Tập San Tân Ðại Việt Số 8/2020
Mục lục
Hoàng Kim: Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nam 2020
Hoàng Đình Khuê: Báo Cáo của Tổ Chức RAND Đại chiến lược của Trung cộng: Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn
Ian Bremmer: Có phải khủng hoảng kinh tế toàn Thế giới sắp xãy ra không?
Trọng Đạt: Bầu Cử Tổng Thống Mỹ Năm 2020
Thanh Thủy: Tham luận 152: Mỹ Bùng Phát Coronavirus Vũ Hán Trở Lại Và Ảnh Hưởng Của Nó
Trọng Đạt: Để Mất Trung Hoa Năm 1949 Sai Lầm lớn Nhất Của Tổng Thống Truman
Trung Hòa: Tưởng Giới Thạch: ĐCSTQ muốn biến quốc dân thành cầm thú
Lê Đình Thông: Thơ Ba Chiếc Lá Rơi
Trần Trung Đạo: Chủ nghĩa thực dân đỏ trung cộng tại Phi Châu
Hà Thanh Liên: Hai bước đi sai lầm của Tập Cận Bình trong việc xử lý quan hệ Mỹ-Trung
Nguyễn Văn Trần: Đại Việt và Giải Pháp Quốc gia
Huy Văn: Thơ Một khúc hoài
Phạm Phong Dinh: Hồi ức của một người Mỹ về cấp chỉ huy QL/VNCH trong những ngày tháng 4 1975
Lê Đình Thông: Thơ 19 tháng 8 mở đầu thiên di
Trần Văn Lương: Thơ Mộ Ca
Trần Văn Khởi: Tháng Tám 47 Năm Trước: Những hợp đồng tìm dầu đầu tiên ở Việt Nam
Trùng Dương: 60 năm nhìn lại cuộc di cư 1954 Vĩnh Biệt Hải Phòng
Hàn Sĩ Phan: Thơ Ca Dao và «Đạo Hồ»
Lê Vũ: 110 năm nhìn lại cuộc Minh Tân
Lâm Văn Bé, Nguyễn thị Cỏ May: Sự thật về Hồ Chí Minh ở Paris và Wien. Còn ở Ottawa?
Hồng Thủy WDC: Sài Gòn – Trăm Nhớ Nghìn Thương
Nguyễn Thị Cỏ May: Chồng Già Vợ Trẻ Là «Duyên 3 Đời»
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nam 2020 – Hoàng Kim
Theo Hiến pháp, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ được tổ chức bốn năm một lần vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Mười Một.
Năm nay ba cuộc bầu cử Liên bang sẽ được tổ chức vào ngày 3/11/2020 (33 ghế Thượng viện, tất cả 435 ghế Hạ viện và Tổng thống, Phó Tổng thống).
Chiến dịch tranh cử Tổng thống bắt đầu với các Đại hội của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã được tổ chức trọng thể và đại diện các tiểu bang đề cử ứng viên tranh cử. Mục đích quan trọng của Đại hội là giới thiệu cùng dân chúng Hoa Kỳ chánh sách đối nội và đối ngoại của đảng qua hai ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống.
Đại hội đảng Dân chủ chính thức khai mạc vào ngày 17/8/2020 và kết thúc ngày 20/8/2020. Bốn ngày trôi qua các cựu Tổng thống và các chính trị gia chuyên nghiệp từ Tổng Thống Barrack Obama, Bill Clinton, Jimmy Carter và Tổng Thống Cộng Hòa George W. Bush cho đến các cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama và Hillary Clinton … đều có chung một đề tài “Tấn công Tổng thống Donald Trump”.
Đặc biệt Bernie Sanders đã đề cao Xã hội chủ nghĩa là một tương lai không tưởng, đã đầu độc giới trẻ nhất là trong các trường học và cho rắng XHCN làm cho đất nước trở thành lý tưởng, nhưng trái lại tất cả thế giới kể cả các nước Nga, Trung cộng, Cuba, Việt Nam chưa hề thực hiện đươc từ thập niên 1950, chỉ làm cho người dân nghèo đói, không có tự do dân chủ, trong khi đó các cấp lãnh đạo tham nhũng bóc lột người dân tận cùng xương tủy.
Còn Joe Biden cũng đưa ra tư tưởng như Sanders, thực hiện một xã hội cân bằng, trợ cấp thất nghiệp, miễn phí y tế, giáo dục và nhà ở …
Biden đã không đề cập đến chánh sách của Hoa Kỳ, không đề cập đến vấn đề Mỹ phải giải quyết hiện nay, không đề cập đến Trung cộng bành trướng biển Đông, đe dọa thế giới, cho du học sinh làm tình báo, ăn cắp tài liệu quốc phòng …
Nói chung nội dung bài phát biểu không mấy thực tế mà chỉ nhắm vào việc chỉ trích và cáo buộc Tổng thống Trump đã “đẩy nước Mỹ vào bóng tối quá lâu…”
Ông Biden đã không phê bình thành quả, chánh sách của Trump trong bốn năm qua mà chỉ tập trung vào đời tư của Tổng thống Trump.
Nói tóm lại các nhà nhận định cho rằng Đại hội đảng Dân chủ diễn tiến bốn ngày liên tiếp mà không đưa ra một chánh sách cụ thể, tất cả chỉ nhắm vào chỉ trích và kết tội ông Trump. Còn bốn cựu Tổng thống và gia đình cũng luân phiên tấn công ông Trump và hỗ trợ ông Biden với mục đích là truất phế Tổng thống Trump.
Riêng Đại hội đảng Cộng Hòa khai mạc ngày 24/8/2020 và kết thúc ngày 27/8/2020.Trong Đại hội lần này, chương trình sẽ do Trump công bố và trước ngày Đại hội, đảng Cộng Hòa đã đưa ra khẩu hiệu:”Chiến đấu cho các Anh” (Fighting For You). Đồng thời Trump đã đưa ra kế hoạch hành động trong bốn năm sắp tới:
– Bảo đảm việc làm.
– Xóa sổ Corona Virus.
– Chấm dứt phụ thuộc vào Trung cộng.
– Sức khỏe & Giáo Dục.
– Hút cạn đầm lầy.
– Bảo vệ lực lượng Cảnh sát.
– Chấm dứt nhập cư bất hợp pháp.
– Sáng tạo cho Tương lai.
– Chánh sách Ngoại giao-Nước Mỹ trên hết.
Tổng thống Trump và gia đình sẽ là những nhân vật trọng tâm trong Đại hội:
– Người con cả Donald Jr. và vợ là Kimberly Ann Foyle sẽ phát biểu trong đêm thứ nhất cùng với nhiều nhân vật nổi tiếng như bà Nikky Haley- Đại sứ Mỹ tại LHQ, và TNS Tim Scott (Cộng hòa-South Carolina)
– Phu nhân Tổng thống, bà Melania Trump và người con trai thứ Eric sẽ phát biểu trong đêm thừ hai cùng với Ngoại trưởng Mike Pompeo, TNS Rand Paul (Cộng hòa- Kentucky).
– Phó Tổng thống Mike Pence, vợ của Eric, cô Lara (làm việc trong chương trình tái tranh cử của Tổng thống) sẽ phát biểu trong đêm thứ ba và đặc biệt hai phụ nữ nổi bật nhất là Cố vấn cao cấp Kellyance Conway và phát ngôn viên Tòa Bạch ốc Kayleigh McEnany.
– Trưởng nữ của Tổng thống, cô Ivanka (cố vấn Nhà trắng cùng chồng là ông Jared Kushner (cũng là cố vấn cao cấp của Tổng thống) sẽ phát biểu trong đêm cuối.
Về phần Tổng thống Donald Trump dự kiến ngày nào cũng có một bài phát biểu, ngược hẳn với truyền thống của đảng Cộng Hòa là ứng cử viên chính thức của đảng sẽ chỉ phát biểu vào đêm cuối của Đại hội.
Nổi bật trong Đại hội là hai nữ diễn giả Bà Melania Trump và Nikki Haley:
– Phu nhân Tổng thống Melania Trump đã phát biểu rất ôn hòa và không hề chỉ trích hay tấn công đảng Dân Chủ. Bà đồng ý hiểm họa Covid-19 đã làm thay đổi cuộc sống nước Mỹ và cảm thông sâu sắc những ai đã mất đi người thân.
– Phần bà Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại LHQ đã ca ngợi chánh sách ngoại giao của Tổng thống Trump: “Joe Biden và đảng Dân chủ luôn tìm cách lừa dối nước Mỹ. Trong khi đó Tổng thống Donald Trump luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu, vì thế ông xứng đáng thêm bốn năm nữa. Tôi có vinh dự và ước mơ cả đời là làm đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ. Nhưng giờ đây LHQ không dành cho những người yếu tim. Đây là nơi mà các nhà độc tài giết người và những tên trộm cắp luôn tố cáo nước Mỹ và sau đó lại đưa tay ra và yêu cầu chúng ta thanh toán hóa đơn cho họ.- Vâng, Tổng thống Trump đã chấm dứt những điều đó….”
Sau đây là những nét chính trong bài phát biểu về chương trình hành động của Tổng thống Trump:
Bài phát biểu nhấn mạnh về Giữ lời hứa và Bảo vệ giá trị truyền thống của nước Mỹ, cũng như đưa ra đường lối chánh sách trong nhiệm kỳ sắp tới:
– Tạo 10 triệu việc làm trong vòng 10 tháng.
– Chấm dứt quan hệ với Trung cộng- Miễn giảm thuế các công ty Mỹ đem việc làm từ Trung cộng về Mỹ…
– Trong chương trình “Tát cạn đầm lầy” (Drain the Swamp) yêu cầu giới hạn nhiệm kỳ Quốc hội.
– Bảo vệ lực lượng Cảnh sát: Tài trợ cho các sở Cảnh sát, tăng hình phạt đối với các vụ hành hung nhân viên thi hành pháp luật.
– Chấm dứt nhập cư bất hợp pháp và chống tội phạm xuyên biên giới.
– Chánh sách ngoại giao nước Mỹ trên hết – Yêu cầu các đồng minh phải trả phần chi phí công bằng….
Bài phát biểu gần một giờ của Tổng thống tập trung vào các chủ đề chiến dịch tranh cử bao gồm phục hồi kinh tế, chăm sóc sức khỏe, thực thi pháp luật và chống chủ nghĩa xã hội.
Thăm dò dư luận:
Các cuộc thăm dò dư luận là sự tổng hợp nhanh ý kiến của cử tri để bình chọn các ứng cử viên. Tất cả các cuộc thăm dò chưa hẳn đã đúng, nhất là các cuộc thăm dò dư luận ở cấp quốc gia càng đưa đến nhiều sai số.
Ví dụ năm 2016, ứng cử viên Hillary Clinton dẫn đầu trong cuộc thăm dò toàn quốc hơn ứng cử viên Donald Trump gần ba triệu phiếu nhưng rốt cuộc vẫn thua Trump qua hệ thống đại cử tri đoàn. Vì vậy việc đạt được nhiều phiếu phổ thông chưa hẳn giúp ứng cử viên thắng cử. Theo thống kê của Real Clear Politics các cuộc thăm dò quốc gia mấy tháng nay Biden đều dẫn trước Trump, nhưng trong những tuần gần đây khoảng cách đã được thu ngắn lại.
Tính đến ngày hôm nay 27/8/2020, theo thống kê của REAL CLEAR POLITICS thì
– Thăm dò bầu cử Tổng thống: Biden dẫn trước Trump là: 7.1%.
– Thăm dò Thượng viện: Dân chủ: 44 – Cộng hòa: 46.
(phiếu sấp ngửa: 10)
– Thăm dò Hạ viện: Dân chủ: 214 – Cộng hòa: 190
(phiếu sấp ngửa: 31)
Đây chỉ là thăm dò mà thăm dò thì có nhiều sai số, nhất là còn 68 ngày nữa mới đến ngày bầu cử. Từ đây đến đó sẽ còn nhiều biến chuyến xảy ra có thể làm thay đổi cục diện.
Rút kinh nghiệm của cuộc bầu cử năm 2016, ứng cử viên Hillary Clinton luôn dẫn trước 70% nhưng giờ chót ứng cử viên Trump đã thắng cử. Chúng ta cứ chờ xem!
Ngày 27/8/2020
Báo Cáo của Tổ Chức RAND – Đại chiến lược của Trung cộng: Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn
Đại chiến lược của Trung cộng
Lời Mở Đầu:
Tổ Chức RAND (Rand Corporation) là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, là một tổ chức Think Tank phi lợi nhuận, phi đảng phái toàn cầu, có trụ sở ở Santa Monica, California, HK.
Năm 1948 Công ty sản xuất máy bay Douglas thành lập Tổ chức RAND nhằm hỗ trợ nghiên cứu và phân tích cho Quân đội Hoa Kỳ.
Ngày nay Rand được tài trợ bởi chánh phủ Hoa Kỳ, quỹ tài trợ tư nhân, các tập đoàn , trường Đại học, cá nhân …Tổ chức Rand còn mở rộng vai trò để hỗ trợ chính phủ các nước khác, các tổ chức quốc tế, các công ty tư nhân …
Nhóm biên soạn gồm: Andrew Scobell, Edmund J Burke, Cortez A Cooper III, Sale Lilly, Chad Jr. Ohlandt, Eric Warner, JD Williams.
Tập sách Báo cáo “Đại Chiến lược của Trung cộng: Khuynh hướng, Hành Trình và Cạnh Tranh Dài Hạn”đánh giá khả năng Trung cộng trong việc đề ra các mục tiêu trong vòng ba thập niên sắp tới.
Để khám phá những gì cạnh tranh dài hạn giữa Hoa Kỳ và Trung cộng có thể kéo dài đến năm 2050, các tác giả đã xác định và mô tả Đại chiến lược của Trung cộng, phân tích các chiến lược quốc gia: ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật (S & T), các vấn đề quân sự, và đánh giá Trung cộng thành công như thế nào để thực hiện những điều này trong ba thập niên sắp tới. Mục đích chính của Trung cộng là sản xuất một Trung cộng được điều hành tốt, ổn định xã hội, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và sức mạnh về quân sự vào năm 2050.
Trung cộng đã phân tích các mục tiêu cụ thể liên quan đến tăng trưởng kinh tế, lãnh đạo khu vực và toàn cầu trong việc phát triển các kiến trúc kinh tế và an ninh.
Trong một số trường hợp, các mục tiêu này là động lực làm Trung cộng cạnh tranh, tạo khủng hoảng và thậm chí xung đột tiềm tàng với Hoa Kỳ và các đồng minh. Nhà cầm quyền Trung cộng nhận rõ điều này và đã phân định ưu tiên nhân sự và hành động cụ thể là mối đe dọa để đạt được các mục tiêu trên.
Với Hoa Kỳ, Trung cộng duy trì mối quan hệ nhưng giành ưu thế cạnh tranh và giải quyết các mối đe dọa phát sinh từ cuộc cạnh tranh đó mà vẫn không làm mất đi các mục tiêu chiến lược khác.
Bốn kịch bản của Trung cộng:
Tổ chức Rand đã phân tích bốn kịch bản của Trung cộng trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ trong tương lai:
1- Kịch bản Toàn thắng:Trung cộng đạt được thành công tất cả các mục tiêu đề ra.
2- Kịch bản Trỗi dậy: Trung cộng chỉ đạt được vài mục tiêu trong tất cả mục tiêu đã đề ra.
3- Kịch bản Trì trệ: Trung cộng không đạt được mục tiêu nào cả.
4- Kịch bản Thất bại: Trung cộng bị kiệt quệ và đứng trước nguy cơ xuống dốc.
Báo cáo này đưa ra là một khôn ngoan để quân đội Mỹ chuẩn bị đối phó trong tương lai. Sau khi phân tích Báo cáo trên kết luận:
– Kịch bản 1 (Toàn thắng) của Trung cộng ít có khả năng xảy ra bởi vì muốn đạt được kết quả như vậy đòi hỏi phải hoàn hảo, không một sai sót hoặc thất bại nào từ đây cho đến năm 2050.
– Kịch bản 4 (Thất bại) cũng không có khả năng xảy ra bởi vì cho đến nay nhà cầm quyền Trung cộng đã tỏ ra có kinh nghiệm tổ chức và đưa ra nhiều kế hoạch hợp lý, đã từng vượt qua các cuộc khủng hoảng và khéo léo thích nghi với các điều kiện thay đổi.
– Riêng Kịch bản 2 (Trỗi dậy) và Kịch bản 3 (Trì trệ) có khả năng hợp lý nhất đối với Trung cộng. Đến năm 2050, Trung cộng có thể trải qua một số thành công cũng như thất bại.Trong kịch bản đầu Trung cộng sẽ đạt được thành công qua các mục tiêu dài hạn và trong kịch bản sau Trung cộng sẽ đối đầu với những thách thức lớn và sẽ không thành công trong việc thực hiện Đại chiến lược của mình.
Ba Hành trình:
Bốn kịch bản này có thể tạo ra bất kỳ một trong ba Hành trình tiềm năng trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung cộng: Hành trình đối đầu song song; Hành trình cạnh tranh thù địch và Hành trình chuyển hướng.
1) Hành trình Đối đầu song song là sự nối tiếp của tình trạng quan hệ Hoa Kỳ-Trung cộng trong năm 2018. Đây là Hành trình có thể xảy ra trong bối cảnh một Trung cộng Trì trệ và cũng có thể của một Trung cộng Trỗi dậy.
2) Hành trình Cạnh tranh thù địch có khả năng xảy ra nhất, biểu hiện cho một Trung cộng Toàn thắng, trong đó Bắc Kinh trở nên tự tin hơn và quyết đoán hơn.
3) Hành trình Chuyển hướng có nhiều khả năng xảy ra trong một kịch bản
Trung cộng Thất bại vì Bắc Kinh sẽ bận tâm đối phó với các vấn đề trong nước.
Đề nghị thiết thực:
– Các kịch bản có ý nhắc nhở nhiều hơn để cải thiện khả năng của Lực lượng Liên hiệp. Đối với Quân đội Hoa Kỳ phải nổ lực tối ưu hóa các đơn vị và có khả năng phản ứng nhanh về Không vận để đưa binh sĩ nhanh chóng đến một điểm nóng trước khi cuộc chiến nổ ra.
– Trung cộng có thể gây chiến tất cả lãnh vực xung đột trên khắp khu vực vào giữa những năm 2030. Quân đội Hoa Kỳ là một phần của Lực lượng Liên hiệp cần phải có khả năng ứng phó tức thời với các cuộc khủng hoảng hoặc các tình huống khác.
– Quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh cũng phải khai thác và huấn luyện các khái niệm để củng cố tính răn đe mở rộng và giữ cho sự cạnh tranh không trở thành xung đột.
– Báo cáo cho bết Bắc Kinh dù kiệt quệ kinh tế đi nữa nhưng vẫn ưu tiên đầu tư phát triển quân đội trong 10-15 năm tới.
– Báo cáo còn nhận định Trung cộng có ý đồ phát triển quân đội nhờ vào các khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Báo cáo này được chia làm sáu Chương và được tóm lược dưới đây:
CHƯƠNG 1: Giới thiệu
Sự xuất hiện của một cường quốc, đó là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (PRC- People’s Republic of China) đã được Hoa Kỳ khuyến khích và thực sự giúp đỡ trong suốt bốn thập niên vừa qua. Trong thời gian này quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh có khuynh hướng tích cực nhưng cũng có phần nghi ngờ và đề phòng rủi ro.
Bất chấp sự kiện này, năm 2020 hai nước nghi ngờ lẫn nhau. Nhiều người Mỹ cho rằng Trung cộng là đối thủ lớn của Hoa Kỳ và nhiều người Trung cộng cũng nhận thức được Hoa Kỳ là đối thủ chính của Trung cộng.
Quan hệ Hoa Kỳ-Trung cộng sẽ ra sao? – Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ phát triển trong ba thập niên tới? – Hành trình của Hoa Kỳ sẽ như thế nào?
Phương Pháp và Tiếp xúc: Chúng tôi sử dụng cách tiếp xúc gồm ba thành phần để đánh giá hành trình của Trung cộng trong ba thập niên tới dựa trên kế hoạch và mục tiêu an ninh quốc gia của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Phần đầu tiên chúng tôi thực hiện đánh giá văn học của Trung cộng và phương Tây trong việc phát triển an ninh dài hạn để biết định nghĩa Đại chiến lược của Trung cộng là gì?
Phần thứ hai của cách tiếp xúc liên quan đến việc tìm kiếm tài liệu bổ sung cung cấp dữ liệu quan trọng cần thiết để áp dụng trong khuôn khổ của Trung cộng trong suốt quá trình vài thập niên tới.
Chúng tôi đề cập đến sáu loại nguồn tổng thể trong hai phần đầu cuộc tiếp xúc.
Các nguồn này cho phép chúng tôi hiểu được cách các nhà cầm quyền Trung cộng thực hiện Đại chiến lược của quốc gia họ để phát triển an ninh đến năm 2049 (một trăm năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa).
Hy vọng sẽ đạt được:
1- Tuyên bố chính thức của các nhà cầm quyền Trung cộng.
2- Các bài phát biểu của cán bộ lãnh đạo sẽ cung cấp tầm nhìn sắc bén vào các triết lý và bối cảnh chi phối các nguồn khác.
3- Bạch thư Quốc phòng được xuất bản cứ hai, ba năm một lần của Bộ Quốc phòng (Ministry of National Defense) giúp đánh giá thẩm quyền về lãnh vực an ninh của Trung cộng.
4- Các tài liệu của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA-People’s Liberation Army) bao gồm các bài giảng của hai tổ chức giáo dục hàng đầu:
Quân đội Giải phóng Nhân Dân Trung cộng
-Học viên Khoa học Quân sự (AMS- Academy of Military Sciences)và Đại Học Quốc phòng Quốc gia (NDU- National Defense University)
5- Các tài liệu trắng khác bao gồm các giấy tờ được phát hành bởi cơ quan chính phủ Trung cộng.
Phần thứ ba của cách tiếp xúc liên quan đến việc phân tích để xác định tầm nhìn Đại chiến lược của Trung cộng và những lợi ích cũng như mục tiêu của nó. Phân tích tập trung vào các đặc điểm chiến lược, kinh tế, khoa học kỹ thuật cũng như quân sự để đánh giá khả năng thay thế cho Trung cộng và ý nghĩa trong việc cạnh tranh cũng như hợp tác với Hoa Kỳ.
Để đánh giá hành trình cho tương lai của Trung cộng và ý nghĩa trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung cộng, các tác giả đã rút ra từ văn học của bốn kịch bản có đặc tính bao gồm một loạt các kết quả chiến lược dựa trên các diễn biến xảy ra.
Các khuynh hướng và sự kiện trong mỗi kịch bản đã được phát hiện trên cơ sở mức độ thành công của Trung cộng trong việc thực hiện chiến lược trẻ trung hóa (được xác định trong Chương 2), như được xác định bởi tiến bộ trên một loạt chiến lược cấp quốc gia của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thực hiện bởi giới tinh hoa Trung cộng (được mô tả trong Chương 3, 4, 5).
Bốn kịch bản này có thể tạo ra một số chỉ dẫn cho Hoa Kỳ. Quan hệ Trung cộng chủ yếu dựa trên cường độ xung đột và mức độ hợp tác nằm trong các điều kiện và kết quả của các kịch bản đã xác định qua ba hành trình tượng trưng cho các hình tượng lý tưởng trong quan hệ tương lai Hoa Kỳ-Trung cộng.
Cũng như các kịch bản trong tương lai cần xem xét các yếu tố không rõ ràng trong việc phân tích các hành trình.
Sự phát triển kinh tế, ngoại giao cũng như quân sự giữa một Trung cộng đang trỗi dậy và phía Hoa Kỳ rất khó đoán trong trung hạn đến dài hạn. Như vậy việc đánh giá các yếu tố có thể dẫn đến ít nhiều đụng chạm với Hoa Kỳ và trong những môi trường này cần sử dụng nghệ thuật khéo léo hơn là khoa học máy móc.
Các nhà lãnh đạo Trung cộng, các kế hoạch và chiến lược gia bắt đầu thực hiện Đại Chiến lược của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, điều này được xác định và phân tích trong Chương 2. Đại Chiến lược của Trung cộng là kế hoạch dài hạn phát triển tổng thể được trình bày rõ ràng với mối quan tâm đặc biệt cho sự đe dọa môi trường của Trung cộng. Báo cáo này kết luận hình ảnh nước Mỹ sẽ được ghi nhận qua phép tính của địa chiến lược Bắc Kinh.
Thành công Đại Chiến lược của Trung cộng phụ thuộc vào một loạt các động lực chính trong các giai đoạn thời gian.
Trong thời gian ngắn bối cảnh chính trị trong nước có thể phù hợp nhất.
Trong trung hạn, khuynh hướng trong lãnh vực quân sự, ngoại giao và kinh tế sẽ là điểm nổi bật đáng kể.
Trong dài hạn các động lực khác như Khoa học kỹ thuật, nhân khẩu học, và các yếu tố về môi trường ô nhiễm khí hậu sẽ ảnh hưởng nhiều hơn.
Trung cộng đã áp dụng một loạt các chiến lược và kế hoạch ở cấp quốc gia cho mỗi khu vực.
Chương 3 nghiên cứu cấu trúc chính trị của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và đánh giá khả năng của Bắc Kinh để duy trì sự ổn định an ninh xã hội.
Chương 4 nghiên cứu các chiến lược của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về ngoại giao, kinh tế và khoa học kỹ thuật bao gồm các rào cản và thách thức để hoàn thành các mục tiêu trong mỗi trường hợp.
Chương 5 nghiên cứu chiến lược quân sự của Trung cộng trong một số chi tiết.
Và cuối cùng, Chương 6 đánh giá các kịch bản của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cùng một loạt hành trình cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng mà còn trêu chọc thách thức Bộ Quốc phòng và Quân đội Hoa Kỳ.
(Xem tiếp phần sau)
Hoàng Đình Khuê Ngày 08/08/2020
Vui cười
Một con tàu cập cảng đúng lúc thủy triều lên cao. Thủy thủ bắc một tấm ván hẹp ngang từ thành cầu xuống bến để hành khách bước xuống. Mọi người nín thở hồi hộp khi một phụ nữ 70 tuổi bước xuống tấm ván.
Xung quanh chừng còn chỗ nào để người khác đứng đỡ bà hành khách già. Vì thế, bà phải lách đi chậm chạp, run rẩy, và cuối cùng cũng đáp được xuống bến an toàn. Mọi người đều thở phào sung sướng. Đặt chân xuống bến, bà quay lại nhìn về đầu cầu bên kia hét lớn:
– Được rồi đấy mẹ ạ! Mẹ xuống luôn đi!
Một nhà khoa học tánh tình hay đa nghi, nên ông ta chế tạo ra robot phát hiện nói dối. Ngày chế tạo thành công, ông đem ra thử con trai.
Cậu con trai vừa đi học về ông ta đem robot ra hỏi:
– Sao con đi học về trễ vậy?
– Con qua nhà bạn mượn sách về học.
Robot phát hiện nói dối, đánh cho cậu con trai một cái.
Ông bố cười:
– Đó con thấy chưa, nói dối là phải chịu phạt. Lúc bằng tuổi con bố không dám nói dối ông nội nửa lời.
Ngay lập tức, robot đạp ông ta một cái bay vô tường.
Người vợ thấy cậu con trai bị đánh đòn đau bèn nói:
– Sao anh làm thế với con, dù sao nó cũng là con anh!
Robot nắm đầu bà vợ, đánh túi bụi.
Có phải khủng hoảng kinh tế toàn Thế giới sắp xãy ra không? – Ian Bremmer
Thế giới đang rất bối rối và sợ hãi. Bệnh dịch COVID-19 trên đà gia tăng , đem lại những tai hại về kinh tế trong một thời gian rất dài. .Có phải chúng ta đang đi đến gần cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu- sự khốn khổ về kinh tế đáng sợ nhất từ trước đến nay sắp xảy ra.
Hãy tạm quên chuyện phục hồi kinh tế đi. Đại dịch COVID-19 đem lại những tai hại về kinh tế trong một thời gian rất dài. Hậu quả về kinh tế của trận đại dịch này sẽ nặng nề nhất từ trước đến nay.
Thế giới đang rất bối rối và sợ hãi. Bệnh dịch COVID-19 trên đà gia tăng ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, ngay cả ở những nước trước đây tưởng chừng như đã kiểm soát được bệnh dịch. Viễn tượng tương lai sẽ vô cùng bất trắc. Các nước vội vã đi tìm thuốc chủng ngừa, có nước còn bỏ qua thủ tục thử nghiệm phức tạp để tìm cách phân phối thuốc chủng ngừa thật sớm. Trong lúc đó, tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao đến phát sợ, chỉ số thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng, như muốn cưỡng lại sự suy thoái về kinh tế. Chúng ta đang đi đến gần cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu- sự khốn khổ về kinh tế đáng sợ nhất từ trước đến nay sắp xảy ra.
Không chỉ nói riêng về một thành phố nhỏ như Hoovervilles. Ngày nay, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới đều có một tầng lớp trung lưu khá ổn định, vững chắc. Chúng ta có một mạng lưới xã hội an toàn mà chín thập niên trước đây chưa hề có. Đó là điều rất may mắn, các nước đang phát triển cũng có mạng lưới an toàn kiểu này. Hầu hết chính phủ trên thế giới ngày nay đều công nhận có sự liên đới, lệ thuộc vào nhau giữa các nước qua mậu dịch, và xu hướng đầu tư toàn cầu áp dụng trong nhiều thập niên vừa qua. Nhưng những ai mong chờ sẽ có một ngày bệnh dịch COVID-19 bị tiêu diệt nhờ thuốc chủng ngừa, và nền kinh tế sẽ trở lại tình trạng bình thường như trước, họ sẽ hết sức thất vọng.
Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách định nghĩa chữ Depression: Khủng Hoảng Kinh Tế nghĩa là gì? Thực ra, không có một định nghĩa chung nào được gọi là đúng để miêu tả tình trạng kinh tế khủng hoảng. Bởi vì sự khủng hoảng kỳ này vô cùng lớn lao, chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm qua. Tuy nhiên, có ba yếu tố để phân biệt sự khủng hoảng kinh tế với tình trạng suy thoái – recession- đơn giản. Yếu tố đầu tiên là nó xảy ra trên khắp thế giới, trên toàn cầu, không chừa một nước nào. Thứ hai là nó ảnh hưởng nặng nề trên cuộc sống của mọi người so với tất cả các giai đoạn suy trầm kinh tế trước đây. Thứ ba là tình trạng bi đát đó kéo dài rất lâu.
Khủng hoảng kinh tế không phải là giai đoạn làm cho nền kinh tế bị co thắt lại. Tình trạng co thắt nền kinh tế vẫn còn chừa chỗ cho khoảng thời gian phục hồi ngắn và tạm thời. Cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế thời thập niên 1930’s bắt đầu bằng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Xảy ra vào tháng 10 năm 1929 và tiếp tục cho đến đầu thập niên 1940’s, khi Thế Chiến Thứ Hai mở đầu cho nền tảng của đợt phát triển mới.Thời kỳ đó bao gồm hai đợt tuột dốc của nền kinh tế: đợt đầu xảy ra vào năm 1929 đến 1933, và sau đó đợt thứ hai xảy ra vào năm 1937 đến 1938. Tương tự như thời thập niên 1930’s, chúng ta sẽ thấy cuộc khủng hoảng hiện nay còn kéo dài khá lâu.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ phát sinh ra những con số thống kê đau buồn, và người mua và kẻ bán ngồi yên trong nhà không đi mua sắm gì cả. Khủng hoảng kinh tế sẽ còn làm thay đổi hẳn cách sống của chúng ta. Cuộc Đại Suy Thoái Kinh Tế hồi trước tạo ra rất ít sự thay đổi lâu dài. Một số nhà lãnh đạo trên khắp thế giới thích nói nhiều về sự bất bình đẳng về tài sản, nhưng ít có ai nói về việc nên làm gì để thay đổi tình trạng đó. Một phần lớn dân số trong xã hội đang ở tuổi sắp về hưu sẽ không thể tiết kiệm và đầu tư giống như thời trước khi xảy ra khủng hoảng. Họ đã quen với nếp sống đầy đủ, khá vững
chắc của thời kỳ hồi phục. Nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay do bệnh dịch COVID-19 gây ra khác hẳn. Cách cư xử của mọi người trong cuộc sống hàng ngày thay đổi, khác xưa, và sự tranh chấp giữa hai nước Hoa Kỳ và Trung cộng ngày càng gay cấn, khó giải quyết.
Hơn thế nữa, tình trạng xung đột chính trị ở Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới kỳ này trầm trọng hơn thời kinh tế suy thoái của năm 2008-2009. Trong lúc cuộc khủng hoảng tài chánh đang từ từ diễn ra, nhưng cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều chưa tin rằng tình trạng nguy cấp có thực sự xảy ra hay chưa. Trong cuộc Khủng hoảng năm 2020 hầu như đôi bên không đạt được sự tương thuận nào cả.
Hãy trở lại xem xét từng yếu tố cấu thành cuộc khủng hoảng kinh tế. Trước hết, tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay xảy ra trên toàn thế giới hầu như là rõ ràng, không có gì phải bàn cãi. Hầu hết các lần suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ sau thế chiến chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế nội địa. Nhưng phần lớn những giai đoạn suy thoái xảy ra là do lạm phát ở trong nước, hay do co thắt thị trường tín dụng quốc gia. Đó không phải là trường hợp của COVID-19, cuộc khủng hoảng hiện nay gây ra sự suy thoái toàn diện, ở khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng hiện nay mang tính chất đồng điệu, hầu như tất cả mọi vùng kinh tế, giầu cũng như nghèo, từ Trung cộng, sang đến Hoa Kỳ và Liên Âu đều bị ảnh hưởng nặng. Bệnh dịch coronavirus tàn phát tất cả mọi nền kinh tế trên thế giới. Sự tàn phá của nó được nhận thấy ở mọi nơi.
Các mạng lưới an toàn xã hội ở các nước bị thử thách nặng nề nhất từ trước đến nay. Một số nước có hệ thống an ninh xã hội bị sụp đổ, và trở nên thất bại. Đặc biệt là ở các nước nghèo, hệ thống y tế bị quá tải, và bị áp lực rất nặng. Trong lúc cố gắng làm giảm số người chết do bệnh dịch gây ra, nhiều chính phủ đành bó tay không thể trả nợ được những món nợ quốc gia rất lớn. Vì những lý do này, giới trung lưu và những nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nhất. Riêng tình trạng không thể trả nợ nổi, có thể đi đến chỗ quịt nợ sẽ là áp lực rất lớn cho hệ thống tài chánh toàn cầu.
Sắc thái quan trọng thứ hai của cuộc khủng hoảng lần này cần nói đến là: Ảnh hưởng về kinh tế của đại dịch COVID-19 sẽ di họa rất lớn, và lâu dài nhất cho nền kinh tế từ trước đến nay. Phúc trình về tình hình tiền tệ do Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đệ trình Quốc Hội hồi tháng Sáu vừa qua ghi nhận rằng: “Mức độ trầm trọng, phạm vi rộng lớn, và tốc độ quá nhanh của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay sẽ tệ hại hơn những lần suy thoái trước rất nhiều kể từ Thế Chiến Thứ Hai đến nay.”. Số người còn đi làm , có tên trong sổ lương bị giảm bớt 22 triệu người từ tháng Ba sang tháng Tư, sau đó lại giảm thêm 7.5 triệu việc làm trong hai tháng 5 và 6. Tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt lên đến 14.7% vào tháng Tư, tỉ lệ cao nhất tính từ ngày xảy ra cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế trước đây. Sau đó, tỉ lệ phục hồi được ở múc 11.1% vào tháng Sáu.
Bây giờ chúng ta lại có thêm những tin xấu mới. Trước hết, tài liệu thu thập được cho thấy lại có sự bộc phát dịch COVID-19 ở một số tiểu bang miền Nam, và miền Tây nước Mỹ làm cho sự phục hồi kinh tế bị khựng lại. Có nhiều dấu hiệu cho thấy một số công ty lớn đang gặp khó khăn ngày càng tăng. Và nếu xảy ra lần bùng phát trở lại của bệnh dịch lần thứ hai, lần thứ ba sẽ khiến cho có thêm nhiều người bị mất việc. Tóm lại, sẽ không thể có sự phục hồi kinh tế bền lâu nếu chưa xóa sạch được bệnh dịch. Có lẽ phải đến khi nào có thuốc chủng ngừa căn bệnh. Thậm chí ngay cả khi có thuốc chủng ngừa, nền kinh tế cũng không thể bấm nút phục hồi ngay, và trở về tình trạng bình thường. Có người được cho thuốc chủng ngừa, nhưng lại từ chối. Cuộc phục hồi kinh tế sẽ chỉ diễn ra ở mức độ chậm.
Hãy tạm gác sang một bên tỷ lệ thất nghiệp cao nhất từ trước đến nay với vụ đại dịch lớn nhất thế kỷ, còn có những dấu hiệu quan trọng khác mà chúng ta cần nói đến. Con số thống kê mới nhất của Bộ Lao Động ghi nhận rằng có một số việc làm bị mất, trước đây tưởng là chỉ bị mất “tạm thời”, nay những việc làm đó sẽ không bao giờ trở lại nữa. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục xảy ra, bởi vì bệnh dịch COVID-19 sẽ còn tiếp tục xóa bỏ vĩnh viễn một số việc làm khác. Một số cơ sở doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa, và chính phủ không thể tiếp tục đứng ra viết checks bảo trợ cho những doanh nghiệp mãi.
Những yếu tố trên đưa chúng ta đến định nghĩa thứ ba: cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ kéo dài rất lâu, khác với những giai đoạn suy thoái ngắn hạn trong 80 năm qua. Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội cảnh báo rằng tỉ lệ thất nghiệp cao sẽ kéo dài một cách lì lợm trong thập niên sắp tới, và sản lượng của nền kinh tế sẽ tiếp tục bị áp lực, bị đè nén, trừ phi chính phủ làm những thay đổi quan trọng trong chính sách thuế má và công chi. Những thay đổi này sẽ tùy thuộc vào sự nhận thức cần phải làm những thay đổi rộng lớn khẩn cấp để có thể phục hồi nền kinh tế Hoa Kỳ trở lại lành mạnh. Những gì đúng ở Hoa Kỳ sẽ xảy ra tương tự ở nơi khác.
Vào giai đoạn đầu của đại dịch, nhiều chính phủ trong khối G-7 và ngân hàng trung ương của họ đã cấp tốc ra tay can thiệp để giúp người công nhân và cơ sở kinh doanh tiếp tục có lợi tức, duy trì cuộc sống bình thường. Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, Ngân Hàng Trung Ương Âu châu, Ngân Hàng Anh Quốc, Ngân Hàng Nhật Bản tất cả đều áp dụng những biện pháp kích thích kinh tế, cung cấp những yểm trợ chưa hề có từ trước đến nay để đảm bảo thị trường tài chánh tiếp tục hoạt động.
Số thanh khoản tiếp vào nền kinh tế (đi đôi với niềm tin sẽ sớm có thuốc chủng ngừa) sẽ giúp thị trường tài chánh tiếp tục đưa chỉ số thị trường chứng khoán gia tăng. Nhưng nhịp cầu tiếp ứng về tài chánh sẽ không đủ để khôi phục sự sống còn của nền kinh tế, bởi vì dịch COVID-19 kỳ này gây ra khủng hoảng cho nền kinh tế là sự thực rõ ràng, thể hiện qua đủ mọi mặt. Cả phía cung cũng như phía cầu của nền kinh tế cùng bị thiệt hại rất nặng. Việc đóng cửa nền kinh tế thêm lần hai, lần ba sẽ rất khó đem ra áp dụng xét về mặt chính trị.
Chính vì thế, hình dáng của sự phục hồi kinh tế sẽ vô cùng xấu xa, mang tính chất khấp khểnh, cà giựt, lúc có lúc không. Đó là điều không thể tránh được cho đến khi chúng ta tìm ra được thuốc chủng ngừa, và được sử dụng được cho toàn thế giới.
Các nhà lãnh đạo thế giới có thể làm được gì để rút ngắn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu? Họ có thể chối bỏ tâm trạng bi quan, và nói với người dân rằng ngày tươi đẹp sẽ không xa lắm. Người dân đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm làm những quyết định cứng rắn.
Đứng trên quan điểm thực tiễn, chính quyền có thể làm thêm nhiều kế hoạch để kiềm chế bệnh dịch coronavirus. Nhưng đồng thời họ cũng cần phải đầu tư thêm vào những nước nghèo đang gặp khó khăn trong việc đối phó với nạn dịch. Đầu tư thật nhiều vào những nước này để giúp họ có thể tự đứng vững được. Ngày nay, vì thiếu sự lãnh đạo quốc tế,nên tình hình trở nên tồi tệ thêm. Đại dịch COVID-19 có thể dạy cho các nhà lãnh đạo thế giới bài học về tinh thần hợp tác quốc tế để tránh những tai họa chung của loài người. Những trường hợp khẩn cấp xảy ra trên thế giới trong tương lai có thể được thu xếp, quản lý khéo léo, dễ dàng hơn cho mục tiêu chúng đó. Tiếc thay, chúng ta lại không đi theo con đường hợp tác đó trong lúc này.
Bài phân tích của Ian Bremmer trên báo TIME ngày 10/8/2020/Nguyễn Minh Tâm dịch
https://vietstarusa.com/co-phai-khung-hoang-kinh-te-toan-the-gioi-sap-xay-ra-khong-d38526.html
Bầu Cử Tổng Thống Mỹ Năm 2020 – Trọng Đạt
Tình hình tổng quát.
Mới hôm nào ngày 8/11/2016 nhà tỷ phú Donald Trump thắng cử thành Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45, ngoảnh đi ngoảnh lại đã gần 4 năm qua, ấy thế mà nay cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai 2020 đã gần kề. Nhớ lại 4 năm trước đây, cuộc tranh cử Tổng Thống giữa bà Hillary Clinton (Cấp Tiến) và ông Donald Trump (Bảo Thủ) đã làm tốn quá nhiều giấy mực: Báo chí, TV đều nói nói bà Clinton có 80% hy vọng đắc cử. Trong thời gian vận động của hai bên, ông Obama còn tại chức và bớt nhiều thì giờ để dìu dắt giúp Clinton và Dân Chủ làm thêm ít nhất một nhiệm kỳ. Ông đã được báo, đài ca ngợi là vị Tổng Thống nhiều uy tín ngang với cựu TT Reagan thập niên 80. Bà Clinton tưởng là phen này hết sẩy, không còn sẩy vào đâu được ấy thế mà khi đếm phiếu xong nó vẫn sẩy như thường.
Cuộc bầu cử năm nay cũng gây nhiều tranh cãi, nhiều người nói TT Trump chắc chắn sẽ tái đắc cử (reelected), nhiều người tiên đoán ông sẽ thua cuộc vì tình hình đã đổi khác: nào Đại dịch, rồi biểu tình bạo loạn. Nhưng thực ra cuộc bầu cử năm nay 2020 sẽ diễn ra y như những cuộc bầu cử khác không có gì mới lạ, Cộng Hòa sẽ làm hai nhiệm kỳ. Từ 1945 thời TT Truman đến nay nước Mỹ đã trải qua mười năm (15) cuộc bầu cử Tổng Thống liên tiếp nhau. Người dân Mỹ luôn bầu cho mỗi đảng hai nhiệm kỳ 8 năm liên tiếp nhau, nay Cộng Hòa, mai Dân chủ và cứ như thế mãi vì họ sợ độc tài. Tính từ thời TT Truman đến nay đã 75 năm qua chỉ có một trường hợp năm 1980, ông TT Carter (Dân Chủ) quá tệ nên Cử tri chỉ bầu cho ông làm một nhiệm kỳ và Cộng Hòa làm 3 nhiệm kỳ liên tiếp.
Tôi xin kể sơ lược, rất vằn tắt về các cuộc bầu cử đã qua. Từ thời TT Washington, một Tổng Thống Mỹ thường “tự giác” làm 2 nhiệm kỳ, nhưng TT Roosevelt làm 4 nhiệm kỳ hồi Thế chiến Thứ hai những năm 1932, 1936, 1940, and 1944, tới nhiệm kỳ thứ 4 ông làm chưa được một năm thì chết bệnh. Phó TT Truman lên thay, thời Truman, Tu chính án được Quốc hội chấp thuận ngày 21/3/1947 chỉ cho phép một TT Mỹ được làm 2 nhiệm kỳ, ngày 27/2/1951 được các Tiểu bang phê chuẩn. (Trang Thought Co: How Long Can a U.S. President Stay in Office?).
Một Tổng Thống chỉ được làm hai nhiệm kỳ nhưng một Đảng có thể làm hơn hai nhiệm kỳ nếu được người dân bầu chọn. Phó TT Truman lên thay TT Roosevelt ngày 20/12/1945 cho tới hết nhiệm kỳ, ngày 2/11/1948 ông thắng cử nhiệm kỳ hai đối thủ Dewey (Cộng Hòa) với số phiếu Cử tri đoàn 303/189, hơn Dewey gần 2 triệu phiếu phổ thông. Truman là Tổng Thống thứ 33 của Mỹ (Wikipedia).
Eisenhower, Thượng nghị sĩ, (Cộng Hòa) đắc cử Tổng Thống ngày 4/11/1952, ông Đại thắng (Landslide) Stevenson (Dân Chủ) với số phiếu Cử tri đoàn 442/89, hơn đối thủ 7 triệu phiếu Phổ thông, thành Tổng Thống Mỹ thứ 34.
Bốn năm sau, kỳ Bầu cử ngày 6/11/1956 Eisenhower lại Đại thắng Stevenson (Dân Chủ) với số phiếu Cử tri đoàn 457/73, hơn Stevenson 9 triệu rưỡi phiếu Phổ thông.
