THẾ TAM QUỐC MỚI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM

Cac Bai Khac

No sub-categories

THẾ TAM QUỐC MỚI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM

Ngô Thiện Cơ

Thế giăng mắc trong cuộc cờ thế giới liên quan tới Việt Nam như thế nào? 

Thế Đứng Của Nga

Thế đứng của Nga hiện nay đã lung lay hầu như tận gốc rễ. Cái thế tam quốc mới ngày nay đã biến dạng rõ rệt là sau khi Nga xâm lược Ukraine. Cuộc chiến xâm lăng này đã khiến cho phương Tây giật mình tỉnh thức và tạo cho Liên Âu (EU), đặc biệt là các nước trong khối NATO buộc phải suy nghĩ lại để cùng nhau đoàn kết giúp đỡ hết mình về vũ khí, tài và vật lực cho Ukraina chống quân xâm lược Nga. Đồng thời cũng là để Liên Âu (EU) có thể tự vệ trước tham vọng bành trướng lãnh thổ của Vladimir Putin với giấc mộng vực dậy vai trò lãnh đạo và mở rộng lãnh địa như thời Liên Xô cũ. Tuy nhiên, ước mơ của Putin đã hầu như hoàn toàn thất bại. 

  
Ngược dòng lịch sử một chút, ngày hôm nay sau gần một trăm năm thông
qua các nước đã áp dụng lý thuyết của Karl Marx như Liên Xô qua cách
mạng tháng 10/1917 với Lenin (Nga bây giờ), Cuba với Fidel Castro, Trung
cộng với Mao zedong, Bắc Triều Tiên với Kim Il-sung (Kim Nhật Thành),
Cambodia với Polpot, Indonesia với Henk Sneevliet, Venezuela với Hugo
Chávez, Việt Nam với Hồ Chí Minh v. v… 

  Ngày nay, người ta đã thấy rõ chính Karl Marx mới là kẻ hoang tưởng. Vào đầu những năm 1980, trước khi chết, Leonid Brezhnev đã
phải than lên: “Xã hội chủ nghĩa gì mà ⅓ xe chạy ngoài đường là ăn cắp
xăng, dầu (gasoline, diesel ) của nhà nước; ½ thành phần cán bộ xài bằng
cấp là bằng cấp giả (“dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”).
Cán bộ, công chức đến sở làm là chỉ đến để cho có mặt, lãnh lương; sau
đó một vài giờ là đi du hí với bồ nhí, hẹn hò nhậu nhẹt, coi hát hay làm
việc riêng !” Dưới nền cai trị Xã Hội Chủ Nghĩa có rất nhiều khẩu hiệu
kêu to như chuông, ồn ào như loa phường. Chẳng hạn như khẩu hiệu: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu,
quan niệm sai lầm này vô hình chung đã bãi bỏ quyền tư hữu của mọi
người dân, một ý niệm về quyền tư hữu đã nảy sinh mạnh mẽ ngay sau thời
đồ đá. Đây cũng là một nguyên động lực khiến con người trong xã hội chủ
nghĩa của cộng sản, không ai tận lực làm việc. Do đó, đã đưa đến cảnh mà
tổ tiên chúng ta đã từng cảnh báo: “Cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày.”
Chứ không phải chỉ riêng những sai lầm từ các triết gia mà Karl Marx đã
từng nặng lời chỉ trích; bao gồm những nhà tư tưởng xã hội học nổi danh
từ trước Karl Marx như Robert Owen, Saint Simon, Charles Fourier v.v…

Nguyên do chính làm cho đế quốc Liên Xô sụp đổ căn bản và nguyên ủy đó là sự hoang tưởng về lý thuyết của Karl Marx. Chính Leonid Brezhnev đã phạm phải ba (3) sai lầm to lớn sau:

1-  Quá coi thường địch thủ là thế giới tư bản Âu-Mỹ Châu giàu mạnh.
Đặc biệt đối trọng số một là Mỹ ở trong nước họ rất dồi dào trí tuệ,
ngân sách và những nhà phát minh ở khắp nơi trên thế giới đều bị mua
chuộc bằng tài chánh với giá cao chót vót kèm theo bảo đảm về đời sống
hàng ngày ở Mỹ thì rất an ninh, cùng sự hưởng thụ dư thừa mọi mặt. Tiếp
theo là ngân sách quốc phòng và các loại ngân sách khác của Mỹ cũng đều
vượt trội hơn các nước Âu Châu tổng hợp lại. Nếu Nga muốn chạy theo Mỹ
trên đoạn đường dài (marathon) về bất cứ lĩnh vực nào thì sẽ mệt đứt hơi
mà chết! Bất cứ ai đã nghiên cứu theo Binh Thư Tôn Tử đều hiểu rằng: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.
Ngược lại thì Leonid Brezhnev chỉ biết tự sướng vì đánh giá quá cao về
mình và ngược lại, đánh giá quá thấp về địch là khối tư bản Âu Châu và
đặc biệt là Mỹ vừa giàu vừa mạnh. 

2- Kế đó là tên đầu lãnh Leonid Brezhnev, kẻ đã cố thực hiện cứng ngắc giáo điều và hoàn toàn tin theo lời dạy hoang tưởng của Karl Marx về ngụy luận đầy cường điệu: “Các nước Tư bản đang giãy chết“.  

3- Leonid Brezhnev đã tiêu xài quá độ ngân sách quốc gia, qua
việc chạy đua vũ trang không tiền khoáng hậu với Mỹ. Đặc biệt là chương
trình thám hiểm mặt trăng. Ngoài ra, Leonid Brezhnev còn thiếu hiểu
biết về việc làm kinh tế; nên đã sai lầm cắm đầu đi vào những vụ đầu tư
hoang phí ở Siberia. Tên này đã quên đi việc sửa sai nội bộ, chấn chỉnh
lại cơ cấu cai trị; nên đã đưa Liên Sô đi đến một nền kinh tế bị lụn
bại, gần như ngừng trệ. Có đôi lúc đã xảy ra tình huống không có đủ thực
phẩm ở chợ, ở những cửa hàng quốc doanh cho cán bộ cấp trung hay cấp
thấp hơn cũng như người dân thường phải xếp hàng cả ngày (XHCN) dưới
trời mưa hay bão tuyết lạnh thấu xương cũng chưa chắc đến lượt mà còn
mua được theo chỉ số quy định; nên đành phải quay về tay không, với bao
uất ức trong lòng; mà thực phẩm chỉ có một ít đủ dành riêng cho cán bộ
cao cấp mà thôi! 

   Về kinh tế và xã hội thì như vậy, về quân sự thì Nga đã bị Liên Âu (EU)
và Mỹ xỏ lá bơm ngành quân sự của Nga lên cao chót vót là hùng mạnh
đáng đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Nhưng thực chất là sau khi xâm
chiếm Ukraine, quân đội Nga đã phơi bày sự yếu kém rõ ràng về chiến
thuật, chiến lược về hiệu quả việc sử dụng vũ khí các loại. Đặc biệt là
kho dự trữ vũ khí của Nga đã không đủ xài trong tầm tiên liệu – thiếu
viễn kiến chính trị cho một cuộc chiến dài hạn. Trong khi cuộc chiến xâm
lăng nước Ukraine mới chỉ kéo dài có hơn một năm thôi; mà Nga đã bị
thiếu hụt vũ khí nhiều loại; nên đã phải (bán chính thức) mua thêm vũ
khí của Iran, Tàu cộng và đành phải đem ra sử dụng vũ khí cũ mèm như xe
tăng T54 và T55 sản xuất từ 1946-1981 khoảng 100,000 và đã trang bị cho
quân đội Nga từ 1947. Trong khi các loại vũ khí hiện đại của Nga đã
không đủ dùng và cũng không đủ hiệu năng như Nga mong ước hầu đè bẹp hay
ngăn chặn sức phản công dũng mãnh và kiên cường của quân đội Ukraina.

Thế Đứng Của Tàu: Về Kinh Tế:

Kinh tế thế giới cũng hiện rõ sự bất ổn cùng khắp các vùng miền của nhiều nước. Cũng vì thế, quan điểm về toàn cầu hóa hiện nay đang được các nhà lãnh đạo trên thế giới suy nghiệm, xem xét lại vì hầu như nó không còn được ưa chuộng nhiều như trước nữa. Các thị trường lớn như Trung cộng, Ấn Độ, Nam Phi (South Africa) Nga v. v… đang được các nhà đại tư bản tìm kiếm và nghiên cứu nghiêm chỉnh trở lại trước khi họ chịu đầu tư.

