Tập San Tân Ðại Việt – Số 5/2019
Mục Lục
Trần Nguyên: Giải mã: Chiến lược “đánh” cộng sản của TT Reagan và TT Trump
Nguyễn Ngọc Sẵng: Bệnh Trạng Ông Trọng và Hành Trạng Dân Tộc
Cổ Tấn Tinh Châu: Hình Tượng Người Mẹ Việt Nam
Trần trung Đạo: thơ Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Nhữ Đình Hùng: Thơ Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Tác giả?: Chiến sĩ Vô Danh!
Hàn Sĩ Phan: Tháng Tư Đen Tế Người Oan Khuất
Nhữ Đình Hùng: Điện Biên Phủ 60 năm sau, nhìn lại trận chiến Điện Biên Phủ
Nguyễn thị Cỏ May:
– Hồ Chí Minh làm công an ăn lương của Nông hội và Quốc tế cộng sản
– Hồ Chí Minh từ chỉ điểm đến Chủ tịch
Phan Văn Song:
– Tàu Cộng Thực Dân Của Thế Kỷ 21
– 2020, Việt Nam sẽ là Tây Cương, Tây Tạng?
Nguyễn Nhơn : Ôn lại bài học Lịch sử, ý thức cơ nguy của Đất nước
Mai Phi Long : Đóng hàng không mẫu hạm mới : Phải chăng Trung Quốc chuyển thế từ phòng thủ cận duyên sang viễn chinh đại dương
Kerry K. Gershaneck & James E. Fanell : Xung đột tại biển Đông đã quá cận kề như thế nào!
Phan Nguyên : Kiềm chế Trung Quốc có dễ?
Minxin Pei /dịch: Phan Nguyên : Có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?
Chấn Minh : Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh kinh tế Với Trung Quốc. Thỏa hiệp là vô ích
Amin Saikal/dịch Phan Nguyên : Viễn cảnh địa ngục
Đào Văn Bình : Nhật Ký Biển Đông: Tình Hình Ukraina Đã Thay Đổi
Trọng Đạt : Ai đã chôn vùi giấc mộng của Hillary Clinton?
Vũ Linh : Các tổng thống mỹ và Việt Nam I
Từ Thức :
-Boat People, thảm kịch trên biển cả Ile de Lumière, chiếc tàu đã cứu hàng chục ngàn thuyền nhân
-Khoe của
-Notre-Dame: quá nhiều tiền!
Giải mã: Chiến lược “đánh” cộng sản của TT Reagan và TT Trump – Trần Nguyên
Kể từ khi thế lực cộng sản đầu tiên đoạt được quyền lực vào năm 1917 cho đến nay đã trải qua trên 100 năm. Trong suốt thời gian này chỉ thấy Mỹ là quốc gia thực sự dám đương đầu đánh Cộng sản, trong khi đó Âu châu và Nhật hầu như chỉ ích kỷ không dám ra mặt chống đối.
I/ Hai vị Tổng Thống Mỹ “ngang tàng” dám đánh Cộng sản.
Trong dòng lịch sử đó, tại Hoa Kỳ thực sự chỉ có 2 vị Tổng Thống “ngang tàng“ dám công khai khiêu khích “đánh” vào lãnh đạo khối cộng sản. Đó là:
1) TT Reagan ngay khi nắm quyền đã tuyên bố thẳng thừng Liên Sô là “đế quốc của tội ác” và “chủ nghĩa Cộng sản là đống rác”
2) TT Trump còn mạnh mẽ hơn đã cho rằng:
“Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.”
Sự giống nhau này thực sự không gì lạ vì TT Trump tự coi mình như truyền nhân của TT Trump với cùng chủ trương làm cho Mỹ vĩ đại trở lại (xem Nguồn 1 phía dưới) Muốn vậy phải đánh thắng quốc gia cầm đầu Cộng sản đang lăm le muốn vượt qua mặt Mỹ để làm bá chủ hoàn cầu. Đó là Liên Sô dưới thời TT Reagan và Trung Cộng dưới thời TT Trump
II/ Làm cách nào TT Reagan đã “đánh và diệt” được Liên Sô ?
Ban Tham Mưu TT Reagan đưa ra chiến lược làm sao cho Liên Sô phải suy yếu.
1) Khởi đầu chính phủ Reagan cho sản xuất hàng loạt vũ khí tối tân loại tấn công và gia tăng chạy đua vũ trang bằng cách đặt các giàn hỏa tiền tầm ngắn ngay tại Tây Âu. Kế hoạch này đã khiến Liên Sô phải gắng sức chạy theo muốn “hụt hơi” làm kinh tế lâm vào khủng hoảng nặng nề.
2) Bước kế tiếp TT Reagan đánh thêm một đòn quyết liệt. Đó là đưa ra kế hoạch phòng thủ chống hỏa tiển SDI ( Strategic Defense Initiative ). Quyết định này đã gây sôi nổi trên thế giới và tạo hàng loạt các cuộc biểu tình lên đến hàng triệu người chống đối vì e sợ sẽ xảy ra Thế Chiến Thứ 3 làm tiêu diệt nhân loại. Riêng chỉ có Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã có cái nhìn độc đáo về cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Liên Sô. Mặc dù bị bịnh nan y, Gs Huy đã dày công phân tích viết bài biên khảo về “Tái thiết cơ cấu hay tái tổ chức ở Liên Sô” (xem Nguồn 2). Song song đó chuyển dịch ra Anh & Pháp ngữ trong tác phẩm dưới tựa đề “Perestroika, the Revenge of Marxism over Leninism / Perestroïka: la revanche du marxisme sur le léninisme” (xem Nguồn 3) phân tích cho rằng ông Gorbachev phải cởi mở thay đổi chính sách cai trị để đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ dưới sự lảnh đạo của Tổng Thống Reagan đang leo thang võ trang quân sự, điển hình là kế hoạch phòng thủ chống hỏa tiển SDI (Strategic Defense Initiative). Chỉ trong lúc đi thuyết trình cho đồng bào Việt Nam, Giáo sư Huy mới đưa một cái nhìn độc đáo cho rằng dân Nga có truyền thống chơi cờ vua (Chess) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích chơi bài phé (Poker) nên thường phải “tháu cáy” với cây bài xấu nhưng vẫn có thể “tố” cho địch thủ bỏ chạy. Theo Giáo sư Huy thì Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan đã “tố” dùng kế hoạch SDI (xem Nguồn 2) “tháu cáy” để “hù” Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev đa nghi bắt phải cải tổ nền tảng để có đủ thực lực đương đầu lại. Quả nhiên ông Gorbachev xúc tiến cải tổ, trước hết về kinh tế (Perestroika), sau đó về chính trị (Glasnost). Nhưng chính vì cải tổ chính trị khiến làn sóng đòi hỏi tự do dân chủ dâng cao kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay. Bức Tường Bá Linh sụp đỗ, Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan rả vào ngày 21.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó. Chính vì vậy, ông Gorbachev ở hải ngoại được vinh danh là nhân vật có công với cuộc cách mạng dân chủ hóa Đông Âu, nhưng ở trong nước thì trái lại không có chút uy tín gì, vì bị chỉ trích là không có khả năng lảnh đạo làm Liên Xô tan vỡ và nước Nga không còn sức mạnh gì trên bàn cờ thế giới.
Cái nhìn độc đáo của Giáo sư Huy được chứng thực “trên giấy trắng mực đen” rõ ràng là kế hoạch SDI của Mỹ sau đó được âm thầm hủy bỏ khi mục tiêu đã xí gạt được Liên Xô (xem Nguồn 4).
III/ TT Trump thực hiện chiến lược “đánh và trị” Trung Cộng
Ngay khi lên nắm quyền, Ban Tham Mưu TT Trump bác bỏ mọi chánh sách trước đây của 3 TT Clinton, Bush và Obama đã giúp cho Trung Cộng đột nhiên trở thành cường quốc về kinh tế và quân sự. Quan trọng nhứt là bải bỏ chính sách Toàn cầu hoá kinh tế và tập trung tăng cường sức mạnh quân sự.
1) Khởi đầu là dàn quân cho tuần tiểu thường trực tại Biển Đông để Trung Cộng không thể tiến hành kế hoạch “nuốt chửng” nguyên vùng biển quan trọng bực nhứt trên thế giới. Giới lãnh đạo Hải quân Mỹ bắn tín hiệu sẵn sàng nghênh chiến trả đòn ngay lập tức nếu Hải quân Trung Cộng khiêu khích. Song song đó thực hiện chánh sách giảm thuế và bỏ mọi thủ tục rườm rà đã ngăn chặn phát triển kinh tế. Chỉ cần một năm sau, nền kinh tế tài chánh Mỹ nở rộ đạt cao điểm kỷ lục về tăng trưởng kinh tế, về thị trường chứng khoán và về con số thất nghiệp thấp nhứt.
2) Bắt đầu từ năm 2018 , chánh phủ TT Trump nhận thấy nước Mỹ đủ trang bị sức mạnh về kinh tài để gây chiến, nên đã bước kế tiếp là tấn công vào nền kinh tế Trung Cộng.
Theo dõi diễn tiến chánh phủ TT Trump đối phó với Bắc Hàn và Trung Cộng, chúng ta thấy rõ ràng 1 điểm cốt lõi chung là chánh phủ này đi từng bước chậm “khích tướng” để đối thủ lọt vào cạm bẩy để gia tăng được mong muốn đã có trong kế hoạch.
a) Điển hình là Bắc Hàn bị TT Trump khiêu khích “khích tướng” cho thử hỏa tiển và bom liên tục. Cho đến lúc thử bom khinh khí và hỏa tiển liên lục địa thì cả thế giới sợ quá phải chấp nhận đề nghị của Mỹ là cắt hết 90 % xăng nhớt bán vào Bắc Hàn. Nhìn lại cuộc chiến VN thì yếu tố bị cắt giảm xăng nhớt và súng đạn của thế lực Kissinger / gốc Do Thái đưa ra đã khiến VNCH phải thua trận. Nay thì Bắc Hàn đang “chết cứng” bởi không có đủ xăng nhớt để phát triển kinh tế , bởi vậy Mỹ không vội vã đàm phán (xem Nguồn 5). Kéo dài càng lâu thì Bắc Hàn càng “chết” từ từ. Có lẽ đợi đến gần bầu cử sang năm mới giải quyết để “kiếm điểm” với cử tri .
Giả thử Mỹ ngay lúc ban đầu đòi Liên Hiệp Quốc cắt hết 90 % xăng nhớt cho Bắc Hàn thì chắc chắn sẽ thất bại, vì Trung Cộng và Nga sẽ bỏ phiếu phủ quyết (veto) bác bỏ ngay.
b) Đối phó với Trung Cộng thì TT Trump áp dụng kế sách tương tự đi từng bước “khích tướng” để chờ Trung Cộng trả đủa tạo cơ hội leo thang .
*) Ban đầu là Mỹ đánh thuế rất ít chỉ 34 tỷ , Trung Cộng hùng hổ trả đủa cũng 34 tỷ .
**) Kế tiếp Mỹ đánh thuế thêm 16 tỷ (cho gọn tổng số 50 tỷ), Trung Cộng chạy theo cũng 16 tỷ .
***) Bước quan trọng là Mỹ đánh thuế cực cao gấp 4 lần lên tới 200 tỷ với giá biểu 10 % . Trung Cộng chỉ thể đánh thuế đáp lại 60 tỷ với giá biểu tối đa 10 % vì “hết đạn” rồi .
****) Cuối cùng Mỹ tăng thuế trên gấp đôi với 25 % cho 200 tỷ hàng hoá thì Trung Cộng cũng đành nâng thuế lên 25 %.
Như vậy Mỹ đánh thuế 25 % cho hàng hoá 250 tỷ (kiếm được 62,5 tỷ). Còn Trung Cộng đánh thuế 25 % chi hàng hoá 110 tỷ ( kiếm được 27,5 tỷ ). Giả tỷ ngay từ ban đầu TT Trump đòi đánh thuế liền vào 250 tỷ hàng hoá thì chắc chắn dân Mỹ sẽ nổi loạn chống đối ngay.
Chính vì vậy ông TT ngang tàng này phải “dụ địch” từng bước mới đạt được con số khổng lồ 250 tỷ đô la và rất có thể gia tăng toàn diện đánh thuế quan trừng phạt lên tới 550 tỷ đô la hàng hoá xuất cảng của Trung Cộng, vì hiện nay dân Mỹ nhìn thấy rõ dã tâm ma giáo của Trung Cộng. Thực vậy qua kết quả thăm dò hiện nay cho thấy đại đa số dân Mỹ và cả 2 chính đảng Mỹ đều thấy sự thực cần phải đối phó mạnh mẽ với Bắc Kinh.
Càng ngày chánh phủ TT Trump càng đưa ra những biện pháp mạnh. Điển hình kinh khủng nhứt là sắc luật của TT Trump đánh vào đại xí nghiệp quan trọng nhứt Hoa Vi (Huawei) không cho mua bán với Mỹ. Tờ báo New York Times thiên tả mặc dù chống TT Trump “điên cuồng” nhứt cũng phải ca ngợi mô tả sắc lịnh này có sức tàn phá kinh khủng tương tự như bom nguyên tử nổ.
Thực sự gây ra cuộc chiến thương mại này, phía chánh phủ TT Trump có dụng ý rất sâu xa quan trọng hơn nữa là qua đó làm rúng động gây sợ hải giới đầu tư ngoại quốc đang làm ăn tại Trung Cộng phải bỏ chạy. Chính vì vậy hiện nay Trung Cộng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng lớn nhứt trong lịch sử, mà chính Tập Cận Bình phải thú nhận tình hình giống như thời kỳ bị thua trận rút lui chạy trốn trước quân đội Tưởng Giới Thạch vào năm 1934 được huyền thoại hoá cho vẻ ghê gớm gọi là chiến dịch Vạn Lý Trường Chinh (xem Nguồn 6). Nhưng thực sự quân đội Trung Cộng có hơn 86 ngàn người khi kết thúc cuộc Vạn lý Trường chinh, sống sót chỉ còn ít hơn 7 ngàn – (xem Nguồn 7)
IV/ Kết luận
Diễn tiến trên cho thấy chánh phủ TT Trump giỏi hơn 3 chánh phủ tiền nhiệm rất nhiều trong mưu kế “đánh và trị” thế lực cộng sản mà trong đó có Trung Cộng.
Hy vọng rằng Ban Tham Mưu TT Trump còn có tính toán gì ‘độc’ hơn nữa để tiếp tục “trị” hữu hiệu Trung Cộng trong tương lai và biết đâu “diệt” được luôn như trước đây Liên Sô đã từng bị.
Một sự thực không thể chối cãi là đại đa số VN chúng ta đều kính phục thành quả “đánh và diệt” của TT Reagan , mặc dù thế lực tài phiệt thiên tả luôn luôn tuyên truyền là Liên Sô tự nhiên cũng phải sụp đỗ chớ không cần TT Reagan (xem Nguồn 8)
Tương tự đại đa số cử tri gốc VN ở Mỹ cũng ủng hộ chánh sách dám “đánh và trị” Trung Cộng của chánh phủ TT Trump nên theo thăm dò chánh thức đã bỏ phiếu cho ứng cử viên Đảng Cộng Hoà (xem Nguồn 9). Hy vọng cuộc bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội vào năm tới 2020 sẽ đạt được kết quả như đại đa số VN chúng ta mong ước để Trung Cộng không còn “múa gậy vườn hoang” như trong 24 năm dưới thời TT Clinton, Bush và Obama. Mong thay.
Bệnh Trạng Ông Trọng và Hành Trạng Dân Tộc – Nguyễn Ngọc Sẵng
Bệnh Trạng ông Trọng
Kể từ khi ông Trọng kiêm nhiệm luôn chức Chủ Tịch Nước ngày 23 tháng 10 năm 2018, cuộc hành trình của ông Trọng “kinh qua” những giai đoạn quan trọng đến vận mạng đảng của ông và dân tộc Việt Nam.
Việc đốt lò của ông tạo nên tiếng khen lời chê tùy góc độ nhìn, tùy xu hướng chinh trị, tùy lợi lộc phe nhóm v, v,.
Một biến cố lớn bất ngờ xảy ra. Lúc 15h10′ ngày Chủ Nhật 14/4/2019, mạng xã hội rúng động sau khi Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà viết trên trang cá nhân thông tin sức khỏe của Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng bất ngờ phải nhập viện Đa khoa Kiên Giang vào buổi trưa cùng ngày.
Tuyệt đối, không có thông tin nào được đưa ra từ truyền thông lề đảng, nhưng truyền thông lề dân cung cấp rầm rộ tin tức về ông Tổng Chủ của nhà nước cộng sản toàn trị. Vui mừng thì nhiều, thương cảm thì hiếm Đó là thước đo mà quần chúng dành cho vị lãnh đạo đảng cộng sản.
Thông tin từ nhà nước ít khi nói thật.
Chủ Nhật 5/5/2019 và Thứ Hai 6/5/2019, nhiều báo ở Việt Nam đưa tin, như tờ Thanh Niên, Đất Việt đưa tin ông Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi Thư chúc mừng ông Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkun chính thức đăng quang. Dư luận không tin ông có thể ký được tên vào thư chúc mừng nầy.
Cùng ngày, Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi mừng Estonia thành lập Chính phủ mới; chúc mừng Quốc khánh Ba Lan; chúc mừng Tổng thống Ukraine vừa đắc cử; chúc mừng tân Thủ tướng quần đảo Solomon Island. Dân thông tin mạng viết trên Facebook nhiều lời xúc phạm ông Trọng khi đọc tin nầy.
Tin trên mạng tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn nhận các điện thư từ các lãnh đạo quốc tế chia buồn cố chủ tịch Lê Đức Anh.
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega Saavedra và Phó tổng thống Rosario Murillo cùng gửi thư chia buồn tới Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, cùng lời chia buồn của tổng thống Mông Cổ Khaltmaa Battulga.
Tổng Chủ còn gởi thư chúc mừng đến Triều Tiên. Dù đang chữa trị tai biến mạch máu nảo, ông làm việc bình thường và hơn cả bình thường. Tinh thần hy sinh vì nước vì dân cao đến thế là cùng.
Hơn 10 ngày sau khi ông Trọng bị đột biến về sức khỏe tại Rạch Giá đúng vào ngày sinh nhật thứ 75 của ông ta, hãng tin Reuters ngày 25/4/2019 đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng đã được đưa vào bệnh viện Quân y Trung ương 108 tại Hà Nội.
Có tin ông Trọng được bí mật đưa qua Nhật chữa trị như trường hợp Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang đã chữa trị không thành công và tử vong.
Bình phẩm từ bọn phản động và thế lực thù địch
Có tin lưu truyền là cha con ông Nguyễn Tấn Dũng đã ra tay để “rửa hận” nhưng tôi nghĩ rằng với mức độ bảo vệ dày đặc và kỹ lưỡng, ông Dũng không thể nào làm được.
Nhất là trong bối cảnh đốt lò đã khiến Tổng Bí thư đã có nhiều kẻ thù, vì thế việc giữ an ninh cho ông Trọng luôn được đặt ở mức cao nhất, nhằm để bảo đảm an toàn nhất.
Bên cạnh đó có tin việc giữ an ninh cho ông Trọng có cố vấn Tàu được giao phụ trách.
Nhưng trong lúc quan hệ Việt Nam – Trung Cộng gần đây ngày càng xấu đi, trong lúc có nhiều dấu hiệu cho thấy Hà Nội ngày càng có xu hướng xích gần lại với Washington trong vấn đề hợp tác quân sự và Biển Đông. Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không cưỡng lại nổi xu thế này trong Bộ Chính trị. Vì vậy có thể Tàu ra tay diệt “đứa con hoang” có mầm móng phản nghịch.
“Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tiếp đoàn Thượng viện Hoa Kỳ” và “Đại tướng Ngô Xuân Lịch tiếp đoàn Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ”. Còn Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước chỉ gửi điện mừng tới lãnh đạo mới của Nhà nước Triều Tiên. Ông ở đâu?
Thứ Bảy 4/5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng dự trù có mặt trong buổi tiếp xúc cử tri của thành phố Hà Nội nơi ông là đại biểu quốc hội, nhưng không ai thấy mặt ông ta.
Các nhà quan sát nói rằng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Diễn đàn Vành đai và Con đường (Belt and Road Forum – BRF) cho thấy sức khỏe của ông Trọng là có vấn đề trầm trọng.
Cũng có tin rằng Hà Nội mời các thầy thuốc giỏi của Trung Quốc sang điều trị cho ông Trọng như họ đã từng mời điều trị cho ông Lê Đức Anh, hoặc tiện có thể đưa ông Trọng sang Tàu chữa trị.
Trong đám tang ông cựu Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh, 3/5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng được loan báo ông là trưởng ban tang lễ. Nhưng ông chỉ gửi vòng hoa đến mà không đến chia buồn hay đưa tiễn.
Từ 14 tháng 4 đến nay, có tin đồn ông Trọng có thể bị đột quỵ, ông ấy bị liệt, méo mồm. Vấn đề quốc tang cũng chỉ là cái chứng cớ để chứng minh rằng ông Trọng còn khỏe hay là ông ấy yếu, theo nhà văn Nguyên Bình từ Hà Nội.
“Nhìn vào các sự kiện như diễn đàn Vành đai, Con đường ở Bắc Kinh cuối tháng Tư, Hội nghị Trung ương trong tháng Năm, và lời mời của Tổng thống Trump, mời ông Trọng tới thăm Mỹ trong năm nay, cùng nhiều sự kiện nữa lấp kín lịch,” nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế nói với BBC hôm 22/4, “tôi không rõ là Việt Nam sẽ hướng ra toàn thế giới bên ngoài bằng cách giữ im lặng được bao lâu.”
Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bị tai biến mạch máu não, tuy không chết nhưng liệt nửa người, đang phải tập đi đứng rất khó khăn, tập nói và lại còn bị méo mồm.
Tôi tin rằng sinh mạng chính trị của ông Nguyễn Phú Trong đã chấm dứt từ lúc 3 giờ 10 phút chiều ngày 14 tháng 4 năm 2019. Vấn đề chúng ta cần bàn bạc là những gì sẽ xảy ra hậu Trọng và chúng ta nên làm gì để cứu sinh mạng đất nước Việt Nam không để lọt vào tay Tàu Cộng.
Hành Trạng Dân Tộc
Có thể nói rằng cuộc chạy đua quyền lực thực sự bắt đầu từ lúc tin ông Trọng bị đột qụy và nhập viện ở Kiên Giang. Cuộc chay đua có thể mang hình thái Bắc Nam, hoặc nhóm lợi ích nào dành được gì trên xương máu, nước mắt, mồ hôi dân Việt.
Dù không chết ông Trọng cũng phải từ bỏ chính trường. Tới đây, sẽ có một cuộc xáo trộn lớn trong bộ máy lãnh đạo cao cấp Việt Nam và cuộc chiến quyền lực sẽ diễn ra khốc liệt là điều không tránh khỏi.
Nhóm của Giáo sư Tương Lai phát đi lời kêu gọi để người dân cảnh giác khi Việt Nam có thể xảy ra rối loạn khi ông Trọng có thể qua đời hoặc sức khỏe không thể đảm đương là điều cần thiết, vì thực tế tình hình nội chính của Việt Nam có thể đã bị can thiệp từ lâu.
“Những chiêu trò mới sẽ được tung ra, mà thâm hiểm nhất và cũng có thể sẽ trắng trợn nhất là áp đặt nhân sự sao cho có lợi nhất trong mưu đồ lâu dài và đòi hỏi trước mắt của thời cuộc. Thế nước đã chông chênh sẽ lại càng nghiêng ngả hơn.”
Bản tin của Stratfor, tổ chức nghiên cứu và tham vấn về các vấn đề chính trị quốc tế, hôm 3/5/2019 cho rằng vấn đề sức khỏe không bình thường của ông Nguyễn Phú Trọng có nguy cơ dẫn đến bất ổn định trong hệ thống chính trị của CSVN.
Nhóm nầy cho rằng: “Nếu ông Trọng không còn khả năng đảm nhiệm hoặc chết sẽ tạo ra màn đấu đá chính trị mới, làm cho việc chuyển quyền cai trị dự trù vào năm 2021 (qua Đại hội đảng) nhiều rối ren hơn nữa”.
Ai sẽ thay ông Trọng?
ông Trọng đổ bệnh vô hình chung đã mở màn cho cuộc đua vào vị trí Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước, hai vị trí tối quan trọng trong chính trường Việt Nam và khi Đảng Cộng sản chuẩn bị đại hội trong hai năm tới, đặc biệt với công tác chuẩn bị cán bộ nguồn.
Có một số người hy vọng ông Phúc có khuynh hướng thân Mỹ và phương Tây sẽ có ưu thế trong tình hình hiện nay. Sau chuyến đi Tàu của ông Phúc, câu trả lời có thể có những hé lộ nào đó.
Ông Phúc, một trong những ứng viên mạnh cho vị trí đứng đầu đảng, đi Tàu từ 25-27 và gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình, có thể tạo cho ứng viên này thêm lợi thế bên cạnh những lợi thế sẵn có, vượt trội hơn các đối thủ khác về kinh nghiệm điều hành bộ máy hành chinh cấp nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Bà là ứng viên không nổi bật, nhưng nếu trong một cuộc đua mà các ứng viên nặng ký không phân thắng bại, họ sẽ tìm người thoả hiệp thay vì ủng hộ đối thủ của mình và bà Ngân có thể là một nhân vật cho hoàn cảnh đó.
Hai ứng viên khác từ bên đảng và có nhiều khả năng họ sẽ trung thành với công cuộc đốt lò chống tham nhũng là các ông:
Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư và cựu Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương là cánh tay mặt của ông Trọng trong việc thanh trừng tham nhũng hiện nay. Ông chưa từng giữ bất kỳ vị trí quản lý nhân sự cấp tỉnh thành, bất lợi tiếp theo là ông sẽ vượt giới hạn tuổi 65 dành cho những người có thể ở lại Bộ Chính Trị vào năm 2021.
Ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung Ương đảng, một cựu Tướng Công An. Ông Chính sẽ ở tuổi 62 khi đại hội 13 diễn ra. Đây là nhiệm kỳ đầu tiên của ông trong Bộ Chính trị. Ông có những thành công về kinh tế mà ba người kia chưa có.
Ông Trọng sẽ hồi phục và lại tiếp tục ở lại thêm nhiệm kỳ nữa, đó là ý kiến của ai đó, nhưng tôi nghĩ không thực tế, nhất là điều kiện thể chất của người 75 sau cơn bạo bệnh.
Thiển nghĩ, người thay ông Trọng sẽ là nhân vật có bề dài thân Bắc Kinh rất cao, sẽ được Bắc Kinh hậu thuẩn, hoặc tìm cách áp đặt để tiếp tục tuyệt đối trung thành với họ. Bắc Kinh muốn điều đó để Việt Nam tiếp tục làm lá chắn của họ, để có một chư hầu phục vụ nhiệm vụ chiến lược mà Việt Nam đóng vai trò địa chính trị quan trọng.
Phương pháp khả dĩ mà dân tộc Việt Nam có thể chấp nhận đó là việc chuyển giao quyền lực cho nhóm Tướng Lãnh quân đội ít tai tiếng, có tinh thần dân chủ. Từ đó họ cùng người Việt yêu nước có thể thực hiện mô hình Miến Điện để dân chủ hoá đất nước, để cởi trói dân tộc. Việt Nam, một dân tộc có nhiều lợi thế hơn Hàn Quốc mà phải chịu thảm hoạ do Cộng Sản gây ra hơn 70 năm ròng rã.
Lực bất tòng tâm, Ông Trọng có thể nghêu ngao hai câu thơ sau đây để từ giả chính trường.
“Ai về nhắn với anh Hai Tập
Xót dạ Bắc Kinh hả dạ Ninh Bình”.
Hình Tượng Người Mẹ Việt Nam – Cổ Tấn Tinh Châu
Lòng Mẹ! Hai tiếng hết sức ngọt ngào và thiêng liêng làm sao! Tình mẫu tử này được gắn kết bằng sợi dây huyết thống, sự sống của con gắn liền với sự sống của mẹ; tình cảm ấy mang đầy lòng yêu thương, chan chứa vô bờ, chỉ ban phát mà không mong cầu đáp trả. Các bà mẹ nói riêng, là những người mang lấy nhiều nỗi thiệt thòi và bất hạnh. Nhưng lại là những người gánh vác vai trò làm mẹ hết sức cao cả.
Con trưởng thành trong vòng tay cưu mang và che chở của mẹ, trong những lời ru dạy bảo ân tình của mẹ cho con lúc còn thơ ấu, dẫn dắt con từng bước vào đời. Con là một phần thân thể và linh hồn của mẹ, con khổ là mẹ khổ, con khóc lòng mẹ sầu mà con nào có biết đâu!
Cả nước cũng có hàng triệu bà mẹ đã lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt để nhìn những đứa con thân yêu của mình ra trận, chiến đấu vì, tự do dân chủ của đất nước.
Đối với những bà mẹ phải tiễn con ra trận, sự hy sinh đó không chỉ dừng lại ở nỗi mất mát những đứa con, mà còn gắn liền với việc phải hy sinh luôn cảm xúc người mẹ muốn che chở cho con mình được an toàn của họ.
Những bà mẹ vẫn khắc khoải, những vết thương tâm đã hằn sâu trong lòng mẹ, nỗi đau đớn không bao giờ vơi; bao nước mắt của mẹ đã rơi để khóc tiễn đưa những đứa con yêu của mẹ đã ngã xuống ngoài chiến trường, nỗi đau của “đầu bạc đã phải khóc tiễn đầu xanh”.
Ở hậu phương, có bóng hình người mẹ, người vợ vẫn ngày ngày đợi chờ các con, để rồi lại giấu nỗi đau vào tim khi được tin các con mãi không trở về. Nước mắt mẹ không còn, vì khóc những đứa con, lần lượt ra đi, đi mãi mãi. Mẹ là kho tàng yêu thương hạnh phúc, là tàng cây bóng mát che chở cho con nương náu trong những lúc vấp ngã hay cô đơn thất vọng, con lại tìm về suối nguồn yêu thương ấy để được nghe những lời an ủi, khuyên răn vỗ về sưởi ấm lòng con.
Các con bị thương sau khi rời quân y viện lại về trong vòng tay mẹ chăm sóc cho đến ngày trở về đơn vị. Mẹ trở thành điểm tựa ở mọi ngã đường của những người chiến sĩ.
Đất nước Việt Nam trải qua bao cuộc trường chinh khói lửa, mẹ đã gánh cả giang sơn trên đôi vai gầy, đi suốt chiều dài lịch sử. Từ những bà Trưng, bà Triệu cưỡi voi ra trận, đến nữ tướng Bùi Thị Xuân làm khiếp đảm quân xâm lăng.
Những nữ tướng đã mở đầu cho trang truyền thuyết về người mẹ Việt Nam anh hùng. Truyền thuyết ấy cứ dài thêm bất tận bởi những con người sống mãi và đẹp mãi với thời gian. Vẫn biết chiến tranh là mất mát, hy sinh, những nỗi đau trải dài trên thân thể đất nước và đi vào ngóc ngách của cuộc sống.
Ngoài sự mất mát về vật chất, nỗi đau lớn nhứt vẫn là nỗi đau tinh thần đã dằn xé và đeo bám mẹ cho đến ngày hôm nay và mãi mãi. Ta không thể nào cảm nhận được nó. Vợ mất chồng, mẹ mất con. Một mình mẹ đã gánh cả giang sơn to lớn trên đôi vai gầy mà không hề quỵ xuống.
Đối với dân tộc ta, Mẹ Việt Nam từ ngàn đời luôn là biểu tượng cao quý của sự dịu dàng, tấm lòng nhân hậu, bao dung, đức tính kiên trung. Hình ảnh người mẹ đã đi vào trang sách em thơ, đi vào lời ru câu hát, những vần thơ thắm đượm tình người.
Trong khi chúng ta đang say vùi trong giấc ngủ ngon lành của tuổi thơ, ngay cả khi chúng ta đang ngồi chiểm chệ trên chiếc ghế chủ tọa,… có biết chăng các người mẹ của chúng ta đang vật lộn với cuộc sống, tần tảo kiếm từng đồng tiền bát gạo nuôi ta ăn học, rạng rỡ công danh với đời.
Mẹ đã đùm bọc cho những đứa con đang ngày đêm đối diện với giặc xâm lăng. Phía sau lưng, nơi quê nhà yêu dấu, người mẹ là hậu phương vững chắc nâng bước chân cho người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao. Nỗi nhớ về hình ảnh người mẹ mang trên vai mình bao nỗi đắng cay đã chuyển thành niềm tin và sự lạc quan cho những người con tiến lên phía trước.
Tình Mẹ! Một thứ tình cảm luôn che chở, cưu mang, bao dung, độ lượng,…; luôn hy sinh, cam chịu trong mọi hoàn cảnh.
Ôi, tình mẹ quê hương đất nước quả thật cao vời! Mẹ đã hoá mình vào đất nước, quê hương. Mẹ của chúng ta cũng chính là bà mẹ Việt Nam. Trong thời chiến, cha phải mang trên vai chí nam nhi nơi chiến truòng lửa đạn. Mẹ một mình gồng gánh nuôi con, vượt qua mọi hiểm nguy, ôm con chạy giặc.
Trong cảnh mạng sống bị đe doạ, ta lại nhìn thấy hình ảnh mẹ cao cả, bao la,… sự che chở an toàn cho con trong phút giây hiểm nguy nhứt. Thật cảm động, hình ảnh của nhiều người mẹ đã ngã gục bên đường, lấy thân mình che đạn cho con.
Dẫu có bao nhiêu nhọc nhằn gian lao, mẹ sẵn sàng đón nhận miễn sao cho con mình được khôn lớn trong sự bình yên hạnh phúc. Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắc cho đời mình.
Cứ chiều chiều, mẹ lại nhìn ra đầu ngõ, trông chồng đợi con, đôi mắt sâu thẳm của mẹ u buồn trong nỗi niềm khắc khoải nhớ thương, hoài vọng những đứa con trở về.
Trong khi chiến tranh mẹ trở thành điểm tựa tinh thần ở mọi ngã đường của người chiến sĩ, trong những lúc gian nguy nhứt, đau đớn nhứt lại tìm được điểm tựa vững chắc về tinh thần ở nơi mẹ.
Nỗi đau mất mát những người con ruột thịt quá lớn. Nén nỗi đau, hàng ngày mẹ nâng niu, trân trọng kỷ vật còn sót lại của con trai, lấy đó làm niềm tin tiếp tục sống, chờ ngày hòa bình để gặp lại các con.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau, hậu quả của chiến tranh vẫn đọng lại. Trong chiến tranh, những người mẹ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân và những gì yêu quý nhứt của mình. Nỗi đau quá lớn của người và nỗi cô đơn mà mẹ phải đối mặt trong những năm tháng còn lại của cuộc đời.
Trong sự mất mát chia lìa bởi chiến tranh, người mẹ nào chẳng khóc đau xé lòng vì con mình hy sinh trong trận mạc, dẫu biết chiến tranh nghiệt ngã sinh tử là điều không tránh khỏi, nhưng tình mẫu tử khiến nước mắt mẹ không còn để khóc những người con lần lượt ra đi, đi mãi mãi. Nấm mồ này cỏ chưa kịp lên xanh, mẹ lại phải đắp thêm nấm mộ khác.
Khói lửa chiến tranh tan rồi, còn lại hình bóng người mẹ hiền cô đơn trong hoàng hôn cuộc đời.
Hình ảnh một người mẹ đầu tóc bạc phơ lăn dài nước mắt ở nghĩa trang trong ngày Tết mới càng thấm thía với sự hy sinh của cả một dân tộc và vết thương lòng của những người mẹ vẫn còn hằn sâu theo tháng năm dù cuộc chiến đã lùi xa hơn 40 năm.
Tấm lòng của mẹ ngày đêm hướng về chiến trận – nơi có mấy người con bà dứt ruột sinh ra nhưng vì tổ quốc phải từ biệt mẹ tham gia chiến đấu chống xâm lăng. Khói lửa chiến tranh qua rồi, cả mấy con mẹ đều gởi lại tuổi xuân ở chiến trường, còn lại một mình mẹ thôi.
Nỗi đau thương vẫn còn len lỏi âm thầm trong căn nhà nhỏ, nơi mẹ và các con của mẹ cùng chung sống. Cũng không biết bao lần, mẹ đứng ở đầu ngõ trông về phương xa.
Mỗi ngày người mẹ ngồi bên mâm cơm với mấy cái chén và mấy đôi đũa, ở giữa là bình nhang nhắc tên từng đứa con đã hy sinh khiến tim chúng ta nghẹn lại vì cảm động.
Chúng ta khó cầm được nước mắt, đó là khi mẹ đến bàn thờ với hai bàn tay nhăn nhúm của mẹ để lên từng bức hình, rồi sờ lên đầu, lên mắt các con. Mẹ áp má lên di ảnh con mình. Nỗi đau vẫn còn đó trong lòng, nhưng các mẹ cũng hiểu, sự hy sinh to lớn của con mình chính là để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.
Có một khoảng trống lòng mẹ không bao giờ lấp đầy được, một nỗi hiu quạnh không bao giờ ấm lại, nỗi buồn đau không bao giờ dứt.
Đến nay khi mẹ đong đầy nước mắt, mẹ mới nhận ra rằng đó là những gì mẹ không bao giờ quên được.
Cuộc chiến đã lùi xa, nhưng mẹ vẫn đau nỗi đau xé lòng, buồn nỗi buồn khôn cạn, sống với kỷ niệm không phai, hình ảnh không mờ của những người thân yêu nhứt, càng ngày mẹ càng héo hắt, vầng trán mẹ thêm nhiều nếp nhăn, lưng mẹ còm cỏi và yếu dần theo năm tháng.
Cảm ơn cuộc đời này vì đã cho chúng con được là con của các mẹ! Chúng con luôn hướng về gia đình, hướng về mẹ. Mẹ mãi là vòng tay ấm áp và bình yên của các con.
Con cám ơn mẹ vì những gì mà mẹ đã làm cho con, vì những khó khăn, vất vả mẹ đã phải vượt qua để nuôi nấng con. Nhờ mẹ mà con mới trở thành một người như hôm nay. Cám ơn mẹ vì tất cả. Con yêu mẹ!
Mẹ là quà tặng vô giá mà cuộc đời dành cho chúng ta -những đứa con thân yêu của mẹ.
Tháng 5 năm 2019
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười – Trần Trung Đạo
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm-thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn-ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm-bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc mẹ ơi hãy rán chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời-gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
“Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười”* – Nhữ Đình Hùng 18/05/08
Ví dù con đổi thời gian được,
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười!*
Nhưng làm sao được,làm sao được,
Kể từ khi..Mẹ..,lá thu rơi!
Con từ “cải tạo” về bên mẹ
Chỉ thấy bàn thờ hương khói thôi!
Mẹ vẫn mỉm cười bên ánh nến
Lòng con dông bão dậy tơi bời!
Con muốn gục đầu bên gối mẹ,
Thì thầm con kể nỗi đầy vơi!
Mẹ ơi nếu đổi thời gian được,
Con đổi thiên thu tiếng mẹ cười!
Chiến sĩ Vô Danh!
Hôm qua, 14/5/2019, nước Pháp đã tổ chức lễ tưởng niệm và vinh danh, ở điện Invalide, hai biệt kích toán « Hubert «, hy sinh hôm 10/5 khi giải cứu 2 con tin Pháp ( + 1 Mỹ + 1 Hàn ) trong tay bọn khủng bố Hồi Giáo, ở Burkina Faso.
Trưởng toán Pierrepont ( 33 t ) và thuộc cấp Bertonncello ( 28 t ) đã đượcmypTổng thống Macron truy tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh.
Theo tướng Lecointre, Tham mưu Trưởng quân lưc Pháp, các chiến sĩ lkích toán « Hubert «, trong đêm 10/5, dưới sự canh gác nghiêm nhặt của bọn khủng bố Hồi giáo , đã đột nhập vào nơi giam các con tin nhưng, sau khi vượt qua được 200 m, chỉ còn 20 m nữa là đến « điểm hẹn « thì bị phát giác ! Súng nổ giữa 2 phe. Cuối cùng, các chiến sĩ biệt kích cũng hoàn thành nhiệm vụ : giải thoát 2 con tin Pháp và 2 con tin « bất ngờ « : 1 Mỹ, 1 Đại Hàn ! Nhưng cái giá phải trả lại quá đắt : « ông thầy « Pierrepont và chiến hữu Bertonncello đã nằm xuống sau cuộc chạm súng !
Hôm kia, trong lễ truy tặng huân chương quân đội, bà Florence Parly, Bộ Trưởng Quốc Phòng, đã xưng tụng 2 chiến sĩ biệt kích là anh hùng. Nhiều nhân vật trọng yếu trong chánh phủ, các lãnh tụ đảng phái, không phân biệt chánh kiến, cũng nghiêng mình trước sự hy sinh cao cả này : chết để người khác sống.
Khi xem hình ảnh buổi lễ qua truyền hình, khi nghe phát biểu của những người được phỏng vấn, quân sự lẫn dân sự, thấy sự đối xử của chánh quyền, của xã hội với người « ra đi « , tôi bùi ngùi nghĩ đến những người đã chết để cho tôi được sống : những người LÍNH Việt Nam Cộng Hòa !
Đã một thời, cái quân lực hào hùng đó bị bôi bẩn bởi bọn ký giả ngoại quốc bất lương, ngồi quán cà phê viết tin tưởng tượng để câu khách, bởi một số chính khách ấu trĩ, gian manh. Rằng quân lực VNCH không có tính thần chiến đấu. Rằng tướng tá chúng ta tham nhũng, bất tài. Nên buông là phải, bỏ là đúng ! Đó là cái lý luận của bọn chánh khách « salon «, vì quyền lợi riêng tư, chạy trốn trách nhiệm, muốn rút quân trong « danh dự « ( ? ), lén lút bán đứng đồng minh ! Không có tinh thần chiến đấu thì làm sao giữ vững đất nước khi cả miền Nam bị Hà Nội, vi phạm ngưng bắn 3 ngày Tết, tấn công bất ngờ ? Bất tài thì làm sao chiếm lại các phần đất đã mất khi đối phương xé bỏ hiệp định Genève, xua ( hầu như ) toàn bộ quân lực, vươt vĩ tuyến 17, xâm lăng miền Nam ?
Qua phát biểu của nhiều người ( Pháp ) mà tôi nghe được, nếu « chết để cho người khác sống « là anh hùng, như hai chiến sĩ biệt kích này, thì quân lực VNCH có trên 255.000 anh hùng : 255.000 người đã hy sinh, từ 54 – 75, để chúng ta, người dân VNCH, được sống. Từ Gio Linh địa đầu giới tuyến đến tận cùng đất nước : Cà Mau ! Nói con số trên 255 ngàn người vì chúng ta không có quyền quên những quân nhân đã chiến đấu / tự sát trong hai tháng cuối cùng của miền Nam, cũng như những vị đã bỏ mình trong các trại tù cải tạo.
Ở hải ngoại, Trần văn Bá là anh hùng. Lê Hồng là anh hùng, Nguyễn trọng Ni là anh hùng, cũng như một số khác : những người ở Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Đức …vv, họ đã từ chối cái đời sống an lành, đầy đủ tiện nghi, nơi xứ người, trở về quê hương chiến đấu chống CS mà cái kết quả là chỉ môt vài người sống sót. Và họ sống như một anh hùng. Lý Tống chẳng hạn. Hầu như suốt mảng đời hải ngoại, anh luôn chống Cộng bằng mọi phương tiện, mọi cách thức. Từ cướp máy bay, rãi truyền đơn xuống « thành Hồ « đến hóa trang làm phụ nữ xịt mặt ca sĩ địch vận « khúc ruột xa ngàn dặm « !
Nếu, theo quan điểm ” chết để cho người khác sống “, thì Hà Nội không có anh hùng ! Mặc dầu sau 75, « anh hùng « đầy dẫy ở Việt Nam, nhiều đến nỗi người ta chấp nhận « ra ngõ gặp gái « hơn là « ra ngõ gặp anh hùng «. Thà bị xui xẻo còn hơn là gặp những khuôn mặt đưa hàm răng mái hiên, ngố không chịu nổi !
Không phải vì Lê văn Tám là anh hùng hư cấu của Trần Huy Liệu. Mà từ Lê Hồng Phong, Nguyễn văn Cừ, Võ thị Sáu, Nguyễn thị Minh Khai, Lê thị Hồng Gấm.. cho đến Nguyễn văn Trỗi : không có ai là anh hùng ! Bởi không có người nào « chết để cho người khác sống « ( nhất là đặc công gài mìn Nguyễn văn Trỗi ). « Chết cho Đảng sống « thì có, nhiều lắm. Gần cả triệu thanh niên nam nữ « sinh Bắc tử Nam « bị Đảng xua đi xâm lăng miền Nam. Nhưng, chết vì cướp hay bị ép buộc đi cướp ( cướp gì cũng vậy ) thì người ta gọi là cái chết của tướng cướp, bọn cướp, quân cướp, không ai gọi là cái chết của anh hùng, trừ đám ngưu mã bắt người đi cướp !
Có ai cạo da sống đời ? « Đoạn trường « đó, dù không muốn, mỗi người rồi cũng phải đi qua ! Nhưng qua như thế nào thì lại là một chuyện khác. Pierrepont và Bertonncello đã đi qua cây cầu đó, trước im lặng cúi đầu và kính cẩn nghiêng mình của mọi người. Bởi đó là những cái chết xứng đáng. Chết để cho người khác sống ! Như sự hy sinh của mấy trăm ngàn người LÍNH quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trước và sau « 75 ».
Sau tháng 4 tức tưởi là tháng 5 nghẹn ngào !
Xin thắp nén tâm hương, thành kính gởi NGƯỜI : những Anh Hùng đã chết để cho tôi được sống.
« Hỡi NGƯỜI chiến sĩ vô danh! »
Tác giả : không tìm được tên tác giả
Nguồn internet
BBT : Ban Biên Tập rất tiếc là đã cố gắng nhưng không thể tìm được danh tánh của tác giả bài viết “ Chiến Sĩ Vô Danh ”. Xin chân thành cáo lỗi cùng tác giả và người đọc.
Tháng Tư Đen Tế Người Oan Khuất – Hàn Sĩ Phan
Tháng Tư đen, lại nhớ ngày Quốc Hận,
Miền Nam tan tác một trận phong ba.
Giặc miền Bắc tay sai của Tàu, Nga
Gieo thảm họa, giết chết Nền Cộng Hòa non trẻ.
Quân miền Nam bị bức tử trong ván bài lặng lẻ,
Bởi đồng minh vì lợi quyền đã bán rẻ lương tâm.
Triệt đường viện trợ để ép buộc phải đầu hàng,
Trong tủi nhục đã khắc sâu “vết hằn” thế kỷ !
Để đến nay :
Con dân Việt hơn bốn mươi năm lẻ :
đọa đày buồn tủi.
Đất nước Nam gần nửa thế kỳ : phủ chụp đêm đen.
Độc tài toàn trị là bản chất của bạo quyền,
Thiên đàng cộng sản là gông, xiềng, tù ngục !
Triệu triệu người không cam lòng khuất phục,
Phải âm thầm bỏ Nước ra đi !
Một bước viễn trình, ngàn dặm biệt ly !
Hai chữ Tự Do, muôn vàn sinh mạng !
Vùi xác biển Đông, tử vô địa táng,
Bỏ thây núi rừng,hồn oan vất vưỡng.
Đốt nén nhang, quyện khói hương trong niềm đau hồi tưởng :
Than ôi! Hàng chục vạn đồng bào, chỉ còn một hướng, liều mình
Thà chết ra đi.
Thảm thay! Biết bao nhiêu nạn nhân, không có lựa chọn, khi gặp bức tử.
Xót xa ! Cha thất lạc chốn rừng xanh,
chị bỏ mình bởi bàn tay hải tặc bạo tàn.
Bi thảm ! Mẹ chìm thây trên biển đen,em tan thân trong sóng dữ:
Ôi giọt lệ cho niềm tang tóc.
Oán thán ngất trời! Đại dương nghìn cơn giông bão:
Thương ai ngọc nát, châu chìm !
Khổ đau ngạp đất! Quê hương bao ngày đày đọa:
Xót người cữa tan, nhà mất.
