‘Tàu lạ’ lại tấn công ngư dân Quảng Nam
Một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị một ‘tàu lạ’ tấn công đâm vào đuôi khiến nước tràn vào khoang rồi bỏ chạy khỏi hiện trường.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/10; theo đó vụ việc được nói diễn ra trưa ngày 15/10 khi tàu cá mang số hiệu QNa 90398TS do ông Huỳnh Tèo (ngụ tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) làm thuyền trưởng cùng 13 ngư dân đang đánh cá tại khu vực đảo Đá Bắc (quần đảo Hoàng Sa.)
Báo trong nước nói các ngư dân thấy ‘tàu lạ’ không treo cờ và có ghi chữ nước ngoài, nhưng không nói rõ là chữ nước nào và nội dung là gì.
Sau khi bị tấn công, ông Huỳnh Tèo đã phát tín hiệu cầu cứu và được một tàu vỏ thép của ông Huỳnh Văn Tạo, cũng ở xã Tam Quang đến và đưa các thuyền viên lên tàu vỏ thép an toàn.
Tin cho biết tàu cá bị đâm của ông Tèo đang được tàu vỏ thép của ông Tạo dắt vào bờ nhưng chưa rõ thời gian và địa điểm cập bến.
Trao đổi với báo trong nước vào sáng 16/10, ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, xác nhận sự việc trên, đồng thời cho biết vẫn chưa xác định được ‘tàu lạ’ gây ra vụ việc là của ai và vẫn đang trong quá trình xác minh.
Từ trước đến nay, tình trạng tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công trong khu vực Hoàng Sa thường xuyên diễn ra. Trong nhiều trường hợp, truyền thông trong nước không nói rõ là tàu Trung Quốc mà chỉ dùng cụm từ ‘tàu lạ.’
Tuy nhiên, sự việc gần đây nhất được báo trong nước nói rõ bị tàu Trung Quốc tấn công là vụ tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 90546 TS bị đâm chìm gần Quần Đảo Hoàng Sa sáng ngày 7/8/2018.
Nổ lớn nghi do ném mìn
tại nhà một chủ tịch xã ở Nghệ An
Một vụ nổ vừa xảy ra giữa đêm khuya tại nhà một chủ tịch xã ở tỉnh Nghệ An.
Công an xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp, hôm Thứ Hai 15/10 xác nhận vụ nổ xảy ra tại tư gia ông Trần Xuân Lục, chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Đồng Hợp. Hiện công an huyện Quỳ Hợp cũng đến hỗ trợ công an xã điều tra vụ nổ bị tình nghi là do ném mìn.
Theo báo Thanh Niên, một tiếng nổ lớn phát ra lúc khoảng 0 giờ ngày 13 tháng 10, khiến nhiều người dân xóm 1, xã Đồng Hợp, hoảng hốt. Một số người chạy đến nơi phát ra tiếng nổ là nhà chủ tịch xã, thì thấy quang cảnh đổ nát ở phía sau bếp nhà ông này. Vào lúc xảy ra vụ nổ, ông Lục đi công tác xa nhà, còn vợ con ông đang ngủ trong nhà. Vụ nổ không gây thương vong về người, nhưng khiến nhiều vật dụng trong nhà bếp của gia đình ông Lục bị đổ vỡ và hư hỏng. Trưởng công an xã Đồng Hợp là ông Phan Văn Hòa cho biết, hiện giới hữu trách chưa xác định được nguyên nhân của vụ nổ. Ông Hòa cho biết ngay sau khi vụ nổ xảy ra, công an xã đã cử lực lượng đến bảo vệ hiện trường và nghi vấn sơ khởi là có kẻ lạ mặt ném vật liệu nổ vào nhà. Trong khi đó, tờ Thanh Niên dẫn lời chủ ngôi nhà xảy ra vụ nổ là ông Trần Xuân Lục nói rằng, hiện thời ông chưa thể cung cấp thông tin cho báo chí. Ông Lục cũng cho rằng chưa thể khẳng định đây là một vụ ném mìn vào nhà ông.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/no-lon-nghi-do-nem-min-tai-nha-mot-chu-tich-xa-o-nghe-an/
CPJ phản đối bản án
đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương
Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả- CPJ vào ngày 15 tháng 10 ra thông cáo lên án cơ quan chức năng Việt Nam tuyên lần thứ hai mức án 5 năm tù đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương. CPJ đồng thời mạnh mẽ lặp lại kêu gọi chính phủ Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với ông này.
Thông cáo của CPJ phát đi ngày 15 tháng 10 với nội dung vừa nêu và nhắc lại phiên xử diễn ra chỉ nửa ngày vào hôm 12 tháng 10 tại tỉnh Bắc Ninh. Tòa tuyên án ông Đỗ Công Đương 5 năm tù giam với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo điều 133, Bộ Luật Hình Sự sửa đổi năm 2015 của Việt Nam. Chưa rõ ông Đỗ Công Đương có kháng cáo bản án thứ hai này đối với bản thân ông hay chưa.
Vào tháng 9 vừa qua, ông Đỗ Công Đương bị tòa án tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử trong một phiên khác với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 38 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Theo tin được CPJ dẫn lại thì ông Đỗ Công Đương bị kết án do những bài viết mang tính phê phán đăng trên tài khoản Facebook cá nhân về tệ nạn tham nhũng và các vụ tranh chấp đất đai tại Việt Nam.
Trong vụ án ‘gây rối trật tự’ đối với ông Đỗ Công Đương, bắng chứng đưa ra là việc ông này quay phim và chụp ảnh lực lượng chức năng đến cưỡng chế đất tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
CPJ dẫn nguồn của tổ chức Dự án 88, chuyên theo dõi tình hình tù nhân chính trị tại Việt Nam, rằng ông Đỗ Công Dương trước khi bị bắt còn thực hiện những video truyền trực tiếp trên mạng xã hội Facebook qua chương trình với tên ‘Tiếng Dân TV’.
Ông Shawn Crispin, đại diện cho CPJ tại khu vực Đông Nam Á, cho rằng nhà báo công dân Đỗ Công Đương chỉ thực thi hoạt động của một nhà báo nên cần phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông này. Song song đó, ông Shawn Crispin cũng yêu cầu Việt Nam chấm dứt ngay biện pháp tùy tiện sử dụng những điều luật mơ hồ về chống nhà nước để bỏ tù các nhà báo.
CPJ cho biết có liên lạc qua điện thoại với Bộ Công An Việt Nam để hỏi về vụ việc ông Đỗ Công Đương nhưng không được.
Thống kê năm 2017 của CPJ cho thấy có ít nhất 10 nhà báo tại Việt Nam đang bị cầm tù. Tất cả đều bị vướng vào vòng lao lý với cáo buộc chống nhà nước khi thực thi công việc phóng viên của họ.
Báo cáo gửi LHQ: Công an Việt Nam
đàn áp người biểu tình bằng tra tấn và bạo lực
Thông Báo của BPSOS
Mạch Sống, ngày 15 tháng 10, 2018
Hôm nay, BPSOS cùng 5 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam nộp bản báo cáo chung cho Uỷ Ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc để chuẩn bị cho cuộc kiểm điểm đối với Việt Nam về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn, sẽ diễn ra trong 2 ngày 14 và 15 tháng 11 tới đây.
Bản báo cáo chung này tập trung vào các vụ bạo hành và tra tấn của công an nhắm vào những người tham gia và hoặc bị tình nghi tham gia các cuộc biểu tình chống dự thảo luật an ninh mạng và dự thảo luật đặc khu kinh tế vào tháng 6 năm nay.
Đây là sự vi phạm trầm trọng Công Ước Chống Tra Tấn mà nhà nước Việt Nam đã ký ngày 7 tháng 11 năm 2013 và Quốc Hội Việt Nam đã chuẩn duyệt ngày 28 tháng 11 năm 2014. Các cam kết của Việt Nam bắt đầu hiệu lực ngày 5 tháng 2 năm 2015.
Lực lượng công an ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Rí Cửa… đã bắt bớ nhiều trăm người biểu tình và kể cả một số người chỉ quan sát hoặc chụp hình quay phim. Nhiều người đã bị đánh đập thô bạo khi bị bắt, họ bị giam giữ trái luật, và một số người bị tra tấn bởi các toán công an khảo tra.
Bản báo cáo nêu một số trường hợp điển hình làm minh chứng như Huỳnh Tấn Tuyên, cặp vợ chồng Trịnh Văn Toàn – Nguyễn Thanh Loan, Nguyễn Thuý Hạnh, Nguyễn Đăng Vũ, Nguyễn Hữu Tín… Bản báo cáo cũng nêu lên hàng loạt các vụ “bắt nguội” người biểu tình và những người kêu gọi biểu tình – họ bị bắt nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau sự kiện, khi mà sự chú ý của công luận đã lắng xuống.
Có 3 công dân Hoa Kỳ trong số người bị bắt một cách tuỳ tiện. Hình ảnh William Nguyễn, cư dân Houston, bị đánh đập và lôi đi trên đường phố được nhiều báo chí quốc tế đăng tải. Michael Nguyễn, cư dân của Thành Phố Orange, Nam California, đã bị bắt cùng với với một số người bị tình nghi tham gia biểu tình dù chính đương sự thì không tham gia. Ngày 20 tháng 7, Ông William Nguyễn bị kết án và trục xuất khỏi Việt Nam còn Ông Michael Nguyễn vẫn bị tạm giam cho đến ngày hôm nay.
