Thế giới trong triều đại Donald Trump

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thế giới trong triều đại Donald Trump

Tout ce que je sais, c’est que je ne sais rien (Socrate)

A fool thinks himself to be wise, but a wise man knows himself to be a fool (William Shakespeare)

Đạo ngô hảo giả thị ngô tặc, đạo ngô ác giả thị ngô sư (Cổ ngữ)

Ngoài mọi dự đoán, một nhân vật hoàn toàn xa lạ trong chính giới Mỹ, ông D. Trump đã đắc cử vẻ vang tổng
thống thứ 45 của Hoa kỳ, có lẽ người dân Mỹ đã chán ngán hệ thống chính trị do các chính khách chuyên nghiệp luân
phiên đảm nhiệm, sự xuất hiện của một nhà kinh doanh thành đạt, chưa từng nắm giữ một chức vụ công cử nào đã
đáp ứng đúng lúc.
Là một nhân vật phi hệ thống nên mọi lời nói hay hành động của ông Trump đều khác thường (xem bài D.
Trump – một nhân vật phi thường), ngay từ đầu, đã xuất hiện hai nguồn dư luận trái ngược nhau, nhiều lời khen bốc
trời, lắm tiếng chê tàn tệ, dầu binh hay chống, chắc ai cũng khó phủ nhận một số tính chất kỳ đặc của ông Trump, đó
là tự phụ thái quá, tự tin mù quáng (bất chấp cố vấn), tính khí thất thường, hiếu thắng, ăn nói bạt mạng, thay đổi ý
kiến như chong chóng.
Cuộc bầu cử QH giữa nhiệm kỳ, khuynh hướng ủng hộ TT Trump có chiều suy giảm, đảng CH mất Hạ viện,
tuy vậy, qua các cuộc thăm dò, tỷ lệ giới cử tri trung thành với ông rất ít suy giảm, đặc biệt là trong Cộng đồng người
việt hải ngoại, thành phần người việt vốn trung thành với ông vẫn kiên định lập trường.
Nguyên nhân trực tiếp là do việc ông Trump để chính phủ bị đóng cửa quá lâu (35 ngày so với kỷ lục 21 ngày
thời TT Clinton) chỉ vì không được cấp ngân khoản xây bức tường ngăn chận làn sóng di dân từ các xứ Nam Mỹ,
công chức không có lương, buộc phải nghỉ việc, nhiều ngành hoạt động bị tê liệt, sinh hoạt xã hội thường nhật bị xáo
trộn.
Việc xây bức tường là điều ứng cử viên Trump hứa hẹn lúc tranh cử, ước tính lúc đó lên đến hai ba chục tỷ, nói
là buộc nước Mễ đài thọ, lạ ở chỗ xây tường bảo vệ nước mình lại bắt lân bang gánh chịu, một đầu óc bình thường
khó tưởng tượng nỗi (phi thường!), sau đó lại nói vòng vo là Mễ sẽ trả một cách gián tiếp thông qua các thỏa thuận
thương mại (!), sau hai năm cầm quyền, việc xây tường tưởng đâu lắng dịu lại bỗng trở nên khẩn cấp (!), trong thời
gian đảng CH nắm trọn quyền Lập pháp còn chưa thực hiện nỗi thì huống hồ gì Hạ viện giờ lại nằm trong tay đảng
đối lập, rắc rối là điều dễ tiên đoán, khi bàn thảo về ngân khoản xây bức tường với các lãnh tụ đảng DC, ông Trump
đã thẳng thừng tuyên bố nếu không đáp ứng đúng đòi hỏi (5,7 tỷ mỹ kim), ông sẽ hãnh diện đóng cửa chính phủ, quả
thật ông đã thực hiện lời đe dọa, nhưng khi bị công luận chống đối ông lại đổ lỗi cho đảng DC.
E mất thêm lòng dân, dầu ngân khoản chuẩn chi lần sau thấp hơn nhiều so với lần trước, ông Trump vẫn ký luật
ngân sách, nhưng liền ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông nói rõ là cốt để có toàn quyền huy động đủ số tiền
xây bức tường, quyết định này đang gây làn sóng chống đối kịch liệt, không những đối với dân thường, mà cả một số
chính quyền tiểu bang lẫn giới lập pháp, đa số đại biểu QH coi quyết định này là vi hiến, vi phạm nguyên tắc tam
quyền phân lập, mọi việc chuẩn chi đều thuộc thẩm quyền lập pháp, hành pháp không thể tùy tiện du di các ngân
khoản.
Được biết hiện đã có 16 tiểu bang và rất nhiều tổ chức dân sự lên tiếng chống đối và khởi kiện, về quốc hội, Hạ
viện do đảng DC kiểm soát đã thông qua nghị quyết, tuy Thượng viện thuộc đảng CH, vậy mà 12 nghị sĩ với nhiều lý
do khác nhau cũng đã chống lại việc ban bố tình trạng khẩn cấp, giúp đủ túc số (59/41) thông qua nghị quyết, một vố
đau cho TT Trump, đặc quyền phủ quyết của TT được sử dụng càng gây bất lợi trong dư luận, về mặt kiện cáo, chính
ông Trump cũng đã tiên liệu nỗi bất bình này, nhưng tin phán quyết cuối cùng của Tối cao pháp viện sẽ thuận lợi cho

