Thế chiến III nếu xảy ra sẽ kéo dài nhấm nhẳng và chẳng thay đổi gì, nhưng ĐCSTQ cần nó

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thế chiến III nếu xảy ra sẽ kéo dài nhấm nhẳng và chẳng thay đổi gì, nhưng ĐCSTQ cần nó

Cuộc chiến Mỹ – Trung, nếu có xảy ra vì Đài Loan, cũng không phải hướng tới mục tiêu lật đổ hệ tư tưởng hay các chế độ độc tài như Thế chiến I và II. Kết quả của nó có thể là các cuộc chiến sự nhỏ, dai dẳng giữa Trung – Mỹ ở cả Thái Bình Dương và Biển Đông. Nhưng thế lực ở Bắc Kinh cần một cuộc chiến, thế lực ở Nhà Trắng cũng cần nó để duy trì quyền lực chính trị của đảng phái, bên cạnh cái lý về lợi ích quốc gia.

Thế chiến III nếu xảy ra sẽ kéo dài nhấm nhẳng và chẳng thay đổi gì, nhưng ĐCSTQ cần nó (Kỳ 1)
Máy bay chiến đấu J15 trên tàu sân bay hoạt động duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh, trong một cuộc tập trận trên biển vào tháng 4/2018. 

Trung Quốc liên tục leo thang xung đột với Đài Loan, từ các phát ngôn ‘sói chiến’ đầy nhiệt huyết cho tới hành vi điều lượng máy bay kỷ lục xâm phạm vùng nhận diện phòng không của Đài Loan và các cuộc diễn tập nhắm vào hòn đảo này. Các tuyên bố cứng rắn của Nhà Trắng và việc các phái đoàn Châu Âu đổ về Đài Loan làm gia tăng phản ứng căng thẳng từ phía Trung Quốc. Trong những ngày này, tất cả chúng ta đều gắng tìm kiếm cho mình câu trả lời: Liệu thế chiến thứ III có xảy ra hay không? 

Trung Quốc cần phải sáp nhập Đài Loan càng sớm càng tốt. Trung Quốc cần một cuộc chiến. Vì rất nhiều lý do và thật đáng buồn là Washington có thể cũng cần có cuộc chiến này. 

Nhiều chuyên gia phân tích chiến lược địa chính trị đã nhận định rằng ngay cả khi nổ ra Thế chiến thứ III, kết cục không phải là thắng thua mà là cái ghế vững chắc cho phe phái là lợi ích của nhóm quyền lực đang nắm giữ Bắc Kinh và Washington. Khác hẳn với Thế chiến I và II, các chế độ độc tài bị thay thế bởi nền dân chủ, thế giới phân chia lại theo ý thức hệ và tạo ra trật tự mới, Thế chiến III sẽ không tạo ra điều đó, nó chỉ là nơi tiêu hao, nơi thử nghiệm vũ khí chế tài đã nhiều năm không được sử dụng. Trên hết, thế chiến III có thể giúp các thế lực đang cầm quyền của Bắc Kinh và Washington giữ vững quyền lực đang bị đe dọa của họ, thứ vốn đang lung lay bởi sai lầm chiến lược và hàng hoạt cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị – xã hội đã và đang đến gần… 

Thế chiến III, nếu diễn ra, không làm sụp đổ ĐCSTQ hay thay đổi trật tự thế giới này

Nhà sử học quân sự người Anh B.H. Liddell Hart từng khẳng định: “Mục đích của chiến tranh là để có nền hòa bình tốt đẹp hơn”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả cuộc chiến Mỹ – Trung không phải là hoà bình cho nhân loại? 

Tiến sĩ Robert Farley – tác giả, nhà nghiên cứu, giáo sư giảng dạy về ngoại giao, quân sự tại Mỹ – tin rằng cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể không giống như một cuộc xung đột gay gắt, mang tính quyết định. Giữa Washington và Bắc Kinh không cần quân sự hoá quan hệ của họ trong bối cảnh họ đã hợp tác thương mại và đầu tư lớn hơn. Trong nhiều trường hợp, họ còn là con tin tài chính của nhau. Với góc nhìn như vậy, tiến sĩ Farley tin rằng sự cạnh tranh lâu dài giữa các cường quốc sẽ là sai lầm nếu nó buộc phải kết thúc bằng xung đột quân sự. 

