Tập San Tân Ðại Việt – Tuởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 – Số 4 – 2016
Mục Lục
Chánh trị, Kinh tế
Mã Xái: Tương lai Biển Đông trước hành động quân sự hóa của Trung Cộng
Lê Minh Nguyên: Tập Cận Bình trên sân khấu thế giới : Chính sách đối ngoại của một lãnh tụ quyền lực nhưng hở sườn
Trương Sĩ Lương: Quốc Hận Năm Thứ 41: Đập Tan Âm Mưu Hán Hóa VN của Tàu Cộng
Trần Thanh Hiệp: 55 Năm Sau Nhìn Lại:Cách Mạng Hay Cướp Chính Quyền
Trọng Đạt: Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972
Lưu Nguyễn Đạt: Thế Lực của Xã hội Dân Sự
Nguyễn Văn Trần: Dân chủ: Thực tế hay ảo tưởng?
Trọng Đạt: Viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 chỉ là vở hài kịch
Thơ, Văn, Bình Luận, Cảm Tưởng
Mai Thanh Truyết: Nỗi Buồn Tháng Tư
Nguyễn thị Cỏ May: Một quan niệm sai lầm Chủ nghĩa xã hội vì công nhơn lao động
Phan Văn Song: Tháng Tư Đen Đầy Uất Hận Thứ 42
Hạ Long Bụt sĩ: Lật qua vài cuốn sử viết ở hải ngoại
Tài Liệu Tham Khảo
GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn
Pierre Darcourt: Ngọn đồi cuối cùng
Phan Văn Song: Luận về tháng Tư đen
Phạm Thành Châu: Lá số tử vi
Vũ Ánh: Giây Phút Hấp Hối của Việt Nam Cộng Hòa
Sức mạnh Sống Còn của Dân Tộc -Tưởng niệm Quốc Hận thứ 41 – Bác Sĩ Mã Xái
Trong lịch sử đấu tranh cho sự sanh tồn, dân tộc Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm, có lúc mãnh liệt vươn lên tột đỉnh nhưng nỗi bất hạnh trên cái chu kỳ đau thương đen tối và dai dẳng nhứt lại bắt đầu từ ngày Cộng sản Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm Miền Nam; biến cố Quốc Hận 30-04-1975 đó sống mãi trong tâm tư mọi người quốc gia, nó đánh dấu ngày sụp đổ nền mống tự do dân chủ của Viêt Nam Cộng Hoà mà toàn dân Miền Nam và Quân Cán Chánh đổ công lao xuơng máu ra xây dựng .
Kể từ ngày thành lập năm 1930 kể từ đại hội đảng CSVN thứ nhứt (1935) cho đến Đại hội thứ XII năm 2016, đảng CSVN vẫn bám lấy chủ nghĩa Mác Lê lỗi thời, áp đặt chế độ độc đảng, độc tài, toàn trị trên cả nước, bám giữ quyền lực bằng bạo lực, bằng trấn áp, bằng giam cầm kể cả thủ tiêu những người bất đồng chánh kiến, cộng sản Việt Nam đã gây ra cuộc chiến quốc cộng tiêu hao bao nhiêu triệu sanh mạng, bao nhiệu triệu sanh linh mai một trong rừng sâu nước độc trong nhà tù “cải tạo”, trên vùng kinh tế mới, trong lòng đại dương trên đường trốn chạy cộng sản; chiến dịch đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp, nghiệp vụ hốt vàng “ vượt biên bán chánh thức”, tiếp theo những chiến dịch cướp giựt rừng rú đó, ngày nay đảng CSVN có cách bốc lột “văn minh” hơn qua chủ trương “kinh tế quốc doanh làm chủ đạo” tạo nên từng lớp tư bản đỏ, thêm vào chủ trương “ đất đai là sở hửu của toàn dân nhưng đảng ta làm chủ”; tình trạng tham nhũng từ trung ương lan tràn đến thôn ấp; đảng ngồi xổm trên luật pháp dựa trên những điều luật mơ hồ để qui tội hình sự những người bất đồng chánh kiến, những nhà đấu tranh dân chủ nhơn quyền. Ai mới là kẻ Hán nguỵ, là kẻ thừa sai cho giặc, bán đất, bán biển, bán rừng cho Trung Cộng chiếm giữ các điểm chiến lược, lệ thuộc mọi mặt về kinh tế, chánh trị, an ninh, văn hoá Nhơn ngày Quốc Hận thứ 41, nay xin nhắc lại một số tác hại do CSVN gây nên để cho thế hệ mới trưởng thành sau 30-04-1975 thấy rõ bộ măt thật của CSVN và những sai lầm, những tội ác mà đảng CSVN đã gây nên cho dân tộc.
Bốn thập niên trôi qua, Đảng CSVN đã quay lưng trước nguyện vọng của nhơn dân đủ mọi giai tầng, nhơn sĩ, công nhơn nông dân,trí thức, kể cả một số đảng viên cộng sản kỳ cựu, tướng lãnh, kêu gọi các lãnh đạo Đảng về một sự đổi thay toàn diện mới mong giải quyết mọi bế tắc của đất nước. Phong trào dân chủ các tổ chức XHDS, những nhà bất đồng chánh kiến tiếp tục bị đàn áp; họ tiếp tục truy lùng thế lực thù địch ngăn ngừa tác động chuyển biến
Liệu sẽ có chuyển biến gì sau Đại Hội đảng CSVN thứ XII với giàn lãnh đạo mới để đưa nước nhà hướng tới thịnh vượng,công bằng, tự do, một thể chế dân chủ pháp trị, giữ vững chủ quyền, độc lập, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước hoạ mất nước vào tay Trung Cộng?
Nguyễn Phú Trọng đáp: “Dân chủ đến thế là cùng ” là vở tuồng bi hài kịch mô tả cuộc cạnh tranh quyền lực chung quanh Đại hội XII ; nhưng màn chưa hạ; Nguyễn Phú Trọng tuyên bố mình là bên thắng cuộc, nhưng còn gấp rút đẩy lùi phe thua cuộc 3X vào hậu cung để thủ tướng Dũng, không còn dịp găp TT Obama, người đặc biệt ưu ái nhận lời mời của ba Dũng thăm Việt Nam ngay trong hội nghị thượng đỉnh Sunnylands 2/2016; với chiến thuật tiên hạ thủ vi cường TBT Trọng lại xoay quốc hội khoá 13 khẩn trương tiến hành việc bầu bán tam trụ triều đình ( chủ tịch quôc hội Nguyễn thị Kim Ngân, chủ tịch nước Trần Đại Quang, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) để tân ban lãnh đạo nghinh đón ông Tổng thống Obama sắp thăm Việt Nam 5/2016). Trong bối cảnh đấm đá tranh giành quyền lãnh đạo, dưới những bàn tay lông lá hay những tên phù thuỷ Hoa Nam, việc thâu tóm giang sơn về một mối chưa chắc đã xong như sự suy đoán của Giáo sư Carl Thayer “ các sự kiện này cho ta thấy không có phe cánh nào trong nội bộ ban lãnh đạo chánh trị Viêt Nam đã thực sự chiến thắng trò chơi ở Đại hội Đảng vừa qua. Và cả hai phía đối địch chưa biết làm thế nào để cân bằng mối quan hệ cùng một lúc giữa Việt Nam với Trung quốc và Hoa Kỳ”. Chưa hết, còn việc tranh chấp trong chốn cung đình sắp tới, ai sẽ là người kế thừa khi TBT Trọng rút lui giữa nhiệm kỳ hay lúc Đại Hội Đảng CSVN thứ XIII? Trần Đại Quang hay thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh? Còn hai cột trụ chống đỡ chế độ là hai bộ quốc phòng và bộ công an sẽ về tay ai, cho người hết lòng với Trọng hay cho kẻ “bó thân về với triều đình”từng là người của 3X; trong nội các mới thấy tướng Ngô Xuân Lịch và tướng Tô Lâm; còn tướng Đỗ Bá Tỵ thì được đưa vào ngồi chơi xơi nước trong quốc hội đảng cử dân bầu. Nhìn vào bộ chánh trị 19 người, ngoài sự vượt trội thành viên của phe “biết lý luận”, các phe nhóm đều dường như hiện diện, nhưng khó đánh giá có sự hoà giải quyền lợi phe nhóm giữa 21 tân chủ nhiệm các bộ trong nội các Nguyễn Xuân Phúc .
Các nhà phân tích chánh trị cho thấy có sự chia rẽ nội bộ lãnh đạo đậm nét hơn, so với mấy kỳ đại hội trước. Chưa có cuộc tranh giành quyền lực nào giữa các phe nhóm qua 12 kỳ đại hội đảng CSVN lại kéo dài bất tận như kỳ này; phe thắng phe thua thật ra cũng là CS cả, nhưng có thể phản ảnh chánh sách đối ngoại khác nhau, nhưng các phe đều hài hoà thoả hiệp với nhau để bảo vệ sự sống còn của đảng và chế độ XHCN và để” giữ sổ hưu” Những đánh giá rạn nứt bể đảng cộng sản thành hai hay nhiều nhóm có thể là dấu hiệu suy sụp đưa tới tình trạng đa đảng (chắc còn lâu!) mà các nhà đấu tranh dân chủ có kiên trì khai thác. Việc tiếp tục giam giữ luật sư Nguyễn văn Đài nhà đấu tranh cho dân chủ nhơn quyền trong Hội Anh Em Dân chủ, viêc kết tội blogger Ba Sàm một cách phi lý cho thấy không khí trấn áp của tập đoàn lãnh đạo mới không có dấu hiệu nới lỏng đối với phong trào đấu tranh, cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp,biểu tình. Nhà vận động XHDS tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết “tôi bị loại” tại Hội nghị cử tri địa phương nơi ông cư trú; ông là người khuyến khích phong trào tự động tham gia ứng cử vào quốc hội “đảng cử”dân bầu dự trù vào tháng 5/2016; ông khá được biết qua với chủ trương “ Tiếp cận Dân chủ bằng Xã hội Dân sự”. Điều này cho thấy gì về chánh sách đối ngoại của Hà Nội?
Sau Đại Hội 12, Hà Nội không có thay đổi lớn về chánh sách ngoại giao sau theo như nhận định của Giáo sư Carl Thayer, ban lãnh đạo mới tiếp tục chánh sách đa phương không chỉ với hai cường quốc Hoa kỳ, Trung Quốc mà với các quốc gia khác như Nga, Nhựt, Nam Hàn, Singapore, Ấn Độ, Pháp, Anh, Cộng Đồng ASEAN… Hướng đi theo kiểu “vua tập thể”thay vì tập trung quyền hành vào thủ tướng như trào ông 3X. Nhận định chánh sách đa phương như vậy không có nghĩa là hạ thấp quyền lực của Hoa Thạnh Đốn và Bắc Kinh trong bàn cờ chánh trị Đông Nam Á mà điểm nóng là Việt Nam và vấn đề Biển Đông. Ai cũng thấy thành phần nhơn sự trong ban lãnh đạo mới đều phải tham khảo với Tập Cận Bình; một nhà nghiên cứu về Á Đông ở Học Viện Khảo Cứu Chiến lược Quân Sự Pháp cũng một nhà Việt Nam học De Treglode đã không quá đáng khi nói không có gì xẩy ra ở Việt Nam mà không có dấu ấn chánh trị Trung Quốc và nằm ngoài ảnh hưởng Trung Quốc, và theo ông đừng có chờ đợi có sự chống đối Trung Quốc từ giới cầm quyền mà không có Bắc Kinh cho phép trước . Bên lề Diễn Đàn Việt Nam 2016 do ISEAS-Yusoft Ishak về “Việt Nam 30 năm Đổi Mới”tại Tân Gia Ba hôm 7-8/04/2016, một tham dự viên thạc sĩ Nguyễn thành Trung phát biểu ‘’rất khó để nhà lãnh đạo Viêt Nam khởi động vụ kiện Biển Đông mà không tham vấn Trung Quốc trước”. Bàn dân thiên hạ ai cũng biết là CSVN phải tuân thủ thoả thuận Thành Đô từ 1991 và nhiều hiệp định song phương sau đó về Biển Đông giữa hai bên lãnh đạo cùng những nhắc nhở 16 chữ vàng bốn tốt mà bộ trưởng quốc phòng TC Thường Vạn Toàn trao đổi với Phùng quang Thanh tại Hà Nội hôm tháng Ba vừa qua và ông khuyên giữ gìn tốt tình hữu nghị cho quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai đồng chí cùng ý thức hệ, hay như Tập Cận Bình nhắn với đặc sứ Hoàng Bình Quân thay mặt Trọng qua Bắc Kinh xin triều kiến 3/2016 là Trung Quốc và Viêt nam có cùng một định mệnh. Biển Đông trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực hiện nay giữa hai cường quốc Mỹ-Trung, sẽ là một trong những vấn đề lớn trắc nghiệm khả năng của Tân thủ tướng Phúc và dàn lãnh đạo thân Trung trong quan hệ phức tạp Mỹ Trung, cả hai đều muốn độc chiếm thị trường mầu mỡ ĐNA, và quyền lợi “quốc gia” – “cốt lõi” ở Biển Đông, con đường huyết mạch chuyển tải hàng hoá trên năm ngàn tỷ USD hàng năm, mà mốc địa chiến lược lại là Việt Nam. Mục tiêu của CSVN là bảo vệ sự sống còn của đảng để bám lấy quyền thống trị đất nước, nên chọn Trung Cộng làm lá chắn ý thức hệ, dù làm kẻ thừa sai, để đất nước mất dần về tay Trung Cộng. Nhưng chánh sách bành trướng Bắc Kinh càng ngày càng lộ diện, cao điểm là khi họ mang giàn khoan HD-981 vào Biển Đông 5/2014 đặt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế. Đồng bào vô cùng căm hận vì thái độ “ hèn với giặc ác với dân” của chánh quyền, và nhà nước cộng sản lúc bấy giờ mới ngộ ra là người đồng chí Bắc Phuơng không còn là chỗ dựa an toàn như những năm trước đây; chỉ còn một nơi có thể chìa tay ra giúp mình là người cựu thù Hoa Kỳ, cũng từ đó CSVN xích lại gần Hoa Thạnh Đốn càng ngày có vẻ đậm đà hơn, và còn muốn nâng cao hơn tầm quan hệ đối tác toàn diện khi Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng được TT Hoa Kỳ tiếp đón tại Phòng Bầu Dục 07/2015 như một nguyên thủ quốc gia; Obama còn nói Hoa Kỳ cam kết tôn trọng thể chế Viêt Nam; ông đại sứ Osius còn thêm thắt “ Hoa Kỳ không có kế hoạch lật đổ chế độ Hà Nội” khi tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam tại Nam California. Obama dường như tạo được “ lòng tin chiến lược “ nơi con người bảo thủ,và Nguyễn Phú Trọng như mở được tấm lòng hứa hội nhập vào TPP và ủng hộ lập trường Hoa Kỳ trong quyết tâm bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải, hàng không trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Luật Biển 1982 ( UNCLOS ), trong khi Tập Cận Bình tuyên bố chủ quyền không tranh cãi về đường Lưỡi Bò chiếm trên 80% Biển Đông và biển, đảo thật, đảo nhơn tạo, bãi ngầm, đá nổi trong đường “Chín đoạn”; Tập Cận Bình bất chấp phán quyết Toà Án Trọng Tài Quốc Tế La Haye, và còn gia tốc quân sự hoá Biển Đông trong kế hoạch khống chế ĐNA. Hoa Kỳ đã có kế hoạch đối phó và tất nhiên không nhân nhượng Bắc Kinh phá hỏng chiến lược Xoay Trục về Châu Á với vòng đai an ninh vững chắc và mạng lưới mậu dịch tự do TPP mà Hà Nội đã chui vào( nhưng còn chờ quốc hôi Hoa Kỳ phê chuẩn mà quốc hội Hoa Kỳ lại do Đảng Cộng Hoà kiểm soát), Hà Nội còn hưởng viện trợ quân sự của Hoa kỳ để tăng cường phòng vệ lãnh hải như một số nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Cộng; Hà nội còn có thể hưởng trọn quyền mở cánh cửa võ khí sát thương nếu có tiến bộ đôi chút về nhơn quyền. Rõ ràng cả hai bên Việt Mỹ đều có lợi ; nhưng nhìn qua đại hội XII, ảnh hưởng trong quan hệ Việt-Trung-Mỹ cán cân nghiêng về phía Bắc Kinh dù Obama vẫn xem CSVN là đối tác tiềm năng, rất được Obama o bế. CSVN vẫn còn quá lệ thuộc về “mô hình Trung quốc” khi nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình trên đường phá sản, chưa kể nội tình bất ổn. Cái mô hình phát triển kinh tế + trấn áp để có ổn định chứng tỏ đã thất bại tại Bắc Kinh, và ngay tại Việt Nam. Đổi mới kinh tế cần phải song hành với thay đổi hệ thống chánh trị. CHXHCNVN đã đẩy nước nhà vào vị thế tụt hậu và nếu không dân chủ hoá đất nước, không chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đầy đủ, và thực hiện đúng mức chuẩn mực và giá trị trong TPP để hội nhập nền kinh tế đa phương với ít nhứt 12 thành viên của hiệp hội Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương thì hậu quả là CSVN sẽ theo vết xe của Tập Cận Bình.
Trên bốn mươi năm Quốc Hận, Viêt Nam vốn là một dân tộc anh hùng đánh đuổi ngoại xâm mà ngày nay phải chịu nhẫn nhục sống những chuỗi ngày bất hạnh với kẻ nội thù là đảng CSVN tiếp tục làm kẻ thừa sai cho Trung Cộng đang khống chế Biển Đông trong tham vọng bành trướng bá quyền trên toàn cõi Đông Nam Á. Vận nước không may, vì quyền lợi quốc gia, người đồng minh năm xưa của VNCH trong chiến lược Xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương lại một lần nữa bắt tay với chế độ độc tài toàn trị Hà Nội trong mục tiêu cùng với đồng minh và đối tác trong khu vực be bờ đà tấn công từ Phương Bắc.
Trong công cuộc đấu tranh dân chủ hoá đất nước, mục tiêu do đó là phải dứt bỏ chủ nghĩa Mác Lê, là phải giải trừ chế độ chế độ cộng sản, một đảng đã phản bội dân tộc; đảng CSVN phải ra đi. Chỉ có sức mạnh dân tộc, nội lực dân tộc, sức mạnh tổng hợp toàn dân với ý chí kiên cường mới đương đầu nổi với bạo lực trấn áp cực kỳ gian ác của nhà cầm quyền cộng sản. Đồng bào trong nước là sức mạnh chánh yếu; sự kết hợp với đồng bào hải ngoại và vận động quốc tế là cần thiết. Các đảng chánh trị truyền thống dù liên minh hay liên lập hàng ngang cùng các đoàn thể chánh trị quốc gia đã đến lúc cần có những kết hợp hoạt động trong tư thế để sẵn sàng hợp lực với quốc nội.Trong vận động hành lang nhứt là ở Hoa Kỳ, thực tế cho thấy chánh quyền sở tại sẽ lắng nghe khi chúng ta có thực lực. Xử dụng hữu hiệu sức mạnh truyền thông cho chánh nghĩa là những đóng góp quan trong công cuộc tranh đấu trong thời đại thông tin. Trên cơ sở nhận định tình hình chánh trị quốc tế và quốc nội cho thấy CSVN không bao giờ chuyển biến thể chế hay cởi mở dân chủ, thấy rõ qua đường lối cương lĩnh 12 kỳ Đại hội đảng CSVN, họ luôn tôn thờ chủ nghĩa Mác Lê; chúng ta không bao giờ tin có sự hợp tác chơn thành với cộng sản, lich sử đau đớn đoàn kêt quốc cộng là những bài học cho những kẻ ngu ngơ chủ trương hoà giải hoà hợp với công sản; trong thời đại hoàn cầu hoá và tin học ngày nay sự hợp tác hay nhờ sự hỗ trợ với các quốc gia cùng tranh đấu cho lý tưởng tự do dân chủ, Đảng Tân Đại Viêt chủ trương dựa vào sức mạnh dân tộc mình là chánh, vào Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn thích nghi với thời đại, để tránh những thất bại đau thương làm con chốt thí cho các thế lực quốc tế.
Chính nghĩa rồi sẽ về với chúng ta.
“Quả Đấm Thép” để đấm người dân Việt Nam – Lê Minh Nguyên
Tội phạm cũng là con người và cũng là người Việt Nam. Một trong những nguyên nhân của tội phạm là “bần cùng sinh đạo tặc”, tội của họ không bằng tội của những đảng viên tham nhũng tiền triệu đôla, trong đó có ông Trần Đại Quang đang là đương kim chủ tịch nước mà ông Dương Chí Dũng đã khai trước toà, những đảng viên đạo tặc tài sản quốc gia khổng lồ này lại được Đảng bảo vệ, điển hình là Chỉ Thị 15 của Bộ Chính Trị mà Thiếu tướng công an Phan Anh Minh vào ngày 8/3/2016 trong lễ tổng kết phòng chống tham nhũng do thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cho biết Công an không được trinh sát đảng viên vì vướng Chỉ thị 15 mặc dù biết chắc rằng đảng viên đó tham nhũng cũng đứng ngoài không thể tiến hành điều tra tìm kiếm tội phạm.
Em ruột ông Quang đang thao túng tài sản quốc gia ở Núi Pháo, so với trộm cướp vì bần cùng thì sao?
Nguời viết chống trộm cướp và tội phạm, nhưng một xã hội không công lý, nhân danh xã hội chủ nghĩa nhưng bóc lột và bỏ rơi người nghèo, thì không thể giải quyết được những nguyên nhân gây ra trộm cướp.
Đó là chưa nói Bộ Luật Hình Sự dùng để bảo vệ sự trường trị của Đảng cho nên cho vào đó rất nhiều điều luật mơ hồ (79, 88, 258…) để hình sự hoá các sinh hoạt rất bình thường và rất ôn hoà của người dân, như Nguyễn Văn Đài, Basam Nguyễn Hữu Vinh, bạn trẻ Nguyễn Viết Dũng tức Dũng Phi Hổ… biến họ thành những tội phạm hình sự.
Chỉ những xứ độc tài công an trị mới gọi Lực lượng Cảnh sát Hình sự là “quả đấm thép” để phơi bày bộ mặt sính bạo lực với chính người dân của mình, có bao giờ họ gọi quân đội là quả đấm thép chống bành trướng Trung Quốc hay chưa?
Tội phạm, nếu được ánh sáng công lý soi rọi, được toà án độc lập và vô tư kết tội, và bất đắc dĩ phải giam cầm vì sự tự do của họ làm thiệt hại sự an sinh của người khác, thì họ vẫn là con người, vẫn một thành phần trong cơ thể quốc gia, không thể đối xử với họ như một con thú hay một đồ vật vô tri và dùng “quả đấm thép” để nghiền nát họ. Đó là luân lý tối thiểu của một chính quyền.
15/4/16
Quốc Hận Năm Thứ 41: Đập Tan Âm Mưu Hán Hóa VN của Tàu Cộng – Trương Sĩ Lương
Bốn mươi mốt (41) năm đã qua, biết bao nhiêu biến cố đã xảy ra cho người Việt tị nạn trong cuộc sống lưu lạc xứ người.
Kể mấy cho hết và nói mấy cho vừa! Hơn 3.5 triệu người trong giai đoạn chân ướt chân ráo, bước đi khập khễnh trên những phần đất lạ xứ người, đã chấm dứt. Thế hệ đi trước, tuy đã gặp khó khăn về mọi mặt, nhưng được coi là tương đối thành công khắp nơi trên mặt địa cầu. Nhờ đức tính hiếu học, cầu tiến, siêng năng, cần cù nên chúng ta đã hội nhập một cách khả quan vào xã hội nơi mình đang sinh sống. Nhiều người đã trở thành triệu phú, thành công vượt bực trên thương trường. Lứa tuổi trẻ hơn đã học hành thành đạt với một tỷ lệ rất cao, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các guồng máy công sở, hãng xưởng, trong các binh chủng quân đội và cả trong các chính quyền sở tại. Tất cả… đã làm cho người dân bản xứ phải đi từ ngạc nhiên đến khâm phục.
Nếu có cái nhìn chung chung trong 41 năm qua, cá nhân người Việt thành công thì nhiều, nhưng trên phương diện tập thể thì dường như còn quá yếu kém, nếu không muốn nói càng ngày càng lụn bại. Về mặt chính trị, đối đầu với CSVN, các tổ chức đấu tranh chính trị đã mọc lên… rồi khựng lại vì bị địch vận xé nát nội bộ, chia hai, chia ba! Phải thành thật mà nói, chưa có một lực lượng, một tổ chức nào có đủ uy tín để cho quốc tế ủng hộ, yểm trợ chúng ta trước cuộc đấu tranh cho Việt Nam có tự do dân chủ; hoặc ít ra cũng tạo được sự nể nang với đối phương CSVN.
Đã không được như thế, chúng ta lại còn bị CSVN cấy người vào vài tổ chức ma mánh, hoạt động lùng bùng khó hiểu, tạo ra những xáo trộn một cách phi lý khắp nơi trong các cộng đồng người tỵ nạn, làm nản chí, làm thui chột tinh thần, nhất là niềm tin của quần chúng, vốn “đứng ngồi không yên” từ sau ngày 30-4-1975 đến nay.
Về mặt ngoại giao với người bản xứ thì tập thể người Việt cũng chưa có thể ngồi lại với nhau thật sự để siết chặt hàng ngũ trong mục tiêu đấu tranh cho quyền lợi nhân sinh cần thiết tại các địa phương khi hữu sự, mà chỉ thấy các hội ái hữu càng ngày càng nhiều, nhưng mục tiêu chỉ có tính cách sinh hoạt cục bộ, khó có thể tiến xa hơn vào công tác chung của một cộng đồng thực dụng, mà tối thiểu là có “ý thức và thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát trước công cuộc chống cộng.
Nhiều người cho rằng “Tôi không muốn làm chính trị”. Có lẽ họ sợ vì khi về thăm quê hương bị CSVN hoạnh họe, bắt chẹt đủ điều? Buồn thay, họ đã quên rằng “chống cộng, không phải là ‘làm chính trị’, mà là bổn phận của con dân Việt — trước đại cuộc giành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam — nhất là những người quốc gia tỵ nạn cộng sản chân chính đã bỏ nước ra đi trong thập tử nhất sinh chỉ vì Tự Do”.
Bốn mươi mốt (41) năm, thời gian dài lắm, thế nhưng, chắc chắn người Việt không thể nào quên được tháng-tư-bảy-lăm và cuộc đổi đời tan nát từ đó. Nhắc đến 30-4, ta lại phải quay về với một dĩ vãng chết chóc, chia lìa, đạn bay bom nổ, đổ nát tang thương… Nhắc đến nó, ta lại tưởng chừng như tất cả những cuộc đổi đời đó, chỉ mới xảy ra hôm qua, hôm kia, bởi hình ảnh bi thảm đó vẫn nằm ở trong ta từng giờ, từng ngày, hằn sâu vào tận xương tủy, tim óc; hình ảnh đó biến hiện nhanh chóng trong trí óc ta, đến rõ ràng mà bút mực không thể nào tả nỗi! Hơn 3.5 triệu người bỏ nước ra đi làm thân lưu lạc ở khắp nơi trên thế giới; một nửa triệu người chết biển, chết sông, chết rừng, chết trên đường bộ qua biên giới; hằng triệu người bị tù đày khổ ải trong các trại “cải tạo”, và cả nước là một nhà tù khổng lồ không hơn không kém. Đó có phải là đại nạn của dân tộc Việt không?
Ngược lại với những diễn biến tang thương của dân tộc Việt, thì Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách “Không ai là kẻ thù truyền kiếp và cũng chẳng là bạn bè trăm năm”. Đối với CSVN thì cũng thế thôi, 41 năm trước khi cuốn cờ bỏ chạy, chắc chắn trong lòng họ (Mỹ) đã thề nguyền sẽ không trở lại Việt Nam cho đến khi nào xứ này có tự do dân chủ. Nhưng không, hơn 2 thập niên qua — dù chế độ CSVN chưa có tự do dân chủ thực sự — họ vẫn xích lại để thiết lập quan hệ ngoại giao chỉ vì quyền lợi mà bất cứ ai cũng nhìn thấy, cũng biết, cũng hiểu vì đống tài liệu mật đã được giải mật “vì sao Mỹ bỏ VNCH?”. Chúng ta đã trắng mắt, đau như hoạn vì mình đã bị bán đứng chỉ vì quyền lợi của tư bản. Đau lắm!
http://images.ndh.vn/Images/Uploaded/Share/2015/12/18/4a3logo-lam-vignette-1435674150646.jpg
Sự việc Hoa Kỳ nhìn nhận CSVN, thắt chặt ngoại giao, không nhiều thì ít cũng đã gây nên một hiện tượng lạ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, và cũng chưa bao giờ vấn đề này được đem ra mổ xẻ và bàn cãi nhiều như thế. Đó là hiện tượng “đi đêm với
CSVN” trong chiêu bài xoá bỏ hận thù, san bằng biên giới quốc cộng, quay về với con đường dân tộc.
Một số người mù mờ, chưa có kinh nghiệm đấu tranh với cộng sản, chưa biết “độc chiêu” khi họ cần biến hóa, chưa nhìn ra việc cộng sản lấy chiêu bài dân tộc để cứu đảng, cứu chủ nghĩa, cứu chế độ… thì tin rằng ngày nay cộng sản đã chết, tư bản và Mỹ đổ tiền vào Việt Nam, mang theo làn gió dân chủ v.v… đã thực sự hủ hoá được guồng máy đảng trị, mầm chống đối từ trong hàng ngũ của CSVN cũng đã xảy ra nhan nhản. Do đó, việc đi đêm với họ, sử dụng chiêu “xoá bỏ hận thù” để chiêu dụ họ là thượng sách. Chỉ có con đường đó là con đường duy nhất để dựng lại nhà, dựng lại người.
Những người có quá trình đấu tranh trực diện với cộng sản thì lý luận — nhất là thành phần đã hy sinh quá nhiều trong cuộc chiến vừa qua, hoặc nhận chịu nhiều khổ đau trong chốn tù đày “cải tạo” — dĩ nhiên là không hận thù, vì hận thù thì thù hận sẽ chồng chất từ đời này qua đời khác. Thế nhưng trong khi chúng ta thực hiện xoá bỏ hận thù với tâm thức hỷ xả, với lòng bác ái quảng đại vô biên, mà người cộng sản thì chỉ nói bằng miệng, còn hành động vẫn y như cũ: theo dõi, bắt bớ, giam cầm những người vì sự sinh tồn của giống nòi đã và đang đứng lên tranh đấu cho nhân quyền, cho công bằng xã hội vì chế độ vẫn là một chế độ công an trị, đầy dẫy những bất công, tiếp tục chà đạp nhân phẩm con người, tiếp tục tạo thêm hận thù trong lòng dân tộc v.v… Cứ như vậy, thử hỏi làm sao xoá bỏ thù hận ngay chính trong lòng họ!
Trong khi đó, chúng ta quên rằng yếu tố căn bản để “ngồi lại với nhau” là yếu tố thực lực, mà chúng ta đã có thực lực chưa? Trong thế đánh bằng chính trị hay bằng kinh tế đi nữa thì chúng ta cũng phải có thế dựa, dựa từ bên ngoài, đứng từ bên trong, mới có thể nói chuyện “ngồi xuống để bàn”. Vậy thì thực lực nằm ở chỗ nào và làm sao để tạo ra thực lực?
Thật sự, trong suốt đoạn đường dài đấu tranh vừa qua chúng ta đã có lực, có lửa. Lực ở chính nghĩa, lực ở thế đứng quốc tế, lửa ở những quốc gia mà chúng ta đang sinh sống. Nhưng chúng ta không chịu sử dụng, không chịu đoàn kết một lòng để đạt mục tiêu tối hậu, mà quanh đi quẩn lại chỉ ngồi đó chờ thời và tìm kẽ hở của nhau để chỉ trích, chụp mũ, làm tiêu tan, làm nản chí những người thực sự có lòng, có lửa.
Trong khi đó, kẻ thù chính là CSVN với trăm mưu ngàn kế, với tiền rừng bạc biển sẵn sàng mua chuộc thành phần ham lợi, sẵn sàng tìm những “bàn tay nối dài” để thực hiện mục tiêu phân tán, xé lẻ tập thể người Việt tị nạn ra nhiều mảng thì chúng ta không đề phòng, không tìm biện pháp hữu hiệu để đối đầu. Từ đó, sự xâm nhập của các cấp cán bộ CSVN nằm vùng, hay cán bộ móc nối tại hải ngoại càng ngày càng trắng trợn hơn, đánh phá, núp bóng, đâm thọc, quyền biến rõ ràng vào các tổ chức hội đoàn, cộng đồng, nhan nhản trên báo chí — chôm từ internet, khi úp khi mở, lộ liễu trên truyền hình… mà chúng ta đành chịu bó tay vì e ngại, đối đầu!
http://i60.tinypic.com/2djusnm.jpg
Chúng ta đã làm gì 41 năm qua?
Bên trong thì đã tan nát, một xã hội bệ rạc, băng hoại, cướp giật như rươi, kinh tế giả tạo, luân lý biến mất, tranh giành địa vị, mánh mung, thủ đoạn hại người để sống vội qua ngày. Đó là phó sản của xã hội do cộng sản tạo nên trong gần 80 năm qua. Ngày nay mạng người dưới thời xã nghĩa rẻ như gà vịt, bạo lực và chém giết lẫn nhau xảy ra khắp nơi trước sự vô cảm, đưa mắt đứng ngó, thờ ơ của những người chung quanh!
Bên ngoài thì nhân tâm ly tán, chẳng còn ai tin ai! Một số tự cho rằng trí thức thì gần như muốn thỏa hiệp với CSVN để tìm giải pháp không tưởng, lập dị một cách khó coi. Số thầm lặng thì chán ngán, thả mình trôi theo giòng đời lưu lạc, chỉ lo làm ăn và sống bình lặng với người bản xứ cho yên thân, qua đi một kiếp người!
Có phải đã đến lúc chúng ta nên suy nghĩ để nắm tay nhau đứng dậy, nhận diện để loại những tên đội lốt quốc gia đã và đang thực hiện những âm mưu phá hoại chúng ta theo chỉ thị? Hãy nói thật, nói rõ cho đồng bào biết để tạo lại ý thức và bổn phận của con dân Nước Việt thời loạn! Xin đừng sợ hãi mà phải can đảm tố cáo, lôi họ ra trước công luận nơi xứ tự do này!
Bốn mươi mốt năm (41) rồi, chắc chắn những người đứng trong hàng ngũ đấu tranh chống cộng kiên trì là những người luôn luôn đặt lòng mình hướng về quê cha đất tổ. Họ cũng còn mẹ già em thơ và những gắn bó tự nhiên của con người với sông núi ruộng đồng; và niềm thương nhớ của họ cũng không thua kém những người “đi về”, nếu không muốn nói là còn mãnh liệt hơn, ray rứt hơn, khổ đau hơn…, nhưng vì ý thức chính trị nên họ đành phải tự “khóa lòng, khóa thân” để giữ tác phong của người đấu tranh.
Lời Kết
Xin đừng nghe những lời tuyên truyền có vẻ êm tai như: “Lịch sử đã sang trang, đừng quay lại với quá khứ, hãy để quá khứ sau lưng và nhìn tới con đường trước mặt là xây dựng kinh tế cho nước nhà giàu mạnh”! Trong khi đó thì tập đoàn lãnh đạo CSVN vẫn giữ độc quyền cai trị, bắt bớ giam cầm bất cứ ai mà họ muốn giam và độc quyền bán đất dâng biển cho kẻ thù phương bắc để kiếm lợi cho bè đảng, nhất là làm tay sai và lệ thuộc nặng nề về kinh tế vào Trung Cộng. Tập đoàn thái thú Việt đã:
1. Làm lơ vì tư lợi để cho thương buôn Tàu Cộng (TC) độc quyền cung cấp hóa chất, trộn vào thực phẩm, gây nên căn nguyên bịnh ung thư dị thường với âm mưu diệt chủng dân Việt một cách tinh vi;
2. Im lặng, hoặc chỉ lên tiếng lấy lệ khi Trung Cộng chận nước ở thượng nguồn sông Mekong, khiến cho hạ nguồn đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán nặng nề trong nhiều năm qua. Rồi đây miền Nam sẽ đói nghèo, bịnh hoạn vì thiếu nước. Thiếu nước là chết! Đây chính là “Sợi dây thòng lọng mà TC đang siết cổ dân tộc Việt Nam” qua thế chiến lược sáp nhập VN vào lãnh thổ TC trong tương lai gần.
3. Bất chấp thế chiến lược nguy hiểm cho quốc gia, CSVN để cho TC độc quyền xây cất tất cả các nhà máy Nhiệt Điện nhiều năm nay tại các vùng duyên hải từ Bắc chí Nam. Đây cũng chính là những cứ địa chiến lược gồm các lãnh vực quân sự, an ninh, tình báo trá hình, một khi hữu sự, TC sẽ ra chiêu, xuống thế… thì CSVN chỉ có nước đầu hàng.
CSVN chỉ biết đàn áp, bắt bớ người dân khi họ đứng lên chống TC xâm lăng. “Hèn với giặc ác với dân, bất chấp nhân quả”; bởi họ chính là những con người với trái tim lạnh lùng, vô cảm, vì trong cuốn tự điển của cộng sản không hề có hai 4 chữ “yêu thương giống nòi”. Và họ đã quên “trái độc không thể nở trên cành yêu thương mà tổ tiên đã dày công tạo dựng vun trồng.”
Ngày nay, sau gần thế kỷ dài dâu bể, sau những chịu đựng trước sự tàn bạo, tráo trở của đám thái thú cs – biết nói rành tiếng Việt – đã và đang tiếp tay, sa vào âm mưu “mê hồn trận” Hán hóa của TC rõ như ban ngày… Ôi đau đớn cho tổ tiên, giống nòi đã nuôi dưỡng những thằng con phản dân hại nước đến thế là cùng! Khổ đau, nghiệt ngã, cho cả một dân tộc vốn mà đã hy sinh máu xương để giữ gìn đất mẹ mấy ngàn năm qua!
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b3/Vietnamese_anti-Chinese_protests_in_Hanoi.jpg
Hiện tình đất nước của chúng ta bi thảm thế đó! Nhưng còn nước, còn tát! Xin đừng bỏ cuộc vì chúng ta vẫn còn mầm non tuổi trẻ, bởi họ là rường cột của dân tộc, là mầm sống của quê hương với hồn thiêng sông núi, và anh hùng dân tộc vẫn có thể hóa thân vào họ để diệt trừ tà ma. Thế hệ đi trước phải có bổn phận, trách nhiệm hướng dẫn, chăm sóc tinh thần để tuổi trẻ tránh xa những cám dỗ từ đối phương bằng chiếc bánh vẽ mà chúng ta đã có kinh nghiệm máu xương.
Hãy chăm sóc họ, đừng để con em bị lung lạc theo kiểu tuyên truyền, ru ngủ thâm độc của cục tuyên vận CSVN nhằm đánh gục mọi ý chí chống lại bạo quyền Việt Cộng và Trung Cộng đang đô hộ dân tộc chúng ta ngày một rõ ràng mà ai cũng thấy. Nhớ rằng, người ta có thể lừa gạt được một vài người suốt đời, nhưng chắc chắn họ không thể lừa dối được cả tập thể dân tộc dài lâu như thế được. Hãy đứng lên dựng lại người, xây lại nhà Viêt Nam!
Công cuộc giải thể chế độ độc tài toàn trị và “chống âm mưu Hán hóa thâm độc” sẽ bị thế giới coi thường, nếu chúng ta cứ tiếp tục van xin Tự Do và chờ đợi Dân Chủ một cách thụ động. Chúng ta phải đấu tranh trong tinh thần dân tộc tích cực và tự quyết, bằng thái độ quyết liệt sống còn trước họa xâm lăng của Tàu cộng. Đó chính là thái độ, là trách nhiệm, là bổn phận cứu nguy dân tộc mà chúng ta dứt khoát phải có hiện nay.
Xin đừng để người đời sau mỉa mai: “Chúng ta mất nước, không phải vì quá ít người yêu nước, mà là vì có quá nhiều người vô cảm và quá nhiều loại Mán tham lợi, chịu làm tay sai cho giặc!”
Mùa Quốc Hận 04/2016
Vui cười
1. Cặp vợ chồng già gặp vấn đề về trí nhớ. Họ vừa quyết định ghi lại mọi thứ để có thể nhớ được các sự việc. Buổi tối, hai người đang xem TV, ông già đứng dậy đi vào bếp. Bà vợ hỏi:
– Ông có thể lấy cho tôi một bát kem được không?
– Tất nhiên rồi, cưng ạ!
– Có khi ông nên ghi lại để khỏi quên chăng?
– Không cần đâu.
– Nhân tiện, tôi muốn có một vài trái dâu nữa. Ông nên ghi lại vì tôi biết là ông sẽ quên ngay mà.
– Tôi nhớ được.
Ông già quả quyết đi vào bếp. Vài phút sau, khi từ bếp quay lên, ông mang cho bà vợ một đĩa thịt lợn xông khói và mấy quả trứng. Bà già liếc nhìn cái đĩa, lắc đầu:
– Tôi đã biết trước là ông sẽ quên mang kèm bánh mì cho tôi mà!
2. Trong đêm tân hôn, chồng âu yếm hỏi vợ:
– Lúc chưa lấy anh, em sợ điều gì nhất?
– Em… ngại quá!
– Đừng ngại, cứ nói đi em yêu!
– Em… em sợ… ế chồng!
55 Năm Sau Nhìn Lại: Cách Mạng Hay Cướp Chính Quyền – LS Trần Thanh Hiệp
Cuối thập niên 80, cũng vào dịp này, tôi có viết một bài báo ngắn bàn về chính biến mùa Thu năm 1945, ở Việt Nam, thường được gọi là cuộc Cách mạng tháng Tám. Theo cách nhìn của tôi, đó không phải là cách mạng mà chỉ là cướp chính quyền cho riêng những người cộng sản. Một người bạn tôi, nửa đùa nửa thật, nói bằng tiếng Pháp để phê bình: “c’est de l’anti-communisme intégral, tout craché” (hiểu một cách nôm na: “rõ ràng là chống cộng cùng mình, suốt mặt, cực đoan). Tôi không trả lời, để bụng xét lại, tự hỏi xem mình có thật bị khuôn đóng trong cái nhìn nhị phân (binaire) quốc-cộng máy móc hay không?
Từ bấy đến nay, tôi có dịp tiếp thu thêm nhiều ý kiến khác, thâu thập qua nhiều nguồn thông tin – tài liệu viết, tài liệu nói – do một số nhân chứng lịch sử cung cấp như Vua Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Nguyễn Xuân Chữ, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Đình Hòe, Phạm Khắc Hòe, Lê Văn Tiến, v.v…Ngoài ra tôi còn đặc biệt chú ý đến những khám phá mới, xuất phát từ nhiều công trình nghiên cứu của các nhà viết sử, các nhà khoa học xã hội, v.v… ở trong cũng như ở ngoài nước, cả người Việt Nam lẫn người ngoại quốc.
Năm nay, trở lại đề tài cũ, tôi không thấy cần phải thay đổi kết luận. Nhưng về mặt luận cứ thì cần bổ sung. Dĩ nhiên, cũng chỉ là đề tiếp cận, càng gần càng tốt, sự thật về chính biến mùa thu năm 1945. Tuy nhiên, cốt yếu là để phá đổ cho hết huyền thoại cách mạng mà bộ máy tuyên truyền cộng sản đã vận dụng mấy thập niên qua trong dụng ý nhập nhằng với quốc sử. Chính biến này đang còn là một vùng tối cần phải soi sáng để làm cho rõ vì sao nó đã, vẫn còn là một vùng tối và tại sao nó không thể tiếp tục nằm trong vùng tối.
Nhớ lại tháng Tám năm 1945, những ngày cướp chính quyền 55 năm đã trôi qua kể từ khi ở Việt Nam, năm Ất Dậu, xẩy ra chính biến mùa Thu. Khoảng cách thời gian này, với những biến chuyển trên khắp thế giới – đặc biệt trong nội bộ các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ – đã giúp nhiều dân tộc lập lại những sự thật lịch sử của mình. Nhớ lại những việc đã qua, trong bề dày của quá khứ cận đại hay hiện đại, có nhiều cách nhìn, nói chung, trái ngược nhau trên bình diện ngôn từ, nhưng lại có thể không khác biệt nhau về mặt nội dung.
Những ngày đầu tháng Tám năm 1945, sau khi hai trái bom nguyên tử được thả xuống đất Nhật, Việt Nam đứng trước một bối cảnh lịch sử rất đặc biệt. Tình hình chính trị biến đổi mau lẹ chỉ trong vòng trên dưới mươi ngày. Nhật đã đầu hàng Đồng Minh nên mất hết quyền lực chính trị tại Việt Nam. Pháp chưa kịp đem quân trở lại để phục hồi địa vị thống trị cũ. Chính phủ Trần Trọng Kim từ chức mà không nhận trách nhiệm xử lý thường vụ trong khi chờ đợi chính phủ mới được thành lập. Dân chúng một phần bi cộng sản đội lốt Việt Minh, xách động, một phân háo hức tự động nổi lên chiếm chính quyền. Vua Bảo Đại tự ý thoái vị. Ngày 2 tháng 9, lãnh tụ cộng sản Nguyễn Ai Quốc, dưới tên đổi khác, Hồ Chí Minh, nhân danh Mặt Trận Việt Minh, thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và đọc Tuyên Ngôn Độc Lập. Trên cái nền đơn thuần sự kiện này, sau đó mỗi người một cách, người ta đánh giá chính biến mùa Thu năm 1945 bằng ngọn đuốc ý hệ là chính.
I. Cách cộng sản Việt Nam nhìn chính biến 19 tháng Tám 1945
Đối với những người cộng sản Việt Nam chính biến mùa Thu năm 1945 là một cuộc cách mạng..Họ khẳng định như vậy nhưng khẳng định từng bước, với nhiều thêm bớt tùy theo nhu cầu của tình thế. Khởi đầu, từ năm 1946, thấy vang lên hồi kèn chiến thắng của những cái loa văn nghệ mở đường cho cách mạng như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Ngọc Phan, v.v… Điển hình, 8 câu thơ dưới đây đọc thấy đâu đó của Xuân Diệu:
[…]
Có một buổi, cờ về Hà nội,
Về ngự trị trên đài sáng chói,
Giữa dân gian, trong những tiếng hoan hô,
Ngự trên cây, trên phố, ngự trên hồ:
Cờ chiến thắng Cách mạng thành tháng Tám!
[…]
Xuân nước việt khơi một ngày tháng Tám
Triều dân gian lên với sóng Hồng Hà
Lụt cờ đỏ nối giữa ngày u ám
Trời sao vàng mọc lúc nước bao la…
Loại son phấn suy tôn có tuổi thọ một thời này chỉ đáng lược bỏ để đi sâu vào cốt lõi lý luận cộng sản. Trường Chinh, lý thuyết gia của những người hộ sinh cho chính biến mùa Thu năm 1945, đã đánh lên âm mầu “la”của cái gọi là bản anh hùng ca Cách mạng tháng Tám. Pha chế lịch sử, ông đã viết rằng, “Ngày 9-8-1945, Hồng quân Liên Xô đánh vào Mãn Châu như vũ bão. Chỉ trong sáu hôm, đội quân Quan-đông mạnh có tiếng của phát xít Nhật bị tiêu diệt. Thắng lợi căn bản đó của Hồng quân đã quyết định số phận của phát xít Nhật và Liên Xô đã thực sự giải phóng cho các dân tộc bị Nhật áp bức“.
Theo Trường Chinh, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật, giành lấy chính quyền từ tay Nhật”. Ông còn khẳng định thêm “các chiến sĩ Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, theo chỉ thị ngày 12-3-1945 của Đảng Cộng sản Đông Dương, chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đầu hàng [Việt Minh]“. Ông làm như thể vào thời điểm tháng Tám năm 1945, nhờ có Liên Xô đánh thắng được quân Nhật, những người cộng sản Việt Nam đã công khai hô hào làm cách mạng kiểu cộng sản, và dân chúng đã tri tình theo đảng cộng sản làm cách mạng kiểu ấy, khiến chính phủ Trần Trọng Kim đương quyền đã phải đầu hàng. Theo bước Trường Chinh, 4 Hiến pháp 1946,1959, 1980 và 1992 đều đưa chính biến mùa Thu 1945 lên hàng cách mạng. Chính biến này có vinh dự mở đầu cho Hiến pháp thứ nhất – 1946 – mà không phải nêu danh Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng tới Hiến pháp thứ nhì – 1959 – đã bắt đầu thấy nói lên vai trò lãnh đạo của đảng này. Từ Hiến pháp thứ ba – 1980 – “Đảng” công khai ra mặt, nhận công lao lãnh đạo “nhân dân… đi con đường của Cách mạng tháng Mười Nga toàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nước ta [Viết Nam] trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, một thành viên của Cộng đồng xã hội chủ nghĩa thế giới”. Và văn bản này chính thức thiết lập “chuyên chính vô sản” trên cả nước. Hiến pháp thứ tư – 1992 – ra đời sau khi cái gọi là cộng đồng thế giới xã hội chủ nghĩa nói trên đã sụp đổ tan tành, chỉ còn biết thu góp lại những tàn dư, nhưng vẫn bám lấy cuống rốn cộng sản: “Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân ta tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công!”. Nói tóm lại, cộng sản đã đặt chính biến tháng Tám 1945 vào trong toàn bộ “chiến tranh cách mạng lâu dài” để gọi nó là một cuộc cách mạng. Theo thuật ngữ cộng sản, đó là một khâu trong dây chuyền cách mạng của họ nghĩa là một tiết mục trong chương trình hành động ấy. Cộng sản không lúc nào tách nó ra khỏi toàn bộ này để đánh giá nó như một hiện tượng khách quan và độc lập. Vì tách ra như thế thì sẽ không có cơ sở để bảo vệ giả thuyết cách mạng nếu có tranh cãi.
Những đoạn trích dẫn ở trên đã tóm lược đại chỉ của biểu văn chính trị (discours politique) của những người cộng sản Việt Nam. Khi lập luận chính biến tháng Tám là cách mạng, hiển nhiên cộng sản (như đã thấy ngay cả khi Trường Chinh nói lý thuyết) tuyên truyền nạt nộ quần chúng. Nhưng điều quan trọng hơn hết là họ muốn dùng nhãn hiệu cách mạng để làm nền tảng chính thống cho chủ trương của họ cầm quyền bằng bạo lực.
Làm cách mạng là xâm phạm tới sinh mạng và tài sản của người dân, vì người cách mạng tự cho mình đủ mọi quyền kể cả quyền cướp của giết người, như đã xảy ra trong năm, sáu thập niên cách mạng cộng sản. Cho nên bàn chuyện cách mạng không phải là tranh cãi bằng ngụy biện, pháp lệnh, công an, nhà tù, quản chế tại gia, v.v… Mà phải đem chính biến tháng Tám ra đối chiếu với thực tại để xem nó có gì đáng gọi là cách mạng. Dưới độ góc nhìn này và đứng trên quan điểm Mác xít, lấy thước cộng sản mà đo cộng sản, hãy thử xem xét khẳng định của cộng sản trong Lời mở đầu Hiển pháp 1992 rằng “nhân dân ta làm Cách mạng tháng Tám thành công” xác đáng tới đâu. Ba câu hỏi cần đặt ra và cần được trả lời là: 1-Nói “nhân dân” làm Cách mạng tháng Tám là nói ai làm? 2-Làm cách mạng như vậy là làm gì? 3-Bảo rằng Cách mạng ấy đã thành công là nói nó đã đạt được những mục tiêu cụ thề nào?
Trước hết tưởng phải nhấn mạnh ở hai điểm. Thứ nhất, chớ coi câu “đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” là khuôn vàng thước ngọc để mong biết hết thực chất cộng sản Việt Nam. Đó mới chỉ là một phần sự thật mà thôi! Có một điều cộng sản nói và cộng sản làm đúng như họ nói là “cách mạng”. Vấn đề sinh tử là phải biết chắc khi nào cộng sản nói một đằng làm một nẻo, khi nào cộng sản nhất định làm những gì họ nói.
Vậy nếu phải bàn về ngôn ngữ cách mạng của cộng sản thì đừng mang mặc cảm “chống cộng“, đừng sợ bị chê là chẻ sợi tóc làm bốn. Mà phải tìm hiểu đến nơi đến chốn, nhất là về quá khứ. Chỉ như vậy mới mong hiểu rõ được họ ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Vứt bỏ chủ nghĩa đại khái không có gì đáng phải hồ thẹn! Thứ hai, ngôn ngữ cách mạng cộng sản là loại ngôn ngữ “ý hệ”, dx9o61i với họ, có giá trị một chân lý tuyệt đối như kinh thánh. Cho nên người cộng sản coi ý hệ của họ là sự thật khách quan. Và cộng sản dựa vào ý hệ để đặt định chủ trương, đường lối, chính sách cho hành động. Họ tin rằng như vậy là duy vật khách quan, khoa học, kỳ thực họ duy tâm hơn cả người duy tâm. Ở đây là bàn về ngôn ngữ và hành động cộng sản vào thời điểm 1945 – không phải 1999 – và quy chiếu vào tài liệu chính là bản Báo cáo của Trường Chinh trước đại Hội toàn quốc khoá II họp năm 1951 của Đảng Cộng sản (khi ấy còn mang danh xưng Đảng Lao Động). Ngoài ra cùng còn dựa vào những bài viết của ông những năm 40 đã được sửa chữa hoặc viết lại sau 1975, cho hợp với lịch sử chính thức của đảng.
A. Nhân dân là ai?
Rất nhiều người hiểu một cách thông thường rằng nhân dân là tất cả dân, là quốc dân hay toàn dân. Không ít các vị nhân sĩ, trí thức tây học còn cho rằng nhân dân là tiếng đối dịch ra tiếng Việt của chữ “peuple” nên nhân dân cũng là dân tộc. Trong ngôn ngữ cộng sản, không phải là nhân dân không mang nghĩa này. Nói cho ngay, trong nhiều trường hợp cộng sản muốn dân chúng cứ hiểu nhân dân theo nghĩa ấy, tức là như đã được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của họ: nhân dân là “khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước…“. Nhưng đối với cộng sản, chữ nhân dân là một danh từ chính trị – theo thuật ngữ cộng sản – một phạm trù thuộc ý hệ Mác-Lênin, không phải là một thực thể nhân xã khách quan. Nó chỉ là một hình tượng của ý hệ cộng sản về thực thể ấy. Cho nên cộng sản thay đổi hình tượng này tùy từng lúc, tùy từng hoàn cảnh.
Thật thế, Hiến pháp 1946 không dùng cho nhân dân mà dùng cho “toàn dân“, một cách để gián tiếp định nghĩa nhân dân là toàn dân. Sự nhượng bộ về hình thức này tuy vậy cũng không quan trọng gì, vì cái gọi là “Hiến pháp 1946” thật ra chỉ là một chiếc bánh vẽ không hơn không kém. Nó được hối hả biểu quyết bằng một quốc hội bù nhìn, với một thiểu số nhỏ dân biểu “quốc gia” không thông qua bầu cử mà được cộng sản “mời” bổ sung! Một sự kiện, đã được các báo cộng sản thời đó tường thuật, cho thấy cung cách thảo luận và biểu quyết của quốc hội này: Khi bàn đến quốc ca, do lời đề nghị của dân biểu thuộc đảng xã hội Phan Tử Nghĩa, mọi người đứng dậy hát bài Tiến quân ca, thế là quốc hội thông qua quốc ca! Ngoài ra, được chung quyết ngày 09-11-1946, bản Hiến pháp này không hề được ban hành, tức là nó không bao giờ có hiệu lực pháp lý. Rồi ngày 19-12-46, cuộc chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, cộng sản rút lên Việt Bắc, vào chiến khu để kháng chiến, các dân biểu quốc gia “đối lập” trước được mời, nay bị lùng bắt. Quốc hội từ đó cho đến sang thập niên 50 khi hết chiến tranh, không họp nữa, chỉ còn tồn tại dưới hình thức một Ban Thường Vụ. Hiến pháp 1959 không định nghĩa chữ nhân dân, chỉ khẳng định nơi điều 2 rằng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nước dân chủ nhân dân. Sau 1975, khi đã chiếm được quyền trong cả nước, Đảng cộng sản công khai lộ diện, Hiến pháp 1980 mới đưa ra một định nghĩa trực tiếp của chữ nhân dân, nơi điều 3: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Cứ theo cách phân định này thì rõ ràng nhân dân không phải là toàn dân mà cũng không phải là tất cả những thành phần được kể trên đều là nhân dân! Cùng là nông dân nhưng chỉ có “nông dân tập thể” mới được kể là nhân dân, còn nông dân cá thể thì không. Cũng vậy, trí thức muốn được coi là nhân dân thì phải là trí thức “xã hội chủ nghĩa” chứ không thể là trí thức “suông”. Đầu thập niên 90, tiếp theo sự sụp đổ của toàn bộ các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ, cộng sản Việt Nam phải mở rộng thêm một phần nào nội dung chữ nhân dân: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (điều 2 HP 1992).
Nhưng họ lại không quên thòng thêm một định nghĩa gián tiếp về nhân dân là: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc… (điều 4, Hiến pháp đã dẫn). Nói cách khác, bề ngoài, công khai trước dư luận, cộng sản tùy tiện định nghĩa chữ nhân dân. Lúc thì lấy cái nhỏ định nghĩa cái lớn (giai cấp là nhân dân) lúc lại lấy cái lớn định nghĩa cái nhỏ (dân tộc là nhân dân). Đã vậy, lại đưa vào bản chất của nhân dân một thành tố không ăn nhập gì tới bản chất ấy, đó là quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Phải chăng như vậy là nếu một tập thể nào không phải là liên minh của hai giai cấp công, nông và nếu nó không do giai cấp công nhân lãnh đạo thì không phải là “nhân dân” sao? Qua nhiều minh chứng đã dẫn ở trên của biểu văn chính trị, cộng sản nói “nhân dân” là nói tào lao mà thôi.
