Thời Sự Hàng Tuần ngày 21 tháng 07, 2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thời Sự Hàng Tuần ngày 21 tháng 07, 2018

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

 Sóng gió trong chuyến Âu Du của Tổng Thống Trump: Thượng đỉnh NATO, Vương Quốc Anh, gặp Putin tại Finland – Mậu dịch với Trung Cộng, Cấm vận Bắc Cao Ly –
Mối tình vương giả Elizabeth đệ Nhị & Bá tước Philip Mountbatten – Kết thúc World Cup 2018

__________________

Chuyến Âu Du của Tổng Thống Trump

Tuần qua, Tổng Thống Trump đã đến Brussels, thủ đô nước Belgium để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh của khối NATO. Có mặt tại hội nghị là các nguyên thủ của 29 nước hội viên từ Bắc Mỹ và Âu Châu. Cùng tham dự với Tổng Thống Trump có ông Mike Pompeo, Bộ Trưỏng Ngoại Giao và ông John Bolton, Cố Vấn An Ninh.
Related image
Khối NATO là một liên minh được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1949 sau khi một hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty) được ký kết bởi 12 quốc gia tiên khởi. Ban đầu, NATO chỉ là một hiệp hội chính trị nhằm đương đầu với Liên Bang Sô Viết và một loạt các nước Đông Âu do Liên Sô chiếm và áp đặt chế độ Cộng Sản. Sau chiến tranh Cao Ly 1953 và sự khởi phát cuộc chiến tranh lạnh (Cold War) qua sự thành lập Khối Varsaw (Varsaw Pact) năm 1955, NATO từ từ mang tính chất quân sự như là một thành trì của Thế Giới Tự Do ngăn cản sự bành trướng của khối Cộng Sản.
Sau khi khối Cộng tan rã năm 1990, Khối Varsaw cũng tan rã theo vì chỉ còn Nga mà thôi. Dù vậy, NATO vẫn bị áp lực đe dọa từ nước Nga vốn hung bạo và đầy tham vọng. Nga vẫn gây chiến tranh dai dẳng đẫm máu với các nước cựu thành viên Liên Bang Sô Viết và năm 2004, chiếm đóng và sáp nhập bán đảo Crimea một cách bất hợp pháp. Sau đó, Nga còn đứng sau lung, viện trợ vũ khí và nhân lực cho nhóm phiến loạn chống lại nước Ukraine. Trong cuộc chiến tại Syria, Nga triệt để ủng hộ Tổng Thống Bashar Assad, là tên độc tài đã nhiều lần dùng vũ khí hoá học giết chết dân lành của chính nước ông. Nga còn yểm trợ và liên minh với Iran, là nước mà Hoa Kỳ ghép vào danh sách những quốc gia ma quỷ.
Từ hàng chục năm qua, các nước Âu Châu đã được che chở dưới chiếc dù vững chắc của Hoa Kỳ từ quân viện cho đến hàng ngàn binh sĩ Mỹ đóng rải rác trên lãnh thổ Âu Châu. Khi mới nhậm chức, Tổng Thống Trump nhiều lần kêu gọi các nước Âu Châu tăng cường ngân sách quốc phòng của họ lên bằng 2% ngân sách quốc gia, vì việc phòng thủ là để cho an ninh hoà bình của chính họ.
Tổng Thống Trump được mô tả là đã tạo ra sóng gió tại hội nghị Thượng Đỉnh NATO. Khi mới vào bàn hội nghị, ông nói thẳng rằng ông không hài lòng vì các nước cứ thờ ơ về khoàn tài chánh. Nhưng sau đó thì ông trả lời đã thoả mãn vì các nước đã đồng ý tăng thêm ngân sách quốc phòng cho tương xứng điều mà Tổng Thống Trump gọi là “fair share”..
Xin hãy nghe Tổng Thống Trump nói tại Brussels: “NATO còn tốt gì khi để cho nuớc Đức mua hàng tỷ đô la ‏khí đốt và năng lượng của Nga? Tại sao chỉ có 5 trong tổng số 29 nước NATO thực hiện cam kết của họ? Hoa Kỳ phải chi trả để bảo vệ Âu Châu rồi lại bị thiệt thòi hàng tỷ khác trong việc giao thương (với Âu Châu)? NATO phải tăng chi phí quốc phòng lên đến 2% tổng sản lượng quốc gia của mình ngay lập tức, không chờ đến năm 2025.”
Các nước có ngân sách quốc phòng 2% hoặc cao hơn: Mỹ 3.6%, Hy Lạp 2.4%, Anh 2.1%, Estonia 2.1%, Ba Lan 2%. Còn lại dưới 2%, tệ nhất là Luxembourg 0.5%, Tây Ban Nha 0.9%, Belgium 0.9%.
Ông còn nói rằng Mỹ không phải là cái máy rút tiền ATM! Cũng nhân đó, ông còn cho rằng Liên Âu là địch thủ (foe)! Điều này thì ông đã quá lời với đồng minh dù rằng ông bất mãn về nhiều việc họ không làm tròn nghĩa vụ.

