Tập San Tân Ðại Việt Số 6 – 2015

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt Số 6 – 2015

Mục Lục

Chánh trị, Kinh tế

Bs Mã Xái: Sau “Trường Thành Cát” Biển Đông, quan hệ Mỹ Trung đi về đâu?

Nguyễn Bá Lộc: Những vấn nạn và nghịch lý: 40 năm kinh tế Việt Nam

Mai Thanh Truyết: Ô Nhiễm Môi Trường Một Khía Cạnh Mới

Lê Huỳnh: Con chim hòa bình đang đau nặng

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông Thế Giới Đang Vào Mê Trận

Nhữ Đình Hùng: Mistral: Pháp đề nghị bồi hoàn ít hơn tiền ứng …

Nguyễn văn Trần: Chung quanh vài luận điểm mới về Hồ Chí Minh

Nguyệt Quỳnh: Nỗi Sợ Hãi Đang Chuyển Động

Tài liệu tham khảo

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn Thuyết Chủ-quyền Quốc-gia

Giáo Già: Thư Cho Con

Phan Văn Song: Nghĩa Vụ, Danh Dự Và Tự Hào Dân Tộc…

Mai Thanh Truyết: Đôi Đũa Trung Cộng

Hoàng Yên Lưu: Hoàng Xuân Hãn bàn chuyện đi sứ

Tú Hoa: Dầu hỏa thời VNCH

Sưu tầm,Văn, Thơ

Ngô Minh Hằng: Thơ  Xin đứng cùng tôi

Nguyễn thị Cỏ May: 30/04 và «Con Ngựa Thành Troie»

Anh Thư: Thơ Hóa Thân

Phan Văn Song: Hội Chứng Con Ngựa Thành Troie

Hoàng Ngọc Nguyên: Thời gian vô nghĩa

Nguyễn Đức Nam: Hát cho người tị nạn

Tri Khac Pham: Ông giáo già, ngôi trường cũ và …

Đọc báo lề phải

http://www.anninhthudo.vn/: Philippines tố Trung Quốc ngang ngược…

http://tuoitre.vn/: Trung Quốc xây hải đăng trái phép ở Gạc Ma ….

http://tuoitre.vn/: Trung Quốc gửi công hàm “khiếu nại” tới chính phủ Mỹ

http://tuoitre.vn/: Trung Quốc vòng vo tránh né tại Shangri La

Sau “Trường Thành Cát” Biển Đông, quan hệ Mỹ Trung đi về đâu? – Bs Mã Xái

Việc xây “Trường Thành Cát” trên Biển Đông do Hải Quân Hoa Kỳ và Bộ quốc phòng khẩn báo về các đảo nhơn tạo mà Bắc Kinh xây đấp trong một động thái bất thường với nhịp độ tăng tốc gây nên nổi quan tâm về ý đồ của Trung Cộng (TC); trên các đảo nhơn tạo đó, Trung Cộng lại khẩn trương dựng lên những cơ sở nhằm phục vụ  cho ích lợi quân sự như bến cảng, cầu tàu, phi đạo; ngày 7-05-2015 người phát ngôn Bộ Quốc Phòng TC lại tuyên bố họ có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Những cơ sở tân tạo đó được coi như tiền đồn chiến lược của Bắc Kinh chẳng những để kiểm soát con lộ huyết mạch chuyển vận hàng hoá thế giới mà còn là trung tâm theo dõi an ninh tình báo, quốc phòng đặc biệt trong  khu vực Á Châu Thái Bình Dương.

Trong lúc tình hình sôi bỏng chung quanh các đảo nhơn tạo đang bị nhiều nước lên án, Bắc Kinh ngày 26-05-15 tung ra Sách trắng quốc phòng khẳng định chiến lược quân sự trong thời gian tới, phát triển sức mạnh hải quân, tập trung nhiều vào việc “bảo vệ các vùng biển rộng” hơn là chỉ “phòng vệ vùng biển ven bờ”. Truyền thông TC còn loan tin chánh quyền nước này sẽ xây thêm hai ngọn hải đăng cao 50 thước tại hai đảo Châu Viên (Cuarton Reef) và Gạc Ma (Johnson South Reef); phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng TC lại khẳng định về chủ quyền biển đảo, đại ý cho việc phát triển xây dựng trên các đảo của mình hoàn toàn không khác gì so với các loại xây dựng khác trên khắp nước!

Trước tình hình đó, lần đầu tiên, Hoa Kỳ có phản ứng khá mạnh mẽ hơn bao giờ hết trước. Từ Quốc Hội, ngày 19/03/2015 Chủ Tich Uỷ Ban Quốc phòng John McCain và Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Bob Corker và các Nghị sĩ hàng đầu gởi bức thơ cho Bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter và Bộ trưởng ngoại giao John Kerry yêu cầu Washington cần có chánh sách toàn diện để đối phó về mối đe doạ  đến quyền lợi nước Mỹ cũng như cho các đồng minh cũng như các đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực. Trong buổi điều trần tại Thương Nghị Viện (13/05/15) phụ tá ngoại trưởng đặc trách Á Châu và Thái Bình Dương ông Daniel Russell cho biết Hoa Kỳ vẫn có cuộc tuần tra thường lệ trên biển và trên không; hải quân Mỹ hôm 13/05/15 thông báo là tàu chiến ven biển USS Fort Worth vừa hoàn tất cuộc tuần tra trên Biển Đông và cho biết bị tàu chiến TC bám sát khi tàu chiến Mỹ đi ngang những hòn đảo  nhơn tạo; có tin Bộ trưởng Quốc Phòng Carter đề nghị Lầu Năm Góc xem xét đưa tàu chiến và máy bay quân sự vào để tiếp tục cuộc tuần tra. Ngày 20-05-15 Hải quân TC cảnh báo 8 lần khi máy bay trinh sát Hải quân Mỹ P-08 Posedion tiến  ngang vùng biển nhơn tạo và bị Hải quân TC “xua đuổi”, và trong tám lần Phi công Hoa Kỳ đáp trả rằng máy bay đang chuyển dịch trong không phận quốc tế.

Thật ra, trong những năm về trước, từ ngày TC bắt đầu lộ diện giành quyền làm chủ một cách phi pháp và phi lý trên Biển Đông, nhiều tàu và máy bay quân sự của Mỹ và TC đã nhiều lần đụng độ nhau, nhưng nguy cơ xung đột quân sự quan trọng thực sự chưa diễn ra, và rồi mọi xích mích cũng được giàn xếp hài hoà qua các cơ chế đối thoại.

Tại Bắc Kinh, ngày 16-05-15 Ngoại trưởng John F.Kerry và Bộ trưởng Vương Nghị đã tranh luận có phần gây cấn trên biến cố “trường thành cát”, Vương Nghị thẳng thừng cho biết sẽ không ngừng nỗ lực công tác bồi đắp, xây dựng trên các đảo nhân tạo, và tái khẳng định bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, và quyết tâm giữ vững lập trường như bàn thạch, không gì lay chuyển nổi; một bài xã luận đăng trên Tờ Hoàn cầu Thời Báo do Đảng Cộng Sản sở hữu, hôm 25/5/15 còn nói quyết tâm trong việc hoàn tất các công trình xây cất mà họ mô tả là “lằn ranh cuối cùng quan trong nhất” của quốc gia; trước đây  Hoa Kỳ cùng từng kêu gọi các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ngưng các hoạt động lấp đất xây dựng trên Trường Sa, và tố cáo TC là nước tiến hành các công trình quy mô lớn hơn cả. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo còn nói TC phải “chuẩn bị kỹ lưỡng” đề phòng khả năng xảy ra xung đột với Hoa Kỳ, và hăm dọa chiến tranh với Mỹ khó tránh khỏi trừ phi Washington chấm dứt việc đòi hỏi TC ngưng xây đấp các đảo nhơn tạo!

Hội đàm Kerry-Vương Nghị tại Bắc Kinh không làm  giảm được tình hình căng thẳng trong khu vực; hai phía Hoa Kỳ và TC đều kiên định lập trường cứng rắn của mình. Washington đã nhìn thấy cũng như nhận định của các viện nghiên cứu về Châu Á cho thấy tham vọng Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình sẽ không dừng lại sau vụ “vạn sa trường thành”; suy đoán từ chánh sách ĐNA và nhìn các bước đi chiến thuật của họ Tập cho thấy Bắc Kinh đã quyết tâm đến cùng trong khẳng định chủ quyền (dù phi pháp, phi lý) và kiểm soát cho bằng được Biển Đông,và từ đó gây áp lực với các nước ĐNA phải thừa nhận và tôn trọng bá quyền TC, và sau khi kiểm soát được biển, đảo họ sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không và từ vị thế đó TC tự cho mình quyền bảo vệ và quản lý con đường huyết mạch hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Chúng ta cũng tin chắc là Hoa Kỳ sẽ  phải tranh đấu không khoan nhượng cho quyền tự do lưu thông hàng hải; con đường huyết mạch đó nằm trên lộ trình Xoay Trục về Châu Á của Hoa Kỳ với ba mũi dùi chiến lược kinh tế (TPP) an ninh, ngoại giao và dân chủ nhơn quyền mà Trung Cộng chủ trương ngăn trở; và gần đây TC tung ra sáng kiến về Một Vòng Đai, Một Con Đường, sáng kiến về Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu (AIIB) và công bố Sách trắng (26-05-2015) về chiến lược quốc phòng sẽ được phái đoàn TC đề cập tại Đối Thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore từ 29-05-15, và chắc hẳn việc xây cất đảo nhơn tạo của Trung Cộng tại Trường sa sẽ nằm cao trong nghị trình, trước sự hiện diện của phái đoàn hùng hậu của Mỹ.

Những biện pháp quân sự có tính cách răn đe của chánh quyền Obama để khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển và quyền xử dụng không phận quốc tế trên các đảo tân tạo là phản ứng đúng lúc và càng nên tiếp tục các phi vụ và các chuyến tàu tuần tra. Đề nghị của Bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đưa tàu chiến Mỹ tuần tra trong vòng 12 hải lý xung quanh các thực thể nhơn tạo cho thấy Mỹ coi các thực thể đó là đá theo luật quôc tế, chớ không phải là đảo. Cũng cần nhắc lại Biển Đông là con đường giao lưu hàng hải chiến lược quốc tế quan trọng bực nhứt thế giới, đặc biệt cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương, nhưng TC lại muốn loại tàu thuyền và máy bay quốc tế ra khỏi một vùng rộng 200 hải lý chung quanh các vùng tranh chấp, rộng hơn gấp bội so với 12 hải lý mà Ashton Carter đề nghị, do đó mà việc Hoa Kỳ duy trì các chuyến bay qua khu vực, và cho chiến hạm tiến gần các vùng này là khẳng định nói lên lập trường của Washington bác bỏ đòi hỏi phi pháp, phi lý của TC về chủ quyền trên Biển Đông(Mỹ cũng đã từng phản ứng cứng rắn như  vậy trong vụ TC tự tuyên bố đơn phương vùng nhân dạng phòng không trên Biển Hoa Đông hai năm trước đây). Những hoạt động thách thức như vậy có thể xẩy ra đung độ nhỏ vì “tai nạn” hay tính toán sai lầm, nhưng các va chạm có thể giàn xếp được qua các cơ chế hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Theo các nhà phân tích thời cuộc chiến tranh Mỹ-Trung khó bề xảy ra lúc này xét trên tương quan lực lượng Mỹ-Trung; họ Tâp từng nói sẽ là một thảm hoạ nếu cuộc chiến bùng nổ. Quả vậy, cả hai cường quốc vẫn còn khả năng điều chỉnh các xung đột, các bất hoà vì cả hai còn nhiều mặt quyền lợi tròng tréo, phức tạp khiến cả hai phía phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Ông cựu Phó Giám Đốc CIA Micheal Morell có lần nói với CNN có nhiều nguy cơ xung đột Mỹ Trung đưa tới chiến tranh, điều này cũng nên cân nhắc nếu ông còn đương nhiệm.

Tóm lại, Hoa kỳ tỏ ra kiên quyết ngăn chặn hành động bành trướng phi pháp của Trung Cộng ở Biển Đông là phù hợp với luật pháp quốc tế về luật biển, vấn đề được đặt ra là liệu Washington còn đưa ra biện pháp răn đe nào hữu hiệu hơn khi trên thực tế Bắc Kinh chắc không lùi bước trong công trình lấp biển lấy đất ở Biển Đông. Thêm một lần nữa, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter hôm 28-05-15 tại Hawai nhơn lễ bàn giao quyền chỉ huy tại Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương đã yêu cầu TC ngưng ngay những hoạt động xây đảo nhơn tạo và chấm dứt quân sự hoá những bãi cạn ở Biển Đông; ông còn cho biết thái độ hung hãn của TC nhứt định sẽ găp phải sự kháng cự. “Chúng tôi sẽ tiếp tục là cường quốc an ninh chánh yếu ở Á Châu Thái Bình Dương trong nhiều thập niên” (Ashton Carter). Hiển nhiên TC đang hành xử với ý đồ làm phương hại mục tiêu của Hoa Kỳ là duy trì  vị thế lãnh đạo trong khu vực.

Ngày 23/05/2015 tại Hà Nội Tổng thơ ký LHQ Ban Ki-moon lên tiếng kêu gọi tất cả các bên liên hệ giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại, hoà bình và tôn trọng luật pháp. Con đường đối thoại, mối quan hệ hai cường quốc Mỹ Trung còn nhiều khó khăn, nhiều ngăn trở giữa hai cường quốc trong tư thế vừa “hợp tác vừa cạnh tranh”; hợp tác vì còn quyền lợi trồng tréo, và cạnh tranh vì quyền lực vì vị thế lãnh đạo tại Á Châu Thái Bình Dương. Từ đây tới cuối năm Chủ Tịch Tập Cận Bình sẽ găp Tổng Thống Obama, ngay vào thời điểm có cuộc vận đông bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Chánh sách đối ngoại của đôi bên trong đó hồ sơ Biển Đông chắc phải nằm trong nghị trình cho hai nhà lãnh đạo, trong bối cảnh Hoa kỳ phải ứng phó với nhiều thách thức ở Trung Đông và với Nga ở Âu Châu. Dư luận dân chúng Hoa Kỳ và cộng đồng Viêt Nam hải ngoại đa phần ủng hộ mạnh mẽ lập trường cứng rắn của Mỹ trong biến cố “trường thành cát” trái với phản ứng yếu ớt của CSVN (phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình (đăng trên báo Nhân Dân 21/05/15), sợ làm buồn lòng Trung Nam Hải trong khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị lên đường công du Mỹ dự trù vào  Tháng Sáu, trong khi  Đại sứ Ted Osius lạc quan rằng biến cố Trường Sa làm hai bên CSVN và Hoa Kỳ  xích lại gần hơn!

Cũng nên nhắc lại, hôm 17-05-15 sau khi tiếp kiến Ngoại Trưởng Kerry, khi được hỏi về quan hệ Mỹ Trung trong bối cảnh hai cường quốc đang có những bất hoà tại Biển Đông, Tâp Cận Bình cho biết mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn ổn định, ông muốn Washington và Bắc Kinh xây dựng mô hình mới trong quan hệ giữa hai nước lớn, trong đó hai bên phải tôn trọng chủ quyền, sư toàn vẹn lãnh thổ, hệ thống chánh trị và nhịp độ tăng trưởng của nhau. Đây là quan niệm vế hợp tác trong đó TC phải được xem là một cường quốc (new model for major power relations, do họ Tâp đề nghị trong dip thăm TT Obama ở Sunnlands Estate Rancho, California , năm 2013 đặt lại mối tương quan mới về hợp tác dựa trên lợi ich và tôn trọng lẫn nhau)

Với một tiềm năng hùng mạnh của một siêu cường quân sự, kinh tế và nhiều phương diện khác, Hoa kỳ sẽ thành công trong chiến lược Đổi trục mang lại hoà bình, an ninh ổn định, thịnh vượng cho Đông Nam Á cùng lúc với sự nẩy nở các giá trị tự do, dân chủ nhơn quyền tại những quốc gia, độc tài, thut hậu như Cộng Sản Việt Nam. Tham vọng Tập Cận Bình không chỉ nhằm cân bằng quyền lực mà còn ảo vọng qua mặt Hoa Kỳ trong thập niên tới. Nhưng lịch sử cho thấy chế độ độc tài nào rồi cũng cáo chung Trung Cộng hay Viêt Cộng. Cộng Sản phải ra đi mới mong lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa, mới có tư do, dân chủ nhơn quyền và Viêt Nam mới cất cánh bay cao hoà nhập vào thế giới văn minh hoàn cầu hoá.  Chính nghĩa sẽ thắng.

Tài liệu tham khảo:

-The Real Challenge in the Pacific. A Response to “How to Deter China” by Michael D. Swaine /Foreign Affairs May/June, 2015

-Security Dimensions of China’s Relations with Southeast ASIA by Bonnie S.Glaser, CSIS testimony before the US-China Economic and Security Commission May 13/2015

-Beijing’s Formidable Strategy in the South China Sea by Chuanjuan Nancy Wei, THE DIPLOMA May/21/2015

-“Vạn Sa Trường Thành” vẳng nghe trống trận đâu đây. Việt Long-RFA 09-04-2015

-Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Trung Cộng. Nguyễn Văn Canh- Center for Viêt Nam Studies

 

Những vấn nạn và nghịch lý 40 năm kinh tế Việt NamNguyễn Bá Lộc

Cộng sản VN cưởng chiếm miền Nam và dựng lên chánh quyền CS trên toàn quốc nay đã 40 năm.

Nhưng đảng và chánh quyền CS chẳng những không đáp lại được mong ước chánh đáng của toàn dân đã chịu đựng quá nhiều mất mát trong quá khứ, mà CSVN còn tạo ra nhiều đau khổ hơn về đời sống kinh tế và nhiều xáo trộn xã hội từ những hậu quả kinh tế.

Cho tới nay, kinh tế XHCN của VN còn tồn tại nhiều vấn nạn nghiêm trọng và khó có thể cất cánh được. Mặc dù bề ngoài và trên một vài mặt, nó có một số tiến bộ. Nhưng rất nhỏ nhoi so với những tiêu cực quá lớn đã và sẽ không vượt qua nỗi, vì nguyên nhân chánh yếu bắt nguồn từ bản chất chế độ.

I.VỀ MÔT SỐ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Trong 10 năm đầu sau khi chiếm miền Nam, nền kinh tế suy sụp, chìm tới đáy vực. Từ 1986 nhờ “đổi mới kinh tế”, VN đạt được một số phát triển trên một số mặt. Những sự kiện kinh tế đó chỉ có tánh cách bề ngoài, không bền vững, có mưu tính sai trái và bất công. Tôi xin tóm tắt và phân tích một số tiến bộ đó.

1-Về tỷ suất phát triển và tổng sản lượng quốc gia

Từ khi thay đổi mô hình kinh tế (1986) tỷ suất phát triển có đạt con số khá theo báo cáo của VN, trong khoảng 8-8.5%. Nhưng cũng chỉ trong 8 năm từ 2001-2008. Còn các năm khác, trước 2001 và sau 2008, chỉ đạt 4.5-5.5%, đó là tỷ suất thấp so với các nước đang phát triển. Ví dụ : 2012 có 5.4%, 2013: 5.2%, 2014: 6%.Thực sự năm rồi kinh tế vẫn rất yếu, nhưng vì năm tới là đại hội đảng, các lảnh đạo đang “cải sửa” để tranh giành quyền lực.

Tổng sản lượng quốc gia (GDP) và lợi tức đầu người (Income/capita) có tăng. Từ 180 US$/ người vào năm 1985 lên $620 (2001) và khoảng 2000 US năm 2013 (theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới). Năm 2005  Nhựt hơn VN 62 lần, Đại Hàn hơn 25 lần, Đài Loan hơn 25 lần (Ngân hàng thế giới). Gần đây khoảng cách không thu hẹp mà bị bỏ xa hơn nhứt là đối với một số nước như Đại Hàn, Malaysia, Singapore. Trong lịch sử phát triển kinh tế, các nước tân hưng, trong 10 năm đầu, cũng đã đạt tỷ lệ 8-10%.

Các con số trên cùng thực tế 40 năm qua nói lên kinh tế VN phát triển yếu kém, có nhiều mâu thuẩn và rất bấp bênh. Một nước như vậy không thể nào “cất cánh” được nói chi đến mơ ước trở thành “rồng con kinh tế”. Trên bình diện thế giới, cho tới bây giờ VN vẫn còn là một nước nghèo trong các nước đang phát triển. Về phương diện thời gian, 40 năm qua là khá lâu so với các nước mới phát triển trước kia chỉ cần độ 10 – 15 năm đã tạo được cái nền và cái đà khá tốt để tiến tới.

2- Về đầu tư khu vực nhà nước

Tại VN đầu tư công, tức là đầu tư do vốn nhà nước gồm đầu tư cho các lảnh vực xây dựng và phát triển không có tính cách kinh doanh, và đầu tư của các quốc doanh.

Đầu tư công gia tăng rất nhanh, nhứt là trong 10 năm nay. Đó là một nghịch lý vì khi chủ trương cho tư doanh lớn lên thì phải giảm bớt đầu tư công nhứt là quốc doanh.

Từ 2001 đến 2012 đầu tư công tăng gấp 3.2 lần (mỗi năm trung bình tăng 13.9%). Đây là sự gia tăng rất lớn. Khu vực công áp đảo khu vực tư doanh. Thứ hai là chánh phủ cần giử mức độ đầu tư công lớn để giử mức độ phát triển.

Chánh phủ VN không tính đầu tư của quốc doanh nằm trong tổng số đầu tư công. Trong khi đó theo nguyên tắc của cơ quan Liên hiệp quốc thì phải tính chung vào. Vì vậy năm 2013, Chánh quyền VN cho rằng tỷ lệ đầu tư công chỉ là 60% của GDP (mức tối đa mà VN có thể chấp nhận là 65%, theo Tổng cuộc thống kê), nhưng theo Ngân hàng thế giới là 106%, vượt xa mức độ nguy hiểm (GDP năm 2012 là 150 tỷ mỹ kim).

Trong đầu tư công trên, có một hiểm họa và nghịch lý là sự gia tăng đầu tư cho quốc doanh, đặc biệt là cho các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty từ 2005 trở lại đây. Tăng từ 37.3% năm 1990 lên 60% năm 2012. Trong khi đó quốc doanh chỉ đóng góp có 30-35% số thu ngân sách, mặc dù chiếm giử 70% tài sản cố định xã hội, và chiếm 60% tổng số tín dụng. Chính khu vực quốc doanh có vai trò quan trọng làm cơ cấu kinh tế mất quân bình và không tạo sự kết hợp và hổ tương cần thiết của các khu vực trong phát triển kinh tế.

3- Về đầu tư ngoại quốc (FDI)

Đối với những nước có tronng nước quá yếu kém, thì đầu tư ngoại quốc hết sức cần thiết.

Trong 30 năm qua FDI có gia tăng, nhưng không ổn định. Một số khó khăn lớn còn đó. Các trở ngại cho FDI gồm có:

* Mục tiêu các dự án FDI chú trọng đến đoản kỳ hơn là lợi ích trường kỳ cho đất nước. Ngoài dầu khí phần chánh là gia công may mặc, điện tử, cho các công ty ngoại quốc. Kế là nhà đất, khách sạn.

* FDI đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế, chiếm 70% trị giá hàng xuất cảng, mà trị giá xuất cảng chiếm 70% GDP (theo Tổng cục thống kê VN 2008). Nếu FDI sụt giảm mạnh thì kinh tế bị suy yếu ngay.

*Môi trường đầu tư không tốt: luật lệ rắc rối, nhiều thay đổi, thống kê và chỉ số kinh tế không minh bạch, lạm phát cao, kinh tế không ổn định. VN vẫn bị các cơ quan quốc tế đánh giá thấp, ở hạng khoảng 117 trên 170 nước. (Theo tổ chức quốc tế Heritage).

* Tham nhũng quá khủng khiếp của viên chức cán bộ toàn các cấp chánh quyền.Sau 30 năm từ khi đổi mới, bộ máy chánh quyền chỉ thay đổi vụn vặt về thủ tục hành chánh. Mức độ tham nhũng chẳng những không giảm mà còn tăng. Theo cơ quan chánh thức của CSVN và theo cơ quan quốc tế, các viên chức liên hệ dự án và viện trợ quốc tế tham nhũng khoảng 20-30% tổng tri giá viện trợ. Cho tới nay tổng viện trợ là 50 tỷ mỹ kim.

4. Về xuất nhập cảng.

Xuất cảng và nhập cảng đều gia tăng từ sau đổi mới.

VN chủ trương đẩy mạnh xuất cảng bằng mọi giá. Các nước mới bắt đầu phát triển cũng theo con đường như vậy. Nhưng qua 10-15 năm khi nền kinh tế đã cất cánh, hầu hết các nước tân hưng đều có chánh sách chọn lọc trong xuất cảng cũng như nhập cảng. Kinh tế VN loạn hoạn yếu đuối mãi cho tới bây giờ. Cho nên hàng xuất cảng cũng là hàng gia công, khoáng sản, dầu thô, gạo, ca phê. Còn nhập cảng thì đủ thứ kể cả nông sản làm cho nông nghiệp lạc hậu bị suy yếu thêm. Một số hàng hóa phục vụ nông nghiệp và kỹ nghệ đáng lẽ phải cố gắng giảm nhập và sản xuất trong nước, thì gần như không đạt kết quả nào, như phân bón, một số máy móc thô sơ cho nông nghiệp, một số nguyên liệu như tơ sợi, bột giấy…Sau 30-40 năm rồi những cái căn bản đó không thực hiện được thì đến bao giờ. Về nhập cảng với tình trạng kinh tế VN đáng lý phải hết sức giới hạn nhập hàng tiêu thụ xa xĩ.

Có một điều rất đáng lo ngại là sự lệ thuộc kinh tế Trung quốc (TQ) quá nặng nề. Đặc biệt gia tăng quá nhanh trong vòng 10 năm nay. VN bị lệ thuộc trên mọi mặt. Nhập siêu từ 9 tỷ năm 2012 lên 29 tỷ năm 2014, nhập siêu TQ chiếm 90% tổng nhập siêu của VN.

5-Về viện trợ kinh tế

Viện trợ kinh tế phần lớn dưới dạng ODA. Số tiền viện trợ tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây. Tổng cộng đến năm 2008 là 12 tỷ mỹ kim, đến 2012 là 50 tỷ.

Viện trợ kinh tế từ hai nguồn: từ một số quốc gia và từ các cơ quan quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Á châu, Quỹ tiền tệ quốc tế. Có một số nhược điểm lớn từ viện trợ quốc tế:

-Lạm dụng viện trợ cho nhiều dự án không ưu tiên như đường xe lửa, cảng

-Hiệu quả xử dụng tiền vay nợ thấp

-Nhiều thế hệ phải trả nợ cho việc xài phung phí và chiếm đoạt bòn rút viện trợ.

II. NHỮNG VẤN NẠN KINH TẾ NGHIÊM TRỌNG TỒN TẠI

Trong 40 năm nền kinh tế VN trải qua những năm suy thoái nhiều hơn là năm có kết quả khá. Với điều kiện kinh tế khách quan VN không thua các nước trong vùng. Nhưng ngày nay VN không thể bắt kịp hay đạt mức độ phát triển gần các nước nầy, dù đã 40 năm đi qua. Sự cách biệt từ 10 lần (Thái Lan) đến hơn 20 lần (Nam Han), mà trước 1975, kinh tế miền Nam bằng hay hơn một số nước nầy. Càng ngày khoảng cách càng xa hơn. Đó là một trong những nghịch lý.

Vấn nạn của nền kinh tế VN có thể được tập trung và thể hiện trên ba tình trạng: Bất quân bình, Bất ôn định và Bất công.

1. Kinh tế bất quân bình

a. Bất quân bình về cơ cấu kinh tế

Tổng quát có 3 khu vực trong cơ cấu kinh tế VN. Khu vực dân chúng gồm nông dân và tư thương, Khu vực nhà nước, và khu vực quốc ngoại gồm nhà đầu tư ngoại quốc và viện trợ. Cá khu vực cần phải có liên kết, tác dụng hổ tương, hòa hợp thì toàn bộ nển kinh tế mới phát triển được.

Ở VN khu vực nhà nước nắm giử 70% tài sản cố định và 60% tín dụng, nhưng chỉ đóng góp 30-35% cho tổng sản lượng quốc gia. Khu vực nhà nước không có hiệu năng và mất mát quá nhiều. Tình trạng nầy không giảm bớt mà còn gia tăng. Nhứt là do sự lỗ lả quá lớn của 12/13 tập đoàn kinh tế và một số tổng công ty. Mỗi tập đoàn bị lỗ từ vài tỷ mỹ kim. Đó là sự phung phí tiền của dân.

Khu vực quốc doanh có quá nhiều ưu tiên, nên khu vực tư doanh thiếu phương tiện và điều kiện để phát triển mà tư doanh là ra sản phẩm và đóng thuế gấp 10 lần hay hơn nữa so với một quốc doanh cùng tầm cở.

Sự bất quân bình trong khu vực nông thôn và nông nghiệp so với vùng đô thị. Nông thôn với 70% dân số nhưng chỉ đóng góp cho tổng sản lượng chỉ có 20%. Tỷ lệ đầu tư công rất thấp cũng như đầu tư ngoại quốc chỉ có 3% trên tổng số trong lảnh vực nông nghiệp.

b. Bất quân bình trong quản lý tài chánh

Tài chánh và tiền tệ là hai lảnh vực quan trong nhưng yếu kém nhứt.

Ngân sách luôn thiếu hụt từ 5-6%. Mặc dù người dân bị đóng thuế cao và nhiều loại lệ phí.

Sự phân bổ ngân sách không hợp lý. Tỷ lệ đầu tư công từ ngân sách rất cao (khoàng 25%). Mỗi năm phải chi 6 tỷ mỹ kim chỉ để trả nợ công, trong lúc đó ngân sách cho các lảnh vực quan trọng như giáo dục và nông nghiệp thì quá ít, không bình thường.

Hệ thống ngân hàng điều hành sai trái, vi phạm luật lệ, lạm dụng, đầu cơ nhiều hơn là cho vay để phát triển. Hậu quả là nợ xấu quá cao (trên 20% tổng số tín dụng, trong đó quốc doanh chiếm tới 70%). Chính quốc doanh đóng góp vào sự suy sụp của ngân hàng.

Thủ Tướng ký Kế hoạch vay và trả nợ năm 2014. Năm 2014 chánh phủ vay thêm 20 tỷ US (hơn 10% GDP) từ ngân hàng trung ương, là con số quá lớn so với sức kinh tế. Trong đó chánh phủ dùng 3 tỷ để trả nợ cho quốc doanh. Năm 2013 chánh phủ cũng đã vay 10 tỷ US. (theo GS Pham thế Anh, Đại học kinh tế Hà nội).

c. Bất quân bình và lệ thuộc kinh tế quốc ngoại

Một trong những bất quân bình trầm trọng và kinh niên là mất quân bình giửa sức lực kinh tế trong nước và sức mạnh ngoại lai. Nôi lực là tài nguyên thiên nhiên có giới hạn. Dân số đông đưa đến thị trường nhân công rẽ, nhưng hiệu năng rất kém; thị tường tiêu thụ khá lớn nhưng không mạnh vì lợi tức cá nhân rất thấp.VN phải trông cậy rất nhiều ở ngoại lực.Đó là viện trợ 6-8 tỷ mỹ kim /năm. Kiều hối 10 tỷ. Đầu tư ngoại quốc 5 tỷ. Xuất cảng lao động khoảng 4 tỷ.

Một vấn nạn rất nghiệm trọng về kinh tế đối ngoại là sự lệ thuộc kinh tế Trung quốc về nhiều mặt. Từ nhập siêu nói ở phần trên đến việc dâng hiến và tay sai cho bá quyền TQ về khai thác khoáng sản, dầu thô, rừng..,  cho TQ trúng thầu 90% số dự án của VN (theo Bộ Đầu tư và Phát triển VN). Viện trợ kinh tế TQ cho VN gia tăng rất nhanh, 1997: 200 triệu mỹ kim, tăng lên 2,2 tỷ năm 2007 ( theo tập nghiên cứu Vietnam- China Trade, FDI, ODA Relation của Hà thi Hông Vân và Đô tiến Sâm) VN hiện trong vòng kềm tỏa kinh tế của TQ rất khó mà thoát ra được.

2. Kinh tế bất ổn định

Trong 40 năm kinh tế VN chỉ có được khoảng 10 năm tương đối ổn định. Còn những năm khác bị khủng hoảng, suy sụp nhiều hay ít.

Những lần khủng hoảng lớn:

*1976-1985: Nền kinh tế CS hoàn toàn sụp đổ. VN trở thành một trong 10 nước nghèo nhứt thế giới.

*1989-2001: Khủng hoảng vì nguyên nhân bên ngoài, khủng hoảng tài chánh của một số nước Á châu, cộng thêm sách lược và sự quản lý sai trái và yếu kém của CSVN.

* 2008-bây giờ: Có một nguyên nhân bên ngoài là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong ba năm 2008-2010. Khủng khoảng còn kéo dài tới nay mà nguyên nhân chánh là do sư sai trái nghiệm trọng của đảng và chánh quyền CSVN.

Hậu quả của những lần khủng hoảng kinh tế đó gây khó khăn rất lớn cho kinh tế và xã hội như:

– Tài nguyên và tài sản quốc gia bị mất mát

-Giá cả gia tăng mạnh, đời sống mọi người dân, nhứt là dân nghèo bị khốn khổ.

-Hầu hết quốc doanh bị lỗ mang nhiều nợ (60% tín dụng là nợ không trả)

-Tư doanh, tiểu thương đóng cửa khoảng 30% (70.000 cơ sở trong ba năm 2010, 2011, 2012)

-Thị trường nhà đất sụp đổ trên 50% cho tới bây giờ chưa phục hồi được.

– Nông dân vốn rất nghèo phải bị nghèo khổ hơn. Dù có gia tăng xuất cảng gạo đứng nhứt nhì thế giới, nhưng càng tăng sản lượng nông nghiệp, nông dân càng nghèo, ví giá nhập lượng tăng 4 lần trong 10 năm, khi đó giá lúa chỉ tăng 2 lần.

-Do chi tiêu bừa bãi công quỹ. Trong những năm kinh tế khủng hoảng, chánh quyền lại chi tiêu bừa bãi hơn. Vì một mặt để cứu quốc doanh, và mặt khác để tham nhũng. Chánh quyền VN đi trong lẩn quẩn trong 6 năm gần đây.

Công nợ khổng lồ và vượt mức báo động. Đến cuối năm 2013 tổng số nợ là 180 tỷ US (gấp 3 lần số thu ngân sách). Có tỷ lệ trên % GDP, mức báo động là 65%. Tiền vay nầy gồm phân nữa là vay ngân hàng trung ương và vay của quốc tế. Tiền vay ngân hàng trung ương là khối lượng tiền in thêm và tạo ra lạm phát.

3. Kinh tế bất công

Ở nước nào cũng có bất công kinh tế, ít hay nhiều. Có hai hai loại bất công: Bất công đương do sự khác biệt giữa cá nhân, sắc tộc, gia đình. Và bất công do chánh quyền đưa tới. Ở VNCS 80% bất công kinh tế là từ chánh quyền gây ra.

*Mức chênh lệch giàu nghèo. VN có mức độ chênh lệch giàu nghèo rất cao. Theo Viện nghiện cứu kinh tế VN là 50 lần. Còn theo Ngân hàng thế giới (2012) là 58 lần. Trong khi đó mức chênh lệch ở các nước trong vùng chi cao nhứt là 10 lần. (Thái Lan).

Ngoài ra, mọi người dân phải chịu sự đau khổ khác là trả nợ cho chánh quyền đi vay quá lớn và đầu tư lớn để tham nhũng trên các dự án. Theo tờ Economist (2013), mổi người dân phải chịu món nợ quốc tế 775 mỹ kim.

*Đời sống tăm tối của nông dân. Nông dân VN vốn rất nghèo rất khô trong chiến tranh. Nay dưới chế độ CS họ có cuộc sống tệ hại hơn. 70% dân sống trong tăm tối và không có an bình thực sự. Đất đai ruộng vườn nhỏ hẹp còn bị thu hồi với tiền bồi thường rất thấp. Giá cả nông sản bấp bênh và rất thấp mà chánh quyền không có biện pháp nâng đở họ. Nông dân chiếm 90% tổng số người nghèo.

*Bất công cho tư doanh, nhà tư sản. Vụ đánh tư sản miền Nam hồi 1975-1976 chẳng những bất công còn là bất nhân và vô luật. CSVN tạo ra giai cấp “tư sản đỏ” là thân thuộc của đảng viên để cấu kết bóc lột người dân lương thiện. Chánh sách nói là đối xử công bằng với các thành phần kinh tế, nhưng thực tế tư doanh bị chèn ép, đóng thuế cao, lo tiền hối lộ đủ thứ cho các cấp chánh quyền.

* Bất công giửa đảng viên và người dân thường. Ở VN gần như có hai giai cấp. Một giai cấp tự ưu đải và tự ban phát cho mình rất nhiều đặc quyền đặc lợi. Đó là đảng viên, thân nhân vả thân thuộc, Giai cấp nầy chiếm khoảng 25% dân nhưng có thể có trong tay 75% tài sản toàn xã hội. Và giai cấp thứ hai là những người dân thường, dân cô thế phải chịu cuộc sống lam lũ không có ngày mai. Bên cạnh đó cũng có một thành phần dân nhỏ có cuộc sống khá nhờ có thân nhân ở ngoại quốc.

*Người dân phải gánh nợ quá lớn do chánh quyền vay.

Mỗi năm chánh quyền VN phải trả nợ 4-5 tỷ mỹ kim, trong đó phần trả tiền lời cho ngoại quốc là 1,5 tỷ. Như chúng ta biết tiền vay nầy chánh quyền dùng cho dầu tư công và quốc doanh, tham nhũng hết 30%, nay mỗi người dân phải chung chịu số nợ khổng lồ nầy trong nhiều hế hệ.

III. NHÌN VỀ TƯƠNG LAI KINH TẾ VN

Cách khách quan, một quá trình phát triển kinh trải qua 40 năm mà chưa cất cánh được là quá dài so với các nước đi trước.

Những vấn nạn và nghịch lý như tóm tắt trên đây rất là nghiêm trọng và kéo dài quá lâu và phi lý. Những cải tiến được quá ít, quá nhỏ, so với những cản trở quá lớn.

Đảng và chánh quyền CS có thể vượt qua khó khăn để đưa kinh tế ở tầm mức khá hơn hiện nay hay không?

1. Nguyên nhân của những vấn nạn và nghịch lý

*Từ bản chất của chế độ: Trong chủ trương đặt quyền lợi của đảng và đảng viên lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc từ trong mọi suy nghĩ và qua mọi hành động.

Đảng CSVN cho tới bây giờ vẫn chủ trương giử khu vực nhà nước là quan trong hơn hết, vẫn coi “quốc doanh là chủ đạo”. Ngay trong cương lĩnh đại hội đảng 1991, họ đã xác nhận rõ ràng “cũng cố quốc doanh” mặc dù “kinh tế có nhiều thành phần”.

* Vì lòng tham quá mức của đảng viên. Trên nguyên tắc thì để bảo vệ chế độ XHCN trong “chế độ công hữu”, nhưng thực tế là âm mưu chia chác quyền lợi tiền bạc, cấu kết cả hai hệ thống hệ thống viên chức cán bộ và hệ thống thân tộc và thân hữu. Đó là con đường làm giàu nhanh nhứt to lớn nhứt. Đó là sự bóc lột to lớn nhứt trong lịch sử.

*Vì không có dân chủ, chánh quyền trọn quyền trong việc làm kế hoạch, trong chi xài công quỹ, trong thực thi kế hoạch. Người dân không có quyền sửa sai. Những chế tài chỉ những vi phạm nhỏ nhặt, hay là đấu đá giữa các phe nhóm.

* Bộ máy quản lý vĩ mô và vi mô không có hiệu năng, tổ chức nặng nề to lớn, viên chức kém hiểu biết chuyên môn, gây rắc rối và thiệt hại dân.

2. CSVN không chứng tỏ có dấu hiệu và thật tâm cải thiện

a. Những trở lực cố hữu và không thể vượt qua, nếu VN không có sự thay đổi mạnh mẽ. Đó là chế độ độc tài, không có công lý và nhân quyền. Điều nầy là trở ngại quan trọng cho phát triển kinh tế.

b. Những trở ngại cố ý và do đảng viên tạo ra.  Đó là tâm bất lương và lòng tham quá mức của cán bộ, càng ngày càng chồng chất thêm. Chánh quyền không tỏ ra làm giảm bớt được, không chứng tỏ có thiện chí cải đổi. Đó là một bịnh hiện không còn thuốc chữa.

c. CSVN không chứng tỏ có dấu hiệu tích cực để cải thiện và tạo được niềm tin

Mặc dù lý thuyết CS, mô hình kinh tế CS dù có biến cải chút ít, trên thực tế không còn giá trị. Nhưng trong suy tư của các cấp đảng viên vẫn cố bám lấy như cái cớ, như cái võ, để mưu tìm lợi lộc to lớn và lâu dài. Cho nên những chủ trương, những chương trình cải cách, tái cơ cấu, tái chấn chỉnh, chỉ có trên giấy tờ, chánh yếu là để lừa dối dân và cơ quan quốc tế.

Nói tóm lại qua 40 năm, với mô hình quái dị, với chủ trương đặt quyền lợi đảng và đảng viên lên trên hết, với cách thức vận hành sai trái, CSVN đã đưa nền kinh tế ở mức bịnh hoạn kinh niên, không hy vọng có những tiến bộ trong tương lai. Đa số người dân vẫn phải sống trong nghèo khỗ, xã hội vẫn bị suy đồi.

Cali, 30 tháng tư 2015

 

Vui cười 

Một họa sĩ hỏi ông chủ phòng trưng bày xem có ai thích những bức tranh của mình đang trưng bày không.

Ông này đáp:

– Có một tin tốt và một tin xấu dành cho cậu đây.

– Vậy tin tốt là gì?

– Tin tốt là có một người đàn ông rất lịch lãm quan tâm đến những tác phẩm của cậu và hỏi liệu rằng những tác phẩm này có được đánh giá cao sau khi cậu qua đời hay không. Khi tôi khẳng định chắc chắn có giá trị thì ông ấy đã mua 15 bức luôn.

– Ồ, tuyệt thật, thế còn tin xấu là gì?

– Người đàn ông lịch lãm ấy chính là bác sĩ của cậu.

– !?!

 

Một người đàn ông gọi điện đến cho một luật sư hỏi:

– Tôi sẽ mất phí bao nhiêu nếu chỉ hỏi có 3 câu đơn giản thôi?

Luật sư trả lời:

– Một nghìn đôla.

– Một nghìn đôla! – người đàn ông kêu lên – Như thế là quá đắt, đúng không ông?

Luật sư trả lời:

– Ừ, tất nhiên rồi. Còn bây giờ, câu hỏi thứ 3 của ông là gì vậy?

Ô Nhiễm Môi Trường: Một Khía Cạnh Mới Về Nhân Quyền Ở Việt Nam – Mai Thanh Truyết

Cho đến ngày nay, nhân quyền được hiểu một cách rộng rãi là quyền của con người được sống trên hành tinh nầy. Đó là những quyền tự do căn bản đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới chấp thuận và đồng ý cũng như đã chọn ngày 10/12 làm Ngày Quốc tế Nhân quyền.

Đối với Việt Nam, trong hơn 100 Luật và Nghị định thư về nhân quyền, Việt Nam chỉ phê chuẩn thành luật một vài luật như luật về kỳ thị phụ nữ (17/2/1982), về quyền lao động của trẻ vị thành niện (19/12/2000). Một số quyền chỉ được Việt Nam thừa nhận (assession) như Quyền Quốc tế Công nhận (covenant) về Dân sự và Chính trị ngày 24/9/1982, và một số quyền linh tinh khác. Tuyệt đại đa số những quyền căn bản áp dụng thực sự cho người dân sống trong một quốc gia không được Việt Nam thừa nhận cũng như ký kết hay phê chuẩn thành luật.

Đó là những luật lệ về quyền sống của con người, về tự do căn bản, về quyền lập hội, nghị định thư về phòng ngừa tra tấn trong việc xử phạt v.v… Do đó, Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc bảo đảm một đời sống “công bình” và “công chính” cho người dân.

Hiện tại, người dân Việt không được hưởng những quyền hạn như mọi người dân của các quốc gia trên thế giới được hưởng theo quy định của LHQ. Ngay những điều kiện để được sống “tử tế” của người “văn minh” mà LHQ không đề cập đến vì đã được xem là những điều kiện căn bản đương nhiên phải có, thì người dân Việt vẫn chưa có, và ngày càng xa tầm tay.

Đó là những quyền mà người dân cần phải đòi hỏi, cần thúc hối, vì nó là sinh tử cho cuộc sống hằng ngày và cho tương lai. Có như vậy mới đặt giới lãnh đạo Việt Nam trong thế bị động, không thể chấp vá mãi một ổn định giả tạo, một phồn vinh bề ngoài, mà hệ quả là môi trường cạn kiệt.

Đó là những điều thật sự căn bản điển hình được liệt kê sau đây:

1-    Quyền được cung cấp nguồn nước sạch trong sinh hoạt;

2-    Quyền được thở không khí trong lành;

3-    Quyền được ăn uống hợp vệ sinh và thực phẩm được kiểm soát để tránh nhiễm độc;

4-    Quyền được giáo dục và chỉ dẫn về khai thác nông nghiệp, xử dụng hóa chất và phân bón.

Tuy những quyền hạn vừa kể trên, tuy không được ghi trong bảng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nhưng đây là một thực tế mà người Việt Nam đang cần phải tranh đấu để có được. Sở dĩ các quyền trên được nêu ra nơi đây vì sau 40 năm điều hành và quản lý toàn cõi Đất Nước để mong vực dậy nền kinh tế kiệt quệ, Việt Nam, qua các chính sách, kế hoạch đã thực hiện, đang làm cho Đất và Nước đứng trước nguy cơ tài nguyên cạn kiệt và môi trường xuống cấp tệ hại.

Và nguyên nhân vì sao người dân Việt cần phải có những quyền kể trên được đan cử ra đây:

1-    Ảnh hưởng môi trường qua việc phá rừng

Trước chiến tranh thứ hai, diện tích rừng nguyên sinh của Việt Nam là 19 triệu mẫu chiếm 58% diện tích cả nước. Cho đến năm 1943 rừng chỉ còn lại 14,1 triệu mẫu (43%); và đến năm 1990 tình trạng càng tệ hại hơn nữa, diện tích rừng chỉ còn 9,1 triệu mẫu (27,7%). Theo báo cáo năm 2002 của Ngân hàng Thế giới (WB), kể từ năm 1999 trở đi, hàng năm mức độ đốn rừng để xẻ gỗ được ước tính là 2 triệu m3. Ngoài ra còn phải kể đến việc cháy rừng vào mùa khô và việc chuyển đổi rừng nhằm nuôi tôm như vùng rừng tràm, đước ở Cà Mau.

Về ĐBSCL, trong hiện tại chỉ còn 5% rừng che phủ và đã mất đi khoảng 175.000 mẫu rừng ngập mặn tính đến 2003. Rừng ngập mặn ở nơi nầy thể hiện nhiều lợi điểm sau đây:

•           Chống lại sự xói mòn của biển,

•           Hạn chế được sự nhiễm mặn vào sâu trong vùng đất liền,

•           Và nhất là bảo vệ được đa dạng sinh học cho toàn vùng. Kỹ nghệ nuôi tôm đã đánh mất đi các lợi điểm nầy và hiện đang để lại một di hại không nhỏ cho toàn vùng hiện tại.

Về đất, hậu quả trước mắt ảnh hưởng từ việc phá rừng là sự thoái hóa của đất. Đất mất đi độ phì nhiêu và sự cân bằng dinh dưỡng. Lớp đất thịt trên mặt sẽ bị cuốn trôi sau những cơn mưa lũ vì không còn cây và rễ để giữ đất lại.

Ngoài sự thoái hóa của đất do nguyên nhân trên, sau gần 30 năm mở cửa và phát triển ồ ạt trong nông nghiệp, Việt Nam mất đi 2 tỷ tấn đất/năm (nguyên nhân chính yếu là do việc phá rừng) hay tính trung bình đất bị xói mòn tùy theo vùng và đã thất thoát từ 50 – 3200 tấn/mẫu/năm ảnh hưởng đến 23 triệu mẫu trên toàn quốc, chiếm 70% diện tích quốc gia.