Nạn nhân thứ ba, Ông Đặng Minh Ty, là một công dân Hoa Kỳ cư ngụ tại thành phố San Jose, Bắc California. Ngày 16 tháng 6 Ông Ty bị bắt khi đang lai vãng ở một địa điểm du lịch trong thành phố Sài Gòn vào; lúc ấy không hề có cuộc biểu tình nào. Ông Ty đã bị công an Phường 6, Quận 3 tra tấn khi hỏi cung và chỉ được thả ra vào khuya ngày hôm sau.
Trong phần phân tích, bản báo cáo đối chiếu các điểm bất cập trong bản phúc trình mà Việt Nam nộp cho Uỷ Ban Chống Tra Tấn của LHQ ngày 13 tháng 9, 2017 về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn so với thực tế diễn ra vào tháng 6 năm nay.
Trong phần kết luận, bản báo cáo đưa ra 7 khuyến nghị cho chính quyền Việt Nam và 3 khuyến nghị cho Cao Uỷ Nhân Quyền của LHQ. Trong các khuyến nghị này, các tổ chức thực hiện bản báo cáo yêu cầu nhà nước Việt Nam xử trị thích đáng các thủ phạm tra tấn và bồi thường thoả đáng cho các nạn nhân, và mời Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tra Tấn đến Việt Nsm thị sát tình hình và tiếp xúc với các cơ quan hữu trách của nhà nước, các tổ chức XHDS và các nạn nhân.
Thần phụ đính của bản báo cáo liệt kê danh sách 65 người bị xử án tù và 10 người bị khởi tố tạm giam do liên quan đến các vụ biểu tình.
“Thực hiện bản báo cáo này nằm trong chương trình của chúng tôi để vừa áp lực chính quyền Việt Nam vừa hỗ trợ cho xã hội dân sự ở trong nước nhằm chấm dứt tình trạng tra tấn,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, phát biểu.
BPSOS bắt đầu tập trung vào vấn đề tra tấn ở Việt Nam từ cuối năm 2010 như một mũi nhọn mới về nhân quyền và đã vận động mạnh mẽ Hành Pháp Obama để áp lực Việt Nam ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn.
Các tổ chức XHDS đứng tên trong bản báo cáo bao gồm: Boat People SOS (BPSOS), Hội Bảo Vệ Người Bảo Vệ Nhân Quyền (Defend the Defenders), Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam (Vietnamese Women for Human Rights), Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (The Independent Journalists Association of Vietnam), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm (Former Vietnamese Prisoners of Conscience) và Hội Bầu Bí Tương Thân.
Ngoài ra, BPSOS còn đứng tên chung trong bản báo cáo tổng quát về tình trạng tra tấn ở Việt Nam. Bản báo cáo này là nỗ lực chung của 6 tổ chức gồm có: Action by Christians for the Abolition of Torture (ACAT), BPSOS, Campaign to Abolish Torture in Vietnam (CAT-VN), Christian Solidarity Worldwide (CSW), Legal Initiatives for Vietnam (LIV), và Vietnam Coalition Against Torture (VN-CAT).
Tổ chức BPSOS kêu gọi những người có khả năng song ngữ giúp dịch 2 bản báo cáo tiếng Anh kể trên sang tiếng Việt để giúp người dân ở trong nước tiện theo dõi.
Bản báo cáo tập trung vào hành vi tra tấn người tham gia các cuộc biểu tình tháng 6 năm 2018: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/10/Information-for-CAT-examination-of-Vietnams-state-report.pdf
Bản báo cáo tổng quát về các trường hợp tra tấn: http://dvov.org/wp-content/uploads/2018/10/Joint-report-for-the-examination-of-Vietnam-by-UNCAT.pdf
Source: http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1402-2018-10-15-23-56-57.html
Công trình nhà ở vi phạm của ca sĩ Mỹ Linh
sau 12 năm vẫn chờ xử lý
Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội vào chiều ngày 16/10, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Đỗ Minh Tuấn cho biết từ 12 năm trước Thanh tra Chính phủ đã kết luận Việt phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương và nhà ca sĩ Mỹ Linh lấn chiếm đất rừng phòng hộ.
Tuyên bố này của một giới chức địa phương được đưa ra sau khi báo chí trong nước và mạng xã hội gần đây khơi lại chuyện vi phạm đất rừng của nhà ca sĩ Mỹ Linh sau khi ca sĩ này có những phát biểu ủng hộ việc xây dựng nhà hát giao hưởng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm lên đến 1.500 tỷ đồng gây bức xúc trong dư luận.
Nói với báo chí tại cuộc họp, ông Tuấn cho biết công trình nhà ở và phòng thu của ca sĩ Mỹ Linh nằm trong danh sách các công trình trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về thanh tra đất rừng Sóc Sơn từ năm 2006.
Khi được hỏi tại sao đến 12 năm mà sự việc chưa được giải quyết, ông Tuấn cho biết hai công trình này sai phạm trong giai đoạn trước nên huyện cần có sự thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để xử lý theo đúng kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Theo truyền thông trong nước, vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh đã nhận chuyển nhượng 12.691 m2 đất vào năm 2001 từ một công nhân lâm trường. Việc chuyển nhượng đã được Ủy ban Nhân dân xã Minh Phú xác nhận. Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất ở 600 m2 trên tổng diện tích hơn 12.000 m2 đất rừng phòng hộ.
Ca sĩ Mỹ Linh đã bắt đầu xây dựng các công trình nhà ở, phòng thu, bể bơi, nhà để xe và các công trình phụ trợ khác trên khu đất này vào năm 2009.
Phó chủ tịch huyện Sóc Sơn cho biết huyện đã thành lập đoàn kiểm tra công vụ đối với xã Minh Phú.
Bí thư TP Hồ Chí Minh
bảo vệ việc xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định việc xây dựng nhà hát ở Thủ Thiêm là đúng theo quy định và đúng theo kế hoạch đã đề ra cách đây 25 năm.
Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin này vào chiều 16 tháng 10, trong buổi bế mạc hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết thêm, những luồng ý kiến trái chiều về việc xây dựng nhà hát là do phía chính quyền không cung cấp đầy đủ thông tin.
Bên cạnh đó, Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc xây dựng nhà hát chỉ tốn kinh phí 1.500 tỷ đồng, tương đương với 4% tiền xây dựng bệnh viện, trường học trong 5 năm qua là 34.000 tỷ đồng. Do đó, xét trên tổng thể thì việc xây nhà hát là điều nên làm vì hiện nay, chỉ duy nhất Nhà hát Thành phố có chức năng một nhà hát đúng nghĩa.
Theo truyền thông trong nước, dự án nhà hát giao hưởng được đề ra vào năm 1993 và quyết định xây ở số 23 Lê Duẩn, quận 1. Sau đó, thành phố bán đấu giá khu đất này và đóng vào nguồn ngân sách thành phố để chi cho việc xây dựng nhà hát mới.
Đến tháng 5 năm 2009, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định dời sang công viên 23/9. Nhưng từ năm 2010-2012 thì dự án nhà hát giao hưởng được quyết định chuyển sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trả lời truyền thông trong nước, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trương Lâm Danh cho biết sở dĩ chọn Thủ Thiêm để xây vì thành phố đang phát triển khu phố Đông tại Thủ Thiêm. Ông cũng cho biết tiền xây nhà hát được lấy từ tiền đấu giá khu đất trên đường Lê Duẩn.
Trước đó, vào ngày 21/9, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí đã họp báo thừa nhận trách nhiệm và những sai phạm liên quan đến đền bù và quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đến nay thành phố vẫn chưa đưa ra những phương án đền bù thích hợp cho những người dân bị giải tỏa.
Đã có khoảng 14.600 hộ gia đình với hơn 60.000 người dân gốc ở Thủ Thiêm đã bị ảnh hưởng vì quy hoạch giải tỏa xây dựng khu đô thị này từ suốt 20 năm qua.
Quanh vụ TP.HCM
‘bảo vệ cán bộ trên không gian mạng’
Nhà quan sát bình luận với BBC rằng việc TP.HCM “bảo vệ cán bộ trên không gian mạng” là “biểu hiện đặc trưng của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên.”
Theo báo Dân Trí hôm 16/10, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh giao các cơ quan liên quan “xây dựng kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng, nhất là bảo vệ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của thành phố”.
Dự thảo Luật ANM có nhầm giữa thực với ảo?
Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM
Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
Tuy vậy, các báo ở Việt Nam không cho biết chi tiết về kế hoạch nêu trên sẽ được triển khai như thế nào.
Có suy đoán rằng kế hoạch bảo vệ cán bộ sẽ được tiến hành chủ yếu trên mạng xã hội, nơi nhiều blogger thường xuyên bày tỏ ý kiến về phát ngôn của giới lãnh đạo.
