Tập San Tân Ðại Việt Số 5/2020
Mục lục
Trần Nguyên Phước: Gia tăng xung đột vì Đạo Luật An Ninh Hồng Kông?
Hàn Sĩ Phan: Thơ Ca Dao và «Đạo Hồ»
Hoàng Đình Khuê: “Chiến Tranh Lạnh Mới” Giữa Mỹ-Trung Có Thể Xảy Ra?
http://namkyluctinh.com: Diễn Văn Của Tổng Thống Trần Văn Hương
Henri Navarrre/Trong Đạt dịch: Những Bài Học Từ Cuộc Chiến
Nguyễn Văn Trần: Đại Việt và Giải Pháp Quốc gia
Tuấn Minh: Đóng cửa biên giới vì dịch bệnh: Việt Nam
Nguyễn Sơn: Việt Nam lên tiếng về lệnh đánh bắt cá
Trọng Đức: Tại sao Việt Nam khó thay thế Trung Quốc
Ngọc Long: Đề nghị ban hành luật An ninh kinh tế do lo ngại
Banyan: Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu thay đổi lãnh đạo
Nguyễn thị Cỏ May: Hồ Chí Minh và những cái hôn
Mai Thanh Truyết: Thay đổi Khí hậu Toàn cầu & China Covid
Bùi Phạm Thành: COVID-19: Chiến Lược Thống Trị Thế Giới Của Tàu Cộng
Nguyễn thị Cỏ May: Ngoại giao «chiến sói» của Xi
Hồng Bác Học: Kinh tế chiến lang của ĐCSTC còn có thể hung hăng
Nguyễn Minh:
– Hiếm hoi: Chính quyền địa phương chỉ trích truyền thông
– Rò rỉ tài liệu: Trung Quốc báo cáo sai số liệu dịch Covid-19
Tuyết Mai: Tập Cận Bình đi “tránh gió” thời nhạy cảm chuẩn bị
Trịnh Trung Nguyên: Làn sóng chống Tập và dị tượng ngày khai màn
Pratik Jakhar: Viện Khổng Tử: Cánh tay nối dài của mạng lưới
Nguyên Hương: Viện Khổng Tử: Con ngựa thành Troy của chính
Mai Thanh Truyết: Kế hoạch Ngàn Nhân Tài Mục tiêu và Phản ứng
John Lenczowski: Chiến lược của Hoa kỳ để đáp ứng mối đe dọa ngày càng tăng
https://trithucvn.net/: Quan hệ Mỹ-Trung “xuống hố”, tương tác liên tục
Nguyễn thị Cỏ May: Paris – Những ngày đóng cửa và mở cửa
Văn Thiện: Tình báo Pháp từng cảnh báo về vụ ‘rò rỉ thảm khốc’ từ
Gia tăng xung đột vì Đạo Luật An Ninh Hồng Kông? – Trần Nguyên Phước
Nhìn lại trên 3 năm vừa qua được ghi nhận Mỹ càng ngày xung đột với Trung Cộng mà có lẽ cao điểm là trong tháng qua. Quả thực vậy cả 2 bên đã không còn coi nhau như là đối tượng hợp tác thân thiết như trong thời kỳ TT Obama mà nay càng ngày càng công khai chống nhau kịch liệt trên mọi phương diện, nếu hoàn cảnh cho phép!.
I/ Trung Cộng tìm cách xiết chặt Hồng Kông qua Đạo Luật An Ninh?
Đó là giấc mơ của Bắc Kinh từ lâu, nhưng trong quá khứ họ đã thất bại thê thảm vì sự chống đối mãnh liệt của chính người dân Hồng Kông. Lần này Trung Cộng thay đổi cách làm. Thay vì cho quốc hội Hồng Kông thông qua Đạo Luật An Ninh đã gặp quá nhiều khó khăn, thì nay họ mang về cho quốc hội Trung Cộng làm chuyện này để dễ dàng hơn nhiều.
1/ Vào ngày thứ năm 28/05/2020, như thường lệ xảy ra trong chế độ độc tài cộng sản, quốc hội Trung Cộng đã bỏ phiếu trên 99% thuận để thông qua đạo luật này.
Đạo Luật An Ninh Hồng Kông này cho phép chính quyền Bắc Kinh có quyền can thiệp trực tiếp vào nội bộ Hồng Kông. Nói cách khác đi, từ nay Hồng Kông không còn quyền tự trị đúng nghĩa theo thỏa hiệp giữa Anh Quốc và Trung Cộng trước khi trao trả hòn đảo này lại cho Bắc Kinh vào năm 1997. Bất cứ lúc nào dựa vào đạo luật này, Trung Cộng đều có thể hành động như tại đại lục. Như vậy cam kết “Một quốc gia với hai chế độ” bị vứt vào sọt rác của lịch sử.
2/ Trung Cộng cũng đã dự trù sẽ có phản ứng chống đối từ quốc tế và ngay tại Hồng Kông. Quả thực chuyện này đã xảy ra:
a) Trước hết là 4 quốc gia Mỹ – Anh – Úc – Canada ( vùng nói tiếng Anh ) đã đưa ra tuyên bố chung chỉ trích Bắc Kinh đưa ra Đạo Luật An Ninh Hồng Kông như sau:
“Hồng Kông phát triển mạnh mẽ như một pháo đài của tự do. Sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông có lợi ích to lớn và lâu dài đối với cộng đồng quốc. Tuy vậy, chính quyền Bắc Kinh đã trực tiếp lập pháp, hành động ngang ngược phá hủy tự do của người dân Hồng Kông và sẽ làm suy yếu đáng kể mức độ tự trị cao của Hồng Kông.”
Các quốc gia khác trong thể chế tự do dân chủ cũng đã lần lượt lên tiếng ủng hộ quan điểm chỉ trích hành động độc tài của Trung Cộng đối với Hồng Kông. Quan trọng nhứt là Ngoại trưởng Pompeo và Tổng Thống Trump đã khẳng định với Đạo Luật An Ninh Hồng Kông thì Trung Cộng đã chấm dứt thể chế tự trị của Hồng Kông như bao nhiêu năm qua từng quy định. Chính thức trong cuộc họp báo vào ngày thứ sáu 29/05/2020, TT Trump đã tuyên bố không thể tiếp tục xem Hồng Kông là một vùng tự trị đối với Trung Cộng. Vì vậy ông đã thông báo hủy quy chế đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Hồng Kông. Như vậy Hồng Kông không còn được hưỡng một số điều khoản ưu đãi về thượng mại của Mỹ và không còn hợp tác với nhau trong lĩnh vực tư pháp. Nhiều biện pháp trừng phạt mới đánh vào Trung Cộng. Chẳng hạn như việc cấm nhập cảnh vào Mỹ một số công dân Trung Quốc và sinh viên “gián điệp” bị xem là nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
b) Mặt khác, ngay tại Hồng Kông đã xảy ra liên tiếp các cuộc biểu tình chống đối dữ dội được biết đến qua những tin tức truyền thông cùng các hình ảnh sống động.
Những nhà tranh đấu dân chủ đều có quyết tâm chiến đấu tới cùng. Điển hình như nhà tỷ phú nổi tiếng Lê Trí Anh (Jimmy Lai), mặc dù đã già 72 tuổi , đã dõng dạc tuyên bố đưa lên trên YouTube là : “I’m going to stay and fight”. Những sự kiện này cho thấy vấn đề Hồng Kông chưa dễ dàng giải quyết được như Trung Cộng mong ước. Chắc chắn máu, tù đầy, chết chóc và xung đột quốc tế sẽ vẫn còn tiếp diễn. Trong đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng chính trị của Đài Loan.
II/ Đài Loan vì thế đang có thể trên đường tuyên bố độc lập?
Đạo Luật An Ninh Hồng Kông đã cho thế giới thấy rõ mưu đồ lường gạt trắng trợn của Trung Cộng qua chiêu bài “Một quốc gia với hai chế độ” để thâu tóm Hồng Kông và Macao. Một trong những hậu quả đưa tới là ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền chính trị Đài Loan trong cả thập niên tới.
1/ Thực vậy, trước đây vì lo sợ dân Đài Loan đòi độc lập nên Trung Hoa Quốc Dân Đảng theo chủ nghĩa Tam Dân đã thay đổi chánh sách đối với Trung Cộng. Thay vì triệt để chống độc tài cộng sản như dưới thời Tưởng Giới Thạch thì họ xoay ra thân Trung Cộng bằng cách cho giới tư bản Đài Loan đầu tư khổng lồ vào đại lục. Họ thường gián tiếp ủng hộ chiêu bài “Một quốc gia với hai chế độ” để đất nước Trung Hoa khỏi bị mất Đài Loan. Nhưng nay Trung Cộng đã lộ rõ ra mưu đồ trắng trợn lường gạt đối với người dân Hồng Kông thì toàn dân Đài Loan đã sợ hết hồn trước chiêu bài đó. Điều này này sẽ khiến cho Trung Hoa Quốc Dân Đảng khó có thể thắng cử để nắm lại quyền hành tại Đài Loan.
2/ Như vậy Đảng Dân Tiến của Nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn vững tâm điều khiển Đài Loan trong thập niên tới và nhờ đó có thể tiến hành thực hiện mục tiêu cuối cùng là biến Đài Loan thành quốc gia độc lập tách rời ra khỏi Trung Hoa.
Một trong cố gắng lớn của Đảng cầm quyền Dân Tiến là gia tăng sức mạnh quân sự của Đài Loan để làm Trung Cộng e ngại không dám tấn công. Một tin tức làm rúng động Trung Cộng là Đài Loan chế tạo được hỏa tiển Vân Phong có thể bắn đạt mục tiêu tới khoảng 2000 cây số.
Tại sao Trung Cộng lại phải rúng động?
Rất dể hiểu là trong quá khứ Nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến đã từng cảnh cáo Trung Cộng trong mưu đồ muốn tấn công quân sự thì Đài Loan sẽ trả đủa bằng cách bắn tàn phá Đập nước Tam Hiệp khổng lồ của Trung Cộng. Theo giới chuyên viên cho biết nếu Đập nước Tam Hợp khổng lồ bị vỡ thì có ít nhứt 100 triệu dân Trung Cộng bị chết & bị thương và đồng thời kinh tế Trung Cộng sẽ bị tàn phá tận gốc .
Ngay cả việc chế tạo bom nguyên tử để gắn vào hỏa tiễn thì Đài Loan vẫn có thể thực hiện được vì hiện nay họ có trong tay 4 nhà máy nguyên tử:
Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Nuclear_power_in_Taiwan
Không phải tình cờ Đài Loan chế tạo ra được hỏa tiễn mà trước đó Chánh phủ TT Trump & PTT Pence đã chính thức cho phép các chuyên viên võ khí thượng thặng của Mỹ được hợp tác làm việc với Đài Loan đặt trọng tâm chế tạo hỏa tiễn tầm xa và tầu ngầm
Đặc biệt trong lễ tuyên thệ vào ngày 20/05/2020, Nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn lần đầu tiên trong lịch sử bang giao đã nhận được lời chúc mừng của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo.
Phải chăng Chánh phủ TT Trump & PTT Pence học được bài học VN của ông bà chúng ta qua chiến lược “Gậy ông đập lưng ông” hay nói thẳng ra là “Giáo Tàu đâm Chệt” để trị được bản chất hung hăng của Trung Cộng ?
III/ Tại sao Mỹ trừng phạt tổ chức y tế quốc tế WHO ?
Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ cũng giải quyết rốt ráo chuyện tổ chức y tế quốc tế WHO trong quá khứ luôn làm “tay sai” cho Trung Cộng. Điển hình nhứt là toa rập với Trung Cộng che dấu hầu như toàn bộ xuất phát & tầm nguy hiểm của đại dịch và phản đối chuyện phong tỏa biên giới để cho dân chúng từ Trung Cộng có thể được tự do đi khắp nơi. Chính vì vậy đã khiến nạn đại dịch Virus Vũ Hán đã truyền nhiễm khắp thế giới. Cho nên cũng trong dịp họp báo hôm thứ sáu 29/05/2020 này, TT Trump đã lên tiếng kết án Bắc Kinh thao túng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO và do vậy Mỹ quyết định chấm dứt liên hệ & đóng góp tiền bạc cho tổ chức này. Đây là một đòn “độc” sẽ khiến cho tổ chức này sẽ lâm vào khủng hoảng mất uy tín và thiếu tài trợ để hoạt động trong tương lai.
IV/ Kết luận
Kính nghiệm trong quá khứ cho thấy Ban tham mưu TT Trump & PTT Pence đã có sẵn phương thức “đánh & trị” Trung Cộng. Điển hình nhứt là dùng thuế quan để “đánh” suy yếu kinh tế xuất cảng của Bắc Kinh. Mỹ đã khôn ngoan đi từng bước nhỏ “khích tướng” khởi đầu chỉ đánh 34 tỷ đô la thuế quan mà thôi và sau khi Trung Cộng trả đùa thì họ tăng dần đến mức khủng khiếp tới 550 tỷ đô la. Lý do dễ hiểu là nếu làm mạnh ngay liền thì gây dư luận hoang mang khiến thị trường chứng khoán có thể sụp đỗ và cuối cùng làm dân chúng Mỹ bất mãn sẽ phản đối.
Như vậy Mỹ trong thời gian tới rất có thể sẽ từng bước một được đưa ra biện pháp “trị” thích ứng để trừng phạt Trung Cộng và chính quyền tay sai Hồng Kông. Như vậy thị trường chứng khoán không lâm vào khủng hoảng và nhờ đó liên danh TT Trump & PTT Pence có thêm cơ hội tái đắc cử vào tháng 11 tới. Chuyện này đã thấy rõ rệt qua diễn tiến vào hôm thứ sáu 29/05/2020. Khi bắt đầu khai chợ thì đa số dư luận nghĩ rằng TT Trump sẽ đưa ngay ra quyết định trừng phạt cứng rắn, nên chỉ số Dow Jones và giá dầu thô xuống mạnh mẽ. Nhưng sau đó thấy TT Trump chưa đưa ra biện pháp trừng phạt dứt khoát thì thị trường chứng khoán lên ngược thắng trở lại. Giá dầu thô tăng mạnh đạt kỷ lục trong gần 3 tháng qua với 35,35 đô la cho 1 barrel và tính ra trong nội tháng 5 này đã đạt kỹ lục trong lịch sử Mỹ với gia tăng đến 88% . Như vậy lãnh vực dầu xăng mới có cơ hội sống lại và nền kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng để Mỹ đủ sức mạnh đối phó với Trung Cộng.
Bài học TT Reagan muốn “diệt” siêu cường Liên Xô đã phải cần đến 2 nhiệm kỳ TT. Biết đâu cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ vô cùng quan trọng không những cho Mỹ mà còn cho Trung Cộng, Việt Nam và nhân loại.
Tháng 05, 2020
Thơ Ca Dao và « Đạo Hồ »
“Mình về mình nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”.
Quê hương thuở ấy đẹp tươi,
Ca dao, tục ngữ ru đời nên thơ.
Buồn thay đất nước bây giờ,
Lấy gương gian trá cáo HỒ dạy dân !
Tên nầy xảo quyệt bất nhân,
Gian hùng,thâm hiểm mười phân vẹn mười.
Đàn em một lũ đười ươi,
Tô son cho Lão bắt đời tôn vinh.
“Qua đình ngã nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
Già Hồ đảng bắt em yêu,
Thì em xin lỗi ! chẳng chiều đảng đâu.
Đoạn trường dân đã qua cầu,
Nay xin tìm lại những câu ân tình:
“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen”
Ngày xưa em giữ làm tin,
Biết đâu Thiên ý nên duyên vợ chồng.
Ngày nay duyên nợ hợp đồng,
Bán thân để cứu gia đình lầm than.
Tội thay cô gái Việt Nam,
Nhân duyên trọn gói năm ngàn tiền đô !
« Đỉnh Cao Đạo Đức Cáo Hồ
Bán Trôn, Bán Cả Biển, Hồ, Nước Non »
“Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Từ ngày “thống nhất” đến giờ,
Lương tri, đạo đức đứng bờ vực sâu.
Người ơi xin nhớ lấy câu:
“Lang thang khắp chốn không đâu bằng nhà”
Muốn về tắm lại ao Ta,
Hảy cùng dọn sạch ao nhà cho trong.
Chung tay, chung sức, chung lòng.
Quyết tâm thực hiện ước mong dân mình.
Đứng lên lật đổ Cộng quyền,
Phục hồi đạo đức thánh hiền xưa nay.
Hàn sĩ Phan
“Chiến Tranh Lạnh Mới” Giữa Mỹ-Trung Có Thể Xảy Ra? – Hoàng Đình Khuê
Đại dỊch Virus Vũ Hán đã gây thiệt hại về nhân mạng và kinh tế trầm trọng nhất cho thế giới từ trước đến nay mà Hoa Kỳ là nước bị tổn thất nhiều nhất.
Tính đến ngày 26 tháng 5 năm 2020, nước Mỹ đã có 1,714,371 ca lây nhiễm, 100,103 tử vong và 469,049 người phục hồi.
Nguyên nhân tạo ra Corona Virus đang được thế giới điều tra và thủ phạm chính là Trung cộng cố tình tạo ra khủng hoảng cho thế giới nhất là Mỹ để Trung cộng thực hiện giấc mộng bá chủ thế giới.
Sự việc đã tạo nên mối căng thẳng nặng nề mà hai bên đã hiềm khích bấy lâu nay.
Từ cuộc chiến thương mại đến khẩu chiến liên quan đến nguồn gốc gây ra Virus, căng thẳng giữa Mỹ và Trung cộng ngày càng trầm trọng hơn và đang lao xuống bờ vực thẩm, mà nhiều ý kiến cho rằng có thể dẫn tới cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới.
Kể từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng Thống, với chánh sách “Nước Mỹ Trên Hết” đã bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đẩy quan hệ song phương xuống hố sâu.
Lời đe dọa “cắt đứt toàn bộ quan hệ với Trung cộng” mà Tổng Thống Donald Trump đã trả lời phỏng vấn Truyền hình Fox Business ngày 14 tháng 5 vừa qua
cho thấy mối quan hệ song phương thực sự căng thẳng và khởi đầu cho một cuộc Chiến Tranh Lạnh “Mới”?
Xin phép được nói về thuật ngữ Chiến Tranh Lạnh.
Khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, bối cảnh Châu Âu bị tàn phá, Anh, Pháp bị suy yếu và Đức bị đổ nát trước sự chia đôi đất nước.
Lúc này hai nước Mỹ, Liên Xô thắng cuộc trở thành hai siêu cường của thế giới về kinh tế cũng như quân sự.
Tuy nhiên Mỹ và Liên Xô lại có hai ý thức hệ đối lập hoàn toàn, tuy không phải đối đầu trực tiếp nhưng mở đầu cho một giai đoạn mới của thế giới với tên gọi “Chiến Tranh Lạnh”
Thực tế Chiến tranh Lạnh là thời kỳ căng thẳng địa chính trị giữa Liên Xô (cùng với các quốc gia Đông Âu) và Hoa Kỳ (cùng với các quốc gia đồng minh).
Chiến tranh Lạnh bắt đầu năm 1947 với học thuyết Truman và kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đưa đến chấm dứt Chiến tranh Lạnh năm 1991.
Thuật ngữ LẠNH được dùng đến vì không có giao tranh trực tiếp trên diện tích rộng lớn của hai cường quốc, nhưng Họ đã ủng hộ những cuộc xung đột của các quốc gia đồng minh như là cuộc chiến tranh ủy nhiệm (proxy wars).
– Những nước tư bản phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ (một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang với hệ thống chính trị đa đảng) được gọi là First World là những quốc gia trong khối NATO hay những nước cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến với hệ thống chính trị đa đảng.
– Còn Liên Xô tự tuyên bố mình là quốc gia theo chủ nghĩa xã hội, áp dụng hệ thống chính trị độc đảng, khống chế toàn bộ quốc gia từ báo chí, chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội …, còn các quốc gia đồng minh của Liên Xô theo hệ thống chủ nghĩa xã hội, thành viên của hiệp ước Warsaw gọi là Second World.
Liên Xô đã tài trợ cho các đảng cs trên khắp thế giới nhưng lại bị thách thức quyền lực bởi nước Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông, theo đó đã xảy ra chia rẽ giữa Trung quốc và Liên Xô.
Trong thời gian này những quốc gia giành độc lập trong thời gian 1945-1960 là những quốc gia Trung lập, gọi là Third World như Ấn Độ, Indonesia, Nam Tư trong Phong trào Không Liên Kết. Nhiều biến cố cũng đã xảy ra trên thế giới nào là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và kết thúc trong sự bế tắc, nhưng mỗi bên đều có chiến lược vũ khí nguyên tử để thủ thế với nhau; nào là Liên Xô củng cố quyền lực kiểm soát các quốc gia Đông Âu như phong tỏa Berlin (1948-1949), dẹp tan cách mạng Hungary, tạo khủng hoảng ở Suez (1956), khủng hoảng Hỏa tiễn ở Cuba – Vịnh Con Heo (1962) suýt gây ra một cuộc chiến tranh nguyên tử…
Cho nên Phong trào Hòa bình Quốc tế được thành lập vì người dân lo lắng với những vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử, Phong trào lan rộng sang Châu Âu và Hoa Kỳ được dân chúng ủng hộ đông đảo qua những cuộc tuần hành, biểu tình, phản đối chiến tranh và kêu gọi thế giới Phi nguyên tử hóa.
Sau cuộc khủng hoảng Hỏa tiễn ở Cuba, giai đoạn chia rẽ giữa Trung quốc và Liên Xô bắt đầu, đồng minh của Hoa Kỳ là Pháp rút khỏi NATO và Phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ phản đối chiến tranh Việt Nam (1955-1975).
Rồi cuối thâp niên 1970, chiến tranh Liên Xô-Afghanistan bùng nổ và tình hình chiến sự gia tăng khi Liên Xô bắn hạ máy bay Nam Triều Tiên.
Nhân dịp này Hoa Kỳ đã gia tăng sức ép kinh tế, ngoại giao, quân sự lên Liên Xô qua các cuộc chạy đua vũ trang “Chiến tranh giữa các Vì Sao” năm 1980.
Giữa thập niên 1980, ông Mikhail Gorbachev đã đưa ra Chánh sách Cởi mở Glasnost (1985) và Cải cách Tự do hóa (Perestroika (1987).
Chính ông Gorbachev là tác nhân đưa đến sụp đổ chính thức của Liên Xô vào tháng 12 năm 1991 và kéo theo sụp đổ của các nước Đông Âu.
Chiến tranh Lạnh đã để lại ảnh hưởng rất tai hại cho đến ngày nay khi sự căng thẳng ngấm ngầm tái diễn giữa Nga và Hoa Kỳ vào giữa năm 2010 và nhất là gần đây sự gia tăng căng thẳng giữa cường quốc mới trỗi lên là Trung cộng với cường quốc lâu đời là Hoa Kỳ, đây là điều tất yếu đưa đến cuộc Chiến tranh Lạnh lần 2 gọi là “Chiến tranh Lạnh Mới” hay “Chiến tranh Lạnh 2.0’”.
Thật ra căng thẳng Mỹ-Trung đã gia tăng từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền được thể hiện qua cuộc chiến thương mại và khi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vừa đạt được thì Đại dịch Covid-19 đẩy quan hệ Mỹ-Trung vào một giai đoạn tồi tệ đưa đến cuộc Chiến tranh Lạnh Mới.
Dư luận hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau về cuộc Chiến tranh kiểu Mới giữa Mỹ và Trung cộng:
– Ông Clete Willems, cựu Phó Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia và từng là chuyên viên đàm phán thương mại hàng đầu của Nhà Trắng trả lời đài CNBC cho rằng thực tế căng thẳng giữa Mỹ và Trung cộng đã leo thang đáng kể trong hiện tại. Nếu không cẩn thận mọi thứ có thể tồi tệ hơn nhiều.
– Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức Mạnh Trung quốc thuộc trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng hiện tại có những yếu tố cạnh tranh Mỹ-Trung gợi nhớ lại Chiến Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trước đây nhưng có sự khác biệt căn bản về thương mại.
– Trong khi đó phát biểu trên truyền hình CNN, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cũng cho rằng sự tương tác về thương mại là điểm khác biệt lớn trong Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô với số lượng hàng hóa là 200 triệu USD, nhưng lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung cộng lên tới 500 tỉ USD trong năm 2018.
– Học giả Cheng Li thuộc Viện Brookings (Mỹ) cho rằng bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác khi thế giới đều nhìn nhận “ Mỹ hắt hơi thì Trung cộng cũng sổ mũi”
– TNS Marco Rubio (Cộng Hòa) một trong những người có quan niệm cứng rắn với Trung cộng lập luận rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung cộng phải được tái cân bằng, nhưng Chiến trạnh Lạnh Mới không phải là kết quả hay cách thức mà Washington mong muốn.
– Còn Trang Axios nhận xét Bắc Kinh hình như cho thấy họ không muốn
Chiến tranh Lạnh Mới với Washington, nhưng sẵn sàng chấp nhận xem đó như một rủi ro nếu tình hình xấu thêm.
– Ngược lại nhiều người Trung quốc cho rằng phần lớn những căng thẳng hiện nay
đều bắt nguồn từ Mỹ và Washington đã rơi vào “bẫy Thucydides” vì Mỹ quá lo sợ sự trỗi dậy của Trung cộng, cho nên dẫn tới các quyết sách sai lầm.
Vậy “bẫy Thucydides” là gì?
Đây là Thuật ngữ hoặc coi như Khái niệm mà học giả Graham Allison luôn quan tâm để lý giải sự xung đột giữa Mỹ và Trung cộng trong giai đoạn hiện tại.
“Bẫy Thucydides” là một khái niệm về chiến tranh, là xu hướng tự nhiên khi một trung tâm quyền lực mới trỗi lên đe dọa thay thế trung tâm quyền lực cũ.
“Bẫy Thucydides” mang tên của một sử gia Hy Lạp cổ đại là Thucydides, tác giả bộ sử “Lịch sử Chiến Tranh Peloponnese”, là người đã chứng kiến cuộc chiến tranh Peloponnese giữa quyền lực mới trỗi dậy là Thành ATHENS và quyền lực đang thống trị là Thành SPARTA vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Cuộc chiến đã làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại sụp đổ.
Sử gia Thucydides phát biểu: “Chính sự trỗi dậy của ATHENS và nổi sợ hãi của SPARTA đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu”.
Giáo sư Graham Allison là Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Chính trị tại trường Kennedy thuộc Đại học Havard-Mỹ. Ông đã từng làm trợ lý cho các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ thời Tổng thống Reagan đến thời Tổng thống Obama. Vì vậy có thể nói ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách của Mỹ.
Năm 2017 ông đã cho xuất bản quyển sách với chủ đề “Destined For War: Can America and China escape Thucydides’s Trap?” (Định mệnh Chiến tranh: Mỹ và Trung Quốc có thoát bẫy Thucydides?)
Trong tác phẩm này ông đưa ra hai nhận định quan trọng:
I- Thứ nhất: Theo xu hướng hiện tại, chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng trong các thập niên tới không chỉ có khả năng xảy ra, mà còn xảy ra với quy mô lớn so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Chỉ cần một ngòi nổ nhỏ là chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Allison đưa ra năm ngòi nổ có thể gây ra chiến tranh:
(1) Va chạm giữa lực lượng Trung cộng và tàu chiến Mỹ trên biển Đông.
(2) Lãnh đạo Đài Loan tuyên bố độc lập.
(3) Xung đột quân sự giữa Trung cộng và một đồng minh của Mỹ.
(4) Chính quyền Bắc Triều Tiên sụp đổ.
(5) Chiến tranh thương mại biến thành xung đột quân sự.
II- Thứ nhì: Theo nhận định của ông, chiến tranh không phải là điều tất yếu và “bẫy Thucydides” không phải là thuyết định mệnh. Nó chỉ cho biết xu hướng chiến tranh sẽ xuất hiện khi một cường quốc mới trỗi lên thách thức một cường quốc thống trị. Vì vậy với tình hình hiện nay nó báo động áp lực khủng khiếp đang đè nặng lên quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Chính vì thế nếu hai bên muốn có hòa bình thì cả hai bên phải kiểm soát những áp lực khủng khiếp này.
Sau những nhận định của các nhà phân tích, chúng ta nhận thấy cả hai bên Mỹ -Trung đều đã rơi vào “bẫy Thucydides” và khó tránh được một cuộc Chiến tranh Lạnh Mới:
– Khẩu hiệu của Trump trong thời gian tranh cử và ngay cả khi đã ngồi vào Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump lúc nào cũng muốn làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Đồng thời trước khi vào Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump đã có dấu ấn về Chiến tranh thương mại với Trung cộng. Ông tin rằng Trung cộng đã trục lợi kinh tế từ nước Mỹ và gây ra tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ giữa hai nước.
Cho nên sau khi nắm quyền, ông đã áp thuế lên hàng hóa Trung cộng trị giá hàng tỷ đô la.
Và khi Covid-19 xảy ra, các cuộc khẩu chiến tố cáo nhau và Trump cho là Tâp Cận Bình cố tình không muốn cho Trump nắm quyền thêm bốn năm nữa.
– Còn Tập Cận Bình lúc nào cũng khát khao với lịch sử vĩ đại của dân tộc mình.
Tập muốn đưa đất nước trở lại vị trí mà lịch sử đã ghi nhận là bá chủ Châu Á với bao nhiêu chư hầu, nhưng rồi tham vọng này đã bị xóa sổ gần hai thế kỷ. Từ giữa thế kỷ 19, Trung quốc đã bị các thế lực bên ngoài làm nhục, đầu tiên là các đế quốc Châu Âu, sau đó là quân phiệt Nhật xâm lược vào những năm 1930.
Mãi đến khi Tập lên nắm quyền vào năm 2012, ông có ý định đưa đất nước trở lại vị trí lịch sử tự nhiên, xứng đáng lãnh đạo ở Châu Á.
Như vậy cả hai nhà lãnh đạo hai quốc gia đều cam kết “ khôi phục sự vĩ đại cho đất nước mình”, điều này khó tránh một cuộc xung đột mới và cảnh báo cuộc Chiến tranh Lạnh Mới sắp bắt đầu.
Tuy nhiên với sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thương mại mà cả thế giới trông chờ, và Đại dịch Covid-19 đang hoành hành gây thiệt hại về nhân mạng lẫn kinh tế toàn cầu. Hy vọng các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ và Trung cộng sẽ dừng lại đúng lúc.
Bài này kết thúc Phần I: “Chiến Tranh Lạnh Mới” Giữa Mỹ-Trung Có Thể Xảy Ra?
Phần II sẽ tiếp nối với kết luận “Chiến Tranh Lạnh Mới” Khủng Hoảng Toàn Cầu Như Thế Nào?
Ngày 26 tháng 5 năm 2020.
Diễn Văn Của Tổng Thống Trần Văn Hương đọc trước Quốc Hội Lưỡng Viện VNCH Ngày 26 Tháng 4 năm 1975
LỜI NÓI ĐẦU: Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa họp để bàn về việc Tổng thống Trần Văn Hương sẽ bàn giao chức vụ cho Đại tướng Dương Văn Minh để thương thuyết với phe cộng sản, tìm một giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Cụ Hương đã tiếp xúc với Đại tướng Dương Văn Minh để mời ông Minh đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Nhưng tướng Minh không chịu và đòi cụ Hương phải nhường cho ông Minh chức tổng thống Đại tướng Minh nói với cụ Hương “Thầy đã hy sinh đến mức này, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa là thầy trao trọn quyền cho tôi.”
Thưa Chủ tịch Quốc Hội,
Thưa Chủ tịch Hạ Viện,
Thưa quý vị Nghị sĩ,
Thưa quý vị Dân biểu,
Tôi nhiệm chức hôm nay đã được năm ngày. Nói rằng ở đây để đọc một cái thông điệp, tôi không có cái táo bạo như vậy, bởi vì tình thế nghiêm trọng của đất nước. Vả lại như quý vị đã biết, tôi không quen nói những lời văn hoa mà không có ý nghĩa, cho nên tôi xin thưa trước quý vị đây không phải là một thông điệp. Đây chẳng qua là lời thành khẩn, thật tình của một người vì nước, đến trình bày mọi việc để quý vị rõ và quyết đoán.
Thưa quý vị, tình trạng đất nước khó khăn như thế nào, có lẽ quý vị đã biết rõ rồi. Tổng thống trao quyền lại cho tôi chẳng những là khó khăn, mà còn rất là bi đát. Bởi vì như quý vị đã biết, trong bốn vùng của chúng ta, hiện giờ chúng ta đã mất hơn hai vùng rồi, còn lại vùng III và vùng IV thì đã sứt mẻ, và sứt mẻ này có thể một ngày một lan rộng, và tình trạng khốn khổ, đau thương chẳng những là của toàn xứ mà của cả Sài Gòn và Chợ Lớn này trong những ngày gần đây.
Kính thưa quý vị,
Hiện giờ bên cạnh chúng ta là thành Nam Vang vừa rồi đây quý vị đã thấy. Cảnh Sài Gòn, Chợ Lớn nếu không khéo dàn xếp thế nào thì e rồi đây Sài Gòn sẽ thành một núi xương, một sông máu. Điều mà những người có lòng yêu nước không thể không nghĩ đến được, không thể chấp nhận được. Riêng tôi đây, tôi cũng không chấp nhận được. Bởi vậy cho nên, những vấn đề nói rằng chúng ta phải tiếp tục tranh đấu, vấn đề chúng ta đành phải nhận, phải làm, bất kỳ với giá nào cũng phải làm, những cái đó không thể giải quyết như vậy được.
Bởi vì vậy, khi tôi chấp nhận nhiệm vụ nối tiếp chánh quyền trước kia, thì tôi đã đưa ý rằng vấn đề phải giải quyết bằng một giải pháp chính trị, nghĩa là phải chấp nhận thương thuyết. Và đây, tôi xin công khai rằng chánh phủ của tôi và chánh phủ nào sẽ thành lập theo ý của tôi, lẽ cố nhiên là với sự chấp thuận của Quốc Hội. Chánh phủ đó sẽ đứng ra thương thuyết.
Thưa quý vị,
Đã nói cái chữ thương thuyết, không phải thương thuyết là đầu hàng. Nếu thương thuyết là đầu hàng thì còn thương thuyết gì nữa! Thà là chết cho đến cùng chứ sao lại gọi là thương thuyết được! Bởi vậy cho nên đã đặt là thương thuyết, tất nhiên cũng phải chấp nhận những điều kiện gì đau đớn. Nhưng những điều kiện đó không phải là đến lúc phải hoàn toàn chúng ta đầu hàng. Nếu phải đầu hàng, thì chúng ta đây, quý vị và tôi, sẽ trao lại cho quân nhân, chứ không phải là chúng tôi quyết định chuyện đó.
Với ý nghĩa đó, nghĩa là ý nghĩ thương thuyết, tôi đã ra công dò xét tìm bên này, tìm bên nọ, hỏi thăm dò ý kiến mọi nơi. Tới bữa nay cũng nói với quý vị là tôi có dịp đã gặp được Đại tướng Dương Văn Minh, bởi vì theo lời một số người, thì Đại tướng Dương Văn Minh có đủ điều kiện làm việc này.
Trong các cuộc gặp gỡ, trong một tư thất của một người bạn chung – bởi vì họp mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại tướng đến Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự mình tới nhà Đại tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đã cùng nhau đến nhà một người bạn chung – Sau khi nói chuyện, tôi nói rằng: “Theo dư luận, một số người nói rằng Anh – xin lỗi, bởi vì giữa Đại tướng với tôi cũng còn cái thâm tình nhiều – người ta bảo rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy thì xin Anh vì nước nhà, mọi tỵ hiềm qua, mọi chuyện không tốt đẹp đã xảy ra, xin Anh vui lòng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp nhận cái ghế Thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phía bên kia.” Đại tướng, lẽ cố nhiên đối với tôi lúc nào cũng giữ thái độ chẳng những là người bạn thân mà giữ cả thái độ, xin lỗi, như thể một người học trò của tôi vậy, mặc dù Đại tướng không phải là học trò của tôi, Đại tướng nói: “Thầy đã hy sinh đến mức này, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa mà thầy trao trọn quyền cho tôi.” Nghĩa là trao cái quyền tổng thống cho Đại tướng.
Thưa quý vị,
Nước Việt Nam của chúng ta mặc dầu mất rất nhiều rồi, nhưng cái gọi là pháp lý, căn bản pháp lý vẫn còn. Quốc Hội vẫn còn đây, Hiến Pháp vẫn còn đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt được Quốc Hội và qua mặt được Hiến Pháp… (vỗ tay). Vả lại cái quyền hiện giờ gọi là ở trong tay tôi, là một cái quyền cũng do nơi Hiến Pháp mà ra. Đây không phải là một cái khăn mouchoir, đây không phải là một tờ giấy bạc từ ở trong tay tôi, tôi móc ra đưa cho Đại tướng, “Đây, cái quyền đây này.” Tôi không thể làm như vậy được. Bởi vậy cho nên tôi nói vấn đề này tôi không thể giải quyết được. Nếu có muốn giải quyết chăng nữa, rồi đây tôi phải trình lại với Quốc Hội để Quốc hội quyết định coi thế nào.
Thưa quý vị,
Đại tướng cho rằng mình có thể nói chuyện với bên kia. Đại tướng nói rằng bên kia đã chấp nhận nói chuyện với Đại tướng. Cái chuyện này tôi xin phép không phải là tôi ngờ, nhưng mà tôi, khi nào tôi nắm được bằng cớ chính rồi, chừng đó tôi mới tin được là như vậy. Nhưng theo tôi thiết nghĩ, Đại tướng trong cuộc thương thuyết này là lãnh nhiệm vụ của một người do Quốc Hội chấp nhận đứng ra thương thuyết mà giao cho Đại tướng. Nếu mà Đại tướng tự nhiên đi nói chuyện với bên kia, xin lỗi, Đại tướng đến nói chuyện với danh nghĩa là gì? Đại tướng nói chuyện đại diện cho ai mà nói chuyện với bên kia? (vỗ tay)
Lại một điểm nữa, tôi nghĩ Đại tướng đã có cái gì mà cam đoan rằng những điều kiện Đại tướng sẽ thâu thập được đó là điều kiện, tôi không nói là hoàn toàn thuận lợi, mà là điều kiện ít đau khổ, ít nhục nhã cho nước Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, nghĩa là của chung chúng ta. Ở đây có cái gì bảo đảm chuyện đó hay không?
Một điểm nữa… hai chính phủ thương thuyết với nhau, có thể nào chính phủ này kêu chính phủ kia: “Nói anh phải chỉ định người này, người này nè, ra thương thuyết tôi mới chấp nhận, bằng không phải như vậy, tôi không chấp nhận.” Có thể nào có được như vậy không? (vỗ tay)
Bởi vậy, đây cái chuyện, xin lỗi, đã thật là khó hiểu nổi. Lấy cái lý trí của con người, dẫu mà sơ đẳng thế nào, cũng không thể hiểu được.
Hôm nay đến trước mặt Quốc Hội, tôi trình bày vấn đề, thì như đã nói khi nãy, đây là một điểm mà Quốc Hội toàn quyền quyết định. Nếu nghĩ rằng tôi phải giao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh, tôi xin phép vâng lời Quốc Hội, tôi sẽ giao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh. Còn như nếu quý vị tính cái chuyện khác, đó là toàn quyền của quý vị, tôi không chen vào đó.
Một điểm sau, nhiều khi người ta nghĩ rằng tôi bị áp lực, áp lực chỗ này áp lực chỗ nọ, thì thưa quý vị, đây không phải là tự mình vẽ bùa để cho mình đeo, tôi bình sanh tới thuở giờ, không chấp nhận một áp lực của ai hết, mặc dù là áp lực của người gọi là bạn của mình hay là người tưởng là có quyền cho mình cái lịnh đó. Xin lỗi quý vị, tôi không có cái điểm đó. Vả lại đây là việc nước chung, việc nước chung nếu may ra trong cuộc thương thuyết này chúng tôi được những điều kiện nó còn phần nào, vì nó là vấn đề nhân đạo, hai là vấn đề lương tâm, ba là vấn đề thể diện. Chúng ta còn có thể chấp nhận được, thì
thưa với quý vị, chừng đó dầu thế nào cái quyền quyết định là quyền của Quốc Hội, không phải quyền của tôi. Đây tôi xin xác nhận lại một lần nữa.
Bởi vậy cho nên khi tôi xin với quý vị, lát nữa đây những việc cho tôi trọn quyền chỉ định người đi thương thuyết này trong căn bản mà tôi mới vừa nói tới. Nếu được, tôi sẽ trình lại với Quốc Hội coi chấp nhận hay là không chấp nhận. Còn như quý vị nghĩ rằng không chấp nhận, bởi vì đây là một điều kiện khắt khe, một điều kiện của người thắng trận viết cho người bại trận, thì chúng ta không còn nước gì khác hơn là lúc đó chúng ta cứ việc chết tới cùng, không còn biết làm sao hơn được (vỗ tay) … thì chừng đó dầu cái thành Sài Gòn này sẽ biến thành một biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam vì thể diện của mình, không thể nào từ chối được, trừ một số người không đáng gì (vỗ tay) nói là không thể nào chấp nhận được chuyện đó.
Thôi tôi không dám nói dài làm mất thời giờ của quý vị. Tôi chỉ nhắc lại một điểm, là xin quý vị quyết định. Nếu tôi phải trao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn Minh, tôi xin sẵn sàng vâng lời quý vị, tôi sẽ trao lại cho Đại tướng Dương Văn Minh. Như thế quý vị chấp nhận rằng tôi có thể chỉ định một chính phủ nào gọi là chính phủ để đứng ra thương thuyết trong căn bản vãn hối hòa bình, trong tinh thần hiệp định Paris, để cho hai nước, cái chuyện vì lẽ cố nhiên một chuyện chúng ta đã mất rồi, theo những chuyện chúng ta đã biết trong hai ngày…
Nguồn
1- Viện Bảo Tàng Việt Nam, San Jose (Viết Từ Băng Ghi Âm)
2-Theo bài viết của GS Nguyễn Ngọc An, nguyên Tổng Trưởng Thông Tin Chiêu Hồi trong nội các Trần Văn Hương đã ghi âm lại và đã đăng trong Đặc San Pétrus Ký miền Nam Calfornia (1996).
Ghi chú: Sau bài diễn văn của Tổng thống Trần Văn Hương, Quốc Hội đã thảo luận và biểu quyết với đa số đồng ý giao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh. Hai ngày sau, lúc 17 giờ ngày 28 tháng 4-1975 lễ bàn giao đã diễn ra tại Dinh Độc Lập.
http://namkyluctinh.com/a-lichsu/tvhuong/tvhuong-dienvantuchuc.htm
Những Bài Học Từ Cuộc Chiến Đông Dương
Nguyên tác: Les Lecons De La Guerre D’Indochine
Đại Tướng Henri Navarre
Lời giới thiệu
Bài này dịch từ chương cuối (X) trong cuốn Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối của Đại Tướng Henri Navarre, từ trang 316 tới 335. Đây là một tài liệu quí do một người bạn đi du lịch bên Pháp mua gửi tặng cách đây tám năm, sách in từ năm 1956.
Navarre là Tư lệnh quân Viễn chinh Pháp tại Đông Dương từ đầu tháng 5-1953 cho tới đầu tháng 6-1954. Ông được triệu hồi về Pháp sau khi Điện Biên Phủ thất thủ 7-5-1954.
Năm 1956 Navarre viết cuốn sách này để bào chữa cho ông và quân đội Pháp về nguyên do bại trận tại Điện Biên Phủ và qui trách nhiệm cho chính phủ Pháp đã đưa tới sự hấp hối và sụp đổ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954.
Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7-5-1954 sau gần hai tháng cầm cự. Một phần vì sai lầm của Navare, nước Pháp quá mệt mỏi vì cuộc chiến sa lầy, trong khi Việt Minh được Trung cộng viện trợ quân sự ngày càng dồi dào, quân Pháp tại Đông dương không được tăng viện nhiều, đa số chi phí dựa vào viện trợ Mỹ. Lại nữa phần vì Không quân Pháp quá yếu. Toàn bộ chiến trường Đông dương họ chỉ có khoảng 200 máy bay trong khi thập niên 60, 70 tại miền nam VN, không quân Mỹ có nhiều ngàn máy bay, chưa kể không quân VNCH.
Từ giữa năm 1953, sau cuộc đình chiến tại Cao Ly, Trung Cộng tăng cường viện trợ ồ ạt cho Hồ Chí Minh tới ngày sẩy ra trận Điện Biên Phủ
Năm 1953, 1954 viện trợ Mỹ cho Pháp gia tăng nhiều, riêng 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí (The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2) nhưng quân Pháp tại Đông Dương ngày càng suy yếu so với Việt Minh cả về chủ lực quân lẫn hỏa lực.
Chế độ Thực dân đã hết thời, không có chính nghĩa, trên thế giới từ giữa thập niên 50 trở đi, nhất là từ đầu thập niên 60 khi Trung Cộng có bom nguyên tử, bàn cờ chính trị thế giới đã hoàn toàn đổi khác, nó trở thành cái thế Chân Vạc Nga-Mỹ-Tầu như thời Tam Quốc, chế độ Thực dân hết thời không tồn tại được.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất khởi đầu từ nửa đêm 19-12-1946 khi Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội cho tới 20-7-1954 khi đất nước bị chia đôi. Quân đội Liên Hiệp Pháp có 75,580 người bị giết, 64,127 người bị thương, phía Việt Minh có 300,000 người chết.
Chiến tranh Đông Dương chấm dứt năm 1954 và sau đó là chiến tranh Algerie Bắc Phi kéo dài từ 1954 cho tới tháng 7 năm 1962. Như vậy lại có thêm một cuộc chiến tranh 8 năm khói lửa, đẫm máu có phần hơn Chiến tranh Đông Dương. Người Pháp có 25,600 người bị giết phía Algerie có khoảng 250,000 người tử trận.
Đế quốc Pháp không còn, lịch sử đã sang một trang khác.
* * *
Xin mời quí độc giả coi bản dịch dưới đây:
Để có được những bài học rút ra từ trận thảm bại, ta cần phân tích những nguyên nhân thật. Thế mà ít khi những phân tích ấy đã đầy đủ hay không mà không có những chứng cớ giả được hoàn tất. Nhất là khi ở đây những người cầm đầu lại là những Chính trị gia sai lầm – đó là tình trạng chung của những cuộc chiến – họ hay có thái độ trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho giới Quân sự. Lý do không có mặt tại trận địa của các Chính phủ khiến họ không chuẩn bị cũng như điều khiển cuộc chiến đó chỉ là chứng cớ cổ điển. Lại nữa cách im lặng không phải là cách tự bào chữa.
Việc đổ trách nhiệm cho người khác không có gì quan trọng nếu đưa tới kết quả là giới quân sự bị làm vật thế thần, nó cho phép để cho các chính trị gia được xênh sang quá lố trên các diễn đàn chính phủ. Điều này quan trọng vì nó sẽ làm nguy hại cho tương lai đất nước, nó ngăn cấm ta rút ra những bài học để tránh thất bại trong tương lai.
Một chiến dịch như vậy đã diễn ra nhân khi ta thất bại tại Đông Dương. Các Chính trị gia đã điều hành cuộc chiến tồi cũng như đã kết thúc nó tệ hại, họ làm tất cả để đánh lừa dư luận bằng cách cho người ta tin rằng nguyên nhân chính duy nhất mà nước Pháp là bề trái của Quân đội Pháp.
Tôi tin là đã chứng minh đầy đủ trong các chương trên rằng trước hết cái bề trái này chắc chắn đã được Chính trị thổi phồng lên, họ coi như cái cớ để chấm dứt cuộc chiến trong những điều kiện mà quân sự không có gì đáng đặt ra.
* * *
Những hậu quả của của thất thủ Điện Biên Phủ cần phải làm sáng tỏ, ta có thể giải thích sự thất bại này không?
Tại Đông Dương, các vị Tư lệnh kế tiếp nhau thường ít nhiều cũng đánh giá thấp đối phương. Đặc biệt là họ không nắm bắt kịp thời sự biến đổi cơ bản của sự cấu tạo của quân đội chính qui Việt Minh, địch có thể thực hiện những chiến dịch về Chiến lược đủ sức thách đố bộ máy quân sự của ta. Do đó ta đã để đối phương đi trước một bước mà ta không theo kịp. Họ cũng không biết thúc đẩy việc thành lập Quân đội Liên minh (QĐ Liên Hiệp Pháp) như vậy đã làm mất cơ hội để có đội quân chủ lực đông đảo để giữ vững mảnh đât này, làm mất yếu tố quân đoàn mạnh, tinh nhuệ để bảo đảm tự do hành động.
Họ cũng không biết khiến đạo quân của chúng ta thích hợp với địa thế như địch. Họ chỉ dựa vào sức mạnh mà không biết uyển chuyển, nhẹ nhàng, mưu mẹo và lấy tin tức tình báo.
Sau cùng họ không hiểu sự cần thiết của một kế hoạch trường kỳ được chính phủ chấp nhận và cung cấp những phương tiện cần thiết, thực hiện có phương pháp và kiên trì.
Đó là những lời chỉ trích chính yếu với giới cầm quyền ở Sai Gòn. (Sài Gòn là Thủ đô của QGVN thời Pháp thuộc), nhưng những sai lầm ấy có nhiều lý lẽ cần biện minh.
Trừ Tướng De Lattre, còn các vị Tư lệnh Quân đội ở Đông Dương luôn dưới quyền một viên chức cao cấp dân sự: Quan Toàn quyền. Tư lệnh không bao giờ được tự ý quyết định mà phải hành xử trong khuôn khổ, phạm vi mà người chủ động, chủ xướng không phải là Tư lệnh, ông ta (Nhà chính trị) làm theo một lăng kính khác với ông (TL) trong đó những quan niệm quân sự không phải của ông (Chính trị gia). Vì thế chiến lược của ta trái với Việt Minh, nó hòa hợp với chính trị, nó không bị chính trị điều khiển.
Viện trợ Mỹ là điều mà cấp chỉ huy phải chấp nhận như thế. Đặc tính của hàng quân sự cho chúng ta cho ta sức mạnh, nó được quan niệm cho một hình thức chiến tranh khác biệt. Nó cho ta hỏa lực mạnh, điều này không chối cãi được nhưng đổi lại ta có trách nhiệm nặng nề. Một khi đi vào con đường này rất khó mà thoát ra được.
Các nước Liên Hiệp không lập được đạo quân tự chủ mạnh cũng có những nguyên nhân nhưng nó không phụ thuộc ý muốn của Tư lệnh. Nó cho thấy sự khinh bỉ của họ khi đi vào con đường này mà không có nhiều rủi ro và hậu quả của nó trong mọi trường hợp xa xôi và bấp bênh.
Nói về sự thiếu sót kế hoạch quân sự chung, nó chứng tỏ cho thấy sự hiện hữu của kế hoạch chính trị đã làm nền tảng cho nó. Vì thế nói thẳng ra thì những lỗi lầm quân sự tại Đông Dương khó mà xác định được nhất là ta thấy nó bắt nguồn từ những sai lầm chính trị.
