Tập San Tân Đại Việt – Số 6/2018 – Kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Mục Lục
Phạm Đức Duy: Hãy cùng nhau tiếp tục vững bước!
* Tuyên cáo của Đảng Tân Đại Việt V/v: CSVN Cho Thuê Đất 99 Năm Tại 3 Vùng Chiến Lược
* Tuyên cáo của buổi hội thảo về hiện tình đất nước tại San Jose
Bùi Đức Lạc: Ngày Quân Lực
Cổ Tấn Tinh Châu: Thủy Quân Lục Chiến VNCH
* Nguyễn Ngọc Ẩn: Người Lính Thủy Quân Lục Chiến bên bờ Bến Hải
* Thanh Phong/Viễn Đông: Nữ Trung Tá Hải Quân Mỹ Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm
Mũ Đỏ Lê Quang Lưỡng: Thiên thần mũ đỏ, ai còn ai mất
Bùi-Đại & Đặng-Vũ Tùng: QLVNCH: Những Chiến Thắng Bị Bỏ Quên
Vann Phan: Chiến thắng Xuân Lộc: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn ngạo nghễ dù bị bức tử
Nguyễn Ngọc Sẵng : Đừng Sợ Trung Cộng
Mai Thanh Truyết:
– Thế trận Biển Đông hiện tại
– Vài Suy Nghĩ Về Ngày Tổng Biểu Tình Toàn Quốc 10/6
Nguyễn Thị Cỏ May:
– Nhà Nước “Đại Ca”
– Cái giá của dự Luật bán đất 99 năm cho Tàu
Phan Văn Song:
– Viết cho Ngày Việt Tộc Cứu Quốc Chủ Nhựt 10 tháng 6 2018
– Vinh Danh & Cám Ơn Đồng Bào Trong Ngoài Nước Việt Ta!
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi: TT Trump gặp CT Bắc Hàn : Ai thắng & Ai thua?
Trọng Đạt:
– Vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn
– Bắc Hàn ngượng bộ
Lê Huỳnh: Thằng Bờm có bom nguyên tử Hay Quanh cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn sắp diễn ra
Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông:
– Thỏa Hiệp Nào Cho Bán Đảo Triều Tiên?
– Thế Nước Lòng Dân
Người Xứ Bưởi: World Cup 2018:
– World Cup 2018 đầy “hấp dẫn”: Ai thắng & ai bại?
– Sau 16 trận / World Cup 2018: Ai thắng & ai bại?
Hãy cùng nhau tiếp tục vững bước! – Phạm Đức Duy
Cố Thủ Tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã từng nói trong những năm đầu lập nước vào thập niên ’60 “hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn” mặc dù lúc đó chính quyền quốc gia non trẻ tại miền Nam Việt Nam đang phải chiến đấu với CS Bắc Việt. Ðến những năm đầu của thập niên ’90, Singapore cùng với Nam Hàn, Ðài Loan và Hồng Kông đã được thế giới mệnh danh là “bốn con rồng của Á châu”. Sau này lại thêm sự xuất hiện của “bốn con hổ Đông Nam Á” gồm Mã Lai, Thái Lan, Philippines và Nam Dương. Sao không thấy Việt Nam? Mặc dù đất nước đã thôi chiến tranh và thống nhất từ 1975, hơn 43 năm tính đến nay!
Cũng ông Lý từng nói “đáng lẽ vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam”. Ðịa chính trị, tài nguyên thiên nhiên và sức mạnh dân tộc là những yếu tố chính của thực lực tổng hợp của một quốc gia để bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của quốc gia đó. So sánh vị trí chiến lược, “rừng vàng biển bạc”, nòi giống “con rồng cháu tiên” với lịch sử hơn mấy ngàn năm dựng nước giữ nước của Việt Nam nếu không hơn tất cả, thì cũng hơn đa số tám quốc gia rồng, hổ kia. Vậy mà theo thống kê quốc tế, Thái Lan với 69 triệu dân, với ít nhất 5 cuộc khủng hoảng chính trị lớn từ 2005 lại có GDP 407 tỷ USD vào năm 2016 và ước lượng 484 tỷ USD cho 2018 trong khi Việt Nam với dân số 93 triệu chỉ có GDP 203 tỷ USD (2016) và ước lượng 240 tỷ USD cho 2018. Ít hơn một nửa so với Thái!
Tại sao Việt Nam lại vẫn không chuyển mình thăng tiến cùng với các nước lân bang châu Á sau gần nửa thế kỷ có hòa bình và thống nhất? Mấu chốt là Việt Nam có một điểm khác biệt mà 8 nước rồng hổ lân bang không có. Ðó là độc đảng cộng sản cầm quyền đất nước, cai trị người dân suốt hơn 43 năm qua!
Thời gian đã đủ dài để chứng minh lãnh đạo tà quyền Hà Nội không những không có đủ khả năng để đưa đất nước đi lên, không chỉ tham nhũng vơ vét của cải, tài nguyên chung để làm giàu cho bản thân và gia đình, không những chỉ một mặt dối trá, lừa đảo, đàn áp người dân, một mặt qụy lụy tà quyền tại Trung Nam Hải, “hèn với giặc, ác với dân”, mà Bắc bộ phủ đã đích thực bán linh hồn cho ÐCS Trung Hoa để tiếp tục duy trì sự tồn tại của mình.
Với cứu cánh “thà mất nước, chứ không mất đảng”, ÐCSVN hiện nay chỉ là những thái thú Trung Hoa biết nói tiếng Việt!
Là cánh tay nối dài lông lá của Bắc Kinh!
Là đối thủ của người dân Việt, của dân tộc Việt!
Luật Ðặc Khu Kinh Tế 99 năm và An Ninh Mạng là sự kiện mới nhất của mưu đồ từ từ hán hóa Việt Nam và tiếp tục bịp miệng đàn áp nguời dân trong nước.
Thật ra, khoảng 10 năm qua, tà quyền Hà Nội đã giao cho Trung Cộng 18 đặc khu, trong số này có 15 khu là ven biển. Ðó là Vân Đồn ở Quảng Ninh, Ðình Vũ Cát Hải ở Hải Phòng, Nghi Sơn ở Thanh Hóa, Ðông Nam ở Nghệ An, Formosa Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Hòn La ở Quảng Bình, Chân Mây Lăng Cô ở Huế, Chu Lai ở Quảng Nam, Dung Quất ở Quảng Ngãi, Nhơn Hội ở Bình Ðịnh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa, Nam Phú Yên, Ðịnh An ở Trà Vinh, Năm Căn ở Cà Mau, Phú Quốc, Ninh Cơ ở Nam Ðịnh, Đông Nam ở Quảng Trị, và Khu Ven biển Thái Bình, ước lượng tổng cộng khoảng 7,500 km2 mặt đất và mặt biển.
Mô thức đặc khu kinh tế nay đã lỗi thời, nhiều tốn kém và ít tính khả thi vì nhiều bài học thất bại, tạo điều kiện cho những kẻ đầu tư bất động sản để đầu cơ trục lợi. Những thất bại lớn tại các khu gang thép Vũng Áng, khai thác bauxite Tân Rai và Nhân Cơ Tây Nguyên, Chu Lai Quảng Nam, Dung Quất Quảng Ngãi, Nhơn Hội Bình Định, Chân Mây Thừa Thiên, Vân Phong Khánh Hòa, khu Phú Yên vì vấn nạn tham nhũng và kiểm soát quyền lực của CSVN vẫn còn đó. Chẳng cần nói ra ai cũng thấy được, đặc khu kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục mang đến những tác hại nghiêm trọng về mặt an toàn quốc gia và an ninh quốc phòng. Có đặc khu nào mà không rơi vào tay Trung Cộng? Tự dâng các vị trí hiểm yếu cho TC làm tô giới đó là thực chất của luật ÐK99.
Về luật ANM thì cũng không cần nhiều giấy mực. Luật an ninh mạng ở các nước dân chủ tự do là những quy định của chính quyền dành cho các công ty phải thực hiện để bảo mật hệ thống internet, để bảo vệ các thông tin, dữ kiện của tất cả người dùng, không để bị lọt vào tay những “kẻ xấu”. Luật ANM của Hà Nội, rập khuôn theo luật mạng của Bắc Kinh, đã được tổng thái thú Trọng minh bạch: “Chúng ta cần luật này để bảo vệ chế độ này, không để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi” và thượng tướng csvn Võ Trọng Việt muốn “Gu gờ và Túp pê te bóc” kéo đám mây điện toán vào Việt Nam để bảo vệ đảng. ANM ở Việt Nam thực chất là để Bắc bộ phủ có thể kiểm soát chặt chẽ hơn và bóp nghẹt hơn nữa quyền tự do của dân chúng.
Sự kiện ngày 10 tháng 6 vừa qua, người dân Việt khắp nơi đã thể hiện lòng yêu nước, chứng minh dân tộc ta dù hiền hòa, nhưng không hèn nhát. ÐCSVN vì sự sinh tồn của chúng đang dần dần bán đứng dân tộc. Người Việt Nam vì sự sinh tồn của dân tộc, của chính chúng ta hôm nay và con cháu chúng ta mai sau, hãy tiếp tục với nhiều ngày “10/6” nữa, lớn hơn, đồng loạt hơn, nhiều nơi hơn. Vận mệnh của dân tộc phải do chính chúng ta chủ động. Nhưng thế giới tự do dân chủ cũng đang theo dõi. Và khi cả nước xuống đường thì António Guterres của LHQ, Donald Trump, Angela Merkel, Emmanuel Macron, Theresa May, Justin Trudeau, Malcolm Turnbull, Shinzō Abe, … sẽ không ngồi yên nhìn tổng thái thú Trọng và bè lũ đàn áp hàng triệu dân lành Việt Nam. Một nước Việt Nam mới thực sự dân chủ không lệ thuộc vào TC là điều phù hợp với quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế.
Như chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn đã nêu ra, ba điều kiện cần thiết để chúng ta đi đến thành công trong công cuộc tranh đấu là: sức mạnh, hợp quần và xu hướng biến cải. Có chính nghĩa trong tay, khi toàn dân Việt cùng đứng lên với những biến cải, những sách lược mới trong cách tranh đấu thì không có đảng, quân đội, công an nào có thể ngăn cản nổi!
Hãy noi gương các bậc tiền nhân và các vị tướng tá Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long cùng những chiến sĩ QLVNCH đã anh dũng hy sinh vì đất nước!
Hãy cùng nhau tiếp tục vững bước!
Tháng 6, 2018
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lý Thường Kiệt
TUYÊN CÁO
V/v: CSVN Cho Thuê Đất 99 Năm Tại 3 Vùng Chiến Lược
Ngày 17/3/2017 Bộ Chính Trị Đảng CSVN đã họp bàn về việc cho thành lập Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc để cho các chủ thể nước ngoài thuê đất với thời hạn 99 năm (ĐK99).
Năm ngày sau, ngày 22/3/2017, ông Đinh Thế Huynh, Thường Trực Ban Bí Thư lúc đó, ra Thông Báo Số 21 Kết Luận Của Bộ Chính Trị, phát lệnh cho thi hành với 6 điều: Thứ nhất, nói rằng “Đây là chủ trương lớn của Đảng”. Thứ hai, đồng ý cho thành lập 3 ĐK99. Thứ ba, chỉ định Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Chỉ Đạo Quốc Gia. Thứ tư, trao quyền cho Ban Cán Sự Đảng chỉ đạo (a)Bộ Kế Hoạch Đầu Tư xây dựng luật, (b)Ba tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hoà và Kiên Giang lo quy hoạch, (c)Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An lo việc an ninh, (d)Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đưa dự luật qua Quốc Hội. Thứ năm, Đảng bộ trong Quốc Hội lo việc thông qua thành luật. Thứ sáu, Ban Kinh Tế Đảng và Văn Phòng Trung Ương Đảng theo dõi, kiểm tra. Quốc Hội CSVN đã thảo luận từ ngày 13/5 và dự trù thông qua trước ngày 15/6/2018.
Vân Đồn là một trong các trạm tiền tiêu của kế hoạch “Một Vành Đai Một Con Đường” (OBOR) của Trung Quốc. Theo dự thảo luật, ĐK99 được quyền sản xuất các thiết bị chiến tranh trên bộ, bao gồm chất nổ để hủy diệt, phá sóng thông tin, được phép mua bán các cổ vật và báu vật quốc gia.
Trên thực tế, ba ĐK99 này sẽ được TQ nối kết với các khu kinh tế biển đã có tại VN như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Định An (Trà Vinh) để trở thành các vị trí chiến lược ven biển trong âm mưu thôn tính dần dần VN.Dự luật tuy không nêu tên TQ nhưng có nói trong Điều 54.4 việc dành những quyền hạn tối ưu cho “nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh”, tức không ai ngoài TQ.
Khi Việt Nam cho thuê đất 99 năm, có nghĩa là chấp nhận từ bỏ phần lớn chủ quyền trên khu vực cho thuê. TQ thuê gần hết đất vùng Vladivostok ở Viễn Đông của Nga với thời hạn 50 năm, chỉ bằng phân nửa ĐK99, và sau đó ồ ạt đổ người TQ vào, bây giờ Nga đang lo sợ là tương lai không giữ được lãnh thổ.
Ba ĐK99 này, nếu ai tin vào phong thuỷ, thì nó tựa như ba long mạch của con rồng VN. Nay để cho nước ngoài trấn ếm lên đầu, mình và đuôi thì coi như con rồng VN sẽ vĩnh viễn không thể cựa quậy, nói gì đến bay cao.
TQ đã chiếm Biển Đông, nối liền đường 9 đoạn Lưỡi Bò bao gồm 67 lô dầu khí của VN, chiếm lấy trên 40% vùng biển đặc quyền kinh tế, các mỏ do công ty Repsol khai thác đã hoàn toàn đậy nắp, mỏ Cá Voi Xanh nằm gần bờ cũng bị TQ áp lực. Ngư dân luôn bị TQ đâm chìm tàu, thì ba ĐK99 sẽ sớm trở thành ba tiền đồn của TQ để vừa trấn áp VN vừa thực hành chính sách thực dân mới qua OBOR.
Đảng Tân Đại Việt cho rằng Quốc Hội CSVN không thể hiện ý nguyện người dân qua bầu cử tự do và dân chủ nên không có chính đáng tính để thông qua luật liên quan đến chủ quyền.
Đảng Tân Đại Việt thực sự lo ngại cho vận mệnh của Dân Tộc vì thảm hoạ trước mắt và lâu dài của ĐK99, vì sự yếu hèn của CSVN đàn em trước CSTQ đàn anh. CSVN đã lộ rõ bộ mặt dâng hiến đất nước, chủ quyền tối thượng của Tổ Quốc cho ngoại bang, cúc cung tận tuỵ thi hành “nghĩa vụ quốc tế” phục vụ mẫu quốc.
Đảng Tân Đại Việt kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước cùng nhau quyết tâm thể hiện ý chí và hành động của mình để bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc, chống việc thành lập đặc khu dưới mọi hình thức, dù là số năm cho thuê ít hơn.
Đảng Tân Đại Việt cực lực lên án hành động phản quốc này và nguyện cùng toàn dân đứng lên làm lịch sử, xoá bỏ độc tài xây dựng dân chủ, để phát huy nội lực dân tộc chống xâm lăng mềm cùng ý đồ diệt chủng của CSTQ.
Ngày 8 tháng 6 năm 2018
TM Đảng Tân Đại Việt
Chủ Tịch
Lê Minh Nguyên
Vân Đồn Phú Quốc
TUYÊN CÁO
Hôm nay ngày 20 tháng 5 năm 2018, tại Thành Phố San Jose, Caifornia, Hoa Kỳ, một buổi Hội Thảo Chính Trị về Hiện Tình Đất Nước Việt Nam với Chủ đề: CỘNG SẢN VIỆT NAM TRÊN ĐÀ PHÂN HÓA, CƠ HỘI TOÀN DÂN VIỆT VÙNG LÊN LÀM CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ ĐỂ CỨU NƯỚC với ba Diễn Giả:
– GS Nguyễn Văn Canh – Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ.
– Ông Lê Minh Nguyên – Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt.
– Ông Nguyễn Kim Bình – Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.
Sau phần trình bày của các Diễn Giả, toàn thể Cử Tọa đã tích cực thảo luận và đóng góp ý kiến và buổi Hội Thảo đã đi đến Quyết Định:
1- Xét rằng: Đảng Cộng Sản VN ( ĐCSVN ) sau 73 năm cầm quyền và nhất là sau gần 40 năm cưỡng chiếm toàn bộ miền Nam dưới chiêu bài thống nhất đất nước đã càng ngày càng lộ rõ bộ mặt phản dân hại nước làm băng hoại xã hội, suy đồi văn hóa dân tộc và nhất là đã cam tâm làm tay sai cho Trung Cộng chẳng khác nào những tên Thái Thú thời đại. Chúng phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về việc đã để mất đất liền biên giới phía Bắc, mất hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa , đang đưa Họa Mất Nước vào tay Trung Cộng.
2 – Xét rằng: ĐCSVN ngày nay trước mắt người dân chỉ là tập đoàn tham nhũng, thối nát, cam tâm bán rẻ tài nguyên quốc gia cho ngoại bang. Trắng trợn cướp đoạt quyền tư hữu người dân từ nhà cửa, đất đai, ruộng vườn. Chà đạp nhân phẫm và nhân quyền của mọi người dân trong nước.
3 – Xét rằng: Hiện nay, với sự tiến bộ của phương tiện Truyền Thông Internet, Việt cộng không thể độc quyền thao túng, bưng bít hay lèo lái thông tin như trước đây khiến bộ mặt gian xảo của chúng đã bị lộ ra thê thảm. Đồng bào không còn tin tưởng vào những luận điệu tuyên truyền dối trá cố hữu của chúng và hiện nay đồng bào đã nhận thức rõ bộ mặt thật của ĐCSVN chỉ là tập đoàn ” MAFIA Đỏ” đang tranh ăn, phân hóa trầm trọng với nhiều dấu hiệu báo hiệu ngày tàn của chúng sắp đến.
4 -Xét rằng: Gần đây, Đảng CSVN đã gia tăng đàn áp, bắt bớ, tù đày, khủng bố các TIẾNG NÓI ÔN HÒA đòi Dân Chủ và tôn trọng Nhân Quyền nhất là vu khống mạ lỵ các Tôn Giáo nói lên tiếng nói Công Lý và Hòa Bình là thể hiện sự mù quáng, hoảng hốt của một chế độ bạo tàn trước giờ cáo chung.
5 – Xét rằng: Hiện trạng ĐCSVN đối nội thì “Hèn với Giặc Ác với Dân”. Đối ngoại thì xem thường luật pháp thế giới qua việc gửi mật vụ đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức quốc đã làm thế giới văn minh khinh bỉ và kinh tởm khiến uy tín và thể diện của quốc gia Việt Nam bị tổn thương chưa từng thấy.
Do những nhận định trên, toàn thể Cử Tọa tham dự Hội Thảo Đồng thanh TUYÊN CÁO:
TUYÊN CÁO
I: Tổ Quốc Việt Nam từ hơn 4 ngàn năm Lập Quốc, có đầy đủ dữ liệu lịch sử được xác nhận toàn vẹn lãnh thổ từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà mau cùng các hải đảo Hoàng Sa và Trường sa.
II: Đảng Cộng Sản Việt Nam sau 73 năm cầm quyền và thống nhất đất nước hoàn toàn không thể hiện một chính quyền Của Dân, Do Dân và Vì Dân qua các cuộc bầu cử Tư Do và Dân Chủ nên không có tư cách ký kết các Hiệp Ước liên quan đến sự vẹn toàn lãnh thổ VN . Nhân dân VN hoàn toàn phủ nhận giá trị các cam kết của ĐCSVN với Nước Ngoài.
III: ĐCSVN đang trong tình trạng phân hóa chia rẽ thanh toán nhau chưa từng xảy ra trước đây không thể hàn gắn vì tranh dành quyền lợi phe nhóm chính là Thời Cơ thuận lợi để Toàn Dân Việt đứng lên làm Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Hóa giải thể Đảng CSVN để cứu nước.
IV: Sự tàn bạo, khủng bố, đàn áp, tù đày của ĐCSVN với người Dân Việt đã vượt quá mức không còn chịu đựng được nữa, và nay là Thời Điểm và Thời Cơ tốt nhất để toàn Dân Việt trong và ngoài nước dũng mãnh vùng lên làm CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ HÓA để cứu nước.
V: Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại mạnh mẽ lên án ĐCSVN Hèn với Giặc Ác Với Dân, luôn luôn là lực lượng đắc lực yễm trợ công cuộc đấu tranh của các tiếng nói Dân Chủ Yêu Nước ở Quốc Nội cùng các Tôn Giáo Yêu Công Lý và Hòa Bình trong nước cùng đứng lên làm Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Hóa để Cứu Nước.
VI: Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại tích cực vận động các Nước Dân Chủ Tư Do trên thế Giới và các Tổ Chức Nhân Quyền cùng Liên Hiệp Quốc kịp thời có tiếng nói và hành động cụ thể và hữu hiệu để yễm trợ cuộc Cách Mạng Dân Chủ Hóa VN sớm Thành Công.
Chủ Tọa Đoàn Hội Thảo:
– Nhà Báo Huỳnh Lương Thiện
– Luật Sư Trần Minh Nhựt
– Luật Sư Nguyễn Bick
Thư ký
– Ông Bùi Hữu Liêm
– Ông Nguyễn Xuân Hiệp
Ngày Quân Lực – Bùi Đức Lạc
LTS: Bài này đã được tác giả viết lần đầu năm 1987, đăng trên tuần báo Chuông Việt dưới bút hiệu Chính Nhân, nay được hoàn chỉnh lại, với hy vọng không làm phiền lòng người đọc.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được chính thức khai sinh vào những ngày tháng cuối năm 1954, sau ngày 20/07/1954 tức là ngày hiệp định Genève được ký kết giữa Pháp và Cộng Sản Việt Nam. Cho mãi tới ngày 11/02/1954, các cấp chỉ huy Việt Nam lần lượt nhận lãnh quyền chỉ huy các Quân Binh Chủng (chủ quyền) từ tay người Pháp; Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vỹ được bổ nhiệm làm Tổng Thanh Tra Quân Đội, thay thế Thiếu Tướng Alessandri; Thiếu Tướng Lê Văn Tỵ được bổ nhiệm làm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh; Nhưng mãi tới ngày 29 tháng 12 năm 1954 mới có hiệp ước chính thức chấm đứt chế độ Quốc Gia Liên Kết “ Quadripartisme”(chế độ này được khai sinh từ ngày quân Pháp theo chân Đồng Minh chiếm lại Đông Dương sau đệ nhị Thế Chiến) và cũng hủy bỏ hiệp định “Pau” năm 1950. Kể từ lúc đó các cơ sở Hành Chánh, Cảnh Sát, Công An và các cơ quan Tư Pháp cũng được trao trả lại chủ quyền cho người Việt Nam.
Cũng từ ngày 29/12/1954 Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp Việt Pháp được cải tổ và cải danh thành Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, vào đầu năm 1956 các Bộ Tư Lệnh Quân Khu được cải danh thành Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn; vào đầu năm 1958 các đơn vị Sư Đoàn Khinh Chiến, Dã Chiến cũng dần dà được canh tân thành các Sư Đoàn Bộ Binh; vào cuối năm 1965 các Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Liên Đoàn Nhảy Dù cũng theo đà canh tân Quân Đội được bàng trướng thành các Sư Đoàn Tổng Trừ Bị; các Đại Đội Biệt Động Quân được thành lập thành Tiểu Đoàn rồi Liên Đoàn rồi Sư Đoàn vào năm 1975, các đơn vị Thiết Giáp cấp Chi Đoàn, Thiết Đoàn được canh tân, hiện đại hoá bằng những thiết giáp tân tiến và tăng trưởng thành các Thiết Đoàn, Trung Đoàn Thiết Giáp; các Chiến Hạm Hải Quân cũ kỹ do Quân Đội Pháp để lại được thay thế bằng những chiến hạm tân tiến hơn, đồng thời ào ạt nhận thêm chiến hạm mới các Phòng Hải Quân bên cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn được thành lập thành các Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng; các đơn vị Không Quân từ những khu trục cơ cánh quạt được thay thế bằng những Phản Lực Cơ siêu âm rồi các Phi Đoàn, Sư Đoàn Không Quân ra đời; các binh chủng, nha sở cũng được trang bị hiện đại hơn và tăng cường quân số cho phù hợp với nhu cầu của chiến trường và nhu cầu của các đơn vị không tác chiến. Chính vì vậy mà một vị Tướng Lãnh tên tuổi ngoại quốc (chúng ta thường có tinh thần vọng ngoại) đã phải tuyên bố xác nhận rằng : Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là một quân lực tinh nhuệ và hùng hậu đứng vào hàng thứ năm trên thế giới.
Cũng từ năm đó, năm 1960 là năm mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu chao đảo theo tham vọng của một số các cấp chỉ huy, Quân Lực đã bị lợi dụng bởi tham vọng cá nhân, có khi còn bị lèo lái theo tướng số, bói toán và tử vi nữa.
Năm 1963 cơn bão loạn chính trị được khơi dậy bằng những cuộc xuống đường của học sinh, sinh viên, Phật Tử và còn một điều quyết định là theo dấu chỉ của Đèn Xanh Quốc Tế. Trung Tướng Dương Văn Minh, số đông các Tướng Lãnh và một số Sĩ Quan Trung Cấp đang nắm quyền chỉ huy các đơn vị chung quanh Thủ đô Sài Gòn đã lật đổ chính phủ dân cử ngày 01/ 11/1963; Kết quả là hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị thảm sát trên thiết vận xa M113 ngay trong lòng Thủ Đô Sài Gòn, Chợ Lớn.
Ngày 18 tháng 11 năm 1963 Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Văn Đông sau ba năm bôn ba nước ngoài vì đảo chánh không thành trở về nước.
Ngày 23 tháng 11 năm 1963 Tổng Thống Hoa Kỳ KenneĐy bị ám sát tại Dallas tiểu bang Texas, phó Tổng Thống L. Johnson lên thay.
Hơn một tháng say mê trên chiến thắng (Cách Mạng) một Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng được thành lập do Trung Tướng Dương Văn Minh làm Chủ Tịch, các ủy viên gồm các Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm, Phạm Xuân Chiểu, Lê Văn Kim, Lê Văn Nghiêm, Mai Hữu Xuân, Trần Văn Minh; các Thiếu Tướng Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có; đồng thời Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũng chỉ định Đốc Phủ Sứ Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Tổng Thống của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đã đánh lừa Ba Cụt hứa nếu về đầu hàng chính phủ sẽ được khoan hồng nhưng khi Ba Cụt về đầu hàng lại cho một toán quân phục kích bắt sống Ba Cụt rồi đem xử tử ) thành lập chính phủ; Nhưng thay vì mở rộng cho các đảng phái tham gia tham chính thì chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ lại là một Chính Phủ bè phái chia rẽ rõ rệt, nhất là sự hiện diện của nhóm Sĩ Quan Đại Việt như Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu Đổng Lý Văn Phòng Quốc Trưởng Dương Văn Minh, Đại Tá Nhan Minh Trang Chánh Võ Phòng Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ, Đại Tá Nguyễn Văn Quang Giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, Đại Tá Dương Hiếu Nghiã Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh, Đại Tá Huỳnh Văn Tồn Tỉnh Trưởng Gia định, nhóm này chủ trương lật đổ chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ và mời lãnh tụ Đại Việt là Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn đang sống lưu vong bên Pháp về lập chính phủ.
Nhưng âm mưu của nhóm này chưa kịp thi hành, thì bị Trung Tướng Trần Thiện Khiêm Tư Lệnh Quân Đoàn III phối hợp cùng Trung Tướng Nguyễn Khánh Tư Lệnh Quân Đoàn I, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I dùng ưu thế trong Quân Đội dập tắt, trong phiên họp ngày 12/ 12/ 1963 tại Sài Gòn. Quyết định ngày 03/11/1964 lật đổ chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ, quan trọng hơn nữa là trong phiên họp này quyết định bắt giam tất cả các Tướng Lãnh chủ mưu cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và chụp cho nhóm này cái mũ là chủ trương Trung Lập, (cho đến ngày hôm nay cũng chưa có bằng cớ xác thực), ỡm ờ vẫn giữ Trung Tướng Dương Văn Minh người cầm đầu cuộc đảo chánh ở lại làm Tổng Thống, Trung Tướng Nguyễn Khánh làm Thủ Tướng, thành lập Hội Đồng Nhân Sĩ gồm 60 vị, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đổi tên thành Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, Trung Tướng Nguyễn Khánh làm chủ tịch thay thế Trung Tướng Dương Văn Minh, rồi đến Tam Đầu Chế (bù nhìn). Tướng Nguyễn Khánh thao túng sân khấu chính trị làm cho Quân Đội hoang mang, dân chúng hoài nghi, và nhìn tất cả các tuồng điễn trên sân khấu cải lương chính trị tại Sài Gòn lúc bấy giờ, như một màn bi kịch của thời đại.
Tướng Khánh làm nhiều trò rất ngoạn mục như Hiến Chương Vũng Tàu, Tam Đầu Chế (Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Phan Khắc Sửu) phong cho ông Trần Văn Hương làm Thủ Tướng và một Thượng Hội đồng Quốc Gia làm cố vấn (bù nhìn) cho chính phủ, vì Thượng Hội Đồng Quốc Gia không chiụ làm bù nhìn cho nên Tướng Nguyễn Khánh bắt giam các giới chức trong Thượng Hội Đồng này gồm cả nhà cách mạng Nguyễn Văn Lực (thân phụ của phi công Nguyễn Văn Cử).
Ngày 7 tháng 6 năm 1964 Công Giáo biểu tình chống chính phủ rất qui mô tại công trường Lam Sơn.
Ngày 2 tháng 8 năm 1964 chiến hạm MaDDox của Hoa Kỳ tuần tiễu ở vịnh Bắc Việt bị tầu tuần tiễu Bắc Việt phóng ngư lôi tấn công, ba ngày sau tầu Mỹ lại bị tấn công, Phi cơ Mỹ trả đũa oanh tạc các tầu chiến và các vị trí quân sư tại ven biển Bắc Việt.
Ngày 26 tháng 8 năm 1964 ẩu đả giữa hai nhóm nhỏ Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo tại khu Thanh Bồ Đà Nẵng làm 11 người chết, 42 người bị thương, một số nhà bị đốt. Tại Sài Gòn cũng bùng lên tình trạng Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo kình chống nhau, Linh Mục Hồ Văn Vui và Thượng Tọa Thích Tuệ Đăng phải ra tận nơi biểu tình của hai bên đang đối đầu nhau để hòa giải mới ổn định được tình hình, có tin cho rằng các cuộc chống chọi giữa Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo là do Cộng Sản giật dây, cả hai bên chỉ vì thiếu suy xét, chút xíu trở thành đại họa cho đất nước, bài học này ngày nay vẫn còn nóng hổi.
Ngày 8 tháng 9 năm 1964 Tướng Nguyễn Khánh lại thành lập Thượng Hội Đồng Quốc Gia với nhiệm vụ triệu tập Quốc Dân Đại Hội, soạn thảo Hiến Chương, nhưng sau đó lại bị giải tán.
Ngày 13 tháng 9 năm 1964 đảng Đại Việt đảo chánh, do Đại Tá Huỳnh Văn Tồn Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh và Trung Tướng Dương Văn Đức Tư Lệnh Quân Đoàn IV (bên ngoài ai cũng tưởng đây là cuộc đảo chánh do Tướng Đức chủ mưu, nhưng không phải như vậy mà sự thật chủ mưu cuộc đảo chánh này là do nhóm Sĩ Quan Đại Việt; Tướng Dương Văn Đức thuần túy là một quân nhân, ông cương trực thắng thắn nên dễ bị lợi đụng ) Tướng Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang làm Tham Mưu Trưởng Liên Quân, tại Bộ Tổng Tham Mưu không có quân trong tay nên phải cầu cứu với Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh về Sài Gòn để phản công; Tướng Thi nhờ vào uy tín và sự quen biết với các vị Tư Lệnh hai Binh Chủng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến cũng như Quân Chủng Không Quân nên ông đã chỉ huy phản công, dẹp đảo chánh thành công rất dễ dàng.
Ngày 1 tháng 11 năm 1964 Ông Trần Văn Hương được đề cử làm Thủ Tướng Chánh Phủ, nhưng không được bao lâu bị chống đối mạnh mẽ từ khối sinh viên Phật Tử.
Ngày 16 tháng 2 năm 1965 sau hơn ba tháng cầm quyền Thủ Tướng Trần Văn Hương từ chức, rối loạn lại càng rối loạn hơn.
Ngày 19 tháng 2 năm 1965 Thiếu Tướng Lâm Văn Phát và Đại Tá Phạm Ngọc Thảo lại làm thêm màn bi kịch đảo chánh trên sân khấu Sài Gòn, nhưng cũng lại bị Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh Quân Đoàn I phối hợp cùng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ Tư Lệnh Không Quân dẹp tan, nhân dịp này Tướng Nguyễn Chánh Thi với danh nghĩa là Tư Lệnh Quân Đoàn Giải Phóng Thủ Đô đã yêu cầu Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu giải nhiệm Tướng Nguyễn Khánh, chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH được giao cho Trung Tướng Trần Văn Minh và ép buộc Tướng Nguyễn Khánh phải xuất ngoại trị bệnh. (căn bệnh này là căn bệnh truyền nhiễm)
Ngày 25 tháng 2 năm 1965 Tướng Nguyễn Khánh lên đường lưu vong sau hơn một năm khuấy động,trước khi bước chân lên máy bay ông cầm một nắm đất và tuyên bố “Tôi đem theo đất nước Việt Nam với tôi và tôi còn trẻ tôi sẽ trở lại đất nước khi có cơ hội” .
Cũng ngày 25 tháng 2 tnăm 1965 Thủ Tướng Phan Huy Quát thành lập chánh phủ, Trung Tướng Nguyễn văn Thiệu phó Thủ Tướng nhưng lại bị khối Công Giáo biểu tình chống đối, nên chánh phủ Phan Huy Quát phải giải tán sau gần bốn tháng cầm quyền đầy rối loạn, đồng thời Quốc Trưởng Phan khắc Sửu cũng nhận thấy ngôi vị của mình không có thực quyền nên đã cùng Thủ Tướng Quát thỏa thuận là nên trao quyền hành điều khiển Quốc Gia lại cho Quân đội, sự thực các chính phủ dân sự không còn lối thoát, họ không do dân bầu mà do sự chỉ định, khi lên hay xuống cũng do chỉ định mà thôi cho nên họ hoàn toàn bất lực, không có một chút uy quyền nào.
Ngày 8 tháng 3 năm 1965 hai Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên đà Nẵng, đây là đơn vị đẩu tiên của Quân Đội Hoa Kỳ chính thức tham chiến tại Việt Nam.
Tới đầu tháng 6 năm 1965 mọi việc đều rõ ràng, trong tình thế rối loạn này, nếu Quân Đội không nhận lãnh tạm thời điều khiển quốc gia, để tổ chức bầu cử chọn người lãnh đạo quốc gia, thì không một cá nhân hay đảng phái nào có thể đảm nhận vai trò điều khiển Quốc Gia trong giai đoạn nhiễu nhương này được.
Cho nên ngày 6 tháng 6 năm 1965 Hội Đồng Quân Lực đã nhóm họp khẩn cấp, cuộc họp này hoàn toàn do các Tướng Lãnh Việt Nam chủ động, và kết quả là vẫn không bầu được một cơ cấu sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm điều khiển Quốc Gia.
Ngày 11 tháng 6 năm 1965 cuộc họp giữa chính phủ dân sự chỉ định và Hội đồng Quân Lực từ 9:00 giờ tối cho đến 3:00 giờ sáng ngày 12 tháng 6; Trong buổi họp này Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát đồng loạt từ chức giao quyền hành cho Hội Đồng Quân Lực, mọi người đồng ý chờ Quân Đội chọn người, sau đó mới chọn ngày bàn giao chính thức, cuộc họp lịch sử này do sự thúc đẩy của Hoa Kỳ nhưng hoàn toàn không chịu áp lực của Hoa Kỳ, chương trình nghị sự hoàn toàn độc lập.
Ngày 12 tháng 6 năm 1965 các vị Tướng Lãnh và những vị có chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn trở lên họp từ 9:00 giờ sáng cho đến 9:00 giờ tối tại Bộ Tư Lệnh Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến dưới sự canh gác vô cùng cẩn mật; Cuộc họp bàn cãi rất sôi nổi về việc chọn một người ra điều khiển Quốc Gia với danh xưng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, không ai tình nguyện, nên các vị sau đây lần lượt được đề cử : Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu; Trung Tướng Nguyễn Hữu Có; Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi; Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Lúc đầu Trung Tướng Thiệu và Trung Tướng Có từ chối quyết liệt , sau đó Trung Tướng Thi cũng từ chối cuối cùng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ nhận lãnh, sau cùng đi tới kết quả thành phần lãnh đạo như sau:
Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu Tham Mưu Trưởng Liên Quân làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (Quốc Trưởng).
Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ Tư Lệnh Không Quân làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ Tướng).
Đồng thời các Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng được lần lượt thay thế bằng các quân nhân (không có kinh nghiệm về hành chánh và cai quản) và lấy tên là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Tỉnh hay Quận………
Nhưng để có thời gian chuẩn bị thành lập nội các, cho nên đến ngày 19 tháng 6 năm 1965, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương mới chính thức tuyên bố nhận lãnh trách nhiệm lèo lái Quốc Gia và tuyên bố thành phần nội các; cùng quyết định tăng phụ cấp cho binh sĩ; cũng như chọn ngày 19 tháng 6 là ngày Quân Lực (Hiện nay tại hải ngoại các cựu Quân Nhân chúng ta phải giữ ngày này là giềng mối để nắm tay nhau, công kích ngày Quân Lực là mục đích tiếp tay cho kẻ thù chung của Dân Tộc, gây chia rẽ trong hàng ngũ Quân Nhân; Cũng như công kích bản Quốc Ca của chúng ta là mục đích gây chia rẽ trong hàng ngũ Quốc Gia, gây xáo trộn trong cuộc sống đầy ưu phiền nghi kỵ, cả hai tình huống quan trọng này, một bên chống một bên thuận là cả Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản phải tan nát khó hàn gắn, bây giờ không phải là lúc bàn đến việc thay đổi điên rồ này, nếu chúng ta suy nghĩ chín chắn thì chúng ta phải đón nhận như trong gia phả vậy, hay dở cũng là của tiền nhân để lại, phải chấp nhận đễ làm bài học quý giá sau này, tốt hay xấu thì cũng là tấm gương soi để noi theo hay sửa chữa, con cháu chúng ta cần học hỏi trong cả bài học hay cũng như bài học dở, từ cổ chí kim không có một quốc gia nào, hay một vị nguyên thủ nào hoàn hảo cả).
Năm 1965 cũng chính là năm mà Cộng Sản Việt Nam nhận định rằng : Sau gần hai năm lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm các Tướng Lãnh đã lo tranh giành quyền lực không chú ý gì đến quyền lợi của Quốc Gia Dân Tộc, không còn chú ý đến nhiệm vụ chính là Hành Quân bảo vệ dân, tiễu trừ Cộng Sản nữa. Nắm cơ hội này chúng đã gửi các Sư Đoàn Chính Quy ào ạt Nam Tiến với mục đích là thôn tính trọn miền Nam; Nhìn rõ ý đồ đó nên Tổng Thống Hoa Kỳ L. Johnson đã quyết định đổ bộ các đại đơn vị Hoa Kỳ vào tham chiến kịp thời, nếu không QLVNCH với vũ khí lúc đó còn thô sơ (Garant, carbine và đại liên 30 ) khó có thể ngăn cản sự tấn công của đạo quân được trang bị tối tân hơn ( AK 47, B40, B41 và hoả tiễn điều khiển Điạ Điạ cũng như Điạ Không ). Tuy vậy QLVNCH cũng phản tỉnh sau hai năm mơ màng nên lệnh Tổng Động Viên được ban hành, Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm cấp thời được bổ nhiệm làm Giám Đốc Nha Động Viên Bộ Quốc Phòng để thi hành lệnh Tổng Động Viên trước tình thế khẩn trương của đất nước, các Quân Binh Chủng cũng được bành trướng chẳng hạn như Lữ Đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến được thành lập thành Sư Đoàn.
Năm 1966 là năm đầu tiên lấy ngày 19/06 là ngày QUÂN LỰC; Một cuộc diễn binh rất quy mô trên đường Trần Hưng Đạo Thành Phố Sài Gòn – Chợ Lớn, dưới đất các đoàn quân anh hùng lần lượt đi qua khán đài, trên trời các phi cơ đủ loại biểu điễn ngoạn mục mang lại niềm tin ở sức mạnh của Quân Đội cho dân chúng, nhất là sau một năm tình hình chính trị và quân sự được ổn định dân chúng lại càng an lòng hơn.
Ngày 19/06/1975 không một nơi nào trên trái đất này tổ chức ngày Quân Lực cho QLVNCH, nhưng chắc chắn nó được âm thầm tưởng nhớ trong trí trong tâm cuả các quân nhân còn đang bàng hoàng trước cơn đại nạn cuả đất nước; để rồi người may mắn phiêu bạt khắp Năm Châu, người kém may mắn đang trong các lao tù Cộng Sản, người kiên cường bất Khuất đang hiên ngang chiến đấu trong lòng đất mẹ Việt Nam. Nhưng dù ở phương trời nào hoàn cảnh nào các quân nhân QLVNCH lúc nào cũng một lòng son sắt quyết tâm sẽ tổ chức ngày Quân Lực rạng rỡ trên quê hương Việt Nam Mến Yêu.
Trên một phần tư thế kỷ, biết bao nhiêu đau thươmg chồng chất, biết bao nhiêu khổ aỉ cực hình, biết bao nhiêu tan vỡ tận cùng mang theo những chia lià ngăn cách để lại cho chúng ta những khắc khoải mong chờ ngày quang phục quê hương, mục tiêu hợp quần những người cựu Quân Nhân QLVNCH chưa nắm trọn trong tay, vì chúng ta còn lấn cấn trong những thủ đoạn ma mãnh mưu cầu lợi ích riêng tư cho một đơn vị hay cho một nhóm, mà chưa nhận diện được những lợi ích chung cho cộng đồng cho xứ sở!!!!!! kèm theo chúng ta đang bị quân thù cài người đánh phá, vì vậy khối Quân Nhân phải cực kỳ sáng suốt mới nhận rõ được quân thù, nếu chúng ta không nắm tay cùng nhau, chúng ta sẽ bị lịch sử lên án nặng nề, về những việc làm hiện tại của chúng ta, chúng ta thật sự thua trận giặc vừa qua, để lại một dân tộc vốn kiêu hùng, nhưng trớ trêu thay đang làm nô lệ cho chính những người cùng huyết tộc, hơn thế nữa tiếp tục ngày hôm nay chúng ta đang thua trận giặc tàn khốc hơn đó là trận giặc làm tay sai, trận giặc chia rẽ do quân thù điều khiển, và bị xúi bẩy bởi những người không một ngày cầm súng, hoặc còn tệ hại hơn nữa, chính họ là những người đã chỉ điểm cho quân thù tiêu diệt chúng ta, chúng ta thật sự đang làm nhơ bộ chinh y của chính chúng ta, đau đớn thay.
Xin Hồn Thiêng Sông Núi, xin tinh anh của Giòng Giống Tiên Rồng dẫn dắt con cháu Lạc Hồng biết tương nhượng nhau, xích lại gần nhau và biết cùng nhau nhìn về quê hương bên kia bờ đại dương, cùng đau trong niềm đau chung của Dân Tộc.,.
Mâu Thân 1968
Thủy Quân Lục Chiến VNCH – TQLC Cổ Tấn Tinh Châu
Bốn câu chuyện nói về Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam là:
-Anh Hùng Võ Đằng Phương. (Tác giả Dương Viết Điền)
-Người Lính TQLC Bên Bờ Sông Bến Hải. (Tác giả Nguyễn Ngọc Ẩn)
-A Vietnam Story Of Honor And Triumph. (Tác giả Norman Fulkerson)
– Nữ Trung Tá Hải Quân Mỹ Gốc Việt (Tác giả Thanh Phong/Viễn Đông)
Đã được những quân nhân ngoài binh chủng TQLC cũng như các Cố Vấn Mỹ viết lại những hành động anh hùng của TQLCVN, họ ca tụng và vinh danh các anh hùng này làm tôi thấy hãnh diện cho QLVNCH. Tôi tin là có nhiều anh em trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đọc những chuyện này rồi.
Thưa các anh
Sau khi đọc bốn bài viết về các Anh, tôi xúc động nhiều lắm, mặc dầu là một cựu chiến binh nhưng đôi mắt tôi đã phải đỏ lên bắt đầu qua những câu chuyện của các chiến sĩ từ chiến trường trở về, thời điểm ấy chiến sự đang khốc liệt. Văng vẳng bên tai những tiếng nấc nghẹn ngào, tiếng thét xung phong để giành lại từ tay kẻ thù những gì của đồng bào đã bị bọn cộng sản cướp đi, làm tôi nhớ lại quá khứ hào hùng của anh em TQLC, là biểu tượng sáng rực để hướng đến hy vọng tốt đẹp ở phía trước.
Các anh là những chiến sĩ đã từng tung hoành trận mạc, chia xẻ nguy hiểm với đồng đội, với bạn bè, chỉ vì yêu thương dân tộc và đất nước Việt Nam. Chính các anh đã đốt lên những ngọn lửa thiêng cho một ngày mai rực sáng, là bức thông điệp gởi đến muôn đời sau, các anh cũng là những người đã cho chúng tôi sự sống còn với niềm kiêu hãnh và tự hào để có mặt trên thế gian này đến ngày hôm nay.
Thật là hãnh diện mà có những chiến hữu làm vang danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, là tấm gương sáng cho thế hệ tương lai, là ngọn đuốc dẫn đường cho những ai biết sống vì đồng bào, vì đất nước.
Tôi nghỉ rằng các anh vẫn còn mang nặng hoài bão Tự Do Dân Chủ trong tim, vì các anh là niềm hy vọng của một dân tộc không bao giờ lui bước trước kẻ nội thù và bọn ngoại xâm. Bốn tiếng Thủy Quân Lục Chiến sẽ còn vang vọng mãi trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, là tiếng gọi non sông truyền đi muôn trùng.
Đối với tôi, không có gì gượng gạo, là quá đáng khi ghép đằng sau tên các Anh những danh từ đẹp đẽ, đầy thán phục. Sự hy sinh anh dũng và cao cả, với tinh thần bất khuất, kiêu hùng qua phấn đấu can trường của các anh là món quà đầy ý nghĩa cho chúng tôi.
Đã lâu lắm rồi, trong thời gian dài chúng ta chia sẻ với nhau những thành công và thất bại, những niềm vui và nổi buồn. Nhưng giờ đây, trong lòng vẫn thấy còn nợ điều gì đó với đồng đội, bạn bè, nợ với núi sông mà chưa biết đến bao giờ mới trả được. Cái nợ của một lời thề Trung Thành Với Tổ Quốc. Hết Lòng Bảo Quốc An Dân.
Chúng tôi đang nợ các Anh đã hiến dâng đời mình cho Đất Nước, nợ những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể cho Núi Sông. Hôm nay, tôi xin được nói lời “tri ân” đến những anh hùng đã đổ máu để dựng ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay ngạo nghể, những người đã bước vào chiến tranh với cả tấm lòng và tâm huyết cho công cuộc bảo vệ Miền Nam Việt Nam.
Xin được vinh danh nghĩa khí của các anh cho một dân tộc kiêu hùng bất khuất.
Xin Thượng Đế ban phước cho những người sẵn sàng chết cho Tự Do Công Bằng.
Sau hết, tôi xin gởi đến những tác giả của bốn bài viết về TQLCVN lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhứt đến với các Anh.
Thân mến.
Người Lính Thủy Quân Lục Chiến bên bờ Bến Hải – Nguyễn Ngọc Ẩn
Kính dâng hương hồn người Chiến Sĩ vô danh
Trời trên đầu vẫn nắng chang chang. Dưới chân là sỏi đá khô cằn. Đất ở đây như không đủ sức mời mọc cho cây đâm rễ nên quang cảnh mang một vẻ trơ trụi, hoang sơ thế nào.
Đoàn tù vẫn lầm lũi bước. Cách từng quãng một là cán binh CS miền Bắc, vai mang khẩu AK-47, đầu đội mũ tai bèo, chân dép râu cũng tiếp nối từng bước như đoàn tù nhưng chắc chắn là mang trong họ một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác. Họ là những kẻ chiến thắng, đang giải đoàn tù binh, sản phẩm của chiến bại, về Bắc. Trước là họ có dịp phô trương cái “anh hùng” của họ ở trong B, sau là biết đâu họ có thể có dịp tạt qua thăm nhà một lần sau bao nhiêu năm gia nhập bộ đội để đi “giải phóng miền Nam ruột thịt, đang oằn oại dưới ách thống trị bạo tàn của Mỹ Thiệu” và quan trọng và chắc chắn hơn hết là họ được tránh xa vùng lửa đạn có thể làm họ “đi gặp HCM” bất cứ lúc nào…
Trước đó không lâu mà tưởng chừng như ở vào thế kỷ khác, quân CS đã bất ngờ vượt vùng phi quân sự để tràn xuống tấn công miền Nam. Trở tay không kịp, các căn cứ hoả lực ở vùng phía Nam Phi Quân Sự bị đánh tan vỡ, quân đội VNCH đã lập tức gởi ngay quân ở trong miền Nam ra cứu viện và các đơn vị Biệt động quân gồm 3 Liên Đoàn Tổng Trừ Bị được đưa ra và trong đó, Liên Đoàn 5 BĐQ là đơn vị ra tới đầu tiên mà trong đó có tôi với tư cách Y sĩ điều trị của Liên Đoàn.
Tôi là một bác sĩ, tính tới hôm ra tới Quảng Trị là ngày 5/4/72 thì tôi mới ra trường chưa được 5 tháng, do đó tôi còn ở dưới quyền một đàn anh là Y Sĩ Trưởng của đơn vị, hiện anh đang trở về làm việc ở hậu cứ khi có tôi ra thay ở mặt trận (hai anh em chúng tôi thay phiên nhau đi hành quân mỗi người nửa tháng).
Tuy tôi không được dự các cuộc họp hành quân nhưng theo tin tức tôi thu nhặt được từ các sĩ quan trẻ trong BCH Liên Đoàn thì tôi biết, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh SĐ3BB là sĩ quan cao cấp nhất được trên chỉ định làm Tư Lệnh mặt trận và ông đã điều quân như sau: LĐ5 chịu tuyến cực Bắc của mặt trận là thị trấn Đông Hà chạy dài về phía Nam ở hướng Tây của quốc lộ 1. Kế tiếp là LĐ4 BĐQ rồi tới LĐ7 BĐQ tiếp tục phòng thủ và chiến đấu để giữ gìn phía Tây QL 1. Còn về hướng Đông là phía biển thì mặt trận chắc chắn sẽ nhẹ hơn sẽ do SĐ 3 BB, sau trận đánh mấy ngày trước đã mỏi mòn trấn giữ.
Nhưng tới trận phục kích chót của quân CS vào BCH/LĐ trong đêm 30/4/72, trên đường rút quân của đơn vị tôi sau khi thành phố Quảng Trị đã thất thủ thì đơn vị tôi chính thức cũng đã bị xoá tên trong trận chiến. Hỏi làm sao không xóa tên tại chỗ được khi một Liên đoàn BĐQ như đơn vị tôi mà có những 18 sĩ quan bị bắt làm tù binh trong đó phải kể đến: Tiểu Đoàn Trưởng và TĐ phó TĐ 38 BĐQ, sĩ quan trưởng ban 3 LĐ, sĩ quan trưởng ban Truyền Tin LĐ, bác sĩ (tôi), Đại Đội Trưởng Trinh Sát của LĐ và bao nhiêu sĩ quan cấp thấp khác ở các ban ngành của cả BCH LĐ cũng như của TĐ 38 là TĐ đi bọc hậu cho LĐ trên đường rút quân. Dĩ nhiên tôi được biết sau nầy là sau khi tập trung lại ở Huế, LĐ được đưa về để “làm máy lại,” tái tạo. bổ sung các cấp từ sĩ quan đến binh sĩ và tung vào hành quân 2 tháng sau đó. Còn chúng tôi, 18 sĩ quan xấu số, trên con đường định mệnh không biết sẽ đi về đâu, đang bị xỏ xâu vào nhau và lầm lũi bước đi về hướng Bắc.
Tôi viết hồi nãy là LĐ tôi có 18 sĩ quan bị bắt là do về tới chỗ tạm giam gặp nhau chớ còn lúc giải đi trên đường thì làm sao tôi biết được? Cá nhân tôi thì trừ một số ít sĩ quan trong đơn vị là tôi biết mặt, hầu như tất cả anh em tù binh ở Quảng trị tôi mới gặp đều như gặp lần đầu, tôi mới biết mặt họ mà họ cũng mới biết mặt tôi. “À, anh là bác sĩ mới về đó hả ? Tui có nghe mà chưa gặp, không dè mình gặp trong hoàn cảnh nầy, thiệt xui !!”
Nãy giờ tôi mãi nói về đơn vị tôi, thực sự ra, đoàn tù binh bị giải đi về hướng bắc nầy hàng mấy trăm người là ít gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ của mọi binh chủng có mặt trong trận Quảng Trị hồi tháng 4/72: TQLC, BĐQ, Thiết Giáp, Bộ Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và cả dân sự là mấy anh ở các ngành gọi là “ác ôn” dưới con mắt của CS như Chiêu Hồi, Xây Dựng Nông Thôn …
Tôi biết mình đi về hướng Bắc là vì dễ thôi, mặt trời bao giờ cũng mọc và ở suốt ngày bên tay phải tôi, có điều đi tới đâu thì mình không biết được, chỉ biết đôi chân quen mang giày dép, nay phải để trần dẩm lên sỏi đá, mỗi bước chân là hai hàng nước mắt chảy ra. Tôi không khóc đâu, nước mắt chảy là do cái đau đớn buốt lên từ lòng bàn chân bắn thẳng lên óc làm nước mắt tự động chảy thôi chớ phải nói, lòng căm giận đầy ngập trong tim thì dễ gì tôi khóc được?
Cái bụng thì cồn cào, từ hồi bị bắt tới giờ cũng đã 5, 6 ngày rồi còn gì mà tôi chỉ được có mấy nắm cơm vắt nhỏ xíu bằng bàn tay (mỗi bửa ăn là nửa vắt!), còn khát thì còn nói gì! Nắng, nóng, hoạt động (đi bộ ròng rã) mà không hề có nước uống, nhìn chung quanh mình, tôi thấy ai cũng ở vào tình trạng gọi là khát rã họng là đúng chữ nhất !
Đã vậy mà thôi đâu, trong khi hạ sĩ quan hay binh sĩ thì cứ chậm rãi đi thành hàng một, còn chúng tôi, sĩ quan đâu được như vậy. Chúng dùng sợi dây dài cột tay trái người đi trước vào tay trái người đi sau thành từng hàng dài cho tới khi nào sợi dây hết thì chúng dùng sợi dây khác nên không có con số nhất định mỗi xâu là bao nhiêu người mà chỉ do độ dài ngắn của sợi dây…
Tôi thì đi lọt vào áp chót của một sợi dây, vừa bước đi khập khiểng do đau hai lòng bàn chân tột cùng, vừa đau đớn cho số phận của riêng mình kể gì nói cho hết.
