THẢM HỌA CSVN CƯỞNG CHIẾM TÀI SẢN KINH TẾ CỦA MIỀN NAM VÀ HỆ LỤY TỒN TẠI
NGUYỄN BÁ LỘC
Miền Nam đã rơi vào tay Cộng sản. Một tân quốc gia Dân chủ Tự do bị sụp đỗ. Sự kiện lịch sử nầy sau đó đưa đến nhiều thảm họa trên mọi lảnh vực, trong đó có kinh tế. Trong những năm tháng đầu khi vào Miền Nam (MN), CSBV đã nhanh chóng và tàn bạo chiếm đoạt và hũy diệt hầu hết tài sản kinh tế, lúc đó gần như còn nguyên vẹn. CSVN đã xây dựng kế hoạch kinh tế hậu chiến bằng hai biện pháp cùng lúc là triệt hạ hết nền kinh tế cũ MN và dựng lên nền kinh tế XHCN chính thống. Sau 10 năm, kinh tế sụp đổ toàn diện, dân MN bước vào giai đọan tang thương chưa từng có. CSVN phải làm cuộc “đổi mới kinh tế” từ 1986, nhưng những thảm họa từ sự áp dụng chủ thuyết kinh tế và những biện pháp sai phạm của 10 năm đầu, chẳng những không bớt hay chấm dứt, mà vẫn tồn tại dưới nhiều biến dạng và nhiều biện pháp thâm độc cho mãi tới ngày nay.
Đây không chỉ là những bài học đau thương cho nhân dân VN, mà còn là những dấu ấn sâu đậm của chủ nghĩa CS để lại cho thế giới.
Do vậy, dù thời gian đã qua lâu, nhưng nguyên tắc căn bản của chế độ và bản chất của đảng viên vẫn tồn tại. Những tồn tại đó tiếp tục là thảm họa đất nước và dân tộc. Trong quá trình dài đó, có nhiều sự kiện có ý nghĩa và còn hữu ích, có thể đóng góp cho công
cuộc thay đổi toàn diện và thực sự cho VN tương lai. Đó là ý chánh của bài khảo luận nhỏ nầy, được tóm lược qua hai phần:
1.Vấn nạn kinh tế khi CSVN chiếm Miền Nam
2.Thảm họa và Hệ lụy từ 10 năm dầu và hiện còn tồn tại
I.VẤN NẠN KINH TẾ KHI CSVN CHIẾM MIỀN NAM
Tóm tắt qua hai phần nhỏ: CSVN cưởng chiếm và hũy diệt tài sản kinh tế MN, và vấn nạn từ mô hình kinh tế XHCN chính thống.
A.CSVN cưởng đoạt và hũy diệt tài sản kinh tế MN
1.Khái quát bối cảnh kinh tế ở những năm sau cùng của VNCH
Trong 20 năm dưới thời VNCH, Nhân dân và Chánh quyền cố gắng vừa xây dựng nền kinh tế mới theo nguyên tắc Tư do Dân chủ, vừa phải chống đở sự tàn phá của một chiến tranh đa dạng. Dù trong hoàn cảnh nào, thì căn bản của mô hình kinh tế MN là kinh tế tự do hay kinh tế thị trường, thành phần chánh yếu là tư nhân, chánh quyền chỉ hướng dẫn và hổ trợ khi cần. Đó là mô hình hoàn toàn đối nghịch với mô hình kinh tế XHCN. Tiến trình 20 năm nền kinh tế MN, có thể chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn xây dựng nền móng và chuẩn bị “cất cánh”(1955-1963) Kết quả khá tốt và đầy tin tưởng, và được hầu hết dân MN ủng hộ. Ví dụ lợi tức dầu người (Income/capita) 1966 là $126 đô la (so chiếu với trước 1954 chỉ có $86), mà tình trạng các nước trong vùng như Nam Hàn $139, Thái lan $141, Nam dương $100 (AID Report 1972). Nông dân rất phấn khởi qua hai lần “Cải cách điền địa”. Một số kỹ nghệ căn bản đã hoạt động từ những năm đầu mãi tới ngày MN sụp đổ. Hệ thống hạ tầng, điện nước được cải tiến khá hơn trước 1954.
Giai goạn có chiến tranh, (1965-1973), là thời kỳ kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhứt là ở nông thôn. Như gạo trước dư xuất cảng khoảng 500.000 tấn/năm, nhưng tử 1965 phải nhập cảng gao, mỗi năm trung bình những thời gian đó, 300.000 tấn gạo/ năm. Chánh quyền Saigon phải nhờ đến viện trợ kinh tế, riêng viện trợ thương mại trung bình 450 triệu đô/năm để nhập hàng hóa cần thiết.