2

mình, nhưng thật sự phe nào cũng đặt trọng tâm vào cuộc bầu cử TT và QH vào cuối năm tới, lá phiếu của người dân
lúc đó mới thật sự là phán quyết chung cuộc, ứng cử viên nào cũng không thể xem thường.
Trong khi đó cuộc điều tra của Công tố viên R. Muller về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ
kéo dài từ gần hai năm nay vừa kết thúc, theo trình tự, báo cáo đã được chuyển cho Bộ trưởng tư pháp, Bộ này làm
bản tóm lược (4 trang) chuyển lên Quốc hội cùng lúc với việc phổ biến trước công chúng, nội dung cho thấy là không
có bằng chứng TT Trump thông đồng với Nga hay cản trở công lý như nhiều cơ quan truyền thông loan truyền hay
như đa số dân chúng hoài nghi (64% theo kết quả thăm dò dư luận Quinnipac poll 5-3-2019), duy còn một điểm lấn
cấn khó hiểu là Công tố viên đặc biệt R. Muller tại sao lại không minh thị là TT Trump hoàn toàn vô tội về mặt cản
trở công lý (“While this report does not conclude that the president committed a crime, it also does not exonerate
him,”), một cơ hội cho phe chống đối Trump, trước mắt là đòi hỏi công khai hóa toàn bộ bản báo cáo đặc biệt (được
biết là trên 400 trang), biết đâu cái sảy lại nảy cái ung?
Tình hình trong nước tạm yên nhưng mối tương quan quốc tế vẫn còn đầy dẫy phức tạp.
Trước nhứt là cuộc tranh chấp thương mại Mỹ – Tàu, ngoài thâm thụt mậu dịch bất lợi cho Mỹ có thể lượng
định bằng toán số, còn vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, việc chuyển giao công nghệ, … thì khó có tiêu chuẩn cụ thể (thế
nào là ăn cắp «quyền sở hữu trí tuệ», định chế nào phán quyết tội trạng này) hay việc chuyển giao công nghệ cũng
không thể giải quyết đơn thuần bằng lời hứa hay các văn bản pháp lý.
Dầu sao, đó chỉ là mặt nổi, thực chất là ở trên bình diện địa chính trị, một bên muốn duy trì thế thượng phong,
một bên muốn tranh giành ngôi thứ, gay cấn nhứt hiện nay là Mỹ muốn ngăn chận đà phát triển của Tập đoàn điện tử
viễn thông Hoa Vi (đang được xếp vào loại hàng đầu thế giới về kỹ thuật truyền thông 5G), Mỹ tố cáo sản phẩm Hoa
Vi được sử dụng vào mục tiêu gián điệp, đang nổ lực lôi kéo các nước khác cùng tẩy chay, nhưng không phải ai kể cả
một số đồng minh thân cận cũng nghe theo, một mặt thiếu bằng chứng đủ sức thuyết phục, đồng thời chưa đưa ra một
sản phẩm tương đương khả dĩ thay thế, một mặt ngại Trump phản phé như vụ Công ty viễn thông Trùng khánh ZTE
(Zhongxing Telecommunication Equipment Company Limited) – nhà sản xuất thiết bị viễn thông tàu trước đây (vào
tháng 5 năm ngoái, ông Trump đã bất ngờ giải tỏa cấm vận ZTE sau khi chấp nhận nộp phạt 1.4 tỷ mỹ kim theo đề
nghị của Chủ tịch Tập Cận Bình), có thể nói là Tập đoàn Hoa Vi hiện đủ mạnh khi xem thường mọi lời đe dọa của
Trump, họ đã và đang tiếp tục cắm rễ trên khắp thế giới, các nước hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ có thể bị tụt hậu về
mặt kỹ thuật cực kỳ hiện đại và cần thiết cho việc phát triển trong tương lai trước mắt.
Một mối căng thẳng khác là vấn đề Đài loan với Tàu, một đàng đòi độc lập, một đàng đòi thống nhứt, tức sát
nhập đảo Đài loan vào lục địa tàu, lập trường của Mỹ về vấn đề này cũng khá mâu thuẫn, vì về mặt công pháp thì
chính Mỹ đã công nhận một nước Tàu thống nhứt, chính Mỹ thời TT Nixon năm 1971 (năm Nixon bắt tay Mao Trạch
Đông bán đứng đồng minh Việt nam cộng hòa) đã bỏ rơi đồng minh Trung hoa dân quốc, đẩy nước này ra khỏi Liên
hiệp quốc vào năm 1972 trong khi lại cam kết bảo vệ an ninh cho Đài loan, trong khi Tàu đòi thống nhứt đất nước
bằng mọi phương tiện kể cả võ lực thì Mỹ lại bán nhiều loại võ khí tối tân cho “đảo quốc” này, giá cuộc chiến xảy ra
thì liệu Mỹ có trực diện chống Tàu, bảo vệ Đài loan?