Một loại trách nhiệm về quân sự khác từ Paris.
Đông Dương không bao giờ được những Bộ, Phủ về quân sự đặt trọng tâm. Họ chỉ coi nó như một trách nhiệm đáng chán mà họ phải góp phần nhiệm vụ trong đó, nhưng chỉ đóng góp một tí thôi.
Chiến tranh Đông Dương luôn được cung cấp những khoản tiền nhỏ, rẻ. Kinh phí luôn thiếu hụt, tuyển mộ và chủ lực quân yếu kém, được huấn luyện sơ sài, vũ khí lỗi thời thiếu khả năng, Không quân được cấp nhỏ giọt về máy móc, nhân sự, hạ tầng cơ sở.
Trong mọi trường hợp, những ông Tổng Tham mưu trưởng của Bộ Quốc phòng liên tiếp nhau và Lục quân cũng như Không quân phải chia sẻ phần lớn trách nhiệm. Nhưng ta không nên quên họ dưới quyền các ông Bộ trưởng, nếu họ chuẩn bị và thực hiện những quyết định của thượng cấp thì trách nhiệm cuối cùng thuộc về chính phủ.
Các ông Tổng Tham mưu trưởng đúng ra phải tỏ vai trò của mình, họ cũng là cố vấn quân sự cao cấp của Chính phủ. Thật ra họ chỉ đề nghị những giải pháp dễ chứ không phải những quyết định đầy năng lực nếu không đưa tới chiến thắng hoàn toàn, ít ra cho ta những điều kiện chính trị thuận lợi của cuộc chiến. Nếu họ làm được như vậy thì rất đáng kính trọng nhưng chưa ai nghe nói họ làm như vậy. Có thể họ sẽ trả giá bằng mất chức vì hành động khác thường này và sẽ được thay thế bằng những người biết chiều lòng. Trong hệ thống chính trị của ta việc lựa chọn chức vụ cao cấp dân sự cũng như chính trị đều dựa vào bản tình mềm dẻo để lựa chọn. Chế độ chỉ xài toàn những kẻ trung thành.
Nhưng cho dù trách nhiệm giới quân sự tại Paris lớn tới đâu cũng chỉ xếp vào hạng thứ nhì.
Những lý do thực sự của thất bại Đông Dương là do chính trị. Tôi luôn nhắc lại nó trong cuốn sách này chỉ là để tóm tắt lại như vậy.
Trước hết là do thiếu chính trị, từ đầu chí cuối cấp chỉ huy không biết là họ muốn gì và nếu họ biết cũng không bao giờ khẳng định.
Họ không bao giờ dám nói cho đất nước biết chúng ta có chiến tranh tại Đông Dương.
Họ không biết đưa đất nước vào cuộc chiến cũng không biết tìm hòa bình.
Họ đã không biết định nghĩa hành động với các nước trong Liên Hiệp để đặt họ vào vị trí tiêu biểu của nước Pháp. Họ chỉ lấy những giải pháp cũ kỹ lỗi thời. Họ không có can đảm chọn lựa giữa chế độ thuộc địa mà họ đã tuyên bố trả độc lập nhưng vẫn tìm cách giữ khư khư dưới một danh xưng khác với những phương tiện tối tân, và sự liên hợp với các nước tự do mà họ nói muốn nhưng họ trì hoãn không thực hiện nó.
Họ cũng không xác định vị trí đối với Hoa Kỳ và khiến họ định nghĩa vai trò của họ với ta. Họ thiển cận ở chỗ xin viện trợ Mỹ và nói cho cùng có hại hơn là lợi, nó soi mòn làm hỏng những lợi ích của ta bởi đồng minh, họ theo đuổi một Chính trị ích kỷ không có gì bảo đảm cả
Nói về cuộc chiến mà họ không biết nói mục đích để làm gì. Các nhà lãnh đạo của ta không biết cho nó một đặc tính quốc gia như thế nào. Vì không thể cho đất nước biết tại sao ta tham gia cuộc chiến vì những lý do gì, họ không thể đòi hỏi những hy sinh để thắng trận. Vì thế họ không dám, họ ru ngủ đất nước bằng những diễn văn lạc quan, sợ cử tri nên không dám gắng sức, mặc cho bọn chủ bại bành trướng và cuối cùng chỉ có lính nhà nghề phải chiến đấu một mình, không có cả phương tiện vật chất mà đúng ra phải cung cấp cho họ.
Hơn nữa họ để cho quân đội bị đâm sau lưng. Họ để cho đảng Cộng Sản và đồng bọn phản bội quốc gia. Họ để yên cho báo chí CS quyền bất khả xâm phạm, chúng đánh phá tinh thần chiến sĩ, phá vỡ tinh thần quốc gia và phổ biến những bí mật quân sự.
Những sai lầm, do dự, hèn nhát chất đầy trong tám năm rất nhiều không thể qui lỗi cho ai cho chính phủ nào khi họ liên tiếp thay thế nhau.
Đó là kết quả của chế độ. Nó hành động theo hệ thống chính trị Pháp.
Một chế độ bỏ cả uy quyền của mình nơi mà tinh thần cộng đồng không còn nữa, nó khiến cho chính phủ lỏng lẻo và thay thế những kế hoạch chung bằng chủ nghĩa theo kinh nghiệm rời rạc nơi mà luật pháp lỏng lẻo, dễ dãi, nơi mà các đảng chính trị không tiêu biểu ý hướng mà là các món ăn, rồi các nhóm này đụng chạm nhau. Trước hết là những cách kiếm phiếu và kiếm ghế cho những người chỉ huy vô trách nhiệm, không thể có nền chính trị đế quốc. Chính trị với nước ngoài họ nhượng bộ địch và làm tay sai cho đồng minh.
Một chế độ bãi bỏ tinh thần quốc gia, nó cô lập quân đội quốc gia, là tiêu biểu và giữ cái tinh thần này, nó không cho quân đội này một chỗ tinh thần hay vật chất mà quân đội cần phải có. Họ dễ dãi bỏ qua khi quân đội bị khinh bỉ, mạ lỵ, vu khống. Một chế độ mà một đảng theo lệnh ngoại quốc có thể tự do phản bội, nơi mà một phần báo chí thành công ty làm mất tinh thần quốc gia và cung cấp tin cho địch. Một quân đội như vậy không thể đối mặt với quân thù tại Đế quốc hay tại biên thùy của Mẫu quốc.
Một hệ thống chính trị từ bốn thập niên đã khiến Đất nước chiến thắng năm 1918 nay đã trở thành con bệnh của Âu châu và trong thập niên tới sẽ suy tàn vĩnh viễn.
Đó là bài học to lớn của cuộc chiến Đông Dương. Ta sẽ gặp nó ở mọi lãnh vực. Mọi người Pháp có thể suy nghĩ dù họ không liên hệ gì tới “hệ thống” này, không có quyền lợi hay sùng bái nó sẽ cảm thấy mâu thuẫn giữa việc giữ chế độ và coi nước Pháp như một cường quốc. Ngay nhiều người tự hỏi kết luận ấy có thể áp dụng cho Tây phương được không, trước mặt chế độ Cộng Sản và chế đội Quốc gia, những chế độ dân chủ tự do có thể bị bại vong như Đế quốc La Mã suy tàn hay Byzance trước quân thù mọi rợ.
* * *
Trong mọi trường hợp chúng ta không có một ảo tưởng nào về những cái của Pháp mà ta có. Nếu chế độ vẫn giữ nguyên y như thế, cũng vẫn cái lý do làm ta mất Đông Dương hôm qua thì mai mốt chúng ta sẽ mất Bắc Phi và mất hết những thuộc địa của Đế Quốc Pháp.
Đa số những nguyên nhân đã khiến ta thất bại ở Đông Dương sẽ thấy dưới một hình thức cay đắng tại tất cả Đế Quốc và nhất là Bắc Phi. Như tại Đông Dương ta không tiên liệu trước phong trào quốc gia đang nổi lên, ta không biết giải tỏa bằng cải cách, hợp thức và có thiện chí mà ta đã để cho những tinh hoa do ta đào tạo sang cho địch tuyển mộ mà ta không muốn dành cho họ chỗ đứng để kéo họ về phía ta.
Như tại Đông Dương những chủ nghĩa quốc gia được kích động từ bên ngoài, nó được hun đúc bởi CS và chính trị Mỹ khuyến khích.
Tuy nhiên vấn đề là tại Bắc Phi dễ hơn tại Đông Dương. Nó ở gần ta hơn, chỉ vài trăm cây số chứ không phải vài ngàn, về tinh thần nó không lớn mạnh bằng (ĐD), người Pháp cho là Châu Phi gần gũi họ hơn Đông Dương về mọi phương diện. Thời tiết không đáng sợ và địa thế không khác ta là mấy. Núi non Phi châu nhỏ bé dù sao cũng dễ cho Không quân ta hoạt động hơn là đồng ruộng hay rừng rú bên Đông Dương.
Kẻ địch tại châu Phi không thể giống như Việt Minh lấy viện trợ từ Trung Cộng, họ không được Ai Cập, Libye hay Maroc giúp nhiều như Mao Trạch Đông giúp Hồ Chí Minh trong giai đoạn cuối cuộc chiến Đông Dương. Họ không thể thành lập những đơn vị chính qui như Việt Minh có khả năng chống chúng ta trong những chiến dịch quân sự lớn. Muốn được vậy ta phải giúp họ thành lập quân đội, than ôi ta mới bắt đầu làm thế.
Tỷ lệ người Âu đối với người bản xứ tại Bắc Phi về tâm lý gần ta hơn tại Đông Dương. Nếu người Hồi giáo cực đoan và bài ngoại nhưng Cộng Sản lại khó xâm nhập vào cộng đồng này. Nếu thành phần ưu tú do ta đào tạo không biết ta gắn bó với họ mà thù ghét ta, nhưng đám đông vẫn đứng về phía chúng ta
Sau cùng lương tâm quốc gia của Pháp ít bị ru ngủ về Phi Châu hơn là về Đông Dương và sẽ chấp nhận hy sinh cần thiết để giữ Châu Phi hơn là cứu Đông Dương, nếu ta đòi hỏi họ để giữ Châu Phi sẽ dễ hơn là để cứu Đông Dương.
Những điều kiện vật chất tinh thần để bảo vệ Châu Phi sẽ tốt hơn nhiều so với bảo vệ Đông Dương. Ta dùng những bài học như đã nói trên sẽ đạt nhiều kết quả tốt.
Trong phạm phi quân sự, bài học đầu tiên là không đánh giá thấp địch thủ. Ta thấy có vẻ như không bao giờ có một Điện Biên Phủ ở Bắc Phi nhưng có thể bùng lên du kích chiến ở đây mạnh hơn, đông hơn trang bị tốt hơn. Đối với 500 tấn vũ khí đạn dược mỗi ngày đủ cho Việt Minh năm 1953 để tiếp tế cho cuộc chiến thì những người nổi dậy của Bắc Phi sẽ mua lậu không khó lắm nếu ta không có biện pháp.
Một bài học khác rất quan trọng là có thể chống du kích bằng vũ khí tối tân hay không. Cách duy nhất đề chống du kích là ta cần di động, nhẹ nhàng và dùng mưu mẹo dựa trên tình báo và chính trị. Những trở ngại lớn là đóng quân thụ động, vũ khí nặng và tinh thần binh sĩ và của cấp chỉ huy. Vấn đề quân số là bài học chính, chống lại kẻ địch dựa vào dân, vấn đề chính là phải giữ họ trong khu vực của ta và phải kiểm soát họ, che chở và bảo đảm cho họ. Chỉ có việc quân đội ở khắp nơi và và tin tưởng họ mới hy vọng có kết quả.
Sau cùng sự thống nhất chỉ huy cần thiết cho tất cả các cấp. Cấp chỉ huy hành quân và cấp trách nhiệm địa thế không cần có cá tính khác nhau. Cấp bậc của người hành quân cần hòa hợp trong cấp bậc địa thế, hiểu rõ địa thế là người duy nhất quyết định có ý thức về điều kiện những cuộc hành quân cần thiết.
Những bài học quân sự thuần túy ta đã hiểu và sẽ áp dụng nó một cách xứng đáng. Những tiếp viện mà người ta từ chối giúp Đông Dương chỉ là vài ngàn người, nó đã được chấp thuận cấp hàng trăm ngàn cho Bắc Phi. Những vũ khí nặng cồng kềnh bất tiện, rất may đa số còn để trong kho, người ta nhận thấy rằng những những đạo khinh quân, trang bị nhẹ lại rất hữu hiệu, họ đang nghiên cứu cung cấp cho quân đội những trang bị này, những phi cơ loại nhẹ nhất là trực thăng mà tôi xin Saigon mấy chục cái chưa xong, nay trực thăng được đưa tới Algerie với số lượng quan trọng. Không quân Hải quân đóng góp nhiều tại đây hơn so với tại Đông Dương.
Sau cùng một ý định mang tinh quốc gia bằng cách cho lính nhập ngũ và trừ bị quân tham gia.
Những cố gắng quân sự này có đủ hay không? Chính phủ xác nhận là đúng. Nhưng khi được viết, nói tự do góp ý thì những người chấp hành không thừa nhận như vậy. Một điều chắc chắn là hành động quân sự không có kết quả lớn vì trừ đi thiệt hại không có kết quả nhanh và quyết định. Tại Đông Dương ta không thể tránh thảm bại.
Trang bị và tuyển mộ của quân đội ta có nhiều khuyết điểm, một mình nó không thể động viên cho quốc gia. Chủ lực quân, nếu chỉ nói trong phạm vi chính thức thì còn yếu lắm. Nó không theo sát nhu cầu thực sự của chính quyền địa phương nhưng do Chính phủ dựa trên những quan điểm chính trị, kinh tế được coi như có thể. Đó là những phương pháp luôn cho những kết quả xấu.
Giải pháp duy nhất để giữ chủ lực quân bền vững cần thiết là kéo dài nhiệm vụ quân sự của họ lúc cần thiết. Giải pháp đã được tách ra vì những lý do quan hệ chính trị trong nước. Người ta thay thế bằng những giải pháp tạm thời, nó đã phá hoại quân đội ta và biến họ thành bất lực trước những nhiệm vụ khác như bảo vệ Châu Âu, an ninh Mẫu quốc, can thiệp ngoại quốc nhanh như vụ kinh đào Suez (1956) nhưng nó không cho Phi Châu những phương tiện cần thiết nhất là có ý kiến sai lầm về lòng hy sinh to lớn.
Không như ở Đông Dương, hành động quân sự ở Châu Phi không thể một mình nó cho ta kết quả, nó phải kết hợp chặt chẽ hành động chính trị với nhiều biện pháp khác nữa như tâm lý, hành chánh, kinh tế, xã hội, nó diễn đạt giải pháp trên kế hoạch địa phương. Sự thống nhất hành động chính trị quân sự là điều bó buộc, thế mà nó đã chưa thực hiện tại Đông Dương và cũng chưa thực hiện tại Bắc Phi.
Việc chúng ta bỏ Maroc và Tunisie từ sớm và nó ngày càng lớn mạnh, ngày càng khó hợp tác, họ thành những chính phủ phong kiến mà nay sự phụ thuộc vào Pháp chẳng có chút nào.
Tại Algerie, khẩu hiệu tình trạng khẩn trương, ban bố quyền chỉ huy dân sự, quân sự địa phương hay cho phép vài quyền hạn chính trị những quyền đặc biệt dù được mở rộng ra chỉ là những phương cách thiếu thốn không đủ, nó chỉ dùng để tránh né những vấn đề thật sự. Chỉ có thiết quân luật mới có thể giúp ta thoát khỏi sự bối rối quyền hạn mà nó đang là luật lệ.
Đó là giải pháp hữu hiệu nhất vì nó cho chính quyền hành sử với trách nhiệm rộng rãi. Vả lại trong khi đợi những giải pháp chính trị sau cùng được chấp nhận, thiết quân luật cho ta những điều lợi đáng kể để cho chính trị nghỉ ngơi, nhưng có lẽ đó là một trong những lý do mà phải tách ra.
* * *
Đó là những điều người ta thấy rõ chính trị đã kìm hãm những cố gắng quân sự và chúng ta phải phác họa những điều cần làm tới cùng. Nếu những bài học Đông Dương đem lại vài kết quả thì những bài học chính trị chẳng có gì cả. Cũng những cái do dự, sai lầm, những phương pháp tai họa tiếp tục. Những thói xấu bẩm sinh của chế độ hôm nay chống lại ta tại Châu Phi y như nó đã chống ta ở Đông Dương hôm qua và cũng đưa ta tới kết quả như vậy.
Không cứ tại Đông Dương, tại Châu Phi chúng ta có thể định nghĩa một nền chính trị tổng quát. Những giải pháp tạm thời đến với ta tại Tunisie và Maroc không đạt tới một kế hoạch, giải pháp. Giải Pháp thứ nhất (Tunisie) là kết quả của một ngẫu nhiên ngoạn mục. Giải pháp thứ hai (Maroc) được sắp đặt trong trường hợp mà ta không tiên liệu và chế ngự nó. Nó đặt giả thuyết cái mà ta có thể chấp nhận tại Algerie, Sahara và Châu Phi da đen.
Tuy nhiên vẫn có thời gian để dựng lại tình thế này, vụ kênh Suez (khoảng tháng 10/1956, Anh Pháp đưa quân vào chiếm kênh Suez vì Nasser quốc hữu hóa, Nga, Mỹ can thiệp, Anh, Pháp phải rút quân) sẩy ra vào lúc ta quả quyết với đồng minh là chúng ta đã gặp một âm mưu lớn để cướp đoạt Bắc Phi của Pháp nhưng nó còn làm xoay chuyển những vị trí của khối NATO. Khởi nguồn từ Le Caire, nó vươn tới Bắc Phi, Tây Phi và Trung Phi. Cuộc khủng hoảng này do Mạc Tư Khoa điều khiển mà người quốc gia Ả rập chĩ là công cụ. Chúng ta chỉ có thể đối đầu với tập đoàn bằng một đường lối chính trị tầm cỡ, đường lối này cũng áp dụng cho cả Châu Phi. Chính trong cái phạm vi tổng quát này mà ta có thể tìm ra được giải pháp liên kết với nhau đặc biệt cho Algerie, Maroc, Tunisie, Sahara và những phần đất khác của Đế Quốc Pháp tại Phi Châu.
Thảo luận về đường lối chính trị này không nằm trong đề tài và thẩm quyền của tôi. Điều quan trọng không phải là lựa chọn cái này cái kia mà lấy một đường lối chấm dứt sự do dự, khập khiễng mà phải tìm ra những phương tiện rõ ràng những đường lối, giới hạn và khi đã chọn rồi nó là giải pháp cuối cùng. Kẻ thù của ta ở Phi Châu cũng là kẻ thù ở Đông Dương, với những chính phủ thiếu nghị lực, bấp bênh, những nhà chính trị xấu. Với một chính phủ có ý chí vững chắc và bền chặt thì không gì vượt qua được.
* * *
Một nền chính trị dù ớ Đông Dương hay ở đâu không thể thành công ở Châu Phi nếu bị tự do ngăn cản do can thiệp của các nước lạ dù là kẻ địch hay của đồng minh. Thế mà ngoại giao của ta không biết cách ngăn cản họ. Họ đã để cho Ai Cập và khối Phong trào Ả Rập thù hận ta. Họ vờ không biết đến việc dẫn dắt của người Mỹ hay tin vào những lời cam kết mơ hồ hay chỉ là những việc kỳ quái. Họ luôn chậm trễ không theo kịp các biến cố.
Đe dọa một hành động quân sự tại Lybia đã bị bóp chết từ trong trứng nước ngay từ đầu, Tunisie nổi dậy ít tốn kém và Algerie gây nản lòng. Chúng ta thích thương thuyết về cao nguyên Fezzan với vài lời hứa hẹn là lân bang tốt mà họ không giữ lời. Ta mất nhiều tháng đi tới quyết định thi hành cam kết những điều kiện từ ngày đầu đặt ra nhưng không thi hành.
Chính tại Ai Cập khởi đầu mấu chốt hành động chống lại chúng ta. Thế mà tại Le Caire ta bị lừa nhiều nhiều tháng, ta vừa lòng với sự thỏa mãn không hiệu lực, đó là những lời ngon ngọt với một ông bộ trưởng ngây thơ hay những lời chửi rủa mà ta phải nghe từng ngày, cho tới ngày sẩy ra vụ khủng hoảng kênh Suez mới đánh thức Bộ ngoại giao Pháp. Ta đi từ thái quá này sang thái quá khác. Những đe dọa của ta mà địch biết là xạo, sự suy nghĩ của ta chậm trễ lại kém suy nghĩ tiếp theo đó là rút lui thảm hại (Anh, Pháp) khiến ta bị mất mặt, tại xứ Hồi giáo cũng giống như tại Viễn Đông (ĐBP).
Vụ kênh đào Suez có thể là cơ hội cho ta xây dựng lại nếu cần xét lại quan hệ với các đồng minh.
Từ Anh Quốc ta được sự liên đới giữa hai nước bền vững trong các vấn đề chính trị tại Trung Đông, Ai Cập, Lybie nay không còn như trước.
Với Mỹ mà thái độ của họ đã làm cho người dù đui mù cũng phải mở mắt, đặt ra những giải thích trong thời chiến tranh Đông Dương mà ta cần thách đố nhưng ta luôn lùi bước. Chính họ nắm giữ thìa khóa vấn đề Châu Phi cũng như họ đã giữ Viễn Đông.
Sự biến đổi cần thiết của Đế Quốc thuộc địa trước đây thành một hệ thống mới, cái gọi là Liên Hiệp Pháp hay nói khác đi nó chỉ có thể hoàn thành nếu trước hết Mỹ không có thái độ làm tệ hại đến sự thành hình của nó.
Muốn thảo luận chuyện đó với họ, trước hết điều cần nhắc họ là chúng ta biết rõ chính trị của họ quá rồi và tỏ ra ý của ta là không ngu đần gì trước vẻ bề ngoài của họ.
Họ chủ trương chính sách chống thuộc địa kiểu Mỹ,
một ý thức hệ và cũng là một ảo tưởng lớn. Những người công dân tự do Mỹ tin tưởng một cách ngây thơ về ý nghĩa cao đẹp của độc lập và quyền tự trị dù những người dân này chưa đủ khả năng tự trị. Mặc dù xưa kia họ (Mỹ) quen thói tàn sát người Da Đỏ và, nay họ kỳ thị người Da Đen thế nhưng lại sợ nền chính trị của nước tân tiến cai trị dân nhược tiểu. Họ tưởng rằng cứ kêu gào chống “Chủ nghĩa Đế quốc” của nước khác mạnh hơn cả CS, họ tự chế nhạo mình với những lực lượng chống Cộng và không thấy rằng họ khích động những kẻ kỳ thị chủng tộc mà chính là họ.
Nhưng không có chính trị thần bí, ngây thơ nào ngăn cản được, và người Mỹ phải lo chuyện của mình trước đã. Thế mà vài nước kém mở mang đã có nền độc lập từ sớm và vẫn thiếu thốn về kinh tế? Tham vọng giúp họ thoát chế độ thuộc địa và tự giam trong cái lưới mạ vàng nhưng mắt lưới cũng xiết chặt lắm bằng chế độ thuộc địa đô la.
Cái gọi là chống chế độ thực dân của Mỹ chỉ là một chính trị thực tiễn mà động cơ của nó phức tạp không thú vị gì cho lắm nhưng núp dưới cái vỏ giải phóng dân tộc bị trị nhằm thành lập một Đế Quốc Hoa Kỳ trên đống đổ nát của Đế Quốc Âu châu trước mặt Đế Quốc Nga.
Chúng ta không phải là những nạn nhân đầu tiên của Mỹ. Họ có khuynh hướng làm cho người ta tin họ là con cháu các nông gia được giả phóng, chính họ đã được giải phóng. Nhưng không phải vậy, người Mỹ chiếm đất đai của dân bản xứ bằng súng đạn, bóc lột và trấn áp, tàn sát họ. Lịch sử về cuộc xâm lược này là một trong những chế độ thuộc địa dã man nhất vì sau khi đã tiêu diệt dân bản xứ, họ đã không còn lo vấn đề hậu họa nữa. Sau đó là việc chiếm đoạt đất đai của Mễ Tây Cơ và những phần còn lại của Đế quốc Tây Ban Nha. Gần đây lại nổ ra vụ Đế quốc Hòa Lan, nó vì lợi ích của Mỹ.
Nay tới lượt họ nhắm vào Đế quốc Anh và của chúng ta nhưng họ thay bằng đường lối khác. Họ giúp các dân tộc “thuộc địa”. Họ thiết lập những căn cứ quân sự ở đó. Họ bắt các nước đó phải làm gấp nhiều nghĩa vụ quân sự, kinh tế, ngoại giao, tôn giáo… bỏ nhiều ngân sách. Họ chứng tỏ cho người ta thấy cuộc đời to đẹp hơn, họ tỏ ra đối với các nhà cai trị các nước ấy rằng đây là tình hữu nghị với Mỹ chứ không phải dưới sự đô hộ thời thực dân. Mục đích để Mỹ điều khiển các nước ấy. Họ luôn thể hiện cảm tình của của dân Mỹ với nguyện vọng của các nước thuộc địa và phản đối chúng ta. Họ khuyến khích một cách hệ thống các kẻ thù của ta. Họ kêu gọi Liên hiệp Quốc khi cần, dần dần họ đẩy chúng ta ra. Họ chiếm lấy vị trí của ta nhưng dưới một hình thức mà hình như vô hình mà chỉ có sức mạnh đô la. Không có ông Toàn Quyền hay Cao ủy Mỹ nhưng lại có ông Đại Sứ Mỹ, nếu không có phép của ông này thì không ai làm gì được. Người dân tưởng là mình tự do vì là người cùng dòng giống với mình cai trị nhưng đáng thương thay mọi việc do đồng tiền sai bảo, các người này chỉ là bù nhìn của Mỹ do họ giật dây.
Đó là chính trị ta đã để nó phát triển tại Đông Dương và chính nó đã đuổi chúng ta đi. Đó cũng chính là cái đang diễn ra tại Phi Châu ngày nay và nó sẽ đuổi chúng ta đi nếu không biết cách chấm dứt. Ta phai nói với Mỹ họ không thể vừa là đồng minh của chúng ta ở Âu Châu vừa là kẻ phá hoại hất cẳng ta trên thế giới. Chúng ta hoặc phải cho Mỹ biết chính trị đế quốc của ta và giữ nó một cách thẳng thắn, hoặc thực hiện cái ý thức hệ và tham vọng bằng thỏa ước nhưng gồm những hình thức thỏa thuận. Chúng ta phải là những đồng minh ngang hàng chứ không phải chư hầu. Nếu không, sẽ bắt đầu lại cái trò lừa đảo như ta đã bị tại Đông Dương, cứ nhìn lại chính trị thê thảm của ta sẽ rõ.
* * *
Chúng ta sẽ không có cơ hội thắng cuộc tại Châu Phi hơn là tại Viễn Đông nếu bị ngừng lại vĩnh viễn do phản bội và do đồng minh: đó là chủ bại. Thế mà về phương diện này ta chẳng làm gì cả và tình thế còn tệ hơn cả thời chiến tranh Đông Dương. Cũng những định kiến bỏ cuộc nói lên trong Nghị viện và trong các vị cố vấn Chính phủ. Báo chí chủ bại nói công khai và cũng làm mất tinh thần Quốc gia và Quân đội. Đảng CS nay chiếm đa số Quốc hội phản bội vô ý tứ tại Algerie, họ tham gia trực tiếp vào đoàn phiến loạn trong vụ Ai Cập, họ cùng kẻ địch gây ra nguyên nhân.
Không có kết quả lâu dài nào có thể có nếu tình trạng cứ như vậy. Cứu Châu Phi thuộc Pháp đòi hỏi phải ra khỏi tình trạng hủy hoại, không những chỉ đảng phái, phe nhóm bị ảnh hưởng ngoại quốc, mà cả những người hoặc công khai hay ngấm ngầm, cố ý hay không, họ làm tay sai cho Báo chí, Quốc hội hay Chính phủ.
* * *
Tóm lại sự so sánh vừa qua giữa đấu tranh của ta ở Đông Dương và cuộc đấu tranh ta đang theo ở Châu Phi cũng bi đát như nhau. Một điều ta cần biết trước hết đó là dù bề ngoài ra sao nhưng Đất nước vẫn chưa động viên nhiều cho Châu Phi hơn là cho Đông Dương. Chúng ta thực hiện chiến dịch quân sự trong khung cảnh của thời bình. Chúng ta không muốn làm cho Đất nước lo âu. Chúng ta chỉ tiến hành từng phần và giới hạn trong chiều dài cuộc chiến. Chúng ta lùi bước trước ý chí của kẻ địch hơn là trước sức mạnh vật chất của nó, ta lùi bước trước kẻ mà ta muốn thắng. Như thế sẽ không thắng được nếu không làm đầy đủ.
Tất cả sẽ mất hết từ Tunisie, Maroc, Sahara, Châu Phi đen nếu ta không thắng tại Algerie. Có lẽ chúng ta với những phương tiện thiếu thốn và sau thất bại vụ kênh Suez sẽ được một kết quả quân sự. Nếu không đưa tới một giải pháp chính trị tốt đẹp thì mọi hy sinh của chúng ta sẽ vô ích. Không gì có thể giúp ta thắng tại Algerie nếu tại Maroc và Tunisie ta bỏ mà không có gì bù vào. Không gì có thể giúp ta thắng được với những kế hoạch tại Bắc Phi, nếu kẻ địch của ta ở Cận Đông hay bên kia bức màn sắt theo đuổi chủ trương lật đổ ta, nêu đồng minh Tây phương của ta trả gía cao hơn và nhất là một đảng tại Pháp (tức CS) do Moscou chỉ huy lúc nào cùng sắp đặt tất cả.
Cố gắng để đòi nước Pháp phải toàn bộ và lâu dài. Nó đòi thực sự động viên quân đội, kinh tế, và nhất là tinh thần. Nó cần một cuộc Cách mạng quốc gia. Thế nhưng nó còn xa vời lắm.
* * *
Nước Pháp có thể bộc phát mạnh hay không?
Nếu lấy sự giải nghĩa trước cuộc chiến nhưng có giá trị hiện thời, ta cần một “Đất nước thật”, một niềm lạc quan lớn lao sẽ đặt ra. Dù tòa nhà Pháp quốc bị rung chuyển, nó vẫn vững chắc. Đất nước sẽ bình an dù bề ngoài ra sao. Điều ai cũng biết là mất Châu Phi sẽ là một một thảm kịch không cứu vãn được. Mặc dù chính quyền tha thứ cho bọn khiêu khích, họ đã bình thản và cương quyêt chấp nhận kêu gọi lực lượng trừ bị và phục vụ quân ngũ lâu năm. Gọi nhập ngũ hàng ngày trong chiến trận và trong tiếp xúc với dân bản xứ mà người ta có thể tin tưởng họ. Đất nước đã ngạc nhiên và kiêu hãnh tiếp nhận hành động can đảm của ta chống Ai Cập. Đương nhiên Đất nước chấp nhận tất cả những cố gắng cũng như hy sinh mà họ đòi hỏi thẳng thắn chứ không mưu mẹo với họ. Họ có thể xây dựng lại tất cả nếu biết phương pháp khuyến khích họ.
Đáng thảm thương thay với “Đất nước đúng luật”, nghĩa là với nhóm thiểu số chính trị, họ bàn về cai trị và quyền lợi của chế độ và cho đó là quan trọng. Những người này không những tỏ ra bất lực để xây dựng những hành động cứu nguy Đất nước mà họ ngăn cản không cho nó nẩy sinh ra.
Dù thuộc đảng nào những người nắm giữ và thừa hưởng của hệ thống đều không khỏi lo âu. Những người này không sống cho tới khi Châu Phi mất và trong thảm kịch hiện nay, họ đánh ván bài chót. Như thế có cần thay đổi những giải pháp tạm thời hay không.
Những nhà chính trị như thế trong những năm cuối cùng của cuộc chiến Đông Dương, họ có chức vụ trong Chính phủ mà họ điều khiển cuộc chiến này bằng một giải pháp danh dự. Trong diễn các văn, bài báo, họ đã chẳng đề nghị gì cho Châu Phi những giải pháp đáng lý ra chúng ta có thể giữ Đông Dương nếu họ áp dụng.
Những người khác mà chức vụ của họ trong chính phủ thời chiến tranh Đông Dương có khả năng đánh bại bọn chủ bại, phản bội, trong giai đoạn chót cùng họ cũng không làm gì.
Những người đánh giá chiến tranh Đông Dương “Tồi tàn, đểu giả” và đã dùng những phát biểu mị dân hòa bình bằng mọi giá. Đứng đầu một ủy ban chiến đấu để cứu Châu Phi và xác nhận sẵn sàng chiến đấu chống tinh thần đầu hàng dưới mọi hình thức, ngay cả việc ngụy trang bằng thương thuyết, chia chác đất đai.
Những đảng phái và những người gần như chủ bại trong suốt cuộc chiến Đông Dương, họ trong giai đoạn cuối cùng đã đòi bỏ hết, họ ủng hộ hay tham gia với một Chính phủ có khả năng phản ứng cấp quốc gia, họ đã chậm trễ, rời rạc nhưng thiết thực, và đòi hỏi Pháp cố gắng mà chỉ một phần nhỏ đã cứu được Đông Dương, có thể cả phần còn lại, tuy còn thiếu sót, chế độ chỉ cho phép đến thế thôi ư?
Những câu chuyện đã lâu rồi cho thấy dù trong một nước pháp trị đã thể hiện khác thường làm ta phải giật mình. Sau cùng những tiếng kêu than van của bọn chủ bại, những nhục nhã của sự đầu hàng? Nó có đủ mạnh để thắng vĩnh viễn cái chế độ bất lực, của cái mềm yếu này mà nó là niềm hy vọng của kẻ địch và nó đã khiến địch khinh bỉ khi Abd el-Krim (Lãnh đạo Maroc) nói: “Các ông không tự vệ được, các ông có còn là người không? Ta cần nghi ngờ.
Bệnh nhân lo âu vì muốn được khỏe mạnh trở lại mà cứ giao cho các lang băm săn sóc, họ đã đưa người bệnh tới thảm trạng này. Những liều thuốc vô vị không thể làm khỏi bệnh được mà phải cần một nhà giải phẫu đại tài.
Trọng Đạt
Dịch từ trang 316 tới 335, Chương thứ X, Agonie De L’Indochine
Vui cười
Trên đường gặp một người ăn mày, bà ta nói:” Nếu anh gọi cún cưng của tôi là bố, tôi sẽ cho anh 100k.”
Người ăn mày hỏi lại:” Nếu tôi gọi 10 lần thì sao?”
Bà này đáp:” Thì cho anh 1 triệu.”
Người ăn mày lập tức nhìn con chó gọi to mười lần “bố ơi”.
Người đi đường thấy lạ xúm vào xem. Dưới sự chứng kiến của đám đông, quý bà đành phải đưa tiền cho anh này.
Lập tức, anh này tươi cười rối rít nói:” Cảm ơn mẹ, cảm ơn mẹ nhiều lắm.”
Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường. Bác sĩ khuyên:” Thử đọc thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”
Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể.”
Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khoẻ mạnh như xưa. Bác sĩ thở dài: “Sao lại ko nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”
Quả nhiên, sau khi biết đc sự thật người chồng đã phát điên.
Một người da đen đi lạc trong sa mạc, ba ngày không được uống nước. Tưởng như sắp gục ngã thì Thượng Đế xuất hiện, ban cho anh ta 3 điều ước. Người này ước rằng, điều thứ nhất mỗi ngày đều được uống nước, điều thứ hai được đổi thành da trắng, điều thứ ba được thấy mông phụ nữ mỗi ngày. Thượng Đế đồng ý. Sau đó anh ta biến thành bồn cầu trắng tinh.
Tham lam quá đáng chỉ tổ gây hoạ cho chính mình, ngược lại, nếu biết nghĩ cho người khác, thuận theo tự nhiên, ông trời sẽ chiều lòng bạn.
Đại Việt và Giải Pháp Quốc gia – Nguyễn Văn Trần
Trong lịch sử cách mạng tranh đấu giành Độc lập Việt nam gần đây, có 2 Đảng Cách mạng có tuồi thọ cao nhứt là Việt nam Quốc dân Đảng và Đại việt Quốc dân Đảng. Đảng cộng sản tuy xuất hiện năm 1930, sau Việt nam Quốc dân Đảng, nhưng không phải là đảng tranh đấu cách mạng cho Độc lập dân tộc, mà tranh đấu cho quyền lợi của phong trào cộng sản quốc tế. Vì người cộng sản không có dân tộc và không có đất nước riêng của họ.
Hai lãnh tụ của hai Đảng ái quốc, Việt nam Quốc dân Đảng và Đại việt Quốc dân Đảng, đều hi sanh sớm ở tuổi thanh niên. Nhơn đây, tưởng không nên quên lãnh tụ Đại việt Duy Dân, một nhà tranh đấu ái quốc, để lại một pho lý thuyết chánh trị khá đồ sộ hảy còn giá trị thực tế, cũng hi sanh ở tuổi 25. Đó là cái bất hạnh lớn của dân tộc, trái lại, là cái may mắn có một không hai của phe cộng sản phi dân tộc.
Mất lãnh tụ, ba Đảng ái quốc này vẫn tiếp tục tranh đầu chống cộng sản và thực dân pháp để khôi phục nền độc lập dân tộc. Riêng Đại Việt Quốc dân Đảng, chủ yếu là cánh Nam kỳ, chủ trương ủng hộ Cựu Hoàng Bảo Đại, vận động thực hiện giải pháp Bảo Đại, bước đầu thiết lập Quốc gia Việt nam không cộng sản để tạo thế tranh đấu cho tình hình mới, vừa để phủ nhận cái Việt nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh ra đời ngày 2/9 ở Hà nội do cướp được chánh quyền của chánh phủ Trần Trọng Kim đang bỏ ngỏ. Tích cực vận động giải pháp Bảo Đại, Đại Việt đã nhiều lần tham chánh. Mặc dầu phải đương đầu nhiều khó khăn, Đại Việt tái cơ cấu và vươn lên lớn mạnh. Giải pháp Bảo Đại thất bại do Tây trở lại nhưng Đại Việt vẫn kiên cường tồn tại và tiếp tục tranh đấu.
Đại Việt lưu vong
Thử nhìn lại việt nam vào thời điểm 1945. Ngày 9 tháng 3 thật sự chắm dứt 80 năm đô hộ thực dân pháp qua Tuyên ngôn độc lập của Hoàng Đế Bảo Đại, đem lại cho Việt nam sự độc lập, thống nhứt đất nước hoàn toàn từ Nam chí Bắc cho tới ngày 19 tháng 8. Sau đó,Việt nam lại bị phân chia và bị tái đô hộ do Hiệp ước 6 tháng 3 của Hồ Chí Minh ký với Pháp để Đô đốc dArgenlieu trở lại Hà nội. Trước tình hình mới này, những người quốc gia thấy phải làm lại cuộc tranh đấu.
Trong hoàn cảnh việt nam, người yêu nước chơn chánh không có chổ đứng. Họ không thể theo Việt minh cộng sản mà cũng không thể ngã theo Tây được. Tiếp tục chiến đấu chống Vìệt minh và chống Tây, Đảng Đại việt sẽ phải tổ chức lại hàng ngũ, xét lại đường lối cho phù hợp với tình hình mới nhằm mục tiêu không thay đổi là khôi phục nền Độc lập Dân tộc.
Ở Việt nam, Đại Việt bị Việt minh hảm hại. Một số đảng viên vâng lời Đảng trưởng tìm cách trốn qua miền nam nước Tàu. Trương Tử Anh nghĩ tới thành lập ở Tàu một «Trung tâm chánh trị» với Cụ Trần Trọng Kim và những cán bộ nồng cốt như Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng văn Sung, Bùi Diễm, Nguyễn Quang Minh, Phạm Khải Hoàn, Hồ Nhựt Tân, Đặng Vũ Lạc, Mai văn Hàm,… Những người này chia ra làm 4 nhóm lần lược đi qua Tàu bằng 4 ngã khác nhau. Khi qua tới bên Tàu, họ sẽ tìm cách gặp lại nhau ở Hồng kông là điểm hẹn chánh và sẽ liên lạc với Cựu Hoàng Bảo Đại. Với điều kiện địa lý và cách đi riêng rẻ như vậy, việc gặp lại nhau không phải dễ dàng. Mặt khác, họ còn bị mật thám tây ở Tàu theo dõi. Nhưng dầu sao, họ vẫn bị nguy hiểm ít hơn những đồng chí của họ ở lại Việt nam, vừa bị Việt minh đàn áp, truy lùng, vừa bị Tây bố ráp, bao bố nhìn mặt.
Cho tới lúc giải pháp Bảo Đại thành hình, ngoài số thanh niên qua lại biên giới Việt-Tàu thường xuyên, đảng viên Đại Việt và VNQDĐ hoạt động dài hạn trên đất tàu có tới 2500 người vào năm 1948 trong số đó có lối 250 cán bộ Việt minh trà trộn theo.
Đảng viên Đại Việt và VNQDĐ ở Miền nam nước Tàu hằng ngày theo dõi diển tiến của tình hình việt nam, tuy phương tiện thông tin và liên lạc với Việt nam vô cùng khó khăn. Phần đông nôn nóng muốn trở về Việt nam để có điều kiện hoạt động dễ hơn.
Ở Quảng đông, VNQDĐ và Đại Việt vận động thống nhứt hai đảng để tăng cường sức mạnh, chỉ còn chờ đợi sự chấp thuận của hai đảng trưởng Vũ Hồng Khanh và Trương Tử Anh. Nhưng sáng kiến thống nhứt lực lượng đã trở thành không còn quan trọng nữa vì ở Hồng Kông, Cựu Hoàng Bảo Đại cũng đang vận động kết hợp người quốc gia chung quanh ông. Với tính chính thống, Cựu Hoàng có thể tạo được một tình hình mới để cho các đảng phái quốc gia có điều kiện hoạt động công khai cho một giải pháp chánh trị việt nam Độc lập không cộng sản và thoát ra khỏi Liên Hiệp Pháp.
Nguồn tin Đại Việt chọn ủng hộ Cựu Hoàng như giải pháp cho Việt nam được Đặng văn Sung đính chánh. Tuy nhiên, sau đó, Đặng văn Sung nhận hai nhiệm vụ quan trọng từ Trương Tử Anh là báo cáo tình hình ở Tàu vừa tìm nguồn tài chánh cho Đại Việt và liên lạc với Trần Trọng Kim và Bảo Đại. Với Cụ Kim, giải pháp Bảo Đại vẫn được Cụ ưu ái.
Không cần vai trò Cố vấn tối cao làm kiểng của Bảo Đại nữa, Hồ Chí Minh gởi ông qua Tàu ngầm ý cô lập ông. Những ngày đầu khổ sở, túi không có một đồng xu, nhờ hảo tâm của bạn bè sống qua ngày, sau ông mới được Ngân hàng Đông dương giúp đều đặng tiền bạc nên ông mới tới ở Khách sạn Gloucester, Queens Road. Tại đây, ông gặp nhơn viên an ninh của Tòa Lãnh sự Pháp có nhiệm vụ theo dỏi người việt nam tới đây, ông ngỏ ý muốn đi Quảng đông du lịch vài ngày. Sự thật, ông muốn gặp Cụ Trần Trọng Kim và những người việt nam quốc gia ở đây. Nhơn đó, nếu thuận tiện, ông xin gặp Tưởng Giới thạch để biết quan điểm của người tàu vể vấn đề việt nam hiện nay. Tới Quảng đông, Cựu Hoàng được Lảnh sự Pháp, một Giám mục và một nhơn viên Ngân hàng Đông dương đón tiếp. Ông cũng gặp Cụ Trần trọng Kim nhưng không có tin tức gì mới và quan trọng về tình hình việt nam. Cựu Hoàng đặc biệt để ý tới tình cảnh túng thiếu cực kỳ nghiêm trọng của gia đình Cụ Kim. Ông mời Cụ Kim theo ông tới Hồng kông. Ở đây, ông được một Linh mục của Phái bộ Truyền giáo Hải ngoại khuyên ông nên về Sài gòn và ở trong khu vực kiểm soát của pháp để được bảo vệ an ninh. Cụ Nguyễn Hải Thần, Đại Việt, Việt nam Quốc dân Đảng và nhiều nhơn sĩ quốc gia khác cùng khuyên ông nên nhận lảnh nhiệm vụ thực hiện môt giải pháp quốc gia. Mọi người đều bày tỏ lòng ủng hộ ông.
Những suy nghĩ bước đầu
Năm 1947, Cựu Hoàng nghĩ phải quyết định tham dự vào cuộc tranh đấu cho nền độc lập của đất nước. Ông chọn dựa trên những người nồng cốt của Đại Việt như Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng văn Sung, Nguyễn Xuân Việt và những người quốc gia độc lập để tạo thế ứng xử với những tham vọng của pháp. Ông tiếp môt đặc phái viên của chánh quyền pháp và đặc điều kiện với Pháp: «Pháp phải chấm dứt chiến tranh, phải trao trả độc lập và sự thống nhứt cho Việt nam; không có một giải pháp nào khác cả». Ngày 9/9/1947, Cựu Hoàng từ Hồng Kông đưa ra lời hiệu triệu các đảng phái và người việt nam quốc gia ở trong nước và ngoài nước để ông nói về một giải pháp và vai trò của ông tìm kiếm độc lập cho Việt nam. Sự hưởng úng rất rộng rải. Đảng phái tổ chức những buổi thảo luận về đề nghị giải pháp Việt nam của ông đưa ra kéo dài cả tuần, sau cùng dẩn tới hai ý kiền có giá trị như kết luận: Việt nam Cộng hòa và Việt nam Quân chủ Lập hiến.
Những người tham dự hội nghị, trước ý kiến mâu thuẩn chưa có giải pháp, không muốn Cựu Hoàng tự ý vội thương lượng sớm với Pháp, nhưng không thể để mất ông vì mất ông thì chỉ còn Việt Minh là lực lượng việt nam duy nhứt đối thoại với Pháp mà thôi.
Lo ngại sự tranh chấp kéo dài sẽ làm cho tình hình thêm phức tạp, Cựu Hoàng đưa ra một bản tuyên bố gởi cho toàn dân việt nam, trong đó ông không quên lến án Việt Minh độc tài, bày tỏ ý kiến ông sẽ đứng ra giải quyết tình hình việt nam, đem lại sự thống nhứt và độc lập cho xứ sở. Qua lời kêu gọi này, người ta thấy Cựu Hoàng muốn xác định vị trí của ông là trên mọi đảng phái và mọi tranh chấp: «…Việt nam thống nhứt, mọi người dân việt nam sẽ tái thiết đất nước xinh đẹp của mình trên những cơ sở mới, sức mạnh của chúng ta bắt nguồn từ những giá trị truyền thống dân tộc». Cũng qua lời kêu gọi, Cựu Hoàng muốn cho mọi người thấy ông không thừa nhận sự hiện diện của Việt Minh, không có một «giải pháp hồ chí minh» cho Việt nam và kêu gọi cả những người việt nam còn kẹt trong hàng ngũ Việt Minh hảy trở về với hàng ngũ quốc gia.
Từ nay, Pháp có một người đối thoại đại diện thật sự cho chánh nghĩa việt nam. Cựu Hoàng tin tưởng rồi đây Pháp sẽ phải nhượng bộ cho Việt nam độc lập.
Ông Nguyễn Tường Tam ở lại Hồng kông để theo dõi Ông Bảo Đại vì không đồng ý Ông Bảo Đại chọn Tướng Nguyễn văn Xuân làm Thủ tướng vì cho rằng đó là người của Tây hoàn toàn. Do sự khám phá của cảnh sát Anh, nhiều người mới biết phe Ông Nguyễn Tường Tam có âm mưu hạ bệ Ông Bảo Đại để chuẩn bị cho giải pháp một Việt nam Cộng hòa khi thấy Ông Bảo Đại được sự ủng hộ rộng rải và vai trò của ông trở thành quan trọng cho vấn đề việt nam. Ông Nguyễn Tôn Hoàn tuy không đồng ý Ông Bảo Đại có ý chọn Tướng Nguyễn văn Xuân lập chánh phủ nhưng ông lo ngại sự xung đột giữa phe quốc gia với nhau rất nguy hiểm trong lúc này nên đứng ra giàn xếp. Có thể nghĩ Ông Nguyễn Tôn Hoàn thấy vai trò của Nam kỳ quan trọng trong việc thống nhứt quốc gia? Không đưa đuợc Nam ký vào một chánh phủ Trung ương thì làm sao thực hiện một Việt nam thống nhứt. Hơn nữa, Ông Bảo Đại, trước quốc tế, còn giữ được tính chính thống quốc gia. Ông đã tuyên bố hủy bỏ tất cả Hiệp ước bất bình đẳng với Pháp, khôi phục lại nền độc lập cho Việt nam, ít nhứt trên pháp lý quốc tế.
Đến đây, người Pháp bắt đầu hiểu được những toan tính kín đáo của Ông Bảo Đại nhờ cảnh sát lượm được mấy chữ viết tay của Cụ Trần Trọng Kim về Cưụ hoàng: «Cựu Hoàng không bao giờ nghĩ sẽ trở lại ngôi vua vì trở lại ngôi vua không có gì khác hơn là làm vua bù nhìn dưới sự đô hộ của thực dân. Nếu ông trở lại là trở lại theo tiếng gọi của quốc dân. Sự trở lại của ông phải đồng nghĩa với sự độc lập của Việt nam».
Năm 1947, mặc dầu nhiều khó khăn vì đang sống lưu vong trên đất tàu, Đại Việt vẫn giữ quyết tâm, tái cơ cấu từng phần để có thể lấy những quyết định quan trọng và tham gia tranh đấu cho vận mạng đất nước. Về phần Cựu Hoàng, ông chọn cái nhìn của Đại Việt mà không theo quan điểm của bộ phận Việt nam Quốc dân Đảng lưu vong.
Đại Việt ủng hộ Cựu Hoàng, sửa soạn cho ông về Việt nam bằng 3 dự án: tạo một phong trào quần chúng chánh trị ủng hộ Bảo Đại, tổ chức một phong trào thanh niên ủng hộ Bảo Đại và giử một chơn trong kháng chiến để nhằm kéo những người kháng chiến không cộng sản trở về. Nhưng qua năm 1948, Ông Bảo Đại quyết định chọn Tướng Nguyễn văn Xuân lập Chánh phủ Trung ương Lâm thời. Đại Việt đành phải đứng ra ngoài và chờ cơ hội khác. Trong lúc đó, Việt Minh gia tăng khủng bố, ám sát để tố cáo chánh phủ Bảo Đại tay sai của thực dân, bất lực không giử được an ninh cho dân chúng, vừa tiêu diệt những người yêu nước giành độc lập thật sự. Những cái chết của Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo, Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà,… đủ tố cáo cái dã tâm của Hồ Chí Minh là không bao giờ từ bỏ khủng bố nhơn dân.
