Thất vọng sau Hội Nghị Davos
1-2-2018
Tác giả: Joseph E. Stiglitz
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Tôi đã tham dự hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ – nơi mà từ năm 1995 tầng lớp được gọi là thượng lưu toàn cầu tụ tập để thảo luận về các vấn đề của thế giới. Tôi không bao giờ rời hội nghị với tâm trạng nhiều thất vọng như trong năm nay.
Thế giới đang lâm cảnh khổ bởi phần lớn các vấn đề nan giải. Tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến. Cuộc cách mạng kỹ thuật số, dù có tiềm năng của nó, nhưng cũng mang lại những nguy cơ nghiêm trọng cho sự bảo vệ riêng tư, an ninh, công việc và chế độ dân chủ – đó là những thách thức do sức mạnh độc quyền đang tăng lên của một vài giới khổng lồ về dữ liệu của Mỹ và Trung Quốc, kể cả Facebook và Google. Thay đổi khí hậu rốt cuộc là mối đe dọa sinh tồn đối với nền kinh tế toàn cầu như chúng ta biết về việc này.
Tuy nhiên, các phản ứng có thể là có nhiều chuyện còn gây nản lòng hơn. Chắc như vậy, trong hầu hết các bài phát biểu tại Davos, các giới lãnh đạo cao cấp trên khắp thế giới bắt đầu bằng cách khẳng định tầm quan trọng của các giá trị. Theo như họ tuyên bố, các hoạt động của họ không nhằm mục đích tối đa hoá các lợi nhuận cho các cổ đông mà còn tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho giới công nhân của họ, các cộng đồng ở nơi họ làm việc và trên thế giới nói chung. Thậm chí họ có thể trả lời qua loa về những rủi ro bởi thay đổi khí hậu gây ra và tình trạng bất bình đẳng.
Nhưng khi giới lãnh đạo cao cấp kết thúc những bài phát biểu của họ trong năm nay, bất kỳ ảo tưởng nào còn sót lại về những giá trị mà họ cổ động tại Davos đã bị phá vỡ. Rủi ro mà họ quan tâm nhất là phản ứng dữ dội mang màu sắc dân túy đối với toàn cầu hóa, một trào lưu mà chính họ đã định hình – và từ đó họ đã được hưởng lợi rất lớn.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những bậc danh tài kinh tế chỉ nắm bắt được mức độ mà hệ thống này đã làm lụn bai cho một lượng lớn dân số ở châu Âu và Mỹ, làm cho thu nhập thực tế của hầu hết các hộ gia đình bị trì trệ và gây cho tỷ trọng về mức thu nhập của giới lao động suy giảm đáng kể. Tại Mỹ, tuổi thọ đã giảm lần trong hai năm liên tiếp; trong số những người chỉ có trình độ học vấn trung học, sự giảm thọ đã có từ lâu.
Không một bài phát biểu nào trong giới lãnh đạo doanh nghiệp của Hoa Kỳ mà tôi được nghe (hoặc nghe nói) là có đề cập đến sự hỗn loạn, khinh miệt nử giới hay phân biệt chủng tộc của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người có mặt tại cuộc họp này. Không ai đề cập đến những giọng điệu gay gắt của những tuyên bố dốt nát, những lời dối trá thẳng thừng và hành động bốc đồng làm xói mòn cương vị của một Tổng thống Mỹ – và do đó của nước Mỹ – trên thế giới. Không ai đề cập đến việc các hệ thống đang từ bỏ chuyện xác minh sự thật và của chính sự thật.
Trên thực tế, không có đại doanh nghiệp nào của Mỹ đề cập đến việc chính quyền giảm bớt việc tài trợ cho nghiên cứu khoa học, việc rất quan trọng để tăng cường lợi thế tương đối của nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ cho gia tăng tiêu chuẩn về mức sống của người Mỹ. Không ai đề cập đến việc chính quyền Trump từ bỏ các thể chế quốc tế, hoặc các cuộc tấn công vào các phương tiện truyền thông trong nước và nền tư pháp – rốt cuộc là tấn công vào hệ thống kiểm soát và cân bằng làm nền tảng của chế độ dân chủ Mỹ.
