Thư Cho Con: Bước Chân Phạm Đoan Trang – Giáo Già
Ngày 30 tháng 3 năm 2018
H,
Trong phong trào dân chủ và nhân quyền hơn 10 năm qua ở VN xuất hiện nhiều phụ nữ nổi bật như những Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Hùynh Thục Vy, Trịnh Kim Tiến, Bùi Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thúy Nga, Nguyễn Đỗ Mai Khôi, Hồ Thị Bích Khương, Trần Ngọc Anh… Số người quá đông không kể hết. Trong số đông này đặc biệt có Phạm Đoan Trang, với trình độ kiệt xuất và những bước đi trung kiên không mỏi từ quê nhà ra hải ngoại, và trở về quốc nội, trước “Đại Họa Giặc Tàu” và “Quốc Nạn Độc Đảng Độc Tài” đang ngự trị quê hương.
Sau khi học trường Hà Nội – Asmterdam và đại học Ngọai thương Phạm Đoan Trang được coi là một trong những phóng viên xuất sắc của làng báo “lề phải”. Năm 2001 cô khởi nghiệp viết lách ở VnExpress. Sau đó, tên tuổi của Đoan Trang gắn liền với VietNamNet với những phóng sự, bình luận gây bão đăng trên tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Trịnh Hữu Long “Vào thời kỳ năm 2007-2008, loạt bài về Hoàng Sa – Trường Sa của Đoan Trang trên VietNamNet đã mang lại cho cô cả vinh quang lẫn tủi nhục. Đó có lẽ là lần đầu tiên, kể từ khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đầu những năm 1990, vấn đề Biển Đông được phân tích trên báo chính thống một cách trực diện và giàu hàm lượng nghiên cứu đến thế. Cần nhớ rằng, vào thời điểm đó, Biển Đông là vùng cấm nhạy cảm bậc nhất ở nước ta mà không tờ báo chính thống nào dám nhắc tới… Chạm đến vùng cấm này tức là đã đặt một chân vào sau chắn song sắt…”
Cũng theo Trịnh Hữu Long:
“Sự thật là Đoan Trang đã đặt cả hai chân vào tù. Cô bị bắt và giam giữ trong chín ngày liền trong đồn công an cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2009. Cuộc bắt bớ đó liên quan đến hai người bị bắt cùng thời điểm là blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm)…
Sau khi bị giam chín ngày trong trại tạm giam B14, Hà Nội, Đoan Trang mất việc ở VietNamNet. Chín ngày đó đủ để biến cô từ một phóng viên được trọng vọng thành một ‘đối tượng’ xâm phạm ‘an ninh quốc gia’ và đứng trước nguy cơ thất nghiệp vô thời hạn. Nhưng không lâu sau đó, cô về đầu quân cho văn phòng Hà Nội của tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh theo lời mời và sự bảo đảm chắc nịch của Tổng biên tập Nam Đồng.
Nếu công an tính dằn mặt Đoan Trang thì họ đã lầm. Biến cố đó đẩy Đoan Trang đi xa hơn. Cô dấn thân vào hoạt động dân chủ và tiếp tục viết những gì các phóng viên “lề phải” khác chưa viết.
Blog phamdoantrang.com của cô dần dần bàn về những vấn đề chính trị nhạy cảm nhất như thể chế một đảng, chế độ công an trị, các cuộc biểu tình và các cuộc đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động. Cô xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, 2012, hay phong trào biểu tình bảo vệ cây xanh ở Hà Nội năm 2015. Gương mặt cô trở thành tâm điểm của những phái đoàn vận động quốc tế ở Mỹ hay châu Âu.
Cô đặt chân vào tất cả những cánh rừng thiêng nước độc, những vùng cấm tối kỵ mà lực lượng an ninh của đảng Cộng sản Việt Nam luôn canh phòng cẩn mật.
Dĩ nhiên, thanh gươm của chế độ không dung tha cho những kẻ ‘nghịch dại’ như vậy bao giờ.
Mèo vờn chuột
2 giờ 39 phút sáng một ngày giữa năm 2016, Đoan Trang bật dậy vì tiếng chuông cửa… Đoan Trang nhớ lại. ‘Mình nghe rõ ngoài cửa có tiếng nói chuyện của một nhóm người. Không lý do gì khác có thể giải thích được sự xuất hiện của họ vào giờ đó, ngoài việc họ đã lần ra được dấu vết của mình’. Không thấy có ai động tĩnh trong nhà, toán người lạ mặt rời đi. Đoan Trang thoát được lần đó…
Trước mỗi cuộc biểu tình hay mỗi cuộc gặp với các quan chức nước ngoài, người phụ nữ bé nhỏ này đều phải lánh tới một địa điểm bí mật nào đó muộn nhất là vào đêm hôm trước để tránh bị an ninh giam lỏng ở nhà. Công an luôn tìm cách ngăn cản cô xuất hiện trong những sự kiện như vậy.
Khi thì cô tới ở nhờ nhà bạn bè, khi thì tới khách sạn, lại có khi phải trú ở một công trường xây dựng, vốn là nơi tập kết của nhiều số phận vật vờ bên lề xã hội. Nhưng chẳng phải khi nào cô cũng trốn được…”
Đoan Trang viết báo và blog bằng Anh ngữ lưu loát và diễn đạt tư tưởng thâm sâu nên được các sứ quán và các tổ chức quốc tế đặc biệt lưu ý thán phục. Không một phái đoàn quốc tế nào đến VN quan sát tình hình VN không tìm gặp cô. Họ đều có những buổi họp mặt cùng cô và các nhà đấu tranh trong nước. Nhờ vậy đầu năm 2014 cô có chuyến đi vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam tại Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Cũng nhờ vậy, ngay lúc chuẩn bị về nước thì cô được sự tài trợ của trường đại học USC ở South California để ở lại làm công việc nghiên cứu thêm 10 tháng.
Được ở lại làm fellowship cho một trường đại học Hoa Kỳ là một thành tích quá lớn trong một chuyến tình cờ ra khỏi nước. Đây là một vinh dự quá lớn! Dịp này cô được sống và làm việc trong môi trường tươi đẹp và có những trải nghiệm tuyệt vời. Đặc biệt nhứt là cô được sinh hoạt trong Villa Aurora sang trọng như là một tòa lâu đài [http://www.villa-aurora.org/en/]; nơi hội tụ của những nghệ sỹ tài hoa trên thế giới. Họ tụ tập và giao lưu trong môi trường tuyệt vời nhất để trí tuệ và sự sáng tạo được thêm phần thăng hoa bay bổng [Xem hình và phụ đính 1].
Đây là một Villa sang trọng, thẩm mỹ, có linh hồn, toạ lạc trên một triền núi cao, nhìn ra Thái Bình Dương bao la, với bãi biển Santa Barbara tỏa nắng phía bên triền núi lộng lẫy huy hoàng… tạo hứng rất nhiều cho cô nghiên cứu. Nên nhớ chỗ ở này không phải có tiền là được ở, vì khách cư ngụ của Villa Aurora toàn là những nhân vật danh giá đến từ Âu Châu. Trong quá khứ từng có những nhân vật đấu tranh đến từ Miến Điện, Pakistan… Có lẽ Đoan Trang là người Việt Nam đầu tiên được vinh dự làm khách của Villa Aurora. Hàng xóm của Đoan Trang lúc này là đạo diễn người Đức, Marc Bauder mới làm xong bộ phim Master of the Universe.
Hết thời gian nghiên cứu, kết thúc học bổng 10 tháng ở Đại học Southern California năm 2014, tin cô phải về nước làm áy náy giới ngoại giao; đặc biệt là Mỹ, Đức, Thuỵ Sĩ; khiến họ lo ngại. Họ không yên tâm khi để cô trở lại VN, nơi cô có thể rơi vào bàn tay thô bạo của độc đảng độc tài, nơi cô có thể là một tù nhân lương tâm như những Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh… nên có ít nhất ba cơ quan, tổ chức đề nghị hỗ trợ cô làm thủ tục giúp cô tiếp tục ở lại, giúp cô có thêm học bổng, hoặc xin tỵ nạn chánh trị, vì họ lo ngại cho sự an toàn của cô nếu trở về Việt Nam. Nhưng cô cám ơn và từ chối mọi sự giúp đỡ để trở về VN tiếp tục đấu tranh với những người bạn ở quê nhà. Cô cho rằng chỉ ở quê nhà, và chính quê nhà mới là môi trường thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống độc đảng độc tài…
Còn nhớ, vào hôm 26 tháng 1 năm 2015, Blogger Đoan Trang, đã đặt chân về đến Việt Nam, khi tạm ngưng tại phi trường Tân Sơn Nhất cô đã bị an ninh giữ lại trong 15 giờ đồng hồ, sau khi cô hoàn tất thủ tục để về nhà của một người bạn. Chân Như của đài RFA có cuộc phỏng vấn ngắn với Đoan Trang trước khi cô lại đáp chuyến bay kế tiếp để bay về Hà Nội. Trả lời câu hỏi “…nhiều người đã ngạc nhiên và đặt câu hỏi là tại sao Đoan Trang lại có quyết định trở về vào thời điểm này?” Cô nói: “…Em qua Mỹ là để học bằng học bổng của trường Nam Cali (University of Southern of California) và học bổng kéo dài đến hết năm 2014… Tất nhiên là em cũng có thể ở lại Mỹ thêm được nhưng em nghĩ với tư cách một người làm báo, người viết, thì Việt Nam luôn là một đất nước mà người ta nên gắn bó. Cái này nói nghe hơi lý thuyết nhưng thực sự ở một xã hội càng nhiều chuyện, càng rắc rối thì người ta càng có nhiều đề tài để viết. Nếu là người viết thì rất nên ở Việt Nam. Đó là điều mà em thường hay nói với bạn bè của em ở bên Mỹ – các nhà văn, nhà báo: ‘Nếu các bạn muốn chứng kiến một xã hội đang trong thời kỳ rối ren hay trong thời kỳ như người ta gọi là loạn, mà các bạn muốn chứng kiến, những thân phận con người hay những chuyện khác thì các bạn rất nên đến Việt Nam để chứng kiến, để sống và để viết’.”
Đoan Trang nói tiếp: “…Họ giữ lại làm việc từ chín giờ sáng cho đến nửa đêm ngày 26 tháng giêng trong sân bay Tân Sơn Nhất…”. Vẫn theo Trịnh Hữu Long trong bài viết “Đàn Reo Trước Bão”:
“Không lâu sau khi từ Mỹ về nước vào tháng 1 năm 2015, Đoan Trang bị bắt cóc ngay gần Hồ Gươm. Cô đang trên đường tới Trung tâm Văn hoá Pháp (L’ Espace) để phiên dịch cho cuộc gặp giữa gia đình của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng với đại diện của Đại sứ quán New Zealand. Xe công an dừng sát bên đường và lôi cô lên xe, đưa về đồn công an gần nhất. Họ thả cô ra sau khi đã phá thành công cuộc gặp đó.