Giai đoạn ngắn (1973-1975), sau khi có HĐ Paris ngưng chiến (1973). Dù cuộc đình chiến bị nghi ngờ sẽ gẩy, nhưng lúc đó về phương diện kinh tế có vài dấu hiệu ,vài hy vọng, có thể thực hiện cho một kế hoạch phá triển kinh tế hậu chiến. Chánh quyền và dân chúng MN có một số hoạt động cho mục tiêu phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Vài công việc có thể ghi lại đây: Chánh quyền VNCH tiến hành làm “Kế hoạch kinh tế hậu chiến” (từ 1972) do GS Quốc vụ Khanh Vũ quốc Thúc là Chủ tịch cùng với TS Lilienthal của Mỹ. Sự kiện thứ hai là VNCH thành lập Tổng Quỹ Phát triển kinh tế với sự yểm trợ của Hoa kỳ (1973). Sự kiện thực tế là có một số nhà đầu tư ngoại quốc, trong đó có Hoa kỳ, được sự hướng dẫn và khuyến khích đầu tư vào MN khi HĐ Paris vừa ký. Ví dụ buổi Hội thảo do Đại học Peppedine tổ chức tại Hawaii ngày 25 tháng 6, 1973, cho nhiều nhá kinh doanh Mỹ trao đổi với đại diện Chánh quyền VNCH. Sau đó, cụ thể có một số công ty Mỹ ký hợp đồng hay có dự án kinh tế, như Công ty Shell, công ty Mobil thăm dò dầu khí (1973), công ty Shell đã tìm thấy có dầu ở mỏ dầu ngoài khơi Vũng tàu. Một số nhà đầu tư khác như hai khách sạn Hyatt và Mariott, đến MN, chuẩn bị cho dự án ở Saigon và Phú quốc…Chánh quyền Saigon đã chuẩn bị Kế hoạch kinh tế hậu chiến trên căn bản phát triển tự lực, vì viện trợ Mỹ sẽ cắt giảm. Tái thiết kinh tế nông thôn, lúa gạo gia tăng khá trong hai năm 1973-1974, và có dự trù không còn nhập cảng gạo vào năm 1975, mà có thể xuất được vài trăm ngàn tấn trong năm nầy .
2.Tài sản kinh tế MN còn lại cho đến tháng tư 1975.
Lúc TT Dương văn Minh đầu hàng, nền kinh tê gần như các lảnh vực kinh tế còn nguyên vẹn, chỉ có một số thiệt hại không lớn ở các thành phố vùng I và II. Các khu vực kỹ nghệ, thương mại và hạ tầng cơ sở ở Saigon và Miền Tây còn nguyên. Cũng như trước đó Chánh quyền cũ đã cảnh giác và có biện pháp bảo vệ kinh tế, chống lại sự tấn công lại cũa CSBV. Xin tóm tắt tài sản còn lại đó và bị CSVN chiếm giữ:
Tài sản kinh tế thuộc khu vực tư nhân:
Tất cả các nhà máy sản suất:Loại lớn có: vải, đường, phân bón, sắt thép, xi măng, nhựa, thuốc tây, nông cơ; loại nhỏ rất nhiều, riêng nhà máy xay lúa ở miền tây có trên 200 cái với nhiều lúa gạo ở kho.
Ba mươi ngân hàng tư với nhiều chi nhánh , còn nhiều tiền mặt và ngoại tệ, vàng quí kim. Hệ thống thương mại dịch vụ đầy khắp mọi nơi. Còn đầy đủ phương tiện vận tải. Nhiều nhà cửa to lớn của tư sản, của một số viên chức chánh quyền, và sĩ quan VNCH Nhiều nhà hàng lớn khắp các thành phố, và nhiều cơ sở thương mại khác. Và nhiều phương tiện sản xuất khác kể cà đất đai, ruộng vườn.
Tài sản thuộc Nhà nước quản lý: Gồm có 16 tấn vàng, nhiều ngoại tệ ; 100.000 tấn gạo ở kho Tổng cuộc thực phẩm.
Nhứt các nhà tư doanh lớn nhỏ, những chuyên viên kỹ thuật và quản lý công và tư , có nhiều khả năng và nhiều kinh nghiệm .
3.Biện pháp của CSVN chiếm đoạt tài sản kinh tế MN
Mục tiêu, lý do chiếm đoạt đoạt tài sản MN. CSVN ngay sau khi chiếm toàn bộ MN, họ đã có hành động mạnh mẽ và dứt khoát là thay đổi toàn diện MN. Có các lý do có thể kể: Thứ nhứt, trung thành tuyệt đối chủ thuyết Mác Lê, thứ hai, tài sản MN khá nhiều cần
chiếm đoạt sớm, thứ ba, cần thống nhứt sớm hai miền, và thứ tư xây dựng nền kinh tế MN giống như nền kinh tế Miền Bắc, thứ năm là vấn đề an ninh quốc gia. Cho nên CSBV phải nhanh chống triệt hạ MN bằng cái biện pháp tổng quát gọi là “Cải tạo XHCN” , mà kinh tế là quan trong nhứt. Từ 1975 đến 1978, CSVN đã thực hiện nhiều biện pháp đập nát và cưởng bách, thay đổi từ vật chất lẫn giá trị tinh thần có nhiều giá trị hữu ích cho kế hoạch hậu chiến. Nhưng chế độ và chánh quyền CS thì nghĩ khác và làm khác. CSVN cũng như các nước CS khác, họ thực hiện nhiều biện pháp vô nhân đạo, vô trách nhiệm và vô luật pháp. Các nhà tư sản lớn nhỏ mất hết tài sản, gia đình tan nát, mà họ không biết có tội gì! Chánh quyền mới nầy nhân danh cái gì, nhân danh ai mà cưởng chiếm tài sản của họ!
Có ba đợt đánh phá kinh tế MN (1975- 1978)
Đợt 1, Biện pháp kiểm kê tài sản công và tư. Nhiều toán nhỏ ngay trong mấy ngày đầu dã vào chiếm đóng các cơ sở công và cá nhà máy tư nhân. Họ kiểm kê và giử lại các tài sản kinh tế như nói ở trên.