Trong bài viết phân tích trên trang 19fortyfive, tiến sĩ Farley dẫn chứng rằng Thế chiến I đã dứt khoát loại bỏ đi một trong hai cường quốc trung tâm, dẫn đến thay đổi chế độ ở một bên và tạo ra một dàn xếp (trật tự) thế giới mới, dĩ nhiên tham vọng của Đức không bị dập tắt. Thế chiến thứ II chấm dứt dứt khoát khát vọng bành trướng của Đức, Nhật, Ý, thay thế các chính phủ độc tài đó bằng các hệ thống dân chủ, ít nhất là tại Nhật, Ý và ¾ nước Đức. Nhưng như chúng ta đã biết, cả Thế chiến I và Thế chiến II đều trải qua thời gian dài hỗn loạn, nội chiến, xung đột ngay cả khi những người tham chiến chính đã ngừng bắn.

 “Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh.

“Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh. 

Trong Chiến tranh Lạnh, người ta không nghĩ nhiều đến viễn cảnh xảy ra nhiều cuộc chiến lặp đi lặp lại giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, phần lớn là do niềm tin rằng vũ khí hạt nhân sẽ phát huy tác dụng và có thể tiêu diệt cả hai bên tham chiến, nếu không muốn nói là toàn bộ thế giới. Đồng thời, bản chất tư tưởng xung đột gay gắt của những người tham chiến khiến nhiều người tưởng tượng rằng, một cuộc chiến giữa Mỹ và Liên Xô sẽ được giải quyết nhanh chóng và dứt khoát, kẻ chiến thắng sẽ thống trị thế giới về tư tưởng. 

Nhưng tình hình với Trung Quốc và Hoa Kỳ thì khác. Mặc dù Washington và Bắc Kinh có những khác biệt rõ rệt về ý thức hệ, nhưng cả hai đều không đặt nặng ý tưởng rằng họ có thể lật đổ bên kia. Mỗi bên có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng quân sự trên thực địa của đối phương, nhưng không có khả năng gây ra nhiều thiệt hại cho nền tảng công nghiệp và kinh tế của sức mạnh quân sự của bên kia. Các loại vũ khí đã bị phá hủy hoặc sử dụng hết có thể được chế tạo lại, rất nhanh với tên lửa hành trình và chậm hơn với tàu sân bay.

Tiến sĩ Farley phân tích rằng việc Mỹ đánh bại âm mưu xâm lược Đài Loan của Trung Quốc rõ ràng sẽ không giải quyết được câu hỏi về Đài Loan trong tâm trí người Trung Quốc, và thậm chí có thể không làm lung lay sự thống trị của ĐCSTQ đối với Trung Quốc đại lục. Hoàn toàn có thể hình dung được rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn hạn, gay gắt xoay quanh vấn đề liên quan đến Đài Loan. Rồi sau đó 2 quốc gia này nối lại quan hệ chính trị và thương mại tương đối bình thường, sau đó tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn hạn và gay gắt khác lại xoay quanh Đài Loan.

Ngay cả khi Trung Quốc thắng trong một cuộc xung đột như vậy, những vấn đề cơ bản gây chia rẽ giữa Washington và Bắc Kinh sẽ không biến mất. Trong khi phản ứng của khu vực đối với việc Trung Quốc chinh phục thành công Đài Loan trong bối cảnh phụ thuộc và khó đoán định, các quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ cố gắng ràng buộc mình chặt chẽ hơn với quân đội Mỹ, ngay lập tức tạo điều kiện cho xung đột trong tương lai.

Bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào có thể tưởng tượng được ở Tây Thái Bình Dương sẽ có sức tàn phá thảm khốc, không chỉ đối với các sân khấu xung đột mà còn ảnh hưởng đến mạng lưới tài chính và thương mại đã phát triển giữa Châu Á và Bắc Mỹ. Nhưng chúng ta nên cẩn thận với quan điểm rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ chỉ gây chiến một lần. Hy vọng rằng sẽ không có cuộc chiến tranh nào giữa 2 nước. Nếu giữa họ bùng nổ một cuộc chiến, thì khả năng cao sẽ nổ ra nhiều cuộc chiến hơn sau đó. Các cuộc chiến nhấm nhẳng kéo dài, tiêu tốn xương máu và vũ khí và tiền bạc của nhân loại, nhưng cũng vô nghĩa nhất trong lịch sử chiến tranh của loài người. 

Trung Quốc khao khát Đài Loan và một cuộc chiến 

Chưa nói đến nguồn gốc dân tộc và lịch sử giữa Trung Quốc và Đài Loan, ĐCSTQ khao khát có Đài Loan còn vì các lý do địa kinh tế chính trị quan trọng cho chiến lược bành trướng thế lực, hệ tư tưởng đỏ (hệ tư tưởng chủ nghĩa cộng sản) ra toàn thế giới. 

