Tất cả những cách khủng khiếp Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đi tới chiến tranh ở Biển Đông
National Interest
Tác giả: Robert Farley
Dịch giả: Song Phan
11-8-2017
Dễ tưởng tượng một cuộc đối đầu thậm chí nghiêm trọng hơn ở biển Đông. Một vụ va chạm không chủ ý khác sẽ thành đủ tệ hại, nhưng nếu như một tình huống tương tự như vụ [Nga] bắn rơi máy bay KAL 007 [năm 1982] xảy ra; với một máy bay chiến đấu Trung Quốc thực sự nổ súng vào một máy bay Mỹ, tình hình có thể trở nên tồi tệ rất nhanh. Và nếu như một phi công Mỹ bắn vào máy bay của Trung Quốc, phản ứng của công chúng Trung Quốc có thể trở nên quá mức để cho Bắc Kinh có thể xử lý hợp lý.
Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều không muốn chiến tranh, ít nhất là trong tương lai gần. Dù Trung Quốc đang gia tăng về mặt quân sự, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và các bộ phận của nó chưa sẵn sàng để đánh nhau với Hoa Kỳ. Về phần mình, Hoa Kỳ chắc chắn muốn tránh sự hỗn loạn và tình trạng không chắc chắn mà bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Trung Quốc sẽ tạo ra.
Tuy nhiên, cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều đang thực hiện các cam kết ở biển Đông mà mỗi bên có thể thấy khó mà rút lại. Trong hai tuần vừa qua, những cam kết này đã tạo ra một cuộc chiến tranh bằng lời mà các nhà phân tích về quan hệ thấy có vấn đề. Những vấn đề cốt lõi tập trung vào những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng (hoặc tạo ra) các hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, mà về mặt lý thuyết có thể cung cấp cơ sở cho họ đòi lãnh hải. Việc Hoa Kỳ nhấn mạnh về tự do hàng hải có thể làm cho những căng thẳng này trở nên sôi sụt. Dưới đây là ba cách mà theo đó các căng thẳng ở biển Đông có thể dẫn đến xung đột.
Nhảy cóc trên các đảo ở biển Đông
Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã tăng cường xây dựng cái mà các nhà quan sát gọi là “Vạn Lý Trường Thành Cát”. Đây “bức tường thành vĩ đại” liên quan đến việc mở rộng một nhóm các hòn đảo trong chuỗi đảo Trường Sa sao cho các đảo đó có thể phục vụ về đường băng, vũ khí, và các cơ sở vĩnh viễn khác. Có vẻ Bắc Kinh quyết tâm bảo vệ những đảo mới này như một phần không thể chia cắt của lãnh thổ Trung Quốc, một lập trường mà Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không hậu thuẫn. Washington có những ý tưởng khác và khẳng định rằng họ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra tự do đi lại ở các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải.
Viễn cảnh xảy ra xung đột là rõ ràng. Nếu tàu hoặc máy bay Mỹ đi vào vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền, thì các thủy thủ, binh lính, và các phi công Trung Quốc cần phải rất cẩn thận về cách phản ứng. Một phản ứng quân sự có thể nhanh chóng dẫn tới leo thang, đặc biệt nếu lực lượng Hoa Kỳ bị thiệt hại nghiêm trọng về mặt nào đó. Cũng dễ tưởng tượng tình huống, trong đó việc xây dựng đảo dẫn Trung Quốc đến xung đột với một nước ASEAN. Trong trường hợp đó, một cuộc tuần tra tự do hàng hải có thể đưa Trung Quốc vào tình thế khó xử, liên quan đến bên thứ ba. (Tình huống đầu tiên xuất hiện năm 2015).
Máy bay tiêm kích dễ bị kích thích
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã suýt xung đột do các vụ va chạm máy bay. Khi một máy bay Orion P-3 va chạm một máy bay J-8 của Hải quân TQ, chặn đường hồi năm 2001, đã dẫn đến việc hai bên cáo buộc nhau và đàm phán trong nhiều tuần trước khi phi hành đoàn của P-3 được trả về Hoa Kỳ, và chiếc máy bay được trả lại… trong một hộp.