Họ thi hành nhanh chống, và cưởng bức, rồ chiếm đoạt, tức chủ nhân của tài sản đó không còn được đụng tới. Chánh quyền VHCH thì tan rã, không nói gì, nhưng dân chúng chới với, tư doanh lớn nhỏ mất hết tài sản kinh tế, tắng tay , kể cả vàng tiền để nhà nhà tư, một số nhà cửa lớn bị tịch thu…Sau đó, có một số nhà tư sản lớn bị tù, bị cho là có tội cấu kết chánh quyền MN làm hại dân.
Đợt 2: Kế hoạch “Cải tạo XHCN”MN. Gồm nhiều loại “cải tạo”, mà mục đích của CS là tẩy sạch MN đểây dựng XHCN. Trong đó có “Cải tạo công thương nghiệp” , “Cải tạo nông nghiệp và “Cải tạo trí thức” trong các năm 1976-1978.
Chiến dịch “Cải tạo Công thương nghiệp”. CSVN tiến tới mạnh hơn nữa trong việc làm quét sạch kinh tế tư bản. Vì với CS thì những nhá tư sản lớn là phản động, làm giàu là nhờ bóc lột người nghèo. Hơn nữa, tư doanh không có hay không cần thiết trong mô hình kinh tế XHCN chính thống, mà còn có thể trở bước đường tiến lên XHCN. Sau vài năm, khi bộ máy chánh quyền địa phương tương đối ổn, kế hoạch tịch thu tài sản, kể cả tài sản người Hoa, được thực hiện bớt hổn độn hơn, “đánh tư sản có bài bản và kỹ hơn, nhưng trong thời gian nầy, có nhiều lạm dụng trong chỉ điểm và tịch thu bừa bãi tài sản tư nhân. Chánh quyền CS đưa ra thông cáo đánh tư sản, như Thông cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hô chí Minh, ngày 23-3-1978 có nói: “Các nhà tư sản thương nghiệp bằng hành động đầu cơ, tích trử hàng hóa,buôn bán chợ đen, lủng đoạn kinh tế và thị trường” .. Các nhà tư sản phải hiểu tại sao. Dù đó là “cái án tập thể”, cái kiểu hành chánh và luật pháp XHCN. Tội phạm không có quyền xin giải thích hay biện hộ. Có một số nhà tư sản tự tử trong hoàn cảnh ác độc đó. Một só nhà tư sản sau đó còn bị duổi đi khu kinh tế mới, nhận thêm một nghiệt ngã nữa.
Đồng thời với “Cải tao công thương nghiệp”, CSVN còn tiếp các cú đánh khác như “Cải tạo Nông nhiệp và “Cải tạo trí thức, “Cải tạo ngụy quân ngụy quyền” thực hiện trong những năm từ 1975-1980) .
Với chánh sách làm kiệt quệ MN, thêm biện pháp đổi tiền: Lần đầu 1976, đổi tiền VNCH ra tiền Giải phóng. Lần hai,(1978) đổi tiền Giải phóng ra tiền VNDCCH . Đó là sự chiếm đoạt tiền bạc ảnh hưởng chung cho mọi người.
B.Xây dựng kinh tế XHCN chính thống tại MN trước khi “Đổi mới” 1.Mục tiêu , lý do
Sau khi chiếm đoạt hết tài sản kinh tế và một số tài sản công và tư, CSVN đánh thêm cú thật mạnh là dựng ngay hệ thống kinh tế XHCN, hoàn toàn xa lạ và không thích hợp với khung cảnh và tâm lý dân MN lúc đó.
Các lý do CSVN làm như vậy, có thể là:
Thức nhứt, CSVN đem mô hình và kinh nghiệm ngoài Bắc đặt lên MN là cách dễ nhứt, Liên xô và TC dã làm như vậy từ lâu rồi, không cần suy nghĩ nhiều. Thứ hai, thống nhứt ngay, không cho MN có cơ hội nghĩ đến mô hình nào khác, rắc rối thêm. Thứ ba, vì vấn
đế an ninh. Thứ tư, Liên xô không cho phép chần chờ vì đang nghịch với TC, mà TC đang có âm mưu khác. Thứ năm, bản chất và mức dộ kinh tế hai miền rất khác nhau, thực tế kinh tế ở MN còn khá hơn MB, dân MB có thể so sánh và có bất lợi cho đảng. Có lẽ phải kể cái lý do thực tế là, số tài sản công tư, nhứt là nhà cửa chiếm được, CSVN cần chia phần nào cho đảng viên, cán bộ viên chức, như một loại trả công kháng chiến, mà cả đời họ làm gì có được.
2.Nền kinh tế XHCN chính thống trong 10 năm đầu tại MN
Chỉ vài năm đầu dân MN còn ngở ngàng thắc mắc, chớ sau đó thì ai cũng hiểu, mọi người phải ở trong cái nhà mới, chỉ có một cửa vô và ra. Nhà nước lo hết làm hết, người dân chỉ đi làm theo phân công, và theo lịnh của các cơ quan chánh quyền. Nhu cầu phải giống nhau, nên nmo64i người nhận hàng phân phối giống nhau. Cái kiểu nầy thì lạ quá , phải cố gắng mà quen đi. Sống không được thì tìm cách vượt biên. Thế thôi. Đó là mô hình kinh tế XHCN nguyên thủy, gồm hai thành phần chánh là quốc doanh và Tập thể (Hợp tác xã). Cá thể chi chút ít (5-10%). Từ trung ương tới địa phương, từ mọi ngành phải thi hành như vậy.