Ngày 8-11-1960 Thượng nghị sĩ Kennedy (Dân Chủ) thắng Phó TT Nixon Cộng Hòa với số phiếu Phổ thông rất sít sao (112,827) và hơn Nixon 84 phiếu Cử tri đoàn (303/219), ông thành Tổng Thống Mỹ thứ 35.
Kennedy làm Tổng thống chưa hết một nhiệm kỳ thì bị ám sát ngày 22/11/1963, Phó TT Johnson lên thay, ông là Tổng Thống Mỹ thứ 36. Tại cuộc bầu cử ngày 3/11/1964 Johnson Đại thắng Goldwater (Cộng Hòa) với Phiếu Cử tri đoàn 486/52, hơn đối thủ 16 triệu phiếu Phổ thông.
Nixon (Cộng Hòa) thắng cử Humphrey (Dân Chủ) ngày 5-11-1968, được 301 phiếu Cử tri đoàn trên 32 tiểu bang, Humphrey được 191 phiếu trên 13 tiểu bang và DC, Wallace (Ưcv độc lập) được 46 phiếu, trên 5 tiểu bang. Nixon thắng với tỷ lệ (56%), ông hơn đối thủ Humphrey 110 phiếu Cử tri đoàn.
Bầu cử nhiệm kỳ hai ngày 7-11-1972, Nixon Đại thắng McGovern (Dân Chủ) với số phiếu cao nhất từ xưa đến nay, 96% phiếu Cử tri đoàn (520/17), hơn đối thủ 18 triệu phiếu Phổ thông. Người dân dồn hết phiếu cho Nixon vì ông đã đem quân về nước, hòa được với Trung Cộng tháng 2/1972, hòa được với Nga tháng 5/1972, sắp ký được Hiệp định Paris.
TT Nixon từ chức ngày 8/8/1974 vì vụ Watergate, Phó TT Ford lên thay. Trong cuộc tranh cử ngày 2/11/1976 Jimmy Carter (Dân Chủ) thắng Ford với tỷ lệ bình thường 297/240, Carter hơn Ford một triệu phiếu Phổ thông thành Tổng Thống thứ 39 của Mỹ
Tại cuộc bầu cử ngày 4/11/1980 Reagan (Cộng Hòa) Đại thắng Carter với gần 500 phiếu Cử tri đoàn (489/49), hơn Carter 8 triệu phiếu Phổ thông, Reagan trở thành Tổng Thống thứ 40 của Hoa Kỳ.
Bốn năm sau, vào ngày 6/11/1984 Reagan Đại thắng Walter Mondial (Dân Chủ) với tỷ lệ 97% phiếu Cử tri đoàn (525/13), hơn đối thủ 17 triệu phiếu Phổ thông. Reagan thắng cử ngang với Nixon năm 1972.
Bốn năm sau, ngày 8/11/1988 Phó TT Bush cha lại Đại thắng Micheal Dukakis (Dân Chủ) với phiếu Cử tri đoàn tỷ lệ (426/111), hơn đối thủ 7 triệu phiếu Phổ thông, thành Tổng thống thứ 41 của Mỹ.
Bầu cử ngày 3/11/1992, Bill Clinton (Dân Chủ) thắng Bush cha tỷ lệ 370/168 (Cử tri đoàn), hơn Bush cha khoảng 5 triệu phiếu phổ thông. Clinton trở thành Tổng Thống thứ 42 của Mỹ.
Cuộc bầu cử ngày 7/11/2000 giữa Phó TT Al Gore (Dân Chủ) và Thống đốc Bush con (Cộng Hòa) thật gay go, kết quả sát nút nhất từ xưa đến nay. Bush con thắng Gore với tỷ lệ Cử tri đoàn 271/266, chỉ hơn Gore 5 phiếu, thua Al Gore hơn nửa triệu phiếu Phổ thông. Bush con thắng trên 30 tiểu bang, Gore được 20 tiểu bang. Ông Bush con thành Tổng Thống thứ 43 của Mỹ.
Ngày 4/11/2008 Obama, người da mầu đầu tiên trở thành Tổng Thống Mỹ, ông là Tổng Thống thứ 44. Obama (Dân Chủ) thắng McCain (Cộng Hòa) 365/173 Phiếu Cử tri đoàn, hơn McCain 9 triệu rưỡi phiếu Phổ thông.
Cuộc bầu cử ngày 8/11/2016 bốn năm trước vô cùng sôi động, đếm phiếu xong nửa đêm 8/11/2016, tỷ phú Donald Trump (Cộng Hòa) thắng cử với 304 phiếu Cử tri đoàn trên 30 tiểu bang, bà Clinton được 227 phiếu Cử tri đoàn trên 20 tiểu bang. Clinton hơn Trump gần 3 triệu phiếu Phổ thông nhưng không được tính tới, ai đủ 270 phiếu Cử tri đoàn là đắc cử
Như trên từ 75 năm qua tới nay có 15 cuộc bầu cử Tổng Thống, Cộng Hòa đã 6 lần Đại thắng Landslide, Trời long đất lở, Dân Chủ chỉ có một lần.
Một điểm then chốt cần lưu ý, Dân Chủ một lần (Carter) làm một nhiệm kỳ, Cộng Hòa sau đó (Reagan, Bush cha) làm 3 nhiệm kỳ liên tiếp. Cộng Hòa chưa bao giờ làm một nhiệm kỳ.
Bàn về Cấp Tiến
Tiếng Anh gọi Dân Chủ là Liberal, Tự do, tiếng Việt gọi là Cấp Tiến có nghĩa là họ phóng khoáng, đổi mới.
Dân Chủ đã ba lần “suýt” (on the verge) làm vài nhiệm kỳ là nhưng thất bại: Năm 1968, Dân Chủ đổ cho Nixon chơi bẩn xúi dục TT Thiệu không tham dự hòa đàm Ba Lê tháng 10 năm 1968 khiến Phó TT Humphrey (Dân Chủ) thua, Nixon thắng.
Năm 2000 Phó TT Al Gore (Dân Chủ) “suýt” làm thêm vài nhiệm kỳ nữa nhưng thua Bush con một tí tì ti.
Năm 2016 Hillary Clinton (Dân Chủ) cũng “suýt” làm Nữ Tổng Thống đầu tiên, đưa Dân Chủ làm thêm vài nhiệm kỳ nữa nhưng vì tại Nga can thiệp nên hỏng bét.
Ủa sao lạ thật, Dân Chủ đã hai lần bị ngoại quốc can thiệp vào Bầu Cử Tổng Thống, năm 1968 bị ông TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu can thiệp giúp Nixon đắc cử. Năm 2016 lại bị TT Nga Putin dùng hacker can thiệp khiến Donald Trump đắc cử. Trong khi ấy Cộng Hòa lại chẳng bị ông Tổng Thống nước ngoài nào can thiệp, giật giây cảChuyện thời TT Johnson, Nixon năm 1968 và thời Al Gore năm 2000 đã khá lâu, chúng ta chỉ bàn chuyện gần đây tức năm 2016 trở lại thôi. Chúng ta đã thấy, đảng Cấp Tiến rất thèm làm ba nhiệm kỳ, họ đã ba lần thử lửa rồi đổ cho những lý do này nọ. Năm 2016 Cấp Tiến tung nhiều tiền quyết đưa Clinton lên làm Nữ Tổng Thống đầu tiên. Các cơ quan Truyền thông, báo, đài tìm đủ cách đánh phá Donald Trump để dìm ông này xuống tận đất đen.
Sở dĩ Cộng Hòa thắng cử Lanslide liên tiếp ba nhiệm kỳ (Reagan, Bush cha) thập niên 80 vì Carter (DC) lãnh đạo tồi tệ. Nay 2016 Dân Chủ đã làm hai nhiệm kỳ, TT Obama đã được xếp trong hạng những Tổng Thống tồi tệ nhất nước USA như TT Bush con. Cuối năm 2011 Obama đã cho rút quân khỏi Iraq để lấy lòng dân, khiến cho ISIS đưa quân chiếm 1/3 đất nước làm cho cả thế giới kinh hoàng. Dân Chủ năm 2016 không thể làm ba nhiệm kỳ, Obama và Clinton đã đặt tin tưởng hoàn toàn vào Truyền thông phe ta để chuốc lấy thảm bại. Họ đã là những chính trị gia nhiều kinh nghiệm mà còn ngây thơ dễ tin như vậy thử hỏi nếu đắc cử sẽ làm được cái trò gì.
Có lần Clinton lên truyền hình tuyên bố những lời lố bịch, bà dắt tay một đứa cháu gái nhỏ, theo lời bà cô bé nói nếu bây giờ bà làm Nữ Tổng Thống đầu tiên thì mai kia cô bé sẽ khỏi phải làm Nữ Tổng Thống. Bà cần biết rằng Hoa Kỳ là một Siêu cường quân sự lãnh đạo Thế giới không thể có nữ giới điều hành Quốc sự như các cường quốc hạng nhì, hạng ba: Ấn Độ, Anh, Đức, Phi Luật Tân, Nam Hàn…. Năm 2008, Clinton ra tranh cử Tổng Thống, ông Bush con nói “tôi ủng hộ bà, nhưng bà không làm Tổng Thống được”. Tham vọng quá lớn đã khiến cho Clinton mất khôn.
Clinton không có tài, không có chính sách nào ra hồn. Tối 8/11/2016 bà đã chuẩn bị cho đốt pháo bông và đãi tiệc mừng Đại thắng, một nhà chính trị gia ngây thơ như thế thì thử hỏi nếu đắc cử sẽ đưa nước Mỹ về đâu? Những ngày tranh cử Clinton cười tươi như hoa và chế nhạo Donald Trump, hôm sau khi chúc mừng Donald Trump thắng cử thì bà ấy “mếu”.
Dân Chủ quyết tâm đánh phá TT Trump tới cùng từ 2016 tới nay, họ cố đấm ăn xôi nhất đám, nhưng mặt mũi bầm tím mà xôi cũng chẳng được ăn. Hết Điều tra lại sang Truất phế, Đàn hặc… và bây giờ các Tiểu bang Dân Chủ khuyến khích biểu tình bạo loạn khiến người dân phẫn nộ. Mới đâu phong trào BLM của người da đen ôn hòa, có chính nghĩa được người dân ủng hộ, sau Trắng nhiều hơn Đen, phong trào không còn được lòng dân vì đã do Trắng lãnh đạo.
Dần dần cuộc tranh đấu trở thành bạo loạn, hôi của, mất lòng dân, nay tại các Tiểu bang Dân Chủ công khai ủng hộ, khuyến khích biểu tình, làm loạn. Mới đầu chỉ là tranh đấu chống đàn áp, kỳ thị, sau đập phá các bức Tượng Lịch sử, sau vì hết trò chơi họ đi đập phá nhà thờ, phá Tượng Chúa, đụng vào tôn giáo là đi vào con đường chết.
Thu phục nhân tâm là điều khó nhưng thất nhân tâm thì rất dễ.
Bầu cử 2020
Chỉ còn ba tháng nữa tới cuộc bầu cử Tổng Thống 2020, như trên chúng ta thấy từ 75 năm qua trong 15 cuộc bầu cử Tổng Thống, Cộng Hòa chưa bao giờ làm một nhiệm kỳ. TT Bush cha (Cộng Hòa) làm một nhiệm kỳ (1988-1992) nhưng Đảng Cộng Hòa không bao giờ, ngược lại Dân Chủ chưa bao giờ làm ba nhiệm kỳ liên tiếp mặc dù họ rất muốn vậy.
Có người nói nay Đại dịch Corvid 19 và các cuộc bạo loạn khiến cho cuộc bầu cử sẽ sang một ngã khác, nhưng Đại dịch chỉ là tình trạng chung, các nước tân tiến Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý…bị nhiễm và tử vong cao. Bạo loạn nay chưa bằng năm 1992 thời Bush cha, cũng đập phá, hôi của, đốt tiệm, đốt nhà tại Cali (Los Angeles)….khiến TT Bush cha phải đưa Quân đội tới đàn áp, tổng cộng có 63 người chết, 2,383 người bị thương, 12,000 người bị bắt. Có tin cho hay nay Đối lập đánh phá dữ tợn trên mọi mặt trận nên Chính phủ Trump khó giữ được Hành Pháp trong năm nay.
Không phải bây giờ đối lập mới chống phá mà từ 4 năm trước trở lại họ đã tìm mọi cách để loại ông Donald Trump khỏi Tòa Bạch Ốc. Họ đã điều tra việc Nga Can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 (Russian interference), đây là cuộc điều tra dài và cù nhầy nhất trong lịch sử chính trị Mỹ gần hai năm từ 2017 tới 2019, nó đã làm tốn kém nhiều tiền thuế của dân.
Ngày 18/12/2019 Hạ Viện Dân Chủ đã ra quyết định truất phế TT Donald Trump vì tội lạm quyền và cản trở công lý, họ biết trước là khi lên Thượng Viện sẽ bị vứt vào thùng rác mà vẫn làm. Ngày 5/2/2020 Thượng Viện Cộng Hòa tha bổng cho TT Trump. Cấp Tiến đã và đang quyết tâm bằng mọi giá để loại bỏ Donald Trump, có bản tin nói các tài phiệt đầu tư tại Trung Cộng mất quyền lợi. Trump đánh Tầu, bọn tài phiệt “hốc ăn” nên không được ăn thì đạp đổ. Cũng có tin cho rằng sở dĩ họ phải đánh phá Trump tối đa vì nếu ông ta đắc cử sẽ là mối nguy lớn, sẽ đưa nhiều ông, bà đầu sỏ vào tù vì các tội danh trong quá khứ.
Hư thực thì thì không biết nhưng có điều Đối lập không một giây phút nào ngưng phá hoại, thọc gậy bánh xe Hành Pháp. Sự thực cũng chẳng đi tới cái thế giới nào, Cử tri đã có quyết định của họ. Nhiều chính khách vừa đánh phá, vừa chiêu dụ đám thiểu số da mầu, họ ra mặt nịnh bợ trơ trẽn. Nhưng dù nịnh bợ tới đâu cũng chỉ được 12.% số phiếu bầu toàn quốc, trong khi người Da trắng chiếm 65% dân số, lá phiếu của họ mới là quyết định. Người ta biết vậy, được lòng anh Cả thì sẽ mất lòng anh Hai nhưng không còn con đường nào khác. Muốn được phiếu của Mỹ trắng vô cùng khó khăn, họ không bỏ theo cảm tình, ai có chính sách tốt thì họ bầu. Năm 2008 Obama đắc cử là do trên 40% phiếu bầu của người Da Trắng. Như đã nói trên trong số 15 cuộc bầu cử Tổng Thống từ 1945 tới nay, Cộng Hòa đã 6 lần thắng Landslide tức Trời long đất lở gồm:
Eisenhower năm 1952, tỷ lệ 442/89
Eisenhower năm 1956, tỷ lệ 457/73
Nixon năm 1972, tỷ lệ 520/17
Reagan năm 1980, tỷ lệ 489/49
Reagan năm 1984 tỷ lệ 525/13
Bush cha năm 1988, tỷ lệ 426/111
Trong khi ấy Dân Chủ chỉ có một lần Landslide là TT Johnson năm 1964, tỷ lệ 486/52.
Cộng Hòa chưa bao giờ làm một nhiệm kỳ Tổng Thống, chỉ làm hai hoặc ba nhiệm kỳ và bây giờ cũng sẽ làm ít nhất là hai nhiệm kỳ.
Khoảng 5, 6 tháng trước đây đài CNN và báo Washington Post, cơ quan ngôn luận tuyên truyền của Dân Chủ có than phiền về đảng ta như sau: Nếu chúng ta không có chính sách Chính trị, Kinh tế rõ ràng, chỉ đánh phá và chửi sẽ không thu được phiếu bầu của Cử tri. Họ nói có thể cho tới năm 2024 chưa chắc chúng ta sẽ lấy lại được Tòa Bạch Ốc.
Một thiếu sót nữa chúng ta đều nhận thấy, Dân Chủ nay thiếu lãnh tụ, không có lãnh tụ thì đúng hơn: Cách đây khoảng bốn, năm tháng khi các cuộc tranh luận, debate giữa các ứng viên chính như Biden, Sanders, Warren được loan trên TV, các bình luận cho biết nó nhạt như nước ốc, số người theo dõi ít một cách thảm hại.
Nay Donald Trump bị Dân Chủ đánh phá tối đa để loại ông ta ra khỏi chức vụ Tổng Thống. Dù TT Trump không ra tranh cử hoặc không được ra, Cộng Hòa vẫn có nhiều ứng viên sáng giá: Mike Pence, Mike Pompeo, Ted Cruz, Rubio, Nikky Haley, Paul Ryan, William Barr….
Không có chính sách, không có lãnh tụ thì tới năm 2024 Dân Chủ chưa chắc lấy lại được Hành Pháp. Cử tri muốn bầu cho mỗi đảng làm hai nhiệm kỳ, trong trường hợp một đảng quá tệ, họ đành phải bầu cho đảng kia làm ba nhiệm kỳ.
Vui cười
Hai bạn gái hỏi nhau: – Sao chị không yêu anh ta nữa?
– Tại bố anh ta
– Ông ấy không cho anh chị yêu nhau?
– Ông ấy không ngăn cản nhưng ông ấy vừa bị mất chức Tổng giám đốc!
Mẹ nói với con gái:
– Chồng con như vậy là rất thương vợ! Sinh nhật vợ mà nó mua tặng chiếc máy giặt thì nó thương con hết chỗ nói!
– Mẹ không biết đấy! Anh ấy thương bản thân anh ấy thì có, chứ thương gì con đâu!
– Sao con lại nói vậy?
– Vì từ khi lấy nhau con đã bao giờ phải giặt quần áo đâu.
Một con lừa gõ cửa nhà trời, vị thần giữ cửa mở cổng cho nó và hỏi nó mong ước điều gì?
– Kiếp sau tôi muốn trở thành một cầu thủ bóng đá ngôi sao – con lừa nói.
– Sau đó thì sao?
– Sau đó thì yêu và cưới một cô gái xinh đẹp và cưới cô ta làm vợ.
Vị thần tỏ vẻ thương hại:
– Thế thì con vẫn làm thân lừa thôi chứ có khác gì kiếp này.
Tham luận 152: Mỹ Bùng Phát Coronavirus Vũ Hán Trở Lại Và Ảnh Hưởng Của Nó – Thanh Thủy (09/8/2020)
1.- Đất nước đang phồn thịnh bổng nhiên trở thành vùng đất chết
Sau mấy tháng bị dịch bịnh Coronavirus Vũ Hán lây lan đã khiến cho tất cả mọi sinh hoạt tại Mỹ phải bị đình chỉ, hầu như tất cả mọi cơ sở kinh doanh thương mại và sản xuất đều bị đóng cửa khiến cho nền kinh tế Mỹ đang vô cùng khởi sắc, bổng dưng bị sụp đổ toàn diện.
Công nhân, thầy thợ mọi giới và người dân bị đóng cửa nên phải ở nhà vì không được phép ra đường để tránh lây nhiễm bịnh dịch, cả nước Mỹ rộng lớn và luôn luôn sinh hoạt náo nhiệt khắp mọi nơi thì bổng dưng trở thành một vùng đất chết. Đến khi bịnh dịch bắt đầu giãm đi, chánh quyền liên bang bắt đầu cho sinh hoạt trở lại từ từ để bắt đầu cho giai đoạn phục hồi kinh tế. Dĩ nhiên đó là điều đương nhiên mà tất cả mọi quốc gia trên thế giới cũng đều phải làm như vậy.
2.- Những nguyên nhân
a.- Đối với xí nghiệp, công nhân và thầy thợ: Nhiều cơ sở kinh doanh, thương mại và sản xuất, do thời gian mấy tháng bị đóng cửa nên thiệt hại rất nhiều, thậm chí có nhiều nơi vì chịu sự tổn thất không nổi nên bị phá sản, nay được phép mở cửa lại, chắc chắn họ rất vui mừng nhưng do kinh nghiệm đau thương vừa qua, họ đều phải đề cao cảnh giác, nên điều kiện giữ khoảng cách quy định giữa thầy thợ với nhau, đeo mặt nạ cá nhân khi làm việc… có thể nói là điều ưu tiên hàng đầu mà bất cứ chủ nhân nào, bất cứ ban điều hành cơ sở, xí nghiệp nào cũng phải nghĩ đến và cần thiết phải đặt ra và hướng dẫn thi hành cho mọi người nơi các cơ sở hoạt động của họ. Cho nên có thể nói sự lây lan bịnh dịch ở những nơi làm ăn nầy rất ít, có thể kiễm soát và ngăn ngừa được.
b.- Đối với Người dân: Vì bị nhốt trong nhà lâu ngày nên tinh thần rất bị căng thẳng, dễ sanh ra bực bội nên xãy ra không ít những trường hợp bất hòa trong gia đình, và trẻ con cũng vậy, không được đi học, không được ra đường, không được gặp gỡ bạn bè, suốt mấy tháng bị giam hãm trong nhà nên sanh ra tồi túng, quạo quọ khiến cho cuộc sống gia đình thường xuyên bị xáo trộn. Cho nên, khi được “tháo củi, sổ lồng”, tuy được có phần tự do, nhưng hầu như đa số mọi người cũng đều thận trọng, tuân thủ những quy định đã được hướng dẫn để tránh trường hợp quá khổ khi bị “nhốt” trở lại, vì thế cho nên có thể nói sự lây lan bịnh dịch đối với đa số người dân khi ra đường, nếu không nói là tuyệt đối thì cũng có thể rất ít, và nếu có thì cũng có thể phát giác kịp thời để chữa trị.
Ví dụ như ở nước Italia chẳng hạn, bịnh dịch đang bùng phát dữ dội, sau khi lịnh của chánh quyền buộc mọi người dân phải mang mặt nạ che mũi, che miệng khi ra đường và giữ khoảng cách an toàn đã được quy định, sau một thời gian ngắn bịnh dịch nầy đã được kềm chế và cho đến bây giờ xem như bịnh dịch nầy không còn đáng kễ nữa, tuy nhiên, hầu như đa số mọi người dân Ý khi ra đường cho đến nay vẫn còn tự động đeo mặt nạ che mũi, che miệng và những quầy hàng thương mãi, những bàn tiếp khách của ngân hàng, bưu điện,v.v…đều có gắn tấm nylon dầy và cao để ngăn cách giữa nhân viên và khách hàng.
Tất cả những điều nói trên, dù địa phương hiện đang ở trong tình trạng thắt chặt hay nới lỏng, mọi người đều tự cảnh giác để bảo vệ mạng sống cho chính mình, vì là con người, chắc chắn ai cũng đều sợ chết, nhứt là những cái chết vô duyên mà mình có thể biết trước nếu không chịu phòng bị, ngay cả những kẻ nghèo hèn, đói cơm, vô gia cư phải sống bụi bờ, ăn xin hay lang thang đầu đương xó chợ, tất cả cũng đều mang một nổi sợ giống nhau như thế.
3.- Nhãn hiệu ôn hòa nhưng âm mưu bạo loạn
Sau cái chết của Giorge Floyd, thì đột nhiên phong trào biểu tình mang tên Black Lives Matter bùng phát khắp nơi do người da đen tổ chức với sự tham dự của một vài tổ chức cực đoan. Những nhóm biểu tình nầy quy tụ được rất nhiều người tràn ra đường, chiếm nhiều khu phố, họ hô hào, la hét vang trời. Đặc biệt là không đeo mặt nạ, không giữ khoảng cách quy định, nước bọt văng tứ tung trong không khí hỗn độn đó, nên coronavirus của những người dương tính trong bọn họ xâm nhập dễ dàng vào cơ thể người khác qua hơi thở, trên quần áo, mặt mũi, chân tay…rồi lây tràn lang vào xã hội mà không thể kiễm chứng được.
Biểu tình là một tập hợp quần chúng tâm lý cho một mục tiêu nào đó, con người dù cho có vô tư, nhưng nếu để bị lôi cuốn vào thì sẽ dễ hùa theo để làm những điều theo lời kêu gọi của họ mà nếu như đứng ngoài cuộc, người đó sẽ không bao giờ có thể làm được những việc làm như vậy.
Để cho cuộc biểu tình được quyến rũ nhiều người tham dự, chúng để cho những phần tử du thủ, du thực hay cao bồi, du đảng mang đủ thứ bịnh tật nhập cuộc để vừa lây lan bịnh, vừa gây nên những cuộc bạo động, đập phá cửa tiệp, ngân hàng, cướp của, hãm hiếp và bắn giết người, mục đích tạo ra nổi kinh sợ để không còn ai dám chống đối lại họ, không khác gì phương cách hành xử của những người Cộng sản.
Những cuộc biểu tình như thế đã đồng loạt xãy ra khắp nơi từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam hầu như khắp nước Mỹ. Tình trạng như vậy, sau một thời gian ngắn, nạn đại dịch Corona Vuhan bùng phát trở lại dữ dội là lẽ tất nhiên, không thể đổ lỗi cho người dân hay chánh phủ mà chính là do những cuộc biểu tình nầy và những bàn tay thế lực đen tối đứng sau lưng họ gây ra chớ không ai khác.
Một số người cho rằng tất cả những cuộc biểu tình do Black Lives Matter tổ chức đều diễn ra trong ôn hòa, những vụ bạo loạn là do những phần tử bất hảo trà trôn vào gây ra chớ không phải của ban tổ chức. Lập luận nầy quá sai vì ngụy biện. Nếu chỉ là những cuộc biểu tình ôn hòa đòi công lý cho cái chết của tội phạm Giorge Floyd thì chưa chắc gì BLM có thể uy động được nhiều người tham dự vì nó vô lý ở chổ vấn đề nầy thuộc về thẩm quyền của Tòa án chớ không phải của chánh phủ, cho nên họ phải tổ chức thêm thành phần bạo động đi song hành, có thể với 2 mục đích:
a.- Thứ nhứt là tạo hấp dẫn để lôi cuốn đông đảo thành phần bất hảo, vốn ăn không ngồi rồi nên quen thói lưu manh nhập cuộc,
b.- Thứ hai là nhóm nầy rất chịu đập phá, cướp bóc, hãm hiếp và hôi của, nên lợi dụng phong trào Loạn Sứ Quân nầy để bọn chúng tha hồ đập phá các cửa tiệm, ngân hàng, để vừa được tự do cướp của và cũng vừa để răn đe những chủ nhân các cơ sở, thầy thợ và người dân trong vùng phải sợ hãi mà không dám lên tiếng chống đối, dù rằng những cuộc biểu tình đã khiến các cơ sở làm ăn phải bị đóng cửa và tất cả mọi sinh hoạt xã hội của người dân hoàn toàn bị tê liệt.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là, nếu thật sự họ muốn tổ chức những cuộc biểu tình ôn hòa để đòi hỏi công lý cho người da đen của họ thì chắc chắn họ sẽ kiểm soát chặt chẽ để giữ trật tự chớ không thể để bất cứ cuộc bạo loạn nào có thể xãy ra, vã lại những phần tử BLM nầy rất hung tợn, cho nên, bảo đảm sẽ không có thành phần bất hảo nào nếu không được phép của họ mà có thể xen vào để quậy phá như vậy được.
Bởi vậy, có thể thật không sai lầm khi đánh giá đây là một kế hoạch do nhiều thành phần và thế lực đứng đàng sau soạn thảo, chuẫn bị và sắp xếp cho những âm mưu đen tối là cố tình tạo nên những cuộc nội loạn nhầm để làm đảo lộn nước Mỹ, phát động phong trào Loạn Sứ Quân, đầu tiên là chiếm đóng khu phố Capitol Hill của thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington để làm khu tự trị, thật giống như thời kỳ Thập Nhị Sứ Quân của Việt Nam dưới thời ông Đinh Bộ Lĩnh của nước ta lúc ông còn đi chăn trâu.
Lịch sử đã trải qua hơn một ngàn năm mà thời nay còn có một số người Việt vì cuồng chống Trump nên chẳng những không muốn nhớ lại giai đoạn đau thương nầy của đất nước ta mà lại còn hùa theo họ, bất chấp cả nền văn minh và luật pháp hiến định nơi mình đang sinh sống, bất chấp cả quyền lợi người dân và sự an nguy của xã hội.
Lòng người thật khó hiểu vô cùng!
4.- Kết luận
Giai đoạn tiếp theo là vừa mới đây, nhóm biểu tình đã lộ diện rõ ràng mưu đồ tối hậu, không cần che giấu, họ ngang nhiên tuyên bố đòi chiếm vùng đất thuộc tiểu bang Texas để làm lãnh thổ dành riêng cho người da đen của họ.
Nếu đòi hỏi nầy của họ được thỏa mãn, dĩ nhiêu những người khác màu da với họ dù là da trắng, da nâu, da vàng, da tím…hiện đang sống và lập nghiệp tại đây, bắt buộc phải di dân nếu không muốn
nói là bỏ của chạy lấy người, giống như chạy giặc “Cáp duồn” năm Ất Dậu1945 tại Đồng Tháp Mười của Miền Nam Việt Nam thuở xưa.
Và cũng nếu đòi hỏi nầy của họ được thỏa mãn thì công cuộc tranh đấu đòi tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam chúng ta rồi đây sẽ khó có thể còn dịp may nào để đứng lên quật khởi, lật đổ bạo quyền để quang phục lại quê hương!
Những người Việt ủng hộ phong trào Black Lives Matter nầy nghĩ sao? Chối bỏ hay vẫn tiếp tục ủng hộ để bày tỏ lòng trung thành của mình đối với những việc làm bất chánh của phong trào BLM trong giai đoạn vô cùng đen tối của nơi mình và gia đình mình đang ở và làm ăn, sinh sống? Chưa kễ việc ảnh hưởng sâu xa của nó đến công cuộc tranh đấu chống Cộng của dân tộc Việt Nam để lật đổ bạo quyền, quang phục lại quê hương.
Vui cười
Thầy giáo cầm bài làm của học trò, lớn tiếng chê trách:
– Làm văn phải giản dị, dễ hiểu để ngay chính người ngu dốt nhất cũng hiểu được.
Học trò mạnh dạn:
– Thưa thầy, xin thầy chỉ cho em đoạn nào em viết thầy không hiểu được ạ!
Tommy là một huấn luyện viên bơi lội tính tình vui vẻ cởi mở. Một hôm, ông đang đi mua sắm trong cửa hàng bách hóa thì trong dòng người chen chúc bỗng có một phụ nữ nhận ra ông và cúi chào. Huấn luyện viên khựng lại giây lát rồi đáp lễ: “Chà, thì ra là cô đấy! Cô mặc quần áo nên tôi không nhận ra!”
Người phụ nữ nợ đột nhiên đỏ bừng mặt, còn mọi người xung quanh đều quay lại nhìn bà ta chằm chằm.
Mất Trung Hoa Năm 1949 Sai Lầm lớn Nhất Của Tổng Thống Truman – Trọng Đạt
Thế Chiến Thứ Hai đang diễn ra, Hoa Kỳ đứng ngoài vòng. Khi bắt đầu Thế Chiến Nhật có 10 Hàng không mẫu hạm lớn và tối tân nhất thời đó. Ngày 7/12/1941 Nhật đem Hạm đội đánh Trân Châu Cảng gây thiệt hại nặng và kinh khiếp cho Mỹ: 20 tầu chiến bị chìm, hư hại, gần 200 máy bay bị hủy hoại, 2400 phi công, thủy thủ bị thiệt mạng.
Hai ngày sau Mỹ tham gia cuộc Thế Chiến, đưa 80% lực lượng sang Châu Âu chỉ để 20% tại Á Châu vì Đức Quốc Xã nguy hiểm hơn. Hoa Kỳ đưa quân sang Châu Âu vì cái thế “môi hở răng lạnh” chứ không phải đi làm nghĩa vụ quốc tế.
Sang năm 1942, Đồng minh bắt đầu thắng thế, Hải quân Nhật thua to tại trận thủy chiến Midway, Đức Quốc Xã đầu hàng tại Stalingrad, hai trận này đã được xếp trong số 10 trận đánh lớn nhất Thế giới vì nó đã thay đổi khúc quành cuộc chiến. Năm 1944 quân Đức thất bại trên khắp mặt trận miền Đông, tháng 6/1944 Mỹ-Anh đổ bộ vào Normandie, tháng 2/1945 đã vào tới miền Tây nước Đức.
Chiến tranh Âu Châu gần kết thúc Roosevelt, Staline, Churchill họp tại Yalta (từ 4 tới 11/2/1945) để bàn về chia chác ảnh hưởng(1). Tháng 4-1945 Đại Tướng Mỹ George Patton đã tiến tới biên giới Tiệp Khắc nhưng phải dừng lại vì Tiệp đã được nhường cho Nga(2). Người Mỹ nhường Đông Âu cho Nga để bớt tốn xương máu, cũng là để nhờ Nga phụ giúp đánh quân Nhật tại Á châu vì lực lượng địch còn khoảng bốn, năm triệu, trù tính đánh từ một năm rưỡi tới hai năm(3). Trước Thế chiến thứ hai chỉ một mình nước Nga theo Cộng Sản, Staline chủ trương tiến lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi nước Nga trái với Trosky muốn tiến lên vô sản hóa toàn thế giới. Khi Mỹ nhường Đông Âu cho Nga họ đã vớ được một lô đồng chí để bành trướng thế lực. Các nước tư bản dân chủ Tiệp, Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi …đã chung lưng đấu cật cùng Tây phương chiến đấu chống phát xít Đức đến khi chiến thắng đã bị Hoa Kỳ bán đứng cho Nga.
Cuộc nội chiến Trung Hoa
Tổng Thống Roosevelt (Dân Chủ) mất ngày 12/4/1945, Phó TT Truman lên thay
Các hạm đội Mỹ, Anh từ Âu châu chuyển về Thái Bình Dương để kết thúc mặt trận châu Á, Sô viết chuyển quân bằng đường bộ từ Tây sang Đông như đã thỏa thuận tại Yalta. Ngày 6 và 9 tháng 8-1945 TT Truman ra lệnh ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn ở Nhật, ngay sau đó một triệu rưỡi quân Nga tấn công lộ quân Quân Đông Nhật tại Mãn Châu. Sự thực Sô Viết chỉ nhẩy vào ăn có sau khi Mỹ đã ném bom nguyên tử, khoảng một triệu quân Nhật đầu hàng. Người Nga lấy kho vũ khí to lớn của Nhật kể cả xe tăng thiết giáp giao cho Mao Trạch Đông, giáo vào tay giặc.
Năm 1946 Tổng thống Truman cử Tướng George Marshall sang Tầu hòa giải Mao-Tưởng, Mỹ hy vọng Quốc-Cộng sống chung hòa bình. Người Mỹ vẫn lạc quan không hay biết gì về âm mưu thâm độc của Staline, ông ta lừa gạt Mỹ từ đầu chí cuối. Mao vận động Nga yêu cầu Anh, Mỹ bắt ép Tưởng Giới Thạch ký đàm phán(4). Tưởng-Mao thảo luận một tháng (cuối 8/1945 tới 10/10/1945) rồi ký hòa ước tháng 1/1946 nhưng chỉ được 6 tháng thì nội chiến nổ ra. Lúc này theo tài liệu CS, Mao chỉ khiểm soát 1/4 đất đai và 1/3 dân số.
Tưởng Giới Thạch đưa 1 triệu 6 trăm ngàn quân từ miền Nam lên Mãn Châu, Mỹ giúp máy bay chuyên chở. Tưởng thắng được những tháng đầu rồi dần dần mất ưu thế, năm 1948 Mao bắt đầu thắng thế. Quốc Dân Đảng chia rẽ lại cách xa căn cứ tiếp liệu tại miền Trung nước Tầu, đất đai bị Cộng quân chiếm. Mao vừa khủng bố và dụ dỗ người dân để đưa họ ra trận tuyến gian khổ. Quốc dân đảng cũng mất lòng dân vì dùng bạo lực nên họ đã bỏ theo CS(5). Quốc dân Đảng (QDĐ) mất hơn một triệu quân tại đây và bắt đầu thất thế.
Từ 12/9 tới 12/11/1948 diễn ra những trận đánh lớn, Quốc Dân Đảng ở thế thủ, dần dần xa cách Mỹ. Cộng quân chiếm được nhiều thành phố lớn Hoa Bắc, họ chiếm Mãn Châu hoàn toàn. Mao tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của Tưởng. Cuối năm 1948, đầu năm 1949 bà Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch sang Mỹ xin viện trợ nhưng bị bác bỏ. Tháng 9-1948 Cộng quân chiếm tỉnh Sơn Đông, tháng 4-1949 Cộng quân vượt sông Dương Tử chiếm Nam Kinh Thủ đô Quốc Dân Đảng Trung Hoa, họ tiến về Hoa Nam.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người Quốc Dân Đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan.
Dư luận Mỹ chỉ trích, lên án Tổng thống Truman đã để mất Trung Hoa vào tay Cộng Sản. Thượng nghị sĩ Joe McCarthy cho rằng việc ngăn chận CS Tầu cần phải viện trợ nhiều hơn và có lẽ phải dùng cả không lực. Người ta bắt đầu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa? tỷ lệ ủng hộ Truman từ 70% xuống còn 35%. Bộ trưởng ngoại giao của Truman bị coi là thằng hèn, Tướng George Marshall, bộ trưởng ngoại giao tiền nhiệm bị coi là tên phản bội.
Lyndon Johnson hồi đó là Thượng nghị sĩ tiểu bang Texas (Jan/1951-Jan/1953) cho rằng Truman đã không tròn trách nhiệm để mất Trung Hoa, khi Johnson lên làm Tổng thống (1964) ông đã cố không đi vào vết xe đổ của quá khứ.
Cuộc Cách mạng Trung Hoa chỉ là sự nối dài quyền lực của Sô Viết. Dean Rusk nói Cách mạng Trung Hoa không phải của người Tầu mà là Made in Moscow. Nhiều người Mỹ cho rằng CS đang tiến bước mạnh và nếu không ngăn chận chúng sẽ tràn ngập thế giới(6). Các tài liệu về cuộc chiến vĩ đại này cho biết:
Năm 1946-1947 Tưởng có hơn 4 triệu quân chủ lực – Mao có khoảng 1 triệu 3 trăm ngàn quân chủ lực và 2 triệu du kích,
Giữa năm 1948 Tưởng còn 3 triệu rưỡi – Mao có 2 triệu 8,
Tháng 6-1949 Tưởng còn 1 triệu rưỡi – Mao có 4 triệu
Có dư luận chê Quốc Dân Đảng Trung Hoa có một lực lượng hùng hậu, được Mỹ viện trợ 4 tỷ đô la quân sự nhưng lại bị Cộng quân yếu hơn đánh bại. Người ta cũng nêu lý do Quốc Dân Đảng mất lòng dân, tàn ác trong khi đối phương tuyên truyền khiến đạo quân ngày càng lớn mạnh chuyển bại thành thắng.
Cũng có tài liệu nói sau Thế chiến thứ hai, cán cân quân sự nghiêng về phía Cộng Sản Tầu. Chủ lực quân của họ tăng lên 1 triệu 2 và 2 triệu du kích. Vùng kiểm soát của họ có 19 căn cứ chiếm 1/4 lãnh thổ Trung quốc và 1/3 dân số gồm nhiều tỉnh thành quan trọng. Ngoài ra Nga Sô đã trao cho CS Tầu kho vũ khí to lớn lấy được của Nhật cũng như đã giúp họ nhiều quân viện, CS cũng được Nga giao cho miền Đông Bắc Trung Hoa (7)
Quốc Dân Đảng có ưu thế quân sự, họ chống quân Nhật hồi Thế chiến thứ hai đã bị mất nhiều đơn vị tinh nhuệ trong những trận đánh lớn khi ấy CS Tầu ít thiệt hại, họ ít đụng chạm Nhật. Tưởng Giới Thạch cho Mãn Châu là một vị trí chiến lược quan trọng cần phải chiếm giữ và đã đưa 1 triệu 6 trăm ngàn quân lên đánh CS được Mỹ giúp cho máy bay chuyển quân. Tưởng Giới Thạch thua trận mùa thu 1948 đó là một khúc quành quan trọng trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng , QDĐ chia rẽ và vì xa trung tâm tiếp liệu ở miền Trung nên đã thảm bại (8). Một phần vì tại Hoa Bắc, Mãn Châu địch mạnh, một phần QDĐ bị suy yếu vì Thế chiến thứ hai, sự sai lầm của Tưởng cho chuyển quân lên vùng xa xôi nên đã mất hơn một triệu quân. Địch tuyển được nhiều quân, đánh biển người, một chiến thuật man rợ và lợi hại khiến QDĐ ngày càng thua nhiều trận lớn.
Tướng George Marshall nói không có dấu hiệu gì cho thấy Nga Sô viện trợ quân sự cho Mao, đó là điều ngây thơ lạc quan, khinh địch vốn dĩ của người Mỹ. Cuộc chiến Quốc-Cộng kéo dàì mấy năm, sôi động nhất là những năm 1947, 1948, 1949, hai bên đánh bằng cấp quân đoàn, lộ quân có khi lên tới hàng trăm sư đoàn. Nếu không có viện trợ của Sô Viết, Tầu Cộng lấy đạn dược tiếp liệu ở đâu để tham gia những trận đánh long trời lở đất trong cuộc nội chiến vĩ đại này?
Cũng y như trong cuộc chiến VN, các nhà học giả Mỹ nghiên cứu chiến tranh VN thường ít nói tới việc Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm viện trợ 50% mỗi năm từ giữa 1973, họ chỉ chê bai chính phủ VNCH thối nát tham nhũng, sai lầm trong chiến thuật. Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ xương tủy, tháng 4/1975 quân đội VNCH không còn gì để chiến đấu. Người Mỹ chỉ trích QDĐ Trung Hoa và VNCH tham nhũng để mất nước mà không bao giờ nhìn nhận trách nhiệm của họ.
Chiếm được Trung Hoa, dân số chiếm một phần tư (1/4) thế giới hồi đó, cán cân giữa Thế giới Tự Do và khối CS lệch hẳn đi. Trước Thế chiến Thứ Hai chỉ có một mình nước Nga theo CS, dần dần trước sự sai lầm và dễ dãi của Hoa Kỳ, Staline chiếm được một giải đất rộng mênh mông từ Âu sang Á.
Sau này năm 1985 cựu Tổng thống Nixon nói (9) “Sô Viết không phải gửi quân nhưng đã thống trị được 9 nước kể từ 1974”. Nixon cảm phục Nga không đem quân sang, chỉ đứng ngoài giật giây mà đã chiếm được nhiều nước. Cuộc chiến tranh Quốc – Cộng 1946-1949 cho thấy Nga không đem quân vào, trong khi Mỹ đã đưa vào 50,000 quân mà vẫn thất bại.
Hoa Kỳ nhường Đông Âu cho Nga năm 1945 để nhờ họ đánh quân Nhật là một lỗi lầm tai hại, vừa mất Đông Âu rồi mất cả Trung Hoa. Người Mỹ bỏ rơi Tưởng Giới Thạch vì vai trò chống Nhật của ông đã hết. Họ bỏ Trung Hoa cũng vì không thấy tầm quan trọng của vấn đề, chưa nhìn ra hậu quả lớn lao ngay sau đó là những cuộc chiến đẫm máu do CS gây ra.
Năm 1950, cuộc chiến Cao Ly và Việt Nam
Ngày 5-12-1949 Mao đã ra lệnh sửa chữa các sân bay, chuẩn bị đổ bộ chiếm Đài Loan. Ngày 5-1-1950 Truman tàn nhẫn tuyên bố thừa nhận Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc, ông ta nói sẽ không can dự vào cuộc tranh chấp, sẽ không viện trợ quân sự cho Tưởng, có nghĩa là công khai tuyên bố bỏ Đài Loan(10)
Mỹ công kích Tưởng và các Tướng lãnh QDĐ bất tài, tham nhũng làm mất Trung Hoa để tự bào chữa cho họ. Tháng 8-1949, Nga có bom nguyên tử không còn sợ Mỹ, CS giúp Bắc Triều Tiên (Cao Ly) vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên. Nga, Tầu bây giờ công khai đương đầu với Mỹ. Cuộc chiến bùng nổ khiến Truman hốt hoảng đưa quân vào miền Nam Triều Tiên can thiệp dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc. Mỹ tuyên bố bảo vệ Đài Loan khiến Đài Loan thoát chết trong gang tấc.
Tướng Navarre, cựu Tư lệnh Đông Dương nhận định
“Qua kinh nghiệm đau thương Trung Hoa và nhất là Triều Tiên, người Mỹ mới nhận ra mối nguy Cộng Sản bành trướng tại Đông Nam Á, nhưng họ biết trễ mất 5 năm(11)
Người Mỹ biết tới sự nguy hiểm của CS trễ mất 5 năm vì không đề phòng Staline
Hoa Kỳ từ 1950 bắt đầu được nếm mùi hậu quả của việc bỏ rơi Trung Hoa: đồng thời với chiến tranh Triều Tiên, từ 1950 Trung Cộng tiến sát biên giới Việt Hoa viện trợ, huấn luyện cho Việt Minh và thành lập nhiều sư đoàn chính qui (304 và 308, 312, 316, 320…) những năm 1950 và 1951, Việt Minh ngày càng lớn mạnh.
Chiến tranh Triều Tiên
Tháng 6/1950 Bắc Triều Tiên đưa 135,400 quân cùng 150 xe tăng, gần 200 máy bay vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên… Nam Triều Tiên yếu, thua chạy. Ngày 28-6, Bắc quân chiếm Hán Thành (Seoul).
TT Truman lệnh cho Tướng McArthur chở súng đạn giúp Nam Hàn. Ông không nghe cố vần đề nghị oanh tạc Bắc Hàn, các nước Tây phương đồng ý với Mỹ gửi quân. Truman ra lệnh cho Hải, Không quân Mỹ đánh vượt qua vĩ tuyến 38 nhưng không vào địa phận của Nga, Tầu.
Tháng 8-1950 quân Nam Hàn và Mỹ mới đến tiếp cứu rút về một góc tại bán đảo quanh tỉnh Pusan. Không quân Mỹ oanh kích mỗi ngày 40 phi vụ yểm trợ bộ binh, chống thiết giáp. Oanh tạc cơ chiến lược B-29 từ căn Nhật sang yểm trợ, phá hủy hầu hết đường xe lửa, cầu, kho hàng tại Bắc Hàn. Thượng tuần tháng 9, quân đội Liên Hiệp Quốc và Nam Hàn đông và mạnh hơn Bắc Hàn nhiều theo tỷ lệ 180 ngàn so với 100 ngàn.