Dễ tưởng tượng một cuộc đối đầu thậm chí nghiêm trọng hơn ở Biển Đông. Một vụ va chạm không chủ ý cũng sẽ thành đủ tệ hại, nhưng nếu như một tình huống tương tự như vụ [Nga] bắn rơi máy bay KAL 007 [năm 1982]; với một máy bay chiến đấu Trung Quốc thực sự nổ súng vào một máy bay Mỹ, tình hình có thể trở nên tồi tệ rất nhanh. Và nếu như một phi công Mỹ bắn vào máy bay Trung Quốc, phản ứng của công chúng Trung Quốc có thể trở nên quá nhiều để cho Bắc Kinh có thể xử lý hợp lý.
Nếu Trung Quốc quyết định tiến tới và tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, vấn đề thậm chí có thể trở nên phức tạp hơn. Mỹ đã thực hiện một màn diễn công phu phớt lờ ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nhưng Trung Quốc có lợi ích lớn hơn và một sự hiện diện lớn hơn ở biển Đông. Một tuyên bố ADIZ khác gần như chắc chắn sẽ phải gặp một phản ứng tương tự của Hoa Kỳ, đưa các máy bay Mỹ và Trung Quốc vào khoảng cách gần nhau.
Việc tàu ngầm hiểu lầm
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và NATO phải chịu đựng vô số vụ tàu ngầm “gần bỏ lỡ”, khi các tàu săn tìm lẫn nhau, và đôi khi tình cờ gặp nhau, ở Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, và biển Bắc. Tính năng động trong sự tương tác giữa tàu ngầm Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa diễn ra theo cách tương tự, một phần vì Trung Quốc vẫn chưa thiết lập việc tuần tra SSBN ổn đính, và một phần vì các tàu Trung Quốc không có phạm vi hoạt động xa so như các tàu của Liên Xô. Nhưng khi lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc (PLAN) trở nên liều lĩnh hơn, sự cố tàu ngầm có thể tăng lên.
Nhiều nhà phân tích đang lập luận rằng PLAN cần đẩy các tàu ngầm của họ vượt qua chuỗi đảo đầu tiên để đe dọa nghiêm trọng khả năng Hoa Kỳ ra vào cạnh bờ biển Trung Quốc. Việc chuẩn bị cho điều này đòi hỏi PLAN phải tăng tiến độ các hoạt động của tàu ngầm, điều này thường đưa các tàu Trung Quốc đến gần các tàu ngầm của Nhật Bản và Mỹ. Chắc chắn, tàu ngầm Trung Quốc đủ mức ồn để tàu Mỹ phát hiện sớm, dư thời gian tránh né, nhưng cũng có thể nói như vậy về tàu của Liên Xô trong phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nếu một sự cố lớn về tàu ngầm xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, bản chất của phương tiện này có thể mang lại một hy vọng nào đó cho việc xuống thang (chúng ta thường chỉ nghe về những chuyện này mãi rất lâu sau đó). Nhưng một sự cố như vậy cũng sẽ đặt mạng sống và tài sản vào vòng nguy hiểm nhiều hơn là một vụ va chạm máy bay chiến đấu.
Những suy nghĩ cho lời kết
Chiến tranh không chủ ý là hiếm, nhưng không phải là không thể xảy ra. Cái chung đối với tất cả các tình huống này là tiềm năng mà công luận Trung Quốc (hoặc Mỹ, ít có khả năng hơn) có thể trở nên mãnh liệt đến mức trói tay các nhà hoạch định chính sách. Nếu Tập Cận Bình, vốn là người đưa chính sách đối ngoại quyết đoán thành một nền tảng của chính quyền mình, cảm thấy rằng ông không thể xuống nước và sống sót về mặt chính trị thì mọi thứ không thể lường trước được rất nhanh.
Như Denny Roy đã lập luận, Trung Quốc đang chơi tấn công ở biển Đông. Bằng cách thiết lập các sự kiện trên mặt đất (quả thật đang thiết lập “mặt đất”), nó đang tạo ra một tình huống trong đó hành vi bình thường của Mỹ trông giống như hành động can thiệp gây mất ổn định. Điều ít rõ ràng hơn là Bắc Kinh hiểu rõ những rủi ro của chiến lược này, hoặc những nguy cơ của việc xô đẩy Hải quân Hoa Kỳ vể mặt tự do hàng hải, một trong những lợi ích cốt lõi lâu dài của Hoa Kỳ. Và biết rằng các chính phủ đôi khi thậm chí không hiểu rằng họ đang chơi một trò nguy hiểm cho đến khi đến giữa cuộc chơi, nên cần phải rất cẩn trọng.
Robert Farley là phó giáo sư tại Trường Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson. Tác phẩm của ông gồm học thuyết quân sự, an ninh quốc gia, và các vấn đề hàng hải.