Riêng nền kinh tế Tàu cộng chịu ảnh hưởng nặng nhất vì chiến tranh thương mại với Mỹ từ 2017 đến nay và tiếp tục trì trệ hầu như đang đi đến lụn bại đúng như tình trạng hiện nay ở Hongkong hầu như hơn một nửa các nhà giàu đều đã tìm đường tháo chạy khỏi bàn tay cai trị sắt máu của Bắc Kinh. Gần đây nhất, với hàng trăm ngàn người dân Quảng Tây đã vượt biên giới vào Việt Nam; mà không cần xin VISA; để tìm kiếm công ăn việc làm. Nguyên do cốt lõi là bởi chính sách sai lầm chống Covid quá nghiêm ngặt trong hơn hai năm qua, ở Vũ Hán, Thượng Hải và ngay tại Bắc Kinh. Thật ra thì các nhà đầu tư nước ngoài chưa hoàn toàn rời bỏ Trung Quốc, mà họ chỉ chuyển một phần công xưởng của họ sang Việt Nam và mấy nước phụ cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia v. v… Cũng theo suy nghiệm cũ khi họ mới đầu tư vào đại lục; mà họ nghĩ là có thể tận dụng được lực lượng lao động trẻ với giá rẻ ở Việt Nam và các nước lân bang. So với mức lương trung bình trả cho công nhân lao động ở Trung Cộng thì hiện nay đã cao hơn, khiến lợi nhuận thu về ít hơn. Nhất là vào lúc này cuộc chiến tranh thương mại và kinh tế giữa Mỹ-Trung đang ở vào cao điểm khiến cho Tàu cộng đang bị “xấc bấc xang bang”, tiến thoái lưỡng nan! Bốn bề thọ địch. Thêm vào đó lại có cuộc tranh chấp ở biển Đông càng ngày càng gia tăng cường độ xâm phạm không phận Đài Loan; mà thực ra Đài Loan chỉ là diện, nhưng điểm lại liên quan trực tiếp tới Việt Nam. 

Hơn thế nữa, Đặng Tiểu Bình năm 1979 đã đánh qua biên giới Việt-Trung; để được Hoa kỳ chấp thuận viện trợ; thì dại gì không đánh, do đó, họ Đặng đã công du Washington DC trước khi khai chiến ở biên giới với Bắc Cộng. Có người đã hỏi tôi là sao kỳ cục và tréo cẳng ngỗng dzậy?  Xin thưa rằng chính tại bọn Việt Gian Cộng Sản Hà Nội đã ăn may “ăn mày gặp xôi gấc” Mỹ tặng không miền Nam cho Bắc Cộng theo một thỏa thuận quốc tế ngấm ngầm giữa ba cường quốc Mỹ – Nga – Tàu mà bè lũ Bắc Cộng lại tự hào ngu ngông “chiến thắng thần thánh đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” trên chính trường thế giới khiến cho Mỹ cũng thấy bực mình; nên muốn dạy cho Bắc cộng một bài học nhớ đời đừng quá cao ngạo. Mỹ đã “sang tay” Việt Nam cho Cộng Sản Liên Xô, để cho Nga vào “thử lửa” ở Vịnh Cam Ranh, chỉ sau vài năm, Nga âm thầm bỏ của chạy lấy người. Sau lại “gật đầu” cho Đặng Tiểu Bình “dạy cho Việt Nam bài học”… MỸ đã có tính toán gì khi để lại gần như toàn bộ võ khí viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, như ngầm “viện trợ” cho Cộng Sản Việt Nam ở giai đoạn cuối trước 1975? 

Thực chất Mỹ cũng đã “đòn phép” với Đặng Tiểu Bình cũng như  đã “read my lips” với Pháp trước khi xảy ra trận Điện Biên Phủ! Lũ vượn người Cộng Sản Bắc Việt không biết đã có chút sáng mắt ra chưa? Theo những nhà quan sát quốc tế, thì họ cũng không tìm thấy những loại vũ khí cao cấp nào của Hoa kỳ ở bất cứ đâu. Điều này ai lanh trí một chút cũng có thể tạm đồng ý, nhưng Tàu cộng có cần phải kéo dài cuộc chiến cả chục năm trời không? Điều đáng nói là trên chiến trường ở biên giới Việt Hoa, đã xảy ra nhiều trận đánh, trong suốt 10 năm.

Và những trận sau này nhiều khi còn khốc liệt dã man hơn những trận lúc ban đầu. Nhưng cả hai Tàu Cộng – Việt Cộng đều giấu kín thiệt hại ! Tất cả những việc làm của Đảng Cộng Sản Tàu, từ những vụ thanh trừng, cải cách ruộng đất, rèn cán chỉnh quân, đày dân đi kinh tế mới, đánh tư sản mại bản v. v … cũng đều có bàn tay sắt bọc nhung của Mao và Đặng nhúng tay xuyên suốt nội bộ đảng Việt Gian Cộng Sản Hà Nội. Ngày nay, xuất thân từ hàng ngũ thái tử đảng Tập Cận Bình (Xi Jinping) cũng vì quá ngông cuồng cứ tưởng mình là hoàng đế của muôn dân, Tập vội quên 16 Chữ vàng của Đặng “Bình tĩnh quan sát, Giữ vững trận địa, Ẩn mình chờ thời, Quyết không đi đầu”.

lại, Tập Cận Bình (Xi Jinping) đang cai trị một số lượng dân lớn nhất thế giới, sao lại ngang nhiên đi theo chính sách sai lầm: bành trướng đế quốc Đại Hán; nhằm đồng hóa các dân tộc yếu kém khác ở xung quanh, bằng cách lọc lừa lươn lẹo qua ý đồ tàn ác, đầy thâm độc trong “con đường tơ lụa biển” (MSR) thay vì “cứu loài người yếu”; để “cùng vũ trụ hòa”. Đây đáng bị gọi là “chính trị lộ tuyến” đầy mạo hiểm và thậm ngu xuẩn; nên Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã đưa nước Tàu đến bến bờ an toàn nào để tránh khỏi tai họa là kẻ thù chung của thế giới cần phải xóa bỏ, hay xẻ thịt?

Thế Đứng Của Tàu: Về Quân Sự:

Võ khí của Tàu cộng tốt xấu ra sao chưa ai biết rõ hay chỉ là hàng nhái của Âu – Mỹ và “dổm” không thua gì võ khí của Nga đang sử dụng trên chiến trường Ukraina. Cho nên người Việt chúng ta mới có câu vè rất dí dỏm chế giễu việc làm hàng nhái và phẩm lượng sản xuất thì chẳng ra gì, toàn là đồ “dổm” mau hư chóng hỏng vì bị cong quẹo, dễ gãy, dễ bể của Tàu qua câu “Made in Hongkong bên hông Chợ Lớn”.

Lục quân Trung Quốc từ năm 2016 đã được cải tiến, tái phối trí và chia thành 5 Chiến Khu thay thế cho 7 Đại Quân Khu như trước kia. Ngày nay, mỗi Chiến Khu đều bao gồm một số Quân Đoàn Lục Quân, cũng như các Quân Khu cấp tỉnh trọng yếu, và các lực lượng quân đội đồn trú ở các thành phố lớn nhất hay Thị Xã (tựa như Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của VNCH), các đơn vị trực thuộc Quân Khu (tựa như các Sư Đoàn I, 5, 7, 9, 18, 21, 22, 23, 25 v. v… của VNCH) và lực lượng dự bị. Không Quân của Lục Quân Trung Cộng đang phát triển nhanh, nhưng hiện giờ vẫn còn bị coi là lạc hậu so với các binh chủng khác và đây cũng là mặt yếu kém của quân đội Trung Cộng nói chung; cũng giống như lực lượng phòng không hay không yểm của lục quân cho bộ binh đang tham chiến trên mặt đất cũng không đa dụng.

Nhìn chung, bộ binh Trung cộng được coi là mạnh nhất thế giới về quân số hiện dịch, về xe tăng, xe cơ giới vỏ cao su và pháo binh. Lục quân Trung Cộng có thể được xem là lấn át các nước lân bang khác, đặc biệt là các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á, Philippines, Nhật, Nam Hàn và Úc Châu. Sức mạnh trang bị cho bộ binh trong chiến đấu tiếp tục tăng nhanh. Tựu trung, vũ khí trang bị cũ hiện đang được thay thế mới với cơ chế một đổi một và cần khoảng 3-5 năm nữa để hoàn tất. Giới chỉ huy quân đội Trung Cộng đã bắt đầu áp dụng vào quân đội các nguyên tắc tiến hành chiến tranh công nghệ cao lấy Website làm trung tâm. Sự kết hợp về cơ giới hóa với thông tin hóa, tức là một số lượng lớn vũ khí trang bị hiện đại cùng với các hệ thống chỉ huy hay điều khiển, liên lạc và trinh sát tối tân UAV, sẽ đem lại cho quân đội Trung Cộng có phẩm chất như hoàn toàn mới, nhằm bảo đảm chiến đấu và chiến thắng trong chiến tranh tương lai như mà họ đang mơ ước. Nhưng không quân thì tương đối hãy còn yếu kém. Nhất là hải quân thì còn tệ hơn nữa ! Vì hải quân Trung Cộng vẫn gặp vấn đề nan giải với chiến tranh chống tàu ngầm. Đó là hạm đội tàu ngầm của Trung Cộng chỉ được tối ưu hóa để tấn công chống lại các tàu nổi trên mặt nước thôi, chứ không phải là đối thủ tàu ngầm của các nước phương Tây. Đặc biệt là còn kém xa so với Mỹ.

