Tập San Tân Ðại Việt Số 8 – Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt Số 8 – Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

Mục Lục

Chánh trị, Kinh tế

BS Mã Xái: Viễn tượng sống còn của dân tộc trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung tại Biển Đông

Thông báo và Tuyên cáo nhân lễ giỗ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy                                  

BS Mã Xái: Nhìn lại buổi hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trọng-Obama

Lê Minh Nguyên: Ông Phùng quang Thanh đã thực sự xuất hiện

Phan Văn Song: Đừng Tưởng

Nguyễn Văn Trần: Chung quanh những luận điểm mới về Hồ Chí Minh 3

Tin tức, thời sự

Nhữ Đình Hùng

Căn-cứ quân-sự Miramas (Pháp) bị mất cắp ngòi nổ, chất nổ….

Phá hỏng một mưu toan khủng-bố nhắm vào một căn-cứ quân-sự…    

RFI: Chuyên gia Pháp: sức ……

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hài Kịch Hy Lạp: Cho Cộng Sản Một Đạp

Giáo Già: Thư Cho Con

Trần Văn Minh: Trung Quốc đang đánh mất Đông Nam Á như thế nào?

Phan Văn Song: Những Cuộc Tình Ngỡ

Tài liệu tham khảo

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn Sự áp- dụng những thuyết duy-vật biện-chứng và duy-vật sử-quan vào việc cải-tạo xã-hội

Trần Minh Xuân : Bài học Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và 3 thế hệ chung một tấm lòng

Phan Văn Song: Bài học thầy

Vũ Uyên Giang – Hồ Nam: Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy Người Viết Anh Hùng Ca Bất Hủ

Nguyễn thị Cỏ May: Sống khỏe để không bao giờ chết

Nguyệt Quỳnh: Ăn Trộm của huyện còn là chuyện nhỏ

Sưu tầm, Văn, Thơ

Bạch Cư Dị: Đường Thơ

Lâm Giang Tống Hạ Chiêm

Đằng Phương: Thơ

-Giã bạn lên đường

-Ngọn đuốc Việt Nam

Đọc báo lề phải

Vietnamnet: Thăm Mỹ Trung Quốc đều là những tính toán chiến lược

VietNam+: DPA đưa tin cải chính về sức khỏe Bộ trưởng ….

Tiền Phong: Con gái Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trả lại ‘đất vàng’

 

Viễn Tượng Sống Còn của Dân Tộc trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung tại Biển Đông – Bs Mã Xái                           

Hiện tình đất nước và thế giới diễn biến từng giây phút, trong đó Biển Đông vẫn là vùng biển sôi động trên bàn cờ chánh trị Châu Á-Thái Bình Dương. Câu chuyện Biển Đông dậy sóng đã xảy ra từ nhiều thập kỷ nhưng bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng  thực sự  khởi đầu với nhiệm kỳ Tổng thống Obama; tại Diễn đàn An Ninh Khu Vực ASEAN năm 2010 tại Hà Nội, Bộ Trưởng ngoại giao TC Dương Khiết Trì ngang nhiên tuyên bố “Biển Đông là quyền lợi cốt lõi” ngang hàng với Tây Tạng, Tân Cương, Đoài Loan; và để đối lại, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton cũng phát biểu một câu nói câu nói để đời “Biển Đông là nơi gắn bó quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ”. Đây là nơi mà hai cường quốc sẽ trường kỳ đối đầu nhau trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương.

Điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam là đảng CSVN từ sau thập niên 1990s, từ sau thoả thuận Thành Đô, ngay cả từ thời Hồ Chí Minh, lại chọn con đường lệ thuộc thông đồng và tiếp tay cho giặc là đảng CSTQ trong chiến lược gậm nhấm Biển Đông và mưu đồ thôn tính và Hán hoá dân tộc Việt Nam. Nhưng rồi sự thật phũ phàng, sự thật bán nước của tập đoàn cộng sản Hà Nội cũng không che dấu được ai, đảng CSVN thấm thía thân phận lệ thuộc của mình khi đồng chí Bắc phương mười sáu chữ vàng bốn tốt ngang nhiên cắm giàn khoang HD-981 (5/2014) đặt ngay  trong vùng đặc quyền kinh tế, rồi năm sau đó lại lấn đất lấp đảo, xây đấp đảo nhơn tạo, quân sự hoá vùng Biển Đông, và mới đây lại mang giàn khoang HD-981 triển khai gần vùng bờ biển Việt Nam. Như vậy là TC tự xem mình như đã hoàn tất tham vọng khống chế được Đường Lưỡi Bò bao gồm 90% Biển Đông, một hành động phi lý, vi phạm luật pháp quốc tế, trong khi cuộc tranh chấp biển đảo giữa các quốc gia còn gây go. Đây là lúc mà nền kinh tế Việt Nam đang vào thời kỳ suy sụp, CSVN lại chịu sức ép, bắt nạt, cưỡng chế của Bắc Kinh dù đã hết lòng thần phục, tình thế tạo nên sự phân hoá sâu rộng trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN, cả hai phe thân Tàu hay thân Mỹ tạm thời hoà với nhau để tìm giải pháp cho sự sống còn cho đảng, cho chế độ; thêm vào đó với áp lực quần chúng quá bất mãn về bản chất hèn với giặc, ác với dân của nhà nước, tâm trạng nhơn dân thù ghét Bắc Kinh lại hướng về với Mỹ, đã khiến đảng CSVN phải đẩy mạnh cuộc vận động ngoại giao để tiếp cận sâu hơn  với Hoa kỳ  mưu tìm chỗ dựa mới mong  tạo được sự cân bằng

quan hệ Việt Trung hay ít ra cũng giảm được áp lực của Trung Cộng. Nhiều người nghĩ rằng đây là cái dấu chuyển hướng chiến lược ngoại giao của Hà Nội, và cũng đúng vào lúc này Mỹ cần lôi kéo CSVN về với mình; từ lâu Obama vẫn tin tưởng Cộng sản Việt Nam sẽ là một đối tác tiềm năng cho chánh sách Tái Cân Bằng về Châu Á. Nhiều nhà phân tích cho rằng khúc quanh lịch sử bang giao mới đã tới, sau bốn mươi năm  kết thúc chiến tranh Việt Nam, sau bốn mươi năm chánh quyền Hoa Kỳ bức tử người đồng minh VNCH (1975-2015) để  thắt chặt tình nồng thấm mới với CSVN, từ một kẻ thù thành bạn. Biến cố Biển Đông cũng là dịp cho Hoa Kỳ thẩm định lại hệ quả tai hại không lường qua cái bắt tay chiến lược Mao-Nixon để nặn ra cái Thông Cáo Thượng Hải 1972, theo đó Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Bắc Kinh mở cửa ra thế giới bên ngoài, để từ một quốc gia ”đang phát triển” với dân số cả tỉ người trở nên một cường quốc kinh tế quân sự lộ diện bản chất bá quyền bành trướng của một “Trung hoa Trỗi dậy”, nhưng  không hài hoà và cường quốc đó lại cũng đẩy mạnh chiến lược cùng tiến về Châu Á-Thái Bình Dương đối đầu với chánh sách Tái cân bằng của Mỹ; cả hai coi Biển Đông-Việt Nam là tâm điểm cho địa chiến lược cho bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa hai cường quốc, vốn có một thời  từng là “liên minh” với nhau để chống Liên Xô cũng như để sắp xếp thế cuộc Đông Dương với viêc bán đứng VNCH qua HĐ Paris 1973. Đó là cái bi hài kịch “trên thế giới này không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn  mà chỉ có quyền lợi quốc gia” định hướng cho quan hệ giữa Việt-Mỹ-Trung, cả ba hành xử theo quyền lợi sống còn của mình.

Trở lại vấn đề Biển Đông, trong đại sách lược Châu Á của TC, việc khống chế Biển Đông là ưu tiên cốt lõi để thực hiện chiến lược hai đại dương, từ đó bành trướng về Tây Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương (Tập Cận Bình từng nói Thái Bình Dương đủ rộng cho Hoa Kỳ và Trung Quốc xử dụng, ý nói lấy Hawaii làm ranh chia đôi TBD!) và hướng về Ấn Độ Dương xuyên qua Eo Malacca, vẽ lại Con Đường Tơ Lụa Trên Biển. Có thể nói sách lược kinh tế Đông Nam Á của TC đi trước Hoa Kỳ khá xa từ những năm Hoa Kỳ còn sa lầy ở chiến cuộc Iraq và Afganistan; với “Mô hình Trung Quốc”, kinh tế phát triển nhanh, tăng trưởng mạnh, từ đầu thế kỳ 21, nền kinh tế TC chỉ bằng một phần chín nền kinh tế Hoa Kỳ và bằng một phần tư của Nhựt, nhưng đến năm 2010 thì TC qua mặt Nhựt để trở nên cường quốc số hai, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Có thể nói “sự trổi dậy không hài hoà” trong lãnh vực an ninh kinh tế năng động của TC đã phần nào thúc đẩy Hoa Kỳ đặt nền mống cho chiến lược Tái Cân Bằng về Châu Á; và quan trọng hơn Hoa Kỳ chắc phải quan tâm trước thách thức của một nền kinh tế năng động của TC có tham vọng định hình lại cấu trúc kinh tế khu vực và toàn cầu với sáng kiến thành lập hiệp hội mậu dịch tự do Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) và sáng kiến thiết lập định chế Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Á Châu (AIIB) và sáng kiến “Một Vòng Đai Một Con Đường”(One Belt, One Road/OBOR).

Cuộc cạnh tranh tại Biển Đông giữa Mỹ và TC còn tiếp diễn trên nhiều mặt, nhưng đã trở nên gay gắt sau biến cố Biển Đông, đưa tới những diễn biến với nhiều hệ quả chánh trị đáng quan tâm, trong đó việc chuyển hướng CSVN về phía Mỹ, dẫn tới sự cạnh tranh quyền lực giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Cộng, cả hai muốn coi Việt Nam như con bài trao đổi trên bàn cờ chánh trị Đông Nam Á. Những chuyển biến an ninh, kinh tế, ngoại giao đó ảnh hưởng  đến công cuộc đấu tranh dân chủ hoá  của nhơn dân Việt Nam từ quốc nội đến hải ngoại.

Thứ nhứt, người Mỹ vì quyền lợi quốc gia tại Biển Đông, quốc hội và nhà nước Hoa Kỳ đều nhập cuộc, có hành động quyết liệt hơn để ngăn chận mưu toan bành trướng hung hăng của TC chẳng những ở Biển Đông và Hoa Đông mà còn chuẩn bị tiến lên lấy vị thế siêu cường của Mỹ. Tư lệnh Hạm đội Thái bình dương Scott Swift tuyên bố sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Aston Carter đã cho tàu chiến và máy bay quân sự tuần tra vào Biển Đông, khẳng định bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải; và hơn thế nữa cho TC biết Hoa Kỳ vẫn là cường quốc trên Thái Bình Dương; Hoa Kỳ tăng cường bố trí lực lượng vòng đai quân sự, tăng cường sức mạnh cho đồng minh (Nhựt bổn đi vào phòng thủ tập thể, Đại Hàn, Phi, Úc và các đối tác thân thiện như như Ấn Độ, Singapore), đẩy mạnh hơp tác quốc phòng Việt Mỹ (thông cáo tầm nhìn chung Trọng-Obama 7/7 2015). Kêu gọi mọi phía trong vấn đề tranh chấp được giải quyết theo đường lối ngoại giao, hoà bình, tôn trong pháp luật. Hành đông cụ thể của Mỹ ít nhứt cũng tạo được lòng tin của ASEAN về quyết tâm bám trụ với ĐNA.

Thứ hai, Hoa kỳ đã thành công trình bày sự thật trước dư luận thế giới về động thái hiếu chiến hung hăng phi pháp, phi lý về tham vọng khống chế Biển Đông của TC tại Đối Thoại Shangri-La (5/ 2015), và tại G-7 vùa qua tại Âu Châu; các nước trong ASEAN thấy sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là cần thiết để tạo thế cân bằng, cũng cố an ninh, hoà bình ổn định và  thịnh vương cho khu vực.

Thứ ba, biến cố thô bạo ở Biển Đông do TC tạo nên đã đẩy CSVN đi gần với Mỹ, và còn tác động lên chánh trường Việt Nam. Nội bộ lục đục giữa hai phe thân Tàu thân Mỹ càng rõ nét hơn, sự tranh chấp quyền lực ở cấp lãnh đạo trung ương trở nên quyết liệt hơn, nhứt là những tin đồn về những vụ thanh  trừng mờ ám. Hoa Kỳ qua buổi hội đàm Trọng-Obama đã làm an lòng cánh bảo thủ, thân TC khi lần đầu tiên TBT đảng CSVN Nguyễn phú Trọng được TT Obama tiếp tại Phòng Bầu Dục, lại còn bảo đảm không có việc lật đổ chánh quyền, tôn trọng sự dị biệt ý thức hệ, tức cái chủ nghĩa Mác-Lê mà đảng CSVN vẫn tôn thờ. Hoa Kỳ mở rộng cánh cửa cho nhà cầm quyền CSVN tự chọn lựa trước ngã ba đường. Theo sự phân tích của  thì CSVN chỉ sẽ gần Mỹ hơn để tìm thế chống đỡ, chớ  không dám thoát Trung vì các vị lãnh đạo còn lo cho sự an toàn bản thân, cho chế độ ít nữa cho đến đại hội đảng toàn quốc đảng CSVN thứ XII. Bắc Kinh thì rõ ràng làm mọi cách ngăn ngừa việc Hà Nội xích gần với Mỹ, nên đã đưa Phó Thủ Tướng Trương Cao Lệ, một uỷ viên thường vụ Bộ Chánh trị đảng CSTQ, vội vã sang Hà Nội nói là do Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc mời, trong lúc TBT Nguyễn Phú Trọng vừa từ Mỹ trở về; TC muốn khai triển quan hệ đối tác chiến lược và nhắc nhở thoả thuận ký kết giữa lãnh đạo hai nước; nhưng cũng không loại trừ việc họ Trương khẩn cấp qua Hà Nội để giàn xếp tình trạng tranh chấp gây go giữa hai phe thân Tàu thân Mỹ trước đại hội đảng thứ XII. Phái đoàn Trương Cao Lệ còn cho biết Tập cận Bình sắp qua thăm Việt Nam. Bắc Kinh còn tạo xáo trộn biên giới Viêt –Campuchia  làm áp lực răn đe. Ai cũng thấy là CSVN sẽ chọn con đường nào có lợi cho đảng cho chế độ, không gì lợi ích quốc gia dân tộc.

Thứ tư, vấn đề Biển Đông thực tế đã trở thành vấn đề giữa Mỹ và Trung Cộng. Hai cường quốc cho tới hôm nay vẫn có những quyền lợi tròng tréo, cho nên cuộc cạnh tranh về Biển Đông, trong khu vực hay trên phạm vi toàn cầu có vẻ gây cấn, khiến thế giới lo âu về  nguy cơ chiến tranh Hoa Kỳ Trung Cộng ở Biển Đông, nhưng  biến cố này  khó xẩy ra, xét theo khía cạnh tương quan lực lượng, vì TC thừa hiểu chiến tranh là thảm hoạ cho cả hai bên và thế giới, trừ phi Bắc Kinh không đối phó nổi một khủng hoảng kinh tế và những bất ổn chánh trị xã hôi trong nước. Môt nhà ngoại giao Hoa Kỳ ông Daniel Russel đã từng phát biểu rằng hai quốc gia còn nhiều lãnh vực để hợp tác, dù vừa phải cạnh tranh!

 

Thay lời kết

Trở lại với hiện tình quan hệ Việt-Trung-Mỹ ngày nay, đảng CSVN dù thân Tàu hay dù có tạo được thế quan hệ sâu hơn với Mỹ thì mục tiêu họ cũng chỉ lo cũng cố đảng, cũng cố chế độ toàn trị, độc tài, độc đảng và mỉa mai hơn nữa, vẫn cổ giữ cái chủ nghĩa Mác-Lê. Nhà nước CSVN lại được Hoa Kỳ cam kết không có chuyện lật đổ chế độ hoặc như lời cựu đại sứ Pete Peterson, chánh phủ Hoa Kỳ cũng không màng nghĩ tới cái chuyện ý thức hệ mà đảng CSVN vẫn đang tôn thờ. Với sự” hợp tác” như vậy của Hoa kỳ, chế độ CSVN sẽ có cơ tồn tại, dù cho sau đại hội đảng toàn quốc XII, phe thân Mỹ có nắm quyền lãnh đạo, thì cộng sản vẫn tiếp tục chế độ độc tài, toàn trị, ngoại trừ có một cuộc đột phá chánh trị chuyển hoá dân chủ theo mô hình từ trên xuống mà dư luận nói nhiều vai trò của Nguyễn Tấn Dũng, một lãnh tụ có nhiều triển vọng trong tứ trụ triều đình hiện nay; đây lại là một lạc quan thiếu cơ sở dựa trên cơ cấu tổ chức và điều hành của đảng cộng sản; một cuộc cách mạng toàn dân từ dưới lên trên do nhơn dân chủ động, dù trong chế độ toàn trị với chánh sách trấn áp, với mạng lưới công an chằng chịt và hệ thống công an giả dạng côn đồ, lực lượng cảnh sát cơ động, cuộc nổi dậy từ nhơn dân cũng có thể xảy ra khi điều kiện chín mùi, dù cuộc nổi dậy có đưa tới hao hớt sanh mạng con người, vì nhơn dân thực sự đã vượt qua sự sợ hải, nhơn dân ngay cả những người cộng sản phản tỉnh đã quá chán ngấy cái chế độ độc tài thối nát tham nhũng, bất công, độc ác có cơ đưa tới hoạ mất nước vào tay Trung Cộng; trong hoàn cảnh hiện tại điều kiện cần và đủ cho cuộc cách mạng thành công quả khó xảy ra, nhưng  cách mạng cũng thường xảy ra ngoài sự tiên liệu của mọi người.

Chánh quyền Obama là muốn thấy môt Việt Nam hoà bình ổn định, tôn trọng luật pháp, để tư bản Mỹ yên tâm vào làm ăn, dù biết là Hà Nội chưa thể vuột khỏi tầm tay TC, nhưng đồng thời các giá trị Hoa Kỳ là tự do, dân chủ, nhơn quyền cũng không thể bỏ qua, khi ngày nay sức mạnh của cộng đồng tị nạn Việt Nam hải ngoại có tiếng nói  quan trong trọng trong chánh trường Hoa Kỳ, trong các chánh sách liên quan với Hà Nội. Cộng đồng hải ngoại và các người dân chủ trong nước đã biết tận dụng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực, biết nhìn vào kẻ hở của chế độ để tích cực đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do dân chủ. Phải nói là CSVN cũng rất e dè về ảnh hưởng “diễn biến hoà bình” của “thế lực thù địch” tạo nên tình trạng tự diễn biến ngay trong lòng chế độ hiện nay. Với tầm quan hệ đối tác toàn diện mở rộng giữa Mỹ và CSVN ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Viêt Nam Ted Osius đã quá lạc quan nghĩ là nhơn quyền Việt Nam chắc sớm phải thay đổi khi ông tiếp chuyện với Cộng đồng Việt Nam tại Nam Cali và với 8 đoàn thể  đấu tranh cho nhơn quyền và dân chủ (12/7/2015). Truyền thông hiện đại (Internet, Facebook, Twitter) trở nên công cụ hữu hiệu trong đấu tranh, để giúp nâng cao nhận thức về quyền con người đã bị đảng CSVN cướp đoạt.

Trong nước phong trào đấu tranh dân chủ,phong trào dân oan khiếu kiện vẫn phát triển tuy rất chậm, và số tổ chức xã hội dân sự độc lập khá đông đảo và liên lạc được với cộng đồng hải ngoại và các tổ chức nhân quyền quốc tế; giới trẻ nhập cuộc đứng lên tiếp nối công cuộc đấu tranh. Tuy vậy tình hình đấu tranh còn nhiều khó khăn, gian khổ, và nhân dân sẽ còn chịu nhiều đau thương dưới chế độ độc tài toàn trị.

Lúc còn sanh tiền GS Nguyễn Ngọc Huy có nhận xét dân tộc Việt Nam là dân tộc thông minh, cần cù, dũng cảm nhưng chịu đựng quá nhiều bất hạnh đau thương; nỗi bất hạnh đau thương trong quá khứ, với một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, rồi một trăm năm nô lệ giặc Tây và ngày nay trong cảnh đoạ đày của cộng sản. Nỗi niềm đau thương đó sẽ tiếp tục nếu chúng ta không kiên trì nuôi dưỡng ý chí đấu tranh cho sự Sống Còn của Dân Tộc, nuôi dưỡng ý chí giải trừ chế độ cộng sản. Ngày nay dân tộc Việt Nam đang đứng trước đại họa bá quyền bành trướng Trung Cộng và trong nước thì nhơn dân phải đối mặt với giặc nội xâm tức là đảng CSVN với chủ nghĩa Mác-Lê phản dân tộc vẫn tiếp tục phá nát tiền đồ của tổ quốc, đưa tương lai dân tộc đến chỗ diệt vong. Do đó mục tiêu của cuộc đấu tranh chúng ta là phải giải trừ chế độ CSVN, vứt bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Công cuộc đấu tranh giải thể chế độ CSVN phải dựa trên Sức Mạnh Dân Tộc, huy động được sức mạnh của toàn dân trong nước và hải ngoại. Nếu không dựa vào chủ nghĩa dân tộc, vào sức mạnh của dân tộc thì khó mà bảo vệ được sự sống còn của dân tộc và tổ quốc, mới mong ngăn ngừa và chống trả giặc ngoại xâm. Chủ nghĩa Dân Tộc Sanh Tồn với xu hướng biến cải phù hơp với thời đại toàn cầu hoá, thời đại tin học ngày nay sẽ phải thành công trong sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa vô thần, vô tổ quốc, vô dân tộc, hầu xây dựng lại một nước Việt Nam tự do, dân chủ pháp trị và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta chủ trương không hoà giải hoà hợp với đảng CSVN, nhưng sẽ cùng đồng hương quốc nội tiếp tục đấu tranh cho đến ngày thắng lợi, với sự vận động quốc tế hổ trợ cho cuộc đấu tranh vì chánh nghĩa.

Chánh Nghĩa tất thắng.

 

Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy (2/11/1924 – 28/7/1990)

Vào đúng 25 năm trước, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời trên bước đường hoạt động tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự. Từ đó đến nay đã trải qua 25 năm, cứ đến độ hè về vào cuối tháng bảy hàng năm đều có lễ giỗ tưởng niệm đến Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy . Chính sự kiện khác thường này cho thấy hậu thế không muốn quên một nhân vật đặc biệt trong lịch sử VN. Thực vậy sự ra đi vĩnh viễn của Gs Huy để lại biết bao nhiêu thương tiếc thực sự cho những người còn lại.

 

Đặc biệt năm nay Lễ Tưởng Niệm 25 năm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy sẽ được tổ chức trọng thể:

–        lúc 11 giờ trưa ngày Thứ Bảy 25 tháng 7 năm 2015

–        tại Hội trường Trung tâm Cộng Đồng Sacramento

6270 Elder Creek Rd.

Sacramento, CA 92824

ĐT: 916-583-3902 / 770-6526

Ban Tổ Chức gồm:

–        Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy

–        Đảng Tân Đại Việt

–        Liên Minh Dân Chủ Việt Nam

–        Đại Việt Quốc Dân Đảng

 

 

 

Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy – Đảng Tân Đại Việt – Liên Minh Dân Chủ – Đại Việt Quốc Dân Đảng

Tuyên Cáo

Được tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Pháp, Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush đã gởi lời phân ưu đến Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thúy Tần, ái nữ của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Ông viết: “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy mất đi để lại những thành tích phục vụ nổi bật đối với dân tộc Việt Nam… Đó là một tấm gương phục vụ đối với mai sau”. Hôm nay, ngày 25 tháng 7 năm 2015, Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy cùng Đảng Tân Đại Việt, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Đại Việt Quốc Dân Đảng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 25 Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, và buổi Hội Luận Chánh Trị về “Bài Học GS Nguyễn Ngọc Huy Trước Đại Họa Mất Nước”, tại Sacramento, California, Hoa Kỳ, cùng nhận định:

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 chỉ kết thúc trận chiến khốc liệt do Cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam Việt Nam gây ra, chớ chưa kết thúc Cuộc Chiến Quốc Cộng của toàn dân Việt Nam. Đặc biệt nó được những người Quốc gia Việt Nam di cư tỵ nạn Cộng sản trên khắp cùng thế giới tự do tiến hành, tới nay đã gặt hái những thành quả vô cùng khích lệ, như phục sinh lá Cờ Quốc Gia nền vàng ba sọc đỏ, bài Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa được Thế giới Tự Do công nhận là Biểu Tương của Lý Tưởng Tự Do của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn cộng sản; Cộng Đồng Hải Ngoại là hậu phương yểm trợ cuộc chiến cống cộng, dân chủ hóa ở quốc nội, và vận động quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do, theo đúng tinh thần của Phương trình Nguyễn Ngọc Huy.

Hiện tình đất nước và thế giới diễn biến từng giây phút, trong đó Biển Đông vẫn là vùng biển sôi động trên bàn cờ chánh trị Á Châu Thái Bình Dương. Điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam là đảng Cộng Sản Việt Nam đã thông đồng với đảng Cộng sản Trung quốc trong chiến lược gậm nhấm Biển Đông, thực hiện chánh sách Hán hoá dân tộc và đất nước Việt Nam. Những tin tức được Việt cộng và Trung cộng phổ biến chỉ nhằm lừa mị dư luận, làm suy giảm khí thế tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt nam, nhưng thực tế cuộc đấu tranh đã và đang được phối hợp tích cực trong và ngoài nước ngày càng lớn mạnh, khiến bọn Việt cộng lo sợ.

Lúc còn sanh tiền GS Nguyễn Ngọc Huy có nhận xét “dân tộc Việt Nam là dân tộc thông minh, cần cù, dũng cảm nhưng chịu đựng quá nhiều bất hạnh đau thương”; nhưng bất hạnh nào rồi cũng có lúc chấm dứt, đau thương nào rồi cũng có lúc tàn phai và độc tài tàn bạo nào rồi cũng phải cáo chung. Ngày nay, sau 40 năm toàn cõi Việt Nam bị Việt cộng cai trị bằng độc đảng độc tài, dù cho chúng vẫn còn thân Tàu, hay may mắn hơn, tạo được thế quan hệ sâu hơn với Mỹ thì Mỹ vẫn lo cho quyền lợi của Mỹ và Việt cộng cũng chỉ lo cũng cố đảng, cũng cố chế độ toàn trị, đôc tài, độc đảng. Trong lịch sử đấu tranh cho “Dân Tộc Sinh Tồn”, Dân Tộc Việt Nam chưa bao giờ chứng nghiệm sự bạo tàn, vô nhơn đạo nào bằng tội ác mà Việt cộng đã và đang gây ra cho dân tộc, so với tội ác hơn một ngàn năm nô lệ phương Bắc, hơn cả trăm năm dưới ách đô hộ giặc Tây.

Bởi các nhận định trên, chúng tôi đồng tuyên cáo:

Quyết tâm ủng hộ cuộc đấu tranh bền bĩ của toàn dân, từ quốc nội đến hải ngoại, để ba thế hệ chung một tấm lòng phục vụ Tổ Quốc, chung sức đẩy mạnh hơn nữa những thắng lợi trên đường chống Tàu diệt Việt Cộng để CỨU DÂN CỨU NƯỚC.

Mạnh mẽ lên án trước Cộng đồng Quốc tế đảng Cộng sản Việt nam đã đặt quyền lợi của đảng Cộng sản trên quyền lợi dân tộc Việt Nam, đã và đang biến lãnh thổ Việt Nam thành lãnh địa Tàu cộng. Hoàn yoàn phủ nhận mọi ký kết giữa 2 Đảng Cộng sản TÀU và VIÊT cộng liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.

Trước ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC mọi con dân Việt trong và ngoài nước dũng mãnh cùng nắm tay, phải tự đứng trên đôi chân của mình và phải đi tới bằng đôi chân của minh trên đường chống Tàu diệt Việt cộng. Dứt khoát không HÒA GIẢI HÒA HỢP với Việt cộng.

Sacramento ngày 25 tháng 7 năm 2015

Chủ Tọa đoàn: Bác sĩ Mã Xái – Giáo sư Trần Minh Xuân – Tiến sĩ Phan Văn Song – Ông Nguyễn Hữu Ninh

 

 

Nhìn lại buổi hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trọng-Obama – Bs Mã Xai

Cuộc thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng khá ồn ào hơn chuyến thăm vội vã của Trương tấn Sang cách đây hai năm; Hà nội đã chuẩn bị dư luận chu đáo hơn khiến ai nấy chờ xem liệu ông TBT đảng CSVN có “xoay trục chuyển hướng” trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Trung Nam Hải. Toà Bạch Ốc thông báo cho biết mục tiêu của cuộc găp gỡ chẳng qua để Hoa kỳ và Hà Nội duyệt lại thành tựu sau hai mươi năm thiết lâp quan hệ ngoại giao và những tiến triển từ khi hai nhà nước xác lập đối tác toàn diện từ năm 2013, theo đó những hồ sơ nhiều vướng mắc cần minh bạch khai thông bao gồm hồ sơ Biển Đông, TPP, Nhân quyền, An ninh, việc dở bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận võ khí sát thương, việc Xoay trục… trong khi một vài nhựt báo tại thủ đô Hoa Thạnh Đốn thì chạy tin Obama đang nổ lực lôi kéo Việt Nam làm đồng minh chống Trung Cộng.

Để đánh giá thành quả của chuyến công du của Trọng, có lẻ cần xem thêm sự sanh hoạt của Trọng trong buổi hội luận (8-7-2015) tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS), cuộc thăm viếng LHQ, buổi tiếp xúc với doanh nhơn, nghị sĩ… tuy vậy theo dõi toàn bộ buổi họp báo ngay tại toà Bạch Ốc và nội dung bảng Tuyên bố về Tầm Nhìn Chung Việt-Mỹ do toá Bạch Ốc phổ biến hôm 7/7/2015 cũng giúp độc giả nắm bắt được thế đứng của nhà lãnh đạo đảng CSVN cực kỳ bảo thủ thân Tàu trong bối cảnh quan hệ căng thẳng Hoa Kỳ-Việt-Trung Cộng.

Với hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP ông Obama cho thấy CSVN cần minh thị việc thành lập nghiêp đoàn lao động độc lâp và các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ Chức Lao động Quôc tế; Hoa kỳ ghi nhận quan tâm của Hà nội mong muốn được công nhận nền kinh tế thị trường khi CHXHCNVN vẫn chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo, và còn những điều khác cần đáp ứng. Không biết đằng sau hậu trường ai sẽ nhân nhượng ai để sớm hoàn tất TPP vì chẳng riêng gì Hà nội mà cả Washington cũng muốm sớm hoàn tất đàm phán vì TPP là khâu quan trong nằm trong chiến lược xoay trục về Châu Á, trong lúc khúc xương nhơn quyền còn lơ lửng.

Việt Nam thì coi như đã mất gần hết Biển Đông sau khi TC hoàn tất xong việc lấn đất lấp đảo, việc quân sự hoá các đảo nhơn tạo tại khu quần đảo Trường Sa. Nhà cầm quyền CS không có một động thái tối thiểu nào như việc kiện TC ra toà án trọng tài quốc tế về việc TC khẳng định chủ quyền phi pháp phi lý chiếm gần 90% Biển Đông. Bảng Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt-Mỹ có đoạn”Hai nước tỏ ra quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe doạ làm phương hại đến hoà bình an ninh ổn định. Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận, thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành đông làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt đông phải phù hợp luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm doạ, xử dụng hoặc đe doạ xử dụng võ lực… ủng hộ giải quyết hoà bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế như đã được thực hiện trong Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện DOC ở Biển Đông và ủng hộ các nổ lực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).”

Nhơn dân Việt Nam theo báo cáo của viện thăm dò quốc tế thì đa phần muốn được Hoa Kỳ giúp giải quyết vấn đề Biển Đông, nhơn dân không còn tin vào đảng và tin tưởng việc Hoa Kỳ quyết định tuần tra thường xuyên trên biển trên không trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tạo thêm sư an tâm ASEAN cũng như việc uỷ nhiệm cho các đồng minh Nhựt Bổn, Phi luật Tân, Úc thực hiện tuần tra để bảo đảm quyền tự do lưu thông được an toàn trên Biển Đông. Đây là khu vực mà Hoa Kỳ có” quyền lợi quốc gia” ở Biển Đông dính liền với chiến lược xoay trục về Á Châu, đụng đến “quyên lợi cốt lõi” của Bắc Kinh, cả hai cường quốc đều hướng về Á Châu-TBD, mà mủi dùi địa chánh trị là Việt Nam; Hoa Kỳ muốn lôi kéo Việt Nam gần mình hơn, từ lâu TT Obama coi CSVN là đối tác tiềm năng trong vòng đai quân sự và kinh tế trước chiến lược bành trướng Đại Hán.Trong bối cảnh TC càng ngày càng gây áp lực chánh trị, ép chế Việt Nam ở Biển Đông, bắt đầu từ sự kiện HD-981 cho đến biến cố “vạn lý trường thành cát” trong quần đảo Trường Sa khiến khuynh hướng chống TC trong bộ chánh trị mạnh lên, quan hệ Việt -Trung bắt đầu rạn nứt, vốn đã định hình từ Thoả thuận Thành đô để đi tìm thế cân bằng trong quan hệ Mỹ-Việt-Trung; dựa vào Hoa Kỳ để tạo sự cân bằng, sự xích lại với Hoa Kỳ đều có lợi cho cả hai bên, thế nhưng cái bóng ma “ba không” còn quanh quẩn trong đầu cấp lãnh đạo cộng sản, với chánh sách truy lùng và triệt tiêu thế lực thù địch, trấn áp những nhà tranh đấu, giam cầm các tù nhơn lương tâm, cho thấy tâm trạng thà “theo Tàu mà mất nước còn hơn là theo Mỹ có thể mất đảng” vẫn còn tồn tại nhưng cuộc tranh chấp quyền lực của các phe nhóm nay đang hồi quyết liêt trước Đại hội XII trong bộ chánh trị. Trọng tại Phòng Bầu Dục hay trong buổi nói chuyện tại CSIS, ông TBT đều chịu khó nhắc lại việc hai bên cần tôn trọng ý thức hệ của nhau, ý ông muốn nói cái chủ nghĩa Mác Lê, đã bị nhơn loại vứt bỏ từ lâu.

Bản Tuyên bố chung có phần khẳng định tiếp tục hợp tác song phương trong lãnh vực an ninh và quốc phòng, như đã đề cập trong Tuyên bố Tầm nhình chung về Quan hệ Quốc phòng Viêt Nam Hoa Kỳ (ký tại Hà Nội ngày 1-06-2015 giữa Ashton Carter và Phùng Quang Thanh), không thấy đề cập tới vấn đề dở bỏ hoàn toàn lịnh cấm vận võ khí sát thương, cũng như việc xử dụng Vịnh Cam Ranh.

Hai nhà lãnh đạo, cho thấy Trọng lâp lại lời giải thich, biện hộ cho sự vi phạm nhơn quyền, ông cho rằng chỉ do khác biệt về nhận thức giữa hai bên; nó quả là khúc xương khó nuốt cho nhà cầm quyền Hà Nội trong việc nâng cao quan hệ Việt-Mỹ. Trong lúc hai nhà lãnh đạo trao trao đổi thì bên ngoài phòng Bầu Dục rừng người Việt tị nạn CS từ 50 mươi tiểu bang vang dội lời chống đối Nguyễn Phú Trọng, cáo buộc CSVN vi phạm nhơn quyền, tội hèn với giặc ác với dân. Trước đó, nhơn viên cao cấp Hôi Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cũng đã tiếp xúc với một số nhà đấu tranh dân chủ, nhơn quyền, để tham khảo; rất tiếc những đảng chánh trị truyền thống chống cộng khộng có dịp tham dự; hai điểm quan trọng đã trao cho phái đoàn gởi cho TT Obama là vấn đề nhơn quyền và dân chủ hoá Việt Nam. Hôm 6/7/2015 một ngày trước khi TBT Trọng vào Toà Bạch Ốc, 9 Dân Biểu Hoa Kỳ đã viết thơ gởi cho TT Obama trong đó có đoạn… “Chúng tôi hoan nghinh mối quan hệ chặt chẽ hơn với người dân Việt Nam và ghi nhận tiềm năng kinh tế và an ninh của đất nước này. Do đó, chúng tôi xem vấn đề nhơn quyền là tối quan trong và đưa lên hàng đầu trong quan hệ song phương bởi vì bất kỳ sự hợp tác toàn diện nào đều phải đặt trên nền tảng giá trị chung và tôn trong qui ước được thế giới công nhận… Trọng cần được khuyến khích việc lắng nghe người dân Việt Nam và bày tỏ sự tôn trọng xã hội dân sự, các nhóm tôn giáo, và quyền tự do chánh trị tại Việt Nam…”

Trong bối cảnh Trung Cộng hung hăng xâm lược ở Biển Đông, CSVN tất phải tìm con đường sống còn cho đảng, cho chế độ, nếu Nguyễn Phú Trọng xích lại gần hơn với Mỹ, tạo được thế cân bằng với TC, và Mỹ nắm bắt được Hà Nội bất chấp sự khác biệt ý thức hệ, thể chế chánh trị, bất chấp đạo lý thì mục tiêu xoay trục sẽ thành công trơn tru hơn, tất nhiên có sự giàn xếp quyền lợi giữa hai cường quốc Mỹ-Trung, họ đâu có lợi lộc gì để gây cuộc chiến tiêu hao cho cả hai và cũng là thảm hoạ của thế giới. Trong cái hoạt cảnh có Mỹ ủng hộ như vậy, CSVN sẽ sống còn, sẽ sống thêm một thời gian nữa trước khi sụp đổ nhưng lại là điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam tiếp tục khổ đau dưới chế độ toàn trị của cộng sản. Thượng đỉnh Mỹ-Trung giữa Tập và Obama vào tháng chin sắp tới đây chăc còn nhiều biến chuyển khi thị trường chứng khoán TC đang chao đảo thê thảm, với những bất ổn xã hội chánh trị, biết đâu rồi CHNDTQ sẽ sụp đổ kéo theo tập đoàn CHXHCNVN.

Những giải pháp chánh trị trong bang giao Viêt Mỹ, tiếng nói Cộng đồng hải ngoai ngày nay có trọng lượng đáng kể mà chánh phủ Mỹ không thể bỏ qua, đó là lời phát biểu của Phó TT Biden nhơn buổi khoản đải Trọng tại Bộ Ngoại giao (ngày 7/7/2015); đây cũng là lý do để đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius gặp gỡ trao đỗi với cộng đồng và các nhà tranh đấu dân chủ tại Nam Cali sau mấy ngày TBT Trọng hội đàm với TT Obama.

Ngày nay các phong trào đấu tranh, tổ chức xã hội dân sự trong nước đang lớn mạnh cùng với quần chúng trong nước sẽ cùng với hâu phương hải ngoại tiếp tục đấu tranh cho môt Viêt Nam tự do, dân chủ pháp trị. Về quan điểm trong ”quan hệ mới” Viêt Mỹ: Đảng Tân Đại Việt không chấp nhận một chủ trương hoà giải hoà hợp với chế độ chà đạp nhân quyền, rằng ý chí không lùi bước của nhơn dân Viêt Nam là chế độ cộng sản phải ra đi thì việc dân chủ hoá và phát triển đất nước Việt Nam mới có cơ thành tựu.

Chánh nghĩa tất thắng.

Ông Phùng Quang Thanh Đã Thực Sự Xuất Hiện – Lê Minh Nguyên 27/7/15

Tối Thứ Hai 27/7 lúc gần 8:00 giờ (giờ VN) ông Thanh đã chính thức xuất hiện để tham dự chương trình Giao Lưu Nghệ Thuật có tên “Khát Vọng Đoàn Tụ” ở hội trường Bộ Quốc Phòng.

Link Youtube ông Thanh đến BQP: bit.ly/1I4KfLy
Link Tuổi Trẻ buổi tối: bit.ly/1MsoYB0
Sự việc ông không tham dự vào buổi sáng cùng ngày để tưởng niệm anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm và thăm lăng Hồ Chí Minh cho thấy:

– Đây là cuộc đảo chánh mini trong quân đội.

– Ông vẫn còn đang bị khống chế, bị quản thúc ở Bộ Quốc Phòng.

– Sự kiện quan trọng nhất đòi hỏi sự có mặt của ông thì ông vắng (tưởng niệm vào buổi sáng), trong khi sự kiện giải trí (giao lưu nghệ thuật buổi tối) thì ông xuất hiện. Điều này có nghĩa là ông đã hoàn toàn mất quyền. Và có lẽ, ông chỉ được sống trong điều kiện này (từ bỏ quyền lực). Đây là cách mà phe đảo chính nắm Bộ Quốc Phòng mà giữ yên được lòng quân.

Link vietnamnet buổi sáng: bit.ly/1Msp9w4
Hai người có thể thay thế ông Thanh là các ông Đổ Bá Tỵ và Nguyễn Chí Vịnh, nhưng cả hai cần phải là thành viên Bộ Chính Trị trước đã (cả hai đang là uỷ viên trung ương). Ông Tỵ có lợi thế là đi lên từ chiến trường và truyền thống lâu nay bộ trưởng phải là người có kinh nghiệm chiến đấu. Ông Tỵ không ưa TQ và thân HK. Trong khi ông Vịnh tuy không phải là tướng chiến trường nhưng lăng ba di bộ, nhảy đầm giữa TQ và HK, cho nên có lợi thế là khuôn mặt thoả hiệp giữa hai thế lực HK, TQ.

Ai là bộ trưởng QP sau ông Thanh sẽ cho thấy đường hướng ngoại giao quốc phòng của VN sẽ như thế nào.

Nguồn : http://tandaiviet.org/v1/2015/07/27/ong-phung-quang-thanh-da-thuc-su-xuat-hien-le-minh-nguyen/

 

Đừng Tưởng – Phan Văn Song

Đừng tưởng cứ núi là cao

Cứ sông là chảy, cứ ao là tù

Đừng tưởng cứ dưới là ngu

Cứ cao là sáng, cứ tu là hiền.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên

Cứ nhiều là được, cứ tiền là xong

Đừng tưởng không nói là câm.

Không nghe là điếc.

Không trông là mù

……

Bùi Giáng (1956-1998)?