Những chuyện bên lề 

Sau lời kêu gọi mạnh bạo của Tổng Thống Trump, gây bối rối cho ông Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg, lãnh tụ các nước trong khối đã cam kết sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng.  Đài Fox News đưa tin rằng Hoa Kỳ và đồng minh Âu Châu đã ký kết một tuyên bố xác định sự cam kết để hoàn thiện sự quân bình trong việc chia sẻ phí tổn và trách nhiệm của những hội viên.
Câu nói mà ông Trump nhắm chỉ trích như sau: “Chúng tôi bảo vệ nước Đức, nước Pháp, bảo vệ tất cả các nước (Âu Châu). Vậy mà một số quốc gia lại đi ra ngoài, thương lượng lập ống dẫn khí đốt mua từ Nga, trả hàng tỷ đô la vào két bạc của Nga. Vậy đó, trong khi chúng tôi đang bảo vệ quý vị để chống Nga! Thật là bất công cho nước Mỹ, những người đóng thuế ở Hoa Kỳ
Sau khi rời Belgium, Tổng Thống Trump đã đến London, thăm chính thức Anh Quốc và được Thủ Tướng Anh, bà Teresa May đón tiếp trọng thể tại điện Blenheim.
Image result for trump visit london at Blenheim
Ngày thứ Năm, ông bà Trump đến điện Windsor để thăm Nữ Hoàng Elizabeth và đã được tiếp đón vô cùng long trọng. Cũng may lần này Đệ Nhất Phu Nhân Melanie là người lịch lãm đã không quàng tay qua ôm vai bà Nữ Hoàng một cách quê mùa như bà Michelle Obama nhiều năm trước.
Image result for trump visit queen of england july 2018
Trước đây, nhiều lần Tổng Thống Trump có ý định thăm Anh Quốc, nhưng cứ bị dân Anh kiến nghị phản đối do họ bất đồng với chính sách di dân của ông. Trong khi ông ở trong lâu đài Windsor, hàng ngàn dân London kéo ra đường biểu tình phản đối ông!
Khi có người hỏi rằng Tổng Thống đã cho bà Teresa May những lời khuyên (advices), Tổng Thống nói đó chỉ là những đề nghị (suggestions), dù ông cũng muốn cho lời khuyên. Ông cũng khen bà May là rất tốt, có bản lĩnh, và xác định mối quan hệ thân tình giữa hai nước vì cha ông cũng là dân gốc Scotland.
Từ Hoa Kỳ, Dân biểu Dân Chủ Bob Menendez nói rằng Tổng Thống ôm ấp Putin khi Tổng Thống trả lời một câu hỏi phóng viên, dã nói Nga không là kẻ thù, mà là người cạnh tranh (competitor). Ngôn ngữ ngoại giao không cho phép nói ai là kẻ thù một khi vẫn còn bang giao, giao thương… chưa tuyệt đường với nhau. Nhưng chắc chắn Nga không thể là bạn, có là đồng minh để chống Trung Cộng thì cũng nhất thời mà thôi!
Tổng Thống Trump nhiều lần từ chối trả lời phóng viên CNN, ông nói “Tin vịt, tôi không trả lời các đài đưa tin vịt (fake news)”