Mỹ bắt đầu phản công, đổ bộ tại Inchon và tiến về Bắc, lực lượng gồm Quân đoàn 10 (70 ngàn lính) có sự yểm trợ của 8,600 quân Nam Hàn. Tướng McArthur chiếm lại Seoul nhanh chóng. Quân Bắc Hàn bị chia cắt vội rút về Bắc, quân Liên Hiệp Quốc truy đuổi quân Bắc Hàn qua vĩ tuyến 38, Mỹ thừa thế tiến lên để chiếm luôn Bắc Hàn.
Ngày 4-1-1951 quân Trung Cộng và Bắc Hàn lại chiếm Seoul khiến Mỹ phải rút, Tướng Walker chết vì tai nạn, Tướng Ridway lên thay. Tình thế nghiêm trọng, McArthur dự tính xử dụng bom nguyên tử đối với Trung Cộng
Ngày 16-3-1953, Lộ quân 8 chiếm lại Seoul lần thứ 4 trong một năm, thành phố tan nát không còn gì, Tướng McArthur bị TT Truman cách chức ngày 14-5-1951: công khai đòi mở rộng chiến tranh và xử dụng bom nguyên tử. Ridway thay thế McArthur, tập hợp quân sĩ để phản công.
Khi cuộc chiến mới bắt đầu hai bên càn qua, quét lại các phần đất, nay mặt trận đã được định vị trí, hai bên đã bắt đầu thương thuyết. Họ đàm phán tại Kaesong ngày 10-7-1951, cả hai phía đều vừa đánh vừa đàm.
Ngày 29-11-1952 TT Eisenhower (Cộng Hòa) mới đắc cử hứa sẽ đem lại hòa bình, ông đi Triều Tiên tìm giải pháp. Liên Hiệp Quốc chấp nhận đề nghị của Ấn Độ hai bên đình chiến. Ngưng bắn được thực hiện ngày 27-7-1953 tại vùng giới tuyến gần Vĩ tuyến thứ 38 và một vùng phi quân sự Demilitarized zone (DMZ) được thiết lập quanh vĩ tuyến cho tới nay vẫn được giữ nguyên. Cho tới nay không có Hiệp định nào được ký kết.
Bản tin CBS news cho biết con số của Ngũ Giác Đài (12) tại Triều Tiên 1950-1953, Mỹ có 36, 516 người lính tử trận.
Chiến tranh Việt Nam
Người Mỹ tránh can thiệp Trung Hoa những năm 1947, 48… vì sợ sa lầy nhưng sau đó họ đã bị sa lầy vì chiến tranh Triều Tiên và sau Triều Tiên là cuộc chiến VN lớn và tàn khốc, lâu dài, tối tân gấp 10 lần cuộc chiến Triều Tiên.
Năm 1950 Trung Cộng giúp Việt Minh thành lập năm sư đoàn chính qui: 304, 318, 312, 316, 320, sau đó sư đoàn 351 vũ khí nặng. Việt Minh nay công khai đánh Pháp bằng những đơn vị lớn. Cuối tháng 7-1953 Triều Tiên đình chiến, Trung Cộng viện trợ cho VM tăng vọt hơn trước để đánh Điện Biên Phủ. Mỹ cũng tăng viện trợ cho Pháp, năm 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí(13). Việt Minh đưa gần hết các sư đoàn chính qui của họ vào trận đánh lịch sử này, tổng cộng 63,000 người gấp 4 lần Pháp (12 tiểu đoàn và 5 tiểu đoàn nhẩy dù)(14). Tháng 3/1954 Tình hình quân sự ĐBP ngày một xấu, phi trường bị pháo kích hư hại, sau ngày 26-3-1954, khu lòng chảo chỉ còn tiếp tế tăng viện bằng thả dù quân lính cũng như lương thực, đạn dược, số phận của ĐBP đã được quyết định rồi.
Pháp và Mỹ đều thấy nguy cơ ĐBP sẽ thất thủ. Từ cuối tháng 3, Tòa Bạch Ốc đã nghiên cứu kế hoạch cứu nguy ĐBP bằng oanh tạc ồ ạt với khoảng gần 100 oanh tạc cơ hạng nặng B-29, mỗi chiếc mang 9 tấn bom cùng với 400 máy bay chiến đấu hộ tống. Kế hoạch lấy mật danh Kên Kên
TT Eisenhower muốn hỏi ý kiến Quốc hội vì rút kinh nghiệm chính phủ Truman tham chiến tại Triều Tiên không đưa ra Quốc hội đã bị chỉ trích. Kế hoạch này được các sử gia Bernard Fall và Philippe Devillers tường thuật lại thập niên 60(15).
Ngày thứ bẩy 3-4-1954, tám vị Đại diện Quốc hội được mời tới Bộ ngoại giao để hội thảo bí mật với các vị Đại diện Hành pháp. Thượng nghị sĩ Lyndon Johnson (Texas) phát biểu đòi phải lập Liên Minh quân sự, các vị Đại diện Quốc hội khác đồng ý với Johnson nên người ta coi như ông đóng vai chính trong việc ngăn cản chiến dịch cứu nguy bằng oanh tạc trong khi tình hình ĐBP vô cùng nguy khốn không có thì giờ lập liên minh quân sự.
Sáng 23-4 Ngoại trưởng Pháp Bidault đưa cho Ngoại trưởng Mỹ Dulles thư của Navarre mới gửi, ĐBP sắp sụp đổ, muốn ngăn chận tai họa đó chỉ còn cách cho oanh tạc ồ ạt, nước Mỹ có thể xét lại kế hoạch Kên Kên được không?
Bi kịch cuối cùng là cuộc họp của TT Eisenhower, Đô đốc Radford TTMT, một số viên chức cao cấp ngày 29-4 tại Hoa Thịnh Đốn, họ duyệt lại toàn bộ tình hình một lần nữa. Giới quân sự chỉ có Đô đốc TTMT Radford vẫn ủng hộ hoàn toàn dù là can thiệp đơn phương (không cần Quốc Hội) để cứu ĐBP. Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Carney và Tướng Twining, TMT Không quân không nhiệt tâm với kế hoạch này. Tướng Ridway, TMT quân đội Mỹ chống đối hoàn toàn kế hoạch, cuối cùng TT Eisenhower quyết định không giúp Pháp. ĐBP thất thủ ngày 7-5-1954.
Hậu quả của Việc Hoa Kỳ không thực hiện được kế hoạch Kên Kên đã ám ảnh theo đuổi chính phủ Eisenhower một cách kỳ lạ ngay cả sau khi ngoại trưởng Dulles qua đời năm 1959(16). Người Mỹ hối tiếc đã không thực hiện chiến dịch Kên Kên để cho Việt Minh, phía CS thắng lớn, ĐBP đã làm rung động cả thế giới, nó thay đổi cả một khúc quành lịch sử.
Trong phần kết luận cuốn ĐBP, GS Bernard Fall cho rằng Tây phương (Anh-Mỹ) tránh can thiệp vào Đông Dương năm 1954 mà sau này họ phải can thiệp năm 1967 (VNCH). Nếu ĐBP không bị thất thủ năm 1954 có lẽ lịch sử VN sẽ ít phức tạp hơn(17) và gần đây hai nhà sử gia Logevall, Ted Morgan cũng đồng quan điểm trong hai cuốn sách lớn viết về ĐBP và cuộc chiến Đông Dương lần thứ I
Bernard Fall nói
Ở đây ĐBP không phải chỉ là thất trận của Pháp mà cả của Mỹ.(18)
Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt chủ lực quân địch, để 10 năm sau vào năm 1964, 65 đạo quân đó lớn mạnh và người Mỹ phải đương đầu với một cuộc chiến vô cùng đẫm máu. Thượng nghị sĩ Johnson đã trở thành Tổng Thống Mỹ, ông phải gánh chịu hậu quả của chính ông, 10 năm trước (1954) Johnson đã ngăn cản chiến dịch Kên Kên.
Mỹ sợ sa lầy tại ĐBP và cuối cùng họ phải tốn kém 141 tỷ đô la(19) và hơn 58,000 người lính tử trận. Thượng Nghị Sĩ Lyndon Johnson và TT Eisenhower là hai người chịu trách nhiệm nặng nề nhất về sự sai lầm này. Nếu thực hiện kế hoạch Kên Kên chưa chắc đã mất miền Bắc, chưa chắc đã có Hiệp Định Geneve và cuộc di cư vĩ đại.
Chiến tranh Việt Nam sang thập niên 60, 70 lớn và tàn phá hai miền lâu dài và nhiều hơn Triều tiên gấp 10 lần, số bom đạn được ném tại Việt Nam và Đông Dương từ thập niên 60 nhiều hơn số bom ném tại Âu Châu thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trận oanh tạc Linebacker từ tháng 5 tới tháng 9-1972 tại Vùng I và trận oanh tạc Linebacker II cuối năm 1972 tại Hà Nội, Hải Phòng đã xử dụng mỗi trận khoảng 200 B-52, tức một nửa số B-52 của Mỹ. Riêng trận oanh tạc cuối năm 1972 tại Bắc Việt trong 11 ngày đêm được coi là lớn nhất thế giới kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai.
CSBV đưa vào trận Mùa hè đỏ lửa 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, và 300 xe tăng, phía VNCH có 13 sư đoàn và 15 liên đoàn Biệt động quân. Trận tấn công Sài Gòn tháng 4-1975, CSBV đã đưa vào đây khoảng 15 sư đoàn (tương đương 5 quân đoàn) và trên 10 trung đoàn độc lập, tổng cộng 20 sư đoàn. Phía VNCH có 13 sư đoàn nhưng bị cạn kiệt về tiếp liệu đạn dược
Năm 1972, TT Nixon tìm cách ra khỏi cuộc chiến không lối thoát, ông thành công trong việc hòa với Trung Cộng để tìm hòa bình cho VN. Tháng 2/1972 TT Nixon sang Tầu, cái bắt tay giữa Mao Trạch Đông và Richard Nixon ít ra cũng đã làm cho nước Mỹ và cả Đông Nam Á một nền hòa bình cho tới nay đã được nửa thế kỷ. Nhiều người Việt quốc gia lên án Nixon hòa với Tầu Cộng để rút bỏ miền Nam, nhưng ông không có thực quyền để làm vậy. TT Nixon vẫn đứng sát TT Thiệu thành một phòng tuyến chống CS(20), nhưng người dân Mỹ, Quốc Hội (Dân Chủ) muốn ký Hiệp Định để chấm dứt sự can thiệp một cách có danh dự, nguyên nhân cuộc chiến nay không còn nữa(21)
Ngày 7-11-1972, Nixon đại thắng với số phiếu cao nhất từ xưa đến nay: 520 phiếu Cử tri đoàn (96% số phiếu), hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu Phổ thông, nhưng đối lập Dân chủ vẫn giữ ưu thế Lưỡng viện: Hạ Viện 56%, Thượng viện 57%. Họ kết hợp với Truyền thông và Phản chiến nên rất mạnh, Nixon không có quyền gì mấy.
Kết Luận
Các vị chức sắc Quốc Hội muốn TT Nixon phải ký sớm Hiệp Định Ba lê nếu không họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước để đổi tù binh(22). Ngày 2-1973 Hạ Viện Dân Chủ bầu nội bộ tỷ lệ 154/75 cắt hết viện trợ Đông Dương để đổi lấy tù binh tại Hà Nội và rút hết quân, khi lên Thượng Viện tỷ lệ 30/12. Dân Chủ đe dọa VNCH
Sáu tháng sau Hiệp Định Paris 27-1-1973, Quốc Hội (Dân Chủ) cắt giảm viện trợ VNCH mỗi năm 50%. Ngày 8/8/1974 Nixon từ chức để khỏi bị Quốc Hội truất phế vì vụ Watergete. Tới cuối tháng 4/1975, quân dội VNCH chẳng còn gì để tiếp tục cuộc chiến.
Năm 1975 họ vứt bỏ Đông Dương và bây giờ cũng chẳng còn gì để vứt bỏ.
Khi bỏ rơi Quốc Dân Đảng Trung Hoa, TT Truman không nghĩ tới hậu quả tàn khốc của nó ngay sau đó và còn kéo dài tới tận ngày hôm nay.
So sánh Tổng sản lượng Mỹ-Hoa từ 1970 tới nay ta thấy Hoa Lục tiến rất nhanh từ thời TT Clinton, nhất là thời TT Obama họ đi hia bẩy dặm.
Năm 1970 TSL Mỹ là 1,075 tỷ. TSL Trung cộng 89 tỷ
Năm 1980 TSL Mỹ 2,862 tỷ. TSL TC lên 305 tỷ
Năm 1990 TSL Mỹ 5,979 tỷ, TSL TC lên 398 tỷ
Năm 2000 TSL Mỹ 10,284 tỷ, TSL TC lên 1,214 tỷ
Năm 2010 TSL Mỹ 14,964 tỷ, TSL TC lên 6,066 tỷ
Năm 2015 TSL Mỹ 18,036 tỷ, TSL TC lên 11,158 tỷ
Năm 2019 TSL Mỹ 21,439 tỷ, TSL TC lên 14,140 tỷ
(GDP in the United States and leaders; List of countries by largest historical GDP)
Trung Cộng làm gia công cho các nước phát triển, nhờ cái đống thịt nên giá thành hàng hóa rẻ họ thu được rất nhiều ngoại tệ.
Tiền nhiều họ tăng cường Ngân sách Quốc Phòng
Từ 1992 tới 2002 Ngân sách quốc phòng Hoa Lục tăng khiêm tốn từ 7 tỷ tới 20 tỷ, nhưng 10 năm sau NSQP của họ tăng vọt hơn 5 lần(23).
Năm 2002 tới 2012 NSQP tăng từ 20 tỷ tới 107 tỷ. Trung Cộng càng phồn thịnh về kinh tế lại càng tăng cường quân sự khiến Mỹ, các nước Đông nam Á lo ngại. Những năm gần đây thời Tập Cận Bình họ gia tăng NSQP với tỷ lệ cao: Năm 2014 NSQP là 132 tỷ, năm sau 2015 lên 141 tỷ, năm 2016 lên 147 tỷ, năm 2018 lên 175 tỷ, 2019 tăng 224 tỷ, nay 2020 tăng 237 tỷ (Mỹ nay 750 tỷ)
Ngày 28/5/1993 TT Bill Clinton ký Executive order khiến nước Mỹ mất 10 triệu jobs (xin coi How Bill Clinton sent manufacturing jobs to China) và GDP Trung Cộng tăng nhanh vùn vụt.
TT Trump chống Tầu từ nhiều năm trước. Ông đã viết sách nhắc nhở mối nguy của Hoa Lục. Một bài trích trong cuốn sách của Donald Trump đã đăng trên truyền thông cho thấy chủ trương chính sách chống Tầu của ông: Mỹ sẽ không để mất việc làm vì Trung Cộng, ta cần hành động.
Mặc dù những sai lầm của quá khứ nhưng việc ngăn chận sự bành trướng quân sự của Hoa Lục và sự cướp đoạt công việc của Mỹ nay vẫn chưa muộn.
Trọng Đạt
Cước chú
(1) Arthur Conte, Yalta Ou Le Partage Du monde, viết năm 1974.
(2) Lịch Sử Thế Chiến Thứ Hai (Histoire de La Seconde Guerre Mondiale)
(3) Năm 1957 C.V Gheorghiu viết Les Sacrifies du Danube, thể hiện nỗi uất hận của những nước Đông Âu trong vùng Danube: … đã bị Hoa Kỳ bán cho Sô Viết
(4) Quốc Cộng Đàm Phán, phim lịch sử Hồng Kông quay thập niên 80 kể lại giai đoạn này
(5) La Guerre civil en chine, Geographie.blog le monde.fr
(6) Communists Win China’s War, Macrohistoory and World Time Line, Fsmitha.com
(7) Chinese civil war, Wikipedia
(8) Chinese Communist Revolution, Wikipedia
(9) Richard Nixon, No More Vietnams trang 214
(10) https://nationalinterest.org/blog/buzz/history-question-why-did-china-never-invade-taiwan-96271
(11) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 27
(12) United States military casualties of war Wikipedia
(13)The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2.
(14) Quân sử 4, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đọan hình thành 1946-1955, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH 1972 , trang 160
(15) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu;
Philippe Devillers: End of a War, Indochina, 1954
Gần đây, Giáo sư Fredrik Logevall và ký giả Ted Morgan đã đề cập lại đề tài này trong hai tác phẩm lớn của họ: Fredrik Logevall: Embers Of War, The Fall Of An Empire And The Making of America’s Vietnam, 2012; Ted Morgam: The Valley Of Death, The Tragedy at Dien Bien Phu That Led America In to The Vietnam, 2010.
(16) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place trang 313
(17) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place trang 462
(18) Hell In A Very Small Place trang 461.
(19) New york Times- US spent $141-Billion in Vietnam in 14 years
(20) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, trang 199
(21) Sách nói trên trang 200
(22) Sách kể trên trang 200: Legislation to terminate the war
(23) Wikipedia: Military budget of China
Tưởng Giới Thạch: ĐCSTQ muốn biến quốc dân thành cầm thú – Trung Hòa
“Mọi người đều biết, kính Phật lễ Phật là tín ngưỡng tinh thần, cuộc sống tinh thần của chúng ta. Con người chúng ta không chỉ có cuộc sống vật chất. Nếu chúng ta chỉ có đời sống vật chất, ăn no là tốt rồi, thế thì có khác gì với loài cầm thú chó heo đâu?”
Người Đài Loan: Lựa chọn no bụng hay bái Phật
Ông Trần Minh Thông – Chủ nhiệm Ủy ban Lục địa của Đài Loan nói: “Nếu có người kiếm lợi từ ĐCSTQ mà vứt bỏ tín ngưỡng và đời sống tinh thần, thế thì có khác gì với cầm thú đâu”.
Thực ra câu nói tương tự là có nguồn gốc từ kinh điển cổ đại, Mạnh Tử đã từng nói: “Những chỗ mà con người khác với loài cầm thú thì rất ít”. Còn Tưởng Giới Thạch, nguyên Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, chỉ ngay ngày hôm sau sau khi ký hiệp định với ĐCSTQ, ông đã viết trong nhật ký của mình chỉ rõ ĐCSTQ là loài cầm thú.
Tưởng Giới Thạch viết: “Thề quyết đấu đến cùng với tên gian phỉ giặc Mao, kẻ đầu sỏ đọc tài gây tai họa, ‘kẻ thù của thiên hạ’, ‘kẻ địch của toàn dân’ này. Tên giặc Mao và ĐCSTQ này còn một ngày không trừ khử thì sự nghiệp cách mạng quốc dân dẫu có muôn ngàn gian nan cũng quyết không dừng lại”.
Năm 1945, Tưởng Giới Thạch và ĐCSTQ đàm phán “Hòa đàm Trùng Khánh”, đến tháng 10 thì ký kết “Hiệp định 10 tháng 10”, ngay ngày hôm sau ông viết: “ĐCSTQ không chỉ bất tín bất nghĩa, mà còn vô nhân cách, thực sự không khác gì loài cầm thú vậy”.
“ĐCSTQ không chỉ bất tín bất nghĩa, mà còn vô nhân cách, thực sự không khác gì loài cầm thú vậy”. (Ảnh miền công cộng)
Trước sự đe dọa của ĐCSTQ dùng vũ lực tấn công Đài Loan, ngày 1 tháng 4 năm 2019 ông Trần Minh Thông – Chủ nhiệm Ủy ban Lục địa của Đài Loan đã dùng ngạn ngữ ví von rằng: “Mọi người đều biết, kính Phật lễ Phật là tín ngưỡng tinh thần, cuộc sống tinh thần của chúng ta. Con người chúng ta không chỉ có cuộc sống vật chất. Nếu chúng ta chỉ có đời sống vật chất, ăn no là tốt rồi, thế thì có khác gì với loài cầm thú chó heo đâu?”.
Lời nói của ông Trần được giới truyền thông cho rằng châm biếm, phê bình một số người trong giới chính trị, doanh nhân Đài Loan, vì lợi ích kinh tế làm ăn với Trung Quốc mà quên đạo nghĩa, quên mất tiêu chuẩn làm người, khiến nhiều quan chức tai to mặt lớn phải giật mình.
Ông Trần còn nói thêm rằng: “Người Trung Quốc, tương lai của 1.3 tỷ người này như thế nào thì tốt nhất hãy học theo hình mẫu Đài Loan. Người Đài Loan chúng ta có thể làm ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho họ. Thế nên chúng ta phải đảm bảo giữ vững căn cứ dân chủ này, phải có biện pháp tiếp tục giữ vững dân chủ vĩnh viễn”.
Đài Loan hiện là ngọn hải đăng dân chủ duy nhất của người Hoa trên toàn thế giới. Mấy năm gần đây, ĐCSTQ luôn đe dọa dùng vũ lực tấn công Đài Loan, thường xuyên cho máy bay chiến đấu bay xung quanh hòn đảo tự do này, thậm chí vượt qua đường ranh giới xâm phạm không phận Đài Loan khiêu khích. Giới chính trị, thương gia và người dân Đài Loan bị ĐCSTQ một mặt đe dọa tấn công vũ lực, thống nhất Đài Loan, một mặt cung cấp lợi ích kinh tế, kinh doanh dụ dỗ. Lời kêu gọi của ông Trần thức tỉnh 23 triệu người dân Đài Loan cần kiên trì tự do dân chủ.
Ông Trần nói: “Tuy trong một thời gian, trong xã hội có những người ý chí khá yếu đuối, đã nhận một số điều kiện vật chất của họ (tức ĐCSTQ), hưởng lợi từ “biện pháp ưu đãi Đài Loan” của họ, thế là ý chí không kiên định nữa, cảm thấy như thế là tốt. Do đó tôi thường nói rằng, rốt cuộc chúng ta muốn bái Phật hay muốn no bụng? Cũng có nhiều người nói, no bụng là tốt rồi”.
Tuy nhiên giới chính trị khá tỉnh táo, Tô Trinh Xương – Viện trưởng Hành chính (tức Thủ tướng Chính phủ) nói: “Máy bay chiến đấu của ĐCSTQ liên tục vượt qua giới tuyến uy hiếp Đài Loan, chúng ta tranh cãi có đáng không? Chúng ta nhất định phải kiên trì giữ vững Đài Loan, đó mới là để vừa no bụng lại vừa bái Phật”.
Tưởng Giới Thạch: ĐCSTQ “mặt người dạ thú” sẽ đem lại kiếp nạn chưa từng có cho Trung Quốc
Năm 1933, trong diễn văn khai giảng lớp huấn luyện sĩ quan lần thứ 2, Tưởng Giới Thạch đã nói rõ tính tất yếu phải nhất định tiêu diệt ĐCSTQ. Ông nói: “ĐCSTQ hoàn toàn là loài dã thú khoác tấm da người, chà đạp hủy hoại hết những đạo lý làm người của các bậc tiên triết Thánh hiền suốt 5000 năm lịch sử, mục đích là muốn biến người dân Trung Quốc thành loài cầm thú bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, vô lễ. Tiêu diệt ĐCSTQ chính là tiêu diệt loài cầm thú này, giải phóng người dân bị rơi vào những khu giặc (tức ĐCSTQ)
chiếm đóng, chuyển biến họ từ tình trạng của loài cầm thú thành con người”.
Tưởng Giới Thạch gọi ĐCSTQ là “mặt người dạ thú”, là nói họ tuy có diện mạo con người, nhưng ẩn chứa cái tâm gây họa của loài cầm thú, từ tâm tư, tinh thần đến tất cả các hành động hoàn toàn giống như cầm thú. Loại người này chính là cái gọi là “Y quan cầm thú” mà người xưa nói, họ tuyệt đối không phải là con người.
Tưởng Giới Thạch nói: “ĐCSTQ đi đến nơi nào là giết người phóng hỏa, dâm loạn cướp bóc nơi ấy, khiến người dân không thể an cư lạc nghiệp. Hơn nữa nó còn khiến cho người dân bất kính với tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ, không yêu thương anh em, không cần yêu nước, yêu dân tộc, không cần lễ nghĩa liêm sỉ, hủy hoại hết đạo đức luân lý và lịch sử vốn có của Trung Quốc. Mục đích của ĐCSTQ là không cho phép người Trung Quốc làm người, muốn biến người Trung Quốc thành loài cầm thú bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, vô lễ, muốn người Trung Quốc đều có những hành vi cầm thú giống như lũ giặc phỉ ĐCSTQ”.
Tưởng Giới Thạch nói: “ĐCSTQ đi đến nơi nào là giết người phóng hỏa, dâm loạn cướp bóc nơi ấy, khiến người dân không thể an cư lạc nghiệp.
“Trong 5000 năm nay, các tiên triết Thánh hiền các thời đại và chúng ta đều coi trọng đạo lý làm người gồm 8 chữ, tức là Trung Hiếu, Nhân Ái, Tín Nghĩa, Hòa Bình. 8 chữ này ắt phải có đủ thì sau đó mới được coi là một con người, mới là người Trung Quốc chân chính”.
“ĐCSTQ phản bội Trung Hoa Dân Quốc và dân tộc Trung Hoa, phản bội quan thầy của nó, phản bội thuộc hạ của nó. Bất kể người dân có tội hay không, nó đều tùy tiện đem ra giết chóc, thực hiện đủ các loại nhục hình, tra khảo đánh đập tàn ác, hoàn toàn không còn chút nhân tính, hoàn toàn không còn chút tín nghĩa nào”.
Tưởng Giới Thạch lên án ĐCSTQ bán đứng tổ tông, thờ tổ tông ngoại quốc, bái Lênin, bái Mark làm tổ tông. Loại thổ phỉ bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa này hoàn toàn giống như cầm thú, không thể gọi là con người được, càng không thể gọi là người Trung Quốc được.
Trung Hòa
Theo Epoch Times & NTDTV
https://www.ntdvn.com/van-hoa/tuong-gioi-thach-dcstq-muon-bien-quoc-dan-thanh-cam-thu-61218.html
Trung quốc chế tạo COVID-19 làm vũ khí, theo sách cuả chủ tịch Hàn Lâm Viện sinh học được bảo trợ bởi UNESCO – Trần Mạnh Trác
“Trung quốc đã dùng tiền viện trợ và kiến thức cuả Pháp và Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu dịch cúm ở Vũ Hán để chế tạo vũ khí sinh học COVID-19, hiện nay được đặt dưới quyền chỉ huy cuả nữ tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Trần Vĩ, vốn là một chuyên gia về vũ khí và khủng bố sinh học.” Đó là kết luận cuả cuốn sách vừa xuất bản có tựa đề ‘La Chimera che ha cambiato il Mondo’ cuả giáo sư bác sĩ Giuseppe Tritto, hiện là chủ tịch cuả Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Y sinh thế giới, đặt trụ sở ở Paris, dưới sự bảo trợ cuả UNESCO.
Nếu quả thực như vậy thì đây là một tin cực kỳ buồn thảm cho toàn Thế Giới! Trung quốc có thể bắt chẹt các nước láng giềng như cài đặt một loại COVID mới ở một vài tỉnh cuả quốc gia đó để cảnh báo chớ nên sát lại gần hơn với kẻ thù cuả họ trong những vấn đề tranh chấp nóng bỏng?
Xin đọc bản tin cuả AsiaNews dưới đây:
Rome (AsiaNews ngày 4 tháng 8, 2020) – “COVID-19, đang giết chết nhiều người và lây nhiễm tràn lan trên khắp thế giới, không phải là một loại virus tự nhiên; nhưng được tạo ra ở Vũ Hán, trong phòng thí nghiệm sinh học an toàn cấp 4. Nhưng không chỉ có người Trung Quốc đã tạo ra nó, mà có cả các nhà khoa học Pháp và Hoa Kỳ đã đóng góp vào việc sản xuất loại quái thai “chimera” này, là một sinh vật được tạo ra trong phòng thí nghiệm.”
Nếu là vài tháng trước, thì một ý tưởng như vậy sẽ bị coi là một lý thuyết âm mưu, sẽ bị miệt thị bởi tất cả những người tin vào sự vô tội của Trung Quốc, và những học giả khác thì sẽ coi đó là một ý tưởng “ngây ngô”.
Nhưng bây giờ, luận án này đã được trình bày với những tài liệu, ngày tháng, sự kiện, và tác giả là một nhà khoa học nổi tiếng quốc tế, Giáo sư Joesph Tritto, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Y sinh thế giới (WABT), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1997 dưới sự bảo trợ của UNESCO
Giáo sư Tritto, 68 tuổi, là tác giả của ‘Cina COVID 19. La Chimera che ha cambiato il Mondo’ (COVID 19 cuả Trung quốc, một quái thai được bào chế (Chimera) đã làm thay đổi thế giới). Cuốn sách do nhà xuất bản Edizioni Cantagalli phát hành ngày hôm nay.
Sách dầy 272 trang, đọc giống như một cuốn phim kinh dị, Giáo sư Tritto giải thích nguồn gốc của virus một cách chính xác và khoa học, bắt đầu từ nỗ lực của Trung Quốc nghiên cứu vắc-xin chống SARS, họ đưa bộ gen cuả HIV vào virus (khiến chúng trở nên hung dữ hơn), và thêm vào các yếu tố coronavirus cuả những con dơi (loại dơi móng ngựa, ) sử dụng một phương pháp gọi là hệ thống di truyền ngược 2.
Nử giáo sư Sử Chính Lập (Shi Zheng Li) là người đứng đầu viện thí nghiệm Vũ Hán, bà là nhân vật hàng đầu về kỹ thuật di truyền, nhưng phòng thí nghiệm cũng đã nhận được sự giúp đỡ từ chính phủ Pháp và viện Pasteur, mà từ đó người Trung Quốc đã học cách sử dụng bộ gen HIV.
Một số nhà khoa học Mỹ cũng đã góp sức vào, đó là Giáo sư Ralph S. Baric, thuộc Đại học Bắc Carolina, dùng nguồn tài trợ cuả Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu coronavirus ở đây, vì loại nghiên cứu này bị cấm ở Mỹ cho đến năm 2017 vì chúng nguy hiểm.
Giáo sư Tritto, tác giả cuốn sách, có một lý lịch hàn lâm đáng kính phục. Ông là bác sĩ về urology (tiết niệu, ) andrology (bệnh đàn ông, ) infertility microsurgery (vi phẫu vô sinh, ) và là giáo sư về công nghệ vĩ mô và công nghệ nano ở Anh và ở Ấn Độ. Ông là giáo sư thỉnh giảng và là giám đốc y học nano tại Đại học Amity ở New Delhi (Ấn Độ).
Vì lý do này, ông có thể kiểm tra chặt chẽ những tài liệu nghiên cứu được thực hiện ở Vũ Hán. Theo quan điểm của ông, thì sự việc bắt đầu như một nghiên cứu chống lại dịch bệnh, nhưng dần dần biến thành nghiên cứu sinh học để chế tạo vũ khí gây chết người.
Do đó không phải ngẫu nhiên mà trong năm năm qua, phòng thí nghiệm Vũ Hán đã nhận được sự tài trợ lớn nhất của Trung Quốc cho việc nghiên cứu virus. Nó trở thành một trung tâm nghiên cứu tiên tiến dưới sự kiểm soát trực tiếp của Viện Khoa học Trung Quốc và chính phủ Trung Ương.
Theo giáo sư Tritto, bà giáo sư Sử Chính Lập có lẽ không có hứng thú làm việc cho quân đội hay cho các mục đích khác, trừ phi bà bị buộc phải làm như vậy. Không có ai đặt nghi ngờ về sự thành tín cuả bà cả.
Tuy nhiên, sự thật vẫn là sau khi phòng thí nghiệm được người ta chú ý vì đại dịch, thì thiếu tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trần Vĩ, một chuyên gia về vũ khí sinh hóa và du kích sinh học, đã được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Virus học Vũ Hán, làm việc với một nhóm bao gồm Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan, ) một nhà nghiên cứu phổi nổi tiếng với kinh nghiệm lâu năm về các bệnh phổi truyền nhiễm.
Khi Viện Virus học Vũ Hán được đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Trung Quốc thì kể từ đó, những tin tức về bà giáo sư Sử Chính Lập dường như biến mất.
Trong cuốn sách của Tritto, các nhà khoa học đã trở nên tồi tệ. Được thúc đẩy bởi khao khát kiến thức, họ trở nên háo hức với quyền lực, tham vọng, sự nghiệp và tiền bạc.
Một phần của cuốn sách dành cho việc nghiên cứu các vắc-xin, trong đó nhiều viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm cạnh tranh với nhau, không phải vì để làm thuốc để cứu hàng triệu bệnh nhân coronavirus, mà chỉ là muốn trở nên người đầu tiên bán vắc-xin cho toàn thế giới.
Trung Quốc đã rất thủ đoạn trong lĩnh vực này. Theo giáo sư Tritto, Bắc Kinh chỉ công bố một phần dữ liệu và giấu đi cấu trúc di truyền ban đầu của coronavirus (virus mẹ, virus gốc). Tại sao? Bởi vì phải có cấu trúc ban đầu của virus thì mới có thể tạo ra một loại vắc-xin thực sự phổ quát, có hiệu quả ở mọi nơi trên trái đất. Theo thời gian, virus biến đổi và vắc-xin để trị ‘virus con’ chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định và ở một khu vực nhất định.
Nói cách khác, lợi ích thương mại hẹp hòi là động lực chứ không phải là vì tình yêu đối với khoa học. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quên – và Giáo sư Tritto thì không – rất nhiều anh hùng trong đại dịch này. Ngoài các bác sĩ và y tá đang hy sinh để chữa trị cho bệnh nhân khi họ tr2n ngập các phòng cấp cứu, chúng ta phải nhắc đến các bác sĩ đầu tiên đã cảnh báo về dịch bệnh ở Vũ Hán, đã bị cảnh sát buộc phải im lặng, bị đe dọa sa thải.
Một trong những vị này là bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen), đã báo cáo một “ảnh hưởng lạ” vào đầu tháng 11 và bị ban giám đốc bệnh viện bịt miệng. Một người khác là bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lương (Li Wenliang), bị buộc phải giữ im lặng và sau đó chết vì bị lây nhiễm COVID-19 bởi một bệnh nhân. Hiện tại không có tin tức gì về bác sĩ Ngải Phân, bà đã mất tích.
Cuốn sách của Giáo sư Tritto cũng phê bình Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã trở thành – theo nhiều người – một “con rối” trong tay Trung Quốc, đồng lõa với sự im lặng về dịch bệnh.
Tuy nhiên, cuốn sách không chỉ quay về quá khứ. Giáo sư Tritto muốn có những quy tắc chặt chẽ trên thế giới trong các việc nghiên cứu quái thai (chimera,) an toàn sinh học cấp 4 cuả các phòng thí nghiệm và hợp tác giữa các phòng thí nghiệm quân sự và dân sự. Trung Quốc và nhiều nước khác cũng nên bị buộc phải ký Công ước vũ khí sinh học và độc tố (BTWC).
http://www.vietcatholic.net/News/html/257756.htm
Thơ Lê Đình Thông – Ba Chiếc Lá Rơi
Xem thơ chợt thấy lá rơi
Mùa thu rơi rụng tả tơi ngoài đường
Này là chiếc lá màu hồng
Hồng kỳ nợ máu Con Hồng cháu Tiên
Dân lành cam chịu xích xiềng
Bao người bỏ mạng rừng thiêng núi rừng
Thi hành mệnh lệnh ‘‘tam cùng’’
Ba năm đấu tố, ngổn ngang tiêu tùng
Nhân Văn Giai Phẩm mịt mùng
Nhớ ‘‘Lời Mẹ Dặn’’ thẳng thừng nói năng
Đảng ta trù dập văn nhân
Thân tàn ma dại, thơ văn ngậm ngùi
Đất lành dậy sóng Quỳnh Lưu
Công an xứ bắn, thiên thu lưu truyền
Sử xanh ghi chép còn nguyên
75 : đầy đọa, bạo quyền ra tay
Núi rừng cải tạo đó đây
Bao người đói khát phơi thây núi rừng
Biền Đông sóng nước chập chùng
Nam phụ lão ấu chết chung ngoài thềm (1)
Này là chiếc lá lấm lem
Dân tình khốn khổ tèm nhèm kiếm ăn
Nhà cao cửa rộng : công an
Cán bộ phè phỡn nghênh ngang đầy đường
Này là chiếc lá hoang tàn
Tự do chết yểu nhà quàn phơi thây
Thấy chăng chiếc lá trên cây
‘‘Tự do, Độc lập’’ bay bay mơ hồ
Sau cùng ‘‘Hạnh phúc’’ : ô hô !
Mấy ông cán bộ ô tô nhà lầu
Trong mùa đại dịch, lầu lầu :
Khẩu trang che kín, tránh sâu đỏ lòm
Xác thân khỏi bị vô hòm
Tránh xa virus cờ son sao vàng
Ngày nào cộng sản suy tàn
Thái bình thịnh trị, cung đàn hoan ca.
Paris, 22/08/2020
(1) Thềm lục địa
Chủ nghĩa thực dân đỏ trung cộng tại Phi Châu – Trần Trung Đạo
Hai tháng trước ngày khai mạc Thế vận hội mùa hè 2008, Diêu Minh (Yao Ming), một trong những cầu thủ bóng rổ nổi tiếng tại Trung Cộng và Mỹ, trong một buổi lễ rước đuốc Olympic, đã cùng với 150 ngàn người dành một phút im lặng để tưởng nhớ đến 70 ngàn người dân Trung Cộng bị thiệt mạng trong trận động đất tại Tứ Xuyên ngày 12 tháng 5. 2008. Các hệ thống truyền hình chiếu đi chiếu lại nhiều lần cảnh tượng đầy xúc động này cũng như khi nghe Diêu Minh tuyên bố “Ngày 12 tháng 5 người ta không còn nghĩ đến Olympic, không còn nghĩ đến rước đuốc mà chỉ nghĩ đến việc cứu người”.
Lời tuyên bố của Diêu Minh chắc đã phát xuất từ trái tim anh, giống như nỗi đau của gia đình 70 ngàn người dân Trung Cộng là nỗi đau có thật. Cảm tình của thế giới dành cho Trung Cộng lên cao nhất kể từ cuộc tàn sát Thiên An Môn 1989. Đối với gia đình 70 ngàn nạn nhân động đất, những mất mát của họ sẽ không thể nào thay thế được. Tuy nhiên, với chính phủ Trung Cộng biến cố đó là một điều may mắn.
Suốt hai tháng sau ngày động đất xảy ra, Trung Cộng tận dụng cảnh hoang tàn ở Tứ Xuyên, thậm chí còn rước đuốc ngang qua những đống gạch vụn để khơi dậy lòng thương xót và cũng để xoa dịu sự công phẫn của thế giới trước tội ác nghiêm trọng của Trung Cộng đối với các dân tộc châu Phi. Trên những cánh đồng ở Darfur, Sudan, không phải chỉ 70 ngàn người chết mà 300 ngàn da đen bất hạnh bị chặt tay, chặt đầu, treo cổ, hiếp dâm và cũng không chỉ kéo dài trong hơn 3 phút như ở Tứ Xuyên mà đã và đang diễn ra từ hàng chục năm nay nhưng không ai cứu.
Ảnh hưởng và tội ác của Trung Cộng đối với châu Phi không phải là điều gì mới mẻ.
Tinh thần Bandung
Tháng 4. 1955, lãnh đạo của 29 quốc gia Á – Phi ngồi lại tại Bandung, Nam Dương, để tìm cách thúc đẩy các mục tiêu kinh tế xã hội và hợp tác văn hóa giữa các nước chậm tiến, từng là thuộc địa và muốn giữ vị trí độc lập trong cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Hội nghị Bandung là một cơ hội lớn của Trung Cộng để gây ảnh hưởng với các quốc gia vừa giành được độc lập và đang đi tìm một chỗ đứng trên chính trường quốc tế.
Bản thân Trung Cộng trong giai đoạn đó cũng chưa thiết lập được mối quan hệ ngoại giao vững chắc với một nước tư bản nào. Chủ trương của Trung Cộng trong hội nghị rất mềm dẻo, như Chu Ân Lai xác định trong diễn văn tại Bandung: “Không ai trong chúng ta phải từ bỏ các quan điểm riêng bởi vì đó là thực tế khách quan, nhưng không nên để những dị biệt làm cản trở việc hoàn thành các mục đích chung”.
Bảy điểm do Chu Ân Lai đưa ra, từ điểm thứ nhất tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau cho đến các điểm về tôn giáo, bình đẳng giữa các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ v.v… đều được hội nghị ủng hộ hoàn toàn. Tinh thần đoàn kết của khối Á – Phi, tuy nhiên, không kéo dài được bao lâu vì sau đó chế độ Sukarno tại Nam Dương bị lật đổ, chiến tranh bùng nổ giữa Trung Cộng và Ấn Độ, một quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khối Á – Phi, đã tạo sự chia rẽ trong Phong trào Không Liên kết. Dù sao, hội nghị Bandung vẫn được xem như là một trong những thành tựu ngoại giao lớn của Trung Cộng.
Đầu năm 1964, một phái đoàn đông đảo do Thủ tướng Chu Ân Lai hướng dẫn để thực hiện chuyến công du 10 quốc gia lục địa châu Phi bao gồm Algeria, Morocco, Tunesia, Ghana, Mali, Kali, Guinea, Ethiopia, Sudan, Somali. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo nhà nước cao cấp của Trung Cộng viếng thăm châu Phi trong một thời gian khá dài từ 14 tháng 12.1963 cho đến 4 tháng 1.1964. Mục đích của chuyến đi, như trong bài bình luận của Nhân dân Nhật báo trước ngày tiễn Thủ tướng Chu Ân Lai và Bộ trưởng Ngoại giao Trần Di lên đường, là để “tăng cường hợp tác với các quốc gia châu Phi và củng cố hòa bình thế giới”, nhưng thực chất là để tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô và lót đường cho quan hệ Trung Cộng và châu Phi sau này.
Cuộc đấu tranh giữa hai đàn anh trong phe xã hội chủ nghĩa đang diễn ra gay gắt. Phần lớn các tài liệu do phái đoàn Trung Cộng phổ biến trong chuyến viếng thăm cũng như được phát giác một cách tình cờ tại một phi trường Anh, đều nhằm chống Liên Xô. Cả Trung Cộng và Liên Xô đều ủng hộ công cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa tại châu Phi, tuy nhiên tại một số nước, sự ủng hộ của Liên Xô được thể hiện một cách cụ thể qua vũ khí và tiền bạc, đã đem lại các kết quả tích cực hơn là các ủng hộ có tính cách tinh thần của Trung Cộng.
Chu Ân Lai gặp phải một số chống đối tại Algeria hay vài quốc gia như Kenya, Uganda, Tanganyika, đã rút lại lời mời vào phút chót. Dù sao, cá tính ngoại giao mềm mỏng của Chu Ân Lai cũng gây được nhiều cảm tình với lãnh đạo các quốc gia mà họ Chu thăm viếng và chuyến đi với mục đích giới hạn được đặt ra từ đầu, cũng được đánh giá là thành công.
Sau những thảm trạng kinh tế và biến động chính trị dồn dập trong thời gian dài từ 1964 đến 1976 đã làm 30 chục triệu người chết đói và những cuộc thanh trừng đẫm máu trong nội bộ lãnh đạo Đảng, hội nghị lần thứ 3 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa lần thứ 11 tổ chức vào tháng 12.1978 mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử chính trị Trung Cộng.
Sau ba năm nằm gai nếm mật ở chuồng bò Giang Tây và hai lần sống sót thanh trừng, Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại và đóng vai trò lãnh đạo của cánh cấp tiến trong Trung ương Đảng. Họ Đặng lần lượt loại bỏ các thành phần cực tả và giới hạn quyền hành của các thành phần đối lập, thiếu dứt khóat trong lãnh đạo Đảng mà một thời ông đã liên minh như Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng.
Để thu phục nhân tâm, Đặng Tiểu Bình đánh giá lại vai trò của Mao Trạch Đông trong lịch sử và phục hồi danh dự cho hàng triệu nạn nhân của Cách mạng Văn hóa, trong đó có Lưu Thiếu Kỳ.
Đặng Tiểu Bình và các phong trào Maoist
Về mặt kinh tế, Đặng Tiểu Bình chủ trương hàng loạt chính sách đổi mới kinh tế. Từ 1981, họ Đặng đưa các trợ thủ đắc lực vào các chức vụ then chốt trong Đảng và nhà nước như Hồ Diệu Bang nắm quyền Tổng Bí thư Đảng và Triệu Tử Dương lãnh đạo nhà nước trong cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Các khẩu hiệu đấu tranh giai cấp được thay bằng “Bốn hiện đại hóa” (công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật). Các thành tựu về kinh tế là thước đo của lãnh đạo chính trị chứ không phải chính trị lãnh đạo kinh tế như trước nữa.
Đặng Tiểu Bình cũng đánh giá nhẹ các phong trào Maoist một thời được Trung Cộng cung cấp vũ khí và yểm trợ tài chánh. Một số phong trào cực tả đang đấu tranh võ trang chống chính phủ khắp nơi đã kết án họ Đặng phản bội tư tưởng Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình không phủ nhận tư tưởng Mao nhưng như ông nhấn mạnh trong buổi phỏng vấn dành cho nhà báo Ý Oriana Fallcaci 1980: “Dân chúng cần sự ổn định và đoàn kết. Họ quá chán những cuôc biểu dương lực lượng ồ ạt”. Ý Đặng Tiểu Bình muốn ám chỉ đến những cuộc biểu tình, tập trung đông đảo như đã diễn ra nhiều lần tại Thiên An Môn dưới thời Mao. Mục đích của họ Đặng rất rõ ràng và dứt khoát là cần ổn định để thực thi “Bốn hiện đại hóa”.
