Thư Cho Con – Giáo Già (Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Nhân Ngày Quốc Hận Nhận Diện Tội Phạm Nguyễn Phú Trọng Trơ Trẽn Vinh Danh Các Tội Đồ Bắt Cóc Trịnh Xuân Thanh Và Truy Sát “Đồng Chí” Lê Đình Kình
Ngày 30 tháng 4 năm 2021
Nhân ngày Quốc Hận 30/4 Giáo Già ngậm ngùi đọc lại bài “Thơ Xuân Đất Khách” của Thanh Nam, trong đó có 2 câu:
“Một năm người có 12 tháng
Ta một năm dài 1 tháng tư’
Thanh Nam “có một năm dài 1 tháng tư” còn Giáo Già thì sau 46 năm rồi, cứ mỗi độ tháng tư về đều đặn có một ngày Quốc Hận.
Đặc biệt, trong ngày Quốc Hận năm nay, Giáo Già nhận diện các tội lỗi của Việt Cộng, các tội lỗi của tên lãnh đạo hàng đầu của chúng là Nguyễn Phú Trọng trên mọi lãnh vực từ quốc tế đến quốc nội.
Trước tiên, xin nói chuyện quốc tế, mà thông thường không một ai dám xúc phạm đó là cho công an vào nước người ta tiến hành việc bắt cóc tội phạm của quốc gia mình… Đó là chỉ đạo công an hàng đầu xâm nhập Đức quốc bắt cóc tội phạm Trịnh Xuân Thanh [Xem phụ đính 1], kẻ đã đào thoát khỏi nước mình, xin tị nạn ở Đức Quốc… và đã được chấp thuận theo đúng các qui ước quốc tế, như một số cán bộ hàng đầu Việt Cộng đã từng đào thoát, và từng được Đức Quốc chấp thuận…, như Vũ Đức Duy chẳng hạn; rồi mới đây trơ trẽn vinh danh chúng, bằng cách ban phát cho chúng huân chương “cao quý”, do chính Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng ký.
Điển hình là bản tin và hình ảnh được đăng trên đài RFA ngày 25/02/2021. Đó là Buổi Lễ tuyên dương 12 sĩ quan công an có thành tích xuất sắc trong vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh diễn ra hôm 7.7.2020 tại Bộ Công an Việt Nam ở Hà Nội. [Xem hình].
Một bài viết của ông Lê Mạnh Hùng từ Berlin gửi tới đài BBC, ngày 26 tháng 2 2021, có tựa đề “Quanh tin Việt Nam vinh danh 12 cán bộ an ninh ‘vì vụ bắt cóc ở Đức’”
Bài viết cho biết: “Vụ nhà chức trách Đức cho là an ninh Việt Nam ‘bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh’ từ Berlin mùa hè 2017 đang trở lại với dư luận, theo một tờ báo Đức. Từ hơn hai tuần qua, vụ việc CHLB Đức cho là Bộ Công an Việt Nam tổ chức “bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh” vào tháng 7/2017 từ Berlin, đem về Việt Nam qua ngả CH Czech, Slovakia và Nga được hâm nóng trở lại.
Mới nhất, đại diện hãng tin Đức DPA hôm 25/02/2021 tại Hà Nội đã hỏi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyện này nhưng không nhận được câu trả lời cụ thể.
Tại Đức, theo tờ taz.de (24/02/2021) thì vụ việc có tình tiết mới mà nay Đức biết được, như mô tả trong bài viết có tựa đề “Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Những kẻ bắt cóc được vinh danh” (Entführungsfall Trinh Xuan Thanh: Kidnapper von Hanoi geehrt).
Đó là hình ảnh 12 cán bộ công an được Nhà nước Việt Nam vinh danh, trao tặng các huân chương hạng nhất, nhì và ba vào ngày 07/07/ 2020 tại trụ sở Bộ Công an vì “có thành tích xuất sắc tham gia kế hoạch VT17” đăng trên mạng xã hội Facebook [xem hình NGUỒN HÌNH ẢNH,FACEBOOK HAI LE Chụp lại hình ảnh, Ảnh chụp màn hình Facebook Hai Le, được cho là của ông Lê Thanh Hải ‘Khoe thành tích trên mạng xã hội’
Người tiết lộ chi tiết này là ông Lê Thanh Hải, cựu cán bộ an ninh tại Đại Sứ quán Việt Nam ở Berlin đã khoe hình chụp chi tiết văn bằng Huân chương Chiến công hạng Ba của mình. Ông viết hôm 08/07/2020: “Mặc dù đã về hưu nhưng vẫn được Bộ quan tâm trao tặng Huân chương chiến công hạng ba do Chủ tịch nước ký.“ [Xem hình]
Việt Nam khẳng định vụ Trịnh Xuân Thanh là công khai và đúng luật
Các thông tin này đã được đăng chi tiết trên đài Truyền hình Nhà nước RTV của Slovakia (23/02) và nhật báo taz của Đức một hôm sau đó.
Nhưng từ trước đó, theo báo Dennikn.sk ngày 10/02/2021, Công tố quốc gia Slovakia, qua lời phát ngôn viên Soňa Juríčková, đã cho biết họ mở lại cuộc điều tra về vụ “bắt cóc người Việt Nam là Trịnh Xuân Thanh, dùng phương tiện nhà nước”.
Đây là phần nói về nghi vấn Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak của chính phủ tiền nhiệm tại Slovakia cho quan chức cao cấp của Bộ Công an Việt Nam “thuê chuyên cơ” bay từ Bratislava về Moscow, mà các báo Đức nói là để “chở thêm người bị bắt cóc”, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam đã xin tỵ nạn ở Đức.
Còn theo tờ taz.de, ông Nguyễn Đức Thoa, sĩ quan liên lạc của Tổng Cục tình báo Bộ Công an trong vai trò nhà ngoại giao tại Berlin, được trao tặng Huân chương chiến công hạng nhất, chính là người đã bị phía Đức trục xuất vào mùa hè 2017, chỉ ít ngày sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh diễn ra.
Tờ báo Đức có dòng nhận xét: “Các nhân viên tình báo Việt Nam đôi khi cũng muốn đề cao cái tôi của họ“, về việc một người khoe ảnh về chuyên án VT17 trên mạng xã hội. Còn việc các quan chức cao cấp ngành an ninh Việt Nam để lại dữ liệu cá nhân trong chuyên án VT17 cũng xảy ra khá đơn giản.
Trong một buổi xét xử của Tòa án cấp cao ở Berlin năm 2018 về một đồng phạm tham gia hỗ trợ vụ bắt cóc – là phiên xử mà tôi có dự, nhân viên điều tra Đức đã trình bày sai sót về nghiệp vụ tình báo của Trung tướng Đường Minh Hưng, người sang Berlin “chỉ đạo vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”. Theo lời của nhân viên đó, ông Hưng đã sử dụng thẻ tín dụng cá nhân để đăng ký phòng khách sạn tại Berlin.
“Điệp vụ hoàn thành, về tới Việt Nam phát hiện khách sạn trừ nhầm tiền, ông Hưng đã gửi email đòi lại. Do trở ngại về ngôn ngữ, ông Hưng đã cho khách sạn số điện thoại một cấp dưới của ông vẫn còn ở Berlin để liên lạc giải quyết. Số điện thoại đó là của ông Lê Thanh Hải”.
Chính sơ hở đó đã giúp cho an ninh Đức nhanh chóng lần ra các đầu mối của nhóm đi bắt cóc, dẫn tới các cán bộ Đại Sứ quán VN tại Berlin, một số nhân vật trong cộng đồng Việt ở CH Czech.
Ngoài ra, việc Thượng tá sĩ quan an ninh Lê Thanh Hải (đã nghỉ hưu) khoe chiến công trên Facebook đã giúp nhà chức trách các nước châu Âu biết luôn cả 12 đồng đội của ông được chủ tịch nước Việt Nam tặng huân chương vì “tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin”.[Xem hình RFA, trang 2]
Báo taz.de viết ông Lê Thanh Hải đã được Tòa án Đức năm 2018 mời ra làm nhân chứng nhưng ông từ chối, lấy lý do có quy chế miễn trừ ngoại giao. Phiên tòa cũng nêu tên ông Nguyễn Đức Thoa.
Trong cộng đồng Việt Nam tại Đức hiện có câu hỏi phải chăng vì cái tôi quá lớn đã khiến hai sĩ quan an ninh Việt Nam Đường Minh Hưng và Lê Thanh Hải để lộ đội hình tham gia vụ bắt cóc trên đất Đức, gây thiệt hại cho uy tín của ngành công an Việt Nam? Tòa án cấp cao Berlin năm 2018 từng xác định rõ, đứng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là cơ quan cấp Bộ của Việt Nam, tức là Bộ công an.
Một câu hỏi được đặt ra là, phải chăng cũng chỉ vì chạy theo thành tích cá nhân mà Bộ Công an đã không tính đến những thiệt hại nặng nề trên bình diện quốc tế đối với cả đất nước Việt Nam, khi tổ chức thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức?
“Quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam“ và ưu tiên miễn thị thực nhập cảnh cho các nhà ngoại giao Việt Nam bị tạm ngưng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đến nay vẫn chưa thấy có lời tuyên bố nào về việc phục hồi.
Trả lời câu hỏi của phóng viên DPA tại Hà Nội hôm 25/02/2021 về tin từ truyền thông châu Âu nói có vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong chuyên án VT17” năm 2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Lê Thu Hằng đáp: “Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật Việt Nam, đã bị đưa ra xét xử công khai theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và hiện đang trong quá trình thi hành án.” Đây cũng là câu trả lời chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam tháng 8/2018, theo báo Người Lao Động. Tuy thế, bản tin của báo Thanh Niên và Dân Trí về nội dung câu hỏi và trả lời hôm 25/02 đã không còn truy cập được trên hai trang này vào ngày 26/02.
Quay về quốc nội, vụ án Đồng Tâm cũng cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã vội vã ký huân chương cho các công an đã tham gia cuộc tấn công Đồng Tâm mặc dầu chúng đã… chết một cách bất thường, có thể do bị đồng bọn thanh toán mà trước đó Giáo Già đã nêu lên nghi vấn… vì đã không tuân lịnh “bắn chết cụ Lê Đình Kình?”, mà cái chết bất thường này cũng được Giáo Sư Hoàng Xuân Phú nhận định rất chính xác trong bài “giải mã vụ Đồng Tâm” [Xem phụ đính 2].
Nhìn về Biến cố “Đồng Tâm” Giáo Già nhớ lại việc mình đã nhận diện trong Thư Cho Con trước đây. Đến nay, những chuyển biến vẫn còn tồn tại, với sự lúng túng đối phó của hầu như mọi cấp nhà nước VC, từ địa phương đến trung ương, trong đó có nhiều chuyện nực cười; như bản tin được phổ biến trên đài RFA, ngày 27-4-2020, cho biết:
“Chủ tài khoản Facebook ‘Chương May Mắn’, ông Chung Hoàng Chương, vào ngày 27 tháng 4 bị tòa án huyện Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tuyên án 18 tháng tù với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân’. [Xem hình: Ông Chung Hoàng Chương tại phiên toà ở huyện Ninh Kiều, TP Cần Thơ hôm 27/4/2020, Courtesy of Báo Mới]
Một trong những cáo buộc là ông này ‘xuyên tạc làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang’, trong vụ đụng độ giữa công an và người dân tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, ngày 9 tháng 1 vừa qua.
Vợ của ông Chung Hoàng Chương, bà Nguyễn Thảo Nguyên, vào chiều ngày 27 tháng 4 cho Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan phiên xử như sau:
“Họ nói cụ thể là vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào ngày 9 tháng 1 thì anh đã chia sẻ với cái bài viết là một chiến sĩ hy sinh và ba con chó, thì như vậy là xuyên tạc tới những người thi hành công vụ.
Họ hỏi anh Chương là có ý kiến gì không thì anh nói là cái bài đó anh chỉ đăng lên một chiến sĩ hy sinh và chết ba con chó, thì ba con chó đồng ý là anh thêm vô để cho sự việc nó giảm nhẹ đi thôi.
Nhằm mục đích là câu like chứ không có xuyên tạc chiến sĩ nào hết, nhưng mà bên Viện kiểm soát và Hội đồng nhân dân thì nói rằng anh không thể nào đăng lên mà phải giải thích cho từng người hiểu như vậy.”
…Trước đó, vào ngày 12/1, truyền thông trong nước cho biết công an quận Ninh Kiều đã bắt giữ Facebooker Chương May Mắn có tên Chung Hoàng Chương, 43 tuổi… [trong lúc] Vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, vào rạng sáng ngày 9 tháng 1, được người trong cuộc và những nguồn tin độc lập cho là do hằng ngàn công an, cảnh sát cơ động tấn công. Kết cục có 4 người chết gồm 3 công an và một dân thường là cụ Lê Đình Kình [Giáo Già in đậm và gạch dưới].
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm.
Liên quan đến vụ chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm (H.Mỹ Đức, TP.Hà Nội), ngày 10.1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm.
Các chiến sĩ được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, gồm:
1. Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an;
2. Trung úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; và
3. Thượng úy Phạm Công Huy, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an TP.Hà Nội.
Nhận xét nội vụ nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Kịch bản của cuộc tấn công cho thấy rõ: họ cô lập mọi gia đình chung quanh nhà ông Kình, dùng thuốc nổ phá cửa, tấn công bắt người và tra tấn, và giết. Người ta tìm thấy một cái bao đầy quần áo đầy máu, mà chúng dùng để lau dọn phi tang vụ tra tấn. Sau đó chúng dùng súng bắn vào ông. Cái phát súng bắn vào tim đó – tôi là bộ đội, tôi biết rõ – vết thương cho thấy phát súng đó bắn gọn, bắn rất gần, kê thẳng vào ngực mà bắn. Vết đạn sắc gọn, không nở toét ra như bắn từ xa. Họ còn bắn thêm vào đầu, bắn vào chân”.
Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định thăng cấp bậc hàm vượt cấp cho 3 cán bộ chiến sĩ hy sinh ở Đồng Tâm. Bộ Công an cũng thông tin về thời gian tổ chức lễ tang cho 3 chiến sĩ sẽ diễn ra vào sáng ngày 16.1 tại nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
Trước những hành động dũng cảm, không quản ngại hy sinh, bảo vệ kỷ cương phép nước, vì bình yên cuộc sống của nhân dân,
Mới đây, một bản tin đăng trên đài RFA, ngày 8/5/2021 cho biết “Bản lĩnh mẹ con Cấn Thị Thêu hay thêm một thất bại của “án bỏ túi”. Bản tin viết “Bà Cấn Thị Thêu và các con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương cùng các gia đình chống cưỡng chế đất ở Dương Nội sẽ đi vào lịch sử như những anh hùng nông dân áo vải thời Cộng sản Việt Nam (CSVN) tiến hành khủng bố trắng từ Bắc chí Nam để cướp đất của người dân”.
Trước đó, ngày 7/5/2021, cũng trên đài RFA, bản tin của Giang Nguyễn viết “Án tù 16 năm mà Tòa tỉnh Hòa Bình tuyên phạt đối với hai mẹ con nông dân đấu tranh giữ đất, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, không làm cả hai nao núng mà ngược lại, trước tòa họ vẫn khẳng khái ứng đối, bác bỏ những cáo buộc của tòa. Bản án cũng bị các tổ chức nhân quyền và những người quan tâm mạnh mẽ lên án“.
Được biết, Cô Trịnh Thị Thảo cùng với người chị dâu là cô Đỗ Thị Thu là những người thân duy nhất được Tòa cho phép tham dự vụ xét xử hôm 5 tháng 5. Ông Trịnh Bá Khiêm, chồng bà Thêu, lại bị ngăn cản không cho tham dự. Ông cùng với vài chục bà con Dương Nội phải đứng ngoài để theo dõi. Ông Khiêm chia sẻ qua livestream rằng, ông chỉ thấy được vợ và con trai trong một vài giây chớp nhoáng khi hai người bị chở đi sau khi phiên tòa kết thúc và ông được biết vợ và con trai bị tuyên phạt mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế. Phiên tòa sơ thẩm kết án 16 năm tù chỉ diễn ra trong một ngày. [Xem hình: Hai nhà đấu tranh giữ đất bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 5/5/2021. Photo: Báo Hòa Bình]
Lời nói và thái độ của họ, đặc biệt cái khoanh tay của bà Cấn Thị Thêu [xem hình], đã đi vào lịch sử vì lần đầu tiên hai người dân bình thường đã kết án ngắn gọn nhất và đanh thép nhất chế độ cộng sản ngay tại toà.
Cô Trịnh Thị Thảo nói đây là lần đầu tiên sau 10 tháng cô gặp lại mẹ, em trai, từ khi hai người bị bắt giam. Cô nói: “Khi bước vào phiên tòa thì lúc đấy mẹ em và Tư đã ở trong phiên tòa rồi. Cái cảm xúc của em lúc đấy nhìn mẹ, em không kìm được nước mắt. Em bật khóc ngay ở trong cái phiên tòa đấy. Em thấy mẹ với Tư nhìn thấy em và chị Thu, mẹ với Tư mừng lắm. Mẹ với Tư thì rất mạnh mẽ, vững vàng. Đầu tiên chủ tọa phiên tòa hướng dẫn mẹ em cách xưng hô với Hội đồng xét xử. Họ nói là mẹ em và Tư phải xưng hô là ‘bị cáo’ với Hội đồng xét xử. Thì mẹ em và Tư nói tôi không có tội, tôi sẽ xưng ‘tôi’ với Hội đồng xét xử chứ tôi sẽ không bao giờ xưng ‘bị cáo’. Và suốt phiên tòa đó thì mẹ và Tư đều xưng ‘tôi’ với họ. Tiếp theo nữa là Hội đồng xét xử hỏi mẹ em với Tư tên gì thì mẹ em với Tư đều trả lời ‘Tên tôi là nạn nhân của Cộng sản”.
Được biết thêm là bà Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Tư, cùng với anh Trịnh Bá Phương và một người dân oan khác là bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt giữ ngày 24/6/2020. Trước đó những người này đã tích cực đưa tin về vụ cưỡng chế đất đai ở xã Đồng Tâm, khi lực lượng chức năng tấn công vào xã này hồi đầu năm ngoái, làm chết bốn người, trong đó có người thủ lĩnh tinh thần của làng là cụ Lê Đình Kình… họ nói là đất nước này bình yên thế, tại sao lại chống phá? Thì mẹ em [Bà Thêu] nói là: “Bình yên? Bình yên tại sao lại trong một làng Đồng Tâm đang đêm ngủ lại đem vài nghìn quân đến bắn giết cụ Lê Đình Kình gần 90 tuổi, mà ông theo đảng đến lúc chết vẫn còn tin đảng?”.
Phiên xét xử hai nhà hoạt động trong chỉ một ngày đã bị các tổ chức nhân quyền mạnh mẽ lên án. Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nhận định những cáo buộc của Tòa án tỉnh Hòa Bình đối với hai mẹ con là “ngụy tạo” nhằm trừng phạt, trả thù đối với hoạt động ôn hòa phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Hai tổ chức nhân quyền là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền nhận thấy rằng: “Việc bắt giữ bà Thêu cùng hai con trai của bà là độc đoán chỉ vì các hoạt động nhân quyền ôn hoà của họ. Họ bị biệt giam trong giai đoạn điều tra, không có sự chứng kiến của luật sư trong các cuộc hỏi cung và bị đối xử vô nhân đạo, thậm chí đe dọa bởi cán bộ của cơ quan tố tụng, như anh Tư khẳng định trong phiên toà“.