‘Khước từ tiếng nói bất đồng’
Hôm 16/10, trả lời BBC, nhà bất đồng chính kiến Phạm Lê Vương Các nói: “Đây rõ ràng là một chính sách nhằm gia tăng việc kiểm soát quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng.”
“Hoạt động này nhắm đến việc ngăn chặn và trừng phạt đối với những ai bày tỏ quan điểm phê phán hay chỉ trích lãnh đạo trên không gian mạng.”
Theo tôi, một xã hội sẽ không thể phát triển bền vững nếu dập tắt những tiếng nói phê phán,chỉ trích đối với lãnh đạo.nhà quan sát Phạm Lê Vương Các
“Đây là biểu hiện đặc trưng của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên thì hệ quả của nó là lãnh đạo sẽ khước từ tiếng nói bất đồng từ phía người dân.”
“Có thể hiểu nó là một chính sách để thi hành luật an ninh mạng trong phạm vi TP.Hồ Chí Minh, cho thấy chính quyền ở đây là nơi đi đầu của cả nước đang tích cực thi hành triệt để luật An ninh mạng dù luật này chưa có hiệu lực.”
“Có thể họ đưa ra quyết định này là vì báo chí chính thống đang ngày càng gây mất niềm tin đối với quần chúng khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho lãnh đạo.”
“Theo tôi, một xã hội sẽ không thể phát triển bền vững nếu dập tắt những tiếng nói phê phán, chỉ trích đối với lãnh đạo.”
“Luật nhân quyền quốc tế đã khuyến nghị các quốc gia cần phải dỡ bỏ các rào cản pháp lý, tạo ra một môi trường an toàn để người dân có thể bày tỏ quan điểm của mình về các chính sách quốc gia hay phê bình lãnh đạo trên không gian mạng.”
“Chính sách này của chính quyền TP.Hồ Chí Minh cho thấy họ đang đi ngược lại với các tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế.”
Đại tá Viettel về Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng
Việt Nam: ‘Luật An ninh mạng bảo vệ lợi ích quốc gia’
Luật An ninh mạng ‘thừa mà ảnh hưởng dân quyền’
Mỹ quan tâm Bộ Tư lệnh tác chiến mạng VN?
Tác chiến mạng đến An ninh mạng
Dự kiện nhà nước Việt Nam chuẩbn bị Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng đang gây lo ngại cho một số giới.
Gần đây, viết trên Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Duy Hậu viết về văn bản này:
“Nó khiến cho ta chỉ có thể đi đến một trong hai kết luận: hoặc chính quyền đã thực sự tuyên chiến chống một kẻ thù nào đó trên mạng internet, hoặc con người trên internet của ta không bằng con người ngoài đời thật của ta…”
“Nó sẽ mở đường cho sự lạm quyền, theo dõi quần chúng, giám sát tư tưởng, hay tệ hơn là sự kiểm soát cá nhân mang tính thù ghét.”
Hồi tháng 1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo cao nhất của Bộ Quốc phòng dự lễ công bố Quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng.
Truyền thông Việt Nam nói việc này xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Như tên gọi, lực lượng mới này của quân đội sẽ tập trung hoạt động trên mạng internet để “bảo vệ Tổ quốc”.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ “phối hợp chặt chẽ” với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông dặn dò biên chế lực lượng “phải tinh gọn, trang bị vũ khí phải đồng bộ, hiện đại nhất”, theo trang web chính phủ.
Đây sẽ là lực lượng “trung thành, kỷ luật, trí tuệ, nhạy bén, hiệu quả”.
Thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu Bộ Tư lệnh “tuyệt đối không để các thế lực thù địch móc nối, làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội”.
Hồi tháng 12/2017, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam – tiết lộ về “lực lượng 47”, có có hơn 10.000 người.
Ông mô tả lực lượng 47 là “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng”, “vừa hồng vừa chuyên”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45854853
Dự thảo Nghị định Luật An ninh mạng:
Điều luật của độc tài trị
Bộ Công An Việt Nam vào ngày 9/10/2018 họp Ban Soạn Thảo, Tổ Biên Tập để xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Trong khi đó cộng đồng mạng cũng như nhiều người dân tiếp tục bày tỏ quan ngại về Luật này.
Vấn đề được nhắc đến là những ràng buộc bị cho mang tính độc tài trị đối với quyền tự do ngôn luận, cũng như viễn cảnh về số người dung mạng xã hội bị bắt giữ trong tương lai.
Tròng thêm 1 sợi dây vào cổ người dùng
Nhận định đầu tiên khi tìm hiểu về Dự thảo của Nghị định quy định Luật An ninh mạng, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết những nội dung chi tiết trong hơn 40 trang giấy đó thể hiện quan điểm rất độc tài trị.
“Nó lấn sân rất nhiều đối với cơ quan tài phán. Gần như là mọi hành vi của cơ quan công an và cơ quan an ninh sẽ vượt mặt cơ quan tài phán.”
Nó lấn sân rất nhiều đối với cơ quan tài phán. Gần như là mọi hành vi của cơ quan công an và cơ quan an ninh sẽ vượt mặt cơ quan tài phán. – LS Đặng Đình Mạnh
Một cách nhận định khác từ nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm cho biết việc đưa ra qui định phải lưu trữ thông tin của người dùng là một hình thức “tròng thêm 1 sợi dây vào cổ người sử dụng ở Việt Nam.”
“Tức là thay vì trước đây có những điều luật như 258, 88, 79, bây giờ là điều luật này sẽ tròng cổ những người dùng ở Việt Nam lại. Tất cả những gì anh nói, anh viết, tất cả những thông tin cá nhân, quyền riêng tư đang bị xâm phạm 1 cách nghiêm trọng.”
Vấn đề ông Dương Lâm đặt ra và cho rằng đó là điều đáng lo ngại, chính là những máy chủ đặt ở Việt Nam có đáng tin cậy hay không?
“Bởi vì các doanh nghiệp ở Việt Nam không có kinh nghiệm để lưu trữ 1 lượng người dùng lớn như vậy; rồi không có khả năng, thì cái việc lộ thông tin ra ngoài là 1 điều chắc chắn. Doanh nghiệp sẽ bị bán thông tin ra ngoài, người sử dụng cũng bị bán thông tin ra ngoài.”
Ngày 12 tháng 6 vừa qua, bất chấp làn sóng phản đối và bất bình của dư luận trong và ngoài nước cũng như các tổ chức quốc tế, Quốc hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng với hơn 86% đại biểu tán thành. Luật này đưa ra nhiều quy định từ việc cấm người dùng phát tán tài liệu bị cho là kích động biểu tình đến các tài liệu mà bị cơ quan chức năng nói là xúc phạm quốc kỳ hay lãnh đạo, lãnh tụ của VN,… Nếu bài viết vi phạm sẽ bị Google và Facebook gỡ xuống trong vòng 24 giờ.
Tức là thay vì trước đây có những điều luật như 258, 88, 79, bây giờ là điều luật này sẽ tròng cổ những người dùng ở Việt Nam lại. Tất cả những gì anh nói, anh viết, tất cả những thông tin cá nhân, quyền riêng tư đang bị xâm phạm 1 cách nghiêm trọng. – Nhà hoạt động Dương Lâm
Sau khi Quốc Hội thông qua đến đầu năm 2019 luật sẽ có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, ông Dương Đại Triều Lâm trả lời RFA cho biết sự thật là Luật An ninh mạng đã âm thầm được thực thi từ lâu, đặc biệt đối với những nhà hoạt động dùng mạng xã hội để bày tỏ bất đồng chính kiến.
Ông Dương Lâm nhắc đến 1 trường hợp được chia sẻ khá nhiều trên mạng xã hội 2 ngày nay, đó là tin về 1 người phụ nữ đã tử vong tại trụ sở công an thị xã Ninh Hoà tỉnh Khánh Hoà vào tối ngày 13/10 khi công an đang lấy lời khai về việc kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ, Hoàng Khương viết trên trang Facebook cá nhân của mình rằng nạn nhân cô Huỳnh Thị Nhung, 45 tuổi, là em họ của ông. Tuy nhiên, bài viết của nhà báo này, và những bài chia sẻ ra đều bị Facebook gỡ bỏ.
Nói về sự việc này, ông Dương Lâm cho biết:
“Nếu chú ý thì đây không phải là bây giờ mới gỡ mà trước đây đã xảy ra rất nhiều lần rồi. Cá nhân tôi có những bài phân tích về luật sư Nguyễn Văn Đài trên facebook bị khoá sau đó, Facebook tự gỡ bài của tôi.
Kỹ sư Lê Trọng Vũ ở Đà Nẵng có viết 1 loạt bài về SunGroup cũng bị Facebook gỡ bài.”
Tương lai đáng lo ngại
Những diễn biến trong xã hội Việt Nam những ngày đầu tháng 10 đã chứng minh đúng như lời nhà hoạt động Dương Lâm nhận xét.
Bên cạnh trường hợp mới nhất là sự việc cựu nhà báo Hoàng Khương bị Facebook gỡ bỏ bài viết, nhà báo độc lập Đỗ Công Đương ở Từ Sơn, Bắc Ninh vào sáng ngày 12/ 10 bị tòa tỉnh Bắc Ninh tuyên án 5 năm tù giam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 – Bộ luật hình sự 2015. Ông Đỗ Công Đương được xem là một người hoạt động truyền thông dùng mạng xã hội Facebook phát trực tiếp những bài nói chuyện của mình tố cáo những sai phạm đất đai ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh gọi là “Tiếng dân TV”.
Trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) vào chiều ngày 10 tháng 10 ra quyết định bắt tạm giam 2 tháng và khởi tố ông Lê Minh Thể, một Facebooker, để điều tra về cáo buộc có hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo điều 331, Bộ Luật Hình sự 2015.
Có những cái lẽ ra được luật pháp bảo vệ, chỉ được công khai hoặc chỉ được cung cấp cho cơ quan tố tụng khi nào có quyết định của cơ quan tố tụng. Nhưng nếu Nghị định đó được thông qua thì cơ quan công an được toàn quyền làm việc đó mà không cần chờ lệnh từ cơ quan tố tụng. nó sinh ra rất nhiều hệ luỵ nguy hiểm. – LS Đặng Đình Mạnh
Vào tháng 9 vừa qua, cũng tại thành phố Cần Thơ, có 4 facebookers bị tuyên án đó là Nguyễn Hồng Nguyên 2 năm tù, Trương Đình Khang một năm tù, Đoàn Khánh Vinh Quang 2 năm 3 tháng tù và Bùi Mạnh Đồng 2 năm 6 tháng tù. Cáo buộc được đưa ra cũng là lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Từ những sự kiện này, Luật sư Đặng Đình Mạnh khẳng định ông rất lo ngại về con số của những bản án tù giam trong tương lai gần sẽ ngày càng tăng cao. Theo ông, luật pháp Việt Nam đã trao cho cơ quan công an những quyền hạn quá lớn.
“Có những cái lẽ ra được luật pháp bảo vệ, chỉ được công khai hoặc chỉ được cung cấp cho cơ quan tố tụng khi nào có quyết định của cơ quan tố tụng. Nhưng nếu Nghị định đó được thông qua thì cơ quan công an được toàn quyền làm việc đó mà không cần chờ lệnh từ cơ quan tố tụng. nó sinh ra rất nhiều hệ luỵ nguy hiểm.”
Một nhận xét khác từ nhà hoạt động Dương Lâm, ông cho rằng chỉ trong 1 thời gian ngắn, khi Luật An ninh mạng chưa đến thời gian có hiệu lực, nhưng các cáo buộc liên quan hoạt động sử dụng mạng xã hội đã tăng 1 cách “đột biến” cùng với những bản án rất nặng. Điều này cho thấy không có dấu hiệu gì chứng minh rằng sự đàn áp về nhân quyền và tự do ngôn luận có khả năng dừng lại, kể cả khi Hiệp định Mậu dịch Tự do với Liên Minh Châu Âu- EVFTA được phê chuẩn hay không.
Luật ANM: Nguy cơ ‘cho cả an ninh và kinh tế’
Kỹ sư Dương TháiGửi đến BBC từ Silicon Valley, Hoa Kỳ
BBC xin giới thiệu phần hai bài viết của kỹ sư Dương Thái về những điều tác giả cho là nguy cơ về kinh tế và an ninh cho Việt Nam mà Luật An ninh mạng có thể đem lại.
Xem phần một ‘Từ Silicon Valley nghĩ về dự thảo nghị định thực thi Luật ANM‘
Những nguy cơ mới cho nền kinh tế
Bắt buộc các công ty lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam chẳng những không đem lại lợi ích gì trong việc phòng chống tội phạm, đẩy Việt Nam vào thế đối đầu các tập đoàn công nghệ lớn, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ không thể xem thường cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế công nghệ, quyền riêng tư của người dân và cả hệ thống chính trị. Đây không phải là ý kiến của cá nhân tôi mà còn là của rất nhiều học giả, luật sư, chuyên gia công nghệ và các nhà nghiên cứu luật pháp quốc tế.
Trong phần này tôi sẽ nói về các rủi ro cho nền kinh tế, sau đó tôi sẽ bàn về các rủi ro an ninh.
Muốn lưu dữ liệu thì phải có trung tâm dữ liệu. Nhưng khả năng các công ty nước ngoài xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam là gần như bằng không. Không phải họ ghét bỏ gì Việt Nam, mà đây là bài toán kinh tế. Việt Nam không phải là trung tâm, đầu mối Internet của thế giới và khu vực.
Đường truyền Internet quốc tế của Việt Nam đã có nhiều cải thiện, nhưng dăm bữa nửa tháng lại có sự cố. Chỉ số Rủi Ro Trung Tâm Dữ Liệu, một báo cáo xếp hạng các quốc gia dựa vào công nghệ, kinh tế và an ninh chính trị đối với trung tâm dữ liệu, thậm chí còn không xếp hạng Việt Nam (Trung Quốc, Indonesia và Nga, những quốc gia bắt buộc lưu dữ liệu nội địa xếp hạng rất thấp).
Có thông tin cho rằng các công ty lớn trên thế giới đã đặt hàng ngàn máy chủ ở Việt Nam từ lâu rồi. Nói thế chỉ đúng một nửa. Đúng là các công ty đã có thuê mướn, đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng các máy chủ này đều không lưu dữ liệu cá nhân (như đã định nghĩa trong dự thảo 03/10/2018), mà chỉ lưu tạm (caching) một số ít dữ liệu ai cũng đã biết ví dụ như các video công cộng được chia sẻ trên mạng xã hội.
Về mặt kỹ thuật, việc lưu trữ đầy đủ dữ liệu cá nhân đòi hỏi các công ty lớn phải thiết lập cơ sở hạ tầng máy chủ, sử dụng phần cứng chuyên biệt, với quy mô gấp vài chục lần những gì họ đang có tại Việt Nam.
Nếu không có trung tâm dữ liệu ở Việt Nam, các công ty sẽ lưu dữ liệu người dùng ở đâu?
Họ chỉ có hai lựa chọn: đóng cửa không phục vụ Việt Nam hoặc sao chép dữ liệu thô về đặt ở các máy chủ thuê mướn của các công ty như Viettel hay VNPT. Các công ty lớn, có doanh thu tương đối ở Việt Nam sẽ sao chép dữ liệu, còn lại đa số những công ty nhỏ hơn, doanh thu không đáng kể, tôi dự đoán sẽ cấm cửa người đến từ Việt Nam.
Đại tá Viettel về Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng
Dự thảo Luật ANM có nhầm giữa thực với ảo?
Tranh cãi việc blogger Việt bỏ Facebook chọn Minds
Facebook bị phạt nửa triệu bảng Anh
Việc bóc tách dữ liệu, sao chép về Việt Nam sẽ làm tăng chi phí thiết kế, vận hành sản phẩm. Tất cả chi phí này sẽ đổ lên đầu người dân Việt Nam, khi các công ty tăng giá thành dịch vụ, sản phẩm đối với thị trường Việt Nam.
Việc sao chép dữ liệu đến nhiều nơi còn làm gia tăng rủi ro dữ liệu bị xâm phạm, nếu xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động kinh doanh của các công ty công nghệ, vốn dựa rất lớn vào niềm tin của khách hàng. Đó là lý do nhiều công ty đã phản đối Luật An ninh mạng.
Đơn cử, Business Software Alliance, một tổ chức có nhiều thành viên là các công ty công nghệ lớn như Adobe, Apple, IBM, Microsoft, Oracle, hay Salesforce, đã có một kiến nghị rất chi tiết phản đối Luật An ninh mạng và yêu cầu xóa điều luật lưu trữ dữ liệu nội địa.
Ngoài ra Asia Internet Coalition, hiệp hội bao gồm các công ty công nghệ hàng đầu về Internet như AirBnB, Amazon, Apple, Expedia, Facebook, Google, Line, LinkedIn, Rakuten, Twitter và Yahoo, đã đưa ra một thông báo rằng họ nghĩ Luật An ninh mạng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.
Ngoài yêu cầu lưu trữ dữ liệu, Khoản 5, điều 58 của dự thảo 03/10/2018 còn yêu cầu các công ty phải chuyển giao hàng loạt cho Cục An ninh mạng “nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập. Nếu công ty đóng cửa hoạt động hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, phải chuyển giao tất cả thông tin người dùng cho Cục An ninh mạng.
ưCựu đại sứ Mỹ: Luật An ninh mạng ‘là bước lùi lớn’
WeChat nói không ‘lưu nội dung’ trao đổi
VN với tự do Internet và nhà báo ‘xung kích’
Quy định này hoặc là không thực hiện được hoặc là sẽ đẩy tất cả các công ty quốc tế ra khỏi Việt Nam. Ưu tiên hàng đầu của các công ty quốc tế là đảm bảo an toàn dữ liệu và riêng tư cho khách hàng, họ không thể nào đơn phương tùy tiện chuyển giao dữ liệu cho bên thứ ba. Nếu có chuyển các công ty cũng chỉ có thể chuyển từng trường hợp cụ thể, sau khi có lệnh của tòa án, xét duyệt của luật sư và cơ quan tư pháp chính phủ Mỹ.