***
Còn vài chục vạn,đày đọa lao tù.
Thân xác gầy khô, nhiều người gục ngã!
Một trời thảm họa,đổ xuống dân lành,
Áp bức triền miên, muôn vàn cơ cực.
Đảng nắm quyền lực, vét đầy túi tham,
Của cải,bạc vàng, chia nhau hưởng thụ!
Việt Nam sử hận sẽ ghi tên những tội đồ thiên cổ :
Trung ương Đảng
_ Chính trị bộ là đầu xỏ bạo quyền.
_ Về đối nội : lương tâm rỗng, bất cần liêm sỉ,bức Dân, hại Đạo, trả thù hèn hạ .
_ Còn đối ngoại:da mặt dày,chẳng biết nhục nhã,cúi đầu khuất phục, mãi Quốc cầu vinh.
Dâng đất liền- Tặng biển Đông !
Làm quà cầu lụy giặc Bắc Kinh_Ra tay che đỡ để Đảng yên_ Sẻ xin cam tâm làm tôi tớ.
Ôi Quốc nhục ! Ôi tủi hổ !
Lủ bạo quyền làm đau lòng Quốc Tổ , Quốc Tông !
Hạ uy danh con cháu Lạc Long, mà chí bất khuất đã nhiều nghìn năm tỏa sáng.
Nào Ngô Quyền đuổi quân Nam Hán
Nào Lý Thường Kiệt phá Tống, bình Chiêm.
Nào Hưng Đạo Vương làm vỡ mật quân Nguyên
Và Nguyễn Huệ khiến Mãn Thanh khiếp vía.
Còn rất nhiều và nhiều vô kể ,
Gương Anh Hùng, Liệt Nữ vẻ vang :
“Ta thà làm quỷ nước Nam,chớ không thèm làm vương đất Bắc”
Trần bình Trọng chí hùng bất khuất,
đã lưu truyền hậu thế di ngôn bất hủ.
Vì biết rằng : “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hản thanh”
Thà chết vinh hờn sống nhục đớn hèn .
Có nghe chăng hỡi bè lũ bạo quyền :
Đắm mê danh lợi _ Điếm nhục Tổ Tiên
Củng cố cường quyền_ Hại dân phản Quốc .
Hơn bốn mươi năm : Đêm dài u uất !
Hơn bốn mươi năm : Nước mất nhà tan !
*****
Hỡi con dân mang dòng máu Việt Nam.
Hỡi lớp trẻ hãy nối chí Tiền Nhân.
Cùng một lòng kết chung lời huyết thệ.
Năm châu, bốn bể, tiếp sức quê hương.
Khơi dậy ngọn lủa thiêng, đun sôi bầu nhiệt huyết .
Đồng tâm thề quyết, thực hiện lời nguyền,
Tiếp tay lật đổ bạo quền,cùng nhau quang phục Quê Hương an bình.
Làm món quà linh thiêng cúng hương linh người đã khuất :
là những Anh Hồn VỊ QUỐC VONG THÂN !
KHÓI HƯƠNG HÒA QUYỆN TÌNH THÂM
DÂNG LÊN BÁI KÍNH CHÂN TÂM TỎ BÀY !
Tháng tư FLORIDA
Điện Biên Phủ 60 năm sau, nhìn lại trận chiến Điện Biên Phủ – Nhữ Đình Hùng
Bối-cảnh lịch-sử.
Vào đầu thế-kỷ XIX, đế-quốc Pháp đã thành-công trong việc đặt Việt-Nam và hai nước Cao-Miên và Lào dưới sự quản-trị của Pháp trong Liên-Hiệp-Pháp. Cao-Miên, Lào, Bắc-Kỳ (Tonkin), Trung-Kỳ (Annam) đặt dưới chế-độ bảo-hộ trong khi Nam-Kỳ (Cochinchine) là thuộc-địa của Pháp, tất cả họp thành liên-hiệp Đông Dương
Trong thời-kỳ đệ nhị thế-chiến, Pháp đã bị Đức đánh bại, phải ký hiệp-ước đình-chiến vào năm 1940 và không còn sức để cung-cấp người và võ- khí cho Đông Dương nữa. Cùng lúc, Nhật làm áp-lực đòi Pháp phải nhượng-bộ để quân-đội Nhật có căn-cứ trên lãnh-thổ Đông Dương, ngươc lại, Nhật cam-kết tôn-trọng quyền-lợi Pháp ở đây. Ngày mùng chín tháng ba năm 1945, Nhật thình-lình tấn-công các căn-cứ Pháp, lật đổ chánh- quyền thuộc-địa Pháp ở Việt-Nam và trao trả độc-lập cho Việt-Nam dưới quyền lãnh-đạo của Hoàng-Đế Bảo-Đại, đồng thời thống-nhất ba miền Bắc-Kỳ, Trung-Kỳ và Nam-Kỳ, tái-lập lại nước Việt-Nam. Vài tháng sau đó, Nhật thất trận. Thừa cơ-hội đó, một tập-hợp nhiều tổ-chức tranh-đấu (gồm các đảng phái quốc-gia và những nhóm theo cộng-sản) mang tên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, viết tắt là Việt Minh, tuyên bố độc lập.
Nhờ ở thủ-đoạn và kỹ-thuật tuyên-truyền, Nguyễn Sinh Cung (được biết dưới nhiều tên khác nhau như Lý Thụy, Nguyễn Tất Thành. nhưng tên được biết đến nhiều nhất là Hồ Chí Minh), một cán-bộ của cộng-sản quốc-tế, đã nắm được quyền lãnh-đạo Việt-Minh. Tổ-chức này đã cướp chánh-quyền ở Bắc-Kỳ và Nam-Kỳ và tại Trung-Kỳ, đã thành-công trong việc thuyết-phục Hoàng-Đế Bảo-Đại thoái-vị và giao ấn, kiếm lại cho Việt-Minh.
Sau khi thất-trận, lực-lượng Nhật-Bản ở Việt-Nam bị giải-giới và việc giải-giới này do Trung-Hoa và Anh đảm-nhiêm. Việt-Nam được chia làm hai vùng giải-giới, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc do Trung-Hoa, từ vĩ-tuyến 16 vào Nam do Anh. Trước khi bị giải giới,Nhật đã ngầm giao cho Việt-Minh các vũ-khí của Pháp mà họ có được sau cuộc binh biến mùng chín tháng ba năm 1945. Pháp theo chân Anh trở lại miền Nam Việt Nam và tìm cách thương-thuyết với Việt-Minh.Tại miền Bắc, Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng có vẻ mạnh thế nhờ việc lực-lượng Trung-Hoa giải-giới Nhật, lúc đó, Trung-Hoa đặt dưới sự lãnh-đạo của Tưởng Giới Thạch, thủ-lãnh của Trung-Hoa Quốc-Dân-Đảng. Năm 1946, Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng đã tổ-chức trọng-thể lễ tưởng-niệm cuộc nổi dậy ở Yên Bái, điều này khiến Hồ Chí Minh e ngại. Vì thế, một mặt Hồ Chí Minh tìm cách mua chuộc tướng Lư Hán, thủ lãnh lực-lượng Trung-Hoa lo việc giải giới Nhật, mặt khác, Hồ Chí Minh chấp- nhận việc Pháp trở lại Bắc Việt-Nam để làm đối trọng với lực-lượng Trung-Hoa. Hồ Chí Minh còn đi xa hơn bằng cách ký các thoả-hiệp với Sainteny và tạm ước (modus vivendi) với bộ-trưởng thuộc-địa Pháp Moutet, việc này không được các thành-viên trong Việt-Minh đồng-ý. Các lực-lượng Việt-Minh tiếp-tục có những đụng độ với Pháp ngày 20 tháng mười một 1946, do một khiêu-khích từ phiá Việt Minh, hạm đội Pháp bắn phá Hải-Phòng. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Việt Minh mở cuộc tổng công-kich các nơi đồn trú của Pháp và cả vào khu cư dân Pháp ở Hà-Nội. Nhưng cuộc tổng công-kích không thành-công, Hồ Chí Minh và lực-lượng Việt-Minh rút vào chiến-khu. Từ 1946 đến 1949, lực-lượng Việt-Minh không có những hoạt-động đáng kể, nhưng sau khi Mao Trạch Đông chiếm được lục-địa, Việt-Minh đã có những hoạt-động ngày càng mạnh hơn nhờ nhận được viện-trợ tài-chánh và vũ-khí và cả về nhân-lực Từ 1949 đến 1952, giao-tranh giữa Pháp và Việt-Minh ở trong tình-trạng ngang ngửa. Với tướng De Lattre làm toàn quyền Đông Dương, lực-lượng Pháp có vẻ khởi sắc nhất là sau trện Vĩnh Yên, lực lượng Việt Minh bị thiệt-hại nặng. Nhưng sau De Lattre, tướng Salan chỉ có thể bảo-đảm được những vùng hữu-ích: tình hình miền Nam-Kỳ được coi là yên-tĩnh, tình hình Trung-Kỳ có hoạt động của Việt Minh đáng kể nhưng ở Bắc-Kỳ, lực-lượng Pháp bị áp-lực mạnh.Điều này cũng dễ hiểu vì Việt-Minh nhận được dễ dàng các vũ-khí, đạn dược và các tiếp-liệu khác xuyên qua biên-giới Việt-Hoa, trong những vùng do họ kiểm soát.Các trang-bị quân-sự này còn tốt hơn của Pháp vì đó là những trang bị của Mỹ cho quân-đội Tưởng-Giới-Thạch bị cộng-sản Trung -Hoa tịch thu hoặc là chiến-lợi-phẩm từ chiến-trường Cao-Ly.! Cùng lúc Việt-Minh mở rộng chiến-tranh sang Lào. Trong bối-cảnh đó, tướng Navarre đã được cử đến Đông Dương để thay thế tướng Salan.
Tương-quan lực-lượng Pháp và Việt-Minh
Đối với chánh-trị-gia Pháp, Đông Dương coi như đã mất, họ giao cho các tướng lãnh Phap nhiệm-vụ đưa nước Pháp ra khỏi cuộc chiến trong ‘Danh Dự’ nghĩa là tạo ra một chiến-thắng để đặt nước Pháp ở
vị-thế mạnh trong một cuộc điều-đình và để bảo-đảm sự sống còn của những vương-triều thân Pháp trước phe cộng-sản.
Để làm điều này, tướng Navarre nghĩ đến việc thành-lập quân-đội quốc-gia Việt-Nam, Lào và Cao-Miên, những quân-đội này sẽ lo việc phòng-vệ lãnh-thổ, cho phép Pháp tập-trung các lực-lượng tinh-nhuệ chống lại quân chính-qui của Việt-Minh.
Navarre cũng nghĩ đến việc cầm chân quân Việt Minh, không cho mở rộng chiến-tranh sang Lào. Đây là việc lập lại kinh-nghiệm đã có ở Nà Sản vào năm 1952 trong trận đánh kéo dài từ 23 tháng mười một tới 02 tháng mười hai Đây là một căn-cứ ‘không địa’ (aéroterrestre) với sự tiếp-vận hoàn-toàn bằng phi-cơ, để tấn-công, Việt-Minh đã phải tập -trung một quân-số lớn và đã phải chịu thiệt-hại nặng nề!
Địa-điểm lựa chọn là Điện Biên Phủ, nhằm chặn đường tiến quân của Việt-Minh sang Lào. Đây là một địa-điểm nằm trong tỉnh Lai-Châu, cạnh biên-giới Lào, là một lòng chảo dài khoảng 16 cây số, rộng khoảng sáu cây số, có dòng sông Nam Youm chảy qua theo hướng bắc nam, có tỉnh lộ 41, có một phi-trường nhỏ do quân-đội Nhật làm ra trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, chung quanh thung lũng là đồi núi trải dài cả trăm cây số. Cư dân trong vùng là người thiểu số Thái, thân Pháp. Bất lợi là Điện Biên Phủ ở quá xa, cách Hà Nội 300 cây số về phiá tây.Tại Điện Biên Phủ, có một đơn-vị Việt Minh hiện-diện.
Ý-kiến chọn Điện Biên Phủ làm căn-cứ là do tướng Cogny đề ra và được tướng Navarre chấp-thuận. Cần ghi nhận là ý kiến này cũng bị một số sĩ-quan cao-cấp chống đối trong số có đại-tá Jean-Louis Nicot, tư-lệnh không-đoàn vận-tải nhưng các ý-kiến chống-đối đều bị Navarre bác bỏ trong phiên họp tham-mưu ngày 17 tháng 11 năm 1953. Cuộc hành-quân được ấn-định vào ba ngày sau đó với danh hiệu chiến-dịch Castor.
Chiến-dịch Castor là một chiến-dịch không-vận, có mục-tiêu thiết-lập một vòng đai trong vùng Điện Biên Phủ, trong một vùng đặt dưới sự kiểm-soát của Việt-Minh. Ý-định của giới chức quân-sự Pháp là cắt đứt việc đi lại giữa Lào và Việt-Minh nhằm buộc Việt Minh phải giải-toả bằng một lực- lượng quân-số lớn để có thể bị tổn-thất nặng như trường-hợp Nà Sản.
Chiến-dịch Castor được đặt dưới quyền tướng Jean Marcellin Gilles và khởi sự vào ngày 20.11.1953 lúc 10giờ 30 và đã kéo dài trong hai ngày.
Trong ngày 20.11 đã có hai đợt nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, một đợt vào buổi sáng và một đợt vào buổi chiều. Lực-lượng được tung vào trận địa vào buổi sáng là tiểu đoàn 6 dù thuộc-địa (6èBPC) do thiếu tá Marcel Bigeard chỉ-huy và tiểu đoàn hai nhảy dù thuộc trung-đoàn 1 khinh-binh dù (régiment de chasseurs parachutistes) dưới quyền điều khiển của thiếu-tá Jean Bréchignac. Lực-lượng dù được vận-chuyển bằng 65 phi-cơ C-47 Skytrain/Dakota và 12 C-119 Flying Boxcar.
Mục-tiêu của đợt đổ quân ngày đầu là chiếm phi-trường địa-phương do lực-lượng Nhật xây dựng trong thời đệ-nhị thế-chiến. Ngoài lực-lượng dù, còn có đơn vị công-binh thuộc trung-đoàn 17 công-binh, có nhiệm vụ tái lập-hoạt động của phi-trường và ban tham-mưu của nhóm không-vận một (GAP1). trong buổi chiều là việc thả dù tiểu-đoàn 1 nhảy dù thuộc-địa (1 BPC), các đơn-vị thuộc trung-đoàn 35 pháo binh nhẹ dù (35è RALP) và các đơn-vị yểm-trợ tiếp-liệu.
Ngày 21.11.1953, đến lượt nhóm không-vận 2 (GAP2) gồm bộ tham mưu và tiểu đoàn tổng hành dinh của tướng Jean Gilles, tiểu đoàn một nhảy dù ngoại-quốc (BEP), tiểu đoàn 8 nhảy dù xung-kích (8BPC) và các đơn-vị yểm-trợ khác.
Ngày 22.11.1953, toán quân dù cuối cùng được thả xuống Điện Biên Phủ. Đó là tiểu đoàn 5 nhảy dù người Việt (5 BPVN). Trong toán này có sự hiện diện của nữ ký giả Brigitte Friang, một kháng-chiến-quân bị Gestapo Đức bắt vào năm 1943 và đày vào trại tập-trung Ravensbrück. Bà vừa có bằng dù và được tướng Navarre đặc biệt cho tháp-tùng lực lượng nhảy xuống Điện Biên Phủ.
Tính chung, lực lượng dù đổ xuống Điện Biên Phủ trong chiến-dịch Castor lên đến 4155 binh-sĩ, theo đúng giờ giấc và đạt được các mục-tiêu đã định. Cuộc nhảy dù cũng đã gặp sự kháng-cự của một đơn-vị địch hiện-diện ở đây thuộc trung-đoàn 148 thuộc lực-lượng chính-quy của Việt Minh. Đơn-vị này bị thiệt-hại nặng phải rút lui, quân Pháp chiếm được làng và phi trường.
Các đơn vị công-binh thực-hiện các công-tác sửa chữa lại phi-đạo, thiết-lập và củng-cố các công-sự phòng-thủ. Cuối tháng mười một năm 1953, sáu tiểu đoàn dù được gởi thêm đến để tăng cường lực-lượng phòng-thủ, ngoài ra còn có thêm pháo-đội Lào với 8 trọng-pháo 105 ly và đại đội ngoại-quốc súng cối nặng (1CEPLM).
Đến ngày 12.12.1953, đại tá Christian de Castries được chỉ-định để thay thế tướng Gilles, trung-tá Pierre Langlais là phụ tá cho đại-tá de Castries, đại-tá Charles Piroth coi lực lượng pháo-binh gồm sáu khẩu pháo 105 ly và ba khẩu pháo 120 ly, được dàn trải trên các đồi chung quanh căn cứ để bảo-vệphi-trường
Trước việc Pháp chiếm Điện Biên Phủ, quân Việt-Minh đả có phản-ứng. Các sư-đoàn 304, 308,312 và 316 cũng như sư-đoàn pháo-binh /công-binh 351 được tập-trung về Điện BiênPhủ kể từ ngày 23.11.1953. Cho đến ngày 27.11.1953, việc bao vây cứ-điểm Điện Biên Phủ coi như hoàn-tất. Cho đến tháng ba năm 1954, Việt-Minh đã tập-trung ở Điện Biên Phủ khoảng 50.000 quân. Nếu kể cả các lực-lượng tăng-viện và tiếp-liệu, quân-số Việt-Minh ước-lượng lên tới 80.000 người.
Kể từ cuối tháng hai 1954, bộ tư-lệnh Pháp ở Đông Dương có được các tin tức về sự hiện-diện của các đại đơn-vị của Việt Minh. Các biện pháp được nghĩ đến là, hoặc di-tản căn-cứ sang Lào hoặc thành-lập một lực-lượng tiếp-viện. Nhưng, giới chỉ-huy quân-sự Pháp mong muốn có ‘trận đánh sau cùng’ để giáng một nhát đòn quyết- định vào quân- địch. Nếu như phiá Pháp đánh giá thấp đối-thủ là vì từ 25 tháng giêng 1954, lực-lượng Việt-Minh đã mở các cuộc tấn-công bộ-binh vào Điện Biên Phủ nhưng bị thất-bại vì thiếu yểm-trợ pháo-binh. Việt-Minh chờ các tăng-viện về pháo-binh trong khi Pháp nghĩ các đơn vị pháo-binh địch không thể di-chuyển đến được vì địa-thế hiểm trở.
Trước khi mở cuộc tấn-công vào Điện Biên Phủ, Việt Minh đã tập hợp được các đơn-vị sau đây :
*Sư-đoàn 304 gồm các trung-đoàn 9 và 57. Trung-đoàn 9 có ba tiểu-đoàn 353, 375 và 400 ; trung-đoàn 57 có ba tiểu-đoàn 265 , 246 và 418.
*Sư-đoàn 308 gồm ba trung-đoàn 36 (với các tiểu-đoàn 80, 84, và 89) ; trung-đoàn 88 (với ba tiểu-đoàn 22, 29 và 322) và trung-đoàn 102 (với các tiểu-đoàn 18, 59 và 79).
*Sư-đoàn 312 gồm trung-đoàn 141 (với các tiểu-đoàn 11, 16, và 428), trung-đoàn 165 (với các tiểu-đoàn 115, 542, và 564) và trung-đoàn với các tiểu-đoàn 130, 154 và 166)
*Sư-đoàn 316 với các trung-đoàn 98 (gồm tiểu-đoàn 215 , 439, và 938)
*Sư-đoàn pháo-binh/ công-binh 351 gồm có trung-đoàn pháo 45 gồm tiểu-đoàn 632 và tiểu đoàn 954, gồm 12 khẩu trọng-pháo 105 mm loại M101/M101A1 cho mỗi tiểu đoàn ; trung-đoàn pháo 675 với 20 súng cối 75mm ‘Type 41’ và 16 súng cối 120mm M1938, trung đoàn pháo phòng không 367 với hai tiểu-đoàn phòng-không, mỗi tiểu-đoàn có 12 đại bác phòng không 37mm M1939.
Việc tiếp-tế cho Việt-Minh đến từ Trung-Hoa, xuyên qua Lào đến căn cứ Tuần Giáo bằng xe vận-tải và từ đó đến Điện Biên Phủ việc chuyển-vận do 75000 dân-công thực-hiện, mỗi người khuân vác 25 kí lô, mỗi ngày đi từ 15 đến 25 cây-số tuỳ theo địa-thế, nếu vận-chuyển bằng xe đạp Renault, khoảng đường đi có thể dài hơn hoặc chở nặng hơn, từ 75 đến 100 ki-lô.
Bộ chỉ-huy Việt-Minh trong trận đánh Điện Biên Phủ. Từ trái sang phải: Pham Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.
Về phiá Pháp, trước khi Việt-Minh mở trận tấn-công vào Điện Biên Phủ vào ngày 13.03.1954, lực-lượng Pháp đóng tại căn-cứ này lên đến 10.814 người, trong số đó có 2969 lính lê-dương người ngoại-quốc.
Lực-lượng Pháp được phân-bố như sau :
**Bộ chỉ-huy hành-quân Đông-Bắc (PC-GONO) dưới quyền chỉ-huy của đại-tá Christian de Castrie gồm :
*nhóm (lực-lượng) lưu- động 6 (GM6) do trung-tá André Lalande chỉ-huy gồm các tiểu-đoàn 3/3 REI, 1/1 RTA và 5/7 RTA
*nhóm lưu-động 9 (GM9) do trung-tá Jules Gaucher chỉ-huy gồm các tiểu-đoàn 1/13 DBLE, 3/3 DBLE, ½ REI, 3/3 RTA.
*nhóm không-vận 2 (GAP 2) dưới quyền trung-tá Pierre Langlais gồm các tiểu đoàn 1 BEP, 8 BPC, 5 BPVN.
* Pháo binh dưới quyền đại-tá Charles Piroth gồm có tiểu đoàn 2/4 RAC, 3/10 RAC, 11/4/4 RAC, 1 GAACEAO,1 CMMLE,2 CMMLE,1 CEPML
**Lực lượng phòng thủ bộ binh :
*tiểu-đoàn 1/13 DBLE dưới quyền thiếu-tá de Brinon :thiếu tá Robert Coutant phòng thủ cứ điểm Claudine.
*tiểu đoàn 3/13 DBLE, dưới quyền thiếu tá Paul Pégot, phòng-thủ cứ điểm Béatrice
*tiểu-đoàn 1/2 REI dưới quyền thiếu-tá Clémençon, phòng-thủ cứ-điểm Hughette
*tiểu-đoàn 3/3 REI thiếu tá Henri Grand d’Esnon, phòng thủ cứ điểm Isabelle
*tiểu đoàn 2/1 RTA dưới quyền đại úy Pierre Jeancenelle,phòng thủ cứ điểm Isabelle
*tiểu-đoàn 3/3 RTA dưới quyền đại úy Jean Garandeau, phòng thủ cứ điểm Dominique
*tiểu-đoàn 5/7 RTA, dưới quyền thiếu tá Roland de Mecquenem,phòng thủ cứ điểm Gabrielle
*tiểu-đoàn 1/4 RTM, dưới quyền thiếu-tá Jean Nicolas,phòng thủ cứ điểm Eliane
*tiểu-đoàn 2 người Thái BT2 dưới quyền thiếu-tá Maurice Chenel, phòng thủ cứ điểm Eliane.
*tiểu-đoàn 3 người Thái BT3 dưới quyền thiếu tá Léopold Thimonnier, phòng thủ cứ điểm Anne-Marie.
** lực-lượng thiết-giáp gồm 10 chiến-xa M24 Chaffee thuộc đại-đội 3 trung đoàn 1 kị binh (3/1 RCC) dưới quyền đại úy Yves Hervouët phòng thủ các cứ điểm Claudine và Isabelle.
** Pháo-binh gồm có:
*tiểu-đoàn 2 trung-đoàn 4 pháo-binh thuộc-địa ‘2/4 RAC gồm 12 khẩu M101A1 Howitzer 108mm dưới quyền thiếu-tá Guy Knecht ở cứ điểm Dominique.
*tiểu-đoàn 3 trung-đoàn 10 pháo-binh thuộc-địa ‘3/10 RAC gồm 12 khẩu M101A1 Howitzer 105mm dưới quyền thiếu-tá Alliou phòng thủ cứ điểm Isabelle và Claudine.
*đại-đội 11 thuộc tiểu-đoàn 4/trung-đoàn 4 pháo-binh thuộc-địa (11/4/4 RAC) gồm 4 khẩu M114 Howitzer 155mm dưới quyền đại-úy Déal, phòng-thủ căn-cứ Claudine.
*tiểu-đoàn 1 phòng-không pháo-binh thuộc-địa ở Viễn-Đông (1 GAACEO) dưới quyền trung-úy Paul Redon gồm 3 đại-liên M2 12,7 mm
*đại-đội 1 súng cối hỗn-hợp lê-dương ngoại-quốc (1 CMMLE) dưới quyền trung-úy René Colcy có 8 súng cối M2 107mm phòng-thủ cứ-điểm Claudine
*đại-đội 2 súng cối hỗn-hợp lê-dương ngoại-quốc (2 CMMLE) dưới quyền trung-úy Fetter phòng-thủ cứ-điểm Gabrielle và Anne-Marie với 8 súng cối M2 107mm
*đại-đội 1 súng cối nặng nhảy dù ngoại-quốc (1 CEPML) gồm 12 súng cối M2 107mm dưới quyền trung-úy Paul Turcy phòng-thủ cứ điểm Claudine và Dominique
** Công-binh: tiểu-đoàn 31 công-binh (31 BG) dưới quyền thiếu-tá André Sudrat.
Bố trí các sư-đoàn của Việt-Minh cho việc tấn-công Điện Biên Phủ
** Quân-y:
*trạm giải-phẫu lưu-động 29 (ACM 29) dưới quyền thiếu-tá Paul Grauwin, trạm giải-phẫu lưu-đông 44 (ACM 44) dưới quyền trung-úy Jaxques Gindrey, trạm giải-phẫu dù 3 (ACP 3) dưới quyền trung-uý Louis Résillot, trạm giải-phẫu dù 5 (ACP 5) đạịuý Ernest Hantz, trạm giải-phẫu dù 6 (ACP 6) dưới quyền trung-uý Jean Vidal.
** không-quân: phi-đội 1/ phi-đoàn 22 khu-trục (1/22 Saintonge) gồm 10 phi-cơ Grumman F8T-1 Bearcat dưới quyền đại-úy Claude Payen, phi-đội 21 quan-sát pháo-binh GAOA 21 gồm các phi-cơ MoranêSaulnier MS 500 và phi-cơ trực-thăng tải-thương Sikorsky H 19 Chickasaw thuộc đại-đội 1 tải- thương nhẹ (1 CLES). Ngoài lực-lượng không-quân có tại chỗ, căn-cứ Điện Biên Phủ còn có sự yểm- trợ không quân từ Hà Nội và từ hàng-không mẫu-hạm ngoài khơi Bắc Phần nhưng các yểm-trợ này rất giới(hạn vì khoảng cách quá xa, phi-cơ không thể ở lâu trên không-phận Điện Biên Phủ (Hà Nội cách Điện Biên Phủ trên 300 cây số)
**Ngoài các lực-lượng chiến-đấu, còn những lực-lượng tiếp-liệu, truyền-tin gồm đại-đội 2 /822 BT, đại2/823BT, đại-đội truyền-tin dù 342 CPT, trung-đội 2/ đại-đội 5 sửa chữa lê-dương ngoại-quốc (2/5CRMLE), đại-đội 3 đạn dược (3 CM) và đại-đội 730 tiếp-liệu nhiên-liệu (730CR)…
**Lực-lượng dù tham-chiến ở Điện Biên Phủ: ngoài tiểu-đoàn 1 dù ngoại-quốc (1 BEP dưới quyền thiếu-tá Maurice Guiraud), tiểu-đoàn 8 dù thuộc-địa (8 BPC dưới quyền thiếu-tá Pierre Tourret) và tiểu-đoàn 5 dù người Việt (5 BPVN dưới quyền đại-úy André Botella) đã có mặt tại chỗ, các tiểu-đoàn dù tăng-phái khi cuộc tấn-công Điện Biên Phủ đang diễn ra gồm có các tiểu-đoàn 2 BEP dưới quyền thiếu-tá Hubert Liesenfelt, 6 BPC dưới quyền thiếu-tá Marcel Bruno Bigeard, tiểu-đoàn 2/1 RCP dưới quyền thiếu tá Jean Bréchignac;
Trận chiến Điện Biên Phủ (13 tháng ba – 07 tháng năm 1954).
Căn-cứ trên địa-thế hiểm-trở của vùng xung quanh Điện Biên Phủ, Pháp không nghĩ là quân-đội Việt Minh có thể đưa các trọng-pháo lên cao-điểm, mặt khác, nghĩ rằng với phi-trường có được tại chỗ, việc tấn-công các lực-lượng Việt-Minh là điều có thể làm được.
Trong khi đó, quân Việt-Minh, với khối lượng dân-công đông-đảo, đã cho đưa các trọng-pháo và vật-liệu nặng đến dưới hình-thức cơ phận rời, do từng toán người chuyển trên những quãng đường ngắn, và lập các căn-cứ tác-xạ trên vùng sườn đồi núi chế-ngự Điện Biên Phủ. Các vũ-khí này do Trung-Cộng viện-trợ, phần lớn là những vũ-khí Mỹ lấy được sau cuộc tháo chạy khỏi Trung Hoa của lực- lượng Tưởng Giới Thạch vào năm 1949 và các vũ-khí lấy được trên chiến-trường Cao-Ly. Các vũ-khí này tương-đương hoặc tốt hơn vũ-khí của lực-lượng Pháp tại Điện Biên Phủ.
Trong khi chờ đợi các lực-lượng tập-trung về Điện Biên Phủ, Việt Minh tung ra các cuộc tấn công thăm dò khả năng phòng-thủ của Pháp. Về phiá Pháp cũng có những cuộc tuần thám nhằm thu thập tin tức của đối phương. Những cuộc chạm súng này đã gây các tổn-thất nhận-sự cho cả đôi bên, nhưng về phiá Pháp, việc bổ-xung quân-số không đáng kể! Tuy nhiên, De Castries đợi sự tấn-công của quân Việt Minh với suy nghĩ sẽ làm thiệt-hại nặng cho đối-phương.
1°) Tấn-công cứ-điểm Béatrice
Quân Việt- Minh mở màn chiến-dịch Điện Biên Phủ vào ngày 13 tháng ba năm 1954 vào lúc 17 giờ 15 bằng một cuộc pháo kích dữ dội vào mọi cứ-điểm phòng-thủ.. Quân-lực Pháp đồn-trú ở Điện Biên Phủ hoàn-toàn bị bất ngờ về mức độ pháo-kích này, nhất là các tác-xạ nhắm vào các vi-trí đặt bộ chỉ-huy và pháo-binh Pháp. Các biện-pháp phản pháo đều vô-hiệu. Tuyệt-vọng vì không thể phản pháo và thấy trách-nhiệm vì đã đánh giá sai khả-năng pháo-binh của Việt Minh, đại-tá Charles Piroth, chỉ-huy- trưởng pháo-binh ở Điện Biên Phủ đã tự sát ngày 15.03.1954!
Ở cứ điểm Dominique 2, các pháo-thủ của súng cối nặng 120 bị loại khỏi vòng chiến. Ở Béatrice, tiểu- đoàn 3/12 DBLE coi như bị xoá sổ vì pháo-kích dữ dội của đối-phương, đến 18g15 phút, ban chỉ-huy tiểu-đoàn bị trúng pháo; tiêu-diệt toàn ban tham-mưu và thiếu-tá tiểu-đoàn-trưởng Paul Pégot Lần lượt sau đó là ban tham-mưu của đại-đội 9 và đại-đội 11 của tiểu-đoàn 3. Sau hai giờ pháo-kích dữ dội, Việt Minh tấn-công bằng hai trung-đoàn thuộc sư-đoàn 312, căn-cứ Béatrice chỉ còn được phòng- vệ bằng hai đại-đội lính lê-dương. Đến 3 giờ sáng ngày 14.03.1954, quân Việt-Minh làm chủ được cứ điểm Béatrice. Trong cuộc giao-tranh kéo dài vài giờ này, quân lê-dương đã có 500 người chết và mất tích, về phiá Việt-Minh, có khoảng 600 người chết và 1200 bị thương.
Sáng ngày 14.03.1954, 66 quân lê-dương của đại-đội 9 của tiểu-đoàn 3/13 DBLE thoát về được phòng-tuyến của Pháp. Quân Việt Minh trao trả 14 binh sĩ bị thương nặng trong số có trung-uý Etienne Turpin được di-tản ngay trong ngày bằng phi-cơ. Tiểu-đoàn 3/13 DBLE coi như bị xoá sổ trong vòng một đêm. Bán lữ-đoàn lê-dương (13è DBLE) còn bị mất vị chỉ-huy-trưởng, đại-tá Jules Gaucher, và ban tham-mưu vì ban chỉ-huy bị trúng đạn pháo-kích vào lúc 19G45 trong ngày 14.03.1954! Ba phi-cơ F-8 Bearcat đã có thể rời Điện Biên Phủ vào lúc 14 giờ, sáu phi-cơ khác bị hư hỏng vì pháo-kích phải bỏ lại trên phi-đạo.Từ luc này, việc yểm-trợ không-quân cho Điện Biên Phủ đến từ các căn-cứ trong vùng vịnh Bắc Bộ, cách xa Điện Biên Phủ cả 300 cây số. Nhưng, phòng- không của Việt Minh ngày một mạnh hơn!
Chiếm được cứ-điểm Béatrice là thắng-lợi đầu tiên của quân Việt-Minh trong cuộc chiến Điện Biên Phủ.
2°) Tấn-công cứ-điểm Gabrielle.
Sau khi chiếm được cứ điểm Béatrice, quân Việt-Minh bắt đầu tấn công cứ điểm Gabrielle. Cứ-điểm này được tiểu-đoàn 5 thuộc Trung-đoàn 7 bộ-binh người Algérien (5/7 RTA), các pháo-đài của Gabrielle được coi là tốt nhất trong các cứ điểm ở Điện Biên Phủ.
Để chuẩn-bị tấn-công, quân Việt Minh trong ngày 14.03.1954 đã cho pháo-kích liên-tiếp hai giờ sau đó, cho hai trung-đoàn thuộc sư-đoàn (đại-đoàn) 308 tấn-công nhưng đã bị lực-lượng người algérien chặn đứng. Lực-lượng tấn-công tổn-thất nặng. Nhưng đến 4 giờ sáng ngày 15.03, một quả đạn đã trúng vào ban chỉ-huy tiểu-đoàn, thiếu-tá Roland de Mecquenem và nhiều nhân-viên ban tham-mưu bị thương nặng. Trung-đoàn 165 của Sư đoàn 312, chưa tham chiến ở Béatrice, đã được xử-dụng để thay thế cho lực-lượng của sư-đoàn 308. Lực-lượng algérien băt đầu bị tràn ngập, De Castries ra lệnh phản-công để bắt tay với tiểu-đoàn 5/7 RTA. Tiểu-đoàn 1/2 REI cung-cấp hai đại-đội, cùng lúc đó, tiểu- đoàn 5 dù người Việt ( 5 BPVN) cũng được thả xuống để tiếp cứu Gabrielle nhưng đã bị thiệt-hại nặng vì hoả-lực địch, phải vượt một quãng đường dài trên một cây số trên một địa-thế xa lạ để trở về căn-cứ xuất-phát.Sau đó, lực-lượng lê-dương, với yểm-trợ của chiến-xa Chaffee thuộc tiểu-đoàn 3/1 RCC đã có thể đẩy lùi nút chặn của một tiểu-đoàn Viêt Minh nhưng sau đó họ gặp nhóm quân sống sót của tiểu-đoàn 5/7 RTA rút lui từ cứ điểm Gabrielle, lực-lượng này đã chỉ kháng cự nổi đến 13giờ.
Lực-lượng phòng-vệ Gabrielle đã chết và mất-tích khoảng 500 người, về phiá quân Việt-Minh, số tổn-thất ước-lượng 2000 người.Cuộc phản-công đã có thể có kết-quả tốt nếu khéo phối-hợp, theo các tin tức, các chỉ-huy các đơn-vị đã không còn giữ được tình-thế, sự hoảng-sợ lan khắp các đơn-vị, các quyết-định quan-trọng phần lớn do trung-tá Paul Langlais,phụ-tá của De Castries, tư-lệnh các đơn-vị dù tại Điện Biên Phủ. Về phiá Việt Minh, sư-đoàn 308 có 1500 quân tử-trận và sư-đoàn 312 có 500 quân tử-trận trong trận đánh Gabrielle. Số bị thương lên đến nhiều ngàn người. Sau trận đánh chiếm Gabrielle, tình-hình tạm lắng đọng, Việt Minh chờ bổ-xung quân-số.
3°) Mất cứ-điểm Anne-Marie ngày 17 tháng 03 năm 1954
Cứ-điểm này do tiểu-đoàn 3 người Thái (BT 3) đảm-trách nhiệm-vụ phòng-thủ nhưng mất tinh-thần trước việc Béatrice và Gabrielle bị thất-thủ, các lính Thái tự động tan hàng, phần lính Thái và lính lê-dương còn lại (2 CMMLE) đành phải bỏ vị-trí vào sáng ngày 17.03
4°) Khủng-hoảng trong bộ chỉ-huy Pháp tại Điện Biên Phủ
Từ ngày 17 tháng 03 đến ngày 30 tháng ba 1954, tình-hình tại Điện Biên Phủ tương-đối lắng dịu, trước đó ngày 16.03, tiểu-đoàn dù 6 BPV do thiếu tá Marcel Bigeard đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ để tăng-cường cho lực-lượng ở đây. Trong khi đó, quân Việt Minh cũng được bổ-xung quân-số cũng như cho đào các giao thông hào nhằm tiến sát tới các vị-trí của Pháp. Phiá Pháp cũng cho đào sâu thêm giao-thông-hào để phòng-ngự.Trong thời kỳ tương- đối yên-tĩnh này, bộ chỉ-huy Pháp tại Điện Biên Phủ gặp cuộc khủng-hoảng về chỉ-.huy.Một số ít sĩ-quan theo De Castrie nhưng đa-số theo Pierre Langlais, phụ-tá của De Castries.
Sau cùng, De Castries trên nguyên-tắc giữ quyền điều-khiển nhưng chỉ lo việc liên-lạc với bộ chỉ-huy ở Hà- Nội, còn việc chỉ- huy thực-tế thuộc về Langlais ; Bigeard chỉ-huy lực-lượng không-vận
Ban tham mưu c ủa PC-GONO. Từ trái sang phải thiếu tá Maurice Guirad( 1BEP), đ ại-uý André Botella (5 BPVN), thiếu-tá Bigeard (6 BPC), đại-uý Tourret (8 BPC), trung-tá Langlais, chỉ huy trưởng nhóm không-vận 2 t ại Điên Biên Phủ và thiếu tá de Séguin-Pazzis, tham mưu trưởng.
Vấn-đề tiếp-tế Điện Biên Phủ ngày càng khó khăn vì phòng-không của Việt Minh, do đó ngày 28.03, Bigeard mở cuộc hành-quân nhằm tiêu-diệt các khẩu phòng-không của địch. Lực- lượng tung vào cuộc chiến có tiểu-đoàn 6 dù (6 BPC), tiểu đoàn 8 dù xung- kích (8BPC) và tiểu-đoàn 1 dù ngoại- quốc (1BEP). Cuộc tấn-công hoàn-toàn thành-công, hơn 350 quân Việt Minh bị chết, nhiều pháo phòng không bị phá huỷ, trong khi đó lực-lượng Pháp chỉ thiệt hại có 20 người. Sự thành-công trong cuộc đột-kích này đã làm ‘lên tinh-thần’ lực-lượng Pháp tại Điện Biên Phủ! Nhưng, quân Việt Minh cũng tăng thêm sự phòng-vệ.
5°)Quân Việt-Minh tấn-công các cứ điểm Eliane và Dominique từ 30.03 đến 05.04.1954.
Đây là một cuộc tấn-công ào ạt của bộ-binh Việt Minh nhằm xuyên thủng tuyến phòng-thủ chính của Pháp tại Điện Biên Phủ, đặc-biệt nhắm vào hai cứ-điểm Eliane và Dominique. Eliane được phòng-thủ với các tiểu-đoàn 1/4 RTM, 2è BT, 1 BEP, 4 BPC trong khi Dominique được phòng-thủ với các tiểu-đoàn 8 BPC, 3/3 RTA, 5 BPVN, 2 CMMLE, 2/4 RAC,1CEPML. Lực-lượng phòng-thủ tại hai cứ-điểm này như thế là một lực-lượng hỗn-hợp gồm các lực-lượng dù thuộc-địa, dù Việt Nam, lính Thái, lính lê-dương, lính người xứ Maroc và Algérie. Quân Việt Minh tấn-công đúng theo bài bản ‘tiền pháo, hậu xung’. Vào 19 giờ ngày 30.04.1954,sau một cuộc pháo-kích dữ dội, sư-đoàn 312 mở cuộc tấn-công tràn ngập các điểm phòng-thủ Dominique 1 và Dominique 2 ; tại điểm phòng-thủ Dominique 3, trọng pháo Pháp phải hạ nòng bắn thẳng vào lực-lượng thuộc sư-đoàn 312 tấn-công vào ban chỉ-huy GONO, pháo-binh phòng-thủ phi-trường dùng cả cao-xạ để bắn vào quân tấn-công. Trước sự kháng-cự dữ dội của lực-lượng phòng-thủ, quân Việt Minh bị chận đứng và phải rút lui sau đó.
Quân Việt Minh thuộc sư đoàn 312 tấn công cứ điểm Dominique ngày 30.03.1954 dưới sự yểm trợ pháo-binh.
Tại cứ-điểm Eliane, tình-hình cũng tương-tự. Sư-đoàn 316 chiếm được điểm phòng-thủ Eliane 1 do tiểu-đoàn 1/3 RTM phòng-thủ, sau 4 giờ chống trả dữ dội, quân phòng-thủ sống sót rút được về điểm phòng-thủ Eliane 2 do tiểu-đoàn 1 BEP trách-nhiệm. Đến nửa đêm thì điểm phòng-thủ này cũng bị tràn ngập. Ngay trong đêm 30 rạng ngày 31.03, Langlais tổ chức phản-công vời tiểu-đoàn 6 dù ( 6 BPC) và một đại-đội của tiểu-đoàn 1 BEP lấy lại được Eliane 2 và sáng ngày 31.03 lấy lại Eliane 1 và Domibique 2. Quân Việt Minh phải triệt-thoái nhưng trong buổi chiều mở cuộc phản-công. Quân Pháp phải bỏ hai điểm phòng-thủ vừa tái-chiếm trong đêm 31.03 rạng sáng 01.04 vì không còn đạn !
Trong đêm 31.03, Langlais ra lệnh cho Bigeard bỏ cứ-điểm Eliane nhưng ông sau này không nghe lệnh. Tại Elian 2, tiểu-đoàn 1 BEP với sự hỗ-trợ của chiến-xa Chaffee thuộc 3/1 RCC đã giữ vững vị- trí ; Sư-đoàn 315 bị thiệt-hại nặng và bị đẩy lui Trong ngày 01.04, một phần của tiểu-đoàn 2/1 RCP được thảy dù xuống căn cứ Eliane 2, tiểu-đoàn này đặt dưới quyền thiếu-tá Bréchignac.
Cùng lúc, ở phiá tây, quân Việt Minh thuộc sư-đoàn 308 chiếm được cứ-điểm Huguette-7 do tiểu đoàn 1/2 REI phòng-thủ và đã phải chịu thiệt-hại nặng, sau đó đã bị lực-lượng dù 8 BPC và vài chiến xa của 3/1 RCC đẩy lui trong buổi chiều ngày 01.04.1954. Trong đêm 01 rạng ngày 02.04, phần còn lại của tiểu-đoàn 2/1 RCP được thả dù xuống Điện Biên Phủ. Trong đêm 03 rạng ngày 04.04 sư-đoàn 308 tấn-công điểm phòng-thủ Huguette-6, điểm này do đại-đội 1 thuộc tiểu-đoàn 1/2 REI và một số lính thuộc 1/13 DBLE và 8 BPC trách-nhiệm đã cố-thủ trong tuyệt-vọng. Sáng sớm ngày 04.04, không
quân Pháp đã oanh-kích các vị-trí quân thuộc sư-đoàn 308. Đến sáng ngày 05.04, quân Việt Minh bị đẩy lui.
Lực-lượng Việt Minh trong cuộc tấn-công từ ngày 30.03 đến ngày 05.04 đã bị thiệt-hại nặng : 6000 người chết, 10.000 người bị thương và 2500 người bị bắt. Tinh-thần lính Việt Minh xuống thấp. Tướng Võ nguyên Giáp phải ngưng chiến-dịch, chờ tăng-viện từ Lào đến và thay đổi chiến-thuật. Về phiá Pháp, tình hình cũng không khá, tinh-thần binh sĩ xuống thấp, nhất là khi có những tin-tức về một hội-nghị quốc-tế để giải-quyết chiến-tranh Đông-Dương.
6°) Chiến-thuật tấn-công bằng giao thông hào (05 tháng tư – 30 tháng tư 1954) hay cuộc tấn-công năm ngọn đồi.
Ngày 5 tháng tư 1954, quân Việt-Minh thay đổi chiến-thuật, dùng công-binh đào các giao thông hào để tiến sát các vị-trí phòng-thủ của Pháp. Phiá Pháp cũng có những nỗ-lực để giải-toả áp-lực, ngày 10 tháng tư, quân Pháp phản-công chiếm lại Eliane-1, cùng lúc, làm giảm áp-lực đối với Eliane-4. Để duy trì áp-lực, Việt Minh mở cuộc phản-công để tái chiếm Eliane-1, và chỉ trong ngày 10 tháng tư, Eliane-1 đã thay đổi chủ bảy lần, đấn sáng 11 tháng tư, Eliane-1 đặt dưới sự kiểm-soát của quân Pháp. Ngày 12 tháng tư, quân Việt Minh tung ra một cuộc phản công nhằm chiếm lại Eliane-1 nhưng bị đẩy lùi.
Trong lúc đó, công-binh của Việt Minh tiếp tục đào các giao thông hào để bao vây các cứ-điểm Huguette-1 và Huguette-6, các lực-lượng Pháp ở Huguette-1 đã mở các cuộc tấn-công vào các giao thông hào vào đêm ngày 10 rạng ngày 11, vào đêm ngày 14 rạng ngày 15 và vào đêm ngày 16 rạng ngày 17. Nhưng thiếu quân số, Pháp không chiếm giữ các vị-trí này, ngoài ra, việc tấn-công các giao thông hào cũng gây tổn-thất cho quân Pháp. Coi đây là những hoạt-động không hữu-ích, Langlais ra lệnh bỏ cứ điểm Huguette-6, các binh sĩ ở đây được lệnh rút về phòng-tuyến Huguette-1 nhưng chỉ một số ít về được. Ngày 22 tháng tư, đến lượt Huguette 1 bị tràn ngập. Việt Minh chiếm được cứ điểm này và như thế hoàn toàn kiểm-soát phi-trường ở Điện Biên Phủ. Ngày 23 tháng tư, quân Pháp phản-công để tái-chiếm Huguette-1 nhưng bất thành. Trong thời-gian có giao-tranh ở Eliane, trung-tá Langlais đã có yêu-cầu tăng-viện nhưng lực-lượng tăng-viện được gởi tới thuộc đủ mọi thành-phần, đa-số chưa có bằng nhảy dù Do các giao-tranh trên chiến-địa và việc thường xuyên đổi chủ, một phần lực-lượng tăng-viện lọt vào tay quân Việt Minh.
7°) Trận đánh quyết-định 01 tháng 05 đến 07 tháng năm 1954.