Ông Matthew Bugher, giám đốc chương trình Chấu Á của Article 19, tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận có trụ sở tại Anh, kêu gọi Việt Nam ngưng ngay hành vi quấy rối bằng tư pháp đối với bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư, chấm dứt đàn áp các tiếng nối độc lập, và hơn nữa, chính Bộ luật Hình sự của Việt Nam phải được sửa đổi phù hợp với luật nhân quyền quốc tế… [Xin xem diễn biến nội vụ Đồng Tâm trong bài viết của Giáo Sư Hoàng Xuân Phú trong phần Phụ đính 2]
Đây là lần đi tù thứ ba của bà Thêu, người trước đó đã hai lần mãn án 15 tháng và 20 tháng tù.
Việc nhà cầm quyền bắt giữ ba mẹ con bà Thêu hồi Tháng Sáu, 2020, được công luận hiểu là do họ có vai trò quan trọng trong việc tiếp sức cho tiếng nói của người dân xã Đồng Tâm sau vụ tấn công võ trang hôm 9 Tháng Giêng, 2020, giết chết ông Lê Đình Kình.
Bà Cấn Thị Thêu và các con trai cũng được ghi nhận là đồng tác giả của “Báo Cáo Đồng Tâm,” tài liệu góp phần làm rõ về vụ xung đột đất đai đầy bạo lực diễn ra ở xã Đồng Tâm.
Nói với phóng viên Người Việt, Luật Sư Đặng Đình Mạnh cho biết: “Rõ ràng, đấy là mức án hết sức khắt khe đối với một tội danh không nên có trong Bộ Luật Hình Sự. Hai mẹ con bà cho biết đều sẽ kháng cáo bản án sơ thẩm.”
Trước đó, trong lúc nghỉ giải lao, Luật Sư Mạnh viết trên trang cá nhân: “Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất… của họ [mẹ con bà Cấn Thị Thêu] tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ. Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông [Nguyễn Văn] Thiệu được nhắc đến ‘Đừng tin…’”
Xem hình: Thân nhân bà Cấn Thị Thêu và dân oan Dương Nội bên ngoài phiên tòa. (Hình: Facebook Trịnh Thị Thảo)
Hiện chưa rõ thời điểm ông Trịnh Bá Phương (một con trai khác của bà Thêu) và bà Nguyễn Thị Tâm, hai người bị bắt cùng đợt với bà, bị đem ra xét xử.
Một ngày trước khi phiên tòa xử bà Thêu cùng con trai diễn ra, thông cáo do tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) phát đi dẫn lời ông John Sifton, giám đốc Vận Động Châu Á của tổ chức này:
“Cấn Thị Thêu và gia đình bà là những người bảo vệ nhân quyền trực ngôn ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cần lắng nghe người dân như những người trong gia đình can đảm này, thay vì tống giam họ.”
“Ngay cả khi phải đối diện với đàn áp và bạo hành, bà Thêu cùng gia đình bà đã thể hiện lòng can đảm lớn lao quyết tâm vận động cho nhân quyền, trong khi chính quyền Việt Nam lại không đủ can đảm thậm chí chỉ để lắng nghe tiếng nói khiếu nại của người dân,” ông Sifton nói thêm.
Thông cáo cũng ghi nhận bà Thêu cùng với chồng là ông Trịnh Bá Khiêm và hai người con trai “đã tham gia một số cuộc biểu tình và vận động về nhân quyền, quyền lợi đất đai, bảo vệ môi trường cùng nhiều vấn đề khác.”
Hẹn con thư sau
Giáo Già
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1
Trịnh Xuân Thanh:
Lời Chào Thân Ái Từ Hà Nội
Một người Việt Nam nộp đơn xin tỵ nạn tại Đức – rồi bị bắt cóc bởi cơ quan mật vụ của chính đất nước mình. Tại sao chuyện này lại có thể xảy ra?
Trịnh Xuân Thành tại tòa án Hà Nội ẢnhFoto: Doan Tan/VNA/dpa
Wir veröffentlichen die Geschichte „Liebesgrüße aus Hanoi“ aus der taz am Wochenende an dieser Stelle auf Vietnamesisch, um sie einer interessierten Leserschaft sowohl in Deutschland als auch in Vietnam zugänglich zu machen.
Bài viết dưới đây xuất hiện lần đầu hôm 21.07.2018 trên tờ báo „taz“ của Đức và sau đó được cập nhật vào ngày 02.08.2018. „taz“ là một tờ báo độc lập thuộc về một tổ hợp của hơn 18.000 thành viên đầu tư góp sức cho tự do báo chí.
Vào 01.08.2001, một thanh niên Việt Nam, 25 tuổi, sang Đức và đến nhận một phòng đơn tại ký túc xá ở thành phố nhỏ Murnau bên hồ Staffelsee thuộc bang Bayern để bắt đầu một khóa học tiếng Đức. Anh ta tham gia khóa học theo lời mời của Cộng hoà liên bang Đức, nói rõ hơn là: của Cơ quan mật vụ hải ngoại- Tổng cục tình báo liên bang BND.
16 năm sau đó, vào ngày 23.07.2017, cũng người đàn ông này lại đến nhận một căn phòng ở nước Đức, tại nhà trọ „Kiez-Pension“ ở Berlin-Friedrichshain. Nhưng lần này anh ta ở lại không lâu, bởi vì ngay trong ngày hôm đó, anh ta đã báo cắt phòng. Đó là Vũ Quang Dũng, nhân viên Tổng cục 1 của Bộ công an Việt Nam. Một cơ quan mật vụ!
Cũng vào ngày hôm đó, một người Việt Nam khác biến mất ngay tại giữa Berlin. Anh ta là Trịnh Xuân Thanh và trước đó mấy tuần đã nộp đơn xin tỵ nạn tại nuớc Đức. Anh ta cho rằng mình là nạn nhân của cuộc giao tranh quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo nhà nước cộng sản. Chính quyền Việt Nam tuyên bố rằng anh ta phạm tội tham nhũng.
Hơn một tuần sau đó, trên truyền hình nhà nuớc Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh xuất hiện với khuôn hình gầy rộc, gần như một bóng ma. Anh ta nói rằng mình đã tự nguyện quay trở về quê hương. Án tử hình đang chờ đón anh ta.
Ngay từ khi đó, các nhà điều tra của Đức, những người đang tìm kiếm anh ta, đã tin chắc rằng: Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc- bởi cơ quan mật vụ của chính đất nước mình.
Kể từ đó đến nay đã là một năm. Bộ ngoại giao Đức hồi đó đã nói đến „một vi phạm trắng trợn, có một không hai chống lại luật pháp Đức và chống lại Công pháp quốc tế“, hai nhân viên ngoại giao Việt Nam phải ra khỏi nước Đức. Những biện pháp sau đó như hủy bỏ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, giảm viện trợ phát triển, bắt các cán bộ Việt Nam mặc dù có hộ chiếu ngoại giao cũng phải xin Visa nếu muốn nhập cảnh vào Đức, đã diễn ra một cách kín tiếng hơn.
Khi đó,chính phủ Liên bang thông báo rằng họ không biết tí gì về kế hoạch bắt cóc, và vì vậy, sự vụ xảy ra- mặc dù rất đáng tiếc, nhưng họ đã không thể ngăn chặn. Không có truy vấn, không có xử lý tại Quốc hội.
Đó là một năm yên tĩnh đáng ngạc nhiên.
Chỉ có các nhà điều tra- cho đến tận hôm nay, vẫn đang chắp nối các sự kiện để biết được chuyện gì đã thực sự xảy ra. Cho đến gần đây, một người đàn ông bị nghi là liên quan đến sự vụ đã phải đứng trước Tòa thượng thẩm Berlin. Hôm 25 tháng Bảy anh ta đã bị tuyên án tù ba năm và mười tháng. Tòa thấy rằng việc anh ta là một thành tố của nhóm bắt cóc thuộc cơ quan mật vụ Việt Nam đã được minh chứng rõ ràng. Anh ta đã đứng ra thuê nhiều chiếc xe được sử dụng cho việc theo dõi cũng như được trực tiếp dùng cho việc bắt cóc. Anh ta cũng có mặt khi phòng khách sạn của nhân vật bị nghi là cầm đầu nhóm bắt cóc được dọn dẹp. Khi đó, anh ta đã luôn biết rằng những việc mình làm thuộc về một hoạt động mật vụ. Trước tòa, bị can đã thú nhận sự tham gia của mình trong vụ bắt cóc. Việc thú nhận đã góp phần thu ngắn thời gian xử tòa và làm giảm mức phạt đối với anh ta. Trong phần lý giải án quyết, tòa nêu rõ: vụ bắt cóc là một „vi phạm trắng trợn chủ quyền của nước Đức“. Trong lịch sử đương đại của Cộng hoà liên bang Đức, vụ này là „có một không hai“.
Nhưng đây không chỉ đơn giản là một vụ hình sự. Người Việt ở Đức đang phải tự hỏi là họ thực sự đứng về phía nào – có những nguời trong họ đã bị dọa giết. Và cho đến ngày hôm nay vẫn có câu hỏi chưa được trả lời – đó là: Lẽ ra chính quyền Đức đã có thể ngăn chặn được vụ bắt cóc hay không?
Chương 1: Một vụ xử đặc biệt
Đầu năm 2018, tại Toà thượng thẩm, Berlin. Ủy viên tổng công tố liên bang truy tố một người đàn ông với cáo buộc rằng người này đã tham gia vào vụ bắt cóc. Theo bản cáo trạng, người đàn ông này đã thuê ba chiếc xe hơi dùng cho việc bắt cóc cũng như đã đứng ra lo liệu phòng khách sạn cho nhân vật bị nghi là chỉ huy vụ bắt cóc. Đó là những tội nhỏ, sức nặng của chúng chỉ được đặt ở câu phụ: „Hoạt động gián điệp mật vụ“. Và: „Nhằm chống lại Cộng hòa liên bang Đức“.
Người đàn ông đó là N. H. Long. Anh ta 47 tuổi và có một văn phòng chuyển tiền tại Praha.
Nhưng Tòa không chỉ có chủ đích làm rõ những gì người đàn ông này thực hiện. Hai nữ thẩm phán cùng với ba nam thẩm phán khác của Tòa còn muốn đưa ra ánh sáng hành trình xuyên quốc gia của nạn nhân bị bắt cóc. Họ thẩm cung những nhân chứng đã nhìn thấy Trịnh Xuân Thanh cùng với người tình bị lôi lên chiếc xe VW-Bus vào lúc 10h47 khi hai người này đi dạo tại Tiergarten ở Berlin. Họ được các nhân viên cảnh sát điều tra tường thuật lại việc những người bị bắt cóc đã bị chở đến Đại sứ quán Việt Nam và bị giữ tại đó như thế nào trong khi các nhà điều tra lùng kiếm các nạn nhân bị bắt cóc.
N.H. Long – bị can tại Berlin, có vẻ như không nhận thức được tất cả những gì đang diễn ra. Anh ta còng lưng ngồi cạnh hai thông dịch viên, những người thông qua hệ thống tai nghe dịch ngay lập tức sang tiếng Việt cho anh ta nghe những điều được nói. Nhưng không ai có thể nói cho anh ta biết những suy luận đằng sau các câu nói đó. Đã có lúc xảy ra một màn kịch nhỏ khi một nữ thẩm phán hỏi có đúng là anh ta đang nhai kẹo cao su trong lúc xử tòa hay không. Phải một lúc sau anh ta mới hiểu là mình phải nhả miếng kẹo cao su ra. Rồi ngay cả sau khi làm như vậy, anh ta vẫn giữ lại ánh mắt trống rỗng, coi như mọi chuyện chả liên quan gì đến bản thân.
Và mọi chuyện cũng đúng là như vậy.
Các phiên xử bị nạp đầy không khí chính trị và chuyển động trên một địa hình lạ lẫm. Trong khu vực dành cho khán giả có những nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam ngồi theo dõi kỹ lưỡng quá trình xét xử. Với thời gian, tòa án Đức đã có kinh nghiệm với chủ nghĩa Hồi giáo bạo hành. Nhưng với chính thể Việt Nam thì chưa.
Vì vậy mà một câu hỏi đơn giản cũng có thể gây lên một cơn phấn khích. Vợ của nạn nhân bị bắt cóc được triệu tập tới tòa với tư cách một nhân chứng. Một nữ thẩm phán hỏi: „Đã có khi nào chồng bà nói đến chuyện ông âý đã về Việt Nam như thế nào không?“ Người đàn bà thận trọng nhìn về phía bên trái, nơi luật sư hỗ trợ nhân chứng ngồi. „Tôi có thể đề nghị phiên tòa gián đoạn một lúc được không?“
Vào buổi sáng, cô được ba cảnh sát bảo vệ đưa qua cầu thang kín dẫn thẳng vào phòng xử số 145a. Đó là một người phụ nữ mảnh dẻ, cô ta mang một chiếc áo khoác thanh lịch màu xanh sẫm, và che mặt bằng một tờ giấy.
Cô tường thuật về bước đường công danh của chồng trong chính trị và kinh doanh, cho đến khi anh ta trở thành người cầm đầu ngành xây dựng của Tập đoàn dầu khí nhà nước và sau đó là Phó chủ tịch một tỉnh. Cô kể về việc cách đây nhiều năm đã có những cáo buộc đối với chồng, và hồi đó đã có kết luận rằng chồng cô vô tội. Và về việc sau này những người cầm quyền mới lại bới ra câu chuyện xưa.
Cô kể về việc mình cùng ba con chạy trốn sang nước Đức. Về người chồng sang sau vào ngày 20 tháng Tám 2016. Cô nói về cuộc sống kín đáo tại Berlin và về nỗi sợ bị phát hiện. Mặc dù vậy, những cảnh báo từ Hà Nội cũng đến được với họ. Cảnh báo rằng có những mật vụ đang tìm kiếm họ. Họ nghe rằng Việt Nam đã yêu cầu nước Đức dẫn độ họ về. Vì vậy, vào tháng Năm 2017, Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tỵ nạn chính trị, chỉ một vài tuần trước khi anh ta bị bắt cóc. Thế nhưng anh ta vẫn không thoát khỏi cánh tay dài của nhà nước chuyên chế.
Sau một lúc gián đoạn ngắn, người đàn bà từ chối trả lời câu hỏi của nữ thẩm phán. Trong phòng xử bùng ra cuộc tranh luận: Trong trường hợp này, cô ta có được ứng dụng quyền từ chối trả lời của nhân chứng hay không?
Khi đó, nữ luật sư của Trịnh Xuân Thanh vào cuộc. Do trong vụ này anh ta là phụ nguyên đơn, nên Petra Schlagenhauf được phép phát biểu tại tòa: „Thân chủ của tôi đang ngồi trong trại giam ở Việt Nam“, bà nói. „ Nếu những lời khai về quá trình bị đưa về Việt Nam bị gán cho anh ta, thì có thể anh ta sẽ bị trả thù!“ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bị can hay là luật sư bào chữa cho anh ta chuyển những thông tin này về Việt Nam?
Cuối cùng, tòa quyết định: Người đàn bà phải trả lời, nhưng không có khán giả trong phòng xử, và tất cả các bên liên quan đến vụ xử phải có trách nhiệm giữ bí mật. Cứ như là việc giữ trách nhiệm và luật lệ trước đó đã có thể ngăn cản ai đó không gây ra vụ việc.
Chuơng 2: Những nhân viên mật vụ đã bị phát hiện như thế nào
Các nhà điều tra (Đức) đã gặp may. Nếu không có những nhân chứng ở Tiergarten ghi lại ký hiệu biển số của chiếc xe VW-Bus, và nếu như chiếc xe thuê không có hệ thống định vị GPS, thì hoàn toàn có khả năng là người ta không bao giờ tìm ra những kẻ bắt cóc.
Nhưng nhờ vậy mà các nhân viên điều tra Ban điều tra án mạng số 4 của Cục cảnh sát hình sự Berlin đã biết chính xác hành trình của chiếc xe bắt cóc. Nhờ vậy mà họ tìm ra các khách sạn, nơi các mật vụ xuống xe, hai người xuống ngay sát khách sạn Sheraton, chỗ Trịnh Xuân Thanh cùng tình nhân đã ở bốn đêm. Từ đó, các nhân viên điều tra đã có thể xem kỹ những dữ kiện thu hình kéo dài vài tiếng đồng hồ của các Camera theo dõi.
Trên màn hình, một người đàn ông nhỏ bé, mặt tròn, đầu hói một nửa, thường xuyên xuất hiện. Khi các nhân viên hình sự xác minh người này qua hệ thống tìm ảnh của Google, thì một điều được khẳng định: Đây là một vụ bắt cóc được tổ chức từ giới lãnh đạo cao nhất.
Người đàn ông trên màn hình là trung tướng Đường Minh Hưng. Vị sếp phó cơ quan mật vụ của Bộ công an, với hai ngôi sao vàng trên cầu vai, đã đích thân sang Berlin. Và ông ta đăng ký vào khách sạn với tên thật của mình. Những kẻ bắt cóc cảm thấy rất an toàn, chắc nhắn.
Một kẻ bắt cóc khác bị xác minh do ông tướng chặt chẽ về chuyện tiền nong. Để làm đảm bảo, khách sạn Berlin, Berlin chặn lại một số tiền trong thẻ tín dụng của của tướng Hưng. Rồi do một sự nhầm lẫn, số tiền này không được tháo trả. Ông tướng liền gửi một khiếu nại qua Email và thông báo một số Handy cho trường hợp khách sạn cần liên hệ.
Số điện thoại này gắn với trang Facebook của một người đàn ông khác. Các nhà điều tra truy tên người này trong bộ lưu trữ dữ kiện. Và họ trúng mối. Đó là người quen cũ: Vũ Quang Dũng, nhân vật đã từng nhận học bổng của BND (Tổng cục tình báo liên bang Đức).
Năm 2001, anh ta đã ở nước Đức hơn tám tháng, BND chi trả 5.368,57 Euro cho 20 tuần anh ta học tiếng Đức tại học viện Goethe. Điều này được ghi trong hồ sơ của BND và của Sở ngoại kiều. Sau đó, anh ta thường xuyên qua lại Đức. Hiện thời, anh ta là phó thủ trưởng của Cục „Hợp tác (đối ngoại)“ chuyên trách về quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài. Trong vụ bắc cóc, anh ta đóng vai trò quan không phải chỉ vì biết tiếng Đức, mà còn do anh ta có nhiều quan hệ hữu dụng.
Thông qua tất cả liên lạc điện thoại giữa các máy Handy có vai trò trong vụ bắt cóc, các nhà điều tra đã dựng lên được một sơ đồ. Đó là mạng lưới hành động của những kẻ bắt cóc.
Các nhân viên điều tra dần dần tìm ra có bao nhiêu người đã dính líu tới âm mưu tội phạm. Họ thấy có nhóm người xuất hành từ Praha, có nhóm người đi từ Paris, có những nhân viên sứ quán – nhiều người hiện nay vẫn còn ở Đức do có quy chế miễn trừ ngoại giao. Những nhân vật chủ chốt là Vũ Quang Dũng, ông tướng và một nhân vật tình báo cao cấp khác. Các liên kết điện thoại của nhân vật này cho thấy đây rất có thể là người đã cùng điều hành vụ bắt cóc. Về nhân vật này, cho đến bây giờ các nhà điều tra vẫn chỉ biết rằng đó là một người đã từng sử dụng chiếc Smartphone hiệu Samsung đi cùng với thẻ Sim nạp.