“Những vụ bắt cóc tương tự xảy ra hết lần này đến lần khác, với tần suất hai hoặc ba tháng một lần. Mỗi lần như vậy anh em bạn bè lại nhảy bổ đi tìm khiến mình rất ái ngại. Mà bị bắt cóc thường xuyên như vậy, nếu tinh thần không vững thì con người ta dễ hoang tưởng, nhìn đâu cũng thấy an ninh”, Đoan Trang chia sẻ.
Nhưng như vậy cũng chưa đủ gay cấn.
Ngày 24/5/2016, một cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama với một số đại diện của giới xã hội dân sự Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào buổi sáng tại Hà Nội. Đoan Trang được mời tham dự cuộc gặp đó khi đang dưỡng bệnh ở Sài Gòn sau một ca phẫu thuật đầu gối.
Biết chắc an ninh sẽ theo dõi và ngăn cản cô tham dự cuộc họp, một chuyến xe bí mật do hai người bạn lái được bố trí để đưa cô ra Hà Nội.
Hành trình rất suôn sẻ. Họ về tới được Ninh Bình chiều muộn ngày 23, tức là trước cuộc gặp một ngày. Tìm được một nhà nghỉ rất kín đáo và cực kỳ khó phát hiện, họ yên tâm có thể qua đêm an toàn.
Nhưng lực lượng an ninh nhạy hơn họ nghĩ. Sáng sớm hôm sau, Đoan Trang thấy dưới sảnh đầy người với ánh mắt dò xét. Một nữ sĩ quan an ninh được một số người khác hộ tống mang những thiết bị lạ xông vào phòng với thái độ rất hả hê.
“Tôi cảm thấy mình như một con thú bị săn đuổi”, Đoan Trang nhớ lại.
Họ không đi hết được hành trình và bị giam lỏng ở Ninh Bình cho đến hết ngày…”
…Ngày 9/2 vừa rồi, tờ Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam chạy một bản tin khá bất thường: “Hải quan Đà Nẵng tịch thu hàng loạt sách có nội dung nhạy cảm chính trị”. Trong bốn bưu kiện sách “có nội dung nhạy cảm chính trị” này, có hai bưu kiện là cuốn “Chính trị bình dân” mà Đoan Trang là tác giả… Làm báo gần hai mươi năm, Đoan Trang cho rằng, “báo chí, truyền thông Việt Nam không làm được việc đó. Đừng nói dân trí thấp, người dân không chịu đọc. Đó là do chúng ta không chịu khai phá, mở mang cho người đọc… Mình viết sách chẳng mong nó thành tác phẩm để đời hay sống mãi gì cả. Sống mấy năm thôi cũng được, miễn là nó giúp thoát mù về chính trị cho độc giả và hy vọng có nhiều cuốn sách chính trị hay hơn. Ta phải viết cho người dân bớt sợ… Nói là làm, cô viết “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, và đang chấp bút viết thêm nhiều cuốn nữa… Đoan Trang luôn vội vã. Luôn giục giã… Cô không chờ được. Vì có một thứ cô không biết sẽ ập đến lúc nào: sắc phục xanh và chiếc còng số 8… “Nhiều người nhìn vào cuộc sống của chị thì chỉ thấy một kẻ đi làm những việc chẳng giống ai và rước vào thân toàn là bất hạnh. Chị có thấy bất hạnh không?”, tôi hỏi Đoan Trang.
…40 tuổi, không chồng, không con, sống nay đây mai đó và tài sản lớn nhất lại là một tương lai bất định, không mấy ai hiểu rằng cô hạnh phúc chứ không bất hạnh như họ tưởng. Nhiều người coi trọng sự ổn định, họ muốn lập gia đình, sinh con, sống cuộc đời yên ả, không có gì sai hay đúng ở đây cả, vì đó là cuộc sống của họ. Nhưng với riêng mình, nếu không hoạt động thì sẽ không thể nào được trải nghiệm sự yêu mến mà mọi người dành cho mình”, Đoan Trang nói.
Quả vậy. Thỉnh thoảng tôi lại được Đoan Trang kể về những trải nghiệm đó một cách vừa hàm ơn, vừa hãnh diện. Khi thì một ông chủ khách sạn khuyên Trang nên rời đi ngay vì có công an đến hỏi, và còn chỉ đường cho cô đi. Khi phải mổ chân thì có nhiều người giúp đỡ, trong đó có nhiều người cô chưa gặp bao giờ… Có khi họ vào bệnh viện thăm, dúi cho chút tiền rồi vừa khóc vừa bỏ chạy. Hoặc có những bạn bè cũ bao nhiêu năm không liên lạc gì bỗng xuất hiện giúp cái nọ cái kia”, Đoan Trang kể… Bạn đi đường có người nhận ra bạn. Đặc biệt vui khi có những bạn trẻ nhận ra và nói đã đọc những gì mình viết. Vào tiệm ăn ở Sài Gòn thì anh chủ quán cứ nhìn mình cười cười, lại gần hỏi có phải Đoan Trang không. Biết rồi thì anh đích thân phục vụ cho mình, ăn xong tính tiền giá rẻ lại còn dúi quà cho mình”… Đoan Trang nói, “đó là tài sản quý giá vô cùng. Đánh đổi cái gì mới được những tình cảm đó? Chúng ta không thể bỏ cuộc được vì còn có những người như vậy”.
Một trong những bài hát Đoan Trang yêu thích nhất là bài “Fernando” của ABBA, ban nhạc gắn liền với thế hệ 7X của cô. Lời bài hát là những hoài niệm của hai người bạn già đã cùng nhau chiến đấu cho tự do ở Mexico đầu thế kỷ XX. Bài hát kết thúc bằng một câu điệp khúc đầy cảm hứng:
…If I had to do the same again
I would, my friend, Fernando…
(…Nếu phải làm lại
Tôi vẫn sẽ làm, Fernando bạn ơi…)
Có thể lúc này, ở một “đầu dây” nào đó trong trụ sở Bộ Công an, có một viên sĩ quan nào đó đang nghe tiếng đàn guitar réo rắt điệp khúc “Fernando”, tựa như chẳng cần biết đêm nay bão có về…
…If I had to do the same again
I would, my friend… [Xem toàn bài trong phụ đính 2]
Cuộc săn đuổi của công an đối với Đoan Trang càng lúc càng quyết liệt hơn thì sự tránh né của cô với sự giúp đỡ của bạn bè cũng càng lúc càng ti vi hơn, nhứt là sau khi Tổ chức People In Need trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini cho nhà báo Phạm Đoan Trang. Tên giải thưởng theo tiếng Latin nghĩa là “Từ người đến người”. Đây là một giải thưởng nhằm vinh danh những cá nhân “có cống hiến cho sự phát triển về nhân quyền, dân chủ, và giải pháp phi bạo lực cho xung đột chính trị”. Trong thông báo của tổ chức có trụ sở tại Cộng Hòa Czech hôm 13 tháng 2, giám đốc Trung Tâm Cho Nhân Quyền Và Dân Chủ của People in Need, bà Sylva Horakova nhận định, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã tồi tệ hơn đáng kể, với hơn 20 người bị bắt giữ chỉ riêng trong năm qua, Bà Horakova nói. Trong khi rất khó khăn để tiếp tục theo đuổi các giá trị dân chủ và bảo vệ nhân quyền trong một môi trường như vậy thì bà Trang không bỏ cuộc, và đó là lý do bà xứng đáng với sự hỗ trợ tuyệt đối của tổ chức này. Việt Nam từng có ba người nhận giải thưởng này vào năm 2002, là Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Thadeus Nguyễn Văn Lý. Giải thưởng này hàng năm được trao tại buổi lễ khai mạc của Đại Hội Phim Tài Liệu Nhân Quyền One World. Năm nay, giải thưởng sẽ được trao vào ngày 5 tháng 3 tại Prague Crossroads, Cộng Hòa Czech.
Do Phạm Đoan Trang đang trong tình trạng “ẩn náu tại Việt Nam” sau lần bị câu lưu hôm 24/2/2018, nên Cô đã nhờ Bà Thanh Mai, một phụ nữ gốc Việt, đại diện nhận giải. Trong clip phát biểu được gửi đến sự kiện, Đoan Trang nói: “Người dân Việt Nam vẫn đang phải đấu tranh để quyền cơ bản của con người được thực thi.” Cô cũng nhắc đến câu chuyện của những người đang bị cầm tù: sinh viên Trần Hoàng Phúc, blogger Thúy Nga và Mẹ Nấm… và nói: “Tôi ước ao là một ngày nào đó, người dân Việt Nam không còn phải đấu tranh với một nhà nước độc tài.“
Bà Nguyễn Thanh Mai, người đang làm việc cho một hãng hàng không ở Cộng hòa Czech và được Đoan Trang nhờ đi nhận giải thay, nói với BBC hôm 7/3: “Đoan Trang là tác giả mà tôi yêu quý và trân trọng. Có thể nói không ngoa rằng cô ấy là người giúp tôi mở mắt.” Được biết bà Thanh Mai là người bị CSVN cấm về VN vì là thành viên của Nhóm Văn Lang ở Cộng hòa Czech, một tổ chức quảng bá thúc đẩy các nguyên tắc của xã hội dân sự và hỗ trợ phát triển các hoạt động văn hóa. Bà từng biểu tình ở Đại Sứ quán CS Việt Nam và lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nên nghịch lý trong lần phái giải năm nay là: “Người bị công an cấm về VN nhận giải cho người bị cấm ra khỏi nước VN, hay đúng hơn là bị công an săn đuổi… nên không thể ra khỏi nước VN”[Xem hình; và toàn bài phát biểu trong phụ đính 3]
Cũng trong hôm 7/3, BBC nhận được ý kiến của ông Trịnh Hữu Long, đồng sáng lập Luật Khoa Tạp chí: “Theo tôi được biết, từ khi Đoan Trang về nước vào tháng 1/2015, không ai biết chắc cô ấy có bị cấm xuất cảnh hay không vì cô không bị thu hộ chiếu và chưa thử xuất cảnh lại bao giờ. Tuy vậy, chuyện đó không quan trọng vì Đoan Trang đã từng thề trước khi về nước là sẽ không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam còn độc tài. Cam kết vững chắc đó của Đoan Trang cho thấy cô ấy nghiêm túc và sẵn sàng trả giá cao đến như thế nào cho cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam. Từng nhiều lần Đoan Trang nói với tôi rằng, đây không phải cuộc chơi để mà dạo chơi, đây là cuộc đấu tranh giữa sống và chết, giữa khao khát được sống tự do, lương thiện của con người với cái ác, cái xấu đang cố dìm con người xuống. Hơn nữa, tôi biết Đoan Trang không ham hố giải thưởng gì. Nếu tôi nhớ không lầm thì cô ấy đã được đề nghị trao giải nhiều lần lắm rồi. Lần này cô ấy đồng ý nhận giải vì giải này không trao hiện kim, mà lại là cơ hội để giới làm phim quốc tế biết đến tình hình nhân quyền Việt Nam nhiều hơn.”
Do vậy, dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2018 vừa qua, sự săn đuổi Đoan Trang của cơ quan an ninh trung ương và Hà Nội làm cho tình hình sôi nổi hẳn lên trên các mạng điện tóan tự do và làng thông tin bén nhạy quốc tế Facebook. Tin tức mới mẻ về Đoan Trang trên mạng Tiếng Dân, Đàn Chim Việt, Thời báo Việt Nam, trên các đài VOA, RFA, BBC… được hàng triệu người trong và ngoài nước theo dõi chăm chú. Các tổ chức dân chủ, nhân quyền, truyền thông quốc tế cũng theo dõi chặt sự kiện này.