Các công ty làm sao biết được Bộ Công an sẽ quản lý dữ liệu, sử dụng và chia sẻ dữ liệu của họ như thế nào. Nhưng nếu vì bất kỳ lý do gì dữ liệu bị lộ ra ngoài, họ sẽ hứng đủ.
Sự cố lộ dữ liệu liên quan đến Cambridge Analytica đã khiến cổ phiếu Facebook sụt giảm 13%, tức khoảng 75 tỉ USD. Để so sánh, theo một nguồn tin không chính thức, doanh thu năm 2015 của Facebook ở Việt Nam là 150 triệu USD. Rõ ràng doanh thu ở Việt Nam chỉ là muối bỏ bể so với thiệt hại mà Facebook có thể phải gánh chịu nếu để xảy ra sự cố lộ dữ liệu.
Vả lại, dữ liệu là tài sản của công ty, yêu cầu họ chuyển sang cho chính phủ Việt Nam chẳng khác nào quốc hữu hóa. Ai sẽ còn muốn làm ăn ở Việt Nam?
Một khi rủi ro, áp lực chính trị và chi phí hoạt động quá cao, các công ty sẽ phải tính đến phương án rút khỏi Việt Nam. Đã có rất nhiều tiền lệ các công ty rút khỏi thị trường khi không thể chịu đựng được luật pháp sở tại. Mới đây thôi, khi Châu Âu chính thức đưa vào thực thi General Data Protection Regulation rất nhiều trang web ở Mỹ đã ngưng phục vụ khách hàng Châu Âu.
Nếu các công ty rút khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ lấy gì thay thế, Baidu và Weibo chăng?
Không phải Việt Nam không thể tự xây dựng những sản phẩm “Made in Vietnam” để thay thế. Nhưng để vươn ra thế giới, có một nền công nghiệp số tầm cỡ thế giới, Việt Nam cần vốn, công nghệ và tài năng của thế giới. Buôn có bạn, bán có phường, một khi các tập đoàn lớn nói không với Việt Nam thì cả thế giới công nghệ sẽ chẳng ai muốn chơi với chúng ta nữa (ngoại trừ Trung Quốc, tôi sẽ nhắc đến trong phần sau). Không có vốn, không có công nghệ, không có tài năng, không có cách chi Việt Nam xây dựng được những công ty công nghệ tầm cỡ thế giới.
Hy sinh kinh tế mà không đảm bảo được an ninh
Đôi khi vì an ninh quốc gia, vì riêng tư của người dân chúng ta buộc phải cắn răng chọn lựa những chính sách gây hại cho phát triển kinh tế.
Nhưng trong phần này tôi sẽ giải thích tại sao Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 khiến cho Việt Nam tiền mất tật mang, vừa gây nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế vừa tạo ra những rủi ro đáng ngại cho an ninh quốc gia và sự riêng tư của người dân cũng như toàn bộ hệ thống chính trị.
Như đã phân tích ở trên, vì lý do kinh tế, các công ty sẽ không thể nào xây dựng trung tâm dữ liệu đúng chuẩn ở Việt Nam. Họ sẽ phải chép dữ liệu ra khỏi các trung tâm dữ liệu được bảo vệ tối đa của họ, nghĩa là dữ liệu của người Việt Nam sẽ không được bảo vệ như dữ liệu của phần còn lại của thế giới.
Thay vì chỉ phải tập trung bảo vệ dữ liệu ở một nơi, các công ty phải phân tán nguồn lực để bảo vệ nhiều nơi khác nhau. Các công ty công nghệ lớn còn có đủ tài chính và nhân lực để thiết kế các giải pháp đảm bảo an ninh, còn các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là những công ty đang sử dụng dịch vụ Cloud Computing ở nước ngoài, sẽ chọn những giải pháp nội địa đơn giản, rẻ tiền nhưng cũng kém an toàn nhất.
Tại khoản 6, điều 58 của dự thảo 03/10/2018, Bộ Công an tuyên bố họ sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu để tiếp nhận dữ liệu mà họ yêu cầu các công ty cung cấp. Nói cách khác, toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam sẽ được lưu ở một chỗ duy nhất, tạo thành một mục tiêu béo bở cho giới tội phạm mạng và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác.
Nếu chúng ta lo lắng giới tội phạm hay lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác xâm phạm dữ liệu của người Việt Nam, tôi không hiểu tại sao dự thảo lại cho rằng việc chuyển dữ liệu từ Singapore hay Đài Loan về Việt Nam sẽ khiến dữ liệu được an toàn hơn. Internet không có biên giới, chuyển địa điểm lưu trữ không làm cho dữ liệu an toàn hơn, trái lại là đằng khác.
Thay vì sử dụng dịch vụ Cloud Computing của những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới, các công ty sẽ phải sử dụng dịch vụ của các công ty nội địa, vốn có rất ít kinh nghiệm trong việc chống tội phạm chuyên nghiệp và lực lượng tình báo mạng của các quốc gia.
EU tăng cường bảo vệ dữ liệu người lên mạng
QH Việt Nam sẽ lo ‘dịch chuyển đám mây ảo’?
5 điều cần biết khi bị chặn mạng
oHoàng Hưng: ‘XH dân sự lớn mạnh nhờ mạng’
Tôi chia sẻ lo lắng của chính phủ về việc dữ liệu cá nhân của người Việt Nam nằm trong sự kiểm soát của các công ty quốc tế, nhưng nóng vội đem dữ liệu về Việt Nam ở thời điểm hiện tại không giúp được gì mà còn làm tăng nguy cơ dữ liệu bị xâm phạm.
Tôi thấy rất khó hiểu khi người ta giải thích Luật An ninh mạng và dự thảo 03/10/2018 sẽ giúp bảo vệ riêng tư của người dân. Có lẽ câu hỏi đầu tiên chúng ta cần phải đặt ra là: bảo vệ chống lại ai?
Tôi được biết Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sử dụng Gmail. Tôi đoán ngài Bộ trưởng, như bao người dân khác, cũng mong muốn có được an toàn và riêng tư khi sử dụng Internet.
Nhưng dự thảo 10/03/2018 sẽ cho phép Cục An ninh mạng đơn phương, không thông qua bất kỳ cơ chế kiểm soát, yêu cầu bên cung cấp dịch vụ cung cấp tất cả dữ liệu, bao gồm tất cả email của ngài bộ trưởng. Sau khi đã lấy được thông tin, Cục An ninh mạng sẽ lưu trữ, sử dụng, tiết lộ thông tin đó như thế nào, là toàn quyền quyết định của họ. Nói cách khác, không chỉ người dân, mà cả lãnh đạo cấp cao và toàn bộ hệ thống chính trị sẽ nằm trong tầm kiểm soát của công an.
Với viễn cảnh u tối như Đông Đức năm 1984, ai còn muốn đến Việt Nam sống và làm việc? Nếu không thu hút được tài năng, làm sao chúng ta có đủ nhân lực để làm cách mạng công nghệ?
Sao chép Trung Quốc chỉ dẫn đến sự lệ thuộc
Thật khó để không nghĩ đến yếu tố Trung Quốc khi bàn đến Luật An ninh mạng, nhất là khi Luật An ninh mạng Việt Nam rất giống Luật An ninh mạng Trung Quốc. Trong phần này tôi giải thích tại sao sao chép Trung Quốc chỉ làm lợi cho họ nhưng gây hại cho Việt Nam.
Với sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ hai và sức hút của thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thừa khả năng đặt ra luật chơi riêng và bắt buộc các công ty phải tuân theo. Apple vừa rồi đã đồng ý chuyển dữ liệu iCloud của người Trung Quốc về Trung Quốc. Facebook luôn thèm khát thị trường Trung Quốc, đã nhiều lần xin giấy phép, nhưng vẫn chưa được chính phủ Trung Quốc cho vào. Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cấp giấy phép cho Facebook nhưng ngay lập tức thu hồi chỉ sau đó một ngày.
Có thể thấy rằng cách mà Trung Quốc ép các công ty công nghệ là cơ sở để những nhà làm luật Việt Nam tạo ra Luật An ninh mạng, nhưng Việt Nam không phải Trung Quốc, chúng ta không có đủ tài lực để ra yêu sách với thế giới. Trung Quốc không cho Facebook vào, còn Facebook không thèm vào Việt Nam. Cùng một chính sách, nhưng kết quả không thể khác nhau hơn.
Mô hình phát triển kinh tế số của Trung Quốc không thể áp dụng cho Việt Nam. Trung Quốc có một thị trường nội địa rộng lớn, và sau hơn 30 năm liên tục nhận vốn và công nghệ thế giới, Trung Quốc đã có những trung tâm nghiên cứu, những trường đại học, những tập đoàn công nghệ, những quỹ đầu tư top đầu thế giới.
Trước đây Trung Quốc chỉ sao chép công nghệ thế giới, nhưng bây giờ họ đặt ra mục tiêu năm 2030 sẽ vượt Mỹ, đứng đầu thế giới về những công nghệ cao cấp như Trí Tuệ Nhân Tạo.