Nhưng thực tế, sự xây dựng nền kinh tế đó không dễ dàng ở MN. Nó gặp khó khăn từ ba phía. Thứ nhứt, từ người dân MN, do đời sống thực tế tiền bạc của cải tiêu tan hết rồi, do cái tinh thần và không khí tự do củ, mà họ có được nhiều hay ít, nay nhìn qua bộ máy chánh quyền các cấp làm việc và bị bó buộc như vậy, thật bực bội và xa lạ. Thứ hai, khó khăn từ đảng viên và bộ máy cầm quyền, đa số đảng viên vui vì từ không có gì nay có phần ngang nhau với nhà giàu, từ có cơ hội chụp giựt, có khi hên thì được cái nhà, hay vài cây vàng. Hệ thống kinh tế mới, quốc doanh không thể đủ lớn để thay thế cho hệ thống tư doanh của MN không thể thực hiện được nhứt là vốn, và cán bộ, rất thiếu và hầu như không biết gì về quản lý. Lý do thứ ba là từ quốc tế, viện trợ Nga còn rất ít, TC ngưng giúp đở. Mỹ cấm vận. Kinh tế đối ngoại nói chung bế tắc.
Tóm lại hệ thống hoạt kinh tế như khô cứng, dính chùm lại và bị bể mẻ thành nhiều mảnh vụn. Cho nên sự sụp đổ hoàn toàn sau 10 năm là chuyện đương nhiên và dễ hiểu. 3.Kết quả : Sụp đổ kinh tế MN trong 10 năm đầu. Tóm tắt :
Nông nghiệp. HTX , và Tổ hơp sản xuất ở nông thôn bị tan rã sau khỏng ba năm. Vì lỗ lã. Nông dân không sống nỗi với cái kiểu “tập thể”nầy. Giá lúa gao rất thấp không đủ bù cho chi phí sản xuất, và do Tổng cuộc thực phẩm định giá và thu mua hết, không có hệ thống
thu mua và buôn bán của tư nhân. Một nước từng xuất cảng cả triệu tấn gạo, nay gạo không đủ cho dân ăn.
Công nghiệp, Cho tới 1985, các xi` nghiệp quốc doanh mà nguyên trước là của tư doanh, nay chỉ còn hoạt động 40%, vì thiếu nguyên liệu và phụ tùng thay thế, và vì quản lý kém. Thương mai, Không có kinh tế tư nhân, không có kinh tế thị trường tự do. Thương mại XHCN là phân phối. Có hai hệ thống giá. Giá cả hàng chợ đen rất cao, có thể tìm mua được, kể cà vàng. Hệ thống phân phối thì loạn, hàng hóa phần lớn khan hiếm.
Tài chánh ngân sách , lạm phát cao tới 700% và năm 1985-1986, cao chưa từng thấy ở hầu hết các nước trên thế giới. Dự trử ngoại tệ an toàn có lúc chỉ còn có $200 triệu mỹ kim. Thất nghiệp tới 25% (Jhon Hendra, đại diện LHQ tại VN, 1978-1982). Nói tóm lại, nền kinh tế MN sau 10 năm tồi tệ chưa từng thấy. CSVN khi mới vô nói kinh nghiệm MB sẽ hữu ích cho kinh tế MN, sau 10 năm dân MN lúc bấy giờ thấy rõ, hiễu rõ, chế độ XHCN là thế.
Từ sự thật phủ phàng trên, chúng ta có thể rút ra những điều quan trọng. Cái gì CSVN phải chịu thất bại thê thãm như thế, và buộc lảnh đạo CS phải đau đầu để rồi phải quyết định cho thay đổi chách sách kinh tế hồi 1986.
4.CSVN quyết định quan trọng “Đổi mới kinh tế” (1986)
Tóm lại CSVN gặp khó khăn nghiêm trọng từ trong bên ngoài. Gần như hết thuốc chửa. Cho nên, 1986 CSVN phải làm thay đổi lớn để tự cứu, là “Đổi mới kinh tế” mà khẩu hiệu của đại hội VI là “Đổi mới hay là chết”và trong đại hội VII, CSVN đưa ra mô hình mới “kinh tế thị trường định hướng XHCN” và nền kinh tế nhiều thành phần: quốc doanh , tư doanh, tập thể tư doanh ngoại quốc, và cá thể.
Mô hình nầy giống như của Cộng sản Trung quốc. Mục tiêu của sự thay đổi là để cứu đảng CS, chớ không phải để có nền kinh tế khá hơn nhằm phục vụ dân. Đây là điều quan trọng và cốt yếu của một chủ thuyết “XHCN biến cải”. CS chỉ không còn nắm các phần, các lảnh vực kinh tế nhỏ, giao cho dân làm, vì Nhà nước không làm hết nổi. Nhưng vì sự tồn tại của đảng và quyền lợi đảng viên, CSVN vẫn nắm chắc các phần quan trọng vể nguyên tắc cũng như về thực hành, chánh quyền CS phải nắm độc quyền các phần kinh tế cốt lõi. Vì nếu các điều trọng yếu đó không còn thì đảng có nguy cơ tan rã. Đó là : quyền công hữu, quyền quản trị tuyệt đối tài sản công, độc quyền đưa ra kế hoạch dự án kinh tế quan trọng, khu vực quốc doanh là chủ đạo, đầu tư công quan trọng chiếm tỷ phần quan trọng. Quản lý tuyệt đối mọi thứ viện trợ và ngoại tệ. Viên chức cán bộ trung cấp và cao cấp phải là đảng viên. Dân không có quyền tham gia vào hoạt động kinh tế chánh yếu.
