Thế tiến thoái lưỡng nan và những kẻ giữa đường đứt gánh hay mấy nhời với cụ Đinh Đức Thiệ

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thế tiến thoái lưỡng nan và những kẻ giữa đường đứt gánh hay mấy nhời với cụ Đinh Đức Thiệ
22-12-2017
Tướng Đinh Đức Thiện. Ảnh: internet
Hồi mới vào đại học thấy mấy anh lớn tuổi trầm trồ: Ông Đinh Đức Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy tước bắng kĩ sư của một người đấy… Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao… Tất nhiên đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người độc đoán. Cụ Đinh Đức Thiện ơi, kẻ hậu sinh này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt, thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết.
Thời chiến cấn cái lý, cái cơ chế của thời chiến, nhưng thời bình lại cần cái lý, cái cơ chế của thời bình.
Chắc ở nơi xa xôi kia cụ không thể nào ngờ được rằng cơ chế thời chiến, một người là vua hay một nhóm ít người là vua tập thể do chính cụ và các đồng sự của cụ tạo ra, có ngày sẽ buộc con cụ, ông Phan Đình Đức và khá nhiều đồng liêu của ông, phải nằm dưới sàn xi măng lạnh lẽo trong những ngày mùa đông rất rét này.
Thưa cụ, kẻ hậu sinh không biết ông Phan Đình Đức, nhưng có biết ông Phùng Đình Thực. Kẻ hậu sinh cho rằng với cơ chế khác, ông Phùng Đình Thực có thể trở thành một chuyên gia có tài. Hôm nay ông Thực cũng phải nằm trên sàn xi măng lạnh lẽo như con cụ. Ông Đinh La Thăng, cấp trên của cả hai người cũng cùng chung số phận. Khi đứng trước Ban kiểm tra Trung ương ông Đinh La Thăng đã nói: “Giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề và đúng như vậy”.
Cụ ạ, các nhà lập quốc Mỹ đã biết tất cả những chuyện đó ngay từ đầu, họ biết rằng con người có nhiều điểm yếu, nhiều khiếm khuyết, cho nên họ lập ra TAM QUYỀN PHÂN LẬP, tức là quyền lực bao gồm 3 nhánh, đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, để không ai có thể lạm quyền. Ngoài ra còn có TỰ DO BÁO CHÍ để báo chí “phát hiện sớm” như ông Thăng, sau khi đứt gánh, đã nói.
Khi còn chức còn quyền, chắc chắn là ông Thăng và ông Đức con cụ không muốn người ta “soi mói” quyền lực và việc làm của mình. Nhưng họ đâu có ngờ rằng một ngày nào đó họ sẽ đứt gánh và phải ân hận.
Giấy ngắn tình dài, kẻ hậu sinh tin rằng ở nơi xa xôi kia cụ thể tất cho sự đường đột này và phù hộ cho những người đang muốn đưa cái cơ chế lỗi thời về đúng chỗ của nó: đống rác của lịch sử. Có như thế thì những người sau ông Thăng, ông Thực, ông Đức… mới khỏi ôm hận.
Kính chúc cụ được mãi mãi phiêu du vùng cực lạc.

Thế tiến thoái lưỡng nan và những kẻ giữa đường đứt gánh hay mấy nhời với cụ Đinh Đức Thiện