Thế tiến thoái lưỡng nan của Tập Cận Bình (phần 1) – Nguỵ Kinh Sinh (Lê Minh Nguyên dịch)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thế tiến thoái lưỡng nan của Tập Cận Bình (phần 1) – Nguỵ Kinh Sinh (Lê Minh Nguyên dịch)

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kết thúc. Phong trào chất vấn tiếp tục phát triển thành một phong trào mới: phong trào tiên tri. Giờ đây các bàn luận của người dân đang dần chuyển sang một hướng mới: điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Về mặt này, quan điểm của tôi không giống với nhiều người bạn của tôi, vì vậy tôi phác thảo ra dưới đây.

Như nhiều người đã đọc báo cáo của Tập Cận Bình và tuyên truyền của báo chí, họ nghĩ rằng chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục; họ cho rằng cuối cùng ĐCSTQ sẽ trở nên trong sạch hơn về mặt chính trị và đoàn kết nhau cho một nền kinh tế mạnh. Tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn sai.

Tại sao? Thứ nhất, Vương Kỳ Sơn không muốn từ chức lãnh đạo ĐCSTQ. Bất kể ông ta nghĩ gì, một số đông những người ông ta đã xây dựng trong hệ thống chống tham nhũng cũng quan tâm đến sự thay đổi lãnh đạo của họ. Đây là một điều không thể tránh được, cũng là một điều không dễ giải thích. Có cách nào để nhóm này đổi chủ của mình sang Tập Cận Bình hay không? Tôi nghĩ nó rất khó.

Thứ hai, mặc dù Vuơng Kỳ Sơn thoát khỏi cơn bão, liệu sự hận thù của các viên chức chính quyền sẽ để yên cho ông ta và chịu buông tha các quan chức chống tham nhũng dưới sự chỉ huy của ông ta? Hàng triệu quan chức và thân nhân gia đình họ muốn trả thù. Liệu Tập Cận Bình sẽ để cho họ phản công hay không? Nếu ông ta cho phép họ phản công, nhóm viên chức chống tham nhũng này (của ông Vương Kỳ Sơn) sẽ trở thành đại họa cho ông Tập Cận Bình bởi vì họ sẽ đoàn kết lại thành một nhóm chống đối để bảo vệ sự sống còn. Tuy nhiên, nếu một cuộc phản công không được cho phép, thì chính Tập Cận Bình sẽ trở thành mục tiêu để trút hận thù của hàng triệu người đó. Đây là tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Có vẻ như Đại hội lần thứ 19 của ĐCSTQ chỉ hoàn thành có một điều, đó là thiết lập tình trạng đồng chí Tập Cận Bình là “nhà lãnh đạo vĩ đại” và viết những tư tuởng của Tập vào hiến pháp của ĐCSTQ. Hành động này là một ý tưởng kỳ cục chỉ làm cho người ta ghét. Để tránh sự ghét bỏ này, ngay cả Mao Trạch Đông cũng không dám tự tuyên bố tư tưởng của mình là chủ nghĩa Mao; ông đã đưa ra từ “ý thức hệ” (ideology) mà trên thực tế là cùng một thứ, nhưng không chánh danh bằng. Có thể nói Mao có một sự khiêm tốn giả dối, nhưng ông vẫn có một cái gì đó của riêng mình: đấu tranh giai cấp, cách mạng bạo lực, chiến tranh du kích, v.v…, đã làm gián đoạn thế giới hơn nửa thế kỷ. Theo cách đó, Mao có thể được tính như là ông chủ của một thế hệ, không thua Karl Marx và Adolf Hitler.