Quốc gia Liên hiệp
Quốc gia Liên hiệp là một tập họp những người quốc gia nhằm ủng hộ giải pháp Bảo Đại. Ở Trung, từ năm 1946, hai ông Trần văn Lý và Ngô Đình Diệm thành lập một tổ chức cùng danh xưng và cùng mục tiêu. Qua năm sau, Quốc gia Liên hiệp ở Trung sáp nhập vào Mặt trận Quốc gia Liên hiệp trong Nam do Bs Lê văn Hoạch, người Cao Đài, thành lập. Trong lúc đó, cũng có một Mặt trận Quốc gia Liên hiệp do Ông Vũ Tam Anh thành lập trong kháng chiến và tách ra. Nhưng tổ chức này không tồn tại lâu khi rút về Sài gòn.
Cuối năm 1947, một Ủy Ban Chỉ đạo gồm mươi người: Nguyễn Tôn Hoàn làm Tổng Thư ký, Tướng Nguyễn văn Xuân làm Cố vấn Danh dự, thành viên là Đại diện Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa hảo, Liên Minh Dân chủ của Bs Đỗ Dư Ánh, Khối Quốc gia Kháng chiến, Phân bộ Quốc gia Liên hiệp ở Trung do Ngô Đình Luyện đại diện, Đại diện Tin Lành,.. được thành lập để hướng dẩn hoạt động của Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại.
Lực lượng ủng hộ giải pháp Bảo Đại đưọc thống nhứt trong đó 2 nhơn vật tích cực ủng hộ Cựu Hoàng là Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn. Đây là thời điểm mà 2 người này khắn khít với nhau và hợp tác với nhau chặt chẻ. Nhờ đó, Ông Bảo Đại được một lực lượng chánh trị mạnh ủng hộ để ông về nước lập một chánh phủ quốc gia.
Qua tháng giêng 1948, Tổ chức Quốc gia Liên hiệp gởi Cựu Hoàng một bản kiến nghị ủng hộ ông và đồng thời yêu cầu ông dẹp bỏ Phái đoàn Đại diện Việt nam ở Paris vốn thân Việt Minh.
Phía Pháp, với Bollaert, nhìn nhận chánh thức Bảo Đại là người đối thoại giàn xếp vấn đề việt nam, nhưng quan điểm của pháp vẫn nhằm hạn chế chủ quyến của Việt nam. Để biết ý kiến của Quốc gia Liên hiệp, tức ý của các tổ chức chánh trị, Cựu Hoàng triệu tập các ông Trần văn Lý, Ngô Đình Diệm và Tướng Nguyễn văn Xuân tới Hồng kông. Hai ông Trần văn Lý và Ngô Đình Diệm phản đối đường lối của Pháp quyết liệt. Sau khi nghe ý kiến của Đại diện Quốc gia Liên hiệp, Cựu Hoàng qua Luân đôn, rồi Genève. Lúc này, ông biết chánh phủ hữu phái ở Paris, với một bộ phận đảng De Gaulle (gaulliste) tỏ ra khó chịu vì ông đã loại Việt Minh ra khỏi chánh trường việt nam. Trước dư luận pháp, trong một buổi họp báo ở Genève, ông lập lại quan điểm của ông về một giải pháp cho Việt nam «…Pháp phải trao trả lại cho tôi quyền lãnh đạo Việt nam độc lập, ba kỳ thống nhứt, với các sắc tộc thiểu số Miền Bắc, Trung và Nam. Có như vậy vấn đề viêt nam mới được giải quyết và việc này làm được».
Được tin Cựu Hoàng sắp về, tháng 2/1948, các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Đinh Xuân Quảng, Nguyễn Hữu Trí, Ngô Đình Diệm đều vội vả qua Hồng kông chờ đón Bảo Đại từ Genève trở lại. Ông Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ là người được hiểu sẽ được Cựu Hoàng chỉ định lập chánh phủ. Ông Diệm giữ sẳn một dự án chánh trị chờ có cơ hội áp dụng. Dự án gồm 5 điểm:
1/ chánh thể quân chủ nghị viện,
2/ thiết lập nền đôc tài quốc gia,
3/ tuyển mộ và canh tân cán bộ chọn lựa trong những chiến sĩ quốc gia và công giáo,
4/ chống hối lộ,
5/ dẹp bỏ tận gốc Việt Minh.
Việt nam Quốc gia
Dựa thế của Quốc gia Liên hiệp trong chánh phủ Nguyễn văn Xuân, Ông Nguyễn Tôn Hoàn tổ chức lại Đại Việt trong Nam cho phù hợp với đường lối cách mạng của Đại Việt. Ông thành lập Thanh niên Bảo quốc Đoàn như Thanh niên Tiền phong trước kia làm lực lượng xung kích đánh cộng sản ngay trên mặt trận thanh niên và cách mạng.
Ông Đỗ văn Năng thông báo Tướng Xuân Thanh niên Bảo quốc Đoàn sẽ tổ chức Đại hội đầu tiên ở rạp hát Tân định và được chánh phủ nhìn nhận và ủng hộ. Từ 200 thanh niên đoàn viên với 70 cán bộ lãnh đạo, tăng lên 2000 chỉ trong vài ngày. Năm tháng sau, khắp các tỉnh Miền Tây đều có Thanh niên Bảo quốc Đoàn ra đời trước sự hưởng ứng nồng nhiệt của dân chúng.
Cựu Hoàng ủy nhiệm Tướng Nguyễn văn Xuân lập Chánh phủ Trung ương Lâm thời. Đại Việt không mặn mà với chánh phủ nhưng cần vai trò của chánh phủ. Trước biến cố quan trọng này, cuối năm 1948, Đại Việt ra chỉ thị cho cán bộ lãnh đạo đảng:
– Đối với Cựu Hoàng, hiện là người duy nhứt có thể chánh thức tranh đấu cho nền Độc lập và Thống nhứt quốc gia;
– Đối với Chánh phủ Trung ương Lâm thời, vì gồm nhiều phần tử phức tạp, chúng ta không ủng hộ nhưng không phê phán để lật đổ, phê phán hành động của nhơn viên chánh phủ nhưng không đụng chạm tới đời tư;
– Đối với Pháp, Đại Việt chủ trương một nền độc lậo và Việt nam thống nhứt trọn vẹn, từ Ải nam quan tới mủi Cà mau.
Trên phương diện tranh đấu chánh trị việt nam, những năm 1947 và 1948 có tính cách quyết định của Đại Việt. Sau 1946, Đại Việt bị phân hóa và suy yếu do Việt Minh tấn công. Chính nhờ một nhóm nhỏ cán bộ giỏi mà Đại Việt đã tìm lại được cho mình thế đứng vững vàng. Thay vì chạy qua Tàu và ở lại bên đó, Đại Việt đã khéo léo xử dụng con bài Pháp để tồn tại và tiếp tục tranh đấu nhưng vẫn giử lập trường chống thực dân để giành độc lập.
Trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp và khó khăn của Việt nam từ 1947 tới 1954, khó khăn về mặt chánh trị vì bị áp lực từ hai phía Pháp và Việt Minh cộng sàn, về mặt tâm lý, khi tránh Việt Minh chì có con đường rút về Thành, công khai tranh đấu, thì bị lên án đầu hàng giặc, Đại Việt đã tham gia chánh quyền, khai sanh ra một Việt nam Quốc gia và xây dựng nó vững mạnh cho tới 30/04/75. Phải nhìn nhận đó là một thành công lớn của Đại Việt và Đại Việt Miền nam.
Pháp vẫn trì huởn trao trả độc lập cho Việt nam như đã hứa hẹn đã không tránh khỏi làm cho những người quốc gia có quan điểm đối nghịch. Có nên ủng hộ Bảo Đại tiếp tục những cuộc thương thảo kéo dài vô tận với Pháp nữa không? Một bộ phận Đại Việt chán nản, chủ trương dẹp giải pháp Bảo Đại. Việc chậm có độc lập trọn vẹn làm cho chiến tranh kéo dài chỉ có lợi cho cộng sản. Nhưng phải làm sao bây giờ? Thỏa hiệp với tất cả phe phái, kể cả Việt Minh, để chỉ đòi cho được Pháp phải cụ thể hóa nền độc lập cho Việt nam hay dựa Pháp, theo đuổi tranh đấu chống Việt Minh để thanh toán cái đảng của Hồ Chí Minh ? Hay vừa đánh Pháp, vừa đánh Việt Minh như con đường thứ ba?
Mặt Trận Quốc gia Liên hiệp
Năm 1948, Vũ Tam Anh đã có sáng kiến thành lập một Mặt Trận kết hợp rộng rải người Quốc gia để tranh đấu cho độc lập. Ông đi tiếp xúc Giám mục Ngô Đình Thục ở Vỉnh long, hai ông Lê Trung Nghĩa, Trần văn Quế, người Cao đài. Đại hội sẽ họp ở một nơi trung gian trong Miền nam, như Mỹ Tho chẳng hạn, và dưới sự chủ tọa của Hộ pháp Phạm Công Tắc. Cựu Hoàng qua Nguyễn Hữu Trí, Đại Việt, và Tướng Nguyễn văn Xuân, chấp thuận dự tính này vì Mặt Tận Quốc gia Liên hiệp biểu hiện ý chí toàn dân ủng hộ Cựu Hoàng thảo luận với Pháp về một Việt nam hoàn toàn độc lập, thoát ra khỏi Liên hiệp pháp. Tháng 7/1948, thừa lệnh Bảo Đại, Bs Nguyễn Xuân Chữ mở nhiều cuộc thăm dò quan điểm và tầm quan trọng các lãnh tụ đảng phái quốc gia trong Nam. Nhiều buổi tiếp xúc tổ chưc tại tư gia của Ls Lê Ngọc Chấn, lãnh tụ Việt nam Quốc dân Đảng. Trong việc thăm dò này, Bs Nguyễn Xuân Chữ đã gặp gở và quen biết Tướng Cao đài Nguyễn Thành Phương, Bs Nguyễn Tôn Hoàn, Đại Việt Miền nam, Ngô Đình Nhu, lãnh tụ đảng Xã hội Thiên Chúa giáo, Xuân Tùng, Việt nam Quốc dân Đảng Sao trắng, Ông Trần văn Ân (Cựu Tổng trưởng Thông tin cúa chánh phủ Nguyển văn Xuân) và một số Đại diên Phất giáo Tịnh độ cư sĩ.
Sự tập họp các xu hướng chánh trị với những nhơn vật lãnh đạo đảng phái quốc gia nói lên ý muốn mạnh mẻ của dân từ khước chủ trương tiệp tục chánh sách thực dân của Pháp và chống lại mưu đồ thâm độc cộng sản. Tập họp này, mặt khác, còn xác định cụ thể sự sáp lại gần nhau giữa Đại Việt Miền nam với cánh công giáo của Ngô Đình Diệm. Tất cả những người này đồng ý sẽ tham dự Đại hội để vận động thành lập một Chánh phủ Quốc gia đoàn kết và một Quốc Hội tương lai.
Như vậy, mọi người đã không còn tín nhiệm Ông Bải Đại và chánh phủ Nguyễn văn Tâm nữa.
Ngày 3/7/1953, Thủ tướng Joseph Laniel của Chánh phủ Pháp mới thành lập muốn giải quyết cho xong vấn đề việt nam, đưa ra lời tuyên bố rỏ ràng « kiên toàn nền độc lập cho Việt nam ». Lời tuyên bố này đã làm thay đổi thái độ của các lãnh tụ đảng phái trong Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp đối với Cựu Hoàng. Họ đồng thanh ủng hộ hoạt động của Cựu Hoàng ở Pháp.
Tháng 4/1954, nhận thấy mối nguy cộng sản trước mắt, năm Đoàn thể lớn Miền Nam có cả võ trang, Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, Công giáo, Đại Việt và cả Phong Trào Đại Đoàn Kết của Ngô Đình Nhu, thay đổi thái độ, đưa ra một bản tuyên bố tái xác nhận ủng hộ Bảo Đại và thuộc Liên Hiệp Pháp để có thể bảo vệ quyến lợi Việt nam trên trường quốc tế.
Bản tuyên bố chứng tỏ lực lượng quốc gia, cả Đại Việt, nay thấy bị bất lực trước tình hình đất nước ngày càng bi đác. Pháp đã muốn rút lui nhường lại mặt trận chống cộng ở Đông Dương cho Huê kỳ. Việc cắt đôi Việt nam đã được các cường quốc thỏa thuận không cần ý kiến của Việt nam.
Đến đây, Bảo Đại xử dụng con bài cuối hi vọng tập họp được hàng ngũ đảng phái quốc gia sau một chánh phủ đã bị suy yếu. Tháng 6/1954, ông thay hoàng thân Bửu Lộc, chỉ định Ông Ngô Đình Diệm lập chánh phủ. Đây là cơ hội mà Ông Ngô Đình Diệm đã chờ đợi từ năm 1945. Được sự ủng hộ mạnh của Phong Trào Đại Đoàn Kết và Huê kỳ, Ông Ngô Đình Diệm quả thật là «người của tình thế».
Ông Ngô Đình Diệm không hợp tác với Đại Việt Quan lại vì cho rằng cánh này đã quá gần gủi Bảo Đại. Còn Đại Việt xứ bộ Miền Nam của Nguyễn Tôn Hoàn, từng xác cánh với Ngô Đình Nhu trong Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp cho tới cuối năm 1953? Từ tháng 6/1954, hai người không còn tương đắc với nhau nữa. Trong một lần nói chuyện với Ông Ngô Đình Nhu, Ông Nguyễn Tôn Hoàn vụn về phê bình Ông Ngô Đình Diệm. Ông Ngô Đình Nhu trả lời thẳng thừng với Ông Nguyễn Tôn Hoàn về chánh phủ thiếu tính đoàn kết, và cũng báo trước rất rỏ đường lối cai trị sau này của ông Diệm «Mỹ đã quyết định đem Ông Diệm về Việt nam nhưng không có đặt vần đề dân chủ, cũng không có vấn đề đoàn kết với các đảng phái quốc gia».
Từ năm 1949 tới năm 1955, Cựu Hoàng đã lần lược lập không dưới 5 chánh phủ kế tiếp nhau và ông giử chức vụ Quốc trưởng. Một sự kiện khá nổi bật trên chánh trường việt nam. Đại Việt có nhiều cơ hội tham gia chánh phủ, nắm giử nhiều Bộ trong suốt thời gian này.
Hôm nay chưa có thể làm bảng tổng kết thành tích đầy đủ của Đại Việt. Cựu Hoàng được chọn để đại biểu cho một Việt nam trong một giai đoạn mới. Đại Việt ủng hộ mạnh mẻ Ông Bảo Đại hi vọng sẽ làm thay đổi tình thế tốt hơn, lèo lái được một Quốc gia mới. Nhưng qua các chánh phủ có Đại Việt tham gia, Đại Việt lại bị kẹt trong thế «theo chánh phủ và chống chánh phủ, ủng hộ Bảo Đại và phản đối Bảo Đại» chỉ vì Pháp không thể tháo gở nảo trạng thực dân, không tôn trọng chế độ pháp trị của chính họ, làm mất đi tính chính thống của Cựu Hoàng, sau cùng bị mất hết theo giải pháp Bảo Đại.
Cho tới 1955, dưới áp lực mạnh của Pháp và sự truy lùng, ám sát, khủng bố của cộng sản, Đại Việt vẫn còn hoạt động với tư cách một đảng cách mạng nguyên vẹn. Sau đó, dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Đại Việt bị tiêu diệt. Các lãnh tụ đảng phái trong Mặt Trận Quốc gia Liên hiệp kẻ bị ám sát, mất tích bí mật, người đi tù hoặc phải chạy ra ngoại quốc tỵ nạn chánh trị. Nguyễn Tôn Hoàn và Nguyễn Ngọc Huy chạy qua Pháp mở quán ăn Sông Hương ở Paris V (Bà Hoàn làm bếp, ông Hoàn và ông Huy chạy bàn).
Mặc dầu những khó khăn, Đại Việt vẫn tiếp tục tranh đấu. Đại Vìệt tranh đấu cho tới sau 30/04/75, ở Việt nam và ra nước ngoài. Không phải chỉ để duy trì và bảo vệ tôn chỉ tối thượng «Dân tộc sanh tồn» mà còn quyết tâm gìn giử cho «Đại Việt sanh tồn» nữa!
Ghi chú:
-Mời đọc thêm Luận án Tiến sĩ sử học «Đại Việt, Indépendance et Révolution au Việt nam. Léchec de la troisiềme voie (1938 – 1955) de François Guillemot», (Trường Ecole Pratique de Hautes Etudes, Paris XVI, do Ed Les Indes savantes, Paris, xuất bản năm 2012. Luận án được ông François Guillemot thực hiện rất công phu. Nhứt là về mặt tài liệu gốc vô cùng phong phú. NVT biên soạn dựa trên bản văn giá trị này.
-Gọng Kìm Lịch sử của Bùi Diễm, xb Phạm Quang Khai, Huê kỳ, 2000.
-Việt nam Máu Lửa của Nghiêm Kế Tổ, xb Xuân Thu, Huê kỳ, 1989.
Nguyễn văn Trần (Paris, mùa Thu 2013)
Vui cười
Một chàng trai định nhảy lầu tự sát vì người yêu 8 năm sắp đi lấy chồng.
Cảnh sát đến nơi, điềm đạm nói:” Anh được ăn nằm với vợ người khác tám năm trời, anh thiệt thòi gì mà phải nhảy lầu?” Chàng trai nghe xong, nghĩ ngợi một hồi rồi cẩn thận rời khỏi ban công, quay vào phòng, đóng cửa lại.
Vui hay buồn thì thời gian cũng đang lặng lẽ trôi đi. Chuyện đã xảy ra rồi có nuối tiếc cũng vô ích. Hãy nhìn sự việc theo góc độ khác, bạn sẽ thấy mọi chuyện cũng ko đến nỗi nào.
Thấy thằng bạn thân đi BMW đến, chàng trai ngạc nhiên hỏi:” Lấy đâu ra thế?” Thằng bạn thân trả lời:” Tối qua đi bar quen một em, em ấy lái xe lôi mình lên núi hóng gió, rồi em ấy cởi quần áo ra bảo mình có thể chiếm lấy bất cứ thứ gì mình muốn, nên mình lái xe của em ấy đi.”
Chàng trai gật gù đáp:” Cũng phải, quần áo của cô ấy sao cậu mặc vừa được.
Tin tức trong nước
Đóng cửa biên giới vì dịch bệnh: Việt Nam không thể tự quyết? – Tuấn Minh
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa biên giới nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương.
Trước tình hình dịch bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới nCoV gây ra đang bùng phát mạnh ở Trung Quốc và trên thế giới và trong bối cảnh Việt Nam cũng đã ghi nhận tổng cộng 5 ca nhiễm bệnh, Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp đối phó như ngừng cấp thị thực du lịch vào Việt Nam với người đến từ Vũ Hán, ngừng cấp phép chuyến bay từ Việt Nam đến những tỉnh, thành có dịch của Trung Quốc và ngược lại.
Trong cuộc họp phòng, chống dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra ngày 30/1 vừa qua, đã có ý kiến về việc Việt Nam có nên đóng cửa biên giới để phòng dịch.
Trước ý kiến trên, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định các biện pháp Việt Nam đưa ra là những giải pháp cao so với các nước và dự phòng tốt. Còn việc đóng cửa biên giới là một mức độ khác, bởi Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương.
Phó thủ tướng cũng cho biết chỉ có 2 nước đóng cửa biên giới do trao đổi qua biên giới của họ không lớn. “Chúng ta có lẽ chưa nên đặt vấn đề đóng cửa biên giới vì tình hình chưa đến mức đó”, Phó thủ tướng nói.
Tuy nhiên, ông Minh đề nghị xem xét nhiều giải pháp như: Hạn chế, cấm du lịch đi lại giữa hai bên; tạm ngừng lưu thông hàng hóa qua các cửa khẩu cho đến 10/2; hợp tác chia sẻ thông tin, hỗ trợ giữa các nước trong ASEAN; tăng cường sản xuất các công cụ y tế, khẩu trang, đồ bảo hộ; cuối cùng là tuyên truyền làm sao cho người dân hiểu về cúm nhưng không để dân hoảng loạn.
Đồng tình với ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam không đóng cửa biên giới nhưng có thể áp dụng các biện pháp mạnh tương đương.
Còn Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh việc phòng và chống dịch cúm là nhiệm vụ cấp bách, thậm chí có thể hy sinh về kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khi chưa đóng cửa biên giới, Việt Nam cần triển khai nhiều biện pháp như ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu, khuyến cáo hạn chế đến Trung Quốc trừ trường hợp đặc biệt, dừng việc đưa người Việt Nam sang Trung Quốc lao động trong lúc có dịch. Bộ Ngoại giao có phương án sơ tán công dân khi cần thiết.
Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục ban hành công điện thể hiện quan điểm chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa để ngăn ngừa thảm họa dịch bệnh lớn có thể xảy ra, có thể tính đến việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch corona tại Việt Nam, thực hiện đóng cửa các đường mòn, lối mở giáp biên giới với Trung Quốc và kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới.
Tuấn Minh
https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/dong-cua-bien-gioi-vi-dich-benh-viet-nam-khong-the-tu-quyet.html
Việt Nam lên tiếng về lệnh đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông – Nguyễn Sơn
Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Ngày 8/5, phóng viên đặt câu hỏi với Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1/5 đến 16/8/2020 và cử tàu hải cảnh nước này giám sát. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
“Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói, Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Trước đó, hôm 1/5, Trung Quốc đã có thông báo quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông, phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/5 đến 16/8.
Thông báo từ lực lượng hải cảnh Trung Quốc, 50.000 tàu cá sẽ dừng hoạt động đánh bắt trong thời gian 3 tháng rưỡi và lực lượng này sẽ thực thi lệnh cấm một cách nghiêm ngặt.
Sau đó, hôm 5/5, Hội Nghề cá Việt Nam tuyên bố “kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lý của phía Trung Quốc”.
“Quy chế này không có giá trị pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trên các vùng biển thuộc chủ quyền của mình”, Hội nghề cá nhấn mạnh.
Lệnh cấm đánh bắt cá được Trung Quốc đơn phương áp đặt từ năm 1999. Nhưng từ năm 2007 đến nay, chính quyền Trung Quốc đưa ra thời gian cấm dài hơn, và các hoạt động tuần tra, bắt giữ, và cản phá ngư dân của các nước liên quan với quy mô lớn hơn, thường xuyên hơn.
Chính quyền Trung Quốc gần đây tăng cường các hành động phi pháp ở Biển Đông.
Tháng 3/2020, chính quyền Bắc Kinh gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc lập lại tuyên bố chủ quyền theo hình “lưỡi bò” chiến hơn 80% đến 90% Biển Đông. Ngày 2/4 vừa qua, Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Sau đó Trung Quốc thông báo thành lập hai quận “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trường Sa). Tiếp theo, Trung Quốc đặt tên cho 80 đảo nhỏ, bãi đá ngầm ở cả những khu vực biển nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tại sao Việt Nam khó thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng mới của TG? – Trọng Đức
Nay khi Việt Nam tỏ ra đã chiến thắng cuộc chiến y tế chống lại COVID-19 với thành tích không ca tử vong (tới thời điểm hiện tại) khiến thế giới thán phục, nhiều người cho rằng đất nước này cũng sẽ trở thành kẻ chiến thắng về phương diện kinh tế từ đại dịch này.
Theo các nguồn tin của Việt Nam, có nhiều đồn đoán rằng nước này cũng có thể giành lợi ích từ làn sóng “tách Trung” về mặt kinh tế của các công ty Hoa Kỳ, bằng việc di dời các dây chuyền sản xuất từ đại lục ra các nước nhân công giá rẻ khác tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hồi đầu tháng Năm, truyền thông Việt Nam đưa tin tập đoàn công nghệ khổng lồ Apple đã bắt đầu sản xuất từ 3-4 triệu tai nghe Airpod (30% sản lượng quý) tại Việt Nam từ tháng Tư, một dấu hiệu cho thấy công ty đang tái cấu trúc một phần chuỗi cung ứng của mình ra khỏi Trung Quốc.
Ngoài ra, các nhà cung cấp của Apple như Foxconn, Pegatron và nhà sản xuất iPad Compal Electronics cũng đang mở rộng sản xuất ở Việt Nam. Inventec, một công ly lắp ráp Airpod cũng được đưa tin là đang xây dựng một nhà máy ở Việt Nam.
Thảm họa do đại dịch COVID-19 gây ra lại kéo căng căng thẳng Mỹ-Trung đến cực điểm. Tổng thống Donald Trump mở ra cuộc khẩu chiến chống Trung Quốc mạnh hơn mức bình thường trong cuộc chiến thương mại, bao gồm đặt ra nghi vấn về nguồn gốc virus đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán chứ không phải từ chợ động vật hoang dã như phía Trung Quốc báo cáo.
Đầu tháng này, trong cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Trump dọa Mỹ có thể “cắt hẳn quan hệ với Trung Quốc”, một lời đe dọa gần đây đã được củng cố giá trị bởi việc Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua đạo luật cho phép chính phủ Mỹ gỡ bỏ các công ty Trung Quốc khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ. Động thái này khiến giá cổ phiếu của các tập đoàn Trung Quốc lao dốc chóng mặt.
Hôm 18/5, truyền thông Mỹ đưa tin giới chức nước
này đang lên một kế hoạch quy mô lớn để khích lệ các công ty Trung Quốc đưa dây chuyền sản xuất kinh doanh trở về Mỹ, trong đó có gói kích thích “trở về quê hương” trị giá 25 tỷ USD. Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố họ có kế hoạch trả tiền để khích lệ các công ty của mình rời Trung Quốc trở về Nhật.
Hơn nữa, ông Trump còn đưa ra chiêu bài quen thuộc của mình là dọa áp các khoản thuế mới lên mức 25% hiện đang áp dụng đối với 370 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, gây áp lực đối với các tập đoàn đa quốc gia hiện vẫn còn sản xuất ở Trung Quốc.
Ông Trump cũng có các chỉ dấu cho thấy chính quyền của ông đang xây dựng một mạng lưới đồng minh mới bao gồm “các đối tác đáng tin cậy” được gọi là “Mạng lưới Thịnh vượng Kinh tế” để hỗ trợ nhau thực sự “rời bỏ” Trung Quốc về kinh tế.
Hồi cuối tháng Tư, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói bóng gió rằng Việt Nam có thể trở thành một thành viên của liên minh này, khi cho biết ông đã nói chuyện với Hà Nội, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc về “cách chúng ta có thể tái cơ cấu các chuỗi cung ứng để tránh một chuyện như thế này có thể tái diễn một lần nữa”.
Cùng lúc đó, Việt Nam đang cực kỳ mong mỏi các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng mới. Do đại dịch COVID-19, đầu tư nước ngoài đã giảm 15% trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Tư năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Hồi đầu tháng Năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các ngành kinh tế tư nhân và nhà nước “cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”.
“Nền kinh tế Việt Nam sẽ như chiếc lò xo bị nén lại và giờ là lúc sẵn sàng để bung ra”, ông Phúc nói trong một hội nghị kinh tế online lớn nhất Việt Nam mà tờ Tuổi Trẻ gọi là “hội nghị Diên Hồng”.
Trong những năm gần đây, rất nhiều tập đoàn đa quốc gia đã tái cơ cấu ít nhất một phần trong chuỗi sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc, tới những nơi như Việt Nam, nơi có giá nhân công rẻ và cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ.
Năm ngoái, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đóng góp ít nhất 1/5 trong số tổng cộng 38 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau Hàn Quốc là Hồng Kông, Nhật Bản và Trung Quốc.
Việt Nam cũng là một số ít quốc gia hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung dai dẳng từ năm 2018, do hàng rào thuế qua mà Mỹ dựng lên khiến nhiều công ty chọn cách rời nhà máy ra ngoài Trung Quốc. Và cũng vì lý do này, Việt Nam có tiềm năng giành được nhiều lợi ích hơn nữa do làn sóng tách Trung hậu đại dịch.
Mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện còn thấp hơn các nước nghèo hơn như Campuchia, giao động ở mức 132-190 USD/tháng, tùy tỉnh thành. Việt Nam cũng là thành viên của hơn chục thỏa thuận thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương 11 thành viên, mà một thỏa thuận tự do thương mại với Châu Âu ký năm ngoái.
Một số nhà phân tích gọi các thỏa thuận này là “Trung Quốc cộng một” hoặc “Trung Quốc cộng hai”, với bản chất là việc các hãng quốc tế vẫn duy trì một bộ phần chuỗi cung ứng ở Trung Quốc và đa dạng hóa một bộ phận ở các nước khác, đặc biệt là những nơi có địa lý gần Trung Quốc như Việt Nam.
Trong khi làn sóng đầu tư mới sẽ xuất hiện từ các tập đoàn rời bỏ Trung Quốc có thể làm dịu đi phần nào hậu quả kinh tế do đại dịch mà bất kỳ nước nào cũng đều phải đối mặt, “Sản xuất tại Việt Nam” chưa thể thay thế “Sản xuất tại Trung Quốc” trong tương lai gần, hay thậm chí là không bao giờ có thể.
David Dodwell, giám đốc điều hành Nhóm nghiên cứu Chính sách kinh tế Hồng Kông – APEC, một think tank, đã lý giải điều này bằng cách liệt kê điểm khác biệt lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc trong một bài xã luận gần đây đăng trên tờ Hoa Nam Tảo Báo (SCMP).
Một là quy mô. GDP của Việt Nam năm 2018 chỉ bằng 1/55 lần của Trung Quốc, trong khi đó 15 tỉnh thành ở Trung Quốc có GDP cao hơn toàn bộ đất nước Việt Nam.
Trung Quốc có 800 triệu nhân công có thể sản xuất, còn Việt Nam chỉ có 55 triệu. Năm 2015, tác giả Dodwell lưu ý rằng đóng góp của Trung Quốc vào sản lượng sản xuất công nghiệp toàn cầu là tới 28% trong khi Việt Nam chỉ có 0,27%.
Còn nhiều khía cạnh kỹ thuật phải kể đến như sau. Cảng container Thượng Hải, một trong những cảng đông đúc nhất thế giới, có thể xử lý 40 triệu thùng container một năm, trong khi cảng Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam chỉ có thể xử lý 6,15 triệu thùng.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam còn gặp khó khăn khi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong nước ngày càng tăng. Trong tháng 5 này, Thủ tướng Phúc thậm chí phải lên tiếng đề nghị các gia đình và doanh nghiệp giảm tiêu dùng điện và tắt bớt bóng đèn quảng cáo vào ban đêm.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có một thị trường tiêu thụ nội địa ngày càng lớn mạnh với sức mua ngày càng hấp dẫn để níu chân các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tức là các hãng sản xuất tại Trung Quốc có thể giành được lợi nhuận lớn hơn khi không mất chi phí xuất khẩu.
Ở Việt Nam, đây là một bất lợi, tính trên GDP/đầu người, Việt Nam còn thấp hơn các nước nghèo như Libya, Guatemala và Belize.
Hơn thế nữa, nhiều tiền đầu tư cũng mang lại nhiều vấn đề hơn cho Hà Nội. Kể từ khi Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2017, ông ta liên tục thể hiện thái độ lên xuống liên tục với Việt Nam. Thủ tướng Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên mà ông Trump nói chuyện và mời đến gặp tại Tòa Bạch Ốc. Nhưng ông Trump cũng không quên “nạt” rằng Việt Nam còn là nước lợi dụng Mỹ ghê gớm nhất thế giới, thậm chí hơn cả Trung Quốc. Chính sách “nước Mỹ trên hết” và tham vọng đưa việc làm trở lại Mỹ khiến ông Trump nhìn nhận bất kỳ nơi đâu “cướp đi việc làm của người Mỹ” đều là kẻ thù tiềm năng.
Thủ tướng Việt Nam đã phải cố gắng “chiều lòng” ông Trump, ký kết một số thỏa thuận nhập khẩu lớn với Mỹ trị giá hàng tỷ USD, trong đó có một hợp đồng mua máy bay, nhằm giảm bớt thặng dư mậu dịch của Việt Nam với Mỹ. Tuy nhiên, đi kèm với làn sóng chuyển dịch từ Trung Quốc sang là các con số thặng dư sẽ tăng chóng mặt, một điều nguy cơ khiến Việt Nam thành mục tiêu mới của Mỹ.
Năm 2019, thặng dư thương mại song phương Việt-Mỹ là 47 tỷ USD, tăng mạnh từ con số 34,9 tỷ đô năm 2018, theo số liệu của Tổng cục thống kê.
Nếu ông Trump thắng cử nhiệm kỳ 2 vào tháng 11 này, và gần như chắc chắn ông này sẽ tiếp tục chính sách dân túy “ám ảnh” về việc phải giảm bớt thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ trong khi căng thẳng Mỹ-Trung khiến các chuỗi cung ứng đổ về Việt Nam, Hà Nội chắc chắn sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực từ các cơn thịnh nộ bất chợt của ông Trump.
Trọng Đức (theo Asiatimes)
Đề nghị ban hành luật An ninh kinh tế do lo ngại Trung Quốc thâu tóm đất – Ngọc Long
Trước tình trạng người Trung Quốc thâu tóm đất ven biển, vi phạm chủ quyền quốc gia như “vẽ” đường lưỡi bò,… đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị sớm xây dựng luật An ninh kinh tế.
Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh cho năm 2020.
ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đề xuất sang năm, Chính phủ cần bắt đầu nghiên cứu ban hành Luật An ninh về kinh tế.
ĐB Vân nêu lý do cần đưa ra Luật này là để xóa bỏ 7 nguy cơ đe dọa đến an ninh kinh tế của đất nước. Cụ thể:
Nguy cơ thứ nhất là về chủ quyền quốc gia bị xâm phạm do các hoạt động kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại.
“Chúng ta có thể thấy đường lưỡi bò phi pháp xuất hiện ở các doanh nghiệp do người Trung Quốc nắm giữ về du lịch hay các hoạt động kinh doanh khác. Bản đồ đường lưỡi bò phi pháp thể hiện qua nhiều công cụ tác động đến chủ quyền quốc gia. Hay các dự án bất động sản ven biển… Đó là những vấn đề đe dọa đến chủ quyền quốc gia thông qua hoạt động kinh tế, đặc biệt là hợp tác kinh tế quốc tế” – ông Vân nói.
Nguy cơ thứ hai đó là những bất ổn về kinh tế vĩ mô thông qua các chỉ số về tăng trưởng, đầu tư công, an toàn chính sách tài khóa.
Nguy cơ thứ ba là về tham nhũng thông qua dự án hợp tác quốc tế mà thấy rõ qua việc hợp tác đó để lẩn trốn âm mưu cá nhân, lợi ích nhóm để thao túng kinh tế.
Thứ tư là nguy cơ tham nhũng chính sách đầu tư thông qua quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai, các khiếu kiện từ chính sách đầu tư thông qua quy hoạch sử dụng đất.
Thứ năm là vấn đề an ninh về môi trường thông qua các dự án đầu tư hợp tác với nước ngoài. Đặc biệt là các khu công nghiệp xả thải ra môi trường vô tội vạ, đe dọa đến môi trường sống, tính mạng của người dân.
Thứ sáu là an ninh về văn hóa xét từ về góc độ hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Nguy cơ cuối cùng, theo ông Vân, đó là tác động từ toàn cầu hóa sau nhìn nhận đại dịch COVID-19.
“Thế giới đang được vẽ lại bản đồ về chính trị, kinh tế và các lỗ hổng về toàn cầu hóa. Đại dịch vừa qua đã buộc các quốc gia phải thắt chặt lại an ninh kinh tế theo cách riêng của mình. Đó là bảo đảm nội lực để ngăn chặn các tác động xấu của ngoại lực, là an toàn thị trường trong nước dưới tác động của đại dịch COVID-19 có thể phá vỡ đi độ liên kết của các quốc gia trong hoạt động kinh tế.
Tôi cho rằng đây là vấn đề quan trọng, có thể đạo luật này là tập hợp các quy định rải rác ở văn bản khác, mang tính tố tụng về kinh tế, đặc biệt trong thu hút đầu tư để chế định tất cả vấn đề mang tính nguyên tắc nhất nhằm xử lý các vấn đề an ninh kinh tế” – ông Vân nói.
Người Trung Quốc sở hữu đất có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng, tính đến ngày 30/11/2019, có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành với tổng diện tích 162.467,7 ha (khu vực biên giới đất liền 943,7 ha, khu vực biên giới biển 5.393,7 ha kể cả mặt biển); tổng vốn đầu tư 30,872 tỷ USD (khu vực biên giới đất liền 1,637 tỷ USD, khu vực biên giới biển 29,235 tỷ USD).
Có 4.239 lao động người Trung Quốc đang làm việc tại các doanh nghiệp này; thời hạn thuê đất từ 5 đến 50 năm; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản,…
Khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ở các tỉnh, thành: Đà Nẵng 22 doanh nghiệp, Quảng Ninh 17, Hải Phòng 16, Bình Định 09, Hà Tĩnh 05, Bình Thuận 05,…
Theo Bộ Quốc Phòng, một số doanh nghiệp đưa lao động người Trung Quốc sang làm việc nhập cảnh dưới hình thức du lịch. Họ còn sử dụng lao động Trung Quốc không khai báo, đăng ký theo quy định, có doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân tuyển dụng lao động người nước ngoài nhưng vẫn tuyển dụng (Bình Định, Đà Nẵng, Bình Thuận).
Nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư “núp bóng” danh nghĩa doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, nuôi trồng, chế biến, thu mua hải sản nhưng thực chất việc điều hành, quản lý do người Trung Quốc đảm nhiệm (Khánh Hòa, Quảng Ninh). Còn một số doanh nghiệp dưới vỏ bọc kinh doanh, sản xuất nhưng đã có hoạt động tội phạm công nghệ cao, sản xuất ma túy (Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Yên, Kon Tum); có doanh nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường (Hà Tĩnh, Hải Phòng).
Đặc biệt, Bộ Quốc phòng cho biết người Trung Quốc đã sở hữu đất có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Cụ thể từ năm 2011 đến 2015, khu vực biên giới biển thành phố Đà Nẵng có 134 lô, 01 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc đang sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND thành phố tại các vị trí: Dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà,…
Vui cười
Trước Nhà thờ lớn Hà Nội có pho tượng Chúa đứng giữa vườn hồng nhỏ được vây tròn bằng lớp rào sắt. Gần đây, sáng sáng, những người đi làm ngang qua đều thấy một cậu bé chừng 15 tuổi, mặt mũi khôi ngô, quỳ trước tượng Chúa, mắt lim dim, miệng lầm rầm cầu nguyện. Cảnh tượng này không lọt qua mắt ông cán bộ báo Nhân dân có trụ sở đối diện với Nhà thờ lớn. Một bữa, ông nọ tò mò tới sát cậu bé và nghe rõ lời nó cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Chúa cao cả lòng lành đoái thương cho con 100 đồng [10] để con có tiền ăn học!”Ông cán bộ báo Nhân dân cảm thấy vừa buồn cười, vừa thương hại. Ông ta nghĩ bụng: “Chúa nào cho mày tiền! Hừm, ta sẽ cho mày một bài học”.
Ông vội vã chạy về toà báo, gặp ngay các đồng chí cùng chi bộ và bàn: “Đề nghị các đồng chí kẻ ít người nhiều, góp tiền cho thằng bé đáng thương nọ. Số tiền này, chúng ta sẽ bỏ vào cái phong bì có đề chữ “ĐẢNG”. Nhận được tiền, nó sẽ hiểu ra là chỉ có Đảng mới có thể cho nó tiền, cho nó tương lai. Nó sẽ tin vào Đảng, chứ không còn tin vào vị Chúa bất lực của nó”.
Mọi người ủng hộ ý định tốt đẹp của ông ta. Nhưng phần vì không có tiền, phần vì “ke” nên họ chỉ góp được có 62 đồng. Ông cán bộ nọ vội vàng cho tiền vào cái phong bì có viết chữ “ĐẢNG” to tướng, rồi kín đáo đặt ngay trước mặt cậu bé. Lúc cậu bé mở mắt, thấy phong bì, bèn bóc ra và đếm kỹ tiền. Đếm xong, nó nức nở khóc.
Ông cán bộ báo Nhân dân ngạc nhiên lắm, nhưng cố nén lại, lặng yên theo dõi. Ông thấy cậu bé tay cầm chặt phong bì tiền, lại quỳ xuống trước tượng Chúa, mắt lim dim, miệng cầu nguyện tức tưởi: “Lạy Chúa, lần sau Chúa có cho con tiền thì xin cứ gửi thẳng cho con, đừng gửi qua Đảng. Đảng đã ăn chặn của con mất 38 đồng rồi, hu…hu…”
Chiều 25 và 26 tháng Chạp năm Canh Thân (1980), ở Sài Gòn, trời bỗng đổ mưa như trút nước, chẳng khác gì những chiều mùa mưa vậy.
Thấy hiện tượng thiên nhiên trái khoáy như thế, bà Tư bán bông ở chợ Bến Thành rủ rỉ “bình loạn”:
“Lạ gì chớ! Hôm 23, ông Táo lên chầu trời. Ổng tâu dân tình cực quá xá, Ngọc hoàng cầm lòng không đậu, mới khóc như mưa vậy đó…”
Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu thay đổi lãnh đạo – Banyan
Sự tranh giành phía sau hậu trường sẽ khiến cả những con chồn đang tranh nhau sống chết trong cái túi cũng phải xấu hổ.
Vào tháng Giêng năm tới, bốn lãnh đạo đảng không nổi tiếng, không nhiều người biết mặt ngay cả ở trong nước, chứ đừng nói đến ở nước ngoài, sẽ xuất hiện tại Đại hội Đảng Cộng sản cứ 5 năm tổ chức một lần để lãnh đạo một nước Việt Nam trẻ trung với 96 triệu dân.
Bốn chức vụ này coi như đã được dàn xếp và có sự đồng thuận, đây là cơ cấu cố định của một trong những tổ chức chính trị bí mật nhất thế giới. Tuy nhiên, đằng sau các cuộc đấu đá cho những chức vụ hàng đầu, khiến cả những con chồn đang tranh nhau sống chết trong cái túi cũng phải xấu hổ.
Sự đồng thuận đã đi ngược lại loại quyền lực cá nhân mà Tập Cận Bình đã thu tóm được ở Trung Quốc: Được gọi là “Tứ trụ”, từng cá nhân giữ các chức vụ gồm Tổng bí thư đảng Cộng sản (công việc quan trọng nhất), Chủ tịch nước (người đứng đầu quốc gia), Thủ tướng (người điều hành công việc hàng ngày trong chính phủ) và Chủ tịch của Quốc Hội (chức này thường là bù nhìn, nhưng càng ngày càng có quyền hành hơn). Một ngoại lệ là ông Nguyễn Phú Trọng, hiện tại là Tổng bí thư, phải kiêm luôn chức Chủ tịch nước khi ông Trần Đại Quang qua đời năm 2018. Năm tới, các lãnh đạo cao nhất gần như chắc chắn sẽ trở lại bốn người.
Tuổi tác cho lãnh đạo cao cấp đã được thiết lập từ lâu. Bảy Ủy viên Bộ Chính trị hiện trên 65 tuổi sẽ phải ra đi và sẽ được thay thế bảy ủy viên mới trẻ hơn từ Ban Bí thư. Chỉ có một người già được phép ở lại làm tổng bí thư. Người ở lại không chắc là ông Trọng vì năm nay đã 76 tuổi và đang trong tình trạng sức khoẻ kém.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 65 tuổi, có thể đã thấy cơ hội của mình. Ông chỉ đạo cuộc chiến chống Covid-19, trong đó Việt Nam đã đối phó rất giỏi, không có ca tử vong nào được xác nhận. Ông là một nhà quản lý kinh tế có khả năng, hiện đang cố gắng khôi phục việc buôn bán gặp khó khăn và đầu tư nước ngoài. Nhưng theo ông Tường Vũ ở Đại học Oregon thì ông Phúc thiếu một đặc điểm cốt yếu để lãnh đạo đảng: Sự nhiệt tình với chủ thuyết Mác-Lênin được thể hiện bằng các kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền hoặc kỷ luật làm việc.
Trong số các ứng viên khác, người đứng đầu Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân là một phụ nữ, trong khi ông Võ Văn Thưởng 49 tuổi, trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, theo thuật tuyên truyền thì có lẽ còn quá trẻ. Vì vậy, có thể ông Trần quốc Vượng, 67 tuổi, là cánh tay phải của ông Trọng sẽ kế nhiệm ông.
Các ứng viên cho 3 chức vụ còn lại thì hầu như đã được xếp đặt trước. Phó thủ tướng, Vương Đình Huệ, có thể kế nhiệm ông Phúc làm thủ tướng. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân có thể chuyển giao cho một người phụ nữ khác là bà Trương Thị Mai, giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Bộ trưởng ngoại giao, Phạm Bình Minh, có thể trở thành Chủ tịch nước.
Tất cả rất suông sẻ. Tuy nhiên, ba mối đe dọa có thể thách thức sự đồng thuận trong những năm tới. Một mối đe doạ là sự thất bại trong việc ngăn chặn tham nhũng. Những vụ bê bối xung quanh các lãnh đạo đảng ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng. Ông Trọng từng nói rằng, chống tham nhũng trong khi vẫn duy trì sự ổn định, giống như “đánh chuột mà không làm vỡ bình”.
Mối đe dọa thứ hai là miền Bắc vẫn nắm giữ quyền lực. Kể từ chiến tranh Việt Nam, lãnh đạo miền Bắc đã nhìn miền Nam qua sự nghi ngờ về ý thức hệ. Hà Nội và các tỉnh lân cận đã cản trở sự phát triển cơ sở hạ tầng, bằng đồng tiền của miền nam trù phú. Theo lời ông Lê Hồng Hiệp của Viện iseas-Yusof Ishak, viện nghiên cứu ở Singapore nói, người miền Nam phải được tiến cử vào Bộ Chính trị để chú ý tới lần cải tổ tiếp theo vào năm 2026. Nếu không thì sự phẫn nộ ở miền Nam sẽ được hình thành.
Mối đe dọa thứ ba đến từ mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quan hệ kinh tế và quan hệ ý thức hệ đã buộc chặt họ. Nhưng Việt Nam luôn ngờ vực người láng giềng phương bắc. Điều đó giúp giải thích về sự thành công của việc đối phó với virus corona vì Việt Nam không tin tưởng vào những lời trấn an của Trung Quốc về quá trình lây nhiễm trong những ngày đầu, Việt Nam đã nhanh chóng đặt đất nước vào cuộc chiến, thậm chí còn tung ra các cuộc tấn công mạng chống lại Trung Quốc, hầu lượm lặt các thông tin về thực tế quá trình dịch bệnh.
Ở những nơi khác, các nhà lãnh đạo cố gắng đối phó với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trên Biển Đông. Lợi dụng đại dịch toàn cầu, Trung Quốc đã gia tăng sự quyết đoán, đánh chìm một tàu cá của Việt Nam, đặt tên Tàu cho hàng chục rạng san hô và đá ngầm trên biển, thiết lập các khu hành chính mới trên các đảo và rạng sang hô mà họ kiểm soát, gồm ở quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam lo lắng thúc đẩy mối quan hệ hòa bình với Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc mở rộng tham vọng trên biển mà không quan tâm đến sự nhạy cảm của người Việt Nam, thì sự rạn nứt cuối cùng cũng sẽ xảy ra. Điều này sẽ khiến mái tóc bạc của bất kỳ lãnh đạo kế nhiệm nào cũng sẽ rối bù lên.
Dịch giả: Bùi Như Mai
https://baotiengdan.com/2020/05/24/dang-cong-san-viet-nam-bat-dau-thay-doi-lanh-dao/
Hồ Chí Minh và những cái hôn – Nguyễn thị Cỏ May
Sắp tới ngày sinh của Hồ Chí Minh, 19/05/1890, một người bạn nhắc nên “viết vài hàng về bác”. Mà ngày sinh của ông ấy là ngày nào cho đúng? Chắc chắn ngày 19/05/1890 là không đúng rồi vì ngày này, ai cũng biết là ngày Hồ Chí Minh đón rước Đô đốc d’Argenlieu để sau đó, quân pháp đổ bộ lên Hà nội, được Dân Quân Tự Vệ (?) hướng dẫn và hợp tác cùng đi ruồng bố để tiêu diệt các lực lượng chống Pháp như Việt Nam Quốc dân đảng, Đại việt Quốc dân đảng… Hồ Chí Minh bảo cụ Vũ Đình Huỳnh, Bí thư của ông, ra lệnh cho dân chúng treo cờ “Mừng sinh Nhật Hồ Chủ tịch”. Nếu nói thật treo cờ đón mừng Đô đốc d’Argenlieu tới, chắc chắn sẽ không khỏi bị dân chúng phản đối và còn hỏi tội nữa.
Về ngày sinh, Hồ Chí Minh có những năm khác nhau do chính đương sự khai: 1890, 1892, 1894, 1895… Riêng năm sinh 1891 do người anh là Cả Khiêm và chị Nguyễn thị Thanh xác nhận với cả giấy tờ và nhân chứng nhưng ông bảo “của người ta thế nào, cứ để yên như thế, không có sửa đổi gì hết (xem Đèn Cù, Trần Đĩnh). Quả thật Hồ Chí Minh vốn là con người cộng sản tinh ròng nên không cần sự thật, chỉ nhằm mục đích mà thôi. Hay sự thật của cộng sản khác sự thật của sự thật?
Nhưng đây chỉ là một khía cạnh nhỏ về bản chất của Hồ Chí Minh, nếu phải đề cập tới, xin hẹn ở một dịp khác. Nay “có vài hàng về bác” là “người hôn nhiều nhất” để kỷ niệm “ngày sinh thứ 130 của bác”. Con người sinh lý của bác vừa được nhiều trang mạng nhắc tới dưới tít “The dirtiest Old Vi Xi”.
Hôn nhiều, tức bạ đâu hôn đó, bình thường, là một hiện tượng khó coi trong ứng xử. Dân chúng bảo đó là thứ mất dạy. Hồ Chí Minh trong cách giao tế này, chẳng những “không giống ai” mà còn phơi bày ra cái “tác phong hồ chủ tịch” vô cùng lố lăng, nham nhở!
Hôn để biểu lộ tình cảm quí mến, thưong yêu hoặc chào nhau thân mật hay từ giả nhau là theo văn minh Tây phương, không có trong văn minh Việt Nam. Mà cộng sản ở Việt Nam là con đẻ của thực dân Pháp nên Hồ Chí Minh, dĩ nhiên, phải học đòi theo văn minh Tây phương.
Cái hôn lãng mạn xuyên thời gian
Hôn ở tây phương là một biểu tượng đẹp và có lịch sử từ thời thượng cổ. Nhưng cái đẹp đôi lúc cũng có mặt trái của nó. Những cái hôn vụng trộm, cưỡng ép, chụp giựt đều là những hành động đáng đưa ra trước vành móng ngựa để lãnh án tù.