Nhưng cấp thiết hơn, thế lực thống trị của Bắc Kinh đang sa lầy trong các cuộc đấu đá nội bộ sinh – tử, hàng loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và nội loạn xã hội, các tội ác chống lại loài người cần phải che dấu, cần phải chuyển hướng dư luận trong nước và thế giới. Chỉ có chuyển hướng dư luận quốc tế và trong nước, thế lực đang thống trị tại Bắc Kinh mới chắc chắn duy trì được chế độ, củng cố được quyền lực kinh tế – chính trị của mình. Chỉ là không may, Đài Loan có thể trở thành vật hi sinh phù hợp nhất. 

Thứ nhất, Mỹ thống trị Thái Bình Dương và đó là sự thật hơn 100 năm lịch sử. Trung Quốc không có gì ở đây nhưng Đài Loan là chìa khoá. 

Thái Bình Dương có thể mang lại cho Trung Quốc lợi ích vô cùng lớn về hàng hải, phát triển hải quân và cơ hội ‘chọc sườn’ an ninh phía Tây nước Mỹ. 

Đảo Đài Loan nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, tọa lạc giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách rời khỏi lục địa Á-Âu đồng thời có đường biên giới trên biển giáp với Trung Quốc đại lục thông qua eo biển Đài Loan. Một số chiến lược gia gọi chuỗi đảo ở Đông Á (trong đó có Đài Loan) là “Vạn lý trường thành ngược”. Các sĩ quan và chiến lược gia hải quân của Trung Quốc coi Trung Quốc như bị “đóng hộp” bởi chuỗi quần đảo này.

Trung Quốc được “bao bọc”, thực ra là bị khoá cứng lại bởi một chuỗi các đảo gần nhau kéo dài về phía nam từ Nhật Bản, qua Ryukyu’s, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Australia. Tất cả đều các cứ điểm ngăn Trung Quố tiến vào Thái Bình Dương đều đang được kiểm soát bởi Mỹ.

Để đi vào Thái Bình Dương, các tàu hải quân của Trung Quốc phải đi qua một trong những điểm tắc nghẽn khác nhau giữa các đảo này. Tàu thương mại (cũng như hải quân của nước này), để đi đến Trung Đông và châu Phi, nơi Trung Quốc thu được phần lớn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, phải đi về phía nam qua eo biển Malacca, nơi Trung Quốc đang bị nhiều hạn chế tương đương với các hạn chế ở quần đảo Nhật Bản – Đài Loan. 

Một số chiến lược gia gọi chuỗi đảo ở Đông Á là “Vạn lý trường thành ngược”. Các sĩ quan và chiến lược gia hải quân của Trung Quốc coi Trung Quốc như bị “đóng hộp” bởi chuỗi quần đảo này. Rõ ràng địa lý không có lợi cho Trung Quốc trong mục tiêu mở rộng ảnh hưởng ra Thái Bình Dương, nếu không có Đài Loan.

Nếu Đài Loan trở thành một phần của Trung Quốc, điều này sẽ thay đổi. Hải quân của Trung Quốc sẽ không còn bị bó buộc nữa. Trên thực tế, họ sẽ có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình tới “chuỗi đảo thứ hai” —Guam, Marianas và một số đảo nhỏ khác ở trung tâm Thái Bình Dương — không phải là rào cản khó khăn.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cảnh báo: Khao khát sở hữu nền công nghiệp vi mạch dẫn đầu thế giới ở Đài Loan là một động lực to lớn thúc đẩy Bắc Kinh xâm lược quốc đảo này.

Đài Loan là quê hương của nhiều nhà máy bán dẫn tiên tiến nhất thế giới, bao gồm nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới là Tập đoàn TSMC. IC Insights, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết: “Hiện tại, không có cơ sở sản xuất vi mạch (hay vi mạch tích hợp) nào có thể ‘vượt mặt’ Đài Loan… Trung Quốc đang tồn tại một vấn đề lớn là nước này không có khả năng sản xuất các thiết bị vi mạch tiên tiến phục vụ hệ thống điện tử trong tương lai, và họ tin rằng vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua việc chiếm lấy Đài Loan bằng bất cứ giá nào”.

