Thách thức gân bắp của Putin?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thách thức gân bắp của Putin?
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc, 28/09/2015. REUTERS/Mikhail Klimentyev

Matxcơva lật ngửa lá bài Trung Đông, thách thức NATO. Chiến thuật của Putin có thể dẫn đến thế chiến. Với TPP, Washington trả đũa Bắc Kinh tại châu Á. Biến đổi khí hậu, quả bom tài chính của thế giới là những hồ sơ nóng tràn ngập các báo Pháp hôm nay 09/10/2015.

Dầu hỏa không hiệu lực, Putin bắt chẹt Tây phương bằng vũ khí

Với tựa Putin biểu dương lực lượng, Le Monde tường thuật đợt không tập bằng tên lửa hành trình của Nga ngày hôm qua. Quy mô tấn công của Nga tại Syria gây lo ngại cho Tây phương, nhận định của Le Figaro kèm theo ảnh người dân Syria sống sót sau đợt oanh kích tìm kiếm người thân bị chôn vùi dưới những tòa nhà đổ nát.

Theo nhật báo cánh hữu, trong đầu của Putin, là bằng mọi giá phải cứu Bachar Al Assad thoát số phần của Kadhafi. Đó là lý do tại sao quân đội Nga tập trung đánh lực lượng đối lập võ trang do Tây phương ủng hộ thay vì tấn công thánh chiến khủng bố IS. Còn trong nhãn quang của chủ nhân điện Kremli, phương pháp « thành công » ở Tchetnia có thể áp dụng lại tại Syria.

Tuy nhiên theo Le Figaro, tình thế hai nơi khác hẳn nhau. ở Tchetnia, quân đội Nga một mình một chợ, còn ở Syria hai « liên quân cạnh tranh » hành quân trong cùng một chiến trường chỉ cần « một tia lửa nhỏ », một chiến đấu cơ Tây phương bị Nga bắn rơi, thì liệu có tránh được Thế chiến thứ ba ? May mắn, cho đến bây giờ Tổng thống Mỹ không lao vào vòng chiến. Vấn đề là sự can thiệp quân sự của Nga có nguy cơ làm cho các lực lượng chống Damas tập hợp thành một khối dưới ngọn cờ của IS, tổ chức vững mạnh nhất. Nói cách khác, vì để cứu sinh mạng của Bachar Al Assad mà Putin sẽ tạo ra những hệ quả tai hại không khác gì phương pháp của George W.Bush khi lật đổ Saddam Hussein, Le Figaro kết luận.

Nhật báo Công giáo La Croix, qua góc nhìn địa-chính trị, khẳng định Putin «chia lại ván bài Trung Đông». Khi can thiệp vào Syria và xây dựng liên minh với Iran, Nga muốn đòi hỏi một vai trò chủ chốt trong khu vực. Trục Matxcơva- Teheran thay thế trục Washington- Riyad truyền thống. Vấn đề là khi mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông, Nga thách thức cộng đồng quốc tế từ Hoa Kỳ, Châu Âu đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Giấc mơ cường quốc khu vực của Ankara đụng phải tên lửa của Putin buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogen phải quay trở lại các đồng minh truyền thống là NATO và châu Âu cùng lúc ông đe dọa dùng vũ khí kinh tế trả đũa Nga. Thế nhưng tại sao Tổng thống Nga chọn giải pháp vũ lực để chen chân vào chính trường quốc tế? Câu trả lời của nhật báo công giáo trong bài «Những thách thức của Nga»: Putin dùng vũ lực vì thất bại trong chiến thuật bắt chẹt châu Âu bằng vũ khí dầu hỏa.

Chính sách của kẻ mạnh

Trường hợp của Syria, Trung Đông, Ukraina, Afghanistan chỉ là hệ quả xuất phát từ một cội nguồn. Đó là hệ thống chính trị quốc tế truyền thống đang «hấp hối», cả nhân loại bị tê liệt trước các đại cường chỉ biết dùng sức mạnh để gọi là bảo vệ an ninh.

Theo phân tích của Le Monde, không thể bàn thảo tìm tòi một giải pháp cho Trung Đông đang bốc lửa với những toa thuốc cũ. Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã năm 1991 mở ra cho nhân loại một tiến trình chuyển hóa. Nhưng 24 năm sau ngày hạ tượng Lênin tiến trình này vẫn chưa hoàn tất. Hoa Kỳ không biết khai thác như thế nào lợi thế của kẻ chiến thắng nên bị «cháy cánh» khi muốn độc tôn điều hành một trật tự mới.

Trong một phần tư thế kỷ qua, những chuẩn mực cũ bị sụp đổ. Chủ quyền quốc gia bị thay thế bằng quyền lợi sắc tộc như xung đột tại Ukraina, Irak, Syria… Tại Trung Đông, niềm hy vọng «Mùa xuân Ả Rập» hay những dự án phá sản như tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã làm tiêu tan mọi kế hoạch canh tân đất nước, hội nhập vào toàn cầu hóa. Lịch sử trớ trêu, vào đúng lúc Liên Hiệp Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập thì tại Hội đồng Bảo an, bốn trên năm thành viên thường trực, dội bom Syria. Trung Quốc không loại trừ khả năng gửi «cố vấn quân sự» tiếp tay với Nga. Thế mà không có một văn kiện pháp lý nhân danh công pháp quốc tế cho phép oanh kích một nước thành viên Liên Hiệp Quốc.

TPP: Vũ khí «tái định vị» của Mỹ

Tại châu Á, nước Mỹ của Obama đánh bại TC không cần một phát súng. Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương hội tụ 12 nước là chiến lược «tái định vị» địa chính trị đầy tham vọng tại khu vực bị Trung Quốc cạnh tranh.

Trong bài phân tích «Washington trả hận Trung Quốc», nhật báo Les Echos nhấn mạnh: Hiệp định đối tác thương mại TPP giữa Mỹ và 11 đối tác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương không đơn thuần là hiệp ước thương mại. Đối với Washington, hiệp định này còn là, và nhất là, một vũ khí để ngăn chận ảnh hưởng của TC.

Bởi vì Hoa Kỳ luôn xem thỏa thuận TPP là «trung tâm» của chiến lược xoay trục về châu Á, và dưới sự thúc đẩy của chính quyền Obama các cuộc đàm phán vừa kết thúc, không phải chỉ để tháo gỡ hàng rào thuế quan mà còn thúc đẩy các thủ đô đối tác đi theo mô hình phát triển rất tự do theo đường hướng của Mỹ.

Mỹ đã thành công đáp trả lại thái độ ngạo mạn của TC và trấn an được các đồng minh trong vùng đang bị Bắc Kinh lấn chiếm biển đảo và đe dọa an ninh. Sau nhiều thập niên tuyên truyền, TC đã đánh rơi «chiếc mặt nạ trỗi dậy vì hòa bình», khi đã tự cho là thừa sức khẳng định thế lực vượt trội tại Á châu. Năm 2009, đảng Cộng sản TC công bố bản đồ 9 đoạn, tuyên bố chủ quyền trên 80% vùng biển của Đông Nam Á.

Trực diện với tham vọng của TC, Hoa Kỳ đưa ra chiến lược tái định vị bằng hai hướng: quân sự, bố trí 60% sức mạnh hải quân về châu Á và về kinh tế, thúc đẩy dự án TPP.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia của Ngân hàng HSBC, cho dù TC mất phần nào sức hấp dẫn vì khủng hoảng tài chính hiện nay, không một nước nào sẽ tẩy chay Hoa lục.