Đã là người Việt Nam, chúng ta mặc dù sống xa quê hương, mặc dù bị bắt buộc phải bỏ nước ra đi tỵ nạn Cộng Sản, và làm lại cuộc đời trong một khung cảnh đặc biệt, chúng ta lúc nào cũng tha thiết với tình hình biến chuyển của đất nước. Thứ nhứt, từ những ngày Trung Cộng càng ngày càng càng lộ rõ thái độ hung hăng xâm chiếm lãnh thổ đất nước và biển hải, dưới sự đồng thuận đồng lỏa và sự cai trị vừa độc tài độc đoán vừa hoàn toàn thiếu khả năng và vô trách nhiệm của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Việt Nam, được Hồ Chí Minh, nhơn viên đắc lực của Đảng Cộng Sản Quốc Tế nhập cảng và áp dụng nguyên xi, lấy toàn bộ tất cả, từ lý thuyết đến chánh sách Cộng Sản Quốc Tế đã được sử dụng bên Nga, bên Tàu bởi những ông chủ nhơn – giáo chủ Lê Nin, Xì ta lin, hay Mao Trạch Đông để cưởng chiếm Việt Nam. Từ Đấu Tranh Giai Cấp, đến Cải Cách Ruộng Đất, qua Cải Tạo Công Thương Nghiệp hay đưa người đi các trại Tập Trung Cải Tạo, nhứt nhứt đều rập khuôn, lấy mẫu. Và người dân Việt Nam từ ngày Việt Minh cướp quyền ấy, thoạt đầu từng vùng, sau đến cả miền Bắc và từ 40 năm nay toàn cả nước từ Ải Nam Quan đến Mủi Cà Mau, sống trong một kỷ nguyên đen tối, « Đêm Giữa Ban Ngày » – như nhà văn Vũ Thư Hiên đã tả – nhưng được Cộng Sản gọi bằng một mỹ từ láo khoét : Cách Mạng.

Thật vậy, vừa sau khi Nhựt đầu hàng đồng minh, chấm dứt cuộc Thế chiến 2, thừa nước đục thả câu, thừa lỗ trống chánh trị của Chánh Phủ Trần Trọng Kim, của chánh quyền đầu tiên non trẻ của một nước Việt Nam thực sự Độc Lập, thực sự được hoàn toàn giải phóng khỏi khối Thực Dân Pháp do Hoàng Đế Bảo Đại lấy lại, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản đã cướp chánh quyền trong tay Hoàng Đế Bảo Đại và Chánh Phủ Nam Triều của nước Việt Nam vừa chiếm lại Độc Lập.

Bảo rằng, nước Việt Nam lúc ấy do Nhựt bổn tạo thành là sai ! Nhựt đảo chánh một nước  Pháp thua trận. Đất nước Việt Nam dù bị quân đội Nhựt đóng quân, nhưng nhà cầm quyền hành chánh Nhựt không đụng đến chủ quyền đất nước, trái lại, Pháp thất trận, nên Nhựt phải giao chánh quyền lấy lại từ chế độ thuộc địa Pháp trả lại cho Vua Bảo Đại, người hấu duệ nối ngôi Nhà Nguyễn, là nhà đương quyền trị vì đất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 19 ngay khi quân đội Pháp cưởng chiếm và áp chế chế độ thuộc địa và bảo hộ trên toàn cỏi Đông Dương ba xứ Việt Miên Lào.

Bảo rằng vì quân Nhựt chiếm đóng nước Việt Nam ta, nên dưới thời Vua Bảo Đại và chánh phủ Trần Trọng Kim, Việt Nam không phải là một quốc gia độc lập ! Vậy thì sau Thế chiến 2, Nhựt bị Mỹ chiếm đóng quân quản, nhưng Hoàng Đế Nhựt vẫn trị vì, nước Nhựt không độc lập sao ? Và Tây Đức với Quốc Gia Liên Bang Cộng Hòa Đức vẫn là một Quốc gia Độc lập nhưng với những vùng bị quân đồng minh Pháp Anh Mỹ chiếm đóng!

Khi Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 9 năm 1945, lợi dụng dân chúng biểu tình ủng hộ chánh phủ Trần Trọng Kim – dân chúng biểu tình cầm lá cờ vàng ba sọc, quẻ Ly  – bị một nhóm người đến vừa phủ dụ, vừa hành hung đàn áp, buộc dân chúng vứt cờ quẻ Ly cầm cờ đỏ sao vàng là cờ của Mặt Trận Việt Minh – (thay lá cờ Tổ quốc bằng một lá cờ một tổ chức) -. Việc ấy đã được nhạc sĩ, nhà văn  Tô Hải, một cựu đảng viên Cộng Sản kể lại.

Và từ những ngày cướp nước ấy, toàn dân Việt Nam bị Đảng Cộng sản lôi kéo vào một Mê Hồn Trận, sống không thật, sống trong láo khoét tự tuyên truyền, tự tưởng, tự mơ. Sắp hàng để nhận ăn, sắp hàng để nhận hàng mà gọi rằng Tự Do. Ở chia hộ, ăn chia phần, mà gọi là Độc lập. Ăn khoai thế cơm, ăn rau thay thịt mà vẫn cám ơn Bác Đảng đã cho ăn ngon ! Đấu tố cha mẹ mà vẫn cám ơn Bác Đảng đã cho mình ánh sáng ! Giết người thì gọi là Giải Phóng ! Mặc vãi kaki Nam Định mà cám ơn Bác Đảng cho mình mặc áo Lụa Hà Đông !

Vì vậy, ngày hôm nay, chúng ta, những người Việt còn sống sót lại của kỷ nguyên Cách Mạng ấy của thế kỷ 21, sau 70 năm nghe lời đường mật của Đảng Cộng Sản Việt Nam, hãy cảnh giác và:

Đừng Tưởng:

1/ Đừng Tưởng: Hồ Chí Minh là Người Yêu Nước:

Huyền thoại Cộng Sản nói Hồ Chí Minh là người yêu nước, bởi sử dụng tên Nguyễn Ái Quốc. Nhưng Nguyễn Ái Quốc chỉ là bút danh ký trên những bài báo và những truyền đơn chống chế độ thuộc địa Pháp tại Pháp vào những năm 1920.

Sự thật ngày nay ai cũng biết Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu, là tên chung của 5 nhà đấu tranh chống Pháp, cùng tới lui căn nhà số 6 đường Gobelin, Paris 13 ngày nay. Nơi ấy là văn phòng Luật Sư và cũng là căn nhà ở của Luật sư Tiến sĩ Phan Văn Trường. Nơi ấy cũng là nơi hội họp của Luật sư Trường cùng ba vị học giả khác. Người thứ nhứt là Phó Bảng Phan Châu Trinh, một nhà nho học, ông đàn anh 50 tuồi của tất cả, ông cũng là bạn đồng môn với ông Nguyễn Sinh Sắc cha đẻ của Nguyễn Tất Thành. Vị học giả thứ hai là  Kỹ sư Hóa Học Nguyễn Thế Truyền, và người cuối cùng là anh sanh viên Trường Luật, trẻ tuổi tài cao, Nguyễn An Ninh. Hai người sau tuổi vừa trên dưới 25 tuổi. Nguyễn Tất Thành, dốt nát, tiếng Tây tiếng u bập bẹ, tiếng Hán viết được trăm chữ, nhưng vì là con của ông Nguyễn Sinh Sắc nên được Cụ Phó Bảng Phan Châu Trinh thâu nhận và thương mến đở đầu. Lặn lội nhọc nhằn, rửa chén phụ bếp trên tàu Nguyễn Tất Thành đến Pháp chỉ để xin vào học trường thuộc địa nhưng chẳng may bị từ chối nên đem lòng uất hận. Nguyễn Tất Thành may mắn gặp cụ Phan Châu Trinh nhờ vậy được che chở giới thiệu nhập bọn 4 vị học gỉả số 6 đường Gobelin đấu tranh chống chế độ Thực dân. Nhờ không văn hóa, nhờ không nghề nghiệp, và cũng chẳng có cái gì để mất nên khi hai cụ Phan nhận giấy Cảnh Sát Pháp mời Mơ Xừ Nguyễn Le Patriote, l’auteur – tác giả các bài báo. Các vị kia đều có hoặc kẻ Luật sư người công việc hay còn sanh viên như Nguyễn An Ninh, chỉ có Mơ Xừ Nguyễn Tất Thành, là trên trăng, dưới dế nên bèn tình nguyện đi hầu cảnh sát và lãnh cái tên Nguyễn Le Patriote aka Nguyễn Ái Quốc. Âu cũng chịu chơi ! Đáng khen!

Thế là từ nay, Nguyễn Tất Thành chôm được cái tên Nguyễn Ái Quốc, việt hóa từ  bút hiệu – chữ ký chung «Nguyễn La Patriote» dưới tất cả những thông báo – manifestes đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp. Thuở ấy chống chế độ tiểu tư sản – petit bourgeois, là một suy nghĩ rất cấp tiến, rất thời đại, của không khí một xã hội Pháp và âu châu đang chuyển mình, ảnh hưởng với những tư tưởng mới của Các Mác, của các lý thuyết gia các phái nihilisme, đã bắt đầu có những suy nghĩ bảo vệ các quyền các thiểu số, nữ quyền, con trẻ, những suy nghĩ nhơn quyền, đấu tranh giai cấp, xã hội đòi bình đẳng rất sôi sục. Những năm ấy là những năm của các suy nghĩ quá khích, từ những suy nghĩ xã hội kiểu nhóm Đệ nhị Quốc tế, hay xách động quần chúng đấu tranh bạo lực của các nhóm nihilistes, đòi xóa bỏ tất cả làm lại từ số không đúng với lời quốc tế ca – Internationale «du passé faisons table rase – xóa quá khứ ta làm lại từ đầu!». Nhóm Bôn Sơ Vích Nga với LêNin đã cướp chánh quyền, Liên Sô đang thành lập. Cách Mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cái nhìn giai cấp, công nhơn lao động mơ làm chủ. Vô sản thế giới hãy đứng lên! Debout les damnés de la terre – Hởi những kẻ khốn cùng hãy đứng lên!».

Nguyễn Tất Thành, từ nay đã chẳng những chôm được cái tên Nguyễn Ái Quốc mà còn được cầu chứng tại tòa bởi cơ quan Cảnh Sát Pháp ! (phải công nhận cái chịu chơi của Nguyễn Tất Thành dám đứng ra nhận mình là Nguyễn Ái Quốc) nay biến thành một tay đấu tranh chống chế độ Pháp có tên tuổi. Với tên nầy, Nguyễn Ái Quốc được các tổ chức Pháp thuộc phái tả, đấu tranh chống hay đối lập chánh phủ tiểu tư sản Pháp thời bấy giờ kéo về mình để sử dụng, vì tất cả có nhu cầu cấn một đại diện biểu tượng l’exploité ou le colonisé – « thằng dân bị đô hộ hay thằnh dân bị áp bức ». Các phong trào đấu tranh Pháp cần một thằng đen Phi Châu – Banania, và một thằng « coolie – nhà quê a-na-mít, và Nguyễn Ái Quốc tạo được biểu tượng ấy, với thân thể gầy gò, vầng trán cao và cặp mắt sáng và lên sốt của kẻ bị bịnh sốt rét – ce corps malingre, ce grand front et ces yeux brillants et fiévreux du paludéens – cho các Phong trào ấy từ Nhóm Tam Điểm (Nguyễn Ái Quốc được tuyên thệ cho nhập bọn nhưng vì quá dốt nên bị loại ra). Và chó ngáp phải ruồi, một ngày kia nhập cuộc đi theo phái đoàn SFIO Đảng Xã hội – thuộc Đệ Nhị Quốc Tế Công Nhơn – đến dự Hội Nghị Tours năm 1923. Khi phái đoàn Paris đồng phản bội các đồng chí Đảng Xã hội nhập hướng Đệ Tam Quốc tế do Staline lãnh đạo tạo thành Đảng Cộng sản Pháp, hoàn toàn nô lệ Staline, Nguyễn Tất Thành bổng nhiên là thành viên sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.

Nhờ theo hướng Cộng Sản Quốc tế Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc nhập trường Cộng Sản Quốc Tế, trở thành tên Quỷ Đỏ đắc lực và bằng mọi giá, lường gạt từ các người Quốc gia không Cộng Sản, cùng đấu tranh chống Pháp – từ nhà đấu tranh yêu nước  Phan Bôi Châu đến tất cả các người cùng đấu tranh, cùng đứng chung một Mật Trận, một tổ chức, nhưng không Cộng Sản, lường gạt ngay cả  toàn bộ nhơn dân Việt Nam bất kể là người ơn nghĩa như bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm đến người trí thức cao quý như Cụ Phạm Quỳnh hay những đối thủ chánh trị như Trương Tử Anh, Lý Đông A hay người tu hành tôn giáo như Đức Thầy Hùnh Phú Sổ ! Tất cả phải diệt, tất cả phải giết, phải thủ tiêu, tất cả phải cắt, phải bỏ, như ông ta đã trả lời một nhà báo khi ông nào hỏi tại sao ông giết ông Phan Văn Hùm, Hồ Chí Minh trả lời rằng … « chỉ vì ông Phan Văn Hùm không đi cùng đường với tôi » !

Vì vậy ngày nay, Đừng Tưởng khi người Cộng Cộng Sản nói Dân Chủ, nói Nhơn Quyền là đi cùng đường với người Quốc Gia Lương Thiện Tử Tế.

Bao nhiêu người Quốc Gia Lương Thiện Tử Tế, từ thuở ban đầu như cụ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường Phan Bội Châu đến Bà Cát Hanh Long … đều bị lường gạt, bị giết, bị bắt, bị phản bội, chỉ vì Tưởng Hồ Chí Minh Yêu Nước

2/ Đừng Tưởng : Đảng Cộng Sản Việt Nam Chia Rẽ  Tranh Chấp Phe Phái, Chia Phe Mỹ, Phe Tàu:

Một trong những nghịch lý của Việt Nam là sự cầm quyền lâu dài của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cũng như tất cả những chế độ độc tài khác, chế độ Cộng Sản Việt Nam dựa trên một tổ chức gồm các cá nhơn cùng đồng một quyền lợi. Giữ quyền lực để khai thác và chia chác quyền lợi. Ba quyền chánh trị Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp đều nằm trong tay Đảng Cộng Sản cộng với quyền thứ tư là Quyền Thông Tin, Tuyên Truyền, Giáo Dục cũng nằm trong tay Đảng. Hai vũ khí, Quốc Phòng và Nôi An cũng trong tay Đảng. Không đối lập, độc đảng, là không có người kiểm soát, không có người can gián, và cả không có bàn cãi, nghiên cứu, Đảng cứ tiếp tục cầm quyền. Tất cả những quyền lực ấy đều có quyền lợi, và quyền lợi lớn nhứt là kinh tế. Rút rỉa, chia các, tham nhũng, làm giàu là món lợi đầu tiên. Cái gia tài, gồm khai thác tài nguyên, cộng với những số tiền vay mượn, viện trợ giúp đở nước ngoài đều được khai thác chôm chỉa.

Lúc xưa thời mới thành lập Đảng có vài nhơn vật phải vất vã để chiếm quyền, ngày hôm nay, sự lựa chọn là do một nhóm 15 người thay nhau cầm quyền thôi. Những thời gian gần đây có những sách kể những thâm cung bí sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người đọc nhìn thấy lần lượt nhóm thế hệ 1, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp …bị nhóm thế hệ đàn em Lê Duẩn Lê Đức Thọ truất phế … rồi nhóm Lê Đức Thọ lại bị nhóm Lê Đức Anh thay thế …người đọc cảm tưởng Đảng Cộng Sản chuyển biến theo thời gian.

Nhưng khi nhìn kỹ, đọc kỹ, chỉ là một hướng độc nhứt, không thay đổi, Đảng Cộng Sản đổi người lãnh đạo, nhưng không đổi hướng lãnh đạo ! Dù chúng ta có cảm tưởng ảng Cộng Sản đổi hướng đi nữa, ấy cũng chỉ là một chuyển hướng nghiên theo thời thế thôi, trước sau vẫn độc quyền !

Lúc cướp nước, lúc đấu tranh chống Thực dân để giành Độc Lập, thì lương lẹo, khi cần, đi gần với Pháp để dẹp các địch thủ, nhưng khi có lệnh Nga « bật đèn xanh » thì vào bưng chống Pháp ngay (19-21-1945). Thời gian trước, khi chưa có đèn xanh Nga thì câu giờ – modus vivaldi với Pháp – để đủ thời giờ tiêu diệt tất cả các phe kháng chiến không Cộng Sản – để độc quyền chống Pháp dưới sự hỗ trợ của Cộng Sản Quốc Tế.

Lý do nào mà đáng lý là phải lợi dụng giai đoạn modus vivaldi để cũng cố đoàn kết hiệp lực với các Đảng Phái Quốc Gia Không Cộng Sản để cả toàn dân Việt Nam chống Pháp, trái lại đàng nầy Đảng Cộng Sản lại tiệu diệt các Đảng pháp Quốc Gia ? Chỉ vì mục tiêu cuối cùng là nhuộm đỏ Việt Nam chứ không phải giải phóng. Và vì vậy Hồ Chí Minh được Cộng Sản Quốc Tế cho mượn lương, mượn vũ khí, mượn cả người – nếu đồng mình Mỹ mất người (58 000 quân nhơn bỏ mình), nếu đồng mình Úc mất người, nếu đồng minh Đại Hàn, Thái Lan thất thoát thương vong nhơn mạng, …Thử hỏi xem, có ai biết rõ Liên Sô thương vong bao nhiêu ? Tàu thương vong bao nhiêu nhơn mạng trên chiến trường Việt Nam ? Chả phải Lê Duẩn đã nói là Việt Nam đánh Mỹ dùm Tàu dùm Liên Sô chăng ?

Vì vậy, khi Hồ Chí Minh yếu gối, thiếu nhẫn nại, thiếu sáng suốt, thiếu nghị lực, thiếu quyết tâm, bắt đầu muốn đi đêm với Ngô Đình Diệm, thì nhóm Lê Duẩn Lê Đức Thọ cướp quyền ngay. Không có phe Nga, không có phe Tàu gì cả. Con đường thẳng là con đường tàn bạo, độc tài độc đảng, Cộng Sản hoá. Hồ Chí Minh sai đường, hạ bệ Hồ Chí Minh xuống thay bằng Lê Duẩn ! Sau Lê Duẩn, đến Nguyễn Văn Linh…Lê Đức Anh… Không còn Nga, thì theo Cộng Sản Tàu. Ngày nay, Tàu Nga ; Tập Cận Bình và Poutine bắt đầu nói chuyện lại với nhau. Việt Nam dễ dàng mở cửa nói chuyện với Nga.

Nga, nay đổi tên không còn còn Liên Sô Cộng Sản nữa, vì cơ chế Liên Sô tạp nhạp không đồng nhứt được. Nhưng ngày nay, bao nhiêu quốc gia cựu Liên Sô hoàn toàn dân chủ ? Tất cả đều là những quốc gia độc tài toàn trị. Các quốc gia nhóm Ban tíc, Balan, Tiệp, Hung …là những quốc gia ngoại lệ đã là những cựu quốc gia có sẳn một truyền thống dân chủ rồi và đã bị cưởng chế biến thành những quốc gia Cộng Sản.

Tàu, Việt Nam tương lai cũng thế thôi ! Dù có bỏ, dù có từ hay đổi tên Đảng Cộng Sản, cũng vẫn không thoát được độc tài, vì tất cả những người lãnh đạo hay ứng viên lãnh đạo đều cùng một văn hóa, cùng một lý thuyết, cùng một văn minh … nói tóm lại, cùng xuất xứ một lò Cộng Sản mà ra.

Nhắc lại để không quên, nên nhớ, kể cả Gorbatchev, người đã  phá vỡ hệ thống suy nghĩ Cộng Sản, chỉ vì lúc bấy giờ hệ thống kinh tế xã hội Liên Sô đang và đã đi vào đường cùn, ngõ cụt. Những tên lãnh đạo tiếp theo sau Gorbatchev, có khác chi các lãnh đạo Cộng Sản cũ của Liên Sô ? Họ chẳng những là những độc tài độc đảng…mà còn là những tay trùm  maffia, đã cướp bóc vơ vét toàn bộ tài sản, tài nguyên nước Nga, từ Eltsine, Medvedev hay Poutine

Vì vậy Đừng Tưởng Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều phe phái, tranh giành ảnh hưởng và có hai phe kẻ thân Tàu người thân Mỹ. Tất cả đều lệ thuộc Tàu, thân Mỹ là nhiệm vụ ngoại vi, lãnh của Tàu để be bờ Mỹ xâm nhập Biển Đông.

Đảng Cộng Sản Quốc Tế mà một hệ thống như con bạch tuột nhiều vòi, Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một cái vòi.

Ngày nay đầu não con bạch tuột là Bắc Kinh. Bằng chứng Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ, sau khi qua Bắc Kinh « khấu đầu lãnh nhiệm vụ » qua Mỹ. Tàu sẽ khống chế Việt Nam, và « ranh giới sự Tự Quyết » của Việt Nam để nói chuyện với Mỹ chỉ nhỏ bằng lãnh hải Việt Nam là 40 cây số thôi – 4/5 Biển Đông Việt Nam là Nam Hoa Hải Tàu. Phía Biển Tây Hải Của Phi Luật Tân, cũng là một phần của Nam Hoa Hải Tàu còn có sự kiện tụng tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Tàu, chứ phía Biển Đông Việt Nam là mất rồi.

3/ Đừng Tưởng Mỹ Xoay Trục Là Việt Nam Không Hán Hóa : 

Mỹ xoay trục chuyển lực lượng Hải quân từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương. Người Việt chúng ta từ quốc nội đến hải ngoại sung sướng, mong chờ. Nhứt là cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Con em hậu duệ người Việt tỵ nạn, nay có người làm tướng, là tá chỉ huy, cấp chỉ huy quân đội Huê Kỳ.

Mỹ sẽ đưa con em người tỵ nạn, be bờ giúp Việt Nam mẫu quốc chống bành trướng Trung Cộng !

Hãnh diện thay ! Thế nhưng có thật vậy không ?

Phi luật Tân, đồng minh với Mỹ từ Thế chiến 2, cùng Mỹ chiến đấu chống quân phiệt Nhựt, đã từng cho Mỹ đóng quân (Cubic Bay, và Clark AirBase,), thuộc trong hệ thống vòng đai phòng thủ Thái Bình Dương kéo từ Okinawa Nhựt Bổn, đến Úc Châu, nhưng vẫn chưa thấy tướng lãnh chỉ huy người Phi hay người Nhựt đến Việt Nam. Mỹ đã thử gởi đến Việt Nam một vị Lãnh sự gốc Việt hậu duệ người tỵ nạn Cộng Sản.

Có thể Mỹ muốn tạo hình ảnh một quan Thái thú Mỹ gốc Việt, để làm đối trọng cân bằng với Tàu. Vì ngày nay toàn bộ quốc gia Cộng Sản Việt Nam cũng do các quan Thái Thú Tàu Cộng Sản, gốc Việt Cộng Sản cai quản.

Vì vậy chúng ta Đừng Tưởng người Việt chúng ta không bị Hán Hóa. Chúng ta đã hoàn toàn Hán Hóa rồi. Chúng ta không có Chủ quyền. Mọi đường hướng ngoại giao đều nhứt nhứt phải hỏi đại diện Bắc Kinh, và nếu cần, công du khấu đầu. Việt Nam là chư hầu như lúc xưa Ba Lan, Hung, Đông Đức, Tiệp Khắc là chư hầu Liên Sô vậy !

Lúc xưa, vì Nga dùng từ Liên Sô nên không ai nói Nga Hóa. Ngày nay nửa Ukraine đang bị Nga Hóa. Nửa Bê La Russi A đang bị Nga Hóa… Quân đội Tàu không có mặt ở Việt Nam, nhưng quân phục quân đội Việt Nam là quân phục Tàu.

Mỹ sẽ xoay trục, Mỹ đã xoay trục. Mỹ trãi Hải quân với Hạm đội 7 đến sát Biển Đông Việt Nam – với Phi Luật Tân, với Okinawa với Đài Loan là những đồng minh tự nhiên làm điểm tựa.

Nhưng với Việt Nam ? Ngoài những thăm viếng chẳng có chi là bảo đảm cả. Tàu chiến Mỹ máy bay Mỹ có thể « du ngoạn – cởi ngựa xem hoa » xuyên biển Đông Hải Việt Nam hay Nam Hải Tàu, nhưng có thể thường trực tuần tra không ?

Và Việt Nam, với chủ quyền thực sự Tàu « cho phép » là một hành lang hải phận 40 cây số tính từ bờ. Bằng chứng ghe thuyền ngư dân hay tàu bè Việt Nam hoạt động ngoài 40 cây số lọt vào vòng đai « lưỡi rồng – chữ U – chín nút » đều bị « tàu lạ Trung Cộng » đụng, đâm, xịt nước đuổi đi. Tàu bè Nhà nước, hải quân Việt Cộng thì la ó phản đối, còn thuyền bè ngư dân Việt Nam thì … ráng chịu. Ai biểu ?

Còn chương trình vũ trang Nhơn dân giữ biển giữ hải, giữ giang sơn, thì ngày nay chỉ thấy biểu ngữ, tuyên truyền và súng AK để chống với cà nông hải pháo, thì người viết chúng tôi ngày nay chưa thấy gì cả.  Có thể chúng tôi chỉ là thằng tỵ nạn hải ngoại không biết gì !  Chứ có lẽ, trong nước biết đâu, đã có một anh hùng Lê Văn Tám tẩm xăng đốt Tàu Lạ Hán Cộng rồi !

4/ Đừng Tưởng Sau Đại Hội, Đảng Sẽ Tân Canh, Sửa Sai, Việt Nam Sẽ Dân Chủ Hóa, Dân Việt Hưởng Nhơn Quyền:

Thấm thoát, chẳng chốc một Đại Hội nữa lại đến. Lại sắp đặt người. Bộ Tam Sên lãnh đạo lúc này múa may quay cuồng tuyên bố vung vít và sẽ có bộ Tam Sên mới, cũng sẽ vung vít tuyên bố quay cuồng.

Dân cá độ chánh trị nghề nghiệp trong nước và hải ngoại bắt đầu lên bài, tuyên bố, thầy rùa, thầy bói đoán mò.

Tất cả đang dùa tiền vào tụ ồng Chí Ba X, đoán rằng  Thầy Ba X sẽ là tay Gorbatchev mới, nay vừa dẹp Tổng Phùng, để Tướng Vịnh thân Tàu chầu rìa, đưa Tướng Tri thân Mỹ lên giữ Quân đội Nhơn Dân.

Hôm nọ nghe Thầy Ba X phát ngôn nói «  Quân phải trung với Tổ Quốc ! ». Hay quá ! Biểu Lính phải bảo vệ Tổ Quốc đúng là người Hiền.

Tổng Trọng du Mỹ Quốc ! Obama mở văn phòng méo tiếp các nhà tranh đấu bị Việt Cộng « cho phép trục xuất qua Mỹ ». Tội nghiệp ông Tổng Obama bí nước, phải nhờ Điếu Cầy một cưu bộ đội, du kích nhơn dân Việt Nam thắng Mỹ cứu nước, đưôc huấn luyện nghề quân đội du kích chuyên viên nhà  nghêề  có  cả  những « du kích núp trên mây đánh máy bay Mỹ hạ Mac Cain », thuộc lòng chiến thuật chiến lược Việt Cộng dạy Obama cách tiếp chuyện với Tổng Trọng. Và Luật Sư họ Cù hậu duệ nhà thơ ca tụng Củ khoai, và « Gió mưa là bệnh của trời », sẽ dạy cho Tổng Obama luật rừng Việt Nam để nói chuyện với Tổng Trọng.

Ôi toàn chuyện kỷ nguyên ô ba ma ! Còn có kẻ còn « hồ hởi » bảo Huê kỳ « đang đi tìm đồng minh chống Trung Cộng » ! Và sung sướng hãnh diện bảo người đồng minh sánh giá nhứt là Việt Nam Cộng Sản. Vì chỉ có Việt Nam Cộng Sản mới là đồng minh sánh giá nhứt cho Mỹ, vì là kẻ hiểu Tàu Cộng nhứt. Đúng là ếch nằm đáy giếng ! Thật là

Việt Nam ở Đông Nam Á, cũng như Hy Lạp ở khu vực đồng Euro vậy ! Bỏ thì thương, vương thì chết tới bị thương !

Các bạn ơi !, mong các bạn, hãy sáng suốt cho chúng ta một lý do gì để nước Mỹ, và Âu Châu, nơi chúng ta đang sanh sống, đang đóng thuế, bỏ tiền, bỏ của, bỏ nhơn mạng, bỏ danh dự, bỏ đạo đức, giúp Việt Nam chống Tàu.

Thật sự nước Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam, dân chúng Việt Nam, có thật sự muốn chống Tàu không ? Và Mỹ có thật sự muốn chiến tranh với Tàu không ?

Đó là những câu hỏi mà mỗi chúng ta phải tự đặt ra.

Để Kết Luận:

Chúng ta có gắng cảnh giác bỏ đi những Đừng Tưởng dễ dàng hằng ngày.

Đừng Tưởng Chánh Quyền Mỹ giúp Việt Nam Hải Ngoại Chống Cộng,

Đừng Tưởng Quốc Hội Mỹ Đấu Tranh Nhơn Quyền cho Việt Nam,

Đừng Tưởng toàn dân Việt Nam Chống Tàu,

Đừng Tưởng Việt Nam Hải Ngoại gồm toàn là nạn nhơn Cộng Sản, toàn là Người Tỵ nạn Cộng Sản,

Đừng Tưởng tất cả người Việt Hải Ngoại tha thiết với Việt Nam Cộng Hòa.

Đừng Tường Cờ  Vàng Ba sọc được toàn người Việt của Việt Nam Hải Ngoại yêu chuộng.

Đừng Tưởng tất cả chúng ta là con cháu hậu duệ của người Việt Quốc Gia Tự Do của Việt Nam Cộng Hòa.

Đừng Tưởng người Việt tỵ nạn ai ai  cũng khóc Ngày Quốc Hận 30 tháng tư, ai ai cũng hãnh diện nhớ ơn Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cả !

Mong thay

Hồi Nhơn Sơn, tháng bảy tuần hai.

 

Vui cười 

Bác Hải nói với Bác Tú:

– Trong đời một người, dù nam hay nữ, cái không thể nào quên được, cái kỷ niệm đầu đời không bao giờ có thể phai mờ trong tâm khảm. Đó là: Nụ hôn đầu tiên. Với tôi dư vị của “Cái hương vị môt đời vương vấn ấy” không bao giờ phai mờ trong tôi, thậm chí tôi còn hình dung lại được buổi chiều hôm ấy trời vừa chớm thu, hai chúng tôi dìu nhau trên con đường vắng, lất phất mưa bay. Hai con tim đang hòa chung một nhịp, môi tìm môi… Còn Bác, bác hãy kể tôi nghe cảm giác nụ hôn đầu đời của bác như thế nào ?

Bác Tú trả lời:

– Đối với tôi, cái giây phút ấy, ngàn năm nhớ mãi, suốt đời không quên, nhưng khác với bác là sau đó tôi thấy tái tê trong hồn và toàn thân tê dại.

Bác Hải hỏi:

– Chắc đó là nụ hôn lần đầu và cũng là nụ hôn cuối cùng trước khi hai người xa nhau ???

Bác Tú đáp:

– Đúng vậy, sau nụ hôn ấy, tôi không còn gặp lại nàng nữa. Tôi nhớ rất rõ, khi môi tôi vừa chạm vào môi nàng, thì nàng giáng cho tôi một cái tát nẩy lửa, toàn thân tôi tê dại, tôi đã thấy được trăm ngàn vì sao của tình yêu !!!

 

Vào thời Sài Gòn mở cửa, Chàng lái xe đạp chở nàng đi dạo phố Sài Thành. Tới ngả tư trước tiệm kem Brô Đa, chàng thắng xe lại. Chàng hỏi “ăn không ?”  Nàng trả lời “ăn”. Chàng nói: anh mời thay thắng xe mà không ăn sao được… Và chàng từ từ đạp xe đi tiếp.

 

Chàng trai gặp người bạn học trên phố cùng với một cô gái,

– Anh ta hỏi với giọng nghiêm nghị: “Ai đây?”.

Người bạn đáp: – Bạn gái tao.

Chàng trai tức giận quát:

– Tao không hỏi mày, tao đang hỏi vợ tao!!!

 

Chung quanh những luận điểm mới về Hồ Chí Minh (phan 3) – «Dĩ bất biến, ứng vạn biến» và giải pháp Dân chủ – Nguyễn văn Trần

Nay đề cập tới Ông Từ Quốc Hoài, người thứ hai đưa ra luận điểm nhằm phục hồi giá  trị  lịch sử  Hồ  Chí  Minh và còn kêu gọi vận dụng tư tưởng hồ chí minh để thay đổi chế độ bằng bài góp ý của ông với đảng cộng sản «Tháo bỏ ách tắc để giử lấy độc lập và chấn hưng đất nước bằng cách trở về với Hồ Chí Minh của Hiến pháp 1946 » (Thư ngỏ gởi Ban Chấp Hành TW và đảng viên đảng cộng sản việt nam).

Cũng như Ông Lê Kỳ Sơn, Ông Từ Quốc Hoài cũng bắt đầu bằng phê phán chế độ và mạnh dạng hơn Ông Lê Kỳ Sơn, vì ông là đảng viên. Ông còn thẳng thẳng chỉ rỏ cái tai hại của chủ nghĩa mác-lê mà ông gọi là « ách tắc » hay « lỗi hệ thống » và ông kêu gọi hảy tháo bỏ đi – tức tháo bỏ cái chù nghĩa mác-lê đi – đê chấn hưng đất nước.

Ông báo động « Đất nước ta đang đối mặt với hiểm họa khôn lường. Trung Quốc lộ mặt chủ nghĩa bành trướng, quyết liệt thôn tính lãnh thổ Việt Nam. Trong nước ngổn ngang những thách thức: kinh tế suy thoái nghiêm trọng; dân mất lòng tin; xã hội bất an, tội phạm tăng; Đảng và Nhà nước bị ràng buộc bởi những tính toán tư lợi, bế tắc về mặt chiến lược, loay hoay với các giải pháp tình thế ».

Ông chỉ rỏ « lỗi hệ thống » là do chủ nghĩa mác vẽ ra một thế giới ảo mang lại cho « nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức hào quang của một thiên đường. Đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người, nền kinh tế phát triển tột bậc, con người được tôn trọng, phát triển mọi mặt, làm tùy sức hưởng theo nhu cầu. Không còn áp bức, chiến tranh… loài người chung sống trong một thế giới đại đồng. Tác giả của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản khẳng định: Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xích xiềng trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới ». Ông cũng không quên nhắc lại lời Quốc tế ca « Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình ».

Theo ông, Lê-nin có công lập ra Quốc tế 3, khai sanh Liên Bang Sô viết, mở rộng cộng sản chiếm gần phân nửa địa cầu, nuôi tham vọng thực hiện gìấc mở của Mác làm cho người cộng sản tin tưởng họ sẽ ngự trị toàn thế giới, tư bản thối nát, giãy chết …

Nhưng chính chế độ cộng sản chết mà không kịp giãy vì tự nhiên sụp đổ như chưa từng có mặt ở quê hương của nó và cả ở các nước chư hầu.

Sau khi hoàn hồn trước biến cố kinh hoàng đó, Tàu và Việt nam đều phải bước ra khỏi lằn ranh của chủ nghĩa xã hội, khoác lên mình bộ trang phục mới của nên kinh tế thị trường để tồn tại. Nhưng vẫn giử chế độ độc tài đảng trị trong bộ lốt « chánh quyền của nhân dân », vẫn giử độc quyền chân lý, không chấp nhận mọi phản biện, quyết liệt chống lại mọi kiểm soát quyền lực của đảng cộng sản.

Ông Từ Quốc Hoài ca ngợi những « chiến thắng vẻ vang của Việt nam từ cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 đem lại độc lập, chiến thắng Điện Biên phủ giành lại được nửa nước, rồi chiến thắng 30.04/1975 thống nhứt đất nước theo phe xã hội chủ nghĩa, đã đưa uy tín đảng Lao động việt nam lên tột đỉnh vinh quang ».

Ông lấy làm tiếc lẽ ra Việt nam đã « bắt tay vào việc chấn hưng đất nước với một thể chế dân chủ đã được Hồ Chí Minh đặt nền móng từ năm 1945, thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập, trong Chính phủ đoàn kết dân tộc và Hiến pháp dân chủ 1946. Nhưng nhà cầm quyền đã vội vã đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi tên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ». Ông cho rằng sự thay đổi này là  « cuộc chia tay với dân tộc, đã làm xáo trộn đến tận nơi sâu thẩm của tinh thần dân tộc …, đồng thời, tạo sức ép ngộp thở lên đời sống người dân, khung đạo đức của xã hội bị xô lệch, lòng tin ở Đảng, Nhà nước chỉ còn được tô vẽ trên các khẩu hiệu…. ».

Ông Từ Quốc Hoài phê phán chế độ cộng sản ở Việt nam từ cốt lõi như vậy, tưởng khó có người phía chống cộng có thể làm hơn ông.

Ông đề nghị « tháo gở ách tắc để giử lấy độc lập, chấn hưng đất nước » là điều đúng. Còn cho rằng đảng cộng sản đã không biết làm « sáng tỏ tư tưởng hồ chí minh, trái lại còn nhập làm một với chủ nghĩa mác-lê và, kết cục, là cùng với chủ nghĩa mác – lê nhận lãnh hậu quả đã đẩy đất nước tới thực trạng suy thoái toàn diện, nghiêm trọng như hiện nay», vậy đâu là thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp 1946 và đảng Lao động?

Hiến pháp 1946, đảng Lao động và Việt nam Dân chủ Cộng hòa

Trong phần phê phán chế độ hiện hành tại Việt nam, Ông Từ Quốc Hoài tỏ ra rất lương thiện, một sự lương thiện hiếm có trong những người cộng sản đảng viên. Có lẽ nhờ ông có thời gian hoạt động trong Miền nam qua xâm nhập. Phải thật lòng mà nói, về mặt nhận thức chế độ, ông vượt hẳn những tiền bối của đám lãnh đạo ngày nay, như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn văn Linh, Võ văn Kiệt tuy là những tên gần như suốt đời ở trong Miền nam, được dân Miền nam nuôi dưởng, đùm bộc như ruột thịt mà vẫn phủ nhận thực tế miền nam ! Nhưng đề nghị « sửa sai » hay « đổi mới nghiêm chỉnh », Từ Quốc Hoài tỏ ra có nhiều thiện chí nhưng hảy còn vường mắc quá nhiều ảo tưởng đẹp về Hồ Chí Minh có lẽ do lúc dấn thân làm chiến tranh chống Mỹ giải phóng Miền nam ? Ở Miền trung, không như ở trong Miền nam, chỉ có « xôi » hoặc « đậu », chớ không có vùng « xôi đậu ». Chắc Từ Quốc Hoài chịu ảnh hưởng gia đình theo Việt Minh trước đó, rồi đi theo cộng sản luôn ? Mà đã đi theo Việt Minh và cộng sản thì không thể tránh khỏi « Đêm qua, em mơ gặp bác Hồ » !

Muốn tìm hiểu thực chất tư tương hồ chí minh, Hiến pháp 1946, đảng Lao động, Việt nam Dân chủ Cộng Hoà, tưởng nên tìm hiểu con người thật của Hồ Chí Minh.

Về điểm này, có lẽ nên nhắc lại nhận xét của Cựu Hoàng Bảo Đại, người biết Hồ chí Minh khá nhiều, tiếp theo, tìm hiểu đường lối lãnh đạo đất nước của ông suốt thời gian ông cầm quyền tuyệt đối.

Cựu Hoàng nhận xét: «Hồ Chí Minh là con người đóng kịch rất tài tình nhưng sau chiếc mặt nạ, đó là một con người gian xảo, nham hiểm khó có ai bằng. Luôn luôn sẳn sàng ôm hôn để nhằm dễ làm ngộp thở mọi người…. » (Jacques de Folin, L’Indochine 1940-1955 – La fin d’un rêve, Perrin, Paris, 1998, p.79).

Trước hết, nên nhìn lại Cách mạng tháng Tám và ngày 02/09/1945 để thấy sự thật. Và chính sự thật này đã mở ra chế độ hồ chí minh.

Cụ tô Hải là nhơn chứng sống lúc đó, hiện còn sống ở Hà nội, quả quyết không có chuyện cướp chánh quyền từ tay Pháp-Nhựt, mà đơn giản chỉ là cuộc « cướp chánh quyền » của Cụ Trần Trọng Kim trong tình trạng như ngôi nhà không chủ và cửa mở toang. Và sau đó, những người trong Chánh phủ Trần Trọng Kim được mời tham gia trong chánh phủ liên hiệp trang điểm cho chánh phủ hồ chí minh một thời gian ngắn vừa mới ra đời.

Cuộc bìểu tình ngày 07/08/1945 là của Tổng Hội Công Chức tổ chức trước Phủ Toàn quyền. Cụ Tô Hải và những người khác cầm cờ vàng 3 sọc đỏ (cờ của Chánh phủ Trần Trọng Kim) giương cao, miệng hát lớn « Này thanh niên ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng ! » để ủng hộ Chánh phủ Trần Trọng Kim, bỗng thấy có một nhóm người lạ xuất hiện với cờ đỏ sao vàng thật lớn và phát những lá cờ nhỏ hơn chiếc quạt mo cho những người đang biểu tình.  Thế là cuộc biểu tình trở thành « Tổng khởi nghĩa Cách mạng mùa thu » của Hồ Chí Minh !

Thật ra, lúc đó ai nói « Độc lập, Tự do » là mọi người chạy theo. Đến Hoàng Đế Bảo Đại còn nói « Làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ ». Ông nói thật lòng. Sau này, trở lại chánh quyền, ông vẫn giữ ngôi vị Quốc trưởng. Ông gặp khó khăn khi Pháp muốn ông trở lại ngôi vua nhưng ông từ chối vì « làm vua đồng nghĩa với việc trở lại chế độ thực dân đô hộ » ( François Guillemot, Đại Việt, L’indépendance et la révolution, L’échec de la 3e voie, Les Savantes, Paris, 2012), Tư cách của ông biểu hiện một sự lương thiện khó thực hiện trong điều kiện có và đủ của ông.

Cụ Tô Hải biểu tình hăn say, cũng như 60 tên việt minh mới từ Việt Bắc về, không ai lo sợ vì biết « Tổng khởi nghĩa tay không cướp chánh quyển » sẽ không đổ máu vì « Nhựt  đã đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, Pháp còn bị nhốt trong các trại giam chờ trao trả cho Đồng Minh ».

Mọi “ mâm cỗ độc lập tự do” đã có chính phủ Trần Trọng Kim dọn sẵn, kể cả hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình suốt từ ngày Nhật đầu hàng vô điều kiện cho đến ngày 19 tháng 8…, tất cả các hoạt động thanh niên tiền tuyến, thanh niên khất thực, phụ nữ, nhi đồng, công chức… đều được “ tự giác ” tổ chức bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, suốt 126 ngày….để mừng Độc lập, ủng hộ Chánh phủ Trần Trọng Kim, lên án thực dân pháp.

Việt Minh có công chỉ làm một việc duy nhứt, không hề mặc cảm, là nhảy vào bàn tiệc được dọn sẳn, cầm ly đứng lên hô to : “ Nào ! Mời các bạn cầm đũa ! ”. Cứ tự nhiên làm như bữa tiệc ấy là chính mình bỏ tiền ra chiêu đãi toàn dân vậy !

Và lớp trẻ của Cụ Tô Hải, “ hoạt động cách mạng ” từ đấy. Một sự “ đánh tráo ” mà kẻ đánh tráo và người bị lừa đều… vui vẻ cả vì… tất cả đều công nhận sự đánh tráo để cùng có lợi…

Còn chủ nhà “ giọn cỗ mời ông xơi ” của chính phủ Trần Trọng Kim thì không có trong lịch sử ! Chẳng những vậy mà có một thời người ta còn  gọi là “ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim ”. Đúng. Cụ Tô Hải nhìn nhận ít ra nó làm bù nhìn cho Hồ Chí Minh!