Nhìn vào nghịch lý của giải nhân quyền Homo Homini năm nay nhà viết blog Trân Văn trên đài VOA, ngày 09/03/2018, đã không ngần ngại viết “Cả Phạm Đoan Trang lẫn chính quyền nên… tri ân nhau” vì rằng “People In Need chọn Phạm Đoan Trang để tặng giải thưởng mà từ 24 tháng 2 đến nay, cô liên tục bị an ninh Việt Nam quấy nhiễu (xông vào nhà, áp giải đến đồn công an tra vấn, sau đó bị giam lỏng, tư gia bị cắt điện, cắt Internet, ngoài những hành hạ thể chất do bị hạn chế tự do, còn bị tra tấn về tinh thần bởi có thể bị tống giam bất kỳ lúc nào, tương lai không biết ra sao,…)… khiền họ không thể đặt được nó vào tay đương sự… thì tự nhiên, những tuyên bố của giới lãnh đạo hệ thống công quyền Việt Nam về dân chủ, tự do gấp vạn lần thiên hạ, sự “lao tâm, khổ tứ” kèm nỗ lực biện bạch không ngưng nghỉ của hệ thống ngoại giao Việt Nam rằng dân chủ, tự do ở Việt Nam dẫu có tiêu chí riêng nhưng vẫn phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam, rồi những cam kết “thăng tiến nhân quyền” với cộng đồng quốc tế theo định kỳ,… sẽ cùng được… khôi hài hóa trong mắt thiên hạ.” Phần “Đoan Trang cũng nên tri ân nhà cầm quyền Việt Nam vì cô không cần đến Prague, cũng chẳng cần phải nói tiếng nào ở lễ trao giải thưởng Homo Homini thì thiên hạ vẫn có cơ hội hiểu tường tận hơn rằng Việt Nam đang ra sao, có cần gia tăng sự quan tâm đến dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam hay không.(?) Thậm chí trước đó, nếu có ai đó còn băn khoăn khi People In Need chọn Phạm Đoan Trang chứ không phải người khác để trao giải thưởng Homo Homini 2017 thì qua lễ trao giải thưởng diễn ra vào ngày 5 tháng 3 này, họ sẽ không lấn cấn nữa.”
Trước sự săn đuổi vô cùng thô bạo của công an CSVN, bạn bè cũng giúp Đoan Trang đào thoát trong cuộc tránh né hết sức ly kỳ như chuyện trinh thám. Cô đã kể cho Nguyễn Nữ Phương Dung ghi lại trong bài viết “Đoan Trang – Chúng Tôi Sẽ Đến Trong Năm Phút Nữa” với lời dặn “nếu chị có làm sao thì hãy đăng lên nhé.” [xem toàn bài trong phụ đính 4].
…Buổi sáng thứ hai, 26/2… Hà Nội vẫn còn lạnh. Trời tối mờ mờ, trông như mù sương nhưng thật ra là một cơn mưa phùn. Mưa xuân… Tôi chuẩn bị đồ đạc rất nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong một cây đàn guitar và tập bản nhạc. Ví tiền nhét sẵn trong cái túi nhỏ bên ngoài bao đàn. Tôi đeo đàn và rảo bước ra cửa, cố không nhìn vào mắt mẹ. Tôi chỉ nói nhỏ: “Mẹ, con đi đây”… Tôi xuống sảnh tầng 1, chuẩn bị bước xuống đường… Tôi vịn tường, lê từng bước xuống hè mà không biết xe nào là xe của “phe ta”… Người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội mũ, đeo khẩu trang kín mít, chỉ hở hai con mắt, nhìn tôi gật đầu…
Tôi leo lên xe. Anh vừa nổ máy thì mấy thanh niên ngồi vỉa hè cũng nhanh chóng đứng dậy, ra xe. Chúng bám theo chúng tôi ngay… Anh đi cũng khá nhanh và lẫn vào đám đông kịp trước khi chúng kè kè bên cạnh… Nửa tiếng sau, chúng tôi rẽ vào con phố nhỏ gần đường Hào Nam, và đến quán nước mà tôi hẹn chúng. Sớm tới 40 phút so với giờ hẹn. Xuống xe, tôi định trả tiền nhưng anh gạt đi, phóng thẳng.
Tôi bước vào quán. Việc đầu tiên là tháo cây đàn khỏi vai. Chủ quán trông thấy tôi, ồ lên: “A chị Trang. Lâu quá rồi không gặp. Chân cẳng thế nào rồi?”. Trong một khoảnh khắc, tôi ngỡ ngàng. Tôi không ngờ chủ quán biết mình, biết cả tên và thương tật của mình. Và biết không phải với tinh thần cảnh giác của một “quần chúng” từng nghe an ninh nói xấu về “đối tượng”… Nó làm tôi bình tĩnh lại, ý thức được rằng đây vẫn đang là một cuộc sống bình thường giữa những con người bình thường… Rồi tôi kéo ghế ngồi, gọi một ly Lipton sữa nóng.
Trong lúc chờ chủ quán pha trà, tôi mở bao, rút cây guitar ra, đàn luôn. Đằng nào thì ngồi chờ nửa tiếng cũng chẳng có gì làm… Rồi những người lạ bắt đầu lục tục bước vào, đi lẻ. Mỗi người chọn một bàn riêng. Chỉ sau vài phút, quanh tôi la liệt an ninh. Họ ngồi ở vị trí có thể trông chừng tôi, nhưng tôi cũng không để ý lắm vì đang mải đàn.
Tôi chọn chỗ ngồi hướng ra đường. Từ đây nhìn ra, thỉnh thoảng tôi lại thấy người “phe ta” phi xe máy chạy ngang qua và liếc mắt vào quán xem tôi thế nào. Có lẽ là một cảnh tượng vừa lãng mạn, vừa bi tráng, khi tôi ngồi một mình đánh đàn chờ công an đến, và bên ngoài, trời cứ mưa. Mưa xuân… Gần 10h thì cặp nhân viên an ninh hẹn tôi đến, sớm 10 phút. Họ đi bộ, chắc là bắt Grab hoặc Uber. Hai người hơi khựng lại khi thấy tôi đang… chơi đàn. S. cười: “Hay quá, chị làm bản nhạc chào anh em đi nào”… Hết hai bài, tự thấy chơi nữa thì bất lịch sự nên tôi bỏ cây guitar sang bên, đặt nó lên ghế, dựa vào tường…
…Thỉnh thoảng, buồn tay, tôi lại với cây đàn, chơi thêm vài bản. “It’s only love”, “Lên ngàn”… Ở xung quanh tôi, an ninh vẫn la liệt ngồi mỗi bàn một người. Bên ngoài, trời vẫn mưa, và tôi biết cả an ninh lẫn anh em hoạt động đều đang ngồi xen kẽ trong thế “cài răng lược” để xem tình hình bên trong thế nào. Thỉnh thoảng, anh “xe ôm” vừa nãy chở tôi lại chạy ngang quá, ghé mắt nhìn vào quán. Thật là một cảnh tượng như phim khi bên trong một người đánh đàn giữa quán và giữa an ninh. Bên ngoài, phe ta phe địch “cài răng lược”. Tôi cứ chơi, chơi như thể đang lên cơn nghiện, không thể bỏ đàn xuống. Bỗng dưng tôi nhớ đến hình ảnh những nghệ sĩ vĩ cầm chơi bản nhạc cuối cùng trong đời họ trên con tàu Titanic đang chìm. Rồi đột nhiên, người “lái xe ôm” chở tôi mấy tiếng trước bước vào quán, vẫn khẩu trang kín mít. Anh đi ngang qua tôi, vẫn kịp liếc nhìn. Khi hai ánh mắt chạm nhau, tôi giật bắn mình. Sao anh liều đến thế?
Anh đi thẳng vào trong quán và kéo ghế… ngồi ngay sau lưng tôi. Hai chúng tôi gần như tựa lưng vào nhau. Không hiểu sao chiếc bàn anh ngồi vào phút đó lại trống. Có lẽ phía an ninh đổi ca. Và câu chuyện diễn ra giống trong phim hơn bao giờ hết, khi hai người khách trong một quán nhỏ ngồi xây lưng vào nhau, cố tìm cách nói chuyện với nhau nhưng không để ai biết. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng anh trầm trầm sau lưng tôi: “Nó ngồi trong góc đó, cẩn thận”. Tôi nói to với S.: “Vâng, mình hiểu mà”…Hai người đó đi ra, nhưng các nhân viên an ninh khác vẫn ngồi yên trong quán. Và anh – người lái xe ôm bất đắc dĩ – cũng vẫn ngồi sau tôi, quay lưng ghế vào tôi. Chúng tôi cố nói chuyện trong một đoạn đối thoại kỳ lạ, đối lưng. “Khi nào anh đứng lên ra ngoài thì em hãy ra nhé. Ngoài kia đông lắm đấy”…
Anh trả tiền và đi ra ngoài. Tôi bước theo, không quên chào chủ quán và chủ quán cũng cười như hoa đáp lại: “Chị về nhà, hôm nào rảnh ghé nhé”. Bên ngoài, vỉa hè cũng đầy nhóc những người đứng, ngồi trên xe máy, nhìn tôi đăm đăm.
“K. sẽ đón em” – anh nói rất nhanh lúc leo lên xe máy. Tôi cũng nhìn anh, mấp máy môi thay lời cảm ơn.
K. phi xe đến rất nhanh, trong màu áo grab, mặt bịt kín khẩu trang. Tôi hì hục leo lên xe và nói với K., như cách một người khách nói với anh xe ôm, nhưng nội dung khác: “Chị chưa biết đi đâu đâu đấy”. “Em biết. Chị lên đi, ôm chặt em nhé. Mình cắt đuôi”. K. phóng vèo đi. Và cả đám “xe ôm” kia cũng lốc nhốc bám theo. Tôi còn không biết rằng anh lái xe “phe ta” cũng đã bám theo để theo dõi ngược lại, cả lũ. Tôi cũng không hề biết, rất nhiều anh em hoạt động khác vẫn theo sát tình hình, họ chỉ “lảng vảng” cách chúng tôi đâu đó vài chục mét. “Chị giữ chắc nhé. Em phóng đây”. K. rồ ga, lao đi. Cuộc rượt đuổi bắt đầu. Tôi bám chặt áo K. và nhìn xuống, thấy hai bàn tay lại trắng bợt. “Chị đừng lo. Hồi nhỏ em đọc Conan nhiều lắm”. Tôi bật cười vì câu nói đó của K. Nhưng K. nói đúng. Chàng thám tử Conan bất đắc dĩ đã cắt được đuôi, đưa chúng tôi chạy thoát giữa vòng vây an ninh. Về sau này, nghe anh “xe ôm” kể lại, đám an ninh điên cuồng khi để mất dấu vết hai con mồi. Chúng lồng lên, chạy đi chạy lại dọc mấy con phố, nhưng hai con mồi đã mất dạng.