Nhưng trong nội bộ đảng thì cộng sản lại rất là minh bạch. Như Trường Chinh đã xác định nhân dịp đọc báo cáo trước Đại Hội II:“Hiện nay, nội dung của chính quyền nhân dân nước ta là chuyên chính dân chủ nhân dân: Nhân dân gồm các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Những tầng lớp ấy, do giai cấp công nhân lãnh đạo, cùng tham gia chính quyền…“. Phải soi sáng cho quan điểm này bằng hai nhận định. Thứ nhất, trên lý thuyết, Trường Chinh, rập khuôn tư tưởng Mao Trạch Đông, cũng quy định rằng có bốn giai cấp họp thành nhân dân. Nhưng trên thực tế không có một tiêu chuẩn nào chắc chắn, ổn định để xác định tính giai cấp cả. Bởi vậy vấn đề này thuộc quyền chuyên quyết của đảng. Thứ nhì, giai cấp nào cũng chỉ được kể là giai cấp qua những phần tử gọi là đại biểu của giai cấp ấy. Đảng Cộng sản đã tự phong cho mình là đại biểu của giai cấp công nhân, giai cấp này đồng thời lại là lãnh đạo của tất cả những giai cấp khác mà các đại biểu không là ai khác hơn những người được đảng cộng sản nhìn nhận có tư cách ấy. Vậy nhân dân là Đảng và tất cả những người theo đảng. Chính người thợ cả của cuộc Cách mạng tháng Tám, Trường Chinh đã xác nhận điều này (l).
Tóm lại, cộng sản nói “nhân dân làm Cách mạng tháng Tám” nhưng đừng hiểu là toàn dân làm mà phải hiểu là chính Đảng Cộng sản đã làm.
B. Cách mạng là gì?
Một điều quan trọng nhưng rất nhiều người không để ý, đó là cộng sản ít bàn đến một khái niệm về cách mạng nói chung. Bị chi phối bởi sử quan giai cấp đấu tranh nên cộng sản đã gắn liền cách mạng với giai cấp đấu tranh. Từ điển cộng sản định nghĩa cách mạng là một “cuộc tranh đấu của giai cấp bị áp bức đứng lên lật đổ nền thống trị của giai cấp áp bức, phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một chế độ tiến bộ“. Về điềm này Trường Chinh đã nói rất rõ: Trước hết, “Điều cốt yếu của một cuộc cách mạng là giành chính quyền và củng cố chính quyền“. Sau nữa, dưới mắt lý thuyết gia họ Đặng này thì Cách mạng tháng Tám đã mở đầu cho “quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam là quá trình từ xã hội có tính chất thuộc địa, nửa phong kiến qua xã hội dân chủ nhân dân, đến xã hội chủ nghĩa“. Cách mạng ẩy bước đầu là “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Gọi là “dân tộc” vì “tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, thống nhất toàn vẹn cho dân tộc“. Gọi là “dân chủ” vì “thực hiện những quyền tự do dân chủ cho nhân dân“. Gọi là “nhân dân” vì “do nhân dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dựa trên cơ sở liên minh công nông“. Cách mạng ấy bước sau sẽ phải là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giữa hai cuộc cách mạng này, theo Trường Chinh trích dẫn Lê-nin, thì sẽ có “nhiều bước quá độ, nhiều trình độ quá độ khác nhau”, nhưng tựu trung, chúng chỉ có một thực chất đó là “chuyên chính vô sản“. Giáo điều này của Lê-nin đã được Trường Chinh khẳng định lại được một hình thức quy luật: “Nhớ rằng chuyên chính vô sản là một trong nhưng nguyên lý bắt buộc cho tất cả các nước muốn thực hiện chủ nghĩa xã hội“. Kết luận tất yếu phải rút ra là cách mạng Việt Nam do cộng sản tiến hành nhất định phải là “chuyên chính“. Khi còn ở giai đoạn dân chủ nhân dân thì là “chuyên chính công nông” (nằm trong phạm trù chuyên chính vô sản – Trường Chinh chú thích như vậy), khi chuyển sang “xã hội chủ nghĩa” thì là “chuyên chính vô sản“. Hai bước này, cộng sản Việt Nam đã đi không chệch hướng trong suốt hơn 4 thập niên, với cao điểm là những năm 80. Từ đầu thập niên 90, đà tiến ấy bỗng như mất hết động lực, những chỉ dấu của một quá trình băng hoại đã xuất hiện. Nhưng nói Cách mạng tháng Tám là nói khâu mở đầu cho hai bước đi này để cách mạng được bất đầu.
C. Cách mạng tháng Tám thành công như thế nào?
Chính biến mùa Thu năm 1945 đúng ra đã không mang lại bất cứ một thành công cách mạng nào, dù cách mạng dân chủ nhân dân hay cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì chúng chưa bắt đầu. Nói làm Cách mạng tháng Tám “thành công” là để tuyên truyền. Thật ra, bản thân chính biến này cũng không mang dự án cách mạng mà cộng sản đã vạch ra từ trước.Do đó, nó chỉ là một vụ “cướp chính quyền” để Đảng làm cách mạng. Trường Chinh gọi đó là “tổng khởi nghĩa”. Người thầy của cách mạng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh, trong thư gửi đồng bào nhân dịp tổng khởi nghĩa này cũng chỉ thúc dục tiến lên dưới lá cờ Việt Minh, không đả động gì tới cách mạng cộng sản: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đem sức ta mà giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức đang đua nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trể. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.
Vậy nói Cách mạng tháng Tám đã thành công thì chỉ có thể là vì nó đã cướp được chính quyền cho Đảng. Thế thôi. Nhưng nếu vậy thì tất lại phải đặt ra những vấn đề mới. Cướp chính quyền cho ai? Cướp chính quyền để sau đó sẽ làm gì? Và những việc làm này có giải quyết được vấn đề tiến bộ không?
Thực tế chính trị hơn nửa thế kỷ qua đã trả lời câu hỏi thứ nhất là “cướp cho Đảng Cộng sản“. Thực tế này cũng trả lời cả câu hỏi thứ hai: để Đảng thiết lập “chuyên chính” dưới nhiều hình thức (chuyên chính công, nông, chuyên chính vô sản mà chuyên chính là cưỡng đoạt nhân quyền). Câu hỏi thứ ba, muốn trả lời phải vượt ra khỏi hệ thông tư tưởng cộng sản. Nếu không, câu trả lời đã sẵn rồi và sẽ là “có tiến bộ“. Lập luận như vậy là không rút ra được những bài học của quá khứ.
Chính khách họ Trần, thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam – theo nghĩa hiện đại của danh xưng – không phải là người làm chính trị chuyên nghiệp. Ông chỉ là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước, thuộc thế hệ những người trí thức Tây học nhưng thấm nhuần tinh thần nho giáo. Vì thế, ông không xu hướng cách mạng bạo động, chỉ muốn ôn hòa thực hiện ngay những cải cách mà thực trạng đất nước cho phép. Khi thấy Việt Minh xách động dân chúng giành chính quyền, đồng thời ông lại thất bại trong mấy ban vận động hợp tác với Việt Minh để thành lập một chính quyền mới, trong liên tục quốc gia, ông đã tri tình lùi bước để cho Việt Minh nhận trách nhiệm trước lịch sử. Chẳng những vậy, ông cũng từ khước không nhận lời đề nghị của người Nhật, nếu ông chính thức yêu cầu họ có thể tiếp tay chính phủ ông chống nổi loạn hầu bảo vệ trật tự. Ứng xử của ông trước chính biến mùa Thu 1945 là ứng xử của một kẻ sĩ, khi thấy làm được việc thì đứng ra gánh vác, khi thấy không làm được việc thì lui về ở ẩn.
Các bộ trưởng trong nội các của ông, nói chung, cũng có thái độ tương tự. Theo hồi ký của Phạm Khắc Hòe, có hai bộ trưởng, Trần Đình Nam và Hồ Tá Khanh đề nghị “chúng ta rút lui ngay, nhường hẳn quyền bính cho Việt Minh”. Luật sư Vũ Văn Hiền, Bộ trưởng Tài chánh chủ trương Việt Nam phải có một chính quyền hợp pháp bảo đảm được trật tự để, lâm sự, giao thiệp với Đồng Minh, ngăn ngừa trước không cho Đồng Minh lấy lý do trật tự mà giúp cho người Pháp trở lại cầm quyền. Do đó, dù có trao quyền cho Việt Minh thì cũng cứ phải giữ chính thể quân chủ để duy trì căn bản pháp lý của một chính quyền hợp pháp. Các luật gia khác trong nội các như Trần Văn Chương, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh, v.v… đều tán thành quan điểm của Vũ Văn Hiền. Sau cùng cả nội các đồng ý lấy thái độ như luật sư Hiền đã đề xuất.
Vua Bảo Đại lúc đầu đã chọn lập trường này. Nhưng về sau, trước những biến đổi hàng ngày của tình hình, người vua cuối cùng của dòng họ Nguyễn đã quyết định thoái vị. Nguyên nhân nào đã đưa tới quyết định ấy? Thật ra, từ ba nguồn thông tin hiện có là ba tập hồi ký của Trần Trọng Kim (Một Cơn Gió Bụi), Phạm Khắc Hòe (Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc), và chính vua Bảo Đại (Con Rồng Việt Nam), người đọc cũng đã có thể rút ra được một số kết luận, dù rằng họ đã phải rất dè dặt với Phạm Khắc Hòe vì thái độ của ông tâng bốc quá lố cộng sản. Trong tương lai, sử học còn có thể mang tới những ánh sáng mới về những động cơ tâm lý đã thúc đẩy vua Bảo Đại từ bỏ ngôi báu. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, những động cơ ấy không phải là điều chủ yếu. Việc tìm hiểu tại sao vua Bảo Đại thoái vị không quan trọng bằng việc xác định người vua ấy đã thoái vị như thế nào, đã trao quyền cho ai, và trên những cơ sở gì, với những hậu quả pháp lý ra sao?
Về điểm này, tưởng phải phục hồi giá trị lịch sử cho “Chiếu thoái vị” ngày 25-8-1945 của vua Bảo Đại, một văn kiện lịch sử đã bị chôn vùi một cách vô ý thức quá sớm, chẳng những bởi những người cộng sản mà cả những người chống cộng sản. Đối với người Việt Nam, không ai nghĩ rằng Chiếu thoái vị này là một loại Đại Hiến Chương (Magna Carta hay Great Charter) mà ý nghĩa lịch sử cũng như pháp lý cao hơn bản Đại Hiến Chương 1215 của vua Jean-Sans-Terre, một lời cam kết của vị vua này ở Anh quốc chấp nhận nhường một phần vương quyền cho các bá tước người Anh. Vậy mà ngày nay chẳng những riêng người Anh, cả thế giới đều coi nó như một nguồn gốc lịch sử của nhân quyền. Trong khi đó, Chiếu thoái vị 25-8-1945 của vua Bảo Đại là một văn bản chính thức và công khai, qua trung gian các đại diện của dân chúng, nhường không điều kiện toàn bộ vương quyền cho dân chúng. Những người cộng sản cướp chính quyền, theo âm mẫu “la” của Trương Chinh, coi Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại chỉ là một văn kiện “đầu hàng cách mạng” là điều hiểu được. Nhưng quả thật rất khó hiểu sự kiện đã có không ít những người tự nhận là chống cộng sản, hoặc vì không biết được nội dung đầy đủ của nó nên coi nó như không có gì đáng kể, hoặc khiếp đảm vì bạo lực của cộng sản cướp chính quyền, không nhận ra được giá trị đích thực của Chiếu thoái vị, thậm chí còn nhập nội và lưu truyền mặc cảm tự ti của những người thất trận!
Đã đến lúc phải tái lập sự thật.
Trên bình diện lịch sử, Chiếu thoái vị ngày 25-8-1945 của vua Bảo Đại là một sử liệu quý giá đánh dấu sự chấm dứt nền quân chủ cổ truyền để chuyển quyền, không đổ máu, từ vua sang dân, trong một tinh thần tự nguyện vì độc lập của đất nước, vì tự do của mỗi người dân và vì đoàn kết của cả dân tộc. Trên bình diện pháp lý, văn kiện này là một bản hợp đồng rất đặc biệt – vừa thành văn vừa không thành văn – ấn định rõ ràng những điều kiện trong đó hành vi trao quyền được thực hiện và những nghĩa vụ mà người nhận quyền phải thi hành. Điều cho đến nay không ai nói tới hoặc không nghĩ tới, là bên nhận quyền, những người cộng sản cướp chính quyền năm 1945, đã long trọng cam kết thi hành những nghĩa vụ ấy. Nhưng cộng sản đã bội ước, nhận quyền để thiết lập chuyên chính còn bạo tàn hơn cả quân chủ.
Cũng như trong trường hợp bản Đại Hiến Chương 1215, luật học ngày nay không cần tìm biết vì sao vua Jean-Sans-Terre đã nhường quyền mà chỉ cần biết vị vua này đã nhường những quyền gì, nhường cho ai? Vua Bảo Đại, với tư cách người kế thừa vương quyền của dòng họ Nguyễn lưu truyền đã gần 400 năm nay, đã văn kiện hóa hành vi nhường quyền của mình bằng những lời lẽ không thể minh bạch hơn nữa: “vì hạnh phúc của dân”, “vì độc lập của nước”, không “ngồi yên mà đợi quốc hội” trước “nhiệt vọng dân cử” rất cao của dân chúng miền Bắc, đã “quả quyết thoái vị” để tránh nạn “Nam-Bắc phân tranh ” đồng hời “nhượng quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân chủ cộng hòa” . Một trong đòi hỏi của người trao quyền là chính quyền dân chủ sắp được thiết lập phải “lấy sự ôn hòa xử trí” đối với các đảng phái đã từng tranh đấu cho nền độc lập quốc gia nhưng không đi sát theo phong trào dân chúng để những phần tử ấy cũng có thể giúp vào việc kiến thiết quốc gia và tỏ rằng chính phủ dân chủ cộng hòa nước ta đã xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân”.
Như vậy là vua Bảo Đại đã sang trang cho lịch sử cả hàng ngàn năm. Và những người nhận quyền từ tay vua Bảo Đại đã giao ước, trước mặt quốc dân, với vua Bảo Đại, sẽ viết những trang sử mới theo đúng lời yêu cầu ghi trong Chiếu thoái vị. Giao ước long trọng nhiều lần. Lần thứ nhất, khi vua Bảo Đại gặp các đại diện của ấy Ban Nhân Dân Cứu Quốc tự xưng là đại diện cho tất cả mọi đảng phái và tầng lớp dân chúng, sáng ngày 23-8-1945 tới cung điện với giấy ủy quyền nhân danh Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (Việt Minh) ở Hà Nội phái vào .Theo tập hồi ký Con Rồng Việt Nam thì phái đoàn đại diện gồm có hai người là Trần Huy Liệu, Phó chủ tịch của ủy ban Nhân dân cứu quốc và Cù Huy Cận, nhưng ký giả Nam Đình Nguyễn Kỳ Nam lại viết trong tập hồi ký của ông là còn có cả Nguyễn Lương Bằng, đại diện cho “cách mạng”. Cách thức nhận quyền thuộc phần giao ước không thành văn. Người ta đọc thấy trong tập hồi ký Con Rồng Việt Nam rằng Phan Huy Liệu xuất trình giấy ủy quyền và tuyên bố: “Nhân danh dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Mặt Trận Giải Phóng đất nước cho chúng tôi vinh dự đến gần Hoàng thượng để nhận ấn kiếm”’. Được vua Bảo Đại trao cho đọc Chiếu thoái vị, sau khi đọcxong và, hội ý với Cù Huy Cận, Trần Huy Liệu nói: “Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận hết cả bản văn này. Nhưng chúng tôi kính xin tổ chức một buổi lễ vắn tắt, trong đó xin Hoàng thượng công khai tuyên bố cho mọi người biết”*. Chiều ngày 23-8-1 1945, vua Bảo Đại bận triều phục, đọccho hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ môn nghe Chiếu thoái vị đề ngày25-8-1945. Lần đầu tiên nền dân chủ đã trực tiếp ra đời trên đất nước Việt Nam,với một áp âm tươi sáng: “Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập. Lần thứ hai, sự giao ước – lần này gián tiếp – đã được chính quyền cộng sản trá hình, thaythế triều đình Huế, long trọng tuyên đọc qua bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 trong đó có trích dẫn tinh thần dân chủ tự do theo truyền thống phươngTây để được nêu lên như một giá trị quy chiếu. Không biết rằng vô tình hay cốý, sự giao ước giữa hai bên không được văn kiện hóa để mang hình thức một tàiliệu thành văn. Nhưng xét theo tập tục của người Việt Nam vào thời điểm mùaThu năm 1945, giữa hai bên “Vua” và “Dân” đã có sự kết ước với những điều kiện rõ rệt. Ở các chợ miền quê trong cả nước hồi đó, tập tục mua bán trâu bò chỉcần thỏa thuận miệng và một cử chỉ hai bên vỗ vào tay nhau là sự kết ước thànhtựu. Không lẽ một bản văn trọng đại như Chiếu thoái vị, được tăng cườngthêm bằng những hình thức trọng thể của việc thoái vị và Tuyên ngôn ngày2-9-1945 thành lập chính quyền Cộng Hòa, lại không có giá trị bằng một lờigiao ước miệng mua bán trâu bò ở giữa chợ sao?
Những gì đã thực tế xảy ra, sau ngày vua Bảo Đại thoái vị đến nay đã hơn nữathế kỷ, cho thấy là những người được trao quyền đã bội ước. Không hề có “đoàn kết quốc dân“, chỉ có “giai cấp đấu tranh” giữa các “nhân dân” đủ loại. Không hề có “dân chủ”, chỉ có “chuyên chính“. Không hề có đa nguyên, đa đảng chỉ có một đảng độc nhất là Đảng Cộng Sản độc chiếm quyền hành. Mọi người nay đã có cơ sở để khách quan đánh giá chính biến mùa Thu 1945, định xem nó là một vụ cướp chính quyền hay là một cuộc cách mạng. Nhờ sự giúp sức của thời gian, mọi người nay thấy rõ được rằng không thể máy móc dựa vào việc bạo động cướp chính quyền để ca ngợi chính biến mùa Thu 1945 làmột cuộc cách mạng lật đổ phong kiến, hủy bỏ chế độ quân chủ, thiết lập dân chủ. Mà phải vạch trần ra rằng nếu thật sự muốn thiết lập dân chủ thì hành vi của vua Bảo Đại nhường toàn bộ vương quyền đã mở rộng đường vào dân chủ và có thể giúp tiết kiệm được mồ hôi, nước mắt, xương máu cho dân Việt Nam trên con đường vòng hơn 50 năm áp bức đảng trị gay gắt hơn cả phong kiến. Nhưng, mặt khác, muốn coi chính biến này là một cuộc cách mạng thì phải hiểu chữ cách mạng theo nghĩa của hệ quy chiếu cộng sản. Nhìn dưới độ góc đó, chính biến mùa Thu chỉ mới là một “khâu” cướp chính quyền trong chuỗi dài cách mạng cộng sản, theo con đường “Cách mạng tháng Mười” mà lịch sử từ một thập niên qua đã chứng minh rằng nó đã thất bại ngay từ bước quá độ, không thể và không bao giờ đi tới được thành công.
Trong nhưng năm tới, Việt Nam chắc cũng sẽ có những công trình nghiên cứu sử học vô tư – như trong bộ sử hậu-cộng-sản, do giáo sư đại học Nga, Iouri Afanassiev, chủ trì và ấn hành năm 1991 tại Mạc Tư Khoa – để đưa ra trước ánh sáng những thao tác của Đảng Cộng sản Việt Nam trong ý đồ cưỡng hiếp và ngụy tạo lịch sử. Nhưng ngay tự bây giờ người ta cũng đã có cơ sở để dứt khoát kết luận rằng cuộc chính biến mùa thu 45 không thể coi là một cuộc cách mạng – dù vô sản hay dân tộc dân chủ nhân dân – mà chỉ là một vụ cướp chính quyền.
II. Cách mạng: khái niệm hay ý niệm?
Một vài người đã đọc các phần đầu của bài này không thỏa mãn vì đã không được dẫn nhập ngay từ đầu vào một khái niệm nhất định về cách mạng. Phản ứng này không phải là không có lý. Nhưng người viết đã cố ý để chậm lại vào cuối bài việc bàn luận về khái niệm cách mạng. Trước hết là vì chữ cách mạng có rất nhiều nghĩa, nếu đề cập ngay tới nội dung của nó khi vừa vào bài viết, e người đọc dễ lầm tưởng rằng họ sẽ được đưa dắt đi lang thang trong cõi lý thuyết! Thứ đến, vấn đề “Cách mạng tháng Tám“, tự bản thân nó không phải là một vấn đề lý thuyết mà là một vấn đề thực tiễn. Nếu chỉ lo bàn về lý thuyết thì sẽ không đi thẳng được vào đối tượng nghiên cứu đã hiện hữu trong thực tế. Sau nữa, chính biến mùa thu l945 là do những người cộng sản tạo nên, những người không cộng sản không có phần tham dự tích cực nào vào đó. Cho nên cần miêu tả chính biến đó dưới nhãn quan cộng sản để rồi về sau trở lại chiếu rọi vào đó những ánh sáng không cộng sản.
Chữ cách mạng có nhiều nghĩa là do nguồn gốc của nó, do những cách khác nhau nó được sử dụng trải qua các thời đại. Đối với người Việt Nam, chữ cách mạng có hai nguồn gốc. Gốc thứ nhất: chữ “cách” là gốc Hán, âm Bắc Kinh đọc là “gé”, có nghĩa nguyên thủy là da thú đã thuộc kỹ sau khi đã cạo hết lông. Nghĩa mở rộng là thay đổi (xem Lý Lạc Nghị, Tìm về cội nguồn chữ Hán, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 1998). Chữ “mệnh“, âm Bắc Kinh đọc là “mịnh” có nghĩa là mệnh lệnh, sinh mệnh, vận mệnh, v.v… (sđd). Nhưng từ kép “cách mệnh” lấy từ Kinh Dịch, quẻ Cách: “Thiên địa cách nhi tứ thời hành, Thang Vũ cách mệnh ứng bồ thiên nhi thuận hồ nhân, cách chi thời, đại hỉ tai! nghĩa là: “Trời đất đổi thay mà bốn mùa đi qua, vua Thang vua Vũ làm cách mạng thuận lòng trời, ứng hợp lòng người, lớn đẹp thay thời cách mạng!” Vua Thang, một vua chư hầu đã nổi lên đánh thắng vua Kiệt nhà Hạ lập nên nhà Thường để cứu dân, vua Vũ (Võ Vương), một vua chư hầu hội họp chư hầu đánh thắng vua Trụ nhà Thương, bạo chúa xa xỉ, đam mê tửu sắc, giết oan trung thần, v.v… Vua Vũ đã sáng lập ra nhà Chu. Hai vua Thang và Vũ được kể như hai người đã tuân mệnh trời, tự ý cách bỏ mệnh trời đã trao cho Kiệt, Trụ. Do đó, người ta coi hai người này đã làm “cách mệnh“. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ở Việt Nam, ít thấy nói tới “cách mệnh” dù rằng đã có nhiều cuộc thay đổi đột ngột người cầm quyền. Nhân vật độc nhất nói tới “cách mệnh” có lẽ chỉ có Cao Bá Quát. Năm 1854, được đổi ra Sơn Tây, phủ Quốc Oai làm Giáo Thụ. Ông bí mật giao kết gián tiếp với người đầu mục một nghịch đảng phù Lê là Nguyễn Kim Thanh nuôi ý đồ lật đổ Tự Đức và triều Nguyễn. Năm ấy, lúc khởi nghĩa ở Mỹ Lương, ông đề trên cờ hiệu hai câu:
“Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu, Thuấn,
Mục Dã, Minh Điều hữu Võ, Thang”.
Bình Dương là kinh đô của nhà Hạ, Bồ Bản là kinh đô của nhà Thương. Vua Kiệt bị vua Thang đánh bại tại Minh Điều, vua Trụ mất ngôi cho vua Vũ (Võ) trong trận đánh ở Mục Dã. Hai câu thơ có ý nói ở trong triều, Tự Đức không phải là Nghiên Thuấn thì trong dân gian đã có Lê Duy Cự để làm cách mệnh như các vua Thang, vua Vũ. Cuối thế kỷ trước đầu thế kỷ này, vấn đề cách mệnh được đặt ra cho những người chống Pháp trong các phong trào Văn Thân, Cần Vương, Duy Tân, v.v… Các nhà nho làm cách mệnh Việt Nam phần lớn phải chọn Trung Quốc làm nơi an toàn nên tư tưởng cách mệnh của họ vẫn chưa ra thoát điển mẫu “Thang, Vũ”.
Tuy nhiên họ đã bắt đầu tiếp thu tư tưởng cách mệnh phương Tây, nhưng phải qua những con kênh Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Trung Sơn, v.v… Cũng vì lẽ đó mà sự đổi mới tư tưởng cách mệnh của họ đã rất giới hạn, ngay ở những người đã có dịp xuất ngoại và giao thiệp rộng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Ở trong nước, đầu thập niên 30, Tự điển tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa cách mệnh là “dùng cách bạo động mà thay đổi cuộc chính trị”. Các đảng chủ trương tranh đấu bằng vũ lực – trừ Đảng Đại Việt Duy Dân – cũng không thấy đưa ra được một toàn bộ lý thuyết. nào về cách mệnh. Đầu những năm 40, tổ chức cách mệnh không cộng sản của người Việt ở hải ngoại (Trung Quốc), Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, có bài hát chào cờ như sau:
“Cờ Đồng Minh đã nêu cao theo gió bay tung,
Tranh quang cùng ánh dương rực hồng,
Binh, thương, công, nông,
Chúng ta một lòng,
Ta cùng xung phong,
Đuổi quân thù đòi lại núi sông.
Đứng lên đả đảo Đế quốc!
Dựng lên nền dân chủ tự do nâng đỡ lân bang nô lệ thoát lao lung…”
Nói tóm lại, trên đại thể, cơ sở tinh thần của cách mệnh không cộng sản Việt Nam tới gần giữa thế kỷ XX vẫn còn mang nặng dấu vết của tư tưởng cách mệnh Trung Quốc từ những năm 2200 trước Công nguyên truyền lại! Nhưng với cuộc đệ nhị thế chiến, tư tưởng ấy bắt đầu bộc phát và biến đổi. Nhờ có sự tiếp sức của tư tưởng cách mệnh phương Tây, nội dung của chữ cách mạng thêm phong phú. Gốc mới phương Tây này đã làm lu mờ gốc cũ phương Đông. Và bởi thế, khi dùng chữ cách mệnh để dịch chữ “révolution” thì cần nhớ rằng nội dung của chữ cách mạng đã đổi khác và phải hiểu nghĩa mới của chữ cách mệnh là nghĩa của chữ “révolution”. Chữ này được khai sinh từ thời Trung Cổ, khởi đầu là tiếng chuyên môn dùng trong thiên văn để chỉ sự vận hành của một hành tinh chuyển động trên quỹ đạo của nó, đi hết một vòng rồi quay lại chỗ cũ. Do nguồn gốc này, cách mệnh hiểu theo nghĩa phương Tây có hàm nghĩa “chu kỳ“, tương tự như nghĩa trong Kinh Dịch “Trời đất đổi thay mà bốn mùa đi qua”. Rồi mỗi thế kỷ lại mang đến cho nó một nghĩa mới, thoát thai từ nghĩa cũ. Giữa thế kỷ thứ XVI, chữ “révolution” bất đầu có nghĩa là sự thay đổi đột ngột và quan trọng trong trật tự xã hội, trật tự tinh thần. Đầu phần nửa sau thế kỷ XVII, chính biến năm 1688 bên ở nước Anh trong đó Guillaume d’Orange truất phế Jacques II mở đường cho nền quân chủ thế tục thay thế nền quân chủ thần quyền, Người Anh gọi chính biến này là cuộc Cách mệnh Vinh quang (Glorious Revolution). Cuối thế kỷ XVIII, có hai biến cố lớn: các thuộc địa của Anh ở Mỹ tuyên bố độc lập đối với chính quốc và, tại Pháp, dân chúng nổi dậy lật đổ nền quân chủ chuyên chế. Đó là hai cuộc cách mạng nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ XIX, Marx và Engels mang thêm cho nội dung từ “révolution” hai nghĩa “giai cấp đấu tranh” và “thay đổi bằng bạo lực“. Đến thế kỷ XX, với những cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), Cách mạng tháng Mười (1917), v.v… chữ “révolution” đã rời bỏ hẳn địa hạt tinh thần hay chuyên môn để đi vào đời sống xã hội. Nó được dùng để gọi tên những cuộc nổi dậy thay đổi chính quyền, trật tự chính trị, kinh tế, xã hội, v.v… Ngày nay, chữ “revolution” đã có một nội dung khá phức tạp, nhất là người ta lại còn dùng nó vào những nghĩa bóng, đôi khi trái ngược hẳn với nghĩa đen, tỉ dụ khi nói “cách mạng ôn hòa”, “Cách mạng Nhung”, “Cách mạng Xanh”, v.v…
Dù sao, trong tư tưởng phương Tây, cách mạng vẫn còn giữ hai ý nghĩa nó đã có trải qua các thời đại là thay đổi bằng vận động và thay đổi để quay về điểm khởi hành. Người thời xưa cho rằng xã hội tốt hay xấu là do người cầm quyền. Muốn thay đổi phải chỉnh đốn lòng người. Người thời nay nhờ sự phát triển của các khoa học xã hội đã tìm ra được nhiều nguyên nhân ở nơi các định chế nên còn chủ trương thay đổi định chế để sửa đổi xã hội. Vì văn hóa nhân loại tích lũy lâu đời nên vấn đề quay về xuất phát điểm trong hành động cách mạng không còn đơn giản như thời xưa. Bởi thế, người ta chưa tìm ra được những thuộc tính nhất định của hiện tượng thay đổi xã hội để khái quát nó thành một khái niệm. Cho nên thay vì nhìn nhận một khái niệm về cách mạng duy nhất cho mọi không gian, thời gian, người ta chỉ muốn có nhiều ý niệm nghĩa là khái niệm sơ lược về cách mạng.
Hãy thử lấy trường hợp Việt Nam làm thí dụ. Đối với những người cộng sản thì chính biến mùa Thu 1945 là một cuộc cách mạng vì nó đã mang lại sự thay đổi quan trọng về phía người cầm quyền, trong trật tự xã hội, v.v… Đó là một cuộc cách mạng theo hệ quy chiếu của người cộng sản là tư tưởng Mác- Lênin. Ngược lại, đối với những người không chấp nhận hệ quy chiếu ấy thì những sự thay đổi do chính biến mùa Thu mang lại không phải là sự quay trở về xuất phát điểm trong sự vận hành của quỹ đạo dân tộc vốn không đi theo con đường giai cấp đấu tranh như cộng sản lập thuyết. Như vậy, không giải quyết được vấn đề tiến bộ và không thể nói là cách mạng. Làm cách mạng theo tư tưởng Mác-Lê không bao hàm quay trở lại trong một chu kỳ mà là tiến lên theo đường thẳng, làm lại dân tộc, làm lại con người, vì theo cộng sản dân tộc cũng như con người đã hiện hữu khi cách mạng vô sản nổ ra, chỉ là sản phẩm của thời tiền sử. Nói cách khác, dưới mắt người cộng sản, lịch sử chỉ thật sự bắt đầu với xã hội cộng sản!
Thời đại đang mang lại cho người Việt Nam kiến thức, kinh nghiệm thành bại quý báu về cách mạng. Đã đến lúc người Việt Nam chấm dứt việc chạy theo tư tưởng cách mạng phương Đông cũng như phương Tây. Cái gọi là Cách mạng tháng Tám đã mở đầu cho một quá trình sai lầm to lớn như lịch sử đã chứng minh. Thiết tưởng nên đặt vấn đề “Làm lại cuộc cách mạng tháng Tám” mà điểm xuất phát là sự chuyển quyền từ quân chủ sang dân chủ thực sự. Chứ không phải là sự thay thế hình thức chuyên chế cũ bằng một hình thức chuyên chế mới, dù chỉ ở trong giới hạn quá độ một đoạn đường dài vô định và không bao giờ tới đích.
III. Làm lại cuộc cách mạng tháng Tám?
Đặt vấn đề làm lại cuộc cách mạng tháng Tám là rút ra từ những quan điểm đã trình bày trong hai bài đầu của bài viết này một kết luận thuận lý và xây dựng. Người viết hy vọng đã cung cấp cho người đọc một số yếu tố thẩm lượng để phân định phần “cách mạng” và phần “không cách mạng” của chính biến mùa Thu 1945.
Hãy nói về phần “cách mạng” của chính biến này. Cứ theo cách nói thông thường của dân chúng thì chính biến mùa Thu 1945 là một cuộc cách mạng vì đã có cuộc nổi dậy “lật đổ chế độ quân chủ và thiết lập chế độ dân chủ”. Cách nói này chỉ chú trọng vào những biến cố thực tế xảy ra trong một thời điểm nhất định, không cần lưu ý tới những kết quả trong tương lai của những biến cố ấy. Nó không bao hàm hướng đi lên tổng quát hóa, trừu tượng hóa, khái niệm hóa để định nghĩa. Cho nên cách gọi tên thông thường này không giúp ích gì cho việc tìm hiểu về giá đích thực của chính biến mùa Thu 1945.
Cũng còn có thể gọi chính biến ấy là một cuộc cách mạng nếu người ta nhìn nó dưới góc cạnh cộng sản. Quả thật những người cộng sản Việt Nam, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tổ chức cuộc nổi dậy tháng Tám để cướp chính quyền rồi từ đó, họ thiết lập theo từng giai đoạn, nền chuyên chính vô sản đi lên cộng sản. Nếu cách nhìn thông thường của dân chúng quá ngắn thì cách nhìn của người cộng sản lại quá đài, phải nói là dài một cách vô tận. Bước đầu đã phải mất 30 năm nghĩa là đến năm I975, mới đặt được những nền móng đầu tiên của nền chuyên chính vô sản để bắt đầu đi vào Con đường Cách mạng tháng Mười. Rủi cho họ là hơn mười năm sau thì con đường cách mạng ấy đã đưa tới ngõ cụt và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì thế vỡ tan tành ở Đông Âu, ở Liên Xô cũ, “ba giòng thác cách mạng” cạn khô, lực lượng vô địch quốc tế vô sản đã biến khỏi vũ đài chính trị thế giới. Ngay chính ở Việt Nam, những người cộng sản đang cầm quyền, như ông Tổng bí thư Lê Khả Phiêu mới làm, cũng chỉ lai rai và láp nháp nói tới cách mạng, chẳng ai hiểu là loại cách mạng gì, có thực sự còn theo mô thức cách mạng mác-xít nữa hay không. Bởi vậy cứ khẳng định theo những người cộng sản rằng chính biến mùa Thu 1945 là cuộc Cách mạng tháng Tám là chỉ để nói một cuộc cách mạng họ đang muốn tiến tới nhưng lịch sử lại chứng tỏ “đã thất bại”. Hoặc là để chỉ một cuộc cách mạng chưa thành tựu mà cũng không ai nhìn thấy được diện mạo nó ra sao. Không ai muốn cãi rằng người cộng sản đã “thành công” ở trong chính biến mùa Thu 1945, và thành công lớn, vì họ đã cướp được toàn bộ chính quyền cho Đảng của họ. Điểm này không thể phủ nhận. Nhưng chính do đó mà phải khẳng định rằng, chính biến mùa Thu 1945 chỉ là một vụ cướp chính quyền.
Bàn về phần “không cách mạng” của chính biến mùa Thu 1945 là duyệt xét quan điểm không cộng sản về chính biến này. Quan điểm này xây dựng trên hai loại yếu tố: chủ quan và khách quan. Đứng về mặt chủ quan mà nói, phe không cộng sản không chấp nhận tính cách mạng của cái gọi là “cách mạng tháng Tám” vì lý do ý hệ. Sự kiện các tổ chức tranh đấu phân chia thành hai phái hệ “dân tộc” (quốc gia) và “quốc tế” (cộng sản) đưa tới hậu quả là bên này coi bên kia là “phản cách mạng” và bất hợp tác với nhau. Mặt khác, các chính khách, nhân sĩ, trí thức trước chính biến mùa Thu 1945 đã có thái độ rất thụ động, không tán thành chủ trương, hành động của cộng sản nhưng cũng không có ý chí tích cực chống lại cộng sản. Phản ứng hoàn toàn tiêu cực của chính phủ Trần Trọng Kim, việc vua Bảo Đại trao quyền một cách rất cẩu thả cho đảng cộng sản không lộ mặt là những nét đậm không thể xóa bỏ của chính biến mùa Thu 1945.
Vì ít được bàn tới nên các yếu tố khách quan cần được kiểm điểm. Vào thời điểm mùa Thu 1945, toàn dân lúc đó chỉ có một ước ao là làm sao có thể đổi đời, chấm dứt cuộc sống cùng khổ, tủi nhục để mỗi người Việt Nam trở thành công dân một nước tự do dân chủ, đối ngoại, không còn phải làm nô lệ cho ngoại bang, đối nội, không bị bộ máy cầm quyền chuyên chế khinh miệt, áp bức. Nói chung người Việt Nam vào thời điểm mùa thu 45 chưa trưởng thành về ý thức cách mạng hiểu theo nghĩa một ý thức chính trị cao độ bao gồm mọi chủ trương rõ rệt về kế hoạch phá hoại cũng như về dự án kiến thiết xã hội. Hơn nữa, nếu hiểu cách mạng theo nghĩa cộng sản thì về mặt khách quan, xã hội Việt Nam vào thời điểm chính biến mùa Thu 1945 không ở vào tình trạng chín muồi đóng vai bà mụ cho một cuộc cách mạng cộng sản tức là một “cuộc tranh đấu của giai cấp bị áp bức đứng lên lật đổ nền thống trị của giai cấp áp bức, phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một chế độ tiến bộ“. Ngoại trừ một thiểu số tuyệt đối đảng viên cộng sản, ít người mang ý thức đấu tranh giai cấp như vậy, nhất là nông dân, vốn còn nặng đầu óc tư hữu ở quy mô nhỏ. Ngoài ra cũng chẳng ai có quan điểm “nhân dân” của Mao Trạch Đông mà cộng sản Việt Nam đã sao chép. Tư tưởng phổ biến trong dân chúng vào lúc đó là tư tưởng “quốc dân” hay “dân“‘, như câu “Dân vi qúy …” của Mạnh Tử mà vua Bảo Đại đã lập lại 3 chữ đầu. Và ngoại trừ những người cộng sản, trong bối cảnh năm 45, ai cũng cổ võ đoàn kết cá nhân, đoàn kết đảng phái, đoàn kết giai cấp để giành độc lập cho xứ sở. Nhưng Đảng Cộng sản đã mau lẹ cướp chính quyền để tạo điều kiện ngấm ngầm áp đặt một cuộc cách mạng theo ý hệ riêng của họ, một cuộc cách mạng mà, nếu đem ra trưng cầu dân ý, thì nhất định bị bác bỏ. Tai họa cho dân tộc Việt Nam là cuộc cách mạng bị áp đặt ấy đã đưa dân tộc này vào con đường tụt hậu trong nghèo túng so với những nước bị trị cũ cùng một cảnh ngộ ở trong vùng. Đà suy thoái này trước mắt vẫn chưa thấy có triển vọng được kịp thời chặn đứng. Lẽ ra từ lâu đã phải dứt khoát đặt vấn đề thanh toán hết những tàn dư của cuộc cách mạng bị áp đặt ấy. Nhưng một thiểu số người cộng sản có ưu thế, trong cơn say quyền lực, vì đặc quyền đặc lợi riêng, kết bè kết đảng ra sức cản trở việc thay đổi vận mệnh đất nước. Thiết tưởng không có lý do gì người Việt Nam cứ yên bề chịu đựng tình trạng bị người cộng sản huyễn hoặc bằng ngôn từ xảo trá và bạo lực khủng bố. Đặt vấn đề “làm lại cách mạng tháng Tám” là điều mà tình thế đòi hỏi.
Đặt lại, để bãi bỏ độc quyền cách mạng mà tập đoàn cầm quyền cộng sản vẫn đang nắm giữ ngõ hầu trả lại chính quyền và nhân quyền cho người dân. Sự thật làm công việc này chẳng qua cũng chỉ là thực hiện những điều người cộng sản Việt Nam đã long trọng cam kết khi họ vừa cướp được chính quyền là “đoàn kết rộng rãi toàn dân, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, giai cấp, giàu nghèo, sang hèn, bảo đảm các quyền tự do dân chủ”. Bề ngoài, lãnh tụ cộng sản, Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 9 năm 1945 đọc bản Tuyên ngôn Độc lập mà ngay trong đoạn mở đầu đã nhìn nhận cho người dân có đầy đủ nhân quyền, giống như cách mạng Mỹ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và, giống như cách mạng Pháp, “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Nhưng bề trong thì là cả một cuộc lường gạt có hệ thống và quy mô lớn để dùng chính quyền mới chiếm được làm công cụ cướp đoạt nhân quyền của người dân.
Hành động cướp đoạt nhân quyền này là một nhu cầu nằm trong bản chất của tư tưởng Mác-Lê, thánh kinh của những người cộng sản là cướp nhân quyền của người dân để thiết lập độc tài đảng trị, cướp hết tất cả những nhân quyền ấy để độc tài đảng trị đi tới độc tài toàn trị. Cướp làm nhiều giai đoạn, và dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy tình hình thế giới và tình hình trong nước. Cướp bằng luật pháp và khủng bố, qua một tiến trình bốn giai đoạn. Năm 1946, đặt ra Hiến pháp dân chủ cộng hòa, nói đại đoàn kết toàn dân nhưng thực ra là phát động giai cấp đấu tranh, tổ chức đấu tố, giết hại hàng trăm ngàn dân lành. Năm 1959, sửa đổi hiến pháp, đối ngoại, chính thức biến miền Bắc Việt Nam thành một nước chư hầu của đế quốc đỏ Liên Xô và thực tế lệ thuộc bá quyền đỏ Trung Quốc. Đối nội, một mặt mở rộng hơn nữa việc cướp đoạt nhân quyền bắt đầu bằng việc triệt bỏ quyền tư hữu trong phạm vi miền Bắc. Mặt khác, tiến hành võ trang xâm nhập miền Nam gây nội chiến trong ý đồ áp đặt chủ nghĩa cộng sản trong phạm vi cả nước. Đầu thập niên 70, vì thủ đô Hà Nội bị trực tiếp oanh kích, thành phố Hải Phòng bị phong tỏa, chính quyền cộng sản phải ký Hiệp định Paris 1973, cam kết công nhận quyền tự quyết của “nhân dân miền Nam“. Nhưng hai năm sau, lại xua quân cưỡng chiếm miền Nam và công khai ra mặt chính thức tự nhận là cộng sản. Năm 1980, ban hành Hiến pháp mới, thiết lập “chuyên chính vô sản“, tịch thu toàn bộ nhân quyền của người dân, dùng bầu cử sắp xếp trước, lập ra một Nhà nước bù nhìn, tập trung tất cả mọi quyền hành vào tay Đảng Cộng sản Việt Nam dưới danh nghĩa hiền lành “Đảng lãnh đạo“. Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, cả hệ thống chính quyền cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ tan vỡ. Mất chỗ dựa, cộng sản Việt Nam phải cho ra đời bản Hiến pháp thứ tư, Hiến pháp 1992, trên giấy tờ không còn dám đề xướng “chuyên chính vô sản” nhưng trong thực tế, nấp sau bình phong “đổi mới“, vẫn đi theo đường cũ là cưỡng đoạt nhân quyền.
Mọi người Việt Nam, cộng sản hay không cộng sản, phải cương quyết tự giải thoát mình ra khỏi vòng kìm kẹp gian dối và gian ác cộng sản. Từ năm 1945 dân chúng Việt Nam đã khao khát cách mạng. Và nói cách mạng, như các bài học Đông, Tây, kim, cổ đã chỉ dạy, không phải thay đổi để thay đổi mà là giải phóng con người, cơ bản nhất là mở rộng và phát huy nhân quyền không riêng gì cho tập thể mà cho cả cá thể. Tập đoàn cầm quyền hiện nay kế thừa một di sản của những người cầm quyền từ mùa thu năm 1945 là những người đã sang đoạt (détourner) công lao của dân chúng đã hy sinh góp sức xây dựng giải phóng người dân. Trước lịch sử, cuộc bố trí sang đoạt này không thể có tên gọi nào khác là một toàn bộ hành động phản cách mạng. Cho nên sự trở về khởi điểm 1945 là sự thể hiện chính đáng của công lý, sự cưỡng bức của luật pháp quốc tế. Đảng cộng sản Việt Nam, sau hơn nửa thế kỷ sang đoạt chính quyền, cưỡng đoạt nhân quyền, sau năm 1982 đã tham gia các Cộng ước quốc tế về nhân quyền, nay phải trả lại cho toàn dân “quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”, như họ đã long trọng tuyên cáo trước quốc dân từ năm 1945 và đã ký cam kết với cộng đồng quốc tế đã từ gần hai thập niên. Để cuộc Cách mạng tháng Tám được làm lại, lần này, trên cơ sở đại đoàn kết đa nguyên, đa đảng và thực thi dân chủ tự do đúng với tiêu chuẩn của nhân loại văn minh, ở đây và ngay bây giờ, không cầm cố hiện tại đổi lấy một ngày mai ca hát không tưởng và không bao giờ tới.
LS Trần Thanh Hiệp
cập nhật 28 Mar 2016; đăng lần đầu www.vietthuc.org
—————————————————–
Ghi chú:
1) Đảng Cộng sản lãnh đạo Mặt trận Việt Minh cướp chính quyền, Đảng Cộng sản đã lập ra Mặt trận Việt Minh (xem Báo cáo đã dẫn và cuốn Cách mạng tháng Tám của Trường Chinh).
(*) Trong tập hồi ký viết bằng tiếng Pháp, vua Bảo Đại cho biết là Trần Huy Liệu sau khi đọc Chiếu thoái vị và tham khảo ý kiến của Cù Huy Cận, đã trả lời như sau: “Sire, au nom du peuple vietnamien nous acceptons ce document sans aucune réserve”! Không hiểu vì lý do gì mà người dịch của Nguyễn Phước Tộc lại dịch ra tiếng Việt thành: “Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận bản văn này rất nhẹ nhàng, không câu nệ’?
Chẳng những đã dịch sai nguyên văn mà còn sai cả ý nghĩa pháp lý của câu nói. Nguyên văn câu nói của Trần Huy Liệu đã được ghi lại trong quyền Le Dragon d’An nam thì Trần Huy Liệu đã tuyên bố chấp nhận không có một dè dặt nào tức là toàn bộ các điều kiện thoái vị của vua Bảo Đại, chứ không phải chỉ muốn nhận định rằng đó là một bản văn “rất nhẹ nhàng, không câu nệ”. Người dịch có ẩn ý gì mà cố tình dịch sai, dịch bớt như vậy?
Nguồn: http://www.vietthuc.org/95513-2/
Trận oanh tạc để cứu Miền Nam cuối năm 1972 – Trọng Đạt
Đây là trận oanh tạc lớn nhất của Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ hai, tôi đã viết hai bài về trận này mấy năm trước: bài “Trận mưa bom Giáng Sinh” nói về khía cạnh quân sự, bài “Trận oanh tạc Linebacker II cuối năm 1972” nghiêng về khía cạnh chính trị.
Bây giờ viết về trận này, tôi nói riêng về nguyên do chính của chiến dịch.
Luật chấm dứt chiến tranh
Cộng Sản Việt Nam thiệt hại nặng trong trận Mậu Thân đầu năm 1968, khoảng 58,000 cán binh bị giết, họ chấp nhận thương thuyết với Mỹ.
Hòa đàm Paris khai mạc từ 10-5-1968 dưới thời Tổng thống Johnson nhưng thực sự đàm phán dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Nixon 1969. Tại cuộc Hội nghị này việc thương thuyết thực ra không đạt được trên bàn hội nghị nhưng do mật đàm giữa Kissinger, Bộ trưởng ngoại giao, cố vấn an ninh TT Mỹ và Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của phái đoàn CS Bắc Việt bắt đầu từ 4-8-1969.
Mới đầu Nixon và Kissinger tưởng chỉ một năm là có thể đàm phán xong và ký Hiệp định nhưng không dè nó kéo dài lê thê cho tới hết nhiệm kỳ. Sở dĩ như vậy vì BV áp dụng trường kỳ kháng chiến tại mặt trận cũng như trên bàn Hội nghị. Phái đoàn CS Hà Nội đưa ra một số yêu sách cứng ngắc, Kissinger gọi đó là những hàng chữ khắc vào trong đá, họ đòi Mỹ rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, Mỹ phải cắt viện trợ VNCH.
BV vô cùng ngoan cố, Kissinger soạn thảo một kế hoạch oanh tạc mạnh để thúc đẩy hòa đàm nhưng sau lại hủy bỏ vì sợ chống đối. BV kiên trì đòi hỏi Mỹ phải giải quyết những điều kiện tiên quyết trên vì biết Hành pháp đang bị Quốc hội và người dân chống đối.
Mãi cho tới tháng 10/1972 Hà nội mới chịu nhượng bộ do họ thua nặng trong trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa 1972, khoảng 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị bắn cháy. (1)
Tháng 10-1972 Hà nội nhượng bộ gần hết những yêu sách cũ, có lẽ họ muốn ký sớm vì biết Nixon sẽ đắc cử, khi ấy ông sẽ cứng rắn hơn. BV không đòi lật đổ Thiệu, không liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ miền nam. Đổi lại Mỹ phải nhượng bộ cho họ được ở lại miền Nam. Hai bên đã ký Dự thảo ngày 9-10-1972, sẽ ký chính thức ngày 26-10.
Ngày 19-10 Kissinger sang Sài Gòn mấy ngày để đưa TT Thiệu duyệt ký nhưng phía VNCH chống đối mạnh. TT Nixon biết cựu Tư lệnh Westmoreland và các nhà lãnh đạo quân sự chống bản Dự thảo vì thế chính ông cũng đồng ý với Thiệu (2) và bảo Kissinger đừng ép Thiệu.
Sau đó cuộc đàm phán tháng 11 tại Paris không có kết quả, cuối tháng 11 TT Thiệu cử Nguyễn Phú Đức (phụ tá ngoại vụ) sang Mỹ. TT Nixon nói với NP Đức nếu ông Thiệu không hòa hợp với Mỹ (Hành pháp) thì sẽ không xin được Quốc hội viện trợ, ông cũng cho biết các vị Trưởng khối, Chức sắc… tại Quốc hội Mỹ như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford… cho biết nếu VNCH không thuận ký kết Hiệp định thì Quốc hội có thể sẽ ra luật (buộc Hành pháp) rút quân đổi tù binh, cắt hết viện trợ, sẽ đưa ra Hạ Viện với tỷ lệ 2/1, VNCH sẽ không thể tồn tại. (3)
Ngày 9-11-1972 TT Nixon cử Tướng Haig (Phụ tá quân sự của Kissinger) sang Sài Gòn thuyết phục ông Thiệu sớm ký Hiệp định vì kéo dài càng nguy hiểm, ngày 8-12 sẽ là hạn chót phải ký trước kỳ họp của Quốc hội vào đầu tháng giêng 1973 (4) . Nixon tin rằng Lập pháp sẽ ra luật Chấm dứt chiến tranh.
Về điểm này nhiều tác giả cho biết Nixon lo ngại quyết định của Quốc hội sẽ khiến ông không thể cứu được đồng minh.
Mark Clodfelter nói cuối tháng 11, Kissinger và Nixon tin là BV cố tình phá hòa đàm để hy vọng Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh. (5)
George Moss nói Kissinger biết là BV trì hoãn hòa đàm, tránh né ký Hiệp định, gây chia rẽ Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn. Họ chờ phiên họp của Quốc hội tháng 1- 1973. Quốc hội Dân chủ, khuynh hướng bồ câu sẽ cắt các ngân khoản chiến tranh buộc Hành pháp phải rút quân khỏi VN, miền Nam bị Mỹ bỏ rơi sẽ bị BV tấn công sụp đổ. Sau nhiều tuần cò cưa, biết là Hà Nội muốn phá Hòa đàm, Nixon gọi Kissinger về Mỹ ngày 13-12, ông đánh một lá bài lớn, giải quyết bế tắc hòa đàm Paris bằng vũ lực. Nixon lo ngại Quốc hội có thể cắt ngân khoản quân sự, chấm dứt mọi xung đột và dành chiến thắng cho CS. (6)
Phillip B Davidson cũng nói (7) Kissinger Nixon nhận thấy BV trì hoãn đàm phán vì hai lý do: trước hết đào sâu hố chia rẽ giữa VNCH và Mỹ. Nixon cho là Bộ chính trị CSBV biết rằng có nhiếu đe dọa cắt viện trợ từ phía Mỹ trừ khi Thiệu chịu ký kết. Sau đó Hà Nội quyết định chờ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh đưa Mỹ ra khỏi cuộc chiến, thật ra Quốc hội rất có thể làm như vậy.
Theo Mark Clodfelter (8) ngày 24-11-1972, Nixon khuyên Kissinger tạm bỏ đàm phán một tuần nếu không có kết quả và sẽ cho oanh tạc mạnh, ông cho là thiếu áp lực quân sự sẽ khó ký kết. TT bèn họp Bộ tham mưu liên quân ngày 30-11 để bàn về áp lực quân sự nếu hòa đàm thất bại. Ban TMLQ cho biết có hai kế hoạch: một là oanh tạc ba ngày, hai oanh tạc sáu ngày tại trung tâm BV.
Tại Paris ngày 4-12-1972, Thọ trở mặt rút các điều khoản đã nhượng bộ trước đây, hai ngày sau họ vẫn nói y như vậy, Nixon nói nếu kỳ sau không tiến bộ sẽ cho oanh tạc. Về điểm này tác giả Walter Isaacson, lại nói khác (9) ngày 5 và 6-12-1972 Kissinger đánh nhiều điện tín bi quan về Mỹ cho Nixon, ông đề nghị đưa yêu cầu của Thiệu đòi BV rút quân để họ bác bỏ, ta sẽ lấy cớ bỏ họp, trong một điện tín khác ông đề nghị ném bom 6 tháng. Nixon bình thản có khuynh hướng giải quyết ngoại giao hơn Kissinger, ông nói thà chấm dứt nhiệm vu Kissinger hơn bỏ hòa đàm và ném bom.
Kissinger phải nhượng bộ CS để được ký kết sớm vì sợ Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh. Ngày 11-12 Thọ bác bỏ đề nghị của Kissinger và còn đòi Mỹ rút hết cố vấn kỹ thuật ra khỏi miền Nam, Kissinger biết là Thọ không muốn tiếp tục đàm phán. Ngày 12-12 Thọ nói sẽ về Hà Nội, Kissinger biết là hòa đàm vô vọng bèn (đánh điện) khuyên Nixon áp lực mạnh với BV vì họ ngoan cố và cũng áp lực Sài Gòn cho họ biết họ không thể ép ta (10)
Nixon nghĩ chỉ còn cách oanh tạc và gọi Kissinger về, ngày 14-12 Kissinger và Tướng Haig họp với Tổng thống. Haig đề nghị lần này phải oanh tạc, khác với trận Linebacker I trước đây, lần này Nixon muốn xử dụng chiến dịch Linebacker II để BV chấm dứt cái trò kéo dài đàm phán. Sự khác biệt giữa hai chiến dịch này ở chỗ, Linbacker I (từ tháng 5 tới tháng 10-1972) giống như các trận oanh tạc tại Đức, Nhật, Triều Tiên để phá hủy bộ máy chiến tranh địch nhưng Linebacker II vừa phá bộ máy vừa đánh sụp ý chí của CSBV. B-52 vừa có hỏa lực dữ dội lại không phụ thuộc vào thời tiết khiến cho địch phải kinh hoàng.
Nixon không lên truyền hình thông báo cũng như không gửi tối hậu thư để bảo đảm hiệu quả, chỉ cho Kissinger họp báo ngày 16-12 nói vì BV ngoan cố nên ta phải có biện pháp mạnh. Tướng Haig được cử tới Sài Gòn ngày 18-12 để đưa thư của TT Mỹ cho ông Thiệu nói phải hợp tác nếu không Mỹ sẽ ký riêng với CS.
Kế hoạch này dùng sức mạnh tối đa trong khoảng thời gian ngắn nhất trên những mục tiêu đáng giá của Hà Nội, Nixon muốn dân Hà Nội phải nghe tiếng bom nhưng tránh thiệt hại tối đa cho thường dân, oanh tạc suốt đêm cho địch khiếp hãi. Phương châm của Nixon là phải tận dụng sức mạnh, một khi đã áp dụng sức mạnh quân sự (11). Trước ngày mở oanh tạc, Nixon chỉ thị cho Đô đốc Moorer: “Đây là cơ hội để ông xử dụng hỏa lực quân sự hữu hiệu để thắng địch, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm”.
Nixon xử dụng Linebacker II tiêu diệt tinh thần chiến đấu của địch để họ phải trở lại bàn Hội nghị, cũng để chứng tỏ cho miền Nam thấy ông là con người thép (12)
Diễn tiến trận oanh tạc
19 giờ 45 ngày 18-12 bắt đầu oanh tạc, 48 chiếc B-52 đánh đợt đầu trong ba đợt mục tiêu: Kho Kinh Nở, ga xe lửa Yên Viễn, ba phi trường ngoai ô Hà Nội. Phi cơ bay từ Tây sang Đông gần biên giới Hoa –Việt rồi chuyển xuống Tây Nam ném bom xong bay về hướng Tây. Khoảng 94% máy bay đánh trúng mục tiêu, có ba B-52 bị hạ, hai bị thương nặng, tỷ lệ thiệt hại 3% coi như chấp nhận được.