Không, các giơi lãnh đạo cao cấp tại Davos đang qua loa lấp liếm về luật thuế mà Trump và Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội vừa mới thông qua, luật này sẽ đem lại hàng trăm tỷ đô la cho các đại doanh nghiệp và những người giàu có đang sở hữu và điều hành các doanh nghiệp này. – những người giống như ông Trump. Họ không bị áp lực bởi thực tế là cùng một đạo luật khi thực hiện đầy đủ sẽ dẫn tới việc tăng thuế đối với phần lớn tầng lớp trung lưu – giới mà tài sản của họ đã bị suy giảm trong 30 năm qua.
Ngay cả trong thế giới quan chạy theo vật chất đầy hẹp hòi của họ, nơi mà sự tăng trưởng là quan trọng hơn cả, chúng ta không nên tổ chức lể mừng về luật thuế của ông Trump. Rốt cuộc, nó làm giảm thuế cho việc đầu cơ bất động sản – một hoạt động không tạo ra sự thịnh vượng bền vững cho bất cứ nơi nào, nhưng đã góp phần làm cho tình trạng bất bình đẳng gia tăng ở khắp mọi nơi.
Luật cũng áp đặt mức thuế cho các trường đại học như Harvard và Princeton – những nguồn của các ý tưởng và canh tân quan trọng – và sẽ dẫn đến cắt giảm các công chi địa phương ở các vùng của đất nước đã phát triển, hiển nhiên là vì chính quyền đã tạo ra các đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục và cơ sở hạ tầng. Chính quyền của Trump rõ ràng là sẵn sàng bỏ qua một thực tế rằng thành công trong thế kỷ 21 đòi hỏi thực sự nhiều đầu tư hơn về giáo dục.
Đối với giới lãnh đạo của Davos, có vẻ như việc cắt giảm thuế cho người giàu và các tập đoàn, cùng với việc bãi bỏ quy định là cách đáp ứng cho mọi vấn đề của đất nước. Họ khẳng định là các nền kinh tế nhỏ giọt sẽ bảo đảm rằng cuối cùng rồi thì toàn thể dân chúng sẽ hưởng lợi về mặt kinh tế. Lòng tốt của giới lãnh đạo có thể là tất cả nhưng gì biểu hiện cần thiết để bảo đảm cho môi trường được bảo vệ, ngay cả khi không có các quy định liên quan.
Tuy nhiên, các bài học của lịch sử là rõ ràng. Nền kinh tế nhỏ giọt không hoạt động hiệu quả. Một trong những lý do chính tại sao môi trường của chúng ta đang ở trong tình trạng bấp bênh như vậy là vì các doanh nghiệp đã không nhận ra được trách nhiệm xã hội của mình. Nếu không có quy định ràng buộc và cái giá thực tế phải trả cho việc gây ô nhiễm, không có lý do gì để tin rằng họ sẽ hành xử khác với những gì mà họ đang làm.
Các giới lãnh đạo tại Davos hào hứng về tình trạng tăng trưởng phục hồi, về lợi nhuận và mức bồi thường tăng cao. Các nhà kinh tế nhắc nhở họ rằng sự tăng trưởng này là không bền vững và nó chưa bao giờ được bao gồm toàn diện. Nhưng các lập luận như vậy có ít tác động trong một thế giới mà chủ nghĩa duy vật làm vua.
Vì vậy, chúng ta hãy quên đi những lời tẻ nhạt về những giá trị mà các giới lãnh đạo nhắc lại trong đoạn văn mở đầu bài phát biểu của họ. Họ có thể thiếu tính bộc trực trong nhân vật của Michael Douglas đóng trong bộ phim về Wall Street trong năm 1987, nhưng thông điệp là không hề thay đổi: “Tham lam là tốt”. Điều làm tôi nản lòng là mặc dù thông điệp rõ ràng là sai, nhưng nhiều người có quyền thế đang tin thông điệp này là đúng.
***
Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel kinh tế; ông là Giáo sư Đại học Columbia và Nhà kinh tế trưởng tại Học Viện Roosevelt. Cuốn sách mới nhất của ông là Globalization and Its Discontents Revisited: Anti-Globalization in the Era of Trump.