Ai muốn đưa nạn nhân bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam sẽ phải đứng trước một trở ngại: Sớm hay muộn thì anh ta cũng phải leo lên một chiếc máy bay, mà ở tất cả các sân bay, mọi hành khách đều bị kiểm tra. Đối với các nhà điều tra, có một điều chắc chắn: Những kẻ bắt cóc phải tìm được một chuyến bay. Nhưng đầu tiên, nhóm bắt cóc đã đi đến khách sạn Borik nằm trên một ngọn đồi tại Bratislava, thủ đô của Slowakia.
Ba ngày sau vụ phạm tội, hai chiếc xe hơi – một Range Rover và một Mercedes Vito, phóng về địa điểm nêu trên. Các nhân viên điều tra tin chắc rằng, ngồi trong hai chiếc xe trên là một số kẻ bắt cóc và nạn nhân bị bắt cóc. Đoạn tiếp theo hoàn toàn không thuận cho các nhà điều tra. Mật vụ Việt Nam có vẻ như dễ dàng thường xuyên qua lại nhiều nước khác nhau. Nhưng cảnh sát Đức thì không được như vậy. Tổng công tố liên bang phải đề nghị xin hỗ trợ pháp lý, chuyện này cần phải có thời gian, và trong trường hợp đối với Slovakia thì sự trả lời nhiều khi lại rất mập mờ.
Vào thứ Tư sau hôm xảy ra vụ bắt cóc, ở khách sạn Borik có một buổi tụ họp ly kỳ không ai có thể sáng chế ra hay hơn của câu chuyện trinh thám. Chủ nhà là Bộ trưởng nội vụ Slovakia hồi đó, ông Robert Kalinak. Bốn khách Việt Nam có mặt, trong đó có tướng Hưng- người đã điều phối vụ bắt cóc tại Berlin, và một vị tướng hai sao khác của Bộ công an. Người dẫn đầu phái đoàn tên là Tô Lâm. Ông ta là Bộ trưởng công an Việt Nam, đích thân sếp của Bộ công an và của cơ quan mật vụ.
Theo điều tra của „Taz“, cuộc gặp gỡ chỉ kéo dài 50 phút. Buổi gặp mặt này chỉ được đề xuất ra mới một hay hai ngày trước đó, và là một cái cớ rất tốt để phía Việt Nam hỏi mượn một chiếc máy bay của các người bạn Slovakia. Rồi tám người Việt Nam nữa đến nhập vào đoàn, trong đó có Vũ Quang Dũng- người đã nhận học bổng của BND hồi nào. Một nhóm bắt cóc trên đường trở về nhà.
Thậm chí các vị khách cũng không có thời gian để ăn tráng miệng. Chiếc phi cơ A319 đang chờ họ tại cửa VIP của sân bay để đi về Moscow. Lúc 14 giờ 46, chuyến bay SSG004 cất cánh, có 12 hành khách ngồi trong phi cơ, tất cả đều mang hộ chiếu ngoại giao. Các nhà điều tra tin chắc rằng, một nguời trong đó là nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tất nhiên là anh ta không được mang tên thật của mình.
Vậy là đã rõ: Một nước bạn trong khối EU đã dính líu vào vụ bắt cóc một người xin tỵ nạn tại Đức. Khi nghi vấn này bung ra vào cuối tháng Tư, thủ tướng Slovakia, ông Peter Pellegrini, đã cam đoan với Thủ tướng Merkel là sẽ làm sáng tỏ toàn bộ sự vụ. Từ đó đến nay người ta chẳng thấy ông ta phát biểu gì nhiều.
Có một điều các nhà điều tra không rõ là nạn nhân bị bắt cóc đã đi đường nào từ Moscow về Việt Nam. Đầu tháng Tám 2017, một nữ nhân viên liên lạc của BKA được giao nhiệm vụ tìm hiểu xem liệu có phải nạn nhân bị bắt cóc đã có mặt trong chuyến bay VN64 cuả Vietnam Airlines, cất cánh ở sân bay Moscow-Domodedowo lúc 19 giờ ngày 27 tháng Bảy hay không.
Nữ nhân viên liên lạc đặt lại câu hỏi này với cơ quan tình báo Nga FSB và ba tháng sau báo cáo về Đức: Bà ta không nhận được trả lời, và do tin rằng sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời nên bà ta đã không hoài công hỏi lại.
Chương 3: Những người cộng sản và các kẻ phản bội nhân dân
Cứ vài phút là anh ta lại đếm xem có bao nhiêu người theo dõi tin tức từ Berlin. Phiên xử tạm dừng vào buổi trưa và nhà báo Lê Trung Khoa tận dụng thời gian đó để thu hình Video: Bị can đã nhận tội tòng phạm, và Khoa đưa ra những chi tiết, máy quay phim rung nhẹ. Khoa chuyển thông tin lên Facebook . Vài giờ sau đó đã có gần 50.000 người xem tin của anh. Khoa cười nhẹ. Và anh cũng cười như vậy khi nói về chuyện có người dọa giết mình.
Lê Trung Khoa là một trong những nhà báo Việt Nam quan trọng nhất ở Đức. Ở quê hương của anh chế độ kiểm duyệt báo chí hoành hành, trong bảng xếp hạng của tổ chức „Ký giả không biên giới“ Việt Nam đứng hàng thứ 175 trên tổng số 180 nước. Ở đó, người ta phải đi đường vòng mới vào được Thoibao.de, trang báo mạng của anh. Mùa hè vừa qua, anh là nhà báo đầu tiên đưa tin về vụ bắt cóc. Và tin của anh đã lan khắp thế giới.
Cho đến năm 2016, Lê Trung Khoa vẫn là nhà báo – như người ta thường nói, trung thành với lề chính. Nếu có lúc Sứ quán gọi điện và yêu cầu sửa một bài nào đó, anh ta sẽ đáp ứng.
Cách đây một năm anh đăng một bài nói về chuyến đi thăm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với giọng điệu không được yêu nước như Hà Nội mong muốn. Lê Trung Khoa nhận đuợc đe dọa giết, và anh đi gặp cảnh sát. Tiếp đó, anh chụp ảnh mình đứng trước trụ sở cảnh sát cùng với thẻ nhà báo Đức và chuyển ảnh này lên trang mạng. Thông điệp của anh là: Tôi là một nhà báo Đức. Đây không phải là đất Việt Nam.
Kể từ khi Lê Trung Khoa đưa tin về vụ bắt cóc, Sứ quán không gọi điện cho anh nữa. Các công ty nhà nước đã thuê đăng quảng cáo trên báo của anh cũng dừng liên hệ. Có những người gọi anh là kẻ phản bội nhân dân, có những người xin chụp ảnh Selfìe cùng anh như thể anh là một ngôi sao.
Cộng đồng Việt trở nên chật hẹp. Chuyện gốc gác từ cùng một tỉnh, việc xuất thân từ Bắc hay Nam cũng quyết định đến cấu trúc của cộng đồng người Việt ngay tại Đức. Và cả sự xa, gần đối với chính quyền trong nước. Các nhân viên ngoại giao là khách quý trong những bữa tiệc gia đình hay là trong liên hoan hội đoàn, họ là những người có thể mang lại cho đồng hương những hợp đồng làm ăn hấp dẫn.
Có điều là bây giờ không phải ai cũng thích như vậy. Một người đàn ông kể với „Taz“ là Sứ quán muốn giao cho anh ta làm người hướng dẫn du lịch cho một phái đoàn công an, và anh ta đã từ chối. Anh ta sợ bị lôi kéo vào một thế lực mờ ám. Một người khác ngay sau khi vụ bắt cóc xảy đã đến gặp cảnh sát và khai rằng có một người quen làm trong Sứ quán nhờ anh ta đến khách sạn lấy hành lý của một phụ nữ Việt Nam bị bệnh đột xuất. Đó là hành lý của cô tình nhân đã bị bắt cóc, người mà ngay tối hôm xảy ra sự vụ đã được đưa lên máy bay để về Hà Nội. Một khai báo bất lợi cho một nhân viên ngoại giao – điều không ai có thể nghĩ đến trước đó một tháng.
Hầu như chỉ có người Việt theo dõi sự chuyển dịch lòng trung thành này trong phòng xử của tòa án. Trên một hàng ghế dành cho khán giả của tòa là nhân viên của Sứ quán, hai người đàn ông của các hãng thông tấn nhà nước (Việt Nam), thỉnh thoảng lại có người nhà của bị can. „Cộng sản“, đó là cụm từ để chỉ họ từ những người ngồi ở một hàng ghế khác, hàng ghế của những người đối lập, những người bị gọi là „phản bội nhân dân“. Lê Trung Khoa ngồi ở phía trên bên cạnh các nhà báo khác.
Cuối tháng Sáu cảnh sát Berlin nhận được một thư tố giác. Nặc danh. Rằng lại có một âm mưu khác đang nằm trong kế hoạch. Nhà báo Lê Trung Khoa phải không còn tồn tại. Có thể là bị đầu độc hay là do xe hơi cán.
Cảnh sát thông báo với „Taz“ rằng tình trạng an ninh của người Việt tại Đức vẫn không có gì thay đổi. Nhưng cảnh sát vẫn mời Lê Trung Khoa lên nói chuyện và đưa cho anh ta một số điện thoại. Khoa có thể gọi vào số này nếu như anh ta thấy điều gì khác thường, hay là khi cảm thấy mình bị đe dọa.
Chương 4: Người Đức biết những gì?
Một cơ quan mật vụ nước ngoài bắt cóc một người đàn ông – mà có vẻ như không ai biết gì về tiến trình chuẩn bị tội ác. Nhưng khi lục kỹ những dữ kiện tại các bộ, các cơ quan tình báo, các hồ sơ điều tra của các báo cáo cảnh sát, thì một bức tranh hoàn toàn khác được hiện ra. Trước vụ bắt cóc, chính phủ Việt Nam đã cố sức ép các cơ quan chức năng Đức và thậm chí cả các bộ trưởng Đức phải bắt và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Lẽ ra nhà đương cục Đức phải thấy rõ: phía Việt Nam muốn có người này bằng bất cứ giá nào.
Mùa thu 2016 Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Việt Nam. Để tìm kiếm anh ta, chính quyền gửi nhân viên cảnh sát của Cục truy nã tội phạm C52 sang châu Âu. Họ tìm kiếm anh ta tại Praha, tại Đức. Hai nhân viên của Bộ công an sang Berlin „để hỗ trợ cho Sứ quán“, theo như thông báo của Cảnh sát liên bang gửi cho LKA, Cục cảnh sát hình sự tiểu bang, vào năm đó.
Ở Hà Nội, vào tháng Chín 2016, Bộ công an Việt Nam mời nhân viên liên lạc của Cảnh sát liên bang Đức đến gặp. Không phải một, mà là ba lần. Anh ta nhận được một bức thư, ghi người nhận là Bộ trưởng nội vụ Đức. Nằm trong thư là đề nghị truy tìm và đề nghị dẫn dộ. Người cảnh sát liên bang chuyển tiếp lá thư này cho BKA, Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang. Một thời gian sau, đích thân Giám đốc của BKA nhận được một cú điện thoại gọi từ Hà Nội. Vào thời điểm đó, Trịnh Xuân Thanh đã nằm trong danh sách truy nã quốc tế của Interpol.
Rồi lại có những phái đoàn bay sang nước Đức. Vào ngày 13 tháng Chín 2016 có những người Việt Nam đến làm việc tại Trụ sở cảnh sát liên bang tại Potsdam, một lần khác là vào ngày 22 tháng Chín. Phía Việt Nam cho biết họ sẵn sàng gánh chịu phí tổn của chuyện dẫn độ.
Ông Thủ tướng Việt Nam gửi một bức thư cho bà Angela Merkel. Bà nữ thủ tướng trả lời rằng cơ quan tư pháp độc lập mới là nơi quyết định việc dẫn độ. Sau đó, bà trực tiếp được ông Thủ tướng đề cập vấn đề, vào đầu tháng Bảy, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg.
Từ rất lâu, các cơ quan có chức năng tại Đức đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sự vụ. Họ cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh sẽ phải đối chọi với một tiến trình xét xử mang tính chính trị. Yêu cầu dẫn độ không hoàn chỉnh về pháp lý, lời cáo buộc lại mơ hồ: Trịnh Xuân Thanh bị cho là người cầm đầu một công ty nhà nước đã làm ăn thua lỗ khoảng 130 triệu Euro. Lệnh bắt giam thậm chí còn không có chữ ký của một thẩm phán.
Vì thế, các nhà chức trách quyết định không bắt giữ người bị truy tìm. Họ chỉ ra lệnh điều tra về nơi trú ngụ của anh ta. Tức là chỉ để tìm xem anh ta đang sống ở đâu.
Nhưng phía Việt Nam vẫn không lỏng tay: Họ thông báo cho phía Đức địa chỉ các nơi được cho là người bị truy lùng đang lưu trú, họ cho biết cả các số điện thoại và ảnh của biển số xe, những thứ có thể dẫn đến chỗ anh ta.
„Sau này“, đó là lời khai trước tòa của một nhân viên Tổng cục hình sự liên bang BKA phụ trách việc truy nã cùng với Interpol, „những điều trên quả thực có làm cho chúng tôi ngạc nhiên“. Có rất nhiều những hiểu biết chi tiết được chắp nối một cách kỹ lưỡng. Đó phải là kết quả làm việc của cơ quan mật vụ.
Hoàn toàn không có những chỉ dấu cho thấy là phía Việt Nam đã công khai tuyên bố: Nếu quý vị không dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, thì chúng tôi sẽ bắt cóc anh ta. Nhưng lại có những tin đồn. Liệu đã có ai đó suy tính đến chuyện phải bảo vệ nhân vật xin tỵ nạn này không? Đối với câu hỏi này, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Tổng cục bảo vệ hiến pháp và Tổng cục tình báo hoàn toàn nín tiếng. Giới an ninh chỉ cho biết rằng, Tổng cục bảo vệ hiến pháp – nơi phụ trách công việc chống gián điệp trong nội địa, đã không nhận được thông tin gì từ phía Tổng cục tình báo. Họ chẳng được thông báo rằng đã có những nhân vật tình báo với tên tuổi rõ ràng đã đi vào nước Đức. Nhưng việc một cơ quan mật vụ nước ngoài dám làm một hành động như vậy, thì quả thật là không ai có thể mường tượng được.
Thực ra thì cũng đã có những chỉ dẫn cho thấy mật vụ Việt Nam đã nhiều lần bắt cóc công dân của họ ở nước ngoài. Nhưng đó là ở Đông Nam Á, một nơi xa tít. Một vụ bắt cóc của một cơ quan mật vụ nước ngoài diễn ra ngay tại Đức – người ta chỉ biết những chuyện như vậy mới nhất là xẩy ra vào cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Giữa Đức và Việt Nam tồn tại mối quan hệ có người gọi là „thực dụng“, có người gọi là „tốt đẹp“. Năm 2011, bà Thủ tướng liên bang Merkel và Thủ tướng Việt Nam hồi đó đã thoả thuận với nhau về một quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước. Các bộ tư pháp hợp tác chặt chẽ với nhau, các phái đoàn Đức đều đặn sang thăm Việt Nam, và ngược lại cũng vậy. Và có một điều không nên quên: Cho đến năm 1989, chính Bộ an ninh quốc gia (Stasi) của Cộng hoà dân chủ Đức đã giúp Việt Nam hiện đại hoá hệ thống mật vụ.
Việt Nam, đó là điểm thả neo của Phương Tây trong khu vực. Các cơ quan tình báo Đức và Mỹ rất coi trọng việc gìn giữ quan hệ với Hà Nội, để từ đó có thể biết nhiều hơn về Trung Quốc. Điều này có lẽ là quan trọng hơn một vụ xúc phạm ngoại giao. Và quan trọng hơn so với số phận một kẻ xin tỵ nạn.
Và thế là Vũ Quang Dũng – một nhân viên mật vụ đã từng tham gia khóa học tiếng tại Đức, lại được đưa vào cuộc. Nước Đức vẫn thường xuyên mở các khoá học tiếng Đức cho nhân viên cơ quan an ninh của các quốc gia đang còn lỏng lẻo về luật pháp và an ninh. Cái đó được gọi là Trợ giúp đào tạo. Có điều là mối quan hệ này không bao giờ chỉ mang lại lợi lộc cho một phía.
Vào tháng Tư 2017 Vũ Quang Dũng xin cấp Visa sang Đức. Với giấy giới thiệu của một nữ nhân viên Tổng cục tình báo Đức BND tại Hà Nội. Mục đích chuyến đi Đức: „Hội đàm với Phó giám đốc BND“. Một lịch hẹn với giới chức cao nhất.
Một người đàn ông khác cũng đã được nước Đức đào tạo: Đó là Lê Thanh Hải, anh ta là nhân viên liên lạc của công an Việt Nam tại Berlin, tức là đầu mối liên hệ đối với các nhà chức trách Đức. Năm 2012, tại Berlin, anh ta tham gia một chương trình đào tạo có học bổng của Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang. Chương trình đào tạo bao gồm học tiếng Đức, thảo luận, thực tập. Chi phí cho anh ta, theo Bộ nội vụ, là hơn 22.000,- Euro.
Cả Lê Thanh Hải cũng tận dụng những mối quan hệ của mình. Anh ta chính là người năm 2016 đã chuyển đến nhà chức trách Đức những chỉ dẫn cho việc truy nã. Anh ta là người đã đến gặp cơ quan Cảnh sát liên bang. Khi mọi cố gắng không có kết quả, vào ngày 25 tháng Bảy – hai ngày sau vụ bắt cóc, anh ta lên chiếc xe Passat của mình, màu xanh, mang biển số ngoại giao 0-147-15, cùng với Vũ Quang Dũng và những người khác trong một đoàn xe – bị nghi là chở nạn nhân bị bắt cóc, đi đến Brno; từ đó, nạn nhân bị đưa tiếp về Slovakia.
Hai tháng sau vụ bắt cóc, Tổng cục tình báo gửi trả lời cho Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang: „Không có những phát hiện có giá trị trước tòa“ về việc Trịnh Xuân Thanh bị truy bức chính trị. Họ cũng hầu như không đưa những thông tin về vị thế chính trị và quan hệ phe cánh trên chính trường của anh ta, về các biện pháp hành sử của ban lãnh đạo Đảng đối với các đối thủ chính trị và về tiến trình tố tụng hình sự đối với nạn nhân. Tất cả đề trắng trơn.
Lê Thanh Hải, nhân vật từng nhận học bổng của Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang, hiện nay vẫn ngụ tại Berlin. Anh ta có quyền miễn trừ ngoại giao. Và Vũ Quang Dũng cho đến hôm nay vẫn là đầu mối liên hệ của Tổng cục tình báo liên bang tại Hà Nội.
Chương 5: Thỏa thuận
Sáng sớm ngày 29 tháng Bảy, sáu ngày vụ bắt cóc, có một nhóm nhân vật bất thường đến xà lim số 12 trong trại giam B14 tại Hà Nội. Một vị tướng của Bộ công an được tháp tùng bởi giám đốc trại giam cùng với nhiều lính canh và một bác sỹ của nhà tù. Họ đến gặp Trịnh Xuân Thanh. Điều này được kể lại bởi Nguyễn Văn Đài, một Luật sư đòi nhân quyền bị giam trong một xà lim gần đó và cách đây một vài tuần đã được xuất cảnh sang Đức. Trong một tiệm Cafe gần Frankfurt am Main, anh thuật lại những ngày tù của mình.
