đồng người Việt trên khắp nước Mỹ, rồi các cộng đồng ở các nước khác, châu lục khác, như Âu châu, châu Úc đều sẽ tham gia. Theo lời ông thì có cả những người Việt trong nước đăng ký tham gia chương trình tưởng niệm ‘Quốc hận’. Vì nhiều nơi nên múi giờ khác xa nhau, do đó mọi người ‘phải sắp xếp công việc để tham gia với nhau trong cùng một lúc’, ông giải thích, và cho rằng sự đồng lòng đó là ‘biểu tượng tất cả người Việt hải ngoại quy về một mối, một chỗ, một mục tiêu’. Về sự tham gia của người Việt trong nước, ông nói ‘có những khó khăn’ do sự ngăn cấm của chính quyền nhưng đến giờ vẫn có người xác nhận với ban tổ chức họ sẽ tham dự.
Có điểm đáng quan tâm là năm nay, Quốc Phượng của Đài BBC đã có bài viết “30/4: Đi Tới Tương Lai Từ Quá Khứ 45 Năm Trước Thế Nào?”. Theo đó, tác giả đã phỏng vấn nhiều nhân vật nổi tiếng ở nhiều nơi, kể cả trong nước [xem phụ đính 5], như Luật sư Lê Công Định.
Luật sư Định nói: “Nhà nước Việt Nam và đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện tại luôn nói về hoà hợp và hoà giải dân tộc từ 45 năm nay, nhưng trên thực tế chưa bao giờ họ thực hiện dù chỉ một phần nhỏ. Thái độ thù địch đối với nhà nước Việt Nam Cộng Hoà, từ cách gọi tên cho đến cách đối xử với bất kỳ ai có liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa cho thấy hoàn toàn không có sự hoà hợp và hoà giải đó”.
Phần Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason, Hoa Kỳ thì “Chưa có hòa giải hòa hợp dân tộc thực sự giữa chính quyền bên thắng cuộc với người của bên thua cuộc”.
Riêng Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì: “…Vết thương chiến tranh vẫn chưa thực sự lành, mỗi khi đến dịp 30-4 vẫn còn những tiếng nói cất lên ai oán, nhức nhối, đau xót về dĩ vãng gia đình, phàn nàn về hiện thực, cũng may những tiếng nói kiểu này không còn là dòng chủ lưu nữa mà chỉ lẻ tẻ ở trong nước. Những vấn đề lớn của đất nước như phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ quyền biển đảo dường như đã khiến cho những người Việt ở cả hai bên xích lại gần nhau hơn. Sự định kiến về “chủ nghĩa lý lịch” chưa hoàn toàn được xoá bỏ, nhưng không còn nổi cộm trong xã hội hiện nay nữa. Một xu thế nữa cần chú ý là những tiếng nói từ hải ngoại phần nhiều vẫn thể hiện sự khác biệt trong quan niệm giá trị, quan niệm về ý thức hệ, thiên về lấy các tiêu chí phương Tây để làm thước đo đánh giá các hiện tượng văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị trong nước, đòi hỏi trong nước cải cách dân chủ theo thể chế phương Tây…”… [xem phụ đính 5].
Mặt khác, Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ thứ 111th, đã đưa ra hai Nghị Quyết S.123 từ Thượng Viện, và HR 342 từ Hạ Viện, công nhận “Ngày 2 tháng 5 là Ngày Của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” . Nghị Quyết S.123 do Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (D-VA), cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam, đưa ra. Nghị Quyết HR 342 do Dân Biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên Joseph Cao Quang Ánh (R-La) đưa ra. Hai Nghị Quyết này giống nhau về nội dung [xem phụ đính 6].
Bài viết của Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao (Voice of Vietnamese Americans) được đăng trên đài VOA ngày 04/05/2020 gọi ngày “2 Tháng 5’ – Ngày Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” [xem hình Poster cho sự kiện 40 năm Quốc tế Cứu Thuyền nhân].
Bài viết nhận định rằng “Sau sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt tại Nam Việt Nam ngày 30/4/1975, số người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do đã bắt đầu từ những ngày cuối tháng tư, tăng vọt vào ngày 2 tháng 5, và tiếp tục kéo dài cho đến đầu thập niên 1980s, khi chương trình Đoàn Tụ Gia Đình (Orderly Departure Program) được đưa ra và các trại tỵ nạn phải đóng cửa”.
Qua nhiều làn sóng tỵ nạn và di tản, số người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ theo thống kê dân số năm 2017 đã lên đến khoảng trên 2,200,000 người, trong đó trên 70% đã có quốc tịch Hoa Kỳ và trở thành cử tri với sự hăng hái tham gia bầu cử và ứng cử vào giòng chính.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tạo thành khối dân thiểu số Á Châu Thái Bình Dương đông thứ tư, sau Ấn, Hoa, và Phi. Khác với khối di dân gốc Á Châu Thái Bình Dương, Cộng đồng Mỹ gốc Việt là cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản, bỏ nước đi tìm tự do, và luôn phản đối việc Cộng Sản Việt Nam tuỳ tiện gọi họ là “Việt kiều”.
Đến nay, Quốc Hận kéo dài 45 năm, chưa biết bao lâu thì Trung cộng tan rả thành nhiều mảnh như thời “Đông châu liệt quốc” cho việc “chống Tàu” của dân Việt hoàn mãn; và việc “diệt Việt cộng” cũng hoàn mãn, cho dân tôc Việt sinh tồn, hình thành một Quốc Gia Việt Nam tự do dân chủ pháp trị. Thực tế đã cho biết “Con đường dài quá chớ không phải là không có nơi tới”. Con đường đang được thâu ngắn lại. Sau 45 năm Quốc Hận… dài, nơi “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” đang tới trong thời gian không xa hơn lòng mong đợi của mọi người.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1
Tham nhũng, đâu chỉ lần này và không chỉ chừng đó!
27/04/2020
Trân Văn
Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam.
(Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ Online)
Tuần này, chuyện lợi dụng COVID-19, bắt tay nhau, “thổi” giá Realtime PCR – hệ thống tự động xét nghiệm các loại bệnh phẩm nhằm rút ngắn thời gian xét nghiệm, nâng cao khả năng xác định các trường hợp nghi nhiễm COVID 19 – lên… vài lần đã trở thành một trong những chủ đề làm nóng cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức.
Hôm 22 tháng 4, Cục Cảnh sát Điều tra tham nhũng, kinh tế, buôn lậu của Công an Việt Nam (thường gọi tắt là C03) đã thực hiện lệnh tạm giam ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát – Phòng ngừa Dịch bệnh Hà Nội (thường gọi tắt là CDC Hà Nội) và sáu đồng phạm vì “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cho đến giờ này, C03 chỉ mới xác định, riêng trong việc mua Realtime PCR, CDC Hà Nội đã bắt tay với bốn công ty thổi giá lên gấp ba lần, khiến công quỹ mất chừng bốn tỉ đồng. Câu chuyện CDC Hà Nội lợi dụng COVID-19 để thổi giá khi sắm Realtime PCR chỉ ra một yếu tố cần lưu ý:
– Từ khi COVID-19 bùng phát, riêng Hà Nội đã chi 1.286 tỉ đồng để mua đủ thứ thiết bị, vật tư y tế (Realtime PCR, máy trợ thở, các loại máy phun dung dịch khử trùng, trang bị bảo vệ nhân viên y tế,…) (1). Ngoài Realtime PCR, còn có bao nhiêu loại thiết bị, trang bị y tế bị CDC Hà Nội hoặc những cơ quan hữu trách khác thổi giá?
– Chẳng riêng Hà Nội, 62 tỉnh và thành phố còn lại trên toàn Việt Nam cũng đã dùng nhiều ngàn tỉ khác của công quỹ để mua sắm trang bị, thiết bị y tế nhằm phòng, chống COVID-19. Có bao nhiêu cá nhân, tổ chức lợi dụng COVID-19 để trục lợi và điều đó khiến công quỹ thiệt hại thêm bao nhiêu tỉ đồng?
***
Trong khi nhiều cơ quan ngôn luận thuộc hệ thống truyền thông chính thức dựa vào thông tin do C03 cung cấp để giải thích vì sao ông Nguyễn Nhật Cảm và sáu người còn lại bị bắt như các đồng phạm của vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, bà Vũ Kim Hạnh giới thiệu một cách lý giải khác…
Thân hữu của bà Hạnh – người từng là lãnh đạo một sở có liên quan đến lĩnh vực y tế – nhận định, sở dĩ ông Cảm “thay áo sọc để tham gia đội… Juventus” vì… không biết cách ăn! Vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Hà Nội chỉ đơn thuần là do… vụng về!
Bà Hạnh kể rằng, thân hữu của bà khẳng định: Nếu làm đúng kiểu, chia nhỏ cho nhiều công ty cùng tham gia kê khống, cùng hư cấu các khoản chi (thuê nhà, lãi ngân hàng, công tác phí, thù lao cho chuyên gia, lương dành cho nhân sự làm việc bán thời gian,…) vốn rất… mênh mông, rồi kiếm các ông lớn có sân sau cần gửi hay chủ động xin mấy ổng gửi sân sau tham gia. Tuy “chống dịch” như… “chống giặc” – cấp bách, thiếu thời gian nhưng không chủ quan, vẫn lôi nhiều phòng, nhiều ngành, nhiều cấp tham dự, phát hành văn bản, kể cả văn bản về các cuộc họp ma, cho nhiều người ký… thì khó mà lộ và có lộ cũng không thể bắt tận tay, day tận trán do đụng vào một mớ bùng nhùng.
Bà Hạnh kể thêm rằng, theo vị thân hữu ấy: Muốn làm con trăn mà im im, không biết chia cho ai rồi nuốt con sơn dương thì sẽ… lòi sừng! Giám đốc CDC bị tống giam hoàn toàn không phải vì ăn bẩn. Trên thực tế, ăn bẩn là… phổ quát. Nhỏ ăn kiểu nhỏ, lớn ăn kiểu lớn. Nguyễn Nhật Cảm lâm nạn vì… không biết cách (2)!
***
Không phải tự nhiên mà thân hữu của bà Vũ Kim Hạnh lý giải bá đạo như thế. Giống như nhiều người, Đào Tuấn tin rằng, vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ở CDC Hà Nội minh họa cho thực trạng bà Nguyễn Thị Doan, cựu Phó Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từng than: Ăn không từ thứ gì!