Đầu tháng 10/2021, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ thống nhất Đài Loan vì mục tiêu “bảo vệ chủ quyền Trung Quốc”, mặc dù đây là 2 quốc gia độc lập. Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu chip lớn nhất thế giới, nằm ở khúc cuối trong chuỗi giá trị chất bán dẫn.Trong hoàn cảnh Mỹ ngăn cản TSMC bán chip bán dẫn cho công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc Huawei, các nhà sản xuất chip Trung Quốc ráo riết thuê hàng trăm kỹ sư TSMC bằng mọi giá. (Ảnh: Getty Images)

IC Insights cho biết, Hoa Kỳ vào năm ngoái đã đặt ra các hạn chế về xuất khẩu chip đối với tập đoàn viễn thông Huawei và nhà máy sản xuất vi mạch lớn nhất Trung Quốc SMIC. Việc này “khiến Trung Quốc lo ngại về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp vi mạch và điện tử trong tương lai của quốc gia này”. Theo IC Insights, “Trung Quốc và Đài Loan chiếm khoảng 37% tổng năng lực sản xuất vi mạch toàn cầu, gần gấp 3 lần so với khu vực Bắc Mỹ”. 

Nghiên cứu của IC Insights cũng chỉ ra rằng, Đài Loan và Hàn Quốc là 2 quốc gia duy nhất có thể sản xuất chip dưới 10 nanomet. Với sự đóng góp của Tập đoàn TSMC, Đài Loan hiện đang nắm giữ 63% các công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất chip, trong khi Samsung (Hàn Quốc) chiếm 37% còn lại.

Và Trung Quốc chíp để phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp, phát triển vũ khí, chế tài. Trong sự trừng phạt của Mỹ và Phương Tây, cộng hưởng với gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, nhu cầu về chip của Bắc Kinh khẩn thiết hơn bao giờ hết. Nếu chiếm được Đài Loan, Bắc Kinh sở hữu công nghệ về chip và nó sẽ đủ sức đảo loạn thế giới này.

Thứ ba, các vấn đề nội loạn và đấu tranh quyền lực của Trung Quốc đang quá lớn, quá nhiều thất bại kinh tế, việc làm, quá nhiều tội ác cần che dấu. Một cuộc chiến, dù thắng hay thua, đều tạo ra câu chuyện dai dẳng về lòng thù hận để duy trì quyền lực của đảng. 

Chúng ta cần nhìn vào lịch sử và bản chất của ĐCSTQ. Nó có quá nhiều tội ác, có quá nhiều dã tâm cần phải được che đậy kín đáo. Chỉ cần mất kiểm soát nguồn tin, mất kiểm soát đàn áp ở một khía cạnh nào đó trong bộ máy vận hành của nó thì người đứng đầu ĐCSTQ lập tức trở thành con dê thế tội cho lịch sử cầm quyền đẫm máu, cho sự phẫn nộ tích tồn từ vô số cuộc thanh trừng, cho hàng trăm triệu oan hồn thường dân vô tội bị đàn áp, cho các tộc người thiểu số bị diệt chủng lạnh…

Trước khi tiếp quản vị trí đứng đầu ĐCSTQ, có lẽ ông Tập chưa lường trước vấn đề này. Nhưng khi trở thành Bí Thư đảng, ông buộc phải thấu đáo hết quy mô của các tội ác đang diễn ra tại Trung Quốc. Hãy nghĩ xem, quân đội của ĐCSTQ đã mổ cướp tạng của hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và tù nhân lương tâm Tây Tạng chỉ để kiếm tiền? Nếu các tội ác trong quá khứ đã khép và thành sẹo như Cách mạng văn hóa, Đại nhảy vọt hay Thảm sát Thiên An Môn, thì tội ác mổ cướp tạng người dân Trung Quốc vẫn đang diễn ra, tanh máu, khủng khiếp hơn cả tội ác diệt chủng người Do Thái của Hitler. Có lẽ, trong nỗ lực đả hổ diệt ruồi, triệt phá gia tộc Giang Trạch Dân (cựu Tổng bí thư ĐCSTQ), ông Tập mới biết hết nguồn gốc và quy mô của tội ác này này.Tội ác cướp mổ nội tạng của các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ đã vượt xa mọi tộc ác mà lịch sử loài người đã chứng kiến. 

Lúc này, ông Tập đứng trước lựa chọn trở thành một Mikhail Sergeyevich Gorbachyov thứ hai ở Trung Quốc hay củng cố ngai vàng của Hoàng đế đỏ. Đáng tiếc, ông Tập đã đánh cược sinh mệnh của mình để trở thành vị Hoàng đế đỏ, dẫu là cuối cùng của chế độ.

Nếu vậy, hết thảy quyền lực, an nguy trong sinh mệnh của ông phụ thuộc vào sự hưng – vong của ĐCSTQ, hết thảy tội ác từ quá khứ đến hiện tại trong lịch sử của đảng này cũng không thể không tính lên đầu ông.