Hai ngày sau kế hoạch y như cũ về trọng lượng, đường bay, ngày 19 -12 có 93 B-52 oanh tạc nhà máy điện Thái Nguyên, ga xe lửa Yên Viễn làm ba đợt, có hai B-52 bị hư hại. Ngày 20 gồm 93 B-52 đánh ga xe lửa Yên Viễn, nhà máy điện Thái Nguyên, kho chứa nhiên liệu thuộc phạm vi Kinh Nở, Hà Nội, có sáu B-52 bị hạ. Vì ngựa quen đường cũ đã khiến phòng không BV có kinh nghiệm, họ phóng 300 quả lên mục tiêu, sự thiệt hại nặng của những B-52 trị giá 8 triệu đô la khiến Quốc Hội và người dân phẫn nộ, họ yêu cầu chấm dứt oanh tạc. Tỷ lệ thiệt hại rất cao 6% khiến Nixon tức giận chiến thuật ngựa quen đường cũ của thuộc cấp.
Tướng John Meyer giảm phi vụ xuống còn 30 B-52 một ngày, căn cứ Utapao (Thái Lan) có thể cung cấp, vì chỉ bay mất 4 giờ nên không cần tiếp săng. Ngày 21 mất thêm hai B-52, ngày 22 đánh các kho hàng, ga xe lửa Hải Phòng và hai ngày sau đánh các đơn vị hỏa tiễn SAM của địch. Kế hoạch được thay đổi như sau: B-52 bay qua vịnh BV ngày 22 giả vờ đánh Hà Nội trước khi quay lại đánh Hải Phòng, ngày 22, 24 không bị thiệt hại. Chiến dịch nghỉ 24 tiếng nhân lễ Giáng Sinh.
Ngày 22 Nixon đánh điện hỏi Hà Nội nếu chịu trở lại họp ngày 3-1-1973 thì sẽ thôi oanh tạc từ ngày 31-12, Hà nội không trả lời. Ngày 26 Nixon cho oanh tạc mạnh cả Hà Nội và Hải Phòng, trận này gồm cả máy bay từ căn cứ Utapao (Thái Lan) và Andersen (Guam). Tổng cộng 120 máy bay đánh mười mục tiêu trong 15 phút, 4 đợt, mỗi đợt 22 chiếc đánh Hà Nội từ bốn hướng, đồng thời 2 đợt, mỗi đợt 15 chiếc đánh Hài Phòng từ phía đông và nam, 18 chiếc đánh nhà ga Thái Nguyên phía bắc Hà Nội . Hỏa tiễn SAM của BV được phóng lên tới tấp, một phi hành viên cho biết có tới 26 hỏa tiễn bắn vào phía máy bay của anh, thiệt hại hai B-52, tỷ lệ thấp chỉ có 1.66%. Ngày 27 Hà Nội cho biết họ có thể trở lại đàm phán ngày 8-1-1973 vì ông Lê Đức Thọ còn yếu sau cơn bệnh, họ muốn giải quyết vấn đề còn lại. Nixon nói Thọ và Kissnger sẽ đàm phán ngày 2-1, chính thức thương thảo ngày 8-1. Mặc dù BV muốn trở lại hội nghị nhưng Nixon vẫn cho oanh tạc, 60 B-52 gồm 30 chiếc từ Utapao và 30 chiếc từ Anderson thả bom quanh Hà Nội và đường xe lửa gần biên giới. Không quân thôi oanh tạc Hải Phòng vì hết mục tiêu, ngày 27 BV bắn nhiều hỏa tiễn hạ hai B-52, 60 B-52 đánh phá các căn cứ hỏa tiễn tại Hà Nội. Ngày 28, 29 phòng không địch hết hoạt động, không còn SAM, Mig, cao xạ. Ngày 28 Hà Nội chịu đàm phán nghiêm túc, ngày 29 lúc 19 giờ Washington, Mỹ ngưng oanh tạc.
Sở dĩ trận ném bom chấm dứt vì mục tiêu không còn, CSBV hết hỏa tiễn xin trở lại đàm phán. Cuốn phim tài liệu Vietnam a Television History do các ký giả Mỹ, Anh, Pháp thực hiện năm 1983 nói sai sự thật về điểm này. Phim cho biết sở dĩ Mỹ ngưng oanh tạc vì bị thiệt hại rất nặng về không quân, sự thực có 15 B-52 và 12 phi cơ chiến thuật bị bắn hạ.
Tư lệnh bộ chỉ huy tránh thiệt hại thường dân, tránh khu dân cư. Báo Mỹ chỉ trích trận oanh tạc dã man đáng xấu hổ, báo chí Anh, Đức và truyền thông thế giới chỉ trích cuộc oanh tạc là một tội ác. Tổng cộng BV bắn lên trời 1,000 hỏa tiễn SAM (13), tầu đánh cá Nga ngoài khơi đảo Guam báo cho Hà Nội biết trước khi bị tấn công 7 giờ.
Từ 18 cho tới ngày 29-12-1972 có 724 phi vụ B-52 trên 34 mục tiêu phía bắc vĩ tuyến 20, 640 phi vụ máy bay chiến thuật, đã ném 15,237 tấn bom, cộng với 1,216 phi vụ của máy bay chiến thuật và máy bay Hải quân, và 1,384 phi vụ yểm trợ của máy bay chiến đấu (tiếp nhiên liệu, đánh phá căn cứ SAM) xử dụng 5,000 tấn bom đạn (tổng cộng hơn 20,000 tấn bom) phá hủy các đường xe lửa trong phạm vi 10 miles của Hà Nội, phá hủy 191 nhà kho, điện lực giảm từ 15,000 xuống còn 29,000 kilowatts
Thiệt hại nhân mạng tương đối ít, phía CS cho biết chỉ có 1,318 thường dân tại Hà Nội và 305 người tại Hải Phòng bị giết (14) một phần vì đã được di tản từ trước, phần vì Mỹ chỉ oanh tạc các cơ sở quân sự, kho hàng… tránh các khu thường dân. Con số mà CS đưa ra chưa chắc đã trung thực vì có thể gồm cả quân nhân, cán bộ phục vụ.
Kết luận
Mark Clodfelter nói “Tàn phá do trận oanh tạc Linebacker II đã khiến Hà Nội không thắng được Mỹ (Hành pháp) vào giớ chót” (15)
Lá bài phá hòa đàm để chờ Quốc hội Mỹ cắt ngân khoản chiến tranh của Hành Pháp cũng như cắt viện trợ VNCH đã hoàn toàn thất bại, họ phải trở lại bàn Hội nghị.
Tác giả cũng nói (16) sau trận oanh tạc Linebacker I, BV cho sửa chữa đường xe lửa Việt-Hoa để lấy viện trợ và phá không cho Thiệu sửa đổi Hiệp định. Sài Gòn bất mãn Hoa Thịnh Đốn, Quốc hội Mỹ trở lại họp (tháng 1-1973) sẽ khiến BV có cơ hội chiến thắng không cần quân sự. Lê Đức Thọ cố kéo dài đàm phán cho tới khi Quốc hội họp vào tháng giêng năm 1973, Lập pháp sẽ cắt các khoản chi tiêu quân sự, Mỹ phải rút mà viện trợ quân sự cho miền Nam cũng bị cắt, Hà Nội tin chính phủ Thiệu sẽ sụp đổ. Nhưng Nixon không hề muốn để tình trạng này sẩy ra. Hà Nội tiên đoán Nixon chỉ cho oanh tạc như kiểu Linebacker I (không tàn khốc) nên ngày 4-12 họ họ cho dân di tản khỏi Hà Nội và tin tưởng là đủ sức chống lại.
Ai có dè đâu nó lại là trận oanh tạc Linebacker II long trờ lở đất.
Chiến dịch mạnh như vũ bão đã khiến cả miền Bắc và miền Nam chấp nhận ký kết Hiệp định ngày 27-1-1973, thực ra nó không khác gì bản Dự thảo Hiệp định mà Kissinger và Lê Đức Thọ đã làm trước đó mấy tháng (tháng 10-1972).
BV chịu nhượng bộ một số điều khoản như không đòi Thiệu từ chức, không đòi liên hiệp, không đòi Mỹ cắt viện trợ và đổi lại Cộng quân vẫn được đóng tại miền Nam. Mặc dù VNCH chống đối mạnh nhưng Nixon không thể sửa đổi Hiệp định. Theo Mark Clodfelter (17) Quốc hội Mỹ phẫn nộ vì trận oanh tạc, nếu TT Thiệu bác bỏ ký kết Hiệp định thì việc cắt viện trợ bức tử VNCH chắc chắn là sẽ có (chứ không phải đe dọa).
Cách đây khoảng mười năm, cựu nhân viên FBI tên Ted Gunderson tiết lộ một sĩ quan tòa lãnh sự Mỹ tại VN đã nghe (vào đầu xuân năm 1973) từ phòng truyền tin tại Sài Gòn lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Bắc Việt trong trận oanh tạc Giáng sinh 1972. Nhưng CIA đã ém nhẹm tin này để Mỹ xúc tiến bắt tay Trung Cộng. Không thấy có nhà sử gia hay chính khách Mỹ nào đề cập tới bản tin này, họ cho là không đáng bàn. Thực ra trận oanh tạc chỉ để đưa CS trở lại bàn Hội nghị trước khi Quốc hội ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ bỏ Đông Dương, mục đích để cứu miền Nam vào giờ chót
Mark Clodfelter nói (18) khi ký Hiệp định Paris, BV không chịu bỏ tham vọng chiếm miền Nam, Hà Nội đánh một canh bạc lớn, họ phá thối hòa đàm và nghĩ Nixon sợ Quốc hội, người dân chống đối sẽ không dám làm mạnh nhưng lá bài thất bại. Nixon trả lời sự trì hoãn hòa đàm của Thọ bằng trận oanh tạc long trời lở đất ngày 18-12, quả đấm Linebacker II đã buộc BV trở lại bàn Hội nghị, phương án duy nhất mà Nixon lựa để đánh.
Tác giả George Moss chỉ trích trận oanh tạc lớn này như sau: (19) điều quan trọng là trận oanh tạc Giáng sinh đã không thay đổi cán cân chính trị quân sự hai miền Nam Bắc VN cũng không tạo cơ hội cho miền Nam được tồn tại lâu dài. Mặc dù Nixon hy vọng qua trận oanh tạc dữ dội này để làm cho bộ máy chiến tranh Hà Nội suy yếu lâu dài hoặc có lẽ cho miền Nam những điều khoản tốt hơn trong Hiệp định, nhưng đã thất bại. Trận oanh tạc Giáng sinh không mang lại kết quả ngoại giao.
TT Nixon đã đánh ván bài chót, ông đã ráng sức để có một Hiệp định tốt và đặt lên đầu Sài Gòn trước khi Quốc hội mới sẽ chấm dứt chiến tranh VN bằng cắt hết ngân khoản. Nhưng chua chát thay trận mưa bom Giáng Sinh đã khiến Hoa Thịnh Đốn chấp nhận Hiệp định mà chính Nixon đã bác bỏ hồi tháng 10 (1972). Như John Negroponte, một phụ tá của Kissinger nói (chua chát) “Chúng ta oanh tạc Bắc Việt để bắt họ chấp nhận nhượng bộ của ta”
Ngoài Quốc hội và truyền thông Nixon cũng bị những người ủng hộ cuộc oanh tạc chỉ trích như trên. Người ta không chịu thông cảm cho những khó khăn của ông. Phần vì BV chẳng thà không ký kết còn hơn phải rút quân, phần vì Quốc hội đang lăm le cắt mọi ngân khoản để chấm dứt chiến tranh bỏ rơi Đông Dương ngay lúc này.
Mặc dù những khuyết điểm trên, trận mưa bom Giáng Sinh cũng đã cứu được miền nam VN ít ra là trong lúc này, không có trận oanh tạc long trời lở đất này để lôi cổ BV trở lại bàn hội nghị thì tình hình sẽ vô cùng bi thảm. Quốc hội rất có thể sẽ cắt mọi ngân khoản chiến tranh khiến cho miền Nam sụp đổ. Phillip Davidson nói (20) cả Kissinger và Nixon đều tin rằng Quốc Hội sắp sửa ra luật chấm dứt chiến tranh vào đầu năm 1973.
Có dư luận phía Mỹ cho rằng cả hai miền Nam Bắc đều gây trở ngại hòa đàm nhưng miền Bắc bị trừng phạt tối đa còn miền Nam chỉ bị hăm dọa, như thế không công bằng. Sự thật thì Hà Nội đã đánh một canh bạc quá lớn và họ chấp nhận rủi ro, họ đã tính sai nước cờ, tưởng rằng gây trở ngại hòa đàm để Quốc hội Mỹ cắt viện trợ chấm dứt chiến tranh bỏ VN, khi ấy bất chiến tự nhiên thành, nhưng bát cơm đôi đũa còn xa cặp môi lắm.
Trận oanh tạc bị trong nước cũng như Tây phương chống đối, BV lo ngại vì Nga, Trung Cộng không bảo vệ được họ trong trận oanh tạc vũ bão này, họ cũng lo ngại hai cường quốc CS đàn anh trong tương lai sẽ không giúp gì ngăn cản địch đánh lớn. Bộ chính trị kinh hãi khi nghĩ rằng Nixon sẽ oanh tạc đê điều dọc sông Hồng, với cơn ác mộng ấy họ chẳng thà ký Hiệp định còn hơn là đợi những tình huống ghê rợn khác.
Thật là chua chát khi truyền thông Mỹ đã diễn tả sai lầm về về trận oanh tạc (mục đích chỉ trích Nixon) càng làm cho BV kinh sợ một trận kế tiếp. Tờ New York Times và Washington Post nói chắc trí tuệ Nixon có vấn đề thần kinh, họ còn đặt câu hỏi Nixon sẽ làm gì nếu BV không chịu trở lại bàn Hội nghị? Thả bom nguyên tử xuống Hà Nội chăng? Hay đánh phá đê điều hoặc oanh tạc tan nát BV? Những câu hỏi ấy đã khiến BV hồn vía lên mây xanh vội vã trở lại bàn Hội nghị (21)
Mặc dù Quốc hội không ra luật cắt ngân khoản quân sự (của Hành Pháp) dành cho Đông Dương đầu năm 1973 nhưng nửa năm sau họ bắt đầu soạn thảo dự luật này. Ngày 30-6-1973 Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật sau khi phủ quyết thất bại, ngày 15 tháng 8 ban hành (22).
Theo Goerge Moss (23) quân viện cho VNCH một năm cần vào khoảng từ 3 tới 3 tỷ rưởi vì miền Nam tổ chức huấn luyện theo lối Mỹ tốn kém cần nhiều tiếp liệu, trang bị. Như vậy 2 tỷ quân viện năm 1973 không đủ cho miền Nam tự vệ mà cần sự yểm trợ của B-52, khi Quốc hội ra luật ngăn cản Nixon trừng trị BV giữa tháng 8-1973 thì miền nam sẽ không thể tồn tại. Cuối năm 1973, để chắc ăn hơn, họ cắt giảm viện trợ VNCH mỗi năm 50% (24) khiến nơi đây sụp đổ chỉ trong vài tháng vì không còn tiếp liệu
Trận oanh tạc Linebacker II dù sao cũng đã giúp cho miền nam VN sống thêm được khoảng hai năm rưỡi.
Tổng thống Nixon chỉ có thể làm được đến thế.
Cước chú
(1) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587.
(2) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 365
(3) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, trang 200
(4) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 178, 179
(5) Sách nêu trên trang 180
(6) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 366
(7) Phillip B. Davidson: Vietnam At War The History 1946-1975 trang 726
(8) The Limits of Air Power trang 180, 181
(9) Kissinger A Biography trang 464
(10) The Limits of Air Power trang 182
(11) Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 468
(12) Larry Berman, No Peace No Honor trang 215
(13) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 368
(14) The Limits of Air Power trang 195, 196. Vietnam, An American Ordeal trang 367
(15) The Limits of Air Power trang 196 “The havoc created by Linebacker II prevented Hanoi from achieving an eleventh-hour victory over the United States”
(16) Sách nêu trên trang 197
(17) The Limits of Air Power trang 200, 201
(18) Sách kể trên trang 198
(19) Vietnam, An American Ordeal trang 368
(20) Vietnam At War 731 “…to legislate the United States out of the war in Indochina”
(21) Sách nêu trên trang 728
(22) Richard Nixon, No More Vietnams trang 180.
(23) Vietnam, An American Ordeal trang 388
(24) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
Thế Lực của Xã hội Dân Sự – TS LS Lưu Nguyễn Đạt
Chúng ta sẽ hiểu rõ thế lực của Xã hội Dân Sự[1] sau khi xác định xong hình thức tổ chức, vị trí đối chiếu và vai trò thực thi Dân Chủ của Xã Hội Dân Sự [XHDS] trong không gian và thời gian hiện đại.
Hình Thức Tổ Chức
XHDS là tổng hợp các chủ thể pháp nhân[2] nhằm đáp ứng, tương trợ và bảo trọng quyền lợi, mục tiêu và phẩm giá tập thể của công dân, của dân chúng trong nước và trong cộng đồng thế giới, theo định hướng nhân bản tự quyết, tự duy.
Muốn hữu hiệu, XHDS cần tự nguyện đoàn ngũ hoá thành “Tổ chức XHDS”, dưới hình thức tổ chức bất vụ lợi,[3] độc lập, hoặc tổ chức phi chính phủ,[4] để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, từ thiện, giáo dục, tôn giáo, nghề nghiệp, điều nghiên, văn học, nghệ thuật, các phong trào dân vận bảo trọng nhân quyền v.v.
Khi tự nguyện thành lập đúng theo khuôn khổ “tập thể mở rộng”, căn cứ vào thủ tục pháp định liên hệ, tổ chức XHDS có dịp công khai, minh bạch hoá mục tiêu và sứ mạng theo đuổi, với kết quả đóng góp thế lực và ảnh hưởng nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng.
Sinh hoạt hợp pháp của tổ chức XHDS cũng cho phép lượng giá chính thể hiện hữu là dân chủ cởi mở [a] nếu tôn trọng hoạt động chính thống của XHDS; [b] còn không sẽ phải coi là chuyên chế, phản dân chủ, khi cấm đoán, kìm kẹp, kiểm soát các tổ chức tập thể này.
XHDS phải được minh thị tôn trọng như một nhu cầu chính đáng của dân, do dân, vì dân. Mọi hình thức tổ chức XHDS khác đều có tính cách trá hình, lươn lẹo, vừa phản động ngược chiều, vừa vô hiệu, phí phạm nhân lực, tài lực.
Nếu thiếu minh bạch, thiếu sinh lực tổ chức, thiếu sở trường và mục tiêu đúng đắn, mọi sinh hoạt tạm bợ, giả tạo, nhất là loại dàn dựng cơ sở man trá theo nhu cầu phiệt “Xã Hội Chủ nghĩa”, sẽ tức khắc phản nghịch, phản tác dụng, không thực sự giúp được bất cứ ai [a] người chủ trương ma thuật, [b] giới “thừa hưởng” bánh vẽ trên thiên đường lường gạt, [c] lẫn phe đầu nậu đảng, tài, quân phiệt.
XHDS, vốn thuộc về văn hoá mở rộng của tập thể đại chúng tự duy, tự khởi, tự trọng, chỉ ích lợi nếu quy tụ chung quanh đời sống chân thực của công dân và con người làm chuẩn. XHDS về mặt căn bản pháp định hay theo tiêu chuẩn công lý phải là một tổ chức thiện nguyện, nhân bản, đạo đức, không tư lợi.
Vị trí Đối Chiếu
Vậy XHDS nằm trong khu vực dân sự, lấy “sự việc” của “công dân” làm căn bản đo lường. Khu vực sinh hoạt của XHDS [a] khác với khu vực cá nhân, gia đình, [b] khác với khu vực tư lợi kinh tế thị trường, và [c] cũng khác với khu vực chính quyền.
[A] Khu vực XHDS khác với khu vực cá nhân, gia đình, nhóm đảng
Ở địa vị cá nhân, gia đình, bè nhóm, người dân hành động
vì quyền lợi, mục tiêu riêng rẽ và chỉ gây dựng được những ảnh hưởng có lợi ích hạn hẹp cho cá nhân, gia đình, bè nhóm như sáng tạo một tác phẩm; sinh hoạt theo nội quy đảng;
nhưng chưa hoạt động theo tiêu chuẩn “tập thể mở rộng” của XHDS độc lập, với sứ mạng của một hội nghiên cứu văn học, khoa học; một hiệp hội từ thiện; một tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Nhưng nếu những cá nhân, tập thể gia đình lại đứng ra hô hào, đề xướng các chương trình từ thiện bảo trợ một mục tiêu, một sứ mạng bác ái, phụng sự xã hội, nghề nghiệp, văn hoá, giáo dục mở rộng, có ích lợi chung, không hạn hẹp, không trục lợi, thì cá nhân đó, gia đình đó có đủ tư cách sinh hoạt trong phạm vi của khu vực XHDS, miễn:
giữ thế phân định minh bạch, không mập mờ lẫn lộn về sổ sách, ngân quỹ, quyền lợi giữa hai khu vực riêng tư [cá nhân, gia đình, bè nhóm] và hiệp hội;
không biệt đãi, không kỳ thị. Đó là lý do tại sao các nhân vật [có liêm sỉ] phải từ chối một chức vụ quan trọng trong tổ chức XHDS, hay bất cứ mốt chức vụ công quyền nào khác, để tránh trường hợp mập mờ, tranh chấp quyền lợi [conflict of interests] có thể xẩy ra.
Ngược lại, với tư cách đại nhiệm cơ sở XHDS, các quản trị viên, thành viên và người hỗ trợ hiệp hội sẽ được bù đắp, và nếu cần, được miễn trách, miễn hay giảm thuế, căn cứ vào mức độ tham gia, đóng góp, và tư cách công minh, không lạm quyền, lạm dụng của họ.
Kể từ những năm 1990, với sự hình thành của các Phong Trào Tân Xã Hội [New Social Movements] tại thế giới tự do, sinh hoạt XHDS đã đột phát mạnh để trở thành khối thế lực thứ ba [third sector][5] thực thi chiến lược xây dựng trật tự toàn cầu, trong một không gian nhân bản không ranh giới,
thì sinh hoạt của XHDS đã chuyển hướng áp dụng những chương trình thiện nguyện thuần xã hội,
trong khi nhu cầu tranh đấu chính trị còn lại được tụ tập thành Xã Hội Chính Trị [Political Society] của các hội đoàn tranh đấu về ý thức hệ, chống đối các tai ương cai trị chuyên chế, các bạo hành công lực, công quyền.
Riêng tại các quốc gia mà mực độ tự do công dân còn quá thấp, với cơ cấu công quyền chuyên chế còn lấn át quá mạnh, như tại Việt Nam ngày nay, thì khía cạnh chính trị khó có thể tách ra khỏi mục tiêu sinh hoạt của các tổ chức XHDS: vừa giúp đỡ xây dựng xã hội thiếu thốn về mặt vật chất, kinh tế, giáo dục, vừa bênh vực xã hội lâm nạn, bị ngược đãi tinh thần, mất tự do, mất phẩm giá con người, bị truất quyền công dân, mất quyền sở hữu.
[B] Khu vực XHDS khác với khu vực vụ tư lợi kinh tế thị trường.[6]
Trong khi các doanh nhân, các pháp nhân xí nghiệp, công ty thương mại đều sinh hoạt mong lấy lời [tư lợi] vì đầu tư vốn liếng, máy móc [cơ sở tư bản],[7] sáng kiến, thì các hiệp hội từ thiện, nghiệp đoàn, các tổ chức khuyến học, bảo tồn văn hoá, bảo vệ tự do nhân quyền v.v. lại là những pháp nhân thiện nguyện, bất vụ lợi, sinh hoạt với mục đích cung cấp ích lợi chung cho đại chúng qua những đơn vị nhận lợi ích theo nhu cầu hơn là theo khả năng.
Do đó, trong lãnh vực XHDS, căn bản trao đổi không tùy thuộc vào yếu tố cung cầu trên thị trường mà căn cứ:
hoặc vào tình trạng khẩn trương và nỗ lực cứu độ nạn nhân, kẻ thất thế;
hoặc vào lý tưởng bảo vệ tự do, phẩm giá con người;
hoặc vào giá trị của tư tưởng sáng tạo, nhân bản cần bảo vệ, chu toàn, khai triển.
Vốn liếng của XHDS là “vốn xã hội” [Social Capital], vốn nhân bản, với sự đóng góp liên tục, trường kỳ về mặt nhân lực và kiến thức của người dân. Trong vị trí của XHDS, công dân
vừa là “đối tác” trợ lực đầu tư sáng kiến và tâm thức,
vừa là cứu cánh tập thể hưởng thụ phúc lợi, an sinh, quyền lợi và phẩm giá của mọi công dân, của con người nói chung trong cộng đồng toàn cầu.
Sinh hoạt bất vụ lợi cũng cần phương tiện cụ thể, tiền bạc, cơ sở sinh hoạt. Nhưng chỉ khác là những hạ tầng cơ sở tài lực và điều hành đókhông làm lợi cho thành viên các tổ chức hiệp hội, mà phải được phân minh, để riêng thành các chương mục phục vụ công ích, theo tiêu chuẩn của nội quy [By-laws] và định nghĩa căn bản của XHDS:
gây quỹ cứu trợ chẳng hạn, thì phải tìm cách thu xếp trao gửi tiền, tặng phẩm tới tay nạn nhân, tới thành phần cần cứu độ, trợ giúp;
chứ không vì lợi ích riêng tư, hay biệt đãi bè nhóm;
cũng không thể a tòng, dễ dãi với kẻ phạm pháp, với chính quyền địa phương bất chính, để gây ra tình trạng thất thoát, làm thiệt hại cho nạn nhân, cho dân chúng thực sự có nhu cầu.
Vậy sinh hoạt bất vụ lợi của một hiệp hội cần:
phân tách tiền tài thu nhập, cần có ngân khoản rõ rệt, riêng biệt; có sổ sách chứng minh kế toán khả quan;
để không “nhập nhằng” trở thành của cải riêng tư của các thành viên, quản trị viên.
Ngoài ra, nguồn tài lực do các chương trình gây quỹ và đóng góp của giới hảo tâm vẫn là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho các sinh hoạt thuộc phạm vi XHDS. Có ngân quỹ mới có dịch vụ cộng đồng, mới có các dự án bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền trong mọi sinh hoạt xã hội, nghề nghiệp; giúp đỡ từ thiện; cải tiến môi sinh; bảo vệ môi trường. Có tài chính mới có dự án nghiên cứu y tế cộng cộng, mới thực hiện được những chương trình sáng tạo văn nghệ, phát huy giáo dục v.v.
Nhưng cần nhất, mọi thủ tục tài chính, thu và chi phải được thực hiện theo đúng thủ tục, đúng tiêu chuẩn công bằng, minh bạch, không lạm quyền tư lợi, không a tòng tham nhũng.
Như đã nói trước đây, những xí nghiệp, cơ sở kinh doanh nếu đứng ra hô hào, đề xướng các chương trình từ thiện phụng sự xã hội, hay thi hành trách nhiệm đạo đức xí nghiệp[8], thì các cơ sở kinh doanh liên hệ có đủ tư cách sinh hoạt theo tiêu chuẩn XHDS, miễn các chương trình “đặc nhiệm” này:
giữ thế phân định minh bạch, không mập mờ lẫn lộn về sổ sách, ngân quỹ, quyền lợi giữa hai khu vực kinh doanh tư lợi và hiệp hội bất vụ lợi;
không biệt đãi, không kỳ thị.
[C] Khu vực XHDS khác với khu vực công quyền [chính quyền, chính phủ, nhà nước],[9] vì như tại Hoa Kỳ, XHDS xây dựng căn bản dân quyền trên năm trụ lực:
tự do tư tưởng, tôn giáo;
tự do ngôn luận, chính kiến;
tự do báo chí, thông tin;
tự do hội họp, tổ chức đoàn ngũ tập thể;
tự do phê phán công quyền.
Thật vậy, căn cứ vào Tu chính Thứ Nhất [10] của Hiến Pháp Hoa Kỳ,[11] nhà Lập Pháp không được biệt đãi một tôn giáo, lẫn cấm đoán tự do tín ngưỡng liên hệ; không được cản trở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền hội họp ôn hoà và thỉnh cầu chính quyền sửa sai.[12] Rõ rệt, XHDS giữ thế đứng hiến định của “khối lực thứ ba” trong việc xây dựng & bảo trì nền tảng dân chủ tại Hoa Kỳ.
Việc đăng ký một tổ chức bất vụ lợi, với tư cách pháp nhân độc lập, rất thông thường trên thế giới tự do. Luật lệ Hoa Kỳ tại các Tiểu Bang liên hệ tới trụ sở khai báo của tổ chức đều ấn định một số quy tắc tổ chức dưới hình thức kê khai lập hội [articles of incorporation], ghi rõ hội danh, mục đích, trụ sở, người đứng khai, thành phần sáng lập viên hay hội đồng quản trị. Sau khi có giấy chứng nhận lập hội, việc đầu tiên cần thi hành là xin số khai báo của Hội với Cơ Quan Thuế Vụ IRS [EIN: Emplower Identification Number] để mở chương mục riêng cho Hội, và sau vài năm sinh hoạt, xin miễn-giảm Thuế Liên Bang dưới quan hệ pháp lý 501(C)(3) và kế tiếp, dành cho các hiệp hội, tổ chức bất vụ lợi có mục tiêu tôn giáo, giáo dục, từ thiện v.v.
Có lẽ sau mục tiêu “tôn giáo”, mục tiêu “từ thiện” được hưởng ứng nhiều nhất trên mọi địa bàn, quốc nội & quốc ngoại, trong thế giới tự do. Hoa Kỳ đòi hỏi các hiệp hội, kể cả các hiệp quỹ tư [private foundation], nhưRockefeller Foundation và Bill & Melinda Gates Foundation, khi sử dụng danh nghĩa “từ thiện” phải có sứ mạng đích thực phục vụ “công ích chung” [public interests],[13] nghĩa là phải cung cấp ích lợi cho tập thể mở rộng, cho dân chúng trong nước và trên toàn cầu, chứ không dành cho tư nhân, gia đình, bè nhóm.
Riêng Anh Quốc, cắn cứ vào Đạo Luật Từ Thiện 2006,[14] ấn định quy chế/mục tiêu từ thiện một cách rất bao quát, gồm có:
đề phòng và giải trừ nghèo khổ
phát huy giáo dục
phát huy tôn giáo
phát huy y tế công cộng & giải pháp cứu sống người
phát huy cộng đồng công dân
phát huy nghệ thuật, văn hoá, truyền thống, khoa học
phát huy thể thao không chuyên nghiệp
phát huy nhân quyền, tôn giáo qua đường lối hoà giải chủng tộc, bình quyền và đa dạng hoá
cải tiến & bảo vệ môi trường
cứu độ nạn nhân có nhu cầu cấp cúu vì tuổi thơ ấu, bệnh tật, tàn phế, nghèo túng, thất thế về các mặt xã hội khác.
phát huy bảo vệ súc vật v.v.
Cần Ghi Rõ:
Tất cả các tổ chức bất vụ lợi và hiệp quỹ tư trên đều có tính cách XHDS: của dân, do dân, phục vụ dân. Các thành viên, từ sáng lập viên, hội viên, ban quản trị đều là dân trăm phần trăm. Họ lập hội vì nghĩa cử, vì trách nhiệm công dân, vì quyền lợi tập thể, vì phẩm giá con người, trong nước và toàn cầu.
Các hiệp hội này sống nhờ những đóng góp thiện nguyện; gây quỹ; tặng dữ cá nhân, hội đoàn, pháp nhân kinh doanh, công ty thương mại có chương mục từ thiện. Họ đóng góp tới đâu sẽ được giảm thuế tương xứng tới đó. Đó là cách thức trực tiếp hay gián tiếp tham dự vào sinh hoạt hiệp hội và từ thiện quảng đại. Chúng ta đã thấy nhà hảo tâm tỷ phú Warren Buffett đã trao tặng 31 tỷ Mỹ Kim cho Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation để cùng làm việc nghĩa. Dù có nhận tiền đóng góp trên, các hiệp hội vẫn toàn quyền hành động theo đường lối của hội, căn cứ vào mục đích và sứ mạng đảm nhận. Họ không hề bị bất cứ thế lực nào kìm kẹp, ngoài việc phải thi hành sứ mạng từ thiện theo đúng tiêu chuẩn hiệp hội, một cách công minh, hợp lệ, hợp luân lý căn bản.
Chế độ cộng sản, kể cả cái gọi là “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [NCHXHCNVN], đã nhập nhằng bày đặt một số tổ chức tập đoàn, cũng dâng cao danh nghĩa dân chủ trá hình. Đó là hiện tượng quái dị của các “tập đoàn dân sự” [sic] lấy tên là “Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam” [MTTQVN] từ cấp thành phố, tỉnh, tới cấp huyện, và các “Câu Lạc Bộ” đủ thứ [liên minh, liên kết với MTTQVN], đều được thành lập bởi đảng viên cộng sản hoặc chuẩn-đảng viên-khăn-quàng-đỏ.
Tất cả các tổ chức đó là những tổ chức mạo danh “phi chính phủ” những lại “do Đảng tổ chức” (tiếng Anh gọi là GONGO/Government Organized Non-Governmental Organization ).[15] Trên giấy trắng mực đen, họ đã xác nhận các tổ chức này chỉ là loại “dân sự” trá hình, mà đáng lẽ phải trắng trợn gọi là tổ chức “đảng sự — “của đảng ta, do đảng ta, vì đảng ta”. Cái hiện tương này rất dễ hiểu, khi họ ghi nhận rõ ràng qua Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam (1992, sửa đổi):
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Đó là lý do tại sao có nhà biên khảo theo “xã hội chủ nghĩa” lại nhận định rằng:
“XHDS ở VN cơ bản không mang tính đối kháng trong nó và với nhà nước. Tính đồng thuận và đoàn kết xã hội của XHDS khá cao, nhưng các tổ chức hoạt động còn phân tán, tính pháp lý chưa đủ và cần thiết”.[16]
Vậy, cái sắc thái “…không mang tính đối kháng trong nó và với nhà nước… đồng thuận và đoàn kết…” của các tổ chức này là do thế kẹt “chỉ đâu ăn nấy” hoặc “chỉ đâu đánh nấy”, theo chiều dọc của “Đảng ta”, từ đỉnh cao rớt xuống, chỉ là hình thức Xã Hội Dân Sự giả.[17]
Do đó, chúng tôi đề nghị với quý biên khảo gia kể từ nay nên gạt bỏ thuật ngữ Xã Hội Dân Sự [XHDS] đối với các “hội ma” này tại Việt Nam, mà nên đặt các tổ chức “GONGO” [vào thực trạng của nó, mà chúng tôi mạn phép tạo một thuật ngữ mới là “Xã Hội Đảng Sự” [XHĐS], dịch ra tiếng Anh-Mỹ là “Nomenklatura Society”,[18] cho thuận lý, thuận cảnh, vừa “logic”[sic]/thuần lý, vừa hợp thời trang, hợp đảng, hợp cán, vì XHĐS đó, từ mấy chục năm nay chỉ là loại Xã Hội điếu đóm, nhem nhuốc, dần dà lột xác thành Xã Hội Mafia đỏ ăn chia, ăn đủ hàng họ, đất đai, vàng bạc, rác rưởi. Không đảng viên nào dám chê. Nhất chí![sic]
Vai Trò Thực Thi Dân Chủ
Trên thực tế, các nhà cầm quyền cộng sản rất e ngại sự hình thành thực sự, đúng nghĩa của XHDS, vì coi “khối thế lực thứ ba” — độc lập, tự chủ, tự quyết — này dễ gây trở ngại cho chính sách công quyền một chiều, độc đoán, toàn trị của họ.
Ngày hôm nay, những ai có lương tri và lương tâm đều công nhận rằng XHDS, với “Vốn Xã Hội” [Social Capital] và đặc tính văn hoá tân xã hội, đã một mặt tạo dựng sức mạnh liên đới phát huy và bảo trọng nền dân chủ chân chính, mặt khác tiếp tục tìm phương thức giảm thiểu xung đột, va chạm, mâu thuẫn, đối kháng trong xã hội.
Cái ưu điểm của XHDS là tính cách năng động của các tổ chức dân sự tự nguyện trong việc ảnh hưởng, định hướng chính sách đối nội vá đối ngoại; thay dổi, phát huy đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục; tăng cường mức độ an ninh trong nước và ngoài nước.
Hoa Kỳ đã chứng minh sự liên hệ kết sinh mật thiết giữa năng độ đa nguyên và đa dạng của XHDS với sự bảo trọng và phát huy của nền dân chủ hữu hiệu. Đó là sự nẩy mầm dân chủ từ hạ tầng cơ sở [XHDS, từ ý dân, sáng kiến, yêu sách, đòi hỏi, khuyến cáo] lên tới thượng tầng cơ sở của hệ thống chính quyền [Nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp] có trách nhiệm đối với dân, đối với đất nước.
Vai trò của XHDS nhấn mạnh vào việc phát huy và bảo trọng dân chủ bằng cách:
[a] thực thi giá trị của dân chủ đa nguyên, đa dạng;
[b] hội nhập bằng hoà giải giữa nhiều khía cạnh của một vấn đề, vì công ích và quyền lợi chung;
[c] bắc cầu giữa nhiều khối, nhóm, quyền lợi riêng rẽ, bằng cách nới rộng các vị thế tranh chấp, để cùng xây dựng một giải pháp ôn hoà khả chấp, khả thi chung;[19]
[d] giảm bớt mức độ quá khích của hành động và dùng lương tri để chuẩn định theo nhu cầu, quyền lợi và vị thế của dân;
[e] sử dụng tối đa các phương thức và kinh nghiệm sẵn có trong nước và trên toàn cầu về đường lối và kỹ thuật tranh đấu xây dựng dân chủ, kiến tạo hoà bình;
[f] liên kết với những thế lực song hành, cùng sứ mạng, cùng mục tiêu, mà cứu cánh là dân, là nhân loại;
[g] gây vốn xã hội bằng giải pháp hài hoà, công minh, công bằng;
[h] gây vốn điều hành và tạo niềm tin về mặt kỹ thuật của từng dự án xây dựng dân chủ.
Những thập nguyên gần đây, theo gương thế giới tự do, một số quốc gia đã vươn lên từ truyền thống chuyên chế. Năm 1998, Indonesia đã thoát khỏi tai ách độc tài của Suharto, sau khi ông ta bị dồn vào thế phải từ chức và bị truy tố về tội tham nhũng, với số tài sản phi pháp ước lương trên dưới 30 tỷ Mỹ Kim. Ngày hôm nay, Indonesia hưởng một chế độ cởi mở hơn, nhờ có tác động của các cơ sở XHDS, mỗi lúc mỗi phát khởi và liên kết chặt chẽ.
Nhờ có sự phát động của nhiều cơ sở XHDS tại Ethiopa, Quốc Hôi trở thành đa nguyên, nên đã chuyển hướng, đòi hỏi chính phủ Mặt Trận Cách Mạnh Ethopia [Ethopian People’s Revolutionary Front] phải chấm dứt kiểm duyệt báo chí và bắt bớ nhà báo ủng hộ sinh hoạt cua XHDS trong nước. Đó cũng là thành quả của hành động dân chủ hoá, qua hiện tượng đôn đốc thay đổi từ dưới lên,[20] từ lòng dân khởi nghĩa.
Trong cùng giai đoạn từ 1998 tới 2004, chúng ta cũng đã chứng kiến vai trò năng động của XHDS tại Georgia, Ukraine, Slovakia, Croatia, Serbia trong việc thực hiện những cuộc bầu cử tự do đưa tới hiện tượng dân chủ mỗi lúc mỗi sáng tỏ tại những xứ sở này.
Và sau những cuộc bầu cử trên, XHDS vẫn phải tiếp tay với chính quyền để đa trạng hoá sự tham dự của công dân có sáng kiến xây dựng vào guồng máy quản trị đất nước chung. Vận động thường xuyên “giữa những cuộc bầu cử” mới thực sự đo lường năng lực tất yếu của XHDS tại bất cứ chính thể nào muốn tham dự cuộc hành trình đưa tới tự do dân chủ, thịnh vượng, an sinh.
Ngay tại các quốc gia mà chế độ chuyên chế còn tồn tại dưới hình thức “dân-chủ-tiêu-cực/vô-hiệu”,21] “dân chủ kìm kẹp”,[22] hay “dân-chủ-không-tự do”[23] như tại Việt Nam, XHDS chân chính vẫn là giải pháp cần thiết đưa tới công thức dân chủ hoá, đem lại thịnh vượng và an ninh cho xứ sở, cho toàn vùng lân cận. Vì dân chủ chỉ có thể thực hiện toàn vẹn khi mọc mầm từ tự do, từ sáng kiến và nghị lực toàn dân làm nền tảng, vốn liếng.
Nhưng mượn vốn [xã hội] thì phải trả lại cho sòng phẳng, cho cân đối, cả vốn lẫn lời.
Nếu ngoan cố đòi tất cả “của” dân mà không hành đồng cho dân, vì dân… là thứ chính sách ăn quỵt, ăn không, ắt không lâu bền, cũng có lúc mất cả vốn [ăn cướp] lẫn liếng [ăn có], “mất cả chì lẫn chài”, để cùng xụp đổ theo đà phá sản tập thể, từ đảng tới cán.
Hãy sớm cảnh tỉnh trả lại chính nghĩa dân chủ trong không gian xã hội dân sự trên mảnh đất Việt Nam. Xin đừng để quá muộn. Vì khi tới đường cùng, bất kham, toàn dân như dòng nước lũ sẽ phá đê, xô đập, thì không biết giới lãnh tụ bạo quyền CSVN có kịp thời bỏ thế, bỏ của chạy thoát thân?
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLM Michigan State University
[1] Civil Society
[2] Entity [entities]: (1) being or existence, esp. when considered as distinct, independent, or self-contained: He conceived of society as composed of particular entities requiring special treatment. (2) Something that exists as a particular and discrete unit: Persons and corporations are equivalent entities under the law
[3] NPO [Non-Profit-Organizations]/NFPO [Not-for-Profit Organization]
[4] NGO [Non-governmental organizations]
[5] Voluntary or non-profit sector of an economy; EX.: ”intermediary space between business and government where private energy can be deployed for public good.” Also called tertiary sector
[6] Economical Market
[7] Investment capital
[8] Corporate social responsibility (CSR, also called corporate conscience, corporate citizenship, social performance, or sustainable responsible business/ Responsible Business)
[9] State
[10] Amendment I, (1791)
[11] Hiến Pháp Hoa Kỳ [1787]
[12] «Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.” [Amendment I, (1791)].
[13] Public interests. “IRS document P557”. http://www.irs.gov/pub/irs-pdf/p557.pdf. Retrieved 2008-08-27.
[14] The Charities Act 2006 provides the following list of charitable purposes:
1. the prevention or relief of poverty
2. the advancement of education
3. the advancement of religion
4. the advancement of health or the saving of lives
5. the advancement of citizenship or community development
6. the advancement of the arts, culture, heritage or science
7. the advancement of amateur sport
8. the advancement of human rights, conflict resolution or reconciliation or the promotion of religious or racial harmony or equality and diversity
9. the advancement of environmental protection or improvement
10. the relief of those in need, by reason of youth, age, ill-health, disability, financial hardship or other disadvantage
11. the advancement of animal welfare
12. the promotion of the efficiency of the armed forces of the Crown or of the police, fire and rescue services or ambulance services
13. other purposes currently recognised as charitable and any new charitable purposes which are similar to another charitable purpose.
[15] A government organized non-governmental organization (GONGO) is a non-governmental organization that may have been set up by a government to look like an NGO in order to qualify for outside aid or mitigate specific issues related to in-country work or international relations. Often, GONGOs are set up by undemocratic governments to maintain some level of control of the GONGO’s personnel, purpose, operation or activities. This control is often not seen in a positive light, as it filters the spirit of an NGO through a government’s intentions, leaving it open to the issues (complications, corruption, non-democratic action, etc.) that may be embedded in the host government [Wikipedia]
[16] Ts. Hồ Bá Thâm – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Tp. Hcm, Xã Hội Dân Sự, Tính ĐặcThù Và Vấn Đề ở Việt Nam
[17] Hình thức Xã Hội Dân Sự giả tạo ấy chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cái ô-du bán-chính-quyền, bao gồm trên 30 tổ chức khác nhau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Quân đội nhân dân Việt Nam
3. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
4. Hội nông dân Việt Nam
5. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
6. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
7. Hội cựu chiến binh Việt Nam
8. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
9. Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
10. Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết hữu nghị Việt Nam
11. Hội luật gia Việt Nam
12. Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
13. Hội nhà báo Việt Nam
14. Hội chữ thập đỏ Việt Nam
15. Tổng hội y dược học Việt Nam
16. Hội Đông y Việt Nam
17. Hội khoa học lịch sử Việt Nam
18. Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam
19. Giáo hội Phật giáo Việt Nam
20. Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam
21. Hội người mù Việt Nam
22. Hội làm vườn Việt Nam
23. Hội đồng liên minh các hợp tác xã Việt Nam
24. Hội sinh vật cảnh Việt Nam
25. Hội dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
26. Hội người cao tuổi Việt Nam
27. Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
28. Hội khuyến học Việt Nam
29. Hội châm cứu Việt Nam
30. Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài
31. Phòng thương mại và công nghiệp
32. Hội nạn nhân chất độc da cam – dioxin (4)
[18] The nomenklatura (Russian: номенклату́ра, Russian pronunciation: [nəmʲɪnklɐˈturə], Latin: nomenclatura) were a category of people within the Soviet Union and other Eastern Bloc countries who held various key administrative positions in all spheres of those countries’ activity: government, industry, agriculture, education, etc., whose positions were granted only with approval by the communist party of each country or region. Virtually all were members of the Communist Party.
[19] build consensus and strengthen the moderate middle ground
[20] “making change from the bottom up”
[21] “feckless democracy”
[22] “control democracy”
[23] “illiberal democracy”
Dân chủ: Thực tế hay ảo tưởng? – TS. Nguyễn Văn Trần
I – Dân chủ và khủng hoảng
Sau ba thập niên, dân chủ tìến nhanh. Khối cộng sản Liên-xô và đông âu sụp đổ đánh dấu đậm nét sức mạnh của dân chủ. Thế mà ngày nay, dân chủ trên thế giới không tiến thêm nữa. Nó khựng lại. Tai hại hơn nữa, từ mươi năm gần đây, những chế độ độc tài vươn mạnh lên. Tại nhiều quốc gia tự do dân chủ, những quyền tự do đã bắt đầu bị tổn thương.
Trước những chuyển biến mới bất lợi cho dân chủ, Âu châu tổ chức Diễn Đàn Dân chủ ở Strasbourg, từ 16 tới 21 tháng 11/2015, nhằm động viên các quốc gia thành viên thảo luận về hiện tình âu châu ” Giử ổn định quốc gia là ưu tiên hay bảo vệ Dân chủ là ưu tiên? ”.
Trên thực tế, người ta thấy T.T. Obama chọn ủng hộ T.T. Sissi của Ai-cặp trong lúc đó Âu châu có xu hướng ngả theo đường lối chánh trị thực dụng (Realpolitik) vì nghĩ chế độ độc tài nhưng có khả năng đồng minh chống khủng bố.
Nhiều nhà quan sát cho rằng chiến lược này chỉ có giá trị ngắn hạn vì về lâu về dài, chế độ độc tài nào cũng trở thành chế độ khủng bố hết cả. Khốn nạn hơn hết là họ khủng bố chính nhơn dân của họ cai trị. Điều mọi người mong ước là các cường quốc dân chủ nên ra sức thật sự ủng hộ xây dựng và phát triển dân chủ ở các nước chưa có dân chủ hoặc vừa mới thâu hồi dân chủ.
Vậy mà nhà chánh trị học huê kỳ, Ông Francis Fukuyama, vẫn giử quan điểm cố hữu cho rằng “Lịch sử kết thúc, sẽ là dân chủ”!
Ảo tưởng nguy hiểm
Đa số thanh niên Ai-cặp có học đều mong muốn đất nước Ai-cặp sớm có dân chủ. Tại Le Caire, thanh niên và sinh viên đều say mê theo dõi bài diễn văn của T.T. Obama nói về dân chủ. Không chỉ lời lẽ quyến rũ mà thực tế còn quyến rũ hơn. Một người da màu sanh ra và lớn lên trong dòng văn hóa hồi giáo, giống như họ, nay trở thành Tổng thống Huê kỳ, cường quốc số 1 của thế giới. Mà Hưê kỳ không phải là quốc gia thật sự dân chủ thì là gì nữa?
Cũng da màu, cũng hồi giáo như ông ấy, mà dân Ai-cặp ngày nay hảy còn bị nhà cầm quyền của mình cướp đoạt hết mọi quyền căn bản của con người. Tổng thống Mourak cai trị độc tài nên bị cô lập khỏi nhơn dân, chỉ còn dựa vào một nhóm nhỏ nắm giử quyền lực. Thay vì thay đổi chánh sách, ông còn sửa soạn truyền ngôi lại cho con trai.
Năm năm sau, T.T. Obama, người trước đây đã từng lên tiếng ủng hộ nhơn dân ai-cặp bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền tự do ứng cử và bầu cử để chọn cho mình một thể chế thích hợp, giờ đây lại ủng hộ một chế độ cai trị Ai-cặp còn ác ôn, thô bạo hơn Moubarak rất nhiều.
Dưới bàn tay sắt của Sissi, quân đội kiểm soát một phần ba kinh tế ai-cặp và khống chế quyền lực chánh trị. T.T. Sissi dựa vào đó không dừng củng cố ảnh hưởng. Ông Mohamed Morsi, người được nhơn dân ai-cặp bầu một cách dân chủ bị tòa án được chế độ độc tài giàn dựng lên tuyên án tử hình. Và cũng tòa án này đã bỏ tù 40 000 người đã dám ôn hòa đòi thay đổi chế độ cho Ai-cặp có dân chủ, đàn áp và khủng bố những nhà hoat động đối lập.
Cứ mỗi khi T.T. Sissi muốn củng cố chế độ quân phiệt thì Hoa thạnh đốn lại vận động ngoại giao ủng hộ, cung cấp phương tiện mà Huê kỳ không biết là nhà cầm quyền độc tài nhờ đó có thêm khả năng đàn áp dân chúng và đối lập.
Năm 2013, ngoại trưởng Mỹ, Ông John Kerry, tuyên bố « T.T. Sissi đang thiết lập dân chủ ».
Năm sau, 2014, nhơn một buổi họp báo, ngoại trưởng John Kerry nhận xét « T.T. Sissi, từ lâu nay, giữ được Ai-cặp có vai trò chủ yếu trong vùng ».
Và sau cùng,, giửa năm 2015, T.T. Obama đã bãi bỏ lệnh cấm vận đưa vũ khí nặng vào Ai-cặp có từ 2013 (The Nation, NY – Courrier International, số 1306).
Từ nay, T.T. Sissi tự cho mình là đại diện chống các tổ chức khủng bố võ trang tôn giáo ở Yémen, Sinaï, Lybie, …
Khi đề cặp tới chế độ T.T. Sissi ở Ai-cặp được Huê kỳ ủng hộ là muốn nói tới liên hệ của khủng bố hồi giáo, như Al-Qaïda, với chế độ độc tài. Vì chế độ đàn áp dân chủ ở Ai-cặp là giấc mơ của mọi lực lượng khủng bố. Một số đông dân chúng hồi giáo và cả ngoại đạo đã từng tham gia biểu tình năm 2011, nay để tránh bị chế độ T.T. Sissi đàn áp, phải bỏ chạy theo Al-Qaïda. Lãnh tụ Al-Qaïda ai-cặp, Ông Ayman Al-Zawahiri, kêu gọi thanh niên, sinh viên hãy cảnh giác khi đòi hỏi dân chủ. Trong quyển « Mùa gặt đắng » ( La Moisson amère), Al- Zawahiri tuyên truyền hảy tìm cách thay đổi thực tế bằng cuộc thánh chiến (djihad), chớ đừng bao giờ mong đợi ở lá phiếu. Đường lối dân chủ để thay đổi độc tài chỉ là ảo tưởng. Một ảo tưởng nguy hiểm.
Huê kỳ và Âu châu vẫn nghĩ giử quan hệ tốt với các chế độ độc tài để an ninh của họ và thế giới được bảo đảm. Họ đi với Bắc kinh, bỏ rơi Đài loan và Tây tạng, trước đây, đi với Hà Nội khai tử Sài gòn.
Riêng ở Âu châu, các nhà chánh trị hưóng chánh sách đối ngoại tập trung vào những quyền lợi chiến lược hơn là bảo vệ dân chủ và nhân quyền. Họ sẵn sàng đối thoại với T.T. Erdogan để tìm giải pháp cho vấn đề di dân hồi giáo đang làm đảo lộn Liên Âu và xáo trộn sâu xa đời sống âu châu, nên phải làm ngơ trước việc T.T. Erdogan đang muốn tái lập một trât tự mới ở âu châu bằng cách dựng lại đế quốc ottman. Một vài quốc gia khác chọn nói chuyện với T.T. El- Assad của Syrie. Bà Thủ tướng Đức, Angela Merkel, đã không ngần ngại tuyên bố « Chúng ta phải thừa nhận đìều quan trọng hơn hết là sự ổn định ».
Vì quyền lợi thực tế mà ngày nay, những nhà chánh trị tay đầy máu nhân dân vẫn được chánh phủ của nhiều quốc gia trải thảm đỏ đón tiếp. Thủ tướng Anh, Ông David Cameron, đã không ngần ngại long trọng đón tiếp T.T. Sissi và nhà độc tài của Kazakhstan, Ông Vursultan Nazarbaev. Thủ tương Cameron đã thật sự xoay hướng chánh sách đối ngoại thuần theo quyền lợi thương mại. Báo chí Anh đã phải lên tiếng công kích «Ông Cameron đã đi quá xa. Khi đón tiếp nhà độc tài Sissi ở Luân-đôn, ông có thấy ông đã lố bịch hóa những giá trị truyền thống của Anh và làm cho cả thế giới khinh bỉ nước Anh hay không ? »
Thế giới tự do dân chủ nhưng đường lối chánh trị lại nằm trong tay thế lực tài phiệt. Với tư bản, không có gì quan trọng hơn lợi nhuận. Nên họ chỉ cần nơi nào có ổn định vì nhà cầm quyền kiểm soát được xã hội, mặc dầu kiểm soát bằng đàn áp khửng bố đi nữa, là họ tới làm ăn. Muốn làm ăn lâu dài, họ cần ủng hộ chế độ ở đó bền vững.
Năm 1973, Huê kỳ bắt tay Mao-Trạch đông, nhà độc tài diệt chủng, tội phạm chống nhân loại, là nguyên nhân của những nguyên nhân dẫn tới tình trạng Biển Đông và Việt nam ngày nay.
Giờ đây, Huê kỳ có đòi hỏi Trung cộng tôn trọng hiệp ước biển, Hà nội có thả tù chánh trị, ngưng khủng bố, thực hiện nhơn quyền trước khi thông qua hiệp ước TPP thì cũng chỉ là những đòi hỏi có giá trị hình thức mà thôi.
Thế giới bất ổn, những quyền căn bản của con người bị liên tục xâm phạm, các thế lực độc tài vươn lên, vậy có thể hi vọng ngày mai này sẽ có dân chủ được không?
Trời lại sáng?
Ngày nay, nhiều người đang tự hỏi «Những giá trị văn hóa âu châu phải chăng không thật sự có giá trị phổ quát như ngưòi ta đã nghĩ sau khi hết chiến tranh lạnh?». Những giá trị ấy ngày càng đưọc xét lại.
Thực tế cho thấy sau nhiều thế kỷ chinh phục thế giới, ảnh hưởng âu châu dường như đã đạt tột đĩnh lần nữa sau khi khối liên-xô sụp đỗ. Những giá trị và nền văn minh âu châu trở thành sáng chói, đã có lúc làm lóe mắt mấy chú Ba Tàu và Đặng Tiểu bình đã phải xoay trục đưa nước Tàu theo hướng tư bản. Trong dân chúng tàu, lớp trung lưu bắt đầu xuất hiện nhờ nền kinh tế thị trường phát triển. Họ đồng thời cũng đòi hỏi một xã hội công bằng, trong sáng. Người ta có cảm tưởng nước Tàu bước những bước đi mới hướng dân chủ tự do !
Nhưng những biến chuyển dồn dập từ mười năm qua đã thay đổi cái nhìn của nhiều người. Sự phát triển chủ thuyết tư bản độc quyền (capitalisme autoritaire) thật sự làm mờ nhạt luôn cả ảo tưởng về một thế giới dân chủ tự do.
Như vậy phải chăng lịch sử thập niên qua đã phản biện lý thuyết của học giả Francis Fukuyama rằng sau khi thế giới tư bản chôn cộng sản xong thì mọi người đời đời sẽ hưởng dân chủ tự do?
Ngày nay, trước nền độc tài ngày càng hung hản của Tàu, của Nga, và sự vươn lên như vũ bảo của những lực lượng hồi giáo cực đoan, nền dân chủ tự do dường như bị lung lay và những giá trị của nó bị tổn thương ngay trong xã hội âu châu.
Theo cái nhìn của nhà chánh trị học Bulgare, ông Ivan Krastev, thì năm 1989 chẳng những không phải là đĩnh cao chói lọi của nền dân chủ tự do, của kết thúc chiến tranh lạnh, mà đó, đúng ra là giai đọan hậu thực dân. Nhiều nước Á châu và Phi châu chào mừng sự cáo chung chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, đó là hai thứ ý hệ ưu việt của Tây phương không còn thống trị những nước nghèo nữa và cả hai đều là con đẻ của tư tưởng Tây phương!