Tóm lại, đôi bên còn có quá nhiều vấn đề gay góc, thật khó tưởng tượng là mọi bất đồng có thể sớm san bằng,
chỉ riêng về mặt thương mãi, các cuộc thương thảo hiện tại thì thường sớm nắng chiều mưa tùy theo tin tức twitter
của ông Trump, việc kéo dài thời hạn đàm phán cho thấy mức độ khó khăn trong việc tương nhượng, dường như đến
nay Mỹ vẫn chưa đạt được gì nhiều ngoài những lời hứa chung chung của Tàu, nhưng điều dễ thấy là hai bên đều có

3

vẻ thấm đòn, giọng điệu lạc quan, đầy tự tin của TT Trump không còn như trước, liệu cuộc gặp gỡ tay đôi ở Mỹ sắp
tới (sau nhiều lần đình hoãn) có giúp xoa dịu phần nào tình hình căng thẳng hiện nay?
Song song với cái gọi là chiến tranh thương mãi Mỹ -Tàu, một biến cố sôi nổi khác đáng được chú ý, đó là họp
thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai tại Hà Nội vào hai ngày 27 và 28 tháng 2 nhằm giải trừ võ khí hạt nhân, kết
quả là con số không, TT Trump bỏ phòng họp ra về sớm, cứ theo diễn tiến nội vụ thì sự thất bại này, phía Mỹ là não
nề nhứt, Trump tỏ ra nôn nóng đạt kết quả trong cuộc gặp gỡ tay đôi (mơ được giải Nobel hòa bình (!), dự trù một lễ
ký kết thật long trọng), tự tin vào «thiên tài» thương thuyết trong khi chưa đạt được trước bất cứ một thỏa thuận nào,
dầu thất bại, Trump vẫn tỏ ra đấu dịu (tiếp tục ngưng tập trận, tránh thị uy quân sự, không lên án vụ sinh viên Mỹ
chết ngay sau khi thả ra), trước nhiều tin dồn dập là Bắc Hàn đang phục hoạt các cơ sở hạt nhân, coi thường các lịnh
cấm vận, thậm chí còn ngầm đe dọa là có thể ngưng tiếp tục các cuộc thương thảo, Trump không có phản đớp chát
như trước đây, lại còn hủy bỏ lịnh tăng cường cấm vận do thuộc cấp vừa đưa ra, phải chăng chàng lãnh đạo trẻ 35
tuổi này đã nắm thóp lão tướng 73 tuổi khi vừa ca tụng chủ nhân tòa Bạch ốc vừa sỉ mạ nhóm cận thần diều hâu.
Trông ra vùng biển Đông, diễn tiến tình hình mấy chục năm qua cho thấy đà bành trướng của Tàu không ngừng
gia tăng, họa hoằn đôi khi tạm ngưng nhưng chưa bao giờ thấy lùi, nói là để có cơ sở giải quyết các vụ tranh chấp
giữa các nước trong khu vực, một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC (Code of Conduct in the South China sea)
được khởi động từ năm 2002, văn bản này vẫn chưa biết bao giờ hoàn thành, với đà xâm thực hiện nay, thời gian
càng kéo dài càng có lợi cho họ, ngoài các hòn đảo lớn nhỏ đã chiếm giữ, biết bao bãi đá ngầm đã trở thành các hòn
đảo thật sự với đầy đủ thiết bị quân sự, tự vạch vùng chín đoạn xác nhận chủ quyền lấn sang lãnh hải các nước khác,
do bị Tàu đe dọa, các chiến thuyền của Mỹ hay đồng minh thỉnh thoảng qua lại gọi là thực hiện quyền lưu thông hàng
hải, Tàu chưa đụng đến, nhưng các thương thuyền của các quốc gia nhỏ bé hơn không thể thực hiện quyền của mình
theo luật quốc tế, như vậy cái gọi là thực hiện quyền lưu thông hàng hải trên thực chất chỉ gây ồn ào trên mặt tuyên
truyền, không mấy ảnh hưởng đến đà bành trướng của Tàu, mặc dầu lực lượng Mỹ trong khu vực trội hẳn Tàu, không
giải quyết bây giờ thì chắc không bao giờ giải quyết.