Tập Cận Bình có gì? Bằng cách lặp lại một vài dòng từ các sách giáo khoa Mác-Lênin, ông ta dám khẳng định đó là những ý tưởng của mình, và do đó tự gọi mình là một ông chủ? Nó không phải là buồn cười hay sao? Dĩ nhiên, được cho là một nhà lý thuyết mà tư tuởng như vậy thì đúng là buồn cười, nhưng lý do gốc rễ  là vì Tập Cận Bình không biết chính mình. Thái độ cao ngạo của ông ta đã cho ông ta cái tên này mà không có nội dung; ngoài ra, còn có rất nhiều những người nâng bi không biết xấu hổ xung quanh ông. Bây giờ chúng ta thực sự phải lo lắng về khả năng quản lý của Tập Cận Bình. Chúng ta tìm thấy cái gọi là hiện đại hóa ở đâu?

Hậu quả của việc Tập thiếu khả năng quản lý cùng với việc hạ giảm chiến dịch chống tham nhũng và áp lực của suy thoái kinh tế đưa đến tình trạng bên trong TQ xấu đi nhanh chóng. Cuộc sống hằng ngày của dân chúng trở nên càng khó khăn hơn. Các giai cấp nghèo cảm thấy không thể sống hoặc gần như không thể sống được sẽ nhanh chóng gia tăng, và cảm xúc muốn phản loạn càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều này hoàn toàn ngược lại thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Sự chia rẽ trong giai cấp lãnh đạo ngày càng trở nên trầm trọng. Một phần vì nó đã biến chiến dịch thanh trừng thành hận thù, với thêm nhiều người khác có thể bị thanh trừng, nó dần dần biến tâm trí của con người từ sợ hãi sang mong muốn thay đổi. Sự thay đổi này sẽ trở thành một sự bình thường mới trong nền chính trị độc tài của ông Tập Cận Bình. Khi mồi lửa hoặc sự sụp đổ xảy ra, đế chế mới của “nhà lãnh đạo vĩ đại” sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi nào và bằng cách nào để nó sụp đổ là một tình cờ của lịch sử, nhưng chính sự sụp đổ là một cần thiết lịch sử.

Điều quan trọng nhất là lịch sử sẽ không tự lặp lại. Thế giới hiện nay không còn là thế giới của Mao Trạch Đông, cũng không phải của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Không ai có thể lợi dụng chiến tranh lạnh, vượt qua những khó khăn kinh tế bằng cách lừa dối người khác. Cũng không còn có thể lừa người dân bằng cách cho họ những lời hứa rỗng. Và cũng không thể dùng tất cả các rào chắn để ngăn chặn thông tin. Ngay cả việc sử dụng quân đội và công an để đàn áp cũng ngày càng trở nên không hữu hiệu, quân đội và công an cũng là những con người bình thường, những người ngày càng nhận được nhiều thông tin mở hơn.

Vậy thì chúng ta nên làm gì tiếp theo? Chúng ta đã phải quay trở lại vấn đề cũ 40 năm trước, khi Tứ Nhân Bang bị đánh bại: Chúng ta cần Đệ Ngũ Hiện Đại – Dân Chủ, để hướng dẫn đất nước và nhân dân ra khỏi tình trạng khó xử. Tư tưởng mới không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin lỗi thời, mà là một ý tưởng mới về dân chủ và tự do. Hệ thống cầm quyền mới chỉ có thể là cấu trúc chính trị của hệ thống pháp lý dân chủ nơi con người đã áp dụng thành công. Hệ thống kinh tế mới chỉ có thể là hệ thống kinh tế thị trường hiệu quả nhất mà con người đã chứng minh hàng ngàn năm.

Những ý tưởng này từ lâu đã là sự đồng thuận của người dân Trung Quốc trong nhiều năm. Những ai chiếm được trái tim của nhân dân sẽ có thế giới, và những ai đánh mất trái tim của nhân dân sẽ mất thế giới. Tôi hy vọng các tầng lớp thức giả trong nước và ngoài nước có thể giành được trái tim của người dân, có thể nắm bắt cái hướng đúng, thay vì đi đường vòng như trước đây.

http://bit.ly/2HRuTBf