(Nguồn:/ Aleksandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự, Nga // VPK, № 36 (651), 21/9/2016.)

Năm Chiến khu quan trọng của quân đội Trung cộng:

1- Chiến khu miền Bắc (Northern
Theater Command-Sở chỉ huy lục quân đặt tại tỉnh Tế Nam) gồm có 4 Quân
Đoàn thuộc Đại Quân Khu Thẩm Dương và nay thu gom thêm một phần của Đại
Quân Khu Tế Nam trước đây.

2- Chiến khu Trung tâm (Central
Theater Command) Đây đích thực là Chiến khu mạnh nhất trong quân đội
Trung cộng (Sở chỉ huy lục quân của Central Theater Command đặt tại
Thạch Gia Trang). Đây là lực lượng Tổng Trừ Bị cho các Chiến Khu khác
trên toàn quốc và bao gồm 5 Quân Đoàn được coi là tinh nhuệ thuộc Đại
Quân Khu Bắc Kinh và nay thu gom thêm phần lớn Đại Quân Khu Tế Nam trước
đây.

3- Chiến khu miền Tây (Western
Theater Command-Sở chỉ huy lục quân đặt tại Lan Châu) bao gồm 3 Quân
Đoàn và 2 Quân Khu cấp tỉnh thuộc Đại Quân Khu Lan Châu và hiện nay gom
thêm một phần của Đại Quân Khu Thành Đô trước đây. 

4- Chiến khu miền Nam (Southern
Theater Command-Sở chỉ huy lục quân đặt tại Nam Ninh), gồm 3 Quân Đoàn
và một Quân Khu cấp tỉnh Hải Nam có lữ đoàn bộ binh với xe cơ  giới 132
thuộc Đại Quân Khu Quảng Châu và hiện nay gom thêm một phần Đại Quân khu
Thành Đô trước đây.

5- Chiến khu miền Đông (Eastern
Theater Command-Sở chỉ huy lục quân đặt ở Phúc Châu) gồm 3 Quân Đoàn và
1 Quân Khu cấp tỉnh Phúc Kiến. Chiến khu này hoàn toàn lặp lại như Đại
Quân Khu Nam Kinh cũ. Lực lượng đồn trú tại Thượng Hải gồm các Lữ Đoàn
phòng thủ viễn dương 1, 2, 3. Quân Khu cấp tỉnh Phúc Kiến có 2 Sư Đoàn
hiện dịch và 1 Lữ đoàn phòng thủ ven biển. 

Trung cộng đang ráo riết cạnh tranh quyết liệt với những võ khí tinh hoa của Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức khiến những “đại cường” này cũng nhức đầu hết sức. Để có được cái “Thế” và từ đó xây dựng cái “Lực” như hiện tại, chúng ta không thể phủ nhận rằng Trung cộng đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực, về cả công sức lẫn tiền bạc để có được các công nghệ quân sự mới nhất. Nhà báo Mỹ Mark Magnier đã vạch trần những góc khuất đáng chú ý về các sản phẩm của Công nghiệp quốc phòng Trung cộng. Mánh khóe của Trung cộng, trong chúng ta hầu như người Việt Nam nào cũng biết là bọn họ chỉ mua giấy phép chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí từ các nước phương Tây, rồi “học lóm” làm nhái theo nguyên bản hoặc thậm chí bọn họ còn ăn cắp luôn các công trình nghiên cứu công nghệ võ khí đó. Cách làm này của bọn họ tương đối thành công khi nhanh chóng có được những sản phẩm chỉ giống về dáng vẻ bên ngoài, nhưng về chất lượng thì còn phải xét lại sau. Về võ khí và trang bị cá nhân, sau đây là danh mục những vũ khí trang bị quan trọng nhất hiện nay của lục quân Trung cộng. So với Lục quân Mỹ, Súng trường tấn công QBZ-95-1 và QBZ-95B-1 cỡ 5,8 mm là vũ khí cá nhân cơ bản của lục quân Trung cộng. Lục quân Trung cộng đã trang bị súng trường mới 5.8 mm (Type 05*) với một súng phóng lựu kẹp nòng 20 mm. Các loại xe tăng hay xe bọc thép với vỏ cao su ZTZ-96A là xe tăng thế hệ 2nd. Được nâng cấp, có trọng lượng nhẹ, cấu trúc gọn nhỏ và dáng thấp. Các hệ thống điều khiển hỏa lực và thông tin bằng hệ thống điện tử có thể so sánh với Type 99, nhưng sức cơ động kém hơn. Type 96A là “xe tăng được đánh giá có ngôi sao” nhờ màn trình diễn trong cuộc thi xe tăng quốc tế năm 2014 ở Nga. ZTZ-98 (Max Smith) ZTZ-99A (còn gọi là Type 98) là xe tăng chủ lực thế hệ 3rd., có thể so sánh với xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Xe tăng này có khả năng điều khiển, vỏ giáp, hỏa lực và hệ thống thông tin điện tử cải tiến. Digitization là yếu tố then chốt trong hiện đại hóa quân đội Trung cộng ZTZ-99A (còn gọi là Type 98) là xe tăng chủ lực thế hệ 3rd., có thể sánh với xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Xe tăng này có khả năng điều khiển, vỏ giáp, hỏa lực và hệ thống thông tin điện tử cải tiến. Digitization là yếu tố then chốt trong hiện đại hóa quân đội Trung cộng. Các loại máy bay chiến đấu, Trực thăng trinh sát hay tấn công Z-19 Harbin (Yu Ming) là biến thể và được cải tiến của Z-9WA (Allen Zhao), có tên đặt theo tên Nhà máy sản xuất máy bay Harbin (Harbin Aircraft Manufacturing Corporation – HAMC), Z-10 (Shimin Gu) là trực thăng tấn công đầu tiên của Trung cộng và đã được cải tiến để thực hiện nhiều nhiệm vụ. M-171 (Dmitry Pichugin) Trực thăng vận tải M171 chính là tên do Trung Quốc biến cải và đặt tên cho trực thăng nguyên bản của Nga: Mi-17 và hiện là trực thăng vận tải chủ lực của lục quân Trung cộng. Hệ thống hỏa tiễn phòng không HQ-7B; hỏa tiễn vác vai chống xe tăng, được phát triển từ năm 1988 và xuất hiện trong cuộc duyệt binh quốc khánh năm 2009. HQ-7B có độ chính xác, sức cơ động cao và có khả năng chống nhiễu tốt, có 2 biến thể được khai triển trên mặt đất và trên tàu nổi.

Vì phẩm chất yếu kém; nên khi bán võ khí quân sự ra ngoài, nhiều quốc gia hiện nay đã “trắng mắt
khi mua võ khí “dổm” của Trung cộng. Chẳng hạn như Kenya mua xe thiết
giáp chở quân NORINCO VN4, được sản xuất bởi công ty Công nghiệp quốc
doanh Chongqing Tiema, Trung cộng. Nhưng đến khi thử nghiệm bắn đạn
thật, thì đại diện bán hàng của Trung cộng đã từ chối vào ngồi trong xe
do người Kenyan yêu cầu. vậy mà Kenya vẫn tham rẻ “nhắm mắt” đặt hàng và
điều đáng buồn là sau khi nhận hàng về sử dụng đã có năm bảy chục binh
sĩ của quân đội nước này bị thiệt mạng trong những chiếc xe thiết giáp
“dỏm” của Trung Cộng. 

Ngoài Kenya, Peru cũng dính mồi trên lưỡi câu của Trung cộng với võ khí mang chất lượng kém của Tàu cộng. Cụ thể là khi đấu thầu xe tăng MBT-2000 của Trung cộng với giá rẻ đã trở thành lựa chọn số 1 của chính quyền Peru. Bọn Tàu này đã vượt qua nhiều đối thủ đấu thầu lớn như T-90S, T-84U Oplot, Leopard 2A4, T-72M1, M-84M, PT-91 Twardy của các nước phương Tây. Sau đó vài tháng quân đội Peru mới té ngửa người ra vì MBT-2000 sử dụng động cơ Diesel 6TD-2E của Ukraine, trong khi Kiev cấm Tàu cộng không được xuất khẩu động cơ 6TD-2E. Vì bị lừa, chánh quyền Peru tuyên bố hủy hợp đồng và trả lại 5 chiếc MBT-2000 đầu tiên mà nước này đã nhận.

Algeria đặt mua tàu hộ tống của Trung cộng, song lại trang bị radar và phụ tùng liên lạc của Pháp cho chúng. Đúng là râu ông nọ cắm vô cằm bà kia !

Myanmar dĩ nhiên là khách hàng “sộp” lớn nhất ở Đông Nam Á của Trung cộng, khi mua máy bay huấn luyện K-8, xe bọc thép, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ trang bị hỏa tiễn hành trình chống chiến hạm. Myanmar cũng đã mua một số lượng lớn vũ khí của Trung cộng trong những năm 1990 và đầu thập niên 2000. Song le, trong những năm gần đây, mức mua võ khí của Myanmar đã sụt giảm đáng kể. Iran cũng vậy, từng là nhà nhập khẩu võ khí lớn của Trung cộng, song nhiều năm qua họ không còn đặt đơn hàng mới với Bắc Kinh.