Tóm lại, dù có đổi mới, nhưng bản chất chế độ và cách vận hành và quản lý kinh tế của CSVN không thay đổi cách có ý nghĩa, những thảm họa của 10 năm đầu vẫn tồn tại tới nay, sau 49 năm.
II.HỆ LỤY VÀ THẢM HỌA CỦA SỰ ĐỔ NÁT KINH TẾ MIỀN NAM Phần trên, tôi tóm lược tình trạng của hai sự kiện lớn do CSVN thực hiện khi chiếm MN, đó là chiên dịch đánh nát tư doanh chiếm đoạt tài sản kinh tế,và xây dựng kinh tế XHCN tại MN trong những năm đầu, đã gây thảm họa chưa từng có tại MN. Những thảm họa đó đưa đến nhiều đổ nát về kinh tế và xã hội, chẳng những trong quảng thời gian đen tối đó, mà còn nhiều tác động tiếp tục xảy ra mãi tới ngày nay, sau gần 39 năm, kể từ khi “đổi mới”.
1.Hệ lụy vàThảm họa từ sự cưởng đoạt tài sản kinh tế MN trong những năm đầu Tóm tắt trên các phương diện:
Về mặt chánh trị và luật pháp, Tài sản kinh tế của tư nhân bị tịch không theo luật lệ thông thường. Cá nhân người bị mất tài sản không biết họ có tội gì, mà bổng chốc mất hết. Trong đó, có một số gia đình bị mất mạng, hay bị tù đày, và cả triệu người bị đẩy đi “kinh tế mới”, một chương trình được quản lý quá tồi tệ và vô nhân đạo.
Dân chúng MN không hiểu chánh quyền đang làm gì, đối tương là những ai. Mãi mấy năm sau, dân chúng chỉ được biết qua Thông cáo của Ủy ban nhân dân thành phố HCM tháng 5/1978 trong “Chiến dịch đánh tư sản” CS nêu cái tội: “các nhà tư sản mắc phải tội
đầu cơ tích trử, lủng đoạn thị trường”. Ở nước bình thường, về tội phạm kinh tế thì đó là loại tội phạm rất lớn, nó phải được xét xử từng vụ một, nhưng CS thì qui chụp thành “ tội tập thể”, không được toà án nào xét xử.
Về mặt kinh tế, CSVN theo nguyên tắc “công hữu” và lạm dụng nguyên tắc nầy, khi tịch thu không có bồi thường các loại tài sản kinh tế lẫn tài sản cá nhân. Mặc khác, theo luật lệ Hành chánh thông thường, thì khi trưng thu trưng dụng, chánh quyền phải nêu rõ lúc đó là tài sản bị tịch thu sẽ dùng cho công ích nào, chớ không phải tịch thu với bồi thường thập thấp, rồi bán lại thật cao cho doanh nghiệp khác, hoặc chia chác lại cho thân nhân cán bộ. và nhiều qui hoạch đất đai là cơ hội và nguyên nhân chánh của tham nhũng. Về mặt xã hội và tâm lý dân chúng, sự tịch thu cách tàn nhẫn tài sản của dân đưa đến sự bất mãn của dân MN. Dân MN cảm thấy không thể sống nổi dưới chế độ XHCN, họ tìm mọi cách rời bỏ quê hương. Họ là những người bị mất hết tài sản, là những người trí thức những chuyên viên, họ là những người đã phục vụ cho chế độ Saigon. Hậu quả là có hơn triệu người vượt biên, trong đó có khoảng 300.000 người chết dưới biển (theo tin cơ quan Tị nạn Liên Hiệp quốc). Nhiều người chết trong lao tù, hay ở các khu kinh tế mới. Hàng triệu người thất nghiệp. Nhiều trẻ em bỏ học vì cha mẹ không có tiền. Đây là sự vi phạm nhân quyền trầm trọng. Về mặt đạo đức và pháp lý, CSVN đã có món nợ với dân MN qua sự cưởng chiếm tài sản và sinh mạng của nhiều người. bằng các cưởng bức như vậy. Về cảm nghĩ của quốc tế.Trên bình diện thế giới, sự đối xử của CSVN với dân Việt nam trong thời gian đó, thực sự đó gây xúc động cho nhiều người trên thế giới, từ đó sự căm ghét chế độ CS tăng thêm do những hành động cụ thể như vậy.