Tuấn chứng minh: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm và sáu chiến hữu vừa bị công an bế đi vốn đã nổi tiếng vì “ăn”. Năm 2017, cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội từng tố cáo ông Cảm tự duyệt cho mình mức thu nhập cao gấp năm lần Phó giám đốc, gấp 12 lần bác sĩ hạng II và gấp 29,5 lần nhiều viên chức khác. Ông Cảm còn “ăn” luôn hợp đồng thuê lao động, trên giấy là thuê 13 nhưng thực tế chỉ có… tám và “bòn” cả mồ hôi nhân viên, giá thuê là tám triệu nhưng thực trả chỉ 3,5 triệu. “Ăn” đã là thuộc tính nên dù thu nhập hàng năm đã ở mức hàng tỉ nhưng vẫn “ăn” khi mua Realtime PCR.
Tuấn dự đoán: Dù chẳng phải Vanga (một phụ nữ Đông Âu nổi tiếng về khả năng tiên tri) cũng có thể biết trước, sẽ còn vô số những “đồng chí” như “đồng chí Cảm” bị mất chức hay nhập kho dù gói trợ cấp 62.000 tỉ dành cho những cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn chưa được phát cho dân. Bác Doan nói… cấm sai (3)!
Trên thực tế, sau scandal CDC Hà Nội thổi giá Realtime PCR, nhiều tỉnh và thành phố đang… tự giác điều chỉnh giá mua hệ thống tự động xét nghiệm các loại bệnh phẩm này. Hà Phan gọi thực trạng đó là điều buồn cười. Từ chuyện mới xảy ra ở Quảng Ninh: Sở Y tế tỉnh này đột nhiên cùng Công ty Ánh Sao (doanh nghiệp chuyên về xuất nhập cảng vật phẩm y tế) điều chỉnh giá mua Realtime PCR từ 8,4 tỉ xuống… 7 tỉ, sau đó chủ động loan báo lại rằng gía mua Realtime PCR chỉ có… 5,2 tỉ!
… và thông tin từ một số người thạo tin: Nếu tính tất cả các chi phí, kể cả chi phí bảo trì vĩnh viễn thì giá Realtime PCR vẫn khó vượt mức… ba tỉ, Hà Phan nêu thắc mắc, C03 nhập cuộc càng sâu thì giá mua Realtime PCR giảm càng nhanh và nhiều, liệu sẽ tới lúc các vị ấy tặng luôn máy cho nhà nước không nhỉ (4)?
***
Ngoc Duc Nguyen bảo scandal liên quan tới mua Realtime PCR là thực trạng đau đớn đang diễn ra tại Việt Nam: “Ăn được thì ăn, tội gì không ăn”. Thực tế cho thấy virus Corona không nguy hiểm bằng “virus tham nhũng và hủ hóa” đã lây nhiễm trong guồng máy cai trị và đảng CSVN là ổ dịch lớn nhất.
Ngọc Duc Nguyen kể rằng, ông mới cười muốn… té khi đọc báo thấy tin Tổng cục Thuế vừa ban hành văn bản, buộc toàn bộ cán bộ, nhân viên ký “cam kết không tham nhũng”. Ngoc Duc Nguyen nhắc: Các bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cũng đã từng cam kết như vậy. Theo Ngoc Duc Nguyen: Tham nhũng ở Việt Nam là “dột từ nóc dột xuống”. Ông Nguyễn Phú Trong muốn “đốt lò chống tham nhũng” có lẽ phải đốt toàn bộ guồng máy cai trị hiện nay thì may ra Việt Nam mới hết tham nhũng (5).
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10158631340266122&set=a.10152570987811122&type=3&theater
(3) https://www.facebook.com/tuan.dao.9828/posts/3005973532758542
(4) https://www.facebook.com/phan.ha.7524/posts/10214074353647697
(5) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3231425313544070&set=a.800150340004925&type=3&theater
Phụ đính 2
Bác Sĩ Anh Cảnh Báo Máy Thở Trung Quốc
Có Thể Gây Tử Vong Nếu Dùng Trong Bệnh Viện
NBC News * CTV Danlambao tóm gọn và lược dịch – Trong một lá thư do các chuyên gia y tế của Anh gửi đi đã cảnh báo rằng 250 máy thở mua từ Trung Quốc có nguy cơ gây ra “tác hại đáng kể cho bệnh nhân, thậm chí là tử vong” nếu chúnđược sử dụng trong bệnh viện.
Các bác sĩ cho biết những máy thở đã mua gặp vấn đề với nguồn cung cấp oxy, không thể làm sạch đúng cách. Chúng có thiết kế lạ, hướng dẫn sử dụng rất khó hiểu và được chế tạo để sử dụng trong xe cứu thương chứ không phải tại bệnh viện.
Trường hợp của Anh không phải là trường hợp duy nhất và đây là một minh chứng rõ ràng trong vấn đề mua sắm trang thiết bị y tế khiến nhiều quốc gia gặp trở ngại khi coronavirus đã lan rộng khắp thế giới.
Kể từ tháng 3, chính phủ nhiều quốc gia đã tranh giành để mua thêm thiết bị y tế, phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhằm bù đắp cho việc thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên đa phần các thiết bị vốn rất quan trọng trong việc chống lại đại dịch, phần thì bị lỗi phần thì không phù hợp.
Tương tự như Hoa Kỳ, chính phủ Anh đã bị chỉ trích nặng nề trong phản ứng với dịch bệnh. Với hơn 26.000 ca tử vong, các nhà phê bình cho rằng chính phủ đã thất bại trong việc cung cấp thiết bị bảo hộ cho nhân viên chăm sóc sức khỏe và xét nghiệm nghiệm rộng rãi.
Hồi ngày 4 tháng Tư, nội các chính phủ đã vui mừng tuyên bố rằng họ giành được một chiến thắng rất cần thiết bởi việc mua được 300 máy thở từ Trung Quốc. Số hàng được chuyển đến một căn cứ quân sự ở Anh.
[Xem hình: 300 máy thở từ Trung Quốc được chuyển đến một căn cứ quân sự của Anh vào ngày 04/04 (Ảnh – Sgt. Ben Beale/MoD / PA file)]
“Tôi muốn cảm ơn chính phủ Trung Quốc vì sự hỗ trợ của họ trong việc bảo đảm năng lực chống dịch”, Michael Gove, một thành viên cấp cao của chính phủ Thủ tướng Boris Johnson nói trong một cuộc họp ngắn ngày hôm đó.
Nhưng 9 ngày sau, một nhóm các bác sĩ và nhà quản lý y tế cao cấp đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về 250 máy thở mà họ đã nhận được.
Các máy thở này là mẫu Shangrila 510 do Công ty TNHH Aeonmed của Bắc Kinh, một trong những nhà sản xuất máy thở lớn tại Trung Quốc.
“Chúng tôi tin rằng nếu được sử dụng, có thể gây tổn hại đáng kể cho bệnh nhân, thậm chí là tử vong”, trích lời bức thư gửi đi ngày 13 tháng 4.
“Chúng tôi mong muốn loại bỏ và thay thế các máy thở này bằng các thiết bị có khả năng thông khí chăm sóc tích cực hơn cho bệnh nhân của chúng tôi.”
Các bác sĩ nói rằng bộ phận cung cấp oxy của máy thở là “bất thường và không đáng tin cậy” và phẩm chất của nó ở mức “căn bản”. Vỏ vải của máy không thể tẩy sạch đúng cách vốn cần thiết khi chống lại một loại virus có khả năng lây nhiễm cao – và nó đi kèm với một ống kết nối oxy không phải là tiêu chuẩn E.U.
Cùng với mối lo ngại nghiêm trọng về phẩm chất của máy thở, một phần lý do khiến chúng không an toàn là vì các bác sĩ Anh không quen thuộc với thiết bị và chúng không phù hợp để sử dụng trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
“Điều quan trọng là loại máy thở này được thiết kế để sử dụng bên trong xe cứu thương thay vì bên cạnh giường bệnh viện“, theo bức thư. Các bác sĩ cho biết họ đã phải dùng một giá đỡ tạm thời cho thiết bị.
Bức thư được viết bởi một bác sĩ gây mê cấp cao và đặc trách các trường hợp khẩn cấp. Ông là người đại diện cho một nhóm các bác sĩ lâm sàng và quản lý cấp cao làm việc tại thành phố Birmingham, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.
Bác sĩ đã viết bức thư trên làm việc tại Sandwell và West Birmingham NHS Trust, một bộ phận của Dịch vụ Y tế Quốc gia được tài trợ công khai bởi Hoa Kỳ, và lá thư đã được gửi trực tiếp đến một quan chức NHS cấp cao.
Hiện chưa rõ những ai trong hệ thống chăm sóc sức khoe của Anh trực tiếp đọc bức thư, nhưng Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội, cơ quan giám sát NHS và mua máy thở từ nước ngoài, cho biết trong một email gửi tới NBC News rằng họ lưu ý đến quan tâm của các bác sĩ và đã đặt vấn đề với các nhà sản xuất.
Bộ đã từ chối trả lời một số câu hỏi chi tiết về bức thư, bao gồm tổng số bao nhiêu máy thở này đã được mua, tại sao mô hình đó được chọn, và liệu các bác sĩ tuyến đầu đã được tư vấn trước hay chưa. Hiện không có máy thở nào được đưa vào sử dụng.
Sau nhiều lần liên tục gửi email và gọi điện thoại, NBC News đã liên lạc được với giám đốc phụ trách bán hàng quốc tế công ty Aeonmed Bắc Kinh. Khi được hỏi liệu công ty có biết về những lo ngại về sản phẩm bán ra hay không? Câu trả lời là: “Tôi không biết”.
Công ty đã không trả lời các câu hỏi chi tiết về mô hình máy thở này, cũng như về nơi khác trên thế giới nó đã được xuất khẩu.
Một “trận chiến toàn cầu”
Nước Anh không còn đơn độc khi gặp phải vấn đề sau khi đặt mua thiết bị cứu sinh do các công ty Trung Quốc sản xuất.
Hồi cuối tháng 3, Hoà Lan đã buộc phải thu hồi 600.000 khẩu trang mà họ đã mua từ Trung Quốc và phân phối cho các bác sĩ sau khi Bộ Y tế của nước này phát hiện ra rằng chúng không đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
Vào đầu tháng này, người đứng đầu cơ quan cung cấp y tế khẩn cấp của Phần Lan đã từ chức sau khi một lô hàng mặt nạ trị giá hàng triệu euro từ Trung Quốc được phát hiện không đạt tiêu chuẩn mà các bệnh viện cần.