Campuchia Malaysia cũng mua hỏa tiễn SAM của Trung cộng. Lào mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nhẹ, còn Timor Leste mua tàu tuần tra nhỏ. Thái Lan
mới đây mua hai tàu khu trục nhỏ từ Trung cộng, trong khi Indonesia
không chỉ mua hỏa tiễn SAM và hỏa tiễn hành trình chống chiến hạm, nước
này còn tham gia nhiều dự án chung với Bắc Kinh để phát triển lĩnh vực
hỏa tiễn của Indonesia. (Phỏng Theo “RSIS“)                        

Vì thế, với hầu hết các nước Đông Nam Á, khi mua võ khí từ Trung cộng, các nhà lãnh đạo này vẫn xuôi theo quyết định mang tính chính trị nhiều hơn là xuất phát từ nhu cầu quân sự thực sự. Vì hầu hết vũ khí của Trung cộng bán ra vẫn thuộc loại nhẹ, bình thường, dễ sử dụng. Một vài nước trong khối ASEAN, đặc biệt là Philippines, Singapore và Việt Nam, có vẻ sẽ ngưng và không bao giờ thèm mua vũ khí Trung cộng nữa. Trung cộng chủ yếu xuất khẩu các võ khí quân sự thông dụng tương đối đơn giản như xe vũ trang hạng nhẹ, hệ thống pháo, máy bay tuần tra, và hỏa tiễn SAM vác vai. Một trong những vũ khí quân sự bán chạy nhất của Trung cộng là máy bay K-8. Đây là loại máy bay chiến đấu và huấn luyện dưới tốc độ âm thanh tương đối không phức tạp, phù hợp với ngân sách của phần lớn các nước đang phát triển ít tiền hoặc không có điều kiện huấn luyện để vận hành các loại máy bay chiến đấu (fighter plane) hiện đại.

TÀU XÂM LƯỢC ĐẤT LIỀN, CƯỠNG CHIẾM BIỂN ĐẢO VÀ BÓC LỘT CÁC NƯỚC KHÁC TẬN XƯƠNG TỦY

  
Lịch sử thời kỳ trước (before Christ: BC) và sau tây lịch đã ghi lại
rất rõ ràng từ thời phong kiến cho đến bây giờ, nước Tàu hiện nay,
nguyên từ một sắc tộc nhỏ thiện chiến ở vùng Tây Bắc Trung Quốc tràn
xuống vùng bình nguyên, xâm lăng và chiếm đất các sắc tộc khác yếu kém
hơn để cưỡng đoạt đất đai và bắt người dân thua trận phải thần phục làm
chư hầu hay tôi tớ cho nòi Đại Hán này; rồi lâu dần đều bị đồng hóa hết.
Riêng các nước nhỏ miền nam vùng bình nguyên Động Đình Hồ thuộc giòng
Bách Việt bị dồn ép lần hồi tới vùng châu thổ sông Hồng, mới tạm dừng
chân và chỉ còn lại giòng Lạc Việt, Mân Việt là còn trụ vững ở phương
nam. Ngoài ra, các Việt tộc khác đều bị đồng hóa hết và bị bóc lột tận
xương tủy. Xét kỹ về lịch sử ta thấy rõ là nòi bành trướng Đại Hán chỉ
chuyên môn đi xâm chiếm đất đai của các nước lân bang; để mở mang bờ cõi
kể cả các biển đảo bằng cách ngang ngược mượn cớ các biển đảo đó nằm
trong China Sea hay South China Sea; nên phải thuộc về China; mà không
có bất cứ một bằng cớ trên văn bản ngoại giao nào hết !

Thời hiện đại của cuối thế kỷ 20, mặc dù Tàu cộng có may mắn được các nước Tây phương rộng rãi đầu tư các công nghệ tiên tiến vào đại lục. Các nhà đại tư bản đã suy nghĩ với mục đích chính là khai thác sức lao động rẻ mạt của hơn một tỉ dân nghèo khổ bị bóc lột không thương tiếc bởi chính bọn lãnh đạo ác ôn côn đồ cộng sản Bắc Kinh và đám người đại tư bản chỉ biết lấy lợi nhuận được thu về càng nhiều càng tốt làm mục tiêu chính. Còn về đạo đức ư? Hãy để xem xét sau qua việc tặng tiền cho các cơ quan Charities họ có mặt ở khắp nơi trên thế giới.

Bọn bành trướng Đại Hán không phải chỉ đi xâm chiếm đất đai của miền bắc nước ta; mà lũ ác ôn côn đồ này còn ngang nhiên chiếm giữ các vùng biển đảo thuộc chủ quyền rõ ràng của Việt Nam theo các tư liệu cổ từ triều đại nhà Minh, nhà Thanh. Từ thời phong kiến với hơn một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, người dân Việt Nam đã chịu vô cùng khốn khổ như xuống biển mò ngọc trai, lên rừng kiếm sừng tê giác, săn thú hiếm, tìm cây gỗ quý, vật lạ đem tiến dâng cho bọn Thái Thú thâm độc và đầy tàn ác; để bọn này đem về Bắc Kinh dâng cúng hoàng đế thiên triều. Ngày nay thì bọn Tàu cộng thiết lập các nhà máy, công xưởng thuê mướn nhân công Việt Nam với giá rẻ mạt mà còn hành hạ, đánh đập tàn nhẫn công nhân không cho khiếu nại về các quyền hạn căn bản theo đúng như hợp đồng ký kết giữa hai bên.

MỸ ĐẾN TẠO PHỒN VINH:

 
Trong tiếng Việt, “phồn vinh” là một tĩnh từ hay hình dung từ, dùng để
chỉ sự giàu có, sung túc, thịnh vượng, no đủ, đầy đủ về vật chất. Theo
nghĩa Hán Việt, “phồn” là nhiều, “vinh” là vinh hoa, giàu sang, thịnh
vượng. “Phồn vinh” là đầy đủ giàu sang. Ta thường nói cuộc sống phồn
vinh, đất nước phồn vinh, xã hội phồn vinh(Phỏng theo Nguồn FB của Nguyễn Thông). Nếu
chỉ nói ra là khi Mỹ đi đến đâu, tạo phồn vinh tới đó thì thật là quá
nghiêng lệch và nhiều thiên kiến. Vậy chúng ta hãy thử công tâm nghiệm
xét về hai quốc gia Philippines và Việt Nam Cộng Hòa có liên quan đến sự
việc có mặt của người Mỹ ở đó xem sao?

Xét về Việt Nam Cộng Hòa:

Trước khi người Mỹ đến Miền Nam: (1954-1965)

  
Người dân sinh sống ở Miền Nam, phần đông ở vùng quê thuộc vùng 3, nhất
là vùng 4 đầy sông rạch, người dân Miền Nam chả bao giờ phải quan tâm
đến gạo, thịt, thủy sản tôm cá ở sông ngòi, mương lạch thừa mứa… ăn
không hết làm mắm, phơi khô lưu trữ lúc nào cũng đầy ứ dư thừa… Nói
chung đời sống người dân no ấm vui việc nhà nông thiện lành, hào sản…

Tại thủ đô và các tỉnh, thành phố lớn, trong các hãng xưởng công cũng như tư, công nhân được tôn trọng quyền đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm. Nói về Sài Gòn là nói về sự tự do, sung túc, ổn định, phát triển, giàu có, về phố xá, xe cộ, rất nhiều xe hơi ngoại quốc và Ladalat chế tạo ở Việt Nam, xe gắn máy các loại chạy bon-bon chứ không bị kẹt cứng khiến có người thiếu văn hóa phải chạy leo lên lề đường. Trong nhà thì tivi, tủ lạnh, bàn ghế salon, tủ thờ tổ tiên ông bà đều có phòng riêng biệt. Nói về no đủ, thì người dân được ăn ngon mặc đẹp, hàng hóa dư thừa…

Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam ngay từ thời Pháp đến đời Bảo Đại; rồi chính phủ Ngô Đình Diệm với 9 năm thật sự an bình thịnh trị các tỉnh lộ, hương lộ và quốc lộ số 1 đều thông suốt ban ngày cũng như ban đêm. Sau này thời Nguyễn Văn Thiệu đã có một nền nông nghiệp và công nghiệp cực kỳ phát triển, hầu như không thiếu mặt hàng sinh hoạt thiết yếu nào. Tất cả đều được sản xuất tại Saigon-Chợ Lớn. Quận Thủ Đức, và các quận khác thuộc tỉnh công nghiệp Biên Hòa, Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Sa Đéc v. v… đều có các nhà máy sản xuất đường, sữa, mì ăn liền, xà phòng, bột ngọt, bột giặt, quạt máy, xe đạp, máy may (khâu), máy nông nghiệp, nhà máy giấy sản xuất đủ hết các loại giấy gia dụng, nhà máy sành sứ sản xuất đủ hết các loại đồ dùng bằng sành bằng sứ, nhà máy xay lúa, chà xát gạo v. v… của các nhà tư sản trong nước mọc lên nhan nhản khắp các khu công nghiệp, nhất là khu công nghiệp Biên Hòa, nhiều nhà máy cùng ngành nghề được phép tự do cạnh tranh nhau nhằm đem lại các món hàng phẩm chất tốt hơn, bền hơn cho người tiêu dùng và hầu như đáp ứng dư thừa cho đời sống vật chất trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Người dân Việt Nam Cộng Hòa Miền Nam không hề thấy có cảnh dân chúng xếp hàng cả ngày (XHCN) chỉ để mua từng mét vải, từng chục ký gạo, vài hộp sữa, mấy ký-lô đường… bởi các loại hàng hóa được coi là nhu yếu phẩm này không bao giờ thiếu hụt một cách trầm trọng. Không có em bé nào phải sống trong ao ước thèm đường, thèm sữa, vì khi cần là có thể ra ngay ngoài hẻm để mua về xài liền, ăn liền. Chứ không phải bận tâm, mệt trí tìm đến các cửa hàng nhà nước xếp hàng cả ngày (XHCN) để mua được các mặt hàng này.