Trong đêm 30 tháng tư rạng ngày 01 tháng năm, quân Việt Minh tung ra trận đánh quyết- liệt nhằm tiêu-diệt các lực-lượng Pháp hiện-diện tại Điện Biên Phủ. Không như quân Việt Minh được luôn luôn bổ sung để luôn luôn có cấp số đầy đủ, lực lượng Pháp đã không thể bù đắp việc thiệt hại quân-số, đa số đã mệt mỏi vì phải liên-tục chiến-đấu trong hơn một tháng qua trong những điều-kiện thiếu thốn về tiếp-liệu. Các cứ-điểm Eliane-1, Dominique-3 và Huguette-5 lần lượt lọt về tay quân Việt Minh,. Riêng Eliane-2 là còn có khả năng kháng-cự và đẩy lùi các cuộc tấn công của Việt Minh. Ngày 06 tháng 05, quân Việt Minh tấn công Eliane-2 và lần đầu tiên xử-dụng hệ-thống hoả-tiễn Katioucha (còn được gọi là orgue Staline). Để đối-phó cuộc tấn-công tràn ngập của Việt Minh, pháo-binh Pháp đã xử dụng cách bắn TOT gây thiệt hại nặng cho bộ-binh và đẩy lùi các đợt tấn-công. Nhưng trong đêm mùng sáu rạng ngày mùng bảy tháng năm, công-binh Việt Minh đào hầm đến tận dưới cứ điểm Eliane-2 và đặt chất nổ để làm nổ tung cứ-điểm này. Tình-hình quân Pháp trở thành tuyệt-vọng. Lúc 17 giờ ngày 07.05.1954, De Castries còn liên-lạc với tướng Cogny và ông ta nhận được lệnh không được kéo cờ trắng. De Castries sau đó đã liên-lạc vô-tuyến với ban chỉ-huy Việt Minh, cho biết sẽ ngưng chiến-đấu. Binh sĩ Pháp được lệnh ngưng bắn và phá hủy vũ-khí. Các căn -cứ phòng-thủ trung- tâm Điện Biên Phủ lọt vào tay Việt Minh vào chiều ngày 07 tháng năm 1954, chỉ còn cứ-điểm Isabelle nằm cách 4 cây số về phiá nam là còn cầm cự tới nửa đêm. Ở căn cứ này, chỉ có 70 người thoát được sang Lào (quân số đồn trú lúc đầu ở đây là 1700 người.)
Quân Việt Minh cắm cờ trên hầm chỉ huy của De Castries
Kết-quả trận đánh Điện Biên Phủ.
Trong cuộc chiến kéo dài từ 13 tháng ba 1954 đến 07 tháng năm 1954, quân Việt Minh, theo ước lượng, có khoảng 25.000 người chết.
Về phiá Pháp, có 2293 người chết và 11721 người bị bắt làm tù-binh trong số có 4436 người bị thương. Khoảng 70 % những người bị thương đã chết trong khi di chuyển. Khi đến các trại giam ; do điều-kiện sinh-hoạt khắc-nghiệt (thiếu ăn, thiếu thuốc men), bị ngược-đãi, một số không nhỏ đã chết. Những người sống sót bị nhồi sọ về chánh-trị (trong số các chánh-trị-viên của Việt-Minh, có Boudarel, một giáo-sư trung-học Pháp đi theo cộng-sản), phải làm các bản tự-khai…Những người vượt ngục khi bị bắt lại bị đưa ra hành-quyết. Sau hiệp-định Genève, chỉ có 3290 quân nhân Pháp được trả lại, số
phận 3013 quân-nhân người Việt không được biết tới. Những quân-nhân Pháp được trao trả ở trong tình trạng suy nhược nặng cũng giống như tù-nhân trong các trại giam của Quốc-Xã Đức)
*****
Cho đến nay, cộng-sản Việt-Nam vẫn hết sức ca ngợi chiến-thắng Điện Biên như là một chiến-công hiển-hách của thiên-tài quân-sự Võ Nguyên Giáp.Tuy nhiên, ngay trong cuốn sách « Điện Biên Phủ – điểm hẹn lịch sử, Võ Nguyên Giáp, NXB Kim Đồng, 2004 », tướng Giáp cho biết ‘Quyết-định ban đầu của ta đã được Đại-tướng Vi Quốc Thanh – Trưởng đoàn cố-vấn quân-sự Trung Quốc tại Việt Nam đồng-ý với phương-án tấn-công ngay khi Pháp mới tới Điện Biên Phủ, Ông khuyên ta là: “Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng-cường thêm quân và củng-cố công-sự thì cuối cùng không còn điều-kiện công-kích quân địch nữa” (1; tr69).’. Ông tướng họ Vi đã ‘khuyên’ hay ra chỉ-thị ? Và sau cuộc tấn- công thăm dò, quân Việt Minh đã bị đẩy lùi, buộc phải chờ tiếp viện thì Võ Nguyên Giáp lại có trao đổi với tướng Vi Quốc Thanh :“Ý định của tôi là hoãn cuộc tấn công ngay buổi chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc” (1; tr81). Đó là ý-định của tướng Giáp hay là ý-định của Vi Quốc Thanh. Được biết trong thời-gian chuẩn-bị lại, đã có hằng đoàn xe vận tải từ Trung Hoa xuyên biên giới Lào Việt để tăng-viện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Có thể có cả tăng-viện bằng ‘chí-nguyện-quân’ Trung-Hoa vì Pháp tìm thấy trong số các xác quân Việt Minh những xác có tầm vóc to lớn hơn tầm vóc trung-bình của người Việt Nam, có lẽ thuộc về dân Mãn Châu.
Sau thất-bại ở Điện Biên Phủ, Pháp đã phải ký hiệp-định Genève để chia đôi Việt Nam theo vĩ-tuyến 17 bắc. Miền bắc của vĩ tuyến 17 đặt dưới quyền kiểm-soát của chánh-quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, miền nam vĩ tuyến 17 đặt dưới quyền kiểm-soát của chánh-quyền Nhà Nước Việt Nam. Nếu miền Nam Việt Nam đã có thể ra khỏi thời kỳ Pháp-thuộc để bắt đầu xây dựng một nền tảng cho một chế độ dân chủ, miền Bắc Việt Nam đã đi vào việc xây-dựng một chế-độ xã-hội chủ-nghĩa quá độ lên chế-độ cộng-sản với các việc đấu tố, cải cách ruộng đất, cải-tạo xã-hội…để tiến tới chế-độ toàn- trị dưới sự lãnh-đạo độc-quyền của đảng Lao-Động, trá hình của đảng cộng-sản Việt-Nam.
Tham khảo :
Dalloz Jacques, La guerre d’Indochine, 1945-1954, 1987.
Général Gras, Histoire de la guerre d’Indochine, 1979.
Roy Jules, La bataille de Dien Bien Phu, 1962. www.defense.gouv.fr/content/download/100782/978522/file/MC39.
http://jacqueline-devereaux.blogspot.fr/2009/04/guerre-dindochine-bataille-de-dien-bien.html
http://www.histoire-pour-tous.fr/batailles/4775-la-bataille-de-dien-bien-phu-1954.html
http://www.strategietotale.com/forum/122-guerre-et-geopolitique-en-asie/100676-tragedie-francaise-en-indochine-la-bataille-de-dien-bien-phu
http://le-cartographe.net/dossiers-carto-91/asie/96-vietnam-la-bataille-de-ein-bien-ph
Tới ngày 19/5, nhìn lại: Hồ Chí Minh làm công an ăn lương của Nông hội và Quốc tế cộng sản – Nguyễn thị Cỏ May
Khi nói «19/5 là ngày sanh của Hồ Chí Minh» là tự thừa nhận một sự dối trá có chủ ý của chính ông ấy. Ngày sanh dối trá, ngày cách mạng tháng 8 dối trá, ngày độc lập 2/9 cũng dối trá vì tất cả đều chỉ nhằm gạt mọi người cho mục đích phục vụ cộng sản và tham vọng cá nhơn của Hồ.
Nhiều giấy mực đổ ra để viết về con người đó, về tiểu sử, nhưng những bóng đen dày đặc, những mâu thuẩn, vẩn còn phủ kín quá khứ. Hồ Chí Minh có thói quen thâm căn cố đế che dấu sự thật về đời tư và những sanh hoạt của mình. Về tên gọi, bí danh, bút danh, …Hồ Chí Minh có tới 174 danh xưng khác nhau vừa được cán bộ đảng suu tầm được. Vẫn còn hơn 30 tên nữa cũng của ông nhưng chưa xác nhận được những tên này được dùng váo lúc nào, trong trường hợp nào (Báo điện tử đảng cộng sản). Người có nhiều tên nhứt thế giới, tới nay chắc chưa có ai bằng. Một hiện tượng thật không bình thường nhưng chưa thấy cán bộ đảng viên cộng sản có ai thắc mắc và đặt thành vấn đề ? Hay họ cho phải như vậy mới phù hợp với bác vì bác là con người vĩ đại mà ?
Cũng vì mục đích che dấu sự thật về mình, Hồ Chí Minh thường viết về chính ông hoặc về những hoạt động của ông bằng ngôi thứ ba.
Còn năm sanh của ông cũng vô cùng phức tạp, tuy tất cả đều do chính tay ông viết khi khai : như các năm 1892, 1894, 1895 và riêng năm 1890 xuất hiện và trở thành ngày sanh chánh thức từ ngày D’Argenlieu đổ bộ lên Hà nội theo thỏa hiệp án do chính ông ký ngày 6/3/1946 với chánh phủ pháp.
Nay nhìn lại con người Hồ Chí Minh, quả thật không thấy có cái gì là thiệt. Sự dối gạt, sự bịa đặt, tất cả đều do nghề nghiệp và vì nghề nghiệp. Mà cũng do bản chất của con người gian ác nữa.
Đúng vậy, Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cộng sản bằng con đường «chỉ điểm» hay công an ăn lương. Hồ Chí Minh chưa bao giờ là một lãnh tụ, cả lãnh tụ cộng sản tuy trước sau, ông vẫn là một người cộng sản, sống chết vì cộng sản.
Ferdinand Hồ Chí Minh
Tuy Hồ Chí Minh có hơn 200 tên khác nhau nhưng trong danh sách đó lại không có tên Ferdinand. Một điều lạ. Do ban lịch sử đảng và tiểu sử lãnh tụ không có được thông tin này ? Hay do dấu nhẹm đi vì nếu khai tên Ferdinand, thì phải khai luôn đó là bí danh của Hồ Chí Minh lúc làm chỉ điểm cho Sít-ta-lin có ăn lương ?
Tiếng «chỉ điểm» – một thứ công an không có thể – trong tiếng việt không tránh khỏi hàm nghĩa xấu, chỉ việc làm không rỏ ràng, không ngay thẳng của kẻ thiếu lương thiện. Tiếng pháp lả «mouchard» rỏ nghĩa hơn. Gốc của từ ngữ là «mouche» nghĩa là ruồi nhặng và «ard» là tiếp vĩ ngữ có nghĩa xấu, dùng để chửi rủa, khi dể. «Chỉ điểm» hay «mouchard» là người ngửi được mùi gì, đánh hơi được gì, là đem đi báo cáo. Như ruồi nhặng đánh hơi được «mùi lạ» là bu lại. «Chỉ điểm» luôn luôn làm việc cho công an.
Hồ Chí Minh Ferdinand bắt đầu sự nghiệp bằng nghề «chỉ điểm» hay «mouchard».
Nên nhớ nghề «chỉ điểm / mouchard» có rất sớm ở Âu châu, từ thời Trung cổ. Darius trẻ, vua xứ Perse, là người đầu tiên rải chỉ điểm ra khắp xã hội để nhờ chúng mà biết chuyện gì xảy ra. Denys bạo chúa noi gương Darius cũng sử dụng chỉ điểm để lấy tin tức mà biết được tình hình bên ngoài thành.
Từ Hội nghị Tours
Thật ra tên Ferdinand không gắn liền với tên Hồ Chí Minh mà gắn liền với tên Nguyễn Ái Quốc vì lúc đó chưa có tên Hồ Chí Minh. Nhưng người pháp khi nói chuyện với Nguyễn Ái Quốc hoặc về Nguyễn Ái Quốc, họ thấy khó phát âm cho đúng nên họ đặt thêm cho ông một tên khác, dựa theo xuất xứ của ông : «Ferdinand l’annamite» (annamite là người việt nam ngày nay vì lúc đó còn gọi là người an-nam. Người việt ở Pháp bị gọi là «mít», á–rặp là «rệp»).
Cũng từ sau Hội nghị Tours, ở Paris, xuất hiện thêm một tên nữa «Le Petit Rouquin Rouge»(Thằng bé tóc đỏ), tên thiệt là Jean Crémet. Hai người này là một cặp được Dmitri Manuilsky, cán bộ Đệ Tam Quốc tế, chọn, đặt dưới trướng và sửa soạn gởi qua Moscou. Cũng như Hồ Chí Minh, Jean Crémet có nhiều tên, bí danh khác nhau nhưng không thể bằng Hồ được (Thibault hay Samuel Herssens, …). Điều lạ là trong các thông tin của Quốc tế cộng sản, người ta chỉ thấy tên Jean Crémet mà lại không có tên Ferdinand cho tới khi Hồ xuất hiện ở Moscou.
Dmitri Manuilsky gởi Ferdinand qua Moscou để được huấn luyện về chánh trị và tình báo. Ferdinand được chọn vì tại Hội nghị Tours, ông đã dõng dạc tuyên bố theo đề cương Lê-nin trong việc giải phóng các nước nông nghiệp thoát khỏi thực dân. Ông còn nhấn mạnh chỉ có cộng sản là con đường duy nhứt dẩn đến thành công. Ferdinand còn tỏ ra khôn ngoan, không hề phê bình hay góp ý kiến cho
đường lối của Quốc tế cộng sản, cũng không nói nhiều, lúc nào cũng giử thái độ chấp hành (Roget Faligot, Fayard, Paris, trg 90, 228).
Ferdinand tới Petrograd vào cuối tháng 6/1923 và tham dự Đại hội Nông hội (Krestintern), do Komintern thành lập. Nghĩa là Ferdinand, tức Hồ Chí Minh, không hề có tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản V như Hà nội nói nhằm mục đích tuyên truyền đánh bóng lãnh tụ.
Thêm một điều đáng để ý nữa là Ferdinand và Le Rouquin rouge cùng có mặt ở Moscou, cùng ở chung tại khách sạn Lux, cùng thời điểm mà hai người không gặp nhau. Le Rouquin rouge lại vào Trung ương Quốc tế còn Ferdinand thì không được. Vì thiếu thành tích làm cộng sản, mới chỉ có mê say cộng sản và ngoan ngoản trong mọi ứng xử.
Hồ Chí Minh làm cộng sản ăn lương
Trong thời gian từ tháng 2/1925 tới tháng 3/1926, Ferdinand đi Quảng châu làm Đại diện cho Nông hội (Krestintern) có ăn lương. Theo Sophie Quin-Judge, tháng 8/1925, ông nhận được 5000 roubles (bằng 2500 usd) tiền lương và cả công tác phí như in nhiều bích chương, sách bỏ tùi nói về nông dân, gởi thêm nhiều đại diện đi các tỉnh khác ở Trung quốc, gởi báo cáo định kỳ và thường xuyên về tình hình nông dân trung quốc về Moscou.
Tháng 2/1930, từ Hồng kông, Jean Crémet chuyển lệnh của Moscou cho Ferdinand dạy hảy kết hợp 3 tổ chức cộng sản ở Đông dương thành một đảng thống nhứt. Đó là đảng cộng sản đông dương. Ferdinand làm xong nhiệm vụ làm cho Le Rouquin rouge vô cùng hài lòng khi gặp lại Ferdinand tại đây.
Vẫn theo Bà Sophie Quin-Judge, Ferdinand l’annamite, tức Hồ Chí Minh sau này, đã nhận tiền của Krestintern và Komintern, vừa tiền lương và tiền công tác theo lệnh của Moscou.
Trong thời gian từ tháng 12/1927 tới tháng 5/1928, Ferdinand ở tại Berlin chờ đợi tiền và lệnh của Komintern cử đi công tác ở Á châu. Ông khai chỉ nhận được của Hội Cúu trợ Đỏ có 18 marks (tiền Đức) / tuần, không thể đủ để sống mà không thiếu nợ. Sốt ruột, Ferdinand bèn viết thư cho Krestintern yêu cầu gởi cho ông 500 usd và lệnh công tác.
Qua ngày 12/4/1928, Ferdinand viết thư cho Humbert-Droz, Ban Bí thư Quốc tế cộng sản, nói rỏ hoàn cảnh túng quẩn của ông : « Đồng chí có nghĩ được không tinh thần và vật chất hiện tại của tôi, chẳng có việc gì làm, cũng không có tiền, trong khi đó có biết bao nhiêu việc phải làm mà phải sống ngày qua ngày, bị bắt buộc không hoạt động ».
Ngày 28/4/1928, Humbert-Droz trả lời thư của Ferdinand : «Khoảng tiền mà chúng tôi sẽ gởi cho đồng chí trong nay mai sẽ tùy thuộc các thông tin từ đồng chí. Nhưng tôi nghĩ đồng chí nên tập sống với mọi hoàn cảnh và tốt hơn là tìm cách tự lực mà không cần đến viê(c nhận tài trợ từ bất kỳ nguồn nào »(Sophie Quin-Judge, Ho Chi Minh : The Missing Years, Berkeley, California, 2002).
Việt nam ngày nay bị một thứ chế độ công an cai trị thì không có gì lạ vì cai chế độ này do Ferdinand Hồ Chí Minh tổ chức theo kinh nghiệm công tác của ông bắt đầu bằng nghề chỉ điểm và được bồi dưởng thêm ở trường công an ở Moscou.
Công an biết rỏ sứ mạng của họ là cực kỳ quan trọng «Công an còn, chế độ còn».
Mai này, Việt nam có lệ thuộc Tàu hoàn toàn thì công an vẫn còn !
Nói Thêm Lần Nữa: Hồ Chí Minh từ chỉ điểm đến Chủ tịch
Trong bài trước cũng về Hồ Chí Minh, Cỏ May tôi quan tâm tác phong của ông để làm bộc lộ rỏ con người của một tên chỉ điểm (thứ tay sai của công an). Nay, Cỏ May tôi xin dựa theo tài liệu kể lại thêm những hoạt động chỉ điểm của Hồ Chí Minh. Một tên chỉ điểm chuyên nghiệp vừa để kiếm tiền, vừa để nhờ thành tích đó mà sửa soạn con đường tiến thân cho mình.
Phải nói Hồ Chí Minh đúng là một con người cộng sản đặc sệt. Không do di truyền hay ảnh hưởng văn hóa xã hội mà hoàn toàn do bản thân tự tôi luyện. Với ông chỉ có mục tiêu, không có «con người» ở những suy nghĩ và hành động của ông. Nên Hồ Chí Minh làm dể dàng những chuyện cực kỳ gian ác. Mục tiêu sau cùng là làm vua cộng sản để phục hận.
Ngày nay, sách vở và báo chí của đảng cộng sản và nhà nước Hà Nội đều tập trung đánh bóng ông, cả thêu dệt những chuyện không có về ông. Trái lại, những chuyện thật về ông, họ bỏ qua hoặc dấu nhẹm đi vì không giúp đánh bóng được lãnh tụ của họ.
Sụ thật về Hồ Chí Minh chỉ được phơi bày trung thực, đầy đủ, khi chế độ công sản Hà Nội sụp đổ, báo chí, xuất bản trả lại cho nhơn dân và quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được tái lập và tôn trọng.
Trong lúc chờ đợi biến cố sanh tử đó, chúng ta thử nhắc lại thành tích chỉ điểm của Hồ Chí Minh vào những năm tiền bán thế kỷ trước ở ngoại quốc mà bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước cộng sản ở Hà nội rêu rao là bác của họ bôn ba hải ngoại làm cách mạng cúu nước !
Chỉ điểm mật thám pháp bắt Cụ Phan Bội Châu
Nói tới tội ác của Hồ Chí Minh, trước hết, phải nhắc lại chuyện Hồ âm muu với Lâm Đức Thụ bán đứng nhà cách mạng ái quốc Phan Bội Châu cho thực dân pháp rồi sau đó hảy nói tiếp những chuyện khác.
Về chuyện Hồ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hoàng văn Chí trong quyển «Từ thực dân đến cộng sản» (Chân Trời Mới, Sài gòn, 1966), viết « Giữa lúc phong trào Quang Phục Hội đang gặp khó khăn, nhưng chưa tan rã hẵn, thì Cụ Phan Bội Châu bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng, hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng. Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là Cộng sản, nhưng Cụ cho rằng Cộng sản cũng nhiệt tình yêu nước như Quốc gia, nên cụ quý trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn. Cụ theo lời Nguyễn Ái Quốc đến một địa điểm ở Thượng Hải, mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội. Giới cách mạng Việt nam ở Trung quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng, sau vụ này ông Nguyễn Ái Quốc đã giải thích hành động của ông như sau: Cụ Phan đã già lẫn, không còn ích lợi cho cách mạng; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại.
Việc này, ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), một thời là đại diện cho Cụ Phan ở Hồng-Kông, và sau theo Cộng sản. Hai người chia đôi số tiền nhận được của Pháp “ (trg 38 – 39).
Lời tường thuật của Cụ Hoàng văn Chí rất đáng tin là thật vì Cụ tham gia kháng chiến chống thực dân từ 1946 tới 1954 ở Miền Bắc. Trong thời gian theo kháng chiến, Cụ là thư ký của Phạm văn Đồng nên khi Cụ nói “Một người đồ đệ của Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng… » thì đó không ai khác hơn là Thủ tướng Phạm văn Đồng.
Về vụ Cụ Phan Bội Châu bị Tây bắt, Mai văn Bộ trong “Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh”(Trẻ, Tp Hồ chí Minh, 2007), viết “Chúng tôi không chép lại bức thư thứ ba của Cụ Phan Bội Châu gởi Lâm Đức Thụ vì tên này làm chỉ điểm cho mật thám Pháp, chắc hẳn có can dự trong việc Pháp bắt cụ Phan (trg 423).
Nên nhớ Hồ Chí Minh là bạn chí thân của Lâm Đức Thụ, còn là em «cột chèo» vì ông lấy Lý Huệ Quần là em gái của Lý Huệ Khanh, vợ của Lâm Đức Thụ, (lúc ông đang có bà Tăng Tuyết Minh làvợ chánh thức), thì chắc chắn ông không tránh khỏi can dự vào vụ bán Cụ Phan Bội Châu. Lập luận của Mai văn Bộ nhằm bênh vực Hồ Chí Minh nhưng thật ra lại vô tình tố cáo Hồ Chí Minh là kẻ đồng phạm.
Vĩnh Sinh trong “Việt nam và Nhật bản, Giao lưu văn hóa” (Văn Nghệ, Tp Hồ chí Minh, 2001, trg 242) thuật lại là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để qui cho Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu. Vậy trong vụ bán Cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh chỉ là kẻ tòng phạm?
Theo “Phan Bội Châu niên biểu” (Sài gòn, 1973, trang 209-210), Nguyễn Khắc Ngữ chú thích: Cụ Phan Bội Châu và Cụ Nguyễn Hải Thần tới yết kiến Tưởng Giới Thạch và Lý Tế Thâm nhơn dịp Trường Hoàng Phố vừa thành lập. Hai vị chỉ huy Hoàng Phố rất vui lòng nhận lời yêu cầu của 2 Cụ gởi thanh niên Việt nam tới học nên Cụ Phan Bội Châu, sau đó, thảo luận với các đồng chí trong Quang Phục Hội giải tán Hội để cải tổ thành Việt nam Quốc dân đảng cho gần với Trung hoa Quốc dân đảng. Cụ liền biên soạn Chương trình và Đảng cương cho Việt nam Quốc dân đảng.
Sau 3 tháng, Chương trình và Đảng cương in xong. Nguyễn Ái Quốc từ Mạc-tư-khoa tới Quảng châu và nhiều lần nhắc Cụ thay đổi…
Khi tới Quảng châu, Hồ Chí Minh thành lập Chi bộ Việt nam của Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và gởi thư mời Cụ Phan Bội Châu tham dự lễ ra mắt. Tháng 6/1925, Cụ Phan Bội Châu nhận được thư mời đi Quảng châu. Trong thư gởi cho Nguyễn Ái Quốc trước kia, Cụ đã có ý muốn đi Quảng châu gặp Nguyễn Ái Quốc để thảo luận tình hình chánh trị Việt Nam và nhứt là nghe ý kiến của Nguyễn Ái Quốc. Cụ tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc, hoàn toàn không có ý đề phòng kẻ gian, theo cách ứng sử lương thiện của nhà nho. Nên Cụ không ngần ngại đi Quảng châu. Ngay lúc sắp lên tàu, Cụ bị một nhóm người tập kích và dẩn vào tô giới pháp để cụ bị Pháp bắt, đưa về Hải phòng và giải về Hà nội.
Lý Thụy là bí thư Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và Chủ tịch Chi bộ Việt nam, nên có thể hiểu ông ta chủ ý lập hội này chỉ để có điều kiện mời Cụ Phan Bội Châu, đưa cụ vào bẩy cho Pháp bắt.
Sau khi cụ Phan bị Pháp bắt giải về Việt nam, Hồ Chí Minh bèn tóm thâu hết nhân sự, tài sản của tổ chức Việt nam Quốc Dân Đảng của Cụ Phan tại Trung quốc, và chia nhau với Lâm Đức Thụ 100 ngàn, tiền thù lao của Pháp.
Sau ngày 30/6/1925, Cụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hài, các đồng chí Việt nam Quốc dân đảng của Cụ ở Trung quốc đều rất phẫn nộ trước việc cấu kết hèn hạ giữa Lý Thụy và Lâm Đức Thụ bán đứng Cụ Phan cho Pháp, cùng tẩy chay Lý Thụy làm cho Lý Thụy không thể hoạt động được nữa, phải lên tiếng thanh minh.
Về phần Cụ Phan Bội Châu, trong Phan Bội Châu Niên biểu, thấy Cụ không hề nhắc một chữ đến Lâm Đức Thụ, và cũng không hề tỏ ta biết Lâm Đức Thụ và Lý Thụy cấu kết để bán Cụ cho mật thám Pháp. Cụ quá lương thiện!
Chỉ điểm bán thanh niên Việt nam cho Pháp
Cũng theo Hoàng văn Chí, nhơn vụ bán cụ Phan Bội Châu thành công, Lý Thụy và Lâm Đức Thụ tiếp tục hợp tác làm ăn. Thanh nìên từ Việt nam bí mật qua học trường Hoàng Phố, lúc về, ai không chịu theo Thanh niên Đồng chí hội, Hồ Chí Minh thông báo tên tuổi cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông để Thụ báo tin cho mật thám Pháp đón bắt. Hai người lại chia nhau tiền thưởng của Pháp.
Nhưng chỉ trong một thời gian, hai “lái thanh niên” không còn người để bán nữa vì, ở Việt nam, thấy đưa thanh niên đi mà không thấy trở về nên ngưng không gởi đi học Hoàng Phố nữa. Một số thanh niên học xong không chịu gia nhập Thanh niên Đồng chí hội, chọn ở lại theo Trung hoa Quốc dân đảng hoặc gia nhập quân đội Tưởng Giới thạch vì được tin những người về trước đây bị Lý Thụy chỉ điểm cho Pháp bắt.
Việc bán thanh niên Việt nam yêu nước cho mật thám pháp lấy tiền của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ được sử gia ngoại quốc chuyên về Việt nam nhìn nhận.
Bernard Fall viết: “Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy, hoặc sau khi tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà từ chối không theo cộng sản, HồChí Minh dùng một liều thuốc rất công hiệu: sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới”.
Tác giả Douglas Pike nhắc lại những sự việc đã được David Halberstam đề cập và kể thêm: “Theo những nguồn tin đáng tin cậy, ngày Thế Chiến II bùng nổ (1-9-1939) có kẻ trao cho mật thám Pháp ở Saigon đầy đủ danh sách của nhóm Cộng sản Đệ Tứ với bí danh và địa chỉ của từng người kể cả nơi cư trú địa phương trên toàn quốc. Chỉ trong vài giờ , cảnh sát Pháp đã tóm hết những lãnh tụ này đầy đi New Hebrides, New Caledonia, Madagascar và những thuộc địa khác của Pháp ở xa Đông Dương».Còn về công tác tay sai cửa Hố Chí Minh ăn lương, thì tài liệu chánh thức của Hà nội, ngày 14-04-1924, ghi : « Quốc tế Đệ III cử Nguyễn Ái Quốc làm ủy viên Ban Phương Đông phụ trách Cục Phương nam, chỉ đạo phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á. Qua ngày 25-09-1924, Quốc tế
cộng sản chỉ thị cho Nguyễn Ái Quốc đi Quảng châu. Mọi chi phí do Ban Phương Đông đài thọ. Thù lao hàng tháng là 60 rúp» (Hồng Hà, Bác Hồ trên đất nước lê-nin, Thanh niên, Hà nội, 208).
Được công tác phí 60 rúp/tháng có lẽ quá ít nên mùa hè năm 1926, trong một báo cáo gởi về Trung ương Quốc tế, Hồ Chí Minh than phiền «Các chuyến đi công tác kéo dài cả 2 tuần, nguy hiểm và tốn kém nhiều mà phương tiện cấp lại ít ỏi nên công việc vẫn chưa có thể chạy nhanh như mong muốn».
Chuyện Hồ Chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ bán cho Pháp những thanh niên Việt Nam yêu nước để lấy tiền, không chỉ riêng Cụ Hoàng văn Chí viết lại, mà những đảng viên kỳ cựu của Việt nam Quốc dân đảng cũng thường kể lại.
Nhũng hành động thuần chất cộng sản Hồ Chí Minh
Hết tiền không thể sống ở Hồng Kông được nữa, Lâm Đức Thụ xin Pháp trợ cấp và về Nam vang, sau cùng về quê quán Thái bình. Kịp lúc Việt Minh nổi lên, Thụ hoảng sợ, bèn bí mật gặp Hồ chí Minh vừa lên làm Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh hứa bảo vệ Thụ, bảo Thụ hảy về sống yên ổn ở làng quê và căn dặn Thụ tuyệt đối không được tiết lộ những hoạt động của hai người ở Hồng Kông trước đây.
Vâng lời Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ về Kiến xương sống yên ổn được vài năm. Tới 1950, khi quân đội Pháp kiểm soát tới Huyện thì cán bộ cộng sản Việt Minh bắt Lâm Đức Thụ bỏ vào rọ đem thả xuống sông cho mò tôm. Lúc bắt, Lâm Đức Thụ hởi ai cho lệnh bắt ông, công an trả lời do «lệnh trên»
Trong “Hồ Chí Minh Toàn Tập” và “Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử”, 10 tập, không có một chữ nào về Phan Bội Châu trong 2 năm 1924-1925, và sự liên lạc giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc! Cả trong 2 tập hồi ký « Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, Hồ Chí Minh không có một chữ về Cụ Phan Bội Châu, bậc tiền bối cách mạng ái quốc, cũng không nhắc lại sự hợp tác với Lâm Đức Thụ và nhứt là viết thư, xưng em, van xin Lâm Đức Thụ tìm cách sóm cứu thoát Hồ khỏi nhà tù.
Lúc làm Chủ tịch nước VNDCCH, ông vâng lệnh Staline và Mao Trạch-đông làm cải cách ruộng đật (1953-1956), giết hại hằng trăm ngàn (trước sau tính có tới 500 000) nông dân vô tội, làm tê liệt sản xuất xã hội. Riêng trường hợp Bà Năm Cát Hanh Long mới thể hiện rỏ bản chất đại gian đại ác của Hồ Chí Minh cộng sản tinh ròng.
Đúng là người cộng sản chỉ có mục tiêu. Tình cảm, ơn nghĩa, lẽ phải,…là những biểu hiện ủy mỵ tiểu tư sản như “Giáo lý của người cách mạng” dạy (Serge Netchạev).
Nhận xét về Hồ Chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính viết:
“Mỗi một hành động của ông Hồ Chí Minh đều nhằm phục vụ ý đồ của chính ông; và thường thì ông nắm phần chủ động trong mọi tình huống. Ông có một nguyên tắc cơ bản, bất cứ điều gì thích hợp với nhu cầu của ông, ông sẽ không ngần ngại lợi dụng mọi cơ hội để kết hợp và tranh thủ; bất cứ cái gì làm trở ngại cho sự phát triển thực lực của bản thân ông, ông sẽ dùng mọi cách để bài trừ hoặc tiêu diệt.
Ông lớn mạnh không phải từ những hô hào về chủ nghĩa cộng sản. Ông đã dùng rất nhiều tên giả, lấy chủ nghĩa dân tộc để ngụy trang, lợi dụng tất cả những cơ hội có lợi để bảo tồn và phát triển lực lượng của bản thân ông.
Hồ Chí Minh Chủ tịch
Nhờ thành tích làm chỉ điểm, Hồ Chí Minh lập nên chế độ cộng sản toàn trị ở Việt nam và một bước, tiến lên ngai Chủ tịch nước. Nhưng ông vẫn chưa đạt được giấc mơ làm Chủ tịch cả nước thì đã vội đi theo cụ Mác, cụ Lê.
Đến năm 1975, giấc mơ nhuộm đỏ cả nước của ông mới được Lê Duẩn thực hiện, tuy không cần phải đốt cả dãy Trường Sơn như Hồ tuyên bố nhưng thành tích của chế độ cũng vô cùng vĩ đại :
-3.000.000 người Việt Nam thiệt mạng, 4.400.000 bị thương (Thông tấn xã nhà nước csvn, Hà nội, ngày 16-06-1977). Nhưng theo bà 7 Vân, vợ 2 của Lê Duẩn, thì số thương vong trong cuộc chiến tranh giải phóng cho cộng sản là 10 triệu (Trả lời BBC phỏng vần).
Trong lúc đó, các nước ở Phi châu, Á châu, cùng bị đô hộ, đều lần lược được trao trả độc lập
và trở thành những nước dân chủ tự do và phát triển mạnh, hoàn toàn không cần giải phóng.
Là người lập ra chế độ cộng sản cai trị Việt nam, là tấm gương sáng cho đảng học tập và làm theo, thế mà ngày nay báo chí Anh và Ba-lan lại vừa đưa Hồ Chí Minh vào danh sách 10 tội phạm chống nhơn loại của thế giới.
Tội chống nhơn loại có thể bị tòa án Quốc tế xử khi có cơ hội vì đó là tội bất khả thời tiêu.
Tàu Cộng Thực Dân Của Thế Kỷ 21 – Phan Văn Song
*Cả mấy tuần nay, Trọng Lú, Tam Tổng Trọng vắng mặt, stroke nằm liệt giường, méo miệng, què tay què chơn hay đang hấp hối trên đường theo Hồ tặc ? Dấu đầu lòi đuôi, xui quá, cựu Tổng chột phu đồn điền Lê Đức Anh bổng chết, chần chờ mãi, cuối cùng cũng phải làm đám tang, Tam Tổng Trọng ta đành phải vắng mặt thậ ! (Tam Tổng, là vì vừa Tổng Đảng,vừa Tổng Nước, vừa Tổng Quân Đội), bắt chước như đàn anh Tàu ! Một Tổng chết còn hai Tổng kia, đằng nầy nghe Tàu Cộng xúi dại, Ba Tổng giao cho một thằng già, khó gở. Kỳ nầy giành giựt nhau, chắc cũng chết vài thằng. Hay làm theo kiểu Abdelaziz Bouteflika, cựu Tổng Algérie, ngồi xe lăn, đầu nghẻo, miệng méo, lãnh đạo quốc gia ? Việt Cộng cũng nhưng các quốc gia cộng sản đã từng có truyền thống lãnh đạo đất nước bằng bóng ma và xác chết rồi : Liên Xô với Karl Marx Lénine, Tàu Cộng với Mao, Việt Cộng với Hồ, Cuba với Castro…Lý thuyết, miệng mồm thì nói Dân chủ, Nhơn dân, Xã hội – Cộng hòa Dân chủ, Cộng hòa Nhơn dân, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa – nhưng quyền lực chia nhau trong Đảng trong gia đình… !
1/ Đế Quốc Tàu :
Trung Hoa Cộng Sản, Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa, nay là cường quốc kinh tế số 1, số 2 thế giới, quân sự nếu không ngang ngữa với Huêkỳ, cũng làm các quốc gia tiên tiến như Pháp Anh Nhựt… phải nể trọng. Thế nhưng, về mặt đơn thuần thống kê, xứ Tàu chưa hội đủ những điều kiện để được gọi là một quốc gia tiên tiến : GDP đầu người vẫn còn kém (7000$/năm) những tiêu chuẩn an sanh xã hội, những điều kiện tối thiểu về đời sống con người vẫn còn kém… Do đó Trung Cộng phải đối mặt với ba thách thức : đối ngoại, phải chứng minh rằng mình là một nước lớn ; đối nội, phải giải quyết những sai biệt mức sống giữa vùng duyên hải và đô thị lớn phía Đông với vùng Nội địa – và các vùng biên giới phía Tây. Và cuối cùng quyết tâm biến thành một cường đầu xỏ Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Mộng Trung Cộng rất giản dị : Chia tay ba thế giới với hai thế lực cường quốc Mỹ và Nga : 1/ Bắc Mỹ-Đại Tây Dương-Bắc Âu-Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Huê kỳ và Tây Âu ; 2/ Đông-Âu và Nga ảnh hưởng của của Liên Bang Nga ; 3/ Riêng Đông Á–Đông Nam Á–Tây Bắc Thái Bình Dương phải thuộc về Trung Cộng. Phần còn lại của thế giới là những thị trường tự do : Phi Châu, Nam Mỹ, Đông và Nam Thái Bình Dương… Nhưng Tàu quên ngày nay có thêm Erdogan và Thổ Nhỉ Kỳ cũng đang muốn lập lại Đế Quốc Ottoman, và kiểm soát Hồi giáo và cùng chia con đường tơ lụa của Tàu
2/ Thực Dân Tàu :
Chưa bao giờ con số thương vụ giữa Tàu và Phi Châu lên cao đến như vậy, vượt 89%. Hàng hóa Made in China tràn ngập lãng thổ toàn lục địa Phi Châu, và trái lại Phi Châu xuất cảng nguyên liệu quặng mỏ càng ngày càng nhiều vào đất Tàu. Để tìm hướng phát triển công nghiệp và kinh tế, Trung Cộng rất cần quặng mỏ, nguyên liệu cho năng lực, Tàu phải và đang đầu tư vào các quốc gia đang phát triển miền Nam của quả Địa Cầu : Phi Châu, Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương.
Nhớ lại, năm xưa, tại Beijing, ngày 19 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch Tàu thời ấy, Hu Jintao – Hồ Cẩmđào đã nhấn mạnh trong bài diễn văn khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung – Phi (Châu) lần thứ tư : « Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển lớn nhứt thế giới, và Phi Châu là một lục địa lớn gồm rất nhiều quốc gia đang phát triển ( …)vì vậy nhơn dân trung hoa và nhơn dân châu phi phải và đã kết tình nghĩa trong bình đẳng, trung thực và hữu nghị và với nhau tận tình tương trợ giúp đở nhau để cùng nhau phát triển » *(1)
Thế nhưng, vì các nhà lãnh đạo Trung Cộng xưa nay, đều phải giải quyết nỗi quan tâm hàng đầu là phải luôn luôn giữ vững một sức phát triển vững mạnh. Muốn vậy, bằng mọi giá Tàu cần phải có nguồn tiếp tế. Vì vậy, Tàu đành phải bỏ quên tất cả những đạo đức « xã hội chủ nghĩa » hay những lý tưởng « bài phong đả thực ». Và cũng vì lý do đó, Tàu Cộng đã không ngần ngại, kết tình kết nghĩa « hữu nghị tào khang – huynh đệ chi binh – đồng chí đồng tâm » với những chế độ thối nát, độc tài, tham nhũng nhứt trên thế giới ! Khác khi ngày xưa các đế quốc thực dân lớn của Tây Phương đã làm !
Thử đặt mình vào hoàn cảnh người dân một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, nhưng chẳng may gặp cái nạn « giàu tài nguyên thiên nhiên » (Việt Nam ta là một điển hình) ? Có cái « giàu tài nguyên trời cho » mà không may « gặp những thằng phải gió lãnh đạo », thì cuộc đời thằng dân của quốc gia ấy kể như khốn nạn ! Chẳng những thằng xếp « tham nhũng hốt cả, không chia cho dân, cho đất nước, một miếng canh thừa, hay một miếng cá dư », trái lại hắn còn dùng tiền bạc mua chuộc để có một chế độ công an trị đàn áp. Tàu cũng như Tây như Mỹ… là những quốc gia tiêu thụ, và thường đã tiêu thụ quá tải tài nguyên của mình nên cần phải đi mua. Và vì cần mua, nên cũng phải đành nhắm mắt làm ngơ, « vui duyên cùng tướng cướp », quên cả đạo đức, lý tưởng « nhơn đạo, nhơn quyền, dân chủ, công bằng công lý » ! Từ nay đành phải làm ngơ thôi ! Dù sao hắn đánh vợ nó, hắn giết con nó, bợt tai đá đít dân nó chứ có đụng đến dân ta đâu ? Vì vậy mới có câu tuyên bố xanh dờn của một ông cựu Tổng thống một quốc gia tây da trắng đạo đức nhơn bản năm nào rằng « Nhơn quyền cũng tùy quốc gia, nhơn quyền ta và nhơn quyền của họ khác nhau » (sic) *(2). Càng cần tiếp liệu, lại càng cần lái buôn, vì vậy nên « ủng hộ » một thằng bán hàng « vô đạo đức », hơn là lãnh hậu quả đầy rủi ro của một sự « thay đổi ». *(3).
3/ Huê kỳ có khác chi ?
Chớ vội chê Trung Cộng, chớ nghĩ rằng các chế độ tiên tiến, dân chủ, nhơn bản, sẽ tử tế hơn. Tổng thống Huê kỳ từ năm 1933 đến năm 1945, Franklin Delano Roosevelt rất ghét, thậm chí ghê tởm và chống hẳn những chế độ phong kiến, hay thuộc địa đế quốc. Thế nhưng, khi ông được các phụ tá cố vấn cho biết kho tàng của nhiên liệu năng lượng là dầu hỏa của Huê kỳ đã đến lúc cạn kiệt, cần phải đi tìm nguồn tiếp liệu ; ông không ngần ngại trong suốt thời gian Thế chiến thứ hai, kết tình ngoại giao hữu nghị với Vương quốc phong kiến Ả rập XêÚt, vua dầu hỏa Trung Đông. Tổng thống Roosevelt lại còn « thân chinh » đến gặp Vua Abdelaziz Ibn Saoud vào tháng hai năm 1945, chỉ để ký một « cái deal – nghéo tay không tên » (không có văn kiện) : Huê kỳ sẽ bảo đảm bằng vũ lực Vương quốc Ả rập XêÚt và ngược lại, Ả rập bán toàn bộ dầu hỏa cho Huê kỳ *(4). Ngày nay, mặc dù có tý thay đổi – tất cả các địa bàn khai thác đều là sở hữu của các gia đình hoàng gia ả rập, không còn sở hữu của các hảng khai thác Mỹ nữa – nhưng tựu chung « cái thỏa thuận nghéo tay » vẫn còn là cốt lõi của chánh sách ngoại giao Huê kỳ ở Trung Đông và Cận Đông.
Nghĩ cho cùng, lúc ấy, cũng tội nghiệp Huê kỳ. Huê kỳ cũng muốn đi mua dầu hỏa ở những quốc gia bạn lắm chứ : các quốc gia tiên tiến, dân chủ, tự do tôn trọng nhơn quyền. Nhưng mưu sự tại nhơn thành sự tại … thổ nhưởng. Địa chất thế giới chia chát không công bằng, chia dầu hỏa cho các xứ ở Phi châu, ở Trung và Cận Đông, cho Nga, cho các xứ Ả rập. Theo hảng BP (British Petroleum), 80 % các khu dầu mỏ nằm ngoài khu vực các quốc gia của nhóm Tây phương *(5). Washington vì vậy, phải chơi với « dân man di », với những « tiểu quốc bất ổn », bắt buộc nhúng tay vào những « lỉnh kỉnh chánh trị địa phương », thương thuyết, mua chuộc những liên minh với những lãnh tụ bất tài, với những chánh sách bất hảo, đổi chác, dùng ô dù quân sự Huê kỳ chỉ để được mua dầu hỏa thôi.
Ngày nay, thế kỷ thứ 21, khác hẳn, kỹ thuật ép đá phiến thành dầu đã đưa Huê kỳ vào hạng số một sản xuất dầu lửa. Tuy có dầu, nhưng vẫn là tay xài dầu nhiều nên vẫn tiếp tục mua dầu, nhập dầu để kiểm soát giá, kiểm soát thị trường. Tóm lại chính Huê kỳ ngày nay là tay tài phiệt đầu cơ làm giá kiểm soát thị trường dầu hỏa. ( Giá chuẩn dầu Brent PHẢI trên 70 $US/ 1 barrel để đủ vốn giá thành để sản xuất dầu đá phiến Mỹ)
Đầu thế kỷ thứ 20, để giữ phần kiểm soát các quốc gia có tiềm lực dầu hỏa, than đá, cao – su, hay các mỏ khoáng sản, các đại cường quốc « đế quốc » Âu Mỹ tạo những đại công ty. Sau khi các cựu thuộc địa được « giải phóng », giành được hay được ban cho Độc lập, các đại công ty vẫn tiếp tục hoạt động tại các quốc gia mới độc lập nầy, « tình hữu nghị đặc biệt đầy lợi nhuận » với các chánh quyền mới, cũng cố địa vị ăn trên ngồi trước không khác chi dưới thời chánh quyền thuộc địa vậy. Đó là trường hợp của Hảng Xăng dầu BP của Anh (Bristish Petroleum, thoạt tiên là Hảng Anglo – Persian Oil Compagny), hay của Hảng Total của Pháp (một Tổ hợp của nhiểu Hảng xăng dầu các quốc gia nhỏ Phi châu cựu thuộc địa Pháp) hay trường hợp của Ente Nazionale Idrocarburi (ENI) của Ý…
Tàu Cộng mong không đi vào vết chơn của các Tập đoàn tư bản nầy*(6).Do đó trong bài nói ở Diễn Đàn Hợp tác Trung – Phi nói trên, Chủ tịch Hu đã hứa sẽ cho các quốc gia phi châu vay 20 tỷ dollars trong vòng 3 năm để phát triển nông nghiệp và các trung tiểu công nghiệp.
Đến năm 1993, có thể nói Tàu tự túc dầu hỏa. Thế nhưng, từ đó, Trung Quốc biến thành con hạm đói dầu. Từ nhu cầu 1 triệu 5 ngàn tấn dầu một ngày vào năm 2000, đến 5 triệu tấn một ngày vào năm 2010 (+330 %), và sẽ là 11 triệu 600 ngàn tấn dầu/ngày vào năm 2035. Với sự phát triển của thị trường « xe hơi », vào năm 2040, Tàu Cộng sẽ có mức tiêu thụ dầu hỏa ngang ngữa với Huê kỳ*(7). Thế nhưng, nếu Huê kỳ lúc ấy, sẽ tự túc gần 100% sức tiêu thụ của mình – tính luôn tiềm lực dầu hỏa của anh láng giềng Canada, nhờ dầu hỏa đá phiến, và kỹ thuật điện năng bằng ánh sáng mặt trời và gió. Trong khi ấy Trung Cộng chỉ đủ sức cung ứng chưa đầy một phần tư (1/4) nhu cầu năng lượng của mình. Phần còn lại phải đi mua.
Nếu Beijing quyết duy trì mục tiêu là phải nhơn ba số lượng sản xuất điện trong vòng 25 năm tới, mức nhập cảng khí đốt, hoàn toàn không có vào năm 2005, sẽ vượt lên 87 tỷ thước khối (m3) hằng ngày vào năm 2020, đặc biệt nhập từ Trung Đông và Đông Nam Á châu, hoặc sẽ nhập từ Nga và Turkménistan (bằng ống dẫn dầu) *(8). Tàu Cộng cũng có thể tự túc nhu cầu bằng than đá của mình, thế nhưng vì những hạn chế kỹ thuật, những nút chặn trong hệ thống phân phối và chuyên chở, nhập cảng than đá từ Úc châu hay từ Indônêsia để tiếp tế các thành phố miền duyên hải Tàu sẽ có lợi hơn và giá thành rẻ hơn. Từ con số không năm 2009, qua 2011, số than đá nhập cảng đã là 183 triệu tấn*(9). Chưa kể những đòi hỏi của các ngành công nghệ tin học mủi nhọn, các ngành luyện kim cao cấp đang cần có những khoáng sản nhập cảng như sắt, đồng, cobalt, chrome, nickel … Nhu cầu càng cao, càng phụ thuộc vào nguyên liệu, càng phụ thuộc vào tiếp liệu. Và tiếp liệu biến thành quốc sách.