Việt Nam không có gì có thể so sánh được cả. Chúng ta chỉ có gần 100 triệu dân, nhưng sức mua không lớn vì dân còn nghèo, phương tiện thanh toán điện tử còn chưa phổ biến. Tình trạng gian lận tràn lan (ví dụ như đánh cắp thẻ tín dụng để mua hàng hay click quảng cáo giả) cũng khiến việc kinh doanh trên Internet ở Việt Nam có chi phí cao hơn các quốc gia khác.
May mắn cho chúng ta, phương Tây đang rất lo sợ Trung Quốc, họ mong muốn tìm kiếm một đối tác khác để đầu tư, hợp tác và Việt Nam đang nổi lên như là một lựa chọn tốt. Để phát triển, Việt Nam cần dịch vụ, sản phẩm tiên tiến của thế giới, nhưng cần nhất vẫn là vốn, công nghệ và tri thức để tự phát triển các sản phẩm tương tự.
Nhưng dự thảo 03/10/2018 chẳng khác nào một lời tuyên bố rằng Việt Nam không muốn đi cùng với thế giới. Không gì có lợi hơn cho Trung Quốc và bất lợi hơn cho Việt Nam khi Việt Nam “xù lông nhím” với phương Tây, vì Trung Quốc sẽ “bất chiến tự nhiên thành” loại bỏ bớt một đối thủ cạnh tranh thu hút vốn và công nghệ của thế giới.
Nguy hiểm hơn hết, khi Việt Nam cản trở các công ty công nghệ phương Tây, các tập đoàn công nghệ rất giàu mạnh của Trung Quốc sẽ thao túng thị trường và dữ liệu của người Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Baidu, Tencent, Alibaba tổng “tấn công” thị trường Việt Nam?
Trước khi phát triển được những sản phẩm nội địa, chúng ta vẫn cần những đối tác phương Tây để đảm bảo dữ liệu không rơi vào tay Trung Quốc, nếu không muốn học lại mãi bài học lịch sử ngàn đời của cha ông.
Thay vì sao chép Trung Quốc để rồi phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Việt Nam cần phải đi một con đường khác, xích lại gần hơn với thế giới.
Chúng ta vẫn phải chơi với Trung Quốc, nhưng mục tiêu là giảm lệ thuộc và phải tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình. Nhờ có Internet tự do hơn, so với Trung Quốc, Việt Nam có một xã hội cởi mở hơn và một không gian tự do ngôn luận rộng rãi hơn. Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải giữ được những khác biệt này.
Nếu Trung Quốc yêu cầu lưu trữ dữ liệu nội địa, Việt Nam phải giải phóng dữ liệu và trở thành thiên đường dữ liệu nơi mà cả thế giới có thể an tâm lưu trữ dữ liệu của họ. Nếu Trung Quốc đóng cửa Internet, Việt Nam phải có Internet tự do. Nếu Trung Quốc có Vạn Lý Hỏa Thành (Great Fire Wall), Việt Nam phải dùng Internet để kết nối và đi cùng thế giới.
Bài viết thể hiện thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một chuyên gia về bảo mật thông tin đang làm việc tại Silicon Valley, California, Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45875426
Gần 70 ngàn người ký kiến nghị
đòi hoãn luật an ninh mạng
Lo ngại về thông tin cá nhân có nguy cơ bị xâm phạm nghiêm trọng, hàng chục ngàn người Việt Nam vừa ký tên và đang vận động những người khác tham gia ký một kiến nghị trên internet kêu gọi quốc hội hoãn thi hành Luật An ninh mạng.
Tính đến tối 16/10, lượng chữ ký vào kiến nghị đang tiến dần đến con số 70.000. Bản kiến nghị đăng trên trang change.org, mở đầu với hàng tít “Dự thảo nghị định về Luật An ninh mạng: Đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư”.
Change.org, diễn đàn do một tổ chức phi lơi nhuận Mỹ điều hành, cho phép bất kỳ ai ở bất cứ đâu có thể phát động một chiến dịch hành động xã hội trên internet.
Bản kiến nghị được đăng lên hôm 13/10, ít ngày sau khi nội dung dự thảo nghị định được chia sẻ một cách không chính thức trên mạng và thu hút sự chú ý đặc biệt của giới hoạt động và phản biện xã hội vào chương 5 của dự thảo.
Theo bản kiến nghị, có hai điểm “cực kỳ nghiêm trọng” cần lưu ý trong dự thảo nghị định.
Nó vi phạm nghiêm trọng quyền con người của tất cả các cá nhân sử dụng internet ở Việt Nam. Nó sẽ có khả năng gây phiền hà rất lớn cho các doanh nghiệp. Và một điểm mà nhiều người không nhắc đến là nguy cơ tiềm ẩn của nghị định này đến cái gọi là an ninh quốc gia thật sự
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Điểm thứ nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ internet phải lưu trữ dữ liệu người dùng và cung cấp theo yêu cầu từ Cục An ninh mạng, Bộ Công an.
Dữ liệu đó gồm thông tin cá nhân, kể cả số thẻ tín dụng, hồ sơ y tế, hồ sơ tài chính, quan điểm chính trị; dữ liệu do cá nhân tạo ra như nội dung tương tác, thông tin tải lên; và dữ liệu về mối quan hệ của cá nhân.
Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ internet phải lưu trữ thông tin trong suốt thời gian hoạt động hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ. Bản kiến nghị cho rằng điều này “tạo nên gánh nặng lớn” về kinh tế cho doanh nghiệp, đặc biệt với các nhóm khởi nghiệp.
Giới hoạt động, luật sư kêu gọi phản đối dự thảo nghị định an ninh mạng
Bộ Công an soạn dự thảo Nghị định Luật An ninh mạng, dân lo bị ‘xâm hại’
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng, chia sẻ thêm với VOA về lý do phải phản đối dự thảo nghị định về thực thi Luật An ninh mạng:
“Nó vi phạm nghiêm trọng quyền con người của tất cả các cá nhân sử dụng internet ở Việt Nam. Nó sẽ có khả năng gây phiền hà rất lớn cho các doanh nghiệp. Và một điểm mà nhiều người không nhắc đến là nguy cơ tiềm ẩn của nghị định này đến cái gọi là an ninh quốc gia thật sự mà nước nào cũng phải bảo vệ”.
Từng là chuyên gia phần mềm, tiến sĩ Quang A phân tích rằng dự thảo nghị định trao “sự tập trung cao độ quyền lực” vào tay Cục trưởng Cục An ninh mạng, song với “khả năng hạn chế của họ về mọi mặt”, kể cả về phần mềm và phần cứng, điều đó tiềm ẩn “một rủi ro cho an ninh quốc gia” rất lớn.
Ông nói thêm rằng với một sự tập trung cao độ như thế, nhiều thế lực trên thế giới có thể tấn công nhằm đánh cắp dữ liệu của Việt Nam một cách dễ dàng, và đó là “một gót chân Asin của hệ thống gọi là ‘quản lý an ninh mạng’ này”.
Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng
Trong một bài viết dài trên trang cá nhân mà tác giả đồng ý để VOA trích dẫn, kỹ sư Dương Ngọc Thái, một chuyên gia công nghệ thông tin nổi tiếng hiện làm việc ở Mỹ, cũng chỉ ra một số nguy cơ một khi nghị định được ban hành.
Theo ông Thái, việc Bộ Công an tuyên bố sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu để tiếp nhận dữ liệu mà họ yêu cầu các công ty cung cấp cũng đồng nghĩa là toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam sẽ được lưu ở một chỗ duy nhất. Nhưng làm như vậy sẽ tạo thành một “mục tiêu béo bở” cho giới tội phạm chuyên nghiệp hoặc lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác, ông đưa ra cảnh báo.
Ngoài ra, theo kỹ sư Thái, khi toàn bộ dữ liệu không chỉ của người dân, mà của cả lãnh đạo cấp cao và toàn bộ hệ thống chính trị, nằm trong tầm kiểm soát của Cục An ninh mạng, điều này được ông so sánh với “viễn cảnh u tối như Đông Đức năm 1984” và ông đặt ra câu hỏi “ai còn muốn đến Việt Nam sống và làm việc?”
Luật An ninh mạng, dù được thông qua hồi tháng 6/2018 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, luôn bị nhiều giới trong nước phản đối và một số tổ chức nước ngoài, trong đó có Mỹ, chỉ trích trong suốt quá trình luật này được soạn thảo và ra đời.
Dự thảo nghị định đi vào chi tiết của việc thực thi luật càng thổi bùng lên sự phản đối vì nhiều người cho rằng các quy định trong dự thảo còn “khắt khe”, “tăm tối” hơn cả luật.
Trong những ngày gần đây, nhiều người sử dụng mạng xã hội viện dẫn Hiến pháp 2013 của Việt Nam và đặt câu hỏi liệu Luật An ninh mạng có vi hiến.
Điều 21 trong Hiến pháp quy định rằng mọi người “có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình”, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình “được pháp luật bảo đảm an toàn”, và mọi người có quyền “bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác”.