Những quốc gia mới nổi lên chọn theo khái niệm dân chủ và chế độ pháp trị nhưng không rập khuôn theo mô hình nền dân chủ Âu châu vì cho rằng những giá trị Âu châu không hẳn là mẫu mực và phổ quát. Nga từ bỏ cộng sản, giữ tính đặc thù của mình và cũng cho rằng Nga là đại diện nền văn mình Âu châu theo cách của Nga. Những nước chọn dân chủ nhưng chối bỏ những giá trị âu châu vì cho rằng những giá trị này chỉ cổ súy cho bình đẳng giới tính, đề cao tự do tình dục, thật sự không mang giá trị phổ quát như được hiểu.
Cả về dân chủ, khi người ta cho rằng đó là giá trị phổ quát khởi từ Âu châu về chánh trị học nhưng có mấy ai hỏi dân chủ cho phép người phụ nữ âu châu bỏ phiếu năm nào? Ở Ý, năm 1945, ở Pháp là cái nôi của Cách mạng Nhơn quyền và Dân quyền, người phụ nữ cũng chỉ được phép bỏ phiếu năm 1945. Riêng ở Thụy sĩ, cho tới năm 1989-1990, còn hai Tiểu bang Appenrell Rhodes – Extérieures và Intérieures, người phụ nữ mới được trọn quyền bầu cử Tiểu bang và cả Liêng bang. Công dân da đen huê kỳ ở Miền nam đi bầu lần đầu tiên năm 1965.
Dân chủ đối mặt với thực tế ở Pháp
Cuộc điều tra hằng năm dư luận Pháp về sự tín nhiệm Chánh phủ được tuần báo « Les Valeurs actuelles » (số 4026, Paris) công bố kết quả không khác một trận động đất. Dân pháp ngày nay không chỉ không tin tưởng thứ dân chủ đang được áp dụng, mà họ còn bày tỏ ý kiến táo bạo là muốn có một người mạnh (đàn ông hay đàn bà cũng được) lãnh đạo nước Pháp, không cần Quốc hội và bầu cử. Nói rõ ra là một ông vua hay một người độc tài mà thật lòng biết thương nước Pháp ( 50%). Vì có 75% dân chúng không tín nhiệm ở Nhà nưóc và nền Cộng hòa nữa, 88% muốn dẹp bỏ các đảng phái, 71% dẹp bỏ nghiệp đoàn, 67% cho rằng Pháp có quá đông di dân, 50% muốn tái lập án tử hình, ….
Thực tế này là điều chưa từng xảy ra ở Pháp từ 200 năm qua. Và phơi bày khá rõ nét bộ mặt của thứ « dân chủ đảng phái », quên hẳn quyền lợi của đất nước và nhân dân.
Vui cười
Ông chồng yêu vợ ngày nọ lái xe về nhà chợt phát hiện một tiệm bán hoa mới gần khu vực mình ở, bèn ghé vào mua cho vợ bó hồng.
Cô chủ tiệm còn trẻ hỏi: “Thưa ông mua cho bà nhà?”
“Đúng!”
“Nhân dịp sinh nhật?”
“Không phải.”
“Kỷ niệm ngày cưới?”
“Cũng không.”
Ông chồng trả tiền xong bước ra cửa thì cô chủ tiệm nhìn ông chăm chăm tỏ vẻ thông cảm:
“Chắc chắn bà nhà sẽ tha thứ cho ông.”
Lão chồng làm tớ tức điên cả người! Tớ hỏi xin 500 USD để đi thẩm mỹ viện…
– Sao? Cái lão keo kiệt ấy không cho cậu à?
– Không! Lão nhìn tớ một hồi từ đầu đến chân rồi đưa hẳn 1.000 USD.
Hai người bạn nói chuyện với nhau:
– Cậu sẽ làm gì nếu một con lợn lòi tấn công vợ mình?
– Đáng đời nó!
– Ơ kìa, sao lại tàn nhẫn với vợ thế?
– Đấy là tớ nói con lợn, nếu nó dám xông vào cô ấy.
– Anh ạ! Nhiều lúc em cảm thấy tình yêu của chúng mình cứ như chuyện tình
Romeo và Juliet đấy…
Chàng trai kêu lên sung sướng:
– Thật vậy sao?
– Em thấy lãng mạn lắm phải không?
– Không phải giống ở chỗ lãng mạn mà là ở chỗ, bố em cũng dọa… giết anh.
Một triệu phú trẻ nói với cô đào xinh đẹp mà anh ta đang chết mê chết mệt:
– Em nghĩ thế nào nếu hai ta cùng nhau tiêu tiền của anh?
– Được thôi!
– Anh muốn suốt đời chúng mình làm như vậy!
– Em không nghĩ là phải tốn nhiều thời gian đến thế để tiêu hết tiền của anh
Viện trợ khẩn cấp tháng 4-1975 chỉ là vở hài kịch – Trọng Đạt
Những năm cuối cùng của cuộc chiến
Chi phí quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam hồi 1965, 1966, 1967, 1968, 1969 khi quân đội đồng minh còn tham chiến như sau (1)
Năm 1965 : 646,1 triệu MK
Năm 1966 : 5,8 tỷ MK
Năm 1967 : 20,1 tỷ MK
Năm 1968 : 26,5 tỷ MK.
Năm 1969 : 28,8 tỷ MK”
Những năm 1970, 1971, 1972 họ rút quân dần dần nhưng vẫn còn yểm trợ mạnh mẽ cho VNCH, không thấy tài liệu nói tới quân viện cho miền nam. Sau Hiệp định Paris 27-1-1973, quân đội Mỹ và các nước đồng minh Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan.. đã rút hết VNCH tự bảo vệ bằng quân viện của Hoa Kỳ. Cả hai miền Nam, Bắc không tự sản xuất được vũ khí đạn dược và đều xin viện trợ quân sự của các siêu cường đồng minh.
Khi ký Hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã đưa ra Quốc hội xin viện trợ cho miền Nam VN 2 tỷ viện trợ quân sự nhưng đồng thời cũng dự trù sẽ yểm trợ bằng không lực để cân bằng lực lượng (2). Rút kinh nghiệm cuộc tổng tấn công 1972 của BV, vì hỏa lực và lực lượng địch áp đảo nên VNCH vẫn cần yểm trợ của B-52. Sở dĩ như vậy vì viện trợ quân sự của CS Quốc tế cho BV rất mạnh mà người Mỹ ít ngờ tới, tác giả George Donelson Moss nói (3).
“Một lý do chính khiến Quân đội VNCH suy yếu năm 1974 là việc Quốc hội cắt giảm quân viện cho miền nam VN. Vì đạo quân to lớn của VNCH đã được huấn luyện để tác chiến theo lối Mỹ, nó dựa trên lưu động tính và hỏa lực ồ ạt, rất tốn kém về bảo trì cũng như chiến đấu. Nó cần một ngân sách từ 3 tỷ cho tới 3 tỷ rưỡi (Mỹ Kim) để duy trì. Nhưng Mỹ chỉ cấp cho 2 tỷ 3 tài khóa 1973 và 1 tỳ 1 cho năm 1974. Cắt giảm viện trợ xương tủy gây trở ngại cho Quân đội VNCH. Trực thăng và không quân phải cắt giảm hoạt dộng vì thiếu nhiên liệu và thiếu phụ tùng thay thế. Đạn pháo binh cũng như súng nhỏ thiếu hụt. Không đủ khả năng chiến đấu theo lối mà chúng ta đã huấn luyện họ vì thiếu đạn dược trang bị, tinh thần quân đội VNCH sụp đổ”
Những sự thật về hậu quả của cắt giảm quân viện cũng đã được ông Cao Văn Viên kể rõ trong cuốn The Final Collapse viết năm 1983 mà Nguyễn Kỳ Phong dịch thành Những Ngày Cuối Của VNCH xuất bản năm 2003, từ trang 82-94.
Như thế nếu VNCH nhận viện trợ quân sự 2 tỷ sẽ cần phải có yểm trợ của B-52, hoặc nếu được cấp đủ 3 tỷ rưỡi viện trợ có thể tự vệ được không cần yểm trợ không quân Mỹ, nhưng trên thực tế không bao giờ được như vậy.
Các nhà sử gia, chính khách Mỹ không để ý tới quân viện của CS quốc tế cho Hà Nội, họ cũng không biết gì mấy. Họ chủ quan khinh địch cho rằng quân viện lớn lao của Mỹ dư sức đè bẹp đối phương, sự giúp đỡ của CS quốc tế cho BV không đáng kể. Nhưng sau này thực tế cho thấy cuộc hành quân Lam Sơn sang Lào năm 1971 và Trận tổng tấn công Mùa hè đỏ lửa năm 1972 hỏa lực địch rất mạnh, quân viện của phía CS không đến nỗi tệ như người Mỹ tưởng (4)
Tháng 11-1972 trước khi ký Hiệp định Paris vài tháng, TT Nixon vội vã cung cấp ồ ạt cho VNCH nhiều vũ khí tổng cộng trị giá cả tỷ đô la qua hai chiến dịch với bí danh Enhance (Gia tăng) và Enhance Plus (Gia tăng cộng). Tổng cộng gồm ba tiểu đoàn pháo binh 175 ly, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, gần 600 máy bay trong đó hơn 200 phản lực chiến đấu và oanh tạc cơ, hơn 300 trực thăng, máy bay vận tải, thám thính (5).
Đợt viện trợ này đã nâng tổng số máy bay VNCH lên 2,075 chiếc, không quân VNCH đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng, về chiến xa tổng cộng khoảng 2,200 chiếc (6), nhưng tháng 4-1975 nằm ụ nhiều vì không có cơ phận thay thế, không còn săng.
Đầu năm 1973 cho tới tháng 4-1975
Ký Hiệp định xong ngày 27-1-1973, CSBV vi phạm ngay sau đó, TT Nixon nói Hà Nội định nghĩa ngừng bắn là chúng ta ngừng và họ bắn (7). BV tiếp tục xâm nhập, chở người vũ khí váo Nam tháng 4-1973 bằng 18,000 xe vận tải, Nixon không dám oanh tạc tháng 2, tháng 3 vì còn chờ cho tù binh được trao trả ngày 27-3-1973 (8), đầu tháng 4-1973 ông bị Quốc hội chống đối nên không thực hiện được.
Nixon oanh tạc Khmer đỏ để cứu Lon Nol nhưng cuối tháng 6-1973 Quốc hội Dân Chủ (9) ngăn cản, họ từ chối cấp ngân khoản cho Nixon và bắt đầu soạn tu chính án cắt hết mọi ngân khoản dành cho các hoạt động quân sự của Mỹ (Hành pháp) tại Miên, Lào, Bắc Việt, Nam Việt. Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật ngày 30-6, có hiệu lực bắt đầu 15-8-1973. Từ đó không còn ngân khoản nào cho chính phủ Mỹ dùng cho các hoạt động quân sự tại Đông Dương, họ lý luận Nixon phải tìm hòa bình bằng đàm phán chứ không thể bằng quân sự.
Khi Quốc hội ra luật này tức là họ đã quyết định bỏ Đông Dương vì VNCH với 2 tỷ quân viện không đủ tự vệ mà phải dựa vào yểm trợ của không lực Mỹ như đã nói trên, nay yểm trợ của Mỹ không còn. Nixon nói ông không còn quyền hành để bảo đảm thi hành Hiệp định Paris (to enforce the peace agreement) khi Hà Nội thoải mái thôn tình miền nam (10) Nixon không còn quyền hạn để gìn giữ hoà bình tại VN.
Sau đó Quốc hội Dân chủ cắt giảm viện trợ quân sự xương tủy VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 (11). Họ lý luận nếu còn viện trợ quân sự cho VNCH, ông Thiệu sẽ tiếp tục gây chiến tranh. Quyết định này khiến cho miền Nam suy yếu rõ rệt, TT Nixon nói 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Vì bị cúp nhiên liệu, khả năng lưu động vận chuyển của quân đội không còn. Hỏa lực giảm từ 60 tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng hai tuần (12) .
Trong khi ấy CSBV được quân viện đều đặn của Nga, Trung Cộng
Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật.
Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần , 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật
Hai giai đoạn trên viện trợ vũ khí tương đương nhau (13)
Ngày 8-8-1974 TT Nixon từ chức vì vụ Watergate, Gerald Ford lên thay. Cộng Hòa mất uy tín, cuộc bầu cử bán phần Quốc hội tháng 11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghê Hạ viện thành 291 tức 66.9%, Thượng viện thêm 4 ghế thành 60%, họ nắm vững Quốc hội, đa số chống chiến tranh VN.
Ngoài ra theo lời Kissinger, tháng `12-1974 Tham mưu trưởng Xô viết Kulikov sang Hà Nội và khuyên khích BV tấn công miền nam VN, Sô viết tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước (14). Lực lượng hai miền đứng trước tình trạng trái ngược, một bên bị cắt giảm viện trợ, một bên được tăng viện gấp bội lần, thắng thua đã rõ ràng.
Cuối 1974, CSBV tấn công thăm dò Phước Long và chiếm thị xã ngày 7-1-1975. Trận đánh cho thầy VNCH đã suy yếu nhiều vì kiệt quệ tiếp liệu. Tháng 9-1974 TT Thiệu cử ông Vương Văn Bắc, Bộ trưởng ngoại giao đi Mỹ xin viện trợ bổ túc 300 triệu quân viện. Đầu tháng 1-1975 TT Ford đưa ra Quốc hội xin ngân khoản này. Đầu tháng 3-1975 Quốc hội cử một phái đoàn sang VNCH để thẩm định tình hình. Phái đoàn về Mỹ, CSBV tấn công chiếm Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975, khi ấy Quốc hội Dân Chủ phản chiến Mỹ bỏ phiếu chống bất cứ viện trợ nào cho VNCH.
Tình hình quân sự miền Nam tồi tệ, mấy ngày sau trận Ban Mê Thuột, TT Thiệu cho triệt thoái Quân đoàn II tại Pleiku ngày 16-3 đưa tới thảm bại. Tình hình tại Quân khu I còn bi thảm hơn, áp lực địch rất mạnh trong khi quân đội VNCH thiếu thốn vể hỏa lực, tiếp liệu, thiếu yểm trợ không lực.. phải rút dần từ Huế về Đà Nẵng.
Quân khu I và II lọt vào tay CSBV nhanh chóng cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975 một phần do sự sai lầm của TT Thiệu trong kế hoạch tái phối trí lực lượng, phần lớn do thiếu thốn vì quân viện bị cắt giảm. BV bắt đầu chuyển quân đại qui mô vội vã về phía nam để dứt điểm Sài gòn, tổng cộng khoảng 20 sư đoàn (5 quân đoàn và hơn 10 trung đoàn độc lập).
Đầu tháng 4-1975 Cộng quân đang tiến về Sài gòn, Nam Vang gần sụp đổ. Khi ấy ông TT Ford rời Tòa Bạch ốc đi nghỉ mát đánh golf tại Palm Springs, California. Tại Mỹ đài truyền hình buổi tối chỉ trích Tổng thống Ford đánh golf thoải mái khi Đông Dương đang dẫy chết.
Kissinger và TT Ford đã cử Tướng Tham mưu trưởng Weyand, tới Sài Gòn để thẩm định tình hình quân sự từ 28-3-1975, ông trở lại Hoa Kỳ ngày 4-4-1975. Về đến Mỹ ông đi máy bay thẳng tới Palm Springs để báo cáo TT Ford đang đánh golf tại đây. Weyand đề nghị cho tái oanh tạc B-52 và xin một khoản viện trợ khẩn cấp722 triệu cho quân đội VNCH. (gồm trên 440 xe tăng, 740 đại bác, 100 ngàn súng cá nhân, 120 ngàn tấn đạn dược).
Bản báo cáo của ông Tướng muốn nói
“Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này, nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.(15)
Theo tác giả Walter Isaacson, Weyand khuyên kéo dài sự kết thúc cuộc chiến tranh (cũng chính là cái lý luận của Kissinger) để giữ uy tín cho Hoa Kỳ khắp nơi.
Về điểm này Tướng Weyand cũng đã nhấn mạnh:
“Uy tín của Hoa Kỳ với tư cách một đồng minh đang có nguy cơ bị mất tại Việt Nam. Để giữ uy tín ấy chúng ta phải cô gắng tối đa trợ giúp miền nam VN” (16)
Kissinger phản đối đề nghị xin tái oanh tạc B-52 vì sợ sẽ có biểu tình,các cố vấn TT đều chống đối đề nghị này. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger cũng chống đối cho rằng tình thế của Quân đội VNCH nay không còn hy vọng gì.
Kissinger vốn bi quan đồng ý tình hình không thể cứu vãn nổi nhưng dù vậy ông cho rằng đề nghị xin Quốc hội khoản viện trợ 722 triệu là cách duy nhất để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. TT Ford đồng ý mặc dù không nhiệt tâm lắm.
Tại phòng họp, Kissinger lý luận quyết định viện trợ sẽ vang tiếng khắp thế giới, cái dấu hiệu gì nó sẽ gửi cho bạn và thù khắp nơi, ảnh hưởng của nó với uy tín của Hoa Kỳ sẽ như thế nào hơn là hiệu quả quân sự của nó ở vùng bao quanh Sài Gòn. Ông Tiến sĩ nói.
“Chúng ta đang đối diện với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào” (17)
Kissinger làm việc tới khuya soạn một bài diễn văn đề cập tới uy tín của Mỹ
“ Hoa Kỳ không muốn viện trợ đầy đủ cho đồng minh của chúng ta để họ chiến đấu sẽ ảnh hưởng uy tín của chúng ta như một đồng minh. Và chính uy tín này là cơ bản cho an ninh của ta vậy”
Ngày 10-4-1975 Ford ra Quốc hội đề nghị cấp khoản viện trợ 722 triệu
Mặc dù đã nói nhẹ nhàng nhưng không ai vỗ tay cả. Khi Tổng thống ngỏ lời xin viện trợ thì có hai dân biểu Dân chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp.
Ngày 18-4-1975, bản tin VOA cho biết quân viện khẩn cấp 722 triệu bị Quốc hội bác, họ cho rằng nếu viện trợ cho miền Nam số ngân khoản này cũng chỉ kéo dài chiến tranh gây thêm tang tóc. Cùng ngày 18-4-1975 Tướng Toàn cho lệnh Sư đoàn 18 rút bỏ Long Khánh về lập tuyến phòng thủ Sài Gòn. Ngày 21-4-1975 TT Thiệu từ chức, Phó TT Trần Văn Hương lên thay, ngày 28-4-1975 Đại Tướng Dương Văn Minh đươc cử lên làm Tổng thống thay thế ông Trần Văn Hương để rồi ngày 30-4-1975 miền Nam hoàn toàn mất vào tay CS.
Kết Luận
Sau khi Quốc hội Dân chủ ra luật cắt mọi ngân khoản quân sự của Hành pháp tại Đông Dương tháng 8-1973 coi như họ đã bỏ Đông Dương vì VNCH không còn được B-52 yểm trợ. Không những thế họ tiếp tục cắt viện trợ mỗi năm 50% khiến cho Quân đội VNCH lâm vào tình trạng kiệt quệ khi CSBV mở cuộc tấn công đại qui mô vào tháng 3-1975 với hỏa lực và quân số áp đảo.
Miền nam đang hấp hối giữa tháng 4-1975, quân đội VNCH đã mất một nửa lực lượng gồm 5 sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn I và II (SĐ 1,2,3, 22, 23 BB), hai sư đoàn Tổng trừ bị và hơn 10 liên đoàn Biệt động quân đã bị thiệt hại nặng. Tầu bay, tầu bò, xe tăng thiết giáp thiếu cơ phận thay thế nằm ụ hơn phân nửa, máy bay hết săng, pháo binh hết đạn …
Trong khi ấy Tổng thống Ford không có thực quyền chẳng còn tha thiết tới Đông Dương bỏ đi Cali đánh golf, Tướng Tham mưu trưởng Weyand và Tiến sĩ Kissinger bàn kế hoạch xin viện trợ 722 triệu cứu nguy VNCH mà sự thực không phải để cứu miền nam nhưng chua chát thay để cứu uy tín cho nước Mỹ.
Quốc hội Dân Chủ thẳng thừng bác bỏ, họ chẳng cần giữ uy tín như Kissinger nói vì cho rằng mình có uy tín đâu mà giữ?
Trong phim Last Days In Vietnam (2014) của Rory Kennedy có cảnh một bà dân biểu nói sở dĩ người Mỹ không tiếp tục giúp VNCH vì họ đã đưa đại binh vào, đã đổ vào hết tỷ này đến tỷ khác mà không đi tới đâu. Như thế là Mỹ chịu thua CS Nga, Trung Cộng, VN, hoặc Mỹ không đủ tiền chi phí chiến tranh VN bằng Nga, Trung Cộng?
Vở hài kịch vô nghĩa mà Weyand và Kissinger dựng lên khi Đông Dương đang dẫy chết chẳng giúp cứu vãn được gì hơn là làm cho nạn nhân của họ càng thêm tủi nhục.
Cước chú:
(1) Ðoàn Thêm, “1969 Việc Từng Ngày” trang 338
(2) Richard Nixon, No More Vienams trang 189
(3) George Donelson Moss, Vietnam, An American Ordeal trang 388
(4) BBC.Vietnamese.com ngày 10-5-2006: Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh.
Đăng Phong, Năm Đường Mòn Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trí thức Hà nội 2008, trang 120, 121
Quân viện của Nga sô, Trung cộng và các nước Đông Âu cho Hà Nội từ đầu chí cuối cuộc chiến gồm: Tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí
Về chi tiết: 3 triệu 600 ngàn khẩu súng bộ binh; 65,626 súng chống xe tăng; 27,960 khẩu súng cối; 2, 430 khẩu pháo hỏa tiễn; 2,165 khẩu đại bác; 3,229 khẩu cao xạ; 19,836 hỏa tiễn phòng không; 2,209 xe tăng, thiết giáp; 458 máy bay chiến đấu; 82 tầu hải quân; 148 tầu vận tải….
Đầu thập niên 70, người Mỹ đã nhìn nhận phòng không BV mạnh nhất thế giới hồi đó.
(5) Richard Nixon, No More Vienams trang 170-171
(6) Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 869, 877
(7) “Hanoi’s definition of a cease-fire was that we cease and they fire”, No More Vietnams trang 171
(8) Sách kể trên trang 177-178
(9) Dân chủ năm Hạ viện 56%, Thượng viện 57% (Wikipedia)
(10) No More Vietnams trang 180.
(11) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
(12) Nixon, No more Vietnams trang 187, Cao Văn Viên Những Ngày Cuối VNCH trang 82, 83, 91, 92, Phillip B. Davidson Vietnam At War , The History 1946-1975 trang 748
(13)Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2006, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự Cộng Sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.
(14) Years of renewal 481
(15) Walter Isaacson, Kissinger a Biography trang 640,641
(16) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam trang 266.
(17) Kissinger a Biography trang 641,642.
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975
Nhật ký một năm sau ngày 30 tháng tư, 1975 [kết]
Nhật ký một năm sau ngày 30 tháng tư, 1975 [3]
Nhật ký một năm sau ngày 30 tháng tư, 1975 [1]
Tháng 4, 1865 – Tháng 4, 1975
Viện trợ khẩn cấp 722 triệu để cứu miền Nam
Nỗi Buồn Tháng Tư – Mai Thanh Truyết
Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi dường như chùng xuống. Trước khi về hưu vào năm 2012, công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho dịch vụ tư vấn về môi trường của tôi, cũng như thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hoặc đi đó đi đây…tôi đã cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi. Nhưng bây giờ, mặc dù đã giã từ nợ áo cơm, nhưng niềm u uẩn trên vẫn tiếp tục còn trong tôi ngày càng…dai dẳng hơn thêm.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy trong tôi?
Có lẽ, vì tuổi đời ngày càng cao, và niềm hy vọng về một ngày mùa xuân nở hoa trên quê hương còn xa vời vợi…cho nên nỗi buồn của tôi càng thêm ray rứt và điểm thêm đôi nét tuyệt vọng trong tâm tư?
Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngã còn lại ở Việt Nam trước khi vượt biên sau 30/4/1975, phải thành thật mà nói, lúc đó tôi không có thì giờ để “buồn” như hôm nay, vì miếng cơm manh áo và mãi lo “tìm đường ra đi” (cứu nước?) cho một gánh nặng với 4 đứa con dại…
Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm gì mấy cũng như không có thì giờ để buồn…như nỗi buồn hôm nay vì một đời sống tạm dung nơi xứ người.
Nhưng chỉ trong vòng 25 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đó càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.
Buồn để mà buồn một mình!
Không thể nào nói tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rõ nỗi buồn thực sự của tôi vì hai lý do: – Đất Nước còn điêu linh, – và Bà con mình vẫn còn chìm đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.
Nhìn lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài Gòn đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm dò tình hình…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong tìm và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi tiền, làm…áp phe, hay do là tin tức tìm đường ra đi.
Tin tức đồn đãi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.
Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm “thủ tục”…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có hình của một “ông giáo trẻ” đầy nhiệt huyết, mà khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái gì cho thanh niên Việt Nam. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.
Tới thứ hai tuần sau đó vào khoảng tuần lễ thứ hai của tháng tư, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi lại được mấy anh chàng “CIA” trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên dòng chữ nầy, tôi lại thêm một lần “phiêu diêu” nữa.
Đi? hay Ở?
Hai chữ nầy ám ảnh mãi nơi tôi trong suốt thời gian còn lại cho đến ngày 30/4 năm đó.
Hình ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. Hình ảnh một ông giáo già đã về hưu từ lâu, căm cụi viết thư cho con mình đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gữi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để cho con mình nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời sau khi tôi du học bên Pháp cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.
Còn Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và sống với con chưa đầy hai năm…Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những “đam mê” cho cuộc sống, chuẩn bị cho con đường “công danh” của mình… thì làm sao tôi có thì giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nhìn lại mình, chính tôi cũng phải tự thú rằng mình cũng không có thì giờ để nghĩ đến mẹ mình nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có lỗi với má tôi nhiều và nỗi ân hận vẫn còn ray rứt mãi trong tôi. Và giờ đây, khi viết những dòng chữ nầy, tôi chỉ còn biết mỗi đêm nhìn ảnh mẹ để sám hối.
Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa Ở nửa Đi.
Đi không đành cũng vì mẹ già đơn côi.
Đi không đành cũng vì bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ níu kéo lại để làm một “cái gì” cho quê hương.
Và đi cũng không đành vì một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiểu người suy nghĩ như tôi), đó là “Mình có thể đối thoại với người cộng sản, vì trước khi họ là cộng sản, họ cũng là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; vì vậy mình có thể hợp tác được”.
Khi đã biết sai lầm thì đã muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy. Biết là sai lầm trong giai đoạn đó, nhưng tôi không bao giờ hối hận vì quyết định trên. Vì sao? Vì chính cái sai lầm oan nghiệt nầy đã làm cho tôi hiểu được người cộng sản Bắc Kỳ như thế nào…và chính điều sau nầy làm cho tôi dứt khoát hơn là chúng ta, những người con Việt hiền hòa không thể nào sống chung với những người luôn mang não trạng chuyên chính vô sản và không có tình người.
Cái sai lầm nầy cũng giống như cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Ký khi đi học tập về cùng ngồi uống rượu với Gs Tôn Thất Trung Nghĩa và tôi tại Chợ Đuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp năm 1981 như sau:“Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm. Thì tuổi trẻ đã biến thành uất hận!”
Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, vì làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức ở đường Tự Đức.
Tôi đã chứng kiến được gì và đã học được gì?
Xin ghi lại vài dòng để chiêm nghiệm nỗi đau thương, nhục nhằn của những đứa con Việt trước cảnh quốc phá gia vong. Đó là:
Hình ảnh một Trung tá TQLC chạy từ Đà Nẵng về nhà người anh cũng ở cùng cư xá, hình ảnh giọt nước mắt lưng tròng khi anh cổi chiếc áo trận và cắt từng nút áo cũng như hai bông mai bạc trên cầu vai. Anh nói với người anh qua giọt nước mắt và trong từng tiếng nấc “Anh xem như em đã chết ngày hôm nay”.
Hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ chiếu đèn sáng rọi vào mặt chúng tôi trên sân thượng của cư xá trong lúc tháo chạy và chở người đi ra hạm đội.
Hình ảnh những người lính tôi không còn nhớ Dù hay Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục chiến đấu ở cầu Phan Thanh Giản trên con đường đi ra Ngã tư Hàng Xanh. Tiếng súng bắt đầu ngay sau khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10 giờ 37 phút sáng 30/4. Và tiếng súng chỉ im lặng lúc xế trưa, có nghĩa là tất cả anh em binh sĩ đã chiến đấu cho đến quả lựu đạn cuối cùng.
Chuyện ĐI và Ở đã được tôi quyết định ở khúc quành định mệnh nầy, không khác chi khúc quành của nhân vật Thiệu “phải” rời bỏ khúc quành của con sông Đuống đầy kỷ niệm tuổi thơ với Yến, người bạn thời trẻ thơ mà sau nầy trở thành…người tình muôn thuở cho đến cuối đời, để di cư vào Nam tìm tự do. (trong quyển tiểu thuyết “Dòng sông định mệnh” của nhà văn Doãn Quốc Sĩ).
Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt buộc thì đúng hơn) mọi công chức phải đến trình diện tại trụ sở làm việc của mình. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên tình nguyện vào Trường Sư phạm xem tình hình.
Mọi sự có vẻ êm xuôi vì “họ” chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số “cơ sở” địa phương thôi. Nhưng một hình ảnh khác làm bẽ bàng và làm đão lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nhìn thấy một số đồng nghiệp của mình mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đã mang “băng đỏ cách mạng” từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ nhứt là những người nầy ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẻn.
Có những chị giáo sư thước tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí còn để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chân bàn đạp ga xe nữa. Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngũi của tôi, đã xem tôi như “thần tượng” mặc dù biết tôi đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung; thậm chí đã dám cùng tôi “nhậu thịt chó” nữa…Người đó bây giờ là một “công thần” của chế độ.
Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt I ngày 22/9/1975, đổi 1đ tiền “chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam” tức tiền “ngân hàng Việt Nam” lấy 500 đ tiền Việt Nam Cộng Hòa hay “tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”. Người dân chỉ đổi được mỗi gia đình 100.000 đ mà thôi.
Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt II ngày 3/5/1978, đổi 1 đ “tiền thống nhứt XHCN” tức tiền “ngân hàng nhà nước” lấy 1 đ tiền “ngân hàng Việt Nam” và mỗi gia đình chỉ được đổi 100 đ mà thôi.
Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt III ngày 14/9/1985, đổi 1 đ tiền ngân hàng nhà nước cũ lấy 1đ tiền ngân hàng nhà nước mới (tiền thống nhứt Bắc Nam).
Làm sao tôi quên đượt lần đánh tư sản đợt I ngày 11/9/1975, cướp của và tịch thu nhà những người được cho là tư sản cùng bắt đi vùng kinh tế mới. Chiến địch nầy gọi là X1.
Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt II, tức chiến dịch X2, từ tháng 3/1978 tới cuối năm 1990 nhắm vào tư sản tiểu thương, những nhà tiểu thủ công nghệ, ước tính trên 14.000 gia đình tại Sài Gòn.
Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt III tức chiến dịch X3, song hành với chiến dịch X2 tại Sài Gòn nhằm mục đích trục xuất người củ ra khỏi nời ở và điền khuyết vào bằng gia đình cán bộ ngoài Bắc vào. Đây là một âm mưu thâm độc nhằm “Bắc kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Tính đến tháng 9/1989, ước tính có đến 950.000 người bị đuổi khỏi Sài Gòn, và có khoảng 150.000 gia đình cán bộ Bắc kỳ được điền khuyết vào.
Làm sao tôi quên được những đợt học tập cải tạo, đáng kể nhứt là đợt cuối cùng vào tháng 6/1975, kêu gọi công quân cán chính tập trung mang theo lương thực cho một tháng…để rồi tất cả bị lường gạt và phải chịu lao động khổ sai từ một hai năm cho đến hơn 17 năm đối với những cán bộ hành chánh và quân đội cao cấp của Việt Nam Cộng hòa….
Trên đây, xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ý nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong. Xin chia xẻ cùng bà con.
Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về mình.
Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ của một người con Việt mà thôi.
Đó là:
Truyết, mầy đừng bao giờ mơ tưởng những người Việt cộng sản Bắc kỳ là người Việt Nam.
Và để thoát khỏi ý nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính mình cần phải hành xử trong tương lai như:
Đứng trước quá khứ, hãy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hãy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken) và chúng ta phải tiếp tục giữ lửa Quê Hương trong lòng mãi mãi.
Lời ca của cố nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang đã kéo tôi về với thực tại, bài “Không phải là lúc”, bắt đầu bằng “Không phải là lúc ta ngồi đặt vấn đề”, để rồi kết thúc bằng một quyết tâm dứt khoát “…Làm việc đi không lo khen chê, làm việc đi hãy say và mê, cứ bắt tay gan lỳ, chúng ta giải quyết. Mình chậm chân đi sau người ta, mà ngồi đây nghĩ lo viễn vông, thắc mắc ngại ngùng biết khi nào mới làm xong!”
Và cũng chính vì mang quyết tâm trên mà tôi vẫn “Không đặt vấn đề với anh em, nhưng chắc chắn đứa con Việt nầy dứt khoát đặt vấn đề những người đang tàn phá Ðất và Nước của Ông Cha để lại.
Tôi ”đặt vấn đề” với người Cộng sản Bắc Kỳ, kẻ thù ở phương Bắc đang tiếp tay đóng vai trò “thái thú biết nói tiếng Việt” cho Trung Cộng thực thi “Ðại Họa Mất Nước” để hoàn tất công cuộc Bắc thuộc lần thứ V.
Nhưng tôi cũng không quên dứt khoát đặt vấn đề với những kẻ cuối đời vẫn còn bon chendanh lợi, bất kể cố ý hay vô tình, bị rơi vào cái bẫy lợi danh của Cộng sản, cái bẫy của “cây gậy và củ cà rốt” với cây gậy đập trên đầu mà củ cà rốt vẫn không cho ăn, cái bẫy của Cộng sản muốn mượn tay người Quốc gia “bôi đen” người Quốc gia chống Cộng, cái bẫy “gây rối cộng đồng” do những tay ăn bã của cộng sản; những kẻ dễ đánh mất thân phận làm “người” của mình, bất kể đó là loại “người” gì; lắm khi đó là những con “ếch” muốn làm con “bò”, cho dầu “ếch” hay “bò”, “nhỏ” hay “lớn”, vẫn không phải là… “người”.
Xin ghi lại và góp phần vào những Ngày Buồn Tháng Tư của những người con đất Việt.
Nỗi buồn tháng tư năm 2016
Không nuôi hận thù, nhưng xin ĐỪNG QUÊN
Vui cười
Trước đêm tân hôn, người con gái hồi hộp nói với người con trai:
– Anh thân yêu! Có một chuyện mà trước đây em chưa dám thổ lộ với anh. Trước khi gặp anh, em đã từng yêu tha thiết một người. Ðể kỷ niệm mối tình đó, em đã xăm hình chân dung của anh ấy lên ngực bên trái.
– Mọi cái đã thuộc về quá khứ, không có gì đâu, em yêu!
Một lúc sau:
– Anh thân yêu! Còn một chuyện nữa mà em không thể không kể trước khi hoàn toàn trở thành của anh. Sau khi chia tay với người kia, em gặp một người khác nữa, em cũng yêu anh ấy tha thiết. Ðể kỷ niệm mối tình này, em đã xăm hình chân dung anh ấy lên ngực bên phải.
Người con trai ngồi im lặng, người con gái hồi hộp chờ đợi. Vài phút trôi qua, anh chàng bỗng bật cười hô hố, cười như lên đồng. Cô gái hoảng hốt:
– Sao vậy, anh yêu?
– Anh đang nghĩ không hiểu khoảng 10 năm nữa mặt chúng nó sẽ dài như thế nào?
Bác sĩ cùng vợ đi dạo phố. Gặp một cô gái điếm, cô ta cất tiếng:
– Chào bác sĩ!
Bà vợ gắt:
– Anh quen cô ấy à?
– À, quen vì nghề nghiệp!
– Nghề của anh hay nghề của ả?
Một quan niệm sai lầm Chủ nghĩa xã hội vì công nhơn lao động – Nguyễn thị Cỏ May
Ngày nay, Pháp vẫn còn đảng cộng sản nhưng chỉ là cái xác ướp. Cái xác ướp đó, hôm 11 tháng 3 rồi, biết cử động, đưa Hội Gabriel Péri, một bộ phận ngoại vi của đảng cộng sản, đứng ra tổ chức hội thảo về một đề tài rất thời sự « Sau Đại hội đảng XII, gián đoạn hay tiếp tục ? » nhằm yểm trợ đảng cộng sản Việt nam anh em “.
Hội thảo khá thành công vì qui tụ được hơn trăm người tham dự gồm người Pháp tả phái, biết Việt nam vì trên 60 tuổi, và ít học giả, ký giả về Việt nam và Á châu. Về phía người Vìệt nam, đều là Việt kiều yêu nước và sinh viên du học. Người Việt Quốc gia không tham gia có lẽ vì tôn trọng qui ước bất thành văn “ chổ nào có cộng sản, không có ta ” ?
Những người Việt nam có khả năng tham dự hội thảo một cách tích cực, như thảo luận, trình bày quan điểm của mình hay đem tới những thông tin thật về hiện tình xã hội chánh trị Việt nam bị chế độ bưng bít, dư luận pháp không biết, thì lại có quan điểm khá bảo thủ “Nói chuyện với tụi nó chỉ vô ích thôi”.
Thế là cộng sản một mình bao sân múa gậy vườn hoang ! Người muốn tường thuật, cả với sự dè dặc tránh làm lợi cho cộng sản, cũng ngại vì sợ không khéo bị chụp cho cái mủ thân cộng.
Thân phận đảng cộng sản pháp đã yên bề như vậy. Cùng cánh tả nhưng không cực tả, tức không phải cộng sản Đệ III Quốc tế, mà là Đảng Xã Hội Chủ nghĩa ( Parti Socialiste), thuộc Đệ II Quốc tế, thì nay cũng trên đà phá sản nhờ Ông Tổng thống “ Binh thường ” François Hollande cai trị cho tới nay còn giử được 17%, Thủ tướng Valls, 24 % dân chúng tín nhiệm ( OpinionWay thăm dó cho MetroNews và LCI, 13/3/216 ). Ông nhiều lần muốn cải tổ đường lối cai trị để cứu vãn nước Pháp thoát ra tình trạng khủng hoảng trầm trọng : công nợ quá sức chịu đựng, phát triển ở mức O, nạn thất nghiệp ngày càng cao, thì bị đồng chí chống đối vì thay đổi như vậy là hữu khuynh, là mất đường lối xã hội chủ nghĩa.
Không thể mất ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Không thể mất đảng !
Tả cấp tiến, Tả hiện đại, là ta đây
Đây vẫn là điệp khúc quen thuộc của một số ít “ đảng viên voi già ” thỉnh thoảng cất tiếng hát để chống đối mọi khuynh hướng thay đổi để bảo vệ đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, những voi già lên tiếng, không phải chỉ để chống khuynh hướng “ đổi mới ” mà còn chuẩn bị dọn mình làm ứng cử Tổng thống năm tới.
Chánh phủ Pháp đang đưa ra dự luật cải tổ luật Lao động là cơ hội cho những “ đảng viên voi già ” lên tiếng chống đối sự cải tổ. Theo họ phải trung thành với chủ nghĩa xã hội, tức bảo vệ người công nhơn lao động, bảo vệ chổ làm cho tới ngày hưu trí. Nhưng khi kêu gào chống đối sự cải tổ luật Lao động, họ lại không thấy chính họ trở thành kẻ thù của công nhơn lao động, chớ không phải là bạn của giới lao động.
Dự luật cải tổ nhằm cho phép xí nghìệp sự uyển chuyển thương lượng với nghiệp đoàn cùng tổ chức công vìệc và cách thức làm việc có lợi cho cả hai bên. Dự luật đúng là một cuộc cách mạng xã hội thật sự hứa hẹn giải quyết nạn thất nghiệp trong những ngày tới.
Giử chặt chủ nghĩa xã hội, bảo vệ công nhơn việc làm bền vững, chống sa thải công nhơn khi xí nghìệp gặp khó khăn, thua lỗ, tưởng như vậy là người chí tình với công nhơn, chết sống với công nhơn. Họ không thấy đây là tư tưởng về kinh tế của thế kỷ đã qua, cái hiểu biết về thị trường lao động của trước thời toàn cầu hóa, hoàn toàn không hề biết thế giới đã thay đổi sâu xa. Và nhứt là nhiều nước đã thay đổi để giải quyết nạn thất nghiệp, đưa đất nước vào phát triển.
Họ cũng không thấy luật làm việc 35 giờ / tuần áp dụng ở Pháp từ năm 2000 đã triệt tiêu khả năng cạnh tranh của Pháp, cho tới nay vẫn còn làm cho nền kinh tế pháp chưa phục hồi được. Nhưng họ vẫn cho mình mới là thứ xã hội chủ nghĩa thứ thiệt. Mới thật sự là bạn của những người lao động, những người cùng khổ.
Dự án cải tổ luật Lao động đang đưa ra thảo luận nhằm đưa thị trường lao động pháp hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay lại bị chống đối.
Hai nhà kinh tế học pháp, Pierre Cahuc và André Zylberberg, mô tả những cuộc thảo luận ở Pháp về giải quyết nạn thất nghìệp vẫn không tách rời quan nìệm sai lầm là chỉ nhằm bảo vệ vìệc làm cho được vỉnh viển, mất một vìệc làm dù trong trường hợp nào đi nữa cũng là một tai họa cực kỳ thảm hại, cần phải tránh cho bằng được, với bất kỳ giá nào. Nên luật lao động của Pháp hoàn toàn không nhằm bảo vệ công nhơn thất nghiệp.
Ở Pháp, chủ nhơn thôi vợ dễ hơn thôi công nhơn. Cũng do thành hình từ tư tưởng mác-xít, nghiệp đoàn ở Pháp, trong tranh đấu với chủ nhơn, lúc nào cũng thấy chủ nhơn là tư bản bốc lột mà công nhơn là nạn nhơn. Bảo vệ nạn nhơn thì phải giết chủ nhơn.
Nghiệp đoàn và chánh trị cánh tả ở Pháp quên hẳn thực tế mới về một thị trường lao động không ngừng thay đổi. Mỗi ngày nếu có 10 000 việc làm mất thì lập tức có 10 000 việc làm mới thay thế. Vì vậy, khi xí nghiệp đóng cửa hay sa thải công nhơn, con số thất nghiệp không phải thật sự nghiêm trọng. Chánh phủ thường không cần nắm rỏ vấn đề nên ban hành những chánh sách giải quyết nạn thất nghiệp sai lầm mang tính giai đọạn như tài trợ cho những hợp đồng lao động ngắn hạn, với mức lương tối thiểu hay chỉ 2/3 trên mức lương tối thiểu, rồi sau đó, lại quăng ra thị trường lao động thêm một số thanh niên thất nghiệp dài hạn. Đây mới chính là nguyên nhơn làm cho tình trạng thất nghiệp ở Pháp ngày càng gia tăng, đạt tỷ lệ cao nhứt Âu châu.
Dự luật mới đang thảo luận nhằm làm nhẹ luật lao động hiện hành. Bỡi sa thải công nhơn khó khăn và chi trả trợ cấp quá nặng thì xí nghiệp không dám thay đổi và vì vậy, cũng không tuyển thêm công nhơn khi cần trong giai đọan, mà đành giữ hoạt động ở chừng mực cũ.
Vẩn giử tư tưởng “ tả là cấp tiến, là vì công nhơn lao động ”
Những nghiên cứu kinh tề hiện nay trên khắp thế giới đều dẩn tới củng kết luận về lao động và công nhơn giống nhau. Mọi chủ trương bảo vệ vững chắc việc làm đều dẩn tới ảnh hưởng hoàn toàn bất lợi cho chương trình tạo công ăn việc làm. Trái lại, nó còn kéo dài tình trạng thất nghiệp của công nhơn vì công nhơn không có được nhiều cơ hội tìm lại việc làm. Hậu quả tai hại là sản xuất suy kém, kinh tề quốc gia tê liệt. Phụ nữ và thanh niên lại càng khó tìm được việc làm hơn. Số thanh niên ở Pháp thất nghiệp cao hơn nhiều nước trong Liên Hiệp Âu châu ( trên 15 %).
Quan niệm bảo vệ công nhơn theo chủ nghĩa xã hội tạo ra ở Pháp một thị trường lao động phức tạp. Một bên, công nhơn có hợp đồng lao động vỉnh viễn, được nhiều thứ luật lao động bảo vệ chặc chẻ. Người công nhơn an tâm không sợ bị mất việc và cũng vì vậy không bao giờ muốn thay đổi, cả khi có cơ hội tốt để thay đổi. Việc làm cố định, chổ ở cố định suốt đời. Bên cạnh đó, những công nhơn làm việc với hợp đồng có thời hạn, mức lương thường thấp vì xí nghìệp muốn tránh hợp đồng vỉnh viễn. Số này ngày nay ở Pháp khá lớn, lên tới 85 % nhơn công. Việc làm không an toàn, mức lương thấp, dẩn tới gia đình và cả xã hội trong tình trạng bất ổn.
Những người cố bám chủ nghĩa xã hội nên không chịu nhìn thấy sự vận hành của thị trường lao động ngày nay đã thay đổi. Họ không thể hiểu qui luật kinh tế thị trường đang thực tế áp dụng ở khắp nơi trên thế giới Chính nhờ tính linh động mà Huê kỳ đã sớm phục hồi kinh tế sau sự khủng hoảng vừa qua. Nhà kinh tế pháp được giải Nobel, ông Jean Tìrole, được cả thế giới hưởng ứng chủ thuyết phát triển của ông nhưng Chánh phủ Pháp hoàn toàn xa lạ với ông vì ông không cùng phe xã hội chủ nghĩa, đã giải thích sự lợi hại của hợp đồng lao động vỉnh viễn “ Xí nghiệp ngày nay không làm hợp đồng lao động vô thời hạn nữa vì họ thấy khi công nhơn không còn khả năng sản xuất vì không theo kịp đà tiến của kỷ thuật hoặc xí nghìệp mất khách hàng, họ không sa thải đươc vì sự sa thải một công nhơn tốn kém quá lớn. Công nhơn Pháp nên suy nghĩ về hậu quả xí nghìệp không tuyển người, nạn thất nghiệp chỉ có tăng chớ không giảm, suy nghĩ về chánh sách phát triển của Chánh phủ, về mô hình xã hội Pháp, và suy nghĩ ngay cả về sự thiếu tự tin của đa số công nhơn với hợp đồng vỉnh viễn, không thể chủ động thay đổi xí nghiệp, và rất lo ngại cho tương lai của họ và của gia đình ”.
Bạn của công nhơn lao động?
Nghiệp đoàn công nhơn lao động tự cho mình là bạn của công nhơn. Tranh đấu bảo vệ quyền lợi công nhơn. Dưới cái nhìn xã hội chủ nghĩa, có một trường hợp thất nghiệp là một sự hăm dọa cho người đang có việc làm. Nghiệp đoàn lo bảo vệ người đang làm việc thay vì bảo vệ người thất nghiệp. Các chánh đảng, nhứt là cánh tả, hô hào bảo vệ quyền lợi công nhơn lao động mà phải là thành phần đang có việc làm vì tính quan trọng của lá phiếu. Số công nhơn có việc làm đông hơn số thất nghiệp : họ gần 20 triệu trong lúc đó, số thất nghìệp chỉ có hơn 3, 5 triệu.
Nghiệp đoàn, chánh khách tả phái, tự cho mình là bạn của công nhơn lao động, nhưng thật ra, họ hành động đúng là kẻ chống lại công nhơn lao động bởi chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi.
Tin mừng lớn!
Bà con đang thất nghiệp dài hạn ở nước phát triển như Pháp, Đức, Huê kỳ, muồn sớm có việc làm, nên qua Việt nam. Hiện là miền đất hứa. Thật vậy, thất nghìệp ở Việt nam có tỷ lệ thấp nhứt thế giời : 2, 31 % ở năm rồi 2015 (theo VietStock) !
Và đảng cộng sản ở Vìệt nam, sau Đại hội XII, xác nhận kiên trì tiếp tục giử con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để bảo vệ vững chắc công ăn việc làm cho nhân dân lao động.
Nguyễn Phú Trọng tiếp tục lãnh đạo là sự chọn lựa sáng suốt đúng mặt để gởi vàng ! Như vậy Trọng đâu có lú. Những kẻ chống Trọng trước đây hảy coi chừng Trọng sẽ ra tay xử lý đúng mức.
Vui cười
Bà vợ không đi cùng ông chồng đến dự tiệc, hỏi ông về các bà các cô ăn mặc thế nào trong buổi hội. Cuối cùng ông chồng đang bực mình đáp:
– Họ chẳng mặc gì hết, theo như anh biết.
-Anh nói vậy có nghĩa là các phụ nữ đến đó không mặc quần áo hay sao? – Bà vợ hỏi.
– Phần lộ ra trên mặt bàn thì họ không mặc gì hết – Ông quả quyết với vợ – và anh không dám nhìn xuống dưới gầm bàn.
Bà chủ nói với cô giúp việc trong nhà, vì bà ngắm thấy cô dạo này cứ phây phây, vừa trẻ vừa đẹp ra:
– Ông chủ nhà tôi bảo chiều nay không ăn cơm nhà. Chắc chiều nay lại đi tằng tịu với cô thư ký rồi!
Cô giúp việc:
– Thưa bà, tôi không tin. Chắc bà nói chơi vậy để tôi ghen chứ gì?
Luận về Tháng Tư Đen – 42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước, 42 Tháng Tư Khủng Bố, 71 Năm Bắc Thuộc – Phan Văn Song
Sau một tuần vắng bài, vì bận chuyện gia đình, hôm nay chúng tôi xin trở lại cùng quý thân hữu để cùng nhau chia sẻ nỗi đau, nỗi uất hận của tháng tư đen thứ 42 nầy. Nhắc lại cùng quý vị con số 42 vì chúng ta làm sao quên được tháng tư đen nhục nhằn đầu tiên : Tháng Tư 1975 ?
1/ 42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước, 41 Năm Uất Hận Không Nguôi!
Thật sự mà nói, với một số đông trong đại đa số người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta, bắt buộc phải sống ở hải ngoại. Từ 41 năm nay, nỗi đau mất nước, nỗi uất hận sống ly hương vẫn hằng ngày canh cánh trong lòng. Đây là một hiện tượng rất lạ lùng, rất đặc biệt : cộng đồng người Việt chúng ta là một trong những số rất ít cộng đồng ngoại quốc sống tha hương trên đất một quốc gia tiên tiến, mặc dù, đa phần hội nhập, mặc dù một số đông khá sung túc, khá thành công, nhưng vẫn tiếp tục duy trì sự gắn bó với cảnh cũ người xưa. Thật là một nghịch lý, cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản, tuy là nạn nhơn của một chế độ độc tài cộng sản bất nhơn độc ác, bắt buộc phải tha hương, nhưng ngày nay, sau khi đã thành công, đã sung túc, đã khá hội nhập vào cuộc sống mới tại xứ người, thế nhưng vẫn không quên cố quận, vẫn cố bám víu, hoài niệm luyến tiếc với cuộc sống quá khứ ở trong nước. Mặc dù xưa kia, trước lúc mất nước, có thể nghèo khổ hơn, nơi ăn chốn ở, công ăn việc làm có thể kém tiện nghi, kém vật chất hơn ! Thế mà… ! Và càng khó hiểu hơn nữa, là vì lúc bấy giờ phải sống còn ở trong một trạng thái hoàn toàn bất ổn, do chiến tranh phá hoại của khủng bố Việt Cộng, và với một tương lai u tối, ảm đạm hơn. Ngày nay, thoát được ra ở Âu ở Mỹ, dù cuộc sống hằng ngày có bận bịu, nhưng vẫn đầy thoải mái thành công, các gia đình họ hàng gia tộc dân tỵ nạn đều, nếu không công thành danh toại thì cũng nhà cửa khang trang, dẩu không sang trọng, cũng tươm tất gọn gàn. Con cái hậu duệ dẩu không xã hội cao sang cũng « thường thường bực trung.
Nhưng cớ sao ? Không riêng gì cá nhơn chúng tôi, một số đông « phe ta dân tỵ nạn tha hương », lại, ngày ngày, lòng vẫn không yên, nao nao thế nào hướng nỗi nhớ, niềm thương về cố quốc ? Khi mỗi tối về, khi màn đêm tĩnh mịch, vợ con cái đã nghỉ ngơi yên tịnh, « phe ta » ngồi một mình trầm ngâm trước bàn điện tử, lướt đọc vài điện thư, ngâm nghi vài bài viết của bạn bè, nhưng lòng vẫn cảm thấy không toại, vương vấn. Tủi hỗ, trách nhiệm, « trách, hờn » lẫn lộn, tựu trung cảm nhận bổn phận « làm người con đất Việt » không tròn ! Dĩ nhiên, phận làm cha, phận làm chồng, gia đình nay đà tạm ổn, « con không trách, vợ không phiền » là đã được rồi ! Nhưng phận công dân đâu ? Phận làm con đâu ?
Phận công dân ? Trung với Nước ? Chưa toại ! « Phe ta » để mất nước chẳng đặng đừng, vì đồng minh phản bội, bỏ rơi, tháo chạy, vì hết đạn, hết lương ! Và ngày nay, nhìn rõ ràng bản mặt thằng thắng trận đương bán Nước, rước voi về dầy mả tổ tiên ! Rõ ràng là thằng Bad Guys ! Than ôi ! Ngụy quyền đã thắng ! Bá Đạo thành công ! Căm hờn càng chồng chất ! Uất hận càng tràn trề ! 41 năm rồi ! Sắp sửa nửa thế kỷ rồi ! Hai thế hệ ! Nửa đời người ! Tha hương ! Tủi hỗ !
Phận làm Con ? Hiếu với cha mẹ ? Chưa xong ! Cá nhơn tôi, bỏ nước ra đi, tìm Tự Do, tìm tương lai cho con cháu, hấu duệ, bỏ lại cha mẹ già, phải sống trong không khí thiếu thốn, cơ hàn, tù đày Việt Cộng ! Trong bao năm tháng, tội của « phe ta » là « đã » không giữ được nước, « mà còn » để cha mẹ « phe ta », bà con, tổ tiên « phe ta », phải sống trong một nhà tù lớn ! Tội lỗi « phe ta », là đưa đám tang cha mẹ ta trong không khí ảm đạm của Việt Cộng khủng bố ! Khủng bố khi « tự » hay « bị » cấm mình không về được để chịu tang báo hiếu. Khủng bố khi « mộ phần cha mẹ » phải chôn tạm, chôn bợ trong những nghĩa trang tạm thời ! Và ngày nay ? Mộ phần cha mẹ vẫn tiếp tục nằm không khí một nhà tù lớn, trên những mãnh đất của những nghĩa trang tạm dung, tạm thời, không biết được yên ổn không ? Ngày nay, vẫn canh cánh trong lòng, vẫn phải lo mộ phần cha mẹ, ông bà, chú bác, sẽ bị chen lấn, như các nhà cửa ở đường phố đang bị chen lấn, vẫn phải sợ các mộ phần bị bốc giở như các ruông vườn bị xóa bỏ, kế hoạch hóa, đất canh nông thành đất địa ốc, tạo bao nhiêu người sống thành « dân oan », tạo bao nhiêu người chết thành « oan hồn » ! Người sống còn biết xuống đường « khiếu kiện », nhưng người chết ? Nay chỉ còn lơ lững « ma trơi » !
2/ 41 năm Mất Nước là 41 Năm toàn dân Việt có Giấc Mơ Vượt Biên ! :
Người có tý tiền, lúc xưa thì mua chổ, mua thuyền vượt biển. Ngày nay, giàu có, lắm tiền, con cháu cán bộ hay gia đình thương gia, đại gia, thì dùng học lực, quyết chí học hành, hay mua bằng mua cấp, du sanh, du học, đem tiền lánh nạn, hạ cánh an toàn, sống đời sung túc …ở nước ngoài ! Một loại tỵ nạn nhưng để hưởng tiền ăn cắp, hưởng của bất lương ! Nhưng trong thế giới cuả « Cây cột đèn nếu có cẳng cũng biết bỏ đi » thi âu cũng không có chi đáng trách cả ! Còn chẳng may làm người quá nghèo, quá khốn khổ ? Bán nhà, mượn tiền, bán mình « xuất khẩu lao động » ; nam, mồ hôi, lao lực công trường ; nữ, đít trôn, sắc nhan vũ trường nhà thổ ! Và nếu có dịp, trốn ở lại nước ngoài, bán buôn chợ trời hàng hóa Tàu, thuốc lá lậu. Bà con nếu có dịp đi các quốc gia cựu Đông Âu : Ba Lan, Tiệp Khắc, hay cựu Đông
Đức, vượt cổng Brandbourg đến cựu Bá linh sẽ nhìn thấy những chợ Đồng Xuân Hải ngoại, sẽ gặp những người Việt Nam, công dân của chế độ do Đảng Cộng Sản Việt Nam, thắng trận đang cầm quyền, làm chủ một đất nước, cũng bắt buộc đi tỵ nạn Cộng Sản, sống tha hương, như chúng ta, những người thua trận, mất nước !
41 năm, tương lai người Việt tỵ nạn Cộng Sản, ta nay đã tạm xong, tạm ổn !
Nhưng tương lai dân tộc Việt Nam ta ? Tương lai Đất Nước ta ?