Tổng Thống Trump tại Helsinki

Helsinki là thủ đô nước Finland có 5.5 triệu dân trên một vùng đất rộng 338 ngàn cây số vuông ở bán dảo Scandinavia tiếp giáp Thụy Điển và Na Uy ở phía Tây và giáp nước Nga ở phía đông. Nước Finland từng bị Nga xâm lăng và trong thế chiến thứ Hai, Liên Sô chiếm mất nhiều đất ở biên giới.
Ngày thứ Hai 16 tháng 7, 2018, Tổng Thống Trump đã chính thức gặp gỡ và hội đàm với Tổng Thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki Finland. Sau đó hai người ăn cơm trưa và có cuộc họp báo chung.
Image result for trump visit Helsinki july 2018
Sau gần 2 giờ thảo luận kín với Putin (lâu hơn dự trù), Tổng Thống Trump và Tổng Thống Putin đã mở cuộc họp báo. Những gì Tổng Thống Trump tuyên bố thật tình đã gây một loạt sóng gió mới cho mọi người. Khi đề cập vấn đề Nga hack vào bầu cử Mỹ, Tổng Thống Putin cho rằng Nga có ý thích ông Trump đắc cử nhưng không hề can dự phá hoại bầu cử ở Mỹ. Tổng Thống Trump nói rằng ông đánh giá cao và tin vào các cơ quan tình báo Mỹ và Nga không có lý do gì để (không) làm chuyện này. Nhưng ông bị lỡ lời (misspoke) khi phát âm chữ “wouldn’t” thành “would”. Trước đó, ông Thứ Trưởng Tư Pháp Roseinstein đã báo rằng 12 người Nga bị kết tội gián điệp, xâm nhập vào hệ thống computer của Ủy ban Bầu Cử Đảng Dân Chủ và hôm thứ hai còn cáo buộc một phụ nữ, bà Marie Butina, viên chức cao cấp của Nga cũng xâm nhập vào các tổ chức chính trị Mỹ. Các thành viên Dân Chủ kêu gọi Tổng Thống Trump không gặp Tổng Thống Putin vào lúc nhiễu nhương này. Phiá ủng hộ ông Trump thì trông chờ Tổng Thống Trump phải cứng rắn, đặt vấn đề với Putin.  Cho dù Putin có chối phăng (dĩ nhiên là chối), thì Tổng Thống Trump cũng phải chặn đầu ông Putin, cảnh cáo các anh không được phá hoại nền dân chủ của chúng tôi. Dĩ nhiên ai cũng dư biết giữa các nước, nhất là các nước đối đầu, việc cài người làm gián điệp là chuyện thông thường. Mỹ cũng làm thế với Nga chứ không hiền lành gì. Thái độ của Tổng Thống Trump sau cuộc họp với Putin đã gây nhiều bất mãn không chỉ trong phe Dân Chủ, mà còn cả những người Cộng Hoà từng ủng hộ ông. Lẽ ra, Tổng Thống Trump phải cứng rắn với Putin trong các vấn đề Syria, Iran, Ukraine, và Crimea. Tin mới nhất, chiều thứ Ba 17/7, Tổng Thống Trump nhìn nhận rằng ông nói lỡ lời về việc này, và xác minh rằng ông tin tưởng vào các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Sau khi Putin nói “it’s not Russia” (không phải Nga [can dự vào bầu cử Mỹ]), Tổng thống Trump lẽ ra nói: “I don’t see any reason why it wouldn’t be.” Nhưng ông phát âm chữ “wouldn’t” thành chữ “would”. Việc phát âm nuốt chữ xảy ra thường trong Anh Ngữ, và nó làm đảo ngược câu nói.
Image result for trump visit Helsinki july 2018
Phe Dân Chủ vốn đã phản đối trước khi Tổng Thống Trump đi gặp Putin, nay sẵn dịp hớ hênh của ông, đã nhào vô đánh tới tấp. Cả Obama đi chơi tận bên Nam Phi cũng hùa theo ăn có. Chúng tôi dè dặt khi lên tiếng vì không rõ nội dung khi hai ông Tổng Thống bàn kín với nhau ra sao. Nhưng chúng tôi đánh giá những việc Tổng Thống Trump đã làm để thấy ông không hề nhượng bộ Putin ở bất cứ việc gì. Ai cũng nhìn nhận rằng Trung Cộng là mối nguy hàng đầu cận kề. Vì thế, có thể đồng ý với Tổng Thống Trump là tạm bắt tay với Nga để đối phó Trung Cộng. Nhưng Nga không thể là bạn. Ai cũng nhớ Tổng Thống Trump bề ngoài vẫn khen Tập Cận Bình, vẫn nói rằng Tập là bạn tốt. Nhưng Trump vẫn đánh Trung Cộng thẳng thừng. Đối với Nga cũng thế. Nhất là qua những hành vị Tổng Thống Trump mới đây nhắm vào Nga rất cương quyết và đối địch. Như việc Mỹ cấm vận Nga khắt khe, Hải Quân Mỹ tổ chức tập trận tại vùng biển Nordic, việc gia tăng quân số, vũ khí ở Ba Lan và các nước giáp ranh giới với Nga và mới nhất tại Brussels, Tổng Thống Trump đã kết án Đức mua khí đốt của Nga…
Trong khi nhìn lại quá khứ của phe Dân Chủ thì càng thấy họ thân Nga thế nào: (1) Tổng Thống Obama từng thổ lộ và trấn an Đại sứ Nga trước kỳ tranh cử lần hai rằng: “Nếu tôi đắc cử sẽ có chính sách mềm dẻo hơn…” (2) Bill Clinton từng nhận 500 ngàn đô la cho một bài nói chuyện để sau đó (3) bà vợ Hillary bán cho Nga 20 tấn Uranium, (4) Tổ chức Clinton Foudation nhận hàng chục triệu tiền của các doanh nghiệp Nga…
Vì thế, chúng tôi rất ủng hộ những việc Tổng Thống Trump đã làm và hứa làm; chỉ trách ở điểm ông phát ngôn nhiều khi thiếu cân nhắc để bị vấp, hố mất lòng đồng minh và gây bất bình của người ủng hộ.

Xiết chặt cấm vận với Bắc Cao Ly

Hôm thứ Năm tuần trước, nại lý do Bắc Cao Ly vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc bằng cách chuyển dầu từ các tàu hàng, Trump đã gửi thư khiếu nại lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc yêu cầu áp dụng chế tài ngăn cấm việc bán dầu cho Bắc Cao Ly.
Phía Bắc Cao Ly chưa có phản ứng gì về việc này. Xứ sở nghèo nàn của họ rất lệ thuộc vào nguồn dầu nhằm cứu vãn nền kinh tế xập xệ để sống còn.
Theo tin của Thông tấn xã Reuter cho hay, từ đầu năm đến nay, có 89 chiếc tàu dầu của Bắc Cao Ly đã chuyển vận dầu lửa trái phép từ nhiều chiếc tàu mà Hoa Kỳ không tiết lộ xuất xứ và quốc tịch. Nhưng chắc chắn có nhiều tàu của Nga. Vào tháng 12 năm ngoái, một Ủy hội 15 thành viên của Liên Hiệp Quốc ấn định mức tối đa số lượng dầu chuyển cho Bắc Cao Ly là 500 ngàn thùng (200 lít) mỗi năm. Những năm trước con số này là 2 triệu thùng/năm.
Trang web của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Cấm Vận Bắc Cao Ly cho biết Nga và Trung Cộng đã báo cáo bán cho Bắc Cao Ly 14 ngàn tấn dầu trong năm 2018. Nay Hoa Kỳ yêu cầu việc bán dầu này phải chấm dứt ngay lập tức vì Bắc Cao Ly đã chuyển vận nhiều hơn số lượng cho phép.
Related image
Trung cộng bán dầu trái phép cho Bắc Hàn
Hoa Kỳ cũng trưng ra bằng cớ là danh sách và hình ảnh 89 tàu dầu của Bắc Cao Ly để cho thấy con số ước lượng Bắc Cao Ly đã mua là 1,367,628 thùng dầu hoả, gần gấp ba lần số lượng họ được phép mua.
Việc cấm vận Bắc Cao Ly bắt đầu từ năm 2006 khi nước này đẩy mạnh việc thử nghiệm hoả tiễn. Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Cao Ly xuất cảng nhiều mặt hàng trong đó có than đá, sắt, chì, vải vóc và hải sản; đồng thời đặt ra một hạn chế về dầu lửa và phó sản mà Bắc Cao Ly được mua.