Nói đến cái hôn đẹp, phải nói cái hôn ngày 14 tháng 8 năm 1945 tại Times Square ở New York của một hải quân Mỹ hôn một nữ y tá đã thật sự đi vào lịch sử vì nó thể hiện hình ảnh lãng mạn tuyệt vời xuyên thời gian.
Bức hình cái hôn này lưu hành khắp thế giới. Năm 2004, được nhà tạc tượng người Mỹ Seward Johnson thực hiện thành bức tượng “The Kiss” bằng đồng, cao 8m, đầu tiên trưng bày ở California. Bức tượng được Ý mượn đem qua Ý trưng bày cho dân Ý xem. Sau cùng, Pháp mượn một năm trưng bày tại Đài Tưởng niệm của tỉnh Caen ở Normandie, miền Bắc nơi Đồng Minh đổ bộ giải phóng nước Pháp hồi Đệ II Thế chiến.
Bức ảnh lịch sử có tên “V- J Day” do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt của tuần báo Life chụp được tại New York nhân ngày chiến tranh Mỹ-Nhật kết thúc và Mỹ thắng Nhật, toàn dân vui mừng hòa bình trở lại.
Bức ảnh đẹp, nổi tiếng khắp thế giới nhưng vẫn không tránh khỏi những phản ứng phê phán gay gắt. Một số người cho rằng bức ảnh, nay là pho tượng đồng cao 8m, rất “khó coi” vì người nữ y tá trong tư thế bị cưỡng hôn.
Năm 1980, tuần báo Life kêu gọi ai là hai người trong bức ảnh? Lập tức có nhiều người lên tiếng tự nhận mình là anh chàng hải quân, nhiều bà nhận mình là nữ y tá.
Trong số những người này, Bà Greta Zimmer Friedman, trợ tá nha sĩ, người Áo, kể chuyện “Người ta chụp tôi. Anh cháng ấy rất mạnh. Tôi không có hôn anh ta. Chính anh ta hôn tôi”. Theo Bà Friedman, anh chàng hải quân này là George Mendonsa, mặc dầu hôm ấy đi với một bạn gái, nhưng vì uống nhiều nên anh ta ôm hôn nhiều người con gái khác nữa. Do cách hôn quá chủ động, nhiều người cáo buộc anh chàng hải quân “tấn công tình dục” chớ không phải hôn bình thường.
Sau đó, bà Friedman và ông George Mendonsa gặp nhau nhiều lần. Không biết họ có hôn nhau không? Và nếu có, thì bà Friedman có bị hôn như vậy nữa không?
Nhưng nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt lại phủ nhận nhân vật Friedman, xác nhận người nữ y tá là Edith Shain hưởng ứng lời kêu gọi của tuần báo Life và chính ông đã gặp bà Edith Shain và nhận diện được chính bà là người trong ảnh.
Khi pho tượng “The Kiss” tới Caen, có nhiều phản ứng khác nhau. Ông Stéphane Grimaldi, Giám đốc Đài Tưởng niệm Caen, tỏ ra thông cảm, mà nên hiểu cái hôn này trong bối cảnh lịch sử, lúc đó là một sự vui mừng tuyệt đối, không ai đặt vấn đề vi phạm thuần phong mỹ tục.
Dù bị tranh cãi, bức ảnh “V-J Day” hay bức tượng “The Kiss” vẫn vượt khuôn khổ một bức ảnh bình thường vì nó là biểu tượng tuyệt đẹp của chiến tranh kết thúc.
Hôn có từ thời thượng cổ
Từ thời cổ đại ở Âu châu, người Do Thái rất trân trọng cái hôn. Thánh kinh có ghi điều này. Dần dần, cái hôn, qua thời Phục Hưng, trở thành hình thức biểu hiện tình yêu giữa đàn ông và phụ nữ.
Ngày nay, hôn để diễn tả sự thân tình giữa người trong gia đình, họ hàng, bạn bè thân, sự âu yếm, sự khao khát ái ân. Hôn để xác nhận tình yêu giữa hai người yêu nhau.
Người Do Thái thời xưa đã sáng tạo ra cái hôn như ta biết ngày nay. Thánh kinh là tài liệu đầu tiên nói tới cái hôn. Một công trình sưu tầm đã ghi lại được 40 trường hợp về hôn trong Cựu Ước. Hôn trong Cựu Uớc là hình thức cái hôn môi miệng như ngày nay.
Khi Đức Chúa Trời tạo ra Người Đàn ông, Ngài biến người bằng đất sét thành người thiệt bằng một cái hôn. Ngài thổi vào miệng cho sự sống.
Khi Laban tiếp đón cháu trai Jacob, sách viết “Ông ẵm trên tay và hôn nhiều lần, rồi mới đem về nhà”…
Cái hôn hàm chứa nhiều ý nghĩa đẹp: hôn tỏ lòng tôn kính, xác định địa vị xã hội, hôn để tha lỗi, hôn để hòa giải..
Hồ Chí Minh nổi tiếng là người cộng sản ham hôn
Lại cũng tuần báo Life, số ngày 05/08/1957, có một bài viết nhan đề “The Kissingest Communist – Người cộng sản hôn nhiều nhất” để nói về “tác phong Hồ Chí Minh” (Chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chủ tịch).
Bài báo viết “Khi Hồ Chí Minh, Chủ tịch của nước cộng sản miền Bắc Việt Nam, đến thăm xứ Ba-lan tuần rồi trong dịp đi viếng 9 quốc gia cộng sản, ông ta bất ngờ thay đổi tư cách từ một người Á châu trầm tĩnh trở thành người du khách xung tính. Cách phô trương của ông ta bày tỏ lối hôn giữa những đồng chí với nhau, nhưng điều này không được người ta đánh giá như vậy, ngay cả những người Nga uống rượu Vodka cũng không làm như thế. Đây là lần viếng thăm vinh quang của Hồ Chi Minh tại Âu châu, nơi mà một lần ông ta đã lang thang như một bồi nhà hàng, một phụ tá chụp hình, và một người làm cách mạng được cộng sản bí mật huấn luyện. Như một nhà cách mạng đã chiến thắng ở Bắc Việt Nam cho Cộng Sản Quốc tế, ông ta được tiếp đón bởi những đảng viên của Đảng Polish với nhiệt tình.
Một Hồ Chí Minh với dáng dấp yếu ớt nhưng lại mạnh bạo chọn những người ông ta hy vọng nhắm vào. Ông ta dùng những ngón tay bám vào đầu, vào cổ hoặc lưng, rồi ông ép sát người tới để hôn người đó với những sợi râu dê nhám xù xì. Với cô Lisa Larson của tờ báo Life, ông ta vui vẻ nói “ Nếu tôi là người đàn ông trẻ, tôi rất có thể yêu cô”.
Hành động sàm sỡ đó của Hồ Chí Minh được lập lại ở Indonesia khoảng 2 năm sau, khi ông thăm viếng quốc gia này, được báo chí Indonesia ngày 8/3/1959 tường thuật: “President Ho is told to stop kissing girls…”. Chủ tịch Hồ được thông báo là phải ngưng hôn những em bé gái. Khoảng hơn tuần sau, 17/3/1959, cũng trên tờ báo Straits Times, lần này trên trang 1 đăng tin về vấn đề ôm hôn của Hồ đã thành những làn sóng dư luận bàn tán…
Hồ Chí Minh được thế giới biết là người cộng sản hôn nhiều nhất, nhưng không phải vì hôn nhiều mà nổi tiếng, mà chính là “tác phong Hồ Chủ tịch” quá nham nhở, sỗ sàng, không biết tôn trọng người đối diện”. (Thái Nguyên dịch, internet, ngày 7/5/2015).
Hồ Chí Minh, bệnh cuồng hôn
Có một lần, các cháu sinh viên Hà nội qua Paris du học, tới nhà Cỏ May chơi. Cỏ May cho các cháu xem phim Hồ Chí Minh ôm hôn Mao Trạch Đông khi ông qua Bắc Kinh triều kiến. Xem qua, các cháu kinh ngạc, thốt lên “Trời! Trời! Bác Hồ có thể làm vậy sao? Thật quá kinh tởm cho bác. Thật nham nhở không gì bằng”.
Bài báo trên tuần báo Life mô tả Hồ Chí Minh, với những ngón tay dài, mạnh bạo, bám chặt vào người, vào cổ, vào lưng, xấn tới, ép người ông sát vào đối tượng nạn nhân, dí mồm lổm chổm những sợi râu xù xì, nhám xịt vào mặt, cả vào mồm nạn nhân để hôn cho bằng được… Tác phong của Hồ Chủ tịch hiện rõ, cả với nét mặt cuồng hôn của ông, ở đoạn phim ông hôn Mao Trạch Đông, Mao phải liên tục né tránh, rồi ông tiến tới chụp Châu Ân Lai, và Châu Ân Lai cũng toan chạy thoát thân…(Xin mời bạn đọc vào địa chỉ dưới đây để xem cho biết thế nào là “Tác phong Hồ chủ tịch”!
https://www.youtube.com/watch?v=rT2NEfnjNR0
Nếu xem ở đây không được, quý bạn đọc tra Google – “Hồ Chí Minh cưỡng hôn Mao Trạch Đông”.
17.05.2020
Thay đổi Khí hậu Toàn cầu & China Covid-19 Tương tác như thế nào? – Mai Thanh Truyết
NASA Earth Observatory images, based on data from the European Space Agency’s Copernicus satellite, show nitrogen dioxide emissions dramatically reduced over central China as the coronavirus outbreak brought cities to a standstill. NASA EARTH OBSERVATORY
Qua hình ảnh trên, trong khi đại dịch China Coronavirus lên đến đỉnh vào giữa tháng hai ở Trung Cộng, bầu trời Bắc Kinh Nitrogen Dioxide – NO2 giảm nhiều hơn so với bầu trời vào tháng giêng trước đó. Đây là một chỉ dấu đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa Covid-19 và sự thay đổi khí hậu.
Mối liên quan/ảnh hưởng trên như thế nào?
Khoa học chưa có lời giải trong lúc nầy. Nhưng có điều chắc chắn là ngươi dân Bắc Kinh cảm thấy thoải mái hơn khi nhìn bầu trời “sáng hơn” nhờ nCovi-19!
Từ hơn một tháng qua, kể từ khoảng giữa tháng 2, 2020, hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển đều “bế quan tỏa cảng” và người dân đều bị “cấm túc” ở nhà, ngoại trừ một số dịch vụ cần thiết. Mọi phương tiện có thể ảnh hưởng lên việc phát thải khí carbonic CO2 ra ngoài không khí đều bị hạn chế đến mức tối đa, từ đường bộ, đường sông, đường biển ngay cả đường hàng không đều bị tê liệt. Nhà máy sản xuất hàng hóa kỹ nghệ và tiêu dùng hầu như không còn hoạt động nữa.
Phải chăng Covid-19 giúp cho việc thực thi các kết ước trong Thượng đỉnh COP15 tại Paris năm 2015 về việc hạn chế việc phát thải khí CO2 trên toàn cầu cho dến năm 2100 nhằm giữ nhiệt độ bầu khí quyển không tăng >10C?
Thế giới đảo lộn vì Covid-19
Sự hiện diện của dịch bịnh làm đảo lộn cả thế giới qua việc “cách ly tại gia”. Ở Hoa Kỳ, người dân ở nhiều tiểu bang bắt đầu có phản ứng và biểu tình phản đối việc cấm cản nầy và cho rằng chính quyền Mỹ vi phạm nhân quyền dựa vào quyền tự do đi lại. Và còn nhiều biện pháp khác nữa do dịch Covid-19 như hàng quán bị đóng cửa, nhiều dịch vụ cho sinh hoạt của người dân bị hạn chế hay cấm đoán càng làm cho lòng bất mãn của dân chúng càng lên cao.
Nói chung là cả thế giới đang bị “giam lỏng/ở tù” ngay tại chính căn nhà ở của mình. Trong thời hạn bao lâu, không ai biết cả? (Giống như thời xã nghĩa, “quân dân cán chính” miền Nam bị miền Bắc CS nhốt vào trại tập trung trong rừng thiêng nước độc vô hạn định không biết khi nào mới được thả ra vậy…!)
Theo một bài viết trên nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung, một kỷ nguyên ‘‘không tiếp xúc’’ là ‘‘không thể tránh khỏi’’. Một bài viết khác trên Washington Post thì nhấn mạnh, đối diện với thảm họa kinh hoàng, với bao người thiệt mạng do virus, thì ‘‘lối sống chắc chắn sẽ bị đảo lộn hoàn toàn’’. Cây viết Kourlas, trên New York Times, hình dung lối sống mới với nhiều chất thơ, khi quan sát những cảnh tượng hoàn toàn mới mẻ trên đường phố New York, khi cách ly xã hội là điều bắt buộc, mỗi người như trở thành một diễn viên múa, với những chuyển động lạ kỳ, tránh mọi tiếp xúc với người khác. Những cảnh tượng, theo tác giả, mang lại một vẻ đẹp lạ thường.
Câu hỏi được đặt ra là tất cả biện pháp kể trên nhằm ngặn chặng dịch China Covid-19 có ảnh hưởng gì đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu chăng?
Hoặc sự giảm thiểu phát thải khí CO2 ra ngoài không khí có đáp ứng được những yêu cầu của Thượng đỉnh COP15 tại Paris không?
Bài viết nhằm đưa ra những sự kiện thu thập trong suốt thời gian nầy và có vài nhận xét về mối tương tác giữa dịch Covid-19 và sự thay đổi khí hậu.
Tâm lý người dân hiện tại
Tất cả chúng ta đều có vai trò và dự phần ít nhiều vào cuộc đại dịch nầy. COVID-19 và các tác động gây chết người của nó là một hồi chuông cảnh tỉnh để các nhà khoa học chú ý đến và cảnh báo về biến đổi khí hậu. Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do sự thay đổi khí hậu có thể chưa xảy ra với chúng ta rõ ràng như COVID-19, nhưng việc hành động nhằm truy tìm biện pháp cứu chữa cũng rất cấp bách.
Ngay khi khoa học đề ra khả năng tiến tới các giải pháp dài hạn, cần đẩy mạnh và yêu cầu chính phủ, doanh nghiệp và truyền thông chú ý đến những gì các chuyên gia về khí hậu và sức khỏe khuyến cáo: – Nhu cầu khẩn cấp cần năng lượng biến đổi, – Giao thông, cơ sở hạ tầng, y tế công cộng và các chính sách khác điều nhắm tới việc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân trong thời đại biến đổi khí hậu.
Đại dịch Covid-19 đã gợi ra một phản ứng toàn cầu không giống như bất cứ điều gì chúng ta thấy trước đây. Từ chính phủ và doanh nghiệp đảm nhận vai trò mới để đối phó với khủng hoảng đến việc tổ chức lại hoàn toàn cách chúng ta làm việc, đi lại và giao tiếp, chúng ta đã chứng kiến những thay đổi biến đổi không thể xuất hiện chỉ vài tuần trước đo. Chi phí cho con người của đại dịch là khủng khiếp.
Qua đại dịch, một điểm son cần nhấn mạnh là, người dân hợp chủng Hoa Kỳ tự động thể hiện tinh thần tương thân tương trợ, tự động đùm bọc lẫn nhau thể hiện qua sự quan tâm – lòng trắc ẩn – chia xẻ cùng nhau.
Phải chăng, đại dịch Covid-19 chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mỗi chúng ta?
Tổ chức Khí tượng Thế giới – World Meteorological Organization-WMO
Trong 50 năm kể từ Ngày Trái đất – Earth Day đầu tiên (1970), hiện tượng thay đổi khí hậu đã tăng tốc, đạt đến đỉnh cao kỷ lục nóng nhứt mới trong 5 năm qua. Xu hướng đó dự kiến sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, nhân nạn dịch, chính lá lúc các quốc gia cần thể hiện sự đoàn kết và đồng loạt kích hoạt cho Hành động Khí hậu – Climate Action ngay sau nạn dịch Covid-19.
Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi từ Coronavirus mới, WMO hy vọng lượng khí thải sẽ trở lại bình thường.
Vì sao?
Vì, Có thể có nhiều sác xuất có sự gia tăng đột biến việc phát thải khí carbonic vì một số ngành công nghiệp đã bị dừng lại, và nay phải tăng tốc năng suất để bắt kịp số lượng bù đấp lại trong thời gian không hoạt động.
Dữ liệu mới nhất từ WMO được công bố trùng với kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất, vào ngày 22 tháng 4 nầy, cho thấy mức độ carbon dioxide (CO2) và các khí nhà kính khác trong khí quyển đã tăng lên mức kỷ lục mới vào năm ngoái.
Mức độ carbon dioxide cao hơn 18% từ 2015 đến 2019 so với năm năm trước đó, theo báo cáo của WMO, Global Climate 2015-2019.
Không khí sạch hơn ngay cả ở hầu hết các thành phố ô nhiễm
Sự việc giảm thiểu khi thải CO2 có liên quan chặt chẽ với COVID, từ đó, ảnh hưởng tích cực lên việc ngăn chặn biến đổi khí hậu theo lời của Ts. Taalas, người đứng đầu cơ quan thời tiết của Liên Hiệp Quốc. Nhưng, dự kiến giảm phát thải khí nhà kính lại gây ra một mâu thuẫn lớn trong trường hợp nầy (do Covid-19) làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện đang xảy ra. Đó cũng là hai mặt của một vấn đề.
Trong giai đoạn nầy, thiết nghĩ cũng cần nhấn mạnh sự cải thiện đáng kể về phẩm chất không khí ở các thành phố lớn và các khu vực công nghiệp hóa ở một số nơi trên thế giới, người đứng đầu WMO lưu ý rằng đây là trường hợp Trung Cộng, ở Ấn Độ và cũng ở Thung lũng Po ở phía bắc Ý, một trong những khu vực ô nhiễm nhất ở châu Âu. Và Paris cũng không là một ngoại lệ!
Giảm thiểu biến đổi khí hậu là một vấn đề sống còn của thế giới.
Với thực tế trong 50 năm qua đã chứng kiến các chỉ dấu vật lý của biến đổi khí hậu – và tác động của chúng – đang ở mức nguy hiểm, Tổng thư ký WMO nhấn mạnh rằng trừ khi thế giới thực sự có thể giảm thiểu biến đổi khí hậu, việc nầy sẽ dần dần cải thiện tình trạng sức khỏe toàn cầu. Từ đó, các vấn đề, đặc biệt là sự hiện diện của đói nghèo và các quốc gia không có khả năng nuôi sống dân số sẽ dần dần được cải thiện đáng kể…
While the coronavirus has had devastating impacts around the globe, it has also led to a decrease in air pollution. In the northeastern United States, air pollution dropped by 30 percent in March, and countries like China and Italy have experienced similar decreases.
Trong báo cáo mới nhất cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu, cơ quan LHQ xác nhận rằng năm năm qua là kỷ lục nóng nhất. Sự nóng lên này không đồng đều, với châu Âu chứng kiến sự thay đổi cao nhất trong thập kỷ qua (khoảng + 0,50C) và Nam Mỹ trải qua ít thay đổi nhất.
Hệ quả của dịch ảnh hưởng lên phẩm chất không khí và sự biến đổi khí hậu
Qua đại địch, phẩm chất không khí đã được cải thiện phần lớn do sự bùng phát của coronavirus qua những không ảnh dưới đây:
Ở Hoa Kỳ: Qua không ảnh, phẩm chất không khí ở miền Đông Bắc Mỹ giảm 30% vào tháng 3 (do nồng độ NO2) với trước đó.
Ở phía Bắc nước Ý cũng tương tự, vào giữa tháng 3, trong cơn cao điểm của dịch bầu trời sáng sủa hơn một chút.
Mặc dù coronavirus đã có những tác động tàn phá trên toàn cầu, nhưng nó cũng dẫn đến giảm ô nhiễm không khí. Ở phía đông bắc Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí đã giảm 30% trong tháng 3 và các quốc gia như Trung Quốc và Ý đã trải qua những đợt giảm tương tự.
Ở Trung Cộng: Vùng Đông Bắc của Bắc Kinh trời cũng sáng sủa hơn vào lúc trung tâm dịch giữa tháng 2.
Các hình ảnh quan sát Trái đất của NASA, dựa trên dữ liệu từ vệ tinh Copernicus của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cho thấy lượng khí thải NO2 giảm xuống đáng kể ở miền Đông Bắc TC khi vụ dịch coronavirus khiến các thành phố rơi vào bế tắc.
TS Campabell-Lendrum nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ muốn nói diễn biến trong thời đại dịch là ổn, vì mức tiêu hao về nhân lực và tài lực do COVID-19 là rất lớn”.
Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng sự biến đổi khí hậu không gây ra Coronavirus – nhưng nó có thể giúp lan truyền các đại dịch và bệnh trong tương lai. TS Campbell-Lendrum giải thích rằng trong khi biến đổi khí hậu không liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây ra Coronavirus, nhưng những thiệt hại mà chúng
ta gây ra cho thế giới tự nhiên sẽ khiến cho những căn bệnh này xuất hiện nhiều hơn và phúc tạp hơn.
Khí hậu ấm lên và sự thay đổi thời tiết đột ngột ngày càng tăng trên toàn cầu làm cho việc truyền bệnh từ mọi nguồn gốc trở nên dễ dàng hơn.
Để giảm cơ hội cho đại dịch tiếp theo, Ông cho rằng phải cần bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến hành tinh sống của chúng ta qua nhận định: “Thiệt hại môi trường nói chung dường như đang gia tăng rủi ro về dịch bệnh trong quá khứ, và cũng có khả năng xảy ra đại dịch trong tương lai sau khi chận đứng China Coronavirus lần nầy”.
Campbell-Lendrum lưu ý một cách đúng đắn rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã phơi bày sự thiếu chuẩn bị của chúng ta đối với các đại dịch nói chung trên toàn thế giới.
Ông nói thêm, “Một trong những điều đáng nói lên là chúng ta không nên thoát khỏi cuộc khủng hoảng này theo cùng một hướng mà chúng ta đã đi … Chúng ta nên suy nghĩ, liệu chúng ta có thể bám vào một số những lợi ích môi trường mà chúng ta đang thấy trong cuộc khủng hoảng COVID, như không khí sạch hơn.”
Kết luận:
Qua cơn đại dịch, chúng ta rút tỉa được những gì?
Trước mắt, như đã nói ở phần trên, phẩm chất không khí ở những nơi bị nhiễm dịch nặng trở nên tốt hơn;
Lưu thông đường hàng không, đường bộ, đường thủy, xử dụng năm lượng v.v…tất cả bị hạn chế hay ngưng hẳn cũng góp phần vào việc giảm thiểu sự thay đồi khí hậu dù trong ngắn hạn;
Một số tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp bóc, hãm hiếp, bạo lực, xì ke ma túy giảm đáng kể;
Tai nạn lưu thông hầu như không có;
Nhưng chưa có thống kê nào cho thấy mức tiêu thụ lương thực trong thời gian “cấm túc tại gia” tăng hay giảm? Điều nầy cũng dự phần vào việc thay đổi khí hậu toàn cầu…
Đúng về mặt nghiên cứu khoa học xã hội, “hiệu ứng Covis-19” là một bài học lớn cho những nghiên cứu về viễn tượng tương lai cho trái đất. GS Wharton Howard Kunreuther tin rằng đại dịch mang đến cơ hội tăng cường nhận thức của mọi người về một rủi ro lớn khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên toàn cầu. Là người Tổng Giám đốc của Trung tâm thanh lý rủi ro, các nghiên cứu của ông tập trung vào những phương cách để quản lý tốt hơn các sự kiện có xác suất thấp nhưng hậu quả rất cao, chẳng hạn như thiên tai hoặc bùng phát virus. Nền tảng của nghiên cứu là khái niệm tăng trưởng theo cấp số nhân, được định nghĩa là một mô hình dữ liệu tăng mạnh theo thời gian. Khi xem xét đường cong tăng trưởng theo cấp số nhân của COVID-19, Kunreuther nhận ra có một khoảnh khắc từ đó, có thể diễn giảng về sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu.
Giống như việc truyền coronavirus từ người sang người, biến đổi khí hậu đang diễn ra ở những mức tăng nhỏ hơn có thể dễ dàng được bỏ qua cho đến khi có thể đo được các hiệu ứng tích lũy như: – Nhiệt độ trung bình hàng năm, – Băng tan nhanh hơn, – Bão mạnh hơn và thường xuyên hơn, – Cháy dữ dội hơn, – Hạn hán nhiều hơn và khắt nghiệt hơn, – Các loài tuyệt chủng biến mất nhiều hơn.
Một khi các sự kiện trên trở thành bất kiểm soát, việc chỉnh sửa trái đất sẽ không còn ý nghĩa gì khác! Một khi các hiện tượng dự phần vào việc thay đổi khí hậu tăng trưởng theo cấp số nhân chỉ là một phần của câu chuyện.
Nhưng để mọi người nhận ra khả năng những điều trên xảy ra trong một khoảng thời gian, hoặc hơn nữa, những điều tệ hại hơn nữa xảy ra trong 20 hoặc 30 năm tới cho trái đất, có lẽ lúc đó đã muộn rồi.
Vì vậy, ngày hôm nay, và bắt đầu ngay từ bây giờ, kinh nghiệm qua trường hợp đại dịch Coronavirus, chúng ta cần lường trước cuộc khủng hoảng khí hậu và hành động nhanh chóng và quyết liệt để giảm thiểu thiệt hại hơn nữa trước khi “các đại nạn” áp đảo chúng ta.
Tạp chí Le Point, Pháp cũng kết thúc một bài phân tích Covid-19 với một sắc thái lạc quan, khi nhấn mạnh là, thời đại chúng ta cho thấy, thường là sau mỗi lần trải qua chiến tranh hay khủng hoảng, nền dân chủ, nhân quyền và hợp tác quốc tế lại được thiết lập.
Và sau mỗi lần rơi vào đại thảm họa, nhân loại lại trở
về tìm kiếm và nối lại sự thống nhất với tinh thần đoàn kết.
Đại dịch 2020 có thể là khởi điểm cho việc tái xây
dựng mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia với nhau.
Mai Thanh Truyết
Houston – 1/5/2020
Ghi chú:
Hình 1 – 2 – 3 – 4: Hình ảnh biểu tượng trong thời gian Covid19 hoành hành;
Hình 5 và 6: Nồng độ khí NO 2 ảnh hưởng lên vùng Đông bắc Hoa Kỳ;
Hình 7: Ảnh hưởng lên vùng Bắc Ý;
Hình 8: Ảnh hưởng lên vùng Bắc Bắc Kinh.;
Hình 9: Thiệt hại do sự thay đổi khí hậu ở Hoa Kỳ năm 2018;
Hình 10: Hình biểu tượng cho suy nghĩ khác biệt của con người về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.
COVID-19: Chiến Lược Thống Trị Thế Giới Của Tàu Cộng – Bùi Phạm Thành (Đặc San Lâm Viên)
Theo các nguồn tin đăng tải trên các trang báo điện tử thế giới thì cơn đại dịch do siêu vi khuẩn coronavirus đã có phần lắng dịu, tuy nhiên các khoa học gia trên thế giới vẫn đang chạy đua với thời gian để tìm thuốc chữa trị và chủng ngừa hầu tránh sự tái phát của con siêu vi khuẩn độc hại này.
Những tin tức liên quan đến cơn đại dịch bắt đầu chuyển hướng qua tình trạng “hậu đại dịch”. Một mặt tìm thuốc chữa, mặt khác tìm thủ phạm đã gây thiệt hại về kinh tế và nhân mạng của 188 quốc gia trên thế giới, với hơn 5 triệu người nhiễm bệnh và trên 3 trăm ngàn người chết. Cũng nên nhắc lại là trên thế giới có 195 quốc gia, kể cả Vatican và Palestine.
Cho dù không theo dõi tình hình và biến chuyển của cơn đại dịch, chúng ta cũng biết cơn đại dịch này do con siêu vi khuẩn coronavirus phát xuất từ thành phố Vũ Hán (Wuhan), thuộc tỉnh Hồ Bắc (Hubei) bên Tàu. Thế cho nên cho dù gọi tên nó là gì, thí dụ như COVID-19 hay SARS-CoV-2 hay vi khuẩn Vũ Hán thì cũng chỉ là một.
Ngoài vấn đề gọi tên, thì việc truy tìm nơi xuất xứ chính xác của con virus này là điều quan trọng. Ngày thứ hai, 18 tháng 5 năm 2020, trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), 137 trong số 194 các quốc gia thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết yêu cầu mở cuộc điều tra tìm xuất xứ của coronavirus và lý do khiến nó trở thành đại dịch toàn cầu.
Tàu cộng nhận ra là họ đã thua về phương diện ngoại giao để ngăn chặn một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus, Tập Cận Bình đã nhanh chóng đồng ý sẽ ủng hộ một cuộc điều tra, nhưng phải do WHO đứng đầu, với hai điều kiện là:
1. Bắt đầu cuộc điều tra sau khi đại dịch kết thúc
2. Tập trung vào nhiều phương diện hơn là chỉ nhắm vào các hành động của Tàu cộng.
Đây là điều mà Hoa Kỳ không đồng ý vì muốn cuộc điều tra được điều hành bởi một uỷ ban độc lập, không liên hệ đến WHO, vì lý do rất dễ hiểu là ngay từ đầu WHO đã thiên vị Tàu cộng, khi không chịu tuyên bố là đại dịch cho dù virus đã lan truyền trên khắp các châu lục. Ngay cả khi Hoa Kỳ tuyên bố cấm du khách Vũ Hán hoặc đã ghé qua nơi này nhập cảnh Hoa Kỳ, người đứng đầu WHO cũng cho là “quá khích” và có tính cách “kỳ thị”.
Điều thứ nhì là thế giới chỉ muốn tìm nguồn gốc của con virus mà thôi, chứ không liên quan gì đến phương cách phòng chống lây lan của bất cứ quốc gia nào khác. Đồng thời chờ đến khi đại dịch chấm dứt thì không biết đến bao giờ, và khiến cho Tàu cộng có thừa thời gian để tiêu huỷ tất cả bằng chứng liên quan đến coronavirus và tuyên truyền làm sai lạc tin tức về đại dịch. Đây là sách lược của Nga Xô (thời cộng sản) mà Tàu cộng đã học theo và sử dụng rất thành công. Bởi vậy Hoa Kỳ không đồng ý ký tên vào danh sách các quốc gia ủng hộ Bản Dự Thảo nói trên.
Với sách lược tuyên truyền theo sách vở của đảng cộng sản Nga truyền lại, Tàu cộng hiện đang mở một mặt trận tuyên truyền trên toàn thế giới:
1. Phương pháp “Chiến binh chó sói ngoại giao – Wolf-Warrior Diplomacy” để dựa trên thế lực ngoại giao được luật pháp quốc tế bảo vệ, mạnh bạo đưa ra những lời tuyên bố sai lạc, vô căn cứ, giả thuyết mơ hồ đôi khi đối nghịch nhau, gây hoang mang trong quần chúng của các quốc gia đang có ý chống lại Tàu cộng.
2. Tung tiền mua chuộc các “bồi bút” của các tờ báo địa phương để viết các bài bình luận dựa trên các lời tuyên bố của các con “chó sói ngoại giao” nói trên.
3. Dùng “Quyền lực mềm – Soft power” để đàn áp, lôi kéo các quốc gia lệ thuộc vào kinh tế hay chính trị đứng về phía Tàu cộng, hoặc không ủng hộ phe nào cả.
Sĩ diện của quốc gia đã bị chà đạp bởi Tàu cộng, vì đã quá lệ thuộc vào kinh tế của chúng.
Cuộc “khẩu chiến” giữa Hoa Kỳ và Tàu cộng tuy mới khởi đầu, nhưng “nồng độ” của ngôn từ của các con “chó sói ngoại giao” đã có vẻ như đã đi quá xa với ngôn ngữ ngoại giao của thế giới. Có lẽ đây sẽ là đòn “gậy ông đập lưng ông”, vì các quốc gia Âu Châu cũng như Úc đã nhận ra rằng sĩ diện của quốc gia đã bị chà đạp bởi Tàu cộng, vì đã quá lệ thuộc vào kinh tế (quyền lực mềm) của chúng.
Chủ trương xâm lăng, thống trị thế giới của Tàu cộng đã hiện rõ với chính sách “Vành Đai và Con Đường – Belt And Road” để bành trướng thế lực kinh tế, ngoại giao và quân sự trên toàn thế giới, đồng thời độc chiếm Biển Đông, hầu làm chủ một vùng biển có nhiều tài nguyên ngầm và là một đường giao dịch hàng hải lớn nhất trên thế giới.
Với ý đồ xâm lăng và thống trị, thì luôn phải có sức mạnh đi kèm. Nếu không có đủ sức mạnh, cả quân sự lẫn kinh tế, thì chỉ còn cách làm địch thủ yếu đi, và không một phương nào để đánh đổ kinh tế của đối phương nhanh bằng những “quả bom vi trùng” cài vào người dân để phát tán trên toàn thế giới. Một kẻ khủng bố của chiến binh Hồi giáo quá khích chỉ giết hại được vài người, thế nhưng một “quả bom vi trùng” cài vào người dân đem đi gieo rắc khắp nơi thì sự giết hại khó có thể tiên đoán được.
Thế cho nên, nếu nhìn từ khía cạnh quân sự thì sẽ thấy cơn đại dịch COVID-19 không phải là ngẫu nhiên mà là cố tình, một sự cố tình gây hỗn loạn trên thế giới của Tàu cộng đã vượt quá xa tầm dự đoán của chúng. Đồng thời khiến nhân loại nhận diện ra kẻ thù, và kẻ gây đổ vỡ, chết chóc trên toàn thế giới, sớm muộn gì, cũng sẽ phải trả giá cho hành động của chúng.
Ý đồ của Tàu cộng là lật đổ vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trên mọi phương diện chính trị, kinh tế và quân sự có thể sẽ đưa đến sự va chạm quân sự để phân thắng bại, ngôi thứ. Chiến lược gia gọi đó là “Cái bẫy của Thucydides – Thucydides Trap”, với định nghĩa: Khi một quốc gia hùng mạnh đe doạ sẽ lật đổ vị thế của một quốc gia hùng mạnh khác, thì kết quả luôn luôn sẽ là chiến tranh – When one great power threatens to displace another, war is almost always the result.
Trong kỷ nguyên mới, các quốc gia hùng mạnh đều có vũ khí huỷ diệt hàng loạt, thế cho nên chiến tranh, nếu xảy ra thì sẽ là “Chiến Tranh Lạnh.” Đó là điều mà Tàu cộng có vẻ lo sợ hơn là một cuộc chiến tranh bằng bom đạn, bởi vì Tàu cộng, với khả năng hiện tại, không đủ lương thực và việc làm cho 1.4 tỉ người.
Tàu cộng có 20 năm từ ngày gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) để trở thành cường quốc kinh tế, có thể chỉ cần 5 năm là trở về vị trí ban đầu, bởi vì “Xây dựng thì khó, đập đổ rất dễ.” Biết vậy, cho nên Tàu cộng tung tiền mua chuộc các “bồi bút” có băng cấp cao, tiến sĩ, để viết bình luận cho rằng chiến tranh lạnh sẽ gây thiệt hại nặng nề cho Hoa Kỳ.
Lịch sử cận đại cho thấy trong thời “Chiến Tranh Lạnh” từ năm 1945 đến 1991 thì nước Mỹ rất yên bình và giàu có. Cửa trường Đại Học rộng mở vì học phí rất nhẹ. Những tiện nghi hiện nay như Internet, GPS, Cellphone, … đều được phát minh cho quân đội và chính phủ sử dụng trong chiến tranh lạnh.
Nếu kinh tế nước Tàu xụp đổ, thì mộng xâm lăng và thống trị thế giới của Tàu cộng cũng tan thành cát bụi một cách nhanh chóng. Và như thế, thanh bình sẽ trở lại với nước Mỹ và thế giới như hơn 20 năm về trước.
Người Việt ở Hoa Kỳ trong khoảng những năm 1975 đến đầu năm 2000 thì sẽ thấy sự phồn thịnh và an ninh của Hoa Kỳ như thế nào so với tình hình ngày nay. Đó, có lẽ, là lý do ông Donald Trump, xuất thân là thương gia và chưa hề tham dự vào chính trị, lấy khẩu hiệu “Make America Great Again” khiến người dân hồi tưởng về những năm “huy hoàng” trước đó mà dồn phiếu cho ông.
Đó cũng là điều mà chúng ta phải suy nghĩ: “Ngoài sức mạnh phải có về quân sự, thì giữa kinh tế và chính trị, bên nào nặng, bên nào nhẹ?” Câu trả lời có lẽ dễ dàng, vì “Phải mạnh về kinh tế để có tiền nuôi quân.” Thế cho nên, nếu kinh tế nước Tàu xụp đổ, thì mộng xâm lăng và thống trị thế giới của Tàu cộng cũng tan thành cát bụi một cách nhanh chóng. Và như thế, thanh bình sẽ trở lại với nước Mỹ và thế giới như hơn 20 năm về trước.
oOo
Đó là chuyện tương lai, bây giờ chúng ta thử điểm qua một vài dữ kiện đáng chú ý của chiến lược “Vành Đai, Con Đường và … Đại Dịch” của Tàu cộng đã đưa thế giới đến tình trạng của ngày hôm nay.
Thứ Sáu, ngày 22 tháng 5 năm 2020, đảng cộng sản Tàu sẽ nhóm họp đại hội đảng thường niên, khác với mọi năm, vì đã bị hoãn lại từ tháng Ba bởi cơn đại dịch Vũ Hán. Nhà cầm quyền Tàu cộng muốn họp đại hội đảng để phô trương rằng họ đã khống chế được con siêu vi khuẩn coronavirus (COVID-19). Đây là một điều quan trọng, song song với lời tuyên bố trên các loa tuyên truyền của “nhà nước Tàu cộng” và các con “chó sói ngoại giao” là “Tàu cộng đã tìm ra thuốc chữa coronavirus (Made in China chứ không phải là ăn cắp của Hoa Kỳ như chính phủ của ông Trump đã hô hoán)”, đồng thời các “bồi bút” ở Hoa Kỳ đã viết bài ca ngợi Tàu cộng hiện đang đứng đầu thế giới về việc tìm thuốc chữa dịch do chúng gây ra.
Ở Hoa Kỳ, hôm thứ hai, ngày 18 tháng 5, trong một buổi họp với các giám đốc của nghành nhà hàng, tổng thống Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích Tàu cộng về việc giải quyết coronavirus.
“Tàu cộng phải chịu trách nhiệm, họ đã làm hại cả thế giới, và ngay cả chính họ. Chúng ta đang có một nền kinh tế tuyệt vời, và Tàu cộng đã tặng cho chúng ta một món quà tệ hại. Đến từ nước Tàu, tôi phải nói thẳng ra như vậy, nếu có ai thắc mắc. Nó lan truyền qua Âu châu và lan tới cả chúng ta. Cả thế giới bị lây nhiễm con siêu vi khuẩn độc hại được phát tán từ Tàu cộng và lan truyền bằng cách này hay cách khác.”
Đó là một lời kết án nặng nề nhất của một nguyên thủ quốc gia của một cường quốc. Ông Trump nói thêm rằng ông rất không hài lòng về việc làm của chính phủ Tàu đối với sự phát tán của đại dịch, và cho rằng nó có thể ngăn chặn không khó khăn gì, ngay tại nơi phát sinh ra nó (ý nói thành phố Vũ Hán).
Điều đáng chú ý là trong kỳ đại hội này, Tàu cộng sẽ thảo luận (và có lẽ sẽ ban thành luật) về dự luật an ninh liên quan đến Hong Kong:
* Cấm gây loạn (biểu tình),
* Cấm ly khai
* Cấm lật đổ chính phủ.
Theo các nhà quan sát về tình hình Hong Kong thì dự luật này, nếu được chấp thuận để trở thành luật, thì sẽ gây nên một làn sóng chống đối mới của dân Hong Kong đang đòi hỏi tự do dân chủ, họ gọi luật này là “dấu chấm hết cho Hong Kong” để trở thành “một quốc gia, một chính thể”, trái ngược với sự hứa hẹn và tuyên truyền của Tàu cộng là “Một quốc gia, hai chính thể.” Điều này khiến chúng ta nhớ lại câu nói để đời của cố tổng thống Việt Nam Cộng Hoà, Nguyễn Văn Thiệu, là “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm.”
Tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã nói Hoa Kỳ sẽ “phản ứng mạnh mẽ” nếu Tàu cộng chấp thuận dự luật nói trên.
Trước trào lưu “chống Tàu (anti-china)” đang lan tràn trên thế giới, phiên họp thường niên của đảng cộng sản Tàu lần này sẽ là một đại hội quan trọng để chứng tỏ cho dân Tàu thấy rằng đảng cộng sản Tàu vẫn đang ở thế mạnh, và họ Tập chắc sẽ dùng chiêu bài cố hữu là kêu gọi tinh thần dân tộc, chống lại tây phương, bằng sự nhắc nhở về mối nhục “Bát Quốc Liên Minh”. Sau đó thì đám “dư luận viên” sẽ đăng những lời khích động tương tự tràn ngập mạng lưới xã hội. Và rồi, một người nói thì chưa tin, hai người nói cũng chưa thể tin, nhưng hàng chục, hàng trăm người nói thì cũng lắm người tin theo. Mà “dư luận viên”, hay “nhóm 50 xu”, của Tàu cộng thì có hàng ngàn chứ không ít.
Như đã nói ở trên, đề tài quan trọng nhất có lẽ sẽ là làm sao để thoát được sự trừng trị của thế giới vì việc phát tán coronavirus. Đây có thể là vấn đề “sinh, tử” cho họ Tập, nói riêng, và cho cả đảng cộng sản Tàu, nói chung.
Làm thế nào để mua chuộc và xoa dịu tây phương, đó là mục tiêu tối hậu của Tàu cộng trong vài năm tới để tránh phải “Xuống Hố Cả Nút.”
Một sự kiện rất quan trọng trong tuần qua là việc bà Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn) đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Đài Loan, nhiệm kỳ 2. Trong bài diễn văn, bà nói “Đài Loan không chấp nhận trở thành một thành phần của Tàu cộng dưới nhãn hiệu Một quốc gia, hai chính thể.”
Tàu cộng đã trả lời rằng “Việc thống nhất quốc gia là điều không thể tránh được, và không bao giờ chấp nhận sự độc lập của Đài Loan.”
Hai lời tuyên bố như hai phát súng của đối phương. Tuy nhiên, những lời tuyên bố tương tự như thế đã diễn ra rất thường xuyên của đôi bên, và cũng vẫn chỉ là “võ mồm” mà thôi.
Mới đây, dựa vào việc Đài Loan đã thông báo cho WHO và thế giới sự nguy hiểm của coronavirus, Hoa Kỳ vận động để Đài Loan được tái gia nhập WHO với cương vị quan sát viên. Tàu cộng đã mạnh mẽ chống đối lại đề nghị này.
oOo
Từ khi Tàu cộng được gia nhập WTO, năm 2001, thì đa số hãng chế tạo các vật dụng từ đồ dùng hàng ngày trong nhà cho đến đồ chơi cho trẻ em, cũng như các vật dụng quan trọng trong kỹ nghệ như dụng cụ điện tử, thuốc men và y khoa … đều được đem qua Tàu với lý do nhân công rẻ. Lợi dụng những kẽ hở trong luật lệ thương mại của WTO và lòng ham muốn của các công ty tây phương, hầu hết là công ty Hoa Kỳ, Tàu cộng đã ăn cắp được rất nhiều kỹ thuật của phương tây. Và rồi, chưa đầy 20 năm sau, đã trở thành một cường quốc kinh tế thứ nhì, chỉ sau Hoa Kỳ, nhưng vẫn được duy trì vị trí là “quốc gia đang phát triển” trong danh sách của WTO.
Đại dịch COVID-19 đã khiến Hoa Kỳ nhận ra mối nguy hiểm về việc đem hãng chế tạo qua Tàu, khiến Hoa Kỳ trở thành lệ thuộc vào Tàu cộng. Nguy hiểm nhất là lệ thuộc vào việc chế tạo dược phẩm và dụng cụ y khoa. Nhật Bản nhận thấy sự nguy hiểm này, nên đã trợ cấp cho công ty Nhật dời hãng xưởng từ Tàu cộng qua các quốc gia khác. Tuần qua, chính phủ Hoa Kỳ cũng có dự án tương tự, trợ cấp tiền cho hãng xưởng của Mỹ từ Tàu cộng trở về Mỹ, hay một quốc gia thứ ba nào khác.
Đây là một sự kiện rất quan trọng, vì trên thực tế, nền kinh tế của Tàu cộng hoàn toàn lệ thuộc vào việc cung cấp nhân công rẻ cho hãng xưởng ngoại quốc hoạt động trên nội địa nước Tàu. Nếu Nhật và Hoa Kỳ dời hãng xưởng của họ ra khỏi nước Tàu thì chỉ trong vòng vài năm là nền kinh tế của Tàu sẽ sụp đổ. Và khi kinh tế sụp đổ thì chính quyền rất khó mà đứng vững. Trước viễn ảnh không mấy tốt đẹp, vài tháng trước đây, Tập Cận Bình đã kêu gọi “tinh thần ái quốc” của dân Tàu, và nhắc lại cuộc “Vạn Lý Trường Chinh” của Mao Trạch Đông để khích động dân Tàu. Thế nhưng khi dân Tàu đã được tiếp xúc với văn minh và tiện nghi như computer, cell phone, internet, mạng lưới xã hội, nhà lầu, xe hơi, du lịch … mà bây giờ phải quay trở lại đời sống của hơn 80 năm về trước với cuộc “Vạn Lý Trường Chinh Kinh Tế” thì xem ra là chuyện “Nói thì dễ, nhưng làm thì không thể.”
Để giữ được sự tin tưởng của dân chúng, họ Tập và nhóm lãnh đạo Tàu cộng phải tìm đủ mọi cách để chứng tỏ rằng “Nước Tàu vẫn ở thế thượng phong, và có thể sẽ lãnh đạo toàn thế giới” bằng cách phô trương vũ lực ở Biển Đông, theo đúng sách lược nghi binh của Tôn Tử “Khi yếu thì làm như đang ở thế mạnh.” Thế nhưng nhà Phật có câu “Có ba điều không thể che dấu được là mặt trời, mặt trăng và sự thật.” Không sớm thì muộn, Tàu cộng sẽ phải thay đổi chính sách đối ngoại cũng như đối nội, khi thế yếu đã bị phơi bày. Hoặc nhắm mắt theo lao với nguy cơ là đảng cộng sản Tàu có thể bị sụp đổ, hoặc tệ hại hơn nữa là lao vào một cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn khốc nhất trong lịch sử của nhân loại.
Trong nguy cơ của một cuộc chiến tranh bằng vũ lực, nhiều quốc gia trên thế giới đang tham dự vào cuộc “chạy đua vũ trang” để phòng vệ hoặc tấn công.
Viện cớ các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông như tăng cường tuần tra và hải hành theo quy luật “Tự Do Hàng Hải” cũng như việc điều động hai hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan vào vùng biển Thái Bình Dương cùng với những phi đội oanh tạc cơ B-1 và pháo đài bay B-52, đồng thời yểm trợ Đài Loan, Nam Hàn và Nhật Bản với vũ khí phòng thủ tối tân nhất, những kẻ cầm đầu quân đội Tàu cộng kêu gọi nhà cầm quyền của họ gia tăng ngân khoảng quốc phòng 7.5 phần trăm so với ngân khoảng trước.
Song song với việc tăng cường chi phí quốc phòng, chính phủ Tàu cộng còn lo ngại về sự tái phát của đại dịch Vũ Hán. Nhà cầm quyền Tàu cộng đang tích trữ dầu thô, lợi dụng giá dầu thô xuống thấp vì ảnh hưởng của dịch Vũ Hán. Đồng thời tích trữ thực phẩm tất yếu như gạo, lúa mì … vì e ngại về việc các quốc gia trên thế giới sẽ lại đóng cửa khẩu, nếu dịch Vũ Hán tái phát.
Trong khi đó, ngoài việc tái thành lập lực lược viễn chinh hồi năm ngoái, Nhật bản vừa công bố một loại súng trường mới để thay thế loại súng trường đã được sử dụng từ năm 1989. Có tên là súng trường tấn công loại 20 (Type 20 assault rifle) được chế tạo đặc biệt cho các đơn vị hoạt động ở trên cạn và dưới nước – tương tự như lực lượng Thuỷ Quân Lục Chiến (TQLC) của Hoa Kỳ. Loại súng trường mới này được chế tạo bởi Howa Machinery, có nhà máy sản xuất ngay ở trung tâm nước Nhật.
Đây là loại vũ khí được chế tạo đặc biệt cho các đơn vị TQLC với vùng trách nhiệm ở phía nam của Okinawa, bao gồm quần đảo Senkaku, nơi hiện đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Tàu cộng. Vũ khí mới này đã được sử dụng trong một số các cuộc tập trận với địa thế và khí hậu của vùng trách nhiệm, và đã chứng tỏ rằng có thể chịu đựng được trong vùng khí hậu tuyết ở Hokkaido hay vùng có khí hậu ẩm ướt ở Okinawa, và sẽ được đưa qua Mỹ để thí nghiệm trong sa mạc.
Khẩu súng trường mới này dùng loại đạn 5.56 ly (mm), cùng loại đạn với súng trường tấn công của Hoa Kỳ (M16, M4, Mk16 và HK416). Súng có chiều dài 78cm, nặng 3.5kg, và trị giá 280,000 yen (2,600 USD) cho mỗi khẩu. Bộ Quốc phòng Nhật đã đặt mua 3,000 khẩu trong năm 2020 để trang bị cho các đơn vị TQLC trong vùng trách nhiệm như đã nói ở trên. Điều này chứng tỏ rằng Nhật bản đã có quyết tâm và kế hoạch hoạt động ở vùng đang có sự tranh chấp chủ quyền với Tàu cộng.
Nhìn về Việt Nam thì chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam dường như vẫn không thay đổi, vẫn “Thà mất nước hơn mất đảng” và “Hèn với giặc, ác với dân.”
Đại hội đảng cộng sản Việt Nam kỳ thứ 13 được dự tính khai mạc vào tháng 1 năm 2021 để thành lập một nhà cầm quyền cai trị nước cho đến năm 2026. Như thường lệ, sự thay đổi về nhân sự luôn luôn là đề tài thảo luận và đồn đoán trong quần chúng cũng như các nhà quan sát ngoại quốc về tình hình chính trị của Việt Nam.
Những điểm đáng chú ý:
* Đại hội đảng cộng sản Việt Nam được dự tính sẽ nhóm họp vào tháng 1 năm 2021 để chọn nhóm lãnh đạo quốc gia cho đến năm 2026.
* Bảy thành viên của Bộ Chính Trị hiện tại đã bước sang tuổi 65 trước tháng 9 năm 2020 sẽ có thể bị cho về hưu. Những ứng cử viên hàng đầu để thay thế cho những vị trí bị bỏ trống sẽ là thành viên không thuộc Bộ Chính trị hiện tại.