Đó là lý do, ông Tập buộc phải đi lại con đường mà các lãnh tụ trước của đảng đã đi. Trong nước thì thanh trừng nội bộ loại bỏ các ‘đồng chí’ chống đối mình, dạy dỗ các ‘đồng chí’ ở phe mình hoặc còn trung lập về lòng trung thành; tăng cường mọi biện pháp tẩy não và kiểm soát tư tưởng của người dân; tăng cường tường lửa và kích động thù hận..; thúc đẩy chủ nghĩa đại hán cực đoan; tiếp tục đàn áp và bưng bít… Ở nước ngoài, ông Tập buộc phải kết bè phái với các thế lực đen tối giống mình bằng mọi giá, bằng tiền, bằng bẫy nợ, bằng đe dọa, bằng mua chuộc… Và nếu chưa đủ, thì một cuộc chiến với Đài Loan, vừa thúc đẩy khí thế và lòng thù hận hừng hực trong nước, vừa hung hăng đe nẹt bên ngoài, vừa chiếm được lợi thế chiến lược về kinh tế, tài chính, công nghệ và vị thế địa lý ở Đài Loan mà ĐCSTQ không thể có, ngày một thèm khát. 

Nếu ngừng lại sự hung hăng, hiếu chiến này, nếu ngừng kiểm soát thông tin và kìm kẹp người Trung Quốc, bất kể vì lý do điều gì, thứ đợi ông Tập và ĐCSTQ chỉ là vực sâu vạn trượng.

Cuối cùng, nhận định Mỹ đang suy yếu và Bắc Kinh coi đây là thời điểm vàng để chiếm lấy Đài Loan. 

Trong góc nhìn của Nam Trung Hải, nước Mỹ đang suy yếu hơn bao giờ hết. Thất bại thảm hại của Mỹ ở Afghanistan, các vấn đề nội bộ ngày một gay gắt trong lòng nước Mỹ có thể là động lực cho Bắc Kinh leo thang chiến sự ở Đài Loan. Rất có thể, Bắc Kinh tin rằng chưa bao giờ Mỹ suy yếu đến vậy và đây là cơ hội vàng trong lịch sử để Bắc Kinh thâu tóm Đài Loan dù phải trả giá đắt bằng vũ lực. 

Hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã tăng lên mức chưa từng có trong vài tháng qua. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hơn 150 lần chỉ trong tuần trước.Các nhà ngoại giao "chiến lang" của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Epoch Times tổng hợp)

Chính sách ngoại giao “chiến lang” khiến cho Bắc Kinh bị cô lập chưa từng thấy. 

Trong bối cảnh cạnh tranh quyền lợi và những đảm bảo khá mơ hồ từ Hoa Kỳ về vấn đề an ninh của Đài Loan, điều gì sẽ xảy ra khi Bắc Kinh cố gắng ‘nắn gân’ Hoa Kỳ, để thử mức độ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Đài Loan. Khi ông chủ Nhà trắng không phải là Donald Trump, người đã đưa quan hệ Mỹ – Đài ra khỏi vùng xám sau 40 năm, bán hàng chục tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, cử quân đội đồn trú ở quốc đảo này, ông chủ Nhà trắng mới của Mỹ, tổng thống Joe Biden có bước tiếp con đường của Trump hay không? Nhà trắng và Lầu năm góc sẽ phản ứng thế nào? 

Hiển nhiên là, nước Mỹ cũng không muốn mất Đài Loan vì các lý do lợi ích hàng hải, hải quân, địa chính trị ở biển Thái Bình Dương. Ngoài ra, nước Mỹ, trước lời hứa và nền tảng pháp luật đã cam kết, cần ra mặt bảo vệ. Nhưng trên hết, đảng cầm quyền hiện tại của Mỹ, cũng giống thế lực của ông Tập ở Bắc Kinh, họ có nhiều lý do để kích hoạt một cuộc chiến. Một cuộc chiến có thể khiến người dân Mỹ quên đi các thất bại chính sách đã gây ra rất nhiều khủng hoảng kinh tế, xã hội trong nước, họ cũng cần tiêu dùng đi số bom đạn, vũ khí, chế tài mà nước Mỹ không có cơ hội dùng trong suốt 4 năm cựu tổng thống Donald Trump tại vị. Điều gì cũng có thể xảy ra. 

Thanh Đoàn – Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/the-chien-iii-neu-xay-ra-se-keo-dai-dai-dang-va-chang-thay-doi-gi-nhung-dcstq-can-no-ky-1-268846.html