Đất ta bị Tàu chiếm, Biển ta bị Tàu chiếm ! Ngày nay, cả Sông ta cũng bị Tàu chiếm luốn ! « Trời không hành cơn lụt hằng năm ! Trời không hành cơn hạn hằng năm » nữa, như câu hát của Phạm Đình Chương tả giòng Sông Hương và quê Miền Trung ! Mà ngày nay Tàu SẼ XẢ nước cho lụt, Tàu SẼ KHÓA nước cho hạn miền quê Đồng Bằng Nam Việt chúng ta !
Cũng xin nói rõ thêm rằng, nỗi uất hận chung của người Việt tỵ nạn Cộng sản tha hương chúng ta, và riêng cá nhơn tôi, là không do vì chúng ta, không toại, vì công không thành danh không toại ở hải ngoại đâu ! Trái lại ! Nếu làm bảng tổng kết đời người, cá nhơn thằng tôi là một người hưởng rất nhiều may mắn ! Trước, tôi được hưởng một chế độ giáo dục, an sanh xã hội của Việt Nam Công Hòa đầy nhơn bản, đường học vấn, công danh, sự nghiệp thành công mỹ mãn. Sau, vốn là người đi Đạo Chúa, chúng tôi hưởng được nhiều hồng ơn, công thành danh toại, và ngay cả ngày nay vào buổi chiều của cuộc đời vẫn nhận đầy đủ những ơn tình Thiên Chúa, nay về gìa ở quê người, tôi hưu trí trong một giai cấp xã hội trung lưu, sung túc, trí thức của người, vẫn tiếp tục có một vai trò, chức vụ, vai vế trong xã hội, làng xã, giáo phận nơi quê người. Con cháu hậu duệ chúng tôi nay là những công dân của xứ người, được đạo tạo thành những công dân trí thức, với những nghiệp vụ chuyên khoa được hưởng nhiều ưu ái của xã hội người.
Nhưng tại sao chúng tôi vẫn nuối tiếc ! Tiếc là không được phục vụ đồng bào mình, tiếc là không được đóng góp cho đất nước nơi mình sanh trưởng ra đời, đất nước Việt Nam !
Trước là trả Ơn Đất Nước Đại Việt, là trả Ơn Đồng Bào Việt Nam. Hai cái Ơn lớn của Tứ Ơn của Đạo Việt.
Sau là trả Ơn Cha mẹ, Ơn Tổ tiên. Tôi vẫn tiếc ! Rằng giá chi những thành công đường công danh học vấn ấy ; mình, nếu được phục vụ tại quê nhà, với làng, với xóm, với láng giềng, với họ hàng, với bà con cô bác, sẽ làm xôm tụ, góp phần hãnh diện riêng cho tổ tiên gia tộc, họ hàng mình, góp phần phục vụ, hãnh diện chung cho quê hương mình.
Riêng Ơn thứ tư là Ơn Trời Đất, Chúa Phật, phần Tâm Linh Đạo Đức Tôn Giáo là Ơn của Đấng Thiên liêng giành riêng cho mỗi Cá nhơn. Cá nhơn chúng tôi và gia đình chúng tôi, như đã nói trên, được Thiên Chúa ban phước hưởng trọn vẹn và quá đầy đủ !
Nhưng cớ sao, mỗi tối về – nhứ là cái tháng Tư nầy – mỗi khi ngồi một mình, trong tĩnh mịch, tôi vẫn « nhớ nhà » ? Nhà mình xây dựng ở đây không phải nhà mình sao ? Nostalgie, nhớ nhà hóa ra là không phải nhớ nhà mình đang ở, mà nhớ cái mái nhà xưa, thuở còn nhỏ ?
Nhớ mãi, da diết ? Một « Con rạch sau nhà » như cái tựa một bài viết của Anh Hai Tiểu Tử ? Xóm Vạn Chài, Đình Thành Công ? Khu Cầu Kiệu, Bến Tắm Ngựa của những buổi trưa hè đi lội nước Sông Thị Nghè, vớt lăn quăn nuôi cá – của thời tiểu học ? Hay khuôn viên Trường Yersin, khung trời Đà Lạt, Chợ Hòa Bình, Rừng Ái Ân hái trái Mát Mát (Fruits de la Passion) với em Gisèle Sanceau ? Hay Hồ Than Thở của thời trung học ? Hay những bước Tango đầu tiên học với chị Hai Thiên ở Vũ Trường Ambiance Đà Lạt của thời mới lớn ? Hay Brodard, Givral Sài gòn, đi ăn kem với Nàng thời đại học ? Hay đường Lê Lợi cùng Em bát phố khi trời lộng gió ? Hay Bến Bạch Đằng, lúc hết ăn tiền, vịt lộn hóng mát với Chương Ròm tuổi thiếu thời, hay với Mai Thanh Truyết những ngày đầu thời mất nước, hai thằng vừa nghéo lại được tay nhau ? Nhắc Chương Ròm, nhớ Chương Ròm một thời, đèo nhau Solex, cùng nhau ngồi Anh Vũ, nghe Bích Chiếu hát Nỗi Lòng bằng hơi thở ? Hay cũng cùng Chương, và Lân đi « thăm » chị Tình ở Ngã Ba Chú Ía ? Hay « nhớ » Tư Khàn Tài Phán với những « bước Tango tài tình », hay những « passes Be Bop bất hủ » ở những vũ trường Tự Do, Đêm Màu Hồng ? Hỉ Nộ Ái Ố, Buồn Vui lẫn lộn ! Ôi Việt Nam ! Cả một bầu trời quá khứ ! Thương quá ! Thương nhớ các đồng ngũ, chiến sĩ Tiểu đoàn 8 Dù cùng chia sẻ những ngày lãnh pháo Cộng Quân ở Mặt Trận Xa mát, ngoài bìa thành An Lộc Anh Hùng, trong Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, thuở đi lính 9 tuần ! Nỗi nhớ da diết, vương vấn, nhè nhẹ, khó ngưôi, không gì làm sao vứt bỏ được ! Dẩu có nghe lại bài hát xưa ? Một giọng ca xưa ? Cũng không nguôi ! Dù có đọc một áng văn xưa ? Cũng không toại ! Tôi chỉ biết nhớ !
Hay tại tuổi già ? Tuồi già nhớ tuổi trẻ thế thôi ! Nostalgie, nhớ nhà hóa ra là không phải nhớ nhà mình đang ở mà nhớ mái nhà xưa, thuở còn nhỏ ? Nhớ tuổi thiếu thời, mỗi ngày là một ấn tượng, mỗi dịp là mỗi kỷ niệm, ám ảnh, khó quen ! Thời ngon lành trai trẻ, hoạt náo ! Thời chỉ biết nhìn về phía trước ! Bây giờ nhìn kiếng chiếu hậu, quá khứ ! Và luyến tiếc một thời ! Thời của Việt Nam Quốc Gia tuổi trẻ ngây thơ lo học. Thời của Việt Nam Cộng Hòa tử tế, hiền hòa, nhiều thời cơ, nhiều giấc mộng !
Và nếu ngày mai ? Một Việt Nam mới được lập lại ? Mong một Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn thật sự Độc Lập Tự Do, Dân Chủ, Pháp Trị, Hiến Định, với toàn dân đồng một lòng hy sanh xây dựng lại một quốc gia tử tế đàng hoàng ? Mong lắm !
3/ 42 Tháng Tư Đen Khủng Bố của 71 Năm Bắc Thuộc :
Trưa hôm thứ hai 11 tháng Tư Đen nầy, chúng tôi trả lời một cuộc phỏng vấn của anh Nguyễn Chính Kết trên Đài Phát Thanh Sài gòn của thành phố Houston Texas Mỹ. Đề tài Khủng bố và đời sống hằng ngày của dân Âu Tây và đặc biệt dân Pháp.
Nếu đem so sánh với những năm tháng Việt Nam Cộng Hòa chúng ta sống dưới sự đe dọa khủng bố Việt Cộng thì khủng bố của Daesh ISIS-Nhà nước Hồi giáo chả thấm vào đâu cả ! Những hình ảnh trên các hệ thống truyền thống Âu Mỹ làm dân chúng Pháp ghê tởm Daesh, thấy sao tàn ác quá ! Nhưng đối với bà con thân hữu Việt Nam ta thuộc thế hệ chúng ta, thì chả ăn nhằm gì cả. Daesh có cắt đầu, cắt cổ các nhà báo da trắng ! Thì Việt Cộng thuở xưa có kém đâu ? Cũng cắt cổ, mổ bụng, dồn trấu thả sông. Thuở nhỏ lánh nạn ở Tân Uyên, Tân Trụ, được nhìn thấy « thằng chỏng trôi sông », đến nay hình ảnh vẫn còn ấn tượng trong ký ức ! Quên sao được những hình ảnh thời ấy, tuy chụp bằng hình đen trắng, in trên những tờ nhựt trình, với kỹ thuật yếu kém thời ấy, cũng đủ làm chúng ta khiếp đảm ! Nói như vậy, để nhắc nhở chúng ta (những người cùng chia sẻ một thế hệ, một không gian, một thời gian) đã quen sống và đã hiểu rõ thế nào là sống trong tình trạng khủng bố.
Nhưng nếu ngày nay, dân chúng bàn địa và dân chúng người Việt tỵ nạn Cộng sản chúng ta sống ờ Pháp, Âu Châu, có cảm thấy một « vài khó chịu » khi sanh hoạt di chuyển, thì tựu trung chỉ là những cái khó chịu nho nhỏ để đổi lại sự an ninh cho cuộc sống hằng ngày. Nào là hình ảnh các binh sĩ, cảnh sát, súng ống vũ trang đứng đầy đường… Nào phải mở xắc, mở bao, mở ví bóp, cặp, bị, ba lô cho các vệ sĩ, gác-dan các nhà hàng, cửa hiệu, xem xét…Nào phải trình diện, dơ tay lên trời, chim bay cò bay, cho cảnh sát vệ binh rờ bóp nắn túi…Bực mình nho nhỏ ! Hy vọng mang lại An Toàn ! Nhưng phải tiếp tục ra đường, phải sanh hoạt, phải sống, phải « pha », phải « tin vào số mệnh », « phải tin vào hệ thống An ninh của Nhà nước, Cảnh Sát,… ».
Nhưng khủng bố không thiết phải, đánh bom, đánh mìn, gây chết gây thương tích. So sánh Việt Nam của ta dưới thời chiến tranh ta sống với khủng bố Việt Cộng – cũng như nước Pháp ngày nay sống với khủng bố Hồi giáo quá khích Daesh. Căng thẳng là dĩ nhiên ! Nhưng một sự căng thẳng của một sự cảnh giác của một tình hình chiến sự buộc ta phải sống trong tự vệ. Chúng ta người Việt tỵ nạn Cộng Sản, đã làm quen với chiến sự, với tự vệ rồi.
Bằng chứng suốt thời chiến tranh với khủng bố, với chiến sự leo thang, chúng ta đâu có bỏ xứ ra đi đâu ? Khủng bố có thể do sự bất ổn bằng khủng bố tinh thần. Khủng bố tinh thần, không giết người, chỉ tạo bất ổn, bất an cho cuộc sống của con người, của sanh hoạt hằng ngày của người dân. Chế độ khủng bố tinh thần người dân Miền Nam của Cộng Sản khi chiếm Miền Nam đả tạo những cuộc vượt biên khổng lồ.
Nếu ngày nay, dân Syria, dân A Phú hản vượt biên di dân tỵ nạn ồ ạt, cũng dễ hiểu thôi ! Vì chỉ để mưu sanh thoát hiểm, ấy là chuyện dĩ nhiên, vì chiến tranh, vì tránh chết chóc. Nhưng khi xưa, khi dân Miền Nam Việt Nam tạo phong trào boat poeple làm náo động cả thế giới, thì lúc ấy Việt Nam đã hết chiến tranh rồi !
Thật là một điều nhục nhã cho Đảng Cộng Sản Việt Nam ! Vừa sau Ngày Thắng Trận, gọi là Ngày Giải Phóng Việt Nam, thì tức khắc đã có 3 triệu người bỏ xứ ra đi !
Khủng bố Việt Cộng lúc thời chiến tranh chưa đủ, lựu đạn, đánh bom, pháo khích ! Chưa đủ ! Đến thời bình, Việt Cộng tuy thắng trận rồi, vẫn tiếp tục khủng bố dân lành !
Khủng bố Việt Cộng, Khủng Bố Cộng sản vẫn tiếp tục từ 41 năm nay !
Ngay buổi giao thời, nào ruồng bố, khủng bố tinh thần người dân Miền Nam, đặc biệt người dân Sài gòn ! Nào loa phóng thanh khủng bố lỗ tai ! Nào khủng bố, bắt đi kinh tế mới, khủng bố bắt đi đào mương, làm thủy lợi. ! Nào khủng bố đổi tiền, đợt 1, đợt 2 ! Nào khủng bố bắt chợ trời, khủng bố bắt người vượt biên, khủng bố dài dài… Sau nầy, gần đây hơn, khúng bố cấm biểu tình chống Tàu cướp đất cướp biển !… Công An trị, Dùi Cui trị. Khủng Bố trị. Nào chống Dân Oan ! Nào Khủng Bố Người Dân Chủ ! Khủng bố chống Bloggers ! Dân làm báo …Khủng Bố ! Khủng Bố ! 41 Năm Khủng Bố ! Dài Dài … Và ngày nay, Khủng Bố chống người chống Bắc Thuộc ! Khủng Bố Chống Tàu Thuộc, Chống Người Yêu Nước !
Thay Lời Kết : 71 Năm Bắc Thuộc Đủ Rồi !
Bắc Thuộc ! Bắt đầu ngay từ thời Chống Pháp.
Bắt đầu ngay thời tên cán bộ Cộng Sản Tàu tên Lý Thụy, chồng của Tăng Tuyết Minh cầm đầu chi nhánh Đông Dương của Đảng Cộng Sản Quốc tế !
Trước khi hắn ta lấy tên Việt hóa Hồ Chí Minh !
Ngày nay, 1945 – 2016, đã 71 năm Hán Thuộc !
Hoàng sa giao hẳn với Công Hàm Bán Nước, ngay năm 1954 rồi. Cuộc hy sanh của các anh hùng Việt Nam Công Hòa tháng Giêng năm 1974, chỉ là chuyện đã rồi ! Và với cuộc hy sanh của các anh hùng hải quân Cộng Sản ở Gạc Ma càng khốn nạn hơn ! Vì buộc các chiến sĩ Hải quân không có quyền bắn trả. Hoàng Sa, Trường Sa nay hoàn toàn Tàu chiếm !
Tháng Tư Đen 2016 chỉ còn đầy Uất hận mà thôi ! Không chỉ 41 Năm Uất hận của Miền Nam Mà là 71 năm Uất Hận cả Nước.
Người trong Nước, Dân Quân Cán Chánh của một Việt Nam thật sư Việt Nam đâu rồi ?
Vìệc gì phải tự ứng cử, tự ứng cử để làm gì ?
Để nhập vào trò chơi giả hiệu của một Quốc Hội bù nhìn sao ?
Nhà Nước ấy không có chánh thống. Vì Đảng Cộng sản không có chánh thống. Vì đã Vi Hiến khi thay đổi người lãnh đạo cầm quyền trước thời hạn.
Dân Quân Cán Chánh của một Việt Nam thật sự Việt Nam chờ gì mà không dẹp bỏ tẩy chay đuổi những tên chóp bu lãnh đạo, Hán thuộc, để lấy lại chánh quyền ?
Hởi các Ứng cử Viên ! Muốn thật sự là người Việt Nam, nên dẹp cái trò chơi ấy đi ! Vì khi nhận ứng cử trong một chế độ Vi Hiến thì quý vị cũng đồng lỏa Vi Hiến thôi !
Hãy đòi quyền Lập Pháp và Hành Pháp cho người dân Việt Nam !
Người Dân Việt Nam ! Hãy đồng loạt lấy lại quyền Tự quyết, lấy lại quyền Quyết Định Vận mạng cho Việt Nam
71 năm Bắc Thuộc, Hán thuộc đủ rồi !
Hồi Nhơn Sơn Ngày 15 tháng 4 Đen thứ 42, Năm 2016
Lật qua vài cuốn sử viết ở hải ngoại – Hạ Long Bụt sĩ
Ba bộ Sử trên, của ba sử gia hải ngoại, viết Sử khi đã trên tuổi tri thiên mệnh, là công trình rất đáng quý trọng của trí thức Việt hải ngoại, những bó đuốc thiêng tiếp nối dòng sinh mệnh dân tộc. Nhu cầu còn lại hiện tại là loại sách khảo cứu kinh tế, xã hội học, nhân chủng học, tương lai học, rất hiếm hoi và rất cần thiết cho một VN 90 triệu dân đang trong cơn lốc chuyển hoá.
Xưa kia Việt Nam Sử Lược xb 1919 của Trần Trọng Kim là một cuốn sách giáo khoa, dành cho chương trình cấp trung học, đủ mà gọn, đầy tính sư phạm, nhưng không xếp Hai Bà Trưng làm một triều đại, hạ thấp chính triều Mạc có 65 năm trị vì tại Thăng Long ngang với nhóm Lê Trịnh còn trong chiến khu rừng núi, là vài khiếm khuyết mà sử gia sau, Phạm Văn Sơn tác giả Việt Sử Toàn Thư (1960) và bộ Việt Sử Tân Biên, gồm 7 cuốn, đã vạch ra (xb từ 1956-72).
Sau này, tại hải ngoại, các sử gia khác, như Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Cao Dương, Tạ Chí Đại Trường, Cao Thế Dung, Vũ Ngự Chiêu, Thuỵ Khuê… đã đóng góp rất nhiều cho bộ môn Sử, chưa kể các tập Hồi Ký lịch sử, rất phong phú, cũng đã phản ảnh được các biến cố cùng hoàn cảnh xã hội VN từ 1945-75- tới nay.
Ba bộ sử lớn trong 30 năm nay là:
1- Nhìn Lại Sử Việt, 5 tập, Tập I (từ Tiền sử đến Tự chủ -2007 ) của Lê Mạnh Hùng, luận giải được đề tài khúc mắc:
· Từ Việt có từ bao giờ, Lạc đổi thành Lạc Việt, rồi Việt Câu Tiễn, rồi Bách Việt, rồi Nam Việt của Triệu Đà có liên hệ ra sao ? Tác giả Lê Mạnh Hùng cho ta biết Lạc ở sông Hồng trở thành Lạc Việt từ khi Mã Viện xâm lăng (tr 123), Mã Viện nhập Lạc vào các bộ tộc Việt đã bị Hán hoá như Điền Việt, Mân Việt với hậu ý rằng Lạc rồi cũng bị Hán hoá như những nhóm Việt kia. Bộ tộc Lạc đã có văn minh Trống đồng cả 200 năm trước khi Âu Lạc bị sáp nhập vào Hán, tk 5 trước CN, cả 3 nước nam Trường giang là Sở Ngô Việt đã bị Hán diệt và bị Hán hoá hoàn toàn. Sau này do loạn Vương Mãng năm 9-23, dân Hán di sang ta khá đông, kiểm tra dân số đời Tiền Hán (năm 2) và Hậu Hán (năm 140) cho thấy dân số Giao Chỉ tăng nhiều, 981,755 người, đông nhất trong 7 quận Giao châu (tr.269).
· Chiến trận 1946 tại thành phố cảng Hải Phòng nổ ra 3 lần, do vấn đề tranh chấp kiểm soát thuế vụ. 20/11/1946, 21 và 23-28/11. Đại tá Pháp Dèbes ra lệnh 3 tầu chiến đậu ở sông Cửa Cấm nã súng vào cứ điểm kháng chiến VM, dân chết nhà cháy, dân chạy ra Kiến An, Đồ Sơn. Số dân quân bị chết, theo cuốn Việt Sử Khảo Luận -Hoàng Cơ Thuỵ ghi lại theo nhiều nguồn ( tr.2135 tập 9) :
Tham mưu Pháp cho rằng có 300 người chết.
Việt Minh nói 20,000 người
Tướng Grass 1500 người
Đề đốc Battet trên tầu chỉ huy ngoài khơi nói 6000 người theo lời kể của vài cố đạo Pháp, các vị này cũng chỉ nghe vài giáo dân chạy loạn kể lại.
Con số 6000 người, chúng tôi cho là quá lớn (bằng số chết ở Mậu Thân Huế 1968) khi dân số cả tỉnh Hải phòng khi đó chỉ khoảng 7-8 chục ngàn người, và khó chính xác vì dựa trên lời kể lại 2 lần. (1)
Tác giả Lê Mạnh Hùng trong Nhìn lại Sử Việt-Hiện Đại- 1945-75 (xb 2015-743 trang) : tuần dương hạm Suffren ngoài khơi pháo kích vào khu phố ta khiến cho trên 6000 thường dân bị thương vong. ( tr. 109)
Trong Nhìn Lại Sử Việt- Lê Mạnh Hùng xb 2011- cuốn đầu, tác giả viết :Chế độ công xã nguyên thuỷ thịnh hành từ đời Hùng Vương trong xã hội ta, đến thời Khúc Hạo có thể nói là đã cáo chung. (tr.254). Theo đúng quan điểm Mác Xít, trong cuốn Thời Đại Hùng Vương- nhà xb KHXH Hà nội 1973 (2) viết : “ Nghiên cứu thời đại Hùng Vương, còn là nghiên cứu quá trình tan rã cộng đồng nguyên thuỷ và hình thành xã hội có giai cấp đầu tiên trên đất nước ta. Nghiên cứu tốt thời đại này sẽ đóng góp nhiều cho sự hiểu biết về phương thức sản xuất châu Á”. (tr.14)
Theo lối nhìn Duy vật sử quan Mác xít thì tới thời Hùng Vương, đã có tổ chức xã hội, có Lạc Hầu Lạc tướng thì quá trình cộng đồng nguyên thuỷ trước đó đã tan rã chứ không còn thịnh hành nữa.
Dù sao, đi vào mê đạo Mác xít cũng sẽ sai lệch vì phải gò ép diễn trình lịch sử theo một cái khung suy tưởng triết học, sẽ dẫn tiếp tới khâu mâu thuẫn giai cấp, chủ-nô, bóc lột lao động, rồi thoá mạ cả tổ tiên : “Nhưng Vua và Lạc hầu là những kẻ thống trị có có quyền lực lớn nhất. Họ bóc lột dân trong những công xã, bằng cống nạp và lực dịch, đồng thời bóc lột sức lao động của nô lệ.” (Thời Đại Hùng Vương HàNội -tr.145). Mỗi lần ăn bánh dày bánh chưng, đọc chuyện vua cầu hiền cậu bé Gióng lên ba, vua gả công chúa cho Tản Viên, con ông bán dầu… người đọc thấy ngâm ngùi! sao con cháu nỡ lấy ông Do Thái Mác ra mà đấu tố tổ tiên dựng nước ! thuở ấy làm gì có giai cấp, có bóc lột, có nô lệ ! có chăng là Lạc chế, Lạc điền, có bộ lạc, làng xã tổ chức thô sơ phân nhiệm gia đình gia tộc, tay làm hàm nhai, chứ chưa phải là một hệ thống kinh tế có giai cấp được .(2)
Nói chung, bộ Nhìn Lại Sử Việt là một công trình sử học có nhiều điểm mới, tài liệu mới, nhưng chưa hẳn đã khách quan, thí dụ trận Khe Sanh (tập 5 tr. 646) xem YouTube về trận đánh này thì B52 Mỹ dội bom chết 15000 quân VC, cán binh số tan rã số đào ngũ, không còn mở nổi một cuộc tấn công nào vào cứ điểm, nhưng theo tác giả LMH viết thì Bắc Việt muốn đánh lạc hướng, vây Khe Sanh, mà thật ra là nhằm tấn công vào thành thị Tết Mậu Thân, họ đã chuyển 2 trung đoàn vào đánh Huế, như vậy 20,000 quân vây Khe Sanh kia đi đâu, rút hay đã chết ? (xem Battle of Khe Sanh I, II, và III trên Youtube, trận đánh từ tháng 1 tới tháng 4, 1968 mới dứt).
2- Bộ Việt Sử Khảo Luận của Hoàng Cơ Thuỵ xb Nam Á (1984-2001 Paris) gồm 15 tập, gần 4000 trang khổ lớn, chữ nhỏ, sau in thành 6 cuốn lớn, ghi nhiều chi tiết lý thú :
-Thiếu tá OSS Patti Mỹ, đứng với Võ nguyên Giáp nghe cử bản Quốc Tế Ca- International Communiste 8/1945 ở HàNội, Patti về Mỹ bị giam vì có nhận vàng hối lộ của Tuần Lễ Vàng VM ( VSKL tr. 2065 -nguồn ảnh Historia số 243-1972 tr.38. )
-12-1949 Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Đài Loan, 30,000 quân Tầu QDĐ chạy sang Lạng Sơn, 4000 quân chạy sang Lai Châu, mãi tới 1953 họ mới được đưa đi Đài Loan (tr.2184)
-Trích lại thư viết tay của HCM gửi cho chủ tịch CS Pháp Thorez tháng 8-1946.
-Trích lại việc VMCS trao 20 lượng vàng (từ Tuần Lễ Vàng) cho báo CS Pháp Humanité để viết bài ủng hộ phái đoàn trong hội nghị Fontainebleau (2-7-46) tr.2114-
Là một luật gia, hành nghề tại Sài Gòn từ trước 1945, tác giả chứng kiến và viết kỹ nhất về tình hình Nam bộ từ thời 1940, ông có kiến thức cao và kinh nghiệm luật gia để mổ xẻ các hiệp ước, hiệp định, hội đàm, khoản nào lợi, khoản nào hại cho VN… Riêng về Hội Nghị Genève 1954 ông dành ra 67 trang lớn với đầy đủ chi tiết về lập trường các phe, Quốc, Cộng, Pháp, Tàu, Nga, Mỹ. Theo đó trong hội nghị Berlin tháng 1-2/1954 giữa Mỹ, Anh, Pháp, Nga bàn về Cao Ly, ngoại trưởng Pháp Bidault xin bàn luôn vấn đề Đông Dương, hội nghị đồng ý, sẽ họp tiếp ở Genève 26-4-1954 bàn về cả Cao Ly lẫn Đông Dương. Như vậy không hẳn là vụ Điện Biên Phủ đã đẩy tới hội nghị Genève. ( tr.2566).
Lê Mạnh Hùng mở đầu thời Cận Đại 1945-75 Chương Một : Việt Minh và đảng CS Đông Dương. Tiết 1-1 là HCM và Hoa Kỳ. Mãi tới chương 8 và 11 mới thấy nhắc tới Bảo Đại và chính quyền quốc gia.
Trong khi đó, Hoàng Cơ Thuỵ mở đầu VSKhL tập 9 –Độc Lập Kỳ 3, Chương Duy Nhất : “Từ Hoàng Đế Bảo Đại đến Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ” 11-3-1945/30-8-1945.
Xét theo biên niên thì HCThụy bố cục hợp lý hơn vì Bảo Đại với chính phủ TrầnTrọng Kim mở đầu Độc lập VN cả 6 tháng trước khi VMCS cướp chính quyền.
Xét theo chính sử suốt ngàn năm từ Ngô-Đinh-Lê- Lý-Trần -Lê Sơ-Mạc-Lê Trịnh tới Tây Sơn-Nguyễn, thì ông vua Nguyễn cuối cùng Bảo Đại, vẫn là vị quân chủ đứng đầu nước, chính danh chính vị. Mở đầu thời cận đại với VMCS thiết tưởng không thể hợp lý. (3)
Xem thế ngòi bút của tác giả VSKhảoLuận khởi đi với hồn sử quốc gia dân tộc, không chịu ảnh hưởng của sách báo tả phái Việt, Pháp, Mỹ. (4)
Nhược điểm : bút pháp đôi khi không nghiêm chỉnh: bắn như điên, nổ súng đoành đoành ( tr.2131) viết Sử mà có khi dùng thể văn nói chuyện… Một số thư từ độc giả in vào cuối tập, cũng không hại gì đến đại thể, lại làm bộ sử sống động hơn với lời bàn, phê phán của các độc giả đương thời, tỷ dụ như thư của cụ Hồ Tá Khanh (bộ trưởng Kinh tế Chính phủ Trần Trọng Kim) , của tướng Trần Văn Đôn, phản biện của Vương Văn Đông về chính biến 11/1960, góp ý của Bs Trần Văn Tích…
Lỗi in ấn như Hội Đồng An Dân Bắc kỳ 19-5-1947 in sai là 1957 (tr. 2161) có lẽ vì thiếu nhân sự đọc sửa lại (proof reading) và thời ấy, 1984, máy vi tính chữ Việt chưa có và vi tính cũng chưa phổ biến ở Pháp, và cả ở Mỹ.
Ưu điểm : chi tiết tỷ mỉ, tài liệu dồi dào, tập 9-10-11 về thời hiện đại là một đại sự điển các biến cố, một nguồn tham khảo reference không thể thiếu.
Ở hải ngoại, thiếu nhân lực và tài lực, lại rất nhiều tài liệu quốc tế, một mình tác giả khó ôm đồm kho sử liệu phong phú, bộ sử VSKhL của HCThuỵ cả vạn trang nếu in ra khổ thường, bố cục vững nhưng trình bày rườm rà, dù khảo kỹ, luận hay.
3- Bộ Việt Sử Đại Cương của Trần Gia Phụng gồm 7 cuốn (2003-2013) là công trình đứng đắn, đầy đủ tư liệu của một nhà giáo, nhà sử học đã viết 21 tập sách xb từ 1997 tới nay. Cuốn Án Tích CS 2001 được giải thưởng Văn Học của Hội Quốc Tế Y Sĩ VN Tự Do, cuốn Bảo Đại xb 2014 là một thành tựu, ngòi bút khách quan và nhân bản, vẽ rõ chân dung một ông Vua tốt, có lòng có công với đất nước, hơn hẳn Phổ Hy vua cuối nhà Thanh. Tác giả cho ta biết vài khúc bi sử khi Bảo Đại bị họ Ngô truất phế : họ tịch thu tài sản của các bà vợ BĐ, đuổi bà Từ Cung ra khỏi cung An Định (tr.322) là những hành vi tiểu nhân của họ Ngô vốn là quan của triều Nguyễn và do BĐ bổ nhiệm làm Thủ Tướng. Các bài báo của Trần Gia Phụng về họ Mạc ở phương Nam, về Chiêm Thành, về Hội Tam Điểm… là những công trình khảo cứu nghiêm túc đào sâu sử liệu.
Ba bộ Sử trên, của ba sử gia hải ngoại, viết Sử khi đã trên tuổi tri thiên mệnh, là công trình rất đáng quý trọng của trí thức Việt hải ngoại, những bó đuốc thiêng tiếp nối dòng sinh mệnh dân tộc. Nhu cầu còn lại hiện tại là loại sách khảo cứu kinh tế, xã hội học, nhân chủng học, tương lai học, rất hiếm hoi và rất cần thiết cho một VN 90 triệu dân đang trong cơn lốc chuyển hoá.
Nguồn : http://www.diendantheky.net/2016/04/ha-long-but-si-lat-qua-vai-cuon-su-viet.html
Chú thích
(1) các giáo chức trường Ngô Quyền Hải Phòng khi đó như ông bà gs Sử Địa Tăng Xuân An, thân phụ chúng tôi… dậy học trường Ngô Quyền từ 1928-46, cũng chạy loạn trong biến cố đó về Kiến An, Quảng Yên. Giống như ở Hà Nội, tự vệ thành đặt ổ kháng chiến trong khu nhà dân phố nên cả thường dân cũng chết lây. Tây bắn thì dân chạy, núp xuống hầm chữ chi sẵn có để tránh bom Đồng Minh ném xuống quân Nhật từ 1942, khó mà Tây bắn chết được hàng ngàn người !
(2) Do Văn Tân cùng soạn với Nguyễn Đổng Chi, Lê Văn Lan…chúng tôi gạch dưới mấy chữ quan trọng.
Ít sử gia biết tới quan điểm Sử của Lý Đông A, vượt Duy tâm Duy Vật, trong tập Việt Sử Thông Luận và Ám Thị Biểu-lưu truyền từ khoảng 1943. Đời Hồng Bàng nằm trong Văn Hoá Kỳ, với văn hoá mới Gậy Thần Sách Ước, quân chủ phân quyền, bình sản, vẽ mình ăn trầu, nhuộm răng, tóc ngắn. Lý Đông A đưa ra lập luận đặc sắc : Hán cai trị Giao Chỉ là Thực quan chứ không phải là Thực dân, cho nên các bộ lạc Việt vẫn được tự trị như Lạc chế xưa, chỉ phải cống hiến sản vật như quế, ngọc trai, chim trĩ… Đặc biệt LĐA cho rằng sau khi Hai Bà Trưng thất bại, nhóm người thuần tuý Việt do ông Khu Liêm dẫn chạy về Nam lập nên nước Lâm Ấp (vùng Quảng Bình) bảo tồn chủ lực dân tộc cũ. Chính Lâm Ấp đã giúp Mai Hắc Đế dấy nghiệp theo tinh thần Văn Lang ở vùng nay là Nghệ An.
(3) Trong buổi ra mắt sách ngày 20-2-2016 tại San Jose, CA tác giả Lê Mạnh Hùng dẫn lời cụ Hoàng Xuân Hãn : “VM họ mạnh thì họ chiếm đoạt trước.” Cụ HXH theo CS, đến cuối đời còn được tặng huân chương như công thần của chế độ. Thực tế thì kẻ mạnh vẫn là kẻ cướp chính quyền sau. Chép Sử cần ghi diễn tiến lớp lang trước sau vậy.
(4) Xem công trình ngoại giao dành độc lập của Bảo Đại qua cuốn Bảo Đại của Trần Gia Phụng- Non Nước Toronto xb 2014.
Vui cười
Một cô gái có việc đột xuất phải đi qua nghĩa địa lúc nửa đêm. Cô nín thở, tim đập thình thịch, cảm giác như có người đang rảo bước phía sau để vồ lấy mình. Chợt cô nhìn thấy ở phía trước một người đàn ông cao lớn đang thong thả bước như cố ý chờ. Mừng quá, cô vượt lên ngang anh ta và nói:
– Anh gì ơi cho em đi cùng với, em đang sợ quá! Chắc là anh chả sợ ma đâu nhỉ?
– Người đàn ông từ từ quay mặt sang, nhìn cô bằng hai hốc mắt trống hoác, liếm môi và nói: Hồi còn sống, tôi cũng sợ ma như cô.
Dân Tộc Sinh Tồn (tt) – GS Nguyễn Ngọc Huy
D. Chế độ quốc xã
Sau khi nắm được chánh-quyền ở Đức, Hitler thi-hành một chế-độ hết sức gắt gao. Ông sửa đổi cách tuyển chọn nhơn-viên Nghị-viện để có một Quốc-hội dễ bảo, sẵn sàng chấp-nhận hết những mạng-lịnh của mình. Ông khuếch-trương những tổ-chức xung-phong của đảng Quốc-xã, và tổ-chức thêm các cơ-quan trinh-sát, để dò xét đàn-áp tất cả những người có xu-hướng đối-lập với ông.
Cũng như Mussolini, Hitler tìm cách huy-động lực-lượng toàn-dân, bằng cách tạo ra những tổ-chức phụ-thuộc ở khắp nơi, bắt đầu từ những đoàn thiếu-sinh và thanh-niên Quốc-xã, đào-luyện những thiếu-niên theo tinh-thần thờ phụng và tuân lịnh Hitler. Đi xa hơn Mussolini trong sự đàn-áp đối-lập, ông bày ra những trại tập-trung, giam giữ những kẻ thù của chế-độ ông.
Nhưng có lẽ hành-động tàn-bạo nhứt của ông là sự bài-trừ Do-thái. Những công-dân gốc Do-thái bị truy ra, đều bị bắt bớ, đày ải, giết hại hàng vạn ; số người sót lại phải bỏ nước Đức trốn đi. Cách cư-xử của các nhơn-viên Quốc-xã đối với những người chỉ có mỗi một cái tội là sanh ra trong một gia-đình Do-thái ở các trại giam và lò sát-sanh, đã làm sôi lòng công-phẫn của cả thế-giới.
Nhưng đối với quốc-gia Đức, Hitler đã thi-hành một chương-trình kiến-thiết vĩ-đại. Chỉ trong một thời-gian ngắn, nền kinh-tế Đức đã phát-triển một cách vô cùng mạnh mẽ, nạn thất-nghiệp được giải-quyết, nền kỹ-nghệ hết sức mở mang và được hướng về sự sản-xuất chiến-tranh.
Một mặt khác, Hitler chặt đứt những xiềng xích của Hòa-ước Versailles rèn ra để trói buộc dân Đức. Ông tuyên-bố không nhìn nhận sự hạn-chế quân-lực Đức, và thi-hành lịnh cưỡng-bách tòng-quân, tạo ra cho nước Đức một đạo quân hùng mạnh. Nhờ một nền kinh-tế vững chắc, trù-phú, một kỹ-nghệ rất cao, một chánh-sách hướng mọi sự hoạt-động về sự chuẩn-bị chiến-tranh, đạo quân này đã được võ-trang một cách đầy đủ.
Chánh-sách dự-chiến này làm cho Hitler không thể thi-hành trọn vẹn chương-trình nâng cao mức sanh-hoạt của lao-động. Tuy thế, đời sống hạng cần-lao cũng được cải-thiện nhiều, nhờ sự thạnh-vượng mà chế-độ mới mang đến cho quốc-gia Đức.
Đ. Những nhược điểm của chủ nghĩa và chế độ quốc xã
Thuyết siêu-tộc làm nền tảng cho chủ-nghĩa Quốc-xã của Hitler kể ra cũng có những lý-luận chặt chẽ, nhưng nó không hợp với khoa-học. Thật-sự, không có điều gì chứng-nhận rằng những nền văn-minh đều do nơi chủng-tộc Ayren tạo-lập ra.
Những dân-tộc da vàng mà Hitler cho là rất kém hèn so với người da trắng từng tạo ra những nền văn-minh rực rỡ. Hơn nữa, đến ngày nay, người ta cũng vẫn chưa biêt rõ phần tham-dự của những chủng-tộc xưa kia vào nền văn-minh hiện tại là bao nhiêu, vì sự tiếp-xúc chặt chẽ giữa các chủng-tộc trong mấy ngàn năm đã hỗn-hợp những nền văn-minh lại và gán cho nó một tánh-cách đại-đồng. Bởi đó, ngoại-trừ một số đặc-điểm làm màu sắc địa-phương, người ta rất khó đoán chắc điều gì là do dân-tộc nào phát-minh trước nhứt.
Về thuyết cho rằng máu Đức là một thứ máu Aryen thuần-túy, ta không thể tin được, vì sau mấy mươi thế-kỷ chung lộn nhau, chen chúc nhau trên mặt địa-cầu, không một dân-tộc nào có thể tự-hào rằng dòng máu mình còn nguyên vẹn, không trộn lẫn với giống khác, càng không thể nữa là dân Đức, một giống dân sống ở giữa Âu-châu, trên con đường qua lại của những dân-tộc đông tây.
Vả lại, sự trộn lộn nhau giữa các chủng-tộc cũng chưa hẳn là một điều có hại cho sự tiến-hóa của nhơn-loại. Sự giao-hợp giữa dị-loại đã đành là không đưa đến kết-quả tốt. Nhưng sự thuần-túy của chủng-tộc chưa chắc đã là một việc hay.
Người trong thân-quyến thông-hôn nhau thường sanh ra những đứa con ngu-độn, bịnh-tật. Những nhà mục-súc đã nhận thấy rằng một chủng-loại giữ thuần-túy mãi mãi thì lần lần suy kém đi. Họ đã dùng phương-pháp trộn giống, để mang một nguồn sanh-khí mới đến cho những thú chăn nuôi. Có phải chăng vì nhận thấy những điều này mà những vị thủy-tổ của lễ-giáo phương đông cấm tuyệt hôn-nhơn giữa người đồng tánh, cốt để cho các dòng họ do nơi các bộ-lạc mà ra, lần lần trộn lẫn với nhau ?
Gần ta hơn nữa, óc kinh-dinh, chí mạo-hiểm, trí sáng-kiến và sự phồn-thịnh của dân-tộc Mỹ là một dân-tộc do nhiều người thuộc nhiều dân-tộc khác nhau hỗn-hợp lại mà thành cũng là một luận-cứ vững chắc để chứng-nhận rằng thuyết siêu-tộc là sai.
Sau cùng, ta nhận thấy rằng dân Do-thái không đến nỗi tệ như Hitler đã bảo. Bị mất nước hơn hai ngàn năm, tứ tán ở bốn phương trời, lang thang khắp các nước trên thế-giới, người Do-thái đã không đồng-hóa với những dân-tộc chứa chấp họ, đã duy-trì được những bản-sắc của nòi giống, mà lại còn giữ vững được tinh-thần ái-quốc, không bao giờ quên lãng Tổ-quốc. Măc dầu luôn luôn bị đàn-áp, họ không lúc nào chán nản, và cần-cù nhẫn-nại, họ lần lần chiếm lấy những nguồn lợi lớn lao trong nước họ ngụ-cư.
Những vĩ-nhơn, danh sĩ người Do-thái cũng không phải ít. Tuy đúng như lời tố-cáo của Hitler, họ chuyên-môn gieo rắc mầm chia rẽ ở các nơi, nhưng đó cũng là một lợI-khí họ có quyền dùng để mưu-đồ sự sinh-tồn cho họ. Cứ công-bình mà nói, dân Do-thái cũng là một dân-tộc đáng được sống còn và chẳng kém dân-tộc nào trên thế-giới.
Thuyết siêu-tộc của Hitler tuy chẳng đúng với khoa-học nhưng lại hợp với óc thần-bí của người Đức và tánh tự-tôn tự-đại của họ. Nó đánh vào cái ước-vọng âm thầm mà họ mơn trớn từ bấy lâu nay, là mộng xâm-chiếm hoàn-cầu. Vì đó, nó được dân-tộc Đức ồ ạt hưởng-ứng. Với tánh-cách quá-khích của nó, nó nung nấu tinh-thần người Đức, làm cho họ phấn-khởi lên, và xây dựng nước Đức thành một nước hùng-cường.
Nhưng nó không kìm nổi cái đà xô đẩy dân Đức. Nó đưa họ đến nhiều tham-vọng quá cao, lại làm cho họ có một óc kỳ-thị sai lầm đối với những dân-tộc hùng-cường khác, nhứt là dân Mỹ, một giống dân lai, và do đó bị xem là hèn kém, đáng khinh. Những điều này đã đưa dân-tộc Đức vào một cuộc phiêu-lưu khủng-khiếp.
Một mặt khác, chủ-trương độc-tài từ thuyết siêu-tộc thoát- thai ra chẳng những làm khổ cho dân Đức, mà còn đưa họ đến những hành-động vô-nhơn-đạo đối với người Do-thái, làm cho cả hoàn-cầu đều có ác-cảm với nước Đức. Đó là những mầm mống làm cho chế-độ quốc-xã phải thất-bại sau này. Vậy chỗ mạnh của thuyết siêu-tộc cũng lại là chỗ yếu của nó vậy.
III. Kết luận về chủ nghĩa phát xít và quốc xã
Trong những xã-hội đang lăn lộn trong sự hỗn-loạn do sự xung-đột giữa những lý-thuyết dân-chủ và xã-hội gây nên, phong-trào Phát-xít và Quốc-xã tượng trưng cho sự phản-động của ý-thức quốc-gia nguy-khốn. Đối với cái văn-minh vật-chất dựa vào số đông vô-ý-thức, dựa vào phần lượng, nó đem một nền văn-minh tinh-thần dựa vào phần phẩm để chống lại. Đối với nguyên-tắc phóng-túng, nó đem nguyên-tắc quyền-lực để chống lại, đối với chủ-trương cá-nhơn vị-kỷ, nó đem chủ-trương quốc-gia chủng-tộc để chống lại.
Nó đã thành-công được ở những nước chưa có một truyền-thống dân-chủ vững chắc và gặp nhiều khó khăn trong sự giải-quyết những vấn-đề nộI-bộ. Trong những nước này, nó gây ra một xúc-động tâm-lý mạnh mẽ, ghép người vào một kỷ-luật gắt gao, và nhờ đó mà xây dựng được sự hùng-cường cho quốc-gia.
Thành-thật mà nói, những phong-trào Phát-xít và Quốc-xã cũng có nêu ra vài nguyên-tắc tốt đẹp. Nhưng sự phủ-nhận nhơn-cách con người, hủy-diệt sự tự-do cá-nhơn, bắt con người lệ-thuộc quốc-gia một cách chặt chẽ, đã đưa chủ-trương Phát-xít và Quốc-xã đến những sự tàn-bạo phũ phàng. Xét về phương-diện hành-động, những đảng Phát-xít và Quốc-xã không hơn gì đảng Cộng-sản Đệ Tam Quốc-tế, xét về phương-diện lý-thuyết, những chủ-nghĩa Phát-xít và Quốc-xã còn kém chủ-nghĩa Cộng-sản rất xa. Do đó, tư-tưởng phát-xít và quốc-xã không sao thoát khỏi sự thất-bại, và những người khởi-xướng những phong-trào phát-xít và quốc-xã cũng không tránh khỏi sự nguyền rủa của nhơn-loại sau khi phong-trào ấy bị đổ vỡ và tiêu-diệt.
CHƯƠNG V
Những chủ nghĩa muốn hỗn hợp lý thuyết dân chủ và lý thuyết xã hội: Chủ nghĩa tam dân và chủ nghĩa tân dân
Trong lúc xã-hội Âu-châu trải qua những cuộc biến-động do xu-hướng dân-chủ và xã-hội gây ra, các xã-hội Á-châu vẫn nằm dưới ảnh-hưởng của nền tư-tưởng cổ-truyền. Và mãi đến cuối thế-kỷ thứ 19, đời sống chánh-trị của những dân-tộc Á-châu chỉ qui vào việc tranh-đấu với các dân-tộc khác, hay vào những cuộc cách-mạng mà mục-đích là thay đổi triều-đại hoặc người nắm chánh-quyền. Đến lúc người da trắng đã có thế-lực mạnh mẽ trên hầu hết lục-địa Á-châu, những lý-thuyết dân-chủ và xã-hội mới theo chân họ mà tràn sang Đông Á.
Những tư-tưởng trình bày trong các lý-thuyết ấy có một tánh-cách mới lạ hoàn-toàn đối với những phần-tử cấp-tiến của các dân-tộc Á-Đông. Một số người trong hạng này tin rằng chính những tư-tưởng dân-chủ và xã-hội đã đưa các nước Âu Mỹ đến sự hùng-cường. Vì thế, họ hướng về nó một cách cuồng-nhiệt. Tuy-nhiên, các lý-thuyết dân-chủ và xã-hội không hấp-dẫn nổi quần-chúng Viễn-Đông theo mình, vì ở Viễn-Đông, nó đã gặp một xã-hội khác hẳn xã-hội Âu-châu, một xã-hội mà cách tổ-chức đặc-biệt làm cho dân-chúng không còn thấy những nguyên-tắc dân-chủ xã-hội là những sự thật hiển-nhiên cần-thiết.
Như ta dã thấy, nền quân-chủ ở các nước Viễn-Đông có tiếng là chuyên-chế, nhưng kỳ thật, nó dựa vào những nguyên-tắc công-bình hơn nền quân-chủ cổ-điển Âu-châu. Nhà vua bề ngoài là ông ” thiên-tử ” thay mạng Trời mà cai-trị dân, nhưng theo đạo Nho, ông chỉ thay được mạng Trời khi ông lo cho quyền-lợi của dân-chúng. Trái lại, nếu vua tàn-bạo, hôn-ám, dân có quyền nổi lên làm cách-mạng, phế đi rồi đem người khác lên thay. Ngoài vua ra, lại không có một chức-vị nào thế-tập nữa. Các viên quan-lại đều là những người trong đám bình-dân xuất thân, họ chỉ nhờ học giỏi, thi đậu mà ra cầm quyền-bính chớ không phải vì họ là con nhà quí-tộc mà được làm quan.
Dân-chúng quả có chia ra làm bốn hạng : sĩ, nông, công, thương. Nhưng sự phân chia này không có tánh-cách khu-biệt đẳng-cấp. Nó chỉ dựa vào nghề-nghiệp của mỗi người, mà người ta lại đưọc tự-do chọn lựa nghề-nghiệp của mình. Thường-dân được hưởng một chế-độ tự-do rộng rãi : những người đóng đủ phần sưu-thuế của mình rồi thì được tự-do đi lại, tự-do tín-ngưỡng, chánh-phủ không cần biết đến đời tư của họ.
Xem thế, sự bất-bình-đẳng ở xã-hội Viễn-Đông thuở trước đại-khái do nơi tài-cán riêng của mỗi người mà ra, và người thường-dân lại được hưởng một sự tự-do cá-nhơn khá rộng. Nguyên-tắc quân-chủ ở Viễn-Đông có vẻ công-bình hơn nguyên-tắc quân-chủ Âu-châu, nên dân-chúng không thấy sự cần-thiết phải lật đổ nền quân-chủ và không hiểu chủ-trương tự-do bình-đẳng của lý-thuyết dân-chủ. Sự chênh lệch giàu nghèo ở Viễn-Đông cũng không quá rõ rệt như ở xã-hội Âu-châu, và khẩu-hiệu giai-cấp tranh-đấu không gây được một kết-quả lớn lao như trong xã-hội tư-bản Âu Mỹ.
Hai lý-thuyết dân-chủ và xã-hội vốn phát-sanh từ những điều-kiện đặc-biệt của xã-hội Âu-châu, nên lúc ban đầu những mục-tiêu tranh-đấu do nó đưa ra không được dân-chúng Viễn-Đông nhiệt-liệt hưởng-ứng. Thêm nữa, ở Á-Đông, ngoài Nhựt-bổn ra, nước nào cũng bị các dân-tộc da trắng chinh-phục làm thuộc-địa hay chi-phối về mặt kinh-tế. Do đó, những người tranh dấu chánh-trị thiên về tư-tưởng quốc-gia nhiều hơn. Tuy-nhiên, những nhà cách-mạng Á-Đông lần lần nhận thấy rằng một chủ-nghĩa quốc-gia mạnh mẽ và hẹp hòi, hay có tánh-cách bài ngoại rất khó đưa họ đến sự thành-công, vì nó làm cho các dân-tộc da trắng liên-kết nhau để chống chọi lại. Do đó, họ tìm cách ghép những tư-tưởng dân-chủ và xã-hội trong hệ-thống suy-luận của họ, để gây thiện-cảm của những phần-tử cấp-tiến trong các dân-tộc da trắng làm cho những phần-tử này ủng-hộ họ trong cuộc tranh-đấu. Vì lý-do này mà phát-xuất ra những chủ-nghĩa có tánh-cách dung-hòa tư-tưởng quốc-gia với tư-tưởng quốc-tế, tư-tưởng dân-chủ với tư-tưởng xã-hội. Đó là những chủ-nghĩa Tam Dân và Tân-Dân.
I- Chủ nghĩa tam dân
A- Tình thế Trung Hoa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20
Trung-Hoa là một đế-quốc đất rộng, dân đông, lại có một nền văn-hóa tối cổ. Trước thế-kỷ thứ 18, nước ấy đóng vai tuồng bá-chủ ở Á-Đông, và trong sự giao-thiệp với người Trung-Hoa, các nước Âu Mỹ vẫn phải xử sự một cách trọng-thể. Nhưng trong khi các nước Âu Mỹ nhờ tinh-thần khoa-học mà khuếch-trương được lực-lượng vật-chất của mình, và trở nên rất mực hùng-cường, nước Trung-Hoa vẫn cứ giữ tinh-thần và tổ-chức cũ nên lần lần yếu kém. Do đó, từ đầu thế-kỷ thứ 19 trở đi, Trung-Hoa càng ngày càng lép vế trong sự bang-giao với các nước Âu Mỹ.
Sự thất-bại của người Trung-Hoa bắt đầu năm 1840 với trận chiến-tranh Nha-phiến. Vì nhận thấy nha- phiến là một chất độc có hại cho thể-chất và tinh-thần người nước mình, triều-đình Mãn-Thanh nghe lời viên Tổng-đốc Lưỡng-Quảng là Lâm Tắc Từ, ra lịnh cấm bán nha-phiến. Sự thi-hành lịnh này đụng chạm quyền-lợi người Anh, nên họ công-khai tuyên-chiến với chánh-phủ Trung-Hoa. Cuộc chiến-tranh này kết-liễu với hòa ước 1842. Chánh-phủ Trung-Hoa phải để cho người Anh tự-do giao-thương trên đất nước mình, cho phép bán thuốc phiện, cắt cho họ đất Hương-cảng, và trả cho họ một số bồI-phí khá lớn.
Hiệp ước 1842 mở màn cho sự lăng-nhục và qua-phân Trung-Hoa của liệt-cường, mà cũng bắt đầu cho những sự loạn-lạc bên trong nước Trung-Hoa. Hoàng-gia Trung-Hoa lúc bấy giờ vốn thuộc dân Mãn-châu, nhờ dùng võ-lực mà chinh-phục được nước Trung-Hoa. Tuy đã bị chế-ngự hơn hai trăm năm và phải cam chịu sự thống-trị của người Mãn, người Hán-tộc vẫn cố tìm cơ quật-khởi. Nhơn cuộc chiến-tranh Nha-phiến làm cho uy-tín triều Thanh hạ xuống, tư-tưởng giảI-phóng của người Hán-tộc lại càng sôi nổi.
Năm 1851, Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh phát-động phong-trào Thái-bình thiên-quốc. Họ chiếm được Nam Kinh, bàn-cứ trên một dải đất khá rộng và làm nguy đến cả Thanh-đình. Nhưng thái-độ quá-khích của họ đối với dân-chúng, cũng như đối với người ngoại-quốc, đã gây ra một sức phản-động mạnh mẽ có lợi cho nhà Thanh. Thêm nữa, sự xung-đột nộI-bộ lại làm cho họ yếu sức rất nhiều. Vì đó, 14 năm sau khi khởI-nghĩa, họ bị quét sạch, chỉ còn một ít dư-đảng trốn sang nước ta làm giặc mà thôi.
Mặc dầu bị thất-bại, phong-trào Thái-bình thiên-quốc đã có một ảnh-hưởng rất lớn đối với người Hán-tộc. Nó đã thức-tỉnh tinh-thần ái-quốc của họ, và thúc giục họ đứng lên chống lại nhà Thanh. Tinh-thần ái-quốc này lại còn được khêu gợi thêm do thái-độ của liệt-cường đối với Trung-Hoa. Từ đó, triều Thanh bị lôi kéo vào những vụ rắc rối liên-miên. Một mặt, liệt-cường tìm đủ cách để bắt chánh-phủ Bắc-kinh cắt đất nhường cho họ, hoặc công-nhận cho họ những quyền-lợi kinh-tế hay chánh-trị. Một mặt khác, dân Trung-Hoa uất ức, nổi lên chống lại chánh-phủ Bắc-kinh, hay giết hại người ngoại-kiều, khiến cho liệt-cường có cớ mà uy-hiếp chánh-phủ Bắc-kinh.
Tuy-nhiên, trận chiến-tranh Nha-phiến cũng có gây những phản-ứng có thể lợi cho triều Thanh. Một số nhơn-sĩ trung-thành với hoàng-gia Trung-Hoa lúc bấy giờ, đã nhận-thức sự hùng-cường của các nước Âu Mỹ, và lập chí canh-tân theo gương họ. Bọn Tăng Quốc Phiên, Tả Tôn Đường, Lý Hồng Chương, cùng nhau lo mở trường quân-sự, đóng chiến-hạm, tổ-chức và tập luyện quân-sĩ theo lối tây-phương. Ngay Thanh-triều cũng mở Đồng-văn-quán tại Bắc Kinh, để nghiên-cứu về văn-hóa Âu Mỹ.
Với một triều-đình khôn ngoan khéo léo hơn, có thể vận-mạng hoàng-gia và dân-tộc Trung-Hoa không đến phải lụn bại. Nhưng vua quan nhà Thanh lúc ấy toàn là bọn hủ-bại, không biết nghĩ đến sự canh-tân, cho nên những sự cải-cách chỉ nằm trong một phạm-vi nhỏ hẹp, và do nơi sáng-kiến một vài cá-nhơn, chớ không phải do chánh-phủ chủ-trương trong phạm-vi toàn-quốc.
Năm 1894, trận chiến-tranh Trung-Nhựt do vấn-đề Triều-tiên gây ra, lại mang đến cho Thanh-triều một cái nhục lớn nữa. Nhựt-bổn trước kia vốn là một nước nhược-tiểu, phiên-thuộc Trung-Hoa, chỉ nhờ cải-cách tròng vòng mấy mươi năm, mà trở thành cường-thạnh, đánh thắng được Trung-Hoa một cách dễ dàng. Điều này thức-tỉnh sĩ-phu Trung-Hoa, khiến cho họ quay về cái học Âu Mỹ một cách cuồng nhiệt hơn. Những người nổi danh nhứt trong đám sĩ-phu chủ-trương canh-tân này là Khương Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Họ viết sách báo, cổ-võ cho dân Trung-Hoa hướng về tân-học, lại dâng thơ lên xin vua Quang-tự duy-tân.
Năm 1899, vua Quang-tự xuống chiếu mời Khương Hữu Vi và các bạn ông là bọn Đàm Từ Đồng, Lâm Húc vào triều tổ-chức việc cải-cách. Nhưng vua Quang-tự lúc ấy không nắm được thật-quyền, vì chính ông còn bị đặt dưới sự khiên-chế của bà Tây-thái-hậu. Đàm Từ Đồng bèn âm-mưu triệt-hạ vây cánh bà ấy và tước quyền bà ấy. Vua Quang-tự chấp-nhận chủ-trương này. Ông ra mật-lịnh cho Viên Thế Khải, lúc bấy giờ chỉ-huy bọn tân-quân huấn-luyện theo lối mới, về triều giúp mình thực-hiện cuộc chánh- biến. Nhưng việc mưu-đồ này chẳng may bạI-lộ. Bà Tây-thái-hậu bắt giam vua Quang-tự và hạ lịnh xử-tử Đàm Từ Đồng. Khương Hữu Vi phải trốn đi, và chủ-trương cải-cách từ đó bị bãi bỏ.