* Đảng cộng sản Việt Nam có triển vọng sẽ trở lại với hệ thống cầm quyền gọi là “tứ trụ”, trong đó bốn chức vụ lãnh đạo sẽ do bốn thành viên khác nhau nắm giữ. Nếu đúng như vậy thì:
– Trần Quốc Vượng, hiện là Uỷ Viên của Ban Bí Thư đảng, sẽ là ứng cử viên mạnh nhất để trở thành Tổng Bí Thư đảng.
– Phạm Bình Minh, hiện đang là Bộ trưởng Ngoại giao, sẽ đứng đầu danh sách được chọn làm thủ tướng.
– Vương Đình Huệ, hiện đang là phó thủ tướng, là người có thể sẽ được chọn vào vị trí chủ tịch nước.
– Chức vụ chủ tịch Quốc hội sẽ là cuộc chạy đua giữa Trương Thị Mai, hiện đang là Trưởng Ban Dân vận Trung ương, và Phạm Minh Chính, trung tướng công an, hiện đang là Trưởng ban Tổ chức Trung ương của đảng.
Nhóm lãnh đạo mới sẽ phải đương đầu với nhóm chính trị gia miền Nam, hầu tránh những va chạm vì lý do phân biệt địa phương (Nam-Bắc), một khó khăn tiềm ẩn hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam.
oOo
Để kết luận, khi nói về đại dịch thì thế giới chẳng xa lạ gì với nó:
* Dịch cúm gia cầm, còn gọi là cúm Tây Ban Nha (Spanish Flu), do siêu vi khuẩn H1N1 năm 1918-1919 đã khiến khoảng 500 triệu người, hay một phần ba dân số thế giới bị lây nhiễm, với trên 50 triệu người chết, trong đó có khoảng 675 ngàn người dân Hoa Kỳ.
* Dịch cúm Á châu (Asian Flu) do siêu vi khuẩn H2N2 năm 1957-1958, phát xuất từ Singapore và Hong Kong, đã khiến hơn 1 triệu người chết, trong đó có khoảng 116 ngàn dân Hoa Kỳ.
* Dịch cúm gia cầm A do siêu vi khuẩn H3N2, năm 1968, khiến trên 1 triệu người chết, trong đó có khoảng 100 ngàn dân Hoa Kỳ. Đa số người chết là người già yếu, 65 tuổi trở lên.
* Dịch cúm do siêu vi khuẩn mới H1N1pdm09, năm 2009, đã khiến trên 500 ngàn người chết, trong đó có trên 12 ngàn dân Mỹ. Đa số người chết (80%) là người già yếu, 65 tuổi trở lên.
Thế nhưng cơn đại dịch Vũ Hán (COVID-19) này sẽ giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử của thế giới, vì nó đã và sẽ làm thay đổi tình trạng xã hội, kinh tế, chính trị và quân sự của thế giới một cách đáng kể và lâu dài. Và nhất là thế giới nhận ra sự gian ác của Tàu cộng, kẻ cố tình che dấu để phát tán bệnh dịch, thu mua, đầu cơ tích trữ dụng cụ y khoa để sau đó bán giá cao lấy lời, trong khi đó phá huỷ nền kinh tế và giết hại dân chúng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hành động dùng siêu vi khuẩn gây đại dịch như một chiến thuật để thống trị thế giới như thế thì hiển nhiên đã đưa Tàu cộng đến vị trí “Tàu cộng là kẻ thù chung của nhân loại.”
Nhìn vào lịch sử của Hoa Kỳ thì chúng thấy Hoa Kỳ là quốc gia không gây hấn, nhưng luôn luôn trả đũa nếu bị tấn công trước, như
* Sau khi Nhật tấn công Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) vào tháng 12 năm 1941 khiến hơn 2,400 người chết, thì Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật để trả đũa. Kết quả là hai quả bom nguyên tử đã rơi xuống Hiroshima và Nagasaki khiến Nhật phải đầu hàng.
* Sau cuộc tấn công của đám chiến binh Hồi giáo quá khích vào toà tháp đôi, World Trade Center, ở New York, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khiến gần 3 ngàn người chết và hơn 25 ngàn người bị thương. Hoa Kỳ đã trả đũa bằng các cuộc chiến tranh ở Trung đông, và kết quả là quốc gia Iraq bị tàn phá, kẻ chủ mưu là Osama Bin Laden bị truy lùng và giết chết sau nhiều năm trốn tránh.
* Đại dịch COVID-19 phát xuất từ Vũ Hán, bên Tàu, tính đến tuần lễ thứ ba của tháng 5 năm 2020, đã giết chết hơn 97 ngàn người Mỹ và lây nhiễm hơn 1.6 triệu người, đó là chưa kể đến thiệt hại kinh tế và xã hội. Trong lịch sử của Hoa Kỳ thì đây là một cuộc tấn công đẫm máu nhất, thiệt hại nặng nề nhất vào nội địa Hoa Kỳ. Việc trả đũa chắc chắn sẽ phải có, cho dù kẻ thù là ai hay quốc gia nào.
Vấn đề rắc rối ở đây là tình hình chính trị của Mỹ chưa ngả ngũ, đương kim tổng thống Donald Trump đang phải chống đỡ với sự tấn công chính trị của đảng Dân Chủ với sự trợ giúp của cơ quan truyền thông dòng chính, cùng với ngày bầu cử nhiệm kỳ tổng thống mới đã gần kề, ngày 3 tháng 11 năm 2020, thế cho nên việc trả đũa chưa được nhắc đến. Chúng ta hãy chờ xem kết quả sẽ như thế nào, và Tàu cộng sẽ phải trả giá ra sao với thế giới, nói chung, và Hoa Kỳ, nói riêng.
Bùi Phạm Thành
(Đặc San Lâm Viên)
http://www.dslamvien.com/2020/05/covid-19-chien-luoc-thong-tri-gioi-cua.html
Vui cười
Tại Hà Nội, một toà nhà bốn tầng mới xây thu hút nhiều người đến tham quan, vì nó được thiết kế khá đẹp. Chỉ có điều rất lạ là suốt cả bốn tầng đều không hề có một hố xí nào. Mọi người xúm lại hỏi ông kiến trúc sư và được ông giải thích như sau:
“Tầng một dành cho nhà trẻ, các cháu đi ị vào bô. Tầng hai dành cho cán bộ cấp thấp, mọi người đi ị ở cơ quan. Tầng ba dành cho cánh văn nghệ sĩ thì ị được bãi nào, họ nhét vào mồm nhau bãi ấy. Còn tầng bốn dành cán bộ cấp cao, mấy vị ấy chỉ quen ị lên đầu thiên hạ. Bởi thế, chúng tôi xây hố xí làm gì cho nó lãng phí?”
Chàng thầm yêu nàng đã lâu. Được bạn bè gợi ý, chàng quyết định mua hoa hồng xếp thành hình trái tim trước sân ký túc xá nàng. Nhưng vì quá nhút nhát, đứng dưới sân hồi lâu cũng không dám gọi to tên nàng để tỏ tình. Đám đông vây quanh ngày càng đông, người đứng xem chật hành lang các tầng. Cuối cùng chàng lí nhí hỏi:” Có ai mua hoa không?”
Ngoại giao «chiến sói» của Xi – Nguyễn thị Cỏ May
Từ vụ dịch Vũ hán do Coronavirus gây ra, phát tán cùng khắp, người ta nhận thấy Bắc kinh đang mạnh dạng áp dụng đường lối ngoại giao rất «thiếu ngoại giao», tức không biết giử lễ độ tối thiểu vì họ cho đó là chánh sách ngoại giao mới của nước lớn để khẳng định vị thế của kẻ sắp làm bá chủ thế giới . Thứ ngoại giao này trong gần đây có dịp thể hiện khá rỏ nét qua thái độ và lời nói của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trung quốc Zhao Lijian khi ông ta nói lấy được Coronavirus là do quân đội mỹ đem tới Vũ hán . Đại sứ Gui Congyou tại Thủy điển so sánh các nhà báo thụy điển giống như «võ sĩ hạng nhẹ (48 kg) đối với võ sĩ hạng nặng (86 kg)» trung quốc để tỏ thái độ với chánh phủ thụy điển vì trước đó nhà báo thụy điển viết về tác động của hệ thống chánh trị lên phản ứng với dịch Covid-19 của nhà cầm quyền bắc kinh . Ông Đại sứ này có thành tích đáng nể là trong năm bị chánh phủ thụy điển mời tới hơn 40 lần để «sửa lưng». Còn Lu Shaye, Đại sứ trung quốc tại Paris, viết bán mạng trên Twitter «Ở các nhà dưởng lão EHPAD của Pháp, Y tá và nhơn viên đều bỏ trốn mất hết, bỏ mặc cho những người già đói khát, bịnh hoạn, chết trong phòng của họ mà không ai biết», bị Tổng trưởng Ngoại giao pháp, ông Le Drian, kêu lên chỉnh. Ông Lu Shaye tỏ thái độ «biết lỗi» nhưng trên Twitter của ông vẫn chưa xóa những lời sai trái ấy. Ông cố ý đưa ra một tin hoàn toàn do ông bịa đặt, nhưng quan trọng cho tuyên truyền và phản tuyên truyền, để cho nhơn dân trung quốc thấy chánh phủ pháp coi thường người lớn tuổi trong lúc đó đảng cộng sản và Nhà nước trung quốc vẫn giử truyền thống kính trọng người già «kính lão đắc thọ» .
Cả thế giới ngày nay chắc đã có dịp đánh giá đúng mức đảng cộng sản và Nhà nước trung quốc không chỉ nói dối, lật lộng mà cả về thương mại. Hôm 30/03, viên phát ngôn Bộ Ngọai giao, Hua Chuniying, lớn tiếng kêu gọi các nước tây phương đừng «chánh trị hóa» nhũng lo ngại về phẩm chất của trang thiết bị y tế do Trung quốc bán cho. Vấn đề sẽ được giải quyết trên cơ sở hàng hóa chớ không phải bằng những suy diển chánh trị. Nhưng có lẽ dã thấy mình quá trơ trẻn, qua ngày hôm sau, chánh phủ trung quốc lên tiếng hứa sẽ coi lại sản phẩm và từ nay những nhà sản xuất sẽ được cấp phép!
Theo ông Carl Minzner, chuyên về các vấn đề chính trị Trung Quốc tại Trường Luật Fordham, New York – Mỹ, các nhà ngoại giao kiểu mới này sử dụng những lời nói mạnh mẻ để thu hút sự chú ý của nhơn dân trung quốc, cả trong chánh quyền lẫn ngoài xã hội. Họ còn được Tập Cận bình khuyến khích. Thật ra, trong ngôn ngữ ngoại giao xưa nay, cả ở Phi châu, cũng chưa có thứ «ngôn ngữ đặc sệt bắc kinh» này, tuy có thể có vài lời vụng về nhưng liền được điều chỉnh ngay.
Một chuyên gia của Trường Đai học trung quốc Renmin cảnh báo rằng nước ông sẽ kiên quyết chống trả nếu bất cứ ai chĩa mũi dùi vào Trung Quốc về vấn đề dịch Coronavirus vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng nếu Trung Quốc không đáp trả, họ sẽ làm tổn thương Trung Quốc nhiều hơn nữa.
Ngược lại, các quan chức Trung Quốc lên án phương Tây “đạo đức giả”. Họ nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo khác phớt lờ dịch Covid-19, sau đó đổ lỗi cho Trung Quốc khi virus lan tới.
Ngoài ra còn một vấn đề đáng lưu ý, đó là các nhà ngoại giao Trung Quốc xem dịch Vụ hán là cơ hội để khẳng định vai trò của mình, tức họ tìm cách khai thác có lợi về mặt địa chánh và kinh tế. Như rêu rao thành tích khắc phục dịch thành công của đảng cộng sản, đem trang thiết bị y tế tới giúp các nước bị dịch bịnh do chính họ gây ra. Đã có vài nước, cả ở Âu châu, ca ngợi Bắc Kinh gửi thiết bị y tế và nhân viên cứu trợ giúp họ chống lại đại dịch!
Tại sao Xi Jinping chọn đường lối «ngoại giao chiến sói», một thứ ngoại giao thiếu văn hóa vì có thái độ và lời nói xấc xược? Có phải thật sự vì đó là ngoại giao của nước lớn chăng?
Ngoại giao «chiến sói»
Hay ngoại giao cà sóc, lấy xung đột làm đường lối nhằm tấn công đối phương, bằng những lời nói xấc xược, bằng cả những tin thất thiệt hay những câu chuyện bịa đặt. Chiến sói là những con chó sói tấn công gây tổn thương đối phương (loups-guerriers – xhan lang). Loài sói này vừa ra khỏi rừng sau Đại hôi đảng công sản làn thứ 19. Năm 2019 có nhiều thay đổi cán bộ trong Bộ Ngoại giao. Cuối năm, dịch Vũ hán bùng phát có lẽ gây khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng nên Xi đã phải siết chặc hàng ngũ với cánh thân tín và trở về đường lối cứng rắn thêm (Jean-Maurice Ripert, cụu Đại sứ Pháp tại Bắc kinh).
«Chiến sói» mượn tựa tập phim truyện hành động của tàu . Nhơn vật là lực lượng đặc biệt tàu tấn công quân mỹ đánh thuê và quân phi châu nổi loạn. Loại phim tuyên truyền rẻ tiền dành cho đại da số dân trung quốc, chỉ nêu mục đích là chánh phủ trung quốc là thành viên duy nhứt của Hội đồng Bảo an Thường trực Liên Hiệp Quốc tại đây, không ai có quyền giết họ!
Tiếng «chiến sói» hay ”zhan lang” dùng để chỉ không riêng những nhà ngoại giao, mà những nhà báo, nhũng giới chức đại học . Tất cả cùng có tiếng nói giống nhau là công kích các nước dân chủ Tây phương và nặng tinh thần dân tộc cực đoan (Zhao Tong, nghiên cúu ở Carnegie, Le Point, 2488) .
Đó là đặc tính của nước Tàu thời Xi được phơi bày rỏ nét . Cả Xi cũng nhiều lần không ngần ngại sử dụng giọng hăm dọa để nhắc lại quan diểm của ông về Đài loan . Xi cho tàu chiến thường xuyên rà chung quanh Đài loan và xuống Nam hải, hoạt động cách không xa tàu chiến mỹ. Ngân sách quốc phòng trung quốc từ 2009 – 2018 tăng 83%. Cũng như trong phim «Chiến sói», từ nay, Trung quốc có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của mình ở hải ngoại. Con đường tơ lụa mở rộng sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung quốc ra khắp các lục địa.
Dựa vào sức mạnh đang có, Xi không cần kiềm giử những tham vọng của mình. Trong vấn đề Hồng kông, Xi xé bỏ cam kết 1997 với Anh. Cả với thế giới, đảng cộng sản trung quốc cũng xử sự theo tinh thần «chiến sói». Nên cán bộ ngoại giao chỉ biết áp dụng chỉ thị của Trung ương. Ngoại giao của Xi không có nghĩa là kết thân, thương lượng, hòa giải mà chỉ nhằm đề cao địa vị nước Tàu, bênh vực quyền lợi của đảng cộng sản. Nhưng theo Giáo sư Jean-Pierre Canestan củ
Vậy tại sao Xi lại theo đuổi chánh sách ngoại giao gây hấn?
Trung quốc gây hấn vì sợ
Ai cũng nhận thấy ngay trong lúc dịch Vũ hán đang hoành hành cả thế giới thì Tàu lại lao mình vào cuộc chiến tuyên truyền vô cùng hun hản. Họ muốn tìm cách làm cho thế giới quên trách nhiệm của họ đã làm bùng phát dịch Vũ hán và phải nhìn nhận hệ thống độc tài của họ là hũu hiệu hơn những chế độ dân chủ tây phương trong việc khắc phục dịch bệnh. Tòa Đại sứ trung quốc tại Paris vừa đưa ra trên Twitter lời đề cao Trung quốc là nước thành công tuyệt vời trong việc chửa trị bịnh dịch Vũ hán vì Trung quốc, như nhiều nước á châu khác, ý thức sâu sa tính tập thể và tinh thần công dân, điều mà các nền dân chủ tây phương không có.
Trả lời nhà báo Luc de Barochez (Le Point.fr 31/03/20), bà Valérie Niquet, đặc trách Á châu của Fondation pour la Rechrche Stratégique Paris (FRS), giải thích tại sao Trung quốc lên gân lố bịch như mọi người đều thấy, đó là vì sợ. Có 2 lý do.
Trước nhứt, nội tình nước Tàu vô cùng bất an, xã hội nhiều rủi ro, do dân chúng không thật sự tin tưởng ỏ nhà cầm quyền. Kế đến, do sự phụ thuộc kéo dài của nền kinh tế trung quốc với bên ngoài. Đảng và Nhà nước, ngay lúc đầu, đã không chứng tỏ được khả năng quản lý khủng hoảng do virus Vũ hán gây ra. Họ vẫn cứ lập đi lập lại cách của đảng và Nhà nước giải quyết dịch bịnh là đúng. Chủ tịch Xi lên tiếng xác nhận Trung quốc đã chiến thắng bịnh dịch và phản đối dư luận cho rằng «Trung quốc khắc phục bịnh dịch bằng một giá quá đắc». Nhưng họ có thuyết phục được dân chúng hay không?
Người ta thấy rỏ là dân chúng không còn ai tin họ nữa. Người ta vẫn chưa quên bác sĩ, doanh nhơn, những người đưa ra lời phê phán rất sóm đều bị mất tích một cách không bình thường. DịchVũ hán đã tấn công vào sự ổn định xã hội trung quốc một vố quá ác liệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp giới trung lưu và giới dân thành thị mà hai giới này hiện nay là nền tảng của chế độ. Mà đó không phải là tình cờ nếu dịch Vũ hán đã không phát triển trong hệ thống đảng trị này, vừa thiếu sự minh bạch và vừa thiếu phương tiện kiểm soát trong lúc tham nhủng có hệ thống vì chính cái đảng cộng sản tham nhủng.
Ý nghĩ về việc thế giới sẽ quay lưng lại với mình làm cho Trung quốc lo sợ vô cùng. Ngày nay, cả Tây phương đang bảo nhau hảy cẩn thận với Trung quốc là trung tâm sản xuất hàng hóa, đã làm cho Trung quốc lo sợ thêm. Kinh tế trung quốc luôn luôn tùy thuộc vào xuất cảng bởi thị trường nội địa của họ không thể thay thế thị trường lớn của những nước mở mang. Đây là thực tế. Trung quốc rất cần đóng vai trò là trung âm giao dịch của vùng Á châu. Họ rất cần ngoại quốc đầu tư để nhờ đó kỷ nghệ và kinh tế của họ phát triển. Phát triển của Trung quốc suy thoái thì đảng cộng sản không thể giử vai trò lãnh đạo triệt để được. Bạo loạn sẽ khó tránh.
Xưa nay, cộng sản được sanh ra từ xã hội mâu thuẩn và tồn tại bằng mâu thuẩn. Nay Xi đang tận lực khai thác dịch bịnh để tồn tại. Nhưng chiến thuật cổ điển này không biết có tránh được ngón đòn lực phản hồi của trò chơi Boomerang của thổ dân Úc hay không?
Xi hô hào làm « tư bản toàn trị » đã tạo ra giai cấp trung luu và lớp thị dân, xã hội cổ truyền trung quốc đã thay đổi sâu xa. Còn thêm cả một lớp tư bản. Thế lực mới này trong một lúc nào đó sẽ xung đột trực tiếp với quyền lực độc tài. Đó là điều đầy rủi ro khó tránh.
Thực tế cho thấy chiếc Boomerang đang trên đà quay trở lại trong mật trận «chiến sói» của Xi.mặc dầu các Tòa Đại sứ bắc kinh đang nổ lực lủng đoạn mạng xã hội để chỉ còn lập luận của họ là Covid-19 không phát xuất từ phòng thí nghiệm P4 Vũ hán. Thế giới đang cực lực lên án Xi và đòi bồi thường thiệt hại do virus Vũ hán gây ra. Cụ thể, ông Joseph Borrell, người đặc trách mới Ngoại giao Âu châu tỏ ra vô cùng cứng rắn đối với Bắc kinh. Tổng thống Macron của Pháp cũng lên tiếng cho rằng dịch vũ hán có nhiều điều khó hiểu. Ai ngây thơ mới tin lời giải thích của Xi Jinping.
Trong buôn bán, Trung quốc giao hàng hóa xấu, hư hỏng, nhiểm độc do thiếu phẩm chất. Khách hàng khiếu nại không giải quyết thỏa đáng. Và thế giới cũng chưa quên khi dịch bùng phát, Bắc kinh chỉ thị các Tòa Đai sứ thu mua hết trang thiết bị y tế đem về Trung quốc nhằm gây ra tình trạng khan hiềm cho mọi người khi có nhu cầu. Cách đầu cơ trục lợi cố hũu của Tàu không hề nghĩ tới quyền lợi của người khác!
Tất cả chống Trung quốc
Nhiếu người dự đoán sau vụ Chinavirus thế giới sẽ không như trước đây nữa. Chắc chắn. Nhưng thế giới sẽ như thế nào, chưa thấy ai mô tản rỏ nét. Nhà triết hộc Michel Onfray của Pháp cho rằng Âu châu, trong đó có Pháp, sẽ trở thành “Thế giới Thứ ba” (Le Tiers-Monde). Một nhà tư tưởng khác gợi lên một hình ảnh thê thảm hơn, đó sẽ là “Âu châu của thời Trung cổ”!
Nhưng những học giả chuyên về Tàu, như bà Valérie Niquet của Fondation pour la Recherche stratégique Paris, có quan điểm cụ thể là «Phải đánh giá đúng mức cái thảm nạn chưa bao giờ có này, về mặt kinh tế, xã hội và sanh mạng con người . Dĩ nhiên cho các nước Âu châu, mà cả cho các nước Á châu nữa. Dầu cho đó là một sự bất cẩn vụng về hay một lý do gì khác thì vấn đề cốt lỏi vẫn là cái giá mà thế giới, ngoài Trung quốc ra, sẽ phải trả, đó là đề tài cần thảo luận cho tương lai”.
Ông Antoine Brunet, tác già cuốn “Visée hégémonique de la Chine» (Chánh sách bành trướng của Trung quốc) nói rỏ «trách nhiệm của Bắc kinh gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới là không còn chối cải được“.
Riêng ông Chris Patten, cụu Thống đốc Hồng kông cho tói năm 1977, giao trả Hồng kông cho Trung quốc, với kinh nghiệm về chánh trị cộng sản trung quốc sau thời gian dài làm việc ở Hồng kông, nhơn vụ dịch Vũ hán, ông tuyên bố “Phải chống lại Trung quốc”. Ông giải thích thêm “Dưới triều đại Xi Jinping, Trung quốc trở thành một thế lực vô cùng nguy hiểm hơn, vô đạo đức hơn, gây bất an hơn cho Tây phương và cho cả nhơn dân trung quốc.
Dịch Covid-19 được đảng cộng sản che dấu. Chuyện rất bình thường trong một chế độ độc tài như Trung quốc. Họ luôn luôn dối trá và giử bí mật để che dấu những chuyện không hay của chế độ. Dịch Vũ hán làm chết hằng trăm ngàn người trên thế giới, cả dân trung quốc, cho thấy một sự thật không chối cải là đảng cộng sản cơ bản là cái đảng giết người. Và Xi đúng là người đại gian đại ác. Lợi dụng trong lúc các nước đang lo đối phó với bịnh dịch, Xi cho củng cố thêm lực lượng ở Nam hải, khủng bố Hồng kông, hăm dọa Đài loan, xác định quyền lợi của trung quốc theo tham vọng của Xi.
Nhưng có một sự thật hiển nhiên, qua vụ dịch Vũ hán này, cần thấy rỏ, đó là sự yếu kém của chế độ độc tài. Bởi chế dộ độc tài không hề do nhơn dần tín nhiệm.
Kinh tế chiến lang của ĐCSTC còn có thể hung hăng được bao lâu?
Anh cả của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là ĐCSTC. ĐCSTC tại WHO đối diện với áp lực từ nghị quyết ký tên chung của hơn 100 quốc gia yêu cầu điều tra nguồn gốc virus, và kêu gọi trả lại thân phận quan sát viên cho Đài Loan tại WHO. ĐCSTC làm ngơ không thấy, vẫn thái độ hung hãn không thỏa hiệp. Sau dịch viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTC vẫn “nói không” với thế mạnh từ quốc tế.
Ông Tập Cận Bình khi phát biểu tại Đại hội Y tế Thế giới (WHA) đã mạnh tay rải tiền, được coi là điển hình của ngoại giao chiến lang. Dù vậy đa phần mọi người đều cần phải hiểu, sức mạnh ngoại giao chiến lang của ĐCSTC là đến từ nền kinh tế chiến lang, nhân tố chính giúp ĐCSTC không sợ hãi rất đơn giản, “kiểm soát hơn một nửa nước nghèo trên thế giới”, chỉ cần ĐCSTC tiếp tục kiểm soát các nước khác, thì mặt mũi của ĐCSTC vẫn sẽ tiếp tục giữ vẻ xấu xí.
Ý chính là ví dụ điển hình, thành phố lớn ở miền Bắc nước Ý Lombardia bị thiệt hại nghiêm trọng, đã đề xuất đòi ĐCSTC bồi thường 20 tỷ Euro. Tuy nhiên Chính phủ trung ương phe cánh tả của Ý lại im tiếng vì không muốn đắc tội với ĐCSTC. Có thể thấy kinh tế đỏ của ĐCSTC có ảnh hưởng tới Ý lớn thế nào, chứng minh Chính phủ Ý đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, có khổ mà khó nói.
Kinh tế Ý đỏ hóa, hoặc có thể nói, kinh tế của toàn bộ quốc gia châu Âu đỏ hóa, đương nhiên không phải là bắt đầu từ hôm nay, và bị kiểm soát ở mức độ lớn nhỏ khác nhau tùy vào nền tảng tài vụ của mỗi nước. Sau năm 1980, Liên Xô giải thể, khi kinh tế châu Âu đối mặt với tình trạng thu hẹp, khiến các nước phát triển chậm, lại đúng là thời điểm Trung cộng trỗi dậy.
Lượng lớn lao động giá rẻ Trung cộng sau cải cách mở cửa đã tiến vào châu Âu, đến sau năm 2000, nhân lực và tài chính đều đã đến, nhất là bang Ôn Châu Trung cộng. Tại Ý, các thành phố như Lombardia (thành phố bị dịch bệnh nghiêm trọng), Prato, Milan, người Ôn Châu chiếm 12%. Khu vực gần thành phố Milan có đến 2.000 nhà máy sản xuất quần áo chất lượng cao, hơn một nửa trong số đó là ông chủ người Trung cộng. Đây là ngành sản xuất độc đáo của Milan, nhưng lại là mô thức chế độ lao động thủ công của Trung cộng. Bởi vì giá cả sản phẩm chất lượng cao quyết định bởi nơi sản xuất, nếu như Milan giống như Gucci của Pháp chuyển nhà máy đến Trung cộng sản xuất thì không phải là nguyên bản sản xuất tại địa phương nên giá sẽ giảm một nửa.
Nước Ý cho rằng đây là chiêu tốt, kết cục là đại dịch bùng phát. Ý thậm chí còn đưa công an Trung cộng tới khu vực gần Milan thực thi pháp luật để đối phó với người Trung cộng, mở ra ví dụ về chuyển nhượng chủ quyền.
Kinh tế đỏ đi vào châu Âu
Không chỉ có Ý rơi vào tay ĐCSTC, năm 2004, Xinjiang Chalkis, một công ty của Giải phóng quân ĐCSTC, đã mua lại nhà máy sản xuất nước sốt cà chua lớn nhất tại Pháp là Le Cabanon.
Nhà máy sản xuất nước sốt cà chua Le Cabanon nằm ở vùng Provence, có lịch sử cả trăm năm. Sau khi bị công ty Trung cộng mua lại, bao bì bên ngoài của Le Cabanon vẫn duy trì như cũ, nhưng công nhân trong nhà máy lại đổi thành công nhân Trung cộng đảm nhiệm, máy móc sản xuất hàng đầu đều bị dỡ bỏ, công nhân Pháp nghỉ việc.
Tiếp theo, toàn bộ nông dân Pháp cung cấp cà chua cho nhà máy sản xuất đều thất nghiệp, bởi vì Le Cabanon không cần mua sản phẩm thu hoạch được của nông dân khu vực gần đó nữa, mà sốt cà chua đậm đặc được đóng thùng từ Tân Cương vận chuyển theo đường biển đến cửa khẩu nước Pháp, trực tiếp đưa vào nhà máy ở vùng Provence. Công việc hiện tại của công nhân là sau khi lấy bột cà chua từ trong thùng ra, sẽ cho vào lon thiếc sau đó hoàn thành động tác dán nhãn đóng gói. Ngoại quan của bao bì sốt cà chua Le Cabanon không thay đổi, nhãn mác vẫn như cũ, chỉ là ông chủ của nhà máy này đã đổi thành Giải phóng quân của ĐCSTC.
Nguồn gốc của cà chua là Nam Mỹ, còn hiện tại huyện Toksu ở phía Bắc Tân Cương, thành phố Xương Cát ở Tân Cương có diện tích trồng trọt lớn nhất thế giới, mỗi năm đến mùa thu hoạch, người Duy Ngô Nhĩ chính là lao động giá rẻ nhất. Chủ những nông trại ở đây chính là Giải phóng quân ĐCSTC, sau khi ĐCSTC chiếm lĩnh Tân Cương, đã thực hiện chế độ đóng quân khai hoang, quân nhân chuyển thân biến thành ông chủ của nông dân, ông chủ của vườn ruộng rộng lớn, và còn thành lập Công ty Xinjiang Chalkis, mở rộng màu đỏ của ĐCSTC ra toàn thế giới.
Kinh tế chiến lang của ĐCSTC đã đạt được hiệu quả ở rất nhiều quốc gia, cùng với sự mở rộng của “một vành đai, một con đường”. Kinh tế chiến lang càng tiến sâu vào lục địa châu Phi, được gọi là mô hình phát triển kinh tế “bẫy ngọt”, khiến những nước này biến thành nước nợ lớn. Lấy Trung Á làm ví dụ, 5 nước có tên hậu tố stan ở Trung Á có hơn một nửa mà chủ nợ lớn nhất là Trung cộng, ví dụ: Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan. Còn các nước châu Phi thì càng không cần nói, hơn 60% quốc gia châu Phi có
ký kết hợp đồng vay thương mại với Trung cộng, chỉ cần không trả tiền, thì lập tức đối mặt với chế tài của ĐCSTC. Do đó, khi bị ĐCSTC đeo tròng vào cổ, kết cục sẽ không khác gì thuộc địa các nước phương Tây.
ĐCSTC ở châu Phi thông qua đầu tư phát triển, từ nông nghiệp đến khoáng sản, đã cướp đoạt tài nguyên của châu Phi, một khắc cũng không ngừng lại. ĐCSTC tự xưng là giúp đỡ thế giới thứ ba, thực ra đây là học tập các nước châu Âu cướp bóc thuộc địa đối với châu Phi, chỉ là thủ đoạn tiến bộ hơn. ĐCSTC giấu tiền đằng sau các doanh nghiệp tập đoàn lớn trên thế giới, khiến người khác không cách nào nhìn ra mà thôi.
Mỹ ‘nuôi hổ’ gây họa
Đồng đô la Mỹ là công cụ mà ĐCSTC dùng để kiểm soát các nước khác trên thế giới, đồng thời học tập sử dụng chế tài thương mại mà các nước phương Tây thường sử dụng. Không lâu trước đó, Úc yêu cầu WHO tiến hành điều tra độc lập về nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán, kiến nghị này đã đắc tội ĐCSTC, thế là ĐCSTC tiến hành ra tay đối sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ Úc, thực thi thuế quan trừng phạt 80%. Đây là ví dụ đơn giản nhất, chỉ cần dựa vào ĐCSTC để kiếm lợi thì buộc phải nghe lời họ.
Úc không nghe lời, hiện tại chỉ có thể kiện lên WHO, vấn đề là WHO cũng bị ĐCSTC kiểm soát, Úc liệu có thể lấy được công bằng chính nghĩa hay không thì vẫn cần phải chiến đấu.
Rất nhiều học giả đổ lỗi cho Mỹ tự tạo ra tổ chức quốc tế sau chiến tranh, hy vọng duy hộ trật tự thế giới mới, nhưng kết quả thẩm phán của trật tự mới lại là ĐCSTC. Nước Mỹ hiện tại tức giận, nhưng sự thực đã bày ngay trước mắt, bàn tay nắm giữ kinh tế thế giới mới là bàn tay nắm giữ ngoại giao thế giới.
Mỹ cuối cùng đã nếm trái đắng, tiến cử một nước Đài Loan nhỏ bé vào Đại hội Y tế Thế giới mà vẫn phải nhìn sắc mặt của ĐCSTC. Tuy nhiên cũng phải nói lại, tục ngữ Đài Loan có câu, “Kẻ xấu sẽ không kiêu ngạo lâu”, sói chiến sẽ biến thành sói cô đơn, ĐCSTC còn kiêu ngạo được bao lâu? E là cũng không còn lâu nữa.
Hồng Bác Học
https://baomai.blogspot.com/2020/05/kinh-te-chien-lang-cua-cstc-con-co-hung.html
Tin trung cộng
Hiếm hoi: Chính quyền địa phương chỉ trích truyền thông nhà nước
Nguyễn Minh
Tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) đã bày tỏ sự tức giận đối với hãng truyền thông nhà nước vì đã công bố thông tin sai về bệnh dịch bùng phát.
Thông tin sai
CCTV thuộc đài truyền hình nhà nước đã bị chính quyền tỉnh Hắc Long Giang chỉ trích vì đăng thông tin không chính xác về một người dân địa phương mà chính quyền đã xác định là bệnh nhân số 0 trong đợt bùng phát dịch lần 2, theo một tài liệu bị rò rỉ mà The Epoch Times có được.
Tài liệu bị rò rỉ là một báo cáo của chính quyền tỉnh Hắc Long Giang sau khi điều tra về tình hình dịch ở Cáp Nhĩ Tân vào ngày 30/4.
CCTV là một công ty con của Cục Phát thanh và Truyền hình Quốc gia – cơ quan trực thuộc chính phủ trung ương, giám sát trong lĩnh vực truyền hình và phát thanh Trung Quốc.
“Vào tối ngày 14/4, CCTV được cho là đã đăng tải thông tin sai về một trường hợp nhiễm bệnh tên là Han Peixi. Điều này gây ra nhiều bình luận và tin đồn công khai khắp Trung Quốc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của thành phố Cáp Nhĩ Tân và tỉnh Hắc Long Giang”, theo một tài liệu bị rò rỉ.
“Tuy nhiên, CCTV đã không sửa chữa lỗi, cũng như không làm rõ sự thật”, tài liệu viết.
CCTV đưa tin rằng người đàn ông tên là Han đã đến Cáp Nhĩ Tân từ Hoa Kỳ vào ngày 19/3. Báo cáo cho rằng Han bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán và lây bệnh cho người hàng xóm của tòa nhà chung cư, cô Cao, 33 tuổi.
Theo chính quyền địa phương công bố vào ngày 9/4, cô Cao được cho là người mang mầm bệnh không có triệu chứng và được chẩn đoán chính thức vào ngày 14/4
CCTV cũng đưa tin rằng cô Cao sau đó đã lây bệnh cho bạn trai 32 tuổi tên Li, mẹ cô tên là Wang, 54 tuổi và người bạn của mẹ cô tên là Guo.
Ông Guo là bệnh nhân được xác nhận đầu tiên ở Cáp Nhĩ Tân trong đợt bùng phát dịch lần 2; ông này đến bệnh viện vào ngày 7/4 vì sốt và ho, và được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán vào ngày 9/4.
Cũng vào ngày 14/4, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã công bố một báo cáo thông qua công ty con China Weekly, trong đó thông tin rằng anh Han và cô Cao đã cùng sống trong một nhà sau khi anh Han trở về từ Hoa Kỳ.
Tài liệu rò rỉ cho thấy CCTV, Tin tức Bắc Kinh và các hãng truyền thông “quy mô lớn khác thuộc chính phủ, có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và được mọi người [ở Trung Quốc] tin tưởng”. Mặc dù chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân đã cố gắng làm rõ thông tin, nhưng hiệu quả rất hạn chế.
Chính quyền tỉnh đề nghị các quan chức thành phố tích cực hơn trong việc chỉ đạo công tác “tuyên truyền” liên quan đến dịch bệnh.
Chính quyền địa phương
Một tháng trước khi thông tin trên được đưa, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân công bố trong một cuộc họp báo vào ngày 15/3 rằng người tên Han là một phụ nữ 22 tuổi chứ không phải là một người đàn ông như CCTV và hãng truyền thông nhà nước khác đưa tin sau đó.
Li Xikun, một nhân viên tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Cáp Nhĩ Tân, sau đó nói trong một cuộc họp báo vào ngày 21/4 rằng Han là một sinh viên tại Đại học New York.
Vào ngày 18/3, Han đã đáp chuyến bay đến Trung Quốc qua Hồng Kông. Sau khi đến Cáp Nhĩ Tân vào ngày 19/3, cô đã trở về nhà của cha mẹ mình để tự cách ly trong 14 ngày. Han có một anh trai cũng sống trong cùng một căn hộ.
Vào ngày 19 và 31 tháng 3, Han đã thực hiện hai xét nghiệm axit nucleic và xét nghiệm kháng thể trong máu. Tất cả các kết quả xét nghiệm đều âm tính.
Từ ngày 5 đến 8 tháng 4, Han đã đến Thượng Hải để phẫu thuật không liên quan đến virus. Vào các thời điểm khác, Han ở nhà với bố mẹ và anh trai, nhân viên Li Xikun cho biết.
Li Xikun nói rằng chính quyền Cáp Nhĩ Tân tin rằng Han là nguồn gốc của đợt bùng phát dịch vì cô trở về từ New York. Vào ngày 10/4, các nhà chức trách một lần nữa kiểm tra Han và thông báo rằng xét nghiệm axit nucleic và xét nghiệm kháng thể Ig-M cho kết quả âm tính, nhưng xét nghiệm kháng thể Ig-G cho kết quả dương tính.
Li Xikun nói rằng Han chắc chắn đã bị nhiễm virus Corona khi cô ở New York, nhưng đã hồi phục mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Bố, mẹ và anh trai của Han, sống cùng cô, không bị lây bệnh.
Không rõ liệu những người được đề cập trong tin tức của CCTV và các tin tức của các hãng truyền thông khác có được xác nhận là dương tính với COVID-19 hay không.
Theo The Epoch Times
Rò rỉ tài liệu: Trung Quốc báo cáo sai số liệu dịch Covid-19 bùng phát lần 2
Chính quyền Trung Quốc đã liên tục che giấu quy mô thực sự của đợt bùng phát dịch lần 2, vì vậy người dân không tin vào số liệu báo cáo chính thức.
Chính quyền tỉnh Cát Lâm ở Trung Quốc báo cáo số lượng bệnh nhân bị nhiễm virus Vũ Hán thấp hơn thực tế, theo các tài liệu nội bộ gần đây tiết lộ, The Epoch Times đưa tin.
Ngày 16/5
Tỉnh Cát Lâm hiện đang đối mặt với đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lần 2. Các nhà chức trách cho biết bệnh nhân số 0 là một nhân viên dọn vệ sinh tại văn phòng cảnh sát quận Thư Lan, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Cát Lâm báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh mới hàng ngày cho CDC quốc gia. Trong báo cáo địa phương, CDC Cát Lâm liệt kê thông tin chi tiết của từng bệnh nhân bao gồm thông tin cá nhân cơ bản, nghề nghiệp, hoạt động trong 14 ngày trước đó, tiếp xúc gần và nguyên nhân dẫn đến nhiễm bệnh.
Tờ The Epoch Times (Mỹ) đã thu được bản sao 5 báo cáo của CDC Cát Lâm về 05 bệnh nhân được xác nhận nhiễm bệnh vào ngày 16/5. Trong số 05 bệnh nhân này có một phụ nữ 85 tuổi tên là Li, tử vong vào ngày 9/5 với các triệu chứng nghiêm trọng của COVID- 19.
Tuy nhiên, Uỷ ban y tế tỉnh Cát Lâm đã thông báo vào ngày 17/5 rằng chỉ có 03 bệnh nhân mới được chẩn đoán vào ngày 16/5. Hơn nữa Uỷ ban này ghi rằng ca tử vong của bà Li là do bệnh tim mạch. Do đó, ca tử vong của bà Li không được tính là do dịch COVID-19.
Ủy ban Y tế Quốc gia cũng công bố thêm 03 bệnh nhiễm COVID -19 từ Cát Lâm được xác nhận vào ngày 16/5, và đã không đề cập đến trường hợp bà Li.
Chính quyền địa phương khác cũng có kiểu báo cáo tương tự, gồm có thành phố Cáp Nhĩ Tân, Vũ Hán, và khu vực Nội Mông. Các số liệu thường lệch nhau và số liệu công bố công khai thường thấp hơn.
Ngày 13/5
Vào ngày 13/5, tờ The Epoch Times (Mỹ) có được báo cáo của CDC Cát Lâm về 02 bệnh nhân mới được chẩn đoán nhiễm dịch corona. Trong đó, một người tên Li, 41 tuổi và người còn lại là phụ nữ 53 tuổi tên Ye.
Trong hồ sơ về ông Li, CDC tỉnh liệt kê rõ ràng tất cả các hoạt động gần đây của ông này rất chi tiết. Ví dụ, ông Li ăn cơm với người đàn ông tên là Hao và Liu tại một hàng phở có tên Mate Dafu lúc 1:15 chiều. Vào ngày 5 /5, anh và em trai của ông Li đã cắt tóc tại cửa hàng Wei vào lúc 11 giờ sáng ngày 4/5.
Trong hồ sơ về bà Ye, CDC lưu ý rằng bà bán ngô ở các địa điểm khác nhau. Trước khi được chẩn đoán mắc COVID-19, bà Ye đã bán ngô ở nhiều hơn hai nơi mỗi ngày, nghĩa là bà Ye có tiếp xúc với hàng trăm người mua hàng.
Tuy nhiên, vào ngày 14/5, Ủy ban y tế tỉnh Cát Lâm chỉ công bố 01 trường hợp nhiễm COVID mới. Người này khớp với hồ sơ của bà Ye. Ủy ban Y tế Quốc gia cũng công bố giống số liệu của chính quyền tỉnh Cát Lâm.
Các báo cáo mà tờ The Epoch Times có được chỉ là một số ít trong số các báo cáo hàng ngày của CDC Cát Lâm. Trong các cuộc phỏng vấn gần đây, người dân cho biết rằng họ rất lo lắng về sự bùng phát dịch bệnh ở địa phương. Người dân Cát Lâm nói, chính quyền địa phương không thông báo đầy đủ cho họ về tình hình bệnh dịch bùng phát.
Nguyễn Minh – Theo The Epoch Times
Vui cười
Ba cán bộ Việt Nam cỡ lớn nọ khi chết liền bị Diêm Vương sai quỷ sứ điệu đến hỏi tội. Cả ba đều phạm quá nhiều tội với dân, với nước nên Diêm Chúa quyết định trừng trị bằng hình phạt nặng nhất ở chốn âm ty: ném xuống vạc dầu.
Hôm thi hành bản án, quỷ sứ ném cán bộ thứ nhất xuống vạc dầu sôi sùng sục. Nhưng lạ thay, kẻ tử tội vẫn sống nhăn. Ông ta được lôi lên và cán bộ thứ hai bị ném xuống. Kết quả vẫn như vậy: vạc dầu của Diêm Vương bất lực. Đến cán bộ thứ ba cũng thế! Diêm Vương nổi cơn lôi đình.
Một cận thần của Diêm Vương, vốn từng sống và làm việc lâu năm ở Việt Nam, bèn ghé tai Diêm Vương, tâu nhỏ: “Xin cứ ném cả ba xuống cùng một lúc”.
Diêm Vương y lời.
Kết quả, khi vừa xuống vạc dầu, ba cán bộ Việt Nam nọ đã… cắn nhau chết tươi.
Tập Cận Bình đi “tránh gió” thời nhạy cảm chuẩn bị tình huống xấu nhất?
Sau bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đến nay, một mặt chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm đòi bồi thường vì đã che giấu dịch bệnh, mặt khác là tình hình đấu đá nội bộ ĐCSTQ gay gắt hơn, nguy cơ kinh tế khiến những tiếng nói trong dân chúng chống nhà cầm quyền toàn trị leo thang khắp nơi. Trong thời khắc này, sau hoạt động của ông Tập Cận Bình tại khu núi Tần Lĩnh tỉnh Thiểm Tây được cho là nhằm bái “long mạch”, ngày 11/5 ông Tập lại đến hang đá Vân Cương ở thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây, động thái gợi nhiều suy đoán trong giới quan sát bình luận.
Ngày 11/5, ông Tập Cận Bình bất ngờ đến hang đá Vân Cương ở Đại Đồng tỉnh Sơn Tây (Ảnh: Weibo Tân Hoa Xã).
Theo truyền thông Đại Lục, vào chiều tối ngày 11/5, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đến thăm hang đá Vân Cương ở chân phía nam của núi Vũ Châu thuộc thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây. Ông Tập bước vào hang động đặc sắc tiêu biểu này của Trung Quốc và xem kỹ các tác phẩm điêu khắc cùng tranh tường, hỏi chi tiết về lịch sử, phong cách nghệ thuật và tình hình bảo vệ di tích, đặc biệt còn giao lưu và vẫy tay với “khách viếng thăm”.
Màn hình camera quan sát cho thấy vừa lúc đoàn người của ông Tập Cận Bình đi đến thì “không hẹn mà gặp” từ bên trong có một đoàn người đi ra, mọi người hướng về ông Tập nhiệt liệt vẫy tay chào hỏi. Màn nghênh đón khiến nét mặt ông Tập tỏ rõ vui mừng.
Có quan điểm cho rằng mỗi khi đến thời điểm nhạy cảm tiềm ẩn nguy cơ hiểm họa chính trị thì dường như ông Tập Cận Bình lại thực hiện chuyến công du “tránh gió”.
Mùa hè năm ngoái, thời điểm trước và sau hội nghị Bắc Đới Hà, sau hơn 10 ngày “ẩn thân” vào đầu tháng Tám, ông Tập đã lần đầu xuất hiện thị sát tại hang động Mạc Cao ở Cam Túc (thường được gọi là “động ngàn Phật”) và nhấn mạnh việc lưu giữ tiếng nói của lịch sử thông qua bảo tồn chu đáo văn vật.
Thời điểm đó là lúc chiến dịch biểu tình chống Dự luật Dẫn độ của Hồng Kông đang diễn ra gay gắt và triển vọng khó lường của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, mâu thuẫn nội bộ giữa các phe phái của ĐCSTQ dồn nén từ lâu như bước vào đỉnh điểm. Bối cảnh khiến hoạt động “bái Phật” hiếm hoi của ông Tập Cận Bình gây nhiều suy đoán.
Tập Cận Bình đi “bái Phật” trong thời khắc nhạy cảm và nói “để lịch sử lên tiếng”
Thời gian này năm nay tình hình thậm chí còn nhạy cảm hơn, “lưỡng hội” (Hội nghị Chính hiệp và Hội nghị Đại biểu Nhân dân) của ĐCSTQ sẽ được tổ chức vào cuối tháng này. Hội nghị này xưa nay thường là sự kiện có nhiều biến động trong quan trường Trung Quốc, vấn đề duy trì ổn định thường được tăng cường cao nhất. Hiện tại, nguy cơ về tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc còn xa mới xem là kết thúc, còn bầu không khí chính trị thậm chí còn ở tình trạng nhạy cảm hơn vì tình cảnh khốn đốn nghiêm trọng cả trong và ngoài Trung Quốc.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thiết lập mức thấp mới kể từ khi Trung Quốc công bố dữ liệu GDP. Đồng thời, sự lây lan của dịch bệnh trên khắp thế giới cũng khiến ĐCSTQ rơi vào tình thế khốn đốn về đối ngoại chưa từng thấy. Các nước phương Tây đang tích cực theo đuổi truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường do việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh khi khởi phát. Ngay cả các nước châu Phi mà lâu nay được ĐCSTQ “rải tiền” cũng đã tham gia yêu sách đòi bồi thường.
Trong một cuộc phỏng vấn truyền thông, giáo sư Minh Cư Chính (Ming Chu-cheng) của Khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Đài Loan cho biết: Về các báo cáo dịch bệnh, người ta ước tính rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục đổ lỗi cho nước ngoài. Đối với dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay trên thế giới, các nước trên thế giới thay nhau kêu gọi truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ và yêu cầu bồi thường vì che giấu dịch bệnh. Ông phân tích rằng: để xem quyết tâm của các nước như thế nào, tình hình sẽ rất nghiêm trọng nếu họ thực sự đưa ra tòa án quốc tế, hủy nợ công, tẩy chay Trung Quốc; còn lá bài hiện nay trong tay Bắc Kinh là còn nhiều dây chuyền sản xuất và nguyên liệu thô nằm tại Trung Quốc.
Ngoài ra chính sách Vành đai và Con đường của ĐCSTQ vốn đã gây cảnh giác; nhưng năm nay cũng bị khắp nơi chất vấn.
Dịch bệnh đảo ngược toàn cầu hóa, cô lập chủ nhân “Vành đai và Con đường”
Đồng thời, nhiều thư công khai và tin đồn thật giả khó lường liên quan đến tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trên internet.
Bài viết của ông trùm bất động sản Nhậm Chí Cường chỉ trích cách xử lý dịch bệnh của ông Tập Cận Bình đã được lan truyền rộng rãi từ hồi tháng Ba, sau đó trong một thời gian ông Nhậm Chí Cường bị mất tích. Cuối cùng vào ngày 7/4, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật quận Tây Thành – Bắc Kinh đã chính thức thông báo công luận về việc Nhậm Chí Cường bị bắt giữ vì “vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật.”
Nhiều nhà quan sát cho rằng tín hiệu rõ ràng trong việc ông “thái tử Đảng” Nhậm Chí Cường bị thanh trừng vì dám lên án ông Tập Cận Bình là: Chính quyền sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành vi nào thách thức uy quyền của ông Tập.
Sau tai nạn của ông Nhậm Chí Cường, cộng đồng mạng internet Trung Quốc còn chia sẻ nhiều lá thư liên quan đến ông Tập như: “Thư truy cứu Tập Cận Bình” do “thái tử Đảng” Trần Bình (chủ tịch SunTV) lần đầu chia sẻ chuyển tiếp, thư được cho là mạo danh em trai Tập Viễn Bình của ông Tập, thậm chí còn có thư mượn danh nghĩa của con gái ông là cô Tập Minh Trạch, cũng có một bức thư quan trọng lên án ông Tập Cận Bình của ông Đặng Phác Phương – con trai cả cố lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình… Những lá thư được mọi người sôi nổi bàn luận không biết là thật hay giả, ai đứng sau?