4/ Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều (Nguyễn Du –Kim Vân Kiều)
« Bổn phận của Trung Cộng, là phải lo cho 1 tỷ 3 trăm triệu dân trung hoa có một cuộc sống đàng hoàng. Thứ trưởng Ngoại giao Tàu Le Yucheng trong một bài phát biểu : « Quý vị có thể tưởng tưởng sự thách thức khổng lồ và sức ép mà chánh phủ chúng tôi phải chịu đựng. Tôi có thể tuyên bố rằng không có gì vượt hơn việc nầy. Tất cả mọi chánh sách đều phụ thuộc vào chánh sách ưu tiên nầy !» *(10). Chương trình ngoại giao ưu tiên là giữ tình hữu nghị với các anh bán hàng. Các nhà lãnh đạo Tàu Cộng rất sợ thiếu thốn tiếp liệu. Thiếu thốn tiếp liệu ngày nay có thể dẫn đến nổi loạn, nội chiến, thay đổi chánh quyền, mất ghế, mất Đảng. Vì vậy con đường của thuộc địa Tây phương là con đường phải bắt chước. Tất cả hệ thống cầm quyền Trung quốc được chỉ đạo phục vụ chánh sách nầy : từ hệ thống Ngân hàng, các công nghiệp nhà nước, bộ ngoại giao và cả hệ thống quân đội…*(11)
Về dầu hỏa, quốc sách Trung Quốc khuyến khích các công ty quốc doanh như China National Petroleum Corporation (CNPC), China Petrochemical Corporation (Sinopec) và China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) đầu tư, hùn hợp vào các mỏ dầu các quốc gia : Ả rập XêÚt (Saudi Aramco), Vênêzuêla (Petróleos de Venezuela SA-PDVSA) hay Angola (La Sociedade Nacional de Pétróleos de Angola – Sonangol)….
Hay về hầm mỏ, các công ty quốc doanh Tàu Cộng như China NonferrousMetals International Mining (CNMIM) hay China Minmetals Corporation (CMC) đều đã bỏ vốn hùn hợp đầu tư vào các hảng hầm mỏ trên thế giới.
Để tạo điều kiện, các lãnh tụ đảng Cộng sản Trung quốc ồ ạt mở những chiến dịch ngoại giao, giao tế như cho vay với tiền lời thấp, yến tiệc linh đình, xây cất biếu không những sân vận động, những nhà khánh tiết đồ sộ và … giúp đở, viện trợ, trang bị … vũ khí, quân sự. Trung Quốc cũng đã cho Vênêzuêla vay 20 tỷ dollars để giúp đở sự hợp tác giữa hai công ty dầu hỏa hai quốc gia là CNPC (Tàu) và PDVSA (Vênêzuêla)*(12).
Và cứ như thế Trung Quốc càng ngày càng đi sâu vào con đường « xâm phạm chủ quyền quốc gia » của các quốc gia bán hàng * (13).
Thế nhưng, dù muốn hay không muốn, sự có mặt của Trung quốc ngày nay ở Phi châu cũng đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của Phi châu. Năm 2014, có 14 quốc gia Phi châu có cán cân thương mại thặng dư ! Tất cả 14 quốc gia nầy đều có dầu hỏa, đều có hầm mỏ, và tất cả đều xuất cảng nguyên liệu và nhiên liệu … với Trung quốc. Miễn bàn !
Để kết luận :
Nếu Tàu tiếp tục đặt vấn đề tiếp liệu làm quốc sách hàng đầu, Trung Cộng hành động chẳng khác chi các cường quốc thuộc địa thuở xưa. Chánh sách o bế các quốc gia « có tài sản », các quốc gia có tài nguyên, để khai thác trục lợi ! Không có một chánh sách phát triển đời sống văn hóa, kinh tế xã hội, mà chỉ là một chánh sách ngắn hạn thôi ; vì nếu không tạo điều kiện cho dân bản xứ có mãi lực thì hàng tàu sẽ không có người mua.
Nhưng muốn có một Trung Cộng tử tế, biết người biết ta, biết giao hữu với các đồng minh thương mại, cần phải có một cuộc cách mạng lớn trong cơ chế kinh tế Tàu. Phải chuyển từ một bộ máy sản xuất « ăn nhiều – uống nhiều » cần nhiều nhiên liệu, « háu ăn mau đói », một bộ máy « lao động tay chơn » « lắp ráp » qua một bộ máy sản xuất « tiết kiệm », với các hệ thống dịch vụ « chất xám », phải từ sử dụng năng lượng dầu mỏ chuyển sang năng lượng xanh, bền vững…
Và Việt Nam ?
Bắt chước mô hình phát triển của Trung Cộng, nhưng không có sức mạnh đế quốc của Trung Cộng chỉ là thằng đầy tớ học nghể của Thầy mà không có khả năng của Thầy. Trái lại ngay từ bây giờ, lợi dụng Thầy đang gặp phải những khó khăn của thời kỳ « đang lớn », đang chuyển mình mà tạo một con đường đi độc lập, tự túc. Đã đến lúc cần phải biết dựa vào sức mạnh của các nước láng giềng ASEAN, Nhựt Bổn, Đại Hàn … đang đoàn kết thành một khối chống sự bành trướng của Tàu.
« Hộ chiếu lưởi bò », « Tập trận với hàng không mẫu hạm », « Tàu hải giám », … « xung đột với Nhựt bổn về Đảo Điếu Ngư » … bồi cát đất để biến những bãi đá ngầm thành hải đảo …tất cả chỉ là những « vung vít » của một cậu bé « đang tuổi lớn » chưa trưởng thành, cần phải « biểu diễn » cho ra vẻ người lớn đấy thôi.
Việt Nam phải biết dựa vào thành phần người Việt Hải ngoại để làm một cuộc cách mạng công nghệ. Chuyển công nghệ « tay chơn lắp ráp » sang công nghệ « chất xám », … Bỏ chạy theo khai thác bán nguyên nhiên liệu « trời cho », khai thác bán « gia tài trời cho » để chuyển sang công nghệ bền vững.
Và đặc biệt, nhóm người lãnh đạo ngày nay phải biết rõ rằng đây là thời cơ để có một cuộc thay đổi. Tàu đang lo chuyển mình. Vừa, canh tân, vừa cải cách, vừa đánh tham nhũng trong nhà, vừa hù dọa ngoài sân với láng giềng, vừa thay đổi thái độ giao tế…, lúc nầy là lúc phải « bỏ Tàu » để đi tìm con đường Độc lập.
Đảng Cộng sản Việt Nam CHỈ CẦN TRAO lại quyền công dân cho công dân Việt Nam. Như vậy sẽ : KHÔNG còn các NỢ nào công hàm Phạm Văn Đồng, nào tình hữu nghị 16 chữ vàng, nào tình đồng chí… Không nợ không nần, người công dân Việt Nam mới thực sự là người chủ mới để đi tìm con đường tự chủ cho quốc gia Việt Nam, cho dân tộc Đại Việt !
Hàng xấu hàng dỏm đang giết hàng made in China. Và hàng xấu hàng dỏm cũng đang giết hàng made in Việt Nam. Việt Nam hãy đổi cách làm việc, hãy đổi cách suy nghĩ, canh tân cải cách! Cách mạng từ văn hóa, nảo trạng, đến cung cách đối xử, làm việc … Việt Nam phải trở về với cái tử tế dân tộc, cái cung kính truyền thống trong xã hội, cái tế nhị trong giao tế láng giềng. Vui lòng khách đến, được lòng khách đi.
Đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại quyền tự quyết cho công dân Việt Nam. Không còn chế độ ca tụng Đảng, tuyên truyền. Không còn chế độ Công an trị, nói láo, xin cho, bao thư, tham nhũng. Không còn chế độ Đảng trị, bao che, phe đảng, nói láo, “lề phải”, trốn tránh. Không còn Việt Cộng thì thoát nợ Tàu. Dẹp Việt Cộng, Thoát Hán Nạn!
Hồi Nhơn Sơn, sau Ngày Quốc Hận thứ 45.
Ghi Chú:
1 – Hu Jintao, “Open up new prospect for a new type of China-Africa strategic partnership” Bô Ngoại giao Trung quốc, Beijing 19 tháng 7 năm 2012. www.fmprc.gov.cn.
2 – Tổng thống Pháp Jacques Chirac trả lời phỏng vấn của một nhà báo về tình hình nhơn quyền ở Trung quốc.
3 – Michael L. Ross The Oil Curse: How Petroleum Wealth Shapes the Development of Nations. Princeton University Press, 2012
4 – Blood and Oil Metropolitan Books, New York, 2004, và Daniel Yergin The Price Simon and Shuster, New York, 1993
5 – “Statistical review of world energy”, BP, London, june 2012
6 – Colette Braeckman “Pékin brise le tête-à-tête entre l’Afrique et l’Europe » L’Atlas du Monde Diplomatique,
La Librairie Vuibert, Paris 3012
7 – « The Rise of China and its implications: Executive summary » Forum sur l’énergie du James A. Baker III Institute for Public Policy, Houston, 2011.
8 – US Energy Information Administration (EIA) “China Country Analysis brief” Nov 2011
9 – “China to boost coal imports on widerprice gap”, 23/04/2012, www.bloomberg.com
10 – Le Yucheng “China ‘s relations with the world at a new starting point” diễn văn tại buổi Hôi luận của China Institut for International studies (CIIS), 10/04/2012.
11 – International Crisis group (ICG) “China thirst for oil”. Asia Report #153. 09 june 2008.
12 – Jeffey Ball, “Angola possesses a prize as Exxon, rivals stalk oil” The Wall Street Journal, New York 05/12/2005 ; Simon Romero, “ Chávez says China to lend Venezuela $20billion” The New York Times , 18/04/2010.
13 – “China thirst for oil” op.cit
2020, Việt Nam sẽ là Tây Cương, Tây Tạng? Dân Ouïgour, những bóng ma trên đất nước Tân Cương!
Tháng tư 2019 ! Tháng Tư Đen thứ 45 ! Phải thứ 45, vì chúng tôi đếm cả tháng Tư Đen 1975, cái tháng tư ấy, đen tối, đầy kinh hoàng, đầy chết chóc lo âu, với những hình ảnh những chiếc tàu, những chiếc xà lan đầy người tỵ nạn miền Trung chạy về, với hình ảnh nhà cha mẹ tôi đầy bà con từ Huế chạy nạn Cộng Sản vào Sài gòn tỵ nạn …hình ảnh những tên bộ đội ngơ ngác, như mán vào thành, tràn ngập con đường Thái Lập Thành, Hai Bà Trưng trước văn phòng hảng BGI của tôi đánh dấu ngày Quốc Hận số 1, ngày Quốc Hận 30 tháng tư năm 1975, mở đầu một chuổi dài, những tháng Tư Đen tiếp theo, những Ngày Quốc Hận kế tiếp, … đến ngày nay đã 44 năm…
Do đó Quốc Hận 2019, là Quốc Hận thứ 45, đối với cá nhơn chúng tôi, đối với gia đình chúng tôi, cả với bạn bè chúng tôi, bà con, đồng bào, và cả đất nước Miền Nam Việt Nam, xứ chúng tôi … và nghĩ rằng năm nay sẽ là năm cuối cùng dân chúng của chúng ta còn được gọi là người Việt Nam. Hởi các bạn, hởi các bà con, dù là người tỵ nạn Cộng Sản hiện sống công dân xứ người ở Hải ngoại hay người Việt Nam công dân Việt Nam Cộng Hòa Chủ Nghĩa hiện đã tạm trú ở xứ người hay đang sống trong nước ! Hãy tĩnh dậy và nhìn rõ viễn ảnh Mất Nước, Mất Dân tộc, Mất Ngôn ngữ, Nạn Hóa hóa đã gần kề !
Năm tới, 2020, Tầu Cộng sẽ quản trị đất nước Việt Nam, thực hiện đúng ký kết Thành Đô.
Do đó, hãy bỏ đi những thỉnh nguyện xin xỏ, xin giúp đở, đấu tranh Dân chủ, Nhân quyền. Hãy bỏ đi những mong chờ nơi người khác, nơi xứ khác, nơi hiệp hội khác giúp Việt Nam … Ông Trump, người Mỹ, ông Tây, ông Đức, ông Liên Âu … không ai giúp người Việt ta cả ! Hãy bỏ đi những đòi hỏi Nhân Quyền Dân Chủ !
Chỉ có nổi dậy đấu tranh, lật đổ, cướp lại quyền tự quyết, quản trị đất nước.
Chỉ có người dân Việt Nam mới cứu đất nước Việt Nam. Phải lật đổ, phải đấu tranh, chấp nhận bạo động, đổ máu, thương tật, chết chóc, tù đày. Gương Venezuela, gương Algérie…đang chờ người dân Việt.
Trong Nước, các tỉnh các thành phố thay nhau biểu tình, đình công, bãi thị… đòi quyền Tự Quyết.
Hải Ngoại, ngưng hẳn Gởi tiền vế, Không về Thăm nhà, Du lịch. Không chờ Ông Trump ra luật cấm gởi tiền về Việt Nam. Người Việt tỵ nạn Cộng Sản không giúp tiền nuôi Cộng Sản !
Hãy dẹp đi tiếng nói ôn hòa. Khi mình xuống đường ôn hòa, Việt Cộng nhà cầm quyền Hán Ngụy vẫn dùi cui. Không thể đòi hỏi đấu tranh khi mình mình ở trần, mà người ta gậy gộc…
Đã hết giờ rồi ! Người Đại Việt không thể nói trơn, bất bạo động được nữa !
Phải Toàn Dân Vùng dậy Cứu Nước. Cứu nước Đại Việt để giữ dân tộc Đại Việt.
– Tập thể Người Việt Hải ngoại dẫu rằng có 4 ông Thủ Tướng với 4 Chánh Phủ Ma (Ghost Gouvernment kiểu tướng De Gaulle) đi nữa đi đòi tái thực hiện Hiệp định Paris, dù rằng có hàng trăm hội đoàn, hàng chục Đảng từ Cách Mạng đến Dân tộc đến Yêu Nước … đòi các chánh phủ các cường quốc tái lập những thương thuyết dựa trên những ký kết, đình chiến, ngưngng bắn, dưới những tên Paris Genève… cũng không tránh được sự thực phủ phàng là Hán tộc đã đang và sẽ thuộc địa hóa (coloniser) dân tộc Việt Nam, dưới sự chứng giám phủ phàng của các cường quốc âu mỹ và cả các dân tộc láng giềng Nhựt Đại Hàn Mã lai Inđô… vì đó là một sự thực hiện tại, các quần đảo nay đã được Tàu quân sự hóa, biến thành những hàng không mẫu hạm cố định… Nếu các cường quốc bắt buộc Tàu nhượng bộ, giành được phần tự do đi lại thông thương hàng hải đã là một chiến thắng khá rõ ràng rồi … Và chẳng bao lâu nữa sẽ là một modus viandi – một cách xử sự sống chung thế thôi ! Không ai chấp nhận Biển Đông là một bãi chiến trường cả. Vì quyền lợi kinh tế quá lớn ! Gia tài Biển Đông kho tàng, tài nguyên Biển Đông giàu có đầy đủ để chia chát lợi nhuận cho nhiều quốc gia ! Dằng co, tố cáo…hù dọa, cũng chỉ sẽ đưa đến một giải pháp cùng sống chung cùng có lợi … giữa các cường quốc với nhau qua các công ty quốc tế với nhau. Quá nhiều ưu tiên kinh tế, nên quan niệm dân tộc quốc gia chỉ là một lý lẽ phụ thuộc thôi ! Mỹ sẽ ký kết cùng Tàu, cùng Nga, cùng có thể các quốc gia hạng thứ như Nhựt, Đại Hàn, hay Singapore, Mã lai, Inđô…chả ai dại gì bảo vệ Việt Nam, Lào hay Cambốt cả ! Tàu sẽ người đầu xỏ nói chuyện ở Biển Đông với Mỹ, vì Tàu thực sự ngày nay là chủ nhơn Biển Đông !
Tàu thuộc địa hóa chúng ta bằng hai ngõ : ngõ đầu tư kinh tế và ngõ nhơn mãn. Tất cả đầu tư, kinh tế, từ công trường lớn đến tiểu thương sẽ ở trong tay người Tàu, và người Tàu sẽ tràn ngập Việt Nam, từ đại thương gia đến cả những tên cu-li sẽ toàn là người Tàu, từ đại cơ sở công xưởng đến tiệm tạp hóa, tiệm ăn, xe mì, gánh bò bía cũng sẽ … đều là của người Tàu. Tiệm tạp hóa đầu ngõ, đầu xóm, là một nhà băng, một ngân hàng nhỏ, với độ trăm người khách mua chịu, chấp nhận vay với lãi suất cắt cổ Xanh Xít Đít Đu (Cinq Six Dix Douze – 20%) – các bạn còn nhớ thời ấy không ? Như vậy một tiệm tạp hóa Tàu kiểm soát một xóm lao động… Trãi rộng thành hệ thống, sức kiểm soát, sức kềm kẹp nào cho bằng… Ngày mai, người dân lao động Việt Nam sẽ là người nô lệ Tàu… Kiểm soát nào hay cho bằng kiểm soát bao tử, kiểm soát kinh tế. Chánh sách kinh tế ngày nay ở các cường quốc âu mỹ cũng thế thôi. Qua hệ thống nhà băng, hệ thống ngân hàng, người dân mang nợ, mua chịu từ Nhà cửa đến xe cộ,… làm việc đầu tắc mặt tối cho một CHỦ Nhơn công xưởng ? Lầm to ! Chủ nhơn thật sự là Ngân hàng và hệ thống Tín dụng ! Ông Tổng Thống lớn nhứt, quyền cao nhứt LÀ ông Chủ Ngân Hàng… Chẳng phải Ông Trump (cao lắm là 8 năm) hay – ông Macron (cao lắm là 10 năm) hay là bà Merkel gì gì cả, mà là Wall Street, Banking System…
– Sống 5 năm dưới thời Việt Cộng cướp nước – cá nhơn tôi 4 năam tù – hai vợ chồng thằng tôi tởn Việt Nam Cộng Sản đến ngày chết, làm sao quên được ! Những năm tháng tù đày nhớ đời như những vết sẹo không lành. Quên sao những năm tù trong, cả Sài gòn tù tội, bị nhốt, bị trói, bị còng,… từ Trần Hưng Đạo, qua Đại Lợi, Phan Đăng Lưu hay Chí Hòa,Quên sao cả miền Nam ta bị lường gạt, đi trình diện đi « học tập cải tạo », bị tập trung trong những trại khổ sai, vào tận rừng sâu… Suối Máu … trong Nam, hay ra tận rừng xanh Cổng Trời phương Bắc. Quên sao, các chị, phu nhơn các quân cán chính, các chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa thua trận chúng ta, thay chồng, tiếp tục bương chãi sống còn… Quên sao những năm tháng « tù ngoài », cả Nam Việt Nam là một nhà tù, cả Sài gòn và những tỉnh lỵ thành phố đều là nhà tù. Bị đuổi nhà, bị tịch thu tài sản, vẫn quyết « bám trụ » vừa buôn chạy, bán lậu, kiếm miếng cơm nuôi gia đình, vừa phải hòa mình sống với chế độ mới, cuối đầu, khom lưng duới những từ ngữ ngụy văn giả tạo, … biết sử dụng cả ngụy văn ấy, để vẫn nào « học tập tốt », để vẫn nào « cải tạo tốt », với nào « đi đào kinh », với nào « đi kinh tế mới », với nào « hợp tác xã », …chỉ để sống còn. Với quyết tâm, giả dại gì, bám trụ, sẳn sàng sống ngoài vĩa hè, buôn chợ trời, sống lây lất, ngủ đường, ngủ chợ tìm… kế … kẻ vượt biên, người vượt biển, thà chết đuối, thà chết bụi, chết bờ, đi hết trại tạm trú nầy, đến trại tạm bợ kia, đảo nầy, đảo nọ… Mã lai, Nam Dương, Thái Lan … thay đời, đổi chổ … thay quê hương đổi thành phố…Mỹ Úc Tây Âu … và từ đó lập lại cuộc đời, xây tình dân tộc, giữ vững Cờ Vàng, giữ lề Đại Việt, giữ giống giữ nòi, nhờ quê người dung dưỡng, …
Do đó, viễn ảnh phải sống với Tàu Cộng ? Thật là một… hình ảnh quá hãi hùng ! 44 năm giặc Cộng cầm quyền, Đảng trị, khốn nạn đã quá đủ ! Đến ngày hôm nay chỉ với Cộng Việt thôi, dân ta đã bá thở rồi ! Quê hương đã tiêu tùng rồi ! Rượu chè, cờ bạc, buôn lậu, bán gian, quan trên lường, quan dưới giựt, mất đạo đức còn đâu ! Nhà cầm quyền thì quan trên tham nhũng, quan dưới khảo tiền, …còn người dân thì giành giựt sống qua ngày qua bửa, có tiền thì sáng say, chiều sỉn, tối ngất ngư, không tiền thì bửa đói, bửa no… trai bán sức cửu vạn cu li, gái bán mình bia ôm ô sin. Và ngày mai ? Vì tình hữu nghị, vì núi liền núi, sông liền sông, sẽ Đảng trị bởi… Cộng Tàu… Viễn ảnh ấy, ta hình dung ra sao ? Thử nhìn vào gương người…
Gương người :
Sau đây là câu chuyện về những người Ouïgours-Duy Ngô, gốc Hồi Trung Đông sống trong một đất nước (cũng núi liền núi, sống liền sông với xứ Tàu) đang bị thực dân Trung Cộng chiếm đóng và bị đổi tên nước thành tỉnh Tân Cương- Xinjiang của xứ Tàu Cộng, biến thành một ngôi sao nhỏ trong bốn ngôi sao nhỏ, điển hình bốn dân tộc, bốn đất nước, ngày nay biến thành bốn sắc tộc Mông, Mãn, Tạng, Hồi vây quanh thần phục một ngôi sao lớn điển hình là dân tộc Đại Hán, trên nền máu đỏ, Cộng Sản của quốc kỳ Trung Cộng !
Nhơn chứng , một nữ công dân kazasthan gốc Ouigour (gia đình bà sống ở Urumqi, thủ đô Tân Cương đã ba đời) ngày nay tỵ nạn tại Istanbul (Thổ Nhỉ Kỳ) kể lại với nhà báo người Pháp, Ursula Gauthier, đăng trên tuần báo Nouvel Observateur Pháp số 2827, tuần10 đến 16 tháng giêng năm 2019. Đây là một câu chuyện có thật, thời sự vì xảy ra năm qua … Mời các thân hữu, người đọc, bà con chúng ta, cứ hãy tưởng tượng, hãy việt hóa câu chuyện : tên nhơn chứng, bối cảnh – Việt Nam thay Tân Cương, – ngày mai, thay ngày nay – đầy thời sự.
Trước nhứt, tôi xin phép quý thân hữu, quý bà con, có đôi lời xin lỗi, là đã trong những bài viết qua những thời gian gần đây, kêu gào, than khóc, bi quan hóa tình trạng đất nước Việt Nam chúng ta. Tôi không để ý đến thời sự âu mỹ, xứ sở tôi đang ở đậu. Tôi là một nhà giáo già, hồi hưu công chức Pháp, hưởng tiền hưu với đầy quyền lợi an sanh xã hội, sống đầy đủ, yên ổn, hạnh phúc ở nhà quê yên lành xứ Pháp. Con cái cháu chắc nay đã thành đạt, yên lành công việc. Chuyện Ông Trump ở Mỹ, tôi không theo dõi, tôi không biết bà Pelosi là ai. Ở Pháp, tôi không để ý đến việc làm ông Macron, phong trào Áo vàng ở Pháp, chuyện bầu bán Quốc Hội Âu Châu… ! Tôi chỉ biết lo cho Việt Nam ngày mai mất vào tay Tàu… Dân tộc ta mất gốc thế thôi ! Có lẽ vì tôi nay là dân Pháp, nên tôi rất sợ mất gốc ! Có lẽ vì tôi cần gốc, cần rễ, cho con cháu tôi rõ cái tên của chúng, hãnh diện với cái nguồn gốc của chúng hắn ! Còn quý thân hữu, quý bà con ? Không dám hỏi, không dám ý kiến…
Vốn đã quen làm dân tỵ nạn, vốn đã quen lang thang cầu thực, nên sống ở Tây Âu, Pháp, Mỹ thì dù tình hình kinh tế, chánh trị dẫu có xấu đi, có khó khăn đi nữa, chỉ có sống cực tý thôi, hà tiện một chút, bớt ăn xài thế thôi Chả chết thằng tây nào !…Nhà mình đã mua được, là bán được, tất cả trên dương giang, chỉ cũng chỉ là phụ, là tạm thời, do mình tự túc sắm sửa, với số tiền làm ăn, sau khi mất Việt Nam thôi, khi đã ty nạn làm lại cuộc đời trên đất người ! Vì sau khi mất Việt Nam năm 75, vào khi ở tù ra, bị trục xuất năm 80 đến Pháp, tôi chỉ có một cái áo sơmi, một quần tây, đôi vớ đôi giầy và cái quần xà lỏn, quần áo mới Tây cho, bàn ghế mới, Tây tặng, làm lại cuộc đời. Nếu ngày nay, nên nhà nên cửa, nếu con cái thành đạt, thì cũng do Tây nó ủng hộ, nó cho mình công ăn, việc làm đó thôi ! … Do đó, nếu ngày nay, thế giới Âu Mỹ có thay đổi gì gì đi nữa, cũng đã là bonus … hưởng đủ rồi. Tương lai là của con cái, tụi nó nay là công dân Tây, bằng cấp Tây, nghề nghiệp Tây, nên tự lo !
– Tôi chỉ sợ ngày mai, nước Việt Nam ta mất hẳn thế thôi ! Do đó tôi kêu gào, do đó tôi bi quan. Tôi càng bi quan khi tôi thấy hải ngoại chúng ta quên hẳn quá khứ, quên hẳn gốc gác … chấp nhận dễ dàng, ngôn ngữ, văn hóa Việt Cộng sẳn sàng chấp nhận hệ thống kiểm soát của chúng hắn. Bằng cách XIN CHIẾU KHÁN, VISA của chúng hẳn để về CHƠI Việt Nam !… chấp nhận dễ dàng văn hóa Tàu Cộng. Hải ngoại sẳn có hàng rào sanh hoạt rất Tây, rất Mỹ. Ngoài nào nhà hàng Tây, nào nhà hàng Nhựt, còn Thái, còn Việt, thế mà mà phe ta dễ dàng hội nhập với Tàu… Chúa nhựt đi ăn điểm xấm, tiệc tùng đãi tiệm tàu … karaôkê cũng tiệm tàu, tạp hóa cũng tàu… Ở Paris Pháp, chúa nhựt quân 13, chợ Tăng Frères, kẹt xe, không có chổ, … Trong khi rau cỏ, trái cây bán ở các tiệm rệp-magrebin-arab- tươi hơn, rẽ hơn ; thịt thà, cá tôm tiệm tây tươi hơn rẽ hơn … Kẹt lắm, không thể thiếu được là nước mắm, mắm nêm, mắm ruốc…nhưng ba món sau nầy ở tiệm Việt chứ tàu làm gì có!
Chưa tẩy chay hàng tàu, chưa bỏ cuộc sống tàu là ủng hộ Tàu cướp nước Việt Nam… Tôi nói như vậy có thái quá không. Nếu đụng chạm, mất lòng, xin quý vị tha lỗi !
Trở về chuyện người đàn bà Ouighours kể trên. Bà tên là Gulbahar Jelilova, công dân kazakhe, nhưng gốc ouigour – gia đình bà đã sống ba đời ở Urumqi, thủ đô Tân Cương. Bà mà một nhà thương mại lớn, nay đà 54 tuổi, là chủ nhơn một cơ sở xuất nhập cảng phát đạt. Một ngày đẹp trời tháng 5 năm 2017, bà bị cuốn vào một cơn bão khốn nạn, một chiến dịch do Trung Cộng tổ chức để đánh vào đám thiểu số « dân Ouigours nào còn cứng đầu », « còn hồi giáo » phải « vào hàng, nhập phong tục, tập tục Tàu» quy thuận chế độ Cộng Sản Tàu – khác chi thời năm 1975, với những chiến dịch liên tục – từ đốt sách – đến đánh nào tư sản mại bản, đến văn nghệ sĩ phản động, đến thương gia, trí thức « cứng đầu » như chúng tôi phải « vào hàng » quy thuận…
Sau một năm, ba tháng,10 ngày, tù tội, vứt từ trại giam nầy đày đến trại « cải tạo » kia, Gulbalhar Jelilova được thả về. Cái may của Gulahhar, cũng như những người được thả vào dịp ấy, là họ có quốc tịch ngoại quốc, không phải công dân Tàu! Ngày nay bà sống tỵ nạn ở Istanbul, Thổ Nhỉ Kỳ –cũng như thằng tôi, người viết, sau bốn năm « tạm giam », được « tạm tha » và đuổi đi Pháp – và ngày nay tôi cũng như bà ấy, sống tỵ nạn ở Pháp. Tuy nhiên, Bulbalhar Jelilova, ngày nay vẫn sống trong lo sợ, hồi hộp. « Họ cấm tôi không được nói và kể những gì mắt thấy tai nghe ở những trại tập trung » – khác chi với chúng tôi người viết « họ cũng nói rõ là họ sẽ để cho ông cụ bà cụ tôi sống ở Sàigòn, cùng hai thằng em, một thằng học tập về rồi, thằng kia còn ở Suối Máu sống an toàn sanh mạng, với điều kiện tôi im miệng và không nói xấu cách mạng- sic – !» Bulbalhar vẫn còn sợ bị bắt cóc, sợ bị khủng bố, mặc dù sống ở Istanbul, nhưng Sứ quán Tàu vẫn có người lâu lâu đến « thăm » bà.
Nhưng ngày hôm, gặp được ký giả Ursula Gauthier, bà thèm được nói, do đó…Vã lại đây là một nghĩa vụ, một nhiệm vụ, đối với các chiến hữu Tân Cương của bà. « Nầy Bulgalhar, bà có cái may mắn là công dân kazakhe, bà có quốc tịch ngoại quốc, thế nào chúng hắn cũng sẽ thả bà ra. Bổn phận bà phải nói sự thật, kể sự thật để cứu chúng tôi !» Các chiến hữu, các nữ tù nhơn cùng với bà, ai ai cũng nhắn nhũ bà điều ấy. Và bà đã hứa ! và lời hứa ám ảnh bà – cả với cá nhơn thằng tôi suốt thời gian bố mẹ tôi còn sống.
Làm sao Bulgalhar quên được : Địa ngục trần gian của những trại tập trung. Mỗi câu hỏi của ký giả Ursula Gauthier, là một cái nút bật ra những câu chuyện rùng rợn không tưởng tượng nỗi. Cho đến ngày ấy của cái tháng năm hãi hùng ấy của năm 2017 ấy, Bulgalhar chỉ biết đất nước Trung hoa với những hình ảnh tươi đẹp của những thành phố đẹp đẽ ven biển miền Đông Shanghai, HongKong… những nơi bà đến mua hàng thượng hạng để đem về thủ đô Kazakhstan Amalty, nơi bà có cửa hàng chánh. Bà đưa cho chúng tôi (ký giả Ursula Gauthier) xem những hình của bà lúc « trước » ngày ấy. Mái tóc mượt mà, áo quần bãnh bao, ngồi trong văn phòng bằng gỗ quý của văn phòngcủa cơ sở thương mãi của bà ở Urumqi, thủ đô của tỉnh Tân Cương, tỉnh của xứ Tàu Cộng nơi gia đình bà sanh sống từ ba thế hệ nay.
« Mùa Xuân năm 2017 », bà kể chuyện, « người hùn vốn với tôi mời tôi rời cửa hàng ở Amalty ( thủ đô Kazakhstan) về Urumqi (thủ đô Tân Cương) để bàn công việc » Khổ thay cho Bulgalhar, bà không biết rằng là lúc ấy nhà cầm quyền Trung Cộng đang phát động một chiến dịch chống những « người cứng đầu » của cái tỉnh đầy người tàu gốc « Hồi giáo nói một ngôn ngữ gốc Thổ Nhĩ Kỳ » nầy. Bà cũng không biết là người hùn vốn của bà cũng vừa đã bị bắt ngày hôm trước, cùng lúc với những bạn hàng quen biết. Vừa đặt chưn đến Urumqi, bà bị bắt ngay, bị cảnh sát buộc tôi là đồng lỏa với người bạn hùn vốn, với tội danh là một khủng bố quân, Tội bà là đã chuyển ngân một số tiền 17 000 nguyên tệ (2 200 Euros) đến một công ty Thổ Nhĩ Kỳ. Gulbahar hoàn toàn không biết chuyện chuyển ngân, và cũng chẳng biết công ty ấy. Và cảnh sát Tàu cộng cũng không tìm ra một chứng tích hay tang vật gì trong những giấy tờ của bà. Thế nhưng bà cũng vẫn bị « tập trung cải tạo » cùng với các người Ouigours « tình nghi » chống đối cũng đang phải được « cải tạo ». Đầu bị trùm kín trong một bao cát, tay bị còng, bà bị đưa đến trại « Sankan », một nhà tù cũ nhốt nam thường phạm biến thành một trại cải tạo cho các nữ tù nhơn.
Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về nhơn quyền, chiếu các tin tức khác nhau, chiếu các không ảnh vệ tinh, con số gần 1 triệu người đang bị nhốt trong các trại cải tạo tại Tân Cương. Các tù nhơn, đang bị kềm kẹp, bị khủng bố tinh thần, thiếu ăn, thiếu mọi tiện nghi căn bản để sống, với những cuộc tra tấn cả tinh thần lẫn hình thể. Đảng Cộng Sản Trung Hoa nay đã nổi tiếng với một phương pháp tẩy não đặc biệt – tiếng hoa là Xinao-
Gulbahar bắt đầu một cuộc sống mới đầy ác mộng. Bọn lính giao cho bà một bộ đồ, gồm một áo ngắn, một cái quần và một áo ngoài mầu đỏ cam – dấu hiệu của những ngoài sắp phải ra tòa – và đấy là bộ đồ độc nhứt bà mặc suốt thời kỳ tù tội. Hai chân bị cùm bởi một sợi giây xích sắt nặng, mang thường trực, kể cả lúc đi ngủ và đi tắm. Bà bị nhốt trong một căn phòng dài 7 thước trên 3, đầy nhóc người. Trong một bầu không khí hôi thối, phòng chứa trên 30 nữ tù nhơn. Tất cả bị cạo đầu trọc. Với thời gian bố ráp, con số có khi lên đến cả 60 người, cho một khoảng chứa cho khoảng 10 người. Phan Đăng Lưu, Đại Lợi Trần Hưng Đạo năm 1975, 1976, 1977 có khác chi ? Phần đông là dân Ouigoure, thỉnh thoảng dân Kazakhe hay dân ouzbek, không một người gốc Hán.
Phòng đông đến đổi ban đêm các tù nhơn thay nhau ngủ, mỗi đợt 2 tiếng. Phân nửa đứng cho phân nửa nằm ngủ. Đèn thắp sáng suốt đêm. Sài gòn 75, Đại lợi cũng thếPhan Đăng Lưu cũng vậy! Phòng không cửa sổ, không lổ thông hơi, chỉ có một cửa nhỏ nơi cánh cửa để đưa thức ăn vào thôi. Ở Phan Đăng Lưu, cũng vậy, phần trên cánh cửa là song sắt, chúng tôi gọi là cửa gió, anh em tù nhơn chúng tôi chia phiên ra đấy, mỗi người đứng thở, đếm đủ hai chục giây, về chổ nhường người khác ra đứng thở… và xoay chuyền suốt ngày. Phan Đăng Lưu, bình thường chật ngủ 3 người hai chiếc chiếu. Lâu lâu cũng quá tải, 4 người 2 chiếc, nằm tréo đầu nầy cẳng nọ, cao thấp so le.
Tất cả mọi vệ sanh đều công cộng trước mặt mọi người. Khác chi Phan Đăng Lưu. Do ăn ở dơ dáy như vậy, nên ghẻ lở là chuyện đương nhiên.
Suốt ngày vì quá chật chội nên ngồi bó gối, để nghe loa giảng bài Cách mạng. Nếu có sai trái thì trừng trị, phạt là phạt cả phòng, chỉ có một phương pháp, bớt phần ăn, có khi cắt phần ăn. Phan Đăng Lưu cũng thế…
Tất cả bắt buộc học thuộc lòng những bài Cách Mạng bằng tiếng Tàu, học thuộc lòng những bài hát Tàu, bài ca tụng Trung Cộng và lãnh tụ Đảng Cộng Sản Tàu. Biến thành công dân Trung Cộng, bỏ đạo Hồi, đàn bà bỏ khăn, đàn Ông cạo râu. Và nếu có thể biến hẳn thành người Tàu và yêu Xi Chủ Tịch, Yêu Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Khác chi Việt Nam : Ta yêu Bác, Ta yêu Đảng. «…Tiếng đầu lòng tập nói Xì ta lin… » (Tố hữu)
Kết Luận : Chuyện ta :
Câu chuyện kể còn rất dài. Đại khái giống như những trại cải tạo Việt Nam. Tôi xin lỗi, một lần nữa, quý bà con, đem kỷ niệm của thằng tôi ra đối chiếu so sánh. Tôi chỉ biết so sánh với Phan Đăng Lưu, nơi mà thằng tôi biết rõ, vì bị giam ở đấy trên 3 năm trong gần 4 năm tù tội.
Cái nguy hiểm sẽ là khi Tàu hoàn toàn kiểm soát Việt Nam. Bằng mọi giá, chúng nó sẽ tẩy nãongười Việt, bằng mọi giá Tàu sẽ biến người Việt thành Tàu ! Và những chuyện như vậy, với những hình ảnh của quá khứ của những năm 75, 76, 77 quái đản đầy hãi hùng sẽ đến trở lại với người Việt Nam. Và thằng tôi MONG rằng trên đất nước Việt Nam những điều man rợ nầy không xảy ra lần nữa. Bị cai trị bởi Đảng Cộng Sản Hà nội 44 năm đủ lắm rồi. Do đó :
Hởi toàn dân Việt ! Tại quê nhà
Hãy cùng nhau, thức tĩnh, đồng tâm, nổi dậy cướp lấy quyền tự quyết.
Toàn dân nổi dậy cứu nước khỏi ách Việt Cộng và Trung Cộng.
Riêng Hải Ngoại, quyết tâm tẩy chay hàng hóa Tàu Cộng Việt Cộng.
Quyết Tâm Không Gởi Tiền Về. Quyết Tâm Không Về Việt Nam !
Hồi Nhơn Sơn, mùa Phục Sinh
Phóng Sự người Ouigours do Ursula Gauthier
TS. Phan Văn Song phỏng dịch
Vui cười
Một thiếu phụ hỏi: Nếu tôi ăn nằm với 3 người đàn ông, thì mọi người cho rằng tôi không đàng hoàng, bê-bối, lung tung…
Nhưng nếu 1 người đàn ông ngủ với 10 người đàn bà mọi người cho rằng đúng là một đấng mày râu. Tại sao thế?
Khổng Tữ đáp: Thật đơn giản, một ổ khóa mà có đến 3 cái chìa khóa mở được thì rỏ ràng ổ khóa này xấu, không tốt.
Còn nếu 1 chìa khoá mà mở được đến 10 ổ khóa khác nhau, vậy chìa khóa nầy gọi là chìa khóa vạn năng hay master key.
Ôn lại bài học Lịch sử, ý thức cơ nguy của Đất nước
“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Đó là lời xác nhận của một cán bộ Việt Cộng cao cấp thuộc Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao, đã tuyên bố sau Hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1990.
Tại Hội nghị 2 ngày, 3 và 4 tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và phái đoàn của đảng CSVN đã xin cho Việt Nam được làm một khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Bắc Kinh.
( Trúc Giang – “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu” )
Còn cố vấn Phạm Văn Đồng thì nói rõ hơn: “Trong cuộc họp Bộ Chính trị bàn về đàm phán với Trung Quốc, tôi đã nói tới ba lần là không được hớ, phải rất thận trọng với Trung Quốc. Đằng này các anh lại ngửa bài trước để họ biết hết… Trung Quốc họ nghĩ theo kiểu Đại Hán của họ và kết quả là họ ép mình. Ngoại giao là một vũ đài, phải giữ thế, không phải lúc nào cũng lật hết bài ra. Không thể đưa ngực ra cho nó đấm” (Trần Quang Cơ. Sách đã dẫn. T77)
Trong đoàn chư hầu ô nhục đi Thành Đô có Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban Chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam và ông cố vấn tóc bạc, mắt lòa phải có người dắt đi từng bước này phải ngậm ngùi nói về ông trưởng đoàn chư hầu, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh:“Đã hớ, đã dại rồi mà còn nói đặt sự nghiệp cách mạng lên trên hết… Người lãnh đạo không nên làm như vậy. Với Trung Quốc, vừa qua không phải là chúng ta bình thường hóa, mà là chúng ta đã bị “phụ thuộc hóa” quan hệ” (Sách đã dẫn. T93).
( Phạm Đình Trọng – Lộ mặt một DLV chạy tội cho cuộc đi đêm ô nhục ở Thành Đô )
Nhân ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch xác quyết mật ước Thành Đô là khởi đầu cho một “ Thời kỷ Bắc thuộc rất nguy hiểm, “ xin gởi lại đây mấy dòng Lịch sử về thời kỳ bắc thuộc khốn cùng và gương kiên cường, chờ thời cơ quật khởi của Cha Ông.
Dân Nam bốn lần Bắc thuộc
Nhà Triệu mất
Vệ-Dương lên nối nghiệp nhà,
Trong là quốc nạn, ngoài là địch-nhân.
Hai nghìn giết sạch Hán-quân,
Đem cờ sứ-tiết để gần ải-quan.
Tạ-từ giả tiếng nói van,
Mấy nơi yếu-hại sai quan đề-phòng,
Bỗng đâu Hán lại tiếp sang,
Một kỳ tịnh-tiến, năm đường giáp-công.
Trong thành một ngọn lửa thông,
Chiêu-hàng ngoài mạc, hội-đồng các dinh.
Chạy ra lại gặp truy binh,
Vệ-vương, Lữ-tướng buộc mình cửa hiên.
Kể từ Triệu-lịch kỷ-niên,
Năm ngoài chín chục, ngôi truyền năm vua.
Trách ai gây việc tranh đua,
Vắn đài vận nước, được thua cơ trời. (*)
Bắc thuộc lần 1
Thời Bắc thuộc lần thứ 1 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 218 TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 39, dưới sự cai trị của phong kiến Trung Quốc.
Dấu mốc xác định thời kỳ này đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.
Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược) xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN lúc bắt đầu thời Bắc thuộc. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 150 năm. Theo quan điểm này, thời Bắc thuộc lần 1 thực chất là thời thuộc Hán.
Quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Việt sử tiêu án, các sách Lịch sử Việt Nam của các sử gia hiện đại) xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương:
Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 246 năm.
Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt phía Tây nước Âu Lạc “sau khi Lã Hậu mất”, tức là khoảng năm 179 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 218 năm. (**)
Hai bà Trưng dựng nền Độc lập
Đường ca lâu đã vắng lời,
Đến như Tô Định là người chí hung.
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương.
Bắc thuộc lần thứ 2
Uy thanh động đến Bắc phương.
Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.
Hồ Tây đua sức vẫy vùng,
Nữ nhi chống với anh hùng được nao?
Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cũng liều với sông.
Phục Ba mới dựng cột đồng,
Aỉ quan truyền dấu biên công cõi ngoài.
Trưng vương vắng mặt còn ai?
Đi về thay đổi mặc người Hán quan. (*)
Thời Bắc thuộc lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 43 đến năm 543. Thời kỳ này bắt đầu khi Mã Viện theo lệnh Hán Quang Vũ Đế nhà Đông Hán đánh chiếm lại bộ Giao Chỉ từ tay Trưng Vương, kéo dài đến khi Lý Bí khởi binh đánh đuổi thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư năm 542 rồi lập ra nước Vạn Xuân năm 544.
Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 2 kéo dài khoảng 500 năm.(**)
Lý Nam Đế dựng nền độc lập
Kể từ Ngô, Tấn lại đây,
Hai trăm mười bốn năm chầy cát phân.
Cỏ cây chan chứa bụi trần,
Thái bình mới có Lý Phần hưng vương.
Vốn xưa nhập sĩ nước Lương,
Binh qua gặp lúc phân nhương lại về.
Cứu dân đã quyết lời thề,
Văn thần, vũ tướng ứng kỳ đều ra,
Tiêu Tư nghe gió chạy xa,
Đông tây muôn dặm quan hà quét thanh.
Vạn Xuân mới đặt quốc danh,
Cải nguyên Thiên đức, đô thành Long biên.
Lịch đồ vừa mới kỷ niên,
Hưng vương khí tượng cũng nên một đời.
Quân Lương đâu đã đến ngoài,
Bá Tiên là tướng đeo bài chuyên chinh.
Cùng nhau mấy trận giao binh,
Thất cơ Tô Lịch, Gia ninh đôi đường.
Thu quân vào ở Tân xương,
Để cho Quang Phục chống Lương mặt ngoài.
Mới hay “nhật phụ mộc lai,”
Sấm văn trước đã an bài những khi.
…………………………………..
Lý Phật Tử hàng Tuỳ
Từ nay Phật Tử xưng hùng,
Hiệu là Nam đế nối dòng Lý vương.
Phong châu mới mở triều đường.
? diên, Long đỗ giữ giàng hai kinh.
Tuỳ sai đại tướng tổng binh,
Lưu Phương là chức quản hành Giao châu.
Đô long một trận giáp nhau,
Xin hàng Lý phải sang chầu Tấn dương.
Từ giờ lại thuộc Bắc phương,
Mấy năm Tuỳ loạn rồi Đường mới ra. (*)
Bắc thuộc lần 3
Thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khiTùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khiKhúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 – thời Đường Ai Đế, ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn.
Năm 602, nhà Tùy sai Lưu Phương đem quân 27 dinh sang đánh nước Vạn Xuân. Vua đời thứ 3 của Vạn Xuân là Lý Phật Tử sợ giặc và đầu hàng, bị bắt sang Trung Hoa. Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 mà trước hết là thuộc Tùy. Thời đó, Việt Nam bị xếp làm một châu của Tùy, gọi là châu Giao (交州). Trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết.
Sau Lưu Phương, đến Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường.
Thời gian Bắc thuộc lần 3 của Việt Nam kéo dài hơn 300 năm.(**)
Ngô Quyền phá quân Nam Hán
Dương công xưa có rể hiền,
Đường lâm hào hữu tên Quyền họ Ngô.
Vì thầy, quyết chí phục thù,
Nghĩa binh từ cõi Aái châu kéo vào.
Hán sai thái tử Hoằng Thao,
Đem quân ứng viện toan vào giúp công.
Bạch Đằng một trận giao phong,
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu.
Quân thân đã chính cương trù,
Giang sơn rầy có vương hầu chủ trương.
Về Loa thành mới đăng quang,
…………………
Quan danh cải định, triều chương đặt bày.(*)
Bắc thuộc lần thứ 4
Quân Minh diệt nhà Hồ
Nguyễn Khang giả tiếng họ Trần,
Sang Minh xin lấy viện quân đưa về.
Chi lăng nghe động cổ bề,
Lý Bân, Mộc Thạnh trỏ cờ tới nơi.
Quân Minh nhân thế đuổi dài,
Nhị Hồ mới chạy ra ngoài phương xa.
Núi Cao vọng, bến Kỳ la,
Đường cùng phải bắt cũng là trời xui!
Tôn vinh kể được mấy hơi,
Sáu năm tiếm vị, muôn đời ô danh
Quý Ly tội ác đã đành,
Rồi ra lại gặp người Minh hung tàn.