Chúng tôi chạy thoát mà đến cả tiếng sau, cả hai vẫn còn run cầm cập. Khi đến được “cơ sở cách mạng”, mặt tôi hình như tái mét. Chỉ đến khi chủ nhà mỉm cười, tôi mới hiểu là mình đã tạm thoát rồi, và hàng chục anh em cả trong Sài Gòn lẫn ngoài Hà Nội, trong nước và nước ngoài, đều biết và vui mừng đến phấn khích vì điều đó…
Phải rồi. Đó sẽ là một buổi cafe mà tôi không bao giờ quên được trong đời, vào một ngày đầu xuân đầy mưa và ẩm ướt. Mỗi con người, mỗi gương mặt xuất hiện đều để lại những ấn tượng dữ dội, đầy cảm xúc, và họ đều có một vai trò nào đó. Kể cả anh chủ quán, kể cả anh xe ôm mà hiện giờ tạm thời tôi chưa thể nêu tên anh, cả K. và thậm chí S. Và cả cây đàn guitar của tôi. Tôi không hình dung được mọi người – những anh chị em trong phong trào dân chủ – đã lo lắng và tìm đủ cách bảo vệ tôi như thế nào. Nhưng mọi người cũng không biết những cảm xúc trong tôi ngày hôm đó, không biết rằng họ có một phần ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc đời tôi, không biết rằng vì họ, vì những điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc biết bao nhiêu [Xem toàn bài trong phụ đính 4].
Diễn biến nội vụ tới đó, mọi người tưởng như Đoan Trang đã thoát nạn, nhưng sau đó, ngày Phụ Nữ 8-3-2018, tin được đài RFA phổ biến nói rằng: “Theo facebooker Nguyễn Anh Tuấn, cho đến chiều tối ngày 8 tháng 3, mọi nỗ lực nhằm xác minh vị trí của cô Phạm Đoan Trang đều thất bại, nên nhóm thân hữu của cô phải thông báo tin liên quan cá nhân cô này.” [Xem hình cũ Từ trái sang: Blogger Đoan Trang, Blogger Nguyễn Anh Tuấn và LS Trịnh Hội tại văn phòng Human Rights Watch hồi cuối tháng 1 năm 2014.]
Tuy nhiên, vào chiều tối 27/2, Phạm Đoan Trang đã tạm vào được facebook và viết vài dòng xác nhận rằng cô vẫn đang ở Việt Nam và nhấn mạnh “Không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi“… Tin chính thức được chính Pham Doan Trang đưa lên trang Facebook cá nhân hôm 27/2 như sau:
Gửi các anh chị em, bạn bè, độc giả yêu mến của tôi,
Tôi vẫn ở Việt Nam, chưa đi nước ngoài và sẽ không đi đâu cả, cho dù chỉ vài ngày để nhận giải Homo Homini (giải sẽ được trao tại Prague, CH Séc, vào ngày 5/3 tới) hay vài năm để… điều trị hai cái chân.
“Không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi” – tôi đã thề với chính mình như thế khi chuẩn bị về nước vào đầu năm 2015.
Tôi cũng đã nói rõ điều này với các nhân viên an ninh Bộ Công an để họ yên tâm rằng tôi sẽ không sang Séc nhận giải.
Khi chúng ta chẳng may sinh ra là những con cá trong một cái ao bẩn thỉu, tù đọng, ô nhiễm, chúng ta có hai kiểu phản ứng: Hoặc là tìm đường bơi sang hồ nước sạch đẹp ở gần hay biển cả mênh mông ở xa kia, hoặc là cố gắng thay đổi cái ao của mình để nó được đẹp đẽ, dễ thở, đáng sống hơn. Nếu không phản ứng gì thì chỉ có chết ngập trong nước bẩn mà thôi.
Tôi chọn cách thứ hai.
Và tôi tin rằng đa số dân Việt muốn cách một nhưng không làm được. Đâu phải ai cũng dễ có cơ hội “xuất dương”. Nếu vậy, tại sao không thử, không cố chọn cách hai?
* * *
Cách đây vài hôm tôi cũng đã tuyên bố: “Tôi đấu tranh chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài cho nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó“. [GG in đậm]
Muốn biết vì sao tôi nói nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là độc tài và độc tài như thế nào, mời các bạn tìm đọc cuốn Chính trị bình dân.
(Vài lời tranh thủ lúc vào được mạng).
Hẹn con thư sau
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1
Nhà báo Đoan Trang được tài trợ nghiên cứu ở USC
Trần Đông Đức – 2014-04-26
Nhà báo Đoan Trang, ảnh minh họa chụp trước đây – File photo
Sau chuyến đi vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam tại Hoa Kỳ và Thụy Sĩ vào hai tháng trước, nhà báo Đoan Trang ngay lúc chuẩn bị về nước thì được sự tài trợ của trường đại học USC ở South California để ở lại làm công việc nghiên cứu thêm 10 tháng. Nhiều người cũng có thể sang Hoa Kỳ và nghiên cứu nhưng tình huống và hoàn cảnh sống của Đoan Trang tại Hoa Kỳ lại là một câu chuyện hết sức đặc biệt.
Ký giả Đoan Trang
Từ một nhà báo chính ngạch của hệ thống báo “lề phải” trong nước, ký giả Đoan Trang chuyển thành một nhà tranh đấu cho xã hội dân sự ở Việt Nam. Thế là quãng đường tác nghiệp của cô ở Việt Nam sau này hết sức vất vả. Nói có khi không phải chứ theo diễn tả của Đoan Trang thì những người như cô bị cô lập khống chế đến cảnh túng đói (theo nghĩa đen) để làm tủi nhục về mặt ý chí.
Thế rồi Đoan Trang đến Mỹ và Âu châu, cô đi một chuyến đi vòng quanh các nước có nền văn minh văn hóa ứng xử bậc nhất thế giới. Đây cũng là một sự trải nghiệm quan trọng nhất trong đời của cô.
Nhưng rồi những người như Đoan Trang có đi thì phải trở về. Đó là sứ mệnh của người đấu tranh cho xã hội dân sự. Cho dù khi về có bị bắt hoặc bị cấm xuất cảnh thì những người cô cũng đành phải cam chịu. Nghĩ đến điều này, nhiều người như tôi cảm thấy thật áy náy. Không lẽ xúi cô ở lại tị nạn chính trị thì lại là đường đột quá! Mà biết cô về lâm vào hoàn cảnh như Nguyễn Tiến Trung thì quả là đau xót.
Đoan Trang là một cây bút rất tài hoa được giới ngoại giao phương Tây chú ý. Cô cũng là một trong những blogger hiếm hoi viết bằng tiếng Anh của VN. Tin cô phải về nước “trồng trà ở Thái Nguyên” có lẽ làm áy náy giới ngoại giao Mỹ, Đức, Thuỵ Sĩ khiến họ không thể nào yên tâm… Không thể nào để một nhân vật lung linh như thế này rơi vào bàn tay thô bạo bọn chúng để làm tù nhân lương tâm cho được
Tôi định liên lạc với luật sư Trịnh Hội có phương pháp gì không chứ để các bạn như Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn đã qua tới Washington DC, Geneve trình bày hồ sơ trấn áp của chế độ công an trị coi chừng khi về nước là họ dùng ngay chiêu bài bắt đi bộ đội để hành hạ vài năm là xong đời trai bay nhảy.
Villa Aurora sang trọng như là một tòa lâu đài, nơi hội tụ của những nghệ sỹ tài hoa trên thế giới – villa Aurora Website
Viết tới đây, chợt nghĩ đến Nguyễn Tiến Trung vào cái hôm nhập ngũ mà muốn rơi nước mắt. “Rõ ràng là chúng nó lừa vào doanh trại bộ đội rồi sau đó bắt Nguyễn Tiến Trung cầm tù”. Quãng thời gian dài đến sáu năm, quá chua xót.
May quá! Đoan Trang là một cây bút rất tài hoa được giới ngoại giao phương Tây chú ý. Cô cũng là một trong những blogger hiếm hoi viết bằng tiếng Anh của Việt Nam. Tin cô phải về nước “trồng trà ở Thái Nguyên” có lẽ làm áy náy giới ngoại giao Mỹ, Đức, Thuỵ Sĩ khiến họ không thể nào yên tâm… Không thể nào để một nhân vật lung linh như thế này rơi vào bàn tay thô bạo bọn chúng để làm tù nhân lương tâm cho được. Thế rồi, bằng sự ngưỡng mộ và quan tâm rất nhân văn nào đó, họ mời cô ở lại làm fellowship (một dạng nghiên cứu) cho một trường đại học ở Nam California.
Được ở lại làm fellowship cho một trường đại học Hoa Kỳ là một chứng chỉ, một thành tích quá lớn trong một chuyến “vượt biên” tình cờ. Như thế quá vinh dự rồi!
Hiện nay có nhiều nhóm dư luận viên tỏ ra bức bối khi nhận được thông tin này. Có lẽ trường hợp của ký giả Đoan Trang sẽ làm bọn họ trở nên nhỏ bé khi muốn kích động và bêu rếu các nhà đấu tranh dân chủ. Ở vị trí hàn lâm, Đoan Trang sẽ làm cho “cả đội chúng nó” không còn tư thế gì nữa.
Người dư luận viên nổi tiếng Trần Nhật Quang khi nghe tin cập nhật về Đoan Trang đã tìm cách lên tiếng dèm pha: “Các ngươi chỉ thổi phồng tự sướng thôi. Nhân dân không ủng hộ các ngươi. Chỉ loanh quanh các ngươi tự sướng, tự hận với nhau mà thôi ! Đó là thực tế không thể chối cãi.”
Tuy nhiên, rất nhiều người chúc mừng cho Đoan Trang vì ai cũng biết được sống và làm việc trong môi trường tươi đẹp như thế này sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời.
Villa Aurora sang trọng như là một tòa lâu đài, nơi hội tụ của những nghệ sỹ tài hoa trên thế giới. Họ tụ tập và giao lưu trong môi trường tuyệt vời nhất để trí tuệ và sự sáng tạo được thêm phần thăng hoa bay bổng. Một đạo diễn làm xong cuốn phim, tới Villa Aurora nghĩ dưỡng để tái tạo cảm hứng.
Villa Aurora
Nhưng chưa hết! Chỗ ở mới của Đoan Trang mới làm mọi người choáng váng. Thì ra đây là một toà biệt thự có tên là Villa Aurora (độc giả tự google) để biết sự biệt đãi dành cho ký giả Đoan Trang quan trọng tới cỡ nào.
Villa Aurora sang trọng như là một tòa lâu đài, nơi hội tụ của những nghệ sỹ tài hoa trên thế giới. Họ tụ tập và giao lưu trong môi trường tuyệt vời nhất để trí tuệ và sự sáng tạo được thêm phần thăng hoa bay bổng. Một đạo diễn làm xong cuốn phim, tới Villa Aurora nghĩ dưỡng để tái tạo cảm hứng.