Không giống như trường hợp Khrushchev hạ bệ Stalin sau đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, Đặng xác nhận, cũng trong buổi phỏng vấn của Oriana Fallcaci: “Tiếc thay, trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, đặc biệt trong giai đoạn ‘Cách mạng Văn hóa’, chủ tịch Mao đã phạm phải sai lầm – và không phải là sai lầm nhỏ – đã mang đến nhiều bất hạnh cho Đảng, nhà nước và nhân dân, nhưng công lao của Mao đối với Đảng và nhân dân Trung Cộng lớn hơn nhiều so với những sai lầm mà ông phạm phải.”
Những năm đầu thập niên 1990, Trung Cộng chính thức theo đuổi mục đích “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” với thị trường chứng khoán, các chương trình cải cách thuế má, trao đổi tiền tệ, kích thích sản xuất. Trước thời kỳ đổi mới, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước toàn quyền quyết định việc phân phối tư liệu sản xuất. Về giá cả, ngoài trừ một ít sản phẩm nông nghiệp do nông dân làm và bán trong các vùng nông thôn xa xôi, hầu hết giá cả hàng hóa đều do sự quyết định của Ủy ban Vật giá Nhà nước. Việc quyết định giá của một sản phẩm nhiều khi không liên quan gì đến mức lợi nhuận cũng như chi phí sản xuất ra sản phẩm đó. Tương tự, trước đổi mới, Trung Cộng không có thị trường lao động theo quan điểm kinh tế thị trường. Mức lương bổng của công nhân do nhà nước quyết định. Kết quả của chính sách do Đặng Tiểu Bình đề xướng đã thổi luồng gió mới vào nền kinh tế Trung Cộng và tức khắc đem lại nhiều thành quả cụ thể. Theo các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Center For Strategic and International Studies) và Viện Peter G. Peterson về Kinh tế Quốc tế (Peter G. Peteson Institute for International Economics), các chính sách đổi mới kinh tế của họ Đặng tạo điều kiện tham gia của lực lượng lao động khổng lồ 803 triệu người, gia tăng tiết kiệm, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, khuyến khích lượng đầu tư và nâng cao trình độ giáo dục phổ thông.
Đặng Tiểu Bình mất năm 1997, một thời gian ngắn trước khi Hong Kong được sáp nhập trở lại Trung Cộng. Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, những người kế tục chính sách của Đặng, không dừng lại mà còn đẩy mạnh hơn các kế hoạch kinh tế của Trung Cộng vào thị trường kinh tế thế giới. Năm 2004, Trung Cộng vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia mậu dịch đứng thứ ba trên thế giới. Trong giai đoạn 5 năm từ 2000 đến 2005, kinh tế Trung Cộng gia tăng trung bình 9.5%. Giá trị hàng hóa nhập cảng cũng gia tăng từ 225 tỉ đến 660 tỉ USD trong cùng giai đoạn. Trung Cộng chiếm 12% trong tổng mức gia tăng kinh tế toàn cầu. Song song với phát triển kinh tế, Trung Cộng, nơi cư ngụ của một phần năm nhân loại, cũng chuyển mình từ một một nền kinh tế tự túc xã hội chủ nghĩa để dần dần trở thành một xã hội tiêu thụ. Năm 2005, số lượng xe cộ lưu thông tại Trung Cộng là 20 triệu chiếc. Năm 2010, con số được ước lượng sẽ là 56 triệu và với đà tăng đó năm 2020 sẽ có ít nhất 140 triệu chiếc xe trên đường sá Trung Cộng.
Nhu cầu nguyên liệu tại Trung Cộng
Đòi hỏi đầu tiên của các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội tiêu thụ đang hình thành là năng lượng. Mỗi ngày Trung Cộng tiêu thụ 6.93 triệu thùng dầu trong khi chỉ sản xuất được một nửa số đó. Năm 1985, Trung Cộng còn là nước xuất cảng dầu hỏa hàng thứ 2 tại châu Á, nhưng chỉ 5 năm sau Trung Cộng phải bắt đầu nhập cảng dầu hỏa và đến năm 2005 Trung Cộng qua mặt Nhật Bản để trở thành quốc gia nhập cảng dầu hỏa thứ nhì thế giới.
Nhu cầu nhiên liệu quá cao tại Trung Cộng một phần cũng phát xuất từ sự sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả trong các ban ngành và công ty nhà nước. Mặc dù GPD (tổng sản phẩm nội địa) của Trung Cộng chỉ bằng một phần bảy của Mỹ nhưng năng lượng được dùng tại Trung Cộng lại hơn một nửa của Mỹ. Không những chỉ dầu hỏa, Trung Cộng còn là nước nhập cảng hàng đầu các khoáng sản và nguyên liệu khác như bạch kim, đồng, sắt, vàng, bạc và gỗ.
Từ 1990 trở về trước, 60% nguồn năng lượng của Trung Cộng được nhập từ các quốc gia châu Á và phần còn lại là Trung Đông. Hiện nay, Trung Đông đã hạ thấp tỉ lệ này, chỉ còn 45%; dầu hỏa nhập từ châu Phi gia tăng từ con số không năm 1990 đến 28.7% năm 2004. Mậu dịch giữa Trung Cộng và các nước châu Phi vào khoảng 50 tỉ Dollar và ước lượng sẽ lên đến 100 tỉ vào 2010.
Tạo sao châu Phi?
Thứ nhất, các quốc gia châu Phi dễ gần Trung Cộng hơn là Mỹ và các cường quốc phương Tây vì phần lớn các nước này đều mới thoát khỏi ách thực dân không bao lâu. Không ít các lãnh tụ độc tài tại châu Phi hiện nay xuất phát từ các phong trào giải thực, lấy tư tưởng Mác – Lê làm vũ khí lý luận và coi kinh tế xã hội chủ nghĩa như mục tiêu kinh tế trong chiến tranh chống đế quốc để giành độc lập. Trung Cộng khai thác mọi bất đồng giữa các nước phương Tây và các quốc gia nghèo nhưng giàu tài nguyên, đặc biệt là tại châu Phi.
Các nhà lãnh đạo Trung Cộng nhiều lần nhắc đến tinh thần Bandung như là điểm hội tụ cho các quốc gia Á – Phi mặc dù vai trò của Trung Cộng sau 50 năm đã hoàn toàn đảo ngược. Trong diễn văn kỷ niệm 50 năm hội nghị Bandung tháng Tư 2005, Chủ tịch Nhà nước Hồ Cẩm Đào tố cáo các nhóm khủng bố, tội ác, các lực lượng phiến loạn đã làm ảnh hưởng đến hòa bình ổn định tại châu Phi nhưng ông ta quên rằng khẩu súng các phiến quân đang cầm trên tay vốn được chế tạo tại Trung Cộng.
Thứ hai, hợp tác với Trung Cộng, lãnh đạo các nước châu Phi không phải bận tâm về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền. Bản thân Trung Cộng là một trong những nước vi phạm nhân quyền hàng đầu thế giới nên vấn đề nhân quyền không bao giờ được đặt ra trong các buổi thương thuyết hay đàm phán các thỏa hiệp kinh tế. Trong khi các vấn đề nhân quyền đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi châu Phi thì Trung Cộng trở thành nước độc quyền đầu tư và khai thác kinh tế.
Trung Cộng chủ trương chính sách không can thiệp vào nội bộ của các nước khác, nhưng chẳng qua cũng chỉ để che giấu cái lý lịch không mấy tốt đẹp của bản thân mình. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Châu Trọng Văn trong buổi phỏng vấn dành cho báo New York Times tháng 8.2004 biện hộ cho thái độ làm ngơ trước những bất công xã hội tại châu Phi: “Thương mại là thương mại. Trung Cộng tách rời thương mại khỏi chính trị”.
Thứ ba, trong khi vay tiền của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), các quốc gia con nợ phải thông qua hàng loạt thỏa thuận về nguyên tắc, phải báo cáo hàng năm, phải bị kiểm soát chặt chẽ các khoản chi dùng và phải thực hiện các cải cách xã hội, giáo dục, nhân quyền cần thiết, điều kiện vay tiền của Trung Cộng dễ chấp nhận hơn nhưng bù lại cũng có nhiều điều khoản thuận lợi cho phía Trung Cộng.
Ngoài ra, trong khi các công ty dầu khí phương Tây độc lập về thương mại nhưng lại lệ thuộc vào các chính sách đối ngoại của chính phủ họ thì cả ba công ty dầu khí lớn của Trung Cộng, gồm Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Trung Cộng (CNOOC), PetroChina và Tổng Công ty Hóa dầu Trung Quốc, đều là những công ty quốc doanh. Thảo luận hay ký kết các hợp đồng thương mại với các công ty này cũng chẳng khác gì ký kết với chính phủ Trung Cộng và do đó không cần phải thông qua sự chấp thuận của chính phủ lần nữa, nếu có cũng chỉ là vấn đề thủ tục giấy tờ.
Trung Cộng ngày nay đã thay thế vai trò của các đế quốc Anh, Pháp, Bồ Đào Nha từng đóng tại Châu Phi thế kỷ 19. Thay vì tạo sự bất ổn qua việc chi viện cho các nhóm phiến loạn, các mặt trận giải phóng dân tộc như đã làm trước đây, họ cố bám vào các lãnh đạo tham nhũng, độc tài để duy trì một chính quyền tập trung, cứng rắn và ổn định.
Để hút cạn nguồn dầu hỏa châu Phi, Trung Cộng không những nuôi dưỡng các tầng lớp lãnh đạo độc tài mà còn tiếp tay cho chúng để đàn áp các thành phần đối lập, tàn sát các tầng lớp nhân dân da đen thiếu học, không một tấc sắt trong tay bằng những phương tiện vô cùng ác độc. Giống như chế độ thực dân đế quốc trước đây, Trung Cộng bao che giới lãnh đạo, cung cấp cho chúng tiền bạc, súng đạn, che chở an ninh cá nhân và bảo vệ chế độ bằng quyền phủ quyết trong các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.
Vài trường hợp điển hình
Tại Angola, cuộc nội chiến giữa hai phe UNITA (Liên minh quốc gia vì độc lập hoàn toàn của Angola) và MPLA (Phong trào nhân dân giải phóng Angola) với sự can thiệp từ các phe bên ngoài như Trung Cộng, Mỹ, Liên Xô, Cuba, trong thập niên 1980 để lại trên 350 ngàn người chết và trên một triệu người không nhà cửa. Phe MPLA, dưới quyền của lãnh tụ cộng sản José Eduardo dos Santos đã thắng cuộc nội chiến đẫm máu và cai trị dân tộc Angola bằng hệ thống an ninh khủng bố do các cố vấn Đông Đức giúp thành lập trước đây để nhằm tận diệt mọi mầm mống phản kháng.
Giống như Kim Nhật Thành và phần lớn lãnh đạo cộng sản khác, dos Santos xây dựng chung quanh ông ta một hệ thống sùng bái cá nhân với sự toa rập của một tập đoàn đặc quyền đặc lợi chia sẻ hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính quyền. Sau khi Johna Savimbi, lãnh tụ UNITA, bị giết 2002, dos Santos rảnh tay hơn để củng cố chế độ độc tài, tham nhũng thối nát tại Angola.
Trong lúc giới lãnh đạo MPLA sống trong xa hoa, phung phí, con cái chúng được du học nước ngoài bằng tiền thu được từ các nguồn kim cương và dầu hỏa, hàng triệu dân Angola sống dưới mức nghèo quốc tế và mỗi ngày phải sắp hàng dài nhiều cây số chỉ để mua vài cân khoai tây. Từ 1997 đến 2001, các chương trình du học chiếm đến 18 phần trăm của toàn bộ ngân sách giáo dục, cao hơn cả ngân sách dành cho phát triển khoa học kỹ thuật, nhưng phần lớn du học sinh được tuyển chọn từ tầng lớp con ông cháu cha trong khi bốn chục phần trăm dân Angola trong nước không biết đọc biết viết.
Cũng trong cùng thời gian từ 1997 đến 2001, tổng thu nhập từ xuất cảng dầu hỏa của Angola là 17.8 tỉ USD, tuy nhiên con số tiền lời thật sự thì không ai biết. Một tường trình của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) năm 2002 cho biết 21 phần trăm chi phí, tương đương vào khoảng 4.1 tỉ USD, của chính phủ trong giai đoạn từ 1991 đến 2001 đã không được kết toán. Bản thân José Eduardo dos Santos, được quốc hội bù nhìn ca ngợi là “thông minh” và “thành thật”, rất hiếm khi rời khỏi dinh thự nguy nga nhìn ra biển của y, trong khi phần lớn dân Angola phải chịu đựng nghèo nàn, bệnh tật trong các khu nhà bằng đất tồi tàn và tuổi thọ trung bình của người dân Angola chỉ 37 tuổi.
Đồng minh thân cận và cũng là người bảo trợ chính của chế độ độc tài tham nhũng dos Santos không ai khác hơn là Trung Cộng. Trung Cộng cho Angola vay 2 tỉ USD để tài trợ cho các công trình xây dựng phi trường, đường sá tại Angola, và để đáp lại khách hàng ưu tiên và hàng đầu của dầu hỏa Angola là Trung Cộng. Năm 2004, Angola là nước thứ ba sau Saudi Arabia và Iran, cung cấp dầu hỏa cho Trung Cộng. Chỉ riêng trong tháng 3.2006, Angola chuyên chở đến Trung Cộng 456 ngàn thùng dầu một ngày, vượt qua cả Saudi Arabia.
Tại Zimbabwe, tháng 3 năm 2008 vừa qua, đã tiến hành cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Ứng cử viên Morgan Tsvangirai của Phong trào vì Thay đổi Dân chủ (Movement for Democratic Change) thắng đủ đa số phiếu để buộc đương kim Tổng thống Mugabe, nhà chính trị có tư tưởng cộng sản, phải tham gia cuộc bầu cử vòng hai quyết định. Trước viễn ảnh thất bại sẽ xảy ra, trong ba tháng vận động tranh cử vòng hai, Mugabe sử dụng phương pháp khủng bố, đe dọa và ám sát các thành phần đối lập có khuynh hướng dân chủ. Kết quả là trên một trăm người ủng hộ ứng cử viên Morgan Tsvangirai bị giết, hàng ngàn người khác bị thương, nhà cửa, các cơ sở thương mại của phe đối lập bị đốt cháy. Morgan Tsvangirai cuối cùng đã phải quyết định rút ra khỏi vòng tranh cử. Không có đối thủ, Mugabe thắng vòng hai với 85 phần trăm số phiếu vào ngày 27 tháng 6.2008.
Mỹ, Anh và phần lớn các quốc gia trong Liên minh châu Âu kết án Mugabe vi phạm nhân quyền và ăn cắp cuộc bầu cử. Ngày 11 tháng 7 năm nay, cố gắng của các nước phương Tây, Anh, Pháp, Mỹ nhằm tái lập dân chủ và ổn định tại Zimbabwe tan vỡ khi Trung Cộng tuyên bố sẽ phủ quyết các quyết nghị của Liên Hiệp Quốc để trừng phạt chính quyền độc tài của Tổng thống Mugabe. Đại sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc Vương Quang Á lý luận: “Về mặt quốc tế, sự sử dụng hay đe dọa sử dụng sự trừng phạt rất ít hay không giải quyết được vấn đề”.
Chính quyền Trung Cộng cho rằng họ chủ trương “chính sách không can thiệp” vào nội bộ các quốc gia khác, trong trường hợp này là Zimbabwe, nhưng thực chất họ đã can thiệp vào quốc gia này từ hai mươi năm trước. Theo giáo sư David Shinn, thuộc Đại học George Washington, Trung Cộng bán chiến đấu cơ J-7 và radar cho Zimbabwe, và mới đây không lực Zimbabwe nhận thêm 6 phản lực cơ K-8. Để trao đổi, Mugabe hứa sẽ cho phép Trung Cộng sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của quốc gia này. Trong suốt thời gian vận động tranh cử giữa Morgan Tsvangirai và Mugabe, các tàu chở vũ khí của Trung Cộng nhiều lần cố gắng nhập vào các cảng Zimbabwe.
Và bất hạnh nhất là Sudan. Nhắc đến Sudan, người ta sẽ nghĩ ngay đến cuộc diệt chủng vùng Darfur. Trong cuộc xung đột giữa các bộ tộc vùng Darfur, phía tây Sudan, bùng nổ vào đầu năm 2002, chính phủ Sudan cung cấp tài chánh, vũ khí cho nhóm quân sự Janjaweed, cũng như đã tham gia các cuộc tàn sát các bộ lạc Fur, Zaghawa và Massaleit. Cuộc xung đột đã giết chết trên 200 ngàn người và khoảng 2 triệu rưỡi người không nhà cửa, phải sống chen chúc trong các trại tỵ nạn. Đến nay, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đã có 400 ngàn người bị giết, trong khi các tài liệu khác phỏng đoán từ 200 ngàn cho đến 400 ngàn.
Sudan, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Omar al-Bashir, đã tham gia trực tiếp vào cuộc tàn sát, hiếp dâm, đày ải hơn hai triệu người dân trong khu vực Darfur. Chính phủ Sudan bị Liên Hiệp Quốc và hầu hết các quốc gia hội viên kết án.
Tháng 6.2008, biện lý Tòa án Quốc tế Luis Moreno-Ocampo, người Argentina, ngoài việc truy tố các viên chức trong chính quyền Sudan, đã có ý định truy tố chính Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir về tội diệt chủng chống lại nhân loại. Nếu điều đó xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên Tòa án Quốc tế tại The Hague sẽ xử một nguyên thủ quốc gia. Phản ứng trước tin tức này, ngày 15 tháng 7.2008, đại sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc bày tỏ “sự lo ngại trầm trọng” nếu tòa án quốc tế bắt giữ Tổng thống Sudan và đe dọa phủ quyết bất cứ quyết nghị Liên Hiệp Quốc nào chống lại chính quyền độc tài Bashir.
Trung Cộng bằng mọi giá bảo vệ chế độ diệt chủng Bashir cũng chỉ vì dầu hỏa. Công ty dầu khí quốc doanh của Trung Cộng là khách hàng đầu tư số một vào kỹ nghệ dầu khí Sudan. Trung Cộng sở hữu nhiều mỏ dầu chung quanh khu vực Darfur. Trung Cộng mua 70 phần trăm dầu của Sudan và thậm chí giúp Sudan xây dựng các xưởng chế tạo vũ khí.
Theo tạp chí Sudan Tribune trong bài bình luận nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng tháng 5.2007, “Không có quốc gia nào có nhiều ảnh hưởng đối với Khartoum hơn Trung Cộng, khách hàng tiêu thụ 70 phần trăm tổng sản xuất dầu của Sudan, và đã nhiều lần dùng quyền phủ quyết để ngăn cản trừng phạt chế độ Bashir”. Mặc dù quyết nghị 1591 được Liên Hiệp Quốc thông qua năm 2005 ngăn cấm việc cung cấp vũ khí cho chính quyền độc tài Bashir, theo một điều tra của phái viên Hilary Anderson của đài BBC công bố ngày 12 tháng 7 vừa qua, Trung Cộng đã cung cấp huấn luyện và trang bị vũ khí, kể cả các hỏa tiễn phòng không cho quân đội Sudan tại Darfur. BBC đã phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng trong phe chống chính phủ và được xác nhận các vũ khí mà họ tịch thu được từ chính phủ Sudan vào tháng 12 năm 2007 được nhập từ Trung Cộng. Bà Abakar Mohammed, mẹ của bảy đứa con, đã tận mắt chứng kiến ba đứa con nhỏ của bà bị các chiến đấu cơ Trung Cộng bắn nát thành những mảnh thịt nhỏ.
Ngày 8 tháng 8.2008, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Cộng tưng bừng khai mạc Thế vận hội mùa hè lần thứ 29 với chi phí tổ chức uớc lượng lên đến khoảng 44 tỉ USD. Thế vận hội cũng đánh dấu một chặng đường dài của Trung Cộng từ một nước khép kín trở thành một đế quốc đỏ đầy quyền lực. Con đường thành công của Trung Cộng, giống như hầu hết các đế quốc trước đây, đã nhuộm bằng máu, lót bằng xương của hàng triệu người dân các nước nhược tiểu nghèo nàn và bất hạnh.
Một tuần trước ngày Thế vận hội khai mạc, nhà báo Corey Hunt trong một bài bình luận trên tờ Contra Costra Times, đã kêu gọi toàn thế giới khi ngọn đuốc Olympic vừa đi đến chặng cuối cùng trước khi được thắp lên trên quảng trường Olympic ở Bắc Kinh, hãy dành một phút im lặng để tưởng nhớ đến những nạn nhân của chính sách khủng bố Mugabe ở Zimbabwe, Omar al-Bashir ở Sudan, José Eduardo dos Santos ở Angola và nhiều chế độ độc tài khác trên lục địa châu Phi với sự ủng hộ và bao che của Trung Cộng.
Trần Trung Đạo
Tham khảo
– Martin Meredith, The Fate of Africa, Public Affairs 2005
John Ghazvinian, Unatpped, the scamble for Africa ‘s oil, Harvest Book 2005
– Martin Meredith, Mugabe, Public Affairs, 2007
Center for Strategic and International Studies and the Peter G – Peterson Institute for International Economics, China: The Balance Sheet, Public Affairs 2007
– David H. Shinn, China, Africa and Chinás Global Activism , The George Washington University
Open Society Archives http://www.osa.ceu.hu
– Deng Xiaoping answers to Italian Journalist Oriana Fallacia, August 21 and 23, 1980 http://english.peopledaily.com.cn/dengxp/vol2/text/b1470.html
– China and Sudan: Deadly Partnership http://www.savedarfur.org/pages/china_and_sudan
– Brett D. Schaefer and John J. Tkacik, Jr, Zimbabwes’s Enabler: How Chinese Arms keep Mugabe in Power, http://www.heritage.org/Research/africa/wm1997.cfm#_ftn4
– Princeton Lyman, Director of Africa Policy Studies, Council on Foreign Relation, China’s Rising Role in Africa, July 2005 http://www.cfr.org/publication/8436/
Hai bước đi sai lầm của Tập Cận Bình trong việc xử lý quan hệ Mỹ-Trung – Hà Thanh Liên
Gần đây, mối quan hệ Mỹ – Trung đã rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Chính quyền Tổng thống Trump liên tục giáng những đòn mạnh mẽ lên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo phân tích của một chuyên gia về Trung Quốc, 2 bước đi sai lầm của ông Tập Cận Bình đã dẫn đến kết cục bi đát này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Bắc Kinh năm 2017. (Ảnh qua SCMP)
Trong tháng qua, Mỹ đã thi hành một loạt biện pháp khắc nghiệt với Trung Quốc mà nước này khó có thể ứng phó. Tuy nhiên, phải đến khi lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston bị đóng cửa, Bắc Kinh mới nhận ra mối quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi đến mức không thể cứu vãn.
Những người Trung Quốc có mong muốn lớn nhất là nhập cư vào Mỹ hay cho con du học Mỹ cũng nhận ra căng thẳng leo thang giữa 2 nước đã đặt dấu chấm hết cho giấc mơ của họ. Ở Trung Quốc những ngày này, rõ ràng có rất nhiều lời phàn nàn chỉ trích các nhà hoạch định chính sách của chính quyền.
Người Trung Quốc có câu: “Nhân cách quyết định số phận”. Tương tự vậy, nhân cách của người lãnh đạo đất nước sẽ quyết định vận mệnh của đất nước đó.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã diễn ra 2 năm qua, nhưng mối quan hệ 2 nước chỉ mới thực sự xuống dốc trầm trọng trong thời gian gần đây. Bằng cách truy tìm nguyên nhân gốc rễ, chúng ta sẽ thấy ông Tập đã thực hiện 2 bước đi sai lầm trong các vấn đề quan trọng. 2 sai lầm đó đã dẫn đến những sai lầm khác, như một phản ứng dây chuyền khiến mối quan hệ rớt xuống thảm hại.
Bắc Kinh nghĩ cuộc chiến thương mại chỉ là cuộc chiến với ông Trump
Sai lầm đầu tiên của ông Tập là cố gắng can thiệp bầu cử Mỹ. Đây không phải là ý tưởng ngẫu hứng của các lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh, mà là quyết định dựa trên kế hoạch cẩn thận.
Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc vào cuối tháng 3/2018, Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ đã xuất bản một bài nghiên cứu có tiêu đề: “Mức thuế đề xuất của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến công nhân và các ngành công nghiệp của Mỹ như thế nào”.
Các tác giả nghiên cứu đã phân tích tác động cục bộ của 2 danh sách thuế quan trả đũa của Trung Quốc, chi tiết đến cấp quận. “Danh sách thuế quan của Trung Quốc dường như được thiết kế tối ưu để đặc biệt nhắm đến các bang màu đỏ của Tổng thống Trump. Xét cho cùng, trong 2.742 quận có việc làm trong các ngành có thể bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Quốc, 2.247 quận (82%) đã bầu cho ông Trump vào năm 2016. Trong khi chỉ 439 quận (18%) ủng hộ bà Clinton”.
Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy rõ việc tăng thuế chỉ với thịt lợn và sản phẩm từ đậu nành sẽ có tác động rất lớn đến các bang màu đỏ ở miền Trung Tây. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, trong 10 tiểu bang xuất khẩu đậu nành và thịt lợn hàng đầu, 8 bang đã bỏ phiếu cho ông Trump. Tám tiểu bang đó là Indiana, Iowa, Kansas, Missouri, Nebraska, North Carolina, Ohio và Oklahoma. (Bang Illinois và Minnesota bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton).
Mặc dù chúng tôi không biết động cơ đằng sau việc Viện Brookings phát hành bài báo trên, nhưng nó thực sự đã tạo cơ sở vững chắc để Bắc Kinh đưa ra chiến lược “chờ đợi sự thay đổi thuận lợi”. Ngoài ra, giới tinh hoa thân Trung Quốc trong giới chính trị, kinh doanh, học thuật và truyền thông Mỹ chắc chắn sẽ nói với Bắc Kinh rằng, miễn là Trump thua cuộc tái bầu cử, quan hệ Mỹ – Trung sẽ tiếp tục theo hướng ban đầu.
Các lãnh đạo Bắc Kinh kết luận cuộc chiến thương mại chỉ là ý muốn của ông Trump, vốn thù địch Trung Quốc. (Ảnh qua Twitter)
Các lãnh đạo Trung Quốc đã cảm thấy rất tự tin với chiến lược chiến tranh thương mại của mình. Ngoài ra, truyền thông chính thống của Mỹ và Đảng Dân chủ cũng khiến Trung Quốc tự tin hơn bằng các động thái ủng hộ của họ.
Các chính trị gia đảng Dân chủ thường xuyên phát biểu thể hiện sự ủng hộ Trung Quốc. Trước khi giành được đề cử, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden từng nói Trung Quốc không phải đối thủ mà là đối tác. Vào ngày 5/8, ông Biden công khai tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với National Public Radio rằng, nếu đắc cử, ông sẽ đảo ngược mức thuế của chính quyền Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Ông giải thích theo quan điểm của ông, việc áp thuế hàng Trung Quốc cũng tương đương áp thuế các công ty và người tiêu dùng Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 7/8 về can thiệp bầu cử, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng tuyên bố rõ, “người Trung Quốc … thích Biden hơn”.
Tất cả những điều này đã khiến các lãnh đạo hàng đầu Bắc Kinh đi đến kết luận cuộc chiến thương mại chỉ là ý muốn của ông Trump, vốn thù địch Trung Quốc. Họ tin rằng khi Nhà Trắng đổi chủ, quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở lại trạng thái trước khi ông Trump nắm quyền.
Tuy nhiên, nhận định của ông Tập chỉ dựa trên thông tin và đề xuất do phe ủng hộ Bắc Kinh ở Mỹ cung cấp, cũng như phân tích của các nhà tư vấn Trung Quốc về truyền thông Mỹ. Nói cách khác, ông Tập không hiểu rõ giới chính trị ngầm ở Mỹ, vốn đa số im lặng vì bị Đảng Dân chủ và truyền thông dòng chính cố tình phớt lờ và chèn ép.
Kết quả là, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện 2 động thái sai lầm: một là can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ, hai là cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch virus corona.
Trung Quốc sử dụng nhiều cách thức để can thiệp các cuộc bầu cử Mỹ
Ngoài việc gây tổn hại kinh tế của các bang ủng hộ ông Trump, Bắc Kinh còn can thiệp bầu cử của Mỹ theo những cách khác. Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã điều tra việc Trung Quốc can thiệp bầu cử Mỹ trong vài tháng qua và đang đẩy nhanh tiến độ khi cuộc bầu cử 2020 đang đến gần.
Vào ngày 28/7, ủy ban đã tổ chức một phiên điều trần về vấn đề này. Một số quan chức tình báo Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang gia tăng khả năng can thiệp vào chính trị Mỹ. Một số mối quan tâm chính là: Trung Quốc đang tăng cường khả năng can thiệp các hệ thống bầu cử địa phương ở Mỹ và gây ảnh hưởng đến các thành viên Quốc hội tham gia hoạch định chính sách về Trung Quốc; Trung Quốc còn cố gắng gây gián đoạn liên hệ cá nhân giữa các chính trị gia Mỹ và tất cả ứng cử viên liên quan. Trung Quốc cũng đã cho thấy họ có đủ năng lực kỹ thuật để thiết lập các mạng lưới tuyên truyền chính trị trên nền tảng truyền thông xã hội Mỹ, thậm chí phổ biến thông tin sai lệch.
Trung Quốc sử dụng nhiều cách thức để can thiệp các cuộc bầu cử Mỹ. (Ảnh qua Twitter)
Trong một cuộc họp báo vào ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố “chương trình Khen thưởng Công lý của Bộ Ngoại giao đang đưa ra phần thưởng lên tới 10 triệu đô cho người cung cấp thông tin về đặc điểm nhận dạng hoặc vị trí của bất kỳ ai hành động theo chỉ đạo hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài, can thiệp bầu cử Mỹ bằng cách tham gia các hoạt động tội phạm mạng nhất định”.
Cố tình che giấu đại dịch, đình trệ kinh tế ở Mỹ
Có rất nhiều phân tích theo dõi sự lây lan của đại dịch corona trên thế giới. Trong đó theo quan điểm của Mỹ, các mối quan tâm chính là:
Trung Quốc che giấu thông tin và mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch Vũ Hán, thậm chí thuyết phục ông Trump rằng họ đã kiểm soát được dịch bệnh. Ông Tập có thể đã thuyết phục ông Trump vì tin rằng mình có mối quan hệ cá nhân tốt với vị Tổng thống Mỹ.
Sau khi Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh, Trung Quốc đã tung ra chính sách ngoại giao “chiến lang”, và thúc đẩy một tuyên bố vô căn cứ rằng nguồn gốc đại dịch là ở Mỹ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tỏ ra hả hê về mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở Mỹ, cho rằng nó có thể phá hủy nền kinh tế Mỹ và giúp Đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2020.
Thống kê cho thấy nền kinh tế Mỹ đã giảm 4,8% trong quý I năm 2020, đây là mức tăng trưởng âm đầu tiên kể từ quý I năm 2014. Đây cũng là mức giảm lớn nhất kể từ mức giảm 8,4% trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào quý 4 năm 2008. Theo Bộ Thương mại Mỹ, báo cáo này chưa phản ánh đầy đủ tác động của đại dịch đối với nền kinh tế Mỹ, ngụ ý rằng sự sụt giảm kinh tế trên thực tế còn tồi tệ hơn.
Tình nguyện viên khử trùng một khu mua sắm ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 31/3. (Ảnh: Reuters)
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình Fox News “Sunday Morning Futures” ngày 10/5, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro tuyên bố Tổng thống Trump “đã xây dựng nền kinh tế hùng mạnh và tốt nhất thế giới trong 3 năm”, nhưng “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy nó trong 60 ngày”.
Người Mỹ coi trọng nhất là mạng sống của con người, và một nền kinh tế vững mạnh sẽ là sự đảm bảo lớn nhất cho thành công của ông Trump trong cuộc bầu cử 2020. Do đó khi cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của đại dịch, Trung Quốc đã gây ra sự phẫn nộ dữ dội từ công chúng Mỹ và khiến ông Trump vô cùng tức giận.
Tại sao Trung Quốc quyết định can thiệp các vấn đề chính trị nội bộ của Mỹ, đặc biệt là cuộc bầu cử tổng thống? Có 2 lý do:
Thứ nhất, can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là truyền thống chính trị của ĐCSTQ.
Bằng cách xuất khẩu các cuộc cách mạng ra thế giới, ĐCSTQ sẽ hỗ trợ lực lượng chính trị đối lập và giúp họ lật đổ đảng cầm quyền. Đây là một truyền thống chính trị được hình thành từ thời Mao Trạch Đông. Điều này đặc biệt rõ ràng ở các nước Đông Nam Á, nơi Bắc Kinh khai thác các tổ chức, trường học và hiệp hội Hoa kiều để đạt được mục đích mình. Những hành động này đã gây ra chiến dịch chống Trung Quốc ở các nước Đông Nam Á vài thập kỷ trước.
Thứ hai, ngay từ những năm 1950, Mao đã rất cảnh giác và chống lại chiến lược “diễn biến hòa bình” của Mỹ.
Cụ thể vào những năm 1950, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles chính thức đề xuất chiến lược “diễn biến hòa bình” nhắm vào Liên Xô. Ông cho rằng “có thể giải phóng [người dân ở các nước xã hội chủ nghĩa] thông qua các phương thức khác ngoài chiến tranh”. Ông bày tỏ sự hài lòng với “các lực lượng đòi tự do” nổi lên ở một số nước xã hội chủ nghĩa, và đặt hy vọng vào thế hệ thứ 3, thứ 4 ở các nước này.
Mao Trạch Đông đã chế giễu chiến lược của ông Dulles. Kể từ đó, ĐCSTQ chú ý đến mọi nỗ lực và động thái hướng đến “diễn biến hòa bình” của các nước phương Tây. Việc phát động phong trào cải cách kinh tế những năm 1980 không đồng nghĩa ĐCSTQ đã chùn bước về mặt này. Điểm khác biệt duy nhất là ĐCSTQ đã ngừng sử dụng thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh”. Thay vào đó, họ thường xuyên cáo buộc Mỹ và các nước khác kích động “các cuộc cách mạng màu” (phong trào chính trị phản đối chính quyền trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ).
Cùng lúc đó, nội bộ chính trị Mỹ đã trải qua những thay đổi sâu sắc sau Chiến tranh Lạnh. Cánh tả thâm nhập vào lĩnh vực giáo dục trong thời gian dài và gần như đã thành công trong “cuộc cách mạng màu” ở chính nước Mỹ. Trong quá trình này, sự thâm nhập toàn diện của Trung Quốc vào Mỹ đóng vai trò gì? Sự xâm nhập này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, nhưng gần đây người Mỹ mới bắt đầu xem xét nó. Để tóm tắt, tôi muốn nhấn mạnh 3 điểm chính.
Một: Danh tướng vĩ đại Tôn Tử từng nói trong cuốn “Binh Pháp Tôn Tử”: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Về phương diện ‘biết người biết ta’, Trung Quốc hiểu Mỹ hơn Mỹ hiểu Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc có thể dùng đủ mọi thủ đoạn trong cuộc chiến chống Mỹ và đã gây dựng được lực lượng thân Bắc Kinh khổng lồ trong lòng nước Mỹ.
Hai: Về khả năng phòng thủ hệ thống, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc, và thường phòng thủ quá mức. Trong khi Mỹ như một sân chơi không hàng rào, nên dễ bị tấn công từ mọi phía.
Ba: Đối với Trung Quốc, thâm nhập vào Mỹ và can thiệp chính trường Mỹ là một việc khá dễ dàng, vì hầu như không có cuộc phản công nào từ Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc thậm chí còn không bận tâm đặt ra giới hạn cho mình.
Ví dụ, Trung Quốc không quan tâm bất kỳ phản ứng nào của Mỹ về việc họ can thiệp bầu cử. Vì Bắc Kinh cho rằng Mỹ không thể chống lại sự can thiệp của họ. Tại sao Trung Quốc dám coi thường Mỹ? Đó là vì các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng với việc Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, Trump sẽ không thể hoàn tất công việc hiệu quả và thực hiện các chính sách đối phó Trung Quốc.
Tuy nhiên, giờ đây hai động thái này đã được chứng minh là sai, thách thức lớn nhất mà ĐCSTQ đang đối mặt là gì? ĐCSTQ đang đặt mọi hy vọng vào Đảng Dân chủ và ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, tôi tin rằng đảng Dân chủ chỉ có thể thắng trong các cuộc thăm dò trước bầu cử. Họ không có cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử thực sự.
Tác giả: Hà Thanh Liên
Hà Thanh Liên (He Qinglian) là tác giả và nhà kinh tế học nổi tiếng người Trung Quốc, hiện đang sống tại Mỹ. Bà là tác giả cuốn “China’s Pitfalls” (Tạm dịch: Những cạm bẫy của Trung Quốc) và “The Fog of Censorship: Media Control in China” (Tạm dịch: Sương mù kiểm duyệt: Kiểm soát truyền thông ở Trung Quốc). Bà thường xuyên viết về các vấn đề kinh tế và xã hội đương đại của Trung Quốc.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Thùy Linh (Theo The Epoch Times)
https://tinhhoa.net/hai-buoc-di-sai-lam-cua-tap-can-binh-trong-viec-xu-ly-quan-he-my-trung.html
Vui cười
1/ Nàng thì thầm hỏi:”Anh yêu, hãy cho em biết …Nếu em không chịu lấy anh, liệu anh có tự sát không?”
Chàng đắc ý:
“Đúng 100%. Đấy là tác phong quen thuộc của anh mà!”
2/ Vợ mắng chồng: – Anh giặt quần áo kiểu gì mà mấy cái quần này còn bám đầy đất đây này!
Người chồng ngạc nhiên: – Sao em hỏi kỳ quá vậy?
Hôm đó ai giặt đồ?
– Ờ… thì tôi. Nhưng tại sao anh không giặt?
– Thì tại ba anh lên chơi, em muốn làm người vợ đảm đang mà. Cái nồi cơm khét hôm đó…
– Thôi, thôi đủ rồi! Anh lo đi nấu cơm đi!
3/ Trong tuần trăng mật, cô vợ trổ tài nội trợ. Giống như mấy ngày trước, ăn cơm xong, người chồng đem đồ thừa ra bỏ ngoài thùng rác. Lần nầy sau khi đi ra thùng rác một lúc, anh quay về đồ ăn dư còn nguyên, lắc đầu bảo vợ:
– Có hai con chó hoang mà anh thường gặp hàng ngày hay lục thùng rác, hôm nay cứ giữ rịt lấy cái thùng rác, không cho anh bỏ đồ ăn vào như ngày hôm qua..
Đại Việt và Giải Pháp Quốc gia – Nguyễn Văn Trần
Trong lịch sử cách mạng tranh đấu giành Độc lập Việt nam gần đây, có 2 Đảng Cách mạng có tuồi thọ cao nhứt là Việt nam Quốc dân Đảng và Đại việt Quốc dân Đảng. Đảng cộng sản tuy xuất hiện năm 1930, sau Việt nam Quốc dân Đảng, nhưng không phải là đảng tranh đấu cách mạng cho Độc lập dân tộc, mà tranh đấu cho quyền lợi của phong trào cộng sản quốc tế. Vì người cộng sản không có dân tộc và không có đất nước riêng của họ.
Hai lãnh tụ của hai Đảng ái quốc, Việt nam Quốc dân Đảng và Đại việt Quốc dân Đảng, đều hi sanh sớm ở tuổi thanh niên. Nhơn đây, tưởng không nên quên lãnh tụ Đại việt Duy Dân, một nhà tranh đấu ái quốc, để lại một pho lý thuyết chánh trị khá đồ sộ hảy còn giá trị thực tế, cũng hi sanh ở tuổi 25. Đó là cái bất hạnh lớn của dân tộc, trái lại, là cái may mắn có một không hai của phe cộng sản phi dân tộc.
Mất lãnh tụ, ba Đảng ái quốc này vẫn tiếp tục tranh đầu chống cộng sản và thực dân pháp để khôi phục nền độc lập dân tộc. Riêng Đại Việt Quốc dân Đảng, chủ yếu là cánh Nam kỳ, chủ trương ủng hộ Cựu Hoàng Bảo Đại, vận động thực hiện giải pháp Bảo Đại, bước đầu thiết lập Quốc gia Việt nam không cộng sản để tạo thế tranh đấu cho tình hình mới, vừa để phủ nhận cái Việt nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh ra đời ngày 2/9 ở Hà nội do cướp được chánh quyền của chánh phủ Trần Trọng Kim đang bỏ ngỏ. Tích cực vận động giải pháp Bảo Đại, Đại Việt đã nhiều lần tham chánh. Mặc dầu phải đương đầu nhiều khó khăn, Đại Việt tái cơ cấu và vươn lên lớn mạnh. Giải pháp Bảo Đại thất bại do Tây trở lại nhưng Đại Việt vẫn kiên cường tồn tại và tiếp tục tranh đấu.
Đại Việt lưu vong
Thử nhìn lại việt nam vào thời điểm 1945. Ngày 9 tháng 3 thật sự chắm dứt 80 năm đô hộ thực dân pháp qua Tuyên ngôn độc lập của Hoàng Đế Bảo Đại, đem lại cho Việt nam sự độc lập, thống nhứt đất nước hoàn toàn từ Nam chí Bắc cho tới ngày 19 tháng 8. Sau đó,Việt nam lại bị tái đô hộ do Hiệp ước 6 tháng 3 của Hồ Chí Minh ký với Pháp để Đô đốc d’ Argenlieu trở lại Hà nội. Trước tình hình mới này, những người quốc gia thấy phải làm lại cuộc tranh đấu.
Trong hoàn cảnh việt nam, người yêu nước chơn chánh không có chổ đứng. Họ không thể theo Việt minh cộng sản mà cũng không thể ngã theo Tây được. Tiếp tục chiến đấu chống Vìệt minh và chống Tây, Đảng Đại việt sẽ phải tổ chức lại hàng ngũ, xét lại đường lối cho phù hợp với tình hình mới nhằm mục tiêu không thay đổi là khôi phục nền Độc lập Dân tộc.
Ở Việt nam, Đại Việt bị Việt minh hảm hại. Một số đảng viên vâng lời Đảng trưởng tìm cách trốn qua miền nam nước Tàu. Trương Tử Anh nghĩ tới thành lập ở Tàu một « Trung tâm chánh trị » với Cụ Trần Trọng Kim và những cán bộ nồng cốt như Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng văn Sung, Bùi Diễm, Nguyễn Quang Minh, Phạm Khải Hoàn, Hồ Nhựt Tân, Đặng Vũ Lạc, Mai văn Hàm, …Những người này chia ra làm 4 nhóm lần lược đi qua Tàu bằng 4 ngã khác nhau. Khi qua tới bên Tàu, họ sẽ tìm cách gặp lại nhau ở Hồng kông là điểm hẹn chánh và sẽ liên lạc với Cựu Hoàng Bảo Đại. Với điều kiện địa lý và cách đi riêng rẻ như vậy, việc gặp lại nhau không phải dễ dàng. Mặt khác, họ còn bị mật thám tây ở Tàu theo dõi. Nhưng dầu sao, họ vẫn bị nguy hiểm ít hơn những đồng chí của họ ở lại Việt nam, vừa bị Việt minh đàn áp, truy lùng, vừa bị Tây bố ráp, bao bố nhìn mặt.
Cho tới lúc giải pháp Bảo Đại thành hình, ngoài số thanh niên qua lại biên giới Việt-Tàu thường xuyên, đảng viên Đại Việt và VNQDĐ hoạt động dài hạn trên đất tàu có tới 2500 người vào năm 1948 trong số đó có lối 250 cán bộ Việt minh trà trộn theo.
Đảng viên Đại Việt và VNQDĐ ở Miền nam nước Tàu hằng ngày theo dõi diển tiến của tình hình việt nam, tuy phương tiện thông tin và liên lạc với Việt nam vô cùng khó khăn. Phần đông nôn nóng muốn trở về Việt nam để có điều kiện hoạt động dễ hơn.
Ở Quảng đông, VNQDĐ và Đại Việt vận động thống nhứt hai đảng để tăng cường sức mạnh, chỉ còn chờ đợi sự chấp thuận của hai đảng trưởng Vũ Hồng Khanh và Trương Tử Anh. Nhưng sáng kiến thống nhứt lực lượng đã trở thành không còn quan trọng nữa vì ở Hồng Kông, Cựu Hoàng Bảo Đại cũng đang vận động kết hợp người quốc gia chung quanh ông. Với tính chính thống, Cựu Hoàng có thể tạo được một tình thế mới để cho các đảng phái quốc gia có điều kiện hoạt động công khai cho một giải pháp chánh trị việt nam Độc lập không cộng sản và thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp.
Nguồn tin Đại Việt chọn ủng hộ Cựu Hoàng như giải pháp cho Việt nam được Đặng văn Sung đính chánh. Tuy nhiên, sau đó, Đặng văn Sung nhận hai nhiệm vụ quan trọng từ Trương Tử Anh là báo cáo tình hình ở Tàu vừa tìm nguồn tài chánh cho Đại Việt và liên lạc với Trần Trọng Kim và Bảo Đại. Với Cụ Kim, giải pháp Bảo Đại vẫn được Cụ ưu ái.
