TBT Trọng: Tư bản đạt nhiều thành tựu lớn, song VN quyết theo chủ nghĩa xã hội

Cac Bai Khac

No sub-categories

TBT Trọng: Tư bản đạt nhiều thành tựu lớn, song VN quyết theo chủ nghĩa xã hội

Quí Bạn đọc thân mến,
Hình như Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đang ngày càng tự chôn mình trong thế giới “ẢO”, tự khép mình vào “TƯ DUY KHÔ CỨNG của THẾ KỶ QUA” để đưa ra các luận điệu “quyết theo” cho ngày hôm nay.
Theo CNXH là “quyết” của đCSVN chứ KHÔNG PHẢI l
à chọn lựa của Nhân dân Việt Nam.

Nhân dân VN đã và đang làm chủ giang sơn gấm vóc Việt này từ TRƯỚC KHI ông Hồ và Đảng CSVN ra đời, cho nên Ông Trọng nên bình tỉnh khi cứ nêu lên và nhai đi nhai lại các luận điệu bịp bợm xấc xược là “Đảng [CS] lãnh đạo, Nhà nước [CS] quản lý và nhân dân làm chủ”.
Đảng CSVN hình thành từ cái cú “nhảy xổm” rất cảm tính của ông Hồ sau khi đọc qua cuốn Tư Bản luận của Karl Marx rồi cho đó là chân lý, quyết đưa Đảng CSVN theo CNXH nhờ sự giúp đỡ của khối CS Liên xô, Ðông Âu (trước đây) và Trung cộng.. 
Cứ xem qua Đảng CSVN có bao nhiêu thành viên khi ông Hồ còn ẩn náu trong hang Pắc bó , Ai quyết đi theo CNXH, và Đảng CSVN đánh chiếm miền Nam để “giải phóng và xây dựng XHCN” là do nhân dân Việt Nam quyết hay là đánh cho Nga sô cho Trung cộng theo lời ông Lê Duẩn ?.
Đảng CSVN không phải là Đảng XHCN hay là Ðảng của những người VÔ SẢN. Hiện tại về thực chất  Đảng CSVN là một tập đoàn Tư sản mới cấu kết với nhau làm giàu từ tham nhũng, cướp của Dân, cắp của Công, một giai cấp mới, giai cấp của nhóm Tư sản đỏ đang thống trị Nhân dân VN qua chiêu bài “Đảng lãnh đạo , Nhà nước quản lý” kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. 

Đảng CSVN quyết theo CNXH là chuyện của Đảng CS các ông còn Nhân dân VN có chấp nhận hay không là chuyện khác.
Hãy để cho Nhân dân Việt Nam tự quyết định .
BBT

TBT Trọng: Tư bản đạt nhiều thành tựu lớn, song VN quyết theo chủ nghĩa xã hội

17/05/2021 – VOA Tiếng Việt

Tổng Bí thư-Chủ tịch nước VN Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) hôm 27/2/2019 ở Hà Nội (ảnh tư liệu).

Tổng Bí thư-Chủ tịch nước VN Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) hôm 27/2/2019 ở Hà Nội (ảnh tư liệu).

Trong một bài viết được báo chí Việt Nam đăng tải hôm 16/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận chủ nghĩa tư bản có “những thành tựu” và “giá trị văn minh” song ông vẫn khẳng định Việt Nam “kiên định, kiên trì theo đuổi” chủ nghĩa xã hội.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Thanh Niên, Tiền Phong và nhiều báo lớn khác có đoạn: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học-công nghệ”.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản xác nhận thực tế rằng nhiều nước tư bản phát triển đã “hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước”.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra việc từ giữa thập kỷ 70, chủ nghĩa tư bản “đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách ‘tự do mới’ trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển”.

Tuy nhiên, vị tổng bí thư đảng cộng sản liệt kê ra mặt trái của chủ nghĩa tư bản, nhấn mạnh đến bất công xã hội, khoảng cách giàu nghèo, và “‘dân chủ tự do’ mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.CNXH là thứ chưa từng tồn tại ở đâu. Những người lãnh đạo đảng muốn xây dựng CNXH chỉ là hình thức thôi. Cái người ta muốn là tạo ra sự thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam này cho đảng cộng sản.Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Đối lập với những điều nêu trên, Tổng Bí thư Trọng cho rằng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo “cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”.

Vẫn trong mạch văn này, ông Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau … chứ không phải cạnh tranh bất công, ‘cá lớn nuốt cá bé’ vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm” và “chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

Theo người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, những mong ước tốt đẹp đó dường như cũng là “những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường” mà đảng và nhân dân “đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.

Người của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm tất cả các chức vụ trong quốc hội và chính phủ.

Người của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm tất cả các chức vụ trong quốc hội và chính phủ.

Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Đình Cống, người từng giảng dạy ở Đại học Xây dựng Hà Nội và nay là một nhà bất đồng chính kiến, nói với VOA rằng lời nhận định nêu trên của Tổng Bí thư Trọng là “một sự áp đặt” vì “chưa bao giờ toàn dân Việt Nam muốn theo chủ nghĩa xã hội”.