Ở trại giam, mỗi tù nhân được phép có người thân vào thăm mỗi tháng một lần. Tất cả các trao đổi chuyện trò đều bị theo dõi. Phần đa tù nhân đều đọc sách hoặc chạy tại chỗ trong xà lim để giữ gìn sức khoẻ. Họ chỉ được ra khỏi xà lim để đi trả lời các câu hỏi của điều tra viên. Vẫn là các câu hỏi cũ. Và kéo dài vài tiếng đồng hồ.
Mặc dù thế, tiếng đồn về người tù nhân nổi tiếng mới đến đã lan khắp trại giam.
Nếu không có lính canh đứng gần, các tù nhân nói chuyện với nhau qua cửa sổ, từ xà lim này sang xà lim khác. Đó là kênh truyền thông ngầm. Nhưng Trịnh Xuân Thanh đã không phản ứng khi nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài tìm cách bắt chuyện với anh ta.
Đến hôm nay thì những phiên xét xử Trịnh Xuân Thanh đã kết thúc, anh ta nhận hai án chung thân. Bộ ngoại giao (Đức) đã đòi hỏi là không có án tử hình đối với anh ta. Vào tháng Năm, anh ta đã rút lại đơn kháng án. Vì không hy vọng rằng sẽ có một phiên xét xử công bằng, nữ luật sư người Đức của anh ta cho biết như vậy. Và cũng có thể vì một điều đã chắc chắn từ lâu, rằng tự do của anh ta không được quyết định tại tòa (Hà Nội).
Cuối tháng Sáu, bên lề một buổi họp mặt tại Berlin, vị Tham tán thương mại của Sứ quán Việt Nam đã tiết lộ một thông tin. Ông ta nói rằng trước đó từ lâu, cụ thể là từ tháng Mười Hai 2017, đã có một thỏa thuận giữa hai chính phủ. Thỏa thuận về tiến trình bình thuờng hoá quan hệ giữa hai nước. Nước Đức vẫn luôn luôn nhấn mạnh rằng, để đạt được điều đó, Trịnh Xuân Thanh phải được thả tự do. Khi được hỏi về một sự thỏa thuận, Bộ ngoại giao (Đức) không phúc đáp.
Nếu Trịnh Xuân Thanh được tự do, thì Hiệp định tự do thương mại với EU- một cái rất quan trọng đối với Việt Nam, sẽ có hiệu lực.
Trịnh Xuân Thanh có thể nhập cảnh vào Đức bất cứ lúc nào. Ngày 5 tháng Mười Hai 2017, gần nửa năm sau vụ bắt cóc, Tổng cục về di cư và tỵ nạn của liên bang đã cấp quy chế tỵ nạn cho anh ta.
Phạm Việt Vinh chuyển ngữ. Bản dịch được tài trợ bởi Quỹ taz panter.
28.500 zahlen freiwillig für taz.de. Sind Sie schon dabei?
Wir berichten seit 1978 über die Zerstörung unseres Planeten – weil wir daran glauben, dass eine bessere Welt möglich ist. Klima- und Umweltberichterstattung haben in der taz schon immer einen großen Raum eingenommen, aber zurzeit gehen wir noch einmal in die Offensive. Die taz berichtet noch intensiver über die drohende Klimakatastrophe – auf allen Kanälen. Um dies leisten zu können, sind wir auf die Unterstützung unserer Leser*innen angewiesen. Denn guter Journalismus ist aufwändig und nicht kostenlos zu haben.
Unsere Idee: Die Arbeit der Redaktion ist – anders als bei vielen anderen Medien – frei zugänglich. Unsere Artikel sollen so viel wie möglich gelesen, geliked und geteilt werden. Nur so können sie die ökologisch notwendigen Veränderungen unserer Gesellschaft vorantreiben. Im Gegenzug wird die taz von unseren Leser*innen unterstützt. Freiwillig und solidarisch. Mit Ihrer Beteiligung kann die taz auch in Zukunft das sein, was sie ist: eine kritische Öffentlichkeit und eine engagierte Stimme für mehr Klimaschutz. Unterstützen Sie jetzt die taz und helfen Sie uns dabei.
Phụ đính 2:
Giải mã vụ Đồng Tâm – Hoàng Xuân Phú
Án tử hình cho hai bị cáo Lê Đình Chức và Lê Đình Công. Án chung thân cho bị cáo Lê Đình Doanh. 16 năm tù cho bị cáo Bùi Viết Hiểu. 13 năm tù cho bị cáo Nguyễn Quốc Tiến. 12 năm tù cho bị cáo Nguyễn Văn Tuyển. Và tổng cộng 71 năm 3 tháng tù cho 23 bị cáo khác. Đó là phán quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội trong Bản án số 355/2020/HS-ST ngày 14/9/2020.
Như thường lệ, báo chí chính thống ca bài “phán quyết đúng người, đúng tội”. Nhưng ngược lại, bao người lại lên án phán quyết ấy phi lý, bất chấp cả sự thật lẫn pháp luật. Nói nôm na, tòa án đã nhân danh công lý để chà đạp công lý.
“Làm gì tiếp?” Đó là câu hỏi của một Nhà văn lớn, gửi cho tôi vào sáng sớm ngày 15/9/2020, sau một đêm trăn trở về Bản án khắc nghiệt giáng lên đầu 29 người dân Đồng Tâm. Câu hỏi ấy không chỉ dành riêng cho tôi, mà cho tất cả chúng ta, kể cả những người có lương tri trong đảng cầm quyền.
Muốn trả lời, thì phải hiểu sự thật của tội ác Đồng Tâm, đồng thời phải hiểu rõ bản chất của những gì đã, đang và sẽ diễn ra, cho dù chúng tệ hại tới mức vượt mọi khả năng tưởng tượng của những tâm hồn lương thiện.
Tôi đã viết hai bài “Tội ác Đồng Tâm“ và “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm” để vạch trần sự thật. Thiết tưởng, viết như vậy đã quá đủ. Song phía cầm quyền vẫn làm ngơ. Đáng tiếc hơn, nhiều người vẫn chưa đọc, hoặc đọc rồi nhưng vẫn chưa hiểu hết các lý lẽ, kết luận và thông điệp được gửi gắm trong hai bài ấy, nên cứ suy luận vu vơ, chệch hướng. Do đó, tôi đành viết thêm bài này, nhằm làm sáng hơn tỏ cái sự thật phũ phàng.
Bài viết được chia thành 6 phần:
– Phần 1 vạch trần sự vu khống nạn nhân Lê Đình Kình.
– Phần 2 viết về việc bịa ra hung thủ giết ba sĩ quan cảnh sát.
– Phần 3 phân tích vết tích hỏa thiêu trong hố kỹ thuật.
– Phần 4 lần theo vết cái gọi là chiến công đặc biệt của ba sĩ quan cảnh sát.
– Phần 5 bàn về thông điệp toát ra từ vụ Đồng Tâm.
– Phần 6 trình bày cách tiệm cận câu hỏi Ta phải làm gì?
Có thể tách riêng các phần trên, để đọc như những bài tương đối độc lập.
Đây là một bài viết dài và khá khó đọc, nên nếu muốn hiểu đúng, hiểu đủ, thì cần đầu tư nhiều thời gian, để đọc chậm rãi và đọc nhiều lần. Nội dung và ý nghĩa của bài viết đáng để những người thực sự quan tâm đến vụ Đồng Tâm tiếp cận như vậy.
1. Vu khống nạn nhân
Mục tiêu chính của cuộc tấn công vào xã Đồng Tâm ngày 9/1/2020 là cụ Lê Đình Kình. Lẽ ra, nếu tôn trọng nguyên tắc pháp quyền, thì phải tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử tại tòa án. Song lộ trình pháp lý ấy lại không dẫn đến cái đích mà thế lực cầm quyền mong muốn.
Theo truyền thống xét xử của tòa án trong chế độ này, họ có thể khép cho cụ Kình bất cứ tội gì, cho dù cụ chưa từng phạm phải, để rồi kết án tử hình. Nhưng Điều 40 Khoản 3 của Bộ luật hình sự số 101/2015/QH13 lại quy định: “Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu… đủ 75 tuổi trở lên”. Và điều khoản trần trụi ấy thì khó có thể ngang nhiên chà đạp. Thành thử, dù kết án tử hình, thì vẫn chưa thể giết ngay cụ Kình (đã 84 tuổi), khiến cụ vẫn tồn tại, có thể trở thành ngọn cờ đấu tranh lâu dài, tương tự như Nelson Mandela những năm tháng trong nhà tù của chế độ Apartheid. Đó là điều họ không thể chấp nhận. Vì thế không thể bắt, mà phải giết. Ngay tại Đồng Tâm. Vào ngày 9/1/2020, khi trời chưa kịp sáng.
Vì vậy cụ Kình đã bị giết. Không chỉ bị giết, mà trước khi bị giết còn bị tra tấn hết sức dã man, và sau khi bị giết còn bị phanh thây. Man rợ một cách lộ liễu, vừa để trả thù, vừa để dằn mặt toàn dân.
Dù luôn sẵn sàng chà đạp lên pháp luật, nhưng đã xưng danh nhà nước pháp quyền, thì nhiều khi vẫn phải làm ra vẻ tuân thủ pháp luật. Do đó, để biện bạch rằng cảnh sát đành phải bắn cụ Kình trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, họ vu khống cụ Kình đã dùng dao và cầm lựu đạn để tấn công người thi hành công vụ.
Trong bài “Tội ác Đồng Tâm“, tôi đã dành phần 1 để viết về cái chết oan ức của cụ Kình, và phủ định việc “khi khám nghiệm tử thi, trên tay của ông Lê Đình Kình cầm giữ quả lựu đạn”, như Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã tuyên bố vào tối ngày 10/1/2020. Nhưng bản Kết luận điều tra số 210/KLĐT-PC01(Đ3) ngày 5/6/2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội lại bịa thêm một số tình tiết tệ hại, buộc ta phải phủ định tiếp. Để đỡ nhàm chán, ta bỏ qua nhiều tình tiết phi lý quá ngớ ngẩn, chỉ tập trung phân tích ba nội dung vu khống sau đây.
Nội dung vu khống thứ nhất nằm ở đầu trang 15 của Kết luận điều tra, viết rằng:
“Bùi Viết Hiểu chạy từ tầng 2 xuống phòng ngủ phía trong tầng 1 nhà Kình thì Kình chốt khóa trong. Hiểu gọi Kình mở cửa thấy Kình có cầm 01 tuýp sắt…”
Rõ ràng, khi cụ Kình chống nạng ra mở chốt khóa cửa cho ông Hiểu, thì đương nhiên tay trái cầm nạng, tay phải mở chốt khóa. Vậy thì còn tay nào nữa để “Kình… cầm 01 tuýp sắt”,như “Hiểu… thấy”? Quả là bịa đặt vô cùng ngớ ngẩn.
Nội dung vu khống thứ hai nằm ở giữa trang 15, viết rằng:
“Tổ công tác … tiến hành đột nhập từ ngách bên trái nhà Kình theo hướng cửa sắt sau (lối vào bếp nhà Kình) nhưng không mở được, chỉ hé được khe cửa thì bị Lê Đình Kình chọc lưỡi dao qua khe cửa trúng, làm xước ngón cái tay phải 01 đồng chí Công an…”
Bọn bịa đặt chẳng thèm bận tâm, rằng cái cửa sắt ấy chỉ có một cánh, với chốt cửa cắm thẳng vào lỗ cố định nằm sâu trong tường nhà (xem Ảnh 1.1). Thành thử, khi cửa đang bị chốt lại thì không hề có kẽ hở nào, khiến người ở bên ngoài cửa không thể nhìn thấy bất cứ ai hay thứ gì ở bên trong nhà, và người ở bên trong cũng không thể chọc bất cứ thứ gì ra ngoài. Còn khi đã “hé được khe cửa” (dù khe chỉ rộng 1 mm) thì cửa phải ở trạng thái mở, tức là không thể nói rằng “không mở được”. Hơn nữa, trích đoạn trước viết rằng cụ Kình ở trong phòng ngủ và “chốt khóa trong”, tức là cụ không hề có ý định ra khỏi phòng ngủ để tham chiến. Vậy mà lại trơ tráo bịa ra chuyện cụ Kình tập tễnh chống nạng lết đến tận cái cửa sắt sau nhà, rồi còn “chọc lưỡi dao qua khe cửa” của cái cửa “không mở được”.
Nội dung vu khống thứ ba nằm ở nửa đầu trang 16, được bắt đầu như sau:
“Tổ công tác tiếp tục áp sát phòng ngủ phía trong tầng 1 nhà Lê Đình Kình. Khi thấy Tổ công tác, đối tượng ở phòng ngủ phía trong dùng dao phóng lợn ném ra nhưng không trúng ai, tiếp đó có 01 đối tượng ném 01 (một) quả lựu đạn ra hành lang về phía Tổ công tác nhưng quả lựu đạn không nổ… Tổ công tác rút khỏi phòng khách ra sân nhà Kình… Một số đồng chí khác dắt theo 01 chó nghiệp vụ đi vòng theo ngách bên trái nhà Kình, áp sát cửa ngách sau nhà Lê Đình Kình.”
Điều gì đáng bàn trong trích đoạn trên? “Tổ công tác” đã “áp sát phòng ngủ” của cụ Kình. Dao phóng lợn mà đối tượng nào đó ném ra không trúng ai. Quả lựu đạn mà đối tượng nào đó ném ra không nổ. Vậy tại sao “Tổ công tác” không xông ngay vào phòng ngủ để bắt đối tượng? Mà lại “rút khỏi phòng khách ra sân nhà Kình”, để rồi “đi vòng theo ngách bên trái nhà Kình, áp sát cửa ngách sau nhà Lê Đình Kình”. Tức là rút khỏi cửa phòng ngủ của cụ Kình, rồi bước 11 mét để đến cửa trước nhà, rẽ trái 2 mét để đến đường ngách, rồi rẽ trái 13 mét nữa, tổng cộng là 26 mét, để lại tiếp cận với phòng ngủ cụ Kình qua lối cửa sắt phía sau nhà – cái cửa mà chỉ mấy phút trước họ khẳng định rằng “không mở được”. Có thể nói, chỉ trong trạng thái động kinh, thì lực lượng “còn đảng còn mình” mới có thể hành quân ngây ngô theo quĩ đạo đèn cù như vậy.
Tiếp theo, Kết luận điều tra viết:
“Khi phá khóa cửa ngách (cửa vào khu bếp), Tổ công tác phát hiện Lê Đình Kình đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay phải đứng sát cửa ra vào phòng ngủ phía trong, lưng quay về phía Tổ công tác nên sử dụng súng nhằm hướng về phía đối tượng, cách vị trí của Kình khoảng 2 – 2,5m và nổ súng 2 lần khiến đối tượng Kình bị thương ở vùng lưng và ngã vào trong phòng, đầu hướng vào trong, chân hướng ra cửa phòng.”
Để thấy được sự phi lý, hãy quan sát Ảnh 1.2, được chụp từ “cửa vào khu bếp” (tức là nơi mà từ đó “Tổ công tác phát hiện Lê Đình Kình đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay phải”), và người trong ảnh cũng đang “đứng sát cửa ra vào phòng ngủ phía trong, lưng quay về phía Tổ công tác”. Rõ ràng, khi cụ Kình đứng ở vị trí ấy thì “Tổ công tác” không thể nhìn thấy tay phải của cụ. Câu chuyện chưa dừng ở đây. Bởi nếu cụ Kình đứng ở vị trí ấy và bị bắn vào lưng rồi ngã gục, thì hai chân sẽ thò ra hành lang. Đơn giản vì chân trái của cụ từng bị công an đánh gẫy, nên phải chống nạng, và do đó cụ không thể tạo ra lực bằng chân trái để nhảy ngang về phía bên phải, nhằm lao cả người vào trong phòng ngủ. Vì thế, để có thể “ngã vào trong phòng, đầu hướng vào trong, chân hướng ra cửa phòng”, thì chân phải của cụ Kình phải đứng sâu hơn nữa trong phòng ngủ, khiến không chỉ tay phải, mà cả nửa người bên phải cũng bị khuất hẳn sau bức tường. Thành thử, “Tổ công tác” càng không thể nhìn thấy tay phải cụ Kình cầm cái gì. Nói các khác, khẳng định “Tổ công tác… phát hiện Lê Đình Kình đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay phải” là hoàn toàn bịa đặt.
Tình tiết “phát hiện Lê Đình Kình đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay phải” được bịa ra nhằm hợp pháp hóa việc “nổ súng 2 lần”. Và theo Kết luận điều tra, hai phát súng ấy chỉ “khiến đối tượng Kình bị thương ở vùng lưng” thôi, còn trách nhiệm gây ra cái chết của cụ Kình thì được gán cho loài chó như sau:
“Ngay lúc này, 01 chó nghiệp vụ lao vào phòng cắn vào đầu gối chân trái của Kình và lôi ra ngoài phòng khách tầng 1 nhà Kình. Khi lực lượng Công an tiến hành áp sát thì thấy Lê Đình Kình đã chết trong tư thế nằm ngửa, trên tay phải của Kình vẫn cầm 01 quả lựu đạn.”
Rõ ràng, để chó có thể “cắn vào đầu gối” và lôi đi một đoạn, thì nạn nhân phải nằm ngửa trong suốt quá trình ấy. Và vì trạng thái ban đầu là “chân hướng ra cửa phòng”, nên chó phải lôi chân nạn nhân ra trước. Do cửa phòng ngủ của cụ Kình chỉ rộng 72 cm và mở ra hành lang chỉ rộng 85 cm, nên chó không thể lôi nạn nhân xa hơn vị trí được thể hiện trong Ảnh 1.3. Bởi tại vị trí ấy, chân nạn nhân đã chạm bức tường hành lang, nên chó không thể lôi nạn nhân tiến xa hơn nữa về phía bức tường. Và vì nửa trên của nạn nhân vẫn còn nằm trong phòng ngủ, trong khi thân thể bị vướng vào cả hai bên cửa phòng ngủ, nên chó cũng không thể xoay hướng nằm của nạn nhân để lôi dọc theo hành lang, tiến về phía phòng khách.
Thực ra, chó cũng không thể lôi nạn nhân ra đến vị trí được thể hiện trong Ảnh 1.3. Vì nếu chuyển động về phía tường hành lang, thì mông chó va vào tường hành lang trước khi chân nạn nhân chạm vào bức tường. Còn nếu chuyển động theo hướng dọc theo hành lang, để tiến về phía phòng khách, thì cũng không thể được, kể cả khi thân thể nạn nhân chưa bị vướng vào hai bên cửa phòng ngủ. Đơn giản vì lúc ấy chó buộc phải đứng ở phía bên phải thân thể nạn nhân, và khi nó cố rướn thân vươn đầu qua chân phải để “cắn vào đầu gối chân trái” của nạn nhân, thì hai chân trước của chó sẽ phải tì sát vào chân phải của nạn nhân. Do đó, hai chân trước của chó trở thành vật cản, không cho thân thể nạn nhân chuyển động về hướng mà chó muốn lôi đi. Đấy là chưa kể đến độ trơn của gạch men, khiến chân chó không thể bám chặt vào nền nhà để lôi một cơ thể khá nặng.