Xét về Việt Nam Cộng Hòa: Khi người Mỹ có mặt ở Miền Nam (1965-1975):

  
Sự có mặt của hơn 1,000 người lính TQLC đầu tiên trong quân đội Mỹ tại
bãi biển Xuân Thiều, thành phố Đà Nẵng miền Nam Việt Nam kể từ ngày 8
tháng 3 năm 1965 và lần hồi tăng lên con số một triệu quân ngoại nhập
gồm Mỹ và đồng minh. Họ đã khiến cho đời sống xã hội – kinh tế của người
dân Miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa đặc biệt là Sài Gòn – Gia Định đã có
những biến động hết sức lớn lao. Người lính Mỹ được trang bị từ chân lên
đến đỉnh đầu và tận kẽ răng. Họ mang theo những túi tiền đầy ắp của hơn
1 triệu người trong quân đội Mỹ và đồng minh vào năm 1972. Họ tiêu xài
vung vít tiền mặt vì giá sinh hoạt ở Miền Nam rất thấp so với ở Mỹ ($1
US đổi $ 700-$800 VNĐ) khi họ xa nhà, xa người thân; cộng thêm việc bán
chui những nguồn hàng quân-nhu, phế thải chiến tranh, những công trình
phục vụ chiến tranh… Các sinh hoạt thương mại và phục vụ cho đơn vị hay
cá nhân này đã tạo nên cho người dân Miền Nam-Việt Nam Cộng Hòa có được
một đời sống phồn vinh, sung túc: một người chồng đi làm không thôi, vẫn
có thể nuôi sống vợ và 2-3 con thoải mái cùng hòa nhập với sự sầm uất
lạ thường trong sinh hoạt hàng ngày của người dân khắp nước. Dĩ nhiên,
khi người Mỹ đi đến bất cứ đâu, họ đều cần những nhu cầu sinh tâm lý,
như mua sắm, giải trí v.v… Việc học tiếng Anh đã trở thành phong trào
rộng lớn ở thủ đô Saigon cũng như tại các thành phố lớn. Do đó, với một
triệu con người, họ cũng mang đến ít nhất hàng mấy chục ngàn công việc
cho người dân bản xứ. Sự sầm uất đó đã được kéo dài cho đến sau khi
Saigon sụp đổ bởi quân xâm lược Bắc Cộng được hơn một năm nữa ! 

  
Từ sau ngày 30/4/1975 tới nay…Chúng ta nhìn lại 48 năm sau biến cố lịch
sử Miền Nam Việt Nam bị Mỹ bàn giao cho Cộng Sản Nga – Tàu qua tay bọn
đồ tể Việt gian Cộng Sản Bắc. Chúng ta có thể thấy rõ ràng và tự hào
rằng Việt Nam Cộng Hòa không hề thua bọn Bắc Cộng về quân sự. Bằng chúng
rõ ràng nhất là bọn Bắc Cộng được sự yểm trợ của toàn khối Cộng Sản
Quốc Tế, chúng đã mở trận đánh lớn, nhỏ nhiều từ núi rừng, ruộng vườn,
phố thị miền Nam, ngay cả lợi dụng thỏa ước ngưng chiến, hiệp định Paris
1973… Chúng bất ngờ tấn công vào các thành phố lớn, cố đô Huế và thủ đô
Saigon, nhưng bọn chúng đã bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh bại và 
truy lùng tiêu diệt chúng chí tới biên giới Miên, Lao… Nhưng trên mặt
trận truyền thông chính trị, ngoại giao thì chúng ta có phần thua thiệt
vì sự gian manh tuyên truyền của chúng có sự chủ xướng hỗ trợ của các
thế lực phản chiến Âu – Mỹ vì nhiều mục đích đen tối hãm hại Dân – Quân
Việt Nam Cộng Hòa và muốn xẻ thịt con voi Mỹ.

Bọn Cộng Sản Bắc Việt và đám truyền thông phản chiến Âu – Mỹ áp dụng rất nhuần nhuyễn công tác tuyên truyền xảo trá; đưa đến thành công qua phương pháp của tên trùm thông tin tuyên truyền Paul Joseph Goebel (Đức quốc xã) qua câu nói: “Nếu lừa dối thì sẽ lừa dối một cách trắng trợn ngút trời. Bởi vì lừa dối ngút trời thường sẽ có một sức mạnh đáng tin cậy nào đó. Hơn nữa, công chúng đứng giữa những lời dối trá ở mức độ cực lớn và dối trá ở mức độ nhỏ lại càng dễ trở thành nạn nhân của những lời nói dối mức độ cực lớn”. Goebbels cũng nổi tiếng với câu nói:“Những lời dối trá cực kỳ hoang đường thường có thể mang đến hiệu quả cao, ngay cả sau khi nó bị phanh phui.” Đó là những gì giả dối, nếu cứ nói đi nói lại mãi; riết rồi cũng sẽ có người tin. Nhưng thực tế lịch sử phức tạp hơn nhiều về những gì được bè lũ Việt Gian Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền một chiều. Bọn họ là những người thao túng dư luận thế giới một cách lão luyện, và đó là điều mà Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa hầu như không bao giờ làm được. 

Tuy vậy, nhưng người dân Miền Nam đã thắng bọn Bắc Cộng hầu hết trên các lĩnh vực khác; và di sản của Việt Nam Cộng Hòa về ý niệm nhân bản, sinh hoạt của người dân có được đời sống văn minh hơn, vừa chiến đấu vừa xây dựng một nền cộng hòa non trẻ cùng hội nhập văn hóa tự do sáng tác, nếp sống đạo đức cao trọng hơn. Vì thế, mặc dù qua năm chục (50) năm bị bọn Bắc Cộng vùi dập và đàn áp đủ mọi cách, nhưng con người của Miền Nam vẫn đứng vững, trường tồn và phát triển với các đặc thù về văn hóa, văn minh của chính mình.

Nhận xét sơ qua về Việt Cộng trước và sau khi Mỹ đặt quan hệ ngoại giao: 

 
 Ngay sau khi phản bội lại Hiệp Định Paris vừa ký kết chưa ráo mực,
Việt Gian Cộng Sản Hà Nội đã dùng bạo lực xâm chiếm được Miền Nam, với
đồng ruộng phì nhiêu, cò bay thẳng cánh, tinh hoa dân tộc rẫy đầy trong
các ngành nghề hành chánh các cấp cũng như trong quân đội của Việt Nam
Cộng Hòa. Đáng lẽ bọn đầu lãnh cộng sản không quá mông muội; chỉ giam
cầm ngắn hạn dân quân cán chính cảnh của Việt Nam Cộng Hòa từ 2-5 năm là
nhiều nhất thì khi thả ra, mà đem sử dụng hầu hết các thành phần tinh
hoa của Miền Nam. Với số lượng cả hàng mấy trăm ngàn tinh hoa của Miền
Nam này, họ sẽ góp công, góp sức xây dựng đất nước thì giòng giống Việt
tộc ta đâu có thua kém gì những con rồng Á Châu đương thời. Vì bọn đầu
lãnh mông muội quá kiêu căng, quá ngạo mạn kiểu “ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”;
nên khi bị Mỹ cấm vận suốt 20 năm và không nhận được một đồng nào để
tái thiết đất nước như Mỹ đã từng phóng tay cho các nước Spain, Nhật,
Pháp, Đức v. v… sau chiến tranh. Ngược lại, bè lũ đầu lãnh mông muội
này đã khiến cho cả một đất nước giàu có với rừng vàng biển bạc trở nên
nghèo đói, đời sống người dân Miền Nam khốn khó trăm chiều vì bị kéo lùi
lại 5-6 chục năm trong bóng đêm “chuyên chính vô sản”. Đáng tiếc !