2-    Ô nhiễm không khí

Dù Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về sự hâm nóng toàn cầu vào ngày 25/9/2002, nhưng mức độ ô nhiễm không khí và bụi bậm ngày càng phát sinh nhiều thêm ra. Bụi là chất ô nhiễm không khí phổ biến nhất tại Việt Nam. Từ 20 năm qua, “… hầu hết các đô thị ở Việt Nam đều bị ô nhiễm bụi, nhiều đô thị bị ô nhiễm bụi trầm trọng tới mức báo động… Nồng độ bụi ở các khu dân cư ở bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần các đường giao thông lớn đều vượt trị số TCCP [tiêu chuẩn cho phép] từ 2 đến 5 lần, “Theo một phúc trình của Ngân hàng Thế giới năm 1995, bụi từ nhà máy xi măng bao phủ hầu hết Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba, vượt TCCP của chánh phủ từ 3 đến 8 lần”.

Chì là một chất ô nhiễm không khí phổ biến khác, nhất là ở các đô thị. Lượng xe gắn máy và xe hơi tăng nhanh và việc nầy làm cho nồng độ chì trong không khí đo được trong khoảng từ 1 đến 4 micrograms/m3 (ug/m3). Để so sánh, theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Pediatrics năm 1994, nồng độ chì trong không khí ở thành phố Chicago trong năm 1988 thì dưới mức 0.5 mg/m3”, được xem như là một thành phố ô nhiễm nhất Hoa Kỳ.

3-    Ô nhiễm nguồn nước

LHQ đã khơi mào một quan niệm hết sức trong sáng là “Nước tự nó không màu và không biên giới cho nên không thể bị ức chế được”và “Tất cả mọi người trên thế giới đều có quyền có đủ lượng nước sạch và an toàn cần thiết cho nhu cầu hàng ngày”. Ở Việt Nam, sự tăng trưởng một cách nhanh chóng về kinh tế và xã hội từ năm 1986 đã gây nên tình trạng ô nhiễm nước ở đô thị và nông thôn trên cả nước, và phẩm chất của các nguồn nước ở Việt Nam dường như càng ngày càng suy thoái.

Về nước, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Cung cấp Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2013, nguồn nước ở Việt Nam ngày càng bị khan hiếm và ô nhiễm. Sự thoái hóa nầy tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng kinh tế, nhất là ở những năm gần đây. Nhu cầu nước cho nông nghiệp chiếm 88%, và cho kỹ nghệ chiếm 7%.

Các nguồn nước thải từ khu gia cư, từ các trung tâm kỹ nghệ, khu chế xuất, đất nông nghiệp v.v… đã xâm nhập vào nguồn nước mặt, nước ngầm, thậm chí ảnh hưởng đến phẩm chất nước ở vùng duyên hải nữa. Nước sinh hoạt gia cư, nước thải kỹ nghệ, và nước rỉ từ các bãi rác là nguyên nhân chính yếu cho việc ô nhiễm hữu cơ trong nguồn nước mặt đặc biệt ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ v.v… căn cứ theo báo cáo trên. “Trên toàn quốc, số lượng nước thải gia dụng và kỹ nghệ không được gạn lọc và xả trực tiếp vào sông ngòi được ước tính vào khoảng từ 2400 đến 3000 triệu m3 một năm theo ước tính năm 2010 của Ngân hàng Thế giới.

4-    Việc xử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

Dựa theo kết quả phân tích của các nhà khoa học và y tế Việt Nam, các vụ ngộ độc thực phẩm như rau muống, cà pháo, ngó sen, bắp cải v.v… là do thuốc bảo vệ thực vật thuộc gốc organo-phosphate. Danh từ thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam dùng để chỉ các loại hóa chất dùng làm thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy, thuốc diệt cỏ dại, và thuốc trừ nấm. Việc truy tìm nguyên nhân cho các vụ ngộ độc trên cũng tương đối giản dị. Xin đan cử ra đây ba lý do chính khiến cho tình trạng ngộ độc ngày càng có tính cách phổ quát hơn là:

•           Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có đủ thông tin trong khi dùng đến các loại thuốc trên. Ở Việt Nam hiện có trên 200 loại thuốc và có trên 700 nhãn hiệu khác nhau, chưa kể các thuốc nhập lậu không có nhãn hiệu, và rất nhiều tên thuốc nằm trong danh sách bị cấm sử dụng;

•           Nông dân không được hướng dẫn đầy đủ trước khi sử dụng;

Cơ quan Lương Nông quốc tế (FAO) đã từng khuyến cáo là chỉ số xử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam rất cao, đạt mức trung bình cho một mùa là 5,3, trong lúc đó chỉ số trên ở Trung Cộng là 3,5, Phi luật Tân, 2,0, và Ấn Độ, 2,4. Thêm nữa, tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên đã nhận định rằng so với diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam thì chỉ cần độ 50 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật là quá dư thừa rồi. Như vậy, nông dân Việt Nam đã tiêu dùng gấp 30 lần lượng hóa chất nhiều hơn mức trung bình! Từ đó suy ra mức ô nhiễm hóa chất độc hại lên thực phẩm tiêu dùng ở Việt Nam là kết quả đương nhiên mà người tiêu thụ trong nước phải hứng chịu.

Ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật được xử dụng riêng rẽ hoặc dưới dạng hỗn hợp (cocktail) để tăng cường độ độc chất của thuốc trước sức đề kháng của sâu rầy… DDT được coi như là tác nhân chính trong nhiều hỗn hợp trên. Thí dụ: hỗn hợp DDT, Thiodan (hay Endosulfan) và Folidol (Methyl Parathion) thường hay được pha chế để trừ sâu cuốn lá và các côn trùng khác. Ngoài việc dùng hóa chất cho nông nghiệp, nông dân còn xử dụng các thuốc bảo vệ thực vật trong việc săn bắt tôm cá nữa (!)

Sau đây là danh sách một số hóa chất độc hại được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam: DDT, Folodol, Mevinphos, Dichlovos, Carbofuran, Methamidophos, Endosulfan (hay Thiodan), Diazinon, Glycosate (hay 2,4-D), Diazonin, Chlopyrifos, Zinc Phosphide, Paraquat, Aluminum Phosphide. Và đây là những hóa chất hoàn toàn đã bị cấm sản xuất và xử dụng. Sở dĩ các hóa chất nầy hiện diện được ở Việt Nam là qua ngã đường biên giới Trung Cộng.

Do đó, nguy cơ ô nhiễm môi trường sống ờ Việt Nam cho đến ngày nay không còn là một sự kiện cần phải bàn cãi. Đây là một nguy cơ thực sự mà Việt Nam cần phải đối mặt và giải quyết tức thời. Trước việc các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam xuất cảng ra ngoại quốc tiếp tục bị trả hàng loạt vì có dung lượng hoá chất cao hơn quy định, và sản phẩm tiêu dùng trong nội địa bị nhiễm độc thường xuyên, viễn ảnh một nền kinh tế què quặt trong tương lai chắc chắn sẽ phải xảy ra mà thôi.

Việc áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng cách (đúng liều lượng thích hợp), không đúng đối tượng (sâu rầy…), và không đúng thời gian là ba yếu tố làm cho:

•           Môi trường thoái hóa nhanh;

•           Hiệu quả kinh tế trong sản xuất thấp;

•           Và sức khoẻ của nông dân bị ảnh hưởng vì không có biện pháp phòng bị an tòan trong khi tiếp cận với hoá chất.

Một thí dụ trong việc trồng lúa. Nông dân thường có thói quen phun xịt đồng ruộng trong tháng đầu tiên sau khi gieo mạ. Điều nầy chẳng những không cần thiết mà ngược lại việc làm nầy tiêu diệt các loại côn trùng “bạn” có khả năng diệt trừ sâu rầy. Thêm nữa, việc phun xịt sớm chỉ tiêu diệt được sâu rầy trưởng thành nhưng không diệt được các trứng của chúng. Theo ước tính Việt Nam đã xử dụng 42% trên tổng số thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt sâu cuốn lá, nhưng nghiên cứu đã cho thấy rằng cây lúa dù mất đi 50% lá vẫn giữ nguyên năng suất lúc ban đầu. Viện Đại học Cần thơ và IRRI (Philippines) đã chứng minh từ năm 1995 rằng việc xịt thuốc trừ sâu cuốn lá là điều không cần thiết nữa. Thêm nữa, nếu kể chi phí y tế của nông dân vào việc sản xuất thì việc xử dụng hoá chất bảo vệ thực vật là một việc làm không hiệu quả kinh tế.

Vì các lý do trên, những quốc gia sản xuất nông nghiệp trên thế giới đều có khuynh hướng giảm thiểu tối đa việc dùng hóa chất.

5-    Quyền được giáo dục và hướng dẫn

Tỷ lệ nông dân ở Việt Nam là 60% theo thống kê 2014 tức là khoảng 56 triệu. Tuyệt đại đa số không được giáo dục và hướng dẫn cách xử dụng hóa chất trong nông nghiệp. Nam Dương là quốc gia trong vùng có viễn kiến đúng đắn và được xem như là một điển hình về phát triển nông nghiệp đúng cách và có sách lược trong mục đích phát triển quốc gia ứng hợp với việc bảo vệ môi trường.

Nam Dương là một quốc gia nông nghiệp lấy việc trồng lúa làm nền tảng cho phát triển quốc gia để hy vọng tiến đến việc tự túc lương thực. Từ 1986, Tổng thống Suharto đã lấy quyết định nghiêm cấm xử dụng 28 loại hoá chất bảo vệ thực vật đặc biệt cho kỹ nghệ trồng lúa. Thành quả thâu đạt được đầu tiên là, từ 1986 đến 1989, Nam Dương đã khỏi phải tiêu tốn hàng năm 100 triệu Mỹ kim qua Quỹ bảo trợ nông nghiệp cho nông dân trong việc dùng các hoá chất trên.

Thêm nữa, chính quyền Nam Dương nâng chính sách “Quản lý tòan diện sâu rầy” (Integrated Pest Management) làm quốc sách, như thiết lập các trường huấn luyện nông dân với mục đích nâng cao kiến thức cho nông dân trong việc xử dụng hóa chất. Kết quả hiện tại Nam Dương có hơn một triệu nông dân “chuyên nghiệp” tốt nghiệp ở các trường đào tạo nầy, và hầu như làng nào cũng có một hay nhiều nông dân chuyên nghiệp. Từ đó, trình độ hiểu biết về canh nông của nông dân được tăng thêm qua sự hướng dẫn của “nông dân chuyên nghiệp” trên. Mục tiêu của các trường huấn luyện là: 1- khuyến cáo nông dân xử dụng càng ít hóa chất càng tốt, 2- nếu cần xử dụng thì phải xử dụng có hiệu quả. Do đó, năng xuất trồng trọt tăng cao và việc cải thiện đời sống kinh tế của nông dân cũng tăng theo sau đó.

Sau mười năm áp dụng, Nam Dương thu thập được những thành quả sau đây:

•           Việc xử dụng thuốc bảo vệ thực vật hầu như chấm dứt trong việc trồng lúa;

•           Năng suất lúa gạo tăng 10%;

•           Chi phí y tế công cộng do bị nhiễm độc hóa chất giảm từ khi áp dụng chính sách Quản lý toàn diện sâu rầy

Kết luận

Từ những vấn nạn môi trường kể trên, một lần nữa, nhân ngày Nhân quyền Việt Nam, thiết nghĩ Việt Nam cần phải giải quyết các vấn đề xã hội để mang lại những quyền hạn căn bản tối thiểu cho đời sống con người ở thế kỷ 21 nầy. Nếu không, mọi cố gắng về cải cách kinh tế để nâng cao mức phát triển của Việt Nam sẽ bị thiêu rụi tất cả vì những vấn nạn trên.

Một trong những trách nhiệm nặng nề nhất của lãnh đạo Việt Nam là để cho UNICEF bảo trợ và cổ súy cho việc đào giếng để có nguồn nước sạch. Gương Bangla Desh còn trước mắt với trên 4 triệu giếng khoan trên toàn quốc và hàng năm có hàng trăm ngàn người chết vì ô nhiễm Arsenic (thạch tín) trong nguồn nước.

Việt Nam cho đến nay, vẫn tiếp tục cổ súy việc đào giếng mặc dù đã nhận thức rằng thảm họa ô nhiễm arsenic đã là một hiện thực, đặc biệt là tại đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL qua sự xuất hiện chứng bịnh arsenicosis tại một số vùng phía Nam Hà Nội vì giếng nước có nồng độ arsenic cao hơn hàm lượng cho phép (10 ug/L nước) gấp hàng chục lần.

Thiết nghĩ những vấn nạn kể trên cũng là một hình thức vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với người dân Việt. Nếu biết quản lý và xử dụng nguồn nước mưa đúng cách với vũ lượng hàng năm khoảng 2.000 mm nước mưa, Việt Nam có thể giải quyết nguồn nước sinh hoạt cho người dân dễ dàng trong những vùng trên.

Việt Nam cần có tầm nhìn toàn cầu, ứng hợp với chiều hướng phát triển chung của thế giới, chấp nhận luật chơi chung, và quan trọng hơn cả là cần phải xóa bỏ não trạng “độc tôn và duy ngã” trong tư thế lãnh đạo đất nước.

Việt Nam đã chiến thắng quân sự trong quá khứ. Từ đó, sau 40 năm, có thể nói ngày hôm nay, não trạng của lãnh đạo Việt Nam đã bị nhiễm độc vì “chất da cam” cho nên nảy sinh ra bịnh tham nhũng trầm trọng và hội chứng cường quyền trong việc quản lý xã hội.

Phải chăng chiến thắng trong chiến tranh, tuy đã đi vào dĩ vãng 40 năm, nhưng vẫn còn mang lại cho lãnh đạo Việt Nam hào quang và cảm giác ngất ngây của ngày chiến thắng năm xưa?

Với những cách nghĩ như trên cộng thêm tâm khảm của một não trạng nghi ngờ, mặc cảm phải tỏ ra chủ động trong mọi quyết định có tính cách “quốc tế”, và hội chứng chuếch choáng với hơi khói chiến tranh vẫn còn đâu đây… làm sao Việt Nam có thể hội nhập vào cộng đồng thế giới và tạo được sự thông cảm toàn diện và đồng thuận ở cả hai mặt chính quyền và người dân.

Thống nhất lãnh thổ chưa đủ. Việt Nam cần phải thực tâm nhận lỗi và chủ động trong việc hàn gắn lại toàn khối dân tộc đã rạn nứt vì đa số đã bị bỏ rơi, bạc đãi và bị xua đẩy. Chỉ có việc làm sáng suốt nầy mới có thể tạo ra cơ hội cứu vãn Việt Nam trong tiến trình mới của nhân loại.

Trong những năm gần đây, tiến trình toàn cầu hóa của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh rằng quốc gia nào không thích ứng với những đổi thay nhanh và mới sẽ bị tan rã không sớm thì muộn. Vì những cấu trúc thượng tầng sẽ không còn ứng hợp với sức ép của người dân, và khả năng kiểm soát các vấn đề xung đột từ hạ tầng tức là từ phía nhân dân của lãnh đạo, sẽ không còn hiệu nghiệm nữa.

Và điều sau nầy chắc chắn sẽ là một cảnh báo nghiêm trọng và rốt ráo trong những ngày sắp tới cho Việt Nam.

Bài phát biểu tại Quốc hội nhân Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11-5-2010 đã được hiệu đính 11-5-2015

 

Vui cười

Anh chồng đi công tác xa nhà về thấy vợ đang tiếp một ông khách lạ, hai người tỏ ra thân mật quá mức.

Cô vợ nhìn thấy chồng liền nhanh nhảu:

– Đây là Tý, bạn mới của em.

Quay sang ông bạn, cô nói tiếp:

– Còn đây là Tèo, chồng em. Hai anh làm quen với nhau đi. Em đi gọi xe cứu thương.

 

Ở New York, hai tên trộm nói chuyện với nhau.

– Đêm nay, chúng ta lẻn vào ngôi nhà kia đi.

– Mày điên à. Đó là nhà tay vô địch quyền Anh nhà nghề đấy. Hắn mà tóm được thì sẽ nện chúng ta nhừ xương.

– Đúng là mày không biết gì về đám võ sĩ nhà nghề. Thù lao mà dưới một nghìn đôla ấy à, thì đến một ngón tay hắn cũng không động đậy đâu

Con chim hòa bình đang đau nặng – Lê Huỳnh 4-2015

Con chim hòa bình đang đau nặng

Nhớ lại, thuở nhỏ (khoảng cuối thập niên 1940) tôi có nghe một bài hát (hát dia trong máy hát Columbia), tuy chưa hiểu gì nhưng sao vẫn còn nhớ lõm bõm mấy câu:

“Con chim hoà bình đang đau nặng,

Ngày và đêm càng thêm lo lắng.

Ðang lau chùi mài đao gươm đặng

Phòng ngày phải gặp nguy biến chăng?

Âu Á la cháy đâu, cháy đâu?”

Giờ nghĩ lại thấy lời bài hát này vẫn còn đầy tính thời sự.

Chiến tranh và nguy cơ chiến tranh ẩn hiện khắp nơi, nước nào cung lo trang bị các loại phi cơ, hỏa tiễn,

tiềm thủy đỉnh tối tân, thị truờng vũ khí phát triển mạnh.

Ðáng luu ý nhứt là lò lửa Trung Cận Ðông đang hừng hực cháy, kế đến là vùng biển Đông Á, cuồng

phong chưa nổi dậy nhưng các tín hiệu sóng ngầm ngày càng rõ nét.

Ở Trung Cận Ðông, từ khi quân Mỹ can thiệp vào Irak nam 2003, triệt hạ nhà độc tài Saddam Hussein

đến khi rút hết quân đi (2011), cảnh đầu rơi máu chảy vẫn luôn tiếp diễn, kế đến là cuộc nội chiến ở Syrie (2011), dân chúng nổi dậy chống nhà độc tài Bachar al Assad, cảnh chết chóc hầu như xảy ra hàng ngày, mức cao điểm khốc liệt kể từ khi xuất hiện tổ chức nhà nước Hồi giáo EI vào giữa nam 2014, thủ lãnh là Abou bakral Baghdadi với chủ trương thánh chiến jihad, thế giới kinh hoàng trước cảnh giết nguời hàng loạt một cách cực kỳ dã man của đạo quân này.

Một liên quân hùng hậu do Mỹ dẫn đầu oanh tạc dữ dội lực luợng jihad của EI ở cả Irak và Syrie (vùng

kiểm soát của EI) để yểm trợ lực luợng Kurdes và Irak, tình hình chiến sự vẫn luôn sôi động, cuộc chiến dai dẳng kéo dài đến nay, chưa thấy chút tia sáng le lói nào ở cuối đuờng hầm và đang có nguy cơ lan rộng.

Đây là một cuộc chiến vô cùng phức tạp, phát xuất từ sự tranh chấp ảnh huởng, quyền lợi giữa hai hệ phái

Hồi giáo, Sunnite do Arabie saoudite lãnh đạo và Chiite do Iran cầm đầu, tỷ lệ tín đồ hai hệ phái này khác nhau từng nước, thông thuờng nguời đứng đầu nhà nước thuộc phái đa số như Iran (Chiite), Arabie saoudite (Sunnite), đặc biệt do hoàn cảnh lịch sử, Irak dưới thời nhà độc tài S. Hussein, phe thiểu số Sunnite (35%) lại “đè đầu cởi cổ” phe đa số Chiite (65%), dầu vậy, guồng máy nhà nước vẫn vận hành êm xuôi, cuộc sống chung hòa bình này bị phá vở từ khi Mỹ can thiệp vào Irak, chiến tranh từ đó xảy ra triền miên, giống như huyền thoại Hy lạp về hộp Pandore, một khi khui ra thì các tai họa phát sinh, không có thế lực nào kềm hãm nổi, chẳng những ở vùng Trung cận Ðông mà lan sang cả Bắc Trung Phi.

Thật vậy, cuộc chiến Irak kết thúc, nhà độc tài S. Hussein bị triệt hạ, hệ phái Chiite lên nắm quyền lãnh

đạo đất nước, họ lại đuợc hậu thuẫn của Iran, việc oán hận xưa giờ lại trút lên đầu tín đồ sunnite, nhà nước Hồi giáo EI nẩy sinh từ môi truờng thù hận đó, không giải quyết tận gốc mối thâm thù này thì mọi dàn xếp tạm thời (nếu có) chỉ như loại thuốc trấn thống, căn bịnh nội tạng vẫn còn nguyên chờ thời cơ tái phát (có khi lại dữ dội hơn), giống như tình trạng giữa Do Thái và Palestine, không tiêu diệt đuợc lại loại bỏ mọi cách sống chung, chỉ tổ hại lẫn nhau mà thôi.

Ở vùng biển Ðông Nam Á thì tình hình không còn duy trì nguyên trạng như từ khi Tàu mới bắt đầu mở

cửa kinh tế, cần nhờ Tây phương, Nhựt Bổn giúp đở thì theo sách luợc «Thao quang, duỡng hối» (là che giấu ánh sáng, nuôi duỡng bóng tối) của Ðặng Tiểu Bình, đại ý là đừng để lộ diện sớm cái ý đồ của mình, ông mất năm 1997, lúc đó ông dự trù phải ẩn nhẩn chờ thời cơ vài ba chục năm nữa, nhưng đám đàn em nóng vội sau khi thấy đất nước phát triển quá nhanh, tính về PNB (Produit national brut: Tổng sản luợng quốc gia, tiếng Anh, GDP: Gross domestic product) từ hạng 9 năm 2000, giờ đã qua mặt Hoa kỳ, Nhựt bổn, vuợt lên hàng thứ nhứt, nhứt là từ thời Tập Cận Bình thì nanh vuốt bá quyền đã lộ hẳn ra.

Nhìn lại lịch sử Tàu, luôn tự coi mình là trung tâm vũ trụ (theo sát nghĩa danh từ Trung quốc), các nước

xung quanh toàn là man ri mọi rợ (bắc nhung, đông di, nam man, tây địch), mộng chinh phục thiên hạ luôn ám ảnh đầu óc giới lãnh đạo Tàu, nhớ lại viễn kiến của Hoàng đế Nả Phá Luân đệ nhứt (1769-1821) của Pháp: «Một khi Tàu thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển.» (Lorsque la Chine s’éveillera, le monde tremblera) nhân đọc một tài liệu về chuyến du hành Trung hoa của vị Ðại sứ Anh đầu tiên ở bên Tàu (Lord Macartney) hồi năm 1816 (cách nay đúng 2 thế kỷ).

Theo suy đoán thông thuờng thì bạo phát bạo tàn, thực hư thế nào chưa biết nhưng trước mắt chỉ thấy sự lớn mạnh thần kỳ của Tàu là nguy cơ cho nền an ninh khu vực Đông Nam Á, họ tự vẽ bản đồ đuờng luỡi bò (còn gọi là đuờng chữ U hay chín đoạn) lấn sát biên giới nhiều nước lân bang, bao gồm hầu như toàn bộ biển Hoa Nam, coi đó là thuộc chủ quyền không thể chối cãi của họ, nói thế nhưng họ tránh mọi tranh tụng trước các tòa án trọng tài quốc tế, cố trì hoãn các cuộc thương luợng đa phương hầu sớm đưa ra một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC Code of Conduct in the South China sea), việc hiện đang tăng tốc thực hiện bồi đắp các đảo nhân tạo, xây dựng các phi đạo và cơ sở có thể dùng vào mục tièu quân sự (Tin RFI ngày 2/3/2015: Căn cứ vào ảnh vệ tinh chụp đuợc, trận đồ mà Trung Quốc đang bố trí tại Biển Đông đuợc thấy rất rõ, liên kết quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm trọn và bồi đắp từ lâu, với một hệ thống 7 bãi đá, rạn san hô tại quần đảo Truờng Sa mà Trung Quốc đã lấy từ tay Việt Nam và Philippines, và đang cấp tốc cải tạo: Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ðá Chàu Viên (Cuarteron Reef), Ðá Én Ðất (Eldad Reef) và Ðá Vành khăn (Mischief Reef). Tại Hoàng Sa – chiếm trọn từ tay Việt Nam nam 1974 – Bắc Kinh đã cải tạo bồi đắp đảo chính Phú Lâm (Woody Island), và từ lâu rồi, đã cho xây trên đó một phi đạo dài 2,7 km. Còn tại vùng Truờng Sa, theo ảnh vệ tinh vừa chụp đuợc, thì Bắc Kinh đang xây trên Ðá Chữ Thập một đuờng băng dài 3 km, và có thể sắp hoàn thành một phi đạo có độ dài tương tự trên Ðá Gạc Ma, chiếm vào năm 1988.) cho thấy Tàu muốn đặt các nước ÐNÁ và quốc tế trước một chuyện đã rồi, một khi vùng biển coi như đã thuộc chủ quyền của mình, có bãi đáp phi cơ lên xuống để tuần tra khu vực thì việc tự ấn định vùng nhận diện phòng không ADIZ (Air Defense Identification Zone) như ở biển Hoa Bắc là điều tất đến.

Liệu quốc tế nhứt là Hoa Kỳ và Nhựt Bổn có điềm nhiên tọa thị hay không?

Chắc chắn là không và Tàu cũng hiểu như thế, như vậy thì tình hình sẽ biến chuyển ra sao?

Mỹ và Nhựt không thể làm ngơ cho Tàu mặc tình múa gậy vuờn hoang, Nhựt đã chống đối kịch liệt mọi đòi hỏi chủ quyền của Tàu trên vùng biển Hoa Bắc, sẵn sàng đương đầu dầu chỉ để bảo vệ một hòn đảo nhỏ không nguời (Senkaku, Tàu gọi là Ðiếu ngư), không công nhận vùng nhận diện phòng không do Tàu đơn phương quyết định ở biển Hoa Bắc, dĩ nhiên sẽ không công nhận sự kiện tương tự ở biển Hoa Nam, chính quyền Mỹ thì từ lâu thấu hiểu ý đồ của Tàu, kế sách chuyển trục sang châu Á -Thái bình dương của tổng thống B. Obama nhằm hạn chế tham vọng bá quyền khu vực của Tàu, nhưng rất tiếc là tín hiệu của “chú Sam” không đủ sức làm chùn bước “anh ba Tàu”, đến độ quốc hội Mỹ phải công khai lên tiếng cảnh báo Tàu, thúc dục hành pháp phải có những phản ứng cụ thể và tích cực hơn.

Các nhà hoạt động chính trị hẳn biết tương quan quốc tế chỉ là tương quan quyền lợi và quyền lực, khi quyền lợi còn dính dáng nhau thì còn tương trợ, dầu là siêu cuờng như Mỹ, không ai bỏ công không ra làm cái chuyện gánh bàn độc mước, lại mang tiếng là “sen đầm quốc tế”, chỉ khi nào quyền lợi trùng hợp, họ bắt buộc phải ra tay cứu khổn phò nguy (ai biết lợi dụng thì nhờ!).

Nhiều tài liệu khảo sát cho thấy tiềm năng (dầu khí, thủy sản,…) phong phú của vùng này, Mỹ và Nhựt

không thể nào chấp nhận cho Tàu độc quyền khai thác, để như thế thì có khác nào giúp cho hùm thêm vi, mặt khác về mặt luu thông hàng hải thì tuyến đuờng xuyên qua vùng này có tầm chiến luợc quan trọng đối với thế giới, đặc biệt đối với Nhựt, nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đuờng huyết mạch này, có tài liệu cho biết hon 90% luợng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đuờng biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.

Nhìn chung trên cục diện thế giới, nơi nào có tranh chấp là có sự hiện diện của Mỹ, ngoại trừ một số truờng hợp đơn phương hành động vì sinh mạng hay quyền lợi bị trực tiếp đe dọa, kỳ dư là để yểm trợ bên yếu thế, các biến cố trong thế kỷ qua đã chứng minh, Mỹ không có tham vọng bành trướng lãnh thổ, sức mạnh của Hoa kỳ không đe đọa nước nào, trái lại còn giúp nhiều vào việc bảo vệ trật tự thế giới, lại nhờ có truyền thống dân chủ từ thời lập quốc, quyền hành pháp và lập pháp đuợc phân định rạch ròi, hiến pháp đuợc tôn trọng tuyệt đối, nhờ đó mà có một chế độ ổn định, các sai lầm đều đuợc công khai thừa nhận và chấn chỉnh kịp thời, vậy về một chừng mực nào đó, có thể nói Hoa kỳ là một cuờng quốc khả tín.

Trái lại, Tàu tuy mới nổi về mặt kinh tế, với khối ngoại tệ dự trữ khổng lồ, cứ tuởng: “vai mang bị bạc kè kè, nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm”; rồi đây sẽ đuợc cả thế giới thần phục.

Sự thực trái lại, thế giới đã sớm nhận chân “họa da vàng”:

– Khi còn yếu thế thì không có vần đề gì (sẵn sàng tiếp nhận sự giúp đở của Mỹ, Nhựt), vừa khi bắt đầu

mạnh thì gợi lại các hiềm khích cũ.

– Bất chấp các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, đàn áp và đồng hóa các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng, ngăn cấm các tổ chức nhân quyền quốc tế bén mảng.

– Ðối với các lân bang Đông Nam Á, lối hành xử độc đoán hiện nay cho thấy Tàu là mối đe dọa đến sự sống chung hòa bình trong khu vực nói riêng và gây bất ổn cho an ninh thế giới.

– Ðối với quốc tế, Tàu đề ra việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, nghe thì hay lắm

nhưng thực chất là để tự do yểm trợ các chế độc độc tài (Bắc Hàn, Iran, một số nước Phi châu).

– Chế độ độc đảng tuy có mạnh trong nhứt thời nhưng không ổn định, mọi việc bình thường có thể bị xáo trộn khi thay đổi lãnh đạo, Tập Cận Bình nhân danh bài trừ tham nhũng để thanh trừng nội bộ và củng cố phe cánh để độc quyền tham nhũng, vì gốc tham nhũng phát xuất từ chế độ độc tài.

– Tàu có phải hào phóng khi tung tiền viện trợ cho các nước nghèo? Hãy so sánh các khoản trợ giúp nhân đạo cho nạn nhân trận bảo khủng khiếp Haiyan năm 2013 ở Phi Luật Tân, Nhựt tháo khoán ngay 30 triệu mỹ kim với hàng ngàn lính cứu hộ, Mỹ 20 triệu với huy động cả hàng không mẫu hạm, phi cơ và nhân lực, trong khi cuờng quốc kinh tế hàng đầu thế giới hứa giúp 100 ngàn mỹ kim (!), sau tăng lên đuợc 1,2 triệu euros bằng chăn mền, Phi luật tân cám ơn, không nhận.

Mới có đuợc chiếc hàng không mẫu hạm tân trang mà đã coi biển Đông như ao nhà của mình thì thử hỏi khi có hàng chục chiếc như Mỹ, nghênh ngang khắp nam châu bốn biển như Mỹ thì Tàu còn coi thiên hạ ra gì?

Họa da vàng như vậy đã rõ, cứ đà này, Tàu tiến tới mức không thể lùi, Mỹ không thể từ bỏ quyền lợi thiết thân của mình, không thể bỏ rơi đồng minh, chuyện tất yếu phải xảy ra, tuy không ai mong nhưng còn hơn tiếp tục sống trong căng thẳng.

 

Vui cười

Một nữ thư ký xinh đẹp vào nhận việc tại một công ty lớn và được rất nhiều chàng trai ve vãn. Sau một thời gian, hai anh chàng Don Juan nổi tiếng nhất công ty bắt đầu có những thành tựu đầu tiên và đem ra tâm sự với nhau.

Anh thứ nhất nói:

– Tớ đã hẹn hò với Julie thứ ba tuần trước đấy. Bọn tớ còn làm chuyện đó nữa. Cô em sexy hơn mụ vợ của tớ nhiều!

Anh thứ hai trả lời:

– Ừ, tớ cũng hẹn hò với cô nàng hôm qua. Chúng tớ cũng làm như thế, nhưng mà tớ vẫn nghĩ là vợ cậu tuyệt vời hơn đấy!

 

Hai vợ chồng nọ có đứa con đã năm tuổi mà cứ khóc nhề nhệ cả ngày. Hôm ấy nhằm lúc thằng nhỏ đang khóc thì có người bạn đến chơi, người cha liền doạ:

– Con nín đi, nếu không ông “ba bị” bắt đó.

Người bạn biết ý liền trợn mắt nạt lớn, làm thằng nhỏ hết hồn núp mặt vào lòng mẹ rồi nín khóc luôn.

Mấy hôm sau tình cờ người chồng đi làm về sớm hơn lệ thường, vừa mở cửa bước vào thì thấy đứa con hớn hở chạy ra reo lên:

– Hay quá bố ơi! Ông “ba bị” vừa mới bị mẹ nhốt vào tủ rồi.

 

Đang trên đường, Tý bị cận thị đuổi theo Tèo

– Này Tèo, hình như em gái ông nó thích tôi hay sao ấy. Hôm qua nó cứ đứng ở dưới cửa sổ cầm khăn vẫy tôi mãi.

– Thế nó cầm khăn màu gì?

– Màu đen

– Tốt, cuối cùng thì nó cũng chịu lau cửa sổ.

 

Nhật Ký Biển Đông Thế Giới Đang Vào Mê Trận –  Đào Văn Bình

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tư ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

1. Tình hình Biển Đông diễn biến vô cùng phức tạp

Hãng AP ngày 15/4/2015 loan tin, “ Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết việc biến cải lớn lao những bãi đá ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được sử dụng để tăng ảnh hưởng lên các vùng đang tranh chấp và triển khai các khí cụ như ra-đa tầm xa và hệ thống hỏa tiễn tân tiến.” (The commander of U.S. forces in the Pacific said Wednesday that major land reclamation by China at outposts in the South China Sea could allow it to exert more influence over the contested area and deploy military assets such as long-range radar and advanced missile systems.)

– VOA tiếng Việt ngày 18/4/2015: “Chính quyền Hà Nội tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự với mức tăng 9,6% trong năm 2014, lên 4,3 tỷ đôla, trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển. Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về các thông tin cũng như con số mà Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế đưa ra.”

– VOA tiếng Việt ngày 20/4/2015: “Tổng Thống Philippines Benigno Aquino loan báo chính Hà Nội là phía đã đưa ra đề xuất hình thành một đối tác chiến lược mới với Philippines, mà hai nước đang thương thuyết để chống lại các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo quy mô của Trung Quốc trong Biển Đông. Nhà lãnh đạo Philippines đưa ra bình luận vừa kể trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo South China Morning Post, khi nói đến hợp tác chiến lược với Việt Nam, một nước mà theo tờ báo này, “trong suốt chiều dài lịch sử đã có quan hệ thù nghịch với Trung Quốc”. Tổng Thống Aquino nói rằng những chi tiết của một hiệp định hợp tác chiến lược vẫn đang trong vòng hình thành, và cho tới thời điểm này, ngày ký kết vẫn chưa được ấn định. Đề cập tới tin này hôm nay, trang mạng của GMA nói rằng Philippines và Việt Nam đang hoàn tất những chi tiết cuối cùng của một hiệp định đối tác chiến lược. Nguồn tin này dẫn lời Bộ trưởng Truyền Thông Philippines Herminio Coloma cho hay hai nước đang làm việc để xác định những chi tiết của quan hệ đối tác chiến lược đã được đề nghị.”

Như tôi đã đề cập trong bài viết trước đây, một hợp tác quân sự độc lập trên biển giữa Việt Nam và Phi Luật Tân không có sự tham gia của Mỹ hoặc Nhật để đối phó với Trung Quốc thuận tình, thuận lý hơn, chắc chắn sẽ được quốc tế hỗ trợ mà Trung Quốc cũng không làm gì được. Trung Quốc chỉ còn cách – một là dùng sức ép kinh tế để phá vỡ liên minh – hai là phải trực tiếp thương thảo với Phi Luật Tân và Việt Nam. Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục lấn tới, giải pháp cuối cùng mà Việt Nam và Phi Luật Tân có thể đối phó là đưa vấn đề này ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

– VnPlus ngày 21/4/2015: “Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Tờ The Japan Times ngày 20/4 đưa tin Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng thực hiện các cuộc tuần tiễu chung ở Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động trong vùng biển này. Báo trên dẫn các nguồn tin về vấn đề Biển Đông cho biết mục tiêu của sáng kiến này là nhằm đảm bảo sự ổn định của các tuyến hàng hải thiết yếu cho thương mại quốc tế và để buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các hành động có tính khiêu khích trong khu vực. “

Nếu Mỹ- Nhật tiến hành tuần tiễu chung thì đây là một bước ngoặt của cục diện tại Biển Đông. Một – Hoa Lục phải lùi bước, hai là tăng cường lực lượng hải quân lẫn không quân. Như thế một cuộc đụng độ về quân sự chắc chắn sẽ xảy ra. Không biết Mỹ-Nhật chỉ hù dọa hay dám làm thật?

– AFP ngày 21/4/2015: “Các thủy thủ Mỹ và Trung Quốc đụng độ với nhau trên đất Trung Quốc nhưng là cuộc tranh đua về thể thao để xây dựng lòng tin cho dù căng thẳng gia tăng do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Nước chủ nhà (Trung Quốc) thắng trận đá bóng, còn khách (Hoa Kỳ) thắng trận đấu bóng chuyền. Sau đó hai bên ăn tiệc trên Chiến Hạm Blue Ridge là soái hạm của Hạm Đội 7 nhân chuyến viếng thăm căn cứ của Hạm Đội Đông Hải của Trung Quốc.

Thật tức cười! Hai bên hầm hè muốn giết nhau nhưng lại “giở trò” chơi thể thao và ăn tiệc. Không biết rồi hai bên còn giở “chiêu thức” gì nữa đây?

– Nghiên Cứu Biển Đông ngày 21/4/2015: Trang tin điện tử này dịch một bài viết của tờ Wall Street Journal có tựa đề, “Chiến lược du kích dưới biển của Việt Nam” trong đó có đoạn như sau: “Lý do Mỹ tham chiến tại Việt Nam trong thế kỷ trước là học thuyết Domino – theo đó Mỹ lo sợ rằng khi Việt Nam rơi vào tay Cộng sản, thì các nước láng giềng của Việt Nam cũng sẽ theo chân. Giờ đây, một lôgích tương tự cũng đang là động lực để các cường quốc tìm cách hỗ trợ gia tăng sức mạnh phòng ngự của Việt Nam. Tư duy hiện nay là nếu Việt Nam hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc, thì việc chống lại Bắc Kinh tại Biển Đông sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.”

– VOV ngày 27/4/2015: “Nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Nhật Abe, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đạt thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được đưa ra chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đây là một “bước chuyển lịch sử” trong quan hệ giữa hai nước. Trong chiến lược an ninh quốc gia 2015, Mỹ tiếp tục cam kết bảo vệ Nhật Bản bằng mọi khả năng quân sự, bao gồm cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. Hai bên một lần nữa khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (mà Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền) là thuộc quyền quản lý hành chính của Nhật Bản.”

– BBC tiếng Việt ngày 30/4/2015: “Việt Nam đang trang bị cho đội tàu ngầm loại tên lửa có khả năng bắn tới các thành phố ven biển của Trung Quốc, hãng thông tấn Reuters cho biết. Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, được Reuters dẫn lời, nói, động thái mới nhất là một “sự chuyển hướng lớn”, khiến bản thân ông cũng phải “ngạc nhiên”.

2. Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi Jakarta

Theo VnPlus ngày 23/4/2015, Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi đã khai mạc tại Jakarta (Nam Dương) ngày 22/4/2015 với sự tham dự của 100 nguyên thủ quốc gia Á Châu và Phi Châu cùng các tổ chức quốc tế.

Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi 2015 mà tiền thân của nó là Hội Nghị Phi Liên Kết được tổ chức tại Bandung (Nam Dương) cách đây 60 năm (1955) dưới thời Tổng Thống Sukarno. Phong Trào Phi Liên Kết ra đời để khẳng định vị thế trung lập của một số quốc gia Á-Phi trước cuộc đối đầu Chiến Tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ do các vị như: Thủ Tướng Nehru- Ấn Độ, Tổng Thống Sukarno (Nam Dương), Tổng Thống Nasser (Ai Cập) và Tổng Thống Tito (Nam Tư) lãnh đạo. Nếu cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới bùng phát và tác động toàn cầu, chắc chắn Phong Trào Phi Liên Kết sẽ có tiếng nói lớn trên chính trường quốc tế. Với tình thế hiện tại, Nam Dương có thể ở vị trí lãnh đạo.

Theo VOV, nhân dịp tham dự hội nghị, Ô. Trương Tấn Sang – Chủ Tịch Nước Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ bên lề với Tổng Thống Ba Tư, Ông Hassan Rouhani. Tổng Thống Ba Tư khẳng định, “Doanh nghiệp Iran mong muốn đầu tư vào Việt Nam đồng thời, Iran tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Iran trong đó có lĩnh vực dầu khí. Và Ô. Trương Tấn Sang cũng đã chính thức mời Tổng Thống Iran thăm viếng Việt Nam.”

Điều đáng chú ý là trong dịp này, Ô. Trương Tấn Sang đã không gặp Ô. Tập Cận Bình mà lại có cuộc hội kiến riêng với Thủ Tướng Nhật Bản, tổng thống Nam Dương, thủ tướng Ai Cập, thủ tướng Palestines, thủ tướng Kampuchia, tổng thống Miến Điện và thủ tướng Tân Gia Ba. Điều này cho thấy mối liên hệ Việt Nam-Trung Quốc đang ở vào tình thế “bằng mặt nhưng chẳng bằng lòng”.

Ba Tư là nước hầu như bị bao vây và khép kín bởi Mỹ và hầu như ít có những hoạt động ngoại giao vươn ra ngoài. Nếu như tổng thống Ba Tư thăm Việt Nam thì đây là một biến chuyển rất lạ về ngoại giao mà chúng ta cần theo dõi. Theo tôi nghĩ tổng thống Ba Tư có thể công du ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn một lượt trong một thời điểm thuận tiện nào đó, có thể là sau thỏa thuận hạt nhân với Mỹ.

3. Thượng Đỉnh ASEAN

VOA tiếng Việt ngày 24/4/2015: “Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng, chiếu đèn pha vào máy bay tuần tra Phi Luật Tân và bước kế tiếp trong vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.” Còn theo RFI, Phi Luật Tân đã khẩn thiết báo động, “Phần còn lại của thế giới nên hãi sợ trước các hành động của Trung Quốc.” Nhưng không biết một tuyên ngôn tương đối cứng rắn liên quan đến hành động biến cải các bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự của Trung Quốc có được đề cập trong bản thông cáo chung không, vì một số quốc gia hoặc trung lập hoặc e ngại mất lòng Hoa Lục.” Theo Phi Luật Tân thì Hoa Lục đã kiểm soát Biển Đông “trên thực tế”.

– Spunik News ngày 27/4/2015: “Những hành động của Bắc Kinh nhằm xây dựng các đảo nhân tạo từ các bãi đá ngầm và đảo san hô có thể phá hoại hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực”, đó là nội dung bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN. Theo tờ báo Malaysia “The Star”, bản tuyên bố này được công bố theo kết quả Hội nghị thượng đỉnh ASEAN kết thúc vào ngày 27 tháng 4 tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia.

Các đại biểu tham gia Hội nghị thượng đỉnh được giới thiệu hình ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy sự di chuyển của đội tàu Trung Quốc vận chuyển thiết bị để xây dựng đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp. Tại đó Bắc Kinh đang xây dựng đường băng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Việt Nam và Philippines kiên quyết phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, hai nước này coi hành động của Bắc Kinh trong khu vực là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế.” Còn Reuters tường trình từ Bắc Kinh cho biết Trung Quốc hết sức lo lắng về bản tuyên bố với nội dung như vậy và lên tiếng phản ứng mạnh mẽ, tố ngược lại Việt Nam và Phi Luật Tân. Theo BBC tiếng Việt ngày 29/4/2015, “Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc “bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối cá biệt nước ASEAN như Philippines, Việt Nam tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo ở Nam Sa của Trung Quốc”. Thế nhưng Tân Gia Ba do đầu tư lớn lao vào Trung Quốc đã có lập trường như sau: “Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Shanmugam đã tuyên bố rằng, điều hoàn toàn sai lầm nếu xem xét các mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc thông qua lăng kính của vấn đề Biển Đông.”

Chính sách ngoại giao của Tân Gia Ba từ thời Lý Quang Diệu luôn luôn là “đòn sóc hai đầu”. Gặp Mỹ thì khen Mỹ rối rít, khuyên cả thế giới phải học tiếng Anh. Nhưng khi gặp Tàu lại ca ngợi Tàu không tiếc lời. Ông Lý Hiển Long ơi! Chính “lăng kính của vấn đề Biển Đông” nó phản ảnh chủ trương “cướp biển trên quy mô quốc gia” (*) của Trung Quốc chứ còn gì nữa. Cả thế giới đều thấy, sao ông không thấy? Cho nên trong các bài viết trước tôi đã từng nói, nếu Trung Quốc khống chế trọn Biển Đông thì kẻ đuổi Mỹ và chạy theoTrung Quốc trước tiên là Tân Gia Ba chứ không ai khác. Xin nhớ cho lãnh đạo Tân Gia Ba là gốc Tàu. Dân tộc Trung Hoa nổi tiếng với những nhân vật trung cang, nghĩa khí, trọng nghĩa khinh tài… nhưng cũng nổi tiếng vì những nhân vật hèn hạ, đáng khinh bỉ. Đó là lý do tại sao Tân Gia Ba là quốc gia hùng mạnh về kinh tế ở Đông Nam Á nhưng không được kính trọng về mặt chính trị. Một quốc gia muốn được thế giới nể trọng không thể là kẻ xu nịnh các đại cường. Dù phải nương tựa vào các đại cường để gìn giữ an ninh cho mình hoặc làm ăn buôn bán, nhưng cũng phải, “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

4. Ảnh hưởng của Trung Quốc không sao cản nổi

The National Interest ngày 16/4/2015 loan tin, “Một giới chức quân sự cao cấp Mỹ cho biết chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ có khả năng bắn hạ tất cả các vệ tinh trong không gian. Tướng Mỹ Raymond xác nhận rằng cuộc thử nghiệm hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh vào Tháng Bảy của Trung Quốc đã thành công. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi Hoa Lục kiềm chế không làm nguy hại tới nền an ninh của không gian mà nhiều quốc gia nương tựa vào đó.”

– Reuters (Islamabad) ngày 16/5/2015: “Chủ Tịch Tập Cận Bình đã khởi đầu những dự án về năng lượng và hạ tầng cơ sở trị giá 46 tỉ đô-la để phát triển một hành lang kinh tế xuyên Pakistan nhân chuyến viếng thăm Hồi Quốc (Pakistan) ngày 20/4/2015 trong lúc Trung Quốc củng cố mối liên hệ lâu đời với quốc gia này và tạo cơ hội cho những công ty đang bị ảnh hưởng bởi kinh tế trì trệ tại nước nhà. Cũng trong chuyến công du, hai bên sẽ kết thúc thỏa hiệp Trung Quốc bán 8 tàu ngầm cho Hồi Quốc trị giá từ 4-5 tỉ đô-la. An ninh đã được xiết chặt chưa từng thấy để bảo vệ Ô. Tập Cận Bình trong thời gian thăm viếng Hồi Quốc, chẳng hạn một phi đội gồm 8 chiến đấu cơ Thần Sấm JF-17 đón Chủ tịch Tập Cận Bình khi phi cơ của ông bay vào không phận Hồi Quốc và hộ tống đến tận sân bay Islamabad.” VOA tiếng Việt mô tả chuyến viếng thăm như sau: “Trên đường từ phi trường tới thủ đô của Pakistan, ông Tập Cận Bình được chào đón bằng những bức hình khổng lồ của ông dán ở khắp nơi. Cờ Trung Quốc cũng được treo cạnh cờ Pakistan trên những cột điện. Trong chuyến viếng thăm này, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận giải thưởng dân sự cao nhất của Pakistan – giải Nishan-e-Pakistan và đọc diễn văn trước một phiên họp lưỡng viện quốc hội của nước này. Pakistan thường gọi Trung Quốc là “người bạn sống chết có nhau” – không giống như Hoa Kỳ, là nước thường bị tố cáo là có quan hệ với Pakistan dựa trên những vấn đề và những sự trao đổi cá biệt.” Trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã tìm cách trấn an nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng nước ông xem vấn đề người Tân Cương có thể được hỗ trợ bới phiến quân Pakistan rất quan trọng, “Tôi xin bảo đảm với Ngài Chủ tịch là Pakistan xem an ninh của Trung Quốc như an ninh của chính mình.”