Chánh-sách bảo-thủ của Tây-thái-hậu làm tuyệt đường hy-vọng của cánh duy-tân ôn-hòa, và xô những phần-tử có ý-thức của dân-chúng Trung-Hoa vào cánh cách-mạng do Tôn Văn chủ-trương. Năm 1905, thấy dân-tâm sôi nổi, và phong-trào cách-mạng mạnh quá, không thể diệt được, Thanh-triều lại mưu việc cải-cách, sai năm vị đạI-thần sang Âu-châu nghiên-cứu chế-độ quân-chủ lập-hiến để về áp-dụng cho Trung-Hoa. Nhưng bản-ý của chánh-phủ Bắc-kinh không phải là thật-tình muốn sửa đổi, nên tình-thế cứ kéo dài ra mãi, cho đến khi cuộc cách-mạng Tân-Hợi (1911) nổ bùng.
B- Tôn Văn và Trung Hoa Dân Quốc
Nhà lãnh-tụ cách-mạng nổi danh nhứt Trung-Hoa tên là Tôn Văn, tự là Dật-Tiên, biệt hiệu Trung-Sơn. Ông sanh ngày12 tháng 11 năm 1866, tại làng Thúy-hanh, huyện Hương-sơn (sau đổi tên lại là huyện Trung-sơn để kỷ niệm ông), tỉnh Quảng-đông. Gia-đình ông là một gia-đình nông-nghiệp, chuộng cần-lao. Khi nhỏ, ông nghe người trong làng kể chuyện Hồng Tú Toàn rất lấy làm phẫn-khích, và tự-nguyện tiếp-tục công-nghiệp giải-phóng Trung-Hoa khỏi tay người Mãn.
Năm 13 tuổi, Tôn Văn theo anh đi buôn bán ở Đàn-hương-sơn, đảo Hạ-uy-di. Ở đó, ông được anh cho theo học “Giáo-hội học-hiệu ” rồi “Thánh Lộ-dịch học-hiệu “, sau này trở thành trường Đại-học Hạ-uy-di.
Năm 1884, anh ông sợ ông nhiễm phong-hóa ngoạI-quốc mà xa văn-hóa Trung-Hoa, nên bắt ông về nước, không dè ông đã lập chí làm cách-mạng, duy-tân tổ-quốc rồi, không còn có thể lôi về nền nếp cũ được nữa. Về cố-hương, Tôn Văn đem tư-tưởng mới tuyên-truyền với người làng. Tuy chưa cảm-hóa họ theo mình nổi, nhưng cũng áp-đảo được họ về đường ngôn-luận. Về sau, ông đập phá tượng Phật trong chùa, nên bị người làng phản-đối, không còn ở quê-hương được, và phải đến ở Hương-cảng. Kế đó, ông đến Quảng-châu vào học Bác-tế y-viện, rồi trở về Hương-cảng, học trường y-khoa mới vừa thành-lập.
Năm 1892, ông tốt nghiệp y-sĩ, về mở phòng khám bịnh ở Áo-môn, rồi ở Quảng-châu. Trong thời-kỳ học ở Bác-tế y-viện, ông đã kết-nạp với những nhà cách-mạng, và bắt đầu tổ-chức hội đảng, mưu việc lật đổ nhà Mãn Thanh. Khi ra làm y-sĩ, ông vẫn tiếp-tục cuộc hoạt-động của mình.
Năm 1893, ông cùng đồng-chí là Lục Hạo Đông đi Thiên-tân, Bắc-kinh, Võ-xương, Hán-khẩu, quan- sát nộI-bộ Thanh-đình. Ông có tìm cách tiếp-xúc với Lý Hồng Chương để yêu-cầu ông ta lo việc cải-cách hầu hưng-phục nước nhà, nhưng không thành-công. Từ đó, ông nhứt-quyết đi trên con đường cách-mạng. Ông cùng các đồng-chí tổ-chức Trung-Hoa Quốc-dân-đảng, mưu khởI-nghĩa hơn mười lần, khi thì tự mình lâm trận đốc-quân, khi thì ở xa điều-khiển.
Nhưng ban đầu, các cuộc khởi-nghĩa của ông đều thất-bại, ông phải lánh mình ra ngoại-quốc nhiều phen. Trước sau, ông đi du-lịch thế-giới đến ba, bốn lần, một mặt hô-hào Hoa-kiều làm cách-mạng chống triều Thanh, một mặt khảo-cứu về các học-thuyết và chế-độ chánh-trị Âu Mỹ. Chủ-nghĩa Tam Dân đã được kết-cấu trong những cuộc du-lịch này, vào khoảng đầu thế-kỷ thứ 20.
Năm 1911, sau khi cuộc cách-mạng nổ bùng, ông được mời về Trung-Hoa, và đắc-cử chức lâm-thời Tổng-thống. Nhưng sau đó, nhận thấy quân-đội cách-mạng chưa đủ sức dùng võ-lực mà chiếm-đoạt cả quyền-bính, ông chấp-nhận chủ-trương nghị-hòa với những quân-nhơn Bắc-phái, chỉ-huy binh-sĩ Thanh-triều. Để cho sự nghị-hòa dễ thành, ông nhường chức Tổng-thống cho Viên Thế Khải, và đảm-nhận chức Tổng-biện thiết-lộ toàn-quốc, định phụng-sự tổ-quốc bằng cách khuếch-trương thực-nghiệp.
Khi Viên Thế Khải lộ ý phản-bội chế-độ Cộng-hòa, và cho người ám-sát Tống Giáo Nhơn, một lãnh-tụ Trung-Hoa Quốc-dân-đảng, ông đứng ra phát-động phong-trào phản-đối. Từ đó, nước Trung-Hoa lâm vào nạn nộI-loạn vì tham vọng của bọn quân-phiệt. Tôn Văn nhiều lần đứng ra tổ-chức chánh-phủ để cố thống-nhứt Trung-Hoa, nhưng không thành-công được.
Năm 1925, ông được Đoàn Kỳ Thụy mời đi Bắc Kinh bàn quốc-sự, nhưng ngọa-bịnh và từ-trần tại đó ngày 12 thàng 3, thọ được 60 tuổi. Sau khi chết đi, ông được người Trung-Hoa làm lễ quốc-táng và tôn lên làm Quốc-phụ, sùng-bái kính-trọng vô-cùng.
C- Những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa tam dân
Những tư-tưởng căn-bản của chủ-nghĩa Tam Dân đã bắt đầu nảy nở trong đầu óc Tôn Văn từ khi ông mới đứng ra làm cách-mạng. Nó lần lần được vun bồi thêm trong những cuộc du-lịch hoàn-cầu của ông, nhưng đến sau khi cuộc khởI-nghĩa Tân-Hợi thành-công, nó mới được đem ra trình bày một cách rõ ràng đầy đủ.
Cứ theo lời tựa quyển “Trung-sơn tùng-thơ ” do Thái-bình-dương thơ-điếm xuất-bản năm 1927, thì phần lớn sách vở do Tôn Văn trước-tác đã bị thiêu-hủy tại Quảng-châu khi Trần Quýnh Minh phản bạn năm 1922. Do đó, hiện nay, không có quyển sách nào do chính tay Tôn Văn viết để trình bày chủ-nghĩa Tam Dân.
Sau khi ông chết, Trung-Hoa Quốc-dân-đảng mới thâu-thập những ký-chú của đồng-chí ông về những bài diễn-giảng của ông, mà in ra thành sách. Trong sách này, thiếu hẳn đoạn sau của chủ-nghĩa Dân-sinh và những lời tổng-luận về chủ-nghĩa Tam Dân. Tuy vậy, với những phần còn lại, ta cũng đủ hiểu hết ý chánh của Tôn Văn.
Chủ-nghĩa Tam Dân do Tôn Văn sáng-tạo gồm ba phần : Dân-tộc, Dân-quyền và Dân-sinh.
1. Chủ nghĩa dân tộc
Trước khi trình bày chủ-nghĩa Dân-tộc, Tôn Văn chỉ rõ sự phân-biệt giữa dân-tộc với quốc-gia. Theo ý ông, dân-tộc và quốc-gia khác nhau ở cách-thức kết-hợp của nó. Dân-tộc là một khối tự-nhiên thành-lập và đứng vững được nhờ ý muốn sống chung của những phần-tử hợp nhau lại thành khối ấy, còn quốc-gia là một khối do võ-lực tạo nên và chỉ đứng vững được nhờ nơi võ-lực.
Người Trung-Hoa từ trước đến nay không phân-biệt được dân-tộc và quốc-gia là vì từ đời Hán về sau, ở Trung-Hoa, chỉ có một dân-tộc tạo thành một quốc-gia, chứ không phải như ở ngoạI-quốc, một dân-tộc lập nhiều quốc-gia như dân Anglo-Saxon lập thành nước Anh, nước Mỹ, hay một quốc-gia do nhiều dân-tộc tạo thành như đế-quốc Đại Bất-liệt-điên (Empire Britannique), do những dân-tộc Anh và thuộc-địa hợp lại mà nên.
Nói một cách khái-quát thì dân-tộc là một khối tự-nhiên thành-lập, nhưng nếu phân-tích nó ra thì ta thấy nó do năm yếu-tố gây nên. Nam yếu-tố đó là : huyết-thống, sanh-hoạt, ngôn-ngữ, tôn-giáo và phong-tục tập-quán.
Người Trung-Hoa tổng số 400 triệu, trong ấy có một triệu người Mông-cổ, hơn một triệu người Mãn-châu, vài triệu người Tây-tạng, hơn một triệu người Hồi-hồi Đột-quyết, còn bao nhiêu đều thuộc Hán-tộc, cùng huyết-thống, cùng ngôn-ngữ văn-tự, cùng tôn-giáo, cùng tập-quán, hoàn-toàn là một dân-tộc thống-nhứt.
Dân-tộc Trung-Hoa đông đảo nhứt hoàn-cầu, văn-minh trên 4000 năm, mà không chiếm được một địa-vị ưu-thắng trên thế-giới, lại bị liệt-quốc lăng-nhục uy-hiếp đủ điều. Như thế là vì người Trung-Hoa chỉ có tinh-thần gia-tộc và tông-tộc mà không có tinh-thần dân-tộc. Khi người trong họ hay người đồng-tánh có việc, người Trung-Hoa binh vực đến kỳ cùng. Nhưng tình hữu-nghị này không lan ra đến phạm-vi dân-tộc. Người Trung-Hoa rất dửng dưng đối với đồng-bào khác họ, nên thành ra yếu kém, thua sút các dân-tộc khác.
Tình-trạng này nguyên cũng do nền tư-tưởng cổ-điển của người Trung-Hoa mà ra. Người Trung-Hoa vốn là một giống dân đông đúc, lại văn-minh sớm ; chung quanh họ, chỉ có những dân-tộc nhược-tiểu không đủ sức chống lại họ. Vì đó, họ có ý muốn gồm thâu thiên-hạ về một mối dưới quyền thống-trị của mình. Họ tự xưng là dân Trung-Hoa, giống dân tài giỏi sống giữa thế-giới, và xem các giống dân quanh họ đều là di-địch dã-man cả. Muốn cho các dân-tộc nhược-tiểu vui lòng chấp-nhận sự thống trị của họ, họ bài-xích tinh-thần dân-tộc và tán-dương chủ-nghĩa thế-giới.
Theo đạo bình-thiên-hạ của người Trung-Hoa thì thiên-hạ là của chung, ai có đức thì được. Lẽ cố-nhiên là con người có đức gồm thâu được thiên-hạ phải là người Trung-Hoa, chớ các giống dân nhược-tiểu Á-Đông có một nền văn-minh kém người Trung-Hoa, rất ít hy-vọng chinh-phục được hoàn-cầu. Chủ-nghĩa bình-thiên-hạ thật rất có lợi cho người Trung-Hoa ; nó giúp họ thống-trị toàn cõi Đông-Á trong một thời-gian dài dặc.
Nhưng sau khi nêu ý-tưởng bình-thiên-hạ ra rồi, dân Trung Hoa tự mình nhiễm lấy nó. Do đó, khi các dân-tộc nhược-tiểu quật-khởi được, chinh-phục nước Trung-Hoa, họ cam-tâm thần-phục nhà vua ngoại-tộc, không chịu đứng lên chống chọi lại. Người Mông-cổ và người Mãn-châu nhờ đó mà xây dựng được những triều-đại cai-trị Trung-Hoa hàng mấy trăm năm. Khi người Mãn-châu chiếm được nước Trung-Hoa rồi, họ lại tìm đủ mọi cách để hủy-diệt tinh-thần dân-tộc của người Trung-Hoa nữa, làm cho người Trung-Hoa mất hẳn tư-tưởng quốc-gia và cứ lần lần yếu hèn đi, đến nỗi đứng sát hố diệt-vong mà không tự biết.
Nguy-cơ diệt-vong của Trung-Hoa có ba mối. Trước nhứt là sự đào-thải thiên-nhiên. Trong lúc dân-số các nước khác tăng-gia một cách mau lẹ thì dân Trung-Hoa vì bịnh-tật, vì chiến-tranh, vì thiên-tai địa-ách mà đứng y mực cũ, có khi lại giảm bớt là khác. Nếu tình-thế ấy kéo dài ra mãi thì sau cùng, dân-tộc Trung-Hoa sẽ thành ra thiểu-số đối với các cường-quốc khác, và sẽ bị đào thải trong sự cạnh-tranh để cướp lấy sự sống còn. Nguy-cơ thứ nhì của Trung-Hoa là áp-lực chánh-trị của những cường-quốc khác. Những cường-quốc Âu Mỹ có thể trong vài ba tháng là chinh-phục được cả nước Trung-Hoa. Nguy-cơ này sở-dĩ tránh được là vì quyền-lợi liệt-cường không dung-hòa nhau. Thêm nữa, sau cuộc cách-mạng năm Tân Hợi, họ thấy dân-tộc Trung-Hoa đã thức-tỉnh, khó bề đàn-áp, nên họ thay đổi phương lược, dùng chánh-sách kinh-tế mà lũng-đoạn hết các nguồn tài-lợi ở Trung-Hoa. Cái nguy-cơ thứ ba này hại nhứt cho Trung-Hoa vì chánh-sách kinh-tế của liệt-cường rất thâm-hiểm, người thường không thấy mà tìm phương cứu chữa.
Muốn cứu-vãn tình-thế, trừ những nguy-cơ có thể làm cho dân-tộc mình diệt-vong, người Trung-Hoa phải khôi-phục tinh-thần dân-tộc của mình. Có một tinh-thần dân-tộc mạnh mẽ rồi, người Trung-Hoa tất sẽ hợp thành một khối, đủ sức đốI-phó cùng người ngoại-quốc, tranh lấy quyền-lợi về cho nước Trung-Hoa.
Có nhiều thanh-niên nghe theo các lý-thuyết Âu Mỹ, cho rằng chủ-trương dân-tộc hẹp hòi, thường gây ra sự xung-đột giữa các nước. Họ không hiểu rằng chủ-nghĩa thế-giới của người Âu Mỹ chỉ là một thứ chủ-nghĩa đế-quốc trá hình. Nó chẳng khác nào thuyết bình-thiên-hạ của Trung-Hoa khi xưa, cốt để cho những dân-tộc kém hèn vui lòng mang cái ách đô-hộ của những dân-tộc hùng-cường mà thôi. Lúc Trung-Hoa còn hèn kém mà đổ xô theo chủ-nghĩa thế-giới, tức là vui lòng chịu cho liệt-cường chia xẻ
nước Trung-Hoa. Vậy, dân-tộc Trung-Hoa phải theo chủ-nghĩa dân-tộc trước, phải lo cho quốc-gia trước, đến khi quốc-gia hùng-cường rồi mới theo chủ-nghĩa thế-giới để lo phụng-sự nhơn-loại.
Sau khi gây được một tinh-thần dân-tộc dũng mãnh, dân Trung-Hoa phải khôi-phục những đạo-đức cố-hữu của tổ-tiên mình là Trung, Hiếu, Tín, Nghĩa, Hòa-bình ; xong, lại phải khôi-phục những tri-thức và năng-lực cổ truyền của dân-tộc. Bảo-tồn được quốc-túy rồi, người Trung-Hoa còn phải cố học những món sở-trường của ngoại-quốc về khoa-học.
Có một tinh-thần dân-tộc mạnh mẽ làm cơ-sở, học được những điều hay của vạn-quốc, dùng tri-thức và năng-lực của dân-tộc để kiến-thiết nước Trung-Hoa thành một quốc-gia cường-thạnh, rồi dân-tộc Trung-Hoa tất sẽ phát-huy được cái đạo-đức cố-hữu của mình và sẽ đứng ngang hàng với những dân-tộc hùng-cường nhứt trên thế-giới. Lúc đó, nhiệm-vụ của Trung-Hoa là phò-trợ những dân-tộc nhược-tiểu, giúp họ chống lại chủ-nghĩa đế-quốc, để cho thế-giới có thể hợp nhau lại thành một khối đại-đồng vĩnh-viễn hòa-bình.
Làm cho dân-tộc Trung-Hoa được bình-đẳng với bất cứ dân-tộc nào trên thế-giới, rồi giúp đỡ những dân-tộc yếu hèn hơn để họ được ngang hàng với mình, đó là tinh-thần của chủ-nghĩa dân-tộc vậy.
2. Chủ nghĩa dân quyền
Theo Tôn Văn, Dân là chúng-nhơn hợp thành đoàn-thể có tổ-chức hẳn hòi. Quyền là một oai-thế, một lực-lượng lớn như quốc-gia, đủ sức chế-ngự quần-chúng. Dân-quyền là cái lực-lượng chánh-trị của dân. Chính là việc của chúng-nhơn, trị là quản-lý, quản-lý việc của chúng-nhơn là chánh-trị. Cái lực-lượng để quản-lý việc chúng-nhơn là chánh-quyền, chánh-quyền thuộc về dân quản-lý tức là dân-quyền.
Tác-dụng của quyền xưa nay là duy-trì sự sinh-tồn của người. Muốn sinh-tồn, một động-vật phải có năng-lực để tự-vệ và kiếm ăn. Người cần-lao phải bảo-dưỡng lấy mình thì những động-vật khác cũng thế, nên người phải cạnh-tranh phấn-đấu với những động-vật khác để mưu lấy sống còn.
Thời hồng-hoang, người tranh-đấu cùng loài cầm-thú, mỗi người tranh-đấu riêng ra, có tập-hợp nhau lại cũng là sự bất-thường, chỉ để giúp đồng-loại tranh- đấu với loài khác mà thôi.
Nhưng lần lần, người ta nhận thấy sự ích-lợi của sự hợp-quần nên tụ-hợp nhau lại thành đoàn-thể sống chung với nhau. Thời-kỳ này, người phải tranh-đấu với những lực-lượng thiên-nhiên : phong, lôi, thủy, hỏa. Tranh-đấu với thiên-nhiên thì không dùng sức mạnh tay chân được như khi tranh-đấu với loài thú, nên người rất sợ sức mạnh thiên-nhiên.
Lợi dụng được sự không hiểu biết thiên-nhiên và lòng sợ hãi của đa-số quần-chúng, một hạng người khôn ngoan đứng ra bảo rằng muốn cho thiên-nhiên bớt dùng sức mạnh đàn-áp con người thì chỉ có một cách là cầu-đảo. Những người thay mặt cho dân để cầu-đảo, làm trung gian giữa trời và người, cố-nhiên là những người nêu ra chủ-trương ấy. Đó là hạng phù-thủy ở những dân-tộc mọi rợ, hạng tăng-lữ ở các nước bán-khai. Hạng này có quyền-lực mạnh mẽ, sai khiến được cả đoàn-thể Quyền-lực đó tức là thần-quyền.
Những đoàn-thể tụ-tập nhiều người lại cần phải tranh-đấu lẫn nhau để tranh đất sống. Vì thế, mỗi đoàn-thể đều có một ngưòi giỏi hành-binh cầm đầu : đó là người tù-trưởng của các bộ-lạc man-dã, nhà vua của các nước văn-minh : quân-quyền phát-sanh.
Ban đầu, quân-quyền phải khuất-phục thần-quyền. Nhưng con người càng ngày càng tiến-hóa, càng khôn ngoan và lần lần bớt tin tưởng nơi thần-quyền. Vì thế, quân-quyền càng ngày càng lấn sang địa-phận thần-quyền để sau cùng chiếm lấy địa-vị độc-tôn, bắt thần-quyền phải phụng-sự mình. Quân-quyền thoát-ly được thần-quyền rồi thì cứ mạnh lần lên. Nhưng vì những nhà vua hay lạm-dụng quyền-thế mình, đàn-áp dân-chúng quá lẽ, nên dân-chúng tức giận nổi lên làm cách-mạng, bãi bỏ quân-quyền, và tự cử ra những người đại-biểu nắm lấy chánh-quyền : dân-quyền xuất-hiện.
Nhưng dầu cho người ta dựa vào thần-quyền, quân-quyền, hay dân-quyền cũng thế, mục-đích của loài người vẫn là lo việc trị-an. Vậy, điều cốt yếu là chủ-trương chánh-trị phải thích-hợp với trình-độ dân-chúng. Ở Tây-tạng là một nước hết sức tôn-trọng thần-quyền, ai đem nói tư-tưởng quân-quyền thì bị dân-chúng bài-xích tức khắc. Như thế, không phải nhứt-thiết đâu đâu cũng phải theo dân-quyền cả.
Tư-tưởng dân-quyền đã phát hiện ở Trung-Hoa từ lâu. Chế-độ quân-chủ của người Trung-Hoa rất có tánh-cách dân-quyền.
Khổng-tử đã từng dạy : “Đại đạo chi hành giả, thiên-hạ vi công ” (Đạo lớn mà thi-hành được thì thiên-hạ là của chung). Nếu thiên-hạ là của chung thì tất nhiên chánh-quyền thuộc về tất cả mọi người, như thế, tức là theo chế-độ dân-quyền rồi. Mạnh Tử bảo : “Dân vi quí, xã-tắc thứ chi, quân vi khinh ” (Dân là quí, quốc-gia kế đó, vua là khinh), lại bảo : “Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính ” (Trời trông thấy tự ở dân ta trông thấy, trời nghe thấy tự ở dân ta nghe thấy). Như thế, theo ông, dân-ý tức là thiên-mạng vậy.
Theo đúng tinh-thần Nho-giáo, vua chỉ xứng đáng làm vua khi ông biết lo cho dân mà thôi. Nếu vua làm trái quyền-lợi của dân thì vua trở nên kẻ độc-phu, dân có quyền phế xuống, đem người khác lên thay. Vậy, tư-tưởng dân-quyền đã có ở Trung-Hoa từ hơn 2000 năm rồi, nhưng nó chưa được thi-hành triệt-để.
Ở các nước Âu Mỹ, người ta thường dùng những danh từ tự-do bình-đẳng làm khẩu-hiệu tranh-đấu cho tư-tưởng dân-quyền, còn ở Trung-Hoa, dân-chúng không biết đến những danh-từ ấy, nên không hưởng-ứng theo những người chủ-trương tự-do bình-đẳng.
Như thế, cũng không có chi lạ. Trong xã-hội Âu-châu thuở trước, người dân bị bó buộc đủ điều và rất khổ sở vì những bó buộc ấy. Đã thế, dân-chúng lại phân ra làm nhiều giai-cấp cách-biệt nhau, người giai-cấp dưới dầu có tài đến đâu cũng không lên giai-cấp trên được, cho nên dân-chúng hết sức bất-bình. Những người tài giỏi thấy thế mới kêu gọi dân-chúng nổi dậy đòi lấy tự-do và bình-đẳng. Dân-chúng đang lúc tức bực vì sự thiếu tự-do và bình-đẳng nên hưởng-ứng theo. Họ phải phí nhiều xương máu mới lật đổ được chế-độ cũ, đòi được tự-do và bình-đẳng. Vì đó, họ rất quí trọng nó.
Ở Trung-Hoa, người dân chỉ cần đóng đủ sưu-thuế cho nhà vua ; ngoài ra, họ có một sự tự-do cá-nhơn rộng rãi. Xã-hội lại không chia ra giai-cấp truyền-tử lưu-tôn ; những chức-vị lớn thì giao cho những người học giỏi thi đậu, chớ không phải giao cho con cháu các vị quí-tộc như ở Âu-châu. Hưởng được một chế-độ tự-do cá-nhơn rộng rãi, lại ở trong một xã-hội không có sự bất-bình-đẳng nhơn-tạo, người Trung-Hoa không nhận thấy tự-do bình-đẳng là cần, nên rất thờ ơ lãnh-đạm với nó. Vậy, muốn lôi kéo họ, người ta không lấy tự-do bình-đẳng mà nói, mà phải lấy chủ-nghĩa Dân-quyền.
Hai tiếng dân-quyền gồm ý-nghĩa tự-do và bình-đẳng – vì dân-quyền có thi-hành thì mới có tự-do bình-đẳng – mà lại tránh được tự-do phóng-túng thái-quá và nạn bình-đẳng triệt-để vốn không hợp với tình-trạng thiên-nhiên mà lại có thể đưa quốc-gia đến chỗ hỗn-loạn được.
Muốn thực-hiện chủ-nghĩa Dân-quyền, phải có một chánh-phủ nhiều năng-lực, có oai-quyền định-đoạt và hết lòng lo việc công-ích. Để tránh nạn chánh-phủ bất-lực và chánh-phủ quá mạnh rồi đàn-áp dân-chúng. Tôn Văn đề-nghị chia dân-quyền ra làm hai : chánh-quyền và trị-quyền..
Chánh-quyền là quyền của dân-chúng : nó gồm có bốn quyền là tuyển-cử, bãi quan, làm luật, bãi bỏ và sửa đổi pháp-luật.
Trị-quyền là quyền của chánh-phủ. Ở Âu-châu, trị-quyền gồm có ba quyền là lập-pháp, tư-pháp và hành-pháp. Ở Trung-Hoa thuở trước, ba trị-quyền nói trên đều thuộc về hoàng-đế, nhưng Trung-Hoa có thêm hai quyền độc-lập không thuộc nhà vua mà Âu-châu không có. Ấy là quyền giám-sát và khảo-thí.
Tôn Văn dung-hòa cả hai chế-độ Âu Á và lập ngũ quyền hiến-pháp , chia trị-quyền ra làm năm : lập-pháp, tư-pháp, hành-pháp, giám-sát và khảo-thí. Theo tinh-thần hiến-pháp ấy thì dân Trung-Hoa được lựa người tài đức để giao trị-quyền cho họ. Khi cử xong chánh-phủ thì dân-chúng chỉ cần tỏ bày ý muốn của mình, rồi để cho chánh-phủ tự-do làm thế nào thực-hành được ý muốn ấy thì làm, chớ không bó buộc chánh-phủ thái-quá.
Lấy chánh-quyền chỉ-huy và kiểm-soát trị-quyền, để cho trị-quyền không tự-do làm bậy được, nhưng cho trị-quyền được tự-do tìm những phương-pháp thi-hành mạng-lịnh của chánh-quyền để cho công việc mau có kết-quả, đó là biện-pháp Tôn Văn đặt ra để làm cho dân-quyền thực-hiện được.
Vui cười
Vợ: Này, anh đừng có mà để mắt nhìn theo những cô gái đấy. Anh phải hiểu rằng, mình là người có vợ rồi!
Chồng: Anh chẳng nhìn làm gì cả !
Vợ: Anh nói thật không đấy?
Chồng: Thật, bởi càng nhìn thì càng thêm tiếc chứ ích gì?
Một chàng trai bị đắm tàu trôi dạt vào một hoang đảo nọ và chàng ta đã sống như một Rôbinson. Chàng cứ sống như vậy rất nhiều năm. Một ngày kia, chàng cứu được một cô gái trôi dạt trên biển với một cái thùng to. Khi tỉnh lại cô gái vô cùng cảm kích ơn cứu mạng và đã nói với chàng:
– Hỡi chàng trai dũng cảm, em sẽ cho chàng cái mà bao năm trời nay chàng thiếu!
Mắt chàng sáng rực:
– Phải chăng cái thùng to này đựng toàn rượu vang?
Ngọn đồi cuối cùng – Pierre Darcourt
THỨ TƯ, 23 tháng 4 năm 1975:
Cứ cách nhau 3 phút là các phóng pháo khu trục cơ cất cánh và đáp xuống phi trường.Trên bãi đáp trực thăng số 42, đang có 4 chiếc gồm 2 chiếc vận tải loại lớn “Chinooks” và 2 trực thăng võ trang U.H. 1 B. đang sắp sửa cất cánh. Nhiệm vụ: tiếp tế đạn cho 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 48 bộ binh đang đụng địch ở chân núi Thị, một ngọn núi chế ngự hết cả vùng của đồn điền cao su An Lộc rộng lớn (S.I.P.H.), và đang chuẩn bị chống trả những trận tấn công dữ dội hơn của cộng sản.
Thiếu tá Luân, 36 tuổi (với 4000 giờ bay và 12 huy chương), một trong những phi công ưu tú nhất thuộc Không Quân chiến thuật, đã chấp nhận cho tôi cùng bay với ông ta. Chúng tôi sẽ nghỉ đêm tại mỏm núi và sáng sớm ngày mai chúng tôi sẽ bay lượn trên khắp vùng trận địa – 60 cây số dàn quân – của chiến trường Xuân Lộc trên quốc lộ 1 và tỉnh lộ 24.
Có một số thợ máy mặc quần áo chống cháy đang gắn những tấm lưới thép dưới lườn thực thăng Chinooks và chất đầy ắp các thùng đạn vào đó. Mặc vào một cái áo giáp chống đạn và đội một nón sắt có kính che mắt, tôi nịt giây nịt an toàn vào rất kỹ lưỡng. Trên phòng lái, là thiếu tá Luân và sĩ quan hoa tiêu. Bên trái của tôi là một sĩ quan pháo binh có cả ống nghe trên mủ và ống nói dưới cằm. Phía sau tôi ở hai bên trong hai ụ súng là hai anh xạ thủ với hai khẩu đại liên 50 chỉa ra ngoài, và dưới lườn trực thăng có hai ống phóng mỗi ống chứa 7 quả rốc kết. Chúng tôi cất cánh lúc 18 giờ 15 phút.
Trực thăng lấy cao độ nhanh, và trực chỉ hướng Đông. Xuyên qua các đám mây chúng tôi thấy một đường thẳng dài của quốc lộ 1, lấm chấm có vài dấu nổ của đạn pháo: đó là tác xạ ngăn chặn của pháo binh sư đoàn 5 bộ binh đang phòng thủ các ngõ vào Trãng Bom.
Trực thăng sau đó chui qua các đám mây xuống thấp, bay rà rà trên các ngọn cây cao su của hàng S.I.P.H. Trên một con đường mòn thẳng vắt ngang đồn điền cao su, trên 12 xe vận tải Molotova chở đầy bộ đội đang chạy rất gần. Thiếu tá Luân bẻ cần quẹo gấp đưa trực thăng nằm đúng ngay trên trục của đường mòn. Thình lình, hai, rồi bốn, sự rung chuyển ngắn làm chấn động chiếc trực thăng. Bốn quả rốc kết đã được Luân phóng đi từ hai ống phóng và nổ đúng vào đoàn xe vận tải của Bắc Việt. Nhiều tiếng nổ dữ dội cho thấy là các quả rốc kết đều trúng mục tiêu. Lửa, khói và miểng đạn bắn ra tung tóe gần như bao trùm chiếc trực thăng, vì nó bay rất thấp. Tôi nghĩ là chúng tôi cũng có thể gặp nguy cơ lắm. Chiếc trực thăng rung lên từng chập. Các đại liên thôi thì thi nhau nhả đạn. Xuyên qua cửa ngang hông được mở toang ra, trong chớp nhoáng tôi thấy một chiếc xe đang cháy và những tên bộ đội bé nhỏ mặc quân phục xanh bị cháy đang nhảy tứ tung như những tia lửa bắn lên tứ hướng từ một cục than hồng. Thế rồi không còn nghe thấy gì nữa cả. Chiếc Chinooks lại bay rà lên trên tấm thảm xanh của rừng cao su trở lại, chỉ còn nghe tiếng phành phạch của hai cánh trực thăng. Cuộc tấn công vừa rồi chỉ kéo dài có 20 giây. Sáu phút sau, chúng tôi đã thấy Núi Thi., Một mỏm đá với một chòm cây và một gian nhà lớn chỉ còn nửa nóc. Đó là biệt thự của viên thanh tra đồn điền cao su. Thiếu tá Luân đáp xuống một bãi đất rộng được đánh dấu bằng mấy trái khói mầu vàng, nằm cao hơn mỏm đá. Một anh thiếu úy đưa chúng tôi đến Bộ chỉ huy của Trung tá Phát, một phòng lớn ở tầng trệt của biệt thự, có bao cát chung quanh, và một số bàn đầy máy móc truyền tin và điện thoại.
Trung tá Phát hớt tóc ngắn, cầm to, tôi có cảm tưởng như người ông toát ra sức mạnh và nghị lực. Chung quanh ông thấy có một nhóm sĩ quan ăn mặc sạch sẽ và chỉnh tề, đang chờ nhận lệnh. Trung tá Phát bắt tay tôi, tay kia đấm Luân một phát, rồi đãi chúng tôi mỗi người một cốc cà phê nóng có chế vào một ly rượu mạnh, xong vùa cười vừa nói :
– ” Các anh đừng lo, căn nhà nầy chắc lắm, toàn là xi măng cốt sắt và trước khi có giặc nghen ! Năm 1947 biệt thự nầy đã bị cháy và người Pháp đã bỏ đi. Hai chục năm sau người Mỹ lại sửa lại, tăng cường tới nóc nhà bằng các tấm thép. Họ đặt mấy chiếc tủ lạnh và sơn phết lại hết, màu xanh lá cây.”
Rồi sau đó ông ta nghiêm sắc mặt lại, nói với thiếu tá Luân :
– “Tôi đã mang lên được trên ngọn đồi nầy 4 khẩu pháo binh 105 ly và 3 khẩu 155 ly. Nhưng tôi thiếu đạn, tôi chỉ có 30 quả cho mỗi khẩu. Tôi cần gấp ba lần như thế, và một số đạn bách kích pháo. Anh cố tìm mọi cách mang lên đây cho tôi. Đi làm 6 hay 8 chuyến. Và làm sao để tôi có một trực thăng võ trang C.119 trước 12 giờ đêm và cho nó trực thôi, sẳn sàng chờ lệnh, vì bọn Bắc Việt chắc chắn sẽ chơi tôi vào lúc 2, 3 giờ sáng gì đó thôi.
– Hai chiếc Chinooks đang mang đến cho Anh 3 tấn đạn, thiếu tá Luân đáp ngay. Họ sẽ đến đặt trước nhà cho anh trong một vài phút nữa thôi. Về phần còn lại tôi sẽ làm cho anh tối đa”.
Thiếu tá Luân tiến tới một máy truyền tin và gọi Biên Hòa, Trung tá Phát đốt một điếu thuốc, lật bản đồ ra và giải thích cho tôi nghe về tình hình :
– ” Sư đoàn 18 và Liên đoàn biệt động quân của đại tá Phước đã đánh nhau với bọn nó như những con sư tử trong suốt 14 ngày ở thành phố Xuân Lộc đổ nát nầy. Họ đã bình tĩnh lãnh đủ hơn 20.000 quả pháo và rốc kết. Họ đã bắn sụm 37 chiến xa T.54 và cho đo ván hơn 5000 tên cộng sản. Thứ hai vừa rồi, Bắc Việt đã bọc vòng phía sau thành phố chiếm lại giao lộ Suzannah và sơi luôn một đoàn xe tiếp tế của mình. Sau đó họ bố trí cẩn thận hai bên ngã tư, điều chỉnh sẳn tác xạ và để 2 sư đoàn gần đó trong tư thế chờ đợi, hy vọng đánh tan xác chúng ta khi ta rút quân. Nhưng tướng Đảo đã “chộp” được chúng nó. Trưa thứ hai Tướng Đảo đã phản công và giải tỏa phần đất chung quanh phi trường trên hơn 2 cây số..đồng thời xin tiếp tế đạn thật nhiều cả bằng trực thăng và thả dù. Sau đó ngày thứ ba, nghĩa là mới hôm qua đây, thay vì lui về ông đã cho cả sư đoàn đi thẳng về phía trước theo trục các đồn điền Courtenay- Xa Bang- Bình Ba- Bà Rịa. Ông đã bất thần phá vỡ vòng vây Bắc Việt, mang theo tất cả thương binh, tất cả xe cộ (50 xe vận tải và trên 30 chiến xa. Không quân đã yểm trợ ông bằng cách dội bom CBU để dọn đường cho sư đoàn, loại bom mà cộng sản Bắc Việt rất khiếp sợ. Để giúp cho tướng Đảo thành công trong sự điều quân của ông ta, chúng tôi đã cho 2 tiểu đoàn đánh ngược hướng tiến quân của sư đoàn (1 tiểu đoàn dù và tiểu đoàn của tôi), để cho cộng sản Bắc Việt tưởng rằng chúng ta sẽ rút lui về hướng Sài Gòn theo quốc lộ 1. Tiểu đoàn Dù tình nguyện đâm thẳng vào Gia Kiệm để cầm chân một trung đoàn địch. Tiểu đoàn của tôi đã băng ngang đồn điền S.I.P.H. đánh ngay sau lưng địch, hạ sát trên 300 tên bộ đội, cắt hết đướng dây điện thoại của chúng, và bất ngờ đã bắn hạ 2 chiến xa T.54… Và chúng ta đã lên thẳng trên ngọn đồi nầy vốn chỉ được có một đại đội địa phương quân phòng thủ, và chúng tôi đã mất hết hai ngày hai đêm dùng cuốc, vá để tổ chức vị trí phòng ngự. Muốn đuổi chúng tôi ra khỏi đây hả?, chúng cũng phải trả một giá hết sức đắt.”
Đại úy Nhân đưa tôi đi xem vị trí phòng ngự. Thiếu tá Luân đã cất cánh với chiếc trực thăng của ông ta.
Ngọn đồi nầy chiếm một vị trí rất đặc biệt, nó là một khối đá cao trên 100 thước, mặt phía Tây thẳng đứng và rất nguy hiểm, mặt phía Bắc và phía Đông toàn là rừng, duy mặt Nam thì có một lô cao su khá lớn bao quanh.. Là một cao điểm duy nhất giữa một khu đất bằng phẳng rộng lớn, vị trí nầy chế ngự cả vùng, địch khó có đường tiến sát đến đây được mà không bị lộ, và không thể leo lên hay tràn ngập vị trí phòng thủ được bằng một cuộc tấn công trực diện. Dưới chân đồi và ở cách xa khoảng 1500 thước là trung tâm đồn điền An Lộc, với một hệ thống dường sá như bàn cờ ở dưới làn sóng xanh um của dồn điền cao su An Lộc. Một bên là sân bay và bệnh xá, bên kia là một dãy nhà kho, câu lạc bộ, biệt thự của giám đốc đồn điền, nhà của các nhân viên phụ tá, hồ tắm, sân tơ nít, và trung tâm truyền tin. Chỉ là một thành phố rất nhỏ nhưng hiện đại như thế thôi, do một nhúm người Pháp điều hành mà nó nuôi sống được hằng ngàn công nhân và kỹ thuật gia Việt Nam cư ngụ trong các làng khéo tổ chức với những căn nhà tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi (điện nước v.v..)
Các nhà trồng tỉa Pháp ở Việt Nam thật là đáng phục. Siêng năng, thẳng tánh nhưng kín miệng, họ sống với nhau rất là đoàn kết.. Đã quen với những sự nguy hiểm, thường đối đầu với những bài toán rất tế nhị, hay bị bọn Việt Cộng ở địa phương quấy nhiễu, thường hay bị bắt để đòi tiền chuộc, đôi khi còn bị không quân của ta bắn nữa, còn di chuyển thì bắt buộc phải đi trên những con đường hay bị phục kích, những người Pháp nầy làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn. Họ phải đi khắp các lô cao su, kiểm soát công việc cạo mủ hằng ngày, lo tu bổ dụng cụ, kiểm soát số lượng mủ., theo dỏi cây ương và còn phải chú ý đến sức khỏe của nhân công mà họ vừa là chủ vừa là những người đỡ đầu. Họ phải giải quyết tất cả các bài toán về nhân sinh, như dàn xếp các cuộc gây gỗ trong gia đình, giữ luôn cả sổ sách về hộ tịch và còn phải giúp đở về dịch vụ săn sóc y tế cấp thời miễn phí nữa. Họ không bao giờ phàn nàn điều gì cả và chỉ có một lo âu : làm sao cho công việc mà họ có trách nhiệm được chạy đều. Lúc nảy, cũng gần như mỗi buỗi chiều, họ có nghe tiếng đại bác. Nhưng đêm nay, có thể họ có nguy cơ bị kẹt giữa hai lằn đạn của chiến trận.. Có phải vì thế mà mặc dầu đêm đã xuống rồi mà sở An Lộc vẫn chưa lên đèn ?
Tôi chia xẻ nhận xét đó với đại úy Nhân.
-” Không phải đâu, người sĩ quan trẻ nầy đáp lời, những người Pháp của đồn điền nầy không có ở đây nữa. Họ đã gặp rất nhiều khó khăn. trước hết là đối với những người dân chạy giặc từ Miền Trung vào, rồi sau đó là dân Xuân Lộc nữa. Hằng ngàn người bất thần bị bom đạn, nên đã ùa vào đồn điền cao su lánh nạn. Chủ đồn điền là ông Parnès, không lo xuể. Ông ta đã thiếu gạo, nên đã phải băng ngang qua vùng lửa đạn để tìm xe lấy gạo. Ông đã săn sóc cho đàn bà và trẻ con, đích thân chích thuốc cho họ, nhưng không có cách nào để điều trị cho những người bị thương và những bệnh nhân nặng. Vã lại có quá nhiều người. Ông ta đã cố xuống Xuân Lộc để tìm một trong năm bác sĩ của bệnh viện dân chính, nhưng không còn ông nào, họ đã chạy hết cả rồi. Ông ta lại phải trở về đồn điền, và tiếp tục đi tìm họ trong những người dân tỵ nạn đang ở trong các lô cao su.. Cuối cùng ông ta cũng gặp được một người đang giả dạng thường dân, mặc bộ đồ bà ba đen, choàng khăn và đội nón lá sùm sụp để che mặt lại. Ông ta đã nắm lấy bác sĩ nầy và lôi về xe Jeep của ông. Bác sĩ nầy khẩn khoản xin cho ông một thời gian :” Tôi đang tìm bà vợ của tôi, bà ta sắp sửa tới ngày giờ sinh cháu rồi mà lạc mất 3 ngày nay. Khi nào tôi gặp được bà ta thì tôi theo ông ngay” Ông Parnès đã giúp bác sĩ nầy đi tìm bà vợ, và cuối cùng họ đã gặp người đàn bà bất hạnh nầy nằm trên một vũng bùn gần một con rạch nhỏ. Bà đã sanh con trên miếng đất trống, giống như một con thú vậy !
– Và ông bác sĩ đã làm gì ?
– “Vợ ông bụng căng lên đầy mủ. Bà ta qua đời vài giờ sau đó, nhưng ông bác sĩ đã giữ lời
hứa, mang đứa con của ông về bệnh viện của đồn điền và sau đó đã làm việc thật bận bịu với những người dân chạy loạn.
Đại úy Nhân đưa tôi một điếu thuốc, dẫn tôi tới xem một ụ phòng thủ và nói tiếp :
– ” Các ông chủ sở cao su nầy có những mối ưu phiền khác. Các đơn vị Bắc Việt đã đi ngang qua đồn điền. Một trung đoàn “bộ đội” (nguyên tác :Bo- Dois”) quá khát nước đã tràn vào nhà máy và đã nốc sạch cả bồn nước của nhà máy, làm nhà máy phải ngưng hoạt động vì bồn nước nầy dùng để làm nguội máy móc của nhà máy. Rồi lại đến lượt một trung đoàn khác sau đó không lâu. Toán tiền sát của họ đã đến trung tâm đồn điền. Toàn là người Bắc và toàn là nông dân là những người chưa từng thấy cái gì hết. Họ đã lục lọi đủ mọi thứ, và đã dùng báng súng đập vỡ hết các thứ kể cả các máy thu thanh. (nguyên tác :postes de radio). Sau đó họ đã bắt đi 3 vị phụ tá, trói họ lại và dẫn vào rừng, còn đe dọa giết họ nữa bởi vì họ là “gián điệp của Mỹ”. Các anh công nhân chạy đi tìm gặp bọn Việt Cộng ở địa phương, một chánh trị viên người Nam đã đến gặp bộ đội Miền Bắc và cuối cùng đã lãnh họ về được với một “giấy đi đường”. Các anh phụ tá nầy đã trở về làm việc ở sở. Rồi một đơn vị Bắc Việt khác lại đi qua, lại bắt họ trói dẫn đi vào rừng. Nhưng lần nầy thì không còn một ai biết được số phận của họ ra sao nữa.
– Còn thợ thầy công nhân thì sao ?
– Họ vẫn làm việc nhưng họ sợ bị trả thù. Cách đây 2 ngày, một tiểu đoàn chánh quy Miền Bắc đã bị thiệt mạng trên 100 người trong một bãi mìn. Họ đã tràn vào làng công nhân ở khu D và đã dùng loa kêu tất cả phải ra ngoài. Có một số ra ngoài, nhưng phần đông đều ở trong nhà không ra. Các binh sĩ Bắc Việt đã nổ súng và liệng lựu đạn vào các căn nhà một cách rất ung dung và đã tàn sát trên 100 người phần đông là đàn bà và trẻ con….”
Đêm đã xuống hoàn toàn. Binh sĩ đã nằm ở vị trí chiến đấu, Và rải rác ở phía bên đường dẫn xuống đồng bằng, giữa những hòn đá, ở những vị trí pháo binh và bách kích pháo, các xạ thủ củng đã sẵn sàng. Dài theo bìa phía đồn điền, là một đại đội biệt động quân với các khẩu trung liên, súng phóng lựu và súng không dật 57 ly. Phải biết chờ đợi và biết giữ yên lặng.
Vào lúc 10 giờ đêm, có tiếng phành phạch của trực thăng Chinooks nghe được mỗi lúc một gần… Binh sĩ cho đốt những ngọn đèn mà ánh sáng chỉ có trên không mới nhìn thấy, đánh dấu bãi đáp để nhận hàng tiếp liệu. Những chiếc trực thăng đảo tròn trên Bộ Chỉ Huy, với những kiện hàng nặng trong các lưới thép lòng thòng dưới lườn. Chỉ trong vòng vài phút, họ đã đặt các kiện hàng tiếp liệu xuống đất, hệ thống dây bịt thả ra hết và trực thăng lại bay đi. Và họ trở lại hai lần nữa. Từ xa, các tiếng nổ của đại bác gầm thét như những tiếng sấm trong cơn mưa. Nhưng cơn bão mà chúng tôi đang chờ đợi lại không thấy tới. Nằm gọn trong một hốc đá, tôi không tài nào ngủ được. Chỉ nghe tiếng dế gáy liên hồi…..
Nhưng đến 3 giờ sáng thì mọi sự đều biến chuyển. Nhiều chùm lửa đỏ rực của pháo binh Bắc Việt bay vào ngọn đồi. Có môt số cây bị trốc cả gốc lên. Rồi có một đợt tiếng la vang dội dưới chân các mỏm đá, phía dưới chân đồi.. Đó là lệnh xung phong của cán binh cộng sản. Bộ đội Bắc Việt tấn công trực diện dọc theo hai bên con đường. Binh sĩ Miền Nam không bắn phát súng nào. Họ chờ cho “bộ đội” đến gần hơn dưới 100 thước. Và lúc đó tất cả các loại súng đều nổ một lượt.. Mấy ống bách kích pháo nhắm vào hai bên đường, nã đạn, nòng súng gần như thẳng đứng cho tầm tác xạ ngắn lại. Pháo binh 105 ly tác xạ ở cự ly 0 độ. Thấp hơn phía dưới, về phía bên trái thì các khẩu trung liên của biệt động quân nổ như bắp rang. Có vài trái sáng được bắn lên xé tan màn đêm tối, cho thấy các bóng người tan tác, ngã lăn oằn oại dưới đất với những tiếng kêu la thảm thiết. Rồi hai trực thăng võ trang C119 lại xuất hiện, đang xé gió bay tới,,, sau tiếng gầm, lao xuống như hai con chim ưng gặp mồi và dùng các khẩu đại liên điện bắn như mưa xuống đám cán binh Bắc Việt còn sống sót đang tháo chạy tán loạn dưới cánh đồng.
Có nhiều tràng pháo 130 ly bắn quá ngắn nên rơi hết xuống đám rừng làm trốc gốc thêm một số cây. Pháo binh 155 ly của Miền Nam phản pháo lại cũng dữ dội như sấm sét.. Đến 5 giờ sáng thì mọi tiếng súng đều ngưng.. Lúc trời sáng tỏ thì binh sĩ mới cẩn thận bước ra khỏi phòng tuyến và đi lần xuống đồi, súng lăm lăm cầm tay sẳn sàng nhả đạn. Trên mặt đất có rất nhiều thây của cán binh Bắc Việt mặc quân phục xanh lá cây. Đại úy Nhân trao cho tôi một ly cà phê nóng và nói :
– ” Đêm rồi mọi việc đều rất tốt. Nhưng mà họ sẽ trở lại. Một tiếng đồng hồ nữa là thiếu Tá Luân sẽ có mặt ở đây, và anh sẽ đi về với ông ta.”
Vào 7 giờ sáng tôi lên trực thăng của thiếu tá Luân, và chúng tôi cất cánh, lên cao độ 1200 bộ và bay về hướng Bắc… Nhìn từ trên cao, Xuân Lộc chỉ là một đống gạch vụn đầy bụi, duy nhất chỉ còn mỗi lầu chuông của nhà thờ sừng sững như một ngọn hải đăng. Trực thăng đổi hướng về hướng Đông và xuống thấp là là trên ngọn cao su. Qua khỏi đồn điền Hàng Gòn, chúng tôi thấy một đoàn xe dài của Bắc Việt, các chiến xa, các xe pháo binh, và xe vận tải chở đầy cán binh đang di chuyển dài trên mấy cây số ngang nhiên như chỗ không người và không thấy có nghi trang.Thiếu tá Luân tạt thật nhanh đi chỗ khác, dùng vô tuyến báo động ngay cho Biên Hòa và vọt thẳng lên cao độ 1500 bộ. Mười phút sau, chúng tôi chứng kiến một cảnh tượng quá kinh hồn. Hai, rồi bốn, rồi sáu chiến đấu cơ A.37 đâm bổ xuống tác xạ từ phía sau của đoàn xe gây nhiều đám cháy, lửa khói mịt mù.. Vài giây sau đó lại có hai chiếc vận tải cơ C.130 thả xuống từ trên cao hai thùng tròn đen, có dù, và khi gần chạm đất gây ra hai tiếng nổ thật kinh khủng và phi thường, tiếp theo sau đó là hai lằn ánh sáng ngắn màu xanh kỳ dị. Hai ngọn khói hình nấm tròn bốc lên cao với một luồng gió mạnh phi thường đến đỗi trực thăng của chúng tôi ở cao độ 500 thước bị ảnh hưởng, phải bị lắc lư rung chuyển thật mạnh, rồi rơi tuột xuống một khoảng không như một hòn đá, đến cao độ 800 bộ mới lấy lại được sự thăng bằng. Khi khói tan biến hết, thì mới thấy được con đường ngổn ngang đầy xe cộ bị lật ngã, nghiêng ngữa, tan nát, các khẩu pháo bị tung xuống hố và thây người chết nằm rãi rác trên 200 thước bề ngang, cây cối bị trốc gốc ngã lộn nhào đưa cả rễ lên trời. Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả: Thì ra thiếu tá Luân đã bắn vào một đoàn người chết…..
Sau khi đáp xuống sân bay Biên Hòa, Thiếu tá Luân vừa cởi nón sắt ra vừa nói với tôi;
– ” Anh có thấy rõ mức độ thiệt hại không ? Hai thùng tròn đen được thả xuống ban nảy là hai trái bom C.B.U. 55. Một đầu đạn được gắn vào phía trước hai thùng đen đó là bộ phận kích hỏa phát nổ gần mặt đất. Như vậy là không có góc độ “tử giác”.Trong vòng 150 thước đường bán kính, không còn một chút không khí nào hết, dĩ nhiên là không còn dưỡng khí ở đâu cả. Cộng thêm với làn sóng cực mạnh của sức nổ. Cho nên đây là một loại vũ khí kinh hoàng, chỉ có thể dùng nó khi nào địch quân tập trung đông đảo tìh mới có hiệu quả cao.
– Như vậy họ dùng thuốc nổ loại nào ?
– Tôi cũng không biết chính xác cho lắm. Công thức nấy còn là “Tối Mật” và chỉ có người Mỹ là có thể biết thôi. Tôi nghĩ đây là một sự pha trộn giữa chất nổ T.N.T và một chất hóa học nào đó. Loại bom nầy đã có từ lâu rồi, nhưng vì sợ dư luận của dân chúng Hoa Kỳ, nên người Mỹ chưa bao giờ xử dụng. Khi rời khỏi Việt Nam, họ để lại cho chúng tôi trên 20 trái bom nầy và có dặn chúng tôi là chỉ nên xử dụng khi nào tối cần thiết, coi như đó là biện pháp sau cùng., Gần như đây là loại vũ khí của “cơ may cuối cùng”…. chúng tôi đã xử dụng 7 trái trong vòng 3 ngày nay.
Nguồn: https://www.facebook.com/quansuvietnam2510/posts/1655282371382571:0
Lá thơ Đất Hô: Tháng Tư Đen Đầy Uất Hận Thứ 42! – Phan Văn Song
Đầu tuần, Xuân đến, sáng thức sớm, ra vườn trời tuy còn se lạnh, nhìn giàn hortensia đầy nụ, ngắm bụi forsythia hoa vàng đầy góc tường, nhưng sao lòng vẫn không vui ! Sao vẫn có cái buồn vớ vẩn ! Năm nào cũng vậy, đến cuối tháng ba, lòng tôi lại nao nao thế nào. Năm thứ 42 mất nước ! 35 năm chưa thấy lại Sài gòn ! Cuối tháng ba năm nào cũng tạo nỗi nhớ của khoảng khắc của tháng ba năm mất nước. Nhà Ba mẹ đầy người, bà con tỵ nạn từ Huế, từ Đà nẳng chạy về Sài gòn tỵ nạn. Khoảng thời gian trên một tháng ấy của những ngày cuối cùng của quê hương tràn ngập ký ức tôi. Việt Nam yêu dấu của tôi ngừng hẳn thời gian ấy. Từ sau những ngày ấy tôi không còn hình ảnh kỷ niệm nữa. Tóm lại, không phải mình kỳ thị mà sao những kỷ niệm dễ thương đều thuộc về những năm trước ngày 30 tháng Tư, kể cả những kỷ niệm kinh hoàng, chiến tranh, lựu đạn nổ, pháo kích… Còn sau ngày mất nước, thanh bình chớ, đi lại bình yên, nhưng làm sao đâu ? Hổng gì là dễ thương cả, chẳng có cái gì đáng nhớ cả ? Sài gòn tràn ngập người lạ, nói một giọng nói kỳ lạ, với những từ ngữ kỳ lạ chói tai, mất cảm tình ! Lạ thật ! E tui bất thường chăng ? Tôi vì ghét chế độ Cộng Sản nên ghét cả « đường đi lối về tông chi họ hàng Cộng Sản, ghét cả giọng ăn giọng nói » ? Xin lỗi bà con vậy ! Tôi cảm thấy họ không phải người mình, người Việt mình !
Năm nay, cũng như mọi năm, cứ khoảng thời gian nầy là tôi mất ngủ. Nỗi nhớ nhà da diết dằn vặt tôi ! Vẫn biết quê hương mình nay đã mất, có thể vình viễn, mấy năm tháng gần đây, một lô bạn bè cùng tuổi cùng lứa, cùng thế hệ đua nhau « ra đi » và đều yên ổn nằm nghỉ nơi quê hương thứ hai, thoạt đầu xem như tạm nhưng chẳng chốc đã trở thành vĩnh viễn. Năm nay Lễ Phục Sanh đến sớm hơn mọi năm, nên vừa xong Mùa Chay của Tôn Giáo gia đình, tôi bước vào Tháng Chay cá nhơn của Tháng Tư Uất Hận Đất Nước.
Thời sự quốc tế tuần nầy (đối với tôi) chẳng có gì đặc biệt, mặc dầu có nhiều biến cố đáng ghi nhận : Obama đi thăm Cuba, bằng chứng rõ ràng là Mỹ, lại một lần nữa, nuốt lời hứa với dân Cuba Tự Do, phản bội lý tưởng Tự Do-Dân Chủ, bắt tay lại với chế độ độc tài Cộng Sản CuBa, xem thường quan niệm Nhơn Quyền ! Pháp cũng lần nữa phản bội đạo đức Tự Do Dân Chủ, qua Tổng Thống Pháp, miệng nói Bảo Vệ Nhơn Quyền, Dân Chủ Tự Do, gắn huy chương Légion d’Honneur cao quý nhứt của Pháp cho tên đồ tể Thái tử xứ độc tài thủ cựu Ả Rập Xê Út. Tất cả vì lợi nhuận, vi quyền lợi buôn bán, tất cả chỉ vì tiền. Thị trường Cuba béo bở, canh tác, xây dựng, công nhơn rẻ. Thị Trường Ả Rập béo bở, dầu hỏa Ả Rập tràn ngập. Những quan niệm phổ thông bao quát Dân Chủ, Tự Do, Nhơn Quyền, Nữ Quyền… rẻ hơn dầu hỏa, rẻ hơn máy bay Rafales, Airbus…Làm sao trách được nếu ngày mai các nhà lãnh đạo thế giới sẽ là Trump, Poutine, Tập Cận Bình, Le Pen… hay bất cứ một tay quá khích nào, biến thành những nhà cầm quyền độc tài quá khích hay tư bản độc quyền vô đạo đức ?