 Xét về Philippines:

Quần đảo Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha (Spain) trong hơn 350 năm. Philippines là một trong những nước hiếm hoi ở Á Châu, từng là thuộc địa của Mỹ (1898 – 1946), nhưng so với các nước lân bang vào cùng thời kỳ đó, Philippines lại có
mức độ Tây phương hóa khá cao, một sự hòa trộn độc nhất vô nhị giữa
Đông và Tây nhờ người dân Philippines đều nói thông thạo cả 2 ngôn ngữ:
English và Spanish. Đến năm 1898 sau trận đánh chiếm thủ đô Manila giữa
Tây Ban Nha (Spain) và Mỹ. Tây Ban Nha (Spain) thua trận và bị buộc phải
trao lại Guam, Philippines, và Puerto Rico cho Mỹ cai quản; để đổi lấy
20 triệu đô. Số tiền này được gọi là “quà tặng” cho Tây Ban Nha
(Spain); để tái thiết đất nước vào thời gian đó; nên xét về giá trị tài
chánh cũng coi là rất lớn. Kể từ đó, Philippines được Mỹ cai quản,
hướng dẫn, nhưng không thống trị trong gần 100 năm (1898 – 1946). Đến
năm 1935, Philippines được tham gia vào khối thịnh vượng chung của Mỹ và
Mỹ trao trả quyền độc lập hoàn toàn cho Philippines vào năm 1946. Đến
năm 1951, hai nước USA và Philippines mới ký kết một Hiệp ước song
phương về đối tác chiến lược, cho phép các bên tương trợ giúp nhau trong
trường hợp bị xâm lược. Mặc dầu Philippines là nước đang phát triển
phần lớn về nông nghiệp, nhưng các ngành công nghiệp khác cũng tiến hóa
và theo sát các nước tân tiến Âu Châu do trình độ Anh ngữ cao nhờ người
Mỹ mang tới từ trước những năm 1898 cho đến bây giờ. Vào năm 1967, Philippines là một trong những sáng lập viên của khối ASEAN. Từ nhiều năm qua,107 binh sĩ Mỹ đang điều hành các chuyến bay do thám UAV (không người lái)
từ hòn đảo Mindanao ở miền nam Philippines; nhằm bảo vệ bầu trời của
Philippines, không cho các kẻ xấu nào mang ý đồ hay âm mưu đen tối gây
hại cho nước này. Đồng thời, Mỹ cũng đầu tư khá nhiều nhà máy, hãng
xưởng về công nghiệp nặng và điện tử ở Philippines trong nhiều năm qua.
Philippines còn có một trong những nền công nghiệp BPO (Viết tắt của Business Process Outsourcing)
là mướn một công ty khác thực hiện một dịch vụ nhất định nào đó theo
chỉ định của công ty của bạn làm là chính. Các ngành như công nghiệp
Thông Tin, Y tế, Tài chính, dịch vụ phục vụ khách hàng, và kế toán là
một trong số thuộc ngành nghề quan yếu thường sử dụng dịch vụ BPO
thuê/mướn ngoài lề nhiều nhất. Thông qua nghiệp vụ này, Philippines được
xem là phát triển nhất Á Châu. Những công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng đã
dần dà tăng mạnh. Trong những năm gần đây, nhiều công ty hoạt động
trong lĩnh vực trả lời điện thoại và điều hành thông tin BPO cũng đã di
chuyển sang Philippines và mang lại nhiều chục ngàn việc làm nhàn hạ cho
người Philippines. Đồng thời Philippines cũng biết cải thiện các dịch
vụ của họ với nhiều khách hàng đại tư bản là các công ty nằm trong danh
sách Fortune 500. Hiện Philippines là một nước xuất khẩu nhiều sản phẩm
điện tử nhất nhì Đông Nam Á. Thêm vào đó, hệ thống giáo dục Philippines
rất có hiệu quả vì dựa theo chương trình giảng dạy của Mỹ. Tỷ lệ người
dân biết chữ khá cao, đạt đến 95.9%. Vài
tháng gần đây, Philippines trong mắt hai cơ quan thẩm định tài chính
Standard & Poor’s  và Fitch đã lấy quyết định, Philippines đang trở
thành một địa điểm « đáng tin cậy » để đầu tư và tương đối ổn
định cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị. Tôi muốn nói đến nhu cầu
cải thiện đời sống xã hội ở quốc gia này, cũng như việc ưu tiên cải
thiện kinh tế, đẩy lui nạn nghèo khó … đem lại niềm tự hào cho người dân
Philippines. 

Tổng lược:

   Người Mỹ có câu A picture is worth a thousand words. – Một bức hình có giá trị bằng cả ngàn chữ viết.”  Xem
ra nếu bất cứ ai trong chúng ta muốn biết và tìm hiểu rõ hơn, chỉ cần
bạn ấy tìm đọc lịch sử chiến tranh Đông-Tây trong nhiều thế hệ, theo dõi
tin tức chiến sự và chính trị hàng ngày, chúng ta cũng thấy được phần
nào của nhiều tình huống, thế sự xoay vần. Ngoài ra, bạn ấy còn có thể
tìm ra các hình ảnh xưa cũ của Saigon, Manila, Hà Nội và các hình ảnh
hiện thời trên các Websites của các thủ đô trên; để minh chứng cho chính
bản thân mình mà không e ngại là quan điểm của mình còn mang phẩm tính
phiến diện.

  
Xem như vậy, khi người Mỹ đi đến đâu, họ đều mang tới công ăn việc làm
cho nhiều người, nuôi sống nhiều gia đình; tạo nên sự phồn vinh từ thủ
đô cho đến các thành phố lớn đông dân cư khác, chứ không đồng hóa dân
tộc sở tại, bóc lột họ tận xương tủy và lúc nào cũng coi họ như đám nô
lệ hèn hạ kém cỏi. Ngược lại, người Mỹ không hề chiếm đất, đồng hóa dân
tộc yếu kém; mà lại tạo ra rất nhiều công việc làm nhàn hạ cho người dân
nước đó; khiến họ tự cảm thấy như được thay da đổi thịt, người người no
đủ, sống đời sung túc, cuộc sống tự do hạnh phúc, gương mặt người dân
ai ai cũng tươi tắn, tưởng chừng như đôi mắt lúc nào cũng sáng long
lanh, các đô thị hay thành phố lớn thì đèn màu chớp lóe muôn vẻ, trẻ em
vui chơi thỏa thích với nhiều đồ chơi trong tay và con đường dẫn tới một
đời sống hạnh phúc cho mọi người trong gia đình dường như được rộng mở
thênh thang đang đón đợi ở trước mặt. 

  
Vậy thì đâu là những bế tắc hay xa lộ rộng thênh thang của mô hình phát
triển kinh tế và giải pháp nào là khả thi cho Philippines và Việt Nam
học hỏi được gì từ Philippines khi phải đối mặt với một lựa chọn đích
thực mang lại lợi ích cho nòi giống Việt được sinh tồn, tiến hóa và tiếp
nối đến tương lai? 

Chọn bên Mỹ hay Tàu ? 
.Chọn Tàu sống lâu, chọn Mỹ chết liền?

Chọn Phe: Việc các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách cân bằng thế đứng giữa Mỹ và Trung Cộng cũng như với các nước khác ở Âu Châu và trên thế giới; để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro là điều hết sức bình thường trong mọi sinh hoạt chính trị. Tiến trình thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ sẽ không thể diễn ra nhanh chóng hay dễ dàng. mong muốn triển khai một chính sách ngoại giao độc lập là để tránh vướng vào cuộc đối đầu Mỹ – Trung, hoặc tồi tệ hơn, là bị tổn thương trong một cuộc đối đầu giữa hai “gã khổng lồ” này. Việt Gian Cộng Sản Hà Nội nhận thức rõ việc quá thân với Mỹ cũng nguy hiểm như quá gần gũi với Trung Cộng. Đi theo đường lối trung lập “đu giây” giữa hai cường quốc này để tránh chọc giận một trong hai nước; mà vẫn đạt được lợi ích từ một mối quan hệ cân bằng, hai bên cùng có lợi. Bởi vậy, mục tiêu chính là nhằm tăng cường và thúc đẩy các khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa hai nước với nhau và tạm thời gạt ra ngoài những tranh cãi về lãnh thổ ở Biển Đông. Các lĩnh vực này bao gồm “quan hệ thương mại, các cơ hội đầu tư, hợp tác và hỗ trợ phát triển hạ tầng, trao đổi du lịch, sinh viên du học, và trao đổi văn hóa. Việt Gian Cộng Sản Hà Nội đang có những bước đi … được cho là có chiến lược, có chủ đích rõ ràng:

Trong bối cảnh ý thức hệ, Việt Gian Cộng Sản Hà Nội thông qua các mối quan hệ kinh tế và quân sự bọn này sẽ vẫn giữ “liên minh với Trung Cộng và Nga”, nhưng Việt Gian Cộng Sản lòng đầy tham lam cũng “không hoàn toàn muốn phá vỡ mối quan hệ mới nắm bắt được từ mấy năm gần đây về thương mại” với Washington bao gồm cả việc hy vọng có thể mua võ khí chiến lược của Mỹ.