Phải chăng lối hành xử này nằm trong huyết thống của Mỹ, do tính toán quyền lợi riêng, thường thiếu thủy
chung với đồng minh, giống như năm 1974, hạm đội Mỹ chẳng giúp hải quân VNCH chống Tàu bảo vệ Hoàng sa,
phản ứng chiếu lệ trước việc Tàu chẳng tôn trọng phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế về tranh chấp chủ quyền ở
biển Đông với Phi luật tân, …
Kế đến vai trò của Mỹ trong các cuộc tranh chấp quốc tế khác.
Vùng Trung Cận Đông, những diễn tiến hiện nay cho thấy Mỹ nói riêng, Tây phương nói chung đang trên đà
mất dần ảnh hưởng, bất chấp ý kiến của các giới chức chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến thậm chí không thông
báo trước cho phe đồng minh, qua twitter, Trump coi là tổ chức «thánh chiến hồi giáo» đã dẹp xong nên quyết định
rút quân đang yểm trợ cho lực lượng đồng minh Kurd ở Syrie, như vậy là Mỹ đã báo trước việc dành trọn sân chơi
cho Nga và Thổ thao túng, dĩ nhiên ảnh hưởng của Iran càng thêm lớn mạnh; về chiến cuộc ở Afghanistan, Mỹ đang
đơn phương thương lượng với lực lượng Taliban – phe chống chính quyền do Mỹ yểm trợ để sớm rút quân về nước,
tình hình y hệt Việt Nam cộng hòa thời đầu thập niên 1970 (các cuộc «đi đêm» ở Paris giữa Kissinger và Lê Đức
Thọ), khi Đồng minh muốn tháo chạy, thế là coi như xong; một đồng minh lâu đời trong khu vực là Pakistan cũng
dần xa rời quỹ đạo của Mỹ, ngã theo Tàu, duy ở Irak là Mỹ còn duy trì một lực lượng đáng kể (khoảng trên 5 ngàn
người), tiên khởi là giúp triệt tiêu tổ chức «thánh chiến hồi giáo», nếu coi tổ chức này không còn nữa thì lý do hiện
diện cũng không rõ ràng, nay thì ông Trump đã giải mật, minh thị là để theo dõi hoạt động của Iran, đây là một lời
tuyên bố hết sức hớ hênh, không một quốc gia có chủ quyền nào chấp nhận chuyện này, tổng thống Irak đã bày tỏ sự
bất bình, nên nhớ đa số dân Irak theo giáo phái Chiite, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Iran, kẻ thù không đội trời
chung của Trump, nổi bậc nhứt là giáo sĩ Moktada al-Sadr nổi tiếng chống Mỹ, có ảnh hưởng lớn trong quốc hội và
quân đội, đang đòi hạn chế tầm hoạt động của lực lượng Mỹ, thậm chí còn đòi hỏi cả việc rút quân, về mặt chính thức
thì coi như Irak vẫn còn chịu ảnh hưởng của Mỹ, kỳ thật thì Iran đã nắm giữ phần hồn, cần ghi nhận một vài sự kiện
liên quan, Thủ tướng Irak từ chối không đến căn cứ quân sự Mỹ gặp TT Trump trong cuộc vi hành thăm lực lượng
Mỹ vào cuối năm rồi, gần đây lại dành một cuộc tiếp đón trong thị TT Iran ở Bagdad.
Riêng Iran, Trump đã đơn phương rút khỏi thỏa hiệp về hạt nhân với Iran mà Mỹ và các nước đồng minh Tây
phương cùng Nga, Tàu đạt được sau nhiều vòng đàm phán gay go, lại còn quyết định cấm vận, trừng phạt các nước
tiếp tục giao hảo với Iran trong khi Iran đang tôn trọng các điều khoản cam kết được tổ chức thanh sát quốc tế về hạt
nhân AIEA (Agence internationale de l’énergie atomique) kiểm chứng và được chính giới tình báo Mỹ gần đây cũng
xác nhận, trái hẳn nhận định của ông Trump theo rập khuôn tin của Do thái, coi Iran đang tìm cách chế tạo võ khí