Không cần vai trò Cố vấn tối cao làm kiểng của Bảo Đại nữa, Hồ Chí Minh gởi ông qua Tàu ngầm ý cô lập ông. Những ngày đầu khổ sở, túi không có một đồng xu, nhờ hảo tâm của bạn bè sống qua ngày, sau ông mới được Ngân hàng Đông dương giúp đều đặng tiền bạc nên ông mới tới ở Khách sạn Gloucester, Queens Road. Tại đây, ông gặp nhơn viên an ninh của Tòa Lãnh sự Pháp có nhiệm vụ theo dỏi người việt nam tới đây, ông ngỏ ý muốn đi Quảng đông du lịch vài ngày. Sự thật, ông muốn gặp Cụ Trần Trọng Kim và những người việt nam quốc gia ở đây. Nhơn đó, nếu thuận tiện, ông xin gặp Tưởng Giới thạch để biết quan điểm của người tàu vể vấn đề việt nam hiện nay. Tới Quảng đông, Cựu Hoàng được Lảnh sự Pháp, một Giám mục và một nhơn viên Ngân hàng Đông dương đón tiếp. Ông cũng gặp Cụ Trần trọng Kim nhưng không có tin tức gì mới và quan trọng về tình hình việt nam. Cựu Hoàng đặc biệt để ý tới tình cảnh túng thiếu cực kỳ nghiêm trọng của gia đình Cụ Kim. Ông mời Cụ Kim theo ông tới Hồng kông. Ở đây, ông được một Linh mục của Phái bộ Truyền giáo Hải ngoại khuyên ông nên về Sài gòn và ở trong khu vực kiểm soát của pháp để được bảo vệ an ninh. Cụ Nguyễn Hải Thần, Đại việt, Việt nam Quốc dân Đảng và nhiều nhơn sĩ quốc gia khác cùng khuyên ông nên nhận lảnh nhiệm vụ thực hiện môt giải pháp quốc gia. Mọi người đều bày tỏ lòng ủng hộ ông.
Những suy nghĩ bước đầu
Năm 1947, Cựu Hoàng nghĩ phải quyết định tham dự vào cuộc tranh đấu cho nền độc lập của đất nước. Ông chọn dựa trên những người nồng cốt của Đại Việt như Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng văn Sung, Nguyễn Xuân Việt và những người quốc gia độc lập để tạo thế ứng xử với những tham vọng của pháp. Ông tiếp môt đặc phái viên của chánh quyền pháp và đặt điều kiện với Pháp: « Pháp phải chấm dứt chiến tranh, phải trao trả độc lập và sự thống nhứt cho Việt nam; không có một giải pháp nào khác cả»*. Ngày 9/9/1947, Cựu Hoàng từ Hồng Kông đưa ra lời hiệu triệu các đảng phái và người việt nam quốc gia ở trong nước và ngoài nước để ông nói về một giải pháp và vai trò của ông tìm kiếm độc lập cho Việt nam. Sự hưởng úng rất rộng rải. Đảng phái tổ chức những buổi thảo luận về đề nghị giải pháp Việt nam của ông đưa ra kéo dài cả tuần, sau cùng dẩn tới hai ý kiền có giá trị như kết luận: Việt nam Cộng hòa và Việt nam Quân chủ Lập hiến.
Những người tham dự hội nghị, trước ý kiến mâu thuẩn chưa có giải pháp, không muốn Cựu Hoàng tự ý vội thương lượng sớm với Pháp, nhưng không thể để mất ông vì mất ông thì chỉ còn Việt Minh là lực lượng việt nam duy nhứt đối thoại với Pháp mà thôi.
Lo ngại sự tranh chấp kéo dài sẽ làm cho tình hình thêm phức tạp, Cựu Hoàng đưa ra một bản tuyên bố gởi cho toàn dân việt nam, trong đó ông không quên lến án Việt Minh độc tài, bày tỏ ý kiến ông sẽ đứng ra giải quyết tình hình việt nam, đem lại sự thống nhứt và độc lập cho xứ sở. Qua lời kêu gọi này, người ta thấy Cựu Hoàng muốn xác định vị trí của ông là trên mọi đảng phái và mọi tranh chấp: « …Việt nam thống nhứt, mọi người dân việt nam sẽ tái thiết đất nước xinh đẹp của mình trên những cơ sở mới, sức mạnh của chúng ta bắt nguồn từ những giá trị truyền thống dân tộc»*. Cũng qua lời kêu gọi, Cựu Hoàng muốn cho mọi người thấy ông không thừa nhận sự hiện diện của Việt Minh, không có một «giải pháp hồ chí minh» cho Việt nam và kêu gọi cả những người việt nam còn kẹt trong hàng ngũ Việt Minh hảy trở về với hàng ngũ quốc gia.
Từ nay, Pháp có một người đối thoại đại diện thật sự cho chánh nghĩa việt nam. Cựu Hoàng tin tưởng rồi đây Pháp sẽ phải nhượng bộ cho Việt nam độc lập thật sự .
Ông Nguyễn Tường Tam ở lại Hồng kông để theo dõi Ông Bảo Đại vì không đồng ý Ông Bảo Đại chọn Tướng Nguyễn văn Xuân làm Thủ tướng vì cho rằng đó là người của Tây hoàn toàn. Do sự khám phá của cảnh sát Anh, nhiều người mới biết phe Ông Nguyễn Tường Tam có âm mưu hạ bệ Ông Bảo Đại để chuẩn bị cho giải pháp một Việt nam Cộng hòa khi thấy Ông Bảo Đại được sự ủng hộ rộng rải và vai trò của ông trở thành quan trọng cho vấn đề việt nam *. Ông Nguyễn Tôn Hoàn tuy không đồng ý Ông Bảo Đại có ý chọn Tướng Nguyễn văn Xuân lập chánh phủ nhưng ông lo ngại sự xung đột giữa phe quốc gia với nhau rất nguy hiểm trong lúc này nên đứng ra giàn xếp. Có thể nghĩ Ông Nguyễn Tôn Hoàn thấy vai trò của Nam kỳ quan trọng trong việc thống nhứt quốc gia ? Không đưa đuợc Nam ký vào một chánh phủ Trung ương thì làm sao thực hiện một Việt nam thống nhứt. Hơn nữa, Ông Bảo Đại, trước quốc tế, còn giữ được tính chính thống quốc gia. Ông đã tuyên bố hủy bỏ tất cả Hiệp ước bất bình đẳng với Pháp, khôi phục lại nền độc lập cho Việt nam, ít nhứt trên pháp lý quốc tế.
Đến đây, người Pháp bắt đầu hiểu được những toan tính kín đáo của Ông Bảo Đại nhờ cảnh sát lượm được mấy chữ viết tay của Cụ Trần Trọng Kim về Cưụ hoàng: « Cựu Hoàng không bao giờ nghĩ sẽ trở lại ngôi vua vì trở lại ngôi vua không có gì khác hơn là làm vua bù nhìn dưới sự đô hộ của thực dân. Nếu ông trở lại là trở lại theo tiếng gọi của quốc dân. Sự trở lại của ông phải đồng nghĩa với sự độc lập của Việt nam »*.
Năm 1947, mặc dầu nhiều khó khăn vì đang sống lưu vong trên đất tàu, Đại Việt vẫn giữ quyết tâm, tái cơ cấu từng phần để có thể lấy những quyết định quan trọng và tham gia tranh đấu cho vận mệnh đất nước. Về phần Cựu Hoàng, ông chọn cái nhìn của Đại Việt mà không theo quan điểm của bộ phận Việt nam Quốc dân Đảng lưu vong.
Đại Việt ủng hộ Cựu Hoàng, sửa soạn cho ông về Việt nam bằng 3 dự án: tạo một phong trào quần chúng chánh trị ủng hộ Bảo Đại, tổ chức một phong trào thanh niên ủng hộ Bảo Đại và giử một chơn trong kháng chiến để nhằm kéo những người kháng chiến không cộng sản trở về * . Nhưng qua năm 1948, Ông Bảo Đại quyết định chọn Tướng Nguyễn văn Xuân lập Chánh phủ Trung ương Lâm thời. Đại Việt đành phải đứng ra ngoài và chờ cơ hội khác. Trong lúc đó, Việt Minh gia tăng khủng bố, ám sát để tố cáo chánh phủ Bảo Đại tay sai của thực dân, bất lực không giử được an ninh cho dân chúng, vừa tiêu diệt những người yêu nước thật sự . Những cái chết của Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà,…đủ tố cáo cái dã tâm của Hồ Chí Minh là không bao giờ từ bỏ khủng bố nhơn dân.
Quốc gia Liên hiệp
Quốc gia Liên hiệp là một tập họp những người quốc gia nhằm ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Ở Trung, từ năm 1946, hai ông Trần văn Lý và Ngô Đình Diệm thành lập một tổ chức cùng danh xưng và cùng mục tiêu. Qua năm sau, Quốc gia Liên hiệp ở Trung sáp nhập vào Mặt trận Quốc gia Liên hiệp trong Nam do Bs Lê văn Hoạch, người Cao Đài, thành lập. Trong lúc đó, cũng có một Mặt trận Quốc gia Liên hiệp do Ông Vũ Tam Anh thành lập trong kháng chiến và tách ra. Nhưng tổ chức này không tồn tại lâu khi rút về Sài gòn.
Cuối năm 1947, một Ủy Ban Chỉ đạo gồm mươi người: Nguyễn Tôn Hoàn làm Tổng Thư ký, Tướng Nguyễn văn Xuân làm Cố vấn Danh dự, thành viên là Đại diện Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo, Liên Minh Dân chủ của Bs Đỗ Dư Ánh, Khối Quốc gia Kháng chiến, Phân bộ Quốc gia Liên hiệp ở Trung do Ngô Đình Luyện đại diện, Đại diện Tin Lành,.. được thành lập để hướng dẩn hoạt động của Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại.
Lực lượng ủng hộ giải pháp Bảo Đại đưọc thống nhứt trong đó 2 nhơn vật tích cực ủng hộ Cựu Hoàng là Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn. Đây là thời điểm mà 2 người này khắn khít với nhau và hợp tác với nhau chặt chẻ. Nhờ đó, Ông Bảo Đại được một lực lượng chánh trị mạnh ủng hộ để ông về nước lập một chánh phủ quốc gia.
Qua tháng giêng 1948, Tổ chức Quốc gia Liên hiệp gởi Cựu Hoàng một bản kiến nghị ủng hộ ông và đồng thời yêu cầu ông dẹp bỏ Phái đoàn Đại diện Việt nam ở Paris vốn thân Việt Minh.
Phía Pháp, với Bollaert, nhìn nhận chánh thức Bảo Đại là người đối thoại giàn xếp vấn đề việt nam, nhưng quan điểm của pháp vẫn nhằm hạn chế chủ quyến của Việt nam. Để biết ý kiến của Quốc gia Liên hiệp, tức ý của các tổ chức chánh trị, Cựu Hoàng triệu tập các ông Trần văn Lý, Ngô Đình Diệm và Tướng Nguyễn văn Xuân tới Hồng kông. Hai ông Trần văn Lý và Ngô Đình Diệm phản đối đường lối của Pháp quyết liệt. Sau khi nghe ý kiến của Đại diện Quốc gia Liên hiệp, Cựu Hoàng qua Luân đôn, rồi Genève. Lúc này, ông biết chánh phủ hữu phái ở Paris, với một bộ phận đảng De Gaulle (gaulliste) tỏ ra khó chịu vì ông đã loại Việt Minh ra khỏi chánh trường việt nam. Trước dư luận pháp, trong một buổi họp báo ở Genève, ông lập lại quan điểm của ông về một giải pháp cho Việt nam « …Pháp phải trao trả lại cho tôi quyền lãnh đạo Việt nam độc lập, ba kỳ thống nhứt, với các sắc tộc thiểu số Miền Bắc, Trung và Nam. Có như vậy vấn đề viêt nam mới được giải quyết và việc này làm được »*.
Được tin Cựu Hoàng sắp về, tháng 2/1948, các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Hữu Trí, Ngô Đình Diệm đều vội vả qua Hồng kông chờ đón Bảo Đại từ Genève trở lại. Ông Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ là người được hiểu sẽ được Cựu Hoàng chỉ định lập chánh phủ. Ông Diệm giữ sẳn một dự án chánh trị chờ có cơ hội áp dụng*. Dự án gồm 5 điểm:
1/ chánh thể quân chủ nghị viện,
2/ thiết lập nền đôc tài quốc gia,
3/ tuyển mộ và canh tân cán bộ chọn lựa trong những chiến sĩ quốc gia và công giáo,
4/ chống hối lộ,
5/ dẹp bỏ tận gốc Việt Minh.
Việt nam Quốc gia
Dựa thế của Quốc gia Liên hiệp trong chánh phủ Nguyễn văn Xuân, Ông Nguyễn Tôn Hoàn tổ chức lại Đại Việt trong Nam cho phù hợp với đường lối cách mạng của Đại Việt. Ông thành lập Thanh niên Bảo quốc Đoàn như Thanh niên Tiền phong trước kia làm lực lượng xung kích đánh cộng sản ngay trên mặt trận thanh niên và cách mạng.
Ông Đỗ văn Năng thông báo Tướng Xuân Thanh niên Bảo quốc Đoàn sẽ tổ chức Đại hội đầu tiên ở rạp hát Tân định và được chánh phủ nhìn nhận và ủng hộ. Từ 200 thanh niên đoàn viên với 70 cán bộ lãnh đạo, tăng lên 2000 chỉ trong vài ngày. Năm tháng sau, khắp các tỉnh Miền Tây đều có Thanh niên Bảo quốc Đoàn ra đời trước sự hưởng ứng nồng nhiệt của dân chúng.
Cựu Hoàng ủy nhiệm Tướng Nguyễn văn Xuân lập Chánh phủ Trung ương Lâm thời. Đại Việt không mặn mà với chánh phủ nhưng cần vai trò của chánh phủ. Trước biến cố quan trọng này, cuối năm 1948, Đại Việt ra chỉ thị cho cán bộ lãnh đạo đảng* :
– Đối với Cựu Hoàng, hiện là người duy nhứt có thể chánh thức tranh đấu cho nền Độc lập và Thống nhứt quốc gia;
– Đối với Chánh phủ Trung ương Lâm thời, vì gồm nhiều phần tử phức tạp, chúng ta không ủng hộ nhưng không phê phán để lật đổ, phê phán hành động của nhơn viên chánh phủ nhưng không đụng chạm tới đời tư;
– Đối với Pháp, Đại Việt chủ trương một nền độc lậo và Việt nam thống nhứt trọn vẹn, từ Ải nam quan tới mủi Cà mau.
Trên phương diện tranh đấu chánh trị việt nam, những năm 1947 và 1948 có tính cách quyết định của Đại Việt. Sau 1946, Đại Việt bị phân hóa và suy yếu do Việt Minh tấn công. Chính nhờ một nhóm nhỏ cán bộ giỏi mà Đại Việt đã tìm lại được cho mình thế đứng vững vàng. Thay vì chạy qua Tàu và ở lại bên đó, Đại Việt đã khéo léo sử dụng con bài Pháp để tồn tại và tiếp tục tranh đấu nhưng vẫn giử lập trường chống thực dân để giành độc lập.
Trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp và khó khăn của Việt nam từ 1947 tới 1954, khó khăn về mặt chánh trị vì bị áp lực từ hai phía Pháp và Việt Minh cộng sàn, về mặt tâm lý, khi tránh Việt Minh chì có con đường rút về Thành, công khai tranh đấu, thì bị lên án đầu hàng giặc, Đại Việt đã lấy quyết định tham gia chánh quyền đẻ khai sanh ra một Việt nam Quốc gia và xây dựng nó vững mạnh cho tới 30/04/75. Phải nhìn nhận đó là một thành công lớn của Đại Việt và Đại Việt Miền nam.
Ghi chú:
* Trích François Guillemot .
–Mời đọc thêm Luận án Tiến sĩ sử học «Đại Việt, Indépendance et Révolution au Việt nam. L’échec de la troisiềme voie (1938 – 1955) de François Guillemot »,( Trường Ecole Pratique de Hautes Etudes, Paris XVI, do Ed Les Indes savantes, Paris, xuất bản năm 2012. Luận án được ông François Guillemot thực hiện rất công phu. Nhứt là về mặt tài liệu gốc vô cùng phong phú.
-Gọng Kìm Lịch sử của Bùi Diễm, xb Phạm Quang Khai, Huê kỳ, 2000.
-Việt nam Máu Lửa của Nghiêm Kế Tổ, xb Xuân Thu, Huê kỳ, 1989.
Nguyễn văn Trần, Paris (nhớ Gs Nguyễn Ngọc Huy nhơn lễ giổ thứ 30)
Thơ Huy Văn – Một khúc hoài
Lòng tìm quên mà tim luôn cố nhớ
Thời gian trôi, kỷ niệm cũng phôi pha
Ngày chậm qua, đêm dài như vô tận
Và mưa rơi… Cứ lã chã, nhạt nhòa!
Không biết tự bao giờ chân mỏi bước
Đường viễn phương dài quá bóng trùng khơi
Người lầm lũi thả xuôi dòng ly biệt
Chốn phù sinh, cuộc sống bạc theo đời!
Hồn vời vợi theo mùa trăng tàn khuyết
Buồn vui theo con nước chảy qua cầu
Từng đêm nhớ cảnh đời trong bão loạn
Chơi vơi như trầm tích lắng vực sâu.
Thương quê cũ lất lây vì kiếp nạn
Nửa đời qua còn rưng rức hoài mong
Dấu nỗi buồn trong tháng năm phiêu lãng
Khúc ly tan mang giai điệu nát lòng.
Lối du mục thênh thang màu cô tịch
Bến ly hương còn vọng mãi câu nguyền
Cuộc tử sinh dù đã là dĩ vãng
vẫn trăm năm hằn nét tận buồng tim.
Cất tiếng ca khan một bài vong quốc
Trên gió tha phương treo mấy nhánh sầu
Thả bước thăng trầm cùng trời, cuối đất
Hồng hạc lìa đàn về đâu, …về đâu?!
Hồi ức của một người Mỹ về cấp chỉ huy QL/VNCH trong những ngày tháng 4 1975 – Phạm Phong Dinh
Parker, CIA, gặp các tướng VNCH ở vùng 4, trước những ngày giờ sắp mất Miền Nam
Đa số sách báo Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam không tường thuật nhiều về những ngày, những giờ phút cuối cùng của Miền Nam một cách chính xác. Điều dễ hiểu là, những người Mỹ làm việc tại Miền Nam đã được di tản nhiều ngày trước khi quân đội Bắc Việt vào Sài Gòn, nên những chi tiết về giờ thứ 25 rất ít được ghi nhận. Tuy nhiên, cũng có vài tác phẩm viết lại những sự việc xảy ra những ngày cuối tháng Tư, như cuốn Goodnight Saigon của Charles Henderson, Decent Interval của Frank Snepp, hay cuốn Last Man Out của James E. Parker.
Tác phẩm Goodnight Saigon (Giã Biệt Saigon) nghiêng nhiều về tường thuật những diễn biến quân sự từ những thảm họa trên cao nguyên và ngoài Quân Khu 1, đến những ngày hấp hối của Sài gòn, những xao động của dân chúng. Một vài câu chuyện về những nhân vật dân sự như nhà văn Mai Thảo, diễn viên Kiều Chinh. Trong cuốn Decent Interval (Khoảng Thời Gian Coi Được), tác giả Frank Snepp chú trọng nhiều về những diễn biến và xáo trộn chánh trị ở Hoa Kỳ và Miền Nam. Đặc biệt ông tường thuật cuộc ra đi trong đêm 25.4.1975 của Tổng Thống Thiệu và Thủ Tướng Khiêm. Cái tựa đề đã nói thay cho chánh sách của chánh quyền Hoa Kỳ, hay nói chính xác, là công việc để đời của ông Henry Kissinger, khi ông này tiên liệu sau Hiệp Định Ba Lê thì Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn sống sót được chừng một năm rưỡi nữa là cùng. Đó là khoảng thời gian coi được cho một cái chết từ từ, nếu chết nhanh quá thì coi cũng… kỳ. Tuần lễ cuối của tháng Tư, khi Tổng Thống Thiệu đã ra đi, thì ông Henry đã sốt ruột hỏi nhau với những cộng sự, rằng không biết giờ này VNCH đã chết chưa.
Ở con người Kissinger tương phản hai thái cực kỳ dị. Khi còn trong cuộc hòa đàm thì ông ta nhũn nhặn chìu chuộng Hà Nội đủ mọi thứ, đến đỗi Tổng Thống Thiệu đã bực tức hỏi thẳng ông Phó Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn khi ông ta nài nỉ Tổng Thống Thiệu chịu ký Hiệp Định: “Các ông đại diện cho người Mỹ hay đại diện cho Bắc Việt”. Bằng mọi giá, ông Kissinger phải ký cho được Hiệp Định Ngừng Bắn Ba Lê, đưa tù binh Mỹ về nước, và chấm hết. Nhưng khi Bắc Việt ngổ ngáo vi phạm hiệp định, tái phát chiến tranh, thì ông lại bênh vực VNCH và đòi trừng phạt Hà Nội. Chẳng biết là ông diễn tuồng, điều mà ông gọi là lương tâm của nước Mỹ, hay là thật lòng. Những dẫu sao thì quốc hội Mỹ cũng đã quyết định thay giùm ông, rằng VNCH phải chết.
Tác phẩm Last Man Out (Người Cuối Cùng Ra Đi) của James E. Parker là hồi ức về những ngày công tác tại Việt Nam trong cương vị của một nhân viên CIA có trách nhiệm liên lạc và thu thập tin tức quân sự với những cấp chỉ huy của QLVNCH, rồi tổng hợp làm phúc trình cho cơ quan CIA tại Sài Gòn. Ông Parker đang làm việc ở chi nhánh CIA Cần Thơ, thì ông nhận lệnh thuyên chuyển về Vị Thanh, tỉnh lỵ của tỉnh Chương Thiện. Đối với người Việt Nam, thì Chương Thiện là một địa danh ít người muốn đến, còn theo Parker thì bên ngoài tỉnh lỵ bước ra mấy bước là đã ngửi thấy mùi Việt Cộng. Nên bất cứ người Mỹ nào về làm việc ở đấy đều được đồng nghiệp gọi tên giễu (nickname) là Dead Man (Người Chết).
Tuy vậy khi về Vị Thanh, Parker nhận ra rằng Việt Cộng chẳng bao giờ muốn làm phiền ông ta, ông được an toàn. Từ đấy Parker suy luận rằng, chúng chẳng muốn khiêu khích Hoa Kỳ bằng cách giết một CIA Mỹ trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc chiến, chẳng có lợi gì mà có khi còn làm cho anh Mỹ nổi giận quay trở lại thì khốn. Cứ để cho những người Mỹ tà tà làm việc cho đến ngày họ cuốn gói ra khỏi Việt Nam, bởi ngày ấy chẳng còn lâu la gì.
Công tác ở Miền Tây, là nhân viên đại diện cho CIA Cần Thơ, Parker có dịp tiếp xúc với những vị chỉ huy cao cấp của vùng châu thổ Cửu Long, những nhân vật đầy huyền thoại: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai và Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Đặc biệt, trong những ngày cuối cùng của tháng Tư, chiếc trực thăng của Parker gần như hàng ngày đáp xuống Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh của Chuẩn Tướng Hai để nghe ông trình bày quân tình, dân tình lúc ấy, rồi sau này nhiều người đã ngỡ rằng người Mỹ đến mời Chuẩn Tướng Hai ra đi. Nhưng nếu người Mỹ thực sự có ý định đưa Chuẩn Tướng Hai đi, thì ông cũng sẽ khảng khái từ chối, như Tổng Thống Trần Văn Hương từ chối các ông Đại Sứ Mỹ Martin và Đại Sứ Pháp Mérillon, thề ở lại chia sẻ hoạn nạn với chiến sĩ và đồng bào của ông. Hay Thiếu Tướng Lê Minh Đảo từ chối sự mời mọc của người Mỹ, ông thề ở lại cùng sống chết với chiến hữu của ông.
James Parker đã dành nhiều trang kể lại những cuộc tiếp xúc với những vị chỉ huy cao cấp của quân đội Việt Nam, cuộc gặp đầu tiên là với Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, lúc ấy ông đang là Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, bản doanh sư đoàn đặt tại Vị Thanh, kính mời quý độc giả cùng theo dõi (chú thích trong ngoặc là của chúng tôi):
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tiếp đón chúng tôi rất niềm nở. Ông Tướng nói tiếng Anh hơi chậm nhưng phát âm rõ ràng, cho biết sư đoàn của ông có trách nhiệm bảo vệ vùng hạ châu thổ. Sư Đoàn trong thế bị áp đảo về quân số nhưng ông đã làm tất cả những gì có thể, ông chọn lựa mục tiêu. Ông không muốn tấn công vào những điểm kiên cố của quân cộng, bởi ông nghĩ rằng ông sẽ bị tổn thất nhân mạng nhanh chóng. Vì ông đang ở trong một cuộc chiến quá lâu dài, ông phải bảo vệ nhân lực và nguồn tiếp liệu của ông. Ông nói với tôi rằng ông không thể xoay chuyển cục diện ở đây, nếu ông muốn tạo một chiến thắng thì quân Bắc Việt chắc chắn sẽ đưa nhiều quân đến nữa. Tôi hỏi ông:
-Tại sao chiến đấu một cuộc chiến đang thấy thua rõ?
Ông Tướng hỏi vặn lại, rồi mỉm cười:
-Tôi còn có sự chọn lựa gì nữa không? Nhưng đây là đất nước của chúng tôi.
Vị Thanh là nơi hiểm nghèo nhứt ở Miền Nam, không có lý lẽ nào để nuôi hy vọng ở đây. Quân địch đầy dẫy chung quanh thành phố. Tại sao lại mạo hiểm để cho những người Mỹ bị địch cầm giữ trong giờ thứ mười một này. Những tháng sau, tôi làm việc nhiều thời gian trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21, thu thập tin tức trong vùng hạ châu thổ, cuối cùng tôi được cho phép thường xuyên tiếp xúc với Phòng 2 và Phòng 3 Sư Đoàn.
Trong lúc đó thì Tướng Hưng có mặt hầu hết ngoài mặt trận. Chiếc trực thăng chỉ huy của ông cất cánh mỗi buổi sáng sớm đưa ông đến những địa điểm xa xôi nhứt để ông có thể thăm hỏi những cấp chỉ huy. Tôi chỉ gặp ông hầu như vào lúc ban đêm, lúc thì dùng bữa tối, lúc thì uống với nhau. Thỉnh thoảng thì tôi cũng gặp ông Tướng vào lúc ban ngày trong văn phòng của ông. Thời gian dần trôi, thì cuộc gặp gỡ của chúng tôi trở nên thoải mái nhiều, chúng tôi thích thú sự hiện diện của nhau.
Terry (nhân viên CIA mà Parker đến thay thế) giới thiệu tôi với vị Tỉnh Trưởng, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông Đại Tá được tuyên dương là Chiến Sĩ Xuất Sắc Của Năm (1972), trước khi ông đến nhậm chức ở Chương Thiện, một vinh dự gặt hái được từ chiến công anh hùng của ông chống quân Bắc Việt ở An Lộc. Ông đã bị thương rất nặng, mất một phần mặt của ông. Khi tôi gặp ông, thì phần bị mất ấy đã được chữa trị bằng phẫu thuật, từ cái nhìn đầu tiên thì tôi đã có thể nhận ra một vết thẹo dài chạy dọc theo bên hàm. Đại Tá Cẩn có một quan niệm rất tích cực về chiến tranh, dù cảnh quan buồn tẻ ở Vị Thanh. Ông đúng là người lính của những người lính, dũng cảm và thanh liêm. Ban đêm ông thường đi xuồng đến những đồn bót xa xôi nhứt để phát lương cho binh sĩ. Ông nói rằng ông có dưới tay nhiều chiến sĩ giỏi mà có thể chiến đấu chống cộng sản đến khi họ chết hoặc là đất nước được thanh bình.
Những buổi tối của tôi với Chuẩn Tướng Hưng càng lúc càng thân tình. Ông thường hỏi thăm về gia đình tôi, về Hoa Kỳ cùng những gì đang xảy ra bên ấy. Ông rất quan tâm đến văn học Mỹ nên tôi thường có dịp nói về các tác giả Hoa Kỳ và tác phẩm của họ. Mặc dù tôi thường đọc hai, ba cuốn sách mỗi tuần ở Vị Thanh, nhưng tôi lại chưa đọc những cuốn mà Tướng Hưng hỏi tôi. Về phần ông, thì ông nói về lịch sử và chuyện chiến tranh ở Đông Dương. Ông thường nói chuyện một cách có cân nhắc và chậm rãi, hay mĩm cười dù đang đề cập đến những sự việc nghiêm trọng. Từ ông toát ra một vẻ rất tự tin và ánh lên sự trầm tĩnh.
Trong tháng 2 (1975), cấp chỉ huy ở Cần Thơ và Sài Gòn thúc giục, Tướng Hưng cho quân tấn công một đơn vị lớn Bắc Việt về phía Đông Chương Thiện thuộc rừng U Minh, là một khu vực cộng quân chiếm đóng từ lâu. Cuộc tấn công này là chiến dịch lớn nhứt từ lúc tôi về tỉnh Chương Thiện. Ông Tướng sử dụng tất cả nguồn yểm trợ của Không Quân mà ông có. Mặc dù ông sở hữu nhiều khẩu đại bác do quân đội Mỹ để lại, ông lại có khó khăn khi di chuyển chúng vì sự hạn chế phi vụ chuyển vận. Ông cũng thiếu thốn những tiếp liệu cần thiết và đầy đủ để trang bị cho lực lượng tấn công. Thí dụ, ông có rất nhiều mìn claymore nhưng thiếu ngòi nổ, đạn pháo binh cũng thế, có nhiều nhưng rỉ sét. Do vậy, sư đoàn chịu nhiều thiệt hại. Chiến sĩ của ông chiến đấu rất dũng cảm. Tôi hiểu nỗi đau đớn của ông Tướng, và tôi hiểu niềm tự hào của ông đối với những người lính ấy, dù bị thương vong rất nhiều nhưng họ vẫn tiếp tục tiến tới.
Khi trận chiến tàn, quân Bắc Việt bị đẩy lùi vào rừng U Minh, Tướng Hưng vẫn không chắc rằng ông đã thực sự chiếm thượng phong. Ông đã dùng quá nhiều nguồn tiếp liệu mà ông có. Cho cái gì mới được? Mấy ngày sau, một thứ mùi kinh khủng tuôn vào chỗ tôi cư ngụ. Tôi đã từng ngửi thấy mùi này, đó là mùi của thịt thối, của người chết. Một thông dịch viên cho tôi biết nhà xác sư đoàn nằm giữa khu tôi ở và cô nhi viện tỉnh. Những xác tử sĩ nằm chờ được chở đi. Phương tiện chuyên chở đã hiếm hoi mà phòng lạnh cũng không. Một số xác được lấy về từ khu vực chiếm đóng của cộng quân. Dẫu sao thì khi tôi muốn chạy xa khỏi khu nhà ở, thì ông Tướng đã xoay sở phương tiện đưa xác tử sĩ đi trong tuần.
Tháng sau (10.3.1975), Ban Mê Thuột thất thủ, Bộ Tư Lệnh Tối Cao ở Sài Gòn tái phối trí lực lượng để bảo vệ phần còn lại của Miền Nam. Sư Đoàn của Chuẩn Tướng Hưng di chuyển về bảo vệ khu vực phía Bắc Cần Thơ, ông Tướng được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó khu vực phía Nam Sài Gòn (Quân Khu 4).
Ngày 20.3.1975, Huế thất thủ.
Ngày 30.3.1975, Đà Nẵng mất.
Ở Cần Thơ, Tướng Hưng làm việc với Jim D. (xếp CIA Cần Thơ) và những sĩ quan liên lạc quân sự, nhưng ông tỏ ra thích làm việc với tôi ngay lần đầu gặp gỡ hơn là với những người sĩ quan này. Jim D. bảo tôi lên Cần Thơ thường xuyên hơn để làm việc với ông Tướng. Tôi có kế hoạch trở lại Vị Thanh mỗi tuần hay mỗi hai tuần để coi lại khu vực trú ngụ và nghe thuyết trình quân tình từ Đại Tá Mạch Văn Trường, Tân Tư Lệnh Sư Đoàn 21 đang chỉ huy những đơn vị còn lại ở đấy (Một ngày trước khi ra đi, ngày 24.4.1975, Tổng Thống Thiệu ký nghị định đặc cách thăng Chuẩn Tướng cho Đại Tá Trường. Ông là vị Tướng được thăng chức sau cùng nhứt của cuộc chiến).
Khu vực càng lúc càng thu hút sự quan tâm là con đường Quốc Lộ 4 chạy dài theo hướng Tây và Tây Nam từ Sài Gòn, phía Bắc sông Bassac (tức sông Hậu Giang), rồi đổ vào vùng châu thổ. Các đơn vị của Sư Đoàn 7 Bộ Binh chịu trách nhiệm bảo vệ quốc lộ, Chuẩn Tướng Hưng sắp xếp cho tôi được nghe thuyết trình từ Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Tướng Hưng cho biết ông từng phục vụ trong sư đoàn lúc còn trẻ. Ông cố vấn sư đoàn lúc đó là con người đầy huyền thoại Trung Tá John Paul Vann, một nhân vật đầy quyền lực đối với quân đội Nam Việt Nam. Cuối cùng thì ông đã chết (trong một tai nạn trực thăng ở Kontum, tháng 6.1972).
Tôi đáp trực thăng đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh và diện kiến Chuẩn Tướng Hai trong văn phòng của ông. Ông Tướng đúng là một bản sao của một sĩ quan Mỹ với bộ quân phục sạch thẳng nếp, tay áo xăn lên quá khuỷu tay. Ông Tướng nói tiếng Anh rất lưu loát (khi còn là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ, người ta luôn thấy trong tay Chuẩn Tướng Hai nếu không là một cuốn kinh Phật, thì cũng là một cuốn sách tự học Anh Văn. Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông cũng đã từng được gởi đi thụ huấn khóa tham mưu ở Hoa Kỳ). Đôi mắt trên khuôn mặt đầy đặn của ông ánh vẻ nghiêm khắc và ông chẳng tỏ ra thân thiện. Tôi hỏi ông Tướng về tình hình.
-Anh muốn biết tin tức, anh nhân viên chánh phủ Hoa Kỳ, tôi muốn cơ phận cho trực thăng, tôi muốn đạn dược.
-Ngài đang nói chuyện với lầm người rồi, điều ấy chẳng phải là công việc của tôi.
-Anh chính là Chánh phủ Hoa Kỳ. Chánh phủ Mỹ hứa luôn cung cấp tiếp liệu cho chúng tôi để chúng tôi có thể chiến đấu. Chúng tôi có thể làm được chuyện ấy, chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, nếu chúng tôi có đạn và máy bay. Hãy nói lại với chánh phủ của anh điều đó rồi tôi sẽ nói anh nghe những gì đang xảy ra ở đây.
-Vâng, tôi sẽ báo cáo rằng quân đội đang thiếu hụt tiếp liệu.
Ông Tướng chằm chằm nhìn tôi một lúc lâu, cuối cùng ông nói:
-Người Mỹ các anh không thường giữ lời hứa với người Việt chúng tôi.
Ông Tướng tiếp tục nhìn tôi qua làn khói thuốc, chờ đợi phản ứng của tôi. Khi tôi không tỏ thái độ gì, ông nhún vai và bắt đầu thuyết trình. Ông cho biết binh sĩ của ông chiếm giữ những vị trí trên Quốc Lộ 4 và hành quân đến biên giới Kampuchea để bảo vệ vùng lãnh thổ dưới Sài Gòn. Khu vực này phần lớn là những cánh đồng ruộng trồng lúa. Tinh thần binh sĩ rất cao, ông có thể ngăn chống lực lượng địch cấp sư đoàn của Bắc Việt trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên tinh thần binh sĩ có thể suy sụp nếu sư đoàn đối đầu với lực lượng địch lớn hơn và nếu đạn dược hao hụt. Ông tiên đoán rằng quân Bắc Việt sẽ tấn công sớm, mà ông thì không có tái tiếp tế. Sư đoàn ông đang trực diện với Sư Đoàn 9 Bắc Việt do Tướng Di Thiên Tích chỉ huy, mà đã chiến đấu trong khu vực này từ trước năm 1965.
-Tướng Tích có thể là tướng chỉ huy xuất sắc nhứt mà Bắc Việt có. Anh có biết chiến hiệu (slogan) của sư đoàn ấy là gì không? Là “Quét Sạch Kẻ Thù”. Kẻ thù ấy là tôi.
Có nọc độc trong giọng nói của ông. Quân Lực VNCH đang sụp đổ ở phía Bắc, ông buồn phiền và cay đắng. Không giống như Tướng Hưng, Tướng Hai không triết lý cho tương lai. Ông giận dữ. Tôi đưa ý kiến rằng có thể có cuộc thương thuyết ngừng bắn mà từ đó bảo vệ được chủ quyền của chánh phủ Miền Nam. Ông Tướng nhìn tôi không nói, tôi không rõ ông đang nghĩ gì. Khi tôi trở về Cần Thơ, tôi báo cáo với Jim D. buổi gặp mặt ở Sư Đoàn 7 Bộ Binh, rồi kết thúc bằng sự việc ông Tướng muốn đạn dược và cơ phận. Jim D. nhíu mày nhìn tôi:
-Đưa chuyện ấy vào báo cáo gởi cho Washington, và đứng nói với tôi nữa.
Tôi thường xuyên đến thăm Chuẩn Tướng Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Ông hiếm khi cười. Ông Tướng thường ngồi trên một cái ghế gỗ đằng sau bàn làm việc, ẩn đằng sau khói thuốc khi tôi đến Bộ Tư Lệnh Tiền Phương gần biên giới Miên. Mỗi lần nói chuyện với nhau, thì ông Tướng thường gợi lại những điều mà ông cho là “Sự Can Thiệp Đầy May Rủi” của Quân Đội Hoa Kỳ. Những điều ông nói, đại khái như:
-Giữa hai nền văn hóa có một sự khác biệt lớn lao, người Mỹ các anh luôn muốn chúng tôi suy nghĩ và hành động y hệt như các anh. Thực ra thì chúng tôi đâu có thích các anh hay chánh sách của các anh… Anh có nghe tôi không? Chúng tôi không thích các anh bảo chúng tôi phải làm gì. Nhưng chúng tôi cần sự giúp đỡ để tồn tại, và chúng tôi biết các anh có lợi thế nhìn chúng tôi sinh tồn. Nhưng không có nghĩa là các anh có quyền xía vào công việc và nền văn hóa của chúng tôi.
Tại sao các anh không đưa quân vô Kampuchea. Quân Bắc Việt đang ở đấy đấy, tại sao các anh thì không? Nếu các anh vượt đường xa đến đây để chận đứng chủ nghĩa cộng sản, tại sao các anh không tiến vào đất Miên nơi có những căn cứ của cộng quân rồi đánh cho chúng tiêu tùng. Tại sao các anh không vào Lào? Tại sao các anh không dùng cơ giới nặng ủi sạch con đường Hồ Chí Minh ở đó. Tình hình quân sự ở đây rất đơn giản. Tại sao các anh hành động như những thằng khùng? Người Việt chúng tôi cho là các anh khùng. Anh nói gì về điều đó, anh CIA? Các anh ngáo làm việc cho một tổ chức ngáo.
Sau khi ông Tướng đã giảng thế nào là cách điều khiển chiến tranh, sau khi gọi tôi bằng đủ thứ danh xưng, lập đi lập những chuyện ấy, nổi giận lên, thì ông mới nói đến chuyện quân tình trong khu vực. Trong những lần tiếp xúc tại Bộ Tư Lệnh, dần dà giữa ông Tướng và tôi cảm thấy thoải mái với nhau hơn. Không thân thiết, nhưng thoải mái, chúng tôi biết vị trí của nhau. Có thể là do thời gian hai năm ở Lào tôi có nhiều bạn bản xứ, nhưng cũng có thể ông Tướng nhận biết được sự cảm thông và kính trọng của tôi đối với cảm niệm của ông về Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm ở thời điểm mà rất nhiều cấp chỉ huy khác chỉ nghĩ đến bản thân họ. Cũng có thể khi chúng tôi cảm thấy thoải mái vì tôi là người khách thường xuyên của sư đoàn.
Thượng Nghị Sĩ Frank Church phát biểu trong cuộc họp Thượng Viện ngày 10.4.1975, nói rằng thế là đủ rồi (enough is enough), Quân Đội Nam Việt Nam tự lo liệu lấy. Trong khi đó thì Hạ Viện cũng đã bác bỏ yêu cầu quân viện khẩn cấp 722 triệu mỹ kim và 250 triệu cho kinh tế của Tổng Thống Ford (con số này là do Tướng Weyand lập ra và đệ trình sau khi đi quan sát tình hình quân sự ở Việt Nam về. Còn con số 700 triệu cho tài khóa 1974-1975, rồi bị cắt xuống 300 triệu đã bị cắt bỏ tàn bạo từ lâu). Quốc Hội chỉ đồng ý cấp ngân khoản dùng cho việc di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam.
Ngày hôm sau, trực thăng của Air America (có hợp đồng chuyên chở cho CIA) đưa tôi đến gặp Tướng Hai. Ông Tướng không đứng dậy chào khi tôi bước vào văn phòng. Rất bất ngờ như bước ra từ cõi sương mù, ông nói chậm rãi, hành động của chánh phủ tôi giống như cục phân, nghị sĩ Church xấu xa hơn Hitler, nước Mỹ không còn danh dự, quân đội nước tôi đã vi phạm quy luật hành xử chung của chiến sĩ khi quay lưng với chiến hữu và bỏ rơi họ trên chiến địa.
Ông Tướng đứng dậy và tiến đến gần tôi, đôi mắt ông đỏ hoe, bàn tay ông sờ vào báng súng lục, chằm chằm nhìn tôi không che dấu sự giận dữ từ thái độ của ông. Trong trạng thái căng thẳng đến điểm khó kiềm chế, những ngón tay của ông nắm chặt lấy báng súng. Khoảnh khắc ấy qua đi, ông thở dài:
-Tôi có thể giết anh nhân danh những con người dũng cảm đã hy sinh trong cuộc chiến này. Tôi có thể giết anh vì chánh phủ của anh đã không cố gắng chiến thắng.
Tôi đứng lặng thinh, run rẩy. Tôi nhỏ nhẹ nói:
-Chiến tranh đang tàn lụi, cuộc chiến đấu đã hoàn thành. Ngài phải chấp nhận những gì đã xảy ra, ngài phải chấp nhận số phận.
Chuẩn Tướng Hai hỏi lại:
-Tôi nghe ông Kissinger của anh ngày kia nói rằng Việt Nam đã chết. Ông ta có biết là chúng tôi vẫn còn sống ở đây không?
Tôi không thể trả lời. Cuối cùng thì ông Tướng nhún vai, giọng khàn đục không còn hơi. Ông nói cho tôi nghe tin tức mới nhứt về cuộc điều quân của quân địch mà ông quan sát từ trên máy bay trên vùng biên giới Việt-Miên. Ngày hôm sau, 15.4.1975, tôi bay đến Sư Đoàn 7 từ sáng sớm. Như thường lệ, ông Tướng rầy rà tôi về hành động của Hoa Kỳ:
-Đâu là người bạn của Miền Nam khi Miền Nam cần? Tôi có thể gọi ai đây? Quân giặc đã đến ngưỡng cửa của chúng tôi rồi, đất nước tôi trong cơn nguy khốn tận cùng. Ai sẽ đến tiếp cứu chúng tôi?
Phía bên kia biên giới Miên, ông đã quan sát thấy quân cộng tập trung lên con số đông đảo, cơ giới và chiến cụ liên tục di chuyển đến hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày.
-Máy bay bỏ bom của các anh đâu? Chúng ta đã trông thấy địch lộ diện, đúng là thời điểm dội lên đầu chúng. Chúng chuyển quân rầm rộ trước chiến sĩ của tôi, tôi cần giúp. Hãy giúp tôi, anh bạn CIA.
Như thường lệ, ông ngồi trên chiếc ghế gỗ nhìn tôi sau màn khói thuốc.
Ngày 17.4.1975, Phnom Penh rơi vào tay Khmer Đỏ. Tôi khởi sự đến gặp Chuẩn Tướng Hai mỗi ngày. Ông Tướng cho biết quân Bắc Việt tiếp tục tập kết ngay phía bên kia biên giới, chúng đưa đến chiến xa, cầu nổi và pháo binh. Bộ đội mới, tươi rói đã đến mà ông suy đoán sẽ là nỗ lực chánh tiến đánh Sài Gòn. Đó là mục tiêu thực sự của cộng quân. Cộng quân tập trung đông đảo như vậy không phải là để tấn công Sư Đoàn 7 Bộ Binh hay chiếm lấy QL4. Thỉnh thoảng tôi đến thăm Chuẩn Tướng Hưng ở Cần Thơ. Ông biết rõ tình hình quân sự toàn quốc, nhưng ông vẫn bình tĩnh và vẫn thư thả đợi cái gì đến sẽ đến. Mười sáu tỉnh của vùng châu thổ chưa có thành phố nào rơi vào tay cộng quân, với một nửa dân số của Miền Nam vẫn được an toàn.
Trong cuộc gặp ngày 19.4.1975, Tướng Hai cho tôi biết có vẻ như là không có thêm quân cộng tập kết ở vùng biên giới nữa, chúng đang điều động đến các vị trí. Ông nghĩ rằng khi chúng bắt đầu đội hình với bộ đội mới vào ở gần biên giới, phía sau những đội công binh bắt cầu, với đoàn chiến xa nặng húc về phía Sài Gòn, cuộc tấn công sẽ nổ ra. Cộng quân sẽ mất bảy ngày để xuất phát từ đất Miên vượt qua vùng Đồng Tháp Mười và tiến về Sài Gòn. Sư Đoàn 7 của ông Tướng chỉ có thể làm chậm tốc độ tiến quân của chúng mà thôi. Tướng Hai nói:
-Chúng tôi không thể chận đứng chúng, quân địch quá đông mà quân chúng tôi quá ít.
Ngày 21.4.1975, Xuân Lộc, một trong những cứ điểm cuối cùng của QLVNCH ở phía Bắc Sài Gòn thất thủ (thật ra chỉ di tản theo lệnh của Trung Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III & Quân Khu 3 về bảo vệ Sài Gòn), sau khi đã anh dũng chận đứng đà tiến của một lực lượng lớn quân Bắc Việt. Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu cũng đã từ chức trong ngày ấy.