Bắc Cao Ly lại bị Trung Cộng xúi dại

Sau cuộc hội nghị thưoợng đỉnh ngày 12 tháng 6 tại Singapore giữa hai lãnh tụ Hoa Kỳ Trump và Bắc Cao Ly Kim Jong Un, Tổng Thống Trump đã tuyên bố mối đe dọa nguyên tử từ Bắc Cao Ly coi như đã được gỡ bỏ.
Tuy thoả thuận với Hoa Kỳ nhiều điểm trong việc giải trừ hoả tiễn và vũ khí hạt nhân, Bắc Cao Ly vẫn thậm thụt đi đêm với Trung Cộng và đang bị tên bành trướng này xúi bẩy để trì hoãn việc thi hành các cam kết.
Ngày 5 tháng 7, khi bước ra khỏi phi cơ Air Force One tại Great Falls, Montana, Tổng Thống Trump đã tuyên bố rằng ông có sự nghi ngờ Bắc Cao Ly không có thiện chí từ bỏ việc theo đuổi vũ khí hạt nhân. Theo ông, đó là do sự xúi giục của Trung Cộng để trả thù việc Hoa Kỳ đánh thuế cao vào sản phẩm nhập cảng của họ. Trong và sau khi hội nghị với Tổng Thống Trump, Kim Jong-un đã hai lần qua Trung Hoa để thỉnh thị ý kiến của Tập Cận Bình!
Related image
Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo cũng đã đến Pyongyang bàn thảo kế hoạch thi hành với Bắc Cao Ly. Nhưng phía Bắc Cao Ly lên án Hoa Kỳ có thái độ hung hãn như băng đảng. Ông Pompeo cũng phải cho rằng cần mất nhiều năm tháng Bắc Cao Ly mới có thể thực hiện những cam kết.
Nhưng tin tình báo của Hoa Kỳ bị lộ ra ngoài cho thấy Bắc Cao Ly không có ý định từ bỏ hoàn toàn tham vọng nguyên tử.
Theo Tổng Thống Trump thì ông tin rằng Kim Jong-un sẽ nghiêm chỉnh thi hành các cam kết nếu không có những áp lực từ phía Trung Cộng.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng là bà Hua Chunying bác bỏ cáo buộc trên. Bà nói: “Lập trường của Trung Hoa về Bắc Cao Ly là nhất quán. Thái độ của Trung Hoa đối với vấn đề giao thương Mỹ-Hoa là rõ ràng. Và Trung Hoa là một nước đáng tin cậy và là một cường quốc có tinh thần trách nhiệm.” Chỉ nghe điều thứ ba thì đủ thấy cả hai điều 1 và 2 là láo khoét. Trung Cộng từ ngày lập quốc 1949 đến nay, luôn bị cộng đồng quốc tế coi là một nước bạo tàn, lươn lẹo, lường gạt, dối trá, có mưu đồ bành trướng. Họ chưa hề tỏ ra trách nhiệm trong nhiều vấn đề quốc tế. Ngay trong vấn đề Bắc Cao Ly, Trung Cộng nhiều lần vi phạm lệnh cấm vận mà lén lút buôn bán với Bắc Cao Ly.

Thương mại Hoa Kỳ – Trung Cộng

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã đến hồi quyết liệt rồi.
Image result for Cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung CộngTrước hết cần nêu ra con số hàng hoá giao thương giữa hai bên. Năm 2017, Trung Cộng bán qua Mỹ một khối lượng hàng trị giá 506 tỷ đô la, trong khi chỉ mua của Mỹ 129 tỷ. Hoa Kỳ bị thâm hụt trong giao thương là 307 tỷ đô la. Con số thâm hụt giao thương các năm trước cũng trên dưới 400 tỷ đô la.
Sau đợt 1 ngày 6 tháng 7, khi Hoa Kỳ áp dụng mức thuế quan 25% lên 34 tỷ hàng hoá nhập từ Trung Cộng, phía Trung Cộng cũng trả đữa bằng cách đánh thuế một lượng hàng tương tự của Hoa Kỳ. Qua đợt hai, Hoa Kỳ sẽ đánh thuế trên thêm 16 tỷ hàng, và nếu Trung Cộng còn trả đũa, thì sẽ đánh tiếp trên 500 tỷ hàng khác.
Chỉ mới hơn một tuần lễ giao chiến, Trung Cộng đã mất gần 2000 tỷ đô la trên thị trường chứng khoán. Chỉ số Shangai Composite tụt đến 20% do giới doanh nghiệp Trung Hoa quá lo sợ sự suy sụp của nền kinh tế mà bán tháo bán đổ các cổ phần của mình rồi đem tiền đầu tư nơi khác an toàn hơn. Trong khi đó thì chỉ số Dow Jones của Hoa Kỳ tăng lên trên 25 ngàn điểm mấy tuần qua và còn tăng hàng ngày. Chỉ số Dow Jone cuối năm 2016 trước khi Tổng Thống Trump nhậm chức là 19 ngàn điểm, nay lên trên 25 ngàn; cho thấy nền kinh tế đang trên đà mạnh phát.
Ngoài ra, nợ công của Trung Cộng đã tăng đến mức 30 ngàn tỷ đô la, bằng 259% tổng sản lượng quốc gia của họ. Đồng Yuan cũng bị mất giá trầm trọng. Trong khi đó nợ công của Hoa Kỳ lên rất chậm dười thời Tổng Thống Trump. Từ gần 20 ngàn tỷ do Obama bàn giao, nay mới nhích lên 21.211 tỷ, chỉ bằng 113% tổng sản lượng quốc gia. Trung Cộng lại còn vướng vào việc cho vay đầu tư một khoản tiền khổng lồ 760 tỷ đô la mà nay khó thể đòi lại.
Image result for việt nam bị ảnh hưởng cuộc chiến thương mại
Hiện nay, nhà cầm quyền Trung Cộng đang che giấu dân chúng về cuộc chiến thương mại với Mỹ. Họ ra lệnh báo chí quốc doanh không được loan các tin tức này. Nhưng khó mà lấy thúng để úp đít voi!