Ở vị trí khách quan của người viết bài và được trực tiếp tham quan Villa Aurora – Wow! cho dù ở Mỹ đã 24 năm, tôi chưa từng thấy một Villa nào sang trọng, thẩm mỹ, và có linh hồn như vậy. Toạ vị trên một triền núi cao, mở mắt ra là Thái Bình Dương bát ngát ngút tầm mắt. Bãi biển Santa Barbara tỏa nắng phía bên triền núi. Chỉ trong một tầm mắt, khung cảnh vừa hoang sơ vừa đương đại của kiểu kiến trúc cho danh nhân tài tử Hollywood hiện ra lộng lẫy huy hoàng…
Nhưng chưa hết, căn biệt thự có cả tiền sảnh hậu sảnh đẹp như phim, nội thất của Villa Aurora, cơ man nào là sách và đồ nghệ thuật quý giá. Ngay cả cây đàn piano cũng có phím làm bằng ngà voi, sờ vào là chất ngà như hút lấy vân tay tạo nên một cảm khái nghệ thuật chất ngất. (Thời nay, người ta cấm dùng ngà voi, chỉ những danh phẩm cổ xưa mới còn được lưu lại).
Khách cư ngụ của Villa Aurora toàn là những nhân vật danh giá đến từ Âu Châu. Trong quá khứ của các nhân vật đấu tranh từng có một số đến từ Miến Điện, Pakistan… Có lẽ Đoan Trang là người Việt Nam đầu tiên được vinh dự làm khách của Villa Aurora. Nên nhớ rằng, chỗ ở này không phải có tiền là mua được. Cư ngụ tại Villa Aurora là một thứ đẳng cấp khiến những người ở Mỹ lâu năm như tôi khám phá ra cũng phải kinh ngạc. Tinh thần tôn trọng tài hoa của Âu Mỹ thật là vượt tầm tưởng tượng của những người tự cho là ở Mỹ rất lâu và biết về nước Mỹ rất nhiều. Hàng xóm của Đoan Trang lúc này là đạo diễn người Đức, Marc Bauder mới làm xong bộ phim Master of the Universe.
Đoan Trang sẽ nghĩ gì và viết gì sau những trải nghiệm ở Villa Aurora. Chúng ta đang chờ đợi. Tại sao Tây Phương có thể đạt tới mức sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời như thế! Có thể Đoan Trang sẽ kể với chúng ta sau này.
http://www.villa-aurora.org/en/
Trần Đông Đức, 24-04-2014
Phụ đính 2
Đàn Reo Trước Bão
Minh hoạ: An Nhiên.
By TRỊNH HỮU LONG – Posted on 25/02/2018
“Mệt mỏi quá em. Cứ thế này thì đến bao giờ. Hôm qua cắt điện. Hôm nay cắt net”.
Đó là tin nhắn sau cùng tôi nhận được từ Đoan Trang vào chiều mùng 9. Không đầy một tiếng sau tôi nhắn không thấy cô trả lời nữa, cho đến tận nửa đêm.
Gia đình cho biết cô đã bị hai người lạ mặt tới nhà bắt đi làm việc vì cuốn “Chính trị bình dân” mà cô là tác giả.
Khai phá những vùng cấm
Đoan Trang từng được coi là một trong những phóng viên xuất sắc của làng báo “lề phải”.
Mặc dù khởi nghiệp viết lách ở VnExpress năm 2001 nhưng tên tuổi của Đoan Trang lại gắn liền với VietNamNet và những phóng sự, bình luận gây bão đăng trên tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào thời kỳ năm 2007-2008, loạt bài về Hoàng Sa – Trường Sa của Đoan Trang trên VietNamNet đã mang lại cho cô cả vinh quang lẫn tủi nhục. Đó có lẽ là lần đầu tiên, kể từ khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đầu những năm 1990, vấn đề Biển Đông được phân tích trên báo chính thống một cách trực diện và giàu hàm lượng nghiên cứu đến thế. Cần nhớ rằng, vào thời điểm đó, Biển Đông là vùng cấm nhạy cảm bậc nhất ở nước ta mà không tờ báo chính thống nào dám nhắc tới.
Sự nghiệp cầm bút của Đoan Trang là hành trình khai khẩn những vùng đất hoang. Trước khi nổi tiếng với các bài chính luận đặc sắc trên VietNamNet, Đoan Trang đã cùng với Hoàng Nguyên chấp bút cuốn “Bóng”, tự truyện đầu tiên của một người đồng tính Việt Nam, vào năm 2008. Nhưng Biển Đông lại là vấn đề rất khác. Chạm đến vùng cấm này tức là đã đặt một chân vào sau chắn song sắt.
Sự thật là Đoan Trang đã đặt cả hai chân vào tù. Cô bị bắt và giam giữ trong chín ngày liền trong đồn công an cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2009. Cuộc bắt bớ đó liên quan đến hai người bị bắt cùng thời điểm là blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).
“Cho đến nay, mình vẫn hoàn toàn không hiểu mình bị bắt vì chuyện gì”, cô chia sẻ.
Sau khi bị giam chín ngày trong trại tạm giam B14, Hà Nội, Đoan Trang mất việc ở VietNamNet. Chín ngày đó đủ để biến cô từ một phóng viên được trọng vọng thành một “đối tượng” xâm phạm “an ninh quốc gia” và đứng trước nguy cơ thất nghiệp vô thời hạn. Nhưng không lâu sau đó, cô về đầu quân cho văn phòng Hà Nội của tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh theo lời mời và sự bảo đảm chắc nịch của Tổng biên tập Nam Đồng.
Nếu công an tính dằn mặt Đoan Trang thì họ đã lầm. Biến cố đó đẩy Đoan Trang đi xa hơn. Cô dấn thân vào hoạt động dân chủ và tiếp tục viết những gì các phóng viên “lề phải” khác chưa viết.
Blog phamdoantrang.com của cô dần dần bàn về những vấn đề chính trị nhạy cảm nhất như thể chế một đảng, chế độ công an trị, các cuộc biểu tình và các cuộc đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động. Cô xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, 2012, hay phong trào biểu tình bảo vệ cây xanh ở Hà Nội năm 2015. Gương mặt cô trở thành tâm điểm của những phái đoàn vận động quốc tế ở Mỹ hay châu Âu.
Cô đặt chân vào tất cả những cánh rừng thiêng nước độc, những vùng cấm tối kỵ mà lực lượng an ninh của đảng Cộng sản Việt Nam luôn canh phòng cẩn mật.
Dĩ nhiên, thanh gươm của chế độ không dung tha cho những kẻ “nghịch dại” như vậy bao giờ.
Mèo vờn chuột
2 giờ 39 phút sáng một ngày giữa năm 2016, Đoan Trang bật dậy vì tiếng chuông cửa.
Cô đang ở nhờ nhà một người bạn trong hành trình chạy trốn một cuộc truy lùng của công an. Căn hộ chung cư này có bảo vệ canh gác 24/24, không người lạ nào có thể vào được chứ chưa nói là lên tận các tầng trên để bấm chuông.
“Đó chính xác là tiếng chuông gọi hồn”, Đoan Trang nhớ lại.
“Mình nghe rõ ngoài cửa có tiếng nói chuyện của một nhóm người. Không lý do gì khác có thể giải thích được sự xuất hiện của họ vào giờ đó, ngoài việc họ đã lần ra được dấu vết của mình”.
Không thấy có ai động tĩnh trong nhà, toán người lạ mặt rời đi. Đoan Trang thoát được lần đó.
Đi “dạt vòm” như vậy không phải là việc xa lạ với Đoan Trang. Trước mỗi cuộc biểu tình hay mỗi cuộc gặp với các quan chức nước ngoài, người phụ nữ bé nhỏ này đều phải lánh tới một địa điểm bí mật nào đó muộn nhất là vào đêm hôm trước để tránh bị an ninh giam lỏng ở nhà. Công an luôn tìm cách ngăn cản cô xuất hiện trong những sự kiện như vậy.
Khi thì cô tới ở nhờ nhà bạn bè, khi thì tới khách sạn, lại có khi phải trú ở một công trường xây dựng, vốn là nơi tập kết của nhiều số phận vật vờ bên lề xã hội. Nhưng chẳng phải khi nào cô cũng trốn được.
Không lâu sau khi từ Mỹ về nước vào tháng Một năm 2015, Đoan Trang bị bắt cóc ngay gần Hồ Gươm. Cô đang trên đường tới Trung tâm Văn hoá Pháp (L’ Espace) để phiên dịch cho cuộc gặp giữa gia đình của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng với đại diện của Đại sứ quán New Zealand. Xe công an dừng sát bên đường và lôi cô lên xe, đưa về đồn công an gần nhất. Họ thả cô ra sau khi đã phá thành công cuộc gặp đó.
Những vụ bắt cóc tương tự xảy ra hết lần này đến lần khác, với tần suất hai hoặc ba tháng một lần.
“Mỗi lần như vậy anh em bạn bè lại nhảy bổ đi tìm khiến mình rất ái ngại. Mà bị bắt cóc thường xuyên như vậy, nếu tinh thần không vững thì con người ta dễ hoang tưởng, nhìn đâu cũng thấy an ninh”, Đoan Trang chia sẻ.
Nhưng như vậy cũng chưa đủ gay cấn.
Ngày 24/5/2016, một cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama với một số đại diện của giới xã hội dân sự Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào buổi sáng tại Hà Nội. Đoan Trang được mời tham dự cuộc gặp đó khi đang dưỡng bệnh ở Sài Gòn sau một ca phẫu thuật đầu gối.
Biết chắc an ninh sẽ theo dõi và ngăn cản cô tham dự cuộc họp, một chuyến xe bí mật do hai người bạn lái được bố trí để đưa cô ra Hà Nội.
Hành trình rất suôn sẻ. Họ về tới được Ninh Bình chiều muộn ngày 23, tức là trước cuộc gặp một ngày. Tìm được một nhà nghỉ rất kín đáo và cực kỳ khó phát hiện, họ yên tâm có thể qua đêm an toàn.
Nhưng lực lượng an ninh nhạy hơn họ nghĩ. Sáng sớm hôm sau, Đoan Trang thấy dưới sảnh đầy người với ánh mắt dò xét. Một nữ sĩ quan an ninh được một số người khác hộ tống mang những thiết bị lạ xông vào phòng với thái độ rất hả hê.
“Tôi cảm thấy mình như một con thú bị săn đuổi”, Đoan Trang nhớ lại.
Họ không đi hết được hành trình và bị giam lỏng ở Ninh Bình cho đến hết ngày.
“Trong văn học có tiểu thuyết ‘Cây thập tự thứ bảy’, nói về nỗi cô độc của người dân Đức trong hành trình trốn chạy phát-xít. Giờ thì mình đã hiểu được cảm giác của họ. Đôi khi đi giữa một thành phố lớn người xe tấp nập nhưng chẳng có lấy một chốn nương thân nào. Chẳng có nhà nghỉ hay khách sạn nào an toàn cả”.
“Họ không coi mình là người. Đối với họ, tất thảy chúng ta đều chỉ là những dự án dùng để chia chác bầu sữa ngân sách mà thôi. Vì thế nên đừng mong đối thoại được với an ninh. Chúng ta chỉ có thể đối thoại được với những người tôn trọng mình mà thôi”.