Đó không chỉ là khẩu trang. Chính phủ Tây Ban Nha cho biết họ đã phải hủy và trả lại một loạt 50.000 bộ dụng cụ xét nghiệm coronavirus có nguồn gốc từ Trung Quốc vì chúng chỉ chính xác 30%.
Vương quốc Anh đã đặt hàng 3,5 triệu bộ dụng cụ thử nghiệm của Trung Quốc nhưng không tìm thấy bộ nào đủ tốt để sử dụng rộng rãi.
Chính phủ Anh cho biết họ đang hy vọng các nhà cung cấp hoàn tiền lại. Dường như hầu hết các thiết bị được báo cáo bị lỗi đều đến từ Trung Quốc.
Trung Quốc đang tìm cách xây dựng hình ảnh là một quốc gia không chỉ xử lý thành công dịch bệnh mà còn giúp những người khác giải quyết khủng hoảng bằng cách gửi hàng tấn thiết bị. Trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, họ đã sản xuất 20 triệu khẩu trang y tế mỗi ngày. Con số này chiếm một nửa tổng sản lượng của thế giới. Nhưng đến cuối tháng 2, sản lượng đã tăng lên tới 116 triệu chiếc mỗi ngày, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Thứ Bảy tuần trước, 74 quốc gia và sáu tổ chức quốc tế đã ký 192 hợp đồng cung cấp vật tư y tế Trung Quốc với tổng trị giá 1,41 tỷ USD, Li Xingqian, giám đốc bộ ngoại thương của Bộ Thương mại, cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm Chủ Nhật.
Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng bày tỏ sự quan tâm và hứa rằng sẽ giải quyết các sản phẩm giả, kém chất lượng, trừng phạt bằng không khoan nhượng đối với bất kỳ công ty nào bị phát hiện xuất khẩu thiết bị không đạt tiêu chuẩn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Zhao Lijian, cho biết tại cuộc họp giao ban ngày 15 tháng 4.
Trong khi đó, Bộ Thương mại đã tuyên bố trong tháng này rằng họ đã thu hồi giấy phép xuất khẩu của hai công ty, cảnh báo rằng xuất khẩu hàng lỗi “làm hư hại nghiêm trọng hình ảnh của đất nước.” Phát ngôn viên Gao Feng cũng cho rằng một số khiếu nại từ các quốc gia khác là kết quả của “sự khác biệt về tiêu chuẩn sản xuất” hoặc các bác sĩ châu Âu “không quen thuộc với cách sử dụng sản phẩm và thậm chí phạm sai lầm”.
Nhiều người ở nước ngoài cảnh giác với những gì họ thấy khi Trung Quốc cố gắng tận dụng cuộc khủng hoảng, tăng cường sức mạnh bằng cách tự đưa mình thành vị cứu tinh nhân từ của thế giới
Các nhà phê bình cho rằng việc tuyên truyền này đã bỏ qua cáo buộc rằng một số quan chức Trung Quốc che đậy các khía cạnh của cuộc khủng hoảng trong giai đoạn đầu dịch bệnh, cũng như các tuyên bố gần đây rằng họ đã kiểm duyệt dữ liệu tử vong và số ca nhiễm. Tuy nhiên Bắc Kinh kịch liệt phủ nhận điều này.
Một trong những người đưa ra mối nghi ngờ trên là Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu. Ông là người đã cảnh báo tháng trước về một “trận chiến truyền thông toàn cầu” với Trung Quốc. “Trung Quốc đang ráo riết đẩy mạnh tuyên truyền rằng họ là một đối tác có trách nhiệm và đáng tin cậy”.
Nguồn:
01.05.2020
Phụ đính 3
Nhân loại tang thương, vì đâu nên nỗi?
Chính quyền Trung Quốc, tội chồng tội!
Posted on 05/05/2020 by Boxit VN
Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên
Đã hơn 8 tuần từ ngày ca bệnh Covid-19 được chính thức công bố ở Vũ Hán Trung quốc, nhân loại trên toàn cầu có lẽ còn chưa kịp hoàn hồn là chuyện gì đã và đang xảy ra cho họ. Bệnh dịch vẫn còn đang hoành hành mà chưa có dấu hiệu suy yếu, tính đến nay đã có khoảng 3 triệu rưỡi người xác nhận chính thức mắc bệnh với con số tử vong được công bố lên đến 1,4 triệu người.
Trong thời điểm tại nơi khởi điểm vụ dịch ở Vũ Hán Trung quốc với con số được cho là “khủng” đó để chính quyền TQ phải ban bố một lệnh chưa từng có trong lịch sử dịch bệnh trên thế giới từ 100 năm nay, là đóng cửa thành phố của 11 triệu dân. Nhưng những con số và sự kiện đó chưa thấm gì so với phần lớn còn lại trên thế giới hiện nay đang hứng chịu.
Nhìn lại con số của vụ đại dịch cúm A H1N1 toàn cầu năm 2009 (kéo dài 20 tháng từ 01/2009-08/2010), con số báo cáo chính thức là 1.6 triệu người mắc [1] và con số tử vong báo cáo chính thức cho WHO chỉ 18.449 người. [2] Tuy nhiên theo ước tính của một số nghiên cứu thì cho thấy số người mắc cỡ 700 triệu – 1.6 tỷ người mắc (11-21% dân số toàn cầu) [3] và tử vong cỡ 250 nghìn [4]. Hai con số này để nói lên dù AH1N1 2009 được coi là một đại dịch toàn cầu, thế nhưng con số tử vong cũng chỉ bằng cúm mùa hàng năm, theo WHO ước tính là 250-500 nghìn tử vong [5]
Như vậy để thấy, chỉ trong vòng 8 tuần mà con số tử vong chính thức của Covid đã bằng số tử vong của cúm mùa hàng năm hay bằng cả số tử vong ước tính của đại dịch toàn cầu AH1N1 2009 kéo dài trong 20 tháng!
Hơn thế nữa, một thế kỷ trôi qua, nhân loại trên thế giới có lẽ không còn nhớ hoặc đại đa số chưa bao giờ có khái niệm hay biết thế nào là “mất quyền công dân” một cách khơi khơi, đặc biệt là các nước tư bản với quyền tự do cá nhân được tôn trọng tuyệt đối. Vài tỷ người vô tội trên hành tinh, sau lệnh lockdown của chính phủ mình, bỗng chốc trở thành “tù nhân tại gia không án”, với một điều kiện sống tối giản đến mức có thể, cho tới nay dân chúng ở nhiều nước đã và đang phải trải qua “6 đến 8 tuần tù tội” như vậy mà chưa thấy tia sáng cuối đường hầm.
Tệ hại hơn, nền kinh tế toàn cầu chỉ sau vài tuần rơi ngay vào vực thẳm suy thoái, nhắc nhớ nỗi kinh sợ trong trí nhớ nhiều chuyên gia nạn Đại suy thoái Kinh tế 1930, và “vết xe đổ” đó có vẻ còn nghiêm trọng hơn và nỗi sợ hãi đang hiện tiền.
Trong khi đó, Trung Quốc sau 79 ngày Vũ Hán bị phong tỏa, tình hình dịch bệnh được báo cáo là yên ổn và lệnh phong tỏa dỡ bỏ. Mừng cho dân chúng Trung quốc được chút hy vọng thì sự oán giận những hành xử của chính quyền Trung quốc của các nước ngày càng tăng lên.
Bao nhiêu câu hỏi đặt ra, quan trọng nhất là COVID-19 ĐẾN TỪ ĐÂU, COVID-19 CÓ ĐÁNG ĐỂ TRỞ THÀNH ĐẠI DỊCH TOÀN CẦU HAY KHÔNG? CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VẤN NẠN NÀY KHÔNG? Tất cả đều không phải là không có lý do chính đáng để cần phải đi tìm lời giải đáp.
Điều đầu tiên là về cách cai trị theo kiểu toàn trị tập trung quyền lực của chế độ CS như Trung Quốc vốn chứa đựng nhiều bí ẩn và nguy cơ cũng như thiếu minh bạch đã ngay từ đầu gây mất niềm tin đối với các nước tư bản.
Khởi đầu là sự thiếu minh bạch về nguồn gốc và thời điểm bệnh viêm phổi lạ được phát hiện đầu tiên. Sự ém nhẹm được lộ ra khi một số các bác sĩ ở Vũ Hán lên tiếng thông báo cho các đồng nghiệp thì lập tức bị trừng phạt. Một trong những người đã dũng cảm lên tiếng, bác sĩ nhãn khoa trẻ tuổi Li Wenliang đã mất mạng vì chính Covid-19.
Kế đến, sự thiếu minh bạch và chậm trễ thông tin về khả năng nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, làm cho chính WHO cũng không có phương hướng để ra hướng dẫn. Đoàn thị sát của các chuyên viên WHO đến Trung Quốc thì chỉ được ‘ngồi uống nước trà’ ở Bắc Kinh, còn dịch thì đang ở Vũ Hán!
Không ai khác, Đài-loan- một tiểu đảo quốc không được TQ và WHO thừa nhận, đã đặt nghi vấn về sự mập mờ thông tin của Trung Quốc. Họ đã hiểu quá rõ, “đi guốc trong bụng” Trung Quốc nên âm thầm tự điều tra, tự hành động.
GS Ih-Jen Su, nguyên Giám đốc CDC của Đài loan cho biết Đài loan luôn luôn trong tình trạng đi trước một bước so với thông tin được đưa ra từ Trung quốc. “Khi nghe họ nói dường như là có khả năng bệnh gây lây nhiễm từ người sang người thì chúng tôi đã có ngay linh cảm rằng sẽ có một vụ dịch lây lan giữa người và người bùng nổ lớn” GS Su nói. Và vì thế Đài loan bắt tay vào ngay chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất. “Tin sao nổi TC. Họ làm gì có minh bạch thông tin mà dựa vào đó, vì thế mà chúng tôi có kế hoạch của riêng mình và phải đi trước một bước. Tin TC thì chỉ có bán lúa giống” diễn theo lời GS Su. [6]
Ngay cả Việt Nam, một đất nước rập khuông thể chế chính trị của Trung Quốc, “môi hở răng lạnh” với “anh Hai”, tuy không nói ra, nhưng thông qua các biện pháp chống dịch Covid-19 lần này thì hẳn phải biết Việt Nam hiểu TC như thế nào.