Giáo sư Cống nói thêm: “Theo con đường chủ nghĩa xã hội là ý nghĩ của những người lãnh đạo đảng cộng sản. CNXH là thứ chưa từng tồn tại ở đâu. Những người lãnh đạo đảng muốn xây dựng CNXH chỉ là hình thức thôi. Cái người ta muốn là tạo ra sự thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam này cho đảng cộng sản. Phần đồng người dân thấy rằng họ duy trì chính quyền này thực ra chỉ vì quyền lợi của một số cá nhân hoặc phe nhóm của họ mà thôi”.

Phác họa về xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang phấn đấu xây dựng, Tổng Bí thư Trọng cho biết đó là “một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao … con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện … có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là đường lối bịa đặt, không thực hiện được, dẫm đạp lên nhau … tôi cho rằng đấy là một cái quái thaiGiáo sư Nguyễn Đình Cống

Để thực hiện được mục tiêu đó, người đứng đầu đảng cộng sản nói Việt Nam phải “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước … ; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; … xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; … xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa … xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”.

Ông Trọng nhắc lại mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”.

Riêng về khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà lãnh đạo đảng cộng sản làm rõ rằng đó là nền kinh tế “vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.

Phản biện lại những khái niệm do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra, giáo sư Nguyễn Đình Cống, 83 tuổi, nói với VOA:

“Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là đường lối bịa đặt, không thực hiện được, dẫm đạp lên nhau. Người ta lập nên hệ thống gồm cơ quan đảng, cơ quan chính phủ, mặt trận tổ quốc gây ra sự lãng phí rất lớn, người dân è cổ ra mà chịu chứ biết làm sao. Người ta đưa ra chủ yếu để tuyên truyền cho dân rằng các anh có quyền làm chủ. Nhưng tôi không tán thành, tôi cho rằng đấy là một cái quái thai”.

GS.TS. Nguyễn Đình Cống tại một buổi thuyết trình năm 2013 và một kỳ họp của Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Photo Dang Duy Linh via YouTube.

GS.TS. Nguyễn Đình Cống tại một buổi thuyết trình năm 2013 và một kỳ họp của Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Photo Dang Duy Linh via YouTube.

Từng là một đảng viên và đã tuyên bố từ bỏ đảng, giáo sư Cống khẳng định không có chính quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam mà chỉ có điều ngược lại:

“Chính quyền là của đảng, người ta bảo vệ đảng. Người ta nói rằng năm 1945 nhân dân làm cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Nhưng thực ra quyền chỉ là hão huyền. Thực chất quyền vẫn trong tay đảng, quốc hội là quốc hội của đảng, chính phủ là chính phủ của đảng, đảng ngồi lên trên tất cả luật pháp, đến nỗi ông Trọng nói rằng Hiến pháp là tài liệu quan trọng nhất sau nghị quyết của đảng. Nói rằng nhà nước của dân do dân vì dân là người ta tuyên truyền thôi”.

Về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, giáo sư Cống lưu ý rằng trong khi Tổng Bí thư Trọng phê phán các nước tư bản về bất bình đẳng xã hội, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, và quyền lực chỉ phục vụ một thiểu số giàu có, thực tế ở Việt Nam cũng không khác gì:

“Ở Việt Nam cũng phân biệt giàu nghèo rất lớn, tài sản cũng tập trung vào các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Phương Thảo, v.v… Có những người nông dân vẫn bị oan ức, vẫn bị áp bức, đàn áp. Ông Trọng không sâu sát tình hình nhân dân, ông ấy không biết thực tế đâu”.Chủ nghĩa tư bản có một số mâu thuẫn, họ khắc phục dần dần. Còn CNXH không những không khắc phục được mà còn sụp đổ ở ngay quê hương của CNXH là Liên Xô. Trung Quốc, Việt Nam … rồi cũng sẽ sụp thôi.Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Trong phần cuối bài viết của mình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tái xác nhận rằng “hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và thực tiễn cho thấy quá trình này là “một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp”.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định với VOA rằng xây dựng CNXH là một ảo tưởng:

“Nếu anh xây dựng CNXH đúng đắn, hợp quy luật thì không đến nỗi nó phải khó khăn như thế. Nếu anh xây dựng một xã hội tốt đẹp và bản thân anh tốt đẹp thì người ta phải theo chứ. Tôi nghĩ không thể thành công được đâu. Trong việc xây dựng CNXH có đầy rẫy các mâu thuẫn. Chủ nghĩa tư bản có một số mâu thuẫn, họ khắc phục dần dần. Còn CNXH không những không khắc phục được mà còn sụp đổ ở ngay quê hương của CNXH là Liên Xô. Trung Quốc, Việt Nam có rút kinh nghiệm, tăng cường tuyên truyền dối trá, tăng cường kìm kẹp nhưng rồi cũng sẽ sụp thôi”.