Tuy lúc đầu lệnh của bọn cán binh là tù binh phải đi thành hàng một nhưng phải nói, do bị xâu chùm lại với nhau (với không biết có phải do lòng hai bàn chân của các sĩ quan thì “tiểu thơ” hơn anh em hạ sĩ quan và binh sĩ hay không?) mà đám tù sĩ quan đi chậm hơn đám tù đa số kia nhiều nên việc chúng tôi đi hàng xâu bên nầy song song với những anh lính của chúng tôi cách đó vài mét là thường. Có khi tên bộ đội đi gần đó mở miệng quát tháo, có khi chúng cũng mặc kệ mấy thằng tù, đi kiểu nào thì đi, miễn cứ đi là được rồi…
Từ lúc bị bắt đưa về cái nhà lá làm nơi tập trung đám tù binh mới bắt ngoài mặt trận cho tới ngày hôm nay, tôi đã bị đưa đi qua không biết bao nhiêu là cảnh vật thay đổi đủ kiểu. Chỗ gần nơi tôi bị bắt (sau nầy tôi mới biết là quận Hải Lăng) thì có ruộng lúa, lúa cao ngang ngực như lúa sạ ở Đồng Tháp Mười, còn giải đi thì lúc qua xóm Cửa Việt, chúng tôi đi dọc dài theo bờ biển cát êm mịn xinh đẹp với tiếng sóng vỗ rì rào. Nhưng cảnh vật khi họ dẫn chúng tôi từ phía đông QL 1 băng dần về phía núi rừng phía tây thì thay đổi hẳn, những đám rừng lúc trước giờ chỉ là những cây với những cành trơ trụi vì bom đạn làm tôi nhớ tới bài hát “Sương Trắng Miền Quê Ngoại” có 2 câu thơ :
Gio Linh ơi, đất thiêng chừ run rẩy
Tội lũ chim rừng không chỗ đậu vì bom…
Con đường càng đi về hướng Tây Bắc càng trơ trụi, sỏi đá khô cằn. Chỉ vài ngày đi bộ là tôi đã thấy thấm mùi đời lắm rồi nhưng ở trong tư thế không biết làm sao nên tôi cứ nhắm mắt mà bước theo những bước chân của những người bạn xấu số đồng cảnh của mình.
Tới buổi trưa hôm đó thì đoàn tù (hay đúng ra là cái xâu của tôi) đang bước chân qua một dòng nước nhỏ bề ngang chừng 1 mét. Ai cũng cố dừng lại để cúi người xuống hầu ké một ngụm nước và vì chúng tôi bị xâu lại với nhau nên sự bò xuống uống nước không thể làm cùng lúc bao nhiêu người được. Vì thế mới có sự trùng trình ở chỗ lạch nước nầy. Lúc tôi vừa uống nước xong thì có tên bộ đội nhóc đứng gần đâu đó cất tiếng:
– Chúng mầy có biết dòng nước nầy có tên gì không?
Khi không nghe ai trả lời cả (hoặc bận uống nước hoặc không bận cũng chẳng buồn trả lời làm gì) hắn ta nói tiếp, giọng oang oang đầy vẽ tự hào:
– Sông Bến Hải đấy chúng mầy ạ! Hễ chúng mầy bước qua nó là chúng mầy đã chính thức đặt chân lên miền Bắc xã hội chủ nghĩa của chúng tao rồi đấy!
Trong lúc tôi còn bàng hoàng vì đây chỉ là một lạch nước nhỏ xíu mà người ta có thể bước ngang được dễ dàng mà lại là thượng nguồn của một con sông lịch sử, con sông chia cắt hai miền Nam Bắc của nước mình từ mấy mươi năm qua bổng, hết sức bất ngờ ngoài sự tưởng tượng của tôi hay bất kỳ ai, một anh lính TQLC, chúng tôi biết anh là TQLC do tù binh vẫn còn bộ đồ lính trên người tuy lon lá đều đã bị tháo gở, anh ở trong đám binh sĩ đi gần chúng tôi, nhào lên bóp cổ tên bộ đội nhóc, vừa bóp cổ vừa gặc gặc cho cái siết cổ thêm mạnh trong khi miệng anh bật lên bao nhiêu là tiếng Đức, tiếng Đan Mạch, và đối tượng để anh chửi rủa là HCM, là “cha già kính yêu” của bọn bộ đội. Anh chửi rủa rất to tiếng trong khi nắm tay siết chung quanh cổ tên bộ đội như hai gọng kềm căm thù đã nung nấu từ hồi nào đến giờ, giờ mới có dịp phát huy.
Tên bộ đội cố hết sức dãy dụa, tuy tay còn cầm khẩu AK nhưng mọi thứ đều thành vô dụng trong lúc nầy. Rồi một tên bộ đội khác nhanh chân chạy đến, bắn ngay một phát súng vào chân anh lính TQLC, anh đau đớn nên lỏng vòng tay và tên bộ đội vùng thoát ra được, hắn không ngần ngại đá một phát vào anh lính lúc nầy đã nằm xuống đất…
Sự việc viết lại tưởng như dông dài nhưng thực ra đã diễn ra trong chớp mắt trước sự ngỡ ngàng của đám tù binh chúng tôi. Rồi đám bộ đội đã tụ tập đến chung quanh anh lính miền Nam, một tên có vẻ là cao cấp nhất trong bọn đã nói gì không rõ với lũ thuộc cấp, sau đó hắn quay sang chúng tôi, ra lệnh mở trói xâu cho 2 sĩ quan tù binh ở cuối xâu và… tôi là một trong hai sĩ quan tù binh đó. Hắn ra lệnh cho đám bộ đội kia rồi không biết lấy ở đâu ra mà ngay sau đó vài phút là một tên đã đưa đến cho chúng tôi một cây đòn dài, một tên khác thì đưa chúng tôi một cái võng rồi tên chỉ huy ra lệnh cho hai anh em chúng tôi “cáng” anh lính đi tiếp.
Tôi thì vì phản xạ nghề nghiệp nên khi vừa được “mở xâu” là đã chạy ngay đến anh lính TQLC đang nằm dưới đất để xem xét vết thương của anh nhưng ngay lập tức, một tên bộ đội đã xua tôi đứng dậy để làm nhiệm vụ cáng anh TQLC. Tuy nhiên trong một tích tắc đó, tôi cũng đã thấy được anh lính thần sắc đã tả tơi sau mấy ngày làm tù binh cho bọn chết đói, bộ quân phục sọc ngang cố hữu của binh chủng oai hùng ngày nào giờ cũng xác xơ giống như chủ nó, và viên đạn đi vào đùi anh lính, tôi đã không nhìn kịp coi có lỗ đạn ra hay không cũng như không thử mạch nên không biết có trúng động mạch đùi không và hơn hết, không biết
cái chân có còn nhúc nhích được không nữa. Tuy nhiên, tôi cũng đã xé được từ cái áo thun của chính tôi được một miếng vải để cột ngay phía trên vết thương trong khi miệng thì nói với mấy thằng bộ đội:
– Mấy anh muốn cáng anh nầy thì ít ra cũng phải để cho tôi băng bó sơ anh ấy cái chớ……
Một tên bộ đội thì nói:
– Thường ngày chúng mầy là sĩ quan quen nạt nộ lính, hôm nay cho chúng mầy cáng lính của chúng mầy để đền tội……
Trong khi tôi băng bó cho anh lính TQLC thì anh bạn tù sĩ quan của tôi (anh thuộc SĐ3BB, rất tiếc tôi không còn nhớ tên anh) đã nhanh nhẹn cột hai đầu cái võng vào cái đòn dài để hoàn thành cái cáng tức là có sau đó, chúng tôi sẽ gánh anh thương binh nằm trên đó. Nhưng khi chúng tôi mở cái võng ra cho ngay ngắn và sửa soạn để khiêng anh thương binh đặt lên thì anh đã nói:
– Tui cám ơn mấy ông lo cho tui nhưng tui làm là tui chịu, tui hổng có làm phiền tới mấy ông đâu. Mấy ông cứ đi đi, tui hổng để mấy ông khiêng tui đâu……
– Anh nói gì lạ vậy, tôi nói. Anh để chúng tôi khiêng anh đi, ít ra tới chỗ nào đó mình mới có thể có phương tiện chữa cho anh được chớ.
Nói qua nói lại gì thì nói, hai lần chúng tôi đặt anh thương binh lên võng, hai lần anh đều lăn ra khỏi cái võng. Bọn bộ đội quay quần chung quanh nóng ruột, chúng hối thúc chúng tôi liền miệng nhưng – tôi nhớ đời câu nói nầy – anh thương binh nói:
– Mấy thằng VC nầy nói cái gì sinh Bắc tử Nam, tui thì dốt thiệt nhưng quyết sinh Nam tử Nam, tui không phải như mấy ông để tụi nó dẩn ra ngoài Bắc để hành hạ rồi chết ngoài đó đâu. Đây nè, tay tui còn xâm 2 chữ “Sát Cộng”, mấy ông tưởng tui sợ chết mà chịu sống chung với tụi chó đẻ nầy hả?
Tới đó thì bọn bộ đội chịu hết nổi, tên chỉ huy bèn quát:
– Thôi hai thằng nầy về hàng trở lại đi để thằng nầy lại cho chúng tao!
Bọn bộ đội đưa 2 người tù sĩ quan trở về xâu trở lại rồi ra lệnh tiếp tục lên đường. Tôi còn cố nhìn lại anh thương binh TQLC đang nằm dưới đất, cổ còn cố ngểnh lên để nhìn theo chúng tôi như tiển, như đưa… Bọn cán binh CS thì bàn soạn xì xào…
Được một khoảng xa vài trăm thước, tôi nghe một tiếng súng nổ ở phía sau. Chỉ một tiếng súng nổ phá tan cái yên tỉnh của buổi trưa hè mà như đã phá nát cái định kiến cố hữu vẫn có trong lòng tôi, anh lính TQLC, tuy vì lý do thiếu văn hoá một chút nên dùng toàn những từ ngữ máy nước để chửi bọn CS nhưng đã đánh thức dậy trong tôi, đã nói vào tri thức tôi rằng, những tự hào tôi đã và đang có là một người ngang tàng không biết sợ, với cái học vấn hơn người thường một chút để tự cho mình là một người trí thức. Hay nhìn xuống những người không được may mắn có cái học vấn của tôi hay các sĩ quan khác, phải đi hạ sĩ quan hay binh sĩ và cho họ là những người không đáng được kính trọng, họ chỉ là để phục vụ cho chúng tôi, các sĩ quan ăn trên ngồi trước, tất cả những suy nghĩ đó đều sai hết.
Chỉ có một kết luận duy nhất, tôi là một thằng hèn, tôi đã vì sự sống của chính tôi, vì gia đình và vì… tiếc của đời, tôi đâu có dám làm như một anh lính thường ở đơn vị TQLC, không chấp nhận sinh Nam tử Bắc, thẳng tay chửi bới già Hồ để ung dung đi vào cõi chết!
Cái chết của anh là một bài học lớn cho tôi mà suổt đời, tôi đã không bao giờ dám quên. Từ đó, tôi đã không bao giờ coi lon lá nhà binh, bằng cấp bỏ trong túi hay tiền tài vật chất có trong cuộc sống là thực sự giá trị con người (có ở hoàn cảnh khốn cùng mới thấy lon lá hay ông lớn chừng nào lại dễ thành thằng hèn, thằng ăng-ten chừng nấy).
Chỉ có Danh Dự, xin dùng chữ hoa ở đây, mới xác định giá trị con người. Xin cám ơn anh, một người tôi đã không được hân hạnh biết tên biết tuổi, đã dạy cho tôi một bài học vô cùng thắm thía mà suốt đời tôi sẽ ghi nhớ trong lòng.
Nước mắt chảy dài trên má tôi, lần nầy không phải vì cái buốt đưa lên từ hai bàn chân đi đất mà là từ trái tim, khối óc chợt nhận ra cái hèn không dám chết của mình.
http://tqlcvn.org/thovan/van-nguoilinh-tqlc-benbo-bh.htm
Nữ Trung Tá Hải Quân Mỹ Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm – Thanh Phong/Viễn Đông
WESTMINSTER. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.
Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.”
Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.”
Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…
Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên.
Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.
Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )- ảnh TP/VĐ chụp lại.
Gặp Lại Cố Nhân
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
Giây phút đầy xúc động
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
“Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu: “Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)
http://tqlcvn.org/thovan/van-cuochoingo-41nam.htm
Thiên thần mũ đỏ, ai còn ai mất – Mũ Đỏ Lê Quang Lưỡng
LTS. Tướng Lê Quang Lưỡng Tư Lệnh sau cùng của Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, Ông xuất thân từ Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cùng khóa với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu…………….Tướng Lê Quang Lưỡng phục vụ trong Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam từ ngày 15 tháng 6 năm 1954 với cấp bậc thiếu úy Trung Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, ngày 1 tháng 9 năm 1965 với cấp bậc Thiếu Tá, ông thành lập Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, ngày 1 tháng 1 năm 1968 với cấp bậc Thiếu Tá, ông nhận chức vụ Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, ngày 22 tháng 11 năm 1972 với cấp bậc Chuẩn Tướng, ông nhận chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù, ngày 29 tháng 4 năm 1975 ông di tản sang hoa kỳ, định cư tại thành phố Hampton tiểu bang Virginia, Ông về cõi Niết Bàn ngày 21 tháng 9 năm 2005 tại Bakersfield, miền trung Tiểu Bang California, Ông ra đi sau cơn bệnh ngặt nghèo, kéo dài lâu ngày. Ông để lại luyến thương sâu xa cho đoàn quân Mũ Đỏ.
Ông là vị Tướng, vị Tư Lệnh Nhảy Dù duy nhất sinh hoạt chặt chẽ với Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2005; năm 1990 ông cùng Đại Tướng Vaugh Hoa Kỳ dẫn đầu đoàn diễn hành, của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam, đi diễn hành trên đại lộ Constitution, Washington D.C., cùng với các đơn vị Nhảy Dù của 32 quốc gia bạn, nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập binh chủng Nhảy Dù Hoa Kỳ, đơn vị của QLVNCH đầu tiên và duy nhất từ trước cho đến nay, được mời chính thức rước ngọn cờ Vàng ba sọc Đỏ giữa lòng thủ đô Hoa Kỳ, hai bên đường dân chúng Hoa Kỳ và đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, đón tiếp và cổ võ nồng nhiệt.
Bài ” Thiên Thần Mũ Đỏ. Ai còn? Ai Mất?”, được báo Hồn Việt xuất bản tại miền Nam Ca Li đăng từ năm 1984, chúng tôi xin đăng lại bài này, với bản thảo chính gốc, chúng tôi hoàn toàn không hiệu đính như những báo khác, kể cả báo Hồn Việt, để anh chị em Mũ Đỏ đọc và suy gẫm, xin các anh chị em Mũ Đỏ: Chúng ta cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng nhớ người anh cả của binh chủng Nhảy Dù từ năm 1971-1975.
Tôi vẫn nhớ rõ như mới nhìn thấy hôm qua những khuôn mặt, giọng nói tác phong của những anh em Dù đã cùng tôi vào sinh ra tử. Thiếu Tá Thanh Tiểu đoàn 8 mà đồng đội của người Tiểu Đoàn Trưởng nầy thường gọi là Thanh Râu. Anh em chúng tôi có Thiếu Tá Châu Lùn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1, Thiếu Tá Hạnh, Hào Hoa Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Thiếu Tá Trang Trĩ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Tá Bùi Quyền, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 nổi nóng mặt đỏ gay, Thiếu Tá Lô Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7, biệt danh là Lô Lọ Rượu. Anh em chúng tôi còn có Cậu Út Biên Hòa hay cậu “Bảy Tình” Mười Lựu Đạn tức Trung Tá Thành, Tiểu Đoàn 6, Trung Tá Trần Đăng Khôi Lữ Đoàn 2 tài đức song toàn.
Thiếu Tá Đường TĐ9, thích làm thơ tình lãng mạn, gọi là Đường Thi Sĩ, anh em chúng tôi có Thiếu tá Hồng Thu, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 16 gọi Cô Thu. Chúng tôi có hai Ngọc, Ngọc Long Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 và Ngọc Nga, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4, Làm sao anh em Dù chúng tôi quên được, chúng tôi có 2 người bạn anh hùng, mỗi người chỉ có một mắt. Trung Tá “Bùi Đăng” trong thẻ quân nhân không phải họ “Bùi” cũng chẳng có tên “Đăng“, tên anh là Bằng, Anh chỉ có một mắt. Nhưng những chiến sĩ của anh gọi anh một cách âu yếm là Bùi Đăng. Trung Tá Trần Văn Sơn, Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 cũng chỉ có một mắt từ ngày còn là Đại Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5, anh em Dù gọi là Hiệp sĩ Mù, tội nghiệp Sơn đã hy sinh trong trận chiến sau cùng tại mặt trận Phan Rang. Chúng tôi có Hiệp sĩ mù của chúng tôi, Hiệp sĩ mù của Thiên thần Mũ Đỏ không xử dụng cùng một loại vũ khí như Hiệp sĩ mù của phim ảnh và tiểu thuyết. Nhưng oai phong người Hiệp sĩ của Quê Hương ta, chẳng thua sút sự hào hiệp của người trong truyện. Chúng tôi có Hiệp sĩ mù, chúng tôi có nhiều lắm. Làm sao quên Đại Tá Nguyễn Thu Lương, anh em thân thương gọi là Lương Ruột Ngựa. Đỉnh Tây Lai, Bố già Đại Tá Lê Văn Phát, người tử thủ Khánh Dương, người lính già có mặt hầu hết những trận lớn của Quê Mẹ? Bố Già Lữ Đoàn 3? Đúng, chúng tôi có Bố Già đó.
Tháng 6/1972, sau trận Bình Long, tôi được trả về Sư Đoàn Dù, ít lâu sau SĐ Dù được đưa ra Đà Nẵng để tăng phái cho Quân Đoàn I. Lúc đó tôi là Lữ Đoàn Trưởng LĐ1 Nhảy Dù. Cùng với LĐ1 ra vùng I có LĐ2 và LĐ3. Thời gian nầy, Trung Tướng Dư Quốc Đống là Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù.
Sự phân phối các đơn vị Dù tại Quân Đoàn I lúc ấy như sau: Toàn bộ Sư Đoàn Dù ở phía bắc sông Mỹ Chánh, đang tiến quân về hướng Quảng Trị, dọc theo sườn dẫy trường sơn . Tháng 9/1972, tôi được bổ nhiệm làm phụ tá hành quân Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù. Vào tháng 8 năm đó, Trung Tướng Dư Quốc Đống bị bệnh, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Tư lệnh phó Sư Đoàn được chỉ định đảm nhận Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, còn Đại Tá Bảo, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn thì vừa tử nạn phi cơ, do đó tôi được đảm nhận trách vụ xử lý thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù một cách không chính thức. Cuối tháng 8, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi tôi vào Dinh Độc Lập để làm lễ thăng chức Chuẩn Tướng cho tôi, và sau đó tôi được bổ nhiệm Tư Lệnh phó, xử lý thường vụ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đóng tại căn cứ Hiệp Khánh, cây số 17 Bắc Huế. Đến tháng 11/1972, tôi chính thức nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, thay thế Trung Tướng Đống từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Khoảng thời gian 72 đến 75 ải địa đầu của Tổ Quốc của ta không phải là vùng đất bình lặng, Quảng Trị, Thạch Hãn, Chu Lai, Cố Đô Huế. Những danh xưng đủ nói lên những trời giao động. Những người lính chiến được đồng bào gọi một cách âu yếm là “Thiên Thần Mũ Đỏ“. Trong suốt thời gian máu lửa đó đã có mặt khắp cùng trên những vùng đất ải địa đầu, cùng anh em quân nhân thuộc các quân binh chủng khác, mang lại cho đồng bào, tuy không phải sự bình yên tuyệt đối cũng là một tình hình khả quan.
Năm 1975 vào những ngày tháng lịch sử, sự phân phối các đơn vị Dù như sau: Hai Lữ Đoàn ở phía nam đèo Hải Vân, một Lữ Đoàn ở phía bắc đèo Hải Vân, chúng tôi đứng vững ở vùng I; Đập những nhịp tim tin tưởng, anh em chúng tôi, một mặt nhìn bao quát tình hình chiến trường khắp nước, một mặt theo dõi mọi tiến thoái của các đơn vị đối phương trong vùng, tay gìm súng sẵn, chờ địch quân. Thói quen tiến vào chỗ chết, thói quen chấp nhận mười thua một ăn mà vẫn chiến đấu oai hùng, đó là đặc tính của anh em Nhảy Dù, mặc dù tin tức giao động đến từ bốn phía, vẫn tiếp tục sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục cố gắng. Lệnh của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Sư Đoàn Dù về Sài Gòn hiện ra với tôi, bởi đó như một chấn động. Lúc đó tôi chờ đợi mọi thứ trong tư thế sẵn sàng. Đợi đối phương ào ạt vượt sông Thạch Hãn, đợi chiến xa địch đến đây, miền Trung kiêu hãnh từ những vùng rừng rậm Nam Lào cho đến miền đồng bằng cát trắng Hội An. Nhưng tôi không chờ đợi được điều đó. Lệnh di chuyển Sư Đoàn Dù về Sài Gòn, lệnh không phải chỉ nghe một phía mà từ mọi hướng. Ngày 10.03.1975, Việt Cộng tấn công Ban Mê Thuộc. 11.03.1975 Ban Mê Thuộc thất thủ. Tổng Thống Thiệu gọi Trung Tướng Trưởng vào SàiGòn nhận chỉ thị. Lệnh khủng khiếp, lệnh làm choáng váng, làm tan nát, đó là “Bỏ vùng I”. Dường như muốn cho lệnh tổng quát đó được thi hành chính xác, Tổng Thống Thiệu đòi Trung Tướng Trưởng phải tức khắc cho rút Sư Đoàn Dù về Sài Gòn ngay. Cho chắc ăn, Sài Gòn qua lệnh rút Sư Đoàn Dù về, muốn trói tay Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I. “Trói tay” là một hình ảnh dễ hiểu nhưng có lẽ không đủ nghĩa. Sài Gòn đã lấy mất thanh gươm và chặt hết một cánh tay, cánh tay cầm gươm của Tướng Trưởng khi đối phương bắt đầu tiến tới.
Chỉ sau vài chục giờ sau khi lệnh Tướng Trưởng trả Dù về Sài Gòn, công điện tối mật của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thay vì do Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng ký, nhưng lại do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký gởi cho Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, hạ lệnh toàn bộ Sư Đoàn Dù rời khỏi miền Trung không chậm trễ. Lúc đó tin Thủy Quân Lục Chiến rút khỏi Quân Đoàn I cũng bắt đầu loan ra.
Ngày 17/03/75, sau khi đã thực hiện đầy đủ những giải pháp kỹ thuật cho các anh em Dù rời miền Trung, chuyển vận, tiếp liệu, an toàn khi ra đi v.v…tôi lên gặp Trung Tướng Trưởng để chào từ giã. Tôi nói với Trung Tướng Trưởng về việc Thủy Quân Lục Chiến cũng sẽ ra đi. Tôi cũng nói lên những lời hàm ý chia sẻ ưu tư của Trung Tướng về sự “Trói tay”, sự tước bỏ mọi hỗ trợ trước một trận đánh lớn. Khuôn mặt Tướng Ngô Quang Trưởng, vẫn sẵn ưu tư, càng hiện ra ảm đạm. Ông chỉ cầm tay tôi nói:”Cảm ơn anh và các Anh em Nhảy Dù đã giúp tôi rất nhiều trong những năm qua“.
Anh em quân nhân Nhảy Dù nghĩ rằng mình được di chuyển toàn bộ về Sài Gòn. Các Sĩ quan chỉ huy từ Đại Đội cho đến Lữ Đoàn được loan báo là họ được di chuyển về thủ Đô VNCH. Tướng Trưởng được lệnh “trả Sư Đoàn Dù về SàiGòn“. Lệnh tôi nhận được cũng rất rõ rệt: Đưa Sư Đoàn Dù về Sài Gòn.
Có thể những sử học trong tương lai cũng tóm tắt sự di chuyển của anh em chúng tôi bằng những dòng chữ “Tướng Thiệu, để chặt tay Tướng Trưởng, để gây cho Dân, Quân miền Trung sự kinh hoàng tột độ, mở đầu cho tan rã ồ ạt, hạ lệnh rút Sư Đoàn Dù ra khỏi tuyến đầu“.
Sự việc không hoàn toàn đơn giản như thế. Lệnh rút Sư Đoàn Dù về SàiGòn chỉ là một lệnh bề mặt mà chiều sâu là phân tán Sư Đoàn Dù. Ông Thiệu áp dụng kế hoạch “Bẻ bó đũa” làm tan tành một đoàn quân bách chiến, một Binh chủng oai hùng, xô đẩy những Thiên Thần vào hỏa ngục. 12 Tiểu Đoàn Trưởng trên 18 Tiểu Đoàn, linh hồn của đoàn quân Mũ đỏ hoặc gục ngã ở chiến trường sắp đặt, hoặc rơi vào tay địch, có cả một Lữ Đoàn tan thành mây khói, có cả một Lữ Đoàn đánh đoạn hậu bảo vệ cho đồng bào di tản và tới phiên mình quân trải trên một diện tích rộng lớn, chỉ còn dưới tay được mấy trăm con.
Lệnh tôi nhận được là chia Sư Đoàn Dù ra làm hai nhánh, một đi tàu thủy và một do không vận. Lữ Đoàn 1 và 2 di chuyển bằng phi cơ của Không Lực VNCH. Lữ Đoàn 3 di chuyển bằng tàu HQ-404 của Hải Quân VN. Lữ Đoàn 1 và 2 đến điểm hẹn như ấn định, nhưng Lữ Đoàn 3 không được đưa đến nơi. Khi HQ-404 đến gần Nha Trang thì Hạm Trưởng nhận được lệnh đổ anh em xuống Nha Trang. Tôi chưa kịp ngạc nhiên, nhưng ý tưởng thắc mắc vì sao Tổng Thống Thiệu nói đưa toàn bộ Sư Đoàn Dù về Sài Gòn để rồi phân tán một phần đi nơi khác. Dù vậy, không bao giờ tôi quên được khuôn mặt, mắt liếc xéo, nụ cười khoái trá, giọng nói chứa đựng thỏa mãn, toàn bộ khuôn mặt toát ra một sự khoan khoái kỳ lạ. Cựu Tổng Thống nhìn tôi với tia mắt kỳ lạ đó với nụ cười ở cuối môi, ông nói: “Theo anh liệu Trung Tướng Trưởng có giữ nổi Quân Đoàn I khi tôi rút Sư Đoàn Dù về đây không?“.
Mặc dù lệnh lạc lung tung, bảo về Sài Gòn lại đổ xuống Nha Trang, mặc dù bảo về dưỡng quân lại được ném ra mặt trận, là một quân nhân kỷ luật, ý thức được rằng sức mạnh đến từ kỷ luật sắt thép, anh em Lữ Đoàn 3 xuống Cầu Đá Nha Trang là lên đường đi chiến đấu ngay. Đại Tá Lê văn Phát, người nắm Lữ Đoàn 3 cũng là người có biệt hiệu “Bố Già” đặt Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn tại Huấn Khu Dục Mỹ. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn 3 là nút chặn địch ở Khánh Dương giúp cho các Đơn vị của Quân Đoàn II rút lui an toàn. Biết rõ sự oai hùng của các Thiên Thần Mũ Đỏ của QLVNCH, Văn Tiến Dũng tung 2 Sư Đoàn với quân số 6 lần, là những SĐ 320 và SĐ 10 đánh bọc ngang hông. Lữ Đoàn 3 Dù bình tĩnh và oai hùng chiến đấu, quất cho quân địch tổn thất nặng nề. Lữ Đoàn 3 còn ở Khánh Dương, địch không thể đi lên một bước. Ngày 28/03, vì quân số đối phương đông gấp 10 lần, nên không thể ngăn chặn vĩnh viễn, vì lệnh Sài Gòn hay vì một lý do nào khác, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã ra lệnh cho Đại Tá Phát rút Lữ Đoàn 3 từ Nha Trang vào Phan Rang, sau đó lệnh lại được đưa xuống là bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và các thành phần yểm trợ thì rút về Phan Rang, còn 3 Tiểu Đoàn 2, 5, 6 thì rút lên núi trấn giữ ở đó. Tại sao lại đưa 3 Tiểu Đoàn Dù lên núi? Nghe tin này tôi vội vã bay ra Phan Rang.
Tư Lệnh Nhảy Dù trên nguyên tắc và bởi định nghĩa là người chỉ huy binh chủng Nhảy Dù. Nếu không được tham dự vào việc soạn thảo kế hoạch hành quân, thì ít nhất trách nhiệm chiến thuật phải được trọn vẹn. Tôi không được Bộ Tổng Tham Mưu hay Phủ Tổng Thống tham khảo một lần nào về việc lui quân, kể từ ngày binh chủng Dù được bốc khỏi Vùng I, quyền chỉ huy, chiến thuật binh chủng Dù, quyền xử dụng anh em quân nhân Dù cũng vượt ra khỏi tầm tay của Tư Lệnh Dù. Anh em binh chủng tôi, đã bị chặt và giao cho người nầy một mảnh, người kia một miếng. Khi nhìn thấy chiến hữu của tôi bị vất vả cùng cực, tôi chạy ngược chạy xuôi đi can thiệp. Trong những giờ chạy đôn chạy đáo, ý tưởng ghê gớm lóe lên trong tôi, “Phải chăng một ác thần đang làm tê liệt hàng vạn tinh binh trước khi mở ra cuộc hỏa thiêu thành La Mã?”.
Tôi bay ra Phan Rang gặp ngay Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi lúc đó là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, đang chỉ huy Bộ tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn III tại đây. Nơi đó tôi cũng gặp Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân. Tôi yêu cầu cho trực thăng lên núi bốc 3 Tiểu Đoàn 2, 5, 6 về Phan Rang. Tướng Nghi chấp thuận, chỉ thị Tướng Sang cho Không Quân giúp. Anh em trực thăng đã rất nhiệt tâm và can đảm trong việc bốc hơn 1000 người bỗng nhiên bị ném lên một ngọn núi chơ vơ mà không một lý do chiến lược hay chiến thuật nào giải thích được cả. Lữ Đoàn 3 trong tư thế vững vàng, sẵn sàng chiến đấu nghiêm chỉnh trong vị trí đứng đắn. 30.03.1975, tôi tạm yên tâm, bay về Sài Gòn.
Vừa đặt chân đến Thủ Đô, tôi được lệnh Bộ Tổng Tham Mưu cho Lữ Đoàn 2 ra Phan Rang thay thế Lữ Đoàn 3, Lữ Đoàn 3 về Sài Gòn tái chỉnh trang Đơn vị. Tôi muốn hét to lên: Tăng cường chớ sao lại thay thế? Mặt trận đang nặng, rút một đập ngăn nước lớn đi, đập mới chưa dựng xong, nước sẽ ùa tới mang lụt lội tàn phá tan tành! SĐ 310 và 320 của đối phương đang di chuyển nhanh về vùng 3 chính vào lúc đầu tháng tư nầy. Sư Đoàn 10 của địch càn quét Nha Trang. Mặt Bắc là Sư Đoàn 10, Nam là các SĐ 310 và 320, tăng chúng ào ào, tù nhân thả ra do bàn tay bí mật từ các khám đường, một số quân nhân của một binh chủng bị mất cấp chỉ huy sinh rối loạn, chính trong biển hỗn loạn và tan vỡ đó, người ta ném Lữ Đoàn 2 Dù, những đứa con thân yêu ruột thịt của tôi, những bằng hữu vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật của tôi, trọn lượng ném vào khoảng trống, viên ngọc quý ném vào đại dương giông bão. Ba Tiểu Đoàn 3, 7, và 11 của Lữ Đoàn 2 chiến đấu như những con cọp bị vây hãm, dường như sợ cái đại dương hỗn loạn đó chưa đủ làm thành một hỏa ngục rực lửa, người ta không ai còn nhớ đến việc tiếp tế cho những Thiên thần Mũ Đỏ từ trời cao đáp thẳng xuống địa ngục A Tỳ.
Anh em Lữ Đoàn 2 mặc dù tình hình rối loạn, mặc dù tin tức giao động từ bốn phía, mất Quân Đoàn I, Quy Nhơn thất thủ, Nha Trang thất thủ, anh em vẫn chiến đấu, cho đến viên đạn cuối cùng. Tiểu Đoàn 6 sau những trận oai hùng được lệnh Bộ Tổng Tham Mưu rút khỏi Phan Rang, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân của Đại Tá Biết thay thế. Nhưng Tiểu Đoàn 3 chỉ 100 anh em được trực thăng bốc về Phan Thiết, Tiểu Đoàn 11 mất liên lạc toàn diện. Tôi mất Thiếu Tá Thành, con chim đầu đàn của Tiểu Đoàn 11 và Đại Tá Nguyễn Thu Lương, mà anh em chúng tôi thường gọi một cách thân thương là “Lương Ruột Ngựa“, con chim đầu đàn của Lữ Đoàn 2 cũng tại vùng đất lửa này. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân cũng lọt vào tay địch ở Phan Rang.
Chiếc đũa Lữ Đoàn 2 bị bẻ gãy, chiếc đũa Lữ Đoàn 3 bị ném tại Khánh Dương, bốc về Phan Rang, lửa hỏa lực nung nấu mệt nhừ. Ngày 8.4.1975, viên Trung Úy Không Quân tên Trung ném bom Dinh Độc Lập, về mặt dân sự, một số chính khách đối lập bị bắt giữ. Nhưng phản ứng của Tổng Thống Thiệu là đưa “chiếc đũa Lữ Đoàn 1” chiếc đũa còn nguyên vẹn của bó đũa bị tách rời từng chiếc, ra tăng phái Quân Đoàn III, dưới quyền chỉ huy của Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ý tưởng rõ rệt trong tôi lúc đó, và cả bây giờ là Tổng Thống Thiệu sợ đảo chánh nên phân tán các đơn vị Nhảy Dù ra các nơi. Tôi là Tư Lệnh Nhảy Dù nhưng tay chân hoàn toàn bị chặt hết.
Ý tưởng làm sống dậy hình ảnh, một ngày tại vùng I, ở Cố Đô Huế, tôi nói với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng: “Trung Tướng cứ để anh em tôi về Sài Gòn làm một chuyến, thử xem sao?” Trung Tướng lắng nghe lặng lẽ. Tôi hiểu Tướng Trưởng cũng như anh em chúng tôi là những người lính đơn thuần, chỉ lấy việc bảo vệ Quê Hương làm quan trọng, không màng gì tới danh vọng và chính trị, chúng tôi không có thói quen chọn lựa những quyết định không liên quan trực tiếp đến chiến trường. Cựu Tổng Thống Thiệu có nghe phong phanh về những toan tính đó không? Trong mọi trường hợp, lúc đó tôi nghĩ là ông phân tán anh em chúng tôi vì nghi ngờ. Bây giờ tôi còn muốn nghĩ như thế. Trừ khi ông muốn bẻ tan bó đũa vì lý do khắc
– Lý do khủng khiếp
– Tôi không muốn nghĩ tới lý do đó. Tôi muốn nghĩ đến một sự nghi ngờ. Như một sự xua đuổi ý nghĩ ghê gớm kia.
Lữ Đoàn I ra Quân Đoàn III trấn giữ Xuân Lộc, tăng phái cho Sư Đoàn 18 do Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Nhiệm vụ của Lữ Đoàn là chận đứng bước tiến của VC vào SàiGòn. Anh em Dù của Lữ Đoàn 1 đã oai hùng làm tròn nhiệm vụ, địch quân không tiến thêm được một tấc đất. Đoàn quân viễn chinh của Võ Nguyên Giáp, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Văn Tiến Dũng, tiến như thác đổ, bị khựng lại ở ngay cửa ngõ của SàiGòn. Từng đợt xung phong có chiến xa và pháo binh yểm trợ, tất cả đều bị đánh bật, tiến lên là phải lùi lại, tấc đất đánh được buổi sáng, buổi chiều anh em Dù ngạo nghễ giành lại. Sau nhiều ngày giao tranh, Sư Đoàn 18 được lệnh rút về Biên Hòa qua ngã Bà Rịa, Lữ Đoàn 1 chiến đấu giữ vững trận tuyến, từ đầu tới cuối. Sau chót đến đêm 28 rạng 29/04, Bộ Đội CS tấn công Lữ Đoàn 1 Dù ở Lăng Can, Bà Rịa đánh đến giờ chót, Lữ Đoàn 1 Dù mới rút ra Vũng Tàu. Tôi được lệnh trực tiếp cho Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù, mà anh em chúng tôi âu yếm gọi là Đỉnh Tây Lai, đứng ở dưới bờ bảo vệ cho những đứa con lên tàu. Người chỉ huy Nhảy Dù có thói quen ở với hiểm nguy cho tới phút cuối cùng, dành sự an toàn cho từng đứa con yêu quý. “Đỉnh Tây Lai” là một trong những Thiên Thần lẫm liệt đó.
Về phần Lữ Đoàn 4, từ Đà Nẵng được rút về SàiGòn giữa tháng 02/74, biệt phái Biệt Khu Thủ Đô. Chính Lữ Đoàn 4, dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Minh Ngọc, mà anh em Dù chúng tôi âu yếm gọi là “Ngọc Nga“, đã chận VC ở cửa ngõ Thủ Đô, ngang Xa Lộ Biên Hòa, trong những giờ khắc Sài Gòn bắt đầu rơi vào rối loạn. Lữ Đoàn 3 của Trung Tá Trần Đăng Khôi (Lữ Đoàn Phó mới thay thế Đại Tá Phát trong chức vụ Lữ Đoàn Tưởng Lữ Đoàn 3 Dù, Trung Tá Bùi Quyền Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5, thay thế Khôi trong chức vụ Lữ Đoàn Phó lữ đoàn này) từ Phan Rang rút về đóng ở Hoàng Hoa Thám, đánh những trận chót ngay trong lòng Thủ Đô, mặc dù trăm nghìn giao động cho tới phút chót. Đến những giây phút cuối cùng, anh em Dù vẫn giữ vững từng tấc đất được giao phó, hoàn thành nhiệm vụ thiêu thân, làm nút chặn địch, để đồng bào ra đi bình yên, để được ngã gục trên thân thể của Quê Mẹ nghìn đời.
Tướng Lê Quang Lưỡng
Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù/ QLVNCH
http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/ai_con_ai_mat.htm
QLVNCH: Những Chiến Thắng Bị Bỏ Quên – Bùi-Đại và Đặng-Vũ Tùng
VRNs (25.04.2014) – Sài Gòn – Dư luận thường chỉ hiểu rất sơ sài về Chiến tranh Việt Nam qua một vài phim ảnh về sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975. Tức là sự chiến thắng hiển nhiên của quân du kích “anh hùng” trước một quân đội miền Nam thối nát mà binh lính chỉ chực trốn chạy theo Mỹ chứ không muốn chống giữ một chế độ bù nhìn do Hoa Kỳ dựng lên.
Sự thật là, chiến thắng của Bắc Việt vào năm 1975 không hề được toan tính từ trước. Trên thực tế, trong suốt thời gian tiến triển, chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc tranh hùng gây cấn và bấp bênh cho cả Hà Nội lẫn Sài Gòn cũng như đồng minh của hai bên, Hoa kỳ và khối Cộng Sản. Mỗi bên đều luôn tìm cách thích ứng chiến lược và phương tiện quân sự của mình theo tình hình biến chuyển của đối phương và ngày hôm nay chúng ta được biết là trong cuộc chạy đua vũ trang này phía miền Nam thường tạo được nhiều chiến công hiển hách đáng ngưỡng mộ trong suốt chiều dài lịch sử của cuộc chiến.
1958-1968: chiến tranh chống du kích
Trong thời gian từ 1958-1959 dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đánh dấu chiến thắng đầu tiên của mình khi tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng cộng sản miền Nam. Theo một tướng lĩnh của quân đội cộng sản là Thượng tướng Trần Văn Trà thì năm 1959 đối với người cộng sản được xem như là “giai đoạn khó khăn nhất của công cuộc giải phóng miền Nam”.
Nếu như Bắc Việt trả đòn bằng cách dựng lên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là một lực lượng bù nhìn thực sự của người cộng sản dựa trên bạo động, khủng bố dã man để tạo ảnh hưởng ở nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Tổng Thống Diệm đã phản ứng mãnh liệt và một lần nữa QĐVNCH đã phá tan những mũi tấn công của du kích quân cộng sản và đến năm 1963 thì MTGPMN hoàn toàn suy yếu, không còn khả năng uy hiếp chế độ Sài Gòn.
Tuy nhiên, mặc dù đạt được nhiều thắng lợi quân sự, chính quyền Ngô Đình Điệm gặp phải nhiều bất ổn về chính trị. Tình hình ấy khiến cho công cuộc bình định đất nước bị ngưng trệ đến khoảng cuối năm 1963. Hoa kỳ rút viện trợ và ủng hộ cuộc đảo chánh dẫn đến việc Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Và miền Nam bị rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến cho du kích cộng sản có được cơ hội nổi lên khắp nơi. Vì thế Hoa Kỳ phải trực tiếp can thiệp quân sự vào năm 1965 để bảo vệ Sài Gòn và nhờ thế tình hình cũng ổn định được phần nào. Quân đội Hoa Kỳ và quân đội miền Nam Việt Nam đã lại quyền kiểm soát các thành phố, còn cộng sản thì co cụm hoành hành ở nông thôn.
Tình thế xoay chuyển đáng kể vào năm 1968, quân đội bắc Việt ra đòn quyết định khi tung ra chiến dịch “Tổng nổi dậy, Tổng công kích” tết Mậu Thân. Cùng một lúc gần cả trăm thành phố miền Nam bị tấn công. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Mỹ đã nhanh chóng phản công và đã ghi được nhiều chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử chiến tranh.
Sau một vài chiến thắng lẻ tẻ trong đợt tấn công đầu tiên nhờ yếu tố bất ngờ, tất cả các mũi tiến công của binh lính Việt Cộng (MTGPMN) đều bị đẩy lui chỉ trong vài ngày khi phải đối mặt với quân đội Việt – Mỹ qua những trận giao tranh khốc liệt. QĐVNCH đã tỏ ra uy dũng nhất là trong trận tái chiếm thành phố Huế của đơn vị tinh nhuệ Hắc Báo do đại tá Trần Ngọc Huệ chỉ huy, với những trận đánh oai hùng để chiếm lại Thành Nội Huế. Trận đánh tàn khốc trong thành thị để giành từng căn nhà, từng tấc đất ấy đã khiến QĐVNCH tổn thất 357 binh lính và 2642 về phía Việt Cộng. Theo La tragédie du Vietnam et ses leçons của Robert Macnamara- EditeurSeuil 01/01/1998, thì quân nhân VNCH thiệt mạng nhiều trong các trận đánh bởi vì họ vừa chiến đấu, vừa phải bảo vệ sinh mạng của người dân lánh nạn cộng sản. Một phóng viên ngoại quốc đã chứng kiến 2 quân nhân VNCH hy sinh và 1 người bị thương trước mắt ông khi họ bảo vệ một em bé thoát khỏi vùng giao tranh tại Hàng Xanh. (L’Offensive du Têt de Stéphane Mantoux)
Trong trận Mậu Thận 1968, người lính cộng sản Bắc Việt đã không từ chối bất kỳ một thủ đoạn dã man nào để dành chiến thắng. Ngày 06 tháng 05 một bộ phận của Trung Ðoàn 272 Bắc Việt đã sử dụng thường dân làm bia đỡ đạn tấn công binh sĩ nhảy dù VNCH tại ngã tư Bảy Hiền. Họ cũng đã sử dụng kỹ thuật tương tự để tấn công một đồn cảnh sát VNCH trong địa phận Chợ Lớn. Vì tính cách nhân đạo, tránh gây thiệt hại cho lương dân vô tội, các cảnh sát viên VNCH đành phải lui quân, bỏ lại trận địa cho quân du kích cộng sản chiếm đóng (Theo Trung tướng Willard Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975).
Tóm lại, trận Mậu Thân 68 trên phương diện quân sự là một thất bại dành cho Bắc Việt. Khi phải đánh trực diện với QĐVNCH, các lực lượng quân chính qui cộng sản bắc Việt, du kích MTGPMN đã bị tổn thất rất nặng nề gần 80.000 binh lính thương vong (sử gia Nguyễn Liên Hằng ước tính 80% phiến quân bị tiêu diệt trong trận Mậu Thân). Đó là nhờ vào sức chiến đấu của lính Mỹ, nhưng một phần lớn cũng do bộ đội Bắc Việt kinh hoàng trước khả năng tác chiến thông minh, dũng cảm, kiên cường của QĐVNCH mà từ lâu họ vẫn luôn luôn xem thường.
Tướng Trần Văn Trà đã phải công nhận là lực lượng Bắc Việt đã phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong việc lượng định tình hình suốt cuộc Tổng công kích tết Mậu Thân nên đã phải trả giá rất đắt:” during têt of 1968 we did not correctly evaluate the specific balance of forces between ourselves and the enemy […] we suffered large sacrifices and losses with regard to manpower and materiel, especially cadres at the various echelons which clearly weakened us. Afterwards, we were not only unable to retain the gains we had made but had to overcome a myriad of difficulties in 1969 and 1970.”
Theo “This Time We Win: Revisiting the Tet Offensive” của James S. Robbins, một cây bút bình luận chính trị của nhật báo Washington Times. Tác giả đã dùng những tài liệu của phiá cộng sản Bắc Việt để chứng minh rằng, trái ngược với “mô tả” trên báo chí Mỹ lúc ấy, QĐVNCH đã bẻ gẫy cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân của quân đội cộng sản. Họ đã làm suy yếu lực lượng VC tới gần mức xóa xổ và gây tổn thất nặng nề hạ tầng cơ sở của đối phương tại miền Nam. Còn phiá bộ đội cộng sản Bắc Việt thì bị tinh thần sa sút trầm trọng, phần vì xa nhà, phần vì đường tiếp tế quá dài, quân số hao mòn nhanh hơn quân số bổ sung mà con đường chiến lược “đường mòn HCM” từ Bắc vào Nam có thể tiếp tế..
Cuộc tổng công kích Mậu Thân vốn không nhắm tới mục đích chiếm giữ lâu dài các tỉnh và thành phố miền Nam. Kế hoạch được vạch ra là chỉ tạm kiểm soát các vùng trọng yếu để làm bàn đạp nhằm sách động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền. Nhưng, cả hai mục tiêu này đều đã không đạt được vì Việt cộng đã bị QĐVNCH đẩy lui hầu như ở tất cả mọi nơi và quần chúng cũng đã không nổi dậy mà còn bỏ chạy về phiá quốc gia. Tác giả Robbins đã kể ra từng trường hợp một để chứng minh rằng vụ Tết Mậu Thân không phải là “một cuộc tấn công bất ngờ” như báo chí Mỹ tường trình. Cũng không có chuyện tình báo thất bại vì kế hoạch tấn công của VC đã rơi vào tay Quân đội Nam VN và Mỹ trước đó khá lâu. Nhờ tin tức do các cán binh Bắc Việt cao cấp hồi chánh và VC trở cờ cung cấp, phiá Nam VN đã được báo động và đề phòng. Theo tài liệu hậu chiến, trong tổng số khoảng 84,000 cán binh VC tham gia cuộc tấn công Tết Mậu Thân, hơn một nửa (45,000) đã bỏ mạng.
Trương Như Tảng, một cựu đảng viên cộng sản cao cấp đã có nhận định trong cuốn “Hồi ký của một Việt Cộng” của ông rằng: Tết Mậu Thân là một tổn thất làm điên đảo hàng ngũ VC, và trớ trêu thay khi một cuộc thất bại khủng khiếp như vậy “đã được bộ máy truyên truyền của chúng ta biến thành một chiến thắng huy hoàng”. Robbins cho rằng khi ấy, thay vì thừa thắng xông lên để đè bẹp VC thì TT Johnson, với quan niệm chiến lược “chiến tranh giới hạn” đã để cho đối phương có thời gian để phục hồi. Cho tới mấy năm sau, vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến với sự sa lầy của Mỹ, Tổng thống Nixon mới ra lệnh oanh tạc toàn miền Bắc VN nhằm mục đích đem tù binh Mỹ về nước. Theo Robbins, sau trận Tết Mậu Thân, ít người biết những phần tử chủ hoà ở Hà-Nội đã muốn bỏ cuộc, và việc điều đình đã được công khai thảo luận, tuy nhiên phe diều hâu với Võ Nguyên Giáp cầm đầu đã thắng và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam.
Mặc dù đã gặt hái được những chiến thắng quân sự, cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân lại làm rúng động tâm lý người Mỹ qua những phim ảnh về sự thảm khốc của cuộc chiến vì thế tạo được lợi thế chính trị cho Hà Nội. Mậu Thân đã ám ảnh tâm trí quần chúng Mỹ và qua đó Hoa Kỳ đã bắt đầu có những tuyên bố mâu thuẫn như việc hứa hẹn sẽ tìm cách thoát khỏi cuộc chiến một cách nhanh chóng nhất. Từ đấy Hoa kỳ chỉ tìm cách làm sao thoát khỏi cuộc chiến không thể thắng này bằng mọi cách. Vì thế mà chiến thắng quân sự của quân đội VNCH và Hoa Kỳ phải trở thành một thất bại về mặt chính trị.
1968-1973: chiến thắng trong tầm tay ?
Từ trước tết Mậu Thân 1968, thông tin về một cuộc tấn công đã loan truyền trong dư luận. Các kế hoạch hành quân dần dần được giao cho quân đội miền Nam, vì lính Mỹ bắt đầu rút dần theo chính sách Việt Nam hóa chiến tranh do Nixon quyết định.
Với sách lược mới nhằm chống bạo động, quân đội miền Nam dần tiêu diệt được quân du kích cộng sản và thu hồi lại những số vùng bị cộng sản chiếm giữ từ hồi Mậu thân. Việt Cộng chỉ còn kiểm soát được 10% dân chúng.
Một sự kiện quân sự quan trọng thường không được nhắc đến đó là QĐVNCH hầu như đã dành được chiến thắng chống chiến tranh du kích của Việt Cộng, dù rằng không loại trừ được một cách triệt để.
Năm 1970 và 1971, QĐVNCH tung các chiến dịch trên lãnh thổ Cam-bốt và Lào nhằm cắt đường tiếp vận của quân đội Bắc Việt qua đường mòn Hồ Chí Minh. QĐVNCH đã tịch thu được rất nhiều vũ khí của cộng sản bắc Việt ở Cam-bốt, còn ở Lào thì kết quả lại hạn chế hơn. Dù gây tổn thất nặng nề cho quân Bắc Việt, QĐVNCH (17.000 quân miền Nam chống trả 60.000 Bắc Việt) đã không thể cắt đứt hoàn toàn đường mòn Hồ Chí Minh trước số quân áp đảo của Bắc Việt. Chiến dịch xem như thất bại và điều ấy đã khiến cho Hà Nội coi thường thực lực của quân đội miền Nam. Chính vì sự coi thường đó mà sau này, Hà Nội phải hứng chịu những thất bại nặng nề trong chiến dịch Nguyễn Huệ mùa hè 1972.
Năm 1972, trước tình hình thất bại của chiến tranh chống bạo động cộng thêm yếu tố thất bại quân sự của QĐVNCH ở Hạ Lào, Bắc Việt vội triển khai chiến dịch Nguyễn Huệ được xem là trận đánh quy ước lớn nhất từ trước đến giờ. Hà Nội tung gần trọn số quân chính quy gần 200.000 quân và 1200 thiết giáp. Và đó là trận đánh khốc liệt để lại dấu ấn kinh hoàng trong tâm trí người dân miền Nam và trận chiến ấy được mệnh danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Chiến trận bắt đầu bằng nhiều mũi tấn công đồng loạt rất tàn khốc khiến cho quân đội miền Nam Việt Nam gần như tê liệt, tuy nhiên QĐVNCH đã kịp thời tổ chức phòng thủ một cách rất thông minh, linh hoạt và kiêu hùng, nhất là ở các thành phố như Kontum, Quảng Trị, An Lộc, được ví như là mặt trận Verdun của Việt Nam, ở nơi đó nguời lính miền Nam phải chống trả một quân số Bắc Việt đông hơn gấp năm lần, trang bị tối tân hơn và còn được thiết giáp yểm trợ.
Trận đánh lừng danh nhất của quân đội VNCH với 100% thực lực của chính họ đó là trận An Lộc một tỉnh lỵ rộng không đầy 4 cây số vuông. Nếu đem rải đều 40.000 quân Bắc Việt trên diện tích 4 km² thì bộ đội cộng sản sẽ tràn ngập thị xã An Lộc, mỗi người cách nhau 10 mét, ngang cũng như dọc, với đủ loại vũ khí tối tân. Mức độ ác liệt của trận đánh này khiến cho nhiều ký giả quốc tế có mặt ở Việt Nam đã đánh giá là còn tàn khốc hơn trận Điện Biên Phủ gấp 10 lần. Trận giao tranh thật sự khởi đầu từ ngày 7 tháng 4/1972…
Ngày 12 tháng 4 năm 1972, Bộ Tư Lệnh cao cấp của quân đội cộng sản Bắc Việt ra khẩu lịnh cho binh lính của họ: “Cán bộ và binh sĩ phải tấn công trên khắp mặt trận. Chiến thắng ắt về”. Cũng trong ngày hôm đó, bộ máy tuyên truyền của quân đội Bắc Việt được tổ chức ngay tại quận Lộc Ninh đã làm một việc được coi là rất tồi tệ khi họ rêu rao là An Lộc đã được giải phóng, nên ngày 13 tháng 4, tất cả các chiến xa của họ đều mở nắp trên pháo tháp tiến vào thị xã An Lộc như chỗ không người. Cho đến khi xe bị bắn cháy, những quân nhân Bắc Việt gục chết mà gương mặt vẫn còn hết sức ngỡ ngàng, như còn vương thắc mắc, “Quân ta đã giải phóng An Lộc rồi kia mà?”
Ngày hôm đó số thương vong của quân Bắc Việt lên rất cao, họ bỏ lại tại trận địa hơn 100 tử sĩ cả bộ binh đi cùng thiết giáp và lính lái xe cùng với 18 chiến xa. (Battle of An Loc col. William Bill Miller, 1972.)
Quân đội cộng sản Bắc Việt đã có rất nhiều lợi thế ngay từ đầu với yếu tố bất ngờ, hỏa lực hùng hậu, quân số đông gấp bốn đến năm lần, và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú tại An Lộc chỉ có vỏn vẹn có hơn 6000 binh sĩ. Mặc dù quân trú phòng VNCH đã phải chịu đựng khá nhiều tổn thất nhưng sau 93 ngày giao tranh, họ đã gây thiệt hại cho quân đội Bắc Việt ít nhất là 30.000 bộ đội trong tổng số 4 sư đoàn. Mưu đồ của Cộng Sản Bắc Việt mong tiến đánh thủ đô Saigon đã hoàn toàn bị chặn đứng bởi các chiến binh VNCH dũng cảm tại An Lộc” (Major General James F. Hollingsworth, “Communist Invasion in Military Regional III,” unpublished narrative, 1972).
Trong cuốn hồi ký của mình, Thượng tướng Trần văn Trà có nói: “Trận An Lộc, quân giải phóng đã chịu một thiệt hại không nhỏ nhưng từ đó chúng ta đã rút ra được những bài học vô giá cho các chiến dịch sau này. Một trong những yếu tố thất bại của chúng ta chính là sự đánh giá sai lầm về tinh thần chiến đấu của địch và sự yểm trợ hữu hiệu của hỏa lực Hoa Kỳ”. Nhờ vào sự yểm trợ dồn dập của không lực Hoa Kỳ, tuyến phòng thủ của miền Nam cũng phá vỡ được thế tấn công của chiến dịch Nguyễn Huệ. Quân đội Bắc Việt lại thêm một lần bị thảm bại với tổn thất hơn 100.000 binh sĩ và hơn một nữa số quân xa trên chiến trường.Trước thất bại thảm hại này, tướng Giáp ông tướng “nướng quân” Tổng chỉ huy lực lượng quân đội miền bắc đã phải từ chức.
Với những chiến thắng kể trên, vị trí của miền Nam chưa bao giờ được thuận lợi như thế: quân du kích bị triệt hạ, quân chính quy Bắc Việt bị tổn thất nặng nề. Hoa Kỳ còn giáng thêm một trận đòn chí mạng bằng cuộc dội bom 11 ngày đêm trên miền Bắc. Hà Nội vội mở cuộc thương thuyết hòa bình tại Paris. Robert Thompson, cố vấn Anh có kết luận như sau: Theo quan điểm của tôi vào ngày 30 tháng 12 năm 1972, sau mười một ngày dội bom hiệu quả của B 52 nhằm tấn công vào khu vực Hà Nội, miền Nam đã chiến thắng, Bắc Việt hầu như đã bị đánh gục.
Ngay những nguồn tin cộng sản cũng cho nhận định tương tự: vì bộ đội và cán bộ của chúng tôi đều mệt mỏi vì phải liên tục chiến từ tháng tư năm 1972, chúng tôi không có thời gian để lấy lại sức; các đơn vị thì trong tình trạng lộn xộn và thiếu nhân lực […]Chúng tôi đã phải bỏ rút khỏi nhiều vùng để cho đối phương giành quyền kiểm soát (theo Tướng Trần Văn Trà).