Đã có tin “Mắt lửa” (FireEye) một tổ chức An ninh Mạng có tổng hành dinh ở California cho rằng thông qua nhóm hacker ATP32- làm việc cho chính phủ Việt Nam, đã cố gắng xâm nhập vào các địa chỉ điện thư của cá nhân cũng như những người có chức trách trong Bộ Xử trí Khẩn cấp của Trung quốc và của chính quyền Vũ Hán để tìm kiếm thông tin. [7] Có lẽ vì thế mà giống như Đài-loan, Việt Nam đã kịp hành động, ra tay sớm và chống dịch quyết liệt. Một phần thành công có lẽ là ở chỗ “không tin TC”, bằng mặt nhưng không bằng lòng”, vì họ đã quá hiểu nhau. Mặc dù Việt Nam đã lên tiếng là cáo buộc này là không có cơ sở [8]
Hành xử của chính quyền Trung quốc càng ngày càng trở nên trơ trẽn hơn khi mà đợt bùng nổ dịch ở Trung quốc đang vào thoái trào và mở ra nhiều hy vọng, vì số lượng ca mắc gần như không có. Lập tức Trung quốc gần như có hành động ra tay “nghĩa hiệp”, trở thành nhà cung ứng [vô tận] mọi trang thiết bị chống dịch Covid-19 cần thiết cho bất kỳ nước nào có nhu cầu. Sự trơ trẽn bắt đầu lộ ra khi các nước nhận trang thiết bị nhận ra là toàn đồ dỏm, kém chất lượng, có khi còn nguy hiểm chết người.
Từ bộ xét nghiệm
Thứ nhất là bộ xét nghiệm. Anh quốc nhận quả đắng không chỉ vì một “tứ cường” dẫn đầu về con số nhiễm (182260 ca) và tử vong (28131) cho tới hôm nay, mà thêm ngậm đắng nuốt cay với 2 triệu bộ xét nghiệm nhập về từ Trung quốc với giá chí ít là 20 triệu đô la Mỹ, giờ bỏ không, không dám xài vì kém chất lượng. [9]
Có riêng đâu mỗi Anh quốc, Tây-ban-nha đã phải lập tức gửi trả ngay cho Trung quốc lô bộ xét nghiệm nhập đầu tiên, nằm trong một hợp đồng khủng với khoảng 466 triệu đô Mỹ để nhập khoảng 5.5 triệu bộ xét nghiệm [10]. Ấn-độ cũng lên tiếng yêu cầu trả lại 500 nghìn bộ xét nghiệm. Một số các quốc gia khác như Tiệp-khắc, Thổ-nhĩ-kỳ và Hà-lan cũng đồng thanh lên tiếng về các bộ xét nghiệm của Tàu kém chất lượng [11]
Chưa dừng lại ở đó, Mỹ dãy nảy lên với 12 nghìn bộ xét nghiệm nhập từ Tàu để tìm virus lại bị nhiễm vi trùng mặc dù đó là một loại vi trùng thường gặp. Viện ĐH Washington đã tài trợ 125 nghìn đô la để tặng cho tiểu bang, trở thành tội đồ “rước voi về dày mả tổ”! [12]
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Petter Dutton cũng đã lên tiếng cảnh báo việc sử dụng các bộ xét nghiệm có thể tự xét nghiệm tại nhà nhập từ Tàu là không đáng tin cậy, còn gây nguy hại. [13]
Đến khẩu trang y tế
Khẩu trang y tế là một bộ phận bảo vệ nhân viên y tế trong mùa dịch không thể thiếu. Tuy nhiên, sự bất lực của các nền y tế vẫn luôn được cho là tân tiến, tiên phong của nhân loại trước một bệnh dịch bùng phát không dự đoán trước được thì việc khủng hoảng thiếu trang thiết bị vật tư là dễ hiểu. Với một nguồn lực sản xuất dồi dào, nhân công rẻ mạt, Trung Quốc đang chưa kịp lấy lại thể diện và còn đang trong vòng nghi vấn thì trở bỗng thành “anh hùng” ra tay cứu nhân độ thế.
Nhưng hỡi ôi, bộ xét nghiệm dỏm thì đã đành, vì có thể còn lấp liếm về những lý do đòi hỏi kỹ thuật cao, virus mới vân vân, nhưng cái đơn giản căn bản như khẩu trang y tế mà cũng gặp vấn đề- không đủ đảm bảo chất lượng bảo vệ- dỏm. Thà cứ để mặt trần còn biết mình đang có nguy cơ tiếp xúc, còn hơn là đeo cái khẩu trang dỏm vô tưởng an toàn thì còn nguy hại hơn!
Cuối tháng 03/2019, Bộ Y tế Hà-lan lập tức cho thu hồi 600 nghin khẩu trang y tế nhập từ Tàu vừa phân phối cho các bệnh viện. Khẩu trang không đeo vừa khớp mặt nhân viên nên gần như không có khả năng ngăn ngừa gì lây nhiễm qua giọt rơi vãi từ đường hô hấp của bệnh nhân. [14]
Ở một không gian khác, Úc thu giữ lô 800 nghìn chiếc khẩu trang y tế với giá trị 1.2 triệu đô la nhập từ Tàu vì lý do kém chất lượng [15] Toronto, Canada cho thu hồi lô khẩu trang hơn 62 nghìn chiếc kém chất lượng trị giá 200 nghìn đô sản xuất từ Trung quốc không rõ đầu ra [16]
Trước hàng loạt phản ứng từ các nước, Trung quốc vội vã ra lệnh thu hồi 89 triệu khẩu trang kém chất lượng [17].
Đau thương chưa dừng ở đó, tới Máy thở
Các bác sĩ ở các bệnh viện Anh kêu trời với 250 máy thở nhập từ Tàu. Dùng nó còn làm tăng nguy cơ tử vong hơn cho bệnh nhân. Các máy này của Tàu được cho là có vấn đề về kỹ thuật: trục trặc trong phân phối oxygen, khó bảo dưỡng, cấu trúc không như những máy thở thường quy và hướng dẫn sử dụng rắc rối, khó hiểu vi thế mà làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân [18]
Một mặt cho xuất đi thiết bị kém chất lượng cho các nước, mặt khác Trung quốc lại âm thầm thu gom nhập các trang thiết bị chống dịch [có chất lượng, dĩ nhiên] được sản xuất từ Úc và các nước khác về Tàu.
Một đoạn video clip quay lại được ở sân bay quốc tế Perth (Tây Úc) cho thấy một lô lớn đến 90 tấn hàng trang thiết bị y tế do một công ty Trung quốc chở về Vũ Hán vào khoảng tháng 2/2020. [19] Nguồn tin cho biết Công ty Địa ốc Toàn cầu, Greenland- một doanh nghiệp QUỐC DOANH lớn của Tàu đã cho nhân viên đang làm việc toàn thời của mình bao gồm các nhân viên hành chính, nhân sự, quản lý dự án, hợp đồng đi ra thị trường cũng như các hiệu thuốc ở Úc thu gom các trang thiết bị thiết yếu để chống dịch bao gồm khẩu trang y tế, dung dịch cồn sát khuẩn tay, cặp nhiệt độ, găng tay rồi gửi về Vũ hán.
Trong một ngữ cảnh khác, trên mạng phát tán bức hình do news.com.au cho thấy công ty Risland do Tàu làm chủ ở Úc đã tuyên bố trên mạng một cách tự hào rằng “có 90 tấn (khủng) các thiết bị vật tư y tế chọn lọc” đã được “chuyển trực tiếp từ Sydney về Vũ hán”.
Đoạn video ở phi trường Perth cho thấy các mặt hàng này được chuyên chở về Tàu có liên quan đến một người thuộc công ty Risland một công ty xây dựng nhà dân dụng của Tàu ở Úc, và đây không phải là một doanh nghiệp quốc doanh. Và theo luật, thì một doanh nghiệp không phải quốc doanh của Tàu thì không bị hạn chế trong việc mua chuyển hàng hóa.
Như vậy có thể suy luận rằng nhân viên công ty quốc doanh của Tàu đi thu gom hàng, rồi lại chuyển về Tàu thông qua một công ty phi quốc doanh khác cũng của Tàu để có thể lách luật xuất khẩu của Úc mà tuồn hàng về Tàu. Dĩ nhiên, đâu có chuyện hai công ty lại bắt tay làm ăn với nhau. Hẳn phải có một sự chỉ đạo hợp tác!
Tính từ 24/1/2020 đến 29/02/2020, Trung quốc đã nhập khoản 2.5 tỷ các mặt hàng y tế bao gồm tấm che giọt bắn, khẩu trang, găng tay và cả máy thở, theo nguồn tin từ cán bộ hải quan quốc gia của Tàu, làm cho các nhân viên Y tế các nước khác phải lâm vào tình trạng thiếu thốn trang thiết bị bảo vệ cá nhân.[20] Hậu quả như thế nào thì đã rõ.
Trong vòng 2 tháng qua, riêng tại Mỹ có hơn 9000 nhân viên y tế bị mắc Covid-19 và đã có hàng tá người tử vong. [21] . Ở Anh mặc dù NIH thông báo là có 47 nhân viên y tế bị tử vong do Covid-19, thế nhưng theo tờ The Guardian đã ghi nhận 144 trường hợp.[22]
Tại Ý, một dữ liệu cho thấy khoảng 9% số bệnh nhân Covid-19 là nhân viên y tế! [23]
Nhưng những con số trên đây vẫn có lẽ là chưa đủ phản ánh đúng thực tế. Và ai cũng có thể hình dung được tại sao nhân viên y tế- những người ở ngay chiến tuyến hàng giờ, hàng ngày tiếp cận với không chỉ bệnh nhân Covid-19 mà còn thường xuyên tiếp xúc với môi trường đậm đặc nhiễm bẩn có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Thiếu thốn trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) có thể được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tiêu hao lực lượng bảo vệ chăm sóc và chữa trị cho người bệnh.
Dĩ nhiên, sự thiếu thốn trang thiết bị đó không thể đổ riệt tội cho Tàu vì tội vơ vét đầu cơ nguồn này từ các nước khác, nhưng không thể nói không!
Và chưa biết sẽ còn có sự cố gì nữa trong đại dịch Covid-19 với anh Tàu!
Cho nên, việc các quốc gia tây phương lên tiếng cần phải điều tra lại toàn bộ vụ dịch để xem trách nhiệm liên đới của chính quyền Trung quốc đến đâu. Nói thì nói, nhưng đâu dễ dàng gì mà nhận sự “hợp tác trong sáng, minh bạch” của Tàu. Chính vì thế nên mới có chuyện cần phải có gián điệp.