Hoàn toàn phi lý, nhưng tại sao họ vẫn cố tình bịa đặt quá ngớ ngẩn như vậy? Không chỉ nhằm đổ tội cho chó đã gây ra cái chết của cụ Kình, mà còn dùng tình tiết “chó… cắn vào đầu gối chân trái” để lấp liếm việc thi thể của cụ Kình bị mất cả đầu gối chân trái (xem Ảnh 1.4). Một chứng tích man rợ khủng khiếp, chỉ có thể gây ra bằng súng và dao, nhằm tra tấn, hành hạ và nhục mạ cụ Kình. Vậy mà lại gán bản quyền cho chó. Nếu thứ tệ hại nào cũng đổ trách nhiệm cho chó, thì vết tra tấn trên gáy, vết đạn nhắm vào tim, và vết mổ phanh thây trên thi thể cụ Kình (mà bằng chứng được ghép lại trong Ảnh 1.4), tất cả đều là tác phẩm của loài chó hay sao?
Trên thực tế, từ đường ngách dẫn tới cửa sắt sau nhà cụ Kình, chúng đã vãi đạn qua cửa sổ, nhắm vào phòng ngủ của cụ Kình (xem Ảnh 1.5). Rồi khi vào đến hành lang, chúng lại nã đạn qua ô cửa thoáng, nhắm vào giường ngủ của cụ Kình (xem Ảnh 1.6). Cuối cùng, khi vào được phòng ngủ của cụ Kình, chúng bắn tứ tung (xem Ảnh 1.7), nhằm uy hiếp và tra tấn cụ Kình bằng tiếng súng. Điều đó cũng chứng tỏ, cụ Kình luôn ở trong phòng ngủ của cụ, chứ không hề bước ra khỏi cửa, như đã bịa đặt trong Kết luận điều tra.
Hãy xem lại hai vết đạn trên cửa phòng ngủ (ở gần công tắc điện) trong Ảnh 1.5. Đó chính là nơi mà Kết luận điều tra viết rằng cụ Kình đã đứng khi bị bắn vào lưng. Giả sử, nếu cụ Kình đã đứng ở đó khi cảnh sát bắn hai viên đạn ấy, thì chúng đã cắm vào bụng cụ Kình, chứ chẳng cắm vào tường như vậy.
Tóm lại, mặc dù đã tra tấn và giết chết cụ Kình ngay trong phòng ngủ của cụ, nhưng chúng lại bịa ra chuyện cụ Kình ra khỏi phòng ngủ, cầm dao và lựu đạn để tấn công người thi hành công vụ. Ra điều vì thế cụ mới bị bắn, và cũng chỉ bị thương… Còn việc cụ Kình bị chết và đầu gối của cụ biến mất thì đổ cho loài chó gây ra.
Chỉ lũ dã thú đầy quyền lực mới có thể trơ tráo bịa đặt và vu khống nạn nhân như vậy.
2. Bịa ra hung thủ
Vu khống cụ Kình tấn công người thi hành công vụ chưa đủ, nên huy động thêm cái chết của ba sĩ quan cảnh sát. Cơ quan công an, Viện kiểm sát và Tòa án đồng thanh khẳng định, rằng Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân và Trung úy Phạm Công Huy đã bị Lê Đình Chức và Lê Đình Doanh đổ xăng thiêu cháy dưới cái hố kỹ thuật nằm giữa nhà Lê Đình Hợi và nhà Lê Đình Chức.
Bằng cách nào mà ba sĩ quan ấy lại xuất hiện ở dưới hố kỹ thuật? Sáng 14/1/2020, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tuyên bố với báo chí: “Trong quá trình truy bắt đối tượng từ nhà Lê Đình Chức sang nhà Lê Đình Hợi … anh em ngã xuống hố.”
Song tôi đã phân tích và chỉ rõ trong bài “Tội ác Đồng Tâm“: Không thể có chuyện cả ba sĩ quan cảnh sát cùng bị ngã xuống hố kỹ thuật. Để rút ra kết luận này, tôi đã xét thêm cả trường hợp hướng chuyển động ngược lại (so với tuyên bố của Thứ trưởng Lương Tam Quang). Tức là không chỉ xem xét hướng chuyển động từ nhà ông Chức sang nhà ông Hợi, mà xét cả hướng từ nhà ông Hợi sang nhà ông Chức. Hơn nữa, mặc dù lúc đó Bộ Công an chưa cáo buộc, nhưng tôi vẫn phòng xa mà chứng minh rằng: Người dân Đồng Tâm không hề làm gì khiến ba sĩ quan cảnh sát rơi xuống hố kỹ thuật. Đơn giản vì đã đoán trước, họ sẽ nhào nặn ra kịch bản khác.
Y như rằng, bản Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã bịa ra kịch bản sau:
“Khi 03 Đ/c Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy và Dương Đức Hoàng Quân di chuyển qua cửa sổ nhà Hợi để sang mái nhà Chức thì bị Chức dùng tuýp sắt gắn dao phóng lợn chọc từ trên xuống, các đối tượng khác ném ‘bom’ xăng, gạch đá từ mái nhà Kình nên bị rơi xuống hố…”
Để thấy được mức độ phi lý của quy kết trên, hãy quan sát Ảnh 2.1. Người trong ảnh đang có mặt trên mái nhà Lê Đình Hợi và cầm trong tay một thanh tre dài đúng 1,4 mét, tượng trưng cho “tuýp sắt gắn dao phóng lợn”. Chọn độ dài ấy, vì theo Kết luận điều tra (tại trang 19), các tuýp sắt dài không quá 1,2 mét và các lưỡi dao dài không quá 0,2 mét, tức là “tuýp sắt gắn dao phóng lợn” dài không quá 1,4 mét.
Trong nửa bên trái của Ảnh 2.1, người đóng vai ông Chức đang đứng ở vị trí 1, ngay trên bức tường vuông góc với cửa sổ, và quay lưng ra phía đường thôn. Lợi thế của vị trí đó là có thể quan sát được cảnh sát đang lấp ló cạnh cửa sổ. Nhưng lợi thế ấy hoàn toàn vô dụng, vì dù người đóng vai ông Chức đã vắt người qua lan can sân thượng và duỗi thẳng tay, đầu dưới của thanh tre vẫn còn cách cửa sổ khoảng 20 cm. Vì thế, từ vị trí 1, dù muốn thì ông Chức cũng không thể dùng “tuýp sắt gắn dao phóng lợn” để chọc tới mấy cảnh sát khi họ vượt qua cửa sổ.
Trong nửa bên phải của Ảnh 2.1, người đóng vai ông Chức đang ngồi ở vị trí 2, ngay trên cửa sổ, và quay mặt về phía sân thượng của nhà ông Chức. Lợi thế của vị trí đó là không bị vướng lan can sân thượng, nên có thể chọc xuống thấp hơn. Tuy nhiên, dù nhân vật đóng thế đã gập người sát bờ bao sân thượng và đã duỗi thẳng tay, thì đầu dưới của thanh tre cũng chỉ với tới tầm thấp hơn mép trên của cửa sổ khoảng 20 cm. Vì thế, ngay cả khi viên cảnh sát đã trèo lên bệ cửa sổ và vươn đầu lên sát mép trên của cửa sổ, thì mũi dao phóng lợn cũng không thể với tới phần thân thể từ vai trở xuống. Còn nếu đâm vào đầu viên cảnh sát thì chỉ trúng mũ bảo hiểm, với lực tác động khá yếu, do đối tượng đã phải gập người sát bờ bao sân thượng và đã duỗi thẳng tay. Điều bất lợi của vị trí 2 là từ đó không thể nhìn thấy cảnh sát đứng phía trong cửa sổ. Cho nên, đối tượng cũng không thể nắm bắt được cái khoảnh khắc cực kỳ ngắn ngủi mà viên cảnh sát trèo lên được bục cửa sổ, để kịp chọc vào đầu, trước khi người ấy nhảy qua hố kỹ thuật. Hơn nữa, khi trời chưa sáng thì nguồn sáng chủ yếu dọi vào khu vực ấy là đèn pha chiếu từ đường thôn, mà ánh sáng ấy khi soi rõ thân hình cảnh sát trên bệ cửa sổ, thì cũng đồng thời chiếu thẳng vào mặt làm lóa cả mắt đối tượng đang ở phía trên cửa sổ. Trong hoàn cảnh ấy thì có mắt cũng như mù, đối tượng chỉ có thể đâm hú họa xuống phía cửa sổ. Giả sử một cú đâm hú họa với lực tác động yếu ớt vào mũ bảo hiểm khiến viên cảnh sát giật mình mà rơi xuống hố, thì nhiều nhất cũng chỉ có một người bị rơi mà thôi. Vì hai cảnh sát không thể đồng thời trèo lên cái cửa sổ vừa hẹp vừa cao ấy. Và sau khi một cảnh sát bị rơi xuống hố, thì đương nhiên thét lên, khiến các cảnh sát khác chững lại, không tiếp tục leo lên bệ cửa sổ để vượt qua hố kỹ thuật.
Diễn biến tiếp theo được bịa đặt trong Kết luận điều tra như sau:
“Chức đứng trên mái tầng 2 nhà Lê Đình Hợi bảo Doanh: ‘Đưa chậu xăng lên đây cho tao’. Doanh đang đứng ở mái phía sau tum nhà Chức chạy vào cửa tum thấy 01 can xăng màu trắng loại 20 lít (bên trong còn khoảng 5 – 6 lít xăng). Doanh đổ một ít xăng ra chậu màu đỏ (đã có sẵn các mảnh vải), sau đó để chậu ở lại và mang can xăng trèo lên thang sắt đã để sẵn… đặt phía sau Chức… Doanh quay lại chạy vào tum lấy bật lửa cho vào túi quần bên phải và bê chậu xăng màu đỏ trèo lên thang để đưa cho Chức. Doanh đặt chậu xăng lên gờ tường nóc tum nhà Lê Đình Chức sát tường nhà Lê Đình Hợi. Chức bảo Doanh châm lửa và đẩy chậu xăng về phía trước. Doanh lấy bật lửa trong túi quần bên phải châm vào chậu xăng thì lửa bùng cháy lớn nên Doanh dùng chân đẩy mạnh chậu xăng rơi xuống hố… Khi thấy lửa chuẩn bị tắt, Chức cầm can xăng đổ ra chậu và đổ nhiều lần xuống hố làm lửa bùng cháy lớn… Doanh sau khi đẩy chậu xăng xuống hố thì chạy xuống, đặt thang, trèo sang phía mái sau tầng 2 nhà Kình đứng ở đó và nhìn thấy Chức dùng chậu đổ 3 – 5 lần xuống hố, cứ 3 – 5 phút thì đổ một lần, dẫn đến 03 đồng chí Thịnh, Huy, Quân tử vong tại hố nêu trên.”
Chữ “chậu” được nhắc đi nhắc lại tới 11 lần trong đoạn khá ngắn, đủ thấy nó đóng vai trò quan trọng đến mức nào. Đó là một phát minh hoàn toàn mới mẻ, nhằm hóa giải tình huống đã được mô tả trong bài “Tội ác Đồng Tâm“. Rằng nếu ông Chức đổ xăng từ can xuống hố, thì do miệng can khá nhỏ nên xăng sẽ chảy chậm thành dòng, khiến ngọn lửa dưới hố bén vào dòng xăng, vụt cháy ngược lên cái can (vẫn còn chứa xăng), và thiêu cháy cả ông Chức. Nhưng nếu đổ xăng ra chậu thì khác, khi ấy có thể hắt ào một cái, toàn bộ xăng sẽ đồng thời rời khỏi chậu, rơi xuống hố mà không tạo thành dòng, và nhờ thế ngọn lửa dưới hố không kịp bén lên cái chậu (không còn xăng) trên tay ông Chức.
Quá hợp lý, phải không? Nhưng bạn có thấy điều gì phi lý không? Không thấy ư? Vậy hãy từ từ tua chậm lại nhé. Ban đầu Chức bảo Doanh: “Đưa chậu xăng lên đây cho tao”. Vậy là Doanh đổ một ít xăng ra chậu, nhưng “để chậu ở lại và mang can xăng… đặt phía sau Chức”. Nghĩa là Chức chỉ nhận được can xăng, chứ chưa hề có chậu trong tay. Tiếp theo, Doanh “bê chậu xăng màu đỏ trèo lên thang để đưa cho Chức”. Tuy nhiên, trong khi Chức đang đứng trên mái tầng 2 nhà Hợi, thì “Doanh đặt chậu xăng lên gờ tường nóc tum nhà Lê Đình Chức sát tường nhà Lê Đình Hợi”, nơi thấp hơn chỗ Chức đang đứng 1 mét. Thành thử, Chức vẫn chưa có chậu. Sau đó, “Doanh lấy bật lửa trong túi quần bên phải châm vào chậu xăng thì lửa bùng cháy lớn nên Doanh dùng chân đẩy mạnh chậu xăng rơi xuống hố“. Kể từ lúc ấy, cả Chức và Doanh đều chẳng còn cái chậu nào nữa. Vậy mà Kết luận điều tra lại viết rằng Doanh vẫn “nhìn thấy Chức dùng chậu đổ 3 – 5 lần xuống hố“. Ngạc nhiên chưa?
Chưa hết, hãy nhắm mắt lại mà tưởng tượng xem, trong khi phải sử dụng cả hai tay để “bê chậu xăng màu đỏ”,thì Doanh “trèo lên thang” bằng cách nào? Và mở mắt ra quan sát Ảnh 2.2, để thấy người bê chậu phải vất vả thế nào khi giữ thăng bằng trên nấc thang đầu tiên. Chông chênh, run rẩy như vậy, thì Doanh có thể leo được 8 nấc thang để lên đến nóc tum hay không?
Hơn nữa, tất cả chỉ có “01 can xăng màu trắng” với “bên trong còn khoảng 5 – 6 lít xăng”, như vậy có đủ để thiêu ba cảnh sát đến mức “cháy than hóa toàn thân” (như ba bản kết luận giám định pháp y số 03/20/GĐPY, 04/20/GĐPY và 05/20/GĐPY ngày 20/2/2020 của Viện Pháp y Quốc gia đã viết) hay không?
Chắc hẳn, vì cũng thấy quá phi lý, nên Viện kiểm sát Thành phố Hà Nội đã cắt bỏ chi tiết “bên trong còn khoảng 5 – 6 lít xăng” và mấy tình tiết khác, không đưa chúng vào bản Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày 24/6/2020. Ví dụ, Cáo trạng đã sửa nội dung Kết luận điều tra như sau:
“Sau khi đẩy chậu xăng xuống hố thì Doanh chạy xuống, đặt thang, trèo sang đứng ở phía mái sau tầng 2 nhà Kình. Lúc này, Chức dùng chậu đổ xăng nhiều lần xuống hố, cứ 03 – 05 phút thì đổ một lần làm lửa bùng cháy…”
Tức là thay “3 – 5 lần” thành “nhiều lần”, đồng thời bỏ tình tiết Doanh “nhìn thấy Chức” dùng chậu đổ xăng. Chứng tỏ Doanh không chịu thừa nhận đã nhìn thấy, như Kết luận điều tra viết…
Có điều, Viện kiểm sát không tự điều tra, mà chỉ “căn cứ bản Kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố số 210/KLĐT-PC01-Đ3 ngày 05/6/2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội” để viết Cáo trạng. Vậy tại sao Viện kiểm sát lại ngang nhiên biến báo, nhằm hợp lý hóa Kết luận điều tra sai trái của công an như thế?
Ảnh 2.3 chụp nơi mà Kết luận điều tra viết rằng Lê Đình Chức và Lê Đình Doanh đã “dùng tuýp sắt gắn dao phóng lợn chọc từ trên xuống”, rồi đổ xăng xuống hố kỹ thuật để thiêu chết ba sĩ quan cảnh sát, và một số đối tượng đã “dùng ‘bom’ xăng, gạch đá, pháo tấn công lực lượng Công an”. Bức ảnh này được chụp từ đường thôn, bằng iPhone 7. Nó cho thấy, mọi hành động (nếu có) của các đối tượng ấy không thể lọt khỏi các ống kính quay phim, chụp ảnh chuyên nghiệp của lực lượng công an. Vậy thì tại sao không trưng ra phim ảnh trung thực để làm minh chứng, thay cho đoạn phim ngụy tạo một cách ngây ngô từng được trình chiếu trên ANTV?
Đặc biệt, Ảnh 2.3 còn cho thấy, khi hành động tại các vị trí ấy, thì cả Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh và các đối tượng kia đều phơi mình trong tầm ngắm rất gần của các xạ thủ cảnh sát, đang chĩa súng từ đường thôn. Vậy tại sao đám cảnh sát ấy lại không hề nổ súng để cứu đồng đội, mà lại giương mắt đứng nhìn? Mặc cho Chức điềm nhiên “sử dụng tuýp sắt gắn dao phóng lợn chọc nhiều lần từ trên xuống”, khiến ba cảnh sát lần lượt rơi xuống hố kỹ thuật.Mặc cho Doanh ung dung trèo lên trèo xuống lấy xăng, để cho Chức thong thả rót xăng ra chậu và “đổ 3 – 5 lần xuống hố, cứ 3 – 5 phút thì đổ một lần”, từ từ thiêu sống ba cảnh sát. Và không chỉ có đám cảnh sát trên đường thôn án binh bất động…
Ban đầu, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tuyên bố rằng “trong quá trình truy đuổi, một tổ công tác gồm ba người đã hi sinh”. Bài “Tội ác Đồng Tâm” đã dành cả phần 2.4 để bình luận về cái “đội hình quái lạ”, chỉ có đúng ba tổ viên ấy. Để khắc phục, ngoài Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân và Trung úy Phạm Công Huy, bản Kết luận điều tra của cơ quan công an đã sửa lại, rằng Tổ công tác gồm ba người kể trên “cùng một số đồng chí khác”. Song tất cả quân số bổ sung đều vô danh, kể cả “01 đồng chí trong Tổ công tác sang được mái nhà Lê Đình Chức thì bị nhóm các đối tượng đứng trên mái nhà Lê Đình Kình ném ‘bom’ xăng dẫn đến bị bỏng ở tay, cháy giày và quần áo”.
Chắc vì vẫn bị phê phán, nên bản Cáo trạng của Viện kiểm sát sửa “cùng một số đồng chí khác” thành “cùng nhiều người khác”, và gán cho “01 đồng chí trong Tổ công tác sang được mái nhà Lê Đình Chức” một cái tên cụ thể. Đó là “anh Chu Anh Tuấn (cán bộ Công an)”, nhưng bỏ qua thông tin về cấp bậc quân hàm và nơi công tác. Đặc biệt, Cáo trạng (trang 11) và Bản án (trang 20) đều viết rõ là “anh Tuấn bị bỏng nhẹ ở tay”.
Thử hỏi, khi đã “sang được mái nhà Chức” và chỉ “bị bỏng nhẹ ở tay”, thì “anh Tuấn” làm gì trong lúc Lê Đình Chức điềm nhiên dùng dao phóng lợn chọc thủ ba đồng đội cùng Tổ công tác, rồi thong thả đổ xăng xuống hố để thiêu sống họ, mà toàn bộ cảnh ấy lại diễn ra khoảng hai chục phút ngay trước mắt “anh Tuấn” và chỉ cách “anh Tuấn” mấy mét? Và một khi “anh Tuấn” đã đứng trên mái nhà ông Chức và giương mắt chứng kiến toàn bộ quá trình ông Chức đổ xăng xuống hố, thì tại sao Kết luận điều tra không viết là “anh Tuấn… nhìn thấy Chức dùng chậu đổ 3 – 5 lần xuống hố, cứ 3 – 5 phút thì đổ một lần”, mà lại gán trách nhiệm chứng kiến ấy cho Doanh? (Trong khi Doanh đã “trèo sang phía mái sau tầng 2 nhà Kình đứng ở đó”, tức là khoảng cách từ Doanh đến Chức xa gấp mấy lần so với khoảng cách từ “anh Tuấn” đến Chức.)