2.Hệ lụy vàThảm họa từ nền “kinh tế XHCN chính thống”, trong 10 năm chiếm MN Như đã nói ở phần trên, để triệt hạ hết MN, sau khi “cải tạo” mọi thứ, CSVN xây dựng ngay nền kinh tế XHCN chính thống. Tình trạng nầy đưa tới hệ lụy từ nhiều phía, từ nhiều góc độ, từ nhiều lảnh vực:
Về chế độ công hữu. Lần đầu tiên, trong hơn ngàn năm, nhân dân MN không còn quyền tư hữu tài sản kinh tế của mình. Tuyệt đại đa số người tư doanh lớn nhỏ của MN là những người làm ăn chân chính qua nhiều đời. Họ là chủ miếng ruộng nhỏ mà họ đã được cấp dưới thời VNCH, họ là chủ nhà máy, chủ xe đò, chủ nhà hàng, cây xăng, tiệm vàng…Họ làm chủ vì họ sống trong chế độ kinh tế mà tư nhân là chánh. Họ không cướp giựt của ai. Bây giờ tịch thu không bồi thường, thì công lý nào, chủ nghĩa gì, người dân MN có quyền thắc mắc.
Về độc quyền chiếm giữ và xử dụng tài sản công . Quốc gia nào thì Nhà nước cũng có quyền theo Hiến pháp, chiếm giữ một số tài sản kinh tế như ngoại tệ, vàng, cơ sở vật chất, nhưng ở quốc gia bình thường và pháp trị, thì việc tồn giữ và xử dụng phải cho dân biết và dân có ý kiến, và tài sản công mà nhà nước nắm giữ ở mức độ nhỏ. Trong xứ CS thì chánh quyền không theo nguyên tắc chung như vậy. Cho nên các tài sản công và tư đã chiếm được tại MN, CSVN đã giấu kin, dân không biết nhà nước CS đã xử dụng ra sao. Về mặt tài sản kinh tế công và tư của MN như nói ở trên là quí là cần cho tái thiết sau chiến tranh. Sự thực không ai biết.
Về ưu thế tuyệt đối và đại họa quốc doanh. Sự sự đổ kinh tế 1985, phần chánh yếu bị mất mát tiêu tán là khu vực quốc doanh. Có thể nói, trong thời gian 10 năm đó, 100% quốc doanh bị lỗ do điều hành và do không có hàng hóa, mặc dù quốc doanh độc quyền định giá, và không có một tư doanh nào cạnh tranh.
Các nông sản chánh như gạo, thịt, tôm, các công ty quốc doanh độc quyền thu mua. Tham nhũng manh nha ngay từ những năm hổn loạn nầy.
Về đời sống vật chất và tâm lý dân MN, Đời sống kinh tế của toàn dân MN bổng chốc tụt xuống thê thảm. Chỉ trừ một sối ít người giàu và giấu được ít vàng lén lút bán ra xài hay đi vượt biên, còn đa số thành vô sản, phải ăn độn gạo với bo bo. CS đã thành công trong chánh sách gây sự hoảng sợ của dân, để trị dân, để ngăn ngừa biến động an ninh.Nhưng CS không nắm được hết dân MN. Sợ thì có sợ, nhưng không tuân phục. Về tâm lý chánh trị, đó là một trong những thất bại về cai trị.
Không có hổ trợ quốc tế. Vì CSVN vi phạm Hiệp định Paris, và vì sự đập phá, vùi dập dân chúng MN, đã làm cho Hoa kỳ và nhiều nước cấm vận hay không có sự viện trợ cần thiết nào. Có thể nói CSVN lúc đó gần như bị cô lập về chánh trị và kinh tế quốc tế. Nói chung, VN trong cuối năm 1985 là một trong 10 nước nghèo nhứt thế giới. Thảm họa đau thương nhứt, mà lần đầu dân MN phải gánh chịu.
3.Hệ lụy và Thảm họa tồn tại từ sau đổi mới tới nay
Tôi vừa trình bày thảm họa kinh tế xã hội mà người dân MN phải gánh chịu trong 10 năm đen tối sau khi CSVN chiếm MN. Cái nguyên nhân cốt lõi của các thảm họa đó bắt nguồn từ chủ thuyết, mục tiêu và guồng máy quản lý của chế độ CS. Nhìn lại 10 năm đầu và đem so chiếu với gần 40 năm đổi mới, thì căn bản chế độ CSVN không thay đổi bao nhiêu. Những thay đổi chánh yếu là về một số hoạt động kinh tế và một số hoạt động chánh quyền mang tính chất tô vẽ, mị dân và tuyên truyền ngoại giao quốc tế, bằng nhiều chiêu thức xão huyệt.
Điều cốt lõi của sách lược trong đại hội VI và VII mà CSVN khẳng định là “đổi gì thì đổi, nhưng đảng phải còn”. Và khi đảng còn thì thảm họa còn.
Khi nền kinh tế XHCN chính thống sụp đổ, Chánh quyền VN đổi chiến lược có tính “dân vận” hay mị dân, là thay khẩu hiệu “đấu tranh giai cấp” của CS chủ nghĩa chính thống, thành khẩu hiệu mới ”đoàn kết dân tộc” (trích văn kiện đại hội đảng VI) để xoa dịu dân chúng đang rất sợ XHCN, nhứt là dân chúng MN. Nhưng thực sự về lý thuyết cũng như thực tế, mục tiêu của CSVN vẫn là độc tôn và độc quyền giữ chánh quyền. Vì đảng CS không còn thì quyền lợi không còn, quyền lợi không còn thì đảng viên không còn. Vấn đề đặt ra ở đây là các nguyên tắc kinh tế chánh yếu của chủ nghĩa CS vẫn được CSVN tiếp tục thực hiện, vẫn chủ trương bám lấy nguyên tắc, triển khai triệt để các nguyên tắc và qui trình của đảng tự biên tự diễn, mặc dù mô hình kinh tế, luật lệ, hoàn cảnh kinh tế có chút biển cải, có chút thay đổi, nhưng chánh yếu, đó chỉ nhằm cũng cố đảng, và gia tăng của cải cho đảng viên.