Tuy nhiên, các trận đánh vẫn tiếp diễn, vì lực lượng miền Bắc có thể bổ sung quân số từ hậu phương, và vì mỗi sách lược tấn công miền Bắc điều có nguy cơ khiến Trung Quốc có cớ để lao vào cuộc chiến. Hơn nữa, dựa vào đường mòn Hồ Chí Minh, quân đội miền Bắc vẫn tiếp viện và duy trì một quân số quan trọng tại miền Nam tạo thế uy hiếp thường trực. Tuy nhiên theo sử gia Andrew Wiest thì quân lực VNCH với sự yểm trợ mạnh mẽ của không lực Hoa kỳ có thể đánh bại bất kỳ một đội quân cộng sản nào.
1973-1975 bỏ rơi và thất bại
Mặc dù hiệp định đình chiến đã được ký kết từ năm 1973, nhưng trên thực tế hòa bình cũng vẫn là ảo vọng. Hà Nội cũng vẫn đeo đuổi chính sách thống nhất bằng bạo lực như nội dung của Nghị quyết 21 của Ủy ban trung ương đảng cộng sản bắc Việt năm 1974, thì con đường cách mạng miền Nam chính là con đường bạo lực cách mạng.
Những xung đột lại nhanh chóng trở lại. Thế nhưng lần này, Hoa Kỳ lại thay đổi chính sách và bắt đầu bỏ rơi chính quyền Sài Gòn: hụt hơi vì chiến tranh Việt Nam, quốc hội Hoa Kỳ giảm mạnh viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam. Khi Tổng Thống Thiệu cần 1.5 tỷ đô la cho nổ lực quân sự thì miền nam chỉ nhận được 500 triệu Mỹ kim tiền viện trợ.
Từ đó QĐVNCH phải chiến đấu theo “kiểu con nhà nghèo”, nhiên liệu và đạn được đều bị hạn chế. Ngay cả dụng cụ y tế căn bản cũng thiếu: người ta phải khử trùng kim tiêm sử dụng một lần để dùng lại. Theo tướng Murray tình trạng thiếu thốn này khiến cho tính mạng của người lính miền Nam trên chiến trường trở nên càng nguy hiểm, họ đã phải đánh đổi mạng sống của mình.
Khi cộng sản Bắc Việt tung chiến dịch tổng tấn công năm 1975, miền Nam đơn giản đã không còn đủ quân nhu và vũ khí để chống trả. Cộng với việc cắt giảm viện trợ khiến cho khả năng thất bại là không thể tránh khỏi, số phận miền Nam còn phải chịu những quyết định sai lầm của các tướng lãnh. Tổng thống Thiệu vì muốn tập trung lực lượng nhằm đối đầu với cuộc tấn công của cộng quân nên đã khiến cho tan rã mô hình tổ chức phòng thủ của miền Nam qua việc hạ lệnh triệt thoái khỏi Cao Nguyên.
Cuộc triệt thóai đã trở thành một cuộc rút quân đầy hổn loạn và Sài gòn thất thủ sau 55 ngày tấn công của Cộng quân (có người cho rằng cuộc triệt thoái này là một ván bài sinh mệnh mà tổng thống Thiệu đã sử dụng để tạo sức ép lên quốc hội Hoa Kỳ trong việc bỏ phiếu tăng viện trợ, xem Naran R Chanda “les raisons d’une débâcle” (nguyên nhân của sự sụp đổ).
Thế nhưng, sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Sài Gòn cũng không thể che lấp một thực tế đó là: cho dù sự bại trận có là hiển nhiên đi chăng nữa thì binh lính VNCH vẫn đánh trả mãnh liệt, dũng cảm cho đến những giây phút cuối cùng của ngày 30 tháng 04 năm 1975.
Tại mặt trận Xuân lộc, nằm ngay cửa ngõ Sài gòn, sư đoàn 18 bộ binh với quân số thiếu hụt do tướng Lê Minh Đảo chỉ huy đã giữ vững phòng tuyến ròng rã 11 ngày đêm trước sự tấn công ồ ạt của 3 sư đoàn cộng quân với dưới trận mưa pháo của gần 20.000 quả đạn. Cộng quân bị thiệt hại gần 5000 binh sĩ và 37 chiến xa và Xuân Lộc trở thành nỗi ám ảnh của họ về một trận địa với tổn thất kinh hoàng.
Trận tử thủ hào hùng ở chiến trường Xuân Lộc đã cho phép QĐVNCH lấy lại uy danh của mình trong những ngày giờ đen tối nhất của lịch sử miền Nam, theo nhận định của sử gia George Weith.
Ngược lại với suy nghĩ sai lầm là thủ đô Sài Gòn bị thất thủ không một tiếng súng, QĐVNCH đã anh dũng bảo vệ thủ đô Sài gòn trong trận đánh cuối cùng. Người lính miền Nam đã cố bảo vệ thủ đô Sài gòn trong một điều kiện thật sự bi đát: thiếu đạn được, thiếu chỉ đạo và đường hướng chính trị vì tổng thống Thiệu đã từ chức. QĐVNCH còn phạm một sai lầm quan trọng khiến cho bối cảnh càng thêm đen tối khi cất nhắc chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh lên vai trò Phó Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một người mà chính quyền miền nam luôn luôn tình nghi là gián điệp cộng sản nằm vùng.
Và dù tình hình trở nên hoàn toàn tuyệt vọng, dân quân miền Nam vẫn quyết tâm đánh giữ. Đến những phút cuối cùng của trận chiến, QĐVNCH còn tổ chức được vài cuộc phản công dữ dội khiến sư các sư đoàn bắc Việt tổn thất hơn 6000 binh lính với hàng trăm chiến xa gồm 33 thiết giáp. Các chỉ huy của quân đội cộng sản cũng công nhận sự cố thủ mạnh mẽ của QLVNCH trong những ngày cuối cùng, theo Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, chỉ huy Quân Đoàn 2 (còn có tên gọi là binh đoàn Hương Giang) bắc Việt trong trận đánh chiếm Sài Gòn nói: “nếu ai đó bảo là chúng tôi đã chiếm được Sài gòn không tốn một viên đạn, thì tôi sẽ trao cho người đó một chiếc xẻng để đào hố cho các liệt sỹ đã bỏ mình cho trận chiến ấy“.
Lực lượng QĐVNCH vẫn tiếp tục kháng cự ở khu vực sông Cửu Long rất nhiều ngày sau tuyên bố đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh. Theo hồi ký của tướng Trần Văn Trà thì đơn vị cuối cùng của QĐVNCH chỉ đầu hàng tại Châu Đốc vào ngày 6 tháng 5 1975 tức là một tuần sau khi chiến tranh chính thức chấm dứt, khi vũ khí đạn dược và lương thực của họ đã cạn kiệt.
Tóm lại, QĐVNCH không hèn nhát và vô dụng như sự tuyên truyền của đối phương và báo chí thân cộng. Vì cho dù có nhiều khiếm khuyết, quân đội miền Nam cũng có những chiến thắng đáng kể trong suốt trận chiến và đã anh dũng, kiên cường chiến đấu cho đến những giây phút cuối cùng.Chiến thắng của cộng sản miền Bắc thật sự là điều không thể biết trước và không ai có thể ngờ được.
Và nếu Hà Nội đã chiến thắng thì cũng không phải là nhờ vào sức mạnh của quân đội cách mạng như tuyên truyền của cộng sản miền bắc. Vì Quân Đội Nhân Dân cũng nếm rất nhiều thảm bại chua cay do QĐVNCH chủ động.
Cũng chỉ vì đã dám đề cập đến những thất bại quân sự nặng nề của quân đội cộng sản có khả năng làm cho lu mờ đi huyền thoại cuộc chiến tranh thần thánh mà vị chỉ huy chiến trường B2 – tức là vùng Sài Gòn – Gia Định là Thượng tướng Trần Văn Trà đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Việt Nam và bị quản thúc tại gia trong vòng mấy năm trời cho đến khi chết trong quên lãng vào ngày 20 tháng 04 năm 1996.
Bùi-Đại và Đặng-Vũ Tùng
Sưu tầm, biên soạn và dịch thuật
Nguồn tham khảo:
• Le premier recit complet des guerres du Vietnam (Presses De La Cité – 2001)
• The Vietnam War: A Concise International History by Mark Atwood Lawrence. 23-06-2010
• Les Americains et la guerre du Vietnam. Jacques Portes . 1998.
• A Rumor of War by Philip Caputo. 15-11-1996.
• Vietnam: The Real War: A Photographic History by the Associated Press by Pete Hamill (Oct 1, 2013)
• America, the Vietnam War, and the World: Comparative and International. Perspectives (Publications of the German Historical Institute). September 4, 2003. By Andreas W. Daum (Editor), Lloyd C. Gardner (Editor), Wilfried Mausbach (Editor).
• Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. Rolling Thunder In A Gentle Land. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006.
• Mémoire d’un Vietcong, bản dịch Tiếng Anh là “A Vietcong Memoir”, tiếng Việt Là “Hồi Ký của một Việt Cộng”. Hồi ký của Trương như Tảng, viết chung với David Chanoff và Đoàn văn Toại.
• Guerres et reconnaissance (Delphine Deschaux-Beaume, Thomas Lindemann, Christophe Wasinski –Editeur L’Harmattan 07/01/ 2013).
http://nguyenus90.blogspot.com/2014/07/qlvnch-nhung-chien-thang-bi-lang-quen.html
Chiến thắng Xuân Lộc: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn ngạo nghễ dù bị bức tử – Vann Phan
1. Dẫn nhập
Nhân kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu năm nay của Miền Nam Tự Do, những người Việt Nam yêu chuộng tự do, dân chủ từ Nam chí Bắc, kể cả những người dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, lần đầu trong đời, tay vẩy lá cờ vàng ba sọc đỏ và mình khoác lên bộ quân phục người lính Cộng Hòa năm xưa với lòng ngưỡng mộ và hãnh diện vô biên, cùng kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm hàng nghìn, hàng vạn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân, với ước vọng cao vời là đất nước Việt Nam được trường tồn và dân tộc Việt Nam, qua bao cuộc bể dâu, được hưởng đầy đủ những quyền tự do, dân chủ của một con người.
Hoa Kỳ đã “tháo chạy” khỏi Miền Nam Tự Do và bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của họ không phải là vì các chiến sĩ Mỹ hèn nhát hay vô cảm với người bạn chiến đấu tại Miền Nam Việt Nam mà vì Quốc Hội Mỹ đã bị bọn phản chiến lũng đoạn và các nhà hoạch định chính sách Mỹ không nhìn thấy viễn tượng rằng, một khi đánh mất Miền Nam Việt Nam, tức xóa sổ nước Việt Nam Cộng Hòa, chẳng những nền tự do, dân chủ do nhiều đời tổng thống Mỹ dày công giúp gầy dựng tại phần đất này ở Ðông Nam Á bị tiêu tan mà thủy lộ quốc tế chạy từ Ðài Loan, Phi Luật Tân qua Thái Lan, Mã Lai Á và Indonesia tới Ấn Ðộ Dương, chẳng chóng thì chầy, sẽ bị chặn lại tại Biển Ðông, mà thế giới thường gọi là Biển Nam Hoa, tức South China Sea, do chính nhà cầm quyền trên cái lục địa mà họ đã lấy tên để đặt cho vùng biển quan trọng này gây ra. Chưa đầy nửa thế kỷ sau, lịch sử đã chứng minh việc Hoa Kỳ rút khỏi Miền Nam Việt Nam là một đại họa cho cuộc sinh tồn và quyền tự do lưu thông hàng hải của cả Hoa Kỳ lẫn các đồng minh dân chủ của họ từ Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Singapore, cho đến Thái Lan, và Ấn Ðộ.
Kỷ niệm Ngày Quân Lực năm nay, 42 năm sau khi Miền Nam Tự Do thất thủ vào tay quân xâm lược cộng sản từ Miền Bắc tiến vào để khởi đầu tiến trình nô lệ hóa dân tộc Việt Nam, lần lượt dưới ách cai trị độc tài, sắt máu của Bắc Bộ Phủ và Trung Nam Hải, những người Việt Nam yêu chuộng tự do tại quốc nội và trên khắp thế giới có quyền hãnh diện ôn lại một trong những chiến thắng lẫy lừng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hào trong cuộc chiến đấu thần thánh của quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa chống lại cuộc xâm lược bạo tàn của Cộng Sản Quốc Tế gần nửa thế kỷ qua, đó là chiến thắng Xuân Lộc, hào quang sau cùng của một quân đội bị bức tử.
Chính chiến thắng này đã, một lần nữa, vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một dội quân thiện chiến vào bậc nhất tại Á Châu vào hạ bán thế kỷ trước, đồng thời vạch rõ chân tướng của một “đồng minh tháo chạy” cũng như buộc các nhà báo thiên tả cùng các tác giả thân Cộng phải nghiêm chỉnh viết lại lịch sử nước Việt Nam Cộng Hòa và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
2. Chiến thắng Xuân Lộc: Vầng hào quang cuối của một quân đội bị bức tử
– Mặt trận Xuân Lộc:
Vào đầu Tháng Tư năm 1975, sau khi từng tỉnh một thuộc các Quân Khu 1 và 2 lần lượt bị Cộng quân đánh chiếm, Phan Rang và Xuân Lộc trở thành cửa ngõ để Cộng Sản Bắc Việt tiến vào Saigon trên hai Quốc Lộ 1 và 20. Thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh là vùng núi thấp, đồi cao và rừng thưa với các đồn điền cao su. Long Khánh giữ vị trí chiến lược quan trọng vì nằm trên giao điểm hai Quốc Lộ 1 và 20. Ðồng thời, Xuân Lộc lại nằm chặn trên đường giao liên giữa các chiến khu C và D của Việt Cộng, với các mật khu Cù Mi, Xuyên Mộc, Mây Tào, Ðất Ðỏ của Tỉnh Phước Tuy.
Giống như mặt trận Ban Mê Thuột trước đó, Cộng Sản Bắc Việt luôn dùng chiến thuật biển người để tấn công các cứ điểm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ðể giải quyết chiến trường tại mặt trận Xuân Lộc, Cộng Sản Bắc Việt tung vào mặt trận Quân Ðoàn 4 gồm 3 Sư Ðoàn 6, 7 và 341 cùng các lực lượng pháo binh, chiến xa, phòng không hùng hậu và các đơn vị của Quân Khu 7. Mặt trận này do Thiếu Tướng Cộng Sản Hoàng Cầm làm tư lệnh, và Thiếu Tướng Hoàng Thế Hiệp làm chính ủy. Cộng quân đồng loạt mở cuộc tấn công từ 3 phòng tuyến ở ngã Ba Dầu Giây, thị xã Xuân Lộc và Gia Rai.
Về phía Việt Nam Cộng Hòa, có Sư Ðoàn 18 Bộ Binh (dưới quyền Chuẩn Tướng Lê Minh Ðảo, sau được vinh thăng thiếu tướng), gồm các Trung Ðoàn 43 (của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu), 48 (của Trung Tá Trần Minh Công) và 52 (của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng), cùng các lực lượng Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân. Sau đó, một số đơn vị nữa được tăng phái cho Xuân Lộc, gồm có Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân, Lữ Ðoàn 1 Dù (dưới quyền Ðại Tá Nguyễn Văn Ðỉnh, lữ đoàn trưởng, và Trung Tá Lê Hồng, lữ đoàn phó) gồm các Tiểu Ðoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù (mặc dầu các chiến sĩ Dù chưa được nghỉ dưỡng sau khi rút từ Miền Trung về) cùng một đơn vị Thiết Giáp. Phần không yểm do Sư Ðoàn 3 Không Quân từ Cần Thơ đảm nhiệm. Tất cả các lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Ðảo, Ðại Tá Lê Xuân Mai, tư lệnh phó Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, Ðại Tá Biệt Ðộng Quân Phạm Văn Phúc, tỉnh trưởng Long Khánh.
Tờ mờ sáng ngày 9 Tháng Tư, các lực lượng cộng quân pháo kích vào Thị Xã Xuân Lộc với hơn 3,000 quả pháo đủ loại khiến dân lành vô tội chết và bị thương vô số. Ðến 8 giờ sáng, pháo địch ngưng, Cộng quân tấn công vào thị xã nhưng gặp sức kháng cự mãnh liệt của Trung Ðoàn 43 và lực lượng Ðịa Phương Quân, nên đành phải “chém vè,” bỏ lại tại chỗ cả trăm xác lính Việt Cộng và nhiều xe tăng T-45 cùng PT-76 bị bắn cháy vì hỏa tiễn chống chiến xa M-72 và do Không Quân oanh tạc. Sáng ngày 10 Tháng Tư, Cộng Sản Bắc Việt dùng hai Sư Ðoàn 2 và 6 cùng lực lượng xe tăng ào ạt tấn công khắp bốn mặt vào Xuân Lộc. Quân trú phòng chống trả mãnh liệt, và hai bên tranh giành từng ngôi nhà, từng con đường, góc phố. Nhiều phòng tuyến có khi bị mất và lấy lại nhiều lần. Các phi tuần phản lực F-5 yểm trợ quân bạn bên dưới rất hữu hiệu. Cộng quân tổn thất nặng nề sau nhiều ngày giao tranh, khiến sau này chính Tướng Văn Tiến Dũng, trong quyển hồi ký nhan đề “Ðại Thắng Mùa Xuân,” cũng phải thú nhận.
Ðến ngày 14 Tháng Tư, Lữ Ðoàn 1 Dù và Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Dù được tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc. Cả hai Sư Ðoàn 3 và 4 Không Quân tận dụng tất cả khoảng gần 100 trực thăng hiện có để chuyển quân Dù vào Xuân Lộc. Các đại bác của pháo đội Dù được trực thăng vận tải Chinook thả quanh Bộ Chỉ Huy Hành Quân Dù đóng gần Bô Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. Hai tiểu đoàn Dù nhảy thẳng từ trên đầu địch để đánh chiếm Bảo Ðịnh trên Quốc Lộ 1, nơi hai trung đoàn địch thuộc Công Trường 6 đang tập trung chuẩn bị tấn công Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. Ðồng thời, một tiểu đoàn Dù khác được trực thăng thả xuống khu vườn cây của cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ và phần còn lại được thả vào Xuân Lộc để giải vây cho lực lượng Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân cùng Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Long Khánh.
Từ ngày 12 đến 14 Tháng Tư, Cộng quân mở cuộc tấn công mạnh vào Trung Ðoàn 52 tại Ngã Ba Dầu Giây bằng pháo xe tăng hùng hậu và biển người. Với hỏa lực và quân số vượt trội của Cộng Sản Bắc Việt, phòng tuyến của Trung Ðoàn 52/Sư Ðoàn 18 Bộ Binh trên Quốc Lộ 1 từ Kiệm Tân đến ấp Phan Bội Châu lần lượt bị tràn ngập.
Chiều ngày 15 Tháng Tư, cuộc chiến trở nên vô cùng ác liệt ngay tại xã Dầu Giây, ngã ba Quốc Lộ 1 và 20 giữa Chiến Ðoàn 52 (do Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng chỉ huy), gồm Trung Ðoàn 52 và Ðịa Phương Quân Tiểu Khu Kiệm Tân, Long Khánh với Quân Ðoàn 4 Cộng Sản Bắc Việt, trong đó có cả Sư Ðoàn 341 vừa từ Thanh Hóa vào và do Tướng Trần Văn Trà trực tiếp chỉ huy thay Tướng Hoàng Cầm, sau khi Tướng Hoàng Cầm “nướng” quá nhiều quân mà không chiếm được Xuân Lộc. Trong trận chiến long trời, lở đất này, mỗi người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phải chống chọi với 10 quân Bắc Việt có pháo xe tăng hùng hậu yểm trợ, khiến Chiến Ðoàn 52 bị thiệt hại nặng, các chiến sĩ thiết giáp, pháo binh và bộ binh Việt Nam Cộng Hòa bị tổn thất nặng nề.
Ðêm 15 Tháng Tư, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân Ðoàn 3, được Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho phép, đã ra lệnh sử dụng loại bom khổng lồ Daisy Cutter có sức tàn phá và khả năng sát thương mãnh liệt chưa từng thấy. Ngày hôm sau, lúc 10 giờ sáng, Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 được báo cáo về rừng người, chiến xa và dại pháo Cộng Sản Bắc Việt tập trung trong thị xã Dầu Giây để chuẩn bị tiến về Saigon, sau khi đã đè bẹp Chiến Ðoàn 52 trước đó. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn ra lệnh Không Quân từ phi trường Tân Sơn Nhứt chở 2 quả bom Daisy Cutter, mỗi quả cân nặng 15,000 cân Anh, thả xuống Ngã Ba Dầu Giây, vùng tập trung quân Cộng Sản Bắc Việt sau khi Chiến Ðoàn 52 tan rã, khiến gần 10,000 quân Bắc Việt cùng xe tăng và pháo binh đang di chuyển trên Quốc Lộ 20 bị tiêu diệt gọn.
Sau đó, vì không nuốt trôi được Xuân Lộc trong khi phải chịu tổn thất hết sức nặng nề, các đơn vị chủ lực Cộng quân được lệnh rời bỏ Xuân Lộc, dùng Quốc Lộ 20 tiến về Biên Hòa. Nhận định tình hình với Biên Hòa sẽ là mặt trận kế tiếp, ngày 20 Tháng Tư, Tướng Toàn ra lệnh bỏ Long Khánh và ra lệnh cho Sư Ðoàn 18 Bộ Binh rút về Biên Hòa. Ðể rút quân, các lực lượng chiến đấu dùng Liên Tỉnh Lộ 2, phát xuất từ Tân Phong, Long Giao rút về Phước Tuy, với ba cánh quân Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, Tiểu Khu Long Khánh và Ðịa Phương Quân-Nghĩa Quân, cùng đơn vị Dù.
Qua 12 ngày giao tranh ác liệt, phòng tuyến Xuân Lộc vẫn đứng vững, bằng xương máu của các chiến sĩ Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, Lữ Ðoàn 1 Dù, Biệt Ðộng Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Không Quân cùng các lực lượng Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân tiểu khu. Người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không hề bị khuất phục trước biển người, mưa pháo, cùng tiếng gầm rú của xe tăng T-54 cày xé quê hương. Trong giờ phút gian nguy đến cùng cực, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn bình tĩnh cầm khẩu M-72 đứng chờ xe tăng Việt Cộng đến thật gần mới nhả đạn.
Và đây, oái oăm thay, cũng là chiến thắng sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước khi quân đội này bị bức tử vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975.
– Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngời sáng với chiến công sau cùng
Chiến thắng Xuân Lộc được coi là chiến công sau cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước khi quân đội này bị buộc phải tan hàng mặc dù họ chưa bao giờ đầu hàng địch quân sau khi tân Tổng Thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng và không do dân bầu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải buông súng vào trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Quyết định của Ðại Tướng Minh tuy tránh được một cuộc đổ máu vô ích giữa Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Cộng Sản Bắc Việt trong cái ngày tàn của cuộc chiến đó nhưng đã làm cho 5 vị tướng lãnh kiêu hùng của quân đội ấy, là Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, và Phạm Văn Phú, cùng với Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tự sát để bảo toàn danh tiết, trong khi, sau đó, Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện, đã cùng các chiến hữu của mình chiến đấu đến viên đạn cuối cùng cho đến khi bị địch bắt và xử tử. Trong lịch sử cổ kim, liệu có một quân đội nào trên thế giới cung cấp đủ 7 vị tướng quân, vào cùng một thời điểm, để cùng tuẫn tiết và hy sinh tánh mạng với mục đích bảo tồn danh dự quân đội và tạ tội cùng quốc dân trước cảnh nước mất, nhà tan như thế hay không?
Sau trận thư hùng quyết tử trên ngọn đồi máu 1062 Thường Ðức để giành lấy chiến thắng trong bối cảnh rõ ràng là đồng minh Hoa Kỳ đang dần dần “tháo chạy” khỏi Việt Nam, Quân Lực Việt Nam đã bị dồn vào chân tường khi quân viện từ Ngũ Giác Ðài bị cắt giảm dần song song với việc cắt bớt kinh viện từ Hoa Thịnh Ðốn dưới áp lực của một Quốc Hội Mỹ đang cần tới lá phiếu của phe phản chiến. Sau gần một thế kỷ chiến tranh liên miên dưới thời Pháp thuộc và Nhật thuộc, điều hiển nhiên là cả Bắc và Nam Việt Nam đều xác xơ và không có bên nào đủ tài nguyên để đánh nhau thêm nữa nếu không được các lực lượng khác từ thế giới bên ngoài hà hơi, tiếp sức và hỗ trợ. Trong khi phía Cộng Sản Bắc Việt vẫn còn có sự yểm trợ cực kỳ to lớn từ các đồng minh Liên Sô, Trung Cộng, Bắc Hàn và Cuba của họ, phía Miền Nam Tự Do lại bị người bạn đồng minh duy nhất còn lại, là Hoa Kỳ, phản bội và bỏ rơi vì nội bộ lủng củng cũng có, vì cái nhìn thiển cận về chiến lược cũng có, và vì những nhận định sai lệch về khả năng cùng ý chí chiến đấu chống Cộng của quân và dân Miền Nam Việt Nam cũng có. (1)
3. Trận Xuân Lộc để lộ chân tướng của một ‘đồng minh tháo chạy’
Trận Xuân Lộc, với chiến thắng lẫy lừng của các chiến sĩ Sư Ðoàn 18 Bộ Binh dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Ðảo cùng các đơn vị bạn, như Lữ Ðoàn 1 Dù, Biệt Ðộng Quân, Thiết Giáp, Không Quân, Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân, cho thấy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn đứng vững trong mọi tình huống ngặt nghèo, miễn là đồng minh Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ quân bạn về mặt tài chánh và quân trang, quân dụng như những ngày đầu sau khi Hiệp Ðịnh Paris 1973 được ký kết. Rủi thay, chính phủ Hoa Kỳ – chứ không phải quân đội Hoa Kỳ – vị chịu áp lực nặng nề của phe phản chiến Mỹ, đã nhất quyết phủi tay để “tháo chạy” (2) khỏi Việt Nam sau gần hai thập niên can thiệp mạnh mẽ, đôi khi còn quyết liệt tới độ trực tiếp nhúng tay vào một cuộc đảo chánh để sát hại vị nguyên thủ quốc gia của một đồng minh vừa trung thành vừa kiên cường tại Ðông Nam Á này, chỉ vì nhà lãnh đạo Miền Nam Tự Do lúc đó (1963) không muốn người bạn đồng minh lấy mất quyền tự do quyết định vận mạng của dân tộc mình. Việc bỏ rơi Việt Nam đã khởi sự lộ rõ kể từ sau Hiệp Ðịnh Paris 1973, lúc mà Hoa Kỳ đã nhận lại được tất cả các tù binh chiến tranh từng bị Cộng Sản Bắc Việt giam giữ trong cuộc chiến.
Việc Hoa Kỳ, vào những ngày tàn của cuộc chiến, có thêm loại bom Daisy Cutter (Bạch Cúc), với sức tàn phá khủng khiếp chỉ sau loại bom nguyên tử cỡ nhỏ và sẵn sàng đem ra dùng tại Việt Nam, nhưng lại chỉ cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sử dụng có 2 trái trong tổng số 11 trái mà họ đã đem qua để dùng trong trận chiến Xuân Lộc, một lần nữa, cho thấy Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ quyết tâm hy sinh người bạn đồng minh chí cốt hoàn tất kế hoạch của mình tại Ðông Nam Á là một mình “tháo chạy” về nước, mặc dù nước Mỹ vẫn còn thừa khả năng cung cấp kinh viện và quân viện để giúp người bạn đồng minh đó sống còn. (3)
4. Chiến thắng Xuân Lộc buộc lịch sử Việt Nam Cộng Hòa và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải được nghiêm chỉnh viết lại
Ngày nay, khi mọi cảm xúc ban đầu về sự kết thúc đột ngột và đau thương của cuộc Chiến Tranh Việt Nam đã phai dần và khi các nhà viết quân sử cùng các sử gia, nhờ tham khảo được vô số hồ sơ mật đã được giải mã cùng nhiều bí ẩn trong cuộc chiến bắt đầu được đưa ra ánh sáng, cũng chính là lúc các sử gia đó phải khởi sự viết lại lịch sử Việt Nam thời cận đại cũng như bộ quân sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để đem lại công bằng và giúp đánh giá đúng mức công và tội của hai chế độ Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – mà hiện nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – trong và sau cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
Những quan điểm và thành kiến cố hữu về hai phía Nam và Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh vừa qua cần được viết lại cho nghiêm chỉnh và khách quan hơn bao gồm huyền thoại Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra cuộc nội chiến Nam-Bắc tương tàn vì yêu nước thương nòi; huyền thoại “Bộ Ðội Cụ Hồ” một mình có khả năng đánh thắng một hơi bốn “đế quốc” xâm lược Tàu-Pháp-Nhật-Mỹ; huyền thoại chính phủ Cộng Sản ở Miền Bắc lúc nào cũng thanh liêm và thương xót dân nghèo hơn chính phủ dân chủ tự do ở Miền Nam; và thành kiến cho rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thiếu khả năng và tinh thần chiến đấu. (4)
Các nhà báo và các nhà viết sách, tương tự như thế, cũng được tha thiết yêu cầu hãy tỏ ra công bằng hơn khi viết về những nhân vật và biến cố liên quan tới cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Ðặc biệt, những thành phần này phải biết ăn năn, hối lỗi, hay ít ra thì cũng phải biết phục thiện đôi chút khi các sự thật lịch sử mới được phanh phui ngày nay khiến những suy nghĩ và lập luận của họ trước đây trở nên sai sự thật hoặc lố bịch. Ðặc Biệt, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thực thể xứng đáng được nhân dân Việt Nam và cộng đồng nhân loại yêu chuộng tự do, dân chủ “phong thánh,” không hề cần được khen ngợi một cách thiên vị mà chỉ muốn được mọi người đánh giá lại một cách trung thực thôi, kể cả những gì được viết về họ trong các bộ sách giáo khoa tại các học đường Mỹ hiện nay. (5)
5. Thay lời kết
Nhân kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6 năm 2017, quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa bày tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa trước công lao và các chiến công hiển hách của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, bao gồm cả các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia, Nghĩa Quân và Xây Dựng Nông Thôn, những kẻ đã đem chính máu đào của mình tô thắm lá cờ vàng ba sọc đỏ thân thương của tổ quốc cho tới những giây phút tuyệt vọng sau cùng vì “mãnh hổ nan địch quần hồ,” một mình Việt Nam Cộng Hòa không thể nào đủ sức chống lại toàn thể khối Cộng Sản Quốc Tế được sau khi đồng minh Mỹ duy nhất còn lại đã tháo chạy. (6)
Giờ đây, 42 năm đã trôi qua kể từ ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tan rã, để rồi đất nước Việt Nam – không những chỉ có Miền Nam Việt Nam mà luôn cả Miền Bắc Việt Nam – cùng đắm chìm trong ách cai trị độc tài, tàn ác của đảng Cộng Sản Việt Nam trước khi đảng này, đang bị kiệt quệ vì bất tài, ăn tiêu xa xỉ và tham nhũng, đành dâng toàn bộ đất nước Việt Nam cho Trung Cộng căn cứ vào Thỏa Hiệp Thành Ðô mà hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đã bí mật ký kết với nhau hồi năm 1990, với năm 2020 là kỳ hạn sau cùng để Việt Nam trở thành chủng tộc thứ 6 trong 6 chủng tộc, là Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Việt và Hán, thống nhất dưới quyền lãnh đạo của các lãnh tụ Trung Nam Hải, những vị chúa tể mới của một Ðế Quốc Ðại Hán Trung Hoa bao la, với lãnh thổ nới rộng thêm theo trục Nam-Bắc, kéo dài từ Mũi Cà Mau cho tới tận biên giới Tây Bá Lợi Á (Siberia) của Nga.
Một lần nữa, những người công dân yêu nước của Việt Nam ngậm ngùi kỷ niệm ngày Quân Lực 19 Tháng Sáu lịch sử và kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của hằng trăm nghìn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân để bảo vệ nền tự do, dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, từ vùng núi rừng Trường Sơn heo hút cho tới các quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa xa xăm trên Biển Ðông.
Nếu chiều hướng hiện tại không thay đổi tại Việt Nam, Biển Ðông, Trung Cộng, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Ðài Loan, Phi Luật Tân, Singapore, Ấn Ðộ… một trong hai viễn cảnh này sẽ diễn ra:
Một là, trường hợp cả Hoa Kỳ cùng các đồng minh Thái Bình Dương của họ chịu nhượng bộ Trung Cộng và bằng lòng xin phép cường quốc cộng sản này hầu được quyền sử dụng thông lộ South China Sea để từ Thái Bình Dương đi qua Án Ðộ Dương, thế giới sẽ hòa bình dưới ách thống trị của Ðảng Cộng Sản Trung Hoa từ Trung Nam Hải;
Hai là, trường hợp Hoa Kỳ và các đồng minh cương quyết ngăn chặn Trung Cộng để giữ cho South China Sea còn là một thủy lộ quan trọng cho tự do lưu thông quốc tế như từ bao thế kỷ qua thì chiến tranh sẽ không thể nào tránh khỏi, và Thái Bình Dương sẽ loang máu các chiến sĩ Hoa Kỳ cùng hai đồng minh Nhật Bản và Úc thân thiết của họ, và không chừng còn loang máu của các chiền sĩ Nam Hàn, Phi Luật Tân, Singapore, Ðài Loan và cả Ấn Ðộ nữa.
Khi viễn cảnh này trở thành hiện thực, thế giới hãy nhớ rằng, nửa thế kỷ trước đây, máu đào của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã từng đổ ra vì cùng chung lý tưởng với các chiến sĩ Thế Giới Tự Do của ngày hôm nay…
Ghi chú:
(1) Ða số những tác giả viết sách về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn ưa nêu trận đánh với Việt Cộng tại Ấp Bắc ở Mỹ Tho hồi đầu năm 1963 để chê bai quân đội này. Họ đâu có biết rằng, trước cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 của Cộng Sản Bắc Việt, Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa – và sau đó là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – vì bị đồng minh Hoa Kỳ cố tình trang bị yếu kém để dễ khống chế và vì thiếu kinh nghiệm chiến trường so với bộ đội Cộng Sản (với hàng chục năm kháng chiến chống Pháp) nên đôi khi đã không thể đương đầu nổi với các lực lượng tấn công, có lúc đông hơn gấp 4, 5 lần quân bạn. Tuy nhiên kể từ sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, khi tất cả các đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều được võ trang bằng súng trường M-16, chiến xa M-48, trọng pháo 155mm, oanh tạc cơ B-57 và phản lực chiến đấu cơ F5-E, quân đội này đã tự mình đứng vững mà không cần quân Mỹ trợ chiến và rồi tạo chiến thắng trong hầu hết các cuộc hành quân và phản công quân Cộng Sản Bắc Việt, từ cuộc hành quân Toàn Thắng 43 vào Cambodia, cuộc tử thủ tại An Lộc, cuộc giao tranh tại Kontum và cuộc tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị hồi năm 1972 cho đến cuộc thư hùng Nam-Bắc tại Thường Ðức hồi năm 1974 và cuộc tử thủ phòng tuyến Xuân Lộc hồi năm 1975. Ðiều rủi ro nhất vẫn là, giữa lúc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã trưởng thành trong khói lửa và đang trở thành một đội quân tinh nhuệ bách chiến, bách thắng tại Á Châu thì lại bị đồng minh Hoa Kỳ phản bội và bỏ rơi nửa chừng để cho Cộng Sản quốc tế chiến thắng.
(2) Chữ dùng của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu phụ tá tái thiết của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trong một quyển sách khác nhan đề “Khi Ðồng Minh Tháo Chạy” (2005) mà ông là tác giả.
(3) Trong cuốn “Palace File” (Harper & Row Publishers xuất bản, 1986, và được dịch ra tiếng Việt với nhan đề “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập”), tác giả Nguyễn Tiến Hưng, phụ tá thân cận của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nói về mối bang giao Việt-Mỹ trong những năm cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam, nhất là những biến cố xoay quanh cuộc hoà đàm và Hiệp Định Paris 1973, đặc biệt đưa ra những mật thư giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và các Tổng Thống Mỹ Richard Nixon và Gerald Ford, từ 1971 đến 1975, xác nhận Mỹ cam kết yểm trợ mạnh mẽ cho Việt Nam Cộng Hòa, nhưng rút cục Mỹ lại bỏ rơi Miền Nam Tự Do vào tay cộng sản quốc tế.
(4) Miền Nam Tự Do và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận không phải vì thiếu khả năng và ý chí chiến đấu chống Cộng mà vì bị khủng hoảng tâm lý khi biết người bạn đồng minh duy nhất của mình là Hoa Kỳ thế nào cũng bỏ rơi mình. Tình trạng suy sụp tinh thần đó khởi sự ngay khi Hoa Kỳ tìm mọi cách thương thuyết với Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để chấm dứt cuộc Chiến Tranh Việt Nam và việc Hoa Kỳ tiến hành kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 của quân cộng sản. Tình trạng “mất tinh thần” của quân và dân Miền Nam Việt Nam càng thêm trầm trọng khi kinh viện và quân viện của Mỹ dành cho Việt Nam Cộng Hòa bị Quốc Hội Mỹ thiên tả cắt dần rồi cắt hẳn vào những ngày đầu của năm 1975. Họa vô đơn chí, sau khi Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc mới thuyết phục được Quốc Vương Faisal bin Abdulaziz Al Saud của Ả Rập Saudi chịu viện trợ cho Miền Nam Tự Do mỗi năm 500 triệu Mỹ kim để tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản vô thần mà người Hồi Giáo rất căm ghét, nhà vua bất ngờ bị ám sát vào ngày 25 Tháng Ba năm 1975, khiến quân và dân Việt Nam Cộng Hòa đành tuyệt vọng.
(5) Kể từ khi quyển “A Better War” về cuộc Chiến Tranh Việt Nam của Lewis Sorley ra đời hồi cuối thập niên 1980 đến nay và quyển “Ride The Thunder” (đã được dựng thành phim) của Richard Botkin (2009) về khả năng chiến đấu siêu đẳng của một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa, khuynh hướng phê phán trung thực hơn về khả năng và tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được thể hiện. Trước đó, hầu hết các sách sử viết về cuộc Chiến Tranh Việt Nam và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều mang tính thiên vị phe Cộng Sản hay ít ra cũng thiếu khách quan, kể cả những bộ sách như “Decent Interval“của Frank Snepp (1977), “Self-Destruction” của Cecil B. Currey (1981), “A Bright Shining Lie” của Neil Sheehan (1988)…
(6) Các tài liệu lịch sử mới nhất cho thấy, kể từ đầu thập niên 1950, Trung Cộng và Liên Xô đã bí mật đưa hàng chục nghìn quân chí nguyện và cố vấn vào các đơn vị cộng sản Việt Nam để trợ giúp họ trong các hoạt động chiến đấu và tiếp vận, từ tiền tuyến đến hậu phương. Thành thử, ngay cả chiến thắng Ðiện Biên Phủ trước quân đội Pháp hồi Tháng Năm năm 1954 – mà Cộng Sản Bắc Việt vẫn luôn rêu rao là do chiến công của riêng họ – thật ra vẫn là chiến thắng chung của hai quân đội cộng sản Việt-Trung, mà nhà chỉ huy quân sự “nhất tướng công thành vạn cốt khô” Võ Nguyên Giáp đã được các đồng chí Trung Quốc tế nhị nhường công. Trong cuộc xâm lược Việt Nam Cộng Hòa 6 năm sau đó, ngoài quân Trung Cộng và Liên Sô ra, chí nguyện quân từ các nước cộng sản “anh em” khác, như Cuba và Bắc Hàn, cũng đã đóng góp xương máu vào việc yểm trợ đắc lực cho bộ đội cộng sản Bắc Việt, trong đó có các phi công Trung Cộng và Liên Sô trong các cuộc kịch chiến với phi cơ Mỹ cũng như các lính phòng không Liên Xô, Cuba và Bắc Hàn tại những ụ súng và giàn hỏa tiễn phòng không chống máy bay của Không Lực Mỹ và Không Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chính phía Trung Cộng, khi đem quân đánh kẻ đệ tử vong ân, bội nghĩa Cộng Sản Bắc Việt từ đất liền cho tới biển khơi, đã tiết lộ những trợ giúp lớn lao không có gì sánh nổi mà họ đã dành cho phía Cộng Sản Bắc Việt suốt 3 thập niên chiến tranh để đòi được đền bù xứng đáng, không phải chỉ bằng tiền bạc mà còn bằng lãnh thổ trên đất liền cùng các đảo mà Cộng Sản Việt Nam tuyên bố có chủ quyền trên Biển Ðông.
Đừng Sợ Trung Cộng – Nguyễn Ngọc Sẵng
Trong diễn đàn Đối Thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6 năm 2018, He Lei, một viên Trung tướng, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Cộng, trưởng đoàn đã ngang ngược tuyên bố: “ Bắc Kinh đang triển khai binh lính và vũ khí xuống Biển Đông, đó là “quyền” của Trung Quốc”. “Việc triển khai binh lính và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là nằm trong chủ quyền của Trung Quốc, được luật pháp quốc tế cho phép”.
Vậy là Trung Cộng công khai thừa nhận Bắc Kinh đưa quân đội và vũ khí xuống các căn cứ xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng tranh chấp chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei, họ tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần nơi mà Trung Cộng đang chiếm đóng bất hợp pháp.
Chúng ta còn nhớ trong năm 2015 khi họp báo chung với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng, ông Tập Cận Bình đã phủ nhận Trung Cộng có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông. Bởi vậy đừng bao giờ tin, nghe những gì cộng sản nói, dù bất cứ loại cộng sản nào và ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Tại sao Trung Cộng luôn muốn lấn chiếm, dù một tấc đất, của những nước, vùng lãnh hải của nước khác?
Trung Cộng có chung biên giới với 14 quốc gia, không quốc gia nào tránh khỏi xung đột biên giới với Trung Cộng, kể cả Liên Xô và Ấn Độ. Không quốc gia nào không bị họ lấn biên giới dù ít hay nhiều.
Đọc lịch sử cuả họ, chính họ với nhau, họ chia thành Lục Quốc, Tam Quốc, rồi dùng mưu mẹo, sức mạnh xâm chiếm, giết hại, tàn sát lẫn nhau để dành quyền kiểm soát, thống trị, xưng vương, xưng bá, thì nói chi đến lãnh thổ, lãnh hải của quốc gia khác, nhất là với đại dương bao la, giàu tài nguyên, nhiều cá. Chính những tài nguyên đó thúc giục lòng tham vô độ, vô biên và bản tính tham lam, ngông cuồng thôi thúc họ làm điều phi pháp, làm với sự thèm khát, mong muốn tột cùng, bất chấp đạo lý con người và luật lệ quốc tê.
Chiếm đóng, quân sự hoá Trường Sa và Hoàng Sa, ngoài lòng tham bẩm sinh, nó còn được nghiên cứu kỹ lưỡng, để trở thành chiến lược quân sự lâu dài của Trung Cộng.
Trong một ấn phẩm về Nghiên cứu Hải quân vào giữa năm 2016, Bài nghiên cứu có tiêu đề “Các cuộc khủng hoảng quân sự ở Biển Đông” do Trung tá Jin Jing, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân và hai sĩ quan chính trị Xu Hui và Wang Ning của Hạm đội Nam Hải thực hiện. Họ đưa ra những phân tích, đánh giá và phản ứng. Tóm tắc như sau:
Quân đội Hoa Kỳ đã gia tăng hành vi khiêu khích gần các vị trí chiếm đóng của Trung Cộng ở quần đảo Trường Sa, để làm mất uy tín Trung Cộng và để thăm dò sự chịu đựng của Trung Cộng. Các hoạt động này tạo ảnh hưởng xấu đến an ninh trên Biển Đông, nhất là vùng do Trung Cộng kiểm soát. Nghiên cứu ghi nhận các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở những vùng này luôn luôn hạn chế.
Nhóm nghiên cứu dẩn chứng quan niệm của nhà nghiên cứu Zbigniew Brzezinski, cho rằng nhiệm vụ chính của chiến lược của Mỹ trong thế kỷ 21 là để ngăn chặn sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào có thể thách thức quyền bá chủ của Mỹ trên thế giới. Vì vậy sáng kiến Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Cộng là một thách thức lớn của Mỹ.
Nhóm nghiên cứu kết luận những xung đột quân sự với quân đội Hoa Kỳ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, kể cả một số nước đang có tranh chấp về lãnh hải với Trung Cộng là điều không tránh khỏi.
Trong phần cuối, ba nhà nghiên cứu đưa ra sách lược để Trung Cộng tiên liệu khả năng giải quyết những khủng hoảng trong tương lai. Ưu tiên sử dụng các biện pháp chính trị, kinh tế và ngoại giao để cải thiện bang giao với các quốc gia Đông Nam Á, tinh tế dùng biện pháp chia rẽ và phá vỡ bất kỳ liên minh tiềm năng nào chống lại Trung Cộng.
Trái ngược với quan điểm của ba nhà nghiên cứu nầy, giáo sư Gordon Chang, tác giả quyển sách “Chết Dưới Tay Trung Quốc” và ông hiện là một trong những vị cố vấn về Chiến Lược An Ninh Quốc Gia của Thổng Thống Trump, ông kết án Trung Cộng đang theo “chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh” của Hoa Kỳ.
Theo Gordon Chang, Trung Cộng đang có vẽ hùng mạnh trên thực tế, nhưng rất dể bị tổn thương, đang đứng bên bờ vực nợ và Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức với chiến lược “một vành đai một con đường”. Thêm vào đó, chánh sách hung hăng hiếu chiến của Tập Cận Bình đang làm cho các quốc gia trong vùng xa lánh, đồng thời họ lại củng cố cho một liên minh nhằm chống lại Trung Công. Ông cho rằng chính sự tham quyền của Tập, người vừa xé bỏ điều lệ đảng, để được ngồi vào vị trí lãnh đạo suốt đời, điều nầy làm suy yếu thể chế Trung Cộng, làm người dân hoang mang, lo lắng vì hiện tượng độc tôn nầy. Theo ông Chang, Mỹ đang ở vị trí có quyền yêu sách Bắc Kinh phải tuân thủ những qui tắc quốc tế.
Ông Chang cho rằng Trung Cộng vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ năm 2008 với một giá không rẻ, họ chi ra 586 tỷ Mỹ Kim để ngân hàng nhà nước mở rộng tín dụng để đạt được sự chi tiêu chưa từng có từ tiền nhà nước đưa ra cho mượn. Không những chỉ dân chúng mượn tín dụng mà nhà nước buộc các doanh nghiệp cũng phải mượn. Ông Lin Zuoming, Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp hàng không đã than phiền rằng với 49,2 tỷ Mỹ Kim ngân hàng nhà nước bắt mượn, ông không biết dùng vào việc gì.
Kể từ năm 2009 Trung Cộng mở rộng tín dụng trong 5 năm với lượng tín dụng bằng với toàn bộ hệ thống tín dụng Mỹ năm 2008, trong khi nền kinh tế Trung Cộng lúc đó chỉ bằng 1/3 nền kinh tế Mỹ.
Trong năm 2008, tỷ lệ nợ tính trên GDP của Trung Cộng bằng 130%, hiện nay theo ước tính của những chuyên gia kinh tế thế giới tỷ lệ nợ của Trung Cộng là 300% tính trên GDP, và một số chuyên gia tin rằng con số thực có thể lên đến 400%. Nhưng nhà cầm quyên luôn che dấu và đưa ra con số sai lạc nhằm mục đích tuyên truyền cho dân chúng an tâm mà chết thoải mái từ từ.
Trung Cộng đang tiếp tục tích lũy nợ để giữ mức tăng trưởng. Họ tuyên bố tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là 6.7% trong năm 2016. Giữa năm 2017 Ngân hàng thế giới tiết lộ mức tăng trưởng của Trung Cộng năm 2016 là 1.2%, một con số khác biệt rất lớn.
Dù tăng trưởng ở mức 6.7 năm 2016 hay 6.9% cho năm 2017 Trung Cộng đang mắc nợ nhiều gấp 3 lần so với sản lượng kinh tế của họ.
Theo chuyên gia Fraser Howie, đồng tác giả quyển “chủ nghĩa tư bản đỏ” thì Trung Cộng đang “ngập trong tín dụng”, nhưng nếu cắt giảm nợ sẽ dẩn đến cuộc suy thoái nghiêm trọng. Họ đang đứng trước một thử thách quá lớn và có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, khả năng điều hành của chế độ độc tài toàn trị.
Trong đại hội 19 của đảng cộng sản Trung Cộng vào tháng 10 năm 2017, Thống Đốc ngân hàng nhân dân là ông Chu Tiểu Xuyên đã công khai tiết lộ Trung Cộng đang ở thời điểm mà giá trị tài sản sụt giảm đột ngột, báo hiệu sự sụp đổ của thị trường.
Một vấn nạn không nhỏ đang xảy ra ở Trung Cộng cũng như ở Việt Nam là dòng tiền mặt đang kìn kịt chạy ra khỏi đất nước. Theo Bloomberg trong năm 2015 có 1,000. tỷ USĐ từ giã thiên đường xã hội chủ nghiã Tàu tìm sang các nước “tư bản giãi chết”, trong năm 2016 lên đến 1,100 tỷ đô la. Kèm theo đó, theo cuộc khảo sát do nhà nước thực hiện thì gần một nửa (gần 50%) tầng lớp giàu có đã có kế hoạch di cư trong khoảng 5 năm tới.
Sự có mặt càng lúc càng nhiều người Trung Cộng trên khắp các đô thị trên thế giới nói lên viễn ảnh thất bại về kinh tế sắp xảy ra. Ho lo ngai cả Chủ tịch vĩ đại Tập với sự hung hăn, hiếu chiến, lo ngai Trung Cộng sẽ về đâu khi Tập ngồi mãi ở vị thế cai trị với chiến lược đi ngược với nền dân chủ thế giới, với đường lối làm rối loạn đảng cộng sản và làm suy đồi nhanh chóng đạo đức con người.
Họ thấy Tàu hiện nay không còn được Việt Nam xem là bạn 4 tốt với 16 chữ vàng, mà “đứa con hoang” đang có khuynh hướng làm phản, ôm chân kẻ thù đế quốc Mỹ. Tàu hiện phải đối đầu không những với Mỹ, mà còn cả Nhật, Úc, Ấn Độ và có thể cả Việt Nam. Cho nên người dân Trung Quốc phải từ bỏ quê hương của họ để đi đến chốn nào cũng được vì họ biết sợ chánh sách ngông cuồng quá mức của Tập.
Từ Washington, giáo sư Shambaugh phân tích cho đặc phái viên Le Figaro về sự đảo lộn nhanh chóng đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia. Giáo sư Shambaugh kết luận: “Trung Quốc là một xã hội chất chứa đầy xung đột, bất bình đẳng tột độ và những thách thức dân số quan trọng, trong đó có tình trạng lão hóa. Tôi cảm thấy một xã hội không thể chấp nhận sống vĩnh viễn trong một Nhà nước toàn trị. Người Trung Quốc chẳng phải là ngu. Họ sẽ rời khỏi đất nước”.
Nguy nan nhất là Ấn Độ, với dân số 1.2 tỷ, nằm sát Tàu, nước mà từ trước đến nay không hề nhìn xa hơn eo biển Malacca, nay lại tuyên bố Biển Đông, biển Hoa Đông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh cho Ấn Độ. Ấn Độ tham gia cuộc chiến.
Thay vì nhìn rõ vấn đề để sửa đổi chiến lược, Trung Cộng lại đi thêm những bước nguy hiểm khác. Họ ra sức chống Tây phương quyết liệt, theo giáo sư Arthur Waldron, đại học Pennsylvania, và ho cổ xúy tinh thần tự tin vào văn hoá Trung Cộng. Họ cho phá hủy tượng ông già Noel gần đây. Họ gây thêm hận thù sắc tộc và tăng gia tinh thần bài ngoại.
Viễn cảnh đen tối, tương lai không tìm thấy nơi mình sinh trưởng, tiền chảy ra nước ngoài nhanh chóng với số lượng không nhỏ, lãnh đạo không tầm nhìn, hoặc có quá nhiều sai lầm, đầy thiên kiến, kinh tế suy thoái, nợ nần chất ngất. Tương lai Trung Cộng sẽ về đâu đã quá rõ.
Cơn bão dử đang giăng trước mắt, Lãnh đạo Việt Nam đừng sợ Trung Cộng nữa, mà phải sáng suốt nhận ra Trung Cộng sẽ về đâu, để chuyển mình dân chủ hoá đất nước, biết rút lui vào hậu trường để người dân đứng lên xây dựng một xã hội công bằng, tư do, đưa đất nước tiến lên theo các con rồng Châu Á. Đừng quên :”thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong” (thuận lòng Trời là sống, ngược lòng Trời là chết) (Trong kinh Dịch). Vì ý dân là ý Trời.
Tham khảo:
Ba sĩ quan hải quân Trung Quốc có thể vừa tiết lộ điều Bắc Kinh muốn ở Biển Đông
Bản dịch Vũ Quốc Ngữ.
Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc, Gordon Chang, Nghiên cứu quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố trắng trợn “làm loạn” Hoàng Sa, Trường Sa, người đưa tin abc
China is putting troops, weapons on South China Sea islands, and has every right to do so, PLA official says, South China Morning Post
Thế trận Biển Đông hiện tại – TS. Mai Thanh Truyết
– Bắt đầu từ năm 2012 là năm tấp nập các chuyến đi Á Châu, đặc biệt vùng Đông Nam Á, của giới chức cao cấp Mỹ như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và ngay cả Tổng thống Mỹ ngay sau khi thắng cử nhiệm kỳ 2. Điều này đã nói lên sự quyết tâm của chính sách trở lại Châu Á của Mỹ. Tuy nhiên, sự trở lại này đã gây ra nhiều lầm tưởng quá mức về sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Để hiểu rõ giới hạn của mục tiêu chuyển hướng Châu Á của Mỹ trong nhiệm kỳ 2 của TT Obama, chúng ta cần phải minh định hai điều:
(1) Mỹ trở lại không phải để ‘ngăn chặn’ hay ‘bao vây’ Tàu cộng;
(2) Mỹ trở lại không phải để làm trọng tài trong tranh chấp Biển Đông hay đi xa hơn là bảo vệ biển đảo cho các quốc gia đồng minh.
Chúng ta có thể thấy năm 2014 là năm Hoa kỳ bắt đầu vận hành mạnh mẽ trong tư thế chuyển trục về Biển Đông và Đông Nam Á sau khi Ngoại trường Hillary Clinton làm chuyến công du sang vùng này vào tháng 11, 2011. Cựu Ngoại trưởng John Kerry cũng liên tục tuyên bố rất cứng rắn như: “Sẽ không bao giờ các mục tiêu chiến lược lâu dài vì lợi ích của Mỹ ở châu Á”; “Nhưng Mỹ cương quyết phản đối việc sử dụng vũ lực, gây hấn và đe dọa để khẳng định chủ quyền lãnh thố”; và “Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ ý kiến nào cho rằng quyền hàng hải là ưu tiên nước lớn ban cho nước nhỏ” trong một thông điệp gửi cho TC.
Mỹ trở lại Châu Á không phải để ‘bao vây’ TC
Chính sách ‘bao vây’ (containment) TC là chính sách từ thời chiến tranh lạnh cho tới khi Mỹ bắt lại quan hệ ngoại giao với TC năm 1972 để cô lập Liên Xô. Từ đó chính sách ngoại giao của Mỹ đối với TC đã chuyển từ bao vây sang ‘hội nhập’ (engagement), tức là khuyến khích TC hội nhập vào các sinh hoạt của thế giới tự do với hy vọng chuyển hóa suy nghĩ của giới lãnh đạo TC và tạo sự thay đổi dần dần theo chiều hướng dân chủ.
Với chủ trương này, Mỹ đã giúp TC canh tân đất nước với những kỹ thuật tân tiến và đầu tư; kết quả là sự tiến bộ vượt bực của TC suốt hơn 30 qua (từ 1979 sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ).
Sau một thời gian dài áp dụng, chủ trương ‘hội nhập’ vẫn không thay đổi được bản chất độc tài của CSTC, mà ngược lại còn tạo nên một đối thủ mới cho Mỹ trong vị thế cường quốc thế giới. Sau đó, Mỹ đã phải kiểm tra lại chính sách hội nhập để tìm ra cách thức đương đầu với tình thế mới. Giải pháp ‘bao vây’ không sử dụng lại được vì sự toàn cầu hóa đã ràng buộc chặt chẽ nền kinh tế hai nước với nhau; giải pháp ‘hội nhập’ thì chỉ giúp nuôi dưỡng một đối thủ đáng gờm; còn lại là con đường ở giữa: vừa giao thương buôn bán nhưng cũng phải có cách kiềm giữ sự bành trướng của TC.