Trong chuyện quy kết trách nhiệm cho chính quyền Trung quốc về nạn đại dịch Covid-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ban đầu rất kiên định dùng từ “Chinese virus”, rồi hàng loạt công bố về các nghi vấn đến điều tra, đến áp chế quan hệ v..v…
Tuy gọi là nước phát triển, nhưng Úc không phải là một cường quốc, lại có quan hệ song phương với Trung quốc trên nhiều lĩnh vực nếu không nói Trung quốc là “đối tác chiến lược” của Úc, thế mà đã uất ức phải lên tiếng. kiên định kêu gọi các quốc gia đồng lòng để điều tra rõ ràng nguồn gốc đại dịch Covid-19 vì không chịu nổi cảnh dân tình lâm bệnh theo cấp số, người chết đếm mỗi ngày; dân chúng ngủ một đêm dậy mất việc cả nửa triệu. Chưa kịp hồi tỉnh sau đại thảm nạn cháy rừng thì nền kinh tế Úc lại bị giáng thêm một đòn trí mạng hơn bởi Covid-19, không biết vài thập niên nữa có ngóc dậy nổi không.
Giờ thì có lẽ không lạ gì tại sao các lãnh đạo các nước tây phương rất mạnh miệng lên tiếng. Mới đây tờ Telegraph Thứ Bảy của Úc đã nhận được một tập hồ sơ 15 trang, tạo nên một nền tảng chứng cứ về sự ẩu tả gắn liền với trách nhiệm của Trung Quốc [24]
Nhóm Tình báo Đồng minh “Năm Con mắt” (Five Eyes) là một liên minh Tình báo của 5 nước: Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zeland đã thu thập chứng cứ tố cáo Trung Quốc đã ém nhẹm vụ dịch conornavirus, và khẳng định rằng Trung Quốc đã cố tình hủy các bằng chứng có liên quan đến vụ đại dịch này.
Theo hồ sơ mà các nước Tây phương đã soạn thảo về vụ dịch Covid-19 thì Chính quyền Trung quốc cố tình dấu giếm hoặc đã tiêu hủy bằng chứng về vụ dịch coronavirus, dấu nhẹm về tình trạng lây nhiễm từ người sang người là một hành động “làm tổn hại tính minh bạch quốc tế”, là mấu chốt để cho các nước trên thế giới không kịp trở tay khi dịch lan mạnh ra khỏi lãnh thổ Trung quốc, gây hậu quả làm thiệt mạng hàng chục vạn sinh linh.
Bản báo cáo xác định rằng: “Các nước khác trên thế giới ở trong tình trạng nguy hiểm” do Chính quyền Trung quốc đã che giấu thông thông tin. Buộc các bác sĩ những người đã gióng chuông cảnh tỉnh phải im tiếng hoặc làm “mất tích”. Chính quyền Bắc kinh đã cố gắng cho thế giới bên ngoài biết là tình trạng dịch không nghiêm trọng nhưng mặt khác thì bí mật xóa sạch các dấu vết của vụ dịch. Chiến dịch này bao gồm ‘tiêu hủy’ các mẫu virus trong phòng thí nghiệm, tẩy rửa sạch sẽ chợ hải sản, kiểm duyệt bỏ toàn bộ các bằng chứng về ‘người mang mầm bệnh không triệu chứng’ và không cung cấp mẫu virus sống cho các nhà khoa học quốc tế những người đang nỗ lực tìm ra vaccine.
Hồ sơ cũng có nêu rằng các đội ngũ các nhà khoa học Trung quốc đã từng được chính phủ Úc tài trợ và đào tạo họ là chuyên viên của phòng thí nghiệm, đã tiến hành làm thay đổi cấu trúc di truyền của các loại coronavirus chết người mà vì thế nó có thể truyền bệnh từ dơi sang người và hẳn là không có cách chữa trị, và hiện nay đang là đối tượng của quá trình điều tra nguồn gốc gây ra đại dịch Covid-19.
Các cơ quan tình báo đang điều tra việc liệu có phải virus đã bị rò rỉ không cố ý từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay không, và đội ngũ cùng như các nghiên cứu do nhà khoa học Shi Zhengli chủ trì đang là chủ đề được nêu lên trong hồ sơ mà các chính quyền Tây phương đã đặt quan ngại trong một số nghiên cứu họ đã thực hiện.
Bản tin dài khoảng 3500 từ, rất dài, sẽ dịch lại toàn bộ sau, ở đây chỉ tóm tắt lại các mốc thời gian chính mà Nhóm Tình báo Đồng minh “Năm Con mắt” ghi nhận là nạn đại dịch Covid-19 đã bị chính quyền Trung quốc che đậy:
09/11/ 2015: Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán đăng tải một nghiên cứu mà họ đã tạo ra một dòng virus mới trong phòng thí nghiệm từ virus SARS-CoV [loại gây ra dịch SARS năm 2002-2003]
06/12/2019: Năm ngày sau khi một người đàn ông có liên đới với chợ hải sản Vũ hán biểu hiện các triệu chứng bệnh của viêm phổi, thì vợ ông bị mắc bệnh, đầu mối cho thấy khả năng lây nhiễm giữa người sang người.
27/12/2019: Giới chức Y tế Trung quốc công bố bệnh dịch mới, có khoảng 180 bệnh nhân do một loại coronavirus mới gây nên.
26-30/12/2019: Bằng chứng virus mới làm dịch bùng phát theo dữ kiện trên bệnh nhân ở Vũ hán.
31/12/2019: Giới chức quản lý mạng của Trung quốc bắt đầu kiểm duyệt bỏ các từ khóa tìm kiếm trên các bộ phận truy tìm thông tin trên mạng xã hội các từ có liên quan đến viêm phổi Vũ hán.
01/01/2020: Tám (8) bác sĩ ở Vũ hán, những người cảnh báo về virus mới gây bệnh đã bị giam giữ và kết tội.
03/01/2020: Lãnh đạo Y tế tối cao của Trung quốc ban lệnh cấm cung cấp thông tin về bệnh dịch
05/01/2020: Ủy ban Sức khỏe Vũ hán dừng việc cập nhật số bệnh nhân mới hàng ngày cho tới 18/01/2020.
10/01/2020: BS Wang Guangfa thành viên của ban chuyên gia quốc gia chống dịch Covid-19 tuyên bố dịch đã “trong vòng kiểm soát” (under control) và hầu hết là ‘tình trạng nhẹ’.
12/01/2020: Chỉ một ngày ngay sau khi Phòng thí nghiệm của GS Zhang Yongzhen ở Thượng hải là nơi đầu tiên đã chia sẻ dữ liệu bộ gên của virus cho thế giới, thì đã bị các nhà chức trách lệnh đóng của để ‘sửa chữa’.
14/01/2020: Chánh Ủy ban Sức khỏe Quốc gia, Ma Xiaowei đã cảnh báo riêng với các đồng nghiệp rằng virus có thể bùng phát thành một sự cố sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
24/01/2020: Các nhà chức trách Bắc Kinh nghiêm cấm Viện Virus Vũ hán chia sẻ các mẫu virus phân lập được cho Trường ĐH Texas.
06/02/2020: Cơ quan giám sát mạng internet của Trung quốc siết chặt việc kiểm soát các kênh mạng thông tin xã hội.
09/02/2020: Một thương nhân, một nhà báo công dân Fang Bin mất tích.
16/02/2020: Huang Yan Ling, một nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán, người được cho là “Bệnh nhân Zero” châm ngòi cho vụ đại dịch toàn cầu đã biến mất một cách bí hiểm và toàn bộ lý lịch của bà đã bị xóa bỏ khỏi trang web của Viện.
17/04/2020: Vũ hán chậm trễ nâng con số tử vong lên thêm 1290 người.
Chừng đó đã đủ chưa để thấy trách nhiệm của Chính quyền Trung quốc trong:
(1) Để nạn dịch Covid-19 bùng phát
(2) Không những không kịp thời cảnh báo để ngăn ngừa mà còn cố tình ém nhẹm để cho dịch Covid-19 lan rộng mạnh ra khắp thế giới thành thảm nạn đại dịch toàn cầu.
Ấy thế mà khi Úc kêu gọi điều tra ngọn nguồn cũng như sự lan truyền của đại dịch Covid-19, lập tức các nhà ngoại giao Trung quốc hống hách thách thức và đe dọa sẽ cắt đứt việc làm ăn với Úc bằng cách không nhập hàng của Úc nữa, rút học sinh của họ về không cho đi du học ở Úc nữa. Lộng ngôn như một Chủ biên của tờ Thời báo Toàn cầu (Global Time) Hu Xijin nói thêm ” Úc luôn là kẻ gây hấn thường trực. Cứ giống như mẩu kẹo cao su dính vào đế giày của Trung quốc. Thỉnh thoảng phải tìm một viên đá để cạo nó ra.” (Australia is always there, making trouble. It is a bit like chewing gum stuck on the sole of China’s shoes. Sometimes you have to find a stone to rub it off [25]).
Rồi đây, một khi đại nạn đi qua, thế giới tây phương hẳn đã đủ tỉnh và đủ trí để biết phải nhìn nhận lại cách đối đãi của mình với Tàu như thế nào, và phải biết cách liên minh với nhau để đối trị lại với cách hành xử ‘làm cha thiên hạ’ của một nước dư lớn nhưng chưa bao giờ đủ để vĩ đại như Trung quốc cả!
Tài liệu tham khảo:
1. “Weekly Virological Update on 05 August 2010″. World Health Organization (WHO). 5 August 2010.
2. “Pandemic (H1N1) 2009—update 112″. World Health Organization (WHO). 6 August 2010.
3. Roos R (8 August 2011). “Study puts global 2009 H1N1 infection rate at 11% to 21%”. Center for Infectious Disease Research and Policy.