Chia phủ, huyện, đặt quân quan,
Cỏ cây đều phải lầm than hội này (*)
Thời Bắc thuộc lần 4 hay thời thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minhđánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm.
Cuối thế kỉ 14 nhà Trần sa sút, Hồ Quý Ly dần dần kiểm soát cả triều đình, ra nhiều biện pháp thanh trừng những người trung thành với triều Trần. Ông lên ngôi vua năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu, bắt đầu thực hiện nhiều cải tổ trong hệ thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, do thực hiện quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, lại không được nhiều cựu thần nhà Trần cũng như dân chúng ủng hộ, lại thêm tình hình kinh tế và xã hội toàn suy yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước rơi vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, năm 1406 nhà Minh ở Trung Quốc dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để mang quân sang xâm lược nước Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1407. Nước Đại Ngu bị tiêu diệt và bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm độc lập tự chủ.
Tướng nhà Minh là Trương Phụ xui giục một số người Việt đến trước quân doanh xin được trở lại làm quận huyện của nhà Minh vì nhà Trần đã tuyệt tự. Minh Thành Tổ nhân đó đổi gọi An Nam thành quận Giao Chỉ, kinh đô Thăng Long trước đây đổi gọi là thành Đông Quan.(**)
Bình Ngô Đại cáo
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
…….
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
…….
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
( Bản dịch Ngô Tất Tố )
*******
Lời người sưu tập
Ngay sau Hội nghị Thành Đô 1990, ngoại trưởng cs Nguyễn Cơ Thạch cảnh báo: ” Một thời kỳ Bắc thuộc nguy hiểm bắt đầu. “
Cuộc Bắc thuộc lần nầy không phải chỉ là nguy hiểm mà nó là ” Đại họa diệt chủng ” cho dân tộc.
Ngày xưa, hán du mục chỉ hung dữ bạo ngược.
Ngày nay bọn hậu duệ Mao cọng thâm hiểm, gian manh, tàn độc.
Trong khi hồ tinh bác cụ và bọn hậu duệ cỏ đuôi chó chỉ biết lưu manh vặt mà tham lam, đần độn nên không chỉ đơn thuần lâm họa mất nước mà trên hết là họa dân tộc diệt vọng!
Thử ôn lại lịch sử Việt tộc thì nhận biết rõ ràng.
Vì sao trải qua ngàn năm lệ thuộc mà tổ tiên ta vẫn giữ được bản sắc, tự tính dân tộc nhẫn nại chờ thời cơ quật khởi giành lại giang san nòi giống Việt?
Hãy đọc lại lời Bình Ngô Đại cáo:
” Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
Chỉ bằng vào tinh thần Dân Tộc – Độc lập – Tự chủ, tổ tiên ta chẳng những giữ được Nước mà còn mở cỏi về phương Nam lập nên một dãy giang sơn gấm vóc hình Rồng ngạo nghễ trên bờ biển Đông như trước ngày bọn giặc giả hồ tàn phá như ngày nay.
Ngày nay, bọn hán ngụy việt cọng a tòng với chệt bành trướng Bắc phương ra sức tàn phá môi trường, đầu độc cả nước thì dân tộc cơ thể suy yếu, tinh thần bạc nhược làm sao duy trì sức lực để chờ ngày quật khởi?!
Chỉ còn mong chờ tuổi trẻ Việt Nam sớm nhận thức nguy cơ của Đất nước, học lại bài học lịch sử của cha ông, dũng mãnh hy sinh, dấn thân hành động cứu dân, cứu nước kẻo không còn kịp nữa.
Nguyễn Nhơn
Trước thềm Tranh Đấu Mùa Hè
16/5/2019
(*) Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca
(**) Wikipedia bách khoa mở
Đóng hàng không mẫu hạm mới: Phải chăng Trung Quốc chuyển thế từ phòng thủ cận duyên sang viễn chinh đại dương – Mai Phi Long
“Ai kiểm soát đại dương, thống trị thế giới” -Alfred Thayer Mahan/Chiến lược gia Hải quân Hoa Kỳ.
Đánh thức con Hổ đang ngủ !
Hoàng đế Pháp Napoléon I, không những là một thiên tài quân sự chinh phục cả Âu châu trong thời đại của mình, ông còn là nhà chiến lược toàn cầu xuất sắc. Dù đã 170 năm sau khi tạ thế, viễn kiến của ông, từ thế kỷ 19, trở thành lời tiên tri qua câu nói nổi tiếng: “Hãy để Trung Quốc ngủ yên; vì khi thức dậy Trung Quốc sẽ làm cả toàn cầu rung chuyển.” Đừng quên rằng, Trung Quốc hồi thế kỷ 19 dưới triều đại Mãn Thanh chìm đắm trong lạc hậu và bị các cường quốc Tây Phương sâu xé.
Con hổ Trung Quốc đã được đánh thức đầu thập niên 1970 với chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ, Richard Nixon và cố vấn Henry Kissenger. 4 thập niên sau, năm 2010 Trung Quốc nhảy vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Dựa trên các chỉ số tăng trưởng nhiều kinh tế gia dự đoán chỉ trong vòng chưa đến 2 thập niên kế, Trung Quốc sẽ chiếm ngôi vị kinh tế đứng đầu của Hoa Kỳ.
Lịch sử đã chứng minh vị thế kinh tế luôn tỉ lệ thuận với thực lực quân sự. Hổ Trung Quốc đang bắt đầu mài nanh vuốt…
Chiến lược an ninh quốc gia quyết định thiết kế hàng không mẫu hạm
Sự xuất hiện những bức không ảnh chụp xưởng đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải, vào thượng tuần tháng 5/2019 cho thấy Trung Quốc đang đóng hàng không mẫu hạm thứ ba với kiểu mẫu Tây phương khác hẳn 2 chiếc trước, chi tiết kỹ thuật này là một bước ngoặt lớn về chiến lược đối với các chuyên gia quân sự.
Giới chuyên nghiệp nhận xét chiếc thứ ba mới này là một bước nhảy vọt lớn về năng lực, so với hai chiếc trước từng được hải quân Trung Quốc phô diễn. Không những vậy, kỹ thuật vận dụng để đóng chiếc thứ ba này cho thấy một biến chuyển lớn về chiến lược đó là thay đổi mô hình từ một hạm đội kiểu Liên Xô cũ sang mô hình hạm đội Tây Phương. Đồng thời, đây cũng là điểm chủ yếu cho thấy Trung Quốc bộc lộ chiến lược tham vọng trở thành cường quốc đại dương hàng đầu tại Á Châu.
Cũng giống như cách Trung Quốc hiện đại hóa, chương trình phát triển hàng không mẫu hạm của họ là một quá trình sao chép, thích ứng và cải tiến thêm. Bước sao chép bắt đầu bằng việc mua lại chiếc Varyag, một hàng không mẫu hạm rỉ sét kiểu Sô Viết được đóng dở dang bị Ukraine bỏ xó, từ đó biến thành chiếc Liêu Ninh, một hàng không mẫu hạm hạng trung đáng kể và bây giờ sau một khoảng thời gian huấn luyện bây giờ chiến hạm này tỏ ra có năng lực hoạt động thực sự.
Thật sự, có thế nói rằng trong giai đoạn này đã thấy thấp thoáng Trung Quốc manh nha tư tưởng xây dựng một hạm đội mang chiến lược tầm vóc toàn cầu. Bởi vì, cũng cần nói thêm, dù được Ukraine có cung cấp bản thiết kế, nhưng Trung Quốc đã không tiếp tục đóng tiếp con tàu Varyah theo định hướng của hải quân Sô Viết mà họ đã cải tiến thêm cho phù hợp ý tưởng chiến lược mới.
Hàng Không Mẫu Hạm Sô Viết Thiết Kế Tác Chiến Cận Duyên Chống Xâm Nhập
Xin lưu ý, các hàng không mẫu hạm của Liên Xô vào cuối thập niên 80 không được thiết kế tương đồng mục đích chiến lược toàn cầu như của Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm khổng lồ đầy uy lực khống chế đại dương xa. Liên Xô xây dựng hạm đội với hàng không mẫu hạm chỉ nhằm mục đích bảo vệ vùng biển cận bờ chống lại máy bay và hạm đội ngoại quốc xâm nhập. Do đó, các hàng không mẫu hạm của Liên Xô nhỏ hơn và được trang bị tối đa các hỏa tiễn đối hạm tầm xa khổng lồ dưới phi đạo trong khoang tàu. Nói một cách ngắn gọn/đơn giản: đó chỉ là những tuần dương hạm được gắn thêm phi đạo cho vài chục khu trục cơ (tiêm kích) chứ không phải là siêu căn cứ – pháo đài trên biển theo kiểu hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.
Để dễ thấy ra vấn đề, hãy so sánh các chiếc hàng không mẫu hạm mà Liên Xô và Hoa Kỳ cùng hạ thủy trong một thời điểm. Liên Xô sau thế chiến thứ hai mới bắt đầu phát triển các hàng không mẫu hạm, trong khi đó tại mặt trận Thái Bình Dương, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã giao tranh không biết bao nhiêu trận hải chiến với toàn thực lực hạm đội có cả hải, không, địa chiến. Trước khi hạm đội với các chiến hạm nã sung trực tiếp vào nhau hải đối hải thì trước đó hàng giờ, các khu trục cơ và oanh tạc cơ xuất phát từ các hàng không mẫu hạm đã tấn công hạm đội đối phương không đối hải và cận chiến không đối không.
Liên xô chỉ có 4 hạng HKMH:
loại Moskva (2 chiếc) độ dãn nước tối đa là 17 ngàn tấn. Chở được tối đa 14 trực thăng, không có máy bay có cánh. Theo kế hoạch sản xuất 3 chiếc, cuối cùng chỉ có 2 chiếc được hạ thủy đưa vào hoạt động lần lượt vào năm 1965 và 1968. Chỉ được xếp vào loại mẫu hạm trực thăng.
Kiev (4 chiếc) độ dãn nước tối đa 45 ngàn tấn. Chở tối đa 12 khu trục cơ và 16 trực thăng. Đưa vào hoạt động lần lượt vào những năm 1975, 1978, 1982 và 1987. Sau đó, lần lượt bị đào thải vào những năm 1995, 1996, 1997 và một chiếc bán cho Ấn Độ năm 2004 vẫn còn hoạt động cho đến nay. Hạng Kiev này được phân loại như là Tuần Dương Hạm có gắn sân bay chứ không trở thành Siêu Hàng Không Mẫu Hạm kiểu Hoa Kỳ.
Hạng Đô đốc Kuznetsov, độ dãn nước tối đa 64 ngàn tấn. Chở tối đa từ 32 đến 50 phi cơ hỗn hợp có cánh hay trực thăng. Chiếc HKMH duy nhất trong biên chế hải quân Liên Xô chuyển qua hải quân Nga. Hoạt động bắt đầu năm 1990 nhưng bị cháy hư hại nặng năm 2018. Cũng trong hạng này một chiếc khác được đóng dở dang, chiếc Variag, vì Liên Xô sụp đổ, nhưng sau đó, Trung Quốc mua lại với giá sắt vụn và tái tân trang thành chiếc Liêu Ninh.
Hạng Ulyanovsk (1 chiếc). Loại này được xem là siêu HKMH lớn nhất do Liên Xô chế tạo có độ dãn nước tối đa là75 ngàn tấn. Nhưng tầm vóc chỉ mới có trên bản vẽ, thực tế, chỉ đóng được 20% thiết kế sau đó hủy bỏ hoàn toàn chương trình đóng tàu vào năm 1991.
Trong khi đó, Hoa Kỳ lại có nhiều chủng loại HKMH đa dạng khác nhau. Nếu hạng HKMH đầu của Liên Xô, loại Kiev, có chở được chỉ có 12 máy bay có cánh, 16 trực thăng bước vào hoạt động năm 1975. Thì hạng Forrestal hoạt động trước đó gần 20 năm, 1959, đã có trọng tải là 82 ngàn tấn, chở được 85 máy bay có cánh trong đó có máy bay vận tải C-130 (có ý nghĩa là được tiếp vận liên tục). Còn nếu lấy một HKMH của Hoa Kỳ chế tạo cùng thập niên 1970 thì loại Kiev của Liên Xô chỉ là món đồ chơi con nít vì loại Nimitz của Hoa Kỳ bước vào hoạt động năm 1975 là loại chạy bằng năng lượng nguyên tử. Trọng tải lên đến 100 ngàn tấn. Chở tới gần 100 máy bay các loại.
Rõ ràng, rất khập khiễng khi so sánh các HKMH của đôi bên, do đó, Liên Xô rất giới hạn trong việc xây dựng hạm đội đại dương hoạt động viễn chinh dựa trên HKMH.
Trung Quốc Tân Trang Variag Không Theo Định Hướng Phòng Thủ Cận Duyên
Một trong những điều đầu tiên các kỹ sư hải quân Trung Quốc thực hiện với chiếc tàu cũ Variag của Liên Xô là tháo gỡ các bệ phóng hỏa tiễn. Do đó, rõ ràng ngay từ đầu hải quân Trung Quốc đã có một mục đích tân trang khác trong ý định: không theo mô hình phòng thủ nguyên thủy của Liên Xô. Khi loại bỏ các hỏa tiễn mang mục đích phòng thủ có nghĩa là con tàu được tái tạo để dành hoàn toàn cho máy bay hoạt động và đây sẽ là trung tâm tham vọng hoạt động ở xa bờ của hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, tham vọng đó bị cản trở bởi những hạn chế của thiết kế hàng không mẫu hạm Sô Viết. Đặc điểm của thiết kế này là phi đạo cong lên vòng cung nổi tiếng, theo mô hình cầu nhảy xa trong môn trượt tuyết. Thiết kế này tối ưu cho máy bay cất cánh mà không cần hệ thống đẩy phóng trợ lực tuy nhiên khiếm khuyết lớn nhất của kỹ thuật cất cánh này là phải giới hạn cỡ máy bay được cất cánh; cũng như số lượng vũ khí và nhiên liệu mang theo. Thêm vào đó, những nhiệm vụ quan trọng khác như hoạt động không yểm cảnh báo sớm và phải tiếp vận bằng trực thăng, tức là năng lực tiếp vận/hậu cần mặc nhiên bị chậm cộng với khối lượng hàng hóa tiếp vận lên tàu bị hạn chế.
Thiết kế nhảy cầu trượt tuyết đặc trưng Sô Viết được thiết kế cho hàng không mẫu hạm thứ nhì của Trung Quốc, chạy ra mắt vào năm ngoái và hiện nay đang trải qua các thử nghiệm trên biển. Nhưng nhiều dự đoán chiếc thứ ba đang đóng sẽ loại bỏ thiết kế nhảy cầu trượt tuyết thô sơ đó mà thay vào hệ thống khác tinh vi và năng động hơn. Từ các bức hình vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang nghiên cứu hai loại kỹ thuật cho các máy phóng phi cơ khác nhau có thể giúp các máy bay lớn và nặng hơn cất cánh với tốc độ cao. Một là loại máy phóng bằng hơi nước hiện được sử dụng trên các hàng không mẫu hiện nay của Hoa Kỳ. Thứ hai là loại máy phóng bằng kỹ thuật điện từ mà Hoa Kỳ hiện đang chật vật để hoàn thiện trên hàng không mẫu hạm mới nhất, chiếc USS Gerald Ford.
Hiện chưa biết hệ thống nào trong hai hệ thống này sẽ xuất hiện trên hàng không mẫu hạm mới, nhưng bất kể việc sử dụng máy phóng nào, chiếc tàu mới này sở hữu khả năng chiến đấu cao hơn nhiều so với hai chiếc trước. Đương nhiên, sự tiến hóa không kết thúc ở con tàu mà còn phải chuẩn bị cho những khí cụ phối hợp Và đây không phải là kết thúc của quá trình tiến hóa: cũng bằng cách sao chép và cải tiến (dựa trên đánh giá bằng các bản vẽ và mô phỏng được biết hiện nay) Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay chiến đấu tàng hình cho hạm đội hàng không mẫu hạm tương tự như F-35 và một máy bay thám thính cảnh báo sớm trên không trông khá giống với chiếc E-2 Hawkeye của Hải quân Hoa Kỳ và cuối cùng là một hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nghi vấn: Đã qua giai đoạn phòng thủ, Hổ Trung Quốc chuẩn bị tung nanh vuốt?
Như vậy, khi có chủ ý xây dựng một hạm đội với hàng không mẫu hạm theo kiểu Mỹ, phải chăng đồng nghĩa với việc Trung Quốc có tham vọng tương tự cho quân đội và cho chính sách đối ngoại của mình? Liệu Trung Quốc có muốn trở thành một cường quốc chiến lược quốc tế có thêm đồng minh, cùng các căn cứ và đồng thời mang trách nhiệm an ninh trên toàn thế giới hay không?
Gần đây, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc không ngại bộc lộ một cách cởi mở ý tưởng muốn phát triển một mạng lưới các căn cứ quân sự ở ngoại quốc để hỗ trợ cho việc triển khai quân sự viễn chinh. Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự hải quân ở ngoại quốc cho mình với căn cứ đầu tiên ở vùng đảo Djibouti, cửa ngõ đi vào vịnh Suez tại Hồng Hải.
Chủ tịch Tập Cận Bình ở một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc, khi quyền lực thượng đỉnh tập trung vào chính mình, ông càng lúc càng tỏ có nhiều tham vọng hơn những người tiền nhiệm.
Kế hoạch “Nhất Đới-Nhất Lộ” nhằm chinh phục thị trường quốc tế của ông chắc chắc không thể thiếu sự bảo vệ vững chắc của quân đội Trung Quốc. Ông Tập cần vành đai “Chuỗi Ngọc Trai” liên kết các hải cảng từ căn cứ tàu ngầm Tam Á tại đảo Hải Nam kéo dài đến Port Sudan để bảo đảm tuyến hàng hải “Nhất Đới”.
Do đó, những hạm đội với các hàng không mẫu hạm tác chiến đại dương xa là điều kiện cần cho tham vọng Pax Sinica (Hòa Bình kiểu Trung Quốc, thuật ngữ La tinh mang hàm ý Trật Tự dưới sự bảo hộ của Trung Quốc).
May 15, 2019
Tham khảo:
Chinese aircraft carrier programme
The Liaoning story says much about modern China- SAM ROGGEVEEN
https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/liaoning-story-says-much-about-modern-china
Why Isn’t Russia an Aircraft Carrier Superpower? – Robert Farley
https://nationalinterest.org/blog/the-buzz/why-isnt-russia-aircraft-carrier-superpower-25494
A String of Fake Pearls? The Question of Chinese Port Access in the Indian Ocean – Natalie Klein
The Soviet Navy- Hanson W. Baldwin
https://www.foreignaffairs.com/articles/russian-federation/1955-07-01/soviet-navy
CHINA’S AIRCRAFT CARRIER AMBITIONS – Seeking Truth from Rumors/ Ian Storey and You Ji
Xung đột tại biển Đông đã quá cận kề như thế nào!
Mặc dù các tuyên bố của Trung cộng về lãnh hải tại Biển Đông là phi lý bất hợp pháp, nhưng với quan niệm Đại Hán cực đoan, Bắc Kinh ngày càng ra mặt thúc đẩy tấn công sách nhiễu các chiến hạm Hoa Kỳ hoạt động hợp pháp tại đây.
Trung cộng đang đeo đuổi mục tiêu chiến tranh, và họ sẽ đạt được điều họ muốn. Nhưng đó sẽ là một cuộc chiến mà hệ quả của cuộc chiến đó sẽ không còn giới hạn ở ngoài khơi biển Đông, mà đây sẽ là một cuộc chiến có thể kết thúc bằng sự thay đổi chế độ ở Bắc Kinh.
Một sĩ quan của quân đội Trung cộng gần đây đã hô hào các tàu Hải quân Trung cộng đâm thẳng và đánh chìm các chiến hạm Hoa Kỳ khi các chiến hạm này đang tiến hành tuần tra hàng hải theo luật quốc tế tại biển Đông. Một tướng lãnh khác của Trung cộng kêu gọi đánh chìm hai hàng không mẫu hạm (HKMH) của Hoa Kỳ tiêu diệt mười ngàn thủy thủ trên các HKMH này để buộc Hoa Kỳ phải “cút khỏi” vùng biển Đông đang tranh chấp.
Vào ngày 8 tháng 12 năm 2018, đại tá Không quân Trung cộng Dai Xu, Giám đốc viện Hợp tác và An toàn Hàng hải của Trung cộng nói: “Nếu chiến hạm Mỹ đột nhập vào “vùng biển Trung Quốc” một lần nữa, tôi đề nghị nên gửi hai tàu chiến: một để ngăn chặn nó và một để đâm vào nó”. Lời tuyên bố hung hăn hiêu chiến của dại tá Dai Xu được công bố tại một diễn đàn đầy tiếng tăm của tuần báo Global Time của Trung công.
Sau đó, một sĩ quan cao cấp của Hải quân Trung cộng đã kêu gọi đánh chìm hai HKMH của Hoa Kỳ từ xa. Trong bài phát biểu vào ngày 20 tháng 12 năm 2018, Đô đốc Luo Yuan, Phó viện trưởng Học viện Khoa học quân sự Trung cộng, đã khẳng định rằng sức mạnh chủ yếu để Trung cộng có thể đảm bảo quyền bá chủ của mình tại biển Đông là khả năng có thể sử dụng hảo tiễn đạn đạo đánh chìm HKMH của Hoa Kỳ, gây thiệt hại càng lớn về nhân mạng cho Hoa Kỳ càng tốt.
Khi kêu gọi tiêu diệt mười ngàn thủy thủ Hoa Kỳ trên HKMH, Đô đốc Luo phát biểu như sau: “Điều mà Hoa Kỳ lo sợ nhất là thương vong. Khi 10 ngàn thủy thủ của Hoa Kỳ trên HKMH bị thiệt mạng, chúng ta sẽ thấy nước Mỹ sợ hãi mất hồn như thế nào.”
Rất nhiều chuyên gia có thể cho rằng sự hiếu chiến như vậy từ một số các sĩ quan cao cấp của quân đội Trung cộng, không thể coi đó là phản ánh đối sách chính thức của Trung cộng, mà đây có thể đơn giản chỉ là nhận định riêng trong lãnh vực thông tin nhận xét về chiến tranh, nhưng những lời bào chữa đánh giá như vậy là rất ngụy biện. Không một ai trong số các sĩ quan cao cấp của quân đội Trung cộng tuyên bố bậy bạ hung hăng kích động chiến tranh vô cớ bị cảnh cáo trừng phạt công khai, và kế hoạch nguy hiểm mà họ tuyên bố đang được thực hiện ngày càng lộ rõ dần tại biển Đông.
Cụ thể có thể thấy ngay là vào ngày 30 tháng 9 năm 2018, khu trục hạm Lan Châu đã đâm thẳng vào và chỉ cách chiến hạm USS Decatur của Hoa Kỳ bốn mươi lăm thước khi chiến hạm này băng qua các rạn san hô tại biển Đông. Chỉ huy chiến hạm Decaturth đã khôn khéo điều khiển tàu chuyên mình tránh được va chạm với tàu chiến Trung công trong đường tơ kẻ tóc. Phát ngôn viên của Hải quân Hoa Kỳ gọi thái độ liều lĩnh này của Hải quân Trung cộng là “thiếu chuyên nghiệp và không an toàn” nhưng hành động liều lĩnh này của Trung cộng cần phải gọi cho chính xác là “hung hăng hiếu chiến, cố tình muốn gây tử vong.”
Kế hoạch mà họ tuyên bố còn thể hiện qua việc đe dọa và đâm chìm nhiều tàu của Việt Nam cũng như truy đuổi các tàu đánh cá của Phi ra khỏi vùng biển đánh cá của Phi.
Đài Loan cũng là mục tiêu thôn tính của Bắc Kinh như biển Đông. Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội phải sẵn sàng tiến chiếm Đài Loan vào năm 2020. Do bá chủ biển Đông, Trung cộng nay có thể tấn công từ eo biển Ba Sĩ ( cực bắc của Phi).
Tất nhiên, Trung cộng tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông là phi lý. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực về biển đảo tại The Hague đã đưa ra phán quyết tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông của Trung cộng là bất hợp pháp.
Nhưng đối với Bắc Kinh, họ Tập vì đang đeo đuổi giấc mơ “Trung Hòa hồi sinh vĩ đại”, thì việc độc bá vùng biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên là cần thiết bất kể là có đi đến chiến tranh thế giới đi nữa.
Chuyện nhỏ có thể hóa to bùng nổ chiến tranh
Cựu trung tướng Wallace C. Gregson của Hoa Kỳ nói đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ chỉ vì một sự kiện nhỏ nhoi xảy ra.
Ông nói: “Vào năm 1914, trong một hoàn cảnh mà đại thế chiến được coi là không cách gì có thể xảy ra, một công nhân đã ám sát Công tước Ferdinand và vợ ông. Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc chiến tàn sát bất ngờ chưa từng thấy. Có hơn tám triệu quân nhân đã chết vì cuộc chiến này, và có lẽ khoảng 13 triệu thường dân bỏ mạng.”
Bốn nền đế chế lớn Nga, Áo-Hung, Đức và Ottoman cũng vì cuộc chiến này mà hoàn toàn sụp đổ.
Gregeson nhân xét theo kinh nghiệp binh nghiệp Thủy quân Lục chiến của mình như sau: “Ngày nay, biển Đông là khu vực tiềm tàng nguy hiểm bùng phát chiến tranh cao nhất trên toàn cầu. Các tuyên bố hiếu chiến và hành động hung hăng tựa sẽ ví như rơm khô, chỉ chực chờ một tia lửa để phát hỏa để rồi đem đến những hậu quả tang thương không thể nào tưởng tượng được.”
Trung cộng sẽ tạo ra chiến tranh thế giới mới thông qua đối đầu dẫn đến xung đột một cách nhầm lẫn như thế nào?
Hoàn cảnh năm 2019: Thế giới đoàn kết lại chuẩn bị đối đầu với Trung cộng
Vào năm 2019, Tập Cận Bình tiếp tục đeo đuổi tham vọng “Đại Hán”, quyết tâm thôn tín Đài Loan và bành trướng lãnh hải. Họ Tập tiến hành áp lực chính trị và sức mạnh quân sự để đạt được tham vọng này.
Mặc dù vào năm 2014, họ Tập đã hứa sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, Trung cộng vẫn xây dựng các căn cứ Không quân và công sự phòng thủ ở các đảo nhân tạo này và triển khai chiến hạm đến các đảo nhận tạo như Fiery Cross, Mischief Reef và Subi Reef. Hiện giờ tại biển Đông, Trung cộng cho Hải quân , Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Lực lượng Dân Quân Hàng hải quấy rối sách nhiễu tất cả các tàu đánh cá và tàu tuần tra của bất kỳ quốc gia nào đi ngang qua vùng.
Tuy nhiên, các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu từ từ quay sang đối đầu với sự sách nhiễu của Trung cộng tại biển Đông.
Khi Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ tổ chức các cuộc tập trận chung tại biển Đông vào đầu năm 2019, Bắc Kinh đã buộc phải cảnh giác. Cuộc tập trận Hải quân giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ theo sau cuộc tuần tra hàng hải đầu tiên của Hải quân Anh ngay tại quần đảo Hoàng Sa tranh chấp vào tám tháng trước, đã được (Bắc Kinh) theo dõi sát. Luân Đôn cam kết Vương quốc Anh sẽ tham gia vào hoạt động tuần tra hàng hải trong khu vực để chống lại ý đồ tăng cường sức mạnh và quân sự hóa biển Đông của Trung cộng.
Tất nhiên, Bắc Kinh chỉ trích gay gắt các hành động này của Vương quốc Anh. Thật sẽ bất lợi cho Bắc Kinh khi Liên minh châu Âu (EU) và NATO gia tăng mối bận tâm của mình tại biển Đông, cũng như gia tăng trừng phạt chế tài trước các hoạt động tài chánh trái luật của Trung cộng trên toàn cầu.
Tổng thư ký NATO là Stoltenberg liên tục khẳng định mối quan ngại của NATO về tình hình ở biển Đông và Nam Trung Quốc, cũng như bày tỏ thái độ phản đối của NATO đối với các hành động bành trướng lãnh hải đơn phương của Trung cộng đã khiến căng thẳng trong vùng gia tăng. Quan điểm này của NATO là lý do tại sao NATO gia tăng chi phí quân sự để hiện đại hóa khá năng tác chiến của mình trong tương lai.
Cụ thể là NATO muốn gia tăng khả năng tác chiến của lực lượng viễn chinh nhằm giúp các nước trong vùng biển Đông quân bình sức mạnh quân sự của Trung cộng. Tuy vậy, Trung cộng bác bỏ mọi cáo buộc của NATO đối với mình và không lo lắng mấy đến sức mạnh quân sự của NATO, vốn đã lộ ra nhiều nhược điểm trong suốt thời kỳ tham chiến ở Afghannistan sau vụ khủng bố 9/11 tại Hoa Kỳ.
Các quan chức cấp cao của EU lặp đi lập lại mối quan ngại về hành vi coi thuờng công pháp quốc tế của Trung cộng tại biển Đông. Chủ nghĩa bành trướng của Trung cộng nay được NATO coi là mối đe dọa trực tiếp đối với nền an ninh của cộng đồng Âu Châu (EU), và do đó, EU tập trung tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh (hàng hải) cùng các nước trong vùng. EU ra sức tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến của mình, tăng ngân sách quân sự và ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng quốc phòng, củng cố khả năng tác chiến vừa nhanh vừa mạnh của lực lượng viễn chinh NATO, đồng ý với sáng kiến của Pháp là tạo ra khả năng can thiệp quân sự viễn chinh vừa nhanh vừa mạnh.
Để khiến thái độ và mối bận tâm ngày càng tăng của châu Âu trước chủ nghĩa bành trướng của Trung cộng tại biển Đông được tôn trọng, vào tháng Ba, Pháp đã gửi HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle cùng một nhóm chiến đấu gồm ba tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế vào khu vực này.
Trung cộng hiện đang phải đối mặt với một liên minh vừa đoàn kết, vừa tiếp tục lớn mạnh do càng ngày càng có nhiều quốc gia tham dự với cam kết cùng quyết tâm duy trì tự do hàng hải trên thế giới.
Khi sự hiếu chiến trên biển và thái độ hù dọa chính trị của Trung cộng trở nên khốc liệt hơn, các nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam bắt đầu yêu cầu thế giới giúp đỡ.
Chính phủ Philippines thời Duterte chính thức yêu cầu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ theo dựa trên các nguyên tác của Hiệp ước phòng thủ Hổ tương. Vào năm 1994 và một lần nữa vào năm 2012, các nhà lãnh đạo Philippines đã bàng hoàng khi thấy chính phủ Hoa Kỳ khoanh tay đứng ngó lãnh hãi Phi bị Trung cộng lấn chiếm mà không làm gì cả theo tinh thần của hiệp ước Hỗ Tương này. Tuy nhiên, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố vào ngày 1 tháng 3 năm 2019, rằng bất kỳ cuộc tấn công hay khiêu khích vũ trang nào vào lực lượng, máy bay hoặc tàu của Philippines ở Biển Đông thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp trả đũa dựa theo điều IV của Hiệp ước phòng thủ Hỗ Tương giữa Hoa Kỳ và Phi; rõ ràng, giới cố vấn an ninh quốc gia mới (xung quanh Trump) đã thấy được tầm quan trọng trong việc cũng cố (niềm tin) liên minh mà trong quá khứ, điều này bị xem nhẹ. Hải quân Hoa Kỳ đã nhanh chóng gia tăng sự hiện diện của mình tại vùng biển đặc quyền kinh tế thuộc Philippines trong thời gian gần đây.
Trong một động thái khác nhằm cũng cố sức mạnh liên minh, Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản Nhật Bản đã mở rộng các hoạt động hỗn hợp giữa HKMH, tàu ngầm và các vụ bay tuần tra tấn công. Hành động này của Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gửi một tín hiệu rõ ràng đến Bắc Kinh rằng biển Đông vẫn là tài sản chung của cộng đồng thế giới, chứ không phải là hồ cá ao vườn của Trung cộng và biển Đông sẽ không phải là nơi hoạt động an toàn cho lực lượng tàu ngầm trang bị hỏa tiễn đạn đạo của mình như Trung cộng lầm tưởng. Các cuộc tập trận chung này đã khiến nhiều quốc gia trong vùng, vốn trước giờ vẫn sợ hãi Bắc Kinh nay lên tinh thần, đoàn kết phản đối chống lại sự hiếu chiến của Trung cộng.
Trong khi đó, Canberra (thủ đô Úc) kêu gọi giải quyết hòa bình trước tình hình ngày càng căng thẳng, nhưng vẫn khẳng định rằng Úc sẽ không ngồi yên khoanh tay ngó Trung cộng bành trướng khắp Biển Đông. Máy bay trinh thám P-8A Poseidon của Không quân Úc bay tuần tra biển mỗi ngày theo chiến lược “Operation Gateway”, tạm gọi là chiến dịch “Giữ Cửa”. Tỏ thái độ cương quyết hơn, Úc bắt đầu công khai hình ảnh hoạt động Hải quân trái phép cũng như chỉ trích các hoạt động trái phép này của Trung cộng tại vùng biển Đông.
Ấn Độ, ngày càng lo ngại về việc Trung cộng mở rộng ảnh hưởng ra Ấn Độ Dương, đã tăng cường hợp tác Hải quân với các cường quốc trong vùng như: Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Bốn quốc gia này bắt đầu lên kế hoạch liên kết cho các hoạt động quân sự hàng hải của mình.
Năm 2020: Đối đầu- Dằn mặt và Chiến tranh
Trung cộng vẫn thường tiết lộ thông tin cho thấy rằng Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân đội phải ở tư thế sẵn sàng để chuẩn bị tiến chiếm Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2020. Cũng dựa trên các nguồn thông tin này, họ Tập cũng ra lệnh kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, quân đội Trung cộng phải đủ khả năng khống chế toàn bộ biển Đông. Hai mục tiêu tiến chiếm Đài Loan và biển Đông được họ Tập nêu lên như hai mục tiêu chiến lược hàng đầu, liên hệ chặt chẽ cho sức mạnh quốc phòng Trung cộng. Cũng theo các nguồn này, Biển Đông sẽ là mục tiêu bị Trung cộng tiến chiếm trước.
Họ Tập đã ra lệnh là sau ngày 21 tháng 1 năm 2020, năm tàu nạo vét xây dựng đảo lớn từ đảo Hải Nam phải được triển khai , cùng với các tàu và thiết bị phụ trợ liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông trước đó đến vùng biển đảo Hoàng Nham, cách đảo Luzon của Phi 124 dăm, vốn là vùng biển mà Phi tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế đã bị Trung cộng chiếm đóng trái phép kể từ năm 2012. Hoa Kỳ và các cơ quan tình báo của các nước khác cách nhanh chóng phát hiện sự di chuyển thiết bị và Hải quân của Trung cộng tiến đến vùng này.
Một hòn đảo nhân tạo tại bãi cạn Hoàng Nham sẽ giúp cho quân đội Trung cộng lập căn cứ quân sự cho Không quân và Hải quân để chắn ngang đường hải lộ của Hoa Kỳ đi cào eo biển Ba Sĩ. Ngoài ra, căn cứ này cũng sẽ tạo điều kiện cho Trung cộng tấn công Đài Loan từ phía Nam công phía nam (*).
Đáp lại, vào cuối ngày 24 tháng Giêng, Hoa Kỳ và Phi đã đồng ý cùng nhau tăng cường sự hiện diện quân sự xung quanh vùng biển Hoàng Nham. Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương mới của Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt các hành động chuẩn bị, bao gồm cả việc ra lệnh cho lực lượng Hạm đội VII của Hoa Kỳ hiện diện thường trực cách mười hai hải lý vùng biển này.
Hiện nay, Trung cộng đã cho tràn vào hàng trăm tàu đánh cá, tàu Cảnh sát biển và tàu Dân quân biển vào vùng này tương tự như vào cuối năm 2018 khi muốn ngăn chặn Phi cũng cố đảo. Trung cộng làm như vậy vừa nhằm đe dọa các nước nhỏ trong vùng, vừa khiến Hải quân các nước trong liên minh lúng túng không thể hành động vì các tàu tràn vào của Trung cộng vẫn được coi là tàu dân sự (**), các chiến hạm Hải quân không thể nổ súng vào tàu dân sự nên buộc phải rút ra khỏi vùng tranh chấp. Trong một cuộc đối đầu quân sự, các tàu đánh cá dân sự xen kẽ tàu tuần tra nhỏ dễ gây bối rối và đánh lạc hướng giới chỉ huy Hải quân liên minh, nhưng lại đủ khả năng cung cấp hay báo cáo liên tục tình hình tại chổ cũng như cùng cấp thông tin tọa độ của các chiến hạm Hoa Kỳ về cho Hải quân Trung cộng, giúp hỏa lực của Trung cộng thêm chính xác khi cần khai hỏa.
Vào ngày 26 tháng 1, Trung cộng đã tuyên bố thiết lập vùng Kiểm Soát Không Phận ở biển Đông và một lực lượng Không -Hải quân đảm trách trách nhiệm bảo vệ không phận này bao gồm một HKMH, mười lăm chiến hạm và mười tàu ngầm tấn công hiện diện thuờng trực ở phía nam từ đảo Hải Nam. Đồng thời, Không quân Trung cộng cũng đã điều chiến đấu cơ và oanh tạc cơ đến Hải Nam và các căn cứ dọc theo bờ biển phía đông nam của mình, bao gồm nhiều phi đội Su-27 và FB-7, có khả năng tấn công trên biển. Lực lượng hỏa tiễn với nhiều trung đoàn hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung từ lục địa đối diện Đài Loan ở phía đông nam Trung cộng cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng tác chiến.
Theo yêu cầu của Bắc Kinh, các lực lượng Hải quân và Không quân Nga ở Quân khu Viễn Đông được đặt trong tình trạng báo động cao độ. Bắc Kinh và Liên bang Nga đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với quy mô lớn và tinh vi xuyên suốt gần một thập kỷ qua. Trung Quốc hy vọng Nga nhận thấy sự tham gia quân sự của Nga có thể sẽ khiến Hoa Kỳ chùn tay khi tham chiến tại biển Đông. Mặc dù Nga đã gửi tin ngầm nhắn tới Hoa Thịnh Đốn là họ sẽ không tham gia hay vào dự vào phe nào trong cuộc chiến tại biển Đông, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đã bắt đầu kế hoạch dự phòng trường hợp Nga có dự phần tham chiến.
Khắp nơi trên toàn cầu, thông qua tổ chức “Mặt trận thống nhất” hiện diện ở các thành phố lớn, Bắc Kinh đã cho giật dây tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ kêu gọi phản chiến vì hòa bình. Đồng thời, Bắc Kinh đã đẩy mạnh các cuộc tấn công mạng cũng như các hoạt động phá hoại mạng khác tại các quốc gia liên minh đối đầu với mình nhằm gây khó khăn hay cản trở các hoạt động Hải quân của những quốc gia này tại biển Đông.
Nhưng các chiến dịch các biện pháp răn đe hù dọa áp lực chính trị của Bắc Kinh đã thất bại. Hoa Thịnh Đốn đã từ bỏ chính sách xoa dịu hợp tác kéo dài gần bốn thập kỷ qua đối với Trung cộng, quyết tâm chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự.
Đối với Hải quân và Không quân Nhật Bản, Hoa Kỳ giao cho Nhật Bản phải ở trong tình trạng sẵn sàng tác chiến thường trực. Máy bay tiêm kích đã được triển khai tới khu vực và các chiến hạm đã được điều động đến phía nam quần đảo Ryukyu của Nhật. Các lực lượng bộ binh Nhật cũng được đưa đến khu vực Nansei Shoto, và được trang bị hỏa tiễn chống hạm.
Nhận thức rõ mối đe dọa từ Trung cộng ở biển Đông đối với mình, Đài Bắc đã đặt lực lượng vũ trang của mình vào tình trạng báo động khẩn cấp, và bắt đầu có những chuẩn bị cho dân sự phòng thủ.
HKMH tán công USS Ronald Reagan, đã đi về phía đông Okinawa với một nhóm chiến hạm hộ tống và một nhóm HKMH thứ hai đã ra khơi từ San Diego. Hai phi đội oanh kích cơ tàng hình F-22 đã được triển khai tới Thái Bình Dương, một phi đội đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa và chiếc còn lại tới đảo Guam. Cùng lúc này, oanh tạc cơ B-2 được triển khai tới đảo Guam.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nhanh chóng thiết lập một loạt các tiền đồn trên các đảo nhỏ và bắt tay vào tập luyện đổ bộ trải rộng khắp khu vực. Được trang bị hỏa tiễn phòng không và chống hạm tầm xa, Thủy quân lục chiến sẽ đóng góp đáng kể vào việc phá vỡ chiến lược sự vây hãm và phong tỏa tại biển Đông của Trung cộng. Bộ binh Hoa Kỳ cũng bắt đầu được điều động đến vùng biển Đông trải dài khắp các căn cứ của Hoa Kỳ đến Nhật Bản.
Vào ngày 28 tháng Giêng, Bắc Kinh đã tuyên bố toàn bộ các Vùng Kinh tế Độc quyền ven biển (EEZs) tại biển Đông là khu vực thuộc Trung cộng và quân đội nước ngoài không được quyền xâm nhập, cũng như đồng thời xác định tất cả không gian biển theo Bản đồ Lưỡi Bò là thuộc chủ quyền của mình và không cho phép phi cơ nước ngoài lai vãng, không có trường hợp ngoại lệ nào được cho phép phi cơ bay ngang.
Vào ngày 29 tháng Giêng, quân đội Trung cộng đã bắt đầu lặp lại màn video game chiến sự về sự kiện đối đầu giữa chiến hạm Lan Châu của Trung cộng và chiến hạm USS Decatur của Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 9 năm 2018. Không còn có ảo tưởng hay nghi ngờ gì nữa, Bắc Kinh đã biết rõ: sẽ có nổ súng và thương vong khi đe dọa liên minh đi vào biển Đông.
Nhưng họ Tập và giới lãnh đạo chóp bu bao xung quanh minh tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ run chân tháo lui như đã xảy ra trong quá khứ. Trong trường hợp xấu tệ, xung đột xảy ra, Trung cộng tự tin rằng lực lượng của họ sẽ đủ khả năng đánh bại lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Không ai trong Bộ Chính trị bị ám ảnh bởi những gì xảy ra khiến thế chiến thứ Nhất bùng nổ, làm gần hai mươi hai triệu người chết, dẫn đến các đế chế Áo-Hung, Nga, Đức và Ottoman tan vỡ.
Giống như vụ ám sát khiến Thế chiến I bùng nổ, nguyên cớ khiến cuộc chiến ở biển Đông bùng nổ cũng sẽ rất nhỏ nhoi, nhưng diễn biến và hậu quả cũng sẽ khốc liệt dữ dội không kém:
Một tàu đánh cá treo cờ Trung cộng, với một tàu hộ tống của Lực lượng (quân dân) bảo vệ bờ biển , đã bám theo chiến hạm tuần dương USS Chancellorsville có trang bị hỏa tiễn. Bất chấp loa phóng thanh từ chiến hạm Chancellorsville liên tục cảnh báo rằng đang có nguy cơ va chạm, hai tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục trực tiếp hướng về chiến hạm Hoa Kỳ.
Sau khi cố gắng tìm đủ mọi cách để né tranh va chạm mà không thành, chiến hạm Chancellorsville đã bắn bốn phát súng cảnh cáo từ khẩu đại bác 5ly phía trước mũi.
Chỉ trong vài phút, tàu khu trang bị hỏa tiển Lan Châu (DDG-170), hoạt động cách đó 100nm tính theo đường chim bay, đã bắn một loạt bốn tên lửa hành trình chống hạm tầm xa YJ-62.
Thế là, Trung cộng bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông.
NATO ngay lập tức viện dẫn Điều 5 của Hiệp ước Washington và lập tức điều đồng lực lượng của mình tới Biển Đông và Biển Hoa Đông để hỗ trợ đồng minh. EU cũng nhanh chóng tham gia, khởi xướng các cuộc tham vấn để kêu gọi các nước Âu châu tham chiến để bảo vệ, chống lại sự xâm lược của Trung Quốc theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu tại các vùng lãnh thổ Pháp Châu Á-Thái Bình Dương.
Trên toàn cầu, các quốc gia đều hy vọng rằng họ sẽ không bao giờ phải lựa chọn phe trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, cuối cùng rồi đã đến lúc buộc phải quyết định chọn phe.
Trung cộng đã khởi màn cho cuộc thế chiến thứ Ba.
Tác giả: Giáo sư Kerry K. Gershaneck và Thuyền trưởng Hải quân James E. Fanell
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
————————————————-
Ghi chú
(*) Đài Loan hiện nay hoàn toàn đang rơi vào tình thế bị Trung cộng bao vây phong tỏa tứ bề, nhất là sau khi nếu Trung cộng kiểm soát được vùng biển mặt Nam của Đài Loan, cực bắc của Phi
(**) Có nguồn tin nhận được Hoa Kỳ tiên lễ hậu binh, vừa ra thông báo kể từ nay, tất cả tàu Dân quân biển của Trung cộng sẽ được Hải quân Hoa Kỳ coi như là tàu chiến. Nếu đúng là như vậy, nếu các tàu này tiếp tục lao thẳng vào chiến hạm Hoa Kỳ thì hành động này mang tính quốc gia, đồng nghĩa với công khai khiêu chiến. Hải quân Hoa Kỳ có quyền khai hỏa.
Giáo sư Kerry K. Gershaneck đang giảng dạy tại Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Bắc, Đài Loan. Ông là cựu sĩ quan Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, từng giảng dạy tại Học viện Quân sự Hoàng gia Chulachomklao ở Thái Lan, và là Chuyên viên cao cấp của Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc tổ chức CSIS.
Thuyền trưởng Hải quân về hưu James E. Fanell, là Uỷ viên của Chính phủ Hoa Kỳ tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva, Thụy Sĩ. Ông từng là Trưởng phòng Tình báo cho Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Hạm đội VII Hoa Kỳ.
Tác giả: Giáo sư Kerry K. Gershaneck và Thuyền trưởng Hải quân James E. Fanell
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
https://www.danchimviet.info/xung-dot-tai-bien-dong-da-qua-can-ke-nhu-the-nao/05/2019/14900/
Vui cười
Một nhà sư đi khất thực giữa 1 trưa hè oi bức. Khát quá, bèn vào nhà 1 gia đình bên đường xin nước uống. Một cô gái trẻ vội mang chai nước lọc ra nhưng quên mang ly ra. Vì khát quá nên vị sư kia cầm chai lên uống. Cô gái thấy thế ái ngại và nói: – Thầy đừng tu, để em lấy…
Vị sư kia liền trả lời:- Thôi, đừng lấy. Để thầy tu…
-Xin Thầy cứ tu, em vẫn lấy.
Thầy vui mừng đáp: – Nếu em lấy, Thầy bỏ tu.
Có một linh mục (LM) già về coi một xứ đạo. Khi ra tòa giải tội, ông nghe nhiều tín dồ xưng tội ngoại tình. Chán vì con chiên quá bê bối, Ông bèn giảng trên nhà thờ rằng:”Kể từ hôm nay, nếu tôi còn nghe ai xưng tội ngoại tình thì tôi sẽ bỏ xứ đạo này để về lại nhà dòng” .
Hội đồng giáo xứ (HDGX) bèn triệu tập các giáo dân tìm biện pháp.
Cuối cùng họ đều đồng ý là hễ ai phải xưng tội ngoại tình thì cứ nói là …bị té. “Thưa cha con bị té .. 4 lần chẳng hạn” .
Rồi thời gian trôi qua đi, vị Linh Mục già chẳng còn phải nghe chữ ” Ngoại Tình” nên cả xứ vui vẻ, ai đi thì cứ đi, ai té thì cứ…té.
Thế rồi một ngày kia, vị LM già qua đời, một LM trẻ về thay thế coi xứ.
Một hôm ông LM trẻ hỏi với ông chủ tịch HDGX: “Này ông chủ tịch, xứ ta đường xá thế nào, mà giáo dân cứ bị té hoài vậy ông?”
Ông chủ tịch không nín được cười. Ông đã định nói chuyện này với ông LM mới nhưng chưa có dịp.