***
Giới thiệu sách mới của dịch giả: Nhà Nước Pháp Quyền: Kinh Nghiệm Quốc Tế về Lý Thuyết và Thực Tế (Amazon).
Thế giới đang lâm cảnh khổ bởi phần lớn các vấn đề nan giải. Tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến. Cuộc cách mạng kỹ thuật số, dù có tiềm năng của nó, nhưng cũng mang lại những nguy cơ nghiêm trọng cho sự bảo vệ riêng tư, an ninh, công việc và chế độ dân chủ – đó là những thách thức do sức mạnh độc quyền đang tăng lên của một vài giới khổng lồ về dữ liệu của Mỹ và Trung Quốc, kể cả Facebook và Google. Thay đổi khí hậu rốt cuộc là mối đe dọa sinh tồn đối với nền kinh tế toàn cầu như chúng ta biết về việc này.
Tuy nhiên, các phản ứng có thể là có nhiều chuyện còn gây nản lòng hơn. Chắc như vậy, trong hầu hết các bài phát biểu tại Davos, các giới lãnh đạo cao cấp trên khắp thế giới bắt đầu bằng cách khẳng định tầm quan trọng của các giá trị. Theo như họ tuyên bố, các hoạt động của họ không nhằm mục đích tối đa hoá các lợi nhuận cho các cổ đông mà còn tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho giới công nhân của họ, các cộng đồng ở nơi họ làm việc và trên thế giới nói chung. Thậm chí họ có thể trả lời qua loa về những rủi ro bởi thay đổi khí hậu gây ra và tình trạng bất bình đẳng.
Nhưng khi giới lãnh đạo cao cấp kết thúc những bài phát biểu của họ trong năm nay, bất kỳ ảo tưởng nào còn sót lại về những giá trị mà họ cổ động tại Davos đã bị phá vỡ. Rủi ro mà họ quan tâm nhất là phản ứng dữ dội mang màu sắc dân túy đối với toàn cầu hóa, một trào lưu mà chính họ đã định hình – và từ đó họ đã được hưởng lợi rất lớn.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những bậc danh tài kinh tế chỉ nắm bắt được mức độ mà hệ thống này đã làm lụn bai cho một lượng lớn dân số ở châu Âu và Mỹ, làm cho thu nhập thực tế của hầu hết các hộ gia đình bị trì trệ và gây cho tỷ trọng về mức thu nhập của giới lao động suy giảm đáng kể. Tại Mỹ, tuổi thọ đã giảm lần trong hai năm liên tiếp; trong số những người chỉ có trình độ học vấn trung học, sự giảm thọ đã có từ lâu.
Không một bài phát biểu nào trong giới lãnh đạo doanh nghiệp của Hoa Kỳ mà tôi được nghe (hoặc nghe nói) là có đề cập đến sự hỗn loạn, khinh miệt nử giới hay phân biệt chủng tộc của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người có mặt tại cuộc họp này. Không ai đề cập đến những giọng điệu gay gắt của những tuyên bố dốt nát, những lời dối trá thẳng thừng và hành động bốc đồng làm xói mòn cương vị của một Tổng thống Mỹ – và do đó của nước Mỹ – trên thế giới. Không ai đề cập đến việc các hệ thống đang từ bỏ chuyện xác minh sự thật và của chính sự thật.
Trên thực tế, không có đại doanh nghiệp nào của Mỹ đề cập đến việc chính quyền giảm bớt việc tài trợ cho nghiên cứu khoa học, việc rất quan trọng để tăng cường lợi thế tương đối của nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ cho gia tăng tiêu chuẩn về mức sống của người Mỹ. Không ai đề cập đến việc chính quyền Trump từ bỏ các thể chế quốc tế, hoặc các cuộc tấn công vào các phương tiện truyền thông trong nước và nền tư pháp – rốt cuộc là tấn công vào hệ thống kiểm soát và cân bằng làm nền tảng của chế độ dân chủ Mỹ.