4

nguyên tử, một chủ trương hoàn toàn mâu thuẫn đối với Bắc Hàn, nước đã thụ đắc và không ngừng cải thiện loại võ
khí này, vả lại đã từng công khai đe dọa Mỹ, kể cả mâu thuẫn với việc đơn phương hủy bỏ thỏa hiệp giới hạn hỏa tiển
đạn đạo nguyên tử tầm trung INF (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty) với Nga, thay vì đòi hỏi thảo luận lại
trước khi quyết định để khỏi mang tiếng là chính mình khởi động một cuộc chạy đua võ trang mới, và thật vậy, sau
khi đổ trách nhiệm cho Trump, Poutine không dọa mà tuyên bố chính thức hủy bỏ thỏa hiệp đồng thời lập tức khởi
động phát triển một loại hỏa tiển mới có thể phóng đến bất cứ nước nào ở Âu châu, thậm chí còn ngầm đe dọa cả Hoa
kỳ.
Nhìn lại các đồng minh cốt lõi trong khu vực, chủ yếu là vương quốc Arabie saoudite kế là Ai cập và một số
vương quốc nhỏ khác theo phái Sunnite, những nước Hồi giáo này chủ trương hòa dịu với Do thái là cốt để Mỹ hậu
thuẫn chống lại đà bành trướng của giáo phái Chiite do Iran lãnh đạo, đây là một thế lưỡng lợi không hẳn là vững
chắc, vì mối hận thù giữa các nước Hồi giáo (bất kể phe phái nào) và Do thái luôn đằng đằng, các ông hoàng theo Mỹ
nhưng thần dân chưa hẳn đã theo, họ luôn ngầm hậu thuẫn cho phe nào chống Do thái, những ủng hộ công khai thái
quá (công nhận Jérusalem là thủ đô và dời tòa đại sứ về đấy, hấp tấp công nhận đồi Golan –phần đất chiếm giữ của
Syrie từ năm 1967 thuộc chủ quyền của Do thái chỉ vì muốn hậu thuẫn cho Benyamin Netanyahou đang trong vị thế
bất lợi trong cuộc tái tranh cử chức vụ thủ tướng, bất chấp Nghị quyết của Liên hiệp quốc, đang bị cả thế giới lên án,
sự kiện lịch sử này càng gây thêm phẫn nộ cho phe Hồi giáo cực đoan, các nước Hồi giáo thân Mỹ cũng sững sờ, Iran
từ lâu tranh giành vị thế lãnh đạo Khối hồi giáo nay đương nhiên nắm ngọn cờ đầu.