Thấy ông chủ tịch cứ nhăn răng ra cười ông LM trẻ bực mình: “Ông cười cái gi? Tuần rồi vợ ông đã nói là bị té ba lần rồi đó!”
Thương chiến Mỹ – Trung – Kiềm chế Trung Quốc có dễ? – Biên dịch: Phan Nguyên
Lịch sử của những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc thời hiện đại đều không có kết cục vui vẻ. Liên Xô đã thử kiềm chế Trung Quốc vào năm 1960 khi Mao Trạch Đông tuyên bố không lo ngại về chiến tranh hạt nhân, cho rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ giết chết nhiều kẻ đế quốc hơn là những người theo chủ nghĩa xã hội, khiến thế giới bị hủy hoại trừ những người cộng sản. Quan điểm này khiến Nikita Khrushchev lo ngại. Các cố vấn kỹ thuật của Liên Xô, bao gồm các chuyên gia vũ khí hạt nhân, những người đã tiêu hủy tất cả các tài liệu mà họ không thể mang theo, đã bị rút khỏi Trung Quốc. Các kỹ thuật viên Trung Quốc đã tập hợp lại các mảnh vụn, thu hồi manh mối giúp Trung Quốc thử thành công một quả bom nguyên tử bốn năm sau đó.
Bài học là rõ ràng. Hủy bỏ trợ giúp cho một Trung Quốc đang gây đe dọa có thể là hợp lý, nhưng một Trung Quốc cuối cùng cũng thành công, rồi sau đó cảm thấy không còn phụ thuộc vào bên ngoài, không nhất thiết sẽ trở nên an toàn hơn.
Nhưng đó không phải là một bài học có nhiều âm hưởng ở Mỹ ngày nay. Bất cứ điều gì xảy ra đi nữa trong cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống Donald Trump, Mỹ cũng sẽ ngày càng cứng rắn chống lại Trung Quốc. Các động thái đang được thực hiện nhằm ngăn việc xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm, áp đặt hàng rào thuế quan và các quy tắc sàng lọc đầu tư nước ngoài khắt khe hơn. Các quan chức Mỹ cũng đang dựa vào các đồng minh ở châu Âu và các nơi khác, với các mức độ thành công khác nhau, để xa lánh các công ty Trung Quốc như Huawei, một gã khổng lồ viễn thông. Giữa những cáo buộc tràn lan về việc Trung Quốc tiến hành hoạt động gián điệp tại các khu học xá, Mỹ cũng đang thắt chặt các quy định về thị thực dành cho sinh viên khoa học và công nghệ đến từ Trung Quốc.
Tại Quốc hội và Nhà Trắng, các nhà lãnh đạo có vẻ không bị lay chuyển bởi những mặt trái của việc từ chối hỗ trợ Trung Quốc khi nước này trỗi dậy. Nếu kết quả nếu là một Trung Quốc độc lập hơn so với phương Tây thì họ sẽ chỉ nhún vai. “Tôi nghĩ rằng, đó là cách mọi việc sẽ kết thúc. Về bản chất, đó là cách mà Trung Quốc dự định cuối cùng sẽ đạt được”, Thượng nghị sĩ Marco Rubio đại diện bang Florida gần đây nói với chúng tôi. Đảng Cộng hòa đã đồng tài trợ cho các dự luật lưỡng đảng nhằm hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ Mỹ và các thị trường như thị trường viễn thông vốn liên quan đến an ninh quốc gia.
Chủ tịch Tập Cận Bình coi đó như là một bài kiểm tra ý chí của Trung Quốc. Chủ nghĩa bảo hộ đang khiến cho Trung Quốc khó khăn hơn trong việc có được các công nghệ quan trọng của nước ngoài, ông tuyên bố vào tháng 9 năm ngoái. Trung Quốc phải đi trên con đường tự lực của mình.
Ý tưởng về sự tự lực đã quen thuộc với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 70 năm qua, một bài viết gần đây của Neil Thomas thuộc Viện Paulson, một viện nghiên cứu chính sách tại Washington, ghi nhận. Nhưng khái niệm đó thường đề cập đến một mong muốn độc lập, chứ không phải tự cung tự cấp. Cụm từ này phổ biến dưới thời Mao, ngay cả trong giai đoạn mà các nhà lãnh đạo Moskva vẫn còn viện trợ tiền, máy móc hiện đại và hơn 10.000 cố vấn. Thomas lưu ý rằng Đặng Tiểu Bình cũng sử dụng cụm từ tương tự khi ông mở cửa Trung Quốc cho các lực lượng tư bản và đầu tư nước ngoài 40 năm trước. Nói về sự tự lực trong khi nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ nước ngoài như vậy nghe có vẻ mâu thuẫn. Nhưng cụm từ đó trong tiếng Trung hơi mơ hồ, có nghĩa là “sự tái sinh thông qua nỗ lực của chính mình”. Rào cản mà Mỹ hiện đang dựng lên có thể thúc đẩy Trung Quốc tìm kiếm một kiểu tự lực có thể dẫn đến một điều nguy hiểm: một Trung Quốc cảm thấy không mắc nợ gì các cường quốc nước ngoài với các giá trị và quy tắc rất khác biệt.
Mong muốn mới của phương Tây trong việc tránh xa Trung Quốc phần nào phản ánh sự xói mòn của niềm tin và sự tự mãn trước đây rằng các xã hội tự do có lợi thế về đổi mới và sáng tạo, giúp họ sẽ luôn đi trước các chế độ chuyên chế. Khi Trung Quốc bắt kịp, phương Tây lại chuyển sang xù lông phản kháng.
Mặt khác, những người ủng hộ cách tiếp cận hiếu chiến với Trung Quốc đang chấp nhận một logic chính trị không hề vui vẻ. Kể từ khi người nước ngoài bắt đầu tìm cách tiếp cận Trung Quốc thời nhà Thanh, việc can dự, hợp tác với Trung Quốc được coi là một cách để khuyến khích các nhà tự do và cải cách trong hệ thống Trung Quốc. Ở Anh hồi thế kỷ 19, nhiều nhà bình luận đã chỉ trích chính phủ của họ khi dùng vũ lực để buộc Trung Quốc mở cửa thị trường, đôi khi không phải vì quan điểm đạo đức mà vì họ sợ rằng việc cứng rắn với Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc ngày càng bế quan tỏa cảng hơn. Năm 2001, khi Tổ chức Thương mại Thế giới chấp nhận Trung Quốc làm thành viên, nhiều người ở phương Tây hy vọng cử chỉ này sẽ tiếp sức cho các nhà cải cách Trung Quốc trong cuộc chiến đấu chống lại sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Than ôi, nhiều người Mỹ và những người phương Tây khác đang làm chính sách về Trung Quốc không tin là các nhà cải cách Trung Quốc có đủ sức mạnh hay ảnh hưởng để có thể đóng một vai trò có ý nghĩa. Các ông chủ doanh nghiệp nước ngoài và các chính trị gia tin rằng Liu He (Lưu Hạc), phụ tá kinh tế của Tập Cận Bình, là một nhà cải cách, người muốn Trung Quốc mở cửa thị trường hơn. Nhưng họ thấy một vài dấu hiệu cho thấy ông Liu, đang giữ chức phó thủ tướng, thực ra không hề có quyền lực của riêng mình để xử lý các nhóm lợi ích phản đối cải cách. Quyền lực của ông đến từ việc đại diện cho ông Tập.
Điều đó giúp giải thích lý do tại sao rất nhiều chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài lặng lẽ hoan nghênh một cách tiếp cận hung hăng hơn của Mỹ mà một thời gian ngắn trước đây họ vẫn còn e ngại. Trong trường hợp không có áp lực nội bộ từ các nhà cải cách, họ hy vọng rằng ông Trump và nhóm của ông sẽ bảo đảm đem lại những thay đổi thực sự trong cách Trung Quốc sử dụng trợ cấp, độc quyền địa phương và ép buộc chuyển giao bí mật thương mại để quản lý nền kinh tế. Nhiều chiến thuật của ông Trump đã làm họ thất vọng, và đôi khi đã làm bẽ mặt ông Liu, người là phái viên thương mại của Trung Quốc. Nhưng tìm kiếm và tăng cường sức mạnh cho các đồng minh bên trong Trung Quốc đã không còn hiệu quả.
Ai cũng thua
Kết luận này làm một số người Trung Quốc có thiện cảm nhất với phương Tây cũng phải lo lắng. Tại các trường đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, một số học giả kêu gọi thế giới đừng quay lưng với Trung Quốc. “Ngay bây giờ nếu bạn muốn nói về cải cách, ở trong nước hay trong nội bộ, là điều rất khó”, giám đốc một viện nghiên cứu chính sách nói. Ông thêm rằng áp lực bên ngoài sẽ giúp “giữ Trung Quốc mở cửa”. Một cố vấn chính phủ theo tư tưởng diều hâu hơn cáo buộc rằng nếu các chính phủ phương Tây quá hung hăng và không chân thành, họ “sẽ tạo ra một thứ chủ nghĩa dân tộc rất khủng khiếp ở Trung Quốc”.
Các lực lượng đen tối hơn ở Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ sự chia rẽ rõ ràng giữa Trung Quốc với phương Tây. Các gián điệp Trung Quốc có lý do để nhắm mục tiêu vào các bí mật thương mại nước ngoài mà giờ đây sẽ không bao giờ còn được chia sẻ một cách tự nguyện nữa. Những nhân vật cứng rắn có thể gầm gừ rằng nước Mỹ luôn có dã tâm kiềm chế Trung Quốc, và hiện tại Mỹ đang chứng minh điều đó. Cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ cảm thấy rằng hành động của họ là hợp lý và giúp họ trở nên an toàn hơn. Nhưng cả hai có thể đều sai.
Nguồn: “Calls to harden the West’s defences against China suggest despair”, The Economist, 09/05/2019.
http://nghiencuuquocte.org/2019/05/14/kiem-che-trung-quoc-co-de/
Có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh? – Minxin Pei /dịch: Phan Nguyên
Cuối tháng trước, tại một diễn đàn an ninh ở Washington, DC, Kiron Skinner, Giám đốc Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã mô tả cuộc xung đột Mỹ-Trung ngày nay là “một cuộc chiến với một nền văn minh và một hệ tư tưởng thực sự khác biệt, và Hoa Kỳ chưa từng gặp phải điều đó trước đây”. Nếu là một quả bóng thí nghiệm, nỗ lực rõ ràng nhằm định nghĩa cuộc đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc này đã không thành công.
Bằng cách định nghĩa cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, Skinner – người giữ vị trí từng được đảm nhận bởi các ngôi sao sáng như George Kennan, Paul Nitze, Richard N. Haass và Anne-Marie Slaughter – vừa tỏ ra không có gì mới, vừa không chính xác. Nhà khoa học chính trị Samuel P. Huntington đã đưa ra khái niệm này hơn một phần tư thế kỷ trước, trong khi bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc lại là một thực thể đã bị phá sản về mặt hệ tư tưởng.
Tồi tệ hơn, bài diễn văn đầy đủ của Skinner còn chứa đựng những giọng điệu phân biệt chủng tộc. Không giống như sự cạnh tranh giữa Mỹ với Liên Xô, điều mà bà mô tả là “một cuộc chiến trong nội bộ gia đình phương Tây”, sự cạnh tranh với Trung Quốc được cho là “lần đầu tiên chúng ta sẽ có một cường quốc đối thủ không phải của người da trắng”. Bà quên mất là Mỹ đã chiến đấu chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II.
Người ta hy vọng nhận xét của Skinner về cuộc đụng độ giữa các nền văn minh da trắng và không phải da trắng chỉ là một sự lỡ lời. Những người cố tình đưa ra những ý tưởng như vậy phải biết rằng họ có thể dẫn đến không chỉ sự thua cuộc của một bên về mặt kinh tế hay quân sự, mà còn có thể là sự hủy diệt của cả một xã hội. Cách các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận bản chất cuộc xung đột Mỹ-Trung sẽ có tác động sâu rộng, và Hoa Kỳ phải chứng minh rằng các chính sách của mình được thúc đẩy bởi các mục đích đạo đức cao thượng hơn nếu họ muốn nhận được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi.
Hầu hết các nhà bình luận coi cuộc xung đột Mỹ-Trung là một cuộc đấu tranh giữa một cường quốc hiện tại và một cường quốc đang trỗi dậy thách thức vị thế đó của nó. Hai nước dường như rơi vào cái mà người ta hay gọi là “Bẫy Thucydides”, một lời tiên tri tự trở thành hiện thực mà theo đó một cường quốc bá chủ do sợ hãi bị phế truất dẫn đến hành động theo cách có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh giành bá quyền toàn cầu.
Tuy nhiên, ngay cả khi cuộc xung đột ngày nay đang được thúc đẩy bởi một cuộc ganh đua quyền lực một mất một còn, thì đó cũng không nên là sự cân nhắc duy nhất của Hoa Kỳ. Trước nguy cơ sụp đổ nền văn minh do biến đổi khí hậu, việc chính quyền Trump chỉ tập trung vào lợi ích của Mỹ sẽ tỏ ra là ích kỷ và vô trách nhiệm với phần còn lại của thế giới.
Thực tế là hầu hết thế giới – bao gồm một phần lớn người dân Mỹ – không muốn lao vào một cuộc chiến tranh lạnh khác chỉ để bảo vệ quyền bá chủ của Hoa Kỳ. Nếu chính phủ Hoa Kỳ muốn thu hút sự ủng hộ của quốc tế để chống lại sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc, thì họ phải đưa ra được một lý do thuyết phục hơn.
Điều này không hề quá khó khăn, vì sự trỗi dậy của Trung Quốc dưới chế độ độc tài một đảng đe dọa không chỉ bá quyền của Mỹ mà cả trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Thay vì đóng khung cuộc xung đột như một cuộc chiến tranh giữa các chủng tộc, Mỹ nên tập trung vào mối đe dọa của Trung Quốc đối với các thể chế toàn cầu, và theo đó là mối đe dọa đối với tăng trưởng và ổn định của nhiều quốc gia khác.
Dù có khiếm khuyết gì đi nữa thì trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo đều mang lại cho các quốc gia khác nhiều lợi ích hơn so với bất kỳ hệ thống thay thế khả dĩ nào. Thật vậy, trong cuộc Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, Hoa Kỳ có được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi chính bởi vì nó đang dẫn đầu một cuộc chiến nhằm bảo vệ trật tự đó. Và kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hầu hết thế giới đều hoan nghênh hoặc chấp nhận bá quyền của Mỹ với sự hiểu ngầm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì khuôn khổ tự do đó.
Đáng buồn thay, điều kiện đó không còn tồn tại nữa. Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã theo đuổi một chính sách đối ngoại dựa trên tiêu chí “Nước Mỹ trên hết”, tạo nên khoảng cách với các đồng minh truyền thống và gây lo lắng cho phần còn lại của thế giới vì các mục tiêu chính trị hẹp hòi của mình. Sẽ không quá lời khi nói rằng các chính sách sai lầm của Trump gây ra một mối đe dọa đối với trật tự tự do lớn không kém mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Chính quyền Trump có thể tiếp tục tin rằng sức mạnh của Mỹ là đủ để đánh bại Trung Quốc. Nhưng nếu Mỹ hành động một mình sẽ rất tốn kém, và cơ hội thành công sẽ cao hơn nhiều nếu Mỹ thu hút được sự hỗ trợ của bạn bè và đồng minh.
Thất bại gần đây nhất trong việc đạt được một thỏa thuận thương mại cho thấy chiến tranh lạnh Mỹ-Trung đang leo thang sang giai đoạn tiếp theo. Sớm hay muộn, chính quyền Trump sẽ nhận ra rằng họ thực sự cần sự ủng hộ của các đồng minh để có thể thắng thế so với Trung Quốc. Khi ngày đó đến, sẽ tốt hơn nếu Mỹ ngừng nói về xung đột giữa các nền văn minh và đối đầu giữa các chủng tộc, thay vào đó nên đưa ra một lý do chính đáng về mặt đạo đức để biện minh cho sự đối đầu với Trung Quốc. Mỹ là người bảo vệ truyền thống của trật tự tự do; và Mỹ cần phải bắt đầu hành động để chứng minh cho vai trò đó.
Nguồn: Minxin Pei, “Is Trump’s Trade War with China a Civilizational Conflict?”,
Project Syndicate, 14/05/2019.
Minxin Pei là giáo sư ngành quản trị chính quyền của Đại học Claremont McKenna và là tác giả cuốn China’s Crony Capitalism.
Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh kinh tế Với Trung Quốc. Thỏa hiệp là vô ích – Chấn Minh chuyển ngữ
Lời giới thiệu – Stephen K. Bannon là chiến lược gia trưởng của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald J. Trump từ 1/2017 đến 8/2017. Bối cảnh của bài viết được chuyển ngữ này là việc vào ngày 6 tháng Năm 2019, trong khi thương thảo mậu dịch Hoa Kỳ-Trung Quốc đang tiến hành, ông Trump đột ngột đòi đánh thuế quan từ 10% đến 25% trên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đòi hỏi này làm cho chỉ số Dow rơi trên 350 điểm trước khi sàn chứng khoán mở cửa, và 410 điểm trong ngày thứ Hai trước khi đóng xuống 66 điểm âm vào cuối ngày và làm cho thị trường mất giá 0.2%. Các thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới đều xuống dốc trong cùng một ngày: Thượng Hải xuống 5.6%, Hong Kong xuống 2.9%. Vào thứ Ba 7/5/2019, Trung Quốc phản pháo và nói sẽ không nhượng bộ thêm đồng thời chỉ định ông Lưu Hạc (Liu He), phó thủ tướng, bay sang Mỹ vào ngày thứ Năm tới (8/5/2019) để chỉ đạo các thương thảo về phía Trung Quốc. Đa số các nhà bình luận kinh tế hay chính trị tại Hoa Kỳ xem lời tuyên bố đánh thuế quan thêm của Trump như là một biện pháp thương lượng mậu dịch và do đó không có thực chất. Trong các giới kinh tế tài chính Hoa Kỳ, hầu như không có ai kêu gọi Trump tiến lên và kiên định trong việc đánh thêm thuế quan. Trừ Stephen K. Bannon. Xin mời quý độc giả Dân Làm Báo xem xét các lý luận của ông Bannon.
Stephen K. Bannon – Cứng rắn hơn đối với Trung Quốc để đưa các việc làm trong ngành biến chế về lại Hoa Kỳ là ý niệm chỉ đạo đã giúp Tổng Thống Trump tiến lên và thắng phiếu cử tri đoàn vào năm 2016 tại Vành Đai Rỉ Sét (Chú thích của người chuyển ngữ (CTCNCN): tức là các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Indiana, Illinois, Ohio, và Pennsylvania, cái nôi của ngành công nghiệp biến chế Hoa Kỳ). Vào ngày hôm nay, mục tiêu của nhóm cán bộ cực đoan triệt để đang cai trị Trung Quốc – Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – là làm cho Trung Quốc trở thành một nước bá quyền thống trị được toàn thế giới. Nhưng mà vào tháng này khi Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn kết thúc các thương thảo mậu dịch đã kéo dài hàng tháng, bất kỳ kết quả gì đạt được sẽ không phải là một thỏa thuận thương mại. Cái gì đó sẽ chỉ là một cuộc đình chiến tạm thời trong trận chiến kinh tế và chiến lược kéo dài nhiều năm với Trung Quốc.
Có sáu “điều cần hiểu” để làm nổi bật lên sự vô ích của việc thỏa hiệp với chế độ (Trung Quốc) này.
Điều cần hiểu thứ nhất là: ĐCSTQ đã tiến hành chiến tranh kinh tế với các nước công nghiệp dân chủ kể từ ngày Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization, WTO) vào năm 2001, và bây giờ thì Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc phòng lớn nhất mà Hoa Kỳ từng đối mặt.
Trong khuôn khổ các đàm phán mậu dịch đang diễn ra, Trung Quốc phải đồng ý chấm dứt việc cưỡng bách chuyển giao công nghệ; ăn cắp tài sản trí tuệ; xâm nhập các mạng lưới kinh doanh trên mạng internet; thao túng tiền tệ; các rào cản thuế quan và phi thuế quan; và các trợ cấp bất hợp pháp cho các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ chấp nhận và tuân thủ các đòi hỏi của Hoa Kỳ một cách có thể kiểm chứng được, điều này có nghĩa là sẽ có một sự tháo gỡ hợp pháp và theo các quy định của chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc.
Điều cần hiểu thứ nhì là: thỏa ước mậu dịch đang được thương lượng vào tháng này không phải là một thỏa ước giữa hai hệ thống muốn có những quan hệ gần gũi hơn, như những người đang cổ võ cho thỏa ước này tại phố Wall (Wall Street), các tổ chức truyền thông và các đại học đang tranh cãi. Ngược lại, đây là một cuộc đụng độ cơ bản giữa hai hệ thống kinh tế hoàn toàn khác hẳn nhau.
Kết quả tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể có được là một văn bản theo đó Trung Quốc từ bỏ các phương thức làm ăn có tính cách bóc lột, tịch thu và trọng thương đồng thời cung cấp nhiều phương tiện để giám sát và nhanh chóng thực thi thỏa ước.
Kết quả tốt nhất cho ĐCSTQ là làm Hoa Kỳ rút lại các thuế quan bằng cách nộp vô số văn bản chứa đầy những cam kết giả mạo và không thể nào thực thi được cho đến khi nào chính quyền Trump hết giờ, tức là hết nhiệm kỳ, và hy vọng sẽ có một chính phủ khác của đảng Dân Chủ ít chống lại Trung Quốc hơn.
Điều cần hiểu thứ ba là: chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc rất có lợi cho các chủ nhân của nó, tức là các đảng viên của ĐCSTQ. Các doanh nghiệp nhà nước đang trì trệ có được một lợi thế cạnh tranh thông qua các trợ cấp to lớn từ phía nhà nước, và các tiết kiệm chi phí có được qua việc đánh cắp tài sản trí tuệ, công nghệ và các phát minh mới của người nước ngoài.
Nếu Trung Quốc chấm dứt việc đánh cắp đại quy mô kể trên, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị các doanh nghiệp đang cạnh tranh với chúng tại Đức, Nam Hàn, Nhật Bản và đặc biệt là Hoa Kỳ, vượt qua ngay.
Sự kiện này giải thích được phần lớn nội tình chính trị Trung Quốc và lúc này. Tổng Thống tập Cận Bình đang đối đầu với một triều đình đang phân chia rất rõ rệt vào hai phe: phe của những nhà cải cách do trưởng đoàn thương lượng mậu dịch Lưu Hạc (Liu He) lãnh đạo và phe của các đàn diều hâu đã trục lợi và lấy được quyền lực từ hiện trạng của Trung Quốc. Ngay trong Trung Quốc, người ta đánh cuộc như trong một hài kịch trên dàn treo cổ và ra giá bên tám cân bên nửa lạng là không biết Lưu Hạc sẽ được ca ngợi như là một Đặng Tiểu Bình mới, hay rốt ráo sẽ là lọt vào một trại tập trung cải tạo Trung Quốc nào đó.
Điều cần hiểu thứ tư: Lợi dụng việc ông Trump rất tự hào – một cách xứng đáng – về thị trường chứng khoán đang lên và đồng thời âu lo sẽ mất Vòng Đai Nông Trại (CTCNCN – tức là các tiểu bang chuyên về canh nông tại vùng Trung Bắc Hoa Kỳ), một số cố vấn của ông ở trong và ngoài Nhà Trắng đang tìm cách đưa ông ta vào một thỏa thuận yếu kém. Tuy nhiên lý luận theo đó nếu không thương lượng được một thỏa thuận sẽ làm cho thị trường chứng khoán tan chảy và nền kinh tế nổ tung từ phía trong là sai lầm.
Thật ra, không có một lý do nào tốt hơn để Trump tiếp tục đánh mạnh về thuế quan ngoài việc nền kinh tế Hoa Kỳ đang tăng trưởng ở mức 3.2% mỗi năm trong quý thứ nhất của năm này, theo báo cáo mới nhất.
Nếu không có được một thỏa thuận rất tốt, cánh Charles E. Schumer và Bernie Sanders của đảng Dân Chủ sẽ không bao giờ ngừng phê bình tổng thống. Thêm vào đó, các thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-bang Florida) và Ted Cruz (Cộng Hòa-Bang Texas) sẽ xử dụng việc này để đứng về phía phải của Trump về vấn đề Trung Quốc – và sau đó có thể tranh cử chống lại Trump trong bầu cử sơ cấp. Vì những lý do trên, chọn lựa chính trị tốt nhất cho tổng thống Trump không phải là đầu hàng, mà là đánh tăng gấp đôi trên lá bài thuế quan. Chiêu thức này đã rất hiệu quả khi tạo áp lực trên phía Trung Quốc mà không làm tổn thương nền kinh tế Hoa Kỳ.
Điều cần hiểu thứ năm: Các thỏa thuận dù cứng rắn nhất vẫn cần có giám sát hữu hiệu, và đây là một yêu cầu rất khó đạt được ngay cả với những đối tác dễ tính và có thể không thể nào có được với Trung Quốc. Điều nguy hiểm là tổng thống có thể ký một thỏa thuận xem ra có vẽ hợp lý để rồi vài năm sau phát hiện ra là Hoa kỳ đã bị xí gạt.
Hoa Kỳ đã thất bại khi giám sát đúng mức việc Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001. Thay vì tiếp cận được một tỷ người tiêu thụ Trung Quốc, Hoa Kỳ đã mất trên 5 triệu việc làm trong ngành biến chế kể từ năm 2000.
Điều cần hiểu thứ sáu: cả thế giới vào lúc này đang chứng kiến tận mắt việc một nhà nước toàn trị đang quân sự hóa nhanh ra tay nhốt hàng triệu người vào trong các trại lao cải, bức hại các người Uighur, các tín đồ Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo, và do thám, và nô lệ hóa, các người dân trong nước.
Đây là lịch sử trong thời gian thực; và thế giới là một ngôi nhà đã bị chia làm hai: một nửa nô lệ, một nửa tự do. Trump và Tập đang đối mặt để tìm cách làm lệch cán cân về phía này hay phía kia. Phía bên này sẽ mang lại các lợi ích bắt nguồn từ tự do, dân chủ và chủ nghĩa tư bản thị trường-tự do. Phía
kia sẽ đưa đến một chế độ toàn trị và trọng thương vận hành trong một chủ nghĩa tư bản nhà nước với đặc sắc Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu này của Hoa Kỳ là với ĐCSTQ chứ không phải với người dân Trung Quốc. Người dân Trung Quốc là những nạn nhân đầu tiên và liên tục của chế độ man rợ này.
Các vấn đề trung tâm phải đối đầu là những ý đồ của Trung Quốc trên sân khấu thế giới và ý nghĩa của của các tham vọng đó đối với nền thịnh vượng của Hoa Kỳ. Khi nước Mỹ của chúng ta đang ở trong một ngã tư, hơn bao giờ hết điều quan trọng nhất là Trump phải hành động theo bản năng của mình và không làm dịu lập trường khi đối đầu với một nguy cơ sinh tử lớn nhất và chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
(Bình luận trên nhật Báo The Washington Post)
Viễn cảnh địa ngục… – Amin Saikal/dịch: Phan Nguyên
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power từng gọi các cuộc chiến tranh diệt chủng là “một vấn đề địa ngục”. Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng căng thẳng với Iran, thế giới giờ đây phải nghĩ đến viễn cảnh của một “cuộc đối đầu địa ngục” giữa hai nước.
Hiện tại, cả Hoa Kỳ và Iran đều nói rằng họ không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, từng bước một, họ đang tiến vào một quỹ đạo xung đột. Hoa Kỳ đã tăng cường triển khai quân sự ở khu vực xung quanh Iran, điều động nhóm tàu sân bay tấn công USS Abraham Lincoln và một đội đặc nhiệm máy bay ném bom đến Trung Đông để cảnh báo chế độ Iran không được thực hiện các hành động đe dọa. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Iran đã lên án hành động này như là một đòn chiến tranh tâm lý và coi đó là một hành động khiêu khích nhằm lôi kéo Iran vào một cuộc xung đột quân sự.
Kể từ khi nhậm chức, Trump đã không ngừng mô tả Iran là nguồn gốc của mọi tội lỗi – bao gồm khủng bố quốc tế – trong và ngoài khu vực. Ông đã đảo ngược chính sách can dự với Iran của người tiền nhiệm Barack Obama, và đang gây áp lực tối đa lên chế độ Iran với ba mục tiêu trọng tâm.
Trước hết, chính quyền Trump muốn mang lại sự thay đổi chế độ, hoặc ít nhất là sự thay đổi trong hành vi của chế độ Iran. Mỹ tìm cách làm suy yếu nền kinh tế Iran để nước này không còn là một tác nhân có ảnh hưởng trong khu vực. Mỹ cũng muốn củng cố vị thế của Israel với tư cách là một đồng minh mạnh mẽ và trung thành nhất của Mỹ ở Trung Đông, đồng thời củng cố quan hệ chiến lược chặt chẽ giữa nhà nước Do Thái và các nước Ả Rập chống Iran, bao gồm các quốc gia vùng Vịnh – do Ả Rập Saudi lãnh đạo – cùng với Ai Cập.
Để đạt được những mục tiêu này, Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015, có tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA). Chính quyền Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hà khắc đối với Iran, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế của nước này, khiến một số công ty nước ngoài phải ngừng kinh doanh với Tehran. Và trong một động thái chưa từng có vào tháng trước, Trump đã gọi lực lượng chủ chốt của quân đội Iran, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, là một tổ chức khủng bố.
Cố vấn an ninh quốc gia có tư tưởng diều hâu của Trump, John Bolton, được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mike Pompeo, gần đây đã nói rằng: “Hoa Kỳ không tìm kiếm chiến tranh với chế độ Iran, nhưng chúng tôi sẵn sàng đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào, cho dù là bởi các lực lượng được Iran ủy nhiệm, bởi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, hoặc bởi lực lượng quân đội chính quy của Iran”. Điều này đưa Mỹ và Iran tiến gần hơn đến một cuộc đối đầu quân sự có thể được kích hoạt một cách có chủ ý hoặc do các tính toán sai lầm.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Iran sẽ không có khả năng quân sự để đứng vững trước hỏa lực của Mỹ. Mỹ có thể nhanh chóng tiêu diệt các cơ sở quân sự của Iran, các địa điểm hạt nhân và các cơ sở hạ tầng trọng yếu. Ngoài ra, Mỹ có thể ngăn Iran chặn eo biển Hormuz, nơi khoảng 30% lượng dầu thế giới đi qua.
Tuy nhiên, Iran cũng có khả năng khiến bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Mỹ – có hoặc không có sự hỗ trợ của Israel và Ả Rập Saudi – trở nên rất tốn kém cho Mỹ và khu vực. Chính quyền Iran có thể đánh chìm một vài con tàu tại điểm hẹp nhất của eo biển Hormuz – tuyến đường hàng hải chỉ rộng hai dặm (3,2 km) theo cả hai chiều nơi hẹp nhất – nhằm gây tắc nghẽn eo biển này. Quan trọng hơn, Iran đã xây dựng một chiến lược chiến tranh bất đối xứng dựa trên cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Mặc dù Iran thiếu một lực lượng không quân tiền tuyến hiện đại, nhưng nước này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển và sản xuất các tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, có khả năng tấn công các mục tiêu ở xa như Israel.
Hơn nữa, chế độ này có thể nhắm vào các địa danh như tháp Burj Khalifa ở Dubai – tòa nhà cao nhất thế giới – để gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn khu vực. Ngay cả khi độ chính xác của tên lửa Iran không thể được đảm bảo, nhưng nhiều quả trong số đó vẫn có thể thoát được các hệ thống phòng thủ. Chẳng hạn, hệ thống phòng thủ chống tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) tối tân của Israel thậm chí cũng không thể vô hiệu hóa tất cả các tên lửa loại đơn giản được phóng từ dải Gaza.
Hơn nữa, chế độ Iran đã tạo ra một mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm trên toàn khu vực. Syria và Iraq đã trở thành những mắt xích quan trọng trong một vòng cung chiến lược của người Hồi giáo dòng Shia do Iran dẫn đầu, trải dài từ Afghanistan đến Libăng. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran bao gồm bộ phận dân cư dòng Shia tại Afghanistan, lực lượng dân quân Shia ở Iraq, và nhóm Hezbollah, vốn đang kiểm soát miền nam Li-băng và có hàng ngàn tên lửa sẵn sàng nhắm vào Israel. Thực tế, Hezbollah sau cuộc chiến năm 2006 với Israel đã trở nên mạnh hơn trước.
Ngoài ra, Iran có thể huy động hàng ngàn chiến binh đánh bom tự sát muốn hy sinh vì mục tiêu chung của người Hồi giáo dòng Shia và chủ nghĩa dân tộc mà chế độ Iran đã thúc đẩy thành công. Những chiến binh đánh bom tự sát này được cài sâu trong lực lượng an ninh Iran và trên toàn bộ khu vực.Chính quyền Iran đã nỗ lực tăng cường an ninh quốc gia với sự hỗ trợ của một vài nhân tố trong khu vực. Do đó, trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ, Iran sẽ không dễ dàng bị tiêu diệt. Ngược lại, bất kỳ cuộc tấn công quân sự lớn nào cũng có thể dẫn đến một địa ngục không thể kiểm soát được. Cả hai bên đều có lý do chính đáng để tránh châm ngòi cho một cuộc chiến.
Amin Saikal là Giáo sư ngành Khoa học Chính trị và Giám đóc Trung tâm Nghiên cứu Arab và Hồi giáo tại Đại học Quốc gia Australia. Ông là tác giả của cuốn Iran Rising: The Survival and Future of the Islamic Republic.
Nguồn: Amin Saikal, “A Confrontation from Hell”, Project Syndicate, 10/05/2019.
Nhật Ký Biển Đông: Tình Hình Ukraina Đã Thay Đổi – Đào Văn Bình
Nhật Ký Biển Đông trong hai tuần cuối Tháng Tư ghi nhận nhưng biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình Hoa Kỳ:
–AP ngày 27/4/2019: “Ô. Phan Ngo – cảnh sát trưởng Cựu Kim Sơn cho biết, vào ngày 26/4/2019, Isai Joel Peoples người Da Đen- một cựu chiến binh chiến trường Iraq trong khi lái xe tham dự lớp học Kinh Thánh, cố tình lái xe tông vào một số người đi bộ ở Thành Phố Cựu Kim Sơn (San Francisco) vì tưởng họ là dân Hồi Giáo. Bằng chứng mới cho thấy bị can đã cố tình tông vào những người này vì lý do tôn giáo. Trong số nạn nhân, một bé gái 13 tuổi gốc Nam Á ở Sunnyvale (gần San Francisco) đã hôn mê vì chấn thương sọ. Cựu chiến binh này đối đầu với tám tội danh giết người và có thể bị kết án chung thân.”
–Yahoo News ngày 28/4/2019: “Một người đàn bà bị bắn chết, ba người khác bị thương khi thiếu niên 19 tuổi – John T. Earnest có quan điểm Da Trắng Là Ưu Việt đã nổ súng tại một nhà thờ Do Thái tại San Diego, California trong lúc họ kỷ niệm ngày lễ Passover ngày dân Do Thái được Thượng Đế giải phóng khỏi ách nô lệ từ Ai Cập. Thiếu niên này đã bắn 10 loạt đạn trước khi thoát khỏi hiện trường. John T. Earnest là một sinh viên học giỏi, đàn dương cầm rất hay, được bạn bè ái mộ và sống trong một gia đình ngoan đạo.” Từ hai sự kiện nói trên chúng ta thấy bạo lực phát xuất từ tôn giáo và kỳ thị chủng tộc đang bột phát tại Hoa Kỳ.
-Huffington Post ngày 28/4/2019: Một nhóm Cực Đoan Da Trắng (White Nationalist) đã xông vào tiệm sách Politics and Prose ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, xếp hàng ngang, dùng máy phóng thanh để cản trở buổi nói chuyện của Ô. Jonathan Metzl- một giáo sư về xã hội và tâm lý học của Đại Học Vanderbilt là tác giả của cuốn “Màu Da Trắng Đang Chết: Sự Oán Giận Của Nền Chính Trị Dựa Trên Chủng Tộc Đã Giết Chết Vùng Nội Địa Nước Mỹ” (Dying of Whiteness: How the Politics of Racial Resentment Is Killing America’s Heartland ). Đã có ít nhất một người nói vào máy phóng thanh lời hát “Đất Nước Này Là Của Chúng Tôi” (This Land Is Our Land).
-AP ngày 29/4/2019: “Một người đàn ông ở New Hampshire bị cáo buộc tội đa thê vì đã kết hôn/lấy bốn người đàn bà, nhưng sẽ không bị tù giam nếu có hạnh kiểm tốt trong 5 năm tới. Michael Middleton, 43 tuổi đã cưới một bà ở Georgia năm 2006, một bà ở Alabama năm 2011 và một bà ở New Hampshire năm 2103 khiến ông này bị kết tội đa thê ở New Hampshire. Thế nhưng theo cáo trạng thì ông này còn cưới bà thứ tư ở Kentucky năm 2016. Các công tố viên nói rằng ông ta dùng hôn nhân để có thể sử dụng tài sản của các người này.”
–Reuters ngày 29/4/2019: “Số lượng tự tử trong giới trẻ của Hoa Kỳ tăng lên 1/3 trong tháng sau khi Netflix khởi đầu chiếu một loạt phim “13 Lý Do Tại Sao” (13 Reasons Why) xem trên hệ thống máy điện tử vào năm 2017. Chương trình chiếu phim này đã làm gia tăng 28.9% số lượng tự tử trong giới trẻ từ 10 tuổi tới 17 tuổi vào Tháng Tư 2017.”
Phim ảnh ngày nay đã góp phần gia tăng bạo lực, căm thù và căn bệnh tự tử trong giới trẻ – mới có 10 tuổi đã biết chán đời. Thật kinh hoàng! Lái súng, con buôn đã đáng sợ nhưng không đáng sợ bằng những người làm phim ảnh vô lương tâm.
-AP ngày 29/4/2019: “Michael Cummins 25 tuổi giết chết cha mẹ mình và năm người khác ở vùng quê Tennessee, đã ăn cắp xe của nạn nhân và mặc áo thun có vẽ vết máu. Cậu ta nói với người quen đó chỉ là xúc-cô-la. Nhân viên công lực đã bắt được hung thủ vào ngày 27/4/2019 tại một trong hai hiện trường ở miền quê Summer County cách nhau khoảng 1.6 dặm. Nạn nhân gồm người cha 51 tuổi, mẹ 44 tuổi và người chú/cậu 45 tuổi, một người đàn bà 43 cùng với mẹ 64 tuổi và con gái 12 tuổi. “ Đây là một vụ tàn sát giống như một trò giải trí của nhóm ISIS. Thật kinh hoàng!
Tình hình thế giới:
–Good Morning America/Reuters ngày 24/4/2019: “Sau đổ vỡ tại thượng đỉnh Việt Nam khi Tổng Thống Donald Trump bất ngờ bỏ ra về mà hai bên không đạt được thỏa hiệp nào. Ngày hôm nay Ô. Kim Jong Un đã viếng thăm Nga. Ông đã tới Vladivostok- một thành phố cảng nằm ở bờ biển Viễn Đông- cũng trên chiếc xe lửa bọc thép như thường lệ. Ông đã được thống đốc Vladivostok đón tại sân ga trải thảm đỏ và ba em bé gái trong trang phục cổ truyền tặng ông ổ bánh mì tròn, đặt trên đĩa, trên có rắc ít muối- một món ăn truyền thống của Nga. Ông Kim Jong Un sẽ gặp Ô, Putin tại khuôn viên của Đại Học Liên Bang Vùng Viễn Đông nằm trên Đảo Russkiy nối liền với Vladivostok bằng cây cầu. Hai bên sẽ thảo luận về vấn đề hạt nhân và những vấn đề song phương. Nga đã chống lại nghị quyết của LHQ bằng cách hỗ trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên trong giai đoạn bị cấm vận và cả trăm ngàn công nhân Bắc Hàn làm việc tại Nga. Bộ ngoại giao Nam Triều Tiên hy vọng cuộc họp thượng đỉnh sẽ thúc đẩy việc giải trừ hạt nhân của Bắc Triều Tiên nhưng hy vọng không cao. Trong khi đó các nhà quan lại lại cho rằng cuộc họp cho thấy sức mạnh chính trị của Nga và rằng Ô, Kim Jong Un có thêm một “giải pháp” khác ngoài việc thương thảo với Hoa và yêu cầu Ngoại Trưởng Mike Pompeo phải bị loại ra khỏi những cuộc thương thảo với Bắc Triều Tiên.”
Theo AP ngày 25/4/2019, sau cuộc hội đàm, Tổng Thống Purtin nói rằng Ô. Kim Jong Un khẳng định rằng ông sẵn sàng từ bỏ vũ khí nguyên tử nhưng phải được bảo bảo chắc chắn về an ninh trước đã. (Russian President Vladimir Putin said North Korean leader Kim Jong Un confirmed during their first summit Thursday he is willing to give up his nuclear weapons — but only if he gets an ironclad guarantee of security beforehand.)
–Fox News ngày 24/4/2019: Sau khi Hoa Kỳ liệt kê và công bố Vệ Binh Cách Mạng Ba Tư là tổ chức khủng bố, quốc hội Ba Tư đáp trả lại bằng cách biểu quyết đạo luật coi toàn bộ quân đội Hoa Kỳ là tổ chức khủng bố quốc tế và Hoa Kỳ hành xử còn tệ hại hơn kẻ cướp?
-AFP ngày 24/4/2019: Bộ trưởng nội vụ Tích Lan tin rằng tám vụ đánh bom tự sát liên tiếp vào nhà thờ và các khách sạn sang trọng ở Thủ Đô Colombo khiến 321 người chết, 500 bị thương là để trả thù vụ một thanh niên Da Trắng xả súng vào một nhà thờ Hồi Giáo, giết chết 49 người, làm bị thương 20 người tại Tân Tây Lan vào Tháng Ba 2019. Trong khi đó Hoa Kỳ cảnh báo công dân hãy “gia tăng thận trọng” vì khủng bố có thể lại có kế hoạch đánh bom vào các khu du lịch, trung tâm vận chuyển, khách sạn, câu lạc bộ, nhà hàng và những nơi thờ phượng. Theo Reuters ngày 27/4/2019, chỉ sáu ngày sau vụ đánh bom, một cuộc chạm súng giữa quân chính phủ và nhóm vũ trang Hồi Giáo đã nổ ra tại bờ biển miền đông của Tích Lan khiến 15 người chết trong đó có sáu trẻ em. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng nhóm khủng bố sẽ tiếp tục tấn công và ra lệnh cho các thành viên của gia đình Hoa Kỳ ở lứa tuổi còn đi học, các nhân viên không có nhiệm vụ khẩn cấp rời khỏi Tích Lan.
Chiến Tranh Lạnh Mới:
-Business Insider ngày 24/4/2019: “Hoa Kỳ đã gửi một tín hiệm mạnh mẽ tới Nga bằng cách phái hai HKMH Abraham Lincoln và John C. Stennis cùng với nhóm tàu hộ tống tới Địa Trung Hải, ngoài khơi Syria. Hỏa lực của nhóm tàu tấn công này gồm có 130 phi cơ chiến đấu, 10 tàu chiến và 9000 thủy thủ và TQLC mà hải quân nói rằng không ai có thể tập trung một hỏa lực mạnh như vậy.”
-Reuters ngày 25/4/2019: Trong bài viết nhan đề, “Cách xa về hỏa tiễn khiến Hoa Kỳ hối hả đối đầu với Hoa Lục” (New missile gap leaves U.S. scrambling to counter China) trong đó nói rằng, “Lợi dụng việc Ngũ Giác Đài sao lãng bởi hai cuộc chiến tốn kém kéo dài trong hai thập niên ở Trung Đông và A Phú Hãn, Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa duy trì gia tăng ngân sách và cải tiến nhanh chóng kỹ thuật đã chế tạo và triển khai những hỏa tiễn tối tân. Nhiều hỏa tiễn được đặc biệt thiết kế để tấn công các HKMH và những căn cứ được coi như xương sống của quân đội Hoa Kỳ khống chế vùng (Bắc Á) và trong nhiều thập niên đã che chở cho Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Đài Loan. ”
-ABC News ngày 25/4/2019: “Hoa Lục loan báo sẽ cùng Nga tổ chức thao diễn hải quân chung vào tuần tới, thêm một dấu hiệu nữa cho thấy quân đội của hai quốc gia ngày càng xích gần lại nhau để cùng đối phó với sức mạnh quân sự áp đảo của Mỹ. Cuộc thao diễn mang tên “Joint Sea 2019” sẽ được tổ chức ở ngoài khơi thành phố cảng Thanh Đảo bao gồm tàu chiến, tàu ngầm cùng với máy bay có cánh cố định, trực thăng và thủy quân lục chiến.”
-AP ngày 28/4/2019: “Tổng Thống Putin gọi việc kết án cô Maria Butina 18 tháng là một sự phẫn nộ. Việc đối xử với cô giống như một trò chơi pháp lý mà nhà cầm quyền và giới chức tư pháp Hoa Kỳ dùng để rửa cho khỏi mất mặt mà thôi.”
-Đài CNBC ngày 29/4/2019: “Theo dữ kiện quốc tế ngày hôm nay, lần đầu tiên chi phí quốc phòng của Nga tụt hạng từ nhóm 5 quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn nhất. Theo Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm, tổng số chi tiêu cho quốc phòng của thế giới là 1800 tỷ Mỹ Kim trong năm 2017 tức gia tăng 2.6% – là con số cao nhất kể từ năm 1988. Năm quốc gia có chi phí quốc phòng cao nhất là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ả Rập Sê-út, Ấn Độ và Pháp chiếm 60% tổng số toàn cầu. Chi phí quốc phòng của Mỹ tăng từ năm 2010, còn Hoa Lục tăng liên tực trong 24 năm liền.”
Với đà chạy đua vũ trang toàn cầu như thế này, một là các bên ngán sợ nhau mà không dám gây chiến, hai là chiến tranh thảm khốc sẽ xảy ra.
Nhận Định:
ABC News ngày 21/4/2019 cho biết, “Volodymyr Zelensky 41 tuổi – một diễn viên khôi hài, không một chút kinh nghiệm chính trị, đóng giả tổng thống Ukraina trên truyền hình đã đắc cử tổng thống với số phiếu áp đảo. Kiểm phiếu cho thấy Ô. Zelensky nhận được 73% số phiếu và loại tổng thống đương nhiệm Poroshenko và ông này đã thừa nhận thất bại.
Tại bữa tiệc vận động tranh cử tại một quán rượu, đông nghẹt cả ngàn ký giả, Ô. Zelensky đã tuyên bố chiến thắng. Khi kết quả bầu cử được loan báo, hoa giấy được tung lên trời và Ô. Zelensky đã cám ơn những người thiện nguyện và nói rằng họ đã bảo vệ Ukraina.
Kết quả bầu cử đã đặt một tay mơ về chính trị vào vị trí lãnh đạo Ukraina- một trong những xứ nghèo nhất Âu Châu -là quốc gia nằm ở vết nứt của quả địa cầu – giằng co giữa Tây Phương và Nga. Hiện nay Ukraina vẫn còn nằm trong cuộc chiến với Nga từ năm 2014 khiến 13,000 người chết.
Nói chuyện với các ký giả và một vài người ủng hộ tại một quán rượu, Ô. Zelensky ca ngợi chiến thắng như là biểu tượng của thay đổi chính trị cho những quốc gia khác trong vùng. Ông nói rằng, “Tôi chưa chính thức làm tổng thống nhưng với tư cách của công dân, tôi có thể nói tất cả các quốc gia thời kỳ Hậu Sô-Viết đang nhìn vào chúng ta. Mọi chuyện đều có thể xảy ra.”
Chiến thắng của Ô. Zelensky đến giữa lúc bất mãn của người dân Ukraina dâng cao đối với các nhà hoạt động chính trị và mệt mỏi vì chiến tranh. Ông hứa sẽ chống tham nhũng và thay đổi lề thói chính trị chuyên nghiệp (sống bằng nghề làm chính trị) được mô tả như là tham nhũng và thờ ơ trước những lo lắng quan của giới bình dân.
