Thăng Bằng Mong Manh – Lê Minh Nguyên
Trong thuyết hỗn loạn (Chaos Theory) mà Edward Lorenz trình bày năm 1972, ảnh hưởng của cánh bướm trong mối liên hệ hết sức nhạy cảm của một trạng thái thăng bằng mà một sự thay đổi rất nhỏ, như bướm quạt cánh ở Brazil tạo ra ảnh hưởng dây chuyền và liên tục vào nhiều cấu trúc trông có vẽ không liên hệ nhau, nhưng là cùng bên trong một hệ thống, để tạo ra cuồng phong (tornado) ở Texas.
Trong National Geographic ngày 14/4/2014, công trình nghiên cứu của GS Renyi Zhang của Texas A&M University và nhiều nhà khoa học HK, cho thấy ô nhiễm ở Á Châu không chỉ khoanh vùng tai hại ở Á Châu, mà là cả thế giới, nó tạo những cơn bão thuờng xuyên hơn và mạnh hơn ở Thái Bình Dương, làm thay đổi những khuôn mẫu cũ, nó ảnh hưởng lên Bắc Mỹ, làm ấm Bắc Cực, gây xáo trộn dòng nước ấm/áp suất cao El Nino và dòng nước lạnh/áp suất thấp La Nina ở trung-bắc Mỹ.
So sánh với đặc tính của khí quyển vào năm 1850, thời kỳ tiền kỹ nghệ chưa có ô nhiễm, mà computer mô phỏng (simulations) trên nhiều tầm kích khác nhau, kết quả đã xác nhận ô nhiễm ảnh hưởng lớn lên các cơn bão và bão hướng về phía đông vào mùa đông.
Giọt mưa là do hơi nước bám vào bụi nhỏ bay trong không khí và đọng lại thành nước. Nếu không có ô nhiễm thì chỉ có bụi muối do sóng biển và gió tạo ra và bụi đất. Các bụi này hạt to cho nên mây thấp và mức trải rộng không xa. Nhưng bụi ô nhiễm càng ngày càng khổng lồ, nhiều hơn và khống chế bầu trời, chính yếu là bụi lưu huỳnh (sulfates) từ các nhà máy điện than đá và các loại bụi từ xe và hãng xưởng. Bụi ô nhiễm hạt nhỏ hơn nên mây cao hơn và bay tứ tán xa hơn, nó nhận ánh sáng mặt trời nên chứa nhiệt và ảnh hưởng nóng/lạnh lên khí hậu.
Các dữ kiện vệ tinh từ năm 1984 đến 2005 cho thấy loại mây hình cái đe thợ rèn (anvil) đáy phẳng đỉnh vung cùng các trận bảo ngày càng tăng cao ở Bắc Thái Bình Dương.
Thành phố Liên Vân Cảng (hình ngày 8/12/2013) ở Trung Quốc ô nhiễm bao phủ, cho nên thay vì mây bay tiên cảnh thì lại là địa ngục trần gian.
Sự thăng bằng của môi trường ngày hôm nay thật mong manh, ô nhiễm của nhà máy than nhiệt điện Vũng Áng hay Phả Lại không chỉ tác hại vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà nó còn có thể gây nên một thứ Katrina ở Hoa Thịnh Đốn.
Chế độ chính trị cũng vậy, khi mỹ từ “ổn định để phát triển” dùng để che đậy một sự thăng bằng hết sức mong manh giữa chính quyền và quần chúng, khi chính quyền không phải là bạn dân, không phải là những người do dân chúng trực tiếp chọn lựa trong ý chí hoàn toàn tự do, thì đó là sự thăng bằng của cánh bướm, chỉ cần một nhịp quạt sai là thế thăng bằng bị tan vỡ. Sự ổn định như vậy có phải là một sự ổn định thực sự hay không?
Chế độ CSVN hiện nay có rất nhiều chỉ dấu của sự ổn định hay thăng bằng mong manh này, cho nên một cánh bướm hay một cánh én cũng có thể khởi đầu cho mùa xuân dân tộc.
Xin xem sự thăng bằng của cọng lông trong link dưới đây.
http://m.youtube.com/watch?v=-KVPA-9hofw
Lê Minh Nguyên