Thoát Trung là thoát cái gì?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sunday, November 6, 2016 | 6.11.16
“Thoát Trung,” là thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc, một vấn đề mà dư luận tại Việt Nam đặc biệt quan tâm trong vài năm trở lại đây. Vậy đâu là cái khó của việc thoát Trung, sự cần thiết, và quan trọng hơn, thoát Trung là thoát cái gì?
Chưa bao giờ trong lịch sử người Trung Quốc tràn ngập Việt Nam như hiện nay. (Hình: Getty Images)

Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Nhưng cũng chính giặc Tàu đã “khai hóa” người Việt. Vì chính giặc đã đem chữ Hán đến để dạy cho người Việt. Cho nên, khi Lý Thường Kiệt cho đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” lần đầu tiên của người Việt. Mở đầu bằng câu “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…” thì cũng bằng chữ Hán. May là chữ Hán được phát âm theo kiểu Việt (nên gọi là Hán-Việt), chứ nếu phát âm theo kiểu Quảng Đông hay Bắc Kinh, thì nay chắc chắn Việt Nam đã đích thị là một tỉnh của… Tàu.

Hệ quả là thời kỳ Việt Nam bị phương Tây xâm đô hộ. Hầu hết các lãnh tụ yêu nước (cả phía quốc gia lẫn cộng sản) đều chạy sang… Tàu. Cầu cứu Tàu nhờ giúp đỡ, yểm trợ để phục quốc. Mỉa mai là lúc đó thân của Tàu còn lo chưa xong, còn giúp ai được nữa?
Cái “núi rác” ngàn năm đô hộ xưa kia, với rất nhiều hủ tục mà đám cai trị nhà Hán đã nhồi nhét vào óc người Việt thông qua việc “khai hóa” chữ viết và văn bản mà người Việt lâu nay đã chưa “xóa tan” nổi.
Việc rất nhiều người Việt, vô ý thức suy nghĩ theo kiểu Tàu xưa mà chính họ cũng không biết. Đó là một tình trạng nô lệ mà không ý thức, điều này còn nguy hiểm hơn cả khi bị chính Tàu cai trị.
Khi người Pháp đến Việt Nam. Qua giai đoạn đầu chống đối, cuối cùng những nhà Nho yêu nước cũng hiểu ra vấn đề và phát động phong trào “đả cựu nghênh tân.” Đây chính là sự thoát Trung lần đầu tiên của Nho giáo Việt.
Tiếc rằng, do thời cuộc chuyển biến nhanh, khiến những nhà duy tân chưa kịp phổ biến tinh thần trong đại chúng. Thì Việt Nam vừa ra khỏi “hàm cá mập” của thực dân, thì đã rơi ngay vào nanh vuốt của chủ nghĩa cộng sản, một thứ nô lệ tư tưởng khác, nguy hiểm hơn và thâm sâu hơn cả thực dân và phong kiến cộng lại.
Việc giương cao “ngọn cờ phương Tây” để chống Tàu, thoát Trung. Được những nhà dân chủ yêu nước bây giờ sử dụng. Họ cụ thể hóa nhà nước pháp quyền: – của dân, do dân và vì dân, theo tiêu chuẩn phương Tây. Như tam quyền phân lập, tự do ngôn luận – tư tưởng, lưỡng đảng; tự do biểu tình, tự do thành lập hội… Nhà cầm quyền cộng sản cho rằng họ theo Tây là… theo giặc, là phản động là lật đổ. Để lấy cớ bắt bớ, giam cầm, truy bức.
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn hiểu, khi dân chúng muốn thoát Trung là thoát khỏi cái gì. Nên yêu nước ở đây, không phải chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ nữa, mà chính là “Một thái độ văn hóa – chính trị!”
Bà Phạm Chi Lan là một chuyên gia kinh tế (nguyên phó Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam), nhận xét: “Hơn 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, mức nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.”
Một trang báo điện tử, đặt câu hỏi với đại biểu Quốc Hội T.T.N : “Tại sao nhà thầu Trung Quốc làm ăn yếu kém, kỹ thuật lạc hậu mà lại thường xuyên trúng thầu, phải chăng ở đây có vấn đề ‘lợi ích nhóm’ từ các công ty, tập đoàn của chính phủ?”
Tháng Bảy, 2017, tức chỉ còn khoảng hơn nửa năm nữa. Việt Nam sẽ phải chuyển từ vay ưu đãi ODA (Official Development Assistance) sang lối vay theo điều kiện thị trường.
Điều này khiến Việt Nam sẽ càng lún sâu vào nợ nần với Trung Cộng. Ngoài những khoản “tín dụng đen” phải trả giá “cắt cổ,” Trung Cộng còn có một ngân hàng, gọi là “Ngân hàng hỗ trợ xuất khẩu.” Vay “hỗ trợ” này điều kiện đi kèm là nhà thầu Trung Cộng, công nhân và kỹ thuật Trung Cộng… Những công trình được “ưu đãi” vay, là những con đường “cái quan” chạy dài từ biên giới Trung Cộng, tới khắp các tỉnh thành, cảng biển của miền Bắc-Việt Nam. Một số công trình xây trên 10 năm chưa xong, như khu gang thép Thái Nguyên, hoặc bị đội giá lên cao hơn giá trúng thầu rất nhiều như đường cao tốc Cát Linh. Hoặc đường Vân Đồn – Móng Cái, nếu muốn hoàn thành thì phải mượn nợ Trung Cộng thêm $300 triệu nữa. Mà rồi cũng chưa biết sẽ phát sinh thêm những cái gì nữa?
Luật pháp của các nước Âu – Mỹ kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề đưa và nhận hối lộ. Nhưng với cơ chế rất “hữu hảo” kiểu Trung Cộng, thì tha hồ mà móc ngoặc, “lại quả”…
Nhờ vậy, với số tiền phải chi không cao, mà Trung Cộng ràng buộc cả kinh tế-chính trị, mà lại đỡ phải tốn tiền xử lý rác từ những công nghệ cũ kỹ thải ra. Vì đã có sân sau là bãi rác Việt Nam tha hồ mà “xả”…
Bà Phạm Chi Lan nhận xét:” Tham nhũng, hối lộ trong những vấn đề làm ăn với Trung Quốc là tự nguyện biến kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc sâu vào Trung Quốc.”
Chỉ nói thêm một khía cạnh nhỏ, là hàng nông sản của Thái Lan vào Trung Quốc đều theo đường chính ngạch. Còn hàng nông sản Việt Nam vào Trung Quốc đều theo đường tiểu ngạch. Lại bị Trung Quốc lập hàng rào kỹ thuật và bị chỉ định một vài cửa khẩu nhất định. Do vậy, khi có căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc thường gây sức ép bằng cách “đóng cửa khẩu” ngưng nhập nông sản Việt Nam vì lý do “an toàn thực phẩm. Trong khi Việt Nam không có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Đó cũng chính là cách Việt Nam tự giết sản xuất trong nước. Vì hàng Trung Quốc tuy độc hại, nhưng giá quá rẻ, bao bì mẫu mã hào nhoáng, chưa kể họ còn núp bóng, giả làm hàng chính hãng của Việt Nam…
Hiện nay, phải nhìn lại chính tấm gương… Trung Quốc. Là vì, họ cũng đã “vượt lên chính mình,” từ khi nhận ra sự bá quyền nước lớn của Nga trong khối cộng sản. Tàu đã tách ra, theo lập luận – Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa.
Tiến xa hơn nữa, là thuyết “mèo đen,mèo trắng,” “một quốc gia hai chế độ.”