Mọi sự sụp đổ đều bắt đầu từ những vết rạn nứt nhỏ, thực tế từng mảng đã bắt đầu suy sụp, tình trạng phân hóa
ở vùng Trung Cận Đông hiện nay là những tín hiệu chẳng lành.
Đối với các đồng minh kỳ cựu Âu châu, tổ chức Liên minh Bắc Đại Tây dương NATO ra đời ít lâu sau đệ nhị
«thế chiến» nhằm ngăn chận âm mưu bành trướng của Liên xô, đương đầu với khối Varsovie, từ khi Khối cộng sản
sụp đổ vào cuối thập niên 1980, nhiều nước Đông Âu đã gia nhập NATO, họ tạo thành tuyến đầu ngăn chặn tham
vọng bá quyền của Nga, ngay từ khi nắm vai trò lãnh đạo Hoa kỳ, Trump đã xem Liên minh này là một tổ chức lỗi
thời, tìm mọi lý cớ để làm suy yếu định chế quốc tế này, thậm chí còn muốn xóa sổ luôn, tuy luôn muốn duy trì
quyền lãnh đạo thế giới nhưng với tư duy của một nhà kinh doanh, lúc nào cũng đặt tiêu chuẩn «lời lỗ» lên hàng đầu
trong công cuộc bang giao quốc tế, chỉ tổ thêm thù bớt bạn, kiểm điểm lại chẳng còn ai là bạn chí cốt, thật vậy trên
nhiều vấn đề tranh chấp quốc tế, không còn ngại áp lực của Mỹ, các quốc gia Tây Âu gần đây đã có lập trường riêng,
lấy những quyết định độc lập trái ngược hẳn với chủ trương của Trump, dĩ nhiên Tàu và Nga sẽ không bỏ lỡ cơ hội
khai thác chủ trương xem thường đồng minh này.
Ngay cả Mỹ châu, với chủ trương «America first», TT Trump đã đơn phương xóa bỏ Hiệp định thương mại tự
do Bắc Mỹ NAFTA (North American Free Trade Agreement) đã gây đụng chạm quyền lợi với hai quốc gia lân cận
Canada và Mễ tây cơ, một thỏa hiệp mới USMCA (United States–Mexico–Canada Agreement) được thay thế, theo
quảng bá là thỏa hiệp mới này đem lại nhiều lợi thế cho Mỹ, Trump coi đây là một thắng lợi theo đúng chủ trương
của mình, nhưng theo nhiều nhà quan sát thì chẳng có thay đổi gì nhiều so với thỏa hiệp trước, chẳng qua chỉ bình
mới rượu cũ, thỏa hiệp mới này chưa biết bao giờ quốc hội thông qua.
Kế là vùng Nam Mỹ, nơi từng được xem là sân sau của Mỹ thì Mỹ cũng mất dần ảnh hưởng, điểm nổi bậc nhứt
trong khu vực này hiện nay là Mỹ đang tích cực hỗ trợ cho phong trào dân chủ ở Venezuela do ông Juan Guaido phát
động chống lại nhà độc tài Nicolas Maduro, lãnh đạo một quốc gia có trữ lượng dầu hỏa hàng đầu thế giới lại để cho
nhân dân đói khổ cùng cực, thật khó tưởng tượng nền kinh tế cạn kiệt đến độ tỷ lệ lạm phát tính ra hàng triệu phần
trăm, nhà độc tài bị đa số nhân dân chống đối, cả thế giới tự do lên án, chỉ còn dựa vào các nước cùng thể chế độc tài