Việt Nam nổi tiếng thế giới trong vai trò «tiên phuông chết thay thiên hạ, nghèo thay thiên hạ » – (Chia đôi Cái Ngu của thiên hạ với Cu Ba) ! Tiên phuông làm « điển hình » làm cách mạng mướn, đi đánh giặc mướn, nướng cả triệu đồng bào theo mình, giết cả vạn đồng bào mình không theo mình, dùm cho Nga Cộng cho Tàu Cộng để chỉ được cầm quyền. Lịch sử người kể chuyện các đại lãnh đạo đi chinh phục thế giới, chiếm đất giành dân, mở mang bờ cỏi, nới rộng non sông. Lịch sử người ghê tởm ghi chép những tội phạm nhơn loại, giết hại người, như chế độ Đức Quốc Xã Nazi giết « người Do Thái », như chế độ Thổ Nhĩ Kỳ giết người Arméniens, hay giết người Kurdes, kể cả Saddam Hussein tên độc tài Irak dùng bom hơi độc giết người Kurdes…Nhưng tất cả những đồ tể các chế độ độc tài ấy không bao giờ tàn sát đồng bào họ. Trái lại lịch sự cận đại mới ghi nhận rõ ràng các chế độ Cộng sản, bắt đầu bằng tên đàn anh Liên Sô giết hại, khủng bố đầy đọa đồng bào ruột thịt mình. Staline, Mao Trạch Đông, Hồ chí Minh, Pôn Pốt… nỗi tiếng vì đày đọa giết hại đồng bào mình !
Nhưng lịch sử người viết những thiên sử ca tụng những lãnh đạo tài ba mở mang chinh phục cả ngàn, cả vạn dặm biên cương, đất nước, Thành Cát Tư Hản, Tamerlan, Attila, Napoléon…
Nhưng trái lại, lịch sử cận đại Việt Nam ta kể chuyện ta ngu dại làm dâng đất, dâng biển, dâng đảo cho người láng giềng, chỉ để được cầm quyền. Ngày nay, Đồng Bằng Cửu Long, Vựa Lúa Miền Nam Việt Nam nỗi tiếng phì nhiêu nuôi dân Nam Việt từ thời xa xưa, đã khô cạn, hạn hán ! Đất mầu phì nhiêu nay đà nhiểm mặn vì Giòng Sông Mẹ Cửu Long cưu mang, nuôi sống dân Miền Nam Việt Nam đang bị Tàu Cộng cướp hết nguồn nước. Từ nay, thật là « Đồng khô Hồ cạn, đất Nam Việt tan tành ! »
Mất Biển, Mất Đất Mất, Nước chừng nào Việt Nam Mất Dân, Mất cả Tên Việt Nam ?
Biến cố đáng ghi nhận hơn nữa : Sáng thứ ba, lại nghe tin Bruxelles, thủ đô Vương Quốc Bỉ bị khủng bố đánh bom chết người. Buồn đau, lo lắng cho gia đình bạn bè sống ở Bỉ, một lần nữa hình ảnh khủng bố ngày nào ở New York, London, Madrid, Paris, và nay ở Bruxelles lại gợi nhớ đến sự ghê tởm Việt Cộng đánh bom dân mình năm xưa. Nhớ ngày xưa, giận dữ khi thất dân Tây Mỹ phản chiến vỗ tay hoan hô Hồ Chí Minh giết hại đồng bào Việt Nam. Ngày nay, khi nghe khủng bố Hồi Giáo đánh Huê Kỳ ngày 11 tháng 9 2001, đánhTây phương, từ London, Madrid hay Paris năm ngoái, hay Bruxelles năm nay, tự hỏi người dân Tây Phương có hiểu thế nào là khủng bố không? Đã đến lúc Tây Mỹ phải biết thế nào là khủng bố. Không nên vì quyến lợi kinh tế, đi phản người ngay, đi phò thằng gian. Đã biết vỗ tay ủng hộ, đã biết đi xúi dại dân xứ người nổi dậy, nhơn danh Dân Chủ, nhơn danh Nhơn Quyền, thì phải ủng hộ đến cùng ! Phải tạo điều kiện và phương tiện cho những quốc gia mới lấy lại chủ quyền giữ vững nền Dân Chủ, trọng Nhơn quyền, phải biết bảo vệ tất cả những quyền Tự Do. Chớ vội sớn sát giao trứng cho ác, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, thì có ngày lãnh cái búa trả nghiệp đó thôi ! Những bài học Huê kỳ và Âu Tây đang phải trả đây. Giúp kháng chiến A Phú Hản chống Liên Sô năm nào, giao súng đạn cho Ben Laden để Ben Laden đánh Mỹ sao nầy. Võ khí và quân cụ của Daesh do chính các quốc gia Tây Âu và Mỹ tiép viện, ủng hộ quân kháng chiến chống độc tài Bachar Al Assad !…Người dân Âu Châu, nhứt là Pháp, Bỉ… tứ nay, sống trong cảnh giác, trong tình trạng quân luật như dân chúng Sài gòn chúng ta thời Việt Cộng khủng bố vậy ! Rồi cũng qua thôi, vì vậy tôi hầu như không để ý gì đến những chuyện thời sự ấy.
Còn thời sự Việt Nam ? Xong rồi ! Mất Biển Đảo, Mất Biên Cương, Người Tàu tràn ngập đất Việt, đây là một đạo quân thứ năm sẳn sàng tiếp thu đất Việt khi có lệnh. Lãnh đạo Việt Nam, là những người tuy mang quốc tịch Việt nhưng thật tình đã là người Tàu rồi. Không còn gì để mong để nói nữa !
Tuần nầy, nhận được lá thư của Chú Bảy. Lâu lắm không được tin chú. Chú Bảy là một người bạn chí thân với Ba Mẹ chúng tôi. Khi Ba tôi rời Huế vô Sài gòn lập nghiệp hồi những năm 40, ba đi cùng một người bạn cùng xứ. Hai anh em gặp chú Bảy, dân Đất Hộ, xứ Nam Kỳ rộng lượng, chịu chơi, từ đó họp thành bộ tam sên. Bức thư nầy, đã xin phép – và được chú cho phép – xin phép quý bà con, đăng lên để chia sẻ cùng quý thân hữu để cùng cảm nhận một thoáng không khí cuộc sống hằng ngày của người dân Đất Hộ mình, dưới trào Cộng Sản Phương Bắc!
Phan Văn Song
Đất Hộ, Sài thành, tháng Ba, 2016, Bính Thân.
Hai à,
Cuối tháng Ba rồi ! Mỗi năm cứ vào khoảng nầy là tao nhớ Ba Mẹ mầy ! Vì, chắc mầy còn nhớ, cách đây 41 năm, khoảng nầy, tao dắt thím mầy và bầy em mầy bỏ Huế vào Đà Nẳng, rồi cả nhà tao lánh nạn vào tá túc nhà Ba Mẹ mầy ở sau Trường Mù, Chợ An Đông*. Nhớ hoài ! Thấm thoát đã 41 năm rồi ! Với ai hổng biết, chứ với tao, nuớc Việt Nam mình thực tình đã mất vào cuối tháng Ba khi Huế mất đó, mầy à! Cố đô mất, kinh đô Xứ Đàng Trong, là xứ mình mất, là mình hoàn toàn mất nước. Dù phe ta có ráng cầm cự thêm một tháng nữa, dù có súng, có máy bay, xe tăng, mà không có đạn, không có xăng… cũng như cùi. Lòng quyết tử, chí quật cường của quân dân cán chánh Việt Nam Tự Do cũng chỉ có thế thôi ! Mỹ đã phản bội ta, nuốt lời hứa, đi đêm quyết tâm bán rẻ Việt Nam Tự Do cho Nga Cộng, Tàu Cộng, thì dẩu cả toàn dân Việt Nam Tự Do có bán hết tất cả mạng sống đến người Việt Tự Do cuối cùng đi nữa, thì cũng thua. Chỉ còn, chạy, dzọt, vượt biển, đau thương, hy sanh, chết chóc, trả cái giá nặng nề, mình đi đày, vợ con mình bị hảm hiếp, gia đình mình nhục nhã …chỉ mong được đến bờ Tự Do thôi ! Hai à ! Thiên hạ ca tụng tinh thần chiến đấu gan dạ của toàn dân quân cán chính anh hùng Việt Nam Cộng Hòa giữ nước giữ nền Tự Do hai mươi năm bền vững ! Đúng ! Nhưng chúng ta cũng phải trân quý, trân trọng, ca tụng và nhớ ơn người phụ nữ Việt Nam. Những người mẹ, người vợ, sát cánh bên chồng, bên con để giữ vững riềng mối gia đình, giữ vững hậu phương, cho chồng cho con vững tâm giết giặc giữ nước. Đó là thời chiến ! Lúc thua trận, tiếp tục phải cán đáng bảo bọc gia đình khi chồng, cha, con, hoạn nạn tù đày nơi rừng sâu nước độc, hay cơ cực khổ sai ngoài đất Bắc rừng rú mọi rợ. Lúc sanh tử có nhau, lúc hoạn nạn có nhau, cả cùng lúc chia sẻ hiểm nguy vượt biển, người phụ nữ Việt Nam, người đàn bà Việt Nam cũng bị hoạn nạn hơn người nam, bị hảm bị hiếp, bị cướp biển đem về áp trại. Nỗi khổ kể sao cho siết ! Và ngày nay ? Cũng vậy, hoà bình rồi, mà thân phận đàn bà phụ nữ Việt Nam vẫn bị làm món hàng thương mại. Phải bỏ nhà, bỏ quê hương, xuất khẩu lao động ! Lúc ở đợ, lao động xứ người, xa chồng xa con. Khi điếm, bán trôn nuôi miệng, nuôi gia đình. Nhục nhã sắp hàng, trưng bày thân thể trần truồng, làm món hàng, để chồng ngoại quốc lựa chọn mua về, làm nô lệ tình dục ! Tất cả « ra đi », chỉ mong gởi tiền về nuôi gia đình cha mẹ trả chữ hiếu !
Xứ Đất Hộ mình biết bao nhiêu chuyện, nào gả con gái cho người nước ngoài, nào bán con trẻ làm con nuôi, tháng nào cũng có ! Còn chuyện « ra đi », ngày nay 41 năm qua rồi, hoà bình rồi, mỗi ngày cũng đều có chuyện « vượt biên ». Nhờ vậy mà cái nghề của thím mầy giáo sư Anh Văn hốt bạc, nuôi cả gia đình, xây thêm nhà, sửa thêm cửa, khá giả mấy năm nay.
Ròng rã, năm nào cũng vậy, cứ đến tháng ba, tháng tư, hai tháng nầy, là tao nhịn ăn, đốt nhang bàn Thờ Tổ quốc, tụng niệm hằng ngày…chỉ để Nhớ, để Thương. Đặc biệt, tháng tư năm ngoái, tao rầu thúi ruột muốn bệnh luôn : nhớ nhung đủ thứ chuyện hết, nhưng tao lại làm biếng viết thơ cho mầy, đến cả thím mầy mà tao cũng hổng thèm nói chuyện. Bả cứ « Ông thiệt ! Nhắc chi cái thứ đó hoài ông ơi, đổi đời mà, mình ráng sao cho cái đám con cháu nó qua truông là được rồi. Bây giờ nó dzậy đó, miễn sao con cái nhà mình nó giữ cái gì mình dạy cho tụi nó là đủ rồi. Ông rầu là gì cho thêm bịnh ».
Tao nghe bả nói, tao cũng thấy bả có lý, nhưng tao vẫn rầu… Tao rầu bân khuơ, tao nhớ bạn, tao nhớ bè, nhớ anh Ba, ông già mầy, nhớ chị Ba, má mầy, nhớ mấy.
Tao nhờ Trời Phật sống đầy đủ, đổi đời, cũng xuống chó, cũng lên voi, thất nghiệp, bảy nghề biết đủ, cũng như người ta, cũng biết đó biết đây. Ngày nay, tao ngán ngẩm cho cái vận, cái hạn đất nước mình sao nó vẫn còn khổ triền miên như vầy ! Nói hoà bình, nói phát triển, tiến lên, tiến mạnh, mà sao vẫn còn con nít bán mía găm, bán vé số, bán thuốc lá điếu…. Hồi trẻ, tụi tao kháng chiến, chống Tây, hy vọng lấy lại Độc lập, dân mình nó sẽ sống đàng hoàng, hy vọng không còn có cảnh phu xe kéo, chị gánh hàng rong, chị thợ hồ đội gạch, thằng nhỏ bán cà-lem cây. Sau Thế chiến, Việt Nam ta tuy lấy lại Độc lập, nhưng « người ta » vẫn tiếp tục gây ra chiến tranh, chết chóc triền miên. Năm 1954, đình chiến, đất nước tuy bị cắt chia, nhưng yên tiếng súng, hòa bình. Nhờ đó dân Nam mình cũng sống một thời gian đàng hoàng tử tế, ngon lành, xây dựng ! Thế nhưng chẳng được bao lâu thì lại chiến tranh, dân Cộng Sản ở ngoải lại pháo kích, lại khủng bố ! Lại chết chóc … mà dân Nam mình có phá hoại xâm chiếm lấy của cải của ai đâu ? Hiền hòa, biết bà biết con, biết đoàn, biết kết, biết đùm biết bọc. Năm 54, dân xứ Ngoải chạy lánh nạn Cộng sản, di cư, tỵ nạn vô cả triệu người, dân mình cán đán, lo hết. Thế mà Đảng Cộng sản ở ngoải cũng vẫn muốn giải phóng mình. Mà giải phóng gì ? Giải phóng bằng pháo kích, giải phóng bằng giựt mìn xe đò, giải phóng bằng đắp mô, giải phóng bằng chặt đầu, mổ bụng, dồn trấu…giải phóng bằng đấu, giải phóng bằng tố khổ. Thằng đế quốc thằng Tây thằng Mỹ có chết đó, nhưng chết bao nhiêu, chỉ có dân ta chết bộn thôi. Thế mà vẫn có cả ngàn người nghe, cả vạn người theo. Sợ ? Mê ? Ngu ?
Dân chúng ở ngoải họ nói họ bị bắt buộc. Nếu bắt buộc, sao không thấy họ « ra đi », vượt biển, hay vượt tuyến ? Người dân Đông Đức, Cộng Sản, năm nào cũng có người trốn qua Tây Đức, xứ Tự Do. Tường Ô Nhục Bá Linh có cao đó, nhưng cũng có kẻ dám vượt tường. Giàn rào kẻm gai có rào bãi mìn đó, vẫn có người đào hầm chui qua rào kẻm mìn, tìm Tự Do,… Bằng chứng khi đến phiên cả xứ Việt Nam ta bị nhuộm đỏ, chẳng bao nhiêu lâu…một năm, hai năm chịu đựng là dân miền Nam bắt đầu bỏ trốn ! Thật vậy, dân miền Nam mình, chỉ cần ba năm sống dưới tay Công sản Bắc Phương, là bắt đầu bỏ xứ ra đi. Ngày nay hòa bình, thống nhứt, phát triển, tiến lên, tiến mạnh, tiến cái gì hổng thấy, mà ai ai, nếu có dịp, đều vượt biên hết. Bây giờ hết nói vượt biên rồi : nói du học (rồi không về – thường thường là con ông cháu cha không à !) nói lấy chồng người nước ngoài, nói xuất khẩu lao động, nói « hạ cánh an toàn », nói đi du lịch – và « trốn ở lại »… Giấc mơ đi khỏi Việt Nam hầu như ở khắp mọi người. Nhờ vậy mà gia đình tụi tao sung túc, khá lên, là nhờ cái phong trào học tiếng Anh không lúc nào ngơi?
Về vấn đề trường học, trường tao từ đầu năm nay, cũng ế ẩm ! Vật giá đắt đỏ. Kinh tế hổn loạn. Thêm cái vụ Đại Hội Đảng vừa qua dân Bắc kỳ chiếm ghế nhiều quá, dân Nam e rằng dân Nam nổi loạn chăng ? Thôi chờ xem bầu cử Quốc hội, có gì thay đổi không ? Hay vẫn như cũ, chia ghế, chia của, xí phần. Lúc nầy còn thêm cái cha truyền con nối. Đời cha hết Thủ Tướng, nhưng đời con vẫn đại gia, vẫn Trung Ương Chánh Ủy, vẫn ăn trên ngồi trước có chết thằng ma nào đâu ? Chỉ có thằng dân ruộng thì mất đất, thằng dân biển thì mất thuyền do tàu lạ đụng, đâm… la ó than khóc thì Nhà Nước Việt Nam ta, Quân Đội Nhơn Dân Anh hùng ta cũng xử… chìm xuồng luôn.
Còn chương trình học, lúc nào các học sanh và sanh viên trong phần học tập chánh tri có thêm cảnh giác … « diễn biến hòa bình ». Nghe các học trò về kể lại rằng nước Việt Nam ta đang bị địch bao vậy, và bọn thế lực phản động hải ngoại đang dùng diễn biến hòa bình đánh vào thành trì « xã hội chủ nghĩa » để giựt đất nước khỏi tay lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hóa ra, mình vẫn còn bị nhóm thù địch bao vây, do đó mình nghèo hoài ! Nhưng Hai à, nội cái từ ngữ « diễn biến hòa bình », tao cũng không hiểu nỗi. Diễn bìến là « hiện tượng đi tới …», là « tương lai sẽ … có hòa bình », mà có … « hòa bình » thì có gì mà nguy hiểm, mà phải sợ ! Ai cũng sợ chiến tranh chớ… và sợ những diễn biến chiến tranh, nhưng ai lại đi sợ hòa bình. Các học trò cũng kể cho tao nghe là các em học tập rằng những phong trào Dân chủ và Nhơn quyền của thế giới là do bọn thù nghịch phản động ở bển gây ra để phá hoại đất nước Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, bọn phản động muốn đưa Việt Nam tương lai vào thế giới tư bản của Đế quốc Mỹ đó mầy !
Ủa nước mình hổng phải tư bản sao ? Các ông lớn đều đứng tên các công ty, mở cổ đông cho người hùn hập làm ăn (thường thường là bà con hay bạn đồng chí ở trong Đảng Cộng sản) hổng phải là công ty tư bản sao ? Có thể Công ty tư bản là những người hùn hập mua cổ đông đều là người lạ – cái chữ lạ bây giờ nó lạ lắm ! Từ « lạ » ở đây không phải là nghĩa mới bây giờ, nghĩa mới là để nói « đó là người Tàu », thí dụ « tàu lạ đâm chìm tàu ta », phụ đề việt ngữ là « tàu Tàu, tàu Trung Cộng đâm chìm tàu người Việt ta » đó thôi ! … – (« lạ » là ai ngoài phe Đảng ta), có tiền là mua cổ đông hùn vốn). Đằng nầy ở Việt Nam các công ty các ông lớn là do bà con và người trong Đảng hùn vốn vì vậy hổng phải là tư bản mà là xã hôi chủ nghĩa (là người cộng sản với nhau, trong Đảng cả) và theo định hướng tư bản thị trường tư do (nghĩa là hùn vốn). Nhưng vậy mấy chả sợ Tư bản Chủ nghĩa cũng phải. Tư bản Chủ nghĩa ai cũng có thể bỏ tiền ra được hết, riết thì ai làm chủ đây ? Xã hội Chủ nghĩa là Xã hội chủ Nghĩa là Đảng cộng sản phải làm chủ và cầm quyền và là lãnh đạo. Tao thử cắt nghĩa vậy mầy xem được không ?
Lay hoay cũng sắp Lễ Phật đản nữa rồi. Tao thì thường nhớ ngày mồng Tám tháng Tư, chứ đâu có dời qua ngày Rằm như bây giờ. Tao cứ nhớ bài ca « … mồng Tám tháng Tư là ngày Thích Ca thành Phật ». Kệ ai cúng ngày Rằm, còn tao, tao cứ hương đèn nhang khói, tao cúng Phật đản ngày mồng Tám tháng Tư. Thím mầy cũng lại cằn nhằn : « ông thiệt hổng giống ai ! Thiên hạ bậy giờ cúng Lễ Phật Đản ngày Rằm tháng Tư chứ không ai cúng ngày mồng Tám tháng Tư hết ! »
– Kệ tui, Bà ơi ! Tui già tui cúng theo người già ! Nói nhỏ – tao cúng theo người Quốc gia !
Mầy xem bây giờ là vậy đó. Cúng kiến lễ lạc phải đúng thủ tục, có luật có lệ, có ngày có tháng. Còn lễ nghĩa, luật lệ đi đường thì tùm lum, buôn bán thì lươn lẹo, chụp giựt, mánh mun, còn hàng hóa, thì dỏm, thì giả, không cần luật lệ gì cả, còn con nít chẳng biết thưa gởi, xin lỗi xin phải hay cám ơn cám iếc gì cả…
Tao ráng giữ cái bầy con, bầy cháu cho tụi nó đàng hoàng một tý. Mầy gặp lại tụi nó mầy sẽ thấy tao ngon lành giữ tụi nó đàng hoàng lắm đó.
Thôi ít hàng nói chuyện xứ Đất hộ mình cho mầy nghe. Thăm gia đình mầy.
Hẹn thơ sau
Chú Bảy
*Trước 30/04/1975. Bộ Tam Sên (kết nghĩa năm 1940) của Ông già chúng tôi gồm có, Ba tui, năm 1975 làm Hiệu Trường Trường Mù ở Chợ Lớn, Bác Hai Hạp, mở tiệm bán cát, gạch ở Ngã Tư Phú Nhuận. Và chú Bảy, cựu công chức Bộ Giáo Dục. Thời ông Diệm, chú công tác ở Huế, gặp cô gái Huế, giáo sư Anh Văn (ra đi không đành !) là thím Bảy, ở lại sanh sống lập nghiệp nhập dân Huế luôn ! Lạ chưa, gia đình Chú Bảy gốc Đất Hộ Nam Kỳ lại sống ở Huế cả chục năm, trong lúc hai ông kia, gốc Huế trọ trẹ, lại sống ở Sài gòn. Mất Huế, vào Sài gòn lánh nạn ban đầu tá túc ở nhà ông già, trước ngày 30 tháng tư ông chạy về lại Đất Hộ (Dakao), nhập vào nhà tổ phụ, vì gia đình người anh quân nhơn Hải quân đã kịp đưa vợ con di tản đi Mỹ, chỉ còn ông cụ bà cụ ở lại. Gia đình chú Bảy, 6 người về kịp để giữ nhà. Chú Bảy giáo chức có lon có lá, cũng phải đi tù vài tháng. Thím Bảy, vì không phải thuộc dân giáo chức Sài Gòn nên chỉ được « mất dạy ». Lúc ấy tôi còn ở Sài gòn, có giúp gia đình Chú thím mở một đề-bô bán Ladze, Nước Ngọt, Nước Đá tại nhà sanh sống qua ngày. Năm 1980, khi ra tù, có đến thăm chú thím, tiệm « bán nước » vẫn còn, tuy buôn bán có khó khăn hơn ! Bộ ba Tam sên, ở lại Sài thành, vẫn tụ tập. Hai ông gìà gân, kẻ Phú Nhuận, người Đất Hộ, đạp xe, lên chợ An Đông thăm ông già mù, để đấu láo và UTQ, uống trà quạu, hút thuốc lào, với nhau, ít lắm là một tuẩn một lần.
Đầu Xuân 2016
Nhớ những ngày loạn lạc tháng ba, tháng tư năm 1975.
Vui cười
Một cặp vợ chồng già đã trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, họ ăn uống theo chế độ và tập thể dục thường xuyên. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt, họ lên thiên đàng và được Thánh Pierre đón tiếp nồng hậu. Thánh Pierre đưa hai người đi tham quan nhà bếp khổng lồ, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi golf… Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi Thánh Pierre:
– Chúng tôi có phải trả tiền các dịch vụ không?
– Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà. – Thánh Pierre trả lời.
Đến giờ ăn, Thánh Pierre đưa hai cụ đến bàn bày thức ăn linh đình. Cụ ông hỏi:
– Tất cả các món ăn này đều miễn phí à?
– Tất nhiên. – Thánh Pierre trả lời.
– Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đường, cholesterol à?
– Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đàng mà. Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị béo phì, đái đường hay nhồi máu cơ tim…
Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, quay sang bà vợ quát to: – Tất cả do lỗi của bà! Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục, thì tôi đã lên đây sớm hơn 10 năm!
Cô gái nói với chàng trai: – Em không thích tiền, tình yêu không mua bằng tiền được!
– Thế em thích gì? Một chiếc xe máy xịn màu đỏ nhé?
– Vâng vâng! Một chiếc như vậy thì tình yêu mới nồng thắm.
Khi một nhóm phụ nữ bước lên xe điện tất cả các ghế đều có người ngồi rồi. Người bán vé nhận thấy một người đàn ông hình như đang ngủ, sợ rằng ông này không xuống được đúng điểm đỗ bèn nói với ông ta: – Dậy đi ông!
Ông này phản đối:
– Tôi có ngủ đâu mà gọi!
– Ông không ngủ mà lại nhắm mắt!
– Tôi biết chứ, tôi ghét nhìn phụ nữ phải đứng trong xe điện đầy người như thế này!
Lá số tử vi – Phạm Thành Châu
Bạn tin có số mạng không? Người không tin, quạt lại “Mấy thầy tướng số có biết được tương lai bản thân mấy thầy không? Hay chỉ nói phét kiếm tiền?” Người tin với người không tin, cãi nhau, có bao giờ ai chịu thua ai!
Nay tôi xin kể, một chuyện về chính bản thân tôi, để nhờ bạn phán xét, rằng con người có số phận hay không?
Ông nội tôi là người cựu trào. Sách chữ nho ông để đầy một tủ. Ông là người nghiện sách nên suốt ngày cầm quyển sách trên tay. Khi về hưu, ông tôi làm thầy thuốc nam, thuốc bắc kiêm cố vấn cho bà con chòm xóm trong các vụ quan hôn tang tế. Ai bịnh hoạn đến mời ông tôi bắt mạch, hốt thuốc, người nào có ý xây dựng gia đình cho con cháu cũng đến nhờ ông tôi xem tuổi có hạp không, hậu vận có khá không? Hoặc có người thân vừa qua đời cũng đến thỉnh ý về ngày giờ động quan, xem hướng mồ mả. Ngay cả khi sinh con, họ cũng đến nhờ ông tôi một lá số để biết tương lai đứa bé ra sao?
Dĩ nhiên con cháu trong nhà, ông tôi đều chấm cho mỗi người một lá số, hễ người nào gặp một biến cố gì lớn trong đời, ông tôi lại đem lá số đó ra chứng minh. Ngay cả chuyện bố tôi mất tích, ông tôi cũng đã phân tích sẵn trong lá số của bố tôi nhưng không nói ra trước mà thôi.
Bố tôi là con út của ông tôi, tôi lại là con út của bố tôi, là đứa cháu trai nhỏ nhất trong gia đình nên trong nhà, tôi được coi như ông hoàng con, muốn gì được nấy.
Thời Pháp thuộc, bố tôi làm “Jeunesse,” là làm việc làng nhàng gì đó ở ty thanh niên, thể thao của thị xã. Ðến thời kháng chiến chống Pháp, bố tôi theo kháng chiến và mất tích. Khi kháng chiến bùng nổ thì mọi người phải tiêu thổ và tản cư về vùng nông thôn, ít lâu sau hồi cư về lại thành phố.
Ðó là một thị trấn miền biển, cách Nha Trang không xa lắm. Khi lên trung học, tôi ra Nha Trang học đệ Nhị và đệ Nhất trường Võ Tánh, vì thị trấn tôi ở không có trường trung học đệ nhị cấp.
Trở lại cái lá số của tôi, ông tôi chấm rất kỹ, nhưng hình như có điều gì khác lạ nên thỉnh thoảng ông lại đem ra chiêm nghiệm, rồi giở sách ra nghiên cứu với vẻ trầm ngâm, suy tư lung lắm. Hễ nghe ai có tài chấm tử vi thì ông tôi lại đem lá số của tôi, tìm đến, nhờ xem giùm, rồi hai người lại bàn cãi, lý luận rất sôi nổi nhưng rốt cuộc cũng chịu thua, không biết có trục trặc ở chỗ nào mà tìm không ra?! Sở dĩ tôi biết được như thế là vì mỗi lần có bạn bè đến, khi bàn chuyện sách vở đông tây, kim cổ, ông tôi thường đem lá số của tôi ra làm đề tài về sự huyền bí của văn minh cổ của người Tàu. Tôi vốn không tin ở số mạng nên chẳng bận tâm.
Ðến năm tôi lên trung học thì ông tôi đã trên tám mươi, tuy là người tri thiên mệnh, nhưng ông tôi vẫn bồn chồn, ưu tư cho thằng cháu út, nên một hôm, ông gọi riêng tôi và bảo “Ông đã chấm cho con một lá số, theo như lá số, sau nầy, con có thể làm đến nhất phẩm triều đình, xưa gọi là tể tướng, tướng quốc, nay thì tệ ra cũng làm thủ tướng chính phủ, nhưng ông vẫn thấy có sự bất thường nào đó trong lá số?!”
Tôi đáp cho vui lòng ông tôi “Không thủ tướng thì bộ trưởng cũng được, ông đừng lo cho con.” Ông tôi cười “Người ta nói, số phận an bài, đâu có kèo nài, thêm bớt được.” Tôi hỏi “Như vậy tương lai của con ra sao?” Ông tôi trầm ngâm “Cái số của con thì luôn luôn được may mắn, đi thi là phải đậu, có dịp là làm lớn ngay, không phải leo lên từng cấp bậc một. Giống như thời Chiến Quốc bên Tàu, mấy ông nho sĩ, từ cùng đinh nhảy lên tướng quốc vậy.Nhưng lá số của con có điểm mờ ảo nào đó mà ông vẫn chưa tìm ra. Dù sao thì cổ nhân có dạy “Ðức năng thắng số” sau nầy, con nên nhớ, phải cố mà giữ cho vững cái đạo của người quântử…” Tôi tò mò “Con thấy, chỉ cần học giỏi là làm lớn. Phải không ông?” Ông tôi lại cười “Người xưa nói rằng ‘Nhất mệnh, nhì vận, tam âm công, tứ phong thổ, ngũ độc thư’… Ý là số phận con người còn phụ thuộc rất nhiều vào mồ mả và phước đức ông bà, tổ tiên để lại, chứ còn chuyện học hành, cố cho lắm mà không gặp thời vận thì cũng chỉ là tên cuồng nho, mọt sách mà thôi. Xưa nay có biết bao người dốt mà làm nên sự nghiệp.”
Chuyện dốt mà làm lớn, sau nầy tôi mới thấy, nhưng lúc đó tôi không tin, nhưng tôi vẫn hỏi để tỏ vẻ chú ý lời ông tôi dạy bảo “Vậy nhà mình có âm công phong thổ gì không ông?” Ông tôi có vẻ hào hứng lắm “Về mục âm công, phong thổ thì ông đang tiến hành đây. Ông đã tìm được một cuộc đất rất tốt. Ông đã xây sẵn một sinh phần (huyệt mộ), hễ ông nhắm mắt thì đem quan tài đến đó, bỏ xuống, lấp đất lại là xong, và cứ thế mà chờ cho đến khi mộ ông kết phát…” Mấy hôm sau, ông tôi dẫn tôi đi xem cuộc đất, là nơi ông sẽ yên giấc ngàn thu. Huyệt mộ nằm trên một sườn đồi, hướng ra biển.
Ông tôi rất vui khi giải thích cho thằng cháu nội sáng giá của ông nghe nào long chầu, hổ phục ra sao, đặc biệt, huyệt mộ nằm ngay hàm của con rồng, chỉ chờ bão tố hoặc sóng thần, nước tràn lên, đất sẽ sụp lỡ, đổ ụp lên mộ, vậy là coi như con rồng đã ngậm miệng lại, lúc đó, con cháu mặc sức mà phát vương, phát tướng. Tôi làm như chăm chú và thích thú lắm để ông tôi vui lòng chứ sự tin tưởng chẳng có bao nhiêu.
Từ nhỏ đến lớn, việc dạy dỗ, học hành của anh chị em tôi trong nhà đều do ông tôi lo. Mẹ tôi phải buôn bán, làm ăn, không có thì giờ, vả lại bà rất thương yêu, chìu chuộng chúng tôi, chẳng nặng lời bao giờ nên khi ông tôi mất thì tôi như ngựa không cương, mặc sức lêu lổng, chẳng ai quản lý được cả. Ði học về là vất sách vở, nhào ra sân đá banh, đá banh chán, xuống sông tắm. Buổi tối, ăn xong là xách cây đàn guita đến nhà mấy đứa bạn hát hò, rên rỉ, nỉ non mấy bài hát mà Duy Khánh, Chế Linh thường hát.
Ðến khi đi thi tú tài một thì trong bụng tôi không có một chữ để làm “hành trang ứng thí.” Sách vở, từ đầu niên học cho đến cuối năm, bài nào tôi cũng thấy mới tinh! Con người khi gặpkhó khăn, không biết giải quyết cách nào mới nghĩ đến những đấng vô hình, năn nỉ cầu xin quí vị đó cứu giúp. Tôi tuy không tin những chuyện mơ hồ, nhưng sẵn có lá số tử vi mà ông tôi chấm cho nên tôi giao trách nhiệm thi cử cho ông tôi đảm trách, dù ông tôi không còn trên cõi đời nầy nữa.
Tôi vẫn tiếp tục lười biếng, tiếp tục ca hát một cách vô tư như con “Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè…” trong thơ ngụ ngôn của ông La Fontaine. Nhưng đến nhà bạn bè thì đứa nào cũng bận học thi và cha mẹ chúng thường đuổi khéo tôi, nên tôi về nhà hát một mình, đi cà lơ thất thểu ngoài đường phố, đến khuya, về nhà lăn ra ngủ… Thực tâm, tôi cũng muốn học như bạn bè, nhưng bài nhiều quá, học sao cho xuể? Thế là tôi đem tất cả sách vở, tài liệu để lên bàn thờ ông nội tôi, thắp nhang rồi quì xuống, long trọng khấn vái “Ông nội chỉ cho con bài nào sẽ ra trong đề thi, con không có thì giờ học hết.” Khi ngẩng lên, nhìn ảnh ông tôi, quả nhiên tôi thấy hình như ông tôi mỉm cười, vậy là tôi yên tâm.
Mỗi môn học, tôi lấy quyển sách hay quyển vở, vái ông tôi mấy vái và giở ra, độ năm bài, theo kiểu tình cờ và tôi chỉ học có năm bài đó thôi. Môn học nào tôi cũng làm như thế. Vậy mà đi thi, tôi trúng tủ, đậu bình thứ. Bạn bè thán phục. Chúng biết tôi đã dốt lại lười, mà đậu bình thứ, trong khi có nhiều đứa thức khuya dậy sớm, học ngày, học đêm, mặt mũi xanh lè vì mất ngủ mà vẫn rớt!? Chúng thắc mắc, tôi phét lác “Sang năm, tú tài hai, tao sẽ đậu tối ưu cho tụi bây coi.” Năm sau, thi tú tài hai, tôi vẫn mững đó mà làm. Tôi tin ở lá số tử vi của ông tôi đã chấm cho tôi – thi đâu đậu đó – và tin nhất là ông tôi vẫn ở bên tôi, phù hộ tôi, dù tôi không thấy được ông. Thi tú tài hai gồm hai đợt, đậu thi viết mới vào thi vấn đáp. Thi viết thì tôi vẫn trúng tủ, nhưng thi vấn đáp, môn vạn vật, tôi bị kẹt.
Số là, khi vào vấn đáp, giám khảo thường để sẵn một số câu hỏi trong hộp nhỏ, thí sinh bốc trúng câu nào trả lời câu đó. Ông giám khảo môn vạn vật nầy nghe nói khó tính lắm. Lạng quạng là ông ta đuổi ra và nói “Anh về học lại, sang năm đi thi. Tôi cho anh không điểm.” Buổi sáng đó, tôi để cho mấy đứa vào thi trước. Ðứa nào thi xong, bước ra, mặt cũng méo xẹo, khiến tôi mất tinh thần, bụng đánh lô tô, miệng cứ lẩm bẩm kêu cứu ông nội tôi phù hộ, độ trì. Tôi giở mấy bài tủ ra coi lại, kiểu nhứt chín nhì bù. Ðến khi không còn đứa nào nữa tôi mới rón rén bước vào. Ông giám khảo nầy trẻ nhưng coi bộ hắc ám. Mặt hầm hầm như sắp bợp tai thằng thí sinh ngồi đối diện. Tôi trình thẻ học sinh, ông không thèm nhìn, chỉ tay vào cái hộp nhỏ đựng câu hỏi. Tôi thò tay bốc một câu, mở ra thấy “Tại sao ban đêm, không nên ngủ dưới tàng cây?” Tôi trình câu hỏi cho ông ta. Ông ta bảo “Nói đi!”
Tôi lặng người! Câu hỏi, tôi nghĩ, không có trong sách vạn vật chứ đừng nói trong những bài tủ của tôi. Trong đầu tôi, hoàn toàn không có một chút ý niệm về chuyện đó, nó sạch bóc như tờ giấy trắng. Tôi biết rõ là vong linh ông nội tôi đang ngồi bên cạnh, nhưng chắc chắn ông tôi cũng lắc đầu, thở dài vì vô phương! Thấy tôi cứ ngồi đực ra, ông giám khảo lại nhắc “Nói đi!” Tôi khiếp quá, tự nghĩ nên nói một câu gì đó cho không khí bớt căng thẳng, chứ hột vịt thì chắc chắn tôi đã có sẵn rồi.
Bỗng nhiên tôi liên hệ bản thân và nói “Thưa thầy, ban đêm không nên ngủ dưới tang cây, vì khi ngủ dậy người uể oải, khó chịu!” Ông ta ngẩng lên nhìn tôi “Sao anh biết?” Tôi phấn khởi “Thưa thầy, buổi tối, em thường đem ghế bố ra sân ngủ, dưới mấy cây vú sữa, sáng dậy, thấy hơi mệt mõi trong người.”
Ông ta lại nhìn tôi, mặt lạnh tanh “Ðây là khoa học thực nghiệm chứ không phải khoa học huyền bí. Anh phải chứng minh bằng công thức đàng hoàng. Anh biết khí ốc xi không? Anh biết cạt bô níc là gì không? Viết công thức ra xem?” Tôi gãi đầu, ốc xi thì tôi viết được, cả đến khí cạt bô níc tôi cũng viết được nữa, nhưng công thức viết thế nào?
Thấy đã mớm ý cho mà tôi vẫn ngồi ngẩn ngơ như người thất tình, ông giám khảo mở to mắt, ngạc nhiên, có lẽ nghĩ rằng ông đang gặp phải người ngoài hành tinh, gì cũng không biết!
Ông cầm thẻ học sinh của tôi lên, đó là cách đuổi lịch sự. Bỗng nhiên ông nhìn vào thẻ học sinh và hỏi “Anh học vạn vật với thầy nào?” “Thưa thầy, em học với thầy Ðồng Ðen.”
Nói xong tôi mới biết mình hớ, biệt danh của các thầy cô là chỉ bọn học trò dùng với nhau để phân biệt thầy cô nầy với thầy cô khác, đây lại đem ra nói với ông giám khảo của mình, đúng là tội phạm húy! Ông giám khảo trao tôi thẻ học sinh và bảo “Gặp thầy Ðồng thì thưa với thầy là thầy Bình gửi lời thăm. Tôi cho anh bảy điểm. Còn người nào ngoài kia thì bảo họ vào ngay.Gần hết giờ rồi!” Tôi thưa “Thưa thầy, em là người chót.” Ông giám khảo nhìn lại danh sách và gật đầu. Tôi cúi chào ông ta và đi thụt lùi ra khỏi phòng.
Bạn thử tưởng tượng xem, tôi như một người đang bị đày xuống hỏa ngục, đời đời bị lửa đốt, đau đớn mà không thể chết được, rồi thình lình có ông Phật, ông Thánh nào đó cứu ra khỏi hỏa ngục, còn cho lên thiên đường ở nữa. Trước đó, chỉ năm phút thôi, tôi thấy ông giám khảo sao ác ôn quá, ngay sau đó lại thấy ông ta hiền từ như ông Phật!
Sướng sao đâu! Tôi sướng đến độ cứ tưởng mình đang bay lơ lửng, tưởng như mình nằm mơ.
Năm đó tôi đậu tú tài hai, mà đậu vớt mới đã! Ðúng như ông tôi nói “Thi đâu đậu đó!”
Cũng chưa hên bằng kỳ thi vào trường Hành Chánh của tôi sau nầy. Tôi vào Sài Gòn học Luật và học cả Văn Khoa nữa. Sau thấy trường Hành Chánh tuyển sinh viên ban Ðốc Sự, tôi cũng nộp đơn, nghĩ rằng sau nầy mình làm lớn (?!), phải thông thạo luật lệ và rành về hành chánh. Muốn thi vào trường nầy, tối thiểu phải biết luật Hiến Pháp.
Bài bình luận chính trị có đủ điểm, trường mới chấm đến các môn thi khác. Vì tin tưởng ở lá số tử vi của mình nên tôi chả thèm để ý đến chuyện bài vở.
Một buổi tối, đi coi xi nê về, tiện tay, tôi mua tờ báo Chính Luận, về nằm đọc chờ giấc ngủ. Khi giở trang trong, tôi thấy bài luật Hiến Pháp của giáo sư Nguyễn Văn Bông.
Không biết xui khiến sao, tôi lại học thuộc bài báo nầy, thuộc từ dàn bài đến từng chữ một. Quả nhiên, mấy hôm sau đi thi, tôi lại trúng tủ, tuy đề thi có hơi khác. Bạn nào học khóa 14 ban Ðốc Sự, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ắt còn nhớ rõ đề thi đó. Mà bạn biết thi vào trường Hành Chánh khó cỡ nào không?
Năm tôi thi tổng số hơn sáu nghìn sĩ tử, chen nhau một trăm chỗ ngồi, trong một trăm chỗ đó lại ưu tiên lấy mười sinh viên sắc tộc, mười sinh viên nữ, còn lại chỉ có tám mươi chỗ. Nếu tính tỉ lệ thì còn khó hơn thi tiến sĩ thời xưa nữa. Hên cỡ đó bảo sao tôi không tin tưởng vào lá số tử vi của mình được?
Sau bốn năm đèn sách, tôi ra trường, nhưng học dốt quá nên đội sổ (đứng chót). Khi chọn nhiệm sở, mấy đứa học giỏi chọn trước, còn lại mấy tỉnh khỉ ho cò gáy ở miền giới tuyến và trên cao nguyên cho mấy thằng cầm đèn đỏ, cỡ như tôi.
Tôi về địa phương lãnh một chức phó quận ở một quận miền núi. Ngồi trong quận đường nhìn ra chỉ thấy đồng bào Thượng, nhìn xa hơn nữa là núi cao rừng rậm, thỉnh thoảng nghe vọng về tiếng máy bay, tiếng bom đạn… Vì tin tưởng ở lá số tử vi của mình nên tôi không bao giờ buồn chán. Tôi rất cẩn thận trong cuộc sống cũng như trong công vụ. Tôi đóng đúng vai một ông quan thanh liêm, luôn thương yêu, giúp đỡ đồng bào trong quận. Nói “ông quan thanh liêm” cho oai chứ chức phó quận đâu có quyền hành gì, hơn nữa bọn trẻ chúng tôi đều có lý tưởng, chỉ nghĩ đến hai tiếng tham nhũng đã xấu hổ với mọi người rồi.
Tôi còn nghiêm khắc với chính mình. Tôi không bao giờ nhìn đàn bà, con gái dù các cô gái thượng đã đẹp lại để ngực trần, căng cứng, nhởn nhơ đi trước mặt. Tôi cũng không rượu chè, cờ bạc bao giờ. Chẳng phải tôi thánh thiện gì, nhưng nghĩ đến tương lai sáng lạn (!?) tôi chả dại mà để cho bọn đối lập sau nầy mang đời tư của tôi ra mà bêu riếu.
Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu sốt ruột, không hiểu phải bao lâu nữa tôi mới ngồi vào cái ghế tể tướng (thủ tướng)? Nếu cứ làm việc ở nơi hẻo lánh nầy mãi, thiên hạ làm sao biết tôi mà mời tôi ra chấp chính?! Rồi thì tôi được lệnh đi học lớp sĩ quan Thủ Ðức.
Tôi rất hài lòng khi nghĩ rằng, khi tốt nghiệp sĩ quan quân đội, tôi là người “văn võ toàn tài,” sẽ không mặc cảm khi (làm lớn) phải chỉ huy mấy ông tướng lãnh.
Mãn khóa sĩ quan, tôi được trả về nhiệm sở cũ. Tỉnh điều tôi về làm trưởng ty công vụ tòa hành chánh tỉnh, là ty chuyên việc quản lý hồ sơ, điều động cán bộ, nhân viên trong tỉnh. Tôi nghĩ bộ máy huyền bí của định mệnh bắt đầu chuyển động và con đường công danh, sự nghiệp của tôi đã mở ra một cách thênh thang đây rồi. Không ngờ ngồi chưa nóng đít ở cái ghế trưởng ty thì xảy ra vụ sập tiệm năm bảy lăm, tôi chạy thẳng một mạch vô tới Sài Gòn rồi chui vô cái rọ tù cải tạo của việt cộng.
Khi có thông cáo tập trung cải tạo, ủy ban quân quản Sài Gòn ghi rõ là đem một tháng tiền ăn. Ai cũng tưởng học tập một tháng rồi về nên hăng hái xin đi học tập, chen nhau vô cổng (tù) đến độ bộ đội phải bắn súng để giữ trật tự. Ðến chiều hết giờ, nhiều người ở ngoài cổng, chưa vào kịp, phải trải chiếu nằm ngủ, chờ sáng mai được vô tù sớm! Nơi trình diện học tập, cải tạo là các trường học Gia Long, Trưng Vương, Don Bosco (?)…
Ai cũng tưởng sẽ học ở đó, không ngờ mấy hôm sau, lúc nửa khuya, bộ đội dựng đầu dậy, lùa ra xe tải, chở đi. Xe nào cũng có bộ đội, sát khí đằng đằng, súng lăm lăm chỉa vào mấy cậu ngụy, khiến mấy cậu chới với. Xe tụi tôi được đưa lên làng cô nhi Long Thành, có tên mới là trại cải tạo 15 NV.
Trước đây, làng cô nhi nầy nuôi bọn trẻ mồ côi, khi tụi tôi lên thì bọn trẻ biến đâu mất cả, có lẽ đã cho tan hàng. Trại gồm hai dãy nhà dài, mỗi dãy có sáu căn, giống như sáu dãy trường học. Bọn tù được nhốt mỗi dãy khoảng trên ba trăm tù. Lúc đông nhất, cả trại có trên bốn nghìn tù.
Giai đoạn đầu, tù được thong thả, ăn xong thì làm bản tự khai, nghĩa là khai gia phả ba đời, khai làm chức vụ gì cho Mỹ, Ngụy, đã phạm tội ác gì với cách mạng và nhân dân… Khai xong nộp cho đội trưởng, đội trưởng (cũng là tù) nộp cho nhà trưởng, nhà trưởng (cũng là tù) nộp cho cán bộ quản giáo phụ trách. Ngoài việc tự khai còn lên hội trường nghe cán bộ chửi Mỹ, Ngụy rồi về làm thu hoạch, nghĩa là tù cải tạo cũng chửi Mỹ, Ngụy, càng giống cán bộ càng tốt. Buổi tối thì học hát, những bài hát cách mạng, cũng chửi Mỹ, Ngụy…
Mấy cậu ngụy ngồi hát say sưa, tưởng như bọn Mỹ, Ngụy nào đâu chứ không phải mình! Hát bài “Chiếc Gậy Trường Sơn,” bài “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” cũng hả họng hát một cách vô tư, cũng căm thù, cũng tình cảm lai láng như mình là bộ đội, cán bộ việt cộng vừa chiếm được miền Nam và đang làm thịt quân dân cán chính miền Nam để trả thù… Mấy tên tù nầy đóng kịch, ra điều ta đây giác ngộ cách mạng để đánh lừa cán bộ coi tù, vì biết ngoài cửa nhà tù làm gì cũng có cán bộ rình.
Ðúng y bon, một lần bọn tù chúng tôi hát bài “Giải phóng miền Nam,” đến câu “Vùng lên, nhân dân miền Nam anh hùng…” thì cán bộ Hai Sự, phụ trách dãy A, thình lình xuất hiện ngoài cửa, nạt vào “Dẹp, không được hát bài ấy nữa. Miền Bắc không anh hùng sao? Cấm hát. Ai hát bài ấy, tôi cùm đầu!”
Vào nhà tù, tôi chưng hửng! Tể tướng, thủ tướng đâu chẳng thấy mà làm thằng tù khôngbiết ngày nào ra? Khổ nỗi, cán bộ cộng sản lại bảo “Ty Công Vụ” là công an, mật vụ, kết tội nặng, đày ra Bắc cho chóng chết.
Tháng đầu tiên trong trại cải tạo 15 NV được coi là thời sướng nhất trong đời thằng tù cộng sản. Ăn uống đã có nhà thầu Chợ Lớn lo, vì đã đóng một tháng tiền ăn. Bữa nào cũng thịt cá ngon miệng, lại sẵn căn tin, cậu nào có lận theo tiền thì mua cà phê, kẹo bánh…
Buổi chiều kéo nhau ra bên hông nhà, nấu cà phê, nhâm nhi, tán phét, tự coi như đi nghỉ hè một tháng. Nhiều cậu còn bàn chuyện sau một tháng về nhà sẽ làm gì sinh sống, vì cách mạng vô thì coi như bị thất nghiệp!? Ngây thơ đến thế là cùng! Riêng tôi thì hoàn toàn thất vọng. Cái lá số mà ông tôi đã chấm cho tôi, trước giờ rất đúng, nay bỗng nhiên lại xảy ra chuyện kỳ cục nầy?
Trong trại cải tạo nầy có rất nhiều tay rành tử vi, đẩu số. Những người có học mà nghiên cứu một vấn đề gì, tất phải rộng rãi, sâu sắc lắm. Thế nên, nhân một lúc các tay tổ tử vi họp nhau sau hè, nói chuyện tướng số, tôi mới đem cái lá số của tôi ra và thắc mắc. Ai cũng hỏi tôi có chắc là đúng ngày sinh, tháng đẻ, có đúng giờ chào đời của tôi không? Sau khi xác nhận là đúng y trăm phần trăm, họ bấm tay như mấy thầy bói mù, có người đem tờ giấy ra, vẽ ngang, vẽ dọc…
Rồi ai cũng ngớ ra, lá số tôi quả có chuyện lạ! Họ lại xúm nhau bàn tới bàn lui, cãi nhau như mổ bò, cuối cùng một ông hỏi tôi, từ trước đến giờ có đóng kịch, hát bội, cải lương lần nào chưa? Có đóng vai thừa tướng, tướng quốc, thủ tướng lần nào chưa? Tôi quả quyết là chưa.
Ông ta bảo, sau nầy tôi nên theo gánh hát và đóng vai thừa tướng thì xuất sắc lắm. Một ông khác, lớn tuổi, hỏi tôi một cách nghiêm trang “Cậu biết hiện nay cậu làm chức vụ gì trong trại nầy?” Tôi bảo “Tôi làm đội trưởng.” “Cậu có biết, dưới tay cậu có những ai không?” Tôi kể tên mấy ông trại viên trong đội tôi… Ông A, ông B, ông C… Ông ta lại hỏi “Mấy ông đó, vì sao vô đây cậu có biết không?” “Thì ông A làm thẩm phán, ông B làm dân biểu, ông C làm giám đốc nha…”
Ông bạn tù giải thích “Thủ tướng chỉ làm xếp ngành hành pháp thôi. Ðây cậu quản lý cả ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, lớn hơn thủ tướng. Vậy là cậu làm tướng quốc, tể tướng đúng với cái lá số của cậu rồi, còn phàn nàn gì nữa!?” Tôi nổi xùng “Các ông đó đâu còn làm quan chức gì?” “Cậu thấy, thông báo tập trung cải tạo từ phó quận đến tổng thống. Họ nhốt chức vụ vào đây chứ có nhốt tên
A, tên B nào đâu. Cậu làm đội trưởng, là làm xếp mấy quan chức đó, vậy cậu không phải tướng quốc thì làm gì?” Cả bọn cười vang, nhưng tôi không cười.
Cái thằng cha lốc cốc tử nào bên Tàu, ngày xưa, đã chơi cho tôi một cú đau điếng. Hay là con rồng chưa khép miệng để nuốt ông tôi vô bụng cho con cháu phát vương, phát tướng? Lúc đầu tôi nghĩ như thế, cho đến khi bị đày ra Bắc tôi mới hoàn toàn thất vọng. Sau một tháng, đã hết tiền ăn mà tù đã nộp, chúng tôi bắt đầu ăn “cơm” tù để hiểu thế nào là thằng tù cải tạo cộng sản.
Từ trại tù Long Thành, chúng tôi lần lượt, mỗi đứa được lãnh một cái bao bố, nghe cán bộ bảo để đựng vật dụng cá nhân, nhưng có mấy đứa lại bảo để có sẵn mà cho thằng tù vô bao bố, thả xuống biển cho mò tôm được nhanh gọn, hoặc khi đày lên núi rừng, nếu có biến động, cứ bắt tù ngồi vào bao bố và bắn chết và khiêng bỏ xuống hố, tiện việc nhà nước, vì thực sự, chúng tôi có đem gì theo đâu mà phải dùng bao bố?
Chúng tôi xuống tàu thủy, ra miền Bắc. Lúc lên bờ, bị đồng bào đứng chờ sẵn mắng nhiếc và ném đá nữa, nhưng khi tù lên vùng rừng núi, đi lao động, gặp đồng bào họ lại bảo “Nhân dân miền Bắc chờ các ông ra giải phóng, không ngờ các ông ra làm thằng tù!” Tôi chẳng bao giờ để ý đến những chuyện đó, cũng chẳng suy nghĩ, lo lắng cho tương lai bản thân. Nhưng có điều lạ là đi đến trại tù nào, tôi cũng bị cán bộ chỉ định làm đội trưởng, từ chối có thể bị gán cho tội ngoan cố và bị cùm cũng nên, mà dưới quyền tôi, bao giờ cũng là các ông, trước đây là quan lớn trong các ngành hành pháp, tư pháp, lập pháp… đủ cả.
Gần mười năm tù, tôi được thả về. Ở Sài Gòn, tôi đạp xích lô, bán vé số, sửa xe đạp… sống qua ngày. Tôi cố quên cái lá số tử vi của mình, tôi cũng rất cảnh giác, tuyệt đối không bao giờ thay mặt cho ai, không trưởng toán, tổ trưởng nào cả. Tôi sống một mình, và cũng nghĩ rằng cái lá số tử vi của tôi chỉ là những chuyện rắc rối mà mấy chú ba tàu đặt ra mục đích lừa phỉnh, dọa nạt những người ngu dốt, kém hiểu biết để kiếm tiền mà thôi.
Thế rồi có vụ HO, tù được đi Mỹ. Tôi nghĩ, giỏi lắm tôi làm thằng cu ly. Tiếng tây, tiếng u tôi nói như thằng ngọng thì chỉ huy được ai, nên tôi yên trí. Thị trấn tôi ở, thuộc vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ, tuy không đông lắm nhưng rất xô bồ. Ðủ thứ người. Da đen cũng có, Mễ cũng có, Á Châu cũng có. Lộn xộn, bát nháo.
Tôi ở trong một chúng cư đông người Việt, dơ bẩn, nhiều tệ đoan xã hội. Trộm cắp, hút xách, đánh lộn… ngày nào cũng xảy ra. Ðậu xe, khóa cẩn thận, nhưng chúng thấy trong xe có gì vừa ý là đập kiếng xe, lấy đi. Ðôi khi chúng ăn cắp xe để chở những thứ quốc cấm như xì ke, súng đạn hoặc để đi ăn cướp, bắt cóc… Nhà có con gái, khuya chúng đập cửa kiếng vô mò con người ta, bọn nhỏ la lên, cha mẹ chạy ra, mở đèn, chúng ngang nhiên mở cửa chính đi ra, chẳng ai dám làm gì vì sợ chúng trả thù. Bọn chúng cùng sắc tộc với nhau thì mặc kệ, nhưng vì người Việt hiền lành, chúng quậy luôn cả người Việt.
Thấy thế tôi nổi xùng, vận động đồng bào người Việt tổ chức thành một cộng đồng nhỏ, có gì binh vực, giúp đỡ nhau. Bọn bất lương động đến người Việt là tất cả đồng lòng chống trả hoặc gọi cảnh sát đến chỉ tận mặt. Kết quả là từ đó, chúng chừa người Việt, không quấy phá nữa. Các chúng cư quanh đấy, người Việt cũng theo gương mà đoàn kết lại.
Rồi nhân những dịp lễ Tết, cộng đồng người Việt họp nhau tổ chức chợ Tết, tổ chức các ngày kỷ niệm truyền thống… Sau cùng thành lập một cộng đồng lớn, bầu cử Hội Ðồng Quản Trị rồi bầu Ban Chấp Hành, xin giấy phép lập hội để đủ tư cách liên lạc với chính quyền địa phương.