Nhận xét

Dĩ nhiên đã có chiến tranh thì cả hai bên đều bị thiệt hại. Kẻ này chết thì người kia cũng bị thương.
Trung Cộng gửi đơn lên WTO phàn nàn Hoa Kỳ áp đặt mức thuế quan 10% lên hơn 200 tỷ hàng nhập từ Hoa Lục. Đa số hàng là trái cây, rau quả, tủ lạnh, găng tay chơi base ball…
Theo báo New York Times, Tổng thống Donald Trump cũng biết rõ cuộc chiến thương mại sẽ khiến hai bên cùng thua, nhưng chắc Trung Cộng sẽ thiệt thòi nhiều hơn Hoa Kỳ gấp bội. Theo ông, trước mắt người dân Mỹ chịu thiệt hại kinh tế nhưng sẽ có được những lợi ích lâu dài.
Hoa Kỳ và các nước tân tiến đều cáo buộc Trung Cộng ăn cắp tài liệu khoa học kỹ thuật, bắt buộc các công ty đầu tư tại Trung Cộng phải giao tài liệu khoa học cho họ. Nhưng phía Trung Cộng luôn chối bai bải.
Trong trường hợp Trung Cộng không chịu nổi mức thuế mà ngưng bán hàng qua Mỹ; chúng ta càng mừng hơn. Những thứ hàng rau trái của Trung Cộng vừa kém phẩm chất, vừa độc hại. Sẽ là điều vui mừng khi không còn thấy chúng trên các quầy trong siêu thị. Hàng tiêu dùng thì cũng kém phẩm chất, mau hư hỏng. Bỏ nó đi là vừa; chẳng quyến luyến gì!
Kinh tế Hoa Kỳ chẳng vì mất mối hàng của Trung Cộng mà suy yếu đi.

Vài ma mánh của Trung Cộng

Trung cộng gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã hơn 15 năm nhưng chứng nào tật ấy không chừa. Họ không chịu mở cửa thị trường cho các nước khác như những nước này mở toang cửa để Trung Cộng nhảy xổm vào. Chính phủ Cộng Sản đối xử phân biệt doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoại quốc. Họ không cho thành lập các nghiệp đoàn, công đoàn trừ các tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản.
Khi cho phép doanh nghiệp ngoại quốc vào đầu tư, họ bắt các công ty này phải mở khoá cho họ biết hết những khoa học kỹ thuật cao cấp mà các nước Tây Phương mất bao nhiêu thập niên, bao trí tuệ để nghiên cứu.
Về tài chánh, Trung Cộng kìm đồng Yuan (nhân dân tệ) thấp hơn thực giá; làm hàng xuất cảng với lao động rẻ mạt nên giá thành cũng rẻ mạt để cạnh tranh hàng hoá các nước khác. Cán cân thương mại của Trung Cộng với các nước luôn nghiêng về phía có lợi cho họ. Với Mỹ, mức chênh lệch mậu dịch thường là 350 tỷ đô la. Trung Cộng dùng tiền này mua trái phiếu để gây áp lực lên kinh tế Hoa Kỳ và các nước khác.
Image result for made in china 2025 planNgày nay, với tham vọng thống lĩnh thế giới của Tập Cận Bình, Trung Cộng tung ra kế hoạch “Made in China 2025” nhằm chuyển hoá nước Trung Hoa thành quốc gia hàng đầu về công nghệ cao cấp, cạnh tranh giành quyền lực với Hoa Kỳ. Và để nhanh chóng thi hành, họ chủ trương ăn cắp tài sản trí tuệ của các nước văn minh mà hàng ngàn nhà trí thức dày công nghiên cứu trong nhiều năm để có thành tựu phục vụ nhân loại. Việc ăn cắp thông thường là cài gián điệp kinh tế vào các hãng xưởng, công ty lớn của Mỹ, ngay cả xâm nhập vào hệ thống quốc phòng Mỹ.
Mối nguy lớn nhất của nhân loại là Trung Cộng: một thứ dân tồi tệ, bẩn thỉu, ích kỷ và man rợ; một nhà nước độc tài tàn bạo quỷ quyệt…
Nhưng may thay, Trung Cộng khó thành công trong việc trả đũa Hoa Kỳ. Chính họ biết sẽ thua cuộc chiến nên mới đây, một mặt kiện cáo lên WTO, một mặt năn nỉ xin tái thương lượng với Hoa Kỳ.