Điều này nghe có vẻ tiêu cực với nhiều người, nhưng đó là những gì mà một người bị ép “đối thoại” với an ninh hàng trăm lần nhận ra.
Thính giả giấu mặt
“Xưa em hay hát bài gì mà có ‘Let me go home’ ấy nhỉ? Nghe buồn chết đi. ”
Tôi nhận được tin nhắn như vậy từ Đoan Trang vào một buổi chiều khi cô đang lang bạt khắp nơi để tránh một cuộc truy lùng của công an.
“I wanna go home”, cô nhắn tiếp, mượn lời bài hát Home nổi tiếng của Michael Buble.
Rất thích chăm sóc nhà cửa, Đoan Trang nói cô “nhớ lọ hoa, nhớ cái bàn, nhớ bức tranh, và đặc biệt không thể xa cây đàn”.
Công chúng ít biết về đam mê chơi đàn guitar của Đoan Trang. Từng nhiều lần, Đoan Trang tâm sự với tôi rằng cô chẳng đam mê chính trị hay đấu tranh dân chủ như hầu hết mọi người vẫn nghĩ. Thứ cô không thể sống thiếu được lại chính là cây đàn guitar.
“Mình rất yêu cây đàn, xa nó thì nhớ da diết, về đến nhà mình ôm nó vào lòng, mình hôn nó và âu yếm nó bằng những ngón tay của mình”, cô nói.
Nếu có duyên, bạn có thể được nghe Đoan Trang đàn bản Cây sáo thần của Mozart, hay những bài đệm hát như If của Bread, I kiss your memories của Bee Gees, hay Love me with all your heart.
Đang mày mò học soạn nhạc, những ngày phải đi “dạt vòm” là những ngày khổ sở với Đoan Trang. Cuộc sống không cho cô chơi đàn trong những hoàn cảnh bình thường như bao người khác. Cô chơi đàn như thể ngày mai không còn được chơi đàn nữa. Người ta có nhiều lý do để sợ đi tù, riêng Đoan Trang thì sợ vào tù không có đàn. Ít khi nào trại giam để cho tù nhân chơi đàn, có chơi thì cũng phải bị giám sát chặt chẽ. Dây đàn là thứ mà tù nhân có thể dùng để làm nhiều thứ, kể cả… tự sát.
Điều Đoan Trang chưa bao giờ biết chắc được là nhà mình có “bọ” hay không. Nhiều người khẳng định chắc nịch rằng thành phần “phản động có số má” như cô thì không thể không bị nghe trộm được. Ở các nước Liên Xô và Đông Âu, sau khi các chế độ cộng sản sụp đổ, nhiều người mới biết được trong nhà mình có “bọ”.
Đoan Trang luôn có cảm giác dù chơi đàn một mình nhưng vẫn có người nghe.
“Chẳng bao giờ mình nghĩ sẽ chơi đàn trong hoàn cảnh này. Ở ‘đầu dây’ bên kia, nếu có nghe thì không hiểu ‘họ’ nghĩ gì. Có khi ‘họ’ nghĩ mình là con điên”, Đoan Trang nửa đùa nửa thật.
Viết cho giới bình dân
Ngày 9/2 vừa rồi, tờ Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam chạy một bản tin khá bất thường: “Hải quan Đà Nẵng tịch thu hàng loạt sách có nội dung nhạy cảm chính trị”.
Trong bốn bưu kiện sách “có nội dung nhạy cảm chính trị” này, có hai bưu kiện là cuốn “Chính trị bình dân” mà Đoan Trang là tác giả.
“Chính trị bình dân”, một cuốn sách tiếng Việt, phần lớn nói về Việt Nam, và viết cho người Việt Nam, nhẽ tự nhiên là phải xuất bản trong nước chứ không cần phải đặt hàng từ nước ngoài về. Hơn hai mươi năm trước, tôi lục trong chồng sách cũ của bố mẹ tôi cuốn giáo trình “Chính trị sơ cấp” do nhà nước phát hành và đọc một mạch cho đến hết cuốn sách đã ố vàng theo thời gian ấy. Những câu chữ giản đơn, mạch lạc của nó khiến cho một đứa trẻ lớp 6 là tôi khi đó cũng hiểu được và say mê với chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Nhưng nhà nước ra sách chính trị không có nghĩa là người dân cũng được làm. Nhiều năm sau đó, tôi lại được đọc một cuốn sách chính trị khác mà câu được trích dẫn nhiều nhất của nó có lẽ là “mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có những con vật bình đẳng hơn những con vật khác”.
Cuốn tiểu thuyết “Trại súc vật” trứ danh đó của George Orwell, không biết vì lý do gì, đã lách được qua cửa kiểm duyệt để ra mắt bạn đọc với cái tên “Chuyện ở nông trại”. Nhưng rồi nó cũng nhanh chóng bị thu hồi và bị liệt vào danh sách cấm.
Cuốn “Chính trị bình dân” của Đoan Trang thì không “may mắn” được như thế. Cô không có cách nào xuất bản được nó ở trong nước mà phải dựa vào một “thế lực nước ngoài” là gã khổng lồ công nghệ Amazon.
Đoan Trang là một kiểu nhà báo luôn đau đáu với những người… chưa biết gì. Trái ngược với những tiếng thở dài ngao ngán của nhiều người về trình độ dân trí của nước nhà, Đoan Trang luôn tìm đến với những người dân còn xa lạ với những khái niệm căn bản về chính trị và pháp luật.
“Mình còn nhớ rất rõ hồi 2009, khi bị bắt, mình hoàn toàn ngây thơ và không biết một chút gì về luật, cũng chẳng biết phải ứng xử ra sao với công an. Đến hồi biểu tình chống Trung Quốc năm 2011 cả bọn cũng chẳng biết hơn gì nhiều, toàn bị công an bắt nạt”, Đoan Trang kể.
“Mãi đến năm 2013 mình mới thực sự bắt đầu tìm hiểu về chính trị, pháp luật, dân chủ, nhân quyền, v.v. Bởi vậy nên khi viết, mình luôn thấy như mình đang viết cho cái cô Đoan Trang trước năm 2013”.
Ý tưởng viết cho giới bình dân nảy sinh khi cô đọc lời bạt của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành trong cuốn sách dịch “Thám tử kinh tế” của Tim Harford, rằng cần có những sứ giả truyền đạt những kiến thức hàn lâm khó hiểu cho công chúng.
Làm báo gần hai mươi năm, Đoan Trang cho rằng, “báo chí, truyền thông Việt Nam không làm được việc đó. Đừng nói dân trí thấp, người dân không chịu đọc. Đó là do chúng ta không chịu khai phá, mở mang cho người đọc”.
“Mình viết sách chẳng mong nó thành tác phẩm để đời hay sống mãi gì cả. Sống mấy năm thôi cũng được, miễn là nó giúp thoát mù về chính trị cho độc giả và hy vọng có nhiều cuốn sách chính trị hay hơn. Ta phải viết cho người dân bớt sợ”.
Nói là làm, cô viết “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, và đang chấp bút viết thêm nhiều cuốn nữa.
Khi cuốn “Chính trị bình dân” được xuất bản, một số độc giả có ý trách Đoan Trang vội vã quá mà để sót một số lỗi không đáng có.
“Vội vã”.
Đoan Trang luôn vội vã. Luôn giục giã. Luôn thúc vào mông người khác bắt họ phải khẩn trương lên.
Cô không chờ được. Vì có một thứ cô không biết sẽ ập đến lúc nào: sắc phục xanh và chiếc còng số 8.
“Chúng ta không thể bỏ cuộc”
Ít ai biết rằng, Đoan Trang từng có cơ hội xin tị nạn và ở lại Mỹ sau khi kết thúc học bổng chín tháng ở Đại học Southern California hồi năm 2014. Có ít nhất ba cơ quan, tổ chức đề nghị hỗ trợ cô làm thủ tục vì lo ngại cho sự an toàn của cô nếu trở về Việt Nam.
Nhưng Đoan Trang chưa bao giờ có ý định ở lại nước ngoài.
“Nhiều người nhìn vào cuộc sống của chị thì chỉ thấy một kẻ đi làm những việc chẳng giống ai và rước vào thân toàn là bất hạnh. Chị có thấy bất hạnh không?”, tôi hỏi Đoan Trang.
40 tuổi, không chồng, không con, sống nay đây mai đó và tài sản lớn nhất lại là một tương lai bất định, không mấy ai hiểu rằng cô hạnh phúc chứ không bất hạnh như họ tưởng.
“Nhiều người coi trọng sự ổn định, họ muốn lập gia đình, sinh con, sống cuộc đời yên ả, không có gì sai hay đúng ở đây cả vì đó là cuộc sống của họ. Nhưng với riêng mình, nếu không hoạt động thì sẽ không thể nào được trải nghiệm sự yêu mến mà mọi người dành cho mình”, Đoan Trang nói.
Quả vậy. Thỉnh thoảng tôi lại được Đoan Trang kể về những trải nghiệm đó một cách vừa hàm ơn, vừa hãnh diện. Khi thì một ông chủ khách sạn khuyên Trang nên rời đi ngay vì có công an đến hỏi, và còn chỉ đường cho cô đi. Khi phải mổ chân thì có nhiều người giúp đỡ, trong đó có nhiều người cô chưa gặp bao giờ.
“Có khi họ vào bệnh viện thăm, dúi cho chút tiền rồi vừa khóc vừa bỏ chạy. Hoặc có những bạn bè cũ bao nhiêu năm không liên lạc gì bỗng xuất hiện giúp cái nọ cái kia”, Đoan Trang kể.
“Bạn đi đường có người nhận ra bạn. Đặc biệt vui khi có những bạn trẻ nhận ra và nói đã đọc những gì mình viết. Vào tiệm ăn ở Sài Gòn thì anh chủ quán cứ nhìn mình cười cười, lại gần hỏi có phải Đoan Trang không. Biết rồi thì anh đích thân phục vụ cho mình, ăn xong tính tiền giá rẻ lại còn dúi quà cho mình”.
Đoan Trang nói, “đó là tài sản quý giá vô cùng. Đánh đổi cái gì mới được những tình cảm đó? Chúng ta không thể bỏ cuộc được vì còn có những người như vậy”.
Một trong những bài hát Đoan Trang yêu thích nhất là bài “Fernando” của ABBA, ban nhạc gắn liền với thế hệ 7X của cô. Lời bài hát là những hoài niệm của hai người bạn già đã cùng nhau chiến đấu cho tự do ở Mexico đầu thế kỷ XX.
Bài hát kết thúc bằng một câu điệp khúc đầy cảm hứng:
…If I had to do the same again
I would, my friend, Fernando…
(…Nếu phải làm lại
Tôi vẫn sẽ làm, Fernando bạn ơi…)
Có thể lúc này, ở một “đầu dây” nào đó trong trụ sở Bộ Công an, có một viên sĩ quan nào đó đang nghe tiếng đàn guitar réo rắt điệp khúc “Fernando”, tựa như chẳng cần biết đêm nay bão có về…
…If I had to do the same again
I would, my friend…
Phụ đính 3
Phát biểu của bà Nguyễn Thanh Mai
Thay mặt Đoan Trang nhận giải Homo Homini
“Thưa các quý ông quý bà
Việc Đoan Trang nhờ tôi thay mặt cô nhận giải Homo Homini làm tôi hoàn toàn bất ngờ. Ngay tại đây lúc này có bao nhiêu người còn xứng đáng thay mặt cô hơn tôi. Tuy nhiên, Đoan Trang nhờ tôi bởi chính quyền Việt nam đã không cho tôi về nước, và vì thế họ khó có thể dễ dàng trừng phạt tôi vì việc tôi đứng ở đây. Và nay thì tôi đang đứng ở đây trước các quý vị.