Chính sách này được đặt tên là ‘congagement’, vừa ‘hội nhập’ vừa ‘bao vây’.
Để thực hiện chính sách này trên khía cạnh ‘bao vây’, Mỹ đã chuyển sức mạnh quân sự thiên về khu vực Á Châu (hơn Âu Châu) và tìm cách liên kết với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên bình diện quân sự cũng như kinh tế. Và hiện tại, trục Ấn-Thái Bình Dương đang được thành lập với Liên minh quân sự Mỹ-Ấn-Úc-Nhật.
Về mặt ‘hội nhập’ thì Mỹ vẫn tiếp tục giao thương kinh tế với TC như thường lệ. Hội nhập trên phương diện quân sự thì khuyến khích sự minh bạch trong các hoạt động quân sự như cùng với TC tập trận hay tạo mối giao tiếp giữa giới lãnh đạo quân sự hai bên để học hỏi kinh nghiệm nhằm mục đích là để giảm thiểu nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể bắt nguồn từ sự hiểu lầm; nếu hai bên hiểu biết tiềm lực của nhau thì sẽ giúp ngăn cản chiến tranh xảy ra.
Ngoài ra, một cuộc chiến quân sự giữa TC và Mỹ là điều cả hai bên đều không muốn xảy ra vì hại nhiều hơn lợi; thực tế cho thấy ngay cả TC cũng không nghĩ họ có thể thắng Mỹ trong một cuộc chiến cục bộ. Do đó, trận chiến giữa Mỹ và TC để kiểm soát khu vực Châu Á TBD phần nhiều sẽ nặng về ngoại giao và kinh tế.
Một Châu Á hòa bình sẽ có lợi cho kinh tế Mỹ và chuyện này hoàn toàn không liên hệ tới vấn đề nước nào làm chủ Biển Đông.
Nếu Mỹ bị loại ra và TC trở thành đối tác chủ yếu trong khu vực thì vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới của Mỹ sẽ bị đe dọa. Đây là tình thế Mỹ không muốn bị rơi vào vì khu vực Châu Á TBD sẽ là khu thương mại lớn nhất thế giới trong tương lai. Muốn đạt được nhiều lợi ích nhất thì Mỹ phải có chân trong vùng Châu Á TBD và đồng thời cũng phải tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng của TC lên toàn vùng hay ít nhất là, nếu TC trở thành cường quốc thứ nhì thế giới thì phải tuân theo luật chơi quốc tế.
2. Mỹ xem Biển Đông là vùng tranh chấp
Đối với Mỹ thì sự xung đột ở Biển Đông chỉ được xem là một cuộc tranh chấp giữa TC và các quốc gia tiếp giáp Biển Đông. Quan điểm này thể hiện qua các tài liệu nghiên cứu thế giới về lời đề nghị phương cách giải quyết ‘cùng quản lý’ (joint management), và cho rằng TC cũng có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei (dĩ nhiên sẽ không có chuyện ngược lại như Việt Nam có quyền khai thác vùng Hoàng Sa do TC chiếm giữ).
Sự thể hiện này trong các tài liệu của các cơ quan nghiên cứu Mỹ như Nhóm ICG (Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Thế giới) là một tia sáng hé lộ về lập trường của Mỹ: quan tâm của Mỹ chỉ giới hạn trong vấn đề an toàn hàng hải mà không muốn liên hệ đến chuyện chủ quyền. Vì thế, Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc tranh cãi phân chia lãnh hải hay các hải đảo, nhất là nước gây chuyện lại là nước có giao thương lớn, quan trọng và có khả năng trả thù Mỹ bằng con đường kinh tế như TC.
Mỹ sẽ có lợi nhất khi tránh xa vấn đề tranh chấp Biển Đông, miễn là cuộc tranh chấp không gây ra cản trở giao thông hàng hải. Điều này có nghĩa là nếu không xảy ra chiến tranh quân sự làm cản trở giao thông hàng hải thì Mỹ sẽ đứng bên lề.
Lợi thế này có 2 mặt:
– Một mặt là vẫn giữ được quan hệ kinh tế tốt đẹp với TC;
– Mặt kia là lôi kéo thêm các nước trong vùng ngả vào bàn tay Mỹ để tìm sự che chở trước tham vọng bá quyền khu vực của TC.
Còn đối với Trung Cộng thì cũng có nhiều lợi:
– Thứ nhất, TC đã loại trừ được một đối thủ duy nhất là Hoa Kỳ, quốc gia có khả năng cản đường họ lấn chiếm biển đảo và vùng biển lưỡi bò, miễn là họ hạn chế cuộc tranh chấp trong giới hạn dân sự;
– Thứ hai, không phải tốn kém nhiều tiền cũng như nhân mạng để chiếm được lãnh thổ vì chỉ dùng lực lượng bán quân sự (như lực lượng hải giám trước kia, và lực lượng quân sự thực sự như bây giờ 2018); thực ra chỉ với lực lượng hải giám và đội tàu cá ngư dân của họ là đủ sức đối phó với Việt Nam hay Phi Luật Tân vì các tàu hải giám này là tàu quân sự được biến cải; lực lượng tàu chiến hải quân chỉ đứng ngoài làm nhiệm vụ đe dọa;
– Thứ ba, xâm lăng với hình thức dân sự thì dù sao cũng mang vẻ ‘yêu chuộng hòa bình’ hơn và vì thế sẽ giảm bớt sự phản đối của thế giới; nhất là khi họ luôn luôn che đậy hành động xâm lược dưới cái vỏ ‘bảo vệ chủ quyền’ (mà họ tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của họ và Việt Nam hay Phi Luật Tân lại chính là những kẻ xâm lăng dưới “mắt TC”).
3. Bứt dây… động rừng?
Tuy nhiên, kể từ khi TT Trump, chính sách đối đầu với TC ở Biển Đông rõ ràng và dứt khoát hơn. Gần đây nhất, trong vòng một tháng, tháng 5, Hoa Kỳ cho huy động 3 hàng không mẫu hạm và tổ chức cuộc tập trận lớn gồn 23 quốc gia mà không có sự có mặt của TC như thường lệ trong năm nay.
Và, trong kỳ họp lần thứ 17 của Đối thoại Shangri-La 2018, Hoa Kỳ lại thay đổi thái độ với TC, bằng những luận điệu gay gắt như trong bài phát biểu của đại diện Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông James Mattis ngoài việc đề cập đến vai trò và tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mà còn lên án các hành động gia tăng quân sự của nhà cầm quyền Bắc Kinh gần đây trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
Trên thực tế cũng chính Hoa Kỳ là quốc gia đã có những hành động cứng rắn đối với việc gia tăng quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông trong mấy tháng vừa qua như: Lên án Tàu Cộng lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B tại các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Độc đáo hơn nữa. thái độ diều hâu cố hữu của Hoa Kỳ đã thể hiện qua ngày 31-5, khi được phóng viên đặt câu hỏi về khả năng Mỹ cho “nổ tung” một trong các đảo nhân tạo mà TC bồi đắp trái phép ở Biển Đông, trung tướng Kenneth McKenzie – Giám đốc Tham mưu liên quân Mỹ, đã đưa ra câu trả lời hết sức cứng rắn: “Tôi chỉ muốn nói cho các bạn biết rằng quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc xóa sổ các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương”.
Phải chăng sự chuyển hướng thiên về quân sự của Hoa Kỳ lần này so với chính sách mềm mõng dựa trên ngoại giao trước kia trong cuộc đối đầu với TC nói lên sách lược dứt khoát mới của Mỹ trong vấn đề Biển Đông chăng?
4. Thái độ của Cộng sản Việt Nam hiện tại
Ngày 27/5 vừa qua, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Higgins và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Antietam của Hải quân Mỹ đã tiến vào vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo Cây, Linh Côn, Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Dĩ nhiên, TC phùng mang trợn má phản đối bằng mồm, gọi hành động này của Mỹ là vi phạm luật pháp quốc tế và gây tổn hại đến chiến lược tin cậy nhau giữa quân đội hai nước.
Trong lúc đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng “mũm mĩm” “khẳng định”: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Và chiều 31/5, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu cho biết phản ứng của Việt Nam về thông tin hai tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam gần đây; theo đó, bà Hằng nhấn mạnh: “Việt Nam tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc”.
Một động thái bán nước khác nữa là Phó Chủ tịch Quốc hội của CSVN Uông Chu Lưu (cũng là một Hán gian trá hình nằm trong Quốc hội từ hơn 10 năm qua) đang dọn chỗ đón “phượng hoàng” (ám chỉ Đại Hán) vào 3 đặc khu qua dự luật “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”, với thời gian thuê đất là 99 năm!
Do đó, nói để mà nói thôi, vì tất cả đã được an bài qua… thế trận biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng như đã phân tích ở phần trên, cũng như tình nghĩa “16 chữ vàng và 4 tốt giữa Tàu Cộng và Việt Cộng.
Và hiện tại, CSVN do Tướng Ngô Xuân Lịch, Tổng trường Quốc phòng đang phó hội tại Hội nghị “Đối thoại Shangri-La 2018“ lần thứ 17 tại Singapore từ 31/5 đến 3/6/2018 và đã phát biểu vào ngày 2/6 2018 trong phiên thảo luận thứ 3 với chủ đề “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á”. Nội dung phát biểu cũng vẫn “vũ như cẩn” nghĩa là: “Độc lập, tự chủ, tăng cường hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng của an ninh, hòa bình và phát triển… cần hành xử có trách nhiệm của tất cả các bên”. Trong phần nói về vấn đề Biển Đông, phát biểu của ông Lịch vẫn rập khuôn giống như nhiều phát biểu của nhiều thành viên Bộ Chính trị CSBV khác là không dám nói thẳng vào sự mục hạ vô nhân của bá quyền Bắc Kinh.
Đó là một thái độ hèn nhác của CSVN trong giai đoạn dầu sôi lữa bỏng của đát nước.
5. Kết luận
Qua các phân tích trên chúng ta thấy rõ ràng là tâm cảnh nô lệ của CSVN ngay từ ngày đầu chiếm lĩnh toàn cõi Việt Nam là:
Ngày sau ngày 30-4-1975, CSVN đã làm nô lệ cho Liên Sô qua phát biểu của Lê Duẫn: “Đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, cho Trung Quốc”.
Sau ngày 19-1-1979, ngày Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam một bài học, CSVN lại một lần nữa làm nô lệ cho Tàu Cộng.
Vì vậy, cho đến hôm nay, câu nói sau ngày 30/4/75 từ cửa miệng của mọi người dân miền Nam là: “cái cột đèn nếu có chân cũng…vượt biên tuốt!”
Và, sau 43 năm “sống chung với “lũ”” (không phải lũ lụt đâu nghe!), chúng ta vẫn còn nhìn thấy cảnh người người miền Nam nào cũng đều muốn rời bỏ quê hương mà đi, đi trong nỗi buồn tẻ mất quê, như những lời dưới đây lượm lặt trên FB của tác giả Đỗ Duy Ngọc nói về sự ra đi của 3 gia đình người bạn dù đang ở và sống trong tình trạng “đại gia” ở trong nước.
Xin được ghi lại:
“Ai cũng buồn khi sắp rời bỏ quê hương. Ai cũng thấy đọan đường còn lại cũng lắm gian nan. Nhưng ai cũng bảo phải đi. Sức chịu đựng đã lên đến đỉnh rồi. Bởi cuộc sống không chỉ là tiện nghi,là vật chất để thụ hưởng. Mà cuộc sống còn cần phải có không khí để thở, tự do để sống, thoải mái để sinh hoạt. Sống chứ không phải để tồn tại. Sống là phải biết tương lai và tự mình định được tương lai cuộc đời mình. Những người bạn tui cho rằng ở lại là chấp nhận những bất công, những điều chướng tai gai mắt mà bất lực chẳng làm chi được. Xã hội tàn nhẫn quá, con người tàn ác quá. Ở lại là chấp nhận bị đầu độc, không chỉ bị đánh thuốc độc ở thực phẩm, ở hơi thở mà còn bị đánh độc cả tư duy. Chưa kể đất nước này, dân tộc này có còn tồn tại được không trước biết bao âm mưu thâm độc của kẻ thù và sự hà hơi tiếp sức của một bộ phận có quyền lực. Anh bạn già hỏi tui với ánh mắt buồn rầu: Cho thuê đất 99 năm thì nước Việt còn gì? Bạn trả lời tôi đi.”
16.06.2018
http://tandaiviet.org/v1/2018/06/17/the-tran-bien-dong-hien-tai-ts-mai-thanh-truyet/
Vài Suy Nghĩ Về Ngày Tổng Biểu Tình Toàn Quốc 10/6
Trong khi đặt bút viết những chữ dưới đây, Quốc hội CS Việt Nam đã phê chuẩn Luật An ninh mạng với tỷ lệ bầu là 423/466 đại biểu, bắt đầu cho sự kiện “bức màng sắt” kiểm duyệt trên mạng lưới toàn cầu cho gần 96 triệu người con Việt sống trong nước. Có 423 cái đầu chỉ biết “bấm nút” như con cừu ngoan cúi đầu làm theo lịnh trên. Chỉ có 15 đại biểu đủ “chút nhứt điểm lương tâm” dám nói lên tiếng nói “không”, và 28 đại biếu chống đối “tiêu cực, e dè” bằng cách bỏ phiếu trắng!
Đây là một vấn đề lớn người Việt hải ngoại cần gấp rút suy nghĩ và tìm phương cách để giúp bà con trong nước có thể tiếp nhận thông tin thực tiễn từ bên ngoài để tiếp tục đấu tranh cho một Việt Nam tự do, đẩy nhanh tiến trình giải thể cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV.
Trở lại câu chuyện tổng biểu tình ở toàn quốc ngày 10/6, chúng ta thấy gì? Trên mạng từ ngày 10/6 trở đi, nhiều tít lớn loan tin:
• Tin vui không hề tưởng tượng nổi – Lực lượng CSCĐ Phan Rí phải cởi áo hạ vũ khí;
• Dân chúng xâm nhập UBND Bình Thuận v.v…
Ngày nầy đã thành một ngày lịch sử nhất trong lịch sử kể từ sau 30/4/75, cuộc tổng biểu tình phản đối Luật Đặc khu cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc cùng Luật An ninh mạng đã bùng nổ trên suốt tử Bắc chí Nam.
Dĩ nhiên những diễn biến ngày 10/6 làm chúng ta phấn khởi, chúng ta vui, nhưng sau những tin vui đó, nhiều hạt bụi vướng mắt làm nhiều người buồn và lo…
Vì sao?
• Vui vì có thể nói chưa bao giờ từ sau ngày 30/4/1975 có sự đồng thuận đứng lên của người dân toàn quốc từ thành thị đến những vùng xa xôi của đất nước;
• Vui vì quốc nội và hải ngoại cùng hòa hợp trong ý thức trách nhiệm của toàn dân trong và ngoài;
• Vui vì người dân thể hiện đặc biệt tinh thần của cuộc cách mạng bất tuân dân sự là biết xử dụng cocktail Molotov, gạch, đá để tự vệ và đối chọi với bom cay, đạn khói của CSCĐ của bà con Phan Rí;
• Nhưng “buồn” vì chúng ta đã cùng quan sát tận tường những video clips suốt mấy ngày qua, bên cạnh những đoàn, nhóm biểu tình đang tuần hành…thì vẫn có rất nhiều người “đứng bên lề” thờ ơ, quan sát, chụp hình, quay phim v.v… như những người bàng quan, ngoại cuộc! Điều nầy nói lên rằng, vẫn còn không ít người “vô cảm” đối với sự tồn vong của Đất và Nước. Nhìn và nghe phát biểu của một khách du lịch người Hòa Lan quan tâm đến tình hình Việt Nam đang quan sát đoàn biểu tình mà thấy …buồn thêm;
• Và lo là sau ngày 10/6, chuyện gì sẽ xảy ra. Người dân sau khi tình hình êm dịu lại. Người dân Phan Rí cũng đã làm sôi động trưa ngày 11/6, nhưng rồi quốc lộ I được giải tỏa. Công nhân giày da Cty Pouchen vẫn còn tiếp tục biểu tình ngày 12/6.
Tất cả những cảm xúc trên nói lên tương lai của công cuộc chiến đấu xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV còn nhiều cam go, khó khăn mà thế lực của toàn dân chưa đủ mạnh để vượt qua.
Để tìm hiểu và trong tinh thần biện giải những hiện tượng trên sau ngày 10/6, chúng ta hãy cùng lui về quá khứ để truy lùng những sự kiện lịch sử tương tự nhằm rút kinh nghiệm để ngõ hầu tránh được sai lầm trong hiện tại và tương lai.
1- Hiện tượng Đông Đức sụp đổ
Dựa theo bản dịch của tác giả Trần Quốc Việt (DLB), hãy lược qua tiến trình của cuộc cách mạng Đông Đức được trích dịch từ phần phụ lục của tác phẩm “Nonviolent Struggle and the Revolution in Eastern Germany” của Roland Bleiker, The Albert Einstein Institution xuất bản,1993.
• 07 tháng Năm Hơn 100 người biểu tình chống gian lận bầu cử bị bắt ở Leipzig.
• 18 tháng Chín: Hơn 100 người biểu tình bị bắt sau buổi lễ cầu nguyện vào ngày thứ Hai tại Nhà thờ Thánh Nicholas ở Leipzig.
• 25 tháng Chín: Cuộc biểu tình vào ngày thứ Hai ở Leipzig: 6.000 người xuống đường đòi quyền tự do đi lại và tự do ngôn luận.
• 2 tháng Mười: Cuộc biểu tình lớn lần đầu tiên ở Leipzig: 25.000 người xuống đường đòi cải cách và công an giải tán họ bằng bạo lực.
• 7 tháng Mười: Nhân ngày lễ 40 năm thành lập Đông Đức, hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra nhiều nơi. Công an dùng bạo lực và bắt rất nhiều người.
• 9 tháng Mười: Sau buổi lễ cầu nguyện vào ngày thứ Hai tại các nhà thờ ở Leipzig, cuộc biểu tình lớn nhất lần đầu tiên ở Leipzig: 70.000 người xuống đường đòi cải cách và họ hô vang “chúng tôi là nhân dân”. Cuộc biểu tình diễn ra hoàn toàn ôn hòa.
• 16 tháng Mười: Hơn 120.000người biểu tình ở Leipzig, 10.000 người ở Dresden và Magdeburg, 5.000 người ở Halle, và 3.000 người ở Berlin.
• 18 tháng Mười: Bộ Chính trị buộc Erich Honecker từ chức.
• 20 tháng Mười: 50.000 người xuống đường ở Dresden đòi tự do bầu cử.
• 21 tháng Mười: Biểu tình diễn ra nhiều nơi. Ở Plauen, một thành phố công nghiệp có 80.000 dân có 35.000 người xuống đường.
• 24 tháng Mười: 12.000 người biểu tình tình ở Berlin.
• 26 tháng Mười: Các cuộc biểu tình diễn ra ở Rostock (25.000 người), Erfurt (15.000 người) và Gera (5.000 người).
• 28 tháng Mười: Biểu tình ở Plauen (30.000 người) và tại nhiều nơi khác.
• 30 tháng Mười: Hơn 400.000 người biểu tình tại nhiều thành phố đòi cải cách, tự do bầu cử, và tự do đi lại. Riêng ở Leipzig 200.000 người xuống đường, 50.000 người ở Halle, 40.000 người ở Schwerin.
• 31 tháng Mười: 15.000 người biểu tình ở Wittenberg.
• 2 tháng Mười Một: Biểu tình ở Gera (10.000 người), Erfurt (30.000 người), Halle (10.000 người), và Guben (15.000 người).
• 4 tháng Mười Một: Cuộc biểu tình lớn nhất toàn quốc từ trước đên nay. Riêng ở Đông Berlin ước tính khoảng độ từ 500.000 đến 1.000.000 người xuống đường đòi cải cách. Hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ hơn diễn ra ở nhiều nơi.
• 6 tháng Mười Một Biểu tình đông người càng nhiều: ở Leipzig (500.000 người), Karl Marx-Stadt ( 50.000 người), Schwerin, Halle (60.000 người). Ở Dresden các đảng viên lãnh đạo bất đồng chính kiến lãnh đạo 70.000 người tuàn hành phản đối.
• 7 tháng Mười Một: Toàn bộ chính quyền Đông Đức từ chức.
• 8 tháng Mười Một: Toàn thể Bộ Chính trị từ chức.
• 9 tháng Mười Một: Các cuộc biểu tình ở Erfurt (80.000 người) và Gera (10.000 người). Tối hôm ấy Bức tường Berlin sụp đổ!
Tiến trình làm cho Bức tường Bá Linh sụp đổ bắt đầu từ tháng 5/1989, và tiếp tục hầu như liên tục cho đến ngày N là ngày 9/11/1989. Một chuổi đấu tranh của toàn dân trong 6 tháng liên tiếp.
Chúng ta thử tìm hiểu xem những yếu tố nào đưa đến sự thành công của người dân Đông Đức? Đó là:
• Ý thức dân chủ và dân tộc của người dân cao;
• Lý tưởng cộng sản của Tây phương dù sao vẫn còn hé mở (nhìn về phương Tây) chứ không khép kín và cực đoan kiểu Mao Trạch Đông;
• Không bị áp lực bên ngoài trực tiếp ảnh hưởng kinh tế – quân sự lên chính quốc (Liên Xô trong giai đoạn nầy đang “ngất ngư” về kinh tế do cuộc chạy đua vũ khí chiến lược dưới thời TT Reagan của Hoa Kỳ;
• Quan trọng nhứt là, chỗ dựa và là nơi yểm trợ “LỚN” của người dân Đông Đức là Tây Đức, một quốc gia hung mạnh về kinh tế.
Bốn yếu tố thành công căn bản của Đông Đức, tiếc thay không hiện hữu cho trường hợp Việt Nam:
1. Ý thức dân chủ và dân tộc của người Việt chưa cao (cả trong lẫn ngoài nước) từ đó những cuộc tập hợp, biểu tình có tính cách “bầy đàn” nhiều hơn quyết tâm đứng dậy chấp nhận hy sinh, ngay cả mạng sống. Hy vọng Tuổi Trẻ Việt Nam nhận thức được điều nầy và điều chỉnh hướng hoạt động trong những ngày sắp đến;
2. CSBV ôm cứng lý thuyến cứng rắn của Đệ tam CS Quốc tế, cộng thêm việc phải bảo vệ quyền lợi và quyền lực cá nhân cho nên càng có quyết tâm …ĐÀN ÁP để bảo vệ sự sống còn của chế độ và của chính bản thân. Chỉ hy vọng quân đội, nhứt là tầng lớp sĩ quan trẻ còn chút hùng khí dân tộc, không bị ô uế vì tham nhũng, bốc lột …, “ít” chịu ảnh hưởng của áp lực BCT và TƯ đảng, sẽ đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc;
3. Việt Nam luôn bị áp lực của Trung Cộng, một quốc gia luôn luôn có mục tiêu tiêu diệt Việt Nam ngay từ buổi sơ khai của dân tộc. Đây cũng là một cột mốc khó gở cho bài toán tự do của Việt Nam trong tương lai;
4. Chỗ dựa của người Việt trong nước là hải ngoại trong cuộc chiến đấu loại trừ CSBV. Nhưng xin người Việt ở hải ngoại, trong tận tâm thức của mỗi người trong chúng ta, chúng ta có đóng được vai trò của người Tây Đức trong công cuộc thống nhứt đất nước như họ hay không? (trong trường hợp Việt nam là loại trừ CSBV).
Một yếu tố sau cùng làm cho cuộc cách mạng dân tộc qua tiến trình bất tuân dân sự càng thêm khó khăn cho người dân Việt, chính là chính sách đối với Việt Nam CS. Hoa Kỳ chủ trương chuyển hóa Việt Nam qua tiến trình thay đổi từ từ bằng giáo dục để chuyển hóa CSBV. Đây là một tiến trình dài lâu, nhưng chưa chắc HK đạt được ý muốn vì…hơn 10 năm áp dụng chính sách nầy, CSBV ngày càng cứng rắn hơn, bốc lột và đàn áp người dân tàn khốc hơn. Và chắc chắn, mọi người dân Việt đều thao thức muốn thúc đẩy tiến trình giải thể CSBV càng nhanh hơn vì tình trạng kiệt quệ của đất nước.
73 năm ở ngoài Bắc, 43 năm trong Nam!
Dù đã thuộc lòng chữ NHẪN trong luân lý và đạo đức, nhưng với hơn một thế kỷ của cuộc sống dưới chế độ cộng sản đã vượt quá mức chịu đựng của những người con Việt.
2- Trường hợp Liên Xô sụp đổ
Có thể nói ngắn gọc là Liên bang Xô viết sụp đổ vì những nguyên nhân dưới đây”
• Các tiểu bang trong liên bang là những quốc gia độc lập, có nguồn gốc khác với dân tộc Nga, do dó, sự ràng buộc liên bang là do CS Nga áp đặt chứ không do ý muốn của các dân tộc trên;
• Khi Liên Xô sụp đổ, họ vẫn là chủ tịch nước, là tổng thống quốc gia mà họ đã từng là Tổng Bí thư trước đó, cho nên quyền lợi và quyền lực không thay đổi;
• Liên Xô sụp đổ cuối cùng là do kinh tế kiệt quê của liên bang do cuộc chạy đua vũ khí với Hoa Kỳ.
3- Những khó khăn cho cách mạng Việt Nam
Theo nhận định của tác giả Long Điền trên mạng về những ngày biểu tình đầu tháng 6, 2018 của đồng bào Việt Nam chống Dự Luật Đặc Khu Kinh tế và An Ninh Mạng:
• 1-Về số lượng người tham dự: đông đảo chưa từng thấy tại Việt Nam trước đây, nhiều nơi khắp cả nước, ngày lẫn đêm. Đã trực tiếp ảnh hưởng đến hàng triệu người dân.
• 2-Ôn hòa có, bạo động để tự vệ cũng có. Lần đầu tiên tại Phan Rí trên 100 CSCĐ đầu hàng bỏ vũ khí, quân khục, áo giáp, khiên và leo tường chạy trốn. Theo tin tức của “Phong trào Dân trị”, tại thành phố Nha Trang khách TC bị đánh tét đầu ở Tháp Bà Ponagar. Kết quả là hơn 2.000 du khách Tàu bỏ chạy tán loạn và CSBV phải kêu Vietnam Airlines và VietJet để di tản số khách nầy về Tàu…
• 3-Có sự tham gia của các tôn giáo: Phật Giáo, Công Giáo có tính cách lẻ tẻ. Đáng lý ra các vị Giám Mục, Linh Mục bên Công Giáo, Hòa Thượng, Thượng Tọa Phật Giáo, Chức sắc Cao Đài, Hòa Hảo “cần” đi đầu như các cuộc biểu tình của Đông Âu 1989.
• 4-CSBV đã rất lo sợ, hầu hết công chức xả, ấp, huyện, tỉnh thảy đều không được về nhà, túc trực tại trụ sở để ứng phó mọi tình huống.
Nói chung cuộc biểu tình rất thành công về cả số lượng và nhiều nơi đồng loạt. Nhưng phải có sinh hoạt đoàn thể, Xã Hội Dân Sự, các nhóm chí nguyện quân của các Tôn Giáo, đảng phái không Cộng Sản để hỗ trợ, nuôi dưỡng tinh thần Cách Mạng lật đổ chế độ.
Bằng không thì những cuộc xuống đường tổn hao sinh mạng (có người chết), hao tốn công sức, tài sản của người dân sẽ bị chìm trong dòng thời gian.
Có thể nói, cuộc tổng biểu tình đã thành công vì huy động được dân chúng khắp nới cả ở trong và ngoài nước. – Long Điền
4- Nhưng rồi sao nữa?
Ngoài những cuộc chạm trán giữa công an, CSCĐ, côn an, và quân đội (ở Phan Rí ngày 11/6) và Cty giày da Puchen, Tân lập. Nghe nói cũng có sự hiện diện của biệt kích chống biểu tình của TC nữa. Trong những ngày sắp tới (hiện đang xảy ra 13/6) có nhiều nơi CSCĐ đã ổn định lại được trật tự…và ở những nơi nầy, hùng khí cách mạng đang chìm dần.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để nuôi dưỡng, tiếp tục khơi động liên tục những cuộc xuống đường khắp nơi như trường hợp cuốc cách mạng ở Đông Đức nói ở phần trên?
Đó là vấn đề của tất cả chúng ta trong và ngoài nước.
Có những khó khăn mà dân chúng và tuổi trẻ Việt chạm phải và có thể bị mất đi cao trào cách mạng đang dâng lên và có nhiều xác xuất nhấn chìm đảng CSBV. 3 vấn nạn chính là:
• Người Việt trong nước chưa có hậu phương yểm trợ đúng mức và ở quá xa, không giống như Tây Đức. Đó là người Việt hải ngoại;
• Người Việt hải ngoại chưa thực đóng vai trò “hỗ trợ tích cực” trong công cuốc tiếp sức với người trong nước vì: – Còn phân tán, chia rẻ, nghi ngờ – Chưa định hình cụ thể mục tiêu và phương pháp tranh đấu cùng phối hợp trong-ngoài – Chính cá tính tự cao, tự tôn, cao ngạo cố hữu của đa số làm cho cuộc tập hợp thành một khối rất khó khăn
• Nghị quyết 36 đã lũng đoạn hàng ngũ người Việt hải ngoại.
Nếu nhận thức được những khuyết điểm trên, người Việt hải ngoại có thể điều chỉnh được và sẽ đóng góp tích cực hơn trong những ngày sắp tới. Nên nhớ, người Việt hải ngoại cũng là một thành tố của dân tộc, cũng dự phần trách nhiệm và bổn phận trước cơn quốc phá gia vong nầy.
5- Thay lời kết
Câu chuyện ngày 10/6 rõ như ban ngày, thế mà, ngoài suy nghĩ trái chiều của những đảng viên CSBV, những thành phần ăn cơm cộng sản, chúng ta cần phải đề cao cảnh giác với một số nhận định “không giống ai” xuất hiện trên các diễn đàn như sau đây:
”Tôi không đồng tình với những hành động quá khích, đập phá, tấn công của một số bộ phận người dân Bình Thuận trong hai ngày qua. Tuy nhiên, sau sự việc đó chúng ta cũng phải đặt câu hỏi tại sao cuộc biểu tình ngày 10/6 diễn ra trên cả nước với hàng chục, hàng trăm ngàn người dân xuống đường khắp nơi mà chỉ có ở Bình Thuận xảy ra bạo loạn? Người dân Bình Thuận xưa nay vốn nổi tiếng là hiền lành chất phác, đa phần là dân lao động chân tay, quanh năm bám biển và làm nương rẫy kiếm sống, chẳng bao giờ biết quan tâm đến chính trị, tại sao bỗng chốc bị kích động như vậy?”
Điều đó cho thấy rằng có một số không nhỏ người Việt đã đứng về phía CSBV để làm thân khuyển mã cho TC như bản năng của một đứa trẻ không bình thường!
Chúng ta đã rõ, 5 với 5 chẳn 10 thì căn bịnh mãn tính của tất cả các chế độ độc tài trên thế giới là đàn áp người dân, để rồi dẫn tới bạo loạn. Đây mới chính là nguyên nhân chính yếu cho câu chuyện tổng biểu tình, đình công hàng loạt ngày 10/6. Vì vậy, CSBV không được đổ lỗi cho người dân, không vũ khí gây rối, làm mất trật tự xã hội, hay bạo hành gây ra đổ máu như nhận định của Vũ Đông Hà:”Chính bạo quyền cộng sản mới là phía kích động bạo lực. Đảng CSVN mới chính là cái nôi, là nguồn cơn, là thủ phạm của mọi bạo động trên đất nước này. Không ai khác, tập đoàn cộng sản là những kẻ đã dùng bạo động làm phương châm và kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong suốt thời gian tồn tại của họ”.
Tin đồn rằng Nguyễn phú Trọng đã hình thành Liên Minh Cờ Đỏ tương tự Hồng Vệ Binh của Mao trước đây. Trong cuộc Tổng Biểu Tình Chủ Nhật 10/6 vừa qua, một số Người Dân Biểu Tình bị trấn áp đã nhận ra sự hiện diện của thành viên Tàu Cộng trong LMCĐ.
Thưa Bà con,
Vận nước đã đến rồi – Thế nước đã tới nơi!
Hiểm họa mất Nước gần kề trong gang tấc!
•Đừng nghe theo kế “HOẢN BINH” của TT CS Nguyễn Xuân Phúc dời ngày cho thuê xuống còn 70 năm. Xin thưa, 1 ngày cũng không được mất một tất Đất của Tiền nhân.
•Đừng nghe theo lịch trình dời ngày cứu xét của Quốc hội của CT Nguyền Thị Kim Ngân.
Không còn dịp nào hết Bà Con ơi!
Đây là cơ hội cuối cùng cho Dân Tộc.
Chúng ta, tất cả những người con Việt kể từ giờ phút nầy hãy cùng đứng lên làm cuộc cách mạng toàn dân:
•Thi hành chính sách bất tuân dân sự trong tình huống nào có thể làm được;
•Phản đối tới cùng nghị quyết cho thuê Đặc Khu;
•Đuổi Tàu Cộng về Tàu;
•Xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV.
Chúng ta không còn thì giờ nữa.
Phải chấp nhận hy sinh – Phải chấp nhận đổ máu.
Vì sao?
VÌ TỔ QUỐC TRÊN HẾT!
Người con Việt há phải cúi đầu chấp nhận 3 Đặc khu Kinh tế Vân Đồn, Bắc Nam Phong, và Phú Quốc hay sao?
Kế hoản binh nầy rất độc:
•Làm dịu đi hùng khí dân tộc của toàn dân sau ngày từ 6/6 trở đi;
• Sau đó, CSBV sẽ tiếp tục đàn áp và phân tán cuộc tổng biểu tình toàn quốc ngày mai 10/6, xé nhỏ ra và thanh toán từng nơi một sau khi tập trung lực lượng đàn áp áp đảo;
• CSBV đã “cầu viện” TC và TC đã cho đội quân chống biểu tình và đã tràn qua biên giới từng đoàn xe mang nhản hiệu Toyota. Đội quân công an cờ đỏ đã sẳn sàng …giết người biểu tình.
Có một điểm son của những người con Việt trong đoàn biểu tình ở Phan Rí là, khi CSCĐ tự động giải tán, cởi bỏ áo giáp, vũ khí, thậm chí giầy nữa…vẫn có những người trong đám biểu tình đứng ra giúp họ nhảy qua khỏi hàng rào. Người dân đã không có hành động trả thù nào mà chỉ có những lời an ủi, khuyên bảo, tiếp nước dành cho những người lính CSCĐ một khi đã “bỏ chạy”. Hình ảnh nầy nói lên được đức tính khoan dung của người miền Nam. Vì vậy, những người lính CSBV cứ an tâm, một khi đã trở về với cộng đồng dân tộc thì sẽ không bào giờ có những cuộc tắm máu (lẻ tẻ tại địa phương) và những trại cải tạo (hay tù khổ sai) như đã xảy ra sau ngày 30/4/1975 như CSBV đã làm cho miền Nam.
Trong một tương lai gần, Bà con quốc nội sẽ thấy hành động tích cực ở hải ngoại đế khích động và đẩy mạnh cuộc Tổng Khởi Nghĩa 10/6/2018 đi đến ngày thành công!
Xin mượn lời người xưa, Cụ NGUYỄN TRÃI …đúng như tình trạng của Đất Nước ngày hôm nay. Quan quân (CSBV) vô đạo, đồng thuận với giặc Bắc phương (TC) tàn ác.
Thế NƯỚC như thế đó.
Hỡi những người con VIỆT.
Chỉ còn một con đường duy nhứt là:
TIẾN VỀ SÀI GÒN,
TA QUÉT SẠCH CỘNG THÙ
Đây là thế gậy ông đập lưng ông.
Cần động não thêm:
Sau những màn biểu tình khắp nước, chuyện gì sẽ xảy ra?
Và chúng ta phải làm gì nữa?
Không còn câu trả lời nào khác hơn là…NƯỚC DƠ PHẢI RỬA BẰNG MÁU (lời vua Trần Nhân Tôn)
Cầu Xin Hồn Thiêng Sông Núi phò hộ cho tộc Việt.
Tình thần Quang Trung – Trần Quốc Toản – Lê Lợi – Trần Hưng Đạo.
Hội nghị Diên Hồng đang thể hiện khắp đường phố từ Bắc chí Nam.
Và sau cùng, lời Cụ Phan Bội Châu:
Dân không DUY VẬT
Dân không DUY TÂM
Dân chỉ DUY DÂN.
Mai Thanh Truyết
Đi cùng với Bà con quốc nội trong những ngày tháng tới Ngày Tổng Khởi Nghĩa 10/6/2018
Vui cười
Một anh khoe với bạn:
– Tôi không biết cậu thế nào chứ ở nhà, mình là người ra lệnh.
– Ồ vậy à, kể cho nghe với.
– Như hôm qua, mình nói với vợ: “Em, lấy nước nóng cho anh!”.
– Cô ấy lấy ngay lập tức à?
– Chứ sao, ngay lập tức chứ.
– Ôi! Anh oai quá, mà anh cần nước nóng để tắm à?
– Không! Mình không thể làm gà với nước lạnh được.
Trong bữa ăn, chồng bảo vợ:
– Trên đời này có nhiều người đến là đa nghi. Nghe ai nói bất cứ điều gì, họ cũng nghĩ ngay đến mình…
Vợ nhíu mày:
– Anh nói thế là ám chỉ em đấy phải không?
Nhà Nước “Đại Ca” – Nguyễn Thị Cỏ May
Tiếng “Đại Ca” do Cỏ May dịch từ tiếng anh “Big Brother” trong “Nhà nước Big Brother” chỉ nước Tàu ngày nay. Dịch như vậy là dịch theo cách của cỏ May chọn. Vì có thể nói “Nhà nước Anh Cả” hay “Nhà nước Anh Hai”.
Tiếng “Đại Ca” là tiếng bình dân, rất thông dụng trong giới giang hồ, sau này là giới du đãng ở trong Nam.
“Đại Ca” chỉ người cai quản tài sản và nhơn sự của băng đảng, chỉ huy hoạt động của băng đảng. Tức người đứng đầu, người lãnh đạo, người bao trùm băng đảng. Trong gia đình, người đứng đầu của bầy con cái là Anh Hai hoặc Chị Hai. Tiếng “Anh Cả” hay “Chị Cả” dành cho Miền Bắc để tỏ lòng kính trọng của em út, mong được anh chị Miền Bắc thương mà đừng ăn hiếp em út Nam kỳ tội nghiệp.
“Nhà nước Đại ca” là thứ Nhà nước nắm giữ vai trò của tên trùm băng đảng. Nó tập trung quyền lực chánh trị, kinh tế và xã hội trọn trong tay Đại Ca để cai trị triệt để toàn dân. Cách ứng xử của Nhà nước Đại Ca giống như một tên trùm băng đảng.
Vậy Nhà nước Tàu của Tập Cận bình có những đặc tính gì để được gọi là “Nhà nước Đại Ca”? Nó là thứ Nhà nước “độc tài” hay Nhà nước “toàn trị”?
Nhà nước “độc tài” và Nhà nước “toàn trị”
Nhà nước “Dân chủ” là Nhà nước mà người dân có đầy đủ tự do chọn lựa người để cai trị mình. Tức người dân có quyền trên cả nước và quyết định vận mệnh đất nước. Ngược lại với Nhà nước Dân chủ là Nhà nước độc tài và toàn trị.
Loại Nhà nước này chỉ có một người hoặc một nhóm đứng ra cai trị toàn dân. Cả hai thứ “độc tài” và «toàn trị” đều là chế độ độc tài hết cả tuy nhiên giữa hai thứ có vài đặc tính khác nhau.
Nhà nước “độc tài” là do một người hay một nhóm người, một phe cánh nắm giữ quyền lực và cai trị toàn dân. Sự “độc tài” mang nặng tính chánh trị nên quan trọng kiểm soát chặc chẽ chánh phủ hơn là xã hội. Nhà nước “toàn trị”, trái lại, dĩ nhiên cũng độc tài nhưng lại đặt nhẹ sự kiểm soát khắc khe triệt để đối với xã hội và kinh tế.
Nên để ý thêm một đặc tính nữa rất quan trọng về Nhà nước toàn trị, đó là người cai trị hay nhóm người cai trị (như một đảng phái) đưa ra để thuyết phục, hay đúng hơn, mê hoặc dân chúng là mình có vai trò hay sứ mạng lịch sử để cai trị. Như ở Việt nam đảng cộng sản thướng nói “có vai trò lịch sử” (cướp chánh quyền từ Chánh phủ Trần Trọng Kim) để cai trị theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Và Hồ Chí Minh, cá nhơn, là con người có sứ mạng lịch sử lập ra thời đại Việt Nam, tức chế độ cộng sản ở Việt nam. Là ông thánh!
Lớn hơn Hồ chí Minh là Staline, Mussolini và Hitler. Giữa họ và dân chúng có sự liên hệ, ngoài sứ mạng lịch sử, là ý thức hệ. Nó là sức mạnh như quyền lực làm cho dân chúng phải tuân theo sự cai trị của Nhà nước. Nó biến người cai trị trở thành một người phi thường đối với dân chúng. Như một bạo chúa do tiền định. Quyền lực càng tập trung vào tay người cai trị để được kiểm soát chặc chẽ hơn. Quyền lực mạnh nhờ sự cai trị làm cho mọi người sợ hải và nhờ sự trung thành của nhóm người tuân phục chế độ và được đãi ngộ. Mọi lời nói, suy nghĩ ngược với chế độ, mọi hành động có ý chống đối chế độ dều bị dập tắc ngay. Khi muốn đạt một mục tiêu nào đó, Nhà nước động viên dân chúng hướng về mục tiêu nhằm đạt cho kỳ được.
Tóm lại, Nhà nước toàn trị là nhà nước được một người độc tài hay nhóm người độc tài cai trị, dựa vào một thứ «đặc quyền» như một thứ «ân sủng» riêng, có thể đó là sức mạnh của một chủ thuyết, một ý hệ đã cứu dân chúng, giải phóng dân chúng nên ảnh hưởng lên dân chúng. Còn nhà độc tài hoặc Nhà nước độc tài chỉ dựa vào sức mạnh của đảng, của những tổ chức quần chúng và bộ máy tuyên truyền để cai trị.
Nhà nước Tàu Tập Cận bình cũng như Nhà nước ở Việt nam là thứ Nhà nước độc tài toàn trị, mà lại hung hăng với cộng đồng thế giới, xâm lược các nước trong vùng nên ngày nay người ta gọi là Nhà nước Đại Ca, tức thứ Nhà nước của trùm băng đảng.
Tàu và Nhà nước Đại Ca
Trong gần đây, người ta ghi nhận, với không ít ngạc nhiên, nhiều nước dân chủ khá tốt ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia hay Philippines, nay lại có xu hướng ngả theo mô hình chế độ đôc tài toàn trị của Tàu. Vậy đâu là nguyên nhân của sự thay đổi đó? Do tình trạng thoái trào của Dân chủ và sự vươn lên của phong trào quần chúng với chủ thuyết hấp dẫn hơn như «Dân túy» hay «Dân tộc»? Nhưng theo hai nhà chánh trị học chuyên về Địa chánh trị người Pháp, bà Sophie Boisseau du Rocher và ông Emmanuel Dubois de Prisque (rfi, Pháp), thì phải nhìn nhận Tàu đã phát triển kinh tế liên tục từ nhiều thập niiên, đã biết cải thiện đường lối kinh tế để giữ sự phát triển bền vững nhờ ở chế độ độc tài toàn trị mà kiểm soát được xã hội rộng lớn, giữ được sự ổn định. Tàu còn xài rộng rãi đối với nhiều nước kém mở mang, chơi ngon hơn Mỹ nhiều, mặc dầu không thiếu hậu ý đen tối.
Ngoài ra, các nước dân chủ nhưng quá trình dân chủ hãy còn quá ngắn, khó vững tin ở những giá trị quí báu của dân chủ, nhứt là trong vừa qua, liên tục xảy ra những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh, càng cho thấy dân chủ bất lực trong việc giữ ổn định xã hội. Thế là Tàu có cơ hội đem lại một mô hình ổn định và phát triển khá hấp dẫn. Còn “Nhà nước Đại Ca” hay “Độc tài Toàn trị”, dân chúng không có mấy người quan tâm đúng mức, nhưng người cầm quyền thì rất tâm đắc vì giúp họ nắm quyền, giữ chặc và lâu dài quyền lực.
Khi nói “Nhà nước Đại Ca” (L’Etat Big Brother), người ta không khỏi nhớ lại truyện 1984 của nhà văn anh Georges Orwell. Trong truyện, ông mô tả một xã hội toàn trị, dân chúng bị Đại Ca (Big Brother) theo dõi quan sát thường xuyên ở khắp nơi, từng cử chỉ, từng lời nói, nhờ những màn ảnh truyền hình như cặp mắt của ông. Cặp mắt của Đại Ca hay những máy thu hình (caméras) đặt ở khắp nơi và hoạt động thường xuyên, với độ bén nhạy kỳ diệu, ghi nhận gương mặt của mọi người với từng chi tiết. Những dữ liệu cá nhơn do các công ty tin học thu thập và tập trung với một khối lượng khổng lồ (Big Data) có thể cung cấp cho Đại Ca quan sát dân chúng theo từng ý muốn, từng thói quen, đời sống riêng tư, cả những quan hệ gia đình và xã hội,…
Tiếp theo là “ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa” (novlangue, tiếng nói của xứ Océania trong tuyện 1984) để thay thế tiếng nói quen thuộc nhằm mục đích xóa bỏ một số từ ngữ, để xóa bỏ suy nghĩ bất lợi cho chế độ. Tiếng nói không có thì hành động sẽ không có. Như tiếng «dân chủ», tiếng «tự do”, tiếng «nhơn quyền» phải bị xóa đi để phong trào đòi tự do, dân chủ, nhơn quyền không thể xảy ra.
Trong chế độ của «Nhà nước Đại Ca», kiểm soát bằng máy thu hình và ngôn ngữ xhcn (novlangue) trở thành hai phương tiện đàn áp dân chúng được Georges Orwell tưởng tượng cách nay hơn nửa thế kỷ (sách xuất bản 1949) ngày nay đã trở thành hiện thực, rõ nét hơn hết là ở Tàu và Việt nam.
Khi nói Tàu là thứ Nhà nước Đại Ca, nghĩ chắc khó có ai phê phán hay phản bác bởi trên khắp nước Tàu, từ năm 2016, có tới 176 triệu máy thu hình trang bị khắp hang cùng ngỏ hẻm để quan sát dân chúng (theo ước tính của văn phòng cố vấn IHS Markit). Trong lúc đó, Mỹ chỉ có 50 triệu máy.
Hơn nữa, caméra ở Tàu còn trang bị hệ thống “thông minh nhơn tạo” để giúp nhận diện mọi người dễ dàng qua đó có thể suy đoán được tâm lý của họ tốt hay xấu đối với chế độ. Và năm nay 2018, Tàu sẽ trang bị thêm máy vidéosurveillance loại nhà nghề (chiếm mất 46% thương vụ thế giới về trang bị điện tử này).
Ngoài ra, ở Tàu, cảnh sát mang mắt kiếng mát, nên biết mắt kiếng này không phải là thứ kiếng mát thông thường như chúng ta mang khi trời nắng mà đó là thứ trang bị cảnh sát từ đầu năm nay để quan sát theo dõi dân chúng. Mắt kiếng có gắn thêm caméra giúp cảnh sát có thể nhận ra cá nhơn cần chú ý trong dân chúng nhờ gương mặt của họ đã được ghi nhớ trong dữ liệu. Cảnh sát của Nhà nước Đại Ca còn mang thêm một máy di động chứa đựng đầy đủ dữ liệu để có thể tham khảo nhanh chống bất kỳ lúc nào và ở đâu mà không cần phải bắt qua hệ thống trung ương.Với trang bị tối tân này, cảnh sát có thể can thiệp 7 người bị nghi vấn trong những vụ phạm tội và 26 người đi đường mang giấy tờ hộ tịch giả.
Máy móc có tối tân, hệ thống thông minh nhơn tạo có tinh vi nhưng khi nhận dạng chưa chắc luôn luôn chính xác bởi vẫn có nhiều người giống nhau nên dữ liệu khó phân biệt.
Nên nhớ Tàu bao giờ cũng phải giữ chế độ độc tài toàn trị vì con người và văn hóa xã hội Tàu phức tạp. Hơn nữa, trong văn hóa Tàu không có ý niệm về dân chủ tự do. Dân Tàu dễ dàng chấp nhận một chế độ độc tài toàn trị nếu họ có cơm và cháo đủ ăn qua ngày. Trái lại, tuy ảnh hưởng văn hóa Tàu nhưng dưới thời quân chủ cực thịnh, Việt nam vẫn giữ được đời sống gia đình và xã hội tương đối thoải mái, phù hợp với điều mà ngày nay người ta gọi là «dân chủ, nhơn quyền». Nhà vua Việt nam nhận lảnh mệnh Trời để trị vì muôn dân nên không dám làm điều sai trái để dân ta thán vì nhà vua sợ bị Trời đánh. Cộng sản ngày nay nhờ cướp chánh quyền nên không sợ Trời đánh mà cũng không sợ nhơn dân hỏi tội.
Chủ trương “Nhà nước Đại Ca”, Tập Cận bình muốn thực hiện tham vọng làm Đại Ca muôn năm của Tàu và còn cả thế giới nữa. Tuy Tàu vẫn còn là nước phát triển kinh tế mạnh và mau hơn khoa học kỷ thuật.
Ở Hà nội, Nguyễn Phú Trọng cũng đang học bài học Tàu làm Nhà nước cộng sản hiện nay trở thành thứ «Nhà nước Đại Ca» nhưng Trọng chỉ có tham vọng, chớ không thể thực hiện trừ phi đem Việt nam dâng cho Tàu vì Việt nam kinh tế đang lụn bại, khoa học kỹ thuật ở trình độ “định hướng xã hội chủ nghĩa», với đám cầm quyền không học nhưng có bằng cấp giả.
Cái giá của dự Luật bán đất 99 năm cho Tàu
Hôm chủ nhựt 10 tháng 6/2018 vừa qua, trên cả nước Việt nam, từ Cà mau tới Hà nội, dân chúng đồng loạt xuống đường biểu tình chống Dự Luật của đảng cộng sản hà nội bán đất cho Tàu 99 năm. Họ chống bán đất mạnh mẻ và đồng loạt như vậy vì từ trước giờ, chính họ là nạn nhơn trực tiếp trong những vụ đất đai của họ bị đảng cộng sản cướp giựt bán đi. Hình thức cướp đất cũng bằng luật pháp.«Đất đai thuộc sở hũu toàn dân », tức của đảng cộng sản – khi nhà nước cần thì thu hồi đất đai dưới hình thức qui hoạch.
Ẩn ức đè nặng lòng họ từ lâu, nay có cơ hội bùng nổ. Biểu tình vì vậy chỉ mới ở từng giải tỏa sự bất mản tài sản bị nhà nước cướp giựt chớ chưa vươn lên tới từng ý thức mất nước. Hảt còn đông đảo đồng bào bình thản đứng trên lề đường giử vai trò kháng giả và nghệ sĩ nhiếp ảnh vì họ không phải là nạn nhơn đất đai hoặc liên hệ xa gần với nạn nhơn. Chỉ khi mọi người dều thấy đất nước Việt nam đang bị đảng cộng sản ở Hà nội lần lượt bán rẻ từng phần cho Tàu, mà mất nước là mất tất cả, thì sẽ là lúc lòng dân mọi người như một sẽ đứng lên kết thúc vận mạng đảng cộng sản, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ cộng sản bản xứ và cả nô lệ ngoại bang Tàu trước mắt.
Có lẽ vì vậy mà dân chúng tập trung chống Dự Luật bán đất 99 năm mạnh hơn chống luật an ninh mạng.
Nhưng tại sao Nguyễn Phú Trọng và phe cánh lại đưa ra Dự Luật bán đất lúc này ? Tại sao Nguyễn Thị Kim Ngân lại quyết liệt phải thông qua cho bằng được Dự Luật ? Phải có lý do rất mạnh chớ ?
Nhìn lại Đại Hội đảng XII
Đại Hội đảng cộng sản, phải nói rỏ cộng sản nào cũng như vậy, chỉ là cơ hội có tính chu kỳ để phân bố lại quyền lợi với nhau nhằm bảo đảm sự ổn định nội bộ. Nói cách khác, đó là một cách tái phân bố lao động để thay phiên nhau làm giàu mà không phải lao động !
Trong những ngày sắp khai mạc Đại Hội đảng XII, có tin tiết lộ là Nguyễn Phú Trọng nhận ở Tập Cận bình 15, 200 tỷ us$ để trang trải cho chi phí tổ chức Đại Hội, phát triển đảng, phát triển kinh tế, …Nhưng đâu là sự thật ?
Nên nhớ văn hóa chánh trị của Tàu xưa nay vẫn không ngoài trao đổi trên căn bản tiền. Thật ra, chánh trị ngoại giao cũng không gì khác hơn là trao đổi quyền lợi với nhau. Nhờ biết khéo léo khai thác cái trìết lý chánh trị này mà người Tàu đi tới đâu cũng sống được, làm giàu được. Và nhờ đó mà người Tàu có mặt trên khắp thế giới. Từ hang cùn, ngỏ hẻm. Chổ nào có oxy là có chú chệt.
Khi Bắc kinh dùng 16 chữ vàng ngụ ý nhắc nhở đảng cộng sản hà nội ở chữ VÀNG. Chớ “16 chữ ” hay mấy chữ, đều không quan trọng.
Nhơn chuyện «Vàng» trong 16 chữ vàng, nhắc lại một câu chuyện củ để thấy sự hũu hiệu của thứ chánh trị bạc cắc của Tàu. Những ngày đầu sau 30/04/4975, ở Chợ lớn nhà nhà đều treo cờ Trung cộng. Chỉ trong mấy ngày, sau đó, cờ Trung cộng đều bị hạ xuống, chủ nhà đem cất hết. Nhiều chú chệt, mặt mày phờ phạt.
Cỏ May tôi quen một người Tàu dạy học ở Trường Trung học Bác Ái, đường Nguyễn Trải, Quận V, Sài gòn, có một cửa hàng bán hàng vải ở đường Khổng Tử, trước Bưu điện Chợ lớn, lúc này đã phải dẹp hàng vải, bày ra bán dụng cụ làm vườn, làm ruộng và thợ mộc.
Tôi lấy cái búa trên kệ, cầm đưa lên và nói với anh bạn chủ tiệm ” Anh có cái này hộ mạng rồi. Còn lo gì nữa ? “. Anh ấy chụp cái liềm, tay kia cầm thêm cái búa, vừa trả lời tôi ” Cái này đập không đủ thì cái này móc giựt lên. Chắc ăn. Không chạy đâu cho khỏi “.
Cả hai cùng cười với nhau. Sau đó, anh ấy mới nói, như để tự trấn an : ” Đừng có lo. Mình chỉ bị khó khăn trong lúc đầu thôi. Mọi việc sẽ bình thường trở lại.
Anh nói tiếp, vừa đưa hai ngón tay vào miệng túi áo sơ-mi của anh như để minh họa thêm lời nói : ” Nên nhớ chừng nào túi áo may miệng trút xuống thì mình mới sợ. Chớ túi áo còn mở ra hướng lên trên, thì đừng sợ vì như vậy, mình vẫn nhét vào được cái gì người ta muốn “.
Anh cười : ” Chó có bao giờ chê cứ… đâu ! ” (Dĩ nhiên, nói chó ở Việt nam ).
Cái triết lý này ngày nay vẫn còn giá trị thực dụng. Và nhờ nó mà người Tàu tràn ngập ở Phi châu. Cả ở Âu châu. Ở Việt nam, ngày nay, nó cho phép người Tàu tự tung, tự tác như chủ nhà chớ không còn là ” khách trú ” nữa. Dĩ nhiên Tàu đang áp dụng triệt để văn hóa chánh trị bạc cắc của họ với đảng cộng sản hà nội. Mà đảng viên nào cũng mặc áo có nhiều túi và túi lớn nữa bởi gốc bần cố nông nay có cơ hội làm giàu thì làm sao giử được lòng tham !.