Thật lạ lùng, tính từ 2002-2011, Hồi Quốc đã nhận 11.7 tỉ đô-la viện trợ quân sự và 6 tỉ đô-la viện trợ kinh tế của Mỹ mà 80% dân Hồi Quốc vẫn coi Mỹ lả kẻ thù, nay lại mua vũ khí của Trung Quốc thay vì mua của Mỹ. Không biết Ô. Obama tính sao đây? Đúng là “Ăn cơm tui, hại tao”. Thế nhưng Hoa Kỳ cũng phải làm ngơ cho qua chuyện vì nếu không có Hồi Quốc thì Hoa Kỳ và NATO không sao có đường tiếp vận cho binh sĩ cũng như rút lui khỏi Afghanistan.

– VOA tiếng Việt ngày 22/4/2015: “Thỏa thuận khung (Khuôn khổ thỏa hiệp) về hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới đã mở ra những khả năng (cơ hội) đầu tư mới trong một nền kinh tế đã bị co cụm vì các biện pháp chế tài quốc tế. Tuần trước, một giới chức hàng đầu về nguyên tử của Iran tuyên bố ngoài Nga, Trung Quốc cũng sẽ giúp họ xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân.”

– VnPlus ngày 24/4/2015: “Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang) ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), hai bên đã nhất trí làm sâu sắc các mối quan hệ quân sự song phương. Trong khuôn khổ cuộc hội đàm, Thủ tướng Prayut đánh giá cao sáng kiến “Một vành đai, một con đường” do Bắc Kinh đề xuất, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ tăng cường hợp tác thực chất trong khuôn khổ các cuộc tập trận-huấn luyện chung với nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ quân sự song phương. “

Đây lại là một tin nhức đầu cho Ô. Obama, không biết phải làm sao đây? Hay Thái Lan “ghen” vì Mỹ quá chú trọng tới Việt Nam cho nên “theo Tàu” để được “Anh hai” cưng chiều hơn? Rõ ràng chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam và Thái Lan khác hẳn nhau. Thái Lan vừa đi với Mỹ nhưng thân thiết với Trung Quốc. Còn Việt Nam cũng đi với Mỹ nhưng lại thân thiết với Nga. Mỗi quốc gia đều có những toan tính riêng.

– VnPlus ngày 30/4/2015: “Hãng Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 30/4 cho biết nước này sẽ tập trận hải quân chung với Nga vào trung tuần tháng Năm trên Địa Trung Hải. Đây là lần đầu tiên hai nước sẽ tiến hành tập trận chung ở vùng biển này.”

5. Nội bộ NATO trước thử thách đối đầu với Nga

Reuters ngày 15/4/2015 loan tin, “Hãng thông tấn Nga RIA trích dẫn lời của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hy Lạp Panos Kammenos cho hay Hy Lạp đang thương lượng để mua hệ thống phi đạn chống hỏa tiễn S-300 mới và cũng nhờ Nga bảo trì hệ thống S-300 cũ, sau chuyến viếng thăm Moscow của Thủ Tướng Tsipras tuần trước.“ Đây là hệ thống hỏa tiễn phòng không tối tân nhất thế giới mà Nga vừa hứa chuyển giao cho Ba Tư vào cuối năm nay.

– Reuters ngày 16/4/2015: “Serbia cảnh cáo là họ sẽ bắt giam bộ trưởng ngoại giao của Kosovo- một tỉnh cũ tách ra từ Nam Tư- do hoạt động khủng bố trước đây nếu ông này tới Belgrade để tham dự một hội nghị.”

Kosovo tách ra từ Nam Tư do sự trợ giúp của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton, lấy cớ Nam Tư thanh lọc chủng tộc, Mỹ – NATO tiến hành cuộc không kích dữ dội làm quân đội Nam Tư tan rã năm 1999. Đó là lý do tại sao Serbia thù ghét Mỹ cho tới ngày hôm nay.

– Reuters (Wasaw) ngày 19/4/2015” Ba Lan đã triệu tập đại sứ Hoa Kỳ tại Warsaw về một bài viết của Giám Đốc FBI James Comey trên ờ Washington Post đầu tuần rồi nói rằng Ba Lan phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust) trong Đệ II Thế Chiến cùng với Đức Quốc Xã. Và Ba Lan đòi hỏi một lời xin lỗi.” Theo AFP, đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan đã ngỏ lời xin lỗi về nhận định của Giám Đốc FBI.

– Business Insider ngày 21/4/2015: “Một giới chức ở Brussels nói với tờ Wall Street Journal, việc Thổ Nhĩ Kỳ tái xác định mình là quốc gia phi liên kết (mặc dù là thành viên của NATO) đã làm cho NATO vô cùng khó chịu. Quyết định của Ankara mua kỹ thuật hỏa tiền phòng không của Trung Quốc khi có sự chống đối của các quốc gia hội viên được coi như Thổ Nhĩ Kỳ tách khỏi các quốc gia còn lại của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.”

– Sputnix News ngày 30/4/2015: “Trong nhiều năm tình báo Đức BND đã giúp Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tiến hành giám sát các chính trị gia cấp cao châu Âu, Sddeutsche Zeitung dẫn nguồn từ điều tra nội bộ BND và văn phòng Thủ tướng Liên bang Đức cho biết. Mục tiêu chính là gián điệp chính trị đối với các nước láng giềng châu Âu và các tổ chức EU, nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói. Việc giám sát được tiến hành đối với đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, điện Elysee – nơi ở của Tổng thống Pháp, cũng như Ủy ban châu Âu. Dựa trên số liệu được công bố, các chính khách Đức cũng như các công ty Đức không phải là đối tượng theo dõi.”

6. Nga và chiến thuật công-thủ

Trong khi nghiến răng chịu đựng cuộc cấm vận khốc liệt của Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu mà Thủ Tướng Medvedev nói rằng chưa bao giờ Nga gặp phải thử thách lớn lao như vậy, Nga tìm cách giao hảo với các quốc gia có lập trường “phi liên kết” ở Âu Châu và tìm cách tiến vào Đông Nam Á.

– Hãng AP ngày 15/4/2015 loan tin “Nga gọi quyết định của Gia Nã Đại gửi 200 binh sĩ huấn luyện tới Ukraine là phản tác dụng và đáng trách (counterproductive and deplorable). Vào ngày Thứ Ba 14/4/2015, Gia Nã Đại công bố sẽ gửi 200 binh sĩ huấn luyện tới Ukraine cùng với 75 binh sĩ Anh vào mùa hè năm nay.” Hiện 300 lính nhảy dù Mỹ đã hiện diện tại vùng giao tranh, nói làm nhiệm vụ huấn luyện trong thời gian sáu tháng. Theo Reuters ngày 23/4/2015, một giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc điện đàm với Ngoại Trưởng Lavrov, Ô. John Kerry đã yêu cầu Nga rút lực lượng ra khỏi miền đông Ukraina và buộc lực lượng ly khai phải tuân thủ thỏa hiệp ngưng bắn ký vào Tháng Hai.

– Fiscal Times ngày 15/4/2015: Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc Xã tới đây là dịp để Ô. Putin khoe vũ khí tối tân và sức mạnh quân sự cho dân chúng biết trong cuộc duyệt binh. Theo tờ Fiscal Times, sẽ có 8 loại vũ khí trình làng trong đó có: Xe tăng T-14 với kỹ thuật tân tiến nhất thế giới, RS-24 Yars hệ thống hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa để đối đầu với hệ thống lá chắn hỏa tiễn của Mỹ triển khai ở Âu Châu, thiết vận xa hạng nặng Ural Typhoon U có thể chống các bãi mìn, chống đạn xuyên phá và ứng biến với các đầu nổ. Ngày Chiến Thắng để tưởng niệm khoảng 20-25 triệu người Nga đã ngã xuống để chống lại cuộc xâm lăng của Đức Quốc Xã trong Đệ II Thế Chiến.

– SputnikNews ngày 15/4/2015: “Từ ngày 16-17 tháng Tư, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, tướng Pravit Vongsuvan đến thăm Nga.” Thái Lan tập trận với Mỹ, với Trung Quốc và ngày nay mở rộng liên hệ quốc phòng với Nga tức theo chính sách ngoại giao đa phương để không lệ thuộc vào bất cứ siêu cường nào.

– AFP (Moscow) ngày 16/4/2015: “Trong cuộc hội thảo với vị bộ trưởng quốc phòng Bắc Hàn, Hy Lạp và Hồi Quốc, Tướng Sergei Shoigu- Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga đã đả kích, kết án Hoa Kỳ phá hoại nền an ninh của thế giới bằng cách tài trợ cho những cuộc cách mạng và bành trướng NATO để kiềm chế Nga.”

– Sputnik News ngày 20/4/2015: “Phát biểu tại phiên họp của diễn đàn Jakarta- Nam Dương với chủ đề “Gieo niềm tin vào thị trường châu Á”, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nhận định rằng những cơ cấu quốc tế hình thành từ mấy thập niên trước đến nay đã không còn phù hợp với sức mạnh hiện thực của các quốc gia. Những cơ cấu đó vốn được tạo ra để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục hoạt động theo sơ đồ cũ và đang gây phương hại thực sự cho nền kinh tế thế giới. Phó Thủ tướng Nga kêu gọi tiến tới cải cách chính sách của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và tạo lập hệ thống đa-ngoại-tệ của thế giới. Ông Dvorkovich cho rằng khi thị trường thế giới được định giá bằng càng nhiều ngoại tệ khác, ngoài đồng dollar, thì sẽ càng bớt phải lo ngại về tác hại không lường trước được do biến động đột ngột của tỷ giá USD hoặc euro.”

– Sputnik News ngày 23/4/2015: “Kết quả chuyến thăm Moskva của Tổng thống Argentina. Lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Bà Argentina Cristina Fernandez de Kirchner đã ký một tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Theo kênh/đài “Nga 24”, văn kiện đã được ký kết sau cuộc đàm phán song phương. Hai bên cũng đã ký thỏa thuận về hợp tác quân sự giữa các Bộ quốc phòng. Nga sẵn sàng cho Argentina tiếp cận với những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực hạt nhân, theo RIA “Novosti”. Tuyên bố này đã được thực hiện bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin.”

Theo International Business Times, sự hợp tác về quân sự giữa Á Căn Đình và Nga làm cho cuộc tranh chấp Quần Đào Malvinas/Faulkland trở nên phức tạp. Đáng lý ra, năm 1982 Mỹ phải đứng trung lập hoặc hòa giải trong tranh chấp Malvinas. Thế nhưng vì quyền lợi toàn cầu, Mỹ hết lòng hỗ trợ cho Anh Quốc và bỏ rơi đàn em ở “sân sau” của mình và đẩy Á Căn Đình vào thế không còn lựa chọn nào khác là liên kết với Nga để bảo vệ quyền lợi của đất nước mình. Đây là cơ hội bằng vàng cho Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ dùng mũi nhọn Ukraina để thọc vào yết hầu Nga thì Nga từ từ tiến vào “Back Yard” của Mỹ qua các cửa ngõ Nicaragua, Venezuela, Cuba và nay thêm Argentina và để trả đũa trong trận chiến sinh tồn.

– AP (Moscow) ngày 26/4/2015, “Trong một tài liệu mới phổ biến, Tổng Thống Nga Putin nói rằng, tin tức từ cơ quan theo dõi truyền tin của địch (qua các cuộc điện đàm), Mỹ đã trực tiếp liên lạc và tiếp vận cho các thành phần đòi ly khai ở vùng Bắc Caucsus của Nga những thập niên 2000, điều này làm tăng thêm sự nghi ngờ Phương Tây.” Đại sứ Hoa Kỳ tại Kazakstan đã phủ nhận tin tức này.

– AP ngày 29/4/2015: “Các nhà lập pháp Nicaragua đã đồng ý cho phép Nga thiết lập hệ thống định vị toàn cầu GLONASS trên đất Nicargua. Hệ thống này tương đương với hệ thống GPS của Hoa Kỳ. Quân đội Nicaragua cũng đang thương thảo để mua tiêm kích SU-29 của Nga. Tổng Thống Putin đã thăm viếng Nga vào năm ngoái. Tổng Thống Ortega của Nicargua có mối liên hệ mật thiết với Liên Bang Sô-viết khi ông làm tổng thống vào thập niên 1980.”

7. Cuộc khủng hoảng Yemen

Sau 4 tuần lễ Saudi và đồng minh tiến hành các cuộc không kích dữ dội và lực lượng Southi, hàng không mẫu hạm Mỹ tiến vào Eo Biển Aden, Một đoàn tàu vận tải của Ba Tư cũng đang tiến vào vùng này…chưa biết cuộc chiến Yemen đi về đâu.

– AP ngày 16/4/2015:, “Al-Qaida đã chiếm được một phi trường quan trọng, một hải cảng và một trạm bơm dầu tại nam Yemen, củng cố thêm sự chiếm đóng một thành phố lớn nhất của Yemen giữa hỗn loạn trong khi phe phiến quân Shiite đối đầu với lực lượng trung thành với vị tổng thống lưu vong và chiến dịch không kích do Saudi lãnh đạo.” Cũng theo AP, liên quân do Saudi lãnh đạo đã thả dù vũ khí để tiếp tế cho quân đội Yemen đang bị bao vây ở một thành phổ cảng phía đông Yemen.

– AFP (Aden) ngày 17/4/2015: ”Al-Qaeda đã thu được một kho vũ khí khổng lồ khi họ tràn ngập một doanh trại quan trọng ở Hadramanwt – thủ phủ của Mukalla củng cố thêm sức mạnh ở vị trí này và thả 300 tù nhân trong đó có những thủ lĩnh của họ.” Như vậy Saudi và đồng minh cùng lúc phải đối phó với hai đối thủ, đó là lực lượng ly khai và Al-Qaeda. Liệu Yemen có trở thành một Iraq thứ hai để Hoa Kỳ phải đổ quân vào đây cứu nguy hay trực tiếp tiến hành các cuộc không kích giống như các chiến dịch đang làm ở Iraq? Hay cuối cùng đất nước Yemen phải chia ba? Cũng theo AFP, Ba Tư đã đệ nạp Liên Hiệp Quốc kế hoạch hòa bình bốn điểm như sau: “Ngưng bắn và chấm dứt tất cả cuộc tấn công của lực lượng quân sự bên ngoài, cứu trợ nhân đạo, y tế khẩn cấp và tái tục đàm phán chính trị để hình thành một chính phủ đoàn kết.” Trong thư, ngoại trưởng Ba Tư nói rằng các cuộc không kích đã lên tới mức cực kỳ báo động, cuộc can thiệp quân sự đã phá hủy nhà thương, trường học, các nhà máy chế biến thực phẩm và các cơ sở hạ tầng dân sự khác.

– The Hill ngày 17/4/2015: “Theo hai giới chức bộ quốc phòng Hoa Kỳ, Ba Tư đưa một đội tàu gồm chín chiếc – trong đó một số có vũ khi hướng về Yemen trong một nỗ lực coi như tái cung cấp cho lực lượng nổi dậy Shiia Houthi. Các giới chức này lo ngại hành động có thể đưa tới sự đối đầu với Hoa Kỳ hoặc các thành viên khác của liên minh do Saudi lãnh đạo đang phong tỏa vùng biển Yemen và tiến hành những cuộc không kích chống lại Houthi.”

– Vnplus trích dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã ngày 18/4/2015 cho biết, “Các nguồn tin quân sự ngày 18/4 cho biết cuộc tấn công của nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Shiite Houthi nhằm vào một căn cứ quân sự của lực lượng trung thành với Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi ở tỉnh miền Nam Taez đã làm 30 người thiệt mạng và 24 người bị thương.” Theo AP ngày 20/4/2015, “Hàng Không Mẫu Hạm Roosevelt đang tiến về vùng biển ngoài khơi Yemen để tăng cường an ninh và cùng với các tàu chiến khác của Mỹ ngăn chặn các tàu của Iran chở vũ khí cho lực lượng nổi dậy Houthi.” Reuters ngày 21/4/2105 cho biết lý do Hoa Kỳ gửi HKMH tới đây, “Là vì sự hiện diện của một đoàn tầu chở hàng của Ba Tư xuất hiện ở vùng biển này.”

Thế nhưng theo đài truyền hình Fox News, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lại nói rằng HKMH và máy bay được gửi tới đây không có ý ngăn chặn tàu vận tải Ba Tư mà chỉ để bảo đảm an toàn cho thùy lộ này mà thôi. Theo VOA tiếng Việt ngày 21/4/2105, Tổng Thống Ba Tư một lần nữa lại kêu gọi ngừng bắn tức khắc ở Yemen. Lời kêu gọi này không được ai đáp ứng kể cả Liên Hiệp Quốc. Lý do dễ hiểu, cuộc không kích do Saudi dẫn đầu đang có kết quả, sớm muộn gì phe nổi dậy Southi cũng bị dẹp tan và chính quyền Hadi thân Mỹ-Saudi lại được tái lập. Đó là mong muốn của Mỹ. Trong khi đó phát ngôn viên của Houthi nói rằng việc Hoa Kỳ gửi HKMH tới là nhằm bao vây đất nước Yemen và trừng trị tập thể người dân.

– Bloomberg News ngày 22/4/2015: “Liên minh Sunnis do Saudi dẫn đầu tuyên bố cuộc không kích kéo dài 4 tuần lễ chấm dứt vì đã ngăn chặn được bước tiến của phe Shiite Southi nhưng sẽ lập lại trên quy mô nhỏ nếu thấy cần thiết và sẽ tập trung nỗ lực vào việc thúc đầy các bên vào bàn đàm phán. Hoa Thịnh Đốn hoan nghênh quyết định này và cũng thúc giục đàm phán.” Thế nhưng chỉ vài giờ sau khi tuyên bố đình chỉ, cuộc không kích lại tái tục, chứng tỏ tình hình không như mong muốn của Saudi và đồng minh.

– Business Insider ngày 22/4/2015: “Chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ gửi các chiến hạm tới Yemen để ngăn ngừa việc vận chuyển vũ khí cho lực lượng nổi dậy đang chiến đấu tại đây, một hạm đội bao gồm các khu trục hạm của Ba Tư đã có mặt ở vùng biển này. Hành động này chắc chắn làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Ba Tư mà bên nào cũng ủng hộ riêng phe của mình. Thông tấn xã Ba Tư nói rằng các chiến hạm có nhiệm vụ bảo vệ các tàu vận tải và tàu dầu của Ba Tư trước những cuộc tấn công của hải tặc.” Nhưng theo Reuters ngày 23/4/2015 các tàu của Ba Tư đã rời khỏi Yemen và HKMH cùng tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Mỹ cũng rời khỏi vùng biển này.

– VnPLus ngày 22/4/2015: “Ngày 22/4, nhóm phiến quân Houthi theo dòng Hồi giáo Shi’ite tại Yemen tuyên bố sẽ tham gia các cuộc đàm phán do Liên hợp quốc bảo trợ, với điều kiện liên quân quốc tế do Saudi Arabia dẫn đầu chấm dứt hoàn toàn chiến dịch tấn công nhóm này. “

– Reuters ngày 28/4/2015: “Máy bay Saudi và đồng minh oanh tạc phi đạo của Phi Trường Sanaa để không cho các phi cơ của Ba Tư đáp xuống thủ đô Yemen.”

– Sputnik News ngày 30/4/2015: “Mỹ yêu cầu Iran sử dụng các mối quan hệ với chiến binh Huthis ở Yemen để bắt đầu cuộc đàm phán giữa các lực lượng tham chiến ở nước này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra đề nghị như vậy với người đồng cấp Iran (là) Javad Zarif tại cuộc gặp ở New York.”

8. Vấn nạn của người Do Thái

Hãng Reuters ngày 15.4.2015 loan tin, “Theo bản nghiên cứu phát hành ngày hôm nay tại Do Thái, những cuộc tấn công bài Do Thái gia tăng trên toàn thế giới năm 2014 với những biến cố cao nhất xảy ra tại Pháp.”

Hiện nay Do Thái đang phải đối đầu với “Phong trào bài Do Thái” (Anti-Semitic) lan rộng toàn cầu. Nguyên do là vì người Do Thái quá khôn ngoan và quá thông minh. Định cư ở nước nào thì họ tìm cách khống chế hệ thống kinh tế, tài chính của nước đó (giống như Ba Tàu ở Chợ Lớn năm xưa), để rồi lèo lái chính quyền, nhất là ở Mỹ và Âu Châu.

Nhưng ngày hôm nay tình cảm ủng hộ Do Thái của thời kỳ lập quốc qua rồi. Do Thái cứ nằng nặc không chịu chấp nhận sự hình thành của một nhà nước độc lập Palestines. Với sự ủng hộ triệt để của Mỹ, Do Thái phớt lờ dư luận và sự lên án của thế giới. Rất nhiều nghị quyết của LHQ liên quan đến vấn đề Palestines chỉ có hai phiếu chống là Do Thái và Mỹ. Nếu cứ tiếp tục theo đuổi lập trường cực đoan, quá khích như vậy, Do Thái sẽ bị cô lập trên toàn thế giới chưa kể sự thù ghét của thế giới Ả Rập. Lúc đó thì Mỹ cũng chẳng cứu được. Cho nên triết lý Đông Phương dạy rằng “Trời cao có mắt” (Hoàng thiên hữu nhãn). Muốn hợp lòng Trời thì đừng có sắc sảo, khôn ngoan và tham lam quá… kẻo có ngày “Trời hại”. Triết lý của người Do Thái thật kinh khủng: “Chúng ta không cần là siêu cường. Nhưng chúng ta “nắm đầu” được siêu cường thì chúng ta sẽ là siêu cường”, giống như trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, Dương Liên Đình khống chế được Đông Phương Giáo Chủ – do quá yêu Dương Liên Đình – cho nên trở thành siêu giáo chủ.

Cả thế giới này ai cũng phải nể sợ Mỹ, chỉ riêng Do Thái là tung hoành, muốn làm gì thì làm và coi Hoa Kỳ như “cỏ rác” hay nói theo ngôn ngữ bình dân, “coi như con cháu trong nhà”.

Từ nhưng tin tức trong hai tuần lễ qua, chúng ta thấy Mỹ, Nga, Trung Quốc đang lao vào mê trận và Thế Chiến III có thể nổ ra bất cứ lúc nào mà nguy cơ lớn có thể là Biển Đông.

(Cali 01.05.2015)

nguồn: http://vietbao.com/a237122/nhat-ky-bien-dong-the-gioi-dang-vao-me-tran

 

Mistral: Pháp đề nghị bồi hoàn ít hơn tiền ứng trước của Nga – Nhữ Đình Hùng

Giữa Pháp và Nga, việc giao chiến-hạm loại Mistral đã là đề tài thảo-luận kể từ muà thu năm 2014. Pháp đã không chịu bàn-giao chiến-hạm loại Mistral cho Nga dưới cớ Nga can-thiệp vào Ukraine. Trong khi đó, Nga cho biết họ thực sự không cần mua chiến-hạm loại này vì có đủ khả-năng để tự đóng lấy, và sẵn sàng nhận bồi thường đổi lại việc Pháp không giao chiến-hạm.

Một phái bộ do tổng-thư-ký bộ quốc-phòng Pháp Louis Gautier cầm đầu đã đang thương thuyết với phiá Nga về việc này. Liệu rằng chuyện dài Mistral đang đến hồi kết-thúc.

Theo như nhật-báo Nga Kommersant, Paris đã đưa ra một đề-nghị nhằm chánh-thức hủy bỏ giao-kèo: Nga cho phép bán các chiến-hạm này cho một nước khác đổi lại việc Pháp bồi-hoàn cho Nga 785 triệu euros! Phản-ứng của Nga trước việc này không cần chờ đợi. Theo Kommersant, phó thủ-tướng Nga, Dmitri Rogozine, đã cho phiá Pháp biết rằng ‘đề nghị bồi hoàn do nước Pháp đưa ra hoàn toàn không phù-hợp với chúng tôi’.

Về phiá Nga, khoản bồi hoàn của Pháp đề nghị không tương xứng. Việc đặt hàng của Moscou có trị-giá 1,2 tỉ euros. Thêm vào đó, còn có các chi-phí phụ cho việc trang bị lại cảng để thích ứng với hai chiến-hạm khi được giao và chi-phí về việc huấn-luyện 400 thủy-binh. Nga đã trả trước 850 triệu euros trên tổng-số 1,2 tỉ euros, ước tính các tổn-hại của họ do việc không giao tàu lên tới 1,163  tỉ euros, vượt xa con số do Pháp đề-nghị (Trong khi đó, chiến hạm Mistral đóng cho Nga  Vladivostok đã hoàn-tất, lẽ ra phải được giao cho Nga vào mùa thu vẫn nằm ụ tại Saint Nazaire, còn chiến-hạm Sébastopol, đã đóng xong, đã chạy thử và sẽ hoàn-tất trong vài tuần nữa)

Vấn đề không bàn giao các chiến-hạm Vladivostok và Sébastopol cũng gây thiệt-hại cho Pháp vì phải thanh-toán các phí-khoản dùng cho việc bảo-trì và nằm ụ!

Việc bồi-hoàn của Pháp ngoài ra còn kèm theo một điều-kiện, đó là việc Nga đồng-ý cho Pháp bán lại các chiến-hạm này cho một đệ tam quốc-gia. Về phiá Nga, họ muốn thảo-luận trước hết về việc bồi thường do giao kèo bị hủy. Nhưng tại sao lại cần có việc Nga cho phép Pháp bán lại tàu cho một nước khác? Chính là vì các chiến-hạm này đã có một số thay đổi kiến-trúc theo yêu-cầu của Nga và có trang bị một số cơ-phận do Nga cung cấp (như ‘boong tàu’ (pont) có chiều cao thích-hợp với trực-thăng của Nga,hệ thống làm tan băng để thích hợp thời tiết băng giá, thiết-kế điện theo tiêu-chuẩn Nga…Trên nguyên tắc, tàu Vladivostok dự trù hoạt động trong vùng Vladivostok và tàu Sébastopol  có căn cứ ở cảng Sébastopol  thuộc Crimée).

Phải nói là về phiá Nga, nước này không tỏ vẻ khó chịu trước việc Pháp không chịu giao hai chiến hạm loại Mistral. Vladimir Poutine nói rằng Nga có khả năng đóng các tàu loại đó và sẵn sàng chấp nhận hủy giao kèo nếu như Pháp chịu bồi hoàn tương xứng với các thiệt hại mà Nga phải chịu đựng. Ngược lại, về phiá Pháp, việc không chuyển giao các chiến-hạm khiến Pháp phải gánh chịu các hậu quả. Trước hết là vấn đề uy tín. Liệu rằng các nước có khả năng mua vũ khí hay trang bị quân-sự của Pháp có yên tâm khi bỏ tiền đặt mua với hồi hộp là hàng sẽ không được giao dưới một cớ nào đó? Mặt khác, việc duy trì các chiến hạm này tại cảng cũng tốn kém vì phải trả tiền thuê ụ, tiền canh phòng, tiền bảo trì. Khoản tiêu tốn hằng tháng cho việc này vượt quá con số một triệu euros. Nước Pháp không có lý gì để kéo dài!

Nước Pháp đề-nghị Nga cho phép bán các chiến-hạm này cho một nước khác. Nhưng nước nào sẽ chịu mua? Trước đây có tin Pháp sẽ bán cho Trung Hoa do việc chiến-hạm Pháp Dixmude ghé cảng Trung-Hoa. Nhưng liệu việc này nếu có, sẽ không bị chỉ trích? Bởi lẽ Trung Hoa đang bị chỉ-trích vì các hành-vi gây hấn ở biển Đông và đã bị Phi Luật Tân thưa ra toà án quốc tế. Trong khi Nga can-thiệp vào Ukraine thì bị ngưng giao chiến hạm, lý cớ gì để bán cho Trung Hoa khi nước này vi-phạm chủ quyền nhiều nước ở biển Đông? Mặt khác, các chiến-hạm Vladivostok và Sébastopol đã được thực-hiện theo các yêu cầu kỹ thuật của Nga và đặc biệt để xử dụng trong vùng biển rất lạnh, các điều này sẽ phù hợp cho yêu cầu quốc gia nào? Ngoại trừ Canada ở trong vùng biển giá lạnh, nhưng các kiến trúc về ‘boong tàu’ có phù hợp cho phi cơ trực thăng của Canada? Và liệu rằng Canada có nhu cầu mua chiến hạm hay không? Và nếu không bán được cho nước nào hết, hai chiến hạm trên sẽ được gia nhập vào hải quân Pháp hay không. Hiện tại Pháp không có kế hoạch tăng cường lực lượng hải quân và đang xử dụng ba chiến hạm loại Mistral!! Để nằm ụ thì tốn tiền vô ích, muốn xử dụng thì phải trang bị lại tốn kém cũng cỡ vài chục triệu euros trong khi không có nhu cầu thực sự, chả lẽ đem đánh đắm?

Với giá đề nghị bồi hoàn của Pháp, người ta thấy khó hiểu. Bình thường, khi không giao hàng, việc bồi-hoàn toàn phần tiền ứng trước là lẽ đương nhiên, nhưng đề nghị bồi hoàn ít hơn là điều khó hiểu. Nhưng cả hai bên vẫn tiếp tục thảo luận mặc dù Nga nói rằng khoản bồi thường này không phù hợp và đòi một giá cao hơn! Việc thương thuyết về các chiến hạm loại Mistral xem chừng là một màn khói để che những thương thuyết khác quan-trọng hơn!

Ngoại trưởng Nga S.Lavrov vưà qua cho biết việc giải-quyết hồ-sơ Mistral không còn nằm trong lãnh-vực địa chánh-trị nữa mà là tư-pháp và thương-mãi. Tất cả tuỳ thuộc vào các điều kiện trong khế ước đã ký kết giữa Paris và Nga.

Theo thượng nghị sĩ Aymeri de Montesquiou, các cuộc thảo luận giữa Pháp và Nga về vấn-đề Mistral không mang tính-chất tranh-chấp (conflictuelles), đôi bên mong đạt tới một thoả hiệp hợp lý. Về phiá Nga, phó giám đốc sở hợp-tác quân-sự và kỹ thuật của Nga, Anatoli Pintchouk, theo tin của RIA.Novosti, cho biết hai bên hiện đang tham khảo và chờ đợi việc đạt tới một thoả hiệp vào cuối tháng năm; còn phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov, từ chối đưa ra các bình-luận về cuộc chiến các con số, chỉ nói là Nga sẵn sàng để nhận chiến hạm hoặc là tiền đã bỏ ra trong khế ước.

Việc khả dĩ không giao chiến hạm cho Nga đã tạo ra các chống đối trong giới chánh-trị Pháp. Một dân-biểu nghị-viện Âu Châu của Pháp, Gilles Lebreton, trong một thông-cáo báo-chí ngày 17 tháng 05 đã cáo-giác thái-độ của Tổng Thống François Hollande đã từ chối việc giao hai chiến-hạm cho Nga ‘ người ta nghĩ gì một nước không giữ lời và không thi-hành những khế-ước của nó.?’.  Trong khi đó Gauthier Bouchet, nghị viên hội đồng thị xã Saint Nazaire coi rằng có sự phân biệt đối xử ‘Chúng ta trong tháng vừa qua đã bán 24 Rafal cho Qatar, ‘một Qatar một cách khách quan đã có những hoạt động hầu như chống lại lợi ích của chúng ta trên bình diện chính sách đối ngoại bởi vì nó tài trợ cho Nhà Nước Hồi Giáo’.

Theo đô đốc Alain Coldefy, giám đốc tạp-chí Defense National, lợi ích của nươc Pháp là giao các mẫu-hạm trực-thăng này cho Nga. Ông bác bỏ lý lẽ là sau việc bán Rafal, Pháp coi nhẹ tầm quan-trọng kinh-tế của khế ước này và việc Nga nói không cần các chiến hạm Mistral.’ Người ta đang ở trong giai đoạn làm giá..Các chiến-hạm này có ích cho hải quân Nga. Các yêu cầu là do phiá Nga cách đây bốn năm’

Nhưng dù nước Pháp giao hay không giao các chiến hạm Mistral cho Nga, theo Jacques Sapir, trong vụ này, Pháp là kẻ thiệt hại!

tổng hợp/ 26.05.2015

Tham khảo:

http://www.lemonde.fr/international/article/2015/05/15/paris-et-moscou-en-negociations-pour-regler-le-contentieux-autour-des-navires-mistral-selon-la-presse-russe_4634061_3210.html

http://www.liberation.fr/economie/2015/05/15/france-russie-mistral-perdants_1310217

http://www.egaliteetreconciliation.fr/Mistral-la-proposition-inacceptable-de-la-France-a-la-Russie-32911.html

http://www.egaliteetreconciliation.fr/Jacques-Sapir-Qu-elle-livre-les-Mistral-ou-non-la-France-sera-perdante-32923.html

http://fr.sputniknews.com/analyse/20150519/1016155813.html#ixzz3b5OhR0LV

 

Thơ: Xin đứng cùng tôi – Ngô Minh Hằng

( Xin gởi đến những độc giả thầm lặng của tôi…)

Xin cảm ơn người đã đọc thơ tôi

Những vần thơ rất đơn sơ, chơn chất

Nhưng ý thơ thét vang lên sự thật

Sự thật nào ôi cũng qúa bi thương!

Vì vốn giàu lòng thương tưởng quê hương

Nên đọc thơ tôi người trào nước mắt

Thơ xót cho quê, đau từng tấc đất

Mà đảng ngang nhiên triều cống cộngTàu

Thơ tôi khóc đời bãi bể nương dâu

Thương dân tộc trước muôn vàn thảm họa

Ruộng đất cửa nhà, tổ tiên mồ mả

Bỗng nhiên thành của…đảng, của…nhân dân!!!

Thơ tôi khóc nàng thiếu nữ thanh tân

Ngoại nhân lựa như mua gà, chọn vịt

Khóc roi công an khát mùi máu thịt

Ðã cướp đi bao mạng sống dân lành

Thơ tôi khóc người mái tóc vừa xanh

Tim tươi máu và lòng đầy nhiệt huyết

Bị bọn gian hùng bất lương qủi quyệt

Dùng non sông chúng bịp, thảm thê đời

Người đã nghẹn ngào khi đọc thơ tôi

Thơ con bịnh và mẹ chờ bán máu

Thơ nữ sinh tuổi mười lăm mười sáu

Diễn vở kịch tình chiêu đãi “đại gia”

Cảm ơn người từng thầm lặng xót xa

Ðọc những bài thơ lòng đau dao cắt

Ðọc những bài thơ giặc thù tái mặt

Chúng sợ roi thần, ngựa sắt, đuốc thiêng

Nhưng sợ cách nào rồi cũng không yên

Hờn dân tộc, những ngọn triều đang vỡ

Máu đỏ tay rồi, làm sao quỵt nợ?

Ðường đã cùng, dân đã tỉnh cơn mơ!

Tôi cám ơn người đồng cảm với thơ

Và đã viết gởi tôi lời tri kỷ

Xin đứng cùng tôi hỡi người chiến sĩ

Dùng đạn thơ ta nhắm thẳng tim thù…

Chung quanh vài luận điểm mới về Hồ Chí Minh – Nguyễn văn Trần

LTS : Nhân sinh nhật lần thứ 125 của Hồ Chí Minh 19.05.2015, tác giả viết tài liệu này để trình bày những điều liên quan đến con người đã làm cho đất nước điêu linh và giết hại hàng triệu đồng bào …

 

1 – Tìm đường cứu nước

Hồ Chí Minh chết nay được 46 năm, mồ yên mả đẹp nhưng ông vẫn chưa được yên. Người ta đào bới lên đủ thứ chuyện về ông :  bản thân, gia đình, con đường lập thân,… để xác định một Hồ Chí Minh  thiệt trong lịch sử vìệt nam.

Gác qua những phê phán, công kích hay đánh giá hoàn toàn tiêu cực về Hồ Chí Minh, chúng ta, hôm nay, chỉ ghi nhận trong gần đây xuất hiện vài nhận định (*) khá mới, ôn hòa, có vẻ như mang tính khách quan, phê phán tình trạng kinh tế tụt hậu, xã hội băng hoại, đạo đức bật gốc, tham nhũng tràn lang, đàn áp dả man mọi người khác chánh kiến,…và qui trách tất cả đều do ” lỗi hệ thống “. Tức lỗi của chế độ. Và chế độ đó là chế độ ở Hà nội hiện nay.Từ phê phán này, người ta mới đặt vấn đề « cần có nhận thức và đánh giá Hồ chí Minh như thế nào để đạt tới sự chính xác, công bằng, khách quan ? ».

Ai cũng biết Hồ Chí Minh là người cộng sản và khai sanh ra chế độ cộng sản ở Hà nội năm 1945. Vậy ông có những liên đới trách nhiệm gì với tình trạng đất nước suy đồi hiện nay, với những tội ác ” long trời lở đất ” do đảng cộng sản của ông gây ra cho dân tộc liên tục từ trước tới nay hay không ?

Những luận điểm nhằm khôi phục giá trị lịch sữ Hồ Chí Minh, cho rằng ông không phải là người đầu tiên du nhập cộng sản vào Việt nam, ông là người cộng sản theo Lê-nin chớ không phải theo Staline-Mao, ông là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, dân chủ, theo Tôn Dật Tiên và Phan Chu Trinh, …

Chúng tôi sẽ tuần tự đưa ra những luận điểm nhằm khôi phục lại giá trị lịch sử của Hồ Chí Minh và những nhận xét của chúng tôi.

I – Công lao to lớn cứu nước, giải phóng dân tộc ?

Ngày 6 tháng 3/1946, Hồ Chí Minh ký thoả hiệp án với Pháp để rước Pháp trở lại Hà nội với ý đồ mượn tay Pháp tiêu diệt lực lượng các đảng phái quốc gia vì lúc bấy giờ lực lượng việt minh hảy còn yếu. Có người trong hàng ngũ lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh, lúc đó, hỏi Hồ Chí Minh : « Nhựt trao trả độc lập cho Việt nam. Tại sao ta không nhận mà còn đánh giặc ? ». Hồ Chí Minh không ngần ngại giải thích : “Ta nhận độc lập đó là độc lập của các đảng phái quốc gia. Độc lập thật sự là độc lập do ta cướp được chánh quyền…”.

Trong quá khứ có nhiều cơ hội độc lập, tránh chiến tranh đổ máu, cùng xây dựng đất nước dân chủ và phát triển. Nhưng Hồ Chí Minh đều bỏ qua và còn tuyên bố « Dù phải đánh giặc mười năm nữa để có độc lập cho ta, ta cũng phải làm ».

Trong những cơ hội đó, độc lập đầu tiên và thật sự cần ghi nhớ là độc lập do Hoàng Đế bảo Đại tiếp thu ở Nhựt với đầy đủ giá trị pháp lý và cả tính chánh đáng. Nhưng biến cố này bị quên lảng do tuyên truyền của cộng sản chỉ nhắc nhở cách mạng tháng 8 và Tuyên ngôn Độc lập 2/9 của Hồ Chí Minh. Tiếp theo, chánh quyền quốc gia Đệ I Cộng Hòa vì chủ trương « bài phong đả thực » mà nhận chìm bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại thêm mấy độ sâu nữa trong quên lảng.

Thật bất hạnh cho dân tộc ! Sau khi thu hồi độc lập, ngày 17 tháng 3 năm 1945, Hoàng Đế bảo Đại ban hành Dụ số 1, long trọng xác nhận những điểm cụ thể về vận mệnh mới của Việt nam :

« 1/ Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu « DÂN VI QUÍ ».

   2/ Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng   là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.

   3/ Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân “.

Nhận định về Đạo dụ này, Luật Sư Bùi Tường Chiểu (Thanh Nghị, số 107, ngày 5 tháng Năm 1945) nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của bản văn :

“ Đạo dụ trên đối với chế độ chính trị nước ta sau này có một tính cách quan trọng đặc biệt mà ta có thể nói rằng Đạo dụ này đã nêu lên một cách tóm tắt những quả quyết rõ ràng về những nguyên tắc kiến thiết chính thể nước Việt-Nam sau này ”.

Dựa trên « Dân Vi Quý », ông phân tích :

“ Nay đạo Dụ số 1 đã nêu lên khẩu hiệu Dân vi quí có nghĩa là Hoàng Đế Bảo Đại đã hủy bỏ cái lý thuyết cũ mà đến nay hầu hết các nước văn minh đã cho là không hợp thời. Đã lấy dân làm trọng, đã lấy quyền lợi dân để trên tất cả thì vua tất chỉ là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi hành. Như thế là trong nền chính trị Hoàng Đế Bảo Đại đã định đặt quốc dân ta đi vào một con đường mới ” (**).

Sau đó, Hoàng Đế Bảo Đại đã từng bước tiến hành tổ chức Chánh quyền, xây dựng đất nước bằng những nguyên tắc lấy dân chủ làm căn bản để xây dựng một thể chế mới với sự đóng góp của nhiều người thay vì của một thiểu số quan lại trong triều. Tức chánh sách Đại đoàn kết dân tộc. Cụ thể, Ngài cho thầnh lập 4 cơ quan tối cao gồm các nhơn sĩ đại diện đủ 3 Miền :

Hội Đồng Dự Thảo Hiến Pháp,

Hội Đồng Cải Cách cai Trị, Tư Pháp và Hành Chính,

Hội Đồng Cải Cách Giáo dục,

Hội Đồng Thanh Niên.

Nhà Vua còn ban hành một số Dụ về các quyền căn bản như Tự do lập nhiệp đoàn, Tự do lập hội, Tự do hội họp, …

Đây là những đạo luật ấn định những nguyên tắc qui định các quyền tự do căn bản của người dân của một chế độ dân chủ pháp trị thật sự.

Chỉ trong vòng không quá 3 tháng, Chánh phủ Việt nam Độc lập đầu tiên Trần Trọng Kim, dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại, đã thật sự chấm dứt chế độ quân chủ cả ngàn năm trong đó 400 năm triều đại Nhà Nguyễn, đã đặt được những nền móng cho một chế độ dân chủ thật sự theo nguyên tắc « do dân, vì dân  » (Dân vi quí). Phải chăng đây là một cuộc cách mạng chánh trị đúng nghĩa của nó ? Điều này thực hiện được tốt đẹp do lòng ái quốc và sự quyết tâm của nhà vua phối hợp với tâm huyết tha thiết đem lại nền độc lập cho Việt nam của Nội các Trần Trọng Kim.

Nhưng nền độc lập này là của đất nước việt nam chớ không phải của cộng sản Đệ III Quốc tế nên ngày 19/8, Hồ Chí Minh đã  phải ra tay « cướp chánh quyền » (sau khi chánh phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm) và dẹp bỏ tất cả các cơ chế dân chủ vừa thành lập, điển hình, ngày 22/9/1945, sau khi tuyên bố độc lập lần nữa, Hồ Chí Minh ban hành lệnh « bãi bỏ các nghiệp đoàn trên toàn cỏi Vìệt nam » và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị định ngày 14/9/1945 giải tán Hội Khai Trí Tiến Đức, đồng thời ký một Nghị định khác thành lập Hội Văn Hóa Cứu Quốc Việt nam.

Sự hiệu lực xóa bỏ các cơ sở dân chủ của nước Việt nam độc lập do Nhà Vua Bảo Đại tuyên cáo ngày 11 tháng 3 năm 1945 là từ 1954, rồi 30/04/75,mọi quyền căn bản của người dân bị Hồ chí Minh và chế độ cộng sản do ông khai sanh tước đoạt sạch. Người dân bị chế độ độc tài khủng bố, đàn áp. Đất nước bị đảng cộng sản từng bước đưa vào vòng lệ thuộc Tàu theo cùng hệ xã hội chủ nghĩa.

Đó là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh chọn lựa con đường cộng sản để cứu nước và giải phóng dân tộc mà người dân, ai không cộng sản, cũng đều thấy rỏ ràng.

II – Hồ Chí Minh phải chọn con đường cộng sản lê-nin

Lập luận bênh vực Hồ Chí Minh giải thích rằng hồi thập niên 20 của thế kỷ trước Hồ đã phải chọn con đường Lê-nin vì « tư bản lúc đó đi chiếm thuộc địa, từ đầu đến chân nó đều thấm bùn và máu », khác với ngày nay « đã lột xác trở thành văn minh. Cũng như vậy, Quốc tế III thời Lê-nin đầu thế kỷ XX cũng khác với cộng sản đã bị Staline và Mao hóa sau này. Nếu Quớc tế III không công khai ủng hộ các dân tộc thuộc địa – nếu cũng chỉ như Quốc tế II – chắc gì Hồ đã ngã  theo chủ nghĩa cộng sản ?

 Thứ hai, cũng cần phân biệt điều mà Hồ Chí Minh tự giác, chủ động lựa chọn với điều mà tình thế bắt buộc ông phải chấp nhận (khi không còn CON đường nào khác), lại càng khác xa với những điều người khác nhân danh Hồ Chí Minh đã làm ! Vai trò của vĩ nhân là ở chỗ có biết nắm bắt thời cơ và tận dụng được thời cơ do thời cuộc mang lại để thành đạt mục tiêu độc lập, thống nhất hay không; còn cá nhân một lãnh tụ, dù lỗi lạc đến đâu – nhất là lãnh tụ của một nước thuộc địa  nghèo nàn, lạc hậu như nước ta – làm sao có thể vượt qua được vị thế yếu kém của mình, để tác động vào thời đại, nhằm thực hiện thắng lợi lý tưởng, hoài bão mà mình theo đuổi ? ».

Ngày nay, người cộng sản không thể bênh vực Staline và Mao vì  2 người này đã gìết hại hằng 100 triệu nhơn dân của họ khi họ cầm quyền. Và còn qui sự cai trị bạo ngược, dã man của cộng sản ở Tàu, Bắc hàn và Việt nam là do theo Staline và Mao. Vậy Lê-nin thế nào ?

Chúng tôi, để phơi bày lại bộ mặt thật, rất thật của Lê-nin mà Hồ Chí Minh đã chọn đi theo làm cách mạng vì không có con đường nào khác – và đó là một chọn lựa của một vĩ nhơn vì tự giác – không gì bằng mời bạn đọc xem qua bức điện của Lê –nin gởi đi ngày 11 tháng 8 năm 1918 kêu gọi giết :

 

« Này các đồng chí, cuộc nổi dậy của phú nông  trong trong năm vùng của các đồng chí phải được tiêu diệt không thương tiếc. Quyền lợi của cách mạng bắt buộc, bởi vì ở khắp nơi, sự tranh đấu với phú nông từ nay đi vào giai đoạn kết thúc.

Các đồng chí phải :

1/ bắt (tôi nói bắt là làm cho mọi người trông thấy) không dưới một trăm phú nông hút máu nhơn dân.

2/ Công bố tên tuổi của chúng nó.

3/Tịch thâu tầt cả mùa màng của chúng.

4/Nhận dìện những con tin như tôi đã chỉ thị trong bức điện hôm qua. Làm điều này bằng cách trong phạm vi hơn 100 km, nhơn dân chứng kiến được, thấu hiểu, rung sợ và thét lên : người cách mạng sìết cổ và tiếp tục sìết cổ những phú nông hút máu.

Các đồng chí hảy đánh điện trả lời đã nhận được và đã thi hành chỉ thị này.

Lê-nin của các đồng chí ».

Bức điện này là một trong hằng ngàn văn kiện của vị sáng lập ra Liên-xô chưa bao giờ được phổ biến, cả trong « Lê-nin Toàn tập » qua suốt 5 lần ấn hành trong thời gian từ 1920 tới 1960.

Nhờ Liên-xô sụp đổ, văn khố mở cửa mà những văn kiện « kiểm duyệt của Lê-nin » mới được các sử gia tham khảo.

Cũng về đường lối chánh trị của Lê-nin, Simon Leys (Essais sur la Chine, Robert Laffont, Paris, 1998) trích dẩn một câu nói kinh điển của Lê-nin tưởng cũng cần ghi ra đây để thấy tại sao cộng sản phải cai trị độc tài triệt để : « Một chế độ sẳn sáng thực thi khủng bố không giới hạn thì không thể nào bị sụp đổ được ».