Hơn nữa, “nhiều người khác” cùng Tổ công tác lúc ấy lẩn trốn ở đâu, mà không xông ra cứu ba đồng đội đang bị thiêu sống?
Đừng ngụy biện rằng vì kiềm chế mà phía cảnh sát không nổ súng tiêu diệt hung thủ. Hãy xem Ảnh 2.4 và Ảnh 2.5, để thấy một số vết đạn trên tường phía trước và tường đầu hồi tầng 2 của nhà ông Lê Đình Hợi, cùng với vết đạn trên tường tum của nhà ông Lê Đình Chức. Tất cả đều được bắn từ đường thôn. Hai bức ảnh ấy chứng tỏ: Cảnh sát đã không hề ngần ngại khi vãi đạn về phía mà Kết luận điều tra viết rằng các đối tượng đang hành sự. Thêm vào đó, Ảnh 2.6 đặc tả vết đạn ở hai mặt lan can inox trên sân thượng nhà cụ Lê Đình Kình. Nó thể hiện mức công phá của những viên đạn được bắn từ đường thôn, đủ để chấm dứt cơn hưng phấn giết người (nếu có) của bất cứ đối tượng nào. Chứng tích ấy đặc biệt ở chỗ, đầu đạn hiện vẫn còn nằm lại trong ống inox, như một bằng chứng khó tẩy xóa của tội ác Đồng Tâm.
Cảnh sát đã bắn vãi đạn như vậy, thì tại sao Lê Đình Chức và Lê Đình Doanh vẫn ung dung hành sự? Chẳng lẽ đúng lúc Chức và Doanh thong thả đổ xăng xuống hố kỹ thuật để thiêu cháy ba sĩ quan cảnh sát, thì “anh Chu Anh Tuấn” thản nhiên chứng kiến, còn đám cảnh sát trên đường thôn cùng “nhiều người khác” thuộc “Tổ công tác” cũng giương mắt đứng nhìn, để mặc ba người đồng đội bị thiêu ngay trước mắt họ hay sao?
Nếu quả thật như thế, thì “anh Chu Anh Tuấn” và các cảnh sát liên quan đã phạm phải “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”, quy định tại Điều 132 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Đó là chưa kể đến trách nhiệm đặc thù của cảnh sát đối với đồng đội trong chiến đấu. Vậy tại sao họ không bị truy tố, xét xử?
Hay phải chăng, họ đã nhận được lệnh và chấp hành đúng mệnh lệnh, là để mặc cho ba sĩ quan cảnh sát bị giết? Nếu thế thì không chỉ họ, mà cả những kẻ ra lệnh cho họ đều là tòng phạm…
Viết như vậy để thấy, càng dối trá càng lâm vào ngõ cụt. Nên tốt nhất hãy thừa nhận, những hành động dẫn đến cái chết của ba sĩ quan cảnh sát mà Kết luận điều tra gán cho Lê Đình Chức và Lê Đình Doanh đều là bịa đặt.
3. Vết tích hỏa thiêu
Trong bài “Tội ác Đồng Tâm“, tôi đã dùng hai bức ảnh được chụp từ miệng hố kỹ thuật để chứng minh rằng:
(a) Thứ nhiên liệu đã thiêu cháy ba sĩ quan cảnh sát trong hố kỹ thuật không phải là chất lỏng.
Từ đó có thể dễ dàng suy ra: Cáo buộc Lê Đình Chức và Lê Đình Doanh đã đổ xăng để thiêu cháy ba sĩ quan cảnh sát là sai sự thật.
Trong bài “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm”, tôi đã dùng 6 bức ảnh, được chụp từ đáy hố kỹ thuật, để rút ra ba kết luận cụ thể hơn. Đó là:
(b) Vật liệu cháy được đựng trong các ống hở đầu (giống như pháo hoa), tạo ra phóng hỏa có định hướng.
(c) Vật liệu cháy đã được sử dụng sinh ra nhiệt lượng rất lớn, nhưng tương đối ít khói.
(d) Khối lượng vật liệu cháy đã được sử dụng là khá lớn, và hầu hết các ống chứa vật liệu cháy đều hướng vào vách bên trái của hố kỹ thuật.
Hơn nữa, dựa vào đoạn video được trình chiếu trên VTV về việc “bắt giữ các đối tượng gây rối ở xã Đồng Tâm” và 4 x 8 = 32 bức ảnh được tách ra từ đó, tôi đã chỉ ra:
(e) Nhiều đợt cháy nổ hiện ra trong đoạn video xuất phát từ hố kỹ thuật nằm giữa nhà ông Chức và nhà ông Hợi.
(f) Có một vụ thiêu đã diễn ra trong hố kỹ thuật.
(g) Vật liệu cháy được sử dụng trong hố kỹ thuật thuộc dạng pháo hoa.
(h) Khối lượng vật liệu cháy đã được ném xuống hố kỹ thuật lớn đến mức không thể là trang bị thông thường, mà việc thu xếp để có được chúng phải là một đặc vụ riêng biệt.
(i) Số vật liệu cháy đã được ném xuống hố kỹ thuật KHÔNG thuộc về người dân Đồng Tâm.
(j) Để có thể ném xác của ba sĩ quan cảnh sát xuống hố kỹ thuật và phóng hỏa thiêu cháy một cách an toàn và kín đáo, hung thủ chỉ có thể đứng trong nhà ông Hợi và nấp sau cái cửa sổ hướng ra hố kỹ thuật.
Kết luận như vậy đã rất chi tiết và đầy đủ. Nhưng tiếc thay, nhiều người vẫn khẳng định, hay tin theo khẳng định, rằng “không có vụ cháy nào xảy ra trong hố ấy”. Để góp phần thu hẹp luồng tư duy nhầm lẫn trong dư luận, tôi đành công bố thêm mấy bức ảnh đặc trưng.
Trong Ảnh 3.1 là phần góc tiếp giáp giữa vách phía trước và vách bên trái của hố kỹ thuật, cách đáy hố từ 0,5 đến 1,3 mét. Như đã viết trong bài “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm”, trong khi lớp vữa trát trên vách bên trái hố bị tổn thương đáng kể và bị khói đen ám khắp nơi, thì lớp vữa trát trên vách phía trước không bị tổn thương, lại có hai vùng hầu như không bị ám khói đen, và phần bị ám khói cũng tách khỏi đáy một khoảng cách khá lớn. Các hiện tượng ấy là minh chứng cho ba kết luận (a), (b) và (c).
Đặc biệt, có những dị vật gắn vào vách hố. Một trong những dị vật ấy được thể hiện trong Ảnh 3.2. Nó nằm ở độ cao cách đáy hố khoảng 110 cm (nơi phân cách hai vùng hầu như không bị ám khói đen), có hình thù giống như búi giẻ bị cháy. Nhưng khi gõ vào thì thấy nó khá cứng. Có thể đó là vết tích còn lại của bộ đồ bảo hộ của cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thứ có thể trụ được trong các đám cháy thông thường, nhưng bị nóng chảy khi nhiệt độ quá cao. Việc các dị vật bị gắn vào vách hố chứng tỏ chúng bị ép bởi áp lực khá cao, tương ứng với áp lực của vật liệu cháy phụt ra từ ống pháo hoa.
Ảnh 3.3 chụp đáy hố kỹ thuật. Trên đấy có mấy thanh kim loại, chắc là khung nhôm của cánh cửa sổ bị phá. Những chỗ sần sùi trên thanh kim loại cho thấy vật liệu cháy đã bắn vào đó khá mạnh.
Với những vết tích rõ ràng như vậy, thì tại sao vẫn khẳng định rằng không có dấu hiệu của vụ cháy? Ngoài kiểu quả quyết một cách vu vơ, các ý kiến phủ định vụ cháy dựa trên hai bằng chứng tìm thấy dưới hố kỹ thuật, đó là mép cót và sợi dây điện không bị cháy.
Trước hết, ta xem xét hiện tượng mép cót chìa ra ở góc hố kỹ thuật không hề bị cháy, được thể hiện trong Ảnh 3.4. Đó là mép của lớp cót được lót ở giữa hai bức tường của hai nhà hàng xóm khi xây dựng. Nếu bám vào kịch bản do phía công an tung ra về vụ cháy bằng xăng, thì có thể coi đó là một bằng chứng đắt giá để phủ định. Thế nhưng, theo kết luận đã được nhắc lại ở trên, vụ cháy không phải do nhiên liệu lỏng gây ra, mà do vật liệu cháy thuộc dạng pháo hoa, được đựng trong các ống hở đầu, tạo nên phóng hỏa có định hướng. Chính vì phóng hỏa có định hướng, nên nơi bị vật liệu cháy phụt vào thì nhiệt độ rất cao và bị ám khói đen ngòm, còn những nơi khác thì nhiệt độ có thể tương đối thấp, không đủ để gây cháy. Quầng đen trong Ảnh 3.4 nằm cách đáy hố trên 30 cm, đó chính là khu vực duy nhất trên vách bên phải của hố kỹ thuật bị vật liệu cháy phụt vào. Mép cót nằm hoàn toàn ngoài khu vực ấy, nên cót không bị cháy là điều dễ hiểu.
Bây giờ ta xem xét hiện tượng sợi dây điện trong hố kỹ thuật “không bị cháy”. Nó được khoanh tròn trong Ảnh 3.5, một trong những bức ảnh được phổ biến trên internet, nhằm phủ định vụ cháy. Theo họ, nếu có vụ cháy thì sợi dây điện phải bị cháy, nhưng vì sợi dây điện không bị cháy nên không thể có vụ cháy. Lô gích chắc nịch, phải không? Song suy luận ấy sơ hở ở chỗ, trong hoàn cảnh phóng hỏa có định hướng, thì tương tự như cót không bị cháy, dây điện cũng có thể không bị cháy, nếu nó không nằm trong vùng bị phóng hỏa.
Tuy nhiên, để xác định đúng bản chất của hiện tượng “dây điện không bị cháy”, hãy quan sát Ảnh 3.6. Trong hai ô chữ nhật màu đỏ ở nửa bên phải Ảnh 3.6 ta thấy có bốn sợi dây điện. Chúng chính là đoạn trên cùng và đoạn dưới cùng của cặp dây điện được khoanh tròn trong Ảnh 3.5. (Ghi chú: Nếu hình dáng có những điểm khác nhau thì do dây điện đã bị biến dạng bởi tác động của con người giữa hai thời điểm chụp khác nhau.) Không chỉ có vậy, trong ô chữ nhật màu vàng ở nửa bên trái Ảnh 3.6 còn có hai sợi dây điện khác. Tại sao trên hai vách hố đều thò ra đúng hai sợi dây? Đơn giản vì chúng không phải là bốn sợi hoàn toàn độc lập, mà là lõi của một đoạn cáp điện duy nhất, nối từ vách bên trái tới vách phía sau của hố kỹ thuật. Cáp điện ấy có hai lõi, mỗi lõi được bện từ 80 dây kim loại nhỏ. Đương nhiên, mỗi lõi được bọc bởi một lớp cách điện, và cả hai lõi được bọc chung trong một lớp cách điện khác. Việc bốn đầu dây treo lủng lẳng ở hai vách hố chứng tỏ lớp cách điện bên ngoài (bọc cả hai lõi) đã bị cháy hết. Hơn nữa, một đoạn lõi kim loại ở phần giữa cáp đã bị nóng chảy hoàn toàn, khiến cáp bị đứt ra, chỉ còn lại bốn đầu dây treo lủng lẳng. Sức công phá của vật liệu cháy mạnh đến mức khiến đầu dây còn sót lại (vốn được bện chặt từ 80 dây kim loại nhỏ) bị bung ra.
Vậy tại sao lớp cách điện bên trong (bọc riêng từng lõi) lại không bị cháy ư? Để trả lời chính xác, hãy quan sát Ảnh 3.7, được ghép từ hai bức hình, chụp đoạn trên cùng của cặp dây thò ra từ vách bên trái và vách phía sau của hố kỹ thuật. Cả hai bức hình đều cho thấy, lớp cách điện bên trong (riêng cho từng lõi) cũng đã bị cháy hết, nên có thể nhìn rõ cả những dây kim loại nhỏ.
Vết tích dây điện bị cháy rõ ràng đến thế, mà vẫn khẳng định, rằng không có dấu vết nào chứng tỏ có vụ cháy đã diễn ra dưới hố kỹ thuật. Buồn thay. Nếu chỉ nghiêng ngó từ miệng hố, rồi phán bừa, thì đã là đáng trách. Đằng này, cũng chui xuống đáy hố kỹ thuật quay phim, chụp ảnh, gọi là khảo sát, mà vẫn phán như vậy, thì bào chữa kiểu gì?
4. Chiến công đặc biệt
Theo Quyết định số 41/QĐ-CTN ngày 10/1/2020 của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho Nguyễn Huy Thịnh, Dương Đức Hoàng Quân và Phạm Công Huy, thì họ đã “đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc”. Vậy chiến công ấy “đặc biệt” ở chỗ nào?
Ảnh 4.1 đã được đăng trong bài “Tội ác Đồng Tâm“, để chỉ ra rằng sân thượng nhà ông Lê Đình Chức tiếp giáp trực tiếp với ban công nhà ông Lê Đình Hợi. Thành thử, có thể dễ dàng di chuyển từ ban công nhà ông Hợi sang sân thượng nhà ông Chức, và ngược lại. Chỗ tiếp giáp ấy chỉ cách hố kỹ thuật mấy mét. Cho nên, chẳng có lý do chính đáng nào khiến một cuộc rượt đuổi giữa hai nhà lại phải diễn ra qua cái cửa sổ trên hố kỹ thuật.
Để thấy rõ hơn điều đó, hãy tiếp cận hiện trường từ phía bên trong nhà ông Hợi. Bằng cách nào ư? Với sự giúp đỡ của ông Vũ Hoàng Lân, thông qua phóng sự “Điểm nóng Đồng Tâm: Phỏng vấn người hàng xóm bên cạnh nhà ông Lê Đình Kình” của Phố Bolsa TV.
Trong Ảnh 4.2, ông Lê Đình Hợi đang dẫn ông Vũ Hoàng Lân đi từ tầng 1 lên tầng 2. Cái cửa hơi chếch phía cuối cầu thang là lối dẫn thẳng ra ban công trước nhà ông Hợi. Do đó, nếu muốn ra ban công thì chỉ cần thẳng bước.
Ảnh 4.3 cho thấy, một người khá nhỏ như ông Hợi (nhỏ hơn hẳn các sĩ quan cảnh sát) có thể dễ dàng trèo qua thành ban công nhà mình để sang sân thượng nhà ông Chức. Vì thế, nếu muốn di chuyển từ tầng 2 nhà ông Hợi sang sân thượng nhà ông Chức, thì thông thường đám cảnh sát phải chọn lối ấy.
Thế nhưng, theo Kết luận điều tra, lên hết cầu thang, thay vì bước thẳng để ra ban công, đám cảnh sát lại rẽ trái hai lần, rồi đi thêm một đoạn nữa, để đến cái cửa sổ oan nghiệt. Thay vì dễ dàng vượt qua thành ban công rộng bản và khá thấp, họ lại tìm cách trèo lên bệ cửa sổ vừa hẹp vừa cao. Thay vì bước nhẹ nhàng xuống sân thượng nhà ông Chức, họ lại phải rướn mình nhảy qua hố kỹ thuật rộng 0,76 mét trong tư thế lom khom (vì cửa sổ chỉ cao 1,5 mét nên không thể đứng thẳng trên bệ cửa sổ). Tại sao đám cảnh sát lại phải mua đường một cách vất vả và nguy hiểm như vậy?
Kết luận điều tra lý giải rằng “Tổ công tác tiến hành mở cửa sổ ở tầng 2 nhà Hợi để sang nhà Lê Đình Chức, tránh bị các đối tượng dùng ‘bom’ xăng tấn công“. Nhưng đó chỉ là một cách ngụy biện hết sức ngớ ngẩn. Vì nếu đi theo lối ban công nhà ông Hợi, thì khả năng cảnh sát bị các đối tượng tấn công còn thấp hơn gấp bội so với vượt qua cửa sổ và hố kỹ thuật.
Thật vậy, nếu đi theo lối ban công, ban đầu cảnh sát có thể lợi dụng sự che chắn của bức tường phía trước nhà ông Hợi, mà rảo bước dọc theo ban công để lấy đà, rồi bước nhanh lên thành ban công đủ thấp, đủ rộng, và đột ngột nhảy xuống sân thượng nhà ông Chức, bất ngờ xuất hiện trước mặt các đối tượng, khiến họ chẳng kịp trở tay. Trong suốt quá trình di chuyển ấy, hai tay của cảnh sát vẫn có thể cầm chắc vũ khí, nên có thể chĩa súng ngay lập tức vào đối tượng khi vừa giáp mặt. Ngược lại, nếu đi theo lối vượt qua cửa sổ cạnh hố kỹ thuật, trong lúc cảnh sát còn đang loay hoay tìm cách trèo lên bệ cửa sổ, thì có thể đã bị các đối tượng đứng trên sân thượng nhà ông Chức phát hiện và tấn công. Và khi lom khom chông chênh trên bệ cửa sổ, thì hai tay phải bám giữ hai bên thành cửa sổ, nghĩa là hai tay buông súng. Để rồi, sau khi vượt qua được hố kỹ thuật, thì nhảy xuống sân thượng nhà ông Chức với hai bàn tay trắng, phơi ngực trước mấy tuýp sắt gắn dao phóng lợn (nếu có).
Hài hước thay, nếu tin vào Kết luận điều tra của công an, thì ông Chức đã dự đoán được đường tấn công hoàn toàn phi lý, để mai phục cảnh sát ở phía trên cửa sổ cạnh hố kỹ thuật (chứ không phải ở lối qua ban công).
Tóm lại, truy bắt đối tượng trên sân thượng nhà ông Chức không phải là lý do đích thực khiến ba sĩ quan cảnh sát tiếp cận cái cửa sổ nhà ông Hợi cạnh hố kỹ thuật, như đã khẳng định trong bài “Tội ác Đồng Tâm“. Hơn nữa, tôi đã chứng minh trong bài ấy rằng:
(i) Người dân Đồng Tâm không hề có lỗi trực tiếp hay gián tiếp đối với cái chết của ba sĩ quan cảnh sát. Họ không hề làm gì khiến ba sĩ quan cảnh sát bị rơi xuống hố kỹ thuật. Và họ cũng không hề đổ xăng xuống hố kỹ thuật rồi châm lửa đốt ba sĩ quan cảnh sát, như phía công an đã cáo buộc.
(ii) Có kẻ đã hạ thủ ba sĩ quan cảnh sát và ném họ xuống hố kỹ thuật, rồi phóng hỏa thiêu cháy họ.
Và đã đặt ra câu hỏi: Không phải là người dân Đồng Tâm, lại có thể đến gần ba sĩ quan cảnh sát được trang bị đầy đủ súng ống để hạ thủ họ, thì hung thủ có thể đến từ đâu, nếu không phải từ đám cảnh sát tấn công vào Đồng Tâm?