Tôi đáp trực thăng đến Bộ Tư Lệnh SĐ7BB trong ngày 22.4.1975. Phòng làm việc của ông Tướng tối quá, ông đang ngồi trên chiếc ghế quen thuộc và hút thuốc.
-Những chiến xa nặng của Bắc Việt đang vào đội hình, bộ binh dàn trận phía sau. Chúng sắp sửa xuất phát, Sài Gòn sẽ rơi vào tay Bắc Việt trong vòng bảy ngày, 29.4.1975.
Ông Tướng đưa cao chiếc tách cà phê nóng lên, làm một cử chỉ vinh danh những người lính đã hy sinh và chào đón tương lai, nhưng ông không cười. Ý định của quân cộng thật rõ ràng đối với Chuẩn Tướng Hai. Chúng sẽ đánh lấy, chiếm được Sài Gòn trong bảy ngày nữa, mà Sư Đoàn 7 thì không thể chận chúng lại được. Tôi đến gặp Chuẩn Tướng Hưng buổi chiều cùng ngày. Ông cho hay từ buổi sáng sớm quân Bắc Việt đã vượt biên giới ở khu vực gần các đơn vị của Chuẩn Tướng Hai và tiến về hướng Sài Gòn. Tướng Hưng đã lệnh cho lực lượng ít ỏi Không Quân và Pháo Binh chuẩn bị chống lại cuộc tiến quân của quân địch, nhưng có lẽ cũng không làm chúng khựng lại được. Ông Tướng vẫn vẻ bình tĩnh và giữ gia đình gần bên.
James E. Parker cùng các đồng sự CIA giúp được nhiều nhân viên Việt Nam và thân nhân ở Cần Thơ thoát được ra biển trong những ngày cuối cùng và được vớt lên chiếc tàu buôn Pioneer Contender.
Đứng trên cầu tàu, tôi quay nhìn về hướng Việt Nam, bất giác tôi chợt nghĩ trong một thoáng thật rõ ràng, rằng dù chúng tôi đã thua trận, nhưng chúng tôi đã hành động đúng khi đến đó và chiến đấu. Lịch sử sẽ rộng lượng phán xét ý định tốt của chúng tôi đến giúp cứu một đất nước bị xâm lấn. Chúng tôi đã không thắng vì những chánh trị gia, những nhà hoạch định chánh sách Hoa Kỳ đã đưa ra những quyết định xấu xa đầy tội lỗi, từ lúc khởi đầu cho đến lúc tàn cuộc.
Đối với tôi, cái di sản bất tử của cuộc chiến là những người lính đã đáp lời gọi của đất nước, hy sinh thân sống ở Việt Nam. Trong thời điểm của những giá trị chao đảo, họ đã khẳng định những nguyên tắc trường cửu của Trách Nhiệm.Vì Tổ Quốc họ đã tự dấn mình trong những truyền thống Mỹ đẹp đẽ nhứt của những người lính chiến Mỹ. Họ đã chết trẻ rất Danh Dự trong chiến tranh. Mỗi người lính đều là những anh hùng.
Hướng về phía bờ biển, tôi đứng nghiêm chào đúng quân cách, chậm rãi. Tôi đứng lặng thinh trong một khoảnh khắc, rồi quay người đi xuống bên dưới. Cuộc chiến đã chấm dứt.
Chất chở hàng ngàn người tị nạn Việt Nam, con tàu Pionneer Contender nhổ neo buổi sáng sớm hôm sau hướng mũi tàu tiến về hướng Đông. Việt Nam mờ nhạt dần từ phía sau.
Thơ Lê Đình Thông
19 tháng 8 mở đầu thiên di
Mùa thu tháng tám ‘‘Ba Đình’’
‘‘Ba’’ vành tang trắng, hành trình ngất ngư
45 lưu lạc : tản cư
54 lận đận : di cư khắp miền
75 tiếp nối vượt biên
Cùng nhau tìm đến đất liền Tự Do.
‘‘Tuyên ngôn’’ reo rắc âu lo
Chỉ là ăn ốc nói mò đâu đâu
Tự do, bình đẳng : câu đầu
Đấu tranh giai cấp : phơi đầu người dân.
‘‘Vẹt’’ cộng sao chép y chang
Tuyên ngôn của Mỹ từng hàng từng câu
Chỉ là vá víu đạo văn
Dỗ ngon dỗ ngọt cho ăn bọc đường
‘‘Độc lập’’ rách nát tang thương
Mà nay lệ thuộc một phường Bắc Kinh
Người ta bán nước cầu vinh
Đất liền, biển cả tội tình chi đâu ?
19 tháng tám thiên di
Người dân lưu lạc ra đi khắp miền
Sào nam Việt điểu không quên
Cùng nhau tâm niệm : đất thiêng tìm về.
tháng tám 2020.
Thơ Trần Văn Lương
Dạo:
Chiều tàn, khúc hát buồn rơi,
Hoang mang cất bước, lệ khơi đôi dòng.
Cóc cuối tuần:
暮 歌
日 藏 地 暗 冷 風 吹,
老 者 路 旁 沒 處 歸.
羸 雁 離 群 追 舊 迹,
黑 雲 建 壁 阻 殘 暉.
人 心 已 變 肥 顏 赫,
國 運 還 危 白 髮 稀.
海 上 浮 悲 歌 一 曲,
顢 頇 舉 足 淚 珠 垂.
陳 文 良
Âm Hán Việt:
Mộ Ca
Nhật tàng, địa ám, lãnh phong xuy,
Lão giả lộ bàng một xứ quy.
Luy nhạn ly quần truy cựu tích,
Hắc vân kiến bích trở tàn huy.
Nhân tâm dĩ biến, phì nhan hách,
Quốc vận hoàn nguy, bạch phát hy.
Hải thượng phù bi ca nhất khúc,
Man han cử túc, lệ châu thùy.
Khúc Ca Chiều
Ngọn gió chiều day buốt thịt da,
Bơ vơ tuổi hạc biết đâu nhà.
Thiết tha nhạn ốm tìm hương cũ,
Vần vũ mây đen cản nắng tà.
Tóc trắng thương quê đà rớt rụng,
Lòng son nhớ nước cũng phôi pha.
Trùng khơi vẳng khúc ca buồn đó,
Bước nhỏ long đong, lệ vỡ òa.
Trần Văn Lương
Cali, 8/2020
Lời than của Phi Dã Thiền Sư:
Than ôi, chiều xuống, lữ khách già không có một chốn để về.
Lòng người đà thay đổi mà vận nước còn mãi nổi trôi.
Bao năm rồi khúc ca buồn từ mảnh đất quê nhà khốn khổ vẫn tiếp tục vất vưởng bồng bềnh trên biển cả, vượt trùng khơi đến khắp các mảnh đất tạm dung, không biết bao giờ mới dứt!
Hỡi ơi!
Tháng Tám 47 Năm Trước: Những hợp đồng tìm dầu đầu tiên ở Việt Nam – Trần Văn Khởi
Chẳng có gì nhiều thực hiện hồi Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) trước đây mà còn lưu lại sau ngày Cộng Sản chiếm miền Nam: hầu hết đường sá bị đổi tên, tượng đài phá huỷ, và các dự án chương trình đều đã bị ngưng bỏ từ lâu. Nhưng công cuộc tìm dầu ngoài khơi thì vẫn còn tiếp tục, và còn đem lại nhiều phúc lợi đáng kể cho kinh tế Việt Nam ngày nay.
Trong vòng 6 tháng trước Tháng Tư Bảy Mươi Lăm, sáu giếng tìm dầu đã được khoan ở thềm lục địa miền Nam: kết quả là ba giếng khô, ba giếng tìm thấy dầu khí ở ba mỏ đặt tên là Dừa, Đại Hùng và Bạch Hổ. Cả ba đến nay vẫn còn tiếp tục sản xuất, trong đó mỏ lừng danh Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất ở Việt Nam, và là mỏ khổng lồ, thuộc vào loại đặc trưng trong hàng quốc tế. Cùng với hàng chục mỏ khác được khám phá sau này, dầu khí ở thềm lục địa miền Nam đã đem lại cả trăm tỉ Mỹ kim cho Việt Nam.
Sáu giếng này được khoan theo những hợp đồng tìm dầu đầu tiên mà ông Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đã ký với các công ty dầu trong tháng Tám năm 1973. Việc thành tựu các hợp đồng này là một điểm son trong quá trình công vụ của ông Ngọc, và tôi cũng đã may mắn và hoan hỉ được làm việc cùng ông Ngọc trong chương trình này, rồi sau đó tiếp tục duy trì liên lạc với ông Ngọc trong hàng chục năm qua.
Nhìn Về Dầu Khí Ngoài Khơi
VNCH đi tìm dấu rất trễ, cả 9 năm đệ nhất cộng hoà không làm gì. Đến năm 1967, VNCH tham gia chương trình khảo sát địa chấn trên phần phía nam Biển Đông và ở Vịnh Thái Lan do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Kết quả sơ khởi thấy khả quan nên sau đó có thêm nhiều cuộc khảo sát do các công ty dầu tài trợ. Năm 1968, VNCH ra tuyên cáo xác nhận chủ quyền và quyền tái phán trên thềm lục địa, theo Quy Ước Geneve 1958 về Thềm Lục Địa. Cũng trong năm 1968, một dự thảo luật dầu hoả đã được khởi sư xúc tiến qua một uỷ ban liên bộ do hai kỹ sư Hồ Mạnh Trung và Võ Anh Tuấn của Nha Tài Nguyên Thiên Nhiên phụ trách. Tôi đã tham gia với tư cách Chánh Sở Đầu Tư ở Bộ Kinh Tế.
Khi nhậm chức Tổng Trưởng Kinh Tế khoảng cuối năm 1969, dù phải bận rộn với những biện pháp cấp bách nhằm ổn định kinh tế, ông Ngọc đã quan tâm tới triển vọng dầu khí, và góp phần thúc đẩy để sớm thông qua đạo luật. Khoảng tháng 12 năm 1970, khi ông Tuấn và tôi đang tham khảo với công ty CONOCO ở New York, tìm hiểu về kỹ nghệ dầu khí, thì được gọi về ngay – Luật Dầu Hoả số 011/70 vừa được Quốc Hội thông qua và Tổng Thống ban hành. Ông Ngọc muốn chỉ định tôi phụ trách chương trình tìm dầu, thi hành Luật Dầu Hoả; khi đó Ông Ngọc và tôi tuy có biết về nhau, nhưng tôi không làm việc trực tiếp với ông Ngọc; làm Chánh Sở Đầu Tư thì khi đó tôi dưới quyền ông Thứ Trưởng Công Kỹ Nghệ Phạm Minh Dưỡng.
Trong lần nói chuyện bàn việc, ông Ngọc nêu lên những điều mình cần làm, cũng như cách thức mình phải làm. Ông chia sẻ với tôi viễn ảnh một nền kinh tế phát triển bền vững do khai thác dầu hoả dẫn đầu; và qua việc mình làm với các công ty dầu ông muốn “chứng tỏ với thế giới là mình đủ sức và đáng tin cậy để thực hiện những dự án có tầm vóc lớn”. Ông nói ông giao mọi việc cho tôi, và sẽ giúp tôi chu toàn những gì tôi cần. Rất nhiều việc cần phải làm, và ông Ngọc mong muốn sẽ làm ngay và tiến triển mau.
Luật Dầu Hoả của VNCH dựa trên hệ thống đặc nhượng đang áp dụng khi đó ở Trung Đông, theo đó các công ty dầu sẽ được chọn lựa để đầu tư tìm kiếm, khai thác, sản xuất và xuất cảng dầu hoả, rồi trả nhượng tô (royalty) và nạp thuế cho chính phủ. Hoạt động dầu khí sẽ dựa trên Luật Dầu Hoả, các sắc lệnh nghị định sẽ phải ban hành, và các chi tiết ghi rõ trong các hợp đồng đặc nhượng, gọi nôm na là hợp đồng tìm dầu, mà chính phủ sẽ ký với các công ty.
Về chuyện lựa chọn công ty, nói chung thì có hai cách: hoặc thương thuyết trực tiếp với công ty, hoặc đấu thầu quốc tế rộng rãi. Trong lần tiếp xúc với CONOCO thì họ đề nghị VNCH nên nói chuyện song phương. Tôi thấy khó đi đường đó – họ coi bộ nắm vững mà mình lại không biết gì nhiều. Tôi nói với ông Ngọc “mình đòi ít thì lỗ, đòi nhiều thì hố, mà mình lại không biết đâu là ít đâu là nhiều”. Mà cũng không biết nên nói chuyện với công ty nào.Tôi nghiêng về đấu thầu. Ông Ngọc cũng thấy những trắc trở của chuyện bàn luận tay đôi – ông nói việc mình làm cần phải được rõ như thanh thiên bạch nhật để ai cũng thấy. Ông nói các điều khoản và thủ tục của việc đấu thấu đều phải được rất rõ ràng, minh bạch.
Vì việc tìm kiếm và khai thác dầu hoả liên quan đến luật lệ của nhiều cơ quan khác nhau, như tài chánh, quốc phòng, thuế vụ, ngoại giao, hối đoái…nên nhiều điều khoản của hợp đồng tìm dầu cần phải được sự đồng ý của các cơ quan này, và như vậy thì rất nhiều vấn đề sẽ phải giải quyết qua tiến trình liên bộ. Cả ông Ngọc và tôi đều e ngại phải đi qua cách thức làm việc chậm chạp này; ông nói mình phải nghĩ tìm cách gì sáng tạo để thúc đẩy nhanh công việc.
Ngoài ra thì thềm lục địa của mình sẽ phải được chia thành lô để gọi thầu từng đợt. Trong khi các quốc gia láng giềng đã công bố ranh giới thềm lục địa của họ thì VNCH chưa làm, và sẽ phải sớm công bố ranh giới của mình, và phải sẵn sàng để thương thảo giải quyết những trùng hợp, tranh chấp. Tôi nói mình sẽ phải làm việc với Hải Quân và Ngoại Giao, và phải nhanh chóng tìm hiểu Luật Biển và pháp lý thềm lục địa.
Tôi nói với ông Ngọc trước sau gì mình cũng phải cần sự giúp đỡ của chuyên gia, cố vấn, có kinh nghiệm đã làm chuyện này trước rồi. Tôi cũng nói thêm là trong lần gặp ông Thống Đốc Nguyễn Hữu Hanh vừa qua ở Ngân Hàng Thế Giới, ông có nhắn với tôi “khi mình tìm cố vấn thì mình phải để ý áo lót của họ không có nhãn hiệu công ty dầu.” Ông Ngọc, vốn đã làm việc gần gũi với ông Hanh từ nhiều năm trước, suy nghĩ khá lâu về chuyện này, nhưng không nói gì.
Rồi ông nói tôi sẽ cần có chuyên viên làm việc giúp, lại cần chỗ làm. Ông có vẻ hăm hở muốn xúc tiến nhanh, và đã gọi một phụ tá vào để nhờ kiếm chỗ cho “anh em dầu hoả, ở đâu đó trong building mình.”
Một Uỷ Ban Làm Việc Hữu Hiệu
Do nhu cầu, nhiều công việc trong chính phủ đều phải được giải quyết qua tiến trình tham khảo liên bộ. Nhược điểm chính của phương thức này là các vị đại diện các cơ quan thường là cấp thấp, lại có khi thay đổi, nên không mạnh dạn phát biểu ý kiến hay đề nghị sáng kiến tại buổi họp. Thường thì họ phải đem vấn đề về cơ quan, xét trình nội bộ, cho tới một kỳ họp sau; tiến độ vì vậy thường chậm chạp.
Vài ngày sau, tôi trình với ông Ngọc đề nghị thành lập một tổ chức cao cấp mang tên Uỷ Ban Quốc Gia Dầu Hoả để thực thi Luật Dầu Hoả, xúc tiến tìm dầu:
– Thành viên từ các bộ và cơ quan sẽ được chỉ định đích danh chức vụ, ở cấp Tổng Thư Ký hoặc Tổng Giám Đốc, và không được thay thế hay đại diện;
– Bắt chước vài uỷ ban công vụ của Hoa Kỳ, tôi đề nghị Uỷ Ban sẽ có 3 hội viên từ lãnh vực tư, hội viên chính thức chứ không phải chỉ là cố vấn, được chỉ định đích danh. Những người này sẽ thuộc lãnh vực luật pháp, kinh tế và kỹ thuật. Tôi cũng nói thêm là nếu có được Bắc Trung Nam thì lại càng hay cho công việc chung mới mẻ này. Tôi đã để ý tìm kiếm và tham khảo cấp tốc mấy ngày qua, và tìm được tên của quý ông Luật Sư Vương Văn Bắc, Kỹ Sư Địa Chất Âu Ngọc Hồ, và Kỹ Sư Đinh Quang Chiêu. Tôi chưa hề gặp hai ông Bắc và Chiêu, và đã làm việc với ông Hồ là người tiền nhiệm mới đây của ông Ngọc,
– Uỷ Ban sẽ có một văn phòng chuyên viên do một Giám Đốc điều hành; Giám Đốc sẽ làm thuyết trình viên và đóng góp vào các cuộc thảo luận của Uỷ Ban, nhưng sẽ không được quyền biểu quyết.
Ông Ngọc tỏ vẻ hài lòng với một uỷ ban liên bộ cao cấp mà lại có tư nhân tham gia. Ông vốn đã quen biết Luật Sư Bắc, và nói ông cũng mong muốn có ông Bắc trong uỷ ban. Ông cũng đồng ý ông Chiêu là một viên chức kinh tế cao cấp uy tín người Nam. Nhưng ông tỏ vẻ dè dặt về ông Hồ. Tôi đoán chắc chỉ là vì bất đồng cố hữu của người-sau-thay-người-trước, ngoài ra tôi thấy ông Hồ cũng đã sốt sắng thúc đẩy chương trình tìm dầu khi tại chức, nên tiếp tục thuyết phục mời ông Hồ; rồi ông Ngọc cũng đồng ý.
Sau đó ông Ngọc nói cần phải có thù lao cho uỷ ban, vì có các hội viên tư nhân, một chuyện mà tôi đã không nghĩ tới. Tôi nói như vậy sẽ công bằng phần nào cho tư nhân, mà cũng là một khích lệ cho mấy công chức cao cấp vốn đã bận rộn nhiều bề. Ông nói cũng phải 4000 đồng mỗi phiên họp (US$ 34 tính theo giá chính thức), một thù lao không phải nhỏ lúc đó.
Một uỷ ban như vậy sẽ là uỷ ban cao cấp đầu tiên chính phủ thời VNCH mà lại có hội viên tư nhân, và có thù lao họp như ở các công ty tư. Ông Ngọc nói ông sẽ lo làm phần của ông là vội vàng đem đề nghị đi tham khảo, xin ủng hộ và chấp thuận. Vài ngày sau, ông bảo tôi làm tờ trình và qua ngày 7 tháng Giêng năm 1971, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm ký ban hành sắc lệnh số 003/SL/KT thành lập Uỷ Ban Quốc Gia Dầu Hoả (UBQGDH) với nhiệm vụ thi hành Luật Dầu Hoả – chỉ 1 tháng sau khi Luật được ban hành.
Ông Ngọc làm Chủ Tịch của UBQGDH. Ông bổ nhiệm tôi làm Giám Đốc điều hành văn phòng, Kỹ Sư Tuấn làm Phó; khi đó chưa có chỗ làm, chuyên viên hay nhân viên nào cả. Tuy là thuyết trình viên không biểu quyết, tôi cũng được lãnh thù lao các buổi họp mà sau đó tôi chia cùng tất cả sáu nhân viên của văn phòng Uỷ Ban.
Chuyên Viên Iran Giúp Đỡ
Một ngày làm việc trễ, ông Ngọc gọi tôi lên văn phòng và bảo tôi chuẩn bị cho một phái đoàn đi Tehran gặp Thủ Tướng Hoveyda và Tổng Trưởng Dầu Hoả Amouzegar để nhờ giúp đỡ. Tôi chẳng hiểu gì cả, không biết gốc gác sự tình ra sao, thì ông nói vắn tắt là một bạn học của ông ở London hàng chục năm trước, bây giờ là Tổng Trưởng Tài Chánh của Iran, đã giúp thu xếp viếng thăm giúp đỡ. Ông nói ông đã nhờ Luật Sư Bắc, bây giờ đã ở trong Uỷ Ban, hướng dẫn phái đoàn, và bảo tôi đi gặp ông Bắc bàn mình cần gì, làm gì. Tôi nói tôi sẽ đi gặp ông Bắc bàn việc ngay, nhưng ông Tuấn sẽ đi Tehran thay tôi vì tôi đang phải cấp tốc thu xếp chỗ và tìm người làm việc, và đang dịch Luật Dầu Hoả ra tiếng Anh để gởi cho các công ty, và nay thì để cho chuyên viên Iran có văn bản làm việc ngay.
Phái đoàn đi Tehran vào cuối tháng Hai gồm có Luật Sư Bắc, Kỹ Sư Tuấn và hai viên chức của Phủ Thủ Tướng. VNCH yêu cầu Iran giúp ba chuyên viên về luật dầu hoả, kinh tế dầu hoả, và về địa vật lý (để nghiên cứu các dữ kiện khảo sát Liên Hiệp Quốc và thẩm định triển vọng dầu khí). Phái đoàn mang theo mấy tranh sơn mài làm quà tặng.
Qua đầu mùa Xuân năm 1971, các chuyên viên của National Iranian Oil Company (NIOC) đến Saigon và làm việc với chuyên viên của UBQGDH gồm Kỹ Sư Dầu Hoả Phí Lê Sơn, Cử Nhân Địa Chất Nguyễn Văn Vĩnh, Kỹ Sư Tuấn, và tôi; có thêm Kỹ Sư Nguyễn Trọng Hiền tăng cường từ Bộ Tài Chánh.
Trong ba tuần lễ, các chuyên viên Iran đã kể cho chúng tôi nghe nguồn gốc và tiến hoá của chế độ đặc nhượng dầu hoả ở Trung Đông. Họ trình bày chi tiết những tranh chấp với các công ty dầu, ngay từ những năm đầu khởi công, tiếp tục qua việc thành lập OPEC năm 1960 (Organization of Petroleum Exporting Countries) mà Tổng Trưởng Jamshid Amouzegar của Iran là một người đề xướng thành lập. Nghe chuyện dầu khí họ kể thấy còn hấp dẫn hơn là chuyện Một Ngàn Lẻ Một Đêm. Họ thẳng thắn trả lời các câu hỏi của chúng tôi, không tỏ vẻ dấu diếm chuyện gì cả.
Họ giúp soạn thảo một Hợp Đồng Đặc Nhượng Mẫu (Model Concession Agreement) để cùng với Luật Dầu Hoả và các sắc lệnh nghị định liên hệ sẽ làm căn bản cho hồ sơ gọi thầu quốc tế. Chúng tôi thảo luận ngày này qua ngày kia cách thức và thủ tục gọi thầu, và những đề mục (bid items) của đề cung (offer), sao cho phản ảnh đúng những ưu tiên VNCH nhắm trong công cuộc tìm dầu, và sao cho việc thẩm lượng, so sánh các đề cung được dễ dàng, minh bạch, tránh mâu thuẫn và mơ hồ. Trong khi đó thì chuyên viên địa vật lý nghiên cứu các tài liệu khảo sát của Liên Hiệp Quốc, và tuy cuộc khảo sát là tổng quát và có tính sơ khởi, ông ta cũng cho ý kiến rất lạc quan về triển vọng dầu khí ngoài khơi Việt Nam.
Việc giúp đỡ của các chuyên viên Iran thực sự đã rất hữu hiệu và bổ ích, (i) cho chúng tôi những bài học sâu rộng về kỹ nghệ dầu khí và tương quan với công ty dầu, (ii) soạn thảo một hợp đồng mẫu tiến bộ và đầy đủ, (iii) đúc kết những thủ tục gọi thầu và chọn lựa đề mục đề cung, sau này giúp việc gọi thầu và chọn thầu được suông sẻ, nhanh chóng; (iv) xác nhận tiềm năng dầu khí sáng sủa ở ngoài khơi, và (v) đã làm hết thảy công việc đó nhanh chóng vào đúng lúc mình cần.
Làm Đi … Làm Lại
Uỷ Ban bắt tay ngay vào việc, đầy nhiệt tâm và hy vọng – chuyên viên làm việc không kể giờ giấc. Ông Ngọc không hề vắng mặt một phiên họp nào, có khi ghé thăm anh em làm việc ban đêm ở văn phòng.
Tất cả tài liệu làm việc với NIOC đều được dịch ra tiếng VIệt để Uỷ Ban nghiên cứu, thảo luận, tu chỉnh, chấp thuận; sau đó, các tài liệu đã hoàn bị được dịch ra tiếng Anh để làm hồ sơ gọi thầu. Uỷ Ban cũng thành lập các tiểu ban để làm việc chi tiết hơn với chuyên viên, có khi từng câu từng chữ, để giúp thúc đẩy các thảo luận ở Uỷ Ban được rõ ràng và nhanh chóng hơn. Tất cả hồ sơ gọi thầu đều làm hai thứ tiếng, và Uỷ Ban tự lo lấy việc phiên dịch, không nhờ người ngoài.
Qua tháng Sáu năm 1971, sáu tháng sau khi Luật Dầu Hoả ban hành, mọi chuyện đã sẵn sàng. Ngày 9 tháng Sáu, ông Ngọc ký nghị định và hôm sau UBQGDH họp báo công bố ý định của VNCH gọi thầu quốc tế để tìm kiếm và khai thác dầu khí trong vùng biển ngoài khơi, ghi rõ các lô sẽ mở thầu và các lô sẽ để dành về sau. Các công ty muốn tham dự sẽ phải trả lời các câu hỏi trong một Vấn Đề Lục (Questionnaire) trước ngày 15 tháng 8 để UBQGDH cứu xét khả năng dự thầu. Sau đó các công ty dự thầu sẽ được mời nhận hồ sơ gọi thầu và sẽ có 45 ngày để chuẩn bị nạp thầu.
Ngay sau đó, toàn bộ hồ sơ gọi thầu, kể cả dự thảo các sắc lệnh sẽ phải ban hành theo Luật Dầu Hoả, được trình ngay lên cả Phủ Thủ Tướng lẫn Phủ Tổng Thống để xin chấp thuận xúc tiến.
Không biết vì lý do gì mà không thấy có lệnh cho xúc tiến trước ngày 15 tháng 8; rồi sau ngày 15 tháng 8 cũng không có. Chính ông Ngọc đã hỏi thăm nhiều lần, nhưng vẫn không được đèn xanh, mà cũng không biết lý do tại sao.
Việc gọi thầu quốc tế bị xếp lại trong gần hai năm liền; trong thời gian đó, công việc chính của UBQGDH là bàn thảo về các tranh chấp ranh giới thềm lục địa với các quốc gia láng giềng.
Một ngày giữa tháng Ba năm 1973, sau khi Hiệp Định Paris về Việt Nam vừa mới được ký kết hồi cuối tháng Giêng, ông Ngọc đi họp về và bảo tôi Tổng Thống Thiệu chấp thuận cho làm gọi thầu tìm dầu.
UBQGDH lập tức chuẩn bị trở lại tổ chức gọi thầu, các tài liệu cũ được cập nhật và tu chỉnh – công bố lại ý định gọi thầu ngày 24 tháng Ba, hạn nạp Vấn Đề Lục là 24 tháng Tư, họp khoáng đại các công ty dự thầu giữa tháng Năm để trình bày, giải thích, và phân phát hồ sơ gọi thầu. Hạn nạp thầu là 6 giờ chiều ngày 2 tháng Bảy năm 1973.
Những Hợp Đồng Đầu Tiên
Mười lăm công ty, họp với nhau thành 7 nhóm, đã nạp 18 đề cung cho 8 lô. Các đề cung trong phong bì khằn kín được mở ra ngày hôm sau, trước sự hiện diện của toàn thể UBQGDH, có Thừa Phát Lại toà án, và bốn Tuỳ Viên Thương Mại của các toà đại sứ Canada, Pháp, Anh và Hoa Kỳ chứng kiến.
Công ty ESSO thắng 1 lô, công ty MOBIL OIL thắng 2 lô, công ty SUNNINGDALE 2 lô, và công ty PECTEN (chi nhánh của công ty SHELL US) 3 lô. Tổng cộng số hoa hồng chữ ký là 16.6 triệu Mỹ kim. Mọi người đều hoan hỉ, vui mừng.
Lễ ký kết các hợp đồng tìm dầu đầu tiên sẽ được tổ chức sáng ngày 21 tháng Tám năm 1973. Tôi vẫn còn nhớ mãi chiều tối hôm trước.
Sau cơm chiều, tôi mang 32 bản hợp đồng (8 lô, mỗi lô 2 bản tiếng Anh, 2 bản tiếng Việt ) đến nhà ông Ngọc để ông ký tắt trên từng trang. Trước đó trong ngày, tôi đã mời đại diện các công ty đến văn phòng ký tắt các bản hợp đồng của họ.
Cùng uống trà sâm và ăn bánh ngọt, hai người nói chuyện trong khi tay ông Ngọc, lúc đầu chậm, sau nhanh hơn, cứ như máy ký tên tắt trên từng trang mỗi hợp đồng.
Ông cám ơn tôi đã làm được việc; ông được tiếng khen từ nhiều giới tư nhân và mấy toà đại sứ. Và lúc này thì mấy người trong chính phủ ai cũng chắc chắn là mình sẽ có dầu rồi, vì các đại công ty đã trả 17 triệu chỉ để được phép đi tìm dầu! Ông Ngọc rất hài lòng.
Tôi nói bốn anh em chúng tôi,Tuấn, Vĩnh, Sơn, đều cố gắng hết sức. Uỷ Ban thì đã làm việc đắc lực và dễ chịu – ai cũng nhiệt tình và lo chuyện chung; mình may mắn có ông Bắc tham gia, là rường cột của Uỷ Ban (khi đó ông Bắc làm đại sứ VNCH ở London và là thành viên phái đoàn hoà đàm Paris, ít lâu sau thì làm Ngoại Trưởng). Ông Ngọc gật đầu đồng ý, nhưng cũng nói thêm cũng có hội viên không đúng mức như mình tưởng.
Tôi nói việc Iran giúp đỡ mình đúng là Trời cho. Ông Ngọc cười rồi nói “Tôi chỉ hỏi anh bạn đó thôi, mà hắn với tôi thì cũng chả thân nhau gì mấy!”
Tôi nói chuyên viên Iran không những mang lại cho mình kiến thức và kinh nghiệm về dầu hoả, mà họ còn mang lại uy tín và “credibility” khó kiếm ở chỗ nào khác. Tôi nói cũng nhờ tiếng tăm của họ mà việc mình làm được trôi chảy nhiều bề – với công ty dầu, với chính phủ, với báo chí, ngay cả nội bộ chính trị trong nước. Rồi tôi kể cho ông Ngọc nghe chuyện các chuyên viên Iran, hai năm trước, lúc xong công tác sắp sửa về, đã nhờ tôi thu xếp cho họ gặp với phụ nữ Việt Nam. Tụi tôi bối rối quá, không biết làm sao – phải 2 ngày hỏi han thu xếp, rồi sau cùng cũng làm được. Tôi kể thêm là khi ra về, ở phi trường, cả ba người đều rất hoan hỉ, cứ nhiều lần rối rít cám ơn tụi tôi.
Ông Ngọc cười lớn, rung cả tay lắm chữ ký tắt xiêng xẹo ở hai ba trang.
Chúng tôi bàn chuyện ký ngày hôm sau với Esso, Mobil và Sunningdale, và tuần sau với Shell và Cities Services; phải dời lại để Cities có thì giờ lo các thủ tục đăng ký. Ông Ngọc đã biết chuyện chấp thuận để Shell đưa Cities Services vào từ đầu và bằng lòng dời ngày ký; và đổi lại Shell hứa sẽ khoan giếng đầu tiên trong vòng 1 năm. Tôi nói tôi tin Shell sẽ giữ đúng lời hứa (và quả thật sau đó Shell đã khoan giềng Hồng 1X vào ngày 17 tháng Tám năm 1974). Ông hỏi tôi nếu họ tìm thấy dầu thì khi nào mình xuất cảng được. Tôi nói ở vùng nước cạn chắc là 2 năm; mà khi đó thì mình phải ráng hết sức làm việc với họ để đẩy làm nhanh. Rồi ông nhìn tôi, nói đầy tin tưởng: “Khi nào có dầu thì mình sẽ đi vào lịch sử.”
Trong mấy tiếng đồng hồ chiều tối hôm trước ngày ký những hợp đồng tìm dầu đầu tiên, ông Ngọc và tôi đều rất thoải mái, hân hoan, tràn đầy hy vọng. Mấy tháng sau, trong một lần thay đổi nội các, ông rời Bộ Kinh Tế và UBQGDH.
Hai Năm Trì Hoãn Còn Là Bí Ẩn
Việc trì hoãn 2 năm không gọi thầu đã làm đình trệ vô cùng tai hại chương trình tìm dầu của VNCH. Nếu không bị đình trệ thì đáng lẽ các hợp đồng tìm dầu đầu tiên phải được ký hai năm sớm hơn, đã tìm
được dầu năm 1973 thay vì năm 1975, và rất có thể đã là một chuyện đổi đời. Vậy mà cho tới nay cũng không thấy có gì rõ vì sao lại bị ngưng trệ gọi thầu.
Vào năm 2000, sau khi hết làm toàn thời gian, tôi dự định sẽ dành thì giờ viết về chương trình tìm dầu của VNCH, và về những kinh nghiệm trong kỹ nghệ dầu khí, trước cũng như sau Bảy Mươi Lăm. Tôi đi Library of Congress để sao lục bất cứ tài liệu gì tôi tìm được liên quan đến nỗ lực tìm dầu trước đây, và tôi ghé thăm ông Ngọc lần đầu tiên ở Virginia. Ông và tôi đã sớm móc nối lại được với nhau từ năm 1976, khi ông từ Virginia điện thoại cho tôi đang ở Lafayette, mới làm việc với Superior Oil, trông nom những mỏ dầu trên bờ dưới biển ở Louisiana. Chúng tôi nhắc lại thời gian cùng làm việc ở Bộ Kinh Tế, ôn lại chuyện cũ, và nói về chuyện đình trệ 2 năm không được gọi thầu.
Tôi nói tôi có ráng phân tích những lý do khả dĩ có thể làm việc gọi thầu bị ngưng trệ (i) chuyện chính trị liên quan tới cuộc bầu cử tổng thống VNCH năm 1971; (ii) tình hình chiến sự và những dồn dập của hoà đàm Paris; (iii) chính phủ không tin là mình có triển vọng có dầu, và (iv) Mỹ can thiệp không cho làm. Theo tôi thì Mỹ không cho mình làm lúc đó vì chuyện phản chiến ở nội bộ Hoa Kỳ.
Tôi ngạc nhiên khi nghe ông Ngọc nói: “Chẳng phải Mỹ mốc gì cả. Vụ đầu thầu bị ngâm tôm chỉ là vì mấy ông phụ tá của Tổng Thống sợ cho làm thì Bộ Kinh Tế sẽ tham nhũng, sẽ ăn tiền.” Tôi cũng biết chuyện tham nhũng ở VNCH thời đó thì quả thật là tệ hại, đưa tới những cuộc điều tra do chính Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đảm trách. Nhưng tôi thật khó lòng tin được chỉ vì nghi ngờ tham nhũng mà có thể làm đình trệ một công trình nhiều hứa hẹn như vậy. Mặt khác, tôi lại nghĩ ông Ngọc gần với cấp cao có quyền quyết định nên chắc phải biết rõ hơn tôi. Khi ra cuốn Dầu Hoả Việt Nam 1970-75: Những Ngày Còn Nhớ năm 2002, có ghi lại chuyến viêng thăm này, tôi có gởi biếu ông Ngọc một bản; ông đọc xong, gọi tôi và nói “sách đọc được; anh viết thì tôi khỏi viết”.
Từ đó qua bao nhiêu năm gặp gỡ chuyện trò, ít khi chúng tôi nhắc lại chuyện chậm đấu thầu. Một lần, cách đây mấy năm, ông nói với tôi là ông đã nói chuyện với những người thân cận nhất, gấn gũi nhất với Tổng Thống Thiệu, thì được giải thích rằng hồi đó ông Thiệu quá bận rộn với các vấn đề quân sự và hoà đàm. Ông tỏ vẻ không tin, và tôi cũng thấy lý do đó cũng khó thuyết phục.
Đấu tháng Năm năm ngoái, tôi gặp ông Ngọc ở Cali, cùng với nhiều đồng nghiệp kinh tế cũ. Ông trông rất khoẻ mạnh, mặc quần jeans áo màu hồng trẻ trung. Đang ngồi nói chuyện chung giữa anh em bỗng ông quay qua hỏi riêng tôi mấy chục năm qua thì Việt Nam thu được bao nhiêu tiền dầu hoả. Tôi không biết, đã lâu không theo dõi, chỉ đoán mò và nói trong vòng hơn 40 năm qua, tính tròn thì trị gia tài nguyên dầu khí sản xuất cũng phải 200 tỉ Mỹ kim, sau tất cả các phí tổn và chia phần thì mình cũng phải được hơn cả trăm tỉ.
Rồi ông đưa cho tôi xem một tài liệu đã giải mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, một trao đổi giữa Toà Đại Sứ ở Saigon (TĐS) và Nhà Trắng (NT). TĐS phân tích vấn đề và sau khi cân nhắc các khía cạnh đã đề nghị không can thiệp vào lịch trình gọi thầu dầu hoả của VNCH, nhưng nếu NT muốn thì TĐS sẽ đi thẳng tới cấp cao nhất VNCH để khuyến cáo khác đi. NT trả lời lại, nói rõ là Tổng Thống quyết định không được (should not) can thiệp làm đình hoãn tiến trình gọi thầu.
Ông Ngọc bảo tôi coi mấy cái ngày: Tờ trình của TĐS đề ngày 8 tháng Hai năm 1972; NT trả lời ngày 15 tháng Hai năm 1972. Cả hai đều nói về ý định của VNCH sẽ gọi thầu vào ngày 11 tháng Hai năm 1972.
Tôi nhìn ông Ngọc, ngơ ngác và phân vân, không biết ngày 11 tháng Hai năm 1972 là ngày gì, ở đâu ra. Trong im lặng, chắc cả hai chúng tôi đều thắc mắc, sau khi UBQGDH chính thức công bố ý định gọi thầu hồi đầu tháng Sáu, không biết có gì đã xảy ra trong nửa năm 1971 và cả năm 1972 mà đã làm ngưng trệ gọi thấu mất hai năm.
Mấy tháng sau, tôi bàng hoàng xúc động khi nghe tin ông Ngọc đã đột ngột qua đời tháng 12 năm 2019 tại Saigon (thượng thọ 92 tuổi). Tôi đã cầu nguyện cho ông an vui ở cõi vĩnh hằng, và giờ đây, lại thêm một tháng Tám, xin ghi lại vài trang để tưởng niệm nguyên Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc, người đã ký những hợp đồng tìm dầu đầu tiên của VNCH trong tháng Tám năm 1973./.
Trần Văn Khởi
60 năm nhìn lại cuộc di cư 1954
Vĩnh Biệt Hải Phòng
Kính dâng hương hồn Cậu Mợ, với lòng tri ân sâu xa.
Trùng Dương 2014/07
Khi cuộc Di Cư 1954 diễn ra, tôi vừa lên 10 tuổi, đang sống với gia đình ở Hải phòng, cái thành phố hải cảng đã trở thành chặng cuối cùng đối với hàng trăm ngàn người Việt miền Bắc muốn di cư vào Nam thay vì ở lại sống dưới sự cai trị hà khắc phi nhân bản của Việt Minh, tên gọi của những người cộng sản hồi ấy.
Cũng cái thành phố hải cảng này đã là nơi Bác sĩ Trung úy Hải quân Mỹ, Thomas A. Dooley, và vài quân nhân Mỹ đã làm việc trong suốt 11 tháng, từ giữa tháng 8 năm 1954 tới giữa tháng 5 năm 1955, để giúp dân tị nạn ổn định sức khỏe trước khi gửi họ lên tầu Mỹ di cư vào Nam. Kết quả của thời gian hoạt động này đã được Bác sĩ Dooley ghi lại trong cuốn hồi ký “Deliver Us From Evil” (“Xin cứu chúng tôi khỏi mọi sự dữ”, trích từ một câu trong Kinh Lạy Cha của tín đồ Thiên Chúa giáo) xuất bản vào năm 1956.(*) Cuốn sách, mô tả, với sự quan tâm chân thực, xót xa của một vị lương y mới ra trường, những giao tiếp của ông với dân di cư từ các vùng quê đổ về, phần lớn là những giáo dân thuộc đạo Thiên Chúa, đói rách và bệnh hoạn, và nghe kể về những cảnh huống tàn bạo ngoài sức tưởng tượng mà những người dân quê phải gánh chịu do những người cộng sản cuồng tín gây ra.
Cha mẹ tôi không có ý định di cư vào Nam. Cha mẹ tôi nguyên là con nhà nông thuộc giới điền chủ. Ông bà cùng sinh ra vào khoảng năm 1910, và lớn lên ở làng Trình Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Cha tôi là con trai duy nhất trong một gia đình gồm năm chị em. Ông học lực chỉ xong được bằng tiểu học, và với tí vốn liếng học thức đó, ông được bầu làm lý trưởng, hay xã trưởng, thời vua chúa xưa là hương mục, có trách nhiệm trông coi tài sản công và tư của làng. Hồi còn nhỏ tôi nghe mẹ tôi kể chuyện là, vì ông có máu mê cờ bạc, nên có cái triện để đóng dấu trên những giấy tờ sang nhượng ruộng đất bà nội tôi nắm giữ luôn, còn cẩn thận cuốn trong ruột tượng quấn quanh bụng suốt ngày đêm cho chắc ăn, để ông không tự do bán ruộng đất của gia đình. Do đấy, mỗi lần có ai tới xin ông lý trưởng đóng nhận một sang nhượng bất động sản nào đó, ông lại phải nói với mẹ cho mượn cái triện. Có lẽ cái say mê nhất của ông là xe hơi và máy móc mà những lần ra tỉnh chơi ông đã thấy, và có để ý theo giõi việc làm ăn của một ông chú của tôi, chủ một hãng xe đò ở Hà Nội.
Tôi không nhớ ông bà quyết định dọn ra tỉnh vào năm nào, vì chỉ có ở tỉnh ông mới được thoả mãn lòng say mê máy móc xe hơi, song căn cứ vào năm và nơi sinh, là tỉnh Sơn Tây, của các anh chị kế tôi, thì có lẽ vào khoảng năm 1940 hay trước đó đôi năm. Tóm lại trong đám anh chị em 11 đứa tụi tôi thì ba người đầu sinh ở quê, năm người, trong đó có tôi là thứ bẩy, ra đời ở Sơn Tây, và ba đứa em cuối cùng sinh ở Hải Phòng. Thoạt đầu cha tôi làm công cho người ta. Dần dà ông tậu được một cái xe chở hành khách, dậy anh Cả và vài người cháu trai đồng lứa học lái, sửa xe và đi theo làm lơ xe. Có lần, mẹ tôi kể, chiếc xe đò của ông bị quân đội Pháp trưng dụng đi sang tận bên Miên, Lào mà mẹ tôi không được tin tức gì tới hai tuần, cuối cùng ông vể kể chuyện bà mới hay. Ông làm ăn vất vả nuôi một bầy con lúc nhúc. Cũng nhờ sự chịu khó cần cù của ông mà hồi xẩy ra nạn đói năm 1945 giết chết cả triệu người miền Bắc, gia đình tôi lớn bé không có ai bị thiếu ăn cả.
Trí nhớ của tôi bắt đầu ghi nhận được là lúc gia đình tôi đã dọn xuống Hải Phòng, có lẽ vào cuối thập niên 1940. Nhỏ nên không biết gì về tình hình chiến sự sôi động hồi ấy, nhưng tôi nhớ có lần anh lơ xe hớt hải chạy về giữa ban ngay, nói không ra hơi, báo với cha tôi, vỏn vẹn, “Ông ơi, xe bị mìn lật rồi!” Cha tôi lặng người chết đứng, mẹ tôi ngưng mọi việc đang làm thất thần nhìn cha tôi, trong khi lũ nhỏ chúng tôi biết đã tới lúc đi chỗ khác chơi.
Cha tôi, như nhiều người Việt khác, là người có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại và bất hạnh của đời sống để lo cho gia đình. Vào các năm trước cái gọi là Chiến thắng Điện Biên Phủ, rồi tiếp theo là việc ký kết Hiệp định Genève vào mùa hè năm 1954 giữa Pháp, chính phủ Bắc Việt của Hồ Chí Minh, Lào, Trung Cộng, Liên Xô và Anh (Hoa Kỳ từ chối không ký, còn chính phủ Nam Việt Nam không nằm trong những phe ký nên không chấp nhận Hiệp định đình chiến này) được ký kết, cha tôi đã làm chủ một hãng xe chở hành khách gồm cả xe đò và xe nhỏ, hình như hiệu Citroen, không rõ tại sao gọi là xe lô-ca-xông, tôi đoán từ chữ “location”, ngược xuôi các tuyến đường Hà Nội – Hải Dương – Kiến An – Hải Phòng và Hải Phòng – Đồ Sơn, tôi nhớ đại khái thế. Hãng xe của cha tôi tên là Đông Bình, nên nguời ta hay gọi cha mẹ tôi là Ông Bà Đông Bình, chúng tôi là con Ông Bà Đông Bình. Tôi không bao giờ có dịp hỏi tại sao ông chọn tên đó, nhưng nghĩ có lẽ đó là do khao khát được nhìn thấy hoà bình trên giải đất dọc theo bờ biển Thái Bình Dương lâu nay chiến tranh triền miên này. Hai người anh họ con mấy bà bác ruột của tôi cũng mỗi người được cha tôi nâng đỡ tậu được một hay hai xe chở hành khách, tự đặt tên là Bắc Bình và Nam Bình. Tôi không rõ vì sao cha tôi không nghĩ tới việc
mua bất động sản, mà suốt thời gian sống ở Hải Phòng ông thuê nhà chứ không mua. Tôi còn nhớ ngôi nhà chúng tôi ở trước khi di cư vào Nam là ở số 3 Ngõ Nghĩa Lợi, một đầu ngõ gặp đường Cát Dài, và đầu bên kia đụng một đường rầy xe lửa nằm bên cạnh một hồ sen mà hình ảnh vẫn còn in trong trí nhớ tôi, mà loài sen là hoa tôi rất thích. Không mua nhà đất có lẽ vì cha tôi thấy không cần thiết vì ông chắc chắn sẽ thừa hưởng nhiều ruộng đất để lại của bà Nội tôi khi bà qua đời.