Hơn nữa, nên nhớ Lê-nin rất tâm đắc « Hư vô chủ nghĩa » (nihilisme). Trong quyển « Le jeune Staline – Calmann-Lévy, Paris, 2010 », tác giả người Anh S.S Montefiore kể lại chuyện Staline thởi trai trẻ được Lê-nin tuyển dụng vì bản tánh du đảng, đã có thành tích ăn cướp, để đào tạo Staline ăn cướp ngân hàng lớn lấy tiền lập đảng cộng sản. Nhà Hư vô chủ nghĩa Serge Netchaiev, trong « Giáo lý Cách mạng » nổi tiếng, dạy rỏ để trở thành người cách mạng cộng sản « Mọi âu yếm, ủy mị trong tình ruột thịt, bằng hữu, tình ái, lòng biết ơn và ngay cả danh dự phải được thủ tiêu, nhường chổ cho một thứ đam mê duy nhứt và lạnh lùng là cách mạng ».

Chính nhóm khủng bố « Ý Chí Nhơn Dân » lúc bấy giờ lấy tư tưởng của Serge Netchaiev làm kim chỉ nam mà  « Giáo lý của Nhà Cách mạng » đã khai sanh ra Lê-nin và Staline. Giáo lý dạy phải bìến cái thế giới những người du đảng này thành một sức mạnh vô địch và bất diệt » (các trang 180-183).

Nay mọi người đã hiểu tại sao báo Anh, Daily Mail, 10/2014, trong bài “ Từ Staline đến Hitler, những chế độ diệt chủng ác nhứt thế giới » ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách cùng với những tên đồ tể như Staline, Mao Trạch-đông, Hitler, Kim Nhựt-thành, Pol Pot và nói rỏ thêm « Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản ở Hà nội là thủ phạm gây ra cái chết của ít nhứt 200 000 người dân Mìền nam Việt nam ».

Vậy ai có thể nói khác hơn được Hồ Chí Minh và cái đảng cộng sản của ông vì học theo Lê-nin mà cho tới ngày nay không luôn luôn « ngập trong bùn và máu của nhơn dân việt nam từ đầu tới chơn » ?

Và Hồ chí Minh không ai khác hơn là tên tội phạm chống nhơn loại, một thứ tội bất khả thời tiêu !

(*) Lê Kỳ Sơn, « Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh hiện nay », Việt-Studies, 17/05/2015

      Từ Quốc Hoài, « Tháo bỏ ách tắc để giử lấy độc lập và chấn hưng đất nước – Thư ngỏ gời Ban Chấp Hành tW và đảng viên đảng cộng sản việt nam », internnet, 31/07/2014.

(**) Phạm Cao Dương, « Lẽ ra ngay từ năm 1945, dân tộc ta đã có độc lập, tự do rồi », trên «dhsps.org.

 

Nỗi Sợ Hãi Đang Chuyển Động – Nguyệt Quỳnh

Nhữnh hình ảnh với gương mặt bê bết máu của các nhà hoạt động gần đây cho thấy sự đàn áp của công an nhắm vào họ đang gia tăng cuồng nộ! Tuy nhiên khác với trước đó, thái độ bình tĩnh, ý thức, sẵn sàng đối đầu của hầu hết các nạn nhân đã khiến người ta thấy rõ nỗi sợ hãi đang chuyển động. Nó đang chuyển dần từ những người bị hành hung, từ những người dân thấp cổ bé miệng sang những kẻ cầm quyền.

Dù cảm thấy vô cùng bất nhẫn, tôi vẫn muốn minh hoạ sự chuyển động đó bằng một hình ảnh tươi đẹp và chợt nhớ đến những bước chân của em bé Ruby Bridges trên đường đến lớp năm 1960. Bố mẹ của Ruby đã ghi danh cho em học tại một trường tiểu học gần nhà dành cho các em da trắng. Khi ấy tại New Orleans sự kỳ thị màu da vẫn chưa được gỡ bỏ ở các trường học; và để phản đối sự có mặt của em, các giáo viên đã từ chối đứng lớp ngoại trừ một cô giáo trẻ. Và cũng chỉ mình cô duy nhất, là cô giáo của em suốt năm học đó. Hàng ngày đến lớp, Ruby phải đi ngang qua những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thoá mạ. Ruby có thể chuyển về  nơi các bạn da đen của em đang học thay vì phải chịu đựng nỗi sợ hãi trước một đám đông cha mẹ giận dữ, gào thét trước cổng trường. Để bảo vệ em, hàng ngày có đến bốn cảnh sát liên bang đi cùng em, và họ đã nói về cô bé như sau:  “Ruby không khóc. Em cũng không thút thít. Em chỉ xốc bước đi cùng, như một người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em.”

Phải một năm sau đó, sinh hoạt ở ngôi trường ấy mới trở lại bình thường. Các trẻ em da trắng được cha mẹ cho trở lại trường và ngoài Ruby, lại có thêm một vài học sinh da đen khác. Cô bé 6 tuổi này đã giúp xoá bỏ sự kỳ thị màu da không những chỉ tại các ngôi trường thuộc tiểu bang New Orleans. Và sự kiên định của cha mẹ em, những người da đen bình thường, vô danh là những yếu tố quan trọng giúp cho sự chuyển đổi này. Bậc cha mẹ đáng kính đó đã cho con gái họ một hành trang vô cùng quý báu để bước vào đời!

Trong bối cảnh VN hiện nay, sự kiên định và thái độ của những nhà hoạt động trước những bạo hành của công an cũng đang tạo nên một luồng sinh khí mới. Ý thức về dân chủ và quyền con người đã khiến mọi người cùng đứng sát vào nhau – ít nhất là về ý tưởng và thái độ – sẵn sàng tranh đấu để thực hiện cho bằng được ước vọng chính đáng của mình. Tôi nhớ đến thi sĩ Chế Lan Viên và cái khát vọng cuối đời của ông. Ông ước ao rằng ở thế kỷ sau, người ta không phải sống như ông chỉ vì để nuôi nấng xác thân đã phải đem làm thịt linh hồn mình. Chế Lan Viên mất năm 1989, hai mươi lăm năm sau, những con người của một thế kỷ mới đang bắt đầu xuất hiện.

Công an, theo trách vụ được quy định là để ổn định trật tự xã hội và bảo vệ người dân. Nhưng hiện nay nhiệm vụ này trở nên đối nghịch; công an ngày nay chủ yếu tham nhũng, sách nhiễu và tàn ác với dân nên tạo ra nhiều bất ổn xã hội. Lãnh đạo cộng sản đã biến lực lượng công an nhân dân trở thành công cụ nhằm để bảo vệ đảng và chế độ. Thông điệp ở trên đưa xuống rất rõ ràng “chỉ biết còn đảng còn mình” (sic). Đây đơn thuần là mối quan hệ chủ tớ, công an ngày nay chỉ cần biết một điều duy nhất – ngày nào còn đảng là còn lương ăn và sổ hưu – mọi chuyện khác đều phải coi nhỏ kể cả biển Đông và biên giới !!!

Vì bảo vệ đảng và chế độ là quan trọng, do đó nhiệm vụ của công an cũng thay đổi theo thời gian và nhất là tùy theo khả năng kiểm soát của kẻ cầm quyền. Ngày trước, khi chế độ còn mạnh và kiểm soát mọi thứ, công an không cần phải ra tay đàn áp, chỉ cần ra mệnh lệnh là người dân nghe răm rắp. Nỗi sợ hãi ám ảnh toàn xã hội, từ dân thường cho đến cán bộ. Không phải chỉ giới văn học như Chế Lan Viên hay Nguyễn Tuân mới biết sợ, trong cuốn “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”  nhà văn Nguyễn văn Trấn kể rằng có lần hỏi ông Tôn Đức Thắng tại sao để cho cải cách ruộng đất giết dân như vậy. Đang ngồi, ông Thắng bật dậy khỏi ghế vừa đi vừa văng tục: “ ĐM, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?”.

Ngày nay, mặc dù sự khủng bố vẫn còn nguyên đó, nhưng ý thức được “quyền lợi và quyền hạn” của mình đã giúp cho nhiều người VN đẩy lùi được nỗi sợ hãi.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng công an đã không ngừng dùng bạo lực tấn công những nhà bất đồng chính kiến. Có đến 9 vụ tấn công liên tiếp vào các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền, gần đây nhất là vụ tấn công anh Đinh Quang Tuyến vào lúc 7 giờ sáng ngày 19/5 vừa qua.

Theo lời anh Tuyến thuật lại, khi thấy anh rời khỏi nhà một công an mật vụ vẫn thường theo dõi anh đã dùng điện thoại để báo tin. Sau đó có hai công an mặc thường phục đã chạy theo xe đạp của anh. Khi anh dừng lại thì họ chạy lên ngang xe với anh và đấm thẳng vào mặt anh. Cuộc bạo hành đã khiến anh Tuyến bị nứt xương mũi, máu chảy lênh láng trên mặt.

Dù biết chắc kẻ đánh mình chính là công an mật vụ, nhưng anh Tuyến cho biết là anh không hề thù oán họ, vì cho rằng họ chỉ là công cụ, chỉ làm theo lịnh trên. Và anh khẳng quyết: “Nếu đánh tôi để dằn mặt, thì họ đã không thể đạt được mục đích”. Sau đó anh còn tâm sự rằng: “Tôi bị lũ quỉ hồ quang đánh lén, ngay lập tức anh em dân chủ vây quanh chăm sóc tôi như các thiên thần, thân xác đau đớn nhưng tâm hồn thật hạnh phúc, cảm ơn trời cảm ơn mọi người!”

Nghe những chia sẻ của anh Đinh Quang Tuyến, khi vết thương trên mặt của anh còn sưng tấy và đau đớn có người ngạc nhiên bảo “y như chuyện cổ tích”.

Và chuyện y như cổ tích đó không chỉ dừng ở một người. Anh Trịnh Anh Tuấn, admin của nhóm Vì Một Hà Nội Xanh cũng đã bị những kẻ lạ mặt tấn công trên đường đi mua sữa cho con. Dù bị nhiều thương tích ở đầu và tay, anh Tuấn vẫn khẳng định anh sẽ không lùi bước. Anh bảo không có lý gì người lương thiện, làm việc tốt lại phải sợ kẻ sai, kẻ xấu.

Nhóm bạn của anh cũng đồng lòng, anh Phan Xéng góp lời: “có thể nhiều người nữa sẽ gặp phải vài phiền nhiễu nhỏ nhoi này, theo tôi vào thời điểm này, đó là cái giá quá rẻ để bày tỏ ý kiến chính đáng”.

Những câu nói trên của ba người tuy khác nhau nhưng có một điểm rất chung: họ tin rằng cái đúng và cái đẹp sẽ luôn luôn chiến thắng. Sống và hành động với niềm tin đó đã khiến họ cảm thấy hạnh phúc và lạc quan ngay cả lúc thân xác đau đớn nhất, lúc mất mát nhiều nhất.

***

Rõ ràng nhiều người dân VN đã đẩy lùi được nỗi Sợ Hãi. Vậy nỗi Sợ Hãi ấy đã đi đâu? Theo tôi, nó đang chiếm lĩnh tâm tư của tầng lớp lãnh đạo nhiều quyền nhiều lợi. Chế độ đang mất dần khả năng kiểm soát xã hội, và sự đàn áp của công an càng gia tăng dữ dội chứng tỏ nỗi lo sợ của lãnh đạo CS càng ngày càng lớn.

Câu hỏi còn lại là liệu những kẻ thừa hành đang hành hung các nhà hoạt động sẽ nghĩ gì và sẽ chọn đứng ở điểm nào để nhận được sự bình an trong tâm hồn? Cuộc xuống đường gần đây của người dân tỉnh Bình Thuận đã cho thấy rõ cơn nộ khí xung thiên của người dân đối với lực lượng công an. Gieo gió ắt gặt bão! Nhưng những kẻ lãnh đạo, những kẻ gieo gió sẽ có thừa phương tiện để cao chạy xa bay cùng vợ con và tài sản của họ, thử hỏi lúc ấy cơn bão này những ai sẽ gặt trước tiên?

Hôm nay còn đảng còn mình, ngày mai đảng chạy thân mình ra sao?

Dân Tộc Sinh Tồn (tt) – GS Nguyễn Ngọc Huy

4. Thuyết Chủ-quyền Quốc-gia

a) CHỦ-QUYỀN QUỐC-GIA THUỘC VỀ TOÀN-THỂ DÂN-CHÚNG

Locke và Rousseau đặt nền tảng quốc-gia trên một bản dân-ước theo đó mọi người cùng vui lòng chấp-nhận nhường quyền thiên-nhiên của mình cho xã-hội, để bù lại, xã-hội bảo-đảm quyền-lợi mình. Dựa vào ý này, họ nêu ra thuyết chủ-quyền phải thuộc về toàn-thể dân-chúng.

Thật ra, trong sự thành-lập xã-hội, lý-trí cá-nhơn nếu có, cũng chỉ đóng một vai tuồng rất nhỏ. Ta rất khó tưởng-tượng được con người cổ-sơ mộc mạc mà suy-luận một cách sâu sắc hợp-lý về đời sống thiên-nhiên và đời sống xã-hội, rồi nhận chân rằng hợp-quần thành xã-hội, mình được sung sướng hơn trong trạng-thái thiên-nhiên và vui lòng chấp-nhận một bản dân-ước để lập thành xã-hội. Đúng ra thì người đã họp nhau sống thành xã-hội một cách vô-ý-thức vì sự thúc đẩy của sự cần dùng, nếu không bị những kẻ mạnh lôi vào vòng kềm chế của họ.

Nhưng mặc dầu chúng ta không thể cho là đúng cái chủ-trương của Locke và Rousseau lấy một bản dân-ước làm nền tảng cho xã-hội, ta vẫn có thể nhận rằng ý-tưởng chủ-quyền phải thuộc về toàn-thể dân-chúng rất hợp công-lý. Tuy vậy, ở đây, chúng ta cũng vấp phải một sự khó khăn nan-giải về sự thực hành.

Muốn được hoàn-toàn hợp-lý, ta phải theo đúng chủ-trương Rousseau để cho toàn-thể dân-chúng trực-tiếp điều-khiển việc công và giải-quyết mọi vấn-đề quan-trọng. Như ta đã thấy trên kia, điều-kiện này chỉ thực-hiện được với những xã-hội nhỏ, dân số chừng vài ngàn người. Những quốc-gia nhỏ bé như thế tự-nhiên rất khó chống lại nạn ngoại-xâm. Vì thế, ngoại trừ trường-hợp nước Thụy-sĩ, có một thể-chế trung-lập được hoàn-cầu nhìn nhận và tôn-trọng, những quốc-gia khác rất khó mà thực-hiện được nguyên-tắc chánh-trị trên này.

Đối với những quốc-gia rộng rãi, dân-số trên hàng triệu người và đủ sức tự-vệ chống nạn xâm-lược từ ngoài đưa đến, người ta chỉ có thể theo chế-độ đại-nghị mà thôi. Chế-độ này thật ra không thể phù-hợp với thuyết chủ-quyền thuộc về toàn-thể dân-chúng. Áp-dụng nó, dân-chúng chỉ nắm chủ-quyền thật sự trong giây phút mình bỏ vào thùng thăm lá phiếu công-cử ông đại-biểu thay mặt mình trong quốc-hội. Như vậy, thuyết chủ-quyền thuộc toàn-thể dân-chúng không thể nào thực-hiện một cách đúng đắn được.

b) CHỦ-QUYỀN QUỐC-GIA PHẢI DỰA VÀO SỰ ÍCH-LỢI CHUNG,  NÓ ĐƠN-NHỨT VÀ TỐI-CAO

Chủ-trương cho rằng chủ-quyền quốc-gia phải dựa vào sự lợi-ích chung là một chủ-trương khái-quát có thể biện-chánh cho bất cứ chánh-thể nào. Ta đã thấy rằng nhiều chế-độ quân-chủ ngày xưa cũng đã nêu nguyên-tắc nhà vua phải lo phụng-sự quyền-lợi dân. Điểm đặc-biệt của chủ-nghĩa dân-chủ tư-sản là chủ-quyền ấy phải bảo-đảm sự tự-do cho mỗi cá-nhơn.

Rousseau vốn cho rằng chủ-quyền quốc-gia đơn-nhứt và tối-cao nên không thể giải-quyết được vấn-đề một cách ổn-thỏa. Vì nếu chủ-quyền của quốc-gia đơn-nhất và tối-cao thì nó không nhìn nhận một quyền-hạn hay một luật-lệ nào trên nó, nó có thể hủy bỏ quyền cá-nhơn một cách tuyệt-đối, và hoàn-toàn trái với nguyên-tắc tự-do cá-nhơn.

Rousseau có thể nêu thêm ý-kiến rằng chủ-quyền quốc-gia chỉ hạn-chế quyền cá-nhơn đến mực cần-thiết cho cho sự ích-lợi chung, và bao giờ cũng thi-hành đúng theo luật-pháp. Nhưng điều này cũng không làm cho ta tiến thêm một bước nào trong việc bảo-đảm tự-do cá-nhơn. Như thế vì ta rất khó mà nêu ra một tiêu-chuẩn rõ rệt để định giới-hạn của sự ích-lợi chung, và chung-qui, vẫn phải để cho quốc-gia phán-đoán và quyết-định về sự ích-lợi chung ấy. Trong trường-hợp đó, nó có thể hiếp-chế cá-nhơn một cách dễ dàng, chỉ cần che đậy sự hiếp-chế này bằng một tố-tụng định sẵn mà thôi.

Xem thế, nguyên-tắc chủ-quyền quốc-gia đơn-nhứt, tối-cao và nguyên-tắc tự-do cá-nhơn đã không hợp nhau, mà lại còn chống chọi nhau nữa. Rousseau có lẽ cũng nhận thấy chổ ấy nên tạo ra một định-lý nữa làm làm luận-chứng cho mình, định-lý về ý muốn chung.

Theo ông, tánh người vốn tốt nên ý muốn chung của người tất-nhiên phải tốt và nhứt-định không thể phạm vào quyền-lợi cá-nhơn được. Ta đã thấy rằng bẩm-tính người không phải tốt như Rousseau lầm tưởng, và cái ý muốn chung của ông cũng rất khó mà có được. Cái mà ông gọi là ý muốn chung thật ra là ý muốn của đa-số, mà cái ý muốn của đa-số này chung-qui cũng chỉ là kết-quả sự hòa-hợp quyền-lợi của các nhóm người trong nước mà thôi. Một khi cái nền tảng của nó là ý muốn chung không đứng vững được, tất cả chủ-trương của Rousseau về chủ-quyền cũng phải sụp đổ theo. Bởi đó, người ta không thể noi theo Rousseau về vấn-đề này và thuyết phân-quyền của Locke và Montesquieu được áp-dụng nhiều hơn. Đúng như Rousseau nói, sự phân-quyền làm thương-tổn chủ-quyền quốc-gia. Tuy thế, về phương-diện thực-tế, nó bảo-đảm được quyền-lợi cá-nhơn của người và đó là điều đáng kể nhứt cho những người theo chủ-trương dân-chủ.

B.- Những Nhược-Điểm Của Chủ-nghĩa Dân-chủ Tư-sản về Phương-diện Thực-tế

Những tư-tưởng dân-chủ tư-sản được phổ biến và thi-hành trước hết ở ba nước Anh, Hiệp-chúng-quốc Mỹ và Pháp. Ba nước này theo những nguyên-tắc chánh-trị chung nhau, nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau trong sự tổ-chức. Trong sự thi-hành những nguyên-tắc dân-chủ, họ đã đi đến những kết-quả hơn kém không giống nhau, một phần vì những chỗ khác nhau trong tổ-chức, một phần vì những điều-kiện địa-dư và kinh-tế riêng biệt cho mỗi nước, và một phần nữa, vì những đặc-tánh dân-tộc của họ.

Dân-chúng Hiệp-chúng-quốc Mỹ là hậu-duệ những phần-tử có tánh mạo-hiểm, ham phiêu-lưu, thích một đời sống tự-do phóng-khoáng, nói tóm lại, là những phần-tử cang-cường bặt-thiệp nhứt của những dân-tộc Âu-châu, nhứt là dân-tộc Anh. Do đó, họ có những đức-tánh hăng hái, quả-cảm, ham hoạt-động và xảo-kỹ của một giống dân trẻ mạnh. Sự nhập-cư mỗi năm lại đưa vào đất họ một số người tháo vát, trốn cảnh cơ-hàn của Cựu lục-địa đến làm ăn, nên họ duy-trì được những tánh-cách trên này. Nhờ sống trên một lãnh-thổ rộng rãi phì-nhiêu, lại chứa đựng hầu hết những khoáng-chất cần-thiết, họ đã xây dựng được một nền kinh-tế thạnh-vượng vững vàng.

Về phương-diện địa-dư, Hiệp-chúng-quốc Mỹ được hai đại-dương rộng bao la là Đại-tây-dương và Thái-bình-dương che chở. Sau khi được người Anh nhìn nhận độc-lập, nước ấy lại gần như luôn luôn liên-minh với nước Anh, một nước đồng-chủng có một hảI-quân rất mạnh. Nhờ đó, trước khi sự phát-minh những phương-tiện giao-thông, thâu hẹp mặt quả địa-cầu lại. Hiệp-chúng-quốc Mỹ được hưởng một sự an-ninh hầu như hoàn-toàn vì không cường-quốc nào có thể uy-hiếp được họ tại chính lãnh-thổ họ.

Về phương-diện chánh-thể, Hiệp-chúng-quốc Mỹ theo chế-độ Tổng-thống. Sự phân-quyền giữa ba cơ-quan: lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp rất rõ rệt, và vị Tổng-thống tuy không được trọn quyền, vẫn không đến nỗi tùy thuộc Quốc-hội một cách chặt chẽ quá. Thêm nữa, ông được giữ quyền trong một thời-hạn khá lâu, nên có đủ thì giờ thi-hành chánh-sách mình cho có hiệu-quả.

Dân-tộc Anh là một dân-tộc rất bảo-thủ, rất trầm-tĩnh, song rất thực-tiễn và có một truyền-thống tự-do rất mạnh. Họ đã đặt nền tảng cho chế-độ dân-chủ ở nước họ từ thế-kỷ thứ 13 và từ đó, không ngớt củng-cố và khuếch-trương nền tảng ấy cho vững chắc và to rộng thêm lên. Mặc dầu cũng phải làm cách-mạng để thực-hiện lý-tưởng mình, họ không đi đến những giải-pháp quá-khích, nhờ tánh trầm-tĩnh và thực-tiễn của họ, song cũng nhờ sự già giặn chánh-trị của dân-chúng đã được tham-gia chánh-sự từ lâu, và nhứt là nhờ một trường-hợp đặc-biệt đã nói trên này. Đó là việc nhà vua George đệ nhứt vì không biết tiếng Anh nên giao-quyền cho một vị thủ-tướng, rồi các nhà vua về sau lại khôn ngoan lần lần tự mình nhượng bỏ quyền-hành thật-sự để trị vì mà không cai-trị dân-chúng, làm cho dân-chúng có thể tôn thờ vua mà không sợ vua chuyên-quyền.

Về mặt kinh-tế, nước Anh là nước đầu tiên đi trên đường kỹ-nghệ-hóa. Điều này, phụ thêm vào bá quyền trên mặt biển mà người Anh nắm giữ trong mấy thế-kỷ đã giúp cho nước Anh rất mực hùng-cường. Vị-trí đảo-quốc của nước ấy làm cho các cường-quốc Âu-châu khác khó uy-hiếp được nước ấy và do đó mà không ảnh-hưởng đến tình-hình nộI-trị của nước ấy được.

Về phương-diện chánh-thể, nước Anh theo chế-độ đại-nghị. Quyền tối-cao trong nước theo nguyên-tắc thì thuộc về Nghị-hội, song nhờ chế-độ lưỡng-đảng, chánh-phủ chẳng những có thể đứng vững khá lâu mà lại còn có thể điều-khiển được Nghị-hội nữa, bởi lẽ Thủ-tướng chánh-phủ cũng là người lãnh-tụ của đảng mạnh nhứt trong Nghị-hội. Do đó, chánh-phủ có thể thi-hành được chánh-sách mình một cách đúng đắn và nếu theo nguyên-tắc, Thủ-tướng Anh ít quyền hơn Tổng-thống Mỹ, trong thực-tế, Thủ-tướng Anh lại được nhiều tự-do hơn trong sự hoạt-động của mình.

Nước Pháp ở vào một tình-thế khác hẳn Hiệp-chúng-quốc Mỹ và Anh. Dân Pháp vốn thuộc chủng tộc Latinh là một chủng tộc nóng tánh và cực đoan. Xã-hội Pháp ngày xưa tổ-chức theo lối chuyên-chế, những nhà vua và quí-tộc Pháp nhứt-định không chịu bỏ những đặc-quyền mình, thành ra dân-chúng Pháp phải gây một cuộc cách-mạng đẫm máu để xây dựng nền dân-chủ. Vì nước Pháp ở lục địa Âu-châu, sát nách những cường-quốc khác mà tình-hình chánh-trị bên trong nước Pháp có ảnh-hưởng nhiều đến tình-hình chánh-trị các cường-quốc ấy, nên họ phải cố tìm cách chống chọi lại phong-trào dân-chủ ở Pháp. Các nhà vua Âu-châu đã liên-minh nhau để bênh vực vua Louis thứ 16 và đương đầu với nền Đệ Nhứt Cộng-hòa Pháp. Điều này càng làm cho dân Pháp dễ trở nên quá-khích. Thật sự thì nước Pháp đã phải trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến-đấu, bao nhiều lần hỗn-loạn mới đặt được một chế-độ dân-chủ cộng-hòa vững chắc.

Sự chiến-đấu dai dẳng ấy làm phát-sanh ra những xu-hướng khác nhau, cũng như nhiều đảng phái khác nhau. Những điều trên này thêm vào óc quá-khích và tánh chuộng lý-thuyết của người Pháp khiến cho sự thống-nhứt chí-hướng toàn-dân rất mực khó khăn. Bởi đó, chế-độ đại-nghị của Pháp không được ổn-định bằng chế-độ đại-nghị của Anh. Trong Nghị-hội, có nhiều đảng phái cạnh-tranh nhau mãnh-liệt và chánh-phủ khó đứng vững được lâu. Do đó, những lưu-tệ của chủ-nghĩa dân-chủ tư-sản hiện ra ở Pháp rõ rệt hơn bất cứ ở nước nào khác.

Xét các chế-độ thi-hành ở ba nước Hiệp-chúng-quốc Mỹ, Anh và Pháp, ta có thể nhận thấy rằng chủ-trương dân-chủ không phải hoàn-toàn như những tín-đồ của Locke, Montesquieu và Rousseau lầm tưởng. Sự thi-hành nó có thể đưa một quốc-gia đến nhiều họa hại. Ở những nước có những điều-kiện đặc-biệt thuận-tiện như Hiệp-chúng-quốc Mỹ và Anh, những họa hại này không đến nỗi làm suy-nhược quốc-gia thái-quá, nhưng nó vẫn tồn-tại, và chúng ta không thể không biết đến nó được.

Điểm chung cho tất cả các xã-hội tổ-chức theo chủ-nghĩa dân-chủ tư-sản là chủ-quyền quốc-gia giao cho Nghị-hội nắm giữ. Cứ theo lý-thuyết mà nói, những Nghị-hội gồm các đại-biểu do dân cử phải đại-diện cho ý muốn chung của toàn-thể dân-chúng. Nhưng sự thật đã chỉ tỏ rằng nó chỉ là một trường cạnh-tranh giữa những quyền-lợi cá-nhơn hay đảng-phái. Quần-chúng thường thường dốt nát, dễ tin và chỉ do nơi những lời tuyên-truyền, những câu tuyên-bố của những người ứng-cử mà xét đoán họ. Vì thế, sự đầu-phiếu thường chỉ đưa những kẻ bẻm mép ra nắm chánh-quyền, nếu cử-tri không bị áp lực của chánh-phủ hay của những tổ-chức tài-phiệt mà bỏ thăm cho những vị “chánh-phủ-biểu” hay những vị “tài-phiệt-biểu”. Những nghị-sĩ đắc cử, theo nguyên-tắc thì phải lo cho quyền-lợi của nhơn-dân, nhưng trong thực-tế, họ chỉ có một mục-đích duy-nhứt là làm sao được tái-cử khi thời-hạn ủy-nhiệm chấm dứt. Vì lẽ ấy, họ đi đến sự nịnh dân thái-quá, và hành-động họ nhắm vào việc gây ra một dư-luận thuận-tiện cho họ hơn là vào việc làm ích-lợi cho dân-chúng.

Quyền tự-do hội-họp và ngôn-luận đưa đến sự thiết lập những chánh-đảng. Theo nguyên-tắc thi-hành ở những nước dân-chủ cộng-hòa hay quân-chủ lập-hiến đại-nghị, một chánh-phủ muốn đứng vững phải được đa-số nghị-sĩ tán-thành, và cố-nhiên phải được sự ủng-hộ của những chánh-đảng có nhiều nghị-sĩ nhứt trong Nghị-hội. Ở những nước theo chế-độ Tổng-thống như ở Hiệp-chúng-quốc Mỹ, những người tranh-cử Tổng-thống cũng phài được sự ủng-hộ của một chánh-đảng lớn mới mong đắc cử. Do đó các quốc-gia dân-chủ lần lần theo chế-độ đảng-trị, trong ấy các đảng phái cạnh tranh nhau ráo riết. Chương-trình các chánh-đảng lập ra chỉ cốt để lấy lòng dân-chúng và đưa một số đông đảng-viên vào Nghị-hội. Nhiều khi những chương-trình ấy tương-tự nhau, nhưng đảng nào cũng muốn giành sự thi-hành nó về cho mình để lấy lòng tín-nhiệm của quần-chúng và cố tìm cách phá-hoại khi một chánh-đảng khác đứng ra làm việc.

Kết-quả của những sự cạnh tranh đảng phái ấy là lực-lượng quốc-gia phân chia, lòng người ly-tán, quốc-gia suy yếu lần lần. Ở những quốc-gia nhờ một truyền-thống lâu đời mà chỉ có hai đảng như Hiệp-chúng-quốc Mỹ và Anh thì cuộc cạnh tranh đảng phái chỉ mãnh-liệt vào mùa tuyển-cử, còn bình-thường thì nó dịu hơn, và sự họa hại cũng được hạn-chế bớt. Trong những quốc-gia có nhiều đảng phái như Pháp, sự cạnh-tranh có tánh-cách thường-trực và sự hư hỏng không thể lường được.

Thêm vào những lưu-tệ của chế-độ đại-nghị, óc tự-do quá-độ đã đưa người ta đến chủ-nghĩa cá-nhơn ích-kỷ và chủ-nghĩa vô-chánh-phủ làm rối loạn trật-tự ở các nước Âu-châu.

Về mặt kinh-tế, chánh-sách tự-do mậu dịch lần lần biến đổi xã-hội phong-kiến cũ thành ra một xã-hội tư-bản. Sự tự-do dinh-nghiệp đưa đến một sự cạnh-tranh ráo riết giữa các kỹ-nghệ-gia và thương-gia. Những người ít vốn, ngay thật hay thủ cựu, không biết lợi-dụng sự phát-minh cơ-giới tối tân bị đào-thải. Nhiều nhà tiểu-công-nghệ bị thất-nghiệp, nhiều nhà tiểu-tư-sản phá sản trong lúc một ít người sẵn vốn, gian-giảo hay khôn khéo, biết áp-dụng những phương-pháp tối tân trong nghề mình, tạo ra được những sự-nghiệp khổng-lồ.

Những nhà phú-hào mới này lại dùng tài-sản mình để gây thế-lực trong trường chánh-trị hầu bảo-vệ quyền-lợi mình. Họ cũng thừa thế nắm được những nguồn tài-sản trong nước để bắt chẹt những công-nhơn, trả cho thợ thuyền một số lương chết đói. Sự chênh lệch giữa các hạng người trong xã-hội mà người ta tưởng đã tiêu-diệt với xã-hội phong-kiến lại xuất hiện và càng ngày càng lớn mãi ra.

Ngoài những họa hại trên này, sự tự-do về mặt kinh-tế để cho những nhà tư-bản sản-xuất hàng-hóa một cách hỗn-độn theo ý muốn cá-nhơn, theo định-kiến mưu-đồ tư-lợi, lại còn đưa đến những cuộc khủng-hoảng kinh-tế trầm trọng.

Trong khi đa-số quần-chúng không có những nhu-dụng cần-thiết cho đời sống hàng ngày, ở nhiều nơi, người ta lại đem đốt hay đem đổ xuống biển không biết bao nhiêu hàng-hóa để kềm giữ cho giá bán khỏi sụt xuống. Những cuộc khủng-hoảng kinh-tế tự-nhiên làm phá-sản một số nhà tư-sản, nhưng nó cũng hại đến hạng bần-dân rất nhiều. Nó làm cho đời sống của người lao-động đã đen tối lại còn đen tối hơn nữa.

VI- KẾT-LUẬN VỀ LÝ-THUYẾT DÂN-CHỦ

Lý-thuyết dân-chủ so với các lý-thuyết thần-quyền, đã có một sự tiến-bộ rất lớn ở chỗ nó biết tôn-trọng con người và đặt con người vào địa-vị mà con người xứng đáng được hưởng: địa-vị trung-tâm của mọi tác-động chánh-trị.

Tuy vậy, lý-thuyết dân-chủ vẫn dựa vào những nguyên-tắc không thể chứng-nhận bằng khoa-học hay bằng kinh-nghiệm, mà nhiều khi lại còn mâu-thuẫn cùng nhau. Nó chỉ xuất hiện để đối-phó với một tình-thế đặc-biệt ở xã-hội Âu-châu về thế-kỷ thứ 17 và 18, và thắng-lợi được nhờ sự hủ-bại của chế-độ cũ hơn là nhờ sự đúng đắn của nó. Vì những nhược-điểm của nó, chủ-nghĩa dân-chủ đưa đến những kết-quả hoàn-toàn trái với ý-định nó. Nó muốn lập một chánh-thể đại-diện cho ý muốn chung của dân-chúng mà lại đi đến một chánh-phủ đảng-trị bấp-bênh vì những cuộc cạnh-tranh bè phái. Nó muốn lập một xã-hội công-dân tự-do mà lại đi đến sự giúp vào công việc tạo-lập một chế-độ tư-bản trong ấy sự hiếp-chế bần-dân cũng cay nghiệt chẳng kém gì trong chế-độ cũ.

Để cứu-vãn tình-trạng khốn-đốn do chế-độ tư-bản gây nên, một nhóm người chủ-trương hủy bỏ quyền tư-hữu mà chế-độ dân-chủ trịnh-trọng nhìn nhận là một quyền thiêng liêng bất khả xâm-phạm của con người. Đó là nhóm theo chủ-nghĩa xã-hội, một chủ-nghĩa hiện đang được nhiều người nói đến và rất mực tôn-sùng.

 

Vui cười

Ông nọ phỏng vấn chàng rể tương lai của mình:

– Vậy là anh muốn yêu con bé nhà tôi?

– Dạ.

– Liệu anh có đủ khả năng xây dựng gia đình và đem lại hạnh phúc cho nó hay không?

– Dạ! Cháu sẽ cố gắng.

– Thế con bé nhà tôi nó có thực sự yêu anh không?

– Dạ thưa bác, cháu nghĩ là có ạ.

– Theo anh, có bao nhiêu người trả lời như… anh?

 

Hai vợ chồng hái nấm trong rừng.

Trông thấy một cái nấm to, vợ hỏi:

– Anh yêu, cái nấm kia có ăn được không?

Người chồng nhìn vợ một cách trìu mến rồi bảo:

– Được chứ, em yêu, chừng nào em còn chưa chế biến nó thành món ăn.

Thư Cho Con: Chiếc Áo Tập Cận Bình Trên Lưng Nguyễn Tấn Dũng – Giáo Già (Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Ngày 23 tháng 4 năm 2015

H,

Sau ít nhứt 30 lần xin gặp bị từ chối, kể cả chính thức và không chính thức, bất ngờ Tập Cận Bình cho lịnh gọi Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh, với danh nghĩa:

“Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng 7/4/2015, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Tháp tùng Nguyễn Phú Trọng có 12 người gồm:

1.Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh;

2. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân;

3. Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh;

4. Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang;

5. Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng;

6. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh;

7. Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân;

8. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh;

9. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng;

10. Ủy viên Trung ương Đảng, Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư Hồ Mẫu Ngoạt;

11. Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh;

12. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Nguyễn Văn Thơ cũng cùng tham gia đoàn.

Nhìn vào số người tháp tùng Nguyễn Phú Trọng giới quan sát tình hình chánh trị nhận thấy hầu hết là những con “gà đá” của Trung cộng, được Trọng mang theo để mong được Bắc Kinh “bối thự”, cho có chỗ ngồi trong Bộ Chánh trị, trong Trung ương đảng… trong Đại hội XII, sẽ được tổ chức vào đầu năm 2016 sắp tới.

Có điểm rất đáng ghi nhận là Nguyễn Phú Trọng được phía Trung Quốc tiếp đón nồng hậu hơn cả quốc khách, cho một mục đích nào đó [xem hình]. Do vậy, ngày đầu tiên mới tới, phái đoàn đã có ngay 7 văn bản do Trung Quốc soạn sẵn, cho hai bên ký kết. Hai ông chủ tịch ngồi đó chứng kiến.  Ngoài 7 giao ước còn có thêm 3 mật ước.  Nhìn chung, tất cả đều bất lợi cho VN. Do vậy, khi bản Thông cáo chung được đăng trên báo Nhân dân Hà Nội, CSVN đã cho cắt bỏ một thông tin quan trọng mà tờ Nikkei Asian Review của Nhật công bố: “ông Trọng đã đồng ý đưa Cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con Đường Tơ Lụa Trên Biển do Trung Quốc khởi xướng.” (tin được đăng lại trên BBC 8.4.2015).  Để thưởng công cho CSVN Tập Cận Bình đã biếu cho Bộ Chính Trị CSVN 4 tỉ đô, trong số đó Nguyễn Phú Trọng được 500 triệu đô.

Theo tin của Nguyễn Thùy Trang thì vào tháng 5 năm 2014, thông tấn Trung Quốc đã đồng loạt ca tụng “Con Đường Tơ Lụa Của Tập Cận Bình”, lúc đầu dự kiến đây là con đường Hàng hải sẽ bắt đầu ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến; đến Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông); rồi Bắc Hải (Quảng Tây); và Haikou (Hải Nam); trước khi đi về hướng nam đến eo biển Malacca.

Do không có VN trên hải trình nên con đường Hàng Hải này buộc Trung Quốc phải đi xa và xâm lấn biển Đông.  Nếu Trung Quốc được quyền sử dụng Cảng Hải Phòng như một phần lãnh thổ của Trung Quốc thì con đường Tơ Lụa này sẽ rút ngắn rất nhiều.  Cảng Hải Phòng sẽ là đầu cầu trung chuyển, thay vì phải bắt đầu đi từ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến.  Nhờ đó, các Hàng Hóa của Trung Quốc từ các tỉnh phía Nam sẽ chuyển bằng xe lửa và đường bộ tới Cảng Hải Phòng, và sau đó sẽ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BIỂN, thuộc chủ quyền Việt Nam, đi ngang qua trạm đầu tiên là VŨNG ÁNG (Hà Tĩnh), và sau đó chạy dọc theo Duyên Hải, sát cạnh Việt Nam, để hướng về phía nam, đến eo biển Malacca… Như vậy, mật ước đã cho phép Trung Quốc sử dụng Cảng Hải Phòng như Hải Nam…, để Trung Quốc an nhiên chuyển vận hàng hóa Dân Sự và Quân Sự, hướng về eo biển Malacca, vừa ngắn vừa không xâm phạm hải trình biển Đông đang có tranh chấp… quốc tế…

Còn nhớ, trước khi chuẩn bị phương án nầy, Đảng CSVN đã cho xây Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài (Hà Nội), và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14.  Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng.  Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh và thành phố quan trọng của VN là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.  Nó nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu của Trung Quốc; góp phần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng…

Như vậy, cái giá tiền 4 tỉ đô Trung Quốc “THƯỞNG NÓNG” cho Nguyễn Phú Trọng và CSVN đã thêm một lần nửa xác nhận VN là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, vừa rút ngắn vừa sanh lợi cho con đường tơ lụa trên biển của Tập Cận Bình, đang được dư luận đặc biệt chú ý.

Cũng được biết thêm, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, chiều ngày 11/5/2015, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi tiếp đón tỉnh trưởng Vân Nam của Trung Cộng là Trần Hào [xem hình]. Buổi gặp gỡ diễn ra ngay tại trụ sở chính phủ, Hà Nội, như một cách Thái thú hạ mình trước một viên chức địa phương của Thiên triều.  Còn nhớ, năm ngoái, trường hợp tương tự tệ hại hơn đã diễn ra khi bí thư tỉnh Quảng Đông của Tàu là Hồ Xuân Hoa còn đưa ra 16 điều CSVN cần phải làm… mà thứ trưởng ngoại giao của nhà nước CSVN là Hồ Xuân Sơn phải gửi công văn số 1832/BNG ngày 3/6/2014 yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.

Chưa hết! Bọn chúng còn cho các sứ giả như Dương Khiết Trì, Du Chính Thanh sang Hà Nội thu hồi “đứa con hoang VC về với mẹ TQ” trong cách nói “lãng tử hồi đầu”.  Chính Nguyễn Tấn Dũng trong tư thế ngoan ngoãn của một Thái thú “hồi đầu”, dang rộng đôi tay chư hầu ôm ghì lấy chủ nhân đô hộ thật thắm thiết.

Do nhận biết tầm quan trọng của Con Đường Tơ Lụa Của Tập Cận Bình, đúng vào lúc Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 11 sẽ được tổ chức vào ngày 7.5.2015; một hội nghị chuẩn bị nhân sự sắp xếp cho những cái ghế quyền lực trong đại hội đảng lần thứ 12 vào năm tới (2016); nên Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ sợ bị Bắc Kinh “đập chết”, làm cản trở con đường bước lên chiếc ghế Tổng Bí Thư, nên Dũng bất ngờ cho tổ chức trọng thể lể kỷ niệm 30 tháng 4 năm 2015; kỷ niệm 40 năm Bắc Việt xâm lăng Miền Nam Việt Nam; để từ đó mặc áo Thái Thú, đi bằng đầu gối, đến lễ đài “mở lại quá khứ”; cho chạy lại chiếc dĩa cũ đã rè từ lâu, là “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào”; cho dầu mấy mươi năm rồi mọi chuyện đã bị đảo ngược. Đứng trên lễ đài Dũng đã long trọng nói:

“…Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam có quyền thực hiện khát vọng thiêng liêng của mình là được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc và có quan hệ bình đẳng, hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta đã phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng…”

Dũng cũng không quên nói: “Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Xô, Trung Quốc”, khiến cho bài diễn văn trở thành thứ Thông điệp “chửi Mỹ”, “cám ơn Tàu” làm hài lòng Bắc Kinh.  Đó cũng chính là tiêu chuẩn cần thiết và sống còn cho con đường hoạn lộ của 290 Uỷ viên Trung ương Đảng trong đại hội 2016.  Nó cho thấy kẻ nào theo Tàu kẻ đó sẽ thắng.

* Về phần “Mỹ cút” thì thực tế đâu có phải vậy.  Vì nếu nói ngày 30-4-1975 là ngày Mỹ cút, thì nên biết đó chỉ là cái “tháo chạy chiến thuật”; vì thực tế ai cũng thấy là “Mỹ không muốn đánh nữa nên nó về nước”; để chỗ cho VC thua đau.  Vì chỉ mấy năm sau cái cao ngạo của những kẻ ngu ngơ gian ác trên đỉnh cao chiến thắng bằng gian manh lừa đảo, bằng sở trường của kẻ lưu lanh chơi bài ba lá trên cả chiến trường lẫn bàn hội nghị, Mỹ bỏ qua quá khứ, thương tình bỏ cấm vận, thiết lập bang giao, trở lại Việt Nam, với đôi chân của người ơn, vừa cứu nguy chế độ, vừa xây dựng từng lớp quý tộc đỏ, tư bản đỏ trên trùng trùng khốn khổ của dân oan… Nói rõ hơn là sau cái gọi là đánh cho “Mỹ cút”, chẳng bao lâu bị Mỹ cấm vận làm cho nghẹt thở; nên phải nài nỉ Mỹ “thôi đừng cút nữa”; xin Mỹ “trở lại” cứu nguy cho “em” nhờ.  Xin kể lại một số sự kiện đáng kể:

– Ngày 4.2.1994: Tổng thống Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

– Sau đó, tiến thêm một bước xa hơn nữa là VC xin được Mỹ thiết lập bang giao.  Nhờ vậy, ngày 11.7.1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia;

– Ngày 13.7.2000 Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA);

– Ngày 20.12.2006 Tổng thống Bush ký thông qua việc trao Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam;

– Ngày 25.7.2015 Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Trương Tấn Sang ra tuyên bố thành lập đối tác toàn diện giữa hai nước, v.v…;

– VC cho con cái qua Mỹ du học… để có chút kiến thức “kinh tế thị trường” làm đầu cho cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”; để làm thế hệ tiếp nối con đường “độc đảng độc tài”…;

– Vận động xin Tổng thống Ho Kỳ Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khiến Đại sứ Mỹ Ted Ossius phải nói rằng: “Chuyến công du Mỹ của Trọng là một chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử to lớn… vì đây là cơ hội nêu bật lên tầm quan trọng và những tiến bộ hai nước đạt được trong thời gian qua… Chuyến thăm sẽ là cơ hội đế chúng ta nhấn mạnh đến những cơ hội mới trong tương lai làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước”…

* Về phần “Ngụy nhào” thì tiếng “ngụy” gán cho người bại trận, sau ngày 30-4-1975, đã mau lẹ chuyển đổi qua kẻ được coi là “chiến thắng”.  Chúng đã tự biến thành những tên “ngụy Việt cộng”. Người Quốc gia bị gán cho chữ “ngụy” đã hiên ngang đứng dậy, dựng thành cuộc chiến Quốc Cộng.  Đặc biệt những người thoát ra được ngoại quốc, dưới bất cứ dạng thức nào, đã theo thời gian ngồi lại bên nhau, cùng nhau chiến đấu.  Tới nay, đã tạo thành những chiến thắng ngoạn mục.  Có thể liệt kê ra đây một số chiến thắng tiêu biểu như:

– Làm sống lại lá cờ vàng ba sọc đỏ tưởng như đã chết sau ngày 30-4-1975.  Nó chẳng những được chào kính mỗi khi cộng đồng họp mặt, làm thành chất keo gắn chặt người Quốc gia VN ở hải ngoại; mà nó còn được nhiều quốc gia, nhiều thành phố công nhận là biểu tượng tự do của người Việt hải ngoại, khiến CSVN vô cùng tức tối, tìm đủ mọi cách phản đối mà không được.

– Đồng thời, bài Quốc Ca “Này công dân ơi…” cũng được người Quốc gia VN hùng dũng cất lên vang lừng, mở đầu cho các buổi lễ, các buổi họp mặt…

– Xa hơn nữa, chánh quyền ở nhiều thành phố có đông người Quốc gia VN lưu cư đã ban hành những Nghị quyết cấm cán bộ Việt cộng lai vãng…

– Loại nhạc bị chúng cho là “đồi trụy” ngay sau ngày 30-4-1975, cấm lưu hành, nhưng theo thời gian, chúng lần hồi quên mất chữ “đồi trụy”, say mê thưởng thức, từ người dân thường Xã hội Chủ nghĩa cho đến cán bộ các cấp, ngay cả những kẻ trong hàng lãnh đạo Đảng và Nhà nước…

– Những người bị chúng lên án là thành phần phản động, ma cô, đĩ điếm… khi vượt biên ra ngoại quốc, đã được chúng nằm ngữa phun nước miếng lên trời, ân cần lật lưỡi gọi là những Việt kiều yêu nước, là khúc ruột xa ngàn dặm…

– Chẳng may, có một số người bị chúng luộc như luộc ếch, lãng quên quá khứ lầm than, tự biến mình thành kẻ phản bội Tổ quốc, cấu kết với bạo quyền, bày vẽ cho chúng những mánh mung đê tiện, xây thành những lâu đài tội lỗi cho quý tộc đỏ và tư bản đỏ ngự trị.  Điển hình mọi người đều thấy là cha con Henry Nguyễn đã góp tay xây dựng sự nghiệp đồ sộ cho sui gia đỏ cùng mang họ Nguyễn; và cho “công nương” Thanh Phượng ngự trị trên núi tiền có được từ rất nhiều dự án làm giàu từ những thủ thuật bóc lột của kinh tài, của ngân hàng và… dân oan…

Trong một số phát biểu gần đây nhiều người lầm tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã ngả về phía Mỹ; nhưng hình như họ đã quên chuyện ngay từ trước khi được chọn làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu, lãnh đạo Trung cộng đã từ Bắc Kinh bay sang Hà Nội chỉ đạo Đại hội Đảng CSVN phải cho Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng.