Tại những phòng phiếu vào ngày Chủ Nhật, một vài cử tri đã bày tỏ sự thương mến lớn đối với Ô. Zelensky và nói rằng ông là người của đổi thay. Tatiana Zakkharenko 50 tuổi nói rằng, “ Tôi bầu cho khuôn mặt mới. Chúng tôi muốn thay đổi.”
Chiến thắng của Ô. Zelensky dường như đã thấy rõ từ vòng đầu tiên cách đây ba tuần lễ khi ông hạ một loạt 40 đối thủ khác, giành gần như gấp đôi số phiếu của Ô. Poroshenko. Chiến thắng áp đảo vào ngày Chủ Nhật vừa qua là sự phản kháng vang dội đối với tổng thống đương nhiệm 53 tuổi là tỷ phú đứng đầu nghành sản xuất kẹo- đã lên nắm quyền sau cuộc biểu tình khổng lồ vào năm 2014 đánh đổ vị tổng thống được Nga hỗ trợ là Viktor Yanukovych. Ô. Poroshenko tranh cử với lập trường của vị lãnh đạo chiến tranh, tự coi mình là người bảo vệ bản sắc Ukraina chống lại Nga và cảnh báo kinh nghiệm của Zelensky sẽ đưa tới chiến thắng cho Tổng Thống Putin. Tuy vậy nhưng Ô. Poroshenko lại không thể vượt qua được quan niệm cho rằng ông đã thất bại trong việc chống lại bệnh tham nhũng thâm căn cố đế và tiếp tục truyền thống dùng quyền hành để làm lợi cho đồng minh, bè bạn. Trong diễn văn chấp nhận thua cuộc, Poroshenko nói rằng ông tiếp tục ở lại chính trị vì bộ tham mưu của ông muốn bảo vệ những thành quả đạt được giữa lúc tình thế cực kỳ khó khăn. Ông nói thêm, những người ủng hộ ông phải ngăn ngừa cái mà ông gọi là “kế hoạch của Điện Kremlin” nhằm thành lập một nhóm trung thành với Nga tại quốc hội trong kỳ bầu cử vào mùa thu. Còn những người bỏ phiếu cho Zelensky nói rằng sự bất mãn đối với Ô. Poroshenko khiến họ chấp nhận rủi ro. Ruslan Kotsaba- một ký giả bị kết tội phản quốc vì chỉ trích lệnh gọi nhập ngũ của Poroshenko nói rằng Ô. Zelensky ít ra cũng người đem lại hy vọng.
Một số nói rằng giao một Ukraina trong tình trạng tham nhũng vào tay một người thiếu kinh nghiệm như Zelensky là con số cộng. Anna Dyshelva- một giám đốc thương mại của một công ty, sau khi bỏ phiếu cùng với con trai nói rằng Ô. Lezensky không phải là tổng thống tốt của tôi nhưng ít ra ông không có kinh nghiệm trong tham nhũng như các chính trị gia khác.
Một số ít biết rằng thay đổi như thế là thực tế. Bên cạnh lời hứa loại bỏ những viên chức tham nhũng và tìm cách chấm dứt chiến tranh, Zelansky không đưa ra chính sách trong lúc tranh cử. Ông cũng né tránh báo chí và từ chối trả lời phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn cuối cùng ông giành cho một ký giả đã thắng một giải bóng bàn (ping pong). Thay vào đó, Zelensky phần lớn tranh cử theo kiểu cá nhân xuất hiện trên màn truyền hình của ông và tổ chức những buổi trình diễn hài hước trước khán giả thay vì tập họp người ủng hộ. Trong màn trình diễn có tên “Đầy Tớ Của Nhân Dân” ông đóng vai một thầy giáo bị đẩy vào làm tổng thống và những lời chống tham nhũng của ông đã gây sốt. Một khi đã nắm quyền, ông lánh xa truyền thống quan quyền lên mặt của văn phòng tổng thống và chống lại tập đoàn đầu xỏ thương lèo lái nền chính trị của Ukraina.
Tuy nhiên thực tế là – Zelensky lên nắm quyền với sự liên hệ với ông trùm đầu xỏ Kolomoisky- một khuôn mặt gây tranh cãi. Nhiều người bỏ phiếu cho Ô. Zelensky đã bày tỏ sự dè dặt về mối liên hệ với Kolomoisky là người đã đưa lên truyền hình các buổi trình diễn và hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông. Kolomoisky sống lưu vong, lánh nạn tại Do Thái khi chính quyền quốc hữu hóa Ngân Hàng Privat Bank của ông vì cáo buộc ông đã biển thủ cả tỷ mỹ kim của các trương chủ. Rất nhiều người sợ rằng Kolomoisky sẽ cùng Zelensky nắm quyền. Tuần này, tòa án ở Kiev đã phán quyết việc quốc hữu hóa ngân hàng Privat là bất hợp pháp khiến dấy lên lo ngại về những chỉ trích nhắm vào Zelensky. Rất nhiều người bầu cho Lezensky nói rằng tại Ukraina, bất cứ ứng cử viên nào cũng có đầu sỏ chính trị đứng sau lưng cho nên chúng ta phải chấp nhận và sống với nó. Còn Zelensky thì lập đi lập lại rằng ông là ông, hứa bỏ tù tất cả những ai vi phạm luật pháp. Ông đã chiến thắng rất nhiều nhà hoạt động chính trị cũng như các nhà cải cách là những người đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng 2014 cùng những hệ quả của nó và cho rằng lời hứa của họ vẫn chưa hoàn tất. Một vài người trong họ, có cả cựu bộ trưởng đã cố vấn cho Zelensky để hình thành bộ tham mưu.
Serhi Leschenko- một nhà báo cấp tiến nổi tiếng và là thành viên của quốc hội nói rằng ông tin kết quả lớn lao của Zelensky sẽ giúp ông giữ được tư thế độc lập. Tại tiệc mừng chiến thắng, Leshchenko nói rằng 75% số phiếu quá đủ để độc lập và sẽ có nhiều cơ hội mạnh mẽ cho những nhà cải cách tham gia nội các của Ô. Zenlensky và ông tin rằng Zelenky là người có trách nhiệm và tin cậy.
Những thử thách của Zelensky – một chính trị gia tay mơ phải đối đầu vẫn còn đó. Những người không bỏ phiếu cho Zelensky lo ngại rằng bầu phiếu cho ông có nghĩa là bầu cho mối liên hệ với Nga. Ô. Poroshenko khẳng định rằng sự thiếu kinh nghiệm và lập trường quá ôn hòa với Nga mà ông lại nổi tiếng vì là một nhà khôi hài- là điều sẽ có ý nghĩa.
Nói chuyện trước khi bỏ phiếu, Poroshenko nói rằng việc bầu ông Zelensky là có thể và không phải chuyện đùa và ông Zelensky có thể dẫn dắt Ukraina trở lại Đế Quốc Nga. Rất nhiều cử tri Ukraina nói rằng họ sẵn sàng xem nỗ lực giải quyết cuộc giằng co ở miền đông, nơi mà đạn pháo nổ từng ngày và thương vong mỗi tháng như thế nào.
Vẫn còn chưa rõ Ô. Zelensky làm thế nào. Trước đây ông nói rằng ông sẽ tìm cách thương thảo trực tiếp với lực lượng ly khai ở miền đông được Mạc Tư Khoa hỗ trợ. Nhưng nói chuyện sau khi thắng cử, ông nói với ký giả rằng ông sẽ theo đuổi đàm phám theo cái gọi là “Khuôn Khổ Normandy” với Pháp và Đức và tiếp tục thực thi Thỏa Hiệp Minsk là một kế hoạch hòa bình hiệu lực từ năm 2015 nhưng đã bị đình trệ từ lâu.
Mặc dù có nhiều mâu thuẫn trong giải pháp, nhưng nhiều người Ukraina bày tỏ hài lòng rằng cuộc bầu cử thường xáo hỗn loạn nhưng thật sự có sự cạnh tranh. Nhiều triệu người chứng kiến cuộc tranh luận tại vận động trường giữa các ứng cử viên và nói nó giống như buổi đấu quyền Anh hơn là tranh luận chính trị. Diana Gabovich – một thiếu phụ bỏ phiếu tại Kiev là một trong những cử tri hiếm hoi mà ABC News tiếp xúc đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn với Zelensky. Cô ta nói rằng cuộc tranh luận thật tốt và tôi cười. Tất cả chúng tôi đều cười, cả nước đều cười trong vòng một hai tháng.”
Sau cuộc biểu tình khổng lồ do CIA và NATO đạo diễn lật đổ Tổng Thống Yanukovych vào năm 2014, đất nước Ukraina đi vào hỗn loạn. Ô. Poroshenko – một tài phiệt ngành bánh kẹo đắc cử tổng thống giữa tình thế Bán Đảo Crimea (Crưm) trưng cầu dân ý sát nhập vào Nga. Hai tỉnh miền đông Luhansk và Donetsk tuyên bố độc lập và tách thành hai quốc gia riêng dưới sự hỗ trợ của Nga. Chiến tranh kéo dài suốt 5 năm nhưng không thể lấy lại hai mảnh đất này. Trong khi đó nội tình chính trị nát bét. Tham nhũng hoành hành cộng thêm với những cuộc xuống đường bạo động của nhóm Quốc Gia Cực Đoan đòi tiến hành một cuộc cách mạng mới.
Việc Ô. Zenlensky thắng cử cho thấy người dân Ukraina đã chán ngấy với tham nhũng và mệt mỏi với chiến tranh và sự lũng đoạn của tập đoàn đầu sỏ chính trị. Nhưng ông phải làm sao đây? Làm thế nào để lấy lại Crimea (Crưm) và kéo hai tỉnh ly khai Luhansk và Donetsk trở lại với đất mẹ? Theo tôi, việc này còn khó hơn chuyện “Đội đá vá trời”. Theo Bloomberg News ngày 25/4/2019, tình hình trở nên phức tạp hơn khi Tổng Thống Putin vừa ký sắc lệnh cho phép dễ dãi trong thủ tục cấp quốc tịch cho công dân thường trú tại Luhansk và Donetsk khiến Ô. Zelensky kêu gọi gia tăng cấm vận lên Nga. Cả Liên Hiệp Âu Châu cũng công kích quyết định này và coi đó như là cuộc tấn công vào chủ quyền của Ukaina.
Ô. Zelensky phải hiểu rằng muôn sự xảy ra ngày hôm nay là vì nhóm chính trị cực đoan không hiểu rằng Ukraina là vùng trái độn giữa NATO và Nga theo học thuyết “Địa Lý Chính Trị”. Họ đã tuân theo chỉ thị của NATO và Hoa Kỳ tiến hành một cuộc biểu tình lật đổ chính quyền thân Nga của Ô. Yanukovych để biến Ukraina thành một “tiền đồn” thọc vào trái tim của Nga. Và Nga đã phản ứng lại bằng chiến thuật muôn thuở là chia cắt đất nước Ukraina. Đó là lý do tại sao Crimea sát nhập vào Nga và hai vùng Luhansk và Donetsk tuyên bố thành lập quốc gia riêng.
Vậy thì chìa khóa giải quyết vấn đề Ukraina chính là Nga. Ô. Zelensky phải thương thảo trực tiếp với Nga và biến Ukraina thành một quốc gia trung lập vừa giao hảo với Tây Phương vừa thân thiện với láng giềng. Nhưng liệu ông có đủ bản lãnh để đối phó với nhưng thành phần quốc gia cực đoan luôn luôn có tư tưởng thù nghịch với Nga và áp lực của Tây Phương muốn biến Ukraina thành mũi nhọn xung kích chống Nga trong khuôn khổ Chiến Tranh Lạnh Mới?
Nếu ông làm được thì ông là thiên tài chính trị. Còn không làm được thì ông sẽ thất bại thê thảm trong bối cảnh chính trị hỗn loạn của Ukraina.
Từ ngàn xưa tới giờ, muốn “an bang tế thế” thì không thể đặt “thương ghét” lên trên. Có những quốc gia mình thù thâm căn cố đế nhưng cũng phải bang giao, hòa hoãn chỉ vì quyền lợi của đất nước. Có những quốc gia mình rất “thương” nhưng cũng không thể bang giao vì sẽ nguy hại tới đất nước. Chẳng hạn, trong thâm tâm, có thể Mễ Tây Cơ rất thích làm ăn buôn bán, thân thiện với Nga và Hoa Lục. Thế nhưng nếu kết thân với Nga và Hoa Lục thì lập tức Mễ Tây Cơ trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ. Do đó, có thể nói “không bao giờ” Mễ Tây Cơ dám thân thiện với Nga và Hoa Lục. Đó là chuyện đau lòng nhưng nó là thực tế để giữ cho Mễ Tây Cơ yên ổn. Mình là nước nhỏ nằm sát một đại cường khổng lồ thì sức đâu mà chống lại họ? Do đó muôn đời vẫn là phải hòa hiếu với láng giềng khổng lồ để giữ yên đất nước. Nước nhỏ mà chống lại đại cường khổng lồ thì đất nước sẽ nát như tương, đó là Ukraina ngày nay.
Lịch sử ngàn xưa chứng tỏ rằng, trong một đất nước có quá nhiều “lực lượng”, quá nhiều đảng phái, “năm cha ba mẹ” trong khi đó lại bị ngoại bang khống chế…mà lãnh đạo không đủ tài năng để dìu dắt… thì đất nước sẽ triền miên bất ổn rồi đi đến chia cắt. Dân chủ mà hỗn loạn còn tệ hại hơn cả độc tài.
(California ngày 30/4/2019)
Vui cười
Người kia nghèo nhưng lại muốn làm sang. Một hôm, có khách đến chơi . Anh ta lẻn sang nhà hàng xóm nhờ một chú bé đến bưng cơm nước hộ. Anh ta dặn dò cách thức xong rồi về nhà trước ngồi đợi . Đợi cả buổi, vẫn chưa thấy chú bé sang. Mãi mới thấy chú bé thập thò ngoài cửa . Anh ta ra oai, gọi to :
– Sao không vào bưng cơm nước ra, kẻo khách đã đói bụng, còn chờ đến bao giờ nữa ?
Lúc bấy giờ, chú bé mới lễ phép thưa :
– Xin lỗi ông miễn cho, tôi sợ con chó nhà ông nó dữ quá nên từ nãy đến giờ, tôi đứng đây chưa dám vào !
Ai đã chôn vùi giấc mộng của Hillary Clinton? – Trong Đạt
Hillary Clinton nay lại thành đề tài bàn luận sôi nổi của truyền thông qua cuốn sách mới xuất bản của bà, Clinton làm sống lại cuộc tranh cử tổng thống ầm ĩ trong năm vừa qua. Sau hơn nửa năm yên lặng để viết hồi ký, nay bà lại đăng đàn diễn thuyết, chỉ trích kết quả cuộc bầu cử là gian dối (Hillary Clinton Says Election Results Could Be Fake). Clinton vẫn cay đăng về sự thất bại năm 2016, không ngớt lời chỉ trích, lên án Donald Trump người mà bà nghĩ là đã đoạt ngôi vị của mình bằng con đường bất chính.
Cách đây hai tháng, vào ngày 27-7-2017, một bản tin trên US Today của Hillel Italie nói Hillary Clinton đặt tên cuốn sách mới là Những Gì Đã Xẩy Ra (Hillary Clinton calling new book ‘What Happened’). Tác giả bài viết kể sơ những lý do (Clinton nêu ra) đã khiến bà thất cử; trước hết do Nga can thiệp; sau do ông giám đốc FBI James Comey.
Và bây giờ bà đã ra mắt sách. Chuyện bầu cử tổng thống tại Mỹ cứ bốn năm một lần, nó y như cơm bữa chẳng có gì lạ. Các ứng cử viên sau khi thất cử thường giữ im lặng cho qua luôn. Riêng Clinton vẫn còn bị nhiều ám ảnh, cay cú, tiếc nuối về sự thất bại của mình nên đã kể lại đầu đuôi cuộc tranh cử đầy tranh cãi ồn ào vừa qua. Nhiều người cho là ông Donald Trump đã kết thúc sự nghiệp chính trị của Clinton. Chính bà cũng tin như vậy.
Nếu nghĩ thế thì thật oan cho ông Trump. Nói cho công bằng chính Barack Obama là người đã chôn vùi giấc mộng nữ tổng thống đầu tiên của bà chứ không phải Donald Trump.
Không nói xa xôi cho nhiều, chỉ tính từ sau thế chiến và cuộc chiến Cao Ly cho tới nay đã 64 năm, mặc dù bốn năm bầu cử tổng thống một lần. Nhưng trên thực tế người dân bầu cho một đảng giữ hành pháp hai nhiệm kỳ. Chỉ trừ một trường hơp đặc biệt Cộng Hòa làm ba nhiệm kỳ dưới thời tổng thống Reagan (1981-1989) và tổng thống Bush cha (1990-1993). Sở dĩ như vậy vì Reagan là một tổng thống (CH) vào hàng ngoại hạng. Không ai có thể sánh được với ông. Và phó tổng thống Bush cha dựa vào uy tín của tổng thống Reagan nên Cộng Hòa được làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Nói chung thì Con Lừa ở Tòa Bạch Ốc tám năm rồi tới Con Voi. Hết Cấp Tiến tới Bảo Thủ. Quan phủ đi thì quan tri nhập.
Một đảng muốn làm ba nhiệm kỳ thật khó lắm. Nó khó hơn trúng số. Sau khi một đảng đã làm hai nhiệm kỳ họ cũng đưa ứng cử viên ra tranh cử tiếp nhưng thật ra chỉ cho vui thôi. Cử tri không bao giờ muốn một đảng cầm quyền quá lâu, họ sợ độc tài. Người dân muốn thay đổi, thường thì một đảng sau khi cầm quyền tám năm không mấy khi đáp ứng trọn vẹn được nguyện vọng của họ. Thưa quí vị, sở dĩ tôi dông dài như vậy vì nó là yếu tố then chốt của chủ đề tôi trình bẩy ở đây.
Cuộc tranh cử bị lãng quên
Trong bài này tôi sẽ chú trọng nhiều vào cuộc tranh cử sơ bộ tổng thống của Dân Chủ năm 2008 vì nó có ảnh hưởng quyết định tới giấc mộng vàng của Hillary Clinton. Cuộc tranh cử đã thật sôi động ầm ĩ một thời mà ngày nay đã bị cát bụi thời gian phủ kín
Cách đây khoảng 7, 8 năm có một bài viết về những người đàn bà thành công nhất Hoa Kỳ, tác giả kể tên bà Oprah, Nữ hoàng Talk show và có so sánh như sau: Oprah mới là người đàn bà thành công vì bà đi từ đáy xã hội lên, Hillary Clinton không được coi như vậy vì bà dựa vào chồng làm tổng thống mà lên. Thật vậy, nếu ông Bill Clinton không phải là chủ nhân Tòa Bạch Ốc thì sẽ không ai biết đến bà Hillary.
Bill Clinton tranh cử tổng thống và thắng Bush cha ngày 3-11-1992. Suốt hai nhiệm kỳ từ 1993 tới 2000 tổng thống Bill Clinton đã chuẩn bị cho bà vợ ra ứng cử, ông giúp người da đen rất nhiều, nhất là cải thiện trợ cấp (especially welfare reform) để lấy phiếu của họ sau này. Có người cho là ông Bill chẳng mất gì, chỉ lấy của chùa cho miễu. Năm 2015 trong cuộc tranh cử sơ bộ, một người da đen đã dơ cao tấm biển ngữ lớn “chúng tôi nhớ ơn gia đình Clinton mãi mãi “we are forever grateful.” Nữ văn sĩ da đen Nobel văn chương 1993 Toni Morrison, ca ngợi Bill Clinton: “Ông là tổng thống da đen đầu tiên của chúng tôi,” để nhớ ơn ông. Chuẩn bị kỹ càng như thế tưởng là chắc ăn như bắp, vậy mà vẫn sẩy, nhưng mấy ai học được chữ ngờ.
Năm 2000, phó tổng thống Al Gore tranh cử tổng thống nhưng thua Bush con với tỷ lệ rất sít sao, Cộng Hòa trở lại Tòa Bạch Ốc.
Bà Hillary Clinton ra ứng cử và thành thượng nghị sĩ tiểu bang New York từ 2001 tới 2009 để lấy uy tín ra tranh cử tổng thống năm 2008. Cho tới nay bà đã hai lần tranh cử tổng thống và đã suýt làm nữ tổng thống đầu tiên. Lần thứ nhất năm 2008 Clinton tranh cử nội bộ đảng Dân Chủ với Obama, và năm 2016 tranh cử tổng thống với Donald Trump (CH) như quí vị đều đã biết.
Năm 2008 phía Dân Chủ có 10 ứng cử viên ra tranh cử sơ bộ, sở dĩ họ ra đông như vậy vì thấy thời cơ đã tới. Cộng Hòa đã làm hai nhiệm kỳ, người dân quá chán cuộc chiến Iraq của tổng thống Bush con. Đây là cơ hội tốt để Dân Chủ trở lại Tòa Bạch Ốc. Mười ứng cử viên đa số là thượng nghị sĩ như sau:
1-Thượng nghị sĩ Barack Obama, 2-Joe Biden TNS, 3-Hillary Clinton, TNS, 4-Christopher Dodd, TNS, 5-John Edwards, cựu nghị sĩ, 6-Mike Gravel, cựu TNS, 7-Dennis Kucinich, dân biểu, 8-Bill Richardson, thống đốc, 9-Evan Bayh, cựu thống đốc, 10-Tom Vilsack, cựu thống đốc.
Hai ông Evan Bayh và Tom Vilsack, bỏ tranh cử từ đầu. Còn lại những người ít phiếu rút lui dần dần. Sau cùng chỉ còn hai ứng cử viên kỳ phùng địch thủ Obama và Clinton. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một người lai da den (Obama) và một phụ nữ (Clinton) được đảng đưa ra tranh cử tổng thống.
Bà Clinton và Obama tranh cử rất gay go từ đầu năm 2008 cho tới tháng 6 thì kết thúc. Hillary Clinton thua Barack Obama về cử tri đoàn nhưng vẫn chiến đấu dai dẳng đến cùng cho tới khi biết là thua mới chịu bỏ cuộc vào đầu tháng 6. Obama đã quyên góp được khoảng 200 triệu nhiều gấp ba lần quỹ của bà Clinton. Ông lại được giới trẻ ủng hộ mạnh. Tại nhiều nơi Obama chi tiền gấp hai gấp ba lần Clinton, bà ta đuối sức, khi gần tàn cuộc tranh cử đã thiếu tiền và cuối cùng phải thiếu nợ 18 triệu.
Trong bốn ngày đại hội đảng Dân Chủ (25-8 tới 29-8-2016) tổ chức tại Denver Colarado, Hillary Clinton cũng được ghi vào danh sách đề cử. Nhưng cuối cùng Barack Obama đã đươc đảng Dân Chủ chính thức cử làm đại diện trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2008.
Obama hơn phiếu Clinton về cử tri đoàn nhưng tương đối thôi. Cả hai không đủ số phiếu đòi hỏi 2,117 để thành ứng cử viên chính thức. Obama ước lượng được 487 phiếu siêu đại biểu thành 2,272 phiếu đủ số phiếu đòi hỏi (2,117) thành ứng cử viên chính thức, Clinton ước lượng được 246 phiếu tổng thống thành 1,978. Về phiếu phổ thông Clinton hơn Obama 270 ngàn (17,857,501 so với 17,584,692) nhưng không được tính tới. (1)
Qui chế tranh cử sơ bộ của Dân Chủ khác Cộng Hòa ở chỗ họ có phiếu siêu đại biểu (superdelegate) của các đảng viên chức sắc, họ muốn bầu cho ai thì bầu. Tổng cộng có 4, 233 phiếu cử tri đoàn tại cuộc bầu cử sơ bộ Dân Chủ, trong số này có dưới 15% là phiếu siêu đại biểu (thí dụ 713 người). Siêu đại biểu có thể lựa ứng cử viên đại diện đảng theo ý mình. Nghĩa là đảng đóng vai chính trong việc lựa chọn ứng cử viên chính thức. Mang danh Dân Chủ nhưng nguyên tắc này của họ lại phản Dân Chủ. Nó cũng hơi giống kiểu xã hội chủ nghĩa, đảng cử dân bầu.
Cuộc tranh cử sơ bộ đảng Dân Chủ năm 2008 gây bất ngờ, chia rẽ giữa những người ủng hộ. Có lẽ đây là kỳ tranh cử nội bộ sôi nổi và kéo dài nhất từ trước tới nay. Hai bên tranh giành nhau từng tấc đất trong suốt nửa năm trời.
Trước tháng 1 năm 2008, ông Obama chỉ là một người vô danh không ai biết tới. Nay thắng cử vẻ vang trong cuộc chạy đua sơ bộ tạo nhiều ngạc nhiên. Gia đình Clinton giầu có, từ ngày hết làm tổng thống ông đi du thuyết, tham gia các chương trình Talk Show đã thu được nguồn lợi tức lớn hàng trăm triệu (theo lời gia đình Clinton). Bà Clinton có nhiều kinh nghiệm chính trường, 8 năm đệ nhất phu nhân, 8 năm thượng nghị sĩ. Đã chuẩn bị tranh cử suốt 8 năm trời. Cuối cùng thua một ứng cử viên lai da đen nghèo, không có tiếng tăm. Đúng là ký ca ký cóp cho cọp nó xơi!
Dư luận cho là đảng Dân Chủ đã thiên vị Obama, cố tình gạt Clinton ra khỏi cuộc đua. Họ đã yểm trợ, cổ võ cho Obama cật lực. Các chính khách thế lực của đảng như thượng nghị sĩ Ted Kennedy, John Kerry hoặc thống đốc Bill Richardson (New Mexico) đã lên tiếng ủng hộ Obama. Đa số các siêu đại biểu của đảng cũng ủng hộ Obama. Có bình luận cho rằng đảng (Con Lừa) yểm trợ hết mình cho Obama để ngăn cản không cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch ốc. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của gia đình chứ không nghĩ tới quyền lợi đảng, đất nước.
Cuộc tranh cử sơ bộ Dân Chủ Mỹ năm 2008 đã có nhiều biểu hiện thiếu dân chủ, thiên tư thiên vị trắng trợn. Khi tranh cử đã gần tàn, Obama và Clinton đang chạy đua nước rút, nhiều vị chức sắc Dân Chủ, thượng nghị sĩ, thống đốc la làng ép Hillary Clinton phải rút lui.
-Yêu cầu bà chấm dứt vận động và nhường bước cho ông Obama để tránh gây chia rẽ nội bộ.
Thật là khôi hài, và mị dân. Đã là tranh cử dân chủ tự do lại có trò bắt ép ứng cử viên bỏ cuộc nhường bước cho đối thủ. Thế thì tổ chức bầu cử làm gì?
Thái độ bất công con yêu, con ghét của đảng Dân Chủ đã khiến cho những người ủng hộ Clinton vô cùng bất mãn. Ngay người ngoại cuộc cũng phải khó chịu. Ai cũng thấy chướng tai gai mắt. Tổng cộng có khoảng 18 triệu cử tri bất mãn. Họ nói sẽ dồn phiếu cho Cộng Hòa. Đảng phải đứng ra hòa giải thương lượng, Clinton đã mắc nợ 18 triệu vì mượn tiền tranh cử và đã phải chấp nhận ủng hộ Obama để được ông ta trả dùm cho món nợ này.
Obama thắng cử trong kỳ sơ bộ với Clinton và rồi kỳ tranh cử tổng thống với McCain là do phiếu của người da trắng vì họ chiếm 65% dân số. Obama với khẩu hiệu “Change, Yes We Can” rất ăn khách trong khi người dân đang mong mỏi sự thay đổi. Chính phủ Cộng Hòa của tổng thống Bush con bị coi là đi sai đường (wrong track).
Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp dưới thời tổng thống Bush con rất thấp (2) công ăn việc làm dư thừa nhưng bị thất nhân tâm vì sa lầy vào cuộc chiến Iraq. Một cái xui xẻo nữa là đúng khi ngày bầu cử tháng 11 đã gần kề, thị trường địa
ốc khủng hoảng khiến cho nhiều ngân hàng, công ty phá sản, thị trường chứng khoán lao xuống đáy vực, Dow Jones mất khoảng 8 ngàn tỷ, thất nghiệp đầy cả ra. Người ta quá sợ Cộng Hòa nên phải dồn phiếu cho Dân Chủ.
Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 4-11-2008, Obama thắng thượng nghị sĩ McCain dễ dàng được 365 phiếu cử tri đoàn so với 173 phiếu của John McCain. Ông cũng hơn McCain gần 10 triệu phiếu phổ thông. Cử tri bầu cho Dân Chủ vì họ quá chán đảng Con Voi cộng thêm với sự ủng hộ toàn diện, sôi nổi ầm ĩ của đa số truyền thông báo chí dành cho gà nhà Obama.
Đó là bất hạnh lớn cho gia đình Clinton. Bao nhiêu năm trời chuẩn bị công phu, thời cơ đã tới, cơm tới miệng mà không ăn được. Tự nhiên có một ứng cử viên lai Châu Phi nhẩy ra khiến cho bao nhiêu phiếu của người da đen tự nhiên không cánh bay đi hết. Sự thực Obama cũng hơn Clinton ở tài diễn thuyết và giỏi tranh cử, có khẩu hiệu hấp dẫn “Change, Yes We Can” trong khi Clinton không có đường hướng, chính sách nào rõ rệt.
Tháng 8 năm 2008, Obama đã chôn vùi giấc mộng nữ tổng thống của Hillary Clinton. Năm 2008 là cơ hội duy nhất cho Clinton có thể thắng cử vì Cộng Hòa đã làm hai nhiệm kỳ, người ta quá sợ Cộng Hòa. Dịp may chỉ đến một lần. Con người ta dẫu khôn đến mấy cũng chẳng ai khôn hơn được ông trời.
Hillary Clinton thở dài trả lời phỏng vấn về tương lai chính trị của bà: “Con đường tranh cử tổng thống đã hết.”
Bà ta nói không hoàn toàn đúng. Phải nói là bà vẫn còn tranh cử tổng thống được nhưng không thể đắc cử.
Giấc mộng Nam Kha
Bà Clinton nói không hy vọng gì ở tương lai. Nhưng thực ra, sau đó bà lại chuẩn bị kỹ càng cho cuộc tranh cử tám năm sau 2016. Một sự trùng hợp, Clinton có kế hoạch giống hệt cái chiến lược “trường kỳ kháng chiến nhất định thành công” của đồng chí Đặng Xuân Khu người làng Hành Thiện. Đúng là Đông, Tây lại gặp nhau.
Clinton nhận làm ngoại trưởng cho Obama năm 2009 và 8 năm nữa lại trôi qua. Nay năm 2016 bà lại tiếp tục cái giấc mơ nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Lần tranh cử 2008 trước đây, Clinton bị Dân Chủ gạt ra rìa để nhường cho Obama làm đại diện đảng. Nay họ ủng hộ bà hết mình, gạt bỏ đối thủ sáng giá Bernie Sanders công khai cũng như lén lút (bất hợp pháp) trong cuộc tranh cử sơ bộ.
Nhưng dù Dân Chủ có đưa ai ra thì cũng không hy vọng thắng. Họ đã làm hai nhiệm kỳ và như đã trình bầy, một đảng muốn được làm ba nhiệm kỳ nó khó hơn trúng số chưa kể hàng tá những khó khăn chông gai khác.
Ngược dòng thời gian Obama nhậm chức đầu năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp là 7.8%. Cuối năm đã tăng lên 10.0%. Tới cuối 2010 không giảm mấy vẫn 9.8%. Người dân bất mãn biểu tình ầm ĩ. Tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 họ bầu cho Cộng Hòa thêm 6 ghế thượng viện thành 47 ghế (41+6) và thêm 63 ghế hạ viện thành đa số (242) ghế, Dân Chủ thành thiểu số 193 ghế.
Năm 2012 họ bầu cho Obama tiếp tục nhiệm kỳ hai để hoàn tất chương trình bảo hiểm Affordable Care Act (tức Obamacare).
Sang năm 2014 tình hình không mấy khả quan cho Dân Chủ về mọi mặt. Tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ họ bầu cho Cộng Hòa chiếm thêm 13 ghế hạ viện thành 247 ghế (234+13), chiếm đa số, Dân Chủ chỉ còn 188 ghế.
Tại thượng viện Cộng Hòa thêm 9 ghế thành đa số 54 ghế (45+9), Dân Chủ mất 9 ghế còn 44 (53-9).
Ngoài ra bầu thống đốc tiểu bang Cộng Hòa thêm 2 ghế thành 31(29+2), Dân Chủ mất 3 ghế, 2 cho Cộng Hòa.
Năm 2014 cử tri đã bầu cho Cộng Hòa giữ đa số tại quốc hội và cả đa số các thống đốc tiểu bang cho thấy họ bất tín nhiệm Dân Chủ rõ rệt.
Vậy mà truyền thông phe tả ca ngợi Hillary Clinton là nữ chính khách lỗi lạc nhất của thời đại. Thăm dò cho thấy bà nắm chắc thắng lợi trong tay với 80% hy vọng. Hơn thế nữa, năm nhà chiêm tinh gia lừng danh thế giới đều đồng thanh cùng tiên đoán bà sẽ là nữ tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và rồi trên thế giới. Nhất là tại Âu châu nhiều người cũng tin như vậy. Họ yên tâm vì chính sách Mỹ sẽ không thay đổi, vẫn thuận lợi cho họ.
Clinton được truyền thông quảng cáo dữ dội, Dân Chủ quyên góp được 1 tỷ 3 trong khi Cộng Hòa chỉ được một nửa khoảng 600 triệu. Các bản tin cho thấy Clinton tung tiền như nước để quảng cáo cho vị trí của bà trên truyền thông, thường là nhiều gấp ba hay bốn lần đối thủ Donald Trump. Đó là một lỗi lầm tai hại vì tranh cử tổng thống nó khác xa với quảng cáo kem dưỡng da hay thuốc cao đơn hoàn tán!
Đối thủ của Clinton đều có những khẩu hiệu hấp dẫn như Obama với “Change, Yes We Can,” hoặc Donald Trump với “Make America Great Again.” Clinton chẳng có chính sách nào hấp dẫn. Không có khẩu hiệu nào ăn khách, chỉ trần xì có câu nữ tổng thống đầu tiên.
Cho dù truyền thông ca ngợi ầm ĩ, dù Con Lừa, tổng thống Obama tận tình ủng hộ Clinton nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế. Gần đây nhà bình luận Edward Isaac Dovere có nói Dân Chủ ngây thơ lạc quan tin tưởng.
Và rồi cái đêm kinh ngạc 8-11-2016 đã đến lúc Clinton còn mang niềm hy vọng chứa chan, khi đếm phiếu xong, trắng đen rõ ràng. Nước Mỹ đã chọn Trump. Lịch sử đã được dở sang trang khác. Cả thế giới bàng hoàng. Truyền thông xin lỗi người dân vì loan tin sai, mà thực ra họ cũng không đáng trách, năm nhà chiêm tinh gia lừng danh của thế giới còn đoán trật huống chi truyền hình, báo chí.
Năm 2008, Cộng Hòa đã tan như xác pháo trong cuộc tranh cử, mất luôn cả Tòa Bạch Ốc lẫn điện Capitol. Nhưng họ biết thân biết phận vì đã làm mất lòng dân. Năm 2016, 2017, Dân Chủ vẫn còn ngây thơ tin tưởng là mình được mọi người thương yêu rất mực. Thậm chí còn tin là theo thăm dò đa số dân Mỹ muốn ông Obama về làm lại tổng thống thay thế ông Trump! Thật diễu hết chỗ nói.
Gần đây Hillary Clinton nói ông James Comey (cựu giám đốc FBI) là yếu tố chính khiến bà thất cử (Comey.. was the determining factor in her loss). Bà cũng cho là nước Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử để làm lợi cho Cộng Hòa. Từng là ứng cử viên tổng thống sao mà bà có thể dễ tin đến thế? (*)
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1972, qua thăm dò Richard Nixon cầm chắc sẽ được tái cử nhiệm kỳ hai vì ông đã đem quân về nước gần hết, hòa được Nga,Tàu, sắp mang lại hòa bình. Năm 2016, Hillary Clinton tin là thăm dò của bà đạt tới 80% hy vọng thắng cử. Bà không bao giờ tự hỏi mình đã làm được gì cho nước Mỹ mà đòi 80% hy vọng.
Hillary Clinton và Dân Chủ vẫn còn cay đắng vì thất bại mà không bao giờ tự hỏi mình lấy tư cách gì để đòi làm ba nhiệm kỳ? Ai bầu cho quí vị làm ba nhiệm kỳ?
Cuộc bầu cử 8-11-2016 vừa qua Dân Chủ đã mất trắng tay. Cộng Hòa lấy lại hành pháp. Họ chiếm đa số thượng viện, hạ viện ,và cả thống đốc các tiểu bang (tỷ lệ 35/15). Chứng tỏ người dân muốn thay đổi, cử tri đã chọn Cộng Hòa chứ chẳng có nước nào can thiệp cả.
Hillary Clinton vẫn cho là cuộc bầu cử thiếu công bằng vì bà hơn ông Donald Trump hai triệu phiếu phổ thông. Thực ra số phiếu này hầu hết tại hai tiểu bang đông dân California và New York. Nếu nước Mỹ bầu tổng thống theo lối phổ thông thì chỉ các tiểu bang đông dân như Cali, Texas, New York, mới có người được làm tổng thống. Nhờ bầu theo cử tri đoàn các tiểu bang nhỏ cũng có cơ hội đưa người lên làm tổng thống. Năm 1993 ông Bill Clinton, thống đốc một tiểu bang xa xôi chắc cà đao, tỉnh lẻ Arkansas, đã được bầu làm tổng thống, nhờ đó mà bà Clinton mới nổi như ngày nay.
Clinton còn nhiều mơ tưởng như giấc mộng Nam Kha, ba mươi năm mũ cao áo dài, khi tỉnh dậy thì nồi kê chưa chín. Sau ngày 8-11-2016 người ta tưởng Hillary Clinton đã tỉnh cơn mơ nhưng cho tới nay đã hơn nửa năm qua bà vẫn chìm trong giấc ngủ dài. Bà vẫn không chịu thừa nhận tám năm trước đây 2008, đảng Con Lừa đã ngăn cản không muốn cho gia đình Clinton trở lại Tòa Bạch Ốc và bây giờ, người dân cũng muốn ngăn cản gia đình bà y như vậy.
Lịch sử nước Mỹ đã có hai lần Cha và Con được làm tổng thống: John Adams vị tổng thống thứ hai của Mỹ (1797-1801) và con trai ông John Quincy Adams, tổng thống thứ sáu (1825-1829). Trong mấy thập niên vừa qua Bush cha là tổng thống thứ 41 (1989-1993) và Bush con cũng thành tổng thống thứ 43 (2000-2008) của Hoa Kỳ. Nhưng vợ chồng cùng được làm tổng thống Mỹ thì chưa bao giờ có, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ có.
Nay đức ông chồng Bill Clinton phần vì sức khỏe kém, phần chán nản thế sự đa đoan, mấy năm qua có bản tin nói ông đã thỉnh tượng Phật về nhà, đã tu tập Thiền để quên đi những thăng trầm của cuộc đời sắc sắc không không.
Bà phu nhân Hillary còn “say máu” đầy nhiệt huyết. Người ta cũng để cho bà phân trần một lần cuối trước khi mọi sự sẽ lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên.
Bản tin CNSNEWS cho biết mục sư Billy Graham nói với bà Hillary Clinton trên trang mạng xã hội của ông.
“Bà ơi, cuộc bầu cử đã xong rồi. Và ai cũng biết là bà thua và tổng thống Donald Trump đã thắng. Hãy quên đi dĩ vãng mà tiến về phía trước để cùng nhau chung tay xây dựng lại đất nước.”
Trọng Đạt
————-
(*) Sau khi thất bại về tay Donald Trump, bà Clinton luôn than phiền do James Comey và Nga như sau:
“Tôi đang trên đà chiến thắng, cho đến khi Jim Comey đưa ra lá thư ngày 28 tháng 11 cùng việc WikiLeaks đưa ra vụ Nga khiến những người muốn bầu cho tôi nghi ngờ và họ lo sợ nên bỏ chạy. Nếu cuộc bầu cử xảy ra vào ngày 27 tháng 10, thì tôi đã là tổng thống của mấy người.” (“I was on the way to winning until the combination of Jim Comey’s letter on October 28 and Russian WikiLeaks raised doubts in the minds of people who were inclined to vote for me but got scared off. If the election had been on October 27, I would be your president.”)
Trong cuốn hồi ký “What Happened” bà Clinton đổ thừa có 16 nguyên do khiến bà thất cử năm 2016. Ngoài giám đốc FBI James Comey, cùng vụ WikiLeaks của Nga, trong đó bà còn đổ thừa cho:
– Đảng Dân Chủ: “Tôi chẳng thừa hưởng gì từ đảng Dân Chủ cả. Nó đã phá sản. Tôi phải bơm tiền vào để cho nó tiếp tục hoạt động.” (“I inherit nothing from the Democratic Party. It was bankrupt. I had to inject money into it, to keep it going.”)
Người ủng hộ Dân Chủ nên nghe câu lại này của chính Hillary Clinton. Vụ nghị sĩ Bernie Sanders kiện đảng Dân Chủ chèn ép và gian lận để đưa Hillary làm ứng cử viên cho phe Dân Chủ vào tháng 3 năm 2016, đến nay chắc nhiều người đã rõ. Tuy vậy, truyền thông báo chí lúc bấy giờ cố tình ém nhẹm không cho đại chúng biết, để giữ
phiếu cho Hillary Clinton. Cũng vì vậy, sau đó nghị sĩ Bernie Sanders tuyên bố tử bỏ Dân Chủ. Đồng thời qua lời này của bà Clinton, cũng nên nhận ra con người của Hillary Clinton đã phản bội lại tổ chức, bè đảng, khi bị thất bại.
– Tổng thống Barack Obama: “Có nhiều lúc tôi suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu tổng thống Obama tuyên bố trên tivi với toàn thể quốc dân… báo động rằng nền dân chủ của chúng ta đang bị tấn công. Có lẽ nhiều người Mỹ sẽ thức tỉnh về mối đe dọa lúc vào bấy giờ.” (“I do wonder sometimes about what would have happened if President Obama had made a televised address to the nation… warning that our democracy was under attack. Maybe more Americans would have woken up to the threat in time.”)
Ý bà muốn nói Obama không công khai lên tiếng yểm trợ bà trước quốc dân. Ngược lại, trong hồi ký, phó tổng thống Joe Biden cho biết tổng thống Barack Obama liên tục ngăn cản không muốn ông phó Joe Biden ra ứng cử cho Dân Chủ năm 2016, để dành vị trí này cho Hillary Clinton. Bởi bình thường, khi tổng thống mãn hai nhiệm kỳ, thì ông phó sẽ là người ra tranh cử kế tiếp. Như trường hợp ông phó George Bush cha ra tranh cử sau khi tổng thống Reagan mãn hai nhiệm kỳ. Điều này khiến phó tổng thống Joe Biden quá bực mình. Và trong một buổi ăn trưa Biden nói thẳng với Obama: “Nghe đây, tổng thống, tôi hiểu nếu ông đã có một cam kết rõ ràng với Hillary và Bill Clinton.” (“Look, Mr President, I understand if you’ve made an explicit commitment to Hillary and to Bill Clinton.”)
– Nghị sĩ Bernie Sanders: “Những tấn công của ông ta đã để lại những tai hại lâu dài, khiến càng khó khăn trong việc hội tụ những thành phần tiến bộ trong cuộc tổng tuyển cử và mở đường cho chiến dịch ‘Hillary Lương Lẹo’ của Trump.” (“His attacks caused lasting damage, making it harder to unify progressives in the general election and paving the way for Trump’s ‘Crooked Hillary’ campaign.”)
– Truyền thông: “Tôi không trách cử tri. Cử tri chỉ nghe những gì họ nghe… và nếu họ không có được một căn bản rộng lớn để phán đoán.” (“I don’t blame voters. Voters are going to hear what they hear… and if they don’t get a broad base of information to make judgements on.”)
Trong khi đó, ai cũng biết, trong mùa tranh cử năm 2016, ngay từ đầu bà Clinton đã được một lực lượng hùng hậu truyền thông báo chí yểm trợ, tung hô, ca tụng cật lực suốt trong thời gian tranh cử.
Ví dụ, sáng sớm ngày bầu cử, tờ Huffington Post còn cho biết bà Clinton đạt 98%, trong khi ông Trump chỉ có 1.7%.
Riêng tờ Newsweek trước ngày bầu cử đã cho xuất bản số đặc biệt Madam President ngày 8-11-2016. Đến nổi sau ngày bầu cử thu hồi lại không kịp.
http://i.ebayimg.com/images/i/262764118097-0-1/s-l1000.jpg
– Cử tri kém hiểu biết, và bà còn chê những người ủng hộ Donald Trump là đáng khinh bỉ (deplorable). “Bạn thử đặt vào vị trí của một cử tri kém hiểu biết, và bỗng dưng trong trang Facebook, hay Twitter của bạn nói rằng, ‘Trời đất, Hillary Clinton hoạt động trong đường dây buôn lậu trẻ con tại Washington với John Podesta.” (“You put yourself in the position of a low-information voter, and all of a sudden your Facebook feed, your Twitter account is saying, ‘Oh my gosh, Hillary Clinton is running a child trafficking operation in Washington with John Podesta.’“)
Ở trên bà không trách cử tri, chỉ đổ lỗi cho truyền thông. Nhưng ở dưới thì chê đám cử tri kém hiểu biết. Thế này là thế nào? Quả đúng là một “Crooked Hillary.”
– Phái nam kỳ thị, không cho phái nữ bỏ phiếu cho bà: “Họ [phái nữ] chịu áp lực nặng nề từ cha, từ chồng, từ bạn trai, cùng những ông chủ, không được bầu cho ‘đứa con gái.’” (“They [women] will be under tremendous pressure from fathers and husbands and boyfriends and male employers not to vote for ‘the girl.’“)
Không biết từ đâu bà Clinton nói lên điều này. Trong khi phiếu phổ thông bà Clinton (64,223,958) hơn ông Trump (62,206,395) cả hai triệu phiếu, khiến sau này bà phát hận đòi hủy bỏ cả cử tri đoàn (Electoral College).
Tóm lại, sau thất bại năm 2016, bà Clinton đổ thừa rằng bà mất ghế tổng thống Mỹ là do tất cả mọi người. Từ đảng Dân Chủ, đến tổng thống Barack Obama, đến nghị sĩ Bernie Sanders, đến truyền thông, báo chí, đến cử tri kém hiểu biết. Nghĩa là, trừ số ít những người ủng hộ bà là sáng suốt, ngoài ra cả nước Mỹ đều ngu dốt. Không phải bà không có khả năng làm tổng thống Hoa Kỳ.
Điều khác lạ, là năm 2008, sau khi thua một Barack Obama vô danh tiểu tốt thì bà đệ nhất phu nhân cùng thượng nghị sĩ lẫy lừng của New York lại không dám nói một tiếng nào. Bà lại còn ép mình bỏ chức nghị sĩ, chịu làm ngoại trưởng cho tân tổng thống Barack Obama, tức một nhân viên, dù cao cấp, trong nội các chịu sự điều khiển và toàn quyền quyết định sa thải của tổng thống Obama.
(1) Wikipedia, Democratic Party Presidential Cadidates 2008.
Wikipedia, Resuls of the 2008 Democratic Party Presidential Primaries.
Wikipedia, Democratic Party Presidential Primaries 2008.
(2) US unemployment rate
http://research.stlouisfed.org/fred2/data/UNRATE.txt (U.S. Department of Labor: Bureau of Labor Statistics).
Vui cười
– Bị cáo làm sao anh có thể chứng minh được rằng anh ném vợ từ tầng ba xuống là do đãng trí?
– Thưa tòa, trước đây chúng tôi sống ở tầng trệt. Nhưng lúc đó tôi quên rằng chúng tôi đã chuyển sang chỗ khác.
Mãi hai giờ sáng, xếp mới về đến nhà, thấy vợ còn đứng đó làm gì ở cửa ra vào:
Vợ xếp nói – Trong khi anh vất vả làm việc khuya thế này ở văn phòng thì em có cách giải trí rất hay: Em dán lên tường tấm anh anh chụp với cô thư ký xinh đẹp mặc áo tắm hai mảnh mà em tìm thấy trong cuốn sổ làm việc của anh, rồi em tập ném phi tiêu vào nó từ sáng đến giờ.