Vào những ngày trước khi kết thúc cuộc chiến mà sách vở gọi là Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) và nhiều người trong chúng ta cho là không cần thiết vì sau Đệ nhị Thế chiến đa số các nước thuộc địa đều lần lượt trước sau lấy lại được độc lập mà không cần đổ máu, tin dữ từ nhà quê ra: Bà Nội tôi bị chết sau khi bị trúng một mảnh mợc chê vào đầu trong khi đang trốn dưới một cái phản gỗ vào một đêm nọ. Bà tôi chết khi được 84 tuổi, tuy già nua nhưng cụ còn khá minh mẫn. Mỗi lần nhớ đến Bà Nội thì tôi không thể không nhớ tới một lần về quê ăn Tết, tôi ở miết bên nhà ông cậu ruột vì ở đó có các người em họ cỡ tuổi tôi hay lớn hơn. Đến giờ đi ngủ, bà tôi lụm cụm tay xách cây đèn dầu tay chống gậy sang đón về nhưng tôi không chịu về. Tôi sợ những nét già nua nhăn nheo của bà một phần, nhưng sợ nhất là cái quan tài bằng gỗ sơn đỏ bà sắm sẵn để trong cái gian đầu nhà chuyên để chứa thóc gạo và các đồ lỉnh kỉnh khác.
Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, chia cắt Việt Nam làm hai, miền Bắc do Việt Minh cai trị, miền Nam sau đó trở thành một quốc gia mới. Người dân hai miền có 300 ngày để chọn nơi mình muốn sinh sống. Quê tôi là một trong những vùng được Việt Minh tiếp thu sớm nhất vào cuối năm 1954. Cha tôi quyết định gửi vợ chồng anh Cả và đứa con gái đầu lòng mới được mấy tháng về nhà quê sống. Cùng đi với anh chị Cả là anh Sáu, tôi và thằng em Chín. Như nhiều chủ gia đình Việt xưa, cha tôi ít khi giải thích lý do ông có một quyết định nào đó, hoặc có thì ông cũng chỉ bàn với anh Cả, vì khi viết bài này tôi hỏi Chị Năm, người chị kế tôi, chị cũng nói không rõ tại sao cha tôi quyết định gửi một số con về quê ngay sau khi đình chiến. Tôi suy đoán là thứ nhất, anh Cả hồi ấy bị động viên, đã mặc đồ lính (tôi còn nhớ, mặc dù hồi ấy chỉ mới 9, 10 tuổi, đã trố mắt trước vẻ đẹp trai khác thường của ông anh trong bộ quân phục mầu rêu khít khao với thân hình và cái nón chào mào cùng mầu), có lẽ là bỏ ngũ về quê sống, có thể là do ý muốn của cha mẹ tôi vì lo cho cậu con cả. Ngoài ra, có thể cha tôi, cũng như đa số người Việt ở thành thị hồi ấy chưa biết gì về hậu quả của các cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu đã và đang diễn ra ở các làng quê nhưng chưa về tới làng tôi, nên ông gửi một số con về quê để tiện thể trông nom ruộng đất chăng.
Chúng tôi về quê sống được vài tháng vào cuối hè và đầu thu, thì một bữa chị Năm, hồi ấy mới 14 tuổi song tính nhanh nhẹn nên được cha tôi tin cậy giao phó việc đi đi về về đem tiền bạc và thông tin, được cha tôi gửi về bảo thu xếp về Hải Phòng để đi Nam. Để tránh nghi ngờ là có ý định đi Nam và có thể bị bao vây giữ lại, khi ra tới Hànội, lúc ấy cũng đã được tiếp thu, chúng tôi phải giả bộ như sẽ sinh sống ở đó, bằng cách thuê một căn phòng nguyên là lớp học ở trong một nữ tu viện và trường học mà hầu hết nhân sự đã di cư, nằm trên đường Hai Bà Trưng, để ở ít tuần. Anh Sáu và thằng Chín thì đã theo chị Năm về Hải Phòng trước, còn tôi ở lại với gia đình anh chị Cả để giúp trông con cho chị. Để cho màn trình diễn có vẻ thực hơn, tôi còn được ghi danh đi học lớp ba hay tư ở một trường công tại đây. Tất nhiên vì là con nít nên tôi không được cho biết các mưu tính đó của các người lớn.
Khi chúng tôi chuẩn bị đi Hải Phòng thì tôi được người lớn dặn dò là nếu có ai hỏi đi Hải Phòng làm gì thì nói là đi thăm người nhà sắp đi Nam để khuyên họ ở lại, đừng đi Nam nữa vì nước nhà đã độc lập tự do. Ngoài ra, riêng tôi còn được giao thêm một việc nữa, đó là khi các cán bộ Việt Minh sắp khám đến chị Cả đang bế cháu bé thì tôi phải tìm cách… cấu vào đùi con bé thật mạnh để nó phải khóc ré lên và chị Cả sẽ đưa nó cho tôi bảo bế ra ngoài. Thế nhưng chính việc đó lại làm cho người nữ cán bộ khám chị Cả càng sinh nghi, túm tôi lại và lột lấy hai chiếc giầy trên chân con cháu, lôi ra và tịch thu hai cọc giấy bạc tiền Đông Dương còn mới tinh. Tuy thế, chúng tôi sau đó cũng được phép lên xe đi Hải Phòng, chỉ có mớ tiền ở lại. Của đi thay người, chị tôi ứa nước mắt suýt xoa tiếc của song tự an ủi. Lúc ấy chúng tôi hoàn toàn không biết tới những cảnh tìm đường vượt thoát vô cùng thương tâm của bao nhiêu ngàn con người muốn tìm đường tới Hải Phòng, một thành phố đang hấp hối song vẫn còn là nơi còn cho họ cái hy vọng tới được Đường tới Tự Do – Passage to Freedom – như tên Chiến dịch Đường Tới Tự Do do Hải Quân Hoa Kỳ đảm trách, bên cạnh Pháp và Anh lo phần chuyên chở người vào Nam bằng máy bay.(**)
Nếu trong cuộc Di cư 1975 và sau đó, câu hỏi của hầu hết người Việt ở Miền Nam, trong một cái xã hội vô vọng mà “đến cả cái cột đèn nếu biết đi thì cũng tìm cách đi”, là làm sao để đi; thì ở thời điểm 1954 tình thế phức tạp hơn, và câu hỏi lớn nhất của họ là nên đi hay ở. Trước hết, một trong những điều khoản của Hiệp định Genève là hai năm nữa, vào năm 1956, sẽ có một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước và người dân hai miền Nam Bắc tự định đọat lấy thể chế chính trị thích hợp. Đây chính là điều đã, theo tôi, khiến nhiều người dân miền Bắc quyết định ở lại để chờ cái ngày không bao giờ đến đó, một phần cũng vì quá mệt mỏi với chiến tranh và muốn thấy hoà bình bằng mọi giá, và cũng vì tiếc của, bên cạnh ảnh hưởng bởi một chiến dịch tuyên truyền ráo riết của Việt Minh. Tuyên truyền và cả dọa nạt, nhất là đối với dân quê, rằng tầu “há mồm” của Mỹ sẽ đưa họ ra biển rồi mở cái cổng mồm đó và trút họ xuống biển, hoặc thủy thủ Mỹ sẽ nướng con nít ăn thịt nếu đến với họ, vv. Và thứ hai là dạo ấy chỉ có một số ít nghe biết, chứng nhân thì lại càng ít hơn, được những cuộc tàn sát giết hại và đầy đọa những người không cùng chính kiến của người cộng sản.
Cha tôi, tôi nghĩ, thuộc loại người đã quá mệt mỏi với chiến tranh, muốn tin vào cái viễn ảnh tổng tuyển cử năm 1956, và nhất là tiếc của, của do ông đã tốn bao mồ hôi nước mắt tạo dựng nên và đất đai mà ông tưởng là sẽ được thừa hưởng của bà tôi. Tuy vậy, ông cũng còn bán tín bán nghi, chưa quyết sẽ có di cư hay không. Và có lẽ để cho dễ dàng quyết định vào phút chót, cha tôi bảo anh Cả đem gia đình anh và một số các em vào Nam, trong đó có chị Ba, chị Năm, anh Sáu và tôi.
Nghe biết sẽ phải đi Nam với chúng tôi, chị Ba khóc lóc thú nhận đang yêu anh Tuấn và muốn được cha tôi chấp thuận cho lấy anh, mà gia đình anh Tuấn thì đã nhất định ở lại. Chị Ba là người đẹp nhất trong đám sáu chị em gái chúng tôi, và khá tân tiến: chị là người đầu tiên trong gia đình tôi đi uốn tóc, và chị còn học chơi đàn guitar nữa. Tôi hay ngồi xem chị gẩy đàn và hát bài “Dư âm”, có lẽ là bài chị chọn để học đánh đàn, nên tôi rất nhớ bài đó vì nghe tới nghe lui. Cha tôi tất nhiên là rất tức giận vì bị đẩy vào một trường hợp khó xử: trước khi chấp thuận cho chị Ba lấy anh Tuấn, ông lại còn phải xin từ hôn với gia đình anh Nhân, là người đã làm đám hỏi với chị Ba, chỉ chờ ngày cưới. Việc chị Ba từ hôn vậy mà cũng thành một tin trên một tờ báo địa phương, tôi còn nhớ đã đọc được. Dù vậy, chị Ba cuối cùng cũng được toại nguyện: lấy chồng trong một đám cưới chạy tang rất đơn sơ, vì bên gia đình chồng đang có tang. Nghe nói chị bị mẹ chồng đối xử không tốt. Nhiều năm tháng sau đó, tôi được đọc mấy cái bưu thiếp chị gửi vào xin một chiếc xe đạp. Tôi không nhớ lời yêu cầu của chị có được đáp ứng. Chị đã qua đời vì bệnh tiểu đường cách đây gần hai thập niên.
Khác với đa số người di cư 1954 đáp tầu Mỹ, chúng tôi được di tản bằng máy bay do Pháp cung cấp. Đó là vào một ngày tháng 3 năm 1955, và đấy là lần đầu tiên tôi được đi máy bay, nên bụng dạ làm reo, ói lên ói xuống, ngồi trên xe GMC chở từ phi trường Tân Sơn Nhất đến nhà ông chú ở đường Phan Đình Phùng để tá túc tạm, tôi vẫn còn ói. Chúng tôi vừa mới ổn định chỗ ở ở một căn nhà gỗ, không có cầu tiêu riêng, thuê được ở bên Khánh Hội chưa được bao lâu thì có thư của cha tôi nói ông đã quyết định ở lại, bảo mấy anh em ở trong Nam tự lo liệu lấy. Tôi khóc xưng cả mắt, nghĩ từ đây sẽ không còn gặp lại cha mẹ và các em, nhất là Tám, cô em thua tôi hai tuổi song hai đứa rất gần nhau từ hồi nhỏ. Chị Năm mới 15 tuổi, phải khai gian lên hai tuổi để xin đi làm sau khi học lấy được cái bằng đánh máy, rồi sau đó vừa đi làm vừa đi học thêm tiếng Anh. Anh Cả thì mướn xe taxi chở khách, trong khi chị Cả đi buôn quần áo từ trong Chợ Lớn rồi thuê sạp ở chợ bán lại. Anh Sáu và tôi còn nhỏ, 12 và 10 tuổi, nên được đi học.
Tôi làm quen với đời sống của vùng đất mới có tên là Sàigòn, thấy cái gì cũng lạ. Một vài chi tiết mà tôi thấy ngộ nghĩnh, nói lên đặc tính dễ dãi và sởi lởi của người Miền Nam: Đi mua đồ giá năm cắc, tức 50 xu, đưa tờ giấy một đồng, người bán hàng thản nhiên xé tờ giấy bạc làm đôi cái rẹt, đưa trả lại mình một nửa. Tôi thích lối làm bánh mì của miền Nam, đầy tính sáng tạo: ngoài thịt nguội hay ba tê còn có đồ chua, ngò và dưa leo, mà ở bên Mỹ bây giờ chúng ta gọi là Vietnamese sandwich.
Nhưng cái tôi thích nhất của Miền Nam là vô số truyện bằng tranh, một loại sách không thấy ở miền Bắc, và những nhà cho thuê truyện, thay thế cho những thư viện công cộng không hiện hữu ở Sàigòn nói riêng và Việt Nam nói chung. Miền Nam, từ đấy, mở ra không biết bao nhiêu là cơ hội, so với Miền Bắc sau ngày bức màn tre buông xuống. Kể từ ngày bắt đầu cầm bút sáng tác, đặc biệt sau khi đọc cuốn sách “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” của Hoàng Văn Chí (***), tôi thường cố thử hình dung mình sẽ ra thể nào nếu lớn lên ở Miền Bắc. Có lẽ, giống như một nhà phê bình Miền Bắc nói vài năm trở lại đây, rằng nếu họ được sống ở Miền Nam thì họ cũng sáng tác nên những tác phẩm đâu thua của văn nghệ sĩ của Miền Nam, và ngược lại.
Thế rồi đùng một cái, lại có thư của cha tôi nói quyết định đi Nam. Lúc bấy giờ đã gần tới ngày Việt Minh tiếp thu Hải Phòng. Nhà của cha mẹ tôi cũng là nơi các người thân trong họ từ làng quê, mượn lý do “đi Hải Phòng khuyên người thân ở lại vì nước nhà đã độc lập tự do” để xin giấy thông hành di chuyển, tới ở tạm trong khi chờ ngày lên tầu đi Nam. Cha mẹ tôi chắc đã nghe không thiếu các thảm cảnh cải cách ruộng đất và địa chủ bị đấu tố và xử tử ở các vùng quê, bên cạnh các chuyện cấm đạo, giáo dân bị buộc đi học tập chính trị vào đúng lúc có Thánh Lễ, các giáo sĩ bị tra tấn, hành hung. Một trong những chuyện kinh hoàng nhất là việc một ông linh mục bị Việt Minh đóng bẩy cây đinh xung quanh đầu giả làm mão gai, được vài giáo dân chở tới trại tạm chú ở Hải Phòng dưới sự điều động của Bác sĩ Dooley để nhờ ông cứu chữa.(****)
Thấy không thể ở lại được nữa, cha mẹ tôi bán tống bán tháo tài sản để đi Nam, bằng lòng nhận vàng thay vì tiền mặt, hồi ấy là tiền Đông Dương có in hình ông Bảo Đại. Những gì không bán được hay muốn giữ lại thì giao cho chị Tý, đã ở với gia đình tôi được vài năm để nuôi em gái út của tôi, đi theo tầu Mỹ chở vào Nam, cùng với anh Tư và Út, cận ngày Hải Phòng đóng cửa. Tóm lại, gia đình tôi tổng cộng gần hai chục người thì chia nhau đi Nam thành bốn đợt, kể cả đợt chị Hai theo chồng lúc ấy có quốc tịch Pháp di cư vào Đà Nẵng trước mọi người trong gia đình.
Khi cha mẹ tôi đem vàng đi bán, định để mua một căn nhà để gia đình an cư và lo chuyện xây dựng lại cuộc đời thì khám phá ra là toàn vàng giả. Tôi có thể hình dung ra nỗi đau đớn của ông bà khi ở tuổi ngoài 40, chợt thấy hai bàn tay trắng, với một lũ con mà phần lớn còn nhỏ, tại một vùng đất lạ hoắc.
Dù vậy, tôi không hề nghe ông bà than phiền hay nuối tiếc đã bỏ mọi thứ để đem anh chị em tôi đi Nam. Tôi sẽ mãi mãi ghi ơn ông bà đã chọn lựa Miền Nam làm nơi cho anh chị em tôi lớn lên, trong một không khí tự do dù là tương đối. Chỉ tiếc là 20 năm sau, chúng tôi lại phải đối đầu với thêm một lần bỏ cửa bỏ nhà ra đi tới những nơi còn xa hơn từ Bắc vào Nam, tuốt tận bên kia đại dương nghìn trùng. Và không đứa nào trong vài anh chị em chúng tôi đi thoát được khỏi Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975 đã đem theo đuợc cha mẹ già. Cha tôi không muốn đi, nói đã lớn tuổi, rằng ông không dính dáng gì tới chính quyền Cộng Hoà hay Mỹ, nên chẳng lo, và có lẽ cũng không muốn nhờ và con cái. Mẹ tôi thì rất muốn đi khỏi Việt Nam, nhưng thấy cha tôi không muốn đi nên cũng lặng lẽ gạt nước mắt nhìn chúng tôi lần lượt biến mất khỏi cuộc đời bà.
Mẹ tôi mất khoảng một năm sau ngày Sàigòn thất thủ, có lẽ vì bị tim. Cha tôi nể lời con cái bằng lòng đi Mỹ đoàn tụ vào đầu năm 1983, nhưng cũng chỉ sống được tám tháng thì qua đời, vì bệnh một phần, song có lẽ vì cảm thấy quá cô quạnh.
Chú thích:
(*) Thomas A. Dooley, M.D., Deliver Us From Evil – The Story of Viet Nam’s Flight to Freedom, New York: Farrar, Straus and Cudahy, 1956, có thể tải xuống toàn bộ cuốn sách tại
https://archive.org/details/deliverusfromevi006715mbp. Cuốn sách đã được chính phủ Mỹ hồi ấy dùng vào chiến dịch tuyên truyền chống Cộng của thập niên 1950 và 1960. Cũng do đấy mà có nhiều người Mỹ, kể cả giới học giả, thuộc phong trào chống cuộc chiến tại Việt Nam vào thập niêm 1960, đã kết luận, hoặc để biện minh cho khuynh hướng chính trị hay hành động chống đối nào đó của mình, rằng ông Dooley đã thiện lệch vì làm việc cho cơ quan tình báo Mỹ CIA dạo ấy. Có lời phê bình còn độc địa hơn cho rằng những chuyện trong sách hoàn toàn bịa đặt cho chủ đích tuyên truyền của chính quyền Mỹ.
(**) Xem “60 Năm Cuộc Di Cư Lịch sử 1954, đọc ‘Chiến dịch Đường Tới Tự Do’,”
http://www.diendantheky.net/2014/07/trung-duong-60-nam-sau-cuoc-di-cu-lich.html
(***) Hoàng Văn Chí, Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc,
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9495&rb=08
(****) Deliver Us From Evil, trang 198; và “Viet Nam: The Lesson of Seven Nails,” Time, 21 tháng 2, 1955,
http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,892973,00.html
Hình ảnh:
bản đồ về hành trình của mỗi chuyến tầu do Hải Quân Hoa Kỳ đảm trách chở người di cư từ Hải Phòng vào Sàigòn trong cuộc di cư năm 1954-55. (Hình National Geographic, số tháng 6-1955)
các người di cư đang được giúp lên chiếc máy bay của Không Quân Pháp để di cư vào Nam. Cô bé ở góc phải có lẽ cỡ tuổi tôi khi tôi cùng một số người trong gia đình di cư vào Nam cũng bằng một chuyến bay tương tự. (Ảnh National Geographic, số tháng 6-1955) các thủy thủ trên chiếc tầu Hoa Kỳ USS Bayfield cầm biểu ngữ chào mừng đoàn người di cư.
hàng ngàn người được tầu đổ bộ của Pháp đón vớt từ các nơi dọc theo bờ biển Băc Việt Nam đang chờ lên tầu Mỹ USS Montague để di cư vào Nam, xuống bến Sàigòn để bắt đầu một cuộc đời mới và tự do. (Ảnh U.S. Navy)
Theo Ronald B. Frankum, Jr., tác giả “Operation Passage to Freedom – The United States Navy in Vietnam, 1954-1955” (Texas Tech University Press, Lubbock, Texas, 2007), cuộc di cư vĩ đại này có sự tham dự của 115 chiến hạm và các loại tầu lớn, nhỏ khác của Mỹ, và đã chuyên chở trên 310,000 người trong số 800,786 tổng số người di cư cho tới tháng 5 năm 1955, kể cả dân lẫn quân sự, từ Bắc vào Nam. Số còn lại do các cơ quan của chính phủ Việt, Pháp và Anh đảm trách, bằng phương tiện vừa tầu thủy vừa máy bay. Ngoài ra, có khoảng trên 40,000 người tự túc bằng các phương tiện riêng. Số người bị Việt Minh ngăn cản bằng mọi cách, kể cả đe dọa và hành hung, không cho tới được Hải Phòng để đáp tầu vào Nam ước tính lên tới nhiều chục ngàn người.
Nguồn:
Thơ Hàn Sĩ Phan – Ca Dao và «Đạo Hồ»
“Mình về mình nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”.
Quê hương thuở ấy đẹp tươi,
Ca dao, tục ngữ ru đời nên thơ.
Buồn thay đất nước bây giờ,
Lấy gương gian trá cáo HỒ dạy dân !
Tên nầy xảo quyệt bất nhân,
Gian hùng,thâm hiểm mười phân vẹn mười.
Đàn em một lũ đười ươi,
Tô son cho Lão bắt đời tôn vinh.
“Qua đình ngã nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
Già Hồ đảng bắt em yêu,
Thì em xin lỗi ! chẳng chiều đảng đâu.
Đoạn trường dân đã qua cầu,
Nay xin tìm lại những câu ân tình:
“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen”
Ngày xưa em giữ làm tin,
Biết đâu Thiên ý nên duyên vợ chồng.
Ngày nay duyên nợ hợp đồng,
Bán thân để cứu gia đình lầm than.
Tội thay cô gái Việt Nam,
Nhân duyên trọn gói mấy ngàn tiền đô !
Đỉnh cao đạo đức cáo Hồ
Bán trôn, bán cả biển, hồ, nước non.
“Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Từ ngày “thống nhất” đến giờ,
Lương tri, đạo đức đứng bờ vực sâu.
Người ơi xin nhớ lấy câu :
“Lang thang khắp chốn không đâu bằng nhà”
Muốn về tắm lại ao Ta,
Hảy cùng dọn sạch ao nhà cho trong.
Chung tay, chung sức, chung lòng.
Quyết tâm thực hiện ước mong dân mình.
Đứng lên lật đổ Cộng quyền,
Phục hồi đạo đức thánh hiền xưa nay.
110 năm nhìn lại cuộc Minh Tân – Lê Vũ
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Phong trào Minh Tân
là cuộc cách mạng xã hội do Trần Chánh Chiếu và các trí thức, điền chủ Nam Kỳ khởi phát, tác động mạnh đến cấu trúc xã hội và đời sống vật chất tinh thần người Việt trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, báo chí, văn học, nghệ thuật và cả nghị trường…
Rất tiếc đến nay những nghiên cứu về phong trào này vẫn còn hiếm hoi và phiếm diện so với các phong trào Đông Du, Duy Tân cùng thời điểm ở Bắc và Trung
Kỳ.
Phong trào Minh Tân diễn ra ở Nam Kỳ song hành
với phong trào Đông Du và Duy Tân ở Bắc và Trung Kỳ nhưng thời gian kéo dài hơn, manh nha từ khoảng năm 1901 và bùng phát từ 1907 đến cuối năm 1908. Tuy nhiên, nhiều tài liệu nhầm lẫn cho rằng Minh Tân chỉ là một nhánh của phong trào Đông Du, Duy Tân.
Chống thuế hợp pháp công khai
Công cuộc Minh Tân cổ súy người Việt kinh thương;
du học để mở mang dân trí, kỹ thuật; dùng ngay chính luật lệ của Pháp, đấu tranh nghị trường để đòi hỏi dân quyền; phát triển văn học, báo chí nghệ thuật nâng cao dân trí và đặc biệt là hoạt động công khai.
Theo Trần Chánh Chiếu, chủ soái công cuộc Minh Tân, thì chữ Minh Tân lấy từ câu “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện” trong sách Đại Học. Nghĩa cốt yếu của chữ Minh Tân là làm cho cái đức mới hơn, người dân sống tốt hơn.
Trần Chánh Chiếu vốn là một trí thức Tây học, từng làm thông ngôn cho chủ tỉnh Rạch Giá, thăng hàm Phủ và nhập quốc tịch Pháp nên được gọi là Phủ Chiếu hoặc Gilbert Chiếu. Ông xin nghỉ làm công chức và làm xã trưởng Vĩnh Thanh Vân, quy hoạch thành công làng này thành tỉnh lỵ Rạch Giá phồn thịnh và khẩn hoang 1,000 hécta đất ở Giồng Riềng.
Từ năm 1905 ông đi Hồng Kông, Quảng Châu học tập các mô hình quản lý kinh doanh Tây phương. Về nước ông phát động cuộc Minh Tân, thu hút đông đảo trí thức Nam Kỳ như Nguyễn An Khương, Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu, Đặng Thúc Liêng, Lương Khắc Ninh, Trương Duy Toản, Nguyễn Chánh Sắt hay những điền chủ lớn như Nguyễn Viên Kiều, Nguyễn Tống Triều, Tống Hữu Định, Huỳnh Đình Điển… tham gia vào cuộc Minh Tân.
Ông Trần Chánh Chiếu làm chủ bút Nông Cổ Mín Đàm năm 1906, và năm 1907 làm chủ bút thêm tờ Lục Tỉnh Tân Văn.
Trong lĩnh vực đấu tranh dân quyền, những nhà Minh Tân đã chống thuế hợp pháp và thành công mà không xảy ra tổn thất tù đày như ở Trung Kỳ.
Theo nhà văn Sơn Nam, năm 1904, ở Nam Kỳ xảy ra cơn lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, Trần Chánh Chiếu và các điền chủ đã đứng đơn xin miễn thuế điền và thuế thân cho nông dân trong vùng. Cuộc đấu tranh kéo dài đến năm 1906 khá gay gắt, riêng Rạch Giá phải thay ba chủ tỉnh. Cuối cùng phần lớn yêu sách được chính quyền chấp nhận.
Theo sách “Lục Châu Học” của Nguyễn Văn Trung thì năm 1906, Thống Đốc Nam Kỳ Georges Outrey đã đề ra sắc thuế bách phân phụ lục, tức là phụ thu thuế ở Nam Kỳ tăng 100%, toàn thể sáu nghị viên Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ người Việt đã đồng loạt phủ quyết và từ nhiệm để chống lại sắc thuế này. Tuy theo cơ cấu, số nghị viên người Việt chỉ là thiểu số thành viên Hội Đồng (6/18) nên luật vẫn được thông qua nhưng cuộc đấu tranh cũng tạo được tiếng vang và nhận thức cho người Việt.
Năm 1918 dù bệnh nặng, Trần Chánh Chiếu vẫn đi bầu cử và tuyên bố với đồng nghiệp là “đây là phát súng cuối cùng tôi bắn vào Georges Outrey.”
Tranh thương với người ngoại quốc
Thời ấy, người Pháp nắm công nghệ, tài chính; người Hoa độc chiếm dịch vụ, thương mại; người Việt chỉ biết làm nông. Từ năm 1901, Lương Khắc Ninh, chủ bút báo Nông Cổ Mín Đàm, mở mục Thương Cổ Luận cổ súy người Việt kinh thương.
Năm 1906, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút Nông Cổ Mín Đàm đã đưa nội dung này thành chủ trương chính của tờ báo. Năm 1907, làm chủ bút thêm tờ Lục Tỉnh Tân Văn với bút danh Trần Thiên Trung, ông đã dùng cả hai tờ báo thành diễn đàn cổ súy cho công cuộc Minh Tân.
Ông Lương Khắc Ninh tham gia sáng lập rồi làm chủ bút tờ Nông Cổ Mín Đàm đến năm 1906, sau đó làm chủ bút tờ Lục Tỉnh Tân Văn từ số 51.
Hội Minh Tân lập công ty Nam Kỳ Minh Tân Công Nghệ sản xuất xà bông diêm quẹt với 16,000 phần hùn. Đây là một tập đoàn kinh tế theo hình thức góp vốn cổ phần, sản xuất, đào tạo dạy nghề đến thương mại, xuất nhập cảng. Trong điều lệ “rao theo luật buộc” (Lục Tỉnh Tân Văn số 32) cho biết: 1-Lập lò kỹ nghệ tại Nam Kỳ, lò chỉ (tức máy kéo sợi bông vải), lò dệt, lò savon, thuộc da và pha ly… 2-Dạy cho con nít làm các nghề ấy.
Gilbert Chiếu làm tổng lý công ty và trụ sở chính đặt tại Mỹ Tho. Những ai muốn hùn vốn thì đóng tiền tại Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho hoặc Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn. “Ai có hùn thì có quyền gởi con đến học nghề, thời hạn học là bảy năm. Công ty nuôi cơm nước, còn quần áo mùng mền thì cha mẹ phải chịu. Công ty lo nhà ngủ, nhà học cho học trò, đứa nào học giỏi sẽ được hưởng lương tháng, sau đó, khi biết nghề rồi phải giúp việc cho công ty bảy năm.” Những em học trò này ngoài việc học nghề thì công ty còn dạy cho học chữ Quốc Ngữ, tiếng Pháp.
Nhà văn Sơn Nam cho biết: “Tháng Bảy, 1908, mua đất xong và công ty cho người ra Bắc Kỳ học cách thức làm hộp quẹt (diêm quẹt) và mướn thợ thầy; bạc thâu vô gần 9,000 đồng. Tháng Chín, 1908, xà bông của công ty Minh Tân lại tung ra thị trường, cạnh tranh rất có hiệu quả với xà bông trên thị trường đồng thời có thêm người đóng tiền mua cổ phần của công ty.”
Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho do Hội Minh Tân mở, nhìn từ sảnh ga xe lửa Mỹ Tho.
Ngày 5 Tháng Chín, 1908, công ty mời cổ đông đến xem việc làm nền và dọn cây cắt lò, trước đó công ty đã mua đất của ông M. de Balmann gần sát cầu Mỹ Tho, ngang rạp hát Tư Lài. Trước khi các cổ đông ra về, ông Tổng Lý Gilbert Chiếu tặng mỗi vị bốn cục savon (xà phòng). Bấy giờ, người tiêu dùng cho biết là savon Con Vịt tốt hơn của Hoa kiều mà giá lại rẻ hơn. Do đó, đối thủ của công ty Minh Tân phải hạ giá để cạnh tranh.
Gilbert Chiếu còn kêu gọi hùn vốn mở nhà in “đế mà in nhựt trình, cùng là sách vở và in công việc cho quan làng và người mua bán, sách nói đủ việc cơ xảo, bán giá rẻ cho người lớn, nhó, già, trẻ, nghèo, giàu đều đọc được;” lập “Mỹ Tho Minh Tân Túc Mễ Tổng Cuộc” nhằm xuất cảng lúa gạo. Tính đến ngày 12 Tháng Ba, 1908, có 25 người góp vốn với số tiền là 16,980 đồng, riêng Gilbert Chiếu góp 1,000 đổng; ngoài ra, công ty Minh Tân còn đứng ra kêu gọi góp phần hùn mua tàu chờ hành khách trên tuyến Sài Gòn-Đại Ngãi, Bạc Liêu, Cà Mau; lập cơ sở bào chế thuốc.
Hội Minh Tân mở Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho (nhà cửa của ông Huỳnh Đình Điển, Trần Chánh Chiếu làm tổng lý, Nguyễn Chánh Sắt trực tiếp quản lý) và Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn cạnh tranh với người Hoa.
Báo Nông Cổ Mín Đàm. (Hình: wikipedia.org)
Trên Lục Tỉnh Tân Văn số 4 (5 Tháng Mười Hai, 1907), Gilbert Chiếu cho biết: “Đãi khách Tây thì có một vị biết tiếng Tây. Đãi khách bồn địa thì có một vị lão thành văn vật đều đủ, chư vị nào đến Nam Trung thì sẽ vừa ý luôn.” Điều đặc biệt hai cơ sở này còn là nơi tư vấn hỗ trợ cho khách hàng kiến thức, kỹ thuật và pháp lý kinh doanh.
Lục Tỉnh Tân Văn số 27 giới thiệu: “Chư vị buôn lúa, bán dừa, bán tiêu, bán bắp ở các tỉnh lên Sài Gòn muốn biết giá cả và muốn có người bán giùm, coi cân giùm cho khỏi chỗ người gian lận thì đến Nam Trung mà thương nghị với tôi. Gilbert Chiếu.”
Cũng theo cung cách này, nhà nho Nguyễn An Khương cũng mở ra nhà hàng Chiêu Nam Lầu. Theo thứ bậc sĩ nông công thương thì kinh doanh là việc hạ cấp không phù hợp với kẻ sĩ. Riêng việc nhà nho đi bán cơm đã là cách mạng.
Trần Chánh Chiếu viết báo, ra sách “Minh Tân Tiểu Thuyết” giới thiệu phổ cập các mô hình công ty, các ngành nghề lĩnh vực cần thiết cho xã hội, cổ động người Việt tranh thương với Tây, Tàu, lập công ty công nghệ, kinh doanh. Báo Nông Cổ Mín Đàm và Lục Tỉnh Tân Văn quảng cáo miễn phí cho các công ty mới lập. Hàng chục công ty người Việt đã mọc lên khắp Nam Kỳ hưởng ứng công cuộc này.
Báo Lục Tỉnh Tân Văn. (Hình: wikipedia.org)
Thi viết văn xuôi, đưa đờn ca tài tử lên sân khấu
Ngoài nội dung cổ súy, vận động phát triển kinh doanh, báo tập trung chấn hưng văn hóa, khuyến khích sáng tạo, tổ chức nhiều cuộc thi viết, ra đề thi, ai viết bài nói rõ về cách dùng các loại cây (như cây tre, cây dừa, cây chuối…), thì được thưởng nhiều kỳ báo.
Đặc biệt báo Lục Tỉnh Tân Văn tổ chức cuộc thi viết tiểu thuyết đầu tiên tên là “Quốc Âm Hí Cuộc.” Những người Minh Tân còn dấn thân tham gia hoạt động xã hội, quyên góp trùng tu Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, vận động hàng trăm học sinh du học (kể cả công khai sang phương Tây lẫn bí mật đưa sang Nhật)…
Trong một thời gian ngắn, Hội Minh Tân đã làm được rất nhiều điều bổ ích, trong đó có việc xây nền, mở hướng đi cho nghệ thuật cải lương, cụ thể nhất là đưa đờn ca tài tử từ hoạt động giải trí thành nghệ thuật biểu diễn.
Lục Tỉnh Tân Văn số 43: “Tại Nam Trung mỗi bữa chiều 5 giờ đến 11 giờ đều có nhạc tài tử ca xang. Trong đám nhạc ấy có nhiều cô đờn ca hay lắm. Chư vị quân tử nên đến đó mà xem cho tiêu khiển.”
Cuối năm 1908 bị Pháp đàn áp, Trần Chánh Chiếu và 91 cộng sự bị bắt, phong trào bị dập tắt nhưng ảnh hưởng sâu xa của nó vẫn lâu dài nhiều thập niên sau. Những cây bút Lương Khắc Ninh, Trương Duy Toản, Đặng Thúc Liêng, Nguyễn Chánh Sắt… vẫn tiếp tục viết báo, viết tuồng cải lương cổ súy cho tinh thần Minh Tân trong mọi lĩnh vực đời sống. Nhiều điền chủ người Việt đứng ra kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, cải lương ra đời… (Lê Vũ) [qd]
https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/110-nam-nhin-lai-cuoc-minh-tan/
Sự thật về Hồ Chí Minh ở Paris và Wien. Còn ở Ottawa? – Lâm Văn Bé, Nguyễn thị Cỏ May
– Hồ Chí Minh từ ít lâu nay là đề tài của mọi chế diễu khinh miệt của đa số người Việt Nam và cả người ngoại quốc sau khi các tài liệu lịch sử và nhân chứng đã vạch trần trăm ngàn tội ác và bản tánh gian manh của hắn ta. Tuy nhiên, các lãnh tụ của đảng cộng sản ở Việt Nam vẫn tiếp tục núp bóng cái hình tượng nầy để duy trì chế độ độc tài đảng trị bằng chính sách tuyên truyền biến Hồ Chí Minh thành một thứ ông thánh, bắt nhân dân phải “tôn thờ Bác”, xúc phạm tới “Bác” là trọng tội. Họ còn tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày chết, xây dựng tượng đài tưởng nhớ “Bác”.
Ở nước ngoài, mặc dù cộng sản đã thật sự thất bại ý đồ đánh bóng bộ mặt “Hồ chủ tịch” của họ vào năm 1990 tại Paris, năm 2017 tại Vienne, và năm nay họ lại muốn tái diễn trò hề nầy tại Ottawa vào ngày 02-09-2020 như thông cáo “Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đang nỗ lực chuẩn bị để có thể khánh thành Phòng trưng bày Hồ Chí Minh tại Nhà Việt Nam vào dịp Quốc khánh 2/9, và đây cũng là dịp kỷ niệm 75 năm Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Từ những nhận định trên, bài viết tóm lược trước hết hai âm mưu mà cộng sản đã thất bại trước đây tại Paris và Vienne và sau đó, nhắc lại một số tội ác của Hồ Chí Minh để khi người Việt và người Canadiens nếu có đến phòng triễn lãm tại số 85 đai lộ Glebe ở Ottawa sẽ biết được mức độ tuyên truyền dối trá muôn thuở của chế độ cộng sản Hà Nội như thế nào.
1- UNESCO không có vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới năm 1990
Ngày 14/04/1987, UNESCO, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, có trụ sở ở Paris, nhận được văn thư của ông Võ Đông Giang, Ngoại trưởng Việt Nam, đề nghị với UNESCO “ghi tên Hồ chủ tịch vào danh sách ứng viên danh nhân thế giới” nhân “ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990”.
Đề nghị dĩ nhiên được UNESCO chấp thuận vì Việt Nam là quốc gia thành viên. Hơn nữa lúc ấy Tổng Giám đốc UNESCO là ông Amadou Mahar M’Bow, vốn là một người Phi Châu thân Cộng Sản.
Được tin nầy, một số bà con trong Cộng đồng người Việt ở Paris họp nhau lại, thành lập “Ủy Ban tố cáo tội ác Hồ Chí Minh” và đề cử TS Nguyễn văn Trần làm Tổng Thư ký để điều hợp cuộc tranh đấu chuẩn bị quyết liệt ngăn chận Đại Hội đồng UNESCO bỏ phiếu chấp thuận đề nghị Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới trong phiên họp năm 1990.
Ủy ban sưu tầm tài liệu về Hồ Chí Minh. Bà con các nơi, những nhà tranh đấu chống thực dân và chống Việt Minh cùng thời Hồ Chí Minh, gởi những thông tin về Hồ Chí Minh. Ủy Ban đúc kết lại làm thành tập hồ sơ Hồ Chí Minh gởi tới Văn phòng UNESCO, phơi bày sự thật về Hồ Chí Minh, để đặt vấn đề “Hồ Chí Minh có tư cách một danh nhân thế giới hay không?”.
Đồng thời, bà con các nơi, với tư cách là nạn nhân của Hồ hay của chế độ cộng sản ở Việt Nam, cũng gởi thơ về Văn phòng UNESCO tố cáo tội ác của Hồ. Trước dư luận của Cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối mãnh liệt, có nhiều thông tin về con người thật của Hồ Chí Minh, UNESCO bắt đầu quan tâm vấn đề.
Ngoài hồ sơ tội ác của Hồ Chí Minh sát hại hằng trăm ngàn nông dân vô tội trong vụ Cải cách Ruộng đất, giết hại, trù dập trí thức, văn nghệ sĩ trong vụ Nhân văn Giai phẩm ở Hà Nội, giết các nhà ái quốc Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch,… ở Sài Gòn, thảm sát 4000 dân vô tội trong vụ Mậu Thân ở Huế, được Ủy Ban gởi tới UNESCO, Ủy Ban còn nêu lên ngày sanh 19-05-1890 của Hồ Chí Minh mà UNESCO ghi nhận có đúng hay không? Bởi còn có ít nhất 4 ngày sanh khác nhau do chính tay Hồ Chí Minh tự khai:
1892 theo đơn xin học trường Thuộc địa;
1894 (15/01/1894) khai với Cảnh sát Paris;
1895 (15/02/1895) khai xin gia nhập Hội kín France-Maçonnerie, và cũng ngày sanh này, được khai lại tại Tòa Đại sứ Nga ở Berlin, Đức;
1899 khai trong Sổ Thông hành của Tàu làm tại Singapore với tên Tống văn Sơ (24/4/30).
Riêng gia đình, bà Thanh, người chị, khai Hồ Chí Minh sanh tháng 3 năm Thành Thái 6, tương đương với năm 1891.
Riêng ngày 19/05/1890 mà UNESCO đang có chỉ xuất hiện khi Hồ Chí Minh muốn phải có cờ lộng đón tiếp Đô đốc D’Argenlieu lên Hà Nội theo Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 nên cho kêu gọi dân chúng hãy treo cờ mừng sinh nhật của Chủ tịch. Ngay cả ngày chết cũng không đúng sư thật, chết ngày 2/9/1969, chính thức khai ngày 3/9/1969.
1. UNESCO là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa chỉ chấp nhận sự thật mà ngày sanh và ngày chết của Hồ Chí Minh đã đầy bóng tối thì những điều khác về ông ấy liệu có đáng tin hay không?
Hồ Chí Minh không thể là nhà văn hóa
Khi nói về văn hóa của một người, trước hết, người ta xét trình độ học vấn rồi mới xét dến sự nghiệp của người đó để lại.
Về học vấn, Hồ Chí Minh chỉ học lớp ba (Cours Élémentaire). Không biết có đậu được bằng Tiểu học hay không, nhưng tháng 8/1908, ông được nhận vào lớp nhì Năm thứ I trường Quốc học Huế, có lẽ do sự can thiệp của Khâm sứ Trung kỳ bởi ông Chouquet, Hiệu trưởng Quốc học, viết thư báo cáo ông Khâm sứ là Hồ Chí Minh được nhận.
Về những hoạt động đóng góp cho văn hóa, Hồ Chí Minh có viết báo, vài bài ngắn để tuyên truyền hay kêu gọi, thúc giục dân chúng tham gia chiến tranh giải phóng cho cộng sản. Ông có viết được vài cuốn sách nhỏ như “Vài kinh nghiệm Trung quốc mà chúng ta nên học”, (NXB Trần Lực, Hà Nội, 1958), hai quyển “Vừa đi đường, vừa kể chuyện” lấy tên là T.Lan và “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh” lấy tên là Trần Dân Tiên. Hai quyển này chỉ nhằm tự ca tụng dối trá cho chính mình, hoàn toàn không có chút giá trị nào về mặt văn chương. Tất cả các bài báo của Hồ viết chỉ có giá trị tuyên truyền cho chiến tranh, xây dựng đảng cộng sản, chỉ thị hành chính. Còn sách, như đã nói, là chỉ để giúp Hồ tự tâng bốc chính mình mà thôi. Những điều này chưa đủ để nói là những đóng góp văn hóa.
Riêng Tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” phơi bày thêm rõ bản chất gian manh của Hồ. Theo nhận xét của Giáo sư Hán Nôm Lê Hũu Mục thì Tập Thơ chắc chắn không phải của Hồ Chí Minh là tác giả. Một chi tiết rõ ràng hơn hết là trang bìa sau của bản gốc chữ Hán ghi ngày 29-8-1932 đến 10-9 1933 là thời gian sáng tác tập thơ, nhưng bản tiếng Việt lại ghi 29-8-1942 đến 10-9-1943 là giai đoạn “Bác” bị bắt tại biên giới Trung Việt, bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch và trong lúc này “Bác” làm Tập Thơ Tù.
Cũng trong thời gian này, Báo “Việt Nam Độc lập” do Hồ Chí Minh chủ biên, xuất bản ở Cao Bằng (số ngày 5/2/1943 ứng với ngày Tết Quí mùi) có đăng bài thơ của Hồ phân tích tình hình thế giới đón chờ cơ hội:
“Một nghìn chín trăm bốn mươi ba
Năm mới tình hình hẳn mới
Đông Á chắc rồi Tàu thắng Nhật
Tây Âu nhất định Đức thua Nga
Nhân dân các nước đều bùng dậy….”
Vậy năm 1943, Hồ Chí Minh không ở tù vì đang ở Cao Bằng và làm báo “Việt Nam Độc lập”, làm thơ chúc Tết phe ta thắng lợi, thì Hồ không thể là tác giả, ít nhất, của những bài thơ làm trong thời gian này, kể cả Tập Thơ Tù.
Thêm một chi tiết khá biện chứng. Tập Thơ Tù được đem trưng bày trong cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Phố Bích Câu, Hà Nội, tháng 3/1955 và kéo dài suốt 3 tháng, nhưng tập Thơ Tù lại không có tên tác giả.
Nếu Hồ Chí Minh thật sự là tác giả Tập Thơ, thì chắc chắn ông đã không thể để Tập Thơ trưng bày mà không có tên tác giả là chính ông, điều này hoàn toàn trái với bản chất cố hũu của Hồ thích tự bốc thơm mình. Hơn nữa, nhu cầu tuyên truyền đề cao lãnh tụ vô danh như Hồ lúc đó lại rất lớn, không thể bỏ qua cơ hội bằng vàng này. Tập Thơ còn “vô danh” chỉ vỉ Hồ chưa kịp chụp cơ hội.
Sau cùng, một chi tiết nữa không kém phần thuyết phục là tự dạng. Chúng tôi đem hỏi một vị Giáo sư Hán nôm (Gs NVS, cựu Gs Đại Học Văn Khoa Sài Gòn) cho biết hai bức thơ của Hồ Chí Minh viết cho vợ, bà Tăng Tuyết Minh, với những trang Tập Thơ Tù nguyên bản có phải là một người viết hay không? Vị Giáo sư ấy trả lời ngay, sau khi nhìn qua 2 tài liệu, không phải của một người viết vì nét chữ hoàn toàn khác. Không cần phải am tường chiết tự mới thấy. Chỉ cần quen đọc chữ Hán cũng thấy dễ dàng.