Chỉ đạo này đã được CSVN tuân hành, để từ đó lúc nào Dũng cũng là một Thái thú cần mẫn tuân hành mọi chỉ đạo của Bắc Kinh, thực hiện đúng những quyền lợi của Trung quốc; điển hình như trong vụ án Bauxite ở Cao Nguyên Trung Phần, nóc nhà chiến lược để Tàu ngự trị; đang bị quá nhiều phản đối, vì có quá nhiều tệ hại, quá nhiều thua lỗ, quá nhiều nguy hiểm trên lãnh vực môi sinh…; có cơ nguy bị đình chỉ; nhưng theo lịnh của Bắc Kinh, lúc nào Nguyễn Tấn Dũng cũng dứt khoát cho tiến hành.  Mới đây, để trấn an dư luận về nguy cơ “bùn đỏ” càng lúc càng trầm trọng hơn, ngày 09.02.2015 Dũng đã theo lịnh Bắc Kinh vội vã đến Nhân Cơ tuyên bố “bùn đỏ vẫn an toàn”…

Bên cạnh đó, cái hớ hênh đần độn của những kẻ trên đỉnh cao chiến thắng gian manh, trong ngày lễ 30 tháng 4 vừa qua, đã khiến chúng bộc lộ sự bôi bác lịch sử; đồng thời với sự trơ trẽn của kẻ ngu dốt, cho diễu hành trên đường phố con voi giả được làm thành từ chiếc xe 4 bánh thô kệch như cái xe “trolley” trong siêu thị thực phẩm.  Đã vậy, con voi dỏm còn được khoác lên cái tấm vải đỏ chói, trông cứ như là ban tổ chức muốn lên đồng [xem hình].

Diễn biến của sự kiện khiến người xem không thể không so sánh nó  với thời Việt Nam Cộng Hòa, năm nào con voi cũng được đưa đi diễu hành bằng voi thiệt và người cỡi cũng nghiêm trang lộng lẫy với cờ lộng huy hoàng [xem hình].

Ngoài ra, để lấy lòng Trung Quốc hơn nữa, Nguyễn Tấn Dũng cũng ít nhứt có thêm 2 hành động cụ thể, đó là:

1. Đưa ông Lê Mạnh Hà [xem hình], Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân TP.HCM, về phủ Thủ tướng, giữ chức

phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ, với Quyết định 656 có hiệu lực ngay trong ngày 15/5/2015, do đích thân Nguyễn Tấn Dũng ký. Được biết Lê Manh Hà là con trai của đại tướng Lê Đức Anh, nhân vật bị cáo buộc đã có hành động phản quốc trong trận Gạc Ma năm 1988, đồng thời cũng chính là người phải chịu trách nhiệm về những thoả ước bán nước đã ký kết với Trung Cộng.

2. Theo bản tin được phóng viên Cát Linh đưa lên đài RFA ngày 19-5-2015 cho biết Bộ Giáo dục – Đào tạo của CSVN sẽ chính thức đưa môn tiếng Hoa vào giảng dạy từ cấp tiểu học, trung học cơ sở tại Việt Nam, cho dầu nhiều nhà giáo dục và các bậc phụ huynh trong nước không chấp thuận.  Kế hoạch đưa tiếng Hoa vào chương trình giảng dạy, đã thêm một lần nữa chứng tỏ “tấm lòng nô lệ” của Thái Thú Dũng với Tàu.

3. Mặt khác, trước khi chính thức đưa tiếng Tàu vào học đường VN để dạy, để mong biến tương lai dân Việt thành dân Tàu; âm mưu khiến thế hệ trẻ sống như Tàu, đặc biệt là sa đọa như Tàu, đã được Song Chi ghi nhận trong bài viết có đoạn: “Ở VN nếu dạo quanh các hiệu sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc hoặc nếu làm một cuộc điều tra “bỏ túi” với giới trẻ, thì loại sách được các bạn trẻ đọc nhiều mấy năm gần đây là… tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc. Tràn ngập, từ những câu chuyện tình lãng mạn trắc trở cho tới có yếu tố kích dục, tình yêu đồng giới, những tình tiết ma quái trong đời sống… Chỉ cần nhìn qua một số cái tựa là có thể đoán được nội dung cuốn sách. Nào “Chúng mình lấy nhau đi”, “Bên nhau trọn đời”, “Khi người cũ đón người mới”, “Chồng cũ anh nợ em một đứa con”, “Có duyên nhất định sẽ có phận”, “Cưng chiều tình nhân trẻ con”, “Kiếm chồng đại gia”, “Hotgirl lưu lạc giang hồ”, “Hôn nhân không tình yêu”, “Khó nhịn ông xã cuồng dã”, “Hoa tình đẫm máu”, “Động phòng hoa chúc sát vách”, “Bảy ngày ân ái”, “Ngủ cùng sói”, “Yêu phải đại ma vương”, “Yêu nữ hoành hành”, “Ma nữ tình thù” v.v…

4. Ngoài ra, trang “Chân dung Quyền lực” bị dư luận coi như hoàn toàn đứng trên quan điểm Nguyễn Tấn Dũng chống lại đám thân Tầu bỗng nhiên khựng lại khiến Bắc Kinh hiểu rằng Dũng đã mặc chiếc áo Tập Cận Bình trên người rồi.

Như vậy, mặc cho dư luận đồn đoán thế nào, tiếp theo những hành động thuần phục Bắc Kinh, bài diễn văn ngày 30/4 cho thấy mặc dầu Dũng đã nắm chắc trong tay sự trung thành của đám “đàn em” trong Trung ương Đảng vì lợi ích sẵn sàng đưa Dũng lên ngôi vị Tổng Bí Thư, cho thấy thông điệp định vị rõ ràng “Tương lai toàn bộ 290 ủy viên Trung ương Đảng đều là những kẻ theo Tàu”, thông điệp dứt khoát “xa Mỹ gần Tàu” gởi đến Bắc Kinh, Nguyễn Tấn Dũng vẫn có nỗi sợ bất ngờ bị Tập Cận Bình đập chết; và lớn hơn nữa là nỗi mong được Tập Cận Bình bao che cho được tiếp tục đi bằng đầu gối tới chiếc ghế Tổng Bí Thư, bước đầu của tham vọng kiêm nhiệm chức Chủ tịch Nước; để rồi sau đó len lách bước lên ghế Tổng thống như tấm gương sáng chói của Putin ở Nga thời gian qua.

Hẹn con thư sau

Bài học Nghĩa Vụ và Danh Dự: Nghĩa Vụ, Danh Dự Và Tự Hào Dân Tộc Người Mỹ gốc Nhựt trong Thế Chiến II – Phan Văn Song

“Trung Thành và Nghĩa Vụ Với Quốc Gia Không Đặt Vấn Đề Nguồn Gốc Dân tộc”.

Ngày 7 tháng 12 năm 1941, lực lượng quân đội Nhựt Bổn bất ngờ, không tuyên bố khai chiến với Huê kỳ, tấn công Hải Cảng Trân Châu-Pearl Harbour, nằm trên đảo Oahu, thuộc quần đảo Hạ-uy-di-Hawaii, mở đầu cho cuộc tham gia của Huê kỳ vào Đệ Nhị Thế Chiến.

Sự kiện này, ảnh hưởng nhiều đến cái nhìn đa nguyên, đa văn hóa của xã hội Mỹ, đặc biệt mang nhiều hậu quả riêng cho cộng đồng người Mỹ gốc Nhựt và cho các Nisei, hâu duệ thế hệ thứ hai, sanh tại Mỹ, của cộng đồng di cư gốc Nhựt bổn.

Số phận các Nisei, người Mỹ gốc Nhựt, sanh quán tại Mỹ, trong thế chiến II:

Liên bang Mỹ là một Hợp Chủng Quốc, cộng đồng công dân Mỹ đa chủng tộc, đa văn hóa, gồm nhiều cộng đồng chủng tộc khác nhau, văn hóa, tập tục khác nhau, sanh hoạt gia đình khác nhau, có nhiều gắn bó với nguồn gốc, văn hóa gốc, thuộc chủng tộc, thuộc văn minh, thuộc văn hóa gốc gác của quê hương ông bà tổ tiên, nhưng sanh hoạt xã hội gắn bó với đất nước Huê kỳ lại cùng một tình nghĩa ái quốc chung như nhau. Đó là cuộc sống hằng ngày, trong thời bình. Nhưng khi gặp trường hợp chiến tranh? Thử nghĩ đến thái độ đối xử của chánh phủ Mỹ, của cộng đồng toàn dân Mỹ, của các cộng đồng dân tộc có liên hệ với chiến tranh, kẻ địch, các liên hệ của cá nhơn người công dân Mỹ với nguồn gốc đương sự?

Bên Trung với Nước, bên Hiếu với Tổ tiên. Phải làm sao ăn ở cho hợp tình hợp nghĩa? Trung thành với Đất nước mình là công dân, nhưng vẫn giữ cái Tự hào của cái nguồn gốc dân tộc mình, để đền đáp cái Tình Nghĩa với Quốc gia, với Tổ quốc ngày nay của mình.

Chúng ta hãy học bài học của người Mỹ gốc Nhựt trong Thế chiến 2 vừa qua. Họ đã cho chúng ta những lời giải để chúng ta lựa chọn rõ ràng thế đứng của những công dân gốc Việt chúng ta trong các quốc gia ngày nay.  Thế nào là thế đứng của cộng đồng gốc Việt trong các quốc gia mà người mình là công dân. Phải rõ ràng! Và chúng ta phải lựa chọn rõ ràng căn cước của chúng ta và của hậu duệ của chúng ta.

Chúng ta ngày nay là Công dân của một quốc gia tiên tiến gốc người Việt Tự Do. Chúng ta có thể tự gọi là người Việt Hải ngoại, nhưng tốt hơn phải hay nên tự gọi, tự nhận là người Việt Tự Do tỵ nạn Cộng sản di cư sống ở Hải ngoại. Nhưng nhứt thiết, nhứt định không thể là Việt Kiều!

40 năm nay, vẫn còn thấy nhiều người tiếp tục, viết sai, nói sai và tự giới thiệu rất là sai rất là trái với sự  thật ấy! Trừ phi họ thật sự là Công dân của xứ Việt Nam Cộng sản.

Những xáo xáo lung tung, cải vã tranh tụng, của những ngày qua, ôn hòa cũng có và du côn kể cả mất dạy cũng có, về tên Ngày Quốc Hận của cộng đồng Việt Nam chứng mình cái khó khăn, khó ăn, khó nói, của những người tỵ nạn và “cái lòng thật giả đối với Đất Nước Nơi Ở, và đối với Quê Hương nay đã mất đang nằm trong tay kẻ địch”.

Ấy là chưa kể “Nằm Vùng”, Điệp Viên”, Du Côn Du Kề

(Tôi nhơn dịp nầy, xin mở dấu ngoặc để nói rõ sự bất mãn của cá nhơn tôi với những giọng văn xất láo, hỗn xược của vài cá nhơn dùng những lời lẽ tục tỉu du côn hạ cấp đối với các đàn anh cao niên. Dù không đồng ý kiến, dù chống nhau đi nữa, chúng ta những người Việt nên có thái độ đàng hoàng, lời lẽ tử tế với nhau. Ở Hải ngoại chúng ta không có những nơi, những chỗ để chưởi nhau, như tiệm chưởi, quán chưởi ở miền Bắc bên nhà. Xin khép ngoặc và cám ơn quý vị cho phép tôi nhận định này)

Xin trở về câu chuyên:

Nisei trong Thời Chiến:

1/ Nghi ngờ, Tập Trung:

Quần đảo Hawaii, tên cũ là Sanswich Islands – Tiểu bang thứ 50 của Liên Bang Hợp Chủng Quốc Huê kỳ chỉ vào năm 1959 – lúc bấy giờ là một vùng đất Territory thuộc của Huê kỳ, được cai quản bởi Thống Đốc Joseph Poindexter từ năm 1934 do Thổng Thống Roosevelt chỉ định. Nhưng ngay sau ngày 7 tháng 12 năm 1941, anh phải từ chức và trao quyền lại cho quân đội Mỹ. Và từ đó, toàn quần đảo nằm dưới chế độ quân quản và thiết quân luật-loi martiale.

Sở Điều Tra Liên Bang-FBI (Công An Huê kỳ) và Quân Cảnh Mỹ, lập những nút chặn và kiểm soát tất cả các khu phố và các nhà cửa các công dân Huê kỳ gốc Nhựt bổn. Lý do: họ mang “khuôn mặt của kẻ địch”.

Cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã tạo lên một phong trào “bài người Châu Á-Da vàng”. Từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 12, FBI đã cho bắt giam 1370 người Nhựt. Họ thuộc vào một danh sách phải theo dõi có từ năm 1920.

Người gốc Nhựt từ đấy, cũng bị xem như những phần tử “dân tộc” phải theo dõi, họ gặp những kỳ thị chủng tộc trong tất cả sanh hoạt từ công ăn việc làm, đến nơi trú ngụ, nơi thờ phượng tôn giáo, kể cả cấm cả nói tiếng Nhựt nơi công cộng… Tất những sự kiện ấy xảy ra suốt dọc theo bờ phía Tây Huê kỳ.

Ngày 19 tháng hai năm 1942, Tổng Thống Roosevelt ký Nghị Định số 9066, cho phép trục xuất hay quản chế trên 120 000 người Mỹ gốc Nhựt bổn, trong số ấy gồm có 62% là các Nisei, tức là những công dân Mỹ gốc Nhựt, sanh tại Mỹ, thuộc thế hệ thứ hai.

Roosevelt vẫn biết khi ký một nghị định như vậy là ông xâm phạm Hiến Pháp Huê kỳ, nhưng ông vẫn vượt qua.

Một đìều rất lạ lùng là người phản đối mạnh nhứt việc quản chế các công dân Mỹ gốc Nhựt, lại là ông Giám đốc cơ quan FBI, ông J. Edgar Hoover, người nổi tiếng về hà khắc và coi thường, bất cần tôn trọng, những luật lệ về dân luật hay quyền dân sự. Eleanor Roosevelt, phu nhơn của Tổng Thống cũng chống Nghị Định 9006, và đã cố gắng nhiều lần ngăn cản Tổng Thống không nên ký, nhưng cuối cùng vô hiệu quả. Tổng Thống Roosevelt, tuy nổi tiếng với vai trò một vị Tổng Thống yêu chuộng và đấu tranh cho các quyền Tự do của con người và quyền tự do dân chủ cuối cùng cũng phải để cho vai trò của một vị Tổng Tư lệnh Quân đội Huê kỳ làm chủ ông. Ông đặt nặng trách nhiệm một nhà quân sự trước lâm nguy của đất nước và đành xem “Hiến Pháp chỉ là một mãnh giấy”!

Chẳng phải chỉ riêng những công dân Mỹ gốc Nhựt bổn bị quản chế, nhốt vào các trại Tập Trung, những công Mỹ gốc Ý và gốc Đức cũng bị tập trung quản chế như vậy!

Mười trại tập trung, dưới tên là Relocation Centers, được thành lập nơi những vùng xa, gần những sa mạc hay nơi đầm lầy, những vùng khỉ ho cò gáy phía miền Tây hay miền Nam xứ Mỹ.

Bộ máy tuyên truyền Mỹ nói rằng, đây là một phương thức để bảo vệ an ninh cho người Mỹ gốc Nhựt, nói rằng tất cả người Mỹ gốc Nhựt nầy đều tự nguyện ra đi vui vẻ đến những vùng kinh tế mới để “khẩn hoang những vùng đất mới đầy hứa hẹn.” Nhưng thật sự, đó là những trại tập trung.

Sự thật là quân đội Huê kỳ đã đuổi ra khỏi nhà, đuổi ra khỏi những trang trại, cơ sở, xí nghiệp làm ăn của tất cả các công dân Mỹ gốc Nhựt, chỉ với một lý do hoàn toàn do kỳ thị chủng tộc, không truy tố, phạm tội phạm lỗi, hay đưa ra một bằng chứng nào về gián điệp, về phá hoại hay khủng bố, hay làm việc cho địch cả. Nhưng, cuối cùng tất cả những công dân Mỹ gốc Nhựt vẫn bị nhốt và đưa vào các trại tập trung.

2/ Đạo quân Nisei, Người Mỹ Gốc Nhựt với Truyền Thống Samourai:

Từ Chiến Thắng Monte Cassino ở Nam Ý đại Lợi:

Suốt thời gian 1942 đến 1943, không có một người Mỹ gốc Nhựt nào bị phạm pháp về tội “nối giáo cho giặc, phản loạn, điệp viên” cả. Các cộng đồng khác thì có. Người gốc Đức, gốc Ý, hay gốc Trung Âu, đồng minh với Đức. Nhưng người gốc Nhựt hoàn toàn, tuyệt đối không!

Vì mất quyền lợi công dân, bị nghi ngờ, tập trung, người Mỹ gốc Nhựt dù có lòng Ái quốc cũng không được tuyển mộ. Có chăng thì chỉ ở những đơn vị làm việc xã hội ở hậu tuyến, làm những công việc không có tánh cách quân sự hay an ninh quốc gia.

Thế nhưng, một số các Nisei, với sự ủng hộ của một số nhơn vật chánh trị Huê kỳ, họ gởi thơ, gởi kiến nghị, phản đối, bày tỏ lòng Trung thành với Quê hương, Xứ sở Mỹ và phản đối chánh sách nghi ngờ của Chánh phủ Huê kỳ.

Tướng Emmmons, Tư lệnh Quân sự tại đảo Hawaii tin tưởng họ, xin và được phép tuyển mộ một số tình nguyện Nisei và gởi họ vào đất liền huấn luyện.

Toán tình nguyện đến Fort Mac Coy, tiểu bang Wisconsin, và thành lập Tiểu đoàn Bộ Binh số 100.

Nhiều kẻ xấu mồm, nhiều người ác ý xấu tánh mong rằng họ sẽ thất bại… Nhưng, Tiểu Đoàn số 100 là một trong những Tiểu đoàn Thiện chiến nhứt của Huê Kỳ vào Thế Chiến 2.

Nhờ nhóm tình nguyện đầu tiên đã chứng minh tài nguyên đóng góp và tài nghệ của mình vào sức chiến đấu của đất nước và từ đấy chánh phủ Huê kỳ đã thay đổi chánh sách và mở cửa đón Nisei vào quân đội.

(Một lần nữa, chúng tôi tỏ lòng ngưỡng mộ cái lòng Vị tha và Đạo đức của Con Người Huê kỳ. Biết Phục Thiện là cái sức mạnh của Dân chủ và cái khôn ngoan của con người Huê kỳ. Chánh sách thoạt đầu có sai, khi biết sai, biết phục thiện, biết sửa sai! Quốc gia ta có thể sai, nhưng cái sự biết phục thiện và sửa sai là cái sức thông minh và sức mạnh của một Quốc gia… Chả bù ngó lại quê mình bây giờ thêm hổ thẹn!)

Từ đấy, trên 23 ngàn Nisei nhập ngũ suốt Thời Chiến.

Suốt Thế chiến 2, luôn luôn có một đơn vị “Samourais – Nisei” chiến đấu cạnh các đơn vị Mỹ và đồng minh.

Tiểu đoàn Bô Binh số 100 với phương châm “Nên Nhớ Pearl Harbour – Remember Pearl Harbour” được gởi đến Bắc Phi tháng 8 năm 1943.

Tham dự trận Monte Cassino, Ý đại Lợi, – một trận đánh nổi tiếng, gay go mở đầu cho chiến dịch giải phóng đất Ý thoát khổi tay Nazi Đức và Phát xít Ý. Chiến công lớn, nhưng trả với một cái giá rất đắt! Nhập chiến với 1400 quân số, sau vài ngày đến lúc tạo được chiến công quân số chỉ còn 512 người. Các Nisei chứng minh họ là những chiến sĩ phi thường. Sau mỗi trận đánh đẫm máu, Tiểu đoàn được bổ sung, toàn là dân Nisei.

Tất cả các chiến sĩ trẻ này từ nay là ngưồn hy vọng và lòng tự hào của toàn thể cộng đồng người Mỹ gốc Nhựt của toàn đất nước Huê kỳ.

Sau mỗi lần bổ sung, lính mới được các đàn anh lính cũ huấn luyện để hòa đồng kỷ luật và sức chiến đấu cho đơn vị, với kỷ cương và với tinh thần Bushido như các võ sĩ Samourai truyền thống.

Nếu Quân đội Nhựt bổn tham chiến cho chế độ Showa Quân Phiệt bành trướng và bá quyền Đại Đông Á dùng Bushido làm kỷ cương kỷ luật để chiến đấu. Thì các Quân nhơn Nisei Mỹ gốc Nhựt cũng dùng truyền thống Bushido Samourai làm kỷ cương và sức mạnh để Chiến đấu.

Chiến đấu trong Quân đội Mỹ nhưng với tất cả Truyền Thống, Danh Dự và Tự Hào Dân Tộc Nhựt.

Mong rằng những hậu duệ gốc Người Việt Tự Do chúng ta sẽ, nếu có dịp trả nợ Quê Hương mới với niềm Tự Hào Dân Tộc với Hùng Khí con cháu các tiền nhơn, gái theo gương Trưng Triệu ba bà, trai theo gương các Vua Quan Đại Việt, Ngô quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt,…

Mong thay!

Nhờ vậy, Tiểu đoàn Bộ binh số 100 là Tiểu đoàn được nhiều nhứt huy chương nhứt của toàn thể các đơn vị quân sự Huê kỳ trong Thế Chiến.

Tháng năm 1944, Tiểu đoàn nhập vào Chiến Đoàn – Regimental Team Combat – RCT 442 do chính Tổng Thống Roosevelt thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1944 cũng gồm toàn Nisei. Ngày thành lập, Tổng Thống Roosevelt đã nhận định “Nguồn gốc Huê kỳ – L’américanisme không do, và cũng không phải là một vấn đề chủng tộc hay tổ tiên – Americanism is not and never was a matter of race or ancestry”.

Cũng nên nhớ nguồn gốc Tổng Thống Franklin Delano Roosevelt với gốc bên cha là người Hòa Lan, bên mẹ là người huguenot Tin Lành Pháp, tỵ nạn Tôn Giáo.

Tiểu đoàn số 100, đáng lý phải biến thành Tiểu Đoàn số 1, của Chiến đoàn 442, nhưng Tiểu Đoàn số 100 vẫn giữ nguyên tên 100 vì đã quá nổi danh với con số 100 nầy. Đây là một chuyện hi hữu!

3/ Đến Chiến Thắng Bruyères – núi Vosges, Pháp Quốc:

Tại sao Bruyères? Và vị trí Bruyères ở đâu? Bruyères chỉ là một cái làng nhỏ nhưng có một vị trí chiến lược trên đường tiến quân của quân đội Đồng minh về hướng Đức. Bruyères nằm giữa một ngôi sao năm cánh, mỗi đầu cánh là một địa điểm quan trọng, Épinal, Saint Dié, Gérardmer, Remiremont và Nancy. Bruyères như vậy là địa thế chiến lược, nơi phải đi qua.

Trận Bruyères mở đầu ngày 30 tháng 9 năm 1944 với tràn pháo đầu tiên của quân đội Mỹ dội vào làng Bruyères, Tiếp theo là tiếng pháo trả đủa của quân Đức. Quân Na zi tổ chức cầm cự bằng tạo những pháo đài kiên cố trên những vùng cao chung quanh làng, lập thành một vòng đai phòng thủ dầy đặc vững chắc. Chiến đoàn 100/442 được thảy vào nhập trận ngày 10 tháng 10 để phá vòng đai phòng thủ nầy.

35 ngàn quả pháo Mỹ tưới vào Bruyères, quân Đức vẫn giữ vững phòng tuyến. Trận pháo Mỹ vừa dứt đến phiên trận pháo của Đức, sau khi bị trục xuất khỏi làng phản pháo lại. Dần dần các đồi cao chung quanh Bryuyères được chiến đoàn 100/442 chiếm lại và sau bốn ngày, các SmouraisNisei vào giải phóng làng Bruyères, đánh từng đường một, từng xóm một, từng nhà một. Trận chiến ác liệt, thương vong nặng nề – 1200 thiệt mạng.

Suốt trận đánh, dân chúng làng núp dưới hầm. Khi được giải thoát, yên ổn, họ lạ lùng nhìn những anh hùng đã cứu họ. “Toàn là dân Á đông với đôi mắt xếch”. Họ xem rất trẻ, 17, 18, 19 tuổi và nhỏ người. “Xem như những đứa trẻ”.

Lưôn luôn với một nụ cười, luôn luôn tử tế, các Nisei đối đải nhơn từ với đồng bào làng Bruyères. Bất chấp lệnh cấp trên, các Nisei chia xẻ lương thực với dân làng. Dân làng từng đây đồng loạt gọi các Nisei là “Những gentlemen”.

4/ Và Giải Cứu Tiểu Đoàn Mất Tích:

Ngày 24 tháng 10 năm 1944, sau gần 15 ngày chiến đấu để chiếm lại  và giữ Bruyères, Chiến đoàn 100/442 đã thiệt hại 50 % quân số. Các binh sĩ đang trông chờ lệnh kéo về hậu cứ để dưởng quân và bổ sung lực lượng bổng có tin khẩn cấp rằng:

Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 141, Sư đoàn 36 (Trung đoàn 141 nổi tiếng vì là Trung đoàn Fort Alamo, Trung đoàn anh hùng của Davy Crockett, của Jim Bowie) đang bị bao vây và đang biến thành Tiểu đoàn Mất Tích The Lost Battalion.

700 quân Đức đang bao vây Tiểu đoàn 1/141 trên ngọn đồi Biffontaine, một làng nhỏ trên vùng cao chung quanh Bruyères, cách Bruyères vài cây số.

Tại quê nhà, Huê kỳ, số phận của Trung đoàn 141 được nổi danh ở trang nhứt các nhựt báo. Tại Thượng Viện Mỹ, một nhóm Nghị sĩ viết bạch thư hăm dọa Chánh phủ: “Hãy cứu họ không thì hãy coi chừng…” Các Nghị sĩ viết riêng tuyên bố trên báo chí, cho các binh sĩ (và gia đình binh sĩ) của Trung Đoàn Fort Alamo đang bị bao vây, nào là: “Hãy Cố gắng, hãy Can đảm, Giữ vững…” Nào là “…các phương tiện sẽ gởi đến, quân tiếp viện sẽ cứu các bạn…”

Nói tóm lại, bằng mọi giá phải cứu Tiểu đoàn Mất tích.

Hai đợt tiếp viện đã gởi đến, đều thất bại. Tướng Dahlquist, Tư lệnh Sư đoàn 36, nghĩ đến Chiến đoàn Samourais.

Ngày 26 tháng 10, Chiến đoàn 100/442 được lệnh giải tỏa Biffontaine và cứu Tiểu đoàn 1/141.

Chiến đoàn Trưởng Đại tá Pence động viên các binh sĩ Nisei “Hãy thắng trận nầy để đem chiến thắng về cho toàn thể cộng đồng các bạn!”

Trận xung phong đầu thất bại, Chiến đoàn Trưởng đề nghị lui quân chờ viện binh, Tướng Tư lệnh từ chối. Thế là phải liều mạng đánh, đánh trong sương lạnh, trong băng giá, trong cơn tuyết đầu mùa. Ngày 29 tháng 10, ba máy bay thảy lương thực tiếp tế cho quân bị vây hảm. Sau 5 ngày đánh nhau, quân của Chiến đoàn samourais chỉ còn cách tiểu đoàn Texas 900 thước, nhưng kẹt ở sườn đồi khó khăn dưới làn đạn liên thanh của Đức. Sau 6 ngày đêm, liên tục cận chiến, binh sĩ của chiến đoàn 100/442 samourais-nisei đã bắt tay cứu 230 mạng sống sót của Tiểu đoàn Texas mất tích. Nhưng phải trả cái giá, là 863 mạng của chiến đoàn 100/442 bị thương vong.

Tướng Dahlquist Tư Lệnh Sư đoàn 36 đến thăm mặt trận và cám ơn Chiến đoàn 100/442 RCT đã cứu binh sĩ của Sư đoàn thuộc hạ của Ông. Khi nhìn thấy chỉ một nhóm nhỏ của Tiểu đoàn 100 có mặt trình diện, ông thốt lớn lên “Tôi ra lệnh tất cả đơn vị hãy trình diện tôi!”.

Trong một giọng thổn thức đầy nước mắt, Đại tá Trưởng Chiến đoàn trả lời: “Chúng tôi chỉ còn chừng này người thôi! Đại Tướng ơi!” – vỏn vẹn chỉ 257.

Tất cả các đơn vị tham dự trận Bruyères, tất cả hai phía địch thủ; quân Đồng Minh, Mỹ, Pháp, Anh, hay phe địch Đức đã bỏ lại trên chiến trường Bruyères – Biffotaine trên 16 ngàn chết và bị thương.

Trận chiến nầy được xem là một trong mười trận lớn nhứt của lịch sử Huê kỳ. Để tưởng nhớ, một bức tranh lớn vẽ cuộc chiến tại những cánh rừng vùng Biffotaine, đang được treo trên tường của Ngũ Giác Đài tại Washington.

Nhờ chiến công nầy, sau Thế chiến, Hawaii nhanh chóng nhập vào Liên Bang Huê kỳ, làm Tiểu bang thứ 50. Dân chúng Hawaii bầu Trung Úy Daniel Inouye của Chiến đoàn 442 RCT và Đại Úy Spark Matsunaga của Tiểu đoàn Bộ Binh số 100 làm Nghị Sĩ của Tiểu Bang Hawaii. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Huê kỳ hai Nghị Sĩ của một Tiểu Bang phục vụ cùng một đơn vị quân đội.

Năm 1947, một Đài Kỷ niệm được dựng lên ở Bruyères để tưởng nhớ những anh hùng đến từ Hawaii giải phóng một mãnh đất Pháp. Những người con người chiến đấu hào hùng với những chiến công hiển hách. Họ thành lập kỷ lục là đơn vị có nhiều huy chương nhứt của quân đội Huê kỳ.

Từ năm 1961, làng Bruyères là thành phố huynh đệ với Honolulu. Nhưng sợ giây tình ái, những sợi giây máu mủ đã gắn bó người Pháp Bruyères với người Mỹ Nisei Hawaii qua nhiều thế hệ. Các Nisei cám ơn người dân Bruyères vì người dân Bruyères vẫn nhớ ơn giải phóng của các chiến sĩ samourais nisei. Hằng năm, vào những ngày kỷ niệm, các gia đình Bruyères tiếp rước trọng thể các gia đình các chiến sĩ và hậu duệ các Nisei. Với thời gian, các nhơn vật chánh từ từ tàn rụi, nhưng các con cháu, các hậu duệ Pháp Mỹ Nisei vẫn tiếp tục những sợi giây tình ái.

Tháng 10 năm 2014, nhơn dịp 70 năm ngày Giải Phóng Bruyères, ba cựu chiến binh, và hai góa phụ cựu chiến binh có mặt cùng 50 người bạn và hậu duê gia đình chiến binh Nisei đến long trọng làm lễ Tưởng Niệm.

Ngưỡng mộ thành tích:

Phương châm của Chiến đoàn 100/442 RCT là “Go for Broke” tiếng lóng Hawaii nghĩa là “Chơi xả láng”, phương châm tiếng la tinh là “Aut Caesar, aut nihil” (Chỉ Caesar (Vua)! Hay là chết!)

Chiến đoàn 442 quân số 4500. Nhờ chiến công hiển hách ở Ý đại Lợi, Tiểu đoàn 100 vẫn được giữ tên số 100. Vì vậy Chiến đoàn RCT 442 được gọi là 100/442. Với quân số nhỏ như vậy đơn vị nầy nhận tất cả là 18 143 huy chương cá nhơn. Chiến đoàn còn được các đơn vị bạn gọi là Purple Regiment vì binh sĩ nào của chiến đoàn cũng có huy chương Purple Hearts cả.

Tổng cộng Huy Chương:

21 Medal of Honor

52 Distinguished Service Cross (19 biến thành Medals of Honor vào tháng 6 năm 2000)

1 Distinguished Service Medal

560 Silver Star (cộng với 28 với nhành Dương liễu)

22 Legion of Merit Medal

15 Soldier’s Medal

4000 Bronze Stars (cộng với 1200 nhành Dương liễu và một Bronze Star biến thành Medal of Honor vào năm 2000)

9486 Purple Hearts

Và Bái Phục!

Mong những hậu duệ người gốc Việt Tự Do chúng ta lấy đó làm gương!

Hồi Nhơn Sơn, tháng Năm

Đôi Đũa Trung Cộng – Mai Thanh Truyết, Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)

Nhã Quyên: Sau những trao đổi về những ngày đau buồn của đất nước tức là Ngày Quốc Hận, hôm nay Chương trình Tiếng Nói Da Vàng lại trở về với thính giả vùng Dallas và phụ cận. Đề tài trao đổi với TS MTT hôm nay là một đề tài thú vị, gần gủi với dân tộc Việt. Đó là đôi đũa dùng trong những bửa cơm Việt Nam. Trước hết xin chào TS và xin TS bắt đầu Chương trình hôm nay.

MTT: Cám ơn Cô NQ đã giới thiệu đề tài thảo luận hôm nay. Đũa là một dụng cụ dùng để gấp đồ ăn thông dụng đối với Việt Nam, Trung Cộng, Nhật Bản, và Đại Hàn, so với nĩa hay dùng bàn tay của các dân tộc Tây phương hay dân tộc có đạo Ấn, Hồi hay Islam. Có thể nói gần 1/3 dân số trên thế giới dùng đũa để ăn. Đối với bốn quốc gia kể trên, đũa dự phần quan trọng vào văn hoá ẩm thực của người dân.  Người Trung Hoa đã bắt đầu dùng đũa trên 3.000 năm trước. Tiếng Tàu cỗ gọi đũa là “Zhu”, và tiếng hiện tại là “Kuaizi”. Theo lịch sử TC, đũa đã được xử dụng từ triều đại nhà Thương (Shang) (từ năm 1600 trước Thiên Chúa). Đũa tre có trước đũa làm bằng ngà voi hàng ngàn năm trước đây. Sau đó đũa làm bằng đồng (copper) xuất hiện vào khoảng 1.100 trước Thiên Chúa; rồi đến đũa sơn (lacquer) vào năm 206  TTC. Sau cùng đũa vàng và bạc xuất hiện dưới triều Tống vào năm 618 sau Thiên Chúa. Đũa vàng và bạc ngoài lý do phô trương sự giàu sang còn dùng để khám phá sự hiện diện của chất độc trong thức ăn nữa (các quan lại, vua chúa thời nầy rất tin tưởng vào đìều này).

NQ: Qua sự trình bày về lịch sử của đũa, chúng ta thấy đũa đã trãi qua một quá trình dài cũng không kém chiều dài lịch sử của Vệt Nam mình từ đũa làm bằng cây tre, rồi đến đũa bằng ngà voi rồi qua kim loại, rồi qua plastic, …rồi trở về bằng …đũa gỗ… Nếu nói về phân loại, TS có thể cho thính giả biết thêm về cung cách phân loại qua từng thời kỳ hay không không?

MTT: Thưa Cô NQ. Đũa có thể được phân chia thành năm nhóm khác nhau tuỳ theo nguyên liệu dùng để chế tạo. Đó là đũa gỗ (tre hay các loại cây khác), đũa kim loại, đũa làm bằng xương thú vật, đũa bằng đá, và đũa làm bằng các hổn hợp hoá chất gọi là đũa tổng hợp. Theo phong tục của người TH, khi ăn không nên khua đũa, vì việc gây ra tiếng động nầy là biểu tượng cho việc làm của người hành khất khua đũa để gây sự chú ý của người qua đường.

Hàng năm TC sản xuất 45 tỷ đôi đũa để dùng trong nước và xuất cảng 1/3 qua Đại Hàn và Nhật. Một công ty Hoa Kỳ ở Duluth, Minnesota đã sản xuất hàng ngày 200 triệu đôi đũa và xuất cảng qua TC.

Việc dùng đũa cho đến hôm nay đang là một vấn đề tranh cãi lớn trên thế giới vì các nhà khoa học “xanh” cũng như các tổ chức phi chính phủ (NGO) chống lại việc dùng đũa xài một lần trong ăn uống vì ảnh hưởng lên môi trường do việc phá rừng để làm nguyên liệu.

Muốn có 1,8 tỷ đôi đũa cần phải đốn một triệu cây rừng!

Do đó, đũa “dùng một lần” (disposable hay on-time) đối với các giới trên, cũng là một hiễm họạ làm tăng sự hâm nóng toàn cầu do việc cây cối không còn hấp thụ CO2 nữa vì với một triệu mẫu cây trồng có thể hấp thụ hàng năm 70 triệu tấn CO2 trong bầu khí quyển trái đất.

Các phong trào tẩy chay đũa dùng một lần ngày càng phổ biến ở TC. Học sinh, sinh viên, và nhạc sĩ “pop TC” lên tiếng khắp nơi vận động việc cấm xài đũa dùng một lần. Đứng về phía chính quyền TC, họ cũng có vài hành động tích cực đáp ứng lại đòi hỏi của phong trào là ra lịnh cho trên 100 cửa hàng ăn uống quốc doanh dùng đũa “tổng hợp” (hoá chất). Gần đây Thượng Hải và một vài tỉnh lớn ra lịnh cầm dùng loại đũa nầy. Phong trào cũng lan rộng qua Nhật Bản, nhưng chưa gây được sự chú ý nhiều vì 25 tỷ đôi đũa người Nhật dùng hàng năm không do sự chặt đốn cây trồng ở Nhật mà do nhập cảng từ Hoa Kỳ và TC. Đại Hàn kể từ năm 2000 bắt đầu cấm xài đũa dùng một lần và thay thế bằng đũa kim loại ở các tiệm ăn.

Một hành động tích cực khác của chính quyền TC là mới vừa ban hành việc đánh thuế 5% lên đũa gỗ dùng một lần nhằm mục tiêu cải thiện việc phá rừng và bảo vệ môi trường sống cho thế hệ về sau cũng như khuyến khích người dân dùng các loại đũa khác để có thể xài nhiều lần.

NQ: Nói như vậy thì các quốc gia như Nhật, Đại Hàn, TC cũng có ý thức về nguy cơ của việc dùng đũa xài một lần vì ngoài lý do ảnh hưởng lên môi trường sống toàn cầu vì do sự đốn cây rừng làm mất đi sức hấp thụ khí CO2, do đó, làm cho tiến trình hâm nóng toàn cầu trầm trọng thêm lên. Thêm nữa, đứng về phương diện an toàn vệ sinh, xin Ông cho biết thêm về sự tác hại cũng như ảnh hưởng lên xã hội trong việc dùng đũa xài một lần và cung cách ứng xử của các quốc gia như thế nào, thưa Ông?

MTT: Thưa Cô. Các chính quyền đặc biệt như TC cũng có lưu tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh trong việc sản xuất đũa như câu chuyện đũa TC ở đây, vì nhà chức trách TC đã từng ra lịnh thu hồi vào năm 2013 trên 45 tỷ (45.000.000.000) đôi đũa dùng một lần đang trên đường qua Nhật Bản và Đại Hàn.  Theo lời ông Chiu Ree, sở dĩ có lịnh thu hồi nầy vì trong đợt xuất cảng trước, các quốc gia nhập cảng đã khám phá là đũa bị nhiễm độc.

Nên nhớ, đũa dùng để xuất cảng của TC làm bằng gỗ, được sơn màu trên đó lại còn thêm những hoa văn làm cho đẹp mắt và làm cho đũa khỏi bị thấm nước. Nhưng một khi sơn bị tróc ra đũa trở nên vô dụng vì nước đã đi vào các sớ gỗ. Cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm ở hai quốc gia kể trên sau khi phân tích lớp sơn bên ngoài đũa đã khám phá ra sự hiện diện của chì (lead) và một số hoá chất hữu cơ khác cao hơn định mức an toàn cho phép. Kể từ đây Nhật và Đại Hàn có lẽ phải dùng muỗng nĩa khi ăn uống trong một thời gian dài.

NQ: Quả thật câu chuyện về đôi đũa trông có vẻ tầm thường nhưng thật sự hết sức phức tạp về nhiều phương diện khác nhau, xin Ông cho biết cung cách sản xuất đũa thông thường ở TC.

MTT: Có thể nói, điển hình nhứt là một nhà máy sản xuất đũa ở tỉnh Triết Giang đã bị phát hiện khi đang luộc sôi đũa trong một bồn ngâm hóa chất hydro peroxid dùng trong công nghiệp, sau đó đánh bóng đũa bằng sáp paraffin.

Đây là loại đũa dùng một lần, trung bình mỗi năm Trung Cộng chặt 20 triệu cây 20 năm tuổi để làm ra 80 tỷ đôi đũa loại này. Sau khi được đóng gói qua loa, số đũa này được phân phối trong các khu chợ tại Thượng Hải trước được đưa lên bàn ăn trong các nhà hàng. Một khách hàng cho hay cô đã luộc đũa để khử trùng trước khi dùng cho thực phẩm, tuy nhiên một phần nước trong nồi đã bốc hơi.

Theo các chuyên gia, loại đũa này được ngâm trong chất bảo quản có tên gọi sulphur dioxid, loại chất này được tìm thấy có hàm lượng cao quá mức trong đũa được bán tại các khu chợ ở Thượng Hải.

NQ: Vấn đề quan trọng như thế, nhưng thưa Ông, người dân cũng như các nhà khoa học hay các xã hội dân sự có lưu ý và khuyến cáo cũng như vận động dân chúng thấy rõ nguy cơ cùng các biện pháp phòng ngừa trong khi dùng đũa xài một lần không thưa Ông?

MTT: Dư luận khắp nơi đều có lưu ý đến vấn đề nầy thưa cô. Chẳng hạn như, thông điệp của nam diễn viên TC Huang Bo đăng trên blog với nội dung: “Ngừng sử dụng đũa (loại dùng một lần), đó không phải vấn đề bảo vệ môi trường, mà chính là cách cứu lấy cuộc sống của riêng bạn”, và suy nghĩ nầy, ngay sau khi được đưa lên mạng, thì có ngay 125.000 lượt tham khảo và chia sẻ bởi dân cư mạng, cũng như nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.

Hay, Ông Dong Jinshi, Tổng thư ký của Hiệp hội bao bì thực phẩm quốc tế, cho biết, màu sắc và mùi vị của đôi đũa có thể chỉ ra chúng đã được tiếp xúc với lưu huỳnh và các chất hóa học khác. Ông cho biết:”Sulphur, hydrogen peroxide, sodium sulfite và các hóa chất chống nấm mốc thường được sử dụng để làm loại đũa sử dụng một lần, dù điều đó là trái phép”.

Theo ông Dong, hầu hết các đôi đũa được làm trong các xưởng nhỏ ở miền núi, nơi mà các công ty không cần cấp giấy phép sản xuất. Các đôi đũa, sau đó, được vận chuyển đến các thành phố lớn để vô gói là bày bán tràn lan khắp nơi. Đó là chưa kể các đủa dùng một lần được thu hồi trở lại và “tái chế” để rồi tung ra thị trường trở lại!

Do vậy, một lời khuyên cho người tiêu dùng là nếu muốn bảo đảm sức khỏe của chính bản thân mình, cần phải hết sức thận trọng mỗi khi sử dụng đồ ăn hay vật dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

NQ: Còn tại Việt Nam thì sao thưa Ông? Việc xài đũa một lần nầy trong xã hội Việt Nam có được phổ biến không thưa Ông?

MTT: Tại Việt Nam hiện nay, đũa xài một lần cũng được sử dụng phổ biến tại hầu hết các quán ăn, từ quán hạng sang cho tới quán bình dân với giá rẻ bèo. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn về phẩm chất đối với loại đũa dùng một lần, có chăng chỉ quy định chung chung như không bẩn, không nhiễm vi khuẩn. Trên thực tế, những tiêu chuẩn ấy chưa thể giúp nhận biết chính xác độ vệ sinh của sản phẩm.

TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (bộ Y tế) cho biết, các chất như: sodium sulfite, sulfure dioxide… về nguyên tắc không được sử dụng trong chế biến thực phẩm và những sản phẩm tiếp xúc với con người qua đường miệng, bởi “hoá chất tồn đọng trên đũa dùng một lần có thể không nhiều để xảy ra ngộ độc cấp tính, nhưng nó sẽ dẫn đến tổn thương mãn tính”. Cũng theo TS Đáng, hoá chất có gốc lưu huỳnh như sulfure dioxide có thể gây rối loạn tại chỗ đường tiêu hoá, rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây loét niêm mạc đường tiêu hoá… Nếu sử dụng thường xuyên, độc chất có thể ngấm vào máu và tích luỹ, dẫn tới xáo trộn nhiệm vụ của gan, thận, cơ quan tạo máu… Và đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh mạn tính và ung thư.

Còn theo lời của TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm, đũa dùng một lần thường được làm từ loại tre có phẩm chất không tốt (tre non, tre tồn dư…), khả năng chịu ẩm mốc rất kém. Để chống nấm mốc và làm đũa trắng, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều cách như sấy khô, dùng hoá chất. Sấy khô ít được sử dụng vì giá thành cao lại mất nhiều thời gian nên dùng hoá chất là cách phổ biến hơn. Trong đó, lưu huỳnh là chất dễ sử dụng bởi giá rẻ, dễ mua, cách làm đơn giản… Đũa dùng một lần khi khử bằng lưu huỳnh sẽ phóng thích ra sulfure dioxide. Để đũa có mùi thơm át mùi hoá chất, người ta bỏ thêm vào đũa ngũ vị hương tạo mùi. Ông Thịnh lưu ý: “Sản phẩm càng trắng thì càng độc bởi liều lượng hoá chất tẩy lớn. Nếu có nhà sản xuất nào đó sử dụng cả chất tẩy trắng, tẩy nấm mốc của bên công nghiệp để dùng trong lĩnh vực thực phẩm như sodium sunfite thì sẽ nguy hiểm vô cùng vì đây là chất khử rất mạnh”. Vì đũa dùng một lần sử dụng trực tiếp, không qua bất kỳ giai đoạn rửa, hấp, tẩy nào nên nguy cơ hấp thụ hoá chất tồn dư trên đũa là rất cao.

Nhận diện đũa dùng một lần sấy lưu huỳnh rất dễ: bóc lớp nylông bên ngoài đũa đi sẽ ngửi thấy mùi hăng hắc rất khó chịu. Nếu có nhu cầu đũa dùng một lần, nên chọn loại đũa màu trắng ngà, không đốm đen, bao bì bảo quản không rách thủng, và mua ở những địa chỉ đã được giám sát về phẩm chất có uy tín.

NQ: Qua các nhận định của các nhà chuyên môn trên thì nguy cơ ẩn trong trong khi xử dụng đũa rất quan trọng, xin ý kiến của TS về việc gây ngộ độc do đũa có thể xảy ra cho người tiêu dùng thưa ông?

MTT: Đũa biến chất dễ gây ngộ độc, và có thể đưa đến ung thư, thưa Cô. Những chiếc đũa hết hạn thường tích tụ nước trong các sớ đũa. Đối với các loại đũa gỗ hay đũa sơn dùng trong gia đình thường được rửa liên tục, nếu không bảo quản khô ráo, những chiếc đũa này sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho các loại vi khuẩn như vi khuẩn hình kim và E.coli phát triển. Sau khi rửa, bỏ đũa vào trong tủ khiến sẽ khiến đũa bị biến chất và dễ gẫy nhanh hơn gấp năm lần.