Xin mời quý độc giả xem Video: Phe Ba Dũng đánh cú nốc ao tung nhiều bí mật đời tư của Tổng Trọng: từng trốn bộ đội

Trong khi, sau thời điểm 30 Tháng Tư, 1975, thì Cộng Sản Việt Nam đã có thể đi trước Tàu Cộng hẳn một thập niên. Thuyết “một quốc gia hai chế độ” không phải là sự độc quyền của Tàu.
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải hiểu rằng, độc lập không có nghĩa là phải chống lại nền dân chủ Tây phương.
Còn lầm tưởng rằng Tàu sẽ bảo vệ chế độ Hà Nội, cũng như chế độ cộng sản thì càng sai. Vì từ những đặc khu kinh tế – Khu chế xuất, tới việc để thả lỏng Thượng Hải theo cơ chế thị trường tự do. Trung Quốc đang từng bước “từng bước thầm” đi theo những nấc thang cũ của Tây phương, để tiến tới một xã hội Tư Bản mang màu sắc Trung Hoa.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” – Vì thoát Trung quan trọng nhất là vượt qua chính mình. Phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, vận dụng luật pháp quốc tế, cũng như tuân thủ công lý, công luận quốc tế để bảo vệ độc lập, bảo vệ chủ quyền thương mại.
Nếu không cải cách chính trị, sửa sang chính sự, theo đường hướng dân chủ để huy động sức dân, hội nhập sâu rộng vào thế giới văn minh. Thì đừng nói chuyện là sẽ bị mất nước, mà trên hết phải tự thấy quốc gia mình không xứng đáng để có tên trên bản đồ thế giới. Vì vô danh, ngu muội, bảo thủ ngày nay đồng nghĩa với sự diệt vong.
Văn Lang
(Người Việt)