Như vậy, có thể quả quyết Tập Thơ “Ngục Trung Nhật Ký” hoàn toàn không phải Hồ Chí Minh là nhà thơ tác giả, mà Hồ ăn cắp tác quyền của người khác.
Tóm lại, về mặt chữ nghĩa và tư tưởng, Hồ Chí Minh không thể là “Nhà văn hóa”. Cả không phải là một nhà văn. Về tư cách một nhà văn hóa, thì Hồ Chí Minh phơi bày một con người hợm mình một cách lố bịch, còn ăn cắp thơ của một người Tàu làm thơ của mình một cách lập lờ theo thủ đoạn gian xảo của Hồ.
Còn nói là Hồ Chí Minh có công giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất đất nước cũng không đúng vì Hồ trước sau chỉ là người làm chiến tranh đại lý cho Đệ Tam Quốc tế.
Việt Nam đã độc lập qua “Tuyên cáo Việt Nam độc lập” của Hoàng Đế Bảo Đại ngày 11 tháng 3 năm 1945. Đạo luật này của Bảo Đại đã hủy bỏ tất cả các hiệp định ràng buộc chính trị giữa An nam và Đế quốc thực dân Pháp, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác đã ký với Pháp. Trên pháp lý, Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, cho tới 19/8, Hồ Chí Minh làm cách mạng mùa thu cướp chính quyền của Chính phủ Trần Trọng Kim. Tại sao phải làm cách mạng cướp chính quyền để máu của người dân Việt Nam vô tội bắt đầu đổ từ đây, đất nước tang thương cho tới ngày nay cũng từ đây?
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy Ban, người Việt hải ngoại ở nhiều nơi biểu tình phản đối, có đến 20000 bức thư và kiến nghị gởi đến UNESCO. Ủy Ban cũng vận động với các giới chức văn hóa, chính trị Pháp, được sự tham dự của Hội Cựu Chiến Binh Pháp, Hội những Người Bạn Đông Dương (Association nationale des anciens et amis de l’Indochine ANAI)), bởi lẽ nhiều hội viên trước kia là chiến binh, nay là Dân biểu, Thượng Nghị sĩ, yếu nhân trong chính quyền Pháp. Họ nhắc lại nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đã không tuân hành Quy ước Genève về tù binh, đã không trao trả cho Pháp 2000 tù binh sau Hiệp định Genève, làm cho số tù binh này đã tử vong trong nhà tù cộng sản. Hồ Chí Minh phải chịu trách nhiệm về tội ác này!
Trước áp lực của dư luận và sự ủng hộ của Quốc hội và chính phủ Pháp, UNESCO quyết định không biểu quyết chấp thuận ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách danh nhân thế giới.
Đây là sự thật!
Trả lời cuộc phỏng vấn của RFA, TS Nguyễn Văn Trần đã nói: Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ của UNESCO, lúc đó là một người Lào, đã trả lời với chúng tôi rằng “Chúng tôi không có quyền hủy bỏ cái Nghị quyết (ghi tên Hồ Chí Minh để chờ Đại Hội Đồng biểu quyết). Chúng tôi chỉ làm được một việc là không thi hành cái Nghị quyết đó. Và chúng tôi thông báo cho ông biết rằng Thị Xã Paris không tham dự, Chính Phủ Pháp không tham dự, UNESCO không tham dự, và UNESCO không tổ chức cái lễ đó tại trụ sở UNESCO và cũng không thi hành Nghị quyết là sẽ trợ cấp ngân khoản cho Hà Nội tổ chức tại Hà Nội.Và họ thông báo thêm rằng Toà Đại Sứ Việt Nam ở Paris thuê 2 phòng ở trong trụ sở UNESCO để tổ chức. Lúc đó chúng tôi phản đối nên họ rút lại chỉ còn 1 phòng thôi” (UNESCO có vinh danh HCM không? (RFA 19/05/2008).
Đúng ngày 19/05/1990, trong căn phòng mướn của UNESCO, Tòa Đại sứ Hà Nội tại Paris tổ chức văn nghệ, chớ không được nói “Sinh nhật thứ 100 của Hồ Chí Minh”. Thiệp mời của Tòa Đại sứ có in hình Hồ Chí Minh, mời Sinh nhật… bị Ủy Ban phản đối, UNESCO yêu cầu Tòa Đại sứ Hà Nội thu hồi lại hết.
Tại buổi lễ, Đại sứ Hà Nội tại UNESCO đọc một bài diển văn ngắn nhắc lại sự nghiệp Hồ Chí Minh trước hơn 70 khách tham dự, gồm nhân viên Tòa Đại sứ, Việt kiều yêu nước. Sau đó, trình diễn Cải lương và tiệc trà (Tất cả sự thật này, Văn Chấn tường thuật trong “An Ninh Thế giới”, Hà Nội, 5/2000).
Tại Hà Nội, ông Bùi Tín có đến tham dự buổi lễ vào sáng ngày 19-5-1990 (lúc ấy Bùi Tín chưa tị nạn ở Pháp), và xác nhận cũng không có đại diện nào của UNESCO.
Như vậy, rõ ràng là UNESCO không có vinh danh Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới nhân ngày kỷ niệm 100 năm ngày sanh của ông vào năm 1990, nhưng các sách giáo khoa, báo chí và chính quyền cộng sản vẫn gian dối phô trương là Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh là một nhà văn hoá thế giới.
2- Thành phố Wien (Áo Quốc) từ chối dựng tượng Hồ Chí Minh trong Công Viên Donaupark (2017)
Mặc dù vẫn biết Hồ Chí Minh thật sự không có tư tưởng gì cả, chính Hồ đã từng nói “Bác không có tư tưởng gì hết ngoài chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông”, đảng cộng sản vẫn tôn vinh ông làm thần tượng để núp bóng, tiếp tục bán nước làm giàu. Với Tây Phương, mặc dù có những liên lạc ngoai giao và kinh tế với Việt Nam, họ vẫn không quên Việt Nam là một trong những nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, có hệ thống.
Tháng 8/2016, nhà cầm quyền Hà Nội vận động với nhóm cộng sản trong Hội Thân Hữu Áo-Việt đề nghị Hội Đồng Thành phố Wien dựng một bức tượng Hồ Chí Minh trong công viên Donaupark, chi phí xây dựng do chính phủ Hà Nội đài thọ. Nguồn tin trên được tiết lộ vào đầu năm 2017 đã tạo một luồng dư luận chống đối trong giới báo chí Áo và sự công phẫn của cộng đồng người Việt tị nạn ở Áo, Đức và thế giới. Bs Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt tị nạn Cộng Hòa Liên Bang Đức, đã viết thơ phản đối gởi chính quyền Áo và kêu gọi cộng đồng người Việt thế giới ký kiến nghị yêu cầu Thành phố Wien bãi bỏ dự án nầy.
Tờ báo Krone châm biếm: “Vô số tội phạm chiến tranh, hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu, bảng thành tích đầy xác người này rõ ràng là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với một tượng đài ở thành phố Wien”. Và bài báo trích lời của nữ ký giả trên tuần báo Falter: “Thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả của Tòa Thị chính lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng, những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi công Mỹ bị bắt hay những trại tù trá hình trại cải tạo của Hồ Chí Minh.”
Cuối cùng, công lý và chính nghĩa đã thắng.
Trên tờ Die Presse, ngày 24/02/2017, ký giả Erich Kocina viết: “Thành phố Wien dừng dự án xây đài tưởng niệm nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam trong công viên Donau. Đài tưởng niệm cho một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi không dễ dàng thuyết phục được ai. Hồ Chí Minh không phải là người có thanh danh tốt đẹp. Nhà lãnh đạo Cộng sản, chết năm 1969, bị tố cáo là tra tấn và giết các đối thủ chính trị”. (Diễn Đàn VN 21. Trần Việt dịch phổ biến trên Internet).
3- Triển lãm thành tích của Hồ Chí Minh tại Nhà Việt Nam (Vietnam House) ở số 85, đại lô Glebe, Ottawa, ngày 2 tháng 9 năm 2020
Sau hai lần Hồ Chí Minh hiện nguyên hình là người lãnh đạo ít học và tàn ác tại các quốc gia Âu châu, cộng sản vẫn lì lợm đem hình nộm Hồ Chí Minh trưng bày ở nơi khác, lần này ở Ottawa. Thông cáo của Tòa đại sứ VN tại Canada ghi “dự kiến phòng trưng bày Hồ Chí Minh bao gồm những bức tranh, ảnh, sách trình bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, cũng như tình cảm của Bác đối với nhân dân toàn thế giới và tình cảm của nhân dân Canada đối với Bác, qua đó góp phần truyền bá những tư tưởng của Bác, hình ảnh của Bác, cuộc đời hoạt động của Bác không chỉ đối với cộng đồng người Việt tại khu vực mà còn đối với bạn bè quốc tế. Đây cũng là nơi tập hợp bà con trong cộng đồng hướng về Bác, hướng về quê hương, đất nước.”
Bà con người Việt ta ở Canada sẽ có dịp đi coi để thấy kỳ này Ban Tuyên giáo trung ương sẽ hóa trang lãnh tụ Hồ Chí Minh với những chất liệu gì mới, hào nhoáng hơn khả dĩ che giấu được phần nào bộ mặt đại gian, đại ác, đại dâm ô của hắn!
Con người thật của Hồ Chí Minh sẽ được phơi bày rõ ràng khi có báo chí tư nhân và tự do! Ngày đó chắc sẽ không còn xa lắm.
Điều nên bắt đầu nghĩ đến ngày bà con ta dự bị chỗ đốt, cách đốt để tránh ô nhiễm môi trường khối tài liệu, báo chí, các ấn phẩm của chế độ cộng sản Hà Nội.
Kết luận
Viết đầy đủ về tội ác, bản chất dối trá, xảo quyệt, lòn cúi, dâm ô, lường gạt phụ nữ… của Hồ Chí Minh tưởng phải cần đến một khối lượng giấy mực, ít nhất cũng phải gần tương đương với khối lượng sách vở, báo chí của chế độ ca ngợi Hồ Chí Minh hiện nay. Nhưng chuyện này không thật sự cần thiết đến như vậy. Bởi dân trong nước, nhất là dân ở bên kia vĩ tuyến, biết rõ con người thật của Hồ Chí Minh hơn ai hết. Chính họ sẽ là cây viết, tờ báo, quyển sách hay đài phát thanh, đài truyền hình, ngày mai này sẽ nói lên sự thật của hiện tượng Hồ Chí Minh. Đó mới đúng là sự thật, hoàn toàn sự thật về Hồ Chí Minh.
Ngày nay, Hà Nội còn công kênh Hồ, còn tô son điểm phấn Hồ miễn cưỡng bằng con đường ngoại giao. Nhưng chắc chắn không thuyết phục được ai. Cả những người làm việc này. Nên nhớ họ làm, viết hay nói về Hồ là có tiền, được khen thưởng, có hồ sơ tốt, đưa họ tiến lên những chức vụ hái ra tiền. Một thứ lao động xã hội chủ nghĩa có lợi nhuận cao hơn hết.
Giáo sư Đặng Thái Mai, cha vợ Võ Nguyên Giáp, khi nhận nhiệm vụ hiệu đính Tập Thơ Tù bản tiếng Việt có bày tỏ thắc mắc về 2 ngày tháng ghi trên bìa sau của bản gốc chữ Hán với bản tiếng Việt Tập Thơ Tù khác nhau, liền bị Phủ Chủ tịch “lưu ý khéo”. Ông liền im lặng. Quả nhiên sau đó, ông được thăng lên chức cao chót vót trong lãnh đạo văn học.
Hôm nay, chúng tôi chỉ nhắc lại và xác định thêm một lần nữa về 2 sự thật là Hồ Chí Minh không hề được UNESCO đề cử danh nhân thế giới vì ông hoàn toàn không có một hoạt động nào có giá trị khả dỉ đóng góp cho văn hóa.
Về tượng đài của ông, nhà cầm quyền ở Hà Nội muốn được dựng lên ở Công viên Danau, Wien, nhưng đã không thành vì bị Cộng đồng người Việt Nam ở Âu châu chống đối, làm cho chính quyền địa phương Áo đã phải hủy bó dự án của Hà Nội.
Ngày 2-9 tới đây, Hà Nội sẽ tổ chức triển lãm Hồ Chí Minh tại thủ đô Canada, bà con người Việt ta sẽ làm khán giả bình thường hay sẽ có thái độ để biết đâu chương trình này cũng sẽ được thay đổi?
16.08.2020
Vui cười
“Anh đặt lên bàn ba thứ để xem con mình sẽ lấy thứ gì. nếu nó lấy tờ 100$, tương lai nó sẽ là nhà tài chính. Nếu nó lấy cây viết, nó sẽ là nhà văn, còn nếu nó cầm quyển kinh thì nó sẽ làm linh mục.”
Lát sau cậu con vào phòng vớ cả ba thứ rồi chạy ra ngoài. Ông Bill hớn hở nói với vợ:
“Hay quá, con mình tương lai sẽ thành chính khách em ạ! Nó lấy hết cả ba thứ”
Chồng: “Em đọc gì mà say mê chăm chú thế?”
Vợ: “Một thứ làm người ta dựng đứng tóc gáy, lạnh toát người!”
Chồng: “Ơ, đây là cuốn sổ công nợ thuế má nhà mình mà!”
Vợ: “Thì em cũng vừa bảo thế!”
Giờ chúng ta mới hiểu tại sao phụ nữ thường thọ hơn nam giới. Bởi vì họ không phải chịu đựng các bà vợ.
Một người xin việc bước vào văn phòng.
– Tôi nghe nói các ông đang tìm một phát ngân viên mới?
– Và cả người phát ngân viên cũ nữa.
Sài Gòn – Trăm Nhớ Nghìn Thương – Hồng Thủy, WDC.
Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với Sàigòn, thuở Sàigòn còn là một thành phố với những hình ảnh mộc mạc thanh khiết. Gái Sàigòn đơn giản hiền hòa với áo bà ba trắng, với quần đen ống thật rộng, với đôi guốc mộc nhẹ tênh hình cái thuyền, với mái tóc dài ôm trọn khuôn mặt không chút phấn son.
Hồi mới tới Sàigòn, gia đình tôi tạm trú tại nhà bà dì ở đường Quai de Belgique, sau này đổi thành bến Chương Dương. Ðứng ở trên lầu, tôi có thể nhìn thấy quang cảnh thuyền bè đi lại tấp nập. Những chiếc thuyền chở đầy những buồng chuối vàng au, những lồng gà, lồng vịt, những chùm dừa xiêm còn nguyên cả cành nằm chen chúc nhau, khoe cái vỏ xanh láng mướt. Tất cả tượng trưng cho sự trù phú của miền Nam.
Nhà dì tôi ở gần chợ Cầu Kho nên ngày đầu tiên chúng tôi đã được một ông chú họ dẫn đi chợ. Tôi mê nhất là gian hàng trái cây bởi vì có nhiều thứ ngoài Bắc không có. Tôi còn đang trố mắt ngó những trái to tròn như trái banh có hai mầu khác nhau, trái xanh mướt như ngọc, trái tím thẫm như mầu trái bồ quân thì cô bán hàng đã đon đả nhìn ông chú tôi:
– Mua ‘dú sữa’ đi thầy hai. ‘Dú sữa’ của em đặc biệt ‘giường nhà’ ngọt lắm đó.
Thì ra mấy trái mà tôi đang ngó là mấy trái vú sữa ở vườn nhà cô ta. Hồi đó tôi mới có 12 tuổi, còn ngây ngô chưa biết nói tiếu lâm nên hơi ngạc nhiên khi thấy ông chú tôi nhìn cô ta cười tủm tỉm với đôi mắt tinh nghịch:
– Vú sữa của cô ngon thiệt hả?
Cô ta gật đầu lia lịa:
– Ngon thiệt mà thầy hai.
Chú tôi chọn mua một chục trái, cô ta đưa thêm 4 trái và nói:
– Thường một chục có 12 trái thôi nhưng là của ‘giường nhà’ nên một chục em tính 14 trái lận.
Chú tôi đưa tiền trả, thay vì phải thối lại 50 xu, cô ta
cầm tờ 1$ xé toạc ra làm đôi, đưa chú tôi một nửa. Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Ngày đầu tiên đã học được hai cái đặc biệt của Sàigòn. Một chục là 12 hoặc 14, nửa tờ giấy 1$ là 50 xu.
Phải công nhận người miền Nam rộng rãi và đơn giản.
Một chục mà cho thêm thành 12 tới 14 và thay vì mất công đi tìm tiền xu thì cứ việc cầm tờ giấy 1$ xé béng ra làm 2 là xong ngay. Giản dị và tiện lợi biết bao.
Sàigòn đã thu phục tình cảm của tôi một cách nhanh chóng. Hai mươi mốt năm sau, khi rời bỏ Sàigòn tôi đã khóc như phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Sàigòn đã trở thành một nơi chốn thân thiết vô cùng.
Không yêu Sàigòn sao được khi Sàigòn là nơi chứng kiến tất cả kỷ niệm vàng son của thời con gái.
Sàigòn với ngôi trường Trưng Vương yêu dấu, nơi đã cho tôi biết bao nhiêu người thầy đáng kính, bao nhiêu người bạn dễ thương, bao nhiêu tình cảm quí mến chân thành.
Làm sao quên được con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm rợp lá me bay, những chiều tan học, tràn ngập những tà áo trắng quấn quít gót chân son.
Thảo cầm viên đã được nghe không biết bao nhiêu lời thì thầm tâm sự của các nàng Trưng Vương, những giờ nghỉ học, vừa chuyện trò, vừa lang thang hái trộm những cánh hoa mầu tím, ép vào những trang sách học trò.
Con đường Thống Nhất rộng thênh thang đưa tới rạp Norodom tưng bừng rộn rã của những ngày Đại hội Văn nghệ học sinh. Tôi như vẫn còn mường tượng thấy khung cảnh rộn ràng trong hậu trường sân khấu. Tuy bận rộn sửa soạn cho những màn trình diễn, nhưng các chàng Chu Văn An vẫn không bao giờ quên gửi đến các nàng Trưng Vương những ánh nhìn say đắm.
Chỉ một cái nhìn thật nhanh, thật nhẹ mà sao cũng đủ
làm cho ai kia má phải ửng hồng.
Vòng ra bờ sông là bến tàu lộng gió của những sáng
đón đưa, những chiều hò hẹn.
Con đường Lê Lợi với những chiều thứ bẩy đẹp trời cùng bạn bè dạo phố. Mỗi lần đi qua tiệm Kim Sơn ở góc đường, chúng tôi luôn luôn phải vờ chăm chú ngó mấy món hàng linh tinh bầy bán lề đường, để tránh những cặp mắt nhìn hau háu của mấy ‘ông nội’ ngồi ‘pẹc mơ năng’ ở ngoài hiên giống như mấy ‘Side-walk café’. Tiệm sách Khai Trí là nơi hấp dẫn nhất. Luôn luôn làm chúng tôi mê mẩn trước những cuốn tiểu thuyết còn thơm mùi mực mới.
Màn cuối cùng của buổi dạo phố thường thường là góp tiền lại, rủ nhau vào một tiệm kem.
Vừa nhấm nháp những thìa kem dâu, kem dừa mát rượi, vừa nghe những bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng thịnh hành mà chúng tôi thay phiên nhau yêu cầu nhà hàng để dĩa hát, như A Certain Smile, You’re My Destiny, I Went to Your Wedding, Diana v.v…
Hôm nào có phim hay cả bọn lại rủ nhau chui vào một trong hai rạp ciné permanent Lê Lợi hay Vĩnh Lợi. Mỗi lần vào đây là chúng tôi phải đề cao cảnh giác. Vì luôn luôn có một số các chàng thanh niên hay lợi dụng sự đông đúc chen lấn để dở trò ba mươi lăm. Một hôm có một chàng làm bộ đứng sát sau lưng, tôi bèn làm như vô tình quay ngang người lại hích cho chàng một cái cùi chỏ nên thân. Tan ciné, tôi kể chuyện cho lũ bạn nghe, chúng cười hi hí có vẻ khoái chí lắm. Từ đó các bạn tôi học được màn hích cùi chỏ để trừng trị các chàng gian manh.
Sau khi xem ciné, nếu còn đủ tiền rủng rỉnh trong túi, chúng tôi rủ nhau vào hẻm Casino làm một chầu bánh tôm, bún chả. Nếu chỉ còn ít tiền, thì ra góc Viễn Ðông. Ðứng ở lề đường ăn phá lấu với thịt bò khô. Ăn xong, ớt còn cay xè trong miệng mà vẫn đủ tiền uống một ly nước mía cốt vắt thêm miếng chanh nhỏ xíu, hoặc sang hơn, vắt nguyên nửa quả quít thì còn gì sướng hơn nữa. Có hôm thay vì ăn ở góc Viễn Ðông, chúng tôi lại đi ngược chiều ra góc chợ Bến Thành. Nơi có hàng bò viên nóng hổi, thơm phức mùi tiêu với hành ngò. Sau đó, tráng miệng bằng một ly đậu đỏ bánh lọt. Hoặc rủ nhau vào quán Bà Ba Bủng ở đường Thủ Khoa Huân, sau chợ Bến Thành, ăn bún riêu, bánh cuốn. Sàigòn có không biết bao nhiêu món ngon, hấp dẫn những cái miệng thích ăn quà vặt của các nàng Trưng Vương thuở đó.
Mùa Giáng Sinh tới. Sàigòn tưng bừng như mở hội. Người ta không phải bận tâm lo mua quà tặng nhau như ở xứ Mỹ. Ðêm Noel, có đạo hay không, mọi người cũng thích rủ nhau đi dạo trên đường Tự Do. Trai thanh, gái lịch, quần áo lượt là, chen vai, thích cánh, suốt dọc hè phố từ nhà Quốc Hội đến nhà thờ Ðức Bà.
Người trẻ đi để ngắm nhau. Người lớn tuổi đi tìm không khí Noel, cái không khí mà suốt 26 năm sống trên đất Mỹ tôi không làm sao tìm lại được. Hầu như tất cả dân ‘chịu ăn chịu chơi’ của Sàigòn đều có mặt trên đường Tự Do. Ði dạo mỏi chân, mọi người lại rủ nhau vào ngồi trong Givral, La Pagode, Continental hay ngồi ở công viên rộng lớn trước nhà Quốc Hội hoặc trước tòa Ðô chánh để chờ nghe tiếng chuông đổ hồi rền rã của nhà thờ Ðức Bà báo hiệu lễ nửa đêm mừng Chúa ra đời.
Sau lễ, mọi người về nhà ăn Réveillon. Nồi cháo gà nóng hổi, khói lên nghi ngút, là món không thể thiếu trong bữa tiệc mừng Giáng Sinh đặc biệt này. Noel của Sàigòn thật vui, thật đầm ấm, thật nhẹ nhàng, thoải mái. Không có quá nhiều lo nghĩ về vấn đề tài chánh phải chi tiêu cho quà cáp. Không khí Noel ở đất Mỹ mang tính cách thương mại nhiều hơn là không khí thiêng liêng đặt biệt của ngày lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Trước Noel cả mấy tháng người ta đã trưng bầy cây Noel để bán. Bắt mọi người phải nhìn ngắm mãi đâm nhàm chán. Gần sát ngày lễ Noel ai cũng tất bật lo chuyện mua quà, gói ghém cho kịp giờ mở quà đêm mừng Chúa ra đời. Tất cả chỉ có vậy. Ðêm Noel người ta chỉ thấy quá mệt mỏi. Rộn ràng được một chút lúc mở quà. Sau đó là hết. Trống vắng buồn tênh. Thời tiết lạnh lẽo. Nhà thờ Việt Nam thì ở xa. Kiếm được chỗ đậu xe không phải là dễ. Mùa đông buốt giá, chưa kể nếu có tuyết, đường trơn trượt nguy hiểm. Do đó ít ai nghĩ đến chuyện đi lễ nửa đêm. Bởi vậy cứ mỗi lần mùa Giáng Sinh tới là tôi lại nhớ Sàigòn da diết. Nhớ thánh lễ nửa đêm thật tưng bừng ở nhà thờ Ðức Bà. Nhớ con đường Tự Do tràn ngập người đi của những đêm Noel đầm ấm năm xưa.
Tết đến còn vui hơn nữa. Xung quanh chợ Bến Thành
những gian hàng bán bánh mứt được dựng lên san sát với nhau. Tiếng rao hàng của những lao phóng thanh vang lên rộn rã. Người đi mua sắm tấp nập. Ai cũng tay sách nách mang. Ngày Tết không nhà nào là không có đủ thứ mứt, hạt dưa, bánh chưng, dò chả.
Nhắc đến Tết ở Sàigòn là ai cũng phải nhớ ngay đến chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ với những cành đào, cành mai tươi thắm. Những chậu cúc, chậu thược dược đủ màu đua nhau khoe sắc. Những chậu quất trĩu quả vàng tươi. Những bát thủy tiên toả hương thơm thật dịu dàng, thanh khiết. Nhưng có một thứ hoa đẹp nhất làm chợ rực rỡ hẳn lên đó là hoa biết nói. Các nàng thiếu nữ yểu điệu trong những tà áo dài đủ mầu tha thướt đi dạo trong chợ hoa là hình ảnh đẹp nhất của ngày Tết ở Sàigòn.
Tôi còn nhớ thời con gái, cứ 23, 24 Tết là chúng tôi đã nôn nao sửa soạn quần áo để rủ nhau đi chợ hoa. Dạo chợ hoa là một náo nức không thể thiếu của các nàng thiếu nữ mỗi lần Tết đến. Cũng như đi chợ hoa để ngắm người đẹp là một điều bắt buộc, không thể nào quên của các chàng trai.
***
Chợ hoa ở đây sao tẻ nhạt quá. Có lẽ vì hoa không đủ thắm, lại chỉ có lưa thưa, bầy bán rải rác nên không hấp dẫn được người đi. Vả lại các chàng nếu có muốn đi chợ hoa để ngắm người đẹp, thì cũng chỉ tìm thấy những áo ‘cốt’ dầy cồm cộm, to xù xù di động. Chứ làm sao có thể tìm lại được những bóng dáng yêu kiều trong tà áo dài lả lướt của chợ hoa Nguyễn Huệ năm xưa.
Thời tiết lạnh lẽo quá, ít ai ở đây còn nghĩ đến chuyện mặc áo dài đi chợ Tết, nên hình ảnh chiếc áo dài trở nên hiếm quí vô cùng. Thật tội nghiệp cho những người Việt Nam xa xứ. Phải cố gắng tưởng tượng mùa xuân trong cái giá buốt của mùa đông. Hoa tuyết rơi mà phải tưởng tượng là hoa đào nở, gió đông lạnh lẽo mà cứ cố nhắm mắt lại để mơ tưởng đến ánh xuân nồng. Tết năm nào tôi cũng cố gắng tìm cho được một cành hoa forsythia để trang hoàng nhà cửa. Ðể tự đánh lừa mình là nhà ta cũng có mai vàng.
Tết nhất đến nơi mà sao giọng Don Hồ cứ buồn não nuột, anh chàng đang hát một bài mà tôi rất thích của nhạc sĩ Ðức Huy:
’Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều. Nhất là những buổi chiều hay mưa. Cũng may Cali trời mưa ít không như Sàigòn. Nếu không, tôi đã khóc một giòng sông…’
* Ngoài cửa sổ, chiều nay trời thật đẹp. Những giải nắng vàng còn vương vấn trên mấy ngọn cây cao. Mấy hôm nay trời tạnh ráo, không có lấy một giọt mưa nhỏ. Vậy mà không hiểu sao bỗng nhiên lòng tôi chùng hẳn xuống và hình như hồn tôi đang ‘Khóc một giòng sông..’
https://thuhoa.ipower.com/forum/index.php/truy-n/truyen-ngan/1307-sai-gon-tram-nh-nghin-thuong
Vui cười
Ông bố có đứa con đi học bị ngã xuống sông và được một người cứu sống, gọi điện thoại lại ân nhân:.
– A lô! Dạ cho hỏi đấy có phải bác Dũng người mà chiều nay đã cứu sống con trai tôi đấy không?
– Dạ đúng tôi đây ạ!
– Tôi muốn hỏi cái đồng hồ đeo tay của cháu nhà tôi mất đâu rồi nhỉ
Trưởng phòng nhân sự của một cơ quan hỏi một thanh niên đến xin việc.
– Anh muốn xin làm chân gác đêm?
– Vâng.
– Anh có hiểu rằng anh sẽ phải thức trong khi những người khác ngủ?
– Không sao đâu, thưa ông… Tôi quen rồi. Tôi đã từng làm chân chạy giấy ở toà thị chính mà.
Hai nhân viên nói chuyện với nhau: “Sếp của tớ có trí nhớ siêu ghê…”
– Năm vừa rồi tớ lỡ đi muộn có 2 lần mà kỳ họp cơ quan nào ông ấy cũng cứ nhắc!
– Chưa bằng sếp cũ của tớ. Tớ chuyển cơ quan 5 năm rồi, lại thay đổi chỗ ở đến hai, ba lần, vậy mà hồi cưới vợ cho con, ông ấy vẫn tìm đến nơi được để đưa thiệp mời.
Một cặp vợ chồng đi nghỉ tại một khu câu cá. Người chồng thích đi câu vào lúc trời sáng, người vợ chỉ thích đọc sách. Một hôm người chồng đi câu về và muốn chợp mắt một chút. Mặc dù không quen với không khí trên hồ nhưng người vợ vẫn chèo thuyền ra ngoài để hưởng ánh sáng mặt trời. Cô ta chèo thuyền ra xa một đoạn sau đó dừng lại và tiếp tục đọc sách. Đột nhiên, có một anh bảo vệ tiến lại gần. Anh ta dừng ngay bên cạnh thuyền của cô và hỏi:
– Xin chào quý cô, cô đang làm gì thế?
– Tôi đang đọc sách. – Người phụ nữ trả lời.
– Cô đang ở trong khu vực cấm câu cá đấy. – Anh ta nhắc.
– Tôi xin lỗi thưa ngài, nhưng tôi không câu cá, tôi chỉ đọc sách thôi
mà.
– Nhưng cô có tất cả các dụng cụ cần thiết cô có thể câu bất cứ lúc
nào, tôi phải giữ cô lại và lập biên bản mới được.
– Nếu anh mà làm vậy tôi sẽ kiện anh về tội quấy rối tình dục. – Người
phụ nữ nạt lại.
– Nhưng tôi thậm chí còn chưa đụng vào cô kia mà.
– Đúng thế, nhưng anh có đầy đủ dụng cụ cần thiết và anh có thể bắt đầu bất cứ lúc nào.
Tom đi học muộn, bèn lẻn vào lớp nhưng không may bị cô giáo phát hiện: “Tom, sao em cứ phải lén lút như thế? Em cứ vào lớp đàng hoàng như bố em vào nhà xem nào!”.
Tom vâng lời, xin lỗi cô giáo trước rồi đi ra ngoài, đóng cửa lớp học lại.
Một lúc sau bỗng… “rầm” một tiếng lớn. Tom đã dùng chân đạp tung cánh cửa và loạng choạng đi vào, chỉ tay vào mặt cô giáo, giọng lè nhè:
– Con mụ kia, lại không mở cửa cho ông à
Chồng Già Vợ Trẻ Là «Duyên 3 Đời» – Nguyễn Thị Cỏ May
Người xưa thường nói «Chồng già vợ trẻ là tiên, Vợ già chồng trẻ là duyên 3 đơi». Nhưng trong trường hợp cặp uyên ương Marc Lavoine và Line Papin, tưởng nên nói lại «Chồng già vợ trẻ là duyên 3 đời» mới hợp.
Đúng vậy. Vì họ yêu nhau hết mình. Không ai thấy có sự chênh lệch tuổi tác. Chàng rể trong ngày cưới ở Paris V, được Bà Thị trưởng Paris vừa tái đắc cử làm lễ, một vinh hạnh lớn, tuyên bố với báo chì «Tôi đã ném qua cửa sổ tuổi tác của ông và cả của cô dâu để cả hai chỉ biết sống cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi».
Trong thực tế, ngay như ở Pháp, không phải không có nhiều cặp “đôi đũa lệch” như vậy. Những cặp này rất hạnh phúc bằng tình yêu chân thật của mình. Bởi họ từ hai người xa lạ mà yêu nhau là nhờ «duyên», nhưng đến được với nhau, thành vợ thành chồng phải là «phận» 3 đời.
Gần đây, ông cụu Tổng thống François Mitterrand có bà vợ 2, Bà Anne Pingeot, nhỏ hơn ông 27 tuổi.
Vì đã đổi câu ca dao xưa mà chắc ông bà không chịu, nên phải xin trả lại cho cặp uyên ương đang ngự trị nước Pháp hiện nay, ông Tổng thống Emmanuel Macron «Vợ già, chồng trẻ là duyên 3 đời». Ông chỉ kém bà có 24 tuổi. Nhỏ tuổi hơn con của bà. Bà vô cùng hài lòng làm Đệ I Phu nhơn và thường tìm cơ hội xuất hiện trên truyền thông hay công chúng.
Trong tình yêu, hai người càng khác biệt càng dễ thu hút, bù trừ cho nhau để đối phương tự hoàn thiện hơn. Vợ lớn tuổi sẽ điềm đạm, dịu dàng, đảm đang, như người mẹ, không giận dỗi vì những điều nhỏ nhặt. Bà ấy giúp người đàn ông trẻ con muốn trưởng thành, mà mạnh mẽ hơn, để che chở và bảo vệ cho người vợ gìà mà mình yêu bằng cả tấm lòng. Đàn ông trẻ mang đến những cảm xúc mới mẻ, nhiệt huyết, giúp bà vợ già luôn cảm thấy ấm áp và trẻ trung. Anh giống như nắng ấm an nhiên, em có thể bình yên dựa vào, lúc nào cũng có thể mỉm cười hạnh phúc.
Vả lại chẳng có quy luật nào cho một cuộc hôn nhân. Muốn bền vững và hạnh phúc, điều này phải xuất phát từ cả hai phía. Vì vậy “chồng già vợ trẻ là tiên, “vợ già chồng trẻ là duyên ba đời”!.
Cái đẹp là họ yêu nhau và kết hôn thành vợ chồng, trước luật pháp và trước họ hàng. Trong lúc đó, cũng là Tổng thống Cộng hòa Pháp, ông François Hollande, chỉ yêu và lấy – lấy nhưng không biết có yêu hay không ? Và yêu tới đâu? – đặc biệt là không bao giờ làm đám cưới. Thế mà cũng dám đem vào Điện Élysée để bà ấy tự lập Đệ I Phu nhơn của nước Pháp. Ghê thật! Nhưng Hollande vốn là dân chơi nhà nghề nên từ dinh Élysée, đêm xuống, trùm mặt tuy lúc đó chưa có coronavirus, lái moto một mình đi bắt trộm mèo. Truyện đổ bể, Tổng thống bèn nhờ AFP loan tin Tổng thống từ nay «bye bye em» Đệ I Phu nhơn. Và em đành rời khỏi ghế Đệ I Phu nhơn, không kèng không trống!
Chuyện tình giựt gân hay gay cấn của giới lãnh đạo quốc gia chỉ có xảy ra ở Pháp vì «Pháp là nước trước kia có vua, nên ông Tổng thống có nhiều vợ hay nhiều bồ là chuyện bình thường». Như lời Bà Tổng trưởng Tư Pháp thời Mitterrand trả lời báo chí.Line Papin và Marc Lavoine
Nhà báo Christine Ferniot (ngày 15/07/20) giới thiệu «Line Papin là nhà văn nữ đáng chú ý trong kỳ khai giảng mùa văn học năm nay (2016)».
Quyển sách đầu tiên của Line là «L’ Éveil» do nhà Stock xuất bản năm 2016, 256 trang, được giải thưởng «Thiên chức» (Prix de la Vocation) và tiếp theo, được giải thưởng «Cành Dương liễu Xanh» (Prix des Lauriers Verts). Năm đó, Line mới 21 tuổi. Tiếp theo, «Toni» và «Les os des filles» lần lược được xuất bản.
L’ Éveil ra đời lúc Line mới 21 tuổi nhưng sách đã cho thấy sự trưởng thành chin chắn của tác giả. Thật xuất thần !
Line sanh ở Hà nõi, mẹ là người Hà nội, cha là người Pháp, sử gia chuyên về Việt nam, Khoa trưởng Lịch sử Trường Pratique des Hautes Etudes, Paris.
Lúc nhỏ ở Hà nội, Line thường vào Thư viện khu phố đọc sách. Trước cha mẹ, cô đọc sách của cô. Khi một mình, Line say mê đọc thơ, tiểu thuyết cổ điển, những tác phẩm cận đại. Line có thể kể về Valery Larbaud (nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà bình luận, dịch thuật của Pháp) trong lúc các cô gái cùng lứa tuồi thì mê đọc Harry Potter. Có lẽ vì vây mà Line sớm thành người lớn.
Năm 10 tuổi, Line cùng cha mẹ qua Pháp sống. Giữa cảnh nên thơ của khu phố Paris, cô cơ hồ như quên hằn Hà nội. Bổng những mùi thơm quyến rủ của hoa, cái nóng ẩm ướt của Việt nam hâm nóng ký ức của cô. Những cảm xúc đó làm chất liệu cho quyển sách đầu tay của cô về tình yêu và sức hấp dẩn của sách.
Vế học vấn, Line học văn chương và lịch sử nghệ thuật.
Trước khi hoàn chỉnh tác phẩm, Line trở về Hà nội một mình để tim lại kỷ niệm, những vết tích xưa. Nhưng tất cả đã thay đổi. Ngôi nhà củ và khu phố đều bị san bằng. Line thất vọng thốt lên «Việt nam của tôi đã không cò nữa»!
Còn Marc Lavoine ? Marc sanh năm 1962, con một nhơn viên Buu điện, cộng sản và vô thần và mẹ làm thư ký, theo công giáo.Học Trung học kỷ thuật về nghề in, chuyên đóng sách mạ chữ vàng. Marc vẫn luôn luôn mê hài kịch và ca hát. Có lẽ do ảnh hưởng cha thích thổi kèng nhạc jazz, mẹ mơ làm vũ nữ.
Bỏ học năm 16 tuổi, Marc bắt đầu viết bài hát. Lên Paris sanh sống. Marc tìm cách xin vào làm ca kịch. Một cô bạn tìm cho chàng một việc làm soát vé và dẩn khán giả vào chổ ngồi ở rạp Olympia ở Paris. Và cũng từ đây, Marc được giới thiệu lao hẳn vào ca kịch.
Marc ăn khách nhờ có giọng nói truyền cảm dễ làm rung động lòng người.
Nay thì Marc đã thành danh là ca sĩ, kịch sĩ, ký giả và sống thật sự bằng những đam mê này.
Đám cưới Line và Marc
Hôm 25 tháng 7 vừa qua, Bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris vừa tái đắc cử hôm cuối tháng 6, tới Tòa Thị xã Quận V làm đám cưới cho ca sĩ Marc Lavoine và nữ tiểu thuyết gia Line Papin. Lễ cưới hành chánh xong, Bà Thị trưởng nhìn tân lang và tân giai nhơn, niềm nở tuyên bố «Marc và Line là 2 người rất đẹp mà tôi yêu quí và ca ngợi».
Bà Thị trưởng thuộc đảng Xã hội chủ nghĩa nên làm đám cưới cho người khác mà không bao giờ làm đám cưới cho chính mình. Chị bắt bồ và nghe nói đã từng là bồ với ông cụu Tổng thống xã hội chủ nghĩa François Hollande.
Đám cưới của Line và Marc diển ra thât đẹp, thật ấm cúng, chỉ có vài người trong gia đình của 2 bên và nhơn viên nhà xuất bản của cô dâu có mặt để làm chứng ký hôn thú.
Ngoài ra có 2 ký giả của tuần báo Paris Match, nhiếp ảnh gia Fred Meylan và phóng viên Arthur Loustalot đặc biệt đước tham dự. Điều trùng hợp, không biết tự nhiên hay có chủ ý, cũng chính tuần báo này trước đây đã được ông Mitterrand chọn để cho phổ biến câu chuyện tình «Năm anh 27, em sanh ra đời» thầm kín của ông với bà Anne Pingeot?
Quên tuổi tác sai biệt, chàng và nàng chỉ biết yêu nhau mải mải và cho mải mải. Còn nữa. Họ còn nói với nhau những lời yêu nhau, không biết cạn lời !
Theo tập quán, Marc không có quyền thấy áo cưới của cô dâu trước ngày J. Áo của Line do nhà thời trang Delphine Manivet ở Paris thực hiện.
Được cưới người đẹp Line, Marc Lavoine chắc chắn không phải chỉ vì đã ném qua cửa sổ tuổi tác mà thôi.Theo đương sự kể lại, chàng đã 3 lần cầu hôn mới thành công. Lần đầu tiên trong xe taxi, lần thứ nhì, thưa với cha mẹ của Line. Nhưng phải tới lần thứ ba, một hôm trươc bạn bè, chàng bèn quì xuống đất, chấp tay, cung kính cầu xin nàng chấp thuận lời cầu hôn.
Tưởng đây cũng đánh làm bài học cho những anh chàng cầu hôn gặp khó khăn mà đem áp dụng.
Mối tình của Marc và Line rất đẹp kéo dài suốt hai năm đền khi đám cươi. Thật ra Marc bị cú sét ái tình tuy trước đó, anh đã có 2 đời vợ và có 2 dòng con. Con dòng trước nay khá lớn. Khi nói «Chồng già vợ trẻ la duyên ba đời», theo một cách suy diển nào đó, nghĩ cũng đúng với trường hợp của Marc vì đây là mối duyên thứ ba. Mà đúng là duyên với cái ý nghĩa đẹp của nó. Tháng 10/2016, trên chương trình «Carte blanche» của đài France Inter do Marc điều hành, Line được mời tới để nói về quyển sách đầu tay L’ Éveil của cô vì Marc đã đọc kỷ tác phẩm và say mê chuyện kể trong sách. Phải nói lúc bấy giờ, Marc đâ si tình tác giả. Yêu người qua văn chương. Thật đẹp. Thật lãng mạn !
Tình của văn nhân và nghệ sĩ có khác.
Line nói chuyện xong về quyển sách của mình nhưng nàng lại không ra về ngay. Cố ý náng lại để nói chuyện thêm với nhà báo. Marc đã không chịu nổi cú sét sau khi đọc truyện thì nay Line cũng khó xa lạ với giọng nói nhiệt tình, truyền cảm mạnh liệt của ca sĩ, kịch sĩ và ký giả.
Họ yêu nhau một phần họ cùng cảm thông với nhau về quá khứ của họ mà nay họ không được sống nơi đó. Line mất Hà nội năm 10 tuổi. Marc mất Algérie. Hai xứ như hai chị em song sinh của Pháp thuộc địa. Nhưng Marc về lại quê hương của cha và mẹ. Còn Line mất hẳn quê Mẹ. Cả kỷ niệm xưa cũng không còn.
Sau thời gian ngắn sống ở Paris, Line bị chứng bịnh nguy hiểm là «chán ăn» (anorexie) nhưng may mắn, Line đã vượt qua được, nên trong ngày cưới, Marc nói «Tôi sẽ đem lại hạnh phúc cho người mất gốc và sống còn qua chứng chán ăn». Nay họ cưới nhau còn có ý nghĩa cùng nhau xây dựng lại : quá khứ của 2 gia đình đã mất làm một !
Đám cưới tổ chức trong vòng thân mật và gia đình nhưng cũng rất giới hạn vì mùa dịch vũ hán. Mọi người bổng cảm thấy súc động khi cùng nghe một tiếng nói ngắn gọn «Oui» (Đồng ý). Tiếng vổ tay nhẹ nhàng cất lên sau câu «Tôi tuyên bố 2 người là … ». Hai gia đình và cả mọi người có mật siết tay nhau làm thành một vòng tròn tình thân.
Trước Tòa Thị xã Quận V là Văn miếu Panthéon nơi đây hai năm trước họ lần đầu tiên trao nhau cái hôn tình yêu.
Vui cười
Cô con gái thuộc bộ lạc ăn thịt người chỉ vào cái máy bay hỏi mẹ: – Mẹ ơi! Thịt loài chim kia có ăn được không?
– Ngon lắm. ! Mà chỉ ăn được ruột bên trong thôi, vỏ cứng qúa thì phải bỏ đi.Y như con tôm hùm ấy, con ạ
Cứ 6 giờ sáng là ông nọ quen dắt chó đi bách bộ quanh công viên. Một hôm con chó chết. Tối ấy, ông nằm trằn trọc mãi trên giường, cuối cùng lay bà vợ đang ngủ hỏi:
– Bà nầy, sáng mai bà làm ơn dậy đi bách bộ với tôi nghe?
Đứa bé thấy bố đi làm về liền khoe:
– Bố ơi! Chiều nay mẹ lại giết thời giờ đấy!
– Chắc mẹ mày lại ngồi hát karaoke cả chiều chứ gì?
– Không, mẹ vừa làm ngả vỡ mất cái đồng hồ đứng thật lớn mà bố khoe với bác ba hàng xóm mua đến ngàn rưởi đô đó
Trong một quán cafe ở Canada. Một khách hàng phàn nàn với ông chủ vì bị phỏng khi rửa tay:
– Ông xem đây. Vòi có chữ C lại chảy ra toàn nước sôi!
– Thưa ông, chữ C ở đây là viết tắt từ “chaude”, tiếng Pháp có nghĩa là nóng. Ông đang ở đất nước nói tiếng Pháp mà.
– Vị khách gào to: – Khoan đã, còn vòi kia cũng ghi C luôn!
– Dĩ nhiên đó là viết tắt của từ “cold”, tiếng Anh là lạnh. Ông phải biết Canada là đất nước dùng hai thứ tiếng chứ.