Và thảm họa vẫn tồn tại tới bây giờ trên các phương diện chánh yếu: *Về phía đảng và nhà nước.
Sách lược và Mục tiêu kinh tế. Có hai nguyên tắc căn bản và liên kết nhau là : Nguyên tắc công hữu và nguyên tắc chánh quyền độc tài toàn trị để nắm chặc, giấu kín và chia chác mọi thứ tài sản của quốc gia.
Về quản lý và cơ cấu kinh tế: Các dự án, kế hoạch lớn đều do quyết định đảng, rồi đưa xuống chánh phủ soạn thảo, Quốc hội chi biểu quyết có hình thức. Sau cùng Chánh phủ chi tiết hóa và thực thi, và kiểm soát trong một vòng tròn kín và theo một chiều. *Về phía tư nhân /dân chúng. Dân quyền, nhân quyền không được thực thi mà còn đàn áp dân . Kinh tế đối ngoại càng phát triển, chánh quyền càng đàn áp mạnh hơn về Nhân quyền và Dân quyền. Theo báo cáo của các cơ quan quốc tế, VN là một trong các nước có tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ nhứt. Tình trạng không được cải thiện, dù kinh tế có chút tiền bộ, dù thời gian nắm chánh quyền của CS đã gần nửa thế kỹ.
Về thành phần kinh tế. Quốc doanh vẫn mãi mãi được ưu tiên, nó được khẳng định bằng Hiến pháp, luật pháp và trên thực tế vận hành, và đa số thua lỗ triền miên. Vì đó là chỗ có lợi lớn cho nhiều đảng viên. Về tư doanh, thì ai cũng biết thành phần tư sản đỏ là tư doanh của đảng viên cao cấp , cấu kết thu gôm tiền bạc tài sản của dân lành. *Về Bộ máy công quyền, vẫn là công cụ của đảng, chức vụ trung cấp trở lên phải là đảng viên, không có người ngoài đảng ở cấp cao. Viên chức cán bộ cấu kết dễ dàng giữa đảng viên với nhau, đặc biệt trầm trọng trong các Tập đoàn kinh tế quốc doanh, cấu kết giữa cán bộ và tư doanh to lớn nhứt là trong quản lý dất đai và trong ngân hàng công; giữa viên chức và công tư ngoại quốc, nhứt là với các công ty TC. Sau đổi mới tham nhũng càng lớn về số lượng và mức độ củ từng vụ tham nhũng, có nhiều vụ lên hàng tỷ mỹ kim, và tình trạng gần như công khai. Tham nhũng làm thiệt hại cho nền kinh tế hàng năm độ 3-4 tỷ mỹ kim (theo ước lượng của World Bank).
*Về kinh tế đối ngoại. Cách tổng quát kinh tế VN sống được nhờ phần lớn vươn ra toàn cầu, trên hai mặt chánh là xuất cảng và đầu tư ngoại quốc. Ngoài thuận lợi, VN có không ít thử thách , nhứt là trong tình hình Chiến tranh lạnh Mỹ Trung hiện nay. Với sách lược và cách vận hành kinh tế như nhiều năm qua và duy trị cho tới hiện nếu không có thay đổi lớn và nhiều hơn thì kinh tế không thể bền vững và bất công kinh tế vớ người dân còn mãi và gia tăng lên nhiều hơn. Có một số vấn nạn lớn xin nêu ra đây: Với Trung quốc: TC ép VN về khai thác dầu và khoáng sản. TC đầu tư ở VN nhiều hơn trong mọi lảnh vực. TC cấu kết với VNCS “ và dán nhản xuất xứ nhiều loại hàng hóa làm ở TC và sẽ xuất qua Mỹ và Âu châu để tránh thuế cao. Phần hưởng lợi nhiều là TC, còn dân VN chịu nhiều thiệt thòi.
Với Hoa kỳ và các nước tư bản, Hoa kỳ và một số nước tư bản cho rằng VN không có “nền kinh tế thị trường thực sự”. Lý do được nêu lên là VN trợ cấp quá lớn cho quốc doanh không thể có canh tranh hoàn toàn, thứ hai không có sự công bằng về cơ hội kinh tế và tín dụng, thứ ba là không có minh bạch và sự tham gia của dan vào kế hoạch kinh tế VN không phải là “kinh tế thị trường thực sự”,và VN không tôn trọng nhân quyền, trong đó quyền công nhân là quan trọng nhứt.
4. Vài suy nghĩ và nhận định
Cho tới nay, sau gần 50 năm, CSVN làm cho đất nước mất mát quá lớn, so với một số tiến bộ kinh tế có được. Đa số dân chúng còn phải chịu nhiều bất công về kinh tế và xã hội. Nếu không có những thay đổi mạnh mẽ thì những thảm họa nầy sẽ không chấm dứt được trong tương lai. Xin có vài nhận định tổng quát về một số vấn nạn lớn còn tồn tại cần được lưu tâm.
*Bản chất và nguyên tắc XHCN không thay đổi.