Trong cộng đồng trí thức Trung Quốc, sau các bài phát biểu của các học giả như Hứa Chương Nhuận và Hứa Chí Vĩnh, gần đây lại xuất hiện một bức thư mà tác giả công khai danh tính thực sự, đó là bức thư của Trương Tuyết Trung (Zhang Xuezhong) – một học giả luật tại Thượng Hải và cựu luật sư, đã nhiều lần kêu gọi xây dựng nền chính trị dân chủ. Nhưng ngay sau ngày công bố bức thư, hôm thứ Hai (11/5) ông đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt đi, đến nay được biết ông đã được cho trở về nhà.
Một bài viết trên RFI của Pháp đã chỉ ra rằng thời điểm trước “lưỡng hội”, ĐCSTQ tràn ngập thư từ mạo danh cả lên án lẫn ca tụng ông Tập Cận Bình, cho thấy cảnh đấu đá hai phe trong ĐCSTQ rất gay gắt. Học giả Trương Tuyết Trung trú tại Thượng Hải đã bị bắt giữ ngay lập tức sau công khai bức thư, điều đó cho thấy tinh thần và nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi cho sự chuyển đổi dân chủ của người dân bị thể chế toàn trị ĐCSTQ bài trừ và đàn áp, trong đó học giả trẻ (44 tuổi) ông Trương Tuyết Trung là một trong những người tiêu biểu.
Học giả chính trị Vương Thiên Thành (Wang Tiancheng) sống lưu vong tại Mỹ cho biết, tin rằng lời kêu gọi của ông Trương Tuyết Trung sẽ được hồi đáp, giống như vào năm 2011 Mubarak ở Ai Cập không ngờ bị lật đổ, Ben Ali ở Tunisia không ngờ có Mùa xuân Ả Rập, và sự sụp đổ của Liên Xô cũ khiến phương Tây sững sờ. Những chế độ độc tài thường sụp đổ đầy khó ngờ như vậy và Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Đối với kế hoạch của nhiều nước yêu cầu ĐCSTQ bồi thường và mở một cuộc điều tra độc lập, nhà bình luận nổi tiếng Trình Tường (Cheng Xiang) trả lời Vision Times rằng, chuyện đòi ĐCSTQ bồi thường có thể không thành công, nhưng ý nghĩa của yêu sách là thế giới đã thức tỉnh và mô hình ĐCSTQ là nguyên nhân sâu xa của thảm họa.
Hồi tháng trước, ông Tập Cận Bình đã đến thăm dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây, vì vùng này được mệnh danh là “long mạch” nên nhiều nhà phân tích cho rằng có liên quan đến những lo lắng của ông Tập về cuộc khủng hoảng chính trị.
Trong nguy hiểm cận kề, Tập Cận Bình vội về thăm long mạch
Theo nhà bình luận Trình Tường, nhìn bề ngoài thì ông Tập đến để kiểm tra bảo vệ sinh thái, nhưng thực tế Tần Lĩnh là một căn cứ quan trọng thứ ba của công nghiệp quân sự ĐCSTQ, tin rằng mục đích quan trọng hơn trong chuyến đi của ông Tập là kiểm tra dự án quân sự: “Rất có thể Bắc Kinh đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.” Ông nhấn mạnh rằng tại cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCSTQ vào ngày 8/4, ông Tập Cận Bình đã đề cập vấn đề chuẩn bị ứng phó với môi trường bên ngoài không như mong đợi kéo dài. Thông điệp được đưa ra là: “Nếu các yêu sách đòi bồi thường trở nên quá gay go, không loại trừ việc sử dụng hành động quân sự để thay đổi mục tiêu.”
Gần đây, ĐCSTQ thường xuyên tổ chức tập trận quân sự nhắm vào phía Đài Loan, có nhà bình luận chính trị đã phân tích rằng cuộc tập trận quân sự là nhằm thể hiện ý chí cương quyết dùng vũ lực thống nhất Đài Loan, để chuyển hướng sự chú ý trong và ngoài nước nhằm giảm bớt áp lực của nhà cầm quyền này. Đối mặt với hiểm họa ngầm bùng phát dịch bệnh ở trong nước, áp lực nối lại sản xuất và công việc, áp lực từ truy cứu trách nhiệm của các nước trên thế giới… tất cả dường như đang ngoài sức chịu đựng của giới chức ĐCSTQ, không loại trừ sau này ĐCSTQ có thể áp dụng thường xuyên những hành động đột ngột kiểu này.
Tuyết Mai TrithucVN
Vui cười
Hãy theo dõi một cuộc đối thoại rất…thành thật và vô cùng thú vị giữa Tư bản và Cộng sản …
BUSH: Ở Mỹ Công nhân lãnh lương trung bình là 1500$ US, nhưng chỉ cần chi ra 800$ để đảm bảo cho đời sống!
DŨNG: Vậy họ làm gì với số tiền riêng còn lại?
BUSH: Đó là chuyện riêng của họ, chúng tôi không quan tâm, không có trách nhiệm. Thế Công nhân ở VN thì sao?
DŨNG: Ở VN lương công nhân viên chức khoảng 800.000 $VN một tháng và mỗi tháng chi tiêu tối thiểu cần đến 3 triệu đông VN.
BUSH: Trời!!! vậy họ kiếm đâu ra số tiền thiếu hụt đó
DŨNG: A! đó cũng là việc riêng của họ. Nhà nước chúng tôi rất tôn trọng đời tư của nhân dân, nên không thắc mắc, không tò mò, không quan tâm đến … như các ông!!
BUSH: Nghe nói ông cũng đa từng là Luật sư. Vậy xin cho biết ông học luật bao giờ và ở đâu?
DŨNG: Tôi sớm học luật từ khi 14 tuổi, khi đi theo du kích VC vào bưng và học LUẬT ở trong RỪNG.
Làn sóng chống Tập và dị tượng ngày khai màn “Lưỡng hội” ĐCSTQ – Trịnh Trung Nguyên
Tại Bắc Kinh – Trung Quốc trong ngày đầu tiên của kỳ họp “Lưỡng hội” (Nhân đại và Chính hiệp), vào khoảng 3 giờ chiều bất ngờ có dị tượng: trời chuyển tối sầm, gió thổi cuồn cuộn, sấm chớp lập lòe cùng trận mưa đá dữ dội. Tình cảnh khiến nhiều người than thở trên mạng Internet rằng: Thiên tượng khác thường diễn ra ngay trong ngày khai màn “Lưỡng hội” khiến nhiều người không thể không tin vào ý Trời! Một số người cho rằng đây là báo hiệu thay đổi triều đại. Hãy phân tích sâu hơn về hiện tượng này.
Tập Cận Bình tại lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc Trung Quốc lần thứ 13 (Ảnh cắt từ video)
Suy cho cùng, bất chấp bao nhiêu năm qua người dân Trung Quốc bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhồi nhét bằng thuyết vô thần, nhưng đông đảo mọi người vẫn tin vào Ông Trời, ít nhất là đại đa số vẫn tin, còn nhiều quan chức tham ô (dù đã hay chưa bị điều tra) bề ngoài tỏ ra không tin thì lòng cũng đầy hoang mang. Hãy xem chính bản thân cố lãnh tụ ĐCSTQ Mao Trạch Đông trước khi lâm chung cũng quan sát thấy sao băng vút ngang bầu trời và đã suy ngẫm vận mệnh bản thân đã sắp đến hồi kết. Ngày nay trước nguy cơ chính trị, lãnh đạo Tập Cận Bình của ĐCSTQ cũng đã có những động thái bất thường, ví dụ như mượn cớ đến Tần Lĩnh để bái “long mạch”, lặng lẽ đi thăm mộ người cha Tập Trọng Huân, sau đó lại viếng thăm động Ngàn Phật tại Vân Cương tỉnh Sơn Tây, nhấn mạnh bảo vệ di tích văn hóa, chẳng phải đó là những động thái nhằm tìm kiếm an bình nội tâm?
Nguy cơ tại Trung Nam Hải và làn sóng tiếng nói chống Tập Cận Bình
“Lưỡng hội” của ĐCSTQ sau thời gian dài bị trì hoãn do đại dịch viêm phổi Vũ Hán cuối cùng đã được khai màn hôm 21 và 22/5 vừa qua. Nhiều dự đoán ban đầu cho rằng hội nghị sẽ tập trung vào những vấn đề như phòng chống dịch bệnh, giải quyết khủng hoảng kinh tế, truy cứu trách nhiệm của quốc tế đối với việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, nhưng tất cả những vấn đề này đã không phải vấn đề gây chú ý nhất, thay vào đó là nổi lên “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, theo đó [nếu thông qua] thì Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ sẽ trực tiếp hoạt động công khai tại Hồng Kông, như vậy chẳng khác nào công khai hóa đàn áp nhân quyền. Ngoài dự tính, vấn đề này đã trở thành tâm điểm của “lưỡng hội” gây chú ý của dư luận trên toàn thế giới với làn sóng chỉ trích không ngớt. “Khủng hoảng toàn diện” đã trở thành từ khóa nóng của truyền thông quốc tế trong hình dung về Tập Cận Bình và ĐCSTQ.
Đừng quên rằng ĐCSTQ còn đang phải đứng trước nguy cơ bị cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường vì che giấu dịch bệnh và nguồn gốc của virus. Ngay tại Diễn đàn Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) mới đây, các nước thành viên đã nhất trí thúc đẩy điều tra về nguồn gốc của virus. Hiện tại Mỹ đã chia tách khỏi Trung Quốc và đang thúc đẩy chính sách kiềm chế Trung Quốc trên mọi mặt trận.
Nhưng ở Trung Quốc hiện đang nổi lên làn sóng tiếng nói chống Tập Cận Bình thông qua Internet; trong làn sóng này có nội bộ Đảng, giới thế hệ Đỏ thứ hai, giới trí thức và doanh nghiệp cùng đông đảo thường dân. Ở đây có thể tạm không bàn đến yếu tố đấu đá quyền lực trong Đảng, vì hiện nay Tập Cận Bình có quyền lựa chọn giữ hay bỏ ĐCSTQ, vì ông ta muốn bảo vệ thể chế toàn trị này nên ông ta phải chịu trách nhiệm cho mọi tội ác của nó trong lịch sử cũng như trong thời kỳ ông ta nắm quyền, vấn đề này đã trở thành cáo buộc chung của các lực lượng chính nghĩa trong và ngoài nước.
Thực tế các lực lượng chống Tập Cận Bình bắt đầu trỗi dậy trong hai năm đầu của cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, nhưng khủng hoảng thực sự là sau khi Trung Quốc bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến Tập Cận Bình trong tư cách là người nắm quyền cao nhất phải chịu trách nhiệm chính trong việc không thể xử lý thỏa đáng đảm bảo an toàn tính mạng người dân (thực tế thì bản chất là vì chế độ chuyên chế toàn trị), đây chính là điểm nhấn của khủng hoảng chính trị Trung Quốc. Ở đây, chúng ta có thể liệt kê những tiếng nói lên án.
Vào ngày 4/2, năm nay khi dịch bệnh mới bùng phát, nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng Hứa Chí Vĩnh sống lưu vong đã thông qua Internet công bố lá thư khuyên ông Tập Cận Bình “nhường ngôi vị”. Ông đã kể ra nhiều vấn đề sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền (bao gồm cả việc phòng chống dịch bệnh không hiệu quả) khiến người ta không biết Tập Cận Bình muốn đưa Trung Quốc đi về đâu? Muốn hiện đại hóa hay quay lại thời Cách mạng Văn hóa? Vì Tập Cận Bình vừa hô hào cải cách và mở cửa lại vừa nỗ lực thúc đẩy chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa nhấn mạnh việc hiện đại hóa quản trị lại vừa chủ trương gia cố quyền lực toàn trị ĐCSTQ… Sau đó ông Hứa Chí Vịnh đã bị chính quyền bí mật bắt giam vì tội “kích động”.
Về nội bộ ĐCSTQ, đầu tháng Ba năm nay ông Nhậm Chí Cường (thế hệ Đỏ thứ hai) đã công bố một bài viết chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và che đậy sự thật, trực tiếp chỉ trích ông Tập Cận Bình làm trò hề khi muốn trở thành hoàng đế, sau đó ông Nhậm Chí Cường đã bị bắt điều tra.
Nhậm Chí Cường: Không ai dám nói thật, chế độ tạo ra con buôn tim đen
Một nhân vật khác cũng thuộc thế hệ Đỏ thứ hai là ông Trần Bình (Chen Ping) – Chủ tịch của IsunTV, cũng chuyển tiếp “Thư kiến nghị” yêu cầu Bộ Chính trị ĐCSTQ mở cuộc họp mở rộng để thảo luận về việc vấn đề quyền lực của Tập Cận Bình. Đến nay chưa có ai thừa nhận là người khởi xướng bức thư này.
Trần Bình: Giờ cải cách đã điểm, thuận ý dân Tập Cận Bình sẽ lưu danh sử xanh
Trước thềm “Lưỡng hội” của ĐCSTQ, cộng đồng mạng Trung Quốc lại lan truyền một bức thư được cho là của Đặng Phác Phương (con trai cố lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình) gửi cho đại biểu “Lưỡng hội”. Bức thư nêu 15 vấn đề nhắm vào trách nhiệm của ông Tập Cận Bình như: đại dịch viêm phổi Vũ Hán, biểu tình của Hồng Kông, quan hệ Mỹ – Trung không ngừng leo thang xấu đi, Đài Loan ngày càng tách xa thoát khỏi Đại Lục, thất nghiệp ở Trung Quốc, và sự sụp đổ của các doanh nghiệp tư nhân…
Đầu tháng Năm, ông Trương Tuyết Trung (Zhang Xuezhong) cựu phó giáo sư của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Đông Trung Quốc đã gửi thư tới Nhân đại Trung Quốc yêu cầu sớm thúc đẩy dân chủ hóa Trung Quốc, thả tù nhân chính trị, cho phép đa đảng và báo chí tư nhân. Ông cho rằng chế độ độc tài độc đảng là đi ngược lại quan điểm nhân dân làm chủ. Quyền lực của người dân Trung Quốc đã không được coi trọng, Hiến pháp quy định người dân phải chấp nhận sự lãnh đạo của một đảng chính trị nào đó thì không thể nói quyền lực thuộc về nhân dân, như vậy hoàn toàn vô lý. Cùng lá thư, ông Trương Tuyết Trung cũng đính kèm “Dự thảo Hiến pháp Nước Cộng hòa Trung Hoa thống nhất” do ông soạn thảo. Ngay sau đó ông đã bị cảnh sát Thượng Hải bắt đi.
Đầu tháng Hai, giáo sư nổi tiếng Hứa Chương Nhuận đã công bố bài viết có tựa đề “Nhân dân phẫn nộ không còn sợ hãi”, phơi bày tình trạng tệ hại của ĐCSTQ vì che giấu dịch bệnh. Vào ngày 21/5 ông lại công bố bài tiểu luận dài “Con thuyền cô đơn của Trung Quốc trên đại dương văn minh thế giới”, trong đó kể lại những hành vi tệ hại của ĐCSTQ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đã chỉ trích thực trạng vô lý và đen tối trong quản trị đất nước theo mô hình toàn trị của ĐCSTQ, tường thuật lại tội ác ngút trời của triều đại Đỏ trong 70 năm cầm quyền.
Khi người dân phẫn nộ không còn sợ hãi
Ngày 22/5 khi “Lưỡng hội” của ĐCSTQ chính thức khai màn, cộng đồng mạng mạng Internet Trung Quốc lại lan truyền một bức thư gửi “Lưỡng hội” có chữ ký của Vương Thụy Cầm (Wang Ruiqin) là cựu ủy viên Chính hiệp tỉnh Thanh Hải. Nội dung lá thư đề cập đến thực tế trong suốt 8 năm ông Tập Cận Bình cầm quyền không chỉ không thay đổi được thực trạng hủ bại chính trị trong quá khứ của đất nước mà còn không ngừng phá hoại nền pháp trị, ngăn chặn tự do ngôn luận và đàn áp tôn giáo khiến tự do suy thoái và dân chúng chìm vào khổ nạn. Bà kêu gọi các đại biểu Nhân đại và ủy viên Chính hiệp cùng đoàn kết yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức và để đưa đất nước tiến tới dân chủ. Liên quan lá thư chống Tập Cận Bình mới nhất của bà Vương Thụy Cầm, điều gì xảy ra đối với bà thì còn phải theo dõi trong thời gian tới, nhưng rõ ràng là họ là những người dũng cảm dám mạo hiểm sinh mạng.
Những lá thư hoặc bài viết chống Tập Cận Bình này dường như vẫn chỉ dừng lại ở biện pháp chính trị mang tính cải thiện, nhưng hầu hết trong số đó đã cơ bản chạm đến nền tảng cầm quyền của ĐCSTQ, không chấp nhận sự chuyên chế của triều đại Đỏ. Từ quan điểm này, những trí thức giàu lòng nhân nghĩa chống ĐCSTQ này cho thấy phẩm hạnh của họ đáng kính trọng như thế nào! Họ có chung tầm nhìn với nhiều tiếng nói công khai của nhiều trí thức nổi tiếng đã bị bắt giam hoặc quản thúc tại gia, tiêu biểu như luật sư Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng).
Cao Trí Thịnh: Một di sản về lòng nhẫn nại và dũng khí
Cuộc chiến ngôn luận trên mạng Internet leo thang khiến tường lửa trở thành tuyến phòng thủ sinh tử hàng đầu của ĐCSTQ
Tất cả thông tin này đều được lan truyền qua Internet, dù trên WeChat và Weibo tại Đại Lục vẫn luôn bị ngăn chặn, nhưng cư dân mạng vẫn có cách truyền bá, còn lan truyền công khai trên các trang mạng ở ngoài Đại Lục.
Do đó mà hôm 22/5, Văn phòng Ủy ban không gian mạng (cơ quan an ninh mạng) của ĐCSTQ đã tuyên bố khởi động hoạt động đặc biệt được gọi là “làm sạch” trên toàn quốc trong khoảng thời gian lên tới 8 tháng, tuyên bố tăng cường xử lý vi phạm liên quan không gian mạng. Bởi vì các quy định mới về kiểm soát không gian mạng được xem là nghiêm ngặt nhất trong lịch sử chỉ mới được thực hiện từ ngày 1/3, nên áp lực của chính quyền giờ đây rõ ràng là liên quan đến tiếng nói chống đối trên mạng Internet. Tác giả bài này không nghĩ rằng động thái của nhà cầm quyền chỉ liên quan đến những tiếng nói chống Tập Cận Bình của thế hệ Đỏ thứ hai, mà là toàn bộ tiếng nói chống Tập Cận Bình và ĐCSTQ trong và ngoài thể chế. Về cơ bản, nhiều người cho rằng chống Tập Cận Bình chính là chống ĐCSTQ. Chúng tôi cũng đề nghị chống Tập nên kết hợp với chống cộng, người dân Trung Quốc không phải chỉ muốn thay đổi người lãnh đạo ĐCSTQ mà là không muốn duy trì thể chế toàn trị tàn bạo.
Chúng ta đều biết, hiện nay ĐCSTQ dựa vào tường lửa mạng nhằm tăng cường kiểm soát tư tưởng người dân để duy trì chế độ, do đó mà đặc biệt chú trọng cái gọi là hành động “làm sạch” mạng Internet. Nhưng gần đây có tin tức gây sốc cho ĐCSTQ: trong một video phát trực tiếp vào ngày 9/5, cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng Steve Bannon cho biết chính quyền Trump có một kế hoạch, có thể trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay sẽ phá hủy tường lửa Internet của ĐCSTQ.
Bannon: Mỹ có thể đập tan “vạn lý tường lửa” của ĐCSTQ trước bầu cử
Trong buổi phát sóng trực tiếp ngày hôm đó, CEO Michael Horowitz của tổ chức chuyên gia Mỹ “Đổi mới trong thế kỷ 21”, chuyên gia từng là cố vấn của Văn phòng Quản lý và Ngân sách của cựu Tổng thống Mỹ Reagan này cho biết nếu Chính phủ Mỹ sẵn sàng dùng ngân sách Quốc hội hiện có thì có thể sử dụng tới 3 tỷ đô la Mỹ từ nguồn quỹ của Chính phủ, sẽ kết hợp với các công nghệ liên quan của các trường đại học Mỹ để tấn công tường lửa của ĐCSTQ. Horwitz tin rằng nếu Nhà Trắng có thể hành động trước cuộc tổng tuyển cử năm nay (cuối tháng 10), có thể phá hủy tường lửa của ĐCSTQ.
Trên chương trình phát sóng trực tiếp Horwitz nhắc lại phát biểu của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào nhận định, nếu không thể được kiểm soát mạng Internet thì không thể giữ ổn định được chủ nghĩa cộng sản.
Bannon cũng cho biết đánh sập tường lửa của ĐCSTQ là bước đi khởi đầu để giành tự do cho người dân Trung Quốc. Trong cuộc chiến này người dân Trung Quốc phải tự mình hành động, nhưng Mỹ có thể giúp đỡ.
Giữa thời khắc đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát này, quả thực người dân Trung Quốc đang thức tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ngoài những tiếng nói phản kháng mà phía trên đề cập còn có nhiều phóng viên từ trong quần chúng như Trần Thu Thực (Chen Qiushi), Phương Bân (Fang Bin), Lý Trạch Hoa (Li Zehua), Trương Triển (Zhang Zhan)…, những người kêu gọi giải thể ĐCSTQ như Triệu Khai (Zhao Kai) là công dân Tứ Xuyên, Trương Văn Bân (Zhang Wenbin) sinh viên Đại học Sơn Đông… Chưa bao giờ thấy trong một khoảng thời gian ngắn mà Trung Quốc xuất hiện nhiều tiếng nói dũng cảm từ mọi tầng lớp dân chúng như vậy. Đây cũng là hệ quả tất yếu của thời thế. Một chế độ dùng áp bức để giữ ổn định và kiểm soát tư tưởng bằng dối trá sẽ không tồn tại được lâu dài. Còn đối với Tập Cận Bình, trong bối cảnh tiếng oán than trỗi dậy từ khắp nơi, số phận của ông ta trong những thời khắc cuối cùng này phụ thuộc vào lựa chọn của chính ông ta: quay đầu về con đường chính nghĩa bằng cách giải thể ĐCSTQ hay tiếp tục theo con đường đen tối này?
Trịnh Trung Nguyên
(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm của cá nhân tác giả)
https://trithucvn.net/blog/lan-song-chong-tap-va-di-tuong-ngay-khai-man-luong-hoi-dcstq.html
Viện Khổng Tử: Cánh tay nối dài của mạng lưới tuyên truyền Trung Quốc – Pratik Jakhar
Ngày càng có nhiều quan ngại về sự ảnh hưởng của các viện Khổng Tử trên khắp thế giới
Theo Trung Quốc, các Viện Khổng Tử là “cầu nối củng cố tình bạn” giữa đất nước này và thế giới.
Nhưng đối với giới chỉ trích, các học viện do chính phủ điều hành này, vốn cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài – là cách để Bắc Kinh truyền bá tuyên truyền dưới vỏ bọc giảng dạy, can thiệp vào quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường và thậm chí theo dõi sinh viên.
Trong những tuần gần đây, một loạt các trường đại học trên khắp thế giới đã đóng cửa các chương trình của các viện Khổng Tử.
Tại Úc, một cuộc điều tra thậm chí đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống nước ngoài can thiệp hay không.
Thúc đẩy ‘Cách mạng Khổng Tử’
Mở cửa cho công chúng, Học viện Khổng Tử quảng bá tiếng Trung Quốc nhưng cũng có các lớp học về văn hóa, từ thư pháp đến nấu ăn và cả thái cực quyền. Họ tài trợ trao đổi giáo dục và tổ chức các sự kiện và bài giảng công cộng.
Viện Khổng tử đầu tiên được mở vào năm 2004 tại Hàn Quốc, và theo dữ liệu chính thức, có 548 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới vào cuối năm ngoái, cũng như 1.193 phòng học Khổng Tử có trụ sở tại các trường tiểu học và trung học.
Các sinh viên nước ngoài tại một viện Khổng tử ở Trung Quốc
Shikha Pandey, giáo viên viện Khổng Tử tại Đại học Mumbai ở Ấn Độ, nói với BBC rằng họ có sinh viên đến từ mọi tầng lớp, ngành nghề bao gồm ngành công nghệ thông tin, kinh doanh, sinh viên đại học và người về hưu.
“Họ chỉ có một động lực rõ ràng là học tiếng Trung Quốc để tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp của họ”, cô nói.
Các viện Khổng Tử là liên doanh giữa trường học hoặc đại học đối tác ở nước ngoài và Hanban, một cơ quan gây tranh cãi thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc. Nó sẽ giám sát các hoạt động của viện Khổng Tử và cung cấp một phần kinh phí, nhân sự và các hỗ trợ khác.
Được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ lớn từ chính phủ, Trung Quốc đặt mục tiêu có khoảng 1.000 học viện như vậy vào năm 2020 trong cái mà họ gọi là “cuộc cách mạng Khổng Tử” nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi tiếng Trung ngày càng tăng ở nước ngoài.
Giảng dạy văn hóa hay tuyên truyền?
Trang web Hanban cho biết tất cả các viện phải tuân theo hiến pháp viện Khổng Tử, và không tham gia vào các hoạt động không phù hợp với “nhiệm vụ” của họ.
Cô Pandey, từ viện Khổng Tử ở Mumbai, cho biết cô không tìm thấy bất kỳ thông tin tuyên truyền trực tiếp nào trong chương trình giảng dạy.
Đại học Công nghệ Queensland nói với BBC rằng viện Khổng Tử trong khuôn viên trường chỉ mang tính giáo dục và “không có gì về hoạt động của viện Khổng tử có thể xác định là tuyên truyền cho Trung Quốc và cũng không đe dọa tự do học thuật”.
Nhưng mặc dù cả viện Khổng Tử và chính phủ Trung Quốc đều phủ nhận, các nhà phê bình cho rằng các quy tắc của viện Khổng Tử về cơ bản là các chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn được coi là ngoài giới hạn.
Matt Schrader, một nhà phân tích Trung Quốc thuộc Liên minh Bảo vệ Dân chủ tại Quỹ Marshall của Đức, khẳng định rằng các Học viện Khổng Tử thực sự là “công cụ tuyên truyền”.
“Chúng là nền tảng cho một đảng độc tài về cơ bản thù địch với các ý tưởng tự do như tự do ngôn luận và tự do tìm hiểu để tuyên truyền thông điệp được nhà nước phê duyệt,” ông nói.
“Và vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không có báo chí tự do hay pháp quyền để kiểm tra việc sử dụng quyền lực, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các viện Khổng Tử được sử dụng cho các hoạt động bí mật không phù hợp như thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện cho nghiên cứu quân sự.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong báo cáo năm 2019 về Trung Quốc: “Các viện Khổng Tử là phần mở rộng của chính phủ Trung Quốc vốn kiểm duyệt một số chủ đề và quan điểm trong các tài liệu khóa học trên cơ sở chính trị, và xem xét các hoạt động tuyển dụng trên cơ sở về lòng trung thành chính trị.”
Các viện nghiên cứu đã bị cáo buộc gây áp lực, buộc các trường đại học đối tác phải im lặng hoặc kiểm duyệt các cuộc thảo luận về các chủ đề được coi là gây tranh cãi của Bắc Kinh.
Ví dụ, tại một hội nghị ở Bồ Đào Nha vào 2014, người đứng đầu Hanban, Xu Lin, đã nói với nhân viên xóa các tài liệu tham khảo về Đài Loan ra khỏi chương trình hội nghị trước khi nó được phân phát cho những người tham gia.
Năm 2018, một diễn giả chính tại Đại học Savannah ở Mỹ đã có một tài liệu tham khảo về Đài Loan nhưng bị xóa theo yêu cầu của đồng giám đốc của viện Khổng tử của trường đại học.
Trung Quốc chỉ trích việc “chính trị hóa” các viện Khổng Tử của nó
Trung Quốc lập luận rằng các viện Khổng Tử không khác gì các trung tâm văn hóa được điều hành bởi các quốc gia khác, chẳng hạn như Hội đồng Anh và Viện Cervantes của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, chính các quan chức Trung Quốc trong quá khứ đã thừa nhận rằng các viện Khổng tử “là một phần quan trọng trong bộ máy tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc”.
Ảnh hưởng ở Úc
Vào tháng Bảy, truyền thông Úc đưa tin rằng các trường đại học địa phương tổ chức các viện Khổng Tử đã ký các thỏa thuận cho phép Trung Quốc ra quyết định về việc giảng dạy tại các cơ sở này.
Sau đó, vào cuối tháng 8, New South Wales tuyên bố họ đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình do viện Khổng tử điều hành tại các trường học của mình.
Một đánh giá về giáo dục ở bang này cho biết, mặc dù không có bằng chứng về “ảnh hưởng chính trị thực tế”, một số yếu tố “có thể làm nảy sinh nhận thức rằng Viện Khổng Tử đang hoặc có thể tạo điều kiện cho ảnh hưởng của ngoại bang không phù hợp”.
“Người của chính phủ nước ngoài làm việc cho trụ sở cơ quan của chính phủ này là một chuyện, người từ một quốc gia độc đảng vốn kiểm duyệt ở trong chính quốc gia của họ làm việc trong trụ sở cơ quan ở một nơi có hệ thống dân chủ là một chuyện khác,” bản đánh giá kết luận.
Trung Quốc nói quyết định của bang New South Wales là thiếu tôn trọng và không công bằng đối với sinh viên địa phương và kêu gọi Úc không “chính trị hóa các dự án trao đổi thông thường”.
Những người biểu tình tại Đại học Queensland cũng yêu cầu đóng cửa viện Khổng tử ở đó, đặc biệt sau khi các sinh viên thiên Trung Quốc đụng độ với các sinh viên khác vốn tập hợp để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Đáp lại, trường đại học này khẳng định rằng “tự do học thuật và tự trị về học thuật là không thể thương lượng được”.
Động thái của bang New South Wales xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc trong chính trị và xã hội Úc.
Chính phủ Úc hiện đã thành lập một đội đặc nhiệm để hạn chế các nỗ lực của chính phủ nước ngoài can thiệp vào các trường đại học địa phương. Một cuộc điều tra cũng đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học Úc và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống can thiệp hay không.
Mối quan tâm toàn cầu đang gia tăng
Một số trường đại học nước ngoài – từng đón nhận các viện Khổng Tử với vòng tay rộng mở – giờ đang phải suy nghĩ lại về quan hệ đối tác của họ trong bối cảnh này.
Đại học Arizona và San Diego là hai trong những trường mới nhất trong chuỗi các trường đại học ở Mỹ đóng cửa các viện Khổng Tử trong những tháng gần đây. Việc đóng cửa tương tự đã diễn ra ở Anh, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch. Tỉnh New Brunswick của Canada cũng đã tuyên bố loại bỏ một số chương trình Khổng Tử ra khỏi các trường công lập.
Số lượng viện Khổng tử tăng nhanh chóng từ 2004 đến 2018
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố không còn tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc tại các trường đại học có viện Khổng Tử.
Alex Joske, một nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nói rằng các viện Khổng Tử “đóng vai trò là kênh để Bắc Kinh xây dựng ảnh hưởng lớn hơn đối với các trường đại học nói chung”.
Nhưng việc cắt đứt hoàn toàn với các viện Khổng Tử có thể không phải là phương pháp đúng đắn, ông nói
“Thay vì đóng cửa các Viện Khổng Tử, chính phủ nên hợp tác với các trường đại học để đảm bảo họ có cơ chế nội bộ hiệu quả để chống lại sự can thiệp của nước ngoài,” ông nói.
“Các trường đại học và chính phủ cũng nên tìm cách tăng tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc để giảm sự hấp dẫn của các Viện Khổng Tử và đầu tư vào chuyên môn cao hơn về Trung Quốc.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49624705
Viện Khổng Tử: Con ngựa thành Troy của chính quyền Trung Quốc – Bình luận Nguyên Hương
Trong gần hai thập kỷ qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tài trợ cho hơn 100 viện Khổng Tử đặt tại các trường đại học và cao đẳng của Hoa Kỳ. Viện Khổng Tử là tổ chức tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc [hợp tác với nhiều tổ chức giáo dục Hoa Kỳ] để truyền giáo tư tưởng cộng sản Trung Quốc cho giới sinh viên trẻ của Hoa Kỳ.
Một số tổ chức lớn và quan trọng như Đại học Columbia, Đại học George Washington, Stanford, Purdue, Emory và Đại học California, Los Angeles (UCLA), đã nhận tài trợ từ ĐCSTQ để thành lập viện Khổng Tử tại cơ sở trường.
Trong những năm gần đây, vấn đề các viện Khổng Tử lấn sâu vào nền giáo dục đại học ở Hoa Kỳ đã trở thành đề tài gây tranh cãi và bị chỉ trích [nghiêm trọng].
Ví dụ, một báo cáo rất ấn tượng của Hiệp hội học giả quốc gia (NAS) năm 2017 bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của viện Khổng Tử đến [vấn đề] tự do học thuật; và về mối quan hệ chặt chẽ của viện này với ĐCSTQ. “Các viện Khổng Tử tránh không đề cập đến chủ đề về lịch sử chính trị của Trung Quốc và vi phạm nhân quyền, họ miêu tả Đài Loan và Tây Tạng là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc. Ngoài ra, họ cũng không cung cấp các kiến thức về lịch sử và văn hóa Trung Hoa mà chỉ đặt trọng tâm giáo dục vào lịch sử ĐCSTQ”. NAS [đã đưa ra] đề nghị đóng cửa hoặc cải tổ tất cả các viện Khổng Tử.
Sự thiếu minh bạch, đe dọa tự do học thuật và việc tiếp cận của ĐCSTQ đối với hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ cũng được ghi nhận trong một báo cáo năm 2019 của Tiểu ban Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ về Điều tra (PSI). Trong khi đó, các chương trình trao đổi [văn hóa] của Hoa Kỳ không được phép tiếp cận với nền giáo dục của Trung Quốc.
Báo cáo của PSI cho thấy có sự thiếu minh bạch và thiếu tính tương hỗ [một cách rõ rệt] trong cách thức các viện Khổng Tử (do chính quyền Trung Quốc tài trợ và kiểm soát) đang hoạt động với sự ưu ái tại các trường đại học Hoa Kỳ. Theo PSI, ĐCSTQ đã “bơm” hơn 150 triệu đô-la Mỹ vào 100 Viện Khổng Tử đặt tại các trường Đại học, Cao đẳng và trung học phổ thông [Hoa Kỳ].
Báo cáo viết: “Gần 70% các trường sở tại ở Hoa Kỳ [đã nhận được tài trợ trị giá hơn 250.000 USD/năm cho các Học viện Khổng Tử, tuy nhiên, thông tin này lại không được báo cáo đúng cho Bộ Giáo dục”.
Học viên của Viện Khổng Tử thuộc Indianapolis trong cuộc diễu hành kỷ niệm 100 năm Indianapolis 500 vào ngày 28/5/2011 trên đường phố Indianapolis, Indiana. (Ảnh của Robert Laberge / Getty Images)
Tuyên truyền và kiểm soát
Các chương trình của viện Khổng Tử được Bộ Giáo dục Trung Quốc (MOE) giám sát và kiểm soát, được điều hành bởi Cục Tuyên truyền Trung ương của ĐCSTQ; và được giám sát bởi Hanban, một chi nhánh của MOE. Viện Khổng Tử là một phần của sáng kiến tuyên truyền toàn cầu rộng lớn hơn, nhằm thâm nhập vào các trường trung học, cao đẳng và đại học Hoa Kỳ, [với mục đích] tẩy não giới sinh viên Hoa Kỳ để họ tiếp nhận hình ảnh ĐCSTQ qua tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài.
Khoảng 12 năm về trước, trưởng ban tuyên giáo của ĐCSTQ Lý Trường Xuân đã mô tả viện Khổng Tử là “một thương hiệu hấp dẫn để bành trướng văn hóa Trung Hoa ra nước ngoài”. Theo một câu chuyện của Bộ Chính trị vào năm 2018, ông Lý đã ca ngợi những lợi thế tuyên truyền của viện Khổng Tử, cho rằng “đó là đóng góp quan trọng trong việc cải thiện quyền lực mềm của Trung Quốc. Thương hiệu ‘Khổng Tử’ có sức hấp dẫn tự nhiên; và việc lấy lý do là để giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc cũng rất hợp lý và lôgic.”
ĐCSTQ không chỉ lừa đảo và xâm nhập các trường đại học của Hoa Kỳ, mà hơn 500 trường tiểu học và trung học ở Hoa Kỳ cũng đang được ĐCSTQ tài trợ chương trình tiếng Quan Thoại, theo báo cáo lưỡng đảng PSI của hai Thượng nghị sĩ Rob Portman và Tom Carper. Báo cáo này đã cảnh báo về sự phát triển nhanh chóng của các viện Khổng Tử.
Thượng nghị sĩ Portman nói trong một tuyên bố: “Hoàn toàn không có sự minh bạch về cách thức hoạt động của viện Khổng Tử, cũng như việc Trung Quốc không dành sự hỗ trợ đầy đủ đối với nỗ lực tiếp cận văn hóa của Hoa Kỳ tại các trường đại học ở Trung Quốc. Vì những lý do này, cần phải đóng cửa các viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ”.
“Theo gót” ĐCSTQ, viện Khổng Tử cũng hoạt động theo mô hình che giấu thông tin. Các điều khoản của thỏa thuận ký kết giữa viện Khổng Tử và trường sở tại không được công khai. Hơn nữa, “nhiều sinh viên từ Trung Quốc học tập tại Hoa Kỳ cũng như nhiều giảng viên cho rằng viện ngôn ngữ này là trung tâm giám sát. Mặc dù không có bằng chứng tích cực nào cho thấy viện Khổng Tử là trung tâm gián điệp của Trung Quốc để chống lại Hoa Kỳ, các nhà quan sát độc lập hầu hết đều cho rằng viện này đang hoạt động gián điệp cho ĐCSTQ”, báo cáo của NAS cho biết.
Báo cáo của NAS trích dẫn một số lời chứng thực được ghi nhận rằng Viện Khổng Tử là “trung tâm của các mối đe dọa nhắm [mục tiêu] vào người Trung Quốc và người Mỹ gốc Hoa, cũng như là bức bình phong để che đậy các hoạt động bí mật của chính phủ Trung Quốc”.
Nhưng số phận của các Viện Khổng Tử [bất chính] ở Hoa Kỳ có thể bị đảo ngược.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai trương một Viện Khổng Tử tại nước Úc. (Ảnh: WILLIAM WEST/AFP/Getty Images)
Đóng cửa viện Khổng Tử
Năm 2018, Quốc hội ban hành Đạo luật Quốc phòng và Ủy quyền cho Năm tài khóa 2019.
Dự luật, H.R. 5515 ngăn các trường đại học sở tại, nơi có hoạt động của viện Khổng Tử, không được tham gia vào một số chương trình tài trợ cấp liên bang. Dự luật này hạn chế tài trợ cho các trường đại học và yêu cầu họ cung cấp hồ sơ công khai về bất kỳ thỏa thuận hoặc hợp đồng nào họ có với chương trình viện Khổng Tử.
Tạp chí Inside Greater Education cho biết, trước tháng 5/2019, trong vòng 15 tháng có ít nhất 15 trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ tuyên bố đóng cửa viện Khổng Tử. Kể từ khi thông qua Đạo luật Ủy quyền
Quốc phòng, các trường đại học cần quyết định lựa chọn giữa chương trình tài trợ tiếng Trung Quốc từ chính phủ Hoa Kỳ hoặc từ chính quyền Trung Quốc.
Các trường đại học đóng cửa viện Khổng Tử gần đây bao gồm Đại học Massachusetts Boston, Đại học Tennessee Knoxville, Đại học Minnesota, Đại học Indiana Đại học Purdue, Đại học Oregon, Đại học bang San Francisco, Đại học Hawaii Manoa, Đại học bang Arizona, Đại học bang San Diego và Đại học Kansas.
Theo tổng kết của Hiệp hội Học giả Quốc gia vào ngày 1/5/2020, hiện tại, ở Hoa Kỳ có khoảng 86 viện Khổng Tử, trong đó 6 cơ sở được tuyên bố sẽ đóng cửa trong năm 2020.
ĐCSTQ đang tổ chức chiến dịch gián điệp lớn trong các lĩnh vực học thuật, kinh tế và truyền thông; và chiến dịch thông tin sai lệch để chống lại Hoa Kỳ và các nền dân chủ phương Tây. Các tiêu điểm gián điệp bao gồm: các tổ chức học thuật, quân đội, cơ quan chức năng của chính phủ và các công ty công nghệ cao của Hoa Kỳ.
Rõ ràng, viện Khổng Tử là “con ngựa thành Troy”, là mối đe dọa mạnh mẽ đến tự do học thuật, đồng thời cũng phục vụ cho mục đích giám sát giới sinh viên Trung Quốc du học, bởi họ có thể thấy được sự ưu việt của việc được tự do suy nghĩ và ngôn luận.
Cần phải ngay lập tức đóng cửa toàn bộ các viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ và trục xuất tất cả các cán bộ giảng dạy người Trung Quốc. Các viện này xâm nhập vào nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ và đã đến lúc các trường đại học Hoa Kỳ phải chấm dứt hợp đồng cho thuê lớp học đối với một chính quyền nước ngoài tà ác như ĐCSTQ. Hoa Kỳ phải chấm dứt việc “truy cập không giới hạn” của Trung Quốc vào các trung tâm nghiên cứu và trường đại học của Hoa Kỳ. Trung tâm Học viện Khổng Tử tại Hoa Kỳ ở Washington, D.C., cũng cần phải đóng cửa.
Tác giả Octavio Nuiry, một người Mỹ gốc Cuba, là cựu chuyên mục viên của New Orleans Times-Picayune.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Nguyên Hương
Vui cười
Luật sư bào chữa nói về bị cáo, thân chủ của mình:
– Trước mặt quý tòa là một người cao thượng, có giáo dục, trung thực, tỉnh táo…
Bị cáo ngắt lời luật sư và nói với tòa:
– Thưa tòa, ông luật sư này thật không tốt. Tôi thuê ông ấy để ông ấy bênh vực tôi, vậy mà từ nãy ông ấy lại toàn nói về ai đó khác.
Chồng đặt báo xuống, nhìn vợ nói: “Anh đọc thấy ở Braxin, phụ nữ trả nam giới bảy đô la mỗi lần nam giới nằm với họ. Cái lợi ấy ta chẳng nên bỏ qua. Anh sẽ đi chuyến tàu biển gần nhất”!
Vợ kêu lên: “Em đi với anh”
– Anh cần em làm gì kia chứ? – chồng phản đối
Vợ cãi: “Em muốn xem anh sống thế nào với 14 đô la mỗi tháng”
Kế hoạch Ngàn Nhân Tài Mục tiêu và Phản ứng của Hoa Kỳ – Phần I
Kế hoạch Ngàn Nhân tài – The Thousand Talents Plan (tiếng Hoa: 千人 计划; bính âm: Qiān rén jìhuà). Kế hoạch đã phát động từ năm 2008 trong đó mục đích chính yếu của Kế hoạch là Trung Cộng công nhận và tuyển dụng các chuyên gia quốc tế hàng đầu về nghiên cứu khoa học, đổi mới nhằm hợp tác với “nhà nước” TC tại quốc đang cư ngụ hay về Tàu làm việc.
Chương trình được tiếp tục nâng cao vào năm 2010 để trở thành giải thưởng cấp cao nhất được trao thông qua Kế hoạch phát triển tài năng quốc gia của Trung Quốc, một kế hoạch được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa và Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng sáng lập vào năm 2010 nhằm tăng cường đổi mới và khả năng cạnh tranh quốc tế của TC.
1000 giáo sư trong Kế hoạch ngàn Nhân tài kết hợp tài năng lại là vinh dự học tập cao nhất được trao bởi Hội đồng Nhà nước, tương tự như giải thưởng cấp cao nhất do Bộ Giáo dục trao tặng. Chương trình bao gồm hai cơ chế:
1- Nguồn lực để tuyển dụng lâu dài vào các học viện TC;
2- Và nguồn lực cho các cuộc hẹn ngắn hạn thường nhắm vào các chuyên gia quốc tế có việc làm toàn thời gian tại một trường đại học hoặc phòng thí nghiệm nghiên cứu hàng đầu trên khắp thế giới.
Kế hoạch Ngàn Nhân tài có ba loại:
Kế hoạch 1000 tài năng sáng tạo (dài hạn/ngắn hạn) – dành cho các học giả Trung Cộng dưới 55 tuổi;
Kế hoạch 1000 nhân tài nước ngoài (dài hạn/ngắn hạn) – dành cho người ngoại quốc trong nhiều lãnh vực từ khoa học đến quốc phòng và không gian, cũng chỉ nhận dưới 55 tuổi;
Kế hoạch 1000 học giả tài năng trẻ hoặc “Dự án tài năng trẻ ở nước ngoài” dành cho những người dưới 40 tuổi.
Kết quả sau 10 năm tức 2018
Để đánh dấu kết quả vào năm thứ 10, Kế hoạch Ngàn Nhân tài đang giúp TC thu hút các nhà nghiên cứu nước ngoài và cung cấp một động lực cho các nhà khoa học gốc Tàu sống ở nước ngoài trở về nước.
Đối tượng được nhắm đến trước tiên sau 10 năm là các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Kế hoạch ngàn nhân tài là một cách tiếp cận mà qua đó TC hy vọng đạt được tham vọng khoa học của mình vượt trội thêm lên.
Từ năm 2008, chính quyền trung ương TC tiến hành từng bước một:
Chương trình đưa các nhà khoa học, học giả và doanh nhân hàng đầu TC sống ở nước ngoài trở về Tàu;
Năm 2011, kế hoạch đã phát triển để bao gồm các tài năng trẻ và các nhà khoa học nước ngoài;
Và một thập kỷ sau đó, Kế hoạch Ngàn Nhân tài đã thu hút hơn 7.000 người nói chung.
Đối với các nhà khoa học người Tàu, chương trình này đã mang lại cho họ một động lực tài chính mạnh mẽ để khuyến khích họ trở về nhà. Đối với người nước ngoài, nó có một cơ hội gia nhập hệ thống “bên trong” TC với những rào cản hành chính lớn đã được gỡ bỏ.
Kế hoạch hoạt động như thế nào?
Các kế hoạch trước đây nhằm thu hút các nhà khoa học cũ đã nâng các hậu Tiến sĩ và giảng viên tại từng cơ sở lên các vị trí giáo sư hoặc tương đương ở TC, nhưng Kế hoạch Ngàn Nhân tài có nhiều tham vọng hơn, nhằm vào các giáo sư và nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm và thành tích ở phương Tây. Cách tiếp cận này dẫn đến các tiêu chí tuyển dụng khó khăn hơn trong tất cả các chương trình, và các vị trí cấp cao trở nên khó khăn hơn. Các thành viên của kế hoạch TC hiểu rất rõ trong cộng đồng nghiên cứu rằng các nhà khoa học tuyển dụng thông qua các chương trình tài năng sẽ có quyền truy cập vào mức lương và mức tài trợ nghiên cứu cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp được đào tạo tại địa phương.
Ứng viên của Kế hoạch
Để được chú ý vào bất kỳ chương trình Ngàn nhân tài nào, bạn phải có một lời mời làm việc chắc chắn từ một tổ chức của TC. Nếu bạn là một giáo sư đầy đủ tại một trường đại học hàng đầu phương Tây, nhiều khả năng bạn sẽ đủ điều kiện cho một vị trí trong chương trình Ngàn tài năng cho các học giả cao cấp, miễn là hồ sơ nghiên cứu của bạn đáp ứng nhu cầu của ngành học và ngành nghiên cứu tại TC. Chương trình này dành cho các nhà khoa học Tàu dưới 55 tuổi và người nước ngoài dưới 65. Tất cả các ứng viên phải làm việc tại các trường đại học nổi tiếng bên ngoài TC, và có một hồ sơ công bố và bằng phát minh hay sáng chế quan trọng.
Mức đãi ngộ cho các ứng viên “trúng tuyển”
Một khi bạn đã xác nhận được vị trí với một tổ chức TC, trường đại học của bạn có thể sẽ đề nghị bạn ghi tên vào Kế hoạch Ngàn Nhân tài và hỏi tiểu sử – Curriculum Vitae của bạn với một danh sách các bài báo cáo (publications) được xuất bản, bản sao của tất cả các bằng cấp học thuật (bản gốc hoặc được chứng nhận) và đầy đủ tài liệu nghiên cứu có tác động cao nhất của bạn. Thông thường, thư giới thiệu không bắt buộc.
Các trường đại học nơi bạn đang làm việc hay nghiên cứu, sau đó sẽ áp dụng thay mặt bạn. Thời gian dành cho cuộc tuyển chọn bao gồm một cuộc phỏng vấn có thể là vài tháng nếu người nộp đơn đáp ứng tất cả các điều kiện lần đầu tiên. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng lao động và đồng ý với các điều khoản của Kế hoạch Ngàn Nhân tài, chẳng hạn như tối thiểu ba đến năm năm làm việc ở TC, các nhà khoa học có thể cần phải chờ đợi tất cả các khía cạnh của dự án nghiên cứu đã được thống nhất mọi quyết định tài chính và hành chính đều được kiểm soát trực tiếp bởi trường đại học.
Kết quà là, nếu bạn được chấp nhận, bạn sẽ nhận được tiền thưởng khởi điểm 1 triệu nhân dân tệ (151.000 US$) và cơ hội đăng ký quỹ nghiên cứu từ 3 đến 5 triệu nhân dân tệ. Riêng đối với các nhà khoa học nước ngoài nhận được các ưu đãi bổ túc, chẳng hạn như trợ cấp chỗ ở, trợ cấp bữa ăn, bồi thường di dời, thăm nhà trả tiền và chi phí giáo dục được trợ cấp. Cơ quan thu dụng bạn cũng có bổn phận tìm việc làm cho vợ/chồng người ngoại quốc, hoặc cung cấp một mức lương tương đương tại địa phương. Ngoài ra, Kế hoạch Ngàn Nhân tài cho giới trẻ nhắm vào các nhà khoa học Tàu ở nước ngoài và tuổi dưới 40, không giống như Kế hoạch Ngàn Nhân tài chính trong đó, những người trở về Tàu nhận được lợi ích tương tự như các “tân binh” nước ngoài theo Kế hoạch Tài năng Thanh niên. Thông tin chi tiết cho tất cả các chương trình có thể được tìm thấy trên trang web chính thức, 1000plan.org/vi/.
Cho dù bạn sinh ra ở Tàu hay đến từ nước ngoài, tất cả các ứng viên cho Kế hoạch Ngàn Nhân tài đều phải thông qua nhà tuyển dụng đại học ở TC của bạn.
Điều gì tạo nên một ứng viên của Kế hoạch Ngàn Nhân tài thành công?