Nên nhớ lúc ấy, nhà binh nhựt muốn trao vũ khí cho chính phủ Trần Trọng Kim chống lại Việt Minh… Nhưng các ông đã cự tuyệt vì “ nhiệm vụ nhận vũ khí quân đội Nhật là của Quân Đội Đồng Minh ”. Hơn nữa, các ông ấy “ không muốn dân Việt Nam  lại phải dùng vũ khí chống lại nhau ”. Trong tranh đấu, người trí thức tiểu tư sản vì bản chất vốn quá lương thiện nên luôn luôn thua người cộng sản. Nhứt là cộng sản hồ chí minh.

Và ngày 02/09/1945, chỉ 14 ngày sau, trở thành bữa quốc yến cho Việt Minh một mình môt cổ hả hê say sưa !

Điều quan trọng nên biết thực tế đất nước ngày nay có nguồn gốc lịch sử khởi từ ngày 19/08/1945. Vì theo Cụ Tô Hải, đó là thời điểm dân tộc đã bắt đầu bị đổi màu, máu bắt đầu đổ.

Hầu hết những ai không chịu đổi màu, thì hoặc bị thủ tiêu, hoặc “ tìm đường cứu nước ” bằng một hướng đi khác để trở thành “ kẻ thù của nhân dân ”, hoặc đơn giản hơn, chỉ để sống và làm việc bằng trái tim và khối óc của chính mình. Những ai còn lại đành cam chịu kiếp sống sợ, sống hèn, chờ đợi, hy vọng vào một ngày được thực sự Tự do, Độc lập…

Tóm lại, là một nhân chứng đã sống và “ hoạt động cách mạng quáng gà ” rồi “ cách mạng  câm-điếc ” suốt 65 năm, qua 3 chế độ “ Quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim ”, “ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ” và “ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ”, bây giờ sắp giã từ cõi đời này, tớ,Tô Hải, thấy có nhiệm vụ phải nói lên những gì mà lớp trẻ, kể cả các nhà lãnh đạo trẻ, những trí thức trẻ (đối với tớ cứ từ 60 trở xuống đều coi là trẻ cả) và đặc biệt các nhà viết sử trẻ nên đào sâu, tìm hiểu về cái thời gian lịch sử bị xuyên tạc cố ý này…để sự thật lịch sử hảy trả lại cho lịch sử dân tộc !

Cuộc «Tổng khởi nghĩa » đã trân tráo gian dối thì những biến cố tiếp theo từ đó cũng không ngoài sách lược cách mạng cộng sản mác-lê. Hơn nữa Hồ Chí Minh là người có khả năng làm tất cả mọi chuyện miển phục vụ cho mục tiêu cách mạng cộng sản. Đúng theo « giáo lý của người cách mạng » (Catéchisme du révolutionnaire, Serge Netchaiev) (*).

Hiến pháp 1946 có giá trị dân chủ tương đối khá hơn các bản Hiến pháp 1959, 1982, 1992. Chánh phủ lúc đó cũng mang tên không cộng sản « Việt nam Dân chủ Cộng hòa » (VNDCCH) để nhằm vừa tránh né sự công kích của các đảng phái quốc gia vốn mạnh hơn, vừa nhằm tìm sự ủng hộ của thế giới phía Tây phương để mọi người thấy là nước VNDCCH mới ra đời sau cuộc cách mạng mùa thu, đi theo đường lối tự do dân chủ Tây phương, cùng phe với Tây phương, che dấu đi cái cộng sản hảy còn « thiếu tháng » chưa đủ sức ra trước nắng gió. Thậm chí Hồ chí Minh còn tuyên bố giả vờ giải táng đảng cộng sản.

Nên nhớ Quốc Hội1946 được bầu, tuy theo thể thức phổ thông đầu phiếu nhưng cử tri hạn chế, các đảng phái quốc gia không cộng sản như Đại Việt, bị cấm tham dự. Giống như ngày nay « đảng cử, dân bầu ». Khi Hiến pháp làm xong, không bao giờ được thi hành, mà phổ biến chỉ để tuyên truyền vì không phải Hiến pháp thật sự cộng sản. Trái lại, những Hiến pháp sau đó đều được áp dụng. Để thấy tại sao các bản Hiến pháp này được áp dụng, xin mời đọc lại Trường Chinh, dựa theo Staline, khi phổ biến dự thảo Hiến pháp 1959, nhấn mạnh « Hiến pháp phải thể hiện thành tựu của đảng cộng sản trong giai đoạn lịch sử đã qua và đồng thời phải đề ra nhiệm vụ, đường lối, chính sách của đảng cộng sản trong giai đoạn tới. Ông Trường Chinh còn gọi đó là tính đảng, tính giai cấp trong việc xây dựng Hiến pháp ».

Riêng Hồ Chí Minh, đầu năm 1951, trước đảng cộng sản của ông họp Đại hôi II ở Tuyên Quang để vạch ra hướng đi, ông đọc báo cáo do Trường Chinh soạn « Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội ». Và cũng từ đây, đảng cộng sản đổi ra thành « Đảng Lao động » để cho phù hợp với tên nước. Nhưng đảng vẫn chủ trương « đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn và chuẩn bị những tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến thành công ». Ngoài ra, đảng còn xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một đảng cộng sản riêng.Và sau này, Trung Uơng Cục Miền nam đặc trách luôn cộng sản ở Miên.

Như vậy trước sau như một, Hồ Chí Minh vẫn dứt khoát làm cách mạng để đem lại chế độ cộng sản cho toàn cõi ông Dương là sứ mạng mà ông nhận lảnh. Với người cộng sản, không có vấn đề dân chủ tự do, dân tộc độc lập. Dân chủ của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, như đã nói rỏ trong báo cáo chánh trị ở Đại Hội II, là « dân chủ nhân dân », tức dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện và trìệt để của đảng cộng  sản.

Cho nên đừng bao giờ mơ hồ có một Hồ Chí Minh nặng tinh thần dân tộc, làm chiến tranh giải phóng đem lại Độc lập và Dân chủ Tự do cho dân tộc. Về căn bản, người cộng sản không thể có dân tộc bởi cộng sản chỉ có quyền lợi bản thân và phe nhóm.

Hiến pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Đảng Lao động, Việt nam Dân chủ Cộng hòa, chiến tranh giải phóng dân tộc, tất cả chỉ là mục tiêu giai đoạn nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn và sau cùng là chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản.

Trường Chinh từng chỉ dạy đảng viên « Chiến tranh giải phóng Việt nam là một bộ phận của chiến lược giải phóng toàn thế giới theo cộng sản ».

Nhắc lại thêm một lần những chuyện …

«Giáo lý của người cách mạng » dạy người cộng sản muốn có chánh quyền phải cướp chánh quyền. Dùng dối trá và bạo lực giử chánh quyền, điều hành chánh quyền trở thành thứ pháp lý cách mạng. Do đó, Hồ Chí Minh phải tổ chức cướp chánh quyền ở chánh phủ Trần Trọng Kim và tuyên bố độc lập trong lúc Việt nam đã độc lập, thống nhứt, trên cơ sở pháp lý rỏ ràng. Cách mạng cướp chánh quyền của Hồ Chí Minh ngày 19/8/1945 không gì khác hơn là lớn tiếng hô hào xô cửa vào ngôi nhà cửa đã mở sẳn.

Xin nhắc lại, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp ngày 9/3/1945, Hoàng đế Bảo Đại chấp nhận yêu cầu của Nhựt tuyên bố Việt nam Độc lập. Ông giải thích tại sao ông chấp nhận tuyên bố độc lập khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục Cụ Kim chấp nhận làm Thủ tướng đầu tiên của Chánh phủ Nam Triều độc lập : « Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chánh phủ để đối phó mọi việc ». Lời tuyên bố của Hoàng đế Bảo Đại hàm chứa đây đủ tính pháp lý và tính chính thống của một Việt nam Độc lập.

Tiếp theo, cũng cách nói lấy được để ca ngợi Hồ chí Minh, Từ Quốc Hoài lập lại giai thoại không hề có thật:

«Hồ Chí Minh dấn thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc được khởi sự bằng hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành tham gia vào cuộc đấu tranh chống sưu thuế của đồng bào miền Trung. Rồi vì cuộc dấn thân này mà Nguyễn Tất Thành bị trường Quốc học Huế đuổi học, bị chính quyền thực dân giám sát. Nhưng chính cái khởi sự này lại rất có ý nghĩa, cho chúng ta thấy được gốc rễ của tư tưởng Hồ Chí Minh : thương dân, đấu tranh cho quyền lợi của người dân. Nói rộng ra là đấu tranh cho quyền của Con Người».

Cũng may người cộng sản chỉ nói Hồ Chí Minh tham gia chớ không phải là người tổ chức. Mà tham gia thì không riêng gì Hồ Chí Minh, cả ngàn người khác, cả những người tổ chức, kêu gọi biểu tình chống thuế. Mà chắc gì Hồ Chí Minh có ý tham gia hay chỉ đứng coi vì hiếu kỳ ? Nghĩa là ông ta hoàn toàn không liên hệ tới biểu tình nên ngày 7/8/1908 được Ông Đốc Chouquet của Quốc Học Huế sẽ nhận vào học Lớp Nhì Năm thứ I (Cours Moyen 1ère Année – Cours Moyen 2è Année, Cours Supérieur, thi bằng cấp Sơ học = Certificat d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises = CEPSI) niên khóa 1908-1909.

Ở điểm này, tưởng nên nói cho rõ « Biểu tình chống thuế ở Huế diển ra từ ngày 9 – 13 /4 /1908 mà ngày 7/8/1908, Hồ chí Minh sẽ được nhận vào học. Vậy Hồ Chí Minh không bị đuổi học nếu có học hoặc ông ta không đi học ».

Qua năm 1909, Ông Nguyễn Sinh Sắc dẩn cả 2 anh em, Đạt và Thành, đi vào Bình Khê vì ông được bổ nhiệm Tri Huyện. Ngày 17/09/1910, bị bãi chức do say rượu đánh chết phạm nhơn lúc xử án, Ông Nguyễn Sinh Sắc phải rời miền Trung đi lần vào Nam kiếm sống bằng đủ nghề : dạy học, bói toán, coi mạch hốt thuốc,…

Hồ Chí Minh cũng không thể ở lại miền Trung được do thành kiến xã hội còn quá nặng nề đối với trường hợp của cha, ông cũng từng bước vào Nam kiếm sống.

Thời gian từ  17/09/1910, nếu đi liền sau ngày cha bị bãi chức, tới ngày /05/06/1911, đã có mặt trên tàu của hảng vận tải Chargeurs Réunis « đi tìm đường cứu nước », chỉ có hơn 9 tháng, mà Nguyễn Tất Thành vừa dạy học ở Trường Dục Thanh Phan Thiết, vừa học ở Trường Thợ máy Sài gòn ? Đó là chưa tính thời gian di chuyển lúc bấy giờ  ! Như vậy nên thật thà hiểu Thành ghé qua Trường Dục Thanh để nghỉ chơn, xin ăn, xin lộ phí và tự nguyện làm vài dịch vụ về vệ sinh cho học sinh nhỏ tuổi để chờ ngày thuận tiện vào Sài gòn (Nói chuyện với Bác sĩ Hồ Tá Khanh, 18, rue de bellevue, 92 Boulogne, ngoại ô phía Tây Paris, đã mất. Cụ là con trai của Cụ Hồ Tá Bang, trong Ban Quản trị Hội Liên Thành, Phan Thiết và người sáng lập Trường Duc Thanh) (**). Đúng hơn là dạy học thật sự. Mà việc làm « trao đổi » này không đẹp sao, để phải nói «dạy học»?

Nên bình tỉnh thấy rõ Hồ Chí Minh lúc này chỉ lo kiếm sống và phải sống xa quê hương tránh xấu hổ vì chuyện cha bị bãi chức Tri Huyện và lo giúp đỡ cha. Tại sao đảng cộng sản không ca ngợi Hồ Chí Minh là một thanh niên biết tự trọng và  hiếu để, lại phải bốc thơm lấy được bằng những chuyện hoàn toàn bịa đặt ? Phải chăng như vậy mới đúng là cộng sản ?

Tư tưởng hcm «Dĩ bất biến ứng vạn biến»

Đề cặp tới «tư tưởng hồ chí minh», trước nhứt nên tìm hiểu tại sao bổng nhiên xuất hiện «tư tưởng hồ chí minh»? Và thực chất là gì?

Từ đại hội đảng cộng sản kỳ VII, noi theo gương đảng cộng sản trung quốc đề cao tư tưởng mao trạch-đông, đảng cộng sản hà nội cũng đề cao một cách giả tạo cái gọi là « tư tưởng hồ chí minh ». Phải chăng muốn cho chế độ của mình phải có chút ít « việt nam » sau khi chủ nghĩa mác-lê và thành  trì cộng sản đã sụp đổ trọn vẹn ? Giả tạo vì chính Hồ Chí Minh đã từng nói « Bác không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng của chủ nghĩa mác-lê cả » (Nguyễn văn Trấn, viết cho Mẹ và Quốc Hội, Văn Nghệ, Huê kỳ, 1995).

Vậy chủ nghĩa mác-lê mà Hồ chí Minh học và trở thành tư tưởng của ông là gì ? Trước nhứt, quan điểm của Staline mà Hồ Chí Minh vô cùng tâm đắc là « Đảng cộng sản là công cụ của chuyên chính vô sản ». « Chuyên chính vô sản về thực chất được thay thế bởi chuyên chính của đảng cộng sản ». Sau cùng, chuyên chính của đảng cộng sản là chuyên chính của Bộ chánh trị, chuyên chính của Tổng Bí thư (Dimitri Volkogonov, Staline, Triomphe et Tragédie, Flammarion, Paris,1991). Đúng ra có thể xác định tư tưởng của Hồ chí Minh chính là tư tưởng của Staline. Theo Pierre Brocheux, tác giả quyển « Hồ Chí Minh » (Presses de Sc. Po., Paris, 2000), Boris Bouvarine từng cho rằng « Hồ Chí Minh là một đồ đệ tuyệt trần của Staline ». Mà Staline là đệ tử kế nghiệp của Lê –nin, được  Lê-nin tuyển chọn nhờ thành tích du đảng và cướp ngân hàng (Montefiore, Le jeune staline, được giải thưởng lớn về sach loại tiểu sử, 2008).

Về tư tưởng của Hồ Chí Minh học được ở Mao, tưởng chỉ cần nhắc lại câu Hồ Chí Minh tuyên bố trước Đại Hội II lúc đổi đảng cộng sản thành Đảng Lao động « Cách mạng việt nam phải học nhiều kinh nghiệm của cách mạng trung quốc. Kinh nghiệm và tư tưởng mao trạch-đông đã giúp chúng ta hiểu thấu đáo hơn học thuyết của Mác-Ănghen-Lênin-Stalin. Những người cách mạng việt nam phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn Mao Trạch-đông về sự công hiến to lớn này »(Hồ Chí Minh, oeuvres choisies, t.2, Hà nội, 1962, trg 221-222. Đoạn này bị cắt bỏ trong HCM Toàn Tập, Sự Thật, Hà nội, 1986). Và cũng tại Đại hội II này, Hồ Chí Minh nói thêm « Ai đó thì có thể sai chớ đồng chí Staline và đồng chí Mao Trạch-đông thì không bao giờ có thể sai được » (Nguyễn Minh Cần, Đảng cộng sản việt nam qua những biếnđộng trong phong trào cộng sản quốc tế, Tuổi Xanh, Huê kỳ, 2001, trg 36).

Cũng về tư tưởng hồ chí minh, Phạm văn Đồng khai triển Tư tưởng hồ chí minh bao gồm 5 yếu tố chủ yếu :

« chủ nghĩa mác-lê, sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản, chuyên chính vô sản, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản »(Phạm văn Đồng Hồ chí Minh, un  homme, une nation …, Hà nội,1990. Nguyễn Khánh Bật, Những bài giảng về môn học Tư tưởng hồ chí minh, Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1999).

Và sau cùng, về tư tưởng hồ chí minh, trong tâp sách « Lẽ phải của chúng ta », GsTs Nguyễn Phú Trọng, đương kim Tổng Bí thư đảng cộng sản hà nội, cũng hiểu tư tưởng hồ chí minh và chủ nghĩa mác-lê là một « …nền tảng tư tưởng của đảng là chủ nghĩa mác-lênin, ở Việt nam là tư tưởng hồ chí minh … » (Vấn đề đảng cầm quyền và công cuộc đổi mới ở Việt nam, Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2004).

Tóm lại, tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh không gì khác hơn là « tư tương Mác-Lê, Staline và Mao trạch-đông » mà Hồ Chì Minh học được và đem áp dụng nguyên bản vào việc cai trị Việt nam.

Vậy cái « Bất biến » ở Hồ chí Minh là tư tương « mác-lê, staline, mao ». Mà thật vậy Hồ Chí Minh luôn luôn vẫn coi đó là « học thuyết đúng đắn nhất, cách mạng nhất », là « kim chỉ nam » cho hành động  và cái « Ứng vạn biến » là hành động của ông trong việc  áp dụng tư tưởng ấy.

Mà « Dĩ bất biến ứng vạn biến » thật sự có phải là tư tưởng tinh ròng của Hồ Chí Minh không ? Tức do ông nghĩ ra ?

Câu này được Hồ Chí Minh nói lại với Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ tịch nước trong chánh phủ liên hiệp năm1946, tại sân bay nhơn lúc Hồ đi qua Pháp hội nghị về vấn đề độc lập của Việt nam, như lời dặn ở nhà điều hành việc nước trên căn bản đã hội ý với nhau. Nghĩa của câu nói rất hay, rất đầy đủ vì cô đọng. Đó là cái thông thái của người xưa, chớ không phải của Hồ Chí Minh.

Câu này, theo từ điển chữ hán, là của Thiền Tông Công Án. Tư tưởng kinh điển của Thiền Tông. Cũng có người nói là của Đạo Gia. Nhưng nếu tìm trên những nguồn thông tin tiếng việt thì sẽ thấy đó là « tư tưởng hồ chí minh », …

Cũng theo từ điển chữ hán, nghĩa của câu « Dĩ bất biến ứng vạn biến » là « Sử dụng nguyên tắc đã định để đối phó với tinh thế thiên biến vạn hóa ».

Dĩ nhiên đây là một câu nói xưa, ngày nay, ai cũng có quyền sử dụng, không cần ghi xuất xứ. Nhưng đừng để có thể hiểu lầm người nói lại câu nói đó là tác giả, là tư tưởng của chính người đó.

Cũng như khẫu hiệu « Lợi ích 10 năm, trồng cây. Lợi ích 100 năm, trồng người » là lời của « Bác » dạy, chưa bao giờ thấy ghi nguồn gốc là quốc sách của Quản Trọng hiến dâng cho Tề Hoàn Công :

« …Thập niên chi kế mạc như thụ mộc

       Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn … »

Ông Từ Quốc Hoài cũng thừa nhận Hồ Chí Minh, trong cả cuộc đời, không tự đề xuất ra những tư tưởng mang dấu ấn đặc biệt hoặc riêng biệt của mình … mà chỉ góp nhặt những lời dạy của Mác, Lê-nin, Staline, Mao đem áp dụng vào thực tế. Cho nên đảng cộng sản thường giải thích rằng « tư tưởng hồ chí minh » là một sự « vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa mác-lê vào điều kiện cụ thể của nước ta ». Nhưng trên thực tế, những gì Liên-xô và Trung quốc làm đều được đảng cộng sản hà nội đem áp dụng nguyên bản vào xã hội việt nam nên hậu quả mà dân chúng phải gánh  chịu thật khủng khiếp, như cải cách ruộng đất, đàn áp văn nghệ sĩ, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tiểu thương,  tiểu chủ, công thương nghiệp, vùng kinh tế mới,…Và ngày nay, tuổi trẻ yêu nước chống Tàu, nhà báo tự do, blogers bị khủng bố cực kỳ dã man bằng thứ pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Về sự lãnh đạo của đảng cộng sản, Hồ Chí Minh, ngay từ lúc đầu, chủ trương thủ tìêu bất cứ ai muốn cạnh tranh hay chống đối. Ông từng tuyên bố « Đảng ta không những giành được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước, mà còn đập tan mọi âm mưu của giai cấp tư sản hồng tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng với đảng ta » (Hồ chí Minh toàn tập, chánh trị quốc gia, Hà nội, 1995, t. X, trg 17). Nên Việt Minh trong chiến tranh chống thực dân pháp đã ám sát tất cả những người ái quốc không cộng sản. Những người Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Phan văn Chánh, Trần văn Thạch, Hồ văn Ngà, Nguyễn văn Sâm, Huỳnh văn Phương, … từng hợp tác với Đệ Tam chống thực dân pháp ở Sài gòn, bị Hồ chí Minh giết và còn thóa mạ một cách hằn học, cùng cung bậc với Staline ở Mạc-tư-khoa « đồ chó trốt-kít » và còn buộc tội họ là « phản bội, gián điệp, tay sai đế quốc », « những kẻ đầu trâu mặt ngựa », « kẻ thù của nền dân chủ và tiến bộ », …(Hồ chí Minh toàn tập, xem Nguyễn Minh Cần, Đảng cộng sản việt nam …trg 97, sđd) và cho ám sát tất cả.

Những người bị Hồ Chí Minh giết, ai cũng biết rỏ là những trí thức vô cùng lương  thiện, ái quốc thật sự. Họ có đủ điều kiện để làm « người hữu ích cho nhà cầm quyền thực dân – như nguyện vọng của Hồ chí Minh lúc tìm đường cứu nước » nhưng chọn con đường tranh đấu giành độc lập thật sự cho Việt nam. Nên khi ký giả pháp Daniel Guérin hỏi Hồ Chí Minh về cái chết của Tạ Thu Thâu, Hồ vừa rươm rướm nước mắt, vừa trả lời « Ông ấy là người yêu nước vĩ đại. Tôi thương xót ông ấy ». Liền sau đó, với thái độ đanh lại, Hồ nói tiếp « tất cả ai không theo đúng đường lồi của tôi đều bị tiêu diệt hết ».

Về dân chủ, Hồ Chí Minh từng giải thích rõ « dân chủ cần phải có chuyên chính », đúng theo quan điểm kinh điển của Lê-nin « Chế độ dân chủ là một hình thức của Nhà nước mà bản chất của nó là sự xử dụng một cách có tổ chức và có hệ thống sự cưởng bức đối với dân chúng » (Pierre Brơcheux, Hồ chí Minh, sđd, trg 93).

Cũng theo Lê-nin về quan điểm dân chủ, « nhân dân (nhân dân ở đây là nhân dân lao động của chế độ) được quyền bày tỏ ý kiến của mình, miển là trong khuôn khổ của đường lối, chánh sách mà đảng đã vạch ra, chớ không thể đặt lại vấn đề về đường lối đó ». Nếu nhân dân ngoan ngoản như vậy thì không có lý do gì sợ bị đàn áp. Đó là dân chủ ! Còn chống lại đường lối của đảng thì bị đàn áp ngay. Đó là chuyên chính. Dân chủ nhân dân  đã được áp dụng trìệt để suốt thởi gian Hồ Chí Minh lãnh đạo và cho tới ngày nay, tuy có kém triệt để hơn do nhóm lãnh đạo sau này kém bản lãnh hơn Bác của họ.

Và cho tới hiện nay, đảng cộng sản hà nội vẫn coi « tiến lên chủ nghĩa xã hội » là tư tưởng cứu cánh của Hồ Chí Minh (Tuy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói không biết 100 năm nữa có cnxh chưa ? ). Hồ Chí Minh, rặp khuôn theo Lê-nin và cả Mao, quả quyết sau « cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân », tức sau chiến tranh chống thực dân và cải cách ruộng đất thành công, thì tới cuộc « cách mạng xã hội chủ nghĩa » và cả hai giai đoạn này gắn bó chặt chẻ với nhau dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản (lúc bấy giờ là đảng Lao động).

Năm 1957, tại lễ khai mạc trường đảng Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chì Minh khẳng định tư tưởng cốt lõi này « Miền Bắc hoàn toàn gìải phóng, ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội ». Qua đầu năm 1960, lại rặp khuôn theo Mao làm « đại nhảy vọt », ở Hà nội, Hồ Chí Minh vội tung ra khẩu hiệu, tới sau 30/04/1975, còn đem dạy dân Miền Nam học tập « Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội ». Vẫn trong hướng đó, ông khai triển thêm tư tưởng cứu cánh của ông bằng một bài báo « từ một nước nông nghiệp lạc hậu (nói Miền Bắc) tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa » (H C M toàn tập, Nguyễn Minh Cần trích dẩn trg 97, sđd – Nhắc lại ai đã học tập chánh trị ở Sài gòn, sau 30/04/1975, có thể còn nhớ lời này).

Cho tới năm 1963, Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng tuyệt đối ở chủ nghĩa xã hội vì « Trên thế giới bây giờ chỉ có cách mạng nga là đã thành công … nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật ».

Và tại Đại hội III, ông còn quả quyết « chủ nghĩa xã hội cuối cùng nhất định toàn thắng khắp thế giới » và « chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa ».

Nhưng chẳng may bức tường bá linh sụp đổ lôi cuốn theo toàn khối liên-xô và đông âu đã làm cho giấc mơ của «Bác» không trở thành hiện thực được. Từ đây, những người cộng sản sống sót ở Hà nội nổ lực tìm cách móc Bác ra khỏi đóng gạch vụn kia.

Vậy nên hiểu cho đúng tư tưởng hồ chí minh : cái « Dĩ bất biến » của Hồ Chí Minh là chủ nghĩa « mác-lê », cái « Ứng vạn biến » là xây dựng chế độ chuyên chính nhằm thực hiện mục tiêu « tiến lên chủ nghĩa xã hội ». Yêu tổ quốc phải được găn liền với chủ nghĩa xã hội. Hậu quả cho tới ngày nay, ngoài hằng triệu người chết đau đớn và đất nước bị lệ thuộc Trung qưốc, còn là « khủng hoản toàn diện, khủng hoảng tổng thể của xã hội, khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực, …kinh tế và xã hội, tinh thần và đạo đức, tư tưởng và chính trị » (Nguyễn Kiến Giang,Tuyển tập, Trăm Hoa, Huê kỳ, 1993, trg 131-133)

Trở về với Hồ Chí Minh để thay đổi chế độ

Ông Từ Quốc Hoài tóm tắc tư tưởng của Hồ Chí Minh là « Độc lập dân tộc, Hạnh phúc cho mọi người dân ». Ông dẩn chứng thêm : năm 1946, tại kỳ họp Quốc hội lần thứ nhất, khi một vị đại biểu đặt câu hỏi Chủ tịch nước thuộc Đảng nào, Hồ Chí Minh đã trả lời : Đảng của tôi là Đảng Việt Nam ! Hồi ức của ông Hoàng Tùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ghi lại ý kiến của Hồ Chí Minh : “ Đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo là Đảng theo thời cuộc, chiều lòng người. Đảng lãnh đạo đất nước phải là Đảng Dân tộc . Vậy đảng cộng sản ở Hà nội có phải Đảng Dân tộc không ?

Tôi trích dẩn thêm vài lời nói đẹp của Hồ Chí Minh về đường lối cai trị Việt nam lúc ông nắm chánh quyền và được lòng dân thật sự, tức những biểu hiện tư tưởng chánh trị của ông : « Hể chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đập đỗ chánh phủ ấy đi và gây nên chính phủ khác » (HCM Toàn tập, Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1995, t.2, trg270). Hoặc như ông lấy tư tưởng chánh trị của Tôn Dật Tiên làm ra khẫu hiệu « Độc lập dân tộc, Hạnh phúc nhân dân ». Và xa hơn, trong một bức thư gởi cho  các kỳ, tỉnh, huyện, xã hồi tháng 10/1945, tức sau khi nước Vìệt nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với tư cách là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã khẳng định rỏ « Nếu nước độc lập mà dân không hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì » (HCM Tơàn tập, t.4, Chánh trị Quốc gia, Hà nội 1995, trg 56-57).

Những câu nói tương tợ như vầy, nghe qua, ai cũng thấy Hồ Chí Minh là một người lương thiện, dân chủ, đầy lòng ái quốc. Những người không ưa ông vì một lẽ gì hay bất đồng chánh kiến, tưởng cũng khó chống đối. Nhưng trên thực tế, qua suốt thời gian ông nắm quyền tuyệt đối qua đảng cộng sản của ông và mãi về sau này, trong chế độ hồchminh không Hồ Chí Mnh, những ý tưởng của ông về dân tộc, độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc chưa bao giờ được thực hiện bởi lý tưởng thật sự của ông theo đuổi là chủ nghĩa mác-lê, con đường mà ông chọn đưa đất nước Việt nam tiến lên là chủ nghĩa xã hội !

Sau cùng, về một giải pháp chấn hưng đất nước, Ông Từ Quốc Hoài, bằng bản văn góp ý, kêu gọi những nhà lãnh đạo đảng cộng sản ở Hà nội cần thức tỉnh, từ bõ những quyền lợi không chánh đáng, tháo gở ách tắc, trở về với tư tưởng hồ chí minh theo những lời đẹp của « Bác ». Ông đề nghị thay đổi tuần tự như bắt đầu lấy ý kiến từ các cơ sở đảng hay qua Đại hội Đại biểu để đổi đảng cộng sản thành Đảng Dân tộc, tên nước trở lại Việt nam Dân chủ Cộng hòa, tổ chức bầu Quốc Hội với sự tham gia của Đảng Dân tộc (hậu thân của đảng cộng sản) và nhiều đảng khác, cả ứng cử viên độc lập. Quốc Hội dựa trên hiến pháp 1946 làm hiến pháp mới với đầy đủ các quyền căn bản và các quyền dân chủ, chánh thức đổi tên nước thành nước VNDCCH.

Với đề nghị đó, Ông Từ Quốc Hoài lạc quan tin tưởng «Trong hiểm họa, Dân tộc ta lại có cơ hội thoát khỏi sự trói buộc của một chủ thuyết đã mất hết sức sống, đang phát tác độc hại… để hướng tới một xã hội Dân chủ thật sự, giàu sức sống mà các quốc gia văn minh đã và đang áp dụng thành công ».

Đã dám vứt bỏ chủ nghĩa mác-lê thì còn gì nữa mà Từ Quốc Hoài không dám cho Hồ Chí Minh đi theo luôn Lê-nin và Staline như ở các nước Đống Âu ? Phải chăng muốn dựa vào huyền thoại để giử cho sự thay đổi sẽ không biến thành bạo loạn ?

Nhưng liệu trong những người cầm quyền của đảng cộng sản ngày nay có người có bản lãnh dám từ bỏ  tư lợi mà nghĩ tới đất nước và dân tộc ? Nên nhớ cái nảo trạng dấn thân làm cách mạng cộng sản là để cướp quyền lực và quyền lợi đã bắt rể từ Hồ Chí Minh để vừa phục hận, vừa giàu có sung sướng khi cướp được chánh quyền. Trái lại, họ không có gì để mất nên phải giử chánh quyền với bất cứ giá nào.

Thật ra giải pháp đề nghị thay đổi của Từ Quốc Hoài không phải hoàn toàn không giá trị nhưng tránh tình trạng « rượu cũ, bình mới  » không phải đơn giản khi mà cái đảng cộng sản hảy còn nguyên đó, với bao nhiêu tội ác chồng chất suốt từ cách mạng mùa thu với Hồ Chí Minh tới nay, liệu dân chúng có tin  tưởng không ? Tưởng không gì hay hơn là học lấy kinh nghiệm thay đổi ở các nước Đông Âu : dẹp bỏ hết tất cả thần tượng củ vì thần tượng cộng sản là hiện thân tội ác chống nhơn dân, Quốc Hội mới ban hành luật cấm vỉnh viển cộng sản hoạt động chánh trị, cấm mọi chế độ độc tài xuất hiện trên đất nước. Có như vậy dân chúng mới yên lòng và xã hội mới giử được ổn định.

Hơn nữa, cộng sản ngày nay không gì khác hơn là « độc tài chánh trị » để giử quyền và «chủ nghĩa cộng sản» được đổi thành lý tưởng tiền bạc. Bảo họ tự thay đổi chẳng khác nào bảo họ hảy tìm giây tự treo cổ mình!

Hoặc chờ một lúc nào đó, xã hội bùng vỡ, người dân đứng lên thu hồi lại chủ quyền của chính mình «Quyền người dân tự mình cai trị chính mình»!

Ghi chú:

(*)  Nên tìm đọc tài liệu về cội nguồn thật sự của tất cả chế độ cộng sản trên thế giới từ 1917 đến nay 2015 : « Le cathéchisme du révolutionnaire (1869) de Serge Netchaiev, Michel Bakounine « , trong 2 cuốn sách :

René Cannac, Aux sources de la révolution russe, NETCHAIEV, du nihilisme au terrorisme, Payot, Paris 1961.

 Jean Préposiet, Histoire de l’anarchisme,  Pluriel, Paris 2012.

 (**) Trích Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập I, NXB Chính trị quốc gia, HN 1993 :

Theo tờ trình của Bộ Lại ngày 29/5/1909, Nguyễn Sinh Huy được cử nhậm tri huyện Bình Khê, Bình Định.

Theo lời khai của bà  Nguyễn Thị Thanh ở Sở Mật Thám Pháp ngày 7/5/1920 nói rõ thân phụ bà đi nhậm chức tri huyện Bình Khê có đưa Nguyễn Tất Thành và  Nguyễn Tất Đạt đi cùng.

Theo lời khai của Nguyễn Tất Đạt, thời gian đầu Nguyễn Tất Thành xin vào học Trường thợ máy (Ecole des mécaniciens), sau vài tháng học mới làm phụ bếp trên tàu của hãng Chargeurs Réunis. Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, Sàigòn, đi sang Pháp (Sổ theo dõi tàu ra vào cảng Sàigòn tháng 6/1911).

 

Vui cười 

Một nông dân đi khám bệnh.

– Thưa bác sĩ, tôi bị vô sinh.

– Trước hết, ông phải làm các xét nghiệm, chụp phim rồi mới kết luận được là ông có bị vô sinh hay không.

– Nhưng tôi bị di truyền. Ông nội tôi bị, bố tôi cũng bị.

– Thật sao? Vậy ông từ đâu ra?

– Từ quê ra chứ còn từ đâu nữa?!

 

Điện thoại reo ở trung tâm hỗ trợ khách hàng:

– Máy tính của tôi bị treo! – Hãy khởi động lại. – Bằng cách nào? – Nhấn tổ hợp nút Ctrl + Alt + Delete!

– Không có chuyển biến gì cả.

– Vậy thì nhấn nút reset, 10 phút sau hãy gọi lại!

Sau 10 phút, chuông điện thoại lại reo:  – Vẫn chưa làm việc!

– Thế đã nhấn nút reset chưa?

– Rồi.

– Sao nữa?

– Tôi vẫn đang giữ nó đây, mỏi tay quá!

 

Một ông bố đang làm việc trên máy vi tính thì đứa con gái sáu tuổi rón rén nhìn trộm. Bỗng nó chạy thật nhanh vào bếp, hổn hển nói:

– A, em biết password của bố rồi!

– Là gì vậy? – Chị gái của nó háo hức.

Tự hào, cô bé trả lời:

– Dấu hoa thị, dấu hoa thị, dấu hoa thị, dấu hoa thị, dấu hoa thị, dấu hoa thị!

 

Nếm thử một chút thức ăn trong đĩa xong, chồng quay sang hỏi vợ:

– Em nấu cho anh ăn cái món gì thế này?

– Sao hôm nay anh lại quan tâm đến tên món ăn cơ chứ!

– Thì đằng nào chốc nữa bác sĩ chẳng hỏi thế.

 

Tin Âu Châu

Căn-cứ quân-sự Miramas (Pháp) bị mất cắp ngòi nổ, chất nổ plastic và lựu-đạn! – Nhữ Đình Hùng 08.07.2015

Một chuyện khó tin nhưng đã thực sự xảy ra ở căn-cứ Miramas (Pháp) gần cạnh thành phố Marseille. Một số lượng quan-trọng chất nổ plastic, ngòi nổ và lựu đạn đã bị ‘kẻ gian’ đánh cắp!

Hơn một trăm ngòi nổ và hằng chục bánh chất nổ plastic và khoảng 40 quả lựu đạn ở một căn-cứ tồn-trữ đạn dược của lục-quân, ở Miramas, trong vùng tỉnh Bouches du Rhône đã bị mất cắp trong đêm chủ nhật rạng ngày thứ hai 06.07.2015. Kẻ gian đã giản-dị cắt vòng rào lưới sắt và phá cửa chín toà nhà chứa đạn dược, vũ khí; các toà nhà này ở rải rác cách xa nhau.

(ZRA= zone de regroupement et d’attent= vùng tập trung và đợi)

Căn cứ tồn trữ đạn dược Miramas không phải là một trại lính có tường thành vây quanh, ngược lại, chỉ có hai vòng rào lưới sắt và nhất là không có việc canh-gác bằng vidéo! Căn cứ Miramas được coi như là một trung-tâm chuyển-vận tiếp-liệu cho lục quân, một nơi tồn-trữ vật liệu cho các chiến-dịch ngoài nước. Căn cứ có hàng chục toà nhà cách li nhau vì lý do an toàn, trải rộng trên một diện tích lên đến 250 mẫu tây.

Buổi sáng thứ hai, trong lúc đi tuần, các quân-nhân đã ghi nhận việc các toà nhà bị phá cửa và đã báo động lên thượng cấp. Việc canh phòng ban đêm được coi là kém, chỉ có vài người gác và một ít quân nhân ngủ tại trại!

Trong ngày thứ ba, các cuộc điều tra  dưới tội danh ‘ăn cắp với băng đảng có tổ chức’ đã được thực hiện. Các điều tra viên không loại bỏ bất kỳ giả thuyết nào, từ băng đảng ăn cắp tới khủng bố. Điều ghi nhận là các người ăn cắp đã đột nhập căn cứ dễ dàng khiến người ta ngờ rằng đó là những người biết rõ nơi này chẳng hạn quân nhân hay cựu quân nhân, nhân viên của căn cứ hay những người đã có được các tin tức chính xác! Theo Frédéric Vigouroux,thị trưởng của Miramas, ‘tôi có rất ít các tin tức, nhưng thiệt là đáng ngại; Mọi cơ quan của Nhà Nước đều tập trung vào hồ-sơ này’.

Trong tình-hình hiện nay, ý nghĩ đến đầu tiên là việc ăn cắp này nhằm thực-hiện khủng-bố.

Trong quá khứ cũng đã từng xảy ra việc đánh cắp vũ-khí, vào ngày 21 rạng 22 tháng 11 năm 1981 ở Foix. Kẻ gian đã đột nhập căn cứ trong khu vực Clauzel, lấy một cam-nhông, hằng trăm súng tiểu liên và 4 đại liên. Lúc đầu người ta coi đó là do các nhóm khủng bố (phong trào li khai Basque, những cựu nhân viên của OAS,…) Cuối cùng việc đánh cắp này do băng đảng! Một người trong băng đảng đã từng phục vụ trong căn cứ này, đã tổ-chức cuộc đánh cắp một cách hoàn hảo. Cái không may là các vũ khí tồn-trữ ở đây đã được đặt trong tình trạng  ‘bất khiển dụng’, các cơ bẩm (culasse) đã được tháo gỡ.

Không thể bán các võ khí vô dụng này để có tiền, băng đảng ăn cắp đã làm một vụ  đánh cướp ở Toulouse và vì thế mà bị tóm gọn.

Hiện việc đột nhập và đánh cắp vũ khí, chất nổ và ngòi nổ được Viện truy nã hình phạm của Hiến-Binh Quốc-Gia (IRCGN) cũng như phân bộ truy nã của hiến-binh Marseille theo dõi. Tổng trưởng quốc phòng Jean Yves Le Drian đã ra lệnh mở điều tra về chỉ huy để xét các sự việc,về tổ chức và về trách-nhiệm
Cơ quan DPID (sở bảo vệ các căn cứ, phương tiện và hoạt động quốc phòng) có thời hạn 15 ngày để đưa ra các đề nghị về việc bảo vệ các căn cứ tồn trữ vũ khí và các biện pháp ‘điều chỉnh’.

Việc bảo-vệ các căn cứ nếu không được nghiêm mật có lẽ vì kể từ sau vụ khủng-bố Charlie Hebdo, ba quân chủng đã huy động cả 2000 người để bảo vệ các điểm nhạy cảm về quốc-phòng theo kế hoạch Cuirasse.

Tham khảo:

http://www.opex360.com/2015/07/07/vol-dexplosifs-de-detonateurs-sur-le-site-militaire-de-miramas/

http://www.laprovence.com/actu/faits-divers-en-direct/3485164/des-grenades-volees-dans-une-caserne-militaire.html

http://www.boursorama.com/forum-politique-vols-de-detonnateurs-plastiquemiramas-438117767-1

 

Phá hỏng một mưu toan khủng-bố nhắm vào một căn-cứ quân-sự của PhápNhữ Đình Hùng/17.07.2015

Tổng-trưởng nội-vụ Pháp, ông Bernard Casaneuve trong buổi chiều ngày 15 tháng bảy 2015 đã cho biết là có  4 ngưởi đã bị bắt giữ ở bốn nơi khác nhau trên nước Pháp; Việc bắt giữ này do Tổng Nha An Ninh Quốc Nội (Direction Général De La Sécurité Intérieure DGSI) thực hiện hai ngày trước đó,13.07.2015, trong khuôn khổ một cuộc điều-tra sơ-khởi về ‘gian nhân hiệp đảng nhằm chuẩn bi- các hành-vi khủng-bố’.

Vẫn theo tổng trưởng nội-vụ, 4 người này ‘dự tính một đưa ra các hành-vi khủng-bố nhằm vào một cơ-sở quân-sự Pháp’. Mặc dù ông không nói rõ, giới truyền-thông cho biết đây là căn cứ Fort Béar trong vùng Port-Vendres, được dùng làm căn-cứ huấn-luyện biệt-động (Centre national d’entrainement commando, CNEC) trong nhiệm-vụ tác-chiến thành-phố.

Trong số bốn người bị bắt giữ, một người đã được thả vì dưới 16 tuổi, trong số ba người còn lại, có một người là cựu quân nhân (23 tuổi)  bi giải ngũ.Hai người còn lại, một người 17 tuổi, một người 19 tuổi. Ba người này, bị bắt ở ba nơi khác nhau – Bouches-du-Rhône, Rhône và Yvelines – đã nhận các ý-đồ của họ trong khi bị giữ là xaèn-nhập căn cứ, bắt một viên chức cao cấp, chặt đầu và chụp hình quang cảnh  bằng máy quay phim GoPro và sau đó sẽ tung lên internet! theo các tin tức, những người này dự tính sẽ hành-động vào khoảng tháng giêng 2016.

Đây không phải là lần đầu tiên một căn cứ quân sự Pháp trở thành mục tiêu tấn công của người theo djihadistes; năm 2009, một nhân viên của CERN cũng đã bị bắt về tội danh ‘gian-nhân hiệp-đảng có quan-hệ với khủng-bố’ vì có liên hệ với Al Qaïda, đã có ý định tấn-công vào ’27è Bataillon de chasseurs alpins’.