Ngược dòng lịch sử, đảng Việt Gian Cộng Sản Hà Nội, từ ngày chính thức thành lập, năm 1930, sau Đảng Cộng Sản Tàu 9 năm, nên đảng Việt Gian Cộng Sản Hà Nội chỉ là một thứ cây tầm gởi, lúc đầu thì bám vào gấu áo Liên sô. Điển hình là ngay sau ngày 30/4/1975 chúng ta thấy rất nhiều tên Nga đi lại ngang tàng trên khắp các nẻo đường phố từ ở Huế, Đà Nẵng, Saigon, Cần Thơ, và Vũng Tàu v. v… Bọn chúng cũng vơ vét khá nhiều vật dụng dư thừa của người dân miền Nam bỏ ra bán ngoài chợ trời; để sống cầm hơi trong thời bao cấp. Điều này cũng chứng minh rất rõ ràng về sự thua kém của Nga so với Âu Mỹ về nhiều mặt. Đặc biệt là ngay cả với mức sinh hoạt của người dân Việt Nam Cộng Hòa với các món đồ gia dụng thường ngày như radio, đồng hồ, TV, tủ lạnh, quạt trần, máy lạnh, và micro way v. v … cũng đã hơn hẳn đời sống của các cấp cán bộ trung cấp ở Nga. Sau khi miền Nam sụp đổ 1975 chỉ vì thế cờ quốc tế bày ra, xóa đi, rồi bày lại; thì bè lũ Bắc cộng lại bị Trung cộng dạy cho một bài học để đời vào năm 1979 ở biên giới. Đến 10 năm sau, khi Liên Xô 1990 sụp đổ; thì bọn đầu lãnh Việt Gian Cộng Sản Hà Nội lại muối mặt cúi đầu gục mặt vâng dạ chạy theo bám đít Trung cộng, tại Hội nghị Thành đô (Chengdu City, Sichuan); để cầu xin được an vị tại chỗ mong tiếp tục đè đầu cưỡi cổ toàn dân Việt Nam, hòng vơ vét cạn kiệt tài nguyên quốc gia, lại còn trắng trợn đòi người dân phải hối lộ hầu nhét đầy túi tham không đáy. Điều này chứng tỏ Đặng tiểu Bình và giới Lãnh đạo Đảng cộng sản Tàu hay đảng cộng sản Nga lúc nào cũng vẫn hành xử như một đế quốc: Chỉ có quan hệ ông chủ, nô lệ hay tôi tớ, chứ không hề có quan hệ đồng chí, đồng minh gì hết. Nghĩa là mày theo tao làm tôi tớ, nô lệ cho tao thì được, nếu không tao sẽ đánh chết mẹ mày, hay ít nhất tao cũng làm cho mày khốn khổ sống dở chết dở. Chúng ta hẳn còn nhớ vào năm 1978, khi bọn lãnh đạo Việt Gian Cộng Sản Hà Nội điển hình là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã vâng theo lời xúi bẩy của Liên Sô tấn công sang Cambodia, khi đó, chính Võ Nguyên Giáp đã tự thú và nói với báo chí trong nước: “Chúng ta đừng nên quá coi thường địch thủ !” Đó là quan hệ đích thực nô lệ hay chủ tớ giữa Liên Sô trước kia. Bây giờ là Tàu cộng và bọn Việt Gian Cộng Sản Hà Nội, với sự thực hiển nhiên vẫn còn kéo dài cho tới ngày hôm nay.

Cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới lần này giữa Mỹ và Tàu cộng (là hai vai chánh) đã diễn tiến đến mức độ cực kỳ gay gắt. Cái thế “Long tranh Hổ đấu” (龙 争 虎 斗) trong lúc này rất là kịch liệt. Sự tiêu diệt hay khuynh loát lẫn nhau nhất định không thể nào tránh khỏi. Nghĩa là hai bên giữa Mỹ và Tàu không còn ở cái vị thế cùng phỉnh phờ nhau trong cảnh “đồng sàng dị mộng” (同 床 异 梦) được nữa, mọi sự việc đã đi đến một giai đoạn mà nó làm cho chân chính hay gian trá quỉ quyệt phải bộc lộ rõ cả bộ mặt thực của nó ra rồi! Chẳng hạn như các bẫy nợ thông qua “con đường tơ lụa mới trên biển” (Maritime Silk Road – MSR) cũng đã bị phơi bày. Thời kỳ nồng thắm của các thập niên ’60 –’70, rồi ’80-‘90 giữa Mỹ và Tàu qua các lãnh đạo như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, và Hồ Cẩm Đào đã đi vào lịch sử. Trong khi giao tiếp về thương mại với các đại công ty của Mỹ và Âu Châu, Tàu Cộng với bản chất lưu manh, buôn bán lươn lẹo đã gò ép các đại công ty phải trao đổi các nghiên cứu trí tuệ tạo thành công thức sản xuất với Tàu cộng để đổi lấy những hợp đồng xây dựng béo bở, căn bản là bóc lột sức lao động công nhân tại các nhà máy sản xuất lớn xây dựng ở đại lục với giá công nhân rẻ mạt, đem lại lợi nhuận kếch sù cho các đại tư bản Mỹ, Nhật, và Liên Âu (EU) cũng đã qua rồi. Ngày nay con rồng đỏ Tàu cộng đã vươn mình trỗi dậy, chân mang đôi hia bảy dăm bước lên vị trí kinh tế số 2 trên thế giới và sẵn sàng nhe nanh, giương cao móng vuốt; để tìm cách nuốt chửng các nước lân bang. Điển hình là 3 nước trong khu vực đông dương bao gồm Việt, Miên và Lào mà sẽ là “tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi” (Phỏng theo Tựa Đề của Nhạc sĩ Lam Phương). Thuần túy cuộc chiến tranh này chỉ là “đế quốc chủ nghĩa tranh bá đồ vương chiến”. Nhất tề không phải chân chính vì những cái mâu thuẫn của giới tư bản với giai cấp công nhân, hay của thực dân với đế quốc mà khơi mào ra hay của đế quốc chủ nghĩa với cộng sản chủ nghĩa mà nảy sinh ra. Nguyên nhân của nó cũng như kết quả hay hệ quả của nó sẽ như thế nào, chúng ta không khó mà đoán định ra một cách quá ư rõ rệt trong thời điểm này. Bởi vì khi tên đầu lãnh quỷ đỏ Tàu cộng đã sa vào lưới của Mỹ và đồng minh bủa vây bốn phía rồi; thì đám lâu la Việt Gian Cộng Sản Hà Nội; Kim Jung Ủn (Heo) ở Bắc Triều Tiên; và Hui Sen (Ho Hen) ở Cambodia chạy theo sau đít voi lượm bã mía. Bọn lâu la bỉ ổi này cũng sẽ tiêu tán và tận diệt theo thế domino. Nghĩa là “chạy trời không khỏi nắng.” Tức là bọn chúng sẽ phải phế bỏ đi.

  
Nhìn lại lịch sử từ đông sang tây, từ phong kiến đến cách mạng công
nghệ, tất cả những bế tắc chính trị giữa 2-3 nước hay rộng hơn, trên
trường quốc tế; mà những bế tắc chính trị đó không thể giải quyết được
bằng các chuyến đi con thoi của các lãnh tụ các quốc gia liên hệ; hầu có
thể thông qua phương thức ngoại giao mà hai bên cùng chọn lấy nhằm giải
quyết mọi tranh chấp trong hòa bình. Đây chính là điều mong ước nhất
của người dân cả hai nước đang tranh chấp. Nhưng nếu các tiến trình
ngoại giao này không đem lại một thỏa hiệp nào khả dĩ chấp nhận được; thì
chiến tranh sẽ là một giải pháp sau cùng và thiết yếu của sự tiếp diễn
mâu thuẫn chính trị; để giải quyết cho những bế tắc chính trị đó. Tuy
nhiên, một nghịch lý của kết thúc chiến tranh là nó lại phải được giải
quyết bằng một vài hội nghị, họp bàn giữa 2-3 có khi 4 bên; để tìm ra
một giải pháp chính trị thỏa đáng tương đối hầu chấm dứt chiến tranh.
Một khi giải tỏa được bế tắc chính trị rồi; thì chiến tranh sẽ tự nhiên
kết thúc. 