Hơn 15 tỷ đô-la của Bắc kinh
” Năm 2015, Bắc kinh đưa cho đảng cộng sản hà nội 15, 200 tỷ đô-la dưới nhiều hình thức như đầu tư, hợp tác, giúp những hoạt động trong khối Asean và đưa trực tiếp các nhà lãnh đạo đảng ở Việt nam “.
Câu chuyện này chưa ồn ào trong dư luận vì ít người biết tới tuy nó đã được phổ biến trên tập san Hérodote, số 157, chuyên về Việt nam, do nhà La Découverte, 9 bis, rue Abel-Hovelacque, 75013, Paris, phát hành giửa năm 2015.
Đây là tập san của nhóm nhà báo, nhà biên khảo có xu hướng khuynh tả do nhà biên khảo François Maspero chủ trương. Ông từng là bạn của Hà nội trong chiến tranh chống thực dân pháp.
Tập Hérodote ấn bản quí II – 2015 với chủ đề ” Những thách thức địa chánh của Việt nam ” ( Les enjeux géopolitiques du Viêtnam) qui tụ 18 nhà biên khảo chuyên về Vìệt nam và Á châu thực hiện dưới cùng trách nhiệm của Giám đốc nghiên cứu Benoit de Tréglodé, một chuyên viên tên tuổi lớn về Việt nam. Riêng phần ông, ông có bài mở đầu ” Việt nam, Đảng, Quân đội và Nhơn dân “. Ông lược qua tình hình chánh trị việt nam từ “Đổi Mới “, những khủng hoảng, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của ” Nhà nước-Đảng ” (Etat-Parti) và sự lệ thuộc chánh trị của đảng cộng sản hà nội với đảng cộng sản bắc-kinh. Về điểm này, ông phơi bày rất rỏ:
“Những nhà lãnh đạo đảng ở Việt nam, họ cũng biết bổ nhiệm những chức vụ lãnh đạo tối cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng luôn luôn phải có sự đồng ý trên thực tế của đảng cộng sản bắc kinh. Trong quan hệ chánh trị với Hà nội, việc đi đêm này tốn kém cho Bắc kinh khá lớn ”.
Đặc định một người ở chức vụ lãnh đạo ở Việt nam ngày nay đòi hỏi phải có quan hệ tốt với Tàu và có tiền để chia chác trong bộ máy cầm quyền. Nhờ sử dụng hành lang này mà quan hệ giữa hai Nhà nước-Đảng Tàu và Việt nam trở thành tốt đẹp, tránh được mọi mâu thuẩn, xung đột không cần thiết.
Đặc biệt những dự án kinh tế ở Việt nam, những chương trinh đầu tư vào Việt nam đều phải thông qua những thảo luận và duyệt xét của những nhà lãnh đạo chánh trị.
Như vậy phải chăng Đại Hội đảng cộng sản XII ở Hà nội được Bắc kinh mua trọn gói với giá 15, 200 tỷ mỹ kim ? Số tiền này đươc đưa cho đảng cộng sản hà nội dưới nhiều hình thức, nhưng đều đưa qua tay nhà lãnh đạo đảng cộng sản hà nội. Nghĩa là qua tay Nguyễn Phú Trọng vì ông là đảng trưởng.
Những khoảng tiền dành cho phát triển, hợp tác,… là bao nhiêu ? Được xử dụng thật sự là bao nhiêu, còn bao nhiêu chạy vào túi của ai ? Riêng khoản tiền ” yểm trợ trực tiếp những nhà lãnh đạo việt nam ” là bao nhiêu ? Có bao nhiêu người được chia phần ? Và những người này, mỗi ngưới được bao nhiêu ? Riêng Nguyễn Phú Trọng bỏ túi được bao nhiêu ? Và Nguyễn Tấn Dũng tới giờ chót chịu rút lui êm, nhận được bao nhiêu ? Hay chỉ có lời dạy bảo ngụ ý răn đe của Tập Cận Bình ” Nị hảy đi chổ khác chơi. Ăn tới đây đủ rồi ” ?
Câu chuyện ” hơn 15 tỷ đô-la ” này có thể tin được. Không phải chỉ vì uy tín của nhà biên khảo lớn của Pháp, ông Benoit de Tréglodé, mà còn vì hiện tượng bất thường đã xảy ra ở những ngày sắp mở đại hội. Nguyễn Tấn Dũng đang trên đà chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua chiếm ghế Tổng Bí thư bổng tuyên bố rút lui. Đám đàn em thân tín của Dũng, chỉ trong môt sớm một chiều, quay lưng lại với Dũng và chiếm được chổ tốt như mong đợi. Nguyễn Phú Trọng ở lại một nhiệm kỳ nữa tuy theo nội qui đã quá tuổi. Lý do ở lại chức vụ vì sự “ ổn định và sự đoàn kết trong đảng ”. Thì nay Trọng đã dọn dẹp sạch sẻ “chuồng ngựa” và bắt đầu thi hành những điều khoản trong hợp đồng “ hợp tác ” giửa hai đảng anh em mà Dự Luật bán đất 99 năm và Luật an ninh mạng để bảo vệ chế độ chống lại mọi thông tin bất lợi nguy hiểm cho chế độ vừa bắt đầu. Người ta không biết 15, 200 tỷ us$ chỉ là thù lao cho 2 vụ này hay còn nhiều món nữa ? Trong vụ Dự luật 99 năm, Kim Ngân ăn được bao nhiêu mà hăng say tiến lên chết bỏ như vậy ?
Sau cùng, xin đừng quên, theo triết lý “lượm bạc cắc” muôn đời của Tàu, thì đây vẫn là một vụ đầu tư lớn vào Việt nam qua đối tác tốt là đảng công sản hà nội thì bằng mọi giá, Tàu phải bảo vệ. Với quan hệ chặc chẻ giửa 2 đảng, Nguyễn Phú Trọng sẽ sẳn sang mở cửa cho Tàu gởi lính qua thẳng tay dẹp biểu tình để bảo vệ an ninh xã hội, bảo vệ tài sản của họ ở Việt nam. Người biểu tình trang bị không đủ ý thức mất nước e sẽ thua cuộc thảm hại !
Những cái giá, Tàu mua đảng cộng sản hà nội
Cái triết lý ” miệng túi áo mở ra phía trên ” của văn hóa chánh trị tàu đang được trìệt để áp dụng ở Việt nam và quả thật nhờ đó mà cái đảng cộng sản tồi tệ vẫn tồn tại. Hệ thống này ảnh hưởng tới nhiều người. Trong dân chúng, người ta bảo nhau. “Ai có tiền, hảy vào đảng. Vào đảng sẽ giàu thêm”.
Mọi chức vụ và mọi quyết định của người ở chức vụ đều được trả giá. Theo tác giả Benoit de Tréglodé thì từ hai nhiệm kỳ đảng và chánh phủ gần đây, Thủ tướng muốn có đa số thì phải chi. Giá cho một Dân biểu bỏ phiếu thuận là 100 000 mỹ kim. Giá mua Ủy vìên Bộ chánh trị và Trung ương đảng cao hơn. Còn muốn làm Ủy viên Bộ Chánh trị phải trả hơn 1 triêu mỹ kim.
Như vậy quá hiển nhiên là Bắc kinh bỏ túi trọn đảng cộng sản ở Việt nam một cách êm ái. Ngược lại, đảng cộng sản ở Việt nam đã ăn thì phải ngoan và ngậm miệng để còn ăn nữa hoặc yên ổn để tiêu hóa. Việt nam có lên tiếng phản kháng Bắc kinh chiếm biển, uy hiếp chủ quyền, chỉ là nói cho có nói. Chớ thật sự hoàn toàn không nghĩ tới bảo vệ quyền lợi đất nước. Chỉ có đàn áp, bắt bớ, đánh đập dân chúng biểu tình chống Tàu là thiệt. Cướp đất của dân, đàn áp nạn nhơn chống đối là làm chí tình. Và nay làm luật bán đất 99 năm cũng là thiệt.
Cả hai đảng cộng sản Bắc kinh và Hà nội ngày nay tồn tại nhờ biết dựa trên hai cột trụ vững chắc ” quyền lực ” làm sức mạnh và ” tiền ” làm lý tưởng.
Có một giai thoại rất thú vị. Nó có thể lột trần bản chất cộng sản ở Việt nam. Trùm Thổ Phỉ Chu Chồ Sền gặp Tướng cộng sản Chu văn Tấn, bảo ” Chúng mày vì nghèo đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo đi làm thổ phỉ. Tụi mình giống nhau “. Chu văn Tấn bảo ” Không giống nhau nhưng không nói ra không giống ở điểm nào (Nguyễn Bình Phương, Xe lên, Xe xuống, xb Diển Đàn Thế kỷ, Huê kỳ).
Người cộng sản vốn không có đất nước (*), Việt nam là một bộ phận của Tàu, nên họ không có gì thiêng liêng để mất. Họ chỉ có giai cấp mà giai cấp cộng sản ngày nay, ở Tàu cũng như ở Việt nam, là giai cấp tư sản !
(*) Hồ chí Minh viết : “Cái danh tù Tổ quốc là do các chánh trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địc chủ và quyyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra chẳng cớ Tổ quốc, cững chẳng có biên giới (Báo Thanh Niên, phát hành tại Quảng Châu, ngày 22/12/1926)
Viết cho Ngày Việt Tộc Cứu Quốc Chủ Nhựt 10 tháng 6 2018:
Vì Sanh tồn Việt tộc, quyết đấu tranh để lấy lại Quyền tự chủ xoá bỏ những đạo Luật Bán nước, phản Nhơn quyền! – Phan Văn Song
« Dũng cảm, dũng cảm, và dũng cảm, sẽ cứu đượcTổ quốc – De l’audace, encore de l’audace, toujours de l’audace et la Patrie sera sauvée. » Georges Danton (1759-1794) »
Hiệp 1 : Hoản Luật Bán nước Nhơn dân Việt Nam hạ Đảng Cộng Sản 1 – 0:
Tin giờ chót để chận biểu tình và Tổng Nổi Dây:
Theo « thông cáo được phát đi lúc 3h sáng 9/6, Nhà cầm quyền Việt Nam (Đảng Cộng Sản Hà nội) đã thống nhứt với Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội xem xét lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chánh – kinh tế đặc biệt (luật đặc khu) từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.Việc đề nghị lùi thông qua dự án luật được thực hiện sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước.” (hết trích) …
Nghĩa là không bác bỏ, mà chỉ hoãn thôi …
Câu chuyện đặc khu đã làm cả nước sôi sục… vì không ngờ CSVN bán nước trắng trợn giữa ban ngày ban mặt như thế. Xin nhắc lại là ngày 15 tháng 6 nầy là ngày dự định Quốc hội bù nhìn gật đầu ký đồng thuận bán nước vĩnh viễn cho Tàu !
Mặc dù phe Nhà nước Cộng Sản đã xuống nước hoãn binh, nhưng cuộc Tổng Biểu Tình của toàn dân Việt khắp 5 châu thế giới VẪN đều đồng loạt cùng một Ngày Chúa Nhựt 10 tháng 6 vừa qua ào ào xuống đường. Từ hải ngoại xa xôi kêu gọi bạn bè ủng hộ đến quốc nội can cường dũng cảm trong lòng chế độ công an kìm kẹp của độc tài Cộng Sản, người dân Việt, trong ngoài như một đã đồng loạt ồ ạt xuống đường tỏ rõ quyết tậm không để nhà cầm quyền Cộng Sản ma giáo quỷ quyệt lường gạt dùng quốc hội gật để LÀM LUẬT « chánh thức hóa – quốc tế hóa » việc Bán Nước !
Và Toàn dân Việt đã thắng hiệp đầu 1 – 0
Cuộc tranh đấu của người dân Việt chống Cộng Sản độc tài vẫn còn dài :
Trong nước chẳng những, toàn dân cả nước, như một phép lạ… Xin trích bài viết (chữ xiên) của tác giả đàn anh Ngô Nhân Dụng trên mạng đầu tuần nầy :
« Không có “mật lệnh nào cả!” Đó là điều kỳ diệu trong “biến cố” ngày 10 Tháng Sáu, 2018. Không ai ra lệnh. Những người tham dự tự “ra lệnh” cho chính mình. Họ bày tỏ trên mạng. Facebook đã trở thành quảng trường vĩ đại, mọi người tụ tập dù không thấy mặt nhau. Những người đọc được, nghe thấy, tự động hưởng ứng mà không cần báo trước!
Một hiện tượng đặc biệt nữa của ngày 10 Tháng Sáu… « là hoạt động của các nhà báo tự do trên mạng. Ai cũng hào hứng chuyển đi những hình ảnh, tin tức và cảm nghĩ của mình, tới hàng triệu độc giả, khán giả. »
Đó một “phép lạ!” : và nhà báo đàn anh Ngô Nhân Dụng thuật lại lời của Hoàng Hưng một nhơn chứng trong nước :
« Phép lạ do Lòng Dân phát sinh ra, tất cả cùng sôi sục! Không cần phải có “lãnh tụ,” không cần ai dẫn dắt, vì “các cụ” đều bị canh giữ tại nhà, như Đỗ Trung Quân. Điều đẹp nhất là, hầu hết những người xuống đường là giới trẻ và những người lao động! » …
« Đảng Cộng Sản Việt Nam lo trấn áp dân những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng. Nhưng Việt Cộng không ngờ người dân những thành phố nhỏ hơn như Bình Dương, Mỹ Tho, Nha Trang, Cam Ranh, Nghệ An, Phan Rí, Phan Thiết cũng một lòng chống Trung Cộng và Việt Cộng!
« Như nhật báo Người Việt tổng hợp các tin tức trên mạng viết: Loạt hình ảnh được mạng xã hội Facebook loan tải cho thấy, lực lượng Cảnh Sát Cơ Động, vốn được mệnh danh là “Quả Đấm Thép” của Bộ Công An CSVN, đã thúc thủ trước những người biểu tình chống luật đặc khu và đôi khi biến thành bạo động tại Phan Thiết, Phan Rí của tỉnh Bình Thuận và Khu Công Nghiệp Tân Tạo (Pouyen), huyện Bình Chánh, thành phố Sài Gòn trong ngày ngày 11 Tháng Sáu, 2018.
Công an cảnh sát Việt Cộng đàn áp những người biểu tình ở Hà Nội nhanh chóng, nhưng họ đã thất bại ở một nơi bất ngờ nhất: Phan Rí. Nhà báo tự do Phạm Lê Vương Các báo tin: “Sau nhiều giờ cố thủ trong trụ sở công an, chiều nay lực lượng cảnh sát vũ trang đã buông bỏ vũ khí trước sức ép từ những người dân biểu tình tại Phan Rí, Bình Thuận.” Bây giờ ai cũng có thể coi trên Youtube những cảnh sát cơ động đầu hàng dân Phan Rí!
“Video phổ biến trên mạng xã hội cho thấy cảnh hàng trăm cảnh sát cơ động tự cởi bỏ mũ giáp, vũ khí trong hoàn cảnh bị người biểu tình bao vây, khống chế. Thậm chí, một số người dân đã chủ động giúp những các CSCĐ leo tường tháo chạy để bảo toàn tính mạng.”. Và đồng bào đối xử với những người biết “quay đầu lại với dân” với tấm lòng bao dung không ngờ: “Không hề có cảnh người biểu tình trả thù hay đánh đập những cảnh sát cơ động buông bỏ vũ khí mà trước đó vài giờ họ đã xung đột ‘một mất một còn.’. Ý nghĩa ngày Toàn Quốc Tổng Biểu Tình này, Mạnh Kim đã ghi nhận, đây mới thực là Ngày Thống Nhất và Ngày Giải Phóng! Từ Nam ra Bắc, “người dân thật sự giải phóng chính mình khỏi nỗi sợ hãi chế ngự bám chặt trong trí não.”. Dân hết sợ. Và Ngày 12 Tháng Sáu, bí thư Bình Thuận đã phải đi Phan Rí điều đình với dân!
Và nhà báo Ngô Nhân Dụng đã kết luận : « Cuộc tranh đấu bất bạo động và đầy tình người sẽ thay đổi tương quan giữa những người đàn áp và những người dân bị đàn áp. Đồng bào Phan Rí đã báo hiệu cuộc cách mạng mới của dân Việt Nam đã bắt đầu. »
Hiệp 2 : Luật An ninh Tin Mạng : IM MỒM, ĐỂ CHÚNG TAO BÁN NƯỚC!
Nhưng bất ngờ, ngày 12 tháng 06, Đảng Cộng Sản Hà nội, « thua me gở bài cào », dùng Quốc hội gật để cho thông qua Luật An Ninh Mạng !
Luật nầy xâm phạm Điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhơn Quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10-12-1948, và Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chánh trị của Liên Hiệp Quốc ngày16-12-1966, hiệu lực từ ngày 23-3-1976, xâm phạm quyền riêng tư và quyền tự do truyền thông là một trong các nhơn quyền cơ bản. Luât này còn buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp thông tin về người dùng bất cứ lúc nào, không qua tòa án, khôngcần chứng minh người đó phạm pháp hay không. Nói tóm lại, nhơn danh An ninh, Luật nầy tước quyền dùng Internet của các tổ chức, của cá nhơn đăng tên trên mạng Internet. (Việt Công đã gia nhập LHQ năm1977, và tham gia ký tên vào Công Ước ngày 24-9-1982). Xin trích dẫn nhà báo Từ Thức :
“Silence, on tue!“. Xin yên lặng, để chúng tao giết người. Cướp nhà, cướp của, lập đặc khu, bán đảo, bán nước. Luật an ninh mạng thông qua, sẽ chấm dứt Internet, chấm dứt Facebook, websites, báo mạng. Sẽ chỉ còn một nguồn thông tin: báo đảng. …. « Sẽ không còn suy nghĩ, sáng tác, nghệ thuật. Bạn sẽ sống ngập lụt trong một biển biểu ngữ. Và, tệ hại hơn nữa, để tránh tai bay vạ gió, bạn sẽ tự kiểm duyệt. Cả nước sẽ tự kiểm duyệt để an thân … »
Và Từ Thức kết luận : « Đó là mục tiêu của dự luật an ninh mạng: tạo một tâm não tự kiểm duyệt. Luật lệ hà khắc, tối mò, rắc rối, không ai hiểu nổi. Tòa án tay sai, man rợ. Bạn có thể bị mang ra hành tội bất cứ lúc nào, vì một câu thơ, một dòng chữ trên facebook không hợp ý các quan. Để được an thân, cả nước sẽ tự kiểm duyệt. Nhóm cầm quyền không thể tăng cường vô hạn hàng ngũ công an. Dư luận viên không hữu hiệu nữa. Cách hữu hiệu nhất, đỡ tốn kém nhất, là biến mỗi người dân thành một công an, tự kiểm soát chính mình. Mặc cho bọn cướp lộng hành. Silence, on vend ! Xin im lặng, để chúng tao bán nước.
Hiệp 3 : Sanh tồn Việt tộc trước Chiến lược Bành trướng của Hán tộc :
Câu hỏi đầu tiên về chuyện Luật Đặc khu. Luật Đặc khu tại sao phải ra lúc nầy ?
Từ những năm Việt Minh bắt đầu kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh và đám đệ tử Đệ Tam Cộng Sản Quốc tế đã ký giấy bán Việt Nam cho Cộng Sản Quốc tế và cho Đảng Cộng Sản Tàu lúc bấy giờ lãnh đạo bởi Mao Zedong rồi ! Bằng chứng là, trước ngày Việt Nam Cộng Hòa chúng ta mất nước một năm, Tàu đã vội vã, đánh chiếm Hoàng Sa, để « xí phần » biểu diễn xem tâm trạng đàn em. Và đàn em Hà nội, sẳn sàng, sung sướng chúc đàn anh chiếm đất thằng Ngụy – chứ không biết rằng là toàn Việt tộc đã bị cưởng chiếm. Và ngay sau ngày Hà nội cưởng chiếm toàn bộ đất nước Việt Nam. Cộng Sản Bắc Việt cũng phải dâng một lô đất thêm để trả nợ cho Tàu ! Sau đây là bảng kê khai những đất đai quốc gia, Cộng Sản Hà nội đã giao, cho không cho Tàu Cộng :
– Cao điểm biên giới thượng du Bắc Việt : Một giải đất 900 km2 + Ải Nam Quan + 1/2 Thác Bản Giốc và một phần bãi Tục Lãm.( Hiệp ước Biên giới 1999 ) đã cho Tàu thuê, vô thời hạn. Các cao điểm nầy đều là những yếu điểm chiến lược quân sự quan trọng về an ninh quốc gia. Đây cũng một giải đất rừng đầu nguồn bao gồm các cao điểm chiến lược trên biên giới phía Bắc. Khi lâm chiến dân quân Tàu sẽ chiếm giữ các cao điểm, bảo vệ trục tiến quân của quân xâm chiếm.
– Nóc nhà Tây nguyên Trung và Nam Việt : Một vùng chiến lược trọng yếu của Việt Nam Quốc gia xưa kia mệnh danh ” Hoàng triều Cương thổ “. Nay cho Tàu Cộng thuê nói là để khai thác mỏ bauxite từ Nhân Cơ xuống tới Tân Rai, Lâm Đồng. Đó cũng là Nóc nhà của Trung và Nam Việt Nam. Ai chiếm cứ Tây nguyên là khống chế cả Miền Nam Việt Nam.
– Yết hầu Vũng Áng Toàn khu vực nhà máy Formosa là một khu công nghiệp ” nhượng địa” với cảng nước sân Sơn Dương. Đây sẽ là nơi thường trúc cho một vạn dân quân đặc công Tàu , bất kỳ lúc nào cũng có thể đổ bộ cắt dứt yết hầu Việt Nam, cắt đôi Nam – Bắc hết đường cứu ứng. Mất đất, là một, chiếm đất là hai. Tàu còn có một kỹ nghệ thứ hai là xuất cảng người đi chiếm đất. Vì nạn nhơn mãn, đất chất người đông, từ ngàn xưa, dân tàu phải tha hương kiếm sống. Các di dân tàu là một sức mạnh kinh tế, chánh trị và quân sự. Đó là một :
– Đạo quân Thứ 5 – Cinquième colonne : Người dân Tàu ra vào Việt Nam không cần visa chiếu khán, không cần kiểm soát. Du lịch, ở lại làm ăn đều không có kiểm soát, trình diện. Nhà cầm quyền Việt Cộng lại cho phép người Tàu thành lập vô số làng cộng đồng Tàu ( chinatown ) từ Bắc chí Nam. Tiêu biểu như Đông Đô Đại phố, Bình Dương hay Khu phố chệt Đà Nẳng. Đây là các cơ quan gián điệp trong thời bình và là các đạo binh thứ 5 thời chiến.
Ấy là chưa kể toàn thể các công trình nhà máy, cơ sở, nhứt là các nhà máy nhiệt điện suốt dọc duyên hải từ Bắc chí Nam đều giao cho Tàu Cộng. Mỗi nơi có cả ngàn công nhơn Tàu lưu trú. Có khi có vợ con địa phương. Đó là các lực lượng (khi cần) võ trang. Đó là trên đất liền.
– Bây giờ đến BIỂN ĐÔNG: Từ các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đến đường Lưỡi Bò và ngày nay huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam cùng các bãi đá biến thành những căn cứ hải quân, những hàng không mẫu hạm cố định đang đóng binh giữ toàn bộ Biển Đông, Tàu đã kiểm soát tất cả các ngõ thông thương của Việt Nam.
Nói tóm lại, về quân sự, số phận nước Việt Nam hoàn toàn bị Tàu Cộng khống chế.
Do đó lý do gì phải làm luật Đặc Khu Kinh tế SEZ (special economic zone) ?
Đây có phải là ba căn cứ « hậu cần chiến lược hay là ba căn cứ tiếp vận – logistics » không ? Vân Đồn – Vân Phong – Phú Quốc cho kế hoạch ” Một Vành Đai – Một Con Đường ” ( One Belt – One Road ), nghĩa là ” Con Đường Tơ Lụa ” trên biển của Tàu Cộng không ?
Nên nhớ với Luật Đặc Khu Kinh tế, dù 99 năm hay 70 năm đi nữa, thì các Đặc Khu ấy là đất Tàu. Người Việt Nam ta ra vào phải có visa. Nhớ chăng, hồi xưa, những năm 1950, Sài gòn lên Dalat phải có thông hành Laissez-Passer, vì Đà Lạt thuộc « Hoàng Triều Cương thổ » ? Ba Đặc khu dĩ nhiên không nói sẽ bán cho Tàu, chỉ nói bán cho người nước ngoài nhưng với từ ngữ Việt Cộng đã thường gọi Tàu chiến Trung Cộng là Tàu lạ. Thì cho « người lạ » thuê đất là cho người Tàu thuê đất đó thôi !
Chiến thuật chuổi hột ngọc trai : Ba Đặc Khu tương lai sẽ là ba hột ngọc trai của xâu chuổi ngọc trai kéo dài từ Hoa lục qua Tam sa, xuyên Biển Đông, mạn Đông xuôi Nam. Trong đất liền, từ biên giới Việt-Nam Hoa Lục, qua các Đặc Khu Lào Miên dọc đường Trường Sơn Tây – đường mòn Hồ Chí mình cũ, chạy dài đến cảng Sihanouk Ville Cao Miên. Ngày mai, ba Đặc Khu Việt Nam, ba miếng đất hoàn toàn Trung Cộng, với cư dân Tàu sẽ làm hậu cần : từ Phú quốc ra vào với Sihanouk Ville. Cũng từ Phú quốc, xuôi Nam, qua eo Malacca đi tiếp đến các cảng của chuổi hột trai là cảng Gwada Tàu đã thuê được ở Pakistan, cảng Hambantota của Sri Lanka, cảng Chittagong của Bangla Desh, cảng Kyauk Phyu của Miến Điện. Nhờ những cảng ngọc trai nầy Tàu chẵng những thoát sự kềm chế dòm ngó của Ấn độ, còn bao vây ngược được cả Ấn Độ.
Chiến thuật Chuổi ngọc trai, là một chiến thuật của Tàu Cộng để tự nuôi sống, giữ con đường lụa chiến thuật tiếp vận nguyên nhiên liệu (dầu hỏa, hàng hóa xuất nhập cảng với Phi và Âu Châu. Làm sao phải tiếp cận với Port Soudan, nơi những tàu dầu của Trung Cộng đến nhận hàng.
Và để giữ vững con đường hàng hải tiếp vận nầy Tàu vừa thuê được một cảng quân sự ở Djibouti trên Biển Đỏ năm 2017. Đây là cảng quân sự Tàu đầu tiên ngoài đất Tàu !
Đó là con đường chiến lược bành trướng Nhứt Đái, nhứt lộ – One Road One Belt của Tàu ! Tàu sẽ không dễ dàng, tự động buông bỏ vụ Ba Đặc Khu Kinh tế ở Việt Nam đâu !
Để Kết Luận:
Phải đấu tranh sống còn cho Dân tộc Sanh tồn của Việt tộc ta :
Vận mạng quốc gia Việt Nam ngày nay là trong bàn tay của dân chúng Việt Nam ta !
Tương lai Việt tộc, tương lai dân tộc Đại Việt là do chúng ta !
Muốn ngày mai còn dân tộc Việt, còn tiếng Việt, còn Văn hóa Việt là do chúng ta !
Biểu tình, phản kháng, xuống đường, đình công, bãi chợ để giữ nòi giống, giữ hồn Việt tộc !
Đuổi những tên Cộng Sản bán nước đương quyền là bước đầu của Độc lập Tự Do !
Phải lấy lại Tự Chủ mới đòi lại được những phần đất biển đảo đã mất !
Chống Tàu Diệt Việt Cộng là Cứu Quốc, giữ Hồn Việt, Đạo Việt, người Việt !
Việt Nam Muôn Năm !
Việt tộc bất diệt !
Hồi Nhơn Sơn Viết cho ngày Toàn dân Cứu Nước !
Vinh Danh & Cám Ơn Đồng Bào Trong Ngoài Nước Việt Ta!
Vận nước tương lai Việt Nam là do Người Việt Nam ! Không nhờ ông Trump, Liên Âu, ai cả ! Nhờ Người là đối thoại với Đảng Cộng Sản Hà nội ! Là Xin Cho.
1/ Dân Việt đang làm lịch sử : Chống Luật Bán Đất
Cùng ngày Chúa nhựt 10/6, ngày kết thúc Giải Quần vợt Quốc tế Pháp tại Paris – tục gọi Giải Roland Garros tại Paris – Les Internationaux de France de Tennis-Paris ou Roland Garros.
Giải Quần Vợt Roland Garros. Paris thuộc Giải Quần Vợt thượng hạng loại Grand Chelem – Grand Slam, các đấu thủ thi tài đấu nhau trên sân đất nện – terre battue – clay.
Xin phép mở dấu ngoặc trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng tại đất nước. Nhưng đã lỡ nói, phải nói rõ :
(Grand Chelem-Grand Slam gồm 4 Giải Quần Vợt thi đấu trên 4 loại sân khác nhau, trong vòng 2 tuần, trên 4 Vùng Chiến thuật của Thế giới, 5 Châu 4 Bể (thật ra chỉ các xứ Âu Mỹ thôi!), trên 4 chiến (đấu) trường khác nhau do Hiệp Hội Quần Vợt Quốc tế – Fédération internationale de tennis tổ chức :
1- Giải Quần Vợt Úc Châu Melbourne – Open d’Australie Melbourne trên sân trãi thảm cao su hoá học – (plexicushion) hằng năm bắt đầu tuần thứ ba tháng Giêng.
2 – Giải Roland Garros Paris – trên đất nện – clay. Tổ chức hằng năm vào tuần cuối tháng 5.
3 – Giải Wimbledon tại London – sân cỏ – gazon – grass hay lawn tennis court . Hằng năm tuần cuối tháng 6.
4 – Giải New York Huê kỳ – New York US Open trên sân cứng -Decoturf – cuối tháng 8)
Cũng cùng ngày Chúa Nhựt ấy, ngày 10/6, cũng là ngày bắt đầu, tất cả toàn người Việt chúng ta :
– dù đã hai đời lưu vong, tha huơng cầu thực, tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại khắp năm châu bốn bể,
– hay dù đã kẻ trên 70 năm, người trên 40 năm ròng rã, bị nhốt trong căn nhà tù to lớn với chu vi 331 210 km², Đông ngó Biển Cả, Tây dựa Núi Cao, tuy không bị rào song sắt, nhưng vẫn phải bao nhiêu năm tháng sống dật dờ, lo sợ, nín thở qua sông, lẫm lủi qua ngày, sống trong một không gian đầy rẫy lính canh, công an, dùi cui, làm tiền, gát cửa, chận đường … Thế nhưng chỉ vì một dự luật đụng chạm đến tương lai đất nước, gia đình dân tộc : Dự luật cho Người lạ thuê đất 99 năm để làm Kinh tế … gọi là Luật Đặc Khu Kinh tế, gồm ba khu vực rất chiến lược của đất nước ta…, bỏ cả sợ sễt, bất chấp nguy hiểm, cho bản thân, cho gia đình, chỉ nghĩ đến tương lai dân tộc và đất nước đã, đều đồng loạt, xé rào, gan dạ, liều lĩnh, xuống đường biểu tình phản đối Đảng Cộng Sản đương quyền dự định ra lệnh các Đảng biểu của Quốc Hội «nghị-gật-đảng-biểu-dân-bầu » bấm máy « đồng-ừ » quyết định cho Nước Lạ, Nước Ngoài thuê ba Đặc Khu Kinh tế, viện cớ sẽ là những nơi trong tương lai Người Lạ, Người Ngoài sẽ hái ra tiền, làm giàu cho người Việt và đất nước Việt ta ! (sic) ! Thế nhưng, vì « khôn vặt nên không ngoan », vì Nhà Nước Việt Cộng ta, vốn « hèn với giặc ác với dân » quá quen rồi, nên buộc «cơ quan kèn loa tuyên truyền » không được gọi tên cúng cơm của đàn anh cha mẹ là Tàu là Chệt, là Trung Cộng, nên mỗi khi, chẳng may (cho dân Việt ta), thằng đàn anh, du côn hiếp đáp dân lành của ta. Mỗi khi ghe thuyền làm ăn của bà con dân đánh cá, ven biển người Việt ta chẳng may, vì đi miếng ăn, biển gần bờ ngày nay ngộ độc, vắng cá, vắng tôm, đành phải ra khơi xa, va chạm vùng chữ U tự xưng của chú Chệt đàn anh ngang ngược. Thì chú Chệt đàn anh chẳng nghĩ tình đồng chí 16 chữ vàng gì cả, dùng tàu sắt quân sự đâm chìm thuyền của bà con người Việt nghề chài, nghề lưới, đánh cá nuôi thân ! Muốn nín muốn dấu cũng không được, đám tuyên truyền, tuyên huấn, truyền thông Việt Cộng đành cũng phải được lệnh miễn cưởng phản đối đó thôi– vừa lòng dân, mị lòng người ! Thế nhưng, là phản đối « dỏm », cũng la làng đó, nhưng la làng dỏm, không dám vạch mặt chỉ tên, mà chỉ gọi khều khều, nhẹ nhẹ, là Tàu Lạ ! May quá, ông bà dân nhà quê mình, thuở xưa dốt nát, nên thấy dân di cư đất Hoa láng giềng quá nghèo quá khổ, qua đất Việt an lành ta tá túc đi bằng ghe thuyền nên gọi họ là dân Tàu… Thế là chú Chệt có thêm tên là Người Tàu. Và nay, cũng do đó, từ Tàu lạ, có hai nghĩa : một là thuyền lạ ! Cũng được do Đảng bảo dân nói Tàu lạ không phạm húy kêu tên cúng cơm là thuyền Trung Cộng ! Nhưng, nghĩa thứ hai là thằng Chệt lạ cũng là thằng Tàu lạ ! Người Hoa lạ (nói tử tế) !
Cũng đúng thôi ! Đó là thằng Tàu Lạ. Không tình, không nghĩa, chẳng bạn láng giềng gì gì cả ! Hay bạn vàng, tình đồng nghĩa chí, 16 chữ vàng, 4 chữ tốt, môi hở răng lạnh gì gì cả !
Chứ đâu phải những thằng bạn Tàu thiệt thuở xưa, cùng bắn đạn, bắt dế, lội rạch bắt cá lia thia với thằng tui ở Bến Tắm Ngựa, hay Lâm Minh Yun, hay Mạch Kinh Sanh cùng học Lycée Yersin Dalat, hay ông anh bạn già Trần Dũ hiện ở Little Saigon miền Nam Cali, tất cả đều bị cướp tài sản, đã vượt biên từ khuya rồi và nay đang sống ở khắp các phương trời kẻ bên Mỹ người bên Tây !
Vì luật Đặc Khu sẽ cho Người Lạ thuê 99 năm, nên dân Việt ta sau trên 40 năm nhẫn nại, nín thở qua sông, bổng thức tỉnh, nay nhận rõ là Văn Kiện cho Thuê đất LÀ một Văn Kiện BÁN ĐẤT !
Tuy hai quần đảo của ta, Hoàng Sa, Trường Sa, nó đã dùng vũ lực xâm lược chiếm mất rồi. Nhưng người Việt ta vẫn nghiến răng, thua trận chờ thời … để đó, sẽ một ngày tấn công chiếm lại. Vì dù Hoàng Sa, Trường Sa bị xâm chiếm quân sự, nhưng về mặt Luật lệ quốc tế, Tàu Cộng đang ở thế sai phạm. Các quốc gia của cả vùng Biển Đông đều đồng phản đối Tàu Cộng đang xâm chiếm bất hợp lệ các quần đảo Biển Đông, và cả hải phận Tàu hìng chữ U cũng lếu láo.
Nhưng một khi Việt Cộng ra luật cho thuê 99 rồi, là 99 năm của Người Lạ, 99 năm đất sẽ thuộc quốc gia Người Lạ. Mà Người Lạ đây trong từ ngữ, văn phong Cộng Sản Việt Là Tàu, là Hoa, là Chệt, nói tóm lại là của Trung Cộng !
Còn nói Đặc Khu Kinh tế sẽ mang lại giàu có cho dân Việt. Thử nhìn lại Hong Kong và Ma cao sau 99 năm thuộc Anh thuộc Bồ, người cư dân trên lục địa Tàu sống bên kia biên giới các Tô giới có giàu không ? Hay suốt thời gian ấy bao nhiêu người Hoa, mất mạng lội biển vượt biên ? Và hiện nay ở Hong Kong có bao nhiêu ổ chuột ? Người Anh giàu, người Bồ giàu đúng, người Tàu giàu thường quốc tịch Bristish, công dân Anh, hay quốc tịch Bồ… còn Tàu thiệt … ? Bao nhiêu ?
Hãy tiếp tục biểu tình :Dũng Cảm, Dũng cảm và Dũng cảm, Việt Nam sẽ giải thoát !
Và các cuộc biểu tình ngày ngày cứ thế, liên tục những ngày kế tiếp theo, 11, rồi 12, và tiếp nữa … Các thành phố lớn Sài Gòn, Hà Nội, đã đành vì những nơi ấy khách ngoại quốc du lịch đông, truyền tin thông tin sẽ nhanh chóng được truyền ra ngoài ; nhưng đến cả những thành phố nhỏ như của tỉnh Bình Thuận, dân chúng cần cù hiền lành của Phan Rí, của Phan Thiết cũng phải nổi giận … và đã cải hóa, làm mềm lòng đám công an … Và ở đây cũng là lần đầu tiên, công an lột giáp, bỏ dùi cui, bỏ súng … quy hàng người dân… và người dân hề hà, không thù oán, đưa bàn tay hiền hòa giúp đở anh công an hồi chánh. Và vì phương tiện truyền thông ngày nay quá khoa học, quá nhanh, ngoài tầm kiểm soát của « Ban Tuyên truyền Tuyên Huấn Kèn Loa Việt Cộng ». Nên Ngày 12/06, chỉ hai ngày sau. Quốc Hội Đảng Biểu vội vàng bấm nút ra Luật An Ninh Mạng
Nhờ thế là từ nay, Chánh Nghĩa sáng tỏ :
2/ Tổng Nổi Dậy để Sống Còn, Chận Bán Nước, Phá Khóa Mồm :
Cùng ngày Chúa nhựt 17/6, Giải Túc Cầu thế giới – Mondial World Cup FIFA bắt đầu. (Tôi viết tiếng Việt thiệt : Quần Vợt, Túc Cầu, Bóng tròn…!)
Cùng Chúa Nhựt 17/6 và bắt đầu từ đây trở đi, không còn những cuộc biểu tình nữa mà là một cuộc Tổng Nổi Dậy của toàn dân Việt Nam. Để giải thoát Dân Việt, Dất nước Việt ! Không cho Bán Nước ! Không cho Bịt Mồm Dân ! Muốn Vậy Chỉ một Giải Pháp Duy Nhứt :
Phải Giải thể Nhà cầm quyền Cộng sản, để Thoát khỏi ảnh hưởng Trung Cộng.
Việc ấy chỉ có Người Dân Việt Nam Trong Nước làm được mà thôi :
Người Dân đã bắt đầu cùng với tất cả toàn dânchúng.
Và các cựu hay đương đảng viên Đảng Cộng Sản, chần chờ gì nữa ?
Quý vị phải tự làm cuộc Cách Mạng, phải đứng về phía Toàn Dân !
Nếu quý vị tự hào nói quý vị là đảng viên của một Đảng Cách Mạng.
Quý vị phải làm Cách Mạng ! Hãy dẹp Bộ Chánh Trị Đảng đã đi Sai đường Dân tộc !
Đã Bán Nước còn Bịt Miệng Dân.
Kiểm Soát Tin Tức Mạng, là làm MẤT AN NINH,
Xâm Phạm Quyền Tự Do cá nhơn. Nhốt toàn bộ toàn Dân Việt vào một Nhà tù Trí tuệ, sau khi đã nhốt toàn dân vào một nhà tù thể xác !
– Các quan chức, trí thức, công cán chánh của đương quyền Cộng sản,
– Các quân nhơn, các nhơn viên quan chức các ngành an ninh công an, cảnh sát,
Các người có thể chấp nhận làm nhiệm vụ đảng giao bắt, cấm … gia đình mình, bà con mình, bạn bè mình, con cái mình theo Đảng đương quyền … để bán nước cho Tàu Cộng ?
– Các bạn, nhơn danh Đảng Cộng Sản quốc tế ngoại lai sẳn sàng, giúp Đảng Việt Nam BỊT MIỆNG, BỊT MồM người dân để Đảng Cộng Sản BÁN NƯỚC Việt Nam cho Tàu ?
Tỉnh dậy đi ! Hãy trở về với Dân tộc Việt, với Việt tộc, với nước Đại Việt và dân tộc Đại Việt !
Còn người Việt Hải ngoại chúng ta.
Tiếp tục biểu tình hằng mỗi Chúa Nhựt để cho bạn bè ngoại quốc hiểu rõ và giúp đở chúng ta . Liên lạc với các cơ quan truyền thông xứ bạn để giải thông tin tức đất nước !
VÀ TUYỆT ĐỐI :
– KHÔNG NHỜ Tổng Thống Mỹ TRUMP, Tổng Thống Tây MACRON, Thủ Tướng Đức … hay một lãnh tụ nào của Mỹ, Tây, Úc Âu Châu … nào cả.
Vì họ sẽ nói chuyện với đương quyền Cộng Sản Hà Nôi
Mà ngày nay Nhà Cầm quyền Hà Nội đã BỊ DÂN VIỆT NAM truất phế quyền rồi.
Nhờ ông Trump là chánh thống hóa Nhà Cầm quyền Cộng Sản Hà Nội
Yêu cầu quý vị ở hải ngoại
Không Kiến Nghị, Không Kháng Thư, không thư từ, đối thoại với Hà Nội.
Kết luận :
Sự tương quan hài hòa Chánh quyền/Người dân là nền tảng ổn định một xã hội.
Nếu một bên không thi hành nghiêm túc bổn phận của mình thì bên kia có quyền từ khước việc thi hành bổn phận của họ.
Nếu chánh quyền trở thành hung bạo, độc đoán, thì người dân sẽ không còn nghĩa vụ phải tuân phục chánh quyền nữa.
Khế ước của hai bên vì thế sẽ lập tức bị hủy bỏ.
Dân chúng, trong trường hợp này, dĩ nhiên sẽ đứng trong thế đề kháng chống lại chánh quyền để tự bảo vệ mình.
Chánh quyền không còn tư cách chánh quyền nữa. Sự chánh thống đã bị mất.
Từ xưa nay, không có chánh quyền nào là chánh quyền tự nhiên, mọi chánh quyền đều do khế ước, tức là mối tương quan hai chiều ấy, mà thành hình. Dân chủ là vậy!
Locke khẳng định rằng một khi chánh quyền không thi hành bổn phận của mình thì người dân có đầy đủ quyền hạn để từ khước thi hành bổn phận của họ đối với chánh quyền ấy. Một dân tộc chịu áp bức, bạo ngược của nhà cầm quyền có quyền nổi dậy chống lại, lật đổ chế độ.
Quyền nỗi dậy, chống lại áp bức của Nhà nước cho phép người dân cả quyền sát hại những người cầm quyền.
Locke còn nhấn mạnh rằng không nên hỏi người dân có quyền nổi dậy chống lại bạo quyền hay không ? – bởi vì chính bạo quyền đã vi phạm tinh thần khế ước mà hai bên đã chấp thuận tuân thủ. Phản ứng của người dân đối với bạo quyền như vậy là hoàn toàn chánh đáng. Phản ứng này đã đưa vào hệ thống hóa quyền lực để trở thành một thứ quyền bất khả nhượng, đó là quyền chống lại áp bức của nhà cầm quyền.
Và để kết thúc bài viết : Xin cúi đầu Cám Ơn toàn thể đồng bào:
Cám ơn tất cả những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam ngày nay đã biết lựa chọn đấu tranh để sửa sai cái quản lý kém của nhà cầm quyền hiện tại, ngày nay, toàn dân là những nhà đấu tranh cho nền dân chủ Việt Nam, đã biết quan tâm đến sự sanh tồn của đất nước và dân tộc.
Cám ơn tất cả những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam ngày nay đã biết tạo ra những xã hội công dân để đối thoại, để tạo đối tác chánh trị, để tham dự vào chánh trị, để làm phận sự công dân, lo cho việc chung, tiến tới một nền dân chủ tham dự, pháp trị và hiến định.
Hãy lắng nghe tiếng nói của công dân,
Hãy trả quyền công dân lại cho công dân!
Hồi Nhơn Sơn, Những ngày lịch sử tháng 6 2018
Phan Văn Song
Vui cười
Một nhà văn nổi tiếng nói:
– Phái nữ là những bông hoa. Cô gái trẻ là những bông hoa trong vườn mùa xuân. Người đàn bà độc thân là bông hoa trong bức tranh treo trên tường. Người đàn bà đã có chồng là bông hoa cắm trong lọ…
– Thế thì bà lão giống cái gì?
– Bà lão là bông hoa khô ép trong cuốn sách cũ – nhà văn đáp.
TT Trump gặp CT Bắc Hàn: Ai thắng & Ai thua? – Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi
I/ Diễn tiến quá bất ngờ ?
Quả thực là chuyện khó ai ngờ nổi trong giai đoạn vận động ứng cử TT Mỹ cách nay khoảng trên 2 năm , ông Trump là người duy nhứt trong khoảng hai chục người muốn ra tranh cử Tổng Thống đã dám tuyên bố là sẽ gặp lãnh tụ Bắc Hàn để noí chuyện giải quyết khủng hoảng nguyên tử. Lúc đó hầu hết ai cũng nghĩ ông này “lộng ngôn” quá đáng vì biết bao nhiêu TT Mỹ “quá giỏi” trong quá khứ rất muốn làm như vậy nhưng đều bị thất bại hết.
Rất bất ngờ ông Trump đã đắc cử Tổng Thống Mỹ và sau hơn một năm tranh chấp chỉ trích nhau kịch liệt , CT Kim Chánh Ân (Kim Jong-un) của Bắc Hàn đã đột nhiên vào ngày 09/03/2018 ngỏ ý muốn gặp TT Trump để giải quyết khủng hoảng. Ngay sau đó chúng tôi có viết bài bình luận đưa ra những lý do khiến cho CT Kim Chánh Ân phải trong thế hạ phong :
” TT Trump thực hiện chính sách “gây sức ép tối đa” trên nhiều bình diện:
a) về kinh tế
Mỹ thuyết phục được Trung Cộng, Nga và Liên Hiệp Quốc phong tỏa Bắc Hàn. Then chốt nhứt là giới hạn nhập cảng dầu xăng chỉ đủ sống “lây lất”. Mới đầu Trung Cộng và Bắc Hàn định dùng phương thức “ma giáo” như thời xưa để đối phó. Nhưng Mỹ, Nhựt và Nam Hàn dùng vệ tinh kiểm soát rất chặt chẻ để ngăn chận và TT Trump nhiều lần gián tiếp cảnh cáo Trung Cộng chớ vi phạm. Lần này Trung Cộng biết gặp tay “sừng sỏ chơi liều” nên không dám “thử sức” Mỹ.
b) về quân sự
Mỹ lần đầu tiên đã điều động nhiều hàng không mẫu hạm cùng một lúc đến gần vùng biển Bắc Hàn. Với sức mạnh quân sự này, Mỹ có thể tấn công huỷ diệt Bắc Hàn trong thời gian ngắn.
c) về ngoại giao
Mỹ đã thành công cô lập được Bắc Hàn với thế giới bên ngoài. Ngay Trung Cộng và Nga cũng phải chiều ý TT Trump vì quyền lợi quốc gia lớn hơn nên tại Liên Hiệp Quốc đã ký tên kết án và chấp thuận quyết định trừng phạt Bắc Hàn.
d) về tâm lý
TT Trump trong lúc tranh cử cho rằng nước Mỹ cần phải được khó lường hơn trong chính sách đối ngoại để đối thủ phải sợ và kính trọng mình. TT Trump đã đẩy lý thuyết này đến cực điểm để đối phó Bắc Hàn. Ông đã đe dọa Bình Nhưỡng với “lửa và cơn thịnh nộ” và với sự hủy diệt hạt nhân. Ông đã tự hào vì có nút bom nguyên tử lớn hơn nhà độc tài Bắc Hàn, mà ông nhạo báng là “Rocket Man Kim”. Song song, Tòa Bạch Ốc lại tung tin ra một lần nữa cho rằng TT Trump không hài lòng với kế hoạch của các chuyên gia và đã yêu cầu phía quân đội thiết kế thêm kịch bản tấn công.
Bắc Hàn đã có những nỗ lực đáng kể trong năm qua để tìm hiểu suy nghĩ của TT Trump. Cuối cùng, họ đi đến kết luận rằng họ không muốn mạo hiểm, bởi vì TT Trump thực sự có thể dùng đến quân sự đối phó. Xem ra, “sự điên rồ” của TT Trump đã thắng lớn. ” (xem Nguồn 1 phía dưới)
Quả thực Bắc Hàn ở trong thế vô cùng “kẹt” vì nếu bị cấm vận quá hữu hiệu của Liên Hiệp Quốc kéo dài thêm thì có thể bị nạn chết đói kinh khủng như từng xảy ra vào năm 1994 khiến cho 2,5 triệu người bị chết. Đó có lẽ là nguyên nhân chính đáng nhứt khiến CT Kim Chánh Ân phải thả 3 con tin quốc tịch Mỹ và hủy bỏ hệ thống hầm thử bom nguyên tử Punggye-ri vào ngày 24/05/2018.
II/ Bị “phá thúi” ?
Có lúc Hội Nghị Thượng Đỉnh tưởng chừng không xảy ra vì phía Bắc Hàn giận dữ chửi bới Mỹ thậm tệ vì bị “mắc bẩy” xuyên tạc của giới truyền thông “dòng chính” muốn “phá thúi” TT Trump nên đã “diễn dịch sai” thêm rằng giải pháp Libya của ông Bolton (Cố vấn An ninh Quốc gia) chủ trương là khiến cho CT Kim Chánh Ân rốt cuộc phải chết như nhà độc tài Gaddafi (1951–2011) đã bị. Tình hình trở nên “hận thù” gay gắt khiến cho TT Trump phải đưa tới quyết định vào ngày 24/05/2018 viết thư thẳng cho CT Kim Chánh Ân là hủy bỏ không tham dự hội nghị nữa.
Điều không ai ngờ nổi đó lai là nước cờ cao khiến cho Bắc Hàn cuống quít lên chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau , CT Kim Chánh Ân lập tức phải gặp TT Nam Hàn để “năn nỉ” nhờ làm môi giơí thuyết phục TT Trump rút lại quyết định hủy bỏ hội nghị đó đi. TT Trump chỉ trông chờ có nhiêu đó thôi để vào ngày 25/05/2018 chính thức “bật đèn xanh” tiến hành lại tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh vào ngày 12/06/2018 tại Singapore như đã từng dự trù trước đây. Mọi chuyện chuẩn bị tiến hành tốt đẹp hơn dự liệu.
TT Trump đã xử dụng những nhân sự có khả năng giỏi đàm phán và hiểu chuyện Đại Hàn (Korea) nhứt. Đáng kể trong đó có Ngoại trưởng Pompeo (từng là Tổng Giám Đốc CIA) và Đại sứ Sung Yong Kim (gốc Đại Hàn). Phía Bắc Hàn , CT Kim Chánh Ân cử ngay ông Kim Yong Chol (từng cầm đầu tình báo Bắc Hàn) sang Hoa Kỳ để làm Tiền Hội Nghị trước với Ngoại Trưởng Pompeo. Sau khi đồng thuận với nhau , ông Kim Yong Chol tới Tòa Bạch Ốc đưa văn thư chính thức của CT Kim Chánh Ân gửi cho TT Trump. Tới thời điểm này nếu tinh ý sẽ thấy TT Trump đứng vào thế thượng phong vì Bắc Hàn muốn “bất cứ giá nào” phải giải quyết nhanh chóng khủng hoảng bị “cấm vận”. Quả nhiên nhờ thế , Hội Nghị Thương Đỉnh đã diễn ra đúng như dự định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore.
III/ Cú bắt tay lịch sử Mỹ & Bắc Hàn ?
Phải nói là “lịch sử” , bởi vì đã 70 năm từ ngày thành lập Bắc Hàn (Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên) lần đầu tiên một lãnh tụ quốc gia này “tự nguyện” mong muốn gặp & bắt tay một TT Mỹ. Có lẽ dân tộc cả 2 miền Đại Hàn đều xúc động thấy viễn ảnh chiến tranh nguyên tử có thể biến mất. TT Trump đã không quá “lộng ngôn” khi nói rằng là hội nghị đã cứu sống 50 triệu sinh mạng dân Đại Hàn , bởi vì cuộc chiến 1950 – 1953 với vũ khí cổ điển trước đây đã gây thiệt hại đến 4 triệu người. Nếu trận chiến nguyên tử bùng nổ tại Đại Hàn thì có thể lôi kéo trở thành Thế Chiến Thứ Ba với thiệt hại kinh khủng cho cả nhân loại. Hội nghị chấm dứt nhanh chóng hơn dự liệu cho thấy mọi chuyện đã chuẩn bị kỹ càng trước để tránh tranh cải dẫn đến thất bại làm mất mặt đôi bên. Hai nguyên thủ quốc gia có lẽ chỉ tới để bắt tay làm quen với nhau và làm show tuyên truyền nâng cao uy tín của họ trên diễn đàn thế giới
IV/ Nội dung chính trong bản tuyên bố chung giữa Mỹ & Bắc Hàn
Tựu trung gồm bốn điểm chính (xem Phụ Đính phía dưới):
1. Mỹ và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ mới
2. Mỹ và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên sẽ cùng nỗ lực xây dựng hòa bình lâu dài và ổn định ở bán đảo Triều Tiên
3. Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên
4. Mỹ và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên cam kết sẽ tìm thi hài các tù nhân và binh sĩ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA)
V/ Ai thắng?
1) Dĩ nhiên như nêu trên dân tộc Đại Hàn cả 2 miền Nam Bắc được thụ hưởng sự thắng lợi ngoại giao này hơn ai hết. Họ không còn phập phòng lo sợ như trong quá khứ bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiến tranh nguyên tử. Rất có thể với chính sách hòa dịu. tương tự đã áp dụng thành công giữa Tây Đức & Đông Đức trong 20 năm (1969 – 1989) – sẽ xóa bỏ hận thù vô lý giữa 2 miền Nam Bắc để tiến tới thống nhứt không đỗ máu như nước Đức vào năm 1990.
2) Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in uy tín lên cao vút và rất có thể cùng với đảng cầm quyền sẽ thắng cử để điều khiển đất nước này ít nhứt trong một thập niên tới – giống như đã xảy ra với Đảng Dân Xã SPD của Thủ Tướng Willy Brandt khi đưa ra chính sách hòa dịu được lòng cử tri -.
3) Tổng Thống Mỹ Trump đã gặt hái một thành công ngoạn mục trên chính trường thế giới. Ba vị Tổng Thống tiền nhiệm đã thất bại đối phó với chế độ độc tài Bắc Hàn thì chỉ xấp xỉ hơn một năm cầm quyền TT Trump đã “đão ngược” tình thế khiến cho CT Kim Chánh Nhật phải “cầu lụy” muốn gặp để đàm phán trong tư thế hạ phong. Biết đâu kết quả vẽ vang này sẽ khiến đảng cầm quyền Cộng Hòa sẽ thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 tới này.
4) CT Kim Chánh Ân của Bắc Hàn đã dám đưa tới một quyết định có lợi cho dân chúng 2 miền Nam Bắc để tránh những rũi ro chiến tranh nguyên tử xảy ra bất cứ lúc nào. Rất có thể ông thành công khéo léo khai thác “đu dây ngoại giao” để đưa Bắc Hàn ra khỏi nạn nghèo đói mà 2 thế hệ ông cha đã thất bại.
VI/ Ai thua?
1) Rõ ràng là hệ thống báo chí truyền thông Mỹ & quốc tế “dòng chính” với khynh hướng thiên tả đã thất bại nặng nề với âm mưu tung ra những tin tức bình luận có tính cách “phá thúi” để kế hoạch ngoại giao này của TT Trump thất bại. Trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnnh khai mạc theo thăm dò có tới 72 % dân chúng Mỹ ủng hộ chính sách ngoại giao đối phó với Bắc Hàn của chính phủ TT Trump. Theo đà này dân chúng Mỹ tiếp tục không còn tin nhiều những tin tức bình luận kiểu “phá thúi” nữa.