Theo nguồn tin của báo Le Monde, người chủ mưu chỉ mới 17 tuổi, đã bị theo dõi từ 2014 vì những hoạt động trên mạng lưới xã hội và có ý định đi Syrie, có ý định làm một vụ khủng-bố nhưng chính người cựu quân nhân đã cho ý kiến rõ ràng bằng cách đề nghị một một mục tiêu quân-sự, nơi anh ta đã từng phục vụ trước khi bị giải ngũ. Còn thanh niên 19 tuổi đã bị theo dõi về những giao dịch với các phong-trào cực-đoan.

Theo tổng-trưởng Cazaneuve, hiện có 1850 người, gồm người Pháp và người lưu trú ở Pháp, có những dính-líu với các phong trào djihadistes, có 500 người đang ở Syrie hay Irak, có 118 lịnh cấm xuất-cảnh và 40 imams biịtrục xuất và sáu hồ sơ tước bỏ quốc-tịch đang thụ lý.

Nguồn: báo-chí Pháp

 

Vui cười

Jose và Miguel là những cao bồi Mexico. Họ cùng yêu một cô gái. Hai người quyết định đấu súng để chọn kẻ chiến thắng. Địa điểm quyết đấu sẽ là một vùng ngoại ô yên tĩnh. Khi ra bến tàu, Jose mua vé khứ hồi, thấy Miguel mua vé một chiều, hắn cười phá lên:

– Mày biết là sẽ không trở về à? Tao thì bao giờ cũng ăn tối ở nhà sau mỗi cuộc đấu súng!

– Tao không bao giờ mua vé khứ hồi, Miguel bình thản trả lời, vì luôn luôn về bằng vé của đối thủ.

 

Chuyên gia Pháp: Sức mạnh quân sự tối cao là răn đe.

RFI

Serge Sur: Sức mạnh quân sự tối cao là răn đe, không cần chạy đua vũ trang. Trong ảnh chiến đấu cơ P-8A Poseidon (trái) của không quân Mỹ.REUTERS/Mass Communication Specialist 2nd Class Douglas G. Wojci

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, xung đột tại Ukraina, khủng bố : Làm thế nào đáp trả muôn ngàn đe dọa đó, vốn dĩ ngày nay không còn giống với những hình thức chiến tranh cổ điển nữa ? Đối với giáo sư luật quốc tế, Serge Sur, bá quyền của Hoa Kỳ được dựa trên nghiên cứu và tình báo hơn là trên những tiêu chí thuần túy quân sự.

Câu hỏi đặt ra ngày nay : Sức mạnh quân sự là gì ? Liệu một quốc gia có thể tồn tại mà không cần tỏ rõ sức mạnh hay răn đe ? Những vấn đề cơ bản này đã được tạp chí « Các vấn đề Quốc tế » phân tích trong một số phát hành kép. Ông Serge Sur, nguyên là giáo sư luật pháp quốc tế, thuộc đại học Panthéon-Assas, kiêm giám đốc tờ tạp chí trên, trực thuộc cơ quan Tư liệu của Pháp, đã trả lời các câu hỏi của nhật báo Libération, số ra ngày 14/07/2015. RFI Việt ngữ xin giới thiệu.

Phải chăng sức mạnh quân sự luôn luôn là đặc trưng chính của một cường quốc?

Đó là một đặc trưng cần nhưng chưa đủ. Thậm chí một số nước có thể không cần đến đặc trưng này. Nước Đức, trong một thời gian rất dài, đã từ bỏ việc phát triển sức mạnh quân sự, nhưng Berlin không hề từ bỏ vai trò của mình trên chính trường quốc tế. Điều đó cũng không ngăn cản Đức có một tầm ảnh hưởng lớn cho dù nước này không phải là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Chúng ta cũng có thể dẫn trường hợp của Nhật Bản. Vì những lý do lịch sử, nước Nhật cũng đã tạm ngưng mọi hành động phát triển sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, có lẽ cũng nên lưu ý một điểm, người Nhật hiện đang phát triển một cách nhanh chóng hướng đến một vị thế quân sự ngày càng rõ nét. Do bởi, Trung Quốc đang ở ngay trước cửa và đối với họ đấy là một hiểm họa ngày càng lớn.

Điểm chung của cả hai quốc gia này đều là những nước bại trận trong Đệ Nhị Thế Chiến. Phải chăng đó là nguyên nhân khiến họ thận trọng ?

Trên thế giới, đã có một số nước từng bị lịch sử trừng phạt. Mà Pháp là một ví dụ điển hình. Tháng rồi, chúng ta đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm thất bại của Napoléon tại Waterloo. Trận Waterloo đã chặn đứng hoàn toàn chính sách bành trướng của Pháp tại Châu Âu. Kể từ năm 1815, Pháp chỉ tiến hành các cuộc chiến phòng vệ.

Vậy Hoa Kỳ có còn thống trị lĩnh vực quân sự trên thế giới ? Sức mạnh quân sự của họ là gì ?

Hoa Kỳ vẫn luôn dẫn đầu rất xa, là cường quốc số một về quân sự, cho dù ngân sách bị sụt giảm. Lúc trước, chi tiêu cho quốc phòng của Mỹ chiếm đến 50% tổng chi tiêu quân sự trên toàn thế giới. Nhưng cách tính này chỉ mang tính tương đối, bởi như thế nào thì mới gọi là chi tiêu cho quân sự ? Sự chi tiêu này không giới hạn ở số lượng máy bay, xe tăng, hay dàn pháo.

Dĩ nhiên cần phải có một quân đội được huấn luyện tốt, trang bị tốt và có ý chí nữa. Nhưng cũng cần phải có một chiến lược có hiệu năng cao. Thế nhưng, chiến lược luôn luôn phải thích ứng với một kẻ thù nào đó và dường như là kẻ thù đó càng ngày càng khó nhận dạng, nhất là trong những cuộc chiến phi cân xứng. Kế đến cũng phải có những bộ tham mưu giỏi.

Năm 1940, bộ tham mưu của Pháp thật là thảm hại, do đó dẫn đến thất bại. Vào lúc đó, trên giấy tờ, quân đội Pháp chí ít mạnh cũng ngang ngửa với quân Đức. Tầm vóc quan trọng nhất là khả năng công nghệ. Và trên lãnh vực này, người Mỹ duy trì một bước tiến quan trọng so với các nước khác. Chính vì điều đó mà trên phương diện chi tiêu quân sự, có lẽ nên tính đến ngân sách dành cho nghiên cứu. Điều này quá rõ ràng khi nhìn thấy sự tiến bộ của Mỹ trong lãnh vực máy bay không người lái. Hơn nữa, chiến trường sẽ ngày càng sử dụng người máy, tự động hóa và đó là những bước tiến rất quan trọng.

Sự tiến bộ đó đã có từ « Sáng kiến Chiến lược Quốc phòng – IDS » dưới thời Tổng thống Reagan, hay còn gọi là « Chiến tranh các vì sao » cách đây 30 năm. Mục tiêu của IDS không phải là để gây chiến mà để duy trì một nền tiến bộ công nghệ sao cho Hoa Kỳ không bao giờ bị đuổi kịp. Chương trình đó dành cả cho dân sự lẫn quân sự.

Như vậy là sức mạnh quân sự không chỉ tính đến vũ khí ?

Vũ khí chỉ là một thành phần. Trong số ra mới đây trên tạp chí « Các vấn đề Quốc tế », chúng tôi nhấn mạnh, sức mạnh quân sự không hẳn là việc sử dụng sức mạnh quân sự. Sức mạnh quân sự tối cao là sự răn đe, do đó không cần dựa vào vũ khí. Điều này đúng với vũ khí hạt nhân nhưng không chỉ có thế. Giả như ở vùng biển Trung Hoa, các lực lượng quân sự Mỹ không hiện diện thường trực ở đây thì đà tiến của Trung Quốc có lẽ sẽ còn nhanh hơn thế nữa. Hiện chưa có xung đột công khai, chưa phải đối đầu trực diện với đối thủ nào, cũng chưa có ai bị mất mặt, nhưng tình hình đang thay đổi. Trung Quốc không hề muốn lao vào một cuộc xung đột vũ trang, nhưng họ muốn âm thầm tấn công, nhưng không động đến binh đao.

Liệu việc Hoa Kỳ triển khai quân tại các nước Đông Âu trong khối NATO có cùng một logic ?

Trước hết Nga có một chính sách phòng thủ và chúng ta đã chọc ngoáy Nga hơi quá đà ngay cả trước khi xảy ra xung đột Ukraina. Theo ý tôi, cuộc khủng hoảng này là do phe tân bảo thủ Hoa Kỳ cố tình gây ra. Các nước phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, đã không làm việc với Nga sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, như là đã từng làm với Đức sau Đệ Nhị Thế Chiến. Bởi vì, sau nỗi tủi nhục thất bại, cần phải tái thiết đất nước. Thế rồi, nước Đức cũng hòa nhập được hoàn toàn với cộng đồng quốc tế. Nước Nga bị làm nhục, rồi bị hắt hủi. Đó là sự chọn lựa của Bush cha. Và Nga đã không chấp nhận trạng thái một Quốc gia bị trừng phạt.

Nói tóm lại, sức mạnh quân sự vẫn gắn liền với Nhà nước ?

Không có một sức mạnh quân sự nào theo nghĩa chính xác mà nằm ngoài Quốc gia, dù là vẫn có thể tồn tại các lực lượng tự vệ, bán quân sự trong trường hợp Nhà nước bị tan vỡ hay có nội chiến. Còn lực lượng đa quốc gia vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các nước tham gia chiến dịch. Việc thành lập một lực lượng quân đội phục vụ cho Hội Đồng Bảo An, vốn được ghi trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, cho đến giờ vẫn luôn đặt ra vấn đề.

Bởi lẽ, những đội quân đó sẽ đến từ những nước nào ? Người ta đề xuất các nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An cung cấp binh sĩ và lập một ban tham mưu chung. Nhưng cho đến giờ vẫn là dự án. Lần duy nhất mà cơ chế này hoạt động đó là trong chiến tranh Triều Tiên, mà không có sự tham gia của Liên Xô và dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ. Các chiến dịch gìn giữ hòa bình là chuyện khác nữa. Và trên nguyên tắc, các chiến dịch đó không mang tính cưỡng chế.

Người ta nói nhiều đến tư nhân hóa quân đội, liệu

điều đó có đi ngược với ý tưởng quân đội quốc gia hay không ?

Đây không phải là vấn đề tư nhân hóa chiến tranh, mà chỉ là lĩnh vực tư xử lý một cuộc chiến tranh. Việc tư nhân hóa chiến tranh có lẽ cũng đồng nghĩa với việc các công ty tư nhân sẽ hành động theo ý muốn của họ, theo mục đích và nguồn tài chính riêng của họ mà không cần phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Lĩnh vực tư nhân chịu trách nhiệm xử lý chỉ có nghĩa khi Nhà nước quyết định trên cơ sở hợp đồng ký kết, giao nhiệm vụ cho các lực lượng tư nhân vốn linh hoạt hành động hơn.

Ta có thể xem việc này giống như là việc cho sản xuất ở nước ngoài, liên quan đến các quyền lao động. Lực lượng tư nhân chủ yếu là các cựu quân nhân, những người làm việc để bổ sung lương hưu và họ có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết. Đương nhiên chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát. Đây là cách đối phó với các cuộc chiến phi cân xứng. Đối mặt với những nhóm hành động không theo quy tắc nào, các quốc gia cũng phải đáp trả tương tự.

Sức mạnh quân sự làm được gì để đối phó với các nhóm khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo ?

Đây là thách thức lớn nhất hiện nay. Cần nhắc lại cách nói ẩn dụ của Clausewitz : Chiến tranh là một con kỳ nhông (kẻ hoạt đầu). Khi người ta nghĩ rằng có thể quy ước hóa, điều chỉnh về chiến tranh, thì chiến tranh trở nên vô ích, bởi vì tất cả mọi người đều cùng áp dụng một thứ luật lệ. Thậm chí, trước khi bắt đầu đánh nhau, người ta đã biết ai sẽ thắng. Thế nhưng, chiến tranh không phải là một khoa học chính xác, do vậy, luôn luôn có phá lệ, đột phá.

Chiến tranh phi đối xứng chính là tìm cách đột phá. Máy bay không người lái là một cách đối phó với hoàn cảnh xung đột đã từng xẩy ra trước đó. Hành động phá lệ cổ điển nhất là việc dùng không quân ném bom và điều này đã được nói đến trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc là nếu như một quốc gia không tuân thủ các quy ước chung. Hiện nay, đúng là có một sự ngần ngại thực sự huy động lực lượng tham chiến trên bộ.

Phải chăng sức mạnh quân sự không chỉ là « sức mạnh bạo lực » ?

Đương nhiên, có chiến lược gây ảnh hưởng. Về điểm này, Tổng thống Bush cha đã tỏ ra có hiệu quả hơn Tổng thống Bush con. Đặc biệt là người ta có thể nhận thấy việc này qua hai cuộc chiến tranh Irak. Bush cha đã tạo được một liên minh quốc tế trước khi can thiệp vào Irak, ngược với con của ông, trong cuộc chiến Irak thứ hai. Bush con chỉ có được sự ủng hộ của Anh Quốc. Ngày nay, sự bá quyền của Hoa Kỳ dựa trên các yếu tố dân sự hơn là dựa vào các tiêu chí thuần túy quân sự. Từ năm 1945, Mỹ không có được một thành công thực sự nào cả.

Quyền lực mềm có thể tạo ra tác động răn đe hoặc thuyết phục. Có thể thực hiện ảnh hưởng qua biện pháp quân sự. Ai cũng muốn là đồng minh của Mỹ, bởi vì đó là quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Các thành viên mới của NATO mong muốn là quân đội của họ được huấn luyện theo kiểu Mỹ. Họ muốn có cố vấn Mỹ huấn luyện quân sự. Họ muốn nằm trong « đại binh đoàn ».

Liệu Liên Hiệp Châu Âu có thể tiếp tục tự nhận là có quy chế cường quốc quốc tế mà không phát triển sức mạnh quân sự và có chính sách quốc phòng chung hay không ?

Hệ thống phòng thủ của Châu Âu tồn tại nhờ có NATO. Hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương chỉ củng cố thêm sự phụ thuộc vào NATO mà thôi. Đây là điều mà Hoa Kỳ mong muốn. Nhưng liệu Liên Hiệp Châu Âu có thể tăng cường các phương tiện quân sự mà không đi ngược lại các nguyên tắc của chính tổ chức này. Trước tiên, Liên Hiệp Châu Âu được thiết kế nhằm tránh mọi cuộc chiến tranh có thể xẩy ra giữa Đức và Pháp.

Thế nhưng, Liên Hiệp đã không giúp tránh được cuộc chiến tranh xẩy ra ở Liên bang Nam Tư cũ. Liên Hiệp hoàn toàn bất lực trước tình hình tại Ukraina. Định chế này đã không thành công trong việc xuất khẩu tư tưởng chủ hòa của mình. Cơ quan tư vấn Mỹ Pew Research Center thường xuyên đăng tải các thăm dò dư luận với câu hỏi « Liệu bạn có sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc hay không ? » : Tại Nga, 60% giới trẻ trả lời là có, tại Mỹ là 40% và Châu Âu, tỷ lệ này rơi xuống còn 2% hoặc 3%.

Nhưng đối với Liên Hiệp Châu Âu, các mối đe dọa đến từ bên ngoài không mang tính chất quân sự. Đó là những mối đe dọa kinh tế, tài chính và xã hội. Mối đe dọa – có thể làm cho Liên Hiệp Châu Âu bất ổn – đó là tỷ thất nghiệp 10%. Khủng bố cũng là mối đe dọa. Các phương tiện quốc phòng không chỉ là quân đội, mà đó còn là tình báo, sự tồn tại một lực lượng cảnh sát biên phòng, một hệ thống tư pháp có thể đối phó được với một sự thách thức đối với Châu Âu, chứ không phải là một sự thách thức trên phạm vi quốc gia. Như vậy, thách thức thực sự đối với Châu Âu là những thách thức dân sự, hình sự và hành chính.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20150727-phap-qt-quan-su/

 

Vui cười

Bob đã quyết định lấy vợ, anh nói với mẹ:

– Thưa mẹ, con gặp một cô gái tuyệt vời và muốn thành hôn với cô ấy. Thứ bảy tuần tới, con sẽ dẫn ba cô bạn gái đến nhà, mẹ thử đoán xem cô nào nhé.

– Được rồi

Ngày thứ bảy vui vẻ, cả ba cô bạn của Bob đều xinh như mộng, thông minh và duyên dáng. Tiệc tàn, các cô gái ra về, Bob hỏi:

– Mẹ đã đoán ra ai là người yêu của con chưa?

– Có phải là cô gái mặc áo xanh không?

– Đúng là cô ấy! Làm sao mà mẹ đoán được?

– Đơn giản vì mẹ đã bắt đầu cảm thấy không ưa cô ta.

 

Khi vợ mở album ra xem ảnh, nàng chỉ vào bà mẹ mình trong ảnh rồi nói với chồng:

– Anh xem này mẹ em vui quá cơ!

– Thì đúng rồi, thế anh hỏi nếu như em thoát được món nợ lớn em có vui không?

 

Một tay làm chẳng nên non

Ba tay chụm lại nên sòng “tiến lên”.

 

Thằng cho vay là thằng dại

Thằng trả lại là … thằng ngu!

Hài Kịch Hy Lạp: Cho Cộng Sản Một Đạp – Nguyễn-Xuân Nghĩa

SYRIZA Ra Ma Và Hy Lạp Bay Ra Cửa Euro Như Thế Nào?

* Đây là vết bẩn Hy Lạp! – Thế có tẩy nó đi được không? – Hý họa của Ramirez trên tờ IBD * 

Đầu năm nay, dân Hy Lạp đã tưởng mình khôn.

Họ bầu cho một tập hợp 22 nhóm thiên tả, từ cộng sản đệ tam qua đệ tứ, đệ tứ rưỡi và các đệ tử lên đồng không đo đếm lẫn cô hồn các đảng “Mao-ít, Mao-nhiều”. Khi một chính đảng mà tự xưng là “tập hợp” thì nên đọc ra chữ “ô hợp”, là trường hợp của nhóm SYRIZA, viết tắt từ chữ Hy Lạp “Synaspismós Rizospastikís Aristerás”, liên hiệp của các đảng cực đoan cánh tả, “radical lefts”.

Phát tin cho ngắn thì đa số cử tri ủy quyền cho tập hợp SYRIZA việc đi quịt nợ và tin rằng nhờ SYRIZA thì lương hưu còn tăng, đến 90% của mức lương cuối cùng nhận được.

Hãy nói về lương lậu và chi phí đã. Xứ này vốn là Thiên đường Hạ giới nên tuổi trung bình để được nghỉ hưu thuộc mức thấp nhất Âu Châu (57,8 tuổi). Họ còn có 600 ngành nghề được coi là rủi ro và hại sức khỏe nên được về hưu ở tuổi 50, trong đó có giới viết lách và mỹ thuật làm tóc. Đấy là đỉnh cao “xã hội chủ nghĩa” khi mà đi cầy ba năm là có thể xác định mức lương căn bản và dưỡng già ở tuổi 50 mà vẫn có lương hưu tính từ căn bản đó. Và điện nước gì cũng được trả với giá trợ cấp, mà khỏi trả cũng không sao vì nhà nước không có quyền cúp!

Thế thì ai sản xuất cho mọi người cùng hưởng điều kiện lý tưởng này? Rất ít!

Doanh nghiệp mới thì khó thành lập vì đe dọa đặc quyền của các công ty lão làng được bộ máy hành chánh bảo vệ qua bán chác và tham nhũng. Chế độ bao cấp đó còn khiến tuổi trẻ ù té bỏ đi làm di dân xứ khác. Còn lại là lớp trung niên và tuổi vàng, ca hát tưng bừng chờ ngày nghỉ ngơi…. Đây cũng là nơi thăm thú lãnh thổ bằng xe taxi còn rẻ hơn xe lửa nên hỏa xa cũng là cái lỗ.

Chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần tiên.

Những người lên đồng không biết đếm chẳng cần biết xứ sở đang mắc nợ đến 315,5 tỷ Euro, tương đương với 350 tỷ Mỹ kim. Một năm sản lượng của cả nước chỉ có khoảng 200 tỷ mà nợ 350 tỷ thì đấy là bài toán kế toán mà một bà nội trợ cũng biết, trừ những người trong thế giới ảo.

Đa số các chủ nợ của Hy Lạp là tổ chức Liên hiệp Âu châu của 28 quốc gia, là Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và một số quốc gia Âu châu. Khi dân Hy Lạp bầu lên tập hợp SYRIZA do một đảng viên cộng sản lãnh đạo là Thủ tướng Alexis Tsipras, thì các chủ nợ nói trên đều ngao ngán và trải qua sáu tháng cút bắt với một đám hủi.

Mỗi tuần mỗi tháng là một đề nghị lập tức được SYRIZA coi như dép rách. Họ lẩn như trạch để khỏi cam kết việc cải cách và chấn chỉnh chi thu. Khi bị chủ nợ đẩy vào thực tế thì hô khẩu hiệu chống tư bản và chủ nghĩa Đức quốc xã! Bị dồn vào chân tường thì SYRIZA dọa lại là sẽ trốn dưới nách của Vladimir Putin, ở bên Nga. Họ chẳng lý gì đến số phận của xứ Ukraine.

Khách có kẻ ngồi bên đọc mấy dòng trên mà tả hỏa. Nhà bác nói chuyện giỡn sao? Thế kỷ 21 lại có trò lạ như vậy? Kinh tế chính trị học có trường phái nào dạy về nghệ thuật lươn lẹo như thế không? Thưa rằng kinh tế chính trị học kiểu Mác-Lê-Mao có thể có!

Nhưng cao nhân tất hữu cao nhân trị.

Cao nhân ở đây là nữ nhân đã kinh qua xã hội chủ nghĩa của xứ Đông Đức cộng sản, Thủ tướng Angela Merkel của Cộng hòa Liên bang Đức. Tốp cộng sản ba mươi sáu động bảy mươi hai đảo gặp vị Sư thái đã luyện võ trong lò cộng sản

Xin hãy nghiêm túc nhìn qua bờ vai của vị nữ lưu này vào thực tế Âu Châu.

***

Trong đà hồ hởi của Âu Châu sau khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991, các nước Âu Châu cùng lập ra Liên hiệp Âu châu (Liên Âu) vào năm 1992 qua Thỏa ước Maastrict, tên một thành phố của Hòa Lan. Sau đó, một số quốc gia Liên Âu còn tiến tới chế độ thống nhất tiền tệ, là Khối Euro, cùng sử dụng một đồng bạc chung là đồng Euro, mang ký hiệu €.

Mười năm sau, hơi trễ, vào quãng 2009, người ta mới thấy đó là sự hồ hởi sảng, lạc quan tếu.

Liên Âu chỉ là một liên hiệp quan thuế, trong đó các nước giao dịch theo tinh thần tự do với tối thiểu hạn chế. Nhưng Liên Âu không là một tổ chức chính trị thống nhất, có quyền hạn về chi thu ngân sách để bắt các thành viên cùng tuân thủ. Thỏa ước Maastrict không có khả năng cưỡng hành nên mọi thành viên vẫn có thể áp dụng nguyên tắc “đèn nhà nào nhà ấy rạng mạng người nào người ấy giữ”. Họ gọi đó là chủ quyền quốc gia, đối lập với thẩm quyền của tập thể Liên Âu.

Tất nhiên nhiều kẻ khôn ngoan bèn nghĩ tới mối lợi trong trò góp gạo thổi cơm chung này. Khôn nhất là góp tấm trộn cám lại đòi ăn xôi gấc. Đấy là nếp khôn xã hội chủ nghĩa, là chủ nghĩa cóc biết đếm mà chỉ biết vồ ếch.

Trong khu vực rộng lớn của 28 nước Liên Âu và 19 nước của khối Euro, Cộng hòa Liên bang Đức là cái trụ, có nền kinh tế mạnh nhất, lại thấu hiểu trò chơi chính trị của Liên Âu lẫn những giới hạn của Thỏa ước Maastrict. Kinh tế Đức mạnh là nhờ xuất cảng, chiếm phân nửa Tổng sản lượng, và trong số khách hàng nhập cảng của Đức cũng có nhiều quốc gia ở vòng ngoài của Liên Âu. Không kể xứ Ireland tại miền Bắc thì vòng ngoài đó có các nước miền Nam, rung đùi sưởi nắng rửa chân bên Địa Trung Hải. Đó là Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, các quốc gia “lâm nạn” từ năm 2009.

Dân trong nghề gọi nhóm lâm nạn này là PIIGS (Portugal, Ireland, Italy, Greece và Spain).

Tại sao lâm nạn? Khách chẳng thể ngồi yên nên nóng ruột hỏi thay cho độc giả, trong khi màn ảnh chan hòa màu đỏ, từ Á về Âu qua Mỹ….

Khi xuất cảng, Đức có lợi thế nhờ đồng Euro có giá rẻ hơn là nếu xứ này vẫn giữ đồng Đức Mã Đê Mê Deutschmark vững chãi của mình như trước. Vì vậy, việc duy trì khối Euro có lợi cho kinh tế Đức, nhưng với cái giá phải trả – chuyện sẽ nói sau vì dân Đức biết đếm. Trong môi trường đó, các nước ở vòng ngoài thoải mái mua hàng của Đức, trả bằng tiền mặt là đồng Euro cho nước Đức.

Họ lâm nạn vì không biết đếm là xứ sở hết tiền mặt. Họ hết tiền mặt vì hai lẽ, mua nhiều hơn bán và chi nhiều hơn thu. Sở dĩ chi nhiều hơn thu vì ở trên bờ dốc bao cấp. Càng gần xã hội chủ nghĩa là càng chi bạo mà khỏi cần đếm. Đấy là nạn bội chi ngân sách còn nguy ngập hơn nạn nhập siêu.

Vả lại, theo lý luận rất xã hội chủ nghĩa thì bề nào cũng có nhà nước lo. Nhà nước ở đây là nhà nước Đức và nhà nước Liên Âu cùng các định chế tài chánh như ngân hàng ECB và Quỹ IMF.

Đấy là các chủ nợ đã tài trợ cho nhóm PIIGS này có tiền mua hàng (chủ yếu của Đức) và duy trì khả năng chi tiêu. Đồng tiền này không miễn phí và vô điều kiện. Phí tổn là phân lời trái phiếu khá cao trên thị trường Đức, và điều kiện là cải tiến chế độ kinh tế tài chánh và cải thiện chi thu ngân sách để ra khỏi tình trạng hào phóng theo kiểu cha chung không ai khóc. Khi ấy, càng gần bờ dốc xã hội chủ nghĩa, các chính quyền bên cánh tả của nhóm PIIGS càng thấy mình khôn. Khỏi chấn chỉnh gì thì cũng được thiên hạ nuôi báo cô nhân danh chủ quyền độc lập với cơ chế Maastrict. Khôn nhất là Hy Lạp!

Nước Đức thì cần duy trì hệ thống Euro nhưng chẳng thể tốn tiền tiếp tục trò báo cô đó. Đã vậy thì bà cho cái đứa khôn nhất một đạp ra khỏi cõi càn khôn! Hy Lạp cạp đất là như vậy.

Dõi theo đòn chính trị rất quái bên trời Âu, khách ngồi bên bèn gõ máy tìm hình Sư thái Angela Merkel để chiêm bái! Khi thấy dân Hy Lạp vẫn du dương với giấc mơ xã hội chủ nghĩa, lại bầu lên một tập hợp cộng sản có tôn chỉ quịt nợ bọn có tiền, Angela bèn nghĩ đến các khách nợ còn lại. Phải dùng phépsát kê hách hầu, diễn nôm là giết gà dọa khỉ.

Trong sáu tháng liền, bà cứ để con gà SYRIZA gáy loạn. Chiêu pháp SYRIZA là hãy can em đi, kẻo em sẽ tự cắt tiết, hoặc bay qua cái lầu son gác tía của Nga. Sư thái Angela ra chiều đắn đo ái ngại, mà thầm nhủ: “xin cứ tự nhiên”. Chuyện quái ở đây là cả khối Euro, cõi Liên Âu và toàn thế giới đều

chứng kiến đòn bài bây ăn quịt ấy nên rốt cuộc đành chấp nhận hậu quả là khối Euro phải cho Hy Lạp ra ngoài, kịch bản “Grexit”. Bay qua cửa sổ.

Suốt sáu tháng đó, các nhóm xã hội chủ nghĩa của mấy xứ kia khéo nín thinh để khỏi lãnh cơn thịnh nộ của Sư thái Angela và các chủ nợ. Khi thấy Thủ tướng Alexis Tsipras ôm hôn thắm thiết Vladimir Putin thì họ hú vía và tự bảo nhau là cho chúng chết luôn.

Đấy là pháp thuật của Angela Merkel. Vì Maastrict không có luật nên bà chọn đứa ngỗ nghịch nhất mà quăng ra cửa. May ra thì các nước còn lại sẽ biết thế nào là sổ sách chi tiêu và sống với nhau thì phải có thủy có chung.

Vì thế, khi Hy Lạp cận ngày thanh toán nợ đáo hạn, là trả một tỷ rưỡi cho IMF vào ngày 30 Tháng Sáu, Thủ tướng Tsipras của SYRIZA rơi ngay vào cái hố Angela chờ đợi: cho em về hỏi ý dân đã, qua một cuộc trưng cầu dân ý sẽ tổ chức vào mùng năm Tháng Bảy.

Có gì thì cũng tại dân cả.

Dân thì đã hiểu. Họ ùn ùn rút tiền ký thác làm các ngân hàng cần ngân khoản cấp cứu của Âu Châu để khỏi lủng. Việc cấp cứu đó vừa chấm dứt và từ nay đến ngày dân bỏ phiếu, các ngân hàng tạm đóng cửa.

Chúng ta có một vụ khủng hoảng điển hình như trong các nước nghèo mà ham. Âu Châu văn minh hiện đại cũng có loại nghèo mà ham đó. Đấy là những người cộng sản đã làm cho nước nghèo mà vẫn có tật ham. Bai em nhé.

Nguồn : http://dainamaxtribune.blogspot.fr/2015/06/hai-kich-hy-lap-cho-cong-san-mot-ap.html

 

Đường thi: Lâm Giang Tống Hạ Chiêm

Bi quân lão biệt lệ triêm cân

Thất thập vô gia vạn lý thân

Sầu kiến châu hành phong hựu khởi

Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân

Bạch Cư Dị

Thư cho con: Tưởng Niệm Năm Thứ 25 Năm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy – Giáo Già (Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy)

Ngày 26 tháng 7 năm 2015

H,

Tại Thủ phủ Sacramento của Tiểu bang California, Hoa Kỳ, ngày 25-7-8015, Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy cùng các đảng Tân Đại Việt, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam và Đại Việt Quốc Dân Đảng long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 25 Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, đồng thời với buổi Hội luận Chánh trị, đề tài “Các Bài Học Của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy Trước Đại Họa Mất Nước”, với sự tham dự của khoảng 150 người.

Đúng 11 giờ trưa, Lễ Chào cờ được tiến hành với cả hội đồng hát Quốc Ca do các bạn trong tổ chức Tuổi Trẻ Cờ Vàng (TTCV) và Viet Entertainment Group (VEG) ráp đội hình hợp ca trên sân khấu, mặc đồng phục (Nam: quần đen, áo trắng và cà vạt hinh cờ QGVNCH; Nữ: áo dài trắng, quần trắng và khăn choàng hinh cờ QGVNCH) xen kẻ nhau đứng thành hình chữ V [xem hình-Nguyễn Đình Đáng]

Sau đó, Giáo sư Trần Minh Xuân ngỏ lời chào mừng các diễn giả và quan khách đến từ xa như Tiến sĩ Phan Văn Song đến từ Pháp, Bác sĩ Mã Xái và phu nhân đến từ Florida, ông Nguyễn Hữu Ninh đến từ Vancouver, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng đến từ Houston, Texas; ông Pham Đức Duy và phu nhân đến từ Tiểu bang Delaware, ông Huỳnh Kim Tuấn đến từ New York…

Phần nhân sĩ và hội đoàn địa phương được cô Cao Thanh Tân và ông Trần Văn Ngà giới thiệu có cựu Dân biểu Lưu Quang Sang; cựu Dân biểu Huỳnh Văn Có; cựu Dân biểu Nguyễn Văn Quý; ông Đỗ Thiện Thịnh, Chủ tịch Cộng đồng người Mỹ gốc Việt Sacramento; ôngTriệu Huỳnh Võ, cựu Phụ tá Tổng trưởng Thông tin Chiêu hồi; Tiến sĩ Minh Thi, giám đốc đài phát thanh Tiếng nước tôi; ông Châu Ngọc Thủy, chủ nhiệm báo Hải Vân, ông Lại Quốc Hùng, biên tập viên báo Làng; Bác sĩ Dương Hữu Thức; ông bà Bác sĩ Hà Hữu Tâm và Võ Kim Phụng; ông Chín, chủ nhân nhà hàng Hương Lan; Bác sĩ Thiếu tá không quân Hoa Kỳ Phạm Đình Tùng; ông Trần Gia Tường, Hội trưởng Hội Cao niên Sacramento; Hội Cựu tù nhân Chánh trị Sacramento; Hội, Cựu Sinh viên Sĩ quan trường Võ bị Quốc gia; Hộii Cựu Sinh viên sĩ quan Trừ bị Thủ Đức; Hội phụ huynh học sinh và giáo chức trường Việt ngữ Lạc Hồng; ông Lê quốc Tuấn và phu nhân; ông Nguyễn Hữu Hiến, Chủ tịch Cộng đồng người Việt quốc gia, hội Cao niên, khu hội Cựu tù nhân chánh trị Stockton và phái đoàn; Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy; ông Trần Kiêm Thiều, hội trưởng hội cao niên Diên Hồng và ông bà Kiêm Phú trong phái đoàn Oakland; cựu Luật sư Dân biểu Trần Minh Nhựt; ông Nguyễn văn Hiệp, Tổng thư ký trung ương Phật giáo Hòa Hảo và phái đoàn; ông Nguyễn Quan Vĩnh, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam; Ông Chu Tấn, hội Diên hồng Thời đại tây bắc Hoa Kỳ; ông Quốc Phùng, ông An và phái đoàn đảng Tân Đại Việt; Liên hội cựu quân nhân Sacramento; ông Mai Xuân Châu, niệm Phật đường Huyền Quang Sacramento; ông Nguyễn Việt Tim; ông Đào Quyết Hội trưởng Hội Thừa Thiên Huế; ông Danh, ông Nguyễn Đình Hạnh, ông Nguyễn Hữu Sơn cựu sinh viên Học viện Quốc gia Hành chánh… Sau đó, quan khách cùng bước lên niệm hương trước bàn thờ Tổ Quốc, các anh hùng dân tộc, và cố GS Nguyễn Ngọc Huy.

Còn nhớ, khi được tin Giáo sư qua đời, trong thư phân ưu với ái nữ của ông là nữ Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thúy Tần, Tổng Thống George Bush đã viết: “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy mất đi để lại những thành tích phục vụ nổi bật đối với dân tộc Việt Nam…, đó là một tấm gương phục vụ đối với mai sau”*. [Professor Nguyen Ngoc Huy left behind a distinguished record of service to the people of Vietnam…, which will serve as an example for future generations]”.

Kế tiếp, Ông Hoài Sơn, một đồng chí từ thuở thiếu thời của Giáo sư Huy, nay đã hơn 90 tuổi, được mời nói về cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của cố GS Huy từ khi tham gia Đại Việt Quốc Dân Đảng, qua quá trình thành lập Đảng Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, với những thành tựu nổi bật của cuộc đấu tranh giành độc lập, thực hiện nền dân chủ pháp trị cho Việt Nam Cộng Hòa, với rất nhiều chi tiết ít người  được biết, cho đến cuộc đấu tranh chống cộng sản cai trị Việt Nam bằng độc đảng độc tài, sau ngày Quốc nạn 30-4-1975, từ quốc nội đến hải ngoại, và nỗ lực vận động quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do ngày càng hữu hiệu hơn.

Sau đó, người dẫn chương trình, là nữ giáo sư Cao Thanh Tâm, cho biết Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn bận chương trình khác rất tiếc không về Sacramento tham dự được; nhưng Bà có gởi Recognition vinh danh Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhờ ông Pham Đúc Duy, vị khách cùng phu nhân đến từ Tiểu bang Delaware trao cho Ban Tổ Chức. Kế tiếp Ông Lưu Văn Lai cũng thay mặt ông Trần Anh Tuấn, giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, ngỏ lời vinh danh GS Huy và trao Bằng Tưởng Lục cho Ban Tổ Chức.

Ngoài ra, Giáo sư Nguyễn Văn Canh bận không tham dự buổi lễ được cũng đã gởi lời phát biểu ngắn, nhờ anh Quốc Phùng, một đồng chí của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đọc giúp, nói rằng “…Sự kiện đang diễn ra tại Việt nam báo trước một bước ngoặc trong nội tình tại Hà nội… là điều mà lúc sinh thời anh Ba (GS Huy) hằng vận dụng nhằm theo đuổi mục tiêu độc lập, tự do, dân chủ pháp trị cho Việt Nam”. Bên cạnh đó, cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, cựu Tỉnh trưởng Vĩnh Long, thành viên của Ban Liên Hợp Quân Sự, một đồng chí của Giáo sư Huy, cũng gọi điện thoạn viễn liên vào hội trường ngỏ lời tưởng niệm Giáo sư và chúc buổi lễ thành công.

Kế tiếp, người đẫn chương trình mời Chủ tọa đoàn ngời vào bàn chủ tọa [xem hình, từ trái:GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn song, BS Mã Xái, Ô. Nguyễn Hữu Ninh], và cho biết diễn giả đầu tiên là Bác sĩ Mã Xái, cựu Dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, chủ tịch Đảng Tân Đại Việt, đến từ Florida, nói về:  “Viễn Tượng Sống Còn của Dân Tộc trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung tại Biển Đông“. Theo đó, ông cho biết: “Hiện tình đất nước và thế giới diễn biến từng giây phút, trong đó Biển Đông vẫn là vùng biển sôi động trên bàn cờ chánh trị Châu Á-Thái Bình Dương… khởi đầu với nhiệm kỳ Tổng thống Obama…” Ông cũng nói “Đảng CSVN dù thân Tàu hay dù có tạo được thế quan hệ sâu hơn với Mỹ thì mục tiêu họ cũng chỉ lo cũng cố đảng, cũng cố chế độ toàn trị, đôc tài, độc đảng…”.  Ông nói thêm: “Lúc còn sanh tiền GS Nguyễn Ngọc Huy có nhận xét dân tộc Việt Nam là dân tộc thông minh, cần cù, dũng cảm nhưng chịu đựng quá nhiều bất hạnh đau thương; nỗi bất hạnh đau thương trong quá khứ, với một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, rồi một trăm năm nô lệ giặc Tây; và ngày nay trong cảnh đoạ đày của cộng sản. Nỗi niềm đau thương đó sẽ tiếp tục nếu chúng ta không kiên trì nuôi dưỡng ý chí đấu tranh cho sự Sống Còn của Dân Tộc, nuôi dưỡng ý chí giải trừ chế độ cộng sản…”.

Trong phần hội luận với từng diễn giả, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Lee hỏi Bác sĩ Mã Xái: “Liệu chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung cộng trong bối cảnh tranh quyền lực ở biển đông, dưới cái nhìn của đảng Tân Đại Việt”. Do thời gian thảo luận có giới hạn nên Bác sĩ Mã Xái chỉ nói vắn tắt: cái bi hài kịch “trên thế giới này không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn  mà chỉ có quyền lợi quốc gia”; nên cả hai Hoa Kỳ và Trung cộng đều “muốn coi Việt Nam như con bài trao đổi trên bàn cờ chánh trị Đông Nam Á… nên cuộc cạnh tranh tại Biển Đông giữa Mỹ và TC tuy có tiếp diễn trên nhiều mặt nhưng trong vấn đề tranh chấp được giải quyết theo đường lối ngoại giao, hoà bình, tôn trong pháp luật… TC thừa hiểu chiến tranh là thảm hoạ cho cả hai bên và thế giới, trừ phi Bắc Kinh không đối phó nổi một khủng hoảng kinh tế và những bất ổn chánh trị xã hôi trong nước…”

Do thời gian hội luận dành cho diễn giả có giới hạn nên Giáo sư Trần Minh Xuân được mời nói về:  “Bài học thầy Huy và 3 Thế Hệ Chung Một Tấm Lòng” chỉ nói: “Nhìn chung, bài học của Giáo Sư Huy là bài học của người chủ trương tự do dân chủ thực sự, quyết liệt chống đường lối lãnh tụ chế, độc tài (dù là loại độc tài yêu nước mà các xứ chậm tiến thường ca ngợi). Ông đã đưa ra bài học Bắc Mỹ và Nam Mỹ cùng được độc lập ra làm thí dụ. Bắc Mỹ chọn con đường tự do dân chủ thực sự nên đã thành cường quốc, dân chúng sống hạnh phúc ấm no; điển hình như Hoa Kỳ, Canada… Trong khi đó Nam Mỹ chủ trương độc tài yêu nước, rốt cuộc đến nay vẫn còn xảy ra đảo chánh, hỗn loạn chính trị, dân chúng sống trong áp bức bất công, điển hình như Venezuela, Chile…”.

Về phần “3 thế hệ chung một tấm lòng” ông cho biết: “Giáo Sư Huy đặt rất nhiều hy vọng vào tương lai. Ông đã từng tâm sự rằng ông tin chắc đất nước Việt Nam mai này sẽ được tự do dân chủ và thế hệ tương lai sẽ tài giỏi hơn, xây dựng được một đất nước ấm no hơn thế hệ của ông”. Đó chính là biểu tượng rõ ràng cho tinh thần Nguyễn Ngọc Huy, lúc nào cũng đầy quyết tâm và lạc quan hướng về tương lai dân tộc, như “ly nước sẽ được làm đầy từ những giọt nước, bất kể nó lớn hay nhỏ”. Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cuộc đấu tranh “chống Tàu diệt Việt cộng”. Đây không phải chỉ là cuộc đấu tranh của riêng một thế hệ nào. Nó là “cuộc đấu tranh đồng nhịp của cả 3 thế hệ”.

Được hỏi về 3 thế hệ này, ông nói “Thế hệ cao niên của chúng tôi đã rất mừng nhìn thấy được thế hệ trung niên tiếp nối với những thành quả vượt trội”. Điển hình là tấm gương của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, người được George Will viêt báo NewsWeek rằng: “Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà”. Một tấm gương khác có ngay tại Tiểu bang California là Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Đến thế hệ thanh thiếu niên, đặc biệt ở quốc nội, với những tổ chức xã hội dân sự và các blogger nối tiếp nhau xuất hiện trước sự bực tức và lo sợ của nhà cầm quyền CSVN. Đó là những luật sư Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài… và những blogger Đoan Trang, Nguyễn Hoàng Vi… Họ đã hết sợ Việt cộng, cùng góp tay chung sức chống Tàu và “đẩy Việt Cộng lùi mau trên đường tự diễn biến và chuyển hóa” trước sức ép của toàn dân và Quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do, theo đúng Phương Trình Nguyễn Ngọc Huy. Từ đó, mọi người đều thấy 3 thế hệ đã chung một tấm lòng phục vụ Tổ Quốc… “Tất cả cùng đứng trên đôi chân của mình và đi tới bằng đôi chân của mình”.