Cựu đại sứ Mỹ tại VN: Luật an ninh mạng mới sẽ cản đà tăng trưởng kinh tế
17 nghị sĩ Mỹ yêu cầu Google, Facebook chống lại Luật an ninh mạng VN
Trên trang Facebook cá nhân, bà Phạm Đoan Trang, tác giả sách “Chính trị bình dân” không được lưu hành chính thức ở Việt Nam, đưa ra nhận định rằng bản chất của Luật An ninh mạng là “mở đường cho Tàu cộng [Trung Quốc] vào chiếm cứ không gian mạng ở Việt Nam”. Bà gọi nó là “một đạo luật bán nước, dâng chủ quyền” cho Trung Quốc.
Trong cùng bài viết, bà Trang đề cập đến hai vấn đề thu hút được nhiều quan tâm của người Việt trong nhiều tháng gần đây là dự luật về đặc khu kinh tế, và quy định cho phép thực hiện giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc ở một số tỉnh của Việt Nam giáp biên giới với nước láng giềng phương bắc.
Nhà hoạt động nữ được một tổ chức ở Séc trao giải thưởng nhân quyền đầu năm nay xem hai động thái kể trên cũng là hành vi “dâng” hoặc “nhân nhượng chủ quyền cho Tàu”.
Bà Trang nêu lên quan điểm rằng: “Nếu là người yêu nước Việt, bạn CÓ NGHĨA VỤ KHÔNG CHẤP HÀNH các thể loại luật bán nước nói trên”.
Chủ tịch Trần Đại Quang ban hành Luật An ninh mạng bất chấp chỉ trích
Kiến nghị trên trang change.org về Luật An ninh mạng và dự thảo nghị định liên quan kêu gọi mọi người “không thể im lặng trước một nghị định đặc biệt xâm phạm không gian riêng tư, càng không thể dửng dưng trước một luật bóp nghẹt tự do ngôn luận”.
Chung tiếng nói với bản kiến nghị, giáo sư tiến sĩ Trần Xuân Hoài, người cũng là nhà văn với bút danh Trần Gia Ninh, viết trên Facebook cá nhân rằng “phải hợp lực có những tiếng nói mạnh mẽ, tập trung, có lý, có tình” và “muộn còn hơn không” bởi “ngồi yên, câm lặng chấp nhận là tự hại mình”.
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước
ngay ngày đầu kỳ họp thứ 6
Quốc hội Việt Nam Khóa 14 sẽ bầu Chủ Tịch nước ngay trong ngày khai mạc kỳ họp 6 vào ngày 22/10 và sẽ công bố kết quả cũng như Chủ Tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 23/10.
Truyền thông trong nước dẫn lời phát biểu như vừa nêu của Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội diễn ra hôm 16/10 tại Hà Nội.
Tại phiên họp ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh việc bầu Chủ Tịch nước phải tiến hành ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp, để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền như: xem xét, quyết định nhân sự thành viên Chính phủ trước khi lấy phiếu tín nhiệm.
Theo chương trình dự kiến, khai mạc kỳ họp vào ngày 22/10 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ trình bày dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ Tịch nước. Vào sáng 23/10, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín, kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố vào chiều cùng ngày và Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ sau khi có kết quả.
Ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là người vừa qua được Hội Nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa 12 thống nhất 100% giới thiệu ông để quốc hội bầu vào chức chủ tịch đang khuyết. Theo thông báo từ cơ quan chức năng trung ương Việt Nam thì ông chủ tịch Trần Đại Quang, 62 tuổi, qua đời đột ngột vì virus hiếm và độc hôm 21 tháng 9 vừa qua.
Cũng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, cũng vào sáng 23/10 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Thông tin Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.
Quốc hội sẽ thảo luận và phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ đối với ông Trương Minh Tuấn bằng việc bỏ phiếu kín. Sau đó sẽ phê chuẩn để bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Thông tin truyền thông mới vào ngày 24/10.
Ngoài ra, đối với việc bổ nhiệm và miễn nhiệm chức Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, bà Phòng Thị Phóng phó chủ tịch Quốc hội cho rằng việc ký miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng đối với ông Trương Minh Tuấn vẫn sẽ do quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thực hiện vì không kịp trình Chủ tịch nước mới bầu ký quyết định này.
Hiện nay, quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông là ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel. Vào ngày 25/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định giao quyền Bộ trưởng Thông tin truyền thông cho ông Hùng thay thế ông Trương Minh Tuấn.
Dự kiến, tổng thời gian làm việc của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra trong 24 ngày và kết thúc vào ngày 21/11/2018.
TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ tuyên thệ
nhậm chức chủ tịch nước ngày 23/10
Quốc hội Việt Nam sẽ bầu chủ tịch nước ngay ngày đầu kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tuần tới (22/10) và tân chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức ngay ngày hôm sau, truyền thông trong nước dẫn lời Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết hôm 16/10.
Việc bầu chủ tịch nước là nội dung mới được bổ sung vào chương trình làm việc kéo dài 24 ngày của Quốc hội, và lý do bầu chức danh này ngay ngày đầu là “để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền”, vẫn theo lời ông Phúc.
Về quy trình bầu, theo lời Tổng thư ký QH Việt Nam, các đại biểu QH sẽ thảo luận trước khi bỏ phiếu. Sau đó, Ủy ban Thường vụ QH báo cáo kết quả thảo luận và giải trình, tiếp thu ý kiến, rồi QH sẽ biểu quyết thông qua danh sách để bầu chủ tịch nước. Hình thức bầu là bỏ phiếu kín.
Tuy gọi là “bầu”, nhưng dư luận cho rằng đây chỉ là một hình thức “hợp thức hóa” chức danh chủ tịch nước cho ứng cử viên duy nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 8 vào ngày 3/10, ông Trọng đã được Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản đồng ý 100% giới thiệu cho Quốc hội.
Hiện bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đang giữ quyền chủ tịch nước, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào tháng trước.
Vấn đề “nhất thể hóa” hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước đã gây ra nhiều tranh luận trong thời gian qua, trong đó nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về cơ chế kiểm soát quyền lực khi có một lãnh đạo kiêm nhiệm hai chức danh.
Sau khi nhậm chức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, 74 tuổi, sẽ là lãnh đạo thứ hai trong lịch sử đảng Cộng sản kiêm nhiệm hai chức danh cùng một lúc. Người đầu tiên là Hồ Chí Minh.
Theo nghị trình dự kiến, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sắp tới cũng sẽ bàn đến các nội dung như Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH bầu và phê chuẩn.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
đặt Việt Nam vào thế đối đầu hơn với Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis sẽ đến thăm Việt nam vào thứ Ba ngày 16/10 trong nỗ lực nhằm siết chặt quan hệ hơn nữa giữa Mỹ và Việt Nam nhằm đối phó với những hành động quân sự gây hấn của Trung Quốc trong khu vực, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế.
Trong bài phân tích viết trên trang Scribd hôm 15/10, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định: “Bộ trưởng Mattis sẽ tìm kiếm một mối liên minh tạm thời với các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, để đối lại với Trung Quốc. Việt Nam sẽ phải đối mặt với một môi trường đối đầu hơn giữa Trung Quốc và Mỹ cả trong khu vực và quốc tế”.
Chuyến thăm diễn ra giữa lúc có những căng thẳng trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc trên cả hai lĩnh vực là thương mại và quốc phòng.
Hoa Kỳ mới đây đã tuyên bố đánh thuế lên khoảng 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng việc áp thuế lên 60 tỷ đô la hàng hóa nhập từ Mỹ.
Bộ trưởng Mattis sẽ tìm kiếm một mối liên minh tạm thời với các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, để đối lại với Trung Quốc. – Gs. Carl Thayer
Về mặt quốc phòng, Trung Quốc thời gian qua đã gia tăng các hoạt động quân sự hóa khu vực Biển Đông là vùng nước tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam. Tại diễn đàn Shangri-la ở Singapore hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng James Mattis đã gọi các hành động triển khai vũ khí ra các đảo ngoài Biển Đông của Trung Quốc là nhằm mục đích đe dọa quân sự và xâm lấn.
Để phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Kỳ đã không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung RIMPAC vào tháng 7 vừa qua giữa các nước.
Mới đây nhất , vào hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã điều tàu chiến ra gần tàu Decatur của Hải quân Mỹ khi tàu chiến Mỹ đi qua đá Gaven ở quần đảo Trường Sa trong chương trình Tự do Hàng hải mà Mỹ đã tiến hành ở Biển Đông trong vài năm qua.
Những căng thẳng trong quan hệ hai nước Mỹ Trung đã khiến chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Mattis dự kiến sẽ diễn ra trong lần công du châu Á này của ông bị hủy bỏ. Trung Quốc mới đây cũng từ chối đề nghị của Mỹ cho tàu chiến ghé thăm cảng Hong Kong.
Trong khi quan hệ Mỹ Trung xấu đi, quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong năm qua. Điển hình là chuyến thăm lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh Việt Nam của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Đà Nẵng hồi tháng 3 vừa qua.
Việt Nam sẽ phải chịu sức ép hơn nữa trong việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, bao gồm cả việc chấp nhận cho phép tàu chiến Mỹ tới thăm các cảng thường xuyên hơn. – Gs. Carl Thayer
Chuyến thăm lần này của Bộ trưởng James Mattis tới Việt Nam là chuyến thăm thứ 2 trong năm nay. Chuyến thăm đầu diễn ra vào hồi tháng 1.