Không, các giơi lãnh đạo cao cấp tại Davos đang qua loa lấp liếm về luật thuế mà Trump và Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội vừa mới thông qua, luật này sẽ đem lại hàng trăm tỷ đô la cho các đại doanh nghiệp và những người giàu có đang sở hữu và điều hành các doanh nghiệp này. – những người giống như ông Trump. Họ không bị áp lực bởi thực tế là cùng một đạo luật khi thực hiện đầy đủ sẽ dẫn tới việc tăng thuế đối với phần lớn tầng lớp trung lưu – giới mà tài sản của họ đã bị suy giảm trong 30 năm qua.
Ngay cả trong thế giới quan chạy theo vật chất đầy hẹp hòi của họ, nơi mà sự tăng trưởng là quan trọng hơn cả, chúng ta không nên tổ chức lể mừng về luật thuế của ông Trump. Rốt cuộc, nó làm giảm thuế cho việc đầu cơ bất động sản – một hoạt động không tạo ra sự thịnh vượng bền vững cho bất cứ nơi nào, nhưng đã góp phần làm cho tình trạng bất bình đẳng gia tăng ở khắp mọi nơi.
Luật cũng áp đặt mức thuế cho các trường đại học như Harvard và Princeton – những nguồn của các ý tưởng và canh tân quan trọng – và sẽ dẫn đến cắt giảm các công chi địa phương ở các vùng của đất nước đã phát triển, hiển nhiên là vì chính quyền đã tạo ra các đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục và cơ sở hạ tầng. Chính quyền của Trump rõ ràng là sẵn sàng bỏ qua một thực tế rằng thành công trong thế kỷ 21 đòi hỏi thực sự nhiều đầu tư hơn về giáo dục.
Đối với giới lãnh đạo của Davos, có vẻ như việc cắt giảm thuế cho người giàu và các tập đoàn, cùng với việc bãi bỏ quy định là cách đáp ứng cho mọi vấn đề của đất nước. Họ khẳng định là các nền kinh tế nhỏ giọt sẽ bảo đảm rằng cuối cùng rồi thì toàn thể dân chúng sẽ hưởng lợi về mặt kinh tế. Lòng tốt của giới lãnh đạo có thể là tất cả nhưng gì biểu hiện cần thiết để bảo đảm cho môi trường được bảo vệ, ngay cả khi không có các quy định liên quan.
Tuy nhiên, các bài học của lịch sử là rõ ràng. Nền kinh tế nhỏ giọt không hoạt động hiệu quả. Một trong những lý do chính tại sao môi trường của chúng ta đang ở trong tình trạng bấp bênh như vậy là vì các doanh nghiệp đã không nhận ra được trách nhiệm xã hội của mình. Nếu không có quy định ràng buộc và cái giá thực tế phải trả cho việc gây ô nhiễm, không có lý do gì để tin rằng họ sẽ hành xử khác với những gì mà họ đang làm.
Các giới lãnh đạo tại Davos hào hứng về tình trạng tăng trưởng phục hồi, về lợi nhuận và mức bồi thường tăng cao. Các nhà kinh tế nhắc nhở họ rằng sự tăng trưởng này là không bền vững và nó chưa bao giờ được bao gồm toàn diện. Nhưng các lập luận như vậy có ít tác động trong một thế giới mà chủ nghĩa duy vật làm vua.
Vì vậy, chúng ta hãy quên đi những lời tẻ nhạt về những giá trị mà các giới lãnh đạo nhắc lại trong đoạn văn mở đầu bài phát biểu của họ. Họ có thể thiếu tính bộc trực trong nhân vật của Michael Douglas đóng trong bộ phim về Wall Street trong năm 1987, nhưng thông điệp là không hề thay đổi: “Tham lam là tốt”. Điều làm tôi nản lòng là mặc dù thông điệp rõ ràng là sai, nhưng nhiều người có quyền thế đang tin thông điệp này là đúng.
***
Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel kinh tế; ông là Giáo sư Đại học Columbia và Nhà kinh tế trưởng tại Học Viện Roosevelt. Cuốn sách mới nhất của ông là Globalization and Its Discontents Revisited: Anti-Globalization in the Era of Trump.
***
Giới thiệu sách mới của dịch giả: Nhà Nước Pháp Quyền: Kinh Nghiệm Quốc Tế về Lý Thuyết và Thực Tế (Amazon).