5

(Nga, Tàu, Thổ), tình hình khá giống với cuộc đấu tranh dân chủ ở Syrie được một lực lượng đồng minh hùng hậu do
Mỹ cầm đầu hậu thuẫn chống nhà độc tài Bachar al Assad chỉ được Nga tận tình giúp đở, quyết tâm bảo vệ đồng
minh, kết cuộc là nhà độc tài trụ vững, phe đồng minh thất bại hoàn toàn, như vậy phần thắng không hẳn thuộc về
phía có chính nghĩa, kinh nghiệm này khiến nhiều người hoang mang tự hỏi là liệu lần này Mỹ có đánh trống bỏ dùi
hay không?
Tình hình thế giới dưới thời Trump hình như chỗ nào cũng có vấn đề, bất bình điều gì là tung ngay lời đe dọa,
nhìn chung chính sách của Mỹ trên trường quốc tế thiếu nhất quán, thiếu sự chuẩn bị, các lời đe dọa chỉ mang lại các
kết quả nửa vời, muốn lý giải thế nào cũng được, Âu châu không hưởng ứng lời cổ võ tẩy chay Iran của Phó TT
Pence, tẩy chay tập đoàn viễn thông Hoa vi của Tàu, hấp tấp đến Việt Nam họp thượng đỉnh với Jong Un, Trump ra
về với bàn tay trắng, khi viếng Phi luật tân hôm 3-1, ngoại trưởng Pompeo tuyên bố «Bất kỳ một cuộc tấn công vũ
trang nào nhắm vào lực lượng Philippines, vào máy bay hoặc tàu bè của Nhà Nước Philippines ở Biển Đông sẽ kích

hoạt các nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau được quy định trong Điều 4 của Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương (Mỹ-
Philippines)», mấy hôm sau thì Bộ trưởng quốc phòng Phi đòi xét lại hiệp ước phòng thủ chung này.

Tóm lại, với chủ trương «nước Mỹ trước đã», một chính sách bình thường đối với mọi quốc gia bình thường,
nhưng với một cường quốc luôn tự coi mình có trách nhiệm bảo vệ tự do, chống lại mọi áp bức bất công trên thế giới
lại là một chuyện khác, Trump rút khỏi các tổ chức quốc tế vì thấy không có lợi cho Mỹ, Trump điều khiển đất nước
theo cảm tính hơn là tham khảo kỹ lưỡng hay chịu khó lắng nghe lời cố vấn, không coi trọng các đồng minh dầu là
mới hay truyền thống, việc xem thường đồng minh là tự làm suy yếu mình, một chiến lược cục bộ dựa trên tương
quan song phương và quyền lợi riêng làm sao tránh khỏi hoài nghi của thế giới, trong khi Mỹ co cụm với chủ trương
«làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại» thì Tàu cố dương các vòi bạch tuột ra khắp thế giới với chủ trương «con
đường tơ lụa», vô hình chung Mỹ dành vườn hoang cho Tàu mặc tình múa gậy, giúp kẻ thù mạnh thêm, việc Mỹ
không còn đủ uy lực áp đặt hay thuyết phục các nước dầu là đồng minh như trước đây là những chỉ dấu suy yếu đáng
ngại.
Một thế lực cũ đang thoái trào, cái thế lực đang manh nha thay thế lại thập phần nguy hiểm hơn, mối nguy hiểm
này đã được dự đoán và báo động, tố cáo, lên án từ lâu, đoàn lữ hành cứ đi, tuy có lúc nhanh lúc chậm nhưng nó vẫn
tuần tự nhi tiến, cứ nhìn bao nhiêu bãi đá ngầm ở biển Đông đã thành đảo, thành căn cứ quân sự tất rõ, ý nghĩa thành
ngữ việt nam «cức trâu để lâu hóa bùn» diễn tả khá đúng trong trường hợp này.

Lê Huỳnh