Giáo sư Carl Thayer viết rằng các chuyến thăm của Bộ trưởng James Mattis tới Việt Nam là theo Chiến lược về An ninh Quốc gia và Quốc phòng của Mỹ. Trong các chiến lược này, Mỹ đã bao gồm Việt Nam vào mạng lưới hợp tác quốc phòng để đối phó với những thách thức hiện có về an ninh trong khu vực, trong đó có những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. “Việt Nam sẽ phải chịu sức ép hơn nữa trong việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, bao gồm cả việc chấp nhận cho phép tàu chiến Mỹ tới thăm các cảng thường xuyên hơn”, Giáo sư Carl Thayer viết.
Hãng tin AP trích lời chuyên gia cao cấp về Châu Á của Hội đồng Quan hệ Nước ngoài của Mỹ, ông Josh Kurlantzick, nói rằng Việt Nam đã đi gần hơn với một số những chính sách của Tổng thống Trump. Ý ông muốn nói đến Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương đã được Tổng thống Trump lần đầu tiên đưa ra tại APEC hồi tháng 11 năm ngoái ở Đà Nẵng. “Ngoài Singapore, Việt nam là nước có nhiều nghi ngờ nhất về chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc và là đối tác tự nhiên nhất đối với Mỹ”, chuyên gia Kurlantzick được AP trích lời cho biết.
Vẫn còn những vấn đề nhạy cảm
Theo truyền thông trong nước, trong chuyến thăm lần này, Bộ trưởng James Mattis sẽ đến thăm sân bay Biên Hòa, một trong những điểm nóng về chất độc da cam còn lại sau chiến tranh Việt Nam. Chuyến thăm này cũng cho thấy sự ủng hộ của ông trong việc đề cập đến những tàn dư của chiến tranh.
Theo Giáo sư Carl Thayer, trong chuyến thăm lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng sẽ bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan, cam kết tiếp tục thực hiện các hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn.
Ngoài Singapore, Việt nam là nước có nhiều nghi ngờ nhất về chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc và là đối tác tự nhiên nhất đối với Mỹ. – Chuyên gia Josh Kurlantzick
Tuy nhiên, một trong những vấn đề nhạy cảm nhất được trông đợi bàn thảo lần này là đạo luật Chống những kẻ thù của Mỹ thông qua chế tài (CAATSA). Theo đạo luật này, Mỹ sẽ trừng phạt những nước nào mua vũ khí của Nga, trong khi Nga là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Bộ trưởng James Mattis, trước đó, đã đề nghị Quốc hội Mỹ bỏ Việt Nam và Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị trừng phạt. Theo Giáo sư Carl Thayer thì cho đến lúc này Hoa Kỳ vẫn chưa có quyết định chính thức về vấn đề này. “Điều này đặt ra câu hỏi liệu Việt Nam đã chuẩn bị để mua vũ khí đáng kể từ Hoa Kỳ hay chưa”, Giáo sư Carl Thayer viết.
Theo Giáo sư Carl Thayer, Việt Nam đã lặng lẽ bỏ hơn 15 hoạt động tương tác quốc phòng với phía Mỹ trong năm 2019. Theo ông, rất có thể quyết định này có liên quan đến việc Mỹ vận động Việt Nam mua vũ khí của Mỹ thay vì của Nga. “Việt Nam có thể coi hành động này là sức ép và can thiệp lên công việc nội bộ của mình”, theo Giáo sư Carl Thayer.
Việt Nam từ trước đến này vẫn duy trì chính sách độc lập trong quan hệ với các cường quốc. Trong khi tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, Việt Nam cũng có những lo ngại về người láng giềng Trung Quốc ở ngay sát cạnh. Đó là chưa kể thực tế là cả Việt Nam và Trung Quốc đều duy trì chế độ đảng Cộng sản là đảng lãnh đạo duy nhất.
Việt Nam đóng góp gì khi cơ quan Mỹ
công bố báo cáo mới về Biển Đông?
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington ngày 15/10 đã công bố một báo cáo mới về Biển Đông mang tên “Defusing the South China Sea Disputes” (tạm dịch: Giải quyết tranh chấp Biển Đông).
Theo thông báo trên trang web của CSIS, báo cáo này được thực hiện bởi một nhóm làm việc gồm 27 chuyên gia từ các nước có tuyên bố chủ quyền và các quốc gia khác có quan tâm như Hoa Kỳ.
Việt Nam có 2 chuyên gia đóng góp vào báo cáo này, gồm PGS.TS Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải Dương học TP. Nha Trang và Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông tại Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Chủ trì nhóm làm việc là ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại CSIS. Thông báo của CSIS cho biết các thành viên tham gia vào soạn thảo báo cáo dựa trên năng lực cá nhân, không đại diện cho các tổ chức mà họ làm việc tại nước nhà.
Biển ĐôngSáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại CSIS chia sẻ báo cáo mới về Biển Đông trên mạng xã hội Twitter (Ảnh chụp màn hình)
Các thành viên của nhóm đã họp bàn ba lần từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018, sau đó đi đến ba thỏa thuận nhằm mục đích đưa ra một mô hình mạnh mẽ để quản lý các tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm:
1. Bản kế hoạch cho Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
2. Bản kế hoạch cho hoạt động Quản lý nghề cá và Hợp tác môi trường ở Biển Đông
3. Bản kế hoạch cho hoạt động Hợp tác về sản xuất dầu khí ở Biển Đông
Theo báo cáo, mỗi bản kế hoạch được bắt đầu bằng phần giới thiệu, trong đó giải thích về lý do tại sao văn bản đó là điều cần thiết để quản lý thành công các mối căng thẳng ở Biển Đông, cách thức mà bản kế hoạch hoạt động trên thực tế và lý do mà nhóm làm việc cho rằng bản kế hoạch đó là khả thi về mặt pháp lý và chính trị để tất cả các bên đều có thể tham gia.
Sự kiện công bố báo “Giải quyết tranh chấp Biển Đông” được tổ chức tại trụ sở của CSIS từ 10:00-12:00 sáng ngày 15/10/2018, tức 21:00-23:00 tối 14/10, theo giờ Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James MattisTổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (Ảnh: Getty)
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh Biển Đông đang trở nên sôi động hơn khi chính quyền của Tổng thống Trump gia tăng các hoạt động hàng hải và hàng không nhằm phản đối sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm nay (16/10) bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2, một động thái được cho là gửi tín hiệu thách thức tới Bắc Kinh.
Thủ tướng Áo nêu vấn đề nhân quyền
khi tiếp Thủ tướng Việt Nam
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nêu vấn đề nhân quyền với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc hội đàm tại Thủ đô Vienna, Áo ngày 15 tháng 10 năm 2018.
Nhà báo Hiếu Bá Linh gửi đến Trang tin Dân Luận những tổng hợp báo chí Áo như vừa nêu trong cùng ngày.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau khi hội đàm, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết, trong cuộc hội đàm 2 bên cũng đã đối thoại với nhau về đề tài nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhân quyền và quyền của người dân. Thủ tướng Sebastian cho rằng việc tiếp đón các quốc gia thân hữu một cách thân thiện, đó là một việc đúng đắn và có ý nghĩa, nhưng không có nghĩa là phải im lặng về những đề tài nào đó mà hai bên có những ý kiến khác biệt với nhau.
Theo tin cho biết, ban tổ chức buổi họp báo chỉ cho báo chí đặt tổng cộng 2 câu hỏi, một câu hỏi dành cho báo chí Áo và một câu hỏi dành cho báo chí Việt Nam.
Khi phóng viên Áo hỏi Thủ tướng Sebastian, về việc hai nước đã trao đổi về vấn đề nhân quyền như thế nào, liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh giữa EU và ASEAN sắp tới, người phóng viên này đã công khai gọi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là người đứng đầu chính phủ xã hội chủ nghĩa của một nước cộng sản độc tài.
Trước câu hỏi của phóng viên Áo, Thủ tướng Phúc đã giành quyền trả lời trước và tuyên bố Việt Nam là một nước dân chủ, không có chế độ độc tài. Ngoài ra ông nói Hiến pháp Việt Nam bảo vệ nhân quyền và quyền con người.
Trước đó, vào ngày 9/10 ông Nguyễn Xuân Phúc cũng bất ngờ lên án mọi hành động bắt cóc công dân giữa các quốc gia trong bài phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 tại Tokyo, Nhật.
Trở lại cuộc họp báo với người tương nhiệm Việt Nam, trong phần trả lời Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, cho biết hai nước đã trao đổi với nhau về sự khác biệt thể chế của hai nước và về thái độ, quan điểm của Áo về sự khác biệt này. Ông cho biết, Áo quan niệm rằng nhà nước pháp quyền, dân chủ là nền tảng cho mọi sự chung sống thành công trong tự do, điều này không chỉ đúng ở châu Âu, mà nó đúng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thủ tướng Áo cũng cho biết hai nước đã nói chuyện về những quyền của người dân và họ được tiếp cận những quyền này như thế nào?
Áo và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1972. Hiện Áo đứng thứ 43/129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký tính đến thời điểm hiện tại hơn 140 triệu USD.