Việt Nam cũng bị vạ lây

Việt Nam là một trong 16 nước buôn bán với Mỹ mà Mỹ bị thiệt thòi do mua nhiều mà bán ra thì ít. Cuối tháng 5 vừa qua, Hoa Kỳ, qua ông Đại diện Thương Mại Jeffrey Gerrish, đã yêu cầu phía Việt Nam phải cân bằng mức giao thương để giảm thâm thủng mậu dịch cho Hoa Kỳ dưới 8 tỷ đô la mỗi năm vào cuối năm nay hay chậm lắm là sang năm 2019. Mức thâm thủng hàng năm hiện là trên dưới 35 tỷ. Năm 2017, Mỹ mua của Việt Nam 41.6 tỷ hàng hoá, trong khi chỉ bán cho họ 9.2 tỷ, sai biệt 32.4 tỷ.
Đối với Mỹ thì vậy, trong lúc Việt Nam mua nhiều hàng của Đại Hàn so với bán ra 25 tỷ, với Trung Cộng từ 40 đến 50 tỷ mỗi năm. Khi tiếp xúc với Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng Việt Cộng, tại toà Bạch Ốc hồi cuối tháng 5, Tổng Thống Trump cũng có đề cập vấn đề này.
Năm nay, Mỹ đánh thuế 53% lên lượng thép và 25% lên hải sản (tôm) nhập từ Việt Nam. Trong khi đó, các nước nhất là Liên Âu lên tiếng chê hải sản Việt Nam bẩn và kém phẩm chất.
Trong tình hình hiện nay, thị trường chứng khoán tại Việt Nam giảm sút rất mạnh. Ngày 9 tháng 4, chỉ số là 1204.33, nay tụt xuống còn 909.72 điểm tức sụt 33%. Tính theo tiền, Việt Nam mất đi gần 381 ngàn tỷ, tương đương 16.5 tỷ đô la. Do sự mất giá đồng tiền nghiêm trọng, các nhà đầu tư và dân chúng đang rút tiền để mua ngoại tệ. Nợ quốc gia của Việt Nam lên đến 21.7 tỷ đô la (487 nghàn tỷ Việt Nam$); chia đều cho dân số, mỗi người gánh món nợ 1,038 đô la trong khi thu nhập bình quân chỉ có 6 đô la mỗi ngày! Nếu tình hình kéo dài, Việt Nam sẽ đi vào ngõ cụt như Venezuela hiện nay.
Chuyện bóng tròn
Chúng tôi cũng mê bộ môn bóng tròn lắm, cũng chịu khó theo dõi các trận đấu diễn ra tại Nga trong muà tranh giải vô địch thế giới 2018. Nhưng vì có quá nhiều chuyện chính trị cần bàn mà không thể trò chuyện với quý vị về bộ môn và kỳ tranh giải này. Trong giải vô địch thế giới 2018 này, ba mươi hai đội banh gồm 736 cầu thủ đã thi tài trong 64 trận tại các sân cỏ ở Nga từ ngày 14 tháng 6 đến 15 tháng 7 đã mang lại nhiều ngạc nhiên kỳ thú. Các đội từng lừng danh như Đức, Argentina, Brazil, Mexico, Ba Lan …lại không vào được chung kết; còn đội Croatia mới mẻ lại vào tận vòng chót để đoạt hạng hai sau khi thua Pháp 2 -4.
Trận đầu tranh hạng 3, 4 diễn ra ngày thứ Bảy. Belgium thắng Anh 2-0 đoạt giải ba. Qua ngày Chủ Nhật, Pháp thắng Croatia 4-2, đoạt giải vô địch, Croatia hạng nhì.
Image result for pháp vô địch world cup 2018
Đội Pháp lại đoạt giải vô địch thế giới lấy lại cái cúp sau 20 năm. Nhưng đáng buồn thay! Khi nghe tin đội nhà thắng giải, ngày 15 tháng 7, dân Paris đổ ra đường reo hò ăn mừng. Sự nồng nhiệt đã đi quá xa khi xảy ra tình trạng bạo động, nhiều kẻ gian lợi dụng đập phá, hôi của, bắn nhau. Kết quả có 89 người chết và hàng trăm người bị thương, 13 ngàn xe hơi bị đốt cháy.
Còn thêm chuyện vô duyên chưa hề xảy ra từ cổ chí kim trên trái đất. Đó là chuyện nhiều thanh niên thiếu nữ Việt Nam tìm cách giương lá cờ máu của Việt Cộng tại các sân banh bên Nga. Họ tìm cách lân la với các cầu thủ các đội để xin chụp ảnh với lá cờ Cộng Sản Việt Nam. Thậm chí có người dùng photoshop thay lá cờ Croatia trên tay cầu thủ nước này bằng lá cờ máu. Làm vậy để nói lên cái gì? Lẽ thường, những khán giả đi xem đấu là để ủng hộ đội nhà hay đội mình ngưỡng mộ. Khi ủng hộ đội nào, thì giương cờ quốc gia của đội đ1o, chứ không ai giương cờ nước mình cả. Làm chuyện trái khoáy như mấy cô cậu Việt Nam thì thật vô duyên. Phải gọi là xấu hổ, nhục nhã.
Nhớ lại thời Việt Nam Cộng Hoà, tuy còn nghèo, lạc hậu và bị chiến tranh tàn phá, nhưng cũng từng có Nguyễn Công Áng đoạt giải lực sĩ đẹp toàn thế giới, có Lê Văn Tiết vô địch bóng bàn Á Châu (1958), Pháp Quốc (1959), từng đánh hạ vô địch bóng bàn thế giới Okimura; có đội bóng tròn vô địch giải Merdeka Á Châu. Những dịp đó mà mang cờ Vàng ba sọc đỏ ra là hợp tình hợp lý. Còn ngày nay, cả nước Việt Nam Cộng Sản không làm nên điều gì, không có điểm gì để tự hào, nên thanh niên phải đi ăn ké vinh quang của những cầu thủ thuộc các quốc gia không có gì liên hệ!