2) Trung Cộng để vuột ra khỏi tầm tay ảnh hưởng tới những quyết định giữa Mỹ & Bắc Hàn. Nhiều dấu hiệu cho thấy thái độ của CT Kim Chánh Ân thích lối sống ít nham hiểm của Âu Mỹ hơn và rất có thể Bắc Hàn lấy kinh nghiệm của Triều Tiên đã xa lánh Trung Cộng mà đi với Âu Mỹ , bởi vì có láng giềng nguy hiểm như kiểu Trung Cộng thì có ngày bị mất nước.
VII/ Kết luận
Trong bài biên khảo trưóc hồi tháng 3 / 2018 (xem Nguồn 1) bàn về chuyện Bắc Hàn , chúng tôi có đưa nhận xét đoán trước :
“TT Trump luôn luôn hãnh diện là truyền nhân của Cố TT Reagan, nên đã áp dụng hầu như toàn bộ chánh sách của ông này và nhờ đó đã gặt hái nhiều thành công ngay năm đầu. Đáng kể nhứt là phục hồi & gia tăng kinh tế, giảm mạnh mẽ nạn thất nghiệp, kỷ lục chỉ số chứng khoán, giải trừ hiểm hoạ quân đội Nhà Nước Hồi Giáo IS….
Biết đâu TT Trump cũng theo phương cách “tháu cáy” của Cố TT Reagan để giải quyết hiểm hoạ Bắc Hàn mà từ mấy chục năm qua chưa có vị TT Mỹ nào làm được.”
Mà nay quả đúng vậy với phương cách “đặc biệt tháu cáy” này TT Reagan đã trị được cộng sãn Liên Xô (xem Nguồn 2) và nay TT Trump cuối cùng khuất phục được Bắc Hàn đến nổi CT Kim Chánh Ân đã ký kết tại Singapore rằng: “cùng nỗ lực xây dựng hòa bình lâu dài & ổn định và phi hạt nhân hóa hoàn toàn ở bán đảo Triều Tiên”
Nhìn lại mà thấy buồn cho Việt Nam chúng ta khi Trung Cộng làm áp lực muốn chiếm đoạt từ từ đất nước chúng ta qua chiêu bài mướn đặc khu 99 năm cho 3 địa điểm Nam Trung Bắc vô cùng chiến lược. Rất tiếc trong thời điểm lịch sử 1975 không xuất hiện TT Reagan hoặc TT Trump để đủ tài trí đối đầu cộng sãn.
Thay vào đó là ê kíp Kissinger (quân sư gốc Do Thái) và Schlesinger (bộ trưởng Quốc phòng gốc Do Thái) đã âm mưu bán đứng Hoàng Sa và Biển Đông cho Trung Cộng.
Tiếc thay!
Một hy vọng trong tình hình “chông chênh” của đất nước chúng ta là TT Trump tạm giải quyết xong chuyện Bác Hàn thì có thì giờ đối phó với Trung Cộng (xem Nguồn 5). Biết đâu ngày nào đó lực lượng Hải Quân Mỹ “va chạm” với Trung Cộng tại Biển Đông khiến cho tình hình sẽ biến đổi nhanh chóng và Việt Nam có cơ hội “thoát Trung”.
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi
12 Tháng 6, 2018
Xin click xem thêm các bài viết của tác giả trên trang web Việt Báo:
https://vietbao.com/a282071/tt-trump-gap-ct-bac-han-ai-thang-ai-thua-
Nguồn 1: Tại sao lãnh tụ Bắc Hàn muốn gặp TT Trump?
https://vietbao.com/a278518/ly-ky-tai-sao-lanh-tu-bac-han-muon-gap-tt-trump-
Nguồn 2: Mưu kế độc đáo của TT Reagen phá nát Liên Xô
https://www.ngo-quyen.org/a6389/bi-an-lich-su-tai-sao-buc-tuong-berlin-bat-ngo-sup-do-
Nguồn 3: Tiểu sử Kissinger cho thấy gốc Do Thái
https://www.biography.com/people/henry-kissinger-9366016
Nguồn 4: Tiểu sử Schlesinger cho thấy gốc Do Thái
https://en.wikipedia.org/wiki/James_R._Schlesinger
Nguồn 5: TT Trump “trị” Trung Cộng
https://www.ngo-quyen.org/a5783/2017-mot-nam-quyet-dinh-tt-trump-se-danh-trung-cong-
https://www.ngo-quyen.org/a5834/tt-trump-theo-chan-tt-reagan-than-dau-2017-nien-lai-kien-thai-binh-
Phụ Đính:
Tuyên bố chung giữa TT Trump & CT Kim Jong Un
President Donald J. Trump of the United States of America and Chairman Kim Jong Un of the State Affairs Commission of the Democratic People’s Republic of Korea (DPRK) held a first, historic summit in Singapore on June 12, 2018.
President Trump and Chairman Kim Jong Un conducted a comprehensive, in-depth, and sincere exchange of opinions on the issues related to the establishment of new U.S.-DPRK relations and the building of a lasting and robust peace regime on the Korean Peninsula. President Trump committed to provide security guarantees to the DPRK, and Chairman Kim Jong Un reaffirmed his firm and unwavering commitment to complete denuclearization of the Korean Peninsula.
Convinced that the establishment of new U.S.-DPRK relations will contribute to the peace and prosperity of the Korean Peninsula and of the world, and recognizing that mutual confidence building can promote the denuclearization of the Korean Peninsula, President Trump and Chairman Kim Jong Un state the following:
1. The United States and the DPRK commit to establish new U.S.-DPRK relations in accordance with the desire of the peoples of the two countries for peace and prosperity.
2. The United States and the DPRK will join their efforts to build a lasting and stable peace regime on the Korean Peninsula.
3. Reaffirming the April 27, 2018 Panmunjom Declaration, the DPRK commits to work towards complete denuclearization of the Korean Peninsula.
4. The United States and the DPRK commit to recovering POW/MIA remains, including the immediate repatriation of those already identified.
Having acknowledged that the U.S.-DPRK summit – the first in history – was an epochal event of great significance and overcoming decades of tensions and hostilities between the two countries and for the opening of a new future, President Trump and Chairman Kim Jong Un commit to implement the stipulations in this joint statement fully and expeditiously. The United States and the DPRK commit to hold follow-on negotiations led by the U.S. Secretary of State, Mike Pompeo, and a relevant high-level DPRK official, at the earliest possible date, to implement the outcomes of the U.S.-DPRK summit.
President Donald J. Trump of the United States of America and Chairman Kim Jong Un of the State Affairs Commission of the Democratic People’s Republic of Korea have committed to cooperate for the development of new U.S.-DPRK relations and for the promotion of peace, prosperity, and security of the Korean Peninsula and of the world.
June 12, 2018
Sentosa Island
Vui cười
Một cặp vợ chồng già đã trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, họ ăn uống theo chế độ và tập thể dục thường xuyên. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt, họ lên thiên đàng và được Thánh Pierre đón tiếp nồng hậu. Thánh Pierre đưa hai người đi tham quan nhà bếp khổng lồ, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi golf… Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi Thánh Pierre:
– Chúng tôi có phải trả tiền các dịch vụ không?
– Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà. – Thánh Pierre trả lời.
Đến giờ ăn, Thánh Pierre đưa hai cụ đến bàn bày thức ăn linh đình. Cụ ông hỏi:
– Tất cả các món ăn này đều miễn phí à?
– Tất nhiên. – Thánh Pierre trả lời.
– Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đường, cholesterol à?
– Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đàng mà. Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị béo phì, đái đường hay nhồi máu cơ tim…
Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, quay sang bà vợ quát to:
– Tất cả do lỗi của bà! Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục, thì tôi đã lên đây sớm hơn 10 năm!
Vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn – Trọng Đạt
Sơ lược Nam-Bắc Triều Tiên
Năm 1944 Cộng Sản Nga nhân cơ hội đánh Đức quốc xã chiếm luôn nhiều nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Đông Đức… và dựng lên các nước chư hầu CS tại đây.
Năm 1945 quân Nhật đầu hàng đồng minh, Triều Tiên thuộc địa của Nhật bị chia đôi, phía trên vĩ tuyến 38 thuộc ảnh hưởng Nga, phần dưới ảnh hưởng Mỹ. Tháng 10 năm 1949 Mao Trạch Đông thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sau khi chiếm gần hết Hoa Lục. Từ 1944 người Mỹ nhường cho Staline chiếm Đông Âu để nhờ Nga phụ giúp đánh quân Nhật tại mặt trận Á châu khi cuộc chiến Âu châu chấm dứt. Năm 1949 TT Truman để mất Trung Hoa vào vào CS khiến cán cân lực lượng giữa Thế giới tự do và khối CS lệch hẳn đi.
Trước năm 1945 trên thế giới chỉ có một mình nước Nga theo CS nhưng sau đó như ta đã thấy Nga chiếm và dựng lên nhiều nước CS tại Đông Âu và từ 1949, 1950 nước Trung Hoa khổng lồ cũng gia nhập hàng ngũ Đệ Tam Quốc tế. Khi nhường cho Nga chiếm Đông Âu 1944 và để mất Trung hoa năm năm sau đó, người Mỹ ngây thơ lạc quan tin tưởng Thế chiến đã hoàn toàn kết thúc. Tháng 8-1949 nước Nga thử quả bom nguyên tử đầu tiên thành công nhờ đánh cắp tài liệu Mỹ, cùng với sự thắng lớn tại Trung Hoa nay Nga không còn e sợ và công khai đối đầu với Mỹ.
Tháng 6-1950, nửa năm sau cuộc nội chiến Trung Hoa, Nga, Trung Cộng yểm trợ cho Bắc Hàn mở cuộc xâm lăng Nam Hàn gây lên cuộc chiến tàn khốc kéo dài ba năm tới tháng 7-1953 mới chấm dứt. Cuộc chiến Triều Tiên thể hiện sự thách thức của Cộng Sản Nga-Tầu đối với Mỹ, nó thể hiện sự hành trướng của Chủ nghĩa CS tại Á Châu, Hoa Kỳ bắt đầu sợ hãi mối hiểm họa diễn ra trong những ngày tháng tới
“Qua kinh nghiệm đau thương Trung Hoa và nhất là Triều Tiên, người Mỹ mới nhận ra mối nguy Cộng Sản bành trướng tại Đông Nam Á, nhưng họ biết trễ mất 5 năm”
(Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 27)
Cuộc chiến 1950-1953 đã gây cho hai miền nhiều thiệt hại nặng nề: Nam Hàn có 776 ngàn lính chết và mất tích, bị thương, gần 1 triệu thường dân chết bị thương trong khi Bắc Hàn ước lượng có một triệu 300 ngàn lính chết và bị thương, mất tích (Korean War, Wikipedia), có khoảng 1 triệu 550 ngàn thường dân chết và bị thương. Phía Mỹ có 36,516 người tử trận (United States military casualties of war, Wikipedia)
Nay dân số Nam Hàn là 51 triệu đứng thứ 27 trên thế giới, dân số Bắc Hàn 25 triệu đứng thứ 52 trên thế giới (List of countries by population, Wikipedia)
Về Tổng sản lượng kinh tế Nam Hàn nay đứng thứ 11 trên thế giới với 1, 538 tỷ Mỹ kim (một ngàn 538 tỷ), Bắc Hàn chỉ có 17 tỷ 400 triệu đứng thứ 113 trong số 211 nước trên thế giới (List of countries by GDP Wikipedia).
Lợi tức đầu người trung bình tại Nam Hàn là 29,891 Mỹ kim đứng thứ 27 trên thế giới, lợi tức đầu người Bắc Hàn 665 Mỹ kim thứ 176, còn thua xa CS Việt Nam (2,304 Mỹ kim).
Về phương diện quân sự Quốc phòng trang Hỏa lực toàn cầu (Globalfirepower.com), một tài liệu công phu uy tín cho biết Nam Hàn đứng thứ 7 trên thế giới (sau Mỹ, Nga, Trung Cộng, Pháp, Anh và trên Nhật, Thổ nhĩ kỳ, Đức..), Ngân sách Quốc phòng của Nam Hàn là 40 tỷ. Bắc Hàn đứng thứ 18 trên thế giới với Ngân sách quân sự là 7 tỷ rưỡi.
Như trên Nam Hàn hơn Bắc Hàn về mọi phương diện: Dân Nam Hàn đông gấp hai Bắc Hàn (51/25), Tổng sản lượng kinh tế gấp 90 lần Bắc Hàn (1,538/17), Lợi tức đầu người gấp 45 lần Bắc Hàn (29,891/665), Ngân sách quốc phòng gấp 5 lần rưỡi Bắc Hàn (40/7.5)… Vì thua Nam Hàn mọi mặt nên họ nghĩ ra cách để tồn tại bằng chế tạo bom Nguyên tử làm bửu bối
Vũ khí hủy diệt hàng loạt
Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, các nước khác hoặc đánh cắp tài liệu như Nga, Trung Cộng hoặc mua bí mật… Mỹ cũng là nước duy nhất đã xử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh (1945). Về số lượng, Mỹ là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất.
Từ 1940 tới 1996 (56 năm) Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại. Sô Viết đã chế khoảng 55,000 đầu đạn NT từ 1949, Pháp chế 1,100 đầu đạn NT từ 1960, Anh chế 835 đầu đạn NT từ 1952, Trung Cộng chế 500 đầu đạn từ 1964, các nước khác có tổng cộng khoảng 500 đầu đạn. Từ 1962 Mỹ thử bom nguyên tử dưới đất (thôi thử trên mặt đất). Kho vũ khí NT của Mỹ nhiều nhất là 31,355 đầu đạn vào năm 1967, nay chỉ còn 4,018. (Wikipedia. Nuclear weapons and the United States).
Trên thế giới nay các nước có bom hạt nhân gồm: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Cộng, Ấn Độ, Hồi Quốc (Pakistan), Bắc Hàn, Nam Phi, ba nước thuộc địa cũ của Nga Kazakhstan, Belarus, Ukraina. Nay Nam Phi đã phá hủy bom nguyên tử đầu thập niên 90, ba nước thuộc địa cũ đã trao trả lại cho Nga.
Từ 1963 Bắc Hàn nhờ Nga Sô giúp chế tạo vũ khí nguyên tử nhưng bị từ chối, họ chỉ giúp phát triển nguyên tử phụng sự hòa bình, sau này Trung Cộng cũng từ chối giúp, dù Mỹ, Nga, Trung Cộng đều không muốn phổ biến thứ giết người hàng loạt cho các nước nhỏ.
Thập niên 90, Bộ thông tin Bắc Hàn tuyên bố Mỹ đã đe dọa Bắc Hàn bằng vũ khí nguyên tử, họ muốn xóa bỏ Bắc Hàn, năm 1994 (thời TT Clinton) Bắc Hàn thỏa thuận với Mỹ hủy bỏ chương trình chế tạo bom nguyên tử để bình thường hóa quan hệ và được trợ giúp về năng lượng. Năm 2002 Bắc Hàn cho Mỹ biết họ chưa có bom nguyên tử nhưng có quyền làm bom nguyên tử, họ đuổi tranh tra thuộc sở Nguyên tử năng quốc tế. Năm 2003 Bắc Hàn rút ra khỏi Thỏa ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, bom nguyên tử là lá bài của họ để Mỹ không can thiệp vào Triều Tiên và Nam Hàn không được đe dọa họ.
Chương trình chế tạo bom nguyên tử của Bắc Hàn bắt đầu từ thập niên 80. Ngày 9-10-2006 Bắc Hàn tuyên bố thử thành công bom nguyên tử ngầm dưới đất nhỏ hơn một kiloton (1 kiloton bằng 1,000 tấn TNT). Ngày 6-1-2007 họ tuyên bố có bom nguyên tử.
Ngày 17-3-2007 Bắc Hàn tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy chế tạo bom nguyên tử, sau đó Bắc Hàn ký một thỏa thuận với Nam Hàn, Mỹ, Nhật, Trung Cộng, Nga để đổi lấy viện trợ về nhiên liệu, Hiệp ước này bị hủy bỏ khi Bắc Hàn phóng vệ tinh năm 2009. Ngày 25-5-2009, Bắc Hàn thử bom nguyên tử lần thứ hai được ước lượng từ 2 tới 7 kilotons tại một tỉnh đông bắc của Triều tiên, cuộc thử nghiệm đã đưa tới động đất.
Tháng 2-2012, Bắc Hàn lại tuyên bố chấm dứt thử bom hạt nhân và thương thuyết với Mỹ cho phép cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tới điều tra, Mỹ tuyên bố Bắc Hàn có thiện chí và chở viện trợ nhân đạo tới giúp Bắc Hàn. Sau đó tháng 4-2012, Bắc Hàn lại phóng hỏa tiễn tầm xa và Mỹ không cấp cho họ thực phẩm nữa.
Ngày 11-2-2013, Bắc Hàn bá cáo thí nghiệm bom hạt nhân lần thứ ba thành công và một đầu đạn nguyên tử mạnh hơn trước, Nam Hàn ước lượng nó vào khoảng từ 6 tới 9 kilotons, một trung tâm nghiên cứu Đức nói nó khoảng 40 kilotons nhưng tới thàng 1- 2016 người Đức duyệt lại và nói nó chỉ vào khoảng 14 kilotons
Ngày 6-1-2016 Bắc Hàn thử nghiệm bom nguyên tử lần thứ tư, họ nói là đã thử nghiệm thành công bom khinh khí H nhưng chuyên viên Nam Hàn không tin là họ có bom H. Các nước trên thề giới và cả NATO, Trung Cộng đã lên án Bắc Hàn đe dọa an ninh thế giới và vi phạm Quyết định của Liên Hiệp Quốc. Ngày 7-2-2016 Hắc Hàn phóng vệ tinh. Ngày 9-9-2016 họ thử nghiệm bom nguyên tử lần thứ năm và cho biết có thể để trên hỏa tiễn bắn đi xa.
Ngày 18-2-2017 Trung Cộng tuyên bố ngưng nhập cảng than của Bắc Hàn để chống chương trình làm hỏa tiễn gắn đầu đạn nguyên tử của họ, ngày 6-3-2017 Bắc Hàn phóng bốn hỏa tiễn về phía biển Nhật Bản đã bị Nam Hàn và Liên Hiệp Quốc lên án. Ngày 15-4-2017, Bắc Hàn tổ chức duyệt binh nhân ngày sinh 105 của chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội Kim Jong Un, họ thử hỏa tiễn lần thứ sáu nhưng thất bại. Ngày 16-4-2017 Bắc Hàn cho thử một hỏa tiễn nhưng nó nổ tung ngay sau khi phóng, gần cuối tháng Trung Cộng cho biết nếu Bắc Hàn còn thử nghiệm nữa sẽ bị họ trừng phạt kinh tế. Ngày 28-4-2017 Bắc Hàn lại phóng hỏa tiễn nhưng bị nổ ngay
Ngày 4-7-2017 họ phóng một hỏa tiễn lên cao kéo dài 39 phút (930 km), Mỹ tiên đoán Bắc Hàn sẽ có hỏa tiễn liên lục địa vào năm 2018. Ngày 28-7-2017 họ phóng một hoản tiễn cao 3,700 km chạy được 1,000 km, có thể bắn tới Mỹ.
Ngày 3-9-2017, họ tuyên bố thử nghiệm bom khinh khí (H), ước lượng 250 kilotons, người Mỹ ước lượng Bắc Hàn có khoảng 60 đầu đạn nguyên tử loại nhỏ.
Cuối tháng 11-2017, họ phóng một hỏa tiễn tầm cao 4,500 km, bay xa khoảng 1,000 km, rơi xuống biển Nhật Bản, kéo dài 53 phút, các chuyên viên cho là có thể bắn tới Mỹ.
Chi phí chế tạo bom nguyên tử
Bắc Hàn coi vũ khí nguyên tử là lá bài để không bị Mỹ, Nam Hàn tấn công và giữ thế mạnh trong các cuộc đàm phán. Như đã nói cả Nga và Trung Cộng đã không giúp họ chế tạo bom nguyên tử vì không muốn các nước nhỏ có vũ khí nguy hiểm này, họ sợ Mỹ đưa chiến tranh vào bán đảo Triều tiên. Bắc Hàn chỉ là một nước nhỏ nghèo đói vào bậc nhất trên thế giới với Tổng sản lượng kinh tế chỉ có 17 tỷ 400 triệu Mỹ kim (Ước lượng của LHQ), nhưng đã xử dụng tới 43% TSL cho Quốc phòng (7 tỷ rưỡi). Họ bóc lột nhân dân xương tủy để bảo vệ chế độ trường tồn.
Bắc Hàn đã kiếm ngoại tệ cho chương trình vũ khí hạt nhân bằng: Buôn bán vũ khí trái phép, buôn lậu ngà voi, sừng tê giác, thuốc tây, mở nhà hàng, quán ăn tại một số nước. Trước đây họ bán hỏa tiễn tầm ngắn cho một số nước Trung Đông nhưng gần đây các nước này không muốn mua vũ khí Bắc Hàn vì nó chỉ là nhái lại theo công nghệ Nga đã lạc hậu lỗi thời.
Họ xuất khẩu lao động, tiền lương của 50 ngàn công nhân làm việc cho 123 hãng Nam Hàn tại khu công nghiệp Kaesong (phía trên vĩ tuyến 38) mang lại cho Bắc Hàn 516 triệu đô la từ 2004. Bắc Hàn lấy tiền đô la của 50 ngàn công nhân đổi ra tiền Hàn phát lại cho họ. Giữa thập niên 2000, họ gửi công nhân ra nước ngoài (trên 40 nước) để lấy ngoại tệ.
Kết luận
So sánh về sức mạnh quân sự tôi xin dựa trên Ngân sách Quốc phòng, năm 2017 NSQP của Mỹ 610 tỷ, năm 2018 sẽ tăng lên 700 tỷ, NSQP của Mỹ hiện
-Bằng NSQP của 9 nước top ten hàng đầu thế giới về quân sự cộng lại
-Hơn gấp 2 lần NSQP của khối NATO (28 nước không kể Mỹ, 304 tỷ)
-NSQP Mỹ gấp gần 100 lần NSQP Bắc Hàn (700/7 tỷ rưỡi), vì vậy về sức mạnh quân sự Mỹ như hùm beo, Bắc Hàn chỉ là chuột nhắt. Dù là trong chiến tranh cổ điển cũng như nguyên tử Mỹ thừa sức nghiền nát Bắc Hàn.
Ngày 5-8-2017 Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận quyết định mới trừng phạt kinh tế Bắc Hàn để buộc họ trở lại bàn hội nghị về chương trình hỏa tiễn và nguyên tử của họ. Liên Hiệp Quốc cấm xuất cảng quặng mỏ và hải sản trị giá hơn $1 tỉ, khoảng 1/3 tổng số trị giá xuất cảng của Bắc Hàn năm ngoái. Cấm các nước không cho tăng số nhân công từ Bắc Hàn vào làm việc. Cấm liên doanh đầu tư mới với Bắc Hàn
Quyết định này làm Kim jong-Un căm giận cho là Mỹ dựng lên, ông ta hăm dọa bắn hỏa tiễn vào đảo Guam giữa tháng 8 để trả đũa.
Tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Bắc Hàn leo thang, tháng 8 và cuối tháng 10-2017, Mỹ đã đưa ba hàng không mẫu hạm cùng nhiều chiến hạm khác tới vịnh Bắc Hàn. Các vị đô đốc đã sẵn sàng tác chiến chỉ chờ lệnh của Tổng thống nhưng Bắc Hàn nhượng bộ dần. Kim Jong Un cử vận động viên và phái đoàn cao cấp Bắc Hàn tham dự Thế vận hội mùa đông tại Hán Thành ngày 9-2-2018. Bắc Hàn chịu xuống thang, ngày 27-4-2018 cuộc họp Thượng đỉnh giữa TT Nam Hàn Moon Jae In và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un mang nhiều hy vọng hòa bình tràn trề cho bán đảo Triều Tiên cũng như Đông Nam Á. Đây là cuộc họp Thượng đỉnh lần thứ ba sau những lần họp 2000 và 2007. Người dân Nam Hàn phấn khởi mong mỏi hòa bình nhưng chẳng tha thiết gì chuyện thống nhất để phải nuôi báo cô một đất nước đói khát lạc hậu.
Bắc Hàn cũng chịu nhượng bộ sẵn sàng họp với TT Trump dự trù ngày 12-6 sau đó lại đổi ý yêu sách phía Mỹ và có nhiều lời vô phép với phó TT Mike Pence khiến TT Trump hủy bỏ Thượng đỉnh. Nay Bắc Hàn vẫn muốn họp vì đang bị điêu đứng bởi trừng phạt của Liên Hiệp Quốc
Hiển nhiên Cộng sản chỉ chịu thương thuyết, nhượng bộ khi chúng yếu, sở dĩ Bắc Hàn bất ngờ xuống nước phần vì bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt, các nước trên thế giới kể cả Nga, Trung Cộng đều lên án chính sách hiếu chiến của Kim Jong Un. Ngoài ra Bắc Hàn phải đương đầu với một chính phủ Mỹ cứng rắn sẵn sàng với kế hoạch quân sự nếu thất bại về ngoại giao.
Họ chế tạo bom nguyên tử mục đích để bảo vệ chế độ cho dù là chế độ bất nhân, tàn bạo, thối tha, lạc hậu… để chúng tiếp tục ăn trên ngồi chốc cùm kẹp nhân dân. Những tháng cuối năm 2017 vừa qua Kim Jong Un đã thách thức Mỹ rất trẻ con và nguy hiểm, Un hoan hỉ tuyên bố có thể bắn hỏa tiễn tới Mỹ. Thái độ gây hấn của Un rất nguy hiểm cho chính Bắc hàn vì người Mỹ trong quá khứ đã trả thù đối phương vô cùng tàn bạo.
Trong một cuốn phim Mỹ về trận Trân Châu cảng, người thuyết trình viên cho biết hải quân Nhật oanh tạc căn cứ này cuối năm 1941 giết hại ba ngàn lính Mỹ, tới 1945 chúng ta mới trả thù được bằng cuộc ném bom nguyên tử xuống đất Nhật. Họ công khai nhìn nhận ném bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki là để trả thù. Ngoài ra những trận oanh tạc long trời lở đất bằng pháo đài bay những năm 1944, 1945 đã khiến sáu chục thành thành phố lớn của Nhật thành những đống gạch vụn, người ta ước lượng từ 241 ngàn tới 900 ngàn người thường dân bị thiệt mạng.
Bắc Hàn trông cái gương nước Nhật để đừng gây chiến với Mỹ, họ chỉ cần phóng một quả hỏa tiễn vào địa phận Mỹ cũng đủ khiên miền Bắc vĩ tuyến thứ 38 Triều Tiên nát như tương như cám.
Trung Cộng đã xác định họ sẽ đứng trung lập nếu có chiến tranh giữa Mỹ và Bắc Hàn, tuy nhiên họ không đồng ý Mỹ thay đổi chế độ tại đây. Bắc Hàn quá lo xa, Tây phương, Mỹ lật đổ chế độ độc tài Iraq, Lybia vì vấn đề dầu hỏa, họ chẳng thừa xương máu để đánh chiếm một đất nước chết đói, chó ăn đá gà ăn muối như miền Bắc Triều Tiên
Tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, TT Trump tuyên bố có thể xóa bỏ Bắc Hàn để tự vệ nếu cần. Cố vấn an ninh McMaster nói về kế hoạch tấn công phòng ngừa Bắc Hàn nếu họ đe dọa Mỹ bằng vũ khí nguyên tử. Lập trường của chính phủ Trump rất cứng rắn và rõ rệt: Bắc Hàn phải giải giới hoàn toàn vũ khí nguyên tử để đổi lại được Mỹ giúp phát triển kinh tế thịnh vượng, cái gậy to nhưng củ cà rốt cũng thật béo bở. Gần đây trong bức thư gửi cho họ Kim để hủy bỏ cuộc họp Thượng đỉnh, TT Trump nói:
“Tiềm lực của Mỹ thực sự lớn và mạnh tới mức tôi cầu Thượng đế rằng chúng sẽ không bao giờ được sử dụng”.
Ngày 24-5 khi TT Trump tuyên bố hủy cuộc họp Thượng đỉnh tại Singapore, một tờ báo đánh giá TT Trump nói: Cuối cùng ông ta cũng đi vào vết xe ngoại giao khó khăn, nó đã khiến các Tổng thống trước bối rối từ 25 năm qua là không thể làm cho cái chế độ ương ngạnh này hủy bỏ chương trinh hạt nhân mà nó coi như con đường duy nhất để sống còn.
(But Trump ultimately ran into the same diplomatic quandary that has flummoxed U.S. presidents for the past 25 years: the inability to persuade a stubborn regime to give up a nuclear program that it regards as key to its survival.)
Tôi nghĩ TT Trump không nhu nhược, vì biết là ông dám làm thật nên Kim đã thôi không đùa dỡn với tử thần. Trong trường hợp tự vệ người Mỹ không cần phải xử dụng vũ khí nguyên tử, hỏa lực ồ ạt của hạm đội cũng thừa sức đè bẹp Bắc Hàn chỉ trong mấy ngày, giết gà chẳng cần tới dao mổ trâu. Chính phủ Trump yêu chuộng hòa bình, con đường ngoại giao là chính, tuy nhiên ông Trump cũng nói không loại trừ giải pháp quân sự.
Nay khó có thể tiên oán diễn biến đàm phán Hoa Kỳ-Bắc Hàn mang lại hòa bình thành công hay thất bại nhưng quyết định của chính phủ Trump không thể lay chuyển được. Có thể họ bị ám ảnh bởi những sai lầm trong quá khứ và không muốn đi vào vết xe đổ của lịch sử thập niên 40: Năm 1944 Mỹ đã nhường Đông Âu cho Nga, năm năm sau, 1949 họ làm mất Trung Hoa vào tay Cộng sản để rồi phải gánh chịu hậu quả di hại muôn đời. Và bây giờ họ muốn giải quyết đứt điểm tận gốc hiểm họa Triều tiên một lần cho xong.
Tham khảo
Tổng hợp:
North Korea and weapons of mass destruction, Wikipedia
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên và vũ khí hủy diệt hàng loạt, Bách khoa toàn thư
List of countries by GDP (nominal), Wikipedia
List of countries by GDP (nominal) per capita, Wikipedia
Globalfirepower.com
Triều Tiên tồn tại thế nào trước cuộc tấn công của Mỹ, Zing.VN
List of countries by population (United Nations), Wikipedia
Henri Navarre, Agonie de l’Indochine
Bắc Hàn nhượng bộ
Mấy ngày trước cuộc họp Thượng đỉnh 12-6-2018 giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, TT Trump đã nói úp mở cho biết hai bên đã thỏa thuận xong xuôi, giới chức ngoại giao của hai nước đã bàn thảo với nhau rất kỹ, cuộc họp chỉ là hình thức. Bắc Hàn nhượng bộ vì họ không còn con đường nào khác, mọi người đều biết Cộng sản chỉ nhượng bộ khi họ yếu. Năm ngoái Kim Jong Un tháu cáy Mỹ tối đa, hăm dọa sẽ phóng hỏa tiễn gắn đầu đạn nguyên tử vào đất Mỹ nhiều lần. TT Trump đe dọa tiêu diệt Bắc Triều Tiên nhưng Un vẫn tiếp tục chơi trò dọa non dọa già, người ta tưởng như chiến tranh sắp bùng nổ tại bán đảo này. Phía Mỹ vẫn muốn một giải pháp hòa bình hơn là chiến tranh, nhưng TT Trump đã nhiều lần tuyên bố không loại trừ giải pháp quân sự. Nay Mỹ cứng rắn hơn bao giờ hết, các vị Tướng lãnh, Đô đốc chỉ chờ lệnh của Tổng tư lệnh tại vịnh Bắc Hàn để trút bom đạn lên bán đảo.
Năm 1972, khi mở chiến dịch oanh tạc Linebacker trước cuộc Tổng tấn công qui mô của CSBV tại VNCH, TT Nixon nói chúng ta có sức mạnh ồ ạt, nhưng ta có dám xử dụng nó hay không và ông đã đè bẹp chúng. Vấn đề then chốt, quan trọng nhất của một vị Tổng thống Mỹ là có sức mạnh nhưng có dám dám xử dụng sức mạnh hay không?
Lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp quốc với Bắc Hàn khiến họ mất khoảng 1/3 tổng số trị giá xuất cảng, bị các nước trên thế giới tẩy chay lên án, ngay cả đồng minh Nga, Trung Cộng cũng đồng thuận với Liên hiệp quốc. Nhiều nước châu Mỹ La tinh, mở đầu bằng Mễ tây cơ đã đuổi Đại sứ Bắc Hàn về nước, họ bị tứ bề thọ địch, trò tháu cáy chẳng hiệu lực tí nào vì TT Trump không đùa rỡn, ông sẵn sàng đánh bằng bom đạn thật. Ngân sách quốc phòng Mỹ nay sẽ lên 700 tỷ, trong khi ngân sách quân sự Bắc Hàn chỉ vỏn vẹn được hơn 7 tỷ thì thử hỏi tháu cáy cái nỗi gì? Tổng sản lượng kinh tế của họ rất khiêm tốn, chỉ có 17 tỷ 400 triệu Mỹ kim, đứng thứ 113 trong số 211 nước trên thế giới (TSL Mỹ 19 ngàn tỷ, Nam Hàn 1, 538 tỷ, thứ 11 trên thế giới).
Mặc dù Bắc Hàn chỉ là nước nghèo đói, khốn khổ vào bậc nhất trên thế giới, lợi tức đầu người chỉ có vỏn vẹn có 665 Mỹ kim, đứng thứ thứ 176 trong số 200 nước trên giới nhưng họ lại dồn 40% Tổng sản ượng kinh tế cho Quốc phòng, thật là khủng khiếp. Chưa có nước nào độc ác như Bắc Triều tiên, các nước trên thế giới chỉ xử dụng khoảng từ 1% cho tới 3% TSL cho quốc phòng. Mặc dù Bắc Hàn dồn 40% Tổng sản lượng cho quân sự nhưng Ngân sách quốc phòng của họ chỉ có hơn 7 tỷ, chỉ đủ tiền đóng một nửa (1/2) Hàng không mẫu hạm tối tân Gerald Ford do bà Giao Phan, người Mỹ gốc Việt mới hoàn thành gần đây, như thế thì tháu cáy được ai?
TT Trump đã biết rõ cái tẩy của Kim Jong Un, ông chỉ chờ y gây hấn quân sự để có cớ trút bom đạn, hỏa tiễn…lên đất Bắc Hàn. Thế nhung Chủ tịch Kim không ngu, không khùng như người ta tưởng, ông ta giả khùng giả điên để hù dọa Mỹ và không bị mắc lừa người Mỹ. Nay Bắc Hàn chỉ có hai con đường: sống và chết, trò tháu cáy của họ vô cùng nguy hiểm cho chính họ hơn là cho Đông Nam Á hay người Mỹ.
Bắc Hàn là một trong những nước đói khổ vào hàng đầu trên thế giới, lợi tức đầu người như đã nói chỉ có hơn 600 Mỹ kim (665) đứng thứ 176 trên hơn 200 nước, so với Nam Hàn 29,000, Mỹ 59,000, Nhật 39,000… Họ nghĩ mình là dân nghèo đói có lợi thế “liều” kiểu như cùi không sợ lở hoặc như Marx-Engels nói “giới vô sản chúng ta chẳng có gì để mất ngoài xiềng xích”
…. nhưng mày mất cái mạng của mày!!
Với chính sách mềm nắn, dắn buông cố hữu của CS, ngày 9-2-2018 Kim Jong Un cử các vận động viên cùng với phái đoàn cao cấp của đảng dự Thế vận hội mùa đông tại Hán Thành ngày 9-2-2018.
Ông ta chịu xuống thang hòa hoãn, ngày 27-4-2018 cuộc họp Thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh tụ Moon Jae In và Kim Jong Un mang hy vọng tràn trề cho bán đảo Triều Tiên và cả Đông Nam Á. Đây là cuộc họp Thượng đỉnh lần thứ ba sau những lần họp năm 2000 và 2007. Kim cũng chịu nhượng bộ sẵn sàng họp Thượng đỉnh với TT Trump dự trù 12-6, sau lại trục trặc vì bị Trump tuyên bố hủy bỏ ngày 24-5 nhưng Kim vẫn bám chặt vì đã thấm đòn trừng trị của Liên Hiệp Quốc.
Gần đây, Phó TT Mike Pence thường nhắn nhủ họ: Bắc Triều Tiên nên có thiện chí hòa bình để được Hoa Kỳ trợ giúp kinh tế để sớm trở nên giầu có.
Chính sách cây gậy và củ cà rốt cổ điển của Mỹ nghe cũng vẫn hay và thuyết phục.
Mặc dù kết quả Thượng đỉnh tốt đẹp hơn là mong đợi nhưng phía đối lập vẫn ì xèo chê bai, than thở TT Trump yếu quá, nhượng bộ Bắc hàn, surrendering này nọ.. họ cũng chỉ chê trách vài câu cho đỡ tủi thôi…
Thằng Bờm có bom nguyên tử Hay Quanh cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn sắp diễn ra – Lê Huỳnh
Hước hết công việc bình thường của phát ngôn viên Bạch ốc hay Bộ ngoại giao, đích thân tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo là ông sẽ gặp chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un vào ngày 12 tháng 6 tới tại Singapore, qua mạng twitter và nhiều lần công khai nhắc đến cuộc họp này, ai cũng thấy là ông Trump có vẻ nôn nóng gặp ông Jong Un, hình ảnh một lãnh tụ cường quốc hàng đầu thế giới lại muốn gặp một lãnh tụ tiểu quốc nghèo nhứt thế giới có vẻ giống như huyền thoại trong Thánh kinh, anh chàng khổng lồ Philistin Goliath mong gặp chú Do Thái bé nhỏ David, còn trong việc thương lượng đổi chát, ở Việt Nam có chuyện thằng Bờm có cái quạt mo và phú ông muốn lấy cái quạt mo đó: “phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười!”, thằng Bờm ngày nay có bom nguyên tử, không biết phú ông xin đổi gì cho nó chấp nhận đây?Trái ngược với sự ồn ào của ông Trump, ông Jong Un lại rất kín tiếng, có gì cần cho phía Mỹ biết quan điểm thì đều giao cho thuộc cấp, như thứ trưởng ngoại giao Kim Kye Gwan tuyên bố lập trường về cuộc họp thượng đỉnh hôm 15-5-2018 [*].Ai cũng biết là nhờ có võ khí nguyên tử và hỏa tiển tầm xa có thể phóng tới lãnh thổ Hoa kỳ nên Jong Un mới được vinh dự ngồi ngang hàng với Trump, còn Trump chấp nhận ngồi ngang hàng với Un, từng được ông đặt cho hỗn danh là “chú bé hỏa tiển” (little rocket man) là muốn ép Jong Un phá hủy hết các loại võ khí hạt nhân.Lập trường đôi bên như vậy thật chẳng khác nước với lửa, việc dung hợp chắc chắn là thiên nan vạn nan, nhứt là với cá tánh quá bất thường của hai vị lãnh tụ này thì “cái sảy có thể nảy cái ung” bất cứ lúc nào, có thể nói đây là một cuộc đấu trí gay go giữa hai nhân vật khác biệt nhau về mọi mặt, một lãnh tụ vốn máu con buôn 72 tuổi, tánh khí xốc nổi với một chàng thanh niên gốc nòi chính trị chưa tới 35, tánh tình bình tỉnh, mà nói đến đấu trí thì lý của kẻ mạnh trái với chước của kẻ yếu, nên cũng khó đoán “mèo nào cắn mỉu nào”.Nói đến thương thuyết là cò kè bớt một thêm hai, hai bên cần phải kín đáo giữ lá bài tẩy, kỵ nhứt là công khai đặt trước bất cứ điều kiện tiên quyết nào, làm như thế thì có khác nào bắt đối tác phải làm theo ý mình, nhưng tiếc thay đó là lối hành xử của Trump hiện nay.Nhìn diễn tiến mối tương quan giữa Mỹ và Bắc Hàn từ nào tới giờ, chiến thuật cây gậy và củ cà rốt thường được áp dụng nhưng chưa thành công và đặc biệt dưới triều đại Trump, cây gậy lại thường được sử dụng hơn củ cà rốt, nào là sẽ dội khói lửa và giận dữ xuống đầu Bắc Hàn (Trump Threatens ‘Fire and Fury’ Against North Korea), nào là coi Jong Un là chú hỏa tiển bé con (little rocket man), coi thương thảo với tên này là vô ích, cả tiếng chê trách bao đời tổng thống tiền nhiệm là bất lực, nói nôm na là nhát, không dám đại ngôn như mình, thế mà bỗng nhiên đổi giọng khi thấy sự xích lại gần nhau một cách ngoạn mục giữa hai miền Nam Bắc Hàn kể từ thế vận hội mùa đông tại Bình Nhưỡng hồi tháng 2 – 2018, tiếp theo là hàng loạt tín hiệu bày tỏ thiện chí hòa dịu của Jong Un (chấp nhận thương thảo về giải trừ võ khí hạt nhân, ngưng phóng thanh tuyên truyền, tháo gở hệ thống phóng hỏa tiển, …), các sự kiện trên được Trump và ban cố vấn diễn dịch là Jong Un đang thất thế, coi đó là hệ quả của những lời đe dọa, của chủ trương cứng rắn, điều này làm cho Trump vô cùng phấn khích, khen việc tự động tháo gở các cơ sở nguyên tử là sáng suốt nhưng phần mình lại chẳng tỏ chút hòa dịu nào, trái lại vẫn duy trì cuộc diễn tập quân sự ở Nam Hàn với qui mô chưa từng thấy, thay thế các cộng sự viên thuộc loại bồ câu như ngoại trưởng Rex Tillerson, tướng cố vấn an ninh H. R. McMaster bằng những nhân vật thuộc loại diều hâu như Mike Pompeo, John Bolton, tệ hại nhứt là vị đại diều hâu Bolton (cố vấn an ninh quốc gia) lại vung vít tuyên bố sẽ giải quyết vụ Bắc Hàn theo mô hình của Lybie (đúng là suy nghĩ của kẻ mạnh), mà ai cũng biết là do tin theo lời hứa của Mỹ, lãnh tụ Mouammar Kadhafi đã giao nộp cho Mỹ các thiết bị sản xuất bom nguyên tử năm 2003, năm 2011 ông bị thảm tử do quân nổi dậy được Tây phương hỗ trợ.Phản ứng trước lối phát ngôn hồ đồ này, Jong Un để cho một thứ trưởng ngoại giao ra một thông báo nội dung mang ý nghĩa cảnh báo, cho việc trọng dụng loại diều hâu này chỉ tác hại cho việc tạo dựng một không khí hòa dịu, vừa ngầm cho hiểu là chớ vội mừng cuộc họp sẽ phải diễn ra vừa “lên lớp”, đặc biệt là nêu đích danh vị cố vấn an ninh Bolton, nhân vật nổi tiếng diều hâu, coi thường tổ chức quốc tế tiêu biểu là Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, luôn chủ trương đơn phương đánh phủ đầu (Pre-emptive military strike), coi đấy là một nhân vật đáng ghê tởm (We shed light on the quality of Bolton already in the past, and we do not hide our feelings of repugnance towards him [*]), cho lối hành xử như vậy chẳng giúp ích gì trong việc tạo niềm tin lẫn nhau vốn đã nghi kỵ nhau từ bao nhiêu đời nay.Một lần nữa cho thấy Jong Un trên chân Trump, quyết định họp hay không là tùy thuộc vào việc lượng giá thái độ của Trump và các diều hâu của Mỹ, thậm chí còn có tin là Jong Un còn có ý kiến về cả những ai hiện diện trong phái đoàn Mỹ, nếu đúng như vậy thì chắc là không thể có cố vấn an ninh Bolton bên cạnh Trump rồi.Nghĩ nội dung bản tuyên bố chính thức này thật chẳng khác nào một liều thuốc đắng gởi cho Trump, phản ứng của ông có thể nói là khá nhẹ nhàng như cố ngậm bồ hòn làm ngọt.Trước phản ứng mạnh mẽ của Jong Un, Trump bèn hứa sẽ không áp dụng mô hình giải giới võ khí như đối với Kadhafi, S. Hussein, bảo đảm Jong Un vẫn được tại vị, lại một nghịch lý, lãnh tụ một cường quốc dân chủ đứng ra bảo trợ một ngôi vị độc tài, nhưng một bất ngờ khác lại xảy ra chẳng khác nào thọc gậy bánh xe, đó là Phó tổng thống Mike Pence lập lại y chang lời đe dọa của ông Bolton, dĩ nhiên là Bắc Hàn phản ứng giống như lần trước qua lời mắng mỏ của một bà Thứ trưởng ngoại giao: “Tôi không khỏi ngạc nhiên những lời dốt nát và ngốc nghếch như vậy lại phát ra từ miệng của vị Phó tổng thống Mỹ, nếu Mỹ tiếp tục xúc phạm thiện chí của chúng tôi bằng những hành động vô luật lệ và lăng nhục, tôi sẽ đề nghị vị lãnh đạo tối cao của chúng tôi xem xét lại cuộc họp thượng đỉnh này” (I cannot suppress my surprise at such ignorant and stupid remarks gushing out from the mouth of the U.S. vice president,” Ms. Choe said. “In case the U.S. offends against our good will and clings to unlawful and outrageous acts, I will put forward a suggestion to our supreme leadership for reconsidering the D.P.R.K.-U.S. summit.), với lời kết cứng rắn có thể nói là thách thức: “Liệu Hoa kỳ muốn gặp chúng tôi tại phòng họp hay đối đầu bằng nguyên tử hoàn toàn tùy thuộc qyết định và thái độ của Hoa kỳ” (Whether the U.S. will meet us at a meeting room or encounter us at nuclear-to-nuclear showdown is entirely dependent upon the decision and behavior of the United States.), phát ngôn viên Bạch ốc từ chối bình luận.Những lời lẽ thô bạo đối với một viên chức cao cấp như vậy có thể gây khủng hoảng ngoại giao, phản ứng mạnh mẽ trên cho thấy Bình nhưỡng không hề nao núng trước những lời đe dọa của chính quyền Mỹ, việc để cho một thứ trưởng ngoại giao lên tiếng, khéo léo chuyển đạt ý kiến là phiên họp nếu bất thành là do Mỹ, hay đích thân ông Trump.
Quả thật ngay hôm sau (24 tháng 5), đích thân Trump thảo lá thư mà văn phong tầm thường không có vẻ gì là ngoại giao cả, ý tứ thiếu mạch lạc, đại ý là do các lời qua tiếng lại trên, Trump cảm thấy không thích hợp cho cuộc gặp gỡ vào lúc này ( Sadly, based on the tremendous anger and open hostility displayed in your most recent statement, I feel it is inappropriate, at this time, to have this long-planned meeting.), lại kèm liền với lời dọa dẫm cố hữu: “Ngài nói về khả năng nguyên tử của ngài nhưng khả năng của chúng tôi mạnh đến nỗi tôi cầu mong Thượng đế là tôi không bao giờ sủ dụng tới (!) (You talk about your nuclear capabilities, but ours are so massive and powerful that I pray to God they will never have to be used.), kế lại kết thư với câu thòng là nếu ngài đổi ý, xin đừng ngần ngại gọi hay viết thư cho tôi (!). (If you change your mind having to do with this most important summit, please do not hesitate to call me or write.)
Lập tức, Bắc Hàn lên tiếng (vẫn qua Thú trưởng ngoại giao), tỏ ý tiếc là việc hủy bỏ đơn phương này, lại đổ lỗi cho Trump (“The unilateral cancellation of the summit was unexpected and very regrettable,” said Kim Kye-gwan, a vice foreign minister of North Korea, in a statement carried by the North’s official Korean Central News Agency. “But we remain unchanged in our willingness to do everything we can for the peace and stability of the Korean Peninsula and of the humanity, so with a broad and open mind, we are willing to give the United States time and opportunity.”)Vậy mà chưa đầy 24 giờ sau khi gửi thư thông báo hủy, chính ông Trump lại tuyên bố cuộc gặp thượng đỉnh vẫn có thể diễn ra vào ngày 12/06, việc thay đổi ý kiến như chong chóng này thật chẳng khác nào việc cò kè bớt một thêm hai của kẻ mua người bán lẻ ngoài chợ trời!Tóm lại, diễn tiến tình hình hiện nay cho thấy mọi tính toán sai lầm nhỏ nhoi nào cũng có thể phá hỏng cuộc họp thượng đỉnh Trump – Jong Un, tuy nhiên mọi sự chuẩn bị đang xúc tiến, nhứt là ông Trump đang có vẻ nóng lòng gặp Jong Un cho dầu biết rằng chưa có thể giải quyết ngay mọi vấn đề gay góc, dầu sao cũng thử dự đoán một số kịch bản:
Như đã từng tuyên bố là nếu không đạt được điều mong muốn, Trump sẽ rời phòng họp ngay, nên Jong Un có thể tìm cách chọc giận Trump để ông này nổi nóng bỏ ngang buổi họp, lỗi về ai khó phân nhưng Jong Un có thể vin cớ đó gán lỗi cho Trump là thiếu thiện chí hòa giải, dựa vào đó đòi hủy bỏ hay giảm nhẹ các biện pháp bao vây kinh tế, phá vở thế cô lập hiện nay, các đồng minh nặng ký tiềm tàng của Bắc Hàn như Tàu, Nga sẽ chụp lấy cơ hội, từ chối tiếp tục thi hành các biện pháp cấm vận trước đây của Hội đồng bảo an, đây là một kịch bản rất xấu đối với Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Một kịch bản trái ngược hẳn lại là biết cá nhân Trump đang gặp nhiều rắc rối về mặt pháp lý ở Mỹ, cuộc bầu cử lập pháp giữa nhiệm kỳ theo kết quả thăm dò hiện nay có vẻ bất lợi cho đảng Cộng hòa, có thể ví đây như lưỡi gươm Damocles trên đầu ông Trump, đồng thời Trump đang khởi động cuộc chiến tranh thương mại với cả thế giới, mặt khác Trump rất muốn mang nhãn hiệu là người kiến tạo hòa bình (cả tiếng chê trách hầu hết các vị tiền nhiệm), chưa chi mà tổng thống Nam Hàn Moon Jae In đã gợi ý giải Nobel hòa bình, dường như Trump hiện chỉ coi trọng Jong Un, biết đâu Jong Un lợi dụng dịp này giúp Trump vừa hóa giải bao nhiêu phiền toái vừa thỏa mãn tính hiếu danh bằng cách chấp nhận một số nhượng bộ có ý nghĩa để đổi lấy một số nhượng bộ quan trọng của của vị tổng thống khó lường này.
Cũng có thể là Jong Un nhượng bộ một phần, chấp nhận không phát triển hỏa tiển tầm xa có thể phóng tới Hoa Kỳ để đổi lấy các nhượng bộ khác, đề nghị này phù hợp với chủ trương “nước Mỹ trước đã”, từ nay dân Mỹ sẽ ăn ngon ngủ yên, giải pháp này nếu thành tựu đồng nghĩa với việc các đồng minh Nhựt và Nam Hàn bị bỏ rơi, thực tế cho thấy Trump quan tâm đến việc đe dọa các hỏa tiển hướng đến đảo Guam hơn là mấy hỏa tiển bay ngang Nhựt bổn, sự kiện này đang làm cho thủ tướng Nhựt lo lắng, cũng cần ghi nhận là mầm móng chống việc thường trú của một lực lượng hùng hậu Mỹ ở Nam Hàn đã manh nha và có cơ lớn rộng một khi Nam Bắc Hàn càng ngày càng xích lại gần nhau, muốn tránh việc này thì phải giữ cho tình hình ở bán đảo này luôn căng thẳng, một mâu thuẫn trớ trêu chăng?
Hoặc có thể Jong Un sẵn sàng chấp nhận phi hạt nhân hóa hoàn toàn để đổi lấy điều mình mong muốn, thử đoán xem.
– Để nhận được Mỹ viện trợ để phát triển đất nước ư?
Đây không phải là điều Jong Un mong đợi, tuyên bố ngày 15/5/2018 đã minh thị: “Chúng tôi chưa hề mong đợi Mỹ hỗ trợ để phát triển kinh tế đất nước chúng tôi và cũng sẽ không bao giờ coi đó là chủ đề thương thảo sắp tới.” (The U.S. is trumpeting as if it would offer economic compensation and benefit in case we abandon nuke. But we have never had any expectation of U.S. support in carrying out our economic construction and will not at all make such a deal in future, too.)
– Để được Mỹ bảo vệ địa vị độc tôn của Jong Un như Trump hứa, không giải quyết theo mô thức Kadhafi ở Lybie hay S Hussein ở Irak ư?
Điều này Jong Un chẳng tin, dường như cũng chẳng cần mà cũng chẳng mấy quan tâm: “Thế giới biết rõ đất nước chúng tôi không giống như Libia hay Iraq có chung số phận hẩm hiu. Hoàn toàn vô lý khi dám so sánh Bắc Hàn -một nước đã có võ khí nguyên tử với Libia -một nước mới khởi động việc phát triển loại võ khí này.” (World knows too well that our country is neither Libya nor Iraq which have met miserable fate. It is absolutely absurd to dare compare the DPRK, a nuclear weapon state, to Libya which had been at the initial state of nuclear development.)
Vậy Jong Un cần gì?Như một số bình luận gia tiên đoán, có thể đó là yêu cầu quân đội Mỹ rút ra khỏi khu vực, nếu nói nguyên tử của Bắc Hàn là nguyên nhân gây ra tình trạng mất an ninh trong khu vực và trên thế giới, sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đây là cần thiết, vậy một khi hiểm họa này chấm dứt rồi thì quân đội Mỹ không còn lý do chính đáng để duy trì sự hiện diện này nữa, liệu Trump có chấp nhận giải pháp này không?
Đây là một giải pháp thuần lý nhưng lại rất oái oăm về mặt địa lý chính trị, một khi Mỹ mất chân đứng ở khu vực Đông Bắc Á, Tàu thoạt xem tưởng là nước ngoài cuộc vô can nhưng lại hưởng lợi to, bàn cờ thế giới lại thêm một dịch chuyển bất lợi cho Mỹ và dĩ nhiên cho cả thế giới tự do?
Chót hết cuộc họp thượng đỉnh này có thể chỉ là dịp nắn gân nhau chớ chưa có kết quả cụ thể nào như Trump đã từng gợi ý, cho đây chỉ là bước khởi đầu của một tiến trình, tức không áp đặt vấn đề tiên quyết, một nền tảng nào đó được đặt ra để đôi bên tiếp tục thảo luận, rời phòng họp ai cũng hả hê, phú ông Trump sẽ hô hào là công lao (biểu kiến) này là nhờ mình còn thằng bờm Jong Un thì hưởng lợi thật sự, trước mắt là các biện pháp cấm vận chắc chắn sẽ được giảm nhẹ, các hoạt động kinh doanh ở biên giới Tàu với Bắc Hàn là một chỉ dấu.
Tóm lại, đây là một thế cờ quốc tế cực kỳ phức tạp!
Chờ xem!
[*] North Korea’s Full Statement on Meeting With Trump
https://levantu39.wordpress.com/2018/05/22/thang-bom-co-bom-nguyen-tu/
THƠ
Nước sắp mất rồi
Nước sắp mất rồi, dân Việt ơi
Giặc Tàu mai phục khắp nơi nơi
Chỉ chờ đánh úp khi nghe lệnh
Ta muốn trở tay, dễ kịp thời?
Bốn triệu đảng viên cộng sản ơi,
Một mai Tàu lấy nước xong xuôi
Ai chắc cộng Tàu dùng cộng Việt
Muốn chạy đi đâu cũng trễ rồi
Quân Đội Nhân dân Việt Nam ơi
Sao không giữ nước, chẳng thương nòi
Một mai Tàu cộng thâu gồm hết
Chúng chẳng dùng chi lũ nhát lười
Ngưng hiếp đáp dân, công an ơi
Dân vì thương nước đứng lên rồi
Sao không hỗ trợ người anh dũng
Lại đánh tơi bời, máu thịt rơi
Xin hãy đứng lên, bạn trẻ ơi
Vươn vai Phù Đổng, dạ sục sôi
Cất cao tiếng hát, lời yêu nước
Gào thét to lên, dậy đất trời
Hãy thức tỉnh ngay, chức sắc ơi
Dạy dân yêu nước với thương nòi
Đừng biến đạo mình thành thuốc phiện
Ru ngủ nhân dân, trốn việc đời
Trí thức, sĩ phu Việt tộc ơi
“Thất phu hữu trách”, chớ quên lời
Chung vai sát cánh người yêu nước
Ngăn họa xâm lăng, cứu giống nòi
Nghệ sĩ các ngành, khắp mọi nơi
Làm thơ, viết nhạc dậy lòng người
Vẽ tranh, soạn kịch về đất nước
Hán hoá họa kia quyết đẩy lùi
Hải ngoại chúng ta mấy triệu người
Tự do, no ấm, sống vui tươi
Đừng quên đất nước đang nguy khốn
Góp một bàn tay, cất một lời
Chín chục triệu dân trong nước ơi
Đừng vô cảm nữa, chớ buông xuôi
Một mai nước mất, Tàu tràn xuống
Ta vượt biên chăng? Được mấy người?