Ở Việt nam Đoan Trang được biết đến nhiều phần nhờ các bài báo mà cô viết về các đề tài nhức nhối, như cưỡng chế đất, các bản án tử hình bất công, các vụ bắt bớ và bỏ tù các bloger. Nếu như chúng ta nhớ lại thời toàn trị trước kia, người Séc và người Slovakia cũng né tránh các đề tài mang tính xã hội – chính trị như thế nào – theo cách nói của Vaclav Havel, họ ẩn náu trong các hầm trú riêng tư – thì có lẽ chúng ta sẽ hiểu được, trong một xã hội toàn trị, một tác giả cần có các lý lẽ đơn giản, logic và cụ thể đến như thế nào để người dân có thể vượt qua nỗi sợ hãi đầy bản năng vì bị theo dõi, và trở thành bạn đọc của tác giả ấy, cho dù chỉ là trên mạng xã hội. Và tác giả ấy phải cương quyết và quả cảm đến thế nào khi trực diện với cả một bộ máy được ngụy trang rất khéo dưới tấm áo choàng là một hệ thống tư tưởng.
Đoan Trang là một tác giả như thế.
Chúng tôi nói chuyện với nhau lần đầu vào năm 2014. Tôi nhận thấy cô ấy tự chọn con đường của mình, và mẹ cô thì vô cùng lo lắng, bởi ý thức được các mũi đòn ác hiểm hướng đến con gái mình. Hồi đó cô nói, ý nghĩ về mẹ luôn dằn vặt cô nhiều nhất. Sau này, tôi mới hiểu, nỗi lo cho người thân cũng là một điểm chung của phần lớn các nhà hoạt động. Tuy nhiên Trang vẫn bền bỉ đi tiếp. Ngày 24.2.2018 cô viết trên Facebook của mình: “Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó“.
Gần 30 năm sau Cách mạng Nhung, nhưng tôi vẫn cho rằng, rất cần nhắc lại các bài học từ chế độ trước. Tôi nghĩ, điều nguy hiểm lớn nhất của chủ nghĩa cộng sản nằm ở khả năng hơn người của nó để phát hiện, phát huy và phát triển những tính cách thấp kém nhất vốn tiềm tàng một cách tự nhiên trong từng cá thể con người. Và với tôi, giải thưởng Homo Homini là một con đường với một hướng đi hoàn toàn khác, đó là con đường của con người dành cho con người.
Vì Đoan Trang, vì bản thân, vì các nhà hoạt động mà tôi quen và chưa quen, vì các giá trị con người mà vốn là nền tảng cho một xã hội ổn định và luôn phát triển trong hài hòa và hòa bình, tôi xin cám ơn vì giải thưởng cao đẹp và truyền cảm hứng này mà People in Need đã trao tặng cho một trong các đại diện nổi bật nhất của phong trào vì dân chủ tại Việt nam. Mặc dù tôi quả thật không biết, liệu các hoạt động vì dân chủ ở Việt nam có đủ mạnh mẽ để được coi là phong trào.
Khi Đoan Trang đề nghị tôi thay mặt cô nhận giải, tôi thấy đây là một chuyện thật phi lý. Logic ở đâu, khi giải thưởng cho một người không được ra khỏi Việt nam, lại do một người không được vào Việt nam nhận hộ? Thêm nữa, chính quyền Việt nam hẳn là có thể coi hành động này là một biểu hiện chống đối. Tôi xin khẳng định với tất cả mọi người rằng qua hành động này, tôi chỉ muốn khẳng định quyền được tự do quyết định của chính mình. Bởi vì để không bị mất đi quyền của mình, người ta không được để mặc cho quyền đó bị tước đoạt một cách dễ dàng. Tôi ước được sớm gặp lại Đoan Trang. Và ngày đó sẽ không thiếu sự hiện diện của giải Homo Homini của cô ấy.”
Phụ đính 4
Đoan Trang – chúng tôi sẽ đến trong năm phút nữa
Nguyễn Nữ Phương Dung – Đây là câu chuyện do nhà báo Đoan Trang kể lại về chuyến đuổi bắt với an ninh lần trước. Chị dặn, nếu chị có làm sao thì hãy đăng lên nhé. Kèm câu chuyện là hình ảnh cuối cùng tôi nhận được từ chị, trong lúc tưởng chừng mệt mỏi và cô đơn nhất, cô ấy vẫn mỉm cười và ôm lấy cây đàn, lãng mạn, hồn nhiên như một cô nghệ sĩ guitar làm chính trị…
Hiện nay vẫn k ai liên lạc được với chị Trang. Chưa có tin tức nào chính thức cả, chúng ta chỉ biết hi vọng. Và nếu có chuyện gì xấu nhất xảy ra với cô ấy thì mong tất cả đừng buồn. Ngưng than thở, oán trách, chửi rủa mà hãy hành động, thay nhau thực hiện nên tương lai nước Việt mà cô ấy đang làm dang dở. Đó là điều cuối cùng Đoan Trang muốn gửi đến tất cả mọi người yêu quý cô ấy, với một lòng vô cùng cảm ơn vô vàn đến tất cả mọi người đã yêu thương, ủng hộ Đoan Trang…
*
“chúng sẽ đến trong năm phút nữa
chúng sẽ đến trong một phút nữa
chúng đến sau dòng chữ này…”
(thơ Thận Nhiên)
Buổi sáng thứ hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hoá ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.
Hà Nội vẫn còn lạnh. Trời tối mờ mờ, trông như mù sương nhưng thật ra là một cơn mưa phùn. Mưa xuân. Thứ mưa đặc thù của miền Bắc mà nhiều người rất ghét vì nó làm đường bẩn, nhem nhép bùn. Nhưng tôi thì lại rất thích. Tôi hay nhớ tới câu thơ của Nguyễn Bính, “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy…”.
Tôi chuẩn bị đồ đạc rất nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong một cây đàn guitar và tập bản nhạc. Ví tiền nhét sẵn trong cái túi nhỏ bên ngoài bao đàn. Tôi đeo đàn và rảo bước ra cửa, cố không nhìn vào mắt mẹ. Tôi chỉ nói nhỏ: “Mẹ, con đi đây”.
“Không ăn sáng gì hả con?”.
“Con không ăn đâu ạ”.
Tôi vội vã đi ra. Tôi không nói mẹ cũng biết tôi đang chuẩn bị đi đâu. Tôi không ngoái đầu lại nhìn mẹ, cắm cúi đi thẳng ra thang máy của toà nhà. Thậm chí tôi chẳng dặn mẹ bao giờ tôi sẽ về, nếu tôi không về thì mẹ cần làm gì. Bởi vì tôi cũng đâu biết rồi mọi chuyện sẽ thế nào, nên sao mà hứa “con sẽ về” được. Bởi vì tôi biết rằng, chỉ cần tôi dừng lại, ôm lấy mẹ, cảm nhận thân hình gầy quắt của bà cụ già 78 tuổi run lên trong tay mình, là có thể tôi sẽ ứa nước mắt. “Có thể” thôi, bởi vì vào những lúc như thế này, bản năng của một nhà báo trỗi dậy, tôi khá lạnh lùng, thậm chí trống rỗng. Nhưng dù gì đi nữa, cái ôm hôn đó của đứa con gái với mẹ trước khi đi cũng chỉ là một nhát cứa thêm vào lòng mẹ mà thôi.
Tôi xuống sảnh tầng 1, chuẩn bị bước xuống đường. “Mưa xuân phơi phới bay”, đất trời mờ đục như sương. Vỉa hè, như thường lệ, la liệt người đứng ngồi. Tôi vịn tường, lê từng bước xuống hè mà không biết xe nào là xe của “phe ta”, nghĩ thầm “lên nhầm xe an ninh bây giờ là bỏ mẹ”. Nhưng tôi vẫn đi thẳng về phía chiếc xe đứng sát mặt đường nhất. Người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội mũ, đeo khẩu trang kín mít, chỉ hở hai con mắt, nhìn tôi gật đầu. Nhìn vào đôi mắt đó, tôi yên tâm ngay. Không phải mắt an ninh.
Tôi leo lên xe. Anh vừa nổ máy thì mấy thanh niên ngồi vỉa hè cũng nhanh chóng đứng dậy, ra xe.
Chúng bám theo chúng tôi ngay. Tôi rùng mình, sởn gai ốc khi nghĩ tới cảnh một chiếc xe sẽ lao thẳng vào ngang thân xe tôi, và kẹp chân tôi lại. Kế đó là tiếng rắc rắc… Nhưng cũng may, đường rất đông, gần như kẹt xe. Anh đi cũng khá nhanh và lẫn vào đám đông kịp trước khi chúng kè kè bên cạnh.
Tôi cúi xuống nhìn bàn tay mình, thấy nó trắng bệch. Nó trắng vì tôi đang lạnh, dính nước mưa, hay vì nửa năm nay tôi rất ít ra nắng?
Nửa tiếng sau, chúng tôi rẽ vào con phố nhỏ gần đường Hào Nam, và đến quán nước mà tôi hẹn chúng. Sớm tới 40 phút so với giờ hẹn. Xuống xe, tôi định trả tiền nhưng anh gạt đi, phóng thẳng.
Đàn ơi, buồn làm chi…
Tôi bước vào quán. Việc đầu tiên là tháo cây đàn khỏi vai.
Chủ quán trông thấy tôi, ồ lên: “A chị Trang. Lâu quá rồi không gặp. Chân cẳng thế nào rồi?”.
Trong một khoảnh khắc, tôi ngỡ ngàng. Tôi không ngờ chủ quán biết mình, biết cả tên và thương tật của mình. Và biết không phải với tinh thần cảnh giác của một “quần chúng” từng nghe an ninh nói xấu về “đối tượng”.
Còn người chủ quán chỉ cười hồn hậu, tươi như hoa. Anh không hề biết nụ cười và câu chào của anh có ý nghĩa với tôi như thế nào. Nó làm tôi bình tĩnh lại, ý thức được rằng đây vẫn đang là một cuộc sống bình thường giữa những con người bình thường.
Tôi cười: “À, thì mình cũng vẫn thế, nhưng không sao”. Rồi tôi kéo ghế ngồi, gọi một ly Lipton sữa nóng.
Trong lúc chờ chủ quán pha trà, tôi mở bao, rút cây guitar ra, đàn luôn. Đằng nào thì ngồi chờ nửa tiếng cũng chẳng có gì làm.
“If a picture paints a thousand words, then why can’t I paint you?
The words will never show the you I’ve come to know…”.
Những hoà âm ngọt ngào của If giống là những giọt nhạc đang rơi.