May thay, chính phóng sự “Điểm nóng Đồng Tâm: Phỏng vấn người hàng xóm bên cạnh nhà ông Lê Đình Kình” của Phố Bolsa TV lại cho ta thêm mấy bằng chứng để trả lời câu hỏi trên. Trước khi tiếp tục khai thác phóng sự, cần nhìn nhận hai khía cạnh sau đây.
Một là, mặc dù phóng viên Phố Bolsa TV không hề hỏi có bị công an đánh đập hay không, nhưng ông Lê Đình Hợi vẫn chủ động khẳng định đến 5 lần trong vòng 40 giây (từ thời điểm 2:45 đến thời điểm 3:25), rằng công an không hề đánh đập. Khi đã có ý thức chủ động bảo vệ uy tín của công an như vậy, thì đương nhiên ông Hợi không kể ra điều gì sai sự thật mà lại có hại cho công an. Hơn nữa, việc gia đình ông Lê Đình Hợi không có ai bị giam giữ sau cuộc tấn công vào Đồng Tâm chứng tỏ, họ không hề dính líu tới các đối tượng bị công an coi là giết người hay chống người thi hành công vụ, và các đối tượng ấy cũng không hề sử dụng nhà ông Hợi làm nơi ẩn nấp.
Hai là, ông Vũ Hoàng Lân sống ở Mỹ, mà lại được phép đến Đồng Tâm vào ngày 22/1/2020 (tức 28 Tết), công khai gặp gỡ và phỏng vấn nhiều người, trong lúc bao phóng viên quốc doanh sống ở trong nước không được phép làm điều tương tự. Điều đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Vũ Hoàng Lân và công an Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, đương nhiên ông Vũ Hoàng Lân không cung cấp thông tin nào sai sự thật mà lại có hại cho công an Việt Nam. Hơn nữa, phóng sự của ông chắc chắn bị công an Việt Nam kiểm duyệt, nên không thể chứa đựng thông tin nào mà phía công an không chấp nhận.
Dựa vào hai cơ sở trên, ta có thể yên tâm phân tích các dữ liệu do phóng sự của Phố Bolsa TV cung cấp, để hiểu rõ hơn một diễn biến vô cùng quan trọng của cuộc tấn công vào Đồng Tâm.
Theo lời kể của ông Lê Đình Hợi lúc trả lời phỏng vấn của ông Vũ Hoàng Lân, hôm ấy nhà ông “cửa kín tất cả từ ngoài vào”, “hai vợ chồng và một đứa con thì ngủ ở trong buồng”. “Khoảng độ 4 giờ thì là ẩn cái cửa xếp kia vỡ” (tức là cảnh sát phá cửa xếp để vào nhà). Ban đầu “cán bộ bảo thôi cứ ở trong nhà”. Nhưng “hồi sau là khói nhiều quá”, nên “hai vợ chồng tôi và một đứa con là xin ra ngoài”. Vậy là “người ta cho ra ngoài”, để cả gia đình ông Hợi đi “vào trong trụ sở Miếu Môn”.
Như vậy, chỉ còn lại cảnh sát trong nhà ông Hợi. Thế nhưng, ông Hợi lại kể rằng: “Vỡ hết các thứ trên nhà đây. Cũng chỉ biết làm đơn lên trên kia thôi. Còn đây hỏng hết, bác lên bác nhìn xem, tan nát hết trên nhà luôn.” Khi phóng viên hỏi “sẽ được phía chính quyền đền bù những cái thiệt hại của mình” hay không, thì ông Hợi trả lời: “Chính quyền thì nhận đơn rồi, còn thì đền bù sau này là việc của người ta. Thì cũng chỉ biết thế thôi, còn không dám đòi hỏi.”
Chỉ có cảnh sát trong nhà và chủ nhà không phải là đối tượng chống đối, thì đương nhiên việc “tan nát hết trên nhà” là do cảnh sát gây ra, mà chủ nhà không hề có lỗi. Và rõ ràng, chỉ khi cảnh sát đã làm “tan nát hết trên nhà”, thì ông Hợi mới có thể trao cho chính quyền lá đơn đề nghị “đền bù”.
Vậy cảnh sát đã làm gì và tại sao lại làm thế? Hiển nhiên, nếu cảnh sát chỉ mở hay phá cửa sổ, để tìm cách vượt sang sân thượng nhà ông Chức, thì không thể “tan nát hết trên nhà” như vậy.
Đáp lại lời mời của ông Hợi, rằng “bác lên bác nhìn xem”, ông Vũ Hoàng Lân đề nghị: “Nếu anh không ngại thì anh cho xem những chỗ như anh nói.” Thế là máy quay video hoạt động liên tục, ghi hình từ lúc hai người rời ghế xa lông ở tầng 1, đi lên cầu thang, cho tới Ảnh 4.2, lúc mà ông Hợi rõ ràng đã rẽ trái và đang đi về phía sau nhà, nơi có cái cửa sổ cạnh hố kỹ thuật, chứ không hề đi thẳng để ra ban công. Nhưng lạ thay, cảnh quay dừng lại tại vị trí của Ảnh 4.2, rồi đột ngột chuyển ngay sang cảnh ông Hợi đứng ở ban công. Kể từ đấy, cảnh quay lại liên tục, suốt quá trình ông Hợi leo qua thành ban công để sang sân thượng nhà ông Chức (Ảnh 4.3), dẫn phóng viên sang xem khu vực hố kỹ thuật, rồi đối thoại về việc ba cảnh sát bị té xuống hố và bị phóng hỏa, cho đến lúc ông Hợi lại leo qua thành ban công để về nhà mình.
Rõ ràng, tác giả phóng sự của Phố Bolsa TV đã cố tình cắt bỏ đoạn ghi hình cảnh “tan nát hết trên nhà”. Tại sao? Chắc hẳn, đoạn ấy ghi lại vết tích của vụ giết ba viên cảnh sát ngay trong nhà ông Hợi, trước khi ném họ xuống hố kỹ thuật để thiêu. Nếu sát thủ bất ngờ dí súng vào nạn nhân mà bóp cò, thì chắc chẳng để lại dấu vết đáng kể trên hiện trường. Cho nên, hiện tượng “tan nát hết trên nhà” cho thấy việc giết người không diễn ra suôn sẻ, mà có người đã chống cự quyết liệt trước khi bị hạ gục. Đương nhiên, khi trong nhà ông Hợi chỉ có cảnh sát, thì cả người bị giết và sát thủ đều là cảnh sát.
Kết hợp nhận thức trên với các kết quả phân tích trong hai bài “Tội ác Đồng Tâm“ và “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm”, có thể mường tượng ra một kịch bản của “chiến công đặc biệt” như sau.
Đầu tiên là công đoạn giải phóng mặt bằng, được triển khai tại nhà Lê Đình Hợi. Trước khi cảnh sát “ẩn… vỡ” cửa xếp, thì trong nhà chỉ có vợ chồng ông Hợi và một đứa con. Do bị “khói nhiều quá”, nên vợ chồng ông Hợi cùng đứa con “xin ra ngoài” và “vào trong trụ sở Miếu Môn”. Đại khái, so với thủ thuật hun chuột dân gian, thì quy trình ấy giống ở chỗ cũng dùng khói, nhưng khác ở chỗ hun để chiếm hang, chứ không phải để bắt chuột.
Khi cảnh sát đã chiếm được nhà ông Hợi, tất nhiên chỉ cảnh sát mới có thể bước chân vào ngôi nhà ấy. Và một “Tổ công tác” nhanh chóng được phái tới tiếp quản hiện trường. Họ mang theo một lượng pháo hoa khá lớn, chắc phải hai người mới mang vác hết. Sau khi lên tầng 2, thay vì đi thẳng để ra ban công, họ rẽ trái hai lần để tiến tới cái cửa sổ quay ra hố kỹ thuật. Vừa đến nơi, hai cửu vạn bất ngờ bị hai tay súng đồng thời bắn gục, rồi bị ném xuống hố kỹ thuật, cùng với số pháo hoa mà họ đã mang vác, và bị phóng hỏa. Tiếp đó, khi đến lượt mình, nhân vật thứ ba đã chống cự quyết liệt, khiến “tan nát hết trên nhà”. Lúc nhân vật thứ ba bị bắn gục và bị ném xuống hố kỹ thuật, thì phần lớn số pháo hoa đã cháy, chỉ còn lại khá ít. Điều đó lý giải tại sao hai thi thể đã bị cháy thành tro, trong khi thi thể thứ ba vẫn còn nguyên hình dạng.
Để “lập chiến công đặc biệt” ấy, “Tổ công tác” phải có ít nhất bốn người. Mặt khác, để giữ bí mật tuyệt đối thứ bí mật vĩnh viễn không thể tiết lộ, thì ngoài ba người đã chết, “Tổ công tác” không thể có thêm “nhiều người khác”, như bản Cáo trạng của Viện kiểm sát đã viết. Về lý thuyết, “Tổ công tác” gồm đúng bốn người là phương án tối ưu đối với mục tiêu giữ bí mật vĩnh viễn, mà vai trò đặc biệt của ba người đã chết được phân tích trong phần “2.4. Đội hình quái lạ” của bài “Tội ác Đồng Tâm“. Cũng trong bài viết ấy, để xét tính khả thi của phương án “Tổ công tác” gồm đúng bốn người, tôi đã gọi nhân vật thứ ba là X và gợi ý qua câu hỏi: “X làm gì khi Y và Z bị hạ thủ, bị ném xuống hố và bị thiêu cháy?” Và tương ứng với phương án ấy, trong bài “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm”, tôi đã cố tình dùng danh từ số ít để chỉ “sát thủ còn lại” (tức là chỉ có một “sát thủ còn lại”) trong đoạn sau:
“Để đảm bảo tuyệt đối bí mật, kín đáo khi hạ thủ và an toàn khi tiến hành thiêu ba sĩ quan công an bằng vật liệu cháy thuộc dạng pháo hoa, thì chỉ cần phái một tốp nhỏ tự đi và tự mang vật liệu cháy vào ngôi nhà ông Hợi. Để rồi, khi rời khỏi ngôi nhà đó thì chỉ có sát thủ còn lại.”
Nói “còn lại” chỉ là lúc ấy thôi, chứ bây giờ còn sống hay không lại là chuyện khác. Mà cho dù còn sống, thì cũng phải tự giác ngậm miệng vĩnh viễn, bởi không thể khoe khoang cái thành tích tự tay bắn chết đồng đội.
Hiển nhiên, mọi việc chỉ có thể diễn ra theo một kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, với kịch bản rất chi tiết. Trước trận tấn công phải tiến hành trinh sát hiện trường, lựa chọn “dê tế thần”, chuẩn bị pháo hoa… Sau trận tấn công thì tiến hành vinh danh ba vị bị hy sinh, đồng thời buộc tội cụ Kình và một số người dân Đồng Tâm, rồi diễn màn điều tra, công tố và xét xử… Có điều, do trình độ kém cỏi nên bịa đặt ngớ ngẩn, hay do quá sốt sắng triển khai kế hoạch nên diễn lệch pha. Chẳng hạn, hy sinh ba sĩ quan cảnh sát ngày 9/1/2020, thì chỉ một ngày sau (tức 10/1/2020), Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 41/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho cả ba người, trong đó gọi Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh là Đại tá, gọi Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân là Trung úy, và gọi Trung úy Phạm Công Huy là Thượng úy, mặc dù sau một ngày nữa (tức 11/1/2020) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mới ký quyết định truy thăng ba bậc quân hàm ấy.
Vậy là, bị đồng đội giết và thiêu cháy để đổ tội cho mấy người dân Đồng Tâm, lại được Chủ tịch nước đánh giá “đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc” và truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất. Hơn nữa, ban đầu Bộ trưởng Bộ công an ký quyết định truy thăng hai sĩ quan cấp úy một bậc quân hàm, nhưng đến lễ tang thì lại công bố đã truy thăng hai bậc quân hàm. Tất cả diễn ra trong “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (Hiến pháp 2013, Điều 2, Khoản 1). “Đặc biệt” thay.
5. Thông điệp Đồng Tâm?
Tấn công vào Đồng Tâm, tra tấn và giết hại cụ Kình hết sức dã man, đồng thời thiêu cháy ba sĩ quan cảnh sát, rồi gán tội giết người cho sáu người dân Đồng Tâm, kéo theo hai án tử hình, một án chung thân… Tại sao phải hành xử như vậy? Nhằm phát đi thông điệp gì? Điều đó thì chỉ tác giả kịch bản và đạo diễn mới biết rõ. Nhưng họ không nói ra, và có lẽ đến lúc trút hơi thở cuối cùng cũng không thể nói ra, vì sự thật quá tệ hại. Thành thử, muôn dân chỉ có thể suy đoán.
Nhiều người bứt rứt với câu hỏi: Mấy chục hecta đất ở nơi xa vắng ấy có đáng để hành xử như vậy hay không? Không. Mấy chục, chứ mấy trăm hecta cũng không. Vì thế, nếu chỉ quanh quẩn trong phạm vi mấy chục hecta đất đai tranh chấp, thì sẽ không thể lý giải nổi thảm kịch Đồng Tâm.
5.1. Tâm tư thượng giới?
Để hiểu phần nào cội nguồn của tội ác Đồng Tâm, hãy lùi ba mươi năm, trở lại những năm tháng chấn động địa cầu, bởi sự sụp đổ đồng loạt của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Ngày ấy, nền chuyên chính hà khắc nhân danh vô sản bỗng trở nên bất lực, khi nhân dân đứng lên lựa chọn chế độ phi cộng sản. Lực lượng vũ trang khổng lồ tỏ ra vô dụng, sau nửa thế kỷ được chăm bẵm, biệt đãi để bảo vệ chế độ. Ở Romania, súng có nổ theo kỳ vọng, nhưng chẳng cứu vãn nổi tình hình, mà chỉ làm cho kết cục của vợ chồng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Romania Nicolae Ceaușescu thêm thê thảm. Ở Moskva, cuộc chính biến trong ba ngày 19-21/8/1991 nhằm cứu vãn chế độ cộng sản ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết thất bại, khi phần lớn lực lượng vũ trang được điều động không tuân lệnh cấp trên, mà lại đứng về phía những người biểu tình.
Kể từ đó, giới cầm quyền ở các nước cộng sản còn sót lại thấp thỏm lo âu, sợ đến lượt mình. Vậy là gấp gáp đua nhau vơ vét, từ tài sản mang danh sở hữu toàn dân và tài sản riêng của muôn dân. Đồng thời siết chặt chuyên chính, trấn áp từ xa mọi mầm mống có thể kích hoạt quá trình sụp đổ của chế độ.
Ăn cắp vặt lẻ tẻ trở thành cao trào tham nhũng và cướp bóc có tổ chức. Càng lên cao quy mô tham nhũng càng cao. Khi nhân sự các cấp được xác định bởi đa số phiếu bầu, mà những kẻ tham nhũng ngút trời, ai ai cũng biết, vẫn được bầu vào những vị trí siêu cao, thì chứng tỏ đa số có quyền tham gia bỏ phiếu thuộc thể loại nào. Trong quần thể ấy, chống tham nhũng hay được tận dụng như một phương tiện để thanh trừng đối phương và phân chia lại thị phần tham nhũng.
Khi tham nhũng đã trở thành bản chất của chế độ, thì chống tham nhũng (ngoài khuôn khổ của chiến dịch “nhổ cỏ lạ”) có thể bị quy kết là chống chế độ. Do đó, có thể nhân danh bảo vệ chế độ để bảo vệ tham nhũng.
Vì không đánh giá đúng thực tế trần trụi ấy, cụ Kình nhầm tưởng sẽ an toàn, khi viện dẫn ý ngọc lời vàng của đấng tối cao để giương cao ngọn cờ chống tham nhũng. Tiếc thay, cụ cả tin nhầm thời, như đã từng tâm sự với cháu dâu Nguyễn Thị Duyên. Rằng “bác Trọng chống tham nhũng giỏi, sẽ để mắt đến vụ án dân Đồng Tâm chống tham nhũng”. Rằng “họ không thể nào làm trái luật pháp, lương tâm và sự thật”. Rằng “con yên tâm, cứ tin vào luật pháp Việt Nam và bộ máy nhà nước này”. Và rằng “ông tin vẫn còn những cá nhân cấp cao tôn trọng sự thật”. Đó là nhầm lẫn chết người. Vâng, chết người theo đúng nghĩa đen. Vì cụ Kình đã bị giết, bởi đồng chí đồng đảng mà cụ đã gửi trọn niềm tin.
Thế lực cầm quyền thừa biết, nhóm nông dân Đồng Tâm chẳng dám, mà cho dù có dám thì cũng chẳng đủ sức để chống phá chế độ. Song nhóm thảo dân lại phạm phải ba điều tối kỵ, mà đấng cầm quyền không thể dung tha. Thứ nhất là hành động có tổ chức và mang bóng dáng của phong trào quần chúng, gắn bó xung quanh cụ Lê Đình Kình. Thứ hai là cả gan khống chế lực lượng vũ trang, lôi kéo các tay súng của đảng buông súng. Thứ ba là buộc Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, người đứng đầu chính quyền Thủ đô Hà Nội, phải cúi đầu ký cam kết. Mấy hành động ấy không chỉ bị coi là thách thức chính quyền và là nỗi nhục không thể nuốt trôi, mà còn bị nhìn nhận là mầm mống chống đối dễ lây lan. Thêm vào đó, những lời ngợi ca và cổ vũ của dư luận bốn phương như đổ thêm dầu vào lửa, có thể gia tăng hưng phấn và ngộ nhận trên đất Đồng Tâm, nhưng đồng thời cũng khuếch đại nỗi căm giận và lo sợ của đấng cầm quyền. Vì vậy họ đã ra tay, đương nhiên không nhằm giải quyết tranh chấp mấy chục hecta đất đai, mà để trả thù và dập lửa từ xa, để đám lửa Đồng Tâm không trở thành tiền lệ, cháy lan ra muôn nơi.
Để hiểu hơn nỗi lo dày vò nơi thượng giới, hãy quan sát lễ xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII. Khi đó, 15 ngày trước lúc Đại hội khai mạc, 6.000 người, thiết giáp BTR-60 PB, RAM 2000 MKIII cùng nhiều loại vũ khí tối tân đã rầm rộ xuất quân. Đại hội đảng của cái đảng độc nhất, lại luôn miệng quả quyết rằng “ý đảng hợp lòng dân” và “được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ”. Vậy thì hà cớ gì mà phải huy động lực lượng đến mức ấy để bảo vệ “nhiều vòng, nhiều lớp”? Nếu chỉ là biện pháp thận trọng, thì cứ việc tiến hành kín đáo, tại sao phải phô trương đến như thế?
Chưa hết, lại còn hạn chế xe tải, xe khách trên các tuyến đường hướng về Hà Nội, suốt từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối tất cả các ngày diễn ra Đại hội XIII, mặc dù trong thời gian ấy tất thảy 1.587 đại biểu tham dự Đại hội đã yên vị ở trung tâm Thành phố Hà Nội, chứ chẳng còn ai lang thang trên các ngả đường dẫn về Thủ đô. Vậy tại sao lại phải hạn chế giao thông đến tận những vùng xa xôi, cách nơi tổ chức Đại hội đến gần 50 km, như Vực Vòng, Đồng Văn (Hà Nam)?