Đũa biến màu phải thay ngay vì lúc này quá trình biến chất đã bắt đầu. Theo điều tra và kinh nghiệm dân gian, sau chu kỳ từ 3 đến 6 tháng, đũa bắt đầu có hiện tượng đổi màu. Lớp sơn bọc quanh đũa do tiếp xúc nhiều với nước và thức ăn nên bị bào mòn. Vậy nên sau thời gian dài sử dụng, nếu thấy đũa biến màu thì phải thay ngay vì lúc này đũa đã biến chất. Có hai nguyên nhân khiến đũa biến chất đổi màu là tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình nấu ăn và do vi khuẩn xâm lấn. Đũa biến chất thường có mùi chua và có các chấm mốc, đũa mốc tiết ra độc chất gây ung thư do hóa chất aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây ung thư gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nguyên nhân gây độc thực phẩm cấp tính thường do các loại vi khuẩn, còn gây nhiễm độc mãn tính là một số nấm mốc độc thường có trong đậu phộng, bắp, khô dừa, có thể sinh độc tố aflatoxin rất độc hại, là nguyên nhân gây ung thư gan. Aflatoxin không bị phân huỷ ở nhiệt độ sôi thông thường (1000C) mà chỉ bị phân huỷ trên 1200C. Nấm mốc dễ phát triển sau vài ngày trên các loại đũa sử dụng cho các thức ăn thuộc họ đậu, ngũ cốc đặc biệt là đậu phộng.

NQ: Đó là nói về các loại đũa gỗ, còn đũa làm bằng kim loại hay inox thì có an toàn hơn không, thưa TS?

MTT: Hiện nay trên thị trường, đũa inox đa số là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên ngoài hộp đựng hoàn toàn là tiếng nước ngoài. Ngoài ra, phẩm chất và giá cả cũng rất khác nhau.

Theo TS Nguyễn Ngọc Phong – Trưởng phòng Nghiên cứu Ăn mòn và Bảo vệ Vật liệu Kim loại (Viện Khoa học Vật liệu), hạn chế của đũa inox là bị dẫn nhiệt nên không thể sử dụng để nấu ăn. Ngoài ra, khi dùng để ăn thức ăn nóng cũng dễ bị bỏng tay.

Các chuyên gia vật liệu cảnh báo tuyệt đối không được sử dụng đũa mạ inox vì nhằm giảm giá thành của sản phẩm, nhà sản xuất có thể sử dụng các chất mạ kém chất lượng, pha tạp chất hoặc không mạ lớp đồng. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn gây nên những cọ xát cũng như việc đũa được sử dụng trong môi trường acid (chua, cay, mặn, ngọt) của thức ăn, sẽ khiến lớp mạ này bị bong tróc. Các chất mạ bằng kim loại nặng, nếu lẫn vào thức ăn, lâu ngày có thể tạo nên sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, dẫn đến các chứng bệnh ung thư.

NQ: Như vậy làm thế nào để bảo quản đũa thường dùng trong nhà thưa Ông?

MTT: Trúc và các loại gỗ tạp là hai vật liệu thường được dùng để chế tạo đũa, và cũng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển. Đũa biến màu sẽ bị biến chất, do thường xuyên sử dụng trong quá trình nấu ăn mà biến chất, và do lý do chính là bị vi khuẩn xâm lấn. Đa số đồ vật sẽ mốc trong vòng một ngày nếu không được rửa sạch sẽ.  Khi mua đũa về để xài, cần nên chú ý kỹ lưỡng về màu sắc ban đầu của đũa, nấu sôi đũa rồi để khô. Vì trong quá trình chế tạo, đũa rất dễ bị nhiễm khuẩn.  Có một số cách bảo quản đũa được các chuyên gia khuyên dùng.

Khi rửa đũa, rửa nhẹ tay để tránh bào mòn lớp vỏ bên ngoài đối với các loại đũa sơn. Lớp màu vỏ đũa có thể không phải màu thật của nó. Khi nấu ở nhiệt độ cao, các hóa chất ở bên ngoài đũa dễ bị phân hủy, gây ngộ độc kim loại. Các kim loại nặng như chì, benzen và các chất gây ung thư hay dung mỗi hữu cơ khác có thể xâm nhập vào cơ thể con người, gây ngộ độc và thậm chí ung thư sau thời gian dài sử dụng.

NQ: Xin cám ơn Ông về những thông tin vừa qua, vì thì giớ có hạn xin Ông đúc kết buổi hội luận hôm nay và có lời khuyên cho nào cho thính giả của Chương trình Tiếng Nói Da Vàng thưa Ông?

MTT: Qua câu chuyện trên đây, cùng với biết bao vấn nạn về an toàn thực phẩm của hàng tiêu dùng sản xuất từ TC, một số suy nghĩ sau đây có thể nói lên cung cách làm ăn của một hệ thống thống trị và quản lý đất nước theo cung cách xã hội chủ nghĩa. Đó là:

–  Não trạng của người cộng sản trong ba quốc gia trên thế giới là TC, Việt Nam và Bắc Hàn vẫn không thay đổi dù họ có tiếp cận với Tây Phương hay đã gia nhập vào WTO trong tiến trình toàn cầu hoá;

– Họ chỉ tập trung vào việc phát triển để mong thu hồi mức lợi nhuận tối đa, không cần lưu tâm đến những luật lệ họ đã cam kết với thế giới cũng như sức khoẻ của con người, ngay cả chính người dân của họ;

– Việc phát triển như trên là một phát triển không bền vững, một phát triển nghịch lý, phát triển chỉ phân bổ thành quả cho một thiểu số cầm quyền, còn tuyệt đại đa số người dân không được hưởng một phúc lợi nào do phát triển tạo ra cho xã hội.
Chúng ta, người Việt hải ngoại đã đến lúc cần phải đồng loạt giống lên tiếng nói để đánh thức lương tâm nhân loại trong việc phát triển nghịch lý hay phát triển âm của những quốc gia kể trên. Chính điều nầy đã tạọ thêm khoảng cách giàu-nghèo ở Việt Nam ngày càng tăng.

Làm được như thế tiến trình dân chủ ở Việt Nam có thể xảy ra nhanh hơn và tuyệt đại đa số người Việt trong nước có cơ may giảm bớt nỗi cơ cực do một chính sách phi nhân bản của cường quyền.

Xin hẹn Quý vị lần hội luận tới.

Radio Dallas 1600AM

Chương trình Tiếng Nói Da Vàng

 

Hoàng Xuân Hãn bàn chuyện đi sứ – Hoàng Yên Lưu

Bắc đình thời nào cũng vậy từ Tần Thủy Hoàng, Hán Quang Vũ, Đường Thái Tông, Tống Thần Tông, Nguyên Thế Tổ, Minh Thành Tổ, Thanh Càn Long cho tới Mao Trạch Đông… đều lăm le xâm lăng Nam quốc nếu có cơ hội và khả năng. Lòng tham không đáy, thủ đoạn dã man của rợ Hồ (như cách nói của Trần Quang Khải: “cầm hồ Hàm tử quan”) đã khiến dân Việt lúc nào cũng phải cảnh tỉnh và mài sẵn long tuyền (như Đặng Dung từng nói: “Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma”) để trảm xâm lăng bảo vệ giang sơn Hồng Lạc.

Đối với cường địch, dân Nam vốn kiên cường và dũng cảm nhưng “bất đắc dĩ dụng quyền”. Lại vì hiếu hòa, trọng nhân ái như Nguyễn Trãi từng viết trong Bình Ngô đại cáo: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn. Đem chí nhân để thay cường bạo”, nên trước lúc giao tranh và sau khi thắng trận, ta vẫn thường sử dụng “lễ”, nghĩa là ngoại giao để thức tỉnh kẻ thù rằng nên sớm tỉnh ngộ, tránh thảm bại nếu xâm phạm đất của “nam đế” như Tướng quân Lý‎ Th‎ờng Kiệt từng khuyến cáo bọn đồ tể từ Biện Kinh kéo sang ta: “nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

“Tiên lễ hậu binh”nên trong ngoại giao cần nhất vai trò của sứ giả. Hoàng Xuân Hãn trong tác phẩm Lý‎ Th‎ờng Kiệt kể chuyện sứ giả đại diện cho vua Lý‎ lא Đào Tông Nguyên theo lệnh vua nước ta, vào năm 1078 sang sứ Tống, mượn cớ cống voi nhưng chủ tâm đòi lại châu Quảng Nguyên, vốn đất ta mà bọn Quách Quỳ chiếm đoạt. Ta lấy lại được Quảng Nguyên nhờ có vua hiền, tôi giỏi, lại thêm sứ giả tài ba nên Tống Thần Tông biết khó nuốt châu quận của đất Việt phải cắn răng trả Quảng Nguyên cho phương Nam. Người sau mai mỉa vua tôi nhà Tống trong sự kiện ngoại giao này:

Nhân tham Giao chỉ tượng

Khước thất Quảng nguyên kim.

(Vì tham voi giao chỉ nên mất vàng Quảng Nguyên)

Hoàng Xuân Hãn luôn luôn ca tụng chính sách ngoại giao và bảo vệ giang sơn của tổ tiên chúng ta:
“Nếu ai xét lịch sử Nam tiến của dân tộc Trung Quốc, thì không thể không ngạc nhiên trước sự ngày nay còn có nước Việt Nam tự chủ trong khi các bộ lạc “Man-di”đã bị thôn tính từ triền sông Dương Tử đến sơn tuyến từ Ấn Độ sang Đông Hải nước ta. Các nước ở phương Nam đã không bị quận huyện, chính nhờ sơn tuyến ấy, chỉ trừ đất Lạc Việt thì có năm đường thủy lục từ biên giới Bắc, châu vào trung nguyên triền sông Nhị, lớn chỉ bằng một phủ của Trung Quốc mà thôi. Sự tồn tại ấy đã nhờ vào các đức tính thông minh, bền bỉ, tự hào của con cháu Lạc dân; biết học tập văn hóa người mà không để thâu hóa; biết lợi dụng hình thế, thời tiết, khí hậu nước mình; biết thừa cơ thế yếu tạm thời của Trung Quốc mà giải phóng nước mình; biết khống chế Nam thùy không để Trung Quốc lừa gạt liên minh để phân tán thế lực ta; biết thâu hóa những dân tộc hoặc cá nhân dị chủng, kể cả những người đến đô hộ mình; và biết nhún nhường, hòa hảo đối với Trung Quốc khi họ không tỏ ý xâm lăng”.

Trong lãnh vực quân sự và chính trị ta đã có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Quang Trung. Còn bảng vàng ngoại giao đời sau kể tới Đào Tông Nguyên, Mạc Đĩnh Chi, nhất là

Nguyễn Biểu và Lê Quý‎ ׀פn.

Sứ giả không những phải học rộng tài cao, có thể dùng học vấn và ngôn ngữ để khuất phục kẻ thù, khiến đối phương ở nơi tự hào là nguồn cội Khổng-Mạnh, nơi sản xuất Kinh Thi và Sở Từ cũng phải tâm phục khẩu phục. Vì phục sứ giả nên vua quan phương Bắc không thể coi phương Nam là man di mọi rợ được. Đó là Lê Quý Đôn ở tuổi ba mươi đã khiến kẻ sĩ Bắc đình nghiêng mình kính trọng.

Hoàng Xuân Hãn trong bài Lê Quý Đôn đi sứ Thanh đã cho chúng ta biết: “Trong bài Đề Từ sách Bắc Sứ Thông Lục, ông kể chuyện rằng: “Khi ta mới tám chín tuổi, học sách Luận Ngữ (Khổng Tử) với cha, đến câu “Làm việc biết điều đáng thẹn, đi sứ bốn phương mà không làm nhục mệnh Vua, như thế có thể gọi là kẻ Sĩ”, cha tôi hỏi: “Mày có thể làm như vậy không?”Tôi đáp: “Chỉ biết thẹn là khó mà thôi. Còn đi sứ làm vẻ vang Nước nhà, làm trọng mệnh Vua, thì có khó gì?”Cha tôi cười mà bảo: “Thằng bé này có hào khí!”và dạy rằng: “Ý khí thì cố nhiên nên hào, nhưng không nên quá. Nên không nhún, không rời phẩm cách, nhưng phải nhã nhẵn, nhẹ nhàng, đừng để lộ ra một chút thô suất”.

Tôi thưa: “vâng”.”

Sử gia nhắc lại:

“Gần cuối triều Lê, đời Cảnh Hưng, hai lễ tuế cống năm 1756 và 1759 cử hành từ kinh đô Thăng Long vào đầu năm 1760. Vả chăng ở nước ta, trước đó 20 năm, đã có chuyện đổi vua mà giấu ‘Thiên Triều’. Nguyên là, năm 1735, khi vua Long Đức (Thuần Tông) mất, chúa Trịnh Giang lập em vua lên ngôi với niên hiệu Vĩnh Hựu. Vua Thanh cũng chịu sắc phong. Nhưng đến năm 1740, có phe đảng lập kế truất Trịnh Giang để lập Trịnh Doanh và nhân đó bỏ vua Vĩnh Hựu mà lập con vua trước, với niên hiệu Cảnh Hưng. Việc này tất nhiên không để vua Thanh biết. Vậy thì vua Cảnh Hưng ở ngôi trong 20 năm mà không có sắc phong của vua Thanh. Đối với Thanh, ta vẫn phải lấy tên vua Vĩnh Hựu để giao thiệp, và đối nội thì vua này được tôn làm Thái Thượng Hoàng. Trong khi đang sửa soạn việc tuế cống này, Thái Thượng Hoàng mất (8-6 Kỷ Mão 1759). Triều đình ta nhân dịp, xin phó thêm sứ vụ: việc cáo ai và cầu phong.

Sứ bộ gồm: chánh sứ Trần Huy Mật 45 tuổi, người huyện Đông Sơn xứ Thanh Hóa, đậu tiến sĩ năm 1736; giáp phó sứ (phó sứ số 1) Lê Quý Đôn 33 tuổi, người huyện Diên Hà xứ Hải Dương, đậu bảng nhãn khoa 1752; và ất phó sứ (phó sứ số 2) là Trịnh Xuân Chú 55 tuổi, người huyện Đông Ngạn xứ Kinh Bắc, đậu tiến sĩ khoa 1748. Công chức phụ tá gọi là hành nhân, có 9 người, 3 thông sự (phiên dịch), 2 trung thư (thư kí), 2 y viện (y sĩ) và 2 người thường vụ. Các sứ lại được chọn một số tùy nhân để giúp việc riêng, số là 11 người; và có thể đem theo một người bà con thân cận gọi là môn tử. Lần này với 2 môn tử, sứ bộ gồm tất cả 25 người.

“Vì còn ít tuổi, chức tước chưa cao, cho nên ông chỉ được sung phó sứ số một, nhưng kì thật thì trong các cuộc ứng đối, ông đứng hàng đầu. Trong phần nhỏ sách ký sự của ông còn lại, ta cũng thấy người Trung Quốc để ý đến ông hơn chánh sứ nhiều. Lời ông viết nối trong Đề Từ: “Từ trước đến nay, văn thần được tuyển đi sứ là trên dưới 50 tuổi. Mà tôi vâng mệnh đi lần này, tuổi mới hơn 30, bề ngoài còn hăng hái sỗ sàng. Tự vui thích chơi bời bay nhảy, cảm tình với xưa, tò mò với nay. Đến đâu cũng đề vịnh (xướng họa với chánh sứ đến vài trăm bài). Đến những chỗ công sảnh, nhà quan, hễ thấy đối liễn, thơ đề trên quạt, ta đều nhẩm ghi để khi về thuyền sao lại. Ta lại được các bậc cao sĩ phu Trung Châu đem thi từ thân tặng. Cho nên trong lúc này có ghi nhiều văn từ thấy ở các công thự, ở phong cảnh núi sông, những lời hỏi đáp với các quan liêu”.

Sự thành tựu của sứ vụ, thì ông tự phê bình trong Đề Từ:

“Ta vừa qua Nam Quan, liền gặp quan Tuần Kiểm họ Tra đưa thơ thách họa. Dọc đường gặp các quan liêu, bậc cả, sĩ phu đặt những câu hỏi hóc búa, họ bắt bẻ tranh luận như là kẻ địch. Lại có sứ Triều Tiên, quan Khâm Sai bạn tống đều là những bậc văn hào. Họ đã không coi mình là người nước ngoài mà khinh, đã tiếp chuyện nhiều lần. Tôi may nhờ hồng phúc, dùng văn tự nói chuyện, may khỏi bị khinh khi, mà còn được tán khen. Các sách Quần Thư Khảo Biện và Thánh Mô Hiền Phạm Lục là những sách tôi soạn trước 30 tuổi, được các người thích và giữ như của quí. Vậy mới biết lòng người không khác nhau. Lấy lòng thành thật chính trực đãi nhau, lấy văn tự làm quen nhau thì người bốn bể đều là anh em cả … Vả chăng nếu mình rụt rè, tự coi mình là người nơi xa vắng, ít giao tiếp, ít nói năng thì bị người ta khinh bạc, mà dùng tiếng Di Ngôn Di Sứ (lời mọi, sứ mọi) mà chỉ chúng ta”.

Trí thức phương Trung nguyên đã bị Lê Quý Đôn chinh phục qua những lời hỏi đáp. Chẳng hạn khi một danh Nho nhà Thanh là Chu Bội Liên đặt một câu hỏi chê nước ta không có thành quách nguy nga, lập tức nhận được câu trả lời ngầm nhấn mạnh “chỉ vì họa ngoại xâm từ phương Bắc rình rập nên phải có kế hoạch phòng vệ thích nghi”.

“Chu nói: “Quí quốc có nhiều người tài nghệ như thế, mà tôi nghe rằng hiện nay, các trị sở tại trấn, phủ, huyện đều không có thành quách, là tại sao?”

Lê Quý Đôn đáp: “Sách Hán chí chép: Giao chỉ có hơn 60 thành. Gần đây, trong khoảng triều Minh cai trị, cũng đắp hơn 20 thành. Không phải rằng nước tôi không biết giữ nếp cũ, nhưng ban đầu, khi quốc triều (Lê) mới lập, đã san bằng hết. Chỉ ở trấn thị, đắp lũy đất mà thôi. Tôi trộm nghĩ rằng đó bởi có thâm ý…”

Chu hỏi: “Tại sao?”

Đáp: “Nước nhỏ tôi và nước lớn Ngài, sự thể không giống nhau. Nay may được Thánh triều ôm ấp vỗ về, hai nước thành một nhà, không phải trở lại lo nữa. Nhưng trong buổi đầu triều Nguyên và triều Minh, bị tụi biên thần tham công mà sinh sự với nước tôi. Chúng tôi sợ bị đột nhập. Nếu tụ nhau ở trong một thành, ngồi để chịu vây đánh, thì chẳng là kế hay. Dân chúng là lính, làng mạc là của. Nếu ở linh tinh phân tán, thì muốn đánh cũng không chỗ nào mà đánh, muốn cướp cũng không thấy đâu mà cướp. Trái lại, nhân chỗ họ mà phá rối, đặt phục mà cản đường. Làm như vậy mới có thể giữ nước”.
Những câu trả lời trên thật là lý thú. Một mặt, nhờ Lê Quý Đôn nhắc lại, chúng ta được biết cái cửa Thiên An Môn cùng 8 cửa khác của thành Bắc Kinh là công trình của người nước ta, cũng như doanh thự trong thành. Việc nầy người Trung Quốc đời nay vẫn biết. Một mặt khác, ông đã giải thích một cách chí lý chiến lược “của không nhà trống”, phân tán du kích, để cảnh giác người Thanh. Chu Bội Liên phải khen rằng: “Sứ quân biện cực tài! Nhưng cuối cùng, tôi cho rằng như thế không bằng xây thành quách làm hiểm trở mà tự thủ…!”

Rồi sau khi Lê Quý Đôn lý luận bác thuyết Việt Thường hiến bạch trị cho Chu Vương và Chu Vương cho xe chỉ nam, Bội Liên mừng rỡ mà khen: “Bàn luận thật là khoái, khiến người thán phục và kính trọng!”.
Và ngày nay, đọc đến đây, cũng phải thán phục một người trẻ tuổi, học tiếng nước ngoài, phải theo đòi cử nghiệp, mà đã kiến thức mông mênh, lý luận chắc chắn, ứng đối mẫn tiệp như Lê Quý Đôn. Thật ông đã làm đúng như lời hứa với cha khi tám chín tuổi: làm vẻ vang Nước nhà”.

Trong bản dịch Nghĩa sĩ truyện của Hoàng Trừng, kể lại chuyện vị đại anh hùng thời Trần mạt là Nguyễn Biểu, Hoàng Xuân Hãn lại có cơ hội nói về một đại sứ giả của nước ta khi vận nước chông chênh trước giặc Minh tàn bạo:

“Đức Nguyễn-Biểu, người huyện Chi-la, làng Bình-hồ. Đậu Thái-học-sinh. Về đời Trần Trùng-quang làm quan đến chức Điện-tiền-thị-ngự-sử. Tính Ngài rất cương trực, gặp việc gì thì quả-quyết nói ngay. Trước hồi bấy giờ, giặc Minh sai Trương-Phụ đắp thành trên núi Nghĩa-liệt. Vua Trùng-quang đắp thành ở Chi-la về phía nam sông, cùng giặc đối lũy.

Sau vua vào Hóa-châu. Trong khoảng đời vua Minh Thành-tổ hiệu Vĩnh-lạc có xuống chiếu tìm con cháu nhà Trần. Vua bèn sai Ngài sung chức đi cầu phong. Ngài bèn lạy trước bệ vua để lĩnh mệnh; tiện đường qua thăm nhà, yết tổ-tiên và sắm sửa đồ lề, rồi mới ra đi. Khi tới trước tướng giặc Trương-Phụ, bọn giặc bảo Ngài lạy. Ngài đứng trơ không nhúc-nhích. Nhân thế, giặc đặt tiệc thết, nấu một đầu người mà mời, cốt để dò cho rõ ý Ngài. Ngài tức thì lấy đũa, khoét hai mắt, hòa với giấm mà nuốt (trong bản chép có chua thêm rằng: Lúc tiệc bày ra, Ngài cười mà nói: đã mấy lúc mà người Nam được ăn đầu người Bắc). Trương-Phụ than rằng: “Thực là một tráng-sĩ, thấy thế mà không kinh sợ”. Giặc biết Ngài không chịu khuất, lấy lễ phép mà mời Ngài về.

Ngài về tới cầu Lam. Có tên Phan-Liêu là con Phan Quý-Hựu, người làng Bàn-thạch, huyện Thạch-hà, trước đã hàng với giặc, được làm tri-châu Nghệ-an và hay cùng giặc vào ra bàn-bạc. Nhân đó, Trương-Phụ hỏi Liêu rằng Ngài là người thế nào? Liêu vốn cùng Ngài không thích-hợp, nên nói rằng: “Người ấy là một người hào-kiệt nước An-nam. Nếu Ngài muốn lấy nước An-nam mà lại thả người ấy ra thì việc làm sao xong được”. Trương-Phụ cho là phải, tức thì sai người đuổi bắt trở lại. Ngài tự đoán chắc là phải giết, bèn lấy tay đề vào cột cầu Lam rằng: “Thất nguyệt sơ nhất nhật Nguyễn-Biểu tử” nghĩa là “ngày mồng một tháng bảy Nguyễn-Biểu mất”.

Ngài bèn trở lại. Trương-Phụ trách Ngài vô-lễ, người hầu bắt Ngài lạy. Ngài càng không chịu khuất, và nghiêm sắc mặt mà mắng Trương-Phụ rằng: “Bề trong thì lấy kế để mưu đánh lấy, bề ngoài thì phao rằng đem quân sang để làm việc nhân-nghĩa. Đã hứa lập con cháu nhà Trần, mà lại đặt bày ra quận huyện để cai-trị. Không những cướp của-cải quý báu, mà lại còn giết hại sinh-dân. Bay thực là tụi giặc làm càn!”

Trương-Phụ giận lắm, trói Ngài vào dưới cầu Lam, trước chùa Yên-quốc, rồi đánh chết (bản chép có chua thêm: lúc ấy, ba ngày nước thủy-triều không lên đến đó. Ngài vẫn mắng Phụ không dứt tiếng. Phụ cho là có thần giúp, bèn cởi trói và đem trói trước cửa chùa Yên-quốc rồi đánh chết). Sau lúc Ngài mất (bản chữ Hán có chép thêm rằng: Phụ vì nghĩa mà lấy hậu-lễ đem táng Ngài ở làng Bình-hồ. Bây giờ trước miếu là lăng đó). Vua nghe tin lấy làm đau-đớn và than-tiếc.

Vua Lê Thái-tổ khởi nghĩa ở núi Lam-sơn, cùng quân Minh đánh nhau ở chùa Bình-than. Ngài báo mộng rằng sẽ đến giúp. Quả thực, quân Minh thua to. Sau lúc đã đại-định rồi, vua hạ chiếu lập đền thờ ở làng cũ, sắc phong làm Nghĩa-sĩ đại-vương, sai quan mỗi năm về tế: cho cắt một người trong con cháu làm chức phúng lễ, hai người phụ-tế, sáu tên hầu rượu để thờ Ngài.

Về sau, con cháu Ngài, đời đời quý hiển người ta cho là vì lòng trung-nghĩa của Ngài mà giời báo đáp.
Ôi! lúc thời mạt, cúi đầu mà theo, bỗng nhiên không kẻ vì vua can-gián; khi gặp nạn, tiết-tháo thay đổi, ai là tôi giỏi, vì nghĩa chết trung. Chỉ có Ngài, gặp thời vận hết, nước nhà nghiêng đổ lìa tan mà hay vì nước hết lòng trung, bỏ thân giữ nghĩa. Làm như vậy, nghìn năm sau, nghe tiếng Ngài, người ta vẫn tưởng rằng sinh-khí Ngài còn rõ-ràng trước mắt. Hoặc là cuộc đời thay đổi, kẻ đã hàng giặc, thấy đó mà không thẹn lắm ru!”

Đi sứ như Lê Quý Đôn và Nguyễn Biểu mới không làm nhục dân tộc, không tủi hổ là con Rồng cháu Tiên. Còn học thói Trần Di Ái đi sứ Nguyên, dù là chú vua Trần nhưng chỉ vì danh lợi và hèn nhát nên đã cam tâm làm tôi tớ Bắc đình bán rẻ quốc gia hay như Trương Quyền là sứ giả của Lưu Chương, chúa Tây Thục, vì lợi riêng mà mang bản đồ quê hương hết dâng cho Tào Tháo không xong lại mang hiến cho Lưu Bị thì tránh sao không bị muôn đời mai mỉa và thóa mạ.

Tài liệu tham khảo:

 – Lê Quý Đôn đi sứ nước Thanh -Hoàng Xuân Hãn- Giai Phẩm Đoàn Kết Xuân 80

 – Nguyễn Biểu, một gương nghĩa liệt -Tuyển tập La sơn Yên hồ q.2, do nhóm Hữu Ngọc soạn 1998

Nguồn:   http://thoibao.com/hoang-xuan-han-ban-chuyen-di-su/

 

Vui cười 

Hai người phụ nữ trò chuyện:

Ông xã tui hư dễ sợ. Hôm qua lợi dụng lúc tôi đi vắng, ổng liền rủ rê kéo bạn bè về nhậu nguyên một nhà…

– Thế hôm qua chị đi đâu?

– Tui bận đi chơi bài tứ sắc.

 

Một gã trông bơ phờ tạt vào quán rượu hỏi:

– Tối hôm qua tôi ở đây phải không?

Anh phục vụ trả lời:

– Đúng đấy!

– Tôi tiêu hết bao nhiêu tiền?

– Khoảng 100 đôla.

– Ôi trời! Thế mà tôi cứ nghĩ là đánh rơi đâu mất số tiền đó.

 

Dầu hỏa thời Việt Nam Cộng Hòa – Tú Hoa

 A. KHÁI QUÁT:

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa của ông đã đặt nền móng đầu tiên cho nền kỹ nghệ dầu hỏa của dân tộc Việt Nam ta. Cộng Sản Hà Nội đã mất gần 20 năm mới có thể tiếp tục lại những dự án khai thác dầu hỏa mà Chính Phủ Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa cho tiến hành.

Mãi qua năm 1994, thì sản lượng dầu hỏa của Viêt Nam mới được khỏi sắc lên trên 200 ngàn thùng một ngày với sự đầu tư của giới “BẢY CHỊ EM,” tức là tiếng lóng chỉ giới tư bản dầu hỏa hàng đầu do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Những nơi mà giới “BẢY CHỊ EM” vào khai thác vào thập niên 1990 và 2000 điều đều xuất phát từ kết quả thăm dò dầu hỏa mà Việt Nam Cộng Hòa đã thành công thăm dò trước đó.

B. GIÂY PHÚT LỊCH SỬ:

Vào hai giờ trưa ngày 17 tháng Tám năm 1974, dân tộc Việt chính thức đặt mũi khoan đầu tiên cho nền dầu khí Việt Nam tại ngoài khơi Sài Gòn- Vũng Tàu (Sài Gòn Sabu Basin) với một báo cáo lượng trữ có thể lên đến trên hai tỷ thùng làm mọi người trên dàn khoan mừng chảy nước mắt. Các dữ liệu thăm dò ngoài khơi do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiến hành cho thấy Việt Nam Cộng Hòa sẽ trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu hỏa.

Như vậy, tháng Tám năm 2014 là kỷ niệm đúng 40 năm lịch sử nền dầu hỏa của dân tộc Việt Nam khai trương nhưng không thấy báo đài hay các sử gia nào nhắc đến. Có lẽ, trận hải chiến Hoàng Sa làm nhạt nhòa đi sự kiện trọng đại này của nền văn minh văn hiến nước nhà.

Sau năm 1994, khi giới “BẢY CHỊ EM” vào lại Việt Nam, họ tiếp tục theo những tài liệu cũ của Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Thiệu mà đầu tư khai thác ngay, đặt dàn khoan xây ống dẫn khí ngay đúng vị trí, dẫn dầu ngay mà không cần tốn kém thêm các ngân khoản cho thăm dò, tính toán và kiến thiết. Đó là lý do tại sao, sản lượng dầu thô của Việt Nam nhanh chống tang gấp đôi ngay sau năm 1994. Các giai đoạn thăm dò tính toán tốn kém đã được Việt Nam Cộng Hòa làm sẳn trước đó rồi.

Bản đồ phía dưới đây là vị trí các mỏ dầu ngoài hải phận Việt Nam từ huớng Vũng Tàu trở xuống Phú Quốc mà công trình khai thác tính toán của Việt Nam Cộng Hòa thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã để lại. Mãi qua năm 2000, các lô mỏ dầu mới mới bắt đầu được thăm dò, nhưng do Trung Quốc tiếp tục gây hấn khiến giới “BẢY CHỊ EM” lưỡng lự ngần ngại bỏ vốn thăm dò vì quá tốn kém mà tình hình lại bất ổn cho đến khi vận động được hậu trường chính trị Hoa Kỳ bầu Obama làm Tổng Thống với cam kết thực thi chính sách “Nhìn Về Châu Á.”

Bản Đồ 1:

Do đó, từ năm 2005 trở đi thì sản lượng dầu hỏa của Việt Nam hơi suy sụp một chút vì sản lượng các mỏ đã khai thác có phần giãm và các mỏ mới thì lại đang trong giằng co dàn xếp trước sự đe dọa hung hăng của Trung Cộng. Tuy nhiên, các vùng mỏ mới này cũng là sự lan rộng ra các vùng hải phận phụ cận từ các các mỏ dầu củ, kiểm chứng lại những tính toán từ tài liệu cũ có từ thời ông Thiệu.

Kỹ sư Khương Hữu Diệu, Giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam Cộng Hòa đã cho loan tin thành công thăm dò khai thác dầu hỏa của Việt Nam Cộng Hòa trên tờ báo Quản Trị Xí Nghiệp vào tháng 10 năm 1974. Nay, bài báo này trở thành một sử lliệu, sử chứng vô cùng quan trọng cho lịch sử văn minh, văn hiến nước nhà. Giới sưu tầm cổ ngoạn, báo cũ sách cũ cũng rất hào hứng muốn có được nguyên bản tạp chí này.

Khởi nghiệp của nền dầu hỏa Việt Nam Cộng Hòa thật ra đã được bắt đầu từ năm 1968 và chật vật mãi đến năm 1974 thì bước thành đầu tiên mới gặt hái được chứ không phải một sớm một chiều mà có.

Năm 1968, thông qua sự hợp tác của cơ quan CCOP (“Coordinating Committee for Offshore Prospecting in Asia”) dưới quyền của Liên Hiệp Quốc, nay có trụ sở tại Bangkok Thái Lan, cùng với sự hợp tác của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hơn 10 ngàn kilogram thuốc nổ đã được vận chuyển tới các vị trí thăm dò. Kết quả số liệu từ cuộc thăm dò này khả quan dẫn đến những nỗ lực khoan dầu khai thác những năm sau đó.

C. DI SẢN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA CHO SỰ PHÁT TRIỂN DẦU HỎA:

Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, Lê Duẫn, lúc bấy giờ là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, đuổi hết giới “BẢY CHỊ EM” đang kiến thiết dàn khoan khai thác tại những nơi mà Việt Nam Cộng Hòa đã thăm dò, đem toàn bộ tài liệu này đưa cho Liên Xô với hy vọng vừa trả nợ, vừa nhờ Liên Xô giúp đở khai thác. Công Ty Việt-Xô Petro của Cộng Sản Hà Nội thành lập từ đó.

Tuy nhiên, Liên Xô lại là một nước thừa mứa dầu hỏa trong một nền kinh tế yếu kém do nhà nước kiểm soát mọi mặt khiến thị trường bán buôn bị tê liệt nên thật sự không mặn mà với món quà mỏ dầu mà Lê Duẫn trả ơn. Hơn nữa, sở trường khai thác dầu hỏa của Liên Xô là trong lục địa, không phải ngoài hải phận nên kỹ thuật khai thác ngoài hải phận của Liên Xô gần như là con số không. Biểu đồ phía dưới cho thấy sản lượng dầu hỏa của Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1995, 20 năm trôi qua chỉ là con số không cho đến khi có BẢY CHỊ EM vào Việt Nam đầu tư lại từ năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận.

Do đó, nền dầu hỏa Việt Nam tưởng đang có cơ hội bùng phát thành cường quốc thì bổng nhiên bị trì trệ hoàn toàn. Cơ sở hạ tầng cho nền nghệ dầu hỏa từ sản xuất ống dẫn dầu, thiết bị, nhà máy điện khí đốt , hệ thống dẫn dầu..vân vân, hoàn toàn không được xây dựng tại Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1995, tức là hai mươi năm đứng lại và tụt hậu.

Sau đây là các mỏ dầu quan trọng đầu tiên do Việt Nam Cộng Hòa thăm dò khám phá và được Cộng Sản Hà Nội cho giới BẢY CHỊ EM khai thác trở lại sau năm 1994:

I. Vùng Cửu Long Basin:

a. Mỏ Bạch Hổ ( White Tiger): nằm ngay ngoài khơi Vũng Tàu- Sài Gòn:

Hãng Mobil của giới “BẢY CHỊ EM” đã thăm dò và tìm ra mỏ này vào tháng Hai năm 1975 dựa theo sự thăm dò phỏng đoán trước đó của phía bên Việt Nam Cộng Hòa. Lê Duẫn ra lệnh đuổi Mobil đi sau 30 tháng Tư năm 1975, Mobil bị mất trắng và mãi đến năm 1994 , hãng Mobil mới được Cộng Sản Hà Nội rối rít mời lại. Mức sản xuất được ghi nhận là 250 ngàn thùng mỗi ngày.

Bản Đồ 2:

b. Mỏ Rạng Đông được ghi nhận là đã bơm được ba ngàn thùng một ngày kể từ năm 2008. Mỏ dầu này cách Vũng Tàu 135 km, do Nippon Nippon Oil & Gas Exploration điều hành với 46 % cổ phần.Nippon dựa trên số liệu thăm dò của Việt Nam Cộng Hòa và công ty Shell. Cũng xin được lưu ý là công ty Shell đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1894, tức là cuối thế kỷ thứ XIX (Mười Chín.)

c. Các mỏ còn lại trong Vùng Cửu Long Basin : Năm 2001, dựa trên những số liệu sẳn có từ phía Việt Nam Cộng Hòa để lại khi thăm dò Cửu Long Basin tại block 15-1, hãng KNOC-Korean National Oil Company khám phá những mỏ dầu: Sư Tử Đen(Black Tiger) , Sư Tử Vàng( Golden Lion ) và Sư tử Trắng( White Lion ) với trữ lượng 400 triệu thùng (xin coi bản đồ 2)

II. Vùng Nam Côn Sơn Basin :

Mỏ Rồng Xanh( Blue Dragon): Hãng Mobil cũng dự kiến khai thác mỏ này năm 1975 với dự đoán trữ lượng lên đến 40 triệu thùng. Ghi nhận là Mobil (nay là ExxonMobi) hiện đang sở hữu 38% cổ phần các dự án khai thác tại nơi này khi được Cộng Sản Hà Nội mời lại sau năm 1994.

Vùng Nam Côn Sơn Basin cũng là vùng mà phía Việt Nam Cộng Hòa tích cực thúc đẩy thăm dò để ghi dữ liệu. Công ty Shell và Mobil đã có những hứa hẹn đầu tư lớn và cũng đã bắt đầu đầu tư vào khai thác dầu vùng này dưới thời Tổng Thống Thiệu nhưng giới chiến lược gia tại Nhà Trắng và Langley đang có những âm mưu khác cần phải thi hành nên ra tay giựt sập Việt Nam Cộng Hòa bằng mọi giá khiến mọi nổ lực đầu tư hoàn toàn bị gián đoạn.

Sản lượng dầu hỏa của Việt Nam nhanh chóng vượt qua mức 200 ngàn thùng mỗi ngày và lên đến trên 300 ngàn thùng mỗi ngày sau hơn hai mươi năm èo uột sản xuất gần như ở mức zero ( 1975-1995) hoàn toàn là nhờ sự đầu tư của giới BẢY CHỊ EM vào Việt Nam tiếp nối những dự án sẵn có từ phía Việt Nam Cộng Hòa tại mỏ Bạch Hổ và những dữ liệu thăm dò trên các vùng lân cận của Cửu Long Basin cũng như Nam Côn Sơn Basin. Riêng mỏ Bạch Hổ do phía Việt Nam Cộng Hòa thăm dò và cho công ty Mobil khai thác trước 30 tháng Tư năm 1975 đã có thể có mức sản lượng trên 200 ngàn thùng mổi ngày sau 20 năm bị gián đoạn bởi phương thức làm ăn èo uột của Việt-Xô Petro Xã Hội Chủ Nghĩa.

Nói một cách khác, Việt Nam Cộng Hòa đã “spear head” (tiên phuông hay tiên phong) cho nền kỹ nghệ khai thác dầu hỏa Việt Nam, thông qua công tác thăm dò, ghi nhận những dữ liệu thuyết phục về trữ lượng dầu hỏa của Việt Nam và đưa mỏ Bạch Hổ cũng như toàn vùng Cửu Long Basin vào sự chú ý của giới đầu tư thế giới, của các IOC’s (International Oil Companies), trong đó có công ty Mobil và Shell.

Việt Nam Cộng Hòa đã dọn cơm sẵn, Cộng Sản Hà Nội chỉ có mỗi một việc tiếp nối mà cũng làm không xong, MẤT ĐẾN HAI MƯƠI NĂM tụt hậu để đến nỗi kỹ thuật khai thác phải nhờ cả Đại Hàn, Thái Lan, Singapore,… đầu tư vào.

D. KẾT:

Mặc dù bị tan nát vì những đợt tấn công cuồng bạo của Cộng Sản Bắc Việt kể từ năm 1968, nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn ráng nỗ lực tìm kiếm cho mình những phát triển về kinh tế và văn minh. Thời gian qua đi, thành quả từ những nổ lực này bị chìm vào quên lãng nhưng giá trị và ý nghĩa của nó vẫn còn tồn tại và hữu dụng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay.

Thông qua sự phát triển kỹ nghệ dầu hỏa của Việt Nam, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy nền văn minh văn hiến và phát triển của Việt Nam Cộng Hòa, dù cố tình bôi nhọ hoặc tìm cách làm gián đoạn, cũng vẫn sẽ tiếp tục cống hiến không ngừng cho sự phát triển văn minh trong tương lai cho dân tộc Việt Nam.

Nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/95762/dau-hoa-thoi-viet-nam-cong-hoa/2015/05

 

30/04 và «Con Ngựa Thành Troie» – Nguyễn thị Cỏ May

Trong mấy ngày cuối tháng 04/15, nhiều người Việt nam ở tuổi hiểu biết hồi 40 năm trước khó tránh không cảm thấy những xúc động ray rứt trong lòng. Ngày 26/04, gia đình Cỏ May tôi, sau hơn 2 tháng ở Mã-lai, trong đất liền, vùng Mersing (viết theo âm đọc, không biết có đúng tên gọi địa danh này hay không) tới trại tiếp cư ở ngoại ô phía Đông-Bắc Paris, thành phố Épinay sur Seine, thuộc tỉnh 93 Seine Saint-Denis. Qua cuối tuần đó, một thanh niên Pháp làm việc cho Trung tâm Tiếp cư (Trung tâm Tiếp cư thường là thứ «ký túc xá» dành cho những người lao động trẻ – Foyer des jeunes travailleurs – hoặc công nhơn ngoại quốc độc thân tới Pháp làm việc ở tạm với tiền phòng rẻ, do chánh quyền mướn đón nhận ngưòi tỵ nạn tới Pháp trong vòng 1 tháng để chờ đi định cư nơi khác, thường là ở các tỉnh) chở Cỏ May tôi với vài người tỵ nạn nữa ra Paris tham dự biểu tình ngày 30/04/78 do các Hội đoàn người Việt nam ở đây tổ chức.

Lúc bấy giờ, người tham dự biểu tình rất đông, cả ngàn người, vì phần lớn vừa tới Pháp, được nuôi ăn ở, được 200 frc / người, tiền túi cho suốt thời gian tạm ở đây, chưa phải đi làm. Hơn nữa, vì vừa rời khỏi Việt nam, chạy thoát nạn vc, khổ nhục đủ điều, nên lòng thù hận còn ngủn ngụt sôi. Gặp vc ở đây, chắc chắn họ túm ngay bỏ thẳng vào miệng nuốt trộng như trăn, rắn ăn mồi vậy. Nhưng ngày nay, trong những người đó, có không ít người về Việt nam ăn chơi, vui cười hỉ hả, bồ nhí, phi công trẻ,… Và ngày nay, ở Paris, tổ chức biểu tình ngày 30/04 hay ngày Quốc tế Nhơn quyền, thì nhiều lắm được năm ba chục ngưòi tới tham dự.

Ở đời, xưa nay, không có chuyện gì mà không thay đổi bao giờ. Luật vô thường mà!

Nhơn Ngày 30/04, Cỏ May tôi muốn nhắc lại một chuyện cũ và những người cũ đã đóng góp khá tích cực cho Miền nam mất vào tay cộng sản.

Về một Thư Mời

Cũng trong cùng thời điểm, Cỏ May tôi tình cờ bắt được «Gìấy Mời kiều bào tham dự NGÀY HƯỚNG VỀ MIỀN NAM nhân dịp kỷ niệm hai năm ký kết Hiệp Định Paris về Việt nam» kẹp trong một quyển sách củ của một người bạn cho.

NGÀY HƯỚNG VỀ MIỀN NAM tổ chức tại Foyer International d’Accueil, 30 rue Cabanis, 75014 Paris, từ 14 giờ 30 tới 19 giờ 30 ngày 26 tháng 1 năm 1975.

Chương trình gồm 3 điểm:

I – Hội thảo về 2 đề tài:

Hai năm thi hành Hiệp Định Paris

Các phong trào nhân dân tranh đấu tại Miền nam Việt nam

II – Triển lãm về đời sống và cuộc đấu tranh đòi hòa bình và cơm áo của nhân dân thành thị Miền nam

III – Chiếu phim “Chiến tranh Vìệt nam vẫn là chiến tranh của Mỹ” của Công ty Đìện ảnh Anh quốc (Vietnam Still America’s War)

Và chiếu hình màu “Post-War War ” Narmic.

Ban Tổ chức gồm 3 bộ phận rất hùng hậu: những người đứng ra hoạt động tổ chức (8 người), đại diện rộng rải cộng đồng người Việt nam tại Pháp mà cốt cán là người của Hà nội như Đại Đức Thích Thiện Châu, Chủ tịch Hội Phật tử Việt kiều hải ngoại, Huỳnh Trung Đồng, Chủ tịch Liên hiệp Việt kiều. Có Ông Hồ Thông Minh, cựu Thứ trưởng Quốc phờng của chánh phủ Ngô Đình Diệm.

Phái đoàn Tù cính trị thuộc lực lượng thứ ba gồm 3 người.

Nhân sĩ gồm 13 người, có 3 sĩ quan Quân đội VNCH, 1 cựu Bộ trưởng tại Phủ thủ tướng và Phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, 3 cựu Dân biểu VNCH (Ông Cổ văn Hai Phó Chủ tịch Quốc Hội Ngô Đình Diệm).

Trong danh sách người tổ chức và nhân sĩ, Cỏ May có quen biết khá nhiều vài người hiện nay còn ở Paris nên có hỏi thăm về hội nghị ấy và được biết có gần hai trăm người tham dự.

Nhìn qua, ai cũng sẽ thấy ngay tính cách đại dìện quần chúng của Ngày Hướng Về Miền Nam được quan tâm đặc biệt và sắp xếp rất chu đáo: thành phần xã hội, thế hệ, nghề nghiệp, địa phương, xu hướng chánh trị,…

Trong đây, những người không phải cộng sản có căn cước thì họ là những người “không theo hẳn Hà nội, mà cũng không theo hẳn Sài gòn ”. Nhưng họ có xu hướng rỏ ràng là chống Chánh phủ Sài gòn, chống Mỹ, đòi hòa bình cho Việt nam. Theo họ, Mỹ và Miền Nam ngưng chiến tranh thì lập tức cớ hòa bình. Họ không đặc vấn đề chiến tranh từ đâu đưa tới. Cũng không đặt vấn đề Hà nội ngưng xâm nhập và làm chiến tranh giải phóng cho cộng sản quốc tế. Như Lê Duẩn tuyên bố sau 30/04/75 và Trường chinh tuyên bố trước đó: “Chúng ta giải phóng Miền Nam là cho Liên-xô và Trung quốc”.

Xu hướng đòi hòa bình cho Việt nam của họ được cả thế giới, ngay tại Âu châu và Mỹ, nhiệt tinh ủng hộ. Ở tại Việt nam, từ sau Mậu thân 1968, xuất hiện một phong trào tương tợ, cũng đòi Miền Nam và Mỹ hảy ngưng chiến tranh để Việt nam có hòa bình.

Những người này, ở Việt nam và hải ngoại, được dư luận gọi là “Thành Phần Thứ Ba” hay “Lực Lượng thứ Ba”. Sự nghiệp chánh trị của họ là tích cực đóng góp cho sự sụp đổ Miền nam, thống nhứt đất nước dưới chế độ cộng sản như ngày nay.

Sau 30/04/75, có người thấy ngao ngán, ê chề. Kẻ lên tiếng chống chế độ cộng sản, người sống trong lặng lẽ. Nhưng những người gốc cộng sản thì hồ hởi. Nhưng không thiếu lắm kẻ, trước kia nỗ lực chống Mỹ cứu nước, nay phê phán cộng sản để cho cộng sản thấy họ thật sự là những người có giá trị, chìa tay ra trước chờ cộng sản bắt, mõi xuội cả tay…

Điều đáng chú ý là cuối tháng 1/75 mà vc hà nội còn cho tổ chức hội thảo để vận động thi hành Hiệp định Paris là họ chưa chắc có ngày 30/04. Đúng là bổng lộc quá lớn từ trên trời rơi xuống cho những kẻ có phần!

Thành phần thứ ba và hòa giải, hòa hợp dân tộc

Có nhiều định nghĩa không khác nhau xa lắm “Thành Phần Thứ Ba là một từ được dùng để chỉ lực lượng chính trị ở miền Nam Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, mà không ủng hộ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Lực lượng này tranh đấu cho hòa bình và kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc”.

Nhà bào Jean-Claude Pomonti của nhựt báo Le Monde, lại gọi đó là: «Lực Lượng Thứ Ba” đã được dùng vào năm 1960, sau khi một nhóm 18 chính khách Caravelle đối lập với chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chống Cộng, đưa ra một bản tuyên ngôn đòi ông Diệm cải tổ chính quyền (?).

Cũng nhà báo của Le Monde, Jacques Decournoy, lại hiểu “Thành Phần Thứ Ba” xuất hiện vào mùa thu năm 1969 với một nhóm người chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và đi theo hướng hòa giải dân tộc mà ông Dương Văn Minh được coi là đại diện.

Sau cùng tên gọi “Thành Phần Thứ Ba” được bắt đầu chánh thức dùng là do đề nghị của chánh phủ miền Bắc tại Hòa đàm Paris về thành lập một chánh phủ liên hiệp gồm ba thành phần, và khi Hiệp Định được ký ở Paris cuối tháng Giêng năm 1973, thì điều 12 của Hiệp Định này có nói đến việc thiết lập một “Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau”.