Người đẹp Croatia

Image result for Kolinda Grabar-Kitarović, world cup 2018Tổng Thống Croatia, một phụ nữ trẻ đẹp như người mẫu hay tài tử cine, bà Kolinda Grabar-Kitarović, được báo chí và nhiều người ngưỡng mộ không phải chỉ vì sắc đẹp, mà vì sự cư xử bình dân cũng như sự chăm sóc cho đội banh nhà. Bà đã đến Nga tham dự các trận đấu bằng vé du lịch trên phi cơ thương mại, bà ngồi trên khán đài bình dân như tất cả những người khác. Bà bỏ tiền túi để trang trải mọi chi phí. Bà đã mặc chiếc áo có màu cờ Croatia (có những ô bàn cờ đỏ trắng) để đi vào tận nơi đội bóng chuẩn bị ra sân để động viên tinh thần từng cầu thủ. Đội Croatia đã vào thắng nhiều đội lừng danh để vào vòng chung kết giành giải nhất nhì. Nhưng sau cùng đã phải nhường cúp cho đội Pháp với tỷ số thua 2-4.
Tuy đội banh nhà thua trận chót, bà vẫn tươi cười đứng dưới trời mưa ôm hôn từng cầu thủ của cả hai đội để chúc mừng sau khi những cầu thủ này nhận huy chương vàng và bạc.
Báo chí dành cho bà nhiều hơn 25% so với các tin về các cầu thủ nổi tiếng khác, để viết và nói về bà tổng thống xinh đẹp bình dân này. Bà có mặt trong hầu hết các trận đấu trừ một thời gian ngắn phải bay qua Brussels tham dự Thượng Đỉnh NATO. Bà cũng từng là viên chức cao cấp của NATO.
Hình ảnh bà được hàng chục triệu người trên thế giới xem đến và ca ngợi.
Image result for Kolinda Grabar-Kitarović, world cup 2018
Image result for Kolinda Grabar-Kitarović, world cup 2018
Nước Croatia là nước rất nhỏ nằm ở bên bờ biển Adriatic, miền Nam Âu Châu, bắc giáp Slovenia, Hungary; đông giáp Bosnia Herzegovina, Serbia. Diện tích 56,594 kkm vuông (chưa tời 22 ngàn dặm vuông), có dân số 4.28 triệu mà đa số theo Thiên Chúa Giáo La Mã. Nước Croatia hình thành bởi sắc dân Croat từ thế kỷ thứ 6 AD. Qua sau nhiều triều đại quân chủ độc lập, rồi hợp và tan với các lân quốc Áo Hung, Serbs, Slovenes và có thời bị Đức chiếm rồi sau thế chiến 2 bị nhập vào nước Cộng Sản Nam Tư (Yugoslavia), nước Croatia tuyên bố độc lập ngày 25 tháng 6, 1991 sau khi khối Liên Sô và Đông Âu sụp đổ. Sau khi tuyên bố độc lập, Croatia cũng phải mất 4 năm chiến tranh trong vùng mới yên được. Croatia theo chế độ Cộng Hoà, là thành viên của Liên Hiệp Âu Châu và khối NATO. Tuy là nước nhỏ, mới độc lập, Croatia tương đối phát triển, có mức sống cao. GDP theo đầu người là 25.807 Đô la, đứng hàng 56 trên thế giới.