4. First Global Estimates of 2009 H1N1 Pandemic Mortality Released by CDC-Led Collaboration”. cdc.gov. 25 June 2012.
5. Roos R (27 June 2012). “CDC estimate of global H1N1 pandemic deaths: 284,000″. CIDRAP.
6. https://www.smh.com.au/…/population-the-same-as-australia-s…
7. https://www.theregister.co.uk/…/vietnamese_hackers_hit_chi…/
8. https://e.vnexpress.net/…/vietnam-says-reports-it-hacked-ch…
9. https://www.nytimes.com/…/europe/coronavirus-antibody-test-…
10. https://www.euractiv.com/…/spain-returns-faulty-test-kits-…/
11. https://www.newsweek.com/india-clashes-china-after-returnin…
12. https://www.the-sun.com/…/thousands-contaminated-chinese-c…/
13. https://thenewdaily.com.au/…/dutton-warns-against-virus-te…/
14. https://www.businessinsider.com.au/coroanvirus-holland-reca…
15. https://www.abc.net.au/…/coronavirus-chinese-ppe-b…/12085908
16. https://globalnews.ca/…/coronavirus-city-of-toronto-surgic…/
17. https://www.straitstimes.com/…/coronavirus-china-seizes-ove…
18. https://www.nbcnews.com/…/british-doctors-warn-chinese-vent…
19. https://www.dailyexaminer.com.au/…/90-tonnes-of-su…/3983282/
[20. https://asiatimes.com/2020/04/478656/
21. https://www.businessinsider.com.au/healthcare-workers-who-d…
22. https://www.theguardian.com/…/doctors-nurses-porters-volunt…
23. https://www.icn.ch/…/high-proportion-healthcare-workers-cov…
24. https://www.dailytelegraph.com.au/…/55add857058731c9c71c0e9…
25. https://www.theguardian.com/…/australia-called-gum-stuck-to…
Phụ đính 4
CÓ ĐIỀU GÌ ĐÓ THẬT KHÓ HIỂU
Tác Giả: Đàn Chim Việt
13/04/2020
Vũ Hán đến Thượng Hải = 839 km
Vũ Hán đến Bắc Kinh = 1.152 km
Vũ Hán đến Milan = 8,684 km
Vũ Hán đến NY = 12.033 km
Các coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán nhưng không có tác dụng gì ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải gần đó nhưng lại có rất nhiều trường hợp tử vong ở Ý, Iran, các nước châu Âu và Mỹ.
Tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Trung Quốc hiện vẫn an toàn.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu!
Mỹ không chỉ đổ lỗi cho Trung Quốc mà không có lý do.
Ngay cả ngày nay, Ấn Độ bị đóng cửa trong khi tất cả các thành phố của Trung Quốc đều mở cửa. Trung Quốc cũng đã tuyên bố mở Vũ Hán từ ngày 08 tháng Tư. Không một nhà lãnh đạo nào ở Trung Quốc đã thử nghiệm dương tính với loại virus coravavav gây chết người này.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu!
Virus đã hủy hoại nhiều nền kinh tế trên thế giới. Nhiều nước đã phải đóng cửa biên giới của họ trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của coronavirus. Hàng ngàn người đã mất mạng, hàng triệu người đã mắc căn bệnh này, vô số người đã bị nhốt trong nhà và nhiều quốc gia đã đưa công dân của họ vào tình trạng bị cách ly.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu!
Virus corona có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc và hiện đã đến mọi nơi trên thế giới, nhưng virus này không đến được thủ đô chính trị Bắc Kinh và thủ đô kinh tế Thượng Hải của Trung Quốc, nằm rất gần Vũ Hán.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu?
Hiện nay Paris đóng cửa, New York đóng cửa, Berlin đóng cửa, Delhi đóng cửa, Mumbai đóng cửa, Tokyo đóng cửa, các trung tâm kinh tế và chính trị lớn của thế giới đóng cửa, nhưng Bắc Kinh và Thượng Hải vẫn mở cửa. Không có hiệu ứng coronavirus được nhìn thấy ở một trong hai thành phố. Chỉ có một vài trường hợp đơn lẻ nhưng virus này không có tác dụng thực sự đối với Bắc Kinh và Thượng Hải.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu?
Bắc Kinh là thành phố nơi tất cả các nhà lãnh đạo của Trung Quốc sinh sống, bao gồm cả các nhà lãnh đạo quân sự của họ. Không có đóng cửa ở Bắc Kinh.
một điều gì đó thật khó hiểu?
Thượng Hải là thành phố điều hành nền kinh tế của Trung Quốc. Đây là thủ đô kinh tế của Trung Quốc, nơi tất cả những người giàu của Trung Quốc sống và điều hành các ngành công nghiệp chính. Không có đóng cửa ở đây, không có ảnh hưởng của coronavirus ở đó.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu!
Bắc Kinh và Thượng Hải là những khu vực tiếp giáp với Vũ Hán. Virus từ Vũ Hán đến mọi nơi trên thế giới, nhưng virus này không ảnh hưởng gì đến Bắc Kinh và Thượng Hải.
một điều gì đó thật khó hiểu?
Một điều lớn nữa là, thị trường cổ phiếu trên toàn thế giới đã giảm gần một nửa. Ở Ấn Độ, Nifty cũng đã tăng từ 12 nghìn xuống còn 7 nghìn, nhưng thị trường cổ phiếu của Trung Quốc ở mức 3000 và chỉ giảm xuống còn 2700.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu?
Điều này khiến người ta suy đoán rằng coronavirus là vũ khí sinh hóa của Trung Quốc, mà Trung Quốc đã sử dụng để thực hiện sự hủy diệt trên thế giới nhằm đạt được uy quyền kinh tế.
Trung Quốc hiện đã kiểm soát được loại virus này, có thể họ cũng có thuốc giải độc / vắc-xin mà họ không chia sẻ với thế giới bao giờ hoặc sẽ làm gì khi đó là lợi ích tốt nhất của họ để làm điều đó.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu!
Các ngôi sao Hollywood, Bộ trưởng Nội vụ Úc, Thủ tướng Anh, và Bộ trưởng Y tế, vợ của Thủ tướng Tây Ban Nha, vợ của Thủ tướng Canada, và Hoàng tử Charles của Anh, trong số những người khác, đã ký hợp đồng với coronavirus, nhưng Không Có Một Nhà Lãnh Đạo Chính Trị Ở Trung Quốc Hay Tư Lệnh Quân Sự Nào tại Trung Quốc đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.
Một Điều Gì Đó Thật Khó Hiểu!
Nguồn: Nguyễn Thế Thăng FB
Phụ đính 5
30/4: Đi Tới Tương Lai Từ Quá Khứ 45 Năm Trước Thế Nào?
Quốc Phương – BBC News Tiếng Việt
30 tháng 4 2020
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES Image captionHình ảnh trung tâm Hà Nội 1976 và 2020
Việt Nam 1975-2020
Nhân đánh dấu 45 năm sự kiện 30/4/1975, một số học giả, nhà nghiên cứu, luật gia cùng nhìn lại công cuộc hòa giải, hòa hợp hậu chiến giữa ở Việt Nam và bàn về nhận thức, thái độ, cũng như hành động cần thiết cho tương lai phát triển đất nước.
Trước hết, trong phần một bài này, các ý kiến chia sẻ quan sát, nhận định của mình về hòa giải, hòa hợp ở Việt Nam sau 45 năm:
Luật sư Lê Công Định, Sài Gòn: Nhà nước Việt Nam và đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện tại luôn nói về hoà hợp và hoà giải dân tộc từ 45 năm nay, nhưng trên thực tế chưa bao giờ họ thực hiện dù chỉ một phần nhỏ.
Thái độ thù địch đối với nhà nước Việt Nam Cộng Hoà, từ cách gọi tên cho đến cách đối xử với bất kỳ ai có liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa cho thấy hoàn toàn không có sự hoà hợp và hoà giải đó.
Giáo sư Vladimir Kolotov: (Đại học Tổng hợp St.Petersburg, Nga): 45 năm sau giải phóng miền Nam Việt Nam và thống nhất đất nước, Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khan thời hậu chiến và đang phát triển năng động.
Chính sách hòa giải cho phép thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho nhân dân hai miền đoàn tụ, chung sống hòa bình. Đồng thời là cơ sở để Việt Nam phát triển.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Hoa Kỳ): Theo nhận xét của riêng tôi, chứ không qua một cuôc nghiên cứu kinh điển và có hệ thống, thì hòa giải và hòa hợp cá nhân phần lớn đã có khá lâu giữa những người cùng một gia đình, cùng một giòng họ, cùng trường thời thơ ấu, giữa môt số văn nghệ sĩ, một số những người cầm súng thuộc hai bên chiến tuyến, và những người sau này gặp nhau thấy đồng cảm và tương kính.
Nhưng chưa có hòa giải hòa hợp dân tộc thực sự giữa chính quyền bên thắng cuộc với người của bên thua cuộc.
Giáo sư Vũ Tường (Đại học Oregon, Mỹ): Hòa giải hòa hợp theo cách hiểu thông thường là việc bỏ qua quá khứ và quan hệ bình thường giữa “bên thắng cuộc”/cộng sản/miền Bắc và bên thua cuộc/cộng hoà/miền Nam, và giữa chính quyền cộng sản và cộng đồng người Việt tự do ở nước ngoài. Theo cách hiểu này, đã có nhiều cố gắng của nhiều cá nhân ở cả hai bên để hoà giải hoà hợp. Về phía chính quyền Việt nam, có một số biểu hiện như bỏ phần nào việc kỳ thị lý lịch, cho phép bốc mộ cựu tù nhân cải tạo, hay cấp visa dài hạn cho người có gốc gác Việt nam ở nước ngoài.
Quan chức Việt Nam hay đổ lỗi cộng đồng người Việt tự do ở nước ngoài thiếu hiểu biết về những thay đổi ở Việt Nam nên khó hoà giải. Nhưng sự thực không phải hoàn toàn như vậy. Phần lớn cộng đồng này (có cả nhiều người từ miền Bắc) bỏ nước ra đi trong những năm 1978-1995—họ đã sống trong ruột chế độ và hiểu rất rõ cách thức chính quyền cộng sản tổ chức xã hội, quản lý kinh tế văn hoá, và vận hành bộ máy nhào nặn con người.
Từ khi có chính sách đổi mới tình hình đã khác nhiều nhưng cái lõi của hệ thống đó vẫn còn nguyên. Cách tư duy của những người lãnh đạo coi thường người Việt tự do ở nước ngoài vẫn thỉnh thoảng bất chợt bộc lộ, như câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong dịp đón tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 2 năm ngoái.
Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng (Đại học Quốc gia Hà Nội): Sau 45 năm, hai miền Nam Bắc đã cơ bản thống nhất về địa lý và thể chế, nhưng trong hoà giải, hoà hợp dân tộc vẫn còn có những vấn đề cần được tiếp tục giải quyết.
Theo quan sát của tôi, vết thương chiến tranh vẫn chưa thực sự lành, mỗi khi đến dịp 30-4 vẫn còn những tiếng nói cất lên ai oán, nhức nhối, đau xót về dĩ vãng gia đình, phàn nàn về hiện thực, cũng may những tiếng nói kiểu này không còn là dòng chủ lưu nữa mà chỉ lẻ tẻ ở trong nước.