Tôi đã nghe If từ năm 12-13 tuổi. Đã nghe trong bóng tối, khi chỉ có ánh đèn nhà hàng xóm chiếu xuyên qua cửa sổ, hắt bóng mình lên tường. Ngày ấy, có bao giờ tôi nghĩ lớn lên, mình sẽ sống một cuộc sống như thế này. Không, nó không hề buồn, đau khổ, cô độc, đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng. Chỉ đơn giản là nó khác thôi, nó quá khác so với những năm tháng tuổi thơ tràn đầy ánh sáng và âm nhạc của tôi.
Rồi những người lạ bắt đầu lục tục bước vào, đi lẻ. Mỗi người chọn một bàn riêng. Chỉ sau vài phút, quanh tôi la liệt an ninh. Họ ngồi ở vị trí có thể trông chừng tôi, nhưng tôi cũng không để ý lắm vì đang mải đàn.
Tôi chọn chỗ ngồi hướng ra đường. Từ đây nhìn ra, thỉnh thoảng tôi lại thấy người “phe ta” phi xe máy chạy ngang qua và liếc mắt vào quán xem tôi thế nào. Có lẽ là một cảnh tượng vừa lãng mạn, vừa bi tráng, khi tôi ngồi một mình đánh đàn chờ công an đến, và bên ngoài, trời cứ mưa. Mưa xuân…
Gần 10h thì cặp nhân viên an ninh hẹn tôi đến, sớm 10 phút. Họ đi bộ, chắc là bắt Grab hoặc Uber. Hai người hơi khựng lại khi thấy tôi đang… chơi đàn.
S. cười: “Hay quá, chị làm bản nhạc chào anh em đi nào”.
Không cần S. nói, tôi cũng đang chơi.
Romance, Serenade… Tôi chơi và điều kỳ lạ là tôi thấy mình đàn cũng không đến nỗi dở, vô cảm, khô khốc. Người ta bảo nghệ sĩ chơi đàn là mở lòng mình với thiên hạ, nhờ cây đàn nói hộ tiếng lòng mình. Chẳng biết lúc đó tôi muốn nhờ đàn nói gì, nhưng tôi cảm nhận rõ là tiếng đàn cũng khá ngọt.
Hết hai bài, tự thấy chơi nữa thì bất lịch sự nên tôi bỏ cây guitar sang bên, đặt nó lên ghế, dựa vào tường.
Câu chuyện giữa ba người bắt đầu sau đó, rời rạc. Tôi chỉ thích nói chuyện âm nhạc, mà họ thì lại không hoàn toàn chia sẻ đam mê đó. Sự thực là cuối cùng, tôi cũng chẳng biết họ hay nghe thể loại gì, dù họ đã nói “thường lúc nào mệt mỏi thì nghe, gọi là để giải trí
Chuyện chính trị, thì chúng tôi có gì để nói với nhau? Tại cuộc thẩm vấn hai ngày hôm trước, vào lúc 22h đêm, S. đã tươi như hoa sau khi “khích” được tôi viết hẳn vào một tờ giấy: “Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó. Ký tên: Phạm Đoan Trang”. S. mừng hớn hở và từ lúc đó, hạ ngay từ “ép làm việc” xuống “cafe” trong tuần tới. Có lẽ vì S. thấy mình đã xong việc rồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi. Hồ sơ về con phản động đã hoàn chỉnh. Phần còn lại bây giờ là của những nhóm khác.
Tôi luôn nhìn ra niềm vui lấp lánh trong ánh mắt của những nhân viên an ninh như S. hay như Yến, Minh, Long… Tiếc rằng đó là sự phấn khởi của những kẻ vừa làm tốt những công việc mà người bình thường chúng ta sẽ gọi là thất đức: hoàn tất hồ sơ để đưa một đối tượng phản động vào tù. Có nghĩa là, S., Yến, Minh, Long… vui mừng vì chỉ vài tuần, hoặc vài ngày nữa thôi, cái kẻ vừa ngồi trước mặt chúng, thậm chí vừa chơi đàn cho chúng nghe, say sưa nói với chúng đủ điều về âm nhạc, sẽ bị tách khỏi gia đình, người thân để đi vào một môi trường mới, không có đàn, không có bố mẹ, anh chị em, không bạn bè, không ai cả và không gì cả. Bỏ lại tất cả quãng đời tự do sau lưng.
Khi chúng bỏ tù Mẹ Nấm 10 năm, thì không phải chỉ mình Mẹ Nấm “chịu sự trừng phạt của pháp luật” như cách chúng hay nói. Bởi vì sau lưng Mẹ Nấm còn là hai đứa con nhỏ đang tuổi cần có mẹ, còn người mẹ già và người bà đã 90 niên.
Nghề “bảo vệ an ninh quốc gia” của chúng đấy.
Cuộc đối thoại
Thỉnh thoảng, buồn tay, tôi lại với cây đàn, chơi thêm vài bản. “It’s only love”, “Lên ngàn”… Ở xung quanh tôi, an ninh vẫn la liệt ngồi mỗi bàn một người. Bên ngoài, trời vẫn mưa, và tôi biết cả an ninh lẫn anh em hoạt động đều đang ngồi xen kẽ trong thế “cài răng lược” để xem tình hình bên trong thế nào. Thỉnh thoảng, anh “xe ôm” vừa nãy chở tôi lại chạy ngang quá, ghé mắt nhìn vào quán.
Thật là một cảnh tượng như phim khi bên trong một người đánh đàn giữa quán và giữa an ninh. Bên ngoài, phe ta phe địch “cài răng lược”. Tôi cứ chơi, chơi như thể đang lên cơn nghiện, không thể bỏ đàn xuống. Bỗng dưng tôi nhớ đến hình ảnh những nghệ sĩ vĩ cầm chơi bản nhạc cuối cùng trong đời họ trên con tàu Titanic đang chìm.
Rồi đột nhiên, người “lái xe ôm” chở tôi mấy tiếng trước bước vào quán, vẫn khẩu trang kín mít. Anh đi ngang qua tôi, vẫn kịp liếc nhìn. Khi hai ánh mắt chạm nhau, tôi giật bắn mình. Sao anh liều đến thế?
Anh đi thẳng vào trong quán và kéo ghế… ngồi ngay sau lưng tôi. Hai chúng tôi gần như tựa lưng vào nhau. Không hiểu sao chiếc bàn anh ngồi vào phút đó lại trống. Có lẽ phía an ninh đổi ca.
Và câu chuyện diễn ra giống trong phim hơn bao giờ hết, khi hai người khách trong một quán nhỏ ngồi xây lưng vào nhau, cố tìm cách nói chuyện với nhau nhưng không để ai biết. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng anh trầm trầm sau lưng tôi: “Nó ngồi trong góc đó, cẩn thận”. Tôi nói to với S.: “Vâng, mình hiểu mà”.
Rồi hai tiếng đồng hồ cũng hết. S. và đồng chí của anh ta trả tiền nước cho cả ba rồi gọi grab ra về. Họ có thể yên tâm rằng hồ sơ xong xuôi cả rồi mà con mồi chưa hề biết điều đó, cũng chẳng có ý định chạy trốn. Đi đâu được nữa với hai cái chân này, và trong tình hình này?
Hai người đó đi ra, nhưng các nhân viên an ninh khác vẫn ngồi yên trong quán. Và anh – người lái xe ôm bất đắc dĩ – cũng vẫn ngồi sau tôi, quay lưng ghế vào tôi. Chúng tôi cố nói chuyện trong một đoạn đối thoại kỳ lạ, đối lưng.
“Khi nào anh đứng lên ra ngoài thì em hãy ra nhé. Ngoài kia đông lắm đấy”.
“Vâng”.
“Chủ quán, tính tiền” – anh đứng dậy, nói rất to.
Anh trả tiền và đi ra ngoài. Tôi bước theo, không quên chào chủ quán và chủ quán cũng cười như hoa đáp lại: “Chị về nhà, hôm nào rảnh ghé nhé”.
Bên ngoài, vỉa hè cũng đầy nhóc những người đứng, ngồi trên xe máy, nhìn tôi đăm đăm.
“K. sẽ đón em” – anh nói rất nhanh lúc leo lên xe máy.
Tôi cũng nhìn anh, mấp máy môi thay lời cảm ơn.
K. phi xe đến rất nhanh, trong màu áo grab, mặt bịt kín khẩu trang. Tôi hì hục leo lên xe và nói với K., như cách một người khách nói với anh xe ôm, nhưng nội dung khác: “Chị chưa biết đi đâu đâu đấy”.
“Em biết. Chị lên đi, ôm chặt em nhé. Mình cắt đuôi”.
K. phóng vèo đi. Và cả đám “xe ôm” kia cũng lốc nhốc bám theo. Tôi còn không biết rằng anh lái xe “phe ta” cũng đã bám theo để theo dõi ngược lại, cả lũ. Tôi cũng không hề biết, rất nhiều anh em hoạt động khác vẫn theo sát tình hình, họ chỉ “lảng vảng” cách chúng tôi đâu đó vài chục mét.
“Chị giữ chắc nhé. Em phóng đây”.
K. rồ ga, lao đi. Cuộc rượt đuổi bắt đầu. Tôi bám chặt áo K. và nhìn xuống, thấy hai bàn tay lại trắng bợt.
“Chị đừng lo. Hồi nhỏ em đọc Conan nhiều lắm”.
Tôi bật cười vì câu nói đó của K.
Nhưng K. nói đúng. Chàng thám tử Conan bất đắc dĩ đã cắt được đuôi, đưa chúng tôi chạy thoát giữa vòng vây an ninh. Về sau này, nghe anh “xe ôm” kể lại, đám an ninh điên cuồng khi để mất dấu vết hai con mồi. Chúng lồng lên, chạy đi chạy lại dọc mấy con phố, nhưng hai con mồi đã mất dạng.
Chúng tôi chạy thoát mà đến cả tiếng sau, cả hai vẫn còn run cầm cập. Khi đến được “cơ sở cách mạng”, mặt tôi hình như tái mét. Chỉ đến khi chủ nhà mỉm cười, tôi mới hiểu là mình đã tạm thoát rồi, và hàng chục anh em cả trong Sài Gòn lẫn ngoài Hà Nội, trong nước và nước ngoài, đều biết và vui mừng đến phấn khích vì điều đó.
* * *
Phải rồi. Đó sẽ là một buổi cafe mà tôi không bao giờ quên được trong đời, vào một ngày đầu xuân đầy mưa và ẩm ướt. Mỗi con người, mỗi gương mặt xuất hiện đều để lại những ấn tượng dữ dội, đầy cảm xúc, và họ đều có một vai trò nào đó. Kể cả anh chủ quán, kể cả anh xe ôm mà hiện giờ tạm thời tôi chưa thể nêu tên anh, cả K. và thậm chí S. Và cả cây đàn guitar của tôi.
Tôi không hình dung được mọi người – những anh chị em trong phong trào dân chủ – đã lo lắng và tìm đủ cách bảo vệ tôi như thế nào.
Nhưng mọi người cũng không biết những cảm xúc trong tôi ngày hôm đó, không biết rằng họ có một phần ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc đời tôi, không biết rằng vì họ, vì những điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc biết bao nhiêu.