Hồ sơ xuất bản các báo cáo khoa học, hồ sơ nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp của bạn rất quan trọng. Các tổ chức truy tìm ứng viên của TC chú ý nhiều nhất đến:
Số lượng bài báo cáo có tác động cao được công bố;
Thích các nhà khoa học đã tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu ở Mỹ;
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bạn cần nâng cao giá trị của bạn có thể thêm vào tổ chức nghiên cứu đã chọn ở Tàu, nêu bật lên ý tưởng nghiên cứu của bạn và các lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong lúc phỏng vấn.
Một sai lầm phổ biến là tập trung vào một nghiên cứu riêng của một nhóm mà không nghĩ về các điều kiện và hướng nghiên cứu của bộ phận hoặc trường học dành riêng cho bạn. Một cách khác là nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc của bạn, thay vì làm thế nào nó có thể thu hút tài trợ hoặc khi nào nó có thể được xuất bản. Ở Tàu, dự kiến các nhà khoa học mới được tuyển dụng sẽ làm việc nhanh nhất có thể để hình thành ra được một kết quả của một dự án nào đó mà TC nhắm tới. TC nhằm có được kết quả thực dụng mà họ muốn chứ không cần thuần túy về nghiên cứu có giá trị lý thuyết và trong lãnh vực học thuật đại học – academic.
Trên đây là những căn bản bước đầu của mục đích và mục tiêu mà TC đề ra nhằm thu hút nhân tài trên khắp thế giới. Có thể nói, mức chiêu dụ chỉ nhằm khơi dậy yếu tố đãi ngộ bằng tiền bạc mà thôi, ngay cả với những nhà khoa học người Tàu đang sống ở ngoại quốc. Đối với những đối tượng sau, người viết cố tìm nhiều tài liệu để xem TC trong chính sách chiêu dụ có nêu lên tinh thần quốc gia hay dân tộc của người Tàu hay không?
Nhưng hoàn toàn không tìm ra được manh mối nào cả. Điều nầy chứng tỏ là TC chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là “Làm cách nào để chế ngự được toàn cầu, và nhứt là phải qua mặt Hoa Kỳ trong mọi lãnh vực để thống lãnh thế giới vào năm 2025” qua Kế hoạch Ngàn Nhân tài và Kế hoạch Một Vàng đai, Một Con đường – One Belt, One Road.
Còn đối với những nhà khoa học người nước ngoài, TC có mục đích duy nhứt là tận dụng trí tuệ của bạn mà thôi. Và nếu thành công, TC sẽ biến bạn thành một thành viên của đảng CS Tàu, một gián điệp phản lại quê hương của bạn để phục vụ cho nhu cầu của TC bằng nhiều cách khác nhau ngoài tiền tài.
Đó là cách xấu nhứt trong tất cả các kế sách chiêu dụ;
Đó là cách gài bẩy bạn bằng sắc đẹp giai nhân, một mưu lược xưa như trái đất mà ai cũng biết, nhưng qua lịch sử hiện đại, có mấy ai thoát được cám dỗ nầy…Để rồi sau cùng, bạn sẽ là một con cờ, một con chốt thí của TC.
Nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn kế hoạch Ngàn Nhân tài của TC
Sau gần 12 năm thao túng trong nước Mỹ, TC đã tuyển dụng hàng ngàn nhà khoa học Mỹ và người Mỹ gốc Tàu ở đất nước nầy. Từ đó hiện nay, Hoa Kỳ đã cảnh giác nhiều hơn nữa và hiện đang tìm cách ngăn chận hiện tượng xuất cảng chất xám qua kế hoạch Ngàn năm Nhân tài của Trung cộng như sau:
Thương viện Mỹ khuyến cáo: Một nỗ lực để cảnh báo các công dân Hoa Kỳ về các mối đe dọa sắp xảy ra, một báo cáo của Tiểu ban thường trực của Thượng viện Hoa Kỳ về các cuộc điều tra mang tên “Mầm đe dọa cho các doanh nghiệp nghiên cứu của Hoa Kỳ: Kế hoạch tuyển chọn Nhân tài của TC” – “Threats to the U.S. Research Enterprise: China’s Talent Recruitment Plans”, hay cũng có thể gọi trắng trợn ra là:”Kế hoạch thống trị thế giới của TC thông qua vụ trộm công nghệ Hoa Kỳ” – “China’s plans to rule the World Through the Theft of U.S. Technology”
Báo cáo còn ghi thêm, “…không chỉ có thời gian và chi phí mà TC đã bỏ ra để đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, mà còn là sự thật gây sốc rằng các cơ quan liên bang của chúng ta đã làm rất ít để ngăn chặn hành động của TC mặc dù biết rõ về họ”.
“…TC xử dụng không công bằng các nghiên cứu và chuyên môn của Mỹ mà họ có được cho lợi ích kinh tế và quân sự của họ. Trong những năm gần đây, các cơ quan liên bang đã phát hiện ra các thành viên của kế hoạch tuyển dụng nhân tài đã tải xuống các tập nghiên cứu điện tử nhạy cảm trước khi rời đi để trở về Tàu, họ gửi thông tin sai lệch khi xin cấp quỹ và cố tình không tiết lộ nhận tiền từ chính phủ TC trên các đơn xin tài trợ của Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng: Qua nhận định về Đảng Cộng sản Tàu đã xâm nhập vào nhiều cấp độ khác nhau của cơ sở hạ tầng Mỹ và đang nỗ lực phá hủy các giá trị của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói trong bài phát biểu hôm thứ Bảy (5/2), đồng thời cảnh báo các Thống đốc các tiểu bang cảnh giác với sự xâm nhập của TC rằng: ”Chúng tôi có thể bỏ qua các hành động và ý định chiến lược của TC. Chính phủ Tàu đã có phương pháp theo cách họ phân tích hệ thống của chúng tôi. Họ đã đánh giá các lỗ hổng của chúng tôi và TC đã quyết định khai thác các quyền tự do của chúng tôi, để giành lợi thế ở cấp liên bang, cấp tiểu bang và cấp địa phương trong Hoa Kỳ”.
Bộ Năng Lượng Mỹ cảnh giác và dứt khoát qua quyết định: “Nhiều nhà khoa học nước ngoài có thể bị cấm làm việc tại các cơ sở của Bộ Năng lượng như Trung tâm Vật liệu nano tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne – Center for Nanoscale Materials at Argonne National Laboratory ở Lemont, Illinois”.
Các chính sách mới của DOE sẽ ngăn chặn nhiều hợp tác nghiên cứu nước ngoài qua quyết định trên. Các nhà khoa học làm việc cho/hoặc nhận tài trợ từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) ở Washington, D.C., đang phải đối mặt với lệnh cấm hợp tác với các nhà nghiên cứu từ hàng chục quốc gia được coi là có thể gây ra rủi ro an ninh, trong đó các khoa học gia Tàu được lưu ý nhiều nhứt.
Chính sách mới, được nêu ra trong hai bản ghi nhớ gần đây của Phó Thư ký DOE, Dan Brouillette, nhằm ngăn chặn những nỗ lực của chính phủ nước ngoài nhằm hầu đánh cắp nghiên cứu do Hoa Kỳ tài trợ. Nhưng một số nhà khoa học lo ngại DOE có thể phản ứng thái quá với mối đe dọa gián điệp và sợ cách tiếp cận của họ có thể kìm hãm sự tiến bộ trong các lĩnh vực quan trọng đối với an ninh kinh tế và quốc gia của Hoa Kỳ.
Bản ghi nhớ đầu tiên, ngày 14 tháng 12 năm 2018, hạn chế các nhà nghiên cứu do DOE tài trợ làm việc trong các khu vực nghiên cứu và công nghệ mới nổi chưa được xác định rõ ràng từ cộng tác với các đồng nghiệp từ các quốc gia nhạy cảm. Với các ưu tiên nghiên cứu gần đây của DOE, các lĩnh vực bị ảnh hưởng có thể bao gồm trí thông minh nhân tạo, siêu máy tính, thông tin lượng tử, khoa học nano v.v…
Bản ghi nhớ thứ hai, được phát hành vào ngày 31 tháng 1, 2019 và được báo cáo đầu tiên do Tạp chí Wall Street, sẽ cấm các nhà khoa học do DOE tài trợ tham gia vào các chương trình tuyển dụng nhân tài nước ngoài như chương trình China Ngàn Nhân tài.
Thay lời kết
Qua phần trình bày trên người viết chỉ đưa ra vài gợi ý sơ lược về Kế hoạch Ngàn Nhân tài – The Thousand Talents Plan của TC, cũng như nêu lên mối quan tâm của Hoa Kỳ về những hệ quả có thể gây thiệt hại cho nước Mỹ qua Kế hoạch trên của TC. Trong những Phần sắp đến Quý Bà Con sẽ thấy thêm nhiều âm mưu rất thâm sâu của TC trong kế sách chiêu dụ người ngoại quốc và dĩ nhiên trong đó không thiếu vài con nhạn lạc đàn.
Mai Thanh Truyết
Houston, Mùa China Covid-19
Chiến lược của Hoa kỳ để đáp ứng mối đe dọa ngày càng tăng của Trung cộng
Vào ngày 18 tháng 10 năm 2019, Defense Forum Foundation (Quỹ Diễn đàn Quốc phòng) đã tổ chức Congressional Defense and Foreign Policy Forum on Capitol Hill (Diễn đàn Chính sách đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội tại Capitol Hill). Tiến sĩ John Lenczowski, người sáng lập và Chủ tịch của Institute of World Politics, IWP (Viện Chính trị Quôc tế) đã bàn về mối đe dọa của Trung cộng đối với Hoa Kỳ và những điều cần phải làm để triển khai một chiến lược tổng hợp toàn diện. Dưới đây là bản ghi lại cuộc thảo luận đó.
Suzanne Scholte: Chào quý vị, xin quý vị chú ý, chúng ta sẽ bắt đầu với chương trình.. Tôi là Suzanne Scholte, Chủ tịch Quỹ Diễn đàn Quốc phòng. Tôi hân hạnh chào đón quý vị đến Diễn đàn Chính sách đối ngoại và Quốc phòng của chúng tôi. Xin cám ơn quý vị. Tôi biết tất cả mọi người đều có một lịch trình rất bận rộn, nhưng tôi muốn cảm ơn quý vị đã dành thời gian để tham gia với chúng tôi hôm nay. Trước khi giới thiệu diễn giả, tôi muốn ghi nhận nỗ lực của ông Ty McCoy, Phó Chủ tịch của chúng tôi, một trong những người có công trong việc thực hiện diễn đàn này ngày hôm nay.
Tôi cũng muốn giới thiệu một anh hùng cho người dân Tàu; người là nguồn cảm hứng cho những người chiến đấu cho tự do trên toàn thế giới, ông cũng là một trong những anh hùng đối với cá nhân tôi, Tiến sĩ Yang Jianli, Chủ tịch và Người lập ra Citizen Power Initiatives for China (Sáng kiến Quyền lực Công dân cho Trung Hoa). Ông vừa về từ Prague nhưng đã vội đến đây chỉ để nghe diễn giả của chúng ta.
Diễn giả của chúng ta hôm nay, Tiến sĩ John Lenczowski, là Người sáng lập và Chủ tịch của Viện Chính trị Thế giới, là tổ chức học thuật duy nhất chuyên giảng dạy tất cả các nghệ thuật trị nước, từ chiến lược quân sự, đến chiến lược kinh tế, đến lãnh đạo tinh thần, và làm thế nào để hội nhập những điều này vào một chiến lược quốc gia. Thực vậy, ông là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ full-spectrum diplomacy (ngoại giao toàn phổ) là một chiến lược tổng hợp bao gồm tất cả các công cụ nhập cuộc, bao gồm cả ngoại giao truyền thống và ngoại giao quần chúng, cũng như ngoại giao văn hóa, tức là tăng cường liên hệ với quần chúng – đó là điều mà tôi rất ưa thích, bởi vì như nhiều người trong quý vị biết chúng tôi có liên kết với Đài phát thanh Bắc Hàn, là đài tiếp xúc với người dân ở Bắc Hàn..
Tôi muốn nói với quý vị một chút về những gì tiến sĩ John Lenczowski đã làm trước khi ông thành lập Học viện Chính trị Thế giới.
Vào những năm 1980, ông phục vụ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với tư cách là Cố vấn đặc biệt cho Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính trị. Trong nhiệm vụ này ông đã giúp cho Radio Free Europe và Radio Liberty có sự hỗ trợ cần thiết để phổ biến tin tức nhanh chóng và khắc phục những nỗ lực gây nhiễu của Liên Xô. Ông đã vận động Quốc hội chuẩn y 2.5 tỷ đô la để hiện đại hóa VOA và Radio Free Europe / Radio Liberty. Đồng thời, ông là thành viên của Active Measures Working Group (Nhóm làm việc về các biện pháp tích cực), nhắm vào thông tin sai lệch của Liên Xô.
Sau đó, ông là Giám đốc về Âu châu và Liên Xô Sự vụ tại Hội đồng An ninh Quốc gia, với chức vụ là Cố vấn chính về Liên Xô sự vụ cho Tổng thống Ronald Reagan. Trong vai trò đó, ông đã giúp phát triển chính sách giúp làm sụp đổ Đế quốc Liên Xô. Do đó, vì là một trong những người đã giúp Hoa Kỳ chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh chống lại Liên Xô, nên điều thích hợp nhất là tôi đã mời Tiến sĩ Lenczowski thảo luận về đề tài: Chiến lược của Hoa kỳ để đáp ứng mối đe dọa ngày càng tăng của Trung cộng . Xin mời ông John.
Tiến sĩ John Lenczowski là người sáng lập và chủ tịch của Học Viện Chính trị Thế giới, một trường đại học độc lập về thuật trị quốc và các vấn đề an ninh quốc gia ở Washington, D.C.
Tiến sĩ John Lenczowski: Xin chào quý vị. Cảm ơn bạn Suzanne rất nhiều vì lời giới thiệu rất hay đó. Bạn thực sự đã tìm hiểu rất kỹ về quá trình hoạt động của tôi. Tôi rất biết ơn bạn đã làm công việc đó. Tôi muốn cảm ơn bạn vì những nỗ lực anh dũng không ngừng của bạn để bảo vệ tự do và an ninh cho đất nước này, và yểm trợ công cuộc tranh đấu của những người bị áp bức trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Bắc Hàn và Trung cộng . Bạn đã là một trong những người kiên định hoạt động cho an ninh quốc gia của chúng ta trong nhiều năm. Chính bạn đã giúp tôi có vinh dự tham gia vào diễn đàn này.
Tôi cũng muốn cảm ơn Ty McCoy đã hỗ trợ cho Quỹ Diễn đàn Quốc phòng. Điều ngẫu nhiên Ty cũng là một thành viên của Hội đồng quản trị và ban Điều hành của Viện Chính trị Thế giới. Anh ấy là một người hỗ trợ tuyệt vời cho nỗ lực của chúng tôi, và vì vậy tôi muốn cảm ơn Ty vì sự phục vụ phi thường của anh ấy cho đất nước trong nhiều năm.
Hôm nay, tôi muốn nói về cách khai triển một chiến lược tổng hợp để đối phó với Trung cộng . Trước khi bắt đầu nói về những gì chúng ta phải làm, tôi muốn thảo luận ngắn gọn nhất có thể về toàn bộ mối đe dọa của Trung cộng đối với Hoa Kỳ và thế giới tự do.
Trung cộng đã tiến hành Chiến tranh Lạnh chống lại Hoa Kỳ trong nhiều năm, hoặc có thể nói nhiều thập niên. Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều trở ngại cho khả năng nhận thức thực tế này. Chúng ta có những ý nghĩ không tưởng về cách Trung cộng sẽ tự biến đổi trong nội bộ. Chúng ta có đầy những suy nghĩ mơ ước, sự mù quáng cố ý – điều mà Solzhenitsyn gọi là “không muốn biết”. Chúng ta không muốn đối mặt với những thực tế đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.
Rồi, lẽ dĩ nhiên, có rất nhiều người đã có được những bài học rất hay phải tự kiểm duyệt mình để sống trong một chế độ toàn trị. Chúng ta thấy các doanh nghiệp của chúng ta cũng tự kiểm duyệt, cho dù đó là NBA (US National Basketball Association – Hội Bóng Rổ Hoa kỳ), tập hợp khách sạn, các hãng hàng không của chúng ta và mọi người khác. Đó là một cảnh tượng thảm hại và kinh tởm cho những người trong chúng ta tin rằng khi sống ở Mỹ, ta vẫn phải có đủ can đảm để nói ra một số sự thật. Nhưng điều đó trở nên ít có thể làm được, ngay cả ở đất nước chúng ta, khi các trường đại học của chúng ta cũng ở trong số những kẻ thù lớn nhất của tự do ngôn luận, và hiện tượng tránh né đụng chạm chính trị đang diễn ra tràn lan ở đất nước chúng ta.
Tôi xin kiểm điểm một số hành động Chiến tranh Lạnh mà Trung cộng đã và đang thực hiện chống chúng ta.
Trước hết, có hoạt động gián điệp thực sự rất lớn chống đất nước chúng ta. Có ít nhất 50.000 người thu thập thông tin tình báo Trung cộng ở đất nước này, nhưng chúng ta biết có thể gấp đôi số đó. Tôi không nghĩ rằng phản gián của Hoa Kỳ có thể cho chúng ta một số ước tính tốt. Tôi chỉ biết là bất cứ khi nào tôi nói chuyện với các cơ quan phản gián của chúng ta, mỗi khi tôi đưa ra con số đại khái là 10.000, hay 25.000 thì họ đều nói rằng tôi đánh giá quá thấp.. Vì vậy 50.000 dường như là một con số chính xác hơn.
Có hơn 350,000 sinh viên Tàu tại đất nước này, trong số đó, và thêm vào đó, còn có hàng ngàn nhà nghiên cứu Tàu. Trong một năm người Tàu thực hiện 5.000 chuyến thăm tới các phòng thí nghiệm quốc gia của chúng ta, mỗi chuyến thăm có thể lâu từ hai tuần đến hai năm. Chúng ta để họ làm như vậy. Chúng ta chuyển giao cho họ kỹ thuật công nghệ của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta không chỉ để họ lấy cắp; chúng ta thực sự đưa nó cho họ… Và trong khoảng ba đến bốn thập niên, chúng ta đã kín đáo và cố tình hỗ trợ Trung cộng trong việc phát triển khoảng 10.000 kỹ thuật công nghệ khác nhau.
Hoa Kỳ đã cố tình xây dựng Trung cộng thành một siêu cường và trở thành mối đe dọa sinh tử đối với sự tồn tại của chính chúng ta. Chúng ta đã làm như vậy trên cơ sở những gì tôi bây giờ tôi coi là – và ngay vào thời điểm đó – một chính sách rất thiếu sáng suốt khi cố gắng chơi trò cân bằng quyền lực chính trị thế kỷ 19 bằng cách dùng Trung cộng chống lại Liên Xô. Rốt cục chính sách này đã tạo ra một sự ngộ nhận vừa về đạo đức vừa về chiến lược, coi Liên Xô cộng sản xấu và ngụ ý coi Trung cộng tốt. Chính quyền Obama đã cấp thị thực 10 năm cho 2 triệu người Tàu. Trong số những người Tàu vào nước ta có những phụ nữ đang sinh con ở đây – để con thành công dân Mỹ – nhưng sau đó mẹ lại về Tàu.
Người Tàu cộng đang tiến hành thu thập số lượng dữ liệu khổng lồ về người Mỹ. Tất nhiên, quý vị đã biết khoảng 21 triệu tập tài liệu về bản thân của những người được phép tiếp cận với tài liệu mật mà tình báo Trung cộng đã đánh cắp từ Văn phòng Quản lý Nhân viên. Chúng ta biết rằng 78 triệu hồ sơ y tế đã bị hack và lấy trộm từ công ty bảo hiểm y tế Anthem. Một trong những công ty lớn có thể cho bạn biết bạn có tổ tiên là người Neanderthal không là một công ty của người Tàu, và họ đang thu thập DNA của chúng ta.
Họ đang tiến hành một công cuộc xây dựng quân sự khổng lồ, bao gồm cả vũ khí không gian. Người ta cho rằng họ đang đi trước chúng ta trong việc vũ khí hóa không gian. Vào năm 2007, họ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm laser chống lại các vệ tinh của Hoa Kỳ để chứng minh khả năng làm mù các vệ tinh. Họ có vũ khí trực tiếp phóng lên chống vệ tinh. Chúng ta không có gì để chống lại các võ khí này. Họ đang nỗ lực tăng cường hải quân, trong khi các tàu của chúng ta bắt đầu lỗi thời và các hạm đội của chúng ta bị thu hẹp thì Trung cộng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hải quân với tốc độ rất nhanh.
Trung cộng đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành ngầm, là một tập hợp các đường hầm được gia cố bằng thép và bê tông, trong đó bạn có thể lái một chiếc xe tải, phía sau có kéo một bệ phóng ICBM di động có vũ khí hạt nhân. Hệ thống đường hầm này lớn cỡ nào? Ước tính tốt nhất cho đến nay là vào khoảng 3,000 dặm đường hầm. Họ che giấu tên lửa hạt nhân trên đất liền của họ trong các đường hầm này. Người ta không biết điều này, bởi vì các cơ quan truyền thông lớn của chúng ta đã không phổ biến điều này. Trung cộng đã phát triển một loại bom neutron. Họ đang phát triển và có thể đã sản xuất vũ khí siêu âm. Họ đã phát triển khả năng gửi một xung điện từ có thể quét sạch toàn bộ lưới điện của chúng ta. Chúng ta hầu như chưa làm được như thế. Có rất nhiều điều cần nói về quân sự. Nhưng đó chỉ là một vài điểm nổi bật.
Sau đó là các hoạt động gây ảnh hưởng và tuyên truyền của họ. Trung cộng có các hoạt động tuyên truyền lớn đang diễn ra trên khắp thế giới. Họ có khoảng 3,000 đài truyền hình, 2,500 đài phát thanh. Họ kiểm soát hàng ngàn tờ báo, ít nhất sáu tờ báo tiếng Anh. Họ đang phát sóng bên trong đất nước này, từ trong biên giới của chúng ta và từ Mexico.
Họ đang lũng đoạn phương tiện truyền thông của chúng ta. Chúng ta đều biết về các kỹ thuật truyền thống để báo cáo từ các nước toàn trị. Đó là trường hợp ở Liên Xô, ở Tàu cũng vậy, các nhà báo của chúng ta không viết về những gì tôi gọi là bốn điều cấm kỵ. Bốn điều cấm kỵ là gì? Đừng viết về quân đội Trung cộng; đừng viết về gián điệp của họ; đừng viết về các biện pháp thi hành, tuyên truyền và hoạt động lén lút của họ; và đừng viết về vi phạm nhân quyền của họ. Nếu bạn tự kiểm duyệt tất cả những điều đó, nếu bạn không làm gì quá xúc phạm đối với các quan ở Bắc Kinh thì họ có thể để bạn báo cáo những điều tầm thường hơn nhiều.
Xin nói thêm là các học giả Mỹ cũng tự kiểm duyệt, bởi vì nếu họ viết về bất kỳ điều gì trong bốn điều cấm kỵ quá mức xúc phạm tới Bắc Kinh, thì họ sẽ không được cấp thị thực vào Trung cộng. Vì vậy, cả nhà báo và các học giả đều bị chi phối bởi hạn chế thị thực và các hạn chế tiếp cận khác. Hiển nhiên các phóng viên sẽ phải tự kiểm duyệt, nếu họ không muốn văn phòng ở Bắc Kinh của họ bị đóng cửa. Nhưng những người giỏi nhất sau đó sẽ về Mỹ và có lẽ viết một cuốn sách với sự thật mà họ không thể báo cáo trên các trang nhất của tờ New York Times và The Washington Post.
Nói về hai tờ báo đó, hai tờ báo có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ: cả hai đều lấy hàng triệu đô la từ Bộ tuyên truyền Bắc Kinh để đăng tải phụ trương định kỳ China Watch, tài liệu tuyên truyền cố hữu của Cộng sản. China Watch ảnh hưởng mọi người đến mức nào? Tôi không dám nói chính xác. Tôi nghĩ rằng nó phải ảnh hưởng một phần nào. Điều nó thực sự làm là nó khai thác sức mạnh của phương tiện truyền thông để bỏ qua, và cơ bản là nó mua chuộc giới truyền thông để tuân thủ bốn điều cấm kị. Các phương tiện truyền thông lớn khác, chẳng hạn như các mạng truyền hình, cũng làm theo New York Times và The Washington Post. Nếu quý vị muốn tìm hiểu bất cứ điều gì về một số vấn đề trong số bốn chủ đề cấm kỵ này, quý vị phải đọc The Washington Times, The Epoch Times và các nguồn truyền thông khác không bị Bắc Kinh hủ hóa.
Bắc Kinh đang hủ hóa các tổ chức học thuật của chúng ta là nơi có lập 107 Học viện Khổng Tử. Đây là những trung tâm tuyên truyền nhằm tiêu diệt những chỉ trích của giới kinh điển về chính sách của Bắc Kinh. Các viện này bị người Tàu cộng kiểm soát và phải tuân theo quy định phát biểu của Trung cộng . Chúng ta có 20 trung tâm văn hóa Mỹ ở Trung cộng do người Tàu cộng kiểm soát chứ không phải chúng ta.
Trung cộng đang cho rất nhiều tiền cho các trường đại học Mỹ. Họ đã tặng 250 triệu đô la cho Harvard, hàng triệu đô la cho Stanford. Báo cáo đáng tin cậy nói rằng một tổ chức trá hình của tình báo Trung cộng đã cho tiền và tham gia vào các dự án chung với Atlantic Council, (Hội đồng Đại Tây Dương), East-West Institute (Viện Đông-Tây), the Carnegie Endowment for International Peace (Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế), the Carter Center (Trung tâm Carter) và the Brookings Institution (Viện Brookings). Còn có nhiều tổ chức khác nữa. Trường cũ của tôi, Johns Hopkins School of Advanced International Studies (Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins), đã lấy tiền từ tổ chức trá hình này. Tất cả đều bị hủ hóa. Đó là điều không thể dung tha được trong một xã hội tự do. Hình như không có ai nói nhiều về vấn đề này.
Trung cộng đang ráo riết cố gắng hủ hóa các chính trị gia của chúng ta. Có tài liệu đầy đủ về các đóng góp rất lớn của họ cho các cuộc tranh cử ít ra là từ thập niên 1990, Họ nhắm vào các nhân viên của quốc hội, vào người trong gia đình của các chính trị gia. Họ thích làm giầu cho bà con của một số các chính trị gia nổi tiếng. Quý vị có thể đọc một chút về sự kiện này trên báo. Sau đó, họ nhắm mục tiêu vào các chính trị gia tiểu bang và địa phương, bởi vì họ biết rằng ủy viên hội đồng có thể trở thành thượng nghị sĩ tiểu bang và một thượng nghị sĩ tiểu bang có thể trở thành nghị sĩ Hoa Kỳ: đây là chiến lược được gọi là chiến lược triều cường.
Lẽ dĩ nhiên Trung cộng hành động gây ảnh hưởng trong cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta. Sự trung lập hoá chính trị giới doanh nghiệp Mỹ là một trong những hiện tượng ngoạn mục và có ý nghĩa chiến lược nhất mà chúng ta từng thấy trong bất kỳ hành vi kiểu Chiến tranh Lạnh nào trong suốt thế kỷ qua. Lenin, Stalin, Brezhnev, Andropov, Gorbachev – ngoại trừ Gorbachev hãy còn sống – chắc phải
ghen ty dưới mồ khi thấy Trung cộng thành công như thế nào trong việc trung lập hóa chính trị giới doanh nghiệp của chúng ta.
Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp – thành viên hội đồng quản trị của các trường đại học và các think tank của chúng ta – đang kiếm được nhiều tiền nhờ kinh doanh với Trung cộng . Một số trong các người đó đang kiểm duyệt các công việc phân tích đang diễn ra trong những think tank đó. Một ví dụ cụ thể, trong một think tank nổi tiếng ngay tại thành phố này, một nhà phân tích quân sự đã viết về sự phát triển của quân đội Trung cộng một cách khách quan vô tư, dựa trên thực tế, không có tính cách mị dân.
Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn có lợi ích kinh doanh lớn ở Trung cộng và cũng là một nhà tài trợ chính cho think tank đó rất bận tâm về tài liệu phân tích của chuyên gia này, bởi vì nhà doanh nghiệp đó nghĩ rằng nếu nhiều người Mỹ bắt đầu lo lắng về việc tăng cường lực lượng quân sự của Trung cộng , thì điều đó có thể là gây ra căng thẳng Mỹ-Trung. Ông ta tin rằng nếu có thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng , thì sẽ gây ra tình trạng bất ổn ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích kinh doanh của ông. Ông sắp xếp để chuyên viên phân tích đó bị sa thải và cho một số tiền lớn để bịt miệng. Chuyên viên bị sa thải đến một think tank khác. Hai ủy viên quản trị của think tank này là những người đóng góp tài chính lớn cho think tank đó dọa sẽ từ chức và ngưng hỗ trợ tài chính cho think tank nếu không sa thải chuyên viên này. Thế là ông chuyên viên đó lại bị sa thải.
Tôi có thể kể cho quý vị nhiều câu chuyện nữa như vậy, như chuyện một trong những giáo sư của chúng ta đã từng làm việc tại một think tank lớn khác. Ông bắt đầu phản đối công khai về việc có bao nhiêu cựu thành viên Nội các – Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc Tình báo Trung ương – đều trực tiếp hoặc gián tiếp nhận thù lao của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính những người này đã tới Quốc hội, tới các tòa nhà như thế này, đến các phòng gần đó để điều trần với tư cách là các chính khách cao niên, bề ngoài là vì lợi ích của Hoa Kỳ, nhưng không tiết lộ mâu thuẫn về quyền lợi (conflict of interest) “ăn cây táo rào cây sung” của họ. Họ hầu như luôn luôn hạ thấp mối đe dọa của Trung cộng . Đó là chủ đề chính: hạ thấp mối đe dọa Trung cộng và khuyến khích mọi người tin rằng Trung cộng sẽ cải tổ nội bộ và trở thành một nền dân chủ. Chà, chính một trong những thành viên nội các đó lại là thành viên trong hội đồng quản trị think tank, và chính ông ta đã sắp xếp việc sa thải anh chuyên viên phân tích. Rốt cục chúng tôi đã thu dụng anh chuyên viên đó vào Học viện Chính trị Thế giới.
Trung cộng đầu tư nhắm vào các khu vực bầu cử mà Trung cộng đặc biệt chú ý. Một trong những chiến lược chính của họ là liên doanh với một công ty địa phương của Mỹ. Nếu có một số mối đe dọa đối với lợi ích của Trung cộng , mối đe dọa đó cũng sẽ ảnh hưởng tới nhân viên trong công ty Mỹ đó.
Gần đây, chúng tôi đã thấy một trong những nhà lãnh đạo nổi bật của chúng ta tại Hạ viện này đứng ra bảo vệ một liên doanh Hoa Kỳ-Trung cộng trong khu vực bầu cử trái với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Trung cộng đang thực hiện các biện pháp tích cực. Các biện pháp tích cực là một thuật ngữ cũ của KGB dùng để chỉ thông tin sai lệch, giả mạo, hoạt động bí mật ảnh hưởng tới chính trị, khiêu khích, nghi binh, tuyên truyền đen, tất cả các loại “hành động có tính cách tuyên truyền”, kể cả khủng bố, v.v. Họ để Bộ phận Công tác Mặt trận Thống nhất của họ làm việc này. Đó là một hoạt động lớn. Tập Cận Bình đã bổ sung 40.000 nhân sự mới cho Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Tàu (United Front Work Department), thêm vào hàng ngàn người đã làm việc ở đó (nhưng tôi chưa thể có con số nhân sự chính xác). Những biện pháp tích cực này rất đa dạng. Hôm nay tôi không thể đi vào chi tiết: chỉ cần nói rằng người Tàu cộng đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một phần trong công cụ tuyên truyền, những nỗ lực của họ cũng lớn như những nỗ lực của Nga đã được ghi nhận kỹ lưỡng trong Báo cáo Mueller. Nhưng dường như không ai quan tâm nhiều đến các hoạt động của Trung cộng.
Người Tàu (cộng) đã xâm nhập vào cộng đồng người Mỹ gốc Tàu trên khắp thế giới và ở đất nước này, và đã cố gắng chiếm lấy và gây ảnh hưởng đến giới truyền thông Mỹ gốc Tàu. Họ cố gắng bịt miệng những người bất đồng chính kiến đang ty nạn ở Hoa Kỳ.
Tàu cộng đang ảnh hưởng đến Hollywood. Họ hạn chế số lượng phim có thể được phân phối bên trong Trung cộng và họ khiến các nhà sản xuất Hollywood phải tự kiểm duyệt để làm các bộ phim, bao gồm cả những bộ phim chỉ được chiếu ở Hoa Kỳ, không xúc phạm tới Tàu cộng – đây là một vấn đề rất lớn. Trung cộng sở hữu toàn bộ chuỗi nhà hát AMC [1].
Sau đó, họ đã có chiến lược kinh tế. Đó là một chiến lược có đặc trưng ngắn gọn là sự hoàn toàn không có qua có lại. Nó không phải là tự do mậu dịch. Đó là chiến lược giao dịch trọng thương vơ lợi vào cho mình, nhằm ngầm phá hoại các tập đoàn Mỹ, khiến họ bị sập tiệm và chiếm thị phần của họ ở Hoa Kỳ. Họ mua các công ty Mỹ. Họ đã liên doanh với các công ty Mỹ. Họ tài trợ cho các công ty công nghệ
cao của Mỹ. Họ sử dụng thị trường vốn của Mỹ để tiếp cận vốn để tài trợ cho sự phát triển công nghệ của chính họ và công cuộc tăng cường quân đội.
Ngay bây giờ, có một số nỗ lực, tôi không biết chính xác chi tiết về điều này, có thể thay đổi một số quy định tại Hoa Kỳ cho phép các quỹ hưu trí liên bang và quỹ hưu trí quân sự của chúng ta, đổi từ mức 5% mức đầu tư vào các công ty Tàu cộng , lên mức 20% hoặc 25%. Phải ngăn chặn mưu toan này. Có lẽ có một người trong phòng hội này có khả năng làm điều gì đó.
Tàu cộng, tất nhiên, đặt điều kiện khi vào thị trường Trung cộng: Bạn phải chuyển giao công nghệ của bạn. Bạn phải mang hoạt động nghiên cứu và phát triển của mình vào Trung cộng . Họ không cho phép bạn tiếp cận với tất cả hàng tỷ người tiêu dùng của họ. Họ đang sản xuất hàng giả. Tất nhiên, họ đang sử dụng công nghệ đánh cắp được. Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng chúng ta cần bắt đầu sử dụng một số ngữ nghĩa tốt hơn về tất cả những điều này. Khi một người mua một sản phẩm của Trung cộng , đôi khi người ta mua hàng hóa thực sự là “hàng ăn cắp”. Tôi không nghĩ rằng đó là danh dự hay đạo đức, và có lẽ nó không nên coi việc mua hàng ăn cắp là hợp pháp.
Họ đang mua chuộc nhiều nguời giỏi nhất và sáng giá nhất của chúng ta và thu dụng họ vào Kế hoạch Ngàn người (Thiên nhân Kế hoạch) của họ.
Họ cho người của họ nằm vùng trong các công ty kế toán quan trọng nhất ở đất nước này. Thế là tình báo Trung cộng nắm được thông tin nội bộ của những đại công ty để giúp họ tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trong thị trường chứng khoán. Những công ty kế toán nhìn thấy những sổ sách nội bộ của nhiều tập đoàn lớn của chúng ta. Vì vậy, tình báo Trung cộng có được thông tin nội bộ về khiến họ tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán. Nhưng vì họ có lợi thế nhờ các dịch vụ tình báo giúp đỡ họ, họ có thể che giấu tất cả những điều này theo cách mà SEC (Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ– Securities and Exchange Commission) và các cơ quan thi hành luật khác không thể xử lý.
Trung cộng đã đột nhập các giao dịch trên mạng của các của công ty Hoa Kỳ. Họ đã có thể hack vào các máy chủ của công ty nơi đặt hàng sản phẩm và giảm mức độ của những đơn hàng đó. Do đó, họ đã phá hoại sự thành công của các công ty công nghệ cao mới phát triển. Và sau đó, khi công ty bắt đầu lung lay, họ sẽ đến và mua công ty với giá rất rẻ.
Họ có một chiến lược chiến tranh kinh tế bao gồm các mánh khóe bất hợp pháp như naked short selling [2], và đã được phát hiện trong quá khứ, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nơi cả Trung cộng và một số quỹ tài sản có giới cầm quyền ở Trung Đông đều tham gia bán, tất cả thông qua một công ty môi giới không có tiếng tăm gì ở Texas. Mặc dù thực tế điều này là bất hợp pháp, nhưng chúng ta dường như không chú ý nhiều đến nó, bởi vì chính phủ Hoa Kỳ không quan tâm nhiều đến chiến tranh kinh tế.
Tiếp đến là mối đe dọa 5G mà chính tôi cũng không thể bắt đầu mô tả mức độ bị tổn thương của đất nước chúng ta và toàn bộ thế giới tự do, nếu Trung cộng thành công trong việc độc quyền 5G. Họ sẽ có thể dùng kỹ thuật đó như một vũ khí trong mọi lĩnh vực: mọi công nghệ được kết nối và không bảo mật đều có thể bị 5G khống chế.
Họ có một chiến lược chính trị toàn cầu. Tất cả quý vị đều biết về Sáng kiến Vành đai và Con đường, một nỗ lực tân thuộc địa để lôi kéo giới lãnh đạo chính trị ở các quốc gia trên thế giới. Trong nhiều năm, họ đã có một chiến lược toàn cầu để duy trì sự hiện diện về dân số và cơ sở hạ tầng tại mọi điểm then chốt chiến lược trên mặt biển lớn trên thế giới: tại Eo biển Malacca, Eo biển Hormuz, ở Eo biển Bab-el-Mandeb họ có căn cứ mới ở Djibouti, họ đã ở kênh đào Suez, họ ở Dardanelles, họ ở hai đầu kênh đào Panama. Tôi không biết về Gibraltar. Nếu có ai nghe nói về sự hiện diện của Trung cộng tại Gibraltar, xin cho tôi biết và tôi có thể thêm vào bảng liệt kê.
Rồi còn có những hành động xâm lược linh tinh khác nữa. Dịch fentanyl ở đất nước này không phải ngẫu nhiên mà có. Người Tàu đã dính líu vào chiến tranh ma túy. Thực vậy, toàn bộ chương trình của Liên Xô được gọi là Druzhba narodov (hữu nghị giữa các dân tộc), là một chương trình được Nikita Khrushchev phát triển vào những năm 1950, để khiến cho không phải KGB và GRU, mà là các nước chư hầu của đế chế Liên Xô đưa ma túy vào Tây phương để làm hỏng đầu óc của giới trẻ Mỹ; để kiếm được nhiều tiền – rất nhiều tiền – đến nỗi họ đã tài trợ cho toàn bộ dịch vụ tình báo của các quốc gia chư hầu bằng tiền bán ma túy bất hợp pháp; và nắm hồ sơ về các chính trị gia tham nhũng ở nhiều quốc gia khác để các người này có thể bị thao túng cho mục đích tình báo. Nikita Khrushchev đã làm tất cả những điều này như thế nào? Ông lấy cảm hứng từ việc người Tàu sử dụng ma túy như một vũ khí chiến tranh trong Chiến tranh Triều Tiên. Nó hiệu quả đến nỗi ông muốn làm theo y như vậy để phục vụ cho Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Khoảng 15 năm trước – tôi không nhớ ngày chính xác – một trong những sinh viên của chúng tôi tại Học viện Chính trị Thế giới, người làm việc với đơn vị tình báo tại Hải quan Hoa Kỳ, nói với chúng tôi về cách Hải quan Hoa Kỳ vừa bắt vụ Trung cộng mưu đồ xuất khẩu sung AK-47 cho các băng đảng đường phố Los Angeles. Vũ khí tiếp theo mà họ mưu toan gửi đến là những tên lửa phòng không vác vai mô phỏng loại Stinger.
Tất nhiên, rất nhiều mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt là kết quả của các nhược điểm chúng ta tự gây ra. Chúng ta phụ thuộc đáng một cách kinh ngạc vào Trung cộng đối với các loại dược phẩm theo toa và các chuỗi cung ứng quan trọng khác.
Vậy phải làm gi? Tôi nghĩ điều số một là phải nói thật. Đã từ lâu, quá lâu, chúng ta đã không nói lên sự thật cho chính chúng ta. Điều này đã khiến chúng ta bị nguy hại không thể tưởng tượng được. Đương kim Tổng thống, dù ta có thể cho ông là thế nào đi chăng nữa, là Tổng thống đầu tiên trong số các vị cầm quyền khác đã nói lên một số sự thật rõ rệt về mối đe dọa từ Trung cộng . Tôi nghĩ rằng chính quyền này còn có thể làm nhiều điều hơn nữa.
Điều tiếp theo là chúng ta phải thiết lập phòng thủ. Tôi nghĩ rằng một trong những phòng thủ đầu tiên mà chúng ta phải xây dựng là một nỗ lực mới to lớn trong công cuộc phản gián. Hiện tại, chúng ta yếu về phản gián. Chúng ta đã yếu trong nhiều năm. Có rất nhiều lý do cho tình trạng này. Chúng tôi tại Viện Chính trị Thế giới nghiên cứu điều này rất cẩn thận. Những người bạn quan tâm đến vấn đề này nên đến học hỏi tại viện của chúng tôi. Ngoài chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi là tổ chức đầu tiên cấp bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Tình báo Chiến lược bên và chúng tôi có chương trình phản gián nghiêm túc nhất trên toàn quốc. Tất cả những gì tôi có thể nói là trận tấn công tình báo ào ạt chống lại đất nước chúng ta phải được ngăn chặn. Chúng ta cần đặt nhiều trí tuệ hơn vào cuộc phản công, và tiếp theo phải có nhiều nhân lực hơn, Sau đó, chúng ta cần ban hành một số chính sách mới, nhưng rất cơ bản.
Chúng ta phải bắt đầu hạn chế sự tiếp cận. Trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã không để cho người Liên Xô đi hơn 25 dặm ngoài các cơ sở ngoại giao của họ tại khu vực thủ đô quốc gia, tại New York (tại trụ sở Liên Hiệp Quốc), và bất cứ nơi nào họ có một lãnh sự quán, như ở San Francisco, chẳng hạn. Người Tàu cộng được đi bất cứ nơi nào trong đất nước chúng ta, điều này không thể tiếp tục. Chúng ta không được tự do đi lại trong Trung cộng . Cần phải có qua có lại.
Đối xử tương đồng là điều then chốt. Nếu bất kỳ từ nào cần được lấy ra khỏi văn mạch của điều tôi đang trình bầy này, thì cần phải xác nhận rằng đối xử tương đồng trong quan hệ với Trung cộng cần phải thi hành. Chúng ta không bao giờ thực sự có đối xử tương đồng với Liên Xô. Liên Xô có nhiều đặc vụ KGB ở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moscow hơn số người Mỹ làm việc ở đó. Không thể tưởng tượng lại có một biểu hiện nào quái dị hơn về sự ngây thơ, dại dột và thiếu thận trọng đó. Chúng ta muốn cho người khác hưởng điều bán tín bán nghi ngay cả khi không có nghi ngờ gì nữa. Đó là cách suy nghĩ bệnh hoạn. Nhưng bản tính của chúng ta là như vậy. Chúng ta phải suy nghĩ chín chắn hơn và nhận ra rằng quốc gia chúng ta sẽ không còn nữa, nếu chúng ta tiếp tục hành động như chúng ta đã làm trong hai thập nien qua.
Chúng ta cần hạn chế thị thực. Đối với các phóng viên truyền thông chính thức, Trung cộng cấp cho chúng ta hai thị thực nhập cảnh cho phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Họ không cho chúng ta một thị thực nữa cho một phóng viên VOA ở Thượng Hải. Nhưng chúng ta cho họ 860 thị thực chính thức cho các nhà “nhà báo” tuyên truyền của họ đến với đất nước này.
Chúng ta phải hạn chế sự tiếp cận với các phòng thí nghiệm quốc gia, đến các trường đại học, hạn chế cho vào các cơ sở nghiên cứu của công ty. Mới vài tuần trước đây, tôi đã gặp một anh có bằng kỹ sư tại trường kỹ thuật của Đại học Maryland. Anh nói nơi này rất đầy rẫy các sinh viên kỹ thuật Tàu cộng , và họ đã có bằng kỹ sư trước khi họ bắt đầu học để lấy bằng cấp mới giống hệt tại trường Đại học. Tại sao họ đã có bằng rồi? Vì như vậy, họ sẽ có thể nhận ra nghiên cứu tiên tiến của các giáo sư kỹ thuật của họ. Vì vậy, họ sẽ biết công nghệ nào để đánh cắp và đỡ mất thời giờ của họ. Vì vậy, họ đến học nhưng đã chuẩn bị rất kỹ càng.
Chúng ta cần hạn chế việc đi lại của những người Tàu cộng được coi là di dân đang sống ở đất nước này và làm việc trong các ngành công nghiệp nhạy cảm. Tôi biết các ví dụ về những người nhập cư Tàu cộng làm việc về phát triển phần mềm để truyền tin bảo mật dùng cho các lực lượng vũ trang của chúng ta trên chiến trường và họ về Trung cộng mỗi năm. Họ đang làm việc trong các hoạt động mật, nhưng rồi chúng ta cho phép họ về Trung cộng hàng năm. Quý vị nghĩ họ làm gì ở Tàu? Họ được MSS (Bộ Công An) thẩm vấn. Thật là ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta phải cấm luật sư Mỹ công khai dạy các điệp viên Tàu cộng cách lách luật kiểm soát xuất khẩu và các biện pháp an ninh công nghệ khác. Luật sư Mỹ làm điều này, và họ được trả rất nhiều tiền để dạy các điệp viên Trung cộng cách làm điều đó.
Chúng ta cần một chiến dịch toàn quốc nâng cao ý thức của công chúng về mối đe dọa trên mạng. Hiện nay vấn đề này hãy còn là một điều đáng buồn.
Chúng ta cần tiến hành các hoạt động phản gián, có nghĩa là làm những việc sửa đổi các sơ đồ và thông số kỹ thuật để phát triển công nghệ cao, như vậy khi Trung cộng lấy cắp tài liệu và kết hợp các tài liệu lại, họ sẽ lâm vào mê hồn trận.
Chúng ta cần khôi phục lực lượng vũ trang của chúng ta. Bắt đầu từ đâu? Một trong những vấn đề của chúng ta là chúng ta đã làm những gì Đức quốc xã đã làm. Họ luôn luôn có vũ khí chất lượng cao nhất, tiên tiến nhất. Nhưng chiến lược của Mỹ trong Thế chiến II là có những thứ chất lượng rất tốt, có thể không phải là tiên tiến nhất về máy bay, tàu thủy và xe tăng, v.v. nhưng vượt trội về số lượng. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần thêm số lượng lớn hơn nhiều cho Hải quân của chúng ta, cho Không quân của chúng ta và cho tất cả các quân chủng của chúng ta.
Chúng ta cần phát triển vũ khí không gian. Chúng ta cần phát triển hệ thống phòng thủ cho các vệ tinh của mình. Chúng ta cần phát triển hệ thống phòng thủ cho các tên lửa siêu thanh cao. Để bảo vệ chống lại mối đe dọa của một cuộc tấn công bằng xung điện từ, chúng ta cần phải kiện toàn lưới điện của chúng ta mà, theo thuật ngữ chiến lược quốc gia, lưới điện của chúng ta hãy còn ‘bết’. Chúng ta cần phát triển máy bay có tầm bay xa hơn vì hàng không mẫu hạm rất dễ bị tấn công khi phải tới quá gần trong tầm bắn của tên lửa chống hạm của Trung cộng. Chúng ta cần khôi phục cơ sở công nghiệp quốc phòng và chấm dứt sự phụ thuộc vào các nước ngoài để cung cấp đồ phụ tùng cho các hệ thống phòng thủ của chúng ta.
Chúng ta cần tăng cường các liên minh, đặc biệt là ở Đông Á. Chúng ta cần giúp đỡ Đài Loan, chúng ta cần đảm bảo rằng Đài Loan có được vũ khí nghiêm túc. Chúng ta cần phải sát cánh với Philippines và giữ cho Trung cộng không ăn hiếp họ trong cuộc chiến pháp lý quốc tế với Trung cộng về quyền sở hữu những mỏm đảo đá này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc cho phép Hàn Quốc phát triển năng lực hạt nhân tới gần sát mức có thể có thể sản xuất võ khí hạt nhân, để nếu cần thiết bất ngờ, Hàn Quốc có thể có khả năng [sản xuất võ khí hạt nhân] trong vòng sáu tháng. Nhật Bản cũng vậy, tôi nghĩ Nhật Bản đã có khả năng đó.
Chúng ta cần khôi phục COCOM, Coordinating Committee on Multilateral Export Controls (Ủy ban Điều phối Kiểm soát Xuất khẩu Đa phương). Đây là một nỗ lực trên toàn liên minh, rộng khắp NATO (nhưng bao gồm cả Nhật Bản) để đảm bảo rằng một đồng minh không chơi xấu một đồng minh khác bằng cách bán các công nghệ cho Khối Xô Viết. Đó là một sự sắp xếp thành công đáng kể. Nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực hợp tác ngoại giao nghiêm túc.
Chúng ta cần thực hiện một chiến dịch thông tin toàn cầu để thông báo cho thế giới về các cách hành động của Trung cộng. Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung cộng có yếu tố gây bất ngờ khi triển khai tại nhiều quốc gia. Những quốc gia này cần được hiểu rõ hơn về nó. Trung cộng không xứng đáng với danh tiếng mà nó có ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Trung cộng đã rất nghiêm túc trong ngoại giao văn hóa và các hoạt động tuyên truyền và thông tin của họ. Chúng ta cần cảnh báo các nước khác trên thế giới, trước khi quá muộn.
Chúng ta cần phát triển chiến lược kinh tế của riêng mình, và đây phải là một chiến lược đối xử tương đồng. Theo quan điểm của tôi, điều này có nghĩa sự giải kết dần dần giữa hai nền kinh tế. Trung cộng sẽ không thay đổi thói quen của họ. Họ sẽ tiếp tục làm những gì họ đang làm vì bản chất của họ là như vậy. Như tôi thích giải thích với các sinh viên của tôi, có hai loại động vật khác nhau trong rừng. Có những động vật ăn thịt và có những động vật ăn cỏ, ta không thể thay đổi một động vật ăn thịt để nó từ bỏ thói muốn ăn động vật ăn cỏ. Bản chất của chế độ Tàu cộng là hành xử như nó đang làm, và rốt cục chúng ta phải nhận thức như vậy.
Chúng ta chưa thi hành luật chứng khoán của chúng ta. Chúng ta phải thực thi sự minh bạch trong tất cả các loại quan hệ thương mại mà chúng ta có với Tàu cộng. Chúng ta không làm tốt công việc này, và đây là một lĩnh vực lớn mà những người khác đã viết.