Những vấn đề lớn của đất nước như phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ quyền biển đảo dường như đã khiến cho những người Việt ở cả hai bên xích lại gần nhau hơn.
Sự định kiến về “chủ nghĩa lý lịch” chưa hoàn toàn được xoá bỏ, nhưng không còn nổi cộm trong xã hội hiện nay nữa.
Một xu thế nữa cần chú ý là những tiếng nói từ hải ngoại phần nhiều vẫn thể hiện sự khác biệt trong quan niệm giá trị, quan niệm về ý thức hệ, thiên về lấy các tiêu chí phương Tây để làm thước đo đánh giá các hiện tượng văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị trong nước, đòi hỏi trong nước cải cách dân chủ theo thể chế phương Tây.
Xu thế này có mặt tích cực là thúc đẩy các thay đổi về nhận thức, góp phần tích cực vào tiến bộ xã hội, nhưng có mặt tiêu cực là góc nhìn và tiêu chí đánh giá không phù hợp, gây cản trở, bùng nhùng, phản cảm, làm chậm đáng kể các bước tiến tự nhiên của đời sống chính trị, kinh tế văn hóa trong nước.
Đôi khi, các suy nghĩ theo xu hướng cấp tiến quá lại được một số người Việt trong nước quy về động thái “cố tình quấy rối”, “phá hoại”.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES Image captionThành phố Sài Gòn có nhiều thay đổi từ sau 1975
Tiến bộ, trở ngại chính?
BBC: Có tiến bộ đạt được hay trở ngại chính gì đối với việc hòa giải, hòa hợp này?
Luật sư Lê Công Định: Hoàn toàn không có sự tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, có một giai đoạn khi cần Việt kiều gửi tiền về Việt Nam giúp tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia, thì Nhà nước Việt Nam ban hành chính sách khuyến khích Việt kiều về nước làm ăn và mua nhà.
Tức là nếu có lợi cho chính mình thì nhà nước này mới ra vẻ hoà giải với người Việt ở hải ngoại. Sự hoà giải như vậy không thật lòng, và cũng hoàn toàn không có cái gọi là hoà hợp, vì Việt kiều chỉ được làm ăn và gửi tiền về thôi, chứ họ không được cho phép can dự vào chính trị hoặc góp ý những quốc sách quan trọng của quốc gia. Trở ngại chính đó là não trạng độc tài và hẹp hòi vốn có của người cộng sản.
Giáo sư Vladimir Kolotov: Giai đoạn hòa giải đã qua và cuộc sống của người dân hai miền rất ổn định, mức sống cao hơn. Ngay cả những Việt kiều từ các nước tư bản cũng quay về và đóng góp công sức của họ để phát triển đất nước phồn thịnh.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionVõ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn: Thế hệ tiêu biểu của Chiến tranh Việt Nam đã qua đời
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Có hai trở ngại chính. Về phương thức, nó vẫn theo hình thức “cho-xin’, chính quyền bên thắng cuộc muốn thu phục, chiêu dụ theo điều kiện của họ hơn là hòa giải môt cách công bằng, tôn trọng lẫn nhau. Về thưc chất, chính quyền bên thắng khó có thễ hòa giải với những người có tư cách bên thua cuộc và con cái của họ, nên sự thật lịch sử tiếp tục bị xuyên tạc để nói xấu bên thua cuộc một cách bất công. Một dân tộc gắn bó với nhau phải gồm những người cùng chia sẻ một lịch sử (hay có đồng thuận căn bản, tối thiểu về lịch sử), có ý định chung sống trong hiện tại, và hướng tới cùng một tương lai. Điều kiên này chưa có ở Việt Nam, nhất là điều kiên lịch sử chung.
Tuy nhiên, thời gian môt phần nào đã có ảnh hưởng tích cực. Gần nửa thế kỷ đã qua, nhiều nạn nhân của cuộc chiến và bị đối xử nghiệt ngã không còn nữa, số người không có kinh nghiệm hận thù trực tiếp vì cuộc chiến, được tiếp cận với những nguồn tin mới, không bị giáo dục một chiều, và hiểu biết sự thật lịch sử càng ngày càng nhiều hơn. Đó là một yếu tố thuận lợi cho việc xét lại lịch sử tạo căn bản cho hòa hơp và hòa giải dân tộc lâu dài.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionThành phố Hồ Chí Minh năm 1985
Giáo sư Vũ Tường: Tại Việt Nam, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, thương nhân và trí thức được hấp thụ nền giáo dục tự do tiến bộ của miền Nam có thể hãnh diện về những đóng góp trí thức, kinh nghiệm và kỹ thuật sau khi Việt nam bắt đầu mở cửa. Cộng đồng người Việt tự do ở nước ngoài có thể hãnh diện với số tiền kiều hối nhiều tỉ đô la hàng năm trong suốt nhiều thập niên (nhiều hơn viện trợ quốc tế) giúp cho Việt nam thoát khỏi nghèo đói. Đây là những xu hướng tích cực làm cho hai bên xích lại gần nhau mặc dù không nhất thiết nhìn nhận nhau.
Ngoài cách hiểu thông thường nêu trên, nếu coi gốc gác cuộc xung đột giữa hai miền là xung đột ý thức hệ giữa tư tưởng cộng sản và cộng hoà đã có từ thập niên 1920, thì sự hoà giải hoà hợp đích thực là việc hiện hữu của một thể chế đa nguyên đa đảng ở Việt nam. Khi nào hai từ “đa nguyên, đa đảng” còn là cấm kỵ ở Việt nam, khi nào chưa có một thể chế chính trị văn hoá như vậy, thì chưa có hoà giải và hoà hợp—đây là chỉ nói người trong nước với nhau vì tinh thần cộng hoà thực sự không mất đi ở Việt nam mà vẫn tiếp tục phát triển ở cả hai miền Nam Bắc dù bị kềm hãm dưới sự cai trị độc đoán của một đảng mang danh chủ nghĩa cộng sản.
Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng: Tôi nghĩ là đã có nhiều tiến bộ đạt được, qua thời gian các vết thương đã và đang lành dần.
Các thế hệ lãnh đạo thực sự gây nên những “vết thương” ở cả hai phía đều đã qua đời, còn sống chỉ còn những người thừa hành hay những thế hệ như chúng tôi, còn rất bé khi chiến tranh giữa hai miền nổ ra, chưa cảm nhận hết được nỗi đau chiến tranh.
Nếu các thế hệ người Việt sau này vẫn trút những nỗi căm hận, ghét bỏ, hận thù vào nhau thì thực sự vô lý.
Trở ngại lớn nhất đối với việc hòa giải, hòa hợp là vấn đề “thành tâm”, vấn đề “thể chế”, “ý thức hệ”, lựa chọn “mô hình phát triển”, “chiến lược phát triển”.
Xuất phát điểm của bi kịch dân tộc chính là vấn đề “chiến tranh ủy nhiệm”. Chiến tranh Việt Nam vốn dĩ không xuất phát từ xung đột vùng miền, mà từ sự đối đầu về “ý thức hệ”, về mô hình thể chế.
Chính vì vậy, nếu muốn giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc từ gốc rễ thì không thể chỉ đơn thuần làm bài toán cơ học trên bề nổi, tổ chức một “hội nghị hiệp thương”, bổ nhiệm một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phân bổ lãnh đạo theo “cơ cấu vùng miền” như xưa nay chúng ta vẫn làm.
Muốn thực sự hòa hợp, hòa giải dân tộc cần xây dựng được một mô hình nhà nước thực sự “của dân, do dân, vì dân”, có cơ chế tuyển chọn nhân tài trực tiếp do dân bầu để họ thực sự nói lên tiếng nói chủ lưu của quần chúng nhân dân, chọn ra những nhân tài đích thực, những nhà chính trị chuyên nghiệp và đúng nghĩa, thực hiện “dân chủ cơ sở”, “phổ thông đầu phiếu”, nghiên cứu từng bước bỏ cơ chế “đảng cử dân bầu’ mang tính hình thức, thực hiện “tứ trụ”‘, “tam quyền phân lập” về thực chất, xây dựng một mô hình thể chế phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc thù của Việt Nam.
Muốn hòa giải dân tộc cũng cần tôn trọng sự thực lịch sử, có thái đội thực sự cầu thị, tôn trọng nguyên tắc “cầu đồng tồn dị”, thành tâm và văn minh trong ứng xử, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do biểu đạt.
Làm được điều này, các vết thương thể chất và tinh thần nếu có sẽ được thoải mái bộc lộ để đến được với các thầy thuốc giỏi, vết thương sẽ sớm được chữa lành.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES Image captionThành phố Hồ Chí Minh ngày nay
Điều kiện, đòi hỏi?
BBC:Vấn đề này ngày nay nếu tiếp tục đặt ra, cần điều kiện, đòi hỏi gì và triển vọng hiện thực hóa có thể ra sao?
Luật sư Lê Công Định: Tôi không thấy triển vọng đó. Nhiều người cho rằng đó là sự kiêu ngạo của kẻ chiến thắng mà người cộng sản không vượt qua được. Tôi không nghĩ vậy. Theo tôi đó là sự mặc cảm do thấp kém hơn về nền tảng văn hoá và văn minh. Chúng ta biết xuất thân của người cộng sản ở Việt Nam đa phần từ thành phần bần cùng và thất học, đã vậy còn được tôi luyện và tẩy não trong quá trình tranh đấu bằng bạo lực một mất một còn. Họ hầu như đánh mất sự nhân bản và chính trực, nên không thể chấp nhận mọi sự hoà hợp và hoà giải trong vị thế bình đẳng.
Giáo sư Vladimir Kolotov: Cuộc chiến tranh đã kết thúc, tình hình thay đổi. Bây giờ Mỹ là đối tác chiến lược của Việt Nam. Thậm chí là cựu chiến binh John McCain khi còn sống cũng ra sức để bình thường hóa quan hệ Mỹ – Việt. Vậy việc gì người Việt phải tiếp tục phức tạp hóa chuyện quá khứ. Tôi nghĩ là họ cần phải nhìn vào tương lai, nên đoàn kết để tạo điều kiện chữa lành vết thương lịch sử và đưa đất nước được phát triển vượt bậc.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều kiện quan trong nhất là phải trả lại công lý cho con người, trả lại công bằng cho lịch sử. Điều này tôi đã nói trong môt cuộc phỏng vấn cách đây 13 năm. Lịch sử bao giờ cũng do người thắng viết. Tôi nhớ Douglas Pike có lần nhận xét môt cách chua chát rằng lịch sử là môt cuộc nói dối tập thể (history is a lie agreed upon). Trong trường hợp Việt Nam, tiếp tục xuyên tạc lịch sử để biện minh cho một số nhỏ cầm quyền không phải là giải pháp lâu dài cho Việt Nam.