Theo qui định chánh thức của Hiệp định Paris, thì phải “hòa giải” rồi mới “hòa hợp” dân tộc. Nhưng cộng sản hà nội, sau khi thanh toán sòng phẳng Mặt trận Giải phóng Miền nam và Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền nam, thì họ chỉ nói “hòa hợp”, tức về dưới trướng của đảng cộng sản. Không có vấn đề “hòa giải” vì họ là kẻ chiến thăng, đứng về phía lẽ phải, chỉ tha thứ cho kẻ thua cuộc mà thôi. Cũng như thời xưa, để giải quyết tranh chấp, cho hai đấu sĩ đấu nhau. Kẻ thắng cuộc là kẻ có lẽ phải vì được Chúa Trời bênh vực!

Công lao của “Thành Phần Thứ Ba” hay “Lực Lượng Thứ Ba”

Để thấy tầm quan trọng của họ đóng góp cho Ngày 30/04/75, xin mời đọc lại lời của Hà nội và của Mặt trận Giải phóng Miền nam (Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền nam).

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: “Theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ – Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.…».

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thẳng thắn thừa nhận: “Nhiều người ngại nói đến lực lượng thứ ba, nhưng theo tôi, lực lượng này đã có những đóng góp nhất định vào thắng lợi của nhân dân ta”.Tại sao Bà Bình nói “ngại nói đến…?”.

Lý Chánh Trung, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh: “Lực lượng hay Thành Phần Thứ Ba chỉ là một khát vọng hơn là một thực lực thực tế. Tổ chức vỏn vẹn có vài trăm người. Nhóm người đó mở ra mọi phía và đón nhận nhiều ảnh hưởng. Vì thế họ không có một ý thức hệ chính xác nào».

Con ngựa gổ thành Troie

Sau 10 năm bao vây, không vào được Thành Troie, quân hi-lạp có sáng kiến làm một con ngựa gổ khổng lồ, dấu trong bụng ngựa một số lính tinh nhuệ, đem tới cho Thành Troie như một món quà lớn. Dân Troie nhận quà, mở tiệc ăn mừng, say xỉn ngã lăn ra đất. Lính hi-lạp chui ra, chiếm thành, cướp sạch thành Troie, giết hết đàn ông, con trai, bắt hết đàn bà, trẻ con gái làm nô lệ.

Khi nói tới vai trò của «Thành Phần Thứ Ba» hay «Mặt trận Giải phớng Miền nam» trong chiến tranh ở việt nam trước đây, người ta gọi đó là «Con Ngựa Thành Troie». Những người cộng sản thật sự trong tổ chức này thì sau ngày 30/04/75, họ quay trở về lại với đảng của họ.

Hôm sáng ngày 01/05/75, trên khán đài xem duyệt binh, Ông Trương Như Tảng, Bộ trưởng Tư pháp của Chánh phủ Lâm thời, chờ xem Quân Giải phóng đi qua mà gần mản buổi lễ, vẫn chưa thấy, sốt ruột, bèn xoay qua hỏi một sĩ quan hà nội, ông này trả lời rất thật thà «Ủa, quân đội ta đã thống nhứt tối hôm qua rồi. Anh không biết sao?»!

Nhìn lại chiến tranh ở Việt nam, phải chăng những yếu tố «Thìên thời, Địa lợi, Nhơn hòa» hội đủ ở phía tham chiến nào thì phía đó sẽ thắng cuộc, hoàn toàn không không cần phải có chánh nghĩa?

Võ văn Kiệt tỏ ra chia sẻ với bên thua cuộc «Ngày 30/04, có 1 triệu người vui, 1 triệu người buồn».

Một triệu người buồn thì hảy còn đây. Còn 1 triêu người vui kia, nay còn mấy người vui thật tình? Nhìn dân chúng trong nước ngày nay, sau 40 năm được «giải phóng» thì hiểu.

Thơ

Hoá Thân

 

Mai anh thành hoa cỏ

Hoá kiếp đời lãng du

Em cũng thành tro bụi

Tan trong khói sương mù

 

Chờ nhau

từ cõi thiên thu

Nhớ nhau,

mấy thuở, mây mù, khói sương

 

Còn đâu,

những giấc mộng thường?

Thấy đâu,

Chỉ thấy bên đường quạnh hiu?

 

Bên song một bóng cô liêu

Qua xuân, lòng vẫn tiêu điều chớm đau,

 

Mai này bên suối tìm nhau,

Cỏ vàng đã mọc,

… sương chiều đã tan

 

Em xin trói sợi tơ vàng

Đốt lò hương cũ,

… để tang cho đời

 

Hoá thân,

thành kiếp con người?

Hay thành hoa cỏ, quyện trời khói sương?

 

Hoá thân,

thành kiếp tha phương

Bụi trần chưa dứt, lò hương chưa tàn

 

Hoá thân…

Dù biết muộn màng

 

Chờ nhau

cho đến hương tàn tóc mây

Anh Thư

 

Tản Mạn Sau Ngày Quốc Hận thứ 40: Hội Chứng Con Ngựa Thành Troie – Phan Văn Song TS, May 16, 2015

Đôi lời khai bút:

Tuần vừa qua người viết chúng tôi nhận được hai bài viết của hai người bạn cùng dùng cái biểu tượng con ngựa thành Troie để nói đến tình hình đất nước ta. Một bài nặng phần nghiên cứu lịch sử phân tách, ví cái hiện tượng Mặt Trận Giải phóng Miền Nam lịch sử như một con ngựa thành Troie được Cộng sản Việt Nam dùng để chiếm miền Nam Việt Nam. Một bài viết sau khi nhận được ý kiến bài trước, nhưng với một quan điểm lạc quan cho rằng nhơn vật Nguyễn Tấn Dũng của Cộng sản Việt Nam ngày nay được dùng làm một con ngựa thành Troie để giải phóng Việt Nam khỏi nạn Hán Hoá. Hai bài, hai người bạn, hai cách nhìn. Cách nhìn của người bạn thứ nhứt là một cái nhìn hàn lâm, xem cái con Ngựa thành Troie là một bài học, vì là một mưu kế có đã tự ngàn xưa dùng để gài bẩy những tấm lòng chủ bại, cầu hòa, những ý nghĩ đầu hàng, cuối cùng thế nào cũng thành công, vì nạn nhơn chủ bại, không muốn thắng, sẳn sàng làm hòa với bất cứ giá nào. Vì thế đây là một cái mưu kế lúc nào cũng vẫn thành công vì vẫn có kẻ bị gạt. Anh bạn thứ hai là điển hình những cá nhơn có cái nhìn của những nạn nhơn. Nghĩ rằng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một Gorbatchev, một Eltsine, một Poutine cho Việt Nam, có thể đưa Việt Nam ra khỏi cái vòng kim cô Cộng sản, thoát khỏi nạn Hán Hoá, là một suy nghĩ vội vàng, do cái nóng ruột, cái lòng thành, suy bụng ta ra bụng người. Nếu nghĩ rằng, hay mong rằng, hay ước rằng, người Cộng sản Nguyễn Tấn Dũng là dân sanh đẻ trong Nam, có cái lòng yêu nước, có cái tình dân tộc, có cái thật thà, chất phác đàng hoàng của dân Nam kỳ Cửu Long Đồng Nai phe ta, mà tin tưởng hắn ta, giao cả vận mạng đất nước, là thiệt tình mà nói là “giao trứng cho ác”, là chỉ “từ chết đến bị thương” thôi đó, anh bạn tui ơi!

Xin phép được nói sơ đến chuyện con ngựa thành Troie.

Con Ngựa Thành Troie:

Chuyện do Homère một nhà thơ người Hy lạp kể trong bài thơ trường ca, Odyssée. Odyssée là một huyền thoại dựa vào lịch sử Hy lạp tiền cổ, kể về cuộc đời của Ulysse, vua xứ Ithaque, một hòn đảo nhỏ của quần đảo Hy lạp. Sau 10 năm ròng rả, liên minh các vua các xứ Hy lạp, vây đánh thành phố Troie (ngày nay nằm gần Dardanelle, trên eo biển Dardanelle, hiện thuộc Thổ Nhỉ Kỳ) không thành công. Ulysse, được biết là một anh tài hùng biện, khôn khéo đầy mưu kế, bày mưu cho quân đồng minh hy lạp hãy làm một con ngựa bằng gỗ khổng lổ, và vứt lại trên bải biển và rút tất cả quân đội đi. Dân chúng thành Troie, sau một thời gian lưỡng lự, nghe theo lời ly dán của Sinon một tên Hy lạp “nằm vùng” ở thành Troie, nói rằng: “người Hy lạp, sau một thời gian bao vây Troie không thành công, con ngựa nầy là vật cúng vái thần thánh để chiếm được thành, vì không thành công nên nãn chí, nên vứt bỏ vật cúng bái vô dụng và rút quân.Thiệt đúng là dân Hy lạp, bất tài, thiếu kiên nhẫn, nên cả thần thánh Hy lạp cũng bỏ rơi Hy lạp, vì quân Hy lạp không có chánh nghĩa!”. Nghe lời Sinon nói bùi tai, quan quân dân chúng bèn kéo con ngựa vào thành Troie, làm vật chiếm hữu, để tế thần. Đêm đến, lợi dụng dân quân thành Troie say men chiến thắng, ngủ vùi, lơ là canh gát, Ulysse và một toán binh sĩ núp sẳn trong bụng con ngựa chui ra, giết sạch các quân canh gát, mở cửa thành. Quân Hy lạp phục binh bên các đồi núi bên cạnh, chỉ có một số ít là ra thuyền giả bộ ra về thôi. Quân Hy lạp, vào thành Troie giết sạch đàn ông, con trai trè, giữ lại đàn bà và con gái làm nô lệ và bán trên các chợ nô lệ. Thành Troie bị xóa sạch. Chuyện Odyssée tiếp tục sau với cuộc hành trình trên 10 năm đầy gian truân của Ulysse trên đường trở về quê cũ. Odyssée là một án văn cổ điển cho nền văn hóa La Hy, với các nhơn vật điển hình, nàng Hélène của thành Troie, Achille, Ulysse, chàng khổng lồ một mắt Cyclope, giọng ca quyến rũ của các nàng nửa cá nửa người syrènes…

Nếu chuyện Tây Du ký đã làm dẫn đắt suy nghĩ phương đông thì Odysséecũng dẫn dắt tư tưởng phương tây. Nếu những điển tích phương đông của Tề Thiên biến hóa thần thông, của Đường Tăng, của Trư Bát Giới ảnh hưởng văn hóa phương đông thì những nhơn vật điển tích như Achille, Hector, Ulysse hay nàng Hélène cũng ảnh hưởng văn hóa phương tây. Từ ngữ “Tomber de Charyde en Scylla” được người mình ví như câu “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” (Charydbe và Scylla là tên hai eo biển tại Địa Trung Hải là nơi các thuyền tàu bị những vòng nước xoáy và sóng ngầm nhận chìm, được Homère tả trong chuyện Odyssée) Chuyện con Ngựa thành Troie cũng vậy, từ điển tích Con Ngựa Thành Troie của Odyssée của thi hào Homère, ngày nay biến thành một từ ngữ để nói đến một mưu kế của kẻđịch gài, và được nạn nhơn đem vào nhà.

Xin trở về với Việt Nam: 

Việt Nam ngày nay cũng vậy. Nếu trường ca thi truyện Odyssée kể cuộc chiến thành Troie, dài trên 10 năm, thì ngày nay, cuộc đấu tranh để Việt Nam thoát Trung, thoát Cộng cũng dài đẳng đẳng vậy! Năm nay là năm thứ 40, và viển ảnh đất nước Việt Nam thoát Trung thoát Cộng cũng chưa sáng tỏ. Lòng người trong nước tuy có bất mãn đó, nhưng vẫn phải tự kềm chế. Với trong nước, đấy là chuyện chẳng đặng đừng vi chế độ độc tài công an trị, chứ còn ở hải ngoại, tuy ở xứ dân chủ tự do đó, sao vẫn có những hiện tượng lơ là, xao lãng? Thậm chí có cả những hiện tượng ngụy biện, ngụy tạo, giả nhơn giả nghĩa, đánh lận con đen, tráo trở, lật lọng

Cuộc chiến Quốc Cộng của người dân Việt Nam ngày nay không còn là một cuộc chiến vũ khí nữa. mà là một cuộc chiến về ý thức hệ, về văn hóa, về tập tục sống chung, về nhơn sanh quan, về cả nếp sống, cách đối xử giữa con người với nhau, tuy có vẻ bất bạo động đó nhưng cũng không kém phần khó khăn và cam go. Những nhà đấu tranh cho nền dân chủ, cho nền tự do, cho độc lập, cho tự chủ đất nước, hay cho nhơn quyền, hay cho cả quyền con người đơn thuần bình dị hay chỉ quyền làm con người dản dị, trong nước vẫn phải trả và tiếp tục trả những cái giá nặng nề không kém phần nguy hiểm cho bản thân, cho gia đình, cho người quen. Người trong nước, hoạt động trong lòng địch thủ, tuy hoạt động bất bạo động, ôn hòa, chỉ dùng thông tin, đấu tranh chỉ bằng tư tưởng, bằng ngôn luận, vẫn phải nhận lại những đòn thù không kém phần bạo động. Công an của Nhà cầm quyền Cộng sản không ngại ngùng dùng đủ mánh khóe nghề nghiệp công an trị, dùng tất cả những phương tiện từ hợp pháp đến bất hợp pháp, bên lề, không ngại ngùng những hành động du côn, kể cả dơ bẫn như ném phấn, hay cả ngụy tạo, dùng cả trò ném đá dấu tay để triệt hạ những tư tưởng hay hành động hay cả những manh nha sửa đổi, vì tất cả bị xem như “chống nhà cầm quyền, chống Đảng cầm quyền”! Đàn áp, Công an trị chỉ để Giữ Đảng, Giữ Quyền, Giữ Thế, Giữ Lực!

Đó là trong nước, ở Hải ngoại, nhà cầm quyền Cộng sản có cả một chánh sách, có cả một bộ phận, tổ chức, cả một phương thức để xâm nhập, lũng đoạn, phá rối những cộng đồng Người Việt Tự Do Tỵ nạn Cộng sản Hải ngoại, không cho người Việt Nam Tỵ nạn Cộng sản Hải ngoại được yên lành giúp đở người trong nước, không cho người Tỵ nạn Cộng sản, đượcyên lành sống, sanh hoạt dưới danh nghĩa Tỵ nạn Cộng sản.

Mặc dù bị lũng đoạn tấn công như thế, mặc dù Đảng Cộng sản cùng đám tay sai bỏ ra rất nhiều công của, những biểu tượng của Nước Việt Nam Tự Do, của Việt Nam Cộng Hòa vẫn ngạo nghể biểu dương mỗi khi có dịp: lá quốc kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ, bài quốc ca Tiếng Gọi Công dân, hay Ngày Quốc Hận đầy biểu tượng, hay Ngày Quân Lực đầy ý nghĩa. Đó là căn cước của chúng ta, cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Cộng sản Hải ngoại! Đó là những biểu tượng căn cước của một Nước Việt Nam Tỵ nạn Cộng sản Hải ngoại!

Tuy nhiên, ngày hôm nay, mặc dù vẫn duy trì được những hình ảnh Yêu nước, chuộng Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng, Đạo Đức, Tử Tế, cộng đồng đấu tranh Người Việt Tỵ Nạn chúng cũng có phần hao hụt mất mát nhiều. Thế hệ thứ nhứt nay đã mai một với thời gian, già, yếu, bệnh hoạn, mất mát. Thế hệ thứ hai vì cuộc sống hằng ngày và cũng có thể chưa nắm rõ thực sự đối tượng, nên xa lánh với cuộc chiến đấu. Cũng một phần do địch thủ, Đảng Cộng sản cầm quyền điêu ngoa gian trá, đang trá hình, núp dước bóng Tư bản để xóa mờ cái bóng quỷ sứ Cộng sản đi!

Con người Cộng sản, chế độ cầm quyền Cộng sản vẫn muôn thuở Cộng sản. Dù rằng ngày nay bề ngoài áo vét, cà vạt, đi giầy, (quần lĩnh, áo the, giầy Gia định bóng của thời Tú Xương) bảnh bao, vẻ tư bản, dù rằng mở miệng lúc nào cũng nói, nào kinh tế tư bản thị trường, lúc nào cũng nói biết chứng khoán, lúc nào cũng nói biết thị trường là luật Cung Cầu; nhưng cái cốt lõi Cộng sản vẫn đấy, trị dân trị nước thì độc tài, làm ăn kinh tế thì độc quyền và tham nhũng, chánh trị thì độc diễn.

Nhưng hởi ôi, cái hình ảnh bên ngoài ấy đã đánh lầm người Việt hải ngoại lẫn cả người ngoại quốc! Có người dám bảo đảm với cá nhơn chúng tôi, dám chứng minh và lý luận với chúng tôi là Nhà cầm quyền Việt Nam ngày nay hết Cộng sản rồi!

Chúng tôi ngao ngán khi nhìn những hiện tượng mà từ bao nhiêu năm nay bạn bè chúng ta thường tự hỏi do đâu mà ra: từ những bung xung Hòa Hợp Hòa Giải, những bung xung Kiến nghị, Thư gởi, Đề nghị…đến những bung xung Đổi tên những biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa như Ngày Quốc Hận, như Ngày Quân Lực, như Ngày Quốc Khánh 1 tháng 11 để xoa dịu nỗi hận thù Quốc Cộng.

Gần đây, sau bài viết “tâm thư người tỵ nạn” của chúng tôi về ngày Quốc Hân, có người trách chúng tôi “quá khích”!

Tôi nói tôi ghét Cộng sản, tôi uất hận, gia đình tôi uất hận vì mất nhà mất cửa mất đất mất đai mất cả nước mất cả quốc tịch cha mẹ sanh ra cho chúng tôi, tôi uất hận. Và vì tôi uất hận nên góp chung vói uất hận của đồng bào để biến thành cái Quốc Hận chung của đất nước! Thế mà có quý ông quý bà bảo rằng tôi “quá khích”!

Xin thưa rằng: từ ngữ quá khích ngày nay với nghĩa dịch tây phương là extrêmiste là một từ ngữ đã kích, mắng người rất nặng, người có tư tưởng extrêmiste có thể đi tù! Giới extrêmistes của tôn giáo như Hồi giáo có thể đi đến bạo động, khủng bố! Hồi xưa Việt Cộng khủng bố, mổ bụng dồn trấu, chặt đầu thả sông làm thằng chỏng, pháo kích đuổi theo dân tỵ nạn đường Buồn Hiu (Rue Sans Joie – Street Without Joy) tên do cố nhà báo Bernard Fall đặt cho quộc lộ số 1 từ Quảng Trị đến Huế năm 1972, hay quốc lộ 19 tử Komtum về Qui Nhơn năm 1975 hay pháo vào trường Tiểu học Cai Lậy màkhông được gọi là quá khích. Mà ngày nay chúng tôi chỉ nói đến Quốc Hận mà bị gọi là “quá khích”. Thật là “lạm phát phi mã” chữ nghĩa!

Tất cả những hiện tượng nầy chúng tôi xin mượn ý hai bài viết hai ông bạn gọi chung là “Hội Chứng Con Ngựa Thành Troie.”

Hội Chứng Con Ngựa Thành Troie:

Con Ngựa Thành Troie có muôn mặt. Nhưng tựu trung đều là những mưu kế của địch để thắng ta!

– Con Ngựa Thành Troie có thể là một nhơn vật gián điệp nhị trùng, tam trùng, trực tiếp hay gián tiếp, được chiêu hồi, trá hàng, lặn sâu, nằm vùng…

– Cũng có thể là một đoàn thể một tổ chức, hay cả một ý thức hệ thời đại, loại tư tưởng, thí dụ Hòa Hợp Hòa Giải chẳng hạn. Vì Hòa Hợp Hòa Giải là một quan niệm ôn hòa thoạt xem tử tế, dễ rước vào nhà.

– Cũng có thể là những tin tức, lời đồn làm bấn lòng, loạn trí.

Nhớ lại lúc xưa, trước những ngày cuối tháng ba qua tháng tư 1975, với những tin hành lang – Radio Catinat – thí dụ như một Việt Nam chia ba thành phần, ba thể chế! Nước Việt Nam chia thành ba nước gồm từ Bắc xuôi Nam, Cộng sản ở Bắc Vìệt và Nam Bác Việt, Mặt Trận Giải Phóng Miền Trung và Nam Trung Việt – Từ Quảng tri- đến Phan Rang – và Miền Nam Tự Do với Miền Đông Sông Bé và Sông Đồng Nai, Thủ đô Saigon và Miền Tây Hậu Giang. Hay tin tức cho rằng ngành Ngoại Giao Pháp sẽ sắp đặt đình chiến! Hay vai trò Nhơn Vật Đại sứ Pháp Mérillon giải quyết vấn đề với Big Minh và nhóm thân Pháp vân vân…Hoặc vai trò Thầy Trí Quang, vai trò Bà Ngô Bá Thành…

Rút cuộc… trớt quớt… “tout le sud est dépouillé – cả miền nam bị lột truồng !tout le sud est cocu – Cả miền Nam bị cặm sừng!” Thằng bạn Tây đồng nghiệp ở BGI bình luận!

– Con Ngựa Thành Troie có thể là một chiến lợi phẩm, chiếm được do địch để lại, nhưng dùng làm vũ khí nội gián:

Ngày xưa, thời Xuân Thu bên Tàu, Việt Câu Tiển, vua nước Việt thua trận, nước Việt bị nước Ngô xâm chiếm và đô hộ. Vua Câu Tiển theo kế của Phạm Lãi quân sư của mình, dâng người đẹp Tây Thi cho Ngô Phù Sai vua nước Ngô. Sắc đẹp và tài nghệ “đàn bà” của Tây Thi đã làm mê hoặc Ngô Vương đến Nhà Vua phải bỏ bê lơ là quốc sự. Nhờ vậy, Câu Tiển đã phục quốc thành công, giải phóng đất Việt đánh đuổi được Quân Ngô.

Tây Thi là một Con Ngưạ thành Troie.

– Con Ngựa Thành Troie có thể là những tên chiêu hồi “nằm vùng”.

Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa Việt Nam, có tay Vũ Ngọc Nhạ, một con chiên đắc lực của Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo La mã, được các linh mục chiêu hồi mang từ kháng chiến trở về thành, “dinh tê”, phục vụ cho Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo La mã miền Bắc. Vũ Ngọc Nhạ tiếp tục theo các linh mục đưa các giáo dân di cư vào Nam, được các linh mục gởi gắm tiến cử làm việc với gia đình cụ Ngô Tổng Thống, cùng gốc Thiên Chúa Giáo. Về sau, phát giác hắn ta là một tay gián điệp nằm vùng, và nội gián Việt Cộng.

Hay cùng trường hợp, bên Phật Giáo cũng vậy, một số các Chùa chiền, một số các các sư sãi Phật giáo thời Đệ Nhứt Cộng Hòa được Việt Cộng tạo thành Những Con Ngựa Thành Troie, ngụy trang là nơi thờ phượng, ngụy trang tham qia đấu tranh xã hội, bề mặt đấu tranh, xây dựng đóng góp cho một nền dân chủ, cho tự do tôn giáo, cho công bằng xã hôi, cho một Việt Nam Tự Do, viện lý rằng chế độ Cụ Ngô Tổng Thống là độc tài, là Gia đình trị, hóa ra chỉ là một Con Ngựa Thành Troie của Việt Cộng tổ chức, không hơn không kém.

– Con Ngựa Thành Troie có thể là một tổ chức chánh trị, một Mật Trận gọi là Yêu Nước nổi lên Giải Phóng Đất nước khỏi ách Ngoại Bang.

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Con Ngựa Thành Troie của Việt Cộng tổ chức ra đời cuối năm 1960, với những người miền Nam, tung khẩu hiệu Chống Mỹ Cứu Nước, giải phóng miền Nam. Thế là Việt Cộng đột nhập miền Nam Việt Nam. Thế là Bắc Việt Cộng sản đột nhập Miền Nam Việt Nam.

1965, Mỹ và đồng minh đến giúp đở Việt Nam be bờ Chống Cộng. Nhưng chỉ be bờ, không đánh lại.

Như Thành Troie năm xưa chỉ giữ, giữ mãi, tự vệ mãi, nên nãn chí, chỉ mong Hòa Bình, chỉ mong Bình Yên.

Vì vửa đánh giặc tự vệ, chỉ mong cầu hòa, Mỹ thì muốn “ra đi trong danh dự”. Tay thí sanh Tổng Thống Mỹ nào cũng hứa mang lại Hòa Bình, đem quân mình về. Mỹ đi đánh giặc mà sợ chết, sợ mất xác, sợ mất tích.

Chỉ có dân miền Nam đơn độc, kẻ quyết tâm không bao nhiêu, kẻ thờ ơ nhiều hơn, dễ dàng gởi thân gời phận, nên khi được lời đường mật thi xiêu lòng. Tất cả đấu tranh chống đối thời Việt Nam Cộng Hòa đều do chế độ Dân Chủ mở rộng, chế độ Tự Do mở rộng, Tự Do báo chí, Tự Do chỉ trích, Tự Do Chánh trị dân biểu đối lập chẳng những đối lập với chánh quyền, còn phản lại chánh quyền và nối giáo cho giặc. Bao nhiêu dân biểu đối lập, bao nhiêu nghị sĩ đối đối lập là bao nhiêu con Ngựa Thành Troie!

– Tuy Con Ngựa Thành Troie do địch gài mưu, nhưng chính thành công là do các nạn nhơn tương lai cũng sẳn sàng mở lòng mở cửa rước vào, để rồi cuôi cùng, cũng bị gạt.

Ngày xưa, dân chúng miền Nam vì quá muốn yên lành, quá sợ giặc giả, quá sợ bạo động nên chấp nhận tất cả. Nào là Phong trào Phụ nữ Hòa Bình, nào là Phong trào chống Tham Nhũng, nào Cha Thanh, Cha Tín phía Thiên Chúa Giáo, nào Thầy Quang Thầy Điển phía Phật Giáo…Cha Thầy các vị tu hành gì mà không đứng ra nói Đạo lý, mà chuyện nói chuyện Cách Mạng, nói chuyện đổi đời, đổi Chánh phủ, đổi thể chế, xúi dân xuống đường biểu tình? Thế mà chế độ Việt Nam Cộng Hòa không bắt, không giam. Trái lại, chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị nhơn dân nguyền rủa!

Ai bảo vậy? Việt Cộng xúi phải nói vậy. Và tất cả những tay đầu xỏ xúi dục con nít xuống đường biểu tình chống chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa! Vi trọng tôn giáo nên Việt Cộng xài toàn các thầy tu, Thiên Chúa Giáo hay Phật giáo. Nhưng sau ngày 30 tháng tư Việt Cộng thắng trận, vào Sài gòn, chả thấy ai cả, từ linh mục Trần Hữu Thanh đến Thầy Chùa Thích Trí Quang đều mất tích! trốn biệt. Giúp Việt Cộng, làm nôi dán Việt Cộng, cuối cùng chẳng có sơ múi gì!

Trái lại chỉ có ở Chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới thấy có chuyện một cô bé Quách Thị Trang phản chiến biểu tình chống một Chánh phủ nhưng chẳng may bị lạc đạn chết, và được chế độ Việt Nam Cộng Hòa đặt tên cho một Quảng trrường. Thật hết ý!

Một hiện tượng lạ, một nghịch lý, một thể chế với những con người đầy nhơn ái, nhơn bản như vậy chỉ có thua thôi.

Vì vậy nên nhớ rằng:

– Con Ngựa Thành Troie chỉ thành công khi những con người nạn nhơn tương lai sẳn sàng nghe lời đường mật, sẳn sàng bị mua chuộc, sẳn sàng THỎA HIỆP với địch.

Thỏa hiệp cách nào cũng thua thôi! Thỏa hiệp với muôn vàn lý do, từ mệt mõi đến nhơn đạo, từ yêu chuộng hòa bình đến yêu thương tình tự dân tộc, tình nghĩa đồng bào. Thỏa hiệp vì ghét chiến tranh, vì mình là tu sĩ, vì lý do triết lý, vì… hoặc vì bất bạo động, hay vì lòng nhơn từ, nhơn ái…. Nhưng tựu trung, tất cả do không quyết tâm, do thiếu ý chí, do không nắm rõ căn cước, gốc gác và căn bản nhơn sanh của mình. Và có thể thể do yếu đuối, hèn nhát, chủ bạị!

Ngày xưa, dân chúng miền Nam Việt Nam đã lãnh một bài học đầy kinh nghiệm máu và nước mắt do những quan niệm lưng chừng, những đắn đo lưởng lự của dân chúng Mỹ phản chiến đã không giúp chánh phủ Mỹ chu toàn được nhiệm vụ và vai trò của Quốc Gia Mỹ là Bảo Vệ Thế Giới Tự Do.

Ngày xưa, dân chúng miền Nam Việt Nam cũng lãnh bài học đầy kinh nghiệm máu và nước mắt do những lưng chừng lừng khừng, lưởng lự của các chánh phủ của các Quốc gia phía Đồng minh của phe Thế Giới Tự Do không nắm rõ được nhiệm vụ và vai trò là phải be bờ làn sóng đỏ.

Cho nên Việt Nam Cộng Hòa vì quá tin tưởng vào đồng minh mình nên bị bỏ rơi, bức tử.

Ngày nay, vì những lý do trên, xin các người Việt Tỵ Nạn Chánh Trị Nạn Cộng sản hãy chớ quên căn cước của mình.

Luôn luôn cảnh giác nhớ rằng Việt Cộng và nhà cầm quyền Hán Ngụy đang tung cả chục Con Ngựa Thành Troie.

Từ chiếu khán thường trực về du hí quê hương.Từ mua chuộc chất xám, về nhà làm ăn. Từ du lịch rẽ tiền resorts năm sao đến ngắm sao trên Vịnh Hạ Long. Từ về thăm chợ nổi trên giòng Cửu Long đến những vườn khế ngọt, trái thơm miệt vườn. Từ vọng cổ hoài lang đến Nam ai vọng nguyệt. Tất cả đều là những con Ngựa Thành Troie!

Và nếu không dụ ta về cưởi Ngựa Thành Troie, thì đem, bế con Ngựa qua tận xóm làng người tỵ nạn Việt Nam Hải ngoại Orang County ở Mỹ hay Cabramatta Sydney Úc Châu bằng các ban nhạc, các ca sĩ…

Đường mật, ngọt bùi, nhớ quê, nhớ nước. Lòng người Việt tỵ nạn từ nay nhủn xuống. Uất hận quên cả, hận thù quên luôn. Ngày nay lòng ta mềm xuống, nhủn xuống.

Vì vậy phe ta đành Ba phải. Xá chi cái chữ xót xa chiến đấu, đấu tranh.

Vì muốn tránh tiếng “Quá Khích”, “Hận Thù”, ta đành khi thì nói giả nhơn giả nghĩa Hòa Hợp Hòa Giải.

Phe ta không thể vừa nói: ” Phải Dẹp Bỏ Đảng Cộng sản, vừa nói Hòa Hợp Hòa Giải”

Khi dẹp Đảng Công sản thì chỉ còn người dân với nhau thì Hòa Hợp Hòa Giải Với ai?

Hết Đảng sản là Hết Đối Tượng để Hòa Hợp Hòa Giài. Vì Vậy

Khi Nghĩ đến, Nói đến Hòa Hợp Hòa Giải là Rước một Con Ngựa Thành Troie.

Cũng như, ngày nay Gọi Ngày Quốc Hận là Ngày Hành Trình Tự Do vậy, là rước một Con Ngựa Thành Troie!

Ngày Hành Trình Tự Do là một quan niệm dễ dãi, lạc quan để dễ quên Ngày Quốc Hận. Nói như anh bạn Luật sư Tiến sĩ Lưu Nguyễn Đạt “đúng là một loại Đám Cưới Chạy Tang”!

Chúng ta sau 40 năm tỵ nạn, gia đình con cháu thành công nên cho rằng, phải trân trọng Ngày Ra đi Tỵ Nạn và sung sướng Mừng Ngày Hành Trình Tự Do.

Cám ơn và Mừng Canada ra Đạo Luật gì gì đó Nhưng đó là một Con Ngựa Thành Troie.

Mừng Hành Trình Tự Do quên đi Quốc Hận và tại sao không? Ngày mai nầy sẽ cám ơn Việt cộng đã xâm chiếm miền Nam Việt Nam để ta được Hành Trình Tự Do? Ai cấm ta nói như vậy? Ai cấm ta nghĩ như vậy?

Cái nguy hiểm hơn của “Con Ngựa Thành Troie Hành Trình Tự Do” là hiện nay đang chia rẽ cộng đồng người Việt Tỵ nạn.

Một bên những người bị mắng là quá khích như chúng tôi và bạn bè chúng tôi, tiếp tục ôm lòng uất hận và Ngày Quốc hận để cùng các chiến sĩ dân chủ trong nước quyết một ngày dẹp bỏ Đảng Cộng Sản.

Ngày ấy chúng tôi hân hoan trở về Hành Trình Tự Do Hồi Hương.

Một bên phe những ai cho rằng đã thành công, danh thành công toại, viện lý rằng thôi đất nước Việt Nam nay yên bình, Việt Cộng chiếm là xong rồi, yên ổn rồi, đánh đấm chi nữa!

Hãy cám ơn Canada, cám ơn Mỹ, Pháp… cám ơn cả Việt Cộng ngày nay nhờ vậy ta được “Hành trình đến xứ Tự Do” con cháu nhờ vậy từ nay Bác sĩ, Kỹ sư, nhà cao cửa rộng, làm ăn phát tài..

Và vì được làm ăn phát tài nên mong được đóng góp với đất nước, viết Kiến nghị, ra Khuyên nhủ, đóng góp với Nhà Cầm quyền Hán Ngụy Hòa Hợp Hòa Giải, anh em một nhà.

Rước những Con Ngựa Thành Troie do địch tạo, hay do ta tạo để được yên ổn, không chóng thì chầy cũng bị Cộng sản xơi tái, nuốt trọn.

Còn nếu mơ rằng vì đưa tay volonteer, tự nguyện về nước đánh giặc Tàu cùng với Việt Cộng, sẽ được trọng dụng, lại càng lầm to!

Vì Việt Cộng là Hán Ngụy, là đồng minh với Tàu Cộng thì làm sao có thể chấp nhận ta về đầu quân chống Tàu được?

Và cái anh tuyên bố tự nguyện đứng cạnh anh Việt Cộng là một anh làm chuyện rất vô duyên, vô thưởng vô phạt! Vì cá nhơn anh ấy vốn là một anh sanh năm Nhâm Ngọ 1942 – cùng tuổi với thằng tui – nay trên 7 bó rồi! Thì sức voi sao? Mà chiến với đấu. Hay là anh cương ẩu? Tính xúi trẻ ăn cứt gà? Thì tội nghiệp con trẻ Việt Nam quá!

Thôi ít hàng bàn với bà con, hãy coi chừng những Con Ngựa Thành Troie.

Nó tuy cũng do địch bày ra, nhưng nó cũng ở tại lòng ta. Ta hay địch chớ để lẫn lộn!

Ta muốn tiếp tục thua thì ta cứ tiếp tục rước vào nhà.

Hồi Nhơn Sơn, Tháng 1 NămTha Hương thứ 41.

Nguồn: http://www.vietthuc.org/tan-man-sau-ngay-quoc-han-thu-40-hoi-chung-con-ngua-thanh-troie/

 

Thời gian vô nghĩa – Hoàng Ngọc Nguyên

Người lính phản chiến John Kerry, nay là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, và Jane Fonda!

Dick Cavett, một nhà truyền thông lão thành của Mỹ năm nay đã 79 tuổi và là một bỉnh bút trên tờ The New York Times, chủ nhật vừa qua, ngày 26-4, đã đặt một câu hỏi trên trang nghị luận của tờ báo này: “Liệu Chiến tranh Viêt Nam có bao giờ đi khỏi hay chăng?” (Will the Vietnam War ever go away?). Câu hỏi này đau nhức một đối với người Mỹ, đau nhức mười với cộng đồng người Việt tha hương mất nước nay đang phải sống nhờ trên miền đất này. Đọc cả bài ông Cavett viết trên tờ báo được xem là hàng đầu của nước Mỹ, chúng ta người Việt trở lại một nỗi bâng khuâng cũ: Thời gian 40 năm qua có làm người Mỹ hiểu hơn không về cuôc chiến tranh “đổi đời” mà cách đây 42 năm đã chấm dứt đối với họ.

Chúng ta đang tưởng niệm 40 năm Ngày Quốc Hận. Mỗi lần tưởng niệm như thế cho chúng ta cơ hội nhìn lại, “khám phá” được điều gì mới trong kho chuyện cũ không bao giờ hết và chẳng thể chôn vùi theo thời gian. Một trong những điều đáng cho chúng ta suy nghĩ trong năm nay chính là trong cuộc xung đột có thể tính kéo dài cả 20 năm (tức từ năm 1955 khi nền Đệ nhất Cộng hòa ra đời với sự đăng quang của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho đến năm 1975, khi nền Đê nhị Cộng hòa kết thúc sau sự bôn tẩu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu), người Mỹ đã thiếu hiểu biết cần thiết để can dự vào cuộc chiến này. Ngược lại, nhận thức của họ ngày càng sai lầm tai hại bởi vì tính “cơ hội chủ nghĩa” của nó!

Lúc ban đầu, họ tham dự với nhận thức cơ bản đúng đắn: giúp Miền Nam chống Cộng Sản phương bắc để bảo vệ một tiền đồn chiến lược của Thế giới Tự do và ngăn chận Cộng Sản tràn ngập ở vùng Đông Nam Á theo như thuyết domino được hình thành sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1951. Thế nhưng nhận thức này ngày càng trở nên lung lay, rệu rã trong dân chúng, một phần lớn là vì cuộc chiến kéo dài, người dân đâm mệt mỏi, chán nản và sợ hãi, nhất là giới trẻ, họ bị những nhà báo muốn đi tắt trong sự nghiệp bằng con đường phản chiến. Chính vì sự chuyển biến mãnh liệt trong tâm tư bị đầu độc này của dư luận mà Tổng thống Nixon dấn thân vào công cuộc giải kết bằng mọi giá với những trò như Việt Nam hóa chiến tranh, mật đàm với Hà Nội. Những thỏa hiệp về một “trật tự thế giới mới” sau hai chuyến đi của Nixon tới Bắc Kinh và Moscow vào năm 1972 khiến người ta càng thấy cuộc chiến Việt Nam “phi chính nghĩa” và “sai lầm” – có khi còn bị gọi là “phi nhân” và “áp bức” nhằm vào một dân tộc “nhược tiểu”. Ý thức ngăn chận sự bành trướng của Cộng Sản ở châu Á trong thời Chiến tranh Lạnh đã nhường chỗ cho sự nhún vai tắc trách: Đây là chuyện của Việt Nam và người dân Việt Nam phải quyết định mà thực ra chẳng liên quan gì đến Mỹ!

Trong thời gian chiến tranh, ta với Mỹ là đồng minh, nhưng người Mỹ có vẻ chẳng cần hiểu chúng ta. Trong khi đó, chúng ta cũng chẳng có mấy nỗ lực có ý thức giúp họ hiểu được mình – đúng và đủ. Một đàng, chúng ta hầu như bao giờ cũng thế, chỉ quanh quẩn với những chuyện lục đục trong nhà. Đàng khác, chúng ta cũng chẳng hiểu họ mấy – thông thường nhìn người Mỹ và những mục tiêu chính trị của họ một cách khá đơn giản: Mỹ là nước “Number one”,  lãnh đạo Thế giới Tự do, viện trợ Mỹ rãi khắp thế giới, thì bắt buộc họ phải có mặt ở đây, cho dù chúng ta có như thế nào đi nữa! Chúng ta thậm chí không hiểu hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vẫn quyết “không đội trời chung” cho nên chúng ta phải làm sao cho khéo đi giữa hai đảng! Chúng ta không hiểu khả năng ngân sách của Mỹ tưởng là mênh mông vô kể nhưng có những giới hạn ngặt nghèo vì nhu cầu chi tiêu cho phúc lợi xã hội!

Thường khi người Mỹ chỉ nhìn một phía, hiểu một phía, xét nét một phía. Làm như bên kia vĩ tuyến 17 chẳng có vấn đề, chẳng có một chế độ Cộng Sản tham vọng không thua Mao Trach Đông, muốn thống nhất Hoa Lục! Người Mỹ chỉ nhằm vào phê phán chế độ Saigon, bất kể chế độ miền bắc là như thế nào. Chẳng phải những người Cộng Sản đạt được chiến thắng Điện  Biên là có chính nghĩa, có quyền áp đặt ách cai trị lên đầu người dân miền bắc! Trong khi người ta sẵn sàng nói một cách máy móc ông Ngô Đình Diệm là do Mỹ dựng lên, chế độ của ông Ngô Đình Diệm là độc tài, chẳng ai chịu nhìn cố vấn Trung Cộng khắp nơi ở miến bắc, sự thống khổ của người dân miền bắc dưới ách chuyên chính vô sản, từ chiến dịch đấu tố chôn sống người trong cải cách ruộng đất của Trường Chinh vốn nổi tiếng là một Mao-ít thuần thành bậc nhất, chiến dịch cải tạo tư sản ở thành thị, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm đàn áp giới văn học trí thức, và vụ án Quỳnh Lưu đàn áp giáo dân…

Những tác giả Mỹ chẳng cần tìm hiểu người dân Miền Nam đã tiếp nhận cuộc sống mới thế nào; họ nói đến sự đàn áp Phật giáo và đưa ra hình ảnh Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu, mà không chịu thấy rằng ở Miền Nam còn có tôn giáo để nói chuyện đàn áp hay tự do – ở Miền Bắc, thực sự làm gì còn có tôn giáo nữa theo nghĩa của nó? Nói răng Miền Nam đàn áp đối lập, nhưng đối lập vẫn còn đó, vẫn tồn tại đến mức Cộng Sản có thể xâm nhập vào hàng ngũ chính trị để trở thành “đội quân thứ năm” trong ngày 30-4. Trong khi đó Miền Bắc quá khỏe, làm gì có người đối kháng, đừng nói đối lập, để áp bức. Những nhà báo phản chiến cũng thường phê bình Mỹ bỏ bom trên hai miền nam bắc, nhằm vào thôn quê, và tô đậm chuyện tàn sát thôn dân qua vụ Mỹ Lai, nhưng họ lại làm như không có những vụ pháo kích của Việt Cộng vào thành thị, bắt cóc, khủng bố, sát hại, xử tử người dân ở nông thôn của du kích Cộng Sản. Vụ Mậu Thân được xem như là một thành công chính trị của Võ Nguyên Giáp, xứng đáng sinh mạng của cả 80.000 du kích và cán binh của Việt Cộng ngoài bắc, trong nam, nhưng người Mỹ làm ngơ vụ tàn sát thường dân ở Huế trong tháng hai năm 1968. Chính cách tuyên truyền cho chiến tranh Việt Nam một chiều này hàng ngày trên đài truyền hình Mỹ (cuôc chiến tranh “trực tiếp truyền hình đầu tiên của nhân loại – giống như bóng tròn!) đã làm cho dư luận giới trẻ ở Mỹ sợ đi lính càng có lý do phản chiến, và một số du học sinh Việt Nam ở Mỹ, ở Pháp chẳng hề có ý thức chính trị cũng chạy theo phong trào phản chiến cho hợp thời trang.

Trong sự thất trận của Mỹ Việt (nhiều tác giả Mỹ vẫn nói: “We lost the war”) trong cuộc chiến tranh này, đã đến lúc chúng ta nhìn nguyên nhân “bất tương tri” này một cách nghiêm chỉnh, phê phán. Sở dĩ vấn đề này được đặt ra trong lúc này là vì chúng ta đang phải suy nghĩ lại. Chúng ta vẫn tưởng quá khứ là quá khứ, let bygones be bygones. Thời gian sẽ giúp chúng ta, người Việt và người Mỹ, hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn, hàn gắn những hiểu lầm đã có trong thời chiến – khi những đau buồn đã lắng xuống đề nhường chỗ cho sự bình tâm nhìn vào những vấn đề một cách nghiêm chỉnh, khách quan. Khi “thế gian biến cải vũng nên đồi”, những biến chuyển trên thế giới trong 40 năm qua có thể giúp những nhà sử học, những nhà tư tưởng, những nhà quan sát nhìn sự việc một cách khác. Khi cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt trong cách chúng ta có thể hiểu rõ thêm những gì đã xảy ra trước đó. Hay nhìn quá khứ một cách khác. Khi người ta có thể nhìn trong thế sự đó, Việt Nam đã thay đổi hay không thay đổi như thế nào trong bốn thập niên qua trước thách đố cua lịch sử. Và nhất là ở trên đất Mỹ này đã có hơn 2 triệu người Việt lưu vong, tha hương, và đại đa số vẫn thực tâm xem 30-4 là ngày “quốc hận” – thì người Mỹ ngày nay thừa hiểu, phải hiểu vì sao những người này có mặt ở đây, vì may thay họ không phải là cột đèn!

Ông Cavett từng là một ngưòi dẫn chương trình hội thoại truyền hình nổi tiếng trong những năm 60, và đương nhiên ông không xa lạ gì với Chiến tranh Viet Nam. Ông đã phỏng vấn, đối thoại với nhiều nhân vật trong thời đó về đề tài cuộc chiến. Ông biết ngày 30-4 đến trong tuần này, và ông biết 40 năm trước “Mỹ thua cuộc chiến”. Ông nhớ lại hàng loạt chương trình ông từng có cách đây cả nửa thế kỷ. Cho nên trong phút cảm khái, ông tự hỏi: “Liệu chiến tranh Việt Nam có thoát khòi tâm trí của người Mỹ hay chăng”. Ông Cavett viết: “Trở lại Việt Nam chẳng có gì vui thú. Tôi không có ý nói đến nơi đó bởi vì tôi không phải cầm súng  trong cuộc chiến đáng buồn đó. Đó là cuộc chiến chúng ta không muốn nghĩ đến nhưng thực sự chẳng quên được”.

Trong những chuyện ông nhắc lại là ám ảnh với “hai chữ Mỹ Lai” và dòng tựa lớn trên báo “LÍNH MỸ: TÔi BẮN VÀO TRẺ EM” (U.S. Soldier: I shot babies). Tác giả muốn nói đến vụ thảm sát dân quê tại ấp Mỹ Lai, thuộc xã Sơn Mỹ, một làng của Việt Cộng thuộc tỉnh Quảng Ngãi vào thời Tết Mậu Thân (tháng ba năm 1968), nhân vật chính, Trung úy William Calley, bị án tù chung thân nhưng đến năm 1974 được chính Tống thống Nixon khoan hồng.

Một chương trình khác ông đề cập là phỏng vấn Thượng nghị sĩ Barry Goldwater của tiểu bang Arizona. Ông từng đại diện đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống năm 1964 nhưng thất bại. Ông Cavett kể rằng ông hỏi ông Goldwater ông có hài lòng với những vụ oanh tạc nặng nề hiện nay hay chăng. Ông Goldwater trả lời: “Không, tôi chẳng hài lòng ti nào cả. Họ oanh tạc chưa đủ”.

Cavett cũng ca tụng diễn viên điện ảnh Warren Beatty, từng nổi tiếng trong phim “Bonnie and Clyde” (đóng chung với nữ tài tử Faye Dunaway). Cavett nói “diễn viên cực kỳ thông minh và hiểu biết này đả từng cảnh báo đất nước này phải thoát khỏi thói quen lệ thuộc vào những ‘chuyên gia’ trong những vấn đề như chiến tranh. Những chuyên gia như được mô tả trong tác phầm ‘Những người giỏi nhất và thông minh nhất’ (The Best and the Brightest) của David Halberstam. Cavett cho rằng Beatty còn khôn ngoan hơn những “chuyên gia” Robert MacNamara (bộ trưởng quốc phòng) và William Westmoreland (tư lệnh Mỹ tại Việt Nam). “Beatty rõ rệt có trang bị tri thức ở mức cao hơn so với phần đông các nhà chính trị,  cho nên chúng ta tự hỏi có nên để cho các diễn viên đứng ra điều hành đất nước hay chăng”.