Gần đây nhất, tướng Rob Spalding có cuốn sách mới của ông, Stealth War, mà tôi đề nghị quý vị để ý tới. Đó là một phân tích tuyệt vời của một nhà yêu nước Mỹ đáng kính, người đã phục vụ đất nước này theo nhiều cách tuyệt vời khác nhau. Ông bàn về các yếu tố then chốt của chiến lược cần thiết.
Chúng ta cần khuyến khích các nguồn cung cấp khác nhau từ các quốc gia khác và từ chính đất nước chúng ta. Chúng ta phải giảm sự phụ thuộc vào Trung cộng. Và dù thuế quan có hại như thế nào chăng nữa – tôi nhận rằng thuế có thể có hại – nhưng không có cách nào khác. Thuế quan là cần thiết và có hiệu quả khi được nhắm vào mục tiêu chiến lược, nếu chúng ta muốn khôi phục sự đối xử tương đồng trong quan hệ thương mại.
Còn có những điều tích cực chúng ta có thể làm. Có toàn bộ ý tưởng của Hiến chương Thái Bình Dương. Paul Berkowitz, một nhân viên kỳ cựu của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cũng có mặt tại đây với chúng ta hôm nay.
Paul, tôi xin tỏ lòng ngưỡng mộ bạn về công việc mà bạn đã làm trong lĩnh vực này trong nhiều năm. Khi Paul làm việc cho Nghị sĩ Ben Gilman, Chủ tịch Ủy ban, Quốc hội đã thông qua luật thành lập Ủy ban về Hiến chương Thái Bình Dương, đây là phiên bản mới của Hiến chương Đại Tây Dương. Hiến chương Thái Bình Dương liên quan đến việc hợp tác với các đồng minh của chúng ta để thúc đẩy dân chủ, pháp quyền, nhân quyền và hợp tác kinh tế khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương và để nâng cao uy tín của sự lãnh đạo Hoa Kỳ trong khu vực. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải bảo vệ cho các nguyên tắc của chúng ta… Chúng ta vẫn còn đại diện cho những tư tưởng tuyệt vời. Dù người Mỹ đang đấu tranh chính trị kịch liệt trong nước, nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn tin vào luật pháp. Chúng ta vẫn tin vào các quyền bất khả nhân nhượng và phẩm giá của cá nhân con người. Tất cả những điều đó hoàn toàn không hợp với chế độ Tàu cộng.
Đây là điều cuối cùng tôi muốn nói, đó có thể là một trong những điều quan trọng nhất nếu chúng ta thực sự muốn thắng Chiến tranh Lạnh với Trung cộng. Đó là: chúng ta cũng phải bắt đầu tiến hành các chính sách Chiến tranh Lạnh, không chỉ thế thủ. Chúng ta cần phải có thế công. Chúng ta cần khôi phục tình trạng đối xử tương đồng trong mối quan hệ này. Trong chiến tranh, tấn công có nghĩa là tấn công trọng tâm của kẻ thù. Trọng tâm là yếu tố nếu không có nó thì địch không thể gây chiến, và không thể tồn tại được. Trọng tâm của Trung cộng, và cũng là của Bắc Hàn, là gì? Ở Trung cộng, Bắc Hàn và các chế độ tương tự, trọng tâm đó là hệ thống an ninh nội bộ của nhà nước…
Thực tế trung tâm của đời sống chính trị ở Trung cộng và Bắc Hàn và các quốc gia chuyên chế khác là sự thiếu chính danh của chế độ; cai trị mà không có sự đồng ý người dưới quyền cai trị. Một chế độ không có chính danh thì có vấn đề an ninh nội bộ rất lớn. Chính quyền sợ chính người dân của mình, đó là yếu tố trung tâm của đời sống chính trị. Chính quyền sợ bất cứ điều gì có thể kích động người dân chống lại họ và thậm chí có thể lật đổ họ. Đó là lý do tại sao Trung cộng sợ sự thật, tại sao họ phải kiểm soát tất cả thông tin và truyền thông, tại sao phải phá chương trình phát sóng nước ngoài, tại sao phải cấm tự do thông tin.
Tất nhiên, hệ thống an ninh nội bộ có đội ngũ mật báo viên, Lao Cải – quần đảo Gulag của Trung cộng – mà không ai biết, bởi vì báo New York Times và The Washington Post không bao giờ in chữ Lao Cải trên trang báo của họ. Bạn nên biết nó là gì. Tôi nhắc lại: Lao Cải là Quần đảo Gulag của Trung cộng: lao động nô lệ và trừng phạt tù nhân lương tâm, các học viên Pháp Luân Công, tín đồ Kitô, Hồi giáo và các nhà bất đồng chính kiến.
Cộng sản Tàu là một bộ máy vi phạm nhân quyền khổng lồ. Và điều này là do chế độ sợ chính người dân của mình.
Một trong những nguyên tắc chiến lược hợp lý nhất là ta phải biết ai là đồng minh của mình. Theo quan điểm của tôi, các đồng minh lớn nhất của chúng ta trong tất cả các vấn đề này, các đồng minh tiềm tàng của chúng ta là người Tàu: những người có nhân quyền đang bị xâm phạm, những người không thuộc tầng lớp đặc quyền đặc lợi gồm những đại gia đang làm giàu và hưởng sự bao che của Đảng.
Họ là những đồng minh của chúng ta. Hàng năm có khoảng hơn 70.000 vụ xáo trộn dân sự ở Trung cộng. Có những cuộc biểu tình, bạo loạn, bất cứ loại xáo trộn nào, thường là phản đối tham nhũng của Đảng Cộng sản địa phương. Dân chúng có biết về cũng có những xáo trộn khác không? Không. Bởi vì cách thức hoạt động của chế độ Cộng sản là khi có sự xáo trộn dân sự ở một số khu vực nhất định, chế độ sẽ cắt đứt mọi liên lạc đến địa phương đó… Và chỉ sau đó, khi các liên lạc bị cắt đứt, họ mới đi vào và nghiền nát tất cả mọi thứ. Vì vậy, nếu những người khác rốt cục biết rằng có một cuộc biểu tình, hoặc một cuộc đình công, hoặc một cuộc bạo loạn, hoặc một cái gì đó tương tự, thì thông điệp thực sự là nó đã bị nghiền nát, và do đó, chỉ cố gắng làm điều gì tương tự như vậy một lần nữa cũng là vô ích.
Toàn bộ chiến lược tâm lý của hệ thống an ninh nội bộ của Nhà nước Trung cộng là đưa người dân vào tình trạng cam chịu. Để mọi người tin rằng kháng cự chống lại chế độ này là uổng công vô ích. Một khi họ chịu thua điều này, nó sẽ dẫn đến sự nguyên tử hóa của xã hội. Đó là gì? Đó là khi tách từng cá nhân khỏi mọi người khác. Cá nhân đơn độc chống lại nhà nước độc đảng toàn quyền… Thực hiện điều đó như thế nào? Bằng một hệ thống chỉ điểm viên bí mật khắp mọi nơi.
Tôi không biết có bao nhiêu chỉ điểm viên bí mật ở Trung cộng, nhưng ở Đông Đức – người Đức vẫn có thói quen làm thống kê tốt – nó chiếm tới 30% dân số, ba mươi phần trăm! Điều đó có nghĩa là ai đó trong gia đình bạn là người cung cấp thông tin, nhưng bạn không biết điều đó. Người ấy không thể nói với bạn. Và họ sẽ kiểm tra bạn. Anh ta có thể không muốn trở thành một người cung cấp thông tin. Anh
ta có thể đã bị ép buộc phải làm. Họ sẽ kiểm tra xem anh ta có thông báo gì không bằng cách cho người phạm tội kinh tế, hoặc làm một cái gì khác ngay trước mắt anh ta. Và sau đó, nếu anh ta không báo cáo thì anh ta sẽ bị trừng phạt. Không khí ngờ vực tràn ngập khắp nơi: khi tình trạng thực sự trở nên tồi tệ, thậm chí bạn cũng không tin ngay cả người trong chính gia đình bạn.
Thêm vào đó lại có ý thức hệ làm nhịp trống cho những người lính diễu hành. Nó đặt tiêu chuẩn để đo độ lệch lạc. Đó là tiêu chuẩn đo sự tuân thủ. Đó là sự đúng đắn về chính trị, nó định nghĩa thế nào là đúng đắn chính trị. Mọi người phải đi theo nhịp trống đó, nếu không, bạn có thể bị trung sĩ lôi ra khỏi đội hình và bị kỷ luật. Vì vậy, tất cả được củng cố và tất cả được thu về một mối dưới sự độc quyền về thông tin và truyền thông này.
Nhiệm vụ chiến lược của chúng ta là phá vỡ sự độc quyền đó. Điều đó có nghĩa là giúp người dân Tàu giao tiếp với nhau, giao tiếp với họ trên quy mô lớn. Đó là lý do tại sao khi Suzanne giới thiệu tôi và nói về Radio Free Europe, Radio Liberty, đây là chiến lược mà chúng ta đã sử dụng.
Chúng ta đã làm rất nhiều thứ trong lĩnh vực vật chất: chúng ta không cho Liên Xô dùng tiền tệ của chúng ta, không cho dùng công nghệ. Chúng ta đã làm các hoạt động phản gián. Chúng ta đã xây dựng quân đội của chúng ta. Chúng ta gây áp lực cho họ. Chúng ta đã phát triển SDI [3]. Đó là hành động răn đe khả năng tấn công trước nhắm vào phi đạn SS-18 ICBM của họ. Chúng ta đã làm tất cả những điều này. Chúng ta đã giúp kháng chiến chống cộng ở Afghanistan, Nam Phi và Trung Mỹ.
Nhưng đó đều là những biện pháp vật chất. Và không có gì trong số những biện pháp vật chất đó giải thích tại sao một triệu người xuống đường ở Moscow, khi họ biết rõ rằng họ có thể bị bắt, bị tra tấn, đưa đi cải tạo. Thế mà họ đã có can đảm để làm điều đó. Chính ngoại giao quần chúng của chúng ta đã giúp cho họ can đảm như vậy. Chúng ta đã liên lạc với họ. Chúng ta thông cảm với họ. Chúng ta đã đứng ra bênh vực quyền con người của họ. “Các bạn bị áp bức dưới chế độ này không đơn độc! Chúng tôi sẽ không gửi quân đội của chúng tôi tới, nhưng chúng tôi đứng sau bạn và chúng tôi nghĩ rằng có thể thay đổi, nhưng quyết định là của các bạn”.
Quyết định phải làm gì ở Hồng Kông ở trong tay người dân Hồng Kông. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ hoàn toàn là một màn biểu lộ tuyệt vời về sự phản kháng của công chúng đối với chế độ toàn trị. Tôi không biết chế độ sẽ xử sự như thế nào… Nhưng đừng đánh giá thấp sức mạnh của lòng súng. Chúng ta cần bắt đầu phát sóng trên một quy mô rất lớn, nhiều giờ hơn một ngày, nhiều băng tần hơn. Chúng ta đã bỏ nhiều băng tần của chúng ta. Chúng ta đã ngưng nhiều chương trình phát thanh lớn của chúng ta tại Đài tiếng nói Hoa Kỳ. Chính quyền trước đã định đóng cửa các chương trình bằng tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông. Nếu không có một số người anh dũng từ VOA đứng ra phản đối thì chương trình đó đã bị chấm dứt. Mọi người đều ủng hộ dùng Internet. Nhưng ở Trung cộng có nhiều cảnh sát Internet hơn binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân. Bạn không thể dấu tên khi lướt Internet nhưng bạn có thể dấu tên khi nghe đài.
Nhưng còn có những kỹ thuật mới nữa. Có DRM, Digital Radio Mondiale[4]. Kỹ thuật này khai thác cuộc cách mạng kỹ thuật số để áp dụng vào ngành truyền thanh quốc tế bằng sóng ngắn. Nói như vậy cũng chưa đúng, xin nói thêm không chỉ bằng sóng ngắn, không chỉ bằng TV, không chỉ bằng Internet, không phải chỉ dùng mỗi loại phương tiện riêng rẽ, mà cuộc tấn công chống lại trung tâm quyền lực này phải là bằng kỹ thuật đa phương tiện (Multimedia). Có phương tiện nào dùng phương tiện đó. Ở Bắc Hàn, người ta bỏ những chiếc USB nhỏ vào một cái chai, trong chai có một bó gạo. Thả những chai này xuống sông. Những người Bắc Hàn đói tìm thấy cái chai, họ có một ít gạo và họ đã có một nguồn thông tin khác[nguồn tin của chính quyền]. Mọi phương pháp đều có thể dùng.
Trước đây chúng ta thường gửi máy fax, máy copy (sao chép), máy mimeograph (máy in rô-nê-ô). Thậm chí có nhiều người còn không biết máy mimeograph (máy in rô-nê-ô) là gì. Đó là máy in bài kiểm tra của chúng tôi khi còn ở trường tiểu học. Đặt một tờ giấy lên máy, quay cái cần quay máy, nó là một cái máy cơ khí in bản sao mà không cần máy photocopy. Chúng ta đã gửi hàng chục máy rô-nê-ô vào sau Bức Màn sắt. Chúng ta gửi cả giấy nữa, vì nhà nước nắm độc quyền về giấy. Trước kia ở Liên Xô, mọi máy photocopy đều có người canh có võ trang. Dùng mọi phương pháp, mọi phương tiện. DRM là một phương tiện. Xin nói thêm, DRM sẽ không chỉ truyền tiếng nói, nó còn gửi văn bản nữa. Nó còn có thể gửi video, nhưng tôi đã được một số chuyên gia kỹ thuật cho biết rằng trên thực tế, chúng ta không có bandwidth (băng thông) để gửi video. Nhưng có thể xem video mà không bị lộ tên. Vâng, cần phải có máy thu DRM. Vậy thì làm máy thu DRM. Máy thu DRM rẻ hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu. Có thể làm hàng triệu máy và gửi lan tràn khắp thế giới.
Còn có các vệ tinh phát sóng, và hình như có một số loại mới vệ tinh nhỏ như một cục pin có thể phát sóng, và ta có thể đưa hàng ngàn vệ tinh loại đó lên trời phát trực tiếp xuống các chế độ toàn trị. Chúng ta cần phải có chiến tranh thông tin toàn diện. Bởi vì họ đang tiến hành chiến tranh thông tin toàn diện chống chúng ta; họ đang nhào nặn nhận thức của chúng ta. Họ đang kiểm soát thông tin của chúng ta. Họ đang khiến chúng ta phải tự kiểm duyệt. Chúng ta đang mất tự do, và chúng ta không làm gì để thực sự chống lại ở cấp chiến lược quốc gia. Chúng ta phải ngưng việc quá coi trọng văn hóa thiên về vật chất trong chính sách đối ngoại. Người Nga hiểu điều này, người Tàu hiểu điều này. Người Nga nói rằng chiến thắng trong chiến tranh thông tin có thể mạnh hơn chiến thắng quân sự kinh điển. Nhận định đó xuất phát từ tham mưu trưởng Nga. Chính tham mưu trưởng Nga – một chiến binh động năng – lại nói rằng một cuộc chiến thông tin có thể tạo ra một chiến thắng tàn khốc hơn. Tôi có thể nói lâu hơn một chút nữa, nhưng tôi đã nói lâu quá thời hạn quy định.
Cám ơn quý vị.
Nguyên tác: U.S. Strategy for the Growing China Threat của John Lenczowski
https://www.iwp.edu/speeches-lectures/2020/01/29/u-s-strategy-for-the-growing-china-thre
Vui cười
Có ông lão nọ gây lộn với hai công an, liền bị đánh túi bụi. Ông lão vừa chống đỡ, vừa la lớn:
“Mấy chú coi chừng, tui là bạn học anh Ba đó!”
Một công an nghe vậy có ý sợ, bèn ngưng tay và bảo bạn:
“Thôi, tha cho lão, kẻo lại mang luỵ vào thân đó…”
Công an kia vẫn đánh ông lão. Đánh chán tay, anh ta mới nói:
“Lão nói khoác vậy mà mầy cũng tin! Anh Ba có đi học bao giờ đâu mà có bạn học!
Quan hệ Mỹ-Trung “xuống hố”, tương tác liên tục Trump-Putin thành tâm điểm
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán càn quét thế giới khiến nhiều nước rơi vào tình trạng đình trệ các hoạt động xã hội, kinh tế thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng đang khiến quan hệ Mỹ – Trung Quốc vốn đã xấu lại càng tệ hơn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban đầu che giấu dịch bệnh lại đổ vạ cho Mỹ gieo rắc virus. Trong diễn biến khác, gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường tương tác với Tổng thống Nga Putin, trong “Ngày Elbe” họ đã cùng tìm lại lịch sử tình hữu nghị, động thái gây chú ý về quan hệ Mỹ – Nga trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay.
(Ảnh minh họa: EQRoy / Shutterstock)
Vào ngày 25/4, Mỹ và Nga đã ra tuyên bố chung kỷ niệm 75 năm cuộc gặp giữa quân đội Mỹ và Liên Xô cũ tại sông Elbe ở Đức. Tuyên bố cho biết gặp gỡ quân sự Mỹ – Liên Xô tại sông Elbe báo trước thất bại cuối cùng của Đức Quốc xã, “tinh thần Elbe” là mẫu mực về việc từ bỏ sự khác biệt, xây dựng niềm tin và hợp tác vì sự nghiệp lớn lao hơn. “Ngày nay khi chúng ta đối mặt với nhiều thách thức quan trọng nhất của thế kỷ 21, chúng ta bày tỏ lòng kính trọng đối với những người dũng cảm đã chiến đấu bên cạnh nhau để đánh bại chủ nghĩa phát xít. Công lao của họ sẽ được ghi nhớ mãi mãi.”
Cuộc gặp quân đội Mỹ – Liên Xô trên sông Elbe diễn ra vào ngày 25/4/1945 giữa tiểu đội 4 người của Mỹ và quân tiền trạm của Hồng quân Liên Xô, họ bắt tay nhau trên cây cầu bỏ hoang qua sông Elbe ở miền đông nước Đức. Hai tuần sau, Đức Quốc xã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Điều đáng chú ý là lần cuối cùng Mỹ – Nga có tuyên bố chung kỷ niệm “Ngày Elbe” là vào năm 2010, vì nhiều năm qua quan hệ Nga – Mỹ đã xấu đi nhiều vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và vấn đề Crimea. Giờ đây một lần nữa hai bên có tuyên bố chung ôn lại tình hữu nghị thời Thế chiến thứ Hai đã làm dấy lên quan tâm và suy đoán.
Trên Epoch Times (Mỹ), nhà bình luận thời sự Hạ Tiểu Cường (Xia Xiaoqiang) cho biết, tại thời điểm quan trọng và nhạy cảm của đại dịch toàn cầu, những hành động hiếm hoi của ông Trump và ông Putin có ý nghĩa rất lớn.
Hiện nay cả hai nước Mỹ và Nga đang bị đại dịch viêm phổi Vũ Hán tấn công nghiêm trọng, Mỹ đã xác nhận hơn 1,2 triệu trường hợp nhiễm virus với hơn 70.000 người thiệt mạng, làm hoạt động kinh tế bị ngừng trệ. Còn Nga thì liên tục trong 4 ngày với mỗi ngày hơn 10.000 trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán, trên toàn nước Nga đã có 165.929 trường hợp nhiễm virus và tổng cộng 1.537 trường hợp tử vong. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Putin thề “truy tìm thủ phạm”.
- Nga: Số ca nhiễm mới tăng kỷ lục, 3.000 quân nhân lây nhiễm
Ông Hạ Tiểu Cường nhận định, tuyên bố chung này của ông Trump và ông Putin không chỉ báo cho thế giới tín hiệu quan hệ Mỹ – Nga đang ấm lên, còn báo cho thế giới một thông điệp rằng hai nước sẽ hợp tác chống lại ĐCSTQ và buộc họ phải chịu trách nhiệm.
Nhưng đây không phải là tương tác duy nhất gần đây giữa Mỹ và Nga. Trước đó ngày 11/4, ông Trump và ông Putin đã trao đổi điện thoại về các vấn đề như cắt giảm sản lượng dầu. Có nhận định rằng do can thiệp của ông Trump mà cuối cùng Moscow đã chấp nhận giảm sản lượng mà Ả Rập Saudi khơi mào. Trước đó ngày 30/3, ông Trump cũng trao đổi với ông Putin để bày tỏ mong muốn cùng nhau đối phó với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Nhật báo kinh tế Hồng Kông (Hket) có nhận định, nguyên thủ Mỹ và Nga vốn dĩ đối đầu nhau nhưng liên tục trong một tháng qua lại nhiều lần trao đổi liên lạc, trong khi nguyên thủ hai bên Trung – Mỹ và Trung – Nga chỉ có một lần liên lạc điện thoại, cho thấy đây không phải điều ngẫu nhiên.
- Nga – Mỹ nhích lại gần, ‘chiến lang’ TQ vì sao không dám ‘cắn’ ông Putin?
Tương tác Mỹ – Nga đáng chú ý hơn vì từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát và lây lan trên thế giới, ĐCSTQ không chỉ che giấu dịch bệnh mà vu khống đại dịch do quân đội Mỹ gieo rắc virus, khiến Trump phải phản công bằng cách gọi “virus Trung Quốc”, tạm ngừng hỗ trợ kinh phí cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấu kết với ĐCSTQ. Chính phủ Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tra nguồn gốc của dịch bệnh, ám chỉ Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán là nguồn gốc của virus, khiến ĐCSTQ từ hổ thẹn thành tức giận, thường xuyên dùng bộ máy truyền thông Nhà nước tấn công dữ dội Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khiến quan hệ Trung – Mỹ không ngừng xấu đi.
Thực tế những năm qua, Mỹ và Trung Quốc đã xung đột trên nhiều mặt trận, từ cuộc chiến thương mại, cuộc chiến thuế quan, cuộc chiến khoa học công nghệ, đến cuộc chiến trong lĩnh vực y tế công cộng, làm xung đột giữa hai bên bùng phát với mức độ chưa từng thấy.
Ông Hạ Tiểu Cường cho biết, sau khi ông Trump nhậm chức đã bắt đầu xoay trục chiến lược “liên kết Trung Quốc chống Nga” kể từ thời Nixon vào những năm 1970. Lý do chính là ngày nay xảy ra tình trạng xâm nhập và phá hủy toàn diện của ĐCSTQ đối với Mỹ và thế giới, gây đe dọa chí mạng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Việc ông Trump và ông Putin tăng cường tương tác ngay vào thời điểm quan trọng lây lan dịch bệnh toàn cầu do ĐCSTQ gây ra, đánh dấu bước tiến thực sự trong chiến lược “liên kết Nga kiềm chế Trung Quốc” của ông Trump.
Epoch Times cũng dẫn nhận định của học giả Tiết Trì (Xue Chi) chuyên về vấn đề Trung Quốc cho rằng, trong Chiến tranh Lạnh đã từng có khi phổ biến quan điểm “thế giới ba cực” là Mỹ – Nga – Trung. Nhưng tình hình quốc tế ngày nay cho thấy xu hướng lớn vẫn là đối đầu hai cực giữa Mỹ và Trung Quốc. Bề ngoài thì thấy Nga và ĐCSTQ dường như có mối quan hệ rất tốt, nhưng thực tế là “đồng sàng dị mộng”. Nga chỉ nắm lấy cơ hội để thu về lợi ích nhiều nhất có thể từ Trung Quốc, dùng ngôn từ mà Putin từng nói là “tọa sơn quan hổ đấu” (ngư ông đắc lợi).
Phân tích của học giả Tiết Trì cho rằng quan hệ Trung – Nga hiện đang nổi rõ có vấn đề, như vấn đề giá dầu liên quan đến lợi ích kinh tế to lớn của hai nước, giá dầu luôn trở thành vấn đề trong hợp tác thương mại và năng lượng giữa Trung Quốc và Nga, rất khó để họ có bất kỳ nhượng bộ lớn nào với nhau. Ông cho biết: “Nga đang nắm lấy cành ô liu từ Mỹ bằng tay trái, mặc cả với ĐCSTQ bằng tay phải. Rõ ràng Nga yêu thích đối đầu giữa ĐCSTQ và Mỹ, nhưng không có nhiều khả năng để Nga liên minh với ĐCSTQ đánh Mỹ một khi Trung Quốc và Mỹ thực sự vào cuộc chiến chống lại nhau, giữ thái độ trung lập là khả năng lớn hơn. Còn với Mỹ cũng chỉ cần Nga giữ thái độ trung lập, vì hiện nay thực lực Mỹ vẫn vượt trội Trung Quốc nên Mỹ không cần bao nhiêu hỗ trợ từ Nga trong cuộc đấu với Trung Quốc, thêm nữa trong ngắn hạn xung đột giữa Nga và Mỹ cũng khó giải quyết. Còn tâm thái của ĐCSTQ với Nga thì trong tình trạng yêu hận đan xen, nhưng không có cách nào khác.”
Theo Epoch Times
Vui cười
1/ Trên giường bệnh, Brezhnev yếu lắm rồi nên người ta cứ phải hỏi ai sẽ lên thay ông. Brezhnev mời các nhân vật cao cấp nhất Bộ Chính trị vào. Mọi người sắp đặt chỗ ngồi quanh giường bệnh. Bỗng nhiên, Brezhnev chỉ vào Andropov và nói: “A, aaa… aaa…” Tất cả vỗ tay chúc mừng Andropov. Trong tiếng ồn ào, không ai nghe được người bệnh thều thào trước khi tắt thở: “Aaaaaandropov giẫm vào ống dẫn ôxy của tôi…”
2/ Hitler và Göring đang đứng trên đỉnh một toà tháp. Hitler nói rằng y muốn làm một điều gì đó để người dân Berlin vui.
“Vậy tại sao ngài không nhảy xuống?” – Göring gợi ý.
Paris – Những ngày đóng cửa và mở cửa – Nguyễn thị Cỏ May
Sau 55 ngày đóng cửa, hôm thứ hai 11/05, Chính phủ Pháp ra lệnh mở cửa nhưng cẩn thận tùy theo từng vùng do tình trạng và mức độ lây nhiễm. Nước Pháp chia làm hai: vùng XANH chiếm gần hết nước Pháp là nơi sự lây nhiễm hạ thấp quan trọng. Vùng ĐỎ gồm phân nửa nước Pháp phía Đông và hơn phân nửa từ Bắc xuống, với vùng Paris, là nơi lấy nhiễm chưa kiểm soát được.
Trường học mở cửa lại. Tiểu học đi học sớm nhưng theo kết quả điều tra có tới 43% trẻ con được cha mẹ giữ ở nhà vì lo sợ bệnh. Chỉ có 8% cha mẹ đồng ý mở cửa và học sinh đi học lại bình thường, 45% thấy nhiều rủi ro, 33% thấy đó là một quyết định xấu của chính phủ.
Sau 2 ngày mở cửa, Pháp còn 348 người chết, số tử vong tăng (26 991 người), số bệnh bị lây nhiễm 177 547 người từ lúc dịch Vũ hán phát tán.
Trong thời gian này, đời sống xã hội dĩ nhiên có nhiều thay đổi khá sâu sắc.
Có người than phiền chưa bao giờ thấy cuộc sống vô vị như vậy. Không có mọi quan hệ xã hội. Không có nhà hàng. Không có café. Không có đá banh, đua xe đạp. Không có lễ hội, những lễ hội cộng đồng trong tháng 6 như lễ âm nhạc. Cả lễ hội gia đình như sinh nhật, cưới hỏi, ma chay… cũng không!
Đúng là một thế giới kỳ lạ mà chúng ta sống như đang bị phạt kỷ luật. Chỉ vì để bảo vệ an toàn sức khỏe.
Người nghiêm túc thì cho rằng những điều đó là phụ thuộc. Điều quan trọng cho nước Pháp là kinh tế. Kinh tế phải hoạt động lại và phải vững vàng, phát triển phải bắt đầu.
Nhưng vẫn còn phải nghĩ tới đợt nhì của dịch Vũ hán. Phải đối phó với nó. Phải giới hạn phạm vi sinh hoạt. Những gì không thật sự cần mà còn nguy hiểm cho lây lan nên đóng cửa.
Thông điệp chính phủ nêu rõ 2 mục tiêu: bảo vệ an toàn y tế và cứu nền kinh tế để không bị sụp đổ. Nhưng dân chúng không đơn giản chấp hành chủ trương của chính phủ. Dân chúng luôn luôn phức tạp. Nhất là dân Tây xưa nay không có gì thật sự làm cho họ thấy bằng lòng.
Tướng De Gaulle nhận xét rất đúng: “Pháp có hơn 3 trăm thứ phô-mai nên cai trị dân Pháp cực kỳ khó khăn!”
Trong vụ dịch Vũ hán, ở nhà tránh bệnh, Tây không chịu. Đi ra ngoài, bị bệnh thì la làng la xóm.
Chính phủ vừa mở cửa, một nhóm dân chúng đã họp nhau đưa lên Tòa Án Pháp lý Cộng hòa (Tribunal de Justice de la République, thành lập năm 1993, xử Chính phủ phạm tội trong thời gian hành sử nhiệm vụ cai trị) 63 đơn khiếu nại Chính phủ về quản lý dịch Vũ hán gây thiệt hại.
Trong lúc đó cũng dịch Vũ hán, Chính phủ ra lệnh đóng cửa, làm cho sản lượng nội địa bị mất 6 điểm, kinh tế suy thoái 27% trong tháng 4 theo đà trước khi bị ảnh hưởng dịch bệnh.
Chuyện vui buồn của Tây trong thời đóng cửa
Theo kết quả thăm dò dư luận trên 1006 người gồm nhiều thành phần xã hội và tuổi tác từ 18 tuổi trở lên do YouGov thực hiện qua mạng từ hôm 20 tới 23 tháng 03 vừa qua, cho thấy một tình trạng tâm lý xã hội chưa từng có của dân Pháp. Tưởng chừng như một thứ ảo tưởng. Đúng vậy vì có ai tưởng tượng trong hai tháng đóng cửa vừa qua, dân Pháp chỉ ở trong nhà không quá 15 ngày? Có nhiều trường hợp còn ít hơn!
Họ cảm thấy thế nào trong vài ngày đầu bị ở trong nhà? Họ sống như thế nào trong tình trạng mà họ chưa bao giờ tưởng tượng có thể có?
Đại đa số dân chúng đi ra ngoài để đi chợ tuy lúc bình thường thì nhu cầu này thật sự không có. Về cảm nhận bị ở nhà là một phản ứng rất khó chịu. Nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Nên có ít nhất 5% đi ra ngoài hơn 10 lần.
Họ nói họ muốn tuân hành lệnh ở nhà nhưng chỉ năm bảy ngày sau đó, họ bắt đầu muốn tìm cớ cho chính mình để đi ra khỏi nhà. Những người tuổi từ 25-34 có tới 7% có nhu cầu phải đi ra ngoài. Và chỉ đi ra ngoài mà thôi. Còn lớp trẻ hơn, từ 15-24 lại đi ra ngoài ít hơn. Vì bị cha mẹ giữ ở nhà? Hay vì trường học đóng cửa, chúng không biết đi đâu trong lúc tất cả đều đóng cửa?
Thật ra cũng còn đa số dân chúng tuân lệnh Chính phủ ở nhà. Số này có khi lên tới 86%, trong suốt 55 ngày cấm trại, chỉ thoát ra lối 5 lần. Đáng khuyến khích là lớp tuổi trên 55 có 69% tìm cách đi ra khỏi nhà một vài lần nhưng không quá 5 lần. Cũng vậy, các ông các bà hưu trí, tức già, có tới 90% đi ra khỏi nhà vài lần nói để thở cho nhẹ người!
Nhiều người cho biết họ có nhiều thì giờ nhàn rỗi khi có lệnh cấm ra khỏi nhà nhưng không biết làm gì? Những người có thể làm việc ở nhà được nhờ internet (Télétravail) thì đời sống của họ không thấy có gì thay đổi lắm. Có người thắc mắc không biết rồi đây cách làm việc sẽ bị thay đổi luôn hay không? Vì đây biết đâu sẽ không trở thành một nét mặt mới của nàng Corona? Nhưng cũng có người không hội nhập được vào chế độ làm việc từ xa (Télétravail) tuy họ biết cách làm việc này rất có lợi, giúp họ tiết kiệm được một số tiền lớn về di chuyển, áo quần, son phần và những chi phí lặt vặt bên ngoài. Còn đi nhà hàng cuối tuần, đi cinéma, hòa nhạc, café… nay hoàn toàn không còn nữa vì tất cả còn đóng cửa chưa biết bao giờ sẽ mở cửa lại nhưng nhiều người tới nay cơ hồ như bắt đầu quên những thói quen cũ hay nếp sống Paris. Phải chăng vì đó là một hiện tượng cùng khắp nên không còn ảnh hưởng mạnh ở cá nhân sau thời gian khá dài như một sự mất mát?
Vậy người Pháp ở nhà và ở không, họ làm gì cho hết thì giờ?
51% những người không làm việc qua internet được hoặc những người thất nghiệp mà nay không đi kiếm việc làm được, họ nghe nhạc (29%), làm bếp (38%) vì trước đây, họ không có thì giờ hoặc không có đủ thì giờ cho những thú vui nho nhỏ này.
Dầu sao chủ nghĩa tư bản vẫn thắng cuộc!
Còn tình yêu?
Vấn đề sinh tử tuy là thời cấm cửa! Nhưng chỉ có 8% dân Tây lợi dụng thì giờ rảnh rỗi và ở nhà không biết phải làm gì mà phải lao vào làm tình. Con số 8% thật ra quá khiêm tốn so với lúc bình thường. Lý do? Dịch Vũ Hán làm cho anh hùng hảo hán đều xìu?
Cụ thể có 10% tuổi từ 18 tới 24 hăng say sử dụng tận tình thì giờ nhàn rỗi sống cho người yêu của mình. Ảnh hưởng dịch Vũ Hán khá nặng ở dân Pháp vùng Đông-Nam nên ở đây, họ làm tình ít hơn lúc bình thường. Có người còn tự hỏi không biết rồi đậy hai chúng tôi còn luyến ái với nhau nữa hay không khi dịch Vũ Hán hết?
Trái lại lớp tuổi 55 trở lên, nhiều người chủ trương dành thì giờ tập Thiền. Có 19% trong số này tập trung thì giờ và khả năng gia tăng luyện tập Thiền. Trước đây, chỉ có trung bình 14% mà thôi, tính trên cả nước Pháp. Sinh hoạt này tập trung ở những thành phố lớn, như Paris, Bordeaux, Toulouse… và ở những gia đình không có con nhỏ, và nhất là gia đình có trình độ hiểu biết cao.
Lệnh cấm cửa, theo một số người quan niệm, là một kinh nghiệm chua cay nhưng không thiếu mặt phong phú của nó. Nếu phải làm bản tổng kết cho tương lai thì hãy còn quá sớm. Nhưng có 44% dân Pháp cho rằng nó có mặt tích cực của nó. Nhưng hiện tại người ta chỉ thấy mặt tiêu cực của “cái kinh nghiệm cấm cửa” đang bát đầu có hiệu lực. 35% người dân than phiền sự cấm cửa làm cho đời sống khó khăn, 33% nói việc ở nhà làm cho người ta khó tránh khỏi bị khủng hoảng tinh thần (stress), 32% la lên có thể điên mất.
Nhưng, đồng thời, có 21% đánh giá việc cấm cửa là dễ chịu vì được cơ hội nghỉ ngơi phục sức, 20% khác hoan nghênh vì ở nhà quan trọng, rất cần cho đời sống gia đình. Tuần lễ đầu ở nhà ảnh hưởng mạnh tâm lý các bà (38%) nhiều hơn ở các ông (27%). Và lớp tuổi 35-44 cảm thấy khó chịu nên có tới 42% bị stress. Có lẽ vì có con nhỏ không đi học trong lúc cha mẹ phải làm việc. Chỉ có sinh viên là khỏe hơn hết.
Một chàng trai đang yêu tưởng tượng không biết cái hôn đầu tiên sau khi gặp được người yêu sẽ hạnh phúc tới đâu? Anh chàng ở Paris, dĩ nhiên bị cấm cửa trong nhà. Còn nàng ở tỉnh, cách Paris hơn 600 km, cũng bị cô lập. Nay Chính phủ bỏ lệnh cấm nhưng giới hạn không quá 100 km. Đi xa hơn, phải có lý do chính đáng và khẩn cấp. Mà đi 600 km để gặp bạn tình, hôn một cái cho đả, có phải là lý do được phép hay không?
Họ nôn nóng như đang bị thiêu đốt. Và chuyện tình của họ đúng là một thiên tiểu thuyết tình yêu thời Corona Vũ Hán.
Từ hai tháng nay, họ viết cho nhau, điện thoại với nhau. Theo nhà báo Đoàn Bùi (Le Point.Fr, 6/5/2020), đúng là một chuyện tình lý tưởng, bốc cháy, của cặp này. Quả thật không khác gì chuyện tình thời Trung cổ (Thế kỷ XII) giữa Tristan và Yseult.
Họ yêu nhau say đắm mà chưa từng hôn nhau. Họ nói chuyện với nhau thâu đêm, vừa than thở, vừa bày tỏ sự khao khát với nhau. Giống như thời còn đi học vì còn trốn cha mẹ khi bày tỏ yêu nhau. Có khi chàng phải trùm mền nói chuyện điện thoại với người yêu để ở nhà không ai nghe biết.
Giữa hai người, màn ảnh điện thoại nối kết họ với nhau hoặc ngăn cách họ. Thân thể họ không thể gặp nhau nhưng tư tưởng của họ thì không bao giờ rời nhau.
Ngày thứ hai, 11 tháng 5, họ chỉ còn biết tưởng tượng hôn nhau trong thương nhớ nhau vì thực tế vẫn kẻ Paris, người tỉnh xa.
Nàng tưởng tượng thêm ngày mở cửa sẽ gặp chàng. Hai người trên băng ở một công viên vắng. Có khẩu trang hay không? Thôi cứ giữ khẩu trang nhưng ta sẽ mở ra.
Chuyện sẽ nói với nhau là truyện dài không bao giờ có hồi kết.
Cũng chuyện tình thời cấm cửa
Êm đẹp hay đổ vỡ! Như một công thức tóm tắc được ít nhiều tình trạng của những cặp tình nhân ở Pháp lúc này, sau gần 2 tháng cấm cửa. Nếu phần đông trong những cặp này (60%), bị cấm cửa ở nhà không có rủi ro hay có gì không hay cho họ hoặc sẽ cho phép họ gặp lại nhau, gần lại với nhau thì cũng không phải là trường hợp bình thường cho tất cả (điều tra của Ifop).
Vì vậy, đối với tỷ lệ một cặp hơn trên 10 cặp, tình trạng cấm cửa ở nhà không giúp họ sống thật sự hạnh phúc. Nên có 4% trong số này nghĩ tới tan rả, chia tay với nhau. Nhất là giới trẻ. Đối với họ, sự cô lập là liều thuốc độc, chớ không phải là keo sơn để gắn bó với nhau. Có 12% trong số này từ chối sống chung với nhau như vậy nữa nếu chẳng may có cấm cửa trở lại. Chính các bà có ý này rõ hơn hết và chỉ muốn mình sống cô lập riêng với chính mình mà thôi. Các bà không muốn cảnh lo cho con cái, chia nhau việc nhà như kẻ nấu cơm, người rửa chén, rồi lại đưa đến cãi nhau.
Sống gần nhau suốt ngày, chạm mặt nhau lại không phải không có hậu quả xấu. Còn thêm nỗi lo lây nhiễm virus Vũ Hán. Tất cả tự nhiên tới với họ, từ lúc nào, không ai biết cho đến khi cả hai đều không ai còn muốn làm tình với nhau nữa. Thậm chí một cử chỉ âu yếm với nhau thôi, cũng không. Trông thấy nhau sao mà ngán quá. Như gặp phải cơm nếp mắc mưa vậy!
Với thanh niên độc thân (25-35 tuổi), hiện tượng ngán làm tình lại trở thành trầm trọng hơn, có tới 87%. Tuy những người này thường vi phạm lệnh cấm cửa dễ dàng. Tức việc họ sáp lại với nhau khá dễ dàng!
Lại cũng chuyện tình thời dịch Vũ Hán
Ở ngoại ô Đông-Bắc Paris, trong một chung cư, cặp vợ chồng trẻ có với nhau 2 đứa con nhỏ học mẫu giáo nay nghỉ học. Cha mẹ của chúng cũng nghỉ làm việc, ở nhà tránh bị lây bệnh Vũ Hán.
Một hôm, vợ đi chợ, chồng ở nhà giữ con. Đi chợ không xa lắm nhưng mất nhiều thì giờ vì chợ chỉ cho một nhóm mươi người vào. Khi tất cả ra hết, họ mới cho nhóm khác vào tiếp. Nên đi chợ trong thời cô lập mất rất nhiều thì giờ và dễ làm cho người ta cau có.
Chị vợ kéo xe đi chợ về trông thấy 2 đứa nhỏ có vẻ đói bụng mà bếp lạnh tanh trong lúc anh chồng nằm ở ghế dài bấm máy tỉnh bơ.
Chi vợ cáu tiết, hét lên, mắng anh chồng vô tích sự. Và tiến tới giật máy ném đi.
Anh chồng nổi đóa, bèn đứng lên, cung tay thoi vào mặt chị vợ vài quả. Chị vợ đổ máu mủi, bầm mặt. Vì anh chồng vốn người to lớn, làm an ninh cho một xí nghiệp. Không biết có nghề võ hay không nhưng anh đánh khá chuẩn.
Chị vợ tung ra, vừa la, vừa chạy tới bót cảnh sát thưa chồng tội sát nhân.
Lập tức cảnh sát tới ngay, bắt anh chồng dẫn về bót. Làm biên bản, bảo 2 người về, đừng gây nhau và đánh nhau nữa. Dĩ nhiên anh chồng đã thật sự hối hận. Biết lỗi ở mình hoàn toàn. Nhưng chị vợ không chịu cho anh chồng về nhà.
Bây giờ người đau khổ là cảnh sát. Ở bót không có chỗ nhốt. Mà không thể nhốt trong tình hình này. Tù còn được chính phủ thả ra cả chục ngàn, cả tù khủng bố.
Đem tạm gởi một chỗ tiếp cư nào đó? Nếu là các bà thì có sẵn. Nhiều và đầy đủ tiện nghi. Chưa có dự bị này cho các ông. Trong tình trạng khẩn trương này, cũng chưa có một thứ Hội bảo vệ đàn ông. Hay Hội Nhân quyền cho đàn ông!
Một cảnh sát viên vội nhớ tới Bà Brigitte Bardot, Hội trưởng Hội Bảo vệ súc vật, cơ sở của bà có nhiều phòng ốc, điện thoại bà xin gởi tạm anh chàng này vài hôm.
Nhưng bà Brigitte Bardot từ chối!
Không biết có ai tội nghiệp cho anh chàng trong thời buổi đầy khó khăn của dịch Vũ Hán hay không?
Thôi thì kiếp sau, xin các ông đừng làm đàn ông nữa!
Vui cười
Có hôm tôi trêu con gái 4 tuổi của mình: “Nhà mình sắp nuôi một con lợn, cần phân chia công việc, một người sẽ cho nó ăn mỗi ngày, một người thì dọn phòng nó, một người thì tắm cho nó. Con chọn việc gì?” Nó đáp ngay:” Con làm lợn.”
Tình báo Pháp từng cảnh báo về vụ ‘rò rỉ thảm khốc’ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán – Văn Thiện
Khi cùng tham gia xây dựng Viện Virus học Vũ Hán (WIV) vào 16 năm trước, các cơ quan tình báo Pháp cảnh báo Paris rằng danh tiếng của Trung Quốc về an ninh sinh học kém có thể dẫn đến một vụ “rò rỉ thảm khốc”, theo Daily Mail.
Năm 2004, ông Michael Barnier, nhà đàm phán brexit của EU, đã bỏ qua những cảnh báo đó – ký vào việc tham gia xây dựng phòng thí nghiệm Vũ Hán khi ông còn là bộ trưởng ngoại giao Pháp.
Ngoài ra, tình báo Pháp cũng cảnh báo rằng Paris có thể mất quyền kiểm soát cơ sở này và Bắc Kinh thậm chí có thể sử dụng nó một mình để chế tạo vũ khí sinh học. Và vào năm 2015, khi phòng thí nghiệm chuẩn bị mở cửa, những lo ngại đó đã được hiện thực hóa sau khi các kiến trúc sư người Pháp của dự án nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đẩy họ đi. Trên thực tế, 50 nhà khoa học Pháp được cho là sẽ giúp người Trung Quốc điều hành phòng thí nghiệm đúng cách, nhưng cuối cùng họ không bao giờ được đến đây.
Tờ Daily Mail đã phát hiện ra sự tham gia của ông Barnier vào việc xây dựng WIV trong một cuộc điều tra chuyên sâu về các mối liên hệ của Pháp với phòng thí nghiệm này. Khi đó WIV có một nhóm các nhà khoa học bị lên án quốc tế vì tạo ra các chủng virus ở tinh tinh có thể gây ra lây nhiễm cho con người. Theo kịch bản “rò rỉ”, một nhân viên phòng thí nghiệm này bị nhiễm virus Corona đã vô tình lây truyền sang khu chợ ẩm ướt Vũ Hán, nơi có một nửa trong số các trường hợp đầu tiên được xác nhận.
Theo Daily Mail, ông Jacques Chirac, tổng thống Pháp tại thời điểm đó, đã thúc giục thành lập WIV sau dịch SARS năm 2003, ảnh hưởng đến 26 quốc gia và khiến hơn 8.000 trường hợp nhiễm bệnh và 774 trường hợp tử vong. Ông Chirac, cùng với thủ tướng thân Bắc Kinh khi đó là ông Jean-Pierre Raffarin, đã hứa tài trợ và gửi chuyên gia của nước mình đến phòng thí nghiệm để đổi lấy một phần bản quyền trí tuệ trong các khám phá tại đây.
Chính phủ Chirac coi thỏa thuận xây dựng WIV như một cách để tăng cường việc thương mại với Trung Quốc, bất chấp việc chính tình báo Pháp liên tục đưa ra quan ngại về việc thiếu kiểm soát quốc tế và các vấn đề “minh bạch”.
Phòng thí nghiệm P4 (trái) tại Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, vào ngày 17/4/2020. (Hector Retamal / AFP qua Getty Images)
Nguồn tin tình báo Pháp cho biết thêm: “Điều bạn phải hiểu là phòng thí nghiệm P4 [an ninh sinh học cấp cao] giống như một nhà máy tái chế hạt nhân. Đó là một quả bom nguyên tử vi khuẩn. Các loại virus được thử nghiệm là cực kỳ nguy hiểm”.
Ông Alain Merieux, tỷ phú người Pháp, người đã thành lập phòng thí nghiệm Vũ Hán trong sự hợp tác với Viện Merieux của ông ở Lyons, đã từ bỏ dự án vào năm 2015, nói: “Tôi đang từ bỏ chức vụ đồng chủ tịch của [phòng thí nghiệm] P4, một công cụ của Trung Quốc. Nó thuộc về họ, ngay cả khi nó được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Pháp”.
Theo Le Figaro, một nhà ngoại giao có kiến thức chặt chẽ về thỏa thuận này cho biết: “Chúng tôi biết những rủi ro liên quan và nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ kiểm soát mọi thứ và nhanh chóng đẩy chúng tôi ra khỏi dự án này”.
Nhà ngoại nói thêm: “Chúng tôi tin rằng việc cung cấp công nghệ tiên tiến này cho một quốc gia độc tài sẽ có nguy cơ khiến Pháp phải trả giá”.
Và vào năm 2015, những lo ngại đã được xác thực sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách mới về các công nghệ “sử dụng kép”, cho phép quân đội sử dụng công nghệ dân sự.
Nguồn tin của Daily Mail cho biết: “Mục đích của phòng thí nghiệm là phát triển vaccine sau cuộc khủng hoảng SARS từ năm 2002 đến 2004. Có nhiều sự hợp tác trong một loạt các vấn đề giữa Pháp và Trung Quốc vào thời điểm đó, và ông Michel Barnier đang thực hiện chính sách của chính phủ”.
Nguồn tin nói thêm: “Vấn đề an ninh sinh học chắc chắn là một nguyên nhân gây lo ngại trong các cơ quan của Pháp bao gồm Tổng cục An ninh Đối ngoại (DGSE) của nước này”.
Trong khi đó, bà Shi Zhengli, người được biết đến với cái tên “người đàn bà dơi” vì những thí nghiệm gây tranh cãi về việc tạo ra virus corona có thể lây nhiễm cho con người, đã thề rằng COVID-19 không phải rò rỉ từ phòng thí nghiệm của bà. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên truyền hình nhà nước Trung Quốc bà cũng cho rằng virus được phát hiện bây giờ “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.
Nhà virus học người Trung Quốc Shi Zhengli bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, vào ngày 23/2/2017. (Ảnh: JOHANNES EISELE / AFP / Getty Images)
Bà Shi nói với CGTN: “Nếu chúng ta muốn bảo vệ loài người khỏi sự bùng phát bệnh truyền nhiễm tiếp theo, chúng ta phải đi trước – tìm hiểu về những loại virus chưa biết do động vật hoang dã mang theo trong tự nhiên và đưa ra cảnh báo sớm. Nếu chúng ta không nghiên cứu chúng thì có thể sẽ có một đợt bùng phát khác”.
Văn Thiện
Theo zerohedge, dailymail
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/tinh-bao-phap-phong-thi-nghiem-vu-han-40584.html
Vui cười
Trong một cuộc họp ở Bộ Nông nghiệp, ông Bộ trưởng đập bàn chất vấn đám cán bộ chủ chốt:
“Tại sao vụ này thiếu nhiều phân đạm thế? Đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức gọi ngay tay Giám đốc Nhà máy Phân đạm lên đây để tôi cạo cho một trận!”
Vụ trưởng Vụ Tổ chức khúm núm đứng dậy, gãi tai:
“Báo cáo anh, nhà máy ấy lại thuộc Tổng cục Hoá chất, chứ không thuộc Bộ ta ạ…”
Bộ trưởng tròn mắt, hỏi:
“Ủa, vậy Bộ ta có nhà máy gì?”
“Dạ, báo cáo anh, Bộ ta chỉ có nhà máy phân… xanh thôi ạ.”
Năm 1978, anh Ba đến Nhà máy sản xuất tủ lạnh và ra lệnh cho ban giám đốc: “Phải gấp rút sản xuất để đến năm 1980, mỗi nhà đều có một tủ lạnh. Năm 1976, khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, tôi đã trót hứa với dân chúng cả nước như vậy rồi”.
Cũng năm 1978, tới Nhà máy sản xuất tivi, anh Ba lại ra lệnh: “Đến năm 1980, phải ráng sản xuất cho mỗi nhà một tivi. Tôi cũng đã hứa như vậy, không thể trái lời!”
Cuối năm 1979, anh Ba hối hả đến Xí nghiệp đóng áo quan, hạ mật lệnh: “Đóng gấp cho mỗi người dân một cái áo quan!”