Hòa giải và hòa hơp dân tôc phải bắt nguồn từ sáng kiến hay cách đối xử của bên thắng cuộc, đặc biệt là ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Ở Mỹ, tiến trình hòa giải bắt đầu bằng cách hành xử mã thượng của tướng Ulysses S. Grant đối với hàng tuớng Robert E. Lee và binh sĩ của ông. Tổng Thống Lincohn và việc giành môt khu trong nghĩa trang quốc gia Arlington cho các tử sĩ miền Nam cũng đóng góp nhiều vào tiến trình đó. Đó là hành đông của những nhân vật lịch sử muốn làm lịch sử. Cho tới nay, Việt Nam thiếu một nhân vật có quyền lực và có tầm cỡ ấy.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgày 30/4/1975
Giáo sư Vũ Tường: Vấn đề hoà giải hoà hợp vẫn còn nguyên tính thiết thực vì hai lý do. Thứ nhất, nếu Việt nam muốn phát triển nhanh chóng và bền vững để đuổi kịp Thái lan hay Trung quốc, Việt nam cần sự đóng góp trí tuệ, tài năng và vốn liếng của mọi người Việt nam không phân biệt thành phần xuất thân hay quê quán, đặc biệt là cộng đồng người Việt tự do ở nước ngoài. Hiện nay cơ hội vươn lên ở Việt nam không bình đẳng với thành phần cán bộ đảng viên và gia đình được hưởng nhiều hơn hẳn bất chấp khả năng hay tâm huyết đóng góp cho quốc gia của họ.
Thứ hai, trong quá trình phát triển Việt nam đã đang tiếp nhận những tư tưởng mới như tự do tư tưởng, chính trị dân chủ, bình đằng giới tính, bảo vệ môi trường, và tự do mậu dịch. Phát triển cũng dẫn đến những xung đột quyền lợi mới giữa tư bản và công nhân, giữa các cộng đồng dân cư, giữa nông thôn và thành thị — thực ra đây là hình thức mới của những xung đột cũ giữa cộng sản và cộng hoà.
Hoà giải hoà hợp thực sự và bền vững là việc từ bỏ sử dụng bạo lực trong xung đột về ý thức hệ và quyền lợi, và thể chế đa nguyên đa đảng tạo điều kiện cho sự từ bỏ đó. Thể chế đó không những sẽ giúp hoà giải những xung đột ý thức hệ cũ giữa cộng sản và cộng hoà trong lịch sử, mà còn giúp giải quyết những mâu thuẫn quan điểm và quyền lợi chính trị hiện nay và tương lai.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption Tổng thống Donald Trump và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội tháng 2/2019
Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng: Ở đây không có chữ “nếu”, theo tôi, đây chính là vấn đề bức thiết nhất, là bài toán khó đã và đang đặt ra cho các thế hệ lãnh đạo và cho cả dân tộc. Việc giải cho được bài toán này sẽ liên quan mật thiết đến vận mệnh dân tộc.
Việt Nam với tư cách cường quốc bậc trung có thể bảo vệ được giá trị “độc lập, tự chủ” , toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải” của tiền nhân hay không, có thoát được tình trạng “bắt nạt” ,”kìm hãm”, “chia để trị”, “đe nẹt bao vây kinh tế” của siêu cường Trung Quốc hay không , có nguy cơ gặp các vấn đề tương tự như Nam Bắc Triều Tiên, Hong Kong, Đài Loan đang đối mặt hay không phụ thuộc rất lớn vào kết quả của việc giải bài toán này. Việc giải bài toán này cũng sẽ quyết định câu chuyện Việt Nam có cơ hội xây dựng một đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” hay không.
Khi và chỉ khi thống nhất được ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc, có những chiến lược chính sách phù hợp, thỏa mãn được những mong muốn và tiêu chí của cả hai loại hình ý thức hệ Phương Đông và Phương Tây, truyền thống và hiện đại đang tồn tại khách quan trong lòng xã hội Việt Nam thì Việt Nam mới thống nhất được lòng người, thực sự hòa hợp được dân tộc.
Đây là bài toán cực kỳ khó cho riêng Việt Nam mà năm xưa lãnh đạo Mỹ và một số quốc gia khác đã gài lại như một quả bom định giờ trong lòng chế độ.
Tuy nhiên , tôi nghĩ Việt Nam vẫn có nhiều hy vọng để giải bài toán này.
Cứ đi rồi sẽ có đường, đi mãi rồi sẽ thành đường thôi, thế hệ này ngã xuống sẽ có thế hệ khác tiếp nối. Chính quyền thực sự tử tế vì dân thì lòng dân tự khắc sẽ thống nhất, dân tộc tự khắc sẽ hòa hợp. Không ai đánh thuế hy vọng của cả một dân tộc anh hùng…
Phụ đính 6
2 Tháng 5’ – Ngày Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản
04/05/2020
Poster cho sự kiện 40 năm Quốc tế Cứu Thuyền nhân.
Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao (Voice of Vietnamese Americans)
Sau sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt tại Nam Việt Nam ngày 30/4/1975, số người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do đã bắt đầu từ những ngày cuối tháng tư, tăng vọt vào ngày 2 tháng 5, và tiếp tục kéo dài cho đến đầu thập niên 1980s, khi chương trình Đoàn Tụ Gia Đình (Orderly Departure Program) được đưa ra và các trại tỵ nạn phải đóng cửa .
Qua nhiều làn sóng tỵ nạn và di tản, số người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ theo thống kê dân số năm 2017 đã lên đến khoảng trên 2,200,000 người, trong đó trên 70% đã có quốc tịch Hoa Kỳ và trở thành cử tri với sự hăng hái tham gia bầu cử và ứng cử vào giòng chính .
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tạo thành khối dân thiểu số Á Châu Thái Bình Dương đông thứ tư, sau Ấn, Hoa, và Phi. Khác với khối di dân gốc Á Châu Thái Bình Dương, Cộng đồng Mỹ gốc Việt là cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản, bỏ nước đi tìm tự do, và luôn phản đối việc Cộng Sản Việt Nam tuỳ tiện gọi họ là “Việt kiều”.
Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ thứ 111th, đã đưa ra hai Nghị Quyết S.123 từ Thượng Viện, và HR 342 từ Hạ Viện, công nhận “Ngày 2 tháng 5 là Ngày Của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” . Nghị Quyết S.123 do Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (D-VA), cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam, đưa ra. Nghị Quyết HR 342 do Dân Biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên Joseph Cao Quang Ánh (R-La) đưa ra. Hai Nghị Quyết này giống nhau về nội dung, và xin được lược dịch như sau:
Tại Thượng Viện Hoa Kỳ
Ngày 30/4/2009
Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đưa ra Nghị Quyết dưới đây, và đã được tất cả các Thượng Nghị Sĩ đồng ý chấp thuận:
NGHỊ QUYẾT
Thể hiện sự ủng hộ đối với việc chỉ định ngày 2 tháng 5 là ngày “Người Tỵ Nạn Việt Nam”.
Xét rằng, Thư Viện Quốc Hội, Phòng Đọc Sách Á Châu, hợp tác cùng nhiều hội đoàn Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ để tổ chức Hội Nghị chuyên đề: “Hành Trình Tìm Tự Do: Ký Ức Thuyền Nhân” vào ngày 2 tháng 5 năm 2009;
Xét rằng, người tỵ nạn Việt Nam là những người đi tìm tự do từ sự áp bức của Cộng Sản trên đất nước Việt Nam;
Xét rằng, nhiều người tỵ nạn Việt Nam đã trốn thoát bằng thuyền vào những năm cuối thập niên 1970, sau Chiến tranh Việt Nam, và bằng đường bộ qua biên giới Campuchia, Lào, và Thái Lan, vào các trại tỵ nạn ở Thái Lan;
Xét rằng, hơn 2.000.000 thuyền nhân Việt Nam và những người tỵ nạn khác hiện đang ở khắp nơi trên thế giới, tại Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Phi Luật Tân, và nhiều quốc gia khác;
Xét rằng, hơn một nửa số người Việt Nam ở nước ngoài là người Mỹ gốc Việt, và người Mỹ gốc Việt là nhóm người Mỹ gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ;
Xét rằng, tính đến năm 2006, 72% người Mỹ gốc Việt là công dân Hoa Kỳ nhập tịch, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm châu Á;
Xét rằng, người Mỹ gốc Việt đã có những đóng góp đáng kể cho sự giàu có và thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ;
Xét rằng, người Mỹ gốc Việt đã nổi bật trong các lãnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, thể thao và điền kinh, với nhiều tài tử, diễn viên, nhà vật lý học, phi hành gia, vận động viên Olympic; và
Xét rằng, ngày 2 tháng 5 năm 2009 là ngày thích hợp để chỉ định là “Ngày cuả Người Tỵ Nạn Việt Nam”: Do đó,
Quyết nghị:
Thượng Viện Hoa Kỳ ủng hộ việc chỉ định “Ngày của Người Tỵ Nạn Việt Nam”, nhằm kỷ niệm sự xuất hiện của Người Tỵ Nạn Cộng Sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, để ghi lại những kinh nghiệm đau thương của người Việt, và những thành tựu tiếp theo ở quê hương mới, để tôn vinh các nước chủ nhà đã chào đón thuyền nhân, và để công nhận các cơ quan tự nguyện và các tổ chức phi chính phủ đã tạo điều kiện tái cư, thích hợp và hội nhập vào xã hội giòng chính của Hoa Kỳ.
*
Một Nghị Quyết tương tự cũng được thông qua tại Hạ Viện, H.R 342, do Dân Biểu Joseph Cao Quang Ánh (R-La), vị Dân Biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên đưa ra.
*
Hôm nay, Người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ và Người Việt tỵ nạn Cộng Sản khắp nơi trên thế giới xin tri ân tất cả mọi tấm lòng nhân đạo đã đưa tay cứu vớt chúng tôi, và xin hứa hết lòng đền đáp, bảo vệ các giá trị Tự Do, Nhân Bản, Dân Chủ, Nhân Quyền, Không Cộng Sản, của Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do.