Đến phần ông Nguyễn Hữu Ninh, Chủ Tịch Liên Minh Dân Chủ VN, đến từ Vancouver, nói về: “GS Huy và tuổi trẻ“. Tuy thời gian quá giới hạn, ông Ninh cũng cho người nghe khá đầy đủ diễn trình ông có được cơ may gặp gở, và tham gia vào tổ chức Liên Minh Dân Chủ VN từ lúc còn rất trẻ, từ thập niên 1980, ở Vancouver, Canada. Ông nhận thấy lúc nào Giáo sư Huy cũng rất khiêm cung, lắng nghe tâm tình của giới trẻ và khích lệ giới trẻ; và tạo những điều kiện thuận lời cho giới trẻ hoạt động. Nhờ vậy, khi giáo sư qua đời từ năm 1990, mà đến năm 2006, các bạn trẻ ở Hoa Kỳ, Đức quốc, Canada cùng nhau hợp tác thực hiện cuốn phim Đại Họa Mất Nước, đến nay có hơn 2 triệu bản phố biến khắp nơi, trên các Diễn Đàn, đặc biệ là ở quốc nội, cô Hồ Thị Bích Khương vì in ra nhiều bản để tiếp tay phổ biến đã bị Việt cộng bắt giam, đến nay chưa được trả tự do. Rồi sau đó an hem thực hiện thêm cuốn phim Thân Thế & Sự Nghiệp Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Di Sản Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, hiện đang chờ ấn bản Anh ngữ cho giới trẻ và người ngoại quốc xem và hiểu rõ. Các cuốn phim này đã được Ban Tổ Chức in thêm để tặng quan khách ở bàn tiếp tân.

Trả lời câu hỏi: “Các nước trên thế giới họ không có được lịch sử chống ngoại xâm rực rỡ như VN, nhưng họ đã đứng lên đạp đổ các chế độ độc tài trong nước họ… Vậy người Việt có hèn không? Sao không làm được như họ?” Ông Ninh đã vắn tắt nhắc lại chuyện giới trẻ ở Tunisia thực hiện thành công cuộc “cách mạng hoa lài” và nhiều nơi khác đã là tấm gương sáng cho giới trẻ VN; nên Việt cộng rất sợ các blogger trẻ sẽ lấy những tấm gương sáng đó để đấu tranh. Những thành quả ban đầu cho thấy cuộc đấu tranh của anh em trẻ đang khiến Việt cộng lo sợ, mạnh tay đàn áp; nhưng không ngăn được bước tiến của họ, chứng tỏ người Việt không hèn.

Đến phần TS Phan Văn Song, Chủ tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, Khoa trưởng trường Cao Đẳng Thương Mãi Minh Trí, đến từ Pháp nói về “Những kỷ niệm không quen đối với GS Nguyễn Ngọc Huy“.  Cũng do thời gian không có đủ cho ông nói hết các kỷ niệm, nên ông chỉ nhắc sơ qua thời gian ông có cơ may gần gủi Giáo sư Huy ở Đa Kao, nơi Đại Việt Quốc Dân Đảng làm chỗ tụ họp. Sau đó, được học bổng du học ở Pháp. Ông lại được gần gủi Giáo sư Huy ngay từ năm thứ nhứt đại học. Ông học được ở Giáo sư rất nhiều bài học quý giá và có những kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời. Được hỏi kỷ niệm nào khiến ông thích thú nhứt, ông đã trả lời rằng đó là “kỷ niệm ông được giáo sư giao cho ông cùng anh Trần Minh Xuân thành lập trường Cao Đẳng Thương Mải Minh Trí để chuẩn bị huấn luyện lớp cán bộ trung cấp và cao cấp cung cấp cho thị trường nhơn dụng mà quốc gia đang thiếu thốn, đặc biệt trên các lãnh vực ngân hàng, kế toán, kinh doanh…”

Buổi hội luận được xen kẻ bởi các màn trình diễn ca nhạc đặc sắc do anh Minh Hùng, đến từ Stockton, điều hợp. Ban nhạc do ông Nguyễn Hữu Tân điều khiển. Ban Văn nghệ Tuổi Trẻ Cờ Vàng (TTCV) với Việt Entertainment Group (VEG) đã cùng góp sức trình diễn các màn ca múa, hoạt cảnh, đơn ca, hợp ca vô cùng sống động [xem hình bên trên].

Trước khi mời quan khách cùng dùng bữa ăn nhẹ và thưởng thức ca nhạc, Luật sư Trần Minh Nhựt được mời Đọc Tuyên Cáo. Theo đó, tất cả cùng nhận định “…40 năm qua, những người Quốc gia Việt Nam di cư tỵ nạn Cộng sản trên khắp cùng thế giới tự do đã chung sức tiến hành cuộc chiến Chống Cộng, tới nay đã gặt hái được những thành quả vô cùng khích lệ, như phục sinh lá Cờ Quốc Gia nền vàng ba sọc đỏ, bài Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa được Thế giới Tự Do công nhận là Biểu Tương của Lý Tưởng Tự Do của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn cộng sản; Cộng Đồng Hải Ngoại là hậu phương  yểm trợ cuộc chiến chống cộng, dân chủ hóa ở quốc nội, và vận động quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do, theo đúng tinh thần của Phương trình Nguyễn Ngọc Huy…” Đồng thời ông cũng cho biết “bất hạnh nào rồi cũng có lúc chấm dứt, đau thương nào rồi cũng có lúc tàn phai và độc tài tàn bạo nào rồi cũng phải cáo chung”. Từ đó, tuyên cáo:

“…Trước ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC mọi con dân Việt trong và ngoài nước dũng mãnh cùng nắm tay, tự đứng trên đôi chân của mình và phải đi tới bằng đôi chân của minh trên đường chống Tàu diệt Việt cộng. Dứt khoát không HÒA GIẢI HÒA HỢP với Việt cộng”

Hẹn con thư sau

Giáo Già (Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

 

Vui cười

Tại nhà tắm hơi, một trong số những chiếc điện thoại di động để ở hành lang đổ chuông, đầu dây bên kia nũng nịu:

– Anh yêu, em đang ở siêu thị, cho em mua áo lông chồn nhé, 50.000 franc thôi?

– Không vấn đề gì.

– Anh đáng yêu quá, thế nhẫn kim cương giá 120.000 franc, ý anh thế nào?

– Đối với anh, đó là chuyện nhỏ.

– Ôi! Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời em. Hay là chúng ta sẽ đặt dấu chấm cho nó bằng một chiếc Mercedes tuyệt đẹp không mui, kiểu mới nhất, giá 500.000 franc?

– Kiểu xe này khá đấy!

– Tuyệt vời! Cám ơn “thần đèn” của em.

– Người phụ nữ cúp máy. Người đàn ông cau mày xem lại chiếc điện thoại, đoạn giơ nó lên và hỏi: “Điện thoại này của ai đây?”

Đem chuông đi đấm xứ người

Cái chuông thì có, cái chày bỏ quên.

 

Gọt xoài đừng để xoài chua

Chọn bạn đừng để bạn cua bồ mình.

Trung Quốc đang đánh mất Đông Nam Á như thế nào? – Người dịch: Trần Văn Minh

Khu vực này có thể phụ thuộc vào Trung Quốc để tăng trưởng, nhưng sự phụ thuộc đó là hỗ tương, điều mà Trung Quốc dường như bỏ quên.

Ông Rafael Alunan, Bộ trưởng Nội vụ của Philippines dưới thời tổng thống Fidel Ramos, nhớ lại ngày người Trung Quốc bước vào bãi đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa, một khu vực ở Biển Đông mà những người đồng hương của ông đã từ lâu xem là của họ. Ba năm trước đó, vào năm 1992, người Mỹ đã rút khỏi vịnh Subic và căn cứ không quân Clark. Không có sự che chắn bảo đảm, ông Ramos là một tướng về hưu, có rất ít lựa chọn.

Ông Alunan nói: “Chúng tôi thức dậy vào một buổi sáng với một vết đâm sau lưng. Khi chúng tôi chất vấn Trung Quốc, họ nói với chúng tôi họ ở đó để xây dựng cấu trúc tạm thời cho ngư dân. Lo ngại của chúng tôi đã chứng minh là đúng. Hôm nay, nó là một căn cứ quân sự đầy đủ”.

“Raffy” là tên người dân gọi ông, gần đây đã đưa một đoạn phim ngắn lên YouTube. Trong đoạn phim đó, ông mô tả Trung Quốc là một nước “lừa đảo” và “thất bại” được đánh dấu bằng tham nhũng tràn lan, nợ nần, suy giảm kinh tế, xuất huyết vốn tư bản và bất mãn xã hội. “Với tốc độ nhanh đến nỗi Trung Quốc đang tạo ra kẻ thù và phá hoại tài sản chung trên thế giới, người ta mong rằng Trung Quốc sẽ tự nổ bùng trước khi gây thiệt hại hơn nữa cho đời sống của hành tinh và sự ổn định tương đối của khu vực”, ông kết luận.

Vào cuối tháng 5, cùng với các nghiên cứu sinh của Jefferson Fellowship từ Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii, tôi gặp ông Alunan ở Manila. Khi tôi hỏi tại sao ngôn ngữ của ông quá cay đắng, ông ta cảm thấy ngạc nhiên. Ông nói với tôi, “Đó chỉ là sự thổ lộ những gì mà người Philippines chúng tôi cảm nhận. Tôi ngạc nhiên khi ông xem điều đó là cay độc”.

Philippines đã từng xác định chủ nghĩa dân tộc của mình trên quan điểm chống Mỹ. Hôm nay, mục tiêu là Trung Quốc. Dư luận trong khu vực quần đảo cho thấy Đông Nam Á, đã bắt đầu từ bỏ nỗi sợ hãi cũ đối với Trung Quốc, đang cảm thấy khó chịu về họ. Điều này buộc các nhà lãnh đạo chính phủ xem xét lại ngân sách quốc phòng, tìm kiếm đồng minh an ninh mới và suy nghĩ về tương lai của một khu vực chưa từng thấy xung đột lớn kể từ khi Chiến tranh Đông Dương kết thúc gần ba thập niên trước đây. Làm gì bây giờ?

Trong số các nước Asean ven biển, Philippines đã có một trong những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, đã sớm công nhận nước Cộng hòa Nhân dân, thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 6 năm 1975, theo bước chân của Malaysia, là nước đầu tiên làm việc này. Sự thực là, năm trước đó, Trung Quốc đã chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa sau khi giết chết khoảng 70 binh sĩ Việt Nam. Nhưng Việt Nam lúc đó không nằm trong Asean, do đó, vấn đề đã được xem như là chuyện của kẻ khác, một tranh chấp huynh đệ giữa hai nước cộng sản. Ngay cả việc chiếm đá Vành Khăn cũng được xem như là một sai lầm.

Bối cảnh mới

Nhưng vừa khi sự kiện đó bắt đầu mờ dần trong tâm trí của các nước Đông Nam Á thì cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough xảy ra vào năm 2012, khi Hải quân Philippines tìm cách bắt tám tàu đánh cá Trung Quốc thì bị các tàu hải giám của Trung Quốc chặn lại. Đột nhiên, sự kiện được khoác lên một tầm mức mới. Mỹ đã can thiệp, làm cho cả hai bên phải đồng ý rút lui.

Manila giữ lời hứa của mình nhưng người Trung Quốc đã thất hứa. Sau đó họ sử dụng chiến thuật bầy đàn để ngăn chặn tàu thuyền Philippines vào lại khu vực. Tháng Giêng năm sau, Philippines khởi động tiến trình tố tụng trọng tài chống lại Trung Quốc, làm cho thế giới ngạc nhiên về hành động và sự sỉ nhục văn hóa ngụ ý trong đó.

Các thành viên Asean thường kín đáo nhìn sự táo bạo của Manila dưới ánh mắt ngờ vực. Nhưng tình hình đang thay đổi ở một vài nơi bất ngờ nhất. Chẳng hạn như Malaysia đang sửa chữa lại kế hoạch an ninh mới và bắt đầu công khai biểu lộ những lo lắng sau nhiều năm ve vãn Trung Quốc. Chỉ mới đầu năm 2013, khi Thủ tướng Najib Razak chuẩn bị tái tranh cử trong bối cảnh sự bất mãn của cử tri đối với đối tác liên minh của ông, Hiệp hội Trung Quốc Malaysia, ông đã thực hiện một điều đặc biệt là tung ra kế hoạch khu công nghiệp Malaysia-Trung Quốc Kuantan trong tiểu bang nhà của ông. Đứng bên cạnh ông ngày hôm đó không ai khác hơn là ông Giả Khánh Lâm, nhân vật được xếp thứ tư trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhưng tháng tư vừa qua, khi đọc diễn văn với tư cách Chủ tịch ASEAN, Datuk Seri Najib đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” đối với việc bồi đắp đảo đang diễn ra ở Biển Đông. Đáng chú ý, ông đã bay đến Tokyo vài tuần sau đó để nâng cấp mối quan hệ quốc gia với Nhật Bản lên “quan hệ đối tác chiến lược”.

Indonesia, quốc gia lớn nhất của ASEAN, cũng cảnh giác. Indonesia chưa phải là một bên tranh chấp, nhưng tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc vòng xuống phía quần đảo Natuna của họ. Trong khi Bắc Kinh chưa từng xác định chính xác tọa độ đường vòng này, các quan chức quân sự cao cấp Trung Quốc nói trong vòng riêng tư rằng Jakarta đang “nằm trên 50.000 km vuông vùng biển của chúng ta”. Trong khi đó, Việt Nam là nước có liên hệ lịch sử và chính trị gần nhất với Trung Quốc trong số các nước ASEAN, đang cấp tốc ve vãn Ấn Độ và Hoa Kỳ, ký kết thỏa thuận quốc phòng mà các chi tiết chưa được công bố.

Tuần này, khi các đại diện của 57 quốc gia tụ họp tại Bắc Kinh để ký kết các điều khoản hiệp hội của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á mới (AIIB), ba trong số bảy nước trì hoãn đến từ ASEAN, đó là Philippines, Malaysia và, đáng ngạc nhiên nhất là Thái Lan. Lời giải thích chính thức là họ đang chờ đợi sự thông qua ở trong nước trước khi ký vào.

CHÍNH SÁCH ‘BẤT AN’

Thỉnh thoảng cũng nên đặt mình vào vị trí của người khác và tôi đã làm chính điều đó vài tuần trước đây khi đến thăm Học viện Quốc gia về Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc ở Hải Khẩu, đảo Hải Nam. Làm thế nào để giải thích chính sách an ninh hay bất an của Trung Quốc, tôi hỏi Tiến sĩ Wu Shicun, vị giám đốc tao nhã của Viện. Tiến sĩ Wu liệt kê ra những vấn đề: Khuôn khổ an ninh là, Mỹ và Nhật đang gây khó khăn hơn cho Trung Quốc tiến vào Tây Thái Bình Dương thông qua biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Do đó, Biển Đông cung cấp một lá chắn tự nhiên chống lại sự can thiệp có thể xảy ra.

Ông nói, phần bất an là Bắc Kinh cảm thấy việc tái cân bằng của Mỹ tất cả là để kiềm chế Trung Quốc và Biển Đông chỉ là một phương tiện cần thiết. “Mỹ đã điều chỉnh vị trí của họ về các tranh chấp”, ông nói với tôi. “Từ sự can thiệp hạn chế, họ đã đi tới can thiệp tích cực và đang chọn phe”.

Nhưng như thế tại sao không nhanh chóng hoàn tất một Quy tắc Ứng xử (COC) ràng buộc với ASEAN, nếu không có gì khác để ngăn cản sự can thiệp từ bên ngoài? Vâng, Tiến sĩ Wu nói, COC phức tạp hơn nhiều so với Tuyên bố Ứng xử của các bên, ký kết vào năm 2002. Thêm nữa, chính các thành viên Asean không thống nhất về những gì họ muốn trong đó: Malaysia nói rằng COC nên chỉ áp dụng cho quần đảo Trường Sa, trong khi Việt Nam nói rằng nên bao gồm quần đảo Hoàng Sa luôn. “Vì vậy, không dễ để Trung Quốc và các nước ASEAN đạt được đồng thuận về vấn đề này”.

CUỐI CÙNG LÀ CHUYỆN GÌ

Một số nhà phân tích cho rằng vấn đề thực sự là về tàu ngầm tên lửa đạn đạo, hoặc SSBN, phương tiện ngăn chặn hạt nhân tối hậu. Ví dụ, Liên Xô thường giấu các SSBN của họ dưới băng đá Bắc Cực để tránh bị phát hiện. Nhưng, như những người theo dõi câu chuyện chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đều biết, Biển Đông là một ao hồ cạn so với các ao rộng lớn của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Điều này làm cho tàu ngầm của Trung Quốc, thường gây nhiều tiếng động, dễ bị tổn thương.

Vì vậy, một số nhìn thấy chính sách “pháo hạm” của Trung Quốc đang chuyển động – một nỗ lực để biến Biển Đông thành một hồ nước tư nhân, cho phép tàu ngầm của họ đủ khoảng trống để lẻn ra các đại dương lớn hơn. Tiến sĩ Tong Zhao, một cộng sự viên tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua về Chính sách Toàn cầu của Bắc Kinh, ghi nhận biến cố liên quan đến tàu USNS Impeccable – khi tàu này liên tục bị các tàu của Trung Quốc quấy rối trong thời gian bốn ngày hồi tháng 3 năm 2009 – điều này xảy ra bởi vì Impeccable đang cố gắng đồ họa các tuyến đường giao thông dưới biển từ Tam Á ở đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc có một căn cứ tàu ngầm lớn.

Kết quả cuối cùng của tất cả mọi chuyện là sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh mới ở trước cửa của ASEAN. Bởi vì điều này, trong lúc Trung Quốc đang tung ra đề án thúc đẩy tăng trưởng khu vực như AIIB, các chính phủ phải gia tăng chi tiêu quốc phòng, mà ngân quỹ thường được lấy từ giáo dục và y tế. Đó là phần thương tâm của vấn đề.

Khía cạnh đáng sợ là, không giống như trong những ngày đối mặt giữa Liên Xô và NATO, hiện không có sẵn cơ chế để ngăn chặn tại nạn, hoặc làm giảm cường độ trong trường hợp xảy ra sự cố.

Trung Quốc cần phải hiểu những thiệt hại uy tín do chính họ tự gây ra, đáng chú ý là sự ngoan cố từ chối để các tuyên bố chủ quyền của họ được thử nghiệm trước pháp luật. Điều đáng tiếc là về các vấn đề như thương mại, ví dụ, Trung Quốc đã học được cách tận dụng hệ thống của Tổ chức Thương mại Thế giới cho lợi thế của họ, đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức. Bằng cách nào đó, họ đã không làm điều đó trong các tranh chấp biển. Chắc hẳn Trung Quốc cũng phải xấu hổ khi quân đội nước ngoài nói với các nhà báo về các cuộc diễn tập trong tương lai với Trung Quốc, họ giải thích điều này dưới khía cạnh là nhu cầu để “xã hội hóa” Trung Quốc, như rằng Trung Quốc là một con yêu quái không thể đoán trước cần phải được huấn luyện để ăn với miệng của nó đóng lại.

Bắc Kinh cũng phải biết rằng trong khi họ đã giữ cho câu chuyện về sự trỗi dậy của họ như là một động lực tăng trưởng cho thế giới, sự phụ thuộc này hoàn toàn chỉ là một chiều. Khi nền kinh tế của họ chậm lại, Trung Quốc sắp sửa bớt vênh váo. Hiện tại, theo những nhà quan sát Trung Quốc, khoảng 2% tăng trưởng kinh tế đến từ việc cộng thêm giảm phát vào tỷ lệ tăng trưởng chính thức, là tỷ lệ mà hiện nay đã giảm xuống hơn 4%. Các Phòng Thương mại Mỹ tại Bắc Kinh cho biết tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của các công ty nhà nước ở Trung Quốc đang liên tục tuột dốc. Tương tự như vậy, Indonesia và Thái Lan – hai nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á – có Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của họ. Nhưng họ mua nhiều từ Trung Quốc hơn con đường ngược lại. Singapore là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc trong hai năm qua, một thực tế không thể chối bỏ, cho rằng sự suy thoái của Trung Quốc đa phần xuất phát từ sự sụt giảm đáng kể về đầu tư từ năm 2009.

Bắc Kinh hãy lưu ý. Khu vực này quan trọng đối với quý vị cũng như là quý vị đối với nó.

Ravi Velloor  –  Straits Times  03-07-2015

Nguồn:https://anhbasam.wordpress.com/2015/07/07/4286-trung-quoc-dang-danh-mat-dong-nam-a-nhu-the-nao/

 

Vui cười

Bác sĩ dặn bệnh nhân:

– Bà bị thiếu tanin và chất xơ nghiêm trọng, cần ăn thật nhiều quả màu xanh và phải ăn cả vỏ không được gọt bỏ.

– Tôi xin ghi nhận lời khuyên của ông.

Đến hẹn khám lại, bác sĩ hỏi:

– Cách ăn hoa quả như vậy có ảnh hưởng gì không?

– Thưa không! Đào, lê, táo, nho… đều ổn cả, chỉ có… quả dừa thì ăn hơi lâu.

 

Bà mẹ kinh hồn bạt vía khi nghe cậu con trai cưng tuyên bố đòi mẹ lo cho cậu đính hôn… lần thứ chín:

– Trời! Mẹ không thể tưởng tượng nổi con lại đính hôn nhiều đến thế! Trước sau con đã có tới  9 vị hôn thê cơ à?

– Ồ! Đó là lỗi của thần ái tình mẹ ạ! Thần không bắn tên mà lại nã súng liên thanh vào tim con!!

 

Hai cô bạn ngồi “tám”: “Chuyện của cậu và anh chàng mới quen sao rồi?”

– Cho vào dĩ vãng rồi.

– Sao vậy? Hôm chủ nhật hai người tình tứ lắm mà?

– Tối đó, công viên mưa, ngồi trú mưa mà tay anh ta cứ…

– Sàm sỡ cậu hả?

– Được vậy còn đỡ. Đằng này tay anh ta cứ lo che mặt đồng hồ, sợ nước vào.

 

Những Cuộc Tình Ngỡ – Phan Văn Song

Tình ngỡ đã quên đi, như lòng cố lạnh lùng

Người ngỡ đã xa xăm, bổng về quá thênh thang

Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng tình vẫn còn đây

Người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây

(Trịnh Công Sơn)

Tình Ngỡ đã quên đi:

Cuối tháng sáu, nghe tin Tướng Việt Cộng Phùng Quang Thanh công du đi «xin viện trợ  tình thương » ở Pháp bị ám sát hụt tại Paris. Giựt mình, phân vân, nghi ngờ, tin vịt ? Tin thật ? Sao ? Phe ta «Hải Ngoại Chống Cộng » dám chịu chơi, chơi quá bạo ? Hay « phe địch đấm đá chơi nhau ? », nếu thật vậy, chả ăn nhậu gì với phe ta và với nước nhà cả, toàn là chuyện người dưng nước lã chả phải chuyện nhà.

Hóa là tin vịt thật ! Lại thất vọng ! Nhưng vẫn lẫn lộn giữa sững sờ, hối tiếc, ngỡ ngàn. Thương, ghét lẫn lộn. Thật là Tình Ngỡ !

Vì đã từ lâu rồi, cá nhơn chúng tôi, đã bỏ ngoài tai, không để ý đến những hiện tượng nổi, bề mặt do Đảng và Nhà cầm quyền Cộng Sản dàn dựng. Vẫn biết, nhiều hôm, vẫn tha thiết, vẫn không quên được mối tình cũ đậm đà quê hương miền Nam đất Việt thân thương của  ta. Dù dân miền Nam Việt Nam, ngày nay, đã phụ bỏ dễ dàng phe ta nhanh chóng chuyển sang thuyền kẻ xâm chiếm, vứt bỏ dễ dàng cách sanh, kiểu sống lương thiện, hiền hỏa, thành thực, không láo, không phét, của thời chúng ta, dù thuở ấy, dĩ nhiên, lâu lâu cũng có, cũng vài tay nhốn nháo, vài cá nhơn thích « nổ » vài phát « gọi là », nhưng thường thường vô thưởng vô phạt, hổng hại ai, « hổng chết thằng tây nào », không có kiểu « nổ » có patente – ba tăng nhà nước, « đỉnh cao trí tuệ », hay « máy bay đánh du kích, núp trong mây ».

Ngày nay, để tránh bực mình, và giữ giấc ngủ an lành, chúng tôi thường tránh, hổng muốn nghe, hổng muốn gặp, vì sợ thất vọng, mất hứng mất vui. Vì đã vài lần, bị lọt bẫy, trong những dịp gặp lại bà con hay bạn cũ bên nhà qua, tuy vẫn là người Sài gòn, nhưng sao vẫn « cưỡng hiếp » lỗ tai mình, bằng những câu đầy những từ mới lạ kiểu, « hạ quyết tâm » « thi đua », « tranh thủ », để « hồ hởi » « « đăng ký » để dễ dàng « nhập hộ khẩu » ; hay « phấn khởi » « xây dựng » « xử lý » « quan hệ » đầy « chất lượng » với người ngoại xâm Bắc Việt.

Chúng tôi cố quên đi những  hiện tượng bề mặt  múa rối Cộng Sản, lúc nào cũng tạo những Tình Ngỡ, qua những bức màn khói hỏa mù, … như bắt người vô tội, buộc hải ngoại và và các hội đoàn xã hội dân sự âu mỹ phải bận tâm đấu tranh ủng hộ, bảo vệ người tù lương tâm (nhơn quyền, dân chủ), sau một thời gian vận động, kêu gọi, thương thuyết nhà cầm quyền tạo huyền thoại thiện chí, thông cảm, thả người tù, tạo hy vọng, tạo Tình Ngỡ, và nhưng sau đó vẫn tiếp tục … bắt người  khác, bắt buộc các hội đoàn bảo vệ nhơn quyền và người Việt hải ngoại lại một lần nữa ra quân, báo động, như vậy, cộng đồng người Việt hải ngoại luôn luôn trong thế tự vệ chữa lửa.

Và nay Tình Ngỡ mới ! … Nay, thêm trò mới, là  trục xuất … (xêm xêm như) một loại như xuất khẩu lao động. Vì đây là xuất khẩu người đối lập, xuất khẩu người chống đối, (nhưng được dân chúng ta và tây ở Mỹ thương tình tặng mỹ từ là tù nhơn lương tâm, là NHÀ đấu tranh dân chủ)…trước để tạo thành kiến tốt với dư luận âu mỹ, sau để làm xào xáo cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, vì gởi một phân tử lạ – một vật lạ (intrus) trong một môi trường Chống Cộng gần như thuần giống.

Theo thiển ý, đó là một chiến thuật, có thể là một chiến lược, thuộc chánh sách chánh trị Đảng, của Nghị Quyết 36, để người Việt hải ngoại và các Xã hôi Dân sự đấu tranh nhơn quyền và dân chủ người bản xứ âu mỹ, trước vì mãi lo cho cá nhơn, cho các nhà đấu tranh, không nhìn hướng ngoại giao chung của nhà nước Việt Cộng, mất cảnh giác, sau gieo cho cộng đồng người Việt tỵ nạn, xào xáo, hoang mang, chia rẽ … như vậy, nhà nước Việt Cộng rãnh tay « lo việc Đảng».

Những phần tử xuất cảng ấy, vì mang nhản hiệu « chống đối » sẽ là những cái « loa »  thuận, dễ dàng tuyên truyền phát biểu với người âu mỹ « những sự thật – dàn dựng, được viết trước  – khác với sự thật hằng ngày trong nước ! ». Những chứng nhơn sống ấy, được xuất cảng để nhóm người Việt tỵ nạn Cộng sản, vì  khao khát « anh hùng » sẳn sàng « anh hùng hóa hay thần tượng hóa hay ít nhiều ca tụng hóa – kể cả phỉ nhỗ hóa đi nữa » cũng tạo ít nhiều cho những người Việt hải ngoại một cái nhìn  méo mó – thuận hay trái – và quan trọng hơn là chắc chắn cộng đồng sẽ bị chia rẽ, xào xáo, lộn xộn !

Người Việt đấu tranh hải ngoại và các cơ quan hảo tâm vẫn tiếp tục Tình ngỡ rằng đấu tranh để bảo vệ Nhơn Quyền và Dân Chủ đã thành công, vì đã buộc Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải thả người !

Cá nhơn chúng tôi thiển nghĩ chúng ta nên cố « mặc kệ họ », cố không mắc lầm, mặc họ đánh đấm múa may quay cuồng ; chúng ta phải cố bỏ nhìn, bỏ bàn tán, bỏ phân tách những hoạt động, như những cuộc di chuyển, đi Tây, đi Tàu, hay những tuyên bố, phỏng vấn, tuyên truyền. Tắt được Radio Hà nội, chúng ta sẽ sáng mắt nhìn rõ hơn. Vì chúng ta cần và phải cố gắng nhìn rõ tình hình trong nước, ráng nhìn rõ những thành quả ! (cf : « Đừng nghe… Hãy nhìn… »  của TT Nguyễn Văn Thiệu)

Chúng ta thử phân tách xem thành phần người đấu tranh. Tuy tất cả đều là những người chống chế độ, tuy tất cả đều cùng đấu tranh chống nhà cầm quyền. Nhưng họ xuất thân từ nhiều gốc gác khác nhau, từ địa dư – gốc Nam gốc Bắc – đến giai cấp gốc phó thường dân, gốc cán bộ hoặc cựu cán bộ – nên có quyền lợi đấu tranh khác nhau. Vì vậy, những đối phó của nhà cầm quyền và  những cách xử sự cũng hoàn toàn khác nhau. Kẻ bị im lặng bắt nhốt. Người được ồn ào xử xét.

Do đó, chúng ta chớ vội vàng « có thái độ ». Hãy cố nhìn rõ, những cái lẫn quẫn, ồn ào, tin tức, tuyên bố hằng ngày do bộ máy tuyên truyền Cộng Sản tạo ra.

Hãy nhìn rõ những tít tựa lớn. Ngày nay, hãy để ý, thường chỉ nhắm vào nhóm thuộc thành phần thuộc « hàng ngũ Cộng Sản », khi phản tỉnh, lúc cựu trào, hưu trí, nhưng quá cũ không cón trách nhiệm : nhưng phần đông đều có họ có hàng với Đảng Cộng Sản cầm quyền.

Cũng nên theo dõi  gần đây, trên thị trường « truyền thông » về mục « những  tin thật, tin bật mí », về « chuyện xưa, thâm cung bí sử, sau bức màn tre », vai trò nổi bật, rất thời sự, của hai « tài tử tù nhơn lương tâm vừa được trục xuất và được Mỹ cho tỵ nạn chánh trị ». Hai new guest stars – tài tử mới nổi của các bản tin nóng Việt Mỹ nầy, nay đang làm lu mờ vai trò của hai cựu « diễn viên của  phong trào phản tỉnh xưa đang tỵ nạn Cộng Sản ở Pháp », một là cụ « nhà báo lão thành, 50 năm Đảng, nay gạt bỏ cả công danh, huy chương, lon lá quân hàm để chỉ làm nhà báo tự do » và hai là nữ « nhà văn từng ngồi khóc bên lề Sài gòn năm xưa khi biết mình bị gạt, nay tỵ nạn để được mãi mãi tự do nói tự do chưởi.. ».

Và cứ thế qua sóng Ti Vi, qua đài Phát Thanh, đó đây, đi lại, nầy đây, người « con ông cháu cha, hoàng tử đỏ, bằng cấp đầy mình, dám bỏ cả công danh tương lai xán lạn, ngày mai huy hoàng không thèm Thủ tướng cũng không thèm Bộ trưởng », có lẽ « nhờ dư dã tiền bạc của cải sống không cần đi làm », nên chấp nhận được trục xuất, tỵ nạn chống chế độ, xây dựng lại tương lai Việt Nam…và kia kìa, kẻ cựu« dũng sĩ Diệt Mỹ, nay là nhà báo nhơn dân tự do, cũng dư tiền dư bạc tuy gốc lính nhưng nay  nhờ Ơn Bác Đảng, nên chủ nhơn ông mấy căn nhà cho thuê, dư tiền dư bạc, viết blog chống Đảng ».

Và cái sự thât phải nhìn rõ, tất cả họ, là toàn là người trong Đảng họ hàng Đảng tộc với nhau cả, chẳng thấy anh « phó thường dân » đặc sệt gốc Sài gòn, hay Cần Thơ, Cần Guộc, Vĩnh Long nào ! Chỉ tội nghiệp phe ta nhóm tỵ nạn hải ngoại dân miền Nam với nhau, thiếu quen, thiếu biết, không họ, không hàng, thiếu dòng thế tộc, nên hể nghe có anh hùng chống Cộng « được » trục xuất ra, nên là như khát nước gặp CoCa, là vội vàng, hối hã, quơ vào, nhét và tay họ lá cờ vàng thân quý.

Làm như cờ vàng của mình đói tay, thèm người cầm cờ vậy ? Bạ ai cũng giao, cũng nhét. Cờ vàng của chúng ta, một biểu tượng cao quý, cần phải được trân trọng, phải lựa người mà trao, phải lựa chổ, lựa lúc mà trương lên, mà đặt đúng.

Những thôi, hãy trở về với cái tình đất nước.

Việc quan trọng là nước Việt ta đi về đâu ?: Quo Vadis ?

Tương lai mù mịt, ngày nay, nước Việt Nam không có cái gì, không còn cái gì, để đổi chác thương lượng mua bán với ai cả. Đất liền bị chiếm, hải phận bị mất, hải đảo chả còn. Tài nguyên bị người lạ khai thác, Việt Nam ngày nay là một quốc gia không có một ngành kỹ nghệ khả dĩ, không có một ngành thương mại đáng nêu tên – Trade Mark « Made in Viêt Nam » không có được một đánh giá phẩm chất. Một đồng tiền không bảo đảm, vì không có gì bảo chứng ! Ngay cả trong nước, dân chúng nhiều lúc phải lượng giá bằng đồng dollars. Việt Nam ngày nay sống bằng nợ, sống bằng tiền viện trợ nước ngoài. May quá còn  ty tý du lịch nhờ nắng  nóng đẹp, nhờ phong cảnh hữu tình, ngoài ra … có gì để lôi kéo ?

Âu Châu có Hy Lạp, Đông Nam Á có Việt Nam !

Việt Nam thật sự, ngày nay, chỉ như là một cô điếm già, hương sắc tàn phế, thằng ma-cô Việt Cộng đã khai thác cả tài năng, thằng chủ nhơn Trung Cộng đã hút hết cả nhụy lẫn hương. Lúc hương tàn, nhụy lặn, Việt Nam như cô điếm cuối mùa, ráng trang điểm, ráng chưng diện bề ngoài đi tìm khách mới, lúc qua Âu, khi du Mỹ.

Ngoài những cái đẹp thiên nhiên, trời cho, nhưng vì quá sử dụng, nay cũng chẳng còn tý tàn dư nào, do thiếu bảo toàn, bảo quản, có bao nhiêu xài xả láng hết. Xưa, Vịnh Hạ Long, trời cho, kỳ quan thứ tám, tuyệt mỹ,

nay bãi biển dơ dáy, rác bẫn ! Xưa nước trong, biển sạch, nay san hô tàn lụi vì biển bị ô nhiểm, bị khai thác quá tải, Xưa, đồng bằng Cửu Long, Đồng Tháp, cánh đồng bất tận, cò bay thẳng cánh, ngàn năm hưởng đất phù sa, phì nhiêu mới mẽ từ Hy Mã lạp Sơn tải xuống, nay hoàn toàn khô cằn, vì những cái đập thủy điện Trung Cộng trên thượng nguồn đã chặn lọc tất cả đất bồi quý giá. Phù sa kém, sức nước ngọt yếu, sức nước mặn biển đông tràn ngược, khi thủy triều cao, đồng bằng Cửu Long dần dần ngập mặn, vựa lúa, vựa vườn cây trái từ nay bị nhập mặn, mất sức sản xuất. Rừng Trường Sơn xưa kia, cây cao, gỗ quý, nay vì bị chặt bán khai thác triệt để, nay bị tiêu hủy gần hết. Thiếu cây, thiếu rể giữ đất, giữ nước, miền Trung mỗi năm mỗi lụt nặng thêm.

Hương sắc nàng Việt càng ngày càng yếu, gia tài của mẹ càng ngày càng thâm thụt.

Mình ở hải ngoại, Tình Ngỡ quê hương vẫn đẹp mãi, rừng vẫn vàng, biển vẫn bạc. Mong rằng biến cố Việt Cộng, như một cơn bệnh dài, như nạn dịch tả, rồi một ngày nào sẽ qua. Lịch sử Việt Nam 4000 lập quốc, đắng cay, khổ sở cũng nhiều, nhưng cũng hưởng được vài thời vinh quang phú quý. Nghĩ rằng đất nước mình, dù nay, dẫu mạt vận đi nữa, cũng còn có vài người « mình », thương nước, trách nhiệm lương tâm, lo liệu, gầy dựng lại. Ngàn năm Bắc thuộc, vẫn còn giữ được tiếng nói, trăm năm Pháp thuộc, vẫn còn hưởng được chữ quốc ngữ, xá chi 70 năm Cộng Sản.Trong cái rủi có cái may, nhờ tiếng nói, nhờ quốc ngữ, ngày nay người Việt vẫn giữ được bản sắc, khác hẳn người Tàu. Rồi sẽ có một ngày …

Mình cố quên, cố giao, cố hy vọng, nhưng sao vẫn cứ vấn vương sốt ruột !

Tình ngỡ đã phôi pha:

Tình Ngỡ. Đã từ bao năm tháng nay, từng đợt và từng đợt các «Chiến dịch Đừng Tưởng » của Nghị Quyết 36 không làm nao núng lòng yêu nước người Việt hải ngoại được. Nhưng cớ sao, Hải ngoại chúng ta cứ mãi hoang mang, chia rẽ, xào xáo.

Tình Ngỡ. Mở cửa dụ người Việt tỵ nạn nhớ nhà về nước, trước để kiếm tiền « Kiều hối – khúc ruột ngàn dặm – 12, 13 tỷ, bằng cả 1/10 Tổng Sản Lượng Hằng Năm Việt Nam chứ ít ỏi gì ! », sau để kiểm soát và bịt miệng hải ngoại, muốn về chơi, phải im mồm. Thế nhưng tuy thằng tỵ nạn về thăm nhà, im mồm thật, nhưng lại đem về trong nước những «  hủ tục » của thế giới tự do, nào nhơn quyền, nào dân chủ, tự do, và cái hiện tượng « diễn biến hòa bình » mà Cộng sản đang ngại, đang sợ ấy – (thật là một nghịch lý, ai đi sợ cái hòa bình đang về nhà mình ?) – chẳng chốc biến thành sự thật. Từ đó  thế giới người Việt trong nước – vì có nhu cầu, vì cần giấc mơ Dân Chủ, Nhơn Quyền hay tệ lắm cũng mong «một thay đổi-cải tổ » để « dễ thở, để có tý thoải mái » – hoà nhịp được cùng cộng đồng người Việt hải ngoại – vì là nạn nhơn, nên Chống Cộng –  vào một giòng thác chống chế độ, vào một giòng thác đòi hỏi, đấu tranh đối lập, thoạt đầu chỉ lẻ tẻ đòi hỏi những quyền lợi sống, sanh hoạt, nhưng dần dần đang lớn dần bởi nạn Hán hóa do nhà cầm quyền Việt Cộng không dấu được bản chất bán nước, nên đang càng ngày càng mãnh liệt, và chẳng chốc, mong thay ! Sẽ là một giòng thác lũ cuốn trôi chế độ bạo tàn.

Tình Ngỡ. Đảng Cộng Sản Việt Nam, càng ngày càng xa dân, Đảng Cộng Sãn Việt Nam càng ngày càng mất dân. Cớ sao vẫn còn tồn tại mãi.

Sự thật là chúng ta và cả dân chúng Việt Nam vẫn còn đang bị dễ mê hoặc, dễ dàng đi vào một mê hồn trận đấy rẩy những huyền thoại, đầy dân tộc tánh, đầy anh hùng tánh, đầy hứa hẹn, với những dàn dựngkiểu cách tinh vi của bộ máy tuyên truyền xách động – agit prop du nhập từ thời Komminter – Cộng Sản Quốc Tế. Bằng chứng, gần đây thôi, khi cần kêu gọi, Việt Cộng dám dựng lại cả những anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa, tuy thuộc chế độ cũ, thuộc chế độ thua cuộc đấy, nhưng khi cần, cũng ăn có, ôm luôn, và cũng phải xài thôi. Việt Cộng đã biểu tượng hóa Trung Tá Ngụy Văn Thà, người anh hùng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa cùng 74 binh sĩ tử tiết trận Hoàng Sa chống Tàu. Dùng những anh hùng Việt Nam Cộng Hòa chống Tàu.

Nhưng có dám cầm cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa chống Tàu không ?

Tình Ngỡ. Chưa bao giờ các « cựu quan của Triều Đình Cộng Sản » bổng nhiên, tỉnh ngủ, phản tỉnh nhiều đến thế. Chưa bao giờ, như một phong trào, các đảng viên đảng Cộng Sản, các cựu quan to, chức lớn, quyền cao bỗng nhiên, tỉnh ngủ, bật mí, xé bức màn nhung, thâm cung bí sử nhiều như vậy ! Nhưng tiếc quá ! Vì sao toàn những chuyện « đời xưa, con mẹ bán dưa » chả ăn nhậu gì đến ngày nay cả ? Chuyện Hồ Chí Minh có vợ, có con, giết vợ, không nuôi con … chuyện Lê Duẩn phản Hồ,  chuyện Đại Tướng cầm bin « dỏm », chuyện Nguyễn Văn Linh với chuyện Thành Đô, Phạm Văn Đồng ký văn kiện. … Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. So what ! Et alors !

Mình muốn nghe những chuyện thiệt của ngày nay, chuyện biên giới bị lấn chiếm, chuyện những điểm chiến lược bị Tàu chiếm ở, nào Cao nguyên thì Nhân Cơ, nào cửa biển thì Vũng Áng, nào đảo Phú quốc sắp bị bán, nào Phan Rang cũng bị sắp bán…  Và chuyện hải phận ở Biển Đông đang mất dần, ngư dân Việt Nam nay chỉ lẩn quần « câu cá » trước cửa biển nhà mình thôi, không được đi xa quá 40 cây số bãi biển nhà. Nhà cầm quyền Việt Nam phải có thái độ gì ? Không biết ? Ngoại giao ?

« Mình ngỡ nó Ngoại Giao, ai ngờ nó Phục tòng.

Mình ngỡ nó ra oai, ai ngờ nó Nín Khe ! »

Với 16 chữ vàng, dân oan bỏ mạng, ngư dân bỏ thuyền.