  
Từ nhận định trên, nhìn lại đất nước ta, khốn nỗi là bọn đầu lãnh Việt
Gian Cộng sản Hà Nội này đã lỡ cỡi lên lưng cọp rồi; nên xét cho cùng
thì “theo Tàu chết chậm, theo Mỹ chết liền” bởi “bệnh lạ
sau khi uống trà Tàu như trường hợp Nguyễn Bá Thanh và Trần Đại Quang
vậy. Thời gian sắp tới, không biết một khi Tàu cộng sụp đổ, nó bị xé ra
từng mảnh thành 5-7 nước nhỏ như thời thập quốc hay lục quốc trước kia;
thì bọn Việt Gian Cộng sản Hà Nội sẽ theo ai? Bám vào đâu? Câu trả lời
chuẩn xác nhất sẽ là phải sớm quay đầu phản tỉnh chân thành đi theo toàn
dân và bám vào người dân, từ bỏ ngay chủ thuyết lầm lạc và mông muội:
Marxist-Leninism. Cấp thời hủy bỏ ngay lập tức chế độ cai trị “chuyên chính vô sản” độc đảng, độc tài đầy sai lạc! Vì ngày xưa Mạnh Tử cũng đã nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Tạm dịch: dân là trân quý nhất, đứng hàng đầu, đất nước xếp hạng nhì, cần quan tâm; kế đó mới là các nhà lãnh đạo; Tổng Thống Abraham Lincoln của Mỹ cũng phát biểu mang ý nghĩa tương tự: “That government of the people, by the people, for the people …”. Tạm dịch: Chánh quyền là của Dân, do Dân, vì Dân…”. Riêng cụ Sào Nam Phan Bội Châu thì nói rõ, nói thẳng thừng hơn: “Dân chẳng Duy Vật, dân chẳng Duy Tâm, dân chỉ Duy Dân” Chỉ có như thế mới sâu rễ bền gốc, như tổ tiên nòi Việt tộc các cụ đã dạy cho con cháu giống như vậy. 

  
Người công nhân lao động ở Việt Nam nói chung, rất dồi dào năng khiếu
khéo léo tay chân, nhưng những thành phần trí thức là những nhà quản lý
tài năng, mẫn cán tầm cỡ Giám Đốc các cơ sở thương mại hay Chủ Tịch công
đoàn (High rank managers); thì lại rất hiếm. Các kỹ thuật viên
(technicians) lành nghề về công nghệ nặng và cao cấp cũng thiếu hụt rất
nhiều. Nếu Việt Nam muốn trở nên dân giàu, nước mạnh cỡ “bằng bằng
Trung cộng trong vòng 20-25 năm tới nữa, chứ chưa nói đến bằng Nhật
Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan. Tuy Việt Nam hiện nay mặc dù đã đạt được
những tiến bộ đáng kể trong phát triển cơ sở hạ tầng.  Nhưng
nhà cầm quyền Cách Mạng Nhân Chủ mới sau cộng sản, sẽ phải đầu tư thêm
nữa không phải chỉ vào các cơ sở hạ tầng, canh tân xã hội; mà còn phải
đầu tư vào cả việc giáo dưỡng những con người thiện lương của lực lượng
lao động trẻ đầy năng động trên toàn quốc nữa. 

Lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay tuy trẻ, nhưng họ có kỹ năng vẫn còn tương đối thấp, cho các ngành công nghiệp Điện Tử. Thí dụ như việc sản xuất các mảnh nhựa cao cấp với chất lượng tối ưu là một trong những thứ đơn giản nhất trong điện thoại Galaxy của Samsung, iPhone của Apple. Loại công việc đơn giản này nằm ở cấp thấp hơn của chuỗi sản xuất giá trị điện tử cao cấp  và tinh xảo khác. Người dân lao động Việt Nam sẽ chỉ được trả ở mức lương thấp hơn và loại công việc này cũng dễ dàng bị cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác họ cũng có lực lượng lao động với kiến thức phổ thông; để kêu gọi nước ngoài đầu tư. Cùng với ngành Viễn Thông, và các Linh kiện xe gắn máy v. v… Vì Việt Nam cũng không thể nào bám vào con đường sao chép theo kiểu Tàu cộng mãi được! Nó đã bị thế giới tẩy chay (boycott); thì Việt Nam quyết không nên bước theo vết xe đổ đó. Nhất là về công nghệ nặng như xe hơi, máy làm đường đi trải nhựa hot-mix, máy cày, máy gặt lúa v. v… Đây là lãnh vực rất khó khăn mà Việt Nam phải cấp thời đào tạo và bồi dưỡng một tầng lớp lao động trẻ có kiến thức và tài chuyên nghiệp mang chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp nặng và công nghiệp điện tử sẽ tăng trưởng nhanh như rocket sau thời kỳ suy thoái và lạm phát tài chánh hiện nay. Nhất là ngành sản xuất võ khí sau chiến tranh Ukraina chắc chắn sẽ thúc đẩy nhiều nước trên thế giới rất cần trang bị cho quốc phòng. Đây là việc chắc chắn phải nghĩ đến (có viễn kiến) và sửa soạn sẵn một lực lượng lao động có tay nghề cao để bắt tay vào việc làm ngay nếu các nhà máy của Việt Nam muốn tiến xa hơn. Đầu tư nước ngoài có ích thật đấy, đặc biệt là Mỹ, nhưng họ đòi hỏi phẩm chất cao hơn, số lượng nhiều hơn và phải sản xuất hàng loạt mới đủ thỏa mãn nhu cầu của người dân Mỹ. Với việc Mỹ đầu tư vào Việt Nam, một mặt, nó tạo điều kiện cho Việt Nam có thể xuất khẩu đạt nhiều lợi tức thật đấy, nhưng một mặt khác, nó cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc sản xuất các mặt hàng nhằm đạt đúng yêu cầu của Mỹ nữa. Họ cũng đang xem xét đến việc xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở Việt Nam cho nhu cầu cấp thiết trên toàn thế giới với số lượng rất lớn. Các hiệp định thương mại tư nhân béo bở mà Việt Nam phải tìm mọi cách nắm bắt cho bằng được trước khi một số quốc gia khác cạnh tranh vì trước kia họ đã vận dụng được; để nâng mức sống của người dân nước họ đi từ nghèo đói đến thịnh vượng. Đây là những gì mà Việt Nam mơ ước và hy vọng có thể đạt được, mà kết quả đạt thành ở mức độ nào còn tùy thuộc vào tất cả những giới hạn nội tại tiềm ẩn  ở trong nước sẽ tạo ra cản trở nhiều hay ít và ở mức độ nào của thành công đó. Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với một trở ngại to lớn và rất nghiêm trọng đối với việc tăng trưởng kinh tế; tạo cho dân giầu nước mạnh trong tương lai. Nói trắng ra là Việt Nam cần cải cách ngay bằng phương pháp tự hủy thể hay cần một biến động chính trị đủ lớn để đạp đổ, phá tan tành cơ cấu cai trị sai lạc hay thể chế cai trị đầy tham nhũng, trắng trợn đòi hối lộ ngay cả với đại diện các công ty kinh doanh, đầu tư nước ngoài là khâu đoạn (stitch) then chốt nhất. Chỉ có cải cách toàn bộ hay lật đổ hoàn toàn thể chế cai trị xấu xa “chuyên chính vô sản”, kéo cổ bọn đầu lãnh quỉ đỏ Việt Gian Cộng Sản Hà Nội xuống rồi; thì lúc đó mới mong phát triển được kinh tế tư nhân trong nước và thu hút được các đại tư bản nước ngoài đầu tư, cũng như thúc đẩy việc cải thiện kiến trúc hạ tầng làm cho toàn dân ấm no, sống đời tự do hạnh phúc, với đầy đủ nhân quyền. Tuy nhiên mọi việc sẽ cần phải có thời gian để cho thấy kết quả. (Phỏng theo Bài viết ngày 29/09/22 đăng trên Website của báo The Diplomat, Vincenzo Caporale).

   Nhìn chung, tình
hình kinh tế thế giới hiện nay vẫn còn nhiều bất ổn, đặc biệt là với
nguy cơ suy thoái, lạm phát trầm trọng đang đe dọa toàn thế giới và ảnh
hưởng đến lĩnh vực kinh tế về xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cho nên, tăng
trưởng về nền kinh tế của Việt Nam cũng bị phụ thuộc rất nhiều vào sự
hồi phục của nền kinh tế trên toàn thế giới, nhất là sự hồi phục của
kinh tế Mỹ, bất kể là vị tổng thống mới của Mỹ sẽ là Dân Chủ hay Cộng
Hòa. Vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và béo bổ của Việt Nam.
Chính vì vậy mà Việt Nam muốn thu hút đầu tư lâu bền từ các quốc gia đại
tư bản Âu Châu và đặc biệt là Mỹ, Việt Nam cần phải nâng cấp trình độ
kỹ thuật cao cấp và tinh xảo từ hạ tầng là lớp công nhân, lên hàng các
kỹ thuật viên chuyên ngành (technicians or specialist) cho đến các nhà
quản lý tài năng, đủ trình độ  và mẫn cán như các vị giám đốc, chủ tịch
các cơ xưởng trong các đại công ty nước ngoài. Nhất là các nhà lãnh đạo
đất nước sau CS phải chú tâm ngay nhiều hơn vào các loại công nghệ điện
tử, công nghệ nặng, tích cực thay đổi sang kinh tế số và công nghệ thông
tin cao cấp.

Ngô Thiện Cơ – Mùa Xuân 2023 – Florida.–