Boston, ngày 7 tháng 6 năm 2018.
Vũ Linh Huy
Nhật Ký Biển Đông: Thỏa Hiệp Nào Cho Bán Đảo Triều Tiên? – Đào Văn Bình
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Năm ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình Hoa Kỳ:
-Yahoo News ngày 18/5/2018: Lại nổ súng bắn giết và lần này là tại Trường Trung Học Santa Fe, Houston, Texas khiến tối thiểu hai thầy giáo và tám học sinh chết, 10 bị thương. Hung thủ là một học sinh Da Trắng 17 tuổi, nói là bị thầy cô và bạn bè ăn hiếp/bắt nạt đã ăn cắp súng của cha mình vào trường trả thù. Hung thủ đã bị bắt. Rồi sau đó vài giờ, một cuộc nổ súng khác bên ngoài một trường trung học Jonesboro, Georgia nhân lễ tốt nghiệp, giết chết một người và làm bị thương một người. Rồi theo Good Morning America ngày 25/5/2018: “Sáng nay một học sinh trung học đệ I cấp ở Tiểu Bang Indiana đã nổ súng khiến một giáo viên và một học sinh bị thương và đây là chuỗi bạo lực súng đạn mới nhất tại trường học.” Theo tờ Washington Post, số người chết ở trường học vì súng đạn còn lớn hơn số binh sĩ Mỹ chết trong năm 2018.
Ngày nay, chuyện bắn giết ở trường học Mỹ vì hận thù, kỳ thị, điên khùng và tự ái coi như chuyện bình thường mà ngày xưa Miền Nam gọi là “Chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ” tức không kiểm soát được, không giải quyết được và rồi coi đó như chuyện thường tình. Với dân số trên 300 triệu thì vài chục người chết mỗi tuần là chuyện lẻ tẻ, rồi cầu nguyện rồi chôn, rồi quên, rồi chừng một tuần sau lại có vụ bắn giết mới và rồi nội vụ lại chìm xuồng. Nguyên do tại súng hay tại con người? Mấy ông Cộng Hòa bênh Hội Súng Đạn nói rằng tại con người bị bệnh tâm thần chứ súng đạn chẳng nguy hiểm gì cả. Rồi một bà dân biểu Cộng Hòa mới đây nói lỗi tại phim con heo. Coi phim dâm ô miết rồi nổi khùng đem súng đi bắn giết chơi. Còn mấy ông Dân Chủ thì đòi kiểm soát. Ông nào nắm đa số ở Quốc Hội là nắm vận mệnh nước Mỹ. Súng đạn để tự vệ đâu chưa thấy mà chỉ thấy bao người chết oan. Sinh viên, học sinh thấy bạn mình chết oan nhiều quá, rầm rộ xuống đường biểu tình cho vui, chẳng xoay chuyển được gì cả khi mà các ông/bà nghị ngồi bất động coi như không có chuyện gì xảy ra.
-AFP ngày 21/5/2018: “Ngày hôm nay, Bà Haspel -một chuyên viên về Nga đã trải qua bao nhiêu năm phục vụ cho Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ với công tác hoàn toàn bí mật đã tuyên thệ nhậm chức giám đốc sau khi Ô. Mike Pompeo được đề cử giữ chức vụ bộ trưởng ngoại giao và là người đàn bà đầu tiên của Hoa Kỳ làm giám đốc CIA.”
CIA là cơ quan không phải chỉ là tình báo, mà còn tiến hành nhiều âm mưu đảo chính, lật đổ, gây rối, thủ tiêu, ám sát, chiến tranh bí mật trên quy mô toàn thế giới nay do một phụ nữ đảm trách. Như vậy đàn bà có phải là “phái yếu” như chúng ta thường nghĩ cả ngàn năm nay không ? Nói một cách công bằng nhất, đàn bà không phải là thiên thần mà là con người bình thường như tất cả mọi người với đầy đủ tình cảm “Hỉ, Nộ, Ái, Ố”. Lịch sử Trung Hoa cho thấy khi đàn bà mà ra tay, còn dễ sợ hơn đàn ông. Chính vì thế mà Trong truyện Kiều, Cụ Nguyễn Du đã viết, “Đàn bà dễ có mấy tay. Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”. Vậy thì đàn bà có thể làm bất cứ chuyện gì mà “đấng mày râu” đang làm. Nhưng còn thành-bại ra sao, hay-dở thế nào thì chưa biết được. Trong cuộc sống hạnh phúc bình thường, nếu bà làm việc căng thẳng và đầy toan tính nhức đầu như thế, buổi chiều về nhà…có lẽ ông chồng phải làm thiên chức “tề gia nội trợ” nấu nướng, chăm sóc con cái, an ủi bà. Nếu ông chồng cũng lại làm việc bù đầu thì chắc chắn gia đình sẽ không thể nào có hạnh phúc. Từ không có hạnh phúc tới không có an vui, từ không có an vui đưa tới đổ vỡ. Rất nhiều ông/bà thống đốc tiểu bang từ chối những chức vụ bộ trưởng hay thượng nghị sĩ vì phải sống liên tục ở Hoa Thịnh Đốn trong khi vợ/chồng con thì vẫn ở tiểu bang nhà. Nhiều người đặt hạnh phúc gia đình lên trên. Nhiều người đặt danh vọng và tiền tài lên trên. Chưa biết ai đúng ai sai.
-Fox News ngày 25/5/2018: “Bà con ở Chợ Cá Giovanni thuộc Vịnh Morro (California) cho biết DeGarimore đã mua một con bạch tuộc thật to, nặng 70 cân Anh từ một ngư phủ với mục đích duy nhất là thả trở lại xuống biển. DeGarimore đã nói với Fox News rằng tôi không thể cứu được tất cả mọi loài nhưng tôi lựa chọn việc tôi có thể làm được. Dù anh không làm ầm ĩ chuyện này nhưng một người đã quay được đoạn phim và phổ biến trên mạng lưới toàn cầu.”
Đây là một hình thức phóng sinh, một tục lệ rất đẹp của Việt Nam. Phóng sinh là yêu mến tự do và đức hiếu sinh được Phật Giáo cổ vũ.
Tình hình thế giới:
-The Hill ngày 19/5/2018: “Giới chức cao cấp về năng lượng của Liên Hiệp Âu Châu (EU) trấn an Ba Tư rằng họ sẽ ở lại với thỏa hiệp hạt nhân cho dù Hoa Kỳ đã rút lui đầu vào đầu Tháng Năm.”
-The Week ngày 21/5/2018: “ Trung Hoa dự định hủy bỏ hạn chế số con của một gia đình mà hiện nay là Hai Con. Đây có thể là quyết định lịch sử chấm dứt một chính sách đã tạo ra bao nhiêu vi phạm nhân quyền và thiếu nhân công cho một nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới.”
-latimes.com ngày 21/5/2018: “Bộ tham mưu của Tổng Thống Doanald Trump sau khi rút lui khỏi thỏa hiệp quốc tế nguyên tử với Ba Tư, Ngoại Trưởng Mike Pompeo trong bài diễn văn đầu tiên thật hiếu chiến (bellicose) đã trình bày kế hoạch trong đó kêu gọi thành lập một liên minh quốc tế để chống lại Ba Tư trên các mặt trận ngoại giao, chính trị và quân sự. Ông Pompeo còn nói rằng chiến dịch gây áp lực khủng khiếp đối với Bắc Triều Tiên đã thành công cho nên cần phải áp dụng chiêu thức đó cho Ba Tư, quay trở lại cấm vận nghiệt ngã chưa từng có trong lịch sử, chôn vùi nền kinh tế Ba Tư và bẻ gẫy cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Ba Tư trên toàn thế giới.” Ông Pompeo còn đưa ra một danh sách những gì Ba Tư phải làm như: Ngưng ngay việc thử nghiệm hỏa tiễn và phát triển vũ khí hạt nhân, cho phép cơ quan IAEA toàn quyền thanh tra khắp đất nước, thả tất cả công dân Hoa Kỳ còn bị giam giữ, chấm dứt hỗ trợ cho các nhóm khủng bố như Hebollah ở Li băng, các chiến binh ở A Phú Hãn và lực lượng IRGC Qud, rút lui binh sĩ đang kiểm soát Syria và tôn trọng chủ quyền của Iraq.” Theo AFP cùng ngày, Tổng Thống Ba Tư Rouhani bác bỏ những đe dọa của Ô. Mike Pompeo và nói rằng phần còn lại của thế giới đã không còn chấp nhận Hoa Thịnh Đốn quyết định số phận dùm cho họ. Mọi quốc gia đều có quyền độc lập. Còn ông tướng Ismail Kowsari – phó tư lệnh quân đội Ba Tư nói rằng sẽ “đấm vào miệng Ô. Mike Pompeo”. Trong khi đó Âu Châu tiếp nhận tin này với sự chống đối dữ dội (formidable opposition) vì lo sợ nguy hại tới công cuộc làm ăn khoảng 40 chục tỉ Mỹ Kim của họ. Vào ngày 28/5/2018, bà ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj nói rằng đất nước của bà chỉ tuân thủ lệnh cấm vận của LHQ chứ không tuân thủ bất cứ lệnh đơn phương của quốc gia nào.
Thật chưa từng thấy một bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ nào nói năng nảy lửa giống hệt như Hitler thời Đệ II Thế Chiến. Theo tôi, nếu Ba Tư không chịu quỳ gối, một cuộc chiến với Ba Tư chắc chắn sẽ xảy ra, không vì quyền lợi của nước Mỹ mà vì quyền lợi của Do Thái. Ai đi ngược với quyền lợi của Do Thái chắc chắn phải chết. Giống như Giáo Chủ Đông Phương Bất Bại nói, ai làm cho hiền đệ Dương Liên Đình của ta buồn phiền, người đó phải chết.
-AP ngày 22/5/2018: “ Các hãng máy bay trên toàn thế giới đã tuân lệnh Bắc Kinh dứt khoát coi Đài Loan là một phần của Trung Hoa cho dù Tòa Bạch Ốc gọi đó là chuyện ngớ ngẩn và yêu cầu chống lại. Hiện nay đã có 20 hãng, trong đó có Aira Canada, British Airways và Lufthansa đã chính thức công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Hoa trên các trang tin điện tử của họ.”
Sau những chuyển động dồn dập về phía Mỹ cũng như Đài Bắc để có thể tiến tới một Đài Loan độc lập, Hoa Lục đã dùng sức mạnh quân sự cũng như tài chính để “thủ tiêu” sự hiện diện của Đài Loan trên bình diện ngoại giao. Nếu như hãng hàng không nào không tuân thủ mệnh lệnh, Bắc Kinh có thể cấm các hãng hàng không bay vào vùng này, hoặc cho phi cơ chiến đấu lênh nghênh cản. Điều này sẽ gây rắc rối cho các hãng hàng không dân sự, cho nên tốt hơn, để công việc làm ăn suôn sẻ, họ sẽ phải tuân thủ mệnh lệnh của Bắc Kinh. Và khi đó Đài Loan giống như một cái xác không hồn.”
-Reuters ngày 23/5/2018: “Trung Quốc bác bỏ lo ngại của Hoa Kỳ về mối liên hệ của Trung Hoa đối với Venezuela khi Hoa Kỳ áp đặt thêm lệnh cấm vận trên đất nước dầu hỏa đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng sau cuộc bầu cử mà chiến thắng thuộc về Ô. Nicolas Maduro- người kế vị nhà lãnh đạo khuynh tả (chống Mỹ) Hugo Chavez. Ô. Maduro nói rằng sự tái đắc cử của ông là chiến thắng đối với Đế Quốc và đã ra lệnh trục xuất đại sứ Hoa Kỳ. Thế nhưng cuộc bầu cử vẫn còn gặp nhiều thách đố vì một số vẫn phủ nhận tính chính thống của nó.”
-Fox News ngày 23/5/2018: “Nga nói rằng họ sẽ không phê chuẩn hiệp định biên giới với Estonia nếu quốc gia nhỏ bé ở vùng Baltic này không chấm dứt luận điệu chống Nga.”
-Tổng Hợp ngày 24/5/2018: Thủ Tướng Đức Angela Merkel thăm viếng Bắc Kin lần thứ 11 để tăng cường hợp tác giữa hai bên giữa lúc Ô. Trump hủy bỏ hiệp định hạt nhân với Ba Tư và căng thẳng ngoại giao cũng như thương mại với Âu Châu. Bà Merkel đã gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình và hội đàm với Thủ Tướng Lý Khắc Cường. Tháp tùng Bà Merkel có khoảng 20 doanh gia Đức. Hoa Lục và Đức là hai nhà hợp tác kinh tế lớn nhất Âu Châu.
-Investor’s Business Daily ngày 24/5/2018: “Nga vừa thử nghiệm một loại hỏa tiễn đất-đối-không nói rằng có khả năng bắn hạ loại máy bay tàng hình của Lockheed Martin như F-22 và F-35 và máy bay ném bom tàng hình B-2 của hãng Northrop. Hệ thống hỏa tiễn S-500 đã bắn trúng mục tiêu ở xa 299 dặm tức xa hơn 55 dặm của bất kỳ cuộc thử nghiệm nào trước đây.”
-US. News & World Report ngày 27/5/2018: “Hoa Lục sẽ tiếp đón Tổng Thống Ba Tư Hassan Rouhani nhân một hội nghị thượng đỉnh tháng tới tại một thành phố miền duyên hải trong lúc các cường quốc hối hả tìm cách cứu thỏa hiệp hạt nhân 2005 vì Hoa Kỳ đã rút lui. Ô. Rouhani sẽ có chuyến công du Trung Hoa, làm việc và tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization).
-Reuters ngày 30/5/2018: “Hoa Kỳ đã đổi tên Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương (Pacific Command) thành Bộ Chỉ Huy Thái Bình-Ấn Độ Dương (Indo-Pacific Command) như là một dấu hiệu cho thấy sự quan trọng ngày càng lớn mạnh của Ấn Độ đối với Ngũ Giác Đài.”
Chiến Tranh Lạnh Mới:
-Newsweek ngày 17/5/2018: “Tổng Thống Nga Putin loan báo vào cuối năm nay, 14 đơn vị quân đội khắp đất nước sẽ nhận được những hỏa tiễn nguyên tử được tân trang để tăng cường sức mạnh của họ. Nói chuyện với các viên chức bộ quốc phòng tại thành phố Sochi, Hắc Hải vào ngày 15/5/2018, nhà lãnh đạo Nga nói rằng lực lượng nguyên tử của Mạc Tư Khoa là đáng kể và sẽ được tân trang cho hơn chục trung đoàn trước cuối Tháng 12.” Cũng theo Newsweek, Nga sẽ triển khai hệ thống hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa và máy bay ném bom nguyên tử trong năm nay. Ngoài ra Ô. Putin còn cho biết Nga đang thử nghiệm loại tầu ngầm không người lái mang vũ khí nguyên tử có thể tiêu diệt một hạm đội hay một hải cảng của đối phương và sẽ được triển khai vào năm 2017.
-Newsweek ngày 23/5/2018: “Tuần này Nga đã phóng thử bốn hỏa tiễn đạn đạo lớn nhất có thể mang đầu đạn nguyên từ một tầu ngầm ở White Sea kể từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Hỏa tiễn nguyên tử này có sức công phá mạnh gấp 160 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.”
Tàu ngầm này nếu có khả năng tàng hình, khi chiến tranh hủy diệt nổ ra, chỉ cần nó tiến vào hải phận quốc tế sát nước thù nghịch và khai hỏa thì không một hỏa tiễn vào có thể đánh chặn vì quá gần. Đây là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm.
-Newsweek ngày 30/5/2018: “Nga và Hoa Lục- hai quốc gia đối thủ hàng đầu về quân sự của Mỹ- trong một cuộc gặp gỡ mới nhất của các viên chức quân sự, cam kết theo đuổi mối liên hệ thân thiết mới nhất trong lịch sử, trong lúc họ đang phải đối mặt với áp lực lên tới đỉnh cao do sự khống chế về mặt quân sự và trừng phạt kinh tế từ Hoa Thịnh Đốn. Ô. Putin dự định thăm Thanh Đảo vào tháng tới và nói rằng cám ơn sự đổ vỡ trong quan hệ ngoại giao với Mỹ mà từ đó cải thiện mối bang giao với Trung Quốc.”
Trong cái thế Xuân Thu Chiến Quốc ngày nay. Hoa Kỳ vì quá mạnh -giống như Tào Tháo cho nên cùng lúc tấn công luôn Thục và Đông Ngô. Còn Thục và Đông Ngô yếu cho nên phải liên kết để chống Tào. Nếu Mỹ hòa dịu với Nga thì liên minh Nga-Hoa yếu đi. Nếu Mỹ ép và cố tình triệt hạ Nga thì liên minh Nga-Hoa càng ngày càng mạnh lên. Lịch sử muôn đời chỉ là sự tái diễn.
Tình hình Trung Đông:
-AP ngày 15/5/2018: “Do Thái bị quật ngược với những cáo buộc mới là đã sử dụng bạo lực quá mức sau khi lính Do Thái bắn qua hàng rào biên giới giết chết 59 người người Palestines và làm bị thương 2700 trong một cuộc biểu tình khổng lồ tại Gaza. Thổ Nhĩ Kỳ đã trục xuất đại sứ Do Thái trong khi đó Ái Nhĩ Lan và Bỉ triệu tập đại sứ của Do Thái. Các quốc gia hàng đầu Âu Châu và cơ quan nhân quyền LHQ kêu gọi một cuộc điều tra về vụ đổ máu này và Hội Đồng Bảo An LHQ đã tiến hành phút mặc niệm để tưởng nhớ những người Palestines bị giết trong khi thảo luận về tình hình ở Gaza.”
Chúng ta còn nhớ khi Ba Tư nổ ra những cuộc biểu tình và bị bắt giữ, ngày 30/12/2017, Tổng Thống Donald Trump đã lên án những vụ bắt bớ này. Thế nhưng ngày nay Do Thái bắn chết 59 người biểu tình và làm bị thương 2700 người qua một hàng rào thì Ô. Trump lại bênh Do Thái và cho rằng đó là “thủ đoạn tuyên truyền gớm ghiếc” (gruesome propaganda attempt).
-CBS News ngày 19/5/2018: “Bộ tham mưu của Tổng Thống Donald Trump vừa rút lại tất cả sự yểm trợ cho vùng tây bắc Syria. Đây là hành động mới nhất cho thấy Hoa Kỳ có ý định nhanh chóng rút ra khỏi Syria khi Nhà Nước Hồi Giáo hoàn toàn bị đánh bại.”
-New York Post ngày 19/5/2018: “Giáo sĩ cuồng nhiệt Iraq- người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại quân đội Hoa Kỳ sau cuộc xâm lăng năm 2003 nay giữ vị trí quan trọng ở Baghdad. Đảng do giáo sĩ Muqtada al-Sard lãnh đạo mà Ngũ Giác Đài trước đây coi như yếu tố bất ổn nhất cho Iraq đã chiến thắng trong cuộc bầu cử trong tháng này. Ông ta chuẩn bị điều khiển việc thành lập thành phần tân chính phủ. Mặc dù ông không thể trở thành thủ tướng vì ông không tham gia ứng cử nhưng ông sẽ là lãnh đạo chính trị của đảng đã chiếm được nhiều phiếu nhất.”
Địa vị của giáo sĩ này trong chính quyền giống như bà San Suu Kyi của Miến Điện và Giáo Chủ Khamenei của Ba Tư -tức lãnh đạo tối cao. Theo AP ngày 20/5/2018, giáo sĩ Muqtada al-Sard nói rằng nội các sắp tới sẽ bao gồm nhiều thành phần.
Từ sự kiện này chúng ta thấy dân Iraq – đa số thuộc hệ phái Shiite, tuy thù ghét Saddam Hussein thuộc hệ phái Sunni, nhưng cũng không ưa Mỹ. Do đó, khi Nhà Nước Hồi Giáo đã bị tiêu diệt thì Mỹ cũng nên tìm cách rút quân hết ra khỏi Iraq.
-New York Post ngày 23/5/2018: “Hàng chục cô dâu/bà vợ của chiến binh Nhà Nước Hồi Giáo đã bị tuyên án tử hình khi chính phủ tiến hành việc trả thù sau ba năm vùng này bị chiếm đóng. Chỉ được phép mười phút để thưa trình trước khi các quan tòa tuyên án, các bà vợ đã khai rằng họ chỉ là nạn nhân. Rất nhiều người trong họ it thiện cảm với hệ thống tư pháp và các viên chức địa phương và bị miệt thị vì đã hỗ trợ cho chồng họ là các chiến binh Hồi Giáo đã xé nát đất nước từ 2014-2017.”
Luật lệ Hồi Giáo ở bất cứ phe nào thì cũng khắc nghiệt, dù là một chính phủ chính thống, dân cử và có hiến pháp. Sau Đệ II Thế Chiến, Đồng Minh không trừng phạt các bà vợ của Đức Quốc Xã hay Quân Phiệt Nhật. Chính phủ Iraq nên tha cho họ để hàn gắn vết thương và chứng tỏ mình nhân đạo, hơn hẳn Nhà Nước Hồi Giáo. Cũng sắt máu và trả thù như thế thì có khác gì đâu? Mới đây đã có nhà bình luận Hoa Kỳ nói rằng để đối đầu với bạo lực có khi chúng ta lại còn bạo lực hơn. Để đối đầu với một chế độ tàn bạo, chính chúng ta lại còn tàn bạo hơn.
-Fox News ngày 23/5/2018: “Liên Đoàn Ả Rập nói rằng sẽ cắt đứt bang giao trên mọi lãnh vực với Guatemala khi nước này quyết định dời tòa đại sứ từ Tel Aviv về Jerusalem (để nhận được viện trợ Mỹ).
-AFP (Jerusalem) ngày 29/5/2018: “Do Thái đã không kích hơn 30 địa điểm cho là mục tiêu quân sự nằm ở Dải Gaza vào ngày hôm nay để đáp trả lại một loạt hỏa tiễn và súng cối từ khu vực Palestines bắn vào Do Thái.”
-Reuters ngày 30/5/2018: “Hơn 70 chỉ huy cao cấp của Taliban đã chết trong một đợt pháo kích của Hoa Kỳ vào cuộc họp của họ tại phía nam Tỉnh Helmand giữa lúc những cuộc giao tranh với quân Taliban nổ ra khắp lãnh thổ. Tại Thủ Đô Kabul, một cuộc tấn công tự sát vào bộ nội vụ đã giết chết 11 người.”
Tình hình Biển Đông:
-Reuters ngày 17/5/2018: “Rosneft Vietnam BV- một nhánh của công ty dầu khí quốc doanh Rosneft của Nga lo ngại sẽ gây bực bội cho Hoa Lục vì khu vực đang khoan dầu nằm ở Biển Đông mà Hoa Lục cho rằng thuộc lãnh hải của họ. Vào ngày 15/5/2018, Rosneft nói rằng đơn vị đã bắt đầu khoan giếng LD-3P là một phần của mỏ khí đốt Lan Đỏ (Red Orchid) thuộc khu vực 06.1 –nằm ở 370 cây số đông nam Việt Nam. Theo hãng cố vấn và khảo cứu Wood Mackenzie thì khu vực này nằm trong Đường Lưỡi Bò. Khi Reuters hỏi về việc khoan dầu, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Lục nói rằng không quốc gia nào, tổ chức nào, công ty hay cá nhân nào –nếu không có phép của Hoa Lục lại có thể tiến hành thăm dò, hoặc có hành động khai thác tại vùng biển chủ quyền của Hoa Lục.”
Đây là hành vi ăn cướp. Đường Lưỡi Bò đã bị Toà Trọng Tài Quốc Tế về Luật Biển tuyên bố bất hợp pháp thì Hoa Lục không có thẩm quyền đòi hỏi bất cứ điều gì ở trong khu vực này. Tuy nhiên, Hoa Lục muốn đuổi Ô. Putin ra khỏi mỏ dầu khí này cũng khó. Nga hiện nay đang theo đuổi Sách Lược Viễn Đông tức tạo ảnh hưởng lên Vùng Đông Nam Á mà Việt Nam là cầu nối. Nếu như Nga rút lui khỏi mỏ dầu khí này thì còn gì để nói chuyện với các quốc gia Đông Nam Á nữa? Có lẽ vì vậy mà vào ngày hôm nay, Rosneft tuyên bố vị trí khoan dầu hoàn toàn nằm trong lãnh hải của Việt Nam. Như vậy, nếu có tranh cãi thì sẽ không còn là giữa Việt Nam và Hoa Lục nữa mà là giữa Hoa Lục và Nga. Có lẽ Phi Luật Tân cũng nên bắt chước Việt Nam ký kết giao kèo thai thác dầu khí với một công ty dầu hỏa Nga tại vùng mà ông Tàu nhận vơ.
-AP ngày 17/5/2018: “Theo ủy ban nghiên cứu do chính quyền Căm Bốt ủy tác kéo dài đã ba năm, dự án của Căm Bốt được Bắc Kinh hỗ trợ nhằm xây một con đập lớn nhất trên Sông Cửu Long có thể hủy diệt nghề đánh cá đang nuôi sống nhiều triệu người và gây căng thẳng thêm với Việt Nam là quốc gia ở hạ lưu sẽ thiệt hại nhiều nhất. Bản phúc trình được đưa lên một trang tin của tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ là cơ quan đã tiến hành cuộc khảo cứu nói rằng con đập có thể sẽ hủy diệt nghề đánh cá và chắc chắn sẽ tạo mối hiềm khích với Việt Nam. Con đập do China Souther Power Grid Co. thiết kế có hồ chứa nước rộng 620 cây số vuông.”
-Business Insider ngày 18/5/2018: “Bắc Kinh gia tăng mạo hiểm tại Biển Đông vào ngày hôm nay khi cho phổ biến một đoạn thu hình chiếc máy bay H-6K có khả năng ném bom nguyên tử hạ cánh xuống
một hòn đảo nhân tạo tại vùng còn đang tranh chấp- rõ ràng gửi một tín hiệu cho mọi người thấy ai là người khống chế vùng này. Việc triển khai được thực hiện sau khi Hoa Lục bố trí hỏa tiễn và hệ thống phá ra-đa tại
Cách đây hơn mười lăm năm, ở Mỹ đã có những cuốn sách “best seller” tiên đoán Hoa Lục sẽ xập tiệm, tan rã trong vòng 10 năm. Thế nhưng ngày nay Hoa Lục vẫn sống mạnh, sống hùng và không ngán sợ Hoa Kỳ. Theo tôi, ngồi ở đây để chửi rủa mấy ông Ba Tàu thì dễ, nhưng đối phó với ông Tàu ở Biển Đông thì trăm phần khó khăn. Mỹ mà Bắc Kinh còn không sợ thì chỉ có Ông Trời xuống đây mới có thể bóp cổ Hoa Lục được mà thôi. Để xem Hoa Kỳ phản ứng như thế nào? Các nhà bình luận chính trị đã nói rằng Mỹ có thể “bóp cổ” dạy dỗ, lật đổ bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng được kể cả Anh, Pháp, Đức… Tuy nhiên chỉ có Nga và Trung Hoa là hai quốc gia mà Mỹ không thể làm được, ngoại trừ một cuộc tấn công nguyên tử tổng lực và chớp nhoáng. (Hiện nay Hoa Kỳ có 7200 đầu đạn hạt nhân, Nga có 7500 và Trung Quốc có 260). Tấn công vào một nước nhỏ xíu như A Phú Hãn với dân số 34 triệu, vũ khí chỉ là AK- 47, thuốc nổ, di chuyển bằng xe gắn máy Honda, xe pick-up Toyota, đánh bom tự sát…thế mà 17 năm gỡ chưa ra. Còn đây là quốc gia 1300 triệu dân, đất đai rộng mênh mông, với 260 đầu đạn hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược tàng hình không người lái, hai HKMH, cả ngàn hỏa tiễn Đông Phong, 869 khu trục hạm, 800 tuần dương hạm, 60 tàu ngầm trang bị hỏa tiễn nguyên tử…hiện đang mở rộng chu vi phòng thủ ra tận Biển Đông…thì một loại chiến tranh cổ điển không thể nào thắng được mà chỉ có chiến tranh nguyên tử tổng lực, hủy diệt toàn bộ đất nước Trung Hoa. Thế nhưng khi đó Hoa Kỷ sẽ lãnh bao nhiêu trái bom/hỏa tiễn nguyên tử thì chưa ai biết được. Khi Nhậm Ngã Hành đấu với Đông Phương Bất Bại, Đông Phương Bất Bại chết, Nhậm Ngã Hành cũng chết theo, tức “Thiên địa đồng thọ”. Hơn thế nữa, khi Hoa Kỳ phát động chiến tranh nguyên tử tiêu diệt Trung Hoa thì cũng phải tiêu diệt luôn Nga, nếu không Nga sẽ là người sống sót (survivor) và sẽ bá chủ thế giới. Cái giằng co của thế “Tam Quốc Chí” ngày hôm nay là như thế đó.
-Tổng Hợp ngày 20/5/2018: Trong một bản tuyên bố, Hải Quân Ấn Độ cho biết Ấn Độ và Việt Nam sẽ tập trận chung vào tuần tới tại ngoài khơi Tiên Sa, Đà Nẵng để tăng cường hợp tác về hải quân, mối liên hệ giữa hai quốc gia và tạo ổn định trong khu vực cùng thế giới. Ba tàu chiến trong đó có tuần dương hạm Sahyadri, tàu chở dầu Shakti và khu trục hạm nhỏ tàng hình chống tàu ngầm Kamorta đang tiến về Đà Nẵng là một trong những quân/hải cảng lớn nhất Việt Nam nằm ở Biển Đông. Cuộc tập trận dự trù diễn ra từ 21/5 tới 25/5/2018.
Đây là một chuyển động táo bạo và rõ nét của Việt Nam, sử dụng lực lượng quốc tế để đối phó với sức mạnh mỗi lúc mỗi gia tăng của Hoa Lục tại Biển Đông. Người xưa nói, “Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu”. Mưu ở đây là “quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”. Việt Nam đang theo đuổi sách lược đó. Rất tiếc Phi Luật Tân đang cần tiền để phát triển kinh tế cho nên còn do dự không dám trực tiếp đối đầu với Bắc Kinh làm cho thế liên minh Việt-Phi yếu đi. Rất may, theo AP ngày 21/5/2018, “Phát ngôn viên của Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte nói rằng Phi hết sức lo ngại về việc máy bay ném bom chiến lược của Hoa Lục hiện diện trong vùng biển còn tranh chấp và sẽ có hành động ngoại giao thích ứng.”
Ít ra thì cũng phải thế. Hoa Lục đem máy bay ném bom nguyên tử vào vùng biển đảo còn đang tranh chấp mà mình không lên tiếng thì chủ quyền của mình nằm ở chỗ nào?
-UPI ngày 23/5/2018: “Theo nguồn tin trong nước, ba ngư dân Việt Nam đã chết sau một tiếng nổ đầy bí mật tại Biển Đông. Tin tức này xuất hiện giữa lúc Hoa Lục gia tăng quân sự hóa những hòn đảo/bãi đá còn đang tranh chấp chủ quyền tại vùng biển quốc tế và xua đuổi 10 tàu đánh cá ngoại quốc. Tờ VnExpress nói rằng vụ nổ xảy ra tại Quần Đảo Hoàng Sa vào ngày Chủ Nhật 19/5/2018 nơi người ta cho rằng Hoa Lục đã thử nghiệm hạ cánh máy bay ném bom có trang bị vũ khí nguyên tử. Ba ngư dân tử nạn nằm trong số 13 người đang tìm bắt hải sâm (sea cucumber) tại đây. Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Lê Chiêm nói rằng Hoa Lục đã cho tầu đánh cá tại hải phận của Việt Nam và có lực lượng đặc biệt hỗ trợ.”
-The Politico ngày 23/5/2018: “Hoa Kỳ đã loại tên Trung Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia được mời tham dự cuộc tập trận quốc tế Vành Đai Thái Bình Dương lớn nhất thế giới với 27 quốc gia tham dự (không có Việt Nam) do Mỹ tổ chức với lý do Bắc Kinh gây bất ổn ở Biển Đông trong đó có việc triển khai những thiết bị quân sự tại các hòn đảo và bãi đá tân tạo.”
-Newsweek ngày 24/5/2018: “Theo những hình ảnh rất rõ nét của Digital Globe do vệ tinh chụp được và từ những dữ kiện phân tích của Earthrise Media, tại Đảo Subi- một trong bảy hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông nay có những tòa nhà có thể chứa được 400 binh sĩ Trung Quốc. Hai hòn đảo nhân tạo lớn khác là Mischief (Vành Khăn) và Fiery Cross (Chữ Thập) cũng có nhà chứa được 2000 lính thủy quân lục chiến. Theo Reuters, hai đảo này có khoảng 190 trại binh sĩ và kiến trúc giống như Đảo Subi, có ụ chứa hỏa tiễn, nhà kho và phi đạo, thậm chí cả sân chơi bóng rổ.”
-Fox News ngày 27/5/2018: “Hoa Kỳ vừa phái Khu Trục Hạm Higgins trang bị hỏa tiễn đạn đạo và Tuần Dương Hạm Antietam tiến vào Quần Đảo Hoàng Sa, trong đó có Đảo Phú Lâm (Woody Island) là nơi mà Bắc Kinh đã kiến tạo một sân bay vào thập niên 1990.” Còn Bắc Kinh thì lên án hành động này là khiêu khích, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Hoa và đã phái chiến hạm và phi cơ chiến đấu tới đây để đối đầu với Hoa Kỳ. Vào ngày 30/5/2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis nói rằng Hoa Kỳ tiếp tục đối đầu với việc Hoa Lục quân sự hóa những hòn đảo ở đây. Chưa có cuộc đụng độ nào xảy ra.
-Fox News ngày 31/5/2018: “Lãnh đạo Nhật Bản và Việt Nam vừa đồng ý gia tăng hợp tác về an toàn hàng hải và quốc phòng giữa lúc họ cùng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông. Nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản, Chủ Tịch Trần Đại Quang và Thủ Tướng Shinzo Abe đã đồng ý đẩy mạnh hợp tác quốc phòng trong các lãnh vực như huấn luyện, trang bị và kỹ thuật. Trong bản tuyên bố sau cuộc hội đàm, hai bên kêu gọi phi quân sự hóa Biển Đông và cảnh báo về bất cứ hành động đơn phương nào làm thay đổi nguyên trạng.”
Nhận Định:
Vào ngày 24/5/2018, Tổng Thống Donald Trump hôm nay đã hoãn lại (called off) cuộc họp thượng đỉnh có tính cách lịch sử với lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cho dù Bắc Triều Tiên đã cam kết phá bỏ những đường hầm để thử bom nguyên tử. Về cuộc họp dự trù vào 12/6/2018, Ô. Trump trong bức thư gủi cho Ô. Kim Jong Un đã nói rằng căn cứ vào sự tức giận ghê gớm và những lời tuyên bố thù hận mới đây, tôi cho rằng sẽ là không thích hợp vào thời điểm này nếu tiến hành một cuộc họp đã được hoạch định lâu dài. Ô. Trump gọi đây là cuộc họp bị bỏ lỡ và vẫn mong được gặp Ô. Kim Jong Un.
Theo tôi lỗi này thuộc về Ô. Pence. Cuộc họp chẳng còn bao lâu nữa, nếu hai bên thật sự mong muốn thỏa hiệp thì không nên có những lời tuyên bố gây đổ vỡ hoặc “chửi bố người ta”. Việc Ô. Pencen đưa ra cái chết của Ô. Gaddafi ý muốn đe dọa Ô. Kim Jong Un, “Nếu không nghe lời, sẽ chết như Gaddafi.” Do đó, vì tự ái dân tộc, Bắc Triều Tiên đã có lời phản ứng khá gay gắt. Chính ra Bình Nhưỡng nên ăn nói khéo hơn, khiến câu chuyện đi vào đổ vỡ. Sự kiện chẳng khác nào đôi trai gái đã làm đám hỏi mà cha mẹ hai bên lại chửi nhau, thì chắc chắn cuộc hôn nhân tan vỡ. Từ trước tới giờ tôi vẫn đánh giá cao Ô. Pence ăn nói cẩn thận, suy nghĩ chín chắn. Nhưng nay mới thấy ông phạm lỗi lầm nghiêm trọng khi rập khuôn lời tuyên bố của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton giữa lúc hội nghị thượng đỉnh sắp hình thành.
Tuy nhiên theo lời lẽ của văn thư, mọi chuyện không phải đổ vỡ hoàn toàn. Ô. Trump vẫn mong gặp Ô. Kim Jong Un và mong Ô. Pence, Ô. Bolton đừng phá đám thêm một lẫn nữa. Lãnh đạo một quốc gia mà năn nói bộp chộp, thiếu suy nghĩ sẽ làm hỏng đại cuộc. Phát ngôn viên của chính phủ Anh nói họ rất thất vọng về chuyện này. Còn tổng thư ký LHQ nói rằng thật đáng tiếc khi hội nghị đã dự trù mà không hình thành. Nhân loại đã chết và đổ vỡ quá nhiều qua các cuộc chiến A Phú Hãn, Iraq, Syria, Libya và Yemen và rồi đây sẽ là Ba Tư. Không ai muốn chiến tranh thêm nữa, ngoại trừ Ô. Bolton và Ô. Mike Pence. Bộ ba John Bolton, Mike Pompeo và Mike Pence là hiện thân của bộ ba Rumsfeld, Condoleezza Rice và Dick Cheney, cộng thêm với Tony Blair (thủ tướng Anh) dưới thời Tổng Thống Bush Con đã gây ra Chiến Tranh Iraq và Afghanistan mà 17 năm gỡ chưa ra. Rất may, vào ngày 26/5/2018, Ô. Kim Jong Un và Moon Jae-in đã gặp nhau lần thứ hai để tiến hành những cam kết hòa bình đạt được trong hội nghị thượng đỉnh lần đầu và có thể cuộc hội kiến tới đây với Ô. Trump. Ngoài ra Bắc Triều Tiên cũng đã cử một đại diện cao cấp nhất tới Mỹ có lẽ để chuẩn bị những bước cuối cùng của cuộc họp.
Theo tôi nghĩ, Ô. Trump tạm hoãn cuộc họp cũng có lý để việc chuẩn bị kỹ càng hơn. Họp thượng đỉnh là quyết định dứt khoát chứ không còn bàn cãi lôi thôi nữa. Còn nếu hai bên quyết chiến và không thể đi đến một thỏa hiệp thì cứ đánh nhau. Hoa Kỳ ném vài quả bom nguyên tử, bắn hỏa tiễn Tomahaw, dùng B-52 và B-2 để tàn phá các cơ sở trọng yếu của Bắc Hàn xem người ta chết như thế nào. Xin nhớ, trong lịch sử nhân loại, đánh nhau và gây chiến rất dễ. Còn thỏa hiệp để dung hòa quyền lợi giữa các bên rất khó nhất là một bên yếu, một bên quá mạnh. Trong Đệ II Thế Chiến, Phát-xít Đức, Phát -xít Ý và Quân Phiệt Nhật ỷ mình quá mạnh cho nên chỉ nói chuyện bằng máy bay, xe tăng, đại bác. Nếu có thỏa hiệp thì phải là thỏa hiệp đầu hàng của các nước yếu.
Chúng ta chờ xem hội nghị thượng đỉnh diễn ra như thế nào. Theo tôi, mấu chốt của vấn đề vẫn là Bắc Triều Tiên từ bỏ tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn liên lục địa. Còn Hoa Kỳ thì hủy bỏ cấm vận, cam kết sẽ không tìm cách lật đổ và mặc kệ Bắc Triều Tiên phát triển đất nước theo chiều hướng của họ, có thể theo kiểu mẫu Việt Nam. Điều này không có gì lạ. Trong 16 năm cầm quyền, Ô. Bill Clinton và Ô. Bush Con đã theo chính sách “Let Cuba be Cuba” tức “Cứ để Cuba đi theo đường lối của họ” miễn họ không gây phiền phức hay đe dọa Hoa Kỳ là được.
Làm tổng thống Hoa Kỳ chỉ giải quyết được một số vấn đề ở một giai đoạn nào đó. Bốn hay tám năm sau, quyền hành rơi vào tay ông khác. Và “ông khác” này lại có chính sách mới và vứt bỏ chính sách của “ông cũ” và có khi lên án là “ngu xuẩn” …cho nên thế giới lúc nào cũng điên đầu với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Nguyên do chỉ vì Hoa Kỳ quá mạnh và chưa có một đối trọng cân xứng. Thế giới chỉ ổn định khi nào nó là một “thế giới đa cực” tức có nhiều siêu cường giằng co và kìm hãm nhau.
(California ngày 31/5/2018)
https://vietbao.com/a281615/nhat-ky-bien-dong-thoa-hiep-nao-cho-ban-dao-trieu-tien-
Thế Nước Lòng Dân
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Sáu ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình Hoa Kỳ:
-Yahoo News ngày 4/6/2018: 27 ứng cử viên tranh nhau chức thống đốc Tiểu Bang California. Đất nước Hoa Kỳ có quá nhiều nhân tài hay chẳng có nhân tài nào ra hồn cho nên chẳng ai chịu thua ai? Cử tri California khi vào phòng phiếu sẽ lựa chọn mệt nghỉ. Nền chính trị của một quốc gia sẽ đi vào khủng hoảng khi: Không có ma nào thèm ra ứng cử hoặc có quá nhiều người ra ứng cử.
-Time Magazine Videos ngày 4/6/2018: Trình chiếu một đoạn thu hình ngắn rất cảm động. Một con clawfish/crayfish -loại tôm hùm nhỏ xíu đã tự làm rụng cái càng lớn của mình để không để bị nhúng vào nước đang sôi sùng sục của một cái lẩu. Thế mới hay loài vật dù là côn trùng, tôm, cá vẫn có tình cảm như con người, tức yêu mến sự sống. Thế nhưng khốn thay, chúng nó nhỏ bé quá cho nên không chống lại được sự khôn ngoan của con người và biến thành thực phẩm để phục vụ con người. Tiểu Bang Louisiana mỗi năm sản xuất 100 triệu cân Anh loại tôm hùm nhỏ xíu này và bán đi khắp nơi cho người ta luộc ăn, chấm với sốt may-on-ne (mayonnaise) .
-Good Mornign America ngày 13/6/2018: “Nhà tư bản Tim Draper đã thu thập được hơn 600,000 chữ ký để đưa đề nghị tách Tiểu Bang California ra thành ba tiểu bang với dân số ngang bằng nhau để biểu quyết trong cuộc bầu cử vào Tháng 11. Đây là một tiến trình rất dài. Cho dù người dân chấp thuận vẫn phải được Quốc Hội đồng ý. Tỷ phú Draper nêu lý do tiểu bang nhỏ điều hành hữu hiệu và ít tốn kém cho hệ thống thư lại, thuế má sẽ nhẹ hơn, an ninh, hạ tầng cơ sở và y tế sẽ cải thiện.”
Tình hình thế giới:
-Good Morning America ngày 1/6/2018: “Tòa Bạch Ốc đã chính thức áp dụng thuế xuất mới rất nặng về thép và nhôm nhập cảng từ Liên Hiệp Âu Châu, Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ từ ngày hôm nay nhưng đã gặp phản ứng từ các nhà kinh doanh và đồng minh khắp thế giới. Bà May – nữ thủ tướng Anh nói thật thất vọng trước quyết định bất công do Bộ Thương Mại công bố. Thủ Tướng Trudeau của Gia Nã Đại trong một cuộc họp báo cho rằng thuế xuất mới là sự nhục mạ mối liên hệ lâu đời giữa Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Thuế thép nhập cảng từ Liên Hiệp Âu Châu, Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ sẽ là 25% và nhôm là 10%.” Theo AP, thủ tướng Gia Nã Đại nói rằng sáu thành viên của G-7 muốn Hoa Kỳ lắng nghe tiếng nói lo lắng và vô cùng thất vọng của họ về hành động gia tăng thuế nhập cảng mới đây.
-Fox News ngày 2/6/2018: “Tổng Thư Ký khối NATO nói rằng liên minh sẽ không giúp Do Thái nếu nước này bị kẻ thù truyền kiếp là Ba Tư tấn công vì Do Thái dù là nước hợp tác, nhưng không phải là thành viên của liên minh do đó bảo đảm an ninh không áp dụng cho Do Thái.”
-The Week ngày 5/6/2018: “Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Diều Hâu Bolton đã không có mặt trong Phòng Bầu Dục vào ngày 1/6/2018 khi Ô. Trump tiếp đại diện của Ô. Kim Jong Un là Kim Yong Chol và một trong những lý do là – Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo đã trình với Ô. Trump rằng – sẽ phản tác dụng nếu để Ô. Bolton tham dự cuộc họp. Ô. Pompeo- người không tham dự cuộc họp với Ô. Bolton hai bên không hề quen biết nhau trước khi Ô. Trump bổ nhiệm Ô. Bolton lãnh đạo Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và mối liên hệ vốn đã căng thẳng trước đây có thể dễ bùng nổ khi Ô. Bolton tuyên bố trên đài truyền hình rằng Bắc Triều Tiên sẽ lãnh hậu quả gớm ghiếc như cái chết của Ô. Gaddafi ở Libya (nếu không tuân theo điều kiện của Hoa Kỳ).”
-The Week ngày 5/6/2018: “Tờ New York Times cho hay, Ba Tư thông báo cho Liên Hiệp Quốc biết họ đã hoàn tất việc xây dựng một địa điểm lò ly tâm nguyên tử. Điều này có thể là dấu hiệu Ba Tư sẽ chấm dứt việc tuân thủ thỏa hiệp hạt nhân 2005 nhằm giới hạn việc tinh luyện chất uranium.” Theo AFP cùng ngày, thủ tướng Do Thái nói rằng thỏa hiệp hạt nhân 2005 đã chết và kêu gọi thành lập một liên minh quân sự chống lại Ba Tư nếu Ba Tư làm tinh luyện thêm chất Uranium. Theo Reuters ngày 6/6/2018, Pháp- cường quốc ký tên vào thỏa hiệp 2005 cảnh báo Ba Tư chớ vượt lằn ranh cuối cùng – tức chớ tiến hành việc gia tăng làm giàu chất Uranium.
-Politico ngày 5/6/2018: “Các chính trị gia Đức kêu gọi trục xuất đại sứ Hoa Kỳ Richard Grenell sau cuộc phỏng vấn gây bất bình trong đó Ô. Richard Grenell nói rằng cần phải thúc đẩy việc chống lại các tập đoàn chính trị/đảng có thế lực khắp Âu Châu. Ô. Martin Schulz- cựu lãnh đạo Đảng Dân Chủ Xã Hội nói rằng việc làm của ông đại sứ này hoàn toàn không có tiền lệ trong ngành ngoại giao.” Rồi theo Washington Post ngày 7/6/2018, “Chính phủ Ba Lan nói nhận xét của người được đề cử làm đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan- Bà Georgette Mosbacher -một nữ thương gia vừa được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm- là không thể chấp nhận được. Bà này nói rằng trào lưu chống Do Thái gia tăng tại Đông Âu là vì một đạo luật mà Ba Lan ban hành mới đây ra lệnh truy tố những ai đổ lỗi cho Ba Lan về cuộc Thảm Sát Do Thái (Holocaust) của Đức Quốc Xã trên đất Ba Lan.”
Bà này tức cười quá! Mình là đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan chứ có phải đại sứ Do Thái tại Ba Lan đâu mà xía vào chuyện người ta. Rõ ràng bà này ỷ mình là sứ thần của một siêu cường cho nên không sợ mất lòng ai hết. Nếu bà này ở Phi Luật Tân, chắc chắn sẽ bị Ô. Duterte “chơi” cho một vố khi vào năm 2016, đã gọi ông đại sứ Mỹ là “lại cái” và “chó đẻ”. (gay and son-of-a-bitch)
-Fox News ngày 6/6/2018: “Hội Đồng Bảo An LHQ vừa chấp thuận một công bố khích lệ các bên ở Ukraina tuân thủ thỏa hiệp hòa bình 2015 và bày tỏ lo ngại về tình trạng an ninh sút giảm tại khu vực phía đông. Nga là quốc gia có quyền phủ quyết và đã giằng co với Ukraina kể từ khi Mạc Tư Khoa sát nhập Crimea (Crưm) vào đầu năm 2014 sau khi Nga hỗ trợ cho lực lượng ly khai ở miền đông. Thế nhưng 15 thành viên, kể cả Nga đã đồng ý về bản công bố ngày 6/6/2018 do Pháp và Đức dự thảo. Đây là bản công bố đầu tiên về Ukraina kể từ Tháng Giêng 2017.”
-Reuters ngày 8/6/2018: “Chính quyền cánh hữu ở Áo vừa leo thang bày tỏ sự thù ghét những người Hồi Giáo trong nước bằng kế hoạch đóng cửa 7 thánh đường và trục xuất từ 40-60 giáo sĩ là những người đã nhận tiền từ nước ngoài. Chính phủ liên minh do Thủ Tướng Sebastian Kurz lãnh đạo nói rằng đây chỉ là bước đầu cuộc chiến chống lại những gì gọi là ‘Hồi Giáo cực đoan’.”
Tu sĩ mà nhận tiền từ nước ngoài, gây bất ổn ở trong nước thì cần phải truy tố hay trục xuất. Người Hồi Giáo ở Áo, năm 1971 chỉ có 22,000. Năm 2016 đã lên tới 700,000 chiếm 8% dân số Áo. Bộ trưởng ngoại giao Áo nói chính quyền còn muốn đóng cửa tất cả các Trường Mẫu Giáo của Hồi Giáo. Nói một cách công bằng nhất, là người di dân chúng ta có quyền giữ gìn văn hóa và truyền thống dân tộc, nhưng không thể xâm hại tới truyền thống và văn hóa của quốc gia mình đang sinh sống. Các cụ Việt Nam đã dạy, “Nhập gia tùy tục”.
-AFP ngày 9/6/2018: “Trong lúc thượng đỉnh G-7 họp tại Gia Nã Đại, căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ về thuế nhập cảng và Hoa Kỳ rút lui khỏi thỏa hiệp hạt nhân 2005 với Ba Tư, Chủ Tịch Tập Cận Bình khai mạc phiên họp thượng đỉnh của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organisation) tại Thành Phố Thanh Đảo. Tổng Thống Nga Putin, Thủ Tướng Ấn Độ Modi, Tổng Thống Ba Tư Rouhani và Thủ Tướng Hồi Quốc Mamnoon Hussain đã có mặt trong cuộc họp này. Chủ đề chính bao gồm việc Ba Tư có thể trở thành hội viên chính thức của tổ chức an ninh khu vực này.”
Theo AP ngày 9/6/2018, Tổng Thống Donald Trump đã tới trễ trong cuộc họp thượng đỉnh về bình đẳng nam nữ/bình đẳng phái tính khiến Thủ Tướng Trudeau phải bắt đầu phiên họp mà không chờ đợi người trễ tràng. Khi Ô. Trump bước vào, đã tạo ra một sự gián đoạn phiên họp, vừa họp vừa ăn sáng của G-7 tại Quebec. Ô. Trudeau đã bỏ lỡ phần giới thiệu Ô. Trump trong khi bà Isabelle- đồng chủ tịch của Hội Đồng Cố Vấn về Bình Đẳng Nam Nữ – khi bà này đang phát biểu.” Hình ảnh của AP cho thấy khuôn mặt bà Thủ Tướng Merkel và bà Christine Lagarde- Thống Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế buồn so, ngồi bên cạnh chiếc ghế trống đang chờ đợi Ô. Trump.
Sau cuộc họp thượng đỉnh, trên đường đi Tân Gia Ba để gặp Ô. Kim Jong Un, Ô. Trump đã gửi lên Twitter lời công kích thủ tướng Canada rất nặng nề. Ô. Trump nói Ô. Trudeau là không thành thật, yếu đuối và không ký vào bản công bố chung vì những lời tuyên bố của Ô. Trudeau là sai lạc. AP cho rằng Ô. Trump đã đẩy G-7 vào thế xáo trộn (disarray). Theo tôi, G-7 ở vào thế dở khóc dở cười. Thuận theo Mỹ thì không được mà chống Mỹ cũng không xong. Đời là vậy. Nhìn bức hình Ô. Trump ngồi khoanh tay, mặt “nghiêm và buồn” trong khi các ông/bà thủ tướng của G-7 đứng bao quanh là chúng ta thấy. Đúng là cả thế giới đau đầu vì Ô. Trump. Không hiểu mai đây các ông bà lãnh đạo G-7 có rút quân ra khỏi liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo để chống lại Taliban ở A Phú Hãn không? Khi tiền bạc, kinh tế đã bất hòa thì khó lòng “chung lưng đâu cật” trên mặt trận quân sự. Vào ngày 10/6/2018, Bà Merkel tấn công Ô. Trump vì đã từ chối bản tuyên bố chung và kêu gọi các nước còn lại của G-7 sát cánh với nhau để lèo lái chính sách thế giới.
Có một sự thực rõ ràng là nhờ sự bảo vệ của Hoa Kỳ mà Âu Châu yên ổn để lo phát triển kinh tế. Nhưng cũng chính nhờ sự hỗ trợ của Âu Châu- qua NATO – mà sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trở nên vô địch. Nếu NATO tách ra thì sức mạnh quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ chỉ còn một nửa.
Có một chi tiết đáng chú ý nữa là, trong khi Ô.Trump đề nghị đưa Nga trở lại G-7 thì trong bản công bố, các quốc gia trong G-7 đã lên án Nga có những hành động gây bất ổn. Tại diễn đàn thượng đỉnh Hợp Tác Thượng Hải, Ô. Putin đã gọi những nhà lãnh đạo Âu Châu này là “những kẻ tán gẫu” (chatters). Tuy nhiên Ô. Putin lại nói rằng ông rất vui vẻ tiếp đón mọi người tại Mạc Tư Khoa. Ô. Putin đúng là tay có huyền đai về Nhu Đạo – là môn võ dùng nhu thắng cương. Lịch sử thế giới chứng tỏ rằng tất cả những kẻ hung bạo quá đều chết. Muốn làm võ lâm chí tôn “muôn năm trường trị” ngoài võ công trùm trời lại cần phải có Đức, tức biết bao dung và thương người. Hung bạo quá, giang hồ sẽ đoàn kết lại tru diệt mình. Đạo Trời là như vậy, chẳng cần tìm đâu xa.
-US News and World Report ngày 11/6/2018: “Các bộ trưởng ngoại giao của Ukraina, Nga, Pháp và Đức đang gặp nhau tại Bá Linh để thảo luận về việc chấm dứt xung đột giữa quân chính phủ Ukraina và phe ly khai tại miền đông được Nga hỗ trợ. Cuộc thảo luận vào chiều ngày hôm nay tập trung vào việc thi hành thỏa hiệp hòa bình đã được đồng ý tại thủ đô Minsk, Belarus năm 2015 và lực lương gìn giữ hòa bình LHQ có thể tới đây. Hơn 10,000 người đã chết trong cuộc chiến ở miền đông từ năm 2014. Hai ngoại trưởng Nga và Ukraina đã gặp nhau trong phiên họp kín tại biệt thự của bộ trưởng ngoại giao Đức.”
-Reuters ngày 12/6/2018: “Hoa Kỳ khánh thành một văn phòng đại diện mới trị giá 256 triệu Mỹ Kim tại thủ đô Đài Loan- một tòa đại sứ trong thực tế là dấu ấn rõ rệt chiến lược của Hoa Thịnh Đốn liên hệ mất thiết với quốc gia dân chủ, tự trị giữa lúc đảo quốc này leo thang căng thẳng với Hoa Lục.”