Tình Ngỡ. Khi nhờ những nhơn vật tỉnh ngủ, hết mê, « xây dựng » thuyết phục, « vận động », Đồng Chí Ba X, Thủ tướng lâu ngày, ngậm miệng ăn tiền, nhắm mắt theo Tàu, giữ ghế Thủ Tướng, để nương thân hưởng bổng lộc, để gia đình dễ dãi làm ăn. Nay,  bổng nhiên nổi hứng, xé rào, tuyên bố ngon lành,  … hung hăng khẳng định dân tộc ta anh hùng chống ngoại xâm ( nhưng không nói ngoại xâm Tàu !), dám chê bai đường lối Đảng, đòi sửa sai, hứa rằng mai nầy, Quân đội Nhân dân sẽ không còn Trung với Đảng nữa mà sẽ Trung với Tổ quốc (một thái độ tự nhiên rất hiễn nhiên của tất cả Quân đội trên thế giới, nhưng đây là một món quà lớn của Quân dân Nhân dân Việt Nam biếu cho dân Việt Nam) ! Great, hoan hô, từ nay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ Trung Thành với Tổ Quốc ! Thiên hạ nghe xong từ quốc nội đến hải ngoại bèn một lòng : Hoan Hô, hoan Hô Vạn Tuế anh Ba X.

Tình Ngỡ. Nay toàn dân Việt hải ngoại ta, chỉ chờ « đèn xanh anh Ba X bật » là « hồ hởi, phấn khởi » sẽ tung anh Ba X  là cứu tinh dân tộc, Gorbatchev tái thế !

Chừng nào ?

Và lúc Hòa Hợp Hỏa Giải sẽ đến thôi ? Tình Ngỡ ?

Vì quá lâu lắm rồi, vì trãi bao năm tháng, qua bao lần « Đổi mới », bao lần « Sửa Sai », bao phen « Nghị Quyết », ngày tháng qua, đất nước Việt Nam vẫn đội sổ bảng thống kê các xứ nghèo. Người dân Việt Nam, nghèo, vẫn nghèo, và càng nghèo mạt. Đói, vẫn đói và càng đói dài. Và trái lại nhóm cán bộ đảng viên Đảng Cộng Sản, càng ngày càng giàu sang, càng xôm tụ cửa rộng nhà cao.

Tại sao chúng ta cứ mãi đeo vào những cuộc Tình Ngỡ mãi mãi vậy?

Người ngỡ đã xa xăm, nhưng người vẫn còn đây:

Thật sự, chúng ta cần những cuộc Tình Ngỡ, vì chúng ta bất lực trước thời cuộc, là người Việt Nam chúng ta, từ trong nước đến Hải ngoại  tất cả đang ở cái tâm trạng chung là chán chê chế độ, muốn dẹp Đảng Cộng Sản, muốn có một Nhà cầm quyền mới không Cộng Sản, muốn một chế độ Dân Chủ, một đất nước có Tự Do, một Hiến Pháp trọng Nhơn Quyền, trọng Pháp Luật, trọng Công Bằng.

Thế nhưng, tuy là một nghịch lý, nhưng cũng là một cái tự nhiên thôi, toàn thể người Việt, tựu trung, lại lo sợ, lo sợ cái ngày mai của những xáo trộn xã hội khi có thay đổi, đặc biệt, sau một thời gian độc tài, toàn trị, sau thời kỳ hậu Cộng Sản ; hoặc do những người quá khích phía Dân Chủ muốn trả thù, hoặc do những người bảo thủ phía Cộng Sản muốn duy trì quyền lực. Xáo trộn, nội loạn, chánh biến vũ lực. Đó sẽ là những tất yếu không tránh được.

Và người Việt lại càng sợ anh láng giềng phương Bắc, « mất mặt bầu cua » vì bị bọn chư hầu tẩy chay.

Người Việt, nói chung, sợ đụng chạm với Tàu bành trướng hung hăng, vì người Việt Nam rất ngại chiến tranh, rất sợ những xung đột, ngại những biến động, vì họ đã trãi qua từ hơn 70 năm nay rồi, mặc dù với 40 năm sau nay, tuy được gọi là, được sống trong hòa bình, nhưng thật sự trong một môi trường hoàn toàn bất ổn, sống ngày nào biết ngày ấy, không tương lai, không viễn ảnh, trong một không gian đầy ảo tưởng, với những giá trị giả tạo, bằng cấp thì mua, sở hữu thì ảo (chủ nhơn cơ ngơi nhà cửa tạm thời vì xây dựng trên đất là chủ nhơn thiệt là Đảng Cộng Sản – những sở hữu hay những gia tài với giá trị một đồng tiền đang lạm phát và không bảo chứng – sanh sống, sanh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, trong một môi trường đang bị nhiểm độc, trên một giang sơn đang bị cắt bán từng lô một, từng vùng một. Ngày hôm nay, ai dám cho chúng ta biết diện tích đất liền của Việt Nam là bao nhiêu không ? Diện tích của hải phận ta là bao nhiêu không ? ).

Suốt cả quá trình lịch sử Việt Nam, hiện tượng xuất cảng người lao động, nam làm cu li bán mồ hôi, nữ làm điếm bán trôn, chỉ có trong triều đại Nhà Cộng Sản thôi !

Người Việt tỵ nạn hải ngoại, vì lại càng sợ chiến tranh, nên rất «  nhạy cảm » với những tin tức hành lang « dỏm » tung từ những chuyến đi, gọi là công du ngoại giao.

Hoặc của quan chức Huê Kỳ (Thật lạ lùng, phe ta bị Huê Kỳ cắm sừng dài dài, gạt dài dài từ chết đến bị thương nhưng lúc nào của Ái Mỹ, Yêu Mỹ, Mê Mỹ, và mong Mỹ trở về Việt Nam, và « tìm đồng minh nơi Việt Nam » như một người việt hải ngoại có tai tô -title « nhà bình luận chánh trị » vừa thốt lên. Đến Việt Nam, giúp Việt Nam thì Okê salem chứ tìm đồng mình ở Việt Nam chống Trung Cộng thật tôi nghiệp thay cho Việt Nam !)

Hoặc do phía Nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội, du ngoạn công cán nước ngoài, khi với Âu, lúc với Mỹ ! (nhưng sự thật chỉ là những chuyến đi chơi, trước « tham quan » mua vui du lịch, sau « xin xỏ, kiếm chút cháo » của các yếu nhơn Cộng sản thôi !).

Câu hỏi phải được đặt ra là  người dân trong nước có thật sự muốn lật đổ Nhà Cầm quyền Cộng sản không ? Hay chỉ đón gió chờ thời, mong Mỹ đánh Tàu, cứu Việt Nam theo câu « Mỹ đi rồi Mỹ lại về » như sấm Trạng Trình vậy. Vì năm nay « Mã đề Dương cước, anh hùng Việt Cộng đến ngày tận số » rồi !

Thay lời Kết:

Và chúng ta tiếp tục Tình Ngỡ khi Obama tiếp Nguyễn Phú Trọng.

Và chúng ta tiếp tụcTình Ngỡ khi thấy Thị Trường Chứng Khoán Tàu đang sụp đổ,  Và chúng ta tiếp tục Tình Ngỡ Tàu sẽ sập tiệm.

Và chúng ta Tình Ngỡ Tàu sẽ bị Mỹ đánh gục bằng đòn kinh tế.

Và chúng ta Tình Ngỡ rằng Mỹ sẽ cần có đồng minh Việt Nam để có Cảng Cam Ranh. Để đóng quân ở Cam Ranh như đóng quân ở Subic Bay bên Phi Luật Tân.

Vì nếu thật sự Mỹ cần Cảng Cam Ranh để chống Tàu ? Thì thật tình mà nói thì Mỹ chả cần Việt Nam có Nhơn Quyền hay Dân Chủ gì cả. Vì thoả thuận với một Đảng Cộng Sản cầm quyền một cách độc tài, dễ dàng và chắc chắn hơn với một Đảng đối lập Dân Chủ, vì thủ tục Dân Chủ rườm rà, và chỉ vì phải « đi vào một cuộc phiêu lưu mới ».

Việt Nam chắc chắn sẽ nhập TPP, ấy là một kết quả gần như bắt buộc, vì Obama muốn « để lại một cái gì với núi sông » trong cái phương trình chánh tri ngoại giao, xoay trục sang Á Đông của ông.

Cho Việt Nam nhập vào TPP, cũng là một phương tiện tốt cho Tàu. (Nguyễn Phú Trọng hai lần đi khấu đầu « xin phép » Tàu).

Obama sẽ thành công ! Vì tạo « cảm tưởng » cô lập Tàu, với TPP, nên không có « mất mặt thua Tàu ».

Thế nhưng, cũng vẫn không đóng cửa với Tàu !

Nhờ Việt Nam, vẫn hé mở cánh cửa sau (Việt Nam), để không bế môn khóa cảng với Tàu. Tiện cả đôi bề.

Qua cửa ngõ Việt Nam, hàng hóa Tàu vẫn buôn bán được. Ba xứ cựu Đông Dương vào TPP thì Trung Cộng chả cần thiết vào TPP, và Mỹ cũng chẳng nói gì hơn được.

Cá nhơn chúng tôi người viết có vẻ bi quan, ngược với không khí người Việt hải ngoại đầy lạc quan với hướng chánh trị xoay trục của Obama.

Cá nhơn chúng tôi, đã bao lần Tình Ngỡ với Mỹ, bao lần thất vọng !  Ngày nay, Tình Ngỡ Obama thuận với cuộc đấu tranh cho một Việt Nam sớm có Nhơn Quyền Dân Chủ, khó tin lắm !

Vì đem Nhơn Quyền, đem Dân Chủ Mỹ vào Việt Nam để mất Việt Cộng ? Lợi gì cho Mỹ ?

Việt Cộng nghe lời Mỹ ( ?) đem Dân Chủ, đem Nhơn Quyền về cho Việt Nam ? Lợi gì cho Việt Cộng ?  Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu câu trả lời.

Chúng tôi xin thiển nghĩ chúng ta luôn luôn ráng mở mắt, đấu tranh dài dài. Chỉ có chừng nào Đảng Cộng Sản Việt Nam thiệt tình không còn cầm quyền nữa. Chừng nào, người Việt Nam Dân chủ trong nước dám nổi dậy, thật sự cầm quyền chúng ta mới có thể mong một Việt Nam tử tế trở về với dân Việt Nam.

Mong lắm !

Hồi Nhơn Sơn, những ngày Tổng Trọng du Mỹ

 

Vui cười

Cô gái nói với người yêu:

– Anh ạ! Nhiều lúc em cảm thấy tình yêu của chúng mình cứ như chuyện tình

Romeo và Juliet đấy…

Chàng trai kêu lên sung sướng:

– Thật vậy sao?

– Em thấy lãng mạn lắm phải không?

– Không phải giống ở chỗ lãng mạn mà là ở chỗ, bố em cũng dọa… giết anh.

 

Cửa hàng nọ quảng cáo sẽ thỏa mãn vô điều kiện bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng. Một người đàn ông vào hỏi mua một đôi găng tay.

– Ngài thích loại màu nào ạ?

– Xin cho tôi loại màu đen.

– Loại găng tay mùa đông hay mùa thu ạ?

– Loại mùa thu.

– Loại dùng với áo khoác ngoài, áo bành tô hay áo bu-dông ạ?

– Với áo khoác ngoài! Thế bao giờ các anh mới bán cho tôi đấy – Người khách hỏi với vẻ bắt đầu bực dọc.

– Thưa ngài, chúng tôi e rằng ngài phải mang chiếc áo ấy đến đây cho chúng tôi xem. Cam đoan khi ấy ngài sẽ tìm được đôi găng tay đúng ý ngài nhất.

Ông già đứng bên cạnh xen vào:

– Ðừng tin họ! Lão đã phải cởi quần dài, phải mang cả bô đến mà cuối cùng vẫn chưa mua được giấy vệ sinh của họ đấy!

Dân Tộc Sinh Tồn

2. Sự áp- dụng những thuyết duy-vật biện-chứng và duy-vật sử-quan vào việc cải-tạo xã-hội

a) Thuyết giai-cấp đấu-tranh

Marx và Engels đã cố tìm ra những định-luật về sự tiến-hóa xã-hội của lịch-sử, và nêu ra những thuyết duy-vật biện-chứng cùng duy-vật sử-quan không phải với tư-cách học-giả. Mục-đích của họ là hoạt-động để cải-tạo xã-hội, nâng cao đời sống hạng cần-lao. Bởi đó,họ đem áp-dụng những thuyết trên này vào chủ-trương xã-hội của họ và nêu ra thuyết giai-cấp đấu-tranh.

Theo thuyết này, xã-hội loài người không lúc nào bất-động, nó biến-chuyển mãi mãi không ngừng. Sự biến-động này luôn-luôn tùy-thuộc những điều-kiện vật-chất chi-phối xã-hội, và diễn ra đúng theo luật biện-chứng, với những mâu-thuẫn nội-tại đối-chọi nhau để đưa đến những cuộc cách-mạng, nghĩa là những cuộc thay đổi đột-ngột và mãnh-liệt.

Từ trước đến giờ, nhơn-loại đã trải qua nhiều chế-độ kinh-tế, mà trong chế-độ nào, nhơn-loại cũng chia ra làm nhiều giai-cấp khác nhau chống-chọi lại nhau và luôn luôn tìm cách bóc lột lẫn nhau bằng cách chiếm-đoạt lấy những phương-tiện sản-xuất.

Kết-quả cuộc xung-đột này là một thiểu-số nhờ mưu mẹo gian-hùng hay nhờ võ-lực mà được miễn làm những công việc trực-tiếp sanh-sản, còn phần đông lại phải thêm vào sự làm việc để nuôi thân, một phần việc phụ-trội dùng để nuôi dưỡng và làm giàu cho thiểu-số nắm lấy những phương-tiện sản-xuất kia.

Lần lần,giữa hạng bóc lột và hạng bị bóc lột nảy sanh ra nhiều mối quan-hệ kinh-tế. Những lien-quan này được duy-trì bằng võ-lực, bằng lý-luận, bằng đạo-đức, bằng phong-tục, bằng thói quen của đa-số bị bóc lột và sau cùng, đa-số này xem tổ-chức đương-hữu như là một tổ-chức chánh-đáng và hợp-lý. Thật ra nó cũng có một phần chánh-đáng vì nó phù-hợp với những điều-kiện kỹ-thuật của sự sản-xuất đương-hữu.

Nhưng chế-độ nào cũng chứa sẵn mầm mống của phương-pháp kinh-tế và xã-hội làm nền-tảng cho chế-độ kế-tiếp theo nó. Khi điều-kiện sản-xuất thay đổi thì cái thượng-từng kiến-trúc của xã-hội cũng thay đổi theo. Sự thay đổi này không phải thực-hiện một cách hòa-bình. Những mầm mống làm nền-tảng cho chế-độ mới phản-động mãnh-liệt đối với chế-độ cũ đã phôi-thai ra nó. Và muốn tiếp-tục cuộc tiến-hóa, nó phải phá vỡ chế-độ ấy,cũng như con gà con muốn nở, phải mổ vỡ cái võ trứng trong đó nó thành hình. Lúc con người bỏ cuộc đời du-mục để trụ lại một chỗ sống theo nông-nghiệp và tiểu-công-nghệ thì chế-độ tộc-trưởng phải bị hủy-diệt, giai-cấp tộc-trưởng phải nhường chỗ lại cho giai-cấp địa-chủ thành-lập chế-độ phong-kiến. Đến khi cơ-giới phát-minh, sự sản-xuất kinh-tế bắt đầu thay đổi thì phong-trào dân-quyền đột-khởi, giai-cấp trưởng-giả đứng lên dẫn đầu cho dân-chúng phá vỡ chế-độ phong-kiến để lập chế-độ dân-chủ tư-sản phù-hợp với sự sản-xuất kỹ-nghệ và nền kinh-tế tư-bản hơn.

Chế-độ kinh-tế hiện-hữu là chế-độ tư-bản. Cuộc giai-cấp tranh-đấu trong chế-độ này rõ rệt và giản-dị hơn trong những chế-độ cũ, vì xã-hội tư-bản chỉ có hai giai-cấp: giai-cấp tư-bản và giai-cấp vô-sản. Sự tổ-chức của chế-độ tư-bản đưa đến sự cạnh-tranh giữa những nhà dinh-nghiệp làm cho tư-bản lần lần tập- trung trong tay một số ít người. Vì thế, giai-cấp tư-bản càng ngày càng ít và cố-nhiên giai-cấp vô-sản phải càng ngày càng đông. Sau cùng, thế nào giai-cấp vô-sản cũng sẽ phá-hủy chế-độ tư-bản một cách dễ dàng để thiết-lập một chê-độ mới trên thế-giới.

Nói tóm lại,theo Karl Marx và Engels, lịch-sử chỉ là một cuộc tranh-đấu không ngừng giữa các giai-cấp để chiếm lấy chánh-quyền. Đó là một phong-trào cách-mạng liên-tục của các giai-cấp bị bóc lột gây ra để thoát -ly giai-cấp bóc lột. Cáo-chung của những cuộc thoát -ly liên-tiếp nhau và càng ngày càng tiến-hóa này là sự thoát -ly của giai-cấp vô-sản hiện-thời.

b) Những thuyết phụ thêm vào chủ-trương giai-cấp tranh-đấu

Trên cái nền tảng triết-lý-chính họ đã tạo ra, Marx và Engels đã xây dựng được một hệ-thống suy-luận khá chặt chẽ. Nhưng dầu nó có đẹp đẽ đến đâu, thuyết giai-cấp tranh-đấu trên đây

cũng chỉ đủ để gây ra những cuộc bàn cãi suông giữa các nhà học-giả mà thôi. Muốn lôi kéo quần-chúng lao-động theo mình? Marx và Engels phải nêu ra nhiều thuyết khác phụ thêm vào để kích-thích họ, cám dỗ họ và gây cho họ một lòng tin-tưởng mạnh mẽ nơi sự thành-công cuối-cùng của họ. Đó là những thuyết chỉ-trích chế-độ tư-bản mà quan-trọng nhứt là thuyết giá-trị và giá-trị thặng-dư.

1° THUYẾT GIÁ-TRỊ.

Thuyết giá-trị của Karl Marx do nơi một  thuyết của học-phái kinh-tế cổ-điển của Anh mà ra. Theo thuyết này, trong những xã-hội tư-bản, hình-thức đơn-sơ nhứt của tài-sản là hàng-hóa, nghĩa là một vật sản-xuất ra để bán.

Trước hết, hàng-hóa phải hữu-ích. Nhưng vì nó làm ra cốt để đổi chác, nên người ta phải tùy theo sự đổi chác mà đánh giá nó. Người ta đem đổi hai món hàng-hóa cho nhau theo một tỉ-lệ thường hay lên xuống không  chừng. Cái tỉ-lệ ấy là giá-trị mậu-dịch của món hàng.Tỉ-lệ mậu-dịch hàm ý  rằng giữa hai món hàng có một cái gì chung nhau. Cái ấy không phải là phẩm-chất tự-nhiên của hàng-hóa vì phẩm-chất này khác nhau không cùng. Tánh-cách chung của tất cả các hàng-hóa là cái nào cũng do sự làm việc mà ra. Vậy, bản-chất của giá-trị là sự làm việc và cái mực đo giá-trị là số công việc phải làm.

Nhưng Marx thêm rằng muốn có một kết-quả có tánh-cách tổng-quát, ta không nên định  giá-trị món hàng theo số công việc thật-sự người thợ phải làm để sản-xuất nó, mà phải lấy số công việc xã-hội cần-thiết, nghĩa là số công việc cần để tạo món hàng ấy trong những điều-kiện sản-xuất thông-thường.

Công việc làm thật ra rất phức-tạp và Ricardo đã có nhắc đến chỗ khó khăn trong sự so sánh công việc làm trong một giờ hay một ngày ở ngành kỹ-nghệ này với công việc làm trong một thời-hạn tương-tự ở một ngành kỹ-nghệ khác. Nhưng Marx cho rằng công việc chuyên-môn vẫn chỉ là một công việc thường, thêm vào một phụ-số nào đó, và có thể xem như là một bội-số của một công việc làm thường.

Giá-trị đã định như thế rồi, làm sao giải-nghĩa được sự bóc lột người làm việc? Đó là công việc của thuyết giá-trị thặng-dư.

2° THUYẾT GIÁ-TRỊ THẶNG-DƯ.

Theo thuyết giá-trị thặng-dư thì từ lúc kỷ-nguyên tư-bản bắt-đầu (thế-kỷ thứ 16), sự mậu-dịch có hai hình-thức. Bên hình-thức thông-thường tóm lại trong vòng mậu-dịch «hàng tiền hàng» cốt đem một món hàng hữu-ích đổi lấy một món hàng hữu-ích khác, có một hình-thức mậu-dịch mới «tiền hàng tiền». Hình-thức mậu-dịch mới này không còn bày tỏ ý muốn bán hàng để mua lại những món nhu-dụng cho mình nữa. Nó tượng trưng cho sự mua để bán lại hầu thâu một số lời, số lời này cứ tái đi tái lại mãi mỗi khi có sự mậu-dịch. Theo cách mậu-dịch sau này, người có tiền bỏ tiền vào sự lưu-thông để lấy nó lại với số lời, và số tiền dùng bằng cách ấy thành ra một tư-bản.

Tóm lại, cách mậu-dịch trước bắt đầu và kết-thúc bằng hàng-hóa: sự ích-lợi của việc mậu-dịch ấy là đem lại một vật khác dùng được vào một việc khác. Vậy, hai vãt ấy có giá-trị ngang nhau. Cách mậu-dịch sau thì bắt đầu và kết-thúc bằng tiền, nó chỉ hữu-ích khi số thâu được lớn hơn số bỏ ra. Đem một phần gạo đổi lấy một phần thịt cùng một giá-trị là làm một công việc có ích cho hai người đổi chác ,vì một người cần gạo, một người cần thịt. Còn đem một trăm đồng đổi lấy một trăm đồng là làm một việc vô-ích; người đem một trăm đồng bỏ vào sự mậu-dịch chỉ bỏ nó ra để lấy lại 105 hay 110 đồng. Số 5 hay 10 đồng dư ra đó là giá-trị thặng-dư.

Nhưng cái giá-trị thặng-dư này làm sao thực-hiện được? Tại sao không những nó thực-hiện được, mà lại còn thực-hiện nhiều lần kế tiếp nhau một cách vô-cùng? Theo phái Karl Marx, vấn-đề này thâu lại như sau đây: người có tiền trước hết phải mua những hang-h óa đúng theo giá của nó rồi bán  nó cũng đúng theo giá-trị nó, mà lại có thể thâu về một số tiền lớn hơn số y bỏ ra. Bảo rằng hai người mua bán đã mua hay bán hàng-hóa với một số tiền cao hơn giá-trị nó thì không giải-quyết được vấn-đề,vì trong trường-hợp ấy, số lời hay lỗ của người này đúng vào chỗ lỗ hay lời của người kia, và cái giá-trị bỏ vào sự lưu-thông cũng không thay đổi,còn đàng này phải giải thích cho được cái giá-trị thặng-dư.

Theo Marx, giá-trị thặng-dư này chỉ có thể do nơi sự sử-dụng món hàng-hóa giữa lúc mua về và lúc bán ra.Vậy, nhà tư-bản phải tìm một món hàng đặc-biệt, một món hàng có một ứng-dụng rộng rãi có thể làm cho nó trở thành một nguồn giá-trị đổi chác được. Món hàng đặc-biệt ấy là sức làm việc.

Sức làm việc mà phải thành một món hàng làm nguồn gốc cho giá-trị thặng-dư, đó không phải là một việc tự-nhiên và vĩnh-viễn. Trời đất không sanh ra một hạng người làm chủ những phương-tiện sản-xuất và một hạng người chỉ có độc một sức làm việc của mình. Tình-trạng dị-thường này chỉ xuất-hiện trong thời-kỳ tư-bản mà thôi.

Cũng như mọi hàng-hóa khác, sức làm việc có một giá-trị mậu-dịch. Muốn định giá-trị mậu-dịch một món hàng, ta phải lấy số thì-giờ làm việc trung-bình cần-thiết để tạo ra nó mà tính.Trong trường-hợp sức làm việc, số thì-giờ ấy là số thì giờ cần-thiết để sản-xuất những món dùng vào việc duy-trì sự sống của người làm việc và của những kẻ sau này sẽ thay người ấy trong sự làm việc, tức là con cái nuôi trong gia-đình.

Giá-trị mậu-dịch của sức làm việc thì như thế,còn giá-trị thật-dụng của nó là sự sử-dụng nó. Sự sử-dụng sức làm việc, chính là sự làm việc. Người lao-động không nắm được những phương-tiện sản-xuất trong tay, phải bán sức làm việc của mình cho nhà tư-bản. Nhà tư-bản mua sức làm việc ấy và sử-dụng nó bằng cách bắt người lao-động làm việc; sản-phẩm tạo ra được thì thuộc quyền sở-hữu của nhà tư-bản.

Nhưng số sản-phẩm mà sức làm việc có thể tạo ra nhiều hơn số sản-phẩm cần-thiết để duy-trì sự sống của người làm việc. Người lao-động có thể làm việc trong 12 giờ mỗi ngày mà chỉ cần làm 6 giờ cũng đủ sản-xuất những món cần-thiết cho sự sống của mình.

Trong khi mua sức làm việc, nhà tư-bản chỉ trả tiền đúng theo giá-trị mậu-dịch của sức làm việc ấy, nghĩa là theo số tổn-phí để nuôi sống người lao-động. Nhưng khi đem dùng sức làm việc mình mua, nhà tư-bản đã dùng nó theo giá-trị thật-dụng của nó, nghĩa là bắt người lao-động làm việc hết sức mình.

Vậy ngoài 6 giờ làm việc để sản-xuất những món cần dùng cho sự sống của mình, để sản-xuất một giá-trị bằng giá-trị mậu-dịch của sức làm việc mình, người lao-động phải làm thêm 6 giờ phụ-trội. Số 6 giờ làm việc phụ-trội này, nhà tư-bản không trả tiền,vì y chỉ trả cho người lao-động một số lương đúng theo giá-trị mậu-dịch của sức làm việc mà thôi, nhưng y vẫn được dùng nó. Những giờ làm việc phụ-trội nói trên đây sản-xuất ra một giá-trị phụ-trội, giá-trị phụ-trội này là giá-trị thặng-dư nhà tư-bản ngồi không an-hưởng.

Chế-độ tư-bản là một chế-độ mạnh hơn tất cả những chế-độ kinh-tế trước nó về chỗ bắt người làm việc không lương, nhờ sự kéo dài thêm khoảng thì giờ làm việc phụ-trội đối với khoảng thì giờ làm việc cần-thiết.

Nhà tư-bản tìm đủ mọi cách để bắt người lao-động cung-cấp một số công việc làm phụ-trội tối-đa, người lao-động cố giữ để qua khỏi phần làm việc cần-thiết ít chừng nào hay chừng ấy. Nhưng nhà tư-bản mạnh thế hơn người lao-động. Khi y không thể tăng giá-trị thặng-dư tuyệt-đối bằng cách kéo dài thời hạn làm việc trong một ngày ra, y tìm cách thâu một giá-trị thặng-dư tương-đối bằng cách rút ngắn lại cái thì giờ làm việc cần-thiết, sự rút ngắn này được thi-hành bằng cách hạ giá những món đồ mà người lao-động thường dùng. Vậy, đối với người lao-động, sự hạ giá hàng-hóa không có kết quả gì khác hơn là sự thâu ngắn lại khoảng thì giờ mà  y làm việc cho y.

Những sự tiến-bộ về kỹ thuật cũng tăng-gia giá-trị thặng-dư : đó là trường-hợp của sự phân-công. Vì như Prodhon đã nói, nhà tư-bản mua của người cái sức làm việc cá-nhơn của người lao-động là sức làm việc duy-nhứt mà người lao-động có thể bán ,nhưng y không trả riêng cho một người lao-động hay chung cho tất cả những người lao-động, giá tiền của cái lực-lượng mạnh-mẽ do nơi sự hiệp-lực của những người lao-động ấy mà ra. Như vậy, sức làm việc công-cộng là một lực-lượng đạc-biệt của tư-bản.

Máy móc cũng là một khí-cụ để tăng-gia giá-trị thặng-dư tương-đối, vì nó làm cho những món hàng-hóa cần-thiết cho người thợ hạ giá, và do đó mà rút thì giờ làm việc cần-thiết lại. Thêm nữa, nhờ đó, người ta có thể dùng sức làm việc của đàn bà và con trẻ. Điều này làm cho người lao-động khỏi phải dùng đồng lương của mình mà nuôi vợ con và giá-trị sức làm việc của người lao-động không phải được hạn định theo số phí-tổn để nuôi sống gia-đình y nữa, mà lại hạn định theo số phí-tổn để nuôi sống một mình y, thành ra sức làm việc của ba bốn người cũng chỉ bán với cái giá mua sức làm việc của một người trước kia.

3° THUYẾT TÍCH-LŨY TƯ-BẢN.

Tư-bản giúp cho nhà tư-bản thâu được giá-trị thặng-dư, rồi giá-trị thặng-dư lại giúp cho nhà tư-bản tăng thêm số tư-bản. Nhà tư-bản càng tích-trữ tư-bản thì càng có thể tích-lũy thêm tư-bản. Sự tích-lũy này đưa đến sự phân-chia tư-bản ra làm hai phần : một phần để trả tiền mua sức làm việc, nó luôn luôn tái-hồi lại với số thặng-dư mới, phần đó là phần tư-bản thường-biến, một phần nữa dùng để mua sắm dụng-cụ sản-xuất, giá-trị nó không thay đổi trong lúc sản-xuất: đó là phần tư-bản bất-biến.

Lợi-suất của giá-trị thặng-dư là số tỉ-lệ giữa giá-trị thặng-dư và phần tư-bản thương-biến. Ta không nên lộn nó với lợi-suất của số lợi-tức là số tỷ-lệ giữa giá-trị thặng-dư và số tư-bản chung. Chỉ có lợi -suất của giá-trị thặng-dư là biểu-thị sự bóc lột của người lao-động.

Nếu tỷ-số giữa hai phần tư-bản không thay đổi thì sự cần dùng nhơn-công đi đôi với sự tích-lũy tư-bản. Nhưng thật ra, phần tư-bản bất biến càng ngày càng lấn qua phần tư-bản thường-biến. Vì đó, sự cần dùng nhơn-công phải hạ xuống một cách tương-đối.

Thêm vào đó, sự tăng-gia dân-số làm cho trong xã-hội luôn luôn có một đạo quân lao-động trừ-bị gây ra một sự cạnh-tranh ráo-riết giữa những người lao-động. Số lương của họ vì sự cạnh-tranh này mà sụt xuống mãi.

4° THUYẾT QUẦN-CHÚNG VÔ-SẢN-HÓA  VÀ CÁCH-MẠNG DĨ-NHIÊN.

Sự tích-lũy tư-bản tự-nhiên gây ra nhiều cuộc khủng-hoảng kinh-tế và tập-trung tài-sản trong tay một số ít người. Cùng lúc ấy, nó làm cho nhiều người lúc trước ở vào hạng trung-lưu thành ra người vô-sản lao-động. Như thế,số người vô-sản lao-động càng ngày càng đông và chiếm lấy đại-đa-số trong quần-chúng : quần-chúng thành ra vô-sản-hóa hết.

Nhưng tình-thế đen tối trên này không phải cứ kéo dài ra mãi. Đến một lúc, những điều-kiện kinh-tế do chế-độ tư-bản tạo ra sẽ bị chính chế-độ ấy ngăn-cản không cho tiến-hóa nữa, nên tìm cách phá vỡ nó. Những lực-lượng minh mông mà hạng trưởng-giả tạo ra được bây giờ đã vượt ra khỏi quyền-lực của họ. Nó làm cho xã-hội hiện-hữu càng ngày càng bấp bênh khó duy-trì được, và tạo ra những điều-kiện giúp vào sự thắng-lợi của một xã-hội mới không giai-cấp, đặt nền tảng trên sự sản-xuất công-cộng. Chủ-quyền của những phương-tiện sản-xuất trong chế-độ tương-lai này sẽ giao hết về cho xã-hội giữ.

Vậy, sự sản-xuất của chế-độ tư-bản tự hủy-diệt lấy mình và đưa đến chỗ tập-sản. Cái ngày mà những kẻ cướp giựt lao-động bị cướp giựt lại sắp đến. Sự tiến-hóa này phải kết-thúc bằng một cuộc cách-mạng mãnh-liệt. Cuộc cách-mạng sắp đến ấy sẽ không kéo dài ra vì hạng tư-bản chỉ gom lại một số hết sức ít, còn hạng vô-sản thì chiếm lấy hầu hết quần-chúng trong xã-hội.

c) Sự chuyên-chánh của giai-cấp vô-sản và sứ mạng người cộng-sản

1° SỰ CHUYÊN-CHÁNH CỦA GIAI-CẤP VÔ-SẢN.

Cứ theo những thuyết trên này thì xã-hội tư-bản thế nào cũng phải trải qua một cuộc cách-mạng do giai-cấp vô-sản chủ-trương và sẽ kết-liễu bằng sự thắng-lợi hoàn-toàn của giai-cấp vô-sản. Nhưng giai-cấp vô-sản sẽ làm gì sau khi nắm phần thắng-lợi? Tất-nhiên họ sẽ phải xây dựng một xã-hội mới. Theo Karl Marx và Engels,xã-hội này có tánh-cách khác hẳn những xã-hội đã có trước nó.

Cả lịch-sử từ xưa đến nay chỉ là lịch-sử của sự bóc lột, sự áp-bức và sự tranh-đấu giữa các giai-cấp. Nhưng sự tranh-đấu này hiện đã đến một giai-đoạn trong đó giai-cấp vô-sản bị bóc lột, bị áp-bức không thể thoát -ly giai-cấp tư-bản bóc lột áp-bức mình mà không đồng-thời giải-phóng hẳn toàn xã-hội khỏi sự bóc lột, sự áp-bức sự tranh-đấu giai-cấp một cách vĩnh-viễn.

Sự thắng-lợi của giai-cấp vô-sản sẽ hoàn-toàn khác hẳn sự thắng-lợi của những giai-cấp lãnh-đạo trước đây. Như thế là vì tất cả những phong-trào cách-mạng đã qua đều thực-hiện do những thiểu-số và vì quyền-lợi của thiểu-số, còn phong-trào vô-sản thì trái lại, là một phong-trào tự phát của đại-đa-số, hoạt-động vì quyền-lợi của đại-đa-số. Giai-cấp vô-sản là từng lớp hạ-cấp của xã-hội hiện-tại không thể đứng lên mà không làm đổ vỡ cả tổ-chức xả-hội hiện-thời. Sự thành-công của nó sẽ đưa loài người đến một xã-hội hoàn-toàn không giai-cấp.

Nhưng trước khi đi đến kết-quả tốt đẹp này,ta còn phải trải qua một giai-đoạn chuyên-chánh của giai-cấp vô-sản. Quyền chánh-trị thật ra chỉ là cái quyền của một giai-cấp tổ-chức để bóc lột giai-cấp khác. Sau khi lật-đổ được chế-độ hiện-hữu, giai-cấp vô-sản phải nắm lấy  cái quyền-chánh-trị này để thâu-đoạt tất cả những tư-bản do giai-cấp trưởng-giả nắm giữ, để tập-trung lại trong tay quốc-gia, tức là giai-cấp vô-sản tổ-chức thành giai-cấp chỉ-huy, tất cả những dụng-cụ sản-xuất, và để cấp-tốc tăng-gia những lực-lượng sản-xuất, nói tóm lại, để khuynh-đảo tất cả các phương-pháp sản-xuất cũ.

Chánh-quyền vô-sản tự-nhiên sẽ xâm-nhập vào quyền tư-hữu và những điều-kiện sản-xuất của giai-cấp trưởng-giả. Nhưng sự chuyên-chế của giai-cấp vô-sản chỉ là một sự cần-thiết tạm thời, một giai-đoạn đầu trong cuộc tiến-hóa theo chiều hướng mới. Xã-hội tư-bản – chánh-đề – đã sanh ra cái phủ-định hay phản-đề của mình, tức là giai-cấp vô-sản. Giai-cấp vô-sản khi trở thành giai-cấp thống-trị sẽ sanh ra cái phủ-định của phủ-định tức là cái hợp-đề kết-thúc cho lịch-trình biện-chứng. Hợp-đề này là xã-hội không giai-cấp, không có sự xung-đột. Xã-hội sẽ trở thành một khối cộng-đồng trong đó sự tự-do phát-triển của mỗi người là điều-kiện cho sự tự-do phát-triển của toàn-thể.

2° SỨ-MẠNG NHỮNG NGƯỜI CỘNG-SẢN.

Theo Marx và môn-đồ ông, đứng về phương-diện thật-tế, những người cộng-sản là những phần-tử cương-quyết cấp-tiến nhứt của những đảng thợ thuyền trong tất cả các nước ; đứng về phương-diện lý-thuyết, họ hơn được những phần-tử vô-sản khác ở chỗ họ hiểu những điều-kiện, sự tiến-triển và những kết-quả của phong-trào vô-sản. Nhưng quan-niệm lý-thuyết của người cộng-sản không phải dựa vào tư-tưởng, những nguyên-tắc do những nhà không-tưởng nêu ra. Nó biểu-hiệu những điều-kiện có thật của một cuộc tranh-đấu giai-cấp có thật.

Vậy, người cộng-sản không phải ôm ấp một giấc mơ tươi đẹp, họ nghiên-cứu một cách khoa-học các sự-kiện xã-hội, nhận chơn và tìm hiểu những biến-chuyển của nó, rồi dùng phép biện-chứng mà suy ra ý-nghĩa và tiết-điệu của những biến-chuyển sẽ đến. Sau hết, họ vạch ra cho những giai-cấp vô-sản ở các nước, hiện rời rạc và không đồng-thời sẵn sàng cho cuộc tranh-đấu, thấy rõ mục-đích chung mà tất cả các hoạt-động vô-sản phải đạt cho kỳ được.

Nói tóm lại, người cộng-sản so với giai-cấp vô-sản cũng như ý-thức so với cử-động phản-xạ và cử-động theo bản-năng. Do đó, sứ-mạng người cộng-sản là hướng-dẫn giai-cấp vô-sản trong sự tranh-đấu chống lại giai-cấp tư-bản và hủy-diệt những chế-độ hủ-bại của xã-hội tư-bản.

a) Sự hủy-diệt tư-sản

Trong xã-hội tư-bản, quyền tự-do tư-hữu đã gây ra nạn người bóc lột người, nó là nguồn gốc của mọi nỗi đau khổ. Muốn chấm dứt sự bóc lột, xã-hội phải tổ-chức theo lối tập-sản,thâu góp tất cả tài-vật trong nước làm của chung.

Sự hủy-diệt tư-sản này không hại gì cho đại-chúng, vì thật ra, tư-sản của hạng tiểu-trưởng-giả, tiểu-địa-chủ đã bị sự phát-triển của nền đại-kỹ-nghệ hủy-diệt một cách hoàn-toàn rồi. Chung-qui, cái tư-sản cần hủy-diệt chỉ là tư-sản của giai-cấp tư-bản. Tư-sản này không phải là kết-quả của sự làm việc cá-nhơn, vì tư-bản vốn là một sản-phẩm tập-thể, xã-hội, do sức làm việc của người vô-sản tạo ra.

Như thế, lấy tài-sản của bọn tư-bản làm của chung để cho mọi người trong xã-hội cùng hưởng thật ra là một hành-vi rất hợp đạo công-bằng.

b) Sự hủy-diệt tự-do và cá-tánh

Những người theo chủ-trương dân-chủ lấy tự-do và cá-tánh làm bửu-vật bất-khả -xâm-phạm.

Nhưng trong chế-độ dân-chủ tư-sản, những quyền tự-do ,tự-do thương-mãi, tự-do cạnh-tranh, thật ra có thể xem như là quyền tự-do khuyếch-trương tư-bản trên mồ hôi nước mắt của người lao-động. Còn sự kính-trọng cá-tánh, nó không đưa đến kết-quả gì khác hơn là bảo-vệ những tật xấu của hạng trưởng-giả.

Người lao-động không được hưởng sự tự-do gì và không có cá-tánh trong chế-độ dân-chủ tư-sản được, vì họ bị thế-lực kinh-tế của bọn trưởng-giả chi-phối điều-khiển một cách ác-nghiệt.

Như thế, tự-do và cá-tánh chỉ là những mặt nạ đạo-đức giúp cho bọn trưởng-giả binh-vực quyền-lợi của họ và cần phải được đánh đổ.

c) Sự hủy-diệt văn-hóa và luật-pháp

Nền văn-hóa của xã-hội tư-bản đối với đại-đa-số người trong xã-hội thật-tình chỉ qui vào việc tập tành họ thành ra máy móc và cam-tâm nhận chịu sự bóc lột của giai-cấp trưởng-giả. Những luật-pháp của xã-hội tư-bản cũng nhắm vào việc bảo-vệ quyền-lợi của thiểu-số bóc lột.

Những tư-tưởng do các nhà văn-hóa và luật-sư của xã-hội trưởng-giả đưa ra rất có hại cho giai-cấp cần-lao, và muốn giải-thoát  người vô-sản khỏi cái ách mà phái tư-bản đặt lên đầu họ, người cộng-sản cần phải đánh đổ cả nền văn-hóa và luật-pháp của xã-hội dân-chủ tư-sản.

d) Sự hủy-diệt luân-lý và tôn-giáo

Cũng như văn-hóa và luật-pháp, luân-lý và tôn-giáo trong xã-hội dân-chủ tư-sản là sản-phẩm của chế-độ kinh-tế tư-bản. Nó chỉ nhắm vào mục-đích kềm hãm người lao-động trong vòng tiết-chế của giai-cấp bóc lột.

Với quan-niệm thiên-đường, với chủ-trương cứu-rỗi phần hồn, tôn-giáo hướng người về hạnh-phúc tương-lai và làm cho họ quên những nỗi khổ cực hiện tại của họ. Nó dạy họ rằng những nổi cực khổ ấy là cái quả của tội ác mà họ làm kiếp trước, hoặc là sự rèn luyện cần-thiết để đưa họ lên thiên-đường. Trong trường-hợp nào, nó cũng khuyên người ẩn-nhẫn, cam-tâm nhận-chịu sự hiếp-bức của hạng bóc lột. Như thế, tôn-giáo ru ngủ quần-chúng, làm nhụt chí chiến-đấu của họ. Lénine, một đồ-đệ kiệt-liệt của Marx Engels, đã bảo rằng « Tôn-giáo là thuốc mê của quần-chúng».

Vì những lẽ trên đây, Marx và các môn-đồ chủ-trương đánh-đổ tôn-giáo và nền luân-lý tư-bản.

đ) Sự hủy-diệt gia-đình

Về vấn-đề gia-đình, cuộc tranh-luận giữa Marx và những người đối-lập thật ra không được rõ rệt cho lắm. Những ngưòi chống lại Marx cho rằng Marx muốn hủy-diệt gia-đình vì chế-độ cộng-sản không thể thực-hiện được nếu xã-hội còn đặt nền-tảng trên gia-đình như các chế-độ trước. Tình thương yêu vợ con thân-thuộc làm cho con người trở nên ích-kỷ không ít thì nhiều và khó cộng-tác chặt chẽ  với những người khác trong xã-hội để thực-hiện cảnh thế-giới đại-đồng. Thật ra thì Marx cũng có thể nghĩ như thế. Song có lẽ vì sợ rằng nêu hẳn ý-tưởng hủy-diệt gia-đình ra, mình sẽ gặp phải sự phản-kháng của ngay quần-chúng vô-sản, Marx đã biện-minh nhiều vế thái-độ của mình đối với gia-đình.