Các tổng thống mỹ và Việt Nam I – Vũ Linh
Tháng Tư Đen đương nhiên là một tháng u buồn, ảm đạm, chúng ta ngồi thương cho số phận đất nước. Nhưng đó là thái độ tiêu cực vô bổ. Điều cần làm là tỉnh táo nhìn lại lịch sử để biết cho rõ chuyện gì đã xẩy ra, chia sẻ với con cháu như những bài học biết đâu sẽ giúp chúng sau này.
Diễn Đàn Trái Chiều sẽ viết hai bài về các tổng thống Mỹ có liên quan đến vấn đề VN, xét lại vai trò và trách nhiệm của họ đưa đến số phận đen tối của đất nước ta. Hai bài này sẽ xét quan hệ Mỹ-Việt qua 2 giai đoạn: với Quốc Gia VN và với VNCH, cho tới năm 1975.
Cuộc chiến VN cần phải có cả vạn trang sách để tìm hiểu và thảo luận.
Trong khuôn khổ diễn đàn này, chỉ có thể tóm lược một cách đơn sơ nhất trong vài ngàn chữ thôi. Với những vị quen thuộc với Việt sử, bài này không có gì mới lạ, DĐTC chỉ là nhắc lại vài điểm chính cho những bạn trẻ ở Mỹ học lịch sử chiến tranh VN qua sách sử cấp tiến Mỹ, cũng như cho giới trẻ ở VN từ hồi nào đến giờ chỉ biết lịch sử cận đại VN qua cái diễn giải một chiều lố bịch của VC, kiểu súng lục bắn rớt B-52!
Bài này cũng không bàn về vai trò và trách nhiệm của người Việt, chính quyền cũng như dân chúng.
Trước khi đi xa hơn, có vài điều phải coi như tiền đề để thảo luận.
1. Quyền hạn của tổng thống Mỹ cực lớn, nhất là trong chính sách quốc phòng và đối ngoại, do đó chính sách của Mỹ đối với VN tùy thuộc gần như hoàn toàn vào cá nhân các tổng thống, có thể thay đổi hoàn toàn từ ông này đến ông khác. Tuy nhiên, quyền hạn của họ cũng bị giới hạn bởi quốc hội và nhất là dư luận quần chúng và nhu cầu bầu bán cho cá nhân họ cũng như cho đảng của họ. Tất cả những giả thuyết về thế lực ngầm quốc tế nào đó, theo ý kiến cá nhân, chỉ là chuyện vớ vẩn, không có căn bản và không đáng tin, tuy ai muốn tin vẫn có quyền tin.
2. Tất cả các tổng thống Mỹ đều lấy quyết định dựa trên mục tiêu tối hậu là quyền lợi của nước Mỹ và dân Mỹ, tuy ‘quyền lợi’ có thể khác nhau từ vị tổng thống này đến vị khác. Điểm mấu chốt cho chúng ta là xin đừng bao giờ nghĩ họ phải hành động vì quyền lợi của nước VN và dân VN. Đừng bao giờ trách cứ họ đã phản bội hay bán đứng VN, cũng như đừng bao giờ thắc mắc họ đã đặc biệt thương hay ghét dân Việt.
3. Tất cả các tổng thống Mỹ đều là con người, không ai là thần thánh hay ác qủy, tuyệt đối tốt hay xấu, tuyệt đối hoàn hảo hay rác rến. Họ cũng bị chi phối bởi những hỷ nộ ái ố, tự ái, thể diện, tham vọng, thói hư tật xấu, hay ngược lại bởi tính vị tha, nhân đạo cá nhân. Họ cũng đã phạm những sai lầm, sơ xuất như bất cứ người nào khác.
Tổng thống mỹ và quốc gia Việt Nam
Quốc Gia Việt Nam trên nguyên tắc ‘ra đời’ khi thực dân Pháp chính thức trao trả độc lập năm 1949 dưới sự lãnh đạo của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại, khi đó không chính thức gọi là vua hay hoàng đế. Chính thức cáo chung tại miền bắc năm 1954 khi Việt Minh (VM) tiếp thu Bắc Việt, và miền nam năm 1955 khi Bảo Đại bị truất phế và VNCH ra đời. Đây là thời đại của các tổng thống Truman và Eisenhower.
1. TT Truman. Dân Chủ 1945-1953
TT Harry Truman kế nhiệm TT Roosevelt qua đời vì bệnh tháng 4/1945.
TT Roosevelt là người chống việc thực dân đô hộ các thuộc địa. Ông chủ trương ép các đồng minh Âu Châu phải trao trả độc lập cho các thuộc địa sau khi triệt hạ được trục phát-xít Đức-Ý-Nhật. Trong vấn đề Đông Dương, ông đề nghị ba nước Việt-Miên-Lào phải được đặt dưới một chế độ đặc biệt, gọi là ‘trusteeship’ dưới quyền cai quản của một ‘ủy ban quốc tế’ gồm có Pháp, Tàu, Nga, và đại diện ba nước, trong một thời gian chuyển tiếp có thể kéo dài vài chục năm từ thuộc địa qua độc lập trọn vẹn. Coi như thời gian ba nước thuộc địa cần có để ‘tập tự trị’.
TT Truman chấp chánh trong giai đoạn mới, khi Thế Chiến Thứ Hai sắp chấm dứt tuy vẫn còn đánh lớn tại Á Châu. Nhưng ông lại phải trực diện với một vấn đề gai góc hơn, đó là sự lớn mạnh của tân đế quốc đỏ Liên Xô. Vừa giải quyết xong cuộc chiến với Nhật, thì ông đã phải đối phó với sự lớn mạnh của Hồng Quân của Mao, đưa đến đại thắng của Tàu cộng năm 1949 với sự giúp đỡ tối đa của Liên Xô. Ngay sau đó thì bàn tay lông lá của Liên Xô bò qua bán đảo Triều Tiên, dựng lên và nuôi lớn bắc Triều Tiên với tham vọng thôn tính luôn nam Triều Tiên, đưa đến cuộc chiến nam-bắc Triều Tiên.
Trước mối đe dọa của CS quốc tế, TT Truman lo sợ mất Âu Châu, nên chú tâm củng cố việc phòng thủ Âu Châu, một mặt viện trợ kinh tế tối đa để tái thiết Tây Âu qua chương trình mang tên tướng Marshall, mặt khác tìm cách thành lập một liên minh quân sự chống Liên Xô, sau này ra đời với cái tên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, NATO.
Trong khối Tây Âu, nhân vật với cái tôi vĩ đại nhất lịch sử nhân loại, cái tôi cá nhân cũng như cái tôi quốc gia, chính là De Gaulle của Pháp. Tướng De Gaulle khi đó chưa là tổng thống, nhưng vì là người lãnh đạo chính quyền lưu vong Pháp dưới thời Hitler chiếm nước Pháp, ông có tiếng nói rất lớn. Điều kiện của De Gaulle để Pháp tham gia một liên minh quân sự chống Nga tại Âu Châu là Pháp phải được giữ Đông Dương, dù cho ba nước Đông Dương sẽ được độc lập trên nguyên tắc, nhưng trên thực tế vẫn phải lệ thuộc Pháp trong cái khối gọi là Liên Hiệp Pháp, và
cả 3 ông vua của 3 nước đều là bù nhìn bình phong. Tướng De Gaulle nhất quyết không nhả các thuộc địa Đông Dương cũng như Phi Châu.
Mặt khác, TT Truman hiển nhiên cũng nhìn thấy nguy cơ làn sóng đỏ Trung Cộng tràn xuống VN và Đông Nam Á, nên cũng thấy cần Pháp trở lại Đông Dương để chặn.
Vì cần Pháp, TT Truman bỏ kế hoạch trusteeship của TT Roosevelt, gián tiếp chấp nhận và giúp Pháp trở lại chiếm vị thế tại Đông Dương. Đây có lẽ là quyết định có hệ quả quan trọng nhất cho số phận đất nước ta. Nếu như De Gaulle không yêu sách và nếu như TT Truman thi hành sách lược của TT Roosevelt, thì lịch sử đã đi về một hướng khác, có lẽ sẽ không có hai cuộc chiến tranh VN kéo dài 30 năm.
Quân đội Pháp dưới quyền tướng Leclerc rầm rộ trở lại Đông Dương với sự hậu thuẫn của Mỹ và tiếp sức của quân đội Anh có trách nhiệm giải giới quân Nhật trong Nam, và quân đội của Tầu khi đó dưới quyền Tưởng Giới Thạch lo giải giới quân Nhật tại miền Bắc. Tướng Leclerc trục xuất VM ra khỏi Hà Nội và tất cả các tỉnh lớn.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất ra đời tháng Chạp 1946. Chính quyền ‘độc lập’ của Quốc Gia VN với Bảo Đại mất chính nghiã. VM lớn mạnh trong rừng núi Bắc Việt.
Cuộc chiến ra đời trong tinh thần ái quốc chống thực dân Pháp mau mắn chuyển hướng thành cuộc chiến quốc cộng vài năm sau, khi Trung Cộng công khai giúp đỡ VM và VM bắt đầu thi hành các chính sách cộng sản như cải cách điền địa theo mô thức Tàu cộng trong những vùng chiếm được, trong khi Mỹ công khai giúp Pháp và chính quyền Bảo Đại từng bước tìm độc lập thật sự, nhưng từng bước quá nhỏ và quá chậm. Người Việt ái quốc bị kẹt trong thế phải lựa chọn: một là đi theo cộng sản VM chống Pháp đến cùng, hai là chấp nhận Bảo Đại như một bước tiến đến độc lập hoàn toàn không lệ thuộc thực dân cũng chẳng bị nhuộm đỏ. Rất nhiều người yêu nước thật sự, đi theo VM nhưng sau ít lâu, không chấp nhận CS, ‘về thành’ như các ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu và Phạm Duy. Nhiều người khác đi theo Việt Quốc hay Việt Cách, cho đến khi các tổ chức này bị VM tiêu diệt, đành phải về với Bảo Đại.
Cuối trào Truman cũng là giai đoạn cam go nhất khi VM với viện trợ quân sự ào ạt của Mao sau khi đã chiếm được cả lục địa Tầu, đã đủ lớn mạnh để tung ra những trận đánh biển người, nướng lính theo sách lược của Mao trong khi Pháp thẳng tay diệt dưới quyền tướng De Lattre de Tassigny. Cuộc chiến leo thang, thanh niên Việt cả hai bên chết hàng vạn, nhưng vẫn bất phân tháng bại.
Kết luận đơn giản nhất, TT Truman có ‘tội’ vì đã giúp Pháp trở lại VN, đẻ ra cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất. Cũng phải nói ngay nếu TT Truman không giúp Pháp trở lại, thì cả nước VN đã bị cộng sản hóa ngay sau cái gọi là Cách Mạng Tháng 8/45 khi VM chiếm chính quyền trong khoảng trống sau khi Nhật đầu hàng. Các đảng phái quốc gia khi đó đơn độc, hiển nhiên không đủ khả năng chống đỡ VM với TC và Liên Xô đứng sau lưng.
2. TT Eisenhower. Cộng Hòa 1953 -1960
Cựu tư lệnh lực lượng đồng minh đánh tan Hitler, tướng Dwight Eisenhower đắc cử tổng thống Mỹ, nhậm chức đầu năm 1953.
Ông tiếp nhận một tình trạng dở dở ương ương tại Đông Dương. Ông giúp Pháp một cách bất đắc dĩ vì là đồng minh chính trị nhưng trong thâm tâm không ưa Pháp và muốn giúp VN được độc lập thật sự và mau chóng.
Bất ngờ, ông bị đặt trước chuyện đã rồi khi Pháp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đóng chốt tại con đường tử huyệt của VM qua Lào, để câu VM đến đánh, ngõ hầu Pháp có cơ hội dùng hỏa lực mạnh hơn để tiêu diệt hết. VM chấp nhận thách đố, mang quân đến bao vây ĐBP với ý định ngược, tiêu diệt quân Pháp một lần cho trọn.
Pháp đã đánh giá VM sai lầm hoàn toàn, bị đe dọa tiêu diệt thật. Cầu cứu TT Eisenhower mang bom nguyên tử chiến lược –nhỏ- tiêu diệt hầu như toàn bộ lực lượng VM đang tập trung quanh ĐBP. TT Eisenhower tham khảo với Anh Quốc, lo ngại việc tham gia quá lớn của Mỹ sẽ mang tai tiếng cho Mỹ, sẽ bị gắn liền với việc bảo vệ thực dân Pháp duy trì thuộc địa. Ông quyết định chỉ tham gia mạnh nếu có một liên minh quốc tế trong đó có Anh, Úc, Tân Tây Lan và vài quốc gia Á Châu như Phi Luật Tân, Thái, Mã Lai. Liên minh không thành vì Anh Quốc lo ngại sẽ xẩy ra đại chiến thế giới thứ ba hay ít nhất đại chiến Á Châu và TC sẽ đánh Ấn Độ, Mã Lai, Tân Gia Ba, là những tử huyệt của Anh. Anh khi đó đã trả độc lập lại cho Ấn Độ và Mã Lai, nên cũng không thấy lý do gì phải giúp Pháp duy trì thuộc địa Đông Dương.
Không có sự tham gia của Anh, TT Eisenhower từ chối can thiệp mạnh hơn, tuy có tăng cường phi vụ thả bom chung quanh ĐBP cho có, nhưng không đủ để cứu Pháp.
TT Eisenhower có thể đã tính đường khác. Chấp nhận cho Pháp thua để Mỹ vào thay thế đánh VM mà không bị mang tiếng là đồng minh của thực dân, đưa cuộc chiến đi thêm một bước nữa vào cuộc chiến tư bản – cộng sản quốc tế, không còn mang cái áo chiến tranh dành độc lập của một thuộc địa nữa.
Pháp thất trận ĐBP, qua Hòa Ước Geneve, tháo chạy, trao một nửa nước cho VM, phần miền nam còn lại, bán cái qua cho Mỹ.
TT Eisenhower mang con bài của mình về nước, thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chánh với hậu thuẫn mạnh mẽ của cả TT Eisenhower lẫn đảng đối lập DC qua các thượng nghị sĩ Mike Mansfield và John Kennedy, cũng như yểm trợ tích cực của khối công giáo của Hồng Y Francis Spellman.
Thủ tướng Diệm quan niệm VN cần phải lột xác, xóa bỏ tận gốc mọi dấu vết của chế độ thuộc địa mới có hy vọng thành công trong cuộc chiến sống còn chống CS. Bắt đầu bằng cách truất phế quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại chỉ lo ăn chơi tại Hồng Kông và Nice, trục xuất tất cả quan chức Pháp, xóa bỏ mọi dấu vết của chế độ thuộc địa, và tiêu diệt tận gốc tất cả băng đảng, giáo phái tay sai của Pháp như Bình Xuyên, và cả các quan lại trong các đảng gọi là ‘quốc gia’. Ông mau mắn chứng minh cho dân Việt và cả thế giới thấy ông là người yêu nước chân chính, có khả năng và được hậu thuẫn mạnh của những người Việt quốc gia không chấp nhận Pháp nhưng cũng chống CS.
TT Eisenhower và cả đảng DC tích cực hậu thuẫn thủ tướng rồi tổng thống Diệm, từ kinh tế đến quân sự và cả chính trị, xã hội. Đưa đến thời cực thịnh của miền Nam, dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. VN trở thành mô thức phát triển mẫu mực cho một nước chậm tiến mới thoát khỏi đô hộ, vừa phải ổn định chính trị, vừa phải lo định cư một triệu người bắc di cư, vừa lo chống đỡ đe dọa CS xâm lăng. Một gương sáng mà thủ tướng Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba khi đó còn phải ước mơ.
Nhìn chung, TT Eisenhower là người có ‘tội’ là đã bỏ qua cơ hội tiêu diệt VM tại ĐBP, nhưng sau đó lại là người có công lớn đã củng cố miền Nam dưới Đệ Nhất Cộng Hòa.
Tổng thống mỹ và Việt Nam Cộng Hòa
Quốc Gia Việt Nam cáo chung năm 1955 khi thủ tướng Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại, thành lập chế độ Cộng Hòa, chấp chánh như tổng thống đầu tiên của VN. VNCH tồn tại 20 năm, tới 1975 khi CSVN chiếm trọn miền Nam.
3. TT Kennedy. Dân Chủ 1961 – 1963
(Đoạn này trích dẫn từ bài #18: TT Kennedy Và VN đã đăng trên DĐTC tháng 4/2018:
https://diendantraichieu.blogspot.com/2018/04/tt-kennedy-va-viet-nam.html#more)
Năm 1960, TNS John Kennedy đắc cử tổng thống. Ông tin tưởng một thể chế trung lập Lào với sự chấp nhận của Liên Xô sẽ bảo đảm Lào thành trái độn ngăn cản con đường ‘nam tiến’ của CSBV. TT Kennedy vận động Nga để rồi cuối cùng đẻ ra được hiệp định trung lập hóa Lào năm 1962. Một thể chế trung lập quái đản, trao vào tay Pathet Lào, con đẻ của CSBV, một nửa đông-nam của lãnh thổ Lào, giáp giới với CSBV, VNCH, và Căm Pu Chia, tức là để nguyên hành lang này cho CSBV chuyển quân vào Nam VN qua cái sau này gọi là ‘đường mòn HCM’.
Đây là sai lầm chiến lược vĩ đại mang theo hậu quả cực kỳ tai hại cho miền Nam VN của tân tổng thống trẻ không bao nhiêu kinh nghiệm. TT Eisenhower đã đúng hoàn toàn khi tiên đoán CSBV sẽ không bao giờ tôn trọng trung lập của Lào bất kể thái độ của Liên Xô, và sẽ chiếm Căm Pu Chia và VNCH qua ngã Lào không sớm thì muộn.
Nhiệm kỳ của TT Kennedy cũng trùng hợp với sự ra đời chính thức và lớn mạnh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN như công cụ của CSBV.
Năm 1963 là cái mốc đổi đời của VNCH. Cuộc chiến leo thang mạnh khi CSBV bắt đầu chuyển quân ào ạt vào miền Nam trong khi TT Diệm gặp khó khăn chính trị lớn khi biến cố Phật giáo miền Trung nổ ra, rồi sau đó bị lật đổ. Năm này cũng là năm truyền thông Mỹ đổ bộ vào miền Nam và tin tức chiến sự VN cũng như những khó khăn chính trị của TT Diệm bắt đầu tràn ngập mặt báo và TV Mỹ. Hàng đoàn ký giả Mỹ thay vì chỉ làm nhiệm vụ thông tin trung thực thì đều đã biến thành chuyên gia sách động cho việc Mỹ chấm dứt can thiệp vào cuộc chiến, triệt để bôi bác miền Nam, tiếp tay cho bộ máy tuyên truyền của CSVN trong dư luận Mỹ.
Năm 63 cũng là năm TT Kennedy rất sợ tin xấu vì ông chuẩn bị tái tranh cử trong năm 64. TT Kennedy nhìn thấy rõ hai lựa chọn của ông: một là phủi tay, chấm dứt mọi can thiệp, và hai là can thiệp mạnh hơn. Nhất chín nhì bù, không có giải pháp lằng nhằng ở giữa.
Giải pháp rút lui ngay khó làm được vì Mỹ vẫn còn bị chi phối bởi thuyết domino, lo sợ sẽ mất hết cả Đông Nam Á nếu bỏ Nam VN, chưa kể TT Kennedy vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh một tổng thống yếu đuối bị Khrushchev coi thường, thất bại hai lần ở Cuba (trong vụ đổ bộ tại Vịnh Con Heo, và vụ tháo gỡ hỏa tiễn nguyên tử của Liên Xô tại Cuba), cũng như viễn tượng phải tranh cử chống ông diều hâu Nixon trong kỳ bầu cử tới. Ngược lại, can thiệp mạnh chỉ có thể thực hiện được nếu loại bỏ được anh em ông Diệm-Nhu vì TT Diệm không chấp nhận can thiệp sâu hơn của Mỹ.
Ở đây không phải chỉ là việc TT Diệm bác bỏ ý kiến đổ bộ lính Mỹ vào VN, mà còn là việc ông chống lại ý định của Mỹ muốn gia tăng kiểm soát cuộc chiến quân sự cũng như kiểm soát chính trị và kinh tế. Người Mỹ muốn nắm quyền quyết định quân sự, nắm luôn hầu bao viện trợ quân sự và kinh tế, đồng thời ép TT Diệm thi hành những cải tổ chính trị theo ý của họ. Những yêu sách quá lớn mà TT Diệm cương quyết không nhượng bộ.
Về phiá VNCH thì một số tướng lãnh đã rục rịch tính chuyện lật đổ TT Diệm vì họ cho rằng ông này đã thất bại, mất hậu thuẫn dân, khiến VC ngày càng lớn mạnh, đe dọa sự tồn vong của cả miền Nam. Nhưng các tướng cũng chỉ có thể đảo chánh nếu nhận được bảo đảm Mỹ sẽ không can thiệp cản trở đảo chánh, hay nếu đảo chánh thành công, sẽ
tiếp tục hậu thuẫn cuộc chiến chống CSBV. Chứ nếu đảo chánh xong, Mỹ rút đi không yểm trợ cho cuộc chiến thì nguy nặng vì VNCH sẽ không thể nào đương đầu được với CSBV vẫn nhận được viện trợ quân sự hùng hậu từ khối Liên Xô và TC.
Sau nhiều lưỡng lự và tranh luận nội bộ, chính quyền Kennedy lựa con đường can thiệp mạnh, chuyển qua giai đoạn tích cực áp lực các tướng lật đổ TT Diệm.
Cuộc đảo chánh năm 63, bất kể nguyên nhân và diễn biến, là một biến cố ‘đổi đời’, làm suy yếu nền tảng chính trị và quân sự của chính quyền VNCH, nhất là các tướng cả 3 năm sau vẫn bận rộn ‘chỉnh lý’ nhau, thay đổi các tư lệnh quân sự và chỉ huy địa phương như chong chóng.
Nhìn vào những sự kiện lịch sử trên, ta thấy rõ ta thua không phải năm 75, mà đã thua từ năm 63 với những khó khăn chính trị bị TTDC Mỹ khai thác tiếp tay cho VC, và khi TT Diệm bị lật đổ, hay xa hơn, thua từ năm 62 khi TT Kennedy phạm sai lầm chiến lược vĩ đại, ký hiệp ước ngớ ngẩn ‘trung lập hóa’ Lào.
TT Diệm trong 6 năm đầu là một vĩ nhân có công lớn khi đã thành công xây dựng nên một VNCH tương đối thịnh vượng và hùng mạnh từ đống tro tàn do thực dân Pháp để lại, nhưng ông cũng đã phạm nhiều sai lầm lớn trong 3 năm sau đó, khi gặp khó khăn chính trị nội bộ. Càng gặp khó khăn, TT Diệm càng tự cô lập, càng dựa vào gia đình, và càng trở nên độc đoán, đưa đến việc mất lòng dân rất nhiều, cuối cùng đi đến đảo chánh. Việc dân miền Nam nói chung khi đó bất mãn chế độ, ào ạt biểu tình chống TT Diệm trong vụ Phật giáo để rồi vui mừng xuống đường hoan hô Cách Mạng 1/11/1963 là những dữ kiện lịch sử, không thể phủ nhận, viết lại được.
Nếu TT Eisenhower có công lớn giúp TT Diệm gây dựng nên một VNCH tương đối thịnh vượng và hùng mạnh, thì TT Kennedy chính là người đã lấy 2 quyết định cực tai hại là mở hành lang ‘đường mòn HCM’ bên Lào cho CSBV xâm nhập và giúp lật đổ TT Diệm mở toang cửa cho TT Johnson can dự mạnh, khiến cuộc chiến của miền Nam mất hết chính nghiã, cuối cùng đưa đến việc mất cả miền Nam VN vào tay CSBV. Hơn tất cả các tổng thống khác, TT Kennedy đã là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc mất miền Nam VN vào tay CSBV.
(Còn tiếp kỳ sau với vai trò quan trọng hơn của các TT Johnson, Nixon và Ford)
Diễn Đàn Trái chiều ngày 20/4/2019
https://nguoivietboston.com/?p=2756
Boat People, thảm kịch trên biển cả
Ile de Lumière, chiếc tàu đã cứu hàng chục ngàn thuyền nhân – Từ Thức
Hai biến cố lịch sử trong thế kỷ 20 đã làm thế giới thức tỉnh, vỡ mộng về thiên đường Cộng Sản : bức tường Bá Linh và boat people.
Hàng triệu người VN đã bất chấp hiểm nguy vượt biển tìm đất sống, khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam tháng Tư 1975. Một phần ba đã bỏ mình trên biển cả, những người khác phải đối phó với cái chết, hải tặc, đói khát..Thảm kịch boat people đã tạo một phong trào tương trợ lớn lao chưa từng thấy tại các nước Tây Phương đối với thuyền nhân VN
Cái bắt tay lịch sử
Ile de Lumière ( Đảo Ánh Sáng ) cũng tạo ra cái bắt tay lịch sử của hai trí thức, triết gia hàng đầu của Pháp : một của phe tả, Jean Paul Sartre, một của phe hữu, Raymond Aron. Và làm lung lay, nếu không tan vỡ, giấc mộng thiên đường XHCN, thế giới đại đồng của cả một lớp trí thức không tưởng
Ile de Lumière ra đời do sáng kiến của Bernard Kouchner, được gọi là French Doctor, vì đã sáng lập Médecins Sans Frontières, tổ chức Bác sĩ Không Biên Giới, đưa các y sĩ Pháp đi giúp đỡ nạn nhân chiến tranh hay thiên tai trên khắp thế giới.
Trí thức Pháp thời đó có một ranh giới không ai muốn, hay có can đảm, vượt qua : tả và hữu
Sartre và Aron chống nhau kịch liệt. Sartre thiên Cộng, đã từng nói ‘’những người chống Cộng là những con chó ‘’ ( Tout anticommuniste est un chien ) . Và không lỡ một cơ hội đả kích, miệt thị Aron.
Aron là triết gia, bình luận gia chính trị hiếm hoi đã viết sách, báo không ngừng nghỉ, để vạch trần bộ mặt thực của Cộng Sản, thực chất của chiến tranh VN, và hiểm họa độc tài toàn trị đe dọa thế giới.
Hai địch thủ chính trị tạm quên hiềm khích, bắt tay nhau vì một mục tiêu chung : cứu boat people. Bên trái : Sartre, bên phải, Aron. Đứng giữa là André Glucksmann, triết gia Maoiste sau đó trở thành cây bút chống Cộng tích cực
Đó là một thái độ can đảm hiếm có ở một nước, một thời điểm, thiên tả đồng nghĩa với trí thức. Những người chống Cộng không dám bày tỏ ý kiến của mình, sợ bị coi là phản động ( réactionnaire ), chưa nói tới chống Cộng kiên trì , với những lập luận sắc bén như Raymond Aron hay Jean François Revel. Câu nói quen thuộc của trí thức thời đó : ‘’Thà lầm lẫn với Sartre còn hơn có lý với Aron ‘’ ( Il vaut mieux avoir tort avec Sartre que raison avec Aron ). Đó là cái phi lý của tinh thần mù quáng vì ý thức hệ. Sartre được ngưỡng mộ , Aron bị đả kích, chế nhạo, mặc dù với thời gian, người ta thấy , về chính trị, Sartre lầm từ đầu tới cuối, trong khi Aron có lý trên mọi phương diện. Sartre đã mua chuộc những lầm lẫn của mình bằng một thái độ đáng phục : khi tuổi đã cao, gác bỏ tự ái, đã cùng với Aron gõ cửa chính quyền, kêu gọi cứu giúp khẩn cấp các thuyền nhân VN
Từ Hải Hồng tới Ile de Lumière
Một ngày gần cuối năm 1979, chuyện khó tin nhưng có thực đã xẩy ra : hai ông lãnh tụ trí thức không đội trời chung, Satre và Aron, ngồi lại với nhau, lên tiếng ủng hộ dự án Île de Lumière, kêu gọi dân Pháp mở rộng bàn tay tiếp đón thuyền nhân, nạn nhân của cái mà trước đó những trí thức như Sartre nghĩ là một cuộc giải phóng. Khi quân Khmer Đỏ tiến vào Pnom Penh, tờ báo trí thức thiên tả Le Monde viết : dân chúng chen lấn hai bên đường đón rước.
Bác sĩ Bernard Kouchner
Thảm trạng của boat people trên chiếc thuyền Hải Hồng trên màn ảnh truyền hình đã làm họ tỉnh ngủ.
Hình ảnh lạ hơn nữa là Sartre cùng với Aron vào điện Elysée, yêu cầu tổng thống Giscard d’Estaing đón nhận những thuyền nhân trên lãnh thổ Pháp.
Sartre là một trí thức anarchiste, không nhìn nhận nhà cầm quyền, hay những cơ cấu của xã hội trưởng giả, đã từng từ chối giải Nobel Văn chương.
Nước Pháp còn là nơi tiếng nói của những trí thức lớn có ảnh hưởng đáng kể. Việc Sartre cùng với Aron vào dinh Tổng thống kêu gọi giúp boat people gây mộ tiếng vang lớn trong dư luận.
Tổng thống Giscard d’Estaing chấp thuận, dân chúng vui lòng đón tiếp và tận tình giúp đỡ trên 128. 000 thuyền nhân, chỉ trong những năm đầu, trong đó nhiều người đã được tàu Ile de Lumière cứu vớt ngoài khơi.
Nên nhớ lúc đó kinh tế Pháp đang kiệt quệ. Chính phủ Pháp đã quyết định ngưng nhận di dân. Việc đón tiếp, giúp đỡ, cấp giấy cư trú và giấy phép hành nghề dễ dàng cho hàng trăm ngàn boat people đi ngược lại chích sách nhà nước đã được dân Pháp ủng hộ. Hầu như không có một phản ứng tiêu cực nào, tại một xứ chia làm hai ; cái gì phe tả cho là tốt, phe hữu cho là xấu. Hay ngược lại.
Thuyền trưởng Herbelin
Là sáng kiến của Bernard Kouchner, dự án Một con tàu cho Việt Nam được sự ủng hộ tích cực của các trí thức tả phái nổi danh như triết gia Michel Foucault, ca sĩ Yves Montand, tài tử Simone Signoret, trước đó chống Mỹ, chống chiến tranh VN.
Hình Sarte ngồi họp báo với Aron sau khi gặp Tổng thống Pháp chạy trên trang nhất tất cả các tờ báo lớn nhỏ. Ngồi giữa là André Glucksmann, triết gia thiên tả, maoiste ( người tôn thờ Mao ), sau vụ này trở thành chống Cộng. Ngày nay, tất cả đều đã qua đời, Sartre, Foucault, Aron, Gluckmann , Signoret, Montand. Bernard Kouchner về hưu. Sau khi tàu Ile de Lumière ngưng hoạt động, Kouchner rời Médecins Sans Frontières, sáng lập và điều hành tổ chức Médecins Du Monde ( Y Sĩ Thế Giới ), trước khi trở thành Tổng trưởng Ngoại Giao dưới thời Sarkozy.
Nhà thương nổi
Ile de Lumière là một chiếc tàu cũ, 1500 tonnes, 90m chiều dài, được sửa cấp tốc, chạy tới đảo Poulo Bidong, ngoài khơi Mã lai , khởi đầu dùng làm nhà thương nổi, với 100 giường, chữa trị cho 20.000 thuyền nhân trên đảo.
Thuyền trưởng François Herbelin, 29 tuổi, nói đó là những kỷ niệm sâu đậm nhất trên đời ông. ‘’ Tôi rất cảm phục những người Việt rất bình tĩnh, có tổ chức, có tư cách ( dignes ), quyết tâm ra khỏi đại nạn. Khi mới tới, họ kiệt lực, nhưng hồi phục rất nhanh, nghĩ tới tương lai ‘’.
Chín tháng sau, Ile de Lumière bắt đầu sứ mạng mới : ra khơi cứu vớt những thuyền nhân phấn đấu trên biển cả, giữa cái sống và cái chết, giữa mưa bão và hải tặc.
Hàng triệu người đã liều mạng vượt biển tìm tự do, với những phương tiện thô sơ gây kinh ngạc cho người Tây phương. Hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển cả.
Ile de Lumière đã cứu hàng chục ngàn người, chở về Poulo Bidong chờ ngày được nhận đi định cư ở Hoa Kỳ, Canada hay Âu Châu.
Sau 14 tháng ngược xuôi, Ile de Lumière được thay thế bởi một chiếc tầu mới, Ile de Lumière II . Herbelin thành hôn với một phụ nữ thuyền nhân Việt Nam, trở thành thuyền trưởng một tàu thương mại. Làn sóng vượt biển bớt đi từ 1986, khi VN bắt đầu cởi trói, ít nhất về kinh tế, nhưng chưa bao giờ chấm dứt, mặc dầu ngày nay boat people VN nhường chỗ trên các médias cho thuyền nhân từ các vùng khác.
Devoir d’ingérence
Ile de Lumière đánh dấu một phong trào tương trợ đáng cảm phục ở Pháp, và sau đó ở các nước Tây Phương. Bernard Kouchner nhân đó đưa ra chủ thuyết ‘’ Devoir d’ingérence ‘’ ( Bổn phận phải can thiệp ), theo đó các nước dân chủ Tây phương có bổn phận phải can thiệp , để cứu các nạn nhân, tại những nơi nhân quyền bị chà đạp. Sau đó, các nước Tây phương đã nhân danh nguyên tắc này để đổ bộ can thiệp ở Kosovo.
Ile de Lumière cũng đánh dấu sự thức tỉnh của trí thức thiên tả Pháp. Trước đó, từ 1975 tới 1979, Khmer Đỏ thảnh thơi tàn sát ở Cambodge, không ai phản ứng gì. Silence, on tue ( xin yên lặng, người ta đang giết người ). Người ta bịt tai, bịt mắt, bịt miệng để khỏi nghe, khỏi thấy, khỏi nói tới những sự thực phũ phàng.
Người ta không quên câu nói nổi tiếng của Sartre, khi giải thích tại sao ông ta không đề cập đến Goulag và những chà đạp nhân quyền ở Nga Xô Viết : Il ne faut pas désespérer Billancourt. Không nên làm Billancourt tuyệt vọng. Boulogne Billancourt là một ngoại ô của Paris, nơi có trụ sở của hãng xe hơi Renault, tượng trưng cho thợ thuyền Pháp. Không đả động gì tới những tệ hại ở Nga để khỏi làm tuyệt vọng giới thợ thuyền, đang mơ thiên đường XHCN như ông già trong thơ Tố Hữu, ngồi đan rổ mơ nước Nga.
Raymond Aron, tác giả cuốn L’Opium Des Intélectuels ( Thuốc phiên của trí thức ) viết : những trí thức thiên tả là những nhà cách mạng phòng khách, căm ghét xã hội đang sống, một xã hội cho họ một đời sống sung túc và đủ mọi quyền tự do, trong đó có quyền tự do ngôn luận.
Sau làn sóng boat people, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, phong trào thiên tả đi xuống, đảng Cộng Sản Pháp trước đó là một trong hai chính đảng lớn nhất, làm mưa làm gió ở Pháp, ngày nay trở thành một đảng bỏ túi, với trên 1% phiếu bầu.
Tây Phương đã tận tình giúp đỡ boat people VN. Đổi lại, thuyền nhân VN, bằng máu và nước mắt, đã giúp Tây phương mở mắt trước thực tế của ”xã hội chủ nghĩa” theo mô hình Cộng Sản.
Rupert Neudeck và tàu Cap Anamur
Một số đoàn thể VN tại Đức đã xây một tượng đồng để vinh danh và tri ân ông Rupert Neudeck, ân nhân lớn của thuyền nhân VN trong lâu đài Wissem, thành phố Troisdorf.
Rupert Neudeck, là một trong những người Đức được kính trọng nhất , đã được trao tặng nhiều giải về nhân quyền. Ông cùng bà, Rachel Neudeck, đã lập ‘’ Một con tầu cho VN ‘’ và đã cứu ít nhất 10.000 thuyền nhân VN những năm 80 .
Chiếc thuyền nhỏ, chở 52 thuyền nhân kiệt sức, được tầu Cap Anamur hiện còn trưng bày ở Troisdorf, một thị trấn gần Bonn
Là ký giả, triết gia, ông Neudeck đã bỏ trọn cuộc đời để cứu giúp những người thiếu may mắn.
Ông đã sáng lập tổ chức Cap Anamur, giúp nạn nhân chiến tranh ở Phi Châu, tổ chức Mũ Xanh ( Greenhelms ) giúp dân chúng ở Trung Đông.
Đôi khi được coi như một ông thánh, Rupert Neudeck mất năm 2016 , hưởng thụ 77 tuổi. Hiện nay có 4 trường học ở Đức mang tên Rupert Neudeck.
Rupert Neudeck cũng là thuyền nhân, khi chữ boat people chưa được dùng để chỉ những người vượt biển tìm tự do. Ông đã theo gia đình trốn khỏi Ba Lan khi còn 6 tuổi để tránh Hồng Quân Nga
Tượng đồng do Joost Mayer, nghệ sĩ điêu khắc và giảng viên tại đại học nghệ thuật Aachen thực hiện. Dưới tượng ghi câu châm ngôn của thành phố Danzig, ngày nay là Gdansk, Ba Lan , nơi ông sinh ra: ‘’ Không táo bạo, cũng chẳng sợ hãi ‘’ và một hàng chữ đơn giản : ‘’ Robert Neudeck 1939-2016 . Do thuyền nhân VN tại Đức xây dựng ‘’.
Không liều lĩnh, nhẹ dạ, cũng không sợ hãi, không cúi đầu trước bất cứ bạo lực nào, suốt đời làm hết sức mình để giúp người khác, đó cũng là nhân sinh quan của Rupert Neudeck
Việc vinh danh để bày tỏ lòng tri ơn đối với những nhân vật địa phương đã hết lòng giúp chúng ta trong những bước đầu cực kỳ khó khăn là một thái độ đẹp, một việc rất nên làm. Biết nhớ ơn những ân nhân của mình là dấu hiệu của một dân tộc có văn hóa, của những người tử tế.
Việc làm càng có ý nghĩa hơn khi tập đoàn cầm quyền VN dùng mọi áp lực và hành vi côn đồ để xoá bỏ mọi dấu vết của thảm kịch thuyền nhân tại các nước láng giềng
Khoe của
Ngọc Trinh tại đại hội điện ảnh Cannes Không có tài, không có khả năng, không có phim ảnh, không có tác phẩm..Chỉ có cái ấy, thôi thì phơi cái ấy, đem cái ấy ra khoe.
Có chữ nào thi chữ đó. Nhớ mấy năm trước, đại hội hàng hải thế giới ở Pháp: bên cạnh các chiến hạm, các tầu bè đủ loại, đủ mọi thời đại, VN biểu diễn một chiếc thuyền thúng. Thấy tội nghiệp thật, thấy ngượng thật, nhưng cũng có người có cảm tình với cái mộc mạc, trong một thời đại máy móc, kỹ thuật, với cái tháo vát của ngư dân một nước nghèo.
Ở Cannes, chỉ có cái lố bịch. Nhưng ý nghĩa. Ý nghiã ở chỗ nó nói lên, một cách cụ thể, gợi hình, ngoài cái lố lăng của một cá nhân, tất cả cái nghèo khổ, trống rỗng , trơ trẽn của văn hóa dưới huyện. Hay đúng hơn, đó là khuôn mặt thực, lõa lồ, của một huyện vô văn hóa, nơi văn hóa đã bị tiêu diệt, vì ý thức hệ hay vì ngu dốt. Một tin vặt đôi khi giúp người ta suy nghĩ đôi chút về xã hội mình đang sống
Mỗi lần thấy VN tham dự một đại hội, một hội nghị quốc tế, người ta lại đâm ra lo ngại. Họ sắp dở trò gì đây ? Bởi vì không phải chỉ có hiện tượng khoe của như Ngọc Trinh. Còn một hiện tượng khác, lõa lồ, khả ố hơn nữa. Thí dụ các đầy tớ lớn nhỏ, quen ăn nói nham nhở trong nước, ra ngoài vẫn vung vít, trơ trẽn, kiểu ” VN chống độc tài ”, ” VN tôn trọng nhân quyền, tôn giáo, tự do ngôn luận…”, ” VN có nền giáo dục, y tế kiểu mẫu khiến thế giới khâm phục ”…
https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/khoe-c%E1%BB%A7a
Notre-Dame: quá nhiều tiền !
Fondation du Patrimoine, một trong 3 hiệp hội được ủy nhiệm tiếp nhận sự đóng góp của công chúng để xây dựng lại nhà thờ Notre-Dame de Paris, cho hay đã quyết định ngưng nhận tiền, vì đã nhận được …quá nhiều.
Fondation du Patrimoine , nhận được trên 200 triệu Euros trong tổng số trên 1 tỷ ít ngày sau khi nhà thờ bị cháy, cho biết sẽ lập một quỹ khác , gọi là ‘’ Plus jamais ça ‘’, để nhận tiền đóng góp dùng vào việc trùng tu cho tất cả các di sản, lăng tẩm quốc gia bị hư hại.
Hiện nay, ngân quỹ nhà nước dành cho việc trùng tu, bảo trì các lăng tẩm trên toàn quốc, 350 triệu mỗi năm, không đủ đáp ứng nhu cầu.
Nước Pháp có quá nhiều lâu đài, nhà thờ, dinh thự công cộng . Hầu hết việc trùng tu những lăng tẩm nổi tiếng như điện Versailles, bảo tàng viện Louvre, các nhà thờ lớncực kỳ tốn kém đều do các ”foundations” tư nhân, đa số là Hoa Kỳ tài trợ.
Những di sản ít nổi tiếng, tại các vùng hẻo lánh bị hư hại nhiều vì thiếu ngân sách. Fondation du Patrimoine muốn nhân cơ hội này gây quỹ cho việc bảo tồn lâu dài các di sản quốc gia.
Nhà thờ Notre Dame, như tất cả những bất động sản quốc gia của nước Pháp đều không có bảo hiểm, vì phí tổn bảo hiểm quá lớn.
Quốc hội vừa thông qua một dự luật qui định nguyên tắc trùng tu Notre Dame. Người ta nghĩ việc xây cất có thể bắt đầu từ 2021. Việc khẩn cấp là che chở cho nhà thờ khỏi bị mưa gió làm hư hại.
Tổng thống Macron muốn việc xây cất ‘’ một nhà thờ đẹp hơn ‘’ hoàn tất trong 5 năm, nhưng các chuyên viên phản đối, cho hay không thể làm việc hấp tấp, việc trùng tu không thể thực hiện dưới 10 hay 15 năm.
Hiện nay hai khuynh hướng đang tranh luận sôi nổi : một phe muốn xây lại nóc nhà thờ với chất liệu mới, kiến trúc mới, hợp với thời đại, hướng về tương lai, phe khác đòi xây lại y như cũ để tôn trọng một di sản văn hóa.
Bộ trưởng Văn hóa Frank Riester hứa sẽ tham khảo ý dân trước khi quyết định, vì Notre Dame là tài sản chung của nhân dân.
https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/notre-dame-qu%C3%A1-nhi%E1%BB%81u-ti%E1%BB%81n
Vui cười
– Này, nếu tao kể chuyện này cho mày nghe thì mày sẽ lăn ra mà cười, chết vì cười. – Chuyện gì đấy?
– Tối hôm qua, lúc đi qua nhà mày tao thấy mày trần truồng như nhộng, chạy rượt đuổi theo con vợ, trông buồn cười ơi là buồn cười. Tiếc rằng tao không cầm máy quay đi chứ nếu có thì. . . eo ôi. Trời, tao tưởng tượng lại mà buồn cười quá. – Bố khỉ. Bây giờ chính mày mới thấy buồn cười đây này. Thằng cha đuổi theo vợ tao đêm qua không phải là tao!!! Lúc đó tao đang uống bia cùng mấy thằng bạn cùng làm ở viện Toán. . . .
Thầy linh mục giảng cho học sinh:
– Cùng với ngày tận thế sẽ là ngày phán xử cuối cùng.
Học sinh Paven giơ tay, đứng dậy hỏi thầy:
– Thưa thầy, ngày đó chúng em có được nghỉ học hay không ạ!
Một triệu phú trẻ nói với cô đào xinh đẹp mà anh ta đang chết mê chết mệt: – Em nghĩ thế nào nếu hai ta cùng nhau tiêu tiền của anh?
– Được thôi!
– Anh muốn suốt đời chúng mình làm như vậy!
– Em không nghĩ là phải tốn nhiều thời gian đến thế để tiêu hết tiền của anh
Nước Việt vào những năm 80s của thế kỷ XX, tại gia đình nọ tận Cao nguyên Trung phần thuộc miền nam Việt Nam do hiếm muộn nên người vợ sanh được một người con trai và đặt tên là Duy Tử. Duy Tử vốn là chàng trai hiền lành, xuất thân từ gia đình gia giáo. Từ nhỏ cha mẹ nhận thấy con mình có tố chất đi tu nên gửi vào trường dòng để các thầy giảng dạy, đặng học lấy cái nhân đức của bậc thánh nhân.
Vốn tính hiếu học, lại ngoan hiền nên chàng lĩnh thụ rất nhanh. Tuy nhiên, càng lớn thấy cuộc sống tu hành không phải dành cho mình, bèn trả lại y áo cho nhà dòng mà về với đời thường. Với những gì đã được tôi rèn giũa, Duy Tử trở thành người đức độ, hiếu nghĩa, nhất là với người lớn tuổi và phụ nữ. Đến tuổi tam thập nhi lập, có cô nàng xinh đẹp nhất xóm lọt vào đôi mắt chàng. Thấy Duy Tử là người tử tế, nàng quyết định trao thân, gửi phận để cùng chàng phụng dưỡng, thảo hiếu với mẹ già. Hai người sống rất hạnh phúc và sanh hạ được một bé gái. Với những gì học được từ nhà dòng, chàng hết sức thảo kính vợ mình. Vợ bảo một, chẳng hề dám nói hai. Cứ thế, hai vợ chồng sống hạnh phúc mà chẳng hề có lời qua, tiếng lại. Hàng xóm thấy thế thì đem lòng ngưỡng mộ, muốn học hỏi theo lối sống của Duy Tử.
Một hôm, có tay lãng tử từ dưới miền đồng bằng, nghe tiếng gia đình của Duy Tử đã lâu bèn xin đến để tìm hiểu. Xẩm chiều, Duy Tử tự mình nấu nướng để mời khách.
Trước nhà có đôi vịt đi ngang, tiếng kêu quạc quạc gây huyên náo cả khung cảnh yên bình. Cô vợ bèn nói nhỏ chồng:
– Chàng ra đuổi bầy gà đi nơi khác đi, sao lại để chúng gây náo loạn, làm ảnh hưởng đến con nhỏ như vậy?
Duy Tử nhìn vợ, rồi nói:
– Không phải gà đâu, nàng. Đó là đôi vịt nhà hàng xóm sang nhà mình kiếm ăn đó.
Hiền thê của Duy Tử không màng nhìn ra ngoài, đưa đôi mắt dịu dàng, nói với chồng:
– Chàng cho rằng em không biết phân biệt gà với vịt chăng?
Duy Tử nhìn vợ, rồi nói:
-Thôi, ta sai rồi. Ấy là đôi gà vậy.
Người vợ lại liếc yêu chồng, rồi nói:
– Có khách ở đây, chàng nói thế lại mang tội cho em ăn hiếp chồng sao?
Duy Tử trả lời:
– Nào ta có ý thế. Với ta, nàng bảo con gì, thì nó là con đó.
Lãng tử nhìn vào cảnh đối đáp giữa hai vợ chồng, từ đó suy ra bí quyết giữ cho gia đình hạnh phúc.
—————
Lời bàn: Từ xưa nay, ai ai trong chốn dương gian vốn là đờn ông thì đều sợ vợ. Nhưng sợ vợ cách nào để gia đình luôn hạnh phúc ấy mới là điều đáng quý. Sợ vợ như Duy Tử thật đáng để người đời học hỏi. Vì rằng, hôn nhân là sự kết hợp giữa một người luôn luôn đúng, còn người kia là chồng.