Ông cũng nhắc lại kỷ niệm với ông Henry Kissinger, ông hỏi ông ngoại trưởng Mỹ sẽ trả lời sao nếu có một người cha nào đó đến tìm ông với câu hỏi:“Chúng ta có được gì từ cuộc chiến tranh này cho xứng đáng với cái chết của con tôi”. Ông nhớ lại ông Kissinger lung túng, đổ thừa cho các đời tổng thống trước đó. Và Cavett trả lời thay: “Người thanh niên này đã chết vì là nạn nhân của một vụ án đen tối làm rung chuyển thế giới, vụ án về sự bất lực chính trị co tính tội ác và sự tính toán sai lầm của những người làm chiến tranh trong đó có cả ông Kissinger”. Cavett cũng cho rằng Nixon khi vận động tranh cử hứa chấm dứt chiến tranh, nhung khi đã vào Tòa Bạch Cung lại mở rộng chiến tranh.

Trong dòng hồi tưởng đó, ông dựng lại những “thần tượng anh hùng”, như Daniel Ellsberg, con người trí thức vô lại không thua gì Edward Snowdan tên ăn cắp tài liệu của Cục An ninh Quốc gia và nay đang sống chui nhủi ở Nga, hay Jane Fonda, một ả giang hồ đến tận miền bắc (Đồng Hới?) để làm nhân chứng cho “sự tàn phá của oanh tạc Mỹ” – có lẽ cũng dơ và hôi như cô ca sĩ Việt Nam ở Mỹ nay về trong nước hát và nhoẻn miệng cười: “Tôi quên hết rồi”.

Ông Cavett cũng nhắc lại ông Thượng nghị sĩ Wayne Morse phát biểu tại Thượng Viện Mỹ, cho rằng Hoa Kỳ đã vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc khi “chúng ta thực sự đã xé bỏ Hiệp định Geneve” và “chúng ta đã tiến hành đơn phương hanh động quân sự khắp thế giới chỉ  để cho thế giới hợp sức chống lại ta. Chúng ta phải rút ra khỏi châu Á”. Vào thời đó người ta còn ngại phê phán những nhà chính trị đa số là “stupid”, nhưng sự thực là đã có những dấu hiệu cho thấy chính khách Mỹ thường nói những chuyện mình không tìm hiểu kỹ, nhưng giọng nói thì ra vẻ thẩm quyền!

Ông Cavett cũng nói đến chuyện lính Mỹ đi hành quân bắn vào trâu bò của dân.

Ông đề cập đến vụ Vệ binh Quốc gia nổ súng tại Đại hoc Kent năm 1969.

Ông nói rằng nam tài tử Bob Hope đã là nạn nhân chiến tranh Việt Nam khi ông vì thiện chí đi giúp vui lính Mỹ đóng ở các căn cứ ở Việt Nam trong khi lính Mỹ coi ông là đồng lõa với nhửng kẻ có tội ác chiến tranh.

Cũng theo ông, cuộc chiến này “chấm dứt” được không phải nhờ tổng thống nào hay nhờ Quốc Hội, cũng chẳng phải nhờ những ngưòi xuống đường biểu tình, mà nhờ một nhà báo. Ông cho rằng Walter Cronkite, “Người được tín nhiệm nhất nước Mỹ”, đi thăm Miền Nam sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng, và khi trở về ông tuyên bố Mỹ phải rút. Nghe nói Tổng thống Johnson tái mặt nói “Nếu tôi mất Cronkite, tôi mất Nước Mỹ trung lưu”. Và ông sau đó đã đề nghị hòa đàm với Hà Nội cùng tuyên bố không tái tranh cử. Nhưng sao ông Johnson kém thông minh đến thế. Walter Cronkite có thể hiểu gì về cuộc chiến này sau khi đi cởi ngựa xem hoa một hai tuần. Hay ông ta đã có kết luận ngay cả trước khi đến Saigon?

Đọc bài báo trên, chúng ta thấy đau và lo và cảm thấy mình thiếu sót.

Đau là vì thấy người Mỹ cho đến nay họ chẳng hiểu gì hơn về Việt Nam. Điều này thực ra bao giờ cũng có thể có băng chứng ở sách giáo khoa về sử đại học và  trung học. Vì họ chẳng muốn tìm hiểu gì thêm. Và họ không nhìn thấy những gì đã xảy ra ở Việt Nam từ cách đây 40 năm. Tại sao lại có đến hơn 5 triệu người Việt đang sống khắp nơi trên thế giới. Và từ 1975, chế độ Cộng Sản đã tàn phá Việt Nam như thế nào trên mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, nhân bản.

Lo là khi người Mỹ còn nhìn cuộc chiến như thế, họ sẽ nhìn người Việt đang sống “ăn nhờ ở đậu” trên nước Mỹ như thế nào, nhất là trong một thời mà chúng ta thấy “racial justice and equality” – bình đẳng và công lý chủng tộc – đang là một vấn đề của nước Mỹ – cách người da trắng nhìn các chủng tộc khác, giống dân khac. Và đã như thế, làm sao nói chuyện hội nhập của chúng ta khi còn khoảng cách vô hình như thế (credibility gap).

Thiếu sót là chúng ta chưa làm đủ một cách tập trung, có ý thức, có hệ thống, có hy sinh đề cho những nhà chính trị, những người lãnh đạo Mỹ bớt nói và làm những chuyện ngu xuẩn về Việt Nam!

Hóa ra, trong 40 năm qua, thời gian chẳng có tí công dụng gì cả!

 

Vui cười

Hai bợm nhậu say bí tỉ trên đường về nhà.

Tới bờ sông, bỗng một người thốt lên:

– Thôi chết, cầu có một bây giờ thành hai rồi, rủi mà bước nhầm cái cầu “ảo” là ngủm luôn!

Người kia nghe vậy liền lên tiếng:

– Có lẽ vì hồi nãy mình mới làm có một chai nên mới thành hai cái cầu. Hay là mình làm thêm một chai nữa, bảo đảm một cái sẽ thành ba, rồi tụi mình qua cái giữa là chắc ăn nhất!

– Hà hà, chí phải… chí phải!

 

Một cô vợ thất vọng về tình trạng chồng hay đi làm về muộn nên tâm sự với bạn.

Cô bạn khuyên:

– Thay vì nhiếc móc anh ấy, cậu hãy nói những lời ngọt ngào và đón chào anh ấy bằng một nụ hôn. Có thể anh ấy sẽ thay đổi.

Tối đó, anh chồng về muộn, cô vợ vội vàng ra mở cửa, dìu anh ta vào phòng, đắp khăn lạnh rồi cởi giày cho anh ta. Vừa nắn bóp, cô vợ vừa thì thầm vào tai chồng:

– Anh yêu, đã muộn rồi, chúng mình lên gác ngủ nhé.

Anh chồng đang xỉn trả lời:

– Ừ, thế cũng được. Đằng nào về nhà con vợ anh cũng không tha…

 

Hát cho người tị nạn – Nguyễn Đức Nam 30.04.2007

Aberdeen Proving Ground, MD, 4/23/1975:

Tối 23 tháng 4 năm 1975, tôi đang ở nhà một người bạn thuộc quận Arlington, Virginia thì nhận được điện thoại của Đại Úy Hick từ Văn Phòng Trung Tướng Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Aberdeen Proving Ground, gọi về trình diện ngay lập tức.

Tôi về đến trường vào lúc 2 giờ sáng ngày 24 4 1975. Cùng với 5 Sĩ Quan khác, tôi nhận được Sự Vụ Lệnh đi công tác ở Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas và phải lên đường ngay tức khắc. Trong Sự Vụ Lệnh không ghi rõ công tác kéo dài bao lâu, chỉ cho biết là các Sĩ Quan vẫn được trả lương như khi còn đang thụ huấn.

Xe bus của Bộ Binh Hoa Kỳ đưa chúng tôi ra phi trường Baltimore, đáp chuyến bay 455 của hãng Frontier một hãng máy bay nhỏ, được thuê riêng cho quân nhân và gia đình đến St. Louis, Missouri rồi từ đây, bay đến Forth Chaffee, Arkansas vào lúc 20:36.

Theo lời người Sĩ Quan Hướng Dẫn thì Forth Chaffee là Trung Tâm Huấn Luyện National Guard của Hoa Kỳ, lớn như một thành phố và có thể cung ứng chỗ ở cho hơn hai chục ngàn người. Hiện nay, trung tâm này hoàn toàn bỏ trống, để chính phủ Liên Bang dùng cho chương trình đặc biệt nào đó, đang còn được giữ kín.

Vì trời tối, chúng tôi không thấy nhiều, chỉ thấy những doanh trại ngang dọc, trống trải, như những trại lính đã bỏ hoang từ lâu. Vả lại, phải dậy từ sáng sớm nên giờ này, chúng tôi đã thấy mệt, không quan tâm nhiều đến ngoại cảnh, cũng như những lời người Sĩ Quan Hướng Dẫn vừa nói.

Chúng tôi được đưa đến một khu nhà xây cất khang trang, có bảng chữ “BOQ” (Bachelor Officer Quarter: Cư Xá Sĩ Quan Độc Thân).

Mỗi người trong chúng tôi có một phòng riêng, có bếp, có phòng tắm, có TV, có tủ lạnh, có telephone, rất tiện nghi. Tuy nhiên, sau khi tắm rửa, chúng tôi mở TV để xem tin tức bên nhà, mới biết tất cả TV đều không có hình ảnh.

Chúng tôi thử telephone và giật mình khi biết đường dây điện thoại chưa được nối với tổng đài. Tất cả những khu nhà kế cận đều vắng tanh.

Người Sĩ Quan Mỹ đã đi từ lâu. Chúng tôi quyết định đi ngủ sớm, sáng mai lên Văn Phòng trình diện, sẽ hỏi về vấn đề TV và Điện Thoại.

Forth Chaffee, ARK, 4/24/1975:

Việc đầu tiên chúng tôi phải làm ngay sáng nay là lên Văn Phòng Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt tại Fort Chaffee để trình diện. Đại Úy Tân là sĩ quan cao tuổi nhất được chúng tôi đề cử làm Trưởng Toán để trình Sự Vụ Lệnh cũng như để liên lạc với Thiếu Tá Miller, Trưởng Khối Điều Hành.

Sau khi làm đầy đủ thủ tục, chúng tôi được mời sang phòng họp.

Tại đây, chúng tôi được Thiếu Tá Miller cho biết là chúng tôi được Trung Tâm Huấn Luyện Quân Cụ Aberdeen Proving Ground biệt phái xuống Arkansas, phục vu cho Liên Đoàn 96 Dân Sự Vụ, trong một công tác đặc biệt và tối mật. Vì lý do đó, chúng tôi sẽ không được liên lạc với bên ngoài, không có báo đọc, không được dùng điện thoại, không được xem TV, không được gửi thư cho bất cứ ai.

Chúng tôi có nhiệm vụ dậy những người đầu bếp của quân đội Mỹ cách nấu cơm và thức ăn Việt Nam. Chúng tôi có nhiệm vụ huấn luyện một số Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan Hoa Kỳ viết và đọc tiếng Việt. Dĩ nhiên là những đối thoại thông thường và đặc biệt là phải nhấn mạnh đến phong tục, tập quán, cách xưng hô phức tạp của ngôi thứ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.

Đại Úy Lư, Bắc Kỳ Di Cư 54, dân Hố Nai, là người nấu ăn rất giỏi, thường nấu Phở cho chúng tôi ăn ở Aberdeen, được chúng tôi đề cử dậy mấy anh Chef Cooks Hoa Kỳ nấu cơm Ta.

Đại Úy Tân, già nhất, người miền Trung, lúc nào cũng giảng “moral” như ông Giáo Già, cho làm Giảng Sư Công Dân Giáo Dục, dậy cho Mỹ những bài học Đạo Đức thuộc loại “Quốc Văn Giáo Khoa Thư ”. Trung Úy Long, trẻ tuổi yêu đời, “đấu láo” không biết mệt, được đề cử dậy Mỹ “đàm thoại tiếng Việt”. Long thích lắm vì luôn luôn dậy Mỹ những “tiếng lóng”, làm chúng tôi cười đứt ruột. Tôi tưởng mình thoát nợ, có nghĩa là không phải dậy dỗ gì cả, ai dè, có một anh Hạ Sĩ Quan Mỹ, không biết học tiếng Việt từ hồi nào mà đọc tiểu thuyết Việt Nam rất nhiều, chuyện nào cũng nhớ vanh vách, bây giờ lại muốn học nhạc Việt Nam mới phiền chứ! Muốn học nhạc thì phải có đàn, tôi bảo anh ta như vậy. Anh Hạ Sĩ tên Tom bèn dẫn tôi đến một Thrift Shop trong căn cứ, mua tặng tôi một cây guitar cũ, giá 20 đồng, tình trạng cũng khá tốt.

Từ đó, sau bữa ăn tối, chúng tôi có màn “văn nghệ bỏ túi: Mỹ hát nhạc Việt” cũng đỡ buồn trong lúc xa nhà, xa gia đình, xa quê hương…. Chúng tôi xuống Forth Chaffee đã gần một tuần. Thấy quân nhân Mỹ thuộc ngành Công Binh Kiến Tạo ngày đêm tu sửa doanh trại, chúng tôi nghĩ là sắp có khóa huấn luyện của hàng chục ngàn National Guards. Nhiều khi chúng tôi cũng thắc mắc không biết tại sao mình lại phải huấn luyện quân nhân Mỹ cách nấu cơm, cách trò truyện, phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, chúng tôi hỏi Niên Trưởng Phạm Văn Tân thì Niên Trưởng bảo rằng: “Các cậu đừng có nghĩ tầm bậy tầm bạ. Mỹ sẽ không bỏ mình đâu!”…

Forth Smith, Ark. 30/4/1975:

Chúng tôi được lệnh ra phi trường Forth Smith từ tờ mờ sáng. Chúng tôi đi hai xe Jeep với khoảng 10 xe Bus của quân đội Mỹ chạy theo sau.

Sau một tuần cấm trại, hôm nay là lần đầu tiên chúng tôi được thấy thành phố Forth Smith.

Khi đoàn xe vừa ngừng, chúng tôi bước ngay đến mấy sạp báo. Hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi thấy trên trang nhất là hình Thiết Giáp của VC tràn vào Dinh Độc Lập, phía trên là một hàng chữ lớn: “Tổng Thống VN CH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng”.

Tôi tưởng mình ngủ mê, nhưng cả một xấp báo đều có hình ảnh, có tựa đề như thế. Tôi cảm thấy lạnh run người. Đầu óc tôi choáng váng, nhức nhối. Tôi nhìn các bạn đồng ngũ. Đại Úy Tân, Đại Đội Trưởng Đại Đội 811 ở Đà Nẵng nhưng vợ con còn ở Huế, thì mắt đỏ hoe. Đại Úy Lư, thuộc Kho Đạn Dược Long Bình, vợ con ở Biên Hòa, đang dán mắt vào tờ báo, khóc thành tiếng. Trung Úy Long, còn độc thân hàng ngày nói liếng thoắng, bay giờ im lặng, cúi đầu thở dài. Trung Úy Linh và Trung Úy Hùng, là hai Sĩ Quan thuộc vùng 4 Chiến Thuật thì đang thì thầm với nhau: “Đ.m, buông súng sao được! Tao nghĩ là vùng 4 không đầu hàng, vùng 4 sẽ là một chiến tuyến mới, sẽ là một chiến khu để quân ta kéo về cố thủ, chờ ngày phản công…”…

Một chiếc máy bay của hãng Pan Am vừa hạ cánh. Vì Forth Smith Airport là một phi trường nhỏ, phi cơ có thể chạy gần đến phòng đợi nên chúng tôi có thể bước thẳng đến phi cơ để chào đón những hành khách, những đồng bào ruột thịt, những người Việt Tị Nạn đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ.

Bây giờ chúng tôi mới biết rõ mục đích của Quân Đội Mỹ khi gửi chúng tôi xuống Forth Chaffee để huấn luyện quân nhân Mỹ về cách sinh sống của người Việt Nam!

Dù đang choáng váng vì tin “buông súng đầu hàng” kia, nhưng chúng tôi vẫn phải cố gắng làm bổn phận chào mừng đồng bào và hướng dẫn đồng bào về Trại Tạm Trú Forth Chaffee.

Trong khi đang trò truyện, thăm hỏi đồng bào, chúng tôi nghe được những lời nói mỉa mai trong đám đông:“Mẹ kiếp, Tướng Tá còn phải tháo lon, tháo quân phục bỏ chạy, Đại Úy thì nhằm nhò gì mà còn đeo lon với lá…”

Chiều hôm ấy, sau khi đã lo chỗ ở, chỗ ăn và cấp phát một số những vật dụng cần thiết cho khoảng trên 300 đồng bào, chúng tôi lên Văn Phòng Thiếu Tá Miller, xin được tháo bỏ cấp bậc Sĩ Quan VNCH trên quân phục. Thiếu Tá Miller đồng ý và làm cho chúng tôi những bảng tên bằng tiếng Mỹ để quân nhân Mỹ xử sự với chúng tôi cho đúng cách.

Thiếu Tá Miller đã từng phục vụ ở VN, trong dịp Mậu Thân 1968, ông tỏ ý rất thông cảm với hoàn cảnh thất lạc gia đình, mất nhà, mất nước, mất cả quân đội của chúng tôi. Trong một Văn Thư gửi cho toàn thể quân nhân Mỹ trong trại Tị Nạn Forth Chafee, tôi còn nhớ có một đoạn “The following named Vietnamese Officers is to be accorded all military respects and priviledges that are accorded to U.S Army Officers.”

Ngày lại ngày, chúng tôi ra phi trường đón đồng bào, hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào, nhiều khi xuống khu tạm trú, ăn cơm với đồng bào, thay vì ăn ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan.

Ngày lại ngày, chúng tôi hy vọng tìm được tin tức gia đình qua những người quen biết từ các trại tị nạn khác được chuyển đến Forth Chaffee. Vào khoảng giữa tháng 5, 1975 đồng bào tị nạn ở đây có ngày đã lên đến 25 ngàn người. Mỗi khi có gia đình nào được sponsor ra khỏi trại thì lại có một gia đình khác được chuyển từ Guam hay từ Mã Lai, Thái Lan đến thay thế.

Vì số đồng bào quá đông, chúng tôi được tăng cường một số Sĩ Quan cùng cảnh ngộ từ các Trường Hải Quân, Không Quân, Truyền Tin, Công Binh, Pháo Binh, Bộ Binh. Dù vậy, chúng tôi vẫn phải làm việc 24 trên 24 vì có những chuyến bay đến vào lúc nửa đêm về sáng.

Forth Chaffee 5/07:

Tân Dân, tờ báo Việt đầu tiên trên đất Mỹ Để đồng bào biết tin tức về VN, tin tức thế giới và nhất là để gửi đến 25 ngàn đồng bào những thông cáo quan trọng, tôi đề nghị Thiếu Tá Miller làm một tờ nhật báo Việt Nam. Tất cả máy móc để ấn loát, Trung Đoàn 96 Dân Sự Vụ, thuộc Lực Lượng Đặc Trách Tị Nạn đã có đầy đủ, chỉ thiếu nhân sự. Nữ Trung Úy Kathy Newman, một người biết đọc và viết tiếng Việt, được cử làm Chủ Nhiệm, tôi làm Chủ Bút và Trung Sĩ Tom làm Thư Ký, đặc trách layout và ấn loát. Tin tức thì được dịch ra từ báo Mỹ, chép xuống từ TV, Radio. Thông Cáo thì Tom và tôi có thể viết được.

Báo được đặt tên là “Tân Dân”, theo ý của Kathy là “New People”. Tôi đề nghị lấy tên báo là “Người Mới” cho dễ hiểu và gần gũi với đồng bào nhưng Kathy thích “Tân Dân” vì cô cho rằng nó có vẻ “văn chương” hơn.

Sau số báo đầu tiên, chúng tôi được rất nhiều đồng bào đến văn phòng giúp đỡ trong vấn đề dịch tin, vẽ tranh, viết bài.

Văn Phòng Liên Lạc của Trại Tị Nạn bây giờ biến thành Tòa Soạn của Nhật Báo Tân Dân. Tôi thành Nhà Báo Full Time, không phải ra phi trường đón đồng bào, cũng không phải lái xe đi vòng quanh trại kêu gọi trẻ em vào nhà mỗi khi có mưa đá, to bằng trái banh ping pong.

Một hôm, đang làm tin thì Capt. Tân đến cho biết ca sĩ Khánh Ly mới nhập trại. Tôi bỏ tất cả, chạy xuống khu tạm cư, tìm về dãy nhà mà anh Tân đã cho biết số.

Khánh Ly ở đó, với em gái Ngọc Anh và người anh là Phạm Ngọc Sơn. Đã lâu lắm tôi không gặp “Bé Lệ Mai” của báo Ngôn Luận. Cũng đã lâu lắm tôi không gặp Ngọc Anh và Sơn. Những truyện kể, những thăm hỏi, những nhắc nhở về kỷ niệm ở Chợ Quán, ở Phan Thanh Giản, ở Dalat cứ tiếp nối, theo nhau tràn về. Không chỉ riêng tôi ngồi nói chuyện với Khánh Ly mà đồng bào đứng đầy căn phòng tạm trú để nghe Khánh Ly nói chuyện…

Nhiều người ao ước được nghe Khánh Ly hát. Khánh Ly chỉ cười buồn cho rằng chuyện ấy khó có thể làm được. Tôi chợt nghĩ đến lời Thiếu Tá Miller nói với chúng tôi hôm nào “tôi có thể giúp quý bạn bất cứ vấn đề gì, nếu trong khả năng và trách nhiệm của tôi”.

Tôi cảm thấy phấn khởi lạ lùng. Từ dẫy nhà tạm trú, tôi băng qua một khu đồi đầy hoa tím dại, hướng về văn phòng của Miller. Tới bên kia chân đồi, tôi thấy một người nằm dài trên cỏ, trong bộ đồ bay mầu đen đã bạc phếch, dường như đang ngủ.

Tôi đến gần người phi công đó, nhìn lên phía trên túi áo, thấy hàng chữ Sy Phu. Tôi lấy chân đá nhẹ vào người ấy và hỏi:

– Này, phải Sỹ Phú đấy không?

Người phi công kia, hé mắt nhìn, giọng mệt mỏi:

– Sỹ Phú đây. Ai đó? Nam hả?

– Nam đây. Tại sao nằm ở đây vậy?

– Moa trốn sponsor! Moa không muốn rời trại, sợ về chỗ xa lạ, không được gặp người Việt mình nữa!

Forth Chaffee, Ark. 6/1975:

Hát Cho Người Tị Nạn

Vào một chiều tháng 6, khi nắng vừa khuất sau những dẫy nhà tiền chế trước kia dùng làm nơi huấn luyện Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ và nay là những mái nhà tạm thời cho hai mươi lăm ngàn người tị nạn hàng ngàn đồng bào đã tràn ra đường, hớn hở kéo nhau về khu Văn Phòng của Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Dân Sư Vụ. Ở đó, một sân khấu lộ thiên mới được dựng lên. Ở đó, có dựng vài cây micro và có những chiếc loa phóng thanh của nhà binh chồng chất lên nhau. Ở đó, có một cây guitar, mua ở tiệm bán đồ cũ. Nhưng ở đó có Khánh Ly và Sỹ Phú. Thế là đủ, quá đủ cho một buổi hát nhạc Việt Nam lần đầu tiên trên đất tạm dung.

Đặc biệt hơn nữa: người đệm đàn lại là một người lính Mỹ, đôi khi được tiếp tay bởi một sinh viên tị nạn vô danh nhưng tiếng đàn thì vô cùng truyền cảm.

Khánh Ly hát như chưa bao giờ được hát, hát như say, như mê. Sỹ Phú dốc toàn sức lực cho những tình khúc tiền chiến bất hủ, những giòng nhạc Ngô Thụy Miên ngọt lịm.

Những tình tự dân tộc không những chỉ vang lên trong thính trường đó mà còn truyền đi khắp nơi, bao trùm cả một khung trời bát ngát bao la qua nhũng máy khuếch đại âm thanh treo trên những cành cây, những cột điện.

Có nhiều người đã khóc. Tiếng khóc hòa với tiếng vỗ tay. Có những tiếng khóc biến thành lời ca, có nhũng tiếng khóc không thành lời trên phím đàn. Những giọt lệ âm thầm nhỏ xuống môi khô vì nhớ nhà, nhớ quê, nhớ vợ dại con thơ, nhớ chồng trong tù, thương con chìm sâu đáy biển.

Không cần ghế bọc nhung của một rạp hát sang trọng, không cần hệ thống âm thanh đắt tiền, không cần ánh sáng nhấp nháy, không cần ban nhạc đại hòa tấu, chỉ có hai người hát mà có tới hơn hai mươi ngàn khán thính giả ngồi trên cỏ say mê nghe, vỗ tay như pháo nổ thì làm sao mà quên được.

Đã hơn 32 năm qua, những hình ảnh tôi chụp trong Forth Chaffee đã mờ nhạt đi, nhưng dường như hình bóng Khánh Ly, Sỹ Phú vẫn còn sáng rõ trong hồn tôi.

Trích nguồn: Kỷ Nguyên Mới số 79

Ông giáo già, ngôi trường cũ và khoảng cách 60 năm – Tri Khac Pham 04/30/2015 

– Riêng gửi các em học trò cũ 1955-1962

Một trưa nắng hạ, trời im gió, tôi về thăm lại ngôi trường xưa. Bước vào lớp, giờ dạy toán đầu tiên, 60 năm về trước, tôi thật sự ngỡ ngàng. Lớp trống vắng, nhưng quang cảnh vẫn y như ngày nào. Bảng đen, bục giảng, bàn giáo sư, và từng dãy bàn ghế gỗ mộc sơn đen. Tưởng như trước mắt, các em học trò yêu quí đã ngồi ngay ngắn, náo nức chờ đón bài giảng đầu tiên của thầy. Sáu chục năm qua rồi thật sao.Tôi chìm vào trong hồi tưởng.

Thuở mới vào đời, nổi trôi đến một tỉnh nhỏ, tôi đã tin là đã tìm được chốn giữ thân cho qua thời khói lửa. Ngày ngày an phận, dạy học, tình nguyện làm ông giáo làng, đưa trẻ qua sông, bỏ mộng khoa bảng, không luyến tiếc cử nhân, tiến sĩ, kỹ sư hay bác sĩ. Thật sự, khoảng thời gian đầu, tôi đã tìm thấy ở nơi đây một không gian còn giữ được ít nhiều “quân sư phụ”, ngày tháng miệt mài lo dạy học, hết dạy cho lớp các anh các chị. rồi lại lo đến lớp các em của mấy đứa học trò, cứ ngỡ là nếu không có mình thì tội nghiệp, chắc chúng nó không thể có  được một ông thầy dạy toán nào ” hay”  như vậy. Lại thêm, được sự quí mến của phụ huynh học sinh, ban giám hiệu, và các bạn đồng nghiệp, ông giáo tôi làm sao nghĩ đến chuyện thay đổi, bỏ đi nơi khác được. Ôi chao tuổi trẻ, hồn nhiên, giản dị, ngây thơ thật dễ thương đến tội nghiệp của tôi!

“Bố ạ, thôi ta về, bố bước lên bục giảng cho con chụp tấm hình làm kỷ niệm”. Tiếng nói của người con trưởng kéo tôi về với thực tại. Ông giáo già, ngôi trường cũ, và khoảng cách 60 năm.

 

Ông giáo già, ngôi trường cũ và khoảng cách 60 năm – PKT 05/21/2015

Một trưa nắng hạ, trời im gió,

Tôi về thăm lại ngôi trường xưa.

Thời gian như đọng từng viên gạch,

Trên lối đi mòn dấu nắng mưa.

Chân bước ngỡ ngàng vào lớp học,

Ô hay bụi phấn vẫn còn vương.

Bảng đen, bục giảng như ngày trước,

Sáu chục năm rồi, những khói sương.

Dẫy ghế, dẫy bàn đầy vết mực,

Gái trai cùng lớp học chung nhau.

Ngày xanh lưu bút còn đây đó,

Đám học trò xưa, nay ở đâu ?

Ngơ ngẩn nhìn ra ngoài cửa vắng,

Tưởng như lũ trẻ còn ham chơi.

Chuông reo đã báo, chẳng vào lớp,

Phải phạt công xin mấy đứa thôi.

Đang đứng mơ màng theo cánh bướm,

Tiếng người con trưởng vẳng bên tai.

Ta đi, bố ạ, kẻo về tối,

Lòng giáo tôi xưa nặng cảm hoài.

Xa xứ bao năm không đếm nữa,

Nửa vòng trái đất, một ngày bay.

Trường xưa chốn cũ, người không thấy,

Sầu chất đong đầy, ai có hay?

Phụ Chú:

1 – “Công xin” từ chữ Pháp “consigne”, có nghĩã ở đây là phạt cấm túc, học trò, bị phạt,phải ở lại trường thêm vài giờ,ngoài giờ học.

2 – “Mơ màng theo cánh bướm” ý tả tâm trạng ở giữa thực và mộng. Từ câu chuyện Trang Tử nằm mộng thấy mình hoá bướm, lúc tỉnh dậy, lơ mơ, tự hỏi không biết có phải mình là bướm đang mơ thành người hay sao đây

Phamid1934@gmail.com

 

Cảm hứng từ bài thơ của thầy Trí: (2nd version) –

Đăng Trình Nguyễn Tấn Vinh – saigon06@gmail.com

Thầy già, đầu bạc, tuổi tám hai

Thắm thoắt thời gian đã trải dài,

Cuộc thế đã qua nhiều dâu bể

Một trời kỷ niệm chẳng phôi phai.

 Đây trường, đây lớp của ngày xưa

Tường đã mờ phai dưới nắng mưa,

Cứ ngỡ quanh đây còn bụi phấn,

Ngoài sân cành phượng gió đong đưa.

 Lưu bút ngày xanh tuổi học trò,

Một thời dĩ vãng quá xa xôi

Cái lũ học trò ngày xưa đó,

Đã theo cùng vận nước nổi trôi!

 

Vui cười

Hai bệnh nhân gặp nhau ngoài hành lang, một người thấy người kia bồn chồn lo lắng

Người này tò mò hỏi:

– Trông bác có vẻ lo lắng, chắc bác có bệnh tình gì trầm trọng lắm?

– Tôi đến đây để thử máu.

– Chỉ có thế à? Không biết người ta sẽ làm gì khi thử máu hả bác?

– Muốn thử máu, họ sẽ cắt tay của… tôi. Trời ơi, mới nghĩ đến đã thấy rùng cả mình!

Nghe vậy, anh chàng kia mặt mày xám ngắt, cứ thọc tay vào túi quần, rồi run lên bần bật. Ông già hỏi:

– Anh trẻ làm sao thế? Sao khi không lại hoảng sợ lên thế?

– Tôi đến để thử… nước tiểu.

Đọc báo lề phải

Philippines tố Trung Quốc ngang ngược dùng vòi rồng xua đuổi tàu cá – Nguyễn Ngọc, Tổng hợp

Thứ Hai, ngày 24/2/2014 – 18:58

ANTĐ – Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines tướng Emmanuel Bautista ngày 24-02 đã tố cáo, cảnh sát biển Trung Quốc đã dùng súng phun nước bắn vào các thuyền viên tàu cá Philippines, trong vùng biển các đảo tranh chấp gần bãi cạn Scarborough.

Theo lời vị tướng này, suốt từ hôm 27-01, phía Trung Quốc đã liên tục sử dụng vòi rồng cố gắng xua đuổi các tàu cá Philippines khỏi vùng biển đảo tranh chấp. Ông không nói rõ, có nạn nhân thương vong trong vụ việc hay không. Đại diện sứ quán Trung Quốc và Bộ ngoại giao nước này chưa bình luận gì về tuyên bố này.

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham (Scarborough Shoal) có thềm lục địa nằm cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 200km, cách đảo Hải Nam, lãnh thổ Trung Quốc ở điểm gần nhất khoảng 650 km. Vùng biển xung quanh Scarborough có nguồn hải sản nước nông dồi dào. Trong năm 2012 giữa hai nước đã xảy ra xung đột biên giới vì tranh quyền sở hữu những hòn đảo này.

Ông Bautista phát biểu tại diễn đàn của Hiệp hội Phóng viên nước ngoài ở Philippines: “Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc cố xua đuổi tàu cá Philippines đến mức phải sử dụng cả vòi rồng”. Ông cho biết thêm, hiện nay Trung Quốc vẫn đang duy trì một lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang cùng với một số tàu lớn ở khu vực bãi cạn.


Quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh căng thẳng sau một cuộc đối đầu giữa các tàu của hai bên ở Scarborough/Hoàng Nham hồi tháng 4/2012. Philippines cáo buộc Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát thực tế bãi cạn này bằng cách điều tàu đến đây và ngăn ngư dân Philippines vào đánh cá.

Khi được hỏi về tình hình xung quanh bãi cạn Scarborough, tướng Bautista cho biết quân đội Philippines đảm nhận nhiệm vụ duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực tranh chấp thuộc biển Tây nước này. Chính sách của Manila là tránh một cuộc đối đầu với tàu tuần tra Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Manila sẵn sàng đáp trả bằng các “phản ứng mạnh” nếu các ngư dân địa phương bị đe dọa bởi các hành động bạo lực.

Trước đó, bắt đầu từ ngày 01-01-2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Nam đã khiến biển Đông nổi sóng với quy định cấm đánh bắt cá trên khu vực gần trọn biển Đông. Tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc nếu muốn đánh bắt trong “Vùng quản lý” (trái phép) của tỉnh Hải Nam. Những tàu vi phạm sẽ bị phạt gần 83.000 USD, bị tịch thu dụng cụ đánh bắt và hải sản.

Đây là một quy định phi lý, thể hiện sự trắng trợn, bất chấp luật lệ quốc tế của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Nguồn :http://www.anninhthudo.vn/sukien/philippines-to-trung-quoc-ngang-nguoc-dung-voi-rong-xua-duoi-tau-ca/538179.antd

Lời bàn: cọp giấy vẫn là cọp giấy. Nhe nanh múa vút hù dọa nước nhỏ Phi, Việt … máy bay Mỹ tuần phòng trong vùng “trung cộng cho là thuộc quyền kiểm soát của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” thì  năn nỉ xin đừng.. tàu chiến mỹ tuần tra thì tàu tc chạy theo đuôi để … hít khói đế quốc???

 

Trung Quốc xây hải đăng trái phép ở Gạc Ma, Châu Viên

26/05/2015 14:24 GMT+7

TTO – Hôm nay 26-5, Trung Quốc đã tổ chức lễ động thổ xây dựng phi pháp 2 ngọn hải đăng ở đá Châu Viên và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thông tin được các báo và hãng tin Trung Quốc đăng tải hôm nay 26-5. Giới quan sát lo ngại động thái này sẽ làm leo thang căng thẳng tại biển Đông, khu vực vốn đã không yên bình vì tham vọng của Bắc Kinh.

Tân Hoa xã cho hay lễ động thổ được chủ trì bởi Bộ Giao thông Trung Quốc. Hai ngọn hải đăng đa chức năng được xây trên đá Châu Viên và đá Gạc Ma bất chấp lời kêu gọi của các nước trong khu vực và quốc tế ngưng các hoạt động xây dựng như vậy ở biển Đông.

Năm ngoái, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc bồi đắp ở đá Gạc Ma để xây đường băng sân bay.

Reuters cho hay Bộ Giao thông Trung Quốc đã không trả lời các cuộc gọi của họ.

Tân Hoa xã cho biết các ngọn hải đăng cao 50m với ngọn đèn có đường kính 4,5m này được xây dựng để “cải thiện an toàn hàng hải trên biển Đông” nhưng không nói rõ chi tiết. Hai ngọn hải đăng có tầm chiếu ánh sáng 22 hải lý.

Cũng hôm nay 26-5, Bắc Kinh lần đầu tiên công bố sách trắng về chiến lược quân sự, nhấn mạnh “phòng vệ chủ động” và cam kết hợp tác an ninh quốc tế chặt chẽ hơn.

Sách trắng có lên “Chiến lược quân sự Trung Quốc” với 9.000 từ nói Trung Quốc “sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công, nhưng chắc chắn sẽ phản công trong trường hợp bị tấn công”.

Sách trắng này cũng nhấn mạnh 4 lĩnh vực an ninh trọng yếu bao gồm biển, không gian, mạng và lực lượng hạt nhân.

Hải quân Trung Quốc sẽ dần chuyển trọng tâm từ chiến lược duy nhất là “phòng vệ các vùng biển ngoài khơi” sang chiến lược kết hợp “phòng vệ các vùng biển ngoài khơi và bảo vệ các vùng biển ngoài đại dương”.

Trong báo cáo, Trung Quốc nhấn mạnh sẽ không bao giờ tham gia vào chạy đua vũ trang với bất cứ nước nào và cam kết tiếp tục… đóng góp vào hòa bình thế giới.

Nguồn :http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150526/trung-quoc-ngang-nhien-xay-hai-dang-o-gac-ma-va-chau-vien/752469.html

Lời bàn:  1/ Là vc chỉ đăng nguồn tin ngoại quốc nói là trung cộng xây dựng bất hợp pháp trên các đảo thuộc vùng đang tranh chấp…chớ không phải « vc » nói đâu.

2/ Còn tc thì cứ xây, cứ hù các nước Đông Nam Á… nó quên chuyện quyền lợi các cường quốc … trung cộng ….Ngu? khôn?

 

Trung Quốc gửi công hàm “khiếu nại” tới chính phủ Mỹ

25/05/2015 15:56 GMT+7

TTO – Ngày 25-5, chính quyền Trung Quốc chính thức phản đối vụ máy bay Mỹ tuần tra biển Đông. Tờ Thời Báo Hoàn Cầu thậm chí hùng hổ đòi tuyên chiến với Mỹ.

Theo Tân Hoa xã, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết nước này đã gửi công hàm khiếu nại tới Chính phủ Mỹ về vụ máy bay hải quân Mỹ bay qua khu vực Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.

Bà Hoa mô tả hành động của Mỹ là “khiêu khích”.

Tiếp tục nhận vơ Trung Quốc sở hữu biển Đông, bà Hoa còn lớn tiếng: “Tự do hàng hải và hàng không không có nghĩa là tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài có thể phớt lờ chủ quyền hợp pháp của các nước khác”.

Trong khi đó, tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo, hung hăng khẳng định Trung Quốc quyết tâm hoàn thành việc xây đảo nhân tạo trái phép. “Trung Quốc cần cẩn trọng chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Mỹ” – báo này khẳng định một cách hùng hổ.

“Nếu Mỹ quyết đòi Trung Quốc dừng xây đảo thì một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Nếu chiến tranh với Mỹ xảy ra, Trung Quốc sẽ chấp nhận” – Thời Báo Hoàn Cầu nhấn mạnh. Báo này còn dẫn lời “học giả” Tao Wenzhao của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc mô tả máy bay Mỹ “xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc”.

“Nếu máy bay và tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý xung quanh các đảo, Trung Quốc sẽ giáng trả” – ông Tao lớn giọng đe dọa. Còn xã luận của Tân Hoa xã tiếp tục luận điệu là Mỹ không thể can thiệp vào vấn đề biển Đông.

Trong khi đó, cộng đồng và giới truyền thông quốc tế tiếp tục chỉ trích hành vi hiếu chiến của Trung Quốc. Cựu tư lệnh hải quân Philippines Alexander Pama cảnh báo nếu Mỹ không ngăn chặn, Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông. Ông mô tả Trung Quốc muốn chiếm đoạt tài nguyên của cả khu vực.

Trên tạp chí National Interest, ông Joseph Bosco, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, cho rằng đã đến lúc Mỹ phải thể hiện rõ sự cứng rắn trước các hành vi khiêu khích của Trung Quốc.

Ông Bosco nhắc nhở việc Trung Quốc không hề kiềm chế khi đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, do đó sẽ không kiềm chế trên biển Đông.

“Washington cần phải cho Bắc Kinh hiểu rằng họ không thể tự ý tự do hàng hải và là luật pháp quốc tế”, ông Bosco nhấn mạnh. Theo nguồn tin báo chí Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét kế hoạch điều tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa và tàu chiến gần bờ tới khu vực Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp.

Nguồn :http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150525/trung-quoc-gui-cong-ham-khieu-nai-toi-chinh-phu-my/752010.html

Lời bàn: Đảo của tui, máy bay nào vào vùng 12 hải lý thì tui … bắn máy bay đó!!!!!

 

Trung Quốc vòng vo, tránh né tại Shangri-La

01/06/2015 08:12 GMT+7

TT – Ngày 31-5, trong ngày bế mạc Đối thoại Shangri-La tại Singapore, đại diện Trung Quốc lại gây bức xúc và thất vọng khi tuyên bố vô lý rằng hoạt động xây đảo nhân tạo trên biển Đông “nhằm thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế”.

Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, thao thao bất tuyệt khoe các đóng góp của Bắc Kinh như cứu trợ nhân đạo hay tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Và bất chấp phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế đối với các đảo nhân tạo bất hợp pháp, khi nhắc đến căng thẳng trên biển Đông, ông Tôn tỉnh bơ nói: “Tình hình Nam Hải ổn định, không có vấn đề gì về tự do hàng hải”.

Ông Tôn biện minh một cách ngang ngược: “Trung Quốc xây công trình trên một số đảo và bãi đá trong vùng biển chủ quyền của chúng tôi”.

Ông ta còn giải thích rất nhiệt tình rằng Trung Quốc dùng các đảo nhân tạo để “thực hiện các nghĩa vụ quốc tế” như tìm kiếm cứu nạn, ngăn chặn thảm họa, nghiên cứu khoa học hàng hải, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải, chế biến hải sản…

“Trả lời như không trả lời”

Sau khi đô đốc Tôn kết thúc bài phát biểu, hàng loạt học giả quốc tế đã chất vấn ông, hầu hết tập trung vào vấn đề biển Đông và những mâu thuẫn giữa lời nói với hành động của Bắc Kinh.

Chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS), đặt câu hỏi hóc búa: “Khi máy bay do thám P8-A Poseidon của hải quân Mỹ bay gần đá Xu Bi, tại sao phía Trung Quốc thông báo máy bay Mỹ bay vào vùng báo động quân sự?”.

“Mỹ quan ngại sâu sắc về những thách thức đối với tự do hàng hải ở biển Đông. Ông có thể giải thích tại sao đảo nhân tạo này không đe dọa tự do hàng hải ở biển Đông?

Cũng xin ông cho biết khi nào Trung Quốc mới làm rõ yêu sách đường chín đoạn, một trong những nguồn cơn gây căng thẳng trong khu vực?” – bà Glaser “xoay” đô đốc Tôn.

Nhưng cũng giống như tại Đối thoại Shangri-La 2014, đại diện Trung Quốc lấy cớ “thời gian có hạn”, không thể trả lời hết các câu hỏi.

Ông Tôn biện minh ông đã nói rõ mọi việc trong bài phát biểu và nhấn mạnh chính sách của Trung Quốc ở biển Đông “là nhất quán và rõ ràng”. Một đại biểu lắc đầu ngán ngẩm: “Quan chức Trung Quốc trả lời như không trả lời”.

Còn chuyên gia Glaser bức xúc: “Dùng câu trả lời đã chuẩn bị sẵn để phản hồi câu hỏi là hành vi bác bỏ một cách vô lý những quan ngại mà cộng đồng quốc tế đặt ra tại đây. Đó là một sự thất vọng lớn”.

Bà Glaser nhấn mạnh sự vòng vo, tránh né của đô đốc Tôn khiến nhiều chuyên gia khu vực lo ngại và kết luận chắc chắn Trung Quốc có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.

Ông Tôn cũng phần nào lộ ý đồ đó khi chọn trả lời câu hỏi về khả năng Trung Quốc thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Vị đô đốc này nói: “Vấn đề này tùy thuộc vào việc an ninh hàng không và hàng hải của Trung Quốc có bị đe dọa hay không”.

Không minh bạch

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia Ấn Độ Sanjaya Baru từ Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho biết các quốc gia bày tỏ lo ngại về hành vi của Trung Quốc trên biển Đông vì nhận thấy chính sách của Bắc Kinh hoàn toàn không minh bạch.

Các quốc gia khu vực không hề tin tưởng Trung Quốc. “Điều Trung Quốc cần làm bây giờ là phải xây dựng lại niềm tin với các nước láng giềng và khu vực” – ông Baru nhấn mạnh.

Tiến sĩ Úc Alexey Muraviev cũng từ IISS cho rằng việc đô đốc Tôn từ chối trả lời câu hỏi và vòng vo tránh né khiến nhiều người nghi ngờ về độ trung thực và minh bạch của đại diện Trung Quốc.

“Có lẽ ông ta đã dự đoán được việc nhiều người hỏi về biển Đông và chuẩn bị trước phản ứng này” – ông Muraviev bình luận.

Chuyên gia IISS dự báo sau chuyến bay tuần tra mới đây, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thử phản ứng của Trung Quốc bằng những “liều thuốc thử” mạnh hơn. Ông cho rằng để duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông, Trung Quốc cần đảm bảo sự minh bạch.

“Một trong những lo ngại lớn về tình hình biển Đông chính là sự thiếu minh bạch. Tại Đối thoại Shangri-La lần này, khi nói về sự minh bạch và niềm tin thì Trung Quốc chỉ gây thất vọng” – tiến sĩ Muraviev kết luận.

Úc cũng sẽ tuần tra trên biển Đông

Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews thông báo Úc cũng sẽ hành động tương tự.

Trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal, ông Andrews cho biết: “Chúng tôi đã tuần tra ở biển Đông nhiều thập kỷ qua. Chúng tôi đang làm và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai”.

Tại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon, Cao ủy đối ngoại EU Federica Mogherini… đều kêu gọi Trung Quốc và ASEAN sớm hoàn tất đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông.

nguồn:  http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150601/trung-quoc-vong-vo-tranh-ne-tai-shangrila/755040.html

Lời bàn : tờ báo này chịu chơi, dám chơi cả quan thầy trung cộng. Cũng được nhưng coi chừng có ngày !!.

 

Vui cười

Một nữ thư ký xinh đẹp vào nhận việc tại một công ty lớn và được rất nhiều chàng trai ve vãn. Sau một thời gian, hai anh chàng Don Juan nổi tiếng nhất công ty bắt đầu có những thành tựu đầu tiên và đem ra tâm sự với nhau.

Anh thứ nhất nói:Tớ đã hẹn hò với Julie thứ ba tuần trước đấy. Bọn tớ còn làm chuyện đó nữa. Cô em sexy hơn mụ vợ của tớ nhiều!

Anh thứ hai trả lời: Ừ, tớ cũng hẹn hò với cô nàng hôm qua. Chúng tớ cũng làm như thế, nhưng mà tớ vẫn nghĩ là vợ cậu tuyệt vời hơn đấy!

 

Hai vợ chồng nọ có đứa con đã năm tuổi mà cứ khóc nhề nhệ cả ngày. Hôm ấy nhằm lúc thằng nhỏ đang khóc thì có người bạn đến chơi, người cha liền doạ: Con nín đi, nếu không ông “ba bị” bắt đó.

Người bạn biết ý liền trợn mắt nạt lớn, làm thằng nhỏ hết hồn núp mặt vào lòng mẹ rồi nín khóc luôn.

Mấy hôm sau tình cờ người chồng đi làm về sớm hơn lệ thường, vừa mở cửa bước vào thì thấy đứa con hớn hở chạy ra reo lên: Hay quá bố ơi! Ông “ba bị” vừa mới bị mẹ nhốt vào tủ rồi.

 

Đôi vợ chồng trẻ ăn tối xong,anh chồng ngồi đọc báo cho vợ nghe : Lại thêm 1 căn bệnh ung thư nữa do hút thuốc lá…

– Anh bỏ thuốc ngay.

– Uống rượu,huynh đệ tươg tàn..

– Đấy,anh bỏ rượu đi…

– Tình dục nhiều có hại cho sức khỏe…

– Anh xé ngay tờ báo cho em. Vớ vẩn…

 

Con gái chuẩn bị lấy chồng, ông bố hỏi chuyện chàng rể.

– Như vậy là con gái tôi đã thú nhận rằng muốn lấy anh làm chồng. Anh đã quyết định ngày tổ chức hôn lễ chưa?

– Dạ! Vấn đề đó con dành hoàn toàn cho nàng quyết định.

– Thế hôn lễ theo nghi thức nhà thờ hay bình dân?

– Dạ! Điều đó mẹ nàng quyết định.

– Thế các con sẽ sống bằng gì?

– Dạ! Điều đó phụ thuộc vào ngài, thưa ngài!…