Ông bảo rằng ông chỉ chủ-trương đánh đổ chế-độ gia-đình của xã-hội trưởng-giả vì chế-độ này dựa vào tư-bản và xem đàn bà như một dụng-cụ sản-xuất. Vì chế-độ ấy, người lao-động không thể có gia-đình một cách đàng-hoàng và một số phụ-nữ phải làm nghề mãi-dâm. Theo Marx,những người cộng-sản giải-phóng người đàn bà khỏi vai tuồng làm dụng-cụ sản-xuất và bài trừ nạn mãi-dâm. Muốn thực-hiện được điều này,họ phải diệt trừ những điều-kiện sản-xuất và chế-độ tư-bản hiện-hữu.

e) Sự hủy-diệt tổ-quốc

Theo Marx,Tổ-quốc cũng như nhiều danh-từ khác có một ý-nghĩa thiêng-liêng trong xã-hội tư-bản, chỉ là một từ-ngữ do bọn trưởng-giả đưa ra để gạt gẫm hạng bần-dân và xô bần-dân vào chỗ chết để họ hưởng-lợi. Kỳ thật, bọn tư-bản chỉ biết có tiền của : họ chỉ thờ con bò vàng chớ không thiết gì đến Tổ-quốc. Họ sẵn sàng phản-bội quốc-gia dân-tộc và quyền-lợi cá-nhơn. Tin tưởng nơi Tổ-quốc,tức là vô tình làm tôi mọi cho bọn tư-bản.

Thêm nữa,nếu đứng riêng ra trong phạm-vi một quốc-gia mà hoạt-động, người vô-sản sẽ khó mà thành-công trong cuộc tranh-đấu chống tư-bản của mình, vì bọn tư-bản trên thế-giới đã kết-hợp với nhau làm một khối chặt chẽ. Vậy,người vô-sản phải bỏ ý-niệm Tổ-quốc và hợp-tập nhau trong phạm-vi nhơn-loại để tranh-đấu chung nhau. «Vô-sản toàn thế-giới !  Hãy tổ-hợp nhau lại». Đó là khẩu-hiệu Marx nêu ra để hô-hào người vô-sản các nước liên-hiệp nhau lại.

Ông thêm rằng người vô-sản không phải lo có sự xung-đột giữa các quốc-gia lúc chủ-nghĩa cộng-sản thắng thế, vì khi sự bóc lột nhau giữa người với người bị hủy-diệt, sự bóc lột nhau giữa dân-tộc với dân-tộc cũng bị hủy-diệt, và sự hiềm-khích giữa các quốc-gia sẽ chấm dứt khi sự xung-đột giai-cấp chấm-dứt.

Như vậy, tất cả những chế-độ làm nền móng cho xã-hội dân-chủ tư-sản đều bị phái Marx chỉ-trích. Những người này vẫn nhận rằng khi những điều-kiện sanh-hoạt cũ bị hủy-diệt tất cả các ý-thức-hệ cũ – vốn là phản-ảnh của đời sống xã-hội cũ – cũng bị hủy-diệt theo. Nhưng muốn cho công cuộc cách-mạng chóng hoàn-thành, người cộng-sản phải tiếp tay vào sự đánh đổ chế-độ ấy. Mà trong sự hoạt-động của mình, người cộng-sản, vốn nhắm vào cứu-cánh phụng-sự nhơn-loại nên có quyền dùng hết những phương-tiện có thể đưa mình đến chỗ thành-công, dầu cho những phương-tiện ấy có vẻ bạo-tàn hay vô-đạo-đức cũng vậy. «Cứu-cánh biện-chánh cho phương-tiện», đó là câu châm-ngôn mà những người cộng-sản luôn luôn ghi nhớ vào lòng.

đ) Xã -hội cộng -sản

Như ta đã thấy,lý-tưởng của Marx và Engels là đi đến một xã-hội không giai-cấp. Nhưng xã -hội này không phải đột-nhiên thực-hiện được ngay sau khi chế-độ tư-bản sụp-đổ. Trước khi đi đến xã-hội này, nhơn-loại còn phải trải qua một giai-đoạn mà Marx gọi là «giai-đoạn thứ nhứt của xã-hội cộng-sản» hay  «giai-đoạn chế-độ xã-hội».

1°) GIAI-ĐOẠN CHẾ-ĐỘ XÃ-HỘI.

Trong giai-đoạn «chế-độ xã-hội», sự sản-xuất các vật-phẩm không còn thuộc về nhà tư-bản lúc nào cũng chăm chăm vào việc thủ lợi. Nó được giao về cho giai-cấp vô-sản và hướng đến mục-đích thoả-mãn những nhu-cầu của xã-hội.

Nhưng trong giai-đoạn này, người chưa hoàn-toàn làm chủ những lực-lượng thiên-nhiên, nên kỹ-nghệ và nông-nghiệp chưa đạt được trình-độ phát-triển cần-thiết để thoả-mãn một cách đầy đủ tất cả những nhu-cầu của mọi người. Trong truờng-hợp đó, người ta không thể để cho ai muốn lấy món gì thì lấy. (Chế-độ xã-hội chỉ có thể phân-phối vật-sản theo sức làm của từng người. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, ai không làm gì thì không được hưởng gì cả). Vậy chế-độ xã-hội áp-dụng hai nguyên-tắc : «ai không làm gì thì không được hưởng»,và «làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu».

Mặt khác, con người vừa thoát  khỏi chế-độ tư-bản, chưa gột rửa được hết các tập-quán, tâm-tánh hủ-bại nên chưa đủ giác-ngộ để phụng-sự xã-hội một cách đàng-hoàng.

Vì đó, một kỷ-luật sắt hãy còn cần-thiết để bắt mọi người làm việc để tổ-chức phân-phối vật-phẩm. Đó sẽ là giai-đoạn vô-sản chuyên-chánh. Trong thời-kỳ này,bộ máy chánh-quyền hãy còn tồn-tại, và ta không thể nói đến vấn-đề tự-do được.

2°) GIAI-ĐOẠN CỘNG-SẢN.

Chế-độ xã-hội vốn hãy còn chứa đựng sự bất-bình-đẳng vì làm việc có người giỏi, có người dở, người khôn, người ngu; nếu để cho người hưởng thụ theo kết-quả công việc làm thì tất nhiên phải có người hưởng nhiều, người hưởng ít. Tuy-nhiên, sự bất-bình-đẳng này không phải được duy-trì mãi mãi.

Dưới chánh-quyền vô-sản, nền kỹ-thuật sẽ nhờ sức cố gắng chung mà tiến-bộ nhanh chóng, kỹ-nghệ và nông-nghiệp phát-triển một cách mạnh mẽ. Sự sản-xuất sẽ hết sức dồi dào, có thể thỏa-mãn sự cần dùng của tất cả mọi người.

Một mặt khác, các giai-cấp bóc lột cũ lần lượt bị đánh tan, những tâm-lý gian xảo tư riêng cũng bị hủy-diệt. Người sẽ tìm lại được bản-chất mình, và gột rửa hết các vết tích do chế-độ tư-bản gây ra trong tâm-hồn mình.

Đến trình-độ ấy, người sẽ tự-nhiên làm việc một cách thích-thú, không đợi ai bắt buộc. Nhờ sản-phẩm dồi dào, xã-hội có thể áp-dụng nguyên-tắc «các tận sở năng, các thủ sở nhu» nghĩa là làm lụng tùy sức lực, ăn tiêu tùy sự cần dùng.

Chừng đó, người sẽ sống một cuộc đời đầy đủ và sung sướng. Mọi sự phân-biệt,ngay đến sự phân-biệt do sự bất-đồng năng-lực gây ra đều không còn nữa.

Lúc ấy, quốc-gia có thể bị tiêu-diệt, mọi cuộc xung-đột giữa cá-nhơn và đoàn-thể đều chấm dứt và sự tự-do, bình-đẳng sẽ xuất-hiện trong sự phong-phú. Thế-giới sẽ được hòa-bình và nhơn-loại sẽ buớc vào một kỷ-nguyên mới trong lịch-sử, một kỷ-nguyên tươi đẹp và hạnh-phúc vô-cùng.

 

Vui cười

Jim cầm một cái quần cũ vào bên trong một cửa hàng trên có đề tấm bảng “Mua bán quần áo cũ”. Anh ta hỏi ông chủ cửa hàng: – Ông trả tôi bao nhiêu cho cái quần này?

Ông chủ liếc sơ qua rồi trả lời cộc lốc: – Hai đô la!

– Cái gì? Tôi nghĩ ít nhất nó cũng đáng giá năm đô la!

– Không – ông chủ cửa hàng kiên quyết – nó chỉ đáng hai đô la, không hơn một xu. – Ông chắc chứ?

– Chắc chắn như thế!

– Được rồi, tiền của ông đây! – Jim vừa nói vừa rút hai đô la đưa cho ông chủ – Cái quần này treo ngoài cửa tiệm của ông, nó có gắn bảng giá là 6,5 đô la, nhưng tôi nghĩ như thế là mắc quá nên tôi muốn biết chắc giá thật của nó là bao nhiêu!

Bài học Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và 3 thế hệ chung một tấm lòng – Trần Minh Xuân

Kính thưa quý vị,

Trong đời tôi có được một trong những may mắn lớn nhứt là gặp gở và được gia nhập vào đoàn thể do Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy lãnh đạo. Nhờ đó tôi và các ACE khác học hỏi được từ Giáo sư khá nhiều bài học quý báu.  Tuy nhiên, trong giới hạn khung cảnh buổi lễ tưởng niệm lần thứ 25 năm ngày Giáo sư qua đời hôm nay, tôi xin được kể lại một số bài học tiêu biểu.

Công án Nguyễn Ngọc Huy. Bài học này được anh Nguyễn Hữu Sơn, một cựu sinh viên ưu tú của Học viện Quốc gia Hành Chánh, có mặt trong hội trường này hôm nay, kể lại nhiều lần. Giáo sư nói: “Mấy chú hãy nhìn tôi đứng ở đây, sanh hoạt chánh trị ở Mỹ như người đứng vững vàng, và 2 chân thay nhau đi tới. Sau khi chân phải bước tới xong thì tới chân trái bước tới, như 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thay nhau điều khiển quốc gia; hết đảng Dân Chủ trông lo phúc lợi của người dân thì tới đảng Cộng Hòa tạo thế mạnh trên trường ngoại giao. Hai đảng bổ túc cho nhau. Cứ thế mà họ đi tới”.

Bài học về chữ nhẫn trên đường đấu tranh. Khi tôi mới từ trại tỵ nạn đến Mỹ năm 1984, gặp Giáo sư lúc Người đang bị một số người viết báo công kích thậm tệ. Anh em nói cho tôi biết, và xúi tôi đánh trả. Giáo sư ngăn tôi vào nói “Chú đừng làm vậy, mà cũng đừng có ai làm vậy hết. Người ta công kích tôi chớ có công kích mấy chú đâu. Tôi bị công kích đau hơn mấy chú chớ. Tôi không đánh trả sao mấy chú xúi chú Xuân đánh trả. Mình đánh trả người ta sẽ có cớ công kích tiếp. Lời qua tiếng lại chẳng có ích gì, còn thêm hại”. Sau đó, chuyện cũng êm. Đến khi Giáo sư qua đời, người nặng lời công kích Giáo sư là Thượng Nghị Sĩ Phạm Nam Sách đã viết bài “Suối Tuông Giòng Lệ” hết lời ca ngợi đức độ của Giáo sư.

Bài học Ngũ hành trong cuộc sống. Giáo sư nói, trong ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; thủy và hỏa khắc nhau; nước dập tắt lửa và lửa làm khô cạn nước. Nhưng gạo không nấu thành cơm được nếu không có nước và có lửa. Do đó, trong cuộc sống mình phải biết tận dụng cái sở dụng của nhau, đừng để nó khắc nhau hay tiêu diệt nhau.

Bài học trong tác phẩm “Lục Súc Tranh Công”. Khi tôi tới Mỹ, tác phẩm “Lục Súc Tranh Công” đã được Giáo sư hiệu đính và chú thích xong, cũng đã được Giáo sư Huỳnh Sanh Thông dịch ra Anh ngữ, được Đại học Yale ấn hành năm 1981. Đến khi gặp tôi, năm 1985, Giáo sư phân tích cá tánh từng 6 con thú trong tác phẩm và vai trò của ông chủ nhà; rồi nói với tôi “dụng ý chánh trị của tác giả trong tác phẩm”. Giáo sư khuyên tôi viết ra dụng ý này. Tôi đã vâng lời viết thành bài “Đi Tìm Tác Giả Và Dụng Ý Chánh Trị Trong Lục Súc Tranh Công”, để sau đó cho xuất bản ấn bản Việt ngữ của Lục Súc Tranh Công. Dụng ý trong tác phẩm là bài học cho thấy: “…Ðiều mà chúng tôi mong ước là mọi người đều ý thức rằng không ai có thể chiến thắng Cộng sản được một mình, hay chỉ với tổ chức của mình, và tuy mọi người đều có những chỗ dở, mọi đoàn thể đều có những khuyết điểm, mọi người, mọi đoàn thể đều hữu ích và đều có thể đóng góp vào cuộc tranh đấu chung. Vậy, thay vì ganh tỵ với chiến hữu hay với đồng chí của mình và chê bai chỉ trích họ, người tranh đấu chống bạo quyền của bọn Cộng sản Hà Nội nên hòa hợp với nhau để cùng hoạt động cho đoàn thể mình mạnh lên.  Ðối với các đoàn thể khác cùng chống bọn Cộng sản Hà Nội như mình, người tranh đấu nên cố gắng có sự kết hợp để làm việc chung, nếu không được như vậy thì ít nhứt cũng nên tránh sự chỉ trích, chống báng hay phá hại việc làm của họ. Có được như vậy, người quốc gia Việt Nam mới mong đạt mục đích giải phóng dân tộc mình khỏi ách chuyên chế của bọn Cộng sản Hà Nội…” [hết trích. Xin xem toàn văn trong tác phẩm Lục Súc Tranh Công, trang 19-44].

Bài học trong bộ “Tây Du Ký Diễn Nghĩa”: Nhận định về những ưu nhược điểm của các nhơn vật trong tác phẩm, ngay cả Tam Tạng, kể cả con ngựa, Giáo sư Huy nhận thấy “bốn thầy trò Tam Tạng phải đi chung nhau mới đến được tây phương”. Nếu so sánh việc Tam Tạng đi thỉnh kinh với việc tranh đấu chống cộng, mọi người cần phải có tinh thần cởi mở, dung nạp những phần tử bị cho là không hoàn mỹ thì mới có thể đi đến thành công.

Bài học trong tác phẩm “Những Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung”: Lợi dụng truyện kiếm hiệp của Kim Dung đã lôi cuốn cả tỷ đôc giả trên thế giới; đặc biệt, ngay tại Việt Nam, Giáo Sư Huy nêu lên những ẩn số chánh trị trong tác phẩm và giải thích lợi hại của những đường lối chính trị, nhấn mạnh những tai hại của chủ trương độc tài; để từ đó đưa ra thông điệp chánh trị với đề nghị cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mang lại yên vui hạnh phúc cho người dân.

Bài học về “Đấu Tranh Trên Lãnh Vực Nhân Quyền”: Sau khi nhận thấy cuộc đấu tranh chống CSVN không thể tiến hành trên mặt trận quân sự, Giáo sư Huy đã chuyển thế đấu tranh trên lãnh vực nhân quyền và phá vỡ “huyền thoại Hồ Chí Minh”. Ông đã đi nhiều nơi thuyết trình về những vi phạm nhơn quyền của CSVN. Ông đã lưu ý tôi cho ấn hành tác phẩm “Hồ Chí Minh Tội Phạm Nhơn Quyền Việt Nam”

Bài học về “Tình Nghĩa Thâm Sâu”: Giáo sư Huy chẳng có trong tay tiền bạc, uy quyền, danh vọng… để lôi cuốn dẫn dụ người khác; nhưng có rất nhiều người đã hết lòng hết dạ hy sinh thời giờ, tiền bạc, và đôi khi có cả mái ấm gia đình, để đi theo ông vì họ đặt niềm tin thực sự vào lý tưởng đấu tranh và sự chân thành của con người Nguyễn Ngọc Huy. Một con người không hề chủ trương bá đạo, đặt tình yêu Tổ Quốc lên trên hết và luôn luôn có tình nghĩa thâm sâu với các cộng sự viên đồng hành, với “Tấm Lòng Quảng Đại và Tận Tụy”, vì trong bất cứ va chạm nào khi hoạt động Giáo sư Huy lúc nào cũng luôn luôn giử được nét mặt hòa nhả với nụ cười vui vẻ xuất phát từ tấm lòng chân thành mà ra.

Bài học trong các quyền “Di Cảo”: Những bài học của Giáo sư Huy nằm trong Di Sản Tư Tưởng của ông để lại bàng bạc trong các tác phẩm. Đến nay nhà xuất bản Mekong-Tynan đã ấn hành được 7 cuốn Di Cảo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, gồm:

Vận Động Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do;

Những Lời Cuối Của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy;

Tiến Trình Hình Thành Quốc Kỳ Và Quốc Ca Việt Nam;

Chung Quanh Việt VNCH Sụp Đổ Hồi Tháng 4 Năm 1975;

Bản Chất CSVN Và Vấn Đề Xã Thôn Tự Trị…;

Mối Tình Vụng Trộm Giữa Kim Trọng Và Thúy Kiều Xét Theo Luật Pháp Ngày Xưa…;

Tên Họ Người Việt Nam.

Nhìn chung, bài học của Giáo Sư Huy là bài học của người chủ trương tự do dân chủ thực sự, quyết liệt chống đường lối lãnh tụ chế, độc tài (dù là loại độc tài yêu nước mà các xứ chậm tiến thường ca ngợi). Ông đã đưa ra bài học Bắc Mỹ và Nam Mỹ cùng được độc lập ra làm thí dụ. Bắc Mỹ chọn con đường tự do dân chủ thực sự nên đã thành cường quốc, dân chúng sống hạnh phúc ấm no, điển hình như Hoa Kỳ, Canada… Trong khi đó Nam Mỹ chủ trương độc tài yêu nước, rốt cuộc đến nay vẫn còn xảy ra đảo chánh, hỗn loạn chính trị, dân chúng sống trong áp bức bất công, điển hình như Venezuela, Chile…

Bài học về “Tình Yêu Tổ Quốc”: Năm 21 tuổi Giáo sư đã gia nhập đảng Đại Việt để tranh đấu cho độc lập tự do cho đất nước. Từ đó cho đến hơi thở cuối cùng, theo nhu cầu đấu tranh trong tinh thần tự do, dân chủ, pháp trị; Giáo sư đã liên tục thành lập đảng Tân Đại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, ở quốc nội; và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do, ở hải ngoại. Sự hiến dâng trọn vẹn con người của mình cho Dân Tộc Việt Nam cũng là bài học để đời cho mọi người soi chung.

Giáo Sư Huy đặt rất nhiều hy vọng vào tương lai. Ông đã từng tâm sự rằng ông tin chắc đất nước Việt Nam mai này sẽ được tự do dân chủ và thế hệ tương lai sẽ tài giỏi hơn, xây dựng được một đất nước ấm no hơn thế hệ của ông. Đó chính là biểu tượng rõ ràng cho tinh thần Nguyễn Ngọc Huy, lúc nào cũng đầy quyết tâm và lạc quan hướng về tương lai dân tộc, như ly nước sẽ được làm đầy từ những giọt nước, bất kể nó lớn hay nhỏ. Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cuộc đấu tranh “chống Tàu diệt Việt cộng”.

Cuộc đấu tranh chống Tàu diệt Việt cộng của chúng ta hôm nay không phải chỉ là cuộc đấu tranh của riêng một thế hệ nào. Nó là cuộc đấu tranh đồng nhịp của cả 3 thế hệ.

Thế hệ cao niên của chúng tôi đã rất mừng nhìn thấy thế hệ trung niên tiếp nối. Họ đã dày công học hỏi, sống và làm việc tại các cường quốc trên thế giới. Họ đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm… làm nền tảng xây dựng những thành quả vô cùng khích lệ khiến người ngoại quốc ngưỡng mộ; điển hình là tấm gương của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, người đã được George Will, một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, viết trong mục The Last Word, ở trang 84, số báo NewsWeek, đề ngày 17 tháng 12 năm 2007 rằng: “Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà”. Được biết Dương Nguyệt Ánh là người đã chế ra loại bom mới tên là Thermobaric đã cứu sống rất nhiều sanh mạng của quân nhân Mỹ trên chiến trường Afghanistan.

Và bây giờ thế hệ thanh thiếu niên, đặc biệt ở quốc nội, với những tổ chức xã hội dân sự nối tiếp nhau xuất hiện trước sự bực tức của nhà cầm quyền CSVN chỉ dám đàn áp bằng “ném đá giấu tay”, với những luật sư Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài… và những blogger Đoan Trang, Nguyễn Hoàng Vi… đã hết sợ Việt Cộng, góp tay chung sức chống Tàu và đẩy Việt Cộng lùi mau trên đường tự diễn biến và chuyển hóa trước sức ép của toàn dân và Quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do, theo đúng Phương Trình Nguyễn Ngọc Huy.

Từ đó, mọi người đều thấy 3 thế hệ đã chung một tấm lòng phục vụ Tổ Quốc. Tất cả cùng đứng trên đôi chân của mình và đi tới bằng đôi chân của mình.

Bài học thầy – Phan Văn Song

Anh bạn Lưu Văn Dân, đồng môn Lycée Yersin nhắc lại lần này là lần thứ ba phải viết một bài để nhớ lại Cha Nguyễn Văn Lập và Thầy Nguyễn Ngọc Huy.

Số là vào lần giỗ Cha Lập, anh em Chánh trị Kinh Doanh Đà Lạt ra một tập san kỷ niệm vị Thầy kính yêu của các cựu sinh viên trường. Trong một buổi gặp gỡ cùng gia đình Marie và Dân, tôi vui miệng kể mình có dịp gặp và hầu chuyện cùng Cha Lập. Vào những năm 1972, 73, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, người mà anh em đồng chí Đại Việt Quốc Dân Đảng và Tân Đại Việt thường gọi bằng “Anh Ba” có ý định mở một trường đại học. Và trường đại học đó sẽ giao cho tôi, Phan Văn Song, tổ chức và điều hành.

Sau khi quyết định, tham khảo sắp đặt nhơn sự, Thầy Huy bảo tôi phải sửa soạn cùng thầy đi hầu vài vị đàn anh trong giới giáo chức gọi là ra mắt trình làng.

Trong số các vị ấy có Cha Lập. Danh sách khá dài nhưng không thực hiện được hoàn toàn một phần vì Thầy Huy rất bận rộn vì lo tổ chức Đảng, củng cố Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, tiếp xúc những bạn bè chánh trị. Cuộc chiến Việt Nam đã qua thời kỳ rất gay go: Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Mùa hè đỏ lửa đã đi qua, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chứng minh có thể tự mình đảm đang được nhưng phải được sự ủng hộ bằng phương tiện của Mỹ và đồng minh.

Mặt khác phải nghĩ đến tương lai, hậu chiến, xây dựng. Mặc dù đã cảm thấy đồng minh Mỹ cố ý “đem con bỏ chợ” nhưng vẫn nghĩ rằng “con bài quốc gia” vẫn còn sáng gía trong chiến thuật be bờ chống bành trướng Cộng sản.

Vả lại, chả nhẽ công trình xây dựng từ 20 năm nay, nỡ nào nhẫn tâm vứt bỏ. Thế là thầy trò vẫn lao đầu vào giấc mơ giáo dục, giấc mơ xây dựng một tương lai cho Việt Nam. Trường đại học tư thục được đặt tên là Trường Cao Đẳng Thương Mãi MINH TRÍ.

Cao đẳng thương mãi là tầm nhìn của chúng tôi lúc bấy giờ. Mặc dù tốt nghiệp ở Viện Chánh Trị Học và Đại Học Luật Khoa nhưng trong những lúc đi làm và thực tập tôi đã được huấn luyện ở Ngân hàng và điều hành các cơ sở thương mãi của Pháp lúc bấy giờ (những năm 1967, 68, 70) như Crédit Lyonnais, Publicis, IBM…

Nếu cao học I là một cao học chuyên về tổ chức chánh trị và luật học về quốc tế công pháp thì cao học II của chúng tôi thuộc về cao học hành chánh. Tôi tốt nghiệp Viện Cao học Hành Chánh (Institut de l’Administration des Entreprises, gọi tắt là IAE) của đại học Luật Khoa Toulouse. Cũng nhờ vậy nên tôi được huấn luyện về marketing tức là tiếp thị. Do đó, qua năm 1973 tôi được hãng BGI thâu dụng vào làm Chánh Sở Marketing (Tiếp Thị) của Nha Thương Mãi và sau này làm giám đốc thương mãi.
Chúng tôi vẫn ước ao làm sao đào luyện được những chuyên viên thương mãi kiểu một Ecole Supérieure de Commerce như Pháp. Chương trình và tổ chức cũng tương đương như vậy và sẽ thực dụng hơn. Chúng tôi mong sẽ tạo ra những cán sự với chương trình hai năm học một cách thực dụng với những xưởng thực tập (workshop), mong sao sau hai năm các em có thể đi làm ngay, biết đánh máy, biết cơ cấu hành chánh, viết một đơn đặt hàng, làm một tờ trình.

Lớp sáng học bài giảng, chiều thực tập. Lớp chiều thực tâp buổi sáng, học bài giảng buổi chiều. Lớp tối cho các nhơn viên tư chức, công chức hay quân đội đã biết làm việc rồi, chỉ học lý thuyết thôi.

Chương trình đầy tham vọng. Giấc mơ được sự ủng hộ của Thầy Nguyễn Ngọc Huy, Thầy Nguyễn Văn Ngôn là hai vị cộng tác với tôi và đỡ đầu cho tôi đứng mũi chịu sào, lái con thuyền, tạo một Trường Cao Đẳng Thương Mãi tại Việt Nam.

Một sáng đẹp trời mùa xuân năm 1974, Thầy Huy và tôi được Cha Bạch Văn Lộc, Viện trưởng Viện Đại Học Minh Đức cho biết là Cha Nguyễn Văn Lập sẽ ghé thăm Sài gòn, và Cha Lộc sẽ tổ chức cho thầy trò chúng tôi gặp Cha Lập ở chủng viện Dòng Chúa Cứu Thế đường Kỳ Đồng.

Cha Bạch Văn Lộc là chỗ quen biết với ba mẹ tôi, đã gặp nhau ở Paris vào những ngày ba tôi đi chữa bệnh mù mắt và học chữ Braille ở Paris vào những năm 56, 57 gì đó. Cũng vào khoảng thời gian ấy, cha mẹ tôi vào đạo Thiên chúa. Cả gia đình ba mẹ và các anh em tôi cũng đã được rửa tội theo Chúa vào những năm ấy. Nhưng về sau, tôi chọn con đường của Eglise Réformée de France, tạm dịch là Nhà Thờ Cải Cách, gọi chung là nhóm Tin Lành, Evangéliste, do chữ Evangile là Tin Lành hay là Protestant (protestant được hiểu lầm là chống đối nhưng thực ra pro-tester là làm chứng sự hiện hữu của Chúa).

Trở lại Cha Bạch Văn Lộc. Cha Bạch Văn Lộc quen với ông cụ, bà cụ chúng tôi trong những năm 57, 58 ở Paris, quen cả với GS Nguyễn Ngọc Huy lúc ấy còn đi học Sciences Politiques và ông bà Nguyễn Tôn Hoàn đang tị nạn tại Paris. Cha Lộc tổ chức cho Cha Lập từ Bình Triệu lên Sài gòn gặp thầy trò chúng tôi.

Chúng tôi đến đường Kỳ Đồng vào khoảng 10 giờ sáng. Lúc ấy tôi đang làm việc ở Département Marketing, sau khi được nhận vào làm ở Direction Commerciale tôi được giữ những chức vụ như Chánh Sở Nước Đá, Chánh Sở Phân Phối Ngoại ô, Chánh Sở Phân Phối Đô Thành Bia và Nước Ngọt và nay tôi trở về sở Marketing do tôi thành lập, đầu năm 1975, tôi được BGI bổ nhiệm làm giám đốc thương mãi.

Vì làm ở Sở Tiếp Thị nên việc đi lại của tôi cũng khá tự do. Cái nghề marketing không cần phải có những hiệu quả trong ngày nhưng phải theo một lịch trình rõ ràng về sản xuất. Chúng tôi làm việc trong một đất nước chiến tranh, chậm tiến…mọi việc phải sáng tạo cả. Một thí dụ: Để nghiên cứu thị trường, những tài liệu thống kê thị trường chúng tôi phải tự tạo lấy, như tự lập ra bảng danh sách 100 món hàng cần thiết. Sau đó lựa chọn thành một bảng thống kê như cái giỏ của bà nội trợ với 40 món hàng cần thiết (gạo, củi, dầu hôi, diêm quẹt, cá, thịt, mỡ, đường, muối…) cái túi quần của thầy thông (phở, thuốc lá, xăng…) là 20 món, túi quần của ông thợ, anh nông dân, anh lính…và cuối cùng là quỹ gia đình: Học phí con trẻ, sách vở, bút, hớt tóc người lớn, hớt tóc trẻ con.

Với bảng ấy chúng tôi đưa các anh tài xế bán hàng, các anh trưởng kho trong các vùng thương mại khác nhau lượm lặt về để kiểm kê sanh hoạt và giá sanh hoạt. Giá la-ve, giá nước ngọt, giá tiêu thụ bị cạnh tranh không phải do những xa xỉ phẩm khác mà do ba cái giỏ bà nội trợ có đủ cung ứng túi quần thầy thông thầy ký không? Với quan niệm ấy, chúng tôi có một văn phòng lượm tin, săn tin ở bốn vùng chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ.

Những quan niệm lãnh đạo (management), tổ chức hành chánh, những sơ đồ sản xuất áp dụng tại Hãng của chúng tôi sẽ giúp rất nhiều vào suy nghĩ giáo dục của Trường Cao Đẳng Thương Mãi tương lai.
Quan niệm của Cha Lập đối với thầy trò chúng tôi rất quan trọng. Ở Việt Nam lúc bấy giờ, tổ chức đại học chỉ chuyên dạy những ngành để nghiên cứu hiểu biết: Văn học, luật học, y học, khoa học, kỹ nghệ…chứ không có trường đào tạo người ưu tú và lãnh đạo (les élites dirigeants). Trường Chánh trị Kinh Doanh Dalat là trường đầu tiên có một chương trình đào tạo những người ưu tú và lãnh đạo.

Lãnh đạo trong nghĩa Leadership, tương đương với quan niệm một Institut des Sciences Politiques của Paris, Pháp. Giấc mơ của chúng tôi là Cao Đẳng Thương mãi (École Supérieure de Commerce) cũng thế. Chúng tôi sẽ đào tạo những người lãnh đạo, những người chỉ huy. Phía chánh quyền đã có những trường Quốc Gia Hành Chánh hay các trường của quân đội. Nhưng khi phát triển kinh tế phải có những trường đào tạo lãnh đạo những cơ sở doanh nghiệp.

Cha Lập và Giáo sư Huy vui vẻ gặp nhau. Thầy Huy giới thiệu tôi với Cha Lập. Trước đó, Cha Lập đã được Cha Lộc nói đến ba mẹ tôi và tôi rồi. Sau khoảng mười lăm phút hai vị kể lại chuyện xưa, những ngày hai vị làm việc với nhau tại Đà Lạt, Thầy Huy bắt đầu phác họa chương trình dự án Trường Cao Đẳng Thương Mãi, sau đó, tôi trình bày những tư tưởng của chúng tôi.

“Táo bạo, sáng tạo” Cha Lập xác nhận, vì thầy trò chúng tôi nghĩ đến sử dụng những cao ốc không hoạt động để làm trường học. Chúng tôi sẽ thuê lại trường trung học Văn Lang ở Tân Định, sẽ thuê một khách sạn gần đấy để có phòng học, sẽ thuê những rạp chiếu bóng để làm những đại giảng đường trong khi chờ đợi có đủ điều kiện thuê hoặc cất cao ốc làm trường. Quan niệm một đại học không tường (une université sans murs) cha cho là táo bạo. Chúng tôi sẽ mời các ca sĩ để dạy nhạc với lời Anh và Pháp để luyện giọng các sinh viên nói đúng ngoại ngữ, sử dụng một nốt nhạc để luyện âm thanh, v.v…

Dĩ nhiên với những quen biết của chúng tôi, (tôi là đại diện hãng BGI; làm tổng thư ký hai Phòng Thương Mãi Việt Nam và Pháp Việt), tôi sẽ nhờ các hãng Pháp giúp đỡ cho sinh viên tập sự mùa hè: CARIC, Michelin, BGI, Bastos, MIC, LUCIA, SHELL…Và đã nghĩ đến cho các sinh viên được ăn lương trong khoảng thời gian tập sự ấy.

Tôi đã nghĩ đến con số 20 000 đồng V.N. lúc bấy giờ. Số tiền ấy tuy không nhiều nhưng sẽ giúp sinh viên phấn khởi tập sự. (Lương giảng viên đại học Luật của chúng tôi chỉ có 35 000 đồng thôi. Lương chánh sở Marketing BGI là 250 000 đồng). Các công ty Pháp sẵn sàng giúp đỡ Trường Cao Đẳng Thương Mãi và sẽ nhờ TCĐTM đào tạo nhơn viên của mình thêm. Một chương trình trao đổi doanh nghiệp/trường học đã được viết thành dự án.

Nhưng Cha Lập cũng đã nêu ra ngay từ đầu khuyết điểm của chúng tôi là thiếu cao ốc. Trường Chánh trị Kinh Doanh được lập ngay tại Đà Lạt, các sinh viên thường là nội trú, tạo ra một không khí biệt lập, như một chủng viện. Không khí ấy Trường chúng tôi không có, vì tối, sinh viên về với gia đình. Không có cả campus. Vì vậy, sinh viên không sống với nhau được. Phải cố gắng tạo ra không khí ấy.

Tôi hiểu rõ và hứa sẽ cố gắng vì tôi thuở trung học được học nội trú ở Lycée Yersin và vì vậy hiểu thế nào cái Esprit trường. Cha Lập lấy thí dụ của Cambridge hay Oxford của Anh quốc. Tuy sinh viên sống ngoại trú nhưng cả thành phố đều là một viện đại học khổng lồ nên sinh viên được một esprit Cambridge hay Oxford. Không có campus nhưng không khí nhà trường đã biến nhập vào không khí thành phố. Ở Mỹ một MIT, một Harvard đều có không khí ấy. Cha Lập tự hào tạo được không khí CTKD Đà Lạt, không khí Thụ nhân, “esprit Thụ Nhân”.

Trường ra đời ngày 25 tháng 11 năm 1974 và chết ngày 30 tháng 4 năm 1975 cùng với đất nước.
Chúng tôi đồng ý đặt tên trường là MINH TRÍ sau buổi gặp gỡ ấy. MINH TRÍ để trả lễ với hai vị Linh mục Lập và Lộc với đại học MINH ĐỨC.

Thoạt tiên chúng tôi chỉ nghĩ đến tên trường Cao Đẳng Thương Mãi SAIGON vì đấy là trường duy nhứt của Saigon.

Cha Lập nói rất nhiều. Mặc dù Cha đã về hưu rồi nhưng giấc mơ vẫn còn. Cha rất thích cái tổ chức “xưởng làm việc” (workshop) của tôi, nghĩ rằng đấy là một phương pháp có thể đem áp dụng cho Đà Lạt. Thầy Huy và Cha Lập cũng muốn có một sự hợp tác tương lai giữa ba Đại học ĐÀ LẠT, MINH ĐỨC và MINH TRÍ. Mong có những cái cầu qua lại để tạo những chuyên môn ngành. Lạ quá! Nay ngồi viết những dòng này, tôi có cảm tưởng chúng tôi kể lại một chuyện trong một giấc mơ.

Tháng hai 1973, trong hiệp định Paris, Mỹ đã bỏ Việt Nam Cộng Hòa. Thế mà vào mùa xuân 1974 vẫn còn bốn người ngồi nói chuyện tổ chức một trường đại học. Cha Lập người Huế (Quảng trị thì đúng hơn) giọng Trung, Cha Lộc, giáo sư Huy và tôi giọng Nam. Thoạt đầu, tôi nể nang lễ phép, bẩm Cha, bẩm Thầy, dạ, thưa, nhưng sau một hồi say máu ngà, tôi nói cộc lốc, không còn thưa bẩm gì cả.

Kỷ niệm của tôi đối với Cha Lập chỉ có thế, một buổi nói chuyện về tổ chức Đại học, ngắn ngủi chỉ vào khoảng hai tiếng đồng hồ.

Giờ cơm đã đến. Cha Lộc có nhã ý giữ thầy Huy và tôi ở lại ăn cơm ở chủng viện. Nhưng thầy Huy bận việc, còn tôi phải trở về sở làm. Tôi có đem biếu hai vị Linh mục bốn chai BIA ĐEN. Lúc ấy chúng tôi đang nghiên cứu một loại BIA mới, màu đen giống như PELFORTH của Pháp hay GUINESS của Anh đang thử trên thị trường Việt Nam.

Lúc bấy giờ ở miền Nam chúng ta gọi BIA là LA DZE. Trên tấm lịch LARUE màu vàng có con cọp màu đen và đề LA VE LARUE (đọc là LA DZE LARUE). Khi ấy vì muốn ra BIA ĐEN, sở Marketing của chúng tôi đi cầu chứng tên BIA LA RUE (Bière Larue) để sẽ ra BIA ĐEN con cọp. Test chữ BIA được chấp thuận. Lịch năm 1975 có hình con cọp đen và được đề tên là BIA LARUE. Thế là mất nước năm ấy, cả nước nói tiếng Bắc kỳ. LA DZE từ đấy cũng mất tên trở thành BIA.
Âu đó cũng là cái điềm!

Cuộc gặp gỡ hôm đó cho chúng tôi một bài học nhớ đời. Cám ơn ba thầy: Cha Lập, Cha Lộc và Thầy Nguyễn Ngọc Huy.

Nước mất nhà tan, trường cũng mất, thân xác trôi nổi…nhưng những lời giáo huấn năm nào vẫn còn văng vẳng bên tai.

Cám ơn các Thầy.

Tết Bính Tuất 2006

 

Thơ Đằng Phương – Ngọn Đuốc Việt Nam

Ngọn đuốc ấy tự bốn nghìn năm trước

Đã được người thủy tổ giống Rồng Tiên

Đốt lên bằng một ánh lửa thiêng liêng;

Ánh lửa dũng nung lòng dân tộc Việt.

 

Từ đó, lúc âm thầm, khi mãnh liệt,

Ngọn đuốc thần luôn sáng mãi không ngưng,

Trải bao cơn mưa bão nổi tưng bừng,

Đuốc vẫn cháy phừng phừng không lúc tắt.

 

Sức đè nén nặng nề như khối sắt

Của bọn người dị tộc đến xâm lăng

Cũng không làm cho đuốc Việt tiêu tan;

Chỉ âm ỉ lu mờ trong một lúc.

 

Rồi đuốc Việt lại tưng bừng đỏ rực

Bốc cao vời, chiếu rạng cả non sông.

Ánh sáng tươi của ngọn đuốc kiêu hùng

Đã bao lượt khiến trời Đông chói lọi.

 

Ngọn đuốc cháy muôn đời không biết mỏi

Như tấm lòng dũng cảm giống Rồng Tiên,

Như cả dòng nhựa sống cùng dâng lên

Trong huyết quản của người dân nước Việt.

 

Ngọn đuốc cháy hiên ngang và quả quyết

Như tinh thần quật khởi của dân ta,

Như tinh thần tha thiết nước non nhà

Bồng bột mãi chẳng bao giờ nguội lạnh.

 

Là nguồn sáng tỏ rạng ngời muôn ánh

Là tượng trưng đời sống mạnh vinh quang

Của non sông,ngọn đuốc Việt huy hoàng

Quyết cháy sáng tưng bừng muôn vạn thuở.

 

Giả bạn lên đường – Đằng Phương

(Thân tặng các bạn đường tranh đấu cho lý tưởng)

Cùng nhau cạn chén sẽ lên đường

Chia gánh tang bồng quảy bốn phương

Non nước nghìn trùng người mỗi ngã,

Muôn lòng chung một mối tơ vương.

 

Khói lửa rồi đây bốc ngụt trời,

Gió tên mưa đạn dậy nơi nơị

Cuc đời tranh đấu đầy vô định,

Tái ng mai đây được mấy người ?

 

Nhưng đã gần nhau, ắt có xạ

Thường nhân vẫn nhận thế kia mà!

Huống chi ta! những người tranh đấu

Thề lấy non sông thế cửa nhà.

 

Vả lại dầu xa mấy núi sông,

Dầu còn tái ng nữa hay không,

Hồn ta vẫn ở bên nhau mãi,

Vẫn sống trong tim những bạn lòng.

 

Như thế, ta còn bận bịu chi,

Còn lo chi nữa lúc ra đi?

Cười lên cho tiếng vui hăng hái

Ðánh bạt u buồn lúc biệt lỵ

 

Ta hãy cười lên đón ánh dương

Ngày mai sẽ chói rạng quê hương

Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng

Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường!

Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy Người Viết Anh Hùng Ca Bất Hủ – Vũ Uyên Giang – Hồ Nam

(trích đoạn viết về nhà báo Ba Xạo)

Cuối năm 1954 tôi làm việc trong tòa soạn nhật báo Tự Do  trụ sở đặt tại nhà in Long Giang  số 124 -126 đường Lê Lai quận 1 Saigon chung trụ sở với tuần báo Tự Quyết của nhóm Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn; do đó tôi thường uống cà phê mỗi sáng sớm chung một quán “cóc” với Bẩy Bốp [Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân tác giả Truyện Năm Chàng Thanh Niên từng được giải thưởng văn chương Tự Lực Văn Đoàn chung một năm với Tế Hanh] và Ba Xạo [Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy tác giả tập thơ Hồn Việt  có một số bài Thanh Tâm Tuyền hay lẩm bẩm đọc khi cao hứng như bài Ngày Tang Yên Bái chẳng hạn]

Trong không khí mát mẻ của buổi sáng sớm Saigon nơi con hẻm thông giữa hai đường Võ Tánh và Lê Lai, Ba Xạo thường vừa nhâm nhi ly cà phê đen nhỏ vừa đọc lướt qua tờ báo buổi sáng rồi lấy bút ra ghi chép nhanh gì đó. Tôi nhìn Ba Xạo vừa uống cà phê vừa làm việc bèn hỏi Bẩy Bốp:

– Đằng Phương đây sao?

– Ngạc nhiên lắm hả? Bây giờ  Đằng Phương thành Ba Xạo rồi đang sắp hoàn thành cuốn chủ nghĩa Duy Xạo luận đấy một cuốn sách phê phán chủ nghĩa Mác ai đọc cũng có thể ôm bụng tức cười.

– Đằng Phương viết anh hùng ca tuyệt vời lắm:

“Họ là những anh hùng không tên tuổi.

Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông”

những câu thơ tuy  mộc mạc nhưng lại tuyệt vời lắm đấy.

Nghe tôi nói Ba Xạo Nguyễn Ngọc Huy đỏ mặt nhỏ nhẹ đáp

– Mình thơ phú gì đâu, chỉ nhặt chữ chấp vần thôi

– Cậu thấy chưa Ba Xạo lúc nào cũng chỉ nhận là người viết báo chứ không chịu là nhà báo; làm thơ thì lại nói là nhặt chữ chấp vần thôi, Ba Xạo chỉ nhận là thủ thư thư viện “con mọt sách” và chỉ thế thôi.

Năm 1954 qua đi tôi không làm báo Tự Do nữa sang làm báo Đời Mới của Trần Văn Ân; nhóm Tự Quyết bị chính phủ Ngô Đình Diệm truy bức gắt gao; Ba Xạo phải chạy sang Tây; Bẩy Bốp thì chạy lên Nam Vang, Lê Xuyên bị đẩy vô khám Chí Hòa. Năm 1964 Ba Xạo Nguyễn Ngọc Huy về nước trở lại với văn bằng Tiến sĩ  Chính trị học và làm Đổng lý văn phòng cho Phó Thủ tướng đặc trách Bình Định Nguyễn Tôn Hoàn. Tôi gặp Ba Xạo trong một buổi tiếp tân thấy ông có vẻ ngượng nghịu với bộ đồ lớn dù mới ở bên Tây về.

Trong lúc vui câu chuyện tôi nói cho Ba Xạo biết là có ít nhất hai cuốn sách “quốc văn” dành cho học sinh tiểu học trích cả chục bài thơ trong tập Hồn Việt của Đằng Phương để học sinh tiểu học từ vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau tập đọc và học thuộc lòng đó là sách của nhà giáo Bảo Vân Bùi Văn Bảo và sách của các nhà giáo Trần Mộng Chu, Nguyễn Quí Bình và Hoàng Đình Tuất… Ba Xạo nghe tôi nói thì  cười một nụ cười bẽn lẽn.

Ba Xạo làm quan chưa được bao lâu thì bị Tướng râu dê Nguyễn Khánh “tống xuất” đi lưu vong nhưng chỉ ít tháng sau thì Tướng râu dê Nguyễn Khánh cũng ôm cục đất đầy xi măng của phi trường Tân Sơn Nhất lưu vong luôn và Ba Xạo trở về lập đảng Tân Đại Việt  rồi đạp xe đạp đi dạy đại học cùng với việc hoạt động chính trị.

Gặp lại Ba Xạo tôi hỏi anh có làm được bài thơ mới nào không anh cười nói với tôi rằng lúc này bận quá chỉ còn viết báo được thôi anh đang cùng Nguyễn Tường Bá, Phạm Tường lập Phong trào Quốc Gia Cấp Tiến với ý muốn tập hợp tầng lớp thấp và trí thức tiểu tư sản “đứng lên” làm lại lịch sử bởi vì đám đông đang có vấn đề nếu không tranh thủ họ để họ rơi vào những huyễn hoặc bạo lực của cộng sản đất nước này sẽ rơi vào những tấn thảm kịch liên hồi bất tận thê thảm lắm.

Với chiếc xe đạp cọc cạch Ba Xạo đã ngày đêm ngược xuôi làm cuộc vận động lịch sử phục hoạt và phát triển nền dân chủ truyền thống xã thôn.

Ba Xạo là người từng tham gia cuộc đàm phán ở Paris và nhìn rõ dã tâm của người Mỹ đối với VNCH đã cảnh báo anh em quốc gia là muốn tồn tại phải suy nghĩ bằng chính cái đầu của mình và đứng bằng đôi chân của mình đừng có “dựa dẫm” nữa.

Ba Xạo ngược xuôi khắp nơi với tâm huyết “còn nước còn tát” nên ngày 30 tháng tư 1975 ập tới, anh em “áp lực” Ba Xạo di tản;  Ba Xạo đã cười và đọc những vần thơ Ba Xạo “thác” lời Nguyễn Thái Học  trả lời Đoàn Kiểm Điểm khi Đoàn Kiểm Điểm theo lệnh đảng bộ Viêt Nam Quốc Dân hải ngoại lần thứ ba về nước yêu cầu Nguyễn Thái Học “lưu vong” sang Tầu:

“Tôi đã từng cạn xét lẽ gần xa

Tôi không thể cam tâm rời đất Việt

Khi muôn dân quằn quại giữa đau thương

Tôi không thể đành lòng đi  trốn chết

Lúc anh em xông xáo chốn xa trường

Tôi không thể bỏ những người  tuấn kiệt

Trong ngục tù đã nát thịt tan xương

Thà ở lại xông pha trong khói đạn

Cho kiếm hờn uống máu kẻ thù ta

Và tranh đấu đến khi trong xán lạn

Giống Lạc Hồng vui hát khải hoàn ca

Hoặc lấy chết để tạ lòng những bạn

Đã vì tôi lăn lóc giữa phong ba

Thôi Kiểm Điểm anh hãy về thưa lại

Cùng những người đã chẳng ngại  xa xôi

Đã ba lượt sai anh qua biên ải

Vượt muôn trùng sông núi đến tìm tôi

Nguyễn Thái Học khó vâng lời chỉ dạy

Xin cảm ơn những bạn có khuyên mời”

Mặc dầu Ba Xạo quyết tâm ở lại “sống chết” với  anh em với dân tộc với đất nước nhưng cuối cùng nhà thơ của chúng ta cũng phải tuân theo mệnh lệnh của tập thể gạt nước mắt ra đi.

Tại nơi hải ngoại Ba Xạo đã làm việc “hết mình” đi xe buýt, ngủ nhà bạn rong ruổi khắp nơi để vận động cho một đất nước Việt Nam tự do dân chủ. Vì sống quá kham khổ; đã thế lại ăn uống đạm bạc, sức khỏe Ba Xạo ngày một suy sụp bác sĩ khuyên Ba Xạo nên  giữ sức khỏe làm việc ít một chút tạm thời ngưng di chuyển nghỉ ngơi một thời gian nhưng công việc không cho phép Ba Xạo được lơ là phải tiếp tục phấn đấu và cho đến khi bệnh ung thư  “ập” tới Ba Xạo vẫn không chịu nghỉ ngơi kết quả là người viết Anh hùng ca bất hủ của chúng ta đã thở hơi cuối cùng ngày 28 tháng 7 năm 1990 trong sự nuối tiếc của đồng bào, đồng chí và những người Việt Quốc gia chân chính sống lưu vong ở hải ngoại.

Nguồn:https://ndb51.wordpress.com/2015/06/17/dang-phuong-nguyen-ngoc-huy-nguoi-viet-anh-hung-ca-bat-hu/

 

Vui cười

Cửa hàng nọ quảng cáo sẽ thỏa mãn vô điều kiện bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng. Một người đàn ông vào hỏi mua một đôi găng tay.

– Ngài thích loại màu nào ạ?

– Xin cho tôi loại màu đen.

– Loại găng tay mùa đông hay mùa thu ạ?

– Loại mùa thu.

– Loại dùng với áo khoác ngoài, áo bành tô hay áo bu-dông ạ?

– Với áo khoác ngoài! Thế bao giờ các anh mới bán cho tôi đấy – Người khách hỏi với vẻ bắt đầu bực dọc.

– Thưa ngài, chúng tôi e rằng ngài phải mang chiếc áo ấy đến đây cho chúng tôi xem. Cam đoan khi ấy ngài sẽ tìm được đôi găng tay đúng ý ngài nhất.

Ông già đứng bên cạnh xen vào:

– Ðừng tin họ! Lão đã phải cởi quần dài, phải mang cả bô đến mà cuối cùng vẫn chưa mua được giấy vệ sinh của họ đấy!

Sếp của một văn phòng nọ “lưu ý” anh chàng nhân viên mới và bảo anh ta đến gặp. “Anh tên gì?” – Câu hỏi đầu tiên của sếp.

– “John,” anh ta trả lời. Sếp giận dữ, “Này, tôi không cần biết trước đây anh làm cái trò trống gì, ở đâu, nhưng tôi không bao giờ gọi ai bằng tên cả. Kiểu đó thiệt là suồng sã ở nơi công sở nghiêm túc. Tôi chỉ thích gọi nhân viên bằng họ, Smith, Jones, hoặc Baker mà thôi. Như vậy có phải là đàng hoàng, lịch sự không. Cũng như tôi lúc nào cũng là Ông Robertson. Nào, nói thẳng ra họ của anh là gì.” Chàng nhân viên mới thở dài và nói : “Darling. Tên tôi là John Darling.”

– “Ừm… hừm, John, tôi muốn nói với anh là…”

 

Sống khỏe để không bao giờ chết – Nguyễn thị Cỏ May

Muốn không bao giờ chết, cũng được, dễ thôi! Trước kia đừng sanh ra đời!

Thiền sư người Nhựt bổn Cương Điền có rất đông Thiền sinh học tập theo ông tại Thiền đường và cả nhiều nơi trên đất Nhựt . Mỗi sáng tới 7 giờ, ông hành thiền tại Thiền đường với một số Thiền sinh có điều kiện tới cùng tập với ông . Cùng  thời điểm, Thiền sinh ở những nơi khác cũng chọn giờ tập sáng để thấy như mình cùng tập dưới sự hướng dẩn trực tiếp của Thiền sư .

Lời dạy của ông là « người tập Thiền sẽ không chết, họ biết sống thật sự nên họ sẽ sống hết cuộc đời của họ » mà thôi . Chết có khi là chưa sống trọn cuộc đời của mình . Như trái cấy chín, sau đó, rụn . Trái chưa chín  mà đã lìa cành là hình ảnh của người chết .

Theo quan nìệm này, mọi người đều có thể không chết . Nhưng phải biết sống khỏe, đầy đủ, trọn vẹn, tránh được bệnh tật .

Trong mấy ngày nay, có một thông tin “nóng”, “sáng kiến 2045” hay “dự án khoa học 2045” sẽ giúp con người trở thành « bất tử » trong 30 năm nữa .

Đây không phải là một giấc mơ, mà là một dự án tâm huyết của một thanh niên triệu phú người Nga 34 tuổi, tên Dmitri Itskov.

Dmitri Itskov đang đầu tư tất cả thì giờ, công sức và tiền bạc để thực hiện ” dự án 2045 ” làm cho con người sẽ bất tử .

Nhà triêu phú và «dự án bất tử»

Dmitri Itskov say mê và am hiểu trìết học đông phương tuy là một người Nga và còn trẻ chỉ mới 34 tuổi . Anh còn là triệu phú . Anh vẫn lập đi lập lại ý nghĩ « chết thật là vô ích » . Anh quả quyết sẽ cống hiến cho mọi người sự « bất tử » .

Hôm cuối tháng 6, ký giả Natacha Tatu của tuần báo « Người quan sát mới » (Le Nouvel Obs) đã tìm gặp anh để phỏng vấn về « dự  án 2045 » . Vì đang vận động cho dự án nên anh như « mây gió » . Mới ở Moscou, chiều có mặt ở Luân đôn . Nhưng sau cùng, ký giả Natacha Tatu cũng bắt được anh .

Một thanh niên da trắng, mắt xanh, lời nói dịu dàng, trang nhã, y phục rất đơn giản : quần jean cắt rất khéo,  giày « basket » hiệu đắt tiền . Nơi gặp là phòng khách một khách sạn của khu kỷ nghệ ngoại ô một thành phố lớn của Tây Âu mà anh xin đừng phổ biến tên vì anh muốn tránh mọi tờ mò hay cạnh tranh .

Điều dễ thấy khi ở bên cạnh anh là anh thường xuyên xem smartphone .

Nếp sống hằng ngày của Dmitri Itskov không giống như những người âu châu bình thường . Mỗi ngày, anh dành khá nhiều thì giờ tập yoga và thiền định . Anh luôn luôn nghĩ tới cái « nghiệp » của mình nên anh tránh mọi xung đột, mọi căng thẳng vô ích . Anh không bao giờ uống thuốc bổ dưởng và nhứt là các loại thuốc chống lão hóa .

Dmitri Itskov tránh ánh mặt trời, ở trong bóng mát, không bao giờ ăn thịt, cá, không uống café, rượu, chỉ uống nước lã . Anh cho rằng các thức ăn uống đó chẳng những làm suy thoái cơ thể của mình, mà còn ảnh hưởng xấu tới tinh thần nữa .

Người ta biết về anh đều không khỏi ngạc nhiên tại sao, ở tuổi thanh niên như vậy, anh lại theo đuổi ý tưởng con người bất tử ?

Người ta hỏi anh phải chăng cái chết làm cho anh sợ hải ?

Không, anh trả lời . Tôi còn trẻ quá có gì làm cho tôi nghĩ tới cái chết và sợ cái chết . Tôi muốn đi tím cái « bất tử » chỉ vì « chết thật là vô ích thôi » .

Theo Dmitri Itskov, khi con người ta đối diện với cái « bất tử », con người sẽ thay đổi, diễn tiến . Mỗi người sẽ tự cải thiện . Như vậy, nhơn loại sẽ không có Lê-nin, Hitler hay cả Staline, Mao Trạch-đông . Việt nam nhờ đó cũng không có Hồ Chí Minh .

Dmitri Itskov lạc quan sâu xa về bản chất thật của con người nên anh mới đầu tư hết thì giờ, tiền bạc và tâm sức cho « dự án bất tử » và anh nghĩ sẽ bước đầu thực hiện trong một tương lai không xa .

Cải thiện con người

Cùng với chuyện « bất tử », hiện có một phong trào văn hóa và trí thức quốc tế hô hào vận dụng khoa học, kỷ thuật và cả tín ngưởng để tập trung cải thiện những đặc tính thể chất và tâm thần con người . Phong trào này cho rằng một số tình trạng mà con người phải gánh chịu như tật nguyền, đau đớn, bệnh hoạn, già nua hoặc chết đều là vô ích và không hay ho gì cả . Dưới cái nhìn đó, những nhà tư tưởng trông cậy ở kỷ thuật sinh học và nhiều kỹ thuật mới khác .

Ý nghĩ cải thiện con người cho hoàn hảo cả về thể chất và tinh thần đã xuất hiện từ năm 1957 nhưng gần đây, từ năm 1980, nó được những nhà tương lai học người mỹ cấu trúc nó thành hệ thống . Những nhà tư tưởng này báo trước tất cả mọi người đều sẽ có khả năng tự bìến chuyển trở thành những người có những khả năng mà họ phải có của người « hậu nhơn loại », tức người ngày mai này !

Viễn ảnh một nhơn loại « thay đổi » đã gây ra nhiều phản ứng thuận lợi và chống đối, bốc lên từ nhiều phía khác nhau . Khắp nơi . Theo sử gia Francis Fukuyama, đó là tư tưởng nguy hiểm nhứt thế giới . Trái lại, sử gia Ronald Bailey cho rằng phong trào này nói lên dùm những khát vọng bạo dạng, can đảm, đầy sức tưởng tượng . Và đó chính là lý tưởng của nhơn lại .

Sống khỏe trước đã

Không thể lột da sống đời, thôi thì sống khỏe mạnh và chết trong yên lành . Có thể đây là tâm nguyện của không ít người lớn tuối hiện nay .

Tránh bệnh tật khó nhưng không phải bất khả thi . Trong các bệnh tật ngày nay hành hung con người ở các nước phát triển nhiều nhứt, là mối lo âu của dân chúng, đó là chứng ung thư .

Để thấy tại sao người ta sợ ung thư, thử đưa ra vài con số kết quả thống kê số tử vong do con bệnh hiểm ác này gây ra .

Trên thế giới hằng năm có không dưới 14 triêu tử vong . Rìêng ở xứ Pháp, với dân số 66 trìêu, con số tử vong ghi nhận được cũng không kém giá trị hùng bìện : mỗi năm, có 85 000 bệnh nhơn đàn ông chết và 63 000 bệnh nhơn phụ nữ . Hìện giờ, tức 23 giờ ngày 01/07/2015, Pháp có 74 767 người chết vì ung thư phổi .

Chưa hết, hằng năm, Pháp phát hiện 350 000 trường hợp ung thư mới .

Tuy nhìên, Giáo sư Béliveau cho biết ba phần tư trường hợp ung thư có thể tránh tử vong nhờ một nếp sống lành mạnh .

Giáo sư Béliveau, chuyên về ngừa và chửa ung thư, được cả thế giới biết tiếng trấn an rằng ung thư ngày nay không còn là điều cấm kỵ nữa . Phải nói rỏ như vậy để mọi người đừng lo sợ .

Giáo sư giải thích « Tất cả chúng ta đều mang sẳn mầm ung thư trong người nhưng nếu nếp sanh hoạt của chúng ta tốt, lành mạnh, thì ung thư sẽ chưa xuất hiện trước khi chúng ta chết vì một lý do khác » .

Thế kỷ XXI sẽ không có chổ cho tử thần ẩn núp và chờ đợi .

Giáo sư Béliveau khẳng định « ung thư không xuất hiện một cách bất ngờ, cũng không do sự lão hóa, nhưng do những thói quen trong cuộc sống . Nhưng sự phòng bị lại bị coi nhẹ trong những nổ lực dành cho căn bệnh » .

Nếp sanh hoạt ngừa ung thư

Nếu chuyên cần làm đúng theo lời dẩn giải của Gs Béliveau trong cuộc sống hằng ngày thì người ta, chỉ trong ít lâu nữa, sẽ giảm được số tử vong tới 75% . Phương pháp tránh bệnh ung thư của ông rất đơn giản . Ai cũng làm được nhưng có chuyên cần hay không, đó mới là vấn đề . Không chuyên cần, không trì chí thì ung thư sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện và có thể xuất hiện sớm nữa .

Phương pháp của Gs Béliveau gồn 10 điều căn bản:

1 – Dứt khoát không hút thuốc. Nếu đang hút, hảy ngưng hút ngay. Người hút thuốc, có ai nghĩ mỗi năm trên thế giới, có 6000 tỷ điếu thuốc bốc khói độc và khói này xâm nhập thẳng vào cơ thể con người . Độ độc hại của nó, về cường độ, hoàn toàn không khác với khói đen xì xịt ra từ ống thoát khói của xe vận tải hạng nặng chạy máy dầu .

2 – Hạn chế uống rượu mạnh hằng ngày – ý nói alcool vì vins và bière, theo người pháp, không phải là rượu mà là thức uống có chút it rượu . Nên Gs Béliveau cho phép đàn ông uống 2 ly / ngày, phụ nữ 1 ly / ngày . Nhưng ông không dặn kỷ dung lượng của ly .

3 – Giới hạn ăn thịt đỏ, như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, không quá 500g / tuần . Thay thế thịt đỏ bằng cá, protéines thực vật hoặc trứng .

4 – Nên ăn nhiều trái cây, rau tươi nhiều thứ khác nhau, các loại hột và đậu . Số lượng rau quả, hột này phải chiếm 2/3 bửa ăn . Phần còn lại dành cho động vật .

5 – Để ý kỷ đường nét cơ thể . Không phải để ý chăm sóc vòng số 1, vòng số 2 hay vòng số 3 theo tiêu chuẩn người mẫu hay hoa hậu, mà theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới . Đó là IMC tình trên tương quan  của chiều cao với sức nặng . Nhưng chỉ tính cho người từ 18 tới 65 tuổi . Không tính cho các bà mang bầu hay đang cho con bú .

IMC dưới 16, 5 là người thiếu ăn, tức thiếu dinh dưởng . Từ 16, 5 tới 18, 5 là gầy, từ 18, 5 tới 25 là bình thường, từ 25 trở lên là thuộc loại mập . Trên 35 là béo phì .

6 – Mỗi ngày phải vận động cơ thể ít nhứt 30 phút . Ngồi trước TV hơn 7 giờ / ngày khó tránh khỏi chết vì ung thư . Trường hợp này dễ bị ung thư ruột già và vú .

7 – Giới hạn ăn muối . Nên nhớ thường đã có sẳn 75% muối trong nhiều thức ăn chúng ta ăn hằng ngày mà không để ý tới .

8 – Tránh phơi nắng . Trời nắng nên ở trong mát, mặc quần  áo phủ kín người hoặc bôi kem chống nắng có đủ khả năng bảo vệ da .

9 – Tránh dùng những thứ bổ túc bửa ăn hằng ngày – thuốc bổ như các loại vitamines bán rất phổ thông trong siêu thị ở Mỹ – mà nên ăn lành mạnh và nhiều loại hoa quả, hạt khác nhau .

10 – Những người đã bị bệnh ung thư nên tổ chức đời sống đúng theo những điều khuyên này của Gs Béliveau .

Hoặc ta chờ “ dự án 2045 ” thực hìện để sẽ đi vào thế giới bất tử của loài người ngày mai này !

Ăn Trộm của huyện còn là chuyện nhỏ – Nguyệt Quỳnh

Trịnh Khả là bậc thái tể đứng đầu triều đình nhà Lê. Ông là người thẳng thắn, giữ phép nước rất nghiêm. Một hôm, viên quan giữ chức Chuyển vận Phó sứ của huyện Văn Bàn là Trương Tông Ký ăn hối lộ. Việc ấy bị phát giác, ông muốn nghiêm trị nhưng các quan hai bên tả hữu đều một mực xin tha. Trịnh Khả cương quyết nói:

Ăn trộm của một nhà còn không thể nào tha, huống chi là ăn trộm của một huyện.

Nói xong, liền giao xuống cho các quan tra xét. Rốt cuộc, viên quan cấp huyện ấy bị xử tội phải chết. Các quan thời bấy giờ, trên dưới không ai là không sợ.

***

Thời Trịnh Khả không có những loại “bình quý” để chuột ẩn núp. Thời ấy ông bà ta sống đối diện với Trời với Đất, với quỷ thần trên hai vai. Người ta tin rằng có nhân quả, có kiếp trước, kiếp sau. Người ta nhắc nhau làm lành, lánh dữ vì cho rằng ở ác thì sẽ gặp quả báo, gian tham của kẻ khác thì sẽ bị trời phạt. Biết bao đời vua, không thiếu những vị quan làm đến chức tể tướng trong triều mà trong nhà vẫn thanh sạch.

Ngày nay, thể chế độc tài, độc đảng trong cơ chế thị trường định hướng của nước ta đã sản sinh ra nhiều “lợi ích nhóm”. Chuyện ăn cắp của một huyện còn là chuyện nhỏ và là chuyện rất “bình thường” ! Bộ máy nhà nước đang trở thành công cụ cho một nhóm người độc quyền kinh tế và độc quyền chính trị. Đến nỗi chính phủ đã phải huy động toàn xã hội tham gia phòng chống tham nhũng. Chỉ cần lược sơ qua các ban nghành được thành lập đủ thấy mức độ hệ trọng của nó: đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng CSVN, bên Chính phủ thì có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh Tra chính phủ đứng đầu và hầu như tất cả các Bộ ngành, Uỷ Ban Nhân Dân đều có cơ quan phòng chống tham nhũng.

Thế mà theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ; cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng hạng 188 với 82/100 điểm, nằm lọt thỏm trong nhóm mười quốc gia tham nhũng nhất. Đó là chỉ số đo lường của một cơ quan bên ngoài, còn trong nhà thì sao? Về thành quả phòng chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh rằng trên thực tế, trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, các cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9% còn cấp Trung ương chỉ chiếm rất ít chỉ có 0,3%.

Liếc sơ qua hai chỉ số trên, người ta biết ngay rằng những ổ chuột lớn đang được bảo vệ. Đại biểu Quốc Hội Lê Như Tiến xác nhận: “Phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội”. Dẫu cho các quan chức ở thượng tầng có hô hào với đầy lòng quyết tâm và hàng trăm lời thề độc cũng sẽ chẳng làm được gì. Kế hoạch đã bế tắc ngay từ nguyên thuỷ vì người được giao trách vụ chống tham nhũng cũng chính là người bảo vệ tham nhũng, là người đã từng tham nhũng hoặc cũng đang ở trong các nhóm lợi ích.

Cấp huyện có thể ngang nhiên tham ô nhũng nhiễu được là vì có bao che, ăn chia với cấp tỉnh, cấp thành phố. Cấp tỉnh, cấp thành phố có ung dung được như vậy là do có sự thông đồng của cấp cao hơn nữa, cho đến cấp cao nhất… bởi thượng bất chánh hạ tắc loạn. Cứ xem dinh cơ của quan Trần Văn Truyền, chỉ mới ở cấp trung ương đảng, rồi đến cung điện của ông Nông Đức mạnh, Lê Khả Phiêu… thì biết, lương họ bao nhiêu? bổng ở đâu ra? Các hình ảnh tràn lan trên mạng cho thấy có cả ngà voi, trống đồng – tức là đồ quốc cấm – trong nhà riêng của họ. Đây mới là lý do tại sao cấp tỉnh, cấp huyện ăn cắp mà vẫn nhởn nhơ. Ai cũng bảo rằng những vụ được lôi ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn hằng hà sa số “các đồng chí chưa bị lộ”.

Tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, các cơ chế chống tham nhũng nhiều đến nỗi tưởng chừng như con ruồi bay qua không lọt, thế nhưng chưa bao giờ các cơ chế ấy phát hiện ra một vụ tham nhũng nào. Tại sao? Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi chỉ vì lôi ra nhiều vụ tham nhũng và tha hoá thì bỗng dưng chính ông lại trở thành tội phạm. Bài báo “ Bàn về thị trường Sao Và Vạch” là giọt nước cuối cùng đưa ông vào chốn tù tội!

Sâu xa trong lòng mọi người VN, ai cũng muốn được sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật. Không thiếu những cán bộ trong bộ máy công quyền ngày nay đã một thời hy sinh, một thời chấp nhận đổ xương máu để mong đem lại một đất nước tự do no ấm cho đồng bào mình. Tuy nhiên, sự im lặng ích kỷ đang đánh đồng họ với những kẻ cơ hội, gian dối, sách nhiễu và tham nhũng…

Ngày xưa khi đi vào chiến tranh, người ta không màng đến sống chết, không nghĩ đến bom đạn, hiểm nguy. Cái chết của đồng đội hay của chính bản thân được nhìn thấy trước mắt, hàng ngày, nơi  cụm vườn, miếng ruộng, rừng cói, lạch nước… nhưng người ta không lùi bước vì người ta biết mình là ai, mình muốn gì, mình phải sống ra sao. Người ta gắn kết chính mình với quê hương và niềm tự hào dân tộc. Người ta gắn kết mật thiết với nhau bởi tình yêu nước, lòng tự trọng và trách nhiệm đối với tổ quốc.

Ngày nay sự gắn kết đó bị gãy đổ. Lý tưởng, lòng nhiệt thành yêu nước bị đánh bạt trước bạo lực và sợ hãi. Cái xấu lên ngôi, kẻ xấu kéo theo bầy đàn. Người ta không còn dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chống lại cái xấu và cái ác, người ta làm ngơ trước những bất công, ngang trái. Đồng sự, ông A không thể đưa con mình ra bảo vệ biển đảo khi con ông B đang du học yên ấm ở xứ người. Các tướng tá quân đội không thể đẩy con mình ra chiến trường để bảo vệ đất nước, khi con của Thủ Tướng đương nhiệm đang làm chủ cả một khối tài sản khổng lồ ở Hoa Kỳ bao gồm cả một vận động trường trị giá lên đến hàng trăm triệu Mỹ Kim…

Và thế là tham nhũng nối tiếp tham nhũng, cầu sập kéo theo cầu sập. Từ Cầu treo Chùa Bung đến cầu treo Cái Bảng rồi đến Chu Va…người ta đành chấp nhận sống với những tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào do những công trình bị tham nhũng rút ruột. Những tuyến đường sắt chênh vênh mạng người như Cát linh – Hà Đông với chi phí đội vốn lên đến gấp đôi dự tính; thế mà cũng chỉ thấy đây đó phản ứng bằng những cái lắc đầu ngao ngán hoặc một tiếng than não lòng: “sao có thể đem tính mạng, của cải của dân ra đùa giởn?”

Các cán bộ nhà nước, giới trí thức, báo chí còn im lặng, còn cam chịu như thế; hỏi sao dân đen không bị chúng  cho lưu manh dùng xe ủi đất cán lên người? Nhưng mối hoạ không chỉ dừng ở đó. Đức thánh cha Phanxicô bảo rằng: “Một xã hội tham nhũng thì như một xác chết đang thối rữa”.

Và sự thối rữa đó lây lan. Nó đang lan sang quân đội, lực lượng được coi là đứng đầu sóng ngọn gió để bảo vệ tổ quốc. Một bản tin gần đây cho hay bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đã kê khai để thanh toán hàng tỷ đồng tiền xăng dầu nhưng chẳng hề đi tuần tra để hỗ trợ ngư dân. Thế là kẻ cướp cứ tha hồ đâm tàu, đuổi đánh, ức hiếp, cướp bóc ngư dân VN vì lực lượng vũ trang biên phòng chỉ đi tuần…trên giấy!

Tham nhũng tàn phá tất cả. Từ văn hoá, xã hội, đến con người và chính nó là nguy cơ dẫn đến mất chủ quyền đất nước. Tham nhũng đã mời Trung Cộng vào độc chiếm Tây Nguyên, cho phép kẻ thù đào đường hầm bí mật ở Hà Tĩnh, tự do làm bất cứ điều gì họ muốn ngay trên mảnh đất của tổ quốc! Nếu ngày xưa trong chiến tranh biên giới, nhân dân VN đã đổ máu để giành giật từng đường hầm, từng điểm cao ở Đồng Đăng, Móng Cái…thì ngày nay ta mở rộng cửa, mời đón họ vào đóng trụ ở những nơi hiểm yếu nhất. Nếu ngày xưa ta quan niệm rằng chính mình có thể bị huỷ diệt, nhưng đất nước này dân tộc này không thể bị huỷ diệt, thì ngày nay chỉ vì đồng tiền ta vất bỏ tất cả.

***

Trong cái tối tăm mịt mờ ấy, kẻ tối dạ nhất trong mỗi người dân chúng ta cũng biết rằng “tham nhũng chỉ chấm dứt khi đất nước có dân chủ”. Có điều vẫn còn rất nhiều người chưa biết là dân chủ sẽ có mặt khi nó đến từ quyết tâm của mỗi chúng ta. Bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng hồi ức những ngày máu lửa vẫn còn nguyên đó. Sâu xa trong lòng, tôi vẫn tin đất nước sẽ là điểm nối kết cho người dân VN, bởi nỗi đau trong tim tôi cũng là nỗi đau trong tim anh. Không còn cách nào khác, đất nước chúng ta đã đụng đáy. Sự thay đổi phải đến từ chính mỗi chúng ta. Hãy chặn đứng tham nhũng ngay từ vị trí, chỗ đứng của mình. Khi chúng ta bắt tay hành động, môi trường chung quanh sẽ thay đổi, xã hội sẽ thay đổi và đất nước sẽ hồi sinh.

Đừng trông chờ nơi lãnh đạo CS, vô ích! Để bảo vệ được chế độ, chính họ đang chủ động sử dụng tham nhũng để duy trì sự trung thành của hàng ngũ cán bộ đảng viên. Cao hơn nữa, Trung Cộng đang dùng chính hàng ngũ lãnh đạo tham nhũng này để chiếm đoạt đất nước VN.

Trận chiến này Trung Cộng đang thắng thế. Chúng đã chẳng hề tốn chút xương máu gì; cái giá trả cho cuộc trường chinh của họ quá rẻ so với cuộc chiến tranh biên giới năm nào!

 

Vui cười

Một bà mẹ dẫn cô con gái nhỏ đi xem triển lãm nghệ thuật. Trong phòng gồm có tất cả các tác phẩm về điêu khắc, hội hoạ, nhiếp ảnh… Khi đi ngang qua một bức tượng khoả thân nam, vì tò mò cô gái kéo bà mẹ dừng lại và chỉ vào cái của quí của bức tượng mà hỏi:

– Mẹ ơi! cái này là cái gì hả mẹ?

– Đó là một bộ phận trong cơ thể đàn ông thôi con ạ, à mình đi đi con!

– Không! con muốn xem thêm một chút nữa.

– Thôi đi đi con, con ngoan đi lớn lên thế nào con cũng có được một cái.

– Còn nếu như con không ngoan thì sao hả mẹ?

– À, nếu như con không ngoan thì con sẽ có … nhiều cái !

 

Nửa đêm, chồng quay sang vợ thủ thỉ:

– Em, mai anh phải đi công tác rồi, em chiều anh đêm nay được không?

– Ứ, ừ…

– Nào, ngoan… Chiều anh nhé?

– Nhưng… chỉ một lúc thôi đấy.

– Không! Anh muốn cả đêm kia.

– Trời?!! Cả đêm làm sao em chịu nổi?

– Anh đang muốn nói đêm nay em chiều anh… đừng nói chuyện nữa để anh ngủ mai dậy sớm mà?

 

Đọc báo lề phải

Thăm Mỹ, TQ đều là những tính toán chiến lược

18/07/2015 13:03 GMT+7

– Chia sẻ với cử tri về những chuyến thăm quốc tế quan trọng vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định vị thế của đất nước đã được nâng cao rất nhiều.

Khi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được nhiều ý kiến tích cực về các chuyến thăm, đặc biệt là chuyến thăm Mỹ vừa diễn ra.

Cử tri Trịnh Viết Thoại (quận Hoàn Kiếm) thấy phấn khởi về chuyến thăm, đánh giá cao cuộc hội đàm lịch sử của Tổng bí thư với Tổng thống Mỹ Obama, và tự hào về Đảng Cộng sản VN.

Cử tri Vũ Kim Ngọc (Hoàn Kiếm) thì tâm sự cảm giác vui mừng khi nghe tin Tổng bí thư và đoàn đại biểu VN kết thúc chuyến thăm Mỹ với nhiều kết quả đáng kể, giúp hai nước tăng cường hợp tác.

Cử tri Võ Trọng Hốt (Ba Đình) còn hy vọng sau chuyến thăm Mỹ thành công của Tổng bí thư, chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama đến VN sẽ giúp nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Ông Hốt đề nghị tặng Huân chương hữu nghị cho Tổng thống Clinton vì công lao với quan hệ hai nước.

Đáp lại, Tổng bí thư phân tích với cử tri nhiều khía cạnh của chuyến thăm Mỹ cũng như các chuyến thăm quan trọng khác.

“Đây là chuyến thăm lịch sử vì chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử việc một lãnh đạo Đảng Cộng sản gặp mặt Tổng thống Mỹ trong Phòng bầu dục, lại là hai nước cựu thù, thế giới rất quan tâm, tò mò”, Tổng bí thư nói.

Nhận định chuyến thăm này không chỉ là vấn đề giữa VN và Mỹ mà còn là vấn đề toàn cầu, Tổng bí thư “báo cáo thật” với cử tri đây là “tính toán chiến lược toàn diện”.

“Không phải đến bây giờ mà phía Mỹ đã mời Tổng bí thư sang thăm từ năm 2012, ta cân nhắc nhiều việc đi không, đi lúc nào giữa lúc vẫn còn vấn đề diễn biến hòa bình. Nhưng Mỹ giờ là đối tác toàn diện của ta, kim ngạch buôn bán đến nay là 36 tỷ USD, chỉ sau TQ thôi. Hơn 17 nghìn sinh viên, học sinh VN đang ở Mỹ…”, ông Nguyễn Phú Trọng nói.

“Quan hệ với Mỹ cũng là để tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế. Có suy diễn là ta đi với Mỹ chống TQ ở Biển Đông, nhưng chính Mỹ đang chủ trương trở lại châu Á – Thái Bình Dương, coi trọng ASEAN mà VN là một thành viên quan trọng”.

Tương tự với TQ, Tổng bí thư cho biết cũng cân nhắc nhiều lời mời sang thăm. Hai nước lớn nhất, đang chi phối thế giới, đều mời VN và đón tiếp rất trọng thị “vượt mức yêu cầu”, là cơ hội để ta “tìm mọi cách tranh thủ, giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”.

Tổng bí thư cũng vui vẻ chia sẻ những chi tiết thú vị trong các chuyến đi: Phía TQ bắn 21 phát đại bác để chào mừng, Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ, ký kết, tuyên bố nhiều điểm quan trọng; Tổng thống Obama dự kiến hội đàm 45 phút mà thành 1giờ 35 phút, Phó Tổng thống Biden lẩy Kiều trong tiệc chiêu đãi có hàng trăm quan khách…

“Tinh thần là gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Ta không khép lại quá khứ, quá khứ không bao giờ thay đổi, nhưng vì lợi ích cả hai nước, vì hòa bình ổn định, đối đấu với nhau chả hay gì, ta gác lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai”, ông Nguyễn Phú Trọng nói.

Tổng bí thư khẳng định các cuộc gặp gỡ ở Mỹ đều hữu nghị, chân thành, đàng hoàng, thoải mái, hiểu biết lẫn nhau.

“Tôi gặp kiều bào ở Mỹ họ cũng nói đây chính là vị thế của đất nước ta, vị thế của Đảng Cộng sản VN. Tổng thống Mỹ đã thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, tôn trọng thể chế chính trị của VN, là yếu tố quan trọng trong đàm phán TPP…”, ông Nguyễn Phú Trọng nói.

Tổng bí thư khẳng định trong đối ngoại, ta tính đến tất cả các nước Mỹ, TQ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Âu, Lào, Campuchia…, các chuyến thăm đều “không phải ngẫu nhiên hay hứng lên”, mà được tính toán trong chiến lược tổng thể về đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.

“Ta vừa hợp tác vừa đấu tranh, vô hiệu hóa những cái không có lợi, cố gắng xây dựng môi trường hòa bình”, ông Nguyễn Phú Trọng nói.

Từ đó, Tổng bí thư nhắn nhủ: “Nói như thế là để ta tự hào về đất nước ta, nhân dân ta. Trước mắt còn nhiều khó khăn, tiêu cực, còn nhiều điều bực mình như tham nhũng, thủ tục hành chính…, lắm lúc khiến ta quên mất điều đó. Nhưng người trong một nước phải thương nhau cùng, dù đi đâu làm gì, mang quốc tịch nào, hãy tự tôn là người VN, bớt đi những bực dọc, bức xúc, để yên tâm, đoàn kết, phấn đấu, xây dựng đất nước”.

Chung Hoàng – Lê Anh Dũng

Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/251229/tham-my–tq-deu-la-nhung-tinh-toan-chien-luoc.html

Lời bàn:

1/ thời kỳ 45-75 cs bắc việt đã “ ưu việt đánh đu” với tinh; sau 75 đất nước VN gần tan hoang để trả nợ cho cho trung cộng, đồng bào trong nước phải sống đói khổ để “cám ơn” anh em trung cộng liên xô… giờ lại “tính toán chiến lược” tiếp  tục đánh đu với trung cộng…

2/ NPTrọng nói: “Tổng thống Mỹ đã thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, tôn trọng thể chế chính trị của VN, là yếu tố quan trọng trong đàm phán TPP…” trước đây ta đã đánh cho Mỹ cút, giờ đây tổng thống Mỹ đã “sợ” nên công nhận chế độ cộng sản là ưu việt…phải mời ta vô TPP.

3/ Gác lại quá khứ là tạm để qua một bên chuyện đánh cho Mỹ cút…là chờ thời cơ để đánh tiếp, phải vậy không ?

 

DPA đưa tin cải chính về sức khỏe Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

(VIETNAM+) LÚC : 20/07/15 16:10 BẢN IN

Hãng tin Đức ​DPA sáng 20/7 (giờ Đức) đã đăng tin bác bỏ một thông tin trước đó nói về tình trạng sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh.

DPA dẫn lời Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Võ Văn Tuấn cho biết sức khỏe của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh hiện ổn định sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện châu Âu Georges Pompidou ở Paris (Pháp) và Bộ trưởng sẽ về Việt Nam vào cuối tháng này.

DPA cũng dẫn lời ông Phạm Gia Khải, một thành viên Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương, xác nhận rằng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đang phục hồi sức khỏe sau ca phẫu thuật khối u phổi ở Pháp và Bộ trưởng sẽ trở về Việt Nam trong vài tuần tới.

Trước đó, DPA đưa tin từ Hà Nội cho biết Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã không qua khỏi sau ca phẫu thuật tại bệnh viện ở Pháp. Tuy nhiên, thông tin này là sai sự thật và đại diện DPA từ Hà Nội đã xác nhận thông tin cải chính./.

Nguồn : http://www.vietnamplus.vn/dpa-dua-tin-cai-chinh-ve-suc-khoe-bo-truong-phung-quang-thanh/333622.vnp

Lời bàn: Nếu đọc kỹ bản tin sẽ thấy DPA đưa tin cải chính PQThanh chưa chết (theo lời của một tướng vc)chớ không phải DPA đính chánh tin đã đăng !!! thấy vậy chớ không phải vậy vì là tại vậy.

 

Con gái Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trả lại ‘đất vàng’

TPO – Sáng nay (20/7), trao đổi với Tiền Phong, chị Trần Thị Yến Minh (con gái Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ) cho hay, đã làm đơn gửi UBND thành phố Đà Nẵng xin trả lại 2 lô đất được cấp đổi ở ngã ba Phan Bội Châu – Trần Quý Cáp gây dư luận xôn xao mấy ngày qua.

“Tôi đã làm đơn. Ngay chiều nay (20/7), tôi sẽ gửi đơn lên UBND thành phố để trả lại 2 lô đất. Tôi nghĩ mọi chuyện đơn giản, đúng quy định và không có gì sai phạm nhưng không ngờ lại gây dư luận không tốt. Việc trả lại đất với tôi rất nhẹ nhàng, không có gì phải lăn tăn, áy náy. Ba tôi cũng khuyên tôi như vậy và tôi làm theo lời khuyên của ba” – chị Yến Minh cho biết.

Theo chị Minh, ngoài việc xin trả lại đất cho thành phố, chị cũng đề nghị UBND thành phố bố trí 2 lô đất khác cho chị theo luật. Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2003, chị Trần Thị Yến Minh (được bố mẹ chia cho 400m2 đất, đã làm thủ tục chuyển đổi sang đất ở) có đất nằm trong diện giải tỏa khu dân cư Phước Lý và được đền bù 2 lô đất ở Phước Lý (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng).

Sau đó, UBND thành phố Đà Nẵng đồng ý đổi cho chị Minh 2 lô đất ở Phước Lý lấy 2 lô ở góc đường Phan Bội Châu – Trần Quý Cáp (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Tháng 2/2014, chị Minh được Sở TN&MT cấp sổ đỏ cho hai lô đất kể trên.

Vì chuyện này, dư luận băn khoăn, liệu ông Thọ có trực tiếp chỉ đạo cấp dưới cấp đất trái quy định cho con gái mình? Ông Trần Thọ khẳng định, khi biết con gái muốn chuyển đổi đất xuống quận Hải Châu, ông nghĩ rằng đó cũng là việc bình thường vì từ trước tới nay, rất nhiều người dân, kể cả trong và ngoài tỉnh, cả cán bộ cũng đã được UBND thành phố Đà Nẵng giải quyết linh động cho đổi như thế.

Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/con-gai-bi-thu-thanh-uy-da-nang-tra-lai-dat-vang-885969.tpo#Con gái Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trả lại ‘đất vàng’

Lời bàn: Ăn gian không được thì bỏ, có chết thằng tây nào đâu!!!