Ðến đây thì tôi tự động rút lui. Tôi không muốn đại diện hay chỉ huy ai cả. Tôi ngán chức tước lắm rồi, thứ chức tước “ảo” như đội trưởng, tổ trưởng trong tù. Nhưng nhiều người lại tín nhiệm tôi, họ năn nỉ tôi tham gia Hội Ðồng Quản Trị vì biết tôi rất nhiệt tâm với đồng bào. Tôi cự nự như muốn gây lộn, họ vẫn cứ năn nỉ, tôi đành chấp nhận, cứ nghĩ mình sẽ không đến họp, không làm gì cả tất họ sẽ chán, thế nên, khi họ bầu tôi vào Ban Chấp Hành, tôi cũng không phản đối. Nhưng rồi vì một nguyên nhân mà tôi lại bon chen, cố cho được chức chủ tịch Ban Chấp Hành. Số là trong Ban Chấp Hành có một người đẹp. Với người khác, có lẽ cô không đẹp lắm nhưng với tôi, chỉ mới thấy là đã ngớ người ra, hồn vía lơ lửng đâu trên mây xanh! Người đẹp có đôi mắt và chiếc miệng đúng là “đẹp không thể tả!” Mắt cô một mí, khi cô cười thì như nhắm lại, nhưng dưới hai làn mi đó là cả “một hồ nước mùa thu” long lanh, nếu tôi được cô nhìn và cười thì tôi “chết mê chết mệt,” mặt cứ thộn ra, ai cũng thấy rõ.
Thế là từ “lần đầu gặp gỡ” hình ảnh cô, giọng nói, đôi mắt, nụ cười của cô cứ hiện ra rõ rệt trong đầu tôi, khiến bụng dạ tôi cứ lộn xộn, lúc nào cũng náo nức muốn gặp được cô. Nói theo văn chương là tôi yêu cô, yêu theo kiểu mối tình đầu! Sở dĩ mấy ông bà mời cô ta vào hội vì cô ta rành tiếng Anh, trước đây, khi còn ở Việt Nam, cô là giáo sư Anh Văn, hơn nữa cô rất thiện chí. Mấy người đi HO qua đều được cô giúp đỡ, hướng dẫn đi xin trợ cấp, xin việc…
Cô được bầu làm phó chủ tịch ngoại vụ, lo liên hệ với chính quyền và các cộng đồng bạn. Cô còn độc thân, là con gái của một ông trung tá, gia đình cô có một nhà hàng, rất đông khách. Ban ngày hơi vắng khách nên cô có thì giờ lo việc cộng đồng.
Từ khi lên chức chủ tịch, tôi xin thằng xếp trong tiệm (tôi làm cu li, sai gì làm nấy) làm buổi tối để có dịp cùng cô làm chuyện thiên hạ. Chở người nầy đi khám bịnh, đưa người khác đi xin việc, xin trợ cấp… Ði đâu tôi cũng năn nỉ cô đi theo, viện lí do là không rành tiếng Mỹ. Cô thì lúc nào cũng vui vẻ, nhưng khi chỉ có mình tôi với cô trên xe, cô lại nghiêm trang, mắt luôn nhìn phía trước, không cười khi tôi pha trò! Coi bộ cô không có cảm tình với tôi, nhưng khi đã yêu thì kể sá gì chuyện có được yêu lại hay không! “Ai chiến thắng mà không hề gian khổ? Nghĩa là cứ nhào đại vô mà tỏ tình, không được thì cũng chả chết ai.” Nghĩ thế nên tôi tìm dịp cho cô biết tình cảm của tôi đối với cô.
Nhưng phải làm cách nào mà nếu cô có cảm tình với tôi, cô sẽ hiểu ngay, ngược lại cô sẽ nghĩ rằng chuyện đó không liên can đến cô. Nghĩ mãi tôi mới sáng tác ra được một chuyện tình để tìm cách kể cho cô nghe. Thường thì sáng nào tôi cũng đến nhà hàng của gia đình cô để uống một ly cà phê. Cô mang cà phê ra cho tôi, ngồi đối diện, nói vài câu xã giao hoặc bàn đến chuyện cộng đồng, độ mươi phút cô mới đứng lên, vào bên trong lo việc bếp núc.
Một lần tôi đề nghị cô ngồi nán lại để nghe tôi “kể chuyện nầy, hay lắm!” Cô tươi cười ngồi xuống. Tôi kể vắn tắt “Cô có còn nhớ, tuần trước tôi và cô ra phi trường đón một gia đình HO, gồm năm người, trong đó có một cô gái đẹp và có duyên đến độ tôi mới gặp mà đã đem lòng thương yêu. Cô ta có đôi mắt lá răm, miệng lúm đồng tiền, nói năng dịu dàng, vui vẻ. Tôi thường gặp cô ta mà không biết làm cách nào để tỏ tình. Yêu thầm cũng được nhưng rủi cô ấy lấy chồng thì có lẽ tôi sẽ chán đời hoặc thành người điên mất. Theo ý kiến cô, tôi phải làm gì cho cô ấy hiểu được tình tôi? Tôi có nên nói ra cho cô ấy biết không?”
Cô lặng yên một lúc rồi nói “Chuyện tình yêu của anh, anh nên hỏi một người đàn ông khác, bọn phụ nữ chúng tôi làm sao có ý kiến được, hơn nữa, phải gặp gỡ cô gái đó mới biết được ý nghĩ của cô ta…” Nói xong cô đứng lên. Tôi không hiểu cô có biết lời tỏ tình gián tiếp đó của tôi không, nhưng sáng hôm sau, tôi đến nhà hàng của gia đình cô uống cà phê, cô không ra tiếp. Tôi đoán cô không ưa tôi, không muốn bị tôi làm phiền. Tôi buồn chán quá, thấy đời vô vị, và cô ta, trong đầu tôi, cô vẫn còn đẹp nhưng rất xa lạ, đến độ tôi ngượng, không dám gặp cô. Công việc đón tiếp, giúp đỡ đồng hương mới đến xứ Mỹ, chúng tôi cũng đi chung nhưng tôi không cảm thấy hăng hái chút nào, cô ngồi bên cạnh mà như người chưa gặp lần nào. Nhiều khi tôi đi một mình, không rủ cô đi theo. Tôi có ý định sang tiểu bang khác.
Cái Ban Chấp Hành Cộng Ðồng, thấy thì đủ các ủy viên, năm bảy người, nhưng công việc, họ giao hết cho hai đứa tôi rồi lặn đâu mất tiêu. Trước đây, tôi bon chen cho được cái chức chủ tịch là để được dịp gặp người đẹp, nay thì tôi đã chán rồi, muốn rút lui. Thế nên nhân dịp Việt Cộng đưa mấy ca sĩ tân nhạc, cổ nhạc qua Miền Ðông nước Mỹ làm công tác văn hóa vận, cả Hội Ðồng Quản Trị với Ban Chấp Hành họp lại, tìm cách tẩy chay. Buổi họp có vẻ sôi nổi lắm. Lên kế hoạch, chương trình rất kỹ lưỡng, nhưng cuối cùng lại giao cho Ban Chấp Hành làm cả! Tôi họp mọi người để phân công.
Mấy ông trong ban chấp hành lại giao cả cho hai đứa tôi. Tôi quyết liệt phản đối thì các vị đó lại cười “Tụi tôi biết anh quá mà! Lúc trong tù, trực diện với cai tù, anh còn thành công, bây giờ vận động đồng bào không đến coi hát của văn cộng việt cộng, là chuyện nhỏ…” Tôi ngạc nhiên “Sao quí vị biết tôi đi tù cải tạo?” Các ông ấy nhao nhao lên “Anh quên tụi nầy, chỉ biết có người đẹp thôi, chứ tụi nầy vẫn còn nhớ anh. Ði chung một chuyến bao bố (Tù bị đày ra Bắc, được phát bao bố), ra ngoài Bắc, đi đâu anh cũng làm đội trưởng tụi nầy.” Lúc đó nhìn kỹ, tôi mới nhớ, đó là mấy ông bạn tù ngày trước, thời gian quá lâu, hơn mười năm rồi, các ông ấy qua Mỹ lại thay đổi, nên không nhận ra, vả lại, có người đẹp bên cạnh thì tôi chẳng nhìn thấy ai khác nữa!
Lại mấy ngài quan lớn, hành pháp, lập pháp, tư pháp… ngày xưa! Và tôi vẫn lại làm xếp họ! Tôi đâukhác gì quan tể tướng? Lúc trong tù tôi không dám từ chức, nhưng ngoài đời, ở xứ Mỹ, tôi chỉ cần nói “bye!” một tiếng là xong ngay. Trước kia thì cho rằng số mệnh an bài, nay tôi cãi lại số mệnh để xem cái chức tể tướng có còn theo làm phiền tôi nữa hay không? Còn mấy vị quan quyền nầy, trước giờ cứ bắt bí tôi, gài tôi vào với người đẹp để tôi phải làm chủ tịch, thì nay tôi sẽ chơi lại họ.
Tôi sẽ qua tiểu bang khác, để xem con rắn mất đầu cựa quậy ra sao? Thế nên tôi vẫn vui vẻ sắp xếp công việc, kêu gọi quí vị ấy tiếp tay, liên hệ với các hội đoàn bạn cùng phát động chiến dịch thêm rầm rộ, hiệu quả. Dự định xong vụ nầy tôi sẽ “lặng lẽ ra đi với một quả tim nặng trĩu buồn phiền!”
Chiều hôm đó, họp xong, tôi xin cô phó chủ tịch, người đẹp của tôi, nán lại ít phút để bàn công chuyện. Tôi vào đề ngay “Cô thấy nhiệm vụ của chủ tịch ban chấp hành có khó khăn, vất vả gì không?” Cô nhìn tôi dò xét “Tôi thấy anh giải quyết chuyện gì cũng ổn thỏa cả, nên nghĩ là không khó khăn bao nhiêu.” Tôi hỏi “Thế cô có thể thay tôi làm chủ tịch được không? Tôi thấy cô đã có ít nhiều kinh nghiệm trong nhiệm vụ nầy.” Cô ngạc nhiên “Anh định làm gì mà trao nhiệm vụ nầy cho tôi?” Tôi nói “Tôi sắp đi tiểu bang khác.” “Vì sao vậy? Có ai làm phiền anh? Hay là vì cô gái mà anh đã kể cho tôi nghe?” Tôi làm ra vẻ suy tư “Ðúng rồi, tôi thất tình cô ta nên muốn đi xa… Tôi hi vọng, cô làm chủ tịch, sẽ được mọi người giúp đơ…” Cô lắc đầu “Tôi không muốn chức vụ gì cả. Tôi chỉ muốn giúp đỡ đồng bào trong lúc mới đến xứ Mỹ xa lạ, để họ ổn định cuộc sống trong giai đoạn đầu mà thôi…” Tôi đành nói.
“Thôi được, tôi sẽ tính sau. Dù sao thì tôi cũng nhất quyết đi khỏi nơi nầy. Ở đây, lúc đầu thì vui nhưng bây giờ tôi chán rồi. Tôi có người bạn ở tiểu bang khác, hắn đã xin sẵn cho tôi một việc làm ở đó.”
Lúc đứng lên cô cười hỏi “Sao lối rày anh không đến uống cà phê nữa? Không có tiền thì tôi cho ghi sổ.” Tôi cũng cười bảo “Khi thất tình thì đến đâu cũng chẳng thấy vui, uống cà phê cũng hết ngon. Nhưng sáng mai tôi sẽ đến, thưởng thức cà phê do cô pha lần cuối trước khi lên đường.” Sáng hôm sau tôi đến nhà hàng của cô. Cô đích thân mang cà phê ra cho tôi còn ngồi đối diện, cười nói vui vẻ “Tôi mang đến anh một tin vui đây.” Tôi nghi ngờ “Ðang rầu thúi ruột, vui gì nổi!” “Vui chứ! Như thế nầy. Tôi có đến nhà cô gái mà anh trồng cây si. Phải đó là cô Bé Ni không? Tôi hỏi “Bé có thương chú Vy không?’ Cô bé trả lời “Dạ thương!” Tôi hỏi “Thương nhiều hay ít?”Cô bé nói “Dạ thương nhiều!” Vậy anh vừa lòng chưa? Bây giờ hết thất tình rồi phải không?”
Tôi kêu lên “Trời đất! Cái con bé năm tuổi đó thì tôi làm sao thất tình được!?” Cô nhìn tôi hóm hỉnh “Chính anh nói yêu cô ta. Bị cô ta từ chối, anh thất tình, đòi đi nơi khác. Nay tôi hỏi lại, cô ta nói thương anh nhiều thì anh còn đi đâu nữa?” Tôi lắc đầu, vừa chán vừa ngượng “Ðó là tôi nói ví dụ vậy thôi chứ tôi yêu người khác, nhưng cô ta không ưa tôi nên tôi…” Cô nhìn tôi đăm đăm như chờ đợi.
Tôi không dám nhìn cô, nhưng biết rằng lúc đó mà tôi không nói thì không còn dịp nào khác nữa “Bây giờ, tôi sắp đi tiểu bang khác nên tôi liều mạng. Cô có ghét tôi, khinh tôi, cũng không làm gì được. Hôm trước tôi nói quanh co như thế, chứ thực ra tôi muốn nói là tôi yêu cô. Nhưng tôi biết cô không ưa tôi, mà tôi không nói, cứ để trong bụng, ấm ức, không chịu được. Bây giờ nói xong rồi… Chỉ xin cô đừng cho ai biết lý do tôi đi tiểu bang khác. Tôi xin lỗi cô nếu tình yêu của tôi làm cho cô bực mình…”
Cô cúi xuống, chấm ngón tay vào li nước, vẽ linh tinh trên bàn, một lúc mới nói “Ai cũng lớn cả rồi, đâu còn con nít mà phải nói quanh. Nếu anh có tỏ tình với em mà em không đáp lại thì có gì xấu hổ cho anh đâu? Tư cách anh đàng hoàng, lại có lòng vị tha, yêu thương đồng bào…Ai cũng mến phục anh. Hôm trước, nghe anh nói, lúc đầu em tưởng anh nói thật, cứ tự hỏi.
Có cô nào mắt lá răm, miệng núm đồng tiền giống mình? Em đi tìm gia đình HO mới qua, thì chỉ có con bé Ni. Em biết ngay là anh muốn nói về em. Em cảm động lắm, nhưng ngượng quá, vừa muốn gặp anh vừa sợ anh…”
Bao năm nay, quí ngài “cựu” quan lớn đó vẫn cứ bầu tôi làm chủ tịch, làm xếp họ. Hễ kiểm phiếu,thấy tôi đắc cử, làm gì họ cũng hô lên “Hoan hô chủ tịch gia đình trị!” Chỉ vì vợ tôi vẫn lại là cô phó chủ tịch ngoại vụ năm nào.
Bây giờ thì mời bạn cho biết ý kiến “Con người có số mạng không?”
Giây Phút Hấp Hối của Việt Nam Cộng Hòa – Vũ Ánh
Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày xảy ra thảm kịch lớn lao nhất cho cả một dân tộc mà tưởng như mới ngày nào. Giây phút chạy trên con đường Brookhurst để về nhà, thấy cờ Việt Nam Cộng Hòa bay phấp phới bên cạnh cờ Mỹ, liếc nhìn vào kính chiếu hậu thoáng thấy mái tóc đã bạc trắng của mình, chợt nhớ tới những kỷ niệm của 30 năm trước. Buồn và đau, dù trong những năm tháng trôi qua trên đất Mỹ vẫn cứ cố phải tạm quên để nhìn về phía trước, và để mưu sinh.
Cho đến nay, tôi vẫn không rõ là mình may mắn hay bất hạnh khi phải chứng kiến giây phút tắt hơi của chế độ tại Ðài Phát Thanh Saigon, nơi mà tôi và một số nhân viên còn lại vẫn làm việc theo lệnh của Tổng Thống Dương Văn Minh và chính phủ của ông cho đến giờ phút chót.
Big Minh nhận chức và thành lập chính phủ trong hoàn cảnh của một đám cưới chạy tang. Chính phủ của ông chỉ tồn tại hơn một ngày rưỡi. Trí nhớ của tôi qua 30 năm nay đã mòn mỏi sau bao nhiêu tang thương, nên chỉ còn ghi nhận được một vài nhân vật trong nội các lúc ấy mà tôi có dịp tiếp xúc hay nói chuyện qua điện thoại: Tổng Thống Dương Văn Minh, Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, Bộ Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung, Thứ Trưởng Thông Tin Dương Văn Ba, Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Thái Lăng Nghiêm, Bộ Trưởng Tư Pháp Trần Thúc Linh, Tổng Giám Ðốc CSQG, Luật sư Triệu Quốc Mạnh và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Ðội lần lượt thay đổi từ Tướng Lâm Văn Phát, Vĩnh Lộc và cuối cùng là Nguyễn Hữu Hạnh. Ba tổng tham mưu trưởng thay đổi nhau trong vòng một ngày rưỡi!
Từ mồng 1 tháng Tư, theo lệnh của vị Hệ Thống Trưởng cuối cùng của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thăng (Không Quân), tôi đã ăn ngủ ngay ở trong Ðài Phát Thanh Saigon để ứng trực và điều động các biên tập viên làm công việc trong tình hình có biến động nhanh chóng như vậy. Tôi có trách nhiệm điều khiển một sở khá quan trọng trong ngành truyền thông lúc đó là sở Thời Sự gồm có bốn phòng: Phòng Phóng Viên, Phòng Bình Luận, Phòng Tin Tức (biên tập), Phòng teletype, Thư viện và Ban Thăm Dò-Trả Lời Thư Thính Giả. (trước 30/4/1975, chúng tôi mua tin thế giới của các hảng thông tấn AP, UPI, Reuters và AFP. Họ ráp đặt cho chúng tôi những máy viễn-ấn-tự tức teletype và gởi tin cho chúng tôi 24/24. Ngoài ra chúng tôi còn có nguồn tin từ Phòng Kiểm Thính của Ðài, tin mua của Việt Tấn Xã và tin của phóng viên trung ương và các thông tín viên ở các tỉnh gởi về. Sở Thời Sự còn được trao cho trách nhiệm vạch chính sách tin tức và kiểm thính những chương trình thời sự và văn nghệ của từ 8 đến 10 đài phát thanh vùng và địa phương). Có thể nói đây là cơ quan đầu não trong ngành truyền thông VNCH vì truyền đi những tin tức cùng các chương trình phóng sự, ký sự được truyền đi trong một thời gian nhanh nhất. Kể từ ngày 15-4-1975, nhân viên các Sở, Ban ngành khác trong Ðài đi làm việc đã bắt đầu thưa thớt do một số đang tìm đường để có một chỗ ngồi trên các chuyến bay của cơ quan DAO. Vị Tổng Giám Ðốc của tôi thỉnh thoảng mới ghé qua. Nhìn tới nhìn lui trong đài vẫn chỉ còn các biên tập viên, phóng viên, xướng ngôn viên, producers và những nhân viên điều khiển máy phát thanh là đi làm đều. Họ bình thản một cách đáng ngạc nhiên, tuy đôi lúc họ cũng có bàn tán về chuyện mất còn của Miền Nam Việt Nam.
Big Minh nhận chức vụ vào trưa ngày 28-4 với Phó Tổng Thống là Thương Nghị Sĩ Nguyễn Văn Huyền, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, cựu Khoa Trưởng Luật Khoa giữ chức vụ Thủ Tướng. Khoảng 2 giờ trưa ngày 28-4, Lý Quí Chung (mới qua đời tại Việt Nam) điện thoại yêu cầu Hệ Thống Trưởng Hệ Thống Truyền Thanh sang họp tại văn phòng Tổng Cục Trưởng Truyền Thanh và Truyền Hình. Tôi điện thoại về nhà Thiếu Tá Thăng, không có ai bốc điện thoại. Buộc lòng tôi phải đại diện ông sang họp. Buổi họp kéo dài khoảng 15 phút. Chỉ thị duy nhất của ông vắn tắt có bấy nhiêu lời: “Tình hình nghiệm trọng, có nhiều phần trăm chúng ta phải đầu hàng, nhưng nhiệm vụ của truyền thanh và truyền hình là phải túc trực để nhận chỉ thị. Còn nước còn tát”. Sau đó ông Chung ra lệnh phải bỏ tất cả nhạc quân hành, những bản nhạc mà Viết Chung viết cho các đoàn cán bộ Xây Dựng Nông Thôn chúng tôi hay dùng làm nhạc nền, những bản nhạc của Cục Chính Huấn và thay vào đó bằng những nhạc phẩm nói về tình quê hương.
Có thể nói tình thế tuyệt vọng được phản ảnh qua hiện tình của “Tiếng Nói nước Việt Nam Cộng Hòa, phát thanh từ thủ đô Saigon” vào lúc đó. Chúng tôi còn khá đủ biên tập viên, phóng viên, kiểm thính viên và kỹ thuật viên teletype cần thiết để làm việc, nhưng các bộ phận yểm trợ không còn. Tôi cũng còn lại một vài nhân viên kỹ thuật viên lưu động trên đài trung ương. Bộ phận quan trọng nhất về kỹ thuật và đài dự phòng tại Trung tâm phát tuyến Quán Tre ở Quang Trung. Nhưng các phóng viên tại hai mặt trận Long Khánh và Long An thì không còn phương tiện gởi bản tường trình nào nữa kể từ 5 giờ chiều ngày 28/4.
Trước đó, Tổng Thống Dương Văn Minh đích thân gọi điện thoại vào Ðài Phát Thanh. Vẫn giọng hiền lành và dùng chữ “qua” làm ngôi thứ nhất, ông cho biết đã cử tướng LVP làm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Ðội và yêu cầu tôi ghi một điện văn ngắn để loan báo trước khi văn thư chính thức đến đài được gởi tới Ðài vào sáng hôm sau. Ghi xong, Big Minh hỏi tên và tuổi. “Em còn trẻ, sao không tìm cách đi đi?”. Tôi trả lời vắn tắt: “Thưa Tổng Thống chẳng còn đường, tôi lại quen biết ít”. Ông lại hỏi tiếp: “Qua thấy tình hình không hy vọng gì. Cụ Huyền đang ở Tân Sơn Nhứt để thương lượng với họ (Cộng Sản), mặt trận Long Khánh tan rồi, họ đưa xe tăng và hỏa tiễn vào sát Saigon. Em liệu giữ được tiếng nói quốc gia trong bao lâu nữa”. Tôi đáp: “Chừng nào tôi còn được bảo vệ, chừng đó làn sóng phát thanh vẫn còn duy trì được tiếng nói quốc gia, thưa Tổng Thống”.
Khoảng 5 giờ 30, lực lượng cảnh sát dã chiến bảo vệ cổng ra vào phía góc Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phan Ðình Phùng báo cho tôi biết có sự xuất hiện mấy xe phóng thanh. Họ dùng loa phóng thanh nói chõ vào Ðài và tự xưng là lực lượng thứ ba yêu cầu chúng tôi “về với nhân dân” và để cho họ tiếp thu đài làm phương tiện dàn xếp một giải pháp với “cách mạng”. Viên đại đội trưởng CSDC giữ an ninh cho Ðài và bảo vệ chúng tôi lúc đó còn rất trẻ, cấp bậc đại úy, người Huế (Năm tháng dài dằng dặc đã làm tôi quên mất tên anh) rất cứng rắn. Anh đề nghị với tôi là cho vài đứa què để chúng tởn. Sau khi hội ý, chúng tôi đồng ý là dùng biện pháp mạnh. Viên sĩ quan cảnh sát trẻ hành động ngay: đầu tiên anh bắc loa cảnh cáo, sau đó là lựu đạn cay và những tràng đại liên 30 bắn rạp những ngọn cây trên đầu đám biểu tình. Họ chạy tán loạn, bỏ lại mấy chiếc xe. Viên đại đội trưởng CSDC với loa phóng thanh cầm tay nhắc lại nhiều lần: lần tới mà làm như vậy sẽ có người chết. Ðược báo động đại đội nhảy dù án ngữ tại sân Hoa Lư chuẩn bị đối phó với tình hình tương tự. Nhưng rồi suốt đêm đó cho tới sáng 30/4, đám người biểu tình đó “tởn” thật. Tôi nghĩ họ cũng chẳng muốn chết ở giờ thứ 25.
Buổi chiều 28 là buổi chiều có khá nhiều biến chuyển. Khoảng 6 giờ 30 chiều, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu yêu cầu chúng tôi có mặt tại Ðài Truyền Hình THVN9 ở ngã tư Hồng Thập Tự-Cường Ðể để thu hình và thu thanh lời yêu cầu của ông đòi chính phủ Hoa Kỳ rút hết lực lượng bảo vệ sứ quán Mỹ, các nhân viên và chuyên viên Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ đồng hồ. Ðó là lần cuối cùng tôi gặp Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu. Từ phòng thu hình ra, ông Mẫu không nói năng gì thêm ngoại trừ trả lời một câu hỏi của tôi về hiện tình. Ông nói thẳng: “Tình hình tuyệt vọng. Họ (những nhà lãnh đạo trước) đã làm nát bấy đất nước trước khi quá muộn để phía bên kia thương lượng với chúng ta. Việc yêu cầu Mỹ rút hết những người Mỹ cuối cùng ra khỏi Việt Nam chỉ để thành phố này không thành biển máu vô ích mà thôi”.
Tôi không nhớ hết những điểm giải thích của Thủ Tướng Mẫu nhưng những điểm chính trong lời lẽ của ông thì không thể nào quên được. Vì Ðài Truyền Hình và Ðài Phát Thanh chỉ cách nhau sân vận động Hoa Lư nên chúng tôi lội bộ về Ðài. Gặp Vũ Thành An vào tăng cường, tôi giao cuốn băng ghi âm cho anh yêu cầu hoàn chỉnh với nhạc hiệu và cho phát thanh cứ 15 phút một lần. Sau khi tắm rửa xong, tôi ghé qua phòng tin tức. Ðủ tám biên tập viên và chủ bút cho ca chiều. Ông H.C đưa tôi một bản tin của AP nói đến việc di chuyển của hàng không mẫu hạm chở trực thăng Midway ra khỏi Vịnh Thái Lan hướng về Việt Nam, tình hình đẫm máu tại Cambodia sau khi Khmer Ðỏ chiếm được Phnom Penh, cái chết của Sirik Matak, những vụ hành quyết và đuổi dân Phnom Pênh ra khỏi thành phố. Ông HC là một chủ bút rất giỏi và nhạy bén với tình hình. Lúc tôi còn học lớp huấn luyện phóng viên vô tuyến truyền thanh, ông chính là một người thầy tận tụy chỉ dẫn cho chúng tôi cách viết một bản tin, cách chuyển một bản tin từ tiếng Anh qua Việt ngữ, cách phỏng vấn và làm sao khi dự một cuộc họp báo xong chỉ 10 phút sau có một bản tin ngắn. Ông cũng đã từng dẫn chúng tôi tham dự cuộc họp báo của tướng Nguyễn Khánh và làm một mẫu để chúng tôi thấy: vừa nghe vừa khởi sự viết bản tin ngay trong phòng họp báo. Ông nói: “Muốn được như vậy cần có kiến thức thời sự và nắm bắt được điểm chính trong những lời tuyên bố tràng giang đại hải của người chủ trì họp báo”.
Khi tôi vừa xem xong bản tin AP, ông HC nói: “Chắc mất rồi bạn ơi. Nhưng thôi kệ mẹ nó. Hút một điếu thuốc lào không. Tao có trà nóng ngon lắm. Hồi chiều trước khi đi làm, vợ mới mua cho một ít bánh bía nhân hạt sen mới sang chứ”. Ðối với ông, trà và bánh đậu xanh hay bánh bía của người Triều châu là loại sang vì ông rất nghèo, lúc nào tôi cũng thấy ông túng thiếu cả. Chắc quí vị không thể hiểu được là một số biên tập viên vào cỡ đàn anh chúng tôi tại Phòng Biên Tập Ðài Phát Thanh không hút thuốc lá mà hút thuốc lào, bằng điếu bát và thuốc Cái Sắn. Những điếu thuốc lào đầu tiên trong đời tôi không phải bắt đầu từ trại cải tạo sau này mà bắt đầu từ việc gạ gẫm của ông HC khá lâu trước 30-4-1975.
Xuống dưới CLB để ăn một tô mì gói và uống một ly cà phê, tôi gặp tài xế Ðường. Ông nói ngay: “Tối nay không phải phiên trực của tôi, nhưng tôi vào đây ngộ nhỡ ban đêm ông cần dùng công xa”. Tôi hỏi Ðường: “Ông Thăng đâu, ông mang xe vào đây lỡ cần lấy gì cho ông ấy đi?”. Ðường cười: “Có lẽ sếp lớn không cần dùng xe đâu. Hồi hôm ông ấy lái chiếc Fiat của riêng ông ấy và nói tôi mang xe vào đây cho ông. Tôi là người chạy xe bạt mạng nhưng được việc trong trường hợp khẩn cấp”. Tôi nghĩ bụng khẩn cấp vào giờ phút này chỉ có chạy thôi chứ còn làm gì được nữa. Trong câu lạc bộ đầy lính nhảy dù và cảnh sát dã chiến. Họ bình thản hút thuốc và đấu láo, không hề chú ý gì tới chiếc giây thong lọng đang xiết dần vào cổ họ và chúng tôi. Trên tường từ chiếc radio, phát ra một giọng ca rất ngọt của Trần Văn Trạch:
“Chiều mưa biên giới Anh đi về đâu
Sao còn đứng mãi nơi giang đầu”
Tôi không hiểu sao, lúc đó ca khúc này làm cho tôi chùng xuống và nghĩ bài hát hợp với hoàn cảnh của chúng tôi đến thế. Hai tài xế đồng thời là chủ nhân câu lạc bộ thấy tôi vội nói: “Không còn bàn, tôi bưng lên văn phòng cho ông. Bà xã mới nấu một nồi cháo gà. Sao giờ này ông còn ở đây?”. Tôi nói với ông là tôi đứng ở quầy ăn cũng được. Ông Hai hỏi: “Liệu còn hay mất”. Tự nhiên tôi sợ một lời xác định hay phủ định mà chính bản thân tôi cũng không biết rõ. Nhưng còn hay mất lúc này có là vấn đề gì nữa đâu. Chuyện quan trọng trước mặt là tất cả chúng tôi lính cũng như dân còn ở đây giữa khối người di chuyển, hốt hoảng tìm phương tiện ra đi như một đàn ong vỡ tổ. Chúng tôi cần được lãnh đạo. Tôi gần như bị tê dại giống như lần tôi tường thuật một vụ trực thăng vận tấn công vào mật khu Ðồng Bò (Tuy Hòa) năm 1967. Năm đó, việc đổ quân vẫn còn phải dùng loại trực thăng H-34. Trong đợt đổ quân đầu tiên, các phóng viên Việt Nam duy nhất chỉ có tôi và Bình (năm 1972 chết tại mặt trận An Lộc). Trước khi các trực thăng chở quân đến mục tiêu, các khẩu 12 ly 8 của địch đã bị các phi tuần AD-6 làm câm họng, nhưng địch vẫn còn bắn ra bằng súng cá nhân. Chiếc trực thăng vừa hạ thấp cao độ và là là trên ngọn cây thì anh chàng xạ thủ của khẩu đại liên 30 trên cửa phi cơ nằm vật xuống, máu tuôn xối xả, đồng thời thấy khói luồn vào than tầu. Tôi gần như không còn biết gì nữa, trong vài giây tôi như bị tê liệt hoàn toàn và ngay sau giây phút nhận thức rằng mình cầm chắc cái chết vì trực thăng bị trúng đạn, tôi bỗng tĩnh trở lại cùng với Bình giúp kéo người xạ thủ đại liên 30 vào trong thân tầu. Nhưng chỉ một phút sau, chiếc H-34 đáp được xuống an toàn, tuy bị shock gẫy bánh đáp, chúng tôi chỉ bị thương nhẹ và được những người lính xuống trước lôi ra khỏi thân tầu. Những sự tê dại toàn thân trước cơn nguy khốn đó thỉnh thoảng trở lại trong suốt đêm 28, ngày 29/4 và sáng 30/4.
Suốt đêm 28/4, tôi chỉ di chuyển giữa phòng tin tức và văn phòng tôi để nhận những bản tin mới nhất của các hãng thông tấn ngoại quốc, và dường như tôi chỉ thiếp đi nửa giờ. Lý Quí Chung chắc cũng không ngủ được nên ông ta liên tiếp gọi cho tôi. Ông còn than phiền là không tiếp xúc được cho Hệ Thống Trưởng của tôi lúc đó là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thăng, người thay thế Thiếu Tá Phạm Bá Cát từ chức và xin trở lại quân đội từ Tháng Giêng 1975. LTT, Trưởng Khối Thời Sự và Chương Trình là một phóng viên đồng khóa với tôi còn rất trẻ cũng đã tìm đường thoát thân. Sáng ngày 28/4, tài xế Hai ra khỏi đài để mua thực phẩm cho CLB đã nhận ra chiếc Toyota của chính phủ cấp cho anh vất ở trước tiệm phở Trần Cao Vân. Ở cấp chánh sự vụ, duy nhất chỉ còn có tôi, vài trưởng phòng và một số nhân viên. Ngày 27-4, tôi đã cho phép các nhân viên hành chánh trở về nhà lo gia đình ngoại trừ ông phát ngân viên, vì ông giữ chìa khóa Quĩ Xã Hội của Ðài. Lúc đó, không ai còn trông chờ gì vào lương Tháng Tư. Chúng tôi cần dùng tiền quĩ xã hội để chi phí cho những việc khẩn cấp.
Các phóng viên thường xuyên có mặt trong Ðài lúc bấy giờ là Lê Phú Bổn, Yến Tuyết, Trần Nhật Cự, Phạm Mạnh Ðức và Phụ Tá Trưởng Khối Thời Sự Chương Trình Vũ Thành An. Các biên tập viên tin tức mỗi ca vẫn đầy đủ. Kỹ thuật viên, xướng ngôn viên, kiểm thính viên và nhân viên phòng viễn ấn tự vẫn cắt người đủ để cho bộ não của ngành thông tin tuyên truyền VNCH lúc đó không bị tê liệt. Hai ngày cuối cùng của chế độ, tất cả những chính sách tin tức và tuyên vận của VNCH gần hầu như tan hoang. Chúng tôi không biết bám víu vào đâu “để được chỉ huy”. Chưa bao giờ trong cuộc đời làm việc, chúng tôi cần sự chỉ huy đến thế. Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi đành chỉ huy lẫn nhau mà thôi. Tôi áp dụng phương án khẩn cấp: loại bỏ tất cả những tin nào có thể gây hoang mang trong dân chúng khiến họ đổ vào Sứ quán Mỹ trên đường Thống Nhất và sân golf gần Tổng y viện Cộng Hòa vì những vụ đạp lên nhau và những vụ người di tản cố gắng trèo lên tường Sứ quán để tìm cách lọt vào trong bị TQLC Hoa Kỳ đánh trọng thương đã xảy ra. Trong những ngày cuối cùng, phải nói rằng các hãng thông tấn AP, UPI. Reuters làm việc rất hữu hiệu. Những bản tin chính họ phát đi giúp chúng tôi nhận ra ngay chiều hướng của tình thế: kế hoạch dùng các trung đoàn TQLC bảo vệ hành lang Saigon Vũng Tầu để di tản những nhân viên cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mà tính mệnh sẽ nguy hiểm nếu lọt vào tay Cộng Sản không thể nào thực hiện được sau khi có lời tuyên bố của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đòi Hoa Thịnh Ðốn rút toàn bộ nhân viên Mỹ ra khỏi Việt Nam.
Một ngày sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, chúng tôi đã được ghi tên vào một danh sách di tản nhưng lại được nói trớ đi rằng “danh sách để được tầu Singapore của chính phủ Lý Quang Diệu chở sang căn cứ Subic ở Phi Luật Tân”. Khoảng chín giờ tối 28, Chủ bút H.C đưa tôi bản phân tích của hãng thông tấn AP và nói: “Bọn Mỹ có thể sẽ phải áp dụng kế hoạch di tản khẩn cấp nhân viên Mỹ bằng trực thăng vào ngày mai ra tầu Midway lúc đó đậu cách Vũng Tầu có 40 hải lý và hai hàng không mẫu hạm và các khu trục hạm của Ðệ Thất Hạm Ðội cũng đang tiến sát Vũng Tầu”. Ông còn cho tôi xem một bản tin khác nói đến việc mất tuyến Long Khánh và Bộ Chỉ Huy của Tướng Lê Minh Ðảo rút về tới Biên Hòa. Bản tin cũng còn nói Sư Ðoàn 18 là sư đoàn duy nhất của VNCH còn chống trả khá mãnh liệt trên đường rút. Văn phòng trưởng của hãng thông tấn AP lúc đó là George Esper cũng gởi trên máy một bản tin rất dài về việc rút lui có trật tự của Liên Ðoàn 81 Biệt Kích và các Sinh Viên Sĩ Quan các khóa cuối cùng của trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ông hỏi tôi: “Loan chứ?”. Tôi nói: “Có gì mà không loan nhưng sẽ phải viết rất khéo, tránh gây xúc động cho gia đình những đơn vị nào chưa biết số phận chồng con họ ra sao”. Vị chủ bút đầy kinh nghiệm này cười và nói: “Ðược cậu khỏi lo, đó là nghề của tao”.
Sở dĩ tôi nhắc lại chi tiết này để cho thấy rằng cho tới giờ phút hấp hối của chế độ, Ðài Phát Thanh Saigon vẫn là tiếng nói Việt Nam Cộng Hòa, tuy có người bỏ chạy nhưng không phải là tất cả. Những người được giao phó làm công việc chuyên môn của mình vẫn làm việc với một thái độ bình tĩnh và sáng suốt, chứ không phải là đã tan hoang như Văn Tiến Dũng viết trong cuốn “Ðại Thắng Mùa Xuân”, một cuốn sách viết hết sức cẩu thả và dựng đứng nhiều chi tiết.
Khoảng 4 giờ sáng ngày 29/4 vừa mới chợp mắt một chút. Người thư ký trực với tôi, anh Bào báo cho biết có điện thoại của Tổng Thống Dương Văn Minh trong văn phòng Hệ Thống Trưởng, tôi chạy vào. Bên đầu dây bên kia tiếng Big Minh:
– Qua là Minh đây. Trong Ðài ai là người cao cấp nhất vào lúc này?
– Thưa Tổng Thống, không có ai ngoại trừ tôi, một số phóng viên, biện tập viên và nhân viên kỹ thuật.
– Qua hỏi để là hỏi thôi, giờ này họ bỏ đi hết rồi. Có tin tức gì mới liên quan đến Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ không trên những bản tin viễn ấn?
Tôi đáp không, ngoại trừ một bản tin rất ngắn của hãng thông tấn UPI cho biết mọi liên lạc giữa Tòa Ðại Sứ Mỹ và chính phủ Vũ Văn Mẫu bị cắt đứt. Hãng thông tấn AFP thì nói đến vai trò trung gian cuối cùng của Ðại Sứ Pháp Merillon và cựu tướng Vanuxem để tránh cho Saigon một cuộc đổ máu. Cộng quân đã kéo hỏa tiễn SAM vào tới Tân Uyên và sẵn sàng mở cuộc tấn công.
Tôi đặt một vài câu hỏi liên quan đến khả năng tử thủ của những tướng lãnh dưới vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long. Tổng Thống Minh chỉ nói: “Khả năng thì có đấy, nhưng giữ được trong bao lâu và sẽ chết bao nhiêu người”. Sau đó ông nhờ tôi chuyển lời cám ơn đến tất cả anh em trong Ðài đã cố gắng làm việc với ông trong giờ phút nghiêm trọng này.
Sáng 29/4, tôi vào phòng Hệ Thống Trưởng để tắm sau khi phòng vệ sinh cho nhân viên dưới lầu không có người bảo trì và quét dọn đã bị nghẹt. Nước lạnh làm giúp tôi tỉnh táo. Bước ra lan can, hút một điều thuốc lá. Cây hoa sứ ở phần tường ngăn tiếp giáp với đài cũ bị sập từ Tết Mậu Thân nở những bông đỏ chói cùng với những cơn mưa hè bắt đầu. Ðối diện với tôi là phòng phát thanh. Kiểm soát viên phát thanh Hoài An cũng thò đầu ra cửa cười toe toét: “Ê sao không về thăm nhà, tôi thấy ông ở đây hoài”. “Còn ông, sao không về?”. Tôi hỏi lại ông. Hoài An là một nhạc sĩ, nhưng ông lại làm kiểm soát viên phát thanh của phòng sản xuất và là một trong những thành viên cựu trào của hệ thống truyền thanh quốc gia. Hoài An hỏi:
-Ê, ngoài cái tớ biết rồi, còn tin gì cậu biết mà tớ đếch biết không. Nghe nói bọn nó pháo kích vào Tân Sơn Nhất dữ lắm, mẹ kiếp, coi chừng đây cũng lãnh quả. Ê này, sang đây tôi nói cho cậu cái này hay lắm.
Tôi xuống lầu để sang phòng phát thanh dù thừa biết cái hay lắm của Hoài An chỉ là chuyện bói toán, tử vi. Hoài An rất thích tử vi. Tuấn “râu” tức xướng ngôn viên Anh Tuấn xách túi “hồ lô” đựng quần áo ngủ trực đêm gặp tôi ở giữa cầu thang dẫn lên phòng phát thanh. Ông nói: “Tôi về xem nhà có gì không, rồi quay lại với cậu”.Tôi bắt tay ông rất chặt. Anh Tuấn là một kịch sĩ chuyên đóng những vai “độc”. Nếu ông thủ vai một tên đểu giả thì có thể khiến khán giả ở dưới ném cà chua vào ông. Tuy nhiên, cuộc sống ngoài sân khấu là một cuộc sống nghiêm túc và một xướng ngôn viên đóng góp khá nhiều vào việc hướng dẫn những xướng ngôn viên lớp sau, tuy rằng đôi khi cách nói năng của ông rất khinh bạc. Trên phòng phát thanh, có mặt đủ cả: chị Ngọc Sương, nữ xướng ngôn viên đàn chị từ trước khi tôi mới thi đậu vào khóa phóng viên và đang trong thời gian huấn luyện năm 1964, các chị Minh Tần, Song Hạnh (cũng là một diễn viên kịch truyền thanh), nam xướng ngôn viên Hồng Phúc (một kịch sĩ và diễn viên kịch truyền thanh) và Dạ Lan. Họ đùa giỡn như thường ngày và chuẩn bị thay ca vào 8 giờ sáng. Là những xướng ngôn viên, họ thừa biết tình hình nghiêm trọng như thế nào qua những bản tin mà họ phải đọc, nhưng dường như không ai tìm cách lo toan một chỗ ngồi trên những chuyến bay C-141 cất cánh từ Tân Sơn Nhất. Tại sao vậy? Cho đến mãi sau này tôi vẫn chưa có dịp hỏi họ xem điều gì đã khiến họ bình thản trước những sự đổi thay chính trị và quân sự mạnh mẽ đến như thế, hay họ coi biến cố chính trị nào thì cũng giống những cuộc đảo chánh mà mình đã trải qua. Trong thời gian huấn luyện và làm phóng viên tập sự năm 1964, tôi cũng đã từng chứng kiến cuộc đảo chánh do tướng Lâm Văn Phát và Dương Văn Ðức cùng một số tướng lãnh khác. Một số sĩ quan đánh chiếm đài phát thanh Quốc gia hùng hổ, súng lục cầm tay lên đạn nghe răng rắc, la hét lùa tất cả các nhân viên nhốt vào phòng tin tức. Nhiều nhân viên bị tát tai oan uổng, đến khi lực lượng Nhảy Dù đến giải tỏa, những sĩ quan binh lính thuộc phe đảo chánh bị còng tay đưa lên xe bít bùng trước mặt những người mới vài giờ trước bị họ đánh đập, mặt ông nào cũng cúi gầm. May cho tuổi trẻ của chúng tôi, cảnh chán chường này không còn được lập lại sau cuộc đảo chánh ngắn ngủi đó nữa. Vào những giờ phút cuối cùng của VNCH, tôi thường tự hỏi: không biết có phải những chính biến ấy có phải đã góp gió thành bão biến cố Tháng Tư này không?
Trong suốt buổi sáng 29/4, kho dự trữ của USAID tại Newport bị dân hôi của tràn vào phá vỡ. Họ chở hàng xe vận tải, thịt hộp, sữa bột, các loại thực phẩm khô và thuốc lá, máy truyền hình, radio, máy cassette đem bán dọc theo đường Ðinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khoảng 10 giờ, tôi nhận được lệnh của Bộ Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung là sắp xếp để giảm nhân số trong đài, chỉ giữ lại một số rất ít nhân viên thật cần thiết thôi. Khoảng 11 giờ, một phóng viên chót của Ðài phải rút chạy theo sư đoàn 18 về đến Ðài. Anh cho biết rằng Bộ Chỉ Huy của Sư Ðoàn này đã về đến nhà máy xi măng Hà Tiên và đang củng cố các tuyến phòng thủ mới (Hải trước là quản đốc Ðài Ban Mê Thuột. Sau khi Ban Mê Thuột mất, tưởng anh đã bị Việt Cộng bắt làm tù binh, nhưng thực ra anh trốn được theo dân di tản. Tháng Ba, Hải đã về trình diện và tôi tạm sắp xếp cho anh công việc của một phóng viên. Trung tuần tháng Tư, Hải xin vào mặt trận Long Khánh của Sư Ðoàn 18 cùng với một số phóng viên khác).
Khoảng 2 giờ trưa 29/4, văn phòng Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu điện thoại cho biết Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến dịch di tản những TQLC và nhân viên cuối cùng của Mỹ ra khỏi Việt Nam và yêu cầu tôi phối kiểm trên các bản tin viễn ấn. Vừa buông điện thoại, quay ra ngoài hành lang để xuống phòng viễn ấn tự thì trên không phận Saigon bốn chiếc Phantom F-4, loại chiến đấu cơ tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ đã gầm thét và bay khá thấp với tốc độc nhanh. Một vài chiếc còn vượt bức tường âm thanh gây ra những tiếng nổ lớn làm rung chuyển cửa kính trong các phòng của Ðài. Rồi các trực thăng CH-53, Chinook, UH-1B xuất hiện như những con chuồn chuồn khổng lồ. Ðầu tiên họ hạ thấp cao độ từ phía cầu xa lộ và đài phát thanh Saigon để đậu xuống sân trực thăng trên nóc Sứ Quán Hoa Kỳ. Nhưng không hiểu sao đó, họ đổi hướng hạ thấp cao độ từ phía Dinh Ðộc Lập để vào Sứ Quán và từ từ nâng cao độ ngay ở trên mái nhà của Ðài Phát Thanh Saigon.
Tôi gọi điện thoại cho ông Chung để báo là các bản tin của bốn hãng thông tấn mà Ðài mua đã xác nhận cuộc di tản bắt đầu. Ông ra lệnh cho tôi là bỏ tất cả những hiệu triệu nào “có tính chất súng đạn” đi, kể cả lời kêu gọi của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, phát nhạc “hòa bình” và làm những tin liên quan đến việc di tản. Bộ Trưởng Thông Tin Lý Quí Chung còn yêu cầu Ðài Phát Thanh Saigon viết một bản phân tích “hàm ý cho thấy Mỹ đã bỏ rơi VNCH, khuyến cáo dân chúng không nên hoảng loạn, chính phủ sẽ dàn xếp để Saigon tránh khỏi biển máu”. Ðây là một bản phân tích khó khăn nhất trong lịch sử của Ðài Phát Thanh Quốc Gia dựa trên lời hiệu triệu của Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền, người đã đại diện cho Tổng Thống Dương Văn Minh chống gậy vào căn cứ David để thương lượng với trưởng đoàn Cộng Sản trong Ban Liên Hợp Quân Sự 2 bên lúc đó là Hoàng Anh Tuấn từ chiều 28/4 (tôi sẽ đề cập đến chi tiết này trong bài viết khác vì tôi là người tiếp chuyện cụ Huyền khi cụ đến Ðài đọc bản hiệu triệu trấn an dân chúng). Khó khăn vì chưa ai viết phân tích mà chỉ để trấn an chứ không đưa ra được một luận điểm nào khác.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 29/4, nhân viên Phủ Tổng Thống đưa đến Ðài bản thông cáo của văn phòng Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi quân đội cảnh sát bình tĩnh và tuyệt đối tránh những hành động nổ súng vào máy bay của đồng minh, nhất là tránh những hành động có thể gây hiểu lầm hay gây thiệt hại cho dân chúng trong cơn hoảng loạn. Khoảng 7 giờ tối dường như các chuyến trực thăng di tản được tăng cường. Xuống phòng Tin Tức, tôi yêu cầu Chủ Bút ca đêm (bắt đầu từ 8 giờ tối) chỉ nên để lại chủ bút và hai biên tập viên. Nhưng họ cứ bịn rịn mãi cho tới giờ giới nghiêm không về nhà được và đến 8 giờ sáng hôm sau mới dần dần ra khỏi Ðài. Sau đó, có vài người lại quay trở lại với tôi.
Quá mệt mỏi, nên tôi ăn qua loa chút đỉnh ở dưới CLB rồi lên phòng dọn dẹp những hình cảnh cá nhân cho vào một cái túi. Tôi đứng ngắm bức hình chụp đứng cùng với tướng Vũ Văn Giai tại một đồi cát thuộc quận Hải Lăng, Quảng Trị vào năm 1969. Tôi không còn nhớ một sĩ quan nào đó trong Phòng Tâm Lý Chiến của Sư Ðoàn 3 chụp và phóng lớn tặng tôi vào kịp kỷ niệm ngày thành lập sư đoàn. Gần 36 năm qua rồi, ký ức đã mờ phai nhiều chuyện, nhưng tôi vẫn nhớ đến giây phút cuối cùng của tôi tại phòng làm việc mang đầy kỷ niệm ấy. Tôi thích bức hình, và ngắm nó mãi bởi vì chiếc nón sắt mà tôi đội bị thủng một lỗ ngang thái dương, chiếc quần trận bị rách toạc ngay đầu gối chân trái. Chiếc nón sắt ấy là của một người lính đã tử trận, văng ra trên bờ một giao thông hào ở Ðông Hà. Mưa nắng đã làm chiếc nón hơi bị sét. Ðầu năm ấy, khi di chuyển cùng với một đơn vị của Sư Ðoàn 3 trong cuộc hành quân ở Ðông Hà, tôi đã nhặt được chiếc nón sắt ấy và dùng nó cho đến năm 1972 là năm mà tôi đã không còn rong ruổi để tường thuật từ mặt trận nữa. Hình chụp đẹp và đầy tính nghệ thuật. Tháo bức hình ra khỏi khung và cuốn lại, tôi tính sẽ nhờ tài xế Ðường đưa về nhà sáng hôm sau, rồi góp mấy bản thảo các scripts phóng sự chiến trường mà tôi thích nhất, các bức hình tôi chụp tại San Clemente và Hoa Thịnh Ðốn cùng với các phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến và Lê Thái Tuế trong chuyến tháp tùng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đi xin viện trợ lần cuối cùng Tháng Tư năm 1973… cho tất cả vào trong một chiếc ba lô mà tôi đã mang theo đi các mặt trận suốt 5 năm. Sau đó, ngả lưng trên chiếc ghế bố trong góc phòng làm việc, tôi chìm dần vào giấc ngủ dù tiếng động cơ trực thăng vẫn ầm ầm suốt đêm trên đầu.
Người thư ký trực đánh thức tôi dậy vào quãng 7 giờ sáng. Ánh ban mai lọt qua khung cửa mở rộng khiến cho căn phòng tràn ngập bình minh. Tôi hỏi: “Có chuyện gì không?”. Anh đáp: “Êm ả quá, chúng ngưng pháo kích Tân Sơn Nhất rồi, không biết có chuyện gì đây. Ông xuống căng tin uống cà phê cho tỉnh. Phóng viên Lê Phú Bổn chờ ông dưới đó”. Bổn vừa gặp tôi đã nói: “Tiêu rồi anh, bọn nó về tới Hốc Môn và Phú Lâm”. Tôi hỏi: “Cậu lấy tin ở đâu?”. Bổn đáp “Ngoài phố họ đang nhao lên. Trên đường từ nhà tới đây, em thấy dân chúng ở ngoại ô bắt đầu tản cư vào Saigon. Bây giờ tính sao?”
Tôi giở “bựa”: “Tính mẹ gì nữa. Ngồi chờ cho nó siết cổ thôi”. Bổn lại hỏi: “Họ chạy hết sao anh còn ở đây?”. Tôi nói: “Vì những người còn ở lại đây, thế thôi”.
Cuộc di tản của Mỹ chấm dứt vào lúc tôi đang ngủ. Vũ Thành An bước vào CLB đã vội loan báo: “Xong hồ sơ rồi ông ơi”. An không hút thuốc lá, nhưng hôm ấy anh phì phèo điếu thuốc. Tôi nói đùa với anh: “Chẳng qua cũng là bài không tên cuối cùng thôi”. Chúng tôi uống cà phê, ăn mì gói, hút thuốc đến khoảng 9 giờ 30 (sáng 30-4) vừa định vào phòng tin tức thì thư ký trực hốt hoảng chạy từ trên lầu xuống: “Ông ơi, văn phòng Tổng Thống điện thoại xin cử người sang thâu băng hiệu triệu”. Vừa lúc ấy nữ phóng viên Yến Tuyết vào đài. Cô đòi đi theo kỹ thuật viên sang thu thanh nhưng tôi không cho. Tôi chỉ định Lê Phú Bổn và một kỹ thuật viên là anh Hồ Ổn sang Phủ Thủ Tướng, số 7 đường Thống Nhất, Tổng Thống Dương Văn Minh và Nội Các chờ họ ở đó.
Bổn thu thanh và mang vào Ðài vài phút trước 10 giờ sáng và chuyển lệnh của Tổng Thống: “Ðầu hàng rồi. Anh cho phát ngay, không cần hoàn chỉnh”. Tôi đưa cuốn băng cho Vũ Thành An. Nội dung cuốn băng chỉ dài chưa đầy 5 phút, trong đó Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi quân nhân, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự “giữ vị trí, buông súng để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Bản hiệu triệu này do chính Tổng Thống Dương Văn Minh đọc theo một script do chính ông viết trên một mảnh giấy nhỏ.
Nhưng cuốn băng chỉ phát được một lần vào lúc 10 giờ 15 phút sáng 30-4-1975. Lê Phú Bổn vừa ra khỏi đài thì Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Ðội, vị Tổng Tham Mưu Trưởng thứ ba trong vòng hơn 1 ngày rưỡi từ phủ Thủ Tướng sang Ðài Phát Thanh sau khi đã ghé qua Ðài Truyền Hình. Tôi đón ông ở cổng. Tướng Hạnh nói ông sang tiếp nhận Ðài để trao cho phía “cách mạng”. Còn đang nói chuyện với tướng Hạnh thì một đoàn xe trờ tới. Khi chiếc Mercedes đen ngừng lại ở cổng ngoài, tôi thấy một người mặc quân phục tác chiến mầu cỏ úa của bộ đội CS, súng lục cầm trong tay, tiếp theo là Tổng Thống Dương Văn Minh, và một người khác cũng mặc quân phục mầu cỏ úa, cũng súng lục cầm tay. Tổng Thống Dương Văn Minh đi giữa hai người này, phía sau có nhiều cán binh mang AK-47. Rồi đến những chiếc xe jeep lùn khác của quân đội VNCH cũng đến đậu trước Ðài phát thanh. Từ trên xe bước xuống là một đám thanh niên, thiếu nữ, trang phục dân sự nhưng trên tay phải của mỗi người đều có đeo băng đỏ. Tôi nhận ra ngay Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Quế Hương, Nguyễn Hữu Thái, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, và Hà Huy Ðỉnh thì cầm chiếc máy quay phim, ký giả Mỹ Don Luce, một phóng viên đeo thẻ của Ðài BBC và một người của hãng thông tấn AP, dường như là George Asper (lâu quá, không chắc chắn lắm), và hai thu hình viên của phía Cộng Sản. Ông Hạnh yêu cầu tôi lên phòng phát thanh trước (họ vẫn sợ có thể bị phục kích?) Lên tới phòng phát thanh, Tướng Hạnh yêu cầu mở cửa phòng vi âm lúc đó đang đóng vì không phải là giờ đọc tin. Viên sĩ quan đi bên cạnh Tổng Thống Dương Văn Minh lớn tiếng yêu cầu mọi người bình tĩnh, không được kháng cự vì kháng cự cũng vô ích. Ông ta nói: “Tổng Thống của các ông đã bị bắt”, và quay lại đẩy Big Minh vào phòng vi âm và nói: “Các anh thua rồi, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chứ còn gì nữa mà bàn giao”. Cuốn băng thứ hai mà dân chúng miền Nam được nghe từ 11 giờ ngày 30/4/1975 trở đi chỉ khác cuốn băng đâu tiên ở điểm “đầu hàng vô điều kiện” thay vì “bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”.
Sau đó tôi hỏi tướng Hạnh: “Tôi có thể ra khỏi đài được chứ?”. Ông Hạnh nói: “Anh hãy về nhà ngồi đợi lệnh của Ủy Ban Quân Quản”. Tôi bước xuống cầu thang thì phóng viên Yến Tuyết từ phòng làm việc chạy ra. Vừa ra đến cổng thì thấy xe của Thiếu Tá Nguyễn Văn Thăng do tài xế Ðường lái chạy vào. Trên xe có cả vợ ông Thăng, chắc họ không kiếm được chỗ đi. Ông Thăng còn mặc bộ đồ bốn túi bằng vải ka-khi vàng. Tôi nói: “Họ đầy ra ở trên đó, Thiếu tá còn vào đây làm gì, quay xe ra ngay đi”. Ðường thấy vậy mở cửa xe và đẩy vội tôi và Yến Tuyết lên, vọt nhanh ra khỏi cổng.
Ra đến đường Hồng Thập Tự, Ðường quay lại hỏi: “Ði đâu ông?”. Tôi lắc đầu và không nói gì nữa, vì “phim” đã cháy thực sự.