Kết quả là phơi bày nỗi sợ, hơn là biểu dương lực lượng. Mà biểu dương lực lượng cũng nhằm kìm nén nỗi sợ mà thôi. Sợ ai? Hiển nhiên, những loại vũ khí tối tân được huy động, như thiết giáp BTR-60 PB và RAM 2000 MKIII, không phải để “đón” dân oan khiếu kiện, hay “tiếp” mấy vị bất đồng chính kiến…
Hãy đọc Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ công an, quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ. Theo Điều 4 Khoản 1 của Thông tư ấy, thì “công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh“ cũng “được xem xét trang bị… súng chống tăng, … súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân…”. Đương nhiên, không phải để đánh giặc ngoại xâm, vì nhiệm vụ quốc phòng thuộc phạm vi trách nhiệm của Quân đội. Thử hỏi,súng chống tăng, tên lửa chống tăng và súng máy phòng không của lực lượng “công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh“ sẽ nhắm vào đối tượng nào, trong một đất nước mà chỉ có Quân đội mới có xe tăng và máy bay chiến đấu?
Một khi đã lo xa, chuẩn bị đối đầu với cả nguy cơ quân ta tấn công quân mình, thì tất nhiên thế lực cầm quyền không thể bỏ qua biến cố Đồng Tâm. Thật ra, nếu thực tâm mong muốn, thì chính quyền có thể dễ dàng giải quyết tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm một cách êm thấm. Song ngược lại, sự cố đã được duy trì và kích động gia tăng, để tận dụng nó như một cơ hội hiếm có. Cơ hội để biểu dương sức mạnh của bạo lực chuyên chính, nhằm dằn mặt toàn dân. Cơ hội để thực tập tấn công trấn áp người dân trên quy mô lớn. Vâng, không còn giả vờ diễn như diễn tập, mà tất cả đều hết sức thực khi thực tập. Tấn công thực, đàn áp thực, bắt bớ thực, và giết người cũng thực.
Nếu chỉ muốn trấn áp và bắt bớ ba chục người dân Đồng Tâm, thì chỉ cần điều động vài trăm cảnh sát cơ động đã là quá đủ. Nhưng lại huy động hàng nghìn cảnh sát, hẳn là để thực tập chỉ huy và hiệp đồng tác chiến trên qui mô lớn. Đặc biệt, cuộc thực tập Đồng Tâm là cơ hội để kiểm nghiệm, xem lực lượng “còn đảng còn mình” có triệt để chấp hành mệnh lệnh một cách vô điều kiện hay không, nhất là khi nhận lệnh giết dân và giết cả đồng đội.
Ngày xưa, đầu của quan coi lương Vương Hậu bị Tào Tháo mượn để tránh lòng quân sinh biến. Ngày nay, đầu của đảng viên cộng sản Lê Đình Kình cũng bị mượn để ngăn lòng dân ai oán. Giống nhau ở chỗ, cả hai đều vô tội. Nhưng khác nhau ở chỗ, trước khi bị giết Vương Hậu còn được Tào Tháo thuyết phục một cách trung thực, rằng “Ta muốn mượn cái đầu ngươi để dẹp yên lòng quân”, và “Ta cũng biết ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì lòng quân sinh biến, sau khi ngươi chết, vợ con ngươi ta nuôi cho, ngươi đừng lo.” Với cụ Kình thì hoàn toàn ngược lại, trước khi bị giết còn bị đồng chí xỉ vả, tra tấn, và chết rồi còn bị bồi thêm hai án tử hình, một án chung thân và 112 năm tù dành cho con cháu, người thân. Âu cũng thể hiện thứ đạo đức đặc trưng, từng giáng họa lên bao đồng bào, đồng chí thời Cải cách ruộng đất 1954, nay được đám đồng chí đồng đảng học tập và làm theo phát huy gấp bội.
Vẫn chưa đủ, ba mạng cảnh sát cũng bị hy sinh, để biện hộ cho việc giết hại cụ Kình và lý giải các hình thức chuyên chế sẽ được triển khai trong tương lai. Bốn mạng người chỉ là giá khởi điểm, một khi đã quyết “Bằng bất cứ giá nào phải giữ cho được an ninh chính trị, trật tự xã hội”, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương vào sáng ngày 21 tháng 9 năm 2020. Tất nhiên, cần phải hiểu, cái muốn giữ không phải là giá trị phổ cập của thế giới văn minh, mà chỉ “giữ cho được” thứ “an ninh” và “trật tự xã hội” theo khẩu vị riêng của đấng cầm quyền sở tại.
5.2. Thông điệp bất chấp
Từ cách xử lý vụ Đồng Tâm toát ra thông điệp: Nếu dám làm trái ý đấng cầm quyền, cho dù hành động hợp pháp và chính đáng đến đâu đi nữa, thì cũng bị thẳng tay trừng trị. Và khi ra tay, thế lực cầm quyền bất chấp tất cả. Bất chấp đạo lý. Bất chấp lẽ phải. Bất chấp sự thật. Bất chấp cả Hiến pháp và pháp luật của chính Nhà nước này.
Lãnh đạo Bộ công an đã bất chấp sự thật khi thông báo về cuộc tấn công vào Đồng Tâm. Cơ quan cảnh sát điều tra đã bất chấp sự thật khi tung ra Kết luận điều tra hoàn toàn sai trái. Viện kiểm sát và Tòa án đã bất chấp sự thật khi bê đống bịa đặt từ Kết luận điều tra vào Cáo trạng và Bản án. Nhiều tình tiết vu khống, bịa đặt đã bị vạch trần. Còn vô số tình tiết sai trái khác chưa bị động tới. Nhưng ở đây, ta chỉ bổ sung thêm một ví dụ hết sức đơn giản, để minh họa cho mức độ sai trái tràn lan của các thông tin được nhồi nhét vào Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án.
Về kích thước phòng khách nhà cụ Lê Đình Kình, Kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra viết tại trang 23: “Phòng khách có kích thước (4,5 x 7 x 2)m” (xem nửa trên Ảnh 5.1). Thử hỏi, có phòng khách nào chỉ cao 2 mét hay không? Vậy mà thông tin ấy lại được viết vào Kết luận điều tra, rồi được các thể loại cấp trên kiểm duyệt và phê duyệt. Những tưởng sản phẩm trí tuệ tầm ấy chỉ có đất dung thân ở Bộ công an, ai dè cũng được Viện kiểm sát trân trọng kết nạp. Thật vậy, Cáo trạng viết tại trang 21: “Phòng khách có kích thước (4,5x7x2)m” (xem nửa dưới Ảnh 5.1). Chẳng phải vì lười nên copy & paste, rồi kéo theo cả lỗi, mà đã cần cù đánh máy lại văn bản và sửa đổi những chỗ mà họ không ưng. Cụ thể, trong câu ấy, họ đã bỏ đi khoảng trống ở hai bên dấu nhân, song vẫn giữ lại kích thước của chiều thứ ba là 2 mét. Giả sử, nếu phòng khách nhà cụ Kình đã bị họ phá tan tành, thì bịa tùy ý đã đành. Đằng này, căn phòng ấy vẫn còn đó, với kích thước nền là 4,55 x 7,25 và chiều cao là 3,67 mét, nhưng họ vẫn thản nhiên viết là 2 mét.
Một thông tin đơn giản về một căn phòng đang tồn tại, không cần phải viết ra và nếu viết thì không cần phải viết sai, mà vẫn viết và vẫn sai như thế, thì đương nhiên, để vu khống người dân và bào chữa cho tội ác Đồng Tâm, họ chẳng thèm kiềm chế khi bịa đặt về các diễn biến đã qua. Vậy nên bất chấp sự thật, bịa ra chuyện cụ Lê Đình Kình dùng dao phóng lợn và cầm lựu đạn để tấn công cảnh sát. Và bịa ra chuyện ông Lê Đình Chức, giữa vòng vây cảnh sát vẫn điềm nhiên dùng dao phóng lợn chọc xuống cửa sổ, khiến ba sĩ quan cảnh sát cùng rơi xuống hố kỹ thuật, rồi thong thả đổ xăng xuống đó để thiêu…
Nếu tư duy một cách đơn giản, thì chẳng đáng ngạc nhiên, khi họ thể hiện truyền thống vu khống bịa đặt. Song vẫn băn khoăn với câu hỏi: Tại sao lại bịa đặt quá ngớ ngẩn như thế? Nếu chỉ do một đám thiểu năng tùy tiện nhào nặn thì đi một nhẽ. Đằng này, còn mấy tầng biên tập và phê duyệt, ít nhất lên đến lãnh đạo cấp Bộ. Chẳng lẽ cái công nghệ tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình xây dựng đảng đã ngu hóa bộ máy cầm quyền đến mức ấy rồi sao? Phải chăng vì thế mà càng bịa càng ngu, càng ngu càng bịa? Thật xót cho muôn dân, phải tốn tiền nộp thuế, để nuôi bộ máy cầm quyền án ngữ bởi những não trạng tệ hại như vậy. Không chỉ hại cơm, mà còn hại dân, hại nước…
Nhưng nếu tư duy một cách cảnh giác, thì cần đặt thêm câu hỏi: Phải chăng, họ cố tình bịa đặt ngớ ngẩn đến mức cả những người ngu ngơ cũng có thể nhận ra, nhằm gửi đến toàn dân thông điệp, rằng họ bất chấp cả sự thật?
Sự thật là thứ có thể diễn ra ngoài ý muốn của thế lực cầm quyền, nên có thể biện bạch, rằng bất đắc dĩ mới đành phải bất chấp. Nhưng tại sao lại bất chấp cả Hiến pháp và pháp luật, là thứ do chính họ đặt ra và có thể ban hành như ý?
Chẳng phải đến vụ Đồng Tâm mới bất chấp pháp luật, mà đã bất chấp từ lâu. (Ví dụ điển hình là ngang ngược chà đạp lên quyền biểu tình của công dân suốt mấy chục năm qua, mặc dù quyền ấy đã được hiến định trong tất cả các Hiến pháp của chế độ này.) Song phận dân đen thì chẳng biết bấu víu vào đâu ngoài pháp luật. Thành thử, người dân vẫn viện dẫn pháp luật để kêu oan, tố cáo quan tham và đòi công lý. Tiếc thay, đối với giới cầm quyền thì thái độ cứng đầu đó hay bị đồng nghĩa với việc lợi dụng Hiến pháp và pháp luật để phá rối “an ninh chính trị và trật tự xã hội”. Phải chăng, chính vì vậy mà trong vụ Đồng Tâm, họ đã cố tình hành xử hết sức thô bạo, bất chấp Hiến pháp và pháp luật, nhằm dạy toàn dân bài học: Hiến pháp và pháp luật chỉ là công cụ để bề trên cai trị thần dân, nên đừng ngây thơ tưởng đó là thứ có thể dùng để trói buộc đấng cầm quyền.
Diễn ra trước thềm Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải chăng vụ Đồng Tâm cũng có tác dụng tương tự đối với nội bộ đảng cầm quyền. Đó là răn đe đối phương và nhắn nhủ tới toàn đảng: Điều lệ đảng chỉ là công cụ để cấp trên khống chế cấp dưới, nên đừng ngây ngô viện dẫn điều cấm trong Điều lệ đảng để cản trở kế hoạch quyền lực của đấng tối cao. Xét từ góc độ này, phải chăng vụ Đồng Tâm cũng góp phần chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII?
Trên thực tế, Đại hội XIII đã nhất trí “không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành”. Tức là vẫn giữ nguyên cả Điều 17 của Điều lệ, trong đó quy định “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.” Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vẫn bầu ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ thứ ba.
Về lý mà nói, điều lệ đảng là văn bản pháp lý tối cao của mọi đảng chính trị, mà tất cả các tổ chức và các đảng viên của đảng đều phải nghiêm chỉnh chấp hành. Lãnh đạo cấp càng cao thì càng phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của điều lệ đảng, đặc biệt là những quy định dành riêng cho các vị trí lãnh đạo, bao gồm cả quy định về nhiệm kỳ của Tổng bí thư. Đây là một đặc điểm nhận dạng cơ bản, để phân biệt một đảng chính trị đích thực với một băng đảng.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tại Điều 48: “Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng.” Hiển nhiên, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền và chỉ có quyền quyết định sửa đổi hay không sửa đổi Điều lệ đảng, chứ Đại hội không hề có quyền quyết định vi phạm hay cho phép ai đó vi phạm Điều lệ đảng. Đó là tư duy pháp lý sơ đẳng, mà mọi người trưởng thành với đầu óc khỏe mạnh đều phải hiểu.
Vì thế, khi Đại hội XIII đã quyết định “không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành”, thì bản thân Đại hội XIII và cả cái Ban Chấp hành Trung ương do nó bầu ra cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ hiện hành, tất nhiên cả Điều 17, Khoản 1.
Vậy mà, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII lại vi phạm Điều lệ đảng để hiện thực hóa kế hoạch nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư. Hơn nữa, cả Đại hội XIII cũng chấp nhận như vậy.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định không mệt mỏi, rằng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay.” Vậy còn đảng của ông thì thế nào? Tuy chẳng nói ra, nhưng chính bản thân Tổng bí thư cùng Đại hội XIII do ông đạo diễn (và cũng diễn ra như ý) đã phơi bày một thực tế trần trụi, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ mất tính đảng, mất tính chiến đấu như ngày nay.
Bài học đọng lại là: Điều lệ đảng, vốn được coi là thiêng liêng, mà dàn lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam còn thản nhiên chà đạp như thế, thì đừng quá ngạc nhiên khi họ chà đạp gấp bội lên Hiến pháp và pháp luật của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Ta phải làm gì?
Khi “chiến công đặc biệt” đã diễn ra như trình bày trong phần 4, thì các bị cáo Đồng Tâm chẳng hề liên can đến cái chết của ba sĩ quan cảnh sát. Nếu bị cáo khai nhận hành vi giết người nào đó, thì là do bị ép cung. Dấu hiệu ép cung thô bạo đã quá rõ ràng, mà Tòa án vẫn bám vào kết quả ép cung để kết án, thì là đồng lõa ép cung để chà đạp công lý. Do đó, việc Tòa án tuyên bố sáu bị cáo Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến và Nguyễn Văn Tuyển phạm tội giết người là cố tình kết án oan sai. Tất nhiên, ai cũng hiểu, trong những phiên xét xử kiểu này, thẩm phán chỉ là diễn viên đóng thế mà thôi.
Bản án số 355/2020/HS-ST có đoạn (trang 43):
“Hành vi của bị cáo Lê Đình Chức là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết 03 người đang thi hành công vụ, thể hiện tính côn đồ, tàn ác, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo, nên cần thiết phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhất của khung hình phạt, loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.”
Càng tin Lê Đình Chức không giết ba cảnh sát, thì càng rùng mình trước phán quyết “tàn ác, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo”, nên phải “loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội”. Phải chăng, chính tác giả đích thực của Bản án mới phù hợp với phán quyết ấy? Chẳng lẽ, chỉ vì mục đích “răn đe” và “phòng ngừa”, mà họ hành động “tàn ác, mất nhân tính” đến như vậy hay sao? Liệu bản thân họ có “còn khả năng cải tạo” nữa hay không?
Sau phán xử sơ thẩm oan sai, mọi người chỉ còn cách trông chờ vào phiên tòa phúc thẩm. Nhưng ngày 6/11/2020, tức là 53 ngày sau khi kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã long trọng tuyên bố trước Quốc hội: “Chưa phát hiện kết án oan người vô tội.” Tức là, ông ta cho rằng phiên xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm cũng không hề “kết án oan người vô tội”. Nếu thế thì tương tự như vụ án Hồ Duy Hải, hạ màn phúc thẩm hay giám đốc thẩm cũng y án sơ thẩm mà thôi.
Có điều, dù y án, nhưng có lẽ sẽ không dám thi hành án tử hình đối với Lê Đình Chức và Lê Đình Công. Bởi thế lực cầm quyền biết rõ, ai mới là kẻ giết chết ba sĩ quan cảnh sát Nguyễn Huy Thịnh, Dương Đức Hoàng Quân và Phạm Công Huy. Vì vậy, cũng biết rằng, nếu bất chấp sự thật mà thi hành án tử hình đối với Lê Đình Chức và Lê Đình Công vì tội giết ba cảnh sát, thì cũng khởi động cả bản án kết liễu chế độ, đồng thời kết liễu cả tương lai của bản thân và gia đình mình.
Vậy nên làm gì bây giờ? Thuyết phục đạo lý với thế lực bất chấp đạo lý ư? Hay chỉ ra lẽ phải với thế lực bất chấp lẽ phải? Hay vạch trần sự thật với thế lực bất chấp sự thật? Hay tranh luận pháp luật với thế lực bất chấp pháp luật? Hay tuyên bố phản đối thế lực bất chấp tất cả? Làm như vậy phỏng có ích gì không?
Chắc hẳn trong bộ máy cầm quyền vẫn tồn tại những người không bất chấp tất cả, có lương tri đủ tầm để không thể chấp nhận tội ác Đồng Tâm. Nhưng tại sao họ không lên tiếng phản đối tội ác? Vì không đủ bản lĩnh? Hay vì vị thế không đủ cao, nên có lên tiếng cũng vô ích, giống như lấy trứng chọi đá mà thôi? Hay đơn giản vì chưa biết sự thật?
Tôi đã viết hai bài “Tội ác Đồng Tâm“ và “Viết thêm về tội ác Đồng Tâm” để minh oan cho cụ Lê Đình Kình và các bị cáo Đồng Tâm, đồng thời giúp thế lực cầm quyền nhận ra, kịch bản tệ hại đã bị lộ tẩy, để sớm dừng chân, tránh dấn bước phạm thêm sai lầm. Có người trách tôi: “Tại sao lại công bố hai bài ấy trước khi xử án, để chúng nó có cơ hội biến báo?” Tôi đã tính đến nguy cơ ấy, và đã lưỡng lự vì nó. Nhưng rồi vẫn quyết định công bố hai bài ấy rất sớm, hơn nửa năm trước phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ Đồng Tâm. Vì đã biết quá rõ căn bệnh cố hữu của bộ máy cầm quyền lâu nay trên đất nước Việt Nam thấm đẫm đau thương, là mỗi khi phạm phải sai lầm thì thường chẳng chịu dừng lại để thừa nhận sai lầm, mà càng dấn tới để tỏ ra mình vẫn đúng. Cho nên, nếu muốn giúp các nạn nhân Đồng Tâm, thì cần giúp phía cầm quyền nhận ra sai lầm càng sớm càng tốt, để họ chưa kịp phạm thêm sai lầm mới.
Tiếc rằng, thiện chí của tôi đã không lay chuyển nổi bản năng và ý chí dấn tới của họ trên con đường sai lầm và tội lỗi.
Mặc dù vậy, tôi vẫn viết thêm bài này. Không phải để tranh luận với thế lực bất chấp tất cả. Mà viết cho đồng bào tôi đọc, cho đồng bào tôi hiểu. Bởi cái mà đồng bào tôi đang rất cần và rất đói là sự thật.
Đặc biệt, những người có lương tri trong đảng cầm quyền càng cần hiểu đúng cái sự thật phũ phàng của tội ác Đồng Tâm, và giúp các đồng chí của họ cùng hiểu ra sự thật.
Chỉ khi đã hiểu đúng sự thật, thì mỗi người mới có thể tự mình trả lời câu hỏi: Ta phải làm gì?
Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2021