-Reuters ngày 12/6/2018: Sau nhiều tháng căng thẳng, tưởng chừng như chiến tranh nguyên tử đã nổ ra, vào ngày 12/6/2018, hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã khởi đầu cuộc họp có tính cách lịch sử tại một khách sạn trên Đảo Sentosa của Tân Gia Ba. Hai Ô. Donald Trump và Kim Jong Un đã bắt tay nhau. Theo Shanghai Media Group , Ô. Kim Jong Un 35 tuổi, đã tới trước bảy phút để tỏ lòng kính trọng người lớn tuổi (Ô. Trump 72 tuổi). Sau đó hai ông đã vào phòng họp riêng chỉ có thông dịch viên hiện diện khoảng một tiếng đồng hồ sau đó là các phụ tá tiến vào thảo luận và một bữa ăn trưa, vừa ăn vừa thảo luận. Ô. Trump nói với báo chí rằng đây là thành công ghê gớm và chúng tôi có mối liên hệ rất lớn. Còn Ô. Kim nói rằng không dễ gì (hai bên) gặp nhau ở đây. Có những trở ngại nhưng chúng tôi đã vượt qua. Ô. Kim còn nói thêm, chúng tôi vượt qua những hoài nghi và phỏng đoán về cuộc họp thượng đỉnh này và đó là điều tốt cho hòa bình.
Cùng đi với Ô. Trump có Ngoại Trưởng Mike Pence, Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc John Kelly và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton. Theo các hãng thông tấn, Ô. Trump nói rằng, Hoa Kỳ sẽ ngưng các cuộc tập trận đầy khiêu khích và tốn kém với Nam Triều Tiên để tạo điều kiện cho việc đàm phán về phi hạt nhân với Bắc Triều Tiên và bảo đảm an ninh cho Bắc Triều Tiên (không lật đổ). Trong khi đó Ô. Kim Jong Un cam kết phi hạt nhân hóa tức từ bỏ tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử.
Một số nhà bình luận nôn nóng cho rằng cam kết của Thượng Đỉnh Kim-Trump chỉ có tính tượng trưng. Theo tôi, đây là một thành công lớn, một bước đột phá, nếu không phải là Ô. Trump – vốn có chính sách ngoại giao liều lĩnh thì không bao giờ đạt được. Dĩ nhiên còn phải là một thời gian nữa để hai bên tiến hành những cam kết như: Làm thế nào để kiểm chứng Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và hỏa tiễn liên lục địa. Rồi Hoa Kỳ nới lỏng cấm vận và có thể đi tới viện trợ nhân đạo để “làm quà” cho hai bên tin tưởng nhau. Dĩ nhiên mọi sự trên đời này chưa biết ngày mai ra sao nhưng hiện tại cũng xin chúc mừng cho nhân dân Nam Bắc Triều Tiên và cho cả Hoa Kỳ.
Theo tin tức ghi nhận được, có thể Ô. Kim Jong Un sẽ theo kiểu mẫu Việt Nam (Vietnam-like) để mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên vấn đề còn tùy thuộc Hoa Kỳ có gỡ bỏ cấm vận kinh tế hay không. Theo tôi, chuyện gỡ bỏ cấm vận từng phần chắc chắn sẽ xảy ra. Hiện nay có khoảng 5300 binh sĩ Hoa Kỳ chết trong cuộc Chiến Tranh Triều Tiên còn đang chôn cất tại đây. Hoa Kỳ muốn đưa hài cốt của họ về nước. Vào ngày hôm nay 12/6/2018, Trung Quốc đã yêu cầu LHQ tháo bỏ lệnh cấm vận lên Bắc Triều Tiên.
-New York Post ngày 14/6/2018: “Theo tin từ hệ thống CTV, người dân Gia Nã Đại bắt đầu sử dụng sách bỏ túi về ngoại giao để ủng hộ Thủ Tướng Trudeau hiện đang có cuộc đấu khẩu với Tổng Thống Donald Trump bằng cách tẩy chay hàng hóa Mỹ và tạm hoãn các chuyến du lịch Hoa Kỳ, lánh xa rượu mạnh Kentucky, rượu vang California, cam Florida và không tới cà-phê Starbuck, tiệm tạp hóa Walmart, nhà hàng McDonald’s.” Còn theo The Hill, ngoại trưởng Gia Nã Đại không bác bỏ việc có thể trừng phạt hệ thống thương mại của Ô. Trump.
-AP ngày 15/6/2018: “Ngày hôm nay, Tổng Thống Doanlad Trump loan báo vừa đánh thuế 25% trên tổng số 50 tỷ hàng hóa nhập cảng từ Trung Hoa khiến gia tăng căng thẳng mậu dịch một ngày sau khi Bắc Kinh đe dọa đáp trả. Hành động này, sau một thời gian dài đấu khẩu, có thể đưa tới một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu.”
Chiến Tranh Lạnh Mới:
-Newsweek ngày 2/6/2018: “Tờ Wall Street Journal cho biết, Tòa Bạch Ốc đang chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Donald Trump và Tổng Thống Putin. Căn cứ vào lời của giới chức cao cấp, tờ báo này nói rằng Đại Sứ Jon Huntsman của Hoa Kỳ tại Mạc Tư Khoa đang giúp làm trung gian cho một cuộc họp như vậy nhưng kế hoạch mới chỉ ở bước khởi đầu.”
-The Charlotte Oberver ngày 3/6/2018: “Một cuộc tập trận lớn do Hoa Kỳ chỉ huy với 18,000 binh sĩ của 19 nước chính trong NATO vừa khởi đầu ở cạnh sườn phía đông, gồm Ba Lan và ba nước Estonia, Latvia và Lithuania của vùng Baltic. Quân Đội Hoa Kỳ đóng tại Âu Châu nói rằng cuộc tập trận Saber Strike 18 (Nhát Kiếm 18) mở ra trong vùng cho tới ngày 15 Tháng Sáu như là một biểu tỏ cam đoan và đoàn kết của Đồng Minh vào thời điểm mà sự diễn tập của quân đội Nga gia tăng, gây lo ngại cho các nước thành viên của NATO.”
-US News and World Report ngày 3/6/2018: “Phó Thủ Tướng Áo Heinz-Christian Strache và cũng là nhà lãnh đạo của đảng cực hữu Freedom Party kêu gọi Âu Châu chấm dứt cấm vận Nga vài ngày trước khi ông sẽ gặp Tổng Thống Putin nhân chuyến ông viếng thăm Vienna.” Theo The Hill ngày 9/6/2018, Áo đã gợi ý đứng ra tổ chúc hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin. Song song vào đó, các viên chức quốc phòng cao cấp nhất Nga-Mỹ đang gặp nhau tại Phần Lan. Phải chăng đây là dấu hiệu hòa dịu của Hoa Kỳ để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Ô. Putin? Tân thủ tướng Ý Đại Lợi Giuseppe Conte ủng hộ đề nghị này, nhưng Bà May- thủ tướng Anh lại công kích quyết định của Ô. Trump. Điều này cũng dễ hiểu vì Anh hiện nay đang thù Nga “thâm căn cố đế”.
Tình hình Trung Đông:
-CNS News ngày 2/6/2018: “Hoa Kỳ đã bác bỏ một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An do các quốc gia Ả Rập bảo trợ kêu gọi một hệ thống quốc tế để bảo vệ thường dân Palestines vì cho rằng nó không đề cập đến nhóm Hamas mà Hoa Kỳ và Do Thái gọi đó là nhóm khủng bố -là trung tâm của những căng thẳng tại Gaza. Bà Nikki Haley cho rằng LHQ đã tỏ ra bất công một cách tuyệt vọng đối với Do Thái. Các nước Pháp, Nga, Trung Quốc, Biển Ngà (Ivory Coast), Kazakhstan, Bolivia, Thụy Điển và Guinea Xích Đạo đã cùng với Kuwait bỏ phiếu thuận. Chỉ một mình Hoa Kỳ bỏ phiếu chống. ”
-Al Jazeera ngày 1/6/2018: “Ả Rập Sê-út- quốc gia đang phong tỏa Qatar -đe dọa sẽ có hành động quân sự đối với nước láng giềng vùngVịnh Ba Tư nếu nước này thủ đắc hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 của Nga. Trong một bức thư gửi Tổng Thống Pháp Macron, Quốc Vương Salman bày tỏ sự lo ngại về cuộc thương thảo đang tiến hành giữa Mạc Tư Khoa và Doha để bán loại hỏa tiễn này. Vua Salman yêu cầu Pháp gia tăng áp lực đối với Qatar vì khi Qatar thủ đắc loại hỏa tiễn này sẽ đe dọa nền an ninh của Ả Rập Sê-út.”
-Fox News ngày 5/6/2018: “Một lực lượng của Nga triển khai tại biên giới Syria-Li-băng nghe báo cáo là đã triệt thoái và thay thế bởi binh sĩ Syria. Đài truyền hình Al-Mayadeen có trụ sở tại Li-băng có phóng viên khắp Syria nói rằng lính Nga rút lui vào ngày 5/6/2018 khỏi khu vực biên giới- vùng ngoại ô của thị trấn Qusair vốn là căn cứ địa của nhóm Hezbollah-Lebanon.” Trong khi đó theo Newsweek, một viên chức quân sự hàng đầu của Ba Tư nói rằng binh sĩ của họ sẽ không rút ra khỏi Syria cho dù Nga đạt được một thỏa hiệp với Do Thái với hy vọng lực lượng của Ba Tư sẽ triệt thoái khỏi miền nam Syria.”
Tình hình Biển Đông:
-CNS News ngày 5/6/2018: “Anh và Pháp hỗ trợ những nỗ lực của Hoa Kỳ để đối phó với những thách thức tại Biển Đông khi Bộ Trưởng James Mattis trong tuần rồi đã gọi những hành động của Hoa Lục là đe dọa và cưỡng ép tại vùng Biển Đông. Hai bộ trưởng quốc phòng Âu Châu đã chỉ rõ tại Tân Gia Ba -nơi mà họ cùng Ô. Mattis tham dự cuộc đối thoại về an ninh Shangri La tổ chức hằng năm- là họ sẽ gửi các chiến hạm tới để tiến hành chiến dịch ‘tự do hàng hải’ tại đây trong những ngày sắp tới. Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp Florence Parly nói rằng tàu chiến Anh và Pháp sẽ thăm Tân Gia Ba vài ngày trước khi cùng tiến vào khu vực nào đó.” Rồi theo Reuters ngày 6/6/2018, Hoa Kỳ đã đưa hai pháo đài bay B-52 bay gần những hòn đảo còn đang tranh chấp. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng không có chiến hạm hay phi cơ nào có thể khiến họ từ bỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Như tôi đã tiên đoán, rồi đây một lực lượng hải quân quốc tế sẽ kéo tới – dĩ nhiên không thể ngăn Hoa Lục quân sự hóa các đảo nhân tạo, nhưng không cho Hoa Lục khống chế Biển Đông, phong tỏa hải lộ chiến lược. Hải lộ này là sự sống còn của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan và Nam Triều Tiên. Thế nhưng lực lượng quốc tế khó lòng hiện diện thường trực bởi không có một căn cứ tiếp vận. Subic Bay của Phi Luật Tân là địa điểm lý tưởng nhưng Phi ngày nay theo đuổi chính sách hòa dịu với Hoa Lục cho nên không dại gì cho hải quân Mỹ đóng tại đây để đổi lấy phát triển kinh tế. Chỉ còn cách duy nhất là ghé Cảng Quốc Tế Cam Ranh trong một thời gian ngắn để tiếp liệu, sửa chữa. Nhưng không biết hành động này có gây tức giận nơi Bắc Kinh không. Ngày 5/6/2018, lần đầu tiên bộ trưởng quốc phòng Gia Nã Đại thăm Việt Nam. Không biết Gia Nã Đại đóng vai trò gì trong tranh chấp Biển Đông.
-Fox News ngày 8/6/2018: “Hai viên chức Phi Luật Tân nói rằng lực lượng duyên phòng Hoa Lục tiếp tục tịch thu những mẻ cá của ngư dân Phi tại bãi cạn vẫn còn đang tranh chấp ở Biển Đông cho dù có sự phản đối của Phi Luật Tân. Các viên chức Phi Luật Tân nói rằng họ đã bày tỏ lo ngại với Bắc Kinh vào Tháng Hai sau khi nhân viên duyên phòng của Hoa Lục leo lên tàu và tịch thu cá của ngư dân ở Bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal).
-Tin Tổng Hợp: Bà Nirmala Sitharaman – Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ấn Độ thăm Việt Nam, hội đàm với Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
-Sputnik News ngày 14/6/2018: “Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động được tiến hành tại hai quần đảo này mà không được phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp, vô giá trị và vi phạm chủ quyền của Việt Nam.”
Nhận Định:.
Business Insider ngày 6/6/2018 cho biết, “Kể từ khi giành được độc lập từ tay Thực Dân Anh năm 1957, chưa bao giờ có việc đổi thay quyền lãnh đạo ở Mã Lai cho đến tháng vừa rồi. Liên minh đối lập Mã Lai đã giành được thắng lợi có tính lịch sử tại phòng phiếu, đoạt quyền từ tay người đương nhiệm là Thủ Tướng Najib Razak đang vướng mắc vào những vụ tai tiếng về tài chính. Cử tri Mã Lai đã bầu cho Ô. Mahathir Mohamad – nhà lãnh đạo đối lập 92 tuổi vốn là cựu thủ tướng. (Ông già trông còn gân và đẹp lão). Đây là sự hoán đổi quyền lực gây chấn động và có lẽ không hài lòng Hoa Lục. Trong lúc tranh cử, và kể cả lúc tuyên thệ nhậm chức, Ô. Mahathir đưa ra nhu cầu cần xét lại những dự án đầu tư của Hoa Lục tại Mã Lai- là quốc gia mấu chốt để Ô. Tập Cận Bình phát triển Dự Án Một Vành Đai- Một Con Đường. Điều này cũng ám chỉ là Ô. Mahathir ngấm ngầm muốn xét lại cả mối liên hệ về kinh tế, ngoại giao giữa hai quốc gia.”
Mã Lai ở xa Hoa Lục như thế mà cũng biết đặt an ninh quốc gia lên hàng đầu, lánh xa Trung Quốc. Việt Nam nằm sát nách Tàu với tham vọng bành trướng rõ như ban ngày, nguy cơ chiến tranh lù lù trước mắt… mà lại đưa ra kế hoạch lập Đặc Khu Kinh Tế cho thuê đất 99 năm. Bất cứ quốc gia nào “thuê đất” 99 năm dù là Nhật, Tàu, Anh, Pháp, Mỹ… với sự ưu đãi cho công nhân và cư dân trong vùng, kể cả sử dụng ngôn ngữ riêng, tôn giáo riêng, rồi thiết lập nơi thờ phượng riêng cho tôn giáo của họ. Cứ 20 năm một thế hệ. Với năm thế hệ lớn lên, 99 năm sẽ biến người dân vùng này thành một quốc gia khác, một khối người ngoại quốc, giống như Macao, Hongkong, Crimea, Chợ Lớn của Miền Nam năm xưa… và vĩnh viễn không bao giờ có thể hòa nhập lại với cộng đồng dân tộc. Đây là kế hoạch giống như “nhượng địa” khi thua trận hoặc kế hoạch chia cắt lãnh thổ. Tôi đã làm thử con tính, 5000 công nhân nhập cư vào mỗi Đặc Khu Kinh Tế, rồi 5000 người này lập gia đình, mỗi gia đình sinh 2 con. Vậy thế hệ đầu tiên sinh ra 10,000 đứa trẻ. 10,000 đứa trẻ này 20 năm sau lại lập gia đình rồi sinh con đẻ cái. Chu trình cứ như thế tiếp diễn, trong vòng 100 năm, với năm thế hệ, dân số sẽ lên tới con số kinh hoàng là 365,000 người!!! Ba Đặc Khu Kinh Tế sẽ là 1,095,000 người. Sau 100 năm, để lấy lại các Đặc Khu này, chúng ta đuổi 1,095,000 người “ngoại quốc” này đi đâu? Hay họ sẽ trưng cầu dân ý đòi độc lập, tự trị. Chúng ta làm sao? Đành phải nhượng địa hay chấp nhận một quốc gia trong một quốc gia thôi! Hoàng Sa đã vĩnh viễn mất, phần còn lại của Trường Sa chưa chắc đã giữ được. 100 năm sau lại có thêm ba nhượng địa hay ba quốc gia trong lòng dân tộc Việt Nam. Thà nghèo mà đất nước nguyên vẹn còn hơn giàu mà đất nước bị chia cắt. Có gì bảo đảm là ba Đặc Khu Kinh Tế này sẽ làm cho dân giàu nước mạnh? Các cụ dạy rằng, “Thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào. Thấy người ta ăn mía, vác sào mà nhai.” Chớ có nhắm mắt bắt chước người. Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng. Những cuộc biểu tình rầm rộ trên toàn quốc cho thấy người dân không suy nghĩ như chính quyền suy nghĩ. Người dân muốn phát triển kinh tế nhưng không muốn đất đai lọt vào tay ngoại bang, bất cứ ngoại bang nào, dù chỉ một tấc đất. Hiện nay Hoa Kỳ, Âu Châu đang khốn khổ vì thảm họa di dân. Tại sao chúng ta lại ‘trải hoa” rước di dân vào qua cái cổng rất êm đềm là Đặc Khu Kinh Tế?
Tuy nhiên chống Trung Quốc và giảm nhẹ ảnh hưởng của Trung Quốc (thoát Trung) không phải dễ. Bài xích người ngoại quốc, dù ngoại quốc nào cũng sẽ bị thế giới lên án. Do đó, nhiệt tình yêu nước là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Muốn chống bất kỳ ngoại xâm nào cũng phải có vũ khí tối tân, quân đội mạnh, một chính sách ngoại giao khôn khéo, một nền kinh tế thật mạnh và đất nước ổn định. Dũng cảm, yêu nước tuyệt vời nhưng thế yếu vẫn thua, vẫn mất nước. Con nai dù dũng cảm, “yêu nước” cách mấy rồi cũng bị con hổ ăn thịt. Thế giới ngày nay, ngay cả Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, Nhật Bản cũng phải làm ăn buôn bán với Trung Quốc để sống còn hoặc thủ lợi. Việt Nam đang ở vào vị thế vô cùng khó khăn. Khó khăn nhất Á Châu và Đông Nam Á bây giờ. Có thể nói đó là thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Cứ thử nhìn vào số nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng quốc phòng, tàu chiến, hàng không mẫu hạm của các siêu cường, đại cường đổ xô tới Việt Nam cho thấy Việt Nam trở thành trọng điểm chiến lược, mộtvùng trái độn giữa Trung Hoa và phần còn lại của thế giới. Mất Việt Nam thì Biển Đông mất, Mỹ sẽ phải lui về cố thủ ở Guam và hải quân Trung Quốc sẽ nghênh ngang ở Thái Bình Dương. Các quốc gia Đông Nam Á hiện đã ngả dần theo Trung Quốc, khi đó chắc chắn sẽ nằm hẳn trong quỹ đạo của Bắc Kinh.
Những cuộc biểu tình lớn hầu như trên toàn quốc cho thấy: Do cọ sát lịch sử 1000 năm, do cuộc xâm lăng năm 1979, do Hoàng Sa và một phần Trường Sa mất vào tay Trung Quốc, do sự bành trướng của Hoa Lục tại Biển Đông, do hành động dã man giết hại ngư dân đánh cá ở Hoàng Sa… mọi vấn đề làm ăn buôn bán, thỏa hiệp, liên kết với Trung Quốc của chính quyền phải hết sức tế nhị nếu không sẽ là một cuộc tự sát. Ngoại giao ôn hòa, mềm dẻo không có nghĩa là nhu nhược. Phải luôn luôn khẳng định tính độc lập tự chủ và không nhượng bộ. Chính phủ phải thông báo tường tận cho người dân, cho Quốc Hội biết. Nếu không, người dân sẽ coi đây là hành vi âm thầm “bán nước”, bán nước một cách từ từ.
Ở đâu cũng vậy, một chính quyền ngu dại là chính quyền đi trách cứ người dân. Một chính quyền khôn ngoan là làm thế nào để người dân tin vào những gì mình đang làm. Chẳng hạn, Bộ Thương Mại cứ sáu tháng phải công bố con số Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc là bao nhiêu? Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam là bao nhiêu? Các công ty, xí nghiệp của Bắc Kinh đang làm ăn, buôn bán tại Việt Nam tạo bao nhiêu công ăn việc làm cho người địa phương và những hoạt động của họ có phương hại tới an ninh, chủ quyền quốc gia không? Các khu du lịch, nghỉ mát do Trung Quốc xây dựng và điều hành có phải là vùng trọng điểm của quốc gia không? Rồi số nợ Trung Quốc là bao nhiêu? Rồi bất cứ cái gì mà đa số chống đối thì phải xét lại. Ỷ nắm chính quyền làm bừa thì: Ở các quốc gia dân chủ sẽ là “truất phế” (impeached) hoặc nhiệm kỳ sau bỏ phiếu cho về vườn. Còn ở các quốc gia độc tài sẽ là bạo loạn, lật đổ rồi treo cổ. Các cụ Việt Nam dạy rằng, ”Khôn sống, mống chết”. Còn Lão Tử dạy rằng “phải biết”. Biết ở đây là “biết lòng dân”, biết người dân yêu cái gì và ghét cái gì. Còn Khổng Tử dạy rằng, “Dân chi sở hiếu, hiếu chi. Dân chi sở ố, ố chi. Xử chi bi dân chi phụ mẫu.” tức là, “Dân thích cái gì thì mình thích cái đó. Dân ghét cái gì thì mình ghét cái đó. Xử được như thế là cha mẹ dân.” Lịch sử Việt Nam chứng tỏ rằng khi đã nắm được dân, khi dân với lãnh đạo một lòng thì có thể đánh bại bất kỳ quân xâm lược hùng mạnh nào. Thế nhưng chia rẽ sẽ là yếu tố tốt nhất để dâng nước cho ngoại bang.
Những cuộc biểu tình bừng bừng khí thế đi tới bạo động, đập phá của người dân, lớn hơn cả vụ giàn khoan Hải Dương-981 năm 2015 cũng gửi cho tập đoàn lãnh đạo Trung Hoa lời nhắn nhủ. Người dân Việt Nam quyết tâm “Sát Đát” hào hùng như vua quan đời Lý-Trần qua bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
Nhữ đằng hành khan thủ bại hư.
Một nước nhỏ bé như Việt Nam luôn luôn đánh đuổi và đánh thắng quân xâm lược Đại Hán là một sự kiện ít thấy trong lịch sử nhân loại.
Đào Văn Bình
(Calfornia ngày 15/6/2018)
https://vietbao.com/p112a282192/nhat-ky-bien-dong-the-nuoc-long-dan
Vui Cười
Anh A hỏi người bạn:
– Cô gái mày quen làm gì mà ăn mặc đúng mốt thời trang vậy?
Người bạn: – Con gái chủ tiệm vàng đó. Nhưng tính tình lạ lắm mày.
Anh A: – Lạ là như thế nào?
Ngưi bạn: – Tính tình như giá vàng. Sáng khác, chìêu khác.
Khách đến chơi nhà cho cu Tí gói kẹo. Nó bóc ăn lìên, chẵng nói gì cả.
– Tí ! Con không biết nói gì à? – mẹ hỏi.
– Con không biết ạ. – Con không thấy mỗi khi bố đưa tìên cho mẹ, mẹ nói thế nào?
– Mẹ nói: Có bấy nhiêu thôi à?
World Cup 2018 đầy “hấp dẫn”: Ai thắng & ai bại? – Người Xứ Bưởi
I/ Sẽ đầy “hấp dẫn” ?
1) Chắc chắn sẽ đầy “hấp dẫn”, bởi vì 4 năm mới có 1 lần tập họp được hầu hết nhân tài túc cầu trên thế giới để quần thảo với nhau cả 1 tháng trời. Ông bà mình há chẳng từng quan niệm: “của hiếm là của quý” mà. Bằng chứng là hầu hết giới mộ điệu túc cầu đều háo hức chờ đợi ngày khai mạc giải World Cup 2018 để thưởng thức cho “mãn nhản”. Điển hình nhứt là nhà văn quân đội Văn Quang từ quốc nội đã từng “tâm sự” từ quốc nội sau khi giải World Cup 2014 chấm dứt như sau:
” Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh mà chúng ta tận hưởng đã kết thúc. Một nỗi tiếc nuối, một chút thỏa mãn, một nỗi vấn vương cứ như phải tiễn đưa một người tình đã rời xa khó có ngày trở lại… Những cảm xúc ấy cứ bàng bạc mỗi lần xem xong một trận đấu được chờ đợi hết sức gay go ở những trận cuối cùng. Người ta tính từng ngày từ khi còn bốn trận ở bán kết ….. Sao một tháng đi nhanh thế! Bao giờ ngày vui cũng qua mau. Lại phải hẹn nhau 4 năm nữa.
Với 1.460 ngày, biết bao nhiêu thay đổi, biết bao nhiêu chuyện phù du giữa cái thế giới nhiễu nhương này. Người ta khó có thể hay đúng hơn là không thể tìm được một sân chơi nào bình đẳng như ở World Cup. Nơi không có màu sắc chính trị, không phân biệt tôn giáo, sang hèn, mọi người đều có quyền reo hò, vui sướng đến phát rồ, tức giận đến khóc rống lên và có cả cái quyền chửi bới lung tung, bình loạn theo ý thích, không ai bắt bỏ tù.
Cứ tự do phê phán, cứ tự do bôi mặt, vẽ râu, đội đủ thứ mũ, quần áo mặc đủ kiểu, càng quái dị càng vui . Con người được cởi mở hoàn toàn, không lệ thuộc vào bất cứ thứ luật lệ nào, cứ như cánh chim vừa thoát cũi sổ lồng. Nhân loại như chỉ còn là một khối với tinh thần thể thao đỉnh cao và tiêu chí “fair play” trên hết, với những cảm xúc tuôn trào, những hồi hộp nghẹn thở theo những pha bóng bất ngờ đến quái dị, tưởng như không thể tin được vẫn xảy ra.. . Bạn có thể tìm thấy niềm vui sướng ấy trong bất kỳ cuộc chơi nào không? Cho nên người ta tiếc nuối là phải . ” (xem Nguồn 1 phía dưới)
Vậy, cuộc “hẹn nhau 4 năm” đã sắp tới. Giải World Cup kỳ này chắc chắn sẽ chứa đựng biết bao nhiêu điều “mới lạ”. Chẳng hạn: Lần đầu tiên trong lịch sử World Cup có sự tham dự của đội tuyển Panama. Họ đã mừng đến nổi lấy ngay ngày thắng trận đấu được đi tham dự làm ngày “quốc lễ”. Bù lại những “cường quốc” túc cầu nổi tiếng như Ý (Italy), Hòa Lan (Holland), Mỹ (USA) … bị loại ra khỏi vòng chiến “ngồi chầu rìa” khiến cho “cả nước buồn như cha chết”.
2) Vâng, chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là World Cup 2018 được khai mạc tại Nga và cả tháng qua dư luận đã bàn tán khá nhiều. Nhứt là “tiên đoán” xem đội tuyển nào có khả năng trở thành vô địch thế giới.
Chuyện “tiên đoán” này không phải dễ dàng đâu, vì có tới 32 quốc gia tham dự thì theo xác xuất cơ hội may mắn thắng chỉ xấp xỉ khoảng 3 % mà thôi. Nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn trên thực tế kỳ này theo người viết có khoảng 5 đội tuyển – tạm gọi như kiểu kiếm hiệp Kim Dung là Túc Cầu Ngũ Bá – có khả năng & may mắn lớn nhứt sẽ đoạt cúp.
Theo kinh nghiệm, các bình luận gia thường xem xét nhưng dữ kiện túc cầu xảy ra trong quá khứ kề cận để đưa tới kết luận. Chẳng hạn qua giải túc cầu Euro Cup 2016, Confederations Cup 2017 và quan trọng nhứt là qua giải Champions League Âu Châu 2018 – nơi tập trung hầu hết các siêu sao “nòng cốt” – để có cái nhìn chính xác hơn về khả năng hiện tại của họ trong mổi đội tuyển.
II/ Giải Champions League Âu Châu đầy “kịch tính” ?
1) Đúng vậy, nhìn lại mùa này giải Champions League Âu Châu đã xảy ra nhiều chuyện không thể ngờ nổi. Chẳng hạn trong vòng tứ kết đội Barcelona (Spain) đã thắng đội Roma (Italy) trận đi với tỷ số quá “chắc ăn” 4:1, thế mà trận về bị thua với tỷ số 0:3 để bị loại ra rìa một cách “tức tưởi”. Hoặc đội Manchester City đá quá hay đoạt cúp vô địch tại xứ Anh và bỏ xa đội Liverpool gần cả hai chục điểm. Vậy mà vào vòng tứ kết bị thua Liverpool “nhục nhã” cả trận đi lẫn trận về với tỷ sô’ 1:5. Tương tự đội Real Madrid “thoát nạn” thắng quá may mắn trước Juventus Turin và Bayern Munich để vào chung kết gặp Liverpool.
2) Hầu hết giới truyền thông túc cầu đều đưa ra nhận xét với những diễn tiến liên hệ và những kỷ lục đạt được “vô cùng đặc biệt” đúng như trong bài viết trước đã “tiên đoán” trước trận đấu (xem Nguồn 2 phía dưới).
Kết quả cuối cùng là đội banh Real Madrid đoạt giải thắng với tỷ số 3:1 trước đội banh Liverpool. Nhìn qua tưởng rằng Real Madrid thắng quá rõ ràng, nhưng thực sự đến mãi phút thứ 63 hai bên vẫn “bất phân thắng bại” 1:1. Điều này gây ngạc nhiên vô cùng cho giới chuyên viên túc cầu, vì đa số đều nghĩ với hàng cầu thủ “siêu sao” quá đắt tiền thì Real Madrid rất dễ dàng “đè bẹp” ở ngay hiệp đầu (xem thêm Phụ Đính phía dưới về trận đấu).
III/ Đội tuyển nào có hy vọng đoạt cúp?
1) Ngày xưa đội tuyển nào vô địch Âu Châu trước đó 2 năm thì có xác xuất lớn nhứt sẽ tiếp theo thắng giải World Cup. Chẳng hạn đội tuyển Đức (Germany) vô địch Âu Châu vào năm 1972 thì 2 năm sau (1974) cũng vô địch Thế Giới luôn. Tương tự cho đội tuyển Tây Ban Nha (Spain) vô địch Âu Châu (2008) và tiếp theo vô địch Thế Giới (2010). Hai năm trước đây (2016), đội tuyển Bồ Đào Nha (Portugal) vô địch Âu Châu nhưng khó ai nghĩ rằng đội tuyển này có thể thắng giải World Cup kỳ này. Nhưng Bồ Đào Nha thực sự vẫn có “chút xíu” hy vọng với HLV Fernando Santos tài giỏi có đầu óc sáng tạo và bên cạnh đó có siêu sao Ronaldo đóng một vai trò “tiếp lửa” hữu hiệu cho đồng đội như đã từng thể hiện trong giải Euro 2016.
2) Tương tự đội tuyển Anh (England) từ rất lâu rồi không đoạt được cúp vô địch Âu Châu và Thế Giới. Lần cuối cùng xảy ra vào năm 1966 cách nay hơn nửa thế kỷ khi đội tuyển Anh thắng World Cup. Có nhiều lý do đưa tới tình trạng yếu kém của đội tuyển Anh. Trong đó quan trọng nhứt là thiếu HLV có đầu óc “sáng tạo” để cải tổ lại việc đào tạo & dẫn dắt mầm non trở thành “siêu sao” như trước đây HLV Klinsmann đã làm tại Đức.
3) Hai đội tuyển “nặng ký” từng gây sóng gió trong các giải túc cầu quốc tế thì lần này phải “chầu rìa”. Đó là đội tuyển Ý (Italy) và đội tuyển Hòa Lan (Holland). Như vậy còn đúng 5 đội tuyển có khả năng nhứt để có thể đoạt cúp kỳ này:
a) Đội tuyển Đức (Germany) với tư cách đương kim vô địch Thế Giới được nhắc nhở nhiều nhứt khi phân tích ai sẽ có hy vọng thắng giải. Nhứt là đã “bất bại” không thua trận nào trong vòng tuyển lựa (qualification). Tuy nhiên từ rất lâu rồi chỉ có đội tuyển Ba Tây (Brazil) mới “bảo vệ” ngôi vị vô địch vào World Cup 1962. Liệu kỳ nay Đức có thể làm được như vậy hay không ?.
b) Đội tuyển Ba Tây cũng “bất bại” và đứng đầu trong vòng tuyển lựa tại vùng Nam Mỹ. Trong các trận đấu giao hữu trước World Cup, đội tuyển Ba Tây đã thắng “lớn”. Chẳng hạn đã thắng Đức 1:0 và Croatia 2:0. Tuy nhiên từ rất lâu rồi, chưa có đội tuyển Nam Mỹ nào thắng giải được tổ chức tại Âu Châu.
c) Tương tự đội tuyển Á Căn Đình (Argentina) – mặc dù với siêu sao Maradona – đã thua trận chung kết duy nhứt tại Âu Châu vào năm 1990 và không thể bảo vệ ngôi vị vô địch có từ World Cup 1986 . Mặt khác trong các trận đấu quốc tế tứ 2 năm qua, đội tuyển Á Căn Đình gặp nhiều khó khăn và tưởng chừng như bị loại ra khỏi vòng tuyển lựa. Rất có thể thế hệ của siêu sao Messi đang bước tới tuổi 30 nên không còn sức chạy tung hoành như trước đây.
d) Tình trạng này cũng thấy ở đội tuyển Tây Ban Nha (Spain) , bởi vì “thế hệ vàng” từng đoạt giải vô địch Âu Châu vào năm 2008 và Thế Giới vào năm 2010 thì nay đã hoặc sắp “gác giầy” hết cả rồi. Nhứt là đấu pháp Tiki-Taka (đưa banh ngắn) không còn hữu hiệu như hồi đó.
e) Chỉ có đội tuyển Pháp (France) là một ” băn khoăn” lớn cho giới am hiểu túc cầu. Bởi vì tập trung rất nhiều nhân tài xuất sắc mà lại còn rất trẻ. Chẳng hạn như Mbappé, Dembélé, Lemar, Fékir … . Có những lúc thắng rất “lớn”, rồi lại thua rất “lãng xẹt”. Thí dụ như thắng Ý 3:1 và thua Colombia 2:3. Chuyện này cho thấy đội tuyển Pháp không giử được “vững vàng”. Rất có thể vì có nhược điểm ở ê kíp huấn luyện viên, cho nên đã bất ngờ thua Bồ Đào Nha “nhỏ bé” 0:1 trong trận chung kết của giải Euro 2016 ngay tại “sân nhà”, khi cả nước đều hy vọng thắng dễ dàng.
IV/ Kết luận
Thực ra trong cầu trường phải “chiến đấu” giống như trong chiến trường, cho nên còn nhiều “biến số” sẽ xuất hiện trong một tháng trời tranh tài. Chẳng hạn cầu thủ “nòng cốt” bị chấn thương hoặc tranh chấp kịch liệt trong nội bộ giữa cầu thủ & ê kíp HLV.
Mọi “tiên đoán” trước giờ khai mạc chỉ có tính cách tương đối thôi.
Tuy nhiên thú vui giải trí túc cầu gồm 3 giai đoạn:
a) Trước trận đấu thì xôn xao “tiên đoán” xem thắng bại ra sao. Nếu bất đồng ý kiến với nhau thì sẽ có màn “bắt cá” tranh tài cao thấp xem ai “thông minh” hơn.
b) Trong trận đấu thì tụ họp với nhau để hò hét ủng hộ “gà nhà”
c) Sau trận đấu thì bàn tán phê bình “Mao Tôn Cương” khen chê đủ điều trong niềm “hạnh phúc tuyệt vời” (nếu thắng) hoặc “đau khổ dịu dàng” (nếu thua).
Thực tình, nếu thiếu 1 trong 3 điểm trên thì không phải là dân “đam mê” túc cầu chân chính.
Ngưới viết cũng muốn “chân chính” nên có nhận xét & “tiên đoán” sau:
1) Hai đội tuyển Đức và Ba Tây có đầy đủ những điều kiện “ắt có và đủ” để đoạt giải, bởi vì cả hai đều có:
a) kinh nghiệm “chiến trường” qua nhiều lần đoạt giải hơn hết so với các đội tuyển khác.
b) ê kíp huấn luyện viên xuất sắc đã đạt thành công kỷ lục “bất bại” trong vòng tuyển lựa.
c) các cầu thủ từ thủ môn đến hậu vệ , tiền vệ và tiền đạo đều có khả năng cực giỏi và lực lượng “trừ bị” cũng ngon lành không kém.
Rất có thể đội tuyển Ba Tây có lợi điểm về mặt tâm lý vì họ bị thua Đức một cách “nhục nhã” 1:7 trong World Cup 2014 nên kỳ này quyết cố gắng hết sức đoạt giải để “rửa nhục”.
2) Hai đội tuyển Pháp và Tây Ban Nha với lợi điểm World Cup được ngay tại Âu Châu nên vẫn có hy vọng phần nào.
Như vậy tạm thời trước khi khai mạc, xác xuất đoạt giải có thể sắp theo thứ hạng sau cho “Túc Cầu Ngũ Bá”:
1. Ba Tây (Brazil)
2. Đức (Germany)
3. Pháp (France)
4. Tây Ban Nha (Spain)
5. Á căn Đình (Argentina)
Hãy chờ xem!
Người Xứ Bưởi – 06 Tháng 06, 2018
Xin click xem thêm hình ảnh & chi tiết của bài viết trên web Ngô Quyền:
https://ngo-quyen.org/p3590a6839/nguoi-xu-buoi-world-cup-2018-day-hap-dan-ai-thang-ai-bai-
Nguồn 1: Nhà văn Văn Quang đã “tâm sự” từ quốc nội sau giải WC 2014
https://www.ngo-quyen.org/a3824/nguoi-xu-buoi-dem-chung-ket-huyen-dieu-world-cup-2014-3
Nguồn 2: Trận chung kết Champions League Âu Châu 2018 sẽ “vô cùng đặc biệt” ?
Phụ Đính:
Trận chung kết Champions League Âu Châu 2018
I/ Những “cao điểm” của trận đấu
Diễn tiến nguyên trận đấu cho thấy tính cách “kịch tính” đặc biệt của trận chung kết kỳ này . Điều vô cùng ngạc nhiên, vừa vào trận đấu là đội Liverpool – mặc dù ở thế “hạ phong” – đã tung quân tấn công dữ dội vào khung thành của đội Real Madrid.
Thực vậy vào phút thứ 7, thủ môn Navas (Real Madrid) phải chạy ra khỏi vòng cấm địa để kịp thời trong tích tắc “hớt” được trái banh từ chân của hậu vệ Alexander-Arnold (Liverpool) . Tiếc quá, đây là cơ hội quá tốt để Liverpool có bàn thắng 1:0.
Mãi đến phút thứ 16, Real Madrid mới có cơ hội tốt đầu tiên với cú đội đầu tiên và có lẽ lần cuối cho “siêu sao” Ronaldo đội đầu gần khung thành, nhưng thiếu độ chính xác như thường có trước đây nên banh bay ra ngoài .
Vào phút thứ 23, cơ hội làm bàn tăng gấp đôi cho Liverpool. Trước hết, tiền đạo chính Firmino (Liverpool) sút vào gôn bị chặn bởi hậu vệ Ramos (Real Madrid). Ngay sau đó hậu vệ Alexander-Arnold (Liverpool) sút “volley” vào, nhưng thủ môn Navas phản ứng quá xuất sắc bắt được. Đây có lẽ là “cơ hội ngàn vàng” để Liverpool dẫn bàn thắng trước và để rồi có ưu thế thắng giải luôn.
Phút thứ 26 được coi là khúc quanh của trận đấu, bởi vì hậu vệ Ramos (Real Madrid) chơi trò ma giáo một cách “bẩn thỉu” bằng cách “khóa tay” siêu sao số 1 Salah của đội Liverpool) kéo ngã xuống làm chấn thương xương vai của cầu thủ này khiến không còn tiếp tục đá được nữa. Sự kiện xảy ra báo trước rằng Liverpool rất khó đoạt giải vì Salah được coi là “linh hồn” của đội banh và sự mất mát này gây ảnh hưởng khiến cục diện thay đổi hoàn toàn. Thực vậy sau đó Liverpool xuống tinh thần thấy rõ và hậu vệ cánh phải Marcelo (Real Madrid ) không còn bị áp lực tấn công của Salah nên đã có cơ hội tiến sâu vào vùng cấm địa để câu banh cho bàn thắng sau này của Real Madrid. Mặt khác, vì thiếu người nên chỉ có tiền đạo Lallana (Liverpool) được thay thế trám vào . Nhưng quá yếu vì Lallana suốt mùa này bị thương nên lần này mới ra quân lần đầu .
Tuy vậy, Liverpool vẫn ráng “chiến đấu” giử được huề 0:0 qua hiệp nhì.
Đến phút thứ 49 xảy ra một sự kiện có thể quyết định phần lớn kết quả trận chung kết. Đó là hậu vệ Ramos đã chơi xấu khiếp đảm bằng cách “giựt cùi chỏ” vào ngay màng tang của thủ môn Karius khiến anh này bị té liền tại chổ. Trò ma giáo của Ramos được “thực hiện” rất khéo léo qua mắt được trọng tài nên không bị thẻ đỏ (xem Nguồn 2 phía dưới).
Tới phút thứ 51: Có thể đầu óc còn choáng váng bởi cú “giựt cùi chỏ”, thủ môn Karius làm một chuyện chưa hề xảy ra trong lịch sử túc cầu là “hấp tấp” lấy trái trái banh liệng ra đúng vào chân của tiền đạo Benzema (Real Madrid) khiến lăn vào gôn thua 0:1 một cách lãng xẹt.
Qua phút thứ 55, Liverpool gở huề lại 1:1 sau cú đội đầu của hậu vệ Lovren (Liverpool) đưa banh cho tiền đạo Mané (Liverpool) chỉ cần đẩy vào gôn.
Phút thứ 63: Tiền đạo Bale (Real Madrid) – vừa mới được thay vào sân – đã thực hiên một bàn thắng có thể nói “tuyệt vời” nhứt từ xưa đến nay . Siêu sao này đã tung người lên cao để đá móc ngược trái banh vào gôn, mặc dù có nhiều cầu thủ của Liverpool vây quanh canh chừng. Thủ môn Karius đành bó tay chịu thua để Real Madrid dẩn 2:1.
Tuy vậy Liverpool vẫn hết sức chiến đấu cho đến phút thứ 70, tiền đạo Mané (Liverpool) sút thẳng vào phía khung thành, nhưng tiếc thay trái banh trúng vào trụ gôn làm mất hy vọng gở huề.
Sau cùng quyết định trận chung kết đã xảy ra vào phút thứ 83 khi thủ môn Karius lại phạm lỗi lầm “sơ đẳng” cho phép một cú sút xa của tiền đạo Bale (Real Madrid) trượt qua ngón tay để cho Madrid thắng “lớn” 3:1 .
II/ Thắng & bại sau trận chung kết ?
Kiểm điểm lại qua trận chung kết Champions League cho thấy nhiều chuyện “tréo cẳng ngổng”. Chẳng hạn:
1) Thủ quân Ramos (Real Madrid) dĩ nhiên được ngầm coi là có công lớn nhứt đã khiến cho Real Madrid thắng được qua 2 cú chơi xấu “tàn bạo” gây cho siêu sao Salah bị trọng thương phải rời bỏ cuộc chơi và thủ môn Karius bị chấn thương nảo bộ nên đã có phản ứng phạm lỗi lầm “sơ đẳng” khiến “biếu không” 2 trái banh vào gôn. Giả tỉ nếu không có vụ chơi xấu ma giáo này thì có tỷ số huề 1:1 và e rằng có diễn tiến bất lợi về phía Real Madrid vì siêu sao Ronaldo trong những trận cuối hầu như không còn khả năng đá vô gôn nữa . Dư luận công phẩn vì thấy rõ qua video quay lại cảnh chơi xấu quá bẩn thỉu của thủ quân Ramos (Real Madrid) cho nên có nhiều vụ hăm dọa “trả thù” khiến cầu thủ này phải thay đổi số điện thoại. Đặc tính của thể thao là phải “fair play” với nhau. Thắng như vậy đâu có gì vinh quang mà còn để lại tiếng xấu suốt đời. Vụ này tương tự gợi nhớ đến chuyện siêu sao Maradona đã dùng tay đánh banh vào gôn (“Hand of God”) để Argentina thắng Anh Quốc và sau đó đoạt giải World Cup 1986 trong sự khinh bỉ của giới mộ điệu túc cầu.
2) Còn về phía HLV Zinedine Zidane (Real Madrid) đạt được kỷ lục với thành tích 3 năm liên tiếp đã đoạt được giải Champions League Âu Châu. Chắc có lẽ khó có ai làm được như vậy. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau HLV Zinedine Zidane vô cùng bất ngờ tuyên bố từ chức. Phải nói là vô cùng bất bất ngờ vì không ai tưởng tượng ra nổi HLV Zinedine Zidane muốn ra đi mặc dù giao kèo làm việc còn tới mấy năm nữa mà tiền lương không dưới 50 triệu đô. Tuy nhiên qua tiết lộ lý do muốn từ chức vì cảm thấy trong tương lai đội banh hiện tại không còn đủ sức tiếp tục thắng nữa, cho nên cần phải cải tổ nhân sự với 1 HLV khác. Điều tiết lộ này cho thấy HLV Zinedine Zidane đã “lạnh cẳng” thấy nếu cứ tiếp tục thì sẽ thất bại lớn làm tiêu tan danh tiếng từng gầy dựng được trong quá khứ.
Thực vậy trong mùa túc cầu năm nay tại Tây Ban Nha (Spain) đội Real Madrid đã thua thê thảm chỉ đứng hạng 3 sau Barcelona và Atletico Madrid . Đây là kết quả tồi tệ nhứt trong quá khứ cận đại. Chính vì vậy HLV Zinedine Zidane đã nhiều lần bị báo chí Tây Ban Nha chỉ trích nặng nề. Rất có thể đa số các cầu thủ “nòng cốt” của Real Madrid như Ronaldo, Ramos … đã bắt đầu “già hết xí quách” hết còn tài năng như lúc còn “son trẻ”.
3) Sự “đào ngủ” bỏ chạy của HLV Zinedine Zidane (Real Madrid) đã khiến cho HLV Klopp (Liverpool) trở thành người “thắng cuộc“ của trận chung kết này . Bởi vì ngay sau đó Real Madrid đã ngỏ ý muốn HLV Klopp vào dẫn dắt đội banh cho mùa tới. Ngoài ra theo “trưng cầu dân y´” của 248 cầu thủ đứng đầu làng túc cầu (Bundesliga) của xứ Đức thì HLV Klopp được chọn đứng đầu thế giới, kế tiếp đứng nhì là HLV Pep Guardiola (Manchester City) và HLV Zinedine Zidane (Real Madrid) chỉ được đứng hạng ba mà thôi.
Người Xứ Bưởi
01 Tháng 06, 2018
Nói chuyện túc cầu: Sau 16 trận / World Cup 2018: Ai thắng & ai bại?
Chuyện hi hữu & hiếm có đã xảy ra là cách xa trái đất cả “trăm ngàn dặm” các phi hành gia xem trực tiếp truyền hình trận đấu World Cup giửa Đức và Mexico. Trong có phi hành gia Alexander Gerst của xứ Đức thưởng thức túc cầu trong trạng thái vô cùng đặc biệt : lơ lững trong không gian vì mất trọng lực! (xem Nguồn 1 phía dưới)
I/ Đầy “bất ngờ” ?
Tính ra thì gần một tuần lễ đã trôi qua và tất cả 32 đội tuyển quốc gia đều đă đá trận đấu đầu tiên . Như vậy tổng cộng là 16 trận đấu đă thể hiện phần lớn đặc tính của World Cup 2018 . Đó là với nhiều kết quả đầy bất ngờ mà hầu như chả có chuyện viển túc cẩu nào tiên đoán thấy trước được . Điển hình nhứt là chuyện đội tuyển Đức (Germany) trong vài trò đương kim vô địch túc cầu thế giới thế mà đá thua đội tuyển Mễ Tây Cơ (Mexico) với tỷ số 0:1 . Tương tự như đội tuyển nổi tiếng nhứt thế giới Ba Tây (Brazil) đá hoài vẫn không thẳng nổi đội tuyển “hạng ruồi”Thụy sĩ (Switzerland), cuối cùng chỉ huề với tỉ số 1:1 .
Hoặc đội tuyển Á Căn Đình (Argentina) với đệ nhứt hảo thủ túc cầu Messi cũng chỉ đá bất phân thắng bại 1:1 với đội tuyển “tí hon” Băng Đảo (Iceland) .
II/ Kết quả trong tuần lễ đầu World Cup
Nhìn qua kết quả 16 trận đấu vừa qua cũng sẽ thấy nhiều kết quả không ngờ nổi:
1) Group A
Russia 5 – 0 Saudi Arabia
Uruguay 1 – 0 Egypt
2) Group B
Iran 1 – 0 Morocco
Portugal 3 – 3 Spain
3) Group C
France 2 – 1 Australia
Denmark 1 – 0 Peru
4) Group D
Croatia 2 – 0 Nigeria
Argentina 1 – 1 Iceland
5) Group E
Serbia 1 – 0 Costa Rica
Brazil 1 – 1 Switzerland
6) Group F
Mexico 1 – 0 Germany
Sweden 1 – 0 South Korea
7) Group G
Belgium 3 – 0 Panama
England 2 – 1 Tunisia
8) Group H
Japan 2 – 1 Colombia
Senegal 2 – 1 Poland
III/ Ai thắng ?
1) Trước hết là 13 đội tuyển đã thắng ngay trận đầu và được ngay 3 điểm làm “vốn” . Đó là các đội tuyển gồm: Nga, Uruguay, Iran, France, Denmark, Croatia, Serbia, Mexico, Sweden, Belgium, England, Japan và Senegal
2) Bất ngờ lớn nhứt là đội tuyển Nga (Russia) thắng đội tuyển Saudi Arabia với tỷ số thuyết phục 5:0 trong trận mở màn khiến cho cả nước Nga hy vọng viết nên lịch sử túc cầu để có thể đoạt giải vì tin tưởng có lợi thế là quốc gia tổ chức World Cup . Điều này không phải vô lý vì trong quá khứ nhiều quốc gia tổ chức đã đoạt giải World Cup . Chẳng hạn như trong giải World Cup đầu tiên vào năm 1930 , đội tuyển chủ nhà Uruguay đã đoạt cúp vàng . Tương tự đội tuyển Đức vào năm 1974 ….. Nhưng nếu kỳ nầy đội tuyển Nga thắng giải thì quả là chuyện hi hữu trong lịch sử túc cầu thế giới, vì Nga chỉ đứng hàng thứ 70 mà thôi , nếu so sánh ra thì đội bánh Nga đứng hạng “bét” trong 32 đội tuyển tham dự .
3) Lần đầu tiên trong lịch sử World Cup, Ba Tư (Iran) thắng Marokko 1:0 và “đoạt” được 3 điểm “ngon lành” . Biết đâu nếu may mắn chút xíu nữa trong 2 trận tới thì lần đầu tiên trong lịch sử, đội tuyển Iran “lọt” vào vòng bát kết .
4) Gương mặt nổi bật nhứt trong tuần lễ qua là “siêu sao” Ronaldo với cú hat-trick 3 quả đá lọt lưới liên tiếp trong trận đấu đối đầu với đội tuyển Spain (Tây Ban Nha) . Nhứt là cú sút phạt của cầu thủ số 7 đã không cho thủ môn De Gea (Tây Ban Nha) một cơ hội nào để “chụp” hoặc “phá” vì trái banh bay “cầu vòng” qua hàng rào phòng vệ để bất ngờ “rót” vào ngay góc khung thành khiến thủ môn chỉ có nước “lắc đầu” chịu thua đứng nhìn mà thôi. Tính đến hôm nay, Ronaldo đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới của giải đấu với 3 bàn chỉ sau một vòng đấu đầu tiên.
IV/ Ai bại ?
Cả 4 đội tuyển được coi là có hy vọng tiến sâu vào vòng loại thì bổng nhiên đá không “thuyết phục” nổi . Trong đó 2 đội tuyển Brazil và Argentina đều thủ huề trước địch thủ “vô danh tiểu tốt” . Ngoài ra Ba Lan
(Poland) thua 1:2 trước Senegal . Hoặc tệ hại hơn nữa là chuyện đương kim vô địch thế giới lại thua một đội tuyển hạng trung của vùng Trung Mỹ . Đó là Đức bị bại trận 0:1 trước Mexico .
V/ Tại sao đội tuyển Đức lại thua ngay trận đầu ?
Chuyện này hiếm xảy ra ghê lắm. Theo thống kê thì “dường như” cách nay khoảng 36 năm Đức bị thua Algeria 1:2 trong World Cup 1982 tại Tây Ban Nha. Nhớ lại lúc đó sinh hoạt cả nước Đức dường như bị “tê liệt” vì không ai giải thích nổi hiện tượng một đương kim vô địch Âu Châu với tràn trề hy vọng sẽ đoạt giải World Cup mà lại thua một đối thủ “vô danh” kiểu như đội tuyển Algeri . Lúc đó biết bao nhiêu hội nghị “thượng đỉnh” họp bàn cãi tìm ra cho bằng được nguyên do . Có lẽ đã tìm ra lời giải cho nên đội tuyển Đức sau đó lọt được vào trận chung kết một cách “oanh liệt” và suýt đoạt giải khiến không ai ngờ nổi .
Nếu nhìn kỹ lại trong các kỳ World Cup vừa qua đã có hiện tượng “đặc biệt” là các đương kim vô địch đều bị “văng” ra và “cuốn gói” đi về ngay trong vòng bảng . Điển hình như đội tuyển Ý trong World Cup 2010 . Hoặc đội tuyển Tây Ban Nha trong World Cup 2014 . Thành ra chuyện đội tuyển Đức không vào được vòng bát kết là chuyện có thể xảy ra vì khi đang giử chức vô địch thì thường hay “làm phách chó” nên dễ bị thua ẩu lắm. Liệu Đức có “giỏi thức thời” hơn Tây Ban Nha và Ý hay không thì: Hãy chờ xem!
Người Xứ Bưởi
19 Tháng 06, 2018
Nguồn 1: NASA astronauts Reid Wiseman, Steve Swanson and ESA astronaut Alexander Gerst take a break to watch ten minutes of live World Cup matches between science experiments aboard the International Space Station
https://www.telegraph.co.uk/sport/football/world-cup/10918040/World-Cup-2014-The-whole-world-is-watching-in-pictures.html
Vui cười
Nửa đêm, một nam nhân viên khách sạn gọi điện cho bệnh viện, giọng hốt hoảng:
– Alô, tại khách sạn chúng tôi có một khách hàng là quý cô xinh đẹp bị ngất xỉu – chàng trai nói.
– Vậy à, anh hãy làm 3 bước sơ cứu tại chỗ như sau:
Một: Tháo tờ hóa đơn tính tiền trên tay khách ra.
Hai: Đặt khách ở một phòng hạng 3.
Ba: Cầm tấm bảng đại hạ giá quạt nhè nhẹ trước mặt cô gái ấy là tỉnh ngay.
Vợ giận chồng nói:
– Thề có trời đất, không bao giờ tôi nhìn mặt anh nữa.
Anh chồng năn nỉ mãi mà vợ cứ im lặng. Cho đến tối, lúc vào phòng ngủ, anh lại tỉ tê:
– Anh đã giải thích với em đủ điều, lẽ nào em còn giận anh, quay lại xem nào.
Cô vợ lúc đó mới nói nhỏ:
– Anh tắt đèn đi, em lỡ thề là không nhìn mặt anh rồi.
Một nhà văn tâm-sự với bạn:
– Sinh-nhật của bà xã tôi tới một bên, tôi chả biết kiếm thứ gì vừa không tốn-kém vừa khiến bả hãnh-diện và hớn-hở đi khoe với tất cả
mọi người…
Anh bạn mách nước:
– Dễ ợt! Anh viết một lá thư tình nặc danh dán tem gửi về cho bả!
Anh xem, con trai của chúng ta ngày càng giống anh…
Ông bố nghiêm giọng nói với con trai..:
Này, mày vừa làm gì bậy bạ đấy ??
Yêu nhau cởi áo cho nhau.
Ghét nhau trợn mắt: Áo đâu? Mặc vào!