Nó chỉ biến cải một ít về phương diện kinh tế. Từ 1975 tới nay, Chế độ vẫn độc tài, độc đảng. Những sai phạm trong hành động để thực hiện mục tiêu nhứt quán, và phương cách về tương quan giữa chánh quyền và dân không thay đổi, những điều nầy vẫn xẩy ra một cách cố ý, cố chấp, ngang nhiên và trầm trọng .
Mục tiêu và hướng đi của đảng, dù giữ nguyên thủy hay có đổi mới, trước hết là củng cố đảng được tồn tại. Sức mạnh của đảng và đảng viên là tiền bạc, là của cải vật chất nhằm ổn định sự gắng bó của đảng viên với đảng. Mối tương quan giữa đân và chánh quyền là con đường một chiều cho mọi lợi lộc cũng như mọi cưởng chế. Những yêu cầu chính
đáng của dân là những “hàng xa xỉ” không được bày bán công khai trên “thị trường”.
*Nền kinh tế phát triển không bền vững không hợp lý, vì quá lệ thuộc, thiếu hòa hợp với kinh tế ngoại quốc, và bị áp đảo mạnh mẽ bởi Trung cộng. Chiến lược kinh tế đó không tạo sức mạnh chính trong nước, cho nền kinh tế tự cường và dân tộc trong đường dài. Hiệu quả kinh tế nói chung rất kém, vì tham nhũng, vì quản lý tồi tệ, vì xử dụng công quỹ và công sản vô trách nhiệm và vô đạo đức, và vì thiếu sự hợp tác thành thật của người dân. Sự phát triển kinh tế xã hội thiếu hòa họp vì khoảng cách giàu nghèo quá cao, cho nên sự kết hợp và hổ trợ giữa thành thị và nông thôn giữa người nắm của cải lớn và người có thu nhập thấp có sự mất cân bằng trầm trọng, một điều rất bất lợi cho một nước đang phát triển bình thường.
*Bộ máy công quyền và bản chất cán bộ . Guồng máy vận hành và quản lý kinh tế vừa nặng nề vừa kém cỏi. Tới nay , hình thức và nội dung không thay đổi bao nhiêu nhứt là bản chất cán bộ viên chức, nhìn từ nguồn gốc cán bộ viên chức từ trung cấp trở lên, qua cách thức đào tạo huấn luyện, qua cách tuyển dụng, từ tính lệ thuộc đảng, từ sự cấu kết,
và bao che phe phái trong của đảng. Tiến trình đó đã tạo ra viên chức cán bộ nhà nước chỉ nghe một chiều, chỉ nói một chiều và chỉ y như nhau trong cách suy nghĩ, cách làm việc, và cả trong mưu tính hoạch định chiếm đoạt của công và của dân cách tự nhiên. Thực chất “đổi mới” trong hơn ba thập niên qua là nhỏ nhặt, có khi trùng lập, không minh bạch, không tuân thủ nguyên tắc và luật lệ quốc tế.
VNCS nên làm cuộc “đổi mới” lần II, như đề nghị của một số cơ quan quốc tế (trong đó có World Bank, từ một số quốc gia, và một số nhà đầu tư ngoại quốc, VN cần phải đổi mới thực sự và mạnh mẽ hơn, đúng nguyên tắc kinh tế thông thường, cần lương thiện và minh bạch hơn, vì đổi mới lần I chưa đủ và nhiều khuyết tật, tự trong nó hạn thế kinh tế phát triển khá hơn, bền vững hơn, công bằng hơn, toàn diện hơn, và hòa hơp hơn. *Thế nước suy yếu lòng dân phân tán. Qua thực tế của những nước CS còn lại, dân chúng trên thế giới ngày nay, không tin tưởng tính lương thiệ và thành thật ở chánh quyền CS, mặc dù lúc đầu có nhiều người có vẽ phục TC hay VN về mức độ phát triển kinh tế khá nhanh. Cái mô hình XHCN trong thời đại mới” mà CSTQ rêu rao ca tụng, nay thực tế hiện ra nhiều khuyết điểm, người dân trong các nước CS còn lại không có được lạc phúc thực sự. Vì vậy, dân chúng trong nước đó luôn bất mãn, bị đàn áp vô lý vì những chống đối ôn hòa và bình thường, về nhiều vấn nạn, trong đó nổi bật nhứt là vấn đề đất đai, vấn đề Công đoàn và quyền công nhân, và về thảm họa tham nhũng. Lòng dân phân tán thì thế nước phải yếu đi.
*.Tác động do biến chuyển thế giới. Những năm gần dây, tình hình thế giới biến chuyển mạnh, có anh hưởng tới VN nói chung. Trong “chiến tranh lạnh mới” Mỹ Trung, trên nguyên tắc VNCS ở thế đu giây. Nhưng thực sự, TC vẫn là chỗ dựa quan trọng của VN và VN khó thoát khỏi vòng kềm kẹp của TC về chánh trị kinh tế và an ninh. VNCS và Hoa kỳ chỉ lợi dụng nhau mà thôi. Dù sao, đây là cơ hội tốt cần theo dõi và khai thác cho công cuộc tranh đấu chung.
Con đường tranh đấu phải còn dài, phức tạp và khó khăn. Chúng tôi thiễn nghĩ, mọi người Việt trong nước và ngoài nước, nên bỏ những dị biệt nhỏ, để cùng nhau cho mục tiêu chung là xây dựng một VN Dân chủ,Tự do, Nhân quyền, và Độc lập Dân tộc .
NGUYỄN BÁ LỘC Cali, May/2024