Cách tỏ tình vương giả

Trong cuộc tiếp đón của Nữ Hoàng Elizabeth đệ Nhị dành cho Tổng Thống Trump, tội nghiệp ông Hoàng Tế Philip đã không được đứng ngay khán đài có mái che với Nữ Hoàng và hai vợ chồng Tổng Thống Trump mà phải đứng bên phải ngoài nắng. Khi duyệt qua hàng quân Ngự lâm áo nỉ đỏ quần đen nón lòng cao, chỉ có Nữ Hoàng và Tổng Thống Trump cùng viên sĩ quan chỉ huy quân lễ.
Image result for trump visit queen of england july 2018
Cũng nhân dịp này, xin hiến quý vị một câu chuyện lý thú để giải toả bớt những đau đầu chuyện chính trị.
Ông Philip Mountbatten năm nay 97 tuổi, sinh ra tại Hy Lạp trong một gia đình hoàng tộc Đan Mạch và Hy Lạp nhưng di cư đến Anh. Ông từng theo học tại Pháp, Đức và Anh rồi gia nhập vào Hải Quân Hoàng Gia Anh năm 1939 khi tròn 18 tuối. Dù họ có họ hàng với nhau (cousins), ông quen biết Công Chúa Elizabeth từ năm 1934 và bắt đầu trao đổi thư từ với bà năm 1939 lúc đó bà mới 13 tuổi. Qua bao nhiêu khó khăn vì ông không có tài sản và không phải là một English Gentleman chính hiệu, sau Đệ Nhị Thế Chiến, ông được vua George đệ lục chấp thuận cho cưới bà Elizabeth. Đó là vào ngày 20 tháng 11 năm 1947. Ông từ bỏ các tước vị hoàng gia của Đan Mạch và Hy Lạp để nhận lần lượt các tước vị của Hoàng Gia Anh như sau: Bá Tước Greenwich, Tử Tước Merionat và Công Tước Edinburgh. Khi bà Elizabeth lên ngôi năm 1952, ông đã lên đến chức Tư Lệnh, nhưng rời quân đội để trở thành Hoàng Tế.
Image result for Philip Mountbatten and queen of england
Việc ông Philip tán tỉnh bà Elizabeth rất nên thơ, kỳ thú. Nhưng người trong hoàng tộc khác dân thường rất nhiều. Họ giữ gìn ý tứ, tế nhị để nếu bị từ chối thì cũng không mất mặt. Đặc biệt, bà Elizabeth là một Công Chúa mà tương lai gần sẽ lên ngôi Nữ Hoàng. Tán bậy, loạng quạng mất cả uy tín và địa vị.
Không rõ cô Công Chúa đôi mươi có bồ bịch với ai kín đáo không? Nhưng khi đến tuổi thành hôn thì Hoàng Gia cũng phân vân vô cùng. Những vị vua chúa, hoàng tử, công chúa đều kết hôn với nhau trong hoàng tộc các nước Âu Châu. Nhất là các cuộc hôn nhân mang nặng màu sắc chính trị để kết liên minh, tạo thêm sức mạnh. Ông Philip và bà Elizabeth quen nhau đã lâu, từ thửa nàng lên 9, chàng mới 13. Và lúc biết thư từ qua lại thì chàng 18, nàng vẫn còn là cô bé 13. Không rõ có việc tình trong như đã, bên ngoài còn e không?
Related image
Trong một buổi dạ tiệc, sau khi ăn uống xong, thực khách kéo nhau ra vườn Ngự Uyển tiếp tục trò chuyện. Thấy cô Công chúa ngồi trên một ghế đá với vài cô bà người hầu; Philip mon men đến gần cúi đầu chào. Chuyện trò một hồi, Elizabeth quay sang hỏi:
–          Bá Tước đã có người bạn gái chưa? Đã phải lòng cô nào chưa?
–          Thưa Công Chuá, đã có ạ! Người tôi yêu là một thiếu nữ đẹp, duyên dáng và đáng ngưỡng mộ.
–          Ai thế, quý nương nào mà được hạnh phúc thế? Ông có thể cho biết ai không?
–          Thưa, sẵn sàng. Vì tôi luôn mang theo hình cô ấy.
–          Bá Tước có vui lòng cho xem hình cô ấy không?
–          Thưa, đây ạ.
Nói xong, Philip rút từ túi áo trái, đưa cho công chúa một vật nhỏ, nhỏ hơn bàn tay. Quý vị có biết vật đó là gì không? Thưa, đó là chiếc gương soi.
Cô Công Chúa nhận lấy tấm gương, nhìn vào và dĩ nhiên thấy khuôn mặt xinh xắn của mình trong đó. Bà nín thở, má ửng hồng, tim dào dạt. Bà lặng đi một chốc rồi nhẹ nhàng trả tấm gương cho Philip. Hai người hứa hôn ngày 9 tháng 7, 1947, lúc đó Elizabeth mới 21 tuổi.
Thế đấy, cần gì phải dông dài với những lời lẽ mượt mà! Chỉ cần một hành vi tế nhị là hai tâm hồn cảm thấy gần nhau ngay tức khắc!

Vài tin ngắn quan trọng

Di dân: 103 trẻ em dưới 5 tuổi được cứu xét đoàn tụ với cha mẹ nhưng chỉ có hơn một nữa đã được trả lại cho cha mẹ, còn một số chừng 45 em bị từ chối. Các lý do được cơ quan hữu trách nêu ra là (1) cha mẹ có tiến án hình sự, (2) cha mẹ từng nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ và từng bị trục xuất, và (3) không có dính líu gia đình giữa các em và những người tự nhận là phụ huynh.  Tổ chức ACLU đã nộp đơn lên toà xin ra lệnh tạm ngưng các lệnh của hành pháp trục xuất di dân bất hợp pháp. Vừa qua lại thêm một tên di dân bất hợp pháp gốc Latino dùng cưa máy tấn công vợ mình trước mặt hai đứa con nhỏ tuổi.
Palestine từ Gaza bắn qua phần đất Israel hơn 200 đạn vừa hoả tiễn vừa súng cối, gây thương vong cho dân Israel. Israel trả đũa bằng cách tấn công nhiều vị trí của bọn khủng bố Hamas và đóng cửa không cho vận chuyển hàng hoá vào Gaza ngoại trừ lương thực và thuốc men trên cơ sờ từng thùng một chứ không ồ ạt. Đài ngoại quốc vốn thiên vị, đã chỉ loan tin 4 thiếu niên Palestine bị tử thương. Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi Israel tự chế vì cho rằng giữa Israel và Palestine, đang ở bên bờ tranh chấp nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh.
Hơn 5000 quân nhân Mỹ đã không trở về sau chiến tranh Cao Ly. Việc tìm kiếm hài cốt binh sĩ Mỹ bắt đầu từ năm 1996, nhưng đến 2005 thì bị khựng lại do việc Bắc Cao Ly đẩy mạnh việc phát triển vũ khí nguyên tử, gây căng thẳng quốc tế. Khi gặp Kim Jong-un tại Singapore tháng 6 vừa qua, Tổng Thống Trump đã đặt lại vấn đề và được sự đồng ý của Kim. Hiện có khoảng 200 bộ hài cốt lính Mỹ đã tìm được, sẽ được hồi hương trong thời gian tới, nhưng theo các chuyên viên, phải mất nhiều năm mới xét nghiệm minh xác có thật là xương cốt của người Mỹ hay không. Mỹ hy sinh 33,652 binh sĩ tử trận cùng 3262 binh sĩ chết vì các lý do khác trong chiến tranh Cao Ly. Phe đồng minh chết 178 ngàn và gần 33 ngàn mất tích. Phe Cộng gồm Bắc Cao Ly và Trung Cộng chết từ 400 ngàn đến 750 ngàn. Thường dân hai miền chết khoảng 2.5 triệu!
Đỗ Văn Phúc


https://baotgm.net/thoi-su-